Tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng tại công ty cổ phần may 28 - Đà Nẵng: Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Sái Thị Lệ Thủy
SVTH:Võ Thanh Diện Trang 1
Luận văn
Hoàn thiện công tác quản lý
chất lượng tại công ty cổ phần
may 28 - Đà Nẵng
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Sái Thị Lệ Thủy
SVTH:Võ Thanh Diện Trang 2
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................. 5
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ .............................. 6
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ............................................................................. 6
1.1. Chất lượng sản phẩm và khách hàng ............................................................. 6
1.1.1. Chất lượng sản phẩm ............................................................................... 6
1.1.1.1. Khái niệm chất lượng sản phẩm ....................................................... 6
1.1.1.2. Đặc điểm của chất lượng sản phẩm .................................................. 7
1.1.1.3. Lượng hoá chất lượng ........
85 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1482 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng tại công ty cổ phần may 28 - Đà Nẵng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Sái Thị Lệ Thủy
SVTH:Võ Thanh Diện Trang 1
Luận văn
Hoàn thiện công tác quản lý
chất lượng tại công ty cổ phần
may 28 - Đà Nẵng
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Sái Thị Lệ Thủy
SVTH:Võ Thanh Diện Trang 2
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................. 5
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ .............................. 6
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ............................................................................. 6
1.1. Chất lượng sản phẩm và khách hàng ............................................................. 6
1.1.1. Chất lượng sản phẩm ............................................................................... 6
1.1.1.1. Khái niệm chất lượng sản phẩm ....................................................... 6
1.1.1.2. Đặc điểm của chất lượng sản phẩm .................................................. 7
1.1.1.3. Lượng hoá chất lượng ....................................................................... 7
1.1.1.4.Chi phí chất lượng .............................................................................. 9
1.1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm ........................... 10
1.1.1.6 Triết lý về khách hàng ..................................................................... 11
1.2. Quản lý chất lượng ........................................................................................ 12
1.2.1. Khái niệm ............................................................................................... 12
1.2.2. Những chức năng của quản lý chất lượng ............................................. 12
1.2.3. Các phương pháp quản lý chất lượng ................................................... 13
1.3. Hệ thống quản lý chất lượng ........................................................................ 15
1.3.1.Khái niệm hệ thống quản lý chất lượng ................................................. 15
1.3.2 Yêu cầu của một hệ thống quản lý chất lượng ....................................... 16
1.3.3. Vai trò của hệ thống quản lý chất lượng ............................................... 16
1.4. Cở sở thực tiễn của việc đổi mới chất lượng ................................................ 16
1.4.1. Tình hình chất lượng và quản lý chất lượng ở Việt Nam ..................... 16
1.4.2. Sự cần thiết phải cải tiến công tác quản lý chất lượng các doanh nghiệp
dệt may ............................................................................................................. 17
1.4.2.1. Xu hướng cải tiến chất lượng hiện nay ........................................... 17
1.4.2.2 Sự cần thiết phải đổi mới quản lý chất lượn ................................... 17
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH HỌAT ĐỘNG KINH DOANH VÀ THỰC
TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN MAY 28 - ĐÀ NẴNG ......................................................................... 18
2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần may 28 - Đà Nẵng
trong thời gian qua .............................................................................................. 18
2.1.1 Khái quát về Công ty cổ phần may 28 – Đà Nẵng ................................. 18
2.1.2. Quá trình phát triển của Công ty cổ phần may 28 - Đà Nẵng .............. 18
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Sái Thị Lệ Thủy
SVTH:Võ Thanh Diện Trang 3
2.1.3.Đặc điểm,chức năng và nhiệm vụ của Công ty cổ phần 28 - Đà Nẵng .. 19
2.1.3.1 Đặc điểm của Công ty cổ phần 28- Đà Nẵng ................................... 19
2.1.3.2. Chức năng của Công ty cổ phần 28- Đà Nẵng............................... 19
2.1.3.3. Nhiệm vụ của Công ty cổ phần 28 - Đà Nẵng ................................. 19
2.1.4. Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần may 28 – Đà Nẵng ...................... 21
2.1.4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty ........................................... 21
2.1.4.2. Chức năng,nhiệm vụ của giám đốc và các phòng ban trong công ty
....................................................................................................................... 22
2.1.5.Tình hình lao động của Công Ty cổ phần may 28 - Đà Nẵng ................ 25
2.1.6 Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty cổ phần may 28 Đà Nẵng
.......................................................................................................................... 27
2.1.7 Tình hình tài chính của công ty những năm qua ................................... 28
2.1.7.1. Đánh giá khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
trong thời gian qua ....................................................................................... 28
2.1.7.2. Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán ...... 30
2.1.7.3.Phân tích tình hình tài chính thông qua các tỷ số tài chính ........... 32
2.1.7.4 Phân tích tài chính DUPONT .......................................................... 37
2.1.8 Kết quả hoạt động kinh doanh ............................................................... 39
2.1.9. Quy trình tạo ra sản phẩm của Công ty cổ phần may 28 - Đà Nẵng ... 40
2.2.Thực trạng về công tác quản lý chất lượng sản phẩm công ty cổ phần 28 Đà
Nẵng...................................................................................................................... 42
2.2.1. Công tác hoạch định chất lượng sản phẩm tại Công ty cổ phần may
28- Đà Nẵng ...................................................................................................... 42
2.2.2. Công tác tổ chức thực hiện chất lượng .................................................. 43
2.2.3 Công tác kiểm tra tại Công ty ................................................................. 48
2.2.4. Đo lường, phân tích và cải tiến .............................................................. 53
2.2.5 Đánh giá công tác quản lý chất lượng sản phẩm của Công ty cổ phần
may 28 - Đà Nẵng trong thời gian qua ............................................................ 54
2.2.6. Lượng hoá chất lượng ............................................................................ 57
2.2.6.1 Mục tiêu của lượng hoá chất lượng ................................................. 57
2.2.6.2 Kết quả lượng hoá ............................................................................ 57
Chương III Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng tại
công ty cổ phần may 28 Đà Nẵng .................................................................. 63
3.1.Phương hướng kinh doanh của công ty trong năm 2010 ............................. 63
3.1.1. Mục tiêu chiến lược ................................................................................ 63
3.1.1.1. Mục tiêu chất lượng. ........................................................................ 63
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Sái Thị Lệ Thủy
SVTH:Võ Thanh Diện Trang 4
3.1.1.2 . Mục tiêu kinh doanh....................................................................... 63
3.1.2. Kế hoạch hành động của công ty năm 2010 .......................................... 63
3.2. Các đặc điểm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của Công ty cổ phần
may 28 - Đà Nẵng ................................................................................................. 64
3.2.1. Môi trường bên ngoài ............................................................................. 64
3.2.1.1. Chính trị pháp luật .......................................................................... 64
3.2.1.2. Kinh tế .............................................................................................. 65
3.2.1.3. Văn hoá xã hội ................................................................................. 65
3.2.1.4. Công nghệ ........................................................................................ 65
3.2.2. Môi trường bên trong ............................................................................. 65
3.2.2.1. Con người ........................................................................................ 65
3.2.2.2. Phương pháp thủ tục, quy trình ..................................................... 67
3.2.2.3. Máy móc thiết bị .............................................................................. 68
3.2.2.4. Thông tin và hệ thống thông tin ...................................................... 68
3.3 Một số biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm công ty cổ phần 28 Đà
Nẵng...................................................................................................................... 69
3.3.1. Các giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng sản phẩm ở công ty cổ
phần may 28 ĐÀ NẴNG .................................................................................. 69
3.3.1.1 Mô hình 5S ........................................................................................ 70
3.3.1.2 Mô hình đảm bảo chất lượng ISO 9000 ........................................... 70
3.3.1.3 Mô hình quản lý chất lượng tổng hợp TQM ................................... 71
3.3.1.4. Tiếp tục đào tạo các kiến thức về quản trị chất lượng cho cán bộ
công ............................................................................................................... 72
nhân viên trong công ty. .............................................................................. 72
3.3.2. Thực hiện chính sách khuyến khích vật chất, tinh thần nhân viên. . 73
3.3.3. Đổi mới trang thiết bị, đồng bộ hoá dây chuyền sản xuất. ............... 75
3.3.4. Tìm kiếm các nguồn có thể cung cấp nguyên phụ liệu ổn định, có uy
tín. ................................................................................................................. 76
3.3.5. Thành lập phòng Marketing .................................................................. 77
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 80
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Sái Thị Lệ Thủy
SVTH:Võ Thanh Diện Trang 5
LỜI NÓI ĐẦU
Chất lượng sản phẩm vốn là một điểm yếu kém kéo dài nhiều năm ở nước ta
trước đây vấn đề chất lượng được đề caovà được coi là mục tiêu quan trọng để phát
triển kinh tế nhưng kết quả mang lại chưa được là bao nhiêu do cơ chế tập trung quan
liêu bao cấp đã phủ nhận nó trong hoạt động cụ thể của thời gian cũ.
Trong mười năm lăm đổi mới tiến hành công cuộc đổi mới kinh tế xã hội chất lượng
đã quay về vị trí đúng với ý nghĩa. Người tiêu dùng họ là những người lựa chọn
những sản phẩm hàng hoá và dịch vụ đạt chất lượng không những thế xuất phát từ nhu
cầu người tiêu dùng các doanh nghiệp phải chú ý đến nhu cầu người tiêu dùng mà
bằng sự nhìn nhận và bằng những hành động mà doanh nghiệp đã cố gắng đem đến sự
thoả mãn tốt nhất có thể đem đến cho người tiêu dùng. Sự thoả mãn người tiêu dùng
đồng nghĩa với doanh nghiệp đã thực sự nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề
chất lượng cao nhà quản lý cũng đã tìm tòi những cơ chế mới để tạo ra những bước
chuyển mới về chất lượng trong thời kỳ mới về chất lượng trong thời kỳ mới.
Trong nền kinh tế thị trường với nền kinh tế nhiều thành phần cùng với sự mở
cửa vươn ngày càng rộng tới thế giới quanh ta làm cho sự cạnh tranh ngày càng diễn ra
một cách quyết liệt hơn. Các doanh nghiệp không những chịu sức ép lẫn nhau hướng
đến sự tồn tại, phát triển và vươn ra bên ngoài mà doanh nghiệp còn chịu sức ép của
bên hàng hoá nhập khẩu như sức ép chất lượng, giá cả, dịch vụ… chính vì vậy các nhà
quản lý coi trọng vấn đề chất lượng như là gắn với sự tồn tại sự thành công của doanh
nghiệp đó cũng chính là tạo nên sự phát triển của nền kinh tế trong mỗi quốc gia.
Từ sự kết hợp hài hoà giữa lý luận và thực tiễn tôi đã thấy tầm quan trọng của
vấn đề quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp công nhân Việt Nam từ đó trong tôi
nảy sinh đề tài " Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng tại công ty cổ phần may 28
- Đà Nẵng ".
Tôi hy vọng đề tài bản thân tôi tuy có những thiếu sót bởi tầm nhìn hữu hạn
nhưng nó bao hàm những vấn đề cốt lõi mà ý tưởng cá nhân tôi cùng với sự giúp đỡ
của cô, ThS. Sái Thị Lệ Thủy đã hoàn thành khóa luận này, những kiến thức cơ bản
mà tôi một sinh viên thuộc chuyên ngành quản trị kinh doanh đã nắm bắt được.
Xin chân thành cảm ơn!
Võ Thanh Diện
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Sái Thị Lệ Thủy
SVTH:Võ Thanh Diện Trang 6
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
1.1. Chất lượng sản phẩm và khách hàng
1.1.1. Chất lượng sản phẩm
1.1.1.1. Khái niệm chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm là một phạm trù rất rộng và phức tạp mà con người thường gặp
trong lĩnh vực hoạt động của mình, phản ánh tổng hợp các nội dung kỹ thuật, kinh tế
xã hội. Do liên quan tới nhiều đối tượng khác nhau cũng có nhiều khái niệm khác
nhau về chất lượng sản phẩm:
- Theo quan điểm của các nhà sản xuất: Chất lượng của sản phẩm là sự phù hợp của
sản phẩm với một tập hợp các yêu cầu, tiêu chuẩn hoặc qui cách đã đượcxác định
trước trong thiết kế.
- Với người bán lẻ: “Chất lượng nằm trong con mắt và túi tiền của người mua”.
-Đối với người tiêu dùng: Chất lượng của sản phẩm là năng lực của một sản phẩm
thoã mãn nhũng nhu cầu đòi hỏi của nười tiêu dùng.
- Theo quan điểm cạnh tranh của sản phẩm thì chất lượng cung cấp nhũng thuộc tính
mang lại lợi thế cạnh tranh nhằm phân biệt nó với sản phẩm cùng loại trên thị trường.
Ngày nay hất lượng sản phẩm trở thành nhân tố quan trọng để hình thành khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp. Theo đó, Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế ISO đưa ra
dịnh nghĩa sau:
Chất lượng là “mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng các nhu cầu hay
mong đợi đã được công bố, ngầm hiểu chung hay bắt buộc(TCVN ISO 9001:2000)
Trong đó, “đặc tính vốn có” được hiểu là đặc trưng để phân biệt tồn tại trong thực
thể (đối tượng), đặc biệt là đặc trưng tồn tại lâu bền hay vĩnh viễn.
Nhu cầu hay mong đợi được “ngầm hiểu chung”là những gì, là hực hành mang tính
thông lệ hay phổ biến đối với một tổ chức, khách hàng của tổ chức và các bên quan
tâm khác.
Nhu cầu hay mong đợi đã được quy định là yêu cầu “đã được công bố”.
Chất lượng sản phẩm là thước đo của giá trị sử dụng , cùng một giá trị sử dụng sản
phẩm có mức độ hữu ích khác nhau, có mức chất lượng khác nhau. Quan niệm này đã
làm thay đổi cách nhận thức của mọi người trong quá trình làm thế nào tạo ra chất
luợng và thay đổi vị trí của người tiêu dùng trong các quan hệ chất lượng.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Sái Thị Lệ Thủy
SVTH:Võ Thanh Diện Trang 7
1.1.1.2. Đặc điểm của chất lượng sản phẩm
Trước hết, cần phải hiểu sản phẩm là “là kết quả của một quá trình” hay la “kết quả
của một tập hợpcác hoạt động có quan hệ lẫn nhau và tương tác để biến đầu vào thành
đầu ra” (TCVN ISO 9000:2000). Có bốn loại chung nhất:
-Sản phẩm cúng:thừng hữu hình, lượng của chúng là đặc tính đếm được
-Vật liệu được chế biến: thường hữu hình
Sản phẩm cứng và vật liệu chế biến thường được gọi là hàng hoá.
-Sản phẩm mềm: bao gồm những thông tin, thường không hữu hình dưới dạng
phương pháp, cách chuyển giao thủ tục.
-Dịch vụ: là kết quả của ít nhất một hoạt động cần đuợc tiến hành tại nơi tuơng giao
giữa người cung cấp và khách hàng, thường không hữu hình.
Sản phẩm đáp ứng yêu cầu ủa người tiêu dùng thông qua các thuộc tính sau:
-Thuộc tính công dụng-phần cứng (giá trị vật chất): phụ thuộc vào bản chất, cấu tạo
của sản phẩm, các yếu tố tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ, nói lên công dụng đích thực
của sản phẩm.
-Thuộc tính được cảm thụ bởi người tiêu dùng-phần mềm (giá trị tinh thần):xuất
hiện khi có tiếp xúc, tiêu dùng sản phẩm, xu hướng, thói quen tiêu dùng, đặc iệt là các
dịch vụ trước và sau bán hàng.
