Luận văn Hoàn thiện tổ chức lao động của phân xưởng Kho Bến 3

Tài liệu Luận văn Hoàn thiện tổ chức lao động của phân xưởng Kho Bến 3: LUẬN VĂN: Hoàn thiện tổ chức lao động của phân xưởng Kho Bến 3 Lời nói đầu Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, sản xuất than là một ngành công nghiệp quan trọng, trong đó đặc biệt là cho đất nước một nguồn ngoại tệ không nhỏ và nó cũng là nguồn thu nhập chính của công nhân vùng mỏ. Khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường và nhất là hiện nay đang thực hiện công cuộc Cồng nghiệp hoá và hiện đại hoá, ngành than càng được củng cố và phát triển. Công ty CTT.Ô là một doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng Công ty TVN, hoạt động trong cơ chế thị trường đầy đủ khó khăn và thử thách. Song với sự nỗ lực vươn lên của cán bộ công nhân dơn vị, Công ty TTC.Ô đã khẳng định được mình, sản xuất kinh doanh có lãi, chăm lo đời sống cán bộ công nhân, hoàn thành tốt nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thành công đó là Công ty đã xác định đúng mục tiêu sản xuất kinh doanh. Để đứng vững trên thị trường Công ty ...

pdf147 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1061 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Hoàn thiện tổ chức lao động của phân xưởng Kho Bến 3, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Hoàn thiện tổ chức lao động của phân xưởng Kho Bến 3 Lời nói đầu Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, sản xuất than là một ngành công nghiệp quan trọng, trong đó đặc biệt là cho đất nước một nguồn ngoại tệ không nhỏ và nó cũng là nguồn thu nhập chính của công nhân vùng mỏ. Khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường và nhất là hiện nay đang thực hiện công cuộc Cồng nghiệp hoá và hiện đại hoá, ngành than càng được củng cố và phát triển. Công ty CTT.Ô là một doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng Công ty TVN, hoạt động trong cơ chế thị trường đầy đủ khó khăn và thử thách. Song với sự nỗ lực vươn lên của cán bộ công nhân dơn vị, Công ty TTC.Ô đã khẳng định được mình, sản xuất kinh doanh có lãi, chăm lo đời sống cán bộ công nhân, hoàn thành tốt nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thành công đó là Công ty đã xác định đúng mục tiêu sản xuất kinh doanh. Để đứng vững trên thị trường Công ty đã tính đến hiệu quả sản xuất kinh doanh thông qua các hình thức giá cả, giá thành, lợi nhuận, chi phí và chất lượng sản phẩm. Thường xuyên so sánh đầu ra với đầu vào của quá trình sản xuất. Trong những năm gần đây Công ty TTC.Ô không ngừng bám sát mở rộng thị trường trong nước và quốc tế tự đó có những giải pháp năng động sát thực tế, mở rộng sản xuất, nâng cao được sản lượng sản xuất và tiêu thụ đáp ứng được sự đa dạng của chủng loại chất lượng, sản phẩm được nâng cao rõ rệt. Công ty đã phải phát huy được tối đa các năng lực sẵn có trong đó công tác tổ chức cán bộ, quản lý điều hành sản xuất, sử dụng lao động, máy móc thiết bị, nguyên nhiên liệu được coi là vô cùng quan trọng. Với ý nghĩa đó và thực trạng sản xuất kinh doanh của Công ty TTC.Ô cùng với sự nhất trí của giáo viên hướng dẫn, em đã chọn đề tài "Hoàn thiện tổ chức lao động của phân xưởng Kho Bến 3" Trên cơ sở phân tích những khâu mạnh, khâu còn yếu trong tổ chức sản xuất. Từ đó đề xuất một số biện pháp phù hợp hơn nhằm nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất, sử dụng tốt lao động, giải pháp hợp lý với lao động dôi dư, nâng cao thu nhập, môi trường làm việc cho cán bộ công nhân viên đơn vị. Nội dung chính của đồ án gồm 3 chương: Chương 1: Tình hình chung và các điều kiện sản xuất chủ yếu của Công ty TTC.Ô Chương 2: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TTC.Ô năm 2003 Chương 3: Hoàn thiện công tác tổ chức lao động của phân xưởng Kho Bến 3. Chương 1 Tình hình chung và các điều kiện sản xuất chủ yếu của Công ty TTC.Ô 1.1. Điều kiện vật chất kỹ thuật của sản xuất 1.1.1. Điều kiện địa chất tự nhiên 1.1.1.1. Vị trí địa lý: Công ty TTC.Ô nằm trong khu vực Cẩm Phả - Quảng Ninh cách thị xã Cẩm Phả 9km về phía Đông Bắc, thuộc kinh tuyến 107022", vĩ tuyến 21002" trên địa hình đồi núi ven biển. Tổng chiều dài mặt bằng của Công ty là 2,3km, chiều rộng trung bình là 0,6km. Địa hình trong mặt bằng Công ty là bằng phẳng, nằm trên bờ vịnh Bái Tử Long và song song với đường quốc lộ 18A, có cảng bốc rót than cho tầu biển có trọng tải đến 6 vạn tấn ra vào bốc rót than an toàn Các Công ty than cung cấp sản lượng than nguyên khai lớn như: Đèo Nai, Cọc Sáu, Cao Sơn, Mông Dương, Khe Chàm, có thể khai thác lâu dài. Công ty có tuyến đường sắt, đường bộ vận tải bằng ô tô rất thuận lợi, cung bộ vận chuyển ở (Hình 1- 1), xa nhất là mỏ Khe Chàm không quá 13km, gần nhất là mỏ Cọc Sáu không quá 6km. Với những điều kiện địa lý như trên Công ty TTC.Ô thích ứng là nơi sáng tuyến, tập kết, bốc rót tiêu thụ than với sản lượng lớn 1.1.1.2. Điều kiện khí hậu: Công ty TTC.Ô nằm trong vùng Đông Bắc thuộc tỉnh Quảng Ninh nên thuộc miền khí hậu nhiệt đới ven biển, chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa mưa: Kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, lượng mưa vào mùa hè chiếm 90% lượng mưa cả năm, các công ty khai thác mỏ cũng nằm trong miền khí hậu nhiệt đới, do vậy ảnh hưởng rất lớn công tác khai thác mỏ nói chung và vận chuyển than nguyên khai từ các mỏ về Công ty TTC.Ô nói riêng, ảnh hưởng rất lớn đến việc sàng tuyến, bảo vệ than sạch trong kho, hao hụt, mất mát do mưa bão, mất phẩm chất do bị phong hoá, nhiệt độ trung bình vào mùa này là 330C. Người công nhân nếu phải làm việc ngoài trời thì hiệu quả sẽ kém, năng suất lao động giảm. Mùa khô: Kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình về mùa này là 200C, độ ẩm tương đối là 9,6%. Về mùa này việc khai thác than ở các mỏ có nhiều thuận lợi, sản lượng tăng cao ở các mỏ. 1.1.1.3. Dân cư và trình độ dân trí: Theo số liệu điều tra dân số gần đây nhất trên đại bàn Phường Cửa Ông có khoảng hơn 2 vạn người. Trong đó 98% là dân tộc kinh, còn lại là các dân tộc Sán Dìu, Hoa Kiều…. Trình độ tiếp thu khoa học kỹ thuật cao. Cán bộ công nhân trong Công ty chủ yếu cư trú ở địa bàn Phường Cửa Ông, thuận tiện cho sinh hoạt và đi làm. Ngoài ra trên địa bàn còn có nhiều cơ quan, xí nghiệp cùng hoạt động sản xuất kinh doanh trong và ngoài ngành than. 1.1.2. Công nghệ sản xuất Hệ thống công nghệ sản xuất của Công ty TTC.Ô bao gồm các công đoạn sau: Vận chuyển than nguyên khai và than sạch chế biến thủ công của các mỏ trong toàn doanh nghiệp Cẩm Phả, công đoạn vận tải mỏ được sử dụng bằng vận tải đường sắt. Than nguyên khai được đưa vào hệ thống sáng tuyển, rửa để phân loại than. Sản phẩm sạch được nhập kho hoặc đưa thẳng ra cảng tiêu thụ. Hiện nay Công ty TTC.Ô có 2 hệ thống máy sáng tuyển chính là nhà máy Tuyển than 1 và nhà máy Tuyển than 2. 1.1.2.1. Nhà máy tuyển than 1 Hệ thống nhà máy tuyển than 1 do Pháp xây dựng là hoạt động từ năm 1926. Quy trình công nghệ vẫn theo thiết kế cũ, đa phần thiết bị đã được thay thế và cải tiến cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ sản xuất hiện nay. Phần nhà xưởng cũng được tăng cường củng cố lại. Trước đây theo thiết kế cũ công suất đạt 2,2 triệu tấn / năm. Ngày nay do hệ thống thiết bị đã cũ và thiếu đồng bộ năng suất chỉ đạt 1,2 triệu tấn/năm Khe Chàm 12,7km Mông Dương 10km Cọc Sáu 6km Đèo Nai 6km Cao Sơn 12,7km Thống Nhất 9km Ga Cửa Ông Tràn Nguyên Khai Tuyển than 1 Tuyển than 2 Tuyển than 3 Kho I Cầu Trục Kho kẹp Kho II RC ST Kho bãi Băng Đường sắt Máng Bùn ép Cảng phụ Hình 1.1. Sơ đồ dòng than Công ty tuyển than Cửa Ông Cảng chính Hi ta chi Cầu trục bến Than nguyên khai Sàng phân loại Nhặt thủ công Đập Sàng tách cám Đá thải Than cục50100mm Than cám 015mm Tuyển Sàng rửa Sàng rửa Sàng rửa Than sạch 6mm Than sạch 1535mm Than cục 50mm Than sạch 615mm Cô đặc Hồ lắng Bùn Hình 1.2. Sơ đồ công nghệ nhà máy Công nghệ nhà máy TT1 được thể hiện trên sơ đồ ( Hình 1-2). Nhà máy có thể sản xuất được một số loại than có chất lượng phục vụ tốt cho xuất khẩu. Công ty đang có những biện pháp tích cực khôi phục và sửa chữa để phù hợp với nhu cầu thị trường, đồng thời nâng cao năng suất thiết bị của nhà máy. 1.1.2.2.Nhà máy tuyển than 2 Đây là hệ thống sàng tuyển có quy trình công nghệ hiện đại được đưa vào sản xuất từ năm 1980 theo công nghệ tuyển của Ba Lan. Đến năm 1990 đã được thay thế phần tuyển theo công nghệ của úc Hiện nay, dây chuyền này đã đi vào hoạt động và tạo ra nhiều sản phẩm than có chất lượng cao phục vụ tốt nhu cầu của thị trường. Hệ thống này tuyển rửa than theo công nghệ mới tuyển rửa bằng huyền phù ma nhê tít . Hiện nay, theo tính toán năng lực sản xuất của nhà máy tuyển than 2 có thể đạt được 2,2 triệu tấn/năm than nguyên khai vào sàng. Công nghệ của nhà máy tuyến than 2 được thể hiện trên sơ đồ (hình 1-3). 1.1.3.Trang bị kỹ thuật. Do đặc thù sản xuất của Công ty tuyển than Cửa Ông là khâu quan trọng trong dây chuyền sản xuất than của Tổng Công ty than Việt Nam, hơn nữa nhiệm vụ của Công ty là tập kết chân hàng bốc rót và tiêu thụ sản phẩm cho nên trình độ trang bị kỹ thuật cao, hầu hết toàn bộ dây chuyền là cơ giới hoá và tự động hoá. Máy móc công suất lớn chiếm tỷ trọng cao, có 2 dây chuyền công nghệ là"Dây chuyền Vàng" và "Dây chuyền Đen". Ngoài ra còn có dây chuyền bán cơ giới như của phân xưởng tuyến than 3 có nhiệm vụ bốc rót và tiêu thụ than nội địa và những có máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất như các phân xưởng vận tải, toa xe, Đống Bến….Các thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất chính được thống kê ở bảng 1-1. Than nguyên khai Sàng phân loại Sàng phân loại Đập Tuyển lắng Khử nước Xoáy lốc khử nước Sàng phân loại Ly tâm khử nước Tràn NK +100mm +6mm -100mm -100mm +1mm -6mm -1mm Nước tuần hoàn Đá thải Sản phẩm Sản phẩm 15- Sản phẩm 6- Sản phẩm Hình 1.3. Công nghệ nhà máy tuyển Nhìn chung trình độ trang bị kỹ thuật của Công ty là rất lớn về năng lực sản xuất . Nhưng việc sử dụng còn hạn chế. Hiện nay phân xưởng tuyển than 1 đã hết khấu hao nhưng công ty vẫn duy trì để tận dụng khả năng sản xuất khu sàng khô song phải chú ý đến máy móc thiết bị vì nó quá già cỗi. Các thiết bị khác nói chung còn tốt, có khả năng sản xuất lớn mà Công ty chưa tận dụng được năng lực sản xuất đó. Để khăc phục tình trạng này, Công ty phải đẩy nhanh công tác tiêu thụ , sắp xếp sản xuất hợp lý tận dụng thời gian và công suất thiết bị, đồng thời đẩy mạnh công tác thông tin quảng cáo chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ đi đôi với việc tăng sản lượng. 1.2. Các điều kiện kinh tế-xã hội của sản xuất 1.2.1.Tình hình tập trung hoá,chuyên môn hoá, hợp tác hoá của Công ty Công ty TT.C.Ô trong sản xuất có một dây chuyền đồng bộ liên tục, khép kín từ vận tải-sàng-tuyến-bốc rót tiêu thụ….vì thế sự hợp tác hoá giữa các khâu trong dây chuyền công nghệ phải nhịp nhàng 1.2.1.1. Tình hình tập trung hoá của Công ty Nguyên liệu chính của Công ty là than nguyên khai qua sàng tuyển cho sản phẩm là các loại than sạch phục vụ cho xuất khẩu. Tính tập trung hoá được thể hiện qua năm 2003 ở phân xưởng tuyển than 2 với sản lượng than vào Sàng là: 4.372.795(tấn). Tuy nhiên Công ty vẫn duy trì phân xưởng tuyển than 1 đã hết khấu hao công nghệ lạc hậu. Bảng thống kê các thiết bị hiện có dùng vào sản xuất Bảng 1-1 TT Nhóm-tên thiết bị Số lượn g máy ĐV T Mã hiệu Nước chế tạo Công suất thiết kế Năm đưa vào sử dụng Tỷ lệ cò n lại % A Nhóm thiết bị Sàng I Tuyển than 1 Máy sàng 3 Cụm VN-Pháp 250T/K 1978 50 Máy rửa 2 Máy 190T/K 40 Máy bơm 30 Trạ m 68 Máy đập 1 Cụm Liên Xô 70 II Tuyển than 2 Máy sàng 2 Cụm J-G1-3 úc 400T/h 1990 80 Hệ thống rửa 1 Cụm úc-Balan 1988 87 Hệ thống đập 1 Cụm Balan 1982 75 Bể tuyển 3 Cái úc 1990 90 B Nhóm thiết bị bốc xúc Cầu trục đống 5 Cái Pháp 80- 120T/h 1930 40 Cầu trục bến 2 Cái Pháp 110T/h 1930 40 Máy đánh đống 4 Chiế c ST1-3 Nhật 800T/h 1982 83 Máy bốc đống 4 Chiế RC1-4 Nhật 1982 83 c Máy rót 2 Chiế c SL1-2 Nhật 1982 83 C Nhóm thiết bị vận tải và truyền dẫn Đầu máy Điêzen 38 Chiế c T97 Liên Xô 400mã lực Toa xe các loại 519 Toa ô tô vận tải 25 Xe Xe gạt 8 Xe Thiết bị truyền dẫn 6 Trạ m Liên Xô 560KW 69 Hệ thống ống nước 45 km Việt Nam 88 1.2.1.2. Tình hình chuyên môn hoá của Công ty Công ty nhận rõ chức năng, nhiệm vụ của từng phân xưởng, đơn vị đã chuyên môn hoá từng phân xưởng như: Phân xưởng vận tải: chuyên vận tải bằng đường sắt kéo than nguyên khai từ các mỏ và phục vụ sàng tuyển và đem than đi tiêu thụ. Phân xưởng sàng tuyển: chuyên sàng tuyển than nguyên khai ra than sạch các loại. Phân xưởng kho bến: chuyên bốc, rót than sạch cho Công ty Cảng và kinh doanh than. 1.2.1.3. Tình hình hợp tác hoá của Công ty Mối quan hệ sản xuất giữa Công ty với các mỏ trong Tổng Công ty là mối quan hệ hợp tác hoá theo dây chuyền công nghệ, là một bộ phận của Tổng Công ty chịu trách nhiệm sàng tuyển và bốc rót tiêu thụ than khai thác từ các mỏ. 1.2.2. Tình hình tổ chức quản lý sản xuất và lao động Công ty TTC.