Tài liệu Luận văn Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm Bảo hiểm tại Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm dầu khí Việt Nam: LUẬN VĂN:
Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối
sản phẩm Bảo hiểm tại Tổng công ty cổ
phần Bảo hiểm dầu khí Việt Nam
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam trong con mắt bạn bè quốc tế đang là một hiện
tượng kinh tế của châu Á với mức tăng trưởng tương đối cao trong những
năm vừa qua. Trong xu thế hội nhập quốc tế, Việt Nam đã tận dụng tốt
những lợi thế của nước nhà kết hợp với những cơ hội và thách thức để vươn
lên vị trí cao hơn trong nền kinh tế thế giới.
Năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam thực hiện các cam kết khi trở
thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại quốc tế WTO. Nền kinh
tế Việt Nam tiếp tục mở cửa và hội nhập quốc tế với mức độ sâu rộng hơn
với nhiều cơ hội và thách thức cho sự nghiệp phát triển nền kinh tế xã hội
nói chung, trong đó có ngành bảo hiểm nói riêng.
Năm 2007 tăng trưởng GDP đạt 8.5%, đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
tương đương 20.3% tỉ USD, đầu tư toàn xã hội đạt 40% GDP, vốn ODA đạt
5.4 tỉ USD xuất khẩu đạt 48 tỉ USD. Các ngành c...
85 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1301 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm Bảo hiểm tại Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm dầu khí Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối
sản phẩm Bảo hiểm tại Tổng công ty cổ
phần Bảo hiểm dầu khí Việt Nam
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam trong con mắt bạn bè quốc tế đang là một hiện
tượng kinh tế của châu Á với mức tăng trưởng tương đối cao trong những
năm vừa qua. Trong xu thế hội nhập quốc tế, Việt Nam đã tận dụng tốt
những lợi thế của nước nhà kết hợp với những cơ hội và thách thức để vươn
lên vị trí cao hơn trong nền kinh tế thế giới.
Năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam thực hiện các cam kết khi trở
thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại quốc tế WTO. Nền kinh
tế Việt Nam tiếp tục mở cửa và hội nhập quốc tế với mức độ sâu rộng hơn
với nhiều cơ hội và thách thức cho sự nghiệp phát triển nền kinh tế xã hội
nói chung, trong đó có ngành bảo hiểm nói riêng.
Năm 2007 tăng trưởng GDP đạt 8.5%, đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
tương đương 20.3% tỉ USD, đầu tư toàn xã hội đạt 40% GDP, vốn ODA đạt
5.4 tỉ USD xuất khẩu đạt 48 tỉ USD. Các ngành công nghiệp vận tải biển và
đóng tàu, hàng không dân dụng, dệt may, giày da có những bước phát triển
đột phá. Thị trường tài chính tiền tệ tiếp tục phát triển theo xu thế ổn định
sau một thời gian phát triển nóng như: tín dụng ngân hàng, chứng khoán,
quỹ đầu tư, bảo hiểm. Đây là những tiền đề cơ bản tạo điều kiện thuận lợi
cho ngành bảo hiểm Việt Nam phát triển, đặc biệt là lĩnh vực Bảo hiểm phi
nhân thọ. Tốc độ tăng trưởng trong năm vừa qua của lĩnh vực Bảo hiểm phi
nhân thọ là 20%, mức tăng cao nhất trong vòng 5 năm qua. Tuy nhiên, trong
những điều kiện đó, để phát triển, mỗi Công ty Bảo hiểm đang hoạt động
trên thị trường, phải tìm cách để mang sản phẩm Bảo hiểm của mình tới tay
khách hàng. Điều này không hề đơn giản khi mà kiến thức và hiểu biết của
người dân Việt Nam và ngay cả những doanh nghiệp hoạt động trong nước
về Bảo hiểm vẫn còn không nhiều. Chính lý do đó, như bất kỳ một doanh
nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực trên thị trường, doanh nghiệp Bảo hiểm
phải có một hệ thống kênh phân phối phù hợp với sản phẩm mà mình cung
cấp.
Kênh phân phối là các yếu tố con người và phương tiện vật chất nhằm
trao đổi thông tin và chuyển giao sản phẩm từ doanh nghiệp, người bán sang
người mua. Nhờ có hệ thống kênh phân phối, người mua có thể mua được
sản phẩm còn người bán bán được sản phẩm của mình.
Khái niệm hệ thống kênh phân phối sản phẩm không chỉ áp dụng
trong phân phối các sản phẩm hữu hình mà cả trong các sản phẩm vô hình,
trong đó có sản phẩm Bảo hiểm. Nhưng đối với các sản phẩm hữu hình, hệ
thống phân phối bao gồm các phương tiện vật chất có thể rất lớn và khá tốn
kém như kho chứa hàng, phòng trưng bày, phương tiện chở hàng… Còn đối
với sản phẩm vô hình, hệ thống kênh phân phối đơn giản hơn do ít đòi hỏi
phương tiện vật chất, mà chủ yếu là yếu tố con người. Tuy nhiên, để có được
một kênh phân phối sản phẩm vô hình có hiệu quả, linh hoạt, gọn nhẹ và
thích ứng được với sản phẩm lại là điều không hề đơn giản, đòi hỏi doanh
nghiệp phải chú trọng ngay từ khâu xây dựng đến quản lý hoạt động, không
ngừng hoàn thiện và phát triển.
Chính vì những lý do trên nên sau quá trình thực tập tại Công ty Bảo
hiểm dầu khí Hà Nội, trực thuộc Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm dầu khí
Việt Nam em đã chọn đề tài “ Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản
phẩm Bảo hiểm tại Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm dầu khí Việt Nam”
làm khoá luận tốt nghiệp của mình.
Mục tiêu nghiên cứu đề tài.
- Tìm hiểu về thực trạng hoạt động hệ thống kênh phân phối sản
phẩm Bảo hiểm của doanh nghiệp.
- Phân tích một số đặc điểm của Tổng công ty cổ phần Bảo
hiểm dầu khí Việt Nam có ảnh hưởng tới hoạt động kênh phân
phối.
- Đưa ra một số đánh giá về kết quả hoạt động của hệ thống
kênh phân phối.
- Nêu ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân
phối của doanh nghiệp.
Đối tượng nghiên cứu.
- Hoạt động, kết quả hoạt động của các thành viên kênh phân
phối.
- Hoạt động xây dựng, quản lý và bổ sung thành viên kênh phân
phối.
Phạm vi nghiên cứu.
- Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm dầu khí Việt Nam.
Kết cấu của chuyên đề.
Khoá luận gồm có 3 chương.
- Chương thứ nhất: tổng quan về Tổng công ty cổ phần Bảo
hiểm dầu khí Việt Nam.
- Chương thứ hai: thực trạng hoạt động của hệ thống kênh phân
phối của Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm dầu khí Việt Nam.
- Chương thứ ba: một số giải pháp và kiến nghị hoàn thiện kênh
phân phối sản phẩm Bảo hiểm tại Tổng công ty cổ phần Bảo
hiểm dầu khí Việt Nam.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN
BẢO HIỂM DẦU KHÍ VIỆT NAM.
1.1. Sự hình thành và phát triển.
1.1.1. Khái quát chung về tổng công ty cổ phần bảo hiểm dầu khí Việt
Nam.
Tên đầy đủ:
_ Tiếng Viêt: Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt
Nam
_ Tiếng Anh: PetroVietnam Insurance Joint stock Corporation.
_ Tên viết tắt: PVI
_ Tên giao dịch: Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam
Hình thức pháp lý:
Tổng công ty cổ phần.
Trụ sở chính:
_ Địa chỉ: 154 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội.
Ngày thành lập:
_ Ngày 23 tháng 01 năm 1996.
_ Ngày 12 tháng 03 năm 2007 chuyển đổi thành Tổng công ty Bảo
hiểm Dầu khí.
Ngành nghề kinh doanh:
_ Kinh doanh bảo hiểm gốc( Bảo hiểm phi nhân thọ)
_ Kinh doanh tái bảo hiểm
_ Giám định tổn thất.
_ Hoạt động đầu tư.
_ Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
1. Các giai đoạn hình thành và phát triển.
Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm dầu khí Việt Nam ( PVI) được thành
lập theo quyết định số 42 GP/ KDBH ngày 12/03/2007 của Bộ tài chính trên
cơ sở chuyển đổi Công ty Bảo hiểm dầu khí từ Công ty nhà nước- thành viên
tập đoàn dầu khí Việt Nam thành Tổng công ty cổ phần với cổ đông chi phối
là Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam( tỷ lệ góp vốn chiếm 76% vốn điều
lệ), có phạm vi hoạt động trên toàn lãnh thổ Việt Nam và nước ngoài. Kể từ
khi thành lập đến nay, Công ty Bảo hiểm dầu khí đã trưởng thành và phát
triển mạnh mẽ về quy mô cũng như tiềm lực tài chính.
Cùng với sự lớn mạnh của Tập đoàn dầu khí, PVI cũng thực hiện
những bước tiến dài và vững chắc, chiếm lĩnh thị trường, xác lập vị trí cao,
là một trong ba nhà bảo hiểm hàng đầu Việt Nam. Các chỉ tiêu tài chính của
PVI luôn được duy trì tăng trưởng mạnh và ổn định trong từng năm từ năm
2001 đến nay. Đặc biệt, năm 2006, PVI đã có bước phát triển vượt bậc khi
mức doanh thu thực hiện đạt 1301 tỉ đồng, tăng 70% so với năm 2005, lợi
nhuận trước thuế đạt 62 tỉ đồng, nộp ngân sách nhà nước 102 tỉ đồng.
Với năng lực tài chính và kinh nghiệm trên 10 năm cấp đơn bảo hiểm
cho các công trình dầu khí và các công trình dự án trọng điểm quốc gia, PVI
đã hoàn toàn chiếm được niềm tin của khách hàng và hoàn toàn xứng đáng
với niềm tin ấy khi cung cấp sản phẩm bảo hiểm chất lượng tốt, độ an toàn
cao với mức phí cạnh tranh. Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam đã đánh giá PVI là
doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ thứ 2 Việt Nam với thị phần tuyệt đối
trong lĩnh vực bảo hiểm năng lượng( chiếm 97,49% thị trường), dẫn đầu
trong lĩnh vực bảo hiểm tài sản-kỹ thuật( 868 tỷ đồng, chiếm 45,77% thị
trường) và bảo hiểm thân tàu, trách nhiệm dân sự chủ tàu( 225 tỷ đồng,
chiếm 37,35% thị trường). Với những nỗ lực hoàn thiện không ngừng PVI
đã tạo dựng được cho mình vị thế cao trên thị trường trong nước và chỗ
đứng nhất định trên thị trường quốc tế, đã và đang thu xếp bảo hiểm cho các
tài sản, công trình xây dựng lớn trong và ngoài nước.
Một số mốc phát triển chính:
_ 23/01/1996: Thành lập Công ty Bảo hiểm dầu khí Việt Nam.
_ Năm 1998: Doanh thu đạt trên 100 tỷ đồng.
_ Năm 2001: Doanh thu đạt gần 200 tỷ đồng.
Công ty được thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen vì những thành
tích xuất sắc giai đoạn 1998- 2000.
_ Năm 2002: Doanh thu đạt xấp xỉ 500 tỷ đồng;
Công ty được thủ tướng Chính phủ tặng cờ thi đua “Đơn vị dẫn đầu
phong trào thi đua”
_ Năm 2004: Doanh thu đạt 610 tỷ đồng;
Công ty được chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động Hạng ba.
_ Năm 2005: Doanh thu đạt trên 782 tỷ đông;
Công ty nhận được “ Giải thưởng Sao Vàng đất Việt”/
_ Năm 2006: Doanh thu đạt trên 1300 tỷ đồng;
Tiến hành cổ phần hoá Công ty Bảo hiểm dầu khí .
_ Năm 2007: Hoàn thành cổ phần hoá- Tổng công ty Bảo hiểm
dầu khí Việt Nam hoạt động từ 20/03/2007.
Trong 5 năm đầu thành lập từ năm 1996- 2001, PVI đã duy trì và củng
cố hoạt động của mình với tổng doanh thu 514 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà
nước trên 48 tỷ đồng và 30 tỷ đồng lợi nhuận. Trong giai đoạn này Công ty
đẩy mạnh việc gây dựng cơ sở vật chất đặc biệt là đào tạo đội ngũ nhân viên
có trình độ chuyên môn cao, am hiểu mọi lĩnh vực về kinh doanh bảo hiểm.
Năm 2001, thị trường bảo hiểm cũng chịu những tác động từ hàng loạt
các biến động lớn do thiên tai, khủng bố, khủng hoảng kinh tế khu vực. Tuy
nhiên, trong giai đoạn này PVI lại khăng định được vị trí của mình trong
hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam ; doanh thu đạt 187 tỷ đồng
tăng 167% so với năm 2000; được các nhà bảo hiểm và môi giới quốc tế
nhìn nhận với vai trò chủ đạo trên thị trường bảo hiểm năng lượng Việt
Nam.
Năm 2002, PVI chính thức xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất
lượng ISO 9000:2000.
Từ năm 2005, PVI có những bước trưởng thành quan trọng về cung
cấp dịch vụ bảo hiểm cho các dự án dầu khí lớn tại nước ngoài và tăng
cường nhận tái bảo hiểm từ Triều Tiên, Trung Quốc… Từ đó thành lập các
chi nhánh khu vực và phát triển mạng lưới đại lý chuyên nghiệp trên khắp
các tỉnh thành trong cả nước. Kết hợp với thực hiện ISO kiểm soát chặt chẽ
quy trình cấp đơn bảo hiểm và kiểm soát nội bộ đảm bảo chất lượng dịch vụ
cung cấp cho khách hàng.
Năm 2006, PVI đã đánh dấu chặng đường 10 năm hình thành và phát
triển bằng sự kiện đạt doanh thu 1000 tỷ đồng vào ngày 26/9/2006 cùng với
việc vốn và tài sản được nâng lên đáng kể. Đây là năm quan trọng trong quá
trình xây dựng và phát triển thương hiệu Bảo hiểm dầu khí Việt Nam và là
năm thứ 6 liên tiếp hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kế hoạch do Tập đoàn giao
với tổng doanh thu đạt 1300 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 102 tỷ đồng,
lợi nhuận đạt trên 62 tỷ đồng…Tháng 9/2006, Bộ Công nghiệp và Tập đoàn
dầu khí Quốc gia Việt Nam đã có quyết định cổ phần hoá PVI với mục tiêu
tăng cường năng lực cạnh tranh và xây dựng PVI trở thành một Tổng công
ty cổ phần mạnh trong định chế Tài chính- Bảo hiểm của tập đoàn. Ngày
12/4/2007 là ngày Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm dầu khí Việt Nam chính
thức ra mắt, đánh dấu sự chuyển mình cho những thành công rực rỡ tiếp
theo.
Đến cuối năm 2007, PVI nâng vốn lên 1000 tỷ đồng và kế hoạch lên
2000 tỷ đồng vào năm 2010. Thông qua việc tăng vốn, phương án kinh
doanh 2007-2009 sẽ là tăng cường sức mạnh tài chính, chủ động đầu tư vào
các dự án của Ngành dầu khí cũng như các dự án lớn có khả năng sinh lợi
cao và xây dựng Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm dầu khí Việt Nam theo mô
hình công ty mẹ công ty con.
Chiến lược phát triển PVI đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2025
trở thành Tổng công ty Tài chính- Bảo hiểm hàng đầu thông qua việc chiếm
lĩnh thị trường trong nước, phát triển ra thị trường quốc tế đối với mảng kinh
doanh bảo hiểm và triển khai các hoạt động đầu tư Tài chính.
Các danh hiệu đã đạt được trong hơn 10 năm hoạt động:
Sau 10 năm hoạt động và được đánh giá cao, PVI đã đạt được rất
nhiều danh hiệu quan trọng mà các tổ chức trong và ngoài ngành trao tặng.
_ “ Giải thưởng Sao vàng đất Việt năm 2007” tôn vinh các doanh
nghiệp có thương hiệu đi đầu trong hội nhập quốc tế. PVI là doanh nghiệp
duy nhất trong lĩnh vực bảo hiểm được trao tặng giải thưởng.
_ “ Cúp vàng Thương hiệu và Nhãn hiệu”
_ “ Cúp vàng Doanh nhân Tâm tài”
_ “ Giải thưởng Doanh nhân ASEAN” tôn vinh các Doanh nghiệp,
Doanh nhân tiêu biểu thủ đô các nước khu vực Đông Nam Á.
_ “ Giải Ngôi sao kinh doanh” do Ban tổ chức Hội nghị kinh tế đối
ngoại( Bộ Ngoại Giao) trao giải.
Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức.
Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức PVI.
ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN TỔNG GIÁM
ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT
TRỤ SỞ CÔNG TY VĂN PHÒNG II CÁC CÔNG TY
THÀNH VIÊN
KHỐI KD
BẢO HIỂM
KHỐI
QUẢN LÝ
KHỐI KD
TÀI CHÍNH
PVI TP Hồ
Chí Minh
PVI Hà Nội
Ban Bảo
hiểm hàng
hải
Ban Bảo
hiểm kỹ
thuật
Ban bảo
hiểm dự án
Ban Tái
Bảo hiểm
Ban tài
chính kế
toán
Ban tổ
chức nhân
sự
Ban tổng
hợp pháp
chế
Ban tin
học thông
tin
Văn
phòng
Ban KD
chứng
khoán
Ban Bảo
hiểm năng
lượng
Ban Kế
hoạch
&PT KD
Ban dòng
tiền
Ban đầu
tư
Ban CBTL
PVI
FINANCE
PVI Duyên
Hải
PVI Thăng
Long
PVI Đông
Bắc
PVI Bắc
Trung Bộ
PVI Đông
Đô
PVI Nam
Sông Hồng
PVI Bình
Dương
PVI Bắc
Sông Hồng
PVI Vũng
Tàu
PVI Đồng
Nai
PVI Tây
Nam
PVI Nam
Trung Bộ
PVI Đà
Nẵng
PVI Khánh
Hoà
PVI Sông
Tiền
PVI Sài Gòn
Các công ty lien doanh &
PVI tham gia cổ đông
Ban đào
tạo& Nghiên
cứu SP mới
Ban Quản
lý rủi ro-
bồi thường
Chức năng nhiệm vụ.
Mô hình tổ chức trong PVI đó là mô hình trực tuyến chức năng. Trong
đó Ban giám đốc chịu trách nhiệm giám sát, điều hành mọi hoạt động tại trụ
sở công ty, văn phòng II, và các công ty thành viên. Tại trụ sở Tổng công ty
được chia ra làm 3 mảng cơ bản hoạt động, đó là khối kinh doanh bảo hiểm,
khối kinh doanh tài chính, và khối quản lý.
Khối kinh doanh bảo hiểm: với các phòng ban chuyên về từng loại sản
phẩm bảo hiểm, kinh doanh độc lập với nhau. Khối kinh doanh tài chính
hoạt động trong lĩnh vực đầu tư các khoản tiền từ phí bảo hiểm, từ vốn kinh
doanh tự có. Khối quản lý: không trực tiếp kinh doanh nhưng có một vị trí
quan trọng, thực hiện các công việc quản lý chung trong công ty, hỗ trợ hoạt
động quản trị doanh nghiệp, cũng như các hoạt động kinh doanh bảo hiểm
và tài chính. 3 mảng hoạt động này hoạt động dưới sự điều hành trực tiếp
của ban giám đốc đồng thời có quan hệ với bộ phân còn lại. Đặc biệt, 2 bộ
phận kinh doanh tài chính và bộ phận kinh doanh bảo hiểm có quan hệ mật
thiết với Khối quản lý, điều hành những hoạt động chung trong Tổng công
ty.
Các Công ty thành viên có mạng lưới trên toàn quốc, hoạt động kinh
doanh độc lập, nhưng dưới sự điều hành và giám sát của Tổng công ty, thực
hiện những kế hoạch mà Tổng công ty đề ra.
Với khối kinh doanh bảo hiểm tại Tổng công ty, có những chi nhánh
trực thuộc tổng công ty, là những văn phòng khu vực hay chi nhánh địa
phương, với mục đich mở rộng thị trường và địa bàn hoạt động. Những chi
nhánh này sẽ chịu sự điều hành, giám sát, và hướng dẫn trực tiếp từ các
phòng ban của khối.
Với các công ty thành viên, họ cũng có những chi nhánh, văn phòng
trực thuộc công ty của mình. Những chi nhánh này chịu sự điều hành, giám
sát và hướng dẫn trực tiếp từ công ty thành viên.
Bên cạnh đó, vì là Tổng công ty cổ phần, số cổ đông tham gia góp vốn
trên 11 nên trong cơ cấu tổ chức của PVI bao gồm một Ban kiểm soát, có
nhiệm vụ giám sát mọi hoạt động của hội đồng quản trị, Ban tổng giám đốc
cũng như chịu trách nhiệm với những báo cáo tài chính của Tổng công ty.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua những năm
vừa qua.
Tình hình tài chính.
Một đặc điểm quan trọng với một công ty hoạt động trong lĩnh vực
bảo hiểm, đặc biệt là Bảo hiểm phi nhân thọ là phải có tiềm lực tài chính
vững mạnh, có nguồn vốn và quỹ dự phòng đủ lớn để có thể đền bù được
những thiệt hại có thể xảy ra với những tài sản mà doanh nghiệp đó bảo
hiểm.
Qua quá trình hoạt động hơn 10 năm, PVI đã có những bước tiến vượt
bậc trong hoạt động kinh doanh cũng như khả năng tăng vốn thể hiện qua
một vài thông số cơ bản sau đây.
Bảng 1.1 Cơ cấu nguồn vốn PVI 2003- 2007.
Đơn vị: Triệu đồng.
Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007
Nguồn vốn 368,250 395,175 462,385 1,195,284 4,496,174
Vốn chủ sở
hữu
114,262 133,834 155,066 718,215 1,754,121
Vốn kinh
doanh
58,746 63,961 69,773 447,285 890,000
Bảng 1.2 Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn.
Đơn vị: Triệu đồng.
2004/2003 2005/2004 2006/2005 2007/2006
Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %
Nguồn vốn 26,925 107 67,210 117 732,899 258 3,300,890 376
Vốn chủ sở
hữu
19,572 117 21,232 116 563,149 463 1,035,906 244
Vốn KD 5,215 109 5,812 109 377,512 641 442,715 199
Nhận thấy trong 5 năm trở lại đây nói riêng và qua 10 năm hoạt động
nói chung, quy mô vốn của PVI đều tăng qua các năm. Đặc biệt 2 năm gần
đây, 2006, 2007, tốc độ tăng vốn, đặc biệt là tăng vốn chủ sở hữu của PVI
rất nhanh với tốc độ tăng trưởng gấp 2 đến 4 lần năm trước. Nguồn vốn tăng,
là do vốn chủ sở hữu tăng lên. Điều này được lý giải bởi quá trình cổ phần
hoá doanh nghiệp diễn ra trong 2 năm vừa qua. Vốn chủ sở hữu năm 2006
tăng 463% so với năm 2005, năm 2007 tăng 244% so với 2006. Đến tháng
4/2007 PVI đã hoàn thành quá trình cổ phần hoá của mình, tháng 8/2007,
PVI chính thức niêm yết cổ phiếu trên Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà
Nội. Theo báo cáo cuối năm 2007 quy mô vốn của Tổng công ty là
3,300,890 triệu đồng, và giá trị cổ phiếu của PVI trên thị trường được đánh
giá là cao nhất so với những công ty bảo hiểm đang hoạt động trong ngành.
Qua đó cho thấy, được tiềm lực tài chính mạnh mẽ mà PVI đang có, cũng
như đánh giá cao của các nhà đầu tư cho khả năng phát triển của PVI.
Kết quả hoạt động kinh doanh.
Bảng 1.3 Báo cáo kết quả kinh doanh của PVI giai đoạn 2003-2007.
Đơn vị: Triệu đồng.
Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007
Doanh thu thuần hoạt
động KD Bảo hiểm
145.269 171.859 186.498 306.759 502.317
Tổng chi phí trực tiếp
KD Bảo hiểm
85.778 110.003 98.910 178.439 217.246
Lợi nhuận gộp từ hoạt
động KD Bảo hiểm
59.491 61.856 87.588 128.320 285.070
Chi phí bán hàng 25.298 32.176 47.295 86.350 160.618
Chi phí Quản lý
doanh nghiệp
15.654 15.929 24.000 35.570 77.262
Lợi nhuận thuần từ
KD Bảo hiểm
18.540 13.751 16.293 6.400 47.191
Lợi nhuận hoạt động
tài chính
20.475 21.463 28.825 53.789 284.243
Lợi nhuận hoạt động
khác.
36 3 8 21 4510
Lợi nhuận kế toán 39.051 35.217 40.126 60.210 249.782
Thuế thu nhập doanh
nghiệp
16.408 10.778 11.235 16.173 0
Lợi nhuận sau thuế 22.643 24.439 28.891 44.038 249.782
Biểu đồ 1.1 Lợi nhuận 2003-2007.
0
50000
100000
150000
200000
250000
300000
2003 2004 2005 2006 2007
Lợi nhuận
Nhìn bảng báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2003-2007 cho thấy,
trong 5 năm liên tiếp, doanh thu từ hoạt động kinh doanh của PVI đều tăng,
cùng với đó trong 5 năm, chỉ có duy nhất năm 2004 lợi nhuận của PVI giảm
so với năm trước. Lợi nhuận năm 2004 bằng 90.3% so với năm 2003. Lợi
nhuận giảm do trong năm này, nền kinh tế có nhiều biến động, thiên tai bão
lũ xảy ra, hậu quả là PVI phải bồi thường cho nhiều đơn bảo hiểm đã cấp,
làm giảm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Tuy nhiên sang đến
năm 2005, lợi nhuận lại tăng lên và tăng cao hơn so với năm 2003, lợi nhuận
nhuận năm 2005 bằng 102.7% so với năm 2003. Năm 2007 là năm nhảy vọt
với mức lợi nhuận lên tới hơn 200 tỉ đồng bằng 414.8% so với năm 2006. Có
thể nói đây là đà tăng tương xứng với sự tăng trưởng về quy mô tổng vốn và
vốn chủ sở hữu trong 2 năm trở lại đây của PVI.
Bảng 1.4 Tình hình nộp ngân sách, đóng góp cho nhà nước của
PVI.
Đơn vị: Triệu đồng.
Năm Nộp ngân sách Chênh lệch năm trước
Giá trị %
2004 55,882 _ _
2005 60,581 4699 8.4
2006 105,393 44812 73.9
2007 Miễn thuế _ _
Cùng với lợi nhuận tăng, mức đóng góp cho ngân sách nhà nước cũng
tăng qua các năm. Đặc biệt là năm 2006 mức đóng góp là hơn 105 tỷ tăng
73.9% so với năm trước. Tuy nhiên sang đến năm 2007 do là doanh nghiệp
thực hiện cổ phần hoá nên PVI sẽ được miễn, giảm thuế thu nhập doanh
nghiệp trong 2 năm.
1.4. Những đặc điểm của PVI ảnh hưởng tới hoạt động kênh phân phối.
1.4.1. Đặc điểm của sản phẩm.
Sản phẩm bảo hiểm là cam kết của doanh nghiệp bảo hiểm đối với
bên mua bảo hiểm về việc bồi thường hay trả tiền bảo hiểm khi có các sự
kiện bảo hiểm xảy ra. Xét trên góc độ quản trị kinh doanh sản phẩm bảo
hiểm đơn giản là sản phẩm mà các doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp cho thị
trường. Với đặc tính là một loại hình dịch vụ, việc cung cấp phân phối sản
phẩm bảo hiểm đến được với khách hàng gặp không ít trở ngại. Sản phẩm
bảo hiểm mang tính vô hình làm cho khách hàng khó nhận thấy sự khác
nhau giữa các sản phẩm của các doanh nghiệp bảo hiểm khác, làm cho việc
giới thiệu chào bán sản phẩm trở nên khó khăn hơn. Thứ hai, sản phẩm bảo
hiểm là sản phẩm không thể tách rời, việc tạo ra sản phẩm dịch vụ bảo hiểm
trùng với việc tiêu dùng. Tính không thể tách rời và không thể cất trữ được
đòi hỏi doanh nghiệp bảo hiểm phải chú trọng đến lượng thời gian dành cho
bán hàng cá nhân và cần nâng cao năng lực của các bộ phận cung cấp dịch
vụ. Thứ ba là tính không đồng nhất, dịch vụ bảo hiểm được thực hiện bởi
con người, do đó không phải lúc nào cũng nhất quán về cách thức thực hiện
và chất lượng của sản phẩm, khi mua và sử dụng sản phẩm này, người tiêu
dùng thường căn cứ vào thái độ của nhân viên hoặc đại lý cung cấp dịch vụ
đó để đánh giá về sản phẩm. Do vậy, để nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm
sự không ổn định về chất lượng, các doanh nghiệp bảo hiểm luôn chú trọng
đến công tác tuyển chọn, đào tạo và khuyến khích những người trực tiếp bán
hàng. Đặc tính thứ tư là tính không được bảo hộ bản quyền: các doanh
nghiệp bảo hiểm cạnh tranh có thể bán một cách hợp pháp các sản phẩm bảo
hiểm là bản sao của các hợp đồng bảo hiểm của các doanh nghiệp khác. Vì
vậy để nâng cao tính cạnh tranh với sản phẩm của mình, doanh nghiệp cần
gia tăng các dịch vụ bổ sung nhưn nâng cao chất lượng các dịch vụ đi kèm.
Ngoài những đặc tính chung của một sản phẩm dịch vụ, sản phẩm bảo
hiểm còn mang những đặc tính rất đặc biệt. Thứ nhất: sản phẩm bảo hiểm là
sản phẩm không mong đợi,bảo hiểm bảo đảm sự đền bù thiệt hại khi có rủi
ro xảy ra nhưng không ai mong muốn có những thiệt hại này, chính bởi đặc
điểm này làm cho việc giới thiệu, chào bán sản phẩm trở nên vô cùng khó
khăn. Thứ hai: đây là sản phẩm của “chu trình kinh doanh đảo ngược”. Với
phần lớn doanh nghiệp, giá cả sản phẩm dựa trên tình hình kinh doanh thực
tế, trong khi đó, giá của sản phẩm bảo hiểm lại được xác định dựa trên số
liệu ước tính chi phí phát sinh trong tương lai. Thứ ba: sản phẩm bảo hiểm là
sản phẩm có “hiệu quả xê dịch”, nếu như trong các lĩnh vực kinh doanh
khác, hiệu quả kinh doanh có thể xác định được khá chính xác ngay tại thời
điểm sản phẩm được tiêu thụ thì trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, hiệu
quả kinh doanh khó có thể xác định được ngay tại thời điểm sản phẩm được
bán. Với những đặc điểm chung của sản phẩm dịch vụ và những đặc điểm
riêng có của sản phẩm bảo hiểm, đòi hỏi việc phân phối sản phẩm phải được
thực hiện chuyên nghiệp và thành thạo. Những thành viên trong kênh phân
phối phải có kinh nghiệm để đánh giá chính xác chi phí, giá cả sản phẩm,
đồng thời phải có được cách thức phục vụ tốt để làm hài lòng cũng như tạo
được uy tín với khách hàng.
Hoạt động trong ngành bảo hiểm hơn 10 năm với phương châm “
Trung thành, tận tuỵ với khách hàng”, PVI được đánh giá là nhà bảo hiểm
giàu kinh nghiệm trong mọi lĩnh vực Bảo hiểm phi nhân thọ. Những sản
phẩm mà công ty hiện đang cung cấp:
Bảo hiểm năng lượng,
Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông,
đường sắt, đường hàng không.
Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu đối với tàu biển. tàu
phà sông biển.
Bảo hiểm xây dựng lắp đặt.
Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại.
Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh.
Bảo hiểm trách nhiệm chung.
Bảo hiểm sức khoẻ chung.
Bảo hiểm sức khoẻ và bảo hiểm tai nạn con người.
Bảo hiểm xe cơ giới.
Bảo hiểm bắt buộc.
Bảo hiểm chi phí y tế và vận chuyển cấp cứu.
Bảo hiểm khác.
Tái bảo hiểm.
Sản phẩm Bảo hiểm phi nhân thọ có những đặc điểm khác biệt so với
những loại sản phẩm Bảo hiểm nhân thọ. Bảo hiểm phi nhân thọ là loại hình
bảo hiểm rủi ro, là điều khách hàng không hề mong muốn. Khi mua sản
phẩm Bảo hiểm này, khách hàng ko nhận được bất cứ khoản sinh lời nào
trong tương lai giống như sản phẩm Bảo hiểm nhân thọ, khách hàng chỉ
nhận được sự an tâm trong quá trình hoạt động của mình vì sẽ được đền bù
thiệt hại nếu xảy ra rủi ro với những sản phẩm mà họ đã mua. Tuy nhiên,
không phải ai cũng hiểu được vấn đề hạn chế và đề phòng rủi ro, chính vì
vậy, các doanh nghiệp Bảo hiểm hoạt động trong lĩnh vực Bảo hiểm phi
nhân thọ thường gặp khó khăn hơn trong việc phân phối sản phẩm, đó là khó
khăn chung của toàn ngành và PVI cũng không thể đứng ngoài.
