Tài liệu Luận văn Hoàn thiện nội dung phân tích tình hình và hiệu quả xuất khẩu: Luận văn
Đề Tài:
Hoàn thiện nội dung
phõn tớch tỡnh hỡnh và hiệu quả
xuất khẩu
Luận văn tốt nghiệp
SV: Trần Việt Linh - K36 D5 1
LỜI NểI ĐẦU
Quản lý kinh tế núi chung và quản lý kinh tế doanh nghiệp núi riờng trong
nền kinh tế thị trường với sự tồn tại và điều tiết của những quy luật kinh tế
khỏch quan như: quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu, giỏ cả… đũi hỏi phải
cung cấp những thụng tin một cỏch kịp thời, chớnh xỏc và toàn diện về tỡnh hỡnh
thực hiện cỏc nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, tỡnh hỡnh quản lý và sử dụng lao
động, vật tư, tiền vốn trong quỏ trỡnh hoạt động kinh doanh, làm cơ sở đề ra cỏc
chủ trương, chớnh sỏch và biện phỏp quản lý thớch hợp nhằm nõng cao hiệu quả
kinh tế.
Để đạt được mục đớch trờn, đũi hỏi chủ doanh nghiệp và cỏc cỏn bộ quản
lý doanh nghiệp cần phải nhận thức và ỏp dụng cỏc phương phỏp quản lý hữu
hiệu trong đú cú phõn tớch hoạt động kinh tế. Hoạt động xuất khẩu là hoạt động
kinh tế rất phức tạp và mang tớnh đặc thự. Nú...
93 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1288 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Hoàn thiện nội dung phân tích tình hình và hiệu quả xuất khẩu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Đề Tài:
Hoàn thiện nội dung
phân tích tình hình và hiệu quả
xuất khẩu
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: TrÇn ViÖt Linh - K36 D5 1
LỜI NÓI ĐẦU
Quản lý kinh tế nói chung và quản lý kinh tế doanh nghiệp nói riêng trong
nền kinh tế thị trường với sự tồn tại và điều tiết của những quy luật kinh tế
khách quan như: quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu, giá cả… đòi hỏi phải
cung cấp những thông tin một cách kịp thời, chính xác và toàn diện về tình hình
thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, tình hình quản lý và sử dụng lao
động, vật tư, tiền vốn trong quá trình hoạt động kinh doanh, làm cơ sở đề ra các
chủ trương, chính sách và biện pháp quản lý thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả
kinh tế.
Để đạt được mục đích trên, đòi hỏi chủ doanh nghiệp và các cán bộ quản
lý doanh nghiệp cần phải nhận thức và áp dụng các phương pháp quản lý hữu
hiệu trong đó có phân tích hoạt động kinh tế. Hoạt động xuất khẩu là hoạt động
kinh tế rất phức tạp và mang tính đặc thù. Nó liên quan và tác động đến rất nhiều
ngành kinh tế kỹ thuật. Đồng thời nó cũng chịu sự tác động và ảnh hưởng của
nhiều ngành, nhiều yếu tố thuộc môi trường kinh doanh. Phạm vi hoạt động của
các doanh nghiệp xuất nhập khẩu rất rộng rãi. Do vậy nó chịu sự cạnh tranh gay
gắt của thị trường quốc tế trong quan hệ buôn bán. Để có thể tồn tại và phát
triển, kinh doanh có lãi trong cơ chế thị trường, đòi hỏi các nhà kinh doanh phải
nhận thức tầm quan trọng và thực hiện thường xuyên phân tích các hoạt động
kinh tế. chính vì vai trò quan trọng của hoạt động phân tích mà em đã chọn đề
tài: “Hoàn thiện nội dung phân tích tình hình và hiệu quả xuất khẩu” để làm
luận văn tốt nghiệp.
Qua một thời gian thực tập tại công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà Nội,
em đã được tìm hiểu về chức năng, đặc điểm, nhiệm vụ của công ty, tình hình
thực hiện công tác phân tích hoạt động kinh tế tại công ty, em đã sử dụng những
lý thuyết đã được học ở trường kết hợp với thực tế để viết bản luận văn này.
Luận văn gồm 3 chương:
Chương I: Những vần đề lý luận cơ bản về hoạt động xuất khẩu và phân
tích hoạt động xuất khẩu.
Chương II: Thực trạng phân tích tình hình và hiệu quả xuất khẩu tại Công
ty xuất nhập khẩu Hà Nội.
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: TrÇn ViÖt Linh - K36 D5 2
Chương III: Hoàn thiện nội dung phân tích tình hình và hiệu quả xuất
khẩu tại công ty xuất nhập khẩu Hà Nội.
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: TrÇn ViÖt Linh - K36 D5 3
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
VÀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
I. KHÁI NIỆM VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VÀ ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH XUẤT KHẨU
1/ Khái niệm xuất khẩu hàng hoá, hiệu quả xuất khẩu và đặc điểm hoạt
động kinh doanh xuất khẩu
1.1/ Khái niệm về xuất khẩu hàng hoá
Xuất khẩu hàng hoá là hoạt động kinh doanh ngoại thương mà hàng hoá
dịch vụ của quốc gia này bán cho quốc gia khác.
* Xuất khẩu hàng hoá thường diễn ra dưới các hình thức sau:
+ Hàng hoá nước ta bán ra nước ngoài theo hợp đồng thương mại được ký
kết của các thành phần kinh tế của nước ta với các thành phần kinh tế ở nước
ngoài không thường trú trên lãnh thổ Việt Nam.
+ Hàng hoá mà các đơn vị, dân cư nước ta bán cho nước ngoài qua các
đường biên giới, trên bộ, trên biển, ở hải đảo và trên tuyến hàng không.
+ Hàng gia công chuyển tiếp
+ Hàng gia công để xuất khẩu thông qua một cơ sở ký hợp đồng gia công
trực tiếp với nước ngoài.
+ Hàng hoá do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bán cho người
mua nước ngoài nhưng giao hàng tại Việt Nam
+ Hàng hoá do các chuyên gia, người lao động, học sinh, người du lịch
mang ra khỏi nước ta.
+ Những hàng hoá là quà biếu, đồ dùng khác của dân cư thường trú nước
ta gửi cho thân nhân, các tổ chức, huặc người nước ngoài khác.
+ Những hàng hoá là viện trợ, giúp đỡ của chính phủ, các tổ chức và dân
cư thường trú nước ta gửi cho chính phủ, các tổ chức, dân cư nước ngoài.
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: TrÇn ViÖt Linh - K36 D5 4
1.2 / Hiệu quả xuất khẩu
Trong điều kiện nước ta hiện nay, kinh tế đối ngoại có vai trò ngày càng
quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Vì vậy Đảng và nhà nước luôn coi trọng
lĩnh vực này và nhấn mạnh “nhiệm vụ ổn định và phát triển kinh tế cũng như sự
phát triển của khoa học kỹ thuật và công ngiệp hoá của nước ta tiến hành nhanh
hay chậm, điều đó phụ thuộc một phần vào việc mở rộng và nâng cao hiệu quả
kinh tế đối ngoại”. Đảm bảo không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế xuất khẩu
là mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ nền kinh tế nói chung và cuả mỗi doanh
nghiệp nói riêng.
Hiệu quả hoạt động xuất khẩu chủ yếu được thẩm định bởi thị trường, là
phương hướng cơ bản để xác định phương hướng hoạt động xuất khẩu. Tuy vậy
hiệu quả đó là gì? như thế nào là có hiệu quả? Không phải là vấn đề đã được
thống nhất. Không thể đánh giá được mức độ đạt được hiệu quả kinh tế của hoạt
động xuất khẩu khi mà bản thân phạm trù này chưa được định rõ bản chất và
những biểu hiện của nó. Vì vậy, hiểu đúng bản chất của hiệu quả kinh tế xuất
khẩu cũng như mục tiêu đảm bảo hiệu quả kinh tế xuất khẩu của mỗi thời kỳ là
vấn đề có ý nghĩa thiết thực không những về lý luận thống nhất quan niệm về
bản chất của hiệu quả kinh tế xuất khẩu mà còn là cơ sở để xác định các tiêu
chuẩn và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế xuất khẩu, xác định yêu cầu đối với
việc đề ra mục tiêu và biện pháp nâng cao hiệu của kinh tế ngoại thương.
Cho đến nay còn có nhiều cách nhìn nhận khác nhau về hiệu quả kinh
doanh nói chung và hiệu quả xuất khẩu nói riêng. Quan niệm phổ biến là hiệu
quả kinh tế xuất khẩu là kết quả của quá trình sản xuất trong nước, nó được biểu
hiện ở mối tương quan giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra. Trong thực tiễn
cũng có người cho rằng hiệu quả kinh tế xuất khẩu chính là số lợi nhuận thu
được thông qua xuất khẩu. Những quan niệm trên bộc lộ một số mặt chưa hợp
lý.
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: TrÇn ViÖt Linh - K36 D5 5
Một là, đồng nhất hiệu quả và kết quả. Hai là, không phân định rõ bản
chất và tiêu chuẩn hiệu quả xuất khẩu với các chỉ tiêu biểu hiện bản chất và tiêu
chuẩn đó.
Cần phân biệt rõ khái niệm “kết quả” và “hiệu quả”. Về hình thức hiệu
quả kinh tế là một phạm trù so sánh thể hiện mối tương quan giữa cái phải bỏ ra
và cái thu về được. Kết quả chỉ là yếu tố cần thiết để tính toán và phân tích hiệu
quả. Tự bản thân mình, kết quả chưa thể hiện nó tạo ra ở mức nào và với chi phí
là bao nhiêu.
Mỗi hoạt động trong sản xuất kinh doanh thương mại dịch vụ nói riêng là
phải phấn đấu đạt được kết quả, nhưng không phải là kết quả bất kỳ mà phải là
kết quả có mục tiêu và có lợi ích cụ thể nào đó. Nhưng kết quả có được ở mức
độ nào với giá nào đó chính là vấn đề cần xem xét, vì nó là chất lượng của hoạt
động tạo ra kết qủa. Vì vậy, đánh giá hoạt động kinh tế xuất khẩu không chỉ là
đánh giá kết quả mà còn là đánh giá chất lượng của hoạt động để tạo ra kết quả
đó. Vấn đề không phải chỉ là chúng ta xuất khẩu được bao nhiêu tỷ đồng hàng
hoá mà còn là với chi phí bao nhiêu để có được kim ngạch xuất khẩu như vậy.
Mục đích hay bản chất của hoạt động xuất khẩu là với chi phí xuất khẩu nhất
định có thể thu được lợi nhuận lớn nhất. Chính mục đích đó nảy sinh vấn đề
phải xem lựa chọn cách nào để đạt được kết quả lớn nhất.
Từ cách nhìn nhận trên ta thấy các chỉ tiêu lượng hàng hoá xuất khẩu,
tổng trị giá hàng hoá xuất khẩu chỉ là những chỉ tiêu thể hiện kết quả của hoạt
động xuất khẩu chứ không thể coi là hiệu quả kinh tế của hoạt động xuất khẩu
được, nó chưa thể hiện kết quả đó được tạo ra với chi phí nào
Nếu chỉ dừng lại ở đó thì còn rất trìu tượng và chưa chính xác. Điều cốt
lõi là chi phí cái gì, bao nhiêu và kết quả được thể hiện như thế nào. Trong hoạt
động xuất khẩu, kết quả đầu ra thể hiện bằng số ngoại tệ thu được do xuất khẩu
Hiệu quả kinh tế =
Kết quả đầu
ra
Chi phí đầu
v o
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: TrÇn ViÖt Linh - K36 D5 6
đem lại và chi phí đầu vào là toàn bộ chi phí doanh nghiệp đã bỏ ra nhưng có
liên quan đến hoạt động xuất khẩu bao gồm chi phí mua huặc chi phí sản xuất
gia công hàng xuất khẩu, chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản, chi phí sơ chế,
tái chế hàng xuất khẩu và những chi phí trực tiếp huặc gián tiếp khác gắn với
hợp đồng xuất khẩu. Từ những nhận xét trên ta có công thức tính hiệu quả xuất
khẩu như sau:
2/ Các phương thức kinh doanh xuất khẩu
* Phương thức kinh doanh xuất khẩu trực tiếp:
Xuất khẩu trực tiếp là phương thức kinh doanh mà trong đó, đơn vị tham
gia hoạt động xuất khẩu có thể trực tiếp đàm phán, ký kết hợp đồng với nước
ngoài; trực tiếp giao nhận hàng và thanh toán tiền hàng. Các doanh nghiệp tiến
hành xuất khẩu trực tiếp trên cơ sở tự cân đối về tài chính, có quyền tìm kiếm
bạn hàng, định đoạt giá cả, lựa chọn phương thức thanh toán và thị trường, xác
định phạm vi kinh doanh nhưng trong khuôn khổ chính sách quản lý xuất khẩu
của nhà nước.
* Phương thức kinh doanh xuất khẩu uỷ thác
Xuất khẩu uỷ thác là phương thức kinh doanh mà trong đó, đơn vị tham
gia hoạt động kinh doanh xuất khẩu không đứng ra trực tiếp đàm phán với nước
ngoài mà phải nhờ qua một đơn vị xuất khẩu có uy tín thực hiện hoạt động xuất
khẩu cho mình.
Đặc điểm hoạt động xuất khẩu uỷ thác là có hai bên tham gia trong hoạt
động xuất khẩu:
Hiệu quả xuất
kh u
Doanh thu
ngoại tệ do
xu tkh u đem
Chi phí liên
quan đến
=
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: TrÇn ViÖt Linh - K36 D5 7
+ Bên giao uỷ thác xuất khẩu (bên uỷ thác): bên uỷ thác là bên có đủ điều
kiện bán hàng xuất khẩu.
+ Bên nhận uỷ thác xuất khẩu (bên nhận uỷ thác): bên nhận uỷ thác xuất
khẩu là bên đứng ra thay mặt bên uỷ thác ký kết hợp đồng với bên nước ngoài.
Hợp đồng này được thực hiện thông qua hợp đồng uỷ thác và chịu sự điều chỉnh
của luật kinh doanh trong nước. Bên nhận uỷ thác sau khi ký kết hợp đồng uỷ
thác xuất khẩu sẽ đóng vai trò là một bên của hợp đồng mua bán ngoại thương.
Do vậy, bên nhận uỷ thác sẽ phải chịu sự điều chỉnh về mặt pháp lý của
luật kinh doanh trong nước, luật kinh doanh của bên đối tác và luật buôn bán
quốc tế.
Theo phương thức kinh doanh xuất khẩu uỷ thác, doanh nghiệp giao uỷ
thác giữ vai trò là người sử dụng dịch vụ, còn doanh nghiệp nhận uỷ thác lại giữ
vai trò là người cung cấp dịch vụ, hưởng hoa hồng theo sự thoả thuận giữa hai
bên ký trong hợp đồng uỷ thác.
* Xuất khẩu theo hiệp định:
Bộ phận hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu theo hiệp định của nhà nước ký
kết với nước ngoài. Các doanh nghiệp thay mặt nhà nước ký các hợp đồng cụ
thể và thực hiện các hợp đồng đó với nước bạn.
*Xuất khẩu ngoài hiệp định:
Bộ phận hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu không nằm trong hiệp định của
nhà nước phân bổ cho doanh nghiệp.
3/ Đặc điểm hoạt động kinh doanh xuất khẩu
Hoạt động kinh doanh xuất khẩu có các đặc điểm sau:
Thời gian lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu:
Thời gian lưu chuyển hàng hoá trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu bao
giờ cũng dài hơn so với thời gian lưu chuyển hàng hoá trong hoạt động kinh
doanh nội địa do khoảng cách địa lý cũng như các thủ tục phức tạp để xuất khẩu
hàng hoá. Do đó, để xác định kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu, người ta
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: TrÇn ViÖt Linh - K36 D5 8
chỉ xác định khi hàng hoá đã luân chuyển được một vòng hay khi đã thực hiện
xong một thương vụ ngoại thương.
