Tài liệu Luận văn Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xuất nhập khẩu An Giang Angimex: ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN THỊ THÚY VÂN
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG
ANGIMEX
Chuyên ngành: Kế Toán Doanh Nghiệp
ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Long xuyên, tháng 6 năm 2007
ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG
ANGIMEX
Chuyên ngành: Kế Toán Doanh Nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thuý Vân
Lớp: DH4KT; Mã số SV: DKT030276
Người hướng dẫn: NGÔ VĂN QUÍ
Long xuyên, tháng 6 năm 2007
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐẠI HỌC AN GIANG
Người hướng dẫn: NGÔ VĂN QUÍ
Người chấm, nhận xét 1: ……………………..
Người chấm, nhận xét 2: ……………………
Khóa luận được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn
Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh ngày….tháng….năm…….
LỜI CẢM ƠN
Dưới sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của đơn vị Xí Nghiệp
Chế Biến Lương Thực I nói riêng và của Công ty Xu...
71 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1215 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xuất nhập khẩu An Giang Angimex, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN THỊ THÚY VÂN
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG
ANGIMEX
Chuyên ngành: Kế Toán Doanh Nghiệp
ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Long xuyên, tháng 6 năm 2007
ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG
ANGIMEX
Chuyên ngành: Kế Toán Doanh Nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thuý Vân
Lớp: DH4KT; Mã số SV: DKT030276
Người hướng dẫn: NGÔ VĂN QUÍ
Long xuyên, tháng 6 năm 2007
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐẠI HỌC AN GIANG
Người hướng dẫn: NGÔ VĂN QUÍ
Người chấm, nhận xét 1: ……………………..
Người chấm, nhận xét 2: ……………………
Khóa luận được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn
Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh ngày….tháng….năm…….
LỜI CẢM ƠN
Dưới sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của đơn vị Xí Nghiệp
Chế Biến Lương Thực I nói riêng và của Công ty Xuất Nhập Khẩu
An Giang nói chung, chuyên đề thực tập “Hiệu Quả Sử Dụng Vốn
Tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu An Giang (ANGIMEX)” của tôi đã
hoàn thành tốt đẹp. Trong quá trình thực tập, tôi đã học hỏi được
những kinh nghiệm quý báu, tiếp cận tình hình kinh doanh thực tế
ở Công ty thông qua đó trau dồi thêm những kiến thức mang tính
thực tiễn góp phần hoàn thiện vốn kiến thức đã học ở nhà trường.
Điều này đã đóng góp tích cực đến nội dung đề tài nghiên cứu
khoa học của tôi. Vì vậy, tôi xin chân thành gởi lời cảm ơn đến
Quý Công ty đã tạo điều kiện cho những sinh viên năm cuối như
tôi có cơ hội phát huy năng lực bản thân trong quá trình thực tập
tại Công ty. Bên cạnh đó, tôi cũng xin gởi lời cảm ơn đến Ban lãnh
đạo Công ty, đến các Cô, Chú, Anh, Chị trong Công ty, đặc biệt là
các Cô, Chú, Anh, Chị phòng Kế toán – Tài Chính và phòng Hành
Chính – Nhân sự đã tận tình giúp đỡ, hỗ trợ tài liệu hoàn thành
chuyên đề này.
Đồng thời, tôi cũng chân thành cảm ơn đến sự giúp đỡ
của các thầy cô khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, trường Đại học
An Giang, đặc biệt là thầy Ngô Văn Quí đã tận tình hướng dẫn, chỉ
bảo bổ sung thêm kiến thức cho tôi trong suốt quá trình hoàn thành
chuyên đề.
Cuối cùng, tôi xin chúc cho toàn thể thầy cô trường Đại
học An Giang dồi dào sức khỏe và thành đạt trong sự nghiệp giáo
dục; chúc cho Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang ngày càng vươn
xa và khẳng định được vị trí vững chắc trên thương trường quốc tế;
chúc cho toàn thể CB – CNV trong Công ty ANGIMEX an khang,
thịnh vượng và thành đạt trong cuộc sống;….
SVTH: Nguyễn Thị Thuý Vân.
LỜI MỞ ĐẦU
Sau gần hai thập kỷ đổi mới, nền kinh tế nước ta đã chuyển từ nền kinh tế tập
trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Sản xuất hàng hoá đã có bước phát triển
mạnh đáp ứng tiêu dùng nội địa và xuất khẩu, đặc biệt là hàng nông sản, trong đó có
mặt hàng gạo đạt mức xuất khẩu cao và được đánh giá là có triển vọng lớn trong thời
gian tới. Sự kiện Việt Nam chính thức trở thành viên của WTO đã mở ra một thị trường
rộng lớn cho hàng nông sản Việt Nam nhưng đồng thời cũng làm gia tăng sự cạnh tranh
ngày càng gay gắt và quyết liệt giữa DN Việt Nam với DN nước ngoài. Các DN nước
ngoài có ưu thế là nguồn vốn lớn, sản phẩm sản xuất trên nền tảng CNH – HĐH, nên
chất lượng và giá cả phù hợp cộng với kinh nghiệm chiếm lĩnh thị trường đã tạo nên
những thách thức to lớn cho các DN trong nước, đặc biệt là các DN xuất nhập khẩu Việt
Nam.
Các DN xuất nhập khẩu với hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu là yếu tố quan
trọng nhằm phát huy mọi nguồn nội lực, tạo thêm vốn đầu tư để đổi mới công nghệ,
thúc đẩy nhanh quá trình CNH – HĐH đất nước.Ý thức được tầm quan trọng đó, Công
Ty Xuất Nhập Khẩu An Giang chẳng những đã hoàn thành vai trò của mình mà còn
không ngừng phát triển, nâng cao vị thế của Công ty trên thị trường quốc tế. Để làm
được điều đó, Công ty đã phải sử dụng đồng vốn đầu tư của mình một cách thật hiệu
quả. Vì chỉ có như vậy, Công ty mới có thể cạnh tranh được với các DN nước ngoài có
nguồn vốn đầu tư lớn hơn. Chính vì vậy mà nguồn vốn đóng vai trò rất quan trọng đối
với sự sống còn của bản thân Công ty.
Để hiểu rõ hơn về cách sử dụng nguồn vốn, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của
Công ty, tôi đã chọn thực hiện chuyên đề tốt nghiệp là “HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG (ANGIMEX)”. Thông qua việc
thực hiện chuyên đề này tôi sẽ có được những kiến thức hữu ích về cách sử dụng và
quản lý nguồn vốn, một trong những cách thức quan trọng đã đưa Công ty đạt đến
những thành tựu như ngày hôm nay.
Chuyên đề thực hiện bao gồm 5 chương:
- Chương 1 là chương giải thích lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu là gì,
phương pháp nghiên cứu để đạt đến những kết luận được rút ra và giới hạn của đề tài
nghiên cứu.
- Chương 2 là chương cơ sở lý thuyết, đây là chương xây dựng nền tảng lý luận
cho việc phân tích và đánh giá để đưa ra những kết luận ở chương 4.
- Chuơng 3 là chương giới thiệu tóm tắt về lịch sử hình thành và phát triển của
Công ty, tình hình hoạt động kinh doanh và những thông tin có liên quan làm cơ sở cho
việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty trong 3 năm gần đây.
- Chương 4 là chương quan trọng nhất của chuyên đề. Thông qua nội dung trong
chương này chúng ta sẽ có được các nhận định về tình hình sử dụng nguồn vốn tại Công
ty, đánh giá được hiệu quả hoạt động cũng như sức khỏe tài chính của Công ty, đặc biệt
là khả năng tạo ra lợi nhuận từ việc sử dụng nguồn vốn có hiệu quả. Đồng thời phát hiện
được điểm mạnh, điểm yếu mà đưa ra các giải pháp đề xuất lên Công ty nhằm nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn hơn nữa.
- Chương 5 là chương đúc kết lại tất cả những thông tin đã được phát hiện ở
chương 4, từ đó bản thân người thực hiện đưa ra một số kiến nghị cho Công ty.
Chuyên đề thực hiện có thể sẽ hay hơn nếu khắc phục được các hạn chế. Hạn
chế ở đây chính là người thực hiện đã không tìm được đối tượng khác để so sánh với
Công ty được nghiên cứu nhằm gia tăng thêm sự khách quan trong việc đánh giá. Các
thông số trong bài phân tích chỉ được đánh giá trong mối quan hệ với các thông số trong
quá khứ. Nếu các thông số được đánh giá thêm trong mối quan hệ với các công ty tương
tự (do Công ty ANGIMEX, ngoài kinh doanh lương thực ra còn kinh doanh trên nhiều
lĩnh vực khác nên rất khó trong việc tìm kiếm một công ty khác có hình thức kinh doanh
tương tự để so sánh), với chỉ tiêu bình quân ngành (hiện nay ở Việt Nam thông tin về
ngành còn rất hạn chế nên việc so sánh bên ngoài gần như ít có ý nghĩa). Chính những
điều này đã làm hạn chế đi sự so sánh và đánh giá các chỉ số tài chính.
Chuyên đề đã hoàn thành tốt đẹp với sự hỗ trợ và giúp đỡ từ Công ty Xuất Nhập
Khẩu An Giang và Trường Đại Học An Giang, đặc biệt là thầy Ngô Văn Quí và sự cố
gắng của chính bản thân người thực hiện.
MỤC LỤC
Nội dung Trang
Chương 1: Mở đầu ....................................................................................................... 1
1.1.Lý do chọn đề tài............................................................................................ 1
1.2.Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 1
1.3.Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 1
1.4.Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 2
1..4.1.Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu.................................................. 2
1.4.2.Phương pháp phân tích......................................................................... 2
Chương 2: Cơ sở lý thuyết ........................................................................................... 3
2.1.Khái niệm và phân loại vốn của doanh nghiệp ................................................ 3
2.1.1.Khái niệm vốn của doanh nghiệp ......................................................... 3
2.1.2.Phân loại vốn ....................................................................................... 3
2.1.3.Nguyên tắc bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ...................... 4
2.1.4.Mục tiêu và ý nghĩa của phân tích hiệu quả sử dụng vốn .......................4
2.2.Tài sản cố định. .............................................................................................. 4
2.2.1.Khái niệm ............................................................................................ 4
2.2.2.Phân loại. ............................................................................................. 5
2.2.3.Tầm quan trọng của việc quản lý TSCĐ. .............................................. 5
2.2.4.Nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ ....................................................... 5
2.3.Tài sản lưu động. ............................................................................................ 6
2.3.1.Khái niệm ............................................................................................ 6
2.3.2.Phân loại TSLĐ. .................................................................................. 6
2.3.3.Tầm quan trọng của việc quản lý TSLĐ. .............................................. 7
2.3.4.Nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ........................................................ 7
2.4.Giới thiệu về các chỉ tiêu tài chính.................................................................. 7
2.4.1.Chỉ tiêu về khả năng thanh toán. .......................................................... 7
2.4.2.Chỉ tiêu thể hiện hiệu quả hoạt động .................................................... 8
2.4.3.Tỷ số đòn bẩy tài chính. ......................................................................10
2.4.4.Tỷ suất sinh lợi. ..................................................................................11
2.4.5.Hiệu quả sử dụng vốn luân lưu............................................................12
2.5.Giới thiệu về phương pháp phân tích Dupoint................................................13
Chương 3: Giới thiệu chung về Công ty ANGIMEX ...................................................15
3.1.Lịch sử hình thành và phát triển.....................................................................15
3.2.Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu.........................................................................15
3.2.1.Xuất khẩu ...........................................................................................15
3.2.2.Nhập khẩu ..........................................................................................17
3.2.3.Thương mại ........................................................................................17
3.2.4.Dịch vụ công nghệ thông tin ...............................................................17
3.3.Cơ cấu tổ chức công ty, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban....................17
3.3.1.Mạng lưới tổ chức Công ty ANGIMEX ..............................................17
3.3.2.Các đơn vị thành viên .........................................................................17
3.3.3.Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban.............................................17
3.4.Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty.................................................18
3.4.1.Tình hình hoạt động kinh doanh..........................................................18
3.4.2.Cơ cấu của báo cáo lưu chuyển tiền tệ.................................................20
3.5.Kế hoạch phát triển năm 2007 .......................................................................20
Chương 4: Tình hình sử dụng vốn tại Công ty ANGIMEX..........................................22
4.1.Tình hình sử dụng vốn trong chính sách đầu tư tài sản ...................................22
4.1.1.Tình tình thanh toán của Công ty .......................................................22
4.1.2.Hiệu quả trong đầu tư tài sản lưu động ...............................................23
4.1.2.1.Số vòng quay khoản phải thu..................................................23
4.1.2.2.Số vòng quay hàng tồn kho ....................................................24
4.1.2.3.Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động ..........................................26
4.1.3.Hiệu quả trong đầu tư TSCĐ và đầu tư dài hạn ..................................28
4.1.3.1.Hiệu suất sử dụng TSCĐ ........................................................28
4.1.3.2.Hiệu quả trong đầu tư tài chính DH và tài sản DH khác ..........29
4.1.4.Hiệu suất sử dụng tổng tài sản............................................................29
4.2.Lợi thế của vốn CSH trong việc gia tăng đòn bẩy tài chính............................30
4.2.1.Tỷ số nợ trên tổng tài sản ...................................................................30
4.2.2.Tỷ số nợ dài hạn trên vốn ...................................................................31
4.3.Hiệu quả sử dụng vốn và tài sản ....................................................................32
4.3.1.Hiệu quả sử dụng vốn luân lưu...........................................................32
4.3.1.1.Vốn luân lưu ..........................................................................32
4.3.1.2.Nhu cầu vốn luân lưu. ............................................................34
4.3.2.Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) ............................................37
4.3.3.Tỷ suất sinh lời trên vốn CSH (ROE) ................................................39
4.4.Một số giải pháp đề nghị nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty.............44
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.................................................................................46
5.1.Kết luận........................................................................................................46
5.2.Kiến nghị .....................................................................................................48
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ VÀ BIẾU BẢNG
Sơ đồ Trang
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ phân tích Dupont..............................................................................14
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ mạng lưới tổ chức Công ty ANGIMEX............................................17
Sơ đồ 4.1: Sơ đồ biểu hiện vốn luân lưu dương ở Công ty ...........................................32
Sơ đồ 4.2: Mối quan hệ giữa NC VLL, VLL và vốn bằng tiền.....................................36
Biểu bảng
Bảng 3.1: Cơ cấu hình thức tiêu thụ ............................................................................16
Bảng 3.2: Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo..................................................................16
Bảng 3.3: Bảng tóm tắt báo cáo lưu chuyển tiền tệ ......................................................20
Bảng 4.1: Tỷ số thanh toán hiện hành và tỷ số thanh toán nhanh .................................22
Bảng 4.2: Số vòng quay KPT......................................................................................23
Bảng 4.3: Số vòng quay HTK ....................................................................................24
Bảng 4.4: Hiệu suất sử dụng TSLĐ .............................................................................26
Bảng 4.5: So sánh tốc độ tăng (giảm) DT, NV và số vòng luân chuyển TSLĐ.............27
Bảng 4.6: Hiệu suất sử dụng TSCĐ.............................................................................28
Bảng 4.7: Đầu tư tài chính DH và tài sản DH khác......................................................29
Bảng 4.8: Hiệu suất sử dụng tổng tài sản.....................................................................29
Bảng 4.9: Hệ số nợ......................................................................................................30
Bảng 4.10: Tỷ số nợ trên vốn CSH và tỷ số nợ dài hạn trên vốn CSH..........................31
Bảng 4.11: Vốn luân lưu .............................................................................................33
Bảng 4.12: Nhu cầu vốn luân lưu ................................................................................34
Bảng 4.13: Vốn bằng tiền............................................................................................35
Bảng 4.14: Khả năng sinh lời của tổng tài sản. ............................................................37
Bảng 4.15: Hệ số lãi ròng và hệ số lãi gộp...................................................................38
Bảng 4.16: Khả năng sinh lời của vốn CSH.................................................................39
Bảng 4.17: Tỷ suất sinh lời trên vốn CSH theo phương pháp Dupont ..........................40
Bảng 4.18: Ảnh hưởng của các nhân tố đến ROE ........................................................43
Bảng 4.19: Khả năng sinh lợi căn bản của Công ty......................................................43
Bảng 4.20: So sánh khả năng sinh lời của vốn CSH với khả năng sinh lời của TTS.....44
Biểu đồ:
Biểu đồ 3.1: Thị trường tiêu thụ năm 2006 ..................................................................16
Biểu đồ 3.2: Thị trường xuất khẩu năm 2006...............................................................16
Biểu đồ 3.3: Doanh thu. ..............................................................................................19
Biểu đồ 3.4: Lợi nhuận................................................................................................19
Biểu đồ 4.1: Tỷ số thanh toán......................................................................................22
Biểu đồ 4.2: Số vòng quay KPT ..................................................................................23
Biểu đồ 4.3: Số vòng quay HTK .................................................................................25
Biểu đồ 4.4: Hiệu suất sử dụng TSLĐ .........................................................................26
Biểu đồ 4.5: Hiệu suất sử dụng TSCĐ.........................................................................28
Biểu đồ 4.6: Hiệu suất sử dụng tổng tài sản .................................................................29
Biểu đồ 4.7: Tỷ số nợ trên tổng tài sản ........................................................................31
Biểu đồ 4.8: Tình hình tài trợ bằng vốn vay bên ngoài so với vốn CSH .......................32
Biểu đồ 4.9: Vốn luân lưu ...........................................................................................33
Biểu đồ 4.10: Nhu cầu vốn luân lưu ............................................................................34
Biểu đồ 4.11: Vốn bằng tiền........................................................................................35
Biểu đồ 4.12: Sự tài trợ nhu cầu vốn luân bằng vốn luân lưu .......................................36
Biểu đồ 4.13: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) ................................................37
Biểu đồ 4.14: Hệ số lãi ròng và hệ số lãi gộp...............................................................38
Biểu đồ 4.15: Tỷ suất sinh lời trên vốn CSH (ROE) ....................................................39
GIẢI THÍCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
.
