Luận văn Hiện trạng, kế hoạch và nhu cầu thông tin đất đai và môi trường

Tài liệu Luận văn Hiện trạng, kế hoạch và nhu cầu thông tin đất đai và môi trường: Luận văn: Hiện trạng, kế hoạch và nhu cầu thông tin đất đai và môi trường Báo cáo hiện trạng, kế hoạch, nhu cầu phát triển thông tin đất đai và môi trường (ELIS) Mở đầu Một trong những nội dung hoạt động năm 2006-2007 của nhóm Chuyên đề Hệ thống thông tin đất đai và môi trường (ELIS) thuộc Chương trình hợp tác Việt Nam Thụy Điển về tăng cường năng lực Quản lý Đất đai và Môi trường - SEMLA là điều tra khảo sát xây dựng báo cáo hiện trạng, kế hoạch, nhu cầu phát triển thông tin đất đai và môi trường ở cấp Trung ương và địa phương phục vụ phát triển hệ thống ELIS. Báo cáo này sẽ là cơ sở để định hướng, xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển mô hình hệ thống thông tin đất đai và môi trường trong những năm tới. Để thực hiện được mục tiêu trên, trước tiên nhóm chuyên đề dựa vào các báo cáo về hiện trạng, các kế hoạch và nhu cầu phát triển thông tin đất đai, môi trường và các cơ quan liên quan. Hoạt động này một mặt cho phép nhóm chuyên đề định dạng, lượng hoá ...

pdf151 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1004 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Hiện trạng, kế hoạch và nhu cầu thông tin đất đai và môi trường, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn: Hiện trạng, kế hoạch và nhu cầu thông tin đất đai và môi trường Báo cáo hiện trạng, kế hoạch, nhu cầu phát triển thông tin đất đai và môi trường (ELIS) Mở đầu Một trong những nội dung hoạt động năm 2006-2007 của nhóm Chuyên đề Hệ thống thông tin đất đai và môi trường (ELIS) thuộc Chương trình hợp tác Việt Nam Thụy Điển về tăng cường năng lực Quản lý Đất đai và Môi trường - SEMLA là điều tra khảo sát xây dựng báo cáo hiện trạng, kế hoạch, nhu cầu phát triển thông tin đất đai và môi trường ở cấp Trung ương và địa phương phục vụ phát triển hệ thống ELIS. Báo cáo này sẽ là cơ sở để định hướng, xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển mô hình hệ thống thông tin đất đai và môi trường trong những năm tới. Để thực hiện được mục tiêu trên, trước tiên nhóm chuyên đề dựa vào các báo cáo về hiện trạng, các kế hoạch và nhu cầu phát triển thông tin đất đai, môi trường và các cơ quan liên quan. Hoạt động này một mặt cho phép nhóm chuyên đề định dạng, lượng hoá được nhu cầu thông tin, dữ liệu của công tác quản lý Nhà nước về môi trường ở Trung ương và các tỉnh tham gia chương trình SEMLA. Trên cơ sở đó, đề xuất phương hướng và nội dung điều chỉnh đối với các kế hoạch/chiến lược về thông tin đất đai và môi trường. Mặt khác, công nghệ thông tin đã và đang được áp dụng rộng rãi, phổ biến cho nên nhiều đơn vị đã có nhiều kế hoạch phát triển công nghệ thông tin và đặc biệt Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có chiến lược phát triển công nghệ thông tin. Do đó báo cáo này sẽ cho phép nhóm thiết lập được kế hoạch triển khai phù hợp, kế thừa được các đầu tư nguồn lực đã có. Báo cáo gồm có các phần chính : - Hiện trạng, cơ sở hạ tầng phục vụ thông tin đất đai và môi trường - Kế hoạch và nhu cầu phát triển thông tin đất đai và môi trường - Rà soát, kết hợp các kế hoạch và chiến lược thông tin liên quan lĩnh vực đất đai và môi trường - Đề xuất phương hướng và nội dung điều chỉnh đối với kế hoạch, chiến lược về thông tin đất đai và môi trường - Kết luận và kiến nghị. 1 Báo cáo hiện trạng, kế hoạch, nhu cầu phát triển thông tin đất đai và môi trường (ELIS) I. Hiện trạng, cơ sở hạ tầng phục vụ thông tin đất đai và môi trường I.1. Hiện trạng, cơ sở hạ tầng phục vụ thông tin đất đai I.1.1. Hiện trạng thông tin đất đai cả nước Số liệu về thông tin đất đai của cả nước cũng được thể hiện chủ yếu qua hiện trạng sử dụng đất và tổng kiểm kê đất đai. Trên cơ sở kết quả kiểm kê đất đai của các Tỉnh, Thành phố trong cả nước, Bộ Tài Nguyên và Môi trường đã tổ chức thẩm định, xử lý, tổng hợp kết quả kiểm kê và xây dựng hồ sơ kiểm kê đất đai năm 2005 trong phạm vi cả nước. Dữ liệu số của các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường diện tích sử dụng cả phần mềm TK-05 và phần mềm Exel. 1.1 Số liệu kiểm kê đất đai năm 2005 của 8 vùng và cả nước được lập thành 18 biểu bao gồm: - Biểu 01-TKĐĐ - Kiểm kê diện tích đất nông nghiệp. - Biểu 02-TKĐĐ - Thống kê, kiểm kê diện tích đất phi nông nghiệp. - Biểu 03-TKĐĐ - Thống kê, kiểm kê diện tích đất đai. - Biểu 04-TKĐĐ - Thống kê, kiểm kê người sử dụng, quản lý đất. - Biểu 06-TKĐĐ - Thống kê, kiểm kê diện tích đất theo đơn vị hành chính. - Biểu 07-TKĐĐ - Thống kê, kiểm kê diện tích đất theo đơn vị hành chính. - Biểu 08-TKĐĐ - Cơ cấu diện tích theo mục đích sử dụng đất và đối tượng sử dụng, quản lý đất. - Biểu 09a-TKĐĐ - Biến động diện tích đất theo mục đích sử dụng. - Biểu 09c-TKĐĐ - Diện tích đất phải biến động theo quy hoạch sử dụng đất nhưng chưa thực hiện (cấp Xã). - Biểu 09c-TKĐĐ - Diện tích đất phải biến động theo quy hoạch sử dụng đất nhưng chưa thực hiện (cấp Huyện). - Biểu 09c-TKĐĐ - Diện tích đất phải biến động theo quy hoạch sử dụng đất nhưng chưa thực hiện (cấp Tỉnh). 2 Báo cáo hiện trạng, kế hoạch, nhu cầu phát triển thông tin đất đai và môi trường (ELIS) - Biểu 10-TKĐĐ - Kiểm kê diện tích đất đã sử dụng phù hợp, chưa phù hợp với quy hoạch sử dụng đất (cấp Xã). - Biểu 10-TKĐĐ - Kiểm kê diện tích đất đã sử dụng phù hợp, chưa phù hợp với quy hoạch sử dụng đất (cấp Huyện). - Biểu 10-TKĐĐ - Kiểm kê diện tích đất đã sử dụng phù hợp, chưa phù hợp với quy hoạch sử dụng đất (cấp Tỉnh). - Biểu 11-TKĐĐ - Kiểm kê diện tích đất chưa sử dụng đã được quy hoạch. - Biểu 12-TKĐĐ - Thống kê tình hình sử dụng đất của các tổ chức trong nước. - Biểu 13-TKĐĐ - Thống kê kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Biểu 14b-TKĐĐ - Thống kê kết quả lập quy hoạch sử dụng đất, đo đạc lập bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính. 1.2 Xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 của 8 vùng và cả nước a. Các tư liệu đưa vào sử dụng - Bản đồ nền địa hình tỷ lệ 1/100.000, 1/250.000 và 1/1.000.000, hệ toạ độ và độ cao quốc gia VN 2000 do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp. - Dữ liệu ảnh chụp từ máy bay và vệ tinh. - Địa giới hành chính các cấp theo hồ sơ địa giới 364 và các Nghị quyết của Quốc hội, Nghị định của Chính phủ về điều chỉnh địa giới hành chính các Tỉnh, Thành phố đến tháng 12 năm 2004. - Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 in trên giấy và lưu trên đĩa CD của 64 Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương. 3 Báo cáo hiện trạng, kế hoạch, nhu cầu phát triển thông tin đất đai và môi trường (ELIS) b. Giải pháp kỹ thuật và độ chính xác Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 của 8 vùng và cả nước được xây dựng bằng bộ phần mềm Mapping office và GIS office của hãng Intergraph. Sử dụng phần mềm Microstation của hãng Bentley biên tập dữ liệu theo khuôn dạng .dgn. Sử dụng Modular GIS Environment của hãng Intergraph đóng vùng hệ thống thủy hệ, dựng lưới toạ độ cho bản đồ nền. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 cấp vùng được xây dựng bằng phương pháp tổng hợp và biên tập từ các bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 của các Tỉnh. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 cả nước được xây dựng bằng phương pháp tổng hợp và biên tập từ các bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 của 8 vùng. c. Biên tập bản đồ nền 8 vùng và cả nước - Sử dụng bản đồ nền địa hình tỷ lệ 1/250.000 hệ toạ độ và độ cao quốc gia VN 2000 do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp. - Cập nhật các yếu tố nền địa lý: hệ thống giao thông; hệ thống thuỷ văn; địa giới hành chính các cấp theo bản đồ 364 và các Nghị quyết của Quốc hội, Nghị định của Chính phủ về điều chỉnh địa giới hành chính đến tháng 12 năm 2004; các điểm dân cư và địa danh. - Biên tập bản đồ nền 8 vùng và cả nước theo quy định. d. Xử lý bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 (dạng số) của 64 Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương - Kiểm tra bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 của 64 Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương: - Đối với bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các Tỉnh, Thành phố trực thuộc TW không sử dụng bản đồ nền do Bộ TN&MT cấp thì chuyển toàn bộ các nội dung hiện trạng sử dụng đất của Tỉnh vào bản đồ nền theo quy định. - Chuẩn hoá lại dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính theo quy định. 4 Báo cáo hiện trạng, kế hoạch, nhu cầu phát triển thông tin đất đai và môi trường (ELIS) - Chuẩn hoá lại chỉ tiêu phân loại đất theo Luật Đất đai năm 2003. - Biên tập lại bản đồ hiện trạng sử dụng đất của 64 Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương thống nhất theo quy phạm và ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất hiện hành. 5 Báo cáo hiện trạng, kế hoạch, nhu cầu phát triển thông tin đất đai và môi trường (ELIS) e. Biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của 8 vùng và cả nước - Chuyển các nội dung hiện trạng sử dụng đất năm 2005 của các Tỉnh vào bản đồ nền của vùng và chuyển các nội dung của bản đồ hiện trạng sử dụng đất của 8 vùng vào bản đồ nền của cả nước. - Chọn, bỏ, giản hoá và tổng hợp các yếu tố hiện trạng sử dụng đất. - Trải ký hiệu theo quy định. - Biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của 8 vùng và cả nước theo quy định. - Viết thuyết minh bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 của 8 vùng và cả nước. f. Biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 khổ A3 - Biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 của 64 Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương theo khổ A3: + Thu bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 của 64 Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương về khổ A3. + Chọn, bỏ, giản hoá và tổng hợp các yếu tố nội dung. + Trải ký hiệu theo quy định. + Biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 của 64 Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương theo khổ A3. - Biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 của 8 vùng theo khổ A3. + Thu bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 của 8 vùng khổ A3. + Chọn, bỏ, giản hoá và tổng hợp các yếu tố nội dung. + Trải ký hiệu theo quy định. + Biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 của 8 vùng theo khổ A3. - Biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 cả nước theo khổ A3: + Thu bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 các vùng về khổ A3. + Chọn, bỏ, giản hoá và tổng hợp các yếu tố nội dung. 6 Báo cáo hiện trạng, kế hoạch, nhu cầu phát triển thông tin đất đai và môi trường (ELIS) + Trải ký hiệu theo quy định. + Biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 cả nước theo khổ A3. 