Luận văn Hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh ngân hàng công thương Ba Đình

Tài liệu Luận văn Hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh ngân hàng công thương Ba Đình: LUẬN VĂN: Hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình Lời mở đầu Trong xu hướng toàn cầu hoá hiện nay, nền kinh tế nước ta đang trên đà đi lên và hội nhập quốc tế. Ngân hàng thương mại Việt Nam, một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế không nằm ngoài quỹ đạo này. Trong giai đoạn hiện đại hoá toàn hệ thống ngân hàng, các Ngân hàng thương mại luôn đa dạng hoá các nghiệp vụ của mình. Bên cạnh những nghiệp vụ truyền thống là cho vay, nhận tiền gửi, thanh toán... thì những nghiệp vụ mới cũng được hình thành như bảo lãnh, cho thuê tài chính, kinh doanh ngoại hối... Đối với các Ngân hàng thương mại, hoạt động bảo lãnh mới chỉ là bước đầu và đang còn mới mẻ với khách hàng của họ, đặc biệt trong điều kiện kinh tế hiện nay thì việc thực hiện nghiệp vụ này không phải là đơn giản. Đó là nghiệp vụ mang lại thu nhập cao nhưng rủi ro cũng không nhỏ. Nhận thức được điều này, em xin chọn đè tài: “Hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh Ngâ...

pdf68 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1074 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh ngân hàng công thương Ba Đình, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình Lời mở đầu Trong xu hướng toàn cầu hoá hiện nay, nền kinh tế nước ta đang trên đà đi lên và hội nhập quốc tế. Ngân hàng thương mại Việt Nam, một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế không nằm ngoài quỹ đạo này. Trong giai đoạn hiện đại hoá toàn hệ thống ngân hàng, các Ngân hàng thương mại luôn đa dạng hoá các nghiệp vụ của mình. Bên cạnh những nghiệp vụ truyền thống là cho vay, nhận tiền gửi, thanh toán... thì những nghiệp vụ mới cũng được hình thành như bảo lãnh, cho thuê tài chính, kinh doanh ngoại hối... Đối với các Ngân hàng thương mại, hoạt động bảo lãnh mới chỉ là bước đầu và đang còn mới mẻ với khách hàng của họ, đặc biệt trong điều kiện kinh tế hiện nay thì việc thực hiện nghiệp vụ này không phải là đơn giản. Đó là nghiệp vụ mang lại thu nhập cao nhưng rủi ro cũng không nhỏ. Nhận thức được điều này, em xin chọn đè tài: “Hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình” làm chuyên đề thực tập. Nội dung chuyên đề gồm 3 chương: Chương 1: Tín dụng bảo lãnh trong Ngân hàng Chương 2: Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại NHCT Ba Đình Chương 3: Giải pháp nâng cao hoạt động bảo lãnh tại NHCT Ba Đình Chương 1: Tín dụng bảo lãnh trong ngân hàng 1. Khái quát về ngân hàng thương mại và tín dụng ngân hàng Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, hoạt động thương mại bùng nổ mạnh mẽ với xu hướng toàn cầu hoá sâu sắc. cung với nhu cầu ngày càng phát triển của con người, các dịch vụ hàng hoá ngày càng được mở rộng. Trong sự hỗn độn của thị trường đó, không thể thiếu một trung gian tài chính quan trọng, một doanh nghiệp mà bất cứ doanh nghiệp nào khác cũng cần đó là các ngân hàng. Cùng với thời gian ngân hàng đã phát triển từ ngân hàng một cấp thành ngân hàng hai cấp. Với hệ thống ngân hàng hai cấp các ngân hàng đã từng bước hoàn thiện và thực hiện vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường. Ngân hàng bao gồm nhiều loại tuỳ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó ngân hàng thương mại thường chiếm tỷ trọng lớn nhất về qui mô tài sản, thị phần và số lượng các ngân hàng. Chúng ta sẽ tìm hiểu bản chất và vai trò của ngân hàng thương mại Việt Nam để hiểu được tầm quan trọng của nó trong nền kinh tế hiện nay. 1.1. Khái niệm và bản chất của ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại (NHTM) là một tổ chức kinh tế hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, thực hiện các công việc chủ yếu là cho vay, nhận tiền gửi và thanh toán. Như vậy NHTM cũng là một doanh nghiệp thực hiện công việc kinh doanh, nhưng khác với các doanh nghiệp khác là kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, chúng không nằm ngoài quy luật của hoạt động kinh doanh đó là kiếm lời và an toàn.Vậy thì bằng cách nào các ngân hàng thu được lợi nhuận cao nhất mà chúng có thể, chung hoạt động như thế nào chúng ta sẽ xem qua các tài sản nợ và tài sản có của ngân hàng để hiểu rõ đặc điểm của nó. NHTM thực hiện kinh doanh bằng cách bán tài sản nợ và dùng tiền để mua các tài sản có, ngoài ra còn thực hiện các dịch vụ nhằm thu phí dịch vụ. Tài sản nợ của NHTM hay còn gọi là nguồn vốn, bao gồm những khoản tiền gửi có thể phát séc, khoản tiền gửi phi giao dịch, các khoản đi vay và vốn của ngân hàng. Tiền gửi phi giao dịch là tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi kì hạn, khoản tiền này chiếm một tỷ trọng lớn (51%), những khoản tiền này chỉ dùng để gửi tiết kiệm không dùng để giao dịch. NHTM thực hiện nhận tiền gửi và huy động tiền gửi từ nhân, các tổ chức kinh tế và có trách nhiệm hoàn trả đã tạo nên một phần tài sản nợ cho ngân hàng. Khoản vốn của ngân hàng chiếm tỷ trong nhỏ nhất (7%), là phần chênh lệch giữa tài sản nợ và tài sản có. Các vốn này của ngân hàng là một cái đệm để chống đỡ sụt giảm giá trị của tài sản có, tức là điều dẫn đến ngân hàng không trả được nợ. Khoản vốn nay trích từ một phần lợi nhuận giữ lại và bán cổ phiếu mới Tài sản có của ngân hàng là kết qủa của việc sử dụng vốn của ngân hàng đó. Những tài sản có là những tài sản mang lại thu nhập cho ngân hàng,tức những tài sản thu được thiền trả lãi và các phí dịch vụ khác tạo nên lợi nhuận cho ngân hàng. Tài sản có bao gồm tiền dự trữ, tiền mặt trong quá trình thu, tiền gửi ở các ngân hàng khác, các chứng khoán, tiền cho vay và những tài sản có khác. Tiền cho vay chiếm một tỷ trọng lớn nhất trong tài sản có và mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng. Việc chuyển các tài sản nợ thành các tài sản có ngân hàng đã cung cấp các dịch vụ cho công chúng như thanh toán, phân tích tín dụng... và cũng giống như bất cứ quá trình sản xuất khác trong một hàng kinh doanh ngân hàng tạo ra được các dịch vụ hữu ích mà chi phí thấp nhất và có được doanh thu cao nhờ tài sản có thì ngân hàng đó sẽ tồn tại và phát triển, ngược lại sẽ bị tổn thất và đào thải. Nhưng hoạt động ngoại bản quyết toán là việc mua bán những công cụ tài chính, bán các món cho vay và thu phí từ các dịch vụ. Trong môi trường cạnh tranh hiện naythì các ngân hàng luôn quan tâm đến việc kiếm lời từ những hoạt động ngoại bản này. Như vậy thông qua các tài sản của ngân hàng ta thấy rằng ngân hàng là tổ chức thu hút tiết kiệm lớn nhất trong hầu hết mọi nền kinh tế. Hàng triệu cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế- xã hội đều gửi tiền tại ngân hàng. Ngân hàng là tổ chức cho vay chủ yếu đối với các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình và một phần đối với nhà nước. Khi khách hàng có nhu cầu về vốn, mua sắm, dự trữ hay các khoản đầu tư khác thì ngân hàng sẽ cung cấp tín dụng, khi có nhu cầu thanh toán thì ngân hàng sẽ cung cấp các dịch vụ đa dạng như thanh toán băng séc, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi... và khi khách hàng cần những thông tin để lập kế hoạch dự án thì họ thơừng tìm đến các ngân hàng để nhờ tư vấn. 1.2. Một số dịch vụ cơ bản của ngân hàng Ngân hàng là một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho công chúng và doanh nghiệp. Thành công của ngân hàng phụ thuộc vào khả năng đáp ứng các dịch vụ tài chính mà xã hội có nhu cầu. Ngân hàng có một số dịch vụ cơ bản sau: 1.2.1. Mua bán ngoại tệ Một trong những dịch vụ ngân hàng đầu tiên được thực hiện là trao đổi (mua, bán) ngoại tệ: Mua, bán một loại tiền này lấy một loại tiền khác và hưởng phí dịch vụ. 1.2.2. Nhận tiền gửi Cho vay được coi là hoạt động sinh lời cao, do đó các ngân hàng đã tìm mọi cách để huy động được tiền. Một trong những nguồn quan trọng là các khoản tiền gửi thanh toán và tiết kiệm của khách hàng. Ngân hàng mở dịch vụ đế bảo quản hộ người có tiền với cam kết hoàn trả đúng hạn. Trong cuộc cạnh tranh để tìm và giành được các khoản tiền gửi, các ngân hàng đã trả lãi cho tiền gửi như là phần thưởng cho khách hàng về việc sẵn sàng hy sinh nhu cầu tiêu dùng trước mắt và cho phép ngân hàng sử dụng tạm thời để kinh doanh. 1.2.3. Cho vay 1.2.3.1. Cho vay thương mại Ngay ở thời kỳ đầu, các ngân hàng đã chiết khấu thương phiếu mà thực tế là cho vay đối với những người bán (người bán chuyển các khoản phải thu cho ngân hàng để lấy tiền trước). Sau đó ngân hàng cho vay trực tiếp đối với các khách hàng (là người mua), giúp họ có vốn để mua hàng dự trữ nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh. 1.2.3.2. Cho vay tiêu dùng Trong giai đoạn đầu hầu hết các ngân hàng không tích cực cho vay đối với cá nhân và hộ gia đình bởi vì họ tin rằng các khoản cho vay tiêu dùng rủi ro vỡ nợ tương đối cao. Sự gia tăng thu nhập của người tiêu dùng và sự cạnh tranh trong cho vay đã hướng các ngân hàng tới người tiêu dùng như là một khách hàng tiềm năng. 1.2.3.3. Tài trợ cho dự án Bên cạnh cho vay truyền thống là cho vay ngắn hạn, các ngân hàng ngày càng trở nên năng động trong việc tài trợ trung, dài hạn: Tài trợ xây dựng nhà máy, phát triển ngành công nghệ cao. Một số ngân hàng còn cho vay để đầu tư vào đất. 1.2.4. Bảo quản tài sản hộ Các ngân hàng thực hiện việc lưu giữ vàng, các giấy tờ có giá và các tài sản khác cho khách hàng trong két (vì vậy còn gọi là dịch vụ cho thuê két). Ngân hàng thường giữ hộ những tài sản tài chính, giấy tờ cầm cố, hoặc những giấy tờ quan trọng khác của khách hàng với nguyên tắc an toàn, bí mật, thuận tiện. Dịch vụ này phát triển cung với nhiều dịch vụ khác như mua bán hộ các giấy tờ có giá cho khách thanh toán lãi hoặc cổ tức... 1.2.5. Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán Khi khách hàng gửi tiền vào ngân hàng, ngân hàng không chỉ bảo quản mà còn thực hiện các lệnh chi trả cho khách hàng. Thanh toán qua ngân hàng đã mở đầu cho thanh toán không dùng tiền mặt, tức là người gửi tiền không cần phải đến ngân hàng để lấy tiền mà chỉ viết giấy chi trả cho khách, khách hàng mang giấy đến ngân hàng sẽ được nhận tiền. Các tiện ích của thanh toán không dùng tiền mặt (an toàn, nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm chi phí) đã góp phần rut ngắn thời gian kinh doanh và nâng cao thu nhập cho khách hàng. Khi ngân hàng mở chi nhánh, phạm vi thanh toán qua ngân hàng được mở rộng, càng tạo nhiều tiện ích hơn. Điều này đã khuyến khích khách hàng gửi tiền vào ngân hàng để nhờ ngân hàng thanh toán hộ. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, bên cạnh các thể thức thanh toán như séc, uỷ nhiệm chi, nhờ thu, L/C, đã phát triển thành các hình thức thanh toán mới bằng điện, thẻ... 1.2.6. Quản lý ngân quĩ Các ngân hàng mở tài khoản và giữ tiền của phần lớn các doanh nghiệp và cá nhân. Nhờ đó, ngân hàng thường có mối liên hệ chặt chẽ với nhiều khách hàng. Do có kinh nghiệm trong quản ký ngân quĩ và khả năng trong việc thu ngân, nhiều ngân hàng đã cung cấp cho khách hàng dịch vụ quản lý ngân quĩ, trong đó ngân hàng đồng ý quản lý việc thu và chi cho một công ty kinh doanh và tiến hành đầu tư phần thặng dư tiền mặt tạm thời và các chứng khoán sinh lợi và tín dụng ngăn hạn cho đến khi khách hàng cần tiền mặt để thanh toán. 1.2.7. Tài trợ các hoạt động của chính phủ Khả năng huy động và cho vay với khối lượng lớn của ngân hàng đã trở thành trọng tâm chú ý của các Chính phủ. Do nhu cầu chi tiêu lớn và thường là cấp bách trong khi thu không đủ, Chính phủ các nước đều muốn tiếp cận với các khoản vay của ngân hàng. Ngày nay, Chính phủ giành quyền cấp phép hoạt động và kiểm soát các ngân hàng. Các ngân hàng được cấp giấy phép thành lập với điều kiện là họ phải cam kết thực hiện với mức độ nào đó các chính sách của Chính phủ và tài trợ cho Chính phủ. Các ngân hàng thường mua trái phiếu Chính phủ theo một tỷ lệ nhất định trên tổng lượng tiền gửi mà ngân hàng huy động được. 1.2.8. Bảo lãnh Do khả năng thanh toán của ngân hàng cho một khách hàng rất lớn và do ngân hàng nắm giữ tiền gửi của các khách hàng, nên ngân hàng có uy tín trong bảo lãnh cho khách hàng. Trong những năm gần đây, nghiệp vụ bảo lãnh ngày càng đa dạng và phát triển mạnh. Ngân hàng thường bảo lãnh cho khách hàng của mình mua chịu hàng hóa và trang thiết bị, phát hành chứng khoán, vay vốn của tổ chức tín dụng khác... 1.2.9. Cho thuê thiết bị trung và dài hạn (Leasing) Nhằm để bán được các thiết bị, đặc biệt là các thiết bị có giá trị lớn, nhiều hãng sản xuất và thương mại đã cho thuê. Cuối hợp đồng thuê, khách