Từ những định nghĩa trên có thể rút ra một số đặc điểm cơ bản về chất lượng sản
phẩm:
* Nó chỉ được thể hiện và được đánh giá đầy đủ khi tiêu dùng:
Đứng trên quan điểm tiêu dùng lấy hiệu quả tiêu dùng làm tiêu chuẩn chính để đánh
giá chất lượng sản phẩm, phải căn cứ vào khả năng thoã mãn yêu cầu tiêu dùng của
sản phẩm mà quyết định chất lượng sản phẩm cao hay thấp: Cùng một mục dích sử
dụng như nhau, sản phẩm nào có khả năng đáp ứng hoa mãnnhu cầu tiêu dùng cao
hơn thì chất luợng cao hơn.
* Chất lượng sản phẩm là một khí niệm tương đối, biến đổi theo thời gian, không
gian, sự phát triên của nhu cầu xã hội và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Vậy nên
khoa học kỹ thuật càng phát triển, sản xuất ngày càng tăng, nhu càu xã hội càng đa
dạng thì chất lượng sản phẩm cũng phải được nâng caovà hoàn thiện.
* Chất lượng là vấn đề được đặt ra với mọi trình độ sản xuất.
Đây là một đòi hỏi khách quan trong qúa trình tọ ra sản phẩm. Tuy nhiên, tuỳ huộc
vào trình độ sản xuất mà mức độ chất lượng đặt ra cũng khác nhau.
1.1.1.3. Lượng hoá chất lượng
Để xem xét khả năng thoả mãn các nhu cầu quy định, yêu cầu của sản phẩm phải
lượng hoá chất lượng sản phẩm nhằm :
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Sái Thị Lệ Thủy
SVTH:Võ Thanh Diện Trang 8
-Xác định chỉ số chất lượng sản phẩm.
-Xác định chỉ số hoạt động, điều hành của doanh nghiệp.
-Xác định chỉ số hài lòng và chỉ số không hài lòng của khách hàng.
Việc lượng hoá chất lượng thường được thực hiện theo phương pháp chuyên gia,
bao gồm các bước sau:
-Xây dựng hệ thống chỉ tiêu chất lượng để đánh giá.
-Xác định trọng số của các chỉ tiêu
-Xây dựng thang điểm, lập phiếu điều tra
-Điều tra chuyên gia, khách hàng.
-Xác định phạm vi tin cậy và tính mức chất lượng hay chỉ số chất lượng theo
phương pháp trung bình số học có trọng số
-Phân tích kết quả và đề xuất biện pháp cải tiến
có nhiều đại lượng được sử dụng để đo mức chất lượng nhưng thường dùng nhất là
đại lượng Mức chất lượng Mű
Chất lượng sản phẩm
Mq =
Chất lượng nhu cầu
Mức chất lượng Mq cho biết mức độ đáp ứng nhu cầu của sản phẩm, là đặc tính
tương đố của sản phẩm dựa trên sự so sánh một hoặc tổng thể các chỉ tiêu của sản
phẩm so với mẫu chuẩn.
Mức chất lượng sản phẩm được tính thông qua Hệ số mức chất lượng Kma
n
i
n
i
CoiVi
CiVi
Koa
KaKma
1
1
Trong đó: Ci: Giá trị của chỉ tiêu chất lượng thứ i (điểm đánh giá chỉ tiêu thứ i)
Coi: Giá trị chuẩn (điểm cao nhất)
Vi: Trọng số của chỉ tiêu thứ i
Ka: Hệ số chất lượng sản phẩm
n
i
n
i
Vi
CiVi
Ka
1
1
Koa: Hệ số chất lượng nhu cầu
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Sái Thị Lệ Thủy
SVTH:Võ Thanh Diện Trang 9
n
i
n
i
Vi
CoiVi
Koa
1
1
Thông thường, người ta lấy:ĉ
Và Koa bằng số điểm cao nhất trong thang điểm áp dụng.
Hệ số chất lượng Kas nhiều sản phẩm, nhiều công đoạn được tính theo công thức
s
j
KajTjKas
1
Hệ số mức chất lượng Kmas được tính theo công thức
s
j
KmajTjKmas
1
Với Kmaj: Hệ số mức chất lượng, công đoạn thứ j
Tj : Trọng số của sản phẩm, công đoạn thức j, thông thườngĠ
1.1.1.4.Chi phí chất lượng
Theo TCVN ISO 9001:2000:” Chi phí nảy sinh để tin chắc và đảm bảo rằng chất
lượng sẽ thoã mãn nhu cầu cũng như những thiệt hại do không sử dụng hết tiềm năng
của các nguồn lực trong quá trình và các hoạt động”.
Chi phí chất lượng chia thành 3 nhóm lớn:
* Chi phí phòng ngừa: là những chi phí cần thiết cho những nổ lực phòng ngừa sai
lỗi, chi phí này gắn liền với việc thiết kế, thực hiện và duy trì hệ thống quản lý chất
lượng. Công việc phòng ngừa bao gồm từ việc xác định những yêu cầu đối với sản
phẩm đến hoạch định và đảm bảo chất lượng, chi phí đào tạo, chi phí thiết kế, triển
khai và mua sắm thiết bị kiểm tra và một số chi phí khác.
Mục đích: Làm đúng ngay từ đầu.
* Chi phí thẩm định, kiểm tra, đánh giá: Là những chi phí thử nghiệm, thanh tra để
kiểm tra xem các yêu cầu chất lượng có được đáp ứng hay không. Chi phí này gắn
liền với việc đánh giá các vật liệu đã mua, các quá trình, các sản phẩm trung gian, các
sản phẩm hoặc dịch vụ để đảm bảo là phù hợp với các đặc hù kỹ thuật.
* Chi phí sai hỏng, rủi ro, không sử dụng hết tiềm năng: Đây là những chi phí, thiệt
hại gắn liền với việc xử lý, khắc phục, loại bỏ những trục trặc, hỏng hóc, nhầm lẫn.
Trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh cũng như những thiệt hại do không sử dụng
hết nguồn lực. Chi phí này được chia thành hai loại:
-Chi phí sai hỏng bên trong: Là những chi phí do các sản phẩm hư hỏng trước khi
phân phối( lãng phí, phế phẩm, gia công lại hoặc sữu chữa lại, thứ phẩm).
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Sái Thị Lệ Thủy
SVTH:Võ Thanh Diện Trang 10
-Chi phí sai hỏng bên ngoài: Là những chi phí do các sản phẩm hư hỏng sau khi
phân phối( chi phí bảo quản, sữa chữa, bảo hành và trả lại, tránh nhiệm pháp lý...)
Chi phí phòng ngừa và một phần chi phí thẩm định, kiểm tra đánh giá được xem là
chi phí cần thiết cho đảm bảo chất lượng. Chi phí sai hỏng, rủi ro, không sử dụng hết
tiềm năng và một phần chi phí kiểm tra , thẩm định, đánh giá, là chi phí không cần
thiết còn được gọi là chi phí không chất lượng hay là chi phí ẩn SCP.
Chi phí ẩn SCP được tính thông qua mức chất lượng Mq
SCP=(1-Mq)*D
D: Tổng doanh thu
1.1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp
* Nhu cầu của nền kinh tế:
Chất lượng sản phẩm bao giờ cũng bị chi phối,ràng buộc bởi hoàn cảnh, điều kiện và
nhu cầu nhất định của nền kinh tế đó là: Nhu cầu của thị trường, trình độ kinh tế, trình
độ sản xuất, chính sách kinh tế của Nhà Nước.. Cơ cấu, tính chất, đặc điểm và xu
hướng vận động của nhu cầu có tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Đảm bảo
chất lượng luôn là vấn đề nội tại của bản thân nền sản xuất xã hội, nhưng việc nâng
cao chất lượng sản phẩm không thể vượt ra ngoài khả năng cho phép của nền kinh tế.
* Sự phát triển khoa học kỹ thuật:
Ngày nay, khi khoa học kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì trình độ
chất lượng của sản phẩm cũng gắn liền và bị chi phối bởi sự phát triển của khoa học
ký thuật, đặc biưệt là sự ứng dụng những khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Việc áp
dụng các kỹ thuật tiến bộ là nhân tố quyết định để có sự nhảy vọt về năng suất, chất
lượng.
* Hiệu lực của cơ chế quản lý:
Đây là đòn bẩy quan trọng trong viêc quản lượng chất lượng sản phẩm, đảm bảo cho
sự phát triển ổn định của sản xuất, đảm bảo uy tín và quyền lợi của nhà sản xuất và
người tiêu dùng, đảm bảo sự bình đẳng trong sản xuất kinh doanh, tạo sự canh tranh,
xoá bỏ tâm lý ỷ lại, cải tiến sản phẩm. Sự quản lý của Nhà Nước được cụ thể hoá bằng
nhiều chính sách như: Chính sách đầu tư, chính sách giá, tài chính, hỗ trợ, khuyến
khích...
Các yếu tố bên trong doanh nghiệp
Trong rất nhiều các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, người ta thường
xem xét và chú ý đến 4 vấn đề sau:
* M1- Men: Con người là nhân tố trực tiếp tạo ra và quyết định đến chất lượng sản
phẩm. Chất lượng phụ thuộc lớn vào trình độ chuyên môn, tay nghề, kinh nghiệm, ý
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Sái Thị Lệ Thủy
SVTH:Võ Thanh Diện Trang 11
thức trách nhiệm và tinh thần hợp tác của các thành viên trong các bộ phận của doanh
nghiệp.
* M2-Methods: Phương pháp quản trị, trình độ tổ chức qủan lý và tổ chức sản xuất
trong doanh nghiệp đóng vai trò quan trong trong việc đảm bảo và nâng cao chất
lượng sản phẩm. Phương pháp công nghệ thích hợp, trình độ tổ chức sản xuất, quản lý
tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp khai thác tốt nguồn lực, nâng cao chất lượng sản phẩm,
tăng khả năng cạnh tranh.
* M3- Machines: Hệ thống máy móc thiết bị và qui trình công nghệ ảnh hưởng rất
lớn đến chất lượng sản phẩm cũng như việc đa dạng sản phẩm, nâng cao tính năng kỹ
thuật, tăng năng suất lao động. Điều này đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp có
dây chuyền sản xuất hàng loạt.
* M4-Materials: nguyên vật liệu và hệ thống cung cấp nguyên vật liệu ảnh hưởng
trực tiếp đến việc hình thành các đặc tính chất lượng khác nhau. Đảm bảo các yêu cầu
về chất lương, số lượng, thời gian sẽ tạo điều kiện và nâng cao chất lượng đầu ra.
Các yếu tố này có quan hệ chặt chẽ với nhau trong đó con người đóng vai trò quan
trọng quyết định đến chất lượng sản phẩm.
Ngoài 4 yếu tố cơ bản trên, chất lượng sản phẩm còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố
khác như 2I, 1E:
* I1-Information: Hệ thống thông tin và các biện pháp quản lý thông tin hoạt động
hiệu quả, kịp thời, phù hợp vời những biến đổi sẽ giúp cho hoạt động của doanh
nghiệp tiến triển tốt, đạt hiệu quả cả trong sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm.
* I2-Infrastructure: Cơ sở hạ tầng ổn định, phù hợp với công việc kinh doanh mới
tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động thuận lợi và mang lại kết qủa cao.
* E-Enviroment: Môi trường bao gồm: Môi trường làm việc của nhân viên, môi
trường sản xuất, an toàn lao động, vệ sinh, chính sách bảo vệ môi trường... có tác
dụng lớn đến hiệu quả làm việc của người lao động cũng như chất lượng sản phẩm
làm ra.
1.1.1.6 Triết lý về khách hàng là các quan điểm cơ bản phải biết về khách hàng
như:
Mọi nhu cầu của khách hàng nói chung đều hợp lý mà người bán cần đáp ứng cho
họ, tức là:
-Khách hàng là thượng đế
-Chỉ nên bán thị trường cần hơn là mình có,
-Khách hàng mua sản phẩm nào đó là vì sản phẩm đó phù hợp với trí tượng của họ.
Khách hàng mong muốn mua được sản phẩm có chất lượng tốt, giá rẻ, cách bán
thuận tiện;tức là kinh tế thị trường thì phải có cạnh tranh.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Sái Thị Lệ Thủy
SVTH:Võ Thanh Diện Trang 12
Khách hàng mong muốn người bán phải quan tâm đến lợi ích của họ, tức là:
-Trong kinh doanh thời nay phải có chữ tín.
-Phải có trách nhiệm với khách hàng của mình về sản phẩm của mình ngay cả sau
khi bán cho họ.
1.2. Quản lý chất lượng
1.2.1. Khái niệm
Chất lượng không tự nhiên sinh ra, không phải là kết quả ngẫu nhiên. Nó là kết
quả của sự tác động của hàng loạt các yếu tố có liên quan chặt chẽ với nhau. Muốn
đạt được chất lượng mong muốn cần phải quản lý đúng đắn các yếu ttó này. Quản lý
chất lượng là một khía cạnh của chức năng quản lý để thực hiện so chất lượng. Hoạt
động quản lý trong lĩnh vực chất lượng được gọi là quản lý chất lượng. Hiện nay
đang tồn tại các quan điểm khác nhau về quản lý chất lượng.
Theo giáo sư , tiến sỹ Nhật Bản Kaoru Ishikawa: “ Quản lý chất lượng có nghĩa là
nghiên cứu, triển khai, thiết kế, sản xuất và bảo dưởng một sản phẩm có kinh tế, có
lợi ích nhất cho người tiêu dùng và bao giờ cũng thoã mãn nhu cầu của người tiêu
dùng.”
Theo tiêu chuẩn Việt Nam ISO 8402-1994: “ Quản lý chất lượng là tập hợp những
hoạt động của chức năng chung, xác định chính sách chất lượng, mục đích và trách
nhiệm, thực hiện chúng thông qua các biện pháp như lập kế hoạch chất lượng, kiểm
soát chất lượng , đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ hệ
thống chất lượng.”
Với nhiều cách lập luận khác nhau nhưng nhìn chung các tác giả đều giống nhau:”
Quản lý chất lượng sản phẩm là hệ thống các biện pháp để đảm bảo chất lượng sản
phẩm nhằm thoã mãn nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất , có hiệu quả kinh tế
cao nhất, được tiến hành ở tất cả các quá trình hình thành chất lượng sản phẩm.”
(Chu kỳ sống của sản phẩm-nhu cầu -thiết kế, sản xuất, vận chuyển -bảo quản cho
đến tiêu dùng.)
1.2.2. Những chức năng của quản lý chất lượng
Do mục tiêu và đối tượng quản lý chất lượng có đặc thù riêng nên các chức năng
của quản lý chất lượng cũng có những đặc điểm riêng. Cụ thể như sau:
* Chức năng hoạch định: Hoạch định chất lưọng là một hoạt động xác định mục
tiêu, các phương tiện , nguồn lực và biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu chất lượng
sản phẩm.
Hoạch đinh chức năng có nhiệm vụ:
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Sái Thị Lệ Thủy
SVTH:Võ Thanh Diện Trang 13
+ Nghiên cứu thông tin xác định yêu cầu của khách hàng về sản phẩm hàng hoá
dịch vụ từ đó xác định yêu cầu về chất lượng, các thông số kỹ thuật của sản phẩm,
dich vu và thiết kế sản phẩm.
+ Xác định mục tiêu chất lượng sản phẩm cần đạt được và chính sách chất lượng
của doanh nghiệp.
+ Chuyển giao các kết quả hoạch định cho các bộ phận tác nghiệp.
Tóm lai, hoạch định chất lượng giúp cho doanh nghiệp đinh hướng phát triển chất
lượng nâng cao khả năng cạnh tranh trên thông tin từ đó mở rộng thông tin, đồng
thời khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn lực và tiềm năng trong dài hạn.