ANGIMEX Công Ty Xuất Nhập Khẩu An Giang
CSH Chủ sở hữu
DH Dài hạn
DN Doanh nghiệp
DT Doanh thu
DTT Doanh thu thuần
ĐTDH Đầu tư dài hạn
ĐTNH Đầu tư ngắn hạn
EBIT Lợi nhuận ròng trước thuế và lãi vay
HĐĐT Hoạt động đầu tư
HĐKD Hoạt động kinh doanh
HĐTC Hoạt động tài chính
HTK Hàng tồn kho
KPT Khoản phải thu
LN Lợi nhuận
LNR Lợi nhuận ròng
NC VLL Nhu cầu vốn luân lưu
NH Ngắn hạn
NV Nguồn vốn
ROA Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản
ROE Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
TS Tài sản
TSCĐ Tài sản cố định
TSLĐ Tài sản lưu động
TTS Tổng tài sản
VCSH Vốn chủ sở hữu
VLL Vốn luân lưu
WTO Tổ chức thương mại thế giới
ROE Chênh lệch tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
> Lớn hơn
< Nhỏ hơn
= Bằng
Chương 1: Mở đầu GVHD: Ngô Văn Quí
Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại ANGIMEX 1
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1.Lý do chọn đề tài
ANGIMEX kinh doanh rất nhiều mặt hàng như: điện thoại, xe máy, công nghệ
thông tin… Một trong những lĩnh vực kinh doanh quan trọng của ANGIMEX là thu
mua lúa gạo trong nước rồi xuất khẩu ra nước ngoài. Do tính chất thời vụ nên sự vận
động của một khối lượng lớn vật tư hàng hoá và tiền tệ thường không khớp với nhau về
thời gian, có lúc thu nhiều chi ít, có lúc thu ít chi nhiều… nên giữa nhu cầu và khả năng
về vốn tiền tệ thường không cân đối nhau. Vì vậy, đảm bảo đủ vốn cho hoạt động kinh
doanh sản xuất của doanh nghiệp là vấn đề quan trọng, đòi hỏi phải tổ chức vốn tốt.
Vậy, câu hỏi đặt ra ở đây là hiệu quả sử dụng vốn của công ty trong thời gian qua như
thế nào? Công ty có đảm bảo tổ chức vốn tốt, thoả mãn nhu cầu vốn và giúp cho vốn
luân chuyển ngày càng nhanh. Bởi thực hiện tốt chức năng tổ chức vốn có ý nghĩa quan
trọng đối với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của ANGIMEX và trở nên cấp thiết
trong tình hình hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, đặc biệt khi Việt Nam gia nhập
WTO. Muốn thực hiện tốt việc tổ chức vốn cần phải đánh giá được hiệu quả sử dụng
vốn trong công ty trong những năm qua, để từ đó phát hiện ra các điểm mạnh, điểm yếu
mà đưa ra giải pháp khắc phục.
Chính vì tầm quan trọng cũng như tính cấp thiết của việc nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn tại công ty nên tôi quyết định chọn đề tài “HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI
CÔNG TY ANGIMEX” để làm chuyên đề tốt nghiệp. Tuy đề tài này đã được các anh
chị khoá trước nghiên cứu song chỉ dừng lại ở thời điểm năm 2005, trong khi đó năm
2006 là một năm đầy biến động mang lại nhiều thời cơ lẫn thách thức cho công ty.
Ngoài việc mang lại tính kịp thời, hy vọng chuyên đề này sẽ đóng góp một phần vào
các quyết định tài chính của các nhà quản trị công ty.
1.2.Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu tình hình sử dụng vốn của công ty thông qua việc phân tích và đánh
giá hiệu quả sử dụng vốn như: hiệu quả sử dụng TS và NV, chính sách sử dụng đòn bẩy
tài chính, khả năng thanh toán, khả năng sinh lợi đạt được trong việc đầu tư vốn CSH
và TS vào sản xuất kinh doanh, sự hợp lý trong cơ cấu nguồn vốn tài trợ cho các tài sản
DH và tài sản NH.
- Đề nghị một số giải pháp khắc phục, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở công ty.
1.3.Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: Nghiên cứu 3 năm hoạt động gần nhất của Công ty từ 2004 – 2005
– 2006.
- Không gian:
Chương 1: Mở đầu GVHD: Ngô Văn Quí
Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại ANGIMEX 2
+ Do thời gian nghiên cứu ngắn và hoạt động của Công ty rất đa dạng
nên người thực hiện rất khó tìm được Công ty khác để so sánh với Công ty được nghiên
cứu nên việc phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn chủ yếu xuất phát từ phạm vi
nghiên cứu trong nội bộ Công ty.
+ Nội dung nghiên cứu của chuyên đề chủ yếu tập trung vào nghiên cứu
các yếu tố liên quan đến hiệu quả sử dụng vốn thông qua mối quan hệ giữa các chỉ số
tài chính cơ bản.
1.4.Phương pháp nghiên cứu.
1.4.1.Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu.
Dựa trên các số liệu, dữ liệu thứ cấp:
- Các báo cáo do công ty cung cấp: Bảng cân đối kế toán, Bảng báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh, Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Bảng báo cáo tình hình
hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2004 - 2005 – 2006.
- Các tài liệu giới thiệu chung về lịch sử, văn hóa…do công ty cung cấp.
- Các nghiên cứu trước đây.
1.4.2.Phương pháp phân tích
- Phương pháp phân tích cơ cấu, so sánh (chiều ngang, chiều dọc): thông qua sự
biến động tăng giảm về giá trị cũng như tỷ trọng của tài sản và nguồn vốn, từng khoản
mục trong tài sản và nguồn vốn; về vốn lưu động và nhu cầu vốn lưu động nhằm có cái
nhìn tổng quát về tình hình biến động của tài sản và nguồn vốn, xác định ảnh hưởng
của các nhân tố, đánh giá khả năng thanh toán và đảm bảo vốn cho hoạt động kinh
doanh đồng thời xác định cơ cấu nguồn vốn, cách tài trợ cho TSLĐ và TSCĐ.
- Phương pháp phân tích các tỷ số tài chính: sử dụng các chỉ tiêu về khả năng
thanh toán, về hiệu quả hoạt động, về cơ cấu tài chính và về lợi nhuận để đánh giá khả
năng thanh toán, khả năng hoạt động của TSCĐ và TSLĐ, cấu trúc vốn, rủi ro tài chính
và khả năng sinh lợi.
- Phương pháp số chênh lệch (biến dạng của phương pháp thay thế liên hoàn):
xác định mức độ ảnh hưởng của tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, số vòng quay TTS và
tỷ lệ vốn CSH trên TTS đến chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH dựa trên số chênh
lệch giữa chỉ tiêu của năm sau với năm trước.
- Phương pháp phân tích Dupont: Đây là phương pháp xác định ROE dựa vào
mối quan hệ với ROA để thiết lập phương trình phân tích, tách một tỷ số thành tích của
một vài tỷ số tài chính khác để thấy được mối quan hệ và tác động của các nhân tố (các
chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản và nguồn vốn), từ đó đề ra quyết sách phù hợp và hiệu
quả căn cứ trên tác động khác nhau của từng nhân tố khác nhau để làm tăng suất sinh
lợi.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết GVHD: Ngô Văn Quí
Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại ANGIMEX 3
Chương 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1.Khái niệm và phân loại vốn của doanh nghiệp.
2.1.1.Khái niệm vốn của doanh nghiệp.
Vốn là lượng giá trị doanh nghiệp phải ứng ra để luân chuyển trong hoạt động
sản xuất kinh doanh nhằm đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất. Bởi vậy ta có thể nói,
vốn là tiền đề cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn của doanh nghiệp luân
chuyển vận động và không ngừng thay đổi hình thái tạo thành quá trình luân chuyển
vốn.
2.1.2.Phân loại vốn.
- Vốn của doanh nghiệp xét từ nguồn hình thành có thể chia ra thành vốn của
chủ sở hữa DN và các khoản nợ phải trả.
+ Vốn của chủ sở hữu doanh nghiệp: Đây là nguồn vốn thuộc sở hữu của
chủ doanh nghiệp và các thành viên trong công ty liên doanh hoặc các cổ đông trong
công ty cổ phần; Vốn mà chủ sở hữu của doanh nghiệp phải ứng ra để mua sắm, xây
dựng các tài sản cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn của chủ sở hữu khi
mới thành lập chỉ có vốn điều lệ (nguồn vốn kinh doanh). Vốn điều lệ là số vốn ghi
trong điều lệ của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động vốn chủ sở hữu còn tăng
thêm từ các quỹ doanh nghiệp, lợi nhuận chưa phân phối, chênh lệch đánh giá lại tài
sản, chênh lệch tỷ giá. Ngoài ra, nguồn vốn chủ sở hữu còn bao gồm vốn đầu tư xây
dựng cơ bản và kinh phí sự nghiệp.
+ Các khoản nợ phải trả bao gồm: Các khoản vay ngắn hạn, dài hạn của
ngân hàng và các tổ chức tín dụng; các khoản phải trả khác nhưng chưa đến kỳ hạn trả
như: các khoản phải trả khách hàng, các khoản phải nộp ngân sách nhà nước, các khoản
phải trả công nhân viên…Các khoản phải trả khác này tuy không thuộc quyền sở hữu
của doanh nghiệp nhưng vì là các khoản nợ hợp pháp nên doanh nghiệp có thể sử dụng
coi như nguồn vốn của mình.
- Vốn của DN xét từ mặt sử dụng:
Có thể chia ra làm vốn kinh doanh và vốn đầu tư.
+ Vốn kinh doanh là số vốn doanh nghiệp đang trực tiếp sử dụng vào
mục đích kinh doanh.
+ Vốn đầu tư là số vốn doanh nghiệp đã hoặc đang ứng ra nhưng chưa
đem lại hiệu quả. Số vốn này nằm trong các hạng mục công trình còn dở dang và các
chứng khoán có giá, chúng sẽ phát huy hiệu quả trong tương lai.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết GVHD: Ngô Văn Quí
Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại ANGIMEX 4
- Căn cứ vào đối tượng đầu tư : vốn chia làm 2 loại:
+ Vốn đầu tư vào bên trong DN tạo nên các loại TSLĐ và TSCĐ.
+ Vốn đầu tư ra bên ngoài doanh nghiệp gồm cả đầu tư ngắn hạn và đầu
tư góp vốn liên doanh, mua cổ phiếu, trái phiếu của đơn vị khác hay của Nhà nước.
2.1.3.Nguyên tắc bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn .
Vốn sản xuất kinh doanh là tiền đề, là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển, cho
nên bảo toàn vốn là yêu cầu cần thiết để thực hiện trong mọi quá trình sản xuất. Biểu
hiện về mặt kinh tế là quy mô kinh doanh của doanh nghiệp được mở rộng, đời sống
của cán bộ, công nhân viên được cải thiện, khả năng thanh toán đối với khách hàng và
nghĩa vụ đóng góp với nhà nước cũng được đầy đủ và nâng cao. Vì vậy bảo toàn vốn
luôn là mục tiêu phấn đấu của tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
Nguy cơ phá sản của mỗi doanh nghiệp được thể hiện trước hết ở dấu hiệu vốn
sản xuất bị hao hụt, khả năng thanh toán khó khăn. Yêu cầu bảo toàn vốn được thể hiện
trong công tác tổ chức tài chính doanh nghiệp là phải lựa chọn các phương án tối ưu
trong việc tạo lập nguồn tài chính; tổ chức các biện pháp hữu hiệu nhằm tăng nhanh
vòng quay và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sao cho trong mọi thời điểm, kể cả khi giá
cả thị trường có biến động thì doanh nghiệp vẫn giữ vững và mở rộng được quy mô sản
xuất.
2.1.4. Mục tiêu và ý nghĩa của phân tích hiệu quả sử dụng vốn.
- Mục tiêu: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn để thấy tình hình sử dụng vốn của
công ty qua các năm có tốt không, đặc biệt là trong thời điểm hiện tại. Bên cạnh đó khi
phân tích về vốn sẽ phát hiện được các điểm mạnh và điểm yếu của công ty để từ đó đề
ra các giải pháp khắc phục, giúp công ty ngày một sử dụng hiệu quả hơn đồng vốn của
mình.
- Ý nghĩa: việc phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn có ý nghĩa quan
trọng đối với các nhà quản trị doanh nghiệp. Bởi thông qua đó họ sẽ nhìn thấy được
thực trạng tài chính trong quá khứ, hiện tại và dự đoán trong tương lai; xác định đầy đủ
và đúng đắn nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình hoạt động
của công ty. Trên cơ sở đó mới đề ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hơn nữa
hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
2.2.Tài sản cố định.
2.2.1.Khái niệm
TSCĐ là những tư liệu lao động chủ yếu, mà nó có đặc điểm cơ bản là tham gia
vào nhiều chu kỳ sản xuất, hình thái vật chất không thay đổi từ chu kỳ sản xuất đầu tiên
cho đến khi bị sa thải khỏi quá trình sản xuất.
Những tư liệu được coi là TSCĐ khi đồng thời thỏa mãn các tiêu chuẩn sau:
- Thời gian sử dụng trên một năm.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết GVHD: Ngô Văn Quí
Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại ANGIMEX 5
- Giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên.
