Luận văn Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay

Tài liệu Luận văn Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay: 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả được nêu trong đề tài là trung thực, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng, không trùng lắp hay sao chép bất cứ công trình khoa học nào đã công bố. Tác giả luận án 3 MỤC LỤC Nội dung Trang Trang phụ bìa 1 Lời cam đoan 2 Mục lục 3 Danh mục các ký hiệu và các chữ viết tắt 6 Danh mục các bảng 7 Danh mục các hình vẽ 8 PHẦN MỞ ĐẦU 9 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 18 1.1. CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG: BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ 18 1.1.1. Đặc điểm của giáo dục đại học trong điều kiện kinh tế thị trường 18 1.1.2. Khái niệm chính sách phát triển giáo dục đại học 27 1.1.3. Đặc điểm của chính sách phát triển giáo dục đại học. 35 1.1.4. Tầm quan trọng của chính sách phát triển giáo dục đại học trong nền kinh tế thị trường 41 ...

pdf246 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1017 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả được nêu trong đề tài là trung thực, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng, không trùng lắp hay sao chép bất cứ công trình khoa học nào đã công bố. Tác giả luận án 3 MỤC LỤC Nội dung Trang Trang phụ bìa 1 Lời cam đoan 2 Mục lục 3 Danh mục các ký hiệu và các chữ viết tắt 6 Danh mục các bảng 7 Danh mục các hình vẽ 8 PHẦN MỞ ĐẦU 9 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 18 1.1. CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG: BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ 18 1.1.1. Đặc điểm của giáo dục đại học trong điều kiện kinh tế thị trường 18 1.1.2. Khái niệm chính sách phát triển giáo dục đại học 27 1.1.3. Đặc điểm của chính sách phát triển giáo dục đại học. 35 1.1.4. Tầm quan trọng của chính sách phát triển giáo dục đại học trong nền kinh tế thị trường 41 1.2. NỘI DUNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 44 1.2.1. Nội dung của chính sách phát triển giáo dục đại học 45 1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới chính sách phát triển giáo dục đại học 53 1.3. KINH NGHIỆM CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 62 4 1.3.1. Chính sách phát triển giáo dục ở các nước phát triển, đang phát triển và nền kinh tế chuyển đổi 62 1.3.2. Những kinh nghiệm rút ra cho việc hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục đại học ở các nước đối với nước ta 79 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM 85 2.1. KHÁI QUÁT CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM TỪ SAU ĐỔI MỚI ĐẾN NAY 85 2.1.1. Quá trình đổi mới nội dung chính sách phát triển giáo dục đại học ở nước ta. 85 2.1.2. Đánh giá biện pháp thực hiện chính sách phát triển giáo dục đại học 105 2.2. NHỮNG HẠN CHẾ CHỦ YẾU VÀ NGUYÊN NHÂN HẠN CHẾ CỦA CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM HIỆN NAY 127 2.2.1. Những hạn chế chủ yếu của chính sách phát triển giáo dục đại học ở nước ta hiện nay 127 2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế và bất cập của chính sách phát triển giáo dục đại học Việt Nam hiện nay 136 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM TỚI 164 3.1. QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM TỚI 164 3.1.1. Bối cảnh và xu thế phát triển giáo dục đại học Việt Nam trong những thập niên đầu của thế kỷ XXI 164 3.1.2. Quan điểm hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục đại học ở Việt Nam những năm tới 169 3.2. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM 175 5 TỚI 3.2.1. Thúc đẩy tăng trưởng về quy mô, số lượng sản phẩm giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội 175 3.2.2. Tiếp tục đổi mới cơ cấu hệ thống giáo dục đại học 176 3.2.3. Thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục đại học 180 3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG HÌNH THÀNH CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM SẮP TỚI 184 3.3.1. Xây dựng, bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật khuyến khích vận dụng quy luật thị trường trong quản lý và quản trị giáo dục đại học 184 3.3.2. Thúc đẩy sự hình thành, phát triển và từng bước hoàn thiện mô hình “giả thị trường” giáo dục đại học 192 3.3.3. Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước và chuyển từ nhà nước quản lý sang nhà nước giám sát giáo dục đại học 195 3.3.4. Đổi mới công tác tổ chức thiết kế và thực thi chính sách phát triển giáo dục đại học 197 3.3.5. Mở rộng hợp tác và hội nhập quốc tế của giáo dục đại học 211 KẾT LUẬN 216 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH Đà CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN 218 TÀI LIỆU THAM KHẢO 220 6 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Giáo dục đại học: GDĐH Kinh tế thị trường: KTTT Chủ nghĩa xã hội: CNXH Xã hội chủ nghĩa: XHCN Công nghiệp hóa: CNH Hiện đại hóa: HĐH Xã hội hóa: XHH Đại học: ĐH Cao đẳng: CĐ Ngân sách nhà nước: NSNN Công nghệ thông tin: CNTT Truyền thông: TT Hợp tác quốc tế: HTQT Ngân hàng thế giới: WB Tổ chức thương mại thế giới: WTO Tổ chức thuế quan thế giới: GATS Khoa học: KH Công nghệ: CN Nghiên cứu khoa học: NCKH Khoa học công nghệ: KHCN Cơ sở dữ liệu: CSDL 7 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1. Số lượng trường đại học và cao đẳng giai đoạn 1981-2006 Bảng 2. Quy mô đào tạo đại học và cao đẳng giai đoạn 1981-2006 Bảng 3. Cơ cấu trình độ đào tạo đại học cao đẳng Bảng 4. Sinh viên ĐH và CĐ theo hình thức đào tạo Bảng 5. Cơ cấu các trường đại học cao đẳng theo vùng miền Bảng 6. Số lượng trường đại học, cao đẳng ngoài công lập Bảng 7. Phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy giai đoạn 1986-2006 Bảng 8. Một số chỉ số đánh giá về cơ sở vật chất, thư viện và khả năng phục vụ sinh viên tại 165 trường đại học và cao đẳng Bảng 9. Kết nối Internet của 165 trường đại học và cao đẳn Bảng 10. Số sinh viên tuyển mới có NSNN giai đoạn 1991-2000 Bảng 11. Nguồn thu của 165 trường đại học và cao đẳng công lập Biểu 12. Quy mô đào tạo sau đại học ở trong nước Bảng 13. Chỉ tiêu tuyển sinh và số thí sinh dự thi Bảng 14: Tỷ lệ sinh viên/dân số trong độ tuổi từ 18 đến 25 năm 2001 Bảng 15. Tỷ lệ % sinh viên năm thứ nhất hệ chính quy theo khối ngành đào tạo Bảng 16: Tỷ lệ % dân số, diện tích, GDP, sinh viên, trường đại học, cao đẳng và cán bộ giảng dạy mỗi vùng so với cả nước năm 2005 Bảng 17. Tỷ lệ sinh viên trường công lập và trường ngoài công lập Bảng 18. Diện tích thuê, mượn của một số trường đại học dân lập và tư thục Bảng 19. Tỷ lệ sinh viên người dân tộc và quy mô cử tuyển 8 Bảng 20. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có bằng ĐH, CĐ năm 2001 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ Hình 1. Tăng trưởng quy mô đào tạo 2001-2005 theo trình độ đào tạo Hình 2. Tỷ lệ giảng viên có trình độ sau đại học từ 2001-2005 Hình 3. Tốc độ tăng sinh viên và giảng viên đại học, cao đẳng Hình 4. Số sinh viên/1 giảng viên 1990-2006 Hình 5. Cơ cấu đội ngũ cán bộ giảng dạy theo học hàm, học vị Hình 6. Cơ cấu đầu tư GD và ĐT trong tổng đầu tư xã hội 9 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đại hội VI (1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khởi xướng sự nghiệp đổi mới kinh tế-xã hội của đất nước mà nội dung cơ bản là chuyển dịch từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), công nhận sự đa dạng của các hình thức sở hữu, tạo điều kiện để mở rộng sản xuất hàng hóa và dịch vụ, thực hiện chính sách mở cửa trong quan hệ quốc tế. Trong hơn 20 năm qua, phù hợp và đáp ứng quá trình chuyển đổi kinh tế- xã hội, chính sách phát triển giáo dục đại học (GDĐH) cũng đã và đang trong quá trình tự đổi mới. GDĐH đã triển khai nhiều chủ trương và biện pháp quan trọng, trong đó phải kể đến việc thực hiện dân chủ hóa nhà trường; điều chỉnh mục tiêu, cấu trúc lại chương trình đào tạo; xây dựng các trường đại học kiểu mới; thực hiện quy trình đào tạo mới, áp dụng học chế tín chỉ; đa dạng hóa các loại hình đào tạo, kết gắn các hoạt động đào tạo với nghiên cứu khoa học và lao động sản xuất… Mặc dù đã có những cố gắng nhưng nhìn chung, sự chuyển biến của chính sách phát triển GDĐH còn chậm so với các yêu cầu mới nẩy sinh từ sự nghiệp công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) đất nước. Một trong những nguyên nhân của sự chậm trễ này là do chính sách phát triển GDĐH còn nhiều hạn chế. Vì vậy, việc lựa chọn vấn đề “ Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án tiến sỹ khoa học kinh tế là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn bức xúc. 10 2. Tổng quan nghiên cứu Vấn đề chính sách phát triển GDĐH đã được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đề cập đến. Có thể khái quát trên một số vấn đề chính sau đây: Thứ nhất, các nhà kinh tế học hiện đại quan niệm, sản phẩm giáo dục là một loại dịch vụ, trong nền kinh tế thị trường cần đặt nó trong môi trường cạnh tranh để lựa chọn được những dịch vụ tốt. Về vấn đề này có lẽ Milton Friedman (1912-2006), giáo sư Trường Đại học Chicago (Mỹ), là nhà kinh tế học đầu tiên nêu lên. Theo ông, giống như mọi hàng hóa mang tính dịch vụ khác, sản phẩm giáo dục cần được đặt trong môi trường cạnh tranh để đào thải những sản phẩm xấu và phát triển những dịch vụ tốt. Tính chất công của giáo dục, theo ông, nên đặt trong sự quản lý của chính phủ bằng việc phân phối ngân sách, quy định các khuôn khổ pháp lý, cung cấp phiếu giáo dục…. Các trường, học viện sẽ là đơn vị cung cấp sản phẩm như chương trình, môi trường học…để người tiêu dùng (phụ huynh và người học) đưa ra quyết định cuối cùng. Tư tưởng của M. Friedman ngay lập tức được GDĐH tiếp cận và thể hiện trong chính sách phát triển của nó với hai lý do chính: - Ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu chỉ ra ý nghĩa quan trọng của nguồn lực con người trong phát triển kinh tế, trên cơ sở đó khẳng định đầu tư cho giáo dục-đào tạo là đầu tư vào nguồn vốn con người, đầu tư cho phát triển và đầu tư cho tương lai. Gary S. Becker-nhà kinh tế học người Mỹ được giải thưởng Nobel về kinh tế năm 1992, Schultz (1961), Denison (1962), B.F. Kiker (1972), Gareth William (1984), George Psacharopoulos và Maureen Woodhall (1985), Jacques Hallak (1990), Bruce E. Kaufman và Julie L Hotchkis (2000)..., trước đó 11 nữa là Ricardo, Adam Smith đều thống nhất đầu tư cho giáo dục-đào tạo và việc nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế, bao gồm cả việc giải quyết vấn đề dinh dưỡng và kế hoạch hoá gia đình, được xem như quá trình đầu tư cơ bản. G.S. Becker cho rằng, việc đến trường học một khoá máy tính hay việc chi tiêu cho việc chăm sóc y tế cũng là thể hiện của hoạt động đầu tư vì việc cải thiện tình trạng sức khoẻ sẽ dẫn đến việc nâng cao thu nhập là yếu tố theo đuổi suốt cuộc đời của mỗi con người. Như thế, nó hoàn toàn đúng với quan niệm và định nghĩa truyền thống của hoạt động đầu tư. Vì vậy, chi tiêu cho giáo dục, đào tạo hay cho hoạt động chăm sóc y tế đều có thể nói đó là chi đầu tư cơ bản. Các báo cáo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB) thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ cho chiều hướng này. Hiệp định thương mại chung GATS của WTO đã xếp GDĐH vào lĩnh vực dịch vụ. Một nghiên cứu gần đây của Jane Kninght (Trung tâm Phát triển Giáo dục Quốc tế, Viện Ontarino về nghiên cứu giáo dục thuộc Trường Đại học Toronto, Canada) đã cho rằng, hoạt động GDĐH đã di chuyển qua biên giới giữa các quốc gia trong nhiều năm thông qua hợp tác phát triển, trao đổi tri thức và bây giờ là các mục tiêu thương mại. Đó là một thực tế mà GDĐH cần đối mặt và hành động. Do vai trò quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực của mỗi quốc gia và ưu thế trong tìm kiếm việc làm của những người có bằng cấp học vị cao, GDĐH trên thế giới những năm qua đã có những phát triển vượt bậc. Một trong những ghi nhận của sự phát triển là quá trình mở rộng quy mô của GDĐH. Số liệu thống kê qua các năm cho biết, tỷ lệ tăng quy mô sinh viên đại học hàng năm bình quân của các nước Tây Âu khoảng 10% trong suốt thời kỳ những năm 1960 và đã tăng lên gấp đôi trong thập kỷ 70. Ở hầu hết các nước đang phát triển, tỷ lệ 12 tăng trưởng quy mô sinh viên hàng năm cũng rất cao. Đối với các nước có mức thu nhập bình quân đầu người thấp và trung bình, tỷ lệ tăng trưởng khoảng 6.2%/năm; các nước có mức thu nhập cao, tỷ lệ này là 7.3%/năm. Theo số liệu thống kê của Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO), tổng