Ô có một mô hình sản xuất phức tạp, địa bàn quản lý rộng, nhiều phân xưởng có nhiệm vụ, chức năng khác nhau. Sơ đồ bố trí bộ máy quản lý của Công ty bao gồm 4 cấp (sơ đồ 1-4). Trên sơ đồ biểu hiện bao quát toàn bộ địa bàn sản xuất chuyên môi giới công đoạn rõ ràng, phân định gianh giới trách nhiệm cụ thể. Song vẫn còn nhược điểm là thông tin sản xuất chậm. Mặt khác, công tác hạch toán kinh tế nội bộ đã và đang được triển khai trong toàn Công ty, góp phần cải tiến bộ máy quản lý sản xuất ngày càng chặt chẽ hơn và được coi là nhiệm vụ thường xuyên của từng phân xưởng trong Công ty. Công ty TTC.Ô có một Giám đốc và 5 Phó Giám đốc giúp việc cho Giám đốc trong từng lĩnh vực và một kế toán trưởng, các phòng ban chức năng, các phân xưởng sản xuất. Chức năng nhiệm vụ của một số phòng như sau: Trung tâm điều hành sản xuất: Tham mưu hướng dẫn, kiểm tra, tổng kết đánh giá và điều hành công tác sản xuất – tiêu thụ than. Giám đốc Công ty PGĐ CN CĐ-XDCB PGĐ KT vận tải PGĐ Sản xuất Kế toán trưởng PGĐ Kinh tế PGĐ ĐS-VHXH P h ò n g X D C B P h ò n g t u y ể n t h a n P h ò n g c ơ đ i ệ n P h ò n g a n t o à n P h ò n g m ô i t r ư ờ n g P h ò n g v ậ n t ả i T T C h ỉ h u y s ả n x u ấ t V ă n p h ò n g T h a n h t r a P C P h ò n g t ổ c h ứ c Đ T P h ò n g T Đ T T P h ò n g b ả o v ệ P h ò n g k ế t o á n P h ò n g k i ể m t o á n P h ò n g v ậ t t ư P h ò n g t i ê u t h ụ P h ò n g v i t í n h P h ò n g k ế h o ạ c h P h ò n g L Đ T L P h ò n g y t ế PX tuyể n than 3 PX tuyể n than 2 PX tuyể n than 1 PX vận tải PX Đường sắt PX Giám định Đội xe con PX Bến 1 PX Bến 2 PX Bến 3 PX Đầu máy toa xe PX Cơ khí PX Điệ n nướ c PX ô tô PX May KD DV TH TT VH XH Hình 1.4. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty TTC.Ô Các phòng ban thuộc khối kỹ thuật như: phòng kỹ thuật cơ điện, phòng kỹ thuật vận tải, phòng tuyển than, phòng an toàn…là khối phòng ban có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc về tất cả các khâu kỹ thuật như Cơ điện, vận tải, tuyển than, an toàn và về cả vệ sinh môi trường… Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các công cuộc trong từng lĩnh vực công nghệ Sàng tuyển chế biến than. Các phòng thuộc khối nghiệp vụ như: phòng kế toán tài chính, phòng kế hoạch, phòng kiểm toán, phòng lao động tiền lương, phòng tiêu thụ, phòng vật tư, phòng vi tính: Đây là khối phòng ban có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc về tất cả các khâu như: tài chính giá cả, kế hoạch, lao động tiền lương, tiêu thụ than nội địa và chịu trách nhiệm hướng dẫn các phân xưởng thực hiện công việc trong từng lĩnh vực. Các phòng thuộc khối văn phòng như: Phòng bảo vệ, phòng than tra pháp chế, văn phòng Giám đốc, phòng thi đua, phòng tổ chức Đào tạo, phòng y tế. Các phòng này có chức năng tham mưuc cho Giám đốc các việc về bảo vệ quân sự, thanh tra công nhân, giải quyết các đơn khiếu nại của Công nhân, đào tạo công nhân kỹ thuật, đề bạt nâng lương cho cán bộ công nhân viên, chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên toàn Công ty. Nói chung cơ cấu tổ chức này đảm bảo hoàn thành được nhiệm vụ chức năng của Công ty, cơ cấu này có ưu điểm là dễ quản lý, việc chỉ huy được thống nhất, lãnh đạo Công ty luôn có điều kiện kiểm tra được cấp dưới liền kề và không bị chồng chéo hoặc trái ngược mệnh lệnh. Từ những năm đầu mới thành lập, bộ máy tổ chức sản xuất quản lý của Công ty còn đơn giản, trình độ cán bộ còn hạn chế đến nay bộ máy tổ chức sản xuất quản lý của Công ty đã phát triển một cách vượt bậc. Hiện nay, đội ngũ cán bộ có trình độ cao hầu hết là Đại học và hàng ngũ công nhân kỹ thuật bậc cao phù hợp với yêu cầu sản xuất trong giai đoạn mới. Tính đến 31/12/2003 tổng số cán bộ công nhân viên toàn Công ty có 4779 người. Về trình độ chuyên môn hoá của công nhân Công ty có 895 kỹ sư thuộc 27 chuyên ngành đào tạo khác nhau: 385 trung cấp và 3171 công nhân kỹ thuật có đủ khả năng phát triển sản xuất. Bên cạnh đó Công ty vẫn thường xuyên đào tạo, kèm cặp nâng bậc thợ để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sản xuất. Với tiềm năng sẵn có trên Công ty dễ dàng đi vào cơ chế thị trường ngày càng phát triển . 1.2.3. Tình hình sử dụng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch Kế hoạch mặt hàng là nội dung chủ yếu của kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Công ty TTC.Ô. Vì vậy, những căn cứ để sử dụng kế hoạch phải dựa trên những căn cứ kế hoạch của Tổng Công ty, căn cứ vào thị trường tiêu thụ sản phẩm và dự đoán mặt hàng mà khách hàng trên thị trường cần mua. Căn cứ theo định hướng của kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn, phát triển hàng hoá theo cơ chế thị trường của Tổng Công ty than. Công ty tăng cường chế biến các loại than có chất lượng cao phục vụ cho xuất khẩu, thu ngoại tệ, Công ty đảm bảo tốt cho nhu cầu tiêu thụ trong nước đối với các bạn hàng là các hộ tiêu thụ quốc doanh trong nước. Căn cứ vào các hợp đồng đã ký kết đối với Công ty Cảng và kinh doanh than và các khách hàng trong và ngoài nước. Căn cứ vào tình hình cung cấp than nguyên khai vào Sàng của 6 mỏ Căn cứ vào năng lực chế biến than từ 2 nhà máy tuyến than của Công ty. Phương pháp xây dựng kế hoạch: kế hoạch mặt hàng của Công ty được xây dựng bằng phương pháp cân đối: cân đối giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đối với từng loại than, cân đối giữa nhiệm vụ sản xuất sản phẩm với khả năng đảm bảo các yếu tố sản xuất thực tế của Công ty. Lấy tiêu thụ làm chỉ đạo, Công ty điều chỉnh kế hoạch sản xuất theo từng thời kỳ trong năm thực hiện kế hoạch. Trên cơ sở lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, Công ty tiến hành lập kế hoạch về lao động, tiền lương dựa trên hao phí tiền lương cho 1 tấn sản phẩm. Kế hoạch cung cấp vật tư kế hoạch theo các mức hao phí về vật tư cho 1 tấn sản phẩm, kế hoạch sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn. Để đảm bảo có thu nhập trên Công ty tiến hành lập kế hoạch sản xuất phụ, đảm bảo công ăn việc làm cho một số cán bộ công nhân dôi dư. Phòng kế hoạch của Công ty đảm nhận xây dựng toàn bộ việc lập kế hoạch sản xuất và dẫn đến kế hoạch tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở những căn cứ và phương pháp đã nêu ở trên, kết hợp với những khả năng về nhân tài, vật lực của mình để có kế hoạch trình Tổng Công ty duyệt và lấy nó làm cơ sở pháp lý trong việc chỉ đạo thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch. Tuy nhiên, hiện nay công tác kế hoạch của các đơn vị sản xuất kinh doanh nói chung và Công ty TTC.Ô nói riêng còn rất nhiều hạn chế bởi chưa đủ kinh nghiệm nghiên cứu thị trường. Ngoài các hợp đồng tiêu thụ mang tính ổn định, Công ty luôn tìm kiếm hợp thị trường mới, do vậy công tác quản lý, lập kế hoạch cũng như chỉ đạo thực hiện tốt hợp đồng các hợp đồng kinh tế, đó là sự đổi mới trong công tác đổi mới hiện nay. 1.2.4. Tình hình sử dụng lao động trong Công ty Công ty TTC. Ô là một doanh nghiệp nhà nước hạng một, có số lượng CBCNV khá đông (4.779 người). Có nguồn vốn kinh doanh là 110.064.915.034 VNĐ. Khi mới thành lập với bộ máy quản lý còn đơn giản, trình độ cán bộ còn hạn chế, đến nay bộ máy quản lý đã tương đối hoàn chỉnh. Ngoài ra, công ty còn rất quan tâm đến việc nâng cao đời sống cho các bộ công nhân viên, tích cực tìm kiếm việc làm, tăng thêm thu nhập cho người lao động bằng nguồn tiền lương bảo hiểm xã hội, công ty còn có khoản tiền khuyến khích sản phẩm bằng 7% tiền lương, công ty còn dùng quỹ bảo hiểm xã hội và qũy phúc lợi tổ chức các đợt tham quan nghỉ mát ở các tỉnh phía Nam, thăm các nơi có danh lam thắng cảnh, nghỉ cuối tuần. Cổng ty còn chi cho các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao nhằm động viên người lao động gắn bó với công ty, góp phần thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Ngoài ra công ty còn đầu tư số tiền là 1.031.555.423 đồng cho việc nâng cấp nhà thể thao đa năng và đầu tư thêm thiết bị cho công tác truyền thanh, truyền hình để động viên tinh thần, tuyên truyền thi đua lao động sản xuất. Bằng nguồn vốn tự có của công ty đã xây dựng hoàn thiện được khu nhà văn hóa với 700 chỗ ngồi, trạm thu phát truyền hình, câu lạc bộ, thư viện, phòng truyền thống, nơi vui chơi đào tạo năng khiếu về thể thao, sân vận động Cửa Ông. Lao động và chế độ công tác: đội ngũ lao động của Công ty có tuổi đời trẻ, công việc được bố trí phù hợp với sức khoẻ và trình độ. Công ty thường xuyên tổ chức đào tạo bồi dưỡng công nhân viên để họ có thể nâng cao trình độ dạy nghề đặc biệt là nâng cao bồi dưỡng những công nhân có tay nghề yếu. Chính sách ưu tiên đối với công nhân viên có nhiều năm công tác và có nhiều thành tích những công nhân có sức khoẻ yếu được bố trí công việc thích hợp hoặc giải quyết theo chế độ Công ty. Hiện nay Công ty đang áp dụng chế độ công tác tuần làm việc gián đoạn Số ngày công theo chế độ của một công nhân trong năm là: Tcđ = 365 – 8 – 52 = 300; Ngày Hình thức đảo ca nghịch: Ca 1 – Ca 3 – Ca 2 – Ca 1. Sau mỗi tuần làm viẹc đổi ca một lần. Ngày trong tuần 2 3 4 5 6 7 CN 2 3 4 5 6 7 CN 2 3 4 5 6 7 CN 2 3 4 5 Ca 1 A Ca 2 B Ca 3 C A, B, C là thức tự các ca sản xuất Hình 1.5 Sơ đồ đảo ca công ty tuyển than Cửa Ông Kết luận chương 1 Công ty TTC.Ô có một vai trò rất quan trọng trong Tổng Công ty than Việt Nam. Đây là khâu quyết định đến chất lượng, chủng loại mặt hàng, nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, quyết định doanh thu của Tổng Công ty. Bước vào thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2003 Công ty có những thuận lợi và khó khăn chủ yếu sau: Thuận lợi: - Công ty được đảm bảo nguồn than nguyên khai từ các mỏ có trữ lượng lớn, cung độ vận chuyển gần, phương tiện vận tải bằng đường sắt và ô tô do Công ty quản lý. - Trang bị máy móc hiện đại khả năng đẩy mạnh sản xuất, tăng khối lượng tiêu thụ sản phẩm còn rất lớn. - Đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ, công nhân lao động đều là người địa phương có tay nghề vững vàng trong thực tế sản xuất. - Công ty cần mở rộng công tác thông tin quảng cáo, mở rộng thị trường. Khó khăn: - Bên cạnh những thuận lợi, Công ty còn gặp không ít những khó khăn vướng mắc, đó là nền kinh tế thị trường đòi hỏi Công ty phải thật năng động trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ, xuất khẩu, đòi hỏi đội ngũ lãnh đạo của Công ty, Tổng Công ty phải có trình độ cao về kinh doanh. - Do đặc điểm khí hậu nhiệt đới đối với mùa mưa đã ảnh hưởng tới các đơn vị khai thác mỏ, do đó khả năng cung cấp nguyên liệu cho Công ty TTC.Ô không được đều. - Khâu tiêu thụ sản phẩm chưa có bạn hàng ổn định. Công ty chưa có kinh nghiệm hoạt động cơ chế thị trường. Với những khó khăn và thuận lợi cơ bản nêu trên, nó gây tác động đáng kể kết quả và tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh Để thấy rõ phần nào về những thành tích, tồn tại trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TTC.Ô năm 2003 vừa qua. Đồ án sẽ đi sâu phân tích tiếp các nội dung cụ thể trong chương 2. Chương 2 phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TT C.Ô năm 2003 Trong công cuộc đổi mới cơ chế quản lý chung của cả nước từ cơ chế tập chung bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường. Công ty TT C.Ô đang đứng trước nhiều khó khăn và thử thách lớn. Vừa phải đảm bảo nhiệm vụ sàng tuyển mà tổng công ty giao cho, và phải không ngừng đổi mới mặt hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời đẩm bảo sản xuất có lãi để không ngừng nâng cao doanh thu, đóng góp nghĩa vụ cho nhà nước, phát triển sản xuất và cải thiện đời sống người lao động. 2.1- Đánh giá khái quát kết quả SXKD của công ty TTC.Ô năm 2003 Để đi sâu phân tích, đánh giá hiệu quả XSKD của công ty tt C.