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.
- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy.
Nếu thiếu một trong 4 điều kiện (hoặc thiếu tất cả) gọi là công cụ, dụng cụ.
Trong nền kinh tế hàng hóa mọi việc xây dựng, mua sắm TSCĐ phải chi trả bằng vốn
tiền tệ. Vốn cố định của doanh nghiệp là giá trị ứng trước về TSCĐ hiện có của doanh
nghiệp. Đặc điểm luân chuyển của vốn cố định là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất
kinh doanh và chỉ hoàn thành một vòng tuần hoàn khi TSCĐ hết thời hạn sử dụng
(khấu hao đủ).
2.2.2.Phân loại.
TSCĐ gồm TSCĐ hữu hình, TSCĐ thuê tài chính, TSCĐ vô hình, giá trị hao
mòn luỹ kế. Ngoài ra các khoản đầu tư tài chính dài hạn, các khoản ký quỹ, ký cược dài
hạn, chi phí xây dựng cơ bản dở dang cũng được xem như là TSCĐ.
2.2.3.Tầm quan trọng của việc quản lý TSCĐ.
Về nguyên tắc vốn cố định của DN được sử dụng cho các hoạt động đầu tư dài
hạn, đầu tư chiều sâu (mua sắm, xây dựng, nâng cấp các TSCĐ hữu hình và vô hình) và
các hoạt động đầu tư tài chính khác như mua trái phiếu, cố phiếu, góp vốn cổ phần.
Ngoài ra khi vốn nhàn rỗi, chưa có nhu cầu sử dụng thì DN có thể sử dụng vốn cố định
như các loại vốn, quỹ tiền tệ khác của DN để phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh
có hiệu quả theo nguyên tắc hoàn trả. Do đặc điểm của vốn cố định và TSCĐ là tham
gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và giá trị hao mòn của TSCĐ được chuyển
dịch dần vào chi phí sản xuất. Vì vậy, quản lý tốt TSCĐ có tầm quan trọng đặc biệt
trong DN.
Mặt khác, giá trị TSCĐ lại chiếm tỷ trọng rất lớn trong toàn bộ vốn cố định của
DN, do vậy việc quản lý vốn cố định không chỉ là quản lý về giá trị mà thực chất là
quản lý TSCĐ, nên để quản lý tốt vốn cố định DN phải thực hiện tốt việc quản lý và sử
dụng TSCĐ theo quy định hiện hành từ việc huy động tối đa TSCĐ vào sản xuất để
đảm bảo sử dụng vốn có hiệu quả cao nhất.
2.2.4.Nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ
Một số biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh
nghiệp:
- Biện pháp bao trùm tổng quát là sử dụng TSCĐ để kinh doanh có lãi.
- Huy động tối đa TSCĐ hiện có vào hoạt động kinh doanh.
- Khi có biến động lớn về giá cả thị trường, cần xác định giá đánh lại của TSCĐ
để làm căn cứ cho việc tính khấu hao chính xác.
- Thực hiện khấu hao TSCĐ một cách hợp lý để đảm bảo thu hồi đầy đủ, kịp
thời vốn cố định.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết GVHD: Ngô Văn Quí
Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại ANGIMEX 6
- Thực hiện tốt việc bảo dưỡng, sữa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn định kỳ
TSCĐ bị hư hỏng trước thời hạn và kéo dài tuổi thọ của TSCĐ.
- DN nên chú trọng thực hiện đổi mới TSCĐ một cách kịp thời để tăng cường
sức cạnh tranh, kết hợp tốt các hình thức tự mua sắm, đi thuê, cho thuê và dự trữ TSCĐ
hợp lý.
- Chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro, bảo toàn vốn bằng cách
mua bảo hiểm tài sản, trích lập quỹ dự phòng tài chính, đầu tư ra ngoài doanh nghiệp.
2.3.Tài sản lưu động.
2.3.1.Khái niệm.
Tài sản lưu động (TSLĐ) là đối tượng lao động; đây là những tài sản thuộc
quyền sở hữu của doanh nghiệp mà thời gian sử dụng, thu hồi, luân chuyển thường là
dưới một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh. TSLĐ được thể hiện ở các bộ phận tiền
mặt, các chứng khoán thanh khoản cao, khoản phải thu và dự trữ tồn kho.
Đặc điểm cơ bản của TSLĐ:
- TSLĐ được sử dụng một lần trong quá trình sản xuất kinh doanh, muốn tổ
chức chu kỳ kinh doanh mới thì phải mua sắm lại toàn bộ TSCĐ trừ một phần tư liệu
lao động.
- Sau mỗi lần sử dụng, TSLĐ bị thay đổi hình dạng ban đầu.
-Trị giá TSLĐ hạch toán hết một lần vào giá trị sản phẩm hàng hóa, sau mỗi quá
trình sản xuất kinh doanh.
- Tốc độ luân chuyển của TSLĐ nhanh hơn nhiều so với TSCĐ.
2.3.2.Phân loại TSLĐ.
- Tiền: Bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gởi ngân hàng, tiền đang chuyển. Loại này
có tính lưu động cao nhất nên được xếp vào mục đầu tiên.
- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: là các đầu tư chứng khoán, góp vốn liên
doanh, cho vay vốn… có thời hạn thu hồi không quá một năm. Khoản này có tính lưu
động mạnh thứ hai sau tiền.
- Các khoản phải thu: là những khoản tiền mà khách hàng và những bên liên
quan đang nợ doanh nghiệp. Các khoản này sẽ được trả trong thời hạn ngắn (dưới một
năm).
- Hàng tồn kho: Bao gồm vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hóa trong kho, hàng
gởi bán, hàng đang đi đường, sản phẩm dở dang…Những tài sản này có thời gian luân
chuyển ngắn, thường không quá một năm nên được xếp vào TSLĐ.
- Tài sản lưu động khác: bao gồm các khoản tạm ứng, chi phí trả trước, chi phí
chờ kết chuyển, tài sản thiếu chờ xử lý, các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết GVHD: Ngô Văn Quí
Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại ANGIMEX 7
- Chi sự nghiệp: là các khoản chi sự nghiệp chưa được phê duyệt, quyết toán.
2.3.3.Tầm quan trọng của việc quản lý TSLĐ.
Giá trị các TSLĐ của DN kinh doanh, sản xuất thường chiếm tỷ trọng lớn trong
tổng giá trị tài sản của chúng. Quản lý sử dụng hợp lý các loại TSLĐ có ảnh hưởng rất
quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chung của doanh nghiệp. Hầu hết các vụ
phá sản trong kinh doanh là hệ quả của nhiếu yếu tố, chứ không phải do quản trị vốn
lưu động tồi. Nhưng cũng cần thấy rằng sự bất lực của một số công ty trong việc hoạch
định và kiểm soát một cách chặt chẽ các loại TSLĐ và các khoản nợ ngắn hạn hầu như
là một nguyên nhân dẫn đến thất bại cuối cùng.
Mặt khác mọi hoạt động kinh tế hàng ngày phát sinh ở DN đều có liên quan đến
vốn lưu động, đều trực tiếp làm cho TSLĐ thay đổi. Vì vậy, quản lý tốt TSLĐ có ý
nghĩa quyết định đến việc hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả
sử dụng đồng vốn, tăng tích luỹ cho DN.
2.3.4.Nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ
Muốn quản lý tốt TSLĐ chặt chẽ, đúng đắn cần phải:
- Thỏa mãn nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời phải sử
dụng vốn tiết kiệm.
- Đảm bảo chấp hành các chính sách, chế độ về tài chính, tín dụng của Nhà nước
và định mức vốn lưu động của DN.
- Kết hợp chặt chẽ giữa vận động của vật tư, hàng hóa với tiền vốn.
- Thực hiện tốt việc phân công, phân cấp quản lý vốn kết hợp giữa quản lý
chuyên môn với quản lý của quần chúng.
TSLĐ trong DN có nhiều loại khác nhau, tính chất và đặc điểm vận động cũng
khác nhau nên cần phải tiến hành quản lý theo từng loại: quản lý hàng tồn kho, quản lý
vốn bằng tiền, quản lý các khoản phải thu.
2.4.Giới thiệu về các chỉ tiêu tài chính.
2.4.1.Chỉ tiêu về khả năng thanh toán.
2.4.1.1.Tỷ số thanh toán hiện hành.
TSLĐ
Tỷ số thanh toán hiện hành =
Nợ ngắn hạn
TSLĐ bao gồm các khoản vốn bằng tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn, khoản phải
thu và TSLĐ khác. Nợ ngắn hạn bao gồm khoản phải trả người bán, nợ ngắn hạn ngân
hàng, nợ dài hạn đến hạn trả, phải trả thuế và các khoản chi phí phải trả ngắn hạn khác.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết GVHD: Ngô Văn Quí
Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại ANGIMEX 8
Tỷ số thanh toán hiện hành cho biết công ty có bao nhiêu tài sản có thể chuyển
đổi thành tiền mặt để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Tỷ số này đo lường
khả năng trả nợ của công ty. Tỷ số này được chấp nhận hay không tuỳ thuộc vào sự so
sánh với tỷ số thanh toán của các công ty cạnh tranh hoặc so sánh với năm trước để
thấy sự tiến bộ hoặc giảm sút.
Nếu tỷ số thanh toán hiện hành giảm cho thấy khả năng thanh toán giảm và cũng
là dấu hiệu báo trước những khó khăn về tài chính sẽ xảy ra. Nếu tỷ số thanh toán hiện
hành cao điều đó có nghĩa là công ty sẵn sàng thanh toán các khoản nợ. Tuy nhiên nếu
tỷ số thanh toán hiện hành quá cao sẽ làm giảm hiệu quả vì công ty đã đầu tư quá nhiều
vào TSLĐ hay nói cách khác việc quản lý TSLĐ không hiệu quả (có quá nhiều tiền mặt
nhàn rỗi, nợ phải đòi, hàng tồn kho ứ đọng). Một công ty nếu dự trữ nhiều hàng tồn kho
thì sẽ có tỷ số thanh toán hiện hành cao, tuy nhiên, trên thực tế hàng tồn kho có tính
thanh khoản kém vì phải mất thời gian và chi phí tiêu thụ mới có thể chuyển đổi thành
tiền.
2.4.1.2.Tỷ số thanh toán nhanh.
TSLĐ – HTK
Tỷ số thanh toán nhanh =
Nợ ngắn hạn
Tỷ số thanh toán nhanh được xác định dựa trên những TSLĐ có thể nhanh
chóng chuyển đổi thành tiền đôi khi chúng được gọi là “Tài sản có tính thanh khoản”,
“Tài sản có tính thanh khoản” này bao gồm tất cả TSLĐ trừ HTK.
Hệ số này đo lường mức độ đáp ứng nhanh của tài sản lưu động trước các khoản
nợ ngắn hạn. Khoản có thể dùng để trả ngay các khoản nợ đến hạn là tiền và chứng
khoán ngắn hạn.
Hệ số này càng lớn thể hiện khả năng thanh toán càng cao. Tuy nhiên hệ số quá
lớn lại gây tình trạng mất cân đối của tài sản lưu động, tập trung quá nhiều vào vốn
bằng tiền và chứng khoán ngắn hạn, có thể không hiệu quả.
2.4.2.Chỉ tiêu thể hiện hiệu quả hoạt động.
2.4.2.1.Số vòng quay khoản phải thu (KPT).
Doanh thu thuần
Số vòng quay KPT =
KPT
Các khoản phải thu là những hoá đơn bán hàng chưa thu tiền về do công ty thực
hiện chính sách bán chịu và các khoản tạm ứng chưa thanh toán, khoản trả trước cho
người bán.
Số vòng quay KPT được sử dụng để xem xét việc thanh toán các KPT. Khi
khách hàng thanh toán tất cả các hóa đơn của họ, lúc đó các KPT quay được một vòng.
Nếu số vòng quay thấp thì hiệu quả sử dụng vốn kém do vốn bị chiếm dụng nhiều. Nếu
số vòng quay các KPT cao quá sẽ làm giảm sức cạnh tranh dẫn đến giảm doanh thu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết GVHD: Ngô Văn Quí
Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại ANGIMEX 9
Công ty cần xem xét kỹ lưỡng từng KPT để phát hiện những khoản nợ đã quá hạn trả
và có biện pháp xử lý.
*Kỳ thu tiền bình quân.
360 (ngày)
Kỳ thu tiền bình quân =
Số vòng quay KPT
Kỳ thu tiền bình quân là số ngày của một vòng quay của các KPT, nhằm đánh
giá việc quản lý của công ty đối với các KPT do bán chịu. Nếu số ngày của vòng quay
càng nhỏ thì tốc độ quay càng nhanh. Tỷ số cuối năm thấp hơn đầu năm là hiện tượng
tốt.
2.4.2.2.Số vòng quay HTK.
Doanh thu thuần
Số vòng quay HTK =
HTK
Số ngày tồn kho (của 1 vòng).
360 (ngày)
Số ngày tồn kho =
Số vòng quay HTK
Chỉ tiêu này phản ánh nếu DN rút ngắn được chu kỳ sản xuất kinh doanh, sản
xuất hoặc thu mua sản phẩm hàng hóa đến đâu, bán hết đến đó, HTK giảm. Do đó, sẽ
làm cho hệ số vòng quay HTK tăng và như vậy sẽ làm cho rủi ro về tài chính của công
ty sẽ giảm và ngược lại. Đồng thời, khi hệ số vòng quay HTK tăng lên, thời gian sản
phẩm hàng hóa nằm trong kho ngắn lại sẽ làm giảm chi phí bảo quản, giảm được hao
hụt. Do đó làm tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của DN.
Nếu liên hệ tỷ số này với tỷ số thanh toán hiện thời và tỷ số thanh toán nhanh
chúng ta có thể nhận thấy liệu công ty có giữ kho nhiều dưới dạng tài sản ứ đọng không
tiêu thụ được không. Việc giữ nhiều HTK sẽ dẫn đến số ngày tồn kho của công ty sẽ
cao.
2.4.2.3.Hiệu suất sử dụng tổng tài sản.
Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng
tổng tài sản = Tổng tài sản
Hệ số sử dụng tổng tài sản (Số vòng quay tổng tài sản) đo lường hiệu quả sử
dụng tài sản nói chung mà không có phân biệt đó là TSLĐ hay TSCĐ. Chỉ tiêu này cho
biết cứ một đồng tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu
đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản công ty càng
lớn. Tuy nhiên nếu chỉ số này quá cao cho thấy công ty đang hoạt động gần hết công
suất và rất khó để mở rộng hoạt động nếu không đầu tư thêm vốn.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết GVHD: Ngô Văn Quí
Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại ANGIMEX 10
2.4.2.4.Hiệu suất sử dụng TSCĐ.
Doanh thu thuần
Hiệu suất sử dụng TSCĐ =
Nguyên giá TSCĐ
Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng TSCĐ như máy móc, thiết bị và nhà
xưởng. Nó phản ánh một đồng TSCĐ được đầu tư vào sản xuất kinh doanh đem lại bao
nhiêu đơn vị doanh thu. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng TSCĐ càng
cao. Tuy nhiên, khi phân tích chỉ tiêu này cần lưu ý là ở mẫu số nên sử dụng nguyên
giá TSCĐ. Nếu sử dụng giá trị tài sản ròng, nghĩa là giá trị tài sản sau khi đã trừ đi
khấu hao thì phải xem xét đến phương pháp tính khấu hao. Bởi vì, phương pháp tính
khấu hao có ảnh hưởng quan trọng đến mức độ chính xác của việc tính toán tỷ số này.
2.4.2.5.Hiệu suất sử dụng TSLĐ.
Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng
TSLĐ = TSLĐ
Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng và kiểm soát TSLĐ. Nó Cho biết trong
kỳ sản xuất, kinh doanh TSLĐ của DN quay được bao nhiêu vòng. Số vòng luân
chuyển TSLĐ càng lớn chứng tỏ tốc độ luân chuyển vốn lưu động càng nhanh và
ngược lại. TSLĐ của DN quay vòng nhanh có ý nghĩa quan trọng bởi nó thể hiện với
một đồng vốn ít hơn DN có thể tạo ra một kết quả như cũ hay cùng với đồng vốn như
vậy, nếu quay vòng nhanh sẽ tạo ra kết quả nhiều hơn.
2.4.3.Tỷ số đòn bẩy tài chính.
2.4.3.1.Tỷ số nợ trên tổng tài sản.
Tổng nợ
Tỷ số nợ trên tổng tài sản =
Tổng tài sản
Tỷ số này cho biết bao nhiêu phần trăm tài sản của công ty được tài trợ bằng vốn
vay. Tổng nợ bao gồm toàn bộ khoản nợ ngắn hạn và dài hạn phải trả. Tổng tài sản bao
gồm toàn bộ tài sản của công ty tại thời điểm lập báo cáo.
Nếu tỷ số này quá cao thì phản ánh tình hình tài chính của công ty thiếu lành
mạnh, mức độ rủi ro tài chính cao và khi có những cơ hội đầu tư hấp dẫn, DN khó có
thể huy động được vốn bên ngoài. Thông thường tỷ lệ kết cấu nợ được xem là chấp
nhận khoảng từ 20% - 50%. Tỷ số này sử dụng giá sổ sách nên khi tính phải loại trừ
các giá trị TSCĐ vô hình.
2.4.3.2.Tỷ số nợ dài hạn trên vốn.
Nợ dài hạn Tỷ số nợ dài hạn trên vốn
CSH = Vốn CSH
Chương 2: Cơ sở lý thuyết GVHD: Ngô Văn Quí
Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại ANGIMEX 11
Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ số tiền vay nợ của công ty chiếm trong tổng số
nguồn vốn. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ rằng: Trong tổng số vốn mà DN đang quản
lý và sử dụng, chủ yếu là do vốn vay nợ mà có. Nếu thực tế là như vậy thì công ty sẽ
gặp rất nhiều khó khăn về tình hình tài chính và rủi ro về tài chính của công ty tăng lên.
*Tỷ số nợ trên vốn.
Tổng nợ
Tỷ lệ nợ trên vốn =
Vốn CSH
Tuy nhiên để thấy được mức độ tài trợ bằng vốn vay một cách thường xuyên
(qua đó thấy được rủi ro thật sự về tài chính mà công ty phải chịu), người ta sử dụng tỷ
số nợ dài hạn trên vốn CSH hơn.
2.4.4.Tỷ suất sinh lợi.
2.4.4.1.Tỷ suất sinh lợi trên vốn CSH (ROE).
Lợi nhuận ròng
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH =
Vốn CSH
Đứng trên góc độ của cổ đông, tỷ số quan trọng nhất là tỷ số lợi nhuận ròng trên
vốn CSH (ROE). Tỷ số này phản ánh cứ một đồng vốn CSH dùng vào sản xuất kinh
doanh trong kỳ thì công ty thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao
chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn CSH càng lớn. Khi phân tích chỉ tiêu này cần lưu ý: vốn
CSH càng lớn thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH càng nhỏ.
2.4.4.2.Tỷ số sinh lời trên tổng tài sản (ROA).
Lợi nhuận ròng
Tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản =
Tổng tài sản
Tỷ số sinh lời trên tổng tài sản (ROA) mang ý nghĩa một đồng tài sản tạo ra bao
nhiêu đồng lợi nhuận. Hệ số càng cao càng thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài
sản càng hợp lý và hiệu quả. Tỷ số sinh lời trên tổng tài sản chịu ảnh hưởng trực tiếp từ
hệ số lãi ròng và số vòng quay tài sản.
Theo phương pháp phân tích Dupont, khi nhân hệ số lãi ròng với số vòng quay
TTS, chúng ta được biểu thức tính ROA như sau:
ROA = Hệ số lãi ròng x Số vòng quay TTS
Đo lường hiệu quả chung Đo lường khả năng Đo lường hiệu quả trong việc
về khả năng sinh lời bằng sinh lời trên doanh thu. sử dụng tài sản để tạo ra
tài sản hiện có. doanh thu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết GVHD: Ngô Văn Quí
Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại ANGIMEX 12
ROA càng cao khi số vòng quay tài sản và hệ số lãi ròng càng lớn. Hệ số lãi
ròng và số vòng quay tổng tài sản cao là một điều lý tưởng nhưng điều này sẽ thu hút
một số lượng lớn các đối thủ cạnh tranh đáng kể. Ngược lại, nó phản ánh tình hình phá
sản trong tương lai của công ty.
ROA khác ROE ở chỗ nó cho biết tỷ lệ lợi nhuận mang lại cho CSH và cả chủ
nợ, trong khi đó ROE chỉ cho biết lợi nhuận mang lại cho CSH mà thôi. Sự khác nhau
giữa tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần
(ROE) là do công ty có sử dụng vốn vay. Nếu công ty không có vốn vay thì hai tỷ số
này bằng nhau.
2.4.4.3.Khả năng sinh lợi căn bản
EBIT
Tỷ suất sinh lợi căn bản =
Tổng tài sản
Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lợi căn bản của công ty, nghĩa là chưa kể đến
ảnh hưởng của thuế và đòn bẩy tài chính. Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lợi trước
thuế và lãi vay của công ty, nên được sử dụng để so sánh khả năng sinh lợi trong
trường hợp các công ty có thuế suất thuế thu nhập và mức độ sử dụng nợ rất khác nhau
hoặc muốn loại trừ đi ảnh hưởng của các khoản thu nhập bất thường.
2.4.5.Hiệu quả sử dụng vốn luân lưu.
= TSLĐ - Nợ ngắn hạn
Vốn luân lưu
= Nguồn vốn dài hạn - TSCĐ
Vốn luân lưu là một chỉ tiêu tổng hợp rất quan trọng để đánh giá tình hình tài
chính của công ty, chỉ tiêu này cho biết 2 điều cốt yếu:
Một: DN có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn không ?
Hai: TSCĐ của DN có được tài trợ một cách vững chắc bằng nguồn vốn dài hạn
không ?
Khi Nguồn vốn dài hạn < TSCĐ hay TSLĐ < Nợ ngắn hạn, tức là VLL < 0, DN
phải đầu tư vào TSCĐ một phần nguồn vốn ngắn hạn, TSLĐ không đủ nhu cầu thanh
toán nợ ngắn hạn, cán cân thanh toán của DN mất thăng bằng, DN phải dùng một phần
TSCĐ để thanh toán nợ ngắn hạn đến hạn trả.
Khi Nguồn vốn dài hạn >TSCĐ hay TSLĐ > Nợ ngắn hạn, tức là VLL > 0,
nguồn vốn dài hạn dư thừa sau khi đầu tư vài TSCĐ, phần thừa đó đầu tư vào TSLĐ.
Đồng thời, TSLĐ > Nợ ngắn hạn, do vậy khả năng thanh toán của DN tốt.
Khi VLL = 0 nghĩa là nguồn vốn dài hạn tài trợ đủ cho TSCĐ và TSLĐ đủ để
DN trả các khoản nợ ngắn hạn, tình hình tài chính như vậy là lành mạnh.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết GVHD: Ngô Văn Quí
Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại ANGIMEX 13
Ngoài khái niệm VLL được phân tích như trên. Nghiên cứu tình hình đảm bảo
vốn cho hoạt động kinh doanh, người ta còn sử dụng chỉ tiêu nhu cầu VLL để phân
tích. Nhu cầu VLL là lượng vốn ngắn hạn DN cần để tài trợ cho một phần TSLĐ, đó là
HTK và các KPT (TSLĐ không phải là tiền).
Nhu cầu vốn luân lưu = (HTK+KPT) - Nợ ngắn hạn
2.5.Giới thiệu về phương pháp phân tích Dupont.
Phân tích Dupont là kỹ thuật phân tích bằng cách chia tỷ số ROA và ROE thành
những bộ phận có liên hệ với nhau để đánh giá tác động của từng bộ phận liên kết sau
cùng. Các nhà quản lý nội bộ công ty thường sử dụng kỹ thuật phân tích này để có cái
nhìn cụ thể và ra quyết định xem nên cải thiện tình hình tài chính công ty bằng cách
nào. Kỹ thuật phân tích Dupont dựa vào hai phương trình sau:
ROA = Hệ số lãi ròng x Số vòng quay TTS.
= (Lợi nhuận ròng/ Doanh thu) x (Doanh thu/Tổng tài sản).
ROE = Hệ số lãi ròng x Số vòng quay TTS x Hệ số sử dụng vốn CSH.
= (LNR/DT) x (DT/TTS) x (TTS/Vốn CSH).
= (LNR/DT) x (DT/TTS) x {1/(Tỷ lệ vốn CSH/TTS).
Qua phân tích Dupont cho thấy tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH (ROE) của một
DN có thế phát triển lên bằng 3 cách:
-Sử dụng hiệu quả tài sản hiện có (tăng vòng quay vốn).
-Gia tăng đòn cân nợ.
-Tăng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu.
*Lưu ý: Khi doanh thu tăng lên và DN đang có lãi, một sự tăng nợ vay sẽ làm cho
ROE tăng cao. Và ngược lại, khi khối lượng hoạt động giảm và thua lỗ, tăng nợ vay sẽ
làm cho ROE giảm đi nghiêm trọng; nghĩa là khi ấy, ROE sẽ phụ thuộc vào đòn bẩy tài
chính.
Đòn bẩy tài chính (đòn cân nợ) càng lớn càng có sức mạnh làm cho suất sinh lời
của vốn CSH tăng cao khi hoạt động hiệu quả; ngược lại, chính đòn bẩy tài chính lớn sẽ
là động lực làm giảm mạnh suất sinh lời của vốn CSH khi khối lượng hoạt động giảm
và chính nó - với chính sức mạnh đó, sẽ đẩy nhanh tình trạng tài chính của DN vào kết
cục bi thảm.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết GVHD: Ngô Văn Quí
Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại ANGIMEX 14
Chia cho Chia cho
Nhân với
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ phân tích Dupont
Nhân với
ROE
TTS/Vốn CSH ROA
Hệ số lãi ròng Vòng quay TTS
LNR
DTT DT TTS
Chương 3: Giới thiệu chung về Công ty ANGIMEX GVHD: Ngô Văn Quí
Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại ANGIMEX 15
Chương 3
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY ANGIMEX
3.1.Lịch sử hình thành và phát triển.
Công ty Xuất nhập khẩu An Giang (ANGIANG Import Export Company - viết
tắt là ANGIMEX) được thành lập vào ngày 23/7/1976 do Chủ tịch Trần Tấn Thời ký
theo quyết định số 73/QĐ – 76 và chính thức đi vào hoạt động vào tháng 9/1976. Tên
ban đầu của Công ty là “Công ty ngoại thương tỉnh An Giang”. Trải qua nhiều năm với
sự biến động của nền kinh tế đất nước cũng như tính chất hoạt động của công ty, công
ty đã có những tên gọi khác nhau.
Ngày 31/12/1979, Công ty ngoại thương tỉnh An Giang đổi thành “ Liên hiệp
công ty xuất nhập khẩu An Giang” theo quyết định số 422/QĐ/UB của UBND Tỉnh và
đến năm 1989 do yêu cầu tổ chức lại ngành ngoại thương nên đổi thành “Công ty xuất
nhập khẩu An Giang”. Trụ sở chính hiện nay của Công ty đặt tại đường 01 Ngô Gia Tự,
thành phố Long Xuyên, An Giang.
Đến nay, trải qua gần 30 năm hoạt động, Công ty đã gặp rất nhiều khó khăn, thử
thách trong quá trình phát triển để vươn lên thành một trong những doanh nghiệp uy tín
hàng đầu của tỉnh và là một trong tốp năm DN đứng đầu về lĩnh vực kinh doanh gạo
trong cả nước. Từ những ngày mới thành lập với qui mô và phạm vi hoạt động rất nhỏ,
đến nay công ty đã xây dựng được thêm nhiều xí nghiệp chế biến, cửa hàng, kho, trạm,
các phòng ban nghiệp vụ với một đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và tài năng.
Năm 1998, ANGIMEX đã được Bộ thương mại cấp giấy phép xuất nhập khẩu
trực tiếp tạo điều kiện mở rộng thị trường trong và ngoài nước, tăng cường đối tác đầu
tư, liên doanh – liên kết với công ty nước ngoài. Các công ty liên doanh như
ANGIMEX - KITOKU (Nhật Bản), ANGIMEX - VIETSING (Hồng Kông) nhiều năm
nay đều hoạt động đạt hiệu quả tốt. Uy tín của Công ty ngày càng được nâng cao đối
với các bạn hàng trên thế giới.
3.2.Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu.
Công ty ANGIMEX chuyên về lĩnh vực chế biến lương thực (đặc biệt là gạo),
nông sản xuất khẩu, thực phẩm công nghệ, vật tư nông nghiệp, điện máy, hàng tiêu
dùng, vận tải thuỷ, kinh doanh siêu thị, dạy tin học,…
3.2.1.Xuất khẩu: ANGIMEX có năng lực sản xuất 300.000 tấn gạo/năm, sức
chứa kho trên 70.000 tấn, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000. Mỗi
năm Công ty xuất khẩu từ 300.000 – 350.000 tấn gạo các loại.
Chương 3: Giới thiệu chung về Công ty ANGIMEX GVHD: Ngô Văn Quí
Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại ANGIMEX 16
Bảng 3.1: Cơ cấu hình thức tiêu thụ. Bảng 3.2: Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo
Biểu đồ 3.1: Hình thức tiêu thụ năm 2006.
Biểu đồ 3.1: Thị trường tiêu thụ năm 2006.
Biểu đồ 3.2: Thị trường xuất khẩu năm 2006.
Thị trường xuất khẩu chủ yếu: Philippines, Singapore, Malaysia, Inđonesia,
Châu Phi, Iran, Iraq, Cuba, Hông Kông, Cambodia,…
Hình thức tiêu thụ Tỷ lệ (%)
Xuất khẩu trực tiếp 71.79
Cung ứng 4.09
Uỷ thác 24.12
Thị trường Thị phần (%)
Châu Á 47.74
Châu Phi 44.39
Châu Đại Dương 3.20
Châu Mỹ 2.84
Châu Âu 1.83
Châu Á
47.74%Châu Phi
44.39%
Châu Đại
Dương
3.20%
Châu Âu
1.83%
Châu Mỹ
2.84%
Xuất khẩu
trực tiếp
71.79%
Cung ứng
4.09%
Uỷ thác
24.12%
Chương 3: Giới thiệu chung về Công ty ANGIMEX GVHD: Ngô Văn Quí
Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại ANGIMEX 17
3.2.2.Nhập khẩu: Các thiết bị, vật tư nông nghiệp, phân bón và hàng tiêu dùng
thiết yếu khác.
3.2.3.Thương mại: Công ty có cửa hàng thương mại - dịch vụ, siêu thị, đại
lý…kinh doanh đa dạng các sản phẩm của các nhà sản xuất trong và ngoài nước như:
hàng gia dụng, kim khí điện máy, nước giải khát, phân bón, xe gắn máy HONDA, điện
thoại di động S-FONE.
3.2.4.Dịch vụ công nghệ thông tin: Hợp tác với Học viện công nghệ quốc gia
Ấn Độ - NIIT - thành lập trung tâm đào tạo chuyên viên công nghệ thông tin theo tiêu
chuẩn quốc tế tại An Giang.
