Tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại Thủ Đô: 1
Luận văn
Hoàn thiện công tác lập dự
án đầu tư tại Công ty cổ
phần Đầu tư và Thương
mại Thủ Đô
2
LỜI MỞ ĐẦU
Đầu tư là một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế đất nước,
tăng năng lực sản xuất quốc gia. Đa dạng hóa các lĩnh vực đầu tư đang là mối quan tâm
hàng đầu của các nhà quản lý, đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau thúc đẩy nền kinh tế
ngày một phát triển đa dạng. Nhất là đầu tư trong lĩnh lực xây dựng cơ bản, là tiền đề
để các lĩnh vực khác có điều kiện phát triển nhanh chóng. Sự góp phần của các công ty
xây dựng vào đầu tư xây dựng cơ bản, xâydựng các công trình cần thiết của quốc gia
hiện nay là rất đáng kể.
Một trong những Công ty có đóng góp không nhỏ vào đầu tư xây dựng cơ bản đất
nước đó là “Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng HUD3”, đây là một trong những
công ty hàng đầu trong những lĩnh vực xây dựng, tình hình đầu tư của công ty ngày
càng được mở rộng đáp ứng nhu cầu phát triển, mục tiêu mở rộng sản xuất của Công
ty...
73 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1204 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại Thủ Đô, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Luận văn
Hoàn thiện công tác lập dự
án đầu tư tại Công ty cổ
phần Đầu tư và Thương
mại Thủ Đô
2
LỜI MỞ ĐẦU
Đầu tư là một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế đất nước,
tăng năng lực sản xuất quốc gia. Đa dạng hóa các lĩnh vực đầu tư đang là mối quan tâm
hàng đầu của các nhà quản lý, đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau thúc đẩy nền kinh tế
ngày một phát triển đa dạng. Nhất là đầu tư trong lĩnh lực xây dựng cơ bản, là tiền đề
để các lĩnh vực khác có điều kiện phát triển nhanh chóng. Sự góp phần của các công ty
xây dựng vào đầu tư xây dựng cơ bản, xâydựng các công trình cần thiết của quốc gia
hiện nay là rất đáng kể.
Một trong những Công ty có đóng góp không nhỏ vào đầu tư xây dựng cơ bản đất
nước đó là “Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng HUD3”, đây là một trong những
công ty hàng đầu trong những lĩnh vực xây dựng, tình hình đầu tư của công ty ngày
càng được mở rộng đáp ứng nhu cầu phát triển, mục tiêu mở rộng sản xuất của Công
ty. Hiện nay, tại Công ty công tác lập dự án đang được coi là một trong những hoạt
động quan trọng và điển hình. Công tác lập dự án của Công ty trong thời gian qua đã
đạt được những thành tích đáng kể, các dự án được lập ngày càng tăng cả về số lượng,
chất lượng và quy mô đầu tư. Để đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng và đáp ứng nhu cầu phát
triển Công ty cần nâng cao năng lực hoạt động, hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư.
Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần đầu tư và Thương mại Thủ Đô, dưới
sự hướng dẫn của Ths. Hoàng Thị Thu Hà và với sự giúp đỡ của tập thể phòng Phát
triển dự án, tôi đã trực tiếp tìm hiểu tình hình thực tế công tác lập dự án đầu tư tại Công
ty và đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp với đề tài: “ Hoàn thiện công tác lập dự án
đầu tư tại Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Thủ Đô”.
Chuyên đề thực tập gồm có 2 phần:
Chương I: Thực trạng công tác lập dự án tại công ty Cổ phần Đầu tư và Thương
mại Thủ Đô
Chương II: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập dự án tại công ty Cổ
phần Đầu tư và Thương mại Thủ Đô
Mặc dù đã cố gắng nhưng chuyên đề của tôi cũng không tránh khỏi những thiếu
sót, rất mong sự chỉ bảo của cô giáo cũng như ban lãnh đạo của Công ty Cổ phần Đầu
tư và Thương mại Thủ Đô. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các thày
cô Khoa Đầu tư và Ban lãnh đạo Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Thủ Đô đã
giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề thực tập này!
3
Chương I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI THỦ ĐÔ
1 Khái quát chung về công ty
1.1, Quá trình hình thành và phát triển.
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI THỦ ĐÔ
Tên giao dịch: THU DO INVESTMENT AND TRANDING
JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: TDT.,JSC
Địa chỉ trụ sở chính: số 07 Hoàng Quốc Việt, phường Nghĩa Đô, quận Cầu
Giấy, thành phố Hà Nội
Công ty được thành lập ngày 23 tháng 12 năm 2004
Mã số đăng kí kinh doanh: 0103006289
Đăng kí thay đổi 5 lần: ngày 02 tháng 02 năm 2010
Mã số doanh nghiệp: 0101530595
Năm 2004 Công ty chưa đi vào hoạt động tháng 5 năm 2005 công ty chính
thức hoạt động
Người đại diện theo pháp luật của công ty: Ông Đỗ Đức Đạt – Giám Đốc
công ty.
Hình thức góp vốn: công ty được hình thành từ cổ phần của các cổ công sáng
lập.
Vốn điều lệ ban đầu 30 tỷ đồng.
Số tài khoản: 421101001269 tại Ngân Hàng Công Thương, chi nhánh quận
Cầu Giấy
1.2, Tổng quan về hoạt động của công ty công ty.
1.2.1, Khái quát về hoạt động kinh doanh và đầu tư của công ty
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được thể hiện qua bảng
doanh thu qua các năm như sau:
Bảng 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
4
đ v: triệu đồng
STT Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009
1 Doanh thu 0 0 0 4.332,25 4.899,26
2 Chi phí 712,06 602,60 39,34 3.059,13 3.279,88
3 = 1-
2 LN trước thuế
-
712,06
-
602,60
-
39,34 1.273,12 1619,38
4 LN từ hoạt động tài chính 0 0 0 0 0
5 LN bất thường 0 0 0 0 0
6 Thuế phải nộp 0 0 0 356,47 453,43
7 LN sau thuế -712,06
-
602,60
-
39.34 916,65 1.165,95
8 LN bình quân/lao động 5,19 1,67 4,92 22,9 23,32
Nguồn: Báo cáo tài chính các năm
Công ty từ lúc mới thành lập gặp rất nhiều khó khăn song trong giai đoạn
này đã đi vào ổn định và tăng trưởng mạnh mẽ. Ngành nghề kinh doanh được bổ
sung thêm nhiều lĩnh v ực.
1.2.2, Tình hình thực hiện vốn đầu tư
Nguồn vốn của công ty là do các cổ đông của công ty đóng góp. Việc huy
động vốn của công ty dựa trên hai nguồn là vốn cổ đông và vay vốn ngân hang,
nhưng chủ yếu là huy động nguồn vốn từ cổ đông.
Bảng2 : Nguồn vốn của công ty
5
Đơn vị: triệu đồng
STT Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009
1 Tổng vốn đầu tư thực hiện 442.3 163.5 205 379.3 498
2 Vốn tự có 256.2 98.1 105 113.7 144.7
3 Vốn vay 177.1 65.4 100 283.6 353.3
nguồn: Báo cáo tài chính qua các năm
Cơ cấu về vốn đầu tư của công ty quan các năm được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3:Cơ cấu vốn đầu tư của công ty CP Đầu Tư & Thương Mại Thủ Đô
Đơn vị: %
STT Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009
1 Vốn tự có 60 60 51.2 30 29.05
2 Vốn vay 40 40 48.78 70 70.95
nguồn: Báo cáo tài chính qua các năm
6
Biểu đồ 1: Cơ cầu nguồn vốn đầu tư của công ty TDT 2005 – 2009
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
2005 2006 2007 2008 2009
vốn vay
vèn tù cã
Qua các năm công ty đầu tư bằng vốn tự có có xu hướng giảm xuống cả về
số lượng lẫn tỷ trọng vốn. Công ty không liên doanh, liên kết với doanh nghiệp nào
mà chỉ kinh doanh bằng vốn tự có và vốn vay. Các hoạt động đầu tư chủ yếu của
công ty là về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và đầu tư phát triển, do đó công ty đã
được hưởng chế độ vay ưu đãi của nhà nước. Vì vậy tỉ trọng vốn vay năm 2008 và
2009 tăng đáng kể.
Bảng 4: Quy mô và tốc độ tăng vốn đầu tư thực hiện(Đơn vị: triệu đồng)
STT Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009
1 Tổng vốn Đầu tư
thực hiện
triệu
đồng
442.3 163.5 205 397.3 498
2 Lượng tăng tuyệt
đối liên hoàn
triệu
đồng
-278.8 41.5 192.3 100.7
3 Tốc độ tăng liên
hoàn
% -63.03 25.38 93.8 25.34
4 Tốc độ tăng định
gốc
% -63.03 9.38 43.47 22.76
7
Biểu đồ2: Quy mô vốn đầu tư thực hiện giai đoạn 2005– 2009 (triệu đồng)
0
50
100
150
200
250
300
350
400
450
500
2005 2006 2007 2008 2009
Qua đây ta thấy do đa số hoạt động của công ty là hoạt động tư vấn và các dự
án đều mới trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư nên vốn đầu tư không nhiều. Sau 5 năm
hoạt động thì tổng vốn đầu tư thực hiện của công ty vào năm 2005 đạt cao nhất với
442.3 triệu đồng, do năm nay là năm mà công ty ra đời do đó phải đầu tư nhiều máy
móc thiết bị cũng như là cơ sở hạ tầng. Năm 2006 khi đã đi và hoạt động ổn định
hơn thì công ty lại gặp khó khăn khi một số cổ đông sang lập rời bỏ công ty, điều
này gây ra khó khăn lớn cho công ty. Từ năm 2007 đến nay, vốn đầu tư thực hiện
đều tăng, năm 2008 lượng tăng liên hoàn cao nhất đạt 93.8% và tốc độ tăng định
gốc đạt 43.47%
2. Thực trạng công tác lập dự án tại công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại
Thủ Đô.
Các hoạt động kinh doanh của Công ty chủ yếu là tỏng lĩnh vực tư vấn lập dự
án, tư vấn thiết kế và tư vấn pháp lý. Để tiến hành thực hiện những công việc chính
này, công ty đã áp dụng một số văn bản pháp luật chủ yếu sau: Nghị định
16/CP/2005, Nghhị định 07/CP/2003… Đây là một số nghị dịnh quy định và hướng
dẫn việc lập dự án và quản lý dự án được công ty áp dụng trong quá trình thực hiện
công việc
2.1, Đặc điểm các dự án của công ty có ảnh hưởng đến công tác lập dự án
Sứ mệnh của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Thủ Đô là:
8
"MANG ĐẾN ĐỘNG LỰC CHO SỰ PHÁT TRIỂN"
Tầm nhìn “… Hoài bão của chúng tôi là trở thành một tập đoàn đầu tư lớn
mạnh, phát triển mũi nhọn trong các lĩnh vực: Đầu tư các dự án bất động sản, Giáo
dục đào tạo, Thương mại, bằng những nỗ lực không ngừng nghỉ để thực thi sứ mệnh
đặt ra, nhằm góp phần mang đến động lực cho sự phát triển của các khách hàng, đối
tác, cho con người trong tổ chức cũng như cho toàn xã hội…”
Do đó, các dự án của công ty phần lớn là đầu tư bất động sản: xây dựng các
văn phòng, cao ốc, các trung tâm văn hoá, thể thao, bãi đỗ xe.. Và các dự án liên
quan đến giáo dục đào tạo : xây dựng hệ thống trường học uy tín chất lượng, tiêu
chuẩn quốc tế…
2.2, Quy trình lập dự án tại công ty
Quy trình lập dự án tại công ty là các bước thưc hiện nhằm có thể hoàn tất
một dự án từ khâu tiếp nhận một dự án đến khi kết thúc dựa án
Quy trình lập dự án tại công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:
BAN GIÁM ĐỐC
NGHIÊN CỨU CƠ
HỘI ĐẦU TƯ
Phòng kế hoạch đầu
tư
Nhận nhiệm vụ và
kế hoạch dự án
Phòng phát triển dự
án
Lập đề cương Phòng phát triển dự
án
Phê duyệt đề cương CHỦ ĐẦU TƯ
Thực hiện lập dự án Phòng phát triển dự
án
Kiểm tra việc lập
dự án
Tổ trợ lý giám đôc
9
In, đóng quyển, kí
đóng dấu
Phòng dự án
Thẩm định dự án
được lập
Chủ đầu tư
Bàn giao tài liệu
Phòng phát triển dự
án
Lưu hồ sơ
Bộ phận lưu trữ
Ban giám đốc đưa ra ý tưởng đầu tư hoặc phòng kế hoạch đầu tư đưa
ra chiến lược đầu tư trình ban giám đốc xem xét. Ban giám đốc đưa ra ý tưởng đầu
tư, phòng quản lý đầu tư nghiên cứu cơ hội đầu tư rồi giao cho trưởng phòng phát
triển dự án thực hiện công tác lập dự án. Sauk hi nhận nhiệm vụ, trưởng phòng phát
triển dự án giao nhiệm vụ cho các nhân viên phụ trách tìm hiểu, thu thập và nghiên
cứu thông tin, tài liệu có liên quan đến dự án. Dựa trên các thông tin thu thập được,
nhân viên phòng phát triển dự án bắt đầu viết đề cương phát thảo cho dự án, tiếp sau
đó là đề cương chi tiết. Bộ đề cương đưa ra những phương án đầu tư, thiết kế sơ bộ
trình trưởng bộ phận, giám đốc và chủ đầu tư xem xét (đối với các dự án công ty
thực hiên tư vấn). Đề cương này là cơ sở cho việc chuẩn bị các nguồn lực cho công
tác lập dự án. Sau khi đề cương được thông qua, khinh phí cho công tác lập dự án
được phê duyệt và phân bổ thì việc lập dự án đựơc tiến hành. Trong quá trình lập dự
án sẽ có bộ phận kiểm tra hoạt dộng lập dự án. Sau khi dự án được lập xong sẽ có
bước thẩm định dự án. Hiện tại phòng thẩm định dự án của công ty chưa được thành
lập, do đó công việc này tạm thời do tổ trợ lý giám đốc đảm nhiệm. Thực chất đây
là bước thẩm dịnh nội bộ, một khâu không thể thiểu trong quá trình lập dự án. Quy
trình lập dự án này được công ty xây dựng trên cơ sở xác định các nội dung tư vấn
cần phải làm và phân chí công việc thành các bước nhỏ để giao cho các bộ phận
chuyên môn thực hiện. Điều này giúp cho việc lập dự án được chuyên môn hoá theo
tiêu chuẩn và quy định chung. Thực tế có một số dự án cũng không thực hiện đầy
đủ các bước này nhưng nói chung quy trình này được áp dụng một cách khá đầy đủ.
10
Bảng phân công cụ thể về công tác lập dự án đầu tư:
Công việc Nội dung thực hiện Người thực hiện
1. Ý tưởng đầu tư. - Ý tưởng đầu tư ban đầu
của một dự án kinh doanh
- Nghiên cứu cơ hội đầu
tư
- Phác hoạ quy mô kinh
doanh
- Chứng minh ban đầu về
tính cần thiết của việc đầu
tư và nhu cầu của thị
trường.
Chủ đầu tư, phòng quản
lý đầu tư.
2. Phương án đầu tư kỹ
thuật.
- Xác định về lựa chọn
côngnghệ, quy trình sản
xuấ
- Xác định nhu cầu về cơ
sở hạ tầng, phương án
thực hiện
- Xác định nhu cầu trang
thiết bị, công nghệ
- Xác định nhu cầu về
nguồn nhân lực.
- Chuyên viên tư vấn kỹ
thuật.
- Chuyên viên kỹ thuật
của chủ đầu tư.
3. Các thông tin về yếu tố
đầu vào, chi phí sản xuất
kinh doanh.
- Xác định nhà cung cấp
- Xác định mức tiêu hao,
nhu cầu về nguyên vật
liệu.
- Chuyên viên tư vấn kinh
doanh, kỹ thuật và kinh
tế.
- Chuyên viên của chủ
đầu tư.
4. Thông tin về thị
truờng.
- Xác định thị phần và
khả năng tiêu thụ.
- Xác định đơn giá tiêu
thụ.
- Chuyên viên tư vấn kinh
doanh.
- Chuyên viên của chủ
đầu tư.
