Tài liệu Luận văn Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp với việc nâng cao hiệu quả quản trị chi phí tại xí nghiệp xây lắp Điện – Công Ty Điện Lực I: Luận văn
Hoàn thiện kế toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm
xây lắp với việc nâng cao hiệu quả
quản trị chi phí tại xí nghiệp xây
lắp Điện – Công Ty Điện Lực I
LỜI NÓI ĐẦU
Trong giai đoạn hiện nay, hòa chung với sự đổi mới sâu sắc toàn diện của đất
nước, của cơ chế quản lý kinh tế, hệ thống cơ sở hạ tầng của nước ta đã có những
bước phát triển mạnh mẽ, tạo tiền đề cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất
nước. Những thành tựu đó chính là nhờ những đóng góp vô cùng to lớn của ngành
xây dựng cơ bản nước nhà.
Mang đặc điểm nổi bật của ngành xây dựng cơ bản, xây lắp Điện đòi hỏi vốn
đầu tư lớn, thời gian thi công kéo dài nên vấn đề đặt ra là làm sao phải quản lý vốn
tốt, có hiệu quả đồng thời khắc phục được tình trạng thất thoát lãng phí trong quá
trình sản xuất, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh cho doanh
nghiệp.
Ra đời và phát triển cùng với sự xuất hiện và tồn tại của nền sản xuất hàng
hóa, hạch toán là một p...
95 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1285 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp với việc nâng cao hiệu quả quản trị chi phí tại xí nghiệp xây lắp Điện – Công Ty Điện Lực I, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Hoàn thiện kế toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm
xây lắp với việc nâng cao hiệu quả
quản trị chi phí tại xí nghiệp xây
lắp Điện – Công Ty Điện Lực I
LỜI NÓI ĐẦU
Trong giai đoạn hiện nay, hòa chung với sự đổi mới sâu sắc toàn diện của đất
nước, của cơ chế quản lý kinh tế, hệ thống cơ sở hạ tầng của nước ta đã có những
bước phát triển mạnh mẽ, tạo tiền đề cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất
nước. Những thành tựu đó chính là nhờ những đóng góp vô cùng to lớn của ngành
xây dựng cơ bản nước nhà.
Mang đặc điểm nổi bật của ngành xây dựng cơ bản, xây lắp Điện đòi hỏi vốn
đầu tư lớn, thời gian thi công kéo dài nên vấn đề đặt ra là làm sao phải quản lý vốn
tốt, có hiệu quả đồng thời khắc phục được tình trạng thất thoát lãng phí trong quá
trình sản xuất, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh cho doanh
nghiệp.
Ra đời và phát triển cùng với sự xuất hiện và tồn tại của nền sản xuất hàng
hóa, hạch toán là một phạm trù kinh tế khách quan, một công cụ quản lý có hiệu quả
không thể thiếu được trong hệ thống quản lý kinh tế trên toàn bộ nền kinh tế quốc
dân. Điều đó tất yếu phải đòi hỏi công tác kế toán có sự đổi mới tương ứng phù hợp
với nhu cầu quản lý mới với yêu cầu của nền kinh tế thị trường là lấy thu bù chi để
hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi. Để đạt được yêu cầu đó, các doanh nghiệp luôn
xác định hạch toán chi phí và tính giá thành là khâu trung tâm của công tác kế toán,
do đó đòi hỏi công tác kế toán phải tổ chức sao cho khoa học, kịp thời, đúng đối
tượng theo chế độ quy định nhằm cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin cần thiết
đồng thời đưa ra các biện pháp, phương hướng hoàn thiện để nâng cao vai trò quản lý
chi phí và tính giá thành, thực hiện tốt chức năng “ là công cụ phục vụ đắc lực cho
quản lý ” của kế toán. Chi phí được tập hợp một cách chính xác kết hợp với việc tính
đầy đủ giá thành sản phẩm sẽ làm lành mạnh hoá các quan hệ kinh tế tài chính trong
doanh nghiệp, góp phần tích cực vào việc sử dụng hiệu quả các nguồn đầu tư, đảm
bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, qua thời gian thực tập tại Xí
nghiệp xây lắp Điện – Công ty Điện Lực I, được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo
Trần Văn Thuận và các cán bộ Phòng Tài vụ của xí nghiệp, em đã đi sâu vào nghiên
cứu công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm và chọn đề tài:
“Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp với
việc nâng cao hiệu quả quản trị chi phí tại xí nghiệp xây lắp Điện – Công Ty Điện
Lực I”
NỘI DUNG LUẬN VĂN GỒM 3 PHẦN:
Phần 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp
Phần 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí
nghiệp xây lắp Điện- Công ty Điện lực I.
Phần 3: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc
nâng cao quản trị chi phí tại Xí nghiệp xây lắp Điện.
PHẦN 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY
LẮP
1.1 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XÂY LẮP CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾ
TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
Xây dựng cơ bản là một trong những ngành sản xuất vật chất quan trọng mang
tính chất công nghiệp, có chức năng xây dựng và lắp đặt, tái sản xuất tài sản cố định
tạo ra cơ sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân, tăng tiềm lực kinh tế, quốc phòng cho
đất nước. Chính vì vậy, một bộ phận không nhỏ của thu nhập quốc dân nói chung,
của tích lũy nói riêng cùng với vốn đầu tư, tài chính hỗ trợ của nước ngoài được sử
dụng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản.
Trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản các doanh nghiệp xây lắp giữ một vai
trò quan trọng. Cũng như các ngành sản xuất khác, quá trình sản xuất kinh doanh của
các doanh nghiệp xây lắp thực chất là quá trình biến đổi đối tượng lao động thành sản
phẩm. Tuy nhiên, xây dựng cơ bản lại có những đặc điểm kinh tế kĩ thuật đặc trưng
khác hẳn các ngành khác thể hiện rõ nét ở hoạt động kinh doanh và sản phẩm của
ngành đó là:
+ Thông thường, hoạt động xây lắp được thực hiện thông qua hình thức nhận
thầu. Vì vậy các doanh nghiệp muốn thắng thầu và kinh doanh có lãi thì phải xây
dựng được một giá đấu thầu hợp lý dựa trên các định mức, đơn giá xây lắp cơ bản,
giá thị trường và khả năng của doanh nghiệp.
+ Sản phẩm xây lắp được tạo ra bởi công nghệ xây lắp, đó là các công trình,
hạng mục công trình, vật kiến trúc... mang tính tổng hợp về mặt kinh tế, chính trị, kĩ
thuật có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc, thời gian thi công xây
lắp rất dài, địa điểm thi công phân tán... vừa mang tính đa dạng lại vừa mang tính độc
lập. Mỗi sản phẩm lại có một phương thức kĩ thuật thi công riêng biệt, gồm những
giai đoạn nhất định dẫn đến giá trị từng công trình khác nhau. Do đó, việc tổ chức
quản lý và hạch toán sản phẩm xây lắp nhất thiết phải được lập dự toán thiết kế, dự
toán thi công. Trong suốt quá trình xây lắp phải lấy giá dự toán làm thước đo cả về
mặt giá trị và kĩ thuật.
+ Chất lượng công trình xây lắp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khảo sát,
thiết kế, thi công... đặc biệt là trong khâu thi công, mà thời gian sử dụng của một sản
phẩm lại rất lâu dài vì vậy trong quá trình xây lắp phải tổ chức quản lý và hạch toán
sao cho có thể giám sát chặt chẽ chất lượng công trình đảm bảo đúng dự toán, thiết
kế.
+ Sản phẩm xây lắp hoàn thành không nhập kho mà tiêu thụ ngay theo giá dự
toán hoặc giá thỏa thuận với chủ đầu tư từ trước (giá đấu thầu) nên tính chất hàng hóa
của sản phẩm thể hiện không rõ. Điều đó có nghĩa là tác động của yếu tố thị trường
thể hiện không rõ do giá cả được quy định trước khi tiến hành xây dựng, thi công
thông qua hợp đồng giao nhận thầu.
+ Sản phẩm xây lắp mang tính cố định, nơi sản xuất cũng là nơi sau này khi
sản phẩm hoàn thành sẽ đưa vào sử dụng, nó được tạo bởi vật liệu xây lắp, máy móc
thiết bị thi công xây lắp và lao động theo từng địa điểm thi công, chịu ảnh hưởng của
các nhân tố khách quan như thời tiết... nên rất dễ dẫn đến tình trạng mất mát, hao hụt,
lãng phí vật tư, hư hỏng tài sản làm tăng chi phí sản xuất dẫn đến khó khăn trong
công tác quản lý, sử dụng và hạch toán chi phí.
+ Tổ chức sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp ở nước ta hiện nay phổ
biến theo phương thức khoán gọn các công trình, hạng mục công trình hay khối
lượng công việc cho các đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp (xí nghiệp, tổ, đội sản
xuất). Trong giá khoán gọn không chỉ có tiền lương mà còn có đủ chi phí về vật liệu,
công cụ dụng cụ thi công, chi phí chung của bộ phận nhận khoán.
+ Công trình phải được thực hiện bảo hành trong một thời gian nhất định đã
được thỏa thuận từ trước, thông thường chủ đầu tư sẽ giữ lại 5% giá trị công trình để
ràng buộc trách nhiệm của các đơn vị thi công.
1.2 BẢN CHẤT VÀ NỘI DUNG KINH TẾ CỦA CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM XÂY LẮP
1.2.1 Chi phí xây lắp
1.2.1.1 Khái niệm chi phí xây lắp
Để sản xuất kinh doanh, bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải có đầy đủ 3
yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, đó là:
Lao động của con người
Đối tượng lao động
Tư liệu lao động.
Ba yếu tố này kết hợp với nhau trong quá trình sản xuất sẽ tạo ra những sản
phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của con người. Lượng tiêu hao được biểu hiện bằng
tiền của các yếu tố trên để sản xuất ra các sản phẩm và dịch vụ được gọi là chi phí.
Trong các đơn vị xây lắp, chi phí sản xuất là toàn bộ chi phí về lao động sống
của con người và lao động vật hoá phát sinh trong quá trình sản xuất và cấu thành
nên giá thành sản phẩm xây lắp. Mọi chi phí đều được biểu hiện bằng tiền, trong đó
chi phí về tiền công, tiền trích BHXH, BHYT và KPCĐ là biểu hiện bằng tiền của
hao phí lao động sống, còn chi phí khấu hao tài sản cố định, nguyên liệu, vật liệu…
là biểu hiện bằng tiền của lao động vật hoá.
Chi phí sản xuất của doanh nghiệp kinh doanh xây lắp phát sinh thường xuyên
trong suốt quá trình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Nhưng để phục vụ cho quá
trình quản lý và hạch toán kinh doanh chi phí phải được tính toán tập hợp theo từng
thời kỳ: hàng tháng, hàng quý, hàng năm…phù hợp với kỳ báo cáo. Trong đó, chỉ
những chi phí sản xuất mà doanh nghiệp phải bỏ ra trong kỳ mới được tính vào chi
phí sản xuất trong kỳ.
Trong các doanh nghiệp nói chung và trong các doanh nghiệp kinh doanh xây
lắp nói riêng có rất nhiều các khoản chi phí khác nhau, do đó việc quản lý chi phí sản
xuất không thể chỉ căn cứ vào số liệu tổng hợp mà phải theo dõi, tập hợp riêng số liệu
của từng loại chi phí, từng nhóm chi phí. Vì vậy, việc tiến hành phân loại chi phí là
rất cần thiết đối với tất cả các doanh nghiệp.
1.2.1.2 Phân loại chi phí xây lắp
Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp bao gồm nhiều loại, có nội dung
kinh tế khác nhau, công dụng khác nhau mà yêu cầu quản lý đối với từng loại cũng
khác nhau. Để lập kế hoạch và tính chính xác giá thành, khống chế và thống nhất các
loại chi phí, nhằm nghiên cứu các yếu tố phát sinh trong quá trình hình thành giá
thành sản phẩm, yêu cầu khách quan đặt ra là: phải phân loại chi phí thành từng
nhóm riêng theo từng tiêu thức nhất định. Trên cơ sở đó, phân tích tình hình biến
động của từng loại chi phí, tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động đó để
đưa ra những biện pháp quản lý hữu hiệu nhất.
Phân loại chi phí sản xuất là việc sắp xếp những chi phí sản xuất vào từng
loại, từng nhóm khác nhau theo những tiêu thức nhất định. Việc hạch toán chi phí
theo từng tiêu thức sẽ nâng cao tính chi tiết của thông tin, là cơ sở cho việc phấn đấu
hạ chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng và tăng cường hạch toán kế toán trong các đơn
vị xây lắp.
Thông thường, khi phân loại chi phí người ta thường dựa vào 2 tiêu thức quan
trọng nhất đó là nội dung kinh tế ban đầu của chi phí và chức năng của chi phí đối
với toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiện nay, chi phí sản xuất sản
phẩm xây lắp được phân loại theo các tiêu thức sau:
- Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố
- Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chi phí với quá trình sản
xuất.
- Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục giá thành
Tuy nhiên, xuất phát từ đặc điểm của sản xuất kinh doanh xây lắp và phương
pháp lập dự toán trong kinh doanh xây lắp là lập dự toán cho từng đối tượng theo
khoản mục giá thành nên phương pháp tập hợp chi phí này được sử dụng phổ biến
nhất trong các doanh nghiệp kinh doanh xây lắp.
Theo cách phân loại này chi phí sản xuất được chia thành các khoản mục sau:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là toàn bộ vật liệu chính, vật liệu phụ, cấu kiện,
các bộ phận kết cấu công trình sử dụng trong quá trình xây lắp. Nó không bao
gồm giá trị nguyên vật liệu phục vụ cho máy thi công, vật liệu quản lý đội, công
trình, chi phí nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất chung.
Chi phí nhân công trực tiếp: là chi phí tiền lương cơ bản, phụ cấp... của các công
nhân trực tiếp sản xuất để hình thành sản phẩm xây lắp.
Chi phí sử dụng máy thi công: là toàn bộ chi phí trực tiếp phát sinh trong quá
trình sử dụng máy thi công để thực hiện khối lượng xây lắp bằng máy bao gồm
chi phí khấu hao máy móc, tiền thuê máy, tiền lương công nhân điều khiển máy,
chi phí về nhiên liệu, động lực dùng cho máy thi công...
Chi phí sản xuất chung: là những khoản chi phí phục vụ cho sản xuất của đội,
công trình xây dựng nhưng không được tính trực tiếp bao gồm tiền lương cho
nhân viên quản lý đội, các khoản trích theo lương phải trả cho công nhân trực tiếp
xây lắp, nhân viên điều khiển máy thi công, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí
bằng tiền khác.
Cách phân loại này có tác dụng phục vụ quản lý sản xuất theo định mức, cung
cấp số liệu cho công tác tính giá thành sản phẩm, phân tích tình hình thực hiện giá
thành từ đó làm tài liệu tham khảo để lập định mức chi phí và kế hoạch giá thành cho
kỳ sau.
Tóm lại, mỗi cách tập hợp chi phí sản xuất đều có ý nghĩa riêng phục vụ cho
từng đối tượng quản lý, từng đối tượng cung cấp thông tin cụ thể nhưng giữa các
cách phân loại này luôn bổ sung cho nhau nhằm quản lý có hiệu quả toàn bộ chi phí
phát sinh trong phạm vi từng doanh nghiệp, trong từng thời kỳ nhất định.
1.2.2 Giá thành sản phẩm xây lắp
1.2.2.1 Khái niệm giá thành sản phẩm xây lắp
Để thi công một công trình hay hoàn thành một khối lượng công việc nhất định
cần phải đầu tư vào quá trình sản xuất, thi công một khối lượng chi phí nhất định.
Những chi phí này cấu thành nên giá thành công trình hay hạng mục công
trình hoàn thành. Như vậy, giá thành sản phẩm xây lắp bao gồm toàn bộ chi phí sản
xuất (gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản
xuất chung) tính cho từng công trình hay hạng mục công trình, khối lượng công tác
xây lắp hoàn thành đến một giai đoạn quy ước đã hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao
và chấp nhận thanh toán.