7 Báo cáo hiện trạng, kế hoạch, nhu cầu phát triển thông tin đất đai và môi trường (ELIS) SƠ ĐỒ CÁC BƯỚC XÂY DỰNG BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2005 CẤP VÙNG VÀ CẢ NƯỚC Bản đồ HTSDĐ năm 2005 của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Xử lý dữ liệu bản đồ số cấp tỉnh, biên tập bản đồ HTSDĐ các vùng tỷ lệ 1/ 250 000 Xử lý dữ liệu bản đồ HTSDĐ cấp vùng tỷ lệ 1/ 250 000, biên tập bản đồ HTSDĐ cả nước tỷ lệ 1/ 1 000 000 Tổng hợp, xây dựng bản đồ HTSDĐ khổ A3 Xây dựng báo cáo kỹ thuật, thuyết minh xây dựng bản đồ HTSDĐ cấp vùng, cả nước. In, nhân sao, lưu trữ tài liệu, bản đồ - Bản đồ HTSDĐ cấp vùng, tỷ lệ 1/ 250 000 - Bản đồ HTSDĐ cả nước, tỷ lệ 1/ 1 000 000 - Bản đồ HTSDĐ 8 vùng khổ A3 Bản đồ nền cả nước, tỷ lệ 1/1.000.000 và bản đồ nền cấp vùng tỷ lệ 1/250.000 8 Báo cáo hiện trạng, kế hoạch, nhu cầu phát triển thông tin đất đai và môi trường (ELIS) g. Kết quả kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 cấp vùng và cả nước Sản phẩm kiểm kê đất đai và thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 của cấp vùng và cả nước gồm: - Biểu số liệu kiểm kê đất đai của 8 vùng cả nước (in trên giấy và dạng số); - Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai (in trên giấy và dạng số). - Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của 8 vùng và cả nước (in trên giấy và dạng số) và Báo cáo thuyết minh bản đồ hiện trạng sử dụng đất của 8 vùng và cả nước (in trên giấy và dạng số). I.1.2. Đánh giá thực trạng thông tin đất đai I.1.2.1. Nguồn dữ liệu, thông tin - Dữ liệu, thông tin đất đai hiện nay từ cấp Trung ương, cấp Tỉnh, cấp Huyện, cấp Xã: chia thành 2 loại chủ yếu: + Dữ liệu dưới dạng số: gồm các văn bản pháp luật về quản lý sử dụng đất; Tài liệu, báo cáo, thuyết minh, số liệu, bản đồ ( Số liệu thống kê, kiểm kê, bản đồ địa chính, bản đồ HT, QH sử dụng đất, bản đồ thích nghi đất đai, bản đồ địa hình, bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ giao thông, bản đồ hành chính…) được lưu trên đĩa CD và máy tính ở cấp Xã, Huyện, Tỉnh, Trung ương. Đối với cấp Trung ương và cấp Tỉnh còn được lưu trên mạng LAN, WAN, Internet. + Dữ liệu giấy: Gồm toàn bộ tài liệu số kể trên được in giấy để lưu, đồng thời các tài liệu khác như sổ mục kê, sổ theo dõi biến động đất đai … - Các thông về quản lý, sử dụng đất (hiện trạng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất) được thông báo công khai minh bạch đến cá nhân, tổ chức có nhu cầu trên các phương tiện thông tin đại chúng (đài, báo địa phương)… - Các ngành chức năng có nhiệm vụ cung cấp thông tin: UBND Tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Uỷ Ban nhân dân Huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp Xã… 9 Báo cáo hiện trạng, kế hoạch, nhu cầu phát triển thông tin đất đai và môi trường (ELIS) * Đánh giá hiện trạng các số liệu, thông tin quản lý đất đai Qua phân tích tình hình thu thập và xử lý thông tin tại các cơ quan, các Bộ/ ngành và các địa phương...có thể rút ra đặc điểm của công tác thông tin đất đai hiện có là: + Phạm vi bao quát của thông tin chỉ hạn chế trong một vài kiểu dữ liệu hay lĩnh vực, chỉ thị đặc trưng. + Cơ chế thu thập thông tin rất khác nhau. Công tác xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ ra quyết định hầu như chưa được đặt ra như là một nhiệm vụ thực sự, hoặc nếu có thì mới chỉ đáp ứng ở mức độ hạn chế. + Thiếu sự liên kết trao đổi thông tin đất đai giữa các cơ quan do chưa có một cơ chế phù hợp. + Hiệu quả phục vụ thường chỉ dừng ở mức đáp ứng công việc trước mắt, chưa đạt mức phân tích, đánh giá, dự báo. + Công nghệ GIS chủ yếu mới được đáp dụng trong một số nghành như nông, lâm nghiệp, địa chất,... chỉ có một số địa phương xây dựng được định hướng cụ thể sử dụng công nghệ GIS trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai. Nhìn một cách tổng quát thì các số liệu thông tin hiện nay còn thiếu và không được cập nhật thường xuyên, đặc biệt là các thông tin liên quan đến điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội. Thiếu liên kết, phối hợp và chia sẻ thông tin giữa các cơ quan đồng quản lý, giữa các địa phương. I.1.2.2. Trang thiết bị kỹ thuật Thực trạng trang thiết bị của các đơn vị ban ngành tại Trung ương là những thiết bị được đầu tư từ những năm 1995-1996, thời gian sử dụng đã lâu, thiết bị không đồng bộ, khả năng đáp ứng cho công tác cập nhật dữ liệu tại Trung ương khó khăn, hiệu quả thấp. Các Sở TN & MT đó được đầu tư trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý đất đai. Tuy nhiên, trang thiết bị kỹ thuật của cấp huyện và cấp Xã cũng thiếu và chưa đáp ứng được yêu cầu đưa công nghệ thông tin vào công tác quản lý đất đai. 10 Báo cáo hiện trạng, kế hoạch, nhu cầu phát triển thông tin đất đai và môi trường (ELIS) Hiện nay có nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sử dụng công nghệ số để xây dựng, lưu trữ, quản lý, cập nhật hệ thống thông tin đất đai và môi trường, nhưng công nghệ cũng chưa thống nhất, thiếu quy định về khuôn dạng và chuẩn dữ liệu gây khó khăn cho công tác tổng hợp và lưu trữ thông tin. Các đơn vị đều có một đặc điểm chung về tình hình trang thiết bị công nghệ, cụ thể: + Máy tính: Máy tính server Intergraph, máy tính trạm, máy tính cá nhân. + Máy in: Máy in Laser, Plotter + Máy quét bản đồ khổ A0. - Các phần mềm đang áp dụng: + Bộ phần mềm Mapping office và GIS office của hãng Intergraph. Sử dụng phần mềm Microstation của hãng Bentley biên tập dữ liệu theo khuôn dạng DGN. Sử dụng Modular GIS Environment của hãng Intergraph đóng vùng hệ thống thủy hệ, dựng lưới toạ độ cho bản đồ nền. + Các chương trình phần mềm Excel, Word, Acess của bộ Office + Các chương trình quản lý cấp giao đất xây dựng bằng chương trình Foxpro (for WINDOWS, for DOS) + Các chương trình quản lý hồ sơ địa chính, thống kê, kiểm kê đất đai sử dụng chương trình ứng dụng viết từ Visual Basic, VB.Net + Các chương trình liên kết cơ sở dữ liệu: sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ là MS-SQL, Oracle, … I.1.2.3. Nguồn nhân lực và trình độ cán bộ - Cán bộ ngành Tài nguyên và Môi trường: bao gồm cán bộ công nhân viên chức làm việc tại: + Bộ Tài nguyên và Môi trường + Sở Tài nguyên và Môi trường + Phòng Tài nguyên và Môi trường 11 Báo cáo hiện trạng, kế hoạch, nhu cầu phát triển thông tin đất đai và môi trường (ELIS) + Các cán bộ địa chính cấp Xã - Cộng tác viên: Các tổ chức cá nhân trong nước hoặc nước ngoài tham gia điều tra, khảo sát các lĩnh vực có liên quan đến đất đai. - Nhóm chuyên gia: Các Giáo sư, Tiến sỹ thuộc các Viện và các Trường Đại học nghiên cứu các vấn đề quản lý, sử dụng đất. - Hợp tác nước ngoài: Các tổ chức, cá nhân nước ngoài hợp tác nghiên cứu khoa học về lĩnh vực đất đai. Ví dụ: Tổ chức SIDA của Thụy Điển… Ngành tài nguyên và môi trường tuy mới được thành lập nhưng hệ thống tổ chức và bộ máy về quản lý đất đai và đo đạc bản đồ cơ bản vẫn được duy trì và tăng cường từ ngành địa chính cũ . Tính đến năm 2005 tổng số cán bộ, công chức ngành địa chính có 19.813 người cụ thể: - Ở Trung ương tổng số cán bộ, công chức có 3.113 người : + Trình độ đại học và trên đại học là 672 người chiếm 21,6% + Trình độ trung học 946 người chiếm 30,4% + 1.495 người có trình độ sơ cấp chiếm 48% - Ở địa phương tổng số cán bộ, công chức có 16.700 người : + Cấp tỉnh có 3.100 người, trong đó: 930 người có trình độ đại học(30%), 1.054 người có trình độ trung học (34%) và 1.116 người có trình độ sơ cấp ( 36%). Bình quân mỗi đơn vị cấp tỉnh có 48 người. + Cấp huyện có 3.100 người, trong đó: 899 người có trình độ đại học (29%), 1.519 người có trình độ trung học (49%) và 682 người có trình độ sơ cấp (22%). + Cấp Xã có 10.500 người, trong đó: 357 người có trình độ đại học (3,4%), 3.790 người có trình độ trung học ( 36,1%) và 6.353 người có trình độ sơ cấp (60,5%). Bình quân cán bộ địa chính cấp Xã có 1 người. 12 Báo cáo hiện trạng, kế hoạch, nhu cầu phát triển thông tin đất đai và môi trường (ELIS) I.1.2.4. Nguồn vốn đầu tư Tuỳ theo cấp quản l ưý và tuỳ theo mục đích của các dự án mà nguồn vốn đầu tư được sử dụng như sau: - Ngân sách Trung ương: nguồn vốn này thường được sử dụng trong các dự án cấp quốc gia như quy hoạch cấp vùng và cả nước… - Ngân sách địa phương: điều chỉnh quy hoạch, lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối của cấp Huyện, Tỉnh… - Nguồn vốn đầu tư nước ngoài. I.1.2.5. Hiện trạng thông tin đất đai tại một số địa phương 1. Tình hình quản lý đất đai ở các Tỉnh 1.1. Thực hiện kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 ở các Tỉnh: Hà Giang, Nghệ An, Bình Định, Bà Rịa - Vùng Tàu. Kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 được tiến hành đồng loạt trên phạm vi cả nước theo từng đơn vị hành chính các cấp. Xã, phường, thị trấn là đơn vị cơ bản thực hiện kiểm kê diện tích đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Kết quả kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 ở cấp xã là cơ sở để tổng hợp kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 cấp huyện, Tỉnh, vùng và cả nước. Đây là một trong những nguồn thông tin quan trọng trong quản lý Nhà nước về đất đai. Công tác thực hiện kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất của 4 Tỉnh Hà Giang, Nghệ An, Bình Định, Vũng Tàu được tiến hành vào thời điểm quy định 01/01/2005 cùng với toàn bộ các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương trên cả nước. a. Kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất ở cấp xã - Công tác kiểm tra được tiến hành thường xuyên, người trực tiếp tham gia tự kiểm tra, sau đó tổ kỹ thuật kiểm tra đánh giá kết quả. 13 Báo cáo hiện trạng, kế hoạch, nhu cầu phát triển thông tin đất đai và môi trường (ELIS) - Sau khi hoàn thành kết quả kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 các xã đều thành lập ban kiểm tra nghiệm thu có sự tham gia của cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện. - Sản phẩm kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 của cấp xã gồm: + Biểu số liệu kiểm kê đất đai (ghi trên các mẫu biểu in sẵn). + Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai (in trên giấy). + Bản đồ hiện trạng sử dụng đất (thể hiện trên giấy). + Báo cáo thuyết minh bản đồ hiện trạng sử dụng đất (in trên giấy). b. Kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 cấp huyện, cấp Tỉnh Công tác kiểm tra được tiến hành thường xuyên, theo thứ tự: người trực tiếp tham gia tự kiểm tra, tổ kỹ thuật kiểm tra, ban kiểm tra nghiệm thu các cấp theo các nội dung: Mức độ đầy đủ và tính pháp lý của hồ sơ kiểm kê đất đai; tính chính xác của việc xác định diện tích, mục đích sử dụng đất theo đối tượng sử dụng, quản lý đất trong các biểu kiểm kê, bản đồ hiện trạng sử dụng đất (riêng đối với cấp xã so sánh với hồ sơ địa chính và thực tế sử dụng đất). Việc tính toán, tổng hợp số liệu trong biểu kiểm kê đất đai với báo cáo kết quả kiểm kê đất đai và bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Sản phẩm kiểm kê đất đai và thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 của cấp huyện gồm: - Số liệu kiểm kê đất đai của các xã trực thuộc (dạng số); - Biểu số liệu kiểm kê đất đai của huyện (in trên giấy và dạng số); - Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai của huyện (in trên giấy dạng số). - Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của huyện (in trên giấy và dạng số); - Báo cáo thuyết minh bản đồ hiện trạng sử dụng đất của huyện (in trên giấy và dạng số). Sản phẩm kiểm kê đất đai và thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 của cấp Tỉnh gồm: 14 Báo cáo hiện trạng, kế hoạch, nhu cầu phát triển thông tin đất đai và môi trường (ELIS) - Biểu số liệu kiểm kê đất đai của Tỉnh (in trên giấy và dạng số); - Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai của Tỉnh (in trên giấy dạng số). - Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của Tỉnh (in trên giấy và dạng số); - Báo cáo thuyết minh bản đồ hiện trạng sử dụng đất của Tỉnh (in trên giấy và dạng số). 