Hàng hoá kinh doanh xuất khẩu:
Hàng hoá kinh doanh xuất khẩu bao gồm nhiều loại, trong đó xuất khẩu
chủ yếu những mặt hàng thuộc thế mạnh trong nước như: rau quả tươi, hàng
mây tre đan, hàng thủ công mỹ nghệ …
Thời điểm giao, nhận hàng và thời điểm thanh toán:
Thời điểm xuất khẩu hàng hoá và thời điểm thanh toán tiền hàng không
trùng nhau mà có khoảng cách dài.
Phương thức thanh toán:
Trong xuất khẩu hàng hoá, có nhiều phương thức thanh toán có thể áp
dụng được tuy nhiên phương thức thanh toán chủ yếu được sử dụng là phương
thức thanh toán bằng thư tín dụng. Đây là phương thức thanh toán đảm bảo được
quyền lợi của nhà xuất khẩu.
Tập quán, pháp luật:
Hai bên mua, bán có quốc tịch khác nhau, pháp luật khác nhau, tập quán
kinh doanh khác nhau, do vậy phải tuân thủ luật kinh doanh cũng như tập quán
kinh doanh của từng nước và luật thương mại quốc tế.
II. VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN KINH TẾ
1/ Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ Công Nghiệp
Hoá đất nước.
Đất nước ta đang từng bước tiến tới Công Nghiệp Hoá - Hiện Đại Hoá đất
nước. Đây là một nhiệm vụ cần thiết đáp ứng yêu cầu của Đảng ta là đưa đất
nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu từng bước phát triển nền kinh tế ngày một
bền vững ổn định, xoá dần khoảng cách về kinh tế giữa nước ta và các nước trên
thế giới.
Nhìn chung các ngành sản xuất trong nước vẫn chưa thể đáp ứng được
yêu cầu của quá trình hiện đại hoá chính vì vậy mà chúng ta cần thiết phải nhập
khẩu một số trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ hiện đại từ nước ngoài vào Việt
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: TrÇn ViÖt Linh - K36 D5 9
Nam. Nguồn vốn ngoại tệ để nhập khẩu có thể được hình thành từ các nguồn
sau:
+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài
+ Kinh doanh dịch vụ thu ngoại tệ
+ Vay nợ, nhận viện trợ
+ Xuất khẩu hàng hoá
Các nguồn vốn ngoại tệ như: đầu tư trực tiếp nước ngoài, vay nợ, kinh
doanh dịch vụ thu ngoại tệ không đóng góp nhiều lắm vào việc tăng thu ngoại
tệ, chỉ có xuất khẩu hàng hoá là nguồn thu ngoại tệ lớn của đất nước, nguồn thu
này dùng để nhập khẩu các trang thiết bị hiện đại phục vụ công nghiệp hóa và
trang trải những chi phí cần thiết khác cho quá trình này, xuất khẩu không
những nâng cao được uy tín xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước mà còn
phản ánh năng lực sản xuất hiện đại của chính nước đó.
Trong tương lai, nguồn vốn bên ngoài sẽ tăng lên nhưng mọi cơ hội đầu
tư, vay nợ của nước ngoài và các tổ chức quốc tế chỉ thuận lợi khi các chủ đầu
tư và người cho vay thấy được khả năng xuất khẩu – nguồn vốn duy nhất để trả
nợ – trở thành hiện thực. Điều này càng nói lên vai trò vô cùng quan trọng của
xuất khẩu.
2/ Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy sản
xuất phát triển
Cơ cấu sản xuất và tiêu dùng trên thế giới đã và đang thay đổi vô cùng
mạnh mẽ. Đó chính là thành quả của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện
đại. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình Công Nghiệp Hoá phù hợp
với xu hướng phát triển của kinh tế thế giới là tất yếu đối với nước ta. Có hai
cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ
cấu kinh tế.
Một là: Xuất khẩu chỉ là việc tiêu thụ sản phẩm thừa do sản xuất vượt quá
tiêu dùng nội địa. Trong trường hợp nền kinh tế nước ta còn quá lạc hậu và
chậm phát triển như nước ta, sản xuất về cơ bản chưa đủ tiêu dùng. Nếu chỉ thụ
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: TrÇn ViÖt Linh - K36 D5 10
động chờ ở sự “thừa ra” của sản xuất thì xuất khẩu sẽ vẫn cứ nhỏ bé và tăng
trưởng chậm chạp, sản xuất và sự thay đổi cơ cấu kinh tế sẽ rất chậm.
Hai là: Coi thị trường đặc biệt là thị trường thế giới là hướng quan trọng để
tổ chức sản xuất. Điều đó có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
thúc đẩy sản xuất phát triển. Sự tác động này đến sản xuất thể hiện ở chỗ:
Xuất khẩu tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành khác có cơ hội phát
triển. Khi chúng ta xuất khẩu một mặt hàng nào đó kéo theo đó là sự phát triển
các ngành khác phục vụ cho việc xuất khẩu mặt hàng này. Chẳng hạn khi xuất
khẩu các sản phẩm dệt may thì ngành sản xuất nguyên liệu như bông hay thuốc
nhuộm cũng sẽ phát triển theo quy mô xuất khẩu sản phẩm may. Chính điều này
làm cho cơ cấu kinh tế thay đổi một cách đồng bộ không có sự mất cân đối giữa
các ngành với nhau. Như vậy xuất khẩu đã góp phần tạo ra một cơ cấu kinh tế
phù hợp với xu thế phát triển của thế giới.
Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần cho
sản xuất phát triển và ổn định.
Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng muốn mở rộng thị trường, nâng cao khả
năng chiếm lĩnh thị trường từ đó thu lợi nhuận cao. Mặt khác mở rộng thị
trường xuất khẩu là giảm sự phụ thuộc vào thị trường nội địa khi thị trường này
có sự biến động ảnh hưởng không tốt đến việc kinh doanh của doanh nghiệp và
tăng khả năng thoả mãn nhu cầu cho người tiêu dùng.
Thị trường nước ngoài hầu như là những thị trường có sức tiêu thụ hàng
hoá lớn hơn so với nhu cầu tiêu dùng trong nước, chính vì vậy mọi doanh
nghiệp đều luôn cố gắng thoả mãn tốt nhất nhu cầu này để tăng doanh thu đạt lợi
nhuận cao nhưng lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn, doanh nghiệp phải chịu
sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp khác. Trong điều kiện như vậy doanh
nghiệp muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi doanh nghiệp phải tổ chức lại sản xuất
kinh doanh, nâng cao năng lực sản xuất hiện có cả về số lượng và chất lượng
bằng cách nhập các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, áp dụng các thành tựu khoa
học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: TrÇn ViÖt Linh - K36 D5 11
sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Như vậy
xuất khẩu góp phần phát triển sản xuất ngày một hiện đại hơn và ổn định hơn.
Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản
xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Điều này muốn nói đến xuất khẩu
là điều kiện quan trọng tạo ra vốn và kỹ thuật, công nghệ từ bên ngoài vào Việt
Nam, nhằm hiện đại hóa nền kinh tế của đất nước, tạo ra năng lực sản xuất mới.
Xuất khẩu chính là việc hàng hoá được tiêu dùng ở nước ngoài, chịu sự
cạnh tranh về giá cả, chất lượng.
Doanh nghiệp muốn có một chỗ đứng trên thị trường thì phải có kế hoạch
sản xuất kinh doanh sao cho có thể tận dụng hết mọi năng lực sản xuất hiện có
để tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt đáp ứng được đòi hỏi của người tiêu
dùng về tính năng công dụng của sản phẩm càng nhiều càng tốt nhưng lại phải
có mức giá cả hợp lý để vừa có thể cạnh tranh về giá với các doanh nghiệp khác
vừa mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Điều này sẽ làm cho doanh nghiệp
luôn cố gắng để sản xuất có hiệu quả tăng cường đổi mới và hoàn thiện công
việc quản trị sản xuất kinh doanh, thúc đẩy sản xuất, mở rộng thị trường.
Doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả cũng có nghĩa là nền kinh tế cũng ngày
một đi lên, như vậy xuất khẩu không chỉ đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp mà
còn làm cho nền kinh tế ngày một phát triển và ổn định.
3/ Xuất khẩu có tác dụng tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và
cải thiện đời sống của người dân.
Hiện nay việc hàng trăm triệu người lao động đang đổ xô về thành phố
kiếm việc làm đã gây ra nhiều vấn đề xã hội và làm cho sự quản lý của nhà nước
thêm khó khăn. Nó cũng chứng tỏ người dân đặc biệt là những người dân ở các
vùng nông thôn đang thiếu việc làm một cách trầm trọng. Xuất khẩu đã giải
quyết được vấn đề công ăn việc làm cho người lao động, tạo thu nhập và cải
thiện đời sống của dân cư. Đồng thời xuất khẩu cũng đóng góp vào ngân sách
quốc gia một nguồn vốn ngoại tệ đáng kể. Đây là nguồn vốn dùng để nhập khẩu
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: TrÇn ViÖt Linh - K36 D5 12
các vật phẩm tiêu dùng thiết yếu mà trong nước chưa sản xuất được nhằm phục
vụ nhu cầu ngày càng cao của người dân.
4/ Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại
của nước ta.
Chúng ta thấy rõ xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại có tác động
qua lại phụ thuộc lẫn nhau. Có thể thấy hoạt động xuất khẩu có sớm hơn hoạt
động kinh tế đối ngoại khác và tạo điều kiện thúc đẩy quan hệ này phát triển.
Chẳng hạn, xuất khẩu thúc đẩy quan hệ tín dụng, đầu tư, mở rộng vận tải quốc
tế… Mặt khác, chính các quan hệ kinh tế đối ngoại lại tạo tiền đề cho mở rộng
xuất khẩu.
Tóm lại, đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để
phát triển kinh tế và thực hiện công nghiệp hoá đất nước.
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: TrÇn ViÖt Linh - K36 D5 13
III. SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT
KHẨU
1/ Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả xuất khẩu
2/ Sự cần thiết phải phân tích tình hình và hiệu quả kinh doanh xuất khẩu
Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp luôn phải chịu sự cạnh
tranh gay gắt từ các đối thủ cạnh tranh về mọi mặt: giá cả, chất lượng, thị
trường, khách hàng… nếu như doanh nghiệp không nhanh nhậy nắm bắt được
tình hình thực tế cũng như không biết chính xác về tình hình kinh doanh, hiệu
quả kinh doanh của chính doanh nghiệp mình thì doanh nghiệp sẽ có những ảo
tưởng về kết quả mà doanh nghiệp đã đạt được điều này dẫn tới doanh nghiệp sẽ
thất bại trong cuộc cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, doanh nghiệp sẽ dần
mất đi những gì mà mình đang có mà điều này cũng đồng nghĩa với việc doanh
nghiệp đang dần suy vong và có nguy cơ dẫn đến phá sản.
Đặc biệt đối với các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực xuất khẩu hàng
hoá thì sự cạnh tranh còn gay gắt hơn nhiều so với các doanh nghiệp trong nước
bởi vì doanh nghiệp khi tham gia xuất khẩu hàng hoá sang thị trường nước ngoài
không những phải chịu sự cạnh tranh của các doanh nghiệp từ nhiều nơi khác
mà còn phải chịu áp lực từ chính nước mình xuất khẩu hàng hoá sang lý do là
nhiều khi các nước đó áp dụng các chính sách quy chế gây cản trở cho các
doanh ngiệp xuất khẩu mục đích là để bảo hộ cho ngành sản xuất trong nước của
họ. Để giúp cho các chủ doanh nghiệp xuất khẩu luôn nắm bắt được tình hình
kinh doanh thực tế cũng như biết được doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả không
thì công tác phân tích tình hình xuất khẩu và hiệu quả xuất khẩu là một việc làm
hết sức cần thiết không chỉ đối với các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực xuất
khẩu mà tất cả các doanh nghiệp đều phải chú trọng tới công tác phân tích. Phân
tích tình hình và hiệu quả xuất khẩu đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp:
+ Việc phân tích tình hình xuất khẩu được thực hiện sau mỗi một kỳ
kinh doanh giúp doanh nghiệp kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện kế
hoạch xuất khẩu mà doanh nghiệp đã đề ra ở kỳ kế hoạch.
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: TrÇn ViÖt Linh - K36 D5 14
Để thực hiện các nghiệp vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đòi hỏi
chủ doanh nghiệp và các nhà quản lý phải xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch sản
xuất kinh doanh cũng như các kế hoạch tài chính, kế hoạch lao động, tiền
lương… đó là những mục tiêu cần đạt được trong kỳ kế hoạch. Nhưng đồng thời
nó cũng là cơ sở để chỉ đạo mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Do vậy, để nhận thức và đánh giá tình hình và kết quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp trong kỳ doanh nghiệp cần thiết phải phân tích để thấy
được mức độ hoàn thành của các chỉ tiêu kế hoạch về phần trăm và số chênh
lệch tăng giảm.
Việc phân tích này là cần thiết bởi vì thông qua phân tích các nhà quản lý
sẽ thấy được doanh nghiệp đã thực hiện kế hoạch đề ra ở mức độ nào, có hoàn
thành kế hoạch đề ra hay không từ đó tìm ra nguyên nhân của việc không hoàn
thành kế hoạch cũng như nhân tố góp phần vào việc hoàn thành vượt mức kế
hoạch đặt ra và đưa ra các giải pháp để kỳ kinh doanh tiếp theo sẽ hoàn thành và
hoàn thành vượt mức kế hoạch đặt ra. Việc phân tích này sẽ giúp doanh nghiệp
nhìn ra đâu là mặt mạnh cũng như những điểm còn yếu kém trong từng khâu của
quá trình sản xuất kinh doanh để có thể tận dụng hết thế mạnh của mình, khắc
phục dần những điểm còn tồn tại từ đó nâng cao lợi nhuận, mở rộng sản xuất
kinh doanh, mở rộng thị trường nâng cao uy tín và vị thế của doanh nghiệp trên
thương trường.
Doanh nghiệp nào cũng có thị trường, khách hàng, mặt hàng riêng của
mình, tuy nhiên doanh nghiệp cũng chia ra thành thị trường chính, mặt hàng chủ
lực, khách hàng truyền thống để từ đó có kế hoạch cung ứng hàng hoá cho phù
hợp. Nếu đối với các thị trường chính có sức tiêu thụ lớn mà ta lại không chú ý
tới, không có kế hoạch cung ứng hàng hoá đầy đủ kịp thời đáp ứng tốt nhất nhu
cầu của khách hàng thì doanh nghiệp sẽ dần mất đi thị phần trên thị trường đó và
các doanh nghiệp khác sẽ có cơ hội để chiếm lĩnh thị trường đó có nghĩa là
doanh nghiệp đang đánh mất cơ hội làm tăng lợi nhuận của chính mình.
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: TrÇn ViÖt Linh - K36 D5 15
Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch xuất khẩu theo thị trường sẽ cho ta
biết được mức độ hoàn thành kế hoạch đối với thị trường chính cũng như các thị
trường khác để có kế hoạch cung ứng hàng hoá cho phù hợp. Như vậy việc phân
tích tình hình thực hiện kế hoạch xuất khẩu là thật sự cần thiết đối với mỗi một
doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
+ Phân tích tình hình xuất khẩu ngay trong khi thực hiện kế hoạch
xuất khẩu giúp doanh nghiệp phát hiện ra những thay đổi bất thường của thị
trường có ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện kế hoạch xuất khẩu cũng như
gây tổn thất cho doanh nghiệp về mặt kinh tế, những khó khăn mới nảy sinh
cản trở tiến trình thực hiện xuất khẩu.