3.3.Cơ cấu tổ chức công ty, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban.
3.3.1.Mạng lưới tổ chức Công ty ANGIMEX.
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ mạng lưới tổ chức của Công ty ANGIMEX(1).
3.3.2.Các đơn vị thành viên
- Các xí nghiệp chế biến lương thực.
ANGIMEX hiện có 15 điểm kho thu mua nằm trải đều trên các vùng nguyên
liệu trọng điểm trong và ngoài tỉnh và 5 xí ngiệp sản xuất lương thực chế biến gạo xuất
khẩu.
- Đại lý HONDA Việt Nam.
Công ty hiện có 3 cửa hàng bán xe và làm dịch vụ do Honda Việt Nam uỷ
nhiệm.
- Trung tâm phát triển CNTT – Angimex.
Có chức năng đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu phát triển ứng dụng công
nghệ thông tin trong quản lý và sản xuất kinh doanh. Ngoài ra trung tâm còn nhận đào
tạo chuyên viên công nghệ thông tin hệ 2 năm cho các chuyên ngành: chuyên viên phần
mềm và chuyên viên quản trị mạng.
- Đại lý điện thoại di động S-FONE.
Cung cấp tất cả các sản phẩm và dịch vụ, bảo hành và chăm sóc khách hàng của
mạng điện thoại di động CDMA mang thương hiệu S-FONE.
3.3.3.Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban.
*Phòng nhân sự - hành chánh: thực hiện công tác tham mưu cho Giám đốc thuộc
các lĩnh vực như: công tác tổ chức; công tác hành chánh, văn thư, lưu trữ; công tác điều
vận, công tác lao động - tiền lương; đào tạo; thi đua – khen thưởng; an toàn bảo hộ lao
động, PCCC, HTX và hợp đồng tiêu thụ lúa chất lượng cao.
(1) Xem sơ tổ chức mạng lưới ANGIMEX ở bảng phụ lục số 1.
Chương 3: Giới thiệu chung về Công ty ANGIMEX GVHD: Ngô Văn Quí
Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại ANGIMEX 18
*Phòng tài chính - kế toán: phụ trách nắm chắc tình hình tài chính, tiền tệ của
công ty; thực hiện công tác quản lý và kiểm tra hoạt động tài chính, hạch toán kinh tế,
báo cáo tài chính; theo dõi việc sử dụng vốn và tài sản, hoạt động thu chi, thanh toán;
bồi dưỡng đội ngũ kế toán viên cho công ty.
*Phòng kinh doanh: Xây dựng kế hoạch chung cho toàn công ty trong việc đầu
tư, phát triển kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động; thực hiện các công việc có liên
quan đến kinh doanh nội địa và quốc tế, hợp đồng xuất nhập khẩu.
3.4.Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty.
3.4.1.Tình hình hoạt động kinh doanh.
Theo báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của 3 năm gần đây cho thấy tình
hình hoạt động kinh doanh của Công ty như sau:
*Năm 2004: Kết quả kinh doanh cơ bản đã hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch mà
tỉnh đã giao. Đặc biệt chỉ tiêu lợi nhuận đạt cao nhất từ trước đến nay. Đúng ra khả
năng Công ty còn đạt cao hơn nữa về doanh số, kim ngạch và lợi nhuận nhưng do chính
phủ dừng hạn ngạch ở mức 3,5 triệu tấn đã làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của
Công ty không được như mong muốn.
Về kinh doanh lương thực, kim ngạch xuất khẩu cả tỉnh đạt 100 triệu USD,
trong đó Công ty đã chiếm đến 50% kim ngạch.
Về kinh doanh khối thương mại gặp nhiều khó khăn do mức độ cạnh tranh cao
trên thị trường, đặc biệt là đối với mặt hàng phân bón và hàng bách hoá tiêu dùng.
Riêng đối với Honda trong năm 2004 vẫn tiếp tục thuận lợi.
*Năm 2005: Với nguồn hàng cân đối đủ cung cầu, giá cạnh tranh, cùng với nhu
cầu cao trên thế giới đã chấp cánh cho hạt gạo Angimex về đích thắng lợi, chỉ tiêu lợi
nhuận tiếp tục đạt kết quả cao nhất từ 77 triệu USD với tổng số lượng xuất khẩu là
310.000 tấn (không tính nhận UTXK 27.200 tấn). Kim ngạch xuất khẩu lương thực cả
tỉnh đạt trên 165 triệu USD, trong đó Công ty chiếm 47% kim ngạch gạo của tỉnh.
Điểm nổi bật trong năm là Công ty đã thâm nhập được thị trường Iran và đẩy mạnh
xuất khẩu sang thị trường Châu Phi.
Song song đó cùng với việc kinh doanh khối thương mại (xe Honda, phụ tùng,
phân bón) cũng gặp nhiều khó khăn do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, tuy nhiên với
sự nỗ lực phấn đấu và biết khai thác tốt thời cơ kinh doanh nên đã đạt được hiệu quả
đáng phấn khởi. Công ty hướng về kinh doanh dịch vụ sửa chữa và kinh doanh mạng
điện thoại di động S-Fone đã góp phần tăng thêm doanh thu cho công ty.
*Năm 2006: Nhìn chung do lượng gạo xuất khẩu giảm, nên giá xuất khẩu có
tăng (254,87 USD/tấn tăng 9 USD so với năm 2005), riêng của Công ty giá xuất khẩu
đạt 268,28 USD/tấn tăng 14,75 USD/tấn so với năm 2005 dẫn đến hiệu quả kinh doanh
có lãi hơn nhưng sản lượng tiêu thụ thì lại thấp. Nguyên nhân là do Công ty đã không
chạy theo cuộc chiến về giá cả để giành ký hợp đồng xuất khẩu với giá thấp và ảnh
hưởng từ lệnh dừng xuất khẩu của Chính phủ trong 6 tháng cuối năm. Tuy lượng tiêu
thụ thấp, nhưng vẫn đạt thắng lợi do lợi nhuận mang lại tăng.
Chương 3: Giới thiệu chung về Công ty ANGIMEX GVHD: Ngô Văn Quí
Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại ANGIMEX 19
Về khối kinh doanh thương mại đã phát triển theo chiều hướng khả quan và đạt
lợi nhuận. Công ty đã quyết tâm mở thêm Head Honda mới (Cửa hàng Honda Angimex
III và Cửa hàng Honda Thoại Sơn). S-Fone đã bắt đầu phát triển và đạt lợi nhuận, hoạt
động bán hàng đại lý được chú tâm phát triển lâu dài.
Biểu đồ 3.3: Doanh thu
Biểu đồ 3.4: Lợi nhuận
1,135,044
1,459,241
1,303,478
-
400,000
800,000
1,200,000
1,600,000
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Năm
Triệu đồng
11,653
18,569
16,014
-
5,000
10,000
15,000
20,000
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Năm
Triệu đồng
Chương 3: Giới thiệu chung về Công ty ANGIMEX GVHD: Ngô Văn Quí
Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại ANGIMEX 20
3.4.2.Cơ cấu của báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Bảng 3.3: Bảng tóm tắt báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Tiền đầu kỳ 10,149 3,098 4,110
Lưu chuyển tiền tệ từ HĐKD (43,338) 87,210 24,436
Lưu chuyển tiền tệ từ HĐĐT (6,227) (7,030) (30,458)
Lưu chuyển tiền tệ từ HĐTC 42,514 (79,168) 5,987
Tăng (giảm) tiền trong kỳ (7,051) 1,012 (35)
Tiền cuối kỳ 3,098 4,110 4,075
*Năm 2004: Kết quả hoạt động kinh doanh thể hiện bằng dòng tiền ra là 43.338
triệu đồng và trích quỹ tiền mặt 7.051 triệu đồng. Công ty chi hoạt động đầu tư khoảng
6.227 triệu đồng (trong đó có thu lãi đầu tư vào đơn vị khác, tiền thu hồi từ các khoản
đầu tư và thanh lý, nhượng bán TSCĐ). Để bù vào dòng ra của hoạt động kinh doanh,
Công ty phải sử dụng 42.514 triệu đồng từ hoạt động tài chính thu được (vay nợ và thu
lãi tiền gởi). Cuối kỳ trong quỹ còn 3.098 triệu đồng.
*Năm 2005: Hoạt động kinh doanh làm tăng quỹ tiền mặt là 87.210 triệu đồng
nhưng công ty chi cho hoạt động đầu tư là 7.030 triệu đồng (mua sắm TSCĐ và tài sản
dài hạn khác; góp vốn liên doanh; đầu tư vào đơn vị khác). Hoạt động tài chính thể hiện
bằng đồng tiền ra là 79.168 triệu đồng (trong đó có tiền chi trả nợ gốc vay…). Tóm lại,
dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh được sử dụng để bù vào các hoạt động đầu tư và
tài chính. Cuối kỳ trong quỹ còn 4.110 triệu đồng.
*Năm 2006: Với những dòng tiền ra vào từ hoạt động kinh doanh, số dư là
24.436 triệu đồng. Nhưng Công ty phải chi cho hoạt động đầu tư một lượng tiền là
30.436 triệu đồng (chủ yếu là mua sắm, xây dựng TSCĐ và tài sản dài hạn khác; đầu tư
góp vốn liên doanh và đầu tư vào đơn vị khác). Ngoài việc sử dụng tiền đầu kỳ và tiền
từ hoạt động kinh doanh, Công ty còn phải dùng tiền thu từ hoạt động tài chính để bù
vào hoạt động đầu tư. Cuối kỳ trong quỹ còn 4.075 triệu đồng.
3.5.Kế hoạch phát triển năm 2007.
*Tình hình thị trường: theo dự báo nhu cầu về gạo trên thế giới tiếp tục tăng cao
trong khi đó khả năng cung cấp gạo không đủ đáp ứng, nhu cầu lên tới khoảng 418,19
triệu tấn nhưng nguồn cung chỉ vào khoảng 416 triệu tấn.
Chỉ tiêu ban đầu của Việt Nam về xuất khẩu gạo năm 2007 khoảng 4.5 triệu tấn
thì hiện nay trong tay Hiệp hội đã có hợp đồng xuất khẩu 3.5 triệu tấn thuộc cấp Chính
phủ.
*Các chỉ tiêu kinh doanh năm 2007.
Chương 3: Giới thiệu chung về Công ty ANGIMEX GVHD: Ngô Văn Quí
Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại ANGIMEX 21
-Gạo – ngành kinh doanh chủ lực: kinh doanh xuất khẩu và cung ứng xuất khẩu
với sản lượng 250.000 tấn.
-Ngành hàng khác (xe Honda, phân bón: 20.000 tấn, dịch vụ sửa xe, dịch vụ
điện thoại di động): doanh thu tăng 15% so với năm 2006.
- Kinh doanh ngành hàng mới: xuất khẩu cá tra fillet 1.320 tấn, nhập khẩu bã
đậu nành 20.000 tấn để cung cấp lại cho các nhà máy chế biến thức ăn thủy sản và tiêu
thụ thức ăn gia súc 20.000 tấn.
*Các giải pháp.
- Đa dạng hóa sản phẩm chế biến gạo.
- Gia tăng bán sỉ.
*Chiến lược, định hướng kinh doanh.
- Mở rộng dịch vụ Honda và sửa chữa xe Honda trên phạm vi toàn ĐBSCL.
- Mở rộng dịch vụ công nghệ thông tin ở trung tâm NIIT: xem xét hướng mở
rộng đào tạo các ngành phổ thông như dạy lắp ráp phần cứng, dạy tin học văn phòng.
- Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu gạo và tách dần sự lệ thuộc ra khỏi chính phủ:
giảm tỷ lệ xuất khẩu, sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ tạo ra các sản phẩm tiêu dùng
nhằm gia tăng tỷ suất lợi nhuận, hạn chế rủi ro và chiếm lĩnh thị trường nội địa, đồng
thời kinh doanh nguồn phụ phẩm rẻ tiền để tăng thêm lợi nhuận cho Công ty.
- Xây dựng mô hình riêng cho ngành thương mại dịch vụ.
Chương 4:Tình hình sử dụng vốn tại Công ty ANGIMEX GVHD: Ngô Văn Quí
Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại ANGIMEX 22
Chương 4
TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY ANGIMEX
4.1.Tình hình sử dụng vốn trong chính sách đầu tư tài sản
4.1.1.Tình hình thanh toán của Công ty
Bảng 4.1: Tỷ số thanh toán hiện hành và tỷ số thanh toán nhanh
ĐVT: Triệu đồng.
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
TSLĐ 171,636 124,467 100,627
Nợ ngắn hạn 155,231 97,425 93,636
Tỷ số thanh toán hiện hành 1.11 1.28 1.07
HTK 84,370 54,105 69,755
Tỷ số thanh toán nhanh 0.56 0.72 0.33
Biểu đồ 4.1: Tỷ số thanh toán
Thông qua số liệu ở bảng 4.1 trên cho thấy tỷ số thanh toán hiện hành qua các
năm đều lớn hơn 1, chứng tỏ khả năng thanh toán của Công ty là bình thường, chấp
nhận được. Khả năng thanh toán năm 2005 (1.28) tốt hơn năm 2004 (1.11). Tuy nhiên
vào năm 2006, tuy tỷ số thanh toán hiện hành (1.07) vẫn còn lớn hơn 1 nhưng lại có
chiều hướng giảm sút. Thêm vào đó khả năng thanh toán nhanh cả Công ty được đánh
1.07
1.28
1.11
0.33
0.72
0.56
-
0.20
0.40
0.60
0.80
1.00
1.20
1.40
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
NămTỷ số thanh toán hiện hành
Tỷ số thanh toán nhanh
Chương 4:Tình hình sử dụng vốn tại Công ty ANGIMEX GVHD: Ngô Văn Quí
Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại ANGIMEX 23
giá tốt ở ba năm 2004, 2005 và 2006 nhưng cũng có xu hướng giảm vào năm 2006 báo
trước những khó khăn về tài chính trong tương lai. Công ty cần phải tìm ra nguyên
nhân và đề ra biện pháp khắc phục. Thông qua bảng cân đối kế toán, trong mục TSLĐ
thì hai khoản HTK và KPT chiếm tỷ trọng rất lớn cho thấy việc đảm bảo trả nợ ngắn
hạn của Công ty chủ yếu là do các KPT và HTK, mà hai khoản này cần phải có thời
gian và chi phí để chuyển đổi thành tiền. Do vậy, để đánh giá chính xác khả năng thanh
toán của Công ty cần phải so sánh tỷ số thanh toán với khả năng chuyển đổi thành tiền
của hai khoản mục này.
4.1.2. Hiệu quả trong đầu tư tài sản lưu động.
4.1.2.1.Số vòng quay khoản phải thu.