* Chức năng tổ chức
Nhiệm vụ chủ yếu của chức năng này là:
+ Tổ chức hệ thống quản lý chất lượng hiện nay có rất nhiều hệ thống quản lý chất
lượng, mỗi doanh nghiệp phải lựa chọn cho mình một hệ thốnh chất lượng phù hợp.
+ Tổ chức thực hiện theo kế hoạch đã xác định bao gồm việc tiến hành các biện
pháp kinh tế , tổ chức, kỹ thuật , chính trị, tư tưởng, hành chính giúp mọi người biết
rõ mục tiêu và nội dung công việc cần tiến hành, đồng thời trang bị nguồn lực đày đủ
về lượng và chất mọi lúc mọi nơi.
* Chức năng kiểm tra, kiểm soát: Là quá trình điều khiển, đánh giá các hoạt động
tác nghiệp thông qua những kỹ thuật, phương tiện phương phápvà hoạt động nhằm
đảm bảo chất lượng theo đuúng yêu cầu đã đặt ra. Những nhiệm vụ chủ yếu của chức
năng kiểm tra kiểm soát chất lượng.
+ Tổ chức các hoạt động nhằm tạo các sản phẩm chất lượng có yêu cầu.
+ Đánh giá việc thực hiện chất lượng trong thực tế của doanh nghiệp.
+ So sánh chất lượng thực tế với kế hoạch để phát hiện những sai lệch.
+ Tiến hành các hoạt động nhằm khắc phục những sai lệch, đảm bảo đúng yêu cầu
đề ra.
* Chức năng điều chỉnh, điều hoà phối hợp: Nhằm tạo ra sự phối hợp đồng bộ,
khắc phục các tồn tại và đưa chất lượng sản phẩm lên mức cao hợp tác nhằm giảm
dần khoảng cách giữa mong muốn của kế hoạch và thực tế chất lượng đạt được.
Hoạt động điều chỉnh nhằm tạo ra sự điều hoà phối hợp đối với quản lý chất lượng
được hiểu rõ ở mục cải tiến và hoàn thiện chất lượng khi tiến hành các hoạt động
điều chỉnh cần tìm hiểu nguyên nhân xảy ra khuyết tật và các biện pháp khắc phục
ngay từ đầu, tránh xoá bỏ hậu quả và hoàn thiện bản thân các kế hoạch.
1.2.3. Các phương pháp quản lý chất lượng
* Phương pháp kiểm tra chất lượng- I(Inspection) : Là hoạt động như đo, xem xét,
thử nghiệm hoặc định cỡ một hay nhiều đặc tính của đối tượng và so sánh kết quả
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Sái Thị Lệ Thủy
SVTH:Võ Thanh Diện Trang 14
với yêu cầu quy định. Như vậy, kiểm tra chỉ là phân loại sản phẩm đã được chế tạo,
một cách xử lý chuyện đã rồi. Ngoài ra, sản phẩm phù hợp quy định chưa chắc đã
thoả mãn nhu cầu thị trường nếu các quy định không phản ánh đuúng nhu cầu.
* Kiểm soát chất lượng -QC( Quanlity Control): Kiểm soát chất lượng là những
hoạt động và kỹ thuật mang tính tác nghiệp được áp dụng nhằm đáp ứng các yêu cầu
của chất lượng. Đây là hoạt động kiểm soát moi yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quy
trình tạo ra chất lượng sản phẩm, bao gồm:
+ Kiểm soát con người thực hiện
+ Kiểm soát phương pháp và quá trình sản xuất.
+ Kiểm soát nguyên phụ liệu đầu vào.
+ Kiểm soát, bảo dưởng thiết bị.
+ Kiểm soát môi trường làm việc, ánh sáng, nhiệt độ làm việc.
Việc kiểm soát chất lượng nhằm chủ yếu vào quá trình sản xuất để khắc phục
những sai sót ngay trong quá trình thực hiện.
* Đảm bảo chất lượng- QA (Quanlity Assurance): Đảm bảo chất lượng là mọi hoạt
động có kế hoạch, có hệ thống được tiến hành trong một hệ thống chất lượng và
được khẳng định nếu cần để đem lại lòng tin thoã đáng sản phẩm thoã mãn nhu cầu
các yêu cầu đã quy định đối với chất lượng.
Nội dung cơ bản của các hoạt động đãm bảo bảo chất lượng là người cung cấp
phải xây dựng một hệ thống đảm bảo chất lượng có hiệu lực và hiệu quả, đồng thời
làm thế nào để chứng tỏ cho khách hàng biết điều đó.
* Kiểm soát chất lượng toàn diện- TQC( Total Quanlity Control): Kiểm soát chất
lượng toàn diện là hệ thống có hiệu quả nhất được thể hoá nỗ lực phát triển chất
lượng, duy trì chất lượng và cải tiến chất lượng của các nhóm khác nhau trong một tổ
chức sao cho các hoạt động Marketing, kỹ thuật, sản xuất và dịch vụ có thể tiến hành
một cách kinh tế nhất, cho phép thoã nãm hoàn toàn nhu cầu khách hàng.
Mục đích của TQC là nhằm huy động sự nỗ lực hợp tác giữa các bộ phận khác
nhau trong một doanh nghiệp vào các quá trình có liên quan đến chất lượng, từ
nghiên cứu thị trường, thiết kế sản phẩm đến dịch vụ sau bán hàng nhằm thoả mãn
nhu cầu khách hàng, giảm chi phí không chất lượng.
* Quản lý chất lượng toàn diện- TQM (Total Quanlity Management)
Mục tiêu của quản lý chất lượng toàn diện(TQM) là cải tiến chất lượng sản phẩm
và thoã mãn khách hàng ở mức tốt nhất cho phép, đặc điểm nỗi bật của TQM so với
các phương pháp quản lý chất lượng trên là nó cung cấp một hệ thống toàn diện cho
công tác quản lý và cải tiến mọi khía cạnh liên quan đến chất lượng và huy động thời
gian và mọi bộ phận và mọi cá nhân để đạt mục tiêu chất lượng đã đề ra.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Sái Thị Lệ Thủy
SVTH:Võ Thanh Diện Trang 15
Các nguyên tắc của TQM trong quá trình triển khai thực tế hiện nay các công ty
có thể tóm tắt như sau:
+ Chất lượng hướng bởi khách hàng
+ Vai trò lãnh đạo trong công ty
+ Cải tiến chất lượng liên tục
+ Coi trọng con người.
+ Sử dụng các phương pháp tư duy khoa học như kỹ thuật thống kê.
Các đặc điểm của TQM:
+ Làm đúng nagy từ đầu: Ý tưởng chiến lược của TQM là “không sai lỗi”(Zero
Defect). Để thực hiện ý tưởng này cần coi trọng công tác phòng ngừa khuyết tật sai
sót xảy ra là sửa chửa chúng.
+ TQM liên quan đến chất lượng con người: Làm cho con người có chất lượng
nghĩa là giúp họ có được nhận thức đúng đắn về công việc. Sau đó họ phải được đào
tạo, huấn luyện để có khả năng giải những vấn đề nhận thức. Chỉ khi nào con người
được đao tạo và có trách nhiệm chính mình và trước cộng đồng họ mới phát huy hết
tiềm năng của mình.
+ Chất lượng là trên hết không phải lợi nhuận trước hết: Chất lượng là con đường
an toàn nhất để tăng cường tính cạnh tranh toàn diện của doanh nghiệp. Nêu quan
tâm đến chất lượng, bản thân lợi nhuận sẽ đến.
+ Quản lý ngược dòng: TQM khuyến khích đi ngược trở lại công đoạn đã qua trong
quá trình để tìm ra nguyên nhân sâu xa của các vấn đề và khắc phục.
+ Tiến trình tiếp theo chính là khách hàng: Quan niệm này đã khiến kỹ sư và công
nhân ở các bộ phân xưởng ý thức được rằng: khách hàng không phai rchỉ là người
mau sản phẩm, ngoài thị trường mà còn là những kỹ sư, công nhân làm việc trong
giai đoạn sản xuất kế tiếp, tiếp tục công việc của họ.
1.3. Hệ thống quản lý chất lượng
1.3.1.Khái niệm hệ thống quản lý chất lượng
Hệ thống quản lý chất lượng là bộ phận hợp thành quan trọng của hệ thống quản
trị kinh doanh. Nó có quan hệ và tác động qua lại với các hệ thống khác trong hệ
thống quản trị kinh doanh như: hệ thống quản trị Marketing, hệ thống quản trị công
nghệ- sản xuất, hệ thống quản trị tài chính, hệ thống quản trị nhân sự.
Hệ thống quản lý chất lượng thực hiện bốn chức năng cơ bản sau:
+ Thiết kế và phát triển hệ thống quản lý chất lượng .
+ Thực hiện hệ thống quản lý chất lượng.
+ Thẩm định hệ thống quản lý chất lượng
+ Duy trì hệ thống quản lý chất lượng
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Sái Thị Lệ Thủy
SVTH:Võ Thanh Diện Trang 16
1.3.2 Yêu cầu của một hệ thống quản lý chất lượng
Để đảm bảo duy trì hệ thống chất lưọng và nâng cao hiệu quả cuả hệ thống, hệ
thống quản lý chất lượng cần đảm bảo các yêu cầu chủ yếu sau:
+ Nhận biết các quá trình cần thiết trong hệ thống quản lý chất lượng và áp dụng
chúng trong toàn tổ chức.
+ Xác định trình tự và tương tác của quá trình này.
+ Xác định các chuẩn mực, phương pháp làm việc.
+ Đảm bảo sẵn nguồn lực, thông tin.
+ Theo dõi, đo lường, phân tích quá trình.
+ Thực hiện các hoạt động cần thiêt để đạt được dự định và cỉa tiến liên tục các quá
trình này.
1.3.3. Vai trò của hệ thống quản lý chất lượng
Tổ chức tốt hệû thống quản lý chất lượng sẽ có ý nghĩa, tác dụng:
+ Đảm bảo sản phẩm dịch vụ thoã mãn các yêu cầu của khách hàng.
+ Duy trì các tiêu chuẩn mà công ty đạt được
+ Cải tiến tiêu chuẩn trong lĩnh vực cần thiết.
+ Kết hợp hài hoà các chính sách và sự thực hiện của bộ phận.
+ Cải tiến hiệu quả
+ Tạo sự ổn định và giảm thiểu sự biến động
+ Loại bỏ sự phức tạp và giảm thời gian xử lý.
+ Tập trung quan tâm đến chất lượng.
+ Bảo đảm sản phẩm và dịch vụ được phân phối đúng lúc.
+ Giảm chí phí hoạt động.
1.4. Cở sở thực tiễn của việc đổi mới chất lượng
1.4.1. Tình hình chất lượng và quản lý chất lượng ở Việt Nam
Mặc dù vấn đề chất lượng được đề cao và nâng cao và được coi là mục tiêu quan
trọng để phát triển kinh tế, nhưng đây vẫn là điểm yếu kém kéo dài nhiều năm ở
nước ta. Từ những năm 1990 Nhà nước đã bắt đầu thực hiện những cải tiến về vấn đề
chất lượng bằng việc ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật. Tuy nhiên, do cơ sở
vật chất kỹ thuật thiếu thốn, nghèo nàn, cơ chế quản lý hành chính quan liêu, trình độ
kinh nghiệm quản lý chất lượng còn yếu kém ...khiến cho hoạt động quản lý chất
lượng ở nước ta còn mang tính phong trào, trí tuệ chưa cụ thể , chưa hiệu quả.
Từ giữa những năm 90 trong xu hướng thế toàn cầu hoá, khu vực kinh tế đối mặt
với những sự cạnh tranh gay gắt từ nhiều phía, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan
tâm hơn tới việc nâng cao chất lượng sản phẩm, nghiên cứu áp dụng mô hình quản lý
như bộ tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 14000, quản lý chất lượng toàn diện, các hệ thống
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Sái Thị Lệ Thủy
SVTH:Võ Thanh Diện Trang 17
quản lý an toàn thực phẩm GMP, HACCP...Mặc dù vậy, năng lực cạnh tranh của
chúng ta đứng thứ 53/58 theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2000.
1.4.2. Sự cần thiết phải cải tiến công tác quản lý chất lượng các doanh
nghiệp dệt may
1.4.2.1. Xu hướng cải tiến chất lượng hiện nay
Nền kinh tế thế giới có nhiều biến động mới khi bước vào thế kỷ 21, đã tác động
mạnh đến các doanh nghiệp, nhiều nhà quản lý học đã quy lại một số xu thế lớn hiện
nay:
+ Khách hàng là người xác định chất lượng
+ Aïp dụng hệ thống quản lý chất lượng làm thay đổi khả năng cạnh tranh giúp các
doang nghiệp lựa chọn phương thức sản xuất phù hợp. Hai vấn đề cơ bản chất lượng
là:
- Sản xuất tinh giản : Các doanh nghiệp nên có cơ cấu tổ chức máy móc con người,
phân công theo chu trình sản xuất.
- Coi trọng nhân tố con người : Khi trí tuệ thành tài nguyên quan trọng thì vấn đề
quan trọng của doanh nghiệp là con người.
- Ứng dụng tin học trong sản xuất : Cuộc cách mạng tin học kết hợp với công nghệ
mới trong sản xuất và thông tin, đặc biệt mạng lưới quốc gia và quốc tế mang lại
nhiều hình thức kinh doanh hoàn toàn mới , đồng thời làm thay đổi công việc của
nhà quản lý.
1.4.2.2 Sự cần thiết phải đổi mới quản lý chất lượng
Những thành tựa và xu hướng nêu trên có tác những tác động khác nhau đến các
doanh nghiệp trong ngành dệt may nước ta, những thách thức lớn nhất vẫn là trình độ
quản lý chất lượng còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng trong và
ngoài nước, giá thành lại cao với khu vực, các phương thức dịch vụ sau khi bán còn
thô sơ, kém hấp dẫn. Bên cạnh đó là sự yếu kém công nghệ, quản lý và thông tin làm
giảm hiệu quả kinh tế, giảm sự cạnh trạnh.
Để đối mặt và vượt qua thử thách sự yếu kém về chất lượng sản phẩm, giá thành
và phương thức hậu mãi, các doanh nghiệp phải nỗ lực vươn lên khắc phục những
mặt yếu kém chủ yếu nêu trên và bằng mọi cách phát huy triệt để sức mạnh của các
yếu tố con người, quản lý , công nghệ, tài chính, thông tin tạo cho mình một nền
tảng, một chỗ đứng , một đề xuất đứng vững chắc, từ đó kiên quyết đổi mới về cơ
bản các hoạt động.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Sái Thị Lệ Thủy
SVTH:Võ Thanh Diện Trang 18
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH HỌAT ĐỘNG KINH DOANH VÀ THỰC
TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN MAY 28 - ĐÀ NẴNG
2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần may 28 - Đà Nẵng
trong thời gian qua
2.1.1 Khái quát về Công ty cổ phần may 28 – Đà Nẵng
* Lịch sử hình thành và phát triển Công ty cổ phần may 28 – Đà Nẵng.
Công ty 28 có tên giao dịch là AGTEX(ARMY GARMEMT EXPORT COMPANY)
* Trụ sở chính đặt tại:
+ Địa chỉ: số3 Nguyễn Oanh, Phường 10, Quận Gò Vấp, Tp Hồ Chí Minh.
+ Điện thoại (84-8)8942238, Fã(84 – 8)8943053
+ Email:agtexhcm@fmail.vnn.vn
+ Website: www.agtex.com.vn
- Tiền than của Công ty cổ phần may 28 là xí nghiệp may 28 là xí nghiệp may 28,
trực thuộc Quân Khu V , Tổng cục hậu cần - Bộ Quốc Phòng. Công ty được thành
lập từ mùa xuân năm 1975 với nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất quân trang, quân phục
phục vụ quân đội và là một trong những đơn vị uy tín trong ngành hậu cần quân đội
nhân dân Việt Nam.