Sau mỗi một kỳ kinh doanh, doanh nghiệp đều đưa ra những kế hoạch kinh
doanh cho kỳ tiếp sau, mặc dù đã có sự chuẩn bị trước nhưng trong thực tế
không phải lúc nào mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều diễn ra theo kế
hoạch đã định. Thị trường luôn chứa đựng trong nó những biến động bất thường,
những biến động này có thể là theo chiều hướng xấu đối với doanh nghiệp cũng
có thể theo chiều hướng thuận lợi cho doanh nghiệp nhưng bất kể là xấu hay tốt
thì nhiệm vụ của nhà quản lý doanh nghiệp là phải luôn đưa ra các quyết định
chỉ đạo kinh doanh linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế đưa doanh nghiệp
thoát khỏi tình trạng khó khăn do thị trường gây ra cũng như tận dụng cơ hội
kinh doanh do thị trường đem lại. Để làm được điều này các nhà quản lý phải
luôn nắm chắc tình hình kinh doanh xuất khẩu bằng cách tiến hành phân tích
thường xuyên, cẩn thận, kỹ lưỡng tình hình xuất khẩu từ đó có sự điều chỉnh kế
hoạch xuất khẩu cho phù hợp.
Thị trường quốc tế luôn biến động hàng ngày hàng giờ nếu không phân
tích một cách toàn diện, thường xuyên thì không thể đưa ra một quyết định tối
ưu nhất, sáng suốt nhất. Một quyết định sai lầm, xa rời thực tế không giải quyết
được yêu cầu đang đặt ra sẽ khiến cho hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp
không được liên tục thông suốt, gây tổn thất cho doanh nghiệp. Để có thể đưa ra
được những chính sách biện pháp và chỉ đạo quản lý một cách hiệu quả thì việc
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: TrÇn ViÖt Linh - K36 D5 16
phân tích rất cần thiết phải được tiến hành ngay từ giai đoạn lập kế hoạch đến
khi thực hiện kế hoạch và sau khi kế hoạch đã được thực hiện.
+ Phân tích hiệu quả xuất khẩu sẽ cung cấp những thông tin chính xác
về kết quả kinh doanh, các nhân tố ảnh hưởng và nguyên nhân ảnh hưởng
đến kết qủa kinh doanh, từ đó tìm ra những chính sách biện pháp thích hợp
để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Trong nền kinh tế tập trung bao cấp, các doanh nghiệp hoạt động dưới sự
chỉ đạo của nhà nước bằng các hệ thống chỉ tiêu pháp lệch. Mọi khâu của quá
trình sản xuất kinh doanh như: sản xuất cái gì? sản xuất cho ai? Sản xuất như thế
nào đều do nhà nước trực tiếp chỉ đạo, doanh nghiệp chỉ như một cỗ máy hoạt
động theo kế hoạch đã định sẵn. Bởi vậy mà việc doanh nghiệp hoạt động có
hiệu quả hay không không phải là vấn đề cần quan tâm trong thời kỳ đó, nếu
doanh nghiệp làm ăn thua lỗ đã có nhà nước bù lỗ vì vậy doanh nghiệp chỉ quan
tâm xem mình có đạt được các chỉ tiêu kế hoạch do bên trên giao hay không.
Nhưng từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường với sự tham gia của
nhiều thành phần kinh tế nhà nước đã trao quyền tự chủ kinh doanh cho doanh
nghiệp có nghĩa là chủ doanh nghiệp sẽ phải quyết định mọi hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp mình và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động
của doanh nghiệp, nhà nước chỉ kiểm soát doanh nghiệp ở tầm vĩ mô:định
hướng cho doanh nghiệp hoạt động, tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi và
doanh nghiệp chỉ được phép hoạt động trong khuôn khổ mà nhà nước cho phép.
Và khi mà sự suy vong hay phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc vào nỗ lực
của chính bản thân doanh nghiệp thì hiệu quả kinh doanh lại là một vấn đề sống
còn đối với doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp luôn cố gắng để tìm ra các biện pháp nâng cao hiệu
quả kinh doanh, tìm cho mình một chỗ đứng trên thị trường. Muốn nâng cao
hiệu quả kinh doanh thì trước hết ta phải biết được hiệu quả kinh doanh hiện tại
như thế nào để từ đó tìm ra nguyên nhân cũng như những điểm đã đạt được, rút
ra bài học cho kỳ sau. Định kỳ cứ sau mỗi kỳ kinh doanh doanh nghiệp cần phải
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: TrÇn ViÖt Linh - K36 D5 17
tiến hành phân tích xem doanh nghiệp đạt hiệu quả kinh doanh cao hay thấp
bằng các chỉ tiêu phân tích đã định trước phù hợp với yêu cầu và nội dung phân
tích. Việc phân tích sẽ cung cấp những thông tin chính xác trung thực về chất
lượng kinh doanh của doanh nghiệp, tìm ra các nhân tố và nguyên nhân ảnh
hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp từ đó có kế hoạch chỉ đạo cho
kỳ kinh doanh sau để làm sao doanh nghiệp đạt được hiệu quả kinh doanh cao
hơn nữa. Nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng đồng nghĩa với việc nâng cao lợi
nhuận, phát triển mở rộng công việc kinh doanh của doanh nghiệp.
Tiền đề của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh chính là tối ưu hoá trong
việc sử dụng các loại nguồn lực. Nguồn lực ở đây được hiểu theo nghĩa rộng bao
gồm các nguồn lực tồn tại dưới dạng vật chất cụ thể và không tồn tại dưới dạng
vật chất cụ thể. Tối ưu hoá trong việc sử dụng các loại nguồn lực phải được xem
xét trong một tổng thể chung. Để đạt được điều này đòi hỏi phải tiến hành phân
tích một cách toàn diện, đầy đủ tổng hợp toàn bộ các mặt có liên quan đến hoạt
động của doanh nghiệp để kịp thời phát hiện các nhân tố tích cực cũng như tiêu
cực trong kinh doanh làm cơ sở đề ra các quyết định đúng đắn và kịp thời nhằm
nâng cao hiệu quả kinh doanh. Hiểu quả kinh doanh phụ thuộc vào nhiều yếu tố
khác nhau, nhưng cũng cần phải thấy rằng: hoạt động kinh doanh cũng như các
hoạt động khác nhiều khi cũng gặp những rủi ro làm giảm hiệu qủa kinh doanh
và có khi còn làm cho doanh nghiệp phá sản. Phân tích giúp chủ động đối phó
với các bất trắc có thể xảy ra và tránh các rủi ro.
Không phải ngẫu nhiên mà các doanh nghiệp đều luôn quan tâm đến việc
phân tích hiệu quả kinh doanh và họ cho là phân tích là điều cần thiết. Công việc
này không những đem lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích mà còn giúp doanh
nghiệp tận dụng được những khả năng tiềm tàng mà doanh nghiệp chưa sử dụng
hết để thúc đẩy quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại lợi nhuận cao
cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp xuất khẩu hoạt động có hiệu quả không
những đem lại nguồn ngoại tệ cho doanh nghiệp mình mà còn góp phần tăng thu
ngoại tệ cho đất nước, cải thiện cán cân thương mại, bình ổn tỷ giá hối đoái, góp
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: TrÇn ViÖt Linh - K36 D5 18
phần nâng cao khả năng cạnh tranh cũng như uy tín của các doanh nghiệp xuất
khẩu trong nước. Việc phân tích hiệu quả kinh doanh xuất khẩu cần phải được
tiến hành trên nhiều mặt, tiến hành một cách toàn diện từ đó mới có được những
phương hướng hoạt động thích hợp cho kỳ kinh doanh sau để làm sao sử dụng
hết nguồn lực vật chất hiện có nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh.
+ Phân tích tình hình và hiệu quả xuất khẩu là cơ sở khoa học cho việc
đề ra các kế hoạch sản xuất kinh doanh ở kỳ tiếp theo.
Doanh nghiệp là một hệ thống bao gồm nhiều phần tử: phòng, ban, chi
nhánh…mỗi một bộ phận đều có chức năng nhiệm vụ riêng, những chức năng
đó dù là nhỏ nhất cũng đều có quan hệ với nhau tạo nên hiệu quả kinh doanh
chung của toàn doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Phân tích tình hình và hiệu quả
kinh doanh xuất khẩu là cơ sở khoa học cho việc đề ra các kế hoạch sản xuất
kinh doanh tiếp theo đó cũng chính là việc phối hợp hoạt động giữa các phòng
ban trong doanh nghiệp sao cho ăn khớp, hoạt động nhịp nhàng, hợp lý, tất cả
các phòng ban đều hướng tới một mục tiêu chung là lợi nhuận của doanh nghiệp
thì doanh nghiệp sẽ đạt được hiệu quả kinh doanh cao. Trên cơ sở nhận xét đánh
giá về kết quả doanh nghiệp đạt được ở kỳ này, phân tích hiệu quả kinh doanh
cao hay thấp, chủ doanh nghiệp sẽ đưa ra một kế hoạch kinh doanh cũng như
đưa ra các chỉ tiêu cần đạt được trong kỳ tiếp theo sao cho phù hợp với khả năng
của doanh nghiệp để doanh nghiệp có thể hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra.
Một kế hoạch kinh doanh đưa ra mà không dựa trên các kết quả đã đạt
được trước đó rất có thể sẽ là một kế hoạch nằm ngoài khả năng thực hiện của
doanh nghiệp, doanh nghiệp chỉ theo đuổi những mục tiêu xa vời mà không để ý
đến thực lực của doanh nghiệp mình sẽ dẫn đến không hoàn thành kế hoạch và
không đạt được hiệu quả kinh doanh như mong muốn. Các doanh nghiệp luôn
đứng vững trước mọi thay đổi của thị trường là những doanh nghiệp có kế hoạch
kinh doanh hợp lý, luôn thích ứng với sự thay đổi của thị trường, cung ứng hàng
hoá kịp thời đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Các kế hoạch sản xuất
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: TrÇn ViÖt Linh - K36 D5 19
kinh doanh không chỉ là mục tiêu mà doanh nghiệp cần đạt tới mà nó còn là định
hướng cho doanh nghiệp hoạt động.
Nói tóm lại, phân tích tình hình và hiệu quả kinh doanh xuất khẩu là một
việc làm hết sức cần thiết trong mỗi doanh nghiệp, nó giúp doanh nghiệp nhận
thức và đánh giá đúng đắn tình hình và hiệu quả hoạt động kinh doanh, thấy
được những thành tích, kết quả đã đạt được, những mâu thuẫn tồn tại và những
nguyên nhân ảnh hưởng để trong kỳ kinh doanh tới phát huy hơn nữa những
thành tích đã đạt được, tránh lặp lại những sai lầm và giải quyết mâu thuẫn còn
vướng mắc. Đúc kết được những bài học kinh nghiệm, những sáng kiến cải tiến
rút ra từ thực tiễn, kể cả những bài học kinh nghiệm thành công huặc thất bại
làm cơ sở cho việc đề ra những phương án, kế hoạch kinh doanh trong kỳ tới.
IV. NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
1.Nguồn tài liệu
Phân tích kinh tế nói chung cũng như phân tích hoạt động kinh tế nói
riêng có một vai trò rất quan trọng trong quản lý kinh tế vĩ mô cũng như vi mô.
Để quản lý tốt nền kinh tế quốc dân, quản lý một ngành hay quản lý một doanh
nghiệp đòi hỏi các nhà quản lý phải đưa ra những chủ trương chính sách biện
pháp quản lý đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tiễn và quy luật phát triển
khách quan. Muốn vậy đòi hỏi các nhà quản lý các cấp phải thường xuyên tiến
hành phân tích các hiện tượng kinh tế cũng như quá trình và kết quả sản xuất
kinh doanh.
Để có thể tiến hành phân tích đòi hỏi phải thu thập một lượng thông tin
cần thiết đầy đủ kịp thời phù hợp với mục đích yêu cầu về nội dung và phạm vi
của đối tượng phân tích. Thông tin dùng trong phân tích hoạt động kinh tế là
những số liệu tài liệu cần thiết làm cơ sở để tính toán và phân tích tình hình và
kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó cũng là cơ sở cho
việc đề ra các quyết định tối ưu trong kinh doanh và quản lý. Các quyết định của
nhà quản lý nếu thiếu sự nghiên cứu, phân tích một cách đầy đủ toàn diện các số
liệu thông tin thì sẽ dẫn tới những quyết định thoát ly thực tế không phù hợp với
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: TrÇn ViÖt Linh - K36 D5 20
yêu cầu khách quan từ đó sẽ dẫn đến khả năng rủi ro thua lỗ trong sản xuất kinh
doanh.
Nguồn tài liệu ta có thể sử dụng để phân tích hoạt động kinh tế của doanh
nghiệp gồm: nguồn tài liệu bên ngoài và nguồn tài liệu bên trong doanh nghiệp
cung cấp.
* Nguồn tài liệu bên ngoài là các nguồn tài liệu phản ánh chủ trương
chính sách của Đảng nhà nước và các ngành về việc chỉ đạo, phát triển sản xuất
và lưu thông trong và ngoài nước.
+ Chính sách kinh tế tài chính do nhà nước quy định trong từng
thời kỳ như: chính sách cấp vốn huặc cho vay vốn, các chính sách thuế của nhà
nước, chính sách về kinh tế đối ngoại, chính sách về ngoại giao….
+ Tình hình thay đổi về thu nhập thị hiếu trong và ngoài nước.
+ Biến động về cung cầu giá cả trên thị trường trong và ngoài nước.
* Nguồn tài liệu bên trong là các tài liệu liên quan đến việc phản ánh quá
trình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp
+ Tài liệu thông tin từ các kế hoạch sản xuất kinh doanh đã đặt ra bao
gồm: kế hoạch tài chính, kế hoạch xuất khẩu hàng hoá, kế hoạch về sử dụng
vốn…
+ Số liệu trên các báo cáo tài chính do phòng kế toán lập hàng kỳ: báo cáo
kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán, bảng cân đối tài khoản, báo cáo lưu
chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính.
+ Số liệu do các phòng kinh doanh cung cấp hàng tháng: báo cáo xuất
khẩu theo tháng, theo quý.
+ Tài liệu hạch toán: các sổ sách kế toán, hạch toán tổng hợp, chi tiết, các
chứng từ hoá đơn.
Thông tin trong phân tích hoạt động kinh tế rất phong phú và đa dạng,
trước khi tiến hành phân tích cần phải kiểm tra lại thông tin, số liệu tài liệu đã
thu thập để đảm bảo tính đúng đắn về mặt nội dung kinh tế, thời điểm địa điểm
phát sinh, phương pháp ghi chép, tính toán để tránh những sai sót vì sự sai sót về
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: TrÇn ViÖt Linh - K36 D5 21
số liệu dùng trong phân tích sẽ ảnh hưởng đến kết quả phân tích. Tuỳ thuộc vào
nội dung và yêu cầu phân tích mà nhà phân tích sẽ lựa chọn thông tin cho thích
hợp.