Tại PVI với những sản phẩm như bảo hiểm năng lượng, bảo hiểm tài
sản kỹ thuật, bảo hiểm xây dựng lắp đặt, do đặc thù là đối tượng được bảo
hiểm của những sản phẩm này đều là những hạng mục công trình, tài sản có
giá trị rất lớn hay là những công trình trọng điểm của quốc gia. Chính vì vậy
mức trách nhiệm bảo hiểm của những sản phẩm này cũng sẽ rất cao.
Bảng 1.5 Một số hạng mục công trình, tài sản bảo hiểm với giá trị bảo
hiểm cao
Loại hình
Bảo hiểm
Tên dịch vụ Tên khách
hàng
Giá trị bảo
hiểm( USD)
BH Tài sản Bảo hiểm tài sản cho hệ thống
dẫn và xử lý Bạch Hô- Phú Mỹ
PV Gas 346,913,816
BH Tài sản Bảo hiểm tài sản đường ống
dẫn khí BP Nam Côn Sơn
BP Nam Côn
Sơn
335,450,263
BH Tài sản Bảo hiểm XDLD nhà máy
điện Cà Mau 1, 2
BQL DA Cà
Mau
326,931,102
BH Tài sản BH DA xây dựng nhiệt điện
Hải Phòng
475,000,000
BH Tài sản BH DA thủy điện SeSan 3 138,189,190
BH Năng
lượng
Bảo hiểm Năng lượng trọn gói Premier Oil 405,000,000
BH Năng
lượng
Bảo hiểm giếng khoan Premier Oil 630,000,000
BH Năng
lượng
Bảo hiểm XDLD dự án
Northen Field
Talisman 946,097,369
BH Hàng
hải
Bảo hiểm Tàu, thân tàu và
trách nhiệm dân sự
PTSC Marine 71,650,000
BH Hàng
hải
Bảo hiểm Tàu, thân tàu và
trách nhiệm dân sự
PV Drilling 190,000,000
BH Hàng
hải
Bảo hiểm cho dự án giàn bơm
ép vỉa
Sembawang
(Singapore)
50,000,000
BH Năng
lượng
Bảo hiểm cho dự án xây lắp
giàn khai thác
KNOC (Hàn
Quốc)
188,000,000
BH Năng
lượng
Dịch vụ đóng dàn khoan 90 m
nước
Keppel Fels
(Singapore)
150,000,000
BH Hàng
hải
Tàu FPSO Cửu Long MV9 Modec/Mitsui
(Nhật Bản)
200,000,000
Có thể nhận thấy, bình thường sản phẩm bảo hiểm đã khó có thể tiếp
cận và được khách hàng chấp nhận, với những sản phẩm bảo hiểm mà PVI
cung cấp, đều có giá trị cao, việc bảo đảm đền bù thiệt hại khi có rủi ro xảy
ra là rất cần thiết, tuy nhiên, với những tài sản giá trị rất lớn này đòi hỏi
thành viên kênh phân phối phải có được kiến thức chuyên sâu, và khả năng
phán đoán, đánh giá rủi ro tốt để có thể đưa ra được chi phí bảo hiểm hợp lý
làm hài lòng khách hàng đồng thời đưa ra những yêu cầu, lời khuyên để
giảm thiểu rủi ro cho những công trình và tài sản. Mục đích cuối cùng đem
lại lợi nhuận cho PVI và hiệu quả cho khách hàng.
Đối với các loại sản phẩm như: bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm con
người, bảo hiểm xe cơ giới; đây là những loại bảo hiểm phổ thông, số lượng
khách hàng lớn lại rải rác, phân tán, đồng thời doanh thu với một khách hàng
lại không cao nhưng với một lượng lớn dân cư và mức sống ngày càng tăng
cao lại hứa hẹn đem đến cho doanh nghiệp mức doanh thu lớn. Đặc biệt với
sản phẩm bảo hiểm con người, PVI hiện có sản phẩm bảo hiểm con người
trách nhiệm cao, đây là một loại sản phẩm có phí cao nhưng mức đền bù,
chăm sóc khách hàng lớn, hứa hẹn sẽ là một sản phẩm phù hợp với yêu cầu
mức sống ngày càng cao của người dân. Tuy nhiên, thực tế là những sản
phẩm Bảo hiểm loại này của PVI lại chưa tạo được ấn tượng rộng rãi đối với
khách hàng, nên thị phần doanh thu về nghiệp vụ này không thể bằng các
đối thủ cạnh tranh. Đồng thời, do sản phẩm phổ thông, dễ dàng cấp đơn hơn,
nên việc phải bồi thường lại cao hơn, đặc biệt là với nghiệp vụ Bảo hiểm xe
cơ giới. Một phần nguyên nhân là việc thiếu hoặc không đánh giá, kiểm định
chất lượng đối với tài sản được bảo hiểm mà vẫn cấp đơn bảo hiểm, dẫn đến
tình trạng xảy ra tổn thất mà PVI phải bồi thường. Vì lý do đó, để bán được
những sản phẩm này, yêu cầu phải có một hệ thống phân phối, mạng lưới
bán lẻ rộng khắp và hoạt động dưới sự quản lý chặt chẽ là một vấn đề cần
thiết. Với hệ thống phân phối phủ khắp các vùng miền trong cả nước sẽ tạo
điều kiện cho sản phẩm của PVI đến được với nhiều khách hàng hơn và
doanh nghiệp cũng đáp ứng một cách nhanh và hiệu quả nhất những nhu cầu
của họ.
1.4.2. Nguồn nhân lực.
Con người luôn là nhân tố quan trọng nhất tạo nên sản phẩm dịch vụ
bảo hiểm chất lượng cao, nâng cao chất lượng dịch vụ luôn phải đi kèm nâng
cao chất lượng nguôn nhân lực, xác định được điều đó, PVI luôn tập trung
đào tạo đội ngũ Cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn cao, ảm hiểu
mọi lĩnh vực về kinh doanh bảo hiểm. Đặc biệt, hàng năm PVI đều cử một
số cán bộ công nhân viên đi đào tạo dài hạn, chuyên sâu tại Học viện Bảo
hiểm Hoàng Gia Anh, Học viện Bảo hiểm Malaysia. Đây là điều mà không
phải Công ty Bảo hiểm nào tại thị trường Việt Nam cũng thực hiện được.
Nhờ đó mà PVI luôn có đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp với khả năng và kinh
nghiệm trên 10 năm cấp đơn bảo hiểm. Đồng thời, với việc mở rộng, phát
triển mạng lưới không ngừng, Công ty đang có kế hoạch tuyển nguồn nhân
lực có trình độ, đào tạo để trở thành cán bộ nhân viên gắn bó lâu dài với
PVI.
Với những đại lý bảo hiểm của PVI, thường không có trình độ cao,
chuyên sâu về bảo hiểm nhưng trong quá trình tham gia hợp tác cùng PVI,
các đại lý bảo hiểm này được đào tạo một khóa “ Đào tạo đại lý” do PVI tổ
chức. Bên cạnh đó, PVI tiếp tục tổ chức các khóa đào tạo về chuyên môn
nghiệp vụ bảo hiểm, kỹ năng marketing cho các Đại lý trong suốt quá trình
hợp tác với PVI. Trong quá trình này, một số đại lý được nâng cao trình độ
chuyên môn kết hợp với những kinh nghiệm bán hàng thực tế chứng minh
bằng mức doanh thu cao, PVI tạo điều kiện để họ trở thành nhân viên chính
thức của hệ thống PVI. Điều này vừa tạo động lực cho các đại lý tích cực
làm việc, gắn bó lâu dài với PVI vừa là nguồn nhân lực có chất lượng cao,
bổ sung cho lực lượng cán bộ, nhân viên đang làm việc tại các Công ty thành
viên. Như vậy hệ thống kênh phân phối sẽ được mở rộng không nhưng về số
lượng mà còn là cả chất lượng làm việc của các thành viên kênh cũng như
tính gắn kết với hệ thống của tất cả các thành viên.
1.4.3. Đặc điểm của Thị trường và khách hàng.
a. Thị trường.
Thị trường Bảo hiểm là nơi mua và bán các sản phẩm Bảo hiểm.
Tham gia thị trường Bảo hiểm có người mua( khách hàng), người bán
(người bảo hiểm) và các tổ chức trung gian. Thị trường Bảo hiểm cũng như
các loại thị trường khác, đều có những đặc trưng chung, đó là: Cung, cầu về
các loại sản phẩm luôn biến động. Cung và Cầu về SPBH luôn phát triển
song hành, đặc biệt khi nền kinh tế phát triển thì các tổ chức kinh tế xã hội
cũng phát triển theo, đời sống vật chất và tinh thần của dân cư cũng cải
thiện…do đó nhu cầu đa dạng về dịch vụ bảo hiểm sẽ tăng lên; Cạnh tranh
và liên kết diễn ra liên tục, chính 2 điều này sẽ làm cho thị trường càng phát
triển mạnh mẽ hơn và trở nên hoàn thiện hơn; Thị phần các doanh nghiệp
bảo hiểm luôn thay đổi. Thị phần bảo hiểm là tỷ lệ phần trăm của mỗi
DNBH chiếm trong thị trường bảo hiểm.Thị phần là một chỉ số quan trọng
đánh giá được vị trí của doanh nghiệp bảo hiểm và kết quả kinh doanh của
họ. Doanh nghiệp nào giành được thị phần nhiều hơn là do doanh nghiệp đó
làm tốt công tác quảng cáo, tiếp thị; do chất lượng dịch vụ tốt hơn, phí bảo
hiểm có thể không thấp hơn. Ngoài ra thị trường bảo hiểm còn có những đặc
điểm riêng như: thị trường bảo hiểm có đối tượng khách hàng rất rộng vì đối
tượng bảo hiểm đa dạng bao gồm tài sản, trách nhiệm dân sự con người. Thị
trương bảo hiểm là thị trường dịch vụ tài chính do đó cũng chịu sự kiểm
soát, can thiệp khá sâu của nhà nước. Thị trường bảo hiểm thường ra đời
muộn hơn so với các thị trường khác nhưng lại có sự phát triển mạnh mẽ
đồng hành với sự phát triển của nền kinh thế. Thị trường bảo hiểm là thị
trường cung cấp sản phẩm liên quan đến rủi ro, đến sự bấp bênh vì thế nó
phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện tự nhiên và chính trị xã hội, đồng thời
cũng phụ thuộc vào nhận thức của khách hàng về tầm quan trọng của bảo
hiểm. Chính vì thế bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động trong thị trường đó
cũng gặp không ít khó khăn để vươn lên nắm giữ thị phần lớn trên thị
trường.
Trong những năm vừa qua tốc độ tăng trưởng kinh tế đều ở mức rất
cao, đặc biệt trong năm 2007, tăng trưởng GDP đạt 8.5%, đầu tư nước ngoài
tương đương 20.3 tỉ USD, đầu tư toàn xã hội đạt 40% GDP, vốn ODA đạt
5.4 tỉ USD xuất khẩu đạt 4.8 tỉ USD. Các ngành công nghiệp vận tải biển và
đóng tàu, hàng không dân dụng, dệt may, giày da có bước phát triển đột phá.
Thị trường tài chính tiền tệ tiếp tục phát triển theo xu thế ổn định sau một
thời gian dài phát triển nóng như: tín dụng ngân hàng, chứng khoán, quỹ đầu
tư, bảo hiểm. Đây là những tiền đề cơ bản tạo điều kiện thuận lợi cho ngành
bảo hiểm Việt Nam phát triển nói chung và PVI nói riêng.
Năm 2007, bảo hiểm phi nhân thọ đạt doanh thu định giá gần 8500 tỉ
đồng tăng 33% so với năm 2006. Tổng quỹ dự phòng nghiệp vụ đạt 4.500 tỉ
đồng, vốn chủ sở hữu gần 8.000 tỉ đồng, đầu tư vào nền kinh tế quốc dân
gần 9.000 tỉ đồng, nộp ngân sách nhà nước trên 1.000 tỉ đồng. Nhiều doanh
nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng cao như: Bảo Việt 1.100 tỷ (tăng 15%), PVI
ước đạt 980 tỷ (tăng 40,4%), Bảo Minh đạt ước 825 tỷ đồng (tăng 15%),
Pjico ước đạt 335 tỷ (tăng 21,4%), GIC thu ước 150 tỷ (đạt 50% kế họach
2007). Như vậy có thể thấy, các doanh nghiệp bảo hiểm không ngừng lớn
mạnh, ngày càng có những bước phát triển vững chắc trên thị trường.
Không nằm ngoài xu thế đó PVI cũng phát triển không ngừng, nếu
theo số liệu báo cáo năm 2006, PVI mới chỉ là doanh nghiệp bảo hiểm phi
nhân thọ đứng thứ 3 trên thị trường thì sang năm 2007, PVI đã trở thành
doanh nghiệp đứng thứ 2 trên thị trường bảo hiểm Việt Nam chỉ sau Bảo
hiểm Bảo Việt.
Để có được sự phát triển vượt bậc đó là sự lựa chọn, xác định đúng
đắn thị trường mục tiêu mà PVI muốn hướng tới. Theo lý thuyết Marketing,
thị trường mục tiêu là thì trường bao gồm các khách hàng có cùng nhu cầu
hoặc mong muốn mà doanh nghiệp có khả năng đáp ứng. Việc xác định thị
trường mục tiêu hết sức cần thiết, đặc biệt là đối với một doanh nghiệp hoạt
động trong ngành bảo hiểm vì:
Nhận thức của khách hàng không phải giống nhau mà là cả quá trình
từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Do đó, DNBH phải cs thông tin
rõ ràng về sản phẩm định bán trên thị trường, hình ảnh gây ấn tượng để thu
hút khách hàng, làm cho khách hàng ghi nhớ đạm nét hình ảnh của doanh
nghiệp, các sản phẩm của doanh nghiệp.
Xác định thị trường mục tiêu thì thông tin quảng cáo phải có tính độc
đáo, khác biệt với thị trường khác, với đối thủ cạnh tranh nhằm làm cho
khách hàng trong thị trường nhận biết sản phẩm của doanh nghiệp, quan tâm
đến sản phẩm của doanh nghiệp.
Xác định thị trường mục tiêu chính xác, phù hợp với năng lực, khả
năng, thế mạnh vựơt trội của doanh nghiệp sẽ thu hút được khách hàng, giữ
vững và mở rộng thị phần của doanh nghiệp.
Trong 10 năm hoạt động vừa qua, PVI đã xác định cho mình tập trung
vào các thị trường Bảo hiểm như năng lượng, tài sản, hàng hải. Các thị
trường đó, phù hợp với năng lực của bản thân doanh nghiệp, phù hợp với
các mối quan hệ hợp tác làm ăn với các doanh nghiệp khác trong nền kinh
tế. Và quả thực PVI đã làm rất tốt tại những thị trường này.
Sau đây là một số biểu đồ về thị phần năm 2007, chứng minh PVI là
doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đứng thứ 2 trên thị trường Việt Nam, là
nhà bảo hiểm số 1 trong lĩnh vực bảo hiểm công nghiệp, chiếm ưu thế tuyệt
đối trong lĩnh vực bảo hiểm năng lượng, dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực
bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu, dẫn đầu thị trường trong
lĩnh vực bảo hiểm tài sản và thiệt hại.
Biểu đồ 1.2 Thị phần các doanh nghiệp Bảo hiểm năm 2007
Bảo Việt 30.60%
PVI 20.41%
Bảo Minh 20.07%
PIJCO 10.54%
Khác 14.51%
Bảo Việt PVI Bảo Minh PIJCO Khác
Biểu đồ 1.3 Thị phần nghiệp vụ bảo hiểm năng lượng năm 2007.
2.72%
97.28%
Bảo Việt PVI
Biểu đồ 1.4 Thị phần nghiệp vụ BH thân tàu và TNDS chủ tàu
năm 2007.
Bảo Việt 31.89%
PVI 33.69%
Bảo Minh
17.57%
PJJCO 12.52%
Khác 4.33%
Bảo Việt PVI Bảo Minh PJJCO Khác
Biểu đồ 1.5 Thị phần nghiệp vụ bảo hiểm tài sản và thiệt hại năm 2007
Bảo Việt
22.62%
PVI 44.80%
Bảo Minh
7.62%
PTI 7.17%
Khác 17.79%
Bảo Việt PVI Bảo Minh PTI Khác
Biểu đồ 1.6 Thị phần nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới năm 2007.
Bảo Việt
34.73%
PVI 9.26%
Bảo Minh
21.02%
PJICO
19.07%
Khác 15.92%
Bảo Việt PVI Bảo Minh PJICO Khác
Biểu đồ 1.7 Thị phần nghiệp vụ Bảo hiểm sức khỏe con người năm 2007.