- Hiện nay công ty cổ phần may 28 là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc tổng
cục hậu cần - Bộ Quốc phòng, đã được chuyển đổi sang mô hình công ty mẹ công ty
công ty con.
* Trụ sở chính công ty cổ phần may 28 – Đà Nẵng
+Địa chỉ: số 67 Duy Tân, Quận Hải Châu – TP Đà Nẵng.
+Điện thoại:(84-511)3618595, Fax: (84-511)3615036
+Số hiệu tài khoản : 73010199A, Ngân hang đầu tư và phát triển Đà Nẵng
2.1.2. Quá trình phát triển của Công ty cổ phần may 28 - Đà Nẵng
Công ty cổ phần may 28 tại Đà Nẵng tiền thân là cơ sở 2 của xí nghiệp 27/7 Cục
Hậu Cần- Quân khu 5, được hình thành theo quyết định số:62/QĐQK ngày 25 tháng
4 năm 1995 của Tư lệnh Quân Khu 5 và chính thức đi vào hoạt động ngày 02 tháng 5
năm 1996 với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh hàng may mặc
Trước yêu cầu của quá trình quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện
quy hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp trong quân đội. Theo quyết định số :
637/1999/QĐ-BQP của Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng ngày 26/6/1999 xí nghiệp may
27/7 Cục Hậu Cần- Quân khu 5 tiến hành bàn giao cho Công ty 28 trực tiếp quản lý
và chính thức hoạt động kể từ ngày 01tháng 07năm 1999 với tên gọi tạm thời :Cơ
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Sái Thị Lệ Thủy
SVTH:Võ Thanh Diện Trang 19
quan đại diện Công ty 28 tại Đà nẵng theo quyết định số 837/KHTH ngày 3 tháng 7
năm 1999 của giám đốc Công ty28.
Ngày 10 tháng 4 năm 2000 cơ quan đại diện công ty 28 tại Đà Nẵng đựơc đổi tên
thành :chi nhánh Công ty 28 tại Đà Nẵng theo quyết định số 503/2000/QĐ-BQP của
Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng.
Ngày 1/1/2009 Chi nhánh công ty 28 tại Đà Nẵng đổi thành Công ty cổ phần may
28.
Công ty cổ phần may 28 - Đà Nẵng là thành viên của công ty 28 - tổng cục hậu cần
có tài khoản và con dấu riêng.
Hiện nay công ty cổ phần may 28 Đà Nẵng có 979 cán bộ công nhân viên với 4
phòng nghiệp vụ và 32 phân xưởng sản xuất. Các sản phẩm sản xuất tại công ty cổ
phần may 28 Đà Nẵng chủ yếu là hang quốc phòng ngoài ra còn có tham gia sản xuất
các mặt hàng xuất khẩu.
2.1.3.Đặc điểm,chức năng và nhiệm vụ của Công ty cổ phần 28 - Đà Nẵng
2.1.3.1 Đặc điểm của Công ty cổ phần 28- Đà Nẵng
Công ty cổ phần may 28 tại Đà Nẵng là một đơn vị thành viên của Công ty 28 họat
động theo chế độ hạch toán độc lập có phân cấp. Chịu sự lãnh đạo của Đảng ủy, sự
điều hành quản lý của Giám đốc Công ty, hoạt động theo luật pháp, quy định của Bộ
Quốc Phòng, Tổng Cục Hậu Cần và quy chế quản lý của Công ty 28.
2.1.3.2. Chức năng của Công ty cổ phần 28- Đà Nẵng
Làm đại diện cho Công ty 28 trong quan hệ giải quyết công việc với cơ quan trong
và ngoài quân đội ở địa bàn các tỉnh Miền Trung.
Tổ chức sản xuất kinh doanh theo nhiệm vụ của Giám Đốc Công ty giao, phù hợp
với giấy phép kinh doanh.
2.1.3.3. Nhiệm vụ của Công ty cổ phần 28 - Đà Nẵng
-Thực hiện kế hoạch sản xuất quốc phòng theo kế hoạch của giám đốc Công ty
giao nhiệm vụ chính trị trọng tâm của công ty.
- Xây dựng kế hoạch dài hạn, kế hoạch ngắn hạn., kế hoạch năm báo cáo cho
Giám đốc công ty phê duyệt và chủ động tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch được
phê duyệt.
- Chủ động triển khai hoạt động sản xuất, gia công gia công và kinh doanh các
mặt hàng dệt may theo giấy phép kinh doanh, đúng với các quy định Nhà nước,
Quân đội và của Công ty
- Nhận quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, tài sản và nguồn
lực các của công ty giao theo đúng quy định của Nhà nước, Quân đội và của Công
ty
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Sái Thị Lệ Thủy
SVTH:Võ Thanh Diện Trang 20
- Thực hiện các nghĩa vụ đóng góp với nhà nước các quy định về nghĩa vụ thuế
các khoản phải nộp của Công ty.
- Đảm bảo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động. Đảm bảo đời sống
tinh thần cho cán bộ công nhân viên theo đúng luật lao động cũng như các chế độ
chính sách của Nhà nước và Quân đội
- Xây dựng, duy trì và thực hiện các quan hệ giao dịch với các cơ quan tổ chức
trong và ngoài quân đội tại khu vực miền trung tây nguyên và giải quyết các công
việc theo sự ủy thác của giấm đốc công ty.
- Duy trì và phát triển uy tín của công ty về mọi mặt, nắm bắt tình hình và kịp
thời báo cáo giám đốc công ty những vấn đề có lien quan.
- Tiếp nhận và chuyển công văn tài liệu của công ty 28 gửi các cơ quan ở khu
vực miền trung cũng như tài liệu của công ty 28.
- Chuẩn bị thủ tục giấy tờ và phương tiện đi lại, bố trí nơi an, chốn ở cho cán
bộ, công nhân viên của công ty đến khai thác tại miền trung.
- Xây dựng và phát triển tổ chức Đảng, Đoàn thanh niên, công đoàn, phụ nữ
theo điều lệ tổ chức và quy định của cấp trên và các quy chế Công ty.
- Nhận và hoàn thành các nhiệm vụ khác do Giám đốc công ty giao.
Ngoài nhiệm vụ là thực hiện sản xuất hàng Quốc phòng theo kế hoạch của
Giám đốc công ty giao, công ty còn tham gia sản xuất hang kinh tế nội địa và xuất
khẩu..
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Sái Thị Lệ Thủy
SVTH:Võ Thanh Diện Trang 21
2.1.4. Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần may 28 – Đà Nẵng
2.1.4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty
Sơ đồ2.1: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần may 28- Đà Nẵng
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
PGĐ CHÍNH TRỊ
GIÁM ĐỐC
PGĐ SẢN XUẤT
PHÂN
XƯỞNG
1
PHÂN
XƯỞNG
2
P.KT-TC P.KỸ
THUẬT
P.KẾ
HOẠCH
P.HCHC
TỔ
CẮT
CÁC TỔ
SẢN XUẤT
CÁC TỔ
SẢN XUẤT
HỘI ĐỒNG
CỔ ĐÔNG
CHỦ TỊCH
HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ
BAN KIỂM
SOÁT
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Sái Thị Lệ Thủy
SVTH:Võ Thanh Diện Trang 22
2.1.4.2. Chức năng,nhiệm vụ của giám đốc và các phòng ban trong công ty
* Hội đồng quản trị:
Hội đồng quản trị là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty do đại hội cổ đông của
công ty bầu ra, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết điinh mọi vấn đề lien quan
đến mục đích quyền lợi của công ty như: quyết điinh phương hướng và chiến lược
phát triển, phương án đầu tư, giải pháp phát triển thị trường, cơ cấu tổ chức, giá chào
bán cổ phần và trái phiếu công ty.
Trong đó người đứng đầu là Chủ tịch HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ. Đây là người đại
diện theo pháp luật của công ty
- Giám đốc: Là người điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công
ty trước pháp luật, lãnh đạo công ty và cán bộ công nhân viên toàn công ty.
- Phó giám đốc sản xuất: trực tiếp chỉ đạo, điều hành hoạt động của phòng kế
hoạch , kỹ thuật , xây dựng các kế hoạch dự án liên đến sản xuất, máy móc thiết bị,
lao động chuyên môn nghiệp vụ.
- Phó giám đốc chính trị: phụ trách công tác Đảng, công tác chính trị trong toán
công ty, giúp giám đốc quản lý , chỉ đạo các đề xuất, chủ trương biện pháp lãnh đạo
để thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Phòng kế hoạch:tham mưu tổng hợp trực tiếp quản lý công tác kế hoạch, vật tư
hàng hoá, tổ chức lao động, tiền lương, giá thành sản phẩm, điều hành sản xuất với
các nhiệm vụ cụ thể sau:
+ Tham mưu giám đốc trong việc xây dựng chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh
doanh, kế hoạch giá thành, kế hoạch lao động, tiền lương trình giám đốc phê duyệt.
+ Tham mưu cho giám đốc việc tạo nguồn hàng sản xuất, phát triển thị trường dệt
may và hoạt động kinh doanh theo kế hoạch của chi nhánh và chỉ đạo của giám đốc
công ty.
+ Tham mưu cho giám đốc trong công tác tổ chưc điều hành sản xuất trong toàn chi
nhánh đảm bảo mọi điều kiện để duy trì sản xuất ổn điịnh và đáp ứnh nhu cầu của
khách hàng..
+ Tham mưu cho giám đốc trong việc giải quyết các công việc vướng mắc phát sinh
trong sản xuất giữa các bộ phận, đơn vị trong và ngoài công ty.
+ Thực hiện việc báp cáo thưòng xuyên, định kỳ và công tác kiểm kê theo giám đốc
chi nhánh và giám đốc công ty.
+ Đảm bảo các yếu tố phục vụ sản xuất: nguyên phụ liệu, vật tư phụ tùng, máy móc
thiết bị. Tìm hiểu thị trường và lập các phương án kinh doanh, tổ chức hoạt động
kinh doanh theo đúng giấy phép đăng ký kinh doanh của công ty.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Sái Thị Lệ Thủy
SVTH:Võ Thanh Diện Trang 23
+Chịu trách nhiệm soạn thảo, kiểm tra, theo dõi, quản lý và thanh lý toàn bộ hợp
đồng liên quan đến sản xuất kinh doanh của công ty (trừ trường hợp liên quan đến
công tác hành chính hậu cần).
+ Tham mưu cho giám đốc trong công tác tổ chức tuyển dụng, bố trí sử dụng lao
động, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ và quản lý toàn bộ lao động trong toàn công ty
+ Giải quyết các thủ tục, chế độ chính sách liên quan đến người lao động.
+ Xây dựng đơn giá tiền lương, phương án trả lương hàng năm, hành tháng và thực
hiện phân phối tiền lương theo phương án trả lương đã được phê duyệt.
+ Xây dựng chiến lược quảng cáo, tiếp thị, thực hiện uỷ thác xuất khẩu.
+ Thực hiện một số nhiệm vụ khác mà được Giám đốc giao phó.
- Phòng tài chính kế toán.
Là cơ quan tham mưu cho Giám đốc chi nhánh trong việc hạch toán kế toán
với các nhiệm vụ cụ thể sau:
+ Thực hiện công tác hạch toán kế toán, lưu trữ, ghi chép các chứng từ hạch toán,
giải quyết chứng từ hạch toán theo đúng chế độ Nhà nước và quy định của công ty.
+ Quản lý tài sản công ty trên cơ sở chấp hành nghiêm chỉnh cân đối thu chi tài
chính và các chế độ báo cáo quyết toán theo quy định
+ Quản lý giám sát hoạt động tài chính, theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh có
hiệu quả sử dụng vốn tài chính của công ty.
+ Chịu trách nhiệm hạch toán tiền lương nhanh chóng, đòi nợ đúng hạn.
+ Tổ chức cà thực hiện báo cáo tài chính với công ty, cơ quan hữu quan, thực hiện
tổng quyết toán và phân tích hoạt động kinh tế sau niên độ kế toán. Tham mưu cho
Giám đốc quản lý về nguồn vốn, bảo toàn và phát triển vốn công ty.
+ Phối hợp với phòng kế hoạch và các đơn vị có liên quan trong công tác kiểm kê
và hoàn chỉnh các báo cáo kiểm kê.
- Phòng hành chính hậu cần.
Là cơ quan tham mưu cho Giám đốc trong công tác hành chính hậu cần toàn chi
nhánh, nhiệm vụ cụ thể như sau:
+ Chịu trách nhiệm về công tác an ninh và phòng cháy chữa cháy, thực hiện
nghiêm chỉnh các quy định của công ty nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đốivề người và
tài sản phòng chống ngăn ngừa cháy nổ xãy ra.
+ Xây dựng các nội quy, quy chế và công tác bảo vệ, phòng cháy chữa cháy và
quan hệ trực tiếp với các cơ quan phối hợp, thực hiện giữ vững địa bàn an toàn.
+ Tổ chức thực hiện các mặt công tác đời sống cho cán bộ công nhân viên trong chi
nhánh, phục vụ hội họp, liên hoan, đón tiếp, quản lý bếp ăn công ty.
+ Quản lý thiết bị văn phòng, công trình xây dựng, nhà xưởng, điện nước đất đai.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Sái Thị Lệ Thủy
SVTH:Võ Thanh Diện Trang 24
+Chịu trách nhiệm về công tác xây dựng, sữa chữa nhà xưởng, thiết bị văn phòng,
thực hiện các mặt về công tác vệ sinh, quân y, quản lý và theo dõi sức khoẽ cho cán
bộ công nhân viên toàn công ty.
+ Phụ trách và triển khai công tác Đảng và công tác chính trị.
+ Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Giám Đốc công ty giao.
- Phòng kỹ thuật.
Là cơ quan tham mưu cao nhất cho Giám Đốc công ty trong công tác kỹ thuật
công nghệ để bảo đảm chất lượng sản phẩm. Triển khai và kiểm tra, theo dõi toàn bộ
các hoạt động kỹ thuật công nghệ của chi nhánh cụ thể thực hiện một số nhiệm vụ
sau:
+ Quản lý và triển khai chất lượng sản phẩm, ra mẫu sản phẩm, may mẫu, xây dựng
định mức và hướng dẫn kỷ thuật.
+ Kiểm tra, đánh giá theo dõi chất lượng vật tư hàng hoá, sản phẩm.
+ Thực hiện các báo cáo định kỳ và đột xuất về công tác kỹ thuật.
+ Trực tiếp giải quyết phát sinh liên quan đến vấn đề kỹ thuật, chất lượng sản
phẩm, đồng thời chủ động đề ra các biện pháp cụ thể để khắc phục và phòng ngừa.
+ Tiếp nhận và quản lý tài liệu hồ sơ liên quan đến công tác kỷ thuật.
+ Xây dựng qui trình công nghệ và định mức kinh tế kỷ thuật.
+ Phối hợp với các bộ phận kế hoạch tuyển dụng , đào tạo công nhân, tổ chức tốt
các kỳ thi tay nghề, thi thợ giỏi.
- Phân xưởng sản xuất:
+Phân xưởng 1 gồm 9 tổ may và 1 tổ hoàn thành
+Phân xưởng 2 gồm 11 tổ may và 1 tổ hoàn thành
Tổ chức sản xuất đơn hàng theo các chỉ lệnh của Giám Đốc chi nhánh, phối hợp
các phòng ban trong chi nhánh để hoành thành các kế hoạch sản xuất do công ty 28
giao.