2. Phương pháp phân tích
Xuất phát từ nội dung, đối tượng và nhiệm vụ phân tích của doanh
nghiệp, phân tích kinh tế vừa phải sử dụng các phương pháp nghiên cứu của các
môn khoa học khác như thống kê, kế toán, tài chính, quản lý kinh tế… vừa có
những phương pháp nghiên cứu riêng của mình, mỗi phương pháp đều có những
ưu nhược điểm và điều kiện vận dụng nhất định, mang tính nghiệp vụ – kỹ thuật
cụ thể, phải tuỳ thuộc vào loại hình doanh nghiệp, bản chất của các hiện tượng
kinh tế, kết quả kinh tế, đối tượng cụ thể, các nguồn tài liệu, số liệu và vào mục
đích phân tích… để lựa chọn phương pháp thích hợp. Sau đây là một số phương
pháp thường được sử dụng:
2.1/ Phương pháp so sánh
So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến để đánh giá kết quả, xác
định vị trí và xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích. Để áp dụng phương
pháp so sánh cần phải đảm bảo các điều kiện có thể so sánh được của các chỉ
tiêu:
+ Thống nhất về nội dung, phương pháp xác định, thời gian và đơn vị tính
của chỉ tiêu so sánh.
+ Tuỳ theo mục đích phân tích để xác định gốc so sánh. Gốc so sánh có thể
chọn gốc thời gian (kỳ kế hoạch, kỳ trước, cùng kỳ năm trước…) huặc gốc
không gian (so với tổng thể, so với đơn vị khác có điều kiện tương đương, so với
các bộ phận trong cùng tổng thể…) kỳ được chọn làm gốc so sánh gọi là kỳ gốc,
còn kỳ được chọn để phân tích là kỳ phân tích. Các trị số của chỉ tiêu tính ra ở
từng thời kỳ tương ứng là trị số chỉ tiêu kỳ gốc, kỳ phân tích.
Có nhiều dạng so sánh, phải căn cứ vào mục đích và yêu cầu của việc
phân tích để lựa chọn dạng so sánh. Mỗi dạng so sánh đều có ý nghĩa kinh tế
riêng của nó, giúp cho doanh nghiệp biết được sự vận động của các hoạt động
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: TrÇn ViÖt Linh - K36 D5 22
kinh tế trên mọi góc độ khác, từ đó có những phương pháp khai thác tiềm năng
của bản thân doanh nghiệp và tiềm năng của xã hội mà doanh nghiệp có thể khai
thác được. Qua so sánh ta biết được kết quả của việc thực hiện các nhiệm vụ đã
đặt ra, biết được tốc độ phát triển của các hiện tượng kinh tế đồng thời biết được
mức độ cụ thể của từng bộ phận cấu thành hệ thống chỉ tiêu cần phân tích.
Phương pháp so sánh được sử dụng trong phân tích hoạt động kinh tế bao
gồm nhiều nội dung khác nhau:
So sánh giữa số thực hiện của kỳ báo cáo với số kế hoạch huặc số định
mức để thấy được mức độ hoàn thành bằng tỷ lệ phần trăm (%) hay số chênh
lệch tăng giảm.
So sánh giữa số liệu thực hiện kỳ báo cáo với số liệu cùng kỳ năm
trước huặc các năm trước. Mục đích của việc so sánh này là để thấy được sự
biến động tăng giảm của các chỉ tiêu kinh tế qua những thời kỳ khác nhau và xu
thế phát triển của chúng trong tương lai.
So sánh giữa số liệu thực hiện của một đơn vị này với một đơn vị khác
để thấy được sự khác nhau và mức độ,khả năng phấn đấu của đơn vị. Thông
thường thì người ta thường so sánh với những đơn vị bình quân tiên tiến trở lên.
Ngoài ra, trong phân tích hoạt động kinh tế người ta thường phải so sánh
giữa doanh thu với chi phí đế xác định kết quả kinh doanh huặc so sánh giữa chỉ
tiêu cá biệt với các chỉ tiêu chung để xác định tỷ trọng của nó trong chỉ tiêu
chung…
Để phục vụ cho mục đích cụ thể của phân tích người ta thường tiến hành
so sánh bằng các phương pháp sau:
* So sánh giản đơn
So sánh giản đơn là phương pháp so sánh trực tiếp trị số của chỉ tiêu phân
tích giữa hai kỳ (kỳ phân tích và kỳ gốc)
Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch (%) =
Chỉ tiêu thực
hi n Chỉ tiêu kế
ho ch
100
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: TrÇn ViÖt Linh - K36 D5 23
Mức chênh lệch = Chỉ tiêu thực hiện – Chỉ tiêu kế hoạch.
Việc so sánh như trên sẽ cho biết khối lượng, quy mô mà doanh nghiệp
đạt ở mức độ nào, với tỷ lệ đạt bao nhiêu.
* So sánh có liên hệ:
So sánh có liên hệ là phương pháp so sánh để xem xét sự biến động của
chỉ tiêu phân tích nhưng có liên hệ với tình hình thực hiện của một chỉ tiêu khác
có liên quan.
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: TrÇn ViÖt Linh - K36 D5 24
Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch =
(liên hệ với …)
Phương pháp so sánh còn được dùng để phản ánh nhịp độ biến động hay
tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu cần phân tích (thường là 5 năm).
Tốc độ phát triển liên hoàn: 100
1
i
i
i
M
M
T
Tốc độ phát triển định gốc: 100
0
M
M
T ioi
Tốc độ phát triển bình quân: 1 n itichcacTT
Trong đó:
iT : tỷ lệ phát triển liên hoàn
T : tỷ lệ phát triển bình quân
iT 0 : tỷ lệ phát triển định gốc
iM : doanh thu bán hàng kỳ i
1iM : doanh thu bán hàng kỳ i -1
0M : doanh thu bán hàng kỳ gốc
Phương pháp so sánh giản đơn được sử dụng để phân tích tình hình xuất
khẩu theo thị trường, theo các đơn vị trực thuộc, theo các phòng kinh doanh và
theo tháng. Thông qua việc so sánh này ta biết được các phòng kinh doanh xuất
nhập khẩu có hoàn thành nhiệm vụ xuất khẩu của mình hay không cả về số
tương đối và số tuyệt đối, phương pháp so sánh còn được sử dụng để theo dõi
tình hình xuất khẩu qua các năm (thường là 5 năm trở lên) để thấy được xu
hướng của xuất khẩu qua các năm là tăng hay giảm.
Như vậy phương phương pháp so sánh được sử dụng hầu hết trong các
nội dung phân tích tình hình xuất khẩu. Ngoài phương pháp so sánh còn có một
Chỉ tiêu
th c hi n
Chỉ tiêu kế
ho ch
Chỉ tiêu liên hệ kế
ho ch
Chỉ tiêu liên hệ
100
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: TrÇn ViÖt Linh - K36 D5 25
số phương pháp cũng được sử dụng trong phân tích tình hình và hiệu quả xuất
khẩu, sau đây là các phương pháp đó.
2.2/ Phương pháp biểu mẫu sơ đồ
Trong phân tích kinh tế người ta phải dùng biểu mẫu, sơ đồ phân tích để
phản ánh một cách trực quan qua các số liệu phân tích. Biểu phân tích nhìn
chung được thiết lập theo các dòng cột để ghi chép các chỉ tiêu và số liệu phân
tích. Các dạng biểu phân tích thường phản ánh mối quan hệ so sánh giữa các chỉ
tiêu kinh tế có liên hệ với nhau: so sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch, so
với số cùng kỳ năm trước huặc so sánh giữa chỉ tiêu cá biệt với chỉ tiêu tổng thể.
Số lượng các dòng cột tuỳ thuộc vào mục đích yêu cầu và nội dung phân tích.
Tuỳ theo nội dung phân tích mà biểu phân tích có tên gọi khác nhau, đơn vị tính
khác nhau.
Còn sơ đồ, biểu đồ đồ thị được sử dụng trong phân tích để phản ánh sự
biến động tăng giảm của các chỉ tiêu kinh tế trong những khoảng thời gian khác
nhau huặc các mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau mang tính chất hàm số giữa các
chỉ tiêu kinh tế. Khi tiến hành phân tích tình hình hay hiệu quả xuất khẩu thì ta
đều phải lập bảng biểu để ghi các số liệu vào các dòng cột đã chọn thực chất
chính là ta đang áp dụng phương pháp biểu mẫu sơ đồ, tuy nhiên phương pháp
này không được sử dụng một mình nó nó còn kết hợp với các phương pháp khác
như phương pháp so sánh, phương pháp số chênh lệch, tỷ trọng, tỷ suất. Ngoài
ra, trong phân tích hoạt động kinh tế người ta còn sử dụng các phương trình quy
hoạch tuyến tính huặc phương trình phi tuyến trong trường hợp các chỉ tiêu phân
tích kinh tế có liên hệ với các chỉ tiêu khác bằng các phương trình trên. Các kết
quả thu được khi sử dụng các hàm hồi quy thông qua ngoại suy chủ yếu phục vụ
cho phân tích dự đoán để lập các chỉ tiêu cho các kế hoạch ngắn và dài hạn.
Nhưng khi sử dụng các kết quả đó cần phải lưu ý rằng chúng được tính toán dựa
trên các hiện tượng và kết quả kinh tế đã xảy ra trong quá khứ và lại được sử
dụng cho hiện tại và tương lai gần, trong đó chúng còn chịu sự tác động của
nhiều yếu tố khác. Do đó, cần phải tính đến sự tác động của các nhân tố đó để
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: TrÇn ViÖt Linh - K36 D5 26
tiến hành điều chỉnh các chỉ tiêu đã được lập ra sao cho phù hợp với tình hình
biến động của thực tế, đảm bảo tính hiện thực, tính khoa học của các chỉ tiêu,
giúp cho công tác quản lý đạt được hiệu quả cao nhất. trọng, tỷ suất.
Phương pháp này được dùng để phân tích tình hình xuất khẩu theo các nội
dung như đã nêu ở phương pháp so sánh. Đây cũng là một phương pháp được sử
dụng phổ biến giống như phương pháp so sánh.
2.3/ Phương pháp cân đối
Trong hệ thống các chỉ tiêu kinh tế – tài chính của doanh nghiệp có nhiều
chỉ tiêu có liên hệ với nhau bằng những mối liên hệ mang tính chất cân đối. Các
quan hệ cân đối trong doanh nghiệp có hai loại: cân đối tổng thể và cân đối cá
biệt
Cân đối tổng thể là mối quan hệ cân đối của các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp.
Ví dụ: giữa tài sản và nguồn vốn kinh doanh liên hệ với nhau bằng công thức:
Tài sản = Nguồn vốn
Huặc giữa các chỉ tiêu của lưu chuyển hàng hoá có mối quan hệ cân đối được
phản ánh qua công thức:
Hàng tồn
đầu kỳ
+
Hàng nhập
trong kỳ
=
Hàng bán
trong kỳ
+
Hao
hụt
+
Hàng tồn
cuối kỳ
Cân đối cá biệt là quan hệ cân đối của các chỉ tiêu kinh tế cá biệt
v.v…
Từ những mối liên hệ mang tính cân đối nếu có sự thay đổi một chỉ tiêu
nào đó sẽ dẫn sự thay đổi một chỉ tiêu khác từ đó xác định được ảnh hưởng của
từng nhân tố đến đối tượng phân tích.
Do vậy khi phân tích một chỉ tiêu kinh tế có liên hệ với các chỉ tiêu kinh
tế khác bằng mối liên hệ cân đối ta phải lập công thức cân đối, thu thập số liệu,
Nợ phải thu
khách hàng
đầu kỳ
+
Nợ phải thu
khách hàng
trongkỳ
=
Nợ phải thu
khách hàng đã
thu trong kỳ
+
Nợ phải thu
khách hàng
cuối kỳ
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: TrÇn ViÖt Linh - K36 D5 27
áp dụng phương pháp số chênh lệch để xác định mức độ ảnh hưởng của các chỉ
tiêu đến chỉ tiêu phân tích.
Ví dụ: Khi tính toán phân tích trị giá vốn của hàng xuất bán trong kỳ ta có công
thức sau:
Trị giá
vốn hàng
xuất bán
=
Trị giá hàng
tồn kho đầu
kỳ
+
Trị giá hàng
mua vào
trong kỳ
-
Hao hụt
trong kỳ
-
Trị giá
hàng tồn
cuối kỳ
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: TrÇn ViÖt Linh - K36 D5 28
Hoặc
Nợ phải thu
khách hàng
cuối kỳ
=
Nợ phải thu
khách hàng
đầu kỳ
+
Nợ phải thu
khách hàng
trong kỳ
-
Nợ phải thu
khách hàng đã
thu trong kỳ
2.4/ Phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch
Quá trình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp luôn chịu sự tác
động ảnh hưởng của các nhân tố trong đó có những nhân tố mang tính chất
khách quan và có những nhân tố mang tính chất chủ quan. Về mức độ ảnh
hưởng có nhân tố ảnh hưởng tăng, nhưng có những nhân tố ảnh hưởng giảm kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, để phân tích các
nhân tố ảnh hưởng qua đó thấy được mức độ và tính chất ảnh hưởng của các
nhân tố đến đối tượng nghiên cứu ta phải áp dụng những phương pháp tính toán
khác nhau trong đó có phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênh
lệch.
Phương pháp thay thế liên hoàn được sử dụng trong trường hợp giữa đối
tượng phân tích với các nhân tố ảnh hưởng có mối liên hệ phụ thuộc chặt chẽ
được thể hiện bằng những công thức toán học mang tính chất hàm số trong đó
có sự thay đổi của các nhân tố thì kéo theo sự biến đổi của chỉ tiêu phân tích. Ví
dụ: khi phân tích doanh thu bán hàng ta thấy có hai nhân tố ảnh hưởng cơ bản là
số lượng hàng bán và đơn giá bán. Hai nhân tố đó có liên hệ với doanh thu bán
hàng bằng công thức sau:
Doanh thu bán hàng = Số lượng hàng bán Đơn giá bán
Phương pháp thay thế liên hoàn cho phép thu nhận một dãy số những giá
trị điều chỉnh bằng cách thay thế liên hoàn các giá trị ở kỳ gốc của các nhân tố
bằng giá trị của các kỳ báo cáo. Số lượng nhân tố càng nhiều thì số điều chỉnh
càng nhiều. Mỗi lần thay thế là một lần tính toán riêng biệt. Kết quả tính toán
được khi thay thế trừ đi giá trị của kỳ gốc huặc giá trị thay thế lần trước thể hiện
mức độ ảnh hưởng nhân tố đó đến đối tượng phân tích.
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: TrÇn ViÖt Linh - K36 D5 29
Nếu số chênh lệch mang dấu (+) thì ảnh hưởng tăng và ngược lại. Khi
thay thế một nhân tố thì phải giả định nhân tố khác không thay đổi. Các nhân tố
thay đổi phải được sắp xếp trong công thức tính toán theo một trình tự hợp lý.
Khi thay đổi trình tự thay thế có thể cho ta những kết quả khác nhau, nhưng tổng
của chúng không thay đổi.
Dạng tổng quát của phương pháp thay thế liên hoàn có thể được minh hoạ
như sau:
Giả sử một chỉ tiêu phân tích có hai nhân tố ảnh hưởng được thể hiện
bằng biểu thức:
Z = f(x,y) = x.y
Trong đó: Z là chỉ tiêu tổng hợp cần phân tích
F là hàm số
x;y là những biến số biểu thị sự biến đổi của hai nhân tố ảnh
hưởng.
Ta có: 00000 ., yxyxfZ là giá trị gốc
11111 .),( yxyxfZ là giá trị kỳ thực tế
0101 ),( yxyxfxZ là giá trị điều chỉnh của nhân tố x
1111 .),( yxyxfZ y là giá trị điều chỉnh của nhân tố y
Số chênh lệch tuyệt đối của chỉ tiêu phân tích được xác định bằng công
thức:
0011 yxyxZ
Số chênh lệch do tác động của nhân tố x
0001 yxyxZ x
Số chênh lệch do tác động của nhân tố y
0111 yxyxZ y
Tổng hợp lại ta có:
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: TrÇn ViÖt Linh - K36 D5 30
yx ZZZ
Trong thực tế phân tích, phương pháp thay thế liên hoàn còn được thực
hiện bằng phương pháp số chênh lệch. Phương pháp số chênh lệch sử dụng ngay
số chênh lệch của các nhân tố ảnh hưởng để thay thế vào các biểu thức tính toán
mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó đến chỉ tiêu phân tích.
