Luận văn Hình tượng tác giả trong truyện ngắn của Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới

Tài liệu Luận văn Hình tượng tác giả trong truyện ngắn của Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HOÀNG THỊ ANH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN THÁI NGUYÊN - 2008 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HOÀNG THỊ ANH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. ĐÀO THUỶ NGUYÊN THÁI NGUYÊN - 2008 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..................................................................................................................................................................... 1 NỘI DUNG ............................................................................................................................................................10 Chương 1: LÝ THUYẾT VỀ HÌNH TƯỢNG TÁC GIẢ. NGUYỄN KHẢI VÀ TRUYỆN NGẮN CỦA ÔNG THỜI KỲ ĐỔI MỚI .........10 1.1. Lý thuyết về hình tượng tác giả ..............................................................................................10 1.1.1. Tác giả và hình tượng tác giả trong văn học ...

pdf121 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 2081 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Hình tượng tác giả trong truyện ngắn của Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HOÀNG THỊ ANH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN THÁI NGUYÊN - 2008 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HOÀNG THỊ ANH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. ĐÀO THUỶ NGUYÊN THÁI NGUYÊN - 2008 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..................................................................................................................................................................... 1 NỘI DUNG ............................................................................................................................................................10 Chương 1: LÝ THUYẾT VỀ HÌNH TƯỢNG TÁC GIẢ. NGUYỄN KHẢI VÀ TRUYỆN NGẮN CỦA ÔNG THỜI KỲ ĐỔI MỚI .........10 1.1. Lý thuyết về hình tượng tác giả ..............................................................................................10 1.1.1. Tác giả và hình tượng tác giả trong văn học ....................................................10 1.1.1.1. Khái niệm tác giả văn học ...................................................................................10 1.1.1.2. Hình tượng tác giả trong văn học ..................................................................13 1.1.1.3. Nội dung và biểu hiện của hình tượng tác giả trong văn học ................................................................................................................................................................... 16 1.1.2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu hình tượng tác . 22 1.1.2.1. Ý nghĩa lý luận ..............................................................................................................22 1.1.2.2. Ý nghĩa thực tiễn .........................................................................................................23 1.2. Nguyễn Khải và truyện ngắn của ông thời kỳ đổi mới .......................................24 1.2.1. Vài nét về Nguyễn Khải và hành trình sáng tác của nhà văn .............24 1.2.2. Truyện ngắn Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới ......................................................28 Chương 2: CÁI NHÌN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN KHẢI THỜI KỲ ĐỔI MỚI ..............................................33 2.1. Cái nhìn hiện thực tỉnh táo ..........................................................................................................34 2.2. Cái nhìn sắc sảo, tinh tế .................................................................................................................44 2.3. Cái nhìn giàu tính phân tích .......................................................................................................53 Chương 3: GIỌNG ĐIỆU VÀ SỰ TỰ THỂ HIỆN CỦA TÁC GIẢ THÀNH HÌNH TƯỢNG .................................................................................................67 3.1. Giọng điệu trần thuật - nét đặc sắc của hình tượng tác giả trong truyện ngắn của Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới ...............................................67 3.1.1. Giọng điệu xót xa, cảm thông chia sẻ ....................................................................69 3.1.2. Giọng điệu hài hước, hỏm hỉnh, tự trào ...............................................................75 3.1.3. Giọng điệu tranh biện ..........................................................................................................80 3.1.3. Giọng điệu chiêm nghiệm, triết lý ............................................................................88 3.2. Sự tự thể hiện của tác giả thành hình tượng .................................................................95 3.2.1. Lối trần thuật ở ngôi thứ ba ............................................................................................97 3.2.2. Lối trần thuật ở ngôi thứ nhất ....................................................................................103 KẾT LUẬN .........................................................................................................................................................112 THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................115 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1 Nguyễn Khải là cây bút tiêu biểu của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại từ sau Cách mạng tháng Tám. Ông thuộc số ít nhà văn sớm xác định cho mình một quan niệm độc đáo về nghệ thuật, về vai trò của văn học và trách nhiệm của nhà văn. Ông cũng thuộc số ít các nhà văn có sức viết dẻo dai, bền bỉ và luôn có mặt ở những nơi "mũi nhọn" của cuộc sống. Bám sát từng bước đi của đời sống với niềm hứng thú đặc biệt hướng vào "cái hôm nay" để nghiên cứu, phân tích và đối thoại, sáng tác của Nguyễn Khải vừa nóng hổi tính thời sự vừa có tầm khái quát về nhiều vấn đề thiết cốt đặt ra từ đời sống xã hội và con người đương thời. Tác phẩm của ông, vì thế, luôn được giới nghiên cứu phê bình quan tâm luận bàn và đông đảo bạn đọc hào hứng đón nhận. Đúng như ý kiến của Vương Trí Nhàn trong Lời giới thiệu Tuyển tập Nguyễn Khải: "Ông là một trong những nhà văn dẫn đầu thời đại. Sáng tác của ông luôn luôn đánh dấu những biến chuyển của xã hội. Với cuộc cách mạng này, những năm tháng đấu tranh gian khổ này, tác phẩm của ông là một bằng chứng, một tài liệu tham khảo thực sự. Và muốn hiểu con người thời đại với tất cả những cái hay cái dở của họ, đời sống tinh thần của họ, phải đọc Nguyễn Khải" [32, tr.61]. Với ngòi bút hiện thực đặc sắc, năng lực quan sát và óc phân tích sắc sảo, Nguyễn Khải đã đem đến cho người đọc những trang văn mang hơi thở của cuộc sống đất nước và con người đương thời. Nguyễn Khải sáng tác ở nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, ký, tạp văn và đều có những tác phẩm có giá trị ở tất cả các thể loại đó. Trong nửa thế kỷ cầm bút, ông để lại cho đời khoảng bảy chục truyện ngắn. Sự kết tinh nghệ thuật và độ "chín" của văn nghiệp Nguyễn Khải được ghi nhận rõ rệt nhất là ở những truyện ngắn ông viết thời kỳ đổi mới. Làm nên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 đặc sắc riêng của thế giới nghệ thuật Nguyễn Khải trong truyện ngắn thời kỳ đổi mới là hình tượng tác giả. Hình tượng tác giả là cái được biểu hiện ra trong tác phẩm một cách đặc biệt. Nhà thơ Đức I.W.Goethe nói: "Mỗi nhà văn, bất kể muốn hay không, đều miêu tả chính mình trong tác phẩm của mình một cách đặc biệt". Viện sĩ Nga V.Vinôgrađôp đã khẳng định: "Hình tượng tác giả là cơ sở, là trung tâm của phong cách ngôn ngữ". Việc nghiên cứu hình tượng tác giả trong truyện ngắn Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới là một hướng tiếp cận văn học từ phương diện thi pháp. Cách tiếp cận này giúp chúng ta có thêm một góc nhìn mới để phát hiện và khám phá vào chiều sâu tác phẩm của Nguyễn Khải. Nguyễn Khải và các truyện ngắn của ông thời kỳ đổi mới đã được tìm hiểu nghiên cứu ở một số phương diện. Song chưa có một chuyên luận nào đi sâu nghiên cứu hình tượng tác giả - một trong những phương diện quan trọng của thi pháp Nguyễn Khải. Việc nghiên cứu hình tượng tác giả trong truyện ngắn của ông thời kỳ đổi mới là một việc làm cần thiết, góp phần thiết thực vào việc tìm hiểu phong cách nghệ thuật Nguyễn Khải và làm sáng rõ hơn những đóng góp của nhà văn đối với nền văn học nước nhà. 1.2. Nguyễn Khải là một trong số các nhà văn có tác phẩm được đưa vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông. Trong chương trình Sách giáo khoa cũ ông có truyện ngắn Mùa lạc và trong chương trình Sách giáo khoa mới ông có truyện ngắn Một người Hà Nội. Việc nghiên cứu hình tượng tác giả trong truyện ngắn Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới càng có ý nghĩa thiết thực trong việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập những tác phẩm của ông ở nhà trường phổ thông. 2. Lịch sử vấn đề Số lượng tác phẩm và chất lượng sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Khải suốt nửa thế kỷ đã xếp ông vào vị trí xứng đáng của nền văn học nước nhà. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 Từ những sáng tác ra đời ở thời kỳ mới vào nghề như: Xung đột, Mùa lạc, Nguyễn Khải đã được giới nghiên cứu phê bình đánh giá là một ngòi bút thông minh, sắc sảo trong khám phá và nắm bắt hiện thực. Sự mẫn cảm với cái hằng ngày, với những gì đang diễn ra, với những vấn đề hôm nay đã khiến những trang viết sắc sảo, đầy "chất văn xuôi" của Nguyễn Khải không những luôn luôn có độc giả mà còn khơi gợi được hứng thú tranh luận, trở thành nơi "giao tiếp đối thoại" với đông đảo bạn đọc. Cùng với sự ra đời của hàng loạt tác phẩm nghệ thuật khẳng định tài năng sáng tác của Nguyễn Khải, người đọc còn có thể tìm thấy một số lượng khá lớn, khá phong phú những bài nghiên cứu phê bình về Nguyễn Khải được công bố dưới nhiều dạng khác nhau và đề cập đến nhiều phương diện khác nhau của sáng tác Nguyễn Khải. Nghiên cứu một cách khái quát và toàn diện về tác gia, tác phẩm Nguyễn Khải có bài viết của Phan Cự Đệ trong cuốn Nhà văn Việt Nam 1945 - 1975 (tập II), của Đoàn Trọng Huy trong Giáo trình văn học Việt Nam 1945 - 1975 (phần tác giả). Ngoài ra còn phải kể đến "Lời giới thiệu" của Vương Trí Nhàn trong tuyển tập Nguyễn Khải (3 tập) và bài Nguyễn Khải: một đời gắn bó với thời đại và dân tộc của Bích Thu... Những công trình trên đã đưa đến cho người đọc một hình dung khá cụ thể về Nguyễn Khải cả ở sự nghiệp sáng tác, giá trị tác phẩm cùng phong cách riêng của ông. Hầu hết các tác giả đều khẳng định: Nguyễn Khải là một trong những nhà văn tiêu biểu nhất của nền văn học Việt Nam từ sau 1945. Chiếm số lượng nhiều nhất là các bài viết về từng tác phẩm cụ thể hoặc đi vào các phương diện sáng tác của Nguyễn Khải. Các bài viết về Nguyễn Khải có giá trị của nhiều nhà nghiên cứu phê bình đăng trên các báo, tập san, tạp chí... đã được tập hợp lại trong công trình Nguyễn Khải - về tác gia và tác phẩm (do Hà Công Tài và Phan Diễm Phương tuyển chọn và giới thiệu). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 Những truyện ngắn thời kỳ đổi mới của Nguyễn Khải đã tạo được sự chú ý của công chúng độc giả. Các bài viết đã khẳng định những đặc điểm cơ bản trong sáng tác của Nguyễn Khải: khả năng phát hiện vấn đề, ý thức tìm tòi lật xới hiện thực, kiểu nhân vật tư tưởng, sở trường tổ chức đối thoại, nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn... Ở đây, chúng tôi chỉ xin được đề cập đến những bài viết có liên quan đến vấn đề hình tượng tác giả trong những truyện ngắn Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới. Trong cuốn Nhà văn Việt Nam 1945-1975 (tập II) nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ đã chỉ ra phong cách văn xuôi hiện thực tỉnh táo trong sáng tác của Nguyễn Khải. Theo ông, sức hấp dẫn của truyện ngắn Nguyễn Khải là nhờ ở những chi tiết tâm lý sâu sắc và chi tiết sự việc sống động:" Truyện ngắn và truyện vừa có màu sắc trí tuệ của Nguyễn Khải vẫn tạo nên một sức hấp dẫn đặc biệt nhờ ở tính thời sự nhạy bén của các sự kiện và ý nghĩa lâu dài của các vấn đề đặt ra, nhờ ở những chi tiết tâm lý sâu sắc và chi tiết sự việc sống động - những chi tiết đó lấp lánh rải rác trong các truyện của anh- nhờ ở lối kể chuyện linh hoạt trong đó có sự kết hợp khiếu quan sát tinh tế của nghệ sĩ trên mặt trận tư tưởng" [41,tr.51]. Như vậy, cái nhìn nghệ thuật thể hiện trong hệ thống chi tiết - một trong những yếu tố đặc trưng của hình tượng tác giả đã được nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ khẳng định và coi như một dấu hiệu tạo nên sự hấp dẫn của truyện ngắn Nguyễn Khải. Tác giả Nguyễn Văn Hạnh trong bài Vài ý kiến về tác phẩm Nguyễn Khải đã nhận ra hình tượng tác giả qua cái nhìn đặc trưng của nhà văn: "Nhà văn có một cái nhìn nhạy bén, thấu suốt vào một số những mặt chủ yếu, những vấn đề khá phức tạp của cuộc sống" [8, tr.53]. Thống nhất với ý kiến của tác giả Nguyễn Văn Hạnh, tác giả Chu Nga trong bài viết Đặc điểm ngòi bút hiện thực Nguyễn Khải đã khẳng định: "Với con mắt sắc sảo của mình, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 nhìn vào ngõ ngách nào của cuộc sống, Nguyễn Khải cũng có thể rất nhanh nhạy phát hiện ra những vấn đề phức tạp" [28,tr.65]. Trong một cuộc luận bàn về sáng tác của Nguyễn Khải, hai nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân và Trần Đình Sử cùng đi tìm nguyên nhân: vì sao sáng tác của Nguyễn Khải gây được sự chú ý của độc giả. Theo Lại Nguyên Ân thì người đọc thích Nguyễn Khải bởi " chất văn xuôi". Đó là tính hiện thực của tác phẩm Nguyễn Khải khi viết về "những con người, những sự việc những vấn đề của hôm nay", "đề tài nhằm thẳng vào đời sống hiện tại". Cái hiện tại, cái hôm nay luôn luôn là trung tâm chú ý của nhà văn Nguyễn Khải. Trần Đình Sử nhất trí với ý kiến đó và chỉ ra rằng: "Cái nhìn tỉnh táo" của Nguyễn Khải giúp người đọc nhận thức cuộc sống và con người một cách chân thực [2,tr.77-79]. Để công và dồn khá nhiều tâm huyết nghiên cứu về con người và văn chương Nguyễn Khải là nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn. Với bài viết Nguyễn Khải trong sự vận động của văn học cách mạng từ sau năm 1945 , nhà nghiên cứu đã giúp người đọc nhận ra nét căn bản trong sáng tác của Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới là: "Cái nhìn sắc sảo vốn có từ sớm và khao khát có mặt trong ngày hôm nay. Đối thoại với chính mình và tự phát hiện trở lại - một phong cách vừa dân dã vừa hiện đại" [31,tr.114]. Trong bài viết, nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng: "Những truyện ngắn của Nguyễn Khải viết từ 1988 - 1999 đến thời gian gần đây, khơi vào hai cái mạch chính: Một là cuộc sống hôm nay của những người chung quanh, bạn bè đồng nghiệp quen biết, cùng tuổi tác và tâm sự. Hai là số phận của những người thân trong gia đình họ hàng nội ngoại của tác giả, những ông cậu, bà mợ mà tâm tư tình cảm của Nguyễn Khải còn nhiều quyến luyến" [31,tr.116]. Viết về những người thân trong gia đình họ hàng, Nguyễn Khải gửi gắm trong đó nhiều tâm tư tình cảm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 của mình. Thông qua những nhân vật này, hình tượng tác giả hiện lên rõ và sâu sắc. Tác giả Đào Thuỷ Nguyên trong cuốn Phương pháp tiếp cận sáng tác của Nguyễn Khải trong giảng dạy văn học Việt Nam hiện đại [29] đã lưu ý tới cái nhìn xoáy sâu vào nhiều vấn đề của đời sống con người đương thời: con người trong thời gian và lịch sử; con người trong các khả năng lựa chọn và thích ứng; con người trong quan hệ gia đình; con người trong mâu thuẫn và tiếp nối giữa các thế hệ... Cũng đề cập đến hình tượng tác giả, Nguyễn Thị Bình trong bài viết Nguyễn Khải và tư duy tiểu thuyết đã chỉ ra một hình tượng người kể chuyện đặc biệt trong sáng tác của Nguyễn Khải: "Có một người kể chuyện đóng vai tác giả là nhà văn, nhà báo, là "chú Khải", "ông Khải"...cùng với rất nhiều chi tiết tiểu sử như biểu hiện nhu cầu nhà văn muốn nói về mình,muốn coi mình là đối tượng của văn chương(...) Nhân vật này góp phần tạo ra giọng điệu tự nhiên, chân thành mà vẫn phóng túng trên các trang văn Nguyễn Khải" [4,tr.141]. Vương Trí Nhàn cũng cho rằng: "Trong những trường hợp thành công nhất của mình, Nguyễn Khải hiện ra như một người kể chuyện thông minh, la cà khắp nơi chia sẻ với mọi người mọi vui buồn khi quan sát việc đời" [31,tr.120]. Nhà nghiên cứu Đoàn Trọng Huy trong bài viết Vài đặc điểm phong cách nghệ thuật Nguyễn Khải đã nhận ra tính chất đa giọng điệu trong sáng tác Nguyễn Khải: "Ngôn ngữ của Nguyễn Khải giàu chất sống, chất văn xuôi là ngôn ngữ hiện thực. Đặc biệt là tính chất nhiều giọng điệu. Nhà văn thường đứng ở nhiều góc độ, nhiều bình diện để tả và kể. Không chỉ kể bằng giọng của mình, bằng lời của người dẫn truyện, tác giả còn biết biến hoá thành nhiều giọng điệu phong phú khác nhau" [9,tr.92-93]. Như vậy, yếu tố Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 giọng điệu - một trong những yếu tố đặc trưng của hình tượng tác giả đã được nhà nghiên cứu Đoàn Trọng Huy đề cập đến. Trong chuyên luận Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải những năm tám mươi đến nay, nhà nghiên cứu Bích Thu đã tập trung sự chú ý vào một yếu tố quan trọng tạo nên phong cách nghệ thuật của Nguyễn Khải, cũng là một yếu tố đặc trưng của hình tượng tác giả. Theo Bích Thu: "Sức chinh phục của truyện ngắn Nguyễn Khải những năm gần đây một phần đáng kể là do nghệ thuật kể chuyện, trong đó giọng điệu trần thuật là một trong những yếu tố quan trọng làm nên sức hấp dẫn trong các sáng tác tự sự của nhà văn" [39,tr.122]. Tác giả đã chỉ ra sự phức hợp giọng điệu được thể hiện trong sáng tác của Nguyễn Khải như: giọng triết lý, tranh biện; giọng điệu thể hiện sự trải nghiệm cá nhân, tâm tình, chia sẻ; giọng hài hước hóm hỉnh... Kết thúc bài viết, tác giả khẳng định: Sáng tác của Nguyễn Khải từ những năm tám mươi cho đến nay không "chệch ra khỏi quy luật tiếp nối và đứt đoạn của quá trình văn học. Một giọng điệu trần thuật chịu sức hút của chủ nghĩa tâm lý, kết hợp kể, tả, phân tích một cách linh hoạt, thông minh và sắc sảo. Lời văn nghệ thuật Nguyễn Khải là lời nhiều giọng, được cá thể hoá, mang tính đối thoại của tự sự hiện đại" [39,tr.132]. Trên cơ sở khảo sát các bài viết, các bài nghiên cứu về nhà văn Nguyễn Khải và các sáng tác của ông thời kỳ đổi mới, chúng tôi có thể sơ bộ rút ra những nhận xét sau: 1. Số lượng các bài viết, những ý kiến đánh giá về Nguyễn Khải và tác phẩm của ông rất phong phú. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều khẳng định Nguyễn Khải là một nhà văn sắc sảo, đề cập đến nhiều vấn đề của đời sống, có nhiều tìm tòi, sáng tạo và đổi mới trong cách viết. Các bài viết, các ý kiến đề cập đến truyện ngắn Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới đều chỉ ra những điểm mới trong cách thể hiện của tác giả từ cách nhìn, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 giọng điệu cho đến ngôn ngữ. Nhìn chung các bài viết đều khẳng định: Truyện ngắn thời kỳ đổi mới của Nguyễn Khải góp phần quan trọng trong việc đổi mới nền văn học nước nhà. 2. Mặc dù các nhà nghiên cứu đã đề cập đến một số khía cạnh của thi pháp hình tượng tác giả trong tác phẩm của Nguyễn Khải nhưng vẫn chưa có một chuyên luận nào đi sâu tìm hiểu hình tượng tác giả trong truyện ngắn thời kỳ đổi mới của Nguyễn Khải. Trên tinh thần tiếp thu, phát triển ý kiến của những người đi trước, chúng tôi mạnh dạn góp phần nghiên cứu làm sáng tỏ vấn đề: Hình tượng tác giả trong truyện ngắn của Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới. 3. Mục đích nghiên cứu Đi sâu tìm hiểu và lý giải nét riêng về hình tượng tác giả trong truỵện ngắn Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới như: cái nhìn nghệ thuật, giọng điệu, sự tự thể hiện của tác giả thành hình tượng, chúng tôi hy vọng góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu văn chương nghệ thuật Nguyễn Khải và khẳng định vị trí của ông trong nền văn học hiện đại Việt Nam 4. Phạm vi nghiên cứu Luận văn sẽ đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu hình tượng tác giả trong truyện ngắn Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi cũng đề cập đến một số tác phẩm Nguyễn Khải ở giai đoạn trước để so sánh và khẳng định những luận điểm của mình. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp khảo sát, thống kê 5.2. Phương pháp hệ thống 5.3. Phương pháp phân tích 5.4. Phương pháp tổng hợp, khái quát 5.5. Phương pháp so sánh, đối chiếu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chương như sau: Chương 1: Lý thuyết về hình tượng tác giả. Nguyễn Khải và truyện ngắn của ông thời kỳ đổi mới. Chương 2: Cái nhìn nghệ thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới. Chương 3: Giọng điệu và sự tự thể hiện của tác giả thành hình tượng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 NỘI DUNG Chương 1 LÝ THUYẾT VỀ HÌNH TƯỢNG TÁC GIẢ. NGUYỄN KHẢI VÀ TRUYỆN NGẮN CỦA ÔNG THỜI KỲ ĐỔI MỚI 1.1. Lý thuyết về hình tượng tác giả 1.1.1. Tác giả và hình tượng tác giả trong văn học 1.1.1.1. Khái niệm tác giả văn học Tác giả là một trong những khái niệm cơ bản được sử dụng nhiều nhất trong lịch sử văn học và phê bình văn học. Cho đến nay, vấn đề tác giả còn chưa được nghiên cứu nhiều. "Có thể nói, lý luận về tác phẩm và tác giả đang trong giai đoạn xây dựng và cho đến nay chưa có một lý luận có đầy đủ cơ sở về hai khái niệm này" [37,tr.125]. Trong Từ điển thuật ngữ văn học các tác giả đã đưa ra định nghĩa về tác giả văn học: "Nhìn bề ngoài, tác giả làm ra văn bản ngôn từ: bài thơ, bài văn, bài báo, tác phẩm văn học. Về thực chất tác giả văn học làm ra cái mới, người sáng tạo ra các giá trị văn học mới. Sự bắt buộc mô phỏng, theo đuôi thời thượng hoặc sáng tác không có bản sắc không làm nên tác giả văn học đích thực" [5, tr.235]. Tác giả là người làm ra tác phẩm. Về mặt xã hội, tác giả văn học là người có ý kiến riêng về đời sống và thời cuộc. Đó là người phát biểu một tư tưởng mới, quan niệm mới về các hiện tượng đời sống. Về đặc trưng, tác giả văn học là người xây dựng thành công các hình tượng nghệ thuật độc đáo, sống động, có khả năng tồn tại được trong sự cảm thụ thích thú của người đọc. Về mặt nghề nghiệp, tác giả văn học là người xây dựng được một ngôn ngữ nghệ thuật mới, có phong cách riêng, giọng điệu riêng, có bộ mặt riêng trong thể loại, có hệ thống hình ảnh biểu tượng đặc trưng riêng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 Mọi hoạt động của văn học, từ hoạt động tiếp nhận, thưởng thức đến nghiên cứu, phê bình... chỉ thực sự bắt đầu khi tác phẩm của nhà văn ra đời. Cho nên nhà văn là người khởi đầu của nhiều hoạt động văn chương, giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống văn học. Ta gọi tác phẩm văn học là một công trình sáng tạo nghệ thuật bởi lao động của người nghệ sĩ đúng là lao động sáng tạo. Tác phẩm văn học không thể sản xuất đồng loạt theo những khuôn mẫu có sẵn như sản xuất công nghiệp. Nghệ thuật luôn đòi hỏi nhà văn phải sáng tạo ra những tác phẩm mới mẻ cả về nội dung lẫn hình thức. Vì vậy, tác giả văn học phải là người tài năng, có văn hoá, có quan điểm nghệ thuật riêng. Tác giả văn học thực sự phải là người có nhân cách, có bản lĩnh vững vàng và có ý thức sâu sắc về nghề nghiệp. Nhà nghiên cứu Đông Hoài trong cuốn Nhận thức và thẩm định đã từng khẳng định: "Tác giả văn học phải có một kỹ năng miêu tả điêu luyện, một bút pháp độc đáo lành nghề trong đó năng khiếu bẩm sinh là có thật, cần được kịp thời phát hiện và không ngừng vun bồi bảo vệ" [7,tr.8]. Sáng tạo nghệ thuật đòi hỏi nhà văn phải có năng khiếu, có tài tư duy bằng hình tượng, có khả năng suy ngẫm về các vấn đề của hiện thực thông qua một thế giới hình tượng gồm những cảnh vật và những nhân vật cụ thể, sống động, tồn tại trong những mối quan hệ xã hội phong phú và đa dạng. Văn học là một quá trình sáng tạo bao gồm ba thành tố: nhà văn, tác phẩm và công chúng. Vai trò của người đọc rất quan trọng. Nhà văn sáng tạo ra tác phẩm nhưng tác phẩm chỉ thực sự có giá trị khi nó được người đọc tiếp nhận. Giữa người viết và người đọc có sự tri âm. Cao Bá Quát từng nói: "Xưa nay nỗi khổ của người ta không gì bằng chữ tình, mà cái khó ở đời không gì bằng sự gặp gỡ". Nhưng nhiều khi điều tác giả nói ra và điều người đọc tiếp nhận không phải lúc nào cũng trùng hợp. Đôi khi vẫn xuất hiện hiện tượng người đọc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12 đánh giá tác phẩm hoàn toàn theo cảm nhận chủ quan của mình. Nhiều trường hợp như vậy đã từng xảy ra trong văn học nhiều nước trên thế giới, thậm chí đối với cả sáng tác của các nhà văn lỗi lạc. Chính vì vậy mà trong tiểu luận Tác giả là gì? Michel Poucatult đã cho rằng: "Song song với sự biến hoá không ngừng của xã hội, chức năng tác giả được ngoại hiện vào một khoảnh khắc của quá trình ấy sẽ biến mất". Theo ông, tác giả chẳng qua là "một biện pháp dùng để ngăn trở sự tự do hư cấu, tự do chi phối và cấu tạo lại tác phẩm mà thôi" [37,tr.126]. Một khi các quy ước ấy thay đổi thì tác giả cũng như một người đọc. Việc cảm thụ tác phẩm văn học theo kiểu cảm nhận của cá nhân là điều bình thường. Thực ra, sự đọc sáng tạo của người đọc có thể mở ra những cách giải thích ý nghĩa khác nhau, nhưng không làm biến mất văn bản và khách thể thẩm mỹ ở trong ấy, và do đó không xoá bỏ được yếu tố tác giả như là người tham gia sự kiện nghệ thuật qua tác phẩm. Bởi vì "Tác giả là trung tâm tổ chức nội dung và hình thức cái nhìn nghệ thuật trong tác phẩm, là người mang cảm quan thế giới đặc thù và là trung tâm tổ chức lại ngôn từ theo nguyên tắc nghệ thuật. Do vậy, hình tượng tác giả, kiểu tác giả là những phạm trù của thi pháp học hiện đại" [37,tr.126]. Vì lẽ trên, việc tìm hiểu những vấn đề có liên quan đến thời đại sống, quá trình sáng tác của nhà văn là một việc làm cần thiết. Hoàn cảnh xuất thân, quê quán, thời gian sống và hành trạng góp phần làm rõ các khía cạnh tư tưởng, tâm lý trong tác phẩm. Tìm hiểu tác giả trong nghiên cứu văn học như là một khái niệm của thi pháp học là nghiên cứu "người xây dựng được ngôn ngữ nghệ thuật mới, có phong cách, có giọng điệu riêng, có bộ mặt riêng trong thể loại, có hệ thống hình ảnh biểu tượng, đặc trưng riêng" [5,tr242]. Đó là người nghệ sĩ luôn luôn hiện hình trong tác phẩm văn học. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13 1.1.1.2. Hình tượng tác giả trong văn học * Khái niệm chung về hình tượng tác giả Ở bất kỳ thể loại nào, tự sự, trữ tình hay kịch, chủ thể sáng tạo bao giờ cũng xuất hiện, dù có thể là đậm nhạt khác nhau. Với trí tưởng tượng phong phú, khả năng lựa chọn đề tài, chủ đề, sự vận dụng khéo léo các thủ pháp nghệ thuật và ngôn từ, người nghệ sĩ đã sáng tạo ra tác phẩm nghệ thuật để thể hiện những tư tưởng tình cảm của mình. Do vậy, " Tác phẩm là sự kết tinh quá trình tư duy nghệ thuật của tác giả, biến những biểu tượng, ý nghĩ, cảm xúc bên trong của nhà văn thành một sự thực văn hoá , xã hội khách quan cho mọi người soi ngắm, suy nghĩ" [22,tr.241]. Dấu ấn của chủ thể sáng tạo để lại trong tác phẩm văn học thể hiện rất rõ nét trong hình tượng tác giả. * Hình tượng tác giả trong văn học Hình tượng tác giả hiện hình trong tác phẩm mới là phạm trù của thi pháp học. Nghiên cứu hình tượng tác giả xuất hiện trong tác phẩm văn học với tư cách là một phạm trù của thi pháp học là việc làm cần thiết đối với nghiên cứu văn học. Bởi vì, thông qua tác phẩm văn chương, người nghệ sĩ thể hiện sự nhìn nhận đánh giá của mình đối với cuộc sống và con người. Cơ sở tâm lý của hình tượng tác giả là hình tượng cái "tôi" trong nhân cách mỗi người thể hiện trong giao tiếp. Cơ sở nghệ thuật của hình tượng tác giả trong văn học là tính chất gián tiếp của văn bản nghệ thuật: văn bản của tác phẩm bao giờ cũng là lời của người trần thuật, người kể chuyện hoặc nhân vật trữ tình. Nhà văn xây dựng một văn bản đồng thời với việc xây dựng ra hình tượng người phát ngôn văn bản ấy với một giọng điệu nhất định. Theo Từ điển Thuật ngữ văn học thì hình tượng tác giả là: "Phạm trù thể hiện cách tự ý thức của tác giả về vai trò xã hội và vai trò văn học của mình trong tác phẩm, một vai trò được người đọc chờ đợi (...). Hình tượng tác giả trong tác phẩm văn học gắn với ý thức của tác giả về vai trò xã hội, tư thế văn học rất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14 đa dạng của mình" [5,tr.124]. Như vậy, phạm trù tác giả là một trong những yếu tố quyết định phong cách cá nhân nhà văn và phong cách tác phẩm nghệ thuật. Hình tượng tác giả cũng là một hình tượng được sáng tạo ra trong tác phẩm như hình tượng nhân vật nhưng theo một nguyên tắc khác: "Nếu hình tượng nhân vật xây dựng theo nguyên tắc hư cấu, được miêu tả theo một quan niệm nghệ thuật về con người và theo tính cách nhân vật, thì hình tượng tác giả được thể hiện theo nguyên tắc tự biểu hiện sự cảm nhận và thái độ thẩm mĩ đối với thế giới nhân vật" [37,tr.127]. Nếu như trong giao tiếp, người ta có nhu cầu muốn biểu hiện cái "tôi " của mình với người đối thoại như là người uyên bác, trí tuệ, giàu lòng vị tha... theo yêu cầu của xã hội, thì trong văn học cũng vậy, các nhà văn bao giờ cũng muốn biểu hiện mình như người khám phá cái mới, người có nhãn quan cấp tiến, có cá tính nghệ sĩ. L.Tônxtôi đã từng nói, đại ý: Nếu trước mắt ta là một tác giả mới, thì câu hỏi tự nhiên đặt ra là liệu anh ta có thể nói điều gì mới đối với bạn đọc ? L.Tônxtôi cũng khẳng định rằng, khi đọc tác phẩm văn học, hứng thú chủ yếu chính là tính cách của tác giả thể hiện trong đó. Một nhà văn không có gì mới, không có sự sáng tạo nghệ thuật, không có nét riêng, cái mới thì tác phẩm không gây được sự chú ý của người đọc. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng hình tượng tác giả là yếu tố quyết định nên phong cách nhà văn. Chúng ta biết rằng, hình tượng tác giả trong văn học là cái được biểu hiện trong tác phẩm một cách đặc biệt, không giống với nhân vật. Vì vậy, nhà thơ Đức I.W.Goethe đã nhận xét: Mỗi nhà văn bất kể muốn hay không, đều miêu tả chính mình trong tác phẩm của mình một cách đặc biệt. Có nghĩa là trong tác phẩm văn học, cái tôi nghệ sĩ của nhà văn biểu hiện cảm nhận của mình về thế giới, cách suy nghĩ, cách diễn đạt của mình. Cảm nhận đó quyết định cách thức tổ chức tác phẩm, tạo thành sự thống nhất nội tại của tác phẩm, và đó cũng là sự thống nhất của tác phẩm về mặt phong cách học. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15 Tác giả A.Chichêrin trong Nhịp điệu của hình tượng cũng cho rằng: "Hình tượng tác giả được sáng tạo ra như hình tượng nhân vật. Đây cũng là sự chân thật nghệ thuật, không phải là chân lý của sự kiện, mà là chân lý của ý nghĩa, tư duy, như chân lý của thi ca" [36,tr.107- 108]. Việc tìm hiểu hình tượng tác giả phải bắt nguồn từ chính tác phẩm nghệ thuật M.Bakhtin hiểu vấn đề hình tượng tác giả có hơi khác hơn. Ông không tán thành gọi sự biểu hiện tác giả là hình tượng tác giả vì sợ lẫn lộn: "Không có hình tượng tác giả ngoài tác phẩm, tư tưởng nghệ thuật nhà văn chỉ tồn tại trong tác phẩm" [3,tr.78]. Nhân vật thuộc một không gian thời gian, còn tác giả thuộc một không gian thời gian khác, bao quát và cảm thụ không gian thời gian nhân vật. Tác giả nhập vào rồi thoát ra khỏi không gian thời gian nhân vật. Ông cho rằng tác giả nằm ngoài thế giới nhân vật, tiếp giáp với mặt ngoài của biểu hiện nhân vật: "Tác giả nên ở trên đường ranh giới của thế giới do anh ta sáng tạo (...) lập trường của tác giả có thể xác định qua cách mà anh ta miêu tả bề ngoài thế giới đó" [37,tr.129]. Như vậy, tác giả hiện diện tại hình thức tác phẩm như là một nguyên tắc thẩm mĩ tạo hình cho thế giới nghệ thuật. Ông còn khẳng định: Tác giả hiện diện như một điểm nhìn, cái nhìn. Tác giả L.Ghindơbua khi nghiên cứu tác giả trong thơ trữ tình đã nhìn thấy nhà thơ thường xuyên hình dung về mình, tự giới thiệu về mình. Nhà lý luận Văn học Mỹ W.Booth thì gọi là "tác giả hàm ẩn", xem đó là cái tôi thứ hai của tác giả hiện diện trong tác phẩm. Nhiều nhà lý luận hiện đại hiểu đó là tác giả được suy ra, là sản phẩm do người đọc phát hiện. Như vậy có thể nói rằng, vấn đề hình tượng tác giả đã được tiếp cận ở nhiều góc độ trong lý luận văn học. Đó chính là sự biểu hiện của cái "tôi" thứ hai của tác giả trong tác phẩm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16 1.1.1.3. Nội dung và biểu hiện của hình tượng tác giả trong văn học Cho đến nay, sự biểu hiện của hình tượng tác giả trong sáng tác văn học là một vấn đề đã và đang được nghiên cứu trên nhiều góc độ khác nhau. "Có người xem hình tượng tác giả biểu hiện ở phương diện ngôn ngữ, có người xem hình tượng tác giả biểu hiện trên tất cả các yếu tố và cấp độ tác phẩm: từ cách quan sát, cách suy nghĩ, thích cái gì, ghét cái gì trong lập trường đời sống, đến giọng điệu lời văn. Trong giọng điệu thì không chỉ giọng điệu người trần thuật mà cả trong giọng điệu nhân vật" [37,tr.129]. Có người cho rằng hình tượng tác giả biểu hiện ở: cái nhìn nghệ thuật của tác giả, sức bao quát không gian thời gian, cấu trúc, cốt truyện, nhân vật và giọng điệu. Như vậy, chúng ta có thể tìm hiểu hình tượng tác giả biểu hiện chủ yếu ở một số phương diện như: Cái nhìn riêng, độc đáo, nhất quán có ý nghĩa tư tưởng, đạo đức thẩm mĩ ; giọng điệu của tác giả thâm nhập vào cả giọng điệu nhân vật và ở sự miêu tả; sự tự thể hiện của tác giả thành hình tượng. * Cái nhìn nghệ thuật Cái nhìn nghệ thuật là một trong những yếu tố quan trọng của sự biểu hiện hình tượng tác giả trong văn học. "Cái nhìn là một năng lực tinh thần đặc biệt của con người, nó có thể thâm nhập vào sự vật, phát hiện đặc điểm của nó mà vẫn ở ngoài sự vật, bảo lưu sự toàn vẹn thẩm mĩ của sự vật, do đó cái nhìn được vận dụng muôn vẻ trong nghệ thuật. Nghệ thuật không thể thiếu cái nhìn" [37,tr.130]. Nói về cái nhìn nghệ thuật, M.B Khrapchencô nhận xét: "Chân lý cuộc sống trong sáng tác nghệ thuật không tồn tại bên ngoài cái nhìn nghệ thuật có tính cá nhân đối với thế giới, vốn có ở từng nghệ sĩ thực thụ". Đối với nghệ thuật dân gian, tính cá nhân có đổi thay nhất định thì cái nhìn cũng là một điều kiện quyết định. Nhà văn Pháp M.Proust đã nói: "Đối với nhà văn cũng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 17 như đối với nhà hoạ sĩ, phong cách không phải là vấn đề kỹ thuật mà là vấn đề cái nhìn " [37,tr.1301 ]. Do vậy, cái nhìn là một biểu hiện của tác giả. Cái nhìn thể hiện trong tri giác, cảm giác, quan sát, do đó nó có thể phát hiện cái xấu, cái đẹp, cái hài, cái bi. Cái nhìn có khi lại xuất phát từ một cá thể, mang thị hiếu và tình cảm yêu, ghét. Có khi cái nhìn gắn với liên tưởng, tưởng tượng, cảm giác nội tâm, biểu hiện trong ví von, ẩn dụ, đối sánh. Cái nhìn có thể đem các thuộc tính xa nhau đặt cạnh nhau, hoặc đem tách rời khỏi sự vật một cách trừu tượng. "Cái nhìn thể hiện trong chi tiết nghệ thuật, bởi chi tiết là điểm rơi của cái nhìn" [37,tr.106]. Chi tiết nghệ thuật có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc thể hiện cái nhìn của nhà văn. Nghiên cứu các chi tiết nghệ thuật, ta có thể khám phá được cái nhìn nghệ thuật của nhà văn. Khi nhà văn trình bày cái họ nhìn thấy cho ta cùng nhìn thấy thì ta đã tiếp thu cái nhìn của họ, tức là đã bước vào phạm vi ý thức của họ, chú ý cái mà họ chú ý. Khi ta nhận thấy nhà văn này chú ý cái này, nhà văn kia chú ý cái kia, tức là ta đã nhận ra con người nghệ sĩ của tác giả. Chẳng hạn, cùng viết về miếng ăn nhưng cái nhìn của Nam Cao khác với cái nhìn của Nguyên Hồng, của Nguyễn Tuân và cái nhìn của Thạch Lam... Ví như Nguyên Hồng cũng là một cây bút viết rất hay về miếng ăn, ông tiếp cận miếng ăn từ khẩu vị của những người nghèo khổ. Miếng ăn trong văn Thạch Lam, Vũ Bằng thì lại được tiếp cận từ khẩu vị của lớp thị dân Hà Nội. Còn Nguyễn Tuân lại có một cách tiếp cận riêng không giống ai. Ấy là vì Nguyễn Tuân không nhấm nháp miếng ăn bằng vị giác, nghĩa là tiếp cận nó chỉ như một của ngon. Ông đánh giá chén trà buổi sớm, hạt cốm mùa thu, bát phở mùa đông, miếng giò ngày Tết... ở bình diện văn hoá - lịch sử, và thưởng thức những món vị ấy một cách đầy tự hào như những công trình nghệ thuật tuyệt vời mà ông gọi là "đỉnh cao của một dạng văn hoá dân tộc". Nam Cao trong một loạt truyện: Một bữa no, Trẻ con không được ăn thịt chó, Quên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 18 điều độ, Sống mòn... viết về miếng ăn với tất cả tâm huyết của mình. Nhưng ông không bàn luận về miếng ăn như là một thứ thực phẩm. Ông đau đớn đề cập đến cái phương diện: miếng ăn là miếng nhục. Nhân vật của Nam Cao thường bị cái đói, cái nghèo đẩy tới chỗ phải vứt bỏ nhân cách, phải chịu bị lăng nhục vì miếng ăn. Việc sử dụng từ ngữ trong truyện Kiều của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du cũng thể hiện cái nhìn nghệ thuật của nhà văn. Chúng ta thấy cái cách mà Nguyễn Du để cho các nhân vật tự xưng với nhau: "Trách lòng hờ hững với lòng...", "Lấy lòng gọi chút sang đây gọi lòng". Đó là cách xưng hô kiểu nhân vật của Nguyễn Du. Ông cũng nhìn thấy qua chữ "ai" những con người cá thể bình thường đầy nhân tính: "Đêm xuân ai dễ cầm lòng cho đang ", "Tấm lòng ân ái ai ai cũng lòng ". Ông nhìn con người như những giá trị mong manh dễ hư nát qua từ "chút ": "Thưa rằng chút phận ngây thơ ", "Được rày nhờ chút thơm rơi", "Rằng tôi bèo bọt chút thân...". Có thể nói Nguyễn Du hiện diện qua những từ ngữ độc đáo chỉ riêng ông sử dụng một cách có hệ thống. Như vậy, thông qua cái nhìn nghệ thuật, người đọc sẽ nhận ra con người nghệ sĩ của tác giả. Mỗi một nhà văn lại có một cái nhìn riêng độc đáo thể hiện một phong cách riêng. Đi tìm hiểu cái nhìn nghệ thuật của nhà văn biểu hiện trong thế giới nghệ thuật cũng tức là nhận ra con người nghệ sĩ của tác giả ấy. * Giọng điệu trần thuật Giọng điệu là một trong những yếu tố đặc trưng của hình tượng tác giả trong tác phẩm. Nếu như trong đời sống có khi ta chỉ nghe giọng nói mà nhận ra con người, thì trong văn học cũng vậy, giọng điệu giúp ta nhận ra tác giả. Theo Từ điển văn học thì giọng điệu là "Thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa, gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm (...) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 19 Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ của tác giả, có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc. Thiếu một giọng điệu nhất định, nhà văn chưa thể viết ra được tác phẩm, mặc dù đã có đủ tài liệu và sắp xếp xong hệ thống nhân vật [5,tr.111- 112]. Giọng điệu không đơn giản là một tín hiệu âm thanh có âm sắc đặc thù để nhận ra người nói, mà là một giọng điệu mang nội dung tình cảm, thái độ, ứng xử trước các hiện tượng đời sống. "Hệ số tình cảm của lời văn... được biểu hiện trước hết ở trong giọng điệu cơ bản " [37,tr.132]. Giọng điệu trong văn học không chỉ biểu hiện bằng cách xưng hô, trường từ vựng, mà còn bằng cả hệ thống tư thế, cử chỉ biểu cảm trong tác phẩm. Khrapchencô khẳng định: "Giọng điệu không phải là sự trang sức, không phải là yếu tố thứ yếu mà là đặc tính hữu cơ của cấu tạo tác phẩm, của những khái quát hình tượng trong tác phẩm" [11,tr.188]. Giọng điệu có cấu trúc của nó. Xét lời văn trong quan hệ với các chủ đề thì ta có giọng điệu cơ bản. Xét lời văn trong quan hệ với người đọc ngoài văn bản thì ta có ngữ điệu. Sự thống nhất của hai yếu tố này tạo ra giọng điệu. Nền tảng của giọng điệu trần thuật là cảm hứng chủ đạo của nhà văn. V.Biêlinxki đã từng nói: "Cảm hứng là một sức mạnh hùng hậu. Trong cảm hứng nhà thơ là người yêu say tư tưởng, như yêu cái đẹp, yêu một sinh thể, đắm đuối vào trong đó và anh ta ngắm nó không phải bằng lý trí, lý tính, không phải bằng tình cảm hay một năng lực nào đó của tâm hồn, mà là bằng tất cả sự tràn đầy và toàn vẹn của tâm hồn mình, và do đó tư tưởng xuất hiện trong tác phẩm không phải là những suy nghĩ trừu tượng, không phải là hình thức chết cứng, mà là một sáng tạo sống động" [37,tr.108]. Cảm hứng có mối liên quan mật thiết với giọng điệu. Nếu cảm hứng là cao cả thì giọng điệu là cao cả, nhà văn sẽ sử dụng các từ cao cả, những từ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 20 ngữ cổ kính có âm hưởng biểu hiện thống thiết... Nếu nhà văn có cảm hứng chính luận, phê phán, thì tác phẩm sẽ có giọng điệu lên án, tố cáo và nhà văn sẽ sử dụng các biện pháp châm biếm, mỉa mai. Yếu tố tình thái, biểu hiện sự đánh giá của tác giả đối với phát ngôn của mình cũng là yếu tố quan trọng của hình tượng tác giả. Như vậy giọng điệu tác phẩm phụ thuộc vào cảm hứng chủ đạo như: anh hùng, bi kịch, cảm thương, lãng mạn. Chẳng hạn, trong Vang bóng một thời nhà văn Nguyễn Tuân đã tạo được giọng điệu riêng đầy hấp dẫn. Giọng điệu chủ đạo là giọng điệu trang trọng, cổ kính, thiêng liêng. Giọng điệu ấy được bắt nguồn từ chính con người cũng như cái nhìn của nhà văn đối với cuộc đời cho nên lắng sâu. Ẩn sâu bên trong là một tình cảm nồng ấm, là niềm hoài niệm, tiếc nhớ về một thời xa xưa nay chỉ còn vang bóng. Chính nhờ giọng điệu này mà Vang bóng một thời có một sức sống vĩnh viễn với thời gian. Trong Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học, tác giả M.B.khrapchencô khẳng định: "Những đặc tính cơ bản của lĩnh vực giọng điệu trong những tác phẩm nghệ thuật của nhà văn, sự ưu tiên của phong cách cũng có liên quan mật thiết với cảm hứng chủ đạo trong sáng tác của nhà văn" [10,tr.172]. Như vậy, giọng điệu là một phương diện rất quan trọng của tác phẩm nghệ thuật. Cùng với những yếu tố nghệ thuật khác, giọng điệu là chìa khoá để mở cánh cửa văn học đích thực. Nhiều nhà văn thường xây dựng cho mình một hệ thống giọng điệu độc đáo, phù hợp với cách cảm, cách nghĩ của mình. Các nhà nghiên cứu đã nói đến giọng điệu của Tônxtôi trong Chiến tranh và hoà bình "một giọng điệu mềm mại, tỉnh táo, đôn hậu của một người vững tin vào đạo đức và chân lý. Giọng điệu của L.Tônxtôi vang lên khắp nơi trong tác phẩm của ông từ Thời thơ ấu, Thời niên thiếu, đến Phục sinh và các tác phẩm sau đó. Người ta nhận ra giọng của ông trong cậu Nicôlenca, trong Anđrây, trong Lêvin, trong Nêkhliuđôp. Ngôn ngữ giản dị, mặn mà, dễ thương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 21 của đại uý Tusin, giọng điệu vui vẻ, âm vang của Natasa đều thể hiện những tình cảm trong sáng, chân thành, là những tình cảm mà tác giả yêu mến, bảo vệ" [37,tr.134]. Có thể nói giọng điệu là một trong những thước đo chuẩn mực đánh giá tài năng nghệ thuật của nhà văn. Nếu chưa tạo được cho mình một giọng điệu riêng thì nhà văn chưa được coi là một nghệ sĩ chân chính, có tài năng đích thực. Tạo ra trong tác phẩm của mình một hệ thống giọng điệu vừa độc đáo vừa phong phú, chính là cách nhà văn khẳng định vị trí của mình trên văn đàn. * Sự tự thể hiện của tác giả thành hình tượng Bên cạnh các yếu tố như cái nhìn nghệ thuật, giọng điệu trần thuật thì sự tự thể hiện của tác giả thành hình tượng đã mang đến cho người tiếp nhận nhiều hứng thú trong quá trình cảm thụ văn học. Trong tác phẩm, có nhiều trường hợp tác giả tự hình dung hình tượng của mình. Các tác giả tuỳ bút, bút ký, ký sự hoặc tiểu thuyết cũng không ít trường hợp miêu tả mình trong tác phẩm. Chẳng hạn, M.Gorki trong bộ ba tự thuật: Thời thơ ấu, Kiếm sống, Những trường đại học của tôi. Nguyên Hồng trong Những ngày thơ ấu. Nam Cao trong Đời thừa, Sống mòn, Đôi mắt. Ví dụ, khi Nguyễn Tuân viết: "Tôi muốn mỗi ngày cho tôi cái say của rượu tối tân hôn", "Rồi tôi vẫn vênh váo đi giữa cuộc đời như một viễn khách không có quê hương nhất định". Khi Thế Lữ viết: Tôi là kẻ bộ hành phiêu lãng Đường trần gian xuôi ngược để vui chơi Hoặc khi Xuân Diệu viết: Tôi là con chim đến từ núi lạ Ngứa cổ hót chơi... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 22 thì người đọc nhận ra hình tượng tác giả hiện ra trong tác phẩm. Tuy nhiên, không được đồng nhất hình tượng tác giả với bản thân tác giả ngoài đời. Cái nhìn, giọng điệu và sự tự thể hiện của tác giả thành hình tượng là ba yếu tố cơ bản tạo thành hình tượng tác giả trong thế giới nghệ thuật của người nghệ sĩ mà người đọc luôn luôn bắt gặp trong quá trình giao tiếp, thưởng thức. Khi tìm hiểu hình tượng tác giả cần chú ý đến quan điểm nghệ thuật mà nhà văn gửi gắm. Có những trường hợp, nhà văn đã đi ngược lại quan điểm của giai cấp mình để có cái nhìn đúng dắn, đầy cảm phục với tầng lớp quần chúng như các tác giả của Hoàng Lê nhất thống chí đã vượt qua những ảnh hưởng của quy tắc đạo đức Nho gia phong kiến để có cái nhìn cảm phục đối với người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ. Khi nghiên cứu hình tượng tác giả trong tác phẩm, cần chú ý không nên đồng nhất hình tượng tác giả với cuộc đời và cá tính của nhà văn. Nhiều khi cuộc đời và cá tính bên ngoài như thế này nhưng người trần thuật trong tác phẩm lại thế kia. Chẳng hạn, Vũ Trọng Phụng trong cuộc đời thực là một con người bình dị, con người của khuôn phép, nền nếp nhưng đọc tác phẩm của nhà văn ta thấy người trần thuật ở đây nhiều khi nổi loạn và phẫn uất. Tóm lại, hình tượng tác giả trong tác phẩm là một phạm trù của thi pháp do nhà văn sáng tạo ra. Hình tượng tác giả được tạo thành bởi những yếu tố cơ bản sau: cái nhìn nghệ thuật, giọng điệu và sự tự thể hiện của tác giả thành hình tượng. Những thể loại văn học khác nhau thì biểu hiện của hình tượng tác giả sẽ khác nhau. 1.1.2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu hình tượng tác giả 1.1.2.1. Ý nghĩa lý luận Về mặt lý luận, nghiên cứu hình tượng tác giả có ý nghĩa quan trọng đối với việc nghiên cứu văn học. Nghiên cứu hình tượng tác giả giúp người đọc nhận ra phong cách cá nhân của nhà văn. Chính nhờ phong cách riêng này mà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 23 người đọc có thể nhận ra sự khác nhau giữa nhà văn này với nhà văn khác. Chẳng hạn cùng là nhà văn hiện thực phê phán viết về đề tài nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám nhưng nhà văn Nam Cao khác với Ngô Tất Tố, khác với Nguyễn Công Hoan, khác với Vũ Trọng Phụng... Mỗ i nhà văn có cách thể hiện riêng. Đó là sự khác nhau về cá tính sáng tạo của nhà văn. Nghiên cứu hình tượng tác giả không chỉ giúp người đọc nhận ra phong cách cá nhân của nhà văn mà còn giúp người đọc tìm hiểu tính hệ thống của văn bản tác phẩm như cái nhìn nghệ thuật, giọng điệu, sự tự thể hiện thành hình tượng của tác giả... để từ đó tìm hiểu được tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm văn học. "Văn học là một hình thái hoạt động tư tưởng, vậy nghiên cứu một nhà văn, xét đến cùng là nghiên cứu tư tưởng của ông ta" [25,tr.9]. 1.1.2.2. Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu hình tượng tác giả sẽ giúp người đọc hiểu được quan điểm nghệ thuật, lập trường tư tưởng tác giả thể hiện trong tác phẩm. Tuy hình tượng tác giả không hoàn toàn trùng với nhà văn ở ngoài đời nhưng sự đối chiếu giữa tư tưởng nhà văn trong nghệ thuật với con người trong đời sống vẫn có ý nghĩa rất lớn. Thông qua hình tượng tác giả, người nghiên cứu sẽ có những căn cứ đáng tin cậy để kiểm nghiệm sự chính xác của những kết luận về thế giới nghệ thuật của nhà văn, hiểu được sâu sắc các cấp độ biểu hiện và sự phối hợp trong hình thức tác phẩm, tạo điều kiện cần thiết cho việc phân tích và cảm thụ văn chương có hiệu quả cao. Vì vậy, tìm hiểu hình tượng tác giả trong tác phẩm văn học còn có ý nghĩa quan trọng trong giảng dạy văn chương ở nhà trường. Người giáo viên khi hướng dẫn học sinh tiếp cận và cảm thụ tác phẩm văn học rất cần thiết phải có hiểu biết về phạm trù hình tượng tác giả, bởi dấu ấn của chủ thể sáng tạo hiện hình rõ trong tác phẩm. Việc nghiên cứu hình tượng tác giả trong truyện ngắn Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới sẽ giúp người đọc hiểu sâu sắc về Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 24 quan niệm nghệ thuật của nhà văn, có cái nhìn sâu sắc và đầy đủ hơn truyện ngắn Nguyễn Khải ở một thời kỳ quan trọng trong quá trình lao động sáng tạo nghệ thuật của nhà văn. Từ đó, tìm ra nét riêng trong phong cách nghệ thuật cùng những đóng góp của Nguyễn Khải trong nền văn học Việt Nam hiện đại. 1.2. Nguyễn Khải và truyện ngắn của ông thời kỳ đổi mới 1.2.1. Vài nét về Nguyễn Khải và hành trình sáng tác của nhà văn Nguyễn Khải tên khai sinh là Nguyễn Mạnh Khải. Ông sinh ngày 3 tháng 12 năm 1930 tại Hà Nội trong một gia đình quan lại, nhưng ông không được thừa hưởng cái giàu sang, no đủ của gia đình mình do thân phận là con của vợ lẽ. Chính vì thế mà tuổi thơ Nguyễn Khải đã phải trải qua nhiều phen khốn nhục, sống trong sự ghẻ lạnh, khinh bỉ của gia đình, họ hàng, thậm chí của cả người cha đẻ ra mình. Từ bé đến năm 15 tuổi, Nguyễn Khải chưa một lần được nhìn rõ mặt cha, một ông quan tri huyện. Lúc nào gặp cha, Nguyễn Khải cũng khúm núm, len lén, sợ hãi như một kẻ có tội. Ông sống với mẹ và em trai trong cuộc sống tẻ nhạt và thiếu thốn cả về vật chất lẫn tình cảm. Cha Nguyễn Khải làm quan, nhưng chỉ là một ông quan tri huyện đã hết thời nên chẳng thể "trợ cấp" được gì cho cuộc sồng khốn quẫn của ba mẹ con Nguyễn Khải thoát khỏi cảnh đói nghèo. Nguyễn Khải sớm phải lăn lộn giữa đời để kiếm sống, nuôi mẹ và nuôi em. Có thể nói, chính những trải nghiệm cay đắng, đầy éo le, tủi nhục đó khiến cho cuộc đời cũng như văn chương của ông sớm có đặc điểm riêng. Đó là sự hiểu đời, hiểu người, là sự khôn ngoan, tỉnh táo, là tình cảm, yêu ghét, khinh trọng rạch ròi. Và cũng từ sớm, ông đã có một giọng văn trải đời. Năm 17 tuổi, Nguyễn Khải cùng mẹ và em về thị xã Hưng Yên sống với gia đình một người họ hàng bên ngoại. Ở đây, ông gia nhập đội dân quân tự vệ Hưng Yên. Năm 1949, nhờ viết bài cho tờ báo dân quân Hưng Yên mà ông được điều lên làm phóng viên cho tờ báo này. Đến năm 1956, ông chuyển hẳn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 25 công tác về tờ Sinh hoạt văn nghệ của Tổng cục chính trị (từ năm 1957 là tạp chí Văn nghệ Quân đội). Cuộc đời viết báo, viết văn của Nguyễn Khải bắt đầu từ đó. Là một nhà văn- chiến sĩ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ xâm lược, Nguyễn Khải có một quan niệm hết sức đúng đắn về vai trò, sứ mệnh của văn học nghệ thuật. Ông là người rất có ý thức dùng ngòi bút của mình làm vũ khí chiến đấu phục vụ sự nghiệp cách mạng của dân tộc và góp phần xây dựng cuộc sống mới. Điều đó trước hết thể hiện ở việc ông luôn là người đi tiên phong, tìm đến những vùng đất nóng bỏng, gian khổ và đầy sôi động của đất nước. Ông nổi tiếng là người chịu khó đi thực tế. Bước chân nhà văn đã đặt tới nhiều miền đất nước: Một vùng nông thôn công giáo toàn tòng, một nông trường Điện Biên ở miền Tây Bắc xa xôi, một hợp tác xã tiên tiến, một hòn đảo anh hùng kiên cường trong chiến tranh phá hoại... Ông miệt mài đi và miệt mài viết. Có thể nói, Nguyễn Khải là người có sức mạnh tinh thần to lớn, có khả năng làm việc bền bỉ với một bút lực phi thường. Văn của ông càng viết càng duyên, "cái duyên dáng dân dã chứ không phải làm điệu, làm dáng mà có" (Vương Trí Nhàn). Tác phẩm đầu tiên đánh dấu sự xuất hiện của ngòi bút hiện thực - Nguyễn Khải là tác phẩm Xung đột. Đó là kết quả chuyến thâm nhập thực tế của nhà văn về vùng đạo gốc thuộc huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, khoảng cuối năm 1956, khi Đảng ta tiến hành sửa sai cải cách ruộng đất và bắt đầu cuộc vận động hợp tác hoá nông nghiệp. Với một nhãn quan chính trị nhạy bén, nhà văn đã ghi lại cuộc đấu tranh quyết liệt của cán bộ, bộ đội và nhân dân ta - cuộc đấu tranh gay gắt, căng thẳng, phức tạp - chống lại bọn phản động đội lốt tôn giáo nổi lên chống phá cách mạng. Không chỉ phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp, Xung đột còn là bức tranh sinh động về đời sống nông thôn vùng công giáo toàn tòng. Với những trang viết nóng hổi hơi thở của Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 26 cuộc sống đầy phức tạp và sôi động, với những nhận xét sắc sảo, tinh tế, Xung đột đã báo hiệu một "phong cách văn xuôi hiện thực tỉnh táo đầy hứa hẹn" (Phan Cự Đệ). Tiếp theo Xung đột là hàng loạt tác phẩm của Nguyễn Khải viết về những vấn đề thời sự của cuộc đấu tranh giữa hai con đường để tiến lên CNXH ở miền Bắc như Mùa lạc, Đứa con nuôi, Người trở về, Tầm nhìn xa, Chuyện người tổ trưởng máy kéo, Anh đội phó và người thợ mộc, Hãy đi xa hơn nữa... Nguyễn Khải hăm hở đến nông trường Điện Biên, mảnh đất Tây Bắc xa xôi của Tổ quốc, nơi ngày đêm đang diễn ra công cuộc lao động, xây dựng CNXH - gieo mầm xanh trên những bãi chiến trường đẫm máu năm xưa. Ông viết về một cuộc sống mới đang được dựng xây, về tình yêu, sự đổi thay và trách nhiệm của con người trong xã hội mới. Nhà văn đến với nhân vật bằng tình yêu thương và thái độ trân trọng, vừa ca ngợi con người nhưng cũng lại khám phá thế giới tinh thần vốn phức tạp để cải hoá con người. Nguyễn Khải đi sâu vào miêu tả công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc nước ta. Thời kỳ này, cả miền Bắc là một công trường lớn, đâu đâu cũng thấy xuất hiện những cá nhân tiên tiến và những tập thể anh hùng. Khắc hoạ thành công những cá nhân tiên tiến là những điển hình cho những con người mới trong xã hội XHCN là bước đi quan trọng của Nguyễn Khải giai đoạn này. Ngòi bút của Nguyễn Khải không chỉ ca ngợi một chiều mà ông đã sớm nhìn ra cái phức tạp, khó khăn của cuộc sống. Bên cạnh những cái tốt đang sinh thành thì còn cả những điều xấu xa, tiêu cực và ông đã phê phán nó một cách quyết liệt. Đó là y tá Giao trong Một cặp vợ chồng với lối sống cá nhân vị kỉ; đó là tổ trưởng Khôi trong chuyện Người tổ trưởng máy kéo tuy tháo vát, thông minh, có thành tích nhưng thiếu hẳn lòng tin yêu con người, hay cái nhìn hạn hẹp ranh ma, lúc nào cũng chăm chắm lo vun vén tư hữu kiểu nông dân cá thể như lão Tuy Kiền trong Tầm nhìn xa...Những tác Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 27 phẩm thời kỳ này của Nguyễn Khải đều hướng tới một câu hỏi lớn: Làm thế nào để con người được giải phóng ? Làm thế nào để con người có tự do hạnh phúc ? Khi đế quốc Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc, Nguyễn Khải đã có mặt ở những nơi nóng bỏng của cuộc chiến đấu. Đến với các chiến sĩ ở đảo Cồn cỏ, nhà văn cho ra đời thiên ký sự Họ sống và chiến đấu. Những chuyến đi đến với các chiến sĩ công binh đang trấn giữ một địa điểm cực kỳ ác liệt ở trường Sơn, ông viết Đường trong mây. Vào đất lửa Vĩnh Linh, đến với những con người xông pha mọi hiểm nguy để đưa hàng tiếp tế ra Cồn cỏ, nhà văn viết Ra đảo. Ông viết Chiến sĩ khi đi chiến dịch Đường Chín - Nam Lào, viết Tháng ba ở Tây Nguyên khi tham gia chiến dịch giải phóng miền Nam. Nguyễn Khải là nhà văn mặc áo lính nên khi viết về những người anh hùng, ngòi bút của ông đầy hào hứng và nhiệt huyết. Cuộc chiến tranh ác liệt của nhân dân và quân đội ta được ông phản ánh rõ nét vào trong những tác phẩm thời kỳ này. Âm hưởng chủ đạo của tác phẩm Nguyễn Khải cả giai đoạn này là ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng và ca ngợi những con người sống có lý tưởng vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Giải phóng miền Nam, đất nước thống nhất, cả dân tộc hân hoan bước vào một chặng đường lịch sử mới. Sự nhạy bén giúp Nguyễn Khải khám phá ra một hiện thực mới mẻ - hiện thực cuộc sống miền Nam sau ngày giải phóng. Các tác phẩm: Cách mạng, Gặp gỡ cuối năm, Thời gian của người... đề cập đến những thay đổi của cuộc sống sau chiến tranh, nhất là đổi thay trong nhận thức, tư tưởng, tình cảm của những con người vốn đã gắn bó với chế độ Sài Gòn cũ. Tác phẩm của Nguyễn Khải giai đoạn này chuyển từ tính ham tranh luận sang chiêm nghiệm, triết lý. Có lẽ tuổi đời và sự từng trải đã làm cho suy nghĩ của nhà văn "già" đi, văn của ông theo đó cũng có những chuyển biến trong tư tưởng và trong phong cách viết. Sự chuyển biến ấy thể hiện sự vận động Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 28 của ngòi bút Nguyễn Khải và cũng nằm trong sự vận động của cả một nền văn học trước và sau đổi mới. Tuy nhiên, sự chuyển biến của phong cách Nguyễn Khải là thống nhất, không đứt đoạn. Đất nước tiến hành sự nghiệp đổi mới, sự xuất hiện của nền kinh tế thị trường đã đem lại nhiều biến chuyển lớn lao cho xã hội. Nguyễn Khải vẫn tiếp tục đi và viết. Dù đến với nhiều miền đất lạ hay trở lại những mảnh đất mà ông đã từng qua, Nguyễn Khải đều khắc khoải với những con người, những số phận đau khổ, éo le trong cuộc sống xô bồ hiện tại. Ông ghi lại những đổi thay nhanh chóng của đời sống, nói lên những trải nghiệm của cá nhân, những suy nghĩ về thời gian, về giới hạn của cuộc đời, về khả năng vượt qua những giới hạn đó ở mỗi con người, mỗi thế hệ. Nguyễn Khải bắt nhịp nhanh với hơi thở của cuộc sống hiện tại, nhiều truyện ngắn của ông thời kỳ này đã phát hiện nhiều vấn đề nhân sinh ẩn giấu sau những cuộc đời, những quan niệm về đạo đức truyền thống, lợi ích kinh tế, giá trị đồng tiền...: Cái thời lãng mạn, Hai ông già ở Đồng Tháp Mười, Anh hùng bĩ vận, Người kể chuyện thuê, Tiền, Chúng tôi và bọn hắn...So với những sáng tác thời trẻ, truyện ngắn của Nguyễn Khải thời kỳ này đằm thắm, bao dung hơn trong cách nhìn đời, nhìn người. Men theo thời gian chúng ta đã phác hoạ chặng đường nghệ thuật hơn nửa thế kỷ cầm bút của đời văn Nguyễn Khải. Ông là nhà văn của lý tưởng, của những triết lý nhân sinh, của những khát khao vô tận được sống để sáng tạo nên nhiều tác phẩm văn chương đích thực phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc cũng như nhiệm vụ xây dựng con người mới cho xã hội. 1.2.2. Truyện ngắn Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới Nguyễn Khải không chỉ là nhà tiểu thuyết tài năng với Xung đột, Gặp gỡ cuối năm, Điều tra về một cái chết, Một cõi nhân gian bé tí, Cha và con và..., Thời gian của người, Vòng sóng đến vô cùng ..., Nguyễn Khải còn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 29 là cây bút truyện ngắn rất có duyên. Đặc biệt truyện ngắn thời kỳ đổi mới của ông có một sức hấp dẫn kì lạ. Nhà văn tự phân chia quá trình sáng tác của mình thành hai thời kỳ: "Từ 1955 đến 1977 tôi sáng tác theo một cách. Từ 1978 đến nay sáng tác theo cách khác". Thực ra sự chuyến biến về tư tưởng và nghệ thuật từ sau 1975 là hiện tượng chung của nhiều cây bút, không chỉ riêng Nguyễn Khải. Tuy nhiên mức độ chuyển biến ở mỗi cây bút có khác nhau, tuỳ theo bản lĩnh và sự nhạy cảm với thời thế của mỗi người. Đại hội lần thứ VI của Đảng với tinh thần dân chủ và khẩu hiệu: "nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật" dường như đã đáp ứng nhu cầu tự thân của Nguyễn Khải. Sáng tác của Nguyễn Khải thời kỳ này đặc biệt nở rộ, trong đó có sự thành công ở thể loại truyện ngắn. Đất nước tiến hành đổi mới, đăc biệt sự xuất hiện của nền kinh tế thị trường đem lại nhiều biến đổi tốt đẹp cho xã hội. Bên cạnh đó nó cũng làm biến dạng hàng loạt những quan hệ xã hội, những quan niệm, tình cảm đẹp đẽ trước đây của con người. Con người quan niệm rất khác về cuộc sống, về đạo đức cá nhân và cách ứng xử của họ về đồng tiền cũng khác trước... Đây là thời gian Nguyễn Khải đi thăm lại những nơi, những con người mà ông đã có dịp qua, đã có dịp viết về họ. Ông cũng gặp lại những người quen cũ, bạn bè, người thân, họ hàng. Và cùng với sự từng trải của một người đi nhiều, viết nhiều, cảm xúc hiện thực đã giúp Nguyễn Khải tái hiện trong các truyện ngắn của mình chất liệu đời sống "ngổn ngang, bề bộn" ấy. Nguyễn Khải có khả năng sống và chớp lấy sự thật, sự thật tiềm ẩn trong cái bình thường, trong những sự việc hàng ngày của đời sống thực.Những sự việc ấy tưởng chừng như chẳng có gì, nhưng dưới con mắt của Nguyễn Khải đều trở thành những sự việc "có vấn đề". Điều hấp dẫn ở ngòi bút Nguyễn Khải là qua những sự việc đời thường, ông đã tìm thấy chân lý ở bề sâu của nó. Cuộc sống và cuộc đời trong con mắt ông không đơn lặng, phẳng chiều, không êm đẹp mà thô Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 30 nhám, xù xì, đầy cam go và thử thách như nó vốn có. Như vậy, giá trị sáng tác của Nguyễn Khải là sự gắn bó giữa sáng tác và cuộc sống. Sáng tác của Nguyễn Khải thời kỳ này tập trung vào hai đề tài chủ yếu: "Một là cuộc sống hôm nay của những người chung quanh, bạn bè đồng nghiệp quen biết, cùng tuổi tác và tâm sự. Hai là số phận của những người thân trong họ hàng nội ngoại của tác giả, những ông cậu bà mợ mà tâm tư tình cảm Nguyễn Khải còn quyến luyến" [41,tr116]. Đây là thời kỳ cảm hứng triết lý, tranh biện của tác giả có cơ hội thể hiện. Triết lý là một ưu thế tạo ra phong cách rất riêng cho văn Nguyễn Khải. Người ta ví ông là một "Chế Lan Viên trong văn xuôi" quả không sai, bởi ông là một người rất tỉnh táo, tỉnh táo trước Thời và Thế và giàu khả năng triết lý trước các vấn đề của đời sống thế sự nhân sinh. Thế giới nhân vật của Nguyễn Khải thời kỳ này thực sự phong phú: từ già đến trẻ; từ thông minh, tháo vát đến vụng về; từ lạc thời, bế tắc đến gặp thời; từ chân thật đến xảo trá... Mỗi nhân vật là một vẻ nhưng họ đều chứa đựng một triết lý sống của "thì hiện tại". Trong Chút phấn của đời, đó là niềm tin, hạnh phúc của sự cho. Trong Hai ông già ở Đồng Tháp Mười là lẽ sống quý giá nhất của cuộc đời - "một niềm tin, một niềm vui mà chỉ đến lúc đứng tuổi mới nhận ra ý nghĩa thâm trầm của nó". Nguyễn Khải đi sâu vào khám phá thế giới nội tâm con người, những con người nhỏ bé, nhưng qua số phận của họ nhà văn nói lên được nhiều điều. Đó là mảnh đời khốn khổ như chị Vách (Đời khổ), anh Khang (Cái thời lãng mạn)... dù bị bao nhiêu tủi hờn, thách thức khổ đau của cái thời gió bụi này nhưng họ vẫn kiên trì nhẫn nại, chịu đựng vượt qua. Nổi lên trong các sáng tác của Nguyễn Khải thời kỳ này là lớp người trẻ tuổi - "những nhân vật chính của một vận hội mới" thời mở cửa. Ông đánh giá đúng tiềm năng của họ, giỏi tính toán việc làm ăn, hợp với thời buổi kinh tế Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 31 thị trường như Định (Cái thời lãng mạn), Lộc (Chúng tôi và bọn hắn) ... Nhưng ông cũng tỉnh táo nhìn nhận những khiếm khuyết của tuổi trẻ và đặt vấn đề làm sao cho lớp trẻ phấn đấu tạo ra nhũng giá trị có ý nghĩa chấn hưng dân tộc. Với con mắt thông cảm, chia sẻ nhà văn viết về những con người đã hết thời tuổi trẻ nhưng vẫn muốn cống hiến sức mình cho cuộc sống hôm nay: đó là Hợp (Người kể chuyện thuê), ông Trắc (Lạc thời), nhân vật nhà văn (Anh hùng bĩ vận )... Còn một loại nhân vật nữa mà nhà văn viết rất hay về họ, đó là những người Hà Nội. Những con người gắn với mảnh đất nơi ông sinh ra và mang bao kỷ niệm thời tuổi trẻ. Đó là cô Hiền, một con người bình thường nhưng sống rất chuẩn mực, gia giáo, làm nên phong cách Hà Nội (Một người Hà Nội), là chị Khuê, bà Mặm..., là những con người bình dị nhưng ẩn chứa bên trong là cả bề sâu của một nền văn hoá lâu đời đất kinh kì. Họ là những "hạt bụi vàng" của Hà Nội, khiến cho tác giả phải ao ước "những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội, hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kỳ chói sáng những ánh vàng" (Một người Hà Nội). Trong những câu chuyện cảm động của Nguyễn Khải về những con người bình thường của Hà Nội thường lấp lánh những suy tư khiến người đọc phải chiêm nghiệm, thấm thía: "Chỉ có cái tâm tốt của con người mới làm nảy nở cái mầm yêu thương" (Nắng chiều); "Cái nghĩa tình thầm lặng, nhỏ nhoi của mỗi gia đình, của mỗi vùng đất luôn luôn bị quên đi trong cái ồ ạt, xáo động, ngầu đục của dòng đời vẫn cứ là mạch nước ngầm trong suốt, vô nhiễm để nuôi sống những tinh hoa của dân tộc" (Đất kinh kì); "Ở đời chỉ có cái đức là trường tồn, càng có nhiều càng tốt, không sợ thừa. Kì dư những thứ khác đều là phù du cả, có đấy mất đấy, phúc đấy, hoạ đấy, không tính trước được đâu" (Người của ngày xưa). Nguyễn Khải là nhà văn luôn luôn có ý thức sống có trách nhiệm với xã hội, với con người. Ông luôn nhìn cuộc sống trong sự vận động, biến đổi và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 32 bao giờ cũng muốn khám phá những vấn đề của hiện thực ở chiều sâu của nó. Nguyễn Khải quan niệm về thiên chức của văn học: "Tác phẩm là một mảnh của đời sống chung, phải tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh cho sự nghiệp chung". Phương hướng đề tài nhằm thẳng vào cuộc sống hiện tại khiến cho tác phẩm của Nguyễn Khải trở thành nơi giao tiếp, đối thoại với bạn đọc cùng thế hệ và cả những bạn đọc thế hệ sau của tác giả. "Đến với truyện của ông, người ta đươc đến với một thế giới đa dạng hơn, nhiều sắc thái hơn, cái anh hùng xen với cái bình thường, cái đáng căm giận đáng phỉ nhổ không thiếu, nhưng còn bao nhiêu cái đáng cảm động, đáng để tin yêu, nó góp phần làm nên một cuộc sống thú vị có cả tiếng cười lẫn nước mắt" [31,tr119]. Một buổi chiều mùa đông năm 2007, Nguyễn Khải đã trút hơi thở cuối cùng. Sinh thời Nguyễn Khải đã tâm sự cùng bạn đọc: "Nếu như trái tim chưa nguội lạnh" thì nhà văn vẫn đi và vẫn viết. Và khi nhà văn đã đi vào cõi vĩnh hằng thì những tác phẩm nghệ thuật của ông vẫn mãi được bạn đọc đón nhận. Cả cuộc đời say mê lao động nghệ thuật của Nguyễn Khải mãi là tấm gương sáng cho những người cầm bút thế hệ sau. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 33 Chương 2 CÁI NHÌN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN KHẢI THỜI KỲ ĐỔI MỚI Từ sau năm 1986, hầu như Nguyễn Khải viết nhiều truyện ngắn, mà theo thống kê của chúng tôi ông viết được hơn 70 truyện. Lý giải cho hiện tượng này, theo chúng tôi, bước sang thời kỳ đổi mới với nhiều biến động của cơn lốc thị trường, thể loại truyện ngắn có vẻ phù hợp hơn với nhịp sống của con người hiện đại (ngắn, súc tích, phù hợp với quỹ thời gian đang khan hiếm dần của cuộc sống hiện đại). Nguyễn Khải lại "bước vào một đợt viết sôi nổi nữa sau hai đợt viết hào hứng trước đây (một là thời kỳ Xung đột, Mùa lạc, Tầm nhìn xa; một nữa là thời kỳ Cách mạng, Gặp gỡ cuối năm) ... [31,tr.116]. Với ông, có lẽ cái già dặn của một đời người đã biết tìm đến cái cô đọng của thể loại trong một cảm hứng tìm tòi, khám phá cuộc sống và con người không ngừng theo một cách nghĩ, cách viết khác. Bởi Nguyễn Khải coi "văn học là khoa học của lòng người", vì vậy ông luôn quan tâm miêu tả đời sống nội tâm của nhân vật hơn là miêu tả ngoại hình. Nhưng dù là miêu tả vẻ đẹp tâm hồn hay vẻ đẹp hình thể thì mục đích sáng tác của ông cũng là phục vụ con người và đời sống của con người. Quan điểm này của Nguyễn Khải gắn liền với quan điểm của nhà văn vô sản Nga M.Gorki (1868 - 1936): "Văn học là nhân học ". Nguyễn Khải quan niệm: "Nghệ thuật là cuộc tìm kiếm mãi mãi" [17,tr.35]. Vì thế, trong suốt hành trình sáng tạo nghệ thuật, nhà văn không ngừng tìm tòi và khám phá cái mới, cái bí ẩn của đời sống con người. Ông cho rằng văn học phải bắt nguồn từ đời sống, không thể chỉ ngồi ở nhà mà viết nên tác phẩm hay được. Do vậy, Nguyễn Khải luôn đi tìm hiểu thực tế. Ông tâm sự: "Đi, để hiểu đời hơn, để viết đúng hơn.... Mỗi chuyến đi đều gợi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 34 cho tôi rất nhiều tò mò, rất nhiều thích thú, háo hức như kẻ mới vào nghề. Vì tôi đã có những quan niệm đúng hơn về con người Việt Nam hiện đại, về những nhân vật văn học có khả năng làm bạn với bạn đọc lâu dài" [17,tr.42]. Đi thực tế đối với Nguyễn Khải là để kiếm tìm "tư liệu" đưa vào tác phẩm. Cũng có khi là để trải nghiệm một triết lý, để những trang viết đa dạng, gần gũi với cuộc sống. Điều đó lý giải vì sao tác phẩm của ông chứa đựng những kiến thức phong phú về các mối quan hệ, về những lẽ ứng xử, về đạo đức, nhân cách... của con người. Có người coi văn của ông là cái "túi khôn", đọc để mở mang vốn hiểu biết của mình. Người đọc có thể soi vào đó để liên tưởng tới cuộc sống của chính bản thân mình, phát hiện lại mình. Có được thành tựu như vậy là do Nguyễn Khải rất nghiêm túc trong quá trình lao động sáng tạo nghệ thuật. Nghiêm khắc với bản thân, nhìn nhận cuộc sống, con người trong cái nhìn nghệ thuật nhiều chiều để thấy những vấn đề đặt ra, từ đó nâng lên thành triết lý- đó là con đường sáng tạo nghệ thuật cuả Nguyễn Khải. Khảo sát cái nhìn nghệ thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới, chúng tôi chú ý một số đặc điểm sau: 2.1. Cái nhìn hiện thực tỉnh táo Từ lâu, Nguyễn Khải đã được chú ý bởi cái độc đáo của cá tính sáng tạo. Nhà văn sớm định hình cho mình một phong cách riêng và ngày càng tỏ ra có bản lĩnh nghệ thuật. Ở Nguyễn Khải, người ta thấy nổi bật lên cái nhìn hiện thực tỉnh táo. Ngay từ những năm rất trẻ của nghề cầm bút, Nguyễn Khải đã có một quan niệm rõ ràng về thiên chức của văn học. Ông cho rằng: "Tác phẩm văn học là một mảnh của đời sống chung, phải tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh cho sự nghiệp chung". Cũng từ đó, Nguyễn Khải có một niềm tin mãnh liệt lấy văn học làm vũ khí chiến đấu và đem hết sức mình góp phần tích cực vào việc xây dựng cuộc sống. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 35 Lấy mảnh đất hiện thực làm đối tượng phản ánh, ngòi bút của Nguyễn Khải luôn cố gắng đi vào mọi ngõ ngách của đời sống để tìm ra cái chân lý, cái sự thật ở bề sâu cuộc sống. Với con mắt sắc sảo của mình, nhà văn phát hiện rất nhanh các vấn đề của hiện thực cuộc sống ở những nơi tưởng như êm đềm, phẳng lặng thậm chí có vẻ tốt đẹp nữa. Chính vì thế, hiện thực trong truyện ngắn Nguyễn Khải luôn là một hiện thực "có vấn đề", mà nếu không có cái nhìn hiện thực tỉnh táo và một thái độ nghiên cứu, phân tích thì khó mà có thể phát hiện ra được. Nguyễn Khải viết liên tục, mà hầu như trong tác phẩm nào nhà văn cũng đặt ra được vấn đề có ý nghĩa thiết thực đối với con người và cuộc sống đương thời. Ở truyện ngắn trước thời kỳ đổi mới, Nguyễn Khải luôn nhìn cuộc sống ở thế bổ đôi, phân cực: tốt - xấu, hay - dở, sáng - tối, tích cực- tiêu cực. Cái nhìn hiện thực nghiêm ngặt, tỉnh táo đã giúp cho nhà văn phát hiện và nắm bắt rất nhanh các vấn đề đời sống. Tuy nhiên, đặc điểm này vừa là thế mạnh nhưng cũng lại là hạn chế trong cái nhìn nghệ thuật của nhà văn. Đọc truyện ngắn Nguyễn Khải, nhiều lúc chúng ta có cảm tưởng, nhà văn xây dựng tác phẩm không phải trên cơ sở hình tượng nghệ thuật mà là trên cơ sở vấn đề. Nhà văn luôn cố gắng tìm cho ra vấn đề có ý nghĩa chi phối đến con người và cuộc sống, rồi ông lo giải quyết bằng được vấn đề mà mình đặt ra chứ ít quan tâm đến việc phải làm sao bằng những hình tượng sống, bằng những con người có thịt có da, có cuộc đời riêng gắn với những cuộc đời chung của xã hội, dựng lên các bức tranh nghệ thuật sinh động mà từ những bức tranh đó toát ra được những điều anh muốn nói. Nhà văn đến với con người và cuộc sống trước tiên bằng lý trí, bằng sự phân tích mổ xẻ để tìm ra cội nguồn và những lý do tồn tại của nó chứ chưa phải hoàn toàn bằng sự yêu ghét của trái tim. Cho nên nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Khải thời kỳ đầu ít nhiều còn phiến diện, một chiều và hiện thực cuộc sống chỉ được khai thác dưới một Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 36 góc cạnh, một vấn đề nào đó chứ chưa phải là một cuộc sống nguyên vẹn, bề bộn nhiều mặt với cả truyền thống và lịch sử, cả phong tục tập quán lẫn sắc thái địa phương, với sự vận động của nhiều nhân vật, nhiều thế hệ, gia đình qua nhiều hoàn cảnh khác nhau. Đúng như sau này ông từng thú nhận rất thành thật: "Cuộc sống chỉ còn lại là những mục đích mà mất đi những quá trình. Từ cái mục đích cao cả ấy mà tạo ra những mẫu người, tạo ra những tình tiết, tạo ra nhịp điệu cho tác phẩm. Sự sống đã bị chỉ huy, đã bị quy định nên không còn là sự sống nữa. Nó lạnh lẽo, tẻ nhạt, mất đi mọi bất ngờ, mọi quyến rũ. Nó là cái bã của cuộc sống. Và mọi thứ bã đều giống nhau..." (Nghề văn cũng lắm công phu). Trong văn học thời kỳ đổi mới, có rất nhiều nhà văn viết về cuộc sống từ thời điểm hiện tại, từ "ngày hôm nay", nhưng cách nhìn thì lại khác nhau. Nếu Bảo Ninh trong Nỗi buồn chiến tranh đã lấy ngày hôm qua làm một điểm tựa để nhìn lại quá khứ, xem xét lại quá khứ thì Nguyễn Khải lại tắm mình trong cái ngày hôm nay để nhìn về chính nó. Sự khác biệt giữa họ mà ta có thể nhìn thấy là: "Tiểu thuyết của Bảo Ninh là "tiếng gọi" (Kunđêra) của kí ức, của thời quá khứ còn đa phần sáng tác của Nguyễn Khải là "tiếng gọi" của thời hiện tại, hay nói một cách khác đi chính là cái ngày hôm nay đang cất lời" [27,tr.45]. Và ngay cả khi tắm mình trong không khí của ngày hôm nay thì cái nhìn của Nguyễn Khải cũng không giống với cái nhìn của Ma Văn Kháng. Ở Mùa lá rụng trong vườn, Đám cưới không có giấy giá thú... Ma Văn Kháng đối diện với cuộc sống hiện tại từ một "ô cửa" như gia đình, ngôi trường, khu chung cư... trong mối quan tâm về giá trị chân chính của cuộc sống con người. "Ông tái hiện thế giới ngày hôm nay trong sự khủng hoảng sâu sắc của những giá trị đạo đức, nhân cách truyền thống" [27,tr.46]. Còn Nguyễn Khải lại quan tâm đến những vấn đề tư tưởng của con người thời đại: "Ông tập trung tái hiện sự va đập của các luồng tư duy, tư tưởng của con Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 37 người trên một lát cắt hiện đại... Chính thông qua cái "mô măng" ấy, Nguyễn Khải đã cho người đọc nhìn thấy sự chuyển động của cái ngày hôm nay" [27,tr.46]. Có thể thấy, Nguyễn Khải thường chọn cho mình mảng đề tài mang tính chất thời sự nóng bỏng. Những vấn đề đặt ra trong tác phẩm luôn là những vấn đề của cuộc sống hôm nay. "Nhà văn có một cái nhìn nhạy bén, thấu suốt vào một số những mặt chủ yếu, những vấn đề khá phức tạp của cuộc sống" [8,tr.53]. Chính bởi cái nhìn nhạy bén đó, mà ông đã phát hiện ra nhiều điều mới mẻ, nhìn đâu cũng thấy người lạ, chuyện lạ. "Vẫn là đất nước mình mà thêm một bước đi là một bước lạ. Vẫn là con người Việt Nam mà mình gặp thêm một người lại tưởng như buộc mình phải hiểu lại chút ít về con người" (Hai ông già ở Đồng Tháp Mười). Khéo léo năng động và nhạy bén, ông bám sát từng bước đi của đời sống, tìm kiếm khám phá lý giải các vấn đề của đời sống từ chính "cái hôm nay ngổn ngang, bề bộn". Hiện thực nhiều vẻ đã trở thành "mảnh đất phì nhiêu" cho ngòi bút ưa kiếm tìm mâu thuẫn và xung đột của Nguyễn Khải thả sức tung hoành. Khảo sát số phận con người trong những biến thiên của thời thế là cảm hứng của nhiều cây bút thời đổi mới và đã có những tác phẩm gây được dư luận sôi nổi trong đời sống văn học: Phiên chợ Giát (Nguyễn Minh Châu); Kẻ sát nhân lương thiện (Lại Văn Long); Phố, Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai); Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh); Tướng về hưu (Nguyễn Huy Thiệp)... Nguyễn Khải bằng những chiêm nghiệm riêng đã góp vào nền văn học Việt Nam thời đổi mới những trang viết giàu sức ám ảnh về mối quan hệ giữa con người và thời thế. Soi chiếu con người dưới nhiều góc độ khác nhau, Nguyễn Khải muốn nêu bật lên triết lý về vai trò của thời thế để từ đó mở thêm một tầng sâu cho cảm hứng nhân văn. Đứng từ điểm nhìn hiện tại nhà nhà nhìn về quá khứ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 38 bằng cái nhìn hiện thực tỉnh táo để chiêm nghiệm những hay - dở, đúng - sai, được - mất của một thời đã qua, từ "cái thời lãng mạn" đến "cái thời gió bụi". Khảo sát truyện ngắn của Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới, chúng tôi thấy nhà văn đề cập nhiều đến vấn đề thời thế, đến tâm trạng của con người trước sự đổi thay đến chóng mặt của thời thế. Có thể dẫn ra rất nhiều ví dụ cho thấy Nguyễn Khải nhiều trăn trở, băn khoăn và lo âu trước những đổi thay của thời thế: - Một xã vùng biển và một anh nhà văn của thành phố lần đầu tới đó, hai bên xa lạ nhau hoàn toàn mà thân phận sao lại giống nhau đến thế. Bởi cả hai đều do thời thế tạo nên. Thời thế đổi thay, cả hai đều lâm vào vận bĩ, chưa biết sẽ thoát ra bằng cách nào (Anh hùng bĩ vận). - Mới biết thời thế đã đổi thay, một đời người là ngắn ngủi. Đã ngắn lại còn những mơ mộng hão huyền, những tham vọng vớ vẩn, những việc làm vô ích và buồn cười nên lại càng ngắn. Lúc khôn ra, tỉnh ra, hiểu ra thì già mất rồi...(Cái thời lãng mạn). - Khốn nỗi cái tuổi trẻ hôm nay với tuổi trẻ của bọn tôi lại khác nhau quá nhiều vì thời thế đã thay đổi (Anh hùng bĩ vận). Nguyễn Khải luôn nhìn thời thế trong sự vận động: thời trước - thời sau, thời xưa - thời nay, thời đã qua - thời đang tới: - Trong cuộc đổi thay số phận của nhiều cá nhân sẽ rất bi thảm, nhưng số phận của cộng đồng thời sau bao giờ cũng hơn thời trước... cười lên để tiễn biệt một thời đang qua và đón chào một thời vừa tới cho dẫu cái thời đang tới ấy không phải là thời của mình (Anh hùng bĩ vận). - Tôi là người anh hùng của một thời đã qua, bọn họ cũng là những anh hùng của thời bây giờ, hai thời rất khác nhau, có gặp cũng khó nói chuyện (Cặp vợ chồng ở chân động Từ Thức). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 39 - Nhưng cái thời mình khác, cái thời họ khác, nghĩ ngợi và hành động không còn giống nhau, tưởng tượng về nhau cũng khó, nên rất lạ (Cái thời lãng mạn). - Phải đến lúc đó anh mới thấy hết cái ranh giới phân chia giữa tuổi trẻ với tuổi già, giữa cái thời sống cho mình, cho xã hội với bao nhiêu là mộng mơ giả thật với cái thời chỉ còn biết sống cho con cái , một lũ con, ngoài ra không còn hy vọng nào khác, niềm vui nào khác (Cái thời lãng mạn). Giữa hai thời là một khoảng cách khó san lấp bởi "hai thời rất khác nhau", thậm chí trái ngược nhau. Mỗi thời đều có cái hay, cái dở của nó. Cái dở của thời xưa - đó là một thời "chỉ buồn thôi. No ăn mà buồn. Không phải lo nghĩ mà lại buồn. Ngày ngày đều giống nhau, một đời người như ngắn đi rất nhiều vì không có những bất ngờ, những may rủi, không có những thăng trầm" [16,tr.14]. Nhưng cái hay của thời xưa ấy là tình nghĩa, tình ngườ i, "cái nền nếp, cái trật tự" của con người. Còn thời nay- "thời gió bụi" đó là cái thời " vội làm giàu, vội làm sang". Cái thời nay "thay đổi nhiều thứ quá, ngày nào cũng có một cái gì đó vừa thay đổi hoặc sẽ thay đổi, những thay đổi lớn ngoài xã hội và cả những thay đổi nhỏ trong các mối quan hệ vốn bất di bất dịch từ nhiều đời người" [19,tr.409]. Thời hiện tại trong cách đánh giá của nhà văn, đang là "thời các giá trị cũ đã đánh mất tính tuyệt đối. Còn những giá trị mới thì loè nhoè, bảo là phải cũng được mà bảo là trái cũng được" (Chúng tôi và bọn hắn). Nhiều nhân vật đã bị mất phương hướng trước những biến động tự phát của thời cuộc, và ngay cả các nhà văn, nhà báo "cũng đang bị tình thế mới dắt kéo như những tên nô lệ" [16,tr.32]. Bởi trong cái thời hiện tại: "Đồng tiền vừa là đầy tớ, vừa là ông chủ, vừa là bạn đường vừa là giặc cướp" (Nếp nhà) và "đồng tiền lớn chỉ huy đồng tiền bé". Cuộc sống hiện tại quả là xô bồ, thậm chí có lúc tàn bạo, vì thế Nguyễn Khải không ngại ngần công khai lên án nó. Tuy nhiên, nhà văn cũng nhận ra rằng, thời thế hiện tại vẫn có cái gì đó Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 40 hợp lý và thiết thực hơn. Chính vì vậy, ngẫm nghĩ về thời thế để buồn cho thân phận của mình đang thất thế, đang lâm vào vận bĩ, dù vậy con người ở đây vẫn nhìn thẳng vào sự thật, chấp nhận sự thật: "Trong cuộc đổi thay số phận của nhiều cá nhân sẽ rất bi thảm, nhưng số phận của cộng đồng thời sau bao giờ cũng hơn thời trước. Hãy cười lên hỡi nhà văn hay ưu tư và sầu muộn, cười lên để tiễn biệt một thời đang qua và đón chào một thời vừa tới cho dẫu cái thời đang tới ấy không phải là thời của mình" [16,tr.22]. Cái cảm giác "như đã sang hẳn một kiếp khác" là cảm giác có thật của một nhà văn đã sống sâu sắc, sống hết mình với con người và cuộc đời. Và vì thế mà buồn. Nhân vật của Nguyễn Khải phần lớn là những người già, những người cùng thế hệ với nhà văn; những người đã sống qua một thời chiến tranh nay chiêm nghiệm lại "thời vàng son" của họ, nên buồn cũng là lẽ đương nhiên. Nhưng buồn mà không tuyệt vọng, mà vẫn tỉnh táo để phân tích nhận ra cái hay cái dở của mỗi thời, để lựa chọn một cách sống, một niềm tin mà vượt lên hoàn cảnh. Viết về hiện thực của cuộc sống đời thường ngày hôm nay, Nguyễn Khải đã có một cái nhìn hiện thực tỉnh táo trước những đổi thay của cuộc sống thời hiện tại, một cuộc sống xô bồ, bộn bề, đầy biến động phức tạp. Mọi giá trị của cuộc sống đã bị đảo lộn trong cơn sóng gió của nền kinh tế thời mở cửa: "Thời buổi kinh tế thị trường không thể sống bằng nhân, bằng nghĩa như thời còn chiến tranh, bây giờ đã sống là phải thủ đoạn, phải vị kỉ mới bảo vệ được bản thân và gia đình". Đến lúc này, "cái nhân nghĩa, cái danh dự chỉ còn là chuyện ngày xưa, chuyện của các cụ'. "Bây giờ người ta chỉ nhắm rượu với cái danh cái lợi thôi, với người sang hoặc người có tiền thôi" (Lạc thời). Trong buổi giao thời đầy nhốn nháo đó, ở đâu cũng chỉ nghe đến chuyện kiếm tiền, buôn bán, làm ăn, thủ đoạn, mánh khoé. Đồng tiền đã trở thành Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 41 thước đo của mọi giá trị, thước đo của mọi thước đo, thành cây gậy chỉ huy mọi thứ. Cha mẹ, anh em, vợ con... tất cả đều quay quắt vì đồng tiền như: vợ chồng Bảy (Sống giữa đời), hai người con của ông Tú (Một thời gió bụi), Quắc (Sống giữa đám đông), Hiền (Tiền)... Lộc - một vị giám đốc năng nổ tháo vát đã phát biểu như sau: "... Danh nghĩa là thế, còn thực chất vẫn là tiền chỉ huy. Đồng tiền lớn chỉ huy đồng tiền bé" (Chúng tôi và bọn hắn), đó là cái thứ "thuế đời" của thời buổi bây giờ. Thế hệ trẻ tôn sùng vào giá trị của đồng tiền mà quên đi hết thảy truyền thống lịch sử, những giá trị đạo đức nhân phẩm của con người. Thế hệ trẻ hôm nay hoàn toàn đối lập với quá khứ, họ bỏ quên và thách thức với quá khứ của chính mình. Quan niệm của thế hệ trẻ là: "Ở đời phải làm cho người ta sợ mình, cần mình chứ đừng mong mỏi thương mình. Thời này làm gì có chuyện tình cảm mà yêu với chả thương" (Một thời gió bụi). Nguyễn Khải, người vừa bước chân ra khỏi cuộc chiến tranh với bao nhiêu dự định, hy vọng ở tương lai tươi sáng của dân như chợt "sững" lại trước đổi thay chóng mặt của cuộc sống. Tất nhiên người già bao giờ cũng thích ứng với sự thay đổi chậm chạp và khó khăn hơn lớp trẻ, dù sự đổi thay ấy là hợp quy luật. Nhưng với Nguyễn Khải và cũng chưa có ai như Nguyễn Khải lại trăn trở nhiều, day dứt nhiều về đồng tiền đến thế. Theo thống kê của chúng tôi, đã có rất nhiều lần nhà văn phải kêu lên trước sự tác oai, tác quái của đồng tiền: - Bọn họ khinh rẻ của lắm. Họ không tin ai cả, càng không tin có lòng tốt ở trên đời. Họ chỉ tin có tiền. Tiền là quân của họ... - Đồng tiền vừa là đầy tớ, vừa là ông chủ, vừa là bạn đường vừa là giặc cướp... (Nếp nhà). - Đồng tiền... một sớm một chiều đã trở thành kẻ dẫn đường hiểm ác, độc đoán, có sức mạnh dời núi lấp biển, lần lượt giết chết đám trẻ con trong Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 42 gia đình và đang chờ sẵn ở nhà để giết nốt người chiến binh còn đang ngơ ngác trước sự đổi thay của thời thế (Nơi về). - Danh nghĩa là thế, còn thực chất vẫn là tiền chỉ huy. Đồng tiền lớn chỉ huy đồng tiền bé... (Chúng tôi và bọn hắn). - Đồng tiền đã dần dần bộc lộ sức mạnh khuynh đảo của nó, thay thế mọi giá trị trước đây được xã hội tôn vinh. Vì tất cả mọi người bỗng chốc đều rất cần tiền... và nhốn nháo, bồn chồn đến mù quáng trước sự cám dỗ của đồng tiền... - Xung quanh người ta đã bắt đầu nói đến tiền nhiều hơn. Gặp bạn bè cũ, một nửa câu chuyện là than thở thiếu tiền... - Biết làm gì cho có tiền bây giờ, sáng tối chỉ băn khoăn có mỗi chuyện tiền... - Trong cái thời buổi cả già lẫn trẻ đều thèm khát sự sung sướng, thèm khát ăn chơi. Mọi mối quan hệ đều tính thành tiền, mọi thành đạt đều đo bằng tiền, chỗ nào cũng thì thào, mua và bán, đổi chác, lừa lọc như công việc của ma quỷ trong bóng tối...(Sống ở đời). Qua quan niệm của lớp trẻ, Nguyễn Khải cũng một phần nào đó phác hoạ bộ mặt của đời sống xã hội hôm nay. Con người quan hệ với nhau không phải bằng tình, bằng nghĩa mà bằng những suy tính thiệt hơn và coi đồng tiền là chất dung môi trong mọi quan hệ cộng đồng. Bởi vậy mà có lúc chính nhà văn phải cay đắng thốt lên: "Chân lý vĩnh cửu như không còn nữa. Hay dở, tốt xấu, thành bại đều được đánh giá theo những tiêu chuẩn của bây giờ. Tiêu chuẩn của mọi tiêu chuẩn bây giờ là tiền. Nó là bản vị của mọi giá trị" (Anh hùng bĩ vận). Với cái nhìn nhạy bén, thấu suốt vào những vấn đề phức tạp của cuộc sống và những nẻo sâu kín trong tâm hồn con người, Nguyễn Khải đã bắt nhịp rất nhanh với cuộc sống. Trước một cuộc sống còn bề bộn, ngổn ngang, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 43 đan xen cả bóng tối và ánh sáng, ngòi bút tỉnh táo của nhà văn đã phát hiện và chỉ ra những điều cần suy ngẫm. Ông đặc biệt quan tâm tới phương diện đạo đức của con người trước những biến thiên của các giá trị giữa thời buổi kinh tế thị trường. Cơ chế thị trường khiến cho những giá trị tưởng như bền vững lại bị lung lay. Nguyễn Khải tỉnh táo phê phán những hiện tượng xuống cấp về đạo đức của một bộ phận những thanh niên mới lớn. Chúng tỏ ra sỗ sàng, hành động nói năng thiếu giáo dục, vô văn hoá. Những cảnh trái mắt đó, Nguyễn Khải coi là "rác của Hà Nội". Đó là sự phản ứng của nhà văn đầy trách nhiệm đối với con người và cuộc sống. Viết về con người trong cuộc sống đời thường ngày hôm nay, Nguyễn Khải khám phá ra nhiều giá trị nhân văn sâu sắc ẩn chứa đằng sau những con người, những nhân vật rất đỗi bình thường của cuộc sống. Nhân vật của ông bước từ cuộc đời vào trang sách tự nhiên, không thi vị mà đượm chất đời sống. Đó là chị Vách (Đời khổ), anh Khang (Cái thời lãng mạn), anh Hợp (Người kể chuyện thuê), là hai ông già ở Đồng Tháp Mười, là hai ông cháu ăn xin nghèo khổ (Ông cháu), là ông trưởng họ (Ông trưởng họ)... Họ là những con người không gây được sự chú ý về xuất thân, địa vị, về ngoại hình nhưng lại sáng lên bởi những tâm hồn cao đẹp, nhân cách cao thượng, biết sống và hy sinh vì hạnh phúc người khác. Nguyễn Khải viết về những con người nhỏ bé bình thường nhưng lại có những phẩm chất đáng kính trọng biết bao. Với cái nhìn nhân bản, Nguyễn Khải phát hiện ra vẻ đẹp nhân cách ở những con người đã chịu nhiều bất hạnh trong cuộc đời. Niềm cảm thương của một nhà văn từng trải nghiệm những mặn ngọt, đắng cay của cuộc đời đã giúp ông nhận ra những vẻ đẹp trầm lặng mà cao quý của những con người bình thường. Trước kia, đi tìm gam màu sáng cho bức tranh hiện thực, nhà văn mới chỉ nhìn thấy một phía của gương mặt cuộc đời. Giờ đây nhà văn đã nhận ra rằng: "Những màu sắc ở đời này là Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 44 muôn màu, muôn vẻ và màu nào cũng có cái đẹp của riêng nó, kể cả màu xám và những nỗi buồn" (Phía khuất mặt người). Những số phận hẩm hiu trong truyện ngắn Nguyễn Khải phần nào có nét giống với số phận các nhân vật trong Dì Hảo, Ở hiền... của nhà văn Nam Cao. Một bà Vách trong Đời khổ, một bà mẹ trong Mẹ và các con, hai ông cháu trong Ông cháu... đều để lại trong lòng người đọc nỗi ám ảnh về những thân phận luôn ở hiền nhưng chẳng bao giờ gặp lành. Cả Nam Cao và Nguyễn Khải đều không giấu được nỗi niềm xót thương trắc ẩn. Nhưng nếu qua hồi tưởng của nhân vật, Nam Cao chủ yếu nhằm "tô đậm cái thảm thương" cay cực của những kiếp "sống mòn", thì từ điểm nhìn hiện thực ấy Nguyễn Khải chủ yếu muốn nhấn mạnh niềm ham sống của những số phận bất hạnh trong cuộc đời. Như vậy là, trong thời kỳ đổi mới cái nhìn nghệ thuật của Nguyễn Khải đã có nhiều chuyển biến theo xu hướng đi gần với cuộc đời. "Ngòi bút hiện thực tỉnh táo của Nguyễn Khải ngày càng xúc động hơn, tình cảm hơn, giàu chất trữ tình lãng mạn hơn và nói chung nhân hậu và tin yêu con người hơn..." [18,tr.501]. Cái nhìn hiện thực tỉnh táo của Nguyễn Khải trong thời kỳ đổi mới là một cái nhìn có chiều sâu lịch sử và văn hoá. Chính vì thế giọng điệu nghệ thuật của ông vừa có cái thâm trầm, thuần hậu của tuổi già, vừa có cái góc cạnh, trải đời của một người từng quen