Ô trước hết đánh giá khái quát thông qua một số chỉ tiêu trong bảng 2-1. Qua bảng 2-1 cho thấy các chỉ tiêu chủ yếu đều tăng so với thực hiện năm 2002 và so với kế hoạch năm 2003. Cụ thể: Sản lượng than vào Sáng tăng 29% So với năm 2002 và tăng 2,3% So với kế hoạch 2003. Sản lượng than sản xuất tăng 16.2% so với thực hiện năm 2002 và tăng 12% so với kế hoạch năm 2003. Sản lượng than tiêu thụ tăng 23% So với thực hiện năm 2002 và tăng 12,5% So với kế hoạch năm 2003. Đó là nguyên nhân làm cho tỏng loanh thu tăng 23,7% So với thực hiện năm 2002 và tăng 20% So với kế hoạch năm 2003 (trong đó doanh thu than chiếm 99% So với tổng doanh thu của công ty) Trong năm 2003 công ty tt C.Ô đã có nhiều cải tiến kỹ thuật được triển khai và áp dụng có hiệu quả như: tận dụng than cám trong bùn, tách dằm gỗ trong than xuất khẩu. Điều hành sâu sát từng ca, từng ngày, huy động tối đa thời gian hoạt động của MMTB, chặt chẽ trong quản lý chất lượng than và tăng được năng lực vận tải, phá kỷ lục về năng suất lao động. Cụ thể NSLĐ bình quân một CNV trong Doanh nghiệp tăng 15,1% Bảng phân tích một số các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của Công ty TTC.Ô năm 2003 Bảng 2-1 TT Chỉ tiêu ĐVT Thực hiện Năm 2002 Năm 2003 So với TH Năm 2002 So với KH Năm2003 KH TH  %  % 1. Sản lượng than vào sàng tấn 5.164.773 6.510.000 6.661.50 1 1.496.72 8 129 151.501 102,3 2. Sản lượng than sản xuất tấn 4.868.749 5.055.000 5.659.42 6 790.677 116,2 604.426 112 3. Sản lượng than tiêu thụ tấn 4.688.076 5.124.000 5.766.33 5 1.078.25 9 123 642.335 112,5 4. Tổng doanh thu Tr /đ 1.457.103 1.501.402 1.801.68 2 344.579 123,7 300.280 120 Trong đó: Doanh thu than Tr /đ 1.435.375 1.687.008 1.783.60 4 348.229 124,3 96.596 105,7 5. Doanh thu thuần Tr /đ 1.460.027 1.501.402 1.801.68 2 341.655 123,4 300.280 120 6. Giá trị gia tăng Tr /đ 144.264 178.380 34.116 123,6 7. Tổng số lao động Người 4.716 4.686 4.779 63 101,3 93 102 - CNVSXCN Người 4.387 4.366 4.441 54 101,2 77 101,8 8. NSLĐ bình quân = giá trị (theo NLSX) Tấn/người-năm - 1CNV trong Doanh nghiệp Tấn/người-năm 1.028,7 1.128 1.184 155,5 115,1 56 105 - 1 CNV trong sx công nghệ Tấn/người- năm 1.047,9 1.151,4 1.209 161,1 115,4 57,36 105 9. NSLĐ bình quân = giá trị (theo doanh thu) Triệuđ/người- năm - 1 CNV trong Doanh nghiệp Triệuđ/người- năm 310,5 355,5 378 67,5 121,7 22,5 106,3 - 1 CNV trong công nghệ Triệuđ/người- năm 316,3 362,9 386 69,7 122 23,1 106,4 10. Giá thành 1 đvị sản phẩm đ/tấn 277.984,8 9 275.11,91 304.344, 79 26.359,9 109,5159, 2 29.232,88 110,6 11. Lợi nhuận trước thuế trđ 13.821 18.334 22.001 8.180 146,8 3.667 120 12 Thuế thu nhập phải nộp trđ 4.797 5.867 7.040 2.243 165,8 1.173 120 13. Lợi nhuận sau thuế trđ 9.023 12.467 14.961 5.938 2.494 120 So với năm 2002 và tăng 5% so với kế hoạch năm 2003. NSLĐ bình quân 1 CNV trong sản xuất công nghiệp tăng 15,4% So với thực hiện năm 2002 và tăng 5% so với KH 2003. NSLĐ bình quân theo doanh thu của 1 công nhân viên trong doanh nghiệp tăng 21,7% So với năm 2002 và tăng 5% So với kế hoạch 2003. NSLĐ bình quân bằng giá trị của 1 công nhân viên trong sản xuất công nghiệp tăng 22% So với năm 2002 và tăng 6,4 So với kế hoạch năm 2003. NSLĐ tăng làm cho sản lượng tăng mà số lao động tăng không đáng kể nên giá trị theo doanh thu tăng làm cho cuộc sống của công nhân viên trong công ty đỡ chật vật, kích thích họ hăng say hơn trong sản xuất lao động. Nhìn vào bảng 2-1 cho thấy tổng mức lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2003 so với kế hoạch tăng 3.667 triệu đông, tỷ lệ tăng 20% so với thực hiện năm 2002 tăng 8.180 triệu đồng, tỷ lệ tăng 59,2%. Nhờ khoản lợi trên công ty đã bù vào các quỹ bị thâm hụt, đóng góp nghĩa vụ đối với nhà nước qua khoản thuế thu nhập phải nộp là: 7.040 triệu đồng và nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên, kích thích sản xuất phát triển. Tóm lại, năm 2003 công ty tt C.Ô đã vận dụng tốt chiến lược sản xuất sản phẩm một cách linh hoạt, nhạy bén, kịp thời. Tình hình chính trị xã hội ổn định, thị trường xuất khẩu tuy có khó khăn nhứng công ty vẫn duy trì những bạn hàng lớn. Sau kỳ kinh doanh đã chứng tỏ sản phẩm của công ty đang được thị trường trong và ngoài nước chấp nhận, giá bán đã bù được chi phí và mang lại lợi nhuận cho công ty. Tuy nhiên để thấy hết những thành tích và hạn chế của công ty. Tuy nhiên để thấy hết những thành tích và hạn chế của công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2003. Cần phải đi sâu phân tích từng mặt của quá trình sản xuất như: sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, hiệu quả sử dụng vốn cố định, tài sản cố định và nguyên liệu sản xuất, tiền lương, giá thành, tài chính của công ty. 2.2. Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Việc phân tích này nhằm đánh giá một cách toàn diện các mặt của sản xuất trong mối liên hệ với thị trường và các nhiệm vụ kế hoạch đặt ra, đánh giá được quy mô sản xuất, sự cân đối phù hợp với tình hình thực tê, đánh giá được tình chất nhịp nhàng giữa sản xuất và tiêu thụ. Mặt khác nó cho phép xác định khả năng chưa tận dụng hết về mặt số lượng, chất lượng sản phẩm qua đó định ra phương hướng chiến lược cho hoạt động sản xuất kinh doanh. 2.2.1. Phân tích các chi phí chỉ tiêu giá trị sản lượng Qua bảng 2-2 cho thấy tình hình thực hiện các chỉ tiêu giá trị sản lượng trong năm 2003 tăng 344.579 triệu đồng (tăng 23,7%) So với năm 2002 và tăng 300.280 triệu đồng (tăng 20%) So với kế hoạch. Trong đó doanh thu từ sản xuất than bán cho công ty cảng kinh doanh chiếm 99%. Vì đây là thị trường do tổng công ty chỉ đạo bao gồm các hộ tiêu thụ như: hộ xi măng, điện, giấy. Phần công ty tự bán và doanh thu từ sản xuất khác giảm vì công ty quan tâm tập trung nhiều hơn vào sản xuất đáp ứng nhu cầu của những khách hàng lớn. Doanh thu thuần năm 2003 so với năm 2002 tăng 300.280 triệu đồng tỷ lệ tăng 20%. Giá trị gia tăng đạt 178.380 triệu đồng tăng so với năm 2002 là 34.116 triệu đồng tăng 23,6%). Sở dĩ giá trị gia tăng của công ty tt.C.Ô thấp hơn so với doanh thu bởi vì đặc thù của công ty là tuyển và chế biến lại than nguyên khai nên giá trị gia tăng thêm chỉ là phần nhỏ. 2.2.2. Phân tích sản lượng theo các đơn vị sản xuất. Theo số liệu trong bảng 2-3 cho thấy trong năm 2003 Sản lượng than sạch của công ty ttC.Ô chủ yếu là do nhà máy tuyến 2 cung cấp (chiến 65,6% tổng số). Nhà máy tuyển 1 (chiếm 20,7%), chủ yếu làm nhiệm vụ sảo lại (than sảo lại chiếm 75,1%). Ngoài ra, sản lượng than sạch sản xuất từ nguyên khai của nhà máy tuyển 2 chiếm 68,9% tổng số, còn nhà máy tuyến 1 chiếm 6.9%. Điều đó chứng tỏ sản lượng than sản xuất đa số chỉ dựa vào nhà máy tuyển 2, đây là dây chuyền hiện đai, năng lực lớn, còn nhà máy tuyến 1 MMTB cũ kỹ, lạc hậu cần phải nâng cấp, sửa chữa lại cho nên sản lượng than sản xuất của nhà máy tuyến 1 chỉ chiếm phần nhỏ. Song vẫn duy trì được năng suất mà công ty giao cho. Quá trình sản xuất năm 2003, các đơn vị trong công ty đều có sự phân phối thống nhất nhịp nhàng và đảm bảo năng lực thông qua trong dây chuyền. Trong thời gian qua công ty tt CÔ đã đa dạng hoá sản xuất, đa dạng hoá các mặt hàng theo nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước. sản phẩm đầu ra là các loại than thương phẩm đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam. Song bên cạnh đó Công ty cũng còn gặp một số khó khăn nhất định như: lượng than tồn kho chủ yếu là các loại mà thị trường không cần và không đúng chủng loại do vậy phải tổ chức sàng sảo lại hoặc chế biến lại theo đúng chủng loại mà khách hàng yêu cầu. Trong quá trình sàng sảo chế biến lại không thể tránh khỏi sự hao hụt mất mát than do nghiền dập hoặc vỡ vụn mà không thu hồi hết được, vì vậy gây lãng phí sản lượng, phải đầu tư thời gian và nhân công chế biến lại, có khi phải đầu tư cả thiết bị công nghệ. Do đó làm tăng chi phí sản xuất và dẫn tới làm giảm lợi nhuận của công ty. Công ty cũng đang cố gắng hạn chế khó khăn nêu trên và hoàn thiện thêm về công tác ký kết hợp đồng về mẫu mã, chủng loại than nhằm chủ động được mặt hàng sản xuất ra. Bảng các chỉ tiêu giá trị sản lượng Bảng 22 Đơn vị tính: triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2002 năm 2003 So sánh với năm 2002 So sánh với năm 2003 Kế hoạch Thực hiện  %  % 1. Tổng doanh thu 1.457.103 1.501.402 1.801.682 344.579 123,7 300.280 120 a. Doanh thu từ sản xuất than 1.435.375 1.687.008 1.783.604 348.229 124,3 96.596 105,7 Bán cho công ty CKD 1.317.148 1.672.325 1.781.279 464.131 135,2 108.954 106,5 Công ty tự bán 118.227 14.683 15.592 - 102.635 13,2 909 106,2 b. Doanh thu từ sản xuất khác 21.728 18.078 - 3.650 83,20 2. Doanh thu thuần 1.460.027 1.501.402 1.801.682 341.655 123,4 300.280 120 3 Giá trị gia tăng 144..264 178.380 34.116 123,6 Bảng sản lượng sản xuất của các đơn vị năm 2003 Bảng 2-3 ĐVT: Tấn TT Chỉ tiêu Tổng số Trong đó Tuyển 1 Tỷ trọng % Tuyển 2 Tỷ trọng % Tuyển 3 Tỷ trọng % 1. Than vào sáng 6.661.501 1.380.086 20,7 4.372.795 65,6 908.620 13,6 Nguyên khai 6.188.985 1.037.131 16,8 4.z261.625 68,9 890.202 14,4 Sạch mỏ 283.838 201.310 70,9 64.110 22,6 18.418 6,5 Xúc đống sảo lại 188.705 141.645 75,1 47.060 24,9 2. Than Sạch sản xuất 5.659.426 1.213.972 21,5 3.698.895 65,4 746.559 13,2 Than Sạch từ Nguyên khai 5.342.411 1.058.124 19,8 3.656.482 68,4 627.805 11,8 Than Sạch tại mỏ 317.015 155.848 49,2 42.413 13,4 118.754 37,5 Bảng phân tích tình hình sản xuất theo loại mặt hàng Bảng 2-4 ĐVT: (tấn) STT Chủng loại Thực hiện năm 2002 Kế hoạch năm 2003 Thực hiện năm 2003 So sánh với TH 2002 So sánh với TH 2003 Sản lượng (tấn) Kết cấu% Sản lượng (tấn) Kết cấu % Sản lượng (tấn) Kết cấu%  %  % I. Than SX tổng số 4.868.749 100 5.055.000 100 5.659.426 100 790.677 116,2 604.426 112 1. Than cục các loại 388.232 7,97 414.042 8,2 337.333 6,7 - 10.899 97,2 - 36.709 91,1 Than cục 2 92.703 1,90 98.760 2 56.772 1,0 - 35.931 61,2 - 41.988 57,5 Than cục 3 9.527 0,20 9.872 0,20 10.040 0,20 513 105,4 168 101,7 Than cục 4 129.100 0,20 148.460 2,9 153.530 2,7 24.430 118,9 5.070 103,4 Than cục 5 156.902 3,22 156.950 3,1 156.991 2,8 89 100,1 41 100 2. Than cám các loại 3.877.091 79,63 4.035.794 79,8 4.712.512 83,3 835.421 121,5 676.718 1 16,8 Than cám 1 187.326 3,85 212.740 4,2 312.846 5,5 125.520 167 100.106 147,1 Than cám 2 49.302 1,01 61.414 1,2 164.461 2,9 115.159 333,6 103.047 267,8 Than cám 3 1.283.335 26,36 1.490.630 29,5 1.628.319 28,8 344.984 126,9 137.689 109,2 Than cám 4 568.501 11,68 621.950 12,3 669.188 11,8 100.687 117,7 47.238 107,6 Than cám 398.190 8,18 472.740 9,4 614.321 10,9 216.131 154,3 141.581 129,9 Than cám 6 1.390.437 28,56 1.176.320 23,3 1.323.377 23,4 - 67.060 95,2 147.057 112,5 3. Than bùn 580.119 11,92 585.150 11,6 506.958 9,9 - 19.161 96,7 - 24.192 95,9 4. Xít nghiền 23.307 0,48 20.014 0,4 8.623 0,2 - 14.684 37 - 11.391 43,1 Theo dõi số liệu được tập hợp qua bảng 2-4 cho thấy: Nhìn chung các loại than sản xuất năm 2003 đều tăng hơn năm 2002, tuy nhiên lỷ lệ than cục trong năm 2003 giảm hơn so với năm 2002 là 10.899 tấn. Về kết cấu sản phẩm thì nhìn chung các loại than cám chiếm tỷ trọng cao nhất so với các loại than khác mà công ty sản xuất. Năm 2003 tỷ lệ than cám bằng 83,3% và năm 2002 bằng 79,6%. So sánh về giá trị tuyệt đối thì năm 2003 sản lượng than cám tăng hơn so với năm 2002 là 835.421 tấn, có thể thấy thị trường than có biến động tăng về tiêu thu. Sn phẩm phụ (xít nghiền) năm 2003 giảm so với năm 2002 là 14.684 tấn. Sản lượng than bùn giảm so với năm 2002 là 19.161 tấn và so với kế hoạch năm 2003 là 24.192 tấn. Trong năm 2003 tình hình sản xuất và tiêu thụ của Cng ty tt C.