hàng có thể mua (do vậy còn gọi là hợp đồng thuê mua). Rất nhiều ngân hàng tích cực cho khách hàng quyền lựa chọn thuê các thiết bị, máy móc cần thiết thông qua hợp đồng thuê mua, trong đó ngân hàng mua thiết bị và cho khách hàng thuê với điều kiện khách hàng phải trả tới hơn 70% hoặc 100% giá trị tài sản cho thuê. Do vậy cho thuê của ngân hàng cũng có nhiều điểm giống như là cho vay và được xếp vào tín dụng trung và dài hạn. 1.2.10. Cung cấp dịch vụ uỷ thác và tư vấn Do hoạt động trong lĩnh vực tài chính, các ngân hàng có rất nhiều chuyên gia về quản lý tài chính. Vì vậy, nhiều cá nhân và doanh nghiệp đã nhờ ngân hàng quản lý tài sản và quản lý tài chính hộ. Dịch vụ uỷ thác phát triển sang cả uỷ thác vay hộ, uỷ thác cho vay hộ, uỷ thác phát hành, uỷ thác đầu tư... Thậm chí ngân hàng còn đóng vai trò là người được uỷ thác trong di chúc, quản lý tài sản cho khách hàng đã qua đời bằng cách công bố tài sản, bảo quản các tài sản có giá. Nhiều khách hàng còn coi ngân hàng như một chuyên gia tư vấn tài chính. Ngân hàng sẵn sàng tư vấn về đầu tư, về quản lý tài chính, về thành lập, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp. 1.2.11. Cung cấp dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán Nhiều ngân hàng đang phấn đấu cung cấp đủ các dịch vụ tài chính cho phép khách hàng thoả mãn mọi nhu cầu. Đây là một trong những lý do chính khiến các ngân hàng bán các dịch vụ môi giới chứng khoán, cung cấp cho khách hàng cơ hội mua cổ phiếu, trái phiếu, và các chứng khoán khác. Trong một vài trường hợp, các ngân hàng tổ chức ra công ty chứng khoán hoặc công ty môi giới chứng khoán để cung cấp dịch vụ môi giới. 1.2.12. Cung cấp các dịch vụ bảo hiểm Từ nhiều năm nay, các ngân hàng đã bán bảo hiểm cho khách hàng, điều đó bảo đảm việc hoàn trả trong trường hợp khách hàng chết, bị tàn phế hay gặp rủi ro trong hoạt động, mất khả năng thanh toán. Ngân hàng liên doanh với công ty bảo hiểm hoặc tổ chức công ty bảo hiểm con, ngân hàng cung cấp dịch vụ tiết kiệm gắn với bảo hiểm như tiết kiệm an sinh, tiết kiệm hưu trí... 1.2.13. Cung cấp các dịch vụ đại lí Nhiều ngân hàng trong quá tình hoạt động không thể thiết lập chi nhánh hoặc văn phòng ở khắp mọi nơi. Nhiều ngân hàng (thường là ngân hàng lớn) cung cấp dịch vụ ngân hàng đại lí cho các ngân hàng khác như thanh toán hộ, phát hành hộ các chứng chỉ tiền gửi, làm ngân hàng đầu mối trong hoạt động tài trợ... 1.3. Khái niệm và bản chất của tín dụng Tín dụng là một quan hệ kinh tế giữa người cho vay và người đi vay, giữa họ có mối liên hệ với nhau thông qua vận động giá trị vốn tín dụng (đi vay, sử dụng vốn vay,hoàn trả vốn vay) được biêu hiện dưới hình thái tiền tệ hoặc hàng hoá có tác dụng thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tăng trưởng kinh tế. 1.4. Các nghiệp vụ tín dụng Phân loại theo hình thức cấp tín dụng , nghiệp vụ tín dụng bao gồm các hình thức sau: 1.4.1. Chiết khấu thương phiếu Thương phiếu được hình thành chủ yếu từ quá trình mua bán chịu hàng hóa và dịch vụ giữa khách hàng với nhau. Người bán (hoặc người thụ hưởng) có thể giữ thương phiếu đến hạn để đòi tiền người mua (hoặc người phải trả) hoặc mang đến ngân hàng để xin chiết khấu trước hạn. Số tiền ngân hàng ứng trước phụ thuộc vào lãi suất chiết khấu, thời hạn chiết khấu và lệ phí chiết khấu. Nghiệp vụ chiết khấu được coi là đơn giản, dựa trên sự tín nhiệm giữa ngân hàng và những người kí tên trên thương phiếu. Để thuận tiện cho khách, ngân hàng thường kí với khách hợp đồng chiết khấu (cấp cho khách hàng hạn mức chiết khấu trong kì). Khi cần chiết khấu, khách hàng chỉ cần gửi thương phiếu lên ngân hàng xin chiết khấu. Ngân hàng sẽ kiểm tra chất lượng của thương phiếu và thực hiện chiết khấu. Do tối thiểu có hai người cam kết trả tiền cho ngân hàng nên độ an toàn của thương phiếu tương đối cao (trừ trường hợp ngân hàng kí miễn truy đòi đối với khách hàng). Hơn nữa, ngân hàng thương mại có thể tái chiết khấu thương phiếu tại ngân hàng Nhà nước để đáp ứng nhu cầu thanh khoản với chi phí thấp (vì vậy thương phiếu còn được coi là loại tài sản có khả năng chuyển nhượng – có tính thanh khoản cao). 1.4.2. Cho vay 1.4.2.1. Thấu chi Thấu chi là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép người vay được thấu chi trội (vượt) trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định và trong khoảng thời gian xác định. Giới hạn này được gọi là hạn mức thấu chi. Để được thấu chi, khách hàng làm đơn xin ngân hàng hạn mức thấu chi và thời gian thấu chi (có thể phải trả phí cam kết cho ngân hàng). Trong quá trình hoạt động, khách hàng có thể kí séc, lập uỷ nhiệm chi, mua thẻ... vượt quá số dư tiền gửi để chi trả (song trong hạn mức thấu chi). Khi khách hàng có tiền nhập về tài khoản tiền gửi, ngân hàng sẽ thu nợ gốc và lãi. Số lãi mà khách hàng phải trả: Số lãi phải trả = Lãi suất thấu chi * Thời gian thấu chi *Số tiền thấu chi Các khoản chi quá hạn mức thấu chi sẽ chịu lãi suất phạt và bị đình chỉ sử dụng hình thức này. Thấu chi là hình thức tín dụng ngắn hạn, linh hoạt, thủ tục đơn giản. Hình thức này nhìn chung chỉ sử dụng đối với những khách hàng có độ tin cậy cao, thu nhập đều đặn và kì thu nhập ngắn. 1.4.2.2. Cho vay trực tiếp từng lần Cho vay trực tiếp từng lần là hình thức cho vay tương đối phổ biến của ngân hàng đối với các khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên, không có điều kiện để được cấp hạn mức thấu chi. Mỗi lần vay khách hàng phải làm đơn và trình ngân hàng phương án sử dụng vốn vay. Ngân hàng sẽ phân tích khách hàng và kí hợp đồng cho vay, xác định qui mô cho vay, thời hạn giải ngân, thời hạn trả nợ, lãi suất và yêu cầu đảm bảo nếu cần. Mỗi món vay được tách biệt nhau thành các hồ sơ (khế ước nhận nợ) khách nhau. Số lượng = Nhu cầu vốn cho _ Vốn chủ sở _ Các nguồn vốn cho vay sản xuất kinh doanh hữu tham gia khác tham gia Nếu cho vay dựa trên tài sản đảm bảo: Số lượng = Giá trị tài sản * Tỷ lệ cho vay trên giá trị cho vay đảm bảo tài sản đảm bảo Theo từng kì hạn nợ trong hợp đồng, ngân hàng sẽ thu gốc và lãi. Trong quá trình khách hàng sử dụng tiền vay, ngân hàng sẽ kiểm soát mục đích và hiệu quả sử dụng, nếu thấy có dấu hiệu vi phạm hợp đồng, ngân hàng sẽ thu nợ trước hạn, hoặc chuyển nợ quá hạn. Lãi suất có thể cố định hoặc thả nổi theo thời điểm tính lãi. Nghiệp vụ cho vay từng lần tương đối đơn giản. Ngân hàng có thể kiểm soát từng món vay tách biệt. Tiền cho vay dựa vào giá trị của tài sản đảm bảo. 1.4.2.3. Cho vay theo hạn mức Đây là nghiệp vụ tín dụng theo đó ngân hàng thoả thuận cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng. Hạn mức tín dụng có thể tính cho cả kì hoặc cuối kì. Đó là số dư tối đa tại thời điểm tính. Hạn mức tín dụng được cấp trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhu cầu vốn và nhu cầu vay vốn của khách hàng. Ngân hàng ước lượng hạn mức tín dụng đối với các doanh nghiệp như sau (không kể các công ty tài chính, các tổ chức tín dụng): Bước 1: Xác định dự trữ hợp lý cao nhất trong kì (hoặc cuối kì) trước Dựa trên dự trữ thực tế cao nhất kì trước, loại trừ dự trữ bất hợp lý Dự trữ cao Dự trữ Hàng kém phẩm chất, chậm nhất hợp lý = thực tế _ luân chuyển, hàng không thuộc trước kỳ cao nhất đối tượng cho vay của NH Bước 2: Xác định dự trữ cao nhất hợp lý kì này Dự trữ cao Tăng (-giảm) Tăng (-giảm) dự trữ = nhất hợp lý + dự trữ do hàng + do kế hoạch tăng (giảm) trước kỳ hoá tăng (giảm) sản lượng tiêu thụ Bước 3: Xác định hạn mức tín dụng cao nhất trong kì = Dự trữ cao nhất _ Vốn chủ sở hữu _ Các nguồn khác hợp lý kì này tham gia dự trữ tham gia dự trữ Mỗi lần vay khách hàng chỉ cần trình bày phương án sử dụng tiền vay, nộp các chứng từ chứng minh đã mua hàng hoặc dịch vụ và nêu yêu cầu vay. Sau khi kiểm tra tính chất hợp pháp và hợp lệ của chứng từ, ngân hàng sẽ phát tiền cho khách hàng. 1.4.2.4. Cho vay luân chuyển Cho vay luân chuyển là nghiệp vụ cho vay dựa trên luân chuyển của hàng hoá. Doanh nghiệp khi mua hàng có thể thiếu vốn. Ngân hàng có thể cho vay để mua hàng và sẽ thu nợ khi doanh nghiệp bán hàng. Đầu năm hoặc quí, người vay phải làm đơn xin vay luân chuyển. Ngân hàng và khách hàng thoả thuận với nhau về phương thức vay, hạn mức tín dụng, các nguồn cung cấp hàng hoá và khả năng tiêu thụ. Hạn mức tín dụng có thể được thoả thuận trong một năm hoặc vài năm. Đây không phải là thời hạn hoàn trả mà là thời hạn để ngân hàng xem xét lại mối quan hệ với khách hàng và quyết định có cho vay nữa hay không tuỳ mối quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng cũng như tình hình tài chính của khách hàng. Việc cho vay dựa trên luân chuyển của hàng hoá nên cả ngân hàng lẫn doanh nghiệp đều phải nghiên cứu kế hoạch luân chuyển hàng hoá để dự đoán dòng ngân quĩ trong thời gian tới. 1.4.2.5. Cho vay trả góp Cho vay trả góp là hình thức tín dụng, theo đó ngân hàng cho phép khách hàng trả gốc làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng đã thoả thuận. Cho vay trả góp thường được áp dụng đối với các khoản vay trung và dài hạn, tài trợ cho tài sản cố định hoặc tài sản lâu bền. Số tiền trả mỗi lần được tính toán sao cho phù hợp với khả năng trả nợ (thường là từ khấu hao và thu nhập sau thuế của dự án, hoặc từ thu nhập hàng kì của người tiêu dùng). 1.4.2.6. Cho vay gián tiếp Phần lớn cho vay của ngân hàng là cho vay trực tiếp. Bên cạnh đó ngân hàng cũng phát triển các hình thức cho vay gián tiếp. Đây là hình thức cho vay thông qua các tổ chức trung gian như: nhóm sản xuất, Hội nông dân, Hội phụ nữ,... 1.4.3. Cho thuê tài sản (thuê - mua) 1.4.3.1. Mục đích, ý nghĩa Hoạt động chủ yếu của NHTM là cho vay để khách hàng mua tài sản. Tuy nhiên trong vài trường hợp, khách hàng không đủ (hoặc chưa đủ) điều kiện để vay. Để mở rộng tín dụng, NHTM đã mua các tài sản theo yêu cầu của khách hàng để cho khách hàng thuê. Vì tài sản cho thuê thuộc sở hữu của ngân hàng nên ngân hàng có thể thu hồi để bán hoặc cho người khách thuê khi người thuê không trả nợ được. Điều này góp phần giảm bớt thiệt hại cho ngân hàng. Hoạt động cho thuê của NHTM chủ yếu là cho thuê tài chính. 1.4.3.2. Nội dung * Qui trình nghiệp vụ cho thuê như sau: - Ngân hàng mua tài sản để cho thuê - Ngân hàng mua tài sản của người đi thuê để cho thuê lại Trong những trường hợp khách hàng có tài sản cố định song lại có nhu cầu mua nguyên nhiên vật liệu. Khách hàng có thể bán tài sản cho ngân hàng (lấy tiền) với cam kết thuê lại tài sản đó. Trong trường hợp này, ngân hàng phải thẩm định kỹ lại giá trị của tài sản, hiệu quả sử dụng tài sản, thời gian thuê lại... - Ngân hàng thuê tài sản để cho thuê, hoặc mua trả góp tài sản để cho thuê Tuỳ theo những yêu cầu cụ thể của người đi thuê với ngân hàng, hoặc giữa ngân hàng với người cung cấp mà ngân hàng có thể đi thuê tài sản hoặc mua trả góp để cho thuê. * Những vấn đề chủ yếu: - Trong nghiệp vụ cho thuê, ngân hàng phải xuất tiền theo yêu cầu của khách hàng và sau một thời gian nhất định phải thu đủ gốc và lãi. Tài sản cho thuê thường là tài sản cố định. Vì vậy cho thuê được tính vào tín dụg trung và dài hạn. Khách hàng phải trả gốc và lãi dưới hình thức tiền thuê hàng kì. - Thời hạn cho thuê có thể gồm hai phần: Thời hạn cơ bản và thời hạn gia hạn thêm. Thời hạn cơ bản là thời hạn người đi thuê không được phép huỷ hợp đồng; thời hạn gia hạn thêm là thời hạn ngân hàng có thể cho người đi thuê tiếp tục thuê, hoặc người đi thuê mua lại, trả lại tài sản. Đối với tài sản khó bán, hoặc khó cho thuê lại, thời hạn cơ bản phải đảm bảo cho ngân hàng thu được gốc và lãi. - Ngân hàng không cam kết cung cấp dịch vụ bảo dưỡng tài sản, không chịu trách nhiệm về những thiệt hại đối với tài sản cho thuê. - Lãi suất cho thuê thường cao do bao gồm chi phí tìm kiếm người cung cấp, chi phí dàn xếp và phụ thuộc vào thời hạn thuê. Nếu thời gian thuê đảm bảo trả toàn bộ gốc và lãi, tiền thuê trả hàng kì (gồm gốc và lãi) thấp hơn so với trong hợp đồng thuê mà người thuê chỉ trả một phần gốc và lãi. - Ngân hàng có quyền thu hồi tài sản nếu thấy người thuê không thực hiện đúng hợp đồng, song đồng thời ngân hàng phải có trách nhiệm cung cấp đúng loại tài sản cần cho khách hàng và phải bảo đảm về chất lượng của tài sản đó. - Ngân hàng gặp rủi ro khi khách hàng kinh doanh không hiệu quả, không trả được tiền thuê đầy đủ và đúng hạn. Nhiều tài sản cho thuê mang tính đặc chủng, khó bán, khó cho thuê lại, khi thu hồi chi phí tháo dỡ cao,... nên rủi ro cho thuê rất cao đối với ngân hàng. Do vậy, khi cho thuê, ngân hàng phai tiến hành phân tích tín dụng đồng thời phân tích thị trường tài sản cho thuê, đánh giá nhà cung cấp, lựa chọn các hình thức cho