5. Phương án tài chính - Xác định tổng vốn đầu
tư và cơ cấu vốn đầu tư
- Xác định doanh thu, chi
phí, lợi nhuận, khẳ năng
trả nợ theo vòng đời dự
án
- Xác định chỉ tiêu hiệu
quả của dự án: NPV, IRR
- Xác định khả năng hoàn
vốn. trả nợ vay, hiệu quả
của dự án theo biến động
của các thông số quan
trọng.
- Chuyên viên tư vấn về
tài chính
- Chuyên viên tài chính
của chủ đầu tư
11
2.3, Phương pháp lập dự án tại công ty
Quá trình lập dự án luôn luôn phải sử dụng các phương pháp lập dự án để
hoàn thành các mục đích đã đề ra của dự án. Tuy nhiên mỗi dự án lại mang lại một
đặc tính tiêng, chính vì vậy cần có một hệ thống phương pháp lập dự án phù hợp
với từng dự án, bước đầu tiên của dự án như thu thập dữ liệu cho đế xử lý dữ liệu,
ra quyết định đầu tư. Các phương pháp đều nhằm mục đích cung cấp những thông
tin có độ chính xác cao nhất phục vụ cho dự án. Từ đó nâng cao chất lượng lập dự
án, tạo hiệu quả cao nhất cho dự án. Những phương pháp cơ bản thường được sử
dụng như: phương pháp thu thập cơ sở dữ liệu, phương pháp dự báo, phương pháp
phân tích đánh giá,
2.3.1, Phương pháp phân tích đánh giá.
Phương pháp phân tích đánh giá được áp dụng hầu hết trong nội dung cũng
như quy trình lập dự án tại công ty. Từ các thông tin mà đối tác cung cấp và số liệu
do công ty nghiên cứu có được, qua đó phân tích, đánh giá phục vụ dự án. Một số
phương pháp phân tích đánh giá được công ty sử dụng như:
2.3.1.1 Phân tích theo chỉ tiêu.
Theo phương pháp này dự án được căn cứ và các chỉ tiêu nhất định qua đó
các thành viên trong ban dự án chọn lọc các thông tin cần thiết và đưa ra phương án
tốt nhất cho dự án. Trong nội dung phân tích tài chính thì bắt buộc trong các chỉ tiêu
xác định hiệu quả phải đạt được những chỉ tiêu nhất định thì dự án mới khả thi.
Trong phân tích chỉ tiêu tài chính các chỉ tiêu thường được sử dụng đó là: Giá trị
hiện tại thuần NPV, chỉ số hoàn vốn nội bộ IRR, chỉ tiêu lợi ích trên chi phí B/C,
Thời gian thu hồi vốn T. Trong phân tích hiệu quả kinh tế xã hội thì các chỉ tiêu mà
công ty sử dụng trong quá trình lập dự án đó là: Số lao động thu hút được, Mức
đóng góp và ngân sách địa phương, Mức đóng góp thuế, và một số chỉ tiêu về bảo
vệ môi trường.
12
Sơ đồ phân tích hiệu quả tài chính
Phân tích hiệu quả tài
chính
Phân tích
hiệu quả kinh tế
Phân tích tài chính
Phương
pháp đơn
giản
(ROI, T)
Phương pháp
chiết khấu
dòng tiền
(NPV,IRR)
Phân tích
khả năng
thanh toán
Phân tích
cơ cấu vốn
2.3.1.2Phân tích rủi ro.
Công tác lập dự án tại công ty luôn phải xác định được những rủi ro trong
quá trình thực hiện dự án và đề ra được những phương án tốt nhất cho dự án để hạn
chế tối đa mà dự án gặp phải. Công việc phân tích rủi ro trong quá trình lập dự án
ban dự án của công ty luôn phải phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư để cùng bàn bạc,
trao đổi sau đó cùng nhau đưa ra các rủi ro mà dự án có thể gặp phải và các biện
pháp đối phó. Có thể nói dự án nào cũng chứa đựng những yếu tố rủi ro nhất định,
các rủi ra thường được nêu ra như: Sự biến động của thời tiết, biến động của thị
trường , biến động nhân sự trong cơ cấu làm việc, biến động chính sách và môi
trường đầu tư… Khi phân tích rủi ro bao giờ ban dự án cũng như chủ đầu tư đều cần
phải áp dụng phối hợp với phương pháp dự báo.
Mô hình chung để lập dự án đầu tư trên cơ sở phân tích rủi ro được tiến hành
như sau:
Trước hết chúng ta cần xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính khả thi của dự
án (phương án cơ sở).
Xây dựng bài toán trong mối quan hệ giữa các nhânn tố trên đến tính khả thi
của dự án (phương án cơ sở).
13
Tiến hành việc đưa ra các gỉ định khác nhau bằng cách cho mỗi nhân tố được
xác định ở trên được thay đổi từ mức 5% - 10% từ đó xác định được mức ảnh
hưởng của từng nhân tố đến phương án cơ sở
2.3.1.3 Phân tích độ nhạy cảm
Mục đích của phân tích độ nhạy cảm là xác định mức độ ảnh hưởng của các
nhân tố đến tính khả thi của dự án, từ đó xác định được nhân tố nào là quan trọng
nhất và tập trung phân tích những nhân tố đó.
Việc phân tích theo tình huống sẽ được tiến hành theo các bước như phân tích
độ nhạy, tuy nhiên do các nhân tố có ảnh hưởng đến nhau nên xây dựng mối quan
hệ giữa các nhân tố bằng các phương trình cụ thể.
Sau đó xác định tính khả thi của dự án theo từg kịch bản có thể xảy ra.
Việc phâ tích rủi ro được tiến hang tương tự như phan tích độ nhạy và phân
tích theo kịch bản, tuy nhiên tính ngẫu nhiên được đề cập nhiều hơn để nâng cao sự
khách quan của dự án được lập. Có thể thấy được một số bước cơ bản sau:
Xác định các nhân tố có tác động mạnh nhất đến tính khả thi cỷa dự án và tiến
hành nghiên cứu các nhân tố này về hai tiêu thức chính: phân bố và giá trị tương
ứng với phân bố. Đối với các nhân tố liê quan đến dự án thông thường người ta xác
định bốn dạng phân bố cơ bản: rời rác, đều, tam giác và phân bố chuẩn, trong đó
phân bố rời rác và phân bố chuẩn được coi là phổ biến hơn cả.
Tiến hành chọn ngầu nhiên cho từng nhân tố, mỗi nhân tố chọn hai tiêu thức:
xác suất và giá trị kèm theo. Sau đó xác định tính khả thi của dự án theo bài toán
được lập theo dữ liệu đã chọn. Số lần lựa chọn tuỳ thuộc vào mong muốn của người
lập dự án. Lượng chọn càng nhiều thì độ tin cậy của các kết quả phân tích sẽ càng
cao.
- Tiến hành xác định các tiêu thức của phân tích độ nhạy camt như: giá trị
kỳ vọng, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất có thể đạt được(xác suất kèm
theo), giá trị thấp nhất có thể gặp (xác suất kèm theo).
Bảng phân tích độ nhạy hoặc phân tích rủi ro chính là cơ sở quan trọng cho
việc ra quyết định đầu tư. Thông thường đối với nhiều dự án, người ta thường xác
định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả cuối cùng của dự án một cách
đơn giản bằng cách xác định giá trị cơ sở, giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của
từng nhân tố và từ đó xác định các tiêu thức hiệu quả (hoặc các tiêu thức xác định
mức độ khả thi của dự án khác) kèm theo. Một trong nhưng tiêu thức quan trọng khi
14
lập dự án đầu tư trên cơ sở phân tích độ nhạy hoặc phân tích rủi ro là chỉ tiêu xác
định mức độ an toàn của dự án. Chỉ tiêu này được gọi là biên an toàn. Biên an toàn
của dự aáncàng cao thì dự án cang chắc chắn. Biên an toàn xác định phần trăm an
toàn từ điểm an toàn. Điểm an toàn được xác định là điểm mà tại đó dự án bằng với
công suất nhà máy…
Ngoài các phương pháp phân tích trên chúng ta còn có thể sử dụng các
phương pháp khác để lập dự án, ví dụ:
- Phương pháp phân tích mang tính chất tĩnh: được sử dụng trong trường
hợp coi mọi yếu tố liên quan đến dự án không đổi. Trên cơ sở những yếu
tố không đổi đó xác định tính khả thi của dự án.
- Phương pháp phân tích mang tính chất động: xác định tính khả thi của dự
án trên cơ sở coi các yếu tố liên quan đến dự án đều thay đổi một cách
toàn diện khách quan.
Phương pháp mang tính chất tĩnh thường đơn giản, ít tốn kém, tuy nhiên mức
độ xác định chính xác không cao, thường phù hợp với nghiên cứu tiền khả thi.
Phương pháp phân tích động đòi hỏi chi phí cao hơn nhưng kèm theo đó là mức độ
chính xác tăng lên, phù hợp với nghiên cứu khả thi.
- Phương pháp phân tích trước – sau: Xác định mức độ ảnh hưởng của dự
án trên cơ sở so sánh thực trạng trước khi và sau khi (dự toán) có dự án.
Trên cơ sở đó xác định hiệu quả của dự án bằng cách so sánh giữa kết
quả sau khih có dự án và chi phí chho dự án.
- Phương pháp phân tích có – không: Xác định tính khả thi trên cơ sở có
hoặc không có dự án. Đây cũng được coi là phương án phân tích theo
kịch bản không có dự án. Trường hợp nào có lợi hơn thì chúng ta chọn
2.3.2, Phương pháp dự báo
Dự án tại công ty bao giờ cũng có thời gian từ 15 năm trở lên, do vậy
phương pháp dự báo là rất quan trọng và nó cũng đã được các thành viên trong quá
trình lập dự án áp dụng linh hoạt và triệt để. Phương pháp dự báo đòi hỏi phải căn
cứ vào những cơ sở thực tiễn và sự nhạy bén với những biến động của thị trường.
Dự báo chính xác sẽ giúp cho việc huy động các nguồn vốn một cách hợp lý, đưa ra
quyết định đầu tư hữu hiệu. Các phương pháp dự báo được sử dụng trong dự án đầu
15
tư thường dung để xác định giá cả, số lương (cung, cầu). Một số phương pháp sau
đay thường được công ty sử dụng:
Phương pháp này thường áp dụng để nghiên cứu nhu cầu thị trường, xác định
cung cầu sản phẩm.
2.3.2.1, Phương pháp dự báo bình quân di động
Theo phương pháp này, giá trị dự báo thời kỳ t (tức là Ŷt) được xác định theo
công thức:
Ŷt = 121 ...1 nttt yyy
n
Trong đó:
yt: giá trị kỳ t
n: số điểm dữ liệu quá khứ
2.3.2.2, Phương pháp hệ số co giãn
Hệ số co giãn của cầu sản phẩm X khi nhận nhân tố Z nào đó thay đổi được
xác định theo công thức:
ez = (% thay đổi của Qx) / (% thay đổi của Z)
ez =
2
)(:
2
)( 1212 ZZ
Z
QQ
Q
XX
X
hay ez =
12
12
XX
X
X
QQ
ZZ
Z
Q
Qx: Cầu sản phẩm X
Qxi: Cầu sản phầm X tại thời điểm i
ΔQx = Qx1 – Qx2 là sự thay đổi của Qx
Z: Nhân tố ảnh hưởng Z
2.3.2.3. Phương pháp hàm hồi quy
Phương pháp này nhằm xác định mối quan hệ giữa biến phụ thuộc với các biến
độc lập, ví dụ nhu cầu hàng hoá (biến phụ thuộc) sẽ phụ thuộc vào giá cả, thu nhập,
quảng cáo, … (các biến độc lập) bằng một phương trình nào đó:
Ŷt = f(Pt, It, At, …)
16
Trong đó:
- Pt là giá cả tại thời điểm t
- It là thu nhập tại thời điểm t
- At là quảng cáo tại thời điểm t
Đây có thê là mô hình hồi quy phi tuyến hoặc hồi quy tuyến tính, hồi quy đơn
hoặc hồi quy bội.
Những phương pháp trên thường được sử dụng đồng thời cho công tác dự báo,
sau đó phương pháp nào có kết quả chính xác nhất sẽ được lựa chọn. Phương pháp
nào có giá trị sai số nhỏ nhất sẽ được coi là phương pháp chính xác nhất. Các giá trị
sai số là cơ sở cho việc lựa chọn có thể là:
- Độ lệch tuyệt đối bình quân nt
E
MAD
t
- Độ lệch bình phương bình quân
nt
E
MSE
t
2
- Tỷ lệ % sai số tuyệt đối bình quân nt
y
E
MAPE t
t
Trong đó Et = yt – Ŷt
Phương pháp nào có giá trị MAD, MSE hoặc MAPE nhỏ nhất sẽ được coi là
đáng tin cậy nhất và số liệu phân tích từ phương pháp này sẽ được sử dụng cho
công tác lập dự án đầu tư.
2.3.3 phương pháp so sánh
2.3.3.1 Phương pháp so sánh đối chiếu
Phương pháp này sử dụng đối với các lĩnh vực đầu tư cũ đơn gian.. đã có các
dự án đi trước. Cán bộ lập dựa án dựa vào các dựa án đã triển khai, so sánh đối
chiếu với dự án cần lập, rút ra các điểm tương đồng, áp dụng vào dự án.
Phương pháp này thường sử dụng trong nghiên cứu căn cứ pháp lý, nghiên
cứu về kết cấu xây dựng..
Phương pháp so sánh lựa chọn phương pháp tối ưu:
Trong một số dự án, cán bộ lập dự án đã dùng phương pháp so sánh nhằm
chỉ ra đặc tính ưu việt, ưu điểm của sản phẩm dự án so với các sản phẩm cùng loại
để kết luận sự cần thiết phải đầu tư. Ví dụ như trong dự án: “xây dựng nhà máy sản
xuất ống gân HDPE” hay dự án “ Xây dựng công trình nhà máy sản xuất bình chứa gas bằng
17
Composite” cán bộ lập dự án đều sử dụng phương pháp so sánh để kết luận sự cần
thiết phải đầu tư.
Phương pháp này thường áp dụng để nghiên cứu quy mô dự án, lựa chọn
hình thức đầu tư…
2.4. Nội dung công tác lập dự án tại công ty.
2.4.1. Sự cần thiết phải đầu tư.
Nghiên cứu sự cần thiết phải đầu tư tại Công ty chính là nội dung nghiên cứu
các căn cứ hình thành dự án đầu tư gồm nhiều nghiên cứu tình hình kinh tế xã hội
tổng quát và nghiên cứu thị trường dự án. Nội dung sự cần thiết đầu tư bao gồm
những vấn đề quan trọng sau:
2.4.1.1. Căn cứ pháp lý.
Chính là những căn cứ để tiến hành hoạt động đầu tư của dự án như: văn bản
luật, công văn, nghị định, thông tư, chính sách, quy hoạch, tiêu chuẩn kỹ
thuật,…Thông thường ở Công ty dựa vào những căn cứ sau :
- Các căn cứ pháp lý Nhà nước liên quan đến dự án. Các quyết định của nhà
nước về việc giao đất cho Chủ đầu tư tiến hành thực hiện dự án; các quyết định của
Ủy ban nhân dân tỉnh (thành phố) về việc quy hoạch chi tiết khu đất; chỉ thị của Bộ
xây dựng về tăng cường công tác quản lý xây dựng đối với các công trình xây dựng
nhà cao tầng; Nghị định của chính phủ quy định việc thi hành pháp luật về quyền
hạn và nghĩa vụ của tổ chức trong nước được nhà nước giao đất, cho thuê đất,…
- Các văn bản áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản: luật
xây dựng số 16/2003/QH11; Nghị định số 209/2004/NĐ – CP về quản lý chất lượng
công trình xây dựng; Nghị định 16/2005/NĐ – CP ngày 7/2/2005 của Chính phủ về
quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 52/1999/NĐ – CP ngày
8/7/1998 của Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý đầu tư xây dựng; nghị
định 99/2007/NĐ – CP của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công
trình; Thông tư của Bộ Xây Dựng về việc hướng dẫn lập và quản lý chi phí xây
dựng công trình,…
18
- Các tiêu chuẩn xây dựng hiện hành ở Việt Nam , tiêu chuẩn xây dựng áp
dụng với từng dự án: các tiêu chuẩn về thiết kế nhà ở cao tầng các phần: kiến trúc,
kết cấu điện, nước, phòng cháy chữa cháy, truyền hình,…
2.4.1.2. Xác định mục tiêu.
Trong báo cáo nghiên cứu khả thi của Công ty là trình bày các căn cứ để định
hướng đầu tư đó là quy hoạch hạ tầng phát triển vùng, địa phương nơi xây dựng dự
án trong mối tương quan với các lĩnh vực khác để đưa ra định hướng đầu tư. Các dự
án đưa ra được lợi thế của mình, đối với nhu cầu xã hội đáp ứng được ra sao, phù
hợp với chiến lược phát triển của quốc gia ra sao,…từ đó thấy được sự cần thiết của
dự án ra sao. Từ đó có những căn cứ để thấy mục tiêu đề ra của dự án là phù hợp
với quy hoạch chiến lược, và nhất là nhu cầu hiện tại trên thị trường.