*Khối văn phòng:
-Phòng kế hoạch : 22 người
-Phòng tài chính: 5 người
-P.hành chính hậu cần: 16 người
-P. kỹ thuật thuật :22 người
*Khối sản xuất:
-Tổ cắt :51 người
-Tổ KCS 1 trực thuộc phân xưởng 1:17 người
-Tổ KCS 2 trực thuộc phân xưởng 2 : 19 người
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Sái Thị Lệ Thủy
SVTH:Võ Thanh Diện Trang 25
-Trung bình mỗi tổ may :có 39 lao động, 1 tổ trưởng, 1 tổ phó và 34 thợ may và 3
thợ ủi.
-Tổ hoàn thành 1 có 22 người
-Tổ hoàn thành 2 có 30 người
2.1.5.Tình hình lao động của Công Ty cổ phần may 28 - Đà Nẵng
Trong 3 năm qua, do nhu cầu sản xuất ngày càng mở rộng, lực lượng lao động của
công ty không ngừng tăng lên. Năm 2008, do mở rộng qui mô sản xuất nên lực lượng
lao động tăng đột biến. Nhìn vào bảng thống kê lao động của công ty ta thấy:
- Xét theo giới tính: Lực lượng lao động nữ chiếm tỷ trọng lớn là do tính chất công
việc của ngành may đòi hỏi sự cần cù, khéo léo, tỉ mỉ.
- Xét theo tính chất công việc: Bộ phận lao động gián tiếp của công ty khá gọn nhẹ.
Điều đó là do đặc trưng của ngành may mặc cần nhiều lao động trực tiếp, mặt khác
cũng thể hiện sự tinh giản trong bộ máy quản lý của công ty: viêc quản lý điều hành
được thực hiện ở bộ phận sản xuất. Bộ phận lao động trực tiếp tăng với tốc độ lớn
hơn tốc độ tăng tổng lao động nên tỷ lệ lao động năm sau cao hơn năm trước.
- Xét theo tính chất hợp đồng:Do đặc thù của công ty sản xuất chủ yếu phucû vụ
quốc phòng, khá ổn định nên số công nhân hợp đồng dài hạn chiếm phần lớn.Điều
này cũng giúp cho công ty ổn định sản xuất, khuyến khích người lao động làm việc
với các chế độ ưu đãi công nhân.
- Xét theo trình độ: Trong 3 năm qua, lao động phổ thông tăng nhanh nhưng tốc độ
tăng còn chậm hơn tốc độ tăng của đại hoc và công nhân kỹ thuật là do năm 2007
ông ty bắt đầu áp dụng hệ thống chất lựợng, đòi hỏi nhiều cán bộ quản lý dẻ thực
hiện quá trình này.
Nhìn chung đội ngũ lao dộng của công ty hiện nay khá mạnh, trình độ lao động
ngày càng tăng. Tính ổn định, trình độ của nguồn nhân lực có tác động trực tiếp đến
chất lượng, hiệu quả công việc của công ty
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Sái Thị Lệ Thủy
SVTH:Võ Thanh Diện Trang 26
Bảng 2.1: Tình hình lao động của Công Ty cổ phần may 28 - Đà
Nẵng(ĐVT:sl(người))
Chỉ tiêu
2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007
SL
Tỷ
trọng %
sl
Tỷ
trọng %
SL
Tỷ
trọng %
SL
Tỷ
trọng %
SL
Tỷ
trọng %
Tổng 800 100 889 100 979 100 89 11.13 90 10.12
1.Cơ cấu
LĐ
LĐ trực
tiếp
732 91.5 812 91.3 903 92.2 80 10.93 91 11.21
LĐ gián
tiếp
68 8.5 77 8.66 76 7.76 9 13.24 -1 -1.3
2.Phân
theo giới
tính
LĐ Nam 126 15.75 100 11.2 47 4.8 -26 -20.63 -53 -53
LĐ Nữ 674 84.25 789 88.8 932 95.2 115 17.06 143 18.12
(Nguồn:Phòng HC-HC)
Từ bảng trên cho ta thấy sự gia tăng vè quy mô đã làm cho số lượng lao
động không ngừng tăng lên trong các năm như năm 2006 là 800 người thì đến năm
2007 là 889 người tức tăng 0,89% phần lớn số lượng lao động tăng lên hằng năm chủ
yếu là lao động nữ. Để tiết kiệm chi phí thực hiện có hiệu quả nguồn lực trong công ty
nên bộ phận lao động gián tiếp năm 2008/2007giảm 1,01%. Trong cơ cấu lao động
của ngành may lao động nữ chiếm 95,2% cụ thể năm 2008 số lượng nữ tăng lên 143
người so ngoái năm 2007 tức tăng 6,4% .
BẢNG 2.2: CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG QUA CÁC NĂM(ĐVT:sl(người))
Chỉ tiêu
2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007
SL
Tỷ
trọng
%
SL
Tỷ
trọng
%
SL
Tỷ
trọng
%
SL
Tỷ
trọng
%
SL
Tỷ
trọng
%
Tổng 800 100 889 100 979 100 89 11.13 90 10.12
ĐH&CĐ 16 2 21 2.36 19 1.94 5 31.25 -2 -9.52
Trung cấp 14 1.75 16 1.8 18 1.84 2 14.29 2 12.50
LĐPT 770 96.25 852 95.8 942 96.2 82 10.65 90 10.56
(Nguồn :phòng HC-HC)
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Sái Thị Lệ Thủy
SVTH:Võ Thanh Diện Trang 27
Chất lượng lao động là yếu tố quan trọng góp và góp phần quyết định năng suất cũng
như hiệu quả.Trong 3 năm qua năng suất lao động tăng lên, những năm qua công ty
luôn chú trọng đến công tác đào tạo nhằm đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu nguồn
nhân lực trong tổ chức.Tuy nhiên cácn bộ có trình độ ĐH&CĐ còn hạn chế. Công ty
đã có giải pháp nhằm tăng số lượng lao động gián tiếp, cụ thể lao động trình độ ĐH
&CĐ năm 2007 chiếm 21 trong số 77 lao động gián tiếp, công ty chú trọng thuê các
chuyên gia nước ngoài về đào tạo và quản lý chất lượng sản phẩm….
2.1.6 Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty cổ phần may 28 Đà
Nẵng
Bảng 2.3 Trang thiết bị
Tên thiết bị Hiệu Số lượng
Máy 1 kim GC, Juki 413
Máy 2 kim di động Juki 27
Máy vắt sổ 2 kim 4 chỉ Juki, Brother 3
Máy vắt sổ 2 kim 5 chỉ Juki, Brother 36
Máy vắt lai Juki 10
Máy đính nút Juki 9
Máy thùa khuy Juki 3
Máy đánh bộ Juki 8
Máy nhiều kim Kansai Kansai 7
Máy khác Hashima, Namoto 26
(Nguồn: Trang Wed
Nhận xét: Qua bảng thống kê trên ta nhận thấy tuy máy móc thiết bị có nguồn gốc
khác nhau nhưng khá hoàn thiện và đồng bộ. Mỗi xí nghiệp đều được trang bị đầy đủ
máy móc thiết bị cần thiết phục vụ cho quá trình sản xuất. Với trình độ công nghệ khá
tiên tiến như vậy, công ty đủ khả năng sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao. Bên
cạnh đó, công ty tiếp tục đầu tư cải tiến máy móc thiết bị mới phù hợp với tiến độ
chung của các nước phát triển, nhiều phương án công nghệ đang được tiếptục xây
dựng và thực hiện, đưa thêm máy móc thiết bị tự động hiện đại vào để sản xuất mặt
hàng cao cấp hơn, chủng loại cũng đa dạng hơn, đáp ứng nhanh chóng nhu cầu thị
trường nước ngoài cũng như thị trường nội địa.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Sái Thị Lệ Thủy
SVTH:Võ Thanh Diện Trang 28
2.1.7 Tình hình tài chính của công ty những năm qua
2.1.7.1. Đánh giá khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong
thời gian qua
Bảng 2.4: Bảng tổng hợp 1 số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty trong thời gian qua 2007-2008.
S
TT
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 Năm 2008
Chênh lệch
Số tiền %
1 Doanh thu
Doanh thu hàng
XK
VNĐ
VNĐ
38.389.453.761
0
41.596.217.950
0
3.206.764.189
0
108,5
0
2 Lợi nhuận
trước thuế
VNĐ 1.024.200.000 1.030.125.289 5.925.289 100,1
3 Lợi nhuận sau
thuế
VNĐ 1.024.200.000 1.030.125.289 5.925.289 100,1
4 Tổng vốn kinh
doanh bình
quân
VNĐ 22.400.194.772 23.322.999.422 992.804.639 104,1
5 Tổng vốn chủ
sở hữu bình
quân
VNĐ 15.161.889.633 14.310.609.306 -851.280.372 94,3
6 Tổng số lao
động
Người 970 900 -70 92,8
7 Thu nhập bình
quân
đ/người 1.966.082 1.893.987 -72,095 96,3
8 Tổng nộp ngân
sách
VNĐ 143.875.902 491.855.952 347.980.050 341,86
9 Các sản phẩm
chủ yếu
-Hàng QP
-Hàng KT
-Hàng KD
Cái
Cái
Cái
349.652
1.262.956
73.356
212.930
1.330.299
180
-136.722
673.343
-73.176
61
105,3
0,24
(Nguồn : Phòng kế toán )
Nhận xét: Qua số liệu trên của công ty ta thấy
Doanh thu năm 2008 tăng lên so với năm 2007 với số tiền tăng thêm là
3.206.764.189 đồng và tương đương tăng 8,5%.Có được kết quả này là nhờ quá trình
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Sái Thị Lệ Thủy
SVTH:Võ Thanh Diện Trang 29
không ngừng nghiên cứu mở rộng thị trường tiêu thụ dẫn đến sản lượng tiệu thụ tăng
rất nhiều làm cho doanh thu tăng, đầu tư thêm máy móc thiết bị nhằm nâng cao năng
suất lao động và chất lượng sản phẩm để tăng sức cạnh tranhtrên thị trường.
Lợi nhuận trước thuế bằng lợi nhuận sau thuế những năm 2008 so với năm 2007 tăng
5.925.289 đồng tương đương tăng 0,1%.Có được kết quả này là do công ty ngừng tăng
năng suất lao động và giảm chi phí.Điều này chứng tỏ công ty cổ phần 28 làm kinh
doanh ngày càng có hiệu quả.
Ta thấy tổng vốn kinh doanh bình quân của công ty đang có xu hướng gia tăng
chứng tỏ việc sử dụng vốn của công ty ngày càng có hiệu quả, vì với một đồng vốn bỏ
ra trong kỳ thì ngày càng thu được lợi nhuận sau thuế.Cụ thể năm 2008 tăng
922.804.639 đồng, tương đương tăng 4,1 % so với năm 2007.
Tổng vốn chủ sở hữu bình quân : năm 2008 một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra
trong công ty thu được rất nhiều lợi nhuận sau thuế.Cụ thể năm 2008 giảm
851.280.372 đồng tương đương giảm 5,7%.Tổng vốn chủ sở hữu giảm do công ty sử
dụng vốn chưa có hiệu quả lắm cần tìm các biện pháp để khắc phục.
Tổng số lao động năm 2008 giảm so với năm 2007 cụ thể giảm 70 người tương
đương giảm 7,2%.Tổng số lao động giảm là do khủng hoảng kinh tế, sản xuất bị
ngưng trệ, bán sản phẩm năm trước sản xuất còn tồn trong kho.
Thu nhập bình quân của năm 2008 giảm so với năm 2007 cụ thể giảm 72.095
đồng tương đương giảm 3,7%.Điều này là do khủng hoảng kinh tế nên thu nhập bình
quân của mỗi người cũng bị giảm xuống.
Tổng nộp ngân sách của năm 2008 tăng so với năm 2007 cụ thể tăng
347.980.050 đồng tương đương tăng 341,86% nhưng ta thấy công ty có lợi nhuận sau
thuế bằng lợi nhuận trước thuế nên được miễn giảm thuế.
Các sản phẩm chủ yếu: qua 2 năm các loại sản phẩm có nhiều biến động cụ thể
+ Hàng quốc phòng năm 2008 giảm 136.722 đồng tương đương giảm 39%
+ Hàng kinh tế năm 2008 tăng 673.343 đồng, tương đương tăng 5,3%.
+ Hàng kinh doanh năm 2008 giảm rất nhiều so với năm 2007 giảm 73.176 đồng ,
tương đương giảm 99,76 %.Nhìn chung có nhiều biến động như vậy những công tác
tiêu thụ sản phẩm của công ty làm ăn ngày càng hiệu quả hơn.
*Tóm lại qua phân tích trên ta thấy doanh thu năm này tăng so với năm trước là
do các nhân tố trên cần tìm ra các biện pháp để tiếp tục nâng cao trình độ của công
nhân viên và quy trình sản xuất để tăng thêm doanh thu hơn nữa. Tình hình hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty đang có chiều hướng tốt cần tiếp tục phát huy để quá
trình hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng tốt đẹp hơn.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Sái Thị Lệ Thủy
SVTH:Võ Thanh Diện Trang 30
2.1.7.2. Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán
a. Phân tích sự biến động và kết cấu của tài sản
Bảng 2.5 : Bảng phân tích sự biến động và kết cấu của tài sản
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch
Giá trị(đồng) % Giá trị(đồng) % Giá trị(đồng) %
A.TÀI SẢN
NGẮN HẠN
9.683.289.271 40,45 10.165.118.276 44,76 481.829.005 104,98
I.Tiền và các khoản
tương đương tiền
118.184.551 0,49 1.050.809.403 4,63 932.624.852 889,13
II.Các khoản phải
thu
7.262.853.490 30,34 6.775.878.102 29,75 -506.975.338 93,02
III.Hàng tồn kho 2.293.451.230 9,58 2.348.430.771 10,34 54.979.541 102,4
IV.Tài sản ngắn
hạn khác
8.800.000 0,04 10.000.000 0,04 1.200.000 113,64
B.TÀI SẢN DÀI
HẠN
14.255.063.202 59,55 12.542.528.072 55,24 -1.712.535.130 87,99
I.TSCĐ 13.621.404.696 56,9 11.907.428.713 52,44 -1.713.975.983 87,42
II.Tài sản dài hạn
khác
633.658.506 2,56 653.099.359 2,8 1.440.853 100,23
Tổng tài sản 23.938.352.473 100 22.707.646.348 100 -1.230.706.125 94,86
(Nguồn : phòng kế toán)
Nhận xét: Qua bảng phân tích trên ta thấy tổng số tài sản biến động qua các
năm cụ thể như sau:
Năm 2008 tài sản giảm 1.230.706.125 đồng tương đương giảm 5,14% so với
năm 2007.Nguyên nhân chủ yếu của tình hình trên là do:
Tài sản ngắn hạn năm 2008 tăng 481.829.005 đồng tương đương tăng 4,89% so
với năm 2007. Trong đó:
Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2008 tăng 932.642.852 đồng tương
đương tăng 789,13 % so với năm 2007.
Các khoản phải thu năm 2008 giảm 506.975.388 đồng, tương đương giảm
6,98% so với năm 2007.
Hàng tồn kho trong năm 2008 tăng 54.979.541 đồng tương đương 2,4%.Trong
đó chủ yếu do thành phẩm tồn kho vì năm 2008 khối lượng tiêu thụ 1 số sản phẩm
may mặc giảm còn nguyên vật liệu tồn kho năm 2008 tăng lên so với năm 2007 vì
công ty dự trữ để phục vụ cho sản xuất và kinh doanh năm sau.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Sái Thị Lệ Thủy
SVTH:Võ Thanh Diện Trang 31
Tài sản dài hạn của công ty biến động qua các năm cụ thể :năm 2008 tài sản dài hạn
giảm1.712.535.130 đồng và tương đương giảm 12,01% so với năm 2007.