Nói cách khác, chi phí sản xuất chỉ là một mặt thể hiện sự hao phí, để đánh giá
chất lượng kinh doanh của các doanh nghiệp thì chi phí sản xuất phải được xem xét
trong mối quan hệ với mặt thứ hai cũng là một mặt quan trọng trong quá trình sản
xuất kinh doanh đó là kết quả sản xuất thu được. Quan hệ so sánh đó đã hình thành
nên chỉ tiêu “ Giá thành sản phẩm”
Giá thành sản phẩm xây lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về
lao động sống và lao động vật hóa để hoàn thành một khối lượng xây lắp theo quy định.
Về bản chất, giá thành là kết quả của việc chuyển dịch giá trị của các yếu tố
chi phí vào sản phẩm xây lắp, công việc, lao vụ hoàn thành. Trong giá thành sản
phẩm chỉ bao gồm những chi phí chi ra trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất
phải được bồi hoàn để tái sản xuất ở doanh nghiệp mà không bao gồm những chi phí
phát sinh trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm xây lắp
Hiện nay, có hai cách phân loại giá thành:
- Phân loại theo thời điểm và nguồn số liệu để tính giá thành
- Phân loại theo phạm vi tính giá thành
Phân loại theo thời điểm và nguồn số liệu để tính giá thành
Chỉ tiêu giá thành được chia thành giá thành kế hoạch, giá thành dự toán và
giá thành thực tế.
Giá thành dự toán (Zdt): là tổng số các chi phí dự toán để hoàn thành khối
lượng sản phẩm xây lắp. Giá thành dự toán được xác định trên cơ sở các định mức
theo thiết kế được duyệt và khung giá quy định đơn giá xây lắp áp dụng vào từng
lãnh thổ, từng địa phương do cấp có thẩm quyền ban hành.
Zdt = Giá trị dự toán – lãi định mức
Giá trị dự toán là chi phí cho công tác xây dựng, lắp ráp các cấu kiện, lắp đặt
các máy móc thiết bị…bao gồm các chi phí trực tiếp, chi phí chung và lãi định mức.
Đây là cơ sở để xây dựng lập kế hoạch khối lượng các công tác xây lắp và
thanh toán công tác hoàn thành, là căn cứ để tính kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp và để kiểm tra chỉ tiêu giá thành sản phẩm xây lắp của doanh nghiệp.
Giá thành kế hoạch (Zkh): là giá thành được xây dựng từ những điều kiện
kinh tế cụ thể của doanh nghiệp trên cơ sở phấn đấu hạ giá thành sản phẩm so với dự
toán bằng các biện pháp tăng cường quản lý kỹ thuật, thi công, vật tư, các định mức
đơn giá áp dụng trong các doanh nghiệp xây lắp.
Zkh= Giá thành dự toán – mức hạ giá thành dự toán
Với doanh nghiệp không có giá thành dự toán thì giá thành kế hoạch được xác
định khi bước vào kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế năm trước và các định mức
kinh tế kỹ thuật của doanh nghiệp. Nó bao gồm các chi phí gắn liền với sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm theo một danh mục thống nhất theo từng ngành sản xuất.
Giá thành thực tế (Ztt): Là giá thành phản ánh toàn bộ chi phí thực tế để hoàn
thành bàn giao khối lượng xây lắp mà doanh nghiệp đã nhận thầu. Giá thành này bao
gồm các chi phí theo định mức như các khoản thiệt hại trong sản xuất, các khoản bội
chi, lãng phí vật tư, lao động tiền vốn trong quá trình sản xuất và quản lý của doanh
nghiệp được phép tính vào giá thành. Giá thành thực tế được xác định vào cuối kỳ
kinh doanh.
Giá thành dự toán mang tính chất xã hội. Nhờ việc so sánh giá thành thực tế
với giá thành dự toán cho phép đánh giá trình độ quản lý của doanh nghiệp xây lắp
đó trong mối quan hệ với các doanh nghiệp xây lắp khác. Việc so sánh giá thành thực
tế với giá thành kế hoạch cho phép đánh giá sự tiến bộ hay non yếu cuả doanh nghiệp
xây lắp trong điều kiện cụ thể về cơ sở vật chất, trình độ tổ chức quản lý của bản thân
doanh nghiệp đó.
1.2.3 Mối quan hệ giữa chi phí và giá thành sản phẩm xây lắp
Đối với công tác quản trị doanh nghiệp, việc tính đúng, tính đủ chi phí sản
xuất có vai trò quan trọng trong việc xác định chính xác giá thành sản phẩm.
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai chỉ tiêu có quan hệ chặt chẽ với
nhau trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm. Chi phí biểu hiện mặt hao phí còn giá
thành biểu hiện mặt kết quả của quá trình sản xuất. Đây là hai mặt thống nhất của
một quá trình, vì vậy chúng giống nhau về chất. Giá thành và chi phí xây lắp đều bao
gồm chi phí về lao động sống và lao động vật hoá trong quá trình tạo ra sản phẩm.
Tuy nhiên, do bộ phận chi phí sản xuất giữa các kỳ không đều nhau nên giá thành và
chi phí sản xuất khác nhau về lượng, điều đó được thể hiện qua sơ đồ sau:
Tổng giá thành sản
phẩm
=
CPSX dở dang
đầu kỳ
+
CPSX phát sinh
trong kỳ
-
CPSX dở dang
cuối kỳ
Như vậy, nếu chi phí sản xuất là tổng hợp những chi phí phát sinh trong một
thời kỳ nhất định thì giá thành sản phẩm lại là tổng hợp những chi phí chi ra bất kỳ ở
kỳ nào nhưng gắn liền với việc sản xuất và hoàn thành một khối lượng công việc xây
lắp nhất định được nghiệm thu, bàn giao, thanh toán.
Về mặt kế toán, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là hai
bước công việc liên tiếp gắn bó hữu cơ với nhau, tập hợp chi phí sản xuất là cơ sở để
tính giá thành sản phẩm. Do vậy, sự chính xác của công tác hạch toán chi phí sản
xuất quyết định tính chính xác của công tác tính giá thành.
Từ mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm như đã phân tích
ở trên thì việc quản lý giá thành nhất thiết phải gắn liền với quản lý chi phí sản xuất
và hạch toán chi phí sản xuất sao cho hợp lý, đúng đắn là một yêu cầu có tính chất
quyết định đối với quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.3 KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP
XÂY LẮP
1.3.1 Kế toán chi phí xây lắp
1.3.1.1 Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí xây lắp
Đối tượng hạch toán chi phí xây lắp
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là một giới hạn nhất định về địa điểm,
thời gian phát sinh mà các chi phí được tập hợp theo đó.
Sản xuất xây lắp có quy trình công nghệ phức tạp, loại hình sản xuất đơn
chiếc, thường phân chia thành nhiều khu vực, bộ phận thi công, mỗi hạng mục đều có
thiết kế riêng, cấu tạo vật chất của chúng rất khác nhau, mỗi hạng mục lại có dự toán
riêng. Đơn vị tính giá thành có thể là hạng mục công trình hoàn thành. Vì vậy, tuỳ
theo công việc cụ thể, trình độ quản lý của mỗi doanh nghiệp xây lắp mà đối tượng
hạch toán chi phí khác nhau, có thể là:
Công trình, hạng mục công trình.
Đơn đặt hàng.
Đội thi công, đội xây lắp, xí nghiệp xây lắp.
Việc xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là khâu đầu tiên và quan
trọng của tổ chức hạch toán quá trình sản xuất. Xác định đúng đối tượng hạch toán
chi phí sản xuất phù hợp với đặc điểm tình hình hoạt động sản xuất, đặc điểm quy
trình công nghệ sản xuất và yêu cầu quản lý chi phí sản xuất của doanh nghiệp mới
giúp cho việc tổ chức tốt công việc kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Từ khâu ghi
chép ban đầu, tổng hợp số liệu, tổ chức tài khoản kế toán, sổ chi tiết đều phải theo
đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định.
Phương pháp hạch toán chi phí xây lắp
Phương pháp hạch toán chi phí là một phương pháp hay một hệ thống phương
pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại chi phí sản xuất theo đối tượng hạch toán
chi phí. Tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp, phương thức sản xuất... mà
phương pháp tập hợp chi phí có sự khác nhau.
Trong doanh nghiệp xây lắp có những phương pháp tập hợp chi phí sau:
Phương pháp hạch toán chi phí theo công trình, hạng mục công trình:
Hàng tháng, chi phí sản xuất phát sinh liên quan đến công trình, hạng mục
công trình nào sẽ được tập hợp cho công trình, hạng mục công trình đó.
Phương pháp hạch toán chi phí theo đơn đặt hàng:
Các chi phí sản xuất phát sinh sẽ được tập hợp và phân loại theo từng đơn đặt
hàng, khi đơn đặt hàng hoàn thành thì tổng số chi phí phát sinh kể từ khi khởi công
đến khi hoàn thành chính là chi phí của đơn đặt hàng đó.
Phương pháp hạch toán chi phí theo đơn vị thi công:
Theo phương pháp này, các đơn vị thi công thực hiện công tác kế toán nội
bộ, các chi phí phát sinh được thực hiện theo từng đơn vị thi công và trong từng đơn
vị đó chi phí lại được tập hợp theo từng đối tượng chịu chi phí như công trình, hạng
mục công trình. Cuối cùng, toàn bộ chi phí phát sinh thực tế ở từng đơn vị thi công
được so sánh với dự toán để xác định kết quả hạch toán kế toán nội bộ. Khi việc xây
lắp hoàn thành thì phải tính riêng giá thành cho từng công trình hay hạng mục công
trình bằng phương pháp thích hợp.
1.3.1.2 Chứng từ kế toán chi phí sản xuất
Chứng từ phản ánh chi phí lao động: Bảng phân bổ tiền lương và BHXH.
Chứng từ phản ánh chi phí vật tư: Bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ,
Bảng kê hoá đơn mua vật liệu, công cụ dụng cụ không nhập kho mà sử dụng ngay
cho sản xuất.
Chứng từ phản ánh khấu hao TSCĐ: Bảng tính và phân bổ KHTSCĐ.
Chứng từ phản ánh dịch vụ mua ngoài: Hoá đơn bán hàng, Hóa đơn GTGT,
Chứng từ chi tiền mặt.
Chứng từ phản ánh các khoản chi bằng tiền khác.
1.3.1.3 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá thực tế của toàn bộ vật liệu
chính, phụ, các cấu kiện, bộ phận rời lẻ (trừ vật liệu dùng cho máy thi công) dùng
cho việc xây dựng lắp đặt các công trình. Vật liệu sử dụng cho công trình nào, hạng
mục công trình nào thì tính trực tiếp cho công trình đó. Trường hợp không tính riêng
được thì phải phân bổ cho từng công trình, hạng mục công trình theo định mức tiêu
hao, theo khối lượng thực hiện…
Ta có công thức phân bổ như sau:
Chi phí vật liệu phân bổ cho
từng đối tượng
=
Tổng chi phí vật liệu cần
phân bổ
x
Tỷ lệ (hệ số) phân
bổ
Tỷ lệ (hệ số) phân bổ =
Tổng tiêu thức phân bổ của từng đối tượng
Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng
Tuỳ theo đặc điểm hạch toán của từng doanh nghiệp mà lựa chọn một trong
các phương pháp: LIFO, FIFO, bình quân gia quyền, bình quân sau mỗi lần nhập, hệ
số giá và phương pháp giá thực tế đích danh để xác định chi phí nguyên vật liệu xuất
kho.
Tài khoản sử dụng:
TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: TK này dùng để phản ánh chi phí
nguyên liệu, vật liệu phát sinh liên quan trực tiếp đến việc xây dựng hay lắp đặt các
công trình.
Tài khoản này được mở chi tiết theo từng công trình xây dựng, lắp đặt (công
trình, hạng mục công trình, các giai đoạn công việc, khối lượng xây lắp có dự toán
riêng) và có kết cấu như sau:
Bên Nợ:
Trị giá nguyên liệu, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho hoạt động xây lắp.
Bên Có:
- Trị giá nguyên liệu, vật liệu trực tiếp sử dụng không hết nhập lại kho.
- Kết chuyển hoặc tính phân bổ giá trị NL, VL thực tế sử dụng cho hoạt động
xây lắp trong kỳ vào TK 154 để tính giá thành công trình xây lắp. TK 621
không có số dư cuối kỳ.
Trình tự hạch toán
Trình tự hạch toán CPNVLTT được thể hiện qua sơ đồ sau:
TK 152,111,112,141… TK 621 TK 154
Giá trị vật liệu dùng trực tiếp Kết chuyển chi phí
xây lắp công trình vật liệu trực tiếp
TK 133 TK 152
Thuế GTGT của Vật liệu dùng không
NVL mua vào hết nhập lại kho
Sơ đồ 1.1: Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
1.3.1.4 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp trong giá thành xây lắp là những khoản tiền phải
trả, phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp tham gia xây
dựng công trình. Nó bao gồm cả lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp nhưng
nó không bao gồm tiền lương và các khoản phụ cấp của công nhân vận hành máy thi
công.
Để tính toán chính xác chi phí nhân công trực tiếp phải đi từ hạch toán tiền
lương lao động, hạch toán công việc giao khoán. Trên cơ sở đó tính toán và phân bổ
tiền lương vào các đối tượng tập hợp chi phí. Tiêu chuẩn để phân bổ chi phí nhân
công trực tiếp có thể là chi phí tiền công định mức, giờ công định mức, khối lượng
sản phẩm sản xuất... Các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ căn cứ vào tỷ lệ trích
quỹ.
Hạch toán thời gian lao động: được tiến hành theo từng loại công nhân viên,
theo từng công việc được giao và cho từng đối tượng hạch toán chi phí và tính giá
thành sản phẩm. Theo dõi thời gian lao động được tiến hành trên Bảng chấm công.
Chứng từ này sau khi được kiểm tra xác nhận ở đội sản xuất và các phòng ban có liên
quan thì được chuyển về phòng kế toán. Kế toán tiền lương lấy đây làm căn cứ để
tính lương và theo dõi trên tài khoản chi phí có liên quan.
Hạch toán khối lượng công việc giao khoán: Chứng từ ban đầu được sử dụng
để hạch toán là Hợp đồng giao khoán. Hợp đồng giao khoán được ký theo từng phần
công việc, giai đoạn công việc, theo hạng mục công trình hoàn thành và được xác
nhận kết quả rồi chuyển về phòng kế toán làm căn cứ để tính lương.
Tính lương, trả lương và tổng hợp, phân bổ tiền lương: Hàng tháng, căn cứ
vào Bảng chấm công, Hợp đồng giao khoán và các chứng từ có liên quan khác để lập
chứng từ thanh toán lương và kiểm tra việc thanh toán lương cho cán bộ công nhân
viên. Bảng thanh toán tiền lương được lập hàng tháng theo từng đội sản xuất, bộ phận
thi công và phòng ban. Việc tổng hợp, phân bổ tiền lương vào các tài khoản chi phí
cho các đối tượng sử dụng được thực hiện trên Bảng phân bổ tiền lương và BHXH.
Chi phí nhân công trực tiếp thường được tính cho từng đối tượng chịu chi phí
có liên quan. Trường hợp chi phí nhân công trực tiếp liên quan đến nhiều đối tượng
mà không hạch toán riêng được thì có thể tập hợp chung sau đó chọn tiêu thức phân
bổ thích hợp để phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí có liên quan. Tiêu thức phân
bổ có thể là tiền công định mức, giờ công sản xuất, hệ số...