2.4.1.3. Phân tích thị trường (cung cầu) đối với sản phẩm của dự án.
Các dự án của Công ty chủ yếu là các công trình xây dựng, chính vì vậy khi
phân tích thị trường của dự án thì xem xét kỹ về nhu cầu thực tại về các sản phẩm
xây dựng như nhu cầu văn phòng cho thuê, nhà ở, dân số vùng dự án, tình hình thực
tế vùng dự án,…. Từ việc xác định được nhu cầu xã hội như thế, các cấp quản lý
của Công ty (giám đốc và phòng kế hoạch,…) có nhiệm vụ lên kế hoạch đầu tư đáp
ứng nhu cầu hiện tại và tương lai thông qua công tác dự báo để có được những cơ
hội đầu tư phù hợp và hiệu quả.
2.4.2. Nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật.
Đặc điểm của các Dự án được lập tại Công ty là các dự án đầu tư xây dựng các
công trình dân dụng và các công trình hạ tầng kỹ thuật cho nên nội dung nghiên cứu
khía cạnh kỹ thuật rất được quan tâm ở Công ty, và là một trong những nội dung
được nghiên cứu kỹ nhất ở Công ty Thủ Đô Cụ thể :
2.4.2.1. Quy mô dự án, năng lực (công suất), lựa chọn hình thức đầu tư.
Thông thường nội dung này cán bộ lập dự án sẽ trình bày về quy mô của dự án
như: tổng diện tích khu đất, hình dáng công trình, thể loại công trình: dân dụng,
công nghiệp hay hạ tầng kỹ thuật,…Dự án có thuộc dự án quan trọng quốc gia hay
không, dự án nhóm A, B, C,…
19
Tuy nhiên không phải bất kỳ dự án nào cũng sử dụng tất cả các nội dung, mà
tùy từng dự án có những nét được trình bày khác nhau
Việc lựa chọn hình thức đầu tư tùy thuộc vào từng dự án. Nhưng các dự án của
Công ty chủ yếu là thuộc lĩnh vực xây dựng cho nên các phương án lựa chọn chủ
yếu là xây dựng mới, đồng bộ hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch
chi tiết đã được các ban ngành có liên quan phê duyệt.
2.4.2.2. Quy hoạch lãnh thổ và địa điểm xây dựng công trình.
Đối với mỗi dự án, các cán bộ lập dự án sẽ đưa ra các phương án quy hoạch
lãnh thổ khác nhau đối với mỗi địa điểm có dự án.
2.4.2.3. Các giải pháp về kiến trúc, quy hoạch và kỹ thuật.
Đối với các dự án lớn, báo cáo nghiên cứu khả thi (công ty gọi là báo cáo đầu
tư) sẽ tách riêng giải pháp về kỹ thuật với hai giải pháp còn lại. Còn đối với dự án
có quy mô nhỏ thì cả 3 phần gộp lại với nhau.
2.4.2.3.1.Giải pháp về quy hoạch.
Về nội dung này thi được trình bày theo phương án quy hoạch đã được duyệt.
Tùy theo từng dự án mà có sự phân chia khác nhau trong quy hoạch đất. Đối với
những dự án lớn thì được chia ra bao gồm: quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch về
giao thông,…nhưng chủ yếu vẫn tập trung vào quy hoạch đất. Quy hoạch sử dụng
đất trong các dự án xây dựng của Công ty thường là chia theo lô, theo loại đất rồi
sau đó lập bảng biểu thống kê từng loại dựa trên thực tế.
2.4.2.3.2.Giải pháp về kiến trúc.
Phần này do cán bộ phòng quản lý phát triển dự án đảm nhận, các cán bộ
nghiên cứu về khu đất xây dựng, rồi dựa trên những quy hoạch tổng thể của khu đất
từ đó đưa ra giải pháp về kiến trúc sao cho phù hợp
2.4.2.3.3. Giải pháp về kỹ thuật.
Trong báo cáo đầu tư của bất kỳ một dự án xây dựng nào, giải pháp xây dựng
cũng là rất quan trọng. Các cán bộ trong phòng quản lý phát triển dự án nghiên cứu
20
rất kỹ càng. Các giải pháp kỹ thuật chủ yếu là các giải pháp về: san nền, giao thông,
hệ thống thoát nước mưa, nước thải, cấp nước,cấp điện
Các giải pháp về kỹ thuật trong các dự án ở Công ty luôn được các cán bộ lập
dự án nghiên cứu rất chặt chẽ, và được trình bày kỹ trong dự án. Tuy nhiên không
phải bất kể dự án nào cũng được trình bày tất cả các giải pháp kỹ thuật, mà tùy vào
từng quy mô của dự án mà các giải pháp có được trình bày đầy đủ hay không, tùy
từng tính chất loại công trình mà các giải pháp nào được quan tâm hơn
2.4.2.4. Tác động đối với môi trường của dự án.
Trong quá trình nghiên cứu về dự án, cán bộ nghiên cứu lập dự án sẽ nghiên
cứu kỹ tác động của dự án đối với môi trường ra sao, từ đó có những điều chỉnh
thích hợp để đảm bảo sự hài hòa giữa lợi ích của chủ đầu tư và những người được
hưởng lợi ích của dự án. Giảm thiểu những tác động không đáng có của dự án đối
với môi trường. Các dự án của Công ty chủ yếu là các dự án xây dựng nhà ở, khu
đô thị, hạ tầng kỹ thuật nên ảnh hưởng tới môi trường của dự án chủ yếu do quá
trình thực hiện dự án gây nên, và sản phẩm của dự án khi dự án hoàn thành có tác
động đến môi trường dự án. Cụ thể như: trong quá trình thực hiện dự án có giải
phóng mặt bằng có thể gây tiếng ồn, bụi,…khi dự án hoàn thành có tác động đến
môi trường nước do nước thải sinh hoạt,…
Dự án đưa ra được thông số về tải lượng các chất ô nhiễm khi có và không có hệ
thống xử lý, cho thấy một điều rằng sự quan tâm đúng mức đến vấn đề ảnh hưởng tới
môi trường, xác định được chính xác tải lượng chất thải ô nhiễm, từ đó có được những
giải pháp khắc phục điều đó, các giải pháp được nói rõ trong dự án, ở đây chỉ đề cập
đến sự đánh giá, quan tâm của các cán bộ lập dự án đến ô nhiễm môi trường, để chứng
tỏ một điều rằng chất lượng lập dự án ngày càng hiệu quả hơn ở Công ty.
Tác động tới môi trường đất: Tác động tới môi trường đất do xây dựng cơ sở
hạ tầng : Trong khi thi công xây dựng các công trình kỹ thuật như khu chung cư,
khu biệt thự, khu dịch vụ,..sẽ gây ra tác động tiêu cực đến môi trường đất trong khu
vực. Hoạt động san lấp mặt bằng chuẩn bị thi công làm tăng nguy cơ xói mòn, bạc
màu khu đất, tăng nguy cơ sụt lở đất, bờ kênh, mương trong khu vực dự án,…Các
chất thải rắn từ sinh hoạt từ các khu chung cư,..
Ngoài ra còn ảnh hưởng tới môi trường không khí xảy ra trong giai đoạn thi
công: Tác động do bụi, bụi sinh ra trong quá trình thi công, san lấp mặt bằng và xây
lắp các hạng mục dự án do sử dụng nhiều loại phương tiện giao thông siêu trường,
21
siêu trọng và quá trình san ủi mặt bằng,..Tác động do khí thải: Trong quá trình thi
công sẽ huy động rất nhiều các loại máy móc, xe tải sử dụng các loại nhiên liệu như
đốt xăng, dầu diezen, dầu FO,…Các loại nhiên liệu này sau khi cháy sẽ sinh ra một
lượng khí độc như SO2, Nox, CO, CO2, VOC,… làm ô nhiễm môi trường không
khí và tác động xấu tới sức khỏe con người và các loài động thực vật.
Các tác động khi dự án đi vào hoạt động : Ô nhiễm không khí trong khu vực
quy hoạch chủ yếu do hoạt động giao thông và quá trình sinh hoạt (đun nấu, sưởi)
từ các khu dân cư biệt thự gây ra…
Từ việc đánh giá được tác động do dự án được tiến hành xây dựng tác động tới
môi trường như vậy, các cán bộ lập dự án sẽ thảo luận nghiên cứu đưa ra được
những giải pháp hạn chế tác động tới môi trường thích hợp nhất, không làm ảnh
hưởng xấu đến môi trường. Tùy từng dự án, và tùy vào mức độ của tác động mà có
những giải pháp phù hợp nhất, thích hợp nhất, mang lại hiệu quả cao nhất.
2.4.2.5. Phương án đền bù, giải phóng mặt bằng.
Căn cứ vào những quy định của nhà nước về giải phóng mặt bằng, mà mỗi dự
án áp dụng các phương án đền bù cho phù hợp. Về căn cứ pháp lý thì có Nghị định
197/2004/NĐ – CP, thông tư 116/2004/TT – BTC , và đặc biệt là các quyết định
của Tỉnh ( Địa phương) nơi mà có dự án. Trên cơ sở những căn cứ pháp lý như vậy,
chủ đầu tư kết hợp với hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng thảo luận và đi đến
quyết định đưa ra phương án đền bù nào cho phù hợp nhất và hiệu quả nhất.
Tùy từng dự án mà việc tính chi phí giải phóng mặt bằng là khác nhau, giá
theo giá nhà nước hiện hành, hoặc có đôi khi có kết hợp áp dụng giá thị trường để
đảm bảo tính hợp lý. Thường những dự án xây dựng khu đô thị theo quy hoạch của
địa phương thì sẽ có phương án tái định cư cho người dân,…
Tuy nhiên, các phương án đền bù giải phóng mặt bằng các dự án đưa ra, ví dụ
như dự án trên còn sơ sài, áp dụng theo các quy định nhưng thực tế có nhiều vấn đề
phát sinh liên quan đến giá cả,…ảnh hưởng đến việc giải phóng mặt bằng, vì thế
cần có những biện pháp chặt chẽ và cứng rắn hơn.
2.4.2.6. Cách thức quản lý dự án của công ty và tiến độ thực hiện dự án.
Thông thường ở Công ty HUD3 áp dụng hình thức Chủ đầu tư trực tiếp quản
lý và tự thực hiện các dự án. Còn một số dự án thứ cấp thì Công ty là chủ đầu tư cấp
2, các dự án này do Tổng Công ty đầu tư và phát triển nhà và đô thị Hà Nội (HUD)
22
là chủ đầu tư. Những dự án do Tổng Công ty là chủ đầu tư thì Công ty HUD3 sẽ là
áp dụng hình thức chủ nhiệm điều hành dự án để quản lý các dự án, đảm bảo các
tiến độ thực hiện hợp lý.
Về tiến độ thực hiện dự án thì tùy vào các dự án khác nhau mà có các kế hoạch
khác nhau, đảm bảo sự hợp lý về thời gian và chất lượng công trình.
2.4.3. Phân tích tài chính.
Việc xác định tài chính của dự án do phòng quản lý phát triển dự án đảm
nhiệm. Các cán bộ soạn thảo dự án nghiên cứu các vấn đề của dự án và dự toán cả
tài chính của dự án. Nội dung của dự toán tài chính dự án là các vấn đề về tổng mức
vốn đầu tư, nguồn tài trợ vốn của dự án, dự kiến doanh thu chi phí hàng năm, các
chỉ tiêu phân tích tài chính của dự án. Cụ thể :
2.4.3.1. Xác định tổng mức vốn đầu tư.
Nội dung này sẽ được chi tiết hóa trong từng dự án, bằng những bảng biểu thể
hiện rõ tổng mức đầu tư của dự án là bao nhiêu, khoản mục chi tiết của từng thành
phần trong tổng mức đầu tư ấy. Tổng vốn đầu tư bao gồm: chi phí xây dựng, thiết
bị, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, chi phí quản lý dự án và các chi phí khác,
dự phòng phí. Nhu cầu vốn được cụ thể hóa qua các năm tùy vào từng dự án mà
mỗi năm có nhứng nhu cầu vốn là khác nhau
2.4.3.2. Nguồn tài trợ vốn của dự án.
Các dự án chỉ khả thi khi đảm bảo được nguồn vốn, và xuất xứ của nguồn vốn đó
là chính xác, để đảm bảo đến khi huy động nó cho dự án không gặp bất kể vấn đề gây
cản trở nào. Các dự án của Công ty Thủ Đô chủ yếu sử dụng vốn của các cổ đông trong
Công ty và Vốn vay,vốn huy động hợp pháp khác (vốn vay từ các ngân hàng thương
mại, các tổ chức tín dụng, vốn góp từ các Công ty liên kết thực hiện dự án
2.4.3.3. Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả tài chính chủ yếu.
Để xác định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án, các cán bộ soạn thảo dự
án của Công ty sẽ tiến hành các công việc theo trình tự: xác định các khoản doanh
thu, chi phí trong từng năm hoặc theo từng thời kỳ của dự án; kế tiếp là xác định
23
dòng tiền hàng năm để từ đó tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính như: NPV,
IRR, T, tỉ suất lợi nhuận r …
2.4.3.3.1. Xác định các khoản mục doanh thu và chi phí.
Các cán bộ lập dự án dung phần mềm Exel để tính toán.
- Doanh thu: Bảng doanh thu hàng năm được xác định dựa theo sản phẩm của
dự án. Thường thì sản phẩm của Công ty là các công trình hạ tầng kỹ thuật, các khu
đô thị, các văn phòng cho thuê,…nên việc tổng hợp doanh thu là từ việc bán các
khu căn hộ cao tầng, nhà ở, hay tiền cho thuê các khu văn phòng,..doanh thu từ
chuyển nhượng các diện tích đất kinh doanh,…
- Chi phí: chi phí hàng năm của dự án bao gồm các khoản mục chi phí: Chi phí
để hoạt động: chi phí điện, điện thoại cho bộ phận quản lý, khu vực công cộng, chi
phí trả lương, chi phí sữa chữa, bảo dưỡng, thay thế máy móc thiết bị…và tiền thuê
đất hàng năm, khấu hao, lãi vay.
Trên cơ sở những tính toán như vậy, các cán bộ lập dự án sẽ tính toán lợi
nhuận của Công ty trước và sau thuế. Cụ thể:
Lợi nhuận trước thuế = Doanh thu – Chi phí (bao gồm cả khấu hao và lãi vay).
Thuế TN DN = LNTT * 25 % (áp dụng từ năm 2009).
Lợi nhuận sau thuế = LNTT – Thuế TN DN
2.4.3.3.2. Xác định dòng tiền.
Các cán bộ lập dự án dựa vào lợi nhuận sau thuế đã tính được để xác định
dòng tiền theo công thức sau:
Dòng tiền = LNST + Lãi vay + Khấu khao
LNST: Lợi nhuận sau thuế.
HSCK(i) = HSCK(i-1) / (1+r)
Trong đó : HSCK(i) là hệ số chiết khấu năm i
HSCK(i-1) là hệ số chiết khấu năm (i-1)
i là số năm ( i ≥ 1)
r là tỷ suất chiết khấu.
Người lập dự án sẽ xác định các chỉ tiêu về mặt hiệu quả tài chính của dự án
dựa trên cơ sở dòng tiền và hệ số chiết khấu đã được xác định.
24
2.4.3.3.3. Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án.
Trong phân tích hiệu quả tài chính hiện nay, thường dùng các chỉ tiêu NPV,
IRR, T. Nội dung phân tích hiệu quả tài chính ở Công ty được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1.10: Bảng phân tích hiệu quả tài chính dự án đầu tư.