So với phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp số chênh lệch đơn
giản hơn trong cách tính toán, cho ngay kết quả cuối cùng. Tuy nhiên phương
pháp này chỉ được áp dụng trong trường hợp đối tượng phân tích liên hệ với các
nhân tố ảnh hưởng bằng công thức tính giản đơn, chỉ có phép nhân, không có
phép chia.
Phương pháp chênh lệch được minh hoạ tổng quát như sau:
01 xxx là số chênh lệch của nhân tố x
01 yyy là số chênh lệch của nhân tố y
0.)( yxxZ là số chênh lệch do tác động của
nhân tố x
yxyZ .)( 1 là số chênh lệch do tác động
của nhân tố y
phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch không được
dùng trong phân tích tình hình và hiệu quả xuất khẩu ở Công ty xuất nhập khẩu
tạp phẩm Hà Nội nhưng phương pháp này vẫn được đưa ra nhằm giúp cho công
ty có thể dùng phương pháp này để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
đến kim ngạch xuất khẩu. Để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới
kim ngạch xuất khẩu có thể dùng công thức sau:
Kim ngạch
xuất khẩu
(USD)
=
Số lượng
hàng xuất
khẩu
Đơn giá
xuất
khẩu
Tỷ giá
ngoại
tệ
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: TrÇn ViÖt Linh - K36 D5 31
Sử dụng công thức trên cùng phương pháp thay thế liên hoàn hoặc
phương pháp số chênh lệch ta sẽ xác định được mức độ ảnh hưởng của từng
nhân tố trên đến kim ngạch xuất khẩu.
2.5 Phương pháp chỉ số
Phương pháp chỉ số được áp dụng để tính toán phân tích sự biến động
tăng giảm và mối liên hệ tác động phụ thuộc lẫn nhau của các chỉ tiêu kinh tế có
một huặc nhiều yếu tố khác. Chỉ tiêu chỉ số được xác định bằng mối liên hệ so
sánh của một chỉ tiêu kinh tế ở những thời điểm khác nhau, thường là so sánh kỳ
báo cáo và kỳ gốc. Các chỉ số áp dụng trong phân tích kinh tế có hai loại: chỉ số
chung và chỉ số cá thể.
Chỉ số chung là chỉ số phản ánh sự biến động tăng giảm của một chỉ tiêu
kinh tế tổng hợp có nhiều yếu tố hợp thành. Ví dụ: Chỉ số tăng giảm của chỉ tiêu
doanh thu bán hàng trong kỳ.
Chỉ số cá thể là chỉ số phản ánh sự biến động tăng giảm của một chỉ tiêu
kinh tế riêng biệt. Ví dụ: Chỉ số giá cả hàng hoá bán ra trong kỳ; chỉ số tăng
giảm lao động huặc mức thu nhập của người lao động trong kỳ…
Phân tích kinh tế bằng phương pháp chỉ số cho phép ta thấy được mức
biến động tăng giảm và mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các yếu tố hợp
thành của một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp tại những thời điểm khác nhau.
Ví dụ: pqM III
Trong đó: MI chỉ số doanh thu bán hàng trong kỳ
qI chỉ số số lượng hàng bán
pI chỉ số giả cả hàng bán
Áp dụng công thức trên, kết hợp với phương pháp thay thế liên hoàn có
thể xác định được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố (số tuyệt đối) đến Doanh
thu bán hàng, doanh thu xuất khẩu.
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: TrÇn ViÖt Linh - K36 D5 32
+ Tỷ trọng: là chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ % của một chỉ tiêu cá thể so với chỉ
tiêu tổng thể.
Tỷ trọng được sử dụng trong phân tích tình hình xuất khẩu hàng hoá theo
thị trường, dựa vào công thức này ta sẽ tính được từng thị trường có kim ngạch
xuất khẩu chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng số.
+ Tỷ suất: là một chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ so sánh giữa một chỉ tiêu
này với một chỉ tiêu khác có liên hệ chặt chẽ và tác động lẫn nhau: tỷ suất chi
phí, tỷ suất lợi nhuận, tỷ suất tự tài trợ, tỷ suất đầu tư. Nó được sử dụng trong
phân tích hiệu quả kinh doanh xuất khẩu. Dựa vào tỷ suất như tỷ suất lợi nhuận
ta sẽ biết được lợi nhuận doanh nghiệp thu được thực tế so với doanh thu là bao
nhiêu, hay tỷ suất chi phí phản ánh tình hình sử dụng chi phí thực tế thể hiện
việc tiết kiệm hay lãng phí chi phí.
Tỷ suất LNXK trên doanh thu =
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn =
Số tổng
th
= Tỷ trọng
(%)
Số cá
bi t
100
LN XK trước thuế (sau
thu )
Doanh thu
thu n
100
LN XK trước thuế
(sau thu )
Tổng vốn kinh doanh
bình quân
100
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: TrÇn ViÖt Linh - K36 D5 33
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: TrÇn ViÖt Linh - K36 D5 34
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH VÀ HIỆU QUẢ
KINH DOANH XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU
TẠP PHẨM HÀ NỘI
I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU TẠP PHẨM HÀ NỘI
Tên công ty: Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà Nội
Tên giao dịch: tocontap
Trụ sở: 36 Bà Triệu – Quận hoàn kiếm – Hà Nội
1. Quá trình hình thành và phát triển
Tổng công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà Nội được thành lập ngày
5/3/1956, trực thuộc Bộ Công Thương. Trong nền kinh tế tập trung với quy mô
là một tổng công ty, công ty là một doanh nghiệp chủ đạo của nhà nước trong
hoạt động ngoại thương.
Với hơn 10 lần tách nhập, tổ chức của công ty có nhiều sự thay đổi: tách
dần một số bộ phận để thành lập các công ty khác như: Artexport, Bartex,
Textimex, Mecanimex…
Theo quyết định số 333/TM – TCCB về việc sắp xếp lại các Doanh
nghiệp nhà nước do Bộ Thương Mại ban hành ngày 31/03/1993, tổng công ty
được đổi thành Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà Nội.
Đây là một công ty có bề dầy lịch sử buôn bán quốc tế lâu năm nhất ở
Việt Nam. Công ty đã xác lập mối quan hệ kinh tế – quốc tế với trên 70 nước và
khu vực trên toàn thế giới. Hoạt động của công ty không chỉ hạn chế trong lĩnh
vực XNK đơn thuần mà đã mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác như: tiếp nhận gia
công, lắp ráp, sản xuất theo mẫu mã kiểu dáng mà khách hàng yêu cầu, đổi
hàng, hợp tác đầu tư xí nghiệp để sản xuất hàng XNK, đại lý nhập khẩu, chuyển
khẩu…
Các chi nhánh công ty trong và ngoài nước thuộc công ty:
+ Chi nhánh tocontap tại TPHCM: 1168D - Đường 312 – Quận 11
+ Chi nhánh tocontap tại Hải Phòng: 96A – Nguyễn Đức Cảnh
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: TrÇn ViÖt Linh - K36 D5 35
+ Xí nghiệp tocan chuyên sản xuất chổi quét sơn, con lăn tường liên doanh
với Canada.
+ Các văn phòng đại diện tại Đức, Nga, Séc, Hungari
Công ty là một đơn vị hạch toán độc lập có tư cách pháp nhân tự chủ về
mặt tài chính, có tài khoản VNĐ và ngoại tệ tại ngân hàng và có con dấu riêng,
công ty hoạt động theo luật pháp nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
và theo điều lệ tổ chức của công ty.
2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty
* Chức năng của công ty
Trong cơ chế thị trường, công ty được trao quyền tự chủ kinh doanh, tìm
kiếm bạn hàng, tự hạch toán kinh doanh và đảm bảo kinh doanh có lãi. Ngoài ra,
công ty phải tiếp tục hoàn thành các chỉ tiêu do Bộ Thương Mại giao cho. Tạo
lập tốt các mối quan hệ hợp tác kinh doanh lâu dài, đảm bảo tăng trưởng vốn và
cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên.
Mục đích kinh doanh của công ty là thông qua các hoạt động XNK, sản
xuất, liên doanh, hợp tác đầu tư sản xuất để khai thác có hiệu quả nguồn vật tư
nguyên liệu và nhân lực của đất nước, đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu tăng thu
ngoại tệ cho đất nước.
- Nội dung hoạt động:
Chi nhánh
TPHCM
Công ty XNK
tạp phẩm H
Xí nghiệp
TOCAN
Chi nhánh Hải
Phòng
Đại diện
công ty tại
Đức, Nga,
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: TrÇn ViÖt Linh - K36 D5 36
+ XNK các mặt hàng tạp phẩm và vật tư, nguyên liệu để phục vụ nhu cầu
sản xuất và tiêu dùng trong nước do công ty khai thác từ mọi thành phần kinh tế
trong và ngoài nước và do công ty tự sản xuất và liên doanh, liên kết hợp tác đầu
tư với tổ chức và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế.
+ Nhận XNK uỷ thác, làm đại lý, môi giới mua bán các mặt hàng cho các
tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài theo quyết định
của nhà nước và Bộ Thương Mại.
+ Tổ chức sản xuất gia công hàng XNK, liên doanh liên kết hợp tác
đầu tư sản xuất, tiêu thụ sản phẩm với các tổ chức trong và ngoài nước.
* Nhiệm vụ của công ty
+ Xây dựng và tổ chức có hiệu quả các kế hoạch sản xuất kinh doanh
trong đó có kế hoạch xuất nhập khẩu
+ Tạo điều kiện cho các đơn vị trực thuộc, đơnvị liên doanh áp dụng các
biện pháp có hiệu quả để nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu
+ Tự tạo nguồn vốn, đảm bảo tự trang trải về mặt tài chính, bảo toàn vốn,
đáp ứng yêu cầu phục vụ phát triển kinh tế và XNK của đất nước. Quản lý sử
dụng theo đúng chế độ và có hiệu quả các nguồn đó.
+ Tiếp cận thị trường, nghiên cứu khả năng sản xuất, nhu cầu thị trường,
cải tiến mẫu mã, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng
hàng hoá, tăng năng lực cạnh tranh cho hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
trong nước và nhu cầu xuất khẩu.
+ Tuân thủ các chế độ, chính sách, luật pháp quy định liên quan đến hoạt
động của đơn vị. Thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng kinh tế nói chung, hợp
đồng ngoại thương nói riêng. Sau khi ký kết hợp đồng với khách hàng nước
ngoài phải sao chụp hợp đồng gửi cho phòng KTTC. Tuân thủ sự quản lý của
cấp trên thực hiện đúng nghĩa vụ với cơ quan cấp trên với nhà nước.
+ Không ngừng cải thiện điều kiện lao động nhằm nâng cao năng suất lao
động từ đó nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên và hiệu quả kinh tế.
3. Tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: TrÇn ViÖt Linh - K36 D5 37
Khi chuyển sang kinh doanh thích ứng với nền kinh tế thị trường, công ty
cần phải có một bộ máy chỉ đạo kinh doanh ngọn nhẹ và nhạy bén để các bộ
phận trong cơ cấu tổ chức có thể liên hệ mật thiết với nhau đảm bảo tính đồng
bộ của toàn bộ hệ thống. Vì vậy, trướckia tocontap có 10 phòng quản lý, 1992
có 7 phòng hiện nay sắp xếp thu gọn còn lại 4 phòng, đồng thời công ty cũng
phải giải thể những phòng kinh doanh kém hiệu quả, thành lập một số phòng
kinh doanh mới năng động và hiệu quả hơn.
Hiện nay Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà Nội có cơ cấu tổ chức
bộ máy quản lý như sau:
Nhiệm vụ các phòng ban:
+ Tổng giám đốc là người đứng đầu công ty chịu trách nhiệm trước pháp
luật và bộ thương mại về các hoạt động và hiệu quả kinh doanh toàn công ty.
Điều hành quản lý công ty theo luật doanh nghiệp và các quy định khác có liên
Phòng tổng
hợp
Phòng
h nh
Phòng t i
chính kế
Các đơn vị
thuộc
Phòng tổ
chức v quản
Phó tổng giám
đ c
Tổng giám
đốc
Phòng kinh
doanh
XNK1…XNK
Các chi
nhánh
t i các
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: TrÇn ViÖt Linh - K36 D5 38
quan theo thoả ước lao động, hợp đồng lao động, quy chế điều khiển của công
ty.
+ Phó giám đốc là người trực tiếp giúp tổng giám đốc điều hành hoạt
động kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về sự uỷ
quyền đó.
+ Phòng tổ chức và quản lý lao động: tổ chức quản lý lao động của công
ty theo nhiệm vụ của công ty, yêu cầu điều động, sắp xếp bố trí lao động của
tổng giám đốc trên cơ sở nắm vững các quy định về tổ chức, lao động tiền
lương quy định của bộ luật lao động.
Làm kế hoạch tuyển dụng lao động theo mục đích sản xuất kinh doanh,
giải quyết khiếu nại, vướng mắc về quyền lợi của người lao động trong công ty,
bảo vệ chính trị nội bộ phòng gian bảo mật.
+ Phòng tổng hợp: tổng hợp các vấn đề đối nội, đối ngoại sản xuất kinh
doanh. Thu thập nắm bắt thông tin mới nhất trong và ngoài nước có liên quan
đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Tìm hiểu, tìm kiếm đối tác để hợp tác kinh doanh cho công ty, phiên dịch,
biên dịch các tài liệu giúp tổng giám đốc nắm được tình hình diễn biến hàng
ngày.
Thống kê và lập bảng biểu hướng dẫn các đơn vị sản xuất kinh doanh, xây
dựng kế hoạch quý, tháng, năm.
Tổng hợp và phân tích các dữ liệu, số liệu phát sinh, cung cấp cho tổng
giám đốc kịp thời điều chỉnh sản xuất kinh doanh, làm các báo cáo định kỳ trình
tổng giám đốc, bộ chủ quản, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan. Tập
trung những ý kiến bằng văn bản công việc có liên quan chung đến tổng giám
đốc xem xét quyết định
Theo dõi đôn đốc ghi sổ những hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu
thông qua giấy phép và tờ khai hải quan để từ đó giám đốc có thể nắm chắc hoạt
động XNK của các phòng kinh doanh. Hàng tháng vào ngày 04 cung cấp các số
liệu thực hiện kim ngạch của từng phòng để tính lương.
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: TrÇn ViÖt Linh - K36 D5 39
+ Phòng kế toán tài chính:
Với chức năng giám đốc đồng tiền thông qua việc kiểm soát quản lý tiền
vốn và tài sản của công ty. Phòng có chức năng:
Hướng dẫn các đơn vị sản xuất kinh doanh về nghiệp vụ mở sổ sách
theo dõi hoạt động của đơn vị, theo quyđịnh của chế độ báo cáo thống kê kế
toán hạch toán nội bộ, theo quy định của công ty và hướng dẫn của bộ tài
chính.
Kiểm tra, kiểm soát các phương án kinh doanh đã được Tổng giám đốc
duyệt. Thường xuyên đối chiếu chứng từ để các đơn vị hạch toán chính xác.
Tham gia góp ý và chịu trách nhiệm về các kiến nghị của mình về từng
phương án kinh doanh cụ thể xác định kết quả kinh doanh để tính trả lương
cho các đơn vị. Xây dựng phương thức quy chế, hình thức cho vay vốn, giám
sát theo dõi việc sử dụng vốn vay của công ty và bảo lãnh ngân hàng. Nắm
chắc chu trình luân chuyển vốn của từng hợp đồng, phương án nhằm ngăn
chặn nguy cơ sử dụng vốn kém hiệu quả, huặc mất vốn, không để tình trạng
này xảy ra vì buông lỏng quản lý, vi phạm nguyên tắc quản lý tài chính tiền
tệ.
Lập quỹ dự phòng để giải quyết các phát sinh bất lợi trong sản xuất kinh
doanh. Chủ động sử lý khi có những thay đổi về tổ chức nhân sự lao động có
liên quan đến tài chính.
+Phòng hành chính quản trị: chức năng chính là phục vụ sản xuất kinh
doanh, quản lý hành chính văn thư lưu trữ dữ liệu, hồ sơ chung, phương tiện
thiết bị đã mua sắm để phục vụ cho quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh
trong toàn công ty có hiệu quả và tiết kiệm.
Ngoài ra phòng còn có chức năng khác như:
Cất trữ bảo quản, giữ gìn những tài sản hiện có không để hư hỏng mất
mát, xuống cấp huặc xảy ra cháy nổ.
Đề xuất mua sắm các phương tiện làm việc và các nhu cầu sinh hoạt
của công ty, sửa chữa, bảo vệ an toàn cơ quan.
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: TrÇn ViÖt Linh - K36 D5 40
Duy trì thời gian làm việc, giữ gìn vệ sinh đảm bảo môi trường công
ty sạch đẹp. Đáp ứng nhu cầu cần thiết của lãnh đạo và các phòng ban trong
công ty về điều kiện làm việc như chống nóng, chống mất cắp và có biện pháp
ngăn ngừa kẻ trộm đột nhập vào cơ quan lấy tài liệu.
+ Phòng kinh doanh: với người đại diện là trưởng phòng được giám đốc
uỷ quyền ký kết các hợp đồng, uỷ thác theo phương án kinh doanh đã được giám
đốc duyệt và phải chịu trách nhiệm trước giám đốc về sự uỷ nhiệm đó.
Phòng kinh doanh XNK1: chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu các
mặt hàng sản phẩm bằng giấy, từ giấy như bột giấy, giấy báo, vở, giấy than, giấy
in, các loại máy vi tính, máy in laser và phụtùng…
Phòng kinh doanh XNK 2: chuyên kinh doanh các loại văn phòng phẩm,
đồ dùng học sinh, dụng cụ thể thao. Các mặt hàng gốm sứ, mỹ nghệ sơn mài.
Các loại đồ dùng bằng nhựa, các dụng cụ cầm tay trong gia đình và cho công
việc nội trợ, nhạc cụ, đồ chơi trẻ em.
Phòng kinh doanh XNK 3: chuyên kinh doanh các mặt hàng may mặc,
hàng dệt kim, hàng len dạ, các nguyên vật liệu dùng cho ngành dệt như bông tự
nhiên, bông tổng hợp, tơ len tự nhiên, tơ len nhân tạo…
Phòng XNK 4: chuyên kinh doanh các mặt hàng về thiết bị điện, điện tử
hàng gia dụng, thiết bị văn phòng, cáp điện các loại…
Phòng XNK7: chuyên kinh doanh các mặt hàng nông lâm sản…
Phòng XNK8: chuyên kinh doanh XNK các mặt hàng nông sản, thuỷ sản,
thủ công mỹ nghệ tạp phẩm.
Ngoài các mặt hàng chuyên doanh như trên các phòng còn XNK các mặt
hàng khác khi có nguồn hàng và thị trường thích hợp đảm bảo kinh doanh có
hiệu quả.
Để nâng cao hiệu quả phòng XNK 5 sát nhập vào phòng XNK 8.
4. Đội ngũ lao động của công ty
Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà Nội có 390 cán bộ công nhân viên
bao gồm cả cán bộ quản lý. Năm nay so với năm trước thì công ty có không sự
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: TrÇn ViÖt Linh - K36 D5 41
thay đổi về số lượng nhân viên nhưng có sự thay đổi về nhân sự. Một số người
đến tuổi đã về hưu và những người trẻ tuổi vừa mới ra trường được công ty nhận
vào làm việc.
Toàn bộ nhân viên trong công ty đều là những người có trình độ đại học,
cao đẳng huặc trung cấp. Mọi người từ giám đốc đến các nhân viên đều có tình
thần làm việc tốt, sáng tạo, nhiệt tình trong công việc góp phần tạo nên thành
công của công ty như ngày nay.
Từ khi thành lập đến nay, công ty đã từng bước sắp xếp điều chỉnh phân
công đúng người đúng việc, chọn lựa những sinh viên mới ra trường hay những
người có năng lực nghiệp vụ chuyên môn để nhận vào làm tại công ty. Điều này
không những giúp cho công ty có được đội ngũ lao động năng động, sáng tạo
làm việc có hiệu quả mà còn góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân. Bên
cạnh những người làm việc có kinh nghiệm, kiến thức thì còn có một bộ phận
những nhân viên trẻ năng động sáng tạo trong công việc đã tạo nên một không
khí làm việc lành mạnh, hăng say góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy doanh
nghiệp phát triển.
Các nhân viên trong công ty được hưởng chế độ lao động theo quy định:
bảo hiểm, khen thưởng, nghỉ phép, hưởng lương phù hợp với công việc của mỗi
người. Mức thu nhập bình quân của nhân viên trong công ty được trình bày qua
biểu sau:
Qua bảng trên ta thấy đời sống của cán bộ công nhân viên ngày càng được
nâng cao. Như vậy các nhân viên trong công ty được quan tâm cả về vật chất lẫn
tinh thần, họ sẽ làm việc ngày càng tốt hơn để làm cho doanh nghiệp kinh doanh
ngày một hiệu quả.
Chỉ tiêu Kỳ này Kỳ trước
1. Tổng quỹ lương 5.163.000.000 6.915.229.166
2. Tổng thu nhập 5.163.000.000
3. Lương bình quân 1.103.205 / tháng 1.381.940
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: TrÇn ViÖt Linh - K36 D5 42
5. Tình hình thực hiện công tác tài chính
5.1. Tình hình tổ chức và phân cấp quản lý tài chính
* Tổ chức bộ máy kế toán
Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà Nội là một đơn vị hạch toán kinh
doanh độc lập. Theo quy định của bộ thương mại công ty được quyền tự chủ về
tài chính, tự tổ chức kinh doanh theo quy định của nhà nước. Vì thế phòng kế
toán tài chính của công ty có nhiệm vụ tổ chức quản lý tài chính, hạch toán với
tư cách là đơn vị hạch toán độc lập. Bộ máy kế toán của công ty tổ chức hình
thức kế toán tập trung.
Để thực hiệntốt chức năng nhiệm vụ của mình nhằm nâng cao hiệu quả
kinh doanh tại công ty đã áp dụng chế độ thống kê kế toán do Bộ Tài Chính ban hành.
Năm tài chính của công ty bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 31 tháng 12
hàng năm. Tại công ty việc phân tích hoạt động kinh doanh được tiến hành mỗi
năm 1 lần theo quy chế hiện hành.
Do áp dụng chế độ kế toán tập trung nên tại các chi nhánh Hải Phòng,
Thành phố Hồ Chí Minh kế toán tiến hành thu thập chứng từ sử lý ban đầu sau
đó gửi lên phòng kế toán công ty để hạch toán tổng hợp.
Phòng kế toán của công ty gồm 10 người được phân công các phần hành
kế toán cụ thể:
- Trưởng phòng kế toán tài chính (kiêm kế toán trưởng) chịu trách nhiệm
điều hành chung công tác hạch toán của công ty và các đơn vị trực thuộc. Là
người trực tiếp thông tin báo cáo, giúp giám đốc lập phương án tự chủ tài chính.
- Phó phòng kế toán giúp việc kế toán trưởng và thay kế toán trưởng chịu
trách nhiệm điều hành chung công tác kế toán của công ty khi kế toán trưởng đi
vắng. Đồng thời quản lý các nghiệp vụ liên quan đến tiền gửi, tiền vay ngân hàng.
- Kế toán tổng hợp: có trách nhiệm kiểm tra đối chiếu tất cả các tài khoản
vào cuối tháng, quý, năm lập các biểu kế toán, báo cáo quyết toán, bảng cân đối
tài khoản, báo cáo kết quả kinh doanh.
- Các nhân viên phụ trách các phần hành kế toán gồm:
+ Kế toán hàng hoá phụ trách việc xuất nhập khẩu của một phòng cụ thể,
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: TrÇn ViÖt Linh - K36 D5 43
chịu trách nhiệm lượng hàng xuất nhập và theo dõi tiền hàng.
+ Kế toán chi phí kiêm kế toán máy: tập tập phân bổ mọi chi phí kinh
doanh của công ty cho hợp lý. Đồng thời có trách nhiệm tập hợp số liệu để đưa
vào máy vi tính, kiểm tra số liệu của báo cáo kế toán và bảng tổng kết tài sản.
+ Kế toán tiền lương và thanh toán nội bộ: có trách nhiệm về các khoản
chi trong nội bộ doanh nghiệp.
+ Kế toán thanh toán đối ngoại: thực hiện các giao dịch với ngân hàng,
chịu trách nhiệm về các khoản thanh toán với nước ngoài, kiểm tra và quản lý
chứng từ ngoại.
+ Kế toán TSCĐ: theo dõi sự tăng giảm TSCĐ, tính và trích khấu hao
TSCĐ theo chế độ quy định.
+ Thủ quỹ: quản lý giám sát số lượng tiền xuất nhập quỹ và tiền gửi ngân hàng.
+ Các nhân viên tại chi nhánh, đơn vị trực thuộc có trách nhiệm thu thập
sử lý sơ bộ chứng từ, định kỳ gửi về phòng kế toán công ty để theo dõi tập trung.
Sơ đồ phòng kế toán tài chính
Trưởng phòng kế
Phó phòng kế
toán
Kế toán
t ng h p
Phó phòng t i
chính
Bộ
phận
kế
toán
h ng
hoá v
Bộ
phận
kế
toá
n
chi
Bộ
phận
kế
toán
than
h
Bộ
phận
kế
toán
lươn
g v
Bộ
phận
kế
toán
TSCĐ
v kế
Thủ
quỹ
Các nhân viên
kế toán ở các
đ n v tr c
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: TrÇn ViÖt Linh - K36 D5 44
* Hình thức tổ chức ghi sổ kế toán của công ty
Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của công tác kế toán, đặc điểm kinh
doanh của công ty cũng như các hoạt động kinh tế, tài chính quy mô của công ty
gắn liền với khối lượng mức độ phức tạp của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh mà
công ty lựa chọn hình thức kế toán chứng từ ghi sổ.
Việc lựa chọn hình thức ghi sổ cái doanh nghiệp đăng ký với bộ tài chính.
đồng thời tuân thủ các quy định về hệ thống sổ sách và phương pháp ghi chép
theo hình thức kế toán đã lựa chọn. Việc công ty lựa chọn hình thức chứng từ
ghi sổ là phù hợp với nội dung kinh tế phát sinh. đặc biệt hình thức này có ưu
điểm là đơn giản dễ làm dễ kiểm tra, dễ đối chiếu.
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ – ghi sổ
Bảng cân đối số
phát sinh
Báo cáo t i
chính
Chứng từ
g c
Sổ quỹ Chứng từ
ghi s
Bảng tổng
hợp chứng
t g c
Sổ thẻ kế
toán
chi ti t
Sổ đăng ký
chứng từ
ghi s
SỔ Bảng tổng
hợp chi
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: TrÇn ViÖt Linh - K36 D5 45
Ghi chú:
5.2. Tình hình xây dựng các kế hoạch tài chính và việc thực hiện các kế
hoạch đó
Trong nền kinh tế thị trường luôn luôn có sự biến động, sự biến động đó
có thể là tốt cũng có thể là xấu đối với công ty. Công ty phải luôn tìm mọi biện
pháp chủ động đối phó với sự biến động đó để có thể tận dụng được mọi cơ hội
kinh doanh cũng như giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra.
Để có thể làm ăn có hiệu quả cao trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi mỗi
một doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một kế hoạch kinh doanh cụ thể. Kế
hoạch này phải đảm bảo công ty sẽ tận dụng hết được năng lực vật chất hiện có
để tạo ra lợi nhuận lớn nhất. Trong kế hoạch kinh doanh thì kế hoạch tài chính là
một bộ phận quan trọng nó giúp cho công ty sử dụng có hiệu quả các nguồn tài
chính đã hình thành trong công ty, tổ chức nguồn vốn hợp lý cho các dự án kinh
doanh, phân phối sử dụng lợi nhuận đúng mục đích.
Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm hà nội luôn tuân thủ đúng việc lập kế
hoạch tài chính một cách cẩn thận dựa trên các kết quả tài chính của năm trước,
kế hoạch tài chính phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, và
phù hợp với yêu cầu của bộ thương mại. Kế hoạch tài chính do cán bộ phòng kế
toán lập ra sau đó gửi lên Bộ Tài Chính để duyệt nếu Bộ Tài Chính chấp thuận
thì công ty sẽ thực hiện kế hoạch tài chính đó với sự đôn đốc, giám sát của
phòng kế toán. Việc lập kế hoạch tài chính là rất quan trọng, nó chính là mục
tiêu mà công ty cần phải hoàn thành từ đó so sánh kết quả thực hiện được với kế
hoạch đã đề ra công ty sẽ biết được năm qua tình hình tài chính của công ty có
hoàn thành kế hoạch do bộ thương mại giao cho hay không từ đó tìm ra nguyên
nhân và giải pháp để làm sao trong năm tới hoàn thành kế hoạch được giao. Kế
Ghi h ng
ng y
Ghi cuối
tháng
Đối chiếu,
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: TrÇn ViÖt Linh - K36 D5 46
hoạch tài chính chính là phương hướng hoạt động của công ty, nó giúp cho công
ty hoạt động không bị lệch lạc chệnh hướng khỏi mục tiêu chung của toàn công
ty đó là hiệu quả kinh doanh. Trong khi thực hiện kế hoạch công ty luôn tiến
hành phân tích, đánh giá tình thình thực hiện kế hoạch để tìm ra những sự cố
cũng như những diễn biến mới nảy sinh trong quá trình thực hiện để kịp thời
điều chỉnh, thúc đẩy qúa trình thực hiện tốt kế hoạch đề ra.
5.3 Cơ cấu nguồn vốn
Bất cứ một doanh nghiệp nào muốn hoạt động sản xuất kinh doanh đều
phải cần một số vốn nhất định ban đầu. Vốn là một đầu vào quan trọng nhưng
một vấn đề còn quan trọng hơn đặt ra cho mỗi doanh nghiệp là làm sao để sử
dụng vốn có hiệu quả. Việc phân chia nguồn vốn cho hợp lý là vấn đề cần được
quan tâm. Sau đây là cơ cấu nguồn vốn tại Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà
Nội.