thuê thích hợp. Ngân hàng yêu cầu người thuê phải mua bảo hiểm tài sản. Ngân hàng có thể lập Phòng cho thuê hoặc Công ty cho thuê để thực hiện và quản lí hoạt động cho thuê. 1.4.4. Bảo lãnh Bảo lãnh của ngân hàng là cam kết của ngân hàng dưới hình thức thư bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng của ngân hàng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ như cam kết. Bảo lãnh thường có 3 bên: Bên hưởng bảo lãnh, bên được bảo lãnh và bên bảo lãnh. Bảo lãnh của ngân hàng có nghĩa ngân hàng là bên bảo lãnh; khách hàng của ngân hàng là người được bảo lãnh; và người hưởng bảo lãnh là bên thứ ba. 2. Bảo lãnh trong ngân hàng 2.1. Khái niệm bảo lãnh Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay. Cam kết bảo lãnh là cam kết đơn phương bằng văn bản của tổ chức tín dụng hoặc văn bản thoả thuận giữa tổ chức tín dụng, khách hàng được bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Hợp đồng bảo lãnh là văn bản thoả thuận giữa tổ chức tín dụng với khách hàng về quyền lợi và nghĩa vụ củ các bên trong việc bảo lãnh và hoàn trả. 2.2. Bản chất và ý nghĩa Bảo lãnh là một hình thức tài trợ của ngân hàng cho khách hàng, qua đó khách hàng có thể tìm nguồn tài trợ mới, mua được hàng hoá hoặc thực hiện được các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thu lợi. Bảo lãnh là hình thức tài trợ thông qua uy tín. Ngân hàng không phải xuất tiền ngay khai bảo lãnh, như vậy bảo lãnh được coi như tài sản ngoại bảng. Tuy nhiên khi khách hàng không thực hiện được cam kết, ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ chi trả cho bên thứ ba. Khoản chi này được xếp vào loại tài sản “xấu” trong nội bảng, cấu thành nợ qua hạn. Chính vì vậy, bảo lãnh cũng chứa đựng rủi ro như một khoản cho vay và đòi hỏi ngân hàng phân tích khách hàng như khi cho vay. Bảo lãnh của ngân hàng tạo mối liên kết trách nhiệm tài chính và san sẻ rủi ro. Trách nhiệm tài chính trước hết phụ thuộc vào khách hàng, trách nhiệm của ngân hàng là thứ cấp khi khách hàng không thực hiện nghĩa vụ với bên thứ ba. Do mối liên hệ giữa ngân hàng với khách hàng có khả năng ràng buộc khách hàng phải thực hiện các cam kết. Bảo lãnh cũng góp phần giảm bớt thiệt hại tài chính cho bên thứ ba khi tổn thất xảy ra. Ngân hàng cố gắng tìm kiếm các khoản thu từ bảo lãnh nhằm bù đắp chi phí. Bảo lãnh được tính theo tỉ lệ phần trăm trên số tiền bảo lãnh. Ngoài phí , ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng phải kí quĩ, tạo nguồn tiền thanh toán cho ngân hàng với mức lãi suất rất thấp. Bảo lãnh cũng góp phần mở rộng các dịch vụ khác như kinh doanh ngoại tệ, thanh toán, tư vấn... 2.3. Chủ thể tham gia bảo lãnh Bảo lãnh của ngân hàng thường có 3 bên tham gia: Bên bảo lãnh, bên được bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh. * Bên bảo lãnh là các tổ chức tín dụng, bao gồm: Ngân hàng thương mại Nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng đầu tư, ngân hàng phát triển, ngân hàng chính sách, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, ngân hàng hợp tác, các loại hình ngân hàng khác và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng thành lập và hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng (gọi chung là tổ chức tín dụng) được thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng theo các qui định cảu pháp luật có liên quan và các qui định tại Quy chế bảo lãnh ngân hàng. * Bên được bảo lãnh là các khách hàng, bao gồm: - Các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam: Doanh nghiệp Nhà nước; Công ty cổ phần; Công ty trách nhiệm hữu hạn; Công ty hợp danh; Doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội; Doanh nghiệp liên doanh; Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; Doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể. - Các tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng. - Hợp tác xã và các tổ chức khác có đủ điều kiện qui định tại Điều 94 của Bộ Luật Dân sự. - Các tổ chức kinh tế nước ngoài tham gia các hợp đồng hợp tác liên doanh và tham gia đấu thầu các dự án đầu tư tại Việt Nam hoặc vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam. * Bên nhận bảo lãnh là các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có quyền thụ hưởng các cam kết bảo lãnh của tổ chức tín dụng. 2.4. Các hình thức bảo lãnh 2.4.1. Bảo lãnh dự thầu Bảo lãnh dự thầu là một bảo lãnh ngân hàng do tổ chức tín dụng phát hành cho bên mời thầu để đảm bảo nghĩa vụ tham gia dự thầu của khách hàng. Trường hợp khách hàng bị phạt do vi phạm qui định dự thầu mà không nộp hoặc nộp không đủ tiền phạt cho bên mời thầu thì ngân hàng sẽ thực hiện việc trả tiền phạt thay cho bên dự thầu. Trong hoạt động kinh tế, rất nhiều hoạt động được thực hiện thông qua đấu thầu như đấu thầu cung cấp thiết bị, xây dựng. Để tìm kiếm được các nhà thầu có đủ năng lực và hạn chế những rủi ro khi nhà thầu vi phạm điều khoản tham gia dự thầu như trúng thầu song không thực hiện hợp đồng, không kê khai đúng các yêu cầu của chủ đầu tư... chủ đầu tư thường yêu cầu bên dự thầu phải kí quĩ (đặt cọc) dự thầu. Nếu vi phạm, bên dự thầu sẽ mất quyền kí quĩ. Do kí quĩ gây ra nhiều thủ tục phiền phức cho cả hai bên, đặc biệt làm đọng vốn của bên tham gia dự thầu, nhiều chủ thầu yêu cầu thay thế tiền kí quĩ bằng bảo lãnh của ngân hàng. 2.4.2. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là một bảo lãnh ngân hàng do tổ chức tín dụng phát hành cho bên nhận bảo lãnh bảo đảm việc thực hiện đúng, đầy đủ các nghĩa vụ của khách hàng với bên nhận bảo lãnh theo hợp đồng đã kí kết. Trong trường hợp khách hàng vi phạm, gây tổn thất cho bên thứ ba thì ngân hàng sẽ thực hiện việc chi trả tổn thất thay cho khách hàng. Các hợp đồng được bảo lãnh như hợp đồng cung cấp hàng hoá, xây dựng, thiết kế... Việc khách hàng vi phạm hợp đồng như không cung cấp không đúng hạn, không đúng chất lượng cam kết... đều có thể gây tổn thất cho bên thứ ba. Bảo lãnh của ngân hàng một mặt bù đắp một phần tổn thất cho bên thứ ba,mặt khác thúc đẩy khách hàng nghiêm chỉnh thực hiện hợp đồng. 2.4.3. Bảo lãnh hoàn thanh toán Bảo lãnh hoàn thanh toán là một bảo lãnh ngân hàng do tổ chức tín dụng phát hành cho bên nhận bảo lãnh về việc bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trước của khách hàng theo hợp đồng đã kí kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm các cam kết với bên nhận bảo lãnh và phải hoàn trả tiền ứng trước nhưng không hoàn trả hoặc hoàn trả không đủ số tiền ứng trước cho bên nhận bảo lãnh thì ngân hàng sẽ hoàn trả số tiền ứng trước cho bên nhận bảo lãnh. Nhiều người cung cấp yêu cầu khách hàng (người mua hàng hoá dịch vụ) phải đặt trước một phần tiền trong giá trị hợp đồng cung cấp. Tiền đặt cọc vừa giúp bên cung cấp có một phần vốn để sản xuất kinh doanh, vừa có tác dụng ràng buộc người mua phải mua hàng đã đặt. Tuy nhiên, đề phòng người cung cấp không cung cấp hàng đồng thời lại không trả tiền đặt cọc, bên mua yêu cầu bên cung cấp phải có bảo lãnh của ngân hàng về việc sẽ trả tiền ứng trước. Vậy bảo lãnh bảo đảm hoàn trả tiền ứng trước là cam kết của ngân hàng về việc sẽ hoàn trả tiền ứng trước cho bên mua (người hưởng bảo lãnh) nếu bên cung cấp (người được bảo lãnh) không trả. 2.4.4. Bảo lãnh vay vốn Bảo lãnh vay vốn là một bảo lãnh ngân hàng do tổ chức tín dụng phát hành cho bên nhận bảo lãnh. Về việc cam kết trả nợ thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không trả nợ hoặc không trả nợ đầy đủ, đúng hạn. Nhiêu tổ chức tín dụng khi cho vay đòi hỏi phải có đảm bảo hoặc bằng hàng hoá, chứng khoán, bất động sản, hoặc bảo lãnh của người thứ ba... Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức tín dụng có nhu cầu vay vốn bằng cách phát hành trái phiếu song nếu uy tín của người vay trên thị trường đó chưa cao, việc phát hành sẽ rất khó khăn. Điều đó nảy sinh nhu cầu bảo lãnh vay vốn. Bảo lãnh là đảm bảo hoàn trả vốn vay là cam kết của ngân hàng đối với người cho vay (tổ chức tín dung, các cá nhân...) về việc sẽ trả gốc và lãi đúng hạn nếu khách hàng ( người đi vay) không trả được. 2.4.5. Bảo lãnh thanh toán Bảo lãnh thanh toán là một bảo lãnh ngân hàng do tổ chức tín dụng phát hành cho bên nhận bảo lãnh (người thụ hưởng) cam kết sẽ thanh toán tiền thay cho khách hàng nếu khách hàng không thanh toán hoặc không thanh toán đủ. 2.4.6. Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm là một bảo lãnh ngân hàng do tổ chức tín dụng phát hành cho bên nhận bảo lãnh bảo đảm khách hàng thực hiện đúng các thoả thuận về chất lượng của sản phẩm theo hợp đồng đã kí kết với bên nhận bảo lãnh. Là cam kết của ngân hàng về việc sẽ trả tiền phạt thay cho khách hàng nếu khách hàng vi phạm các thoả thuận trong hợp đồng về chất lượng sản phẩm. 2.4.7. Bảo lãnh đối ứng Bảo lãnh đối ứng là một bảo lãnh của ngân hàng do tổ chức tín dụng (bên phát hành bảo lãnh đối ứng) phát hành cho một tổ chức tín dụng khác (bên bảo lãnh) về việc đề nghị bên bảo lãnh thực hiện bảo lãnh cho các nghĩa vụ của khách hàng của bên phát hành bảo lãnh đối ứng với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm các cam kết với bên nhận bảo lãnh, bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì bên phát hành bảo lãnh đối ứng phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng cho bên bảo lãnh. Ngoài ra, còn các loại bảo lãnh khác... 2.5. Điều kiện bảo lãnh Tổ chức tín dụng xem xét và quyết định bảo lãnh khi khách hàng có đủ các điều kiện sau: - Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật. - Có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng thanh toán với tổ chức tín dụng. - Có bảo đảm hợp pháp cho nghĩa vụ được bảo lãnh: * Căn cứ vào đặc điểm của tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính và uy tín của khách hàng, tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận áp dụng hoặc không áp dụng các biện pháp bảo đảm cho bảo lãnh. Các hình thức bảo đảm cho bảo lãnh bao gồm: ký quĩ, cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, bảo lãnh của bên thứ ba và các biện pháp bảo đảm khác theo yêu cầu của pháp luật. *Việc dùng tài sản hình thành từ vốn vay để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh (đối với bảo lãnh vay vốn) hoặc không áp dụng hình thức bảo đảm bằng tài sản cho việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thực hiện theo Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn Nghị định này. - Có dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh khả thi, hiệu quả khi đề nghị bảo lãnh vay vốn. - Đối với trường hợp bảo lãnh hối phiếu, lệnh phiếu khách hàng phải bảo đảm các điều kiện theo quy định của pháp luật về thương phiếu. - Trong trường hợp vay vốn nước ngoài khách hàng phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quản lý vay và trả nợ nước ngoài. - Khách hàng là các tổ chức kinh tế nước ngoài được đầu tư, kinh doanh hoặc được tham gia đấu thầu tạih Việt Nam theo các quy định của pháp luật Việt Nam. 2.6. Qui trình bảo lãnh của ngân hàng Hình 1: Bảo lãnh của ngân hàng Ngân hàng (bên bảo lãnh) (4) (3) (1) (2) Khách hàng của ngân hàng (5) Người thứ ba (bên (bên được bảo lãnh) hưởng bảo lãnh) (1) Khách hàng làm đơn xin được bảo lãnh gửi ngân hàng. Ngân hàng sẽ thực hiện phân tích khách hàng để tìm hiểu về yêu cầu của bảo lãnh cũng như mức độ rủi ro. Nếu đồng ý, ngân hàng và khách hàng sẽ kí hợp đồng bảo lãnh và phát hành thư bảo lãnh. (2) Ngân hàng (hoặc khách hàng) thông báo về thư bảo lãnh cho bên thứ ba. (3) Theo như đã thoả thuận với khách hàng và bên thứ ba, ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh với bên thứ ba nếu nghĩa vụ đó xảy ra. (4) theo như hợp đồng bảo lãnh đã kí với khách hàng, ngân hàng yêu cầu với khách hàng phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng (trả nợ gốc,lãi, hoặc phí). (5) Khách hàng kí hợp đồng với bên thứ ba về thanh toán, về xây dựng, hay vay vốn... Bên thứ ba yêu cầu phải có bảo lãnh của ngân hàng. Bước 1. Khách hàng làm đơn xin được bảo lãnh gửi ngân hàng ghi rõ số tiền, điều kiện bảo lãnh. Ngân hàng phân tích khách hàng, hợp đồng kinh tế giữa khách hàng và bên thứ ba, yêu cầu bảo lãnh của bên thứ ba. Qua đó, ngân hàng xác định rủi ro và các biện pháp phòng ngừa. Bước 2. Kí hợp đồng bảo lãnh với khách hàng Hợp đồng bảo lãnh là hợp đồng độc lập với hợp đồng kinh tế giữa khách hàng và ngân hàng thể hiện ràng buộc tài chính giữa ngân hàng và bên thứ ba. Nội dung chính của hợp đồng như sau: - Số tiền và thời hạn bảo lãnh của ngân hàng - Các điều khoản vi phạm hợp đồng kinh tế dẫn đến nghĩa vụ chi trả của ngân hàng - Các tài liệu cần thiết mà bên thứ ba cần có để