Luận văn Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Nam

Tài liệu Luận văn Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Nam: Luận văn Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Nam MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quá trình chuyển đổi nền kinh tế nước ta, từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, doanh nghiệp nhà nước luôn được coi là bộ phận trọng yếu của kinh tế nhà nước, là lực lượng vật chất quan trọng để kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Ở nước ta trong 20 năm đổi mới, nhất là từ sau Nghị quyết Trung ương 3 khoá IX, hệ thống doanh nghiệp nhà nước đã được sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh, đã có những đóng góp đáng kể vào GDP, tổng thu ngân sách nhà nước và thực hiện các nhiệm vụ chính trị - xã hội khác. Tuy vậy, hệ thống doanh nghiệp nhà nước ở nước ta vẫn còn nhiều yếu kém, sức cạnh tranh thấp,... Vì thế, trong Văn kiện Đại hội lần thứ X của Đảng đã đưa ra chủ trương: "Tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu qu...

pdf105 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1192 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Nam MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quá trình chuyển đổi nền kinh tế nước ta, từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, doanh nghiệp nhà nước luôn được coi là bộ phận trọng yếu của kinh tế nhà nước, là lực lượng vật chất quan trọng để kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Ở nước ta trong 20 năm đổi mới, nhất là từ sau Nghị quyết Trung ương 3 khoá IX, hệ thống doanh nghiệp nhà nước đã được sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh, đã có những đóng góp đáng kể vào GDP, tổng thu ngân sách nhà nước và thực hiện các nhiệm vụ chính trị - xã hội khác. Tuy vậy, hệ thống doanh nghiệp nhà nước ở nước ta vẫn còn nhiều yếu kém, sức cạnh tranh thấp,... Vì thế, trong Văn kiện Đại hội lần thứ X của Đảng đã đưa ra chủ trương: "Tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước" [18, tr.232]. Đối với tỉnh Quảng Nam, một tỉnh vừa mới được chia tách từ đơn vị hành chính Quảng Nam - Đà Nẵng. Từ năm 1997 đến nay doanh nghiệp nhà nước của tỉnh đã có những bước phát triển và đóng góp nhất định vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Song, các doanh nghiệp nhà nước ở Quảng Nam hầu hết là quy mô vừa và nhỏ, trừ một số ít doanh nghiệp đang có nhiều nỗ lực để duy trì khả năng hoạt động trong điều kiện chưa hội đủ các yếu tố của nền kinh tế thị trường, thì phần lớn các doanh nghiệp nhà nước đang trong tình trạng sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, cần phải có giải pháp sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Vì thế, đề tài nghiên cứu “Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Nam” là cần thiết và có ý nghĩa lý luận, thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Đã có nhiều tác giả, nhiều nhà lý luận nghiên cứu về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhà nước nói riêng, nghiên cứu về các giải pháp đổi mới hoạt động của doanh nghiệp nhà nước dưới các góc độ khác nhau, tiêu biểu như: - Những giải pháp nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước - tác giả PGS.TSKH Đỗ Nguyên Khoát đăng trên tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 5/2004. - Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước ở nước ta hiện nay của Đoàn Ngọc Phúc, đăng trên tạp chí Khoa học Chính trị, số 6 năm 2002. - Nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam của TS Lê Khoa, đăng trên tạp chí Phát triển kinh tế, tháng 4/2002. - Thực hiện thắng lợi chủ trương của Đảng về nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước của tác giả Hồ Xuân Hùng đăng trên tạp chí Cộng sản, số 8 tháng 4/2004. - Một số giải pháp đổi mới quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước của Phạm Đức Trung đăng trên tạp chí Quản lý nhà nước, số 11 năm 2003. - Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập của TS Nguyễn Đăng Nam đăng trên tạp chí Tài chính, số 1+2 năm 2003. - Để kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay của PGS.TS Nguyễn Đình Kháng. - Các giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả của hệ thống doanh nghiệp nhà nước ở nước ta của GS.TS Chu Văn Cấp. - Nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty nhà nước trong quá trình hội nhập của TS Nguyễn Văn Quảng đăng trên tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 2/2005. - Nâng cao khả năng cạnh tranh - vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp Việt Nam tham gia AFTA của Đoàn Nhật Dũng đăng trên tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 281 tháng 10/2001. - Tác động của rào cản trong cạnh tranh đối với khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam của Đặng Thành Lê đăng trên tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 304 tháng 9/2003. - Một số quan điểm chỉ đạo bảo đảm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Đỗ Huy Hà đăng trên tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 9/2004. Và rất nhiều công trình khác. Tuy nhiên cho đến nay vẫn còn ít đề tài nghiên cứu một cách cụ thể và có hệ thống về hiệu quả sản xuất kinh doanh doanh nghiệp nhà nước ở Quảng Nam dưới góc độ khoa học kinh tế chính trị. Do đó, đề tài luận văn này không trùng lặp với các công trình, bài viết đã công bố. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích - Nghiên cứu thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Nam hiện nay, qua đó đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Trên cơ sở đó, đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Nam đến năm 2010. 3.2. Nhiệm vụ - Khái quát những vấn đề lý luận chung về doanh nghiệp nhà nước, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước và sự cần thiết nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta nói chung và ở Quảng Nam nói riêng. - Đánh giá thực trạng hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Nam, những kết quả và tồn tại, nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế. - Đề xuất quan điểm, phương hướng, giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Nam đến năm 2010. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng Tất cả các doanh nghiệp nhà nước ở Quảng Nam thuộc sự quản lý nhà nước của tỉnh, có quan hệ trực tiếp và tác động ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 4.2. Giới hạn phạm vi và thời gian nghiên cứu - Đi sâu nghiên cứu các mối quan hệ kinh tế, các định hướng chung, tổng quát, cũng như các quan điểm... liên quan đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, đề tài không đi vào mặt kỹ thuật, nghiệp vụ cụ thể để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước. - Phạm vi nghiên cứu là các doanh nghiệp nhà nước của tỉnh Quảng Nam có 100% vốn nhà nước và hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. - Không nghiên cứu các doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích cũng như các doanh nghiệp nhà nước của Trung ương và của các tỉnh, thành phố đóng chân và hoạt động trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. - Thời gian nghiên cứu từ 2001 đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối, chính sách, pháp luật... của Đảng và Nhà nước. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp tổng hợp và các phương pháp phân tích thống kê để xử lý số liệu và kết quả điều tra khảo sát thực tiễn, đặc biệt là phương pháp tổng kết thực tiễn để rút ra các bài học kinh nghiệm. 6. Đóng góp khoa học của luận văn Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan hữu quan của tỉnh hoạch định chính sách, giải pháp cải cách doanh nghiệp nhà nước của tỉnh nói riêng, phát triển kinh tế - xã hội nói chung, đồng thời ứng dụng hợp lý các giải pháp đối với các doanh nghiệp nhà nước của tỉnh Quảng Nam đang tồn tại và hoạt động. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương, 6 tiết Chương 1: Doanh nghiệp nhà nước và hiệu quả kinh doanh. Chương 2: Thực trạng hoạt động và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Nam. Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu qủa kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Nam. Chương 1 DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH 1.1. DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG Xà HỘI CHỦ NGHĨA 1.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp nhà nước Doanh nghiệp nhà nước được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau ở các nước, do cách tiếp cận khác nhau về khoa học hoặc do để thực hiện các số liệu thống kê với mục đích khác nhau. Theo tổ chức phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) doanh nghiệp nhà nước được định nghĩa là các tổ chức kinh tế thuộc sở hữu nhà nước hoặc do nhà nước kiểm soát có thu nhập chủ yếu từ việc tiêu thụ hàng hoá và cung cấp dịch vụ. Theo định nghĩa này, doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp hoàn toàn thuộc sự quản lý của các Bộ, Ngành, các doanh nghiệp mà nhà nước giữ phần lớn cổ phần, song do sự phân tán của cổ đông mà nhà nước nắm giữ quyền chi phối. Ở nước ta, khái niệm doanh nghiệp nhà nước trong hệ thống pháp luật Việt Nam thay đổi qua nhiều thời kì, tương ứng với sự thay đổi về quan niệm đối với sở hữu nhà nước, thay đổi trong cơ chế quản lý kinh tế. Năm 1995 Nhà nước ta đã ban hành Luật doanh nghiệp nhà nước và định nghĩa: “Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội do nhà nước giao. Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý. Doanh nghiệp nhà nước có tên gọi, có con dấu riêng và có trụ sở chính trên lãnh thổ Việt Nam” [26, tr.1]. Điểm mới về những thay đổi trong chính sách và cơ cấu kinh tế ở nước ta quy định bởi nội dung định nghĩa này được phản ánh: Thứ nhất, doanh nghiệp nhà nước do Nhà nước đầu tư, thành lập và quản lý, nghĩa là hoàn toàn thuộc sở hữu nhà nước. Các quy chế hoạt động của doanh nghiệp nhà nước phải căn cứ vào ý chí của chủ sở hữu. Mối quan hệ giữa nhà nước với người lao động không đơn thuần là quan hệ nhà nước với chủ thể pháp luật mà còn là quan hệ giữa chủ sở hữu với người được chủ sở hữu giao quản lý tài sản. Đây là điểm khác biệt đối với doanh nghiệp tư nhân cũng như các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Thứ hai, doanh nghiệp nhà nước dưới tác động của cạnh tranh và dưới tác động của các nhu cầu phúc lợi xã hội, an ninh, quốc phòng được phân thành doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh và doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích. Việc phân chia này được đưa ra lần đầu tiên và được đề cập trong Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 1995. Thứ ba, tư cách pháp nhân của doanh nghiệp nhà nước đã xác định tính chất vô hạn trong quan hệ với các chủ thể khác đồng thời khẳng định giới hạn trách nhiệm của nhà nước trong phạm vi phần vốn mà Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp nhà nước. Đây là vấn đề mà doanh nghiệp nhà nước cần chú ý khi tham gia các giao dịch dân sự, thương mại với các doanh nghiệp, các tổ chức khác. Tuy nhiên, khái niệm doanh nghiệp nhà nước đã được phát triển tương đối sâu trong định nghĩa và các quy định của Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003, được thể hiện ở điều I: “Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức Công ty nhà nước, Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn” [27, tr.7-8]. Có thể hiểu rằng: Khái niệm của Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003 chứa đựng nhiều đổi mới phản ánh những thay đổi khá cơ bản trong nhận thức của các nhà lập pháp và hoạch định chính sách của nước ta đối với thành phần kinh tế nhà nước cũng như các thành phần kinh tế khác. Thứ nhất, việc xác định doanh nghiệp nhà nước không hoàn toàn dựa vào tiêu chí sở hữu như trước đây mà tiêu chí để xác định doanh nghiệp nhà nước theo Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003 là quyền kiểm soát và chi phối doanh nghiệp nhà nước. Đây chính là điểm mới trong cách tiếp cận doanh nghiệp nhà nước. Thứ hai, thừa nhận sự tồn tại bình đẳng của các hình thức sở hữu trong một doanh nghiệp nhà nước. Nghĩa là có những loại doanh nghiệp nhà nước mà trong đó các hình thức sở hữu khác nhau hoàn toàn bình đẳng với nhau trên nguyên tắc của nền dân chủ cổ phần. Bất kì là Nhà nước, các nhà đầu tư, các doanh nhân nếu góp vốn nhiều thì có nhiều khả năng chi phối doanh nghiệp nhà nước. Thứ ba, thừa nhận khả năng chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành doanh nghiệp thông thường, thông qua cơ chế chuyển nhượng, mua bán