STT Nội dung Tổng cộng Năm hoạt động
Năm
1
Năm
2
Năm
3 ……
Năm
n
I Doanh thu
1 Hoạt động cho thuê
2 Bán lại các căn hộ
3 Chuyển nhượng diện
tích đất kinh doanh
4 Khai thác khu đất không
thuộc đất kinh doanh
5 Giá trị thu hồi tài sản
….
II Chi phí
1 Chi phí hoạt động
Chi phí điện, điện thoại
cho bộ phận quản lý,
khu vực công cộng
2 Chi phí trả lương cho bộ
phận quản lý
3 Chi phí sữa chữa, bảo
dưỡng, thay thế máy
móc thiết bị
4 Tiền thuê đất hàng năm
5 Khấu hao
6 Lãi vay
III Lợi nhuận gộp
1 Lợi nhuận trước thuế
2 Thuế TNDN (28%)
IV Lợi nhuận sau thuế
V Phân tích tài chính
theo thời gian
Năm 0
1 Vốn đầu tư ban đầu
2 Dòng tiền
3 Hệ số chiết khấu
4 Dòng tiền chiết khấu
5 Cộng dồn
25
Sau khi tính được bảng tính trên, cán bộ lập dự án sẽ tính các chỉ tiêu phân tích
hiệu quả tài chính của dự án: Tỷ suất chiết khấu (r), Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR),
Giá trị hiện tại thuần (NPV), Thời gian thu hồi vốn (T).
Trong từng dự án của Công ty, các chỉ tiêu tài chính được tính toán đầy đủ và
kiểm tra kỹ càng tránh sai sót, nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế đem lại của dự án là
cao nhất có thể. Khi phân tích về các chỉ tiêu hiệu quả tài chính ở Công ty chủ yếu
sử dụng 3 chỉ tiêu IRR, NPV, T ở thời điểm hiện tại. Khấu hao trong dự toán các dự
án là khấu hao đều hàng năm. Phương án trả nợ là trả nợ đều qua các năm, trả lãi
hàng năm.
2.4.4. Nghiên cứu khía cạnh kinh tế xã hội của dự án.
Căn cứ vào chính sách, chủ trương quốc gia, đường lối và quy hoạch phát triển
của đất nước. Căn cứ vào địa điểm thực hiện dự án các cán bộ lập dự án nghiên cứu
để nghiên cứu khía cạnh này. Nghiên cứu tác động của dự án đối với chủ đầu tư, đất
nước và cho nền kinh tế. Hầu hết các dự án ở Công ty đều nghiên cứu kỹ các tác
động này, một số chỉ tiêu được đưa ra để đánh giá như: tạo việc làm cho người lao
động, tăng thu ngân sách cho nhà nước, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng,…
Tuy nhiên tác động mà Công ty đánh giá tác động đối với nền kinh tế xã hội
đang dừng lại ở các vấn đề chung chung, không có tính toán rõ ràng các chỉ tiêu như
theo quy trình xem xét khía cạnh kinh tế xã hội như xem xét về giá trị gia tăng
thuần (NAV), giá trị hiện tại ròng kinh tế (NPV(E), tỷ số lợi ích chi phí
B/C…Chính vì thế đôi khi sự đánh giá về khía cạnh kinh tế xã hội là không rõ ràng,
đó là một điểm cần được khắc phục ở Công ty mà ở phần giải pháp sẽ có những giải
pháp phù hợp.
2.4.5. Phân tích độ nhạy của dự án.
Các dự án ở Công ty là các dự án đầu tư xây dựng, nên sự thay đổi chủ yếu là
giá cả trên thị trường của nguyên vật liệu đầu vào, nên khi phân tích độ nhạy của dự
án chỉ đơn giản là ước tính giá chênh lệch khoảng 5 – 10 % so với thực tế, để phòng
trừ có sự rủi ro trong vấn đề giá cả. Công ty không xây dựng một quy trình nhất
định trong việc phân tích độ nhạy của dự án, tùy theo từng dự án mà có chỉ ra
những thay đổi khác nhau và có biện pháp phòng ngừa cần thiết. Tuy nhiên, việc
phân tích này ít được chú trọng ở Công ty.
26
2.5, Nghiên cứu tình huống cụ thể lập dự án tại Công ty cổ phần Đầu tư và
Thương mại Thủ Đô:
Dự án đầu tư xây dựng trường Trung Học cơ sở tại xã Mễ trì, huyện Từ Liêm Hà
Nội
2.5.1 Sự cần thiết phải đầu tư:
Phần này các cán bộ lập dự án của Công ty nghiên sửu dụng phương pháp phân tích
đánh giá và phương pháp so sánh đối chiếu
Căn cứ pháp lý của dự án: Dựa vào các văn bản pháp luật có liên quan đến dự
án, các tiêu chuẩn của nhà nước, Bộ xây dựng,…để áp dụng cho dự án:
Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ;
Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005 của Chính phủ về quản lý dự án
đầu tư xây dựng công trình;
Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính Phủ về quản lý chất
lượng công trình xây dựng;
Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2007 của Chính Phủ về quản lý chi
phí đầu tư xây dựng công trình.
Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 về thu tiền sử dụng đất.
Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của BXD về việc lập và quản
lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình
Căn cứ văn số 440/UBND-ĐC ngày 10 tháng 04 năm 2008 của UBND xã Mễ
Trì về việc xin thỏa thuận địa điểm xây dựng Trường THPT dân lập Marie Curi tại
xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội.
Căn cứ văn bản số 1220 /QHKT-P1 ngày 24 tháng 06 năm 2008 của sở quy
hoạch kiến trúc về việc thông tin quy hoạch kiến trúc khu đất thuộc xã Mễ Trì,
Trung Văn - huyện Từ Liêm - Hà Nội.
Căn cứ văn bản số 4154 /UBND-KH&ĐT ngày 17 tháng 12 năm 2008 của
UBND Thành Phố Hà Nội về việc chấp thuận địa điểm nghiên cứu lập và triển khai
thực hiện dự án xây dựng Trường Trung học cơ sở
Căn cứ văn bản số 2386 /QHKT-P1 ngày 04 tháng 09 năm 2009 của sở quy
hoạch kiến trúc về việc quy hoạch tổng mặt bằng, phương án thiết kế kiến trúc sơ
bộ công trình Trường THCS tại xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội.
Căn cứ văn bản số 2703 / VP-VHKG ngày 23 tháng 09 năm 2009 của văn
phòng UBND Thành Phố Hà Nội về việc quy hoạch tổng mặt bằng, phương án kiến
trúc sơ bộ công trình Trường THCS tại xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội.
27
Căn cứ văn bản số 1020/ UBND-ĐC ngày 06 tháng 10 năm 2009 của UBND
xã Mễ Trì về việc xác nhận diện tích, loại đất, chủ sử dụng đất dự án xây dựng
Trường THCS tại xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội .
Căn cứ văn bản số 2835 /QHKT-P1 ngày 15 tháng 10 năm 2009 của sở quy
hoạch kiến trúc về việc quy hoạch tổng mặt bằng, phương án thiết kế kiến trúc sơ
bộ công trình Trường THCS tại xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội.
Các công văn thoả thuận chuyên ngành của điện lực huyện Từ Liêm về việc trả
lời công văn xin thỏa thuận cấp điện cho dự án xây dựng Trường THCS tại xã Mễ
Trì, huyện Từ Liêm;văn bản của công ty TNHH NN MTV Thoát Nước Hà Nội về
việc phúc đáp công văn thỏa thuận thoát nước phục vụ lập dự án; công văn số của
Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và kinh doanh nước sạch về việc thỏa thuận cấp
nước cho dự án đầu tư xây dựng Trường THCS tại xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà
Nội; bản của Sở Giáo dục và đào tạo về việc thỏa thuận quy mô Trường THCS tại
xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội.
Đánh giá thực trạng phát triển Trường học Thành Phố
- Những thành tựu đạt đươc:
Trường học đã đáp ứng được nhu cầu giáo dục đòi hỏi chất lượng ngày càng
cao về chất lượng đào tạo để đáp ứng nhu cầu xã hội. Thành phố Hà Nội là nơi tập
trung đông dân và đô thị hóa nhanh vì vậy hệ thống trường học là hết sức cần thiết
nhằm phục vụ tốt hơn cho chất lượng giáo dục. Hoạt động trường học của bộ Giáo
dục đã được phát triển và đổi mới nhiều trong phương thức giảng dạy và học tập.
Nhiều trường dân lập được đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và đội ngũ giáo viên dạy
rất tốt mang lại hiệu quả cho xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng.
Cơ sở vật chất đã được đổi mới và phát triển, trình độ quản lý dạy học được
đổi mới nâng cao. Đến nay thành phố có nhiều cơ sở trường học đạt chuẩn quốc gia
với cơ sỏ hạ tầng máy móc trang thiết bị dạy học hiện đại.
Vị trí và vai trò của trường học thành phố Hà Nội là hết sức quan trọng trong
lúc nền kinh tế nước ta dang hội nhập với nền kinh tế thế giới.
- Những mặt hạn chế:
Bên cạnh những thành tựu đóng góp to lớn của ngành giáo dục, sự phát triển
của trường học ở Hà Nội vẫn còn những mặt hạn chế.
Do Hà Nội là thủ đô, là trung tâm văn hóa giáo dục của cả nước, nên đô thị
hóa diễn ra ở đây rất nhanh. Vì vậy, cần phải đầu tư trường học nhiều hơn nữa để
hạn chế con em phải đi học trái tuyến, học nhiều ca.
28
Hoạt động trường học là ngành giáo dục thuộc nhà nước quản lý cho nên
việc mở rộng phát triển đầu tư xây dựng chủ yếu là sử dụng nguồn vốn ngân sách vì
vậy việc đầu tư xây mới gặp nhiều khó khăn trong vấn đề huy động vốn.
Tóm lại có thể nói, trong những năm qua, đặc biệt là trong thời kì đổi mới,
hệ thống Trường học ở Hà Nội đã phát triển mạnh mẽ, đóng góp xứng đáng vào sự
nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, nhưng đến nay trường học Hà Nội về
cơ bản vẫn chưa đáp ứng được quy mô và số lượng phòng học, đang ở trình độ phát
triển thấp, năng lực cạnh tranh yếu, khẳ năng hội nhập với nền giáo dục khu vực và
thế giới còn gặp nhiều khó khăn.
Quá trình phát triển Thủ đô theo yêu cầu công nghiệp hoác, hiện đại hoác,
hội nhập khu vực và thế giới, yêu cầu xây dựng một hệ thống trường học tiên tiến,
trang thiết bị máy móc hiện đại, vừa là cơ hội vừa là thách thức lớn đối với nền giáo
dục Việt Nam
Định hướng phát triển Trường học Thành phố đến năm 2010
Phát triển trường học Hà nội, đặc biệt là trường học đạt chuẩn quốc gia để mở
rộng hệ thống trường học đáp ứng nề kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đát nước là mục tiêu chiến lược lâu dài của Hà Nội. Trường học
không những phát triển mở rộng số lượng mà còn chú trọng chất lượng trang thiết
bị ,máy móc hiện đại nhằm nâng cao chất lượng dào tạo. Phải coi trường học là mũi
nhọn, là đòn bẩy phát triển cảu ngành giáo dục Hà Nội, làm cho Hà Nội trở thành
trung tâm đào tạo dạy và học lớn nhất của miền Bắc và cả nước từng bước hội nhập
nền giáo dục khu vực và thế giới.
Đổi mới quy mô trường học, trang thiết bị công nghệ hiện đại nhằm phục vụ
cho ngành giáo dục thủ đô phát triển khả năng cạnh tranh với các nước trong khu
vực và thế giới.
Tổ chức sắp xếp lại, hoàn thiện và phát triển mạng lưới trường học trên địa bàn
Hà Nội một cách hợp lý theo hướng đa dạng với nhiều hình thức quy mô khác nhau
nhằm giảm bớt học sinh phải đi học trái tuyến. Hình thành các trường dân lập đáp
ứng nền giáo dục phát triển. Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện hệ thống dạy và học
nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nền giáo dục kiện toàn tổ chức nâng cao trình độ
quản lý chuyên môn. Chủ động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ giáo
viên giảng day.
Kết luận: Cơ hội đầu tư xây dựng các trường học trên địa bàn thành phố Hà
Nội còn rất nhiều. Dự án đầu tư xây dựng trường học trên thành phố Hà Nội phù
29
hợp với nhu cầu của người dân, và đây cũng là một trong những nội dung nhà nước
kêu gọi các doanh nghiệp tư nhân cùng tiến hành đầu tư.
Mục tiêu của dự án đầu tư
Đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô trường học đạt chuẩn quốc gia của ngành
giáo dục Thành phố
Đáp ứng nhu cầu học sinh trong khu vực đi học thuận lợi, đứng tuyến
Phục vụ cho nhu cầu giảng day, trang thiết bị hiện đại nâng cao chất lượng
giáo dục
Xây dựng tổ hợp công trình kiến trúc cảnh quan mới đóng góp hình ảnh mới
hiện đại, năng động cho khu vực và tổng quan Quy hoạch - Kiến trúc thành phố
Góp phần phát triển hệ thống giáo dục trên địa bàn thành phố Hà Nội, thực
hiện chủ trương phát triển ngành giáo dục của Thành phố
2.5.2. Quá trình thực hiện.
Để thực hiện tốt Dự án, trước hết Chủ đầu tư cần lựa chọn một hình thức quản
lý thực hiện dự án phù hợp, đồng thời với việc lựa chọn tập trung tạo vốn cho Dự
án, cần thiết phải chủ động tiến hành ngay các công việc chuẩn bị đầu tư, thực hiện
công tác giải phóng mặt bằng, lập tiến độ xây dựng công trình và quản lý việc thực
hiện đầu tư xây dựng công trình. Mặt khác, sau khi công trình hoàn thành đưa vào
khai thác sử dụng cần phải có kế hoạch cho công tác quản lý vận hành sau dự án.
“Theo Nghị định số 16/2005/NĐ-CP, tuỳ theo quy mô tính chất của dự án và năng
lực của mình, Chủ đầu tư sẽ lựa chọn một trong những hình thức quản lý thực hiện
dự án sau:Trực tiếp quản lý thực hiện dự án khi chủ đầu tư xây dựng công trình có
đủ điều kiện năng lực về quản lý dự án. Hoặc thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án khi
chủ đầu tư xây dựng công trình không đủ điều kiện năng lực.
Hình thức quản lý dự án trường THCS Marie Curie:
-Giai đoạn chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư xây dựng : Công ty Cổ phần
Đầu tư và Thương mại Thủ Đô ứng vốn 100% nên làm chủ đầu tư và trực tiếp quản
lý
- Giai đoạn đưa công trình vào khai thác sử dụng: Trường Dân lập Marie Curie
trả 100% vốn đầu tư và một phần lãi đầu tu cho công ty Cổ phần Đầu tư và Thương
mại thủ Đô để được chuyển giao cho trường Dân lập Marie Curie trực tiếp quản
Tiến độ thực hiện dự án
Giai đoạn chuẩn bị đầu tư:
- Lập thiết kế cơ sở, dự án đầu tư: từ tháng 4/2008 đến tháng 9/2008
30
- Thẩm định và phê duyệt thiết kế cơ sở: trong tháng 10/2008
- Thiết kế kỹ thuật thi công: từ tháng 10/2008/ đến tháng 12/2008
- Thẩm định và cấp giấy phép các hạng mục: Theo từng tiến độ hạng mục
Giai đoạn đầu tư:
- Việc gải phóng mặt bằng, kiểm tra địa chất công trình và thiết kế chi tiết toàn
nhà mới sẽ được hoàn thành vào tháng 3/2009
- Việc lựa chọn qua đấu thầu hoặc đàm phám các nhà thầu xây dựng, các nhà
thầu phụ hoàn thành vào cuối tháng 3/209
- Việc xây dựng và lắp đặt toàn bộ thiết bị hoàn chỉnh công trình: từ tháng
4/2009 đến 4/2011.
- Chuẩn bị cho công tác tuyển sinh và hoàn thiện bộ máy hoạt động cảu trường
từ tháng 5/2010 đến hết tháng 8/2011
- Từ tháng 8/2011 bắt đầu khai trương đưa công trình vào sử dụng
Việc xác định chính xác thời gian thực hiện dự án đảm bảo cho dự án mang lại
hiệu quả kinh tế cao nhất, có lợi không chỉ cho cả chủ đầu tư mà cả các đối tượng
người tiêu dùng mà dự án hướng tới, ngoài ra còn hiện thực hóa quy hoạch của địa
phương, vùng, ngành.