PVI 4.00%
Bảo Minh
22.23%
PJICO 6.00%
Khác 11.90%
Bảo Việt
55.87%
Bảo Việt PVI Bảo Minh PJICO Khác
Qua những biểu đồ thể hiện thị phần các doanh nghiệp bảo hiểm trên
thị trường Việt Nam năm vừa qua cho thấy, ở các nghiệp vụ bảo hiểm công
nghiệp, PVI luôn đứng đầu và chiếm tỷ trọng lớn trên thị trường, chứng tỏ
PVI đã tạo được uy tín và chỗ đứng với các doanh nghiệp tham gia bảo
hiểm. Tuy nhiên, trong nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới và bảo hiểm sức khỏe
con người, PVI lại chiếm một thị phần tương đối nhỏ, điều này chưa tương
xứng với tiềm lực cũng như kinh nghiệm của tất cả những nhân viên của
PVI. Song, như đã nói ở trên, 2 sản phẩm này là loại hình sản phẩm bảo
hiểm phổ thông, muốn chiếm một tỷ trọng thị phần lớn trên thị trường ở 2
lĩnh vực này PVI cần đầu tư vào hệ thống kênh phân phối, đặc biệt là hệ
thống bán lẻ, để sản phẩm của mình có thể đến được tay khách hàng. Và
trong giai đoạn phát triển hiện nay, bên cạnh mục tiêu tiếp tục chú trọng vào
thị trường Bảo hiểm công nghiệp, PVI đang đầu tư tài chính xây dựng chiến
lược để phát triển mảng thị trường các nghiệp vụ thông thường này.
b. Khách hàng.
Khách hàng là nhân tố cơ bản quyết định đến việc lựa chọn hệ thống
phân phối của bất kỳ doanh nghiệp nào và doanh nghiệp bảo hiểm không
phải là loại trừ. Vì mục đích chính của phân phối là chuyển giao sản phẩm từ
doanh nghiệp sang người mua, do đó khi lựa chọn hệ thống phân phối phải
đáp ứng nhu cầu của người mua.
Khách hàng của DNBH là tất cả những tổ chức và cá nhân giaoi kết
HĐBH với DNBH và đóng phí Bảo hiểm. Mỗi cá nhân, tổ chức đó đều có
thể tham gia ký kết nhiều hợp đồng ở nhiều loại hình bảo hiểm khác nhau.
Thực tế, khách hàng bảo hiểm và đối tượng được bảo hiểm của khách hàng
rất đa dạng và phức tạp, nguy cơ và độ trầm trọng của rủi ro rất khác nhau.
Do vậy, nhà bảo hiểm phải tiến hành sàng lọc và nhiều trường hợp phải từ
chối bảo hiểm nếu như mức độ trầm trọng của rủi ro quá lơn, rủi ro mà
khách hàng đưa đến cho DNBH quá xấu, xác suất xả ra tổn thất gần như
chắc chắn. Khách hàng của DNBH, đặc biệt là DNBH phi nhân thọ thường
đựoc phân làm 2 loại: khách hàng cá nhân và khách hàng là các tổ chức
trong xã hội. Mặc dù các tổ chức trong xã hội cũng có những mong muốn và
kỳ vọng tương tự nhu khách hàng là các cá nhân, thế nhưng sự khác nhau cơ
bản giữa 2 nhóm khách hàng này là sự phức tạp của công tác đánh giá rủi ro
và việc sử dụng các phương pháp khác nhau để phòng tránh và hạn chế các
rủi ro đó.
Nhóm khách hàng là cá nhân có những đặc điểm sau:
- Họ luôn kỳ vọng bảo hiểm sẽ mang lại cho họ một số lợi ích
nhất định. Do vậy họ thường quan tâm đến giá cả và giá trị của sản phẩm,
nghĩa là họ sẽ tìm đến những nhà bảo hiểm cung cấp phạm vi bảo hiểm rộng
nhất với mức phí thấp nhất.
- Phần đông khách hàng loại này mong muốn tham gia bảo hiểm
ở các DNBH lớn, có uy tín, có chuyên môn cao và thân quen với họ. Ngoài
ra học thường nhờ các đại lý hoặc các hãng môi giới bảo hiểm tìm kiếm
những đơn bảo hiểm tốt nhất, phù hợp với nhu cầu và mong muốn của họ.
- Nếu xét ở khía cạnh tâm lý thì nhóm khách hàng này chịu sự
chi phối bởi phong tục, tập quán và có thể mang nặng yếu tố mê tín. Nhìn
chung họ không muốn nói đến rủi ro và hậu quả cụ thể của nó. Rất nhiều
khách hàng không thấy SPBH mang lại lợi ích “tức thì” ngay sau khi mua,
đặc biệt là đối với sản phẩm Bảo hiểm phi nhân thọ thì lại không được
hưởng bất kỳ khoản lợi tức nào từ số tiền phí Bảo hiểm, họ không hiểu hết
khía cạnh kỹ thuật của nghiệp vụ bảo hiểm là phải lập quỹ dự trữ, dự phòng
và đầu tư vốn nhàn rỗi, nên cảm giác “ bị lừa” xuất hiện ở họ. Chính vì vậy
đòi hỏi các nhà bảo hiểm phải có những tác động phù hợp với những khách
hàng này.
Nhóm khách hàng cá nhân thường ký kết các HĐBH sau:
- Bảo hiểm xe cơ giới.
- Bảo hiểm tàu thuyền.
- Bảo hiểm đa rủi ro về nhà ở.
- Bảo hiểm cây trồng vật nuôi.
- Bảo hiểm con người.
Nhóm khách hàng là các tổ chức kinh tế xã hội. Nhóm này chủ yếu
bao gồm các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội nghề nghiệp và cả các đơn vị
hành chính sự nghiệp… Họ rất cần đựoc bảo vệ để chống lại các thiệt hại,
tổn thất mất mát liên quan đến tài sản, trách nhiệm và con người. tài sản của
họ là nhà cửa, máy móc, trách nhiệm, hàng hoá đều có thể bị tổn thất, bị mất
cắp hoặc bị phá huỷ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi những tài sản này
bị tổn thất có thể làm cho sản xuất kinh doanh bị ngừng trệ và gián đoạn,
bản thân những tài sản bị thiệt hại cũng như các chi phí sửa chữa thay thế sẽ
là một gánh nặng về tài chính đối với họ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp,
các tổ chức xã hội cũng cần được bảo hiểm để đối phó với các trách nhiệm
pháp lý phát sinh do hoạt động sản xuất kinh doanh gây ra cho người khác.
Ngoài một số đặc điểm giống với nhóm khách hàng cá nhân, nhóm khách
hàng là các tổ chức kinh tế- xã hội còn có những đặc điểm sau:
- Họ là những khách hàng lón, có giá trị bảo hiểm hoặc STBH
cao, vì vậy doanh thu phí mà DNBH thu được từ họ cũng rất lớn, đặc biệt là
những khách hàng tham gia các loại hình Bảo hiểm hàng không, xây dựng,
lắp đặt…Đặc điểm này đòi hỏi DNBH phải có chính sách giữ khách hàng
khôn khéo để bảo vệ được phần thị trường hiện có, đảm bảo được sự tái tục
của các hợp đồng, tránh tình trạng huỷ bỏ hợp đồng trước thời hạn hoặc
không tiếp tục mua bảo hiểm khi hết hạn hợp đồng.
- Phần đông khách hàng là các doanh nghiệp và các tổ chức nghề
nghiệp rất cần dược tư vẫn chuyên môn về đơn bảo hiểm, loại hình bảo
hiểm, về các vấn đề liên quan đến công tác đề phòng và hạn chế tổn thất.
Đặc điểm này đòi hổi DNBH phải làm tốt công tác tư vẫn cho khách hàng
trong việc quản lý rủi ro, kiểm soát tổn thất. Nếu thoả mãn được những nhu
cầu này, DNBH có thể thu hút thêm các khách hàng mới, duy trì mối quan
hệ với khách hàng cũ và sẽ dành đựoc ưu thế trên thương trường đói với các
đối thủ cạnh tranh không có khả năng cung cấp các dịch vụ này.
- Các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội nghề nghiệp rất đa
dạng về quy mô, ngành nghề và loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh…
do vậy các nhà quản trị doanh nghiệp bảo hiểm còn phải dựa vào các tiêu
thức khác nhau để tiến hàng phân loại để có cách thức đáp ứng được những
nhu cầu khác nhau của khách hàng một cách tốt nhất.
Nhóm khách hàng là các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội nghề
nghiệp thường ký kết các loại HĐBH sau:
- Bảo hiểm cháy và gián đoạn kinh doanh.
- Bảo hiểm kỹ thuật.
- Bảo hiểm vật chất và các phương tiện vận tải.
- Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển
- Các sản phẩm Bảo hiểm trách nhiệm dân sự theo luật định.
- Bảo hiểm con người.
Với những đặc điểm của 2 loại khách hàng trên đòi hỏi hệ thống kênh
phân phối sản phẩm phải đa dạng, linh hoạt để đáp ứng được những yêu cầu
đơn giản của các khách hàng cá nhân nhưng cũng phải có những thành viên
kênh đủ kiến thức chuyên môn, năng lực đánh giá, thẩm định để hợp tác với
các tổ chức kinh tế, xã hội.
Trong lĩnh vực bảo hiểm công nghiệp, khách hàng chủ yếu của PVI là
những doanh nghiệp và có rất nhiều doanh nghiệp lớn, có vốn lớn và tài sản
cần bảo hiểm giá trị. Với những khách hàng này, yêu cầu của việc phân phối
sản phẩm phải nhanh chính xác và nhiều kinh nghiệm, vì vậy kênh phân
phối trực tiếp tỏ ra có hiệu quả trong việc cung cấp đơn bảo hiểm cho những
khách hàng này. Đồng thời do đặc thù của sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ
là hợp đồng bảo hiểm chỉ có giá trị một năm và sẽ tiếp tục kéo dài nếu khách
hàng cảm thấy hài lòng với dịch vụ mà mình nhận được, chính vì vậy dịch
vụ bán hàng và sau bán hàng phải có chất lượng ổn định. Trên thực tế, qua
hơn 10 năm hoạt động PVI đã và vẫn đang làm được điều này, minh chứng
là PVI có hàng loạt những doanh nghiệp tham gia bảo hiểm trong lĩnh vực
dầu khí, các ban quản lý dự án của tỉnh, thành phố, các doanh nghiệp có uy
tín, hoạt động trên thị trường và hàng loạt những khách hàng quốc tế.
Bảng 1.6 Danh sách một số khách hàng lớn của PVI.
Khách hàng Lĩnh vực bảo hiểm
Liên doanh dầu khí
Vietsopetro
CTy Thăm dò và khai
thác dầu khí Talisman(
Canada)
Bảo hiểm năng
lượng
CTy liên doanh điều
hành Trường Sơn JOC
CTy dầu khí Premier Oil
( Anh )
CTy liên doanh điều
hành Cửu Long JOC
Tập đoàn dầu khí quốc gia
Hàn Quốc_KNOC
CTy TNHH BlueScope
Steel Việt Nam
CTy dầu khí Transocean
( Singapore)
Tập đoàn dầu khí
Petronas (Malaysia)
Trong ngành dầu khí Ngoài ngành dầu khí Bảo hiểm hàng hải
TCTy Vận tải dầu khí PV
Trans
Tập đoàn công nghiệp tàu
thủy Việt Nam( Vinashin)
TCTy Dịch vụ kỹ thuật
dầu khí PTSC
CTy Vận tải biển Việt
Nam Vosco
TCTy CP Khoan & Dịch
vụ khoan dầu khí PV
Drilling
TCTy Hàng hải Việt Nam
Vinaline
CTy CP Vận tải & Thuê
tàu biển Việt Nam
CTy TNHH Hoàng Đạt
Trong ngành dầu khí Ngoài ngành dầu khí Bảo hiểm kỹ thuật
CTy kinh doanh khí hoá
lỏng miền Nam( PV Gas)
CTy xi măng Holcim
Nhà máy nhựa và hoá
chất Phú Mỹ ( PMPC)
CTy xi măng Bỉm Sơn
CTy BP Việt Nam (dự án
Nam Côn Sơn)
CTy CP nhiệt điện Hải
Phòng
1.4.4. Đối thủ cạnh tranh.
Trong những năm gần đây, thị trường bảo hiểm Việt Nam có sự phát
triển cao, thêm nhiều công ty Bảo hiểm trong và ngoài nước được thành lập.
Điều đó vừa tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi theo đúng nền kinh
tế thị trường nhưng cũng tao ra sự cạnh tranh tương đối lớn.
Bảng 1.7 Số lượng doanh nghiệp ( DN) Bảo hiểm phi nhân thọ trên thị
trường Việt Nam.
Năm 1996 1999 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Số lượng 6 10 13 14 14 16 21 23
Bảng 1.8 Số lượng doanh nghiệp ( DN) Bảo hiểm phi nhân thọ
theo khối doanh nghiệp trên thị trường Việt Nam năm 2007.
Loại hình Nhà nước Cổ phần Liên doanh
100% vốn
nước ngoài
Số lượng DN 2 11 4 6
Có thể nhận thấy,càng ngày sức cạnh tranh trên thị trường càng lớn.
Sức ép đối với PVI không chỉ xuất hiện từ những doanh nghiệp trong nước
mà còn là cả sức ép của những doanh nghiệp nước ngoài. Hiện tại, PVI đang
đứng thứ 2 trên thị trường Bảo hiểm phi nhân thọ. Các đối thủ cạnh tranh
chính của PVI trên thị trường là: Bảo Việt, Bảo Minh và PJICO.
Bảng 1.9 Thị phần các đối thủ theo doanh thu từng nghiệp vụ năm 2006
Đơn vị: %
Lĩnh vực bảo
hiểm.
PVI Bảo
Việt
Bảo
Minh
PJICO
BH Sức khoẻ 2.00 60.76 21.67 6.99
BH Hàng hóa 11.26 28.06 19.81 15.61
BH Xe cơ giới 6.16 38.37 22.93 16.69
BH Cháy nổ 9.84 46.99 37.67 13.40
BH Tàu &
TNDS chủ tàu.
35.99 31.08 16.43 13.61
BH Trách nhiệm
chung
12.89 37.08 25.89 4.58
BH Tài sản 44.80 22.62 -- 4.84
BH Xây dựng 46.99 30.06 -- 11.10
BH Năng lượng 99.00 1.00 -- --
Điểm qua một số nét chủ yếu về quy mô, tiềm lực và hệ thống phân
phối sản phẩm của những đối thủ cạnh tranh chủ yếu của PVI trên thị
trường.
_ Đối thủ cạnh tranh lớn nhất của PVI chính là Tập đoàn bảo hiểm
Bảo Việt, một doanh nghiệp thành lập sớm nhất, từ 15/01/1965, Bảo Việt có
một bề dày kinh nghiệm, cũng như một tiềm lực tài chính vững mạnh. Tổng
doanh thu Bảo hiểm phi nhân thọ của Bảo Việt năm 2007 là 2,601 tỷ đồng.
Bảo Việt dẫn đầu thị trường Bảo hiểm Việt Nam trên nhiều nghiệp vụ
với ưu thế cao, hơn hẳn so với PVI. Đặc biệt chiếm ưu thế tuyệt đối trên thị
trường tại nghiệp vụ bảo hiểm Nông nghiệp.
Thành lập từ rất sớm, Bảo Việt có được mối quan hệ khăng khít lâu
dài với khách hàng. Hệ thống kênh phân phối của Bảo Viêt đa dạng nhiều
thành phần và đông đảo với khoảng 5000 nhân viên và đặc biệt là mạng lưới
chi nhánh trải khắp 64 tỉnh thành phố trong cả nước, với khoảng 30.000 đại
lý. Trong thời gian gần đây Bảo Việt cũng mở rộng kênh phân phối sản
phẩm thông qua hệ thống dịch vụ của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ
thương Việt Nam (Techcombank), Ngân hàng Thương mại cổ phần Nhà Hà
Nội (Habubank)…
_ Đối thủ lớn tiếp theo của PVI đó là Tổng công ty cổ phần Bảo Minh,
thành lập ngày 28/11/1994, chính thức chuyển sang doanh nghiệp cổ phần
bảo hiểm vào tháng 10/2004.
Tổng doanh thu Bảo hiểm của Bảo Minh năm 2007 là 1706 tỷ đồng.
Bảo Minh có thị phần theo doanh thu cao hơn PVI trong nhiều nghiệp
vụ bảo hiểm, trong đó chiếm ưu thế tuyệt đối trên thị trường với nghiệp vụ
Bảo hiểm Hàng Không, dẫn đầu thị phần doanh thu với các nghiệp vụ Bảo
hiểm Khác.