cổ phần - Nghĩa là trong quá trình tồn tại, do sự vận động của cổ phần giữa các cổ đông với nhau dẫn đến nhà nước không còn nắm giữ được đủ số lượng cổ phần chi phối thì sẽ không bảo đảm được quyền chi phối, và do vậy doanh nghiệp đó sẽ không còn là doanh nghiệp nhà nước nữa. Có thể nói, Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003 đã đa dạng hoá các doanh nghiệp nhà nước trên tiêu chí quyền chi phối. Khác với trước đây, doanh nghiệp nhà nước chỉ tồn tại dưới dạng doanh nghiệp nhà nước độc lập hoặc Tổng Công ty nhà nước thì nay doanh nghiệp nhà nước cũng có thể tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau. Chính sự đa dạng về hình thức tồn tại của doanh nghiệp nhà nước sẽ làm sinh động thành phần kinh tế công, làm cho nó thích ứng hơn với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Như vậy, theo nội dung khái niệm của Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003 thì doanh nghiệp nhà nước là một pháp nhân do nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, có thẩm quyền kinh tế bình đẳng với các doanh nghiệp và hạch toán kinh tế độc lập trong phạm vi vốn do doanh nghiệp quản lý. Doanh nghiệp nhà nước cũng có nhiều loại hình khác nhau tuỳ theo qui mô kinh doanh, chức năng, nhiệm vụ, mức độ liên kết kinh doanh và hoạt động độc lập mà có tên gọi khác nhau như: Tập đoàn kinh tế, Tổng Công ty nhà nước, Công ty nhà nước có hoặc không có Hội đồng quản trị. Trên cơ sở mục đích hoạt động, quy mô, hình thức và cách tổ chức quản lý mà doanh nghiệp nhà nước được phân thành các loại doanh nghiệp khác nhau, như: Doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh; doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích; doanh nghiệp nhà nước độc lập; doanh nghiệp nhà nước thành viên; doanh nghiệp nhà nước có hội đồng quản trị và doanh nghiệp nhà nước không có hội đồng quản trị. Sơ đồ 1.1: Các loại hình doanh nghiệp nhà nước theo Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003 Nguồn: [5, tr.248]. Doanh nghiệp nhà nước Công ty nhà nước DN hoạt động theo Luật DN có cổ phần 100% hoặc chi phối của nhà nước Loại 100% vốn NN DN có cổ phần, vốn góp NN trên 50% vốn Điều lệ DN do NN hoặc DNNN có quyền chi phối Công ty NN không có HĐQT Công ty NN có HĐQT Loại Độc lập Tổng công ty TCT do NN Quyết định đầu tư và thành Lập TCT chuyên đầu tư và kinh doanh vốn NN Loại do các công ty tự đầu tư và thành lập Công ty cổ phần nhà nước Công ty TNHH nhà nước 1 thành viên Công ty TNHH nhà nước có 2 thành viên trở lên Như vậy, trải qua quá trình thay đổi của các thời kì, khái niệm doanh nghiệp nhà nước đã được hoàn thiện hơn, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp nhà nước được mở rộng và qui định chi tiết tại các Điều 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20 chương III, Điều 57, 58, 59 chương V, Điều 70, 71 mục 3 chương VI của Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003, thể hiện căn bản quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước trên cơ sở bảo toàn, phát triển và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn do nhà nước đầu tư hoặc do doanh nghiệp tự huy động, đồng thời phải tự chịu trách nhiệm trước kết quả lỗ lãi trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, và phải thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ đối với Nhà nước, đối với chủ sở hữu, đối với người lao động theo quy định của pháp luật. 1.1.2. Vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Định hướng xã hội chủ nghĩa là xác định và điều khiển hướng phát triển nền kinh tế quốc dân theo con đường đi tới chủ nghĩa xã hội, mô hình xã hội lí tưởng của Cách mạng Việt Nam mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn. Đây được coi là nguyên tắc lớn, có tính bao trùm, xuyên suốt và vạch rõ hướng đích cho cả quá trình phát triển lâu dài, ổn định của đất nước trên mọi lĩnh vực, trong đó có phát triển kinh tế. Nguyên tắc này cũng vạch rõ mục tiêu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất của xã hội chủ nghĩa, nâng cao đời sống nhân dân. Mặt khác, nguyên tắc này cũng xác định nền kinh tế thị trường mà Việt Nam đang nỗ lực xây dựng là nền kinh tế trong đó có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, nhưng kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Định hướng này đã được Đảng ta chủ trương ngay từ Đại hội VI (tháng 12/1986) của Đảng, đánh dấu bước ngoặt của quá trình đổi mới nền kinh tế nước ta từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Và tiếp tục khẳng định trong các lần Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX và tại Đại hội lần thứ X của Đảng định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường ở nước ta được khẳng định là: “Thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, giải phóng mạnh mẽ và không ngừng phát triển sức sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân, đẩy mạnh xoá đói giảm nghèo, khuyến khích mọi người vươn lên làm giàu chính đáng, giúp đỡ người khác thoát nghèo và từng bước khá giả hơn” [18, tr.77]. Điều này cũng có nghĩa rằng, yêu cầu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng kinh tế của nhà nước.Vì rằng: “Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân” [18, tr.83]. Trong khi đó doanh nghiệp nhà nước là bộ phận chính yếu, quan trọng của kinh tế nhà nước, một lực lượng vật chất cơ bản để kinh tế nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo, đóng góp vào quá trình tăng trưởng kinh tế, thực hiện tốt các mục tiêu kinh tế - xã hội của nhà nước. Do vậy, vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa luôn gắn liền với việc tham gia tích cực vào quá trình gia tăng nguồn lực kinh tế của nhà nước với tư cách vừa là chủ thể kinh doanh, là lực lượng trực tiếp tạo cơ sở vật chất cho xã hội, vừa là lực lượng kinh tế nòng cốt của nhà nước dẫn dắt, mở đường cho các thành phần kinh tế khác cùng phát triển. Như vậy, thể hiện trên 3 khía cạnh: Kinh tế, chính trị - xã hội và môi trường có thể khái quát nội dung vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như sau: - Là công cụ chủ yếu tạo ra sức mạnh vật chất để nhà nước giữ vững sự ổn định xã hội, điều tiết và hướng dẫn nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. - Là lực lượng kinh tế nòng cốt đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, bảo đảm những cân đối lớn cho nền kinh tế góp phần tạo ra môi trường, tiền đề và mở đường hỗ trợ cho các thành phần kinh tế khác phát triển, thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững của toàn bộ nền kinh tế, lôi cuốn các thành phần kinh tế khác cùng tham gia vào quỹ đạo đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. - Là lực lượng xung kích đi đầu trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, nêu gương về năng suất, chất lượng và hiệu quả, góp phần thúc đẩy nhanh chóng tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. - Là lực lượng đối trọng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, không ngừng đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh doanh, là lực lượng nòng cốt, chủ lực trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. - Là lực lượng nắm những vị trí, lĩnh vực then chốt trong nền kinh tế, là công cụ trọng yếu để Nhà nước thực sự là “bàn tay” hữu hình điều tiết vĩ mô nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. - Là lực lượng tiên phong đảm nhận hoạt động trên các lĩnh vực có tính chiến lược đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nhằm giữ vững sự ổn định về chính trị. Cung ứng các hàng hoá, dịch vụ thiết yếu trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng như: giao thông, thuỷ lợi, điện, nước, thông tin; trên lĩnh vực xã hội như: y tế, giáo dục...và an ninh quốc phòng. - Giữ vững vai trò nòng cốt chi phối trong lưu thông hàng hoá, tiền tệ và xuất nhập khẩu, những ngành hàng quan trọng, lĩnh vực trọng yếu nhằm đảm bảo sự tăng trưởng của đất nước, góp phần quan trọng trong việc ngăn ngừa và khắc phục những khiếm khuyết từ mặt trái của cơ chế thị trường. - Là lực lượng tạo nền tảng cho chế độ xã hội mới- xã hội chủ nghĩa; đi đầu thực hiện các chính sách xã hội, tạo việc làm ổn định cho người lao động, đặc biệt là tham gia hỗ trợ phát triển các vùng khó khăn, kém phát triển như: miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa... - Là lực lượng biết sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và gương mẫu trong việc gìn giữ môi trường sinh thái, bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân. Như vậy, điều không thể thiếu được trong yêu cầu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là vai trò doanh nghiệp nhà nước, bộ phận cấu thành chính yếu của kinh tế nhà nước, là lực lượng vật chất chủ yếu để kinh tế nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế, thực hiện các chính sách xã hội, đi đầu trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và là lực lượng chủ lực trong hội nhập kinh tế quốc tế, mở đường và thu hút các thành phần kinh tế khác phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Theo đó, doanh nghiệp nhà nước càng hoạt động có hiệu quả thì kinh tế nhà nước càng phát huy vai trò chủ đạo, thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển bền vững về kinh tế xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Ngược lại, nếu doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả sẽ dẫn đến làm suy yếu đi vai trò của kinh tế nhà nước và do đó sẽ tác động ngược đến qui trình phát triển của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy mà Đại hội lần thứ IX của Đảng đã tiếp tục khẳng định: “Tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế nhà nước để thực hiện tốt vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Kinh tế nhà nước là lực lượng vật chất quan trọng và là công cụ để nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Doanh nghiệp nhà nước giữ những vị trí then chốt trong nền kinh tế, đi đầu ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nêu gương về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế - xã hội và chấp hành luật pháp” [17, tr.189]. 1.2. HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.2.1. Khái niệm về hiệu quả kinh doanh Kinh doanh là việc sử dụng một nguồn lực có hạn nào đó để đầu tư vào hoạt động sản xuất, hay dịch vụ nhằm sinh lợi, đồng thời cung cấp cho xã hội một lượng hàng hoá hay giá trị dịch vụ đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Mục đích kinh tế của kinh doanh là bằng mọi hình thức tạo ra lợi nhuận và do đó mục đích kinh doanh là mong muốn dành những lợi thế về phía mình để có được hiệu quả cao nhất. Hiệu quả là mục tiêu quan trọng hàng đầu mà doanh nghiệp phải đạt được trong quá trình tổ chức hoạt động kinh doanh. Từ nội dung định nghĩa nêu trên, có thể hiểu rằng: Hiệu quả kinh doanh là một khái niệm bao hàm sự tổng hoà của mối quan hệ, của hệ thống chỉ tiêu chất lượng được qui định như là những thước đo phản ánh tình trạng hoạt động của một doanh nghiệp. Nói cách khác, hiệu quả kinh doanh là việc lựa chọn, sử dụng hợp lý các nguồn lực về vốn, tài nguyên thiên nhiên, nhân lực và áp dụng các phương pháp quản lí, dây chuyền công nghệ, thiết bị sao cho các mục tiêu trong kinh doanh đạt đến sự tối ưu, về chi phí thì tối thiểu, mà lợi nhuận là tối đa, thoả mãn được nhu cầu của người tiêu dùng đồng thời thực hiện được các nghĩa vụ đối với Nhà nước, tạo ra lợi ích cho xã hội, góp phần vào quá trình tăng trưởng của nền kinh tế. Trong nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hiệu quả kinh doanh quyết định sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, đặc biệt đối với doanh nghiệp nhà nước thì hiệu quả kinh doanh ngoài mục tiêu phải hướng tới thì đòi hỏi phải được thể hiện cả trên 3 khía cạnh, đó là: hiệu quả kinh tế thuần tuý, hiệu quả về chính trị - xã hội và hiệu quả về môi trường. - Hiệu quả kinh tế thuần tuý là hiệu quả nhằm vào mục đích tối đa hoá lợi nhuận trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các chỉ số về doanh thu, lợi nhuận, thu nhập bình quân, nộp ngân sách nhà nước năm sau cao hơn năm trước và được thể hiện trong các nhóm chỉ tiêu sau: Doanh thu + Hiệu suất sử dụng vốn = Vốn Chỉ tiêu này cho biết toàn bộ vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ luân chuyển được bao nhiêu vòng, qua đó có thể đánh giá được khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp theo tiêu chí của các tổ chức ngân hàng thương mại. Trong những trường hợp cụ thể người ta có thể tính hiệu quả sử dụng riêng cho từng loại vốn cố định hay vốn lưu động. Lợi nhuận hoạt động kinh doanh + Tỷ suất lợi nhuận vốn = Vốn sử dụng bình quân Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng vốn kinh doanh sử dụng trong kì sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận, cho phép đánh giá khả năng sinh lợi của tổng vốn. Lợi nhuận hoạt động kinh doanh + Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu bình quân Chỉ tiêu này phản ánh đồng vốn chủ sở hữu sử dụng trong kì có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Lợi nhuận hoạt động kinh doanh + Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = Doanh thu thuần Đây là chỉ tiêu phản ánh mỗi đồng doanh thu thuần mà doanh nghiệp thu được trong kì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tổng tài sản lưu động + Khả năng thanh toán chung = Tổng nợ ngắn hạn Đây là chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nếu chỉ số này ≥ 1 có nghĩa là doanh nghiệp không có nguy cơ rơi vào tình trạng vỡ nợ. - Hiệu quả chính trị xã hội là hiệu quả mà doanh nghiệp đạt được và đóng góp vào sự phát triển vững mạnh của đất nước, tạo việc làm và mang lại thu nhập ổn định cho người lao động, giữ vững trật tự an ninh cho xã hội, góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao mức sống về vật chất và tinh thần cho nhân dân. Với tư cách là bộ phận quan trọng của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thì những lợi ích thuần tuý về hiệu quả kinh tế doanh nghiệp nhà nước, trong quá trình tổ chức các hoạt động kinh doanh phải luôn hướng đến mục tiêu vì lợi ích cộng đồng thông qua việc tiên phong thực hiện kịp thời và đầy đủ các chính sách xã hội của Nhà nước. - Hiệu quả về môi trường là hiệu quả được tạo ra từ các doanh nghiệp trên lĩnh vực gìn giữ và bảo vệ môi trường sinh thái, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đóng góp tích cực vào quá trình cải thiện về môi trường xanh - sạch - đẹp, khắc phục triệt để những ảnh hưởng về vệ sinh công nghiệp, đảm bảo điều kiện sống của nhân dân và người lao động. Như vậy, một doanh nghiệp nhà nước kinh doanh có hiệu quả theo các tiêu chí hiện hành là phải bảo toàn và phát triển vốn, phải tính đủ khấu hao tài sản cố định, lương bình quân phải bằng hoặc vượt mức bình quân của doanh nghiệp cùng ngành nghề trên địa bàn, trả đầy đủ các khoản nợ đến hạn, nộp đủ các khoản thuế theo luật định, có lãi và lập đủ các quỹ của doanh nghiệp như: Dự phòng tài chính, trợ cấp mất việc làm, đầu tư phát triển, khen thưởng, phúc lợi. Ngoài ra phải thực hiện đầy đủ các chính sách xã hội đối với người lao động: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chăm lo đời sống tinh thần đối với người lao động, hưởng ứng và đóng góp tích cực các hoạt động vì mục tiêu lợi ích cộng đồng thông qua trợ giúp giảm nghèo, xoá nhà tạm, hỗ trợ sinh viên nghèo vượt khó, tham gia khắc phục thiên tai...Mặt khác, phải tạo ra và tham gia tích cực trong quá trình bảo vệ và cải thiện môi trường xanh - sạch - đẹp, tạo sự an toàn cho xã hội và mang lại cuộc sống yên lành cho nhân dân và người lao động. Tất cả những tiêu chí về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước vừa nêu trên sẽ là những nhân tố quan trọng đóng góp vào quá trình phát triển bền vững của kinh tế địa phương và toàn bộ nền kinh tế nước ta đang vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bởi lẽ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước bao giờ cũng được đặt trong mối quan hệ tổng thể của nền kinh tế, đặt trong yêu cầu lợi ích chung của đất nước và dân tộc. 1.2.2. Các tiêu chí, yếu tố cấu thành và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh 1.2.2.1. Các tiêu chí đánh giá hiệu qủa kinh doanh của doanh nghiệp - Trong nền kinh thế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các doanh nghiệp nhà nước được giao quyền tự chủ ngày càng cao, tuy nhiên do đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước thuộc sở hữu nhà nước về kinh tế nên việc đánh giá hiệu quả kinh doanh phải dựa trên cơ sở tốc độ “tăng trưởng kinh tế” thông qua hệ thống các tiêu chí như: + Doanh số sản lượng phải bảo đảm liên tục tăng, hoàn thành chỉ tiêu sản lượng đối với ngành, nhà nước có chỉ tiêu kế hoạch giao thực hiện. + Tỉ suất lợi nhuận trên vốn, giá trị gia tăng trên vốn phải đạt mức năm sau cao hơn năm trước đồng thời cao hơn định mức hiệu quả sử dụng vốn của nhà nước vào kinh doanh. + Bảo toàn và tăng trưởng vốn, tự tích luỹ đầu tư mở rộng các hoạt động kinh doanh. - Tình hình tài chính lành mạnh, đảm bảo được khả năng thanh toán nợ đến hạn. - Các khoản đóng góp cho ngân sách tối thiểu phải tương ứng với vốn đầu tư của Nhà nước. - Nộp đầy đủ và đúng hạn các nghĩa vụ thuế theo qui định của pháp luật. - Việc làm và đời sống của người lao động trong doanh nghiệp được ổn định và nâng cao. - Chấp hành tốt các chế độ, chính sách và pháp luật trong hoạt động kinh doanh như là các chính sách về bảo hiểm, chế độ báo cáo tài chính kế toán, kiểm toán, chính sách về lao động và tiền lương, chính sách cải thiện và bảo vệ môi trường, đồng thời với việc tham gia các hoạt động và mục tiêu của xã hội. Hệ thống các tiêu chí trên đây, là những thành tố rất quan trọng làm cơ sở để đánh giá một cách toàn diện, chính xác và khách quan hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước. Hệ thống tiêu chí này cũng đã được Thủ tướng Chính phủ thống nhất ban hành tại Quyết định 271/TTg ngày 31/12/2003 và đang được áp dụng đới với việc đánh gía hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước. 1.2.2.2. Các yếu tố cấu thành và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh Thứ nhất, chiến lược kinh doanh và các chính sách hỗ trợ Một trong những nhiệm vụ quan trọng đối với doanh nghiệp nhà nước là xây dựng và phát triển chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp mình trên cơ sở những dự báo về sự tăng trưởng nền kinh tế cùng với những ảnh hưởng của các yếu tố về chính trị, kinh tế - xã hội và những tiền đề được xem là yếu tố nội lực của doanh nghiệp. Thông qua đó phân tích những điểm mạnh, điểm yếu những cơ hội và nguy cơ mà doanh nghiệp có được để đón bắt và ngăn ngừa những biến động có thể xảy ra liên quan đến quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, như là sự bão hoà thị trường, sự thay đổi các quan niệm giá trị, sự xuất hiện công nghệ mới, các yếu tố liên minh khu vực cũng như toàn cầu hoá xu hướng phát triển nền kinh tế hay là vấn đề môi trường, vệ sinh công nghiệp...Như vậy, chiến lược kinh doanh có thể hiểu là những định hướng kinh doanh, những phương pháp hay sự lựa chọn và những khả năng thực hiện các công việc kinh doanh đã được đặt ra. Đi cùng với chiến lược kinh doanh là các chính sách hỗ trợ được xem như là các giải pháp tối ưu về nguồn lực nhằm thực hiện các mục tiêu của chiến lược kinh doanh, đó là: - Chính sách về nguồn vốn: Bao gồm các nguồn tài chính mà doanh nghiệp cần huy động để phục vụ cho hoạt động kinh doanh. - Chính sách về sản xuất: Là hoàn thiện quá trình sản xuất khai thác tiềm năng nguồn lao động, kế hoạch tăng, giảm năng lực sản xuất phù hợp với chiến lược kinh doanh, điều hành và bố trí hợp lý các qui trình sản xuất với khả năng đổi mới thiết bị công nghệ, nhằm tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. - Chính sách nghiên cứu và phát triển: Tập trung các vấn đề như là tiến bộ kỹ thuật, phát huy sáng kiến, thu thập ý tưởng mới, phát minh sáng chế và tăng cường trách nhiệm đối với chất lượng sản phẩm. - Chính sách maketing: Nhằm giữ vững thị trường và khách hàng tiềm năng đồng thời mở rộng thị trường mới để tăng cường tiêu thụ sản phẩm. - Chính sách nhân sự: Xây dựng được đội ngũ những người lao động có phẩm chất, tư cách đạo đức, có giác ngộ chính trị, có phong cách và thói quen lao động công nghiệp để xứng đáng là lực lượng lao động tiên tiến, có ý thức kỉ luật lao động, có khả năng ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ. - Chính sách tài chính: Nhằm ổn định khả năng thanh toán, tự đầu tư về lợi nhuận, đầu tư ra ngoài hợp lý, kế hoạch tăng vốn tự có, loại bỏ các rủi ro tiền tệ. - Chính sách thu thập và xử lí thông tin: Trên cơ sở những tin tức mới được thu nhập, được hiểu và được đánh giá là có ích trong việc ra quyết định về sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. - Chính sách xã hội: Là công cụ mà chủ thể lãnh đạo sử dụng để định hướng, điều chỉnh hành vi, hành động của con người, bảo vệ và thoả mãn nhu cầu về quyền lợi của mọi thành viên trong doanh nghiệp mình như: Thu nhập, việc làm, khát vọng cá biệt về uy thế, thăng tiến, bảo hành quyền lợi sử dụng sản phẩm của khách hàng và chăm lo công tác từ thiện, an sinh xã hội. - Chính sách về lợi nhuận: Đây là mục tiêu hàng đầu đối với mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận tối đa sẽ tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, làm tốt nghĩa vụ đóng góp cho Nhà nước theo luật định và tạo nguồn tăng thu nhập cho người lao động. Những chính sách này là sự tương hỗ lẫn nhau trong mối quan hệ tổng hoà thúc đẩy quá trình hiệu xuất hoá chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Thứ hai, trình độ công nghệ, thiết bị - Thiết bị là một bộ phận về “phần cứng” của công nghệ. Thiết bị nói chung là các công cụ và máy móc tạo ra và hình thành dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp để sản xuất ra sản phẩm phục vụ nhu cầu xã hội. - Công nghệ là tổng hợp các phương tiện kỹ thuật, kỹ năng, phương pháp được dùng đến để chế biến và sản xuất vật phẩm hàng hoá. Ngoài phần cứng là thiết bị, máy móc còn có phần mềm bao gồm: con người, thông tin, phương pháp, tổ chức quản lý, trong đó tri thức khoa học là chủ yếu. - Công nghệ còn là hệ thống các giải pháp mà con người sử dụng trong quá trình thực hiện một mục tiêu cụ thể như: Chế tạo sản phẩm, xây dựng một công trình hay thực hiện một dịch vụ nào đó, thể hiện dưới hai dạng: Công nghệ quy trình là các phương thức chế tạo sản phẩm hàng hoá và công nghệ sản phẩm được đề cập với bản chất, đặc tính và tính hữu ích của sản phẩm sản xuất ra. Đối với doanh nghiệp nhà nước đổi mới nâng cao trình độ công nghệ, thiết bị là động lực giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường vì lẽ kết quả của đổi mới công nghệ thiết bị là làm cho chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp tăng lên, đáp ứng nhu cầu khắt khe của khách hàng và tạo ra được uy tín với thị trường. Đổi mới công nghệ, thiết bị sẽ làm tăng năng suất lao động, giảm bớt được hao phí lao động trên một sản phẩm dẫn đến hạ giá thành và do đó số lượng cũng như chất lượng sản phẩm sẽ tăng lên do được ứng dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ mới. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì việc đổi mới công nghệ, thiết bị là yếu tố vô cùng quan trọng đối với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước. Thứ ba, chất lượng nguồn nhân lực Nguồn nhân lực trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này được hiểu là lực lượng lao động trong một doanh nghiệp và là nhân tố quyết định việc tổ chức sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó. Nói cách khác, nguồn lực lao động đó là nhân tố quyết định việc tái tạo sử dụng, phát triển các nguồn lực chủ yếu của quá trình sản xuất. Nguồn lực lao động còn là nhân tố sáng tạo ra công nghệ, thiết bị và sử dụng chúng vào quá trình phát triển kinh tế, làm thay đổi cơ cấu chi phí, giảm giá thành sản phẩm do quá trình tăng năng suất lao động. Có thể nói, đây là yếu tố cấu thành quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, vì rằng con người nói chung, nguồn lực lao động nói riêng, vừa là yếu tố quan trọng, vừa là kết quả của quá trình lao động sản xuất xã hội. Nếu quá trình tái sản xuất xã hội không đạt được sự gắn kết hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội thì chưa thể gọi là đạt được mục tiêu đặt con người ở vị trí trung tâm của mọi quá trình phát triển. Đảng và Nhà nước ta cũng đã khẳng định, mục tiêu và động lực phát triển kinh tế xã hội là vì con người và do con người. Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vai trò của nguồn nhân lực càng được khẳng định thông qua trình độ về chuyên môn, về thể chất, về kỹ thuật cao, đánh dấu bước phát triển nguồn lực lao động ứng với sự phát triển của nền kinh tế. Nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố không chỉ góp phần tạo nên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp mà còn là yếu tố cấu thành sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Đối với doanh nghiệp nhà nước việc thường xuyên đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để phục vụ cho doanh nghiệp mình và cung cấp cho xã hội là một trong những nhiệm vụ cơ bản nhằm tạo ra hiệu quả kinh doanh vì mục tiêu xã hội. Thư tư, ổn định việc làm và nâng cao thu nhập Đây là hai đại lượng luôn gắn liền với cuộc sống thiết thân của người lao động và luôn vận động trong mối quan hệ hữu cơ. Vì rằng: Việc làm luôn luôn, bao giờ và lúc nào cũng là nhu cầu cần thiết của con người trong xã hội. Đó là một đòi hỏi tự nhiên bởi con người được sinh ra để sống và làm việc, nhưng để có đủ điều kiện làm việc con người phải đáp ứng lại nhu cầu tiêu dùng cá nhân thông qua thu nhập, và phải từ thu nhập thường xuyên trên cơ sở việc làm ổn định. Lúc sinh thời, Bác Hồ của chúng ta cũng từng nói: “Phát triển sản xuất để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân” [28, tr.212]. Nghĩa là: đời sống được nâng cao là nhằm phục vụ cho sản xuất và sản xuất phải nhằm mục đích nâng cao đời sống của con người, bởi vì như Mác đã từng nói: “Chính con người mới là nhân tố tạo ra mọi giá trị”. Trong thực tế hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước vấn đề việc làm và thu nhập đã trở thành yếu tố cấu thành và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả, nó tuỳ thuộc vào các chính sách giải quyết việc làm và phân phối thu nhập mà doanh nghiệp đã lựa chọn. Nếu sử dụng chính sách phù hợp sẽ tạo được việc làm ổn định cho người lao động và do vậy sẽ khai thác được những tiềm năng to lớn thông qua trình độ bậc thợ, tay nghề, kỹ năng kỹ xảo và ý thức tổ chức kỷ luật của người lao động nhằm tăng năng suất lao động, tạo điều kiện tăng các chỉ số kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời thực hiện phân phối thu nhập công bằng trên cơ sở kết quả kinh doanh và kết quả đóng góp của người lao động sẽ là nguồn lực thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo ra được việc làm ổn định cho người lao động. Thực hiện chính sách khuyến khích và phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật thông qua các chế độ khen thưởng và phúc lợi xã hội nhằm tạo động lực để thi đua lao động, gắn bó với doanh nghiệp bởi tinh thần trách nhiệm của người lao động. Từ đó, tạo ra một phong trào thi đua lao động sản xuất thường xuyên và góp phần mang lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Thứ năm, chất lượng sản phẩm Theo tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá ISO thì thuật ngữ chất lượng được định nghĩa là: “Toàn bộ các đặc tính của một thực thể tạo cho thực tế đó có khả năng thoả mãn các nhu cầu đã công bố hay còn tiềm ẩn” [40, tr.16]. Như vậy, chất lượng được đo bởi sự thoả mãn nhu cầu. Nếu một sản phẩm hay dịch vụ nào đó mà không đáp ứng được nhu cầu, không được thị trường chấp nhận thì coi như là kém chất lượng, cho dù trình độ công nghệ đã chế tạo ra sản phẩm đó có thể rất hiện đại. Đây chính là yếu tố then chốt để các nhà quản lý, các doanh nghiệp nhà nước định ra những chính sách phù hợp với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, vì lẽ hoạt động của doanh nghiệp hoàn toàn phụ thuộc vào khách hàng của mình bởi các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm và dịch vụ sẽ mang lại giá trị và giá trị sử dụng đối với khách hàng, làm cho khách hàng thoả mãn, ưa chuộng tạo dựng nên niềm tin và sự gắn bó giữa khách hàng với doanh nghiệp. Mặt khác, do chất lượng được đo bởi nhu cầu, mà nhu cầu thì biến động theo thực tế phát triển của kinh tế, xã hội, theo mức sống của người tiêu dùng được nâng cao nên chất lượng sản phẩm, dịch vụ cũng luôn thay đổi cho phù hợp với nhu cầu theo thời gian, không gian, điều kiện sử dụng...Do vậy nó không chỉ giới hạn ở mức độ sản xuất sản phẩm và dịch vụ thoả mãn lại nhu cầu của khách hàng mà phải liên tục nâng cao chất lượng hơn nữa để tạo nên lợi thế so sánh với các sản phẩm và dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh, nhằm giữ vững khả năng chiếm lĩnh thị trường, duy trì khách hàng truyền thống và thu hút khách hàng mới. Chất lượng cũng không phải chỉ là thuộc tính của sản phẩm, hàng hoá mà chất lượng có thể áp dụng cho mọi thực thể, đó sẽ là sản phẩm một hoạt động, một quá trình, một doanh nghiệp hay một con người. Một khi nền kinh tế nước ta đang trong điều kiện tham gia vào tiến trình hội nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực thì việc các doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao là hoàn toàn cần thiết và nó sẽ là yếu tố cơ bản, là chất xúc tác hiện hữu mang lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp cần phải thường xuyên nâng cao chất lượng sản phẩm và hàng hoá, dịch vụ. Thứ sáu, gìn giữ môi trường sinh thái Môi trường sinh thái là những giá trị nguyên sinh của tài nguyên thiên nhiên, hình thành và tồn tại trong tự nhiên được xem là một trong những yếu tố nguồn lực cơ bản của quá trình sản xuất. Đó là tất cả những của cải vật chất thuộc về thiên nhiên mà con người có thể sử dụng để thoả mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của mình, bao gồm: đất đai, rừng, biển, sông ngòi, khoáng sản, nguồn nước, nhiệt năng, khí hậu, thời tiết... Quá trình phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng chính là quá trình làm thay đổi đối tượng lao động, biến các tài nguyên thiên nhiên thành các sản phẩm tiêu dùng để phục vụ cho nhu cầu của con người. Tuy nhiên, do trữ lượng tài nguyên có hạn, vả lại có những tài nguyên không tái tạo được hoặc chu kì tái tạo chậm dẫn đến sự cạn kiệt tài nguyên. Mặt khác, quá trình khai thác tài nguyên đã làm phá vỡ môi trường sinh thái do chất thải rắn, chất thải khí tăng lên, đặc biệt là khai thác gỗ và phá rừng bừa bãi sẽ dẫn đến thay đổi thời tiết khí hậu gây ra thiên tai, lũ lụt, làm ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sức khoẻ của con người. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, đòi hỏi ý thức của mọi thành viên trong doanh nghiệp phải biết sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên, biết bảo vệ môi trường sinh thái, đồng thời, phải tạo môi trường làm việc hợp lý cho mỗi thành viên trong doanh nghiệp của mình cả về không gian, không khí, khí hậu, ánh sáng, thông gió...Thực hiện tốt yếu tố này chính là sử dụng hiệu quả năng lực làm việc của mọi thành viên trong doanh nghiệp vừa tăng năng suất lao động, vừa gìn giữ được môi trường sinh thái, đạt được mục tiêu hiệu quả về môi trường, là yếu tố của sự phát triển bền vững. Thứ bảy, chi phí kinh doanh Đây là các khoản chi phí đầu vào của doanh nghiệp phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh, bao gồm: chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. Chi phí trực tiếp: là chi phí được phân bổ thẳng vào những sản phẩm như là chi phí nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng, chi phí nhân công, ca máy,... Chi phí gián tiếp: là chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm: tiền lương, thu nhập khác, tiền ăn ca của bộ máy quản lý, cước điện thoại, tiền điện, nước, quảng cáo, thông tin, bảo hiểm, đào tạo, chuyên gia, giao tế, khấu hao và các chi phí quản lý khác. Nếu quản lý và phân bổ hợp lý cơ cấu chi phí kinh doanh thì doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí trong giá thành sản phẩm và do đó sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn. Ngược lại, không quản lý tốt chi phí kinh doanh thì chi phí sẽ bằng hoặc lớn hơn doanh thu, khi đó sẽ không mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh. Do vậy, chi phí kinh doanh cũng chính là yếu tố cấu thành và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Thứ tám, năng lực quản lí Có thể hiểu rằng: Hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp bao gồm nhiều nội dung và nhiều cách tiếp cận, nhưng xét cho cùng thì năng lực quản lý chính là một chức năng vô cùng quan trọng thể hiện những phương thức tác động đến các quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, như là: - Quản lý quá trình sản xuất: bao gồm toàn bộ các hoạt động có tính chất qui trình trên cơ sở phối hợp các yếu tố lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động đã có để chế biến, sản xuất ra sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ. Qui trình đó chính là: hoạch định, xây dựng kế hoạch sản xuất, điều khiển quá trình vận hành chế biến, kiểm tra chất lượng, giữ gìn bí quyết, kiểu dáng và phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật của các thành viên. - Quản lý tài chính và quá trình tác nghiệp, bao gồm: Tạo vốn, sử dụng vốn, chủ yếu là quản lý quá trình lưu thông, thanh toán và các quan hệ tín dụng, cũng như các quy trình, hệ thống tác nghiệp, báo cáo. - Quản lý vật tư, chi phí các yếu tố đầu vào kể cả các chi phí trực tiếp và gián tiếp trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, cơ cấu hợp lý giá thành nhằm tối đa hoá lợi nhuận. - Quản lý nhân sự thông qua kết quả công việc được thống kê, cập nhật, đồng thời lập kế hoạch, tuyển dụng, bố trí nhân sự theo đúng ngành nghề, kĩ năng đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Quản lý các kênh thông tin cần thiết, liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, kiểm tra chọn lọc và xử lý thông tin kịp thời, chính xác. - Thực hiện tốt các mối quan hệ pháp lý trong và ngoài doanh nghiệp cũng như tổ chức thường xuyên các hoạt động quần chúng, phúc lợi trong doanh nghiệp. - Phát huy vai trò lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng trong doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, Đảng không can thiệp sâu hoặc làm thay công việc chuyên môn của Giám đốc doanh nghiệp. Thông qua Đại hội công nhân viên chức hàng năm mà thực hiện tốt qui chế dân chủ ở cơ sở trong doanh nghiệp nhà nước. Nếu duy trì tốt yếu tố này sẽ là điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Thứ chín, quyết định của Giám đốc doanh nghiệp Giám đốc doanh nghiệp là người được chủ sở hữu doanh nghiệp giao cho quyền được quản lý, điều hành doanh nghiệp theo chế độ một thủ trưởng, chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu và tập thể người lao động về mọi hoạt động cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp nhà nước thì Giám đốc doanh nghiệp được Nhà nước bổ nhiệm và hưởng lương theo chế độ do Nhà nước qui định. Lao động của Giám đốc doanh nghiệp phải là lao động của nhà hoạt động xã hội, biết tuân thủ và hiểu đầy đủ những vấn đề về luật pháp, nhất là luật kinh tế, luật dân sự, các chính sách chế độ qui định của nhà nước có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sản phẩm lao động của Giám đốc doanh nghiệp là các quyết định mang tính hệ trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều lĩnh vực, nhiều mối quan hệ, nhiều con người trong doanh nghiệp, đó là hành vi sáng tạo mang tính chỉ thị tác động vào đối tượng quản lý nhằm giải quyết những vấn đề chín muồi trên cơ sở nắm vững các qui luật vận động của đối tượng. Quyết định đúng, kịp thời sẽ mang lại hiệu quả cao còn ngược lại, quyết định sai, không kịp thời, sẽ mang lại hậu quả nghiêm trọng. Do vậy, trước khi ra quyết định cần phải nghiên cứu vấn đề một cách tỉ mỉ, sâu sắc, đồng thời phải thảo luận và lắng nghe ý kiến của cộng sự. Do tính chất quan trọng của quyết định nên đòi hỏi Giám đốc phải là người có kiến thức về chuyên môn, am hiểu về pháp luật, có năng lực quản lý và kinh nghiệm thực tiễn, có tư duy sáng tạo, biết quan sát và tổ chức công việc, đồng thời phải có ý chí, nghị lực và biết tự tin vào quyết định sáng suốt của mình. Ngoài ra, việc quyết định kịp thời đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, Giám đốc phải là người hiểu được tâm trạng chính trị của tập thể do mình lãnh đạo, phải có quan điểm sống tích cực, đấu tranh chống lại các hiện tượng tiêu cực, luôn luôn vì lợi ích tập thể và phải luôn tu dưỡng mình về đạo đức chính trị, đặc biệt phải chú trọng học tập Chủ nghĩa Mác - Lê Nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước. Trong thực tế, hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước hiện nay, quyết định của Giám đốc có vai trò quan trọng ảnh hưởng trực tiếp kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Kết luận chương 1 Doanh nghiệp nhà nước, đó là tổ chức kinh tế mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ hoặc giữ quyền chi phối trên cơ sở phần vốn góp của Nhà nước tại các doanh nghiệp, tồn tại dưới các hình thức: Công ty nhà nước, Công ty cổ phần nhà nước, Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước hai thành viên. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vai trò của doanh nghiệp nhà nước gắn liền với quá trình phát triển kinh tế xã hội trên 3 khía cạnh: Kinh tế, chính trị - xã hội và môi trường, là lực lượng nòng cốt mở đường dẫn dắt các thành phần kinh tế khác cùng phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, để có cơ sở đánh giá thực chất hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, cần sử dụng nhóm tiêu chí thuộc các chỉ số kinh doanh để xác định về tốc độ tăng trưởng kinh tế và sử dụng những chỉ tiêu thuộc lợi ích cộng đồng để đánh giá hiệu quả về mục tiêu xã hội và môi trường, đồng thời phải phân tích cụ thể quá trình tác động của các yếu tố cấu thành và ảnh hưởng đến hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước. Do vậy, nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Nam cần dựa vào các tiêu chí, các yếu tố cấu thành và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp như đã nêu trên. Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TỈNH QUẢNG NAM 2.1. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TỈNH QUẢNG NAM 2.1.1. Sự cần thiết để tồn tại doanh nghiệp nhà nước của tỉnh Quảng Nam Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vai trò của doanh nghiệp nhà nước gắn liền với quá trình phát triển kinh tế xã hội và giữ vững sự ổn định chính trị của một quốc gia, thông qua việc thực hiện sứ mệnh đặc biệt của mình trong quá trình gánh vác chức năng nặng nề và khác biệt so với các loại hình doanh nghiệp khác, đó là công cụ của Nhà nước làm “bà đỡ” cho hệ thống doanh nghiệp phát triển ổn định, tham gia khắc phục những khuyết tật của cơ chế thị trường, góp phần tạo việc làm và đi đầu thực hiện các chính sách xã hội, đặc biệt là phân phối phúc lợi công cộng, giảm bớt tình trạng phân hoá giàu nghèo, bất bình đẳng trong xã hội. Mặt khác, doanh nghiệp nhà nước phải đảm nhận các lĩnh vực sản xuất kinh doanh có tính chiến lược đối với sự phát triển kinh tế xã hội đòi hỏi vốn đầu tư vượt quá khả năng tài chính của tư nhân, tham gia đầu tư vào một số ngành có hệ số rủi ro như ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, xử lí môi trường, giao thông công cộng...hoặc tham gia vào những ngành có lợi thế cạnh tranh để vừa mang tính chất chính trị, vừa tạo nguồn thu lớn cho ngân sách. Doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cần nắm giữ những vị trí then chốt quan trọng để chủ động định hướng xã hội làm đối trọng phát triển hội nhập kinh tế quốc tế; tham gia kiến tạo quan hệ sản xuất mới, mở đường cho các thành phần kinh tế khác phát triển, đồng thời phải nắm giữ những ngành đặc biệt quan trọng liên quan đến an ninh quốc phòng, chính trị xã hội của quốc gia. Đối với Quảng Nam, một tỉnh mới được chia tách từ đơn vị hành chính Quảng Nam - Đà Nẵng vào tháng 01 năm 1997 đến nay vừa được 9 năm. Cơ sở vật chất, hạ tầng kĩ thuật của tỉnh trong những năm qua được Nhà nước và chính quyền địa phương quan tâm đầu tư xây dựng nhưng thực chất chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của kinh tế - xã hội tỉnh nhà. Nghị quyết Đại hội lần thứ XIX của Tỉnh Đảng bộ đã đánh giá cao những thành tựu đạt được trong gần 10 năm qua, trong đó có sự đóng góp rất tích cực của bộ phận doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh và trong phương hướng nhiệm vụ của những năm đến, Tỉnh uỷ Quảng Nam cũng đã chủ trương đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế địa phương trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu ngành, thu hút mạnh đầu tư, đẩy nhanh tốc độ xây dựng khu kinh tế mở Chu Lai, tập trung phát triển công nghiệp, du lịch và dịch vụ, phấn đấu đến trước năm 2020 Quảng Nam trở thành tỉnh Công nghiệp, giữ vững tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 14%/ năm, giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân hằng năm là 27%. Nghị quyết Đại hội Tỉnh Đảng bộ Quảng Nam lần thứ XIX cũng khẳng định: “Phát triển kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hoá, tiến bộ và công bằng xã hội, chăm lo sự phát triển toàn diện con người” [20, tr.42]. Nội dung định hướng thể hiện rõ quan điểm của Đảng bộ tỉnh Quảng Nam là phát triển kinh tế phải đi đôi với giải quyết các vấn đề về xã hội, về môi trường, phải thực hiện được công bằng xã hội và nâng cao mức sống của nhân dân. Nói cách khác là phải phát triển bền vững và do vậy, để thực hiện thắng lợi nội dung định hướng này, không thể không sử dụng vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước mà trong đó doanh nghiệp nhà nước là bộ phận cấu thành chính yếu. Điều đó cũng có nghĩa rằng sự tồn tại của doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn hiện nay là hoàn toàn cần thiết mang tính tất yếu khách quan, phù hợp với thực tế đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước trong lộ trình sắp xếp đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. 2.1.2. Hệ thống doanh nghiệp nhà nước của tỉnh Quảng Nam - đặc điểm và phân loại + Hệ thống doanh nghiệp nhà nước của tỉnh Quảng Nam Tỉnh Quảng Nam thuộc khu vực miền Trung Việt Nam. Sau khi được tái lập vào năm 1997, địa giới hành chính của tỉnh Quảng Nam tiếp giáp với thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên - Huế về phía Bắc, phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi và KonTum, phía Tây giáp Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào và phía Đông tiếp giáp với biển Đông, là điểm trung lộ cách Hà Nội 860km và cách Thành phố Hồ Chí Minh 865km. Diện tích tự nhiên của toàn tỉnh là (1.408,78km2) dân số khoảng 1,465triệu người với mật độ trung bình 141người/km2. Địa hình của tỉnh chia thành các vùng khác nhau rõ rệt, đó là vùng núi cao, vùng trung du, vùng đồng bằng và vùng ven biển với các điều kiện tự nhiên, sinh thái, tập quán sinh hoạt khác nhau của cư dân địa phương hết sức phong phú. Về mặt hành chính, tỉnh Quảng Nam có 15 huyện và 2 thị xã, trong đó có 6 huyện miền núi, có 2 di sản văn hoá thế giới là Thánh địa Mỹ Sơn ở Duy Xuyên và Phố cổ Hội An. Xuyên ngang qua địa bàn của tỉnh có quốc lộ 1A, đường sắt xuyên Việt, quốc lộ 14 đi các tỉnh Tây Nguyên và sang đường xuyên Á thông qua cửa khẩu Nam Giang - Đăk-ta-ốc (Lào), có Cảng biển Kỳ Hà và sân bay Chu Lai thuận lợi cho giao lưu kinh tế thông qua hệ thống giao thông thuỷ bộ và hàng không. Trước khi tái lập tỉnh, địa phận Quảng Nam gồm 2 thị xã và các huyện đồng bằng, trung du, miền núi thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Mọi nguồn lực và hạ tầng kỹ thuật đều tập trung tại thành phố Đà Nẵng và do vậy hầu hết các doanh nghiệp nhà nước có qui mô lớn đều hoạt động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Theo đó, khi chia tách tỉnh thì cũng đồng thời hệ thống doanh nghiệp nhà nước cũng được chia theo địa bàn đóng chân của các doanh nghiệp nhà nước nên hầu hết các doanh nghiệp ở tỉnh Quảng Nam khi tái lập tỉnh là những doanh nghiệp nhà nước chủ yếu trước đó hoạt động ở địa bàn thị xã Hội An, thị xã Tam Kỳ và một vài thị trấn thuộc huyện. Thực tế số doanh nghiệp nhà nước này không thể đáp ứng được nhu cầu nhiệm vụ của một tỉnh mới tái lập, do vậy phải thành lập mới thêm một số doanh nghiệp nhà nước trên cơ sở chức năng, ngành nghề hoạt động thích ứng với nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh lúc bấy giờ và được thực hiện dưới các hình thức: đổi tên, thành lập mới hoặc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước theo đúng qui định của Chính phủ tại Nghị định số 50/CP ngày 28/8/1996. Tính đến thời điểm năm 2001, tức là sau 5 năm tái lập tỉnh, hệ thống Doanh nghiệp nhà nước của tỉnh Quảng Nam có tổng số là: 103 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp nhà nước thuộc các cơ quan Trung ương quản lý và các tỉnh, thành phố trong cả nước có Chi nhánh hoạt động trên địa bàn tỉnh Quảng Nam là 34 doanh nghiệp, số doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh Quảng Nam quản lý có tổng số là 69 doanh nghiệp. Từ năm 2001 đến 2005 hệ thống doanh nghiệp nhà nước của tỉnh Quảng Nam có nhiều biến động (bảng 2.1). Bảng 2.1: Hệ thống doanh nghiệp nhà nước của tỉnh Quảng Nam giai đoạn từ năm 2001-2005 Năm Cấp quản lý DNNN 2001 2002 2003 2004 2005 DNNN Trung ương và các tỉnh có chi nhánh tại Quảng Nam 34 39 42 31 21 DNNN địa phương thuộc tỉnh quản lý 69 66 39 31 22 Tổng số 103 105 81 62 43 Nguồn: [3], [12], [33]. Qua số liệu thống kê (bảng 2.1) cho thấy, hệ thống doanh nghiệp nhà nước ở tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2001-2005 biến động theo hướng giảm dần, trong đó doanh nghiệp nhà nước thuộc sự quản lý của tỉnh Quảng Nam có tốc độ giảm nhanh hơn do thực hiện lộ trình sắp xếp đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 khoá IX của Đảng; Chỉ thị số 20/1998 ngày 21/8/1998, và các Quyết định số 58/2002/QĐ-TTg ngày 26/4/2002, Quyết định số 72/2003/QĐ- TTg ngày 29/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước. Theo số liệu tổng hợp từ Ban đổi mới doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Nam thì số lượng doanh nghiệp nhà nước giảm, trong năm 2002 là: 5 doanh nghiệp nhưng lại tăng 2 doanh nghiệp, trong đó: sáp nhập và tổ chức lại 3 doanh nghiệp, chuyển giao: 2 doanh nghiệp; Năm 2003 giảm 27 doanh nghiệp, trong đó: Cổ phần hoá là 8 doanh nghiệp, sáp nhập 11 doanh nghiệp, chuyển giao 2 doanh nghiệp, chuyển về Trung ương quản lý 5 doanh nghiệp và chuyển sang đơn vị sự nghiệp có thu 1 doanh nghiệp; Năm 2004 giảm 8 doanh nghiệp, trong đó: cổ phần hoá 7 doanh nghiệp, phá sản 1 doanh nghiệp; Năm 2005 giảm 9 doanh nghiệp, trong đó: cổ phần hoá 5 doanh nghiệp, sáp nhập 1 doanh nghiệp, chuyển giao 2 doanh nghiệp và chuyển đơn vị sự nghiệp có thu 1 doanh nghiệp. Như vậy, đến thời điểm tháng 12/2005 hệ thống doanh nghiệp nhà nước ở tỉnh Quảng Nam hiện còn tổng số 43 doanh nghiệp, trong đó: doanh nghiệp nhà nước thuộc sự quản lý của các cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố khác là 21 doanh nghiệp và doanh nghiệp thuộc sự quản lý của tỉnh là 22 doanh nghiệp. + Đặc điểm và phân loại doanh nghiệp nhà nước của tỉnh Quảng Nam. Đặc điểm: Doanh nghiệp nhà nước của tỉnh Quảng Nam hầu hết có qui mô hoạt động vừa và nhỏ, nguồn vốn kinh doanh từ 1 đến 5 tỷ đồng, chiếm 55%, gồm 38/69 doanh nghiệp trong năm 2001 và 14/22 doanh nghiệp trong năm 2005, số doanh nghiệp có nguồn vốn dưới 1 tỷ đồng có 16/69 doanh nghiệp vào năm 2001 và 2/22 doanh nghiệp vào năm 2005, còn lại số doanh nghiệp có nguồn vốn từ 5-10 tỉ và >10 tỷ chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn 15/69 trong năm 2001 và 6/22 vào năm 2005 (Bảng 2.2). Từ đó cho thấy qui mô hoạt động của doanh nghiệp nhà nước của tỉnh Quảng Nam chỉ giới hạn trong phạm vi nguồn vốn chủ sở hữu và nếu muốn mở rộng sản xuất kinh doanh phải lệ thuộc vào nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại và do vậy phải thường xuyên đối mặt với những biến động bởi quá trình điều tiết vĩ mô từ các chính sách tín dụng theo cơ chế thị trường. Bảng 2.2: Doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Nam theo qui mô nguồn vốn chủ sở hữu Năm Qui mô DNNN 2001 2002 2003 2004 2005 <1 tỉ đồng 16 13 6 5 2 Từ 1 – 5 tỉ 38 39 24 19 14 Từ 5 – 10 tỉ 7 8 5 4 4 >10 tỉ 8 6 4 3 2 Tổng Cộng 69 66 39 31 22 Nguồn: [3], [12]. Về cơ cấu ngành nghề, nhiều doanh nghiệp nhà nước của tỉnh Quảng Nam có cùng ngành nghề kinh doanh nhưng lại giới hạn bởi quy mô nhỏ, không mang tính tiên phong, dẫn dắt mở đường. Nhiều doanh nghiệp mở rộng ngành nghề hoạt động nhưng lại thiếu chuyên sâu, tạo ra những hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh. Phần lớn các doanh nghiệp hoạt động nhỏ lẻ, phân tán, thiếu sự phối hợp, liên doanh, liên kết với nhau. Trong tổng số 69 doanh nghiệp nhà nước của tỉnh Quảng Nam tập trung chủ yếu ở 4 loại ngành nghề đó là: Nông nghiệp, Công nghiệp chế biến, Xây dựng và Thương mại. Tại thời điểm 2001-2002 chiếm tỉ lệ 82,4% và thời điểm 2005 chiếm 72,6%, trong khi 8 loại ngành nghề còn lại chỉ chiếm tỉ lệ 17,6% tại thời điểm 2001-2002 và 27,4% trong năm 2005. Tuy nhiên, hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Nam là dịch vụ, khai thác, gia công với qui mô vừa và nhỏ. Có rất ít doanh nghiệp hoạt động sản xuất với qui mô lớn, đòi hỏi phải sử dụng công nghệ thiết bị hiện đại và lao động kỹ thuật. Trong giai đoạn từ 2001 đến 2005 chỉ có 6 doanh nghiệp nhà nước được công nhận là doanh nghiệp nhà nước hạng I đó là: Công ty Khai thác Công trình Thuỷ lợi, Công ty Nông sản Xuất khẩu Thu Bồn, Công ty Lâm đặc sản Xuất khẩu, Công ty Xây dựng Quảng Nam, Công ty Xây dựng & Cấp thoát nước Quảng Nam và Công ty Xây dựng Thuỷ lợi Thuỷ điện Quảng Nam [12]. Về cơ sở vật chất cũng như điều kiện để phục vụ các hoạt động sản xuất kinh doanh như: Văn phòng làm việc, nhà xưởng, phương tiện, thiết bị,...