Bảng 4.2: Số vòng quay KPT
ĐVT:Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Doanh thu thuần 1,134,696 1,459,224 1,303,404
Khoản phải thu 81,507 64,336 26,242
Số vòng quay KPT 13.92 22.68 49.67
Kỳ thu tiền bình quân 25.86 15.87 7.25
Biểu đồ 4.2: Số vòng quay KPT
Thông qua bảng phân tích 4.2 trên nhận thấy số vòng quay các KPT tăng gần
gấp đôi qua hàng năm. Năm 2004, các KPT luân chuyển 13.92 vòng, điều này có nghĩa
là cứ khoảng 25.86 ngày Công ty mới thu hồi được nợ. Tương tự vào năm 2005, số
vòng quay KPT là 22.68 vòng ứng với thời gian thu nợ cho mỗi vòng là 15.87 ngày;
vào năm 2006, số vòng quay KPT là 49.67 vòng ứng với thời gian thu nợ cho mỗi vòng
là 7.25 ngày. Số vòng quay các KPT tăng qua các năm (ứng với kỳ thu tiền bình quân
giảm) chứng tỏ khả năng thu hồi vốn của Công ty ngày càng nhanh trong quá trình
thanh toán, hiệu quả sử dụng vốn tốt lên do vốn bị chiếm dụng ngày càng ít đi. Thông
13.92
22.68
49.67
-
10
20
30
40
50
60
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Năm
Vòng
Số vòng quay KPT
Chương 4:Tình hình sử dụng vốn tại Công ty ANGIMEX GVHD: Ngô Văn Quí
Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại ANGIMEX 24
qua phụ lục 1 cho thấy các KPT giảm mạnh qua các năm. Nguyên nhân là do trong các
năm qua thị trường xuất nhập khẩu gạo có nhiều biến động ảnh hưởng đến thị phần
xuất khẩu của Công ty. Trong năm 2004, thị trường truyền thống Châu Á gặp nhiều
khó khăn như thị trường quan trọng là Inđonesia đóng cửa, Nigeria và Philippin giảm
nhập khẩu gạo khiến cho Công ty phải tìm kiếm thêm khách hàng mới để bù vào như
chuyển hướng sang thị trường Châu Phi (chủ yếu là các tập đoàn lớn).Vì vậy để thu hút
khách hàng mới Công ty đã nới lỏng chính sách tín dụng kết quả là số lượng khách
hàng tăng lên cho nên các KPT trong năm 2004 rất cao. Vào các năm sau khi thị phần
tương đối ổn định để hạn chế lượng vốn bị chiếm dụng Công ty thắt chặt chính sách tín
dụng. Mặt khác, KPT giảm còn do tác động từ lệnh hạn chế xuất khẩu của của Chính
phủ ảnh hưởng đến số lượng khách hàng làm giảm các KPT.
Thời gian tín dụng Công ty dành cho khách hàng của mình thường trong vòng
một tháng trở lại. Công ty không có chính sách chiết khấu nhằm thu hút khách hàng trả
nợ sớm hơn so với thời hạn trong hợp đồng đã ký nhưng ngược lại nếu khách hàng trả
nợ cho Công ty chậm hơn thời hạn quy định thì phải chịu thêm một mức phạt với lãi
suất lớn hơn mức lãi suất của ngân hàng, thường là từ 1.3% - 1.5% cho vi phạm thời
hạn thanh toán. Tuy nhiên với số vòng quay các KPT tăng nhanh như vậy sẽ làm giảm
sức cạnh tranh của Công ty. Công ty đang áp dụng chính sách giảm bán chịu cho khách
hàng nhằm giảm số vốn bị chiếm dụng nhưng do chính sách bán chịu quá chặt chẽ đã
dẫn đến lượng khách hàng giảm sút gián tiếp làm giảm doanh thu.
Qua bảng phụ lục 1(2) cho thấy KPT luôn nhỏ hơn mục nợ ngắn hạn, chứng tỏ
Công ty sử dụng vốn của người khác nhiều hơn người khác sử dụng vốn của mình.
Điều này giúp Công ty tránh được thiệt thòi, đặc biệt trong điều kiện trượt giá nhanh
của đồng tiền.
4.1.2.2.Số vòng quay hàng tồn kho
Bảng 4.3: Số vòng quay HTK.
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Doanh thu thuần 1,134,696 1,459,224 1,303,404
Hàng tồn kho 74,370 54,105 69,755
Số vòng quay HTK 13.45 26.97 18.69
Số ngày HTK 26.77 13.35 19.26
(2) Xem chi tiết bảng phụ lục 1 ở phần phụ lục phía sau.
Chương 4:Tình hình sử dụng vốn tại Công ty ANGIMEX GVHD: Ngô Văn Quí
Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại ANGIMEX 25
Biểu đồ 4.3: Số vòng quay HTK
Số vòng quay HTK ở Công ty vào năm 2004 là 13.45 vòng với số ngày tồn kho
cho một vòng là 26.77 ngày, tăng lên vào năm 2005 là 26.97 vòng với số ngày tồn kho
cho một vòng là 13.35 ngày, sau đó giảm còn 18.69 vòng với số ngày tồn kho cho một
vòng là 19.26 ngày vào năm 2006.
Số vòng quay HTK tăng lên vào năm 2005 là do tốc độ của DT tăng trong khi
tốc độ của HTK giảm đi làm cho thời gian hàng trong kho giảm được gần 14 ngày, từ
đó làm cho số ngày luân chuyển VLĐ của Công ty cũng giảm theo. Điều này là do vào
thời điểm đầu năm 2005 Công ty đã giải quyết được lượng HTK ở năm 2004 chuyển
sang với giá cao. Đồng thời, trong vụ Đông Xuân năm 2005, Công ty thực hiện chính
sách quản trị HTK mang tính định hướng trong từng giai đoạn, kết hợp giữa tồn kho -
bán - mua - sản xuất giao hàng khiến cho lượng HTK ít. Mặc dù vào tháng 7/2005,
Chính phủ hạn chế xuất khẩu khiến cho HTK có thể bị ứ đọng nhưng do Công ty cân
đối tồn kho hợp lý, ký được hợp đồng với giá cao. Trong quý III, Công ty gút được hợp
đồng 52,750 tấn gạo và quý IV là 9.700 tấn gạo, nên hoạt động kinh doanh được duy trì
liên tục. Điều này đã góp phần làm giảm lượng HTK vào cuối năm 2005.
Vào năm 2006, tuy số vòng quay HTK giảm còn 18.69 vòng, khiến cho số ngày
hàng trong kho tăng thêm khoảng 6 ngày so với năm 2005. Nguyên nhân là do Công ty
quyết định không giải phóng lượng HTK với các hợp đồng ký giá thấp trong cuộc chiến
về giá cả cuối tháng 3 và đầu tháng 4 năm 2006. Mặt khác là do ảnh hưởng từ lệnh
dừng xuất khẩu của Chính phủ vào 6 tháng cuối năm khiến lượng HTK bị ứ đọng. Tuy
nhiên điều này không đáng lo ngại vì lượng HTK này sẽ được giải quyết cho các hợp
đồng xuất khẩu của Chính phủ vào năm 2007.
Liên hệ tỷ số thanh toán với số vòng quay KPT và số vòng quay HTK cho ta
thấy Công ty vẫn đảm bảo khả năng thanh toán tốt. Bởi vì hai khoản KPT và HTK có
số vòng luân chuyển khá nhanh, hoàn toàn có khả năng chuyển đổi thành tiền nhanh
khi kỳ hạn nợ đáo hạn phải trả đến.Công ty duy trì tỷ số khả năng thanh toán như vậy là
hợp lý.
Tỷ số thanh toán tổng quát không thấp hơn 1 nên Công ty vẫn đảm bảo khả
năng thanh toán các khoản nợ. Tỷ số thanh toán không quá cao, nếu quá cao sẽ làm
giảm hiệu quả vì như thế Công ty đã đầu tư quá nhiều vào HTK cũng như các KPT có
thời gian hoàn trả khá chậm. Bởi vì, Công ty hoạt động theo mùa vụ nên phải có nhiều
13.45
18.69
26.97
0
5
10
15
20
25
30
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Năm
Vòng
Số vòng quay HTK
Chương 4:Tình hình sử dụng vốn tại Công ty ANGIMEX GVHD: Ngô Văn Quí
Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại ANGIMEX 26
HTK dự trữ và KPT cao là điều không thể tránh khỏi ở các công ty xuất nhập khẩu nên
Công ty chỉ có thể cân đối chúng ở mức độ hợp lý, đem lại hiệu quả tốt nhất cho kinh
doanh.
4.1.2.3.Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động.
Bảng 4.4: Hiệu suất sử dụng TSLĐ.
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Doanh thu thuần 1,134,696 1,459,224 1,303,404
TSLĐ & ĐTNH 171,636 124,467 100,627
Hiệu suất sử dụng TSLĐ 6.61 11.72 12.95
Biểu đồ 4.4: Hiệu suất sử dụng TSLĐ
Chỉ tiêu ở bảng 4.4 cho biết vào năm 2004 TSLĐ của Công ty quay được 6.61
vòng, năm 2005 là 11.71 vòng và vào năm 2006 là 12.95 vòng. Số vòng luân chuyển
TSLĐ tăng cao qua các năm chứng tỏ tốc độ luân chuyển TSLĐ ngày càng nhanh.Điều
đó có ý nghĩa quan trọng, nó cho biết với một đồng vốn ít hơn Công ty đã tạo ra một
kết quả nhiều hơn, thông qua đó cho thấy sức sản xuất đồng vốn của Công ty ngày càng
lớn và khả năng tiết kiệm tương đối của đồng vốn cũng tốt hơn. Kết hợp phân tích
chiều ngang và chiều dọc cho thấy tỷ trọng TSLĐ & ĐTNH giảm qua các năm, chủ yếu
là do tỷ trọng các KPT và HTK giảm mạnh, đây là hai khoản mục chiếm tỷ trọng cao
trong TSLĐ & ĐTNH của Công ty, kế đến là sự giảm nhẹ trong trong tỷ trọng các tài
sản ngắn hạn khác.
Tuy nhiên, để tăng tốc độ luân chuyển vốn biện pháp cơ bản không phải là giảm
vốn, bởi vì với việc giảm vốn như vậy sẽ làm giảm quy mô kinh doanh, giảm năng lực
12.95
11.72
6.61
-
2
4
6
8
10
12
14
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Năm
Đồng
Hiệu suất sử dụng TSLĐ
Chương 4:Tình hình sử dụng vốn tại Công ty ANGIMEX GVHD: Ngô Văn Quí
Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại ANGIMEX 27
cạnh tranh của Công ty. Vì vậy ta cần phải xem xét, so sánh tốc độ tăng vốn với tốc độ
tăng doanh thu để có cái nhìn khách quan hơn.
Bảng 4.5: So sánh tốc độ tăng (giảm) DT với NV và số vòng luân chuyển
TSLĐ.
Chỉ tiêu 2004 – 2005 2005 – 2006
Tốc độ tăng (giảm) DT 28.60% -10.68%
Tốc độ tăng (giảm) nguồn vốn -14.98% -1.72%
Tốc độ tăng (giảm) vòng quay TSLĐ 77.34% 10.48%
Nếu so sánh tốc độ tăng vốn với tốc độ tăng doanh thu qua các năm ta nhận thấy,
nguồn vốn hầu như giảm đều qua các năm (năm 2005 giảm 14.98% so với năm 2004,
năm 2006 giảm 1.72% so với năm 2005) còn doanh thu năm 2005 tăng 28.60% so với
năm 2004, doanh thu năm 2006 giảm đi 10.68% so với năm 2005. Như vậy, trong giai
đoạn 2004 – 2005, tuy nguồn vốn có giảm nhưng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ vẫn tăng, vòng quay TSLĐ lại tăng cao chứng tỏ Công ty thực sự đã sử dụng hiệu
quả TSLĐ, sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả, rút ngắn thời gian vốn lưu động lại trong
từng khâu của quá trình luân chuyển. Đây là thành tích tốt trong khâu quản lý và sử
dụng vốn lưu động cũng như TSLĐ trong Công ty.
Trong giai đoạn năm 2005 – 2006, tuy tốc độ luân chuyển TSLĐ tăng nhưng
doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ lại giảm 10.68% lớn hơn so với tốc độ giảm
của nguồn vốn (1.72%) cho thấy tốc độ luân chuyển TSLĐ giảm là do quy mô kinh
doanh thu hẹp, năng lực cạnh tranh giảm. Tuy nhiên doanh thu giảm còn do chịu ảnh
hưởng từ lệnh tạm dừng xuất khẩu của Chính phủ làm hạn chế đến kế hoạch kinh
doanh của Công ty trong thời điểm rất thuận lợi: giá bán cao, nhu cầu thị trường tiêu
thụ mạnh, Công ty lại có tồn kho đáp ứng được cho xuất khẩu. Vì vậy mà chưa thể
đánh giá đây là khuyết điểm trong quản lý và sử dụng TSLĐ của Công ty.
Như vậy quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giảm nhưng đó là
do giảm mức tồn đọng tài sản NH bằng cách dẩy nhanh thu hồi các KPT, giảm HTK
nhằm giảm bớt chi phí. Đây là biểu hiện tích cực về chuyển biến TSLĐ & ĐTNH qua
các năm, góp phần hạn chế ứ đọng vốn, giảm lượng vốn bị các đơn vị khác chiếm
dụng, tiết kiệm vốn để phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
Chương 4:Tình hình sử dụng vốn tại Công ty ANGIMEX GVHD: Ngô Văn Quí
Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại ANGIMEX 28
4.1.3 Hiệu quả trong đầu tư TSCĐ và đầu tư dài hạn.
4.1.3.1.Hiệu suất sử dụng TSCĐ.
Bảng 4.6: Hiệu suất sử dụng TSCĐ.
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Doanh thu thuần 1,134,696 1,459,224 1,303,404
Nguyên giá TSCĐ 64,542 77,534 82,986
Hiệu suất sử dụng TSCĐ 17.58 18.82 15.71
Biểu đồ 4.5: Hiệu suất sử dụng TSCĐ
Thông qua chỉ tiêu trên ở bảng 4.6 cho thấy, vào năm 2004 cứ 1 đồng TSCĐ
đem vào đầu tư sẽ mang lại 17.58 đồng doanh thu, tương ứng vào năm 2005 là 18.82
đồng doanh thu và năm 2006 là 15.71 đồng doanh thu. Chỉ tiêu này tăng vào năm 2005
cho thấy trong năm này Công ty sử dụng hiệu quả TSCĐ, tận dụng tốt các loại TSCĐ
để tăng hiệu quả kinh doanh. Công ty đã đầu tư hơn 11 tỷ đồng vào việc sửa chữa, nâng
cấp kho tàng, đổi mới công nghệ, mua sắm máy móc trong các dây chuyền lau bóng,
cân điện tử, tiếp tục trang bị băng tải và thùng chứa gạo…khiến công sức hoạt động của
máy móc thiết bị đạt năng suất cao. Sau đó chỉ tiêu này sụt giảm vào năm 2006, lúc này
hiệu suất sử dụng TSCĐ chỉ đạt 15.71, giảm 16.52% so với năm 2005 và giảm 10.64%
so với năm 2004. Trong năm này, Công ty đã đầu tư thêm vào TSCĐ như mở thêm
Head Honda mới (Cửa hàng Honda Angimex III và Cửa hàng Honda Thoại Sơn).
TSCĐ tăng trong năm 2006 ngoài việc Công ty đầu tư thêm TSCĐ ra còn do việc bán
một phân xưởng sản xuất tại Cần Thơ. Việc gia tăng TSCĐ bằng việc bán TSCĐ là
điều không tốt do TSCĐ đó hoạt động không hiệu quả. Đây chính là nguyên nhân chủ
yếu khiến cho hiệu quả sử dụng TSCĐ bị giảm mạnh vào năm 2006. Qua đó cho thấy
tuy Công ty có tăng đầu tư thêm TSCĐ, nhưng chỉ đạt hiệu quả cao vào năm 2004 và
cao nhất vào năm 2005 sau đó hiệu suất sử dụng TSCĐ bị giảm sút.
17.58
18.82
15.71
14
15
16
17
18
19
20
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Năm
Đồng
Hiệu suất sử dụng TSCĐ
Chương 4:Tình hình sử dụng vốn tại Công ty ANGIMEX GVHD: Ngô Văn Quí
Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại ANGIMEX 29
4.1.3.2.Hiệu quả trong đầu tư tài chính DH và tài sản DH khác.