quy mô sinh viên của bậc đại học trên toàn thế giới là 13 triệu vào năm 1960; 28 triệu vào năm 1970; 46 triệu vào năm 1980 và 65 triệu vào năm 1991. Chỉ tính các nước đang phát triển, năm 1960 tổng quy mô sinh viên là 3 triệu, đã tăng lên 7 triệu vào năm 1970, rồi 16 triệu vào năm 1980 và đạt 30 triệu vào năm 1991. Thứ hai, sự gia tăng quy mô trong điều kiện nguồn lực hạn hẹp đã làm cho chất lượng giáo dục đại học bị đe doạ, đặt các chính phủ phải tự tìm ra phương hướng và giải pháp(chính sách) riêng cho quốc gia của họ. Theo tổng kết của World Bank, tựu trung các phương hướng và giải pháp của các quốc gia gồm những khía cạnh sau: - Tăng cường đa dạng hoá của cơ sở đào tạo đại học, mà chủ yếu là thay đổi các nhiệm vụ của nhà trường đại học và phát triển các cơ sở đào tạo đại học mới phi chuẩn. - Đa phương hoá việc tài trợ cho các cơ sở của giáo dục đại học và xác định vai trò nhà nước đối với giáo dục đại học thông qua chính sách tài chính để can thiệp trực tiếp vào kết quả đào tạo của các nhà trường đại học. Việc đa phương hoá được thực hiện theo 3 nội dung: huy động tối đa nguồn tài chính tư nhân; thu hồi chi phí đào tạo thông qua hỗ trợ tài chính cho các sinh viên (cho vay sinh viên) và nâng cao hiệu quả của việc cấp phát, sử dụng các nguồn lực của giáo dục đại học. 13 - Tập trung vào các khía cạnh chất lượng, sự thích ứng và tính công bằng trong giáo dục đại học. Theo Bikas C.Sanyal (1995), những bài học về xây dựng chính sách phát triển GDĐH trên thế giới trong những năm qua có thể khái quát trong 6 điểm: i). Hợp nhất các trường đại học nhỏ để thành lập đại học lớn hơn, đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực (xảy ra ở Trung quốc, Australia, Hà Lan và Anh....); ii). cải tổ về quản lý trường đại học (xảy ra ở hầu hết các nước); iii). đa dạng hoá các loại hình đào tạo đại học (chủ yếu diễn ra ở các nước đang phát triển; các nước Đông Nam Á, Trung Đông và Nam Mỹ); iv). đa phương hoá nguồn lực (được áp dụng ở tất cả các nước trên thế giới nhưng chủ yếu là nhóm nước có thu nhập thấp); v). xác định lại vai trò nhà nước trong phát triển giáo dục đại học và vi). tập trung chủ yếu vào những vấn đề chất lượng và hiệu quả. Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới đất nước từ năm 1986. Cho đến nay, số lượng các công trình nghiên cứu về những vấn đề đặt ra đối với chính sách phát triển GDĐH còn rất khiêm tốn với những quan điểm trái ngược nhau. Một số người cho rằng thị trường GDĐH tồn tại trong nền KTTT định hướng XHCN có tính tất yếu như Giáo sư Trần Phương, Giáo sư Phạm Phụ, Giáo sư Lê Thành Khôi (UNESCO Paris), Tiến sỹ Vũ Quang Việt (Chuyên gia cao cấp Cơ quan Thống kê của Liên hợp quốc...); ngược lại một số khác phủ nhân sự tồn tại này như Giáo sư Phạm Minh Hạc, Giáo sư Hoàng Tụy, Giáo sư Bùi Trọng Liễu (Đại học Paris).... Các quan điểm phần lớn được thể hiện thông qua các bài đăng tải trên các báo, tạp chí chuyên ngành và một số sách chuyên khảo nên cả về dung lượng, phạm vi, nội dung và phương pháp tiếp cận còn rất hạn chế. Hầu như các bài viết chỉ dừng lại ở góc độ tranh luận, nêu quan điểm hay khai thác 14 thông tin nên chưa góp phần hệ thống hóa thành cơ sở lý luận đặt nền móng cho việc xây dựng và hoàn thiện chính sách phát triển GDĐH trong môi trường mới. 3. Mục tiêu của luận án - Làm rõ những vấn đề cơ bản về chính sách phát triển giáo dục đại học trong điều kiện kinh tế thị trường; - Đánh giá thực trạng chính sách phát triển giáo dục đại học ở Việt Nam những năm đổi mới vừa qua, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế của chính sách phát triển giáo dục đại học. - Đề xuất quan điểm, phương hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục đại học ở nước ta những năm tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án này là chính sách phát triển GDĐH dưới góc độ kinh tế-chính trị, bao gồm các khía cạnh: Quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc, nội dung, phương pháp và các điều kiện bảo đảm cho quá trình hoạch định, tổ chức thực hiện chính sách phát triển giáo dục đại học ở nước ta. Chính sách phát triển giáo dục đại học có phạm vi rộng. Luận án này tiếp cận chính sách phát triển giáo dục với các nội dung cơ bản là chính sách tăng trưởng, chính sách chất lượng và chính sách cơ cấu trong phát triển giáo dục đại học. Về thời gian, luận án chủ yếu đề cập tới thực trạng chính sách phát triển giáo dục đại học từ khi đổi mới đến nay và khuyến nghị cho những năm tới. 15 5. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu chính sách phát triển GDĐH nằm trong phạm vi của lĩnh vực khoa học liên ngành, bao gồm kinh tế học, chính trị học, quản trị học, xã hội học, giáo dục học, khoa học lịch sử và các khoa học khác.... - Sử dụng cách tiếp cận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, với công cụ trừu tượng hóa, kết hợp giữa phân tích và tổng hợp, logic và lịch sử, đối chiếu, so sánh để phân tích làm rõ những kết quả nghiên cứu của luận án. - Thu thập thông tin, số liệu thống kê, tư liệu, kế thừa các kết quả nghiên cứu của các cuộc điều tra, khảo sát đã được công bố, các thông tin từ kỷ yếu hội nghị hội thảo quốc tế, khu vực và trong nước để đưa ra các kinh nghiệm quốc tế, đánh giá thực trạng chính sách phát triển GDĐH ở Việt nam hiện nay, làm căn cứ cho các kiến nghị về phương hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển GDĐH những năm tới. 6. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu 1. Về khía cạnh lý thuyết, luận án xây dựng khung lý thuyết phân tích và đánh giá chính sách phát triển giáo dục đại học trong bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường, nhằm thúc đẩy hệ thống giáo dục đại học phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững và hội nhập quốc tế thành công. 2. Về khía cạnh thực tiễn, luận án chỉ ra các bất cập của những chính sách phát triển giáo dục đại học liên quan đến các vấn đề tăng trưởng, cơ cấu và chất 16 lượng, đặc biệt là bất cập về quy trình và năng lực đội ngũ cán bộ làm chính sách. Luận án đề xuất những quan điểm, phương hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục đại học ở nước ta những năm tới với những nội dung sau: i). Nhận thức đầy đủ, tôn trọng và vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan của kinh tế thị trường, thông lệ quốc tế, phù hợp với điều kiện phát triển của Việt Nam vào quản lý và quản trị đại học. ii). Bảo đảm tính đồng bộ giữa các bộ phận cấu thành của thể chế giáo dục đại học; giữa các yếu tố thị trường và các mục tiêu phúc lợi xã hội của giáo dục đại học; giữa thể chế giáo dục đại học với thể chế chính trị, xã hội; giữa nhà nước, thị trường, xã hội và giáo dục đại học; giữa chất lượng, hiệu quả và công bằng xã hội trong giáo dục đại học thông qua việc hình thành, phát triển và từng bước hoàn thiện mô hình “giả thị trường” giáo dục đại học. iii). Ðổi mới, nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý giáo dục đại học của Nhà nước, chuyển từ nhà nước quản lý sang nhà nước giám sát giáo dục đại học phù hợp với những yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập giáo dục đại học quốc tế trong giai đoạn hiện nay. Vận dụng và phát huy mặt tích cực, hạn chế, ngăn ngừa mặt trái của cơ chế thị trường trong lĩnh vực giáo dục đại học. iv). Đổi mới tổ chức thiết kế và thực thi chính sách phát triển giáo dục đại học; nâng cao vai trò của các chủ thể trong bộ máy nhà nước và ngoài bộ máy nhà nước, bao gồm các tổ chức dân cử, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp và đặc biệt các trường đại học trong xây dựng chính sách giáo 17 dục đại học. Nhà nước tiếp tục hoàn thiện luật pháp, cơ chế, chính sách, tạo điều kiện để các chủ thể ngoài bộ máy nhà nước tham gia có hiệu quả vào quá trình hoạch định, thực thi và giám sát thực hiện chính sách phát triển giáo dục đại học. 7. Bố cục của luận án Luận án bao gồm phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và 3 chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về chính sách phát triển giáo dục đại học trong điều kiện kinh tế thị trường. Chương 2: . Thực trạng chính sách phát triển giáo dục đại học ở Việt Nam. Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục đại học ở Việt Nam những năm tới. CHƯƠNG 1 18 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.1. CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG: BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ 1.1.1. Đặc điểm của giáo dục đại học trong điều kiện kinh tế thị trường Giáo dục và đào tạo là bộ phận quan trọng nhất trong văn hóa của một quốc gia; liên quan chặt chẽ đến văn minh, phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh và sự ổn định chính trị của mỗi đất nước. Vì vậy, chính phủ, nhân dân ở tất cả các nước trên thế giới, cũng như các tổ chức quốc tế đều có sự quan tâm đặc biệt đến phát triển giáo dục và đào tạo. Giáo dục đại học (GDĐH) là bậc học sau cùng trong hệ thống giáo dục và đào tạo của mỗi nước; đào tạo đội ngũ lao động lành nghề, bao gồm các nhà khoa học, các chuyên gia, kỹ sư và những cán bộ chuyên môn kỹ thuật ở các trình độ khác nhau. GDĐH không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và vì vậy, không trực tiếp tạo ra các sản phẩm vật chất. Tuy nhiên, theo phân công lao động xã hội, GDĐH là nơi duy nhất có đủ điều kiện và đủ khả năng cung cấp nguồn nhân lực kỹ thuật chất lượng và trình độ chuyên môn cao cho nền kinh tế. GDĐH làm tăng giá trị cho mỗi cá nhân thông qua việc trang bị cho họ tài khéo léo, sự hiểu biết để làm ra nhiều của cải vật chất hơn cho bản thân và cho xã hội, gắn liền với sự bảo đảm quyền được sống và được làm việc với năng suất lao động cao hơn của mỗi người. 19 Theo Manuel Castell (1991), GDĐH có ba chức năng quan trọng. Trước hết, nó bảo tồn các nền văn hoá và tri thức nhân loại; tái tạo hoặc phản biÖn ý thức hệ chi phối của quốc gia. Thứ hai, nã lựa chọn những người ưu tú giíi thiÖu cho ®Êt n−íc và cuèi cïng, nã s¸ng t¹o ra kho tµng tri thức mới. GDĐH không chỉ cải thiện những lựa chọn cá nhân sẵn có cho tất cả mọi người, mà cßn tạo ra một lực lượng lao động có năng lực sáng tạo, biết chắt lọc và áp dụng các tri thức thu được từ kết quả của các công trình nghiên cứu khoa học vào sản xuất và đời sống. GDĐH góp phần làm tăng năng suất lao động và nâng cao mức sống cho toàn bộ các thành viên trong xã hội; gãp phÇn xoá bỏ khoảng cách thu nhập giữa người giàu và người nghèo th«ng qua viÖc trang bÞ cho người häc những tri thức và kỹ năng cần thiết để kiếm sống. GDĐH có vai trò đặc biệt quan trọng cho sự phồn thịnh của một nền kinh tế hiện đại- nền “kinh tế tri thức”, ®−îc dù b¸o sÏ ngày càng cã ý nghÜa quyết định ®Õn sự thịnh v−îng cña nh©n lo¹i trong tương lai. Liªn HiÖp quèc x¸c ®Þnh giáo dục nãi chung, GDĐH nãi riªng là quyền con người [65, tr.227-237]; là phương tiện phát triển riêng của mỗi cá nhân, phương tiện xây dựng nền văn hoá, chia sẻ truyền thống và cung cấp sức mạnh cho xã hội nói chung và là một phương tiện tích luỹ tài sản và khả năng cạnh tranh của cá nhân và xã hội (Bowen, 1980; Scott, 1998). Trong nền KTTT ở Việt Nam, GDĐH vừa là một quá trình, vừa là một hành động. Là một hành động, GDĐH được thực hiện dưới hình thức cung cấp sức lao động của các giáo sư, giảng viên cho người học và người học mua lao động của người dạy bằng phí, học phí, hoặc đóng thuế để nhà nước trả công, trả lương cho họ. Dưới góc độ phân công lao động xã hội trong nền sản xuất hàng 20 hoá, loại lao động giảng dạy của các giáo sư, giảng viên không sản xuất ra tư bản. Theo K. Marx, đó là loại lao động phi sản xuất và khi trao đổi, nó được mua-bán như một dịch vụ và hàng hoá thông thường. K. Marx viết: “Trong trường hợp tiền trực tiếp được trao đổi lấy loại lao động sản xuất không sản xuất ra tư bản, do đó là lao động phi sản xuất thì lao động ấy được mua như là một dịch vụ. Biểu hiện ấy nói chung chẳng qua là giá trị sử dụng đặc biệt mà lao động ấy cung cấp, giống như mọi hàng hoá khác”[36, tr.98]. Như vậy, sản phẩm GDĐH là một loại dịch vụ và nó có đầy đủ tính chất kinh tế như các loại sản phẩm hàng hoá và dịch vụ khác, bởi vì theo K. Marx, bản thân những dịch vụ ấy cũng giống như những hàng hoá ông mua, có thể là cần thiết hoặc có thể chỉ có vẻ là cần thiết-ví dụ, những dịch vụ của người lính, hoặc của thầy thuốc, hoặc của luật sư-hoặc chúng có thể là những dịch vụ đem lại khoái cảm cho ông. Nhưng điều đó tuyệt nhiên không làm thay đổi tính chất kinh tế của chúng [36, tr.99]. Dịch vụ GDĐH được diễn ra thông qua sự tác động trực