1.2. Tình hình quản lý sử dụng đất năm 2005 Tỉnh Hà Giang a. Công tác xác lập, quản lý địa giới hành chính: Thực hiện Chỉ thị 364/CT-HĐBT ngày 6/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ( nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc hoạch định địa giới hành chính ở cả 3 cấp: xã, huyện, tỉnh. Nghị định số 146/2003/NĐ-CP ngày 01 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ về việc thành lập xã thuộc huyện Bắc Quang và thành lập huyện Quang Bình tỉnh Hà Giang. Theo đó thành lập xã Tân Bắc trên cơ sở điều chỉnh lại diện tích tự nhiên và dân số của xã Tân Trịnh; thành lập các xã Đông Thành trên cơ sở điều chỉnh lại diện tích tự nhiện và dân số của các xã Đồng Yên và Vĩnh Hảo huyện Bắc Quang; thành lập huyện Quang Bình trên cơ sở điều chỉnh lại diện tích tự nhiên và dân số các xã thuộc các huyện Bắc Quang, Hoàng Su Phì và Xín Mần. Nghị định số 104/2005/NĐ-CP ngày 09/8/2005 về việc điều chỉnh địa giới hành chính, thành lập phường, xã thuộc thị xã Hà Giang và huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Theo đó thành lập phường Ngọc Hà trên cơ sở điều chỉnh diện tích tự nhiên, dân số của xã Ngọc Đường và phường Trần Phú của thị xã Hà Giang; thành lập xã Niêm Tòng trên cơ sở điều chỉnh diện tích tự nhiên và dân số của xã Niêm Sơn và xã Khâu Vai của huyện Mèo Vạc. Hồ sơ, kết quả được nộp lưu trữ, quản lý sử dụng theo đúng quy định pháp luật. Theo đó, đất đai được quản lý theo đơn vị hành chính trong toàn tỉnh, gồm 11 đơn vị hành chính cấp huyện và 195 đơn vị hành chính cấp xã. Công tác phân giới, cắm mốc biên giới được triển khai theo đúng chỉ đạo của Trung ương, đạt kết quả tốt. Năm 2005 đã xác định được vị trí 40 mốc chính, 3 mốc phụ, cắm xong 33 mốc chính và 3 mốc phụ, phân giới được 35,9 km đường biên, nâng tổng số mốc cắm được từ khi triển khai đến nay là 125 mốc chính và 43 mốc phụ, phân giới được 86 km đường biên. 15 Báo cáo hiện trạng, kế hoạch, nhu cầu phát triển thông tin đất đai và môi trường (ELIS) b. Công tác đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Tỉnh đã cơ bản hoàn thành việc cấp giấy chứng nhân quyền sử dụng đất cho các chủ sử dụng đất. Đến tháng 6 năm 2005 Tỉnh đã cấp được 283.019 giấy chứng nhân quyền sử dụng đất cho các tổ chức hộ gia đình cá nhân với diện tích 191.706 ha, trong đó: - Đất nông nghiệp đã cấp được 177.963 giấy diện tích 184.436,33 ha; - Đất phi nông nghiệp cấp được 105.056 giấy diện tích 7.269,84 ha, Giao đất, cho thuê đất: Trong 2 năm 2004, 2005 Sở Tài nguyên và môi trường đã trình UBND Tỉnh hàng chục hồ sơ giao đất, cho thuê đất gồm: hồ sơ giao đất không thu tiền sử dụng, hồ sơ giao đất có thu tiền sử dụng đất; hồ sơ thuê đất. Công tác thu hồi đất phục vụ các dự án trong những năm qua tuy đạt được tiến bộ rõ rệt nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn do giá đến bù thấp, ý thức của người dân chưa cao. Một số dự án bị kéo dài thời gian thực hiện do một số hộ dân trong vùng dự án không di dời dẫn đến tình trạng diện tích đất đã thu hồi bị bỏ hoang. Nhìn chung công tác giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhân quyền sử dụng đất cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cho các đơn vị, tổ chức, các hộ gia đình, cá nhân nhằm thực hiện tốt các dự án phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Việc lập hồ sơ địa chính được triển khai thực hiện ở tất cả các xã, phường, thị trấn. Các xã, phường, thị trấn đều có sổ theo dõi biến động đất đai nhưng việc cập nhật các thông tin biến động, chỉnh lý biến động trên hồ sơ không được làm thường xuyên. c. Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất đai: * Công tác lập quy hoạch sử dụng đất: Đến nay toàn Tỉnh đã có 10/11 huyện, thị xã tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và đã được UBND Tỉnh phê duyệt, các huyện còn lại đã hoàn chỉnh hồ sơ trình duyệt. 190/195 số xã, phường, thị trấn đ ã đ ược lập quy hoạch. Uỷ ban nhân dân Tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và Uỷ ban nhân dân các huyện, 16 Báo cáo hiện trạng, kế hoạch, nhu cầu phát triển thông tin đất đai và môi trường (ELIS) * Công tác lập kế hoạch sử dụng đất: - Căn cứ Quyết định số 1120/QĐ - TTg ngày 25/11/2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2001 - 2005) của Tỉnh Hà Giang; - Căn cứ Quy hoạch sử dụng đất Tỉnh Hà Giang đến năm 2010 đã được Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 748/QĐ- TTg ngày 19 tháng 6 năm 2001 và xuất phát từ nhu cầu sử dụng đất thực tế, hàng năm UBND Tỉnh lập kế hoạch điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất trình và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Việc lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện, xã theo quy định của Luật Đất đai luôn được Tỉnh quan tâm chú trọng, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có công văn gửi UBND các huyện, thị xã và cử cán bộ chuyên môn trực tiếp về các huyện, thị xã hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, song cho đến nay công tác này chưa được các địa phương chủ động quan tâm. Nhìn chung công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn Tỉnh có nhiều chuyển biến. Đặc biệt là việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất hàng năm của Tỉnh kịp thời làm căn cứ pháp lý để thực hiện giao đất, cho thuê đất theo quy định; *Công tác thống kê, kiểm kê đất đai: Thống kê đất đai hàng năm theo hướng dẫn số 1553/HD - TCDC ngày 12/10/2000 được thực hiện tốt ở cả 3 cấp. Kiểm kê đất đai năm 2005 đến nay đã hoàn thành ở cả 3 cấp. d. Công tác thanh tra, kiểm tra đất đai Công tác thanh tra giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực đất đai thực hiện khá tốt, nhất là khâu kiểm tra, xác minh, thu thập chứng cứ và căn cứ pháp lý để đề xuất giải quyết, do đó những vụ việc thông qua hội đồng tư vấn phần lớn được chấp thuận. Công tác hòa giải ở cơ sở cũng đã tiến hành thường xuyên và nhiều vụ việc đã hòa giải thành công, góp phần hạn chế việc khiếu nại lên cấp trên. e. Hiện trạng sử dụng các loại đất (kết quả kiểm kê đất đai năm 2005) 17 Báo cáo hiện trạng, kế hoạch, nhu cầu phát triển thông tin đất đai và môi trường (ELIS) Năm 2005 diện tích tự nhiên của tỉnh có 792.321,00 ha, được sử dụng như sau: e1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp Năm 2005, toàn Tỉnh có 524.691,72 ha đất nông nghiệp, chiếm 66,22% diện tích tự nhiên. Đất nông nghiệp tập trung nhiều ở Vị Xuyên 102.276,99 ha, Bắc Quang 82.906,12 ha, Quang Bình 55.589,86 ha. Trong đó: * Đất sản xuất nông nghiệp Hà Giang có 147.939,06 ha đất sản xuất nông nghiệp, chiếm 28,20% diện tích đất nông nghiệp và 18,67% diện tích tự nhiên. - Đất trồng cây hàng năm Năm 2005, Hà Giang có 118.917,33 ha đất trồng cây hàng năm, chiếm 80,38% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, gồm: + Đất trồng lúa 28.976,81 ha, chiếm 24,37% diện tích đất trồng cây hàng năm và 19,59% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Diện tích đất trồng lúa tập trung chủ yếu ở các huyện Bắc Quang 5.597,56 ha; Vị Xuyên 5.026,59 ha; Xín Mần 3.308,33 ha; Hoàng Su Phì 3.238,39 ha. Trong đó: + Đất trồng cây hàng năm còn lại có 83.879,80 ha, chiếm 70,54% diện tích đất trồng cây hàng năm, trong đó chủ yếu là diện tích gieo trồng các loại rau màu như lạc, đậu đũa và các loại cây công nghiệp hàng năm như sắn, khoai mì...để đáp ứng yêu cầu thực phẩm trong Tỉnh. Diện tích đất trồng cây hàng năm tập trung nhiều nhất ở huyện Mèo Vạc 13.308,00 ha. - Đất trồng cây lâu năm: Đất trồng cây lâu năm của Hà Giang có 29.021,73 ha, chiếm 19,62% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Trong đó: + Đất trồng cây công nghiệp lâu năm có 14.628,48 ha, chiếm 50,40% diện tích đất trồng cây lâu năm + Đất trồng cây ăn trái 8.147,35 ha, chiếm 28,03% diện tích đất trồng cây lâu năm, chủ yếu là mơ, mận, đào… + Đất trồng cây lâu năm khác 6.245,90 ha, chiếm 21,52% diện tích trồng cây lâu năm. 18 Báo cáo hiện trạng, kế hoạch, nhu cầu phát triển thông tin đất đai và môi trường (ELIS) Diện tích đất trồng cây lâu năm của Tỉnh không phát triển thành các vùng chuyên canh vì vậy khó khăn cho công tác bảo quản chế biến sau thu hoạch vì vậy hiệu quả chưa cao. * Đất lâm nghiệp Hà Giang có 375.723,06 ha đất lâm nghiệp, chiếm 71,61% diện tích đất nông nghiệp và 47,42% diện tích tự nhiên. Được phân bố tập trung ở các xã và vùng núi thuộc các huyện Vị Xuyên 81.475,80 ha; Bắc Quang 65.322,05 ha; Bắc Mê 46.300,33 ha. Phân theo mục đích sử dụng gồm: - Đất rừng sản xuất 87.288,77 ha, chiếm 23,23% diện tích đất lâm nghiệp. - Đất rừng phòng hộ 226.698,92 ha, chiếm 60,34% diện tích đất lâm nghiệp. Diện tích đất rừng phòng hộ đang giữ vai trò rất quan trọng trong chống lũ lụt, sạt lở đất cũng như giữ chất dinh dưỡng khỏi bị rửa trôi góp phần mang lại hiệu quả trong canh tác và sản xuất nông nghiệp. - Đất rừng đặc dụng có 61.735,37 ha, chiếm 16,43% diện tích đất lâm nghiệp. * Đất nuôi trồng thuỷ sản Năm 2005, diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản có 996,33 ha, chiếm 0,19% diện tích đất nông nghiệp, tập trung chủ yếu ở những huyện có nhiều khu vực thấp trũng và sông suối như huyện Bắc Quang 593,88 ha, Quang Bình 130,81 ha. Nhìn chung nuôi trồng thuỷ sản chỉ đáp ứng nhu cầu thực tại của nhân dân trong Tỉnh, không có giá trị trong thương mại. *Đất nông nghiệp khác Năm 2005, Hà Giang có 33,27 ha đất nông nghiệp khác, chiếm 0,006% diện tích đất nông nghiệp, được phân bố ở các huyện Đồng Văn 4,81 ha; Quản Bạ 12,72 ha; Quang Bình 0,50 ha; Vị Xuyên 10,66 ha; Yên Minh 4,58 ha. Diện tích đất nông nghiệp khác chủ yếu là đất phát triển các trang trại giống. 