Tài sản cố định năm 2008 giảm 1.713.975.983 đồng tương đương giảm 12,58% là do
công ty thanh lý nhượng bán và chuyển 1 số tài sản cố định sang công cụ dụng cụ.
Tài sản dài hạn của công ty năm 2008 tăng 1.440.853 đồng tương đương với 0,23% so
với năm 2007.
Nhận xét về kết cấu tài sản:
Ta biết rằng kết cấu tài sản ở 1 doanh nghiệp được xem là phù hợp khi tỷ trọng
giữa tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn so với tổng số tài sản.. Nếu là doanh nghiệp
thương mại người ta cần vốn lưu động nhiều hơn do đó tỷ trọng tài sản ngắn hạn phải
lớn hơn so với tài sản dài hạn.Ngược lại với doanh nghiệp sản xuất thì cần lượng tài
sản cố định nhiều hơn.Nếu là doanh nghiệp sản xuất thuộc ngành công nghiệp nặng
như đóng tàu khai khoáng thì tỷ trọng của tài sản cố định lên đến 90% thì mới được
coi là phù hợp.
Theo bảng phân tích ta thấy tổng cộng tài sản năm 2008 giảm so với năm 2007
là 1.230.796.125 đồng tỷ lệ giảm 5,14%. Xem xét tỷ trọng của tài sản ngắn hạn năm
2008 chiếm 44,76% so với năm 2007 chiếm 40,45% ta thấy tài sản ngắn hạn tăng cả
về mặt giá trị và tăng cả về mặt tỷ trọng điều này cho thấy sự biến động về tài sản
ngắn hạn của công ty như trên là phù hợp,mặc dù tỷ trọng còn tương đối lớn.
Ngược lại đối với tài sản dài hạn đây là công ty sản xuất nên theo bảng phân tích thì tài
sản dài hạn năm 2008 là 55,24% giảm so với năm 2007 là 59,55%.
Như vậy quy mô tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn thì tài sản ngắn hạn tăng lên
còn tài sản dài hạn thì giảm xuống nhưng do giá trị của tài sản giảm xuống nhưng do
giá trị tài sản giảm xuống nhiều hơn so với tài sản dài hạn.Vì vậy nên tỷ trọng của tài
sản năm 2008 đã giảm so với năm 2007.
Trong số tài sản dài hạn khác ta thấy về mặt giá trị tăng thêm nhưng không
đáng kể còn tài sản cố định giảm xuống rất nhiều do chuyển nhượng và biến 1 số tài
sản cố định thành công cụ dụng cụ..Tuy nhiên vào thời điểm năm 2008 không đầu tư
thêm tài sản cố định nữa.Qua những nhận xét này cho ta kết luận ở những năm 2008
công ty có hướng giảm bớt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh mà chuyển sang đầu tư tài
chính.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Sái Thị Lệ Thủy
SVTH:Võ Thanh Diện Trang 32
b. Phân tích biến động và kết cấu của nguồn vốn
Bảng 2.6: bảng phân tích biến động và kết cấu của nguồn vốn
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch
Giá trị(đồng) % Giá trị(đồng) % Giá trị(đồng) %
A.NỢ PHẢI
TRẢ
8.677.519.468 36,24 9.347.260.741 41,16 669.741.273 107,72
I.Nợ ngắn hạn 8.677.519.468 36,24 9.347.260.741 41,16 669.741.273 107,72
B.NGUỒN VỐN
CHỦ SỞ HỮU
15.260.833.005 63,76 13.360.385.607 58,84 -1.900.447.398 85,55
I.Vốn chủ sở hữu 15.260.833.005 63,76 13.733.769.524 60,48 -1.527.063.481 90
II.Nguồn kinh
phí và quỹ khác
-373.383.917 -1,64 -373.383.917 0
Tổng nguồn vốn 23.938.352.473 100 22.707.646.348 100 -1.230.706.125 94,86
(Nguồn :phòng kế toán)
Nhận xét: Qua bảng phân tích trên ta thấy nguồn vốn biến động qua các năm cụ thể
tổng nguồn vốn năm 2008 giảm 1.230.706.125 đồng tương ứng giảm 5,14%.Nguồn
vốn giảm xuống đã phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh qua các năm qua các năm
có xu hướng giảm xuống.Tuy nhiên nhìn vào sự biến động của Nợ phải trả và nguồn
vốn chủ sở hữu ta thấy.
+ Nợ phải trả năm 2008 tăng thêm 669.741.273 đồng, tương ứng tăng 7,72%.Nợ phải
trả tăng chứng tỏ tỷ trọng nguồn vốn tăng lên và sự biến động nguồn vốn như trên
không phù hợp với công ty sản xuất như công ty cổ phần may 28 .Ta thấy nợ ngắn hạn
tăng lên rất mạnh từ 8.677.519.468 đồng lên đến 9.347.260.741 đồng đây là khoản tiền
công ty vay ngắn hạn để đầu tư mua nguyên vật liệu dung để sản xuất kinh doanh.
+ Đối với vốn chủ sở hữu quy mô năm 2008 đã giảm so với năm 2007 là
1.900.447.398 đồng tương đương giảm 14,45%.Nguyên nhân chủ yếu là do các khoản
nợ phải trả chiếm tỷ trọng ít hơn vốn chủ sở hữu tuy nhiên chênh lệch không nhiều.
Trong đó vốn chủ sở hữu năm 2008 giảm so với năm 2007 là 1.527.063.481 đồng
tương ứng với giảm 10%.Ngoài ra trong năm 2008 nguồn kinh phí và quỹ khác đã
giảm 373.383.917 đồng.Đây cũng là nhân tố cơ bản làm giảm tính tự chủ về tài chính
của công ty
2.1.7.3.Phân tích tình hình tài chính thông qua các tỷ số tài chính
Việc tính toán và sử dụng các chỉ tiêu tài chính không chỉ có ý nghĩa với các
nhà phân tích tài chính mà còn rất quan trọng đối với các nhà đầu tư cũng như với
chính bản than công ty chủ nợ…Các chỉ số tài chính cho phép chúng ta so sánh các
mặt khác nhau của các báo cáo tài chính trong một công ty với các công ty khác trong
toàn ngành để xen xét khả năng chi trả cổ tức cũng như khả năng chi trả nợ vay…Chỉ
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Sái Thị Lệ Thủy
SVTH:Võ Thanh Diện Trang 33
số tài chính giúp nhà phân tích chỉ cần nhìn lướt qua các báo tài chính cũng có thể tìm
ra được xu hướng phát triển của công ty cũng như giúp nhà đầu tư, các chủ nợ kiểm tra
được tình hình tài chính của công ty.
a. Phân tích các tỷ số phản ánh khả năng thanh toán
Bảng 2.7: Bảng phân tích tỷ số phản ánh khả năng thanh toán(ĐVT:Đồng)
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch
Giá trị %
1.Tổng tài sản 23.938.352.473 22.707.646.348 -1.230.706.125 94,84
2.Tổng nợ phải trả 8.677.519.468 9.347.260.741 669.741.273 107,72
3.Tài sản ngắn hạn 9.683.289.271 10.165.118.276 481.829.005 104,98
4. tiền và các khoản tương
đương tiền
118.184.551 1.050.809.403 932.624.852 889,13
5.Nợ ngắn hạn 8.677.519.468 9.347.260.741 669.741.273 107,72
6.Thu nhập trước thuế 1.024.200.000 1.030.125.289 5.925.289 100,58
7.Chi phí lãi vay 85.123.172 110.720.303 25.597.131 130,07
8.Thu nhập trước thuế và lãi
vay
1.109.323.172 1.140.745.592 31.422.420 102,83
9.Khả năng thanh toán hiện
hành
2,76 2,43 -0,33 88,04
10.Khả năng thanh toán nợ
ngắn hạn
1,12 1,09 -0,03 97,32
11.Khả năng thanh toán nhanh 0,014 0,112 0,098 800
12.Khả năng thanh toán lãi
vay
12,96 10,3 -2,66 79,48
(Nguồn : phòng kế toán)
Nhận xét:
Cuối năm 2008 công ty có thể dung toàn bộ tài sản của mình để trang trải các
khoản nợ phải trả được 2,43 lần tức là công ty có khả năng thanh toán hiện hành Năm
2007 công ty có thể dùng toàn bộ tài sản của mình để trang trải các khoản nợ phải trả
được 2,76 lần so với năm 2008 thì giảm 0,33 lần tương đương 11,96%.Đạt được kết quả
này là do năm 2008 tổng tài sản giảm 1.230.706.125 đồng tương đương giảm 5,14 % so
với năm 2007 còn tổng nợ phải trả năm 2008 tăng 669.741.273 đồng tương đương tăng
7,72 %.Như vậy công ty cổ phần 28 có khả năng thanh toán hiện hành trong đó năm
năm 2007 có khả năng thanh toán hiện hành là cao nhất , công ty cần tìm hiểu rõ nguyên
nhân để đưa công ty các năm sau có khả năng thanh toán tốt như năm 2007.
Cuối năm 2007 khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty là 1,12 lần có
nghĩa công ty có thể sử dụng toàn bộ tài sản để trang trải toàn bộ nợ ngắn hạn được
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Sái Thị Lệ Thủy
SVTH:Võ Thanh Diện Trang 34
1,12 lần.Năm 2008 khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty là 1,09 lần có nghĩa
là công ty có thể sử dụng toàn bộ nợ ngắn hạn để để trả toàn bộ nợ ngắn hạn được 1,09
lần so với năm 2007 thì giảm 0,03 lần tương đương giảm 2,68%.Để đạt được kết quả
này là do tài sản ngắn hạn của năm 2008 tăng 481.829.005 đồng, đồng thời nợ ngắn
hạn của năm 2008 cũng tăng lên 669.741.273 đồng tương ứng với 7,72 % so với năm
2007.Nhìn chung qua 2 năm công ty luôn bảo đảm khả năng thanh toán ngắn hạn,
công ty cần giữ vững tiến độ và tiếp tục phát huy.
Năm 2007 khả năng thanh toán nhanh của công ty là 0,014 lần cuối năm 2008
khả năng thanh toán nhanh của công ty là 0,112 lần tức tăng 0,98 lần so với năm 2007
tương đương tăng 700%.Có kết quả này là do tiền và cá khoản bằng tiền của năm
2008 tăng 932.624.852 đồng , tương đương tăng 789,13% và nợ ngắn hạn cũng tăng
lên 669.741.273 đồng tương đơn tăng 7,72% so với năm 2007.Nhìn chung qua 2 năm
ta thấy công ty đang gặp khó khăn trong khả năng thanh toán nhanh.
Qua bảng phân tích ta thấy khả năng thanh toán giảm.Năm 2007 khả năng thanh
toán lãi vay là 12,96 lần, năm 2008 là 10,3 lần giảm 2,66 lần tương đương giảm
20,52%.Ta thấy khả năng thanh toán lãi vay giảm tuy nhiên các hệ số này vẫn lớn hơn 1
rất nhiều qua các năm điều đó cho thấy công ty có khả năng thanh toán lãi vay rất lớn.
b. Phân tích các chỉ số phản ánh khả năng hoạt động
Bảng 2.8 : Bảng phân tích các chỉ số phản ánh khả năng hoạt động(ĐVT:Đồng)
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008
Chênh lệch
Giá trị %
1.Doanh thu thuần 38.389.453.761 41.596.217.950 3.206.764.189 108,35
2.Tổng tài sản trung bình 23.795.425.025,5 23.322.999.410,5 -472.425.615 98,01
3.Giá vốn hàng bán 31.378.171.383 34.798.467.448 3.411.296.065 110,9
4.Hàng tồn kho bình quân 2.310.506.011 2.320.941.000,5 10.434.898,5 100,45
5.Các khoản phải thu bình
quân
7.327.790.971 7.009.365.796 -318.425.175 95,65
6.Vòng quay của tổng tài sản 1,61 1,78 0,17 110,56
7.Vòng quay hàng tồn kho 13,58 15 1,42 110,46
8.Kỳ luân chuyển hàng tồn kho 26,51 24 -2,51 90,53
9.Vòng quay các khoản phải thu 5,24 5,93 0,69 113,17
10.Kỳ thu tiền bình quân 68,7 60,71 -7,99 88,37
11.Nguyên giá TSCĐbình
quân
13.047.000.796 12.164.416.704,5 -282.584.271,5 97,83
12.Hiệu suất sử dụng TSCĐ 2,94 3,26 0,32 110,88
(Nguồn : phòng kế toán)
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Sái Thị Lệ Thủy
SVTH:Võ Thanh Diện Trang 35
Nhận xét:
Năm 2007 số vòng quay của tổng tài sản là 1,61 lần.Năm 2008 số vòng quay
của tổng tài sản là 1,78 lần so với năm 2007 là 0,17 lần tương đương 10,56%.
Có kết quả này là do doanh thu thuần của năm 2008 tăng 3.206.764.189 đồng tương
đương tăng 8,35% còn tổng tài sản bình quân giảm 472.425.615 đồng tương đương
giảm 1,99%.Qua 2 năm vòng quay của tổng tài sản tương đối tốt cần tiếp tục phát huy.
Năm 2007 số vòng quay hàng tồn kho là 13,58 lần, năm 2008 là 15 lần tăng so
với năm 2007 là 1,42 lần tương đương tăng 10,46%.Kỳ luân chuyển hàng tồn kho của
năm 2007 là 26,51 ngày,năm 2008 là 24 ngày giảm 2,51 ngày tương đương giảm
9,47% so với năm 2007.Có được kết quả này là do giá vốn hàng bán năm 2008 tăng
3.411.296.065 đồng, tương đương tăng 10,9 % và hàng tồn kho bình quân tăng nhưng
không đáng kể, cụ thể tăng 10.434.989,5đồng tương đưoang tăng 0,45 %.Nhìn chung
qua 2 năm vòng quay hàng tồn kho và kỳ luân chuyển hàng tồn kho của công ty rất tốt
cần tiếp tục phát huy.
Năm 2008 vòng quay khoản phải thu là 5,93 so với năm 2007 tăng 0,69 lần
tương đương tăng 13,17 %.Kỳ thu tiền bình quân năm 2007 là 68,7 ngày của năm
2008 là 60,71 ngày so với 2007 giảm 7,99 ngày tương đương giảm 11,63%.Có được
kết quả này là do doanh thu thuần năm 2008 tăng 3.206.764.189 đồng tương đương
tăng 8,35 % và các khoản phải thu giảm 318.425.175 đồng tương giảm 4,35 % so với
năm 2007. Như vậy số vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân của
công ty rất tốt và có hiệu quả cao.
Năm 2007 hiệu suất sử dụng tài sản cố định là 2,94 lần, năm 2008 là 3,26 tăng
0,32 lần tương đương tăng 10,88% so với năm 2007.Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
tăng là do doanh thu thuần 2008 tăng 3.206.764.189 đồng tương đương tăng 8,35%
còn nguyên giá của tài sản cố địnhthì giảm 282.584.271,5 đồng tương đương giảm
2,17%.Như vậy hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty rất tốt.