chứng minh sự vi phạm hợp đồng của bên được bảo lãnh - Hình thức bảo lãnh - Phí bảo lãnh, số tiền kí quĩ hoặc tài sản đảm bảo cho bảo lãnh mà khách hàng phải thực hiện đối với ngân hàng - Trách nhiệm trả nợ cho ngân hàng khi ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ với bên thứ ba Bước 3. Hình thức bảo lãnh Ngân hàng có thể thực hiện bảo lãnh dưới các hình thức sau: - Phát hành thư bảo lãnh, xác nhận bảo lãnh. - Kí xác nhận bảo lãnh trên các hối phiếu, lệnh phiếu (kí hối phiếu, lệnh phiếu nhận nợ) - Mở thư tín dụng - Các hình thức khác theo qui định của pháp luật Lựa chọn hình thức nào là tuỳ thuộc chủ yếu vào yêu cầu của bên thứ ba. Để hạn chế rủi ro, bên thứ ba có thể yêu cầu đích danh ngân hàng bảo lãnh và hình thức bảo lãnh. Phát hành thư bảo lãnh có thể áp dụng cho mọi loại bảo lãnh, bảo lãnh thanh toán được thực hiện dưới hình thức mở thư tín dụng (bảo lãnh mở L/C trả chậm). Độ an toàn của hình thức này rất cao do tính pháp lí quốc tế của L/C. Bảo lãnh vay vốn (thường vay của các tổ chức tín dụng nước ngoài) được thực hiện dưới hình thức kí phát hối phiếu: Thư bảo lãnh kèm theo hối phiếu trả tiền đã được ngân hàng kí với ngày trả tiền đúng vào ngày khách hàng phải trả cho bên thứ ba. Kết luận: Thông qua nghiệp vụ tín dụng gồm chiết khấu, cho vay, bảo lãnh, cho thuê, ngân hàng góp phần tài trợ vốn của khách hàng. Các nghiệp vụ tín dụng đa dạng nhằm phù hợp với quá trình luân chuyển vốn và chu kì thu nhập của khách hàng. 2.7. Đồng bảo lãnh Đồng bảo lãnh là việc nhiều tổ chức tín dụng cùng bảo lãnh cho một nghĩa vụ của khách hàng thông qua một tổ chức tín dụng làm đầu mối. Đồng bảo lãnh tạo độ an toàn cao cho các khoản nợ, phân tán được rủi ro. Trách nhiệm và quyền hạn của các bên tham gia đồng bảo lãnh là như nhau đối với các khoản nợ. Ngân hàng tham gia đồng bảo lãnh với tư cách là thành viên hoặc là đầu mối phát hành bảo lãnh.Với tư cách là đầu mối khi số tiền bảo lãnh vượt mức uỷ quyền của Tổng giám đốc ngân hàng đó hoặc vượt mức 15% vốn tự có của ngân hàng, hoặc ngân hàng có yêu cầu để phân tán rủi ro. Với tư cách là thành viên thì ngân hàng cần phải kiểm tra năng lực tài chính của các thành viên tham gia đồng bảo lãnh. 2.8. Bảo đảm bảo lãnh Căn cứ vào đặc điểm của tình hình sản suất kinh doanh, khả năng tài chính và uy tín của khách hàng, tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận áp dụng hoặc không áp dụng các biện pháp bảo đảm cho bảo lãnh. Các hình thức bảo đảm cho bảo lãnh gồm: kí quĩ, cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, bảo lãnh của bên thứ ba và các biện pháp bảo đảm khác theo quy định của pháp luật. Việc dùng tài sản hình thành từ vốn vay để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh (đối với bảo lãnh vay vốn) hoặc không áp dụng hình thức bảo đảm bằng tài sản cho việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thực hiện theo Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn nghị định này. 2.9. Quyền và nghĩa vụ của ngân hàng bảo lãnh * Ngân hàng bảo lãnh có quyền: - Đề nghị tổ chức tín dụng khác xác nhận việc bảo lãnh của mình đối với khách hàng - Chấp nhận hoặc từ chối đề nghị bảo lãnh của khách hàng hoặc của tổ chức tín dụng phát hành bảo lãnh đối ứng trong thời hạn tối đa là 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị bảo lãnh - Yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu về khả năng tài chính cũng như các tài liệu liên quan đến giao dịch bảo lãnh, báo cáo tình hình sản suất kinh doanh, báo cáo tình hình thực hiện các hợp đồng và các nghĩa vụ có liên quan đến giao dịch bảo lãnh - Yêu cầu khách hàng có bảo đảm cho nghĩa vụ được bảo lãnh - Thu phí bảo lãnh theo thoả thuận - Yêu cầu khách hàng hoặc bên phát hành bảo lãnh đối ứng hoàn trả số tiền bảo lãnh mà tổ chức tín dụng đã trả thay - Hạch toán ghi nợ khách hàng hoặc bên phát hành bảo lãnh đối ứng số tiền mà tổ chức tín dụng đã trả thay để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, nếu sau 15 ngày kể từ ngày tổ chức tín dụng trả thay mà khách hàng hoặc bên phát hành đối ứng không nhận nợ. - Xử lí tài sản đảm bảo của khách hàng theo quy định tại Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn Nghị định này. - Khởi kiện theo qui định của pháp luật khi khách hàng, bên phát hành bảo lãnh đối ứng vi phạm hợp đồng bảo lãnh. - Có thể chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của mình cho tổ chức tín dụng khác nếu được bên nhận bảo lãnh chấp thuận bằng văn bản. * Ngân hàng bảo lãnh có nghĩa vụ: - Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo cam kết bảo lãnh - Đôn đốc khách hàng thực hiện đầy đủ và đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. - Hoàn trả đầy đủ tài sản bảo đảm (nếu có) và các giấy tờ có liên quan cho khách hàng khi khách hàng đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh. 2.10. Quyền và nghĩa vụ của khách hàng trong hoạt động bảo lãnh * Khách hàng có quyền: - Yêu cầu tổ chức tín dụng thực hiện đúng cam kết với bên nhận bảo lãnh - Yêu cầu tổ chức tín dụng thực hiện đúng thởa thuận trong hợp đồng bảo lãnh - Khởi kiện theo quy đinh của pháp luật nếu tổ chức tín dụng vi phạm hợp đồng bảo lãnh - Có thể chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của mình cho bên khác có đủ điều kiện bảo lãnh nếu bên được bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh chấp thuận bằng văn bản. * Khách hàng có nghĩa vụ: - Cung cấp đầy đủ, chính xác và trung thực tài liệu và báo cáo có liên quan đến giao dịch được bảo lãnh theo yêu cầu của tổ chức tín dụng bảo lãnh hoặc tổ chức tín dụng phát hành bảo lãnh đối ứng. - Trả cho tổ chức tín dụng bảo lãnh có tổ chức tín dụng xác nhận bảo lãnh, tổ chức tín dụng phát hành bảo lãnh đối ứng phí bảo lãnh và các loại phí khác có liên quan theo thoả thuận. - Nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng bảo lãnh hoặc tổ chức tín dụng phát hành bảo lãnh đối ứng, tổ chức tín dụng xác nhận bảo lãnh số tiền đã trả thay để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho khách hàng bao gồm cả gốc, lãi và các chi phí trực tiếp phát sinh từ việc thực hiện bảo lãnh. - Thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh, tổ chức tín dụng bảo lãnh hoặc tổ chức tín dụng phát hành bảo lãnh đối ứng. - Chịu sự kiểm tra, kiểm soát của tổ chức tín dụng bảo lãnh hoặc tổ chức tín dụng phát hành bảo lãnh đối ứng với các hoạt động có liên quan đến giao dịch được bảo lãnh. 2.11.Thời hạn bảo lãnh Thời hạn bảo lãnh được xác định căn cứ vào thời hạn thực hiện các cam kết giữa khách hàng với bên nhận bảo lãnh Việc gia hạn bảo lãnh phải được bên nhận bảo lãnh chấp thuận bằng văn bản. chương 2: Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng công thương Ba đình 1. Khái quát về Ngân hàng công thương Ba đình 1.1. Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Công thương (NHCT) Ba Đình là một chi nhánh trực thuộc NHCT Việt Nam, đặt trụ sở tại 126 phố Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà nội. Trước tháng 7/1988 NHCT Ba Đình hoạt động theo mô hình quản lí một cấp, mang tính phục vụ bao cấp, không lấy lợi nhuận làm mục tiêu. Ngày 01/07/1988, thực hiện Nghị định 53 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), NHCT Ba Đình đã chuyển đổi thành một Chi nhánh NHTM quốc doanh. Hoạt động kinh doanh mang tính chất kinh doanh thực sự, thông qua việc đổi mới phong cách giao tiếp, phục vụ, lấy lợi nhuận làm mục tiêu kinh doanh, cùng với việc đa dạng hoá các loại hình kinh doanh dịch vụ, khai thác và mở rộng thị trường, đưa thêm các sản phẩm dịch vụ mới vào kinh doanh. Lúc này NHCT Ba Đình hoạt động theo mô hình quản lý NHCT hai cấp (TW – Quận), xoá bỏ cấp trung gian là NHCT Thành phố Hà Nội. Cho đến nay, NHCT Ba Đình hoạt động kinh doanh theo mô hình một NHTM đa năng, có đầy đủ năng lực, uy tín để tham gia cạnh tranh tích cực trên thị trường. Nhanh chóng tiếp cận được thị trường và không ngừng tự đổi mới, hoàn thiện mình để thích nghi với các môi trường kinh doanh trong cơ chế kinh tế thị trường. Từ năm 1995 đến nay hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHCT Khu vực Ba Đình liên tục được NHCT Việt Nam công nhận là một trong những chi nhánh xuất sắc nhất trong hệ thống NHCT Việt Nam, năm 1998được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen, năm 1999 được chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba, Chủ tịch UBND Thành phố Hà nội tặng thưởng Bằng khen, năm 2000 được Chủ tịch UBND Thành phố Hà nội tặng Bằng khen, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tặng Bằng khen, được HĐTĐ - KT ngành Ngân hàng đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen. 1.2. Tình hình cơ cấu tổ chức của NHCT Ba Đình Chi nhánh NHCT Ba Đình là chi nhánh khá lớn mạnh với trên 300 cán bộ, nhân viên, trong đó trên 60% có trình độ Đại hoc và trên Đại học, 20% có trình độ Trung cấp và đang đào tạo Đại học, còn lại là lao động giản đơn. Căn cứ vào Quyết định 151/QĐ-HĐBT-NHCT1 ngày 20/10/2003 của Hội đồng Quản trị NHCTVN về việc phê duyệt mô hình tổ chức của chi nhánh NHCT Ba Đình theo dự án hiện đại hoá Ngân hàng. Cơ cấu tổ chức của NHCT Ba Đình gồm: Ban giám đốc, 11 phòng nghiệp vụ và một phong giao dịch 1 giám đốc phụ trách chung, chủ trương chỉ đạo các hoạt động: tài chính, tín dụng, kiểm tra kiểm soát, tổng hợp. 5 phó giám đốc phụ trách riêng từng phòng ban và những lĩnh vực cụ thể như: - 1 phó giám đốc phụ trách tín dụng, kế toán tài chính, thương mại, - 1 phó giám đốc phụ trách về thông tin điện toán, kế toán giao dịch, và tổ chức hành chính. - 1 phó giám đốc phụ trách phòng khách hàng cá nhân - 1 phó giám đốc phụ trách về kiểm tra nội bộ và phụ trách chung - 1 phó giám đốc phụ trách vê tổng hợp tiếp thị và tiền tệ kho quĩ * Phòng khách hàng số 1 (Doanh nghiệp lớn) Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các Doanh nghiệp lớn có vốn kinh doanh từ 10 tỷ VND trở lên, hoặc khách hàng là DNNN được Nhà nước cấp vốn và vốn doanh nghiệp tự bổ xung co vốn chủ sở hữu từ 10 tỷ VND trở lên. Với chức năng khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ từ khách hàng, hướng dẫn khách hàng gửi tiền, xử lý các nghiệp vụ cho vay, quản lý các sản phẩm cho vay theo đúng quy chế của NHNN và hướng dẫn của NHCT tại chi nhánh. Phối hợp với phòng tổng hợp tiếp thị làm công tác hỗ trợ, cham sóc khách hàng. * Phòng khách hàng số 2 (Doanh nghiệp vừa và nhỏ) Là phòng trực tiếp giao dịch với khách hàng là các Doanh nghiệp nhỏ có vốn đăng kí kinh doanh dưới 10 tỷ VND. Với chức năng là khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, xử lí các nghiệp vụ liên quan đến cho vay, quản lí các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ, thể lệ hiẹn hành của NHNN và hướng dẫn của NHCT . * Phòng kế toán giao dịch: Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, tổ chức hạch toán kế toán theo quy định của Nhà nước và của NHCT Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ ngân hàng theo quy định của NHNN và NHCT. Quản lý hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quĩ tiền mặt trong ngày, thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm của Ngân hàng. * Phòng tài trợ thương mại: Là phòng nghiệp vụ tổ chức thực hiện nghiệp vụ về tài trợ thương mại tại chi nhánh, đảm bảo việc kinh doanh an toàn và hiệu quả theo quy định của NHCT Việt Nam. * Phòng khách hàng cá nhân: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân để huy động vốn bằng VND và ngoại tệ, xử lí các nghiệp vụ liên quan đến cho vay, quản lí các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành của NHNN và hướng dẫn của NHCT, quản lí hoạt động của các Quỹ tiết kiệm, Điểm giao dịch. * Phòng tổng hợp tiếp thị: Là phong nghiệp vụ tham mưu cho giám đốc chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của chi nhánh. Làm đầu mối nghiên cứu và triển khai các đề án về nghiệp vụ mạng lưới, các nghiệp vụ mới tại chi nhánh, thực hiện các giao dịch ngoài quầy, tiếp thị và tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng thực hiện nghiệp vụ đầu mối về thẻ, lắp đặt, vận hành, xử lí lỗi thẻ ATM... * Phòng kế toán tài chính: Là phong nghiệp vụ tham mưu cho Giám đốc thực hiện công tác quản lí tai chính và thực hiện nhiệm vụ chi tiêu nội bộ tại chi nhánh theo đúng quy định của NHNN và NHCT. * Phòng kiểm tra nội bộ: Là phòng nghiệp vụ có chức năng giúp Giám đốc giám sat, kiểm tra, kiểm toán các mặt hoạt động kinh doanh của Chi nhánh nhằm đảm bảo việc thực hiện theo đúng pháp luật của Nhà nước và cơ chếquản lý của ngành. * Phòng tiền tệ kho quỹ: Là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của NHNN và NHCT, ứng và thu tiền cho các Quỹ tiết kiệm, các Điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn. * Phòng thông tin điện toán: Là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin, giúp Giám đốc thực hiện các nghiệp vụ về công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh, bảo trì bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính của chi nhánh. * Phòng tổ chức hành chính: Là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định của NHCT Việt Nam. Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh toàn chi nhánh. 1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2004 Do tác động của thị trường thế giới và thiên tai dịch bệnh, đặc biệt là tác động của dịch cúm gia cầm, hạn hán, rét đậm vào thời điểm đầu năm ở các tỉnh phía Bắc, giá các mặt hàng nông, lâm, thuỷ hải sản trên thị trường thế giới tăng cao... đã tác động lớn đến chỉ số giá tiêu dùng trong năm 2004, là năm có chỉ số giá tiêu dùng 9,5% cao nhất trong mấy năm gần đây. Diễn biến lạm phát, biến động về lãi suất, các chính sách về tỷ giá, dự trữ bắt buộc...đã tác động trực tiếp tới hoạt động kinh doanh tiền tệ, đặc biệt là biến động về lãi suất, nổi bật là vào giai đoạn cuối năm 2004 sức ép tăng lãi suất nội tệ rất lớn. Thị trường tiền tệ diễn biến trái chiều, trong khi vốn ngoại tệ có xu hướng dư thừa thì vốn nội tệ đồng Việt nam có xu hướng khan hiếm, từ đó tạo sức ép lên lãi suất huy động vốn và cho vay VND. Thị trường tiền tệ chưa đóng vai trò bình quân hoá lãi suất trong nền kinh tế. Những biến động trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh tiền tệ của Ngân hàng, đặc biệt là trong công tác huy động vốn năm 2004 của Chi nhánh. 1.3.1. Huy động vốn Đến 31/12/2004 tổng nguồn vốn huy động đạt 3.639 tỷ đồng (kể cả ngoại tệ qui VND). So với cùng kì năm trước tăng 447 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng 14% (toàn hệ thống tăng 2,6%). So với kế hoạch đạt 97,5%. Trong đó: - Tiền gửi VND: 2.984 tỷ đồng, tăng 266 tỷ đồng (+9,79%) so với kế hoạch đạt 94,7%. - Tiền gửi ngoại tệ: 655 tỷ đồng, tăng 181 tỷ đồng (+38,2%) so với kế hoạch vượt 12,9%. Theo khu vực: - Huy động từ TCKT là:1.806 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 49,6% so với cùng kỳ năm trước tăng 398 tỷ đồng (+2,7%). - Huy động từ dân cư: 1.833 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 50,4% so với cùng kỳ năm trước tăng 49 tỷ đồng (+2,7%). Mức huy động vốn tuy chỉ đạt 97,5% so với kế hoạch, nhưng trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM và các TCTD trên địa bàn Hà nội về lãi suất thì mức tăng447 tỷ đồng (+14%) so cùng kỳ năm trước của chi nhánh là có sự cố gắng rất lớn, đặc biệt là tiếp thị để huy động vốn từ các TCKT có nguồn tiền gửi lớn. Đối với huy động vốn ngoại tệ, để có đủ nguồn vốn thanh toán, Chi nhánh đã chủ động tìm kiếm, khai thác được một số dự án thuộc các Bộ NN&PTNT, Bộ Công nghiệp, Bộ GTVT, đến thời điểm tiếp nhận vốn có hiệu lực số vốn ngoại tệ đã chuyển về Chi nhánh được trên 7,3 triệu USD. Đến cuối năm 2004 tiền gửi huy động từ TCKT đã tăng 398 tỷ đồng (28,27%) cao hơn mức tăng tiền gửi của TCKT trên đia bàn Hà nội. Tuy nhiên, tình hình huy động vốn từ dân cư của Chi nhánh còn nhiều hạn chế. Mặc dù Chi nhánh đã triển khai kịp thời và huy động vốn có kỳ hạn, huy động theo hình thức tiết kiệm dự thưởng vượt chỉ tiêu kế hoạch do NHCT Việt Nam giao, tích cực khai thác nguồn vốn từ các dự án đền bù giải phóng mặt bằng, tiếp thị, quảng bá sản phẩm trên các phương tiện truyền thanh ở một số xã, phường thuộc quận Ba Đình, Tây Hồ, Cầu Giấy... nhưng đến cuối năm 2004 vốn huy động từ dân cư cũng chỉ tăng thêm được 2,7% so với cùng kỳ năm trước. Tốc độ tăng như thế là thấp so với các NH khác trên địa bàn. 1.3.2. Hoạt động tín dụng * Dư nợ cho vay tiếp tục tăng trưởng Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đến 31/12/2004 đạt 1.894 tỷ đồng, so cùng kỳ năm trước tăng 191 tỷ, tốc độ tăng 11,2% so với kế hoạch đạt 95,8%. Trong đó: - Dư nợ theo kỳ hạn: + Dư nợ cho vay ngắn hạn:1.261 tỷ đồng, tăng 149 tỷ đồng, tốc độ tăng 13,4%. + Dư nợ cho vay trung dài hạn: 633 tỷ đồng, tăng 42 tỷ đồng, tốc độ tăng 7,1%. - Dư nợ theo loại tiền: + Dư nợ VND: 1.309 tỷ đồng, tăng 36 tỷ đồng (+2,8%) so kế hoạch đạt 88,4%. + Dư nợ ngoại tệ: 585 tỷ đồng, tăng 155 tỷ đồng (+36%), so kế hoạch đạt 118%. * Về nghiệp vụ bảo lãnh Bảng 1: Tình hình hoạt động bảo lãnh của NHCT Ba Đình năm 2004. Đơn vị: tỷ đồng Tháng Phát hành Thông báo Thanh toán Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị 1 50 35,2 0 0 2 45 31,1 0 0 3 38 20,2 0 0 4 44 50,4 0 0 5 55 43,6 0 0 6 70 31,5 0 0 7 62 36,8 0 0 8 89 86,3 1 12,6 9 82 71,7 1 5,2 10 101 39,1 1 5,1 11 109 42,6 1 6,1 12 125 50,5 0 0 Cộng 870 539 4 29 0 0 Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động bảo lãnh năm 2004 của NHCT Ba Đình. Số lượng: 874 món Số dư bảo lãnh: 568 tỷ đồng Trong năn 2004 đã phát hành 874 món giá tị 568 tỷ đồng, trong năm không có trường hợp nào Chi nhánh phải thực hiện nghĩa vụ thay cho doanh nghiệp được bảo lãnh. Số dư bảo lãnh đến 31/12/2004 đạt 568 tỷ đồng so với 31/12/2003 giảm 6,3 tỷ đồng tương ứng 1,09%. Trong đó - Dư bảo lãnh trong nước : 536 tỷ đồng - Dư nợ bảo lãnh nước ngoài : 32 tỷ đồng * Về chất lượng tín dụng - Tình hình và biện pháp thực hiện: Tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của nhiều doanh nghiệp còn gặp khó khăn, ít vốn, hiệu quả kinh doanh thấp. Mặt khác giá nguyên liệu đầu vào trong một số ngành tăng giảm bất thường như phôi thép, xăng dầu, phân bón... nợ nần dây dưa, kéo dài, không được thanh toán vốn kịp thời trong lĩnh vực XDCB, đã tiềm ẩn trong đầu tư tín dụng nhất là trong các DNNN thuộc ngành xây dựng, giao thông vận tải.v.v.. Do vậy ngay từ đầu năm 2004 Chi nhánh đã rất chú trọng công tác thẩm định tín dụng. Đặc biệt là Hội nghị sơ kết hoạt động tín dụng 6 tháng đầu năm 2004 của NHCTVN, Chi nhánh đã kịp thời triển khai thực hiện 7 giải pháp “Về nâng cao chất lượng tín dụng” trong đó đánh giá thực trạng về dư nợ và chất lượng tín dụng của từng đơn vị vay vốn. Cùng với việc đánh giá thực trạng và chất lượng tín dụng của từng đơn vị vay vốn, Chi nhánh đã áp dụng một loạt các giải pháp khác như dà soát lại các doanh nghiệp chuyển đổi mo hình tổ chức, bổ xung tài sản thế chấp cầm cố trong các doanh nghiệp nhà nước, đẩy mạnh đàu tư cho vaycác thành phần kinh tế khác, tiếp tục xử lí nợ tồn đọng, bám sát tình hình thanh toán vốn để thu nợ ở những doanh nghiệp phải gia hạn nợ, xác định mức tín dụng đối với từng doanh nghiệp vay vốn. - Tình hình xử lí nợ tồn đọng: Năm 2004 nợ tồn đọng của 3 nhóm phải tiếp tục xử lí là 6.913 trong đó chủ yếu là nợ đã được khoanh, nợ vay thanh toán công nợ, nợ của những đơn vị đã ngừng hoạt động va nợ của những đợn vị kinh doanh yếu kém nhiều năm chưa được tỏ chức , sắp xếp lại. Đã xử lí tài sản, thu bằng tiền được 325 triệu đồng của nhóm 1, NHCTVN cho xử lí nợ tồn đọng như nợ nhóm 2 được 6.538 triệu đồng. Đến cuối năm 2004 nợ tồn đọng Chi nhánh chi nhánh chỉ còn1 món duy nhất 50 triệu VND. - Về nợ quá hạn: Nợ quá hạn phát sinh trong năm 36.184 triệu đồng, đã thu được 30.960 triệu đòng, dư nợ quá hạn đến cuối năm 2004 chỉ còn 5.904 triệu đồng chiếm tỷ trọng 0,31% trên tổng dư nợ, so với kế hoạch dư nợ quá hạn của NHCTVN giao 11.000 triệu đồng thì đã giảm được 46%. - Về nợ gia hạn: Số dư nợ gia hạn của Chi nhánh thường xuyên ở mức cao, thời điểm thấp nhất cũng trên 30 tỷ đồng, cao nhất trên 130 tỷ đồng. Tính đến thời điểm 31/12/2004 là 116 tỷ đồng. Số liệu về nợ gia hạn đã thể hiện chất lương tín dụng của Chi nhánh còn chưa đạt yêu cầu, cần phải bám sát đơn vị để đôn đốc thu nợ. 1.3.3. Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế * Kinh doanh ngoại tệ: Chi nhánh đã chủ động khai thác các nguồn ngoại tệ mua của các đại lý, mua trên thị trường liên ngân hàng, mua của các doanh nghiệp, tự cân đối và được sự hỗ trợ của NHCTVN nên đã đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về ngoại tệ thanh toán Tổng doanh số mua bán đạt273.253.876 USD (kể cả các ngoại tệ khác qui đổi). So với năm trước tăng 33,19%. Cụ thể: - Doanh số mua: 137.011.253 USD, tăng 35.430.302 USD (+34,88%) - Doanh số bán: 136.242.623 USD, tăng 32.657.689 USD (+31,53%) * Thanh toán quốc tế: Khối lượng thanh toán quốc tế ngày càng tăng cả về số món và giá trị thanh toán. Chi nhánh đã đảm bảo được quyền lợi cho các bên mua bán trong thanh toán hàng nhập, hàng xuất và chuyển tiền. Các giao dịch thanh toán được thực hiện kịp thời, chính xác, không để xảy ra sai sót. Ngoài ra, chi nhánh còn tư vấn cho khách hàng lựa chọn các phương thức thanh toán thích hợp, phối hợp với các phòng khách hàng để áp dụng các chính sách phí dịch vụ và lãi suất phù hợp, thực hiện đúng qui trình nghiệp vụ theo quy định của Ngành, của Nhà nước. Khối lượng thanh toán cụ thể như sau: - Thanh toán hàng nhập: 118.327.659 USD, tăng 23,17% so với năm 2003. Trong đó: + Phát hành 828 L/C nhập khẩu với khối lượng 98.922.658 USD + Thanh toán 154 món nhờ thu trị giá 3.191.480 USD + Chuyển tiền đi: 766 món giá trị 16.213.521USD - Thanh toán hàng xuất: 13.284.183 USD tăng 65,12% so với năm trước Trong đó: + Thanh toán L/C xuất: 137 món giá trị 4.299.063 USD + Thanh toán nhờ thu: 75 món trị giá 3.985.120 USD + Nhận thanh toán T/T: 600 món trị giá 5.000.000 USD 1.3.4. Công tác kế toán thanh toán, kho quĩ và dịch vụ Sau một năm triển khai công tác hiện đại hoá ngân hàng theo chương trình Incas đến nay đã hoạt động ổn định, phát huy hiệu quả và không xảy ra mất mát tài sản. Tuy nhiên vào một số thời điểm vẫn còn xảy ra tình trạng giao dịch bị tắc nghẽn, khách hàng chưa hài lòng, phải chờ đợi lâu. * Công tác kế toán thanh toán: Đã có 2579 doanh nghiệp và cá nhân đến giao dịch, với hơn 10.000 tài khoản tiền gửi, tiền vay hoạt động theo chương trình hiện đại hoá, với khối lượng375.059 lượt chứng từ và trên 35.000 tỷ đồng thanh toán. Qua hoạt động thanh toán và đối chiếu số dư tiền gửi, tiền vay cuối năm 2004 chưa có trường hợp nào khách hàng khiếu kiện sai sót. * Công tác kho quĩ: Doanh số thu chi tiền mặt cả năm 2004 là 15.025 tỷ VND và 127 triệu USD (kể cả ngoại tệ khác được qui đổi). So với năm 2003 khối lượng VND tăng hơn 50% những vẫn bảo đảm an toàn tuyệt đối, lựa chọn tiền đủ tiêu chuẩn phục vụ khách hàng. Với đức tính liêm khiết, trung thực, cán bộ kiểm ngân đã trả cho khách hàng tiền nộp thừa 400 món bao gồm 445.673.000 VND, 4.951 USD và 1.000 EUR. Đã phát hiện và thu giữ được 802 tờ tiền giả có tổng mệnh giá là 51.790.000đ. Thực hiện nghiêm túc chế độ thu chi tiền mặt, chế độ xuất nhập kho, chế độ vận chuyển tiền và chế độ kiểm tra kho. Năm 2004 công tác tiền tệ, kho quĩ đã được an toàn tuyệt đối. * Hoạt động dịch vụ: Ngoài dịch vụ thanh toán, bảo hiểm, chi trả kiều hối, chuyển tiền thông qua Western Union, thanh toán séc du lịch, thẻ Visa Card, Master Card, thu đổi ngoại tệ. Năm 2004 Chi nhánh đã đẩy mạnh phát triển dịch vụ thanh toán thẻ, lắp đặt thêm 4 máy ATM đưa tổng số lên 6 may ATM vào hoạt động tại các điểm giao dịch thuận tiện. Phát hành thêm được1.032 thẻ, nâng tổng số thẻ Chi nhánh quản lí lên 1.606 thẻ, trong đó có 960 thẻ trả lương hàng tháng của 4 doanh nghiệp với doanh số 2.800 triệu đồng/tháng. Phát triển dịch vụ mới về dịch vụ giả ngân vốn ODA theo tài khoản đặc biệt, không những thu thêm được phí dịch vụ mà còn tạo nguồn vốn thanh toán và mua bán ngoại tệ. Đến cuối năm 2004 khi thời điểm tiếp nhận vốn có hiệu lực, đã có 3 dự án chuyển trên 7,3 triệu USD về Chi nhánh, chấm dứt tình trạng thiếu nguồn ngoại tệ của 2 tháng trước đó, lập lại thế chủ động về nguồn vốn ngoại tệ. Năm 2004 phí dịch vụ thu được 9.368 triệu đồng, vượt kế hoach 25%. 