19 Báo cáo hiện trạng, kế hoạch, nhu cầu phát triển thông tin đất đai và môi trường (ELIS) Diện tích, cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp Tỉnh Hà Giang năm 2005 Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất nông nghiệp 524.691,72 100,00 1. Đất sản xuất nông nghiệp 147.939,06 28,20 1.1. Đất trồng cây hàng năm 118.917,33 80,38 Trong đó: Đất trồng lúa 28.976,81 24,37 1.2. Đất trồng cây lâu năm 29.021,73 19,62 2. Đất lâm nghiệp 375.723,06 71,61 2.1. Đất rừng sản xuất 87.288,77 23,23 2.2. Đất rừng phòng hộ 226.698,92 60,34 2.3. Đất rừng đặc dụng 61.735,37 16,43 3. Đất nuôi trồng thuỷ sản 996,33 0,19 4. Đất nông nghiệp khác 33,27 0,01 e.2. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp Năm 2005, Hà Giang có 22.186,37 ha đất phi nông nghiệp, chiếm 2,80% diện tích tự nhiên. Diện tích đất phi nông nghiệp tập trung ở các huyện Bắc Quang 5.195,81 ha; Vị Xuyên 3.971,09 ha; Quang Bình 2.181,51 ha. Các huyện có tỷ lệ đất phi nông nghiệp cao trong cơ cấu sử dụng đất là thị xã Hà Giang 8,22%, huyện Bắc Quang 5,90%, Xín Mần 5,33%. Các huyện có tỷ lệ đất phi nông nghiệp thấp trong cơ cấu sử dụng đất là Bắc Mê 2,37%; Quảng Bạ 2,57%. * Hiện trạng sử dụng đất ở Năm 2005, Hà Giang có 6.019,05 ha đất ở, chiếm 27,13% diện tích đất phi nông nghiệp, trong đó: 20 Báo cáo hiện trạng, kế hoạch, nhu cầu phát triển thông tin đất đai và môi trường (ELIS) - Đất ở tại nông thôn có 5.399,26 ha, chiếm 89,70% diện tích đất ở. Diện tích đất ở tại nông thôn được phân bố theo chòm xóm dân cư và các tuyến giao thông. - Đất ở tại đô thị có 619,79 ha, chiếm 10,30% diện tích đất ở và 2,79% diện tích đất phi nông nghiệp. * Hiện trạng sử dụng đất chuyên dùng Năm 2005, diện tích đất chuyên dùng của Hà Giang có 8.252,34 ha, chiếm 37,20% diện tích đất phi nông nghiệp và 1,04% diện tích tự nhiên, thấp hơn bình quân chung của cả nước (4,91%). Đất chuyên dùng tập trung nhiều ở Bắc Quang 1.676,02 ha; Vị Xuyên 1.502,16 ha; Xín Mần 911,98 ha. - Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: có 404,90 ha, chiếm 4,91% diện tích đất chuyên dùng, phân bố nhiều ở Bắc Quang 109,65 ha; Vị Xuyên 56,03 ha; Quang Bình 51,01 ha. - Đất quốc phòng, an ninh: Diện tích đang sử dụng cho các mục đích quốc phòng, an ninh là 787,83 ha, chiếm 9,55% diện tích đất chuyên dùng. - Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp có 540,35 ha, chiếm 6,55% diện tích đất chuyên dùng, tập trung nhiều ở Vị Xuyên 337,09 ha; Bắc Quang 93,95 ha; Thị xã Hà Giang 64,32 ha. Trong đó: + Đất khu công nghiệp: có 13.02 ha, chiếm 2,41% diện tích đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp và được tập trung ở thị xã Hà Giang + Đất cở sở sản xuất, kinh doanh có 354,07 ha, chiếm 65,53% diện tích đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, bao gồm diện tích xây dựng các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, các trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn. + Đất khai thác khoáng sản 106,90 ha + Đất sản xuất vật liệu xây dung, gốm sứ: 66,36 ha - Đất có mục đích công cộng có 6.519,26 ha, chiếm 79% diện tích đất chuyên dùng và 0,82% diện tích tự nhiên, trong đó: + Đất giao thông có 5.449,76 ha, chiếm 83,59% diện tích đất có mục đích công cộng. Đất giao thông tập trung nhiều ở thị xã Hà Giang; huyện Bắc Quang. Tỷ lệ đất giao thông so với diện tích tự nhiên của Tỉnh đạt 0,69%, thấp hơn mức bình quân chung của cả nước (1,42%). Giao thông kém phát 21 Báo cáo hiện trạng, kế hoạch, nhu cầu phát triển thông tin đất đai và môi trường (ELIS) triển đang là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến những khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tỉnh thần của nhân dân. + Đất thuỷ lợi 390,19 ha, chiếm 5,99% diện tích đất có mục đích công cộng. Nhìn chung quy mô và chất lượng hệ thống thuỷ lợi chưa đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh. + Đất để truyền dẫn năng lượng truyền thông 87,18 ha, chiếm 0,37% diện tích đất có mục đích công cộng. + Đất cơ sở văn hoá 18,27 ha, chiếm 0,28% diện tích đất có mục đích công cộng. + Đất cơ sở y tế: Hiện trên địa bàn Tỉnh có 1 bệnh viện đa khoa cấp Tỉnh, 11 trung tâm y tế cấp huyện, ngoài ra có các phòng khám đa khoa khu vực, các trạm y tế cơ sở với tổng diện tích là 78,15 ha, chiếm 1,20% diện tích đất có mục đích công cộng. + Đất cơ sở giáo dục - đào tạo có 489,26 ha, chiếm 7,50% diện tích đất có mục đích công cộng. Tuy nhiên còn thiếu các trường đào tạo chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng nguồn lao động . + Đất cơ sở thể dục - thể thao có diện tích 31,897 ha, chiếm 0,49% diện tích đất có mục đích công cộng. Nhìn chung diện tích đất cơ sở thể dục thể thao còn thiếu rất nhiều so với nhu cầu thực tế của các địa phương. + Đất chợ có 35,23 ha, chiếm 0,54% diện tích đất có mục đích công cộng. Diện tích đất chợ nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu trao đổi hàng hoá của địa phương. + Đất di tích, danh thắng 5,24 ha, chiếm 0,08% diện tích đất có mục đích công cộng. Chủ yếu là diện tích đất các công trình di tích, văn hoá, danh thắng đã được Bộ văn hoá thông tin và Sở văn hoá thông tin công nhận + Đất bãi thải, xử lý chất thải 6,10 ha, chiếm 0,09% diện tích đất có mục đích công cộng. Nhìn chung đất chuyên dùng của Hà Giang còn ít, chiếm tỷ lệ thấp so với diện tích tự nhiên (1,04%) và phân bố không đều ở các huyện, thị xã trong Tỉnh. Việc sử dụng đất vào các mục đích chuyên dùng trên địa bàn chưa thật hợp lý, sử dụng đất chưa tận dụng được không gian và mặt bằng, một 22 Báo cáo hiện trạng, kế hoạch, nhu cầu phát triển thông tin đất đai và môi trường (ELIS) số công trình sử dụng kém hiệu quả do không phù hợp với thực tế, gây lãng phí đất đai. Hệ thống cơ sở hạ tầng còn thấp kém đã ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Vấn đề này có một nguyên nhân không nhỏ từ việc hạn chế trong lĩnh vực thông tin đất đai, cần được quan tâm nhiều trong thời gian tới. * Đất tôn giáo, tín ngưỡng Năm 2005, Hà Giang có 2,87 ha đất tôn giáo, tín ngưỡng, chiếm 0,01% diện tích đất phi nông nghiệp. Phân bố ở tất cả các huyện, thị xã trong Tỉnh nhưng tập trung nhiều ở huyện Vị Xuyên 1,28 ha; Xín Mần 0,82 ha và thị xã Hà Giang 0,32 ha. * Đất nghĩa trang, nghĩa địa Năm 2005, toàn Tỉnh có 300,26 ha đất nghĩa trang, nghĩa địa, chiếm 1,35% diện tích đất phi nông nghiệp. Ngoài ra, đất nghĩa trang nghĩa địa còn phân tán nhiều nơi gắn liền với nơi ở, nơi sản xuất, gò đồi ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sinh thái. * Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng Năm 2005, Hà Giang có 7.611,85 ha đất sông suối và mặt nước chuyên dùng, chiếm 34,31% diện tích đất phi nông nghiệp, phân bố chủ yếu ở Bắc Quang 2.389,03 ha; Vị Xuyên 1.502,40 ha; Quang Bình 917,55 ha. Ngoài diện tích đất có mặt nước chuyên dùng chưa được khai thác đa mục đích, còn lại sông suối có vai trò quan trọng trong tưới, tiêu. Diện tích, cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp Tỉnh Hà Giang năm 2005 Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất phi nông nghiệp 22,186.37 100.00 1. Đất ở 6,019.05 27.13 1.1. Đất ở tại nông thôn 5,399.26 89.70 1.2. Đất ở tại đô thị 619.79 10.30 2. Đất chuyên dùng 8,252.34 37.20 23 Báo cáo hiện trạng, kế hoạch, nhu cầu phát triển thông tin đất đai và môi trường (ELIS) 2.1. Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 404.90 4.91 2.2. Đất quốc phòng, an ninh 787.83 9.55 2.3. Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 540.35 6.55 2.4. Đất có mục đích công cộng 6,519.26 79.00 3. Đất tôn giáo, tín ngưỡng 2.87 0.01 4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 300.26 1.35 5. Đất sông suối và mặt nước chuyên ding 7,611.85 34.31 6. Đất phi nông nghiệp khác e.3. Hiện trạng sử dụng đất chưa sử dụng Năm 2005, Hà Giang còn 245.442,91 ha đất chưa sử dụng, chiếm 30,98% diện tích tự nhiên, tập trung nhiều ở các huyện nhiều rừng núi như Vị Xuyên 39.837,92 ha; Yên Minh 29.863,35 ha; Bắc Mê 27.891,76 ha. Diện tích đất chưa sử dụng chủ yếu là đất trống đồi núi trọc Diện tích, cơ cấu sử dụng các loại đất chính Tỉnh Hà Giang năm 2005 Loại đất Tổng diện tích tự nhiên (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 792,321.00 100.00 Đất nông nghiệp 524,691.72 66.22 Đất phi nông nghiệp 22,186.37 2.80 Đất chưa sử dụng 245,442.91 30.98 1.3. Tình hình quản lý sử dụng đất năm 2005 Tỉnh Nghệ An a. Công tác xác lập, quản lý địa giới hành chính: Sau khi luật đất đai năm 1993 và sau này là là luật đất đai 1998 và luật đất đai năm 2003 ban hành, luật đất đai và các văn bản dưới luật đã được phổ biến toàn dân, công tác quản lý nhà nước về đất đai từng bước có sự chuyển biến tích cực. Cho đến nay việc xác định rõ ranh giới hành chính giữa tỉnh với các 24 Báo cáo hiện trạng, kế hoạch, nhu cầu phát triển thông tin đất đai và môi trường (ELIS) tỉnh xung quanh; giữa các huyện, xã trong tỉnh theo chỉ thị 364/CP đã hoàn thành. Tính đến nay, đất đai được quản lý theo đơn vị hành chính trong toàn tỉnh, gồm 19 đơn vị hành chính cấp huyện và 327 đơn vị hành chính cấp xã. b. Công tác đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Tỉnh đã cơ bản hoàn thành việc cấp giấy chứng nhân quyền sử dụng đất cho các chủ sử dụng đất. Đến tháng 6 năm 2005 Tỉnh đã cấp được 566.127 giấy chứng nhân quyền sử dụng đất cho các tổ chức hộ gia đình cá nhân với diện tích 412.041,01 ha, trong đó: - Đất nông nghiệp đã cấp được 504.173 giấy diện tích 397.944,33 ha; - Đất phi nông nghiệp cấp được 509.577 giấy diện tích 14.096,68 ha, trong đó: + Đất ở tại nông thôn cấp được 464.781 giấy, diện tích 11.289,42 ha, đạt 74,90% diện tích đất ở cần cấp giấy; + Đất ở tại đô thị đã cấp được 44.078 giấy, diện tích 713,16 ha, đạt 60,21% diện tích đất cần cấp. Giao đất, cho thuê đất: Trong 2 năm 2004, 2005 Sở Tài nguyên và môi trường đã trình UBND Tỉnh hàng chục hồ sơ giao đất, cho thuê đất gồm: hồ sơ giao đất không thu tiền sử dụng, hồ sơ giao đất có thu tiền sử dụng đất; hồ sơ thuê đất. Công tác thu hồi đất phục vụ các dự án trong những năm qua tuy đạt được tiến bộ rõ rệt nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn do giá đến bù thấp, ý thức của người dân chưa cao. Một số dự án bị kéo dài thời gian thực hiện do một số hộ dân trong vùng dự án không di dời dẫn đến tình trạng diện tích đất đã thu hồi bị bỏ hoang. Nhìn chung công tác giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhân quyền sử dụng đất cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cho các đơn vị, tổ chức, các hộ gia đình, cá nhân nhằm thực hiện tốt các dự án phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Việc lập hồ sơ địa chính được triển khai thực hiện ở tất cả các xã, phường, thị trấn. Các xã, phường, thị trấn đều có sổ theo dõi biến động đất đai nhưng việc cập nhật các thông tin biến động, chỉnh lý biến động trên hồ sơ không được làm thường xuyên. c. Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất đai: 25 Báo cáo hiện trạng, kế hoạch, nhu cầu phát triển thông tin đất đai và môi trường (ELIS) * Công tác lập quy hoạch sử dụng đất: Đến nay toàn Tỉnh đã có 17/19 huyện, thị xã tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 Uỷ ban nhân dân Tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã để thống nhất phương thức thực hiện, nguồn vốn đầu tư lập quy hoạch sử dụng đất cấp xã, trình Uỷ ban nhân dân Tỉnh xem xét phê duyệt. Dự kiến đến năm 2006 sẽ triển khai thực công tác lập quy hoạch sử dụng đất cấp xã. * Công tác lập kế hoạch sử dụng đất: - Căn cứ Quyết định số 1035/QĐ - TTg ngày 08/11/2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2001 - 2005) của Tỉnh Nghệ An; - Căn cứ Quy hoạch sử dụng đất Tỉnh Nghệ An đến năm 2010 đã được Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 511/QĐ- TTg ngày 01 tháng 7 năm 2001 và xuất phát từ nhu cầu sử dụng đất thực tế, hàng năm UBND Tỉnh lập kế hoạch điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất trình và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Việc lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện, xã theo quy định của Luật Đất đai luôn được Tỉnh quan tâm chú trọng, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có công văn gửi UBND các huyện, thị xã và cử cán bộ chuyên môn trực tiếp về các huyện, thị xã hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, song cho đến nay công tác này chưa được các địa phương chủ động quan tâm. Nhìn chung công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến. Đặc biệt là việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất hàng năm của Tỉnh kịp thời làm căn cứ pháp lý để thực hiện giao đất, cho thuê đất theo quy định; *Công tác thống kê, kiểm kê đất đai: Thống kê đất đai hàng năm theo hướng dẫn số 1553/HD - TCDC ngày 12/10/2000 được thực hiện tốt ở cả 3 cấp. Kiểm kê đất đai năm 2005 đến nay đã hoàn thành ở cả 3 cấp. d. Công tác thanh tra, kiểm tra đất đai Công tác thanh tra giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực đất đai thực hiện khá tốt, nhất là khâu kiểm tra, xác minh, thu thập chứng cứ và căn cứ pháp lý để đề xuất giải quyết, do đó những vụ việc thông qua hội đồng tư vấn phần lớn được chấp thuận. Công tác hòa giải ở cơ sở cũng 26 Báo cáo hiện trạng, kế hoạch, nhu cầu phát triển thông tin đất đai và môi trường (ELIS) đã tiến hành thường xuyên và nhiều vụ việc đã hòa giải thành công, góp phần hạn chế việc khiếu nại lên cấp trên. e. Hiện trạng sử dụng các loại đất (kết quả kiểm kê đất đai năm 2005) Năm 2005 diện tích tự nhiên của Tỉnh có 1.648.845,11 ha, được sử dụng như sau: e1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp Năm 2005, toàn Tỉnh có 1.450.311,19 ha đất nông nghiệp, chiếm 87,96% diện tích tự nhiên. Đất nông nghiệp tập trung nhiều ở Tương Dương 271.093,22 ha; Kỳ Sơn 204.431,85 ha. Trong đó: * Đất sản xuất nông nghiệp Nghệ An có 249.046,74 ha đất sản xuất nông nghiệp, chiếm 17,17% diện tích đất nông nghiệp và 15,10% diện tích tự nhiên. - Đất trồng cây hàng năm Năm 2005, Nghệ An có 193.547,24 ha đất trồng cây hàng năm, chiếm 77,72% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, gồm: + Đất trồng lúa 104.297,14 ha, chiếm 53,89% diện tích đất trồng cây hàng năm và 41,88% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Diện tích đất trồng lúa tập trung chủ yếu ở các huyện Yên Thành 13.264,99 ha; Nghi Lộc 8.996,71 ha; Đô Lương 8.991,02 ha. + Đất cỏ dùng vào chăn nuôi: 684,84 ha, chiếm 0,35% diện tích đất trồng cây hàng năm. + Đất trồng cây hàng năm khác có 88.565,26 ha, chiếm 45,76% diện tích đất trồng cây hàng năm, trong đó chủ yếu là diện tích gieo trồng các loại rau màu như lạc, đậu đũa và các loại cây công nghiệp hàng năm như sắn, khoai mì...để đáp ứng yêu cầu thực phẩm trong Tỉnh. Diện tích đất trồng cây hàng năm tập trung nhiều nhất ở huyện Nghĩa Đàn 20.557,41 ha. - Đất trồng cây lâu năm Đất trồng cây lâu năm của Nghệ An có 55.499,50 ha, chiếm 22,28% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Trong đó: 27 Báo cáo hiện trạng, kế hoạch, nhu cầu phát triển thông tin đất đai và môi trường (ELIS) + Đất trồng cây công nghiệp lâu năm có 11.910,84 ha, chiếm 21,46% diện tích đất trồng cây lâu năm + Đất trồng cây ăn trái 7.277,20 ha, chiếm 13,11% diện tích đất trồng cây lâu năm. + Đất trồng cây lâu năm khác 36.311,46 ha, chiếm 65,43% diện tích trồng cây lâu năm. Diện tích đất trồng cây lâu năm của Tỉnh không phát triển thành các vùng chuyên canh vì vậy khó khăn cho công tác bảo quản chế biến sau thu hoạch vì vậy hiệu quả chưa cao. * Đất lâm nghiệp Nghệ An có 1.194.394,52 ha đất lâm nghiệp, chiếm 82,35% diện tích đất nông nghiệp và 72,44% diện tích tự nhiên. Được phân bố tập trung ở các xã và vùng núi thuộc các huyện Tương Dương 262.725,77 ha; Kỳ Sơn 202.845,35 ha; Quế Phong 175.463,68 ha. Phân theo mục đích sử dụng gồm: - Đất rừng sản xuất 405.683,21 ha, chiếm 33,97% diện tích đất lâm nghiệp. - Đất rừng phòng hộ 577.213,17 ha, chiếm 48,33% diện tích đất lâm nghiệp. Diện tích đất rừng phòng hộ đang giữ vai trò rất quan trọng trong chống lũ lụt, sạt lở đất. - Đất rừng đặc dụng có 211.498,14 ha, chiếm 17,71% diện tích đất lâm nghiệp. * Đất nuôi trồng thuỷ sản Năm 2005, diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản có 5.866,45 ha, chiếm 0,40% diện tích đất nông nghiệp, tập trung chủ yếu ở Quỳnh Lưu 1.103,78 ha; Diễn Châu 588,45 ha; Thanh Chương 487,78 ha. Nhìn chung nuôi trồng thuỷ sản chỉ đáp ứng nhu cầu thực tại của nhân dân trong Tỉnh, không có giá trị trong thương mại. *Đất làm muối 28 Báo cáo hiện trạng, kế hoạch, nhu cầu phát triển thông tin đất đai và môi trường (ELIS) Năm 2005, Nghệ An có 870,95 ha đất làm muối, chiếm 0,06% diện tích đất nông nghiệp. *Đất nông nghiệp khác Năm 2005, Nghệ An có 132,53 ha đất nông nghiệp khác, chiếm 0,01% diện tích đất nông nghiệp, được phân bố ở các huyện Nghĩa Đàn 57,65 ha; Thanh Chương 45,66 ha. Diện tích đất nông nghiệp khác chủ yếu là đất phát triển các trang trại giống. Diện tích, cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp Tỉnh Nghệ An năm 2005 Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất nông nghiệp 1,450,311.19 100.00 1. Đất sản xuất nông nghiệp 249,046.74 17.17 1.1. Đất trồng cây hàng năm 193,547.24 77.72 Trong đó: Đất trồng lúa 104,297.14 53.89 1.2. Đất trồng cây lâu năm 55,499.50 22.28 2. Đất lâm nghiệp 1,194,394.52 82.35 2.1. Đất rừng sản xuất 405,683.21 33.97 2.2. Đất rừng phòng hộ 577,213.17 48.33 2.3. Đất rừng đặc dụng 211,498.14 17.71 3. Đất nuôi trồng thuỷ sản 5,866.45 0.40 4. Đất làm muối 870.95 0.06 5. Đất nông nghiệp khác 132.53 0.01 29 Báo cáo hiện trạng, kế hoạch, nhu cầu phát triển thông tin đất đai và môi trường (ELIS) e.2. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp Năm 2005, Nghệ An có 113.443,59 ha đất phi nông nghiệp, chiếm 6,88% diện tích tự nhiên. Diện tích đất phi nông nghiệp tập trung chủ yếu ở huyện Thanh Chương 13.080,04. Các huyện có tỷ lệ đất phi nông nghiệp cao trong cơ cấu sử dụng đất là Thành phố Vinh 49.98%, thị xã Cửa Lò 46,01%, huyện Hưng Nguyên 29,30%. Còn các huyện có tỷ lệ đất phi nông nghiệp thấp trong cơ cấu sử dụng đất là Kỳ Sơn 1,02%; Tương Dương 1,08%; Con Cuông 1,63%. * Hiện trạng sử dụng đất ở Năm 2005, Nghệ An có 16.401,69 ha đất ở, chiếm 14,46% diện tích đất phi nông nghiệp, trong đó: - Đất ở tại nông thôn có 15.166,06 ha, chiếm 92,47% diện tích đất ở. Diện tích đất ở tại nông thôn được phân bố theo chòm xóm dân cư và các tuyến giao thông. - Đất ở tại đô thị có 1.235,63 ha, chiếm 7,53% diện tích đất ở và 1,09% diện tích đất phi nông nghiệp. * Hiện trạng sử dụng đất chuyên dùng Năm 2005, diện tích đất chuyên dùng của Nghệ An có 51.466,62 ha, chiếm 45,37% diện tích đất phi nông nghiệp và 3,12% diện tích tự nhiên, thấp hơn bình quân chung của cả nước (4,91%). Đất chuyên dùng tập trung nhiều ở Yên Thành 5.968,21 ha; Quỳnh Lưu 5.619,72 ha; Nghĩa Đàn 5.529,40. - Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: có 589,84 ha, chiếm 1,15% diện tích đất chuyên dùng, phân bố nhiều ở Nghi Lộc 71,59 ha; Quỳ Hợp 55,15 ha; Yên Thành 51,92 ha. - Đất quốc phòng, an ninh: Diện tích đang sử dụng cho các mục đích quốc phòng, an ninh là 3.535,71 ha, chiếm 6,87% diện tích đất chuyên dùng. - Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp có 3.819,30 ha, chiếm 7,42% diện tích đất chuyên dùng, tập trung nhiều ở Quỳnh Lưu 709,92 ha; Quỳ Hợp 687,59 ha; Nghi Lộc 514,49 ha. Trong đó: + Đất khu công nghiệp: có 10,91 ha, chiếm 2,41% diện tích đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp và được tập trung ở Thành phố Vinh 30 Báo cáo hiện trạng, kế hoạch, nhu cầu phát triển thông tin đất đai và môi trường (ELIS) + Đất cở sở sản xuất, kinh doanh có 1.366,19 ha, chiếm 35,77% diện tích đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, bao gồm diện tích xây dựng các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, các trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn. + Đất khai thác khoáng sản 478,01 ha + Đất sản xuất vật liệu xây dung, gốm sứ: 1.558,36 ha - Đất có mục đích công cộng có 43.521,77 ha, chiếm 84,56% diện tích đất chuyên dùng và 2,64% diện tích tự nhiên, trong đó: + Đất giao thông có 27.026,86 ha, chiếm 62,10% diện tích đất có mục đích công cộng. Tỷ lệ đất giao thông so với diện tích tự nhiên của tỉnh đạt 1,64%, cao hơn mức bình quân chung của cả nước (1,42%). + Đất thuỷ lợi 12.306,90 ha, chiếm 28,28% diện tích đất có mục đích công cộng. Nhìn chung quy mô và chất lượng hệ thống thuỷ lợi chưa đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh. + Đất để truyền dẫn năng lượng, truyền thông 114,22 ha, chiếm 0,26% diện tích đất có mục đích công cộng. + Đất cơ sở văn hoá 616,41 ha, chiếm 1,42% diện tích đất có mục đích công cộng. + Đất cơ sở y tế: 253,53 ha, chiếm 0,58% diện tích đất có mục đích công cộng. + Đất cơ sở giáo dục - đào tạo có 1.642,16 ha, chiếm 3,77% diện tích đất có mục đích công cộng. Tuy nhiên còn thiếu các trường đào tạo chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng nguồn lao động . + Đất cơ sở thể dục - thể thao có diện tích 1.197,72 ha, chiếm 2,75% diện tích đất có mục đích công cộng. Nhìn chung diện tích đất cơ sở thể dục thể thao còn thiếu rất nhiều so với nhu cầu thực tế của các địa phương. + Đất chợ có 187,31 ha, chiếm 0,43% diện tích đất có mục đích công cộng. Diện tích đất chợ nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu trao đổi hàng hoá của địa phương. + Đất di tích, danh thắng 154,12 ha, chiếm 0,35% diện tích đất có mục đích công cộng. Chủ yếu là diện tích đất các công trình di tích, văn hoá, danh thắng đã được Bộ văn hoá thông tin và Sở văn hoá thông tin công nhận 31 Báo cáo hiện trạng, kế hoạch, nhu cầu phát triển thông tin đất đai và môi trường (ELIS) + Đất bãi thải, xử lý chất thải 22,54 ha, chiếm 0,05% diện tích đất có mục đích công cộng. Nhìn chung đất chuyên dùng của Nghệ An còn ít, chiếm