Chi phí NCTT phân bổ
cho từng đối tượng
=
Tổng chi phí NCTT trong kỳ
x
Tổng tiêu thức phân bổ
của từng đối tượng
Tổng tiêu thức phân bổ của các
đối tượng
Tài khoản sử dụng
TK 622 – chi phí nhân công trực tiếp. Tài khoản này dùng để tập hợp chi phí
và kết chuyển chi phí về tiền công của công nhân trực tiếp sản xuất vào tài khoản tập
hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, có kết cấu như sau:
Bên Nợ: Tiền lương, tiền công lao động của nhân công trực tiếp tham gia vào quá
trình xây lắp.
Bên Có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào bên Nợ TK 154 CPSXKDDD
TK 622 không có số dư cuối kỳ.
Trình tự hạch toán
Trình tự hạch toán chi phí nhân công trực tiếp được thể hiện qua sơ đồ sau:
TK 334 TK 622 TK 154
Tiền lương và phụ cấp Kết chuyển chi phí
phải trả cho CNTT nhân công trực tiếp
TK 141
Tạm ứng lương
Sơ đồ 1.2: Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
1.3.1.5 Kế toán chi phí sử dụng máy thi công
Máy thi công là những máy móc thiết bị chạy bằng động cơ được sử dụng trực
tiếp cho công tác thi công công trình, đó là những máy hoạt động đòi hỏi phải có
người điều khiển, phải cung cấp năng lượng… như máy trộn bê tông, máy xúc…
Chi phí sử dụng máy thi công là những chi phí trực tiếp có liên quan đến việc
sử dụng máy thi công bao gồm: Chi phí khấu hao cơ bản, chi phí sửa chữa máy móc
thiết bị thi công, tiền lương công nhân điều khiển máy và các chi phí bằng tiền khác.
Do đặc điểm hoạt động của máy thi công trong XDCB mà chi phí sử dụng máy thi
công được chia làm hai loại:
Chi phí thường xuyên
Chi phí tạm thời
Muốn xác định chi phí sử dụng máy thi công được chính xác, kịp thời cho các
đối tượng trước hết phải tổ chức tốt khâu hạch toán công việc hàng ngày của máy
trên phiếu theo dõi hoạt động của máy thi công. Định kỳ, mỗi xe, máy được phát một
nhật trình do công nhân điều khiển ghi rõ trên máy: đối tượng phục vụ, khối lượng
hoàn thành, số ca lao động thực tế, số ca ngừng nghỉ và có chữ ký của cán bộ kỹ
thuật. Cuối tháng, chuyển về phòng kế toán làm căn cứ để kiểm tra, phân tích chi phí
sử dụng máy.
Tài khoản sử dụng
TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công. Tài khoản này được dùng để tập hợp và
phân bổ chi phí sử dụng xe, máy thi công phục vụ trực tiếp cho hoạt động xây lắp
công trình.
Tài khoản này chỉ sử dụng để hạch toán chi phí sử dụng xe, máy thi công đối
với những doanh nghiệp xây lắp thực hiện xây, lắp công trình theo phương thức thi
công hỗn hợp giữa thủ công và máy. Trường hợp doanh nghiệp thực hiện xây lắp
công trình hoàn toàn theo phương thức bằng máy thì không sử dụng TK 623 mà phải
hạch toán trực tiếp vào TK 621, 622, 623, 627 có kết cấu như sau:
Bên Nợ: Các chi phí liên quan đến máy thi công (chi phí nguyên vật liệu cho máy thi
công, chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp lương cho công nhân điều khiển
máy…)
Bên Có: Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công.
Tài khoản 623 không có số dư cuối kỳ. Tài khoản này có các TK cấp 2 như sau:
TK 6231- Chi phí nhân công: Phản ánh các khoản lương, phụ cấp... phải trả cho
công nhân trực tiếp điều kiển và phục vụ máy thi công.Tài khoản này không
phản ánh các khoản trích theo lương (BHXH, KPCĐ, BHYT) tính trên lương
của công nhân sử dụng máy thi công.
TK 6232- Chi phí vật liệu: Phản ánh chi phí nhiên liệu, vật liệu phục vụ máy thi công.
TK 6233- Chi phí dụng cụ sản xuất: Phản ánh chi phí công cụ, dụng cụ sản xuất
phục vụ máy thi công.
TK 6234- Chi phí khấu hao máy thi công: Phản ánh khấu hao máy móc thi công
sử dụng vào hoạt động xây lắp công trình.
TK 6237- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh chi phí dịch vụ mua ngoài phục
vụ cho hoạt động của máy thi công.
TK 6238- Chi phí bằng tiền khác: Phản ánh chi phí bằng tiền khác phục vụ cho
hoạt động của máy thi công.
Trình tự hạch toán
Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công phụ thuộc vào hình thức sử dụng máy thi
công tại mỗi doanh nghiệp, cụ thể là:
1) Doanh nghiệp tổ chức đội máy thi công riêng biệt và đội máy thi công có tổ
chức hạch toán kế toán riêng
2) Doanh nghiệp không tổ chức đội máy thi công riêng biệt hoặc có tổ chức đội
máy thi công riêng biệt nhưng không tổ chức hạch toán kế toán riêng cho đội máy
thi công
3)Doanh nghiệp không tổ chức đội máy thi công riêng biệt, máy thi công được sử
dụng cho từng đội xây dựng công trình để thực hịện các khối lượng thi công bằng
máy.
Ta có thể khái quát trình tự hạch toán chi phí sử dụng máy thi công theo sơ đồ
sau (trường hợp doanh nghiệp thi công hỗn hợp không tổ chức đội máy thi công riêng
biệt):
TK152,153,111 TK 623 TK 154
Tập hợp chi phí NVL
Kết chuyển CPSDMTC
TK 334,338
Tập hợp chi phí nhân công
TK 111,214…
Chi phí dịch vụ mua ngoài,
chi phí khấu hao
Sơ đồ 1.3: Kế toán chi phí sử dụng máy thi công
1.3.1.6 Kế toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí trực tiếp phục vụ cho sản xuất
của đội xây lắp, công trình xây dựng nhưng không được tính trực tiếp cho từng đối
tượng cụ thể. Nó bao gồm: lương nhân viên quản lý đội, khoản trích về BHXH,
BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả công nhân trực tiếp xây
lắp, công nhân sử dụng máy thi công và nhân viên quản lý đội, khấu hao tài sản cố
định dùng chung cho cả đội và một số chi phí khác.
Cuối kỳ hạch toán, do chi phí sản xuất chung có liên quan đến nhiều công
trình, hạng mục công trình nên cần thiết phải phân bổ khoản mục chi phí này theo
tiêu thức phù hợp. Công thức phân bổ chi phí sản xuất chung:
Mức CPSX chung phân
bổ cho từng đối tượng
=
Tổng CPSX chung cần phân bổ
x
Tổng tiêu thức
phân bổ của từng
đối tượng
Tổng tiêu thức phân bổ của tất
cả các đối tượng
Để phân bổ chi phí sản xuất chung người ta thường sử dụng một số tiêu thức
chủ yếu như: phân bổ theo định mức, theo tiền lương của công nhân sản xuất...
Tài khoản sử dụng
Để hạch toán chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK 627 “ Chi phí sản
xuất chung". Tài khoản này có kết cấu như sau:
Bên Nợ: - Tập hợp các chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ.
Bên Có: - Khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung.
- Phân bổ và kết chuyển chi phí sx chung vào tài khoản tính giá thành.
Tài khoản 627 không có số dư cuối kỳ và gồm 6 tài khoản cấp hai sau:
TK 6271- Chi phí nhân công: Phản ánh các khoản lương, phụ cấp... phải trả cho
nhân viên quản lý đội, tiền ăn ca của nhân viên quản lý đội, của công nhân xây
lắp, các khoản trích về BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định trên tiền
lương phải trả công nhân trực tiếp xây lắp và nhân viên quản lý đội.
TK 6272- Chi phí vật liệu: Phản ánh chi phí nhiên liệu, vật liệu phục vụ cho đội xây
dựng.
TK 6273- Chi phí dụng cụ sản xuất: Phản ánh chi phí công cụ, dụng cụ sản xuất
phục vụ cho đội xây dựng.
TK 6274- Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh khấu hao tài sản cố định dùng
chung cho đội xây dựng.
TK 6277- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh chi phí dịch vụ mua ngoài phục
vụ cho hoạt động của đội xây dựng.
TK 6278- Chi phí bằng tiền khác: Phản ánh chi phí bằng tiền khác phục vụ cho
hoạt động của đội xây dựng.
Trình tự hạch toán chi phí sản xuất chung được khái quát theo sơ đồ sau:
TK 152,153,214,111… TK 627 TK 154
Tập hợp chi phí sản xuất chung Phân bổ, kết chuyển
chi phí sản xuất chung
TK 111, 138, 152
Các khoản ghi giảm
chi phí sản xuất chung
Sơ đồ 1.4: Kế toán chi phí sản xuất chung
1.3.1.7 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất
Để tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp, kế toán sử
dụng tài khoản 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”.
Bên Nợ: Các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí
sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ liên quan đến thi
công, xây lắp công trình.
Bên Có: - Giá thành sản phẩm hoàn thành bàn giao.
- Giá trị phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được.
Dư Nợ: - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang hiện có.
Trình tự kế toán tổng hợp chi phí sản xuất
TK 621 TK 154 TK632
K/c CPNVLTT Giá thành KLXL hoàn
thành, bàn giao
TK 622
K/c CPNCTT TK 152, 153
TK 623 Giá trị VL nhập lại kho
K/c CPSD máy thi công
TK 627
K/c CPSXC
Sơ đồ 1.5: Kế toán tổng hợp chi phí xây lắp
1.3.2 Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang
Sản phẩm dở dang trong xây dựng có thể là công trình, hạng mục công trình
dở dang chưa hoàn thành, khối lượng xây lắp thi công dở dang bất kỳ chưa được bên
chủ đầu tư nghiệm thu, thanh toán.
Đánh giá sản phẩm dở dang là tính toán, xác định phần chi phí sản xuất cho
khối lượng làm dở cuối kỳ theo những nguyên tắc nhất định.
Để đánh giá sản phẩm dở dang một cách chính xác trước hết cần kiểm kê khối
lượng xây dựng hoàn thành trong kỳ đồng thời xác định đúng đắn mức độ hoàn thành
theo quy ước ở từng giai đoạn thi công để xác định khối lượng sản phẩm dở dang,
phát hiện những tổn thất trong quá trình thi công.
Đặc điểm của sản phẩm xây lắp là kết cấu phức tạp, việc xác định chính xác
mức độ hoàn thành của nó là rất khó khăn. Vì vậy, khi đánh giá sản phẩm làm dở, kế
toán cần kết hợp chặt chẽ với các bộ phận kỹ thuật, bộ phận tổ chức lao động để xác
định mức độ hoàn thành của khối lượng sản phẩm dở dang một cách chính xác nhất.
Trên cơ sở kết quả kiểm kê sản phẩm làm dở đã tổng hợp được kế toán tiến hành
đánh giá sản phẩm làm dở.
Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang trong xây lắp phụ thuộc vào phương
thức thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành giữa bên nhận thầu và bên giao thầu.
Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang:
- Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo tỷ lệ sản phẩm hoàn thành tương
đương.
- Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo giá dự toán
Ngoài ra, đối với một số công việc như nâng cấp, sửa chữa hoàn thiện hoặc
xây dựng các công trình có giá trị nhỏ, thời gian thi công ngắn theo hợp đồng được
bên chủ đầu tư thanh toán toàn bộ sau khi hoàn thành thì giá trị sản phẩm dở dang
cuối kỳ là toàn bộ chi phí thực tế từ khi thi công đến thời điểm kiểm kê, đánh giá.
1.3.3 Tính giá thành sản phẩm xây lắp
1.3.3.1 Đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp
Xác định đối tượng tính giá thành là công việc đầu tiên trong công tác tính giá
thành của kế toán. Doanh nghiệp phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất, kinh doanh sản
phẩm hàng hoá, căn cứ vào tính chất sản xuất và đặc điểm cung cấp, sử dụng của
từng loại sản phẩm để xác định đối tượng tính giá thành thích hợp.
Trong ngành xây dựng cơ bản, sản phẩm có những đặc thù riêng nên đối
tượng tính giá thành thường là các công trình hay các khối lượng công việc có thiết
kế và dự toán riêng đã hoàn thành. Trường hợp trong doanh nghiệp xây lắp có tổ
chức phân xưởng sản xuất phụ thì đối tượng tính giá thành là một đơn vị hoàn thành
hay lao vụ hoàn thành.
Việc xác định đối tượng tính giá thành là căn cứ để kế toán mở các thẻ tính giá
thành sản phẩm phục vụ cho quá trình kiểm tra tình hình thực hiện giá thành sản
phẩm, tính toán hiệu quả, xác định chính xác thu nhập.
1.3.2.2 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm
Phương pháp tính giá thành là phương pháp sử dụng số liệu từ phần tập hợp
chi phí sản xuất của kế toán để tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm
hay lao vụ hoàn thành theo các khoản mục giá thành đã quy định.
Chi phí sản xuất của đơn vị được tập hợp hàng tháng trong các sổ chi tiết và
tổng hợp. Căn cứ vào số liệu chi phí đã tập hợp cho từng đối tượng, kế toán giá thành
phải vận dụng phương pháp tính giá thành thích hợp để tính tổng giá thành theo kỳ
quy định. Trong doanh nghiệp xây lắp thường có các phương pháp tính giá thành như
sau:
- Phương pháp tính giá thành trực tiếp
- Phương pháp tổng cộng chi phí
- Phương pháp tỷ lệ
- Phương pháp kết hợp
Phương pháp tính giá thành trực tiếp
Đây là phương pháp tính giá thành giản đơn, được áp dụng chủ yếu trong các
doanh nghiệp xây lắp.Vì sản phẩm xây lắp đơn chiếc nên đối tượng tập hợp chi phí
cũng là đối tượng tính giá thành.
Z = D K§ + C - D CK
Trong đó:
Z: Giá thành sản phẩm xây lắp.
C: Tổng chi phí xây lắp đã tập hợp theo đối tượng.
D K§ : Giá trị công trình dở dang đầu kỳ.
D CK : Giá trị công trình dở dang cuối kỳ.
Nếu sản phẩm dở dang không đáng kể thì chi phí sản xuất đã tập hợp được
trong kỳ cho mỗi đối tượng tính giá thành là giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ.
Z = C
Phương pháp tổng cộng chi phí
Phương pháp này được áp dụng với việc xây lắp các công trình lớn, phức tạp,
quá trình xây lắp có thể thông qua các đội xây lắp khác nhau mới hoàn thành được
công trình. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trong trường hợp này là các đội xây
lắp còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành cuối kỳ.
Công thức tính như sau:
Z = D K§ + C 1 + C 2 +…+ C n - D CK
Trong đó: C 1 , C 2 , …,C n : là chi phí sản xuất ở từng đội sản xuất hay từng
hạng mục công trình của một công trình.
Phương pháp tỷ lệ
Được áp dụng khi giới hạn tập hợp chi phí là nhóm hạng mục công trình
nhưng đối tượng tính giá là hạng mục công trình. Khi đó, phải căn cứ vào tổng số chi
phí thực tế và tổng chi phí kế hoạch hoặc tổng số giá trị dự toán của tất cả các hạng
mục công trình có liên quan để xác định tỷ lệ phân bổ. Trong đó, chi phí kế hoạch
được tính riêng cho từng công trình, hạng mục công trình.
Giá thành hạng mục
công trình
= Tỷ lệ phân bổ x
Chi phí kế hoạch (giá trị dự toán
từng hạng mục công trình)
Trong đó:
Tỷ lệ phân bổ =
Tổng chi phí thực tế
X 100
Tổng chi phí kế hoạch của hạng mục công trình liên quan
Phương pháp kết hợp
Là phương pháp được áp dụng phổ biến trong việc tính giá thành đơn vị sản
phẩm xây lắp, thường kết hợp phương pháp tính trực tiếp với phương pháp tổng cộng
chi phí khi đối tượng hạch toán chi phí là các giai đoạn công việc, hoặc kết hợp
phương pháp tính trực tiếp với các phương pháp hệ số hoặc tỷ lệ khi đối tượng hạch
toán chi phí là nhóm nhà cửa, vật kiến trúc, hạng mục công trình xây lắp…
1.3.4 Sổ kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp
Chúng ta biết rằng các chứng từ, các hình thức ghi sổ, trình tự ghi chép, hệ
thống hoá các thông tin sẽ tạo nên các mô hình chi phí nhất định cho một doanh
nghiệp cụ thể. Do quy trình công nghệ xây lắp thường là phức tạp, cho nên hầu hết
các doanh nghiệp xây lắp đều ghi sổ theo hình thức “Nhật ký- chứng từ”.