đều chưa được đầu tư đúng mức, phần lớn là cũ kỹ, lạc hậu, tạm bợ, chắp vá do nguồn vốn kinh doanh còn hạn hẹp. Cho đến nay vẫn còn nhiều doanh nghiệp vừa hoạt động vừa đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, thậm chí có doanh nghiệp vẫn còn thuê văn phòng làm việc vì chưa xây dựng được trụ sở. Địa bàn hoạt động của doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Nam giới hạn trong phạm vi ở tỉnh, chỉ một số ít doanh nghiệp có Chi nhánh hoặc Văn phòng đại diện tại thành phố Đà Nẵng. Năng lực cạnh tranh nhìn chung còn rất thấp, ngoại trừ Công ty Du lịch Dịch vụ Hội An có mối quan hệ trong hệ thống các hoạt động của Ngành Du lịch Việt Nam thì chưa có doanh nghiệp nhà nước nào của tỉnh Quảng Nam có thương hiệu về sản phẩm hoặc doanh nghiệp trên thị trường rộng rãi trong và ngoài nước. Có thể khái quát rằng: Đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước ở tỉnh Quảng Nam hầu hết là qui mô vừa và nhỏ, hoạt động trên địa bàn của tỉnh là chủ yếu, tập trung ở 4 loại ngành nghề bao gồm: Nông nghiệp, Công nghiệp chế biến, Xây dựng và Thương mại. Mặt khác, cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh của phần lớn các doanh nghiệp còn rất lạc hậu, nghèo nàn nên không tạo được sức cạnh tranh. + Phân loại doanh nghiệp nhà nước của tỉnh Quảng Nam Doanh nghiệp nhà nước của tỉnh Quảng Nam từ 2001-2003 được chia theo 12 loại ngành nghề kinh tế khác nhau như là: Nông nghiệp, Công cộng, Thuỷ sản, Công nghiệp khai thác, Công nghiệp chế biến, Sản xuất và Phân phối, Xây dựng, Thương nghiệp, Khách sạn nhà hàng - Du lịch, Vận tải, Bưu điện, Tài chính và Văn hoá - Thể thao. Năm 2004 giảm 01 ngành và năm 2005 giảm tiếp 02 ngành do quá trình thực hiện sắp xếp, chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước của tỉnh Quảng Nam nên đến 31/12/2005 chỉ còn 09 ngành nghề với 22 doanh nghiệp nhà nước hoạt động, trong đó doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn chiếm tỉ lệ cao hơn, tiếp đến là ngành công nghiệp chế biến và xây dựng (bảng 2.3). Bảng 2.3: Doanh nghiệp nhà nước chia theo ngành kinh tế Năm DNNN chia Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 theo ngành kinh tế 1.Nông nghiệp 12 10 8 6 6 2.Công cộng 1 1 1 1 1 3.Thủy sản 1 1 1 1 1 4.Công nghiệp khai thác 1 1 1 5.Công nghiệp chế biến 14 12 7 6 4 6. Sản xuất và phân phối 5 5 2 2 2 7. Xây dựng 16 15 7 6 4 8. Thương nghiệp 15 16 8 5 2 9. Khách sạn, nhà hàng, du lịch 1 2 1 1 10. Vận tải, Bưu điện 1 1 1 1 1 11. Tài chính 1 1 1 1 1 12. Văn hóa, thể thao 1 1 1 1 Tổng cộng 69 66 39 31 22 Nguồn: [12], [33]. Qua bảng tổng hợp phân loại chia theo ngành kinh tế (bảng 2.3), cho thấy doanh nghiệp nhà nước của tỉnh Quảng Nam chủ yếu là thực hiện chức năng kinh tế nhà nước trên các lĩnh vực tư vấn, dịch vụ, khai thác, chế biến mang tính chuyên môn hoá, nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội vì sự tồn tại của các doanh nghiệp; chưa có nhóm doanh nghiệp nhà nước nào mang tính chiến lược, đảm đương những hoạt động sản xuất kinh doanh trong những ngành, những lĩnh vực trọng yếu, then chốt có tính chất quyết định sự ổn định và phát triển kinh tế địa phương, trên cơ sở định hướng của Nhà nước nhằm thực hiện vai trò hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế khác. 2.1.3. Khái quát quá trình hoạt động của doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Nam (2001-2005) Cùng với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong quá trình tái lập tỉnh, doanh nghiệp nhà nước của tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 2001 - 2005 đã có nhiều nỗ lực, biết vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, duy trì được sự ổn định và từng bước tạo cơ hội phát triển, đóng góp một phần quan trọng vào những thành tựu to lớn của tỉnh nhà. Có thể nói, đây là giai đoạn thực hiện lộ trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước nên mặc dù số lượng doanh nghiệp nhà nước biến động theo hướng giảm dần (từ 69 doanh nghiệp trong năm 2001 còn 22 doanh nghiệp trong năm 2005) nhưng các chỉ số đóng góp của doanh nghiệp nhà nước có 100% vốn nhà nước vẫn tăng đều qua các năm. Ngoại trừ số lao động sử dụng trong 2 năm 2004 - 2005 có giảm so với các năm 2002, 2003 do số lượng doanh nghiệp nhà nước giảm từ 66 doanh nghiệp xuống còn 34 doanh nghiệp, còn lại các chỉ số về doanh thu, lợi nhuận trước thuế, nộp ngân sách và thu nhập của người lao động đều tăng (bảng 2.4). Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu cơ bản về kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Nam từ năm 2001 - 2005 Các chỉ tiêu Năm Số doanh nghiệp Số lao động (người) Doanh thu thuần (triệu đồng) Lợi nhuận trước thuế (triệu đồng) Thuế và các khoản đã nộp ngân sách (triệu đồng) Thu nhập bình quân người lao động (đồng/ người) Năm 2001 69 3.718 891.842 16.460 10.330 599.475 Năm 2002 66 12.036 1.109.734 18.341 126.666 685.893 Năm 2003 39 11.180 1.289.919 14.299 234.162 684.988 Năm 2004 31 9.206 1.478.772 15.466 171.555 861.249 Năm 2005 22 9.210 2.045.685 18.502 636.818 1.160.161 Nguồn: [1], [2], [3], [12], [33]. Bảng 2.5: Tổng sản phẩm (GDP) theo giá thực tế ở tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2001 - 2005 Năm Nội dung 2001 2002 2003 2004 2005 Số tuyệt đối (triệu đồng) Tỉ trọng(%) Số tuyệt đối (triệu đồng) Tỉ trọng(%) Số tuyệt đối(triệu đồng) Tỉ trọng(%) Số tuyệt đối (triệu đồng) Tỉ trọng(%) Số tuyệt đối (triệu đồng) Tỉ trọng(%) Kinh tế nhà nước Trung ương 243.714 5.21 327.032 6.24 384.016 6.41 569.904 8.03 736.289 8.36 Kinh tế nhà nước địa phương 891.842 19.06 1.109.734 21.17 1.289.919 21.53 1.478.772 21.84 2.045.685 23.24 Kinh tế ngoài nhà nước 3.492.931 74.64 3763.158 71.78 4.261.524 71.13 4.957.094 69.85 5.868.327 66.67 Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 51.005 1.09 42.477 0.81 55.718 0.93 91.001 1.28 152.067 1.73 Tổng cộng 4.679.492 100 5.242.401 100 5.991.177 100 7.096.771 100 8.802.368 100 Nguồn: [12]. 40 Trên cơ sở số liệu tổng hợp (bảng 2.4) đã phản ánh được những đóng góp đáng kể của doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Nam đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn 2001 -2005. Cũng trong giai đoạn này doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Nam chiếm tỉ trọng bình quân từ 19 - 23%/ năm trong giá trị tổng sản phẩm xã hội hàng năm của tỉnh (bảng 2.5); đã giải quyết được việc làm ổn định cho gần 10.000 lao động/năm, góp phần quan trọng vào việc bảo đảm cho xã hội những sản phẩm, dịch vụ công thiết yếu, cùng với Nhà nước từng bước đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật quan trọng phục vụ cho sản xuất, quốc phòng và an sinh xã hội, tham gia tích cực quá trình phòng chống và khắc phục thiên tai. Mặt khác, doanh nghiệp nhà nước của tỉnh Quảng Nam cũng đã giữ được vai trò đại diện cho nhà nước thực hiện chức năng liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư với nước ngoài, thành công trên các lĩnh vực dịch vụ du lịch, khách sạn, khai thác khoáng sản, công nghiệp chế biến,...Một số doanh nghiệp nhà nước đã thích ứng nhanh chóng với cơ chế thị trường, chọn được giải pháp hữu hiệu để nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo ra hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, từng bước nâng cao đời sống cho người lao động, đồng thời đã xây dựng được đề án phát triển doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề, đa sở hữu theo những mô hình Công ty nhà nước, phù hợp với tính chất, đặc điểm và những điều kiện cụ thể theo chủ trương của Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Ủy ban Nhân dân tỉnh trên cơ sở lộ trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước. Nhìn chung, hoạt động của doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 2001-2005 có nhiều khởi sắc, góp phần chủ yếu để kinh tế nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam, trong điều kiện một đơn vị hành chính vừa được tái lập từ năm 1997. Đồng thời với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp nhà nước của tỉnh Quảng Nam đã hoạt động tích cực và có hiệu quả trong các chương trình công tác xã hội vì mục tiêu và lợi ích cộng đồng như: tham gia xóa nhà tạm, cùng với các địa phương xây dựng nhà tình nghĩa, các hoạt động xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, các chương trình khuyến học, bảo trợ trẻ em nghèo vượt khó cũng như các hoạt động ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam, mang lại ánh sáng cho người khuyết tật...Tuy nhiên, hoạt động của doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn này vẫn còn nhiều hạn chế, đó là: - Quy mô hoạt động chỉ ở mức nhỏ và vừa, nguồn vốn chủ sở hữu chậm được bổ sung, ngành nghề kinh doanh chồng chéo, chưa tập trung vào những ngành nghề, những lĩnh vực then chốt mang tính chiến lược của địa phương, địa bàn hoạt động chủ yếu là ở tỉnh, chưa mở rộng thị trường và thu hút đối tác để liên kết kinh doanh. - Chậm đổi mới thiết bị, công nghệ, thiếu nguồn lực để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Rất ít doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo tiêu chuẩn ISO về chất lượng sản phẩm, dịch vụ chưa có thương hiệu, sản phẩm được giới thiệu rộng rãi trên thị trường trong nước và quốc tế, năng lực cạnh tranh thấp không đủ sức góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh nhà theo hướng công nghiêp-nông nghiệp-thương mại-dịch vụ. - Chưa chủ động, sáng tạo và tự chủ trong sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp nhà nước hoạt động cầm chừng, chắp vá, hiệu quả kinh doanh thấp. Tình hình tài chính của nhiều doanh nghiệp không được kiểm soát, công nợ phát sinh ngày càng tăng, tồn đọng kéo dài. Một số doanh nghiệp đã sáp nhập vào những doanh nghiệp khác, đã có 3 doanh nghiệp phải thực hiện phá sản và giải thể vì không thể duy trì được khả năng hoạt động. - Chưa khai thác được những khả năng tiềm ẩn trong tài nguyên thiên nhiên, trên các lĩnh vực nuôi trồng, chế biến xuất khẩu, chưa phát huy tương ứng nguồn nhiệt lượng nội tại của địa phương nhất là là lực lượng lao động và nguyên liệu tại chỗ. Mặt khác, chưa huy động được những nguồn lực bên ngoài một cách hợp lý và hiệu quả. - Công tác quản lý doanh nghiệp còn nhiều bất cập, thiếu thông tin và chậm sửa đổi theo nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Giám đốc doanh nghiệp cũng như đội ngũ cán bộ chủ chốt về chuyên môn, nghiệp vụ ít có điều kiện bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý cũng như ứng dụng các phương pháp quản lý điều hành theo công nghệ mới, lực lượng lao động thiếu việc làm và dôi dư ngày càng tăng. - Những hạn chế nêu trên ít nhiều mang tính phổ biển trong hầu hết các doanh nghiệp nhà nước của tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 2001-2005. Đó cũng là điểm chung nhất được xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau vừa là khách quan, vừa là chủ quan nhưng cơ bản nhất vẫn là nguồn vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp tỉnh Quảng Nam quá bé, không đủ điều kiện để tổ chức sản xuất kinh doanh, đầu tư tập trung vào những ngành nghề trọng yếu, then chốt mang tính định hướng của tỉnh, mặt khác qui mô hoạt động quá hạn hẹp, công nghệ, thiết bị kỹ thuật quá lạc hậu không đủ sức cạnh tranh trong môi trường kinh doanh của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 2.2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TỈNH QUẢNG NAM 2.2.1. Theo mô hình SWOT SWOT là tên viết tắt của các từ tiếng Anh có nghĩa là: Strengths : Các điểm mạnh Waknesses : Các điểm yếu Opporainities : Các cơ hội Threats : Các mối đe dọa Mục đích của mô hình SWOT là phát hiện những cơ hội chủ yếu của môi trường kinh doanh, những mối đe dọa gây tác hại đến hoạt động của doanh nghiệp, phát triển những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu nhằm sắp xếp và kết hợp các yếu tố này để có thể gợi ra những chiến lược còn tiềm ẩn cũng như cung cấp những thông tin để đánh giá các phương án chiến lược. Các cơ hội và các mối đe dọa được xem là yếu tố bên ngoài và các điểm mạnh, điểm yếu là yếu tố bên trong của doanh nghiệp. Nói cách khác, cơ hội là một tập hợp hoàn cảnh thuận lợi để thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp, và mối đe dọa là tập hợp hoàn cảnh bất lợi ngược lại với cơ hội được phân tích qua dữ liệu hiện trạng và trên cơ sở các dự báo. Còn điểm mạnh là các yếu tố mang tính lợi thế của bản thân doanh nghiệp dựa vào đó mà xây dựng và triển khai chiến lược và điểm yếu là những khiếm khuyết, những tồn tại bên trong của doanh nghiệp cần được khắc phục. Nếu phối hợp được các yếu tố này sẽ là điều kiện để góp phần tạo ra hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Ở Quảng Nam, trong giai đoạn 2001-2005 là thời điểm mà môi trường kinh doanh tại đây có nhiều cơ hội (O), vì lẽ là một tỉnh mới được chia tách, ngoài các chủ trương chính sách chung của Nhà nước ưu tiên cho các hoạt động của Doanh nghiệp nhà nước thì Quảng Nam còn có những chính sách ưu đãi khác trở thành nhân tố tác động và tạo điều kiện cho những cơ hội kinh doanh như là: chính sách thu hút đầu tư và mở rộng kinh doanh để phát triển Khu kinh tế mở Chu Lai, Khu công nghiệp tập trung Điện Nam - Điện Ngọc; các chính sách ưu đãi đầu tư phát triển sản xuất; các cơ hội về điều kiện tự nhiên ẩn chứa những tiềm năng khoáng sản to lớn với lực lượng lao động cần cù, chịu khó. Mặt khác, Quảng Nam là địa phương cùng lúc có hai Di sản văn hoá thế giới được Unesco công nhận đã thu hút hàng triệu lượt khách trong và ngoài nước hàng năm đến tham quan, du lịch. Bên cạnh đó là những vùng đất bạt ngàn trù phú đầy quyến rũ tạo ra những cơ hội, những điều kiện để phát triển sản xuất kinh doanh với những ưu thế cơ bản. Tuy nhiên, ngoài những doanh nghiệp nhà nước như: Công ty Du lịch và Dịch vụ Hội An, Công ty Đầu tư và Phát triển Kỳ Hà Chu Lai, Công ty Lâm Đặc sản Xuất khẩu, Cảng Kỳ Hà, Công ty Xây dựng và Cấp thoát nước Quảng Nam thì rất ít doanh nghiệp nhà nước ở Quảng Nam tranh thủ được những cơ hội kinh doanh mà không phải địa phương nào cũng có. Bên cạnh những nhân tố được xem là cơ hội kinh doanh, thì những mối đe dọa (T) tất yếu xuất hiện đương nhiên trong nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đó là những yếu tố cạnh tranh được hiểu là quy luật kinh tế cơ bản của nền kinh tế thị trường như là chất lượng sản phẩm, nguồn lực vô hình, quá trình phát triển công nghệ, thông tin,... cùng với những biến động của các chính sách thuộc công cụ điều tiết vĩ mô của nền kinh tế như là: Cơ chế tài chính, tín dụng, lãi suất ngân hàng, thuế suất, giá cả, lạm phát.v.v...Một số doanh nghiệp nhà nước của tỉnh Quảng Nam đã không đủ điều kiện tranh thủ phối hợp giữa những cơ hội với mối đe dọa nên quá trình hoạt động kinh doanh không mang lại hiệu quả, có doanh nghiệp phải thực hiện phá sản, giải thể hoặc sáp nhập như Công ty Vật tư Nông nghiệp, Công ty Dịch vụ Sản xuất Phân bón, Công ty Thương mại Hội An.v.v...Nhìn chung, phần lớn các doanh nghiệp nhà nước của tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 2001-2005 chưa đề ra được những biện pháp phòng chống các rủi ro từ sự phối hợp bởi những cơ hội để tạo ra những hiệu quả cao hơn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Việc phát huy những lợi thế được xem là điểm mạnh (S) của doanh nghiệp nhà nước địa phương như là sự quan tâm hỗ trợ tích cực của lãnh đạo tỉnh, của các Sở, Ban, Ngành các huyện, thị, luôn tạo điều kiện thuận lợi đối với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hầu như được các doanh nghiệp nhà nước của tỉnh Quảng Nam khai thác triệt để. Tuy nhiên, đây mới chỉ là yếu tố ngoại lực mang tính tác động, điều quan trọng là các yếu tố nội lực của chính doanh nghiệp, khả năng sử dụng và đổi mới công nghệ thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật được đầu tư tương ứng với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh...gần như chưa được chú trọng. Do đó, chưa thể góp phần mang lại hiệu quả kinh doanh một cách bền vững cho doanh nghiệp. Vấn đề được bộc lộ cơ bản trong hầu hết các doanh nghiệp nhà nước của tỉnh Quảng Nam được hiểu là điểm yếu (W) chính là nguồn vốn chủ sở hữu dùng để kinh doanh quá bé nên hoàn toàn lệ thuộc vào quá trình quan hệ tín dụng với các Ngân hàng thương mại, mà cơ chế sinh lợi trong kinh doanh tiền tệ luôn biến động nhất là cơ chế bảo đảm tiền vay cũng như tốc độ tăng lãi suất đã khiến cho nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, thậm chí có doanh nghiệp đã chấp nhận lãi suất nợ quá hạn. Mặt khác, điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật yếu kém, công nghệ thiết bị lạc hậu đã ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Sơ đồ 2.1: Ma trận SWOT Ma trận SWOT Cơ hội (O) - Chính sách ưu đãi đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. - Các chính sách ưu tiên đối với DNNN Mối đe doạ (T) - Các yếu tố cạnh tranh - Sự biến động của các chính sách điều tiết vĩ mô của nền kinh tế (Lãi suất, thuê suất, giá cả, lạm phát) Điểm mạnh (S) - Sự quan tâm tạo điều kiện của lãnh đạo tỉnh - Các nguồn lực nội tại của địa phương và doanh Phối hợp S/O S – Các nguồn lực nội tại của địa phương và doanh nghiệp. O – Chính sách ưu đãi Phối hợp S/T S – Sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh đối với doanh nghiệp Nhà nước. T – Sự biến động các nghiệp đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. chính sách điều tiết vĩ mô của nền kinh tế. Điểm yếu (W) - Vốn chủ sở hữu còn quá bé - Cơ sở vật chất kỹ thuật yếu kém, công nghệ thiết bị lạc hậu, khả năng thích ứng chậm Phối hợp W/O W - Vốn chủ sở hữu còn quá bé. O - Chính sách ưu tiên đối với doanh nghiệp nhà nước. Phối hợp W/T W - Cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ thiết bị yếu kém lạc hậu. T - Các yếu tố cạnh tranh Như vậy, dựa theo tiêu chí phối hợp của mô hình SWOT (Sơ đồ 2.1) để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước ở tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 2001-2005, thì có thể thấy rằng đa phần các doanh nghiệp không tạo được khả năng phối hợp giữa việc tranh thủ tận dụng các yếu tố được xem là cơ hội với việc ngăn ngừa, phòng chống các rủi ro từ những mối đe dọa, và ngoại trừ một số ít doanh nghiệp biết phát huy những điểm mạnh của bản thân để giữ vững sự ổn định, tạo đà mở rộng và phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh, biết khắc phục và kiểm soát kịp thời những điểm yếu cơ bản làm chi phối hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thì hầu hết các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả. Trong năm 2004 có đến: 07 doanh nghiệp không có lãi và có đến 14 doanh nghiệp lỗ, trong đó có 3 doanh nghiệp có số lỗ từ 300-700 triệu đồng, có 06 doanh nghiệp có số lỗ > 1 tỷ đồng và một số doanh nghiệp có số lỗ luỹ kế lớn hơn nguồn vốn nhà nước có tại doanh nghiệp ở thời điểm báo cáo [33]. 2.2.2. Theo các tiêu chí, các yếu tố cấu thành và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh + Theo các tiêu chí tại Quyết định số 271/TTg ngày 31 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ. Đây là những tiêu chí được hiểu là hiệu quả kinh tế thuần tuý thông qua các chỉ số như là: tốc độ tăng trưởng kinh tế biểu hiện qua doanh thu, tỉ suất lợi nhuận so với doanh thu cũng như vốn của chủ sở hữu, hiệu quả sử dụng vốn, khả năng thanh toán, nợ đến hạn, thực hiện các khoản nộp ngân sách nhà nước... Cùng với tiến trình sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, trong giai đoạn 2001-2005, thực tế doanh nghiệp nhà nước của tỉnh Quảng Nam mặc dù đã giảm dần về số lượng, nhưng tổng doanh thu, lợi nhuận và thu nhập của người lao động vẫn đạt ở mức tăng trưởng đều qua các năm, đồng thời thực hiện các khoản nộp ngân sách nhà nước kịp thời theo qui định của pháp luật. Chấp hành tốt các chế độ báo cáo tài chính kế toán, các chính sách về vấn đề lao động tiền lương và bảo hiểm. Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp đều có khả năng sinh lời thấp, bình quân trong 5 năm, tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu chỉ đạt: 131 % nghĩa là 100 đồng doanh thu chỉ tạo ra 1,31 đồng lợi nhuận; 100 đồng vốn chủ sở hữu chỉ tạo ra 3,36 đồng lợi nhuận (tỉ suất lợi nhuận / vốn chủ sở hữu). Đặc biệt có số doanh nghiệp kinh doanh trong ngành xây dựng nhiều năm liền đạt được hiệu suất kinh tế cao nhưng do nợ xây dựng cơ bản tồn đọng kéo dài, lãi suất ngân hàng thương mại ngày càng tăng, khả năng thanh toán nợ đến hạn thấp dẫn đến thua lỗ, dần dần mất đi khả năng bảo toàn vốn, tích luỹ đầu tư mở rộng kinh doanh. Nhìn chung, theo các tiêu chí nêu trên thì thực tế hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2001- 2005 đạt ở mức thấp (bảng 2.6). Bảng 2.6: Chỉ số so sánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Nam ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 Doanh thu 891.842 1.109.734 1.289.919 1.478.772 2.045.685 Vốn 370.949 406.207 478.859 551.719 891.814 Lợi nhuận 16.460 18.341 14.299 15.466 18.502 Tỷ suất lợi nhuận / Vốn nhà nước (%) 4.44 4.52 2.97 2.80 2.07 Tỷ suất lợi nhuận / Doanh thu (%) 1.85 1.65 1.11 1.05 0.90 Nguồn: [1], [3], [12], [33]. + Theo các yếu tố cấu thành và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Trước tiên, đó là chiến lược kinh doanh và các chính sách hỗ trợ: Đây có thể hiểu là những phương pháp, là sự lựa chọn và những khả năng thực hiện các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Xây dựng chiến lược kinh doanh cũng có nghĩa đã dự báo được khả năng hiện hữu các chính sách về nguồn vốn, về sản xuất và maketing, về lợi nhuận, về nghiên cứu và phát triển, về nhân sự, tài chính, môi trường và cả những chính sách về xã hội. Và một khi đã thực thi được các chính sách này một cách phù hợp, có kiểm soát thì hẳn nhiên hiệu quả kinh doanh sẽ đạt được ở mức tối đa. Tuy nhiên, phải đến khoảng 80% doanh nghiệp nhà nước của tỉnh Quảng Nam chưa đề ra được cho doanh nghiệp mình một chiến lược kinh doanh cùng với những chính sách hỗ trợ phù hợp. Do vậy, thường rơi vào tình trạng bị động, hụt hẫng khi gặp trở ngại trong quá trình hoạt động kinh doanh. + Về đổi mới công nghệ thiết bị: Do không có chính sách về nguồn vốn mà ngân sách nhà nước của tỉnh Quảng Nam thì không thể cân đối để cấp đủ nhu cầu vốn cho doanh nghiệp nhà nước theo qui định để doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh nên tình trạng chung là vẫn phải sử dụng công nghệ thiết bị đã không còn thích ứng với tư cách là hệ thống của các giải pháp tạo ra năng suất lao động cao, sản phẩm hàng hoá, dịch vụ tiện ích, nhằm thoả mãn nhu cầu xã hội. Điều đó cũng có nghĩa rằng hao phí lao động cùng với giá thành sản phẩm sẽ không giảm, chất lượng sản phẩm sẽ không được nâng lên, tự khắc lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ bị đe doạ và như thế sẽ không có được hiệu quả trong kinh doanh. Thực tế này đã phản ánh ở hầu hết các doanh nghiệp nhà nước của tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2001-2005. Qua khảo sát ở nhóm doanh nghiệp nhà nước hoạt động trên lĩnh vực xây dựng, cho thấy cấp độ đổi mới công nghệ thiết bị phục vụ thi công xây lắp chậm, trong 5 năm chỉ đạt 134,63% (bảng 2.7). Bảng 2.7: Thực trạng tình hình đổi mới công nghệ thiết bị tại một số doanh nghiệp nhà nước ngành xây dựng của tỉnh Quảng Nam Giai đoạn 2001 - 2005 Khái quát một số thiết bị thi công chủ yếu của doanh nghiệp xây lắp: ĐVT: cái TT Tên thiết bị Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Cấp độ tăng (%) 2005/2001 Ghi chú 1 Máy làm đất 174 190 208 211 217 + 24,71 Trong đó: Máy ủi 79 81 84 86 89 + 12,66 Máy san 38 42 46 45 45 + 18,42 Máy đào, xúc 22 28 35 36 36 + 63,64 Máy lu 18 18 19 19 21 + 16,67 2 Máy làm đá 20 33 43 44 46 + 130,00 Trong đó: Máy nén khí 9 9 9 8 8 - 11,11 3 Máy xây dựng 101 108 115 117 121 + 19,80 Trong đó: Máy trộn bêtông 32 39 48 49 52 + 62,50 Máy trộn vữa 8 11 14 15 17 + 112,50 đóng cọc 3 3 3 3 3 0,00 4 Máy vận chuyển 98 127 149 149 153 + 56,12 trong đó: ô tô tự đổ 68 86 107 109 112 + 64,71 5 Máy vận chuyển cao 15 15 15 15 15 0,00 Trong dó: Cần cẩu thiếu nhi 2 2 2 3 3 + 50,00 6 Máy phát điện 17 17 19 20 20 + 17,65 7 Máy biến thế 6 6 7 7 7 + 16,67 8 Các loại máy khác 5 5 5 7 8 + 60,00 Tổng cộng 436 501 561 570 587 + 34,63 Nguồn: [12] + Về chất lượng nguồn nhân lực: Mặc dù được nhiều doanh nghiệp quan tâm, đặt trọng tâm yếu tố này trong mối quan hệ tác động có hiệu quả quá trình sử dụng các nguồn lực khác. Tuy nhiên, do điều kiện về cơ sở đào tạo ở địa phương chưa đủ khả năng đáp ứng, nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp cũng vừa đủ để phục vụ nhu cầu hoạt động kinh doanh chưa thể sắp xếp cho kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hoặc nâng cao. Đa phần các doanh nghiệp nhà nước của tỉnh Quảng Nam gần đây mới bắt đầu khởi động đến việc nâng cao tay nghề và nghiệp vụ chuyên môn cho ngưòi lao động nhưng cũng ở mức độ hạn chế. Kết quả khảo sát từ số lượng lao động được giải quyết dôi dư do quá trình cổ phần hoá và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước của tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2001-2005, có đến khoảng 1000 lao động phải nghỉ dôi dư, trong đó một số cán bộ công nhân viên phải nghỉ vì chưa được đào tạo lại, cũng như thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước hiện có, kể cả cán bộ quy hoạch dự nguồn cho thấy công tác đào tạo nguồn nhân lực của phần lớn các doanh nghiệp nhà nước trong thời gian qua chưa được chú trọng, nên thực tế nó chưa trở thành yếu tố cấu thành tạo ra hiệu quả kinh doanh. Kết quả khảo sát công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Quảng Nam cho thấy thực trạng chất lượng nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp nhà nước của tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 2001 - 2005 chưa được nâng cao kịp với yêu cầu kế hoạch phát triển của doanh nghiệp cũng như kinh tế địa phương. Bình quân khoảng 10.000 lao động thường xuyên hàng năm, chỉ có khoảng 10% đến 15% được đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cũng như năng lực quản lý (Biểu đồ 2.1). BiÓu ®å 2.1: Thùc tr¹ ng chÊt l­ î ng nguån nh©n lùc th«ng qua c«ng t¸ c ®µo t¹ o t¹ i c¸ c Tr­ êng ®µo t¹ o Qu¶ng Nam giai ®o¹ n 2001­2005 ( bæ sung cho c¸ c DNNN tØnh Qu¶ng Nam) 70 100 150 250 350157 175 216 360 370 172 215 237 247 375 250 320 375 575 615 649 810 978 1432 1710 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 2001 2002 2003 2004 2005 Nguån: [32] N gu ån n h© n lù c Tæng céng Ngµnh kü thuËt x©y dùng C«ng nghiÖp chÕ biÕn C«ng nghÖ th«ng tin DÞch vô kh¸ch s¹n N¨m 52 + Về nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ: Hầu hết các doanh nghiệp đều tập trung và đây là yếu tố được xem là lợi thế cạnh tranh cần thiết. Từ những nỗ lực mang tính khác biệt của từng loại hàng hoá, sản phẩm và dịch vụ mà mỗi một doanh nghiệp lựa chọn giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp mình như: Công ty May Trường Giang, Công ty Khoáng sản Miền Trung, Công ty Lâm đặc sản Xuất khẩu, Công ty Xây lắp điện, Công ty Vật tư Y tế, Công ty Du lịch Dịch vụ Hội An, Công ty Nông Lâm sản Xuất khẩu Thu Bồn, Công ty Xây dựng Quảng Nam, Công ty Xây dựng & Cấp thoát nước Quảng Nam, v.v...Tuy nhiên, chỉ mới có một số ít doanh nghiệp được công nhận là đủ điều kiện hoạt động theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000, Đó là: Công ty Xây dựng Quảng Nam, Công ty Xây dựng & Cấp thoát nước Quảng Nam, Công ty May Trường Giang, Công ty Xây lắp điện Quảng Nam, Công ty Du lịch Dịch vụ Hội An... + Về môi trường sinh thái: Nhìn chung, rất ít các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến khai thác sử dụng lãng phí tài nguyên rừng, khoáng sản; cũng không có doanh nghiệp nào hoạt động trong lĩnh vực hầm mỏ nên không trực diện đến môi trường độc hại. Một số ít doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực nuôi trồng, khai thác, chế biến hải sản, chế biến gỗ, sản xuất phân bón, sản xuất vật liệu xây dựng, v.v...nhưng hầu hết đều không làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Tuy nhiên, về môi trường làm việc thông thoáng, tiện ích thì chỉ một số ít doanh nghiệp quan tâm đầu tư và nếu xét một cách toàn diện để yếu tố này vừa góp phần tăng năng suất lao động, tạo được hiệu quả kinh doanh vừa gìn giữ được môi trường sinh thái thì thực tế đối với doanh nghiệp nhà nước của tỉnh Quảng Nam vẫn chưa được thỏa đáng. + Về chi phí kinh doanh, tạo việc làm và ổn định thu nhập: Được xem là yếu tố có lợi thế đối với các doanh nghiệp nhà nước của tỉnh Quảng Nam vì lẽ giá sinh hoạt ở đây rất rẻ so với các Tỉnh, Thành phố khác, đặc biệt là tiền công lao động và giá trị các loại nguyên vật liệu khai thác tại chỗ như: Cát, đá, sỏi, gỗ, v.v...Hầu hết các doanh nghiệp đã tận dụng được các điểm mạnh này nên tiết kiệm được chi phí trong cơ cấu giá thành sản phẩm, giữ được tốc độ tăng trưởng đều, các chỉ số qua các năm về doanh thu, lợi nhuận, thu nhập bình quân của người lao động. Theo số liệu tổng hợp tại bảng 2.4, thu nhập bình quân của người lao động tăng từ 599.475đồng trong năm 2001 lên đến 1.160.161đồng trong năm 2005, số người lao động ổn định việc làm trong năm 2001 là 3.718 người và tăng lên 9.210 người trong năm 2005. Mặc dù vậy, nhưng trong lộ trình sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước của tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2001 - 2005 vẫn bộc lộ nhiều bất cập, đối với những biện pháp cải cách cơ cấu lao động trong một số doanh nghiệp dẫn đến số lao động dôi dư thiếu việc làm ngày càng tăng, phản ảnh độ bền vững đối với quá trình phát triển của doanh nghiệp còn ở chỉ số thấp và do vậy, chưa thể được đánh giá là kinh doanh có hiệu quả. + Năng lực quản lý kinh doanh và quyết định của Giám đốc doanh nghiệp: Hai yếu tố này có tính độc lập tương đối, song lại quan hệ hữu cơ trong quá trình điều hành tổ chức mang tính quyết định đối với hiệu quả kinh doanh của từng doanh nghiệp. Thực tế các doanh nghiệp nhà nước của tỉnh Quảng Nam trong phạm vi thời gian nghiên cứu, một số doanh nghiệp đã thể hiện được thực chất công tác quản lý kinh doanh thông qua các giải pháp kiểm soát được các yếu tố đầu vào, đầu ra, tiếp cận và ứng dụng nhanh chóng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các quy trình công nghệ mới. Cùng với năng lực quản lý là khả năng điều hành chủ động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của Giám đốc doanh nghiệp. Những quyết định nhạy cảm, kịp thời của một số Giám đốc các doanh nghiệp kết hợp với hệ thống quản lý chặt chẽ đã mang lại hiệu quả thiết thực trong kinh doanh. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có không ít các doanh nghiệp nhà nước trong quá trình tổ chức hoạt động kinh doanh còn buông lỏng công tác quản lý, không kiểm tra rà soát quá trình tổ chức thực hiện, không kiểm soát được những biến động của thị trường và sự thay đổi của các cơ chế chính sách. Bản thân Giám đốc doanh nghiệp còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự trợ giúp của Nhà nước, lúng túng, bị động trước những biến thiên của cơ chế thị trường nên mặc dù vẫn cố sức duy trì các hoạt động kinh doanh nhưng hoàn toàn không mang lại hiệu quả hoặc có hiệu quả thì cũng ở mức rất thấp. 2.2.3. Nguyên nhân của thành tựu và hạn chế về hiệu quả kinh doanh Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước trong tỉnh Quảng Nam trong quá trình hoạt động được mang lại từ nhiều nguyên nhân, vừa khách quan, vừa chủ quan, song cốt lõi vẫn là những nguyên nhân cơ bản mang tính phổ biến sau: Một là, từ các chính sách của nhà nước mang tính chất công cụ điều tiết vĩ mô của nền kinh tế thường biến động lớn hoặc biến động liên tục ảnh hưởng trực tiếp đến các yếu tố đầu vào và cả yếu tố đầu ra trên cơ sở ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Nguyên nhân này thường là gây trở ngại cho nhiều doanh nghiệp, nhưng ngược lại nếu xây dựng được các chính sách sản xuất kinh doanh phù hợp trên cơ sở biết phòng chống rủi ro và dự báo được khả năng biến động từ cơ chế thì sẽ mang lại hiệu quả cao. Hai là, sự ưu ái của Nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước ở địa phương trong quá trình sử dụng các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh như là sử dụng tài nguyên đất đai, nguyên vật liệu, lao động cũng như các chế độ ưu đãi khác. Đây chính là một trong những nguyên nhân tạo điều kiện lâu dài để doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, nếu không sử dụng đúng mục đích và tận dụng tối đa nguồn lực về tài nguyên thiên nhiên, về lao động,... thì quá trình hoạt động của doanh nghiệp sẽ không tạo được tiền đề phát triển bền vững, thậm chí còn gây lãng phí nguồn lực. Ba là, tranh thủ kịp thời các cơ hội về nguồn lực từ các đối tác liên doanh, liên kết, các nhà đầu tư có năng lực về nguồn tài chính, về khoa học công nghệ, thiết bị kỹ thuật để phối hợp thực hiện các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình, nhằm tạo ra hiệu quả. Thực tiễn cho thấy, một số doanh nghiệp nhà nước của tỉnh Quảng Nam sau khi liên kết được với các đối tác có đủ các khả năng về vốn, công nghệ, khoa học kỹ thuật đã nhanh chóng phối hợp tổ chức hoạt động kinh doanh và thực tế đã thu được hiệu quả ở mức cao. Song cũng cần lưu ý rằng, khi thực hiện các hoạt động liên kết, liên doanh với đối tác nước ngoài cần vận dụng đúng đắn đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhất là Luật Doanh nghiệp năm 2005 và Luật Đầu tư nước ngoài sửa đổi cùng với những điều luật có liên quan, nhằm tránh tối đa sự thua thiệt về phía Việt Nam. Bốn là, kinh tế địa phương giữ được tốc độ tăng trưởng đều, vững chắc sẽ kéo theo sự phát triển của doanh nghiệp nhà nước địa phương thông qua các hoạt động sản xuất kinh doanh, đạt được các mục tiêu chiến lược giải quyết ổn định việc làm và cải thiện được đời sống của người lao động. Từ đó sẽ là đòn bẩy tạo những khả năng vật chất dồi dào được hiểu là nguồn lực nội tại của doanh nghiệp và là nguyên nhân dẫn đến hiệu quả kinh doanh. Ngược lại, nếu kinh tế địa phương phát triển cầm chừng hoặc phát triển chậm, hoạt động của doanh nghiệp sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các chỉ số kinh doanh. Năm là, giữ vững uy tín của doanh nghiệp với khách hàng, với nhà cung cấp các yếu tố đầu vào, cũng như với công luận và các địa phương, với tư cách là một chủ thể đang tồn tại trong vô lượng mối quan hệ của nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thông qua đó, liên tục củng cố vị thế của doanh nghiệp trên thị trường tiềm năng. Sáu là, thực hiện kịp thời đầy đủ các chế độ chính sách đối với người lao động, nhằm động viên, khuyến khích, thúc đẩy quá trình tăng năng suất lao động, nuôi dưỡng được phong trào thi đua gắn với trách nhiệm cá nhân của mọi thành viên trong doanh nghiệp. Nếu không thực hiện tốt vấn đề này điều chắc chắn sẽ xảy ra những hiệu ứng ngược lại. Bảy là, nêu cao vai trò lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng trong doanh nghiệp nhà nước đồng thời với việc phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên, trên cơ sở thực hiện có hiệu quả quy chế dân chủ ở cơ sở trong doanh nghiệp nhà nước. Thực tiễn cho thấy một số doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, một trong những nguyên nhân là do không phát huy được vai trò lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng trong doanh nghiệp nhà nước cũng như sự ảnh hưởng của các tổ chức đoàn thể trong doanh nghiệp bị xem nhẹ. Kết luận chương 2 Hệ thống doanh nghiệp nhà nước của tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 2001-2005 phần lớn các doanh nghiệp hoạt động ở qui mô vừa và nhỏ, nguồn vốn chủ sở hữu không tương ứng với ngành nghề kinh doanh, cơ sở vật chất và thiết bị công nghệ chưa đủ điều kiện để đáp ứng nhu cầu hoạt động. Mặc dù được đánh giá là tốc độ tăng trưởng thấp nhưng doanh nghiệp nhà nước của tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn này đã có những đóng góp tích cực cho quá trình phát triển kinh tế địa phương, thông qua các chỉ số về doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nước và thu nhập bình quân, đồng thời tham gia giải quyết việc làm ổn định cho khoảng 10.000 người lao động/năm, đóng góp bình quân khoảng 21% tỉ trọng GDP hàng năm của tỉnh. Đối với tỉnh Quảng Nam, một đơn vị hành chính vừa mới được thành lập từ năm 1997, hiện đang tập trung xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật để phát triển kinh tế địa phương, phấn đấu đến trước năm 2020 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp, thì sự tồn tại của doanh nghiệp nhà nước ở tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn hiện nay nhằm thực hiện vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương là hoàn toàn cần thiết.Tuy nhiên, từ kết quả của lộ trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước của tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2001-2005 đã bộc lộ nhiều bất cập, không ít doanh nghiệp nhà nước trong một thời gian dài chỉ hoạt động cầm chừng, nhằm duy trì sự tồn tại trong trạng thái khó khăn của doanh nghiệp chứ thực sự kinh doanh không có hiệu quả, thậm chí đã có một số doanh nghiệp nhà nước thua lỗ lũy kế kéo dài không còn khả năng hoạt động, phải thực hiện sáp nhập, giải thể, khoán, cho thuê và phá sản.v.v...Phần lớn doanh nghiệp nhà nước của tỉnh Quảng Nam hoạt động chỉ ở phạm vi trong địa bàn tỉnh, năng lực cạnh tranh thấp, chưa định hướng và xây dựng được chiến lược kinh doanh cũng như các chính sách yểm trợ phù hợp. Trên cơ sở thực trạng hoạt động và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2001-2005, dưới góc độ nghiên cứu của đề tài, cần đề xuất những giải pháp hữu hiệu để nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn- Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Nam.pdf
Tài liệu liên quan