tỷ lệ thấp so với diện tích tự nhiên (3,12%) và phân bố không đều ở các huyện, Thị xã, Thành phố trong tỉnh. Việc sử dụng đất vào các mục đích chuyên dùng trên địa bàn chưa thật hợp lý, sử dụng đất chưa tận dụng được không gian và mặt bằng, một số công trình sử dụng kém hiệu quả do không phù hợp với thực tế, gây lãng phí đất đai. Hệ thống cơ sở hạ tầng còn thấp kém đã ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Vấn đề này có một nguyên nhân không nhỏ từ việc hạn chế trong lĩnh vực thông tin đất đai, cần được quan tâm nhiều trong thời gian tới. * Đất tôn giáo, tín ngưỡng Năm 2005, Nghệ An có 287,50 ha đất tôn giáo, tín ngưỡng, chiếm 0,25% diện tích đất phi nông nghiệp. Phân bố ở tất cả các huyện, thị xã, Thành phố trong tỉnh nhưng tập trung nhiều ở huyện Thanh Chương 55,15 ha; Nghi Lộc 43,83 ha; Quỳnh Lưu 32,06 ha. * Đất nghĩa trang, nghĩa địa Năm 2005, toàn tỉnh có 6.750,96 ha đất nghĩa trang, nghĩa địa, chiếm 5,95% diện tích đất phi nông nghiệp. Ngoài ra, đất nghĩa trang nghĩa địa còn phân tán nhiều nơi gắn liền với nơi ở, nơi sản xuất, gò đồi ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sinh thái. * Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng Năm 2005, Nghệ An có 38.483,88 ha đất sông suối và mặt nước chuyên dùng, chiếm 33,92% diện tích đất phi nông nghiệp, phân bố chủ yếu ở Thanh Chương 5.199,43 ha; Nghĩa Đàn 4.238,51 ha. Ngoài diện tích đất có mặt nước chuyên dùng chưa được khai thác đa mục đích, còn lại sông suối có vai trò quan trọng trong tưới, tiêu. * Đất phi nông nghiệp khác Năm 2005, diện tích đất phi nông nghiệp khác của Nghệ An 52,94 ha 32 Báo cáo hiện trạng, kế hoạch, nhu cầu phát triển thông tin đất đai và môi trường (ELIS) Diện tích, cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp Tỉnh Nghệ An năm 2005 Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu(%) Tổng diện tích đất phi nông nghiệp 113,443.59 100.00 1. Đất ở 16,401.69 14.46 1.1. Đất ở tại nông thôn 15,166.06 92.47 1.2. Đất ở tại đô thị 1,235.63 7.53 2. Đất chuyên dùng 51,466.62 45.37 2.1. Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 589.84 1.15 2.2. Đất quốc phòng, an ninh 3,535.71 6.87 2.3. Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 3,819.30 7.42 2.4. Đất có mục đích công cộng 43,521.77 84.56 3. Đất tôn giáo, tín ngưỡng 287.50 0.25 4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 6,750.96 5.95 5. Đất sông suối và mặt nước chuyên ding 38,483.88 33.92 6. Đất phi nông nghiệp khác 52.94 0.05 e.3. Hiện trạng sử dụng đất chưa sử dụng Năm 2005, Nghệ An còn 85.090,33 ha đất chưa sử dụng, chiếm 5,16% diện tích tự nhiên, tập trung nhiều ở các huyện Yên Thành 13.540,36 ha; Thanh Chương 13.000,62 ha. Diện tích đất chưa sử dụng chủ yếu là đất trống đồi núi trọc Diện tích, cơ cấu sử dụng các loại đất chính Tỉnh Nghệ An năm 2005 Loại đất Tổng diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 1,648,845.11 100.00 Đất nông nghiệp 1,450,311.19 87.96 33 Báo cáo hiện trạng, kế hoạch, nhu cầu phát triển thông tin đất đai và môi trường (ELIS) Đất phi nông nghiệp 113,443.59 6.88 Đất chưa sử dụng 85,090.33 5.16 1.4. Tình hình quản lý sử dụng đất năm 2005 Tỉnh Bình Định a. Công tác xác lập, quản lý địa giới hành chính: Triển khai Chỉ thị 364/CP của Chính phủ về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua việc xác lập địa giới hành chính, đến nay đã cơ bản hoàn thiện. Số đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh Bình Định cho đến nay là 11 huyện, thị; 155 đơn vị xã , phường, thị trấn; b. Công tác đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Tỉnh đã cơ bản hoàn thành việc cấp giấy chứng nhân quyền sử dụng đất cho các chủ sử dụng đất. Đến tháng 6 năm 2005 Tỉnh đã cấp được 284.594 giấy chứng nhân quyền sử dụng đất cho các tổ chức hộ gia đình cá nhân với diện tích 240.500,02 ha, trong đó: - Đất nông nghiệp đã cấp được 233.649 giấy diện tích 233.267,48 ha; - Đất phi nông nghiệp cấp được 228.713 giấy diện tích 7.232,54 ha, trong đó: + Đất ở tại nông thôn cấp được 194.191 giấy, diện tích 4.590,26 ha, đạt 79,30% diện tích đất ở cần cấp giấy; + Đất ở tại đô thị đã cấp được 33.951 giấy, diện tích 545.15 ha, đạt 39,86% diện tích đất cần cấp. Giao đất, cho thuê đất: Trong 2 năm 2004, 2005 Sở Tài nguyên và môi trường đã trình UBND Tỉnh hàng chục hồ sơ giao đất, cho thuê đất gồm: hồ sơ giao đất không thu tiền sử dụng, hồ sơ giao đất có thu tiền sử dụng đất; hồ sơ thuê đất. Công tác thu hồi đất phục vụ các dự án trong những năm qua tuy đạt được tiến bộ rõ rệt nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn do giá đến bù thấp, ý thức của người dân chưa cao. Một số dự án bị kéo dài thời gian thực hiện do một số hộ dân trong vùng dự án không di dời dẫn đến tình trạng diện tích đất đã thu hồi bị bỏ hoang. 34 Báo cáo hiện trạng, kế hoạch, nhu cầu phát triển thông tin đất đai và môi trường (ELIS) Nhìn chung công tác giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhân quyền sử dụng đất cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cho các đơn vị, tổ chức, các hộ gia đình, cá nhân nhằm thực hiện tốt các dự án phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Việc lập hồ sơ địa chính được triển khai thực hiện ở tất cả các xã, phường, thị trấn. Các xã, phường, thị trấn đều có sổ theo dõi biến động đất đai nhưng việc cập nhật các thông tin biến động, chỉnh lý biến động trên hồ sơ không được làm thường xuyên. 35 Báo cáo hiện trạng, kế hoạch, nhu cầu phát triển thông tin đất đai và môi trường (ELIS) c. Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất đai: * Công tác lập quy hoạch sử dụng đất: Đến nay toàn Tỉnh mới có 2 huyện, thị xã tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010. Uỷ ban nhân dân Tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã để thống nhất phương thức thực hiện, nguồn vốn đầu tư lập quy hoạch sử dụng đất cấp xã, trình Uỷ ban nhân dân Tỉnh xem xét phê duyệt. Dự kiến đến năm 2006 sẽ triển khai thực công tác lập quy hoạch sử dụng đất cấp xã. * Công tác lập quy hoạch sử dụng đất: - Căn cứ Quy hoạch sử dụng đất Tỉnh Bình Định đến năm 2010 đã được Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1237/QĐ- TTg ngày 24 tháng 12 năm 1999 và xuất phát từ nhu cầu sử dụng đất thực tế, hàng năm UBND Tỉnh lập kế hoạch điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất trình và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Việc lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện, xã theo quy định của Luật Đất đai luôn được Tỉnh quan tâm chú trọng, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có công văn gửi UBND các huyện, thị xã và cử cán bộ chuyên môn trực tiếp về các huyện, thị xã hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, song cho đến nay công tác này chưa được các địa phương chủ động quan tâm. Nhìn chung công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn Tỉnh có nhiều chuyển biến. Đặc biệt là việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất hàng năm của Tỉnh kịp thời làm căn cứ pháp lý để thực hiện giao đất, cho thuê đất theo quy định; *Công tác thống kê, kiểm kê đất đai: Thống kê đất đai hàng năm theo hướng dẫn số 1553/HD - TCDC ngày 12/10/2000 được thực hiện tốt ở cả 3 cấp. Kiểm kê đất đai năm 2005 đến nay đã hoàn thành ở cả 3 cấp. d. Công tác thanh tra, kiểm tra đất đai Công tác thanh tra giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực đất đai thực hiện khá tốt, nhất là khâu kiểm tra, xác minh, thu thập chứng cứ và căn cứ pháp lý để đề xuất giải quyết, do đó những vụ việc thông qua hội đồng tư vấn phần lớn được chấp thuận. Công tác hòa giải ở cơ sở cũng 36 Báo cáo hiện trạng, kế hoạch, nhu cầu phát triển thông tin đất đai và môi trường (ELIS) đã tiến hành thường xuyên và nhiều vụ việc đã hòa giải thành công, góp phần hạn chế việc khiếu nại lên cấp trên. 37 Báo cáo hiện trạng, kế hoạch, nhu cầu phát triển thông tin đất đai và môi trường (ELIS) e. Hiện trạng sử dụng các loại đất (kết quả kiểm kê đất đai năm 2005) Năm 2005 diện tích tự nhiên của Tỉnh có 602.443,36 ha, được sử dụng như sau: e1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp Năm 2005, toàn Tỉnh có 385.563,77 ha đất nông nghiệp, chiếm 64% diện tích tự nhiên. Đất nông nghiệp tập trung nhiều ở Vân Canh 53.553,37 ha; Hoài Ân 52.044,30 ha; Vĩnh Thạnh 51.629,10 ha. Trong đó: * Đất sản xuất nông nghiệp Bình Định có 136.659,69 ha đất sản xuất nông nghiệp, chiếm 35,44% diện tích đất nông nghiệp và 22,68% diện tích tự nhiên. - Đất trồng cây hàng năm Năm 2005, Bình Định có 98.479,71 ha đất trồng cây hàng năm, chiếm 72,76% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, gồm: + Đất trồng lúa 53.915,17 ha, chiếm 54,75% diện tích đất trồng cây hàng năm và 39,45% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Diện tích đất trồng lúa tập trung chủ yếu ở các huyện Phù Cát 8.982,84 ha; Phù Mỹ 8.154,91 ha; Tuy Phước 8.052,37 ha. + Đất cỏ dùng vào chăn nuôi: 46,30 ha, chiếm 0,05% diện tích đất trồng cây hàng năm. + Đất trồng cây hàng năm khác có 44.518,24 ha, chiếm 45,21% diện tích đất trồng cây hàng năm, trong đó chủ yếu là diện tích gieo trồng các loại rau màu như lạc, đậu đũa và các loại cây công nghiệp hàng năm như sắn, khoai mì...để đáp ứng yêu cầu thực phẩm trong Tỉnh. - Đất trồng cây lâu năm: Đất trồng cây lâu năm của Bình Định có 38.179,98 ha, chiếm 37,94% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Trong đó: + Đất trồng cây công nghiệp lâu năm có 23.909,32 ha, chiếm 62,62% diện tích đất trồng cây lâu năm + Đất trồng cây ăn trái 2.239,54 ha, chiếm 5,87% diện tích đất trồng cây lâu năm. 38 Báo cáo hiện trạng, kế hoạch, nhu cầu phát triển thông tin đất đai và môi trường (ELIS) + Đất trồng cây lâu năm khác 12.031,12 ha, chiếm 31,51% diện tích trồng cây lâu năm. Diện tích đất trồng cây lâu năm của Tỉnh không phát triển thành các vùng chuyên canh vì vậy khó khăn cho công tác bảo quản chế biến sau thu hoạch vì vậy hiệu quả chưa cao. * Đất lâm nghiệp Bình Định có 245.292,58 ha đất lâm nghiệp, chiếm 63,62% diện tích đất nông nghiệp và 40,72% diện tích tự nhiên. Được phân bố tập trung ở các xã thuộc huyện Vân Canh 46.207,32 ha; Vĩnh Thạnh 44.076,81 ha; An Lão 41.805,48 ha. Phân theo mục đích sử dụng gồm: - Đất rừng sản xuất 107.393,06 ha, chiếm 43,78% diện tích đất lâm nghiệp. - Đất rừng phòng hộ 137.899,52 ha, chiếm 56,22% diện tích đất lâm nghiệp. Diện tích đất rừng phòng hộ đang giữ vai trò rất quan trọng trong chống lũ lụt, sạt lở đất. * Đất nuôi trồng thuỷ sản Năm 2005, diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản có 2.931,70 ha, chiếm 0,76% diện tích đất nông nghiệp, tập trung chủ yếu ở Tuy Phước 1.102,24 ha; Thành phố Quy Nhơn 652,93 ha. Nhìn chung nuôi trồng thuỷ sản chỉ đáp ứng nhu cầu thực tại của nhân dân trong Tỉnh, không có giá trị trong thương mại. *Đất làm muối Năm 2005, Bình Định có 237,54 ha đất làm muối, chiếm 0,06% diện tích đất nông nghiệp, tập trung ở Thành phố Quy Nhơn 37,47 ha; các huyện Hoài Nhơn 6,30 ha, Phù Mỹ 99,58 ha, Phù Cát 67,61 ha, Tuy Phước 26,58 ha. *Đất nông nghiệp khác Năm 2005, Bình Định có 442,26 ha đất nông nghiệp khác, chiếm 0,11% diện tích đất nông nghiệp. 