Hình thức Nhật ký- Chứng từ là một hình thức có nhiều ưu điểm, phù hợp với
những loại hình kinh doanh phức tạp, quy mô lớn, đơn vị có trình đôộ quản lý cao,
phù hợp với các đơn vị có nhu cầu chuyên môn hoá cao. Theo hình thức này quy
trình hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh được tiến hành như sau:
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ chi phí như: Phiếu nhập kho, Bảng phân
bổ vật liệu, Bảng phân bổ tiền lương…ghi trực tiếp vào các bảng kê số 4, số 5 và số 6
và các sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh.
Căn cứ vào kế hoạch phân bổ chi phí và kế hoạch trích trước chi phí từ bảng
kê số 6 để ghi vào bảng kê số 4, 5 theo khoản mục chi phí.
Cuối tháng, quý khoá sổ bảng kê số 4, 5, 6 và xác định tổng số phát sinh. Lấy
số liệu tổng cộng để ghi vào Nhật ký – Chứng từ số 7. Cuối tháng, quý cộng số liệu
trên Nhật ký – Chứng từ số 7 và lấy số tổng cộng ghi vào Sổ Cái TK 621, 622, 623,
627, 154.
Số liệu tổng cộng trên các Sổ cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký-
Chứng từ số 7 được dùng để lập các báo cáo tài chính.
Quy trình ghi sổ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được thể
hiện qua sơ đồ sau:
BẢNG KÊ SỐ 4
CHỨNG TỪ CHI PHÍ,
BẢNG PHÂN BỔ
SỔ, THẺ KẾ
TOÁN CHI TIẾT
BẢNG KÊ SỐ 6 BẢNG KÊ SỐ 5
NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ
7
SỔ CÁI TK LOẠI 6,
TK 154
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Sơ đồ 1.10: Quy trình ghi sổ kế toán chi phí xây lắp và tính giá thành sản phẩm
theo hình thức Nhật ký chứng từ
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra
1.4 MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN
PHẨM NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ CHI PHÍ
1.4.1 Ý nghĩa của việc phân tích chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, để đạt được hiệu quả cao nhất, doanh
nghiệp phải khai thác và phát huy mọi năng lực sản xuất, ứng dụng những tiến bộ
khoa học kỹ thuật nhằm tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm.
Đối với ngành xây lắp, vì chi phí được dự toán nên việc tập hợp chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp được tập hợp theo khoản mục nên để đi sâu
vào phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thì ta phải đi sâu phân tích giá
thành theo khoản mục chi phí.
Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu chất lượng phản ánh và đo lường hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, chỉ tiêu giá thành còn giữ chức năng thông
tin và kiểm tra về chi phí, giúp cho người quản lý có cơ sở để đề ra quyết định đúng
đắn, kịp thời. Phân tích giá thành sản phẩm là cách tốt nhất để biết nguyên nhân và
nhân tố làm chi phí biến động ảnh hưởng tới giá thành so với mức dự kiến ban đầu.
Từ đó, cấp quản lý có những quyết định tối ưu hơn trong hạt động kinh doanh.
1.4.2 Các chỉ tiêu phân tích giá thành sản phẩm
1.5.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm
Các bước tiến hành phân tích giá thành sản phẩm xây lắp theo khoản mục chi
phí:
BẢNG TỔNG
HỢP CHI
TIẾT CHI PHÍ
- So sánh giá thành thực tế với giá thành dự toán (Giá thành kế hoạch) nhằm xác
định chênh lệch tuyệt đối, từ đó rút ra kết luận doanh nghiệp đã tiết kiệm hay vượt
chi về giá thành.
- Tính tỷ trọng số chênh lệch trong tổng chi phí của từng khoản mục và trong tổng
giá thành dự toán.
Các phương pháp tính:
Chênh lệch giá thành thực tế so với giá thành dự toán:
Về số tuyệt đối = Ztt – Zdt
Về tỷ trọng = %100
Zdt
Ztt
Nếu tỷ lệ trên < 1 thì doanh nghiệp đã hạ được giá thành thực tế so với giá
thành dự toán. Khi đó chênh lệch giá thành theo số tuyệt đối sẽ mang dấu “ _”.
Dựa vào công thức chung để phân tích từng khoản mục cụ thể. Trước hết ta
tính tỷ trọng từng khoản mục chi phí dự toán so với tổng giá trị dự toán.
Từng khoản mục chi phí dự toán
Tỷ trọng (%) = x 100
Tổng giá trị dự toán
Ta tính tiếp tỷ trọng từng khoản mục chi phí thực tế so với tổng giá thành thực
tế:
Chi phí thực tế từng khoản mục
Tỷ trọng (%) = x 100
Tổng giá trị thực tế từng khoản mục
Sau khi tính được 2 tỷ trọng trên, ta so sánh:
Về mặt số lượng:
Chênh lệch = Chi phí thực tế từng khoản mục – Chi phí dự toán từng khoản mục
- Nếu giá trị chênh lệch mang dấu (+) thì doanh nghiệp đã tăng chi phí so với dự
toán.
- Nếu giá trị chênh lệch mang dấu (-) thì doanh nghiệp đã tiết kiệm chi phí sản
xuất.
Về mặt tỷ trọng:
Chênh lệch = Tỷ trọng từng khoản mục thực tế – tỷ trọng từng khoản mục dự toán
- Nếu chênh lệch mang dấu (+) thì tỷ trọng thực tế tăng
- Nếu chênh lệch mang dấu (-) thì tỷ trọng thực tế giảm.
Ảnh hưởng của sự thay đổi mỗi khoản mục chi phí tới tổng giá thành không
chỉ thể hiện ở số chênh lệch tuyệt đối mà còn thể hiện ở tỷ trọng của mỗi khoản mục
trong tổng số chung. Bảng phân tích giá thành sẽ thể hiện rõ điều đó.
Số
TT
KHOẢN MỤC CHI PHÍ DỰ TOÁN THỰC TẾ CHÊNH LỆCH
SỐ
TIỀN
TỶ
TRỌNG
SỐ
TIỀN
TỶ
TRỌNG
SỐ
TIỀN
TỶ
TRỌNG
1 CPNVLTT
2 CPNCTT
3 CPSDMTC
4 CPSXC
TỔNG GIÁ THÀNH
Bảng số 1.1: Bảng phân tích giá thành theo khoản mục chi phí
Phân tích khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Trong ngành xây lắp, chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá
thành.
Chi phí nguyên vật liệu = Mức tiêu hao vật liệu i x Đơn giá vật liệu i
Biến động khoản mục chi phí này do ảnh hưởng của hai nhân tố:
Nhân tố 1: Mức tiêu hao vật liệu
Nhân tố này phản ánh trình độ sử dụng vật liệu tiết kiệm hay lãng phí.
Nhân tố 2: Đơn giá vật liệu
Nhân tố này phụ thuộc vào hai yếu tố giá mua và chi phí thu mua.
Phân tích khoản mục chi phí nhân công trực tiếp
Đánh giá chung:
Chênh lệch
lương tuyệt đối
=
Quỹ lương
Thực tế
-
Quỹ lương
kế hoạch
- Nếu chênh lêch mang đấu (-) thì chi hụt quỹ lương
- Nếu chênh lệch mang đấu (+) thì vượt chi quỹ lương.
Chênh lệch tương
đối quỹ lương
=
Quỹ lương
thực tế
-
Quỹ lương
kế hoạch
x
Tỷ lệ hoàn thành
kế hoạch sản xuất
- Nếu chênh lệch mang dấu (-) thì tiết kiệm tương đối quỹ lương.
- Nếu chênh lệch mang dấu (+) thì vượt chi không hợp lý quỹ lương.
Nguyên nhân tăng, giảm quỹ lương:
Quỹ lương (L) = Số lao động (N) x Mức tiền lương bình quân/ người (l).
Có hai nhân tố ảnh hưởng đến quỹ lương với mức độ ảnh hưởng là:
Nhân tố 1: Số lao động
1L = ( 1N - N 0 ) x l 0
Nhân tố 2: Mức tiền lương bình quân/người
L 2 = N 1 x (l 1 - l 0 )
Phân tích chi phí sử dụng máy thi công
Chi phí sử dụng máy thi công bao gồm: Chi phí tiền lương nhân viên điều
khiển máy, chi phí vật liệu, dụng cụ, khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và
các chi phí khác bằng tiền.
Phân tích chi phí sử dụng máy thi công chỉ xác định mức chênh lệch tuyệt đối
giữa chi phí thực tế so với kế hoạch và dựa vào nội dung từng khoản để rút ra nhận
xét phù hợp.
Phân tích chi phí sản xuất chung.
Chi phí sản xuất chung gồm có: Tiền lương nhân viên phân xưởng, các khoản
trích theo lương của công nhân sản xuất, nhân viên quản lý, chi phí vật liệu, dụng cụ,
khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài…
Tương tự như đối với chi phí sử dụng máy thi công, phân tích chi phí sản xuất
chung chỉ xác định chênh lệch tuyệt đối giữa chi phí thực tế vói chi phí kế hoạch, dựa
vào nội dung từng khoản để đánh giá và rút ra kết luận đúng đắn.
Tính toán tỷ lệ thực hiện kế hoạch giá thành của toàn bộ sản phẩm xây lắp.
Tỷ lệ % thực hiện
kế hoạch giá thành
=
n
1i
i0i0
n
1i
i1i1
ZQ
ZQ
x100
Trong đó:
Q i0 , Q i1 : là khối lượng sản phẩm xây lắp dự toán và thực tế.
Z i0 , Z i1 : là giá thành sản phẩm xây lắp thứ i theo dự toán và thực tế.
Tỷ lệ trên < 1 có nghĩa là doanh nghiệp đã hạ được giá thành thực tế so với dự
toán.
1.4.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình thực hiện giá thành trong nhiều năm
So sánh giá thành của kỳ đang nghiên cứu với giá thành những kỳ trước đã
thực hiện theo từng khoản mục nhằm xác định số chênh lệch từ đó rút ra kết luận và
các biện pháp tăng cường hoặc giảm bớt các khoản mục.
Tính tỷ trọng của số chênh lệch trong tổng chi phí trong từng khoản mục và so
sánh tỷ trọng đó trong nhiều kỳ.
Các chỉ tiêu đánh giá:
Chênh lệch giá thành nhiều kỳ liên tiếp:
Về mặt số lượng = Z 1 - Z 0
Về mặt tỷ trọng = 100
Z
Z
0
1
Z 0 , Z 1 : là giá thành kỳ gốc và kỳ nghiên cứu.
Nếu tỷ trọng < 1 thì doanh nghiệp đã hạ được giá thành so với giá thành kỳ
gốc.
Tỷ trọng từng khoản mục so với tổng chi phí:
Tỷ trọng từng khoản Từng khoản mục chi phí kỳ gốc
= x100%
mục ở kỳ gốc Tổng giá thành kỳ nghiên cứu
Tỷ trọng từng khoản Từng khoản mục chi phí kỳ nghiên cứu
= x100%
mục ở kỳ nghiên cứu Tổng giá thành kỳ nghiên cứu
Ta so sánh:
Về số tuyệt đối:
Chênh lệch
=
Chi phí thực tế từng khoản
Mục kỳ nghiên cứu
-
Chi phí thực tế từng khoản
mục kỳ gốc
- Nếu chênh lệch mang dấu (-) thì doanh nghiệp đã tiết kiệm chi phí, cần phát huy
biện pháp kỳ nghiên cứu áp dụng.
- Nếu chênh lệch mang dấu (+) thì doanh nghiệp đã lãng phí chi phí sản xuất, cần
phải có biện pháp xử lý.
Về tỷ trọng:
Chênh lệch = Tỷ trọng kỳ nghiên cứu –Tỷ trọng kỳ gốc
- Nếu chênh lệch mang dấu (-) thì tỷ trọng thực tế giảm.
- Nếu chênh lệch mang dấu (+) thì tỷ trọng thực tế tăng.
Có thể tập hợp và so sánh chi phí qua bảng sau:
SỐ
TT
KHOẢN MỤC CHI
PHÍ
KỲ GỐC KỲ NGHIÊN CỨU CHÊNH LỆCH
SỐ
TIỀN
TỶ
TRỌNG
SỐ
TIỀN
TỶ
TRỌNG
SỐ
TIỀN
TỶ
TRỌNG
1 CPNVLTT
2 CPNCTT
3 CPSDMTC
4 CPSXC
TỔNG GIÁ THÀNH
Bảng số 1.2: Bảng phân tích giá thành qua một số năm
Giá kỳ gốc có thể là giá dự toán, giá kế hoạch hay giá thực tế năm trước hoặc
có thể so sánh với cả 3 loại giá để xem xét tình hình thực hiện giá thành của kỳ
nghiên cứu so với dự toán, kế hoạch và năm trước như thế nào.
PHẦN 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP XÂY LẮP ĐIỆN
2.1 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT CỦA XÍ NGHIỆP XÂY LẮP ĐIỆN -
CÔNG TY ĐIỆN LỰC I ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp xây lắp điện
Xí nghiệp xây lắp Điện là doanh nghiệp nhà nước chuyên ngành về xây dựng
các công trình đường dây, trạm biến áp, trực thuộc Công ty Điện Lực I (Tổng công
ty Điện Lực Việt Nam), được thành lập theo Quyết định số 523 NL/TCCB-LĐ ngày
23 tháng 10 năm 1992 của Bộ Năng lượng trên cơ sở sáp nhập hai xí nghiệp là: Xí
nghiệp xây lắp Điện và Xí nghiệp lắp điện hạ thế trực thuộc Sở Điện lực Hà Nội. Trụ
sở giao dịch chính của xí nghiệp đặt tại số 1-3 An Dương - Quận Tây Hồ - Hà Nội.
Xí nghiệp Xây lắp điện là đơn vị có tư cách pháp nhân không đầy đủ,
được mở tài khoản, được sử dụng con dấu riêng để quan hệ giao dịch với các
đơn vị trong và ngoài ngành.
Thành lập khi đất nước mới chuyển sang nền kinh tế thị trường, hoạt động sản
xuất kinh doanh nói chung và xây lắp nói riêng còn gặp nhiều khó khăn nhưng trong
10 năm hoạt động Xí nghiệp đã gặt hái được nhiều thành công. Hàng trăm công trình
hạ thế mới được xây dựng, hàng trăm trạm biến áp và hàng ngàn đường đây điện
trung, cao áp, cáp ngầm và nổi từ 6KV đến 110KV trên khắp mọi miền: Rừng núi,
đồng bằng, vùng sâu, vùng xa thuộc điện lực các tỉnh, thành phố trên toàn miền Bắc
từ Hà Tĩnh trở ra, được đại tu, sửa chữa. Đặc biệt, Xí nghiệp là đơn vị duy nhất được
Tổng công ty Điện lực Việt Nam và Công ty Điện lực I uỷ quyền quản lí thi công
đường dây 35KV từ Pà Háng đi Sầm Nưa (CHDCND Lào). Trong tương lai, Xí
nghiệp chắc chắn sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn nữa.