Ô rất khả quan. Công ty chú trọng những mặt hàng mà thị trường đòi hỏi. Đây là dấu hiệu tốt để công ty có thể thực hiện các kế hoạch một cách tốt hợn và có hiệu quả. 2.2.4. Phân tích chất lượng sản phẩm. Cùng với chủng loại, mẫu mã thì chất lượng than là một yếu tố quan trọng, quyết định khả năng cạnh tranh trên thị trường. Ngày nay, với thị hiếu tiêu dùng ngày càng cao, đòi hỏi hàng hoá bán ra cũng phải có chất lượng cao. Doanh nghiệp thường xuyên nâng cao chất lượng sản phẩm cũng có nghĩa là giữ vững uy tín, duy trì và tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường. Đảm bảo cho sự phát triển, tăng tốc, chung chuyển vốn và nâng cao doanh lợi. Việc nâng cao chất lượng sản phẩm cũng có nghĩa là giảm chi phí lao động xã hội, nâng cao mức sống của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Đối với Công ty Tuyển than Cửa Ông là một Công ty chỉ có một loại sản phẩm là than mà thị trường tiêu thụ của Công ty là cả trong nước và nước ngoài. Vì vậy việc nâng cao chất lượng sản phẩm là rất quan trọng và đặc biệt là không thể có những sản phẩm sai, hỏng. Nhằm tạo uy tín với khách hàng Công ty chỉ sản xuất ra một loại sản phẩm nhưng có nhiều chủng loại. Để đánh giá chất lượng sản phẩm năm 2003 của Công ty Tuyển than Cửa Ông thì phải so sánh các chỉ tiêu chất lượng của Công ty với tiêu chuẩn chất lượng của Công ty với tiêu chuẩn chất lượng than Việt Nam (bảng 2 - 5). So với tiêu chuẩn chất lượng than Việt Nam thì than của Công ty Tuyển than Cửa Ông (bảng 2 - 6) đạt tiêu chuẩn ở hầu hết các chỉ tiêu như độ tro, độ ẩm, cỡ hạt và chỉ tiêu về nhiệt lượng là tương đối đạt. Ngoài ra, chất lượng sản phẩm của Công ty còn đáp ứng được hầu hết nhu cầu khách hàng trong nước và quốc tế. Vì vậy chủng loại than Công ty sản xuất ra sẽ khá thuận lợi trong việc tiêu thụ than cho những năm tới. Bảng tiêu chuẩn chất lượng than Việt Nam Bảng 2-5 STT Loại than Cỡ hạt mm Tỷ lệ dưới cỡ % (than cục) trên cỡ (than cám) Độ teo (AK), % Độ ẩm Nhiệt lượng Cal/g TB Giới hạn TB < = 1. Than Cục Cục 2a HG 50- 100 20 7,00 6,00 ữ8,00 3,00 4,00 7.800 Cục 2bHG 50- 100 15 9,00 8,01 ữ10,00 3,50 5,50 7.650 Cục 3a HG 35-50 15 4,00 3,01 ữ5,00 3,00 4,00 8.100 Cục 4a HG 15-35 15 5,00 4,01 ữ6,00 3,50 4,50 8.00 Cục 4b HG 15-35 15 9,00 6,01 ữ12 3,50 5,50 7.450 Cục 5a HG 6-18 15 6,00 5,00 ữ7,00 3,50 5,00 7.900 Cục 2b HG 6-18 20 10,00 7,01 ữ12,00 4,00 6,00 7.450 2. Than Cám Cám 1a HG 0-15 7,00 6,00 ữ8,00 8,00 12,00 7.800 Cám 2 HG 0-15 9,00 8,01 ữ10,00 8,00 12,00 7.600 Cám 3a HG 0-15 11,50 10,01ữ13,00 8,00 12,00 7.350 Cám 3c 0-15 14,00 13,01ữ15,00 8,00 12,00 7.050 HG Cám 3b HG 0-15 16,50 15,00ữ18,00 8,00 12,00 6.850 Cám 4a HG 0-15 20,00 18,01ữ22,00 8,00 12,00 6.500 Cám 4b HG 0-15 24,00 22,01ữ26,00 8,00 12,00 6.050 Cám 5 HG 0-15 30,00 26,01ữ33,00 8,00 12,00 5.500 Cám 6a HG 0-15 36,00 33,01ữ40,00 8,00 12,00 4.850 Cám 6b HG 0-15 42,00 40,01ữ45,00 8,00 12,00 4.400 Bảng chất lượng sản phẩm của công ty năm 2003 Bảng 2-6 STT Tên sản phẩm Sản lượng (tấn) Cỡ hạt (m-m) Độ tro AK, % Độ ẩm w, % Nhiệt lượng Q, Kcal/kg 1 Than cục 377.333 Than cục 2 56.722 50-100 8,00 3,00 7.800 Than cục 3 10.040 35-50 4,00 3,50 7.650 Than cục 4 153.530 15-35 7,00 4,50 8.100 Than cục 5 156.991 6-15 8,00 4,00 8.000 2 Than cám 4.712.512 Than cám 1 312.846 0-15 7,00 10,00 7.800 Than cám 2 164.461 0-15 8,00 8,00 7.450 Than cám 3 1.628.319 0-15 12,00 10,00 7.350 Than cám 4 669.188 0-15 20,00 8,00 6.050 Than cám 5 614.321 0-15 30,00 8,00 5.500 Than cám 6 1.323.377 0-15 38,00 8,00 4.850 3 Than bùn 560.958 4 Xít nghiền 8.623 2.2.5. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khách hàng. Các đơn vị trong ngành than nói chung và Công ty Tuyển than Cửa Ông nói riêng đều được Tổng công ty chỉ đạo sản xuất và tiêu thụ sản phẩm: than nguyên khai mua từ các mỏ về Công ty để sàng tuyển và tiêu thụ. Tình hình tiêu thụ theo khách hàng của Công ty Tuyển than Cửa Ông trong năm 2003 được phản ánh qua bảng 2- 7. Khách hàng chủ yếu của Công ty Tuyển than Cửa Ông là Công ty Cảng kinh doanh chiếm 98,8% lượng than tiêu thụ của Công ty. Còn các công ty trong và ngoài Tổng công ty chỉ chiếm 1,2%. Tiêu thụ năm 2003 so với năm 2002 tăng 1.078.259 tấn (tỷ lệ tăng 23%) tăng so với kế hoạch là 642.335 tấn (tăng 12,5%). Trong đó Công ty Cảng kinh doanh tiêu thụ tăng 1.532.042 tấn (tăng 36,8%) so với năm 2002, so với kế hoạch tăng 629.914 tấn (tăng 12,4%). Các đơn vị khác trong Tổng công ty như Công ty Than Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam, Công ty Than Đông Bắc... hầu hết tiêu thụ đều giảm so với năm 2002 là 453.783 tấn (giảm 87,1%). Bảng tình hình tiêu thụ than theo khách hàng của Công ty Tuyển than Cửa Ông Bảng 2 – 7 ĐVT: Tấn STT Tên khách hàng Thực hiện năm 2002 Năm 2003 So sánh với năm 2002 So sánh với kế hoạch năm 2003 Kế hoạch Thực hiện ± % ± % Than tiêu thụ tổng số 4.688.076 5.124.000 5.766.335 1.078.259 123 642.335 112,5 1 Công ty Cảng kinh doanh 4.166.872 5.069.000 5.698.914 1.532.042 136,8 629.914 112,4 - Xuất khẩu 3.549.172 4.084.000 4.467.105 917.933 125,9 383.105 109,4 - Tiêu thụ nội địa 617.700 985.000 1.231.809 614.109 199,4 246.809 125,1 2 Bán trực tiếp khách hàng (nội địa) 521.204 55.000 67.421 -453.783 12,9 12.421 122,6 a Hộ điện b Các đơn vị khác trong ngành 336.285 42.000 55.015 -281.270 16,4 13.015 131 Công ty CB và KD than MB 68.579 4.000 3.248 -65.331 4,7 -752 81,2 Công ty CB và KD than M.Trung 14.201 1.600 1.637 -12.564 11,5 37 102,3 Công ty CB và KD than MN 17.121 1.200 1.056 -16.065 6,2 -144 88 Công ty than Nội địa 14.272 8.700 0 -14.272 -8.700 Công ty Đông Bắc 98.793 12.800 2.720 -96.073 2,8 -10.080 21,2 Công ty CBKD than Cẩm Phả 20.489 7.900 25.150 4.661 122,7 17.250 318,4 Các đơn vị khác 205 100 123 -82 60 23 123 c Tiêu thụ nội bộ doanh nghiệp 953 1.000 1.852 899 194,3 852 185,2 d Hộ khác 183.966 12.000 10.554 -173.412 5,7 -1.446 88 nhưng so với kế hoạch lại tăng 12.421 tấn (tăng 22,6%). Tuy Công ty không trực tiếp bán than nhưng thông qua Công ty Cảng kinh doanh các khách hàng quốc tế và nội địa đều tín nhiệm, có xu hướng giữ vững và tăng sản lượng trong thời gian tới. Do lượng than Công ty tự bán chiếm một lượng rất nhỏ trong tổng số nên Công ty cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động Marketing nhằm tăng lợi nhuận, chiếm lĩnh mở rộng thị trường. Để làm được điều đó Công ty cần nhanh chóng áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Mặt khác, Công ty cần chú trọng đến khâu bán hàng, tránh thủ tục phiền hà, thường xuyên cập nhật thông tin thị trường, tiếp thu ý kiến đóng góp của khách hàng. 2.2.6. Phân tích tính nhịp nhàng của sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ở một doanh nghiệp là hai quá trình luôn đòi hỏi tính nhịp nhàng, cân đối, nó sẽ đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được liên tục, phát triển. Trong Tổng Công ty Than Việt Nam thì Công ty Tuyển than Cửa Ông được giao nhiệm vụ sàng tuyển trong dây chuyền sản xuất của Tổng Công ty khu vực Cẩm Phả. Như đã trình bày ở chương 1 là điều kiện sản xuất của Công ty phụ thuộc vào điều kiện khí hậu nên việc sản xuất và tiêu thụ của Công ty cũng biến động theo mùa. Về nguyên tắc, sản xuất của Công ty được coi là nhịp nhàng nếu Công ty hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch. Mà kế hoạch của Công ty Tuyển than Cửa Ông lại phụ thuộc vào kế hoạch của Tổng Công ty giao. Để đi sát thực tế và theo nhu cầu của thị trường thì Tổng Công ty thường có kế hoạch tạm giao đầu năm và kế hoạch điều chỉnh lại. Điều này gây khó khăn cho Công ty trong việc lập giao và điều chỉnh kế hoạch cho các đơn vị phân xưởng. Để đánh giá tính nhịp nhàng của sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thì phải so sánh sản lượng thực tế với sản lượng kế hoạch theo từng tháng. Tính nhịp nhàng của hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty Tuyển than Cửa Ông thể hiện ở cả quá trình sản xuất, quá trình tiêu thụ theo các tháng trong năm, trên Bảng tình hình sản xuất tiêu thụ theo các tháng Bảng 2 - 8 TT Sản lượng sản xuất (tấn) Sản lượng tiêu thụ (tấn) Kế hoạch Thực hiện Chênh lệch ± Thực hiện % Kế hoạch Thực hiện Chênh lệch ± Thực hiện % 1. 400.335 483.514 83.179 120,8 489.512 493.936 4.424 100,9 2. 451.145 505.150 54.005 112 347.950 459.788 111.838 132,1 3. 449.966 482.395 32.429 107,2 463.052 479.700 16.648 103,6 4. 443.997 488.905 44.908 110,1 463.052 404.061 -58.991 87,3 5. 441.662 413.145 -28.517 93,5 396.902 593.947 197.045 149,6 6. 457.595 406.620 -50.975 88,9 396.902 338.250 -58.652 85,2 7. 370.958 408.921 37.963 110,2 423.362 442.800 19.438 104,6 8. 396.076 438.224 42.148 110,6 423.362 492.000 68.638 116,2 9. 433.546 472.331 38.785 108,9 396.902 334.560 -62.342 84,3 10. 455.071 519.467 64.396 114,2 529.202 690.004 160.802 130,4 11. 348.164 511.142 162.978 146,8 396.902 488.358 91.456 123 12. 406.485 529.612 123.127 130,3 396.900 548.931 152.031 138,3  5.055.000 5.659.426 604.426 112 5.124.000 5.766.335 642.335 112,5 0 20 40 60 80 100 120 140 160 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 S¶n xuÊt Tiªu thô Hình 2 - 1: Biểu đồ nhịp nhàng của sản xuất và tiêu thụ Thời gian Tỉ lệ hoàn thành kế hoạch cơ sở sản lượng than sạch bình quân và sản lượng than tiêu thụ qua 2 cảng. Để đánh giá tính nhịp nhàng ta dùng hệ số nhịp nhàng: Hn = 1 100   i mino (2 - 1) 100n Trong đó Hn: Hệ số nhịp nhàng của sản xuất (tiêu thụ). n: số tháng kỳ phân tích. no: số tháng hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất và tiêu thụ. mi: tỷ lệ % đạt kế hoạch sản xuất (tiêu thụ) của những tháng không hoàn thành kế hoạch. áp dụng công thức (2-1) lần lượt tính cho các khâu: Khâu sản xuất than: (thay số liệu trên bảng 2 - 8). 98,0 12100 )9,885,93(10100    sxnH Khâu tiêu thụ: 96,0 12100 )3,842,853,87(9100    ttnH Qua phân tích trên cho thấy kế hoạch ở khâu sản xuất của Công ty đã được thực hiện khá tốt, thể hiện qua hệ số nhịp nhàng của khâu sản xuất  1 và kế hoạch đặt ra khá sát với thực tế. Khâu tiêu thụ được thực hiện chưa tốt các kế hoạch còn dàn đều không chú trọng các tháng cao điểm, lập kế hoạch không sát và chưa khoa học điều đó sẽ ảnh hưởng không tốt tới tiêu thụ của Công ty. Như vậy trong công tác lập kế hoạch Công ty cần phải quan tâm nâng cao chất lượng này. 2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định và NLSX 2.3.1. Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ 2.3.1.1. Đánh giá chung hiệu quả sử dụng TSCĐ. Trong năm 2003 mức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đều tăng so với năm 2002, nhờ vậy mức doanh thu, thuế nộp ngân sách và lợi nhuận tăng đáng kể. Để đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ phải phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định nhằm đánh giá quy mô và hiệu quả toàn bộ TSCĐ mà Công ty sử dụng, xác định nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng TSCĐ để từ đó vạch ra những phương hướng nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ. Để phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố địnhcủa Công ty Tuyển than Cửa Ông lần lượt phân tích các chỉ tiêu sau: Hệ số hiệu suất TSCĐ. Hệ số hiệu suất TSCĐ tính bằng hiện vật. ; bq hS V Q H  t/đ (2 - 2) Hệ số hiệu suất TSCĐ tính bằng giá trị ; bq hS V G H  đ/đ (2 - 3) Trong đó: Q- sản lượng than sạch sản xuất trong kỳ (tấn) G- tổng doanh thu than (trđ) Vbq- Giá trị bình quân của vốn cố định trong kỳ (trđ) 1212 gitiitidk cdbq TVTV VV     ; đồng (2 - 4) dk cdV - Giá trị vốn cố định đầu kỳ (trđ) Vti, Vgi - Giá trị vốn cố định tăng, giảm trong kỳ (trđ) Ti - Thời gian tham gia sản xuất của vốn cố định i. Tj - Thời gian không tham gia sản xuất của vốn cố định j. Đây là công thức đầy đủ để tính Vbq nhưng do không đầy đủ số liệu về vốn bình quân của các tháng trong năm nên tính Vbq theo công thức Vbq = Vđk + Vcc ; đồng (2 - 5) 2 Trong đó: Vđk, Vck: Giá trị vốn cố định đầu kỳ, cuối kỳ (triệu đồng) Hệ số huy động TSCĐ Vhđ = 1 ; đ/đ (2 - 6) Hhs Hoặc Hhđ = Vbq ; đ/đ Q Hoặc Hhđ = Vbq ; đ/đ G Các số liệu dùng để tính toán được tập hợp trong bảng 2 - 9. Bảng tính các hệ số hiệu suất và hệ số huy động Bảng 2-9 STT Chỉ tiêu ĐVT Thực hiện 2002 Thực hiện 2003 So sánh ± % 1 TSCĐ đầu năm nghđ 106.910.990,4 154.538.627,4 47.627.637 144,6 2 TSCĐ cuối năm nghđ 154.538.627,4 214.314.435,3 59.775.808 138,7 3 TSCĐ bình quân nghđ 130.724.809 184.426.531,3 53.701.722 141,1 4 Sản lượng than sạch SX tấn 4.868.749 5.659.426 790.677 116,2 5 Doanh thu SX than nghđ 1.435.375.300 1.783.604.000 348.228.700 124,3 6 Hệ số hiệu suất TSCĐ Tính theo chỉ tiêu hiện vật nghđ 0.037 0,031 -0,007 82,4 Tính theo chỉ tiêu giá trị nghđ 10,98 9,67 -1,309 88,1 7 Hệ số huy động TSCĐ Tính theo chỉ tiêu hiện vật T/nghđ 26,85 32,59 5,738 121,4 Tính theo chỉ tiêu giá trị đ/đ 0,09 0,10 0,012 113,5 Qua bảng 2 - 9 nhận thấy Trong năm 2003, để sản xuất ra 1 tấn than sạch Công ty cần huy động 32,59 nghìn đồng giá trị TSCĐ cao hơn năm 2002 là 5,738 nghìn đồng. Theo chỉ tiêu hiện vật: 1 nghìn đồng giá trị tài sản cố định đã tham gia vào sản xuất làm ra 0,031 tấn than sạch giảm 0,007 tấn so với năm 2002. Theo giá trị: 1 nghìn đồng giá trị TSCĐ đã tham gia tạo ra 9,67 nghìn đồng so với năm 2002. Để ngăn chặn chiều hướng giảm hệ số hiệu suất TSCĐ, Công ty cần tích cực đẩy mạnh công tác tiêu thụ, mở rộng thị trường, tìm kiếm thêm bạn hàng để nâng cao sản lượng tiêu thụ. Từ đó thúc đẩy sản xuất phát triển, sử dụng tối đa công suất của TSCĐ. 2.3.1.2. Phân tích kết cấu và tình hình tăng giảm TSCĐ Để phân tích kết cấu TSCĐ và tăng giảm TSCĐ năm 2003 của Công ty Tuyển than Cửa Ông, sử dụng tài liệu về TSCĐ của Công ty qua bảng phân tích (2 - 10) sau: Qua bảng số liệu (2 - 10) cho thấy: Trong kết cấu TSCĐ của Công ty Tuyển than Cửa Ông thì thiết bị công tác và phương tiện vận tải chiếm tỷ trọng lớn (33,6% và 29,4%).