2.5.3, Phân tích kỹ thuật.
2.5.3.1, Quy mô dự án, lựa chọn hình thức đầu tư.
Sau bước nghiên cứu sự cần thiết phải đầu tư, các cán bộ lập dự án sẽ xác định
quy mô của dự án và lựa chọn hình thức đầu tư.
Quy mô dự án : “Dự án đ ầu t ư x ây d ưng trường THCS đạt tiêu chuẩn quốc
gia gồm nhà hiệu bộ tại trung tâm ô đất kết hợp với 02 khối nhà học (4 tầng) tạo ra
một khối hình chữ U với sân tập trung ở giữa, nhà thể thao, các công trình phụ trợ
khác..”
Hình thức đầu tư : “Đầu tư xây dựng mới”.
Dựa trên quy hoạch của địa phương nơi có dự án mà xác định được quy mô
thực hiện dự án hợp lý nhất, căn cứ vào quy hoạch của huyện Từ Liêm cho thấy các
cán bộ lập dự án đã bám sát các quy hoạch ấy và đã đưa ra được con số diện tích
thỏa đáng nhất.
31
2.5.3.2, Địa điểm xây dựng công trình và hiện trạng khu đất xây dựng.
- Địa điểm xây dựng công trình: Tại xã Mễ Trì - huyện Từ Liêm – Thành phố
Hà Nội
-Các cán bộ lập dự án đã đi thực tế đo đạc và khảo sát địa hình để xác định địa
điểm dự án chính xác.
Vị trí này xung quanh giáp đường quy hoạch dự kiến, phía đông bắc giáp đài
phát sóng phát thanh Mễ Trì; phía nam giáp phía tuyến mương xây hiện có.Hiện
trạng khu đất là đất nông nghiệp, trên khu đất có một số cột ăng teng của đài phát
sóng phát thanh Mễ Trì.
- Điều kiện tự nhiên
Qua khảo sát thực tế địa chất công trình, điều kiện tự nhiên vùng dự án được
trình bày như sau :
+ Khu vực này có chế độ khí hậu của thành phố Hà nội, được chia làm hai mùa
rõ rệt:
+ Mùa nóng: bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10. Hướng gió chủ đạo là gió Đông
Nam, nhiệt độ cao nhất trong mùa hè khoảng 38 độ C. Mùa nóng đồng thời cũng là
mùa mưa bão tập trung từ tháng 7 đến tháng9. Lượng mưa trung bình hàng năm là
1670mm, số ngày mưa trung bình trong năm là 140 ngày.
+ Mùa lạnh: bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Hướng gió chủ đạo là
gió Đông Bắc, trời lạnh và khô hanh, nhiệt độ trung bình 23 độ C, thấp nhất là 7-8
độ C.
+ Độ ẩm: về mùa mưa có khi đạt mức 100%, độ ẩm trung bình hàng năm là
84,5%.
+ Bão: Thường xuyên xuất hiện trong tháng 7 và 8, cấp gió từ cấp 8-10, đôi
khi tới cấp 12.
Địa hình
Địa hình rộng, đất nông nghiệp bằng phẳng, đường giao thông thuận lợi cho
việc vận chuyển và tập kết máy móc, vật liệu thi công công trình.
Địa chất thuỷ văn
+ Quanh khu vực chủ yếu là đất nông nghiệp khảo sát chưa có hệ thống thoát
nước hoàn chỉnh nối với hệ thống thoát nước chung của thành phố.Nước mưa, nước
32
mặt thoát nhanh ra ruộng không gây ngập trong khu khảo sát khi có mưa lớn dài
ngày.
+ Trong quá trình khảo sát hiện trường , khu đất của dự án là đất ruộng, địa
hình khá bằng phẳng với cao độ thay đổi trong khoảng 6,2m đến 6,7m. mực nước
dưới đất ổn định được quan sát ghi chép lại và thể hiện tại hình trụ hố khoan.
+ Nước dưới đất xuất hiện nông, sát gần mặt đất, sâu từ 1.0 m đến1.2 m. đây là
mực nước ngầm tầng nông, tồn tại trong lớp đất lấp. Nguồn cấp chủ yếu là nước
mưa, nước thải sinh hoạt.
+ Nước ngầm có áp nhẹ, tồn tại trong lớp đất rời(cát, cuội, sỏi) dưới sâu.
nguồn nước dồi dào, có thể sử dụng cho sinh hoạt và cung cấp thi công công trình.
Dựa vào sự nghiên cứu kỹ lưỡng về địa chất mà sau đó các cán bộ lập dự án
lựa chọn các giải pháp kỹ thuật hiệu quả nhất, tránh xảy ra những sai sót không
đáng có của dự án.
2.5.4. Giải pháp thực hiện.
2.5.4.1. Giải pháp thiết kế quy hoạch.
- Các khối công trình gồm khối nhà học và khối hiệu bộ được tổ chức hợp
khối, các khối phụ trợ tách riêng nối với khối chính bằng nhà cầu. Hoạt động dạy và
học theo dây chuyền khép kín liên tục. Nhà hiệu bộ bố trí tại trung tâm ô đất kết hợp
với 02 khối nhà học tạo ra một khối hình chữ U với sân tập trung ở giữa. Giải pháp
này đảm bảo cửa các phòng học mở cửa theo hướng bắc – Nam. Các phần đất còn
lại được bố trí bao quanh khu đất, khối phụ trợ được nối với khối trường học bằng
hệ thống hành lang cấu tạo tính lô gíc về hình khối và sự liên hệ chặt chẽ thuận lợi
trong sử dụng.
- Nhà thể thao đa năng bố trí tại phần đất phía Đông và Đông nam. Đây là
phần đất còn lại rộng, bố trí được một nhà thể thao đa năng và một sân bóng đá.
- Phần đất phía nam và tây nam bố trí căng tin nhà ăn kết hợp với bán trú phục
vụ cho học sinh ăn uống giữa ca của CBGV.Vị trí này được đặt ngay cổng phụ
thuận tiện cho việc đi lại và vị trí các phòng phục vụ cho các học sinh bán trú được
tiếp cận với hướng gió chính.
- Các phần đất xen kẹp còn lại với diện tích nhỏ đợc bố trí các vườn cây bể
nước phục vụ và tạo được cảnh quan thoáng mát cho hoạt động ngoại khóa của học
sinh. Tất cả phần đất giáp hàng rào có hình dạng phức tạp được quy hoạch tạo thành
33
các vườn cây có vai trò cải thiện môi trờng, ngăn cản ồn và bụi từ hệ thống giao
thông.
- Hai khối lớp học xây 4 tầng và nhà hiệu bộ 4 tầng có các khu vệ sinh phục vụ
học sinh và giáo viên thuận tiện trong sử dụng.
- Do có chu vi lớn và để phù hợp với hoạt động, trường có hai cổng. Xung
quanh trường cạnh tường rào bố trí các dải cây xanh rộng từ 3,0m đến 5,0m tạo môi
trường yên tĩnh trong sạch được ngăn cách bằng hệ thống cây xanh và đường nội
bộ.
Quy hoạch sử dụng đất như sau:
+ Đất xây dựng khu lớp học 4 tầng + hiệu bộ 1430 m2
+ Đất xây dựng hành lang cầu 93.3 m2
+ Đất xây dựng nhà thể thao đa năng 350.47 m2
+ Đất xây dựng căng tin + bán trú 505.7 m2
+ Đất xây dựng nhà để xe 200 m2
+ Đất xây dựng nhà bảo vệ 16.8 m2
+ Đất xây dựng sân tập trung 1134 m2
+ Đất xây dựng sân chơi TDTT 106.4 m2
+ Đất xây dựng cây xanh mặt nước 1769 m2
+ Đất xây dựng đường nội bộ ô đất 3120 m2
*Các chỉ tiêu kỹ thuật sử dụng đất.
STT Các chỉ tiêu Đơn vị Giải pháp thiết kế
1 Tổng diện tích khu đất m2 7176
2 Tổng diện tích xây dựng m2 2223
3 Tổng diện tích sàn xây dựng m2 7476
4 Diện tích cây xanh, thảm cỏ, mặt nước (25,14%) m2 1804
5 Diện tích đường giao thông, sân trường(43,89%) m2 3149
6 Mật độ xây dựng % 30,97
7 Hệ số sử dụng đất Lần 1,041
8 Tầng cao trung bình Tầng 3,36
9 Diện tích sân thể thao ngoài trời m2 106
10 Cấp công trình Cấp 2
2.6.4.2. Giải pháp về kiến trúc:
Khối nhà học
Khối nhà học 4 tầng phục vụ cho quy mô 32 phòng học chính và các phòng
học bộ môn. Tổng diện tích xây dựng khoảng 875.6m2, tổng diện tích sàn khoảng
34
3502.4m2. Các phòng học kích thước 7.9x7.2m hành lang rộng 2.4m. Mỗi khối có 1
khu cầu thang và 1 khu vệ sinh phục vụ sinh hoạt.
Khối nhà hiệu bộ.
Nhà hiệu bộ 4 tầng diện tích xây dựng khoảng 554.4 m2, tổng diện tích sàn
khoảng 2217.6m2. các bố trí các phòng làm việc của giáo viên. Khối này có 1 khu
cầu thang và 1 khu vệ sinh phục vụ sinh hoạt. Có hành lang nối giữa khối hiệu bộ
và các khối nhà lớp học tạo sự liên hệ thuận tiện.
Nhà thể thao đa năng.
Nhà thể chất 1 tầng diện tích xây dựng 350.47 m2. không gian tập kích thước
20x12m, với diện tích 240 m2. Diện tích còn lại bố trí chỗ thay quần áo, kho dụng
cụ, khu vệ sinh và khu nghỉ khán đài.
Các công trình phụ trợ khác
Nhà bếp 1 tầng diện tích 138,2 m2
Nhà thường trực diện tích 16,8 m2
Nhà để xe diện tích 200 m2
Cổng chính rộng 10m, cổng phụ rộng 6m, hàng rào hoa sắt dài 424m trụ gạch
330x330 a = 3m.
- Các phòng chức năng của các khối nhà học và hiệu bộ trên là:
- Các phòng chức năng tầng 1: Gồm có 08 phòng học ; có 02 phòng kho đồ
dùng giảng dạy ; 01 phòng y tế; 01 phòng cách ly; 01 phòng đoàn đội; 01 phòng
truyền thông; 01 phòng khách; 01 phòng nghỉ giáo viên; 01 phòng kho đồ dùng học
tập; 03 khu vệ sinh.
- Các phòng chức năng tầng 2: Gồm có 08 phòng học; 02 phòng nghỉ giáo
viên; 01 phòng hiệu trưởng; 01 phòng hiệu phó; 03 phòng hành chính; 01 phòng
họp; 01 phòng hội đồng giáo viên; 03 khu vệ sinh.
- Các phòng chức năng tầng 3: Gồm 08 phòng học; 04 phòng chuẩn bị; 01
phòng hiệu phó; 02 phòng hành chính; 01 phòng thư viện; 01 phòng kho sách; 03
khu vệ sinh.
- Các phòng chức năng tầng 4: Gồm có 08 phòng học; 02 phòng chuẩn bị; 01
phòng hành chính; 01 phòng công đoàn; 01 phòng đọc thư viện; 01 phòng hội
trường; 03 khu vệ sinh.
Các phòng chức năng của các khối nhà ăn + căng tin, bán trú trên là:
- Các phòng chức năng tầng 1: Gồm có 01 phòng ăn tập thể ; 01 phòng cafê
giải khát; 01 khu vệ sinh; 01 phòng bếp và phụ trợ.
35
- Các phòng chức năng tầng 2: Gồm có 12 phòng bán trú; 02 khu vệ sinh; 01
phòng kho.
- Các phòng chức năng tầng 3: Gồm có 13 phòng bán trú; 02 khu vệ sinh.
2.6.4.3 Giải pháp kết cấu xây dựng
*Giải pháp mặt đứng
Mặt đứng của công trình được thiết kế theo phong cách hiện đại, phù hợp với
xu hướng kiến trúc chung của các khu đô thị hiện đại đang được triển khai tại
Thành phố.
Toàn bộ các mặt đứng nhà được thiết kế với các chi tiết sinh động, các mảng
đặc rỗng được tuân thủ nghiêm ngặt về tỷ lệ.
*Giải pháp mặt cắt
Khối học tập: Tầng 1 và 2 cao 3,6m; tầng 3 và 4 cao 3,6m; đỉnh mái cao 18,06
m.
Khối hiệu bộ: Tầng 1 và 2 cao 3,6m; tầng 3 và 4 cao 3,6m; đỉnh mái cao 8,06
m.
Hành lang cầu tầng 1 cao 3,6m
Khối thể chất: Phần tập luyện cao 6m; phần phụ trợ cao 3,6m; đỉnh mái cao
8,5 m.
*Vật liệu hoàn thiện.
- Tường bả hoàn thiện bằng sơn nước phù hợp khí hậu.
- Sàn màu vàng sáng, sàn lát gạch cerame kích thước 400x400, sàn vệ sinh lát
gạch chồng trơn.
- Trần trát phẳng sơn màu trắng
- Mái chính bằng mái bằng BTCT lát gạch lá nem chống nóng, mái các nhà
phụ trợ lợp tôn.
- Lan can bằng thép khung vỏ sơn theo màu chỉ định.
- Hàng rào sắt kết hợp vách trụ xây gạch, sơn màu theo chỉ định.
2.6.4.4 Giải pháp kỹ thuật
Hệ thống thoát nước
Nước sử dụng cho công trình gồm nước phục vụ cho các nhu cầu sinh hoạt của
khối nhà học, nhà căng tin + bán trú, nhà thể thao đa năng… , cho cứu hoả (CH).
* Nhu cầu nước sinh hoạt tối đa được tính theo bảng 6-4 của “Quy chuẩn cấp
thoát nước trong nhà và công trình”.
- Tổng nhu cầu cấp nước sinh hoạt trung bình trong ngày:
36
+ Căn cứ vào quy mô số người và tiêu chuẩn nước cấp cho mỗi người. Tổng
lượng nước cấp cần thiết cho công trình này là:
Nhu cầu cấp nước cho khối nhà học
Q1 = 1000 x 20 = 20000 l/ngày = 20 m3/ ngd.
Vậy lưu lượng nước cần tính cho nhà học
Qngd1 = 32m3/ng
Chọn Qng = 32m3/ng
Nhu cầu cấp nước cho khối căng tin
Q2 = 500 x 100 = 50000 l/ngày = 50 m3/ ngd.
Vậy lưu lượng nước cần tính cho căng tin + bán trú
Qngd2 = 50m3/ng
Tổng lượng nước sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt của toàn công trình là
QSH =20+50 = 70(m3/ngày đêm)
Lượng nước dự trữ cho chữa cháy (hệ thống vách tường) trong 3 giờ
Wcc = 27 m3 (tính cho 1 đám cháy xảy ra)
Q = QSH + QCC = 70 + 27 = 97 (m3/ngày đêm)
Chọn Qng = 100m3/ng
Giải pháp kỹ thuật cấp thoát nước.
Cấp nước
Nước cấp vào công trình là nguồn nước sạch được dự trữ ở bể chứa sau đó
được bơm qua ống vận chuyển lên các két chứa trên mái và dẫn xuống các khu wc
qua các trục ống đứng và ống nhánh tới các thiết bị dùng nước. Tại đầu mỗi ống
nhánh cấp cho các khu wc phải lắp van khoá để thuận tiện cho việc theo dõi quản
lý.
Với mục đích đáp ứng đủ lưu lượng và đảm bảo áp lực đối với mọi thiết bị
dụng cụ dùng nước trong toàn hệ thống (bổ sung thêm áp lực hoặc giảm áp) tiết
kiệm được năng lượng điện dùng cho máy bơm, giảm dung tích bể chứa nước trên
mái cũng như để thuận lợi trong việc lắp đặt, quản lý, vận hành hệ thống và đảm
bảo sự hoạt động an toàn độc lập của các thiết bị liên kết nhất định về cấp thoát
nước, thông gió toả nhiệt v.v…thì cần phải có sự phân vùng cấp nước thật hợp lý
cho các tầng của công trình.
Giải pháp thoát nước và thông hơi.
-Thoát nước mưa trên mái
-Thoát nước thải sinh hoạt
37
Tính toán công trình đơn vị.