tiếp từ người dạy đến người học. Quá trình cung ứng dịch vụ cũng đồng thời là quá trình tiêu thụ dịch vụ. Sản phẩm dịch vụ GDĐH là đối tượng nghiên cứu của kinh tế học giáo dục. Người đầu tiên đặt nền móng cho việc nghiên cứu các vấn đề về kinh tế học GDĐH là William Petty (1623-1687)-người mà sau này được Karl Marx gọi là “cha đẻ của nền kinh tế chính trị học nước Anh”. W. Petty đã tính ước lượng hiệu suất của các hạng người lao động. Theo ông, ở Hà Lan, nhà nông, thuỷ thủ, nhà binh, thợ thủ công và thương nhân là cột trụ thực sự của cơ nghiệp quốc gia. Người thuỷ thủ giá trị bằng ba các người khác, vì họ không chỉ đi biển, mà lại là nhà buôn và nhà binh. Ở Anh, nhà nông chỉ được khoảng 4 shillings một tuần, 21 người thuỷ thủ được tới 12. Trên cơ sở lý thuyết của W. Petty, những nhà kinh tế học sau này như Adam Smith (1723-1790), Stuart Mill (1806-1873), Karl Marx (1818-1883), Alfred Marshall (1842-1924) đều nhấn mạnh giá trị của lao động, giá trị kinh tế của con người, của giáo dục-đào tạo nói chung và GDĐH nói riêng. Khi xem xét GDĐH như một loại dịch vụ, người ta đã trừu tượng hoá nội dung của nó, chỉ nghiên cứu nó dưới ý nghĩa là một hành vi cung ứng sản phẩm lao động của người này cho người kia nhằm thoả mãn một lợi ích cụ thể nào đó. K. Mark viết: Nếu tôi mua dịch vụ của thày giáo-hoặc những người khác mua dịch vụ ấy cho tôi-không phải để phát triển các năng lực của tôi, mà là để có được khả năng kiếm tiền, và nếu khi làm như vậy tôi thật sự lĩnh hội được điều gì đó-điều này nó hoàn toàn không phụ thuộc vào việc trả tiền cho dịch vụ này-thì những chi phí cho việc học tập ấy, cũng như các chi phí vào việc nuôi tôi đều thuộc những chi phí sản xuất ra sức lao động của tôi. Nhưng tính chất hữu ích đặc biệt của dịch vụ ấy không hề làm thay đổi quan hệ kinh tế đó, và nó không phải là quan hệ mà trong đó tiền sẽ được tôi biến thành tư bản hoặc thông qua quan hệ ấy người thực hiện dịch vụ, thày giáo, sẽ biến tôi thành nhà tư bản của mình, thành người chủ của mình. Do vậy đối với tính chất kinh tế của quan hệ đó thì hoàn toàn không cần thiết xem thầy thuốc có chữa khỏi bệnh cho tôi hay không, thày giáo có dạy tôi đạt kết quả hay không, luật sư có làm cho tôi thắng kiện hay không. Ở đây người ta trả tiền cho bản thân dịch vụ, xét về bản chất 22 của chính nó thì kết quả của dịch vụ ấy không được người cung cấp dịch vụ đảm bảo. Việc trả công cho đại bộ phận các dịch vụ thuộc những chi phí tiêu dùng các hàng hoá, ví dụ, những dịch vụ của bà đầu bếp, của người hầu gái v.v..[36, tr.97]. Theo Adam Smith, trong xã hội không ai cung ứng sản phẩm lao động của mình không công cho người khác. Vì vậy, người mua dịch vụ GDĐH phải trả phí sử dụng dịch vụ. Thứ phí đó là để bù đắp chi phí lao động cần thiết (bao gồm lao động sống và lao động vật hoá) để sản xuất ra dịch vụ. Là một loại sản phẩm dịch vụ, GDĐH có đầy đủ các tính chất kinh tế giống như các loại sản phẩm hàng hoá và dịch vụ khác, nhưng nó không thích hợp với việc mua-bán hàng hoá, bởi vì theo K. Marx: Những dịch vụ, nói cách khác, những giá trị sử dụng thuộc loại nào đó-kết quả của những hình thức hoạt động lao động nào đó-được thể hiện trong các hàng hoá, còn những dịch vụ khác thì, ngược lại, không để lại kết quả rõ rệt tách rời khỏi bản thân người thực hiện; nói cách khác, kết quả của chúng không thích hợp với việc bán hàng hoá [36, tr.97]. Ngoài ra, dịch vụ GDĐH còn có những đặc điểm riêng biệt khi so sánh với các loại sản phẩm dịch vụ khác. Sản phẩm của dịch vụ GDĐH là những người công dân có ích với chính mình, có trách nhiệm với gia đình, xã hội và quốc gia. Những sản phẩm như vậy được gọi là loại hàng hoá có ngoại biên thuận. Nó không chỉ mang lại lợi ích cho cá nhân mà còn cho cả xã hội và lợi ích xã hội 23 luôn luôn lớn hơn lợi ích cá nhân. Tổng lợi ích xã hội sẽ tăng lên nếu như loại sản phẩm này được sản xuất nhiều hơn. Phù hợp với những đặc trưng của nền KTTT, lý thuyết kinh tế và nội dung kinh tế chính trị của chủ nghĩa K. Marx trên đây, GDĐH trong nền KTTT vừa có nội dung kinh tế của một sản phẩm hàng hoá, vừa có nội dung của quan hệ sản xuất xã hội. Sản phẩm GDĐH có nội dung hàng hóa vì quá trình sản xuất dịch vụ GDĐH đòi hỏi sự tiêu hao các nguồn lực khan hiếm, nên nó cần đạt được hiệu quả cao nhất với chi phí tiết kiệm nhất. Trong trường hợp này, nhà nước độc quyền sản xuất GDĐH (dù là bao cấp miễn phí hay có đóng học phí) không phải là biện pháp tối ưu vì không có công cụ đo lường mức khan hiếm xã hội. Điều này làm cho số lượng, chất lượng và ngành nghề của lực lượng lao động mà GDĐH đào tạo cung cấp có thể không hoàn toàn phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động và mục tiêu phát triển quốc gia. Hơn nữa, GDĐH luôn luôn gắn liền với hình thái kinh tế và chế độ chính trị-xã hội nhất định.Vì vậy trong nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường, GDĐH cần có các cơ chế hoạt động phù hợp với các định chế và thể chế của nền KTTT hiện hữu. GDĐH có nội dung của quan hệ sản xuất xã hội, bởi vì giá cả dịch vụ GDĐH trong KTTT không hoàn toàn phản ánh sự khan hiếm. Trước hết, cung và cầu GDĐH thường phụ thuộc vào sự khác biệt về mức lương hay thu nhập (giữa người có và không có văn bằng đại học). Sau nữa là khả năng thành công trong việc tìm kiếm công ăn việc làm trong khu vực công nghiệp (tỷ lệ thất nghiệp của người có hoặc không có văn bằng đại học). Tiếp theo là các chi phí trực tiếp liên quan đến giáo dục (chẳng hạn như học phí và lệ phí). Cuối cùng là chi phí cơ hội hay chi phí gián tiếp liên quan đến giáo dục (số tiền người sinh viên có thể thu 24 được nếu không đi học). Không chỉ có thế, GDĐH còn là một loại hàng hoá đặc biệt vì có những đặc tính của hàng hoá công (lợi ích xã hội lớn hơn lợi ích cá nhân, có tính bền vững đi theo suốt cuộc đời con người và người mua cuối cùng cũng là người tiêu thụ). Vì lý do lợi nhuận ngắn hạn, một số cơ sở GDĐH có thể cung cấp những người tốt nghịêp thiếu chất lượng. Sự lạm phát bằng cấp thiếu tiêu chuẩn chất lượng sẽ làm tăng tổn phí giao dịch trong thị trường lao động và làm suy giảm hiệu năng của KTTT. Ngoài ra, KTTT có thể sẽ làm cho một bộ phận người trở lên nghèo hơn nên không có khả năng chi trả học phí, mặc dù có năng lực học tập; hoặc một số cha mẹ đánh giá thấp lợi ích học vấn đại học nên không đầu tư cho con cái đi học...Cho dù trường hợp nào xảy ra, để vừa hạn chế các tổn phí giao dịch trong thị trường lao động do chất lượng đào tạo thấp, vừa bảo đảm cơ hội học tập đại học ngang nhau cho mọi cá nhân trong xã hội XHCN, giáo dục đại học phải có sự can thiệp của nhà nước. Nói khác đi, xét dưới ý niệm công bằng xã hội, GDĐH là một hàng hoá mà chính phủ phải can thiệp mạnh mẽ vào thị trường thông qua các biện pháp như: Tài trợ trực tiếp cho đào tạo, nghiên cứu khoa học; khuyến khích tư nhân (kể cả tư nhân nước ngoài) đầu tư phát triển GDĐH, nhất là dưới hình thức vô vụ lợi và điều tiết chất lượng GDĐH công cũng như tư. Dịch vụ GDĐH không chỉ là loại sản phẩm dịch vụ có lợi ích ngoại sinh cao, mà còn là loại sản phẩm đặc biệt vì giá cả dịch vụ biến động không theo một tỷ lệ nhất định với năng suất lao động. Về lý thuyết, đối với một sản phẩm bất kỳ, khi lợi ích xã hội lớn hơn lợi ích cá nhân và do đó lớn hơn chi phí cá nhân, để khuyến khích tiêu dùng xã hội, nhà nước cần có sự bù đắp cho chi phí cá nhân. Việc bù đắp thuộc trách nhiệm của nhà nước hoặc ai đó theo nguyên tắc không vì mục tiêu lợi nhuận. Sản phẩm dịch vụ GDĐH không bị tác động bởi tăng năng suất lao động. Những sản phẩm thông thường, khoa học kỹ 25 thuật có thể tác động làm tăng năng suất lao động và với việc sử dụng máy móc và công nghệ mới, người ta có thể sản xuất cùng một đơn vị sản phẩm với cùng chất lượng nhưng với chi phí thấp hơn. Còn đối với sản phẩm dịch vụ GDĐH, tương tự như các hoạt động nghệ thuật cao cấp, năng suất lao động của người giảng viên không thể tăng nhanh như năng suất của một cái máy và càng không thể tăng số sinh viên tính trên một cán bộ giảng dạy nếu không muốn giảm chất lượng giảng dạy. Ngược lại, muốn tăng chất lượng giảng dạy cần giảm số sinh viên trên một cán bộ giảng dạy. Hơn nữa, việc nâng cao chất lượng giảng dạy đã làm tăng thời gian huấn luyện giảng viên, chưa kể đến nhu cầu giảng viên, thiết bị, công cụ, sách vở và cuối cùng là sự tăng chi phí đào tạo nói chung. Thước đo giá trị của dịch vụ GDĐH là mức phí phải trả. Hành vi này dẫn đến sự ra đời của thị trường dịch vụ GDĐH. Thị trường dịch vụ GDĐH hình thành một cách tự nhiên và tồn tại khách quan cùng với các loại thị trường khác trong KTTT. Sự can thiệp của nhà nước vào thị trường dịch vụ GDĐH chủ yếu bằng việc xem xét trợ cấp khuyến khích sản xuất hoặc tiêu thụ sản phẩm thông qua việc thực hiện trợ cấp giá cả hoặc miễn trừ các khoản đóng góp, hoặc nộp thuế. Một cách tự nhiên, GDĐH trở thành nơi để chính phủ triển khai và thi hành các chính sách công quan trọng. Thị trường này trở nên sôi động khi nền GDĐH chuyển sang giai đoạn đáp ứng nhu cầu của số đông (đại chúng), tấm bằng đại học trở thành tấm giấy thông hành vào đời của từng cá nhân (ở cả những nước phát triển và đang phát triển), GDĐH được xem là phương tiện chủ yếu mang lại lợi ích cho cá nhân và chi tiêu cho GDĐH tạo ra áp lực ngày càng tăng lên đối với ngân sách nhà nước (NSNN). Khi mức đầu tư NSNN tính trên đầu sinh viên giảm liên tục, như một kết quả, trường đại học phải đi tìm các nguồn thu khác ngoài NSNN, trong đó có việc thu học phí và mở rộng các hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, mua hoặc bán quyền sở hữu 26 trí tuệ và sản xuất thử nghiệm có tính chất kinh doanh. Cơ chế cạnh tranh giữa các trường đại học trong nghiên cứu khoa học và hoạt động đào tạo xuất hiện. Hệ thống trường đại học tư thục thuộc sở hữu tư nhân ra đời. Về công tác quản lý, quản trị và hành chính, hệ thống GDĐH đòi hỏi phải được vận hành một cách có hiệu quả hơn. Đây chính là các yếu tố và những tác nhân của quá trình hình thành thị trường dịch vụ GDĐH. Theo P. Williams (1996), thị trường dịch vụ GDĐH có một số ưu điểm chính. Một là, thị trường làm cho GDĐH đáp ứng tốt hơn nhu cầu của phát triển kinh tế - xã hội. Sự ra đời của thị trường dịch vụ GDĐH từng bước giảm bớt sự tham gia trực tiếp của chính phủ trong hoạt động điều hành trường đại học; chuyển quyền ra quyết định từ bộ, trường và khoa sang sinh viên và gia đình; gắn kết các trường đại học với nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp thông qua cơ chế đặt hàng đào tạo, thành lập trường đại học trong các công ty lớn hay lập các công ty dịch vụ hoặc kinh doanh bên trong trường đại học, đồng thời các giáo sư, giảng viên đại học có thể làm việc bán thời gian ở các doanh nghiệp...Hai là, thị trường làm cho GDĐH có khả năng thích nghi và sáng tạo hơn. Một phần tài chính đại học được chia sẻ từ cha mẹ sinh viên hoặc sinh viên- những người được hưởng lợi cuối cùng của GDĐH. Hệ thống thị trường giải quyết các vấn đề về trách nhiệm giải trình và rủi ro thông qua hợp đồng. Các quan hệ thị trường lâu dài, từ 4 đến 6 hoặc 8 năm học đại học thúc đẩy hợp tác và lòng tin. Tuy nhiên, thị trường dịch vụ sản phẩm GDĐH cũng đầy rẫy những rủi ro và bất trắc. Nó có thể làm xói mòn trách nhiệm xã hội, văn hóa và các mục tiêu của GDĐH. Vì nó chỉ đáp ứng các lợi ích và chi phí mà thực tế xuất hiện trong 27 quan hệ cung-cầu của người mua và người bán nên trong ngắn hạn, với việc tập trung vào hướng nghiệp và nghiên cứu ứng dụng, nó có thể phá hỏng các mục tiêu và giá trị của giáo dục tự do và những tìm tòi lý thuyết cơ bản. Theo Leslie và Johnson (1974), cơ chế giá trong thị trường dịch vụ GDĐH có thể dễ bị bóp méo. Winston (1992), dưới một khía cạnh khác, cho rằng hạn chế của thị trường dịch vụ GDĐH là tình trạng không phân bổ. Theo ông, các trường đại học là các tổ chức phi lợi nhuận nên mặc dù có thể có thu lợi nhuận nhưng không thể phân phối lợi nhuận này cho những bên có quyền lợi liên quan. Lợi nhuận chỉ có thể sử dụng trong phạm vi trường đại học phù hợp với sứ mạng và nhiệm vụ được xác định sẵn. Quá trình phân bổ nội bộ phần nhiều không phụ thuộc vào các điều kiện thị trường. Theo Peston (1989) và Gorard (1997), một đặc điểm nữa của thị trường dịch vụ GDĐH là không giới hạn giá cả và cung cấp thông tin. Nó trái ngược với các mô hình thị trường tân cổ điển và là một thị trường độc quyền có ít người bán, tiền lãi tăng lên theo tỷ lệ đầu ra. Thị trường dịch vụ GDĐH không phải lúc nào cũng là cụ thể; vừa cạnh tranh hoàn hảo, vừa không hoàn hảo nên