Đây là nhóm máy móc thiết bị chủ yếu phục vụ các khâu công nghệ chính của công ty là sàng tuyển, vận tải và bốc rót. Ngoài ra thiết bị truyền dẫn, nhà cửa, vật kiến trúc cũng chiếm tỷ trọng đáng kể từ 7 - 15% vì đây là cơ sở vật chất phục vụ trực tiếp cho công nghệ sản xuất chính của Công ty. Có thể nói rằng kết cấu tài sản cố định của Công ty là tương đối hợp lý. Trong năm 2003 Công ty đã đầu tư chủ yếu cho phương tiện vận tải 46.156,4 trđ, vật kiến trúc 14.596,4 trđ, thiết bị công tác 7.091,5 trđ, thiết bị động lực 5.173,8 trđ, nhà cửa 2.531,4 trđ... Điều này chứng tỏ Công ty đang tiếp tục chú trọng vào việc đổi mới các loại TSCĐ trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất chính. Bên cạnh đó, trong năm 2003 TSCĐ của Công ty cũng giảm 365,2 trđ, trong đó phương tiện vận tải giảm 315 trđ, vật kiến trúc giảm 50,2 trđ. Các con số này tuy không lớn lắm song nó cũng phản ánh rằng TSCĐ thuộc các khâu quan trọng có nhiều máy móc thiết bị đã cũ, lạc hậu, cần phải đầu tư mới để đáp ứng yêu cầu của sản xuất kinh doanh. Mức độ giảm TSCĐ của Công ty Tuyển than Cửa Ông được đánh giá qua các chỉ tiêu: - Hệ số trang thiết bị TSCĐ Ht = Giá trị TSCĐ tăng trong năm x 100% (2 -7) Nguyên giá TSCĐ ở cuối năm Thay số vào 2 - 7: Ht = 78.514,5 x 100 = 15,07% 521.076,5 Hệ số sa thải TSCĐ Hg = Giá trị TSCĐ giảm trong năm x 100% (2 -8) Nguyên giá TSCĐ ở đầu năm Thay số vào 2 - 8: Hg = 365,2 x 100 = 0,08% 442.927,2 Như vậy mức tăng TSCĐ lớn hơn rất nhiều so với mức giảm TSCĐ trong năm. Điều này cho thấy Công ty đã chú trọng đầu tư mới TSCĐ nhằm tăng năng lực sản xuất của TSCĐ, phục vụ yêu cầu sản xuất của Công ty. Trên thực tế nhưng trang thiết bị tăng thêm đều là những TSCĐ có tính năng tiên tiến, hiện đại hơn so với những TSCĐ đang sử dụng. Nên có thể nói việc đầu tư của Công ty không chỉ tăng thêm theo chiều rộng mà phát triển cả về chiều sâu. Tuy nhiên, với lượng tài sản lớn như vậy công ty cần phải có những biện pháp để tận dụng triệt để năng lực sản xuất của TSCĐ. Bảng tăng giảm tài sản cố định năm 2002 Bảng 2-10 ĐVT: Triệu đồng STT Loại tài sản Đầu năm 2002 Tăng trong năm Giảm trong năm Cuối năm 2003 Nguyên giá Tỷ trọng % Nguyên giá Tỷ trọng % Nguyên giá Tỷ trọng % Nguyên giá Tỷ trọng % 1 Nhà cửa 38.444 8,68 2.531,4 3,22 0 0 40.975,4 7,86 2 Vật kiến trúc 66.935,5 15,11 14.596,4 18,59 50,2 13,75 81.481,7 15,64 3 Thiết bị động lực 211,3 0,05 5.173,8 6,59 0 0 5.385,1 1,03 4 Phương tiện vận tải 107.248,1 24,21 46.156,4 58,79 315 86,25 153.089,5 29,38 5 Thiết bị truyền dẫn 54.910 12,40 1.573,9 2,00 0 0 56.483,9 10,84 6 Thiết bị công tác 167.819,6 37,89 7.091,5 9,03 0 0 174.911,1 33,57 7 Dụng cụ quản lý 5.340,5 1,21 803 1,02 0 0 6.143,5 1,18 8 TSCĐ khác 2.018,2 0,45 588,1 0,76 0 0 2.606,3 0,50 Tổng cộng 442.927,2 100 78.514,5 100 365,2 100 521.076,5 100 2.3.1.3. Phân tích tình trạng của TSCĐ. TSCĐ phản ánh năng lực sản xuất, trình độ kỹ thuật tiên tiến, công nghệ hiện đại, máy móc thiết bị càng mới, càng hiện đại thì năng lực sản xuất càng lớn, năng suất lao động tăng, chi phí sản xuất giảm dẫn đến tăng lợi nhuận. Ngược lại nếu tình trạng TSCĐ đã cũ kỹ, lạc hậu sẽ ảnh hưởng rất lớn tới năng lực sản xuất của Công ty. Do đó cần có những biện pháp nhằm đổi mới những máy móc thiết bị đã hết thời gian sử dụng. Nhân tố chủ yếu làm thay đổi hiện trạng TSCĐ là sự hao mòn trong quá trình sản xuất. Chỉ tiêu phản ánh tình trạng kỹ thuật của TSCĐ là hệ số hao mòn của tài sản, được xác định bởi công thức: Hệ số hao mòn TSCĐ = Tổng mức khấu hao TSCĐ (2 -9) Nguyên giá TSCĐ Qua bảng 2 - 11 cho thấy TSCĐ hữu hình của Công ty chiếm 96,1% tổng giá trị tài sản hiện có, phần còn lại 3,8% là tài sản cố định chờ thanh lý. Thay số liệu ở bảng 2 - 11 vào (2 - 9) Hệ số hao mòn TSCĐ = 345.573,2 = 0,6837 505.430,6 Qua đó cho thấy tình trạng máy móc thiết bị của Công ty đã già cỗi, hệ số hao mòn cao chứng tỏ năng lực máy móc thiết bị đã được tận dụng gần hết vào SXKD. Công ty cần quan tâm đến việc đầu tư bổ sung cho TSCĐ thì dây chuyền sản xuất mới đảm bảo được liên tục và đồng bộ. Công ty Tuyển than Cửa Ông qua nhiều năm sản xuất và cải tạo, đến nay quá trình sản xuất đã hình thành 2 dây chuyền công nghệ là dây chuyền đen và dây chuyền vàng (hình 2 - 2). 2.3.2. Phân tích năng lực sản xuất Để phân tích được năng lực sản xuất thì phải tìm hiểu khái niệm năng lực sản xuất. Nó là khả năng sản xuất ra sản phẩm lớn nhất của doanh nghiệp khi sử dụng một cách đầy đủ về công suất và thời gian máy móc thiết bị các khâu trong dây chuyền công nghệ sản xuất về trình độ tổ chức sản xuất, tổ chức lao động là tiên tiến phù hợp với các điều kiện của doanh nghiệp. Việc xác định và đánh giá trình độ sử dụng NLSX có ý nghĩa: Đánh giá quy mô sản xuất hợp lý để tận dụng tính kinh tế về quy mô. Xác định mức độ tận dụng các nguồn tiềm năng và khả năng tận dụng của chúng. Là cơ sở cho việc phát hiện ra khâu yếu và định hướng phát triển của doanh nghiệp, đặc biệt là về sản lượng. Bảng hao mòn tài sản cố định năm 2002 Bảng 2-11 ĐVT: Triệu đồng STT Loại TSCĐ Nguyên giá Hao mòn luỹ kế Giảm trong năm Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % 1 TSCĐ đang dùng 505.430,6 96,2 345.573,2 68,4 159.857,4 31,6 Nhà cửa 40.923,2 7,8 19.583,7 47,9 21.339,5 52,1 Vật kiến trúc 81.481,7 15,5 45.201,8 55,5 36.279,9 44,5 Thiết bị công tác 161.488,1 30,7 138.391,5 85,7 23.096,6 14,3 MMTB động lực 5.385,1 1,0 241,8 4,5 5.143,3 95,5 Phương tiện vận tải 152.436,5 29,0 86.559,8 56,8 65.876,7 43,2 Phương tiện truyền dẫn 54.987,4 10,5 51.117,7 93,0 3.869,7 7,0 Phương tiện quản lý 6.122,3 1,2 3.257,7 53,2 2.864,6 46,8 TSCĐ khác 2.606,3 0,5 1.219,2 46,8 1.387,1 53,2 2 TSCĐ vô hình 183,7 0,0 183,7 100,0 0 0,0 3 TSCĐ không cần dùng 0,0 0,0 0,0 0 4 TSCĐ chờ thanh lý 20.154 3,8 20.154 100,0 0 0,0 Tổng TSCĐ 525.786,3 100,0 365.910,9 69,6 159.857,4 30,4 2.3.2.1. Tổng quát về dây chuyền công nghệ Công ty Tuyển than Cửa Ông Công ty Tuyển than Cửa Ông là khâu cuối cùng trong dây chuyền sản xuất than của Tổng Công ty than Việt Nam tại khu vực Cẩm Phả - Cửa Ông, với nhiệm vụ sàng tuyển để tiêu thụ trong và ngoài nước. Sản xuất chính của Công ty gồm 2 dây chuyền: dây chuyền đen và dây chuyền vàng (hình 2 - 2). Dây chuyền đen bao gồm 3 khâu công nghệ: khâu kéo mỏ đến sàng tuyển, bốc rót tiêu thụ được xây dựng từ những năm 30 và được tái tạo lại năm 1960 với công suất 750 T/h. Dây chuyền này có tính đồng bộ không cao cùng với thời gian sử dụng rất dài nên đã xuống cấp làm cho năng suất thấp và ngày càng giảm đi. Đến năm 1992 hệ thống rửa cửa sàng 1 phải ngừng hoạt động vì không đảm bảo an toàn. Toàn bộ thiết bị của dây chuyền đã rất cũ khó có thể khắc phục được, cũng có những thiết bị hư hỏng toàn bộ. Chính vì thế NLSX của dây chuyền đen vài năm trở lại đây rất thấp, đặc biệt là khâu sàng tuyển của dây chuyền. Dây chuyền vàng: được xây dựng và đưa vào hoạt động năm 1980 bao gồm 3 khâu công nghệ từ kéo mỏ đến sàng tuyển, bốc rót tiêu thụ. Dây chuyền này thiết bị tương đối hiện đại. Thiết bị sàng tuyển, bốc rót chủ yếu được sản xuất từ Ban Lan - úc - Nhật cùng với hệ thống bốc rót Vitachi của Nhật Bản còn có máy đổ đống ST, máy xúc RC và máy rót SL, thiết bị, mức dự trữ năng lượng sản xuất còn rất lớn. Công suất thiết kế của dây chuyền vàng là 800 T/h. Tổ chức sản xuất các khâu trong dây chuyền chính của Công ty theo chế độ làm việc liên tục 3 ca trong ngày và 8 giờ làm việc trong một ca. Do tính chất liên tục của dây chuyền sản xuất cho nên Công ty không bố trí riêng một ngày nghỉ tuần chung cho công nhân viên mà bố trí nghỉ luân phiên. Trong các ngày lễ, dây chuyền sản xuất chính vẫn hoạt động, nhưng số lao động bình quân chỉ bố trí bằng 50% so với ngày làm việc bình thường. 2.3.2.2. Tình hình sử dụng thời gian của các thiết bị công nghệ Căn cứ vào thời gian làm việc của Công ty quy định với một năm làm việc 305 ngày, ngày làm việc 3 ca, mỗi ca làm việc thực tế 7 giờ thì thời gian làm việc chế độ trong năm là: Hệ số sử dụng thời gian: Htg Htg = Thời gian thực tế (2 - 10) Thời gian chế độ Qua số liệu và công thức tính: lập bảng 2 - 12. Từ số liệu ở bảng 2 - 12 cho thấy: số giờ làm việc thực tế của máy sàng tuyển 1 đạt 33% so với số giờ làm việc theo chế độ. Số giờ làm việc thực tế của máy xúc RC1, RC2 đạt 7% so với số giờ làm việc theo chế độ. Số giờ làm việc thực tế của đầu máy kéo mỏ đạt 21% so với số giờ làm việc theo chế độ... Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên nhưng chủ yếu vẫn là số giờ máy ngừng theo quy định của Công ty khá cao vì vậy, Công ty cần phải có biện pháp và kế hoạch tận dụng thời gian ngừng bất hợp lý để tăng năng lực sản xuất của máy móc thiết bị, giảm chi phí khấu hao, hạ giá thành sản phẩm và từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất. 2.3.2.3. Xác định năng lực sản xuất của dây chuyền công nghệ Các chỉ tiêu dùng để xác định năng lực sản xuất: năng lực sản xuất giờ, hệ số tận dụng NLSX về mặt thời gian, hệ số sử dụng tổng hợp NLSX. Than kéo mỏ Cấp liệu Tuyển than 1 Tuyển than 2 Đống Bến 1 Đống Bến 2 Cảng Vận tải đường sắt Sàng TT 1 Đống Bến 1 Đường sắt ra cảng Cầu trục cảng Dây chuyền đen ST 1 RC 1 RC 2 ST 2 RC 3 RC 4 Sl 1 Sl 2 Vận tải đường sắt Đống Bến 2 Băng ra cảng Máy rót cảng Dây chuyền Vàng Cảng Dây chuyền công nghệ Công ty Cấp liệu TT 1 Sàng tuyển than 2 Cấp liệu Tt 2 St 3 Hình 2 - 2: Sơ đồ công nghệ Công ty Tuyển than Cửa Ông Tình hình sử dụng thời gian của MMTB Công ty Tuyển than Cửa Ông năm 2003 Bảng 2 - 12 STT Tên thiết bị Số lượng Giờ máy theo dương lịch Giờ máy theo chế độ Giờ máy có thể sử dụng cao nhất Giờ máy làm việc thực tế Hệ số sử dụng thời gian (Htg) 1 Máy sàng tuyển 1 3 26.280 21.960 17.039 7.335 0,33 2 Máy rửa tuyển 1 2 17.520 14.640 11.857 4.945 0,34 3 Máy sàng tuyển 2 2 17.520 14.640 13.785 15.757 1,08 4 Máy lắng tuyển 2 3 26.280 21.960 18.961 21.545 0,98 5 Máy đổ đống ST1 1 8.760 7.320 5.512 1.964 0,27 6 Máy xúc RC1 + RC2 2 17.520 14.640 12.719 956 0,07 7 Đầu máy kéo mỏ 24 210.240 175.680 152.354 36.345 0,21 8 Đầu máy carô 13 113.880 95.160 82.037 14.076 0,15 9 Cầu trục đống 2 17.520 14.640 10.519 8.427 0,58 10 Cầu trục bến 5 43.800 36.600 23.767 25.708 0,70 11 Máy đổ ST2, ST3 2 17.520 14.640 6.731 8.100 0,55 12 Máy xúc RC3, RC4 2 17.520 14.640 7.933 6.909 0,47 13 Máy rót SL1, SL2 2 17.520 14.640 9.015 6.178 0,42 NLSX của các thiết bị trong dây chuyền được xác định trên cơ sở: Với những thiết bị sẵn có năng suất thiết kế trong các văn bản thiết kế và lý lịch máy móc được xác định là cơ sở của năng suất thiết kế. Với những thiết bị năng lực thiết kế chưa được xác định thì phải dựa trên các căn cứ về tổ chức kỹ thuật và công thức liên quan. Đối với Công ty có dây chuyền công nghệ đồng bộ không tách riêng phần sàng và phần tuyển nên chỉ cần xác định thêm năng lực sản xuất giừ của đầu máy kéo mỏ, đầu máy carô còn các thiết bị khác như sàng tuyển, bốc rót... đã có sẵn sàng năng suất thiết kế. Năng lực sản xuất giờ của đầu máy kéo mỏ được xác định: Pđt m = 60 x T x N0 x Q x Nđ , tấn /giờ (2 - 11) Tck x Kn x Kđ x T Trong đó: T - Thời gian làm việc của đầu máy trong ca; giờ (T = 5h) N0 - Số toa trong một đoàn tàu, toa Q - Tải trọng 1 toa goòng, tấn/ toa (Q = 30 tấn/toa) Nđ - Số đầu tầu công tác trong khu vực (Nđ = 1) Tck - Thời gian chu kỳ đoàn tàu kéo than từ mỏ về, phút. Kh - Hệ số làm việc không điều hoà. Kđ - Hệ số kể đến vận chuyển đất đá lẫn. Các số liệu dùng để tính toán được tập hợp trong bảng 2 - 13 Vậy năng lực sản xuất giờ bình quân của đầu máy kéo mỏ được tính:         2 1 2 1 83,79 71 767,809 i i i idth bp L LP P tấn/ giờ Năng lực sản xuất giờ của đầu máy làm việc trong carô được xác định: Pcarô = 60 x T x N0 x Q x Nđ = 60 x 5 x 7 x 16,8 x 1 = 76,12 tấn/giờ Tck x Kh x Kđ x T 45 x 2 x 1,03 x 5 Hệ số tận dụng NLSX về mặt thời gian Htg = Thời gian làm việc