Bể chứa nước sạch
- Dung tích bể tính theo công thức:
WB = (K*WSH ); = (1,2*70) =84 (m3)
K : hệ số không điều hoà
WSH : Lượng nước cấp cho nhu cầu sinh hoạt
WCH : Lượng nước cấp cho cứu hoả
Thể tích bể cần thiết WB = 81 m3
Két nước mái
- Dung tích bể mái tính theo công thức:
WKM = (WĐH + WCv ) (m3)
WĐH = 30% * Qng.đ
Hệ thống thoát nước mái
Tính toán diện tích thu nước mái (theo chương 11 của “Quy chuẩn hệ thống
cấp thoát nước trong nhà và công trình”.
Ống đứng PVC đường kính từ 90-110 thoát nước mưa từ tầng mái xuống
hệ thống rãnh thoát nước mưa chung.
Hệ thống đường ống
Hệ thống ống cấp nước: Tuyến ống cấp nước vào bể ngầm dùng ống nhựa
nhiệt pilsa đường kính ống 32 chờ để đấu nước sạch vào bể
Các tuyến ống cấp nước trong công trình dùng ống thép tráng kẽm và ống
nhựa nhiệt từ 20 đến 100
Hệ thống ống thoát nước trong công trình dùng ống PVC Class 0,1, 2 và 3 từ
42 đến 1 50. Hệ thoát nước bênngoài công trình là hệ thống rãnh thoát nước
Hệ thống ống thông hơi: Dùng ống nhựa PVC 42-76
Hệ thống ống thoát nước mái và các ban công: Dùng ống nhựa PVC từ 90 -
110
Áp lực cần thiết bơm sinh hoạt.
* Áp lực bơm sinh hoạt.
Chọn chiều cao hình học của ngôi nhà là: Hhh = 35.5 m, áp lực tự do của vòi
phun vào bể chứa htd = 2 m, tổn thất áp lực qua đường ống dẫn nước (hd + hcb) = 6
m, qua trạm bơm htr = 2 m. Vậy áp lực của máy bơm là:
Hb = Hhh + htd + (hd + hcb) + htr = 35.5 + 2 + 6 + 2 = 45.5 m.
Hhh: Chiều cao hình học của ngôi nhà
38
Htd :áp lực tự do cần thiết ở các dụng cụ vệ sinh
Hd :Tổn thất dọc đường của đường ống khi cung cấp nước đến các thiết bị vệ
sinh
Hcb :Tổn thất cục bộ của đường ống cấp nước
Htr :Chiều cao bơm nước tính từ mức nước thấp nhất của bể chứa đến trạm
bơm
Hệ thống cấp điện:
Tính toán phụ tải yêu cầu
Điện áp sử dụng cho công trình là điện áp 0,4KV để cấp điện cho các thiết bị
bố trí trong công trình và chiếu sáng sinh hoạt. Nguồn điện cấp cho công trình lấy
từ mạng điện 22KV đã quy hoạch gần công trình. Công trình cần xây dựng trạm
biến áp để bảo đảm nhu cầu cấp điện và an toàn cấp điện.
Phụ tải điện của công trình được xác định theo bảng sau:
Xác định phụ tải tính toán
- Công thức tính toán chiếu sáng:
E = S
(Lux)
Trong đó: E - Độ rọi của đèn (lux)
- Quang thông của đèn (lm)
S – Diện tích sàn sử dụng (m2)
Với độ rọi trung bình trên mặt phẳng làm việc từ 150-500 lux.
- Công thức tính toán dòng điện tính toán:
+ Với dòng điện 1 pha:
)(
cos.
A
U
P
I tttt
+ Với dòng điện 3 pha:
)(
cos..3
A
U
PI
tb
tt
tt
Trong đó: Ptt – Công suất tác dụng tiêu thụ (KW).
U – Hiệu điện thế (KV)
Itt – Cường độ dòng điện (A).
costb – hệ số công suất (costb = 0,8).
- Công thức tính toán cho ổ cắm:
)(.300. WnkP sdoc
Trong đó: ksd – Hệ số sử dụng đồng thời (ksd = 0,7).
39
n – Số lượng ổ cắm.
- Công thức tính toán công suất tác dụng toàn công trình
))(..( KWPKKP dmdtctt
Trong đó: Kc – Hệ số cần dùng kể đến sự cần dùng của loại phụ tải
Kdt – Hệ số đồng thời kể đến sự đồng thời làm việc của phụ tải.
Pdm – Công suất định mức của phụ tải (KW).
Công suất biểu kiến:
)(
cos
KVA
P
S
tb
tt
tt
Trong đó: Stt – Công suất biểu kiến tiêu thụ (KW).
Ptt – Công suất tác dụng tiêu thụ (KW).
costb – hệ số công suất (costb = 0,9).
* Tổng công suất phụ tải:
Phụ tải gồm hệ thống đèn + ổ cắm cấp điện thang máy và máy bơm, điện
chiếu sáng ngoài nhà, điện trung tâm báo cháy, thông tin liên lạc.
+ Công suất đặt nhà học: Pđ = 108,6Kw
+ Công suất đặt nhà căng tin + bán trú: Pđ = 96,1Kw
+ Công suất đặt nhà thể thao: Pđ = 28,2Kw
+ Chiếu sáng sân gồm 12 đèn cao áp và 4 đèn cầu 4 bóng.
- Công suất tính toán :
Pttcs = 250 x 12 + 4*4*70 = 4120 (W)
+ Công suất đặt nhà bảo vệ (2 nhà): Pđ = 8Kw
- Tổng công suất đặt: Pđ = 248Kw
- Hệ số cần dùng: Kc = 0,8 cos = 0,9
- Tổng công suất tính toán Ptt = 198.4 Kw
- Tính chọn máy phát điện: Stt = Ptt/0,9 = 198,4/0,9 = 220KVA
Chọn công suất trạm biến áp cấp điện cho toàn công trình là: 250KVA-
22/0,4KV.
Tủ phân phối hạ thế 0.4KV các tủ hạ thế sử dụng các loại tủ hợp bộ. Các nhóm
thiết bị điện được bố trí hợp khối để tiện quản lý và vận hành.
Phương án cấp điện
40
Nguồn cung cấp điện
Nguồn điện cấp tới công trình lấy từ trạm biến áp gần nhất đã quy hoạch của
khu vực .
Lưới điện phân phối
- Hệ thống điện từ trạm biến áp tới tủ điện phân phối chính đặt tại nhà trạm
biến áp. Từ tủ điện tổng phân phối này sẽ cấp tới các hạng mục của công trình.
- Từ hệ thống cáp dùng đầu đấu nối có kèm MCCB cấp điện tới các tủ điện
tầng. Tiết diện thanh dẫn và cáp được chọn theo điều kiện phát nóng và dòng điện
cho phép.
- Hệ thống cáp điện, dây điện từ tủ điện phân phối tầng tới các tủ điện phòng,
tủ điện khu vực dùng cáp hoặc dây đi trên thang cáp cố định trên trần hoặc luồn
trong ống nhựa SP chôn ngầm tường.
- Mạng điện trong các công trình sử dụng hình tia, hệ thống bảo vệ được phân
cấp có chọn lọc một pha và ba pha. Các áp tô mát bảo vệ được lắp đặt trong các tủ
điện tầng, tủ điện phòng, tủ điện khu vực. Các tủ điện phân phối tổng, tủ điện tầng
có bố trí các thiết bị đo đếm.
- Đối với khu căn hộ tại các tủ điện tầng ngoài các thiết bị bảo còn bố trí thiết
bị đo đếm điện năng để thuận tiện cho việc quản lý và thanh toán.
Hệ thống chiếu sáng
* Chiếu sáng trong nhà
Hệ thống chiếu sáng được thiết kế dựa trên nguyên tắc dưới đây:
- Hệ thống chiếu sáng bao gồm các đèn chiếu sáng chung, các ổ cắm phục vụ
cho các phụ tải cần sử dụng điện. Hệ thống chiếu sáng bao gồm: chiếu sáng trong
nhà, chiếu sáng ngoài nhà.
- Hệ thống chiếu sáng thiết kế đảm bảo độ rọi tối thiểu
Phòng học 200Lux
Phòng thí nghiệm 200Lux
Phòng thể dục thể thao 200Lux
Văn phòng, phòng ban 100Lux
Hội trường, sân khấu 200Lux
Kho dụng cụ 150Lux
Sảnh, hành lang, khu vệ sinh 30Lux
41
- Tại các phòng làm việc, các phòng chức năng v.v… đều bố trí các ổ cắm
phục vụ cho các phụ tải điện không cố định. ổ cắm dùng loại ngầm tường 3 cực (có
một cực nối đất) và được lắp đặt cách sàn 0.4m.
* Chiếu sáng ngoài nhà
- Chiếu sáng cho tổng thể sử dụng các đèn cao áp chôn liền cần cao 7m lắp
bóng thuỷ ngân 250W và sử dụng các đèn cầu 4 bóng (đèn vườn) tại vị trí vườn
thực nghiệm.
- Chiếu sáng sân đường đảm bảo độ rọi tối thiểu cho các phương tiện và người
đi lại.
Sân chơi và tập thể dục 4 Lux
Đường nội bộ 2 Lux
Hệ thống chống sét và nối đất
- Phương án chống sét cho toà nhà sử dụng phương pháp cổ điển Plankin để
giảm chi phí đầu tư mà vẫn thoả mãn được các yêu cầu bắt buộc trong Quy phạm
Việt Nam.
- Hệ thống chống sét sử dụng các kim thu sét thép 16 dài 1m mạ kẽm lắp đặt
trên đỉnh mái kết hợp với lưới thu sét thép 12 cố định trên tường bo mái.
- Hệ thống tiếp địa chống sét sử dụng các cọc thép góc kết hợp với các dây dẫn
sét bằng thép dẹt liên kết với nhau thành mạch kín bảo đảm độ dẫn điện liên tục.
Các mối hàn phải đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật 6cm. Do hệ thống nối đất an
toàn và hệ thống nối dất chống sét toà nhà được nối chung nên điện trở nối đất
chung phải đảm bảo Rnđ 4 .
- Hệ thống nối đất an toàn được thực hiện độc lập với hệ thống nối đất chống
sét. Hệ thống nối đất an toàn gồm các cọc tiếp địa bằng thép bọc đồng D25 chiều
dài 2.5m liên kết với dây tiếp địa bằng đồng thanh 25x3. Điện trở của hệ thống nối
đất an toàn được thiết kế đảm bảo R= 4 . Toàn bộ vỏ tủ điện, vỏ thiết bị điện, cực
nối đất của ổ cắm được thiết kế nối vào hệ thống nối đất này đảm bảo an toàn cho
thiết bị và người vận hành
Hệ thống gom rác thải
- Nước thải của các hạng mục công trình sẽ được thoát vào hệ thống cống
chung của khu vực sau khi đã được làm sạch cục bộ. Tất cả các loại nước phân,
nước tiểu được xử lý cơ học bằng bể xí tự hoại, sau đó thoát theo cống ngầm cho
từng công trình hoặc nhóm công trình đến vị trí được xác định trong bản vẽ thiết kế
quy hoạch thoát nước, chảy chung vào hệ thống thoát nước mưa. Các loại nước sinh
42
hoạt khác thoát thẳng trực tiếp. Theo tiến độ chung của dự án thoát nước Thành
phố, nước thải sẽ được thu gom đưa về trạm xử lý của khu vực trước khi đổ vào
mương, thoát nước lộ thiên.
- Khử trùng là công đoạn cuối cùng trong dây truyền xử lý, sau khi khử trùng
nước thải sẽ không còn mang vi trùng gây bệnh. Sau khi nước thải qua bể khử
trùng, lượng Clo dư có thể còn từ 1- 2 mg/l. Do vậy để hạn chế các tác động của
Clo dư đến hệ sinh thái xung quanh các điểm xả, các trạm xử lý đều bố trí các bể
khử Clo dư trong nước.
* Những nguyên tắc chung về quy trình thu gom, xử lý chất thải rắn:
- Rau thải được thu gom từ các thùng rác và vận chuyển bằng xe chuyên dụng
của Công ty Môi trường đô thị đến các địa điểm xử lý (nếu là rác hữu cơ) hoặc đến
các bãi chôn lấp chung của Thành phố (nếu là rác vô cơ). Hiện tại Thành phố Hà
Nội đang xây dựng các trạm xử lý rác.
- Trong giai đoạn triển khai xây dựng các hạng mục công trình, các thiết bị
thi công cơ giới trong quá trình vận hành sẽ có những tác động ảnh hưởng không tốt
đến môi trường như sau:
* Các biện pháp khống chế:
- Hàng rào che chắn từ khi phá dỡ đến khi hoàn thành tương đối kiên cố công
trình. Lán trại công nhân cần gọn gàng sạch sẽ.
- Các chất thải rắn, các vật liệu phế bỏ phải được đưa ra kho công trường tập
trung vào các khu xử lý chung của thành phố.
- Trong khi vận chuyển vật liệu, các phương tiện phải có che đậy và tưới
nước để không gây bụi trên đường.
- Để giảm tiếng ồn, cần kiểm tra bảo dưỡng phương tiện thường xuyên và
khống chế giờ vận chuyển qua các khu dân cư.
- Các giải pháp thi công cần được lựa chọn, tránh ảnh hưởng tới môi trường
khu vực.
Hệ thống phòng cháy chữa cháy
Mô tả cấu tạo hệ thống cấp nước chữa cháy
Hệ thống chữa cháy được thiết kế lắp đặt tại công trình bao gồn hệ thống cấp
nước chữa cháy kết hợp với hệ thống cấp nước sinh hoạt (hệ thống chữa cháy vách
tường) và chữa cháy bình chữa cháy xách tay(bình bột và bình chứa CO2).
Hệ thống chữa cháy vách tường gồm các thiết bị sau :
Các van đóng mở (van chặn).
Các van một chiều.
43
Các loại van khác.
Hệ thống đường ống dẫn nước cứu hoả.
Các hộp vòi chữa cháy vách tường.
Các bình chữa cháy xách tay bao gồm các loại bình chữa cháy sau :
Bình chữa cháy bột : chọn loại bình chữa cháy bột đa chức năng MFZL- 4 có
thể chữa các đám cháy xăng dầu, cháy điện, cháy kim loại và các loại đám cháy
khác, trừ chữa cháy các thiết bị kỹ thuật không thể vệ sinh được sau khi chữa cháy.
Bình chữa cháy CO2 : chọn loại bình chữa cháy chứa 3kg CO2 MT-3. Bình
chữa cháy CO2 được bố trí để chữa cháy các thiết bị kỹ thuật, thiết bị điện tử,...
* Áp lực bơm chữa cháy.
Chọn chiều cao hình học của vòi phun cao nhất ngôi nhà (tầnghoo‰) là: Hct =
35.5 m, áp lực tự do của vòi phun htd = 6 m, tổn thất áp lực qua đường ống dẫn
nước (hd + hcb) = 6 m, qua trạm bơm htr = 2 m, qua ống dây vải gai 2m. Vậy áp lực
của máy bơm là:
Hcc = Hhh + htd + (hd + hcb) = 35.5 + 6 + 6 + 2 + 2 =51.5 m.
Chọn: Hcc = 51.5 m - Qcc = 27 m3/h. P=7.5kw
Các bình chữa cháy xách tay được sử dụng để chữa những đám cháy mới phát
sinh, các đám cháy thiết bị điện và chữa cháy xăng, dầu. Đặc biệt, những khu vực
lắp đặt thiết bị kỹ thuật được tăng cường các bình chữa cháy xách tay CO2. Chữa
cháy bằng khí CO2 không gây ảnh hưởng và không làm hỏng máy móc thiết bị.
Khi đám cháy đã lan rộng trong phạm vi lớn, các bình chữa cháy xách tay
không phát huy được hiệu quả, sẽ sử dụng chữa cháy bằng nước vách tường
Giải pháp thiết kế hệ thống thông gió và điều hoà không khí
Thông gió:
- Các phòng học phòng làm việc, thí nghiệm sử dụng thông gió tự nhiên qua
hệ thống cửa thoáng, cửa sổ.
- Các phòng vệ sinh, kỹ thuật kết hợp thông gió tự nhiên thông qua cửa kết
hợp thông gió cưỡng bức bằng quạt.
Điều hoà không khí:
- Sử dụng điều hoà không khí cho các không gian cục bộ theo nhu cầu sử
dụng. Thiết bị điều hoà lắp trực tiếp tại không gian đó, thoát nước khí nóng ra
ngoài.
Thang máy .
- Thang máy sử dụng thay công nghệ hiện đại công của Nhật bản đạt tiêu
chuẩn chở hàng - người. Thang đảm bảo công suất phục trong trường học, tính năng
44
điều khiển hiện đại, linh hoạt đảm bảo khản năng thông báo, thoát nạn cho người sử
dụng khi có sự cố. Thang máy ưu tiên sử dụng cho người tàn tật và vận chuyển
trang thiết bị khi cần thiết.
Giải pháp hệ thống tin liên lạc, truyền hình.
Hệ thống thông tin.
- Tại các phòng làm việc, các phòng chức năng lắp đặt các ổ cắm điện thoại, ổ
cắm điện thoại được lắp ngầm tường ở độ cao 0.3m so với sàn. Dây điện thoại dùng
loại dây PVC (4x0.75) nối từ ổ cắm điện thoại tới các hộp nối điện thoại loại 20
đầu, hộp nối được lắp gần vị trí của tủ phân phối điện tầng. Từ hộp nối điện thoại
dùng cáp điện thoại đưa về tổng đài điện thoại nội bộ đặt ở phòng kho tầng 1. Cáp
từ bưu điện thành phố tới tổng đài nội bộ do bưu điện cung cấp.
Hệ thống thông tin truyền hình.
Hệ thống ăng ten bao gồm ăng ten thu tín hiệu truyền hình mặt đất UHF/VHF
,tín hiệu qua bộ giả mã sẽ được đưa tới tủ đấu nối tổng đặt tại phòng kho cho
HTTV.
Hệ thống mạng truyền dẫn và phân phối tín hiệu: Hệ thống này bao gồm các
bộ khuyếch đại trung gian, các bộ chia, cáp tín hiệu cao tần và các ổ cắm ti vi. Các
bộ khuyếch đại trung gian và bộ chia được lắp đặt trong các hộp sơn tĩnh điện có
khoá và có nguồn 220V AC cấp. Mạng cáp truyền dẫn là cáp đồng trục 75 luồn
trong ống nhựa SP đi ngầm
.2.6.4.5, Phân tích tài chính
2.6.4.5.1, Tổng mức đầu tư
Tổng mức đầu tư chưa kể lãi vay :49.736.209.061 đồng
Tổng mức đầu tư kể cả lãi vay (làm tròn):55.364.895.000 đồng
Bằng chữ: Năm mươi lăm tỷ, sáu trăm ba mươi tư triệu, tám trăm chí mươi
lăm ngàn đồng chẵn.
Trong đó:
45
Đơn vị tính: VNĐ
STT HẠNG MỤC CHI PHÍ TỔNG CỘNG
1 Chi phớ xây lắp 26.817.926.300
2 Chi phí thiết bị 4.081.000.000
3 Chi phí khác 4.220.214.243
4 Chi phí giải phóng mặt bằng 7.049.655.000
5 Chi phí dự phòng 4.037.242.215
Tổng mức đầu tư chưa kể lãi vay 46.206.037.758
6 Lãi vay trong thời gian xây dựng 5.524.546.803
Tổng mức đầu tư kể cả lãi vay 51.730.584.561
Tất cả các tính toán trên được các cán bộ lập dự án sử dụng Exel để tính, đảm
bảo sự chính xác của các con số. Dựa vào những thông số chính xác để đảm bảo
tiến độ thực hiện dự án sau này, tránh tình trạng thiếu vốn hay thất thoát lãng phí
vốn đầu tư.
2.6.4.5.2,Nguồn vốn đầu tư.
Nguồn vốn sử dụng cho dự án bằng nguồn vốn tự có của Công ty Cổ phần Đầu
tư và Thương mại Thủ Đô và vốn huy động hợp pháp:
Nguồn vốn tự có: 9.240.000.000 đồng
Vốn huy động, vay ngân hàng: 36.966.000.000 đồng
Tổng cộng: 46.206.000.000 đồng
Kế hoạch vay và trả nợ vốn vay:
Lãi vay ngân hàng sẽ được trả hàng năm với mức lãi suất dự kiến là
10,5%/năm.
Trong thời gian xây dựng, chi phí trả lãi ngân hàng được tính trong tổng mức
đầu tư, trong thời gian hoạt động khoản chi này được tính vào chi phí kinh doanh.
(Xem chi tiết trong phụ lục tính toán)
2.6.4.5.3. Phân tích hiệu quả dự án.
Mô hình tổ chức quản lý khai thác dự án
46
HIỆU PHÓ HIỆU PHÓ
HIỆU TRƯỞNG
HIỆU PHÓ
PHÒNG
QUẢN
TRỊ
PHÒNG
TÀI VỤ
NHÀ
ĂN
CÁC BỘ
MÔN
GIÁM
THỊ
VĂN PHÒNG
TRƯỜNG
PHÒNG
GIÁO VỤ
BẢO VỆ
Y TẾ
47
Phương pháp sử dụng nguồn nhân lực
Tổ chức bộ môn:
Stt Bộ môn Trưởng Bộ môn Trình độ chuyên
môn
Số lượng giáo
viên
1 Toán Phạm Thị Nguyệt Cử nhân 23 người
2 Văn Trần Thu Bích Cử nhân 17 người
3 Vật Lý Nguyễn Thị Liễu Cử nhân 10 người
4 Hoá học Nguyễn Như Phương Cử nhân 6 người
5 Sinh vật Lê thị Cương Cử nhân 5 người
6 Lịch Sử Lê Mai Khuyên Thạc sĩ 4 người
7 Địa Nguyễn Thu Anh Thạc sĩ 5 người
8 Tiếng Anh Nguyễn Bảo Yến Cử nhân 12 người
9 Tin học Nguyễn Hữu Hưng Cử nhân 5 người
10 Công nghệ Đỗ Thục Hiền Cử nhân 3 người
11 Thể dục Đỗ Anh Tuấn Cử nhân 3 người
12 Nhạc Đỗ Minh Thảo Cử nhân 2 người
13 Hoạ Đoàn Thị Tuyết Cử nhân 1 người
Dự án đầu tư xây dựng trường được thực hiện nhằm mục tiêu phát triển giáo
dục, đáp ứng nhu cầu dạy và học. Tuy nhiên, để đảm bảo cho trường hoạt động tốt
và đạt mục tiêu đề ra, cần phải có những khoản thu để bù đắp các chi phí. Mặc dù,
dự án được thực hiện không hoàn toàn nhằm mục đích kinh doanh, nhưng trong
phần phân tích dự án vẫn đề cập đến khía cạnh thu nhập để xác định hiệu quả về tài
chính của dự án và thời hạn thu hồi vốn đầu tư ban đầu.
Chế độ học phí
Học phí:
Mức học phí do Nhà trường quy định hàng năm phù hợp với điều kiện kinh tế
xã hội, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của Nhà trường.
Học phí tính theo từng năm, dự kiến những năm đầu thu 1.200.000
đồng/tháng/học sinh.
Lệ phí xây dựng trường:
Như các trường trong khu vực, Trường sẽ thu một khoản gọi là lệ phí xây
dựng trường. Khoản phí này sẽ không hoàn trả cho học sinh, được sử dụng như một
48
khoản tiền để phục vụ mua sắm trang thiết bị trường học. Dự kiến thu 1.000.000
đồng/học sinh/năm.
Doanh thu và chi phí:
Doanh thu:
Doanh thu của trường sẽ tùy thuộc vào số lượng học sinh theo học và từ các
nguồn phí giảng dạy chính, phụ. Doanh thu của Trường sẽ được thu bằng đồng Việt
Nam.
Các khoản doanh thu bao gồm:
- Tiền xây dựng trường
- Tiền học phí
- Nguồn thu phụ: Thu từ việc tổ chức các lớp học ngoại ngữ, lớp ngắn hạn, đưa
đón học sinh… Tuy nhiên, nguồn thu phụ đủ bù cho những phát sinh liên quan nên
doanh thu của dự án không đề cập đến nguồn thu này.
- Doanh thu của dự án được tính từng năm cụ thể trong phụ lục tính toán.
Chi phí:
- Các khoản chi phí bao gồm:
- Chi lương: Gồm tiền lương, các khoản phụ cấp, bảo hiểm, đi lại, điện thoại,
nhà ở và các khoản chi khác cho các chuyên gia, giáo viên, trợ giảng…, nhân viên.
- Chi phí hành chính: Gồm các chi phí điện nước, bảo trì, bảo dưỡng, vệ sinh,
an ninh, quản lý văn phòng, vật tư nhiên liệu, thiết bị văn phòng, văn phòng phẩm,
chi phí dịch vụ và các chi phí khác.
- Chi phí hoạt động: Gồm các chi phí liên quan đến học tập của học sinh như:
sách vở, đồ dùng học tập, dã ngoại, thăm quan, thể thao, các ngày lễ hội, biểu
diễn… và các hoạt động khác
- Chi phí khấu hao: Thời gian khấu hao tối đa 20 năm.
- Chi phí ngân hàng: gồm chi phí lãi vay (tạm tính với lãi suất 10.5%/năm).
- Chi phí dự phòng: Dự phòng khối lượng phát sinh, trượt giá, bất khả kháng,
chi bất thường.
- Chi phí khác: Chi phí tiếp khác, hội họp, quảng cáo, in ấn … và các chi phí
không liên qua đến các chi phí kể trên.
Thuế:
Thuế thu nhập doanh nghiệp: thuế suất là 10%, Trường được hưởng miễn, trừ,
giảm thuế TNDN theo luật hiện hành.
Lợi nhuận phân phối:
49
Kết quả tài chính hàng năm của Trường được xác định trên cơ sở chênh lệc
giữa Tổng số thu và Tổng số chi của Trường trong năm tài chính. Nếu có chênh
lệch thu lớn hơn chi thì phần chênh lệch được phân bổ cho các nội dung sau:
- Nộp ngân sách Nhà nước (nếu có).
- Bổ sung nguồn hoạt động của Trường.
- Thành lập các quỹ: Qũy phúc lợi, quỹ khen thưởng, quỹ hỗ trợ hoạt động
khác của các đoàn thể, quỹ hỗ trợ các hoạt động của học sinh.
- Chia lãi theo tỷ lệ góp vốn.
Thời gian hoàn vốn đầu tư:
Theo dự tính kể trên, tổng số vốn đầu tư có thể thu hồi trong vòng 8 năm 3
tháng.
2.6.4.5.4, Phân tích dự án theo các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính:
Hiệu quả của dự án về mặt tài chính được phân tích theo các chỉ tiêu đánh giá
sau:
- Suất thu lợi nội tại (IRR), được so sánh với mức chiết khấu bằng với lãi suất
vay ngân hàng là 10,5%/năm. Chỉ tiêu suất thu lợi nội tại được xác định trong phụ
lục tính toán kèm theo là 11,09% lớn hơn mức chiết khấu (10,5%). Như vây dự án
đầu tư có hiệu quả.
- Chỉ tiêu hiện giá thu nhập thuần của dự án (NPV): Thời gian hoàn vốn đầu tư
tính theo sự biến động của dòng tiền. Vốn đầu tư của dự án được thu hồi từ hai
nguồn là khấu hao cơ bản hàng năm và khoản thu nhập còn lại sau khi đã trừ đi các
chi phí và nộp nghĩa vụ với Nhà nước. Căn cứ vào quy định mới về hỗ trợ đầu tư
cho các trường thuộc hệ thống ngoài công lập thì hoạt động dạy học của cơ sở ngoài
công lập không phải nộp thuế giá trị gia tăng, do việc tổ chức dạy học của Trường
không nhằm mục đích kinh doanh nên được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong
4 năm đầu và giảm 50% thuế thu nhập trong với mức thuế là 10% trong 5 năm tiếp
theo.
Dòng tiền của dự án được xác định trong phụ lục tính toán hiệu quả kinh tế của
dự án với mức chiết khấu r=10,5%, giá trị hiện tại dòng của dự án (có tính đến sự
biến động của dòng tiền) NPV (19)= 1.392.015 đồng, NPV (20) = 2.225.159 đồng,
như vậy dự án không những khả thi mà còn mang lại lợi nhuận trong các năm tiếp
theo.
Trong nội dung phân tích khía cạnh tài chính dự án đầu tư xây dựng trường
THCS Merie Curie đã thực hiện đúng theo các bước của quy trình lập dự án mà
Công ty đã xây dựng. Kết qủa phân tích cho thấy dự án có tính khả thi cao. Tuy
50
nhiên, dự án mới chỉ nghiên cứu các chỉ tiêu NPV, IRR, T còn các chỉ tiêu khác về
hiệu quả tài chính như B/C, R/R,..còn chưa đề cập đến, nên một số mặt còn chưa có
những đánh giá khách quan nhất.
2.6.4.6, Phân tích hiệu quả về mặt kinh tế xã hội của dự án:
Với nội dung này, Công ty không nghiên cứu kỹ mà chỉ là đánh giá tổng quan
về tác động của dự án. Các cán bộ ở Công ty đã đưa ra đối với dự án đang nghiên
cứu:
Việc đầu tư xây dựng trường Trung học cơ sở tại xã Mễ Trì một mặt tạo điều
kiện cho các hoạt động dạy và học của Trường được ổn định nhằm nâng cao hơn
nữa chất lượng giảng dạy và học tập của Trường, mặt khác đáp ứng được nhu cầu
của đông đảo các bậc cha mẹ học sinh và của xã hội.
Sau khi đưa vào sử dụng, Trường cùng với các công trình hạ tầng khác sẽ là
yếu tố quan trọng tạo động lực để thu hút nhân dân đến định cư tại khu vực, góp
phần nhanh chóng hoàn thành việc xây dựng các công trình nhà ở trong khu vực
theo quy hoạch, góp phần làm đẹp bộ mặt của kiến trúc khu vực.
Qua đánh giá tác động của cán bộ lập dự án, thấy rằng việc đánh giá tác động
của dự án đến kinh tế xã hội là rất sơ sài, chưa đi kỹ vào từng tác động cụ thể rõ
ràng. Các chỉ tiêu: Giá trị gia tăng thuần (NAV), giá trị hiện tại ròng kinh tế
(NPV(E), chỉ tiêu tiết kiệm và tăng thu ngoại tệ, chỉ tiêu tác động đến khả năng
cạnh tranh quốc tế (IC),…vẫn chưa được tính đến, mặc dù là nó rất cần.
3. Đánh giá công tác lập dự án tại Công ty cổ phần Đầu tư và Thuơng mại Thủ
Đô
3.1, Đánh giá công tác lập dự án “xây dựng trường trung học cơ sở Mễ Trì”
3.1.1, Thành tựu
Dự án đầu tư xây dựng trường trung học cơ sở là một công trình lớn, mang
lại nhiều lợi ích cho thành phố Hà Nội nói chung và chủ đầu tư nói riêng. Công tác
lập dự án này khá tốt bởi hầu hết các nội dung cần thiết đều được trình bày một
cách cụ thể. Đây là dự án công ty cổ phần đầu tư và thương mại Thủ Đô trực tiếp
đầu tư sau đó chuyển giao lại cho trường dân lập Marie Curie vận hành kết quả đầu
tư. Do đó về khía cạnh quản lý hầu hết là các giáo viên có kinh nghiệm, trình độ sư
phạm cao. Dự án có một hệ thống phân tích tài chính khá tốt với một hệ thống bảng
biểu về phân tích kinh tế khá chi tiết. Các chỉ tiêu tài chính được nêu như NPV, IRR
là những chỉ tiêu cơ bản, điều này góp phần không nhỏ giúp cho các cấp có thẩm
quyền có thể xem xét phê duyệt.
51
Phần phân tích kỹ thuật do phòng quản lý kỹ thuật của công ty trực tiếp đảm
nhiệm đã đảm bảo tôt các tiêu chuẩn của một trường trung học cơ sở. Các căn cứ
pháp lý, thông số kỹ thuật được trình bày cụ thể, tỉ mỉ.
3.1.2, Hạn chế và nguyên nhân
Tuy bên cạnh những thành tựu đạt được dự án này cũng có một số khuyết
điểm. Dự án chưa thể hiện được các số liệu về mục tiêu lợi ích kinh tế xã hội. Phần
phân tích thị trường chưa đi vào rõ ràng cụ thể, còn quá chung chung.
3.2 Đánh giá công tác lập dự án nói chung của Công ty cổ phần Đầu tư và
Thương mại Thủ Đô
3.2.1, Thành tựu
Các dự án do công ty cổ phần đầu tư và thương mại Thủ Đô thực hiện là các
dự án có quy mô về vốn đầu tư khá lớn, thường là từ vài chục tỷ đổng đến và trăm
tỷ đồng. Các dự án thuộc nhiều lĩnh vực đầu tư khác nhau trong đó có một số lĩnh
vực chủ yếu là: Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng,các dự án đầu tư vào khu du lịch và
các dự án liên quan đến giáo dục đào tạo
3.2.1.1, Về phương pháp lập dự án.
Trước đây phương pháp lập dự án chỉ có một là lập dựa án theo phương
pháp phân tích đánh giá đến nay phương pháp lập dự án của công ty đã đa dạng và
phong phú hơn. Công ty nhận lập các dự án ngay tại trụ sở . Trước đây do nhân viên
ban dự án có trình độ còn hạn chế nên chỉ đưa ra được một số chỉ tiêu NPV, thời
gian hoàn vốn giản đơn, ngày nay các chỉ tiêu phân tích trong dự án đã có thêm
IRR, T, khản năng trả nợ. Phương pháp phân tích rủi ro, dự báo và so sánh ngày
càng được sử dụng nhiều hơn, có hiệu quả hơn và mang tính chuyên nghiệp hơn.
3.2.1.2, Về quy trình lập dự án tại công ty.
Trước kia các khâu của quy trình lập dự án được làm một cách qua loa và
không chi tiết đặc biệt là khâu nghiên cứu thị trường và khâu lập dự án. Đến nay thì
trong các khâu của quy trình lập dự án đã được trú trọng hơn và chi tiết hơn, khâu
nghiên cứu thị trường được liên hệ mật thiết với thực tế hơn, lập dự án hoàn chỉnh
nhờ đó chất lượng được nâng cao hơn.
* Đánh giá dựa án:
Công tác đánh giá dự án đã được hoàn thiện hơn, qua các chuyên viên của
công ty cùng với trưởng ban dựa án và ban giám đốc, công ty đã đánh giá được các
dựa án tổng thể hơn trước . Trong định hướng phát triển của công ty thời gian tới sẽ
thành lập phòng thẩm định dự án, khi đó công tác đánh giá dự án sẽ được thực hiện
bài bản và quy mô hơn, đem lại hiệu quả cao hơn
52
* Tổ chức lập dự án:
Công việc tổ chức lập dự án tại công ty đã trở nên linh động hơn sơ với
trước kia.Phân công công việc không còn tuỳ thuộc quá nhiều và trưởng ban dứ án,
công việc này có thể được giao cho trưởng nhóm lập dự án để phân công các nội
dung của dựa án cho từng thành viên một cách hợp lý hơn.
* Lập dự án:
Chất lượng của công tác công tác lập dự án của công ty được cải thiện một
cách đáng kể nhờ có đội ngũ các thành viên có trình độ, kinh nghiệm và nhiệt thành
với công việc. Ngoài trưởng ban dự án ra thì các thành viên trong ban dựa án có 4
thành viên tốt nghiệp đại học chuyên ngành lập dự án từ các trường kinh tế. Thêm
vào đó việc phối hợp giữa các thành viên luôn được duy trì ở mức tốt nhất làm cho
dự án hoàn thiện một cách nhanh nhất với chất lượng cao nhất.
* Kiểm tra đánh giá dự án:
Công tác kiểm tra đánh giá dự án sau khi dự án được lập xong được tiến
hành một cách cẩn thận và tỷ mỷ hơn so với trước đây
3.2.1.3. Về công tác tổ chức thực hiện
Trong công tác tổ chức thực hiện lập dự án tại công ty được cải tổ một các
đáng kể. Mối liên hệ giữa các phòng ban trở nên mật thiết hơn. Phòng kế toán đã
chủ động hơn trong việc thực hiên thu chi, tạm ứng, với ban dự án. Việc thanh toán
tiền lương cũng được phòng kế toán thanh toán đầy đủ cho nhân viên tạo điều kiện
tốt nhất cho các thành viên hoàn thành công việc của mình. Đặc biệt là sau khi thực
hiện quy trình ISO thì tốc độ làm việc của các phòng ban trong công ty nâng cao.
Việc tổ chức thực hiện trong ban dự án do trưởng ban đứng ra chịu trách
nhiệm trước ban giám đốc công ty. Nhờ có sự phân công công việc rõ ràng nên
trưởng ban dự án không tốn quá nhiều thời gian vào việc tổ chức cho các thành viên
trong ban dự án lập dự án, công việc này được giao lại cho trưởng nhóm. Như vây
trong công tác tổ chức thực hịên dự án thì công ty đã có những thành tựu đáng kể
trong cải tổ cơ cấu làm vịêc và phân công lao động.
3.2.1.4, Về các nội dung lập dự án
Các nôị dung trong dự án ngày càng hoàn thiện và chất lượng được nâng
một cách đáng kể. Các nội dung này ngày càng sát thực với thực tế hơn. Cộng vào
đó là đội ngũ lập dự án có chuyên môn nên các nội dung trong một dự án hoàn
thành có chất lượng cao.
Các nội dung mang tính chuyên môn như:
53
Giải pháp quy hoạch kiến trúc, giải pháp kỹ thuật do phòng quản lý kỹ thuật
đảm nhiệm_là những người có kinh nghiệm, khả năng chuyên môn. Trước kia, nội
dung này, công ty thường thuê tư vấn nên tốn kém một khoản kinh phí và thời gian
thực hiện cũng như tìm đối tác. Nhưng hiện nay, phòng quản lý kỹ thuật đã tự thực
hiện được giai đoạn này.
Nghiên cứu thị trường_công đoạn được xem là rất quan trọng và cũng là công
đoạn tốn kém nhiều chi phí nhất trong quy trình lập dự án, ý thức được vấn đề này,
lãnh đạo công ty nói chung và ban quản lý dự án nói riêng đã quan tâm trú trọng
hơn đến công tác này. Và phương pháp, chiến lược kinh doanh do phòng kinh
doanh thực hiện mang lại hiệu quả cao, chi phí thấp…Hệ thống kiến thức, cũng
nhưng kết quả nghiên cứu thông kê về thị trường được tích luỹ dần, được bổ sung
qua từng dự án và được sử dụng ngay trong các dự án nên nội dung này của dự án
ngày càng được hoàn thiện.
3.2.2, Hạn chế
Là một công trẻ hoạt động trong lĩnh vực đầu tư và tư vấn đầu tư nên công
tác lập dự án của công ty còn khá nhiều những tồn tại vướng mắc. Số lượng các dự
án công ty tiếp nhận và lập qua các năm cũng khá nhiều song các dựa án được giải
ngân và cấp phép đầu tư không phải là nhiều,nhiều điều này được thể hiện rõ qua
bảng sau:
Bảng 5: Dự án được lập tại công ty
Năm Số dự án lập Số dự án được cấp
phép đầu tư
2005 6 0
2006 9 1
2007 15 2
2008 12 4
2009 17 3
Nguồn: Biên bản cuộc họp cuối năm
Các vướng mắc nêu trên của công tác lập dự án tại công ty thể hiện qua tất cả
các mặt: cách thức, quy trình, tổ chức thực hiện, nội dung lập dự án trong công ty.
54
3.2.2.1, Phương pháp lập dự án.
Mặc dù phương pháp lập dự án đã đa dạng hơn trước song việc thưc hiện
lập dự án theo cách thức mới vận hành còn trì trệ và nói chung các thành viên chưa
thích ứng được. Ví dụ như phương pháp so sánh khi được sử dụng để lập dự án như
việc đối chiếu cơ cở pháp lý của dự án với các văn bản quy phạm pháp luật của nhà
nước và địa phương các nhân viên tiến hành còn nhiều lung túng và hay mắc nhầm
lẫn, việc kiểm tra đối chiếu đôi khi vẫn không chính xác.
Việc tiến hành sử dụng phương pháp dự báo và phân tích rủi ro vẫn chưa vận
hành trôi chảy bởi trong ban dự án chỉ có một vài người thành thạo công việc này.
3.2.2.2, Quy trình lập dự án tại công ty.
Mặc dù đã đạt được một số thành tựu trong công tác cải tổ quy trình làm
việc cho hiệu quả hơn, quy trình lập dự án trong công ty vẫn còn một số bất cập cần
phải khắc phục:
- Sự theo dõi giám sát thực hiện quy trình dự án của các lãnh đạo còn lỏng
lẻo, một số bước trong một số dự án đã bị bỏ qua. Hiện nay do khối lượng công
việc rất lớn nên các lãnh đạo công ty không có đủ thời gian kiểm soát hết các hoạt
động của ban dự án nên có một số các dự án thì quy trình lập dự án đã bị các thành
viên làm tắt và bỏ qua một số bước do căn cứ vào dự án gần giống. Việc này đôi khi
được sự cho phép của trưởng ban dự án và một số các lãnh đạo.
- Công tác nghiên cứu thị trường mặc dù được quan tâm hơn song vẫn chưa
chi tiết đầy đủ và đặc biệt trong một số dự án công tác này lạ bị xem nhẹ và có
nhiều yếu tố chủ quan. Mức kinh phí mà công ty duyệt cho công tác ngiên cứu thị
trường đã tăng lên đáng kể song như vậy vẫn chưa đủ cho công tác này nếu như
muốn dự án sát thực với thực tế hơn nữa. Vướng măc này xảy ra đôi lúc còn do các
tành viên chi tiền không đúng với mục đích công việc gây thất thoát lãng phí. Do
vậy nên các kết quả có được từ việc nghiên cứu thị trường còn có nhiều yếu tố chủ
quan làm ẩnh hưởng đến chất lượng dự án sau này
- Việc lập dựa án của các thành viên trong ban dựa án nhiều khi còn không
sát thực và xa rời thực tiễn. Khi lập dự án đôi khi các thành viên bị thiếu thông tin
song các thành viên không tìm hiểu thêm mà gán vào các nội dung đó các suy nghĩ
chủ quan của mình đôi khi là không có căn cứ.
- Công tác kiểm tra đánh giá dự án sau khi hoàn thành vẫn bị xem nhẹ. Đại
đa số các dựa án khi hoàn thành sau khi kiểm tra đánh giá không phải sửa lại song
không phải là không có sai sót nên việc xem nhẹ công đoạn này .
55
3.2.2.3, Trong công tác tổ chức thực hiện.
Công việc tổ chức thực hiện lập dự án tại công ty còn rất nhiều các bất cập
làm cho việc hoàn thành dự án bị ảnh hưởng nhiều, đôi khi là bị ngưng trệ, cụ thể có
một số vướng mắc sau:
- Số lượng và chất lượng của thành viên dự án vẫn chưa đủ đáp ứng.
- Lập dự án là một quy trình cụ thể, việc ngưng trệ công đoạn này khiến các
bước tiếp theo không được thực hiện.
- Công việc phòng quản lý và giải phóng mặt bằng là quá tải, tốc độ lập,
nghiên cứu chi phí giải phóng mặt bằng làm ảnh hưởng đến công tác tính hiệu quả
kinh tế xã hội của dự án.
- Dự án đầu tư lập cần tuân thủ các quy định của Luật pháp hiện hành. Việc
nắm luật, cập nhật thông tin văn bản pháp quy liên quan đên dự án thì trong công ty
chưa có phòng ban hoặc cán bộ nào thực hiện được.
3.2.2.4, Trong các nội dung lập dự án.
Các nội dung trong công tác lập dựa án tại công ty thường tuân theo một
khuôn mẫu cố định do đó mỗi khi có sự thay đổi về một mặt nào đó đều làm cho
các thành viên lúng túng. Ví dụ như khi đang lập dự án sản xuất kinh doanh nếu
chuyển sang lập dự án phúc lợi xã hội các thành viên sẽ gặp lúng túng trong các chỉ
tiêu phân tích, hay khi có sự thay đổi về cơ sở pháp lý sẽ dẫn đến thay đổi về cách
thức lập dự án hay quy cách lập 1 dự án thì các thành viên rất chậm thích ứng với
các thay đổi.
Thêm vào đó trong khâu phân tích tài chính việc xác định hệ số chiết khấu
chủ yếu là chủ quan và áp dụng từ các dự án tương tự. Một số chỉ tiêu về hiệu quả
tài chính vẫn còn thiếu như: chỉ tiêu điểm hoà vốn, khả năng trả nợ, lợi nhuận trên
tổng vốn đầu tư,tỉ số lợi ích kinh tế… Các nội dung này không phải do trình độ của
đội ngũ lập dự án mà thông thường là do yếu tố thời gian chi phối buộc phải rút
ngắn một số nội dung.
Trong nội dung phân tích tài chính đầu tư, khônh phân tích dự án trong trường
hợp có sự tác động của yếu tố khách quan như trượt giá, lạm phát…
Trong nội dung phân tích hiệu quả kinh tế xã hội hiện nay các dự án nêu ra
thường rất chung chung, không cụ thể, mới nêu ra được số lao động, mức đóng góp
ngân sách, còn các lợi ích khác nêu ra song chưa được tính toán cụ thể.
56
Chương II:MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI CÔNG TY
1. Định hướng phát triển tại công ty giai đoạn 2010-2015
1.1 Định hướng phát triển của công ty
Về tổ chức: Ổn định cơ cấu tổ chức của Công ty gồm các phòng quản lý tại
văn phòng Công ty (dự kiến hoàn chỉnh nhân sự của 8 phòng và tổ trợ lý), các ban
điều hành tại các dự án khởi công trong năm 2010 (dự kiến thành lập 4 ban điều
hành tại các dự án), xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy các trường học (dự kiến hoàn
thiện ban giám hiệu của 2 trường học). Các phòng ban trong Công ty và các ban
điều hành các dự án ổn định về tổ chức và tuyển dụng nhân sự đáp ứng nhiệm vụ
được giao; các ban giám hiệu hình thành bộ khung là cơ sở để phát triển đội ngũ cán
bộ quản lý và giáo viên trong năm 2011.
Dự kiến năm 2010 tổng số cán bộ công nhân viên:
- Khối văn phòng khoảng 35-40 người (Ban lãnh đạo Công ty 2-3 người;
Phòng HCNS 3 người; Phòng TCKT 4-5 người; Phòng QLĐT 3-4 người; Phòng
QLGD 3-4 người; Phòng PTDA 4 người; phòng GPMB 4 người; Phòng kinh doanh
4 người; Phòng Quản lý kỹ thuật 5-6 người; tổ trợ lý từ 2-3 người).
- Các trường học ổn định khung tổ chức các trường (Mỗi trường có từ 2 đến 3
người).
- Khối ban quản lý công trình khoảng 10-15 người: Dự án TT ngôn ngữ 5 - 6
người các dự án khác 2-3 người.
- Mức lương bình quân 6,5 triệu VNĐ/người/tháng (không tính các phụ cấp,
tiền thưởng).
Công tác phát triển dự án: Triển khai tìm kiếm cơ hội đầu tư trình UBND
Thành phố giao Chủ đầu tư. Công ty tập trung khai thác thế mạnh của mình là đầu
tư vào lĩnh vực giáo dục và các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
Công tác quản lý phát triển giáo dục:
- Xúc tiến và được cấp phép thành lập các trường học tại các dự án đã được
giao Chủ đầu tư.
- Hoàn thành xây dựng chiến lược phát triển hệ thống nhà trường do Công ty
đầu tư.
- Tìm kiếm và ký được hợp đồng liên doanh liên kết với các tổ chức nước
ngoài trong lĩnh vực đào tạo.
- Tìm kiếm huy động các nguồn hỗ trợ phát triển giáo dục.
57
- Hoàn thành công tác xây dựng qui trình quản lý các hoạt động giáo dục tại
các dự án do Công ty đầu tư.
Công tác kinh doanh: tập trung xây dựng cơ cấu tổ chức phòng kinh doanh
trước mắt phục vụ chiến lược phát triển quảng bá và bán sản phẩm của Công ty,
từng bước hình thành sàn bất động sản đẩy mạnh hoạt động kinh doanh trong những
năm tiếp theo.
Kế hoạch vốn và phương án huy động vốn: Tìm kiến nguồn vốn đáp ứng
tiến độ triển khai các dự án chủ yếu thông qua quan hệ vay vốn từ các ngân hàng
thương mại, từ doanh thu của các dự án và đóng góp của các cổ đông.
1.2. Định hướng trong công tác lập dự án tại công ty.
Căn cứ vào định hướng phát triển chung của công ty ban giám đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Thủ Đô.pdf