Xí nghiệp xây lắp Điện là một doanh nghiệp có qui mô nhỏ, bắt đầu đi vào
hoạt động năm 1992 với số vốn kinh doanh là 2.119 triệu đồng:
Trong đó:
Vốn lưu động: 1.519 triệu đồng
Vốn cố định: 600 triệu đồng
Theo nguồn vốn :
Vốn ngân sách: 2.047 triệu đồng
Vốn tự bổ xung: 72 triệu dồng
Đơn vị tính: Đồng
ChØ tiªu N¨m 2000 N¨m 2001 N¨m 2002
1. Tæng tµi s¶n 87,915,007,062 68,815,067,262 87,980,964,473
Tµi s¶n lu ®éng 85,514,452,421 84,454,923,227 84,417,140,771
Tµi s¶n cè ®Þnh 2,400,554,641 3,526,041,246 3,563,823,702
2. Tæng nguån vèn 87,915,007,062 68,815,067,262 87,980,964,473
Nî ph¶i tr¶ 84,139,868,155 63,196,289,503 82,609,729,175
Nguån vèn CSH 3,775,138,907 5,616,777,759 5,371,235,298
3. Tæng doanh thu 16,004,696,217 24,004,835,097 47,165,650,371
4. Doanh thu thuÇn 15,406,999,641 23,493,932,811 47,165,650,371
5. Gi¸ vèn hµng b¸n 15,239,377,748 23,290,224,908 46,918,093,081
6. L·i gép 167,621,893 203,707,903 247,557,290
7. L·i thuÇn 100,190,603 158,654,903 165,574,888
8. Ph¶i nép ng©n s¸ch 25,047,651 39,663,726 41,393,657
9. Thu nhËp b×nh qu©n
®Çu ngêi/ th¸ng 990,582 1,053,850 1,162,930
Bảng số 2.1: Một số kết quả hoạt động trong 3 năm 2000, 2001, 2002
của xí nghiệp
2.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của xí nghiệp
Xí nghiệp thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ thủ trưởng trong
quản lý, điều hành mọi hoạt động của Xí nghiệp trên cơ sở thực hiện quyền làm chủ
tập thể của cán bộ công nhân viên Xí nghiệp. Để thực hiện chức năng nhiệm vụ được
giao, Giám đốc Xí nghiệp tổ chức các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ trong các
lĩnh vực công tác.
Xí nghiệp thành lập ra các đội thi công trực thuộc, các đội này đều có chức
năng thực hiện các nhiệm vụ thi công xây dựng, san nền, thi công các công trình...
Các đội có bộ máy điều hành riêng gồm: đội trưởng, phó đội trưởng, các ban nghiệp
vụ và bộ phận trực tiếp sản xuất, hoạt động trên cơ sở giấy phép hành nghề được cơ
quan có thẩm quyền cấp.
Đặc điểm loại hình sản xuất của Xí nghiệp là xây lắp các công trình điện có
qui mô nhỏ phổ biến ở mức: 100 đến 600 triệu đồng, phân tán hầu hết các tỉnh phía
Bắc từ Hà Tĩnh trở ra. Để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn hoá cũng như đảm bảo
thực hiện tốt phương án sản xuất kinh doanh, Xí nghiệp sử dụng mô hình quản lí là
mô hình trực tuyến. Trong Xí nghiệp, các phòng ban chức năng, các đội xây lắp và
các phân xưởng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, cùng chịu sự quản lý của Giám
đốc- người chịu mọi trách nhiệm trước cấp trên và cơ quan Nhà Nước về hoạt động
sản xuất kinh doanh của xí nghiệp.
Trên cơ sở nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Xí
nghiệp xây lắp Điện được xây dựng như sau:
: Chỉ đạo : Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ
P.GIÁM ĐỐC
KỸ THUẬT
Đ
Ộ
I
X
Â
Y
D
Ự
N
G
1
GIÁM ĐỐC
Đ
Ộ
I
X
Â
Y
D
Ự
N
G
2
P
H
Ò
N
G
H
À
N
H
C
H
ÍN
H
X
Ư
Ở
N
G
C
Ơ
K
H
Í
PH
Ò
N
G
K
Ế
H
O
Ạ
C
H
PH
Ò
N
G
TỔ
C
H
Ứ
C
PH
Ò
N
G
TÀ
I V
Ụ
B
A
N
M
Á
Y
T
ÍN
H
C
N
TT
P.GIÁM ĐỐC
XDCB-HC
P.GIÁM ĐỐC KẾ
HOẠCH SX
ĐỘI ĐIỆN 1
ĐỘI ĐIỆN 2
ĐỘI ĐIỆN 3
ĐỘI ĐIỆN 4
ĐỘI ĐIỆN 5
ĐỘI ĐIỆN 6
ĐỘI ĐIỆN 8
ĐỘI ĐIỆN 7
ĐỘI ĐIỆN 9
ĐỘI ĐIỆN 10
ĐỘI ĐIỆN 11
ĐỘI ĐIỆN 12
ĐỘI ĐIỆN 14
ĐỘI ĐIỆN 15
P. KỸ THUẬT
P.VẬT TƯ
B.AN TOÀN
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý tại Xí nghiệp xây lắp Điện
Giám đốc
Là người đứng đầu Xí nghiệp, đại diện cho cán bộ công nhân viên của Xí
nghiệp. Giám đốc có nhiệm vụ bao quát chung mọi hoạt động và phụ trách tất cả
các phòng ban trong xí nghiệp. Bên cạnh đó, Giám đốc còn có trách nhiệm tổ chức
thực hiện các quyết định của Công ty, Bộ, Ngành liên quan, xây dựng các qui chế
nội bộ Xí nghiệp.
Phó giám đốc
+ Phó Giám đốc kỹ thuật: Phụ trách các phòng Kỹ thuật, Ban an toàn - Bảo
hiểm lao động, Ban máy tính công nghệ thông tin, các đội xây lắp điện.
+ Phó giám đốc Hành chính - Xây dựng cơ bản: Phụ trách phòng hành chính
quản trị, các đội xây dựng.
+ Phó giám đốc Kế hoạch sản xuất: Phụ trách phòng Kế hoạch, Xưởng cơ
khí, có nhiệm vụ phụ trách công tác xây dựng và triển khai kế hoạch đầu vào,
công tác thanh quyết toán các công trình, trợ giúp Phó giám đốc kỹ thuật trong
các công tác quản lí kỹ thuật và chỉ đạo hoạt động của các tổ chức đoàn thể trong
xí nghiệp.
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng
Xí nghiệp gồm có 407 cán bộ CNV trong đó nhân viên quản lý là 48 người
được phân công vào các phòng ban theo trình độ chuyên môn và năng lực một cách
hợp lý. Trong qúa trình hoạt động các phòng ban phối hợp với nhau thực hiện các
chức năng nhiệm vụ một cách hiệu quả.
+ Phòng Hành chính: Là phòng có nghiệp vụ, chức năng thực hiện công tác
tổng hợp hành chính, quản trị, văn thư bảo mật, tuyên truyền, lưu trữ trong xí nghiệp.
+ Phòng Kế hoạch: có chức năng chỉ đạo, chỉ huy tổ chức thực hiện các mặt
công tác sau: Kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch về công tác tài chính, lao
động tiền lương, công tác chuẩn bị đầu tư, xây dựng, giao nhận thầu xây lắp các
công trình và thực hiện công tác thanh quyết toán các công trình và thống kê báo cáo
tài chính của xí nghiệp.
+ Phòng Kĩ thuật: Có chức năng thực hiện công tác quản lí xây dựng công trình
của xí nghiệp, nhằm đảm bảo xây dựng công trình đúng thiết kế được duyệt, đúng
tiến độ và quy chế XDCB hiện hành, đảm bảo chất lượng, hiệu quả kinh tế, ngoài ra
còn kiểm tra đôn đốc công tác thanh tra kỹ thuật an toàn và thực hiện công tác bảo
hộ lao động.
+ Phòng Tổ chức lao động tiền lương: là phòng nghiệp vụ, có chức năng quản
lí công tác bộ máy, quản lí cán bộ, quản lí công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công
tác thi đua khen thưởng, công tác lao động tiền lương và thực hiện các chế độ chính
sách về lao động tiền lương.
+ Phòng Tài vụ: có nhiệm vụ hạch toán kế toán thống kê, kiểm tra phân tích
kết quả hoạt động kinh doanh của toàn Xí nghiệp.
+ Phòng Vật tư: Có chức năng quản lí, tổ chức cung ứng vật tư thiết bị, đảm
bảo việc sử dụng có hiệu quả các vật tư thiết bị của Xí nghiệp.
+ Ban An toàn (Ký hiệu: Ban AT)
Là bộ phận chuyên môn, có chức năng tổ chức, thực hiện, kiểm tra việc thực
hiện các chỉ thị, quy trình, quy phạm Kỹ thuật an toàn - an toàn lao động của Nhà
Nước, của ngành Điện và của Công ty Điện lực I trong Xí nghiệp.
+ Ban Máy tính và công nghệ thông tin (Kí hiệu: ban MT và CNTT).
Là bộ phận chuyên môn, có chức năng quản lí hoạt động của hệ thống máy tính
toàn xí nghiệp và phát triển công nghệ thông tin ứng dụng trong sản xuất kinh doanh
của Xí nghiệp.
+ Các đội Xây lắp điện, Xưởng cơ khí, Đội xây dựng ( gọi chung là Đội)
Tổ chức thi công các công trình xây lắp điện, xây dựng kiến trúc, sản xuất các
cấu kiện, chế tạo các sản phẩm cơ khí đảm bảo đúng thiết kế, chất lượng, hiệu quả
theo kế hoạch Xí Nghiệp đề ra.
2.1.3 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp Xây lắp
điện
Xí nghiệp được quyền tổ chức, thành lập giải thể hoặc sáp nhập các bộ phận
sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lí trong nội bộ để thực hiện phương án sản xuất
kinh doanh có hiệu quả nhất. Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp
gồm có:
- Các đội xây lắp điện:
Do đặc tính của công tác xây lắp, Xí nghiệp tổ chức thành 17 đội, mỗi đội có từ
15 đên 30 người, bao gồm một đội trưởng, một đội phó, một kĩ thuật viên, một nhân
viên kinh tế và các công nhân. Các đội điện có nhiệm vụ chủ yếu là:
Tổ chức, quản lí và thi công công trình theo hợp đồng kinh tế do Xí nghiệp kí
kết và theo thiết kế được duyệt.
Làm thủ tục quyết toán từng giai đoạn và toàn bộ công trình.
Ngoài ra, khi các công trình có qui mô lớn như: Công trình đường dây 35KV
Sầm Nưa-Lào (năm 1997), công trình cải tạo đường dây trung áp và các trạm biến áp
Thành phố Hà Nội thuộc dự án “cải tạo lưới điện ba thành phố Hà Nội, Hải Phòng,
Nam Định (năm1999)... phải huy động nhiều đội cùng tham gia thi công, xí nghiệp
sẽ thành lập ban chỉ huy công trường để chỉ đạo, tổ chức thi công.
Cơ cấu tổ chức các đội xây lắp được thể hiện ở sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức các đội xây lắp tại Xí nghiệp Xây lắp điện
Các đội phụ trợ
Do tính chất và nhu cầu của sản phẩm xây lắp, ngoài các đội xây lắp điện còn
cần phải có các đơn vị phụ trợ phục vụ cho việc tổ chức và thi công các công trình
xây lắp. Các đội phụ trợ bao gồm:
KỸ THUẬT VIÊN NHÂN VIÊN KINH TẾ CÔNG NHÂN THỦ KHO
ĐỘI TRƯỞNG
ĐỘI PHÓ
- Đội xe: Có nhiệm vụ vận chuyển vật tư, thiết bị đến chân công trình, xe cẩu
dùng để cẩu cáp và dựng cột điện... Cơ cấu của đội xe bao gồm: Tổ trưởng, nhân
viên kinh tế, các lái xe, lái phụ và tổ sửa chữa.
- Xưởng cơ khí: chuyên gia công chế biến xà sắt, hộp bảo vệ công tơ, hòm
compozit phục vụ cho các công trình điện trong xí nghiệp và các đơn vị trong
ngành... Cơ cấu của xưởng gồm có: Một quản đốc, một nhân viên kinh tế, công nhân
cơ khí bậc cao và thợ lành nghề.
- Đội xây dựng: chuyên xây vỏ trạm, đúc cột điện loại nhỏ, xây dựng các nhà
trạm điện, làm cac bảng, ván, cốt pha... Đội gồm có: một đội trưởng, một nhân viên
kĩ thuật, một nhân viên kinh tế, các công nhân bậc cao, thợ mộc, thợ xây.
* Các bước công việc trong thi công xây lắp công trình của Xí nghiệp
Để thực hiện và hoàn thành một công trình xây lắp cần phải trải qua các
bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị
- Phòng kế hoạch:
Ký kết hợp đồng với bên A
Lập dự toán, bảng phân giao vật tư.
Giao nhiệm vụ cho đội điện... thi công bằng lệnh điều động.
Tổ chức giao tuyến thi công, giải phóng mặt bằng thi công.
- Phòng kỹ thuật:
Chuẩn bị tài liệu thiết kế giao cho đơn vị thi công.
Giao bản vẽ gia công cơ khí
- Phòng vật tư:
Căn cứ vào bảng phân giao vật tư, tuỳ theo tiến độ thi công phòng vật tư xuất
kho các loại vật tư xí nghiệp có, đối với những loại mặt hàng không có trong kho của
xí nghiệp, phòng vật tư sẽ tìm nguồn hàng cung cấp cho đội thi công theo đúng
chủng loại.
- Phòng tài vụ:
Căn cứ bảng dự toán, bảng phân giao vật tư phòng tài vụ chuẩn bị kinh phí tạm
ứng cho đội thi công theo từng khoản mục: Vật liệu (phần đội thi công lo), nhân
công, chi phí chung. Mở chi tiết theo dõi các khoản phát sinh liên quan đến công
trình: Sổ chi tiết giá thành (154), Sổ theo dõi công nợ (141, 131, 331).
- Đơn vị thi công:
Giao nhận tuyến chuẩn bị tập kết công nhân, chuẩn bị lán, trại, kho, bãi tập kết
vật tư, lập kế hoạch tiến độ thi công, phân công công việc cụ thể từng nhóm, cá
nhân. Quán triệt vấn đề kỹ thuật an toàn lao động trong thi công. Nhân viên kinh tế
căn cứ dự toán làm giấy tạm ứng chuẩn bị kinh phí cho việc thi công.
Bước 2: Thực hiện
- Đối với đơn vị thi công:
Căn cứ tiến độ thi công đội làm phiếu lĩnh vật tư (nhu cầu vật tư đến đâu viết
phiếu lĩnh đến đó). Phiếu lĩnh được viết thành 4 liên, Sau khi lĩnh hàng đơn vị thi
công giữ 1 liên, phòng vât tư giữ 3 liên. Hàng ngày kế toán vật liệu xuống phòng vật
tư lấy phiếu xuất kho trong ngày về hạch toán. Đơn vị thi công phải thực hiện đúng
tiến độ quy trình kỹ thuật cũng như bản vẽ thiết kế trong quá trình thực hiện nếu có
vướng mắc phát sinh phải phản ánh ngay về xí nghiệp. tuỳ theo công việc cụ thể các
phòng giải quyết theo chức năng của mình. Trong trường hợp phát sinh về khối
lượng, thay đổi về thiết kế, quy cách chủng loại vật tư... Đơn vị phản ánh về xí
nghiệp, các phòng kế hoạch, vật tư, kỹ thuật sẽ có trách nhiệm giải quyết những
vướng mắc của đơn vị thi công.
Trường hợp có sai phạm về kỷ luật lao động, chế độ chính sách đối với người
lao động phải phản ánh với phòng tổ chức lao động tiền lương để kịp thời giải quyết.
Hàng ngày đội phải ghi nhật kí công trình về khối lượng công việc cũng như
số lượng vật tư đã sử dụng trong ngày.
Hàng ngày đội trưởng phải báo cáo giám đốc về tình hình thực hiện tiến độ thi
công, khối lượng công việc hoàn thành, những đề nghị (nếu cần) hoặc những biện
pháp dẩy mạnh tiến độ thi công công trình, những sáng kiến cải tiến kỹ thuật làm
giảm mức tiêu hao sức lao động cũng như vật tư mà vẫn đảm bảo chất lượng công
trình.