thực tế (2 - 12) Thời gian chế độ Hệ số NLSX về mặt công suất Hcs = Công suất thực tế của MMTB (2 - 13) Công suất thiết kế của MMTB Hệ số tận dụng tổng hợp NLSX Hth = Htg x Hcs (2 - 14) Từ kết quả tính toán và công thức trên lập bảng 2 -1 4. Bảng tính năng lực sản xuất giờ của đầu máy kéo mỏ Bảng 2 - 13 ST T Tên mỏ Chỉ tiêu ĐVT Đèo Nai Cọc Sáu Thốn g Nhất Dươn g Huy Cao Sơn Mông Dươn g Khe Chà m 1 Số lượng toa trong 1 đoàn tàu Toa 10 10 10 10 9 9 9 2 Số đầu tàu công tác trong một khu vực Chiế c 1 1 1 1 1 1 1 3 Thời gian chu kỳ đoàn tàu kéo Phút 60 60 90 120 120 100 120 4 Hệ số làm việc không điều hoà 2 1 2 3 1 3 3 5 Hệ số vận chuyển đất đá lẫn 1,03 1,03 1,03 1,03 1,03 1,03 1,03 6 Tải trọng một toa goòng Tấn 30 30 30 30 30 30 30 7 Cung độ vận chuyển Km 5,8 5,8 9 13,8 13,6 9,4 13,6 8 Năng lực SX giờ Tấn/ h 145,63 291,26 97,08 48,54 131,0 6 52,12 43,68 Qua bảng 2 - 14 cho thấy: hầu hết các thiết bị có công suất thực tế thấp hơn so với công suất thiết kế, hệ số sử dụng công suất và hệ số sử dụng tổng hợp còn thấp hơn chứng tỏ trìnhd dộ tận dụng năng lực sản xuất của Công ty chưa cao. Xác định năng lực sản xuất năm của máy móc thiết bị trong dây chuyền công nghệ. Khác với năng lực sản xuất giờ, năng lực sản xuất năm chịu ảnh hưởng nhiều yếu tố như chế độ làm việc, thời gian ngừng sửa chữa lớn, hệ số sử dụng theo mùa... Do đó, năng lực sản xuất năm của máy móc thiết bị được tính: Pnăm = Ptk  Tsdmax  N  Hmùa, t/năm (2 -15) Trong đó: Ptk - Năng suất tính toán, t/h. Tsd max - Thời gian sử dụng cao nhất, giờ. N - Số lượng thiết bị, cái. Hmùa - Hệ số sử dụng theo mùa. Mùa mưa: Hmùa = 0,7 Mùa khô: Hmùa = 1 Kết quả tính toán được tập hợp trong bảng 2 - 15. Từ bảng 2 - 15 xác định năng lực tổng hợp của các khâu Bảng tính hệ số sử dụng công suất và hệ số tận dụng tổng hợp Bảng 2 - 14 ST T Tên thiết bị chủ yếu Công suất thiết kế t/h Công suất thực tế t/h Sản lượng thực tế, tấn Hệ số sử dụng thời gian Hệ số sử dụng công suất Hệ số sử dụng tổng hợp 1 Máy sàng tuyển 1 250 193 1.414.076 0,33 0,772 0,255 2 Máy rửa tuyển 1 250 102 506.065 0,34 0,408 0,139 3 Máy sàng tuyển 2 800 266 4.194.883 1,08 0,333 0,359 4 Máy lắng tuyển 2 800 83 1.787.203 0,98 0,104 0,102 5 Máy đổ đống ST1 800 125 245.422 0,27 0,156 0,042 6 Máy xúc RC1, RC2 800 98 94.600 0,07 0,123 0,009 7 Đầu máy kéo mỏ 85,77 149 5.709.910 0,21 7,737 0,365 8 Đầu máy carô 76,12 113 2.377.546 0,15 1,484 0,223 9 Cầu trục đống 150 153 1.070.026 0,58 1,020 0,592 10 Cầu trục bến 150 112 2.891.331 0,70 0,747 0,523 11 Máy đổ đống ST2, ST3 800 327 2.649.412 0,55 0,409 0,225 12 Máy xúc RC3, RC4 800 477 3.294.434 0,47 0,596 0,280 13 Máy rót SL1, SL2 800 533 3.294.434 0,42 0,666 0,280 Bảng năng lực sản xuất năm của các MMTB - Công ty Tuyển than Cửa Ông Bảng 2 -15 STT Tên thiết bị chủ yếu Số lượng Công suất thiết kế t/h Thời gian chế độ Hệ số được theo mùa Năng lực sản xuất Sản lượng thực tế (tấn) Mùa mưa Mùa khô Mùa mưa Mùa khô Mùa mưa (tấn) Mùa khô (tấn) Cộng (tấn) 1 Đầu máy kéo mỏ 24 85,77 1.875 2.625 0,7 1 2.826.180 5.652.360 8.478.540 7.137.388 2 Sàng tuyển 1 3 250 1.875 2.625 0,7 1 703.125 1.968.750 2.671.875 1.414.076 3 Cầu trục đống 5 150 1.875 2.625 0,7 1 984.375 1.968.750 2.953.125 2.891.331 4 Cầu trục bến 2 150 1.875 2.625 0,7 1 393.750 787.500 1.181.250 1.290.026 5 Đầu máy ca rô 13 76,12 1.875 2.625 0,7 1 1.298.798 2.597.595 3.896.393 2.377.546 6 Sàng tuyển 2 2 800 1.875 2.625 0,7 1 1.500.000 4.200.000 5.700.000 4.945.007 7 Máy đổ đống ST 2 800 1.650 2.310 0,7 1 1.848.000 3.696.000 5.544.000 2.649.412 8 Băng dọc kho 1 800 1.650 2.310 0,7 1 924.000 1.848.000 2.772.000 2.649.412 9 Máy xúc đống RC 2 800 1.650 2.310 0,7 1 1.848.000 3.696.000 5.544.000 3.294.454 10 Băng ra cảng 2 800 1.650 2.310 0,7 1 1.848.000 3.696.000 5.544.000 3.294.454 11 Máy rót SL1, SL2 2 800 1.650 2.310 0,7 1 1.848.000 3.696.000 5.544.000 3.294.454 12 Băng nội địa 3 1 300 1.875 2.625 0,7 1 393.750 787.500 1.181.250 17.985 1414 4945 6359 5726 6037 6803 6348 5300 7137 3553 5700 8105 9253 6668 8497 8497 9440 6725 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 10000 H×nh 2-3 BiÓu ®å n¨ ng lùc s¶n xuÊt cña C«ng ty TuyÓn than Cöa ¤ ng NLSXTH S¶n l­ î ng thùc tÕ Đường NLSXTH khâu công nghệ Năng lực sản xuất (triệu tấn/năm) sản lượng thực tế Bảng tổng hợp năng lực sản xuất của các khâu Bảng 2 - 16 STT Khâu công nghệ Năng lực sản xuất (Pnăm) Sản lượng thực tế (tấn) Hth 1 Đầu máy kéo mỏ 8.105.265 7.137.388 0,88 2 Sảng tuyển 1 + 2 9.253.125 6.359.083 0,69 3 Vận chuyển trong kho (băng + carô) 6.668.393 5.726.976 0,86 4 Đổ đống (ST2, ST3 + Cầu trục đống) 8.497.125 6.037.292 0,71 5 Xúc đống (RC3, RC4 + Cầu trục) 8.497.125 6.803.232 0,80 6 Vận chuyển ra càng (băng + carô) 9.440.393 6.348.916 0,67 7 Máy rót (SL1, SL2 + Cầu trục) 6.725.250 5.300.312 0,79 2.4. Phân tích tình hình sử dụng lao động và tiền lương Sức lao động là một trong 3 yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất, để thấy rõ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cần thiết phải phân tích tình hình sử dụng lao động, năng suất lao động và ảnh hưởng của số lao động đến nhiệm vụ sản xuất của Công ty. Mặt khác, phải phân tích tổng quỹ lương, mức lương bình quân và tác dụng đòn bẩy tiền lương đến tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. 2.4.1. Phân tích mức độ đảm bảo về số lượng, chất lượng và kết cấu lao động của Công ty năm 2003 2.4.1.1. Phân tích số lượng và kết cấu lao động Qua bảng 2 - 17 cho thấy: tổng số CBCNV năm 2003 là: 4779 người tăng so với năm 2002 là 46 người. Liên hệ với nhiệm vụ SXKD của Công ty năm 2003 thấy giá trị tổng doanh thu tăng 23% so với năm 2002, trong khi đó tổng số công nhân tăng ít 1%. Chứng tỏ là hiệu quả sử dụng lao động năm 2003 cao hơn so với năm 2002. So sánh số lao động thực tế năm 2003 so với năm 2002 sẽ là: ; 100 2003 2002 bq bqtd ld N JQN    người (2 - 16) Trong đó: td ld : Số lao động tiết kiệm tương đối 2002 bqN : Số lượng CNV toàn Công ty năm 2002 JQ : Tỷ lệ % hoàn thành sản lượng năm 2003 so với năm 2002. Bảng phân tích số lượng và kết cấu lao động Bảng 2 -17 STT Loại nhân viên Năm 2002 Năm 2003 So sánh Số lao động Kết cấu % Số lao động Kết cấu % ± % 1 Công nhân SX chính 3.359 71 3.398 71,1 39 101,2 2 Công nhân phụ trợ, người 355 7,5 360 7,5 5 101,4 3 Công nhân phục vụ; người 690 14,6 685 14,3 -5 99,3 4 Gián tiếp; người 329 7,0 336 7,0 7 102,1 5 Tổng số CBCNV toàn Công ty; người 4.733 100 4.779 100 46 101 Sản lượng SX (tấn) 4.686.749 5.659.426 790.677 116,2 Tổng doanh thu (trđ) 1.469.517 1.808.132 338.615 123 501.5733.4 749.868.4 426.659.5 JQ người Nhưng thực tế công ty chỉ sử dụng lao động năm 2003 là: 4.779 người. Như vậy Công ty đã tiết kiệm tương đối là: 5.501 - 4.779 = 722 người Do vậy, trình độ sử dụng lao động năm 2003 hiệu quả hơn năm 2002. Xét về kết cấu lao động cho thấy: Tổng số CBCNV toàn Công ty năm 2003 tăng 1% so với năm 2002. Trong đó, công nhân sản xuất chínhtăng 1,2%, công nhân phụ trợ tăng 1,4%, công nhân phục vụ giảm 0,7% và bộ phận gián tiếp tăng 2,1%. Để đánh giá sự thay đổi kết cấu lao động so sánh qua hệ số kết cấu. ;CNSXC bq CNSXC bq CNV bqld kc N NN   người (2 - 17) Trong đó: Hkc lđ : Hệ số kết cấu lao động CNVbqN : Số lượng CNV bình quân toàn Công ty; người CNSXCbqN : Số lượng CNV SX chính bình quân toàn Cty, người. Theo số liệu ở bảng 2 - 17 tính được. Hệ số kết cấu lao động năm 2002: 41,0 359.3 359.34733   ldkcH ở đây hệ số kết cấu của 2 năm như nhau. Tuy nhiên năng suất lao động năm 2003 lại tăng so với năm 2002 chứng tỏ Công ty đã làm tốt công tác tổ chức sản xuất, bố trí công nhân phục vụ và phụ trợ hợp lý đảm bảo cho công nghệ hoạt động liên tục có hiệu quả. 2.4.1.2. Phân tích chất lượng lao động của Công ty năm 2003 Chất lượng lao động của Công ty Tuyển than Cửa Ông năm 2003 được thể hiện qua bảng chất lượng lao động (bảng 2 - 18). Nhìn vào bảng phân tích (2 - 18) cho thấy: Bậc thợ bình quân toàn Công ty hầu hết các ngành nghề đều đảm bảo cho sản xuất ổn định, chất lượng sản phẩm ngày càng nâng cao bởi vì số lượng thợ bậc cao chiếm tỷ lệ lớn. Bậc thợ bình quân 4/7 về trình độ văn hoá: trình độ PTCS có 2.409 người chiếm 50,4%, trình độ PTTH có 2.370 người chiếm 49,6%. Nói chung với trình độ văn hoá của cán bộ công nhân viên trong Công ty đảm bảo có khả năng tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật mới. Trước mắt và lâu dài Công ty cần có những biện pháp nâng cao trình độ chuyên môn cho công nhân viên đi học các trường đại học (hệ tại chức), đào tạo lại tay nghề cho đội ngũ công nhân trẻ. Đây là một việc làm đúng đắn, đảm bảo và duy trì phát triển đội ngũ cán bộ công nhân viên chức của Công ty có đủ trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật về độ tuổi: lực lượng lao động có độ tuổi từ 25 đến 46 chiếm 74,95% là tỷ lệ tương đối cao vì đây chính là độ tuổi lao động vừa có sự chín chắn, vừa có kinh nghiệm tay nghề cao trong công việc đã góp phần quan trọng trong việc tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. 2.4.2. Phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động Tình hình sử dụng thời gian lao động của công ty thể hiện qua bảng 2 – 19 Thông qua việc phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động sẽ biết được mức độ sử dụng thời gian so với chế độ công tác, kế hoạch, định mức lao động. Nhìn chung tình hình sử dụng thời gian lao động của CBCNV Công ty ngày càng tốt, thể hiện ngày công vắng mặt giảm so với năm 2002 là 11.242 ngày công tỷ lệ giảm 7,4%, so với kế hoạch 2003 giảm 4.939 ngày công tỷ lệ giảm 3,4%. Chứng tỏ ý thức trách nhiệm của CBCNV trong Công ty hướng tới sản xuất phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được tốt hơn. Tổng ngày công thực tế 2003 tăng so với năm 2002 là 28.010 Cộng tỷ lệ tăn 2%, so với kế hoạch tăng 14.528 cộng tỷ lệ 1%. Điều đó chứg tỏ Công ty dã tạo đủ công ăn việc làm cho người lao động, bố trí sử dụng thời gian lao động của CBCNV là rất linh hoạt, hợp lý, phù hợp với dây chuyền sản xuất của Công ty. Công ty cần đẩy mạnh công tác tổ chức lao động, tổ chức sản xuất tốt hơn nữa để nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian lao động, giảm chi phí tiền lương, hạ giá thành và tăng lợi nhuận cho Công ty. Bảng phân tích chất lượng lao động Công ty Tuyển than Cửa Ông Bảng 2 - 18 TT Ngành nghề Tổng số lao động Bậc thợ Văn hoá Độ tuổi Tỷ lệ Tổng Trong đó 1 2 3 4 5 6 7 B.quân bậc thợ Cơ sở Trung học < 25 25- 35 36- 45 46- 55 > 55 Nữ Đ.viên I CN kỹ thuật 3.171 1.068 492 162 286 615 868 803 210 64 1513 1658 147 904 1556 544 20 66,4 1 Cơ điện 228 75 27 8 59 56 98 7 4,16 66 162 16 94 82 36 2 Khai thác CB than 1.032 476 187 12 55 224 389 277 75 4,06 490 542 41 357 499 130 5 3 Cơ khí 952 203 110 3 21 169 306 355 96 2 4,35 453 499 47 228 508 161 8 4 Xây dựng 52 2 4 4 12 8 20 8 4,31 20 32 6 31 15 5 Cấp dưỡng 92 89 4 3 2 8 17 62 6,46 71 21 1 1 64 26 6 Vận tải 620 176 68 147 197 144 104 23 5 2,47 351 269 39 180 284 117 7 Thông tin 32 7 2 1 4 3 22 2 4,63 13 20 7 21 4 8 CN kỹ thuật 116 40 90 50 113 3 31 67 55 khác II LĐ phổ thông 1.315 973 137 250 435 395 115 3,92 890 425 255 440 425 195 27,52 III Gián tiếp 293 120 250 120 6 287 15 55 202 21 6,13 IV Tổng số toàn Công ty 4779 2161 879 162 406 865 1.303 1198 325 64 4 2409 2370 417 1399 2183 760 20 100 Bảng thống kê tình hình sử dụng thời gian lao động của Công ty năm 2003 Bảng 2 - 19 STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2002 KH 2003 TH 2003 Tăng giảm so với năm 2002 Tăng giảm so với năm KH 2003 1 Tổng số CNV Trong đó: CNSX NV quản lý người người người 4.716 4.404 312 4.686 4.366 320 4.779 4.443 336 63 39 24 101,3 100,9 107,7 93 77 16 102 101,8 105 2 Số ngày theo lịch trong năm ngày 365 365 365 0 0 0 0 3 Số ngày theo chế độ công tác ngày 288 288 288 0 0 0 0 4 Tổng số công theo lịch ng công 1.607.460 1.593.590 1.621.695 14.235 100,9 28.105 101,8 5 Tổng số ng 1.268.352 1.257.408 1.279.584 11.232 100,9 22.176 101,8 công theo chế độ công 6 Tổng số công thực tế ng công 1.436.518 1.450.000 1.464.528 28.010 102 14.528 101 7 Tổng số công vắng mặt ng công 151.303 145.000 140.061 - 11.242 92,6 -4.939 96,6 2.4.3. Phân tích năng suất lao động. Lao động là yếu tố cơ bản nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh, người lao động luôn mong muốn hiệu quả làm việc của mình là tốt nhất nghĩa là năng suất lao động không ngừng tăng lệ. NSLĐ là một chỉ tiêu quan