Hiện tại Bảo Minh có 57 Công ty được đặt tại các tỉnh thành trong cả
nước bao gồm hơn 1.700 nhân viên và khoảng 5.000 đại lý và cộng tác viên
đang hoạt động. Bảo Minh chú trọng đẩy mạnh phát triển kênh phân phối
sản phẩm qua môi giới.
_ Đối thủ cạnh tranh thứ 3 của PVI là Công ty cổ phần Bảo hiểm
Petrrolimex( PJICO) trực thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam, thành lập
ngày 27/5/1995. Tổng doanh thu bảo hiểm của PJICO năm 2006 là 670 tỷ
đồng.
PJICO cũng có thị phần doanh thu tương đối cao hơn PVI ở một số
nghiệp vụ bảo hiểm.
Đến nay, PJICO hiện có 49 chi nhánh hoạt động tại các tỉnh thành trên
cả nước, 1.000 nhân viên và trên 4.500 đại lý.
Trên đây, là một số đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của doanh nghiệp ảnh
hưởng đến hoạt động của hệ thống kênh phân phối sản phẩm Bảo hiểm tại
PVI. Nhìn chung, tình hình hoạt động chung của PVI trong những năm vừa
qua đều có những bước tiến khả quan, tạo thuận lợi cho các thành viên trong
kênh phân phối hoạt động. Sau đây em xin nêu ra những đặc điểm hoạt động
của hệ thống kênh phân phối hiện tại của PVI.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI
CỦA TỔNG CÔNG TY BẢO HIỂM DẦU KHÍ VIỆT NAM.
2.1. Cấu trúc kênh phân phối.
2.1.1. Kênh phân phối trực tiếp.
Kênh phân phối trực tiếp còn gọi là kênh phân phối không cấp. Ở
kênh này, doanh nghiệp trực tiếp đứng ra bán sản phẩm cho khách hàng mà
không thông qua bất kỳ trung gian nào. Với PVI, thành viên trong kênh phân
phối trực tiếp gồm có các ban kinh doanh trực thuộc Tổng công ty, các công
ty thành viên và các văn phòng đại diện khu vực.
Sơ đồ 2.2 Kênh phân phối trực tiếp của PVI.
Thứ nhất là các ban kinh doanh tại trụ sở tổng công ty, hiện tại PVI có
tổng cộng 6 ban kinh doanh trực tiếp kinh doanh bảo hiểm: Ban bảo hiểm
năng lượng, Ban bảo hiểm kỹ thuật, Ban bảo hiểm hàng hải, Ban dự án và
Ban tái bảo hiểm. Các Ban kinh doanh tại Tổng công ty tập trung khai thác
các nghiệp vụ bảo hiểm công nghiệp có giá trị lớn chủ yếu là Bảo hiểm Kỹ
thuật và Bảo hiểm năng lượng. Khách hàng của Ban kinh doanh thường là
Tổng công ty
Công ty thành
viên
Ban kinh
doanh
VP đại diện
khu vực
Khách
hàng
Khách
hàng
Khách
hàng
các doanh nghiệp, công ty trong ngành dầu khí, các doanh nghiệp trong đó
Tập đoàn dầu khí góp vốn và nắm giữ cổ phần chi phối. Với những tài sản
bảo hiểm giá trị lớn, thường các Ban kinh doanh ký kết hợp đồng với nước
ngoài trên cơ sở giá tham khảo các đơn bảo hiểm đã có trước hoặc sử dụng
phí và điều khoản bảo hiểm đã có trước do các công ty môi giới có uy tín
trên thế giới cung cấp hoặc các công ty bảo hiểm nội bộ của khách hàng. Với
sản phẩm bảo hiểm năng lượng, như đã phân tích ở trên, các ban kinh doanh
tại tổng công ty chiếm thị phần gần như tuyệt đối tại thị trường Việt Nam.
Thứ hai là các công ty thành viên. Số lượng các công ty thành viên
của PVI tăng lên nhanh chóng trong những năm vừa qua. Đến năm 2007,
PVI có tổng cộng 23 công ty thành viên, nằm tại các tỉnh thành phố trong cả
nước. Công ty thành viên tập trung khai thác các sản phẩm bảo hiểm như:
Bảo hiểm tài sản, Bảo hiểm hàng hóa, Bảo hiểm hàng hải, Bảo hiểm trách
nhiêm…Đối tượng được bảo hiểm cũng là những tài sản có giá trị lớn.
Thông thường, các công ty thành viên tham gia bảo hiểm cho các dự án đầu
tư của Tập đoàn dầu khí Việt Nam hoặc dự án và tài sản của các đơn vị mà
Tập đoàn dầu khí góp vốn. Bên cạnh đó, các Công ty thành viên cũng cung
cấp các sản phẩm Bảo hiểm con người trách nhiệm cao hay Bảo hiểm xe cơ
giới cho khách hàng nhưng không phải là những nghiệp vụ chính.
Thành viên trong kênh phân phối trực tiếp thứ ba là các văn phòng
khu vực( VPKV), trực thuộc Tổng Công ty, hạch toán phụ thuộc theo phân
cấp, chịu sự quản lý trực tiếp của Công ty trực thuộc. VPKV là đầu mối giao
dịch của Công ty trực thuộc với các đơn vị trong và ngoài ngành tại địa bàn
được giao, thực hiện loại hình kinh doanh dịch vụ bảo hiểm với khách hàng
trong và ngoài nước theo phân cấp của Tổng Công ty . Hiện tại PVI có tổng
cộng 64 văn phòng đại diện khu vực tại 38 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Với đặc điểm là cơ cấu gọn nhẹ, lại tiếp cận được các địa bàn dân cư, sản
phẩm chủ yếu mà các hệ thống văn phòng này cung cấp là sản phẩm Bảo
hiểm con người và Bảo hiểm xe cơ giới. Các sản phẩm này với mức khung
giá, phí, cùng các điều khoản bảo hiểm đã được soạn thảo sẵn dễ dàng cho
các nhân viên của văn phòng cung cấp cho khách hàng.
2.1.2. Kênh phân phối gián tiếp.
Sơ đồ 2.3 Kênh phân phối gián tiếp của PVI.
Kênh phân phối gián tiếp còn gọi là kênh đa cấp. Ở kênh này, PVI
không bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng, mà thông qua các trung gian
khác nhau. Mạng lưới trung gian của kênh gián tiếp bao gồm các đại lý bảo
hiểm của PVI và các công ty môi giới.
Đại lý bảo hiểm là tổ chức hoặc cá nhân được Công ty bảo hiểm ủy
quyền thực hiện các hoạt động liên quan đến công việc khai thác, thu phí
bảo hiểm và các hoạt động khác trong khuôn khổ về quyền và trách nhiệm
của đại lý được nêu trong hợp đồng đại lý.
Hiện nay PVI đang có một hệ thống đại lý bao gồm khoảng hơn 2000
thành viên trên các tỉnh và thành phố trong cả nước. Các đại lý thường chỉ
khai thác các sản phẩm bảo hiểm xe cơ giới( bao gồm bảo hiểm xe máy và
bảo hiểm ô tô) và bảo hiểm con người. Lượng lực đại lý kết hợp với các Văn
phòng đại diện khu vực mang lại sự phát triển nhanh chóng của PVI trong
lĩnh vực bảo hiểm xe cơ giới và Bảo hiểm con người trong năm 2007 vừa
qua.
Công ty thành
viên
VPKV
Đại lý Đại lý
Tổng công ty
Môi giới bảo
hiểm
Với Bảo hiểm xe cơ giới: doanh thu năm 2007 là 204 tỉ đồng tăng
236% so với năm 2006;
Bảo hiểm con người: doanh thu là 42 tỉ đồng tăng trưởng 219% so với
năm 2006. Trong nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới: lực lượng đại lý chiếm
30% doanh thu của PVI trong các năm qua.
Khách hàng của lực lượng đại lý thông thường là những khách hàng
cá nhân, ban đầu một đại lý khi bắt đầu hoạt động khách hàng của họ là
những người thân quen, sau một thời gian, kinh nghiệm và mối quan hệ
được mở rộng, đồng thời uy tín của họ được nâng lên qua việc đảm bảo cung
cấp những dịch vụ tốt nhất của Công ty cho khách hàng, số lượng khách
hàng sẽ được mở rộng hơn.
Thông thường các đại lý bảo hiểm thường không có trình độ chuyên
môn và trình độ kiến thức cao. Làm đại lý, họ chỉ cần học một lớp đào tạo
đại lý do Công ty tổ chức, khi đạt yêu cầu sẽ cấp chứng chỉ hành nghề.
Chính vì vậy mà họ chỉ cung cấp sản phẩm bảo hiểm đơn giản, những loại
sản phẩm mà mức giá và các điều khoản bảo hiểm đã được PVI định sẵn.
Công việc của đại lý là mở rộng số lượng khách hàng của mình, đồng thời
cung cấp cho họ những kiến thức, quyền lợi và trách nhiệm của khách hàng
khi tham gia bảo hiểm. Chất lượng phục vụ khách hàng của đại lý bảo hiểm
sẽ quyết định đến việc khách hàng có tiếp tục ký tiếp hợp đồng bảo hiểm với
PVI hay không. Chính vì vậy, trong các lĩnh vực bảo hiểm thông thường như
xe cơ giới và con người, đại lý chính là bộ mặt của PVI đảm bảo uy tín, lòng
tin của khách hàng đối với PVI. Hiện tại số lượng đại lý của PVI không
được nhiều như số lượng đại lý của các đối thủ cạnh tranh, số lượng năm
2006 là gần 1000 đại lý, nhưng đã tăng nhanh trong năm 2007 lên con số
2000. Đây cũng chính là nỗ lực mở rộng thị trường, thực hiện chiến lược
hướng tới hình thức bán lẻ mà PVI đang hướng tới. Tuy số lượng đại lý của
PVI không nhiều bằng các đối thủ cạnh tranh như Bảo Việt hay Bảo Minh
nhưng các đại lý của PVI thường là các doanh nghiệp hoặc các tổ chức có
quan hệ rộng, lĩnh vực kinh doanh có liên quan nhiều đến các nghiệp vụ như
Bảo hiểm con người, Bảo hiểm xe cơ giới… như vậy, 1 đại lý nhưng sẽ hoạt
động hiệu quả chất lượng đem lại nhiều HĐBH cho PVI. Tại PVI Hà Nội,
mặc dù là một công ty thành viên mới thành lập nhưng đã có một số đại lý
lớn là các tổ chức doanh nghiệp có doanh thu cao như: Công ty CPTM và
SX Đức Anh, Công ty TNHH Tư vấn và Đầu tư kiến trúc xây dựng Hồng
Bàng, Công ty cổ phần lữ hàng quốc tế xanh, trung tâm đăng kiểm xe cơ
giới 2905V, trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 1501V… ( Phụ lục: Danh sách
đại lý tại PVI Hà Nội đến năm 2007).
Thành viên thứ hai trong kênh phân phối gián tiếp của PVI là môi giới
bảo hiểm. Môi giới bảo hiểm là trung gian bảo hiểm tư vấn cho khách hàng
của mình (người tham gia bảo hiểm) và thu xếp bảo hiểm cho khách hàng
đó. Môi giới bảo hiểm thường nắm rất vững về kỹ thuật nghiệp vụ, đặc biệt
là những thông tin về thị trường. Họ chính là người làm cho cung và cầu về
sản phẩm bảo hiểm được chắp nối với nhau, đồng thời góp phần tăng uy tín
của sản phẩm và doanh nghiệp bảo hiểm. Có 2 loại môi giới bảo hiểm là môi
giới bảo hiểm gốc và môi giới tái bảo hiểm. Môi giới bảo hiểm gốc là tổ
chức hoặc cá nhân đứng ra dàn xếp các vấn đề về bảo hiểm giữa khách hàng
và doanh nghiệp bảo hiểm. Các nhà môi giới bảo hiểm gốc thường mang đến
cho PVI những hợp đồng bảo hiểm lớn mang tính chất phức tạp. Họ vừa là
người hỗ trợ kinh nghiệm và chuyên môn đánh giá cho PVI vừa là người mở
rộng thị trường cho doanh nghiệp trong và ngoài nước, đồng thời cũng là
người mở rộng uy tín cho PVI với các khách hàng mới. Bên cạnh đó, các
nhà môi giới bảo hiểm, đặc biệt là các nhà môi giới bảo hiểm nước ngoài
của PVI, còn chuyển giao những ý tưởng và mẫu hợp đồng bảo hiểm mới
trên thị trường bảo hiểm thế giới cho PVI, giúp PVI tăng cường khả năng
cạnh tranh của Công ty trên thị trường trong nước và quốc tế. Loại môi giới
bảo hiểm thứ hai là môi giới tái bảo hiểm. Môi giới tái bảo hiểm là người hỗ
trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp bảo hiểm gốc làm việc với các doanh nghiệp
tái bảo hiểm trong việc bảo hiểm cho chính các doanh nghiệp bảo hiểm gốc.
Giá trị tài sản mà PVI nhận bảo hiểm trong các lĩnh vực như Bảo hiểm năng
lượng, Bảo hiểm tài sản kỹ thuật hoặc Bảo hiểm hàng hải đều rất lớn. Nếu
tổn thất xảy ra, rất khó khăn để PVI có thể đền bù tất cả thiệt hại, vì vậy môi
giới tái bảo hiểm sẽ giúp PVI phân tích phạm vi rủi ro để thu xếp tái bảo
hiểm cho PVI. Hiện tại, PVI đang hợp tác với một số môi giới bảo hiểm uy
tín cả trong và ngoài nước. Các môi giới bảo hiểm nước ngoài như Marsh,
ANO, JLT thường mang đến những hợp đồng bảo hiểm nước ngoài và quy
mô lớn, các môi giới bảo hiểm như Á Đông, Việt Quốc là những môi giới
trong nước, mang đến cho PVI những hợp đồng bảo hiểm với những quy mô
nhỏ hơn và thường là những hợp đồng trong nước. Như vậy, kết hợp với các
thành viên kênh trực tiếp, đại lý và môi giới làm hoàn thiện hệ thống kênh
phân phối sản phẩm bảo hiểm của PVI. Từ những sản phẩm bảo hiểm công
nghiệp cho đến những sản phẩm bảo hiểm thông thường, thông qua các kênh
phân phối của mình, PVI đã đưa được các sản phẩm đến với khách hàng, và
đang tiếp tục nâng cao số lượng cũng như nâng cao chất lượng các thành
viên kênh phân phối.
Bảng 2.10 Chi trả hoa hồng cho các đại lý và môi giới
(2003-2007)
Đơn vị: triệu đồng.
Năm 2003 2004 2005 2006 2007
Hoa hồng BH gốc 2.786 2.907 5.702 10.249 18.259
Hoa hồng tái BH 3.569 4.079 8.654 13.000 20.071
Tổng 6.355 6.986 14.356 23.249 38.330
Nhìn bảng trên cho thấy trong những năm vừa qua thì chi trả hoa hồng
cho đại lý và môi giới bảo hiểm đều tăng. Điều đó cho thấy doanh thu phí
Bảo hiểm từ kênh phân phối gián tiếp này cũng tăng qua các năm, đặc biệt là
2 năm gần đây với mức tăng tương đối cao. Năm 2006 tăng 62 % năm 2007
tăng 65%. Đây là một mức tăng cao, nguyên nhân là do, thứ nhất là doanh
thu của toàn PVI trong 2 năm vừa qua cũng tăng rất cao, thị trường Bảo
hiểm chung cũng có bước phát triển vượt bậc, thứ hai là do chiến lược phát
triển hệ thống bán lẻ mà PVI đang thực hiện đã nâng tổng số đại lý của toàn
doanh nghiệp lên con số 2000 năm 2007,tăng nhiều so với 2 năm trước đó,
số lượng đại lý tăng cũng đồng nghĩa với số HĐBH và doanh thu phí BH
tăng lên, thứ ba là sự hợp tác chặt chẽ của PVI với các môi giới nước ngoài
nên số HĐBH được môi giới cũng tăng lên. Đây là những con số hết sức khả
quan hứa hẹn sự phát triển nhanh và mạnh trong thời gian tới đây.
2.2. Thực trạng hoạt động và chính sách quản lý hệ thống kênh phân
phối.
2.2.1. Mở rộng lựa chọn thành viên kênh phân phối.
Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn có được lợi nhuận cũng phải tiêu
thụ được sản phẩm mình sản xuất ra. Muốn hoạt động tiêu thụ diễn ra được
thuận lợi phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nhưng yếu tố ảnh hưởng trực tiếp
chính là kênh phân phối sản phẩm. Một kênh phân phối sản phẩm rộng lớn
trong đó các thành viên kênh hoạt động chuyên nghiệp và hiệu quả sẽ bảo
đảm viêc cung cấp sản phẩm cũng như dịch vụ đến khách hàng một cách
chuyên nghiệp mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, đồng thời nâng cao uy
tín của doanh nghiệp trên thị trường. Đặc biệt, với một doanh nghiệp Bảo
hiểm việc phân phối các sản phẩm bảo hiểm tới khách hàng phải được thực
hiện theo những quy trình thống nhất để khách hàng cảm thấy tin tưởng
doanh nghiệp tiếp tục hợp tác trong thời gian dài. Đối với PVI, việc tuyển
chọn và đào tạo thêm những thành viên mới trong kênh phân phối là một
công việc hết sức quan trọng. Mỗi thành viên kênh đều là bộ mặt của PVI,
chính vì vậy trong quá trình hoạt động của mình doanh nghiệp đã đưa
những quy định, quy trình để tuyển chọn và đào tạo các thành viên kênh
mới. Kế hoạch thành lập một thành viên kênh trực tiếp như công ty thành
viên và văn phòng khu vực phải được sự phê duyệt của tổng công ty, kế
hoạch thành lập một đại lý được giao cho các công ty thành viên xem xét.
Tuy nhiên, quá trình thành lập thành viên đều tuân theo những bước cơ bản
để xây dựng hệ thống kênh phân phối.
Đối với một công ty thành viên.
Với phương châm mở rộng mạng lưới trên toàn quốc, hiện nay, PVI
đang có 23 công ty thành viên trên cả nước. Để thành lập một Công ty thành
viên, phải có một thời gian chuẩn bị tương đối kỹ lượng, phòng kế hoạch và
phát triển kinh doanh xem xét đánh gía nhu cầu thị trường, lựa chọn địa điển
thích hợp, đưa ra được doanh thu dự tính ở mức tương đối cao. Đồng thời,
phải chú ý sắp xếp nguồn nhân lực: tuyển mới và cử cán bộ nòng cốt của
PVI trở thành trụ cột tại các Công ty thành viên mới thành lập, tạo cơ sở
vững chắc cho sự phát triển của mỗi Công ty thành viên. Có thể nhận thấy,
các Công ty thành viên trực thuộc PVI đều có trụ sở đặt tại những thành phố
tương đố đông dân cư, tập trung các khu công nghiệp hay hành chính sự
nghiệp. Đó là thuận lợi vô cùng lớn trong việc cấp đơn Bảo hiểm phi nhân
thọ cho khách hàng.
Thành lập văn phòng khu vực.
Căn cứ theo định hướng phát triển của Tổng công ty và tiềm năng
doanh thu phí bảo hiểm của khu vực dự kiến thành lập VPKV cùng bản kế
hoạch doanh thu khả thi của VPKV mới, Tổng Công ty sẽ ra quyết định
thành lập VPKV. Theo quy định của PVI, trên địa bàn mỗi quận( tại Hà Nội
và thành phố Hồ Chí Minh) và tại mỗi tỉnh thành phố khác Tổng Công ty chỉ
được phép có một Công ty thành viên thành lập một chi nhánh hoặc VPKV.
Với những địa bàn có vị trí chiến lược, có tiềm năng về doanh thu phí bảo
hiểm cao, có tiềm năng phát triển mạnh cũng sẽ có trường hợp được thành
lập nhiều hơn một VPKV. Một Công ty thành viên không được thành lập
VPKV tại địa bàn hoạt động của các Công ty thành viên khác.
Một VPKV mới được thành lập cần đưa ra được bản kế hoạch thành
lập chi tiết bao gồm:
- Đánh giá thị trường khu vực tiến hành thành lập VPKV.
- Đề xuất các dịch vụ bảo hiểm trọng tâm( đối với các VPKV thường chú ý
đến thị trường bán lẻ).
- Kế hoạch doanh thu theo từng nghiệp vụ( kế hoạch doanh thu trong vòng
1 năm).
- Kế hoạch phát triển.
- Kế hoạch nhân sự: đề xuất người phụ trách VPKV đủ năng lực. Trước
khi bổ nhiệm, người được đề xuất phải cam kết hoàn thành kế hoạch của
VPKV trong từng năm với Tổng Công ty.
Sau khi bản kế hoạch được Tổng Công ty thông qua, các VPKV sẽ
được Tổng Công ty hỗ trợ tìm địa điểm văn phòng, các trang thiết bị và
tuyển dụng nhân sự và đi vào hoạt động. Trong quá trình hoạt động, VPKV
được giao quản lý và sử dụng hóa đơn ấn chỉ bảo hiểm đồng thời thực hiện
chế độ báo cáo theo quy định của PVI. Công ty thành viên sẽ ủy quyền cho
Trưởng VPKV ký các đơn/ Hợp đồng bảo hiểm do Tổng giám đốc Tổng
Công ty phân cấp cho Công ty thành viên, tuy nhiên không vượt quá phân
cấp của Tổng Công ty.
Thành lập các đại lý bảo hiểm.
Khác với VPKV, đại lý bảo hiểm của PVI là những tổ chức, cá nhân
bên ngoài được PVI cấp chứng chỉ đại lý và hoạt động theo pháp luật và
quyền lợi, quy định của PVI. Các Công ty thành viên và VPKV tự sắp xếp
và tự quyết định việc tìm kiếm và tuyển chọn đại lý để mở rộng mạng lưới
đại lý của mình. Việc lựa chọn đại lý phụ thuộc vào kế hoạch chiếm lĩnh thị
trường tại địa bàn mà Công ty thành viên hay VPKV hoạt động. Nhìn chung
Tổng công ty không khuyến khích việc tìm kiếm và tuyển chọn đại lý nằm
trên khu vực, địa bàn khai thác của các Công ty thành viên khác, nhằm tranh
sự chồng chéo trong quản lý và hạn chế tối đa cạnh tranh nội bộ, đặc biệt là
cạnh tranh bằng chi phí. Thông thường, khi tuyển chọn đại lý phải xem xét
nhu cầu thị trường tại địa bàn đang hoạt động, sau đó phải xem xét khả năng
của đại lý. Sau khi được xem xét về các tiêu chuẩn của đại lý, Công ty/
VPKV sẽ tiến hành ký kết hợp đồng đại lý. Hợp đồng đại lý tuân thủ theo
văn bản hướng dẫn của Tổng công ty đã ban hành. Đại lý sau khi ký kết hợp
đồng sẽ được cho tham dự khóa đào tạo đại lý, được trang bị những kiến
thức, hiểu biết về PVI, được cấp chứng chỉ đào tạo đại lý bảo hiểm của PVI(
đối với các cá nhân đã hoàn thành khóa học đào tạo đại lý bảo hiểm). Có thể,
PVI sẽ tiếp tục tổ chức các khóa đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ bảo hiểm,
kỹ năng marketing, cho các đại lý trong suốt quá trình hợp tác với PVI. Bênh
cạnh đó PVI có thể hỗ trợ các kinh phí thuê địa điểm, làm và treo biển hiệu
đại lý của PVI để các đại lý đi vào hoạt động. Đại lý sẽ được hưởng hoa
hồng theo hợp đồng đại lý ký và theo định mức hoa hồng cho các nghiệp vụ
mà PVI ban hành. Trong thời gian hoạt động của đại lý, các Công ty thành
viên/ VPKV( Đơn vị) hoàn toàn chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý chất
lượng các dịch vụ do đại lý của mình cung cấp, luôn kiểm tra và yêu cầu đại
lý báo cáo về hoạt động kinh doanh, tránh tình trạng các đại lý chậm chễ
trong việc nộp phí và trục lợi bảo hiểm. Doanh thu phí bảo hiểm do đại lý
khai thác được tính vào doanh thu của đơn vị.
Mở rộng hợp tác với các Công ty môi giới bảo hiểm.
Môi giới bảo hiểm là một thành viên quan trọng trong hệ thống kênh
phân phối của PVI. Mang lại rất nhiều hợp đồng bảo hiểm có giá trị lớn và
giúp PVI tái bảo hiểm các hợp đồng đã ký, môi giới bảo hiểm đã và đang
đem đến cho PVI doanh thu không nhỏ. Song song với việc tạo mối quan hệ
chặt chẽ với các môi giới bảo hiểm đang hợp tác, PVI tiếp tục tìm hiểu và
tạo mối quan hệ làm ăn với các nhà mối giới bảo hiểm khác, đặc biệt là các
nhà môi giới bảo hiểm nước ngoài. Tiêu chí lựa chọn môi giới bảo hiểm
trước tiên phải xem xét khả năng tiềm lực tài chính của nhà môi giới, sau đó
xem xét đến uy tín của họ trên thị trường. Doanh thu và các hợp đồng đã ký
kết cũng là một yếu tố quan trọng được xét đến. Sau khi lựa chọn được
những nhà môi giới thích hợp và có uy tín, PVI sẽ tiếp cận, chào mức thù lao
hợp lý cho môi giới cũng như đưa ra cho mức phí bảo hiểm cạnh tranh mà
mình đã tính toán. Đó là những bước cơ bản để mở rộng số lượng các môi
giới bảo hiểm hợp tác với PVI.
Tái cơ cấu lại hệ thống kênh phân phối.
Với những thành viên kênh đang và sẽ hoạt động, chắc chắn sẽ có
những thành viên hoạt động không hiệu quả, sai quy định của PVI, hoặc
không đúng với chiến lược phát triển của PVI. Chính vì vậy PVI cũng chú ý
đến việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các thành viên kênh. Với những
thành viên là Công ty thành viên, hoặc VPKV chưa có được mức doanh thu
như yêu cầu, Tổng công ty nhắc nhở, chỉnh đốn, điều động cán bộ Tổng
công ty để hướng dẫn và chỉ đạo. Với những VPKV hoặc đại lý có sự chồng
chéo giữa các địa bàn hoạt động của các Công ty thành viên, Tổng công ty
sẽ có những xử phạt đối với công ty trực tiếp quản lý. Với những VPKV, đại
lý mở sai địa bàn PVI có thể sẽ giải thể hoặc chuyển giao VPKV, đại lý đó
cho đơn vị được Tổng công ty phân công phụ trách khai thác thị trường khu
vực đó. Từ đó sẽ tạo được một kênh phân phối hoàn chỉnh và không bị
chồng chéo gây khó khăn cho việc quản lý và phát triển.
2.2.2. Một số kết quả hoạt động của hệ thống kênh phân phối.
a. Doanh thu.
Tình hình doanh thu toàn PVI trong những năm vừa qua rất khả quan,
với mức tăng trưởng cao.
Bảng 2.11 Doanh thu và lợi nhuận của PVI 2003-2007
Đơn vị tính: Triệu đồng.
2003 2004 2005 2006 2007
Doanh
thu
580,078 610,478 781,933 1,306,024 1,904,284
Biểu đồ 2.8 Doanh thu giai đoạn 2003-2007
0
200000
400000
600000
800000
1000000
1200000
1400000
1600000
1800000
2000000
2003 2004 2005 2006 2007
Năm
T
ri
ệu
đ
ồn
g
Doanh thu
Qua sơ đồ, và số liệu trong bảng cho thấy, doanh thu của PVI đều có
xu hướng tăng mạnh.
Trong 2 năm gần đây: 2007, 2006 doanh thu đạt trên 1000 tỷ đồng,
tốc độ tăng vượt trội so với những năm trước đó. Năm 2006 doanh thu đạt
1306 tỷ tăng 167% so với năm 2005. Tiếp tục với đà đó, năm 2007 doanh
thu đạt 1904 tỷ đồng tăng 145.7% so với 2006. Có được doanh thu lớn và
tăng trưởng liên tục là kết quả của việc mở rộng các công ty thành viên cũng
như, các chi nhánh văn phòng đại diện trên cả nước, ký kết các hợp đồng
bảo hiểm có giá trị lớn với các khách hàng trong nước cũng như quốc tế.
Đạt được tốc độ doanh thu rất lớn trong những năm vừa qua là sự
đóng góp tích cực của các thành viên kênh phân phối kết hợp với kế hoạch
mở rộng hệ thống kênh phân phối ra các tỉnh thành phố trong cả nước. Tất
cả các thành viên kênh đều cố gắng nâng cao mức doanh thu của những
nghiệp vụ mình đang khai thác bằng cách tìm kiếm thêm những khách hàng
mới và phục vụ tốt nhất cho những khách hàng quen thuộc để họ tái tục hợp
đồng bảo hiểm với PVI. Năm 2007 PVI đạt doanh thu là 1904 tỉ đồng tăng
Đóng góp nhiều nhất vào doanh thu của PVI là doanh thu của các Ban
kinh doanh
Bảng 2.12 Doanh thu của các ban kinh doanh năm 2007
Đơn vị: tỉ đồng.
TT Các ban kinh doanh Doanh thu Mức tăng so với năm 2006
Tuyệt đối Tương đối(%)
1 Ban BH Năng lượng 606.095 194.590 147,29
2 Ban BH Kỹ thuật 226.198 76.084 150,68
3 Ban BH Hàng hải 123.500 29.749 137,73
4 Ban Dự án 8.765
5 Văn phòng II (Sài
Gòn)
5.772
6 Ban Tái Bảo hiểm 122.698 115.801 177,90
Nhận Tái Bảo hiểm 73.576 29.376 166,50
Nhượng Tái Bảo hiểm 49.122 25.360 206,70
Tổng 1.215.726
Nhìn bảng doanh thu của các Ban kinh doanh trong năm 2007 có thể
thấy được vị trí quan trọng của thành viên này trong kênh phân phối của
PVI. Doanh thu của các ban kinh doanh chiếm một tỷ trọng rất lớn trong
toàn tổng công ty. Sở dĩ có điều này vì lĩnh vực kinh doanh của các Ban trực
thuộc Tổng công ty là lĩnh vực Bảo hiểm công nghiệp, đối tác của các Ban là
những khách hàng lớn, những dự án mà Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt
Nam đang góp vốn với số cổ phần chi phối. Doanh thu cao cũng khẳng định
được năng lực, trình độ chuyên nghiệp trong các nghiệp vụ Bảo hiểm của
nhân viên trong các Ban kinh doanh, cũng như uy tín với khách hàng của
PVI.
Doanh thu của các Công ty thành viên trực thuộc PVI được ghi nhận
là doanh thu trực tiếp của Công ty và doanh thu từ các văn phòng khu vực và
đại lý bảo hiểm trực thuộc Công ty thành viên quản lý.
Bảng 2.13 Doanh thu các công ty thành viên năm 2007.
Đơn vị: tỉ đồng.
TT Công ty Doanh
thu
TT Công ty Doanh
thu
1 Vũng Tàu 106.743 10 Bắc Trung Bộ 11.155
2 Hồ Chí Minh 133.054 11 Khánh Hòa 5.771
3 Duyên Hải 66.222 12 Hà Nội 31.704
4 Thăng Long 36.893 13 Nam Sông Hồng 10.137
5 Tây Nam 41.074 14 Sài Gòn 22.379
6 Nam Trung Bộ 28.465 15 Đông Đô 14.802
7 Đông Bắc 14.874 16 Bình Dương 3.242
8 Đà Nẵng 18.336 17 Bắc sông Hồng 506
9 Đồng Nai 23.098 18 Sông Tiền 2.401
Tổng 570.856
Bảng trên bao gồm doanh thu của 18 Công ty thành viên tiêu biểu của
PVI. Hiện tại số công ty thành viên của PVI là 23 Công ty. Tuy nhiên có thể
thấy với số Công ty tương đối và mở rộng tại các tỉnh, thành phố trọng điểm
trên cả nước nhưng mức doanh thu của tất cả các Công ty chỉ chiếm 1/3
doanh thu toàn PVI. Tại các Công ty thành viên cũng khai thác những sản
phẩm bảo hiểm công nghiệp như: Bảo hiểm hàng hải, Bảo hiểm tài sản…
nhưng với những hợp đồng bảo hiểm không lớn như tại các Ban kinh doanh.
Cũng vì lý do đó nên doanh thu của các Công ty thành viên không cao.
Nhưng bên cạnh đó, hệ thống VPKV, đại lý trực thuộc lại đẩy mạnh khai
thác các sản phẩm Bảo hiểm xe cơ giới, Bảo hiểm con người, Bảo hiểm tài
sản nhỏ trên thực tế là một lĩnh vực có đông đảo khách hàng, hứa hẹn có một
lượng doanh thu không nhỏ. Điều đó cho thấy hệ thống bán lẻ: văn phòng
khu vực và đại lý của các Công ty thành viên vẫn còn mỏng chưa thu hút
được đông đảo lực lượng khách hàng. Chính vì vậy yêu cầu cấp thiết của
PVI muốn phát triển trong những năm tiếp theo, thì phải nâng cao trình độ
chuyên môn, khả năng phục vụ, tiếp cận khách hàng của những VPKV, đại
lý Bảo hiểm của PVI, đồng thời mở rộng hệ thống kênh phân phối này.
b. Mức độ bao phủ thị trường.