Bảng 4.7: Đầu tư tài chính DH và tài sản DH khác.
ĐVT: Triệu đồng.
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Đầu tư tài chính DH 4,353 6,967 24,951
Tài sản DH khác 2,087 2,643 2,749
Trong năm 2005, Công ty gia tăng đầu tư tài chính DH khiến cho khoản mục
này tăng hơn gấp đôi (tăng 60.05% tương ứng 2,613 triệu đồng so với năm 2004). Đầu
tư tài chính DH tiếp tục tăng vượt bậc (tăng 258.14% tương ứng 17, 984 triệu đồng) so
với năm 2005. Còn đầu tư DH khác trong 2 năm sau cũng có tăng đáng kể. Xét về kết
cấu thì tỷ trọng của các khoản mục TSCĐ, các khoản đầu tư tài chính DH và tài sản DH
đều tăng.
Như vậy, trong các năm qua, cơ sở vật chất của Công ty được tăng cường, đồng
thời Công ty đã gia tăng đầu tư tài chính DH, chủ yếu là tăng liên doanh, tăng đầu tư
vào các đơn vị khác chứng tỏ sự phong phú đa dạng trong hoạt động kinh doanh, sự gia
tăng này tạo nguồn lợi tức trong dài hạn cho Công ty
4.1.4.Hiệu suất sử dụng tổng tài sản.
Bảng 4.8: Hiệu suất sử dụng tổng tài sản.
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Doanh thu thuần 1,134,696 1,459,224 1,303,404
Tổng tài sản 214,210 182,111 178,973
Hiệu suất sử dụng TS 5.2971 8.0128 7.2827
Biểu đồ 4.6: Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
5.2971
7.28278.0128
0
2
4
6
8
10
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Năm
Vòng
Hiệu suất sử dụng TS
Chương 4:Tình hình sử dụng vốn tại Công ty ANGIMEX GVHD: Ngô Văn Quí
Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại ANGIMEX 30
Số vòng quay tổng tài sản năm 2005 là 8.0128 vòng tăng 51.13% so với năm
2004 nhưng sau đó giảm còn 7.2727 vòng vào năm 2006 tương ứng giảm đi 9.11% so
với năm trước đó. Số vòng quay tài sản tăng cao ở năm 2005 thể hiện trong năm này
khả năng thu hồi vốn nhanh của Công ty. Vào năm 2005, cứ 1 đồng tài sản tham gia
vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ đem lại 8.0128 đồng doanh thu cho Công ty, tăng
2.7157 đồng so với năm 2004. Tuy nhiên, chỉ tiêu này bị giảm sút vào năm 2006, 1
đồng tài sản bỏ vào kinh doanh chỉ thu được 7.2827 đồng doanh thu, giảm đi 0.7301
đồng so với năm trước, chứng tỏ khả năng thu hồi vốn có phần giảm sút.
Như vậy, qua phân tích cho thấy, trong cả 2 năm 2005 và 2006, Công ty đã tạo
ra nhiều doanh thu hơn trên mỗi đồng đầu tư hơn so với năm 2004. Nhưng năm 2006,
số vòng quay TTS có xu hướng giảm cho thấy hiệu quả bị giảm sút của Công ty trong
việc sử dụng TTS để tạo ra doanh thu. Ta cần xác định xem việc giảm hiệu quả sử dụng
TTS là từ việc giảm hiệu quả sử dụng TSLĐ hay từ việc sử dụng TSCĐ trong đầu tư
vào quá trình sản xuất kinh doanh. Ở phần phân tích trên ta sẽ xem xét hai chỉ tiêu hiệu
suất sử dụng TSCĐ và hiệu suất sử dụng TSLĐ để xác định nguyên nhân làm giảm
hiệu quả sử dụng TTS.
Tóm lại: qua việc phân tích hai chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ và TSLĐ cho
thấy hiệu suất sử dụng TSLĐ tăng qua các năm, còn hiệu suất sử dụng TSCĐ có xu
huớng giảm mạnh vào năm 2006. Điều này cho thấy việc đầu tư quá nhiều TSCĐ trong
quá trình sản xuất kinh doanh nhưng không đem lại hiệu quả cao là nguyên nhân làm
cho số vòng quay TTS giảm vào năm 2006, hay nói cách khác là hiệu suất sử dụng TTS
bị suy giảm. Vào năm 2006, Công ty đã phải chuyển nhượng quyền sử dụng của một
phân xưởng sản xuất tại Cần Thơ. Như vậy, việc tạo ra doanh thu trong năm 2006,
ngoài phần đóng góp từ việc sử dụng TSLĐ, TSCĐ vào quá trình sản xuất còn có sự
đóng góp từ việc nhượng bán TSCĐ (trị giá TSCĐ nhượng bán là 2,839 triệu đồng). Sự
gia tăng doanh thu bằng việc nhượng bán TSCĐ là điều không hay, tuy nhiên nếu
TSCĐ đó hoạt động không hiệu quả thì việc nhượng bán nó sẽ làm cho Công ty giảm đi
chi phí đầu tư vào TSCĐ mà không đem lại nhiều hiệu quả, tiết kiệm chi phí để đầu tư
vào các TS có hiệu suất sử dụng cao hơn nhằm gia tăng doanh thu trong các năm tới.
4.2.Lợi thế của vốn CSH trong việc gia tăng đòn bẩy tài chính.
4.2.1.Tỷ số nợ trên tổng tài sản.
Bảng 4.9: Hệ số nợ
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Tổng nợ 158,639 97,425 93,636
Tổng tài sản 213,895 172,402 164,244
Tỷ số nợ trên TTS 74.17% 56.51% 57.01%
Tỷ số nợ trên tổng tài sản năm 2004 là 74.17%, sang năm 2005 giảm còn
56.51% và giữ mức 57.01% vào năm 2006. Điều này cho biết, trong năm 2004 có đến
Chương 4:Tình hình sử dụng vốn tại Công ty ANGIMEX GVHD: Ngô Văn Quí
Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại ANGIMEX 31
74.17% tài sản của Công ty được tài trợ bằng vốn vay. Mức độ tài trợ tài sản bằng vốn
vay như vậy là rất cao, phần lớn vốn vay là nợ ngắn hạn nên hàng năm Công ty phải trả
một lượng tiền lớn cho việc chiếm dụng vốn của đơn vị khác, dẫn đến khả năng thanh
toán trở nên khó khăn, mức độ rủi ro tài chính cao. Với tỷ số như vậy Công ty khó lòng
huy động thêm được nguồn vốn từ bên ngoài vì các chủ nợ đánh giá thấp khả năng trả
nợ của Công ty.
Sang năm 2005 và năm 2006, tình hình công nợ của Công ty có sự chuyển biến
theo chiều hướng tốt. Trong hai năm này, chỉ có khoảng 57% tài sản được tài trợ bằng
vốn vay (toàn bộ là vay ngắn hạn). Tuy nhiên để hạn chế rủi ro tài chính Công ty nên
tăng nhanh quy mô vốn CSH nhằm đảm bảo khả năng tự chủ về nguồn vốn.
Nguồn vốn tín dụng qua các năm giảm, trong đó chủ yếu là Công ty giảm các
khoản vay và nợ ngắn hạn; nợ dài hạn hầu như không có, như vậy nợ ngắn hạn ở Công
ty chủ yếu là phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Biểu đồ 4.7: Tỷ số nợ trên tổng tài sản.
4.2.2.Tỷ số nợ dài hạn trên vốn.
Bảng 4.10: Tỷ số nợ trên vốn CSH và tỷ số nợ dài hạn trên vốn CSH.
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Tổng nợ 158,639 97,425 93,636
Vốn CSH 55,571 84,685 85,337
Tỷ số nợ trên vốn CSH 285.47% 115.04% 109.72%
Tỷ số nợ DH trên vốn CSH 6.13% - -
Qua bảng 4.10 trên cho thấy trong năm 2004 Công ty được các nhà tài trợ nhiều
hơn vốn CSH 185.47%. Điều này cho biết Công ty đã sử dụng một lượng vốn vay đáng
74.17%
56.51% 57.01%
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Năm
%
Tỷ số nợ trên tổng tài sản
Chương 4:Tình hình sử dụng vốn tại Công ty ANGIMEX GVHD: Ngô Văn Quí
Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại ANGIMEX 32
kể vào năm 2004. Năm 2005 và năm 2006, mức tài trợ giảm xuống, chỉ nhiều hơn vốn
CSH 15.04% và 9.72% tương ứng cho hai năm. Nợ phải trả giảm, kết cấu vốn CSH
tăng trong tổng vốn thể hiện tính chủ động trong kinh doanh của Công ty tăng, khả
năng độc lập tài chính cao. Tuy nhiên để thấy được mức độ tài trợ bằng vốn vay một
cách thường xuyên ta xem xét tỷ số nợ dài hạn trên vốn CSH.
Vì tỷ số nợ dài hạn trên vốn CSH có giá trị nhỏ hơn tỷ số nợ trên vốn CSH, điều
này có nghĩa là phần lớn nợ của Công ty là nợ ngắn hạn. Trong hai năm 2005 và 2006,
Công ty không vay nợ dài hạn, điều này làm giảm bớt về rủi ro tài chính nếu lợi nhuận
của Công ty làm ra không đủ trả lãi vay.
Biểu đồ 4.8: Tình hình tài trợ bằng vốn vay bên ngoài so với vốn CSH.
4.3.Hiệu quả sử dụng vốn và tài sản
4.3.1.Hiệu quả sử dụng vốn luân lưu.
4.3.1.1.Vốn luân lưu.
Sơ đồ 4.1: Sơ đồ biểu hiện vốn luân lưu duơng ở Công ty
TSLĐ Nợ NH
TSCĐ
Vốn DH
TSLĐ Nợ NH
TSCĐ
Vốn DH
VLL dương
285.47%
115.04% 109.72%
-
74.17% 57.01%56.51%
6.13% -
0%
50%
100%
150%
200%
250%
300%
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Năm
%
Tỷ số nợ trên tổng tài sản Tỷ số nợ trên vốn CSH
Tỷ số nợ dài hạn trên vốn CSH
Chương 4:Tình hình sử dụng vốn tại Công ty ANGIMEX GVHD: Ngô Văn Quí
Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại ANGIMEX 33
Qua bảng 4.11 cho thấy vốn luân lưu của công ty dương qua các năm, chứng tỏ
việc tài trợ từ nguồn vốn là rất tốt. Toàn bộ TSCĐ được tài trợ từ nguồn vốn dài hạn
nghĩa là một cách rất ổn định. Doanh nghiệp không những đủ vốn dài hạn tài trợ cho
các TSCĐ của mình mà còn thừa để tài trợ cho các nhu cầu ngắn hạn khác. Đồng thời
khi vốn luân lưu dương cũng có nghĩa là tổng TSLĐ lớn hơn nợ ngắn hạn. Điều đó
chứng tỏ DN có khả năng thanh toán tốt, có khả năng trang trãi được các khoản nợ
ngắn hạn với tài sản quay vòng nhanh.
Bảng 4.11: Vốn luân lưu.
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Nguồn vốn dài hạn 58,978 84,685 85,337
TSCĐ 42,547 57,644 78,346
TSLĐ 171,636 124,467 100,627
Nợ ngắn hạn 155,231 97,425 93,636
Vốn luân lưu 16,404 27,041 6,991
Biểu đồ 4.9: Vốn luân lưu
Vốn luân lưu tăng từ 16,404 triệu đồng ở năm 2004 lên 27,041 triệu đồng ở năm
2005. Điều này là do nguồn vốn tự có của doanh nghiệp tăng (từ 55,571 triệu đồng lên
84,685 triệu đồng). Sự gia tăng vốn lưu động dựa trên nguồn vốn tự có của DN là rất
tốt. Điều này có nghĩa rằng DN hoạt động thu được lợi nhuận hay huy động được thêm
vốn từ bên ngoài.
Sang năm 2006, vốn luân lưu giảm còn 6,991 triệu đồng. Điều này là do TSCĐ
tăng 35.91% và TSLĐ giảm 19.15% trong khi đó nguồn vốn dài hạn chỉ tăng 0.77% và
nợ vay ngắn hạn chỉ giảm 3.98% so với năm 2005. Tuy vốn luân lưu giảm mạnh nhưng
vẫn còn dương. Mặt khác, trong năm 2006, DN đầu tư phát triển xây dựng thêm hai cửa
hàng dẫn đến TSCĐ tăng mạnh và nhanh hơn nguồn vốn dài hạn. Vốn luân lưu giảm
27,041
6,991
16,404
-
5,000
10,000
15,000
20,000
25,000
30,000
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Năm
Triệu đồng
Chương 4:Tình hình sử dụng vốn tại Công ty ANGIMEX GVHD: Ngô Văn Quí
Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại ANGIMEX 34
mạnh vào năm này làm cho mức độ an toàn tài chính của DN giảm xuống. Tuy vậy,
việc giảm vốn này là nằm tài trợ cho các khoản đầu tư sinh lợi mới, góp phần nâng cao
vị thế của Công ty. Nên nếu trong đà phát triển, DN sinh ra được lợi nhuận hoặc huy
động được thêm nguồn vốn dài hạn, thì đây chỉ là hiện tượng nhất thời, không đáng
ngại. Vì vốn dài hạn sẽ dần dần tăng lên bằng mức TSCĐ đem đầu tư và vốn luân lưu
sẽ tăng cao trở lại.
Vốn luân lưu giảm mạnh trong năm 2006 chủ yếu là do TSLĐ giảm nhiều, trong
đó giảm nhiều nhất là KPT khách hàng. Hàng tồn kho tăng 28.42% trong khi VLL
giảm cho thấy Công ty không xảy ra tình trạng cạn dự trữ do duy trì quá ít HTK trong
kho. Mặt khác, để giữ vững nguồn nguyên liệu đầu vào, trong năm 2006 Công ty đã mở
rộng đối tác để tham gia cung ứng. Ngoài Công ty TNHH Đức Thành, Công ty TNHH
Tiền Giang, Công ty đã chọn thêm 3 đối tác nằm trong khu vực: Lấp Vò, Thốt Nốt, Phú
Hoà và trong những trường hợp mất mùa do thiên tai, ảnh hưởng đến nguyên liệu đầu
vào lương thực dành cho xuất khẩu, Công ty có thể sử dụng nguồn nguyên liệu từ
Campuchia góp phần bổ sung nguồn cho thị trường.
4.3.1.2.Nhu cầu vốn luân lưu.
Bảng 4.12: Nhu cầu vốn luân lưu
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Khoản phải thu 81,507 64,336 26,242
Hàng tồn kho 84,370 54,105 69,755
Nợ ngắn hạn 155,231 97,425 93,636
Nhu cầu vốn luân lưu 10,646 21,016 2,361
Biểu đồ 4.10: Nhu cầu vốn luân lưu.
10,646
21,016
2,361
-
5,000
10,000
15,000
20,000
25,000
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Năm
Triệu đồng
Chương 4:Tình hình sử dụng vốn tại Công ty ANGIMEX GVHD: Ngô Văn Quí
Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại ANGIMEX 35
Nhu cầu vốn lưu động năm 2005 tăng gấp đôi so với nhu cầu vốn lưu động năm
2004. Điều đó là do trong năm 2005 tuy các nợ phải thu và hàng tồn kho có giảm
nhưng tốc độ giảm của phần sử dụng vốn này vẫn còn cao hơn nhiều so với tốc độ giảm
của khoản nợ ngắn hạn được vay, dẫn đến nhu cầu vốn lưu động tăng mạnh. Trong
trường hợp này, Công ty nên lưu ý không nên sử dụng vốn lưu động tài trợ phần lớn
cho tồn kho. Đây không phải là quyết định sử dụng vốn tốt, vì có thể DN đã sử dụng
nguồn vốn dài hạn, tốn kém cho việc sử dụng ngắn hạn mà đáng lẽ việc sử dụng này
phải do tín dụng ngắn hạn tài trợ (tín dụng ngắn hạn có chi phí thấp hơn).