1.3.5. Công tác kiểm tra, kiểm soát Thường xuyên tiến hành kiểm tra, kiểm soát theo các chương trình kế hoạch của NHCTVN và của Chi nhánh trên tất cả các mặt nghiệp vụ. Kiểm tra 899 món có tổng dư nợ 1.414 tỷ đồng, kiểm tra 299 món bảo lãnh với gí trị 493 tỷ đồng; kiểm tra 680 món mua bán ngoại tệ, 165.253 chứng từ kế toán và 28.102 chứng từ tiết kiệm; đối chiếu nợ vay của một số khách hàng gửi tiền và vay vốn...không có chênh lệch, sai sót lớn. Kho quĩ được bảo đảm an toàn tuyệt đối. Tuy nhiên trong các mặt nghiệp vụ vẫn còn những sai sót cần phải chỉnh sửa qua kiến nghị của các đoàn kiểm tra tín dụng của NHCTVN; các đoàn kiểm toán Nhà nước, kiểm toán Quốc tế. 1.3.6. Công tác khác - Đã sắp xếp ổn định lại tổ chức các phòng nghiệp vụ, bổ nhiệm cán bộ và xây dựng các qui trình nghiệp vụ, đào tạo lại 180 lượt cán bộ, tổ chức 2 lớp tin học với trên 90 người tham gia, 100% cán bộ làm nghiệp vụ tín dụng tham gia bồi dưỡng kiến thức pháp luật, sổ tay tín dụng, tổ chức cho cán bộ kiểm ngân, thủ quĩ tập huấn về kiểm đếm, nhận biết tiền giả... - Thành lập mới QTK số 16 tại quận Tây Hồ – Hà Nội đưa vào hoạt động từ tháng 8/2004, đồng thời tiến hành khảo sát, nghiên cứu nâng cấp hoạt động theo tổ chức mô hình Phòng Giao dịch và đã được Tổng giám đốc NHCTVN phê duyệt cho Chi nhánh thực hiện. - Tổ chức thi nghiệp vụ tín dụng, kế toán, tài trợ thương mại theo kế hoạch của NHCTVN, xây dựng đề thi nghiệp vụ tín dụng và chuẩn bị cử cán bộ thi nghiệp vụ do NHNN Tp.HN tổ chức. - Kết hợp chặt chẽ với Công đoàn, Đoàn thanh niên phát động các đợt thi đua ngắn ngày, tổ chức tham gia các hội thi thể thao, biểu diễn văn nghệ trong hệ thống và khu vực, tổ chức cán bộ nhân viên học tập, tìm hiểu pháp luật phòng chống các tệ nạn xã hội, tổ chức lực lượng tự vệ, bảo vệ chuyên trách phòng cháy chữa cháy, hội thao dân quân tự vệ do Ban chỉ huy quân sự tổ chức...được các ngành các cấp của Thành phố và Quận đánh giá cao. Tóm lại: Nhờ phát triển đồng bộ có chất lượng về nguồn vốn, tín dụng và dịch vụ ngân hàng..., lợi nhuận hạch toáncả năm 2004 đạt 78,157 tỷ đồng, tăng 17,326 tỷ đồng so vớinăm 2003 (+28,5%), tăng 20,2% so với kế hoạch NHCTVN giao. Năm 2004 Chi nhánh đã được NHCTVN xếp loại là một trong những đơn vị xuất sắc của toàn hệ thống và đề nghị Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng hai. Các hoạt động tự vệ, phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc đều đưcợ cờ đơn vị dẫn đầu của quận Ba Đình. Công tác Công đoàn được đề nghị tặng cờ của Thủ tướng Chính phủ. 2. Tình hình hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Công thương Ba Đình Hà Nội Qua kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT Ba Đình trong năm 2004, ta thấy ngân hàng đã huy động được nguồn vốn lớn hơn nhiều so với năm 2003 và là một trong những ngân hàng có nguồn vốn huy động lớn. Từ năm 1995 đến nay hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT Khu vực Ba Đình liên tục được NHCTVN công nhận làmột trong những chi nhánh xuất sắc nhất trong hệ thống NHCTVN. Chi nhánh đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động của mình. Ngoài việc tập trung chú trọng phát triển các nghiệp vụ cơ bản thì ngân hàng còn đa dạng hoá các loại hình dịch vụ khác đem lại thu nhập cao cho ngân hàng. Bảo lãnh là một trong những nghiệp vụ quan trọng của ngân hàng, mặc dù đây là nghiệp vụ còn nhiều mới mẻ, nó chỉ mới thực sự có hiệu quả từ năm 2000 và đã tạo ra khoản thu nhập đáng kể cho ngân hàng. Trong những năm đầu thời kỳ chuyển đổi mô hình quản lí mới, ngân hàng đã gặp không tí những khó khăn trong việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh. Đối tượng chủ yếu được bảo lãnh là các doanh nghiệp truyền thống và có uy tín lâu năm trong quan hệ tín dụng. Trong những năm gần đây, bảo lãnh đã trở thành nghiệp vụ quan trọng không thể thiếu đối với ngân hàng. Qui mô bảo lãnh phát triển, hình thức được đa dạng, đối tượng được mở rộng, không chỉ với những công ty lớn có uy tín mà bất kể doanh nghiệp nào có đủ các điều kiện quy định đều được bảo lãnh. Bảo lãnh phát triển không những mang lại nguồn thu nhâp lớn cho Ngân hàng bằng việc thu phí bảo lãnh mà còn là nhân tố thúc đẩy nghiệp vụ tín dụng phát triển. Thông qua việc Ngân hàng đứng ra bảo lãnh để khách hàng vay vốn kinh doanh... hay thông qua chất lượng bảo lãnh mà uy tín của Ngân hàng tăng lên, và tất nhiên đã thu hút thêm nhiềudoanh nghiệp tham gia giao dịch với Ngân hàng. Như vậy bảo lãnh không những khẳng định tiềm lực tài chính vững mạnh của Ngân hàng mà còn khẳng định khả năng kinh doanh của Ngân hàng. Tuy nhiên việc quyết định hình thức bảo lãnh nào lại tuỳ thuộc vào khách hàng chứ không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của Ngân hàng. Ngân hàng dù phát triển đa dạng hoá các hình thức bảo lãnh, dù nghiệp vụ bảo lãnh có hoàn thiện mấy đi chăng nữa mà khách hàng không hiểu rõ tầm quan trọng của bảo lãnh, không có nhu cầu bảo lãnh thì nghiệp vụ bảo lãnh sẽ không mang lại thu nhập mong muốn cho Ngân hàng. Do vậy quyết định lựa chọn loại hình bảo lãnh nào phụ thuộc vào nhu cầu và các quan hệ phát sinh của khách hàng. Vì vậy, mặc dù các hình thức bảo lãnh của Ngân hàng rất đa dạng song hầu hết các món bảo lãnh phát sinh hiện nay của Ngân hàng chủ yếu là ngắn và trung hạn, còn dài hạn hầu như là không có. Các thành phần kinh tế chủ yếu xin bảo lãnh là các doanh nghiệp quốc doanh (chiếm trên 50%) còn lại là các Công ty tư nhân, Công ty TNHH,... NHCT Ba Đình cũng đã phân loại khách hàng theo tiêu thức phân loại doanh nghiệp: Loại 1 Doanh nghiệp hoạt động rất tốt, đạt hiệu quả cao và có triển vọng rất tôt, rủi ro thấp; Loại 2 Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tài chính lành mạnh, có tiềm năng phát triển, rủi ro thấp; Loại 3 Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, tuy nhiên còn hạn chế về nguồn lực tài chính và có những nguy cơ tiềm ẩn, rủi ro cao; Loại 4 Doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ , tình hình tài chính yếu, không có khả năng tự chủ về tài chính, có nguy cơ phá sản, rủi ro rất cao. Đối với mỗi khách hàng khác nhau, Ngân hàng sẽ có các hướng giả quyết khác nhau. Đối với những khách hàng hoạt động kinh doanh hiệu quả, nếu dự án thực hiện khả thi, Ngân hàng có thể xem xét bảo lãnh không có tài sản đảm bảo trong giới hạn cho phép. Đối với những khách hàng kinh doanh yếu kém, Ngân hàng thường không khước từ ngay yêu cầu bảo lãnh của khách hàng vì như vậy sẽ làm cho khách hàng co cảm nhận không tốt về Ngân hàng, từ đó có thể ảnh hưởng đến các mối quan hệ khác trong tương lai. Ngân hàng sẽ đưa ra những đề nghị đối với khách hàng để đảm bảo khả năng sử dụng vốn hiệu quả và an toàn, sau đó Ngân hàng sẽ bảo lãnh nếu như họ chấp nhận những yêu cầu của Ngân hàng. Đó là cơ hội để Ngân hàng thực hiện tốt hoạt động bảo lãnh cho khách hàng. Ngoài ra, NHCT Việt Nam đã qui định mức phí tối thiểu và đưa ra một khung phí bảo lãnh cho các ngân hàng và cho phép mỗi ngân hàng tự quyết định mức phí theo thực lực và quan hệ tín dụng của ngân hàng chi nhánh. 2.1. Doanh số hoạt động bảo lãnh Bảng2: Doanh số các nghiệp vụ tín dụng của NHCT Ba Đình năm 2003 và 2004. đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 So sánh 04- 03(%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Bảo lãnh 574,3 24,59 568 22,54 - 2,05 Cho vay 1703 72,92 1894 75,18 2,26 Chiết khấu 58,2 2,49 57,4 2,28 - 0,21 Cho thuê tài chính 0 0 0 0 Tổng 2335,5 100 2519,4 100 Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHCT Ba Đình năm 2003, 2004. Doanh số các nghiệp vụ tín dụng 2003 Hoạt động bảo lãnh là hoạt động tương đối lớn mạnh trong hoạt động tín dụng nói chung và nó đem lại nguồn thu nhập cao cho ngân hàng. Nhìn vào bảng biểu ta thấy, nguồn thu từ hoạt động bảo lãnh của năm 2004 giảm so với năm 2003 nhưng doanh số từ hoạt động này vẫn rất cao so với tổng doanh số từ hoạt động tín dụng mang lại. Doanh số hoạt động tín dụng NHCT Ba Đình năm 2003 đạt 2335,5 tỷ đồng, năm 2004 đạt 2519,4 tỷ đồng. Trong đó hoạt động bảo lãnh năm 2003 chiếm 24,59%, năm 2004 chiếm 22,54%. Như vậy nghiệp vụ bảo lãnh đã rất phát triển bên cạnh nghiệp vụ chính của ngân hàng là cho vay, doanh số của nó chiếm gần 30% so với doanh số cho vay. 25% 73% 2% 0% Bảo lãnh Cho vay Chiết khấu Cho thuê ài chính Doanh số các nghiệp vụ tín dụng 2004 75% 0% 23% 2% Bảo lãnh Cho vay Chiết khấu Cho thuê ài chính Khoản thu nhập từ hoạt động bảo lãnh là mức phí bảo lãnh mà khách hàng trả cho ngân hàng khi ngân hàng kí hợp đồng cam kết bảo lãnh cho khách hàng. Theo quy định thì mức phí bảo lãnh tối thiểu là 300.000 đồng và không vượt quá 2%/ năm tính trên số tiền mà ngân hàng đang bảo lãnh. Thông thường mức phí sẽ do các bên thoả thuận, và mức phí bảo lãnh mà NHCT Ba Đình áp dụng để kí kết với khách hàng là 1%/năm. Với doanh số bảo lãnh như trên thì thu nhập từ hoạt động bảo lãnh của chi nhánh năm 2003 và năm 2004 sẽ tương ứng là 5,743 tỷ đồng và 5,68 tỷ đồng. Cả thu nhập và doanh số bảo lãnh giảm đi không có nghĩa là hoạt động bảo lãnh của ngân hàng kém hiệu quả hơn, nguyên nhân có thể do tác động của thị trường tiền tệ, diễn biến của lạm phát, biến động về lãi suất, các chính sách về tỷ giá...đã ảnh hưởng đến hoạt động bảo lãnh,làm giảm doanh số và thu nhập của hoạt động này xuống. Tuy nhiên sự giảm sút này ảnh hưởng không đáng kể. Đây vẫn là mức thu nhập cao. Như vậy, ngân hàng sớm thấy được lợi ích của dịch vụ bảo lãnh, nên song song với việc nâng cao chất lượng của hoạt động tín dụng và kinh doanh có hiệu quả các loại hình dịch vụ khác thì ngân hàng đã chú trọng phát triển dịch vụ bảo lãnh để nâng cao lợi nhuận hoạch toán và nâng cao uy tín của ngân hàng trong tiến trình phát triển và hiện đại hoá ngân hàng. 2.2. Các hình thức bảo lãnh của NHCT Ba Đình Như chương đã trình bày, các hình thức bảo lãnh rất đa dạng, phong phú. Là một chi nhánh lớn mạnh như NHCT Ba Đình, với tiềm lực vốn đủ mạnh, đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực, phương tiện kỹ thuật hiện đại. NHCT Ba Đình đã thực hiện được nhiều hình thức bảo lãnh khác nhau đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Một số nghiệp vụ mà NHCT Ba Đình thường xuyên thực hiện cam kết với khách hàng là: - Bảo lãnh thanh toán - Bảo lãnh thực hiện hợp đồng - Bảo lãnh dự thầu - Bảo lãnh ứng trước - Một số hình thức bảo lãnh khác (bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thương phiếu, bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm,...). * Một là, Bảo lãnh thanh toán: NHCT Ba Đình là mộ chi nhánh nằm trong khu vực trung tâm, buôn bán sầm uất và bảo lãnh thanh toán là nghiệp vụ không thể thiếu đối với tất cả các ngân hàng. Nhưng hình thức bảo lãnh này chỉ mang lại cho NHCT Ba Đình một khoản thu nhỏ. Thậm chí, trong năm 2003 hình thức bảo lãnh này đã hầu như không thực hiện. Sang năm 2004 doanh số từ hình thức này chỉ đạt 4,5 tỷ đồng tương ứng với 0,79% trên tổng doanh số bảo lãnh. Nguyên nhân có thể do khách hàng không có nhu cầu về bảo lãnh thanh toán hoặc khách hàng cũng chưa thấy được tầm quan trọng của hình thức bảo lãnh này. Đây là mặt hạn chế của NHCT Ba Đình mà ngân hàng cần phải có giải pháp trong thời gian tới. * Hai là, Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: Đây là hình thức bảo lãnh mang lại khoản thu cao nhất cho NHCT Ba Đình. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng được thực hiện sau khi khách hàng trúng thầu các hợp đông về xâydựng, thiết kế hay cung cấp hàng hoá,... hình thức bảo lãnh nàyđảm bảo cho bên đối tác không bị tổn thất. Ngoài ra nó còn giúp cho bên đối tác loại trừ được những khách hàng không trung thực, không đủ khả năng tài chính, không đủ khả năng thực hiện hợp đồng và gây cho họ sự lãng phí về thời gian và tiền bạc. Đối với NHCT Ba Đình thì sẽ chứng tỏ được năng lực và uy tín của mình khi nhận bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Ngày nay, nền kinh tế thương mại và thị trường tiền tệ phát triển theo xu hướng quốc tế hoá sâu sắc, ngân hàng không chỉ kí kết các hợp đồng trong nước mà hợp tác với cả các đối tác nước ngoài và bảo lãnh với doanh số lớn. Trong năm 2004 giá trị của hình thức bảo lãnh này đạt 304,24 tỷ đồng chiếm 53,56% trên tổng giá trị bảo lãnh, trong đó bảo lãnh thực hiện hợp đồng trong nước chiếm 277,6 tỷ đồng, bảo lãnh thực hiện hợp đồng với nước ngoài chiếm 26,64 tỷ đồng. Như vậy, bảo lãnh thực hiện hợp đồng là một hình thức bảo lãnh quan trọng đã góp phần đáng kể vào việc gia tăng lợ nhuận hoạch toán cho NHCT Ba Đình. * Ba là, Boả lãnh dự thầu: Hình thức bảo lãnh này đảm bảo với chủ thầu rằng đơn dự thầu là một bản chào hàng chắc chắn và nhà thầu có đủ khả năng tài chính để thực hiện hợp đồng nếu trúng thầu. NHCT Ba Đình chấp nhận bảo lãnh dự thầu sẽ tạo điều kiện cho nhà thầu thắng thầu và thoả thuận được những điều khoản hợp đồng có lợi nhất, từ đó nâng cao được uy tín của ngân hàng. Tuy nhiên doanh số của hình thức bảo lãnh nay trong năm 2004 không cao là 27,75 tỷ đồng tương ứng là 4,89% trên tổng doanh số bảo lãnh. Đây là hình thức bảo lãnh không thể thiếu đối với NHCT Ba Đình. * Bốn là, Bao lãnh ứng trước: Đây cũng là một hình thức bảo lãnh phổ biến trong ngân hàng và cả người mua và người bán đều có nhu cầu về loại bảo lãnh này . nó cũng mang lại một nguồn thu không nhỏ cho NHCT Ba Đình. Giá trị bảo lãnh của NHCT Ba Đình trong năm 2004 là 43,7 tỷ đồng chiếm7,69% trong tổng giá trị bảo lãnh. Ngân hàng cần phát triển hình thức bảo lãnh này hơn