Hiện tại PVI có 5 Ban kinh doanh, 23 Công ty thành viên và 64
VPKV. Số lượng Công ty thành viên và VPKV đã tăng lên nhanh chóng
trong năm vừa qua, thể hiện mục tiêu chiếm lĩnh thị trường của PVI. Các
Công ty thành viên và được mở tại những địa bàn có nhu cầu cao về lĩnh vực
bảo hiểm công nghiệp. Các VPKV, đại lý được mở tại những tỉnh, địa
phương với mục đích phát triển mạng lưới khách hàng, nâng cao doanh thu
của các sản phẩm bảo hiểm phổ thông như: Bảo hiểm xe cơ giới, Bảo hiểm
con người, Bảo hiểm tài sản nhỏ…
Các Công ty thành viên của PVI được thành lập ở 21 tỉnh thành phố
trong cả nước: Hà Nội ( 2), Hà Tây, Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Giang,
Quảng Ninh, Nam Định, Phú Thọ, Thanh Hóa, Nghệ An, Đà Nẵng, Quảng
Ngãi, Nha Trang, Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh (2),
Cần Thơ, Tiền Giang, Đăk Lăk, Cà Mau.
Bảng 2.14 Số lượng Công ty thành viên qua các năm.
Năm 2004 2005 2006 2007
Số lượng
công ty
7 8 12 23
Tốc độ tăng số lượng các Công ty thành viên gần như tăng tương ứng
với tốc độ tăng doanh thu. Nếu như năm 2005 chỉ thêm 1 chi nhánh so với
năm trước đó, doanh thu cũng tăng không nhiều thì đến năm 2006 số lượng
Công ty thành viên tăng thêm 4 tăng 50% so với năm 2005, năm 2007 tăng
thêm 11 Công ty tăng 91.6%. Đây là một mức tăng rất cao, những Công ty
thành viên mở ra không chỉ đơn thuần về mặt số lượng mà còn đảm bảo về
chất lượng, kết quả hoạt động kinh doanh, mà minh chứng là doanh thu năm
2007 tăng với một tốc độ rất cao.
Các VPKV cũng được thành lập ở các tỉnh lân cận tại địa bàn Công ty
thành viên hoạt động. Hà Nội( 12 VPKV tại các quận huyện), TP Hồ Chí
Minh( 16 VPKV tại các quận huyện), Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Lào Cai,
Thái Nguyên, Hưng Yên, Hà Nam, Thái Bình, Ninh Bình, Quảng Bình,
Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Nam, Bình Định, Quảng Ngãi, Lâm
Đồng, Phú Yên, Ninh Thuận, Đồng Nai, Bình Thuận,Bình phước, An Giang,
Sóc trăng, Bạc Liêu, Long An, Đồng Tháp.
Cùng với mạng lưới các VPKV bao phủ hầu hết các tỉnh thành phố
trong cả nước là các đại lý bảo hiểm tạo thành một mạng lưới bao gồm hơn
2000 đại lý. Các đại lý này có thể hoạt động riêng tại những tỉnh thành phố
mà PVI chưa có Công ty thành viên hoặc VPKV.
Không chỉ khai thác nhu cầu thị trường trong nước, PVI còn là doanh
nghiệp đi đầu trong lĩnh vực xuất khẩu bảo hiểm ra nước ngoài. Ngay từ
năm 2004, PVI đã có những hợp đồng bảo hiểm với các đối tác nước ngoài.
Trong việc hợp tác với nước ngoài thì môi giới bảo hiểm đặc biệt là môi giới
bảo hiểm nước ngoài đóng vai trò quan trọng. Trong những năm vừa qua,
PVI đã hợp tác với một số môi giới bảo hiểm như:
Công ty môi giới Bảo hiểm Marsh. Là Công ty môi giới Bảo
hiểm của Mỹ, hoạt động tại hơn 100 quốc gia trên toàn thế giới. Có
măt tại Việt Nam vào tháng 3/ 2005. Tại châu Á, Marsh rất mạnh
trong các lĩnh vực: Bảo hiểm năng lượng, Bảo hiểm tài chính, Bảo
hiểm hàng hải.
Công ty môi giới Bảo hiểm AON. AON là tập đoàn đa quốc
gia, có trụ sở tại Mỹ, hiện nay tập đoàn hoạt động trên 120 nước
với 500 văn phòng. AON có mặt tại Việt Nam từ năm 1993 là một
trong những nhà môi giới bảo hiểm đầu tiên có mặt tại Việt Nam,
nắm giữ 47% thị phần của thị trường, được đánh giá cao với cung
cấp môi giới Bảo hiểm trong các lĩnh vực : dầu khí, hàng không,
sản xuất công nghiệp, xây dựng…
Công ty môi giới JLT ( Anh) bắt đầu hoạt động ở thị trường
Châu Á từ năm 1836, là một trong những công ty môi giới bảo
hiểm có kinh nghiệm nhất trong khu vực, hoạt động trên 30 quốc
gia.
Công ty môi giới bảo hiểm Á Đông, Việt Quốc, được thành lập
từ tháng 11/2005, là những nhà môi giới bảo hiểm xuất hiện hàng
đầu trong cả nước.
Kết hợp với những nhà môi giới này, PVI đã có những hợp đồng bảo
hiểm tại các nước như: Singapore, Hàn Quốc, Malaysia, Nhật Bản… và
đang tiếp tục vươn xa hơn nữa với phấn đấu trở thành một doanh nghiệp bảo
hiểm được xếp hạng quốc tế.
2.2.3. Tổ chức và chính sách quản lý hệ thống kênh phân phối tại PVI.
a. Tổ chức Quản lý hệ thống kênh phân phối.
Việc tổ chức, điều hành và quản lý hệ thống kênh phân phối của PVI
được phân ra 2 cấp. Cấp thứ 1 là quản lý các Ban kinh doanh và các Công ty
thành viên. Cấp thứ 2 quản lý các VPKV và đại lý bảo hiểm của PVI. Việc
phân chia ra 2 cấp giúp cho việc quản lý các thành viên kênh chặt chẽ, sát
sao hơn.
Đối với các Ban kinh doanh và Công ty thành viên trực tiếp được điều
hành, tổ chức quản lý bới Ban Kế hoạch và Phát triển kinh doanh trực thuộc
Tổng Công ty. Kế hoạch kinh doanh bao gồm: doanh thu, lợi nhuận, các
mục tiêu chủ yếu dự tính trong năm của các Ban kinh doanh Bảo hiểm và
của các Công ty thành viên được Ban này đề ra dựa trên mục tiêu, định
hướng phát triển của PVI, hàng năm.Theo đó các hoạt động trong năm của
các Đơn vị trên được kiểm tra kiểm soát chặt chẽ. Mỗi đơn vị phải có báo
cáo hàng tháng, hàng quý về tình hình doanh thu, lợi nhuận và tỷ lệ bồi
thường trong các hợp đồng bảo hiểm. Bên cạnh đó các Công ty thành viên
phải báo cáo về kết quả và tình hình hoạt động kinh doanh của các VPKV,
đại lý bảo hiểm trực thuộc. Hàng tháng, PVI có những báo cao sơ bộ về tình
hình hoạt động của các ban kinh doanh, các Công ty thành viên. Từ đó phát
hiện được những vấn đề tồn tại trong hệ thống kênh phân phối của mình,
khen thưởng và nhắc nhở kịp thời các đơn vị, đó cũng là cách để tạo động
lực thi đua phấn đấu cho các thành viên kênh.
Đối với hoạt động của VPKV và đại lý bảo hiểm được quản lý và tổ
chức bởi Phòng quản lý đại lý trực thuộc các Công ty thành viên. Các VPKV
hoạt động kinh doanh dựa trên kế hoạch doanh thu theo từng nghiệp vụ kinh
doanh bảo hiểm do Công ty trực thuộc đã xây dựng cho VPKV đó. Đồng
thời VPKV chỉ được hoạt động theo phân cấp nghiệp vụ và phân cấp địa bàn
do Công ty quy định. Đại lý bảo hiểm do đơn vị nào đứng ra tuyển chọn sẽ
chịu sự quản lý, hỗ trợ về chuyên môn trực tiếp của đơn vị đó. Hoạt động
quản lý đại lý được đơn vị tuyển dụng kiểm tra, tổng hợp kết quả kinh
doanh. Phòng quản lý đại lý tại Công ty trực thuộc sẽ tổng hợp các kết quả
do đơn vị đã thống kê và trình lên giám đốc Công ty. Về nghĩa vụ tài chính,
các VPKV và đại lý có trách nhiệm nộp tiền thu phí Bảo hiểm vào quỹ của
Công ty trong khi đó Phòng Kế toán hoặc bộ phận Tài chính Kế toán của các
đơn vị sẽ chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra và thanh toán các chi phí trả
cho Đại lý dựa trên các kết quả công việc cụ thể mà Đại lý đã thực hiện.
b. Các chính sách quản lý kênh phân phối của PVI.
Để đảm bảo các thành viên kênh hoạt động có hiệu quả, đem lại
doanh thu cao cho PVI, đồng thời hoạt động theo quy định của doanh
nghiệp, tránh tình trạng các thành viên kênh hoạt động sai nguyên tắc, cạnh
tranh nội bộ với những thành viên kênh khác. Để làm được điều đó, PVI đề
ra những chính sách hợp lý nhằm tạo thuận lợi và dễ dàng hơn trong việc
quản lý các thành viên kênh của mình. Em xin đề cập tới một vài chính sách
mà PVI đang sử dụng, có tác động đến hoạt động của các thành viên kênh
phân phối.
i. Chính sách phân phối.
Để có được vị trí thứ hai trên toàn thị trường Bảo hiểm phi nhân thọ,
vị trí dẫn đầu gần như tuyệt đối trong lĩnh vực Bảo hiểm công nghiệp nói
riêng, trong những năm qua, ngoài những hoạt động, chính sách như những
doanh nghiệp khác, PVI cũng có những chính sách riêng đặc biệt để tạo sự
vượt trội so với những đối thủ cạnh tranh.
Đối với kênh phân phối trực tiếp, PVI tăng cường hợp tác, ký các thoả
thuận hợp tác toàn diện giữa PVI với các doanh nghiệp trong và ngoài
ngành, các ngân hàng trong nước. Theo đó, PVI và đối tác cùng có lợi trong
hoạt động kinh doanh của mình. Nói riêng về PVI, PVI sẽ được quyền cung
cấp các HĐBH cho các các tài sản của đối tác, hoặc được đối tác giới thiệu
khách hàng của họ tham gia Bảo hiểm tại PVI.
Một số những thoả thuận hợp tác kinh doanh, hợp tác toàn diện lớn(
có phụ lục đính kèm) mà PVI đã ký được trong những năm vừa qua, đã và
đang mang lại nguồn doanh thu lớn cho doanh nghiệp.
Năm 2005 PVI ký thoả thuận hợp tác với Công ty Tài chính dầu khí
và Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội ( Habubank). Theo biên bản thoả thuận
các bên sẽ hợp tác trong các lĩnh vực: Hợp tác liên doanh liên kết với ý
tưởng thành lập mô hình tổ hợp Tài chính- Ngân hàng- Bảo hiểm để kinh
doanh dịch vụ tư vấn tài chính, đại lý bảo hiểm, hỗ trợ dịch vụ ngân hàng và
đầu tư; Hợp tác Đầu tư chứng khoán; Hợp tác về vốn; Các thoả thuận hợp
tác khác mà quan trọng là các bên sẽ cùng nhau hợp tác trong hoạt động
quảng bá thương hiệu và phát triển hẹ thống mạng lưới cung cấp dịch vụ cho
khách hàng trên cơ sở các điểm giao dịch sẵn có các bên, các bên sẽ hỗ trợ
nhau trong việc tìm kiếm cơ hội kinh doanh và thực hiện việc kinh doanh
một cách hiệu quả nhất.
Năm 2006 PVI ký kết “Thoả thuận sử dụng tư vấn, môi giới trong
công tác khai thác bảo hiểm” với Công ty CP Môi giới Bảo hiểm Á Đông( A
Dong JIBC) theo đó Á Đông sẽ giới thiệu các dịch vụ bảo hiểm cho PVI, ưu
tiên cho PVI các điều kiện hợp lý trong trường hợp phải đấu thầu hoặc có sự
tham gia của các Công ty Bảo hiểm khác, thu xếp các chương trình Bảo
hiểm tái Bảo hiểm theo yêu cầu của bên A nhanh gọn với các điều kiện hợp
lý và cạnh tranh, đảm bảo tính an toàn trong việc lựa chọn các nhà Tái bảo
hiểm theo dung chuẩn mực yêu cầu của PVI.
Petrovietnam ký thoả thuận hợp tác với Tổng công ty hàng hải Việt
Nam( Vinalines) trong đó Vinalines tạo điều kiện thuận lợi để Petrovietnam
và các Công ty thành viên trong đó có PVI cung cấp các dịch vụ Bảo hiểm,
tài chính, thiết kế-xây lắp cho Vinalines và các đối tác của Vinalines.
Năm 2007, PVI tiếp tục ký các thoả thuận hợp tác kinh doanh Bảo
hiểm với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế ( VIB) với các thoả
thuận: cung cấp tín dụng, dịch vụ; Cung cấp chương trình Bảo hiểm; Hợp
tác đầu tư. Trong đó với nội dung Cung cấp chương trình Bảo hiểm, VIB
cam kết sẽ ưu tiên giới thiệu khách hàng của ngân hàng sử dụng các chương
trình Bảo hiểm của PVI trong phạm vi năng lực hiện có của PVI. VIB cam
kết sẽ ưu tiên sử dụng các chương trình Bảo hiểm của PVI trong phạm vi
năng lực hiện có của PVI đối với các công trình dự án khác của ngân hàng,
tạo điều kiện tốt nhất để PVI có thể nghiên cứu, khảo sát thực trạng khi PVI
cung cấp các dịch vụ cho ngân hàng. Các dịch vụ bao gồm: Tư vấn lập
phương án cho các chương trình Bảo hiểm, Cung cấp các chương trình Bảo
hiểm thực hiện cho các khách hàng vay vốn tại Ngân hàng hoặc các dự án do
Ngân hàng tham gia góp vốn.
PVI ký hợp tác toàn diện về Bảo hiểm và đầu tư tài chính với Công ty
phân đạm và hóa chất dầu khí ( PVFCCo) trong vòng năm 5 từ năm 2007:
ưu tiên sử dụng hàng hoá dịch vụ của nhau và cung cấp hàng hoá, dịch vụ
cho nhau trên cơ sở phù hợp với phát luật và điều lệ hoạt động. TRong lĩnh
vực Bảo hiểm, PVFCCo lựa chọn PVI là doanh nghiệp Bảo hiểm gốc cho
các chương trình Bảo hiểm tài sản hàng hoá, con người, xây dựng và các
chương trình Bảo hiểm khác theo nhu cầu của PVFCCo. Hai bên phối hợp
xây dựng các chương trình quản lý rủi ro với các điều khoản, phí bảo hiểm
phù hợp và các chương trình đào tạo bảo hiểm phù hợp cho nhân viên của
PVFCCo. Một Công ty trong ngành dầu khí cũng có sự hợp tác toàn diện với
PVI là Công ty TNHH một thành viên Thương mại Dầu khí- PETECHIM,
theo đó Công ty này lựa chọn PVI là doanh nghiệp tham gia cấp đơn Bảo
hiểm trong các chương trình Bảo hiểm về tài sản, hàng hoá con người và các
chương trình Bảo hiểm khác của Petechim, đồng thời phối hợp xây dựng các
chương trình quản lý rủi ro và các điều khoản, điều kiện và phí bảo hiểm
phù hợp nhất cho các chương trình bảo hiểm có liên quan của Petechim.
Năm 2007, PVI còn ký kết thoả thuận hợp tác toàn diện với Tổng
công ty Sông Đà về hợp tác bảo hiểm, hợp tác đầu tư và các dịch vụ tư vấn
Bảo hiểm. Hai bên thống nhất hợp tác các chương trình bảo hiểm, trong đó
đặc biệt là các chương trình Bảo hiểm cho các dự án thuộc các lĩnh vực:
năng lượng: thuỷ điện, nhiệt điện…; Sản xuất công nghiêp: thép, xi măng…;
Xây dựng: bao gồm văn phòng và chung cư cao cấp tại Hà Nội, TP HCM và
các dự án khác. Sông Đà sẽ là Đại bảo hiểm cho PVI ( theo hợp đồng đại lý
Bảo hiểm ký kết). Sông Đà cũng sẽ cam kết chỉ đạo, yêu cầu các Công ty
con của Sông Đà, các đối tác của Sông Đà ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi để
PVI là người cung cấp các chương trình Bảo hiểm trong tất cả các dự án do
Sông Đà, các Công ty con của Sông Đà góp vốn đầu tư xây dựng. PVI sẽ là
người cung cấp các chương trình Bảo hiểm cho các dự án đầu tư do Sông Đà
làm cổ đông chi phối có vốn tham gia đóng góp của Tập đoàn Dầu khí, các
công ty con của Tập đoàn Dầu khi.
ii. Chính sách giá.