Nguồn vốn Số đầu năm Số cuối năm
A. Nợ phải trả 92.938.498.922 95.429.366.326
I. Nợ ngắn hạn 65.040.010.552 60.457.266.378
II. Nợ dài hạn 23.832.339.110 34.972.099.948
B. Nguồn vốn chủ sở hữu 47.632.710.268 49.932.576.735
I. Nguồn vốn quỹ 46.899.812.023 48.080.781.409
II. Nguồn kinh phí, quỹ khác 732.898.245 1.851.795.326
Tổng nguồn vốn 140.571.209.190 145.361.943.061
Qua bảng trên ta thấy tổng nguồn vốn của công ty giảm tuy nhiên nguồn
vốn chủ sở hữu vẫn tăng và nợ ngắn hạn giảm xuống. Điều này chứng tỏ doanh
nghiệp kinh doanh có hiệu quả thì nguồn vốn chủ sở hữu mới tăng thêm, tăng
được khả năng tự chủ về tài chính vì giảm được các khoản nợ vay. Nguyên nhân
của việc tổng nguồn vốn giảm là do nợ dài hạn tăng lên và nguồn vốn quỹ cũng
tăng lên, công ty cần có kế hoạch cũng như xem xét lại cơ cấu nguồn vốn cho
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: TrÇn ViÖt Linh - K36 D5 47
thích hợp hơn nữa và có kế hoạch đối với các khoản nợ dài hạn cũng như việc
trích lập các quỹ trong doanh nghiệp cho hợp lý.
5.4 Tình hình tăng giảm nguồn vốn nguồn vốn chủ sở hữu
Nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn vốn kinh doanh được đầu tư từ các chủ
doanh nghiệp, nớ thể hiện quy mô của doanh nghiệp. Nguồn vốn này doanh
nghiệp hoàn toàn có quyền sử dụng vào mục đích kinh doanh, không phải hoàn
trả như nguồn công nợ (trừ khi có quyết định rút vốn của chủ sở hữu). Nguồn
vốn chủ sở hữu được hình thành từ vốn đầu tư ban đầu (vốn pháp định) và vốn
bổ sung từ lợi nhuận huặc từ các nguồn khác. Để phục vụ cho yêu cầu quản lý,
nguồn vốn chủ sở hữu được phân thành nguồn vốn kinh doanh, nguồn vốn đầu
tư xây dựng cơ bản, các quỹ xí nghiệp và các nguồn khác. Sự tăng giảm nguồn
vốn chủ sở hữu có ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng của vốn cho nhu cầu sản
xuất kinh doanh. Sau đây là số liệu về tình hình tăng giảm nguồn vốn chủ sở hữu
của Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà Nội.
Chỉ tiêu Số đầu kỳ Tăng trong kỳ Giảm trong kỳ Số cuối kỳ
I. Nguồn vốn kinh doanh 45.210.346.469 35.715.060 45.246.061.529
1. NSNN cấp 17.804.697.480 17.804.697.480
2. Tự bổ sung 27.405.648.989 35.715.060 27.441.364.049
II. Các quỹ 926.029.016 948.966.671 35.715.060 1.839.280.627
1. Quỹ phát triển kinh doanh 792.779.397 888.259.405 35.715.060 1.645.323.742
2. Quỹ nghiên cứu KH, ĐT
3. Quỹ dự phòng tài chính 133.249.619 60.707.266 193.956.885
III. Nguồn vốn ĐTXD cơ bản 306.903.165 306.903.165
1. Ngân sách cấp 17.508.579 17.508.579
2. Nguồn khác 289.394.586 289.394.586
IV. Quỹ khác 732.898.245 730.559.353 1.076.873.816 2.540.331.414
1. Quỹ KT 211.486.540 476.352.860 170.000.000 517.839.400
2. Quỹ phúc lợi 454.826.895 223.852.860 906.873.816 598.669.755
3. Quỹ DP mất việc làm 66.584.810 30.353.633 96.938.443
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: TrÇn ViÖt Linh - K36 D5 48
Qua bảng trên ta thấy trong năm 2003 doanh nghiệp hoạt động có kết quả
tốt thể hiện ở việc nguồn vốn kinh doanh tăng lên. Nguyên nhân không phải do
nhà nước cấp mà do doanh nghiệp tự bổ sung từ lợi nhuận để lại cho doanh
nghiệp. Nguồn vốn quỹ của doanh nghiệp cũng tăng chứng tỏ doanh nghiệp kinh
doanh có lợi nhuận và quan tâm đến việc bổ sung nguồn vốn quỹ. Nguồn vốn
đầu tư xây dựng cơ bản không có sự biến động. Trong năm tiếp theo doanh
nghiệp cần phát huy tốt hơn nữa thế mạnh của công ty mình để mở rộng quy mô
của công ty.
II. THỰC TRẠNG VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU VÀ HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU
1. Thực trạng về tổ chức phân tích
a) Các hình thức phân tích
Trong công tác hoạt động kinh tế có nhiều hình thức phân tích mỗi hình
thức đều có một ưu điểm riêng, tuỳ vào mục đích phân tích, yêu cầu của nhà
quản lý mà công ty lựa chọn hình thức phân tích cho phù hợp. Phòng tổng hợp
tại công ty có nhiệm vụ thu thập nắm bắt những thông tin mới nhất về thị trường
có liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh, thu thập số liệu, tài liệu từ các
phòng XNK1, XNK2 …. XNK8. Việc thu thập thông tin được thực hiện mỗi
tháng và số liệu cũng được tổng hợp sau mỗi kỳ kinh doanh.
Dựa vào yêu cầu quản lý và phân tích, phòng tổng hợp áp dụng hai hình
thức phân tích đó là phân tích nghiệp vụ và phân tích định kỳ.
* Phân tích nghiệp vụ
Phân tích nghiệp vụ được tiến hành thường xuyên liên tục tại công ty xuất
nhập khẩu Hà Nội. Công việc này là do phòng tổng hợp đảm nhận, phòng có
chức năng tổng hợp phân tích dữ liệu số liệu phát sinh cung cấp cho tổng giám
đốc để giúp giám đốc kịp thời điều chỉnh sản xuất kinh doanh, lập các báo cáo
định kỳ trình tổng giám đốc, bộ chủ quản và các cơ quan quản lý nhà nước có
liên quan. Hàng tuần, hàng tháng phòng tổng hợp đều tập hợp số liệu về kim
ngạch xuất khẩu của các phòng kinh doanh từ phòng xuất nhập khẩu 1 đến
phòng xuất nhập khẩu 8, xí nghiệp tocan, chi nhánh Hải Phòng, chi nhánh TP
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: TrÇn ViÖt Linh - K36 D5 49
HCM. Sau khi số liệu đã được kiểm tra kỹ lưỡng bởi các nhân viên trong phòng
tổng hợp để chắc chắn rằng số liệu là khớp đúng như trong hợp đồng thì trưởng
phòng tổng hợp tiến hành phân tích các số liệu đã thu thập được.
SAU ĐÂY LÀ BÁO CÁO KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU TỪ
1/1/2003 ĐẾN 31/3/2003
Sau khi đã phân tích về tình hình thực hiện xuất khẩu của các phòng so
với kế hoạch, so với cùng kỳ năm trước thì phòng tổng hợp những số liệu trên
lên phòng tổng giám đốc để giúp tổng giám đốc nắm vững tình hình kinh doanh
xuất khẩu từ đó tổng giám đốc có sự chỉ đạo kế hoạch kinh doanh cho thích hợp
với diễn biến tình hình thực tế.
Ngoài ra phòng Tài chính - Kế toán cũng đóng góp vào việc nhận định
tình hình tình hình kinh doanh, nhận ra những khó khăn đang xảy ra khi thực
hiện hợp đồng như việc ký quỹ mở L/C, hay việc kiểm tra các hợp đồng xuất
khẩu, tính toán các chi phí trong quá trình xuất khẩu… Kế toán trưởng là người
trực tiếp chỉ đạo các nhân viên thực hiện các công việc liên quan đến xuất khẩu
hàng hoá theo đúng quy định và phù hợp với tình hình diễn biến của thị trường.
Kế toán trưởng cũng đưa ra những nhận xét, đánh giá về các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh dựa trên sự ghi chép hạch toán của phòng kế toán từ đó tham mưu cho
giám đốc cũng như giúp giám đốc nắm được tình hình để đưa ra những quyết
định đúng đắn.
Phân tích nghiệp vụ có một ý nghĩa quan trọng, nó góp phần thúc đẩy
thực hiện tốt các chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra, phát hiện và ngăn ngừa kịp thời
những mâu thuẫn tồn tại huặc những khó khăn mới nảy sinh. Công ty xuất nhập
khẩu Hà Nội hiểu rõ tầm quan trọng của công tác phân tích nghiệp vụ nên các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty luôn được phân tích một cách thường
xuyên toàn diện để làm sao nắm bắt được trung thực, chính xác diễn biến kinh
doanh từ đó đưa ra những quyết định đúng giúp cho hoạt động kinh doanh được
liên tục thông suốt.
* Phân tích định kỳ
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: TrÇn ViÖt Linh - K36 D5 50
Cứ sau mỗi kỳ kinh doanh công ty đều tiến hành phân tích định kỳ. Số
liệu dùng để phân tích là những số liệu tổng hợp do phòng kế toán cung cấp và
số liệu do phòng tổng hợp thu thập và tổng hợp. Mục đích của việc phân tích
này không nằm ngoài mục đích là kiểm tra đánh giá lại tình hình thực hiện các
chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra, qua đó xác định chính xác kết quả kinh doanh. Đồng
thời qua phân tích cũng tìm ra những mâu thuẫn tồn tại, những nguyên nhân ảnh
hưởng khách quan cũng như chủ quan từ đó đề ra những phương hướng biện
pháp cải tiến, hoàn thiện làm cơ sở căn cứ cho việc xây dựng kế hoạch kỳ tới.
Tuy nhiên việc phân tích định kỳ tại công ty không được thực hiện như lý
thuyết. Ngoài các báo cáo tài chính do phòng kế toán lập: báo cáo kết quả kinh
doanh, bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bảng cân đối tài khoản
thì cuối năm công ty có lập một báo cáo tổng kết năm trong đó nêu lên những
kết quả mà công ty đã đạt được, đưa ra những tồn tại cần phải khắc phục, đưa ra
phương hướng và kế hoạch hoạt động cho năm sau.
Sau đây là một vài nét chính trong Báo cáo tổng kết năm 2003 của
Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà Nội
Phần I
Tình hình hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu
1/ Kế hoạch bộ giao cả năm 24.000.000 USD
Trong đó: Xuất khẩu: 7.000.000 USD
Nhập khẩu 17.000.000 USD
2/ Công ty đã thực hiện cả năm 25.892.479 USD
Trong đó: Xuất khẩu: 6.751.486 USD
Nhập khẩu: 19.141.011 USD
Như vậy, cả năm công ty đã thực hiện kim ngạch XNK = 107,89% so với chỉ
tiêu được giao và = 104,05% so với kim ngạch thực hiện năm 2002.
Phần II
Tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính
I. Vốn kinh doanh
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: TrÇn ViÖt Linh - K36 D5 51
+ Vốn lưu động : 25.827 triệu đồng
+ Vốn cố định: 19.165 triệu đồng
II. Các chỉ tiêu tài chính cơ bản: kế hoạch thực hiện
1. Doanh thu (triệu đồng) 280.000 327.468
2. Các khoản nộp ngân sách (triệu đồng) 38.542 45.563
Thuế GTGT 16.000 16.936
Thuế XNK 17.870 23.613
Thuế TTĐB 4.000 4.345
Thuế TNDN 672 672
3. Phí trực tiếp (triệu đồng) 15.494
4. Phí quản lý (triệu đồng) 2.465
5. Lợi nhuận (triệu đồng) 2.100
6. Thu nhập bình quân người / tháng
2.100.000
Năm 2003, công ty đã nỗ lực phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt
mức các chỉ tiêu tài chính được giao, cụ thể là:
+ Doanh thu đạt 327.468 triệu đồng, bằng 116,9% kế hoạch và bằng
113,9% năm 2002.
+ Nộp ngân sách đạt 45.563 triệu đồng, bằng 118,2% kế hoạch và bằng
105% năm 2002.
+ Lợi nhuận đạt 2.100 triệu đồng, bằng 100% kế hoạch và bằng 106% năm.
Phần III
Phương hướng công tác năm 2004
Năm 2004 là năm có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện kế hoạch 05
năm 2001 – 2005. Sự ổn định và phát triển của các doanh nghiệp, trong đó có
công ty ta đóng góp một phần quan trọng trong việc thực hiện các chỉ tiêu
kinh tế xã hội của đất nước. Phát huy những kết quả đạt được trong năm
2003, toàn thể cán bộ trong công ty trên dưới một lòng đoàn kết nhất trí, nỗ
lực phấn đấu vì sự phồn vinh của công ty trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: TrÇn ViÖt Linh - K36 D5 52
tế, luôn luôn tự học hỏi và tìm tòi sáng tạo để tự mình theo kịp sự tiến triển
của xã hội, thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu được giao là:
1. Kim ngạch xuất nhập khẩu: 26.500.000 USD
Trong đó: + Xuất khẩu 7.500.000 USD
+ Nhập khẩu 19.000.000 USD
2. Doanh thu: 330 tỷ VNĐ
3. Nộp ngân sách: 41,7 tỷ VNĐ
4. Lợi nhuận: 2,2 tỷ VNĐ
Để thực hiện các chỉ tiêu trên chúng ta phải thực hiện các biện pháp sau:
+ Củng cố và mở rộng thị trường ngoài nước để tăng mạnh kim ngạch
xuất khẩu. Cần phải củng cố những mặt hàng đang xuất và mở rộng thêm
mặt hàng mới vào thị trường truyền thống của công ty là Canada, Nam mỹ
như chilê, argentina, đồng thời tích cực chào bán hàng cho các thị trường mới
như Châu phi, trung đông, các nước ASEAN… tích cực tham gia các hoạt
động xúc tiến thương mại để phát hiện và kịp thời nắm bắt các cơ hội kinh
doanh, đẩy mạnh xuất khẩu.
+ Chủ động gắn bó với cơ sở sản xuất trong nước để tạo nguồn cung cấp
hàng xuất khẩu ổn định, đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu phù hợp với nhu
cầu, thị hiếu luôn thay đổi của thế giới, tạo ra những mặt hàng có giá thành
rẻ, chất lượng cao, tạo sức cạnh tranh cho hàng xuất khẩu.
+ Mở rộng hoạt động của công ty sang lĩnh vực sản xuất để tạo sự cân
bằng trong hoạt động kinh doanh của công ty có cả sản xuất và kinh doanh.
+ Giải quyết dứt điểm các công nợ đang tồn đọng và giải phóng nhanh
hàng tồn kho.
2. Tổ chức công tác phân tích
Công tác phân tích có ảnh hưởng đến kết quả phân tích. Nếu công tác
phân tích được chuẩn bị tốt, kỹ lưỡng, cẩn thận thì sẽ có nhận xét đánh giá
khách quan trung thực về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, tìm ra được
những khó khăn trong quá trình kinh doanh từ đó mới đề ra được biện pháp điều
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: TrÇn ViÖt Linh - K36 D5 53
chỉnh. Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm hà nội là một công ty nhà nước trực
thuộc bộ thương mại, mọi hoạt động kinh doanh đều do giám đốc chịu trách
nhiệm điều hành và quản lý. Do vậy để phục vụ cho việc ra quyết định kinh
doanh của mình luôn chính xác và có hiệu quả thì tổng giám đốc trực tiếp chỉ
đạo công việc phân tích hoạt động kinh doanh trong công ty và phòng tổng hợp
được giao nhiệm vụ đó. Bên cạnh phòng tổng hợp thì kế toán trưởng cũng có
trách nhiệm trong việc nhận định tình hình kinh doanh. Kế toán trưởng trực tiếp
chỉ đạo các nhân viên của mình lập các báo cáo tài chính để phản ánh trung thực
tình hình tài chính của công ty từ đó tham mưu và giúp giám đốc có cái nhìn
tổng quát về tình hình kinh doanh của công ty. Qua một thời gian thực tập tại
công ty em thấy phòng tổng hợp tổ chức công tác phân tích như sau:
+Chuẩn bị phân tích: công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm hà nội có tham
gia vào hoạt động xuất khẩu vì vậy sau mỗi kỳ kinh doanh công ty đều tiến hành
phân tích tình hình xuất khẩu và hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của công ty.