nữa. * Năm là, Một số hình thức bảo lãnh khác: như bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thương phiếu, bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm....các hình thức bảo lãnh này mang lại cho ngân hàng một khoản thu khá cao. Năm 2004 doanh số là 187,81 tỷ đồng tương ứng 33,07% trong tổng doanh số bảo lãnh. Các hình thức bảo lãnh này đa dạng, tuy nhiên NHCT Ba Đình cũng chỉ là một chi nhánh trực thuộc nên sẽ không đáp ứng được hết mọi nhu cầu của khách hàng. Bảng 3: Doanh số các hình thức bảo lãnh của NHCT Ba Đình Loại bảo lãnh VND (tỷ đồng) USD EUR Cộng (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Nguyên tệ (nghìn) Qui đổi (tỷ đồng) Nguyên tệ (nghìn) Qui đổi (tỷ đồng) BL thanh toán 4,5 0 0 0 0 4,5 0,79 BL thực hiện HĐ 277,6 1,69 26,64 0 0 304,24 53,56 BL dự thầu 27,1 12 0,19 21,5 0,46 27,75 4,89 BL ứng trước 43,7 0 0 0 0 43,7 7,69 BLkhác 152,1 2,28 35,71 0 0 187,81 33,07 Tổng 568 100 Nguồn; Báo cáo ngoại bảng bảo lãnh năm 2004 của NHCT Ba Đình 2.3. Chất lượng bảo lãnh tại NHCT Ba Đình. Cùng với sự phát triển của Ngân hàng, qui mô bảo lãnh của Ngân hàng ngày càng mở rộng. Tuy nhiên nếu chỉ có qui mô thôi thì chưa đủ, đò hỏi phải đi kèm với qui mô là chất lượng của các khoản bảo lãnh được cấp. ở một khía cạnh nào đó, việc tăng qui mô cũng bao hàm sự nâng lên về chất lượng. Nhưng để thấy chất lượng tăng lên ở mức độ nào cần phải căn cứ vào một số các chỉ tiêu khác. Một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng bảo lãnh là doanh số trả thay cho khách hàng. Một bộ phận cấu thành nên nợ quá hạn của ngân hàng. Doanh số trả thay phản ánh rủi ro hoạt động bảo lãnh. Hoạt động bảo lãnh có hiệu quả khi mà không để xảy ra rủi ro, tức khách hàng không thực hiện cam kết theo hợp đồng với bên thứ ba. Điều đáng mừng là NHCT Ba Đình không để phát sinh bất cứ một khoản trả thay nào cả. Đây là kết quả đáng ghi nhận về sự nỗ lực của tập thể, đặc biệt là các cán bộ phòng Tài trợ thương mại làm việc hăng hái, sáng tạo nhưng luôn giữ đúng nguyên tắc bảo lãnh nên đã không để phát sinh nghĩa vụ trả thay cho khách hàng. Như vậy ta thấy rằng trong các năm gần đây, đối với tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế nói chung, ngân hàng đã không để phát sinh nghĩa vụ trả thay cho doanh nghiệp được bảo lãnh. Để có được kết quả đó, bên cạnh việc ngân hàng chỉ bảo lãnh cho các doanh nghiệp Nhà nước, tất cả các doanh nghiệp được ngân hàng bảo lãnh hiện nay đều là các doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả và có uy tín... Các doanh nghiệp bảo lãnh chủ yếu để giải quyết nhu cầu vốn ngắn hạn như mua hàng hoá, nguyên vật liệu, thanh toán hàng hoá, tham gia dự thầu,...nhưng vì đây là các doanh nghiệp hoạt động tốt, vòng quay vốn của họ rất lớn và nghiêm chỉnh trong việc thực hiện hợp đồng, do đó ngân hàng không phải thực hiện nghĩa vụ trả thay. 2.4. Những mặt hạn chế của bảo lãnh. 2.4.1. Hạn chế Bên cạnh những kết quả đạt được ở trên như qui mô và chất lượng bảo lãnh ngày càng cao, đem lại một phần thu nhập đáng kể cho Ngân hàng, qua đó góp phần xây dựng uy tín và hình ảnh tốt đẹp của Ngân hàng trong nền kinh tế. Những hạn chế này chủ yếu liên quan đến hoạt động mở rộng qui mô tín dụng, tuy nhiên không phải vì thế mà hoạt động bảo lãnh đối với các doanh nghiệp là không có những hạn chế. Trong năm vừa qua, hoạt động đã góp phần không nhỏ vào thu nhập của ngân hàng nhưng bên cạnh đó còn không ít thiếu sót đang tồn tại, đó là: - Tuy doanh số trả thay cho khách hàng là không phát sinh nhưng chưa phải là tốt đối với khách hàng. Điều này ảnh hưởng một cách gián tiếp đến khách hàng tới ngân hàng. Vô hình dung ngân hàng đã tạo một “rào cản” không một khách hàng nào “chạm tới” được. Bởi có được kết quả như vậy ngân hàng phải thực hiện tốt các khâu của mình. Mà như vậy thì không phải ngân hàng nào cũng đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng. Với cách nghĩ mình không đủ khả năng, các khách hàng sẽ dè dặt hơn khi có nhu cầu xin bảo lãnh, do vậy sẽ hạn chế việc mở rộng qui mô của ngân hàng. - Đối tượng khách hàng xin bảo lãnh chủ yếu là các doanh nghiệp quốc doanh,còn đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Điều này cho thấy ngân hàng chưa đa dạng hoá được khách hàng. Như vậy sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong giai đoạn cổ phần hoá và hiện đại hoá ngân hàng hiện nay. Đồng thời trong giai đoạn này khi đất nước ta đã kí hiệp định thương mại Việt- Mỹ, tiếp đến là gia nhập tổ chức WTO, và gần hơn là gia nhập AFTA, các doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh với hàng hoá nước ngoài, điều đó cũng đồng nghĩa với việc ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng khó khăn. - Ngân hàng chưa có sự chủ động trong việc tìm kiếm nhiều khách hàng lớn và những dự án lớn, mà chủ yếu là theo sự chỉ đạo của ngân hàng cấp trên. Do vậy, đôi khi ngân hàng còn thiếu sự linh hoạt trong các dự án. - Không ít khách hàng còn chưa hiểu hết tầm quan trọng của bảo lãnh đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Do vậy khách hàng chưa đánh giá chính xác vai trò của bảo lãnh, dẫn đến ngân hàng còn hạn chế trong hình thức bảo lãnh, các hình thức chưa thực sự phát triển và đem lại phí thu cao cho ngân hàng. 2.4.2. Nguyên nhân Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những tồn tại hạn chế này, trong đó có thể nêu ra một số những nguyên nhân chính sau đây: Thứ nhất, nguyên nhân chủ quan: những nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng. Điều đầu tiên có thể nhận thấy rất rõ là trụ sở của ngân hàng nhỏ hẹp, không thuận tiện cho việc giao dịch của khách hàng, đang ngày càng bộc lộ những bất lợi cho ngân hàng trong quan hệ giao dịch và tiếp thị khách hàng. Ngoài ra, trong giai đoạn đầu hiện đại hoá ngân hàng, một số cán bộ nhân viên vẫn còn bị động, lúng túng, chưa bắt kịp với yêu cầu của ngân hàng, mặt khác lại tỏ ra thiếu kinh nghiệm trong giao tiếp, tiếp thị và gợi mở nhu cầu cho khách hàng. Đồng thời, Ngân hàng mới chỉ thực hiện tốt việc củng cố thị trường bạn hàng truyền thống mà chưa phát triển hiệu quả từ quan hệ bạn hàng này sang các doanh nghiệp “vệ tinh” xung quanh họ. Đó là do công tác marketing của ngân hàng chưa thực sự tốt. Bên cạnh đó công tác thu thập và xử lí thông tin còn hạn chế. Như chúng ta đều biết, nhu cầu về bảo lãnh của các doanh nghiệp thường là rất lớn nhưng vốn tự có của NHCT Việt Nam thấp và những ràng buộc trong qui chế bảo lãnh của NHNN (tổng dư nợ bảo lãnh đối với một khách hàng không được vượt quá15% vốn tự có của tổ chức tín dụng) khiến Ngân hàng bỏ lỡ nhiều cơ hội đầu tư vào dự án lớn, vào khách hàng có nhu cầu lớn. Trong khi vốn huy động được vẫn còn dư thừa mà vẫn phải chuyển nhu cầu vốn đó cho các NHTM khác. Thứ hai, nguyên nhân khách quan: thuộc về khách hàng, một trong những nguyên nhân ảnh hưởng lớn đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng là do năng lực yếu kém của khách hàng. Vẫn biết doanh nghiệp hầu hết là những doanh nghiệp có công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có trình độ quản lí giỏi. Chính vì vậy, ngân hàng không thể bảo lãnh cho những doanh nghiệp yếu kém trong quản lý điều hành, điều này sẽ làm cho đồng vốn của ngân hàng không được sử dụng hiệu quả, thậm chí có thể bị sử dụng sai mục đích, từ đó làm ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn của ngân hàng khi có rủi ro xảy ra. Ngoài ra, những nguyên nhân khách quan như sự cạnh tranh của các ngân hàng khác trong và ngoài địa bàn hoạt động của ngân hàng , hay môi trường kinh tế xã hội, môi trường pháp lí... cũng là những nhân tố không nhỏ hạn chế sự hoạt động của bảo lãnh. Tóm lại, trong bất kì một lĩnh vực hoạt động nào bao giờ cũng có những vướng mắc khó khăn cần tháo gỡ. Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng là quan hệ rất phức tạp và có nhiều khó khăn. Vấn đề là ở chỗ phải thấy được những khó khăn, vướng mắc đó trong hoạt động của ngân hàng để tìm ra những biện pháp xử lí phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho những đồng vốn mà ngân hàng cung cấp. Đối với NHCT Ba Đình cũng vậy, những khó khăn hạn chế nêu trên cần sớm được khắc phục để hoạt động của ngân hàng ngày càng đạt hiệu quả cao hơn. Chương 3 Giải pháp nâng cao hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng công thương ba đình. 1. Định hướng kinh doanh của NHCT Ba Đình . 1.1. Định hướng của NHCT Việt Nam trong thời gian tới. Quán triệt chủ trương của Đảng, Chính phủ và NHNN về chiến lược phát triển ngành Ngân hàng trong giai đoạn 2001-2010, NHCT Việt Nam đã triển khai xây dựng chiến lược phát triển 10 năm như sau: Một là, cơ cấu lại tài sản có, khẩn trương giải quyết các tài sản không sinh lợi từ nợ quá hạn, nợ khó đòi, nợ bảo lãnh trả thay, nợ khác; đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, mở rộng qui mô hoạt động; đưa tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu thực chất xuống dưới mức 5% tổng dư nợ cho vay và đầu tư. Để giải quyết vấn đề này, ngoài sự chủ động tích cực của NHCT Việt Nam, còn cần phải có các chính sách, sự can thiệp của Đảng, Chính phủ và sự hỗ trợ của các ngành, các cấp... Hai là, cơ cấu lại tổ chức, bộ máy. Đổi mới và hoàn thiện bộ máy tổ chức kinh doanh phù hợp với cấu trúc của một NHCT hiện đại, với trình độ, kỹ thuật công nghệ hiện đại, kinh doanh đa chức năng theo nguyên tắc thương mại và định hướng thị trường. Xây dựng bộ máy quản lí tinh gọn, hiệu quả. Trong đó, quan trọng là giải quyết vấn đề dư thừa lao động, không giải quyết được vấn đề chất lượng lao động, chất lượng cán bộ quản lí, cán bộ điều hành thì không đáp ứng được yêu cầu của đổi mới và phát triển. Ba là, đổi mới và hoàn thiện cơ chế hoạt động kinh doanh. Xây dựng hệ thống cơ chế nghiệp vụ kỹ thuật chuyên môn, cơ chế tài chính tiền lương, đào tạo... vừa phát huy được nội lực, vừa tạo ra được động lực phù hợp với thực tế của Việt Nam, tèng bước hội nhập với sự phát triển của khu vực và thế giới Với phương châm “phát triển an toàn và hiệu quả và chuẩn bị bước sang giai đoạn hai của chương trình hiện đại hoá trong toàn hệ thống ngân hàng, trong năm 2005 NHCT Việt Nam tiếp tục tập trung vào một số lĩnh vực trọng tâm cụ thể: Thứ nhất, Tăng cường công tác huy động vốn, đa dạng hoá các hình thức huy động tiền gửi với nhiều tiện ích cho người gửi tiền, phấn đấu đạt chỉ tiêu tăng trưởng nguồn vốn của NHCT từ 15 đến 18% cho cả năm. Thứ hai, Mở rộng tín dụng trên cơ sở đảm bảo chất lượng an toàn, hiệu quả, bền vững, không để phát sinh tăng các khoản nợ quá hạn khó đòi. Dự kiến tốc độ tăng trưởng khoảng 13 đến 15% cho cả năm. Thứ ba, Tiếp tục nỗ lực xử lý hết số tài sản đảm bảo còn lại, giải quyết dứt điểm nợ tồn động theo Đề án. Thứ tư, Tiếp tục cải cách bộ máy tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý, điều hành kinh doanh. Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát từ Hội sở chính đến các chi nhánh nhằm đảm bảo phát triển an toàn và đúng định hướng. Thứ năm, Tiếp tục triển khai giai đoạn hai chương tình hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán, hoàn thành mở rộng phát triển trong toàn hệ thống NHCT trong năm 2005, đồng thời nghiên cứu ứng dụng các sản phẩm dịch vụ mới, mở rộng cung ứng các loại hình dịch vụ tài chính ngân hàng cho nền kinh tế. Thứ sáu, Đặc biệt coi trọng công tác cán bộ, tăng cường đào tạo bồi dưỡng cán bộ, đảm bảo cán bộ có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, có đủ bản lĩnh và năng lực chuyên môn để thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới của NHCT Việt Nam. 1.2. Định hướng kinh doanh của NHCT Ba Đình năm 2005. 