nó rất đa dạng và có mối quan hệ qua lại với nhau. Gordon Winston (1992) gọi thị trường dịch vụ GDĐH là thị trường uỷ thác vì thông tin không đối xứng. Với những tính chất và đặc trưng hoạt động của thị trường dịch vụ GDĐH như đã trình bày trên đây, không có và không thể có thị trường dịch vụ sản phẩm GDĐH theo đúng nghĩa. Cấu trúc thị trường dịch vụ sản phẩm GDĐH bị ảnh hưởng bởi những điều kiện kinh tế-xã hội cơ bản, cũng như khuôn khổ pháp luật chung mà trong đó hệ thống GDĐH vận hành. Coulson (1996) nhận xét: không có quốc gia nào hiện nay mở ra thị trường cạnh tranh và tự do thực sự trong GDĐH bởi vì trước hết, việc đo lường giá trị đích thực của dịch vụ GDĐH là rất 28 khó. Bên cạnh đó giá cả của dịch vụ GDĐH không thể chỉ xác định dựa trên chi phí trực tiếp của người dạy. Ngoài ra, GDĐH là thuộc tính sản phẩm công, chịu ảnh hưởng ngoại biên thuận. Người mua sản phẩm dịch vụ GDĐH không chỉ mang lại lợi ích cho cá nhân, mà còn mang lại lợi ích cho xã hội. Tính chất vừa là sản phẩm hàng hóa, vừa là sản phẩm công cộng là nét đặc trưng cơ bản nhất của sản phẩm dịch vụ GDĐH. Tính chất này có ý nghĩa quan trọng đối với chính sách phát triển GDĐH. Nó đòi hỏi chính sách phát triển GDĐH phải bao hàm tính công bằng, tính phù hợp, tính hiệu quả trong nội dung và tính thực tiễn, tính xã hội, tính phê phán, tính cưỡng chế trong quy trình chính sách. 1.1.2. Khái niệm chính sách phát triển giáo dục đại học Với bất kỳ một hoạt động nào của con người có ý thức, của một tập thể, một tổ chức hoặc nói rộng ra là của một xã hội, đều nhằm thực hiện một mục tiêu cụ thể nào đó. Tuy nhiên, để đạt được mong muốn này không chỉ phụ thuộc vào ý chí tự thân, những tiềm năng và năng lực bên trong của mỗi cá nhân hay xã hội, mà còn chịu ảnh hưởng của rất nhiều các yếu tố khách quan, bên ngoài khác nhau, chẳng hạn như quy tắc đạo đức, truyền thống văn hoá, thể chế chính trị, tự nhiên, môi trường...mà các chủ thể chịu tác động. Vì vậy, khi tiến hành các hoạt động, người ta thường phải có những giải pháp, chiến lược, sách lược, kế hoạch, phương pháp hoặc những cách thức xác định theo một cách nhất định nào đó nhằm thực hiện bằng được các mục đích đã định sẵn. Muốn vậy, mỗi cá nhân, tổ chức hoặc xã hội phải có một chuỗi chương trình hay một tập hợp các 29 nguyên tắc hành động định trước để hướng dẫn thực hiện. Người ta gọi chung đó là chính sách. Theo K. James vµ I. Scoones (1999), chÝnh s¸ch lµ mét c«ng cô cã tÝnh −íc lÖ vµ kh«ng râ rµng, hµm chøa nhiÒu néi dung phøc t¹p ®−îc biÓu hiÖn d−íi nhiÒu gãc ®é, khÝa c¹nh vµ diÔn ra theo nh÷ng chiÒu h−íng kh¸c nhau, nh−ng cã liªn quan vµ t¸c ®éng qua l¹i víi nhau. V× vËy, rất khã cã thÓ ®−a ra mét ®Þnh nghÜa chÝnh x¸c, duy nhÊt vÒ chÝnh s¸ch. ViÖc ®ịnh nghĩa chính sách cũng giống như định nghĩa một con voi. Khi nh×n thÊy con voi, ng−êi ta biết đó là con voi, nhưng để định nghĩa được nó thì không phải là đơn giản. Một cách thông dụng, người ta thường hiểu chính sách là chủ trương và các biện pháp của một đảng phái, một chính phủ trong các lĩnh vực chính trị-xã hội [61; tr.155]. Bên cạnh cách hiểu theo nghĩa hẹp trên đây, thuật ngữ chính sách có thể hiểu theo nghĩa rộng bao hàm không chỉ những biện pháp cụ thể, mà còn bao hàm các chủ trương lớn, đường lối hoặc phương hướng chiến lược của một quốc gia, thể hiện quan điểm, thái độ ứng xử trong quá trình xử lý các vấn đề trong nước và quốc tế. Theo một số cách hiểu khác, chính sách là các quyết định hiện hành của cơ quan quản lý, dựa vào đó để điều hành, kiểm tra, phục vụ và tác động đến mọi việc trong phạm vi quyền lực có được. Nó là các tiêu chuẩn của cách hành xử được đặc trưng bởi tính kiên định và có quy tắc trong một số lĩnh vực trọng yếu. Chính sách là sự định hướng các hàmh động mong muốn; là cách xử lý được thừa nhận thông qua quyết định chính thức của chính quyền; là sự xác định ý định và mục đích; là đầu ra, là kết quả tổng hợp của tất cả các kết quả hành động, 30 cách quyết định và cách cư xử của các cấp quản lý. Chính sách là kết quả của hệ thống hoạch định và thực thi trong quản lý. Chính sách là quyết tâm chiến lược dùng để giải quyết hoặc làm cho tốt hơn một vấn đề trong thực tiễn của đời sống xã hội. Một cách tổng quát nhất, chính sách có thể được hiểu lµ một chuỗi các trình tự diễn ra, hoặc tập hợp các hoạt động diễn ra theo một trật tự nhất định, kèm theo phương tiện bao gồm các giải pháp, biện pháp và điều kiện vừa có tính khuyến khích, vừa có tính cưỡng bức để truyền đạt, triển khai và thực hiện những ý tưởng, mục đích, mục tiêu và thái độ của một tổ chức, một thế lực hay một đại diện của nhóm lợi ích cụ thể nào đó đối với các tổ chức, các cá nhân hay các nhóm lợi ích khác nhau trong xã hội. Nói cách khác, chính sách là sự truyền đạt ý định của người ra quyết định theo một ý nghĩa thông thường, hướng người thực hiện vµo những hành động cụ thể cña một vấn đề nµo ®ã nh»m đạt được mục đích dự kiến. ChÝnh s¸ch còng cã thÓ ®−îc hiểu lµ mét kÕ ho¹ch, một chương trình hay dự án có tính chất quyÕt ®Þnh vµ định h−íng nh÷ng hµnh ®éng; lµ s¶n phÈm cña mét nhµ n−íc, mét tæ chøc, mét nhãm ng−êi hay cña mçi c¸ nh©n. Qu¸ tr×nh chÝnh s¸ch lµ qu¸ tr×nh x¸c ®Þnh, xÕp ®Æt nh÷ng lùa chän vµ −u tiªn kh¸c nhau ®Ó ®−a ra nh÷ng quy t¾c vµ quy ®Þnh vÒ c¸c vÊn ®Ò chÝnh trÞ, qu¶n lý, tµi chÝnh vµ hµnh chÝnh nh»m ®¹t ®−îc nh÷ng môc ®Ých cô thÓ. Chính sách còn được hiểu là một tập hợp những thủ thuật, giải pháp, biện pháp trong ngắn hạn và dài hạn nhằm giải quyết một hoặc một số vấn đề có tính chiến lược, chiến thuật hướng tới cộng đồng, đáp ứng cộng đồng vì mục tiêu phát triển. Chính sách không phải là các quyết định hay thông báo ngẫu nhiên mà phải bao gồm một chuỗi hoạt động nằm trong một hệ thống có trật tự xác 31 định; có mục tiêu dù ngắn hạn hay dài hạn; được xây dựng trên cơ sở luật pháp và do cơ quan, đơn vị hoặc nhóm cá nhân được pháp luật giao cho quyền hạn và trách nhiệm thực hiện. Như một kết quả, chính sách luôn luôn bị phụ thuộc vào quan điểm chính trị của nhà cầm quyền, của người thiết kế chính sách. Chính sách là hệ thống các hoạt động có mục đích của một chính quyền. Vì vậy, chính sách có thể có tác động tốt, hoặc chưa tốt đến toàn bộ hay một bộ phận dân cư. Mục tiêu của chính sách thường được xác định theo những chủ đề xã hội, bao gồm việc xác định các sự kiện hay vấn đề cần xử lý; thiết kế công cụ xử lý; chuẩn bị tổ chức, nhân lực và tài chính để thực hiện; điều chỉnh hoặc thay đổi nội dung không còn phù hợp và đánh giá các vấn đề tiếp tục phát sinh từ các chính sách hiện hữu. Chính sách có thể được phân loại theo các tiêu chí khác nhau. Mỗi cách phân loại nhằm phục vụ cho một ý đồ phân tích nhất định. Phân loại theo bản chất, có chính sách thụ động và chính sách chủ động. Chính sách thụ động là chính sách đưa ra nhằm xử lý các tình huống mới phát sinh hay đang được cảnh báo về sự phản ứng của nhân dân, của xã hội trong quá trình triển khai một luật lệ, một quy tắc hay một chế tài nào đó; hoặc để bổ sung, chi tiết hoá, diễn giải cho rõ nghĩa hơn, sửa sai cho phù hợp hơn đối với một chính sách đã có nhằm đáp ứng yêu cầu của một nhóm người, nhóm lợi ích chính trị hay giải quyết những khó khăn dưới bất kỳ hình thức nào mà người ra quyết định, cơ quan lập chính sách đang phải đối đầu. Chính sách chủ động là chính sách nhằm xử lý các vấn đề dài hạn do bộ máy lãnh đạo, cầm quyền chủ động đưa ra khi chưa có nhu cầu cụ thể, hoặc có nhưng mới chỉ được nhận biết ở những giai tầng xã hội có trình độ tri thức và học vấn cao, hay những người sở hữu thông tin đầu tiên.Việc đưa ra chính sách chủ động, dài hạn mang tính 32 khách quan và là trách nhiệm của người cầm quyền. Vì vậy, chính sách chủ động đạt hiệu quả cao hay thấp, trước hết, phụ thuộc vào tầm nhìn và tri thức của người lãnh đạo. Sau đó là đội ngũ những người làm chính sách, bao gồm các chuyên gia thiết kế chính sách và đội ngũ công chức thực thi chính sách. Cuối cùng là phải có nguồn thông tin dồi dào và các kết quả dự báo có tính khoa học, đáng tin cậy. Chính sách chủ động gồm có nhiều chính sách bộ phận. Phân loại theo thời gian thực hiện, có chính sách ngắn hạn và chính sách dài hạn. Chính sách ngắn hạn thích ứng với các tình huống hoặc điều kiện xã hội biến động. Chính sách dài hạn đáp ứng cho các nhu cầu khó thay đổi của con người và xã hội thuộc lĩnh vực nhận thức hay những phạm trù cơ bản của con người và thiên nhiên tồn tại một cách khách quan (đất đai, tài nguyên, môi trường và lãnh thổ...). Theo cấp độ ảnh hưởng, có chính sách cho toàn thể và chính sách cho bộ phận. Theo khu vực áp dụng, có chính sách khu vực công, chính sách khu vực tư và chính sách khu vực nước ngoài. Theo định hướng phát triển, có chính sách cấp tiến và chính sách bảo thủ. Theo hiệu quả, có chính sách thực chất hay chính sách thủ tục. Theo hình thức, có chính sách phân bổ các loại dịch vụ công cộng, chính sách tái phân bổ, chính sách điều tiết và chính sách tự điều tiết. Theo phương pháp triển khai, có chính sách cưỡng chế và chính sách thuyết phục. Theo không gian, có chính sách đối nội và chính sách đối ngoại....Dù là bằng cách nào, việc phân loại chính sách chỉ nhằm giúp cho người nghiên cứu chính sách dễ tiếp cận với quy trình thiết kế chính sách. Vì vậy, việc phân loại chính sách thường phụ thuộc vào sự quan tâm của mỗi người đến mục tiêu, đối tượng, chính trị, đạo đức, tính hình thức hay thực tế...khi tiến hành nghiên cứu chính sách. 33 Có một số nguyên tắc cơ bản trong thiết kế chính sách. Trước hết, chính sách phải hướng về cộng đồng và phục vụ cho lợi ích công cộng. Thứ hai, chính sách phải được quản lý và bắt buộc thực hiện.Thứ ba, chính sách phải có tính hệ thống. Thứ tư, chính sách là tập hợp các quyết định. Thứ năm, chính sách phải có tính liên đới. Thứ sáu, chính sách phải có tính kế thừa. Cuối cùng, chính sách phải được quyết định theo đa số [53, tr.144-170]. Phát triển là quá trình thay đổi của một hiện tượng, sự vật. Phát triển GDĐH là quá trình lớn lên, tăng lên, mở rộng ra về mọi mặt của hệ thống GDĐH trong một quốc gia. Nó bao gồm sự tăng trưởng về quy mô, sự hoàn chỉnh về cơ cấu, thể chế và sự tăng tiến về chất lượng và hiệu quả đào tạo. Khái niệm phát triển GDĐH thuộc nội dung của phạm trù phát triển bền vững. Đó không chỉ là sự phát triển trong hiện tại, mà còn là những đảm bảo cho quá trình tiếp tục trong tương lai xa. Sự phát triển đòi hỏi phải đạt được cả về hiệu quả kinh tế, công bằng xã hội và sự bảo vệ, gìn giữ môi trường văn hóa. Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các nhóm lợi ích, giai tầng xã hội và mỗi người dân... phải bắt tay nhau thực hiện dung hòa những vấn đề chính trị-kinh tế-xã hội-văn hóa của đất nước. Phát triển GDĐH bền vững là mục tiêu hướng tới của tất cả các quốc gia trên thế giới, nhưng mỗi quốc gia dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa... riêng để hoạch định chiến lược phát triển phù hợp nhất với quốc gia đó. Phát triển GDĐH là một quá trình tiến hóa diễn ra theo thời gian và do những nhân tố bên trong của hệ thống quyết định đến toàn bộ quá trình phát triển đó. 34 Theo tôi, chính sách phát triển GDĐH là một hệ thống các quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc và các biện pháp nhằm phát triển quy mô, cơ cấu chất lượng và hiệu quả các sản phẩm giáo dục đại học. Chính sách phát triển GDĐH thường được xuất phát từ các yếu tố thực tiễn, kết hợp với việc vận dụng và sử dụng những lý luận đa dạng trong từng trường hợp cụ thể để tạo ra sự cân đối cần thiết và sự gắn bó hữu cơ với thực tế kinh tế-xã hội, đáp ứng yêu cầu luôn luôn thay đổi của người dân. Chính sách phát triển GDĐH chính là sự thể chế hóa đường lối, quan điểm và lợi ích của giai cấp cầm quyền về việc giải quyết các vấn đề phát sinh từ mối quan hệ giữa trường đại học với xã hội; giữa trường đại học với trường đại học và với các cơ sở giáo dục, đào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân trong nước, với các trường đại học và nền giáo dục của nước ngoài, cũng như các mối quan hệ trong nội bộ trường đại học có liên quan đến đội ngũ giảng viên, sinh viên, chương trình, chất lượng và hiệu quả đào tạo; những vấn đề về tài chính, phân bổ nguồn lực đầu tư phát triển đại học và hàng loạt những vấn đề có liên quan khác. ChÝnh s¸ch ph¸t triÓn GDĐH thÓ hiÖn sự tương tác giữa xã hội víi GDĐH vµ mèi liªn hÖ gi÷a các nhóm lîi Ých cùng quan tâm tới GDĐH. Vai trò, sức mạnh vµ ảnh hưởng qua lại giữa c¸c nhãm lîi Ých trong lĩnh vực giáo dục lµ nÒn t¶ng tạo lên chính sách phát triển GDĐH. Chính