- Đối với phòng kỹ thuật:
Cử cán bộ giám sát công trình,quản lí tiến độ, chất lượng công trình cán bộ kỹ
thuật có quyền tạm dừng thi công đối với những hạng mục kém chất lượng.
Cử cán bộ an toàn kỹ thuật kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện an toàn và bảo hộ
lao động trên công trình, nhắc nhở những trường hợp sai phạm nhẹ, đình chỉ thi công
khi có hiện tượng không an toàn ảnh hưởng đến tính mạng người lao động.
- Đối với phòng vật tư:
Căn cứ dự toán, nhu cầu thiết bị vật tư (phần Xí nghiệp cấp). Phòng vật tư làm
giấy đề nghị mua vật tư cho công trình (có giấy báo giá). Đối với các loại vật tư có
trong kho, dựa vào bảng phân giao và phiếu lĩnh vật tư của đội thi công cấp phát một
cách nhanh, gọn, đúng chủng loại.
- Đối với phòng tài vụ:
Căn cứ giấy xin tạm ứng của đội thi công (tạm ứng theo khối lượng công việc
thực hiện), phòng kế toán đối chiếu với dự toán, bảng phân giao vật tư
Bước 3: Kết thúc
- Đối với đơn vị thi công:
Khi công trình hoàn thành đơn vị thi công phải lập hồ sơ nghiệm thu công
trình theo quy định, đối chiếu vật tư (theo mẫu). Xác nhận vật tư thu hồi, bản vẽ
hoàn công gửi phòng kỹ thuật để kiểm tra trình giám đốc phối hợp với các phòng kỹ
thuật, phòng kế hoạch nghiệm thu nội bộ. Nếu không có sai sót, không phải sửa
chữa, phòng kế hoạch đăng kí mời bên A nghiệm thu công trình.
Phòng tài vụ nhận đầy đủ hồ sơ quyết toán công trình: đề án thiết kế, dự toán,
bản vẽ hoàn công, biên bản nghiệm thu bàn giao công trình, bản đối chiếu vật tư,
biên bản giải trình phát sinh khối lượng vật tư nhân công, Căn cứ hồ sơ quyết toán
duyệt khối lượng vật tư nhân công cho đơn vị thi công. Việc bảo vệ quyết toán với
bên A do xí nghiệp chịu trách nhiệm
Sơ đồ 2.3: Quy trình công việc trong thi công xây lắp của xí nghiệp
CHUẨN BỊ
LẬP DỰ TOÁN LÀM
LỆNH ĐIỀU ĐỘNG
LẬP KẾ
HOẠCH
TIẾN ĐỘ
THI
CÔNG
CHUẨN
BỊ TÀI
LIỆU
THIẾT
KẾ
CHUẨN
BỊ VẬT
TƯ
CHUẨN
BỊ LAO
ĐỘNG
CHUẨN
BỊ TIỀN
THỰC HIỆN
CUNG CẤP VẬT
TƯ TIỀN VỐN
KIỂM TRA, ĐÔN ĐỐC
GIÁM SÁT CÔNG TRÌNH
THI CÔNG
THEO TIẾN ĐỘ
KẾT THÚC
NGHIỆM THU, QUYẾT TOÁN CÔNG TRÌNH
2.2 ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ BỘ SỔ KẾ TOÁN CỦA XÍ
NGHIỆP
2.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, Xí
nghiệp Xây lắp điện cũng ngày càng phát triển. Việc xây dựng và hoàn thiện bộ máy
quản lí nói chung, bộ máy kế toán nói riêng của Xí nghiệp là một quyết định cần thiết
và hoàn toàn đúng đắn, góp phần tạo nên những thành công mà Xí nghiệp đã gặt hái
được trong những năm qua.
Trên cơ sở các phần hành, khối lượng công tác kế toán và để phù hợp với qui
mô, đặc điểm sản xuất kinh doanh, phù hợp với khả năng và trình độ chuyên môn của
nhân viên kế toán đồng thời để xây dựng bộ máy kế toán tinh giản nhưng đầy đủ về
số lượng, chất lượng nhằm làm cho bộ máy kế toán là một tổ chức phục vụ tốt mọi
nhiệm vụ của công tác kế toán cũng như những nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của xí
nghiệp, Xí nghiệp Xây lắp điện đã tổ chức bộ máy kế toán theo kiểu trực tuyến, tức là
hoạt động theo phương thức trực tiếp, kế toán trưởng trực tiếp điều hành các nhân
viên kế toán.
Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của Xí nghiệp là mô hình kế toán tập trung,
toàn bộ công tác kế toán trong Xí nghiệp đều được tiến hành tập trung tại phòng kế
toán, ở các bộ phận trực thuộcnhư các đội xây lắp, kho, phân xưởng không tổ chức
bộ phận kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên kinh tế làm nhiệm vụ hướng dẫn,
kiểm tra hạch toán ban đầu, thu thập chứng từ, tập hợp chi phí của công trình và
chuyển về phòng kế toán tập trung.
Bộ máy kế toán của xí nghiệp bao gồm 11 người (chưa kể các nhân viên kinh
tế tại các đơn vị trực thuộc) tổ chức theo sơ đồ sau:
KẾ TOÁN TRUỞNG
NHÂN VIÊN KINH TẾ CÁCĐƠN VỊ TRỰC THUỘC
KẾ
TOÁN
TIỀN
LƯƠN
G GIÁ
THÀNH
KẾ
TOÁN
VẬT
TƯ
KẾ
TOÁN
CÔNG
NỢ
KẾ
TOÁN
TSCĐ
KẾ
TOÁN
THANH
TOÁN
KHÁC
KẾ
TOÁN
THUẾ
GTGT
KẾ
TOÁN
TỔNG
HỢP
KẾ
TOÁN
QUYẾT
TOÁN
CÔNG
TRÌNH
THỦ
QUĨ
Sơ đồ 2.4: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của Xí nghiệp xây lắp điện
Trong bộ máy kế toán, các nhân viên kế toán có mối liên hệ chặt chẽ, qua lại
với nhau, nhờ đó làm tăng tính hiệu quả các hoạt động của guồng máy kế toán. Mỗi
nhân viên đều được định rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể:
Kế toán trưởng
Là người giúp việc trong lĩnh vực kế toán tài chính cho giám đốc, chịu sự lãnh
đạo trực tiếp của giám đốc xí nghiệp và chịu sự chỉ đạo nghiệp vụ của kế toán trưởng
công ty. Kế toán trưởng có chức năng tổ chức, đôn đốc, kiểm tra công tác kế toán
đồng thời cũng phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc về toàn bộ công tác tài chính
kế toán của xí nghiệp.
Ngoài các chức năng cơ bản trên, kế toán trưởng còn có nhiệm vụ chỉ đạo,
hướng dẫn việc thanh quyết toán các công trình.
Kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội
Vào ngày 15 hàng tháng, kế toán tiền lương lập bảng tạm ứng lương theo danh
sách cán bộ công nhân viên làm việc thực tế. Đến cuối tháng, căn cứ vào bảng chấm
công đã được phòng tổ chức phê duyệt, kế toán tiền lương lập bảng thanh toán lương,
phân bổ và trích bảo hiểm Xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo tỷ lệ qui
định của Nhà Nước. Đồng thời kế toán tiền lương còn kết hợp với phòng tổ chức để
thanh toán chế độ đau, ốm, thai sản cho người lao động và đối chiếu hàng tháng với
bảo hiểm Xã hội về tình hình thu nộp bảo hiểm Xã hội cũng như tình hình thanh
quyết toán chế độ bảo hiểm Xã hội cho đơn vị.
Kế toán giá thành
Do đặc tính sản xuất kinh doanh của đơn vị xây lắp có chu kì dài cho nên công
việc chủ yếu của kế toán giá thành là tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và
tập hợp chi phí chi tiết theo từng hạng mục công trình.
Kế toán tài sản cố định
Có nhiệm vụ phản ánh đầy đủ, kịp thời số lượng, giá trị tài sản cố định hiện
có, tình hình tăng, giảm và hiện trạng tài sản cố định trong toàn Xí nghiệp, đồng thời
kế toán phần hành này cũng có nhiệm vụ tính toán và phân bổ khấu hao TSCĐ vào
chi phí sản xuất kinh doanh theo mức độ hao mòn của tài sản và chế độ qui định.
Kế toán tạm ứng
Do dặc thù của Xây lắp, các công trình thường có thời gian thi công dài cho
nên toàn bộ chi phí thi công cho công trình được tạm ứng làm nhiều đợt. Vì vậy, kế
toán tạm ứng mở sổ theo dõi chi tiết cho từng công trình, từng đội thi công, đôn đốc
các đội thi công hoàn trả chứng từ phục vụ cho việc kê khai thuế và quyết toán sau
này.
Kế toán thanh toán với khách hàng
Do khối lượng khách hàng của xí nghiệp lớn, quan hệ giao dịch nhiều nên kế
toán phần hành này có nhiệm vụ theo dõi chi tiết từng khách hàng, các khoản phải
thu khách hàng tương ứng với từng loại thời hạn thanh toán.
Kế toán thanh toán khác (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng…)
Căn cứ vào các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày, tập hợp và trình kế
toán trưởng duyệt, Giám đốc kí chứng từ gốc sau đó viết phiếu thu, chi, Séc đối với
từng nghiệp vụ liên quan.
Ngoài ra, kế toán phần hành này còn giúp kế toán tổng hợp theo dõi, kiểm tra,
phân tích tình hình thanh toán trong Xí nghiệp để từ đó dễ dàng lập các báo cáo theo
yêu cầu của kế toán trưởng và giám đốc.
Kế toán vật liệu
Có nhiệm vụ ghi chép , tính toán đầy đủ, trung thực số lượng, chất lượng và
đơn giá thực tế của vật tư nhập, xuất kho, kiểm tra tình hình chấp hành các định mức
tiêu hao vật liệu, phân bổ hợp lý giá trị sử dụng vào các đối tượng tập hợp chi phí, giá
thành, phát hiện kịp thời vật liệu thiếu, thừa, ứ đọng, kém phẩm chất để xí nghiệp có
biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế tối đa thiệt hại xảy ra.
Kế toán thuế GTGT
Có nhiệm vụ theo dõi số thuế GTGT phát sinh, lập và gửi cho cơ quan thuế tờ
khai tính thuế GTGT từng tháng kèm theo bảng kê hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra
theo mẫu quy định (Mẫu số 01/GTGT, mẫu số 02/GTGT, mẫu số 03/GTGT). Thời
gian gửi tờ khai của táng cho cơ quan thuế chậm nhất là mười ngày đầu của tháng
tiếp theo.
Kế toán tổng hợp
Nhiệm vụ cơ bản của kế toán tổng hợp là thực hiện công tác kế toán cuối kỳ.
Cuối mỗi kỳ kế toán, kế toán tổng hợp phải lập và gửi sổ cái tổng hợp cho tất cả các
phần hành, lập các báo cáo cho xí nghiệp theo định kỳ hoặc theo yêu cầu đột xuất.
Thủ quỹ
Có nhiệm vụ quản lí tiền mặt, thực hiện các nghiệp vụ thu chi bằng tiền trên
cơ sở các chứng từ hợp lệ đã được kế toán trưởng và Giám đốc kí duyệt.
Cuối ngày, thủ quỹ căn cứ vào các chứng từ thu, chi để ghi vào sổ quỹ và lập
báo cáo quỹ kèm theo các chứng từ thu, chi chuyển cho kế toán tiền mặt ghi sổ. Đồng
thời, hàng ngày thủ quỹ cũng kiểm kê số tiền tồn quỹ thực tế, tiến hành đối chiếu số
liệu của sổ quỹ với sổ kế toán.
Kế toán thanh quyết toán các công trình
Có nhiệm vụ thanh quyết toán các công trình khi công trình đã hoàn thành dựa
trên cơ sở các chứng từ hợp lý, hợp lệ đã được tập hợp ở phần giá thành.
Các nhân viên kinh tế ở các đơn vị trực thuộc
Có nhiệm vụ theo dõi sát sao vấn đề tài chính của các công trình do đội thi
công đó phụ trách. Đồng thời, phải trực tiếp tập hợp tất cả các hoá đơn chứng từ liên
quan đến từng công trình do đội phụ trách và gửi lên phòng kế toán để kế toán giá
thành làm chi phí cho từng công trình phát sinh và có thể theo dõi được tiến độ thi
công công trình.
2.2.2 Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán
Tổ chức vận dụng chứng từ kế toán
Để tạo cơ sở pháp lý và hạch toán đầy đủ, Xí nghiệp sử dụng một hệ thống
chứng từ tương đối nhiều và luân chuyển chặt chẽ, nhanh chóng.
- Phần lao động tiền lương có các chứng từ : Bảng chấm công, Bảng thanh toán
tiền lương, Bảo hiểm xã hội, Hợp đồng thuê ngoài nhân công...
- Phần hàng tồn kho có các chứng từ: Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, Phiếu
xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, Thẻ kho, Biên bản kiểm kê vật tư...
- Phần mua hàng thanh toán có các chứng từ: Hoá đơn bán hàng, Hoá đơn giá
trị giá tăng, Hoá đơn cước vận chuyển...
- Phần tiền tệ có các chứng từ: Phiếu thu, Phiếu chi, Giấy đề nghị tạm ứng, Giấy
thanh toán tạm ứng...
- Phần tài sản cố định có các chứng từ: Biên bản giao nhận tài sản cố định, Thẻ
tài sản cố định, Biên bản thanh lý tài sản cố định...
Do việc chuyên môn hoá trong công tác kế toán cũng như đặc điểm sản xuất
kinh doanh, Xí nghiệp đã vận dụng hình thức sổ Nhật kí - Chứng từ.
Các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết của xí nghiệp bao gồm:
- Nhật kí chứng từ Số 1, Số 2, Số 4, Số 5, Số 7, Số 8, Số 9, Số 10.
- Bảng kê (BK): BK1, BK2, BK3, BK4, BK6, BK11.
- Sổ chi tiết (SCT): SCT1, SCT 2, SCT 3, SCT 4, SCT 5, SCT 6.
- Các bảng phân bổ (BPB): BPB 1, BPB 2, BPB 3.
- Sổ Cái các tài khoản xí nghiệp sử dụng.
Quy trình ghi sổ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí
nghiệp Xây lắp điện được thể hiện qua sơ đồ sau:
SỔ CHI TIẾT CPSXKD
BẢNG KÊ SỐ 4
BẢNG TỔNG HỢP
CPSXKD
SỔ CHI PHÍ SXKD
CHỨNG TỪ CHI
PHÍ
NHẬT KÝ CHỨNG
TỪ SỐ 7
SỔ CÁI
TK 154
BÁO CÁO TÀI
CHÍNH
Ghi chú: : Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng
: Đối chiếu, kiểm tra
Sơ đồ 2.5: Trình tự ghi sổ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
tại Xí nghiệp Xây lắp điện
Báo cáo tài chính
Xí nghiệp lập các báo cáo (các báo cáo được lập hàng quý) theo qui định bao
gồm:
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Thuyết minh báo cáo tài chính
Nơi gửi là Công ty Điện lực I, Cục thuế, cơ quan Kiểm toán, Ngân hàng. Xí
nghiệp không lập các báo cáo phục vụ quản trị nội bộ.
2.3 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
TẠI XÍ NGHIỆP XÂY LẮP ĐIỆN
2.3.1. Đối tượng, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm
Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực XDCB, xí nghiệp xây lắp Điện
có những căn cứ riêng để xác địng đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản
xuất.
Đối tượng sản xuất là những công trình xây lắp mới, những hạng mục sửa
chữa lớn.
Đặc điểm tổ chức sản xuất: Sản xuất theo đơn đặt hàng và khoán cho các đội.