Tóm lại: Qua các tỷ số phản ánh khả năng hoạt động của công ty ta thấy khả
năng hoạt động của công ty rất tốt, cấn tiếp tục phát huy để duy trì hoạt động đưa
coong ty ngày 1 phát triển hơn.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Sái Thị Lệ Thủy
SVTH:Võ Thanh Diện Trang 36
c. Phân tích các tỷ số phản ánh cấu trúc tài chính
Bảng 2.9: Bảng phân tích tỷ số phản ánh cấu trúc tài chính(ĐVT:Đồng)
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008
Chênh lệch
Giá trị %
1.Nợ phải trả 8.677.519.468 9.347.260.741 669.741.273 107,72
2.Tổng nguồn vốn 23.938.352.473 22.707.646.348 -1.230.706.125 94,86
3.Vốn chủ sở hữu 15.260.833.005 13.733.769.524 -1.527.063.481 90%
4.Tỷ số nợ 0,36 0,41 0,05 113,89
5.Tỷ số tự tài trợ 0,64 0,59 -0,05 92,19
6.Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu 0,57 0,68 0,11 119,3
(Nguồn :phòng kế toán)
Nhận xét: Năm 2007 tỷ số nợ của công ty là 0,36 lần,năm 2008 là 0,41 tăng
0,05 làn tương đương tăng 13,89% tỷ số nợ tăng là do nợ phải trả năm 2008 tăng
669.741.273 đồng tương đương tăng 7,72% còn tổng nguồn vốn giảm xuống cụ thể là
năm 2008 giảm 1.230.706.125 đồng tương giảm 5,14% so với 2007.Như vậy tỷ số nợ
của công ty tương đối ổn định, vừa phải đảm bảo cho số nợ phải trả.
Năm 2007 tỷ số tự tài trợ là 0,64 lần, 2008 là 0,59 lần giảm 0,05 lần tương
đương giảm 7,81 %.Tỷ số tự tài trợ có kết quả như vậy là do tỷ số nợ năm 2008 tăng
0,05 tương đương tăng 13,89% so với 2007.
Năm 2007 tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu là 0,57 lần, năm 2008 là 0,68 lần tăng
0,11 lần tương đương tăng 19,3%.Có được kết quả này là do nợ phải trả năm 2008
tăng 669.741.273 đồng tương đương tăng 7,72% và vốn chủ sở hữu của công ty giảm
1.527.063.481 đồng tương đương giảm 9,3% .Như vậy tình hình tỷ số nợ trện vốn chủ
sở hữu của công ty tương đối tốt.
d. Phân tỷ các tỷ số phản ánh khả năng sinh lời(ĐVT:đồng)
Chỉ số Năm 2007 Năm 2008
Chênh lệch
Giá trị %
1.Lợi nhuận 7.001.282.378 6.797.750.502 -213.531.876 96,95
2.Doanh thu 38.389.453.761 41.596.217.950 3.206.764.189 108,35
3.Lợi nhuận sau thuế 1.024.200.000 1.030.125.289 5.925.289 100,58
4.Lãi vay 85.631.269 110.720.303 25.089.034 129,3
5.Lợi nhuận sau thuế và lãi vay 1.109.831.269 1.140.845.592 31.014.323 102,79
6.Vốn chủ sở hữu 15.260.833.005 13.360.385.607 -1.900.447.398 87,55
7.Tổng tài sản 23.938.352.473 22.707.646.348 -1.230.706.125 94,86
8.Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 0,18 0,16 -0,02 88,89
9.Tỷ suất lợi nhuận trên tổng TS 0,046 0,05 0,41 108,7
10.Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH 0,043 0,045 0,003 104,7
(Nguồn : phòng kế toán)
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Sái Thị Lệ Thủy
SVTH:Võ Thanh Diện Trang 37
Nhận xét:
Năm 2007 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là 0,18 lần,năm 2008 0,16 lần so
với năm 2007 giảm 0,02 lần tương đương giảm 11,11%.Có được quả này là do lợi
nhuận năm 2008 giảm 213.531.876 đồng tương đương giảm 3,05% còn doanh thu năm
2008 tăng 3.206.764.189 đồng tương đương tăng 8,35% so với năm 2007.Nhưng năm
2008 thấp hơn nên hiệu quả hoạt động kinhdoanh thấp hơn công ty cần tìm nguyên
nhân để khắc phục hậu quả.
Năm 2007 tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản là 0,046 lần., năm 2008 là 0,05 lần
tăng 0,41 lần tương đương tăng 8,7% so với năm 2007 có được kết quả này là do lợi
nhuận sau thuế và lãi vay của năm 2008 tăng 31.014.323 đồng tương đương tăng
2,79%.Còn tổng tài sản của năm 2008 giảm 1.230.706.125 đồng tương đương 5,14%.
Năm 2007 tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là 0,043 lần năm 2008 là 0,045
lần tăng 0,003 lần tương đương tăng 4,7%.Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng
là do lợi nhuận sau thuế của năm 2008 tăng không đáng kể so với năm 2007 còn vốn
chủ sở hữu thì giảm 1.900.447.398đồng tương đương giảm 12,45%
Như vậy tỷ số khả năng sinh lời của công ty cổ phần 28 rất tốt tuy tỷ suất lợi nhuân
trên doanh thu không được tốt lắm nhưng không mấy ảnh hưởng tới khả năng sinh lời
của công ty.
2.1.7.4 Phân tích tài chính DUPONT
a.Phân tích tỷ số doanh lợi tổng tài sản(ROA)
Ta có:
Bảng 2.10: bảng phân tích chỉ tiêu doanh lợi tổng tài sản
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008
Chênh lệch
Giá trị %
ROS 0,18 0,16 -0,02 88,89
Vòng quay
tổng tài sản
1,61 1,78 0,17 110,56
ROA 0,046 0,05 0,41 108,7
Nhận xét: Qua bảng phân tích trên ta thấy:
Chỉ tiêu doanh lợi tổng tài sản có ý nghĩa cho chúng ta biết được 1 đồng tài sản mà
công ty sẽ thu về được bao nhiêu dồng lợi nhuận sau thuế.
Doanh lợi tổng tài sản phụ thuộc vào 2 yếu tố:
+ Vòng quay tổng tài sản
+Doanh lợi doanh thu(ROS)
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Sái Thị Lệ Thủy
SVTH:Võ Thanh Diện Trang 38
Cả 2 chỉ tiêu vòng quay tổng tài sản và ROS đều rất thấp chỉ đạt vùng lân cận voái 1,
từ đó dẫn đến ROA cũng thấp.Tuy năm 2008 đã có sự phát triển hơn so với năm
2007.Mà chỉ tiêu ROS và vòng quay tổng tài sản phản ánh việc sử dụng vốn và khả
năng sinh lời của công ty.Điều này chứng tỏ rằng việc sử dụng vốn của năm 2008 tốt
hơn năm 2007 nhưng khả năng kiếm lời lại khó khăn hơn do năm 2008 chịu sự tác
động mạnh mẽ của thị trường tiêu thụ.
Bảng 2.11: Bảng phân tích chỉ tiêu doanh lợi vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008
Chênh lệch
Giá trị %
ROS 0,18 0,16 -0,02 88,89
Vòng quay
tổng tài sản
1,61 1,78 0,17 110,56
RD 0,36 0,41 0,05 113,89
ROE 0,043 0,045 0,003 104,7
Nhận xét:
Qua bảng phân tích trên ta thấy:
Bình quân 1 đồng tiền vốn chủ sở hữu sử dụng trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng
lợi nhuận là phụ thuộc vào 3 nhân tố sau:
+ Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu(ROS)
+ Số vòng quay tổng tài sản
+ Tỷ số nợ(RD )
Khi tỷ số nợ tăng (RDtăng) thì doanh lợi vốn chủ sở hữu giảm hay nói cách khác
hai chỉ tiêu RD và ROE là 2 chỉ tiêu tỷ lệ nghịch nhau
Khi tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và số vòng quay tổng tài sản tăng thì doanh lợi
vốn chủ sở hữu(ROE) tăng và ngược lại hay nói cách khác mối quan hệ giữa chỉ tiêu
doanh lợi vốn chủ sở hữu với 2 chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và số vòng
quay tổng tài sản là quan hệ tỷ lệ thuận.
Nhìn chung các chỉ số này qua 2 nawmcos biến động nhưng sự biến động này chưa rõ
rang.Tuy nhiên hầu hết tất cả các chỉ tiêu này ở năm 2008 đều lớn hơn năm 2007 điều
này chứng tỏ được sự tăng trưởng và phát triển của công ty.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Sái Thị Lệ Thủy
SVTH:Võ Thanh Diện Trang 39
2.1.8 Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.12:Bảng phân tích kết quả kinh doanh(ĐVT:đồng)
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008
Chênh lệch
Giá trị %
1.Doanh thu bán hàng 38.389.453.761 41.596.217.950 3.206.764.189 108,35
2.Doanh thu thuần bán hàng 38.389.453.761 41.596.217.950 3.206.764.189 108,35
3.Giá vốn hàng bán 31.378.171.383 34.798.467.448 3.420.296.065 110,9
4.Lợi nhuận gộp 7.011.282.378 6.797.750.502 -213.531.876 96,95
5.Doanh thu HĐ tài chính 71.746.742 254.440.647 182.693.905 354,64
6.Chi phí tài chính 95.123.172 127.863.284 32.740.112 134,82
7.Chi phí bán hàng 1.827.286.863 2.324.613.293 487.326.430 126,52
8.Chi phí quản lý doanh nghiệp 4.180.473.495 3.817.414.080 -363.059.415 91,32
9.Lợi nhuận thuần từ HĐKD 970.145.590 782.300.492 -187.845.098 80,64
10.Thu nhập khác 114.464.435 366.224.380 251.759.945 319,95
11.Chi phí khác 60.410.025 118.399.583 57.989.558 196
12.Lợi nhuận khác 54.054.410 247.824.979 193.770.387 458,47
13.Lợi nhuận trước thuế 1.024.200.000 1.030.125.289 5.925.289 100,58
14.Lợi nhuận sau thuế 1.024.200.000 1.030.125.289 5.925.289 100,58
(Nguồn: phòng kế toán )
Nhận xét: Qua bảng phân tích kinh doanh ta thấy:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm 2008 là 41.596.217.950
đồng, doanh thu bán hàng của năm 2007 là 38.389.453.761 đồng tức là năm 2008
doanh thu bán hàng cao hơn năm 2007 tương đương tăng 8,35%.
Doanh thu thuần bán hàng của năm 2007 so với năm 2008 tăng 3.206.764189
đồng tương đương tăng 8,35%.Doanh thu bán hàng bằng doanh thu thuần vì không có
các khoản làm giảm trừ doanh thu như chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán…
Giá vốn hàng bán năm 2007 là 31.378.171.383 đồng, giá vốn hàng bán của năm
2008 là 34.798.467.448 đồng như vậy so với năm 2007 thì năm 2008 tăng
3.420.296.065 đồng tương đương tăng 10,9%.
Lợi nhuận gộp của năm 2007 là 7.011.282.378 đồng, năm 2008 là
6.797.750.502 đồng.Như vậy lợi nhuận gộp của năm 2008 so với năm 2007 giảm
213.531.876 đồng. tương đương với giảm 3,05%.
Doanh thu hoạt động tài chính của năm 2007 là 71.746.742 đồng, năm 2008 là
254.440.647 đồng .Như vậy doanh thu hoạt động tài chính của năm 2008 tăng rất
nhiều so với năm 2007 cụ thể là tăng 182.693.905 đồng tương ứng tăng 254,64%
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Sái Thị Lệ Thủy
SVTH:Võ Thanh Diện Trang 40
Chi phí tài chính của năm 2007 là 95.123.172 đồng, chi phí tài chính của năm
2008 là 127.863.284 đồng.Như vậy chi phí tài chính của năm 2008 so với năm 2007
tăng 32.740.112 đồng tương ứng tăng 34,82%.
Chi phí bán hàng của năm 2007 là 1.837.286.863 đồng,năm 2008 là
2.324.613.293 đồng. Như vậy chi phí bán hàng của năm 2008 so với năm 2007 tăng
487.326.430 đồng tương ứng tăng 26,52%.
Chi phí quản lý doanh nghiệp của năm 2007 là 4.180.473.495 đồng, năm 2008
là 3.817.414.080 đồng.Như vậy chi phí quản lý của năm 2008 so với năm 2007 giảm
363.059.415 đồng tương ứng 8,68%.
Do sự biến đổi của các nhân tố trên làm cho lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
năm 2008 giảm xuống so với năm 2007 cụ thể giảm 187.845.098 đồng tương ứng
19,36%.Bên cạnh đó lợi nhuận khác của năm 2008 tăng tăng 193.770.387 đồng hay
tăng 358,47% so với năm 2007.Do lợi nhuận trước thuế của nawm2008 nhiều hơn năm
2007 nhưng được miễn giảm thuế nên không phải nộp thuế TNDN ,do vậy lợi nhuận
trước thuế bằng lợi nhuận sau thuế.
Qua phân tích trên ta thấy trong năm 2008 tình hình sản xuất kinh doanh của
công ty cổ phần may 28 thuận lợi hơn so với năm 2007.Tuy nhiên vẫn còn có nhiều
nhân tố làm giảm doanh thu và lợi nhuận của công ty như do giá cả xăng dầu làm chi
phí tăng, giá cả nguyên vật liệu biến động mạnh ảnh hưởng đến giá thành và nhân tố
quan trọng nhất là do khủng hoảng kinh tế ở trên khắp các nước trên thế giới và nướ ta
cũng bị ảnh hưởng nên tình hình của công ty cũng gặp không ít khó khăn.Vì vậy các
nhà quản trị phải tìm hiểu rõ nguyên nhân để tìm cách khắc phục.
2.1.9. Quy trình tạo ra sản phẩm của Công ty cổ phần may 28 - Đà Nẵng
Đối với ngành này chất lượng may phụ thuộc phần lớn vào người lao động.
Hoạt động của xí nghiệp phần lớn gia công nên quy trình công nghệ tương đối đơn
giản
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Sái Thị Lệ Thủy
SVTH:Võ Thanh Diện Trang 41
Đối với hàng may đã có mẫu sẵn thì quy trình công sản xuất gồm:
\
Đối với hàng chưa có mã sẵn thì quy trình :
P.K.T kiểm
phúc tra
May lắp ráp
May xong KCS
tổ
Hoàn thành
(khuy cúc,…)
KCS xưởng
Đóng gói
Giao hàng
Nhận NPL
P.K.T kiểm tra
NPL
P.K.H kiểm tra
khổ vải
P.K.T đi sơ đồ
Cắt theo sơ đồ
Bó kiện, đánh
số, ép keo
Đạt
K
Nhận mẫu hiện
vật, tài liệu
P.K.T nghiên
cứu may mẫu
Duyệt mẫu
khách hàng
Kỹ thuật may
mẫu
Hướng dẫn công
nhân
Tiển khai may
hàng loạt
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Sái Thị Lệ Thủy
SVTH:Võ Thanh Diện Trang 42
Sản phẩm chính của công ty là các mặt hàng may mặc quốc phòng, kinh tế và
kinh doanh, trong đó chủ yếu là các loại trang phục phục vụ cho bộ đội. Các mặc
hàng này có sự khác nhau về hình dáng , kích thước, kết cấu.. nhưng có quy trình
sản xuất giống nhau.
Công ty nhận đơn đặt hàng từ khách hàng hoặc lệnh sản xuất từ tổng công ty.
Căn cứ vào đó phòng kế hoạch kinh doanh phối hợp kỹ thuật lập kế hoạch sản xuất
dưa trên cơ sở tài lực ,trí lực vật lực nhằm cân đối nhu cầu vật tư máy móc thiết bị ,
bán thành phẩm. Khi kế hoạch sản xuất đã được phê diệt. Công ty tiến hành nhận
hoặc mua nguyên phụ liệu. Khi sản xuất một mặt hàng cụ thể phòng kỹ thuật dựa
vào hàng mẫu theo yêu cầu hoặc theo thiết kế đã tạo ra căn cư ïlàm rập cho từng
chi tiết. Ở giai đoạn này nguyên phụ liệu có thể nhận từ khách hàng hoặc mua tuỳ
theo yêu cầu sản xuất.