Trước khi phân tích thì phòng tổng hợp tiến hành thu thập thông tin số liệu từ
phòng kinh doanh XNK 1 đến XNK 8 sau đó kiểm tra lại số liệu đã thu thập
được để đảm bảo số liệu hiện có là khớp đúng về mọi mặt. Số liệu dùng để phân
tích tình hình xuất khẩu là do phòng kinh doanh cung cấp còn số liệu để phân
tích hiệu quả kinh doanh xuất khẩu là do phòng kế toán cung cấp.
+ phân tích: Sau khi đã thu thập và sử lý số liệu phòng tổng hợp tiến
hành phân tích tình hình và hiệu quả kinh doanh xuất khẩu. Phương pháp được
sử dụng để phân tích là phương pháp so sánh, phương pháp biểu mẫu phương
pháp số chênh lệch. Nội dung phân tích tình hình xuất khẩu: phân tích tình hình
xuất khẩu theo phòng kinh doanh, phân tích chung tình hình xuất khẩu, phân
tích tình hình xuất khẩu theo các đơn vị trực thuộc, theo các mặt hàng chủ yếu.
Các chỉ tiêu được chọn để phân tích hiệu quả xuất khẩu là lợi nhuận, tỷ suất lợi
nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên nguồn vốn chủ sở hữu, sau mỗi
bảng biểu mà phòng lập ra đều có nhận xét đánh giá nhưng còn sơ sài, chung
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: TrÇn ViÖt Linh - K36 D5 54
chung chưa chỉ ra được các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu và nhân
tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty.
Công ty không đi sâu phân tích từng nội dung cụ thể nào nên cũng không
có các báo cáo phân tích được lập theo quy định mà việc lập biểu phân tích tình
hình và hiệu quả xuất khẩu được phản ánh hết vào báo cáo tổng kết năm, trong
báo cáo đó trình bày một cách khái quát tóm lược tình hình kinh doanh của
công ty trong đó có tình hình xuất khẩu và hiệu quả xuất khẩu. Báo cáo tổng kết
năm được công bố công khai cho mọi thành viên trong công ty được biết.
Trên đây là các bước tiến hành phân tích sau mỗi kỳ kinh doanh, qua các
bước trên ta thấy Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà Nội cũng chú trọng đến
công tác phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên việc phân
tích này vẫn còn nhiều thiếu sót cần phải thay đổi để phát huy vai trò của phân
tích hoạt động kinh tế trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh.
2. Thực trạng về nội dung phân tích tình và hiệu quả xuất khẩu
2.1/ Thực trạng về nội dung phân tích tình hình xuất khẩu
2.1.1 Phân tích chung tình hình xuất khẩu
Sau mỗi một kỳ kinh doanh công ty tiến hành phân tích chung tình hình
xuất khẩu để thấy được mức độ hoàn thành kế hoạch do bộ giao bằng cách so
sánh doanh số xuất khẩu thực tế công ty đạt được và doanh số kế hoạch do
Bộ giao cho.
Biểu 1: Phân tích chung tình hình xuất khẩu
Đơn vị tính: USD
Chỉ tiêu
Kế hoạch
Thực hiện
Chênh lệch
Số tiền Tỷlệ (%)
Tổng doanh số xuất khẩu 7.000.000 6.751.486 -248.514 -3.55
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: TrÇn ViÖt Linh - K36 D5 55
Về xuất khẩu: Năm 2003 kim ngạch xuất khẩu của công ty không hoàn thành so
với kế hoạch đã định. Kim ngạch xuất khẩu đạt 6.751.486 USD giảm 248.514
USD so với kế hoạch tương ứng với tỷ lệ giảm 3,55%. Năm 2003 công ty thực
hiện kim ngạch xuất khẩu thấp, chưa xứng với tiềm năng hiện có của công ty.
Một mặt do nguyên nhân khách quan là kinh tế thế giới năm qua có nhiều khó
khăn, sức mua giảm, giá thành hàng xuất khẩu Việt Nam còn cao nhưng yếu tố
chủ quan của chúng ta là chính. Chúng ta thiếu sự gắn kết, hợp tác thực sự với
các cơ sở sản xuất nên nguồn cung cấp hàng xuất khẩu cho chúng ta không ổn
định, còn mang tính chất thu gom là chính. Nghiệp vụ giao dịch chào bán hàng
xuất khẩu của cán bộ còn yếu, về tư tưởng còn ngại làm hàng xuất khẩu vì làm
hàng xuất khẩu cần phải đầu tư thời gian, công sức, chi phí. Chính vì vậy kim
ngạch của chúng ta còn thấp. Việc này nguyên nhân đã rõ, chúng ta cần rút kinh
nghiệp, tìm ra biện pháp khắc phục để đẩy mạnh xuất khẩu năm 2004, phấn đấu
đạt kế hoạch xuất khẩu Bộ giao năm 2004 cho công ty là 7,5 triệu USD.
2.1.2 Phân tích tình hình xuất khẩu theo năm
Phân tích tình hình xuất khẩu theo năm nhằm thấy được tốc độ phát triển
của doanh thu xuất khẩu qua các năm, xu hướng biến động của doanh thu theo
chiều hướng nào tăng hay giảmlàm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch xuất khẩu
cho phù hợp.
Biểu 2: Phân tích tình hình xuất khẩu theo năm
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003
Tổng doanh thu 187.150.996.333 292.330.059.525 288.237.355.415 339.452.206.648
Doanh thu xuất khẩu 28.752.502.287 58.198.858.451 52.473.706.581 47.533.635.239
Tốc độ phát triển định
gốc của tổng DT
100 156,2 154 181.3
Tốc độ phát triển định
gốc của DTXK
100 178,1 182,5 165,3
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: TrÇn ViÖt Linh - K36 D5 56
Tốc độ phát triển của tổng doanh thu có xu hướng tăng, giảm không đều qua các
năm, năm 2002 tốc độ phát triển của doanh thu có giảm đi chút ít so với năm
2001 là 2,2% nhưng đến năm 2003 thì tốc độ phát triển của doanh thu lại cao
hơn so với năm 2002 là 27,3%.
Tốc độ phát triển của doanh thu xuất khẩu lên xuống thất thường. Trong
năm 2001, 2002 thì tốc độ tăng của doanh thu rất cao so với năm 2000 nhưng
đến năm 2003 thì tốc độ tăng của doanh thu lại giảm xuống. Như vậy công ty
cần phải nâng cao kim ngạch xuất khẩu và ổn định tốc độ phát triển của doanh
thu.
2.1.3 Phân tích tình hình xuất khẩu theo tháng
Để thực hiện tốt kế hoạch xuất khẩu đòi hỏi công ty phải theo dõi kim
ngạch xuất khẩu qua từng tháng, từng quý làm cơ sở căn cứ cho việc tổ chức chỉ
đạo và quản lý kinh doanh. Phân tích tình hình xuất khẩu theo tháng nhằm mục
đích thấy được mức độ và tiến độ hoàn thành kế hoạch xuất khẩu. Đồng thời qua
phân tích cũng thấy được sự biến động của kim ngạch xuất khẩu ở các thời điểm
khác nhau và những nhân tố ảnh hưởng của chúng để có chính sách và biện pháp
thích hợp trong việc chỉ đạo kinh doanh. Hơn nữa việc phân tích tình hình xuất
khẩu theo tháng cũng giúp công ty biết được tình hình xuất khẩu qua từng tháng
có ổn định hay không, kim ngạch xuất khẩu cao hay thấp từ đó có biện pháp cải
thiện và có kế hoạch ổn định tình hình xuất khẩu qua các tháng để không có tình
trạng tháng thì xuất khẩu được tháng thì không hay tháng thì kim ngạch xuất
khẩu cao tháng thì kim ngạch xuất khẩu thấp. Nội dung phân tích này là phù hợp
với yêu cầu của công ty vì kim ngạch xuất khẩu của công ty qua các tháng là
không đều nhau.
Hàng tháng tại phòng tổng hợp của công ty có tập hợp số liệu về kim
ngạch xuất khẩu để đánh giá tình hình xuất khẩu qua từng tháng. Sau đây là báo
cáo xuất khẩu tháng 12 năm 2003
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: TrÇn ViÖt Linh - K36 D5 57
Biểu 3: Phân tích tình hình xuất khẩu theo tháng
Đơn vị tính: USD
Mặt hàng/Nước ĐVT XK tháng 12 Luỹ kế XK 12 tháng
Số
lượng
Trị giá
(USD) Số lượng
Trị giá
(USD)
Tổng trị giá USD 446.294 6.751.486
_ Trong đó: MD "
GC " 40.297
_ Tự doanh: " 446.294 6.703.902
_ Uỷ thác " 7.287
1/ Canada " 2.947.700
2/ Úc " 100.054 396.154
3/ Lào " 474.811
4/ Anh " 155.783
5/ Hungari " 11.010
6/ Irắc " 318.118 2.091.600
7/ Philipin " 28.122 495.400
8/ Tây ban nha " 28.643
9/ Chilê " 37.950
10/ Nhật " 13.487
11/ Cộng hoà Séc " 5.000
12/Đức " 30.617
13/ Italia " 53.923
14/ U.A.E " 9.408
Mặt hàng/Nước đến 446.294 6.751.486
1. Chổi sơn " 346.240 3.483.157
_ Canada " 318.118 2.936.345
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: TrÇn ViÖt Linh - K36 D5 58
_Úc " 28.122 391.029
_ Anh " 155.783
2. Quần áo Chiếc 41.972
_ Canada " 11.355
_ Đức " 30.617
*3.Mây tre đan USD 22.895
_ Nhật " 13.487
_ U.A.E " 9.408
4.Gốm sứ, sơn
mài/TBN " 28.643
5.Đồ gỗ mỹ nghệ/Italia 53.923
6.Mỳ ăn liền / CH Séc 5.000
7. Ng.liệu sx mỳ/ Lào USD 100.054 474.811
8. VPP/ Irắc USD 2.091.600
9. Thảm cói / Hungari 11.010
10. Gạo /chile USD 538.475
Tổng kim ngạch xuất khẩu tháng 12 là 446.294 USD dẫn đến tổng
kim ngạch xuất khẩu 12 tháng là 6.751.486 USD trong đó gia công là 40.297
USD, xuất khẩu trực tiếp là 6.703.902 USD, xuất khẩu uỷ thác là 7.287 USD.
Như vậy kim ngạch xuất khẩu mà công ty đạt được chủ yếu là do công ty tự
xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu do gia công và uỷ thác đem lại chỉ chiếm
một phần rất nhỏ.
Thông qua báo cáo xuất khẩu từng tháng như trên thì công ty biết
được tổng trị giá xuất khẩu là bao nhiêu trong đó có chi tiết ra từng mục một
đó là hàng mậu dịch, hàng gia công, hàng xuất khẩu uỷ thác, và hàng xuất
khẩu trực tiếp. Báo cáo cũng cho biết công ty xuất khẩu sang thị trường nào,
mặt hàng gì với giá trị xuất khẩu như thế nào.
2.1.4 Phân tích tình hình xuất khẩu theo các phòng kinh doanh
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: TrÇn ViÖt Linh - K36 D5 59
Hàng tháng các phòng kinh doanh đều cung cấp số liệu cho phòng tổng
hợp, phòng tổng hợp phân tích tình hình xuất khẩu theo các phòng này bằng
bảng sau:
Biểu 4: Phân tích tình hình xuất khẩu theo các phòng kinh doanh
Đơn vị tính: USD
Phòng kinh doanh
Các chỉ tiêu kế
hoạc năm 2003
(USD)
Thực hiện năm
2003(USD)
% hoàn
thành kế
hoạch xuất
khẩu
Phòng XNK 1 300.000 315.000 105
Phòng XNK 2 673.000 538.542 80
Phòng XNK 3 456.000 396.758 87
Phòng XNK 4 587.000 422.897 72,04
Phòng XNK 6 400.000 425.421 106,3
Phòng XNK 7 384.000 295.857 77,04
Phòng XNK 8 700.000 752.123 107,4
Xí nghiệp TOCAN 3.000.000 3.234.152 107,8
Chi nhánh Hải Phòng 200.000 170.000 85
Chi nhánhTP. HCM 300.000 200.736 66,91
Tổng cộng 7.000.000 6.751.486 96,5
Như vậy công ty không hoàn thành kế hoạch xuất khẩu, % hoàn thành
kim ngạch xuất khẩu so với kế hoạch đạt 96,5% giảm 3,5%. đứng đầu về kim
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: TrÇn ViÖt Linh - K36 D5 60
ngạch xuất khẩu của công ty là xí nghiệp tocan với kim ngạch xuất khẩu là
3.234.152 USD, đứng thứ 2 là phòng XNK 8 với kim ngạch xuất khẩu là
752.123 USD và đứng thứ 3 là phòng XNK 2 với kim ngạch xuất khẩu là
538.542 USD.
Các bộ phận phòng ban đã có nhiều cố gắng để hoàn thành kế hoạch của
công ty giao, tuy nhiên hoạt động của các bộ phận chưa đều tay. Công ty có 11
bộ phận kinh doanh, trong đó có 4 phòng ban đã hoàn thành và hoàn thành vượt
chỉ tiêu kế hoạch:
1. Xí nghiệp TOCAN: 107,8% 3. Phòng XNK 6: 106,3%
2. Phòng XNK 8: 107,4% 4. Phòng XNK 1: 105%
có 6 bộ phận không hoàn thành kế hoạch xuất khẩu đó là phòng XNK 2, XNK 3,
XNK 4, XNK 7, chi nhánh Hải Phòng và chi nhánh TP. HCM
Xí nghiệp TOCAN: Năm 2003 mặc dù có nhiều biến động như phải điều
chuyển bố trí lại sản xuất, tình hình nước úng ngập kéo dài, cuối năm bị thiếu
hụt nguyên liệu trầm trọng song xí nghiệp vẫn cố gắng khắc phục để hoàn thành
các chỉ tiêu được giao như thực hiện kim ngạch XK là 3.234.152 bằng 107,8%
so với kế hoạch.
Hai chi nhánh tại Hải Phòng và tại T.P HCM: trong năm qua cả hai chi nhánh
đều được củng cố lại và bắt tay vào hoạt động kinh doanh, tuy kim ngạch chưa
cao nhưng đã đánh giá được sự ổn định và cố gắng của cả hai chi nhánh. Chi
nhánh Hải Phòng có triển vọng trở thành một bộ phận kinh doanh khá của công
ty.
2.1.6 Phân tích tình hình xuất khẩu theo các mặt hàng chủ yếu
Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà Nội kinh doanh xuất nhập khẩu rất
nhiều loại hàng hoá khác nhau, nhưng có những mặt hàng xuất khẩu là mặt hàng
chủ lực của công ty. Để biết được các mặt hàng chủ yếu đã được thực hiện xuất
khẩu so với kế hoạch như thế nào công ty sau mỗi kỳ kinh doanh công ty đã
thống kê như sau:
Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là:
LuËn v¨n tèt nghiÖp
SV: TrÇn ViÖt Linh - K36 D5 61
+ Chổi quét sơn: 3.483.157/ 3.000.000 USD KH
+ Hàng văn phòng phẩm: 2.091.600 / 1.000.000 KH
+ Hàng nông sản: 538.475 USD
+Hàng nguyên liệu xuất khẩu cho xí nghiệp liên doanh mỳ lào: 474.811 USD
+ Hàng xuất khẩu khác: 163.425 USD
So với năm 2002, xuất khẩu năm 2003 vượt trên 15% (6,751 / 5,853
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề tài Hoàn thiện nội dung phân tích tình hình và hiệu quả xuất khẩu.pdf