trọng của sản xuất, nó phản ánh hiệu quả của công tác tổ chức sản xuất và tổ chức lao động mà bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm. Tăng năng suất lao động là một trong những biện pháp hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận, cải thiện đời sống của công nhân viên. NSLĐ của Công ty Tuyển than Cửa Ông được thể hiện qua bảng 2 - 20. Qua bảng 2 - 20 cho thấy than sạch tổng số năm 2003 tăng 790.677 tấn so với thực hiện 2002 (chiếm 16,2%) và tăng 604.426 tấn so với kế hoạch 2003 (chiếm 12%). Trong khi đó tổng số CBCNV toàn công ty chỉ tăng thêm so với năm 2002 là 63 người (tăng 1,3%). Như vậy, tốc độ tăng sản lượng lớn hơn rất nhiều so với tốc độ tăng lao động, điều này là rất tốt. Do đó năng suất bình quân tính theo hiện vật và theo giá trị đều tăng. Cụ thể: NSLĐ bình quân năm 2003 tăng 55,3 tấn/người - năm so với năm 2002 (tăng 15,1%). Về mặt giá trị: NSLĐ năm 2003 tăng 67,5 triệu đồng/người - năm (tăng 21,7%). Mức độ ảnh hưởng của 2 nhân tố: số lượng CBCNV và NSLĐ đến việc tăng sản lượng than sạch được tính theo công thức. Q = N  W; tấn (2 - 18) Trong đó: Q: Sản lượng than sạch, tấn N: Số lượng CBCNV toàn công ty; người W: NSLĐ tính cho 1 CBCNV, tấn/ người - năm. Dựa vào bảng 2 - 20 thay số vào công thức ( 2 - 18). Q = 4.779 x 1.184.228 = 5.659.426 tấn. Qua số liệu tính toán và phân tích trên cho thấy: ảnh hưởng của sự thay đổi sản lượng là không lớn, nhưng việc tăng NSLĐ lại có ảnh hưởng không nhỏ đến sự thay đổi của sản lượng than sạch. Chứng tỏ sự tăng lên của sản lượng than sạch chủ yếu là do chỉ tiêu chất lượng. Vì vậy, vấn đề đặt ra là làm sao cho năng suất lao động ngày càng tăng là một yêu cầu cấp thiết đối với toàn công ty. 2.4.4. Phân tích tình hình sử dụng quỹ tiền lương Tiền lương trong doanh nghiệp được sử dụng như một đòn bẩy kinh tế làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Về mặt xã hội tiền lương phải đảm bảo thu nhập cho cuộc sống của người lao động, tài sản xuất sức lao động, ổn định công ănviệc làm và nâng cao dần mức sống từ công việc. Chỉ tiêu chủ yếu cần phân tích đó là tổng quỹ tiền lương và tiền lương bình quân. Qua bảng 2 - 21 cho thấy: so với năm 2002 sản lượng than sạch tăng, quỹ lương năm 2003 tăng 10.903 trđ (tăng 10,75%) do đó tiền lương bình quân một công nhân viên tăng so với năm 2002 207,5 ng đồng/người - năm (tăng 9,7%). Nguyên nhân tăng tiền lương là do năm 2003 Công ty áp dụng quy chế trả lương theo phương pháp luỹ tiến. Bảng phân tích NSLĐ của Công ty tuyển than Cửa Ông năm 2003 Bảng 2 - 20 STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2002 KH năm 2003 TH năm 2003 Tăng giảm so với TH năm 2002 Tăng giảm so với năm KH 2003 ± % ± % 1 Than sạch tổng số tấn 4.868.749 5.055.000 5.659.426 790.677 116,2 604.426 112 2 Tổng doanh thu trđ 1.457.103 1.501.402 1.801.682 344.579 123,7 300.280 120 3 Tổng số CBCNV người 4.716 4.686 4.779 63 101,3 93 102 4 NSLĐ bình quân = hiện vật 1 CNV toàn công ty 1 CN sản T/ng- năm T/ng- năm 1.028,7 1.047,9 1.128 1.151,4 1.184 1.209 155,3 161,1 115,1 115,4 56 57,6 105 105 xuất 5 NSLĐ bình quân = giá trị 1 CNV toàn công ty 1 CNSX trđ/ng- năm trđ/ng- năm 310,5 316,3 355,5 362,9 378 386 67,5 69,7 121,7 122 22,5 23,1 106,3 106,4 6 Ngày công thực tế ng công 1.436.518 1.450.000 1.464.528 28.010 102 14.528 101 7 Hao phí l/đ cho 1000 tấn than c/1000t 295 280 275 -10 94,8 -5 98,2 Để thấy được mức tăng năng suất so với mức tăng tiền lương có hợp lý hay không cần xem xét mối quan hệ giữa tốc độ tăng tiền lương với tốc độ tăng NSLĐ. Tốc độ tăng NSLĐ của năm 2003 so với năm 2003: Theo chỉ tiêu hiện vật %;10002 1 02 1 03 1 1    W WW IW (2 - 19) Trong đó: IW1 : Tốc độ tăng NSLĐ theo chỉ tiêu hiện vật; % 03 1 02 1 ,WW : NSLĐ theo chỉ tiêu hiện vật năm 2002, 2003; tấn/người - năm Dựa vào bảng 2 - 21 tính được NSLĐ năm 2003 tính theo chỉ tiêu hiện vật. %1,15%100 7,028.1 7,028.1184.1 1   WI Theo chỉ tiêu giá trị %;10002 2 02 2 03 2 2    W WW IW (2 - 20) Trong đó: IW2 : Tốc độ tăng NSLĐ theo chỉ tiêu giá trị % 03 2 02 2 ,WW : NSLĐ theo chỉ tiêu giá trị năm 2002, 2003; trđ/người - năm Từ bảng 2 - 21 tính NSLĐ năm 2003 theo chỉ tiêu giá trị. %74,21%100 5,310 5,310378 2   WI Tốc độ tăng tiền lương bình quân của năm 2003 so với năm 2002 %;10002 0203    L LL I L (2 - 21) Trong đó: IL : Tốc độ tăng tiền lương bình quân % L02, L03: Tiền lương bình quân 1 CNV toàn Công ty năm 2002, 2003 ngđ/người - năm. Từ số liệu ở bảng 2 - 21 có được %68,9%100 5,142.2 5,142.2350.2   LI Từ kết quả tính toán cho thấy tốc độ tăng NSLĐ bình quân năm 2003 cao hơn tốc độ tăng tiền lương năm 2003. Điều này là hợp lý. 2.5. Phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Giá trị sản phẩm là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp đóng vai trò quyết định đối với hiệu quả kinh tế xhjcủa quá trình sản xuất kinh doanh. Giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm luôn là một trong những phương hướng quan trọng nhất đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp công nghiệp Mỏ thì nó ngày càng trở lên cấp thiết hơn do thực tế sản xuất kinh doanh cho thấy xu hướng giá thành trong một doanh nghiệp công nghiệp mỏ ngày càng tăng và trở thành một nhân tố cản trở lớn cho việc phát triển sản xuất của từng doanh nghiệp. Việc phân tích này nhằm kiêm tra tính đúng đắn của công tác hạch toán chi phí và giá thành, đánh giá thực trạng của tình hình chi phí sản xuất và giá thành, phát triển những tiềm Bảng Phân tích tình hình lao động và tiền lương của công ty tuyển than cửa ông năm 2003 Bảng 2 - 21 STT Chỉ tiêu ĐVT TH 2002 KH 2003 TH 2003 Tăng giảm so với 2002 Tăng giảm so với KH 2003 ± % ± % 1 Than sạch tổng số tấn 4.868.749 5.055.000 5.659.426 790.677 116,2 604.426 112 2 Tổng doanh thu trđ 1.457.103 1.501.402 1.801.682 344.579 123,7 300.280 120 3 Tổng số CBCNV người 4.716 4.686 4.779 63 101,3 93 102 4 NSLĐ bình quân = hiện vật 1 CNV toàn công ty 1 CNV sản xuất CN T/ng-năm T/ng-năm 1.028,7 1.047,9 1.128 1.151,4 1.184 1.209 155,3 161,1 115,1 115,4 56 57,6 105 105 5 NSLĐ bình quân = giá trị 1 CNV toàn công ty 1 CNSX sản xuất CN trđ/ng-năm trđ/ng-năm 310,5 316,3 355,5 362,9 378 386 67,5 69,7 121,7 122 22,5 23,1 106,3 106,4 6 Tổng quỹ lương tr đồng 101.403 107.206 112.306 10.903 110,8 5.100 104,8 7 Tiền lương bình quân năm ng đồng 2.142,5 2.287,8 2.350 207,5 109,7 62,2 102,7 của 1 CNV 8 Tiền lương bình quân tháng của 1 CNV ng đồng 178,54 190,65 195,83 17,3 109,7 5,5 102,7 Bảng Phân tích chung giá thành sản phẩm Bảng 2 - 22 STT Yếu tố chi phí TH năm 2002 KH năm 2003 TH năm 2003 So với TH năm 2002 So với TH năm 2003 Tổng chi phí triệu đồng Chi phí đơn vị đồng/tấn Tổng chi phí triệu đồng Chi phí đơn vị đồng/tấn Tổng chi phí triệu đồng Chi phí đơn vị đồng/tấn Tổng chi phí triệu đồng Chi phí đơn vị đồng/tấn Tổng chi phí triệu đồng Chi phí đơn vị đồng/tấn 1 Nguyên liệu 1.177.517 241.852,22 1.088.851 215.452 1.409.423 249.039,92 231.906 7.187,70 320.572 33.587,92 2 Vật liệu 59.988 12.398,82 67.110 13.279,2 81.374 14.313,98 21.386 1.915,16 14.264 1.034,78 3 Nhiên liệu 10.276 2.121,24 14.961 2.960,37 13.051 2.296,28 2.775 175,04 -1.910 -664,09 4 Động lực 18.628 3.855,04 27.763 5.493,56 22.904 4.032,05 4.276 177,01 -4.859 -1.461,51 5 Tiền lương 99.126 20.613,99 94.917 18.781,4 109.502 19.233,95 10.376 -1.380,04 14.585 452,55 6 Bảo hiểm XH 6.791 1.409,70 9.590 1.897,62 8.998 1.580,06 2.207 170,36 -590 -317,56 7 Khấu hao TSCĐ 21.734 4.519,07 30.377 6.010,84 34.567 6.070,93 12.833 1551,86 4.190 60,09 8 Chi phí dịch vụ mua ngoài 12.690 2.632,89 11.955 2.365,62 16.030 2.821,37 3.340 188,48 4.075 455,75 9 Chi phí khác bằng tiền 23.228 4.909,17 44.833 8.871,27 28.403 4.956,25 5.175 47,08 -16.430 -3915,02 Giá thành toàn bộ 1.429.982 294.312,14 1.390.360 275.111,91 1.724.286 304.344,79 294.304 10.032,65 333.926 29.232,88 Sản lượng than sạch (tấn) 4868749 5.053.800 5.659.426 năng giảm giá thành sản phẩm từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất kinh doanh. Công ty tuyển than Cửa Ông với đặc thù là sàng tuyển và chế biến nên giá thành sản phẩm cũng có nét khác biệt so với các doanh nghiệp mỏ khác, đó là chi phí nguyên liệu chính. Ngoài ra Công ty Tuyển than Cửa Ông còn phải bỏ ra một số chi phí khác để sàng tuyển chế biến lại than thành phẩm. 2.5.1. Phân tích chung giá thành sản phẩm theo yếu tố chi phí Qua bảng 2 - 22 cho thấy: Tổng giá thành năm 2003 tăng so với năm 2002 là 294.304 triệu đồng và tăng so với kế hoạch năm 2003 là 333.926 triệu đồng. Giá thành đơn vị năm 2003 tăng so với năm 2002 là 10.032,65 triệu đồng và so với kế hoạch năm 2003 tăng 29.232,88 triệu đồng. Chứng tỏ tình hình giá thành của Công ty Tuyển than Cửa Ông là chưa tốt. Lý do là do sự biến động của giá cả thị trường và do giá bán than nguyên khai, than sạch mua từ các mỏ than về tăng cao, chí phí nguyên liệu tăng so với năm 2002 là 7187 đồng/ tấn và tăng so với kế hoạch năm 2003 là 3.865 đồng/ tấn , chi phí vật liệu đơn vị tăng so với năm 2002 là 1.915,16 đồng / tấn và tăng so với kế hoạch năm 2003 là 1.034,78 đồng/ tấn..... đã ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm của Công ty Tuyển than Cửa Ông. Công ty cần phải tổ chức lại việc khoán chi phí đến từng phân xưởng, hạn chế tối đa máy móc thiết bị làm việ không tải, năng suất thấp vào giời cao điểm, tránh lãng phí, triệt để tiết kiệm trong sản xuất. 2.5.2. Phân tích kết cấu giá thành. Phân tích kết cấu giá thành cho biết tỷ trọng của từng yếu tố chi phí trong giá thành và biết rõ yếu tố nào đóng vai trò quan trọng trong việc giảm giá thành của Công ty. Qua bảng (2 - 23) cho thấy kết cấu giá thành năm 2003 thay đổi so với năm 2002 và so với kế hoạch năm 2003 cụ thể: Tỷ trọng nguyên liệu giảm 0,1% so với năm 2002 và tăng 3,9% so với kế hoạch năm 2003. Nguyên nhân tỷ trọng nguyên liệu tăng so với kế hoạch đề ra là do giá than biến động và việc giám định chất lượng than mua mỏ về chưa chặt chẽ, chính xác. Do yếu tố nguyên liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành nên nó quyết định rất nhiều đến việc tăng và giảm giá thành. Kết cấu vật liệu trong giá thành sản phẩm so với năm 2002 và kế hoạch năm 2003 không thay đổi. Động lực có tỷ trọng tăng 0,04% so với thực hiện năm 2002 và giảm 0,44% so với kế hoạch năm 2003. Tiền lương có tỷ trọng giảm so với năm 2002 là 0,36 % và so với kế hoạch năm 2003 là 0,79%.... Bảng phân tích kết cấu giá thành Bảng 2 - 23 Stt Yếu tố chi phí Kết cấu giá thành % So sánh kết cấu Thực hiện năm 2002 Kế hoạch năm 2003 Thực hiện năm 2003 TH 2003/TH 2002 TH 2003/KH2003 1 Nguyên liệu 86,92 82,92 86,82 -0,1 3,9 2 Vật liệu 3,80 3,80 3,80 0 0 3 Nhiên liệu 0,66 0,85 0,62 -0,04 -0,23 4 Động lực 1,09 1,57 1,13 0,04 -0,44 5 Tiền lương 4,95 5,38 4,59 -0,36 -0,79 6 BHXH 0,36 0,54 0,37 0,01 -0,17 7 Khấu hao TSCĐ 1,09 1,72 1,43 0,34 -0,29 8 Chi phí dịch vụ mua ngoài 0,69 0,68 0,78 0,09 0,1 9 Chi phí khác bằng tiền 0,44 2,54 0,47 0,03 -0,07 Tổng cộng 100,00 100,00 100,00 2.5.3. Phân tích tình hình thực hiện nhiệm vụ giảm giá thành. Trong kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, các doanh nghiệp thường đặt ra nhiệm vụ giảm giá thành so với năm trước. Nhiệm vụ giảm giá thành được xác định qua 2 chỉ tiêu là mức giảm và tỷ lệ giảm giá thành so với năm trước. Mức giảm giá thành cho biết mức tiết kiệm hay bộ chi tương đối của giá thành kế hoạch so với kỳ gốc và giá thành thực tế so với kỳ gốc được tính bằng chỉ tiêu tuyệt đối tỷ lệ giảm giá thành phản ánh mức độ tiết kiệm hay bộ chi nhưng được tính bằng chỉ tiêu tương đối. Cách xác định: Mức giảm giá thành theo kế hoạch và theo thực tế. MKH = (CKH - CO) x QKH; đồng (2 - 22). MTT = (CTT - CO) x QTT; đồng (2 - 23). Tỷ lệ giảm giá thành: TKH = MKH x 100 = CKH - CO x 100% (2 - 24) QKH x CO CO TTT = MTT x 100 = CTT - CO x 100% (2 - 25) QTT x CO CO Trong đó: QKH, QTT: Sản lượng than sạch kỳ kế hoạch và kỳ thực tế (Tấn) MKH, MTT: Mức giảm giá thành theo kế hoạch và theo thực tế (đồng) CKH, CTT, CO: Giá thành đơn vị sản phẩm của kỳ kế hoạch, kỳ thực tế, kỳ gốc (đồng/ tấn). Dựa vào số liệu ở bảng chỉ tiêu 2 - 1 tính được. MKH = (275111,91 - 277984,89) x 5055000 = - 14,522913900 đồng MTT = (304.344,79 - 277984,89) x 5.659.426 = 149.181.903.417 đồng TKH = (275111,91 - 277984,89) x 100 = - 1,03% 277.984,89 TTT = (304.344,79 - 277.984,89) x 100 = 9,48% 277.984,89 Qua số liệu tính toán cho thấy: Theo kế hoạch đặt ra công ty sẽ tiết kiệm tương đối chi phí sản xuất là - 14.522.913900. Song kết quả thực tế công ty phải tăng chi phí sản xuất là: 149.181.903.417 đồng. Trong kế hoạch, Công ty dự kiến sẽ giảm giá thành là 1,03%. Song thực tế Công ty đã phải tăng 9,48% so với năm 2002. Như vậy có nghĩa là Công ty làm chưa tốt công tác giảm giá thành. Công ty cần phải tăng số lượng và chủng loại than, nguồn than mua về sàng tuyển theo hướng tăng tỷ trọng than có giá trị xuất khẩu, chi phí sàng tuyển thấp, cần phải tận dụng tốt hơn về năng lực của máy mọc thiết bị. 2.6. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp. Phân tích tài chính là tổng hợp đánh giá các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bằng các chỉ tiêu giá trị trên cơ sở các báo cáo tài chính, hoạt động tài chính. Hoạt động tài chính là một trong những nội dung cơ bản của Bảng cân đối kế toán Công ty Tuyển than Cửa Ông 31/12/2003 Bảng 2 -24 Stt Tài sản Mã số Số dư đầu năm Số cuối kỳ 1 2 3 4 A TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 100 160.022.084.854 130.659.071.498 I Tiền 110 335.051.480 1.244.109.900 1 Tiền mặt tại quỹ cả ngân phiếu 111 117.144.759 220.464.202 2 Tiền gửi ngân hàng 112 217.906.721 1.023.645.698 3 Tiền đang chuyển 113 II Các khoản ĐTTC ngắn hạn 120 0 0 1 Đầu tư chứng khoán ngắn hạn 121 2 Đầu tư ngắn hạn khác 128 3 Dự phòng giảm giá ĐTNH 129 III Các khoản phải thu 130 22.971.948.508 28.712.247.473 1 Phải thu của khách hàng 131 19.464.046.654 18.955.383.244 2 Trả trứơc cho người bán 132 105.916.488 1.229.111.428 3 Thuế GTGT được khấu trừ 133 1.118.598.719 1.807.801.199 4 Phải thu nội bộ 133 0 -146.695.450 * Vốn kinh doanh của các ĐV trực thuộc 134 -146.695.450 * Phải thu nội bộ khác 135 5 Các khoản phải thu khác 138 2.283.386.647 6.866.647.052 6 Dự phòng các khoản phải thu khó đòi 139 IV Hàng tồn kho 140 136.056.242.347 100.107.792.664 1 Hàng mua đang đi trên đường 141 2 Nguyên liệu, vật liệu tồn kho 142 28.837.936.699 29.488.090.327 3 Công cụ, dụng cụ trong kho 143 4 Chi phí SXKD dở dang 144 3.645.999.216 4.190.338.421 5 Thành phẩm tồn kho 145 103.572.306.432 66.429.363.916 6 Hàng hoá tồn kho 146 7 Hàng gửi đi bán 147 8 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149 V Tài sản lưu động khác 150 658.842.519 594.921.461 1 Tạm ứng 151 658.842.519 594.921.461 2 Chi phí trả trước 152 3 Chi phí chờ kết chuyển 153 4 Tài sản thiếu chờ sử lý 154 5 Các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ 155 IV Chi sự nghiệp 160 0 0 1 Chi sự nghiệp năm trước 161 2 Chi sự nghiệp năm nay 162 B TSCĐ và đầu tư dài hạn 200 154.538.627.351 214.314.435.309 I Tài sản cố định 210 112.845.290.138 155.349.222.906 1 Tài sản cố định hữu hình 211 112.845.290.138 155.349.222.906 * Nguyên giá 212 442.927.256.028 521.076.547.983 * Giá trị hao mòn luỹ kế 213 -330.081.965.890 -365.727.325.077 2 Tài sản cố định thuê tài chính 214 0 * Nguyên giá 215 * Giá trị hao mòn luỹ kế 216 3 Tài sản cố định vô hình 217 0 0 * Nguyên giá 218 183.702.000 183.702.000 * Giá trị hao mòn luỹ kế 219 -183.702.000 -183.702.000 II Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 220 37.830.997.595 47.629.997.595 1 Đầu tư chứng khoán dài hạn 221 300.000.000 300.000.000 2 Góp vốn liên doanh 222 3 Đầu tư dài hạn khác 228 37.530.997.595 47.629.997.595 4 Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn 229 III Chí phí XDCBDD 230 3.862.339.618 11.335.214.808 IV Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn 240 Chi phí trả trước dài hạn 241 Tổng cộng TSCĐ 250 314.560.712.205 344.973.506.807 Nguồn vốn A Nợ phải trả 300 197.230.920.708 214.450.225.498 I Nợ ngắn hạn 310 172.390.620.916 168.242.802.394 1 Vay ngắn hạn 311 41.900.000.000 53.800.000.000 2 Nợ dài hạn đến hạn trả 312 18.379.834.060 3 Phải trả cho người bán 313 103.668.516.205 60.286.402.099 4 Người mua trả tiền trước 314 14.050.998 301.682.929 5 Thuế, các khoản phải nộp Nhà nước 315 2.703.368.725 4.994.270.238 6 Phải trả công nhân viên 316 17.899.201.564 25.828.300.062 7 Phải trả các đơn vị nội bộ 317 2.321.819.308 1.314.297.394 8 Các khoản phải trả phải nộp khác 318 3.883.664.116 3.338.015.612 II Nợ dài hạn 320 24.840.299.792 45.435.597.877 1 Vay dài hạn 321 24.840.299.792 45.435.597.877 2 Nợ dài hạn 322 III Nợ khác 330 0 771.825.227 1 Chi phí phải trả 331 2 Tài sản thừa chờ sử lý 332 3 Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn 333 B Nguồn vốn chủ sở hữu 400 117.329.791.497 130.523.281.309 I Nguồn vốn, quỹ 410 110.411.854.059 120.603.957.121 1 Nguồn vốn kinh doanh 411 105.953.711.896 110.064.915.034 2 Chênh lệch đánh giá lại tài sản 412 3 Chênh lệch tỷ giá 413 4 Quỹ đầu tư phát triển 414 2.975.413.844 7.752.197.068 5 Quỹ dự phòng tài chính 415 1.482.728.319 2.786.845.019 6 Lợi nhuận chưa phân phối 416 7 Nguồn vốn đầu tư Xây dựng cơ bản 417 II Nguồn kinh phí, quỹ khác 420 6.917.937.438 9.919.324.188 1 Quỹ dự phòng về trợ cấp, mất việc 421 736.408.935 2 Quỹ khen thưởng phúc lợi 422 5.292.624.623 9.669.322.278 3 Quỹ quản lý của cấp trên 423 20.755.829 -445.071.756 4 Nguồn kinh phí sự nghiệp 424 0 * Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước 425 * Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay 426 3 Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 427 868.148.051 695.073.666 Tổng cộng nguồn vốn 430 314.560.712.205 344.973.506.807 Hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm giải quyết các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất được hình thức tiền tệ. Nói cách khác, tài chính doanh nghiệp là những quan hệ tiền tệ gắn trực tiếp với việc tổ chức, huy động, phân phối sử dụng quản lý vốn tron quá trình sản xuất kinh doanh. Để tiến hành sản xuất kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải có một lượng vốn nhất định bao gồm: Vốn cố định, vốn lưu động, vốn chuyên dùng khác (quỹ doanh nghiệp, vốn XDCB....). Doanh nghiệp có nhiệm vụ tổ chức, huy động các loại vốn cần thiết cho nhu cầu kinh doanh, đồng thời tiến hành phân phối, quản lý và sử dụng vốn hiện có một cách hợp lý, có hiệu quả cao nhất trên cơ sở chấp hành các chế độ chính sách quản lý, khai thác tài chính và kỷ luật thanh toán của nhà nước. 2.6.1. Đánh giá chung tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua phân tích tổng hợp qua bảng cân đối kế toán theo sự phân bổ vốn và phân bổ nguồn vốn. Qua bảng cân đối kế toán năm 2003 của Công ty cho thấy số dư đầu năm của tài sản và nguồn vốn là : 314.560.712.205 đồng, giá trị cuối kỳ của chúng tăng 30.412.794.602 đồng trong đó đánh giá về tài sản cho thấy. Hàng tồn kho giảm 35.948.449.683 đồng so với đầu kỳ. Trong đó nguyên vật liệu tồn kho tăng 650.153.688 đồng, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng 544.339.205 đồng, thành phẩm tồn kho giảm 37.142.942.516 đồng. Sự giảm của hàng hoá tồn kho, tăng nguyên vật liệu phản ánh sự mất cân đối giữa sản xuất và tiêu thụ về chủng loại sản phẩm. Công ty cần phải tổ chức sản xuất chặt chẽ hơn nữa để sản xuất ra đúng những loại mặt hàng mà thị trường cần đồng thời cũng phải tiết kiệm chi phí, nguyên vật liệu, tránh lãng phí. Do yêu cần đầu tư mở rộng sản xuất, đáp ứng khả năng tăng trưởng cao của Công ty Tuyển than Cửa Ông và cả ngành than nó chung. Lượng tài sản cố định và đầu tư dài hạn cũng đã tăng 59.775.807.958 đồng so với đầu kỳ (tương đương 24,9%). Trong số đó TSCĐ hữu hình tăng mạnh là 45.503.932.768 đồng (tương đương 37,7%). Số tạm ứng cuối kỳ là 594.921.461 đồng giảm 63.921.058 đồng. Điều này phản ánh việc thanh toán công nợ nội bộ Công ty là rất tốt, rất nhanh. Các khoản phải thu tăng 5.740.298.965 đồng (tăng 24,9%) trong đó khoản trả trước cho người bán tăng 1.123.194.940 đồng. Như vậy công ty đã đầu tư rất nhiều cho người bán, đây là kết quả tốt trong kinh doanh của Công ty năm vừa qua nhằm huy động vốn sản xuất kinh doanh. Tiền gửi ngân hàng cuối kỳ tăng 805.738.977 đồng, chứng tỏ Công ty làm ăn có lãi. Đánh giá về nguồn vốn cho thấy: Nợ ngắn hạn giảm 4.147.181.522 đồng, số tiền phải trả cho người bán giảm 43.382.144.106 đồng. Đây là hình thức chiếm dụng vốn của bạn hàng. Xét ở khía cạnh huy động vốn thì hình thức này có hiệu quả. Tuy nhiên sẽ bất lợi nếu người bán đòi cùng một lúc gây bị động về vốn kinh doanh của Công ty. Phải trả công nhânviên tăng 7.929.098 đồng. Nếu Công ty giữ mức tăng này trong thời gian dài sẽ lạm dụng vốn, gây ảnh hưởng không tốt về mặt tâm lý đối với công nhân viên, từ đó giảm uy tín của Công ty đối với người lao động, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất. Vay dài hạn tăng cao đầu năm là 24.840.299.792 đồng, cuối kỳ là 45.435.597.877 đồng. Do công ty cần vốn để đầu tư thêm nhiều máy móc thiết bị hiện đại, đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất mà vẫn đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. 2.6.2. Đánh giá chung tình hình tài chính qua báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Tuyển than Cửa Ông. Qua bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Tuyển than Cửa Ông cho thấy tổng doanh thu năm 2003 tăng 344.579 triệu đồng (bằng 23,7%) so với năm 2002. Trong đó doanh thu thuần tăng 341.655 triệu đồng (tăng 23,4%), tốc độ tăng giá vốn hàng bán là: 304.749 triệu đồng (bằng 22,2%) nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần. Đây cũng là một xu hướng tốt làm tăng lợi nhuận. Cũng qua bảng phân tích khi xem xét mức độ biến động của các chỉ tiêu thì có thể biết. Trong năm 2003 nhìn chung tổng doanh thu, tổng lợi nhuận trước thuế, tổng lợi nhuận sau thuế đều tăng, hoạt động tài chính tương đối khả quan. Nguyên nhân chủ yếu là khâu sản xuất đã tăng: Sản lượng than sạch cũng như lượng than tiêu thụ tăng làm tổng doanh thu tăng. Tuy nhiên đây mới chỉ là những đánh giá tổng quát, còn để đánh giá một cách đầy đủ thực trạng tài chính của Công ty cần phải đi sâu vào xem xét các mối quan hệ và tình hình đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh. Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Tuyển than Cửa Ông Bảng 2 - 25 ĐVT: triệu đồng Stt Chỉ tiêu TH năm 2002 TH năm 2003 So sánh  % 1 Tổng doanh thu 1.457.103 1.801.682 344.579 123,7 2 Doanh thu thuần 1.460.027 1.801.682 341.655 123,4 3 Giá vốn hàng bán 1.370.7226 1.675.475 304.749 122,2 4 Lợi nhuận gộp 86.069 126.208 40.139 146,6 5 Chí phí bán hàng 33.483 54.612 21.129 163,1 6 Chi phí quản lý DN 40.034 46.816 6.782 116,9 7 Lợi nhuận thuần 12.552 24.780 12.228 197,4 8 Thu nhập HĐTC 2.093 3.153 1.060 150,7 9 Chi phí HĐTC 3.955 7.692 3.737 194,5 10 Lợi nhuận từ HĐTC -1.903 -4.539 -2.636 238,5 11 Các khoản TNBT 10.311 4.028 -6.282 39,1 12 Chi phí Bất thường 8.585 2.268 -6.317 26,4 13 Lợi nhuận bất thường 1.726 1.760 7.556 102 14 Tổng lợi nhuận trước thuế 13.821 22.001 8.180 159,2 15 Thuế thu nhập DN phải nộp 4.797 7.040 2.243 146,8 16 Lợi nhuận sau thuế 9.023 14.961 5.938 165,8 2.6.3. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh. Phân tích xem khả năng có thể đáp ứng các nguồn vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh hay không, qua đó đánh giá tình hình tự chủ tài chính của Công ty. Để biết được điều đó cần phân tích các cân đối kế toán: Các cân đối kế toán được xây dựng trên cơ sở mối quan hệ giữa các loại tài sản và các loại nguồn vốn hình thành nên tài sản, đó là nguyên tắc đảm bảo: Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn Mục đích của việc xem xét cân đối này là đánh giá tài sản của doanh nghiệp theo hình thành nên tài sản đó. Xét cân đối lý thuyết thứ nhất. BNV = ATS [I, II, IV, V(2, 3), VI] + BTS (I, II, III) Bảng cân đối I Bảng 2 - 26 ĐVT: đồng Stt Diễn giải Vế trái Vế phải Chênh lệch 1 Đầu năm 117.329.791.497 290.929.921.178 -173.600.129.681 2 Cuối kỳ 130.523.281.309 315.666.337.873 -185.143.056.564 Theo số liệu bảng cân đối kế toán và kết quả tính toán ở trên cho thấy: Số vốn chủ sở hữu của Công ty không đủ trang trải cho TSCĐ và TSLĐ chủ yếu. Số thiếu về cuối kỳ vẫn tăng lên. Vì vậy, Công ty phải sử dụng đến các nguồn vốn tiếp theo đó là các khoản vay nợ hợp pháp. Xét cân đối lý thuyết thứ hai BNV = ANV [I(1), II] = ATS[I, II, IV, V(2,3), VI] + BTS (I, II, III) Bảng cân đối II Bảng 2 -27 ĐVT: đồng Stt Diễn giải Vế trái Vế phải Chênh lệch 1 Đầu năm 184.070.091.289 290.929.921.178 -106.859.829.88

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN-Hoàn thiện tổ chức lao động của phân xưởng Kho Bến 3.pdf
Tài liệu liên quan