Luận văn Hoàn thiện thanh tra, kiểm tra thuế theo cơ chế tự khai - Tự nộp thuế trên địa bàn tỉnh Phú Yên

Tài liệu Luận văn Hoàn thiện thanh tra, kiểm tra thuế theo cơ chế tự khai - Tự nộp thuế trên địa bàn tỉnh Phú Yên: LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đề tài : HOÀN THIỆN THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ THEO CƠ CHẾ TỰ KHAI - TỰ NỘP THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Thanh tra, kiểm tra là một trong những hoạt động hết sức quan trọng nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh trong nền sản xuất hàng hoá, vận hành theo cơ chế thị trường. Trong đó, thanh tra, kiểm tra thuế là một trong những hoạt động mang tính chất đặc thù. Thanh tra, kiểm tra thuế trong thời gian qua không chỉ có những đóng góp đáng kể vào chống thất thu thuế mà còn nhằm đảm bảo công bằng, động viên đối với các chủ thể kinh tế phát huy nguồn lực của mình đẩy mạnh sản xuất, nâng cao năng suất lao động. Tuy nhiên, thanh tra, kiểm tra thuế vẫn còn có những hạn chế đòi hỏi phải được nghiên cứu nhằm cải tiến, đổi mới và hoàn thiện hơn nữa để đáp ứng yêu cầu thực tiễn đang đặt ra. Với sự đòi hỏi cấp thiết đó, chúng tôi chọn đề tài: “ HOÀN THIỆN THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ THEO CƠ ...

pdf91 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1275 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Hoàn thiện thanh tra, kiểm tra thuế theo cơ chế tự khai - Tự nộp thuế trên địa bàn tỉnh Phú Yên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đề tài : HOÀN THIỆN THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ THEO CƠ CHẾ TỰ KHAI - TỰ NỘP THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Thanh tra, kiểm tra là một trong những hoạt động hết sức quan trọng nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh trong nền sản xuất hàng hoá, vận hành theo cơ chế thị trường. Trong đó, thanh tra, kiểm tra thuế là một trong những hoạt động mang tính chất đặc thù. Thanh tra, kiểm tra thuế trong thời gian qua không chỉ có những đóng góp đáng kể vào chống thất thu thuế mà còn nhằm đảm bảo công bằng, động viên đối với các chủ thể kinh tế phát huy nguồn lực của mình đẩy mạnh sản xuất, nâng cao năng suất lao động. Tuy nhiên, thanh tra, kiểm tra thuế vẫn còn có những hạn chế đòi hỏi phải được nghiên cứu nhằm cải tiến, đổi mới và hoàn thiện hơn nữa để đáp ứng yêu cầu thực tiễn đang đặt ra. Với sự đòi hỏi cấp thiết đó, chúng tôi chọn đề tài: “ HOÀN THIỆN THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ THEO CƠ CHẾ TỰ KHAI - TỰ NỘP THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN ” làm luận văn thạc sỹ kinh tế. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI. - Góp phần làm rõ lý luận về thanh tra, kiểm tra nói chung và trong ngành thuế nói riêng. - Khẳng định sự cần thiết khách quan của việc tăng cường đổi mới, hoàn thiện thanh tra, kiểm tra thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp thuế trên địa bàn tỉnh Phú Yên. - Nghiên cứu thực trạng thanh tra, kiểm tra thuế trên địa bàn tỉnh Phú Yên giai đoạn 2003-2007, trên cơ sở đó rút ra những thành tựu và những nguyên nhân hạn chế của thanh tra, kiểm tra thuế tại tỉnh Phú Yên. - Trên cơ sở định hướng đổi mới, hoàn thiện thanh tra, kiểm tra thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp và những nguyên nhân hạn chế, luận văn đề xuất giải pháp đẩy nhanh vững chắc thanh tra, kiểm tra thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp thuế trên địa bàn tỉnh Phú Yên. 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI - Nghiên cứu lý luận về thanh tra, kiểm tra thuế. - 2 - - Phạm vi nghiên cứu là thực trạng thanh tra, kiểm tra thuế tại tỉnh Phú Yên thời gian qua. Trên cơ sở đó tìm kiếm, đề xuất giải pháp đẩy nhanh vững chắc thanh tra, kiểm tra thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp góp phần phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Các vấn đề khác được đề cập trong luận văn chỉ nhằm phục vụ cho việc làm rõ mục tiêu nghiên cứu của đề tài. 4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI: Đề tài có nhiều giải pháp thiết thực phù hợp với thực tiễn công tác thanh tra, kiểm tra thuế ở Phú Yên hiện tại và trong thời gian tới. Tạo cơ sở khoa học cho Cục thuế tỉnh Phú Yên có những định hướng và quyết định trong quản lý thuế mang lại hiệu quả cao. Mặt khác đề tài cũng là tài liệu tham khảo hữu ích đối với những người quan tâm đến lĩnh vực thuế, chống thất thu thuế nhằm đảm bảo công bằng, động viên đối với các chủ thể kinh tế phát huy nguồn lực của mình đẩy mạnh sản xuất, nâng cao năng suất lao động. 5. KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG ĐỀ TÀI: Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn có 3 Chương: Chương I: Lý luận tổng quan về cơ chế tự khai tự nộp thuế. Chương II: Thực trạng thanh tra, kiểm tra thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp thuế trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Chương III: Giải pháp hoàn thiện thanh tra, kiểm tra thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp trên địa bàn tỉnh Phú yên. Nội dung cụ thể từng chương của luận văn như sau: - 3 - Chương I LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ CƠ CHẾ TỰ KHAI TỰ NỘP THUẾ 1.1 TỔNG QUAN VỀ CƠ CHẾ TỰ KHAI TỰ NỘP THUẾ 1.1.1. Khái niệm cơ chế TKTN: - Tự khai - tự nộp (Self assessment): tự xác định (lượng giá) căn bản thuế nhằm mục đích tính thuế. - Tự khai - tự nộp: nghĩa hẹp, đối tượng nộp thuế tự xác định căn bản thuế, tự tính thuế, tự xác định số thuế phải nộp và tự nộp thuế theo đúng thời hạn qui định. - Tự khai - tự nộp: nghĩa rộng, đang được sử dụng: là một phương thức quản lý thuế được xây dựng trên nền tảng sự tuân thủ của ĐTNT được cụ thể bằng việc ĐTNT tự thực hiện các nghĩa vụ mà Luật qui định và cơ quan thuế được tổ chức và thực hiện các biện pháp quản lý thuế phù hợp với nguyên tắc đó. Từ đó ta có khái niệm về cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế: Tự kê khai, tự nộp thuế là cơ chế quản lý thuế trong đó người nộp thuế tự giác tuân thủ thực hiện các nghĩa vụ thuế: người nộp thuế căn cứ các qui định tại các Luật thuế để xác định nghĩa vụ thuế của mình, kê khai chính xác, nộp tờ khai thuế và nộp thuế đúng thời hạn. Cơ quan thuế không can thiệp vào việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế nếu người nộp thuế tự giác tuân thủ nghĩa vụ. Cơ quan thuế có trách nhiệm tuyên truyền, hỗ trợ, hướng dẫn để người nộp thuế hiểu rõ và tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế, đồng thời giám sát chặt chẽ việc tuân thủ nghĩa vụ thuế của người nộp thuế và thông qua công tác kiểm tra, thanh tra để phát hiện, xử lý kịp thời, đúng đắn những hành vi gian lận, trốn thuế của người nộp thuế. Việc giám sát, kiểm tra của cơ quan thuế được thực hiện trên cơ sở có đầy đủ thông tin về người nộp thuế và thực hiện phân tích thông tin, đánh giá những rủi ro để lựa chọn chính xác những trường hợp có vi phạm cần thanh tra, kiểm tra. Điều này sẽ giúp khắc phục được việc thanh tra, kiểm tra tràn lan, gây lãng phí nguồn lực cho cơ quan thuế và phiền hà cho người nộp thuế. [20] - 4 - 1.1.2. Các điều kiện để thực hiện cơ chế tự khai tự nộp thuế: Để thực hiện tốt cơ chế tự khai, tự nộp thuế đòi hỏi phải có đầy đủ và đồng bộ nhiều yếu tố như: trình độ và sự nhận thức của người dân về nghĩa vụ thuế, chính sách thuế, tổ chức quản lý thuế, nghiệp vụ quản lý thuế, trình độ của công chức thuế và các thẩm quyền cần thiết của cơ quan thuế trong quản lý thuế: - Người dân phải có được hiểu biết cơ bản về nghĩa vụ thuế, ĐTNT có ý thức tuân thủ nghĩa vụ thuế, cộng đồng lên án những hành vi gian lận trốn thuế. - Các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan thuế những thông tin về ĐTNT có liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế của ĐTNT. - Chính sách thuế phải rõ ràng, dễ hiểu và dễ thực hiện như : thuế GTGT chỉ có 1 mức thuế suất, ít miễn giảm trong thuế thu nhập doanh nghiệp…, các qui định về kê khai, nộp thuế thuận lợi, phù hợp với điều kiện kinh doanh của đối tượng nộp thuế. - Bộ máy quản lý thuế ở cơ quan thuế các cấp phải tổ chức tập trung theo các chức năng: tuyên truyền, hỗ trợ ĐTNT; theo dõi, xử lý việc kê khai thuế; đôn đốc thu nợ và cưỡng chế thuế; thanh tra, kiểm tra thuế để nhằm chuyên môn hóa, nâng cao năng lực quản lý thuế ở từng chức năng. Trên cơ sở đó có: + Hệ thống dịch vụ hỗ trợ ĐTNT toàn diện, có chất lượng. + Hệ thống cưỡng chế thuế, thu nợ có hiệu quả. + Hệ thống thanh tra, kiểm tra có mục tiêu rõ ràng. - Hệ thống xử phạt nghiêm khắc. Cơ quan thuế có đủ thẩm quyền về điều tra, đủ điều kiện về cưỡng chế thuế để phát hiện và xử lý nghiêm, kịp thời những trường hợp gian lận, trốn thuế, chây ỳ nợ thuế, thu hồi đủ tiền thuế cho NSNN và đảm bảo sự công bằng trong quản lý thuế. - Hệ thống giải quyết khiếu nại hoạt động có hiệu quả. - Quản lý thuế phải dựa trên kỹ thuật quản lý hiện đại- kỹ thuật quản lý rủi ro, trên cơ sở đó nâng cao hiệu quả quản lý thông qua việc tập trung phân bổ nguồn lực - 5 - quản lý đối với các đối tượng nộp thuế không tuân thủ nghĩa vụ thuế gây rủi ro cao, ảnh hưởng lớn đến nguồn thu NSNN. Để thực hiện được quản lý thuế theo kỹ thuật quản lý rủi ro, cơ quan thuế cần phải có: + Thông tin đầy đủ và liên tục về ĐTNT trong một khoảng thời gian nhất định (ít nhất là 5 năm). Trên cở các thông tin đó cơ quan thuế phân tích, phân loại ĐTNT để xác định biện pháp quản lý phù hợp với từng đối tượng. + Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tập hợp, khai thác, sử dụng thông tin về ĐTNT và ở tất cả các hoạt động quản lý của cơ quan thuế. - Quy trình quản lý của cơ quan thuế tốt và được hỗ trợ tin học hoá - Công chức thuế được đào tạo có đủ kiến thức, năng lực để thực hiện quản lý thuế chuyên sâu, chuyên nghiệp theo từng chức năng quản lý. [20] 1.1.3. Các đặc trưng về quản lý: - Trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn, nhất là trách nhiệm về hành vi, được qui định rõ ràng cho từng phía: chủ thể quản lý - cơ quan thuế và đối tượng quản lý - ĐTNT. - Dân chủ trong quan hệ giữa cơ quan quyền lực Nhà nước và ĐTNT. - Nhà nước (cơ quan thuế) không can thiệp và không làm thay trách nhiệm của ĐTNT. - Nhà nước (cơ quan thuế) chuyển đổi từ việc chủ yếu dùng quyền lực để quản lý chuyển sang lấy hỗ trợ là chính. Đây là nền tảng cho một cuộc cải cách toàn diện hệ thống quản lý thuế (cải cách thể chế, cải cách bộ máy, cải cách phương pháp quản lý, cải cách các thủ tục hành chính…) . - Chế độ kiểm tra thuế của cơ quan thuế được chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”. [20] 1.1.4. Sự cần thiết phải chuyển đổi theo cơ chế tự kê khai, tự tính thuế và nộp thuế: - 6 - Thứ nhất: Đối với tổ chức, cá nhân nộp thuế - Được quyền tự thực hiện các nghĩa vụ của mình. - Ngoài các trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn được qui định một cách rõ ràng, các quyền của người nộp thuế được xác lập và có xu hướng tăng (đối lại đối với cơ quan thuế là giảm). - Tăng cơ hội bảo vệ các lợi ích cho chính doanh nghiệp ( tự mình hoặc có sự trợ giúp từ bên ngoài, nhất là đối với các quyết định đưa ra từ phía cơ quan thuế mà doanh nghiệp cho rằng quyết định đó xâm phạm đến quyền lợi của doanh nghiệp). - Được cơ quan thuế, các công chức thừa hành trong hệ thống ngành thuế tôn trọng. - Được hưởng các dịch vụ thuế ngày càng có chất lượng hơn do thành quả thu được từ công cuộc cải cách hành chính từ phía cơ quan thuế, tiết kiệm được chi phí, các phiền hà trong hành chính được giảm thiểu. - Được hưởng sự hỗ trợ tối đa của cơ quan thuế trong việc cung cấp các thông tin, phương tiện, các trợ giúp để kê khai thuế, nộp thuế vì đây là nhiệm vụ chính của cơ quan thuế. [20] Thứ hai: Đối với cơ quan thuế - Cơ quan thuế có điều kiện để cải tiến cơ cấu tổ chức nhằm sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực hiện có, công tác quản lý thuế được tổ chức theo hướng ngày càng hiện đại và chuyên môn hóa. - Cơ quan thuế có điều kiện tập trung nguồn lực vào công tác phục vụ, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho cơ sở kinh doanh hiểu và tự giác thực hiện các nghĩa vụ thuế của mình đối với NSNN. - Cơ quan thuế có điều kiện để tăng cường thanh tra, kiểm tra và cưỡng chế thuế có hiệu quả hơn đối với người nộp thuế có khả năng rủi ro cao trong việc không tuân thủ thực hiện nghĩa vụ thuế. - 7 - - Triển khai thực hiện cơ chế này sẽ tạo điều kiện cho ngành thuế đẩy mạnh hiện đại hoá quản lý thuế mà cụ thể là đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế. [20] 1.2.SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN NÂNG CAO VAI TRÒ THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ THEO CƠ CHẾ TỰ KHAI, TỰ NỘP THUẾ 1.2.1. Mục đích, yêu cầu của thanh tra, kiểm tra thuế: 1.2.1.1. Khái niệm về thanh tra, kiểm tra thuế: a. Khái niệm về thanh tra thuế: Thanh tra ( tiếng Anh là Inspect) xuất phát từ nguồn gốc La tinh (Inspectare) có nghĩa là “nhìn vào bên trong”, chỉ một sự kiểm tra, xem xét từ bên ngoài đối với hoạt động của một số đối tượng nhất định. Theo Từ điển pháp luật Anh-Việt, thanh tra “là sự kiểm soát, kiểm kê đối với đối tượng bị thanh tra”.Từ điển Luật học (tiếng Đức) giải thích thanh tra “là sự tác động của chủ thể đến đối tượng đã và đang thực hiện thẩm quyền được giao nhằm đạt được mục đích nhất định -sự tác động có tính trực thuộc”. Theo Từ điển tiếng Việt “ thanh tra là kiểm soát, xem xét tại chỗ việc làm của địa phương, cơ quan, xí nghiệp”. Với nghĩa này, Thanh tra bao hàm nghĩa kiểm soát nhằm: “ xem xét và phát hiện ngăn chặn những gì trái với quy định”. Thanh tra thường đi kèm với một chủ thể nhất định: “ người làm nhiệm vụ thanh tra”, “đoàn thanh tra của Bộ” và “đặt trong phạm vi quyền hạn của chủ thể nhất định. Như vậy Thanh tra là một chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước, là hoạt động kiểm tra, xem xét việc làm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân; thường được thực hiện bởi một cơ quan chuyên trách theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, nhằm kết luận đúng, sai, đánh giá ưu, khuyết điểm, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa, xử lý các vi phạm, góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, các quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân”. [23] - 8 - Từ phân tích trên ta có khái niệm thanh tra thuế: là một chức năng thiết yếu trong quản lý thuế, kiểm tra, xem xét việc tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế được cơ quan thuế thực hiện theo trình tự thủ tục do pháp luật quy định nhằm kết luận đúng, sai, đánh giá ưu, khuyết điểm, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa, xử lý các vi phạm pháp luật về thuế, góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý thuế, chính sách thuế, pháp luật thuế, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, các quyền, lợi ích hợp pháp của người nộp thuế. b. Khái niệm về kiểm tra thuế: Theo Từ điển tiếng Việt thì “ kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét”. Xét về chủ thể thì phạm vi chủ thể tiến hành hoạt động kiểm tra đa dạng hơn thanh tra rất nhiều. Chủ thể tiến hành kiểm tra có thể là Nhà nước hoặc cũng có thể là một chủ thể phi nhà nước, chẳng hạn như hoạt động kiểm tra của một tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ…), hoạt động kiểm tra trong nội bộ một doanh nghiệp: kiểm tra của Giám đốc đối với các phòng, ban, kiểm tra của Quản đốc đối với nguời lao động. Trên một bình diện rộng hơn nữa, kiểm tra có thể là sự xem xét thực tế để đánh giá, nhận xét của bất kỳ một cá nhân nào trong xã hội trong bất cứ hoạt động nào.Theo nghĩa hẹp kiểm tra là hoạt động của chủ thể nhằm tiến hành xem xét, xác minh việc gì đó của đối tượng bị quản lý xem có phù hợp hay không phù hợp trạng thái đã quy định trước. Chủ thể kiểm tra có thể áp dụng một chế tài pháp lý nhất định như áp dụng xử phạt vi phạm hành chính hoặc buộc phải thực hiện một số biện pháp ngăn chặn hành chính. Khái niệm kiểm tra nằm trong khái niệm thanh tra “ tổ chức thanh tra là công cụ đắc lực của Đảng, của chính quyền trong việc kiểm tra sự chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật, kế hoạch của Nhà nước, Pháp lệnh thanh tra năm 1990 cũng quy định: “Thanh tra Bộ, Ủy ban Nhà nước hướng dẫn, kiểm tra thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý (Điều 14). [23] - 9 - Từ sự phân tích trên, ta có khái niệm kiểm tra thuế là hoạt động xem xét tình hình thực tế của đối tượng được kiểm tra để đánh giá, nhận xét và xử lý của cơ quan thuế đối với việc thực hiện pháp luật thuế của người nộp thuế và công tác quản lý, hành thu, kiểm tra của cán bộ thuế. c. Sự đồng nhất và khác biệt giữa thanh tra và kiểm tra thuế Thanh tra, kiểm tra là chức năng chung của quản lý nhà nước, là hoạt động mang tính chức năng của quản lý nhà nước, là hoạt động mang tính phản hồi (rà soát, nhiều khi là phản ứng lại) đối với chu trình quản lý nhằm phân tích, đánh giá, theo dõi mục tiêu, nhiệm vụ quản lý đề ra. Hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế có sự đồng nhất là về bản chất và đều có mục đích, yêu cầu chung là xem xét, đánh giá việc tuân thủ, chấp hành chính sách, pháp luật thuế (là đối tượng của kiểm tra, thanh tra) từ đó rút ra kết luận đúng, sai để có biện pháp phát huy hoặc chấn chỉnh. Tuy nhiên hoạt động thanh tra và kiểm tra thuế có sự khác biệt: - Khác nhau về nội dung: Nội dung kiểm tra thuế thường dễ dàng nhận thấy, ngược lại nội dung thanh tra thuế thường đa dạng, phức tạp hơn (phân biệt này có tính tương đối). - Khác nhau về trình độ nghiệp vụ: hoạt động thanh tra thuế đòi hỏi thanh tra viên thuế phải có nghiệp vụ giỏi, am hiểu rộng về kinh tế xã hội, có khả năng chuyên sâu vào một lĩnh vực. Hoạt động kiểm tra thuế ít phức tạp và chủ thể lại gồm đối tượng rộng, có tính quần chúng, phổ biến nên trình độ công chức kiểm tra thuế không nhất thiết phải đòi hỏi có nghiệp vụ cao. - Khác nhau về phạm vi hoạt động: phạm vi hoạt động kiểm tra thuế thường theo bề rộng, mang tính thường xuyên với nhiều hình thức phong phú. Phạm vi hoạt động của thanh tra thuế thường có sự chọn lọc, đôi khi thông qua kiểm tra thuế thấy dấu hiệu phức tạp cần chọn ra những vấn đề để thanh tra. - 10 - - Khác nhau về thời gian tiến hành: hoạt động thanh tra thuế thường phải sử dụng dài hơn. - Thanh tra thuế mang tính pháp lý cao hơn, thể hiện quyền lực của Nhà nước mạnh hơn được quy định trong các văn bản pháp lý, việc thanh tra phải tiến hành theo thẩm định, trình tự, thủ tục chặt chẽ theo pháp luật (luật thanh tra). [23] 1.2.1.2. Mục đích của thanh tra, kiểm tra thuế theo cơ chế TKTN: - Trong chính sách thuế, mỗi ĐTNT phải tự xác định số thuế mà họ phải nộp. Mục đích của thanh tra, kiểm tra thuế là nhằm chắc chắn rằng tiền thuế được tính toán đúng, phát hiện và ngăn ngừa những hành vi gian lận, trốn thuế. - Thanh tra, kiểm tra thuế đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu của cơ quan thuế là thu đủ các loại thuế qui định trong luật trên cơ sở khuyến khích sự tuân thủ tự nguyện của người nộp thuế và duy trì sự tin tưởng của công chúng vào tính thống nhất của chính sách thuế. - Thanh tra, kiểm tra thuế là việc kiểm tra sổ sách và các chứng từ của người nộp thuế để xác định một cách chính xác số tiền thuế, tiền phạt phải nộp theo quy định của pháp luật, bên cạnh đó cơ quan thuế phải cung cấp thông tin, tài liệu hướng dẫn và tuyên truyền hướng dẫn người nộp thuế. - Tự kê khai, tự nộp thuế chỉ có thể được duy trì thông qua việc kiểm tra hồ sơ khai thuế của người nộp thuế một cách thận trọng và thường xuyên. Mục đích của thanh tra, kiểm tra thuế là giám sát và duy trì sự vận hành chính sách tự khai, tự nộp thuế. - Thanh tra, kiểm tra thuế là một yếu tố tác động mạnh đến ý thức tuân thủ tự nguyện của người nộp thuế, sự liên hệ giữa người nộp thuế và công chức thuế trong quá trình thanh tra thúc đẩy môi trường mà người nộp thuế nhận thấy cả người nộp thuế và công chức thuế phải thực hiện nghĩa vụ của mình theo pháp luật thuế. [20] - 11 - 1.2.1.3. Nguyên tắc thanh tra, kiểm tra thuế: Mục đích của thanh tra, kiểm tra thuế là nhằm phát huy nhân tố tích cực, ngăn ngừa, xử lý những sai phạm gây tổn thất tới lợi ích của Nhà nước, của nhân dân, của các doanh nghiệp, góp phần hoàn thiện chính sách thuế, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Để đạt được mục đích trên, công tác thanh tra, kiểm tra thuế phải tuân thủ những nguyên tắc sau: Thứ nhất, nguyên tắc tuân thủ pháp luật: Pháp luật thể hiện ý chí của Nhà nước, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân. Thanh tra, kiểm tra thuế là việc thực hiện pháp luật nên thanh tra, kiểm tra thuế cũng phải tuân theo pháp luật. Đây cũng là nguyên tắc cần thiết để đề cao trách nhiệm của chủ thể thanh tra, kiểm tra; nâng cao hiệu lực của công tác thanh tra, kiểm tra thuế; ngăn ngừa tình trạng làm trái pháp luật, vô hiệu hóa hoạt động thanh tra, kiểm tra. Thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi các cơ quan và công chức thanh tra, kiểm tra thuế phải thực hiện đúng chức năng, trách nhiệm, quyền hạn mà pháp luật qui định; xem xét đúng sai của đối tượng kiểm tra phải căn cứ vào qui định của pháp luật mà không tuân theo ý kiến tác động của bất cứ một cơ quan hoặc một cá nhân nào. Thứ hai, nguyên tắc chính xác, khách quan: Đảm bảo chính xác, khách quan là vấn đề có tính nguyên tắc cao trong hoạt động thanh tra, kiểm tra. Có chính xác trong công tác thanh tra, kiểm tra mới cho phép đánh giá đúng thực trạng của đối tượng kiểm tra, giúp cho việc xử lý đúng người, đúng việc, đúng pháp luật. Nguyên tắc khách quan đòi hỏi trong hoạt động thanh tra, kiểm tra phải tôn trọng sự thật, đánh giá sự vật, hiện tượng đúng như nó vốn có, không suy diễn hay qui chụp một cách tùy tiện chủ quan. Tính khách quan và chính xác trong thanh tra, kiểm tra có quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau. Có thái độ khách quan, không - 12 - thiên vị mới đảm bảo tính chính xác trong đánh giá, kết luận vấn đề và ngược lại, có chính xác mới thể hiện được việc làm khách quan. Để thực hiện nguyên tắc này, đòi hỏi chủ thể thanh tra, kiểm tra phải có quan điểm đúng đắn, có bản lĩnh vững vàng và phải có kiến thức, năng lực cao. Thứ ba, nguyên tắc công khai, dân chủ và kịp thời: Công khai trong hoạt động thanh tra, kiểm tra tức là phải được dân biết, dân bàn, dần làm, dân kiểm tra để thu hút sự tham gia, đồng tình ủng hộ của nhân dân. Việc công khai bao gồm nhiều vấn đề cụ thể như sau: công khai quyết định thanh tra, công khai tiếp xúc với các đối tượng có liên quan và công khai kết luận thanh tra. Tuy nhiên, tuỳ theo tính chất vụ việc mà có hình thức công khai cho phù hợp, trong phạm vi cho phép, vừ đảm bảo giữ gìn bí mật quốc gia, bí mật người tố cáo, đảm bảo lợi ích của Nhà nước và công dân, vừa đảm bảo hiệu quả thanh tra, kiểm tra cao nhất. Dân chủ trong hoạt động kiểm tra, thanh tra là thể hiện sự tôn trọng khách quan, tôn trọng quần chúng, lấy dân làm gốc. Phải lôi cuốn quần chúng nhân dân tham gia hoạt động thanh tra, kiểm tra, đấu tranh, ngăn ngừa, đẩy lùi tiêu cực, phát huy các nhân tố tích cực. Đồng thời cũng chính nhân dân là lực lượng thúc đẩy các quyết định, kiến nghị của thanh tra. Thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi phải coi trọng việc tiếp nhận, thu thập ý kiến của mọi đối tượng có liên quan, tạo điều kiện cho đối tượng thanh tra, kiểm tra trình bày ý kiến của mình, nhất là khi xem xét giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, cần tránh mọi biểu hiện tự mãn, áp đặt chủ quan, bất chấp ý kiến của người khác. Kịp thời cũng là nguyên tắc quan trọng trong thanh tra, kiểm tra nhằm nhanh chóng khắc phục những yếu kém, bất cập trong quản lý của Nhà nước. Để đảm bảo tính kịp thời trong thanh tra, kiểm tra, cần qui định cụ thể thời gian đối với từng vụ việc thanh tra, kiểm tra, tùy theo qui mô, tính chất phức tạp của vụ việc, tùy theo số lượng và chất lượng của đội ngũ công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra. Thứ tư, nguyên tắc bảo vệ bí mật: - 13 - Cần quán triệt nguyên tắc này trong thanh tra, kiểm tra thuế vì trong quá trình thanh tra, kiểm tra, người làm công tác này tiếp cận với nhiều vấn đề, nhiều tài liệu liên quan đến bí mật, bí quyết kinh doanh của doanh nghiệp và bí mật quốc gia. Nếu để lộ cho những đối tượng không được phép biết sẽ làm thiệt hại đến lợi ích của quốc gia và các doanh nghiệp. Do vậy, họ chỉ cần báo cáo cho những người có thẩm quyền được biết. Quán triệt nguyên tắc này không hề mâu thuẫn với nguyên tắc công khai, vì việc công khai được thực hiện với những vấn đề được phép công khai, nên công khai và phải công khai. Những vấn đề bí mật thì cần được bí mật. Thứ năm, nguyên tắc hiệu quả: Nguyên tắc này đòi hỏi thanh tra, kiểm tra thuế phải đảm bảo tính hiệu quả, nghĩa là phải có tác dụng đề phòng, ngăn ngừa những thiếu sót, vi phạm. Phải đảm bảo giúp các đối tượng kiểm tra thực hiện đúng chính sách thuế. Thực hiện nguyên tắc này mới đảm bảo cho thanh tra, kiểm tra thuế đạt được mục đích của nó. Thực hiện đầy đủ các nguyên tắc trên đây chính là các điều kiện để thực hiện đúng mục đích, yêu cầu, chức năng, nhiệm vụ của thanh tra, kiểm tra một cách có hiệu quả cao nhất, góp phần phát huy dân chủ XHCN và tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước. [20] 1.2.2. Nội dung của thanh tra, kiểm tra thuế: 1.2.2.1. Thanh tra, kiểm tra người nộp thuế: Thanh tra, kiểm tra người nộp thuế là nội dung cơ bản và quan trọng nhất của công tác thanh tra thuế. Theo quy định của pháp luật, người nộp thuế phải thực hiện đầy đủ việc đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, chế độ hạch toán kế toán, hoá đơn, chứng từ…Tuy nhiên, trong thực tế còn nhiều đối tượng vi phạm các quy định trên, vì vậy phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra người nộp thuế nhất là theo cơ chế tự - 14 - khai tự nộp thuế, nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý những hành vi sai phạm. Nội dung của công tác thanh tra, kiểm tra người nộp thuế bao gồm: - Kiểm tra, thanh tra việc đăng ký, kê khai thuế, chế độ mở sổ sách kế toán, chứng từ, hóa đơn. - Kiểm tra, thanh tra quyết toán thuế. - Kiểm tra, thanh tra việc hoàn thuế, khấu trừ thuế. - Kiểm tra, thanh tra miễn giảm thuế. 1.2.2.2 Thanh tra, kiểm tra nội bộ ngành thuế: Thanh tra, kiểm tra nội bộ là một quá trình các công chức thanh tra kiểm tra lại các công chức kiểm tra, kiểm soát, các công chức quản lý thu, công chức thuế trong việc thực hiện chức năng nghề nghiệp của mình. Công tác kiểm tra, thanh tra nội bộ do Phòng kiểm tra nội bộ thuộc Cục thuế đảm trách. Các công chức kiểm tra nội bộ được sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo Cục thuế sẽ tiến hành kiểm tra các phòng thuộc Cục thuế và các Chi cục thuế quận, huyện để xem xét việc thực hiện chức năng của từng bộ phận, của công chức thuế có làm việc vô tư, công bằng, nghiêm minh đối với người nộp thuế hay không? Có tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình của từng bộ phận công tác không?. Nhằm đạt được mục đích: thực hiện nghiêm chỉnh các luật thuế hiện hành, thực hiện thu đúng, thu đủ, thu kịp thời số thu vào NSNN, đảm bảo hoàn thành kế hoạch thu Nhà nước giao, góp phần củng cố đội ngũ công chức ngành thuế, góp phần chống tiêu cực trong nội bộ ngành thuế, đưa công tác chỉ đạo và quản lý thu thuế vào nề nếp, tổ chức xây dựng ngành thuế ngày càng vững mạnh. [24] 1.2.3. Sự cần thiết phải nâng cao vai trò thanh tra, kiểm tra thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp thuế: Kiểm tra, thanh tra thuế là một phạm trù lịch sử gắn liền với sự tồn tại và phát triển của Nhà nước nhằm phục vụ cho lợi ích của giai cấp thống trị. Nhà nước thực hiện quản lý kinh tế - xã hội thông qua việc đề ra hệ thống luật lệ, các chính sách, chế độ quản lý để điều chỉnh các quan hệ và cưỡng chế các pháp nhân, thể nhân trong xã - 15 - hội phải tuân thủ. Trong điều kiện đó, kiểm tra, thanh tra là hết sức cần thiết để đảm bảo pháp luật Nhà nước được thực thi nghiêm minh, quyền và lợi ích Nhà nước, của công dân được đảm bảo. Hiện nay, để thực hiện cơ chế tự khai tự nộp thuế đạt hiệu quả thì chức năng thanh, kiểm tra là một mắc xích vô cùng quan trọng trong việc phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn hành vi trốn thuế, gian lận về thuế. Kiểm tra, thanh tra thuế là một đòi hỏi bức thiết, là yêu cầu khách quan xuất phát từ những lý do cơ bản sau: Thứ nhất, thuế là công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước trong việc kiểm soát, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi thành phần kinh tế, kiểm soát thu nhập của mọi tầng lớp dân cư trong xã hội, đảm bảo nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước. Quá trình thực thu các luật thuế có nghiêm minh hay không sẽ ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả sử dụng công cụ thuế. Bởi vậy, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra thuế nhằm đảm bảo phát huy tối đa chức năng, vai trò của thuế đối với nền kinh tế - xã hội. Thứ hai, luật thuế nói chung và pháp lệnh thuế nói riêng là sự thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật thuế ở nước ta còn đang trong quá trình cải cách, chưa thật hoàn chỉnh, do vậy cần thiết phải tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra thuế nhằm phát hiện những bất hợp lý, những sai sót trong hệ thống chính sách thuế để sửa đổi, bổ sung kịp thời, phù hợp với thực tiễn, làm cho pháp luật luôn là công cụ có hiệu lực trong lãnh đạo, quản lý nhà nước. Thứ ba, trốn lậu thuế là một tồn tại không thể tránh khỏi trong bất kỳ một nền kinh tế nào. Ở nước ta, vấn đề này càng trở nên búc xúc, nhất là trong điều kiện thực hiện quản lý thuế theo cơ chế tự khai tự nộp hiện nay, đề cao tính tự giác của người nộp thuế qua việc tự tính, tự khai, tự nộp. Vì vậy, cần phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế để ngăn chặn kịp thời các hành vi khai man, trốn lậu thuế, đảm bảo tính bình đẳng giữa những người nộp thuế. Mặt khác, trong thực tiễn một số công chức thuế do hạn chế về trình độ chuyên môn hoặc do thái hóa, biến chất mà có những biểu - 16 - hiện vi phạm pháp luật, gây thất thu ngân sách hoặc gây thiệt hại cho đối tượng nộp thuế. Kiểm tra, thanh tra là nhằm phát hiện, ngăn chặn, phòng ngừa những sai phạm đó, để đảm bảo các luật thuế được thực thi một cách nghiêm minh. [20] 1.3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM TỪ TỔ CHỨC THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI: Khảo sát kinh nghiệm từ các quốc gia cho thấy mô hình hiện đại hoá công tác quản lý thuế bao gồm 4 thành phần chủ yếu: chiến lược, tổ chức nhân sự, quy trình tác nghiệp và công nghệ. Bốn thành phần này đều thống nhất và xuyên xuốt trong các chương trình cải cách và hiện đại hóa cụ thể như: Chương trình cải cách thể chế, chương trình công nghệ thông tin, chương trình hiện đại hoá công tác hỗ trợ đối tượng nộp thuế, chương trình hiện đại hóa công tác thanh tra thuế, chương trình thu nợ và cưỡng chế thuế. Trong quá trình tiến hành cải cách và hiện đại hóa công tác quản lý thuế, các quốc gia đều đặt trọng tâm vào việc hiện đại hoá công tác thanh tra thuế. Mục tiêu là hiện đại hóa dựa trên kỹ thuật phân tích quản lý các khả năng thất thu về thuế (còn gọi là quản lý rủi ro) để đổi mới nội dung, phương pháp và tổ chức hoạt động thanh tra, đảm bảo sự tuân thủ pháp luật ở mức độ cao, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra thuế. 1.3.1. Kinh nghiệm thanh tra ở nước Anh: Năm 1996 cơ quan thu nội địa Anh đã đưa vào áp dụng cơ chế tự cơ khai, tự nộp thuế (TKTN). TKTN tác động tới hơn 8 triệu đối tượng nộp thuế cá nhân, chủ yếu là các đối tượng làm thuê và tự kinh doanh với các công việc rất phức tạp, 700.000 tổ chức hợp danh và 300.000 quĩ tín thác. Để cho việc chuyển đổi cơ chế quản lý được thành công. Anh đã dành 2 năm cho công tác chuẩn bị và tập dượt. Khi chuyển sang cơ chế tự khai thì việc khai, tính và nộp thuế đơn giản hơn, giải quyết được các mặt tồn tại của cơ chế quản lý thuế cũ. - 17 - TKTN là một thay đổi cơ bản trong việc quản lý thuế [5]. Một số nội dung thay đổi so với cơ chế cũ: 1.3.1.1. Về công tác xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm và nguồn lực để tiến hành thanh tra: Theo kinh nghiệm của cơ quan thuế Anh, phương pháp lập kế hoạch thanh tra hàng năm dựa trên cơ sở phân tích rủi ro, việc lựa chọn đối tượng thanh tra theo tiêu chí ĐTNT có độ rủi ro từ cao xuống thấp, thông thường kế hoạch thanh tra thuế được xây dựng theo cơ cấu: + 40% là khối lượng công việc thanh tra từ cơ quan thuế trung ương chỉ đạo xuống bên dưới thực hiện. + 10% đối tượng thanh tra lựa chọn ngẫu nhiên. + 50% đối tượng thanh tra là kế hoạch xây dựng của phòng thanh tra (cục) và chi cục. Để thực hiện tốt công tác thanh tra, nguồn nhân lực cần thiết phải có để thực hiện tốt công việc từ 25 -30% tổng số công chức toàn ngành. Trong từng bộ phận thanh tra được chia thành 3 nhóm: nhóm xây dựng đề án, nhóm thu thập hồ sơ và phân tích thông tin, nhóm thanh tra trực tiếp. [2] 1.3.1.2. Những nội dung cần lưu ý trong quá trình thực hiện công tác thanh tra thuế ở nước Anh: - Trong quá trình thu thập hồ sơ và phân tích thông tin nghiêm cấm công chức đến trực tiếp đơn vị để yêu cầu cung cấp tài liệu, hồ sơ, sổ sách, chứng từ kế toán. - Trong quá trình thanh tra nếu phát hiện doanh nghiệp trốn thuế, tránh thuế trong kỳ kiểm tra thì công chức thanh tra có thể xem xét lại tờ khai thuế trong vòng 6 năm (đối với thanh tra toàn diện) hoặc 2 năm (đối với thanh tra theo chuyên đề). - Về thời gian cho một cuộc thanh tra: Thời gian cho công chức thu thập tài liệu phân tích thông tin cho 1 bộ hồ sơ thông thường từ 4 đến 6 tuần ( 30 ngày đến 45 ngày). Thời gian thanh tra đối tượng nhỏ thông thường khoảng 6 tháng/ 1 cuộc thanh - 18 - tra. thời gian thanh tra đối tượng lớn là 1 năm/ 1 cuộc thanh tra. Đối với trường hợp có luật sư tham gia (điều tra) thời gian 2 năm/ 1 cuộc điều tra. - Đối với chế độ báo cáo: Định kỳ 6 tháng công chức thu thập tài liệu phân tích thông tin và tổ kiểm tra đối tượng phải báo cáo bằng văn bản về tiến độ triển khai và mức độ hoàn thành công việc được phân công cho trưởng bộ phận. Trên cơ sở nội dung báo cáo trưởng bộ phận có nhận xét và ý kiến chỉ đạo tiếp theo. [2] 1.3.2. Kinh nghiệm thanh tra ở nước Úc: Một trong những mốc đáng ghi nhớ trong sự phát triển của hệ thống thuế Ôxtrâylia (ATO) là việc chuyển sang thực hiện cơ chế tự khai tự nộp thuế (TKTN), theo đó, người nộp thuế chịu trách nhiệm tự xác định nghĩa vụ thuế của mình và được khích lệ để tuân thủ tự giác. Năm 1986-1987, cơ quan thuế ATO tiến hành các bước ban đầu để thực hiện cơ chế TKTN. Trên thực tế, hệ thống thuế mới đã chứng minh được tính ưu việt của nó so với hệ thống thuế trước đây. Tuy vẫn còn một số hạn chế về mặt pháp lý, song hệ thống thuế theo TKTN của ATO cũng thể hiện một số kinh nghiệm trong quá trình thanh tra người nộp thuế như sau: 1.3.2.1. Yêu cầu cần có của một thanh tra viên: Một công chức thuế muốn trở thành một thanh tra viên yêu cầu kiến thức cần phải có bắt buộc gồm: - Sự am hiểu về Luật, bao gồm luật thuế, luật thương mại và các luật khác. - Kiến thức sâu về lĩnh vực kế toán, nắm vững các nguyên tắc kế toán. - Có phong cách giao tiếp với Người nộp thuế, với đồng nghiệp. [3] 1.3.2.2. Thực hiện thanh tra tại doanh nghiệp: - Thẻ thanh tra thể hiện quyền lực cao nhất của cơ quan thuế. Dưới quyền lực của thẻ thanh tra là các thông báo của cơ quan thuế yêu cầu Người nộp thuế xuất trình các tài liệu thông tin theo yêu cầu. Cơ quan thuế có thể gửi các thông báo đến ngân - 19 - hàng để yêu cầu cung cấp thông tin như số Tài khoản, số tiền … và ngân hàng không có quyền từ chối thông báo của cơ quan thuế. - Trong quá trình thanh tra, việc thu thập thông tin là vô cùng quan trọng. Do đó ATO đã ban hành sách quy định quyền của thanh tra viên, quyền của người nộp thuế. Khi công chức đi thanh tra có thể mang theo sách này để cung cấp, tuyên truyền cho người nộp thuế ( sách này có nhiều thứ tiếng khác nhau, kể cả tiếng Việt). - Khi thanh tra không phải thanh tra tất cả các vấn đề của người nộp thuế mà chỉ thanh tra một vài vấn đề qua đánh giá rủi ro và chỉ thực hiện thanh tra trên cơ sở các vấn đề rủi ro đã được đánh giá. Trong quá trình phân tích nếu phát hiện ra vấn đề gì phải thanh tra, công chức thanh tra chỉ được thanh tra vào những nội dung đó, nếu trong quá trình thanh tra phát hiện thêm vấn đề gì, công chức thanh tra phải báo cáo bổ sung nội dung cần thanh tra. [3] 1.3.3. Kinh nghiệm thanh tra ở Trung Quốc: Việc Trung Quốc gia nhập WTO đã yêu cầu nước này phải thực hiện giảm thuế quan trong những năm tới. Việc giảm thuế quan cũng có nghĩa là giảm số thu của Chính phủ. Để đảm bảo nguồn thu sau khi gia nhập WTO, cơ quan thuế đã phải tập trung nỗ lực vào công tác thanh tra thuế công ty cũng như cá nhân. Trong năm 2002, cơ quan thuế Trung Quốc đã tiến hành kiểm tra tổng số 2 triệu trường hợp, trong đó đã tiến hành thanh tra 800.000 ĐTNT và truy thu được hơn 39 tỷ NDT ( tương đương 4,7 tỷ USD). Qua sự kiểm tra như vậy, cơ quan thuế nhận thấy cần phải thắt chặt hơn nữa công tác cưỡng chế thuế. Tại Trung Quốc, thanh tra thuế được chia thành 5 loại: (1). Kiểm tra tại bàn - Phân tích các tờ khai, báo cáo tài chính và các tài liệu khác do người nộp thuế nộp cho cơ quan thuế. (2). Thanh tra thông thường – Thanh tra tại cơ sở người nộp thuế được lựa chọn ngẫu nhiên hoặc có dấu hiệu nghi vấn qua kiểm tra tại bàn. - 20 - (3). Thanh tra đặc biệt – Thanh tra tại cơ sở tập trung một ngành, một lĩnh vực hoặc một loại thuế cụ thể. (4). Thanh tra theo vụ việc – Thanh tra tại cơ sở đối với những người nộp thuế bị tố cáo trốn lậu thuế hoặc do cơ quan thuế cấp trên chỉ định. (5). Thanh tra chống tránh thuế - Thanh tra tại cơ sở chủ yếu tập trung vào các trường hợp giá chuyển nhượng. Hiện nay, trong số các loại hình thanh tra này, chống tránh thuế và thuế thu nhập cá nhân là hai nội dung cơ quan thuế Trung Quốc tập trung nhiều nhất. Dưới đây là một số đặc điểm của công tác thanh tra đối với hai nội dung này. 1.3.3.1. Thanh tra chống tránh thuế: Thanh tra chống tránh thuế còn được gọi là thanh tra giá chuyển nhượng. Thông thường, cơ quan thuế lựa chọn đối tượng thanh tra thông qua kiểm tra tại bàn các tài liệu, hồ sơ khai thuế do người nộp thuế nộp. Nhìn chung, các doanh nghiệp có các đặc điểm như sau sẽ được lựa chọn thanh tra: lợi nhuận thấp hoặc lỗ trong thời gian dài nhưng vẫn tiếp tục mở rộng kinh doanh; mức lợi nhuân không ổn định; lợi nhuận giảm mạnh sau khi kết thúc thời gian được hưởng miễn, giảm thuế; tỷ lệ lợi nhuận thấp hơn so với mức bình quân của ngành. Cơ quan thuế tại một số địa phương đã xây dựng cơ sở dữ liệu riêng để hỗ trợ trong việc xác định các đối tượng thanh tra và thực hiện điều chỉnh giá chuyển nhượng. Trong những năm đầu thực hiện thanh tra giá chuyển nhượng, cơ quan thuế Trung Quốc chỉ tập trung vào các giao dịch xuất nhập khẩu với các bên có liên quan tại nước ngoài của ĐTNT. Khi các thanh tra viên trở nên thuần thục hơn, thanh tra gía chuyển nhượng được mở rộng với các giao dịch từ tài sản vô hình đến hữu hình như xi- lăng, tài chính và cung cấp dịch vụ; từ các giao dịch thương mại qua biên giới đến các giao dịch diễn ra tại Trung Quốc và các giao dịch khác. Một kết quả quan trọng trong thanh tra giá chuyển nhượng là đã tác động nhanh chóng đến các cuộc thanh tra phối hợp mang tính quốc gia – tiến hành thanh tra đồng - 21 - thời các công ty con tại Trung Quốc của các công ty đa quốc gia có trụ sở tại nhiều thành phố khác nhau do Tổng cục thuế điều hành. Trong quá trình thanh tra các vụ việc này, Tổng Cục thuế và cơ quan thuế địa phương sẽ tiến hành họp thường xuyên để thảo luận và Tổng Cục thuế sẽ tư vấn về kỷ thuật cho các cơ quan thuế địa phương để hỗ trợ họ thực hiện thanh tra. Vì các cuộc thanh tra phối hợp mang tính quốc gia phức tạp hơn so với thanh tra từng công ty đơn lẻ nên thường mất nhiều thời gian hơn. Trong các vụ việc thanh tra thông thường, nếu ĐTNT bị phát hiện ẩn lậu thuế, cơ quan thuế sẽ có quyền truy thu trong vòng 3 năm gần nhất. Nếu sự việc trên là do người nộp thuế tính sai thì họ chỉ phải nộp tiền phạt. Trong một số trường hợp đặc biệt, thời gian truy thu thuế có thể là 5 năm. Đối với trường hợp truy thu thuế do trốn thuế, người nộp thuế từ chối không nộp thuế hoặc gian lận về thuế thì không có giới hạn về thời gian truy thu thuế. Đối với các trường hợp này, ngoài việc truy thu thuế, cơ quan thuế vẫn tính phạt. Đối với các vụ thanh tra giá chuyển nhượng, nếu người nộp thuế bị phát hiện không thực hiện các giao dịch với các bên liên kết trên cơ sở giao dịch thị trường thì cơ quan thuế có quyền điều chỉnh giá chuyển nhượng trong vòng 3 năm (đến 10 năm trong những trường hợp đặc biệt) kể từ năm phát sinh giao dịch liên quan. Kết quả điều chỉnh giá chuyển nhượng thường là ĐTNT phải nộp thuế bổ sung đối với thu nhập bị điều chỉnh ngay cả khi khoản thu nhập này có thể phải chịu thuế tại nước kia. Sau khi bị thanh tra, các ĐTNT vẫn có thể bị thanh tra trong tương lai. [1] 1.3.3.2. Thanh tra thuế thu nhập cá nhân: Gần đây, cơ quan thuế Trung Quốc tăng cường công tác cưỡng chế đối với các trường hợp cá nhân trốn thuế thông qua việc ban hành hàng loạt các văn bản về thuế thu nhập cá nhân. Cơ quan thuế tập trung vào các cá nhân giàu có nhất Trung Quốc được nêu trong tạp chí Forbes và các cá nhân được các phương tiện truyền tin đại chúng tập trung đưa tin. - 22 - Công tác truy thu thuế đã thực hiện thành công trong lĩnh vực công nghệ cao, một lĩnh vực mà các nhân viên cấp cao của một số công ty nổi tiếng đã bị thanh tra do liên quan đến việc kê khai thấp thu nhập từ quyền mua cổ phiếu nước ngoài (offshore stock option). Việc thanh tra thuế thu nhập cá nhân được thực hiện trên cơ sở thanh tra thuế chung hoặc khi có sự tố giác. Trong một vụ việc truy thu thuế thành công, người tố giác có thể được thưởng tới 100.000 NDT ( tương đương 12.000 USD) hoặc cao hơn theo sự phê duyệt đặc biệt. Không phải tất cả những người tố giác đều bị hấp dẫn bởi phần thưởng này. Một số người tố giác là người làm công do bất bình và muốn gây khó dễ cho những chủ lao động cũ của mình. Nếu những người tố giác không thoã mãn với quyết định của cơ quan thuế địa phương thì có thể báo cáo lên cơ quan thuế cấp cao hơn hoặc Cục An ninh. Thông thường sự tham gia của Cục An ninh làm cho việc điều tra phức tạp hơn. Trong trường hợp này, việc hợp tác trong việc cung cấp thông tin cho Cục An ninh yêu cầu là rất quan trọng, nếu không hợp tác thì vấn đề này được nhìn nhận như tội che dấu và thậm chí có thể bị phạt tù. [1] 1.3.4. Một số kinh nghiệm rút ra từ công tác thanh tra, kiểm tra của nước Anh, nước Úc và Trung Quốc: Để có thể quản lý người nộp thuế có hiệu quả, cơ quan thuế Anh, cơ quan thuế ATO và cơ quan thuế Trung Quốc đã chuyển sang cơ chế quản lý thuế nhằm nâng cao dần tính tự giác nộp thuế của người nộp thuế thông qua cơ chế tự khai, tự nộp thuế. Theo kinh nghiệm thanh tra của cơ quan thuế nước Anh và nước Úc thì để đạt hiệu quả trong công tác thanh tra, kiểm tra thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp thu, điều trước tiên đòi hỏi trình độ nhất định của công chức thanh tra thuế. Khi thanh tra phải có kế hoạch cụ thể dựa trên kết quả phân tích thông tin người nộp thuế, nghiêm cấm công chức thanh tra trực tiếp xuống ĐTNT để thu thập thông tin lập báo cáo kiểm tra. Mặt khác, ngành thuế phải ban hành Luật quy định quyền cho thanh tra viên hay quyền cho Người nộp thuế để có sự đồng thuận giữa cơ quan thuế và người nộp thuế. - 23 - Ban hành thẻ thanh tra viên thể hiện quyền lực cao nhất của cơ quan thuế trong một số trường hợp cấp thiết. Để làm được điều này đòi hỏi ngành thuế phải có một nguồn lực tương thích để đảm đương công việc một cách có hiệu quả. Riêng việc thanh tra thuế chống tránh thuế và thanh tra thuế thu nhập cá nhân của Trung Quốc giúp ngành thuế cả nước nói chung, ngành thuế Phú yên nói riêng làm quen với loại hình thanh tra mới trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO như hiện nay. Với bề dày kinh nghiệm hơn 10 năm về cơ chế tự khai thuế, tự nộp thuế, kinh nghiệm của các nước là tài liệu quí giá chúng ta học tập và áp dụng vào công tác quản lý thuế của mình. TKTN không phải chỉ nhằm mục đích tiết kiệm được chi phí mà chủ yếu nhằm phân bổ lại nguồn lực một cách có hiệu lực, hiệu quả. Ngoài ra TKTN còn là một động lực để hiện đại hoá công tác quản lý thuế, có tác động tích cực đến số thu, đến năng suất của mỗi công chức và tính tuân thủ pháp luật của người nộp thuế. Kết luận Chương I: Trong Chương I, luận văn tập trung làm rõ lý luận tổng quan về cơ chế tự khai tự nộp thuế và vai trò của công tác thanh tra, kiểm tra thuế theo cơ chế mới này. Trong đó góp phần làm rõ lý luận và ý nghĩa thực tiễn của sự cần thiết khách quan trong thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế theo cơ chế quản lý thuế tự khai tự nộp thuế ở Việt Nam. Luận văn cũng đã đề cập đến những bài học kinh nghiệm từ một số nước đối với Việt Nam về công tác thanh tra, kiểm tra thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp thuế. Những tổng luận lý thuyết nêu trên làm cơ sở cho việc thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu đặt ra trong nghiên cứu của luận văn là hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế theo cơ chế TKTN trên địa bàn tỉnh Phú Yên. - 24 - Chương II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN 2.1 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH PHÚ YÊN TRONG TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ 2.1.1. Vị trí địa lý, nguồn lực và lợi thế phát triển: 2.1.1.1. Vị trí địa lý: Phú Yên với diện tích tự nhiên khoảng 5.045 km2, là một tỉnh ven biển thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam với chiều dài bờ biển 189 km, trải dài từ 12°42'36" đến 13°41'28" vĩ bắc và từ 108°40'40" đến 109°27'47" kinh đông, phía bắc giáp tỉnh Bình Định, phía nam giáp Khánh Hòa, phía tây giáp Đăk Lăk và Gia Lai, phía đông giáp biển Đông. Phú Yên bao gồm một thành phố Tuy Hòa trực thuộc và 8 huyện: Đông Hòa, Đồng Xuân, Phú Hòa, Sơn Hòa, Sông Hinh, Sông Cầu, Tây Hòa, Tuy An. Cơ cấu bộ máy ngành thuế tỉnh Phú Yên cũng được tổ chức thành 9 Chi Cục thuế trực thuộc Cục thuế tỉnh Phú Yên. Với cách tổ chức đó, ngành thuế luôn bám sát địa bàn quản lý, thực hiện tốt nhiệm vụ đã được Nhà nước giao và không ngừng tăng thu cho Ngân sách Nhà nước trên cơ sở phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. [18] 2.1.1.2. Dân số và lao động: Về cơ bản Phú Yên vẫn là một tỉnh nông nghiệp với dân số khoảng 890,900 người (năm 2003), mật độ dân số 168 người/km2 , dân số thành thị chiếm khoảng 20%, nông thôn chiếm khoảng 80%, số người trong độ tuổi lao động vào khoảng 636.994 người, chiếm 71,5% dân số. 2.1.1.3. Lợi thế phát triển: Một: Phú Yên rất thuận tiện trong giao thông: có Quốc lộ 1A đi ngang qua, đường tỉnh lộ 645 và Quốc lộ 25 nối với các tỉnh Tây Nguyên; đường sắt Bắc-Nam và - 25 - .Tỉnh lộ 641 nối QL1A từ Thị trấn Chí Thanh chạy dọc theo đường sắt Bắc-Nam qua Thị trấn La Hai rồi gặp lại QL1A tại Thị trấn Diêu trì (Tỉnh Bình Định). Quốc lộ 1D (nối Sông Cầu với thành phố Qui Nhơn), đường từ khu công nghiệp Hòa Hiệp đến cảng Vũng Rô. Hệ thống đường liên thôn, liên xã thông suốt thuận lợi trong việc đi lại. Hai: lợi thế phát triển thủy điện, khai thác tài nguyên, khoáng sản. Với hệ thống Sông Đà Rằng, sông Bàn Thạch, sông Kỳ Lộ với tổng diện tích lưu vực là 16.400km2, tổng lượng dòng chảy 11.8 tỷ m3, đảm bảo đủ nước tưới cho nông nghiệp, thủy điện và sinh hoạt. Phú Yên có nhiều suối nước khoáng nóng như: Phú Sen, Triêm Đức, Trà Ô, Lạc Sanh. Ngoài ra còn có nhiều tài nguyên trong lòng đất như Diatomite (90 triệu m3), đá hoa cương nhiều màu (54 triệu m3), vàng sa khoáng (300 nghìn tấn) (số liệu năm 2006 theo Cẩm nang xúc tiến thương mại du lịch Phú Yên). Ba: lợi thế về nguồn lợi thủy - hải sản: Phú Yên có diện tích vùng biển trên 6.900km2 với trữ lượng hải sản lớn: trên 500 loài cá, 38 loài tôm, 15 loài mực và nhiều hải sản quí. Sản lượng khai thác hải sản của Phú Yên năm 2005 đạt 35.432 tấn, tăng bình quân 5%/năm. Trong đó sản lượng cá ngừ đạt 5.040 tấn (thông tin từ Cẩm nang xúc tiến thương mại - du lịch Phú Yên). Nuôi trồng thủy sản là một trong những ngành kinh tế mạnh của tỉnh, với tổng diện tích thả nuôi là 2.950ha, sản lượng thu hoạch 3.570 tấn, bên cạnh đó có nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao như sò huyết, cá ngừ đại dương, tôm sú, tôm hùm.Các địa phương nuôi trồng hải sản tập trung ở khu vực đầm Cù Mông, Vịnh Xuân Đài (Huyện Sông Cầu), Đầm Ô Loan (Huyện Tuy An), ... Đây là những địa phương nuôi trồng có tình chiến lược của tỉnh, thu hút nhiều lao động. Đặc biệt, ngay tại Đầm Cù Mông, việc nuôi trồng và chế biến được thực hiện khá đầy đủ các công đoạn nhờ Khu công nghiệp Bắc Sông Cầu nằm ngay tại đó. 2.1.1.4. Tác động đối với thanh tra, kiểm tra thuế: Với những ưu thế trên, thời gian qua cùng với chính sách của nhà nước luôn tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển, nhất là sự thông thoáng của Luật doanh - 26 - Đáng chú ý là các doanh nghiệp ngoài Quốc doanh là tăng mạnh nhất. Xuất phát là một tỉnh mà nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông lâm, ngư nghiệp. Các doanh nghiệp ở Phú Yên đa phần đi lên từ hộ cá thể, với quy mô kinh doanh nhỏ, ý thức tuân thủ pháp luật chưa cao. Qua những năm đầu thực hiện các luật thuế mới như TNDN; GTGT mà những luật thuế này đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện sổ sách kế toán, hoá đơn, chứng từ đầy đủ, am hiểu về luật thuế, chế độ kế toán rất cao, thì các doanh nghiệp bị sai phạm rất nhiều, phần lớn là ý thức tuân thủ chưa cao, trình độ am hiểu pháp luật còn thấp dẫn đến việc thực hiện nghĩa vụ thuế chưa đầy đủ. Hơn nữa khi thực hiện cơ chế quản lý thuế mới, cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp thuế thì việc rủi ro thất thu thuế rất cao. Do đó, vấn đề đặt ra là phải nâng cao vai trò của công tác thanh tra, kiểm tra thuế, ngăn chặn kịp thời hành vi trốn thuế, gian lận về thuế góp phần chống thất thu thuế cho Ngân sách nhà nước. Công tác thanh tra, kiểm tra thuế phải làm sao ngày càng nâng cao được ý thức tuân thủ của người nộp thuế thông qua vừa thanh tra, kiểm tra phải tuyên truyền, hướng dẫn và hỗ trợ cho doanh nghiệp thực hiện đúng chính sách pháp luật thuế. 2.1.2 Thành tựu kinh tế xã hội tỉnh Phú Yên thời gian qua: Sau hơn 20 năm đổi mới, đặc biệt là những năm gần đây (giai đoạn 2001 -2005) Phú Yên đã đạt được những thành tựu đáng kể trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Theo Báo cáo Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Yên lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2006 - 2010, thành tựu phát triển kinh tế, xã hội giai đoạn 5 năm 2001 – 2005 như sau: Nhịp độ tăng GDP bình quân 10,7%/năm (chỉ tiêu 10-10,5%/ năm), trong đó: Giá trị sản xuất ngành nông, lâm, ngư tăng bình quân 5,6 %/năm (chỉ tiêu là 3,5-4%/ năm); giá trị sản xuất ngành công nghiệp – xây dựng tăng bình quân 19,6%/ năm (chỉ tiêu là 19-20% / năm), nhịp độ tăng trưởng của các ngành dịch vụ bình quân 12,1%/ năm (chỉ tiêu là 10-11%/năm), thu nhập bình quân đầu người 378USD. - 27 - Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; cơ cấu ngành trong cơ cấu chung của nền kinh tế năm 2005 so với năm 2000 như sau: Công nghiệp-xây dựng tăng từ 22,7% lên 30,0%; dịch vụ tăng từ 33,2% lên 34,3%; nông- lâm-ngư nghiệp giảm từ 44,1% xuống 35,7%. Thu ngân sách địa phương tăng nhanh, bình quân tăng 13,2%/năm, đáp ứng gần 70% nhu cầu chi thường xuyên của tỉnh. Cơ cấu nguồn thu đã có những chuyển biến tích cực. Các hoạt động tín dụng ngân hàng có nhiều tiến bộ, góp phần phát triển kinh tế-xã hội địa phương. Về đầu tư phát triển: Công tác huy động vốn cho đầu tư phát triển có nhiều tiến bộ, đã huy động được nhiều nguồn lực cho đầu tư phát triển. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm 9.487 tỷ đồng, bằng 49,8% GDP, tăng bình quân hàng năm 19,7% (kế hoạch 6.050 tỷ, bằng 33% GDP), trong đó vốn huy động trong dân và các thành phần kinh tế chiếm 39,1%, vốn thu hút từ bên ngoài chiếm 38,5%/tổng vốn. Các thành phần kinh tế tiếp tục phát triển và có bước chuyển dịch tích cực về cơ cấu, bước đầu huy động được tiềm năng và khơi dậy các nguồn lực mới cho sự phát triển. Tỷ trọng khu vực kinh tế nhà nước trong cơ cấu thành phần kinh tế giảm từ 30,7% (năm 2000) xuống còn 27,8% (năm 2005), kinh tế ngoài quốc doanh tăng từ 68,78% lên 70,4%, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 0,5% lên 1,8%, đã góp phần quan trọng vào việc giải quyết việc làm, tăng nguồn thu cho ngân sách. Khoa học, giáo dục, văn hoá có bước phát triển đáng khích lệ, 100% trạm y tế xã có bác sỹ. Tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi các bậc, công tác phổ cập tiểu học, trung học cơ sở vượt chỉ tiêu. Kinh tế khu vực nông thôn từng bước được nâng lên, nhiều ngành nghề truyền thống được khôi phục và phát triển thêm một số nghề mới; bước đầu hình thành một số mô hình kinh tế trang trại, các làng nghề làm ăn hiệu quả. Kết cấu hạ tầng nông thôn được đầu tư xây dựng, cải thiện đáng kể. 100% xã có điện lưới quốc gia, với 96% hộ sử dụng điện (khu vực miền núi 85%); 50% dân cư nông thôn sử dụng nước sạch, - 28 - 100% số xã có bưu điện văn hóa xã, sóng phát thanh truyền hình phủ 96% địa bàn dân cư. Bộ mặt nông thôn ngày thêm đổi mới, đời sống nhân dân được nâng lên. 2.2 THỰC TRẠNG THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN GIAI ĐOẠN 2003 – 2007: 2.2.1. Quy trình thanh tra, kiểm tra đang áp dụng: Đến nay hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế đã được điều chỉnh bởi các văn bản pháp luật như Nghị định số 61/NĐ-CP ngày 15/8/1998 của chính Phủ về công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp; Quyết định số 1439 TCT/QĐ/TTr ngày 29/10/1999 của Tổng Cục trưởng Tổng Cục thuế ban hành qui trình nghiệp vụ kiểm tra, thanh tra thuế tại cơ sở kinh doanh. Quyết định số 1544 TCT/QĐ/TTr ngày 19/11/1999 của Tổng Cục trưởng Tổng Cục thuế ban hành quy trình nghiệp vụ, thanh tra việc hoàn thuế tại cơ sở kinh doanh; Quyết định số 1322 TCT/QĐ/HTQT ngày 30/8/2004 của Tổng Cục trưởng Tổng Cục thuế ban hành quy trình thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp thực hiện cơ chế tự khai tự nộp thuế. Ngoài ra, còn chịu điều chỉnh gián tiếp bởi Pháp lệnh cán bộ công chức, Luật thanh tra, Luật khiếu nại, tố cáo. Để đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá công tác thanh tra thuế, Tổng Cục thuế đã ban hành Quyết định 1166/QĐ-TCT ngày 31/10/2005 về việc ban hành quy trình thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp, bước đầu thực hiện thanh tra, kiểm tra thuế dựa trên cơ sở phân tích rủi ro về thuế; thiết kế biểu mẫu định hướng cho công việc được chặt chẽ và khoa học như lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra; xây dựng tiêu chí đánh giá rủi ro để phân tích thông tin doanh nghiệp để xác định rủi ro về trốn thuế … mang lại hiệu quả cho công tác thanh tra, kiểm tra thuế, từng bước xoá bỏ chế độ chuyên quản về thuế. Quy trình giúp công chức thanh tra, kiểm tra nâng cao năng lực trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các tổ chức, cá nhân có hành vi gian lận, trốn thuế và đồng thời nâng cao được ý thức tuân thủ pháp luật của Người nộp thuế tạo sự bình đẳng về thuế cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú yên. - 29 - Tuy nhiên, từ ngày 1/7/2007, cơ chế tự khai tự nộp thuế đã được triển khai thực hiện trên toàn quốc, ngành thuế chuyển đổi quản lý thuế theo mô hình chức năng. Trong đó chức năng thanh tra, kiểm tra thuế là chức năng quan trọng nhất nhưng việc thực hiện vẫn theo quy trình thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 1166/ QĐ-TCT ngày 31/5/2005 nêu ở trên. 2.2.2.Thực trạng về tổ chức, bộ máy Cục thuế tỉnh Phú Yên trong yêu cầu hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế: - Thời gian từ 2003 đến trước 1/7/2007: MÔ HÌNH QUẢN LÝ THUẾ THEO ĐTNT KHỐI BỘ MÁY Liên quan ĐTNT KHỐI BỘ MÁY Nội bộ Cục thuế Phòng Tin học XLDL Phòng Thanh Tra Phòng Quản lý DN Phòng Tổng hợp dự toán Phòng Ấn chỉ Phòng tổ chức Phòng Hành chính- Tài vụ Phòng tuyên truyền hỗ trợ Sơ đồ 2.1:Sơ đồ tổ chức bộ máy mô hình quản lý theo ĐTNT. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý thuế theo ĐTNT tại Cục thuế bao gồm: * Khối bộ máy liên quan đến ĐTNT gồm 4 phòng: - Phòng Tuyên truyền - hỗ trợ Đối tượng nộp thuế. - 30 - - Phòng Tin học & xử lý dữ liệu về thuế. - Phòng Thanh tra thuế. - Phòng Quản lý Doanh nghiệp * Khối bộ máy nội bộ gồm 4 phòng: - Phòng Tổng hợp - Dự toán. - Phòng Ấn chỉ. - Phòng Tổ chức. - Phòng Hành chính - Tài vụ . Giai đoạn này việc tổ chức quản lý thuế theo ĐTNT đã đáp ứng yêu cầu quản lý thuế phù hợp với đặc điểm của từng ĐTNT ( Phòng Quản lý Doanh nghiệp: Bộ phận quản lý DNQD, Bộ phận quản lý DNNQD). Tạo điều kiện thực hiện phương pháp quản lý và phân bổ nguồn lực phù hợp với những rủi ro về quản lý thuế đối với từng nhóm ĐTNT khác nhau. Tạo căn cứ để quy trách nhiệm rõ ràng đối với từng bộ phận quản lý trong trường hợp xảy ra thất thu thuế. Giai đoạn này, việc thực hiện công tác thanh tra kiểm tra thuế được thực hiện hai phòng: Phòng thanh tra và xử lý tố tụng về thuế và Phòng Quản lý doanh nghiệp với chức năng chủ yếu từng Phòng như sau: - Phòng thanh tra: Thực hiện và hướng dẫn chỉ đạo các Chi cục thuế thực hiện công tác thanh tra các tổ chức, cá nhân nộp thuế và thanh tra nội bộ ngành thuế trong việc chấp hành Pháp luật thuế và các quy định của ngành; công tác cưỡng chế về thuế; giải quyết khiếu nại tố cáo về thuế. - Phòng Quản lý doanh nghiệp: Chịu trách nhiệm đôn đốc việc kê khai, nộp thuế đối với các doanh nghiệp thuộc phân cấp quản lý của Cục thuế; các tổ chức thu phí; quản lý thu nợ đọng thuế; quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với các đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ tại nguồn; tham gia phối hợp với Phòng thanh tra kiểm tra thuế tại doanh nghiệp. - 31 - - Từ ngày 1/7/2007 đến nay: MÔ HÌNH QUẢN LÝ THUẾ THEO CHỨC NĂNG Phòng Thanh Tra thuế Phòng Kiểm tra thuế Phòng Quản lý và cưỡng chế nợ thuế Phòng Tổng hợp dự toán Phòng Kiểm tra nội bộ Phòng Tin học Phòng Tổ chức Phòng HC- QT- TV- AC KHỐI BỘ MÁY CHỨC NĂNG Liên quan Người nộp thuế KHỐI BỘ MÁY Nội bộ Cục thuế Phòng Kê khai & kế toán thuế Phòng Tuyên truyền hỗ trợ Sơ đồ 2.2. Sơ đồ bộ máy Cục thuế Phú yên theo mô hình chức năng Theo quyết định 728/QĐ-TCT, ngày 18/6/2007 của Tổng Cục thuế về việc quy định chức năng, nhiệm vụ của các phòng thuộc Cục thuế được tổ chức như sau: * Khối bộ máy chức năng gồm 5 phòng: - Phòng Tuyên truyền hỗ trợ. - Phòng Kê khai & Kế toán thuế. - Phòng Thanh tra thuế. - Phòng Kiểm tra thuế. - Phòng Quản lý và cưỡng chế nợ thuế. - 32 - * Khối bộ máy nội bộ: - Phòng Tổng hợp - Dự toán. - Phòng Kiểm tra nội bộ. - Phòng Tin học. - Phòng Tổ chức cán bộ - Phòng Hành chính – Quản trị -Tài vụ - Ấn chỉ. Như vậy chức năng thanh tra, kiểm tra theo mô hình tự khai tự nộp Cục thuế tỉnh Phú yên được thực hiện bởi ba phòng: phòng kiểm tra thuế, phòng thanh tra thuế và phòng kiểm tra nội bộ.Với chức năng như sau: - Phòng Kiểm tra thuế: Giúp Cục trưởng Cục Thuế kiểm tra, giám sát kê khai thuế; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý trực tiếp của Cục Thuế. - Phòng Thanh tra thuế: Giúp Cục trưởng Cục thuế triển khai thực hiện công tác thanh tra người nộp thuế trong việc chấp hành pháp luật thuế; giải quyết tố cáo về hành vi trốn lậu thuế, gian lận thuế liên quan đến người nộp thuế thuộc phạm vi Cục Thuế quản lý; - Phòng kiểm tra nội bộ: Giúp Cục trưởng Cục thuế tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, tính liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế; giải quyết khiếu nại (bao gồm cả khiếu nại các quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế và khiếu nại liên quan trong nội bộ cơ quan thuế, công chức thuế), tố cáo liên quan đến việc chấp hành công vụ và bảo vệ sự liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế trong phạm vi quản lý của Cục trưởng Cục thuế. - 33 - 2.2.3. Thực trạng về thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế tại địa bàn tỉnh Phú Yên: 2.2.3.1. Thực trạng về thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp tại địa bàn tỉnh Phú Yên: Nhìn chung qua 5 năm ngành thuế Phú Yên đã thực hiện kiểm tra được 1.271 doanh nghiệp (chủ yếu thực hiện kiểm tra quyết toán thuế), số thuế truy thu và phạt 35,194 tỷ đồng. Trong đó, tỷ lệ số doanh nghiệp vi phạm trên tổng số doanh nghiệp kiểm tra là 69,32% là quá cao (DNNN:50%; DN ĐTNN:66,67%, DNNQD:71,44%) (Xem bảng 2.1; Phụ lục 1) Bảng 2.1 Kết quả thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp Năm Số đối tượng thanh tra, kiểm tra Số đối tượng vi phạm Số thuế truy thu và phạt (tỷ đồng) % ĐT vi phạm/ ĐT kiểm tra % Hoàn thành KH 2003 175 125 3,742 71.43% 83,33% 2004 272 218 6,479 80.15% 94,00% 2005 275 191 6,985 69.45% 97,5% 2006 319 210 13,825 65.83% 109,6% 2007 230 137 4,163 59.57% 79,60% 5 năm 1.271 881 35,194 69.32% 91,43% ( Nguồn: Cục thuế tỉnh Phú Yên) [10] Ngoài ra, kết quả thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp còn thể hiện qua các mặt sau Thứ nhất: Kiểm tra việc đăng ký thuế Thực hiện Quyết định số 75/1998/QĐ-TTg ngày 4/4/1998 của Thủ tướng Chính phủ về mã số thuế đối tượng nộp thuế. Ngành thuế Phú Yên đã nhập thông tin đối tượng nộp thuế (ĐTNT) vào chương trình quản lý thuế tại Cục thuế. Qua chương trình này đã theo dõi được số lượng ĐTNT hiện có trên địa bàn, số lượng doanh nghiệp đang hoạt động, ngưng hoạt động, phá sản, giải thể…, phục vụ tốt - 34 - cho công tác quản lý thuế, nhất là cho hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế trong thời gian qua. Trong tổng số ĐTNT được cấp mã số thuế tính đến ngày 31/12/2007 là 32.092 ĐTNT (tính cả các cá nhân đăng ký nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN), các đơn vị hành chính sự nghiệp, hộ cá thể …), trong đó số doanh nghiệp được cấp mã số thuế là 1.867 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 5,8%.[11] Bên cạnh đó, hàng năm Cục thuế tỉnh Phú Yên phối hợp Chi cục thuế, chính quyền phường, xã để kiểm tra việc đăng ký cấp mã số thuế của đối tượng nộp thuế. Thu thập thông tin về đăng ký kinh doanh từ phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch & Đầu tư về số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh để có cơ sở kiểm tra việc đăng ký cấp mã số thuế của các doanh nghiệp. Năm 2006, đã kiểm tra phát hiện 60 doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh nhưng chưa đến đăng ký thuế và nộp thuế tại cơ quan thuế. Qua đó có biện pháp xử lý đối với từng trường hợp vi phạm, ngăn chặn tình trạng doanh nghiệp kinh doanh nhưng không làm tròn nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước. Thứ hai: Kiểm tra việc sử dụng hoá đơn GTGT Thuế Giá trị Gia tăng đang áp dụng ở nước ta hiện nay là loại thuế GTGT đặt căn bản trên hoá đơn. Vì vậy, việc kiểm tra sử dụng hoá đơn và quản lý hoá đơn của ĐTNT là một việc làm hết sức cần thiết. Về tình trạng vi phạm chế độ quản lý hoá đơn, đây là hành vi thường được ĐTNT thực hiện để chiếm đoạt tiền thuế dưới các hình thức như: Hóa đơn có sự chênh lệch giữa các liên, dùng hoá đơn hết giá trị sử dụng, hoá đơn của các đơn vị bỏ trốn, hoá đơn tẩy xoá, hoá đơn khống (không có hàng hóa)... Đây là công việc đòi hỏi ngành thuế tốn nhiều thời gian và nhân lực để đối chiếu, xác minh tìm ra những vi phạm của ĐTNT nhất là trong điều kiện hiện nay. Qua 5 năm, công tác kiểm tra, đối chiếu, xác minh hoá đơn đạt được kết quả như sau: - 35 - Bảng 2.2: Kết quả kiểm tra việc sử dụng hoá đơn 5 năm (2003-2007): Năm Số vụ vi phạm Số tiền truy thu và phạt (tỷ đồng) Năm 2003 124 0,203 Năm 2004 89 0,135 Năm 2005 83 0,121 Năm 2006 119 0,134 Năm 2007 76 0,156 Cộng 5 năm 491 0,749 ( Nguồn: Cục thuế tỉnh Phú Yên) [14] Như vậy, qua công tác kiểm tra, đối chiếu, xác minh về việc sử dụng hóa đơn, 5 năm ngành thuế Phú yên kiểm tra và xử lý 491 vụ việc, thu vào Ngân sách Nhà nước 749 triệu đồng, kết quả này góp phần ngăn chặn tình trạng mua bán hoá đơn bất hợp pháp, gian lận thuế dựa trên hoá đơn để chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước. Thứ ba: Về kiểm tra hoàn thuế GTGT Năm năm qua, ngành thuế đã phối hợp với các cơ quan hữu quan như: Quản lý thị trường, Hải quan, Kho bạc, các cơ quan pháp luật tổ chức thanh tra, kiểm tra xử lý các vi phạm về thuế, trong đó kiểm tra hoàn thuế 90 lượt, số thuế GTGT đã hoàn trong 5 năm là 136,394 tỷ đồng .Thu hồi số thuế hoàn theo quyết định là 11,219 tỷ đồng.(phụ lục 2) [12] Thứ tư: Về việc miễn, giảm thuế: Bên cạnh việc kiểm tra, xử lý những hành vi gian lận trong việc kê khai và quyết toán thuế của ĐTNT. Ngành thuế cũng thực hiện chính sách miễn, giảm thuế theo Luật thuế TNDN đối với những doanh nghiệp thực hiện tốt Luật thuế, thực hiện đầy đủ sổ sách, đúng chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ, nhằm động viên, thúc đẩy và khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, tích cực trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Số thuế TNDN được miễn giảm 5 năm qua là 21,573 tỷ đồng. [13] - 36 - Bảng 2.3: Tình hình miễn, giảm thuế TNDN 5 năm (2003 – 2007): Năm Số DN Số thuế ( Tỷ đồng) Năm 2003 23 5,888 Năm 2004 34 3,214 Năm 2005 38 2,877 Năm 2006 42 3,521 Năm 2007 57 6,073 Cộng 194 21,573 (Nguồn: Cục thuế tỉnh Phú Yên) [13] Thời gian qua, số lượng các doanh nghiệp tăng các năm, bình quân tốc độ tăng doanh nghiệp là, chủ yếu là doanh nghiệp Ngoài Quốc doanh. Riêng doanh nghiệp Nhà nước thì lại giảm do chính sách sắp xếp lại DNNN và cổ phần hoá DNNN. Bên cạnh đó, số công chức thuế ngành thuế Phú Yên thời gian qua hầu như không thay đổi (trong 5 năm biên chế ngành thuế Phú Yên dao động 426 - 440 người), bình quân năm 2003 mỗi cán bộ quản lý 19 ĐTNT, đến năm 2007 mỗi cán bộ quản lý 31 ĐTNT, vì vậy áp lực công việc đặt nặng lên vai cán bộ quản lý. Số cán bộ thanh tra tăng từ 60 vào năm 2003 đến năm 2007 là 65 chiếm 15,12% biên chế ngành thuế nhưng còn hạn chế về kỹ năng thanh tra, kiểm tra nên hiệu quả mang lại từ thanh tra, kiểm tra tăng không nhiều. (phụ lục 3) 2.2.3.2. Thực trạng về thanh tra, kiểm tra hộ cá thể: Kết quả kiểm tra hộ kinh doanh cá thể: 5 năm ngành thuế Phú Yên đã thực hiện kiểm tra 35.530 hộ cá thể, số truy thu và phạt trên 4 tỷ đồng[10]. Đây là lượng ĐTNT có quy mô nhỏ, khó kiểm soát doanh thu do ĐTNT không mở đầy đủ sổ sách kế toán, nên số truy thu hàng năm không nhiều nhưng đòi hỏi số lượng cán bộ quản lý thuế lớn. - 37 - Bảng 2.4 Kết quả thanh tra, kiểm tra hộ cá thể Năm Số đối tượng thanh tra, kiểm tra Số đối tượng vi phạm Số thuế truy thu và phạt (tỷ đồng) % ĐT vi phạm/ ĐT kiểm tra % Hoàn thành KH 2003 10.071 2.367 0,918 23.50% 100% 2004 9.385 2.649 1,024 28.23% 100% 2005 8.405 308 1,320 3.66% 100% 2006 3.220 120 0,556 3.73% 100% 2007 4.449 98 0,131 2.20% 100% 5 năm 35.530 5.542 4,128 12.26% (Nguồn: Cục thuế tỉnh Phú Yên) Đây là khu vực kinh tế có sự phát triển khá mạnh, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế, tạo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước và giải quyết việc làm cho người lao động. 2.2.3.3. Thực trạng về kiểm tra thuế đối với người có thu nhập cao: Đối với người có thu nhập cao, qua 5 năm ngành thuế cũng kiểm tra và thu được 18,003 tỷ đồng [10] (xem bảng 2.5). Bảng 2.5. Kết quả thu từ hộ kinh doanh cá thể và người có thu nhập cao Hộ kinh doanh cá thể Người có thu nhập cao Năm Số hộ Số CBQL Số hộ/ Số CBQL Số thuế ( Tỷ đồng) Số cá nhân có thu nhập cao Số thuế (Tỷ đồng) 2003 20.019 209 96 52,352 1.436 1,432 2004 21.786 209 104 64,292 1.564 2,597 2005 23.647 214 111 83,119 1.698 2,694 2006 25.276 220 115 91,304 1.708 3.519 2007 26.955 220 123 98,515 2.143 7.760 5 năm 389,582 18.003 (Nguồn Cục thuế Phú Yên) Việc kiểm tra thuế thu nhập cá nhân đã góp phần thực hiện công bằng xã hội, giảm bớt chênh lệch về thu nhập giữa người có thu nhập cao và người có thu nhập - 38 - thấp, bước đầu tạo cho người dân làm quen với việc kê khai thu nhập và nhận thức được trách nhiệm của mình về việc đóng thuế thu nhập. 2.2.4. Thực trạng về thanh tra, kiểm tra nội bộ ngành thuế: Công tác kiểm tra thực hiện các nghiệp vụ quản lý thu thuế theo quy định của Nhà nước là nội dung quan trọng trong công tác kiểm tra nội bộ ngành thuế nhằm góp phần chấn chỉnh kịp thời những lệch lạc, sai sót của công các quản lý thuế, trên cơ sở đó làm cho ngành thuế hoạt động hiệu quả hơn: Thứ nhất: kiểm tra việc xây dựng dự toán, phân bổ dự toán và tổ chức thực hiện dự toán: Dựa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đảng bộ Phú Yên, chủ trương và chính sách quản lý kinh tế. Dựa vào Luật và pháp lệnh thuế hiện hành, tình hình thực hiện kế hoạch thu ngân sách năm báo cáo và chi tiêu ngân sách ở năm kế hoạch, ngành thuế Phú Yên xây dựng dự toán thu ngân sách. Những năm qua, ngành thuế Phú Yên luôn phấn đấu hoàn thành dự toán thu NSNN đã được Tổng Cục thuế và Nghị quyết tỉnh Đảng bộ giao phó. Tuy nhiên, việc hoàn thành dự toán từng nguồn thu qua từng năm biến động khác nhau: Năm 2003, trong tổng số thu ngân sách là 402,7 tỷ đồng, so với dự toán đạt 120% thì nguồn thu từ doanh nghiệp là 153,7 tỷ đồng, so với dự toán đạt 104,63%.[11] Năm 2004, trong tổng số thu ngân sách là 537,3tỷ đồng, so với dự toán đạt 146% thì nguồn thu từ doanh nghiệp là 198,9 tỷ đồng, so với dự toán đạt 97% ( không hoàn thành dự toán). [11] Năm 2005, trong tổng số thu ngân sách là 560 tỷ đồng, so với dự toán đạt 107,8% thì nguồn thu từ doanh nghiệp là 229,4 tỷ đồng, so với dự toán đạt 96,43% ( không hoàn thành dự toán). [11] Năm 2006, trong tổng số thu ngân sách là 621 tỷ đồng, so với dự toán đạt 116% thì nguồn thu từ doanh nghiệp là 261,4 tỷ đồng, so với dự toán đạt 102,40%.[11] - 39 - Năm 2007, trong tổng số thu ngân sách là 837,5 tỷ đồng, so với dự toán đạt 146,67% thì nguồn thu từ doanh nghiệp là 336,3 tỷ đồng, so với dự toán đạt 126%.[11] Thứ hai: Thực trạng việc áp dụng các hình thức xử phạt, mức xử phạt đối với hành vi vi phạm về thuế. Việc xử lý vi phạm về thuế từ năm 2003 đến 2007 đã được điều chỉnh bởi Nghị định số 22/CP ngày 17/4/1996 của Chính phủ và thông tư số 45/1996/TT-BTC ngày 01/8/1996 của Bộ Tài chính; tiếp đến là Nghị định 100/2004/NĐ-CP ngày 25/2/2004 của Chính phủ, thông tư 41/2004/TT-BTC ngày 18/5/2004 của Bộ Tài chính và công văn 8585/BTC-TCT ngày 8/7/2005 của Bộ Tài chính. Và đến nay, việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế được điều chỉnh bởi Nghị định số 98/2007/NĐ- CP ngày 07 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định về xử lý pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế và thông tư số 61/2007/TT-BTC ngày 14 tháng 6 năm 2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện xử lý vi phạm pháp luật về thuế. Nợ thuế các loại tính đến 31/12/2007 là 31,279 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 3,73% trên tổng thu Ngân sách Nhà nước. Truy thu số ẩn lậu và phạt vào NSNN qua 5 năm là 39,143 tỷ đồng ( trong đó: năm 2003: 4,66 tỷ đồng; năm 2004: 7,503 tỷ đồng; năm 2005:8,617 tỷ đồng; năm 2006: 14,301tỷ đồng; năm 2007: 4,294 tỷ đồng. Đã lập biên bản vi phạm hành chính và xử lý vi phạm trên 6.423 ĐTNT. Việc xử lý vi phạm đúng quy định của pháp luật hiện hành. [10] Thứ ba: Kiểm tra nội dung công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế Thực hiện cải cách hành chính thuế của Cục thuế tỉnh Phú Yên giai đoạn từ nay đến 2010, ngành thuế xác định công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế là một trong những nhiệm vụ hàng đầu cần ưu tiên phát triển để hỗ trợ tốt nhất cho người nộp thuế, nhằm hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN. - 40 - - Ngành thuế đã phối hợp với Đài phát thanh, Đài truyền hình Phú Yên phát các chuyên mục về thuế, phối hợp với Báo Phú Yên và các ban ngành đoàn thể như Mặt trận Tổ quốc, liên minh HTX… để tuyên truyền chính sách, pháp luật thuế. - Tổ chức hội thảo, đối thoại doanh nghiệp. Bên cạnh đó là hàng năm ngành thuế đều tổ chức hội nghị tuyên dương, khen thưởng người nộp thuế có thành tích thực hiện tốt nghĩa vụ thuế với Nhà nước. Qua đó, cơ quan thuế nắm được tâm tư, nguyện vọng của người nộp thuế, giải đáp những thắc mắc đối với chính sách thuế. - Tổ chức triển khai và tập huấn các luật thuế mới đến mọi ĐTNT và công chức thuế. Thứ tư: Kiểm tra việc tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo; Cục Thuế và các Chi cục Thuế đã duy trì thường xuyên Phòng tiếp dân, có nội quy tiếp dân và phân công lãnh đạo, cán bộ thường trực tiếp dân theo đúng Quy chế tiếp dân ban hành kèm theo Quyết định số 155/2002/QĐ-BTC ngày 20/12/2002 của Bộ Tài chính, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho dân đến khiếu nại, tố cáo. Số đơn thư khiếu nại tố cáo giảm dần qua các năm, năm 2003 có 179 đơn thư thì đến năm 2007 chỉ còn 55 đơn thư. Nội dung phần lớn các đơn thư khiếu nại các quyết định xử lý vi phạm của cơ quan thuế, khiếu nại việc ấn định thuế GTGT &TNDN phải nộp hàng tháng cao hơn so với thực tế kinh doanh, xin giảm thuế do việc điều chỉnh tăng thuế của cơ quan thuế ; nội dung của đơn thư tố cáo chủ yếu: tố cáo các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh không đăng ký kê khai, nộp thuế, trốn thuế, tố cáo cán bộ thuế có hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực trong công tác xoá nợ thuế, trong khi thực thi công vụ.. - 41 - Bảng 2.6. Kết quả kiểm tra nội bộ ngành thuế 5 năm ( 2003 - 2007) Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1.Tổng số đơn thư 179 80 68 64 55 * Đơn khiếu nại 176 74 57 58 52 * Đơn tố cáo 3 6 11 6 3 2.Đã giải quyết 179 79 67 64 54 3.Tỉ lệ (%) thực hiện 100% 98,75% 98,52% 100% 98,18% (Nguồn Cục thuế Phú Yên) [10] Qua công tác kiểm tra nội bộ ngành thuế đã góp phần phòng ngừa và chống tiêu cực trong nội bộ ngành thuế, đưa công tác chỉ đạo và quản lý thu thuế vào nề nếp, tiếp tục củng cố và xây dựng ngành thuế thêm vững mạnh. 2.3. NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC TRONG CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN THỜI GIAN QUA Ngay từ khi thành lập, ngành thuế Phú Yên đã nhận thức được thanh tra, kiểm tra thuế là một khâu tất yếu của quá trình quản lý thu thuế. Vì vậy, ngành thuế Phú Yên đã xây dựng được bộ phận thanh tra chuyên trách. Bộ phận thanh tra, kiểm tra ngày càng được tăng cường cả về số lượng lẫn chất lượng. Thời gian qua, hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế tại tỉnh Phú Yên đã đạt được những thành tựu sau: 2.3.1. Thanh tra, kiểm tra thuế đã góp phần chống thất thu thuế cho NSNN: Qua 5 năm 2003 - 2007, Cục thuế tỉnh Phú Yên đã thực hiện nhiệm vụ thu NSNN với kết quả là 2.958,5tỷ đồng, đạt 127,02% dự toán thu (Chỉ tiêu pháp lệnh) với tốc độ tăng thu bình quân hàng năm là 118,26%; tỷ lệ thu Ngân sách trên GDP đạt 21-22%.[9] Số thu từ doanh nghiệp trong 5 năm qua đã hoàn thành nhiệm vụ Nhà nước giao đạt 106,11% so với chỉ tiêu pháp lệnh. Trong các nguồn thu từ doanh nghiệp thì số thu - 42 - từ doanh nghiệp Ngoài quốc doanh đạt được 109,56%; thu từ DNNN đạt 103,67%; thu từ DN ĐTNN đạt 110,42% so với dự toán.(xem bảng 2.7) [11] Bảng 2.7. Tổng hợp thu NSNN tỉnh Phú Yên 5 năm 2003-2007 5 năm 2003-2007 Dự toán (tỷ đồng) % So với Nguồn thu Pháp lệnh Phấn đấu Thực hiện (tỷ đồng) Pháp lệnh Phấn đấu Tổng thu 2.329,07 2.598,73 2.958,5 127,02 113,84 I-Từ doanh nghiệp 1.111,71 1.192,01 1.179,7 106,11 98,96 1.DNNN 659,21 699,56 683,4 103,67 97,69 2.DN ĐTNN 61,49 61,60 67,9 110,42 101,23 3.DNNQD 391,01 430,85 428,4 109,56 99,43 II.Từ nguồn khác 1.217,36 1.406,72 1.778,8 146,12 126,45 Trong tổng thu NSNN thì số truy thu và phạt thuế qua công tác thanh tra, kiểm tra đã đạt được kết quả như sau:(xem bảng 2.8) [10] Bảng 2.8: Thực hiện thanh tra, kiểm tra 5 năm (2003-2007) Năm Số đối tượng thanh tra, kiểm tra Số đối tượng vi phạm Số thuế truy thu và phạt (tỷ đồng) % ĐT vi phạm/ ĐT kiểm tra % Hoàn thành KH 2003 10.246 2.492 4,66 24,32% 99,66 2004 9.657 2867 7,503 29,69% 99,82 2005 8.680 499 8,617 5,75% 99,92 2006 3.539 330 14,381 9,32% 100,8 2007 4.679 235 4,294 5,02% 98,75 5 năm 36.801 6.423 39,143 17,45% 99,76 ( Nguồn Cục thuế tỉnh Phú Yên) [10] Kết quả trên cho thấy, hàng năm ngành thuế Phú Yên đã tổ chức thanh tra được từ 3.539 đến 10.246 ĐTNT, cụ thể như sau: năm 2003:10.246 ĐTNT, năm 2004: 9.657 ĐTNT, năm 2005: 8.680 ĐTNT, năm 2006: 3.539 ĐTNT, năm 2007: 4.679 ĐTNT, đã truy thu số ẩn lậu và phạt vào NSNN qua 5 năm là 39,143 tỷ đồng ( trong đó: năm - 43 - 2003:4,66 tỷ đồng; năm 2004: 7,503 tỷ đồng; năm 2005: 8,617 tỷ đồng; năm 2006: 14,381 tỷ đồng; năm 2007: 4.679 tỷ đồng), thành tích đó đã góp phần chống thất thu thuế trên địa bàn Phú Yên. 2.3.2. Góp phần răn đe, ngăn chặn và phòng ngừa các hành vi vi phạm, gian lận về thuế: Qua kết quả thanh tra, kiểm tra việc đăng ký thuế; kiểm tra tình hình sử dụng hóa đơn; kiểm tra hoàn thuế, miễn, giảm thuế, công tác thanh tra, kiểm tra đã ngăn chặn các hành vi trốn thuế, gian lận về thuế như sau: - Về kiểm tra việc đăng ký thuế, ngành thuế đã chủ động phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra, rà soát tất cả các tập thể và cá nhân đăng ký mã số thuế nhưng không kê khai nộp thuế, ngăn chặn các trường hợp thành lập doanh nghiệp kinh doanh trốn thuế. - Kiểm tra việc sử dụng hoá đơn, chứng từ theo qui định, ngành thuế cũng đã phát hiện những trường hợp hoá đơn chênh lệch giữa các liên, hoá đơn bất hợp pháp, hoá đơn không đúng quy định, thu về cho Ngân sách Nhà nước địa phương 749 triệu đồng. Công tác thanh tra, kiểm tra thuế không những phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật về thuế mà còn là biện pháp hữu hiệu phòng ngừa các vi phạm về thuế. Bởi vì với sự hiện hữu của tổ chức thanh tra, kiểm tra thuế là một sự nhắc nhở thường xuyên đối với tất cả các đối tượng chịu sự thanh tra, kiểm tra rằng: pháp luật phải được tuân thủ; sự thanh tra, kiểm tra, giám sát định kỳ, thường xuyên, hay đột xuất luôn tạo ra một “sức ép” thường trực lên các đối tượng, nhờ đó nó đã hạn chế sự vi phạm pháp luật. 2.3.3. Góp phần tạo lập công bằng về nghĩa vụ thuế, thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng giữa các Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế: Theo quan điểm của Đảng ta qua các thời kỳ Đại hội, về các các thành phần kinh tế, Đảng ta đã khẳng định: - 44 - “ Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bình đẳng trước pháp luật, càng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh”. [trang 212, 7] Quán triệt quan điểm và đường lối đổi mới của Đảng, công tác quản lý thuế tại Phú Yên nói chung và công tác thanh tra, kiểm tra thuế nói riêng luôn hướng tới mục tiêu công bằng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế, với việc ban hành các quyết định hành chính đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý đã tạo nên sự bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh giúp các chủ thể kinh tế phát huy năng lực của mình. Điều đó thể hiện qua kiểm tra tốc độ tăng doanh nghiệp và tốc độ tăng thu của các năm như sau:(xem bảng 2.9; 2.10) Năm 2003, tốc độ tăng doanh nghiệp là 106,8%, tốc độ tăng thu là 108% Năm 2004, tốc độ tăng doanh nghiệp là 109,6%, tốc độ tăng thu là 133,4% Năm 2005, tốc độ tăng doanh nghiệp là 109,8%, tốc độ tăng thu là 104,2% Năm 2006, tốc độ tăng doanh nghiệp là 107,4%, tốc độ tăng thu là 110,9% Năm 2007, tốc độ tăng doanh nghiệp là 108,4%, tốc độ tăng thu là 134,8% Bảng 2.9: THỐNG KÊ ĐTNT THEO LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng cộng 22.897 25.091 27.562 29.615 32.092 I-Doanh nghiệp 1.013 1.216 1.450 1.637 1.867 1.DNNN 60 52 46 39 24 2.DN ĐTNN 15 20 26 29 31 3.DN NQD 794 991 1215 1.392 1.619 II-ĐTNT khác 22.028 24.025 26.275 28.155 30.418 Tốc độ tăng doanh nghiệp 106,8% 109,6% 109,8% 107,4% 108,4% (Nguồn: Cục thuế tỉnh Phú Yên- Chương trình TIN) [11] - 45 - Bảng 2.10: TỐC ĐỘ TĂNG THU TỪ NĂM 2003 – 2007 Nguồn thu 2003 2004 2005 2006 2007 Bình quân 5 năm Tổng thu 402,7 537,3 560 621 837,5 591,7 I-Từ doanh nghiệp 153,7 198,9 229,4 261,4 336,3 235,94 1.DNNN 100 133 148 147 155,4 136,68 2.DN ĐTNN 7 9,1 11,5 13,4 26,9 13,58 3.DN NQD 46,7 56,8 69,9 101 154 85,68 II-Từ nguồn khác 249 338,4 330,6 359,6 501,2 355,76 Tốc độ tăng thu 108% 133,4% 104,2% 110,9% 134,8% 118,26% (Nguồn: Cục thuế tỉnh Phú Yên) [11] Việc các thành phần kinh tế phát triển nhanh về số lượng và chất lượng, đây là những biểu hiện đáng khích lệ cho sự phát triển kinh tế của tỉnh Phú Yên trong những năm qua và cũng là điều kiện cho sự phát triển kinh tế ở những năm tiếp theo. 2.3.4. Thanh tra, kiểm tra ĐTNT góp phần hoàn thiện chính sách thuế: Hệ thống thuế ở nước ta đang trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nên không tránh khỏi những khiếm khuyết, bất cập. Chính vì vậy, thanh tra, kiểm tra là nơi cung cấp các căn cứ, chứng lý cụ thể, phản ánh chân thực, sống động các hoạt động diễn ra trong thực tế, từ đó chính sách thuế sẽ được hoàn thiện và phù hợp với thực tiễn. Cụ thể, thời gian qua, Phòng thanh tra đã có những kiến nghị sửa đổi những bất cập các Luật thuế. Tham gia góp ý kiến dự thảo các Luật thuế, thông tư, quy trình nghiệp vụ. 2.3.5. Nâng cao dần tính tuân thủ, tự giác trong việc chấp hành các chính sách thuế của người nộp thuế: Thông qua mức xử phạt vi phạm đối với các hành vi kinh doanh trốn thuế của Người nộp thuế, phần nào giúp người nộp thuế hiểu thêm về chính sách thuế, cẩn thận - 46 - hơn trong kinh doanh và có ý thức chấp hành pháp luật thuế tốt hơn, thể hiện ở chỗ ĐTNT không còn vi phạm qua những lần kiểm tra kế tiếp, nếu có cũng chỉ là những lỗi vô tình không cố ý. Như vậy, cùng với các biện pháp như tuyên truyền, hỗ trợ, công tác thanh tra, kiểm tra thuế đã góp phần nâng cao dần tính tự giác tuân thủ trong việc chấp hành chính sách thuế của các đối tượng nộp thuế. Bên cạnh những thành tựu mà thanh tra, kiểm tra thuế đạt được vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định mà thời gian đến ngành thuế Phú yên phải khắc phục để phù hợp với công cuộc cải cách thuế mới. 2.4. NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN THỜI GIAN QUA 2.4.1. Nguyên nhân từ Cục thuế tỉnh Phú Yên: 2.4.1.1. Từ tổ chức bộ máy thanh tra, kiểm tra của Cục thuế chưa phù hợp: Tổng số công chức ngành thuế Phú Yên là 426 người năm 2003, đến năm 2007 là 430 người. Trong đó tỷ lệ nam giới chiếm 71,86%, nữ giới chiếm 28,14%. Tuổi bình quân tương đối cao là 42 tuổi vào năm 2003 và 44 tuổi vào năm 2007. (Phụ lục 2) Tổ chức bộ máy thanh tra thuế chưa tương xứng với khối lượng doanh nghiệp hiện có trên địa bàn từ 1.013 doanh nghiệp (2003) đến năm 2007 là 1.867doanh nghiệp, và chưa phù hợp với vai trò của công tác thanh tra thuế theo cơ chế mới. Lực lượng công chức thanh tra thuế chuyên trách qua các năm từ 60 người vào năm 2003 chiếm 14,08% đến năm 2007 lực lượng này là 65 người chiếm 15,12% công chức trong ngành, ở các nước trong khu vực và trên thế giới chỉ số này thường chiếm từ 25% đến 30%[2]. (Phụ lục 2) Về tổ chức cơ cấu, chức năng bộ máy thanh tra, kiểm tra tại Văn phòng Cục thuế chưa phù hợp.Giai đoạn từ 2003 đến trước ngày 01/7/1007: Tổ chức bộ máy quản lý thuế, giai đoạn này đã được củng cố, hoàn thiện nhưng vẫn còn cồng kềnh, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa các bộ phận. Tổ chức bộ máy của cơ quan thuế chưa - 47 - kết hợp tốt quản lý theo đối tượng và theo chức năng. Công việc thanh tra, kiểm tra thì có tới 2 bộ phận đều làm đó là Phòng thanh tra và Phòng Quản lý doanh nghiệp. Phòng thanh tra chủ yếu thực hiện chức năng kiểm tra quyết toán thuế mặc dù là tên gọi là Phòng thanh tra. Giai đoạn từ ngày 1/7/2007 đến nay: Phòng Kiểm tra thuế với số lượng 8 người, Phòng thanh tra thuế 8 người so với tổng số công chức thuế tại Cục thuế 80 người tỷ lệ này là 20%. Với số Doanh ngiệp mà Cục thuế quản lý hiện nay gần 400 doanh nghiệp theo chúng tôi với cơ chế quản lý thuế tự khai tự nộp thì số lượng công chức làm công tác thanh tra trên số DN là 50DN/cán bộ (chưa tính số lượng người nộp thuế ở các Chi cục thuế, vì Chi Cục thuế không có chức năng thanh tra), số lượng cán bộ làm công tác kiểm tra thuế 50DN/cán bộ là không đủ để thực hiện chức năng này hiệu quả, nhất là công chức làm kiểm tra hồ sơ tại cơ quan thuế không có đủ thời gian kiểm tra hết tất cả hồ sơ khai thuế. Thực hiện mô hình quản lý thuế chức năng theo cơ chế tự khai tự nộp thì số lượng công chức thuế làm công tác thanh tra kiểm tra phải đủ mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng. Đến nay sau khi đã thực hiện cơ chế quản lý mới này nhưng số lượng công chức làm công tác bố trí ở hai phòng này không tăng. Trong khi đó chức năng thanh tra kiểm tra thuế theo mô hình quản lý này là một mắc xích cực kỳ quan trọng. Nếu không đủ mạnh thì quản lý thuế sẽ không hiệu lực hiệu quả vì chúng ta đã chuyển từ cơ chế “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”. Số lượng cán bộ làm công tác kiểm tra thuế với nhiệm vụ như đã nêu ở trên là vừa kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế vừa thực hiện kiểm tra tại doanh nghiệp. Chúng tôi đưa ra con số cụ thể: Với số lượng 8 cán bộ/Phòng, 1 trưởng phòng, 1 phó trưởng phòng thì phòng kiểm tra thì chỉ còn lại 6 cán bộ là công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế của 400 DN với số tờ khai theo các sắc thuế, phí, lệ phí bình quân 1000 tờ khai/tháng (bao gồm tờ khai thuế hàng tháng, quý, tờ khai quyết toán năm) chưa kể những bộ hồ sơ hoàn thuế theo thống kê qua các năm bình quân khoảng 3 đến 4 hồ sơ đề nghị hoàn/tháng đòi hỏi phải kiểm tra kỹ lưỡng. Như vậy một - 48 - công chức thuế phòng kiểm tra kiểm tra bình quân một tháng 166 tờ khai thuế và phải thực hiện nhiệm vụ khai thác dữ liệu hồ sơ khai thuế hàng tháng của người nộp thuế, thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, so sánh với các dữ liệu thông tin của cơ quan thuế; kiểm tra tính trung thực, chính xác của hồ sơ khai thuế; phát hiện những nghi vấn, bất thường trong kê khai thuế, ghi kết quả nhận xét vào phiếu theo từng sắc thuế. Kiểm tra, đối chiếu trả lời xác minh hoá đơn của các Cục thuế khác đề nghị xác minh, và nhất là công tác kiểm tra các hồ sơ miễn, giảm, hoàn thuế, và công tác kiểm tra thuế tại doanh nghiệp khi đơn vị không giải trình được các số liệu nghi ngờ trên tờ khai. Thực tế, thời gian qua phòng kiểm tra thuế chỉ thực hiện kiểm tra hồ sơ thuế chỉ đạt 50% trên số lượng tờ khai và chất lượng kiểm tra không đạt như mong muốn. Theo chúng tôi được biết Tổng cục thuế cũng đã yêu cầu các Cục thuế phải kiểm tra tại bàn 100% hồ sơ khai thuế nhưng các Cục thuế báo cáo là không đủ nguồn lực để kiểm tra hết tất cả chỉ thực hiện khoảng 60 đến 70% nhất là các Cục thuế lớn. Công việc kiểm tra hồ sơ khai thuế chưa theo một qui trình, công chức kiểm tra thường theo kinh nghiệm của mình, chủ yếu là kiểm tra số học trên hồ sơ khai thuế. Chưa chủ động tìm hiểu, khai thác những thông tin liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của người nộp thuế. Từ đó dẫn đến không phát hiện được những sai phạm thể hiện ngay trên hồ sơ khai thuế, vai trò của “người gác cổng”, ngăn chặn những lỗi kê khai từ ngay lúc ban đầu đã không phát huy tác dụng. Số lượng cán bộ thanh tra là 8 người thì hàng năm chỉ thực hiện khoảng hơn 20 cuộc thanh tra là quá ít so với yêu cầu. Theo quy định thì các Chi cục thuế không có bộ phận thực hiện chức năng thanh tra thuế, chỉ thực hiện công tác kiểm tra. Do đó khi doanh nghiệp có dấu hiệu trốn thuế, có vụ việc phức tạp thì chuyển về hồ sơ đề nghị phòng thanh tra thanh tra thuế. Cục thuế tỉnh Phú yên có 8 Chi cục thuế trực thuộc, với đặc điểm là các Chi cục thuế quản lý chủ yếu là các Doanh nghiệp Ngoài Quốc Doanh, rủi ro về thất thoát tiền thuế ở các doanh nghiệp này là cao nhất. Năm 2007, 8 chi Cục đã lập kế hoạch đề nghị Cục thuế thanh tra là 20 đơn vị. Theo Luật quản lý thuế, thì các - 49 - trường hợp thanh tra thuế là các đơn vị có số thu nộp thuế lớn, có dấu hiệu trốn thuế, thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế. Cục thuế tỉnh Phú Yên quản lý có những đơn vị có số thu lớn chiếm tỷ trọng cao trong tổng số thu, số đơn vị rủi ro về thất thoát tiền thuế qua phân tích thông tin (phân tích rủi ro về thuế) thì kế hoạch phải thanh tra hàng năm khoảng 40 doanh nghiệp. Như vậy với số lượng công chức rất mỏng phân tán thành hai phòng: phòng kiểm tra, phòng thanh tra nên kết quả thời gian từ ngày 1/7/2007 số lượng đơn vị thanh tra và kết quả thanh tra giảm so với các năm trước. 2.4.1.2. Trình độ công chức thanh tra, kiểm tra thuế còn hạn chế: Bảng 2.11: Trình độ công chức thanh tra, kiểm tra thuế năm 2007: (Theo báo cáo tổng hợp về trình độ công chức thanh tra năm 2007, Phòng Thanh tra) Trình độ công chức thanh tra Ngoại ngữ Tin học Stt Tên đơn vị Số công chức thanh tra, kiểm tra Đại học Trun g cấp A B C A B Số máy vi tính 1 Cục thuế Phú yên 16 16 6 10 16 16 2 Chi cục thuế TP Tuy hòa 7 5 2 1 5 2 3 Chi cục thuế H Phú hòa 5 2 3 2 3 2 4 Chi cục thuế H Đông hoà 6 0 6 4 2 2 5 Chi cục thuế H Tây hòa 7 2 5 2 6 2 6 Chi cục thuế H Sông hinh 4 0 4 3 1 2 7 Chi cục thuế H Sơn hòa 3 0 3 1 3 2 8 Chi cục thuế H Tuy An 6 0 6 4 5 2 9 Chi cục thuế H Đồng xuân 4 1 3 3 3 2 - 50 - 10 Chi cục thuế H Sông Cầu 6 2 4 0 6 2 Tổng cộng 64 28 36 26 10 50 34 Số cán bộ có trình độ Đại học chiếm 43,75% trên tổng số cán bộ thanh tra ngành thuế chủ yếu tập trung ở văn phòng Cục thuế. Trình độ A ngoại ngữ là 25 cán bộ chiếm 40%, trình độ B ngoại ngữ có 10 cán bộ chiếm 15,62%. Trình độ tin học chủ yếu ở trình độ A có 50 cán bộ chiếm 78%. Về trình độ, năng lực, phẩm chất cán bộ thuế đã trưởng thành và có nhiều tiến bộ nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý thuế mới: cơ chế quản lý cơ sở kinh doanh tự khai tự nộp; cơ quan thuế thực hiện quản lý thuế theo chức năng trong đó hai chức năng chính là tuyên truyền, hỗ trợ đối tượng nộp thuế và thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm về thuế; kỹ thuật quản lý: tổng hợp, phân tích, đánh giá, phân loại đối tượng nộp thuế theo mức độ rủi ro để tập trung quản lý. Với cơ chế quản lý thuế mới, đòi hỏi phải thường xuyên bồi dưỡng cán bộ thuế theo hướng chuyên sâu, chuyên nghiệp, không những bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ còn phải bồi dưỡng về ngoại ngữ, sử dụng vi tính, phẩm chất đạo đức. 2.4.1.3. Từ việc lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra chưa dựa trên kết quả đánh giá mức độ rủi ro về thuế: Lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm là khâu quan trọng nhất, bởi vì xác định đúng doanh nghiệp có rủi ro về thuế thì sẽ mang lại hiệu quả cao cho công tác thanh tra, kiểm tra. (Bảng 2.12) Qua theo dõi số liệu 5 năm về kế hoạch thanh tra từ năm 2003 đến 2007 thì tỷ lệ bình quân số doanh nghiệp có trong kế hoạch thanh tra, kiểm tra là 21,87%, tỷ lệ này đối với hộ cá thể là 30,19%. - 51 - Bảng 2.12: Thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế 5 năm (2003 – 2007) Kế hoạch thanh tra Thực hiện S T T Loại hình DN Số đối tượng Quản lý thuế Số ĐT thanh tra, kiểm tra Tỷ lệ %/số ĐT quản lý Số đối tượng thanh tra, kiểm tra Số đối tượng vi phạm Số thuế truy thu và phạt (tỷ đồng) % ĐT vi phạm/ ĐT kiểm tra % Hoàn thành kế hoạch I-DOANH NGHIỆP 6353 1.390 21,87 1.271 881 35,194 69,31 91,43 1 DNNN 221 107 48,41 97 59 14,53 60,82 90,65 2 DN ĐTNN 121 21 17,35 19 10 0,469 52,63 90,47 3 DN NQD 6.011 1.262 21,00 1.155 812 20,195 70,30 91,52 II- HỘ CÁ THỂ 117.683 35.530 30,19 35.530 5.542 4,128 15,60 100 CỘNG 124.036 36.920 29,76 36.801 6.423 39,322 17,45 99,67 ( Nguồn: Cục thuế tỉnh Phú Yên) Tuy nhiên, việc lựa chọn đối tượng để lên kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong năm chưa có cơ sở khoa học, chưa dựa trên kết quả phân tích rủi ro về thuế nên kết quả truy thu qua các năm chưa cao, còn nhiều trường hợp qua thanh tra, kiểm tra không có kết quả truy thu. Nguyên nhân là do: Phân tích rủi ro còn ở mức độ sơ khai, chưa có kho dữ liệu thông tin. Tài liệu hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp kê khai được lưu giữ tại Phòng kê khai và kế toán thuế, nhất là Báo cáo tài chính và bảng kê hóa đơn, chứng từ của hàng hoá dịch vụ mua vào bán ra kèm theo tờ khai thuế GTGT, bảng kê hóa đơn, chứng từ của hàng hoá, dịch vụ bán ra kèm theo tờ khai thuế TTĐB không được nhập vào chương trình Quản lý thuế trên máy nên việc nên bộ phận thanh tra, kiểm tra không có đủ dữ liệu sẵn có phân tích rủi ro về thuế để lên kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm. - 52 - Qua các năm Phòng thanh tra chưa tổ chức bộ phận phân tích thông tin về thuế đối với các doanh nghiệp. Nếu tổ chức được bộ phận này thì việc lựa chọn các doanh nghiệp có khả năng trốn thuế cao, thấy được sự bất hợp lý trên hồ sơ khai thuế thông qua nắm bắt các thông tin có liên quan đến doanh nghiệp, từ sự so sánh đối chiếu việc khai thuế của doanh nghiệp qua nhiều năm, so sánh với các định mức kỹ thuật, quy mô hoạt động đối với doanh nghiệp có cùng ngành nghề, từ bên thứ ba như Ngân hàng, Công an, báo chí…Từ đó lên kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế cho năm kế hoạch. Việc lập kế hoạch thanh tra chủ yếu dựa vào cảm tính, kinh nghiệm của người cán bộ, chưa thực sự dựa trên việc phân tích cụ thể, chỉ ra những yếu tố rủi ro thất thu thuế. 2.4.1.4. Kiểm tra ĐTNT chỉ diễn ra tại cơ sở kinh doanh, chưa tiến hành kiểm tra tại cơ quan thuế: Theo cơ chế quản lý thuế hiện hành, việc thanh tra, kiểm tra chủ yếu thực hiện tại cơ sở kinh doanh.Công tác thanh tra, kiểm tra thời gian qua tại trụ sở người nộp thuế cũng còn một số hạn chế nhất định: - Đối với cơ quan thuế: Phương pháp thanh tra còn nhắm vào tất cả các ĐTNT, không dựa trên cơ sở đánh giá mức độ vi phạm, mức độ gian lận của Đối tượng nộp thuế để lập kế hoạch và tổ chức thanh tra đúng đối tượng ngay từ đầu. Vì thế nhiều ĐTNT không có hành vi gian lận cũng tổ chức thanh tra, vừa gây phiền hà cho các đối tượng nộp thuế, vừa lãng phí nguồn nhân lực, tốn kém cho cơ quan thuế. Chưa phân biệt rõ ranh giới giữa công tác kiểm tra và công tác thanh tra theo kinh nghiêm của các nước: kiểm tra là công việc thường xuyên mang tính nghiệp vụ được thực hiện ngay tại trụ sở cơ quan thuế dựa trên hồ sơ khai thuế của tổ chức, cá nhân nộp thuế hoặc được thực hiện tại cơ sở kinh doanh khi mà cơ sở kinh doanh không giải thích được các số liệu trong hồ sơ khai thuế; còn thanh tra thuế được thực hiện theo định kỳ đối với cơ sở kinh doanh có quy mô lớn, ngành nghề kinh doanh đa - 53 - dạng, nộp thuế nhiều; đối với cơ sở kinh doanh có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế và thanh tra để giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế. Việc phân tích chuyên sâu rủi ro về thuế chưa thực hiện được, do cán bộ thanh tra chỉ dựa trên tờ khai thuế hàng tháng và tờ khai quyết toán thuế năm của doanh nghiệp. Việc phân tích lúc này chỉ tìm ra độ rủi ro thất thu thuế cần thiết cho việc lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra. Chưa áp dụng được các phương pháp đối chiếu so sánh, kiểm tra ngược chiều để tìm ra những bất hợp lý trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là khâu tất yếu của quá trình kiểm tra nhưng nếu áp dụng tại doanh nghiệp thì không đủ thời gian, vi phạm thời hiệu kiểm tra, mất thời gian và chi phí qua lại doanh nghiệp mà hiệu quả mang lại chưa cao. Công việc thanh tra hoàn toàn bằng thủ công, không tập trung vào các khâu gian lận; không ứng dụng tin học vào thanh tra thuế, do đó các cuộc thanh tra thường kéo dài và kết quả rất hạn chế - Đối với doanh nghiệp: Thời gian làm việc, tiếp đoàn kiểm tra ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Những đơn vị thực hiện kê khai nộp thuế tốt nhưng vẫn bị thanh tra, kiểm tra gây phiền hà, tốn kém đối với doanh nghiệp. 2.4.1.5. Thiếu cơ sở vật chất phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra thuế: Cơ sở vật chất phục vụ cho thanh tra, kiểm tra thuế chưa đủ mạnh; chưa xây dựng được chương trình phần mềm ứng dụng hỗ trợ cho công tác thanh tra, kiểm tra. Tổng số cán bộ thanh tra ngành thuế Phú Yên là 64 người nhưng chỉ mới trang bị được ở Văn phòng Cục thuế là mỗi cán bộ là một máy tính có truy cập Internet để khai thác thông tin. Cán bộ thanh tra ở Chi cục thuế chưa được trang bị đầy đủ, bình quân gần 3 người một máy nên gặp khó khăn trong việc truy cập, khai thác thông tin của mỗi cán bộ. Để phục vụ cho việc phân tích rủi ro về thuế dựa trên số liệu qua các năm để so sánh, tính toán các tỷ suất với số liệu nhiều, phức tạp nhưng cán bộ vẫn làm - 54 - thủ công. Cán bộ thuế vẫn chưa được trang bị phần mềm tin hỗ trợ công tác thanh tra kiểm tra hỗ trợ cho công việc phân tích và đánh giá rủi ro về thuế, dẫn đến mất nhiều thời gian. Vì vậy, để phát huy vai trò thanh tra kiểm tra thuế trong giai đoạn mới, phải đổi mới công tác thanh tra theo hướng hiện đại để khắc phục các tồn tại và hạn chế nêu trên. 2.4.2. Nguyên nhân từ công tác thanh tra, kiểm tra người nộp thuế: 2.4.2.1. Nguyên nhân của công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp: Số thuế truy thu và phạt 5 năm là 39,143 tỷ đồng, trong đó: từ doanh nghiệp NQD là 27,379 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 71,44% trên số truy thu và phạt từ doanh nghiệp. Như vậy, khu vực kinh tế tư nhân có mức độ vi phạm cao nhất. Nguyên nhân là do: Thứ nhất: ý thức chấp hành pháp luật thuế của doanh nghiệp còn hạn chế (Một): Kê khai doanh thu và chi phí không trung thực: Nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng việc thiếu kiểm tra của cơ quan thuế, lập chứng từ hoá đơn không trung thực, kê khai doanh thu thấp hơn thực tế. Hiện tượng phổ biến nhất là khai thấp giá bán và lượng hàng hóa bán ra, để ngoài sổ sách khoản thu phải chịu thuế. Một số doanh nghiệp còn khai chuyển các mặt hàng chịu thuế suất cao sang những mặt hàng chịu thuế suất thấp nhằm nộp thuế thấp hơn so với quy định. Các doanh nghiệp thường vi phạm trong việc kê khai chi phí, sử dụng hoá đơn bất hợp pháp hợp thức hóa chi phí nhằm trốn thuế GTGT, TNDN. (Hai): Thành lập doanh nghiệp để kinh doanh trốn thuế: Các doanh nghiệp NQD (thành lập tự hộ kinh doanh cá thể) thành lập nhưng vốn kê khai chưa đúng, hoạt động kinh doanh chủ yếu bằng tiền mặt, tài khoản ngân hàng nếu mở cũng không có dòng tiền hoạt động, một số doanh nghiệp thành lập để buôn bán hóa đơn, chiếm đoạt tiền thuế GTGT sau đó giải thể, bỏ trốn. (Ba): Cố tình dây dưa, chậm nộp thuế Tình trạng dây dưa kéo dài thời gian nộp thuế theo thông báo của cơ quan thuế để chiếm dụng tiền thuế để hoạt động kinh doanh. … - 55 - Thứ hai: Do luật thuế còn nhiều kẻ hở để doanh nghiệp lợi dụng trốn thuế Hệ thống pháp luật về thuế hiện nay đang trong quá trình hoàn thiện, cho nên còn có nhiều kẻ hở cho các loại hình kinh doanh lợi dụng luật định để trốn thuế. Chẳng hạn chưa quy định bắt buộc thanh toán qua ngân hàng, các hoạt động giao dịch kinh tế chủ yếu bằng tiền mặt. Lợi dụng chính sách miễn giảm, ưu đãi thuế để lách thuế thông qua các doanh nghiệp liên kết. Mặt khác, trong nền kinh tế mở cửa vẫn còn hiện tượng các doanh nhân nước ngoài núp bóng doanh nghiệp trong nước hay lợi dụng chính sách miễn giảm thuế xuất khẩu đối với máy móc, thiết bị góp vốn, lợi dụng những yếu kém về kinh nghiệm ở phía Việt nam để trốn thuế, lách thuế. Chính những điều đó, ít nhiều gây khó khăn cho công tác thanh tra, kiểm tra thuế; đối chiếu xác minh để tìm ra doanh nghiệp trốn thuế, trong rất nhiều trường hợp doanh nghiệp bỏ trốn trước khi có sự kiểm tra của cơ quan thuế và như thế lại khó khăn trong việc xử lý vi phạm sau kiểm tra. 2.4.2.2. Nguyên nhân hạn chế từ hộ kinh doanh cá thể: Quản lý thuế hộ kinh doanh cá thể là rất phức tạp vì đại bộ phận kinh doanh không mở đầy đủ sổ sách kế toán, hóa đơn, chứng từ. Các hộ kinh doanh cá thể được lên Sổ bộ dựa vào Hội đồng tư vấn thuế phường, xã với sự phối hợp chính quyền địa phương. Số dông hộ kinh doanh cá thể có trình độ kinh doanh thấp, hiểu biết pháp luật chưa sâu, nhưng chính sách thuế còn phức tạp và lối quản lý khép kín tạo nên hiện tượng kinh doanh không đăng ký thuế vẫn còn phổ biến, còn trông chờ vào sự hướng dẫn trực tiếp từ cán bộ thuế. Số thu từ hộ cá thể chiếm khoảng 11,7% tổng số thu của ngành thuế nhưng số lượng cán bộ quản lý hộ chiếm khoảng 51,16% tổng biên chế của ngành, nên kinh phí phục vụ cho công tác quản lý thuế đối với hộ cá thể là rất lớn. - 56 - 2.4.2.3. Nguyên nhân hạn chế từ người có thu nhập cao: Đối với cá nhân là người có thu nhập cao, hiện nay chỉ mới tập trung ở các Công ty có vốn 100% vốn đầu tư nước ngoài, công ty xổ số kiến thiết, các cá nhân có thu nhập từ hoa hồng đại lý bảo hiểm, hoa hồng đại lý xổ số. Số cá nhân nộp thuế thu nhập cao hàng năm bình quân 1.632 người, số thuế thu được 5 năm qua là 18 tỷ. Do pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao thời gian qua chưa bao quát hết đối tượng điều chỉnh, biểu thuế suất, hình thức thanh toán …, nên đối với những cá nhân có thu nhập cao thường có tâm lý né tránh việc kê khai nộp thuế, khi có sự kiểm tra của cơ quan thuế mới phát sinh thu nhập tính thuế. Hình thức thanh toán vẫn còn sử dụng tiền mặt trong chi trả, chưa có hình thức xử phạt nghiêm minh đối với hành vi không tự giác kê khai thuế, nên hiện tượng thất thu thuế TNCN là vấn đề bình thường, vì vậy đòi hỏi phải có sự kiểm tra của cơ quan thuế và sự phối hợp của cơ quan chi trả thu nhập trong lĩnh vực thuế thu nhập cá nhân. 2.4.3. Nguyên nhân từ thanh tra, kiểm tra nội bộ ngành thuế:Kiểm tra việc thực hiện các nghiệp vụ quản lý thu thuế theo quy định của Pháp luật. Thứ nhất: việc áp dụng các hình thức xử phạt, mức xử phạt đố

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfĐề tài- HOÀN THIỆN THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ THEO CƠ CHẾ TỰ KHAI - TỰ NỘP THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN.pdf
Tài liệu liên quan