1.2.1. Mục tiêu năm 2005 Với kết quả kinh doanh đã đạt được trong năm 2004 của Chi nhánh và những định hướng chỉ đạo thực hiện mục tiêu của NHCT Việt Nam. Chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2005 như sau: - Tổng nguồn vốn huy động tăng từ 10% đến 15% so với năm 2004 - Tổng dư nợ cho vay tăng từ 15% đến 20% so với năm 2004 - Nợ qua hạn dưới 1% - Lợi nhuận hạch toán cao hơn năm 2004 1.2.2. Những biện pháp chủ yếu - Tiếp tục nâng cao trình độ và phong cách giao dịch của cán bộ nhân viên, nhất là tại các Quỹ tiết kiệm. áp dụng công cụ lãi suất và các hình thức huy động vốn; đẩy mạnh công tác tiếp thị, có chính sách thích hợp đối với từng khách hàng có tiền gửi lớn. Chủ động tìm hiểu, tiếp cận và vận động những khách hàng có tiềm năng tiền gửi về gửi vốn tại chi nhánh. Mặt khác triển khai kịp thời các kế hoạch huy động vốn của NHCT Việt Nam nhằm mục tiêu tăng trưởng nguồn vốn theo kế hoạch đề ra. - Thực hiện nghiêm túc qui trình nghiệp vụ; bám sát hướng dẫn tại Sổ tay tín dụng. Tăng tỷ trọng cho vay đối với các doanh nghiệp hoạt động trong khu vực ngoài quốc doanh; tư nhân, cá thể, đồng thời tăng tỷ trọng cho vay có tài sản bảo đảm để đảm bảo mục tiêu tín dụng phát triển bền vững và hiệu quả. - Định kì phân tích, đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính doanh nghiệp, xếp hạng khách hàng. Kiên quyết giảm dư nợ đối với những đơn vị có tình hình sản xuất kinh doanh thua lỗ, tài chính yếu kém. - Tích cự thu nợ, xử lý dứt điểm nợ quá hạn từ năm 2004 còn tồn tại, không để có nợ tồn đọng mới. - Phát triển khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ ATM, Cash Card, Visa Card, Master Card, Western Union.... đồng thời tiếp tục khai thách các dự án ODA của các Bộ, Ngành về Chi nhánh giải ngân nhằm tăng nguồn ngoại tệ và tỷ trọng thu phí dịch vụ ngân hàng. - Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong tất cả các nghiệp vụ, đặc biệt là trong nghiệp vụ tín dụng, kế toán giao dịch và tiết kiệm. - Kết hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể xây dựng các phong trào thi đua và hoạt động văn hoá, thể thao... tạo không khí thi đua sôi nổi trong cán bộ nhân viên, góp phần tích cực hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh năm 2005. 2. Một số giải pháp nâng cao hoạt động bảo lãnh tại NHCT Ba Đình 2.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Công thương Việt Nam 2.1.1. Đưa ra một mức phí hợp lý Việc áp dụng một mức phí bảo lãnh thống nhất tối thiểu là 300.000 nghìn đồng đến 2%/năm doanh số cam kết đối với mọi khoản bảo lãnh là chưa phù hợp với chính sách ưu đãi của ngân hàng đối với khách hàng có quan hệ tín dụng tốt với ngân hàng, đồng thời mức phí này cũng chưa tạo ra được sự khác biệt về mức độ rủi ro của từng khoản bảo lãnh. Mặt khác, trong hoạt động bảo lãnh đơn vị xin bảo lãnh phải chịu hai mức phí vốn vay cùng một lúc đó là lãi suất vay vốn và phí bảo lãnh ngân hàng. Lãi suất vay vốn thường rất khác biệt, nó phụ thuộc vào quan hệ bạn hàng giữa đơn vị vay và bên cho vay. Trong một số trường hợp, lãi suất tiền vay mà đơn vị vay phải trả là khá cao lại cộng với phí bảo lãnh làm cho lãi suất thực tế phải trả quá cao khiến cho đơn vị vay vốn khó có thể sử dụng hiệu quả nguồn vốn đi vay. Vì vậy, NHCT Việt Nam nên chăng chỉ qui định mức phí bảo lãnh tối thiểu và một khung mức phí bảo lãnh và để cho chi nhánh được quyền xác định một mức phí bảo lãnh phu hợp trong từng trường hợp cụ thể tuỳ theo thực lực của ngân hàng và đối tượng khách hàng, quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng, và mức độ rủi ro mà ngân hàng phải chịu khi nhận bảo lãnh. Mức phí bảo lãnh này không chỉ phản ánh đưcợ mức độ rủi ro của khoản bảo lãnh mà còn phải đảm bảo ngân hàng có lợi khi nhận bảo lãnh. 2.1.2. Xem xét để đưa ra một tỷ lệ trích quỹ bảo lãnh hợp lý Ngân hàng Nhà nước đã có hướng dẫn trích lập quỹ bảo lãnh để phòng ngừa rủi ro trong hoạt động bảo lãnh. Nhưng việc trích lập này chỉ được phép trích 5% trên tổng số tiền bảo lãnh. Trong khi đó mức độ rủi ro lại xảy ra lớn gấp nhiều lần mức trích quỹ này. Nên chăng ngân hàng cấp trên cho phép các chi nhánh được phép trích thêm từ lợi nhuận hoặc từ các hoạt động bất thường khác... Trong trường hợp quỹ này quá lớn, ngân hàng có thể trích một phần quỹ này sang bổ xung cho vn kinh doanh của ngân hàng. Làm như vậy vừa tránh cho ngân hàng khỏi bị động trong trường hợp rủi ro bảo lãnh xảy ra vừa hạn chế được tình trạng các ngân hàng phải đi xin cấp thêm vốnở ngân hàng TW. 2.1.3. Không nhất thiết phải yêu cầu tài sản thế chấp đối với tất cả các Ngân hàng bảo lãnh Theo quy định các doanh nghiệp muốn ngân hàng bảo lãnh nhất thiết phải có tài sản thế chấp. Trong điều kiện các doanh nghiệp Việt Nam vốn nhỏ, tài sản cố định lạc hậu, và đã hết khấu hao, mặt khác việc dùng tài sản cố định, bất động sản thế chấp thường rất khó phát mại.... Thiết nghĩ tài sản thế chấp chỉ là sự đảm bảo cuối cùng về mức độ an toàn của khoản bảo lãnh. Ngân hàng thực hiện bảo lãnh đau phải nhằm mục đích thu hồi và phát mại tài sản thế chấp, đó không phải là mục đích cuối cùng của ngân hàng, mà mục đích của các khoản bảo lãnh là làm tăng thêm thu nhập cho ngân hàng, củng cố niềm tin cho khách hàng và thu hút thêm khách hàng đến với ngân hàng đồng thời mở ra cơ hội kinh doanh cho chính khách hàng. Cơ sở đầu tiên và quan trọng để ngân hàng quyết định thực hiện bảo lãnh là lòng tin và khả năng,uy tín của doanh nghiệp, tin vào sự trung thực, sòng phẳng của doanh nghiệp... Vì vậy vấn đề tài sản thế chấp ngân hàng nên thực hiện một cách linh hoạt hơn, vì nếu áp dụng hình thức tài sản thế chấp cứng nhắc chắc chắn sẽ xảy ra tình trạng khai khống giá trị tài sản cốt sao để có thể nhận được khoản bảo lãnh của ngân hàng và như vậy rủi ro xảy ra lại càng nghiêm trọng hơn. Do đó, vấn đề quan trọng là đảm bảo an toàn cho khoản bảo lãnh đó là việc tập trung vào thẩm định và nghiên cứu nhu cầu xin bảo lãnh, tính khả thi và hiệu quả của các khoản bảo lãnh. 2.2. Đối với Ngân hàng Công thương Ba Đình Hoạt động trong môi trường cạnh tranh gay gắt, sự nghiệp phát triển của NHCT Ba Đình đang đứng trước thời cơ và thử thách to lớn. Đó là những khó khăn, hạn chế và cả những thử thách mà ngân hàng đang phải đương đầu để vượt qua. Nhưng với một đội ngũ cán bộ có trình độ, được chọn lọc và qua thử thách cùng với bề dày kinh nghiệm trong công tác quản lý điều hành của ban lãnh đạo, ngân hàng đã nỗ lực phấn đấu đi lên, vượt qua mọi khó khăn ngày càng khẳng định được uy tín và vị thế của mình, xứng đáng là một trong những chi nhánh xuất sắc nhất của NHCT Việt Nam. Để đạt được kết quả như vậy, trong thời gian qua, bên cạnh việc thực hiẹn các nghiệp vụ cơ bản là cho vay, nhận gửi và thanh toán, ngân hàng phải có những giải pháp hợp lý mở rộng và nâng cao hoạt động bảo lãnh để chống rủi ro, hạn chế nợ quá hạn mới phát sinh và nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng. 2.2.1. Nâng cao hạn mức bảo lãnh và thực hiện hợp đồng bảo lãnh Việc quy định hạn mức bảo lãnh thực chất là một hình thức đảm bảo cho hoạt động bảo lãnh của ngân hàng. Với hạn mức bảo lãnh khác nhau đối với từng đối tượng khác nhau, ngân hàng cần có các biện pháp phân tích rõ ràng để mang lại lợi ích cho ngân hàng và khách hàng là lớn nhất. Hạn mức bảo lãnh có thể cao hơn nữa so với hạn mức cho vay, do vậy độ rủi ro sẽ cao hơn nhưng sẽ thu hút được nhiều dự án, nhiểu khách hàng hơn và đem lại lợi nhuận nhiều hơn. Cần nâng cao hạn mức đối với những đối tượng không phải là Tổng Công ty 90,91; thành viên Tổng Công ty 90,91; Doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ... Đối với những trường hợp bảo lãnh quá hạn mức cho phép thì ngân hàng cần phải phối hợp với ngân hàng khác để thực hiện đồng bảo lãnh. Song vấn đề đạt ra là thiếu thông tin giữa các ngân hàng nhận bảo lãnh vì thông thường mỗi khách hàng chỉ giao dịch chủ yếu với một ngân hàng. Mặt khác, trong quá trình bảo lãnh vấn đề quyền hạn giữa các ngân hàng thực hiện đồng bảo lãnh chưa được xác định rõ ràng, do vậy cong khó khăn trong việc nhận đồng bảo lãnh. Chi nhánh cần phải có những biện pháp để tìm hiểu thông tin tích luỹ thành hồ sơ khách hàng để năm chắc khả năng kinh doanh của họ, thường là một ngân hàng làm đầu mối quy định rõ mức bảo lãnh và vay nợ tối đa của khách hàng theo vốn chủ sở hữu. 2.2.2. Xây dựng chiến lược khách hàng Trong chiến lược khách hàng của mình, hiện nay NHCT Ba Đình đang chú trọng vào các chính sách ưu đãi để thu hút và tăng trưởng bảo lãnh đối với các dự án lớn, các doanh nghiệp lớn của Nhà nước. Điều đó dễ hiểu vì yêu cầu đảm bảo về bảo lãnh trong điều kiện môi trường kinh tế, môi trường pháp lụât còn được coi là thiếu đồng bộ, nhất quán và thiếu khả năng thực thi. Tuy nhiên trong xu thế đầu tư nước ngoài ngày càng tăng như hiện nay, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ dần chiếm lĩnh thị phần lớn và chiếm tỷ trọng cao hơn so với các doanh nghiệp quốc doanh. Trong cơ chế thị trường, để cạnh tranh với các ngân hàng khác, bản thân ngân hàng phải tự tìm khách hàng cho mình chứ không thể chỉ ngồi chờ khách hàng tự tìm đến với ngân hàng. Nếu không có một chính sách khách hàng hợp lí thì ngân hàng sẽ không thể theo kịp tốc độ phát triển của các doanh nghiệp này và sẽ đánh mất một bộ phận khách hàng tiềm năng có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển của ngân hàng. Để xây dựng được một chiến lược khách hàng cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp lý, ngân hàng cần bám sát nội dung sau: - Nhằm bảo toàn và đem lại hiệu quả cho đồng vốn của mình, Ngân hàng sớm coi doanh nghiệp Nhà nước là khách hàng mục tiêu và thực tế là tỷ phần tín dụng của khu vực này chiếm ưu thế tuyệt đối trong thời gian qua. Ngân hàng cần nhận thấy rằng lượng vốn tín dụng đổ cho khu vực này đang trở nên bão hoà. Tuy nhiên, ba năm trở lại đây đã có nhiều thay đổi trong khu vực kinh tế quốc doanh. Số lượng các DNNN đã giảm đi, các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đã phát triển mạnh về qui mô và số lượng. Hiện nay, ngân hàng không chỉ chú trọng bảo lãnh các dự án lớn của các Tổng Công ty, DNNN, mà còn mở rộng bảo lãnh cho tất cả các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang rất có triển vọng. - Để thực hiện mở rộng thị trường, ngân hàng phải tiến hành đồng bộ, tuần tự các phần việc của một mar keting tổng hợp, bắt đầu từ nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu của khách hàng, phân đoạn thị trường, đưa ra kế hoạch sản phẩm, thiết lập các kênh phân phối (các quỹ tín dụng), thực hiện các biện pháp xúc tiến thương mại và các biện pháp hỗ trợ cho khách hàng... Về lâu dài, công tác marketinh phải được chuyên môn hoá cho một phòng ban cụ thể, nhưng trước mắt nó phải được quán triệt và triển khai ở mọi bộ phận của ngân hàng, đặc biệt là những bộ phận trực tiếp giao dịch với khách hàng. - Tạo lập những mối quan hệ thân tín, lâu dài với khách hàng. Để làm được điều này, trước tiên ngân hàng phải trở thành người bạn đồng hành trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là dựa vào những lợi thế của mình như thông tin, trình độ công nghệ kỹ thuật... Ngân hàng có thể góp ý, tư vấn, hướng dẫn khách hàng lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế, thậm chí cùng với khách hàng tham gia váo hoạt động sản xuất kinh doanh, luôn sát cánh bên cạnh doanh nghiệp trong những lức doanh nghiệp gặp khó khăn. Những việc làm này có thể vừa giúp cho ngân hàng kiểm soát được tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng vừa giúp đỡ cho khách hàng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Bên cạnh đó, ngân hàng nên có các chính sách ưu đãi đối với khách hàng truyền thống để khuyến khích họ luôn đến với ngân hàng trước tiên khi có nhu cầu về bảo lãnh. Từ đó ngân hàng sẽ xây dựng được một mối quan hệ tôt với khách hàng, làm cho hoạt động tín dụng trở nên thuận tiện, đơn giản, độ rủi ro được giảm bớt, thông qua đó ngân hàng sẽ củng cố và nâng cao uy tín của mình, tăng khả năng thu hút được nhiều khách hàng mới. - Để khách hàng tìm đến ngân hàng xin bao lãnh, Ngân hàng phải xây dựng được một hình ảnh đẹp về mình trên thị trường. Muốn vậy phải tăng cường các hoạt động trên các phương tiện thông tin đại chúng để ngân hàng tự giới thiệu về mình với khách hàng. Có thể nói rằng cho đến nay trong suy nghĩ của một bộ phận dân cư còn chưa hiểu đầy đủ về ngành ngân hàng. Đối với họ dù đã hội đủ điều kiện vay vốn ngân hàng thì họ vẫn con ngại tiếp cận vay vốn ngân hàng. Một phần của nguyên nhân này là do ấn tượng về người tín dụng thời bao cấp là thái độ hách dịch, cửa quyền...., mặt khác là do thông tin họ nhận được về ngân hàng là rất hạn chế. Vì vậy, quảng bá hình ảnh của ngân hàng mình là điều rất cần thiết. - Bên cạnh đó, Ngân hàng phải tạo điều kiện để khách hàng mới đến trực tiếp giao dịch với khách hàng. Đây là hình thức quảng cáo đơn giản và ít tốn kém nhưng mang lại hiệu quả cao nhất. Trong con mắt của khách hàng, người cán bộ tín dụng trực tiếp giao dịch với khách hàng chính là hình ảnh của ngân hàng. Vì vậy, phong cách làm việc của người cán bộ tín dụng đòi hỏi phải văn minh lịch sự, ân cần, săn sàng tư vấn, giúp đỡ khách hàng về những vấn đề mà ngân hàng đang quan tâm, người cán bộ giỏi nghiệp vụ chưa đủ mà còn phải nắm bắt được tâm lí khách hàng. Ngân hàng cần tích cực tiếp xúc, phỏng vấn khách hàng, điều tra thu thập thông tin từ phía khách hàng một cách nhanh chóng đồng thời hướng dẫn cho khách

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình.pdf
Tài liệu liên quan