Cắt bán thành phẩm: Các tổ cắt tiếp nhận các tài liệu kỹ thuật nhận nguyên
liệu, sơ đồ kỹ thuật trải ,cắt ,đánh số ,phối kiện, giác sơ đồ , ép keo.
Giác sơ đồ :Cắt mẫu tren dây giấy bố trí các chi tiết của một sản phẩm trên
đoạn vải sau cho tiết kiệm nhất.
Định vị :xác định vị trí đưòng may của sản phẩm thường đóng lỗ ở hai đầu
Đánh số : đánh số theo bàn cắt trên các chi tiết theo số bàn cắt để khi ráp tránh
nhầm lẫn các chi tiết với nhau các bàn cắt khác nhau.
Phối kiện :là bó các chi tiết của một sản phẩm lại với nhau.
May: nhận tài kỹ thuật, bán thành phẩm phụ liệu và tiến hành may các công
đoạn.
Khuy nút : thùa khuy và đính nút
Đóng gói :bao bì chuẩn bị theo yêu cầu của khách hàng. Sau khi đóng gói sẽ
tiến hành phúc tra tại KCS xưởng.
Tất cả các khâu từ đầu vào đến đầu ra đều được tiến hành kiểm tra chặt chẽ.
2.2.Thực trạng về công tác quản lý chất lượng sản phẩm công ty cổ phần 28
Đà Nẵng
2.2.1. Công tác hoạch định chất lượng sản phẩm tại Công ty cổ phần may
28- Đà Nẵng
Hoạch định là chức năng quan trọng hàng đầu và đi trước các chức năng khác
của quản lý chất lượng. Ngay từ ban đầu, Công ty đã xác định mục tiêu và chính sách
chất lượng sản phẩm để định hướng cho tất cả các bộ phận trong Công ty.
Mục tiêu chất lượng sản phẩm:
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Sái Thị Lệ Thủy
SVTH:Võ Thanh Diện Trang 43
- Thực hiện và duy trì ISO 9001:2000 không ngừng cải tiến nâng cao tính hiệu
quả.
- Đạt mức tăng trưởng về doanh thu tăng 220% so với năm 2003.
- Giảm tỷ lệ sản phẩm loại bỏ xuống 0,05%.
- Tỷ lệ sản phẩm phải sửa chữa tại phân xưởng không quá 6%.
Chính sách chất lượng:
- Công ty cổ phần may 28 - Đà Nẵng cam kết những sản phẩm dệt may phù hợp
với yêu cầu của khách hàng.
- Mọi việc phải làm đúng ngay từ đầu, chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh, giao
hàng đúng thời hạn.
- Cung cấp đầy đủ nguồn lực cho hệ thống chất lượng.
- Thường xuyên xem xét và cải tiến liên tục tính hiệu lực và hiệu quả của hệ
thống quản lý chất lượng.
- Chính sách này được tất cả các thành viên trong Công ty hiểu, thực hiện và duy
trì vì lợi ích của khách hàng và của chính mình.
Hằng năm, dựa vào mục tiêu và chính sách chất lượng, kết hợp với các nguồn lực
của mình, phòng Kế hoạch lập kế hoạch, gửi xuống các phòng, các phân xưởng tiến
hành thực hiện. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng
sản phẩm để đáp ứng yêu cầu của khách hàng là mục tiêu hàng đầu của Công ty cũng
như sự quan tâm của ban lãnh đạo. Bên cạnh đó, một yêu cầu không kém phần quan
trọng là tiết kiệm chi phí. Đối với Công ty “ Năng suất cao - Chất lượng tốt - Tiết
kiệm nhiều” là chìa khoá thành công của Công ty. Có thể nói, đây là ba chỉ tiêu thể
hiện “ chất lượng công việc”. Tuy nhiên, việc đánh giá công việc còn dựa vào các chỉ
tiêu sản lượng mà nguồn lao động cũng như cán bộ điều hành trong quá trình sản
xuất chú trọng đến năng suất nhiều hơn là chất lượng.
2.2.2. Công tác tổ chức thực hiện chất lượng
Tài liệu hướng dẫn:
Hoạt động quản lý chất lượng đòi hỏi một hệ thống các văn bản. Việc công bố
chính sách, mục tiêu chất lượng, trách nhiệm, quyền hạn của từng bộ phận các nhân
trong tổ chức, phạm vi hệ thống quản lý chất lượng, các quy định, các quy trình,
thủ tục hồ sơ,.. được ban hành và được kiểm tra chặt chẽ trong quá trình thực hiện.
Hệ thống tài liệu quản lý chất lượng của Công ty trong thời gian qua.
- Các quy trình được thực hiện theo sổ tay chất lượng của Công ty biên soạn,
các phòng ban, các thành viên theo đó mà thực hiện.
- Các quy trình gia công và hướng dẫn công việc: quy định cách thức tiến hành
gia công từng công đoạn từ việc xác định các yếu tố đầu vào cho đến khi hoàn thiện
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Sái Thị Lệ Thủy
SVTH:Võ Thanh Diện Trang 44
sản phẩm. Mỗi công đoạn có một quy trình làm việc khác nhau, được soạn thảo
thành văn bản phổ biến cho công nhân và dùng làm tài liệu bồi dưỡng, nâng cao tay
nghề. Với từng mặt hàng, phòng Kỹ thuật sẽ thông qua tổ trưởng sản xuất, cán bộ
kỹ thuật hướng dẫn cụ thể quy trình thực hiện cho toàn bộ công nhân. Tùy từng mặt
hàng có các chi tiết phức tạp hay không mà phòng Kỹ thuật lập thành văn bản.
- Việc thực hiện được quy định cụ thể ngay từ đầu vào và được phổ biến đinh
mức sử dung công cụ dụng cụ, nguyên phụ liệu.. ..
Tuy đã có tài liệu cụ thể nhưng nhân viên trong Công ty không bám sát mà phần
lớn chỉ dựa vào kinh nghiệm của mình để thực hiện. Các phòng ban chức năng chỉ
xử lý những vấn đề liên quan đến nghiệp vụ chuyên môn của mình, chưa thể hiện
sự quan tâm của họ đến vấn đề chất lượng của Công ty, chưa nhân thấy vai trò và
trách nhiệm trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng, chưa thấy được mối liên
hệ về thông tin chất lượng giữa các phòng ban.
Thêm vào đó, cán bộ công nhân viên còn thiếu tài liệu để làm việc, chưa có thói
quen tự kiểm tra và đánh giá chất lượng công việc, sản phẩm do họ trực tiếp làm ra.
Bởi vì Công ty chưa hướng dẫn việc theo dõi các công cụ kiểm tra. Hầu hết, họ chỉ
làm việc theo kinh nghiệm và kiểm tra bằng các phương tiện sẵn có. Việc Công ty
trả lương theo sản phẩm đã tác động đến các công nhân theo hướng chạy theo số
lượng mà không quan tâm đến chất lượng sản phẩm.
Công việc được phân theo trách nhiệm của từng người trong hệ thống. Ngay từ
khi mới được thành lập, lãnh đạo Công ty đã ban hành quy chế tổ chức Công ty,
quy định chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận, làm cơ sở cho công tác quản lý điều
hành. Việc xác định trách nhiệm, quyền hạn của các bộ phận, cá nhân càng rõ ràng
hơn khi áp dụng hệ thống ISO 9001:2000. Tuy nhiên mức độ phân định chưa cụ thể
trong thực tế nên người lao động chưa nhận thức đầy đủ dẫn đến tình trạng không
thống nhất trong hoạt động, dẫm chân nhau, đùn đẩy trách nhiệm giữa các phòng
ban, bộ phận,.. ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động sản xuất kinh doanh, kéo theo
đó là chất lượng sản phẩm và hoạt động quản lý chất lượng đều đi xuống. Điển
hình cho sự giảm sút này là doanh thu.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Sái Thị Lệ Thủy
SVTH:Võ Thanh Diện Trang 45
Bảng 2.12 : Những tiêu chí đánh giá chọn nhà cung ứng của Công ty
STT TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ TRỌNG SỐ
1 Khả năng đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng và kỹ
thuật sản phẩm, dịch vụ
0,3
2 Tài chính
Giá cả
Thanh toán
Hỗ trợ khác
0,2
0,2
0,03
0,02
3 Thời hạn thực hiện 0,1
4
Uy tín nhà cung ứng
HTQLCL theo tiêu chuẩn quốc tế
Giải thưởng chất lượng cho sản phẩm, dịch vụ cung cấp
0,02
0,03
0,02
5 Giá trị mối quan hệ lâu dài trong cung cấp hàng đáp ứng
yêu cầu
0,02
6 Tính ổn định và thực hiện liên tục của việc cung ứng 0,02
7 Tính linh hoạt trong đáp ứng sự thay đổi yêu cầu 0.02
8 Khả năng giải quyết các vấn đề, thiệt hại xảy ra trong khi
vi phạm hợp đồng
0,02
(Nguồn:Phòng kế hoạch)
Đây chính là việc làm đáng khích lệ của Công ty. Tuy nhiên, việc thu thập thông
tin về nhà cung ứng gặp rất nhiều khó khăn. Thông tin không chính xác dẫn đến
tình trạng chất lượng nguyên phụ liệu không như mong muốn.
- Việc nhập xuất vật tư, nguyên phụ liệu, thành phẩm, hàng hoá chưa
kịp thời, chưa chính xác làm cho quá trình sản xuất bị gián đoạn.
Khách hàng của Công ty
- Công ty đã xác định rõ ngay từ đầu.
+ Khách hàng là một yếu tố quan trọng quyết định đối với hoạt động kinh doanh
của Công ty. Sự tín nhiệm của khách hàng đối với sản phẩm của Công ty là tài sản
vô giá.
+ Khách hàng là người dẫn đường cho doanh nghiệp.
+ Sự thoả mãn của khách hàng là chìa khoá của sự thành công.
Vì vậy, Công ty phải thường xuyên nghiên cứu, phân tích đặc điểm, nhu cầu của
khách hàng mục tiêu.
- Khách hàng truyền thống của Công ty.
+ Công ty Vạn Tường Quân khu
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Sái Thị Lệ Thủy
SVTH:Võ Thanh Diện Trang 46
+ Công ty xây lắp 96 binh đoàn 11
+ Nhà máy A32- không quân, nhà máy ANHK ĐÀ Nẵng
+ Xí nghiệp thương mại
+ Xí nghiệp 1
Hằng năm, thông qua phiếu thăm dò ý kiến khách hàng, Công ty thu thập ý kiến của
khách hàng, từ đó lấy cơ sở cho việc đánh giá và hàon thiện chất lượng sản phẩm.
Bảng 2.13: Thông tin về sự thoả mãn khách hàng qua 2 năm 2007 - 2008
STT CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ/TIÊU CHÍ
ĐÁNH GIÁ
TỶ LỆ (%)
6/2007
TỶ LỆ(%)
6/2008
A CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
1
2
3
4
Rất tốt
Tốt
Trung bình
Xấu
67
33
33
67
B THỜI GIAN GIAO HÀNG
1
2
3
Đúng thời gian
Chưa đúng hạn
Thường xuyên trễ
100 33
67
C GIÁ CẢ
1
2
3
Cao
Phù hợp
Thấp
100
100
D BAO BÌ
1
2
3
Đẹp
Trung bình
Xấu
100 33
34
33.
E PHONG CÁCH PHỤC VỤ
1
2
3
4
Rất tốt
Tốt
Trung bình
Xấu
100
100
F TINH THẦN HỢP TÁC
1
2
3
4
Rất tốt
Tốt
Trung bình
Chưa tốt
100
100
(Nguồn :Phòng kế hoạch)
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Sái Thị Lệ Thủy
SVTH:Võ Thanh Diện Trang 47
Tuy mẫu phiếu còn nhiều hạn chế như không có sản phẩm cụ thể cũng như bao
bì. Nhưng qua bảng đánh giá chất lượng tổng hợp của 2 năm 2007, 2008, ta nhận
thấy hầu hết các chỉ tiêu đều giảm. Điều này phần nào nói lên chất lượng của Công
ty có chiều hướng giảm dần.
- Chất lượng sản phẩm: tỷ lệ chất lượng sản phẩm tốt và trung bình đổi
vị trí cho nhau theo chiều hướng tăng tỷ lệ trung bình, giảm tỷ lệ tốt vào năm 2008.
+ Nguyên nhân: Do các mặt hàng bị hạn chế ở các khâu: ủi, vệ sinh, mặt hàng
V640 sau khi wash bị long màu. Công nhân mới, tay nghề còn yếu. Mặt khác, nhân
viên kiểm tra chất lượng sản phẩm phần đông còn thiếu kinh nghiệm, khả năng
kiểm tra chất lượng chưa cao, dẫn đến hàng kiểm bị sót nhiều.
+ Hành động khắc phục:Các mặt hàng không đạt, Công ty đã chủ động thương
lượng với khách hàng cho tái chế, mọi chi phí Công ty chịu. Mặt khác, Công ty đã
chỉ đạo phân xưởng triệu tập tất cả KCS nghiêm túc kiểm điểm nhân viên KCS có
liên quan đến chất lượng sản phẩm kém và đồng thời lưu ý rút ra kinh nghiệm.
- Thời gian giao hàng:
Nguyên nhân giao hàng chưa đúng hạn chiếm 67% trong khi năm 2008 thời gian
giao hàng đúng chiếm 100% là do năng suất không đạt với kế hoạch đề ra. Một
nguyên nhân chính cũng là do công nghệ mới, công nhân tay nghề còn kém, đội
ngũ KCS thiếu kinh nghiệm, còn nhiều sai sót dẫn đến tình trạng phải chế biến lại.
- Bao bì: Bao bì xấu chiếm đến 33%, trung bình 34% tăng rất nhiều so
với năm 2007 là do một số mặt hàng không kiểm tra đầu vào nên không đảm bảo
yêu cầu kỹ thuật của khách hàng.
- Giá cả, phong cách phục vụ, tinh thần hợp tác:
Các chỉ tiêu này khách hàng tương đối hài lòng. Trên cơ sở đó, Công ty nên phát
huy để ngày càng làm thoả mãn khách hàng tốt hơn.
Từ những nguyên nhân trên phần nào cũng nói lên được công tác quản lý chất
lượng sản phẩm đang tồn tại một thực trạng yếu kém.
Tuy nhiên, Công ty đã chủ động tìm kiếm khách hàng tại miền Trung như
URICA, hàng đồng phục thuế tại các tỉnh miền Trung và phối hợp với các xí
nghiệp Thương mại, phòng Kinh doanh để triển khai đáp ứng các yêu cầu khách
hàng NIKE, Mast, CCM về an toàn lao động, xuất xứ hàng hoá để làm cơ sở triển
khai, lôi kéo khách hàng.
Nhưng hạn chế mà Công ty cần khắc phục là giữa khách hàng và Công ty chưa có
được tiếng nói chung. Như khi khách hàng yêu cầu Công ty sửa chữa sai lệch thì
việc này diễn ra còn chậm do sự điều hành quản lý của Công ty chưa coi trọng
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Sái Thị Lệ Thủy
SVTH:Võ Thanh Diện Trang 48
khách hàng, dễ dẫn đến tình trạng khách hàng yêu cầu sửa chữa lại rất nhiều, gây
thiệt hại lớn, tăng chi phí, làm giảm uy tín của Công ty.
2.2.3 Công tác kiểm tra tại Công ty
Công tác kiểm tra được thực hiện đối với nguyên phụ liệu, bán thành phẩm và
thành phẩm trước khi nhập kho.
* Đối với nguyên liệu:
Tài liệu kiểm tra:
- Tài liệu kỹ thuật khách hàng cung cấp.
- Bảng hướng dẫn sử dụng NPL hoặc mẫu hiện vật do khách hàng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng tại công ty cổ phần may 28 - Đà Nẵng.pdf