Việc xác định giá bán của bất kỳ loại sản phẩm nào cũng đều rất quan
trọng và sản phẩm bảo hiểm cũng không loại trừ. Việc xác định mức giá cho
sản phẩm bảo hiểm( còn gọi là phí bảo hiểm hay tỷ lệ phí bảo hiểm_ giá của
một đơn vị bảo hiểm) sẽ có tác động đến số lượng hợp đồng khai thác được,
đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiêp. Giá cả cũng tác động đến thị
phần và vị trí của doanh nghiệp trên thị trường. Ngoài ra, giá cả sản phẩm
bảo hiểm còn tác động đến các vấn đề đầu tư, tái bảo hiểm, khả năng thanh
toán… Tuy nhiên, trong kênh phân phối, việc xác định chính sách giá cả hợp
lý, thống nhất tạo sự lành mạnh trong hoạt động của các thành viên, tránh
tình trạng cạnh tranh bằng giá ngay trong nội bộ. Đồng thời, theo đặc tính
của sản phẩm bảo hiểm là một loại sản phẩm không được bảo hộ bản quyền,
do đó, các doanh nghiệp bảo hiểm cạnh tranh có thể bán một cách hợp pháp
các sản phẩm bảo hiểm là bản sao của các hợp đồng bảo hiểm của doanh
nghiệp khác. Để phù hợp với những lý do đó, PVI đưa ra chính sách giá ổn
định và không chênh lệch giữa các vùng miền. Biểu phí do Công ty cung cấp
là cố định, tạo thuận lợi cho các thành viên kênh bán sản phẩm cho khách
hàng. Mẫu biểu phí được in ấn, cung cấp cho các thành viên kênh theo đó
thực hiện, chính từ đó còn tạo được ấn tượng tốt với khách hàng họ không
phải suy nghĩ và không tin tưởng người cung cấp dịch vụ cho mình vì lấy
mức phí cao hơn so với quy định. Chính sách giá mà PVI đang theo đuổi là
Chính sách giá cạnh tranh, với những sản phẩm bảo hiểm phố thông mà đại
lý học VPKV hay phân phối thì giá cả là cố định và theo khung của PVI,
thường là mức phí bằng với những doanh nghiệp bảo hiểm khác trên thị
trường; với những sản phẩm bảo hiểm công nghiệp, giá cả được đàm phán
với khách hàng, dựa trên kinh nghiệm của những lần cấp đơn trước và các
điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm có thể thay đổi ít nhiều.
Chính sách giá áp dụng không chỉ dừng lại ở giá cả dành cho khách
hàng mà còn là giá cả dành cho các thành viên kênh phân phối. Như đã nói ở
trên, khi VPKV, đại lý hay môi giới bảo hiểm mang lại một hợp đồng cho
PVI, các đơn vị này sẽ được hưởng mức hoa hồng tương đối hấp dân, mức
hoa hồng này chính là giá ưu đãi mà những doanh nghiệp Bảo hiểm dành
cho thành viên kênh của mình. Tại PVI, mức hoa hồng cũng được quy định
cụ thể, và chi tiết, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị phấn đấu.
Bảng 2.15 Tỷ lệ hoa hồng bảo hiểm tối đa áp dụng cho các nghiệp
vụ bảo hiểm phi nhân thọ.
STT Nghiệp vụ Tỷ lệ hoa
hồng ( %)
1 BH sức khỏe và BH tai nạn con người 12
2 BH tài sản và BH thiệt hại 5
3 BH xây dựng và lắp đặt 5
4 BH hàng hóa vận chuyển đường bộ, đường biển,
đường sông, đường sắt và đường hàng không
6
5 BH thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu đối với tàu
biển và tàu pha sông biển
5
6 BH thân tàu và trách nhiệm dân sự đối với tàu sông
và tàu cá
10
7 BH trách nhiệm chung 4
8 BH hàng không 0.5
9 BH xe cơ giới 5
10 BH cháy, nổ tự nguyện 8
11 BH tín dụng và rủi ro tài chính 5
12 BH thiệt hại kinh doanh 10
13 BH nông nghiệp 10
14 BH bắt buộc
-BH trách nhiệm dân sự của chủ xe ô tô.
- BH trách nhiệm dân sự của chủ mô tô, xe máy.
-BH trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng
-BH trách nghiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư
vấn pháp luật.
-BH trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi
giới Bảo hiểm.
- BH cháy, nổ.
5
12
3
3
3
8
iii. Chính sách xúc tiến.
Để hỗ trợ cho hoạt động của thành viên kênh phân phối, dù ở những
ngành sản xuất vật chất hay dịch vụ thì các hoạt động chính sách bán hàng
luôn phát huy tác dụng nhằm nâng cao doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Có 3
chính sách xúc tiến mà hiện nay PVI đang sử dụng để khuyến khích tiêu thụ:
Tuyên truyền, Quảng cáo; Quan hệ công chúng; và các công cụ xúc tiến
khác tác động tới lợi ích của các thành viên kênh phân phối. Với hình thức
tuyên truyền quảng cáo: hiện tại PVI đang tích cực sử dụng những phương
tiện như báo chi, tờ rơi, các ấn phẩm đặc biệt là các trang thông tin điện tử
để quảng cáo giới thiêu hình ảnh của doanh nghiệp cũng như những sản
phẩm tới khách hàng. PVI tích cực sử dụng trang thông tin điện tử của mình
và trang thông tin điện tử của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam để khẳng định uy
tín doanh nghiệp với khách hàng. Các sản phẩm bảo hiểm mới của PVI ( ví
dụ: sản phẩm Bảo hiểm con người trách nhiệm cao) mới được tung ra thị
trường, sử dụng áp phich, tờ rơi để quảng cáo, tuyên truyền, tạo thuận lợi
hơn cho các thành viên kênh phân phối giới thiệu sản phẩm đến khách hàng.
Hoạt động tuyên truyền, quảng cáo còn gắn liền với những chính sách hỗ trợ
đại lý, VPKV và cả Công ty thành viên quảng cáo hình ảnh của mình bằng
biển hiệu và địa điểm đặt văn phòng tại những địa điểm trung tâm của khu
vực mà các đơn vị đó đang hoạt động. Hiện tại PVI đang cố gắng phấn đấu
để trở thành một doanh nghiệp Bảo hiểm có mức xếp hạng trên thị trường
Bảo hiểm quốc tê, đây cũng là một cách tự quảng cáo hữu hiệu hình ảnh của
PVI ra ngoài phạm vi quốc gia.
Hình thức xúc tiến thứ hai đó là: quan hệ công chúng. Trong nhiều
năm qua PVI đã tham gia vào rất nhiều hoạt động của hội doanh nghiệp Việt
Nam. Nhiều năm liền PVI đạt được những danh hiệu tiêu biểu do hội doanh
nghiệp Việt Nam bình chọn như: Giải thương hiệu mạnh Việt Nam nhiều
năm liền, Giải thưởng Doanh nhân ASEAN, Giải thưởng Ngôi sao kinh
doanh. Những giải thưởng này khẳng định được vị trí và uy tín của PVI
không chỉ trong nước mà còn mở rộng ra thị trường khu vực.
Hình thức xúc tiến thứ ba, cũng là hình thức xúc tiến có tác dụng,ảnh
hưởng trực tiếp đến thành viên kênh phân phối và doanh thu phân phối. Đó
là các nỗ lực nhằm khuyến khích thành viên trong kênh phân phối. Các hoạt
động đó bao gồm việc tổ chức các hội thảo trao đổi kinh nghiệm giữa các đại
lý, môi giơi, hay nhân viên các VPKV, tổ chức khen thưởng, tuyên dương
những đại lý, cá nhân cán bộ công nhân viên có thành tích xuất sắc trong kết
quả hoạt động kinh doanh. Ngoài ra PVI còn có những ưu đãi đặc biệt dành
cho những đại lý đem lại nhiều doanh thu cho PVI sẽ có cơ hội được đào tạo
và tuyển chọn làm nhân viên của PVI, đồng thời được thưởng khuyến khích
về thành tích hoạt động của mình.
Những hoạt động xúc tiến bán hàng đó chưa phải là mạnh mẽ nhưng
cũng góp phần đẩy mạnh hiệu quả kinh doanh của hệ thống kênh phân phối
sản phẩm của PVI trong những năm vừa qua.
iv. Chính sách quản lý thành viên kênh.
Chính sách quản lý kênh là chính sách quan trọng nhất trong việc
quản lý hệ thống phân phối của PVI. Chính sách hợp lý và chặt chẽ sẽ tạo
hướng phát triển đúng và hiệu quả cho tất cả các thành viên của kênh. Với
đặc điểm là doanh nghiệp bảo hiểm, nên chính sách quản lý kênh cũng có
những đặc điểm riêng biệt.
Đầu tiên phải kể đến trong chính sách quản lý kênh là Chính sách
quản lý, sử dụng hóa đơn, ấn chỉ. Mỗi đơn vị khi hoạt động trong lĩnh vực
phân phối sản phẩm bảo hiểm của PVI đều được cấp phát ấn chỉ và hóa đơn
để sử dụng trong quá trình kinh doanh của mình. Quy định đặt ra mỗi đơn vị
chỉ được cấp phát hóa đơn ấn chỉ mới khi có báo cáo sử dụng ấn chỉ của lần
cấp trước để tránh tình trạng dư thừa và sử dụng lãng phí. Về công tác sử
dụng ấn chỉ: thông thường, hàng năm, PVI cung cấp và yêu cầu các đơn vị
sử dụng các ấn chỉ mới( đặc biệt là các ấn chỉ ô tô, xe máy, con người) để
phù hợp với tình hình phát triển của PVI và tình hình thay đổi của thị
trường, phù hợp hơn với nhu cầu của khách hàng.
Chính sách tiếp theo trong chính sách quản lý là Chính sách triển
khai VPKV, phát triển mạng lưới đại lý. Khi triển khai mới một VPKV cần
có sự hỗ trợ cả về tài chính, nguồn nhân lực, và kinh nghiệm cho các VPKV
mới mở ra này của Tổng công ty và Công ty thành viên. Mỗi VPKV được
mở mới phải đưa ra được kế hoạch doanh thu trong một năm tối thiểu là 2 tỷ
đồng. Ưu tiên phát triển mạng lưới VPKV tại các tỉnh ở xa, có điều kiện
thuận lợi và chưa có Công ty thành viên đóng tại đó, với mục đích khai thác
triệt để nhu cầu cảu khu vực đó. Tuy nhiên, thực hiện việc phát triển nhưng
tránh phát triển ồ ạt, tránh sự chồng chéo địa bàn giữa các VPKV với nhau
và tránh tình trạng lôi kéo giữa các thành viên. Công ty thành viên nào vi
phạm, sẽ bị PVI tổ chức phê bình và có hình thức xử lý kỷ luật. Khi triển
khai mạng lưới đại lý lại cần có quy định chặt chẽ hơn. Mỗi đơn vị phụ trách
đại lý phải có danh sách và hồ sơ đại lý của mình, trong đó các đại lý phải có
chứng nhận đào tạo đại lý do PVI cấp. Mẫu hợp đồng đại lý phải được thống
nhất với nhau và theo biểu mẫu đã cung cấp. Về việc đánh giá báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh của đại lý, hàng tháng, hàng quý đại lý phải báo
cáo tình hình kinh doanh của mình cho đơn vị phụ trách để tổng kết và báo
cáo lên cấp trên, tránh tình trạng đại lý hoạt động kém hiệu quả hoặc không
hoạt động nhưng đơn vị phụ trách vẫn duy trì, gây tốn kém chi phí quản lý.
Đồng thời để tránh tình trạng trục lợi Bảo hiểm, các đại lý phải tuân thủ quy
định nộp phí bảo hiểm thu của khách hàng trong vòng 1 tuần kể từ cấp đơn
Bảo hiểm cho khách hàng. PVI cũng đưa ra quy chế hướng dẫn các đơn vị
phụ trách đại lý có trách nhiệm phải hướng dẫn, hộ trọ đại lý trong khâu khai
thác cấp ấn chỉ Bảo hiểm cho khách hàng, đặc biệt là sản phẩm Bảo hiểm xe
cơ giới phải có thủ tục giám định ban đầu mới cấp đơn Bảo hiểm. Ngoài ra
còn tich cực bổ sung sửa đổi các quy chế, quyết định,định mức quản lý bắt
kịp với tình hình phát triển kinh doanh của toàn Tổng công ty.
Với môi giới Bảo hiểm PVI không thể tác động trực tiếp vào thành
viên kênh phân phối này ngược lại, để mở rộng hợp tác với các môi giới Bảo
hiểm cả về rộng lẫn sâu, PVI cần tự đổi mới mình, chứng minh cho khách
hàng thấy chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp của doanh nghiệp, từ đó tạo
niềm tin nơi khách hàng.
2.3. Một số đánh giá về hệ thống kênh phân phối hiện tại của PVI.
Trong những năm vừa qua, hệ thống kênh phân phối đã thực hiện
được nhiệm vụ của mình một cách tương đối hiệu quả, thể hiện qua doanh
thu của PVI tăng đều và tăng rất nhanh trong 5 năm gần đây. Tuy nhiên, bên
cạnh những kết quả mà kênh phân phối đem lại còn một số tồn tại cần được
giải quyết. Sau đây, em xin đưa ra một số đánh giá về hệ thống kênh phân
phối đang hoạt động của PVI, trên 3 mặt: Kinh tế, Kiểm soát và Thích nghi.
2.3.1. Hiệu quả kinh tế.
Trong toàn hệ thống kênh phân phối của PVI, các Ban kinh doanh
Bảo hiểm đạt mức doanh thu cao nhất so với các thành viên kênh phân phối
khác và chiếm một tỷ lệ lớn. Năm 2007 tổng doanh thu của các Ban kinh
doanh bảo hiểm là 1.215.726 triệu đồng chiếm tới 63,84% doanh thu của
toàn PVI. Tiếp đến là các phòng ban trong Công ty thành viên và các VPKV
với doanh thu là 570.856 triệu đồng chiếm 30% doanh thu toàn PVI. Trong
đó, các đại lý trực thuộc Công ty thành viên chiếm khoảng 20 đến 25 %
doanh thu của Công ty thành viên đó. Như vậy hiệu quả hoạt động kinh
doanh của các thành viên kênh chưa tương xứng với nhau, đặc biệt với mục
tiêu phát triển hệ thống bán lẻ, tiếp cận với số đông khách hàng thì doanh
thu của các đại lý bảo hiểm của PVI cần phải cao hơn và phát triển hơn nữa.
Nói đến hiệu quả về mặt kinh tế của các thành viên kênh không thể
không nói đến các chi phí liên quan đến hoạt động bán hàng. Chi phí bán
hàng được thống kê chủ yếu là chi phí phát sinh ở các Ban kinh doanh, các
Công ty thành viên và VPKV. Còn đại lý và môi giới được hưởng hoa hồng
và thù lao thông qua mỗi hợp đồng ký được, PVI không phải chịu những
khoản chi phí bán hàng nào từ 2 thành viên kênh phân phối này.
Bảng 15. So sánh chi phí bán hàng và doanh thu của PVI.
Đơn vị: Triệu đồng.
Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007
Doanh thu thuần hoạt
động KD BH
145.269 171.859 186.498 306.759 502.317
Chi phí bán hàng 25.298 32.176 47.295 86.350 160.618
Tỷ lệ chi phí bán
hàng với doanh thu
17,41% 18,72% 25,36% 28,15% 31,96%
Nhìn bảng trên cho ta thấy, trong 5 năm trở lại đây, tỷ lệ chi phí bán
hàng so với doanh thu đều tăng lên. Tỷ lệ tăng thấp nhất là năm 2003 so với
2004 tăng lên 1.31%, tăng cao nhất là năm 2006 so với năm 2005 tăng
6.64%. Nguyên nhân là do trong thời điểm hiện tại, việc kinh doanh ngày
càng khó khăn, rất nhiều công ty tham gia thị trường, nên việc đầu tư cho chi
phí bán hàng cũng sẽ cao hơn. Tuy nhiên với mức tỷ lệ chi phí chiếm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm Bảo hiểm tại Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm dầu khí Việt Nam.pdf