Yêu cầu quản lý: Báo cáo định kỳ chi phí sản xuất và giá thành của từng công trình,
hạng mục công trình cho Công ty.
Xí nghiệp xác định đối tượng tập hợp chi phí là những công trình riêng biệt,
đồng thời tập hợp chi phí theo từng đội. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất cũng
theo từng đội thi công và theo từng công trình. Các chi phí liên quan trực tiếp đến đối
tượng nào thì tập hợp trực tiếp cho đối tượng đó.
Với hàng tồn kho, Xí nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để
hạch toán, kết hợp với kiểm kê định kì để kiểm tra tình hình nhập, xuất, tồn vật tư.
Cách kết hợp như vậy cho phép theo dõi thường xuyên tình hình nhập xuất tồn các
loại nguyên vật liệu, xác định ngay phần mất mát, thiếu hụt để truy tìm nguyên nhân
và có giải pháp xử lý kịp thời, đồng thời xác định nhanh chóng giá trị vật tư xuất
dùng trong kỳ và đánh giá được công tác quản lí tại kho. Phương pháp này phù hợp
với đặc điểm, quy mô của xí nghiệp và đảm bảo quản lí chặt chẽ vật tư. Mặt khác, nó
chi phối toàn bộ công tác hạch toán kế toán của Xí nghiệp, đặc biệt là công tác hạch
toán chi phí và tính giá thành sản phẩm.
2.3.2 Kế toán chi phí sản xuất tại Xí nghiệp Xây lắp điện
1.2.2.1. Tài khoản sử dụng
Tại xí nghiệp xây lắp Điện, để hạch toán chi phí sản xuất kế toán không sử
dụng các tài khoản 621, 622, 623 mà tập hợp thẳng toàn bộ chi phí phát sinh vào TK
154. TK 154 được sử dụng để tập hợp chi phí riêng cho từng công trình, từng đội.
Bên cạnh đó kế toán còn sử dụng một số tài khoản có liên quan: TK 111, 112, 141,
152, 331…để hạch toán.
1.2.2.2. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Trong ngành xây dựng cơ bản, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đóng vai trò
quan trọng, nó là yếu tố chính để tạo ra sản phẩm vì vậy khoản mục chi phí này
thường chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí và ảnh hưởng lớn tới giá thành. Tại
xí nghiệp xây lắp khoản mục chi phí này thường chiếm từ 60% - 80% trong tổng giá
thành công trình. Ví dụ, trong quý IV năm 2002 tổng chi phí vật liệu của xí nghiệp là
1.869.001.906 đồng, chiếm 67,5% trong tổng giá thành là 3.130.578.193 đồng. ở xí
nghiệp, nguyên vật liệu được sử dụng đa dạng về chủng loại và nguồn cung cấp.
Các nguồn cung cấp vật liệu của xí nghiệp bao gồm:
+ Vật liệu mua ngoài
Đây là nguồn cung cấp chủ yếu của Xí nghiệp. Do đặc thù của ngành xây lắp
điện là thi công ở địa bàn rộng khắp các tỉnh nên để tạo thuận lợi và đáp ứng kịp thời
việc cung ứng vật liệu ngoài những vật tư chính do xí nghiệp mua đưa tới chân công
trình còn lại xí nghiệp giao cho đội tự tìm các nguồn vật liệu bên ngoài trên cơ sở
định mức đã đặt ra.
Theo tiến độ thực tế của công việc vật tư sẽ được mua về, sau đó thủ kho và
nhân viên cung ứng cùng kiểm tra về số lượng vật tư để làm thủ tục nhập kho.
Căn cứ vào bảng phân giao vật tư, đội thi công làm giấy tạm ứng tiền. Trong đó có
các khoản mục vật tư (phần đội tự lo), nhân công và chi phí khác. Đội tiến hành mua vật liệu
và tập hợp chứng từ về phòng kế toán làm căn cứ kê khai thuế và thanh toán khi công trình
hoàn thành. Do xí nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ nên hoá đơn mua vật tư là
Hoá đơn giá trị gia tăng, tức là phần thuế GTGT được tách riêng khỏi chi phí vật tư của
công trình và phần thuế này sẽ được hạch toán vào TK133- Thuế GTGT được khấu trừ.
Khi đội thi công làm giấy tạm ứng tiền mặt, kế toán ghi:
Nợ TK 141 (Chi tiết cho từng công trình)
Có TK 111(Chi tiết cho từng công trình)
Khi đội thanh toán tạm ứng, kế toán lập bảng kê thanh toán tạm ứng:
Nợ TK 154 (Chi tiết từng công trình, khoản mục vật tư)
Nợ TK 133 (Nếu có)
Có TK 141 (Chi tiết từng công trình)
Ví dụ: Căn cứ hoá đơn mua vật tư
HOÁ ĐƠN (GTGT) Mã số: 01/GTKT-
3LL
Ngày 9 tháng 12 năm 2002
Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH Hoàng Sơn
Địa chỉ: 155-Trung Liệt-Đống Đa-Hà Nội Mã số thuế: 0100367481
Tên người mua hàng: Anh Dũng
Đơn vị: Xí nghiệp xây lắp Điện - Công ty Điện Lực I
Địa chỉ: Số 3 An Dương-Tây Hồ - Hà Nội
Hình thức thanh toán: Tiền Mặt Mã số Thuế: 01001004170331
Tên hàng hoá, dịch vụ ĐV tính Số lượng Đơn giá Thành tiền
Chống sét van Bộ 10 940.000 9.400.000
Cộng tiền hàng: 9.400.000
Thuế suất: 5% Tiền thuế GTGT 470.000
Tổng cộng tiền thanh toán: 9.870.000
Kế toán lập bảng kê thanh toán tạm ứng:
Nợ TK 154: 9.400.000 (Vật tư)Đội 10
Nợ TK 133: 470.000
Có TK 141: 9.870.00
Khi vật tư mua về chưa có nhu cầu sử dụng ngay sẽ được làm thủ tục nhập
kho của xí nghiệp. Phiếu nhập kho được lập theo mẫu như sau:
PHIẾU NHẬP KHO
Ngày 14 tháng 12 năm 2002
Tên người giao hàng: Công ty TNHH Hoàng Sơn
Theo số: 00619 ngày 09 tháng 12 năm 2002 của Anh Dũng
Nhập tại kho: Xí nghiệp
Số
TT
Tên nhãn hiệu, quy
cách, phẩm chất
Đơn
vị tính
Số lượng
Theo Thực
Chứng từ nhập
Đơn giá Thành tiền
1 Chống sét van Bộ 10 10 940.000 9.400.000
Cộng 9.400.000
Ngày 14 tháng 12 năm 2002
Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho
Biểu số 2.1: Phiếu nhập kho
Phiếu nhập kho được lập thành 2 liên, một liên lưu tại quyển, một liên thủ kho
giữ để ghi sổ sau đó chuyển lên phòng kế toán cùng hoá đơn mua hàng để làm căn cứ
hạch toán và ghi sổ.
Sau đó căn cứ vào nhu cầu sử dụng, phòng vật tư sẽ lập “Phiếu xuất kho” vật
tư hoặc “Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ” sử dụng cho việc thi công công
trình. “Phiếu xuất kho” được lập theo mẫu sau:
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 19 tháng 12 năm 2002
Tên người nhận hàng: Đội Điện 10
Lý do xuất kho: SCL Quý I/2002 Điện Lực Bắc Ninh
Xuất tại kho: Xí nghiệp
Số
TT
Tên, nhãn hiệu, quy
cách, phẩm chất
Đơn
vị
tính
Số lượng
Yêu cầu Thực xuất
Đơn giá Thành tiền
DâyAC-185 Mét 200 200 102.025,8 20.405.160
Cộng 20.405.160
Ngày 19 tháng 12 năm 2002
Kế toán trưởng Phòng vật tư Người nhận Thủ kho
Biểu số 2.2: Phiếu xuất kho
Phiếu xuất kho được lập thành 4 liên. Khi xuất kho, Thủ kho ghi rõ số thực tế
xuất lên phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho phải có đầy đủ chữ kí của các đối tượng liên
quan. Đơn giá trên phiếu xuất kho chính là giá mua (không bao gồm chi phí thu mua
và thuế GTGT).
Cuối tháng, căn cứ phiếu xuất kho kế toán vật liệu tập hợp và lên bảng phân bổ
nguyên vật liệu (NVL), công cụ dụng cụ (CCDC) lao động. Bảng phân bổ NVL,
CCDC được lập theo mẫu sau:
BẢNG PHÂN BỔ NVL, CCDC
Tháng 12 năm 2002
Đơn vị :Đồng
Số TT
Ghi Có các TK
Đối tượng sử dụng
(Ghi Nợ các TK)
Tài khoản 152
Tài khoản
153
Số phiếu
I 154: Sản xuất kinh doanh
Đội 1 CQT Thị trấn Quốc Oai-Hà Tây 2.989.203
Đội 2 TBA Tổng cục Hậu Cần 19.496.704
Đường áp E8 Hoàng Diệu 41.541.819
Đội 3 Công ty phân đạm Bắc Giang 14.449.605
Đội 4 Mở rộng TBA 110KV Núi một Thanh Hoá 82.827.727
Đội 5
Đường dây 35KV 2*3200KVA-35/10KV
Hải Thịnh- Hải Hởu
93.048.492
Đội 6
Đưa điện về trung tâm huyện Vũ Quỳnh-
Hà Tĩnh
54.616.800
Đội 7 Khu điều dưỡng thị xã Sơn La 1.285.800
Đội 8 ĐZ 35 KV tuyến Mục sơn- T. Hoá 7.346.807
Đội 10 Cải tạo lưới Điện khu Vệ A5 3.894.546
SCL Quý I/2002 ĐL Bắc Ninh 20.405.160
Đội 11 ĐZ 0.4 TBA Ngân Sơn 35.545.626
… …. …
II 142: BHLĐ + dụng cụ lao động
III 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp
Cộng 697.289.871
Kế toán trưởng Người lập
Bảng số 2.2: Bảng phân bổ NVL, CCDC tại Xí nghiệp Xây lắp điện
+ Vật liệu mua ngoài xuất thẳng đến công trình
Trường hợp vật tư mua ngoài không nhập kho xuất thẳng đến công trình. Có
một số vật liệu như: Cột điện, máy biến áp khi mua được chuyển đến công trình
không qua kho xí nghiệp. Kế toán vật tư căn cứ hoá đơn lập bảng kê xuất thẳng
nguyên vật liệu chi tiết cho từng công trình.
BẢNG KÊ XUẤT THẲNG NGUYÊN VẬT LIỆU
Tháng 12 năm 2002
Đơn vị: Đồng
Đơn vị Tên công trình Số phiếu Số tiền
Đội 1 TBA Xí nghiệp gỗ Hải Dương 3 15.327.274
Đội 2
CSL ĐZ 0,4 KV TBA Gia Sàng 3 CNĐ Thành phố
Thái Nguyên
1 22.518.727
Đội 4 ĐZ 35 KV lộ 375 trạm 110 KV Núi I-T Hoá 10 193.329.309
TBA 35/10 KV Hợp bình Hoa Lư- N. Bình 3 36.800.000
Đội 7 CQT Khu Chiềng Sinh Sơn La 3 74.529.523
Đội 10 CQT Khu Trần Phú 7 Hà Đông Hà Tây 1 8.100.000
SCL Quý I/2002 ĐL Bắc Ninh 1 26.156.240
… ….
Tổng 541.650.825
Bảng số 2.3: Bảng kê xuất thẳng nguyên vật liệu
Căn cứ bảng kê nguyên vật liệu xuất thẳng, kế toán giá thành ghi chi tiết cho
từng công trình như sau:
Nợ TK 154
Nợ TK 133
Có TK 141,331
Trường hợp vật liệu sử dụng không hết, nhập trả kho, kế toán căn cứ bảng kê
nhập trả kho để ghi giảm giá thành cho công trình
BẢNG KÊ NVL NHẬP LẠI KHO
Tháng 12 năm 2002
Đơn vị: Đồng
Đơn vị Tên công trình Số phiếu Số tiền
Đội 2 CQT Trung Môn T.Quang 3 22.989.000
Đội 4 Đường dây 171 Ninh Bình- Thanh Hoá 3 9.792.965
Đội 10 SCL Quý I/2002 ĐL Bắc Ninh 1 4.325.160
Tổng 37.107.125
Bảng số 2.4: Bảng kê NVL nhập lại kho
+ Vật liệu tự sản xuất
Ngoài hai nguồn cung cấp vật liệu trên, Xí nghiệp còn có một nguồn vật liệu tự sản
xuất. Nguồn vật liệu này do đội phụ trợ sản xuất thực hiện, và bao gồm: hộp công tơ, xà đỡ
phục vụ cho thi công. Khi xuất vật liệu gia công cơ khí cho các công trình, căn cứ vào phiếu
xuất kế toán ghi chi cho đối tượng chịu chi phí như sau:
Nợ TK 154 (1541-SXKD chính chi tiết cho từng công trình)
Có TK 154 CK (1542- SXKD phụ ghi cho phân xưởng cơ khí)
Do các nghiệp vụ phát sinh ít đối với từng công trình nên hàng tháng kế toán
giá thành mới tiến hành vào sổ. Căn cứ để ghi sổ chi tiết chi phí là bảng phân bổ
NVL, bảng kê xuất thẳng NVL và bảng vật liệu nhập lại kho. Sổ chi tiết giá thành là
căn cứ để kế toán lập bảng kê số 4. Sổ chi tiết chi phí và bảng kê số 4 có mẫu như
sau:
Sau khi lập bảng kê số 4, kế toán sẽ vào sổ chi phí sản xuất kinh doanh.
SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH
Tài khoản 154 – CPSXKD chính
Tháng 12 năm 2002
Đơn vị tính: Đồng
S
T
T
Diễn Giải
TKĐƯ
Tổng số
Đội
…
Đội 10 Đội…
Số dư đầu tháng 17.440.087.484 770.562.477
Nhật ký chứng từ số 1 111 129.849.084 -
…. …….
Vật liệu xuất thẳng 141 541.650.825 54.296.450
Vật liệu xuất kho 152 697.289.871 36.048.821
Ca xe phục vụ 154VT 23.857.250 4.960.795
….. ……
Cộng PS Nợ 1.958.596.955 148.916.334
Cộng PS Có 1.161.219.390 175.919.443
Số dư cuối tháng 18.237.465.049 743.559.368
Kế toán trưởng Người lập
Bảng số 2.7: Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh
Căn cứ vào bảng kê số 4, sổ chi phí sản xuất kinh doanh, hàng tháng kế toán
tổng hợp sẽ vào Nhật ký chứng từ số 7.
NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 7
Tháng 12 năm 2002 (Trích)
Đơn vị: Đồng
Ghi CóTK
Ghi Nợ TK
111 141 152 154
…
Cộng
154 129.849.084 541.650.825 697.289.871 ……. 1.958.596.955
642 112.146.948
152 37.107.125 37.107.125
911 715.684.765 715.684.765
…. …… ……
Cộng 129.849.084 541.650.825 697.289.871 1.161.219.390 3.824.529.973
Kế toán trưởng Người lập
Bảng số 2.8: Nhật ký chững từ số 7
Trên cơ sở Nhật ký chứng từ số 7, kế toán sẽ vào sổ cái TK 154.
SỔ CÁI
Tài Khoản: 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (Trích)
Năm 2002
Số dư đầu năm
Nợ Có
45.820.520.848
Ghi Nợ TK 154
Ghi Có các TK
Tháng
1
…
Tháng
12
Cộng
TK 111 123.233.475 129.849.084 1.793.686.436
TK 141 2.920.645.580 541.650.825 20.355.452.757
TK 152 1.489.111.085 697.289.871 12.054.690.047
……. ……… …. …… ……..