sách ph¸t triÓn GDĐH cña mét quèc gia th−êng ®−îc nhà nước thực thi. V× vËy, nã lu«n lu«n cã hµm ý chỉ vÒ sù can thiÖp cña nhµ n−íc. Chính sách ph¸t triÓn GDĐH ®−îc tham chiÕu vµ g¾n kÕt chÆt chÏ víi hÖ thèng luËt ph¸p, cũng như nh÷ng quy ®Þnh, quy t¾c vµ quy ph¹m qu¶n lý hÖ thèng gi¸o dôc quèc d©n cña mçi n−íc. Chính sách ph¸t triÓn GDĐH lµ mét néi dung trong các học thuyết về khoa học xã hội, bao gồm các môn khoa 35 học lịch sử, giáo dục, địa lý, chính trị, tâm lý, kinh tế và quản lý…; là một phần cơ bản của thực tiễn chính trị, kinh tế vµ xã hội. Trong nền kinh tế thị trường, nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và là một trong các điều kiện cơ bản quyết định đến cơ chế hoạt động của thị trường dịch vụ GDĐH. Nó có liên quan chặt chẽ với vấn đề sở hữu tư nhân-một hệ thống quyền lực do chính phủ cho phép. Bằng cách ban quyền cho các cá nhân và tổ chức kiểm soát tài sản, chính phủ tạo nên cơ cấu của trao đổi thị trường. Khi quyền sở hữu tài sản trường đại học không thuộc về nhà nước, nhiệm vụ của các chính phủ là phải phát triển các chính sách tác động đến hành vi thị trường dịch vụ GDĐH như ban hành luật chống độc quyền, luật hạn chế những thất bại của thị trường tự do hoặc những chính sách thúc đẩy sự hợp tác nhằm hạn chế cạnh tranh, đồng thời định dạng những điều kiện cơ bản trong phạm vi chức năng của thị trường học thuật để nhằm đạt được hiệu quả quản lý mong muốn. Chính sách phát triển GDĐH thường hết sức phức tạp và có ảnh hưởng rộng trong xã hội. Trước hết, nó có ảnh hưởng tới những điều kiện cơ bản của GDĐH bằng cách thay đổi khuôn khổ pháp luật và giá trị mà trong đó các cơ sở đào tạo đại học hoạt động. Thứ hai, nó tác động đến cấu trúc thị trường dịch vụ GDĐH chủ yếu thông qua hệ thống công cụ có ảnh hưởng tới việc định ra giá cả hàng hóa và dịch vụ (thuế và trợ cấp, học phí, tự do hoá thị trường thông qua quá trình tự điều tiết và tư nhân hoá, kích thÝch thị trường bằng việc hình thành thị trường ảo... nhằm thúc đẩy quá trình tự do hoá, đồng thời kích thích sự phát triển của thị trường dịch vụ GDĐH). Sau cùng, nó ảnh hưởng trực tiếp tới hành vi của người bán và người mua, chủ yếu thông qua hoạt động điều tiết giá cả, số lượng cung-cầu, cung cấp thông tin gián tiếp và trực tiếp. 36 Chính sách phát triển GDĐH luôn luôn hiện hữu trong đời sống xã hội cụ thể với nhiều mối quan hệ tác động qua lại từ cơ sở kinh tế, đặc trưng xã hội đến kiến trúc thượng tầng , quan niệm xã hội v.v…. Nó liên quan trực tiếp đến khoa học giáo dục (các đặc trưng, nguyên tắc, các quy luật của quá trình giáo dục v.v…); giáo dục học (chương trình giáo dục, phương pháp giảng dạy, học tập, kiểm tra đánh giá, phát triển đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý, quản lý và quản trị đại học v.v…); tâm lý học nói chung và tâm lý giáo dục nói riêng (sự hình thành và phát triển nhân cách của người học, năng lực nhận thức và phát triển trí tuệ, các nhân tố đặc trưng tâm lý cá nhân, chỉ số thông minh, hoạt động giảng dạy v.v…); cơ sở sinh học, sinh lý học; cơ sở pháp lý; cơ sở triết lý và so sánh, đối chiếu quốc tế… 1.1.3. Đặc điểm của chính sách phát triển giáo dục đại học. Cũng như tất cả các loại chính sách công, chính sách phát triển GDĐH tồn tại và phát triển khách quan song hành với bộ máy cai trị khi xã hội có sự không bình đẳng trong việc phân chia quyền sở hữu dẫn đến xuất hiện các nhóm lợi ích khác nhau và là sản phẩm của con người. Vì vậy, nó luôn luôn chịu ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài hoặc tác nhân môi trường gián tiếp chứa đựng những tư tưởng, động cơ chính trị, năng lực tri thức, ham muốn lợi ích vật chất và tình cảm của con người thông qua bộ máy cai trị và những người làm ra chính sách. Chính sách phát triển GDĐH trong các nền kinh tế có một số đặc điểm chung sau đây: i). Có mối quan hệ biện chứng và sự phụ thuộc lẫn nhau với chính sách kinh tế nhưng độc lập tương đối với chính sách kinh tế. Mối quan hệ giữa chính 37 sách phát triển GDĐH và chính sách kinh tế có ý nghĩa quan trọng và mang tính quy luật trong toàn bộ hệ thống chính sách chung của một nhà nước, nhằm bảo đảm sự vận động và phát triển của một xã hội nhất định. Chính sách phát triển GDĐH bao giờ cũng chịu sự chi phối và ràng buộc của các điều kiện kinh tế. Mỗi giai đoạn của sự phát triển kinh tế đòi hỏi phải có những chính sách phát triển GDĐH tương ứng với khả năng và điều kiện của nền kinh tế. Tuy nhiên, bản thân chính sách phát triển GDĐH cũng có sự độc lập tương đối với những điều kiện kinh tế và chính sách kinh tế. Thực tế chính sách phát triển GDĐH ở nhiều nước cho thấy, vì không giải quyết tốt những vấn đề xã hội mà ở nhiều nước trong một giai đoạn nào đó, mặc dù kinh tế có phát triển, nhưng GDĐH phát triển không thoả mãn với những nhu cầu của chính nó. Ngược lại, cũng có những nước kinh tế phát triển chưa cao, nhưng do nhiều vấn đề của chính sách phát triển GDĐH được giải quyết hợp lí, cơ hội học tập cho mọi người mở rộng; chất lượng và hiệu quả của GDĐH không ngừng được cải thiện. Về phương diện này, sự phân biệt ranh giới giữa chính sách phát triển GDĐH với chính sách kinh tế cũng quan trọng không khác gì việc nhận thức đúng đắn sự thống nhất giữa chúng. Đặc điểm này đặt ra yêu cầu thực hiện quá trình phân tích chính sách phát triển GDĐH một cách thường xuyên nhằm phát hiện những bất cập giữa chính sách với chính sách kinh tế-xã hội, cũng như thực tiến đời sống xã hội. Đặc biệt, khi đưa ra các chính sách phát triển GDĐH dài hạn phải dựa trên các dự báo khoa học về phát triển kinh tế -xã hội, và cần có sự tham vấn các đối tượng xã hội thông qua phản biện xã hội. Mặt khác, đặc điểm này cũng đòi hỏi chính sách phát triển GDĐH cần có tính ổn định tương đối, tính hệ thống và tính tiên tiến (gắn kết và định hướng sự phát triển kinh tế-xã hội). 38 ii). Là quá trình nhận thức đi từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Đặc điểm này xuất phát từ việc chính sách phát triển GDĐH có nguồn gốc, nội dung, nguyên nhân xã hội và cả sự tồn tại, phát triển của nó cũng mang tính chất xã hội. Vì vậy, nó chính là sản phẩm của quá trình nhận thức từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp về các vấn đề, hiện tượng và sự vật bao gồm cả những thuộc tính bên trong và bên ngoài của GDĐH đặt trong các mối quan hệ xã hội. Mặt khác, xã hội hiện thực mà các nhà hoạch định chính sách tồn tại trong đó, được hình thành từ sự kết hợp giữa những cái cũ được tích lũy kế thừa từ quá khứ, với cái mới vừa được sinh ra trong hiện tại. Vì thế, giữa nhu cầu chính sách phát triển GDĐH và công cụ thực hiện chính sách phát triển GDĐH có sự biến đổi liên tục, theo chiều hướng ngày càng hoàn thiện hơn. iii). Gắn với từng giai đoạn lịch sử nhất định. Chính sách phát triển GDĐH là tổng thể các biện pháp và thủ pháp kinh tế, quản lý của nhà nước nhằm tác động vào hệ thống GDĐH theo những mục tiêu nhất định trong một thời gian nhất định. Nó là khái niệm thuộc hoạt động chủ quan của nhà nước. Khi tình hình kinh tế, xã hội và chính trị thay đổi thì chính sách phát triển GDĐH cũng thay đổi theo. Nó có thể được nhà nước sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện sau khi đã được ban hành. iiii) Trong xã hội hiện đại, các chính sách phát triển giáo dục có xu hướng hướng tới công bằng và hiệu quả. Chính sách thường bao hàm ý nghĩa về sự can thiệp của nhà nước dưới bất kỳ hình thức nào. Như một lẽ tự nhiên, bản chất của chính sách phát triển GDĐH trong các nền kinh tế chính là sự thể hiện cách thức và mức độ can thiệp của nhà nước ra đời trên nền tảng của nền kinh tế đó đến hệ 39 thống GDĐH nhằm đạt được những mục tiêu và lợi ích cụ thể. Chính sách phát triển GDĐH bao giờ cũng phù hợp với quan hệ sản xuất mà nó đang vận động và luôn phản ánh nội dung chính trị và kinh tế của quan hệ sản xuất đó. Chính vì thế, chính sách phát triển giáo dục trong các nền kinh tế khác nhau cũng có sự khác biệt. ChÝnh trÞ, theo Lasswell (1958) và Easton (1965), lµ sù phân bổ chính thức các giá trị, lợi ích và chi phí trong mét ngữ cảnh cô thÓ nµo ®ã. Nãi c¸ch kh¸c, chính trị là tập hợp các hoạt động của con người xung quanh những quyết định phân bổ c¸c gi¸ trÞ, lîi Ých vµ chi phÝ và được phản ánh trong những nỗ lực khác nhau về lợi ích để nhận ra những giá trị thiên lệch trong kết quả của những quyết định. Các hoạt động cụ thể mô tả những nỗ lực này là những xung đột tiÒm ẩn điển hình. Như Schattschneider (1960), Kingdon (1995) và Lindblom (1980) nhận xét, chính trị là sự xã hội hóa xung đột. Các cá nhân và nhóm cá nhân tranh cãi, tranh luận, huy động, tập hợp, gây áp lực, thuyết phục và thương lượng về quyền lợi - tất cả đều cố gắng gây ảnh hưởng tới kết quả của các quyết định ở những giai đoạn khác nhau trong chu kỳ sống của chính sách. Nhân tố chính trị ảnh hưởng mạnh đến quy trình ra quyết định chính sách ở mức độ mạnh mẽ hay yếu ớt tùy thuộc và thường thay đổi theo ngữ cảnh. Vì vậy những người tham gia lập chính sách phải nỗ lực vận động để gây ảnh hưởng chính trị trong quá trình hoạch định và ra quyết định chính sách. Mục đích của người lập chính sách là phải làm cho mọi người nhận thức rõ những ý tưởng và lợi ích tối đa trong quyết định cuối cùng về chính sách. Trên thực tế, kết quả chính sách hiếm khi phản ánh được hết các chương trình tổng thể có tính toàn diện bao hàm được tất cả các quyền lợi cạnh tranh nhau. Vì vậy, ngày nay thoả 40 hiệp là cách thức điển hình trong việc hoạch định chính sách. Bất kể những néi dung thoả hiệp là gì thì đặc điểm quan trọng của quá trình và phạm vi lập chính sách là tính chất theo chương trình xác định. Những người khác nhau theo những chương trình khác nhau sẽ hành động theo những cách thức khác nhau để đưa ra kết quả chính sách. Ở một phương diện khác, hệ thống giáo dục nói chung, GDĐH nói riêng là một trong các cấu phần tổ chức xã hội. Do đó nó chỉ có thể giải thích được dưới dạng các truyền thống văn hóa, chính trị, kinh tế, lịch sử, hệ tư tưởng xã hội liên quan và đi liền với nó. Chính sách phát triển GDĐH bắt đầu bằng sự phát triển của các hệ thống giáo dục và là một trong số nhiều nhánh của chính sách xã hội. Nó cũng là một trong những phương tiện để thực hiện chính sách xã hội. Vì thế, nhiều quan điểm và nhận thức về chính sách phát triển GDĐH có thể tìm thấy trong các học thuyết về khoa học xã hội. Bên cạnh đó, bất kể những động thái chính sách phát triển GDĐH nào, chẳng hạn sự mở rộng quy mô đào tạo hay sự tăng hoặc giảm khả năng cung về cơ sở đào tạo đại học đều có tác động mạnh mẽ đến xã hội. Như một kết quả, chính sách phát triển GDĐH bao giờ cũng vừa là tác nhân chính trị, vừa là tác nhân kinh tế và văn hóa có ý nghĩa thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia. Chính sách phát triển GDĐH trong một nền kinh tế bất kỳ (kế hoạch hóa, thị trường hay chuyển đổi) đều phải thực hiện chức năng cung cấp nhu cầu GDĐH nhằm đảm bảo lợi ích và phúc lợi cho người dân, đồng thời tăng cường chức năng cai trị vốn có của một nhà nước theo nguyên nghĩa. Với một nhà nước hiện đại, hai chức năng cai trị và phục vụ xã hội ngày càng có xu hướng thống nhất làm một. Bởi vì, xét tới cùng, mục đích hoạt động của nhà nước là đảm bảo 41 sự ổn định và phát triển của xã hội trong một quốc gia. Trách nhiệm phát triển GDĐH của nhà nước là thực hiện nghĩa vụ hai chiều. Người dân đóng thuế để bảo đảm điều kiện cho nhà nước thực hiện các hoạt động và ngược lại, nhà nước thông qua các loại hoạt động từ việc bảo vệ chủ quyền đất nước, phát triển kinh tế-xã hội, đến việc đảm bảo các nhu cầu tối thiểu về văn hóa và tinh thần trong cuộc sống hàng ngày là để phục vụ người dân. Chính sách phát triển GDĐH trong các nền kinh tế hiện đại đều hướng đến mục tiêu hiệu quả và công bằng xã hội. Đạt được sự công bằng trong GDĐH là điều quan trọng không chỉ về hiệu quả kinh tế, mà còn là chính trị, đạo đức, văn hóa và ổn định xã hội. Để có sự công bằng, chính sách phát triển GDĐH của nhà nước phải hướng tới các nhóm quyền lợi dễ bị tổn thương, đặc biệt là các đối tượng thiệt thòi về quyền lợi và cơ hội như những người thuộc nhóm thu nhập thấp, người nghèo, phụ nữ, dân tộc thiểu số.... Xét trên phạm vi hệ thống, chính sách phát triển GDĐH sẽ không đạt được sự công bằng nếu phụ nữ, những người thu nhập thấp, người nghèo và các nhóm lợi ích bị thiệt thòi khác không được tuyển vào những trường công có chất lượng tốt từ trình độ giáo dục tiểu học và trung học. Tuy nhiên, chính sách phát triển GDĐH có sự khác biệt giữa các nền kinh tế, có thể chế chính sách, xã hội, văn hóa,... khác nhau. Sự khác biệt trong chính sách phát triển GDĐH giữa các nền kinh tế được biểu hiện ở mục đích mà các nhà nước hướng tới và phương thức tổ chức thực thi chính sách phát triển GDĐH. Trong nền kinh tế kế hoạch tập trung, nhà nước giữ độc quyền định hướng từ sản xuất đến phân phối và tiêu dùng xã hội đối với GDĐH. Nhà nước can thiệp trực tiếp, kiểm soát chặt chẽ và điều phối quan hệ cung-cầu của GDĐH 42 xét trên phạm vi xã hội, cũng như gia đình và mỗi cá nhân thông qua hệ thống các cơ quan kế hoạch từ trung ương đến địa phương và trường đại học. Trong nền KTTT, nhà nước giữ vai trò giám sát hệ thống GDĐH. Nó cung cấp một môi trường tạo khả năng thực hiện chính sách GDĐH hơn là điều khiển trực tiếp bằng các mệnh lệnh hành chính. Nhà nước có khung pháp lý quy định rõ ràng; đồng thời có hệ thống công cụ làm đòn bẩy kích thích để thực hiện chính sách (chẳng hạn điều chỉnh mối quan hệ giữa tín hiệu hoạt động của thị trường lao động và số lượng tuyển sinh hoặc sử dụng học bổng và chính sách cho vay sinh viên, cũng như các quá trình phân bổ nguồn lực, kiểm định chất lượng đào tạo để kích thích sinh viên...). Nhà nước giao quyền tự chủ nhiều hơn cho các trường đại học công lập; thực hiện phân cấp, phân quyền quản lý ở các lĩnh vực quan trọng, bao gồm cả quyền xác định học phí, tuyển dụng và sa thải nhân sự. Song song với tăng cường tính tự chủ là quá trình đổi mới nội dung và phương pháp quản lý đáp ứng nhu cầu thay đổi để đưa đại diện của khu vực tư nhân vào quản lý trường đại học công; thúc đẩy sự hợp tác ngày càng chặt chẽ hơn giữa các ngành công nghiệp và các trường đại học; thiết lập sự liên kết giữa các trường đại học và công ty hoặc bổ nhiệm công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học đối với các nhà chuyên môn đang làm việc trong khu vực sản xuất...Chính sách phát triển GDĐH trong nền kinh tế chuyển đổi vừa coi trọng các công cụ thiết kế và thực thi chính sách trong nền kinh tế thị trường, vừa đề cao vai trò quản lý của nhà nước. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh GDĐH bị áp lực ngày càng tăng lên của quá trình toàn cầu hóa, quốc tế hóa, sự phát triển của công nghệ thông tin, truyền thông và sự ra đời của nền kinh tế dựa trên tri thức, đặc biệt GDĐH ở các nước đang phát triển . 43 Không có quốc gia nào trên thế giới hiện nay mở ra thị trường tự do cạnh tranh thực sự trong giáo dôc và đào tạo nãi chung, GDĐH nãi riªng. Bởi vì, khi GDĐH ho¹t ®éng theo c¬ chÕ thị trường tù do th× trường đại học sẽ bÞ chi phối bởi thu nhập vµ chi phí. §iÒu nµy sÏ ®Þnh h−íng c¸c cơ sở đào tạo ®Õn thị trường ngắn hạn, ®Æc biÖt tập trung vào hướng nghiệp và nghiên cứu ứng dụng. Kết quả là, một cách khách quan, mục tiêu về các giá trị chân chính, lâu dài của giáo dục tự do, cũng như tham vọng về những tìm tòi lý thuyết cơ bản sẽ bị phá hỏng. 1.1.4. Tầm quan trọng của chính sách phát triển giáo dục đại học trong nền kinh tế thị trường Từ các cách triếp cận trên đây, chính sách phát triển GDĐH trong nền KTTT định hướng XHCN phải bảo đảm sản phẩm GDĐH vừa là một loại hàng hoá đặc biệt, vừa không phải là hàng hoá. Tính hai mặt này của GDĐH không mẫu thuẫn với nhau mà bổ sung cho nhau và thúc đẩy lẫn nhau. Vì vậy, một mặt chính sách phải làm cho GDĐH đáp ứng nhiều hơn với nhu cầu của thị trường để hoạt động của trường đại học trở lên hiệu quả hơn và nói chung, GDĐH có khả năng thích nghi và sáng tạo hơn. Mặt khác, chính sách phải phát huy được vai trò định hướng và hỗ trợ của nhà nước đối với phát triển GDĐH. Theo Alexei Matveev (2000), chính sách phát triển GDĐH trong nền KTTT có những nhiệm vụ và định hướng chung là: Giữ gìn nguyên tắc công bằng xã hội; đảm bảo tính đa dạng của hệ thống; nâng cao hiệu quả kinh tế thông qua việc giới thiệu sự tác động của thị trường vào môi trường giáo dục; đảm bảo chất lượng đào tạo và trách nhiệm giải trình của trường đại học trước xã hội. Tuy nhiên, hiệu năng thị trường, công bằng xã hội và tính da dạng của hệ 44 thống th−êng cã nh÷ng mâu thuẫn nội tại và cã t¸c ®éng qua l¹i, hạn chế lẫn nhau. Vai trò quan trọng của chính sách phát triển GDĐH trong nền KTTT là ở chỗ, trong cùng một lúc phải tối đa hoá được tất cả các lợi ích. Để đạt được điều đó, chính sách phát triển GDĐH trong nền KTTT, trước hết, phải thể hiện là phương tiện để xây dựng kế hoạch phát triển hệ thống giáo dục quốc dân nói chung và GDĐH nói riêng; đồng thời nó cũng là một trong các yếu tố quan trọng xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế trong môi trường biến động. Nó thừa nhận một cách tự nhiên và tôn trọng các lợi ích cá nhân với những mục tiêu kinh tế độc lập và địa vị pháp lý bình đẳng. Cạnh tranh được xem là một quy luật tồn tại tất yếu, là nền tảng phát triển. Trong nền KTTT, cung và cầu của thị trường (chứ không phải kế hoạch tập trung) đóng vai trò nền tảng trong phát triển, phân phối và sử dụng các nguồn lực xã hội. Quan điểm chi phí cực tiểu và đạt lợi ích tối đa, cả về phương diện cá nhân và xã hội, được lấy làm thước đo cho việc tính toán, xem xét lựa chọn và đưa ra quyết định đầu tư một ngành, nghề hay lĩnh vực đào tạo cụ thể nào đó. Khi những người nghèo không có cơ hội và điều kiện tiếp cận GDĐH, nhà nước thông qua các chính sách phát triển điều chỉnh lại mức độ thụ hưởng các giá trị định hướng trong các quan hệ xã hội giữa các thành viên trong cộng đồng, cả về phương diện vật chất, cũng như về phương diện tinh thần. Nhà nước sử dụng công cụ chính sách phát triển GDĐH để tác động, can thiêp vào quá trình vận động của hệ thống GDĐH nhằm loại bỏ hoặc hạn chế những ảnh hưởng xấu của cơ chế thị trường; bảo vệ lợi ích công cộng của GDĐH. Hiệu quả của sự can thiệp này không 45 thể tính ngắn hạn, mà được bù đắp lâu dài bằng năng suất lao động xã hội dựa trên sức sản xuất mới. Chính sách phát triển GDĐH trong nền KTTT là không gian để nhà nước triển khai áp dụng hệ thống thể chế định hướng cho GDĐH phát triển theo đúng mục tiêu và tạo lòng tin cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư phát triển GDĐH; đồng thời nó còn là cơ sở tạo ra một sân chơi bình đẳng, rộng rãi cho các đối tác trong toàn xã hội tham gia phát triển GDĐH. Thực tế của các nước phát triển chỉ ra rằng, GDĐH chỉ có thể phát triển bền vững, lành mạnh và đúng định hướng trên nền tảng của một hệ thống thể chế, pháp luật đầy đủ, ổn định. Với ý nghĩa đó, việc hoàn chỉnh, bổ sung hệ thống văn bản pháp luật, các quy phạm điều hành quản lý GDĐH ở cấp vĩ mô cần được tiến hành thường xuyên để theo kịp với quá trình phát triển của kinh tế-xã hội. Hệ thống thể chế mới phải ngày càng tăng cường chức năng quản lý vĩ mô của nhà nước, đồng thời nâng cao quyền chủ động cho các cơ sở đào tạo. Nhà nước chỉ nên thể hiện vai trò, chức năng của người trọng tài điều khiển hơn là trực tiếp tham gia vào cuộc chơi trong không gian của thị trường. Chính sách phát triển GDĐH trong nền KTTT có vai trò tạo lập môi trường GDĐH thuận lợi, an toàn và bình đẳng. Nó được biểu hiện thông qua các yếu tố như: hạ tầng cơ sở tốt, hệ thống pháp luật đầy đủ, ổn định, nền hành chính rõ ràng và bộ máy công quyền trong sạch, lành mạnh... Những yếu tố trên đều do nhà nước (và chỉ có nhà nước) tạo dựng nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước đáp ứng mục tiêu phát triển GDĐH. Môi trường GDĐH thuận lợi còn thể hiện ở sự lành mạnh, bình đẳng trong cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế trong lĩnh 46 vực GDĐH; xóa bỏ sự độc quyền dù là độc quyền nhà nước hay độc quyền tư nhân. Chính sách phát triển GDĐH trong nền KTTT định hướng XHCN có vai trò bảo hộ hệ thống GDĐH. Để thị trường dịch vụ GDĐH phát triển, nhà nước cần có sự bảo hộ hợp lý đối với một số lĩnh vực và ngành, nghề đào tạo. Bởi vì, Nhà nước là chủ thể quản lý cao nhất, là người đại diện cho quyền lợi của cả cộng đồng quốc gia, chỉ có Nhà nước mới có đủ tư cách, sức mạnh, tiềm lực để thực hiện quyền bảo hộ. Thông qua các cơ quan bảo vệ pháp luật và bộ máy hành chính, nhà nước có trách nhiệm bảo vệ những quyền lợi hợp pháp của mọi tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trong lĩnh vực GDĐH như: quyền sở hữu (dù là sở hữu nhà nước hay sở hữu tư nhân), quyền tự do đào tạo theo pháp luật quy định, bảo vệ bản quyền, thương hiệu nhà trường... Theo nghĩa bao quát hơn, hình thức bảo hộ của Nhà nước còn được thể hiện ở sự bảo hộ hệ thống GDĐH trong nước trước sự cạnh tranh từ bên ngoài, bảo vệ những quyền lợi của công dân, các tổ chức trong nước khi có sự tranh chấp với các tổ chức, các cơ sở đào tạo nước ngoài, trong xu thế toàn cầu hóa và quốc tế hóa giáo GDĐH ngày càng tăng. 1.2. NỘI DUNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.2.1. Nội dung của chính sách phát triển giáo dục đại học 1.2.1.1. Các bộ phận cấu thành nội dung của chính sách phát triển giáo dục đại học 47 Có nhiều quan niệm khác nhau về cơ cấu nội dung của chính sách phát triển GDĐH. Trong luận án này tác giả nghiên cứu nội dung chính sách phát triển GDĐH trên ba phương diện là chính sách tăng trưởng, chính sách cơ cấu và chính sách chất lượng GDĐH. Chính sách tăng trưởng GDĐH là chính sách đảm bảo tăng quy mô sản phẩm GDĐH. Nó được đo lường bằng chỉ tiêu tăng số sinh viên đại học hàng năm. Chính sách cơ cấu GDĐH là chính sách đảm bảo tỷ lệ của hệ thống GDĐH. Nó thường được đo lường bằng các chỉ tiêu tỷ lệ giữa các trình độ, ngành nghề, xã hội, địa bàn hoạt động vùng miền... của nhân lực. Chính sách chất lượng GDĐH là chính sách đảm bảo đáp ứng nhu cầu và khả năng cung ứng chất lượng sản phẩm của hệ thống GDĐH. Giữa các nhóm vấn đề có mối liên hệ chặt chẽ và tác động qua lại thúc đẩy lẫn nhau; chính sách này vừa là tiền đề, điều kiện, vừa là kết quả của chính sách kia. Chính sách tăng trưởng GDĐH là mục tiêu hàng đầu mà chính sách phát triển GDĐH phải hướng tới. Bởi lẽ đó là mục tiêu tự thân của chính sách phát triển. Muốn có phát triển phải có tăng trưởng. Tuy nhiên, phát triển không chỉ có tăng về quy mô mà còn phải đảm bảo sự cân đối trong cơ cấu theo những tỷ lệ phù hợp. Theo đó, việc đổi mới cơ cấu tạo nên một mạng lưới các cơ sở đào tạo đại học đa dạng và phân hóa về mục tiêu, sở hữu; có sự liên thông và liên kết làm cho hệ thống được mềm dẻo, vừa đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực trình độ cao, vừa gia tăng khả năng lựa chọn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập của đông đảo người dân, kể cả ở những địa 48 phương thuộc vùng sâu, vùng xa, góp phần giải quyết tính công bằng xã hội, sự bình đẳng giới, bình đẳng giữa các dân tộc về hưởng thụ GDĐH. Do vậy đòi hỏi phải chú trọng tới chính sách cơ cấu. Đồng thời muốn có sự tăng trưởng lâu dài, bền vững, phải có được chính sách đảm bảo chất lượng. Chính vì thế chính sách chất lượng là nền tảng của các nhóm chính sách. Nó được dựa trên quan điểm: chất lượng phải đa dạng và được chuẩn hóa, hiện đại hóa cho từng phương thức đào tạo trên các mặt chương trình, nội dung, khả năng liên thông, chuyển tiếp; phát triển năng lực tự học, học suốt đời, chú trọng rèn luyện kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ và giao tiếp ứng xử. Chất lượng GDĐH có liên quan chặt chẽ đến chương trình, phương pháp đào tạo; kiểm tra đánh giá; chất lượng đội ngũ giảng viên và các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng cho yêu cầu đào tạo. Một trong những nội dung quan trọng trong chính sách chất lượng là triển khai hệ thống đảm bảo chất lượng với những tiêu chí đánh giá và quy trình kiểm định chất lượng, được thực hiện dựa trên quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm xã hội của các cơ sở đào tạo đại học. Đi kèm theo chính sách chất lượng là các chính sách về tuyển chọn người học, công bằng xã hội và xây dựng đội ngũ giảng viên. 1.2.1.2. Các nguyên tắc của chính sách phát triển giáo dục đại học trong nền kinh tế thị trường Trong nền KTTT, quan hệ cung-cầu lao động trong thị trường lao động tác động đến mô hình phát triển nguồn nhân lực nhờ ảnh hưởng của cấu trúc tiền công, cơ cấu hệ thống đào tạo nghề nghiệp, cũng như kỳ vọng của mỗi cá nhân 49 về lợi ích đưa lại từ GDĐH. Cơ chế KTTT là động lực kích thích việc cung cấp sản phẩm GDĐH cho thị trường lao động và thị trường khoa học công nghệ. Ngược lại, biểu thị sự cạnh tranh tương đối giữa những người tốt nghiệp từ các chủng loại và cấp bậc đào tạo chuyên môn, nghề nghiệp khác nhau khi tham gia thị trường lao động và lợi nhuận của các doanh nghiệp thu được nhờ áp dụng khoa học công nghệ chính là những tín hiệu phản hồi cho mỗi trường đại học để điều chỉnh kế hoạch hoạt động. Thông thường, ưu thế cạnh tranh của những loại sinh viên dư thừa hoặc chỉ biết vận hành những công nghệ lạc hậu sẽ giảm xuống, kéo theo sự giảm sút nhu cầu về cơ hội GDĐH đối với các loại sản phẩm đó. Với cách tiếp cận này, chính sách phát triển GDĐH phải đặt trọng tâm vào nội dung kinh tế và nhấn mạnh đến tính hiệu quả-cái mà Adam Smith (1786), Schultz (1961), Gary Becker (1964) và Woodhall (1995) gọi chung là nguồn vốn con người, bao gồm tri thức, kỹ năng, năng lực và đặc tính ở mỗi con người để tạo ra sức mạnh cá nhân, xã hội và kinh tế; là một trong bốn khoản thuộc phần vốn cố định mang lại lợi tức hoặc lợi nhuận mà không phải luân chuyển hoặc thay đổi chủ sở hữu. Nó là một trong các nguồn lực xã hội và cũng là kho tài sản thuộc sở hữu của mỗi cá nhân; là các thuộc tính mà người ta có thể đầu tư vào để nhận được một khoản thu nhập giống như tiền lãi. Vốn con người giống như phương tiện sản xuất vật chất (nhà máy và máy móc). Đầu tư vào vốn con người có ý nghĩa cho sự phát triển kinh tế giống như đầu tư vào nhà máy và trang thiết bị vật chất. Đầu tư vào vốn con người không chỉ làm tăng năng suất lao động cá nhân, mà còn tạo ra cơ sở kỹ thuật cho lực lượng lao động cần thiết để tăng trưởng kinh tế. Có thể nói, học thuyết về vốn con người tạo ra một khung phân 50 tích áp dụng chung và đồng bộ cho các nghiên cứu về chính sách giáo dục nói chung, chính sách phát triển GDĐH nói riêng và đây cũng là một học thuyết được áp dụng rộng rãi trong kinh tế học ngày nay. Tuy nhiên, học thuyết vốn con người mới chỉ lý giải về giá trị của sức lao động người ta đầu tư vào mà chưa đề cập đúng mức đến văn hóa và truyền thống bên trong của một xã hội ảnh hưởng đến việc đạt được và sử dụng các kỹ năng và tri thức của loại lao động đó. Nó chưa đề cập đến hoàn cảnh ban đầu của mỗi cá nhân ở những trình độ và điều kiện phát triển khác nhau (bao gåm thái độ của cộng đồng, động cơ hoạt động, loại hình cấu trúc thu nhập, chính trị và lịch sử ...). Theo Bourdieu (1996), Francis Fukuyama (1992), Hernando de Soto (1998) và Coleman (1988), người này học hành thành công hơn người kia không thể giải thích một cách thông thường rằng họ thông minh hơn hoặc siêng năng đèn sách hơn người khác, mà sự thành công đó còn phụ thuộc vào những cơ may như thu nhập, thị trường và kể cả những gì mà họ sở hữu, trong đó có các mối liên hệ xã hội thuộc phạm trù và khái niệm về vốn xã hội. Vốn xã hội chính là giá trị của nguồn lực cá nhân tồn tại trong quan hệ gia đình, xã hội, cộng đồng, hệ thống chính trị và quy phạm xã hội. Vốn xã hội đề cao tầm quan trọng của các truyền thống xã hội, vai trò công dân và chủ trương sử dụng hệ thống các chính sách công như một giải pháp và phương tiện để bổ sung và củng cố cho những truyền thống, nhằm khắc phục sự thất bại của các mô hình kinh tế dựa trên sự hợp nhất các nhân tố phi thị trường vào chung hành vi ứng xử có tính chính trị và văn hoá của các cá nhân và các nhóm lợi ích. Vì vậy, ngược lại với vốn con người nằm trong mỗi cá nhân (nên khi người ta ở trong hay ra khỏi một ngữ cảnh xã hội nào đó thì vốn con người cũng đi kèm theo chứ 51 không còn lại trong ngữ cảnh), vốn xã hội lại nằm ngay trong mối quan hệ giữa các cá nhân và các nhóm cá nhân, chứ không phải là giữa các cá nhân với nhau. Vốn xã hội cho phép nhận ra tiềm năng của vốn con người. Vốn xã hội không phải là thứ để bán, nó cũng không phải là tài sản của một ai đó. Vốn xã hội làm cho vốn con người tồn tại và được sử dụng, phát huy. Đây chính là sự khác nhau cơ bản giữa vốn xã hội và vốn con người. Vốn xã hội coi việc học tập không phải là để đạt được những kỹ năng và tri thức của cá nhân mà là một chức năng của các mối quan hệ xã hội có thể nhận biết được. Nó thu hút sự chú ý tới vai trò của các tiêu chuẩn và giá trị trong việc thúc đẩy học tập, trong việc đạt được những kỹ năng và khai thác những bí quyết công nghệ mới. Một xã hội có thế mạnh về vốn xã hội thì sẽ có khả năng thúc đẩy việc học tập suốt đời và tạo ra nhiều lợi ích nhất. Nhằm bao hàm được cả vốn cá nhân và vốn xã hội trong chính sách phát triển GDĐH, đồng thời để tăng hiệu sử dụng các nguồn lực xã hội khan hiếm mà GDĐH tiêu dùng và nâng cao sự đóng góp ngày một lớn hơn của GDĐH vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội trong nền kinh tế chuyển đổi, chính sách phát triển GDĐH trong nền KTTT có một số nguyên tắc cơ bản sau đây: - Chính sách phải có tính cộng đồng. Theo ý nghĩa của từ này, nội dung xuyên suốt của của chính sách phải phù hợp và bảo đảm thống nhất quyền lợi cho toàn bộ hệ thống GDĐH, không phân biệt đó là cơ sở đại học thuộc sở hữu của nhà nước hay của tư nhân. Nguyên tắc này xuất phát từ chức năng của GDĐH đối với phát triển kinh tế-xã hội trong mỗi quốc gia. GDĐH vừa là phương tiện duy trì, bảo vệ cho nền văn hoá; vừa là tác nhân thay nền văn hoá và là động lực cho sự phát triển kinh tế; là phương tiện để hiện thực hoá khát vọng của tập thể, 52 nên GDĐH luôn luôn mang tính cộng đồng, dù trường đại học đó là công hay tư, và dù nguồn thu của trường đó từ nguồn NSNN hay từ người học, người sử dụng lao động hoặc từ cả hai nguồn này. Vì vậy, GDĐH chủ yếu phải được điều hành bởi những người thuộc bộ máy quyền lực của nhà nước (những nhà hành pháp, lập pháp hoặc những quan chức chính phủ được bầu cử hoặc không, hay những người có quyền lực để gây ảnh hưởng tới trường đại học…), hơn là bởi các giảng viên hay ban quản lý của chính trường đó. Thông qua những chính sách chung cho cả cộng đồng như luật pháp, quy định, chỉ thị hướng dẫn, khẩu hiệu hô hào của chính phủ, hoặc điều kiện cần để nhận tiền cấp từ ngân sách nhà nước…để thực hiện việc thay đổi cách hành xử, thái độ của giảng viên, sinh viên và các nhà quản lý. Các công cụ này được kết hợp với các chính sách giám sát trực tiếp của chính phủ như việc bổ nhiệm hoặc phế truất hiệu trưởng (hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng danh dự), hoặc dưới sự quản lý trực tiếp của chính phủ như sự giám sát của Bộ trưởng về chi phí, chỉ định chọn giảng viên, thăng cấp hay thậm chí còn xem xét cả chương trình học. - Chính sách phải có tính mở rộng. Nguyên tắc này bắt nguồn từ nhu cầu học tập đại học của xã hội ngày càng tăng do quy mô tăng dân số; sự thay đổi về tỷ lệ độ tuổi đi học đại học đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế khoa học kỹ thuật hiện đại và mang tính cạnh tranh cao; sự đô thị hoá và sự giàu có. Nó còn là nhu cầu không ngừng nâng cao kiến thức chuyên ngành bắt nguồn từ xu hướng rất tự nhiên trong nghề nghiệp vì muốn có địa vị cao nhờ học thêm để có bằng cấp, hay sự tiêu dùng GDĐH trong những nền kinh tế thịnh vượng hơn. - Chính sách phải có tính phù hợp. Thập kỷ 90 đã chứng kiến một chương trình cải cách chính sách phát triển GDĐH toàn cầu theo hướng tăng cường tính 53 phù hợp, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính và quản lý ở các trường đại học và những tổ chức GDĐH khác. Điều đáng lưu ý trong tính phù hợp của chính sách phát triển GDĐH là sự hình thành những mô hình tương tự nhau ở những nước có hệ thông kinh tế chính trị khác nhau và truyền thống giáo dục đại học khác nhau, và ở những giai đoạn phát triển công nghệ và công nghiệp khác nhau. Do đó, dường như có sự giống nhau giữa những nước đã hình thành hệ thống giáo dục đại học của mình theo Châu Âu đại lục, Anh, Mỹ, Liên Xô cũ hoặc theo những mô hình tự do. Có những điểm giống nhau trong sự khác biệt về hệ thống kinh tế chính trị và sự giàu nghèo. Có những điểm tương tự trong chương trình cải cách của các nước có hệ thống giáo dục đại học tốt nhất và được ưa chuộng, chủ yếu là giáo dục công lập hoặc tư nhân, hay giữa các nước tương đối giàu hay cực kỳ khó khăn. - Chính sách phải có tính thị trường. Nguyên tắc này cho phép GDĐH tìm kiếm những nguồn hỗ trợ khác ngoài nguồn của chính phủ. Định hướng thị trường có hàm ý liên quan đến học phí (một nguồn thu quan trọng để hỗ trợ chi phí đào tạo), lệ phí (một nguồn thu đáng kể, thậm chí là trọn vẹn để hỗ trợ cho những chi phí phi đào tạo như phòng ở, tiền ăn) và nhu cầu về nghiên cứu, giảng dạy thông qua quỹ hỗ trợ hay hợp động kinh tế; phát triển khu vực tư nhân, bao gồm cả việc thành lập những trường đại học phi lợi nhuận và những trường mang tính sở hữu tư nhân; sự phân cấp theo vùng, hay sự uỷ quyền từ chính phủ trung ương đến từng khu vực. Việc dựa nhiều hơn vào các tín hiệu thị trường sẽ dẫn đến sự chuyển đổi quyền ra quyết định không chỉ từ chính phủ mà còn từ các trường đại học, đặc biệt từ giảng viên, người tiêu dùng và khách hàng (sinh viên, doanh nghiệp hay cộng đồng nói chung). Tất cả những điều đó sẽ giúp cho 54 GDĐH tăng hiệu quả, đồng thời đạt được sự công bằng lớn hơn và một mối liên kết hợp lý hơn giữa những người chi trả và những người được hưởng lợi ích. Để đạt được tính thị trường, chính sách cần hướng tới việc đẩy mạnh sự hợp tác giữa các cơ sở GDĐH với nhau và giữa các cơ sở GDĐH với lĩnh vực sản xuất kinh doanh; khuyến khích phát triển ngày càng tăng của khu vực tư nhân; thay đổi quá trình đào tạo để thích ứng tốt hơn với thị trường lao động; và thực hiện quá trình phi tập trung hóa trong quản lý GDĐH. 1.2.1.3. Quy trình xây dựng chính sách phát triển giáo dục đại học Như tất cả các loại chính sách khác trong đời sống xã hội, việc xây dựng chính sách phát triển GDĐH trong nền kinh tế bất kỳ thường theo một tiến trình vận động nhất định: xây dựng chính sách, quyết định chính sách, thực thi chính sách, đánh giá chính sách và điều chỉnh chính sách. Có thể gọi chung tiến trình này là chu trình hay quá trình hình thành chính sách phát triển GDĐH. Một cách tổng quan, quá trình hình thành chính sách phát triển GDĐH là quá trình phân tích, đánh giá về nhu cầu và mục đích, bối cảnh kinh tế-xã hội, ý đồ mong muốn của nhà quản lý; về các điều kiện và nguồn lực, các tác động và hệ quả có thể xảy ra, những dự báo định tính và định lượng v.v…của một loại vấn đề nào đó mong muốn đưa vào áp dụng để phát triển GDĐH . Trên cơ sở đó tiến hành soạn thảo văn bản thể hiện nội dung và hình thức của vấn đề theo các quy định hành chính và phù hợp với hệ thống thể chế để cấp có thẩm quyền ra quyết định triển khai vào cuộc sống. Các văn bản dự thảo có thể đưa ra nhiều phương án khác nhau với cách đánh giá, so sánh của từng phương án, các ý kiến góp ý của các bên có liên quan, các tầng lớp xã hội và các kế hoạch thực thi chi tiết trước khi trình lên cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Quá trình hình thành chính sách phát 55 triển GDĐH có ý nghĩa cực kỳ quan trọng quyết định đến sự ra đời, có hiệu lực và đi vào cuộc sống của một chính sách nhất định trong lĩnh vực GDĐH. Chất lượng chính sách được quyết định thông qua quá trình hình thành chính sách. Một quá trình hình thành chính sách không hợp lý có thể đưa đến một chính sách kém chất lượng, không hiệu quả và thường đi đến phá sản. Quá trình hình thành chính sách phát triển GDĐH có thể chia thành 2 giai đoạn: Thiết kế chính sách và áp dụng, điều chỉnh chính sách. - Giai đoạn thiết kế chính sách. Đây là giai đoạn đưa chính sách vào nghị trình xây dựng chính sách của các cấp hoạch định chính sách. Nó bao gồm các hoạt động: i). Xác định nhu cầu xã hội đối với chính sách thông qua việc đánh giá các hiện tượng hay vấn đề thực tiễn phát sinh đối với GDĐH; ii). nghiên cứu ban đầu để chỉ ra mục tiêu cần xử lý và đề xuất sơ bộ giải pháp; iii). sắp xếp để đưa từng loại công việc hoặc từng danh mục vấn đề vào nghị trình chính sách; thuyết minh nhu cầu chính sách và các giải pháp thay thế; iv). thực hiện việc nghiên cứu chính thức để lên các kịch bản giải pháp; và v). chọn giải pháp và ra quyết định ban hành chính sách. - Giai đoạn áp dụng và điều chỉnh chính sách là giai đoạn củng cố và phát triển giá trị của chính sách (Anderson, 1978). Về nguyên tắc, chính sách khi đưa áp dụng vào thực tế phải góp phần thúc đẩy GDĐH phát triển phù hợp với mục tiêu mong muốn của chính sách. Tuy nhiên, trên thực tế, đôi khi việc áp dụng chính sách mới mặc dù không gây ra những hậu quả xấu nhưng không đạt được mục tiêu hay ý định ban đầu của người quyết định chính sách, hay gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho các đối tượng chịu sự tác động và thụ hưởng 56 chính sách, hoặc không có đủ các điều kiện, nguồn lực để tiếp tục thực thi chính sách. Giai đoạn áp dụng và điều chỉnh chính sách thường bao gồm các hoạt động: i). Thực hiện và theo dõi việc thực hiện chính sách; ii). điều chỉnh và bổ sung chính sách; iii). đề ra chính sách hay giải pháp mới theo sự xuất hiện các yếu tố phát sinh trong quá trình thực hiện chính sách; và iv). đánh giá kết quả chính sách. 1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới chính sách phát triển giáo dục đại học 1.2.2.1. Môi trường luật pháp Hệ thống luật pháp là công cụ hữu hiệu nhất để đảm bảo cho tăng trưởng, cơ cấu và chất lượng của phát triển GDĐH. Đây được xem như một hệ thống các công cụ hướng dẫn hoạt động của các đối tượng mà chính sách phát triển GDĐH nhằm tới và là biểu hiện ý chí của các quan hệ sản xuất khách quan của một xã hội nhất định trong quan hệ kinh tế cụ thể giữa các cá nhân với nhau trong lĩnh vực GDĐH nói riêng và xã hội nói chung. Đó cũng là những dấu hiệu của quyền uy của một nhà nước cai trị. Là kiến trúc thượng tầng đứng trên những quan hệ kinh tế đã hình thành, pháp lý đến lượt mình là nhân tố thúc đẩy và định hướng cho các mối quan hệ tương hỗ trong xã hội. Nó có thuộc tính củng cố, cũng như thúc đẩy, kích thích, tạo điều kiện , dù là ít nhất, cho sự phát sinh của các mối quan hệ tương hỗ mà những người lập chính sách đang hướng tới. Môi trường luật pháp với khung pháp lý hoàn chỉnh và hệ thống các văn bản pháp quy minh bạch điều chỉnh các mặt hoạt động của thị trường dịch vụ sản phẩm GDĐH sẽ đảm bảo và giúp cho thị trường này hoạt động an toàn, bảo vệ 57 được quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể tham gia thị trường. Hệ thống pháp luật đầy đủ sẽ hạn chế một cách hữu hiệu sự nảy sinh các hiện tượng bất công trong xã hội nói chung, trong lĩnh vực GDĐH nói riêng. Chỉ có dựa trên một hệ thống các công cụ luật pháp đầy đủ và vững chắc, nhà nước mới có thể điều tiết xã hội thực hiện phân phối lại những kết quả hoạt động kinh tế theo hướng bảo đảm công bằng xã hội cho các nhóm lợi ích bình đẳng trước cơ hội nhập học; mặt khác, chỉ khi có một hệ thống luật pháp vững chắc thì nhà nước mới có thể xây dựng được những cơ chế, chính sách tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, công khai và minh bạch, có trật tự, kỷ cương cho các chủ thể tham gia quản lý và điều hành các hoạt động GDĐH để huy động và phát huy các nguồn lực xã hội phát triển GDĐH. Trong điều kiện kinh tế thị trường, một môi trường luật pháp phù hợp đòi hỏi phải xóa bỏ mọi sự phân biệt đối xử theo hình thức sở hữu. Mọi công dân có quyền tự do đầu tư thành lập các cơ sở đào tạo đại học và đào tạo những lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn mà pháp luật không cấm; có quyền bất khả xâm phạm về quyền sở hữu tài sản hợp pháp; có quyền bình đẳng trong đầu tư, kinh doanh, tiếp cận các cơ hội và các nguồn lực phát triển, cũng như trong cung cấp và tiếp nhận thông tin. Nhà nước chỉ thực hiện chính sách ưu đãi hoặc hỗ trợ có điều kiện, có thời hạn đối với việc đào tạo một số ngành nghề quan trọng, thiết yếu, một số mục tiêu, một số địa bàn, không phân biệt thành phần kinh tế. Xóa bỏ độc quyền và đặc quyền của các trường đại học công lập và bảo đảm cho các trường đại học công lập được thật sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động đào tạo, cạnh tranh và chấp nhận rủi ro. Gắn trách nhiệm, quyền hạn và lợi ích của đội ngũ cán bộ giảng dạy, quản lý với kết quả hoạt động của trường đại học. 58 1.2.2.2. Chính sách đầu tư Muốn có sản phẩm, muốn tăng trưởng, muốn có cơ cấu và chất lượng sản phẩm giáo dục phải có đầu tư. Do đó chính sách đầu tư là vấn đề nền tảng để thực hiện chính sách phát triển GDĐH. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới chính sách tăng trưởng, cơ cấu và chất lượng GDĐH. Đầu tư phát triển cho GDĐH phải bao gồm cả ba yếu tố cơ bản đó là điều kiện cơ sở vật chất, đầu tư tài chính và đầu tư về đội ngũ giảng viên. Thiếu một trong ba yếu tố này không thể có được sản phẩm GDĐH như mong muốn. Đầu tư cơ sở vật chất bao gồm cả về đất đai, cơ sở vật chất như trường lớp, hệ thống học liệu, thư viện, phòng thí nghiệm, nhà ở sinh viên và nhà làm việc,... cho các cơ sở GDĐH. Đầu tư về tài chính nhằm đảm bảo nguồn tài chính cho hoạt động thường xuyên của các cơ sở GDĐH. Nó liên quan đến nguồn thu, quan điểm đầu tư công cộng và mô hình phân bổ, cấp phát của chính phủ. Chính sách tài chính GDĐH trong nền KTTT vận hành dưới mô hình có tính phổ biến. Thứ nhất, GDĐH công lập miễn phí hoặc với học phí thấp. Nhà nước đóng vai trò là nhà đầu tư chủ yếu để phát triển nền GDĐH công lập, hoặc chỉ yêu cầu một phần đóng góp khiêm tốn từ người học và gia đình thông qua nguồn thu học phí. Thứ hai, thu hồi chi phí đại học bằng việc cho sinh viên vay và hoàn trả sau tốt nghiệp. Mô hình này xây dựng trên cơ sở có sự tham gia của các thành phần tư nhân và nhiều sinh viên, cũng như gia đình họ không muốn chi trả học phí theo cung cách truyền thống. Thứ ba, gia tăng học phí kết hợp với mở rộng các chính sách hỗ trợ. Theo mô hình này, học phí của GDĐH được tính toán sao cho có 59 thể bù đắp một phần đáng kể các chi phí hoạt động của nhà trường, đồng thời mở rộng các chính sách hỗ trợ học phí đối với các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Gia tăng học phí được xem như một giải pháp chủ yếu nhằm chia sẻ chi phí giáo dục. Trong thực tế, các quốc gia thực hiện giải pháp này theo những cách khác nhau. Cuối cùng là mở rộng hệ thống đại học tư. Đây được xem như một giải pháp giúp chia sẻ chi phí đại học và đồng thời đáp ứng nhu cầu học đại học ngày một gia tăng. Đầu tư đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý. Chính sách này đòi hỏi các cơ sở GDĐH phải có trách nhiệm đào tạo đội ngũ giảng viên và quản lý cơ hữu của mình. 1.2.2.3. Công tác tổ chức quản lý. Công tác tổ chức quản lý cả tầm vĩ mô và vi mô có ảnh hưởng quan trọng đến phát triển GDĐH Ở tầm vĩ mô, trước hết phải cần đến một thể chế tổ chức phù hợp; thừa nhận tính độc lập và sự bình đẳng của các tổ chức, đơn vị bằng việc tôn trọng và xác nhận quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các hoạt động và mối quan hệ giữa chúng; giảm bớt việc kiểm soát mang tính tập trung của chính quyền theo truyền thống đối với việc phê duyệt các chương trình đào tạo và giáo trình giảng dạy. Trên thực tế, có thể hiểu cách làm này là một hình thức nhà nước bán thị trường GDĐH hơn là định hướng thị trường GDĐH đến người tiêu dùng. Các cơ quan trung ương có thể hoạt động như một đại diện cho lợi ích của người tiêu dùng, thay mặt người tiêu dùng ký kết hợp đồng với các tổ chức đào tạo. Với cách làm như vậy, tác dụng của việc tái phân bổ quyền sở hữu lên hành vi thị 60 trường trong lĩnh vực GDĐH sẽ đạt được hiệu quả cao hơn; phải đặt ra yêu cầu thiết kế nhóm các yếu tố thuộc cấu trúc thị trường, bao gồm thuế và trợ cấp, tự do hóa thị trường, kích thích thị trường và nhóm yếu tố quản trị thị trường, bao gồm công cụ điều tiết giá cả, điều chỉnh số lượng và cung cấp thông tin. Vấn đề đặt ra là, Nhà nước thông qua chức năng tổ chức và quản lý vĩ mô, phải thiết kế được chính sách quản lý phù hợp với điều kiện nền kinh tế thị trường. Chính sách quản lý thể hiện vai trò, chức năng, mối quan hệ tác động qua lại giữa các cơ quan nhà nước, cơ quan hoạch định chính sách với hệ thống GDĐH và sự chấp hành của các cơ sở đào tạo với các quy định quản lý, bao gồm công tác điều hành, kiểm tra, giám sát và đánh giá hoạt động của cả hệ thống, cũng như trong từng cơ sở đào tạo về các mặt: quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của cơ sở đào tạo đại học; công tác tài chính-kế toán và hiệu quả sử dụng nguồn lực; công tác xã hội hóa và huy động nguồn lực đầu tư GDĐH; phát triển mạng lưới các cơ sở đào tạo tư thục. Chính sách quản lý GDĐH và những quy định quản lý hành chính GDĐH thường có chung một chủ thể (chính phủ, các tổ chức hành chính và các cơ quan thực hiện chính sách) và khách thể (người dân, các cơ sở đào tạo đại học và các tổ chức giáo dục đào tạo nói chung) thực hiện; đồng thời có cùng những giải pháp về tài chính, tiền tệ, pháp quy….nên cần có sự phân biệt. Việc phân biệt chính sách quản lý GDĐH với quản lý hành chính đại học được dựa vào tính linh hoạt, tính thời gian của các thủ pháp chính sách áp dụng và phải phù hợp với cơ chế kinh tế hiện hành. Trong điều kiện chuyển sang cơ chế thị trường, chính sách quản lý phải chuyển sang quản lý vĩ mô, sử dụng hệ thống luật pháp và các chính sách vĩ mô để định hướng, điều tiết các cơ sở đào 61 tạo và thị trường sản phẩm dịch vụ đào tạo là chính. Cần hạn chế và đi đến từ bỏ các thủ pháp quản lý bằng cách can thiệp vào hoạt động của các cơ sở đào tạo. Cần nhận thức đầy đủ vai trò tự chủ của các cơ sở đào tạo và trao cho họ quyền tự chủ nhiều hơn trong hoạt động chuyên môn của mình. Vì vậy, đòi hỏi phải có sự thận trọng cần thiết nhất định khi đem các cơ chế được xem là kết quả biện chứng sau quá trình kiểm nghiệm thực tế vào thực hiện mà không xuất phát từ nền tảng lý luận và phương pháp luận xây dựng chính sách. Cũng không nên đồng nhất chính sách quản lý GDĐH với chính sách quản lý kinh tế mặc dù chính sách quản lý GDĐH là một bộ phận cấu thành của chính sách quản lý kinh tế; đặc biệt trong nền KTTT, khi mà chính sách quản lý GDĐH sử dụng một số yếu tố thị trường như quan hệ cung-cầu, cạnh tranh, chi phí và hiệu quả… Cuối cùng là đội ngũ làm chính sách đủ về số lượng, được đào tạo cơ bản; có đầu óc tổ chức thực hiện vấn đề, am hiểu, bản lĩnh, trách nhiệm với khả năng phát hiện và năng lực gải quyết vấn đề nhanh, chính xác với tinh thần đổi mới tư duy trong quản lý GDĐH. Những người làm chính sách phải biết kêu gọi, vận động, thuyết phục và lôi kéo mọi người dân ủng hộ và thực hiện chính sách phát triển GDĐH cả trước và sau khi nhà nước ban hành chính sách. Họ đại diện cho chính quyền để đưa ra các lời kêu gọi, hô hào, lôi kéo nhân dân ủng hộ một chính sách hay hoạt động bất kỳ trong lĩnh vực GDĐH vì tính đại diện cộng đồng của của nó. Họ phải nhân danh lợi ích công cộng, lợi ích quốc gia, vì tương lai phát triển của đất nước, vì điều này điều kia tốt đẹp cho nhân dân…để đưa ra những lập luận thuyết phục lôi kéo quần chúng. Ở tầm vi mô, là phải nâng cao năng lực tổ chức quản lý của các cơ sở thực thi chính sách phát triển GDĐH. Đây là điều kiện cho chính sách phát triển 62 GDĐH được triển khai thành công. Liên quan đến vấn đề này, trước hết, các cơ sở phải tuân thủ những quy định luật pháp và các chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước. Phải chủ động năng cao năng lực quản lý trong lĩnh vực giảng dạy, nghiên cứu khoa học của giảng viên, cán bộ nghiên cứu và sinh viên. Ở đây, các cơ sở đào tạo phải quan tâm đến đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm đào tạo. Cần nói thêm rằng, trong lĩnh vực đào tạo, nội dung chương trình và phương pháp đào tạo đại học giữ vai trò nòng cốt trong việc gắn kết GDĐH với những chuyển biến thường xuyên ở các thị trường lao động cả ở bên trong và bên ngoài lãnh thổ quốc gia trong quá trình hợp nhất của nền kinh tế thế giới, sự phát triển công nghệ (đặc biệt là công nghệ thông tin), cũng như những vấn đề thương mại và di cư quốc tế. Để làm điều đó, chương trình và phương pháp giáo dục đại học trong nền KTTT phải bảo đảm sự cân bằng giữa đào tạo đại cương, đào tạo kỹ thuật và đào tạo nghề nghiệp. Trong quá khứ, người ta cho rằng mục đích của GDĐH là dạy cho sinh viên những kiến thức chuyên môn, chuẩn bị cho họ tham gia một số nghề nghiệp nhất định. Vì vậy, có hiện tượng rất phổ biến là sinh viên khoa học biết rất ít về khoa học nhân văn và ngược lại, sinh viên khoa học nhân văn hầu như không biết gì về công nghệ. Việc dạy và học rất thiếu chủ động. Nói theo một cách khác, phạm vi kiến thức của sinh viên khá hẹp, phương pháp đào tạo thụ động. Điều này làm hạn chế tư duy của sinh viên và hạn chế sự phát triển tương lai của họ. Do đặc trưng của KTTT, chương trình GDĐH cần đưa nội dung giáo dục định hướng phát triển vào giảng dạy cùng với những kiến thức công nghệ và kỹ năng thực hành nghề nghiệp để những người tốt nghiệp thuận lợi trong việc thích 63 ứng với quá trình đổi mới sản xuất và quan tâm thường xuyên đến chất lượng đào tạo. Nó còn phải đáp ứng được yêu cầu mở rộng quy mô đào tạo; nâng cao vai trò của giáo dục thường xuyên; thúc đẩy phương pháp đào tạo mở; tạo điều kiện cho việc học từ xa và học lưu động; giúp cho sinh viên tự chuẩn bị trình độ ngoại ngữ để tham gia vào quá trình công nhận học thuật đa phương đối với các loại bằng cấp và chứng chỉ của cá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA_Nguyen.Ba.Can_NEU.pdf
Tài liệu liên quan