Sang năm 2006, DN đã khắc phục được tình trạng nhu cầu vốn luân lưu tăng
quá cao. Nhu cầu vốn luân lưu đã giảm xuống còn 2,361 triệu đồng. Đây là một dấu
hiệu rất tốt chứng tỏ DN cân đối tốt trong việc sử dụng nguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho
TSLĐ và sử dụng nguồn vốn dài hạn tài trợ cho TSCĐ, nâng cao sự ổn định và an toàn
về mặt tài chính.
Bảng 4.13: Vốn bằng tiền
ĐVT: Tiệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Vốn luân lưu 16,404 27,041 6,991
Nhu cầu vốn luân lưu 10,646 21,016 2,361
Vốn bằng tiền 5,758 6,024 4,629
Biểu đồ 4.11: Vốn bằng tiền.
Qua bảng 4.13 cho thấy, trong cả 3 năm gần đây vốn bằng tiền của DN đều
dương, chứng tỏ vốn luân lưu của DN không những đáp ứng đủ nhu cầu về vốn luân
lưu mà còn dư tiền trong quỹ, lượng tiền này gần tương đương nhau qua các năm. Như
vậy, DN có nhu cầu vốn luân lưu dương qua các năm, đây là điều thường gặp trong các
DN có ngành hoạt động theo thời vụ. Tuy nhu cầu vốn luân lưu dương nhưng vốn luân
4,629
6,0245,758
0
1,000
2,000
3,000
4,000
5,000
6,000
7,000
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Năm
Triệu đồng
Chương 4:Tình hình sử dụng vốn tại Công ty ANGIMEX GVHD: Ngô Văn Quí
Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại ANGIMEX 36
lưu của DN vẫn đủ tài trợ, tình hình tài chính như vậy là rất lành mạnh, hiệu quả sử
dụng vốn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh là tốt.
Biểu đồ 4.12: Sự tài trợ nhu cầu vốn luân lưu bằng vốn luân lưu.
Tóm lại: Vốn luân lưu dương phản ánh TSCĐ được tài trợ một cách vững vàng.
Nợ ngắn hạn ít, kéo thu nhu cầu vốn luân lưu dương. Nhưng vốn luân lưu vẫn đủ đáp
ứng nhu cầu này. Riêng vốn bằng tiền và các KPT đã thừa đủ để trả các món nợ ngắn
hạn. Tổng TSLĐ lớn hơn nợ ngắn hạn và đến năm 2006, khả năng thanh toán của Công
ty tốt, sự độc lập tài chính ở mức cao, Công ty còn có khả năng vay dài hạn vì nợ dài
hạn ở Công ty chiếm tỷ lệ rất nhỏ và hầu như không có vay thêm vào các năm 2005 và
2006.
Sơ đồ 4.2: Mối quan hệ giữa NC VLL, VLL và vốn bằng tiền.
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Vốn bằng tiền
5,758
Vốn bằng tiền
6,024
Vốn bằng tiền
4,629
VLL
16,404
Vốn DH
58,978
TSCĐ
42,574
VLL
16,404
VLL
27,041
Vốn DH
84,685
TSCĐ
57,644
VLL
27,041
VLL
6,991
Vốn DH
85,337
TSCĐ
78,346
6,
Nợ NH
155,231
HTK
KPT
165,877
NC VLL
10,646
NC VLL
10,646
Nợ NH
97,425
HTK
KPT
118,441
NC VLL
21,016
NC VLL
21,016
Nợ NH
93,636
HTK
KPT
95,997
NC VLL
2,361
16,404
6,991
27,041
2,361
21,016
10,646
4,6296,024
5,758
-
5,000
10,000
15,000
20,000
25,000
30,000
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Năm
Vốn luân lưu Nhu cầu VLL Vốn bằng tiền
Chương 4:Tình hình sử dụng vốn tại Công ty ANGIMEX GVHD: Ngô Văn Quí
Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại ANGIMEX 37
4.3.2.Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA).
Bảng 4.14: Khả năng sinh lời của tổng tài sản.
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Lợi nhuận 11,653 18,569 16,104
Tổng TS 214,210 182,111 178,973
Khả năng sinh lời của TTS (ROA) 5.44% 10.20% 9.00%
Biểu đồ 4.13: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA).
Qua bảng 4.14 cho thấy cứ một đồng tài sản Công ty đầu tư vào hoạt động kinh
doanh trong kỳ sẽ tạo ra 0.0544 đồng lợi nhuận ở năm 2004, 0.1020 đồng lợi nhuận ở
5.44%
10.20%
9.00%
0%
2%
4%
6%
8%
10%
12%
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Năm
%
ROA
Chương 4:Tình hình sử dụng vốn tại Công ty ANGIMEX GVHD: Ngô Văn Quí
Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại ANGIMEX 38
năm 2005 và 0.0900 đồng lợi nhuận ở năm 2006.Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản tăng
qua các năm, tuy năm 2006 có xu hướng sụt giảm. Nguyên nhân là do lợi nhuận sau
thuế bị giảm vào năm 2006. Lợi nhuận sau thuế bị giảm không phải do Công ty kinh
doanh không có hiệu quả (lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh vẫn tăng đều qua
hàng năm: đạt 15,019 triệu đồng vào năm 2004, 16,469 triệu đồng và 17,780 triệu
đồng) mà do trong năm 2006, Công ty phải tăng tiền nộp thuế chuyển quyền sử dụng
đất và nộp thuế bổ sung cho năm 2004 khiến cho lợi nhuận bị giảm; mặt khác lợi nhuận
năm 2005 cao hơn so với năm 2006 là còn có phần đóng góp của khoản thu nhập khác.
Điều này chứng tỏ Công ty có sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản hợp lý và có hiệu
quả, hàng năm đều mang lại lợi nhuận cho Công ty. Hiệu quả sử dụng tổng tài sản như
vậy là tốt. Tuy nhiên để có thể đánh giá chính xác khả năng sinh lời của tổng tài sản ta
cần xem xét đến ảnh huởng của các nhân tố hệ số lãi ròng và số vòng quay tổng tài sản
thông qua phương pháp Dupont.
Ta có:
ROA (2004): 5.44% = 1.03% x 5.2971 (vòng)
ROA (2005): 10.20% = 1.27% x 8.0128 (vòng)
ROA (2006): 9% = 1.24% x 7.2827 (vòng)
Bảng 4.15: Hệ số lãi ròng và hệ số lãi gộp.
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Hệ số lãi ròng 1.03% 1.27% 1.24%
Hệ số lãi gộp 7.85% 8.86% 9.50%
Biểu đồ 4.14: Hệ số lãi ròng và hệ số lãi gộp.
Qua bảng 4.15 ta thấy hệ số lãi ròng năm 2005 có tăng chút ít so với năm 2004
(tăng 0.25%) cho thấy hiệu suất sinh lợi có tăng nhưng rất ít. Nếu so sánh thêm hệ số
1.24%1.27%1.03%
9.50%
8.86%
7.85%
0%
2%
4%
6%
8%
10%
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Năm
%
Hệ số lãi ròng Hệ số lãi gộp
Chương 4:Tình hình sử dụng vốn tại Công ty ANGIMEX GVHD: Ngô Văn Quí
Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại ANGIMEX 39
lãi gộp giữa hai năm thì hệ số lãi gộp năm 2005 (8.86%) cao hơn so với năm 2004
(7.85%), đó là do Công ty đã có nhiều nỗ lực trong việc cắt giảm chi phí, năng cao hiệu
quả sử dụng nguyên vật liệu và lao động so với năm trước. Nói cách khác là Công ty
hoạt động tương đối hiệu quả hơn trên phương diện sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Kết
hợp ảnh hưởng của nhân tố hệ số lãi ròng với số vòng quay TTS này mang lại một dấu
hiệu lạc quan, bởi sự kết hợp này mang lại một ROA cao gần gấp đôi so với ROA của
năm 2004. Điều này chứng tỏ tính hiệu quả cao của việc phân phối và quản lý các
nguồn lực, nó cho biết tỷ lệ lợi nhuận mang lại cho vốn CSH và chủ nợ của Công ty
trong năm 2005 cao gần gấp đôi so với năm 2004. Như vậy, trong năm 2005, Công ty
đã cải thiện được tỷ suất lợi nhuận trên TTS bằng cách gia tăng vòng quay TTS, đặc
biệt là vòng quay TSLĐ.
Hệ số lãi ròng năm 2006 nhỏ hơn so với năm 2005, mức độ giảm rất nhỏ
(0.04%). So sánh thêm hệ số lãi gộp giữa hai năm cho thấy hệ số lãi gộp có xu hướng
tiếp tục tăng (tăng từ 8.86% lên 9.05%). Điều này khẳng định thêm khả năng Công ty
vẫn còn hoạt động hiệu quả trên phương diện sản xuất và tiêu thụ. Ta phải kết hợp ảnh
hưởng của hệ số lãi ròng với số vòng quay TTS mới có thể khẳng định được hệ số lãi
ròng có xu hướng giảm là tốt hay xấu. Chỉ tiêu ROA tính được cho thấy ROA năm
2006 (9%) giảm so với ROA năm 2005 (10.20%). Như vậy, tuy khả năng sinh lời trên
mỗi đồng doanh thu gần xấp xỉ như nhau giữa hai năm nhưng thu nhập trên đầu tư đã
thấp hơn đã cho thấy rằng so với năm 2005 thì trong năm 2006, Công ty phải sử dụng
nhiều tài sản hơn để tạo ra một đồng doanh thu, đó chính là TSCĐ.
4.3.3.Tỷ suất sinh lời trên vốn CSH (ROE)
Bảng 4.16: Khả năng sinh lời của vốn CSH.
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Lợi nhuận 11,653 18,569 16,104
Vốn CSH 55,571 84,685 85,337
Khả năng sinh lời của vốn
CSH (ROE) 20.97% 21.93% 18.87%
Biểu đồ 4.15: Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE).
Qua bảng 4.16 cho thấy vào năm 2004 mỗi đồng vốn CSH dùng vào sản xuất
kinh doanh trong kỳ thì Công ty thu đươc 0.2097 đồng lợi nhuận, tương ứng vào năm
2005 là 0.2193 đồng lợi nhuận, vào năm 2006 là 0.1887 đồng lợi nhuận. Điều này cho
18.87%
21.93%
20.97%
17%
18%
19%
20%
21%
22%
23%
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Năm
%
ROE
Chương 4:Tình hình sử dụng vốn tại Công ty ANGIMEX GVHD: Ngô Văn Quí
Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại ANGIMEX 40
thấy hiệu sử dụng vốn CSH tăng từ 2004 đến năm 2005 và giảm ở năm 2006. Ta sẽ tìm
hiểu nguyên nhân gây ra biến động ROE của 3 năm thông qua các nhân tố cấu thành nó
theo phương pháp phân tích Dupont.
Bảng 4.17: Tỷ suất sinh lời trên vốn CSH theo phương pháp Dupont.
Chỉ tiêu Năm 2004
Năm
2005 Năm 2006 05/04 06/05
Hệ số lãi ròng (%) 1.03% 1.27% 1.24% 0.25% (0.04%)
Số vòng quay TTS (vòng) 5.2971 8.0128 7.2827 2.7157 (0.7302)
Đòn cân tài chính (%) 385.47% 215.04% 209.72% (170.42%) (5.32%)
Tỷ lệ vốn CSH trên TTS (%) 25.94% 46.50% 47.68% 20.56% (5.32%)
ROA (%) 5.44% 10.20% 9.00% 4.76% (1.20%)
ROE (%) 20.97% 21.93% 18.87% 0.96% (3.06%)
Ta có:
ROE (2004): 20.97% = 1.03% x 5.2971 (vòng) x 385.47%
ROE (2005): 21.93% = 1.27% x 8.0128 (vòng) x 215.04%
ROE (2006): 18.87% = 1.24% x 7.2827 (vòng) x 209.72%
Từ biếu thức trên ta nhận thấy để gia tăng tỷ suất sinh lợi trên vốn CSH vào năm
2005, Công ty đã gia tăng khả năng sinh lợi trên doanh số và hiệu quả sử dụng tổng tài
sản, trong đó hiệu quả sử dụng TSLĐ đạt kết quả rất cao.
Ảnh hưởng của nhân tố tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đến ROE:
ROE = 0502.0
2594.0
1*2971.5*0025.0 .
Ảnh hưởng của nhân tố số vòng quay TTS đến ROE:
ROE = 1332.0
2594.0
1*0127.0*7157.2 .
Với khối lượng hoạt động tăng cao và lợi nhuận đạt trong năm 2005 cao hơn so
với năm trước thì sự gia tăng mức đòn bẩy nợ lên lúc này sẽ khiến cho ROE tăng cao.
Tuy nhiên do năm 2004, Công ty đã sử dụng lượng vốn vay quá lớn khiến cho rủi ro tài
chính tăng. Vì vậy để hạn chế rủi ro tài chính Công ty buộc phải giảm tỷ lệ nợ vay
trong năm 2005. Điều này khiến cho tỷ suất sinh lời trên vốn CSH có tăng nhưng
không quá cao so với năm trước đó.
Ảnh hưởng của nhân tố tỷ lệ vốn CSH trên TTS hay đòn cân tài chính đến ROE:
Chương 4:Tình hình sử dụng vốn tại Công ty ANGIMEX GVHD: Ngô Văn Quí
Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại ANGIMEX 41
ROE = 1738.00128.8*0127.0*
2594.0
1
4650.0
1
.
Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố đến ROE:
ROE = 0096.01738.01332.00502.0 .
Ta nhận thấy để ROE của năm 2004 (20.97%) có kết quả gần xấp xỉ năm 2005
(21.93%), Công ty đã gia tăng đòn cân nợ vào năm 2004, tỷ lệ nợ phải trả trên vốn
CSH là 285.47%, nghĩa là Công ty đã sử dụng nợ vay tài trợ nhiều hơn vốn CSH
185.47%, trong khi đó năm 2005 tỷ lệ nợ phải trả trên vốn CSH là 115.04%, nghĩa là
Công ty chỉ sử dụng nợ vay tài trợ nhiều hơn 15.04% so với vốn CSH. Mặt khác, tỷ
suất tự tài trợ năm 2004 là 25.94% cho thấy Công ty thiếu vốn và khả năng chủ động về
tài chính được đánh giá thấp. Điều này cho thấy tuy ROE của 2 năm 2004 và 2005 gần
tương đương nhau nhưng năm 2005 được đánh giá tốt hơn, bởi vì Công ty chẳng những
sử dụng hiệu quả tài sản và nguồn vốn của mình mà còn giảm thiểu được rủi ro tài
chính thông qua việc tận dụng hợp lý vốn vay bên ngoài để tăng lợi nhuận cho Công ty.
Tuy nhiên, trong năm 2005, Công ty có thể gia tăng chỉ tiêu ROE cao hơn nếu sử dụng
đòn bẩy tài chính một hợp lý hơn nữa. Công ty có thể vay nợ sao cho với mức vay đó
thì tác động đòn bẩy vẫn còn hiệu quả, đó là việc vay nợ chỉ dừng lại ở mức chi phí tài
chính phải nhỏ hơn khoản tăng thêm của phần lợi nhuận thu được nhờ tác động đòn
bẩy.
*Nhận xét: T
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG ANGIMEX.pdf