Cộng PS Nợ 48.608.329.457 1.958.596.955 164.677.873.884
Cộng PS Có 42.896.208.245 1.161.219.390 158.770.570.114
Dư cuối tháng 51.532.642.060 18.237.465.049 18.237.465.049
Kế toán truởng Người lập
Bảng số 2.9: Sổ Cái TK 154
Trình tự hạch toán chi phí nguyên vật liệu được thể hiện qua sơ đồ sau:
TK 152 TK 154 TK 152
Xuất kho nguyên vật liệu Vật tư thừa nhập lại kho
TK 111, 112
Mua NVL xuất thẳng
đến công trình TK 141
Tạm ứng thừa
TK 141
Mua NVL bằng tiền tạm ứng
xuất thẳng đến công trình
TK 331
Mua NVL chưa trả tiền
xuất thẳng đến công trình
Sơ đồ 2.6: Sơ đồ kế toán CPNVLTT tại Xí nghiệp Xây lắp điện
1.2.2.3. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công là một khoản mục chi phí quan trọng và chiếm một tỷ trọng
không nhỏ trong tổng giá thành công trình. Tại xí nghiệp xây lắp Điện, khoản mục
chi phí này thường chiếm từ 8% đến 12% trong tổng giá thành công trình.
Tổ chức hạch toán tốt chi phí nhân công có ý nghĩa rất quan trọng. Nó giúp cho
việc cung cấp các thông tin cho quản lý được nhanh chóng, chính xác, kịp thời đồng
thời cũng giúp cho các nhà lãnh đạo có thể đua ra các quyết định hợp lý để khuyến
khích lao động và bù đắp được công sức mà người lao động bỏ ra. Từ đó, giúp người
lao động nâng cao ý thức góp phần làm tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản
phẩm đồng thời đảm bảo thu nhập cho bản thân.
Lao động tại xí nghiệp gồm hai nguồn: Lao động trong xí nghiệp và lao động
thuê ngoài.
Lao động trong xí nghiệp
Đây là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn và chủ yếu trong khoản mục chi phí nhân
công.
Chi phí nhân công xây lắp bao gồm: các khoản lương chính, lương phụ, tiền
lương thuê lao động thủ công và tiền lương chính được trả theo thời gian. Chi phí
nhân công được khoán gọn theo từng công trình. Theo phương thức này đơn vị thi
công ứng theo khoản mục chi phí, khi ứng tiền kế toán ghi:
Nợ TK 141 (Chi tiết từng công trình)
Có TK 111 (Chi tiết từng công trình)
Để hạch toán khoản mục chi phí nhân công, kế toán căn cứ “Bảng chấm
công”. Trên cơ sở bảng chấm công kế toán tiền lương tính tiền lương phải trả cho
người lao động. Tiền lương được tính căn cứ vào số ngày công thực tế, mức lương cơ
bản, hệ số lương. Trong đó, hệ số lương đối với mỗi lao động phụ thuộc vào trình độ
tay nghề và thâm niên lao động. Tiền lương theo thời gian được tính theo phương
thức sau:
Tiền lương
sản phẩm
=
Ngày công làm
việc thực tế
*
Hệ số hạng
thành tích
*
Lương B/q 1
ngày quy đổi
Ví dụ: Tiền lương của công nhân Hoàng Tiến Hải được tính như sau:
Tiền lương = 33 * 3,2 * 12.000 = 1.267.200 (đồng)
Bảng chấm công do nhân viên kinh tế của đội lập và được lập tại công trường
theo mẫu sau:
Đơn vị: XNXL Điện Bộ phận: Đội điện 10
BẢNG CHẤM CÔNG
Tháng 12 năm 2002
S
T
T
Họ và tên
Cấp
bậc
Ngàytrong tháng
1 2 … 30
Quy ra công
Số công hưởng Số công
hưởng
Lương TG BHXH
1 Nguyễn Đức Thành + + … … 33 …….
2 Nguyễn Quốc Hưng + + … … 26 …….
3 Đặng Đức Mạnh + + … … 25 ……..
... …………… … … … … …… …….
Cộng
Đội trưởng Người lập bảng
Bảng số 2.10: Bảng chấm công
Tuy nhiên, xí nghiệp không thanh toán lương cho người lao động số thực tế hàng
ngày trong suốt thời gian thi công công trình, xí nghiệp tiến hành tạm ứng lương.
Bảng tạm ứng lương có mẫu như sau:
BẢNG TẠM ỨNG LƯƠNG
Công trình: Sửa chữa lớn quý I/2002 - Điện Lực Bắc Ninh
Tháng 10 năm 2002
Sè TT Hä vµ tªn Sè tiÒn Ký nhËn
1 NguyÔn §øc Thµnh 900,000
2 NguyÔn H÷u TuÊn 700,000
… …………………. ……
15 Hoµng TiÕn H¶i 600,000
Tæng céng 9,800,000
B?ng s? 2.11: B?ng t?m ?ng l??ng
Sau khi công trình hoàn thành, kế toán chi phí mới tập hợp chứng từ để vào
sổ tiền lương thực tế (chỉ hạch toán một lần trong tháng công trình hoàn thành).
Công trình SCL Quý I/2002 Điện lực Bắc Ninh kết thúc tháng 12 năm 2002,
kế toán tính ra số tiền lương thực tế và hạch toán như sau:
Nợ TK 154: 20.724.527
Đội 10 - Công trình SCL quý I/2002 ĐL Bắc Ninh
Có TK 334: 20.724.527
Khi thanh toán tiền lương cho công nhân kế toán lập bảng thanh toán lương.
Bảng thanh toán lương (mẫu như trang bên).
Đối với lao động ngoài xí nghiệp
Bên cạnh việc sử dụng lao động trong xí nghiệp, xí nghiệp còn sử dụng lao
động thuê ngoài. Do đặc điểm sản xuất của xí nghiệp là sản xuất mang tính đơn chiếc
và rải rác trên nhiều vùng lãnh thổ. Vì vậy, điều kiện vận chuyển các yếu tố sản xuất
là hết sức phức tạp. Để khắc phục tình trạng này xí nghiệp tiến hành thuê lao động
ngay tại nơi thi công công trình. Công việc này sẽ làm giảm chi phí chuyển lao động
và hạn chế được những khó khăn trong sinh hoạt của công nhân. Tuy nhiên, cũng nảy
sinh một số vấn đề bất cập về chất lượng và giá thuê lao động do lao động tại địa
phương chủ yếu mang tính tự phát không qua các khoá đào tạo nghiệp vụ chính quy.
Đối với lực lượng này xí nghiệp giao cho đội truởng các đội thi công quản lý, trả
lương theo hình thức khoán ngoài trên cơ sở định mức khoản của từng phần việc.
Tiền lương trả cho lao động thuê ngoài được trả trực tiếp bằng tiền mặt, tiền tạm ứng
hoặc hạch toán vào TK 331.
Hợp đồng thuê lao động là căn cứ để hạch toán chi phí nhân công thuê ngoài.
Hợp đồng thuê lao động có mẫu như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG THUÊ NGOÀI
1- Đại diện bên thuê:
- Ông: Nguyễn Đức Thành
- Địa chỉ: Đội điện 10 - Xí nghiệp xây lắp Điện - Công ty Điện lực I
2- Đại diện bên lao động
- Ông: Bùi Văn Tuấn
- Địa chỉ: 37 Vệ An thị xã Bắc Ninh
3- Nội dung công việc:
- Đào hố móng
- Đào tiếp địa
- Vận chuyển cột
- Phụ rải căng dây lấy độ võng
Với số tiền: 40.000 đồng/người/ngày.
Số người thuê: 06
Thời gian thuê: Từ ngày 06/11/2002 đến ngày 10/11/2002.
Hai bên cùng nhau thoả thuận:
- Sau khi hoàn thành công việc bên thuê sẽ thanh toán đầy đủ số tiền
- Số tiền thanh toán được chia thành hai đợt
Ngày 06/11/2002
Đại diện bên thuê Đại diện bên lao động
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do - Hạnh phúc
THANH TOÁN TIỀN THUÊ LAO ĐỘNG
1- Đại diện bên thuê
- Ông: Nguyễn Đức Thành
- Địa chỉ: Đội Điện 10 - Xí nghiệp xây lắp đIện - Công ty đIện lực I
2- Đại diện bên lao động
- Ông: Bùi Văn Tuấn
- Địa chỉ: 37 Vệ An thị xã Bắc Ninh
Thanh toán số tiền theo hợp đồng ngày 06/11/2002.
Với số tiền là: 1.200.000 đồng
Viết bằng chữ: Một triệu hai trăm nghìn đồng chẵn.
Ngày 10/11/2002
Đại diện bên thuê Đại diện bên lao động
Quá trình hạch toán chi phí nhân công trực tiếp được thể hiện qua hệ thống sổ
như sau:
Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương kế toán vào
sổ chi tiết chi phí sản xuất và sổ chi phí sản xuất kinh doanh.
SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ SẢN XUẤT
Đội điện 10
Tháng 12 năm 2002
Đơn vị: Đồng
T
T
Tên công trình Phát sinh Nợ Phát sinh
Có
Dư cuối
tháng TK 334 … Cộng
1 Cải tạo lưới điện
khu Vệ An 5
…
…
SCL Quý I/02
ĐL Bắc Ninh
20.724.527
……...
Cộng 48.207.227 …. 148.916.334
Kế toán trưởng Người lập
Bảng số 2.14: Sổ chi tiết chi phí sản xuất
Căn cứ vào sổ chi tiết chi phí sản xuất kế toán lập bảng kê số 4.
BẢNG KÊ SỐ 4
Tháng 12 năm 2002
Đơn vị: Đồng
Đội thi
công
Dư đầu kỳ … 334 Cộng Nợ
Đội 1 648.476.628 …. … ….
…. ….. …. … …
Đội 10 770.562.477 48.207.227 148.916.334
….
Cộng 17.440.087.484 ... 135.276.994 18.237.465.049
Kế toán trưởng Người lập
Bảng số 2.15: Bảng kê số 4
Từ sổ chi tiết chi phí sản xuất và bảng kê số 4, kế toán sẽ tiền hành vào sổ chi phí sản
xuất kinh doanh.
SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH
Tài khoản 154 - CPSXKD chính
Tháng 12 năm 2002
Đơn vị tính: Đồng
S
T
T
Diễn Giải
TKĐƯ
Tổng số
Đội
…
Đội 10 Đội…
Số dư đầu tháng 17.440.087.484 770.562.477
Nhật ký chứng từ số 1 111 129.849.084 -
…. …….
Vật liệu xuất thẳng 141 541.650.825 54.296.450
Vật liệu xuất kho 152 697.289.871 36.048.821
Ca xe phục vụ 154VT 23.857.250 4.960.795
Luơng công trình 334 135.276.994 48.207.227
….. ……
Cộng PS Nợ 1.958.596.955 148.916.334
Cộng PS Có 1.161.219.390 175.919.443
SỐ DƯ CUỐI THÁNG 18.237.465.049 743.559.368
Kế toán trưởng Người lập
Bảng số 2.16: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh
Sổ shi phí sản xuất kinh doanh là căn cứ để lập nhật ký chứng từ số 7.
NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 7
Tháng 12 năm 2002
Đơn vị : Đồng
S
T
T
Ghi Có TK
Ghi Nợ TK
111 334 … Cộng
154 … 135.276.994 1958.596.955
642 23.579.200
911
….
Cộng 158.856.194
Kế toán trưởng Người lập
Bảng số 2.17: Nhật ký chứng từ số 7
Trên cơ sở nhật ký chứng từ số 7, kế toán vào sổ cái tài khoản 334.
SỔ CÁI
TK 334
Số dư đầu kỳ
Nợ Có
1.170.272.207
Ghi Có các TK Tháng
1
….
Tháng
12
Cộng
TK 111 101.538.895 207.831.277 1.967.040.579
TK 141 188.380.100 87.168.764 3.340.375.256
… ….. ….. …..
Cộng PS Nợ 289.918.995 650.091.500 5.460.166.208
Cộng PS Có 190.380.100 158.856.194 5.437.518.170
Dư cuối tháng 1.070.733.312 1.147.624.169 1.147.624.169
Kế toán trưởng Người lập
Bảng số 2.18: Sổ cái TK 334
Trình tự hạch toán chi phí nhân công được hạch toán trên sơ đồ sau:
TK 111 TK 334 TK 154
Thanh toán lương Tính ra lương phải trả
cho CNV cho CNV
TK 141
Tạm ứng lương cho CNV
TK 331
Tiền lương phải trả cho
lao động thuê ngoài
Sơ đồ 2.7: Sơ đồ kế toán CPNCTT tại Xí nghiệp Xây lắp điện
1.2.2.4 Kế toán chi phí sử dụng máy thi công
Trong quá trình sản xuất xây lắp, việc sử dụng máy thi công là hết sức cần thiết.
Có thể nói chi phí sử dụng máy thi công là chi phí đặc thù trong lĩnh vực này. Thông
thường trong thi công xây lắp chi phí sử dụng máy thi công chiếm tỷ lệ khá lớn trong
tổng giá thành. Tuy nhiên, trong xí nghiệp xây lắp Điện thì khoản mục chi phí này lại
chiếm một tỷ trọng nhỏ thậm chí nhiều công trình còn không phát sinh khoản mục
chi phí này do đặc thù của ngành này nhiều công việc đòi hỏi sự khéo léo, trình độ kỹ
thuật nhất định của người công nhân mà không thể thay thế bằng máy móc.
Do việc sử dụng máy không thường xuyên, giá trị của các máy thi công
chuyên dụng lại lớn nên xí nghiệp không đầu tư mua máy riêng mà hoàn toàn thuê
ngoài.
Máy thi công mà xí nghiệp có thể sử dụng là máy hàn, xe cẩu…Phương thức
thuê là thuê toàn bộ bao gồm cả nhiên liệu và công nhân vận hành máy. Máy thuê
ngoài phục vụ cho đội nào, công trình nào thì kế toán sẽ hạch toán chi phí máy thi
công vào thẳng đội đó, công trình đó. Căn cứ để hạch toán chi phí máy thi công là
hợp đồng thuê máy và giấy thanh toán tiền thuê (Hoặc là giấy biên nhận trong trường
hợp tiền thuê ít).
Công trình SCL Quý I/2002 ĐL Bắc Ninh chi phí sử dụng máy thi công phát
sinh rất ít, đó là 2 giờ thuê máy hàn chuyên dụng. Việc thuê máy do đội tự lo, xí
nghiệp ứng trước tiền cho đội, sau khi hoàn thành việc sử dụng máy, nhân viên kinh
tế của đội chuyển giấy biên nhận về phòng tài vụ để làm cơ sở hạch toán. Giấy biên
nhận có mẫu như sau:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
GIẤY BIÊN NHẬN
Tên tôi là: Bùi Văn Tuấn
Địa chỉ: Thị xã Bắc Ninh
Có nhận của ông Nguyễn Đức Thành - Đội 10 xí nghiệp Xây lắp Điện
Số tiền là: 40.000 đồng (Bốn mươi ngàn đồng chẵn)
Lý do: Trả tiền thuê máy hàn sử dụng trong ngày
Ngày15 tháng10 năm 2002
Giấy biên nhận này cùng các chứng từ gốc là căn cứ để kế toán thanh toán tạm
ứng và ghi sổ kế toán chi tiết, tổng hợp chi phí.
Chi phí này phát sinh được hạch toán như sau:
Nợ TK 154- Chi tiết cho từng công trình
Có TK 141, 111
Đối với công trình SCL Quý I/2002 ĐL Bắc Ninh, chi phí sử dụng máy thi công
được hạch toán như sau:
Nợ TK 154: 40.000
Có TK 141: 40.000
Nhìn chung, khoản mục chi phí này thường ít và ổn định so với dự toán. Việc
hạch toán khoản mục chi phí này cũng tương tự như việc hạch toán các khoản mục
chi phí khác.
1.2.2.5 Kế toán chi phí sản xuất chung
Trong quá trình sản xuất, ngoài các chi phí trực tiếp như chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp với việc nâng cao hiệu quả quản trị chi phí tại xí nghiệp xây lắp Điện – Công Ty Điện Lực I.pdf