xông pha, lăn lộn. Với một tấm lòng nhân hậu, tin yêu con người và tha thiết gắn bó với cuộc đời, chúng ta tin rằng nhà văn Nguyễn Khải và các tác phẩm của ông sẽ còn có chỗ đứng lâu dài trong lòng độc giả. 2.2. Cái nhìn sắc sảo, tinh tế Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn - người đọc "tri âm" của Nguyễn Khải đã nhận ra "Cái nhìn sắc sảo vốn có từ sớm và khao khát có mặt trong ngày hôm nay - Đối thoại với chính mình và tự phát hiện trở lại - Một phong cách Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 45 vừa dân dã vừa hiện đại" của nhà văn [31,tr.114]. Với truyện ngắn thời kỳ đổi mới, Nguyễn Khải đã thể hiện một cái nhìn sắc sảo, tinh tế trước những vấn đề hiện thực của cuộc sống và con người. Chi tiết nghệ thuật có một vai trò quan trọng trong truyện ngắn, đặc biệt chi tiết hay, đắt giá. Chi tiết là "vật liệu xây dựng" để tạo nên truyện ngắn. Chi tiết sẽ là chìa khoá, là các nấc thang để đưa người đọc đến với thế giới nghệ thuật của truyện ngắn. Cái nhìn thể hiện trong chi tiết nghệ thuật, bởi chi tiết là điểm rơi của cái nhìn. Chi tiết nghệ thuật là một yêú tố rất được Nguyễn Khải chú ý. Vì vậy, có nhiều người còn khẳng định rằng truyện ngắn Nguyễn Khải có thể thiếu đi những cốt truyện lắt léo, li kì, thiếu đi những nhân vật sắc sảo nhưng truyện của ông không bao giờ nghèo về chi tiết cả. Chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải là những chi tiết đơn giản của cuộc sống hàng ngày, nhưng từ những chi tiết bình thường đó , thông qua cái nhìn sắc sảo, tinh tế nhà văn đã đi được vào chiều sâu của vấn đề mà ông quan tâm. Khảo sát truyện ngắn Nguyễn Khải, chúng tôi thấy có rất nhiều chi tiết hay và đặc sắc. Chi tiết nghệ thuật trở thành một điểm mạnh của truyện ngắn Nguyễn Khải bởi những chi tiết ấy bao giờ cũng được nhà văn xây dựng rất chân thực, sinh động, độc đáo, đặc biệt là những chi tiết tâm lý. "Ở văn xuôi của ta có khá nhiều nhà văn miêu tả tâm lý giỏi, nhưng phân tích tâm lý thì ít ai làm được như anh Khải. Đi trước anh, về mặt này, có thể chỉ là Nam Cao" [2,tr.83]. Để thể hiện những đổi thay của đời sống hiện đại và cái tội nghiệp đáng thương của kiếp sống lệ thuộc vào con cái của những người già, nhà văn đã chú ý đến "cái nhìn" của các nhân vật trong truyện ngắn Chúng tôi và bọn hắn. Nhân vật Tôi - một nhà văn đứng tuổi đến chơi nhà một người bạn. Mỗi lần đến thăm đều được giữ lại ăn cơm, nhưng lần này "ngồi đến 10 giờ 30 chả thấy ông bà bảo sao". Thế là nhân vật Tôi cố tình, "ngồi gan cho đến 11 giờ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 46 xem họ có mời mình không nào". "Không phải vì bữa cơm, cơm bụi Hà Nội rẻ lắm" mà "chỉ muốn gây khó chơi, xem họ phản ứng thế nào, vì sao mà thay đổi" như thế. Nhà văn sử dụng chi tiết thật đắt: "mà tội lắm, ông liếc mắt nhìn bà, bà cúi mặt đưa mắt nhìn tôi, rồi lại nhìn chồng, như người có lỗi. Tôi nhìn họ thích thú một cách độc ác, có chuyện rồi, chưa hiểu là chuyện gì". Những cái nhìn trái ngược, độc ác, tội nghiệp, lật tẩy... Những xáo trộn của cuộc sống len lỏi vào từng mối quan hệ, từng gia đình, từng con người đã khiến cho bao gia đình tan nát trong cơn lốc xoáy của đồng tiền thời buổi kinh tế thị trường. Đàn bà là một truyện ngắn hay của Nguyễn Khải viết về sự tan vỡ của một mái ấm gia đình khi người chồng- một cảnh sát hình sự, khoẻ mạnh, đẹp trai - những tưởng có một cuộc sống gia đình hạnh phúc với một người vợ đẹp, một đứa con khôn như niềm ghen tị của bao nhiêu bạn bè. Vậy mà chỉ vì thiếu tiền khiến cuộc sống gia đình trở nên tẻ nhạt, buồn thảm. Vẫn là một gia đình nhưng cuộc sống hai người là hai thế giới. Lạc lõng. Trống rỗng. "Từ mấy năm nay, chị (người vợ) có một gương mặt rất lạ, không vui, không buồn, cũng không giận. Như mặt tượng. Vừa là vợ, vừa là người lạ". Để lột tả được cái chán chường, mệt mỏi, rã rượi của gia đình ấy, nhà văn sử dụng những chi tiết trong cuộc sống vợ chồng: "Cũng có đêm anh muốn được yêu vợ... đưa tay khẽ vuốt một cánh tay của vợ. Chị hất tay anh ra như người ghê tởm, nói làu nhàu: "Ông ngủ đi, tôi mệt quá". Có lần anh nhẫn nại, năn nỉ thì chị quay mặt về phía anh, một gương mặt trắng xanh, dưới ánh đèn đường chiếu vào, nói dửng dưng: "Ông muốn làm gì thì làm nhanh lên"... Ai mà tin được một cặp vợ chồng đẹp đôi như thế, nằm cạnh nhau cả năm mà không ai đụng vào da thịt của ai" [19,tr.399]. Bằng cái nhìn sắc sảo và tinh tế, Nguyễn Khải đã có dụng ý khi đưa chi tiết hai gia đình trong thế đối sánh: một bên là gia đình người chiến sĩ công an và một bên là gia đình tên tội phạm Tích híp. Hai người vợ của hai gia đình Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 47 ấy tạo nên hai tổ ấm khác nhau. Cuộc hôn nhân của gia đình Lưu (người chiến sĩ công an) tan vỡ vì người vợ không thể chấp nhận cuộc sống khó khăn. Trong khi đó, người vợ tên Tích híp lại sẵn sàng đứng ra che chắn cho chồng, tạo dựng niềm tin cho con. Từ chỗ Lưu cho rằng: "Đàn bà đều tham tiền, ham vui và cạn nghĩ như nhau cả", anh phải thay đổi cách nhìn của mình: "Lời nói dịu dàng, cung cách con nhà gia giáo mà chịu làm vợ một thằng đàn ông ngu quá.Cũng như đã có những con đàn bà hết sức ngu" (Đàn bà). Từ chi tiết đó nhà văn Nguyễn Khải muốn nói với người đọc: cái giá của hạnh phúc gia đình. Cái tổ ấm để người đàn ông tìm thấy bến bình yên trở về sau giông bão ngoài đời phải là gia đình, một gia đình được tạo dựng bằng bàn tay đảm đang, nhân hậu và đức hy sinh cao cả của người phụ nữ. Cũng miêu tả về hạnh phúc gia đình, trong truyện ngắn Nắng chiều nhà văn lại phát hiện ra những thay đổi tinh tế trong tâm hồn những người già đang được hồi sinh vì tình yêu. Đó là câu chuyện của chị Bơ, một bà chị họ, "năm nhận lời xuất giá vừa tròn bảy chục tuổi". Ngòi bút nhà văn đã thực sự cảm phục, xúc động, trân trọng, nâng niu hạnh phúc muộn mằn của tuổi già. Ông đã rất giỏi khi phát hiện ra những chi tiết trẻ thơ trong cuộc sống hồn hậu, ấm cúng của đôi vợ chồng già: "Ông anh rể lom khom trên ghế, cây gậy kẹp trong đùi, vừa nhìn vợ làm cơm, vừa kể chuyện Đông Tây kim cổ, chuyện vui và cả chuyện buồn, giọng kể ngọt ngào âu yếm, còn bà vợ chạy lui chạy tới, quay trước quay sau, hai bàn tay không lúc nào ngưng nghỉ, chốc chốc lại quay về phía chồng, hỏi một cách ngây thơ, một cách nũng nịu: "Lại ra thế hở ông ?". "Con người đẹp thế, tốt thế mà bạc phận ông nhỉ ?" [19,tr.250]. Quả thật, với một ngòi bút tâm lý sắc sảo, một tấm lòng hồn hậu, bao dung của người già và một cái nhìn cuộc sống, nhìn con người đằm thắm, yêu thương Nguyễn Khải đã mang đến cho người đọc những xúc cảm thẩm mĩ sâu lắng hơn, nhân văn hơn bởi những chi tiết tâm lí độc đáo sâu sắc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 48 Chi tiết tâm lí là những chi tiết chứa đựng cảm xúc, tâm trạng và chiều sâu thế giới nội tâm của nhân vật mà qua những chi tiết đặc sắc đó, người ta có thể hiểu được tính cách, cảnh ngộ, số phận, tâm lí nhân vật cũng như chủ đích nghệ thuật mà tác giả muốn truyền đạt. Truyện ngắn Ông cháu, Cái thời lãng mạn đã thể hiện những chi tiết tâm lí thật đặc sắc. Đây là bước chân ra đi của một người ông, tự cảm thấy mình già, yếu và đã trở thành gánh nặng cho đứa cháu mồ côi vừa tìm thấy việc làm ở chốn thị thành: "Ông nó đi bước chân nhon nhón, đi một quãng lại quay lại nhìn nó, miệng hơi cười" (Ông cháu). Ai có thể hiểu được nỗi lòng đang nổi cuộn giông bão của ông và nỗi lo rồi mai này ông sẽ chết vật chết vạ ở phương trời xa lạ nào ! Đây là giọt nước mắt chua xót một đời người của Khang trong ngày giỗ vợ: "Bưng mâm cơm cúng lên bàn thờ vợ, thắp mấy nén nhang, chẳng kịp khấn khứa gì cứ đứng xuôi tay mà khóc, khóc cho vợ, khóc cho mình..." (Cái thời lãng mạn). Không chỉ có vậy, cái nhìn tinh tế, sắc sảo của nhà văn còn được thể hiện trong việc khắc hoạ nội tâm nhân vật. Nhân vật người bố trong truyện ngắn Luật trời là một nhân vật điển hình. Nguyễn Khải đã nhập sâu vào câu chuyện để có thể cảm thông với nỗi niềm đau đớn, dằn vặt của một đứa con hiếu thảo: mỗi lần bị ông bố say rượu đuổi đánh, nó "vẫn chạy nhưng lần nào ông đuổi theo cũng bị vấp ngã, ngã rất đau nên lại không dám chạy" để rồi sau đó, lỡ tay mà "giết" chết bố mình. Ngòi bút nhà văn đào rất sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật bằng những chi tiết ám ảnh đầy day dứt. Khi "đứa con gườm gườm nhìn bố, nói phụng phịu: Con đã nói con rất thèm cá, con rất thèm mà". "Y vừa chạm vào cái nhìn hờn giận của con liền buông búa, cái búa rơi xuống chân làm toé máu một đầu ngón". Rồi khi đứa con "quỳ xuống lấy bàn tay bịt tia máu. Y như bừng tỉnh, hất mạnh tay con ra, nói như người sảng: "rửa tay ngay đi, không được để máu của bố dính vào tay, rửa nhanh lên" "rồi một tay y nắm chặt lấy ngón chân bị thương, người rúm lại, run lẩy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 49 bẩy, cái nhìn thất thần như kẻ mất trí". Khi y đi làm về,"dắt xe về đến đầu nhà, vừa nhìn thấy con vung rìu bổ củi gộc, y liền quăng xe lao người lại... Y ôm chặt lấy con, giằng cây búa trong tay con, quẳng vào một góc, nói líu lưỡi: "Không được dùng rìu, bố xin con đừng dùng rìu, bố sợ lắm, bố rất sợ" [19,tr.461]. Rồi y ngồi rụi xuống như cây chuối bị phạt...". Hoá ra những chi tiết như "thèm cá", "chiếc rìu", "máu bố" là những ám ảnh tâm thức suốt một đời dằn vặt, đầy đoạ hành hạ tâm trí ông, một đứa con lỡ tay cầm rìu (để gạt đỡ cái gậy tre ông vụt tới) mà đã "giết' chết bố đẻ ra mình. Với cái nhìn sắc sảo và tinh tế nhà văn đã đi sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật để phát hiện ra những giằng xé, day dứt, đau đớn của một lương tâm đang cắn dứt không yên trước tội lỗi của mình. Và đó chính là một yếu tố quan trọng tạo nên sức hấp dẫn cho truyện ngắn Nguyễn Khải. Nguyễn Khải là nhà văn hiện thực tỉnh táo.Vì thế, sáng tác của ông rất ít miêu tả thiên nhiên. Những trang miêu tả thiên nhiên trong truyện ngắn Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới có thể đếm được dễ dàng. Ít ỏi là vậy, nhưng Nguyễn Khải cũng có một cái nhìn hết sức tinh tế với thiên nhiên. Trong văn xuôi đương đại, chúng ta thường biết đến sở trường của một số nhà văn trong khả năng miêu tả thiên nhiên như: Đoàn giỏi với thiên nhiên Nam Bộ, Kim Lân, Đỗ Chu với thiên nhiên làng quê Bắc Bộ, Nguyên Hồng với biệt tài miêu tả nắng và Nguyễn Tuân với biệt tài miêu tả gió... Còn Nguyễn Khải ? Từ những truyện ngắn của ông viết thời kỳ đầu, người đọc đã từng ngây ngất trước khung cảnh thiên nhiên mênh mông và đầy chất thơ trong Mùa Lạc. Đấy là cả một nông trường Điện Biên bao la với "màu xanh thẫm của đỗ, của ngô, của lạc, màu xanh non của lá mạ, màu đỏ tươi của ớt chín lấn dần lên các màu nham nhở, man rợ khác của đất hoang...". "Đầu thu với những hơi gió mát dịu bay lướt lên những khóm lá xanh thẫm của cây cỏ nghệ, những cụm ké đồng tiền, những nụ hoa trắng của Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 50 cây rau tàu bay, và những bông hoa rền tía đỏ thắm hình tháp bút. Mùa thu hoạch lạc đã vào chặng cuối". Ở cái thời lãng mạn, trong cái nhìn của tác giả thiên nhiên như mang hơi thở, sự hồi sinh của cuộc sống, thiên nhiên đầy sức sống. Trong Tháng ba ở Tây Nguyên, thiên nhiên mang vẻ đẹp của núi rừng hùng vĩ, rộng lớn, đậm chất sử thi. Ở những truyện ngắn thời kỳ đổi mới, Nguyễn Khải cũng thể hiện cái nhìn sắc sảo và tinh tế trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, trong thủ pháp nhân hoá thiên nhiên. Nhà văn đã hoà nhập lòng mình với thiên nhiên, thổi linh hồn vào tạo vật biến chúng trở thành một nhân vật hay thực thể tâm trạng nhân vật. Chính vì thế mà thiên nhiên trong những truyện ngắn của Nguyễn Khải vô cùng gần gũi, nó như được bứng ra từ cuộc sống để đặt vào tác phẩm một cách rất tài hoa. Cái nhìn tinh tế đã giúp nhà văn soi chiếu vào thiên nhiên mà nhận ra hình ảnh và tâm trạng con người như trong truyện ngắn Đất mỏ: "Cuối thu trời se lạnh về tối và tảng sáng, đất mỏ nồng nàn những hương vị quen thuộc của cỏ cây, đất đá, than bụi và cả mùi da thịt của người. Nắng và mây cuối mùa thu cũng ngập ngừng, e ấp, thấp thoáng buồn lại thấp thoáng vui" [19,tr.360]. Hình ảnh "nắng mùa thu ngập ngừng, e ấp" thật đẹp, vẻ đẹp ấy là vẻ đẹp của nắng hay của cô gái mới xuất hiện trong gia đình buồn tẻ kia? Còn tâm trạng "thấp thoáng buồn, thấp thoáng vui" của nắng phải chăng là tâm trạng của những thành viên trong gia đình anh thợ mỏ. Chỉ vài nét phá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn- Hình tượng tác giả trong truyện ngắn của Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới..pdf
Tài liệu liên quan