39 Báo cáo hiện trạng, kế hoạch, nhu cầu phát triển thông tin đất đai và môi trường (ELIS) Diện tích, cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp Tỉnh Bình Định năm 2005 Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất nông nghiệp 385,563.77 100.00 1. Đất sản xuất nông nghiệp 136,659.69 35.44 1.1. Đất trồng cây hàng năm 98,479.71 72.06 Trong đó: Đất trồng lúa 53,915.17 54.75 1.2. Đất trồng cây lâu năm 38,179.98 27.94 2. Đất lâm nghiệp 245,292.58 63.62 2.1. Đất rừng sản xuất 107,393.06 43.78 2.2. Đất rừng phòng hộ 137,899.52 56.22 2.3. Đất rừng đặc dụng 0.00 0.00 3. Đất nuôi trồng thuỷ sản 2,931.70 0.76 4. Đất làm muối 237.54 0.06 5. Đất nông nghiệp khác 442.26 0.11 e.2. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp Năm 2005, Bình Định có 60.719,98 ha đất phi nông nghiệp, chiếm 10,08% diện tích tự nhiên. Diện tích đất phi nông nghiệp tập trung chủ yếu ở huyện Phù Mỹ 8.904,88 ha. Các huyện có tỷ lệ đất phi nông nghiệp cao trong cơ cấu sử dụng đất là Thành phố Quy Nhơn 40,38%; huyện Tuy Phước 30,28%, huyện An Nhơn 23,94%. Còn các huyện có tỷ lệ đất phi nông nghiệp thấp trong cơ cấu sử dụng đất là Vân Canh 3,52%; An Lão 4,59%; Vĩnh Thạnh 5,50%. * Hiện trạng sử dụng đất ở Năm 2005, Bình Định có 7.234,76 ha đất ở, chiếm 11,91% diện tích đất phi nông nghiệp, trong đó: 40 Báo cáo hiện trạng, kế hoạch, nhu cầu phát triển thông tin đất đai và môi trường (ELIS) - Đất ở tại nông thôn 5.813,65 ha, chiếm 80,36% diện tích đất ở. Diện tích đất ở tại nông thôn được phân bố theo chòm xóm dân cư và các tuyến giao thông. - Đất ở tại đô thị có 1.421,11 ha, chiếm 19,64% diện tích đất ở và 2,34% diện tích đất phi nông nghiệp. * Hiện trạng sử dụng đất chuyên dùng Năm 2005, diện tích đất chuyên dùng của Bình Định có 22.282,52 ha, chiếm 36,70% diện tích đất phi nông nghiệp và 3,70% diện tích tự nhiên, thấp hơn bình quân chung của cả nước (4,91%). Đất chuyên dùng tập trung nhiều ở Tây Sơn 3.870,03 ha; Phù Cát 3.265,63 ha; Tuy Phước 3.031,95 ha. - Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: có 333,96 ha, chiếm 1,50% diện tích đất chuyên dùng, phân bố chủ yếu ở Phù Mỹ 52,13 ha; Thành phố Quy Nhơn 50,02 ha. - Đất quốc phòng, an ninh: Diện tích đang sử dụng cho các mục đích quốc phòng, an ninh là 6.087,12 ha, chiếm 27,32% diện tích đất chuyên dùng. - Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp có 1.890,60 ha, chiếm 8,48% diện tích đất chuyên dùng, tập trung nhiều ở Thành phố Quy Nhơn 566,13 ha; Phù Cát 329,39 ha. Trong đó: + Đất khu công nghiệp: có 507 ha, chiếm 26,82% diện tích đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp và được tập trung ở Thành phố Quy Nhơn. + Đất cở sở sản xuất, kinh doanh có 714,67 ha, chiếm 37,80% diện tích đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, bao gồm diện tích xây dựng các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, các trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn. + Đất khai thác khoáng sản 407,65 ha + Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ: 261,28 ha - Đất có mục đích công cộng có 13.970,84 ha, chiếm 62,70% diện tích đất chuyên dùng và 2,32% diện tích tự nhiên, trong đó: + Đất giao thông có 8.271,48 ha, chiếm 59,21% diện tích đất có mục đích công cộng. Tỷ lệ đất giao thông so với diện tích tự nhiên của Tỉnh đạt 1,37%, thấp hơn mức bình quân chung của cả nước (1,42%). 41 Báo cáo hiện trạng, kế hoạch, nhu cầu phát triển thông tin đất đai và môi trường (ELIS) + Đất thuỷ lợi 4.371,68 ha, chiếm 31,28% diện tích đất có mục đích công cộng. Nhìn chung quy mô và chất lượng hệ thống thuỷ lợi đã đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp của Tỉnh. + Đất để truyền dẫn năng lượng truyền thông 41,46 ha, chiếm 0,30% diện tích đất có mục đích công cộng. + Đất cơ sở văn hoá 111,61 ha, chiếm 0,80% diện tích đất có mục đích công cộng. + Đất cơ sở y tế 139,57 ha, chiếm 1% diện tích đất có mục đích công cộng. + Đất cơ sở giáo dục - đào tạo có 665,13 ha, chiếm 4,76% diện tích đất có mục đích công cộng. Tuy nhiên còn thiếu các trường đào tạo chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng nguồn lao động . + Đất cơ sở thể dục - thể thao có diện tích 147,87 ha, chiếm 1,06% diện tích đất có mục đích công cộng. Nhìn chung diện tích đất cơ sở thể dục thể thao còn thiếu rất nhiều so với nhu cầu thực tế của các địa phương. + Đất chợ có 88,26 ha, chiếm 0,63% diện tích đất có mục đích công cộng. Diện tích đất chợ nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu trao đổi hàng hoá của địa phương. + Đất di tích, danh thắng 66,69 ha, chiếm 0,48% diện tích đất có mục đích công cộng. Chủ yếu là diện tích đất các công trình di tích, văn hoá, danh thắng đã được Bộ văn hoá thông tin và Sở văn hoá thông tin công nhận + Đất bãi thải, xử lý chất thải 67,09 ha, chiếm 0,48% diện tích đất có mục đích công cộng. Nhìn chung đất chuyên dùng của Bình Định còn ít, chiếm tỷ lệ thấp so với diện tích tự nhiên (3,70%) và phân bố không đều ở các huyện, thị xã, Thành phố trong Tỉnh. Việc sử dụng đất vào các mục đích chuyên dùng trên địa bàn chưa thật hợp lý, sử dụng đất chưa tận dụng được không gian và mặt bằng, một số công trình sử dụng kém hiệu quả do không phù hợp với thực tế, gây lãng phí đất đai. Hệ thống cơ sở hạ tầng còn thấp kém đã ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Vấn đề này có một nguyên nhân không nhỏ từ việc hạn chế trong lĩnh vực thông tin đất đai, cần được quan tâm nhiều trong thời gian tới. * Đất tôn giáo, tín ngưỡng 42 Báo cáo hiện trạng, kế hoạch, nhu cầu phát triển thông tin đất đai và môi trường (ELIS) Năm 2005, Bình Định có 227,24 ha đất tôn giáo, tín ngưỡng, chiếm 0,37% diện tích đất phi nông nghiệp. Phân bố ở chủ yếu ở Tuy Phước 47,47 ha; An Nhơn 32,89 ha; Thành phố Quy Nhơn 30,34 ha; . * Đất nghĩa trang, nghĩa địa Năm 2005, toàn Tỉnh có 5.843,33 ha đất nghĩa trang, nghĩa địa, chiếm 9,62% diện tích đất phi nông nghiệp. Ngoài ra, đất nghĩa trang nghĩa địa còn phân tán nhiều nơi gắn liền với nơi ở, nơi sản xuất, gò đồi ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sinh thái. 43 Báo cáo hiện trạng, kế hoạch, nhu cầu phát triển thông tin đất đai và môi trường (ELIS) * Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng Năm 2005, Bình Định có 25.107,24 ha đất sông suối và mặt nước chuyên dùng, chiếm 41,35% diện tích đất phi nông nghiệp, phân bố chủ yếu ở Phù Mỹ 4.471,31 ha; Phù Cát 3.241,86 ha. Ngoài diện tích đất có mặt nước chuyên dùng chưa được khai thác đa mục đích, còn lại sông suối có vai trò quan trọng trong tưới, tiêu. * Đất phi nông nghiệp khác Năm 2005, diện tích đất phi nông nghiệp khác của Bình Định 24,89 ha Diện tích, cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp Tỉnh Bình Định năm 2005 Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất phi nông nghiệp 60,719.98 100.00 1. Đất ở 7,234.76 11.91 1.1. Đất ở tại nông thôn 5,813.65 80.36 1.2. Đất ở tại đô thị 1,421.11 19.64 2. Đất chuyên dùng 22,282.52 36.70 2.1. Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 333.96 1.50 2.2. Đất quốc phòng, an ninh 6,087.12 27.32 2.3. Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 1,890.60 8.48 2.4. Đất có mục đích công cộng 13,970.84 62.70 3. Đất tôn giáo, tín ngưỡng 227.24 0.37 4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 5,843.33 9.62 5. Đất sông suối và mặt nước chuyên ding 25,107.24 41.35 6. Đất phi nông nghiệp khác 24.89 0.04 e.3. Hiện trạng sử dụng đất chưa sử dụng 44 Báo cáo hiện trạng, kế hoạch, nhu cầu phát triển thông tin đất đai và môi trường (ELIS) Năm 2005, Bình Định còn 156.159,61 ha đất chưa sử dụng, chiếm 25,92% diện tích tự nhiên, tập trung nhiều ở các huyện Vân Canh 24.288,65 ha; Phù Cát 20.757,10 ha. Diện tích đất chưa sử dụng chủ yếu là đất trống đồi núi trọc. Diện tích, cơ cấu sử dụng các loại đất chính Tỉnh Bình Định năm 2005 Loại đất Tổng diện tích tự nhiên (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 602,443.36 100.00 Đất nông nghiệp 385,563.77 64.00 Đất phi nông nghiệp 60,719.98 10.08 Đất chưa sử dụng 156,159.61 25.92 45 Báo cáo hiện trạng, kế hoạch, nhu cầu phát triển thông tin đất đai và môi trường (ELIS) 1.5. Tình hình quản lý sử dụng đất năm 2005 Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu a. Công tác xác lập, quản lý địa giới hành chính: Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu Tỉnh được thành lập từ năm 1991 trên cơ sở sát nhập Đặc khu Vũng Tàu-Côn Đảo và 3 huyện của tỉnh Đồng Nai là: Long Đất, Xuyên Mộc và Châu Thành. Hiện tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có 7 đơn vị hành chính cấp huyện với 69 xã, phường, thị trấn ( trong đó Côn Đảo là huyện đảo không có đơn vị hành chính cấp xã). Có địa giới hành chính như sau: - Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận có tuyến địa giới hành chính dài 26.5km. - Phía Bắc giáp tỉnh Đồng Nai có tuyến địa giới hành chính dài 97 km - Phía Tây giáp TP Hồ Chí Minh có tuyến địa giới hành chính dài 15,5km - Phía Nam giáp biển Đông dài 113 km Nhìn chung, địa giới hành chính của tỉnh đã được xác định rõ và đã có mốc giới cụ thể, thuận lợi trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai và các mặt khác b. Công tác đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Tỉnh đã cơ bản hoàn thành việc cấp giấy chứng nhân quyền sử dụng đất cho các chủ sử dụng đất. Đến tháng 6 năm 2005 Tỉnh đã cấp được 241.607 giấy chứng nhân quyền sử dụng đất cho các tổ chức hộ gia đình cá nhân với diện tích 93.827,81 ha, trong đó: - Đất nông nghiệp đã cấp được 113.283 giấy diện tích 66.212,20 ha; - Đất phi nông nghiệp cấp được 127.858 giấy diện tích 6.234,71 ha, trong đó: + Đất ở tại nông thôn cấp được 71.360 giấy, diện tích 2.008,50 ha. + Đất ở tại đô thị đã cấp được 56.347 giấy, diện tích 4.145,94 ha. Giao đất, cho thuê đất: Trong 2 năm 2004, 2005 Sở Tài nguyên và môi trường đã trình UBND Tỉnh hàng chục hồ sơ giao đất, cho thuê đất gồm: hồ sơ giao đất không thu tiền sử dụng, hồ sơ giao đất có thu tiền sử dụng đất; hồ sơ thuê đất. 46 Báo cáo hiện trạng, kế hoạch, nhu cầu phát triển thông tin đất đai và môi trường (ELIS) Công tác thu hồi đất phục vụ các dự án trong những năm qua tuy đạt được tiến bộ rõ rệt nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn do giá đến bù thấp, ý thức của người dân chưa cao. Một số dự án bị kéo dài thời gian thực hiện do một số hộ dân trong vùng dự án không di dời dẫn đến tình trạng diện tích đất đã thu hồi bị bỏ hoang. Nhìn chung công tác giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhân quyền sử dụng đất cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cho các đơn vị, tổ chức, các hộ gia đình, cá nhân nhằm thực hiện tốt các dự án phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Việc lập hồ sơ địa chính được triển khai thực hiện ở tất cả các xã, phường, thị trấn. Các xã, phường, thị trấn đều có sổ theo dõi biến động đất đai nhưng việc cập nhật các thông tin biến động, chỉnh lý biến động trên hồ sơ không được làm thường xuyên. c. Công tác lập quy hoạch, kế hoạch SDĐ, thống kê, kiểm kê đất đai: * Công tác lập quy hoạch sử dụng đất: Đến nay toàn Tỉnh đã có 6 huyện, thị xã tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và đã có 3 huyện đã được UBND Tỉnh phê duyệt, các huyện còn lại đã hoàn chỉnh hồ sơ trình duyệt. Uỷ ban nhân dân Tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã để thống nhất phương thức thực hiện, nguồn vốn đầu tư lập quy hoạch sử dụng đất cấp xã, trình Uỷ ban nhân dân Tỉnh xem xét phê duyệt. Dự kiến đến năm 2006 sẽ triển khai thực công tác lập quy hoạch sử dụng đất cấp xã. * Công tác lập kế hoạch sử dụng đất: - Căn cứ Quy hoạch sử dụng đất Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2010 đã được Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 123/QĐ- TTg ngày 09 tháng 02 năm 2001 và xuất phát từ nhu cầu sử dụng đất thực tế, hàng năm UBND Tỉnh lập kế hoạch điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất trình và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Việc lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện, xã theo quy định của Luật Đất đai luôn được Tỉnh quan tâm chú trọng, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có công văn gửi UBND các huyện, thị xã và cử cán bộ chuyên môn 47 Báo cáo hiện trạng, kế hoạch, nhu cầu phát triển thông tin đất đai và môi trường (ELIS) trực tiếp về các huyện, thị xã hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, song cho đến nay công tác này chưa được các địa phương chủ động quan tâm. Nhìn chung công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn Tỉnh có nhiều chuyển biến. Đặc biệt là việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất hàng năm của Tỉnh kịp thời làm căn cứ pháp lý để thực hiện giao đất, cho thuê đất theo quy định; *Công tác thống kê, kiểm kê đất đai: Thống kê đất đai hàng năm theo hướng dẫn số 1553/HD - TCDC ngày 12/10/2000 được thực hiện tốt ở cả 3 cấp. Kiểm kê đất đai năm 2005 đến nay đã hoàn thành ở cả 3 cấp. 48 Báo cáo hiện trạng, kế hoạch, nhu cầu phát triển thông tin đất đai và môi trường (ELIS) d. Công tác thanh tra, kiểm tra đất đai Công tác thanh tra giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực đất đai thực hiện khá tốt, nhất là khâu kiểm tra, xác minh, thu thập chứng cứ và căn cứ pháp lý để đề xuất giải quyết, do đó những vụ việc thông qua hội đồng tư vấn phần lớn được chấp thuận. Công tác hòa giải ở cơ sở cũng đã tiến hành thường xuyên và nhiều vụ việc đã hòa giải thành công, góp phần hạn chế việc khiếu nại lên cấp trên. e. Hiện trạng sử dụng các loại đất (kết quả kiểm kê đất đai năm 2005) Năm 2005 diện tích tự nhiên của Tỉnh có 198.864,23 ha, được sử dụng như sau: e1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp Năm 2005, toàn Tỉnh có 155.801,59 ha đất nông nghiệp, chiếm 78,35% diện tích tự nhiên. Đất nông nghiệp tập trung nhiều ở Xuyên Mộc 51.832,63 ha; Châu Đức 38.560,55 ha; Tân Thành 23.403,86 ha. Trong đó: * Đất sản xuất nông nghiệp Bà Rịa - Vũng Tàu có 111.811,66 ha đất sản xuất nông nghiệp, chiếm 71,77% diện tích đất nông nghiệp và 22,68% diện tích tự nhiên. - Đất trồng cây hàng năm Năm 2005, Bà Rịa - Vũng Tàu có 34.685,76 ha đất trồng cây hàng năm, chiếm 31,02% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, gồm: + Đất trồng lúa 17.914,43 ha, chiếm 51,65% diện tích đất trồng cây hàng năm và 16,02% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Diện tích đất trồng lúa tập trung chủ yếu ở các huyện Đất Đỏ 5.936,40 ha; Châu Đức 4.389,14 ha; Xuyên Mộc 2.319,22 ha. + Đất cỏ dùng vào chăn nuôi: 389,14 ha, chiếm 1,12% diện tích đất trồng cây hàng năm. + Đất trồng cây hàng năm khác có 16.382,19 ha, chiếm 47,23% diện tích đất trồng cây hàng năm, trong đó chủ yếu là diện tích gieo trồng các loại rau màu như lạc, đậu đũa và các loại cây công nghiệp hàng năm như sắn, khoai mì...để đáp ứng yêu cầu thực phẩm trong Tỉnh. 49 Báo cáo hiện trạng, kế hoạch, nhu cầu phát triển thông tin đất đai và môi trường (ELIS) - Đất trồng cây lâu năm Đất trồng cây lâu năm của Bà Rịa - Vũng Tàu có 77.125,90 ha, chiếm 68,98% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Trong đó: + Đất trồng cây công nghiệp lâu năm có 61.966,75 ha, chiếm 80,34% diện tích đất trồng cây lâu năm + Đất trồng cây ăn trái 6.922,44 ha, chiếm 8,98% diện tích đất trồng cây lâu năm. + Đất trồng cây lâu năm khác 8.236,71 ha, chiếm 10,68% diện tích trồng cây lâu năm. Diện tích đất trồng cây lâu năm của Tỉnh không phát triển thành các vùng chuyên canh vì vậy khó khăn cho công tác bảo quản chế biến sau thu hoạch vì vậy hiệu quả chưa cao. * Đất lâm nghiệp Bà Rịa - Vũng Tàu có 36.257,19 ha đất lâm nghiệp, chiếm 23,27% diện tích đất nông nghiệp và 18,23% diện tích tự nhiên. Được phân bố tập trung ở các xã thuộc huyện Xuyên Mộc 18.198,92 ha; Tân Thành 6.727,72 ha; Côn Đảo 6.061,34 ha. Phân theo mục đích sử dụng gồm: - Đất rừng sản xuất 6.262,06 ha, chiếm 17,27% diện tích đất lâm nghiệp. - Đất rừng phòng hộ 12.755,42 ha, chiếm 35,18% diện tích đất lâm nghiệp. Diện tích đất rừng phòng hộ đang giữ vai trò rất quan trọng trong chống lũ lụt, sạt lở đất. - Đất rừng đặc dụng 17.239,71ha, chiếm 47,55% diện tích đất lâm nghiệp * Đất nuôi trồng thuỷ sản Năm 2005, diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản có 6.430,73 ha, chiếm 4,13% diện tích đất nông nghiệp, tập trung chủ yếu ở Thành phố Vũng Tàu 2.288,04 ha; Thị xã Bà Rịa 1.270,45 ha; Huyện Tân Thành 1.048,33 ha. Nhìn chung nuôi trồng thuỷ sản chỉ đáp ứng nhu cầu thực tại của nhân dân trong Tỉnh, không có giá trị trong thương mại. *Đất làm muối 50 Báo cáo hiện trạng, kế hoạch, nhu cầu phát triển thông tin đất đai và môi trường (ELIS) Năm 2005, Bà Rịa - Vũng Tàu có 1.269,66 ha đất làm muối, chiếm 0,35% diện tích đất nông nghiệp. *Đất nông nghiệp khác Năm 2005, Bà Rịa - Vũng Tàu có 32,35ha đất nông nghiệp khác, chiếm 0,02% diện tích đất nông nghiệp. 51 Báo cáo hiện trạng, kế hoạch, nhu cầu phát triển thông tin đất đai và môi trường (ELIS) Diện tích, cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2005 Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất nông nghiệp 155801.59 100.00 1. Đất sản xuất nông nghiệp 111811.66 71.77 1.1. Đất trồng cây hàng năm 34685.76 31.02 Trong đó: Đất trồng lúa 17914.43 51.65 1.2. Đất trồng cây lâu năm 77125.9 68.98 2. Đất lâm nghiệp 36257.19 23.27 2.1. Đất rừng sản xuất 6262.06 17.27 2.2. Đất rừng phòng hộ 12755.42 35.18 2.3. Đất rừng đặc dụng 17239.71 47.55 3. Đất nuôi trồng thuỷ sản 6430.73 4.13 4. Đất làm muối 1269.66 0.81 5. Đất nông nghiệp khác 32.35 0.02 e.2. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp Năm 2005, Bà Rịa - Vũng Tàu có 40.675,06 ha đất phi nông nghiệp, chiếm 20,45% diện tích tự nhiên. Diện tích đất phi nông nghiệp tập trung chủ yếu ở huyện Xuyên Mộc 11.903,29 ha; Tân Thành 10.327,48 ha; Thành phố Vũng Tàu 7.241,14 ha. Các huyện có tỷ lệ đất phi nông nghiệp cao trong cơ cấu sử dụng đất là Thành phố Vũng Tàu 49,12%; Thị xã Bà Rịa 31,70%. Còn các huyện có tỷ lệ đất phi nông nghiệp thấp trong cơ cấu sử dụng đất là Côn Đảo 5,81%; Châu Đức 9,17%. * Hiện trạng sử dụng đất ở Năm 2005, Bà Rịa - Vũng Tàu có 4.718,90 ha đất ở, chiếm 11,60% diện tích đất phi nông nghiệp, trong đó: - Đất ở tại nông thôn có 2.669,89 ha, chiếm 56,58% diện tích đất ở. Diện tích đất ở tại nông thôn được phân bố theo chòm xóm dân cư và các tuyến giao thông. 52 Báo cáo hiện trạng, kế hoạch, nhu cầu phát triển thông tin đất đai và môi trường (ELIS) - Đất ở tại đô thị có 2.049,01 ha, chiếm 43,42% diện tích đất ở và 5,04% diện tích đất phi nông nghiệp. * Hiện trạng sử dụng đất chuyên dùng Năm 2005, diện tích đất chuyên dùng của Bà Rịa - Vũng Tàu có 24.415,37 ha, chiếm 60,03% diện tích đất phi nông nghiệp và 12,28% diện tích tự nhiên, cao hơn bình quân chung của cả nước (4,91%). Đất chuyên dùng tập trung nhiều ở Xuyên Mộc 10.105,08ha; Tân Thành 6.389,57 ha. - Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: có 401,95 ha, chiếm 1,65% diện tích đất chuyên dùng. - Đất quốc phòng, an ninh: Diện tích đang sử dụng cho các mục đích quốc phòng, an ninh là 9.700,70 ha, chiếm 39,73% diện tích đất chuyên dùng. - Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp có 5.999,86 ha, chiếm 24,57% diện tích đất chuyên dùng. Trong đó: + Đất khu công nghiệp: có 2.853,11 ha. + Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh có 2.066,07 ha. + Đất khai thác khoáng sản 1,90 ha + Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ: 1.078,78 ha - Đất có mục đích công cộng có 8.312,86 ha, chiếm 34,05% diện tích đất chuyên dùng và 4,18% diện tích tự nhiên, trong đó: + Đất giao thông có 6.292,70 ha + Đất thuỷ lợi 957,14 ha. + Đất để truyền dẫn năng lượng truyền thông 198,45 ha. + Đất cơ sở văn hoá 253,54 ha. + Đất cơ sở y tế 39,28 ha. + Đất cơ sở giáo dục - đào tạo có 338,76 ha + Đất cơ sở thể dục - thể thao có diện tích 75,49 ha + Đất chợ có 55,59 ha. 53 Báo cáo hiện trạng, kế hoạch, nhu cầu phát triển thông tin đất đai và môi trường (ELIS) + Đất di tích, danh thắng 67,82 ha. + Đất bãi thải, xử lý chất thải 34,10 ha. Nhìn chung đất chuyên dùng của Bà Rịa - Vũng Tàu khá cao, chiếm 12,28% so với diện tích tự nhiên, tuy nhiên phân bố không đều ở các huyện, thị xã, Thành phố trong Tỉnh. Việc sử dụng đất vào các mục đích chuyên dùng trên địa bàn chưa thật hợp lý, sử dụng đất chưa tận dụng được không gian và mặt bằng, một số công trình sử dụng kém hiệu quả do không phù hợp với thực tế, gây lãng phí đất đai. Hệ thống cơ sở hạ tầng còn thấp kém đã ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Vấn đề này có một nguyên nhân không nhỏ từ việc hạn chế trong lĩnh vực thông tin đất đai, cần được quan tâm nhiều trong thời gian tới. * Đất tôn giáo, tín ngưỡng Năm 2005, Bà Rịa - Vũng Tàu có 388,45 ha đất tôn giáo, tín ngưỡng, chiếm 0,37% diện tích đất phi nông nghiệp. Phân bố ở chủ yếu ở Tân Thành 143,45 ha; Thành phố Vũng Tàu 77,27 ha. . * Đất nghĩa trang, nghĩa địa Năm 2005, toàn Tỉnh có 410,17 ha đất nghĩa trang, nghĩa địa, chiếm 1,01% diện tích đất phi nông nghiệp. Ngoài ra, đất nghĩa trang nghĩa địa còn phân tán nhiều nơi gắn liền với nơi ở, nơi sản xuất, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sinh thái. * Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng Năm 2005, Bà Rịa - Vũng Tàu có 10.655,75 ha đất sông suối và mặt nước chuyên dùng, chiếm 26,20% diện tích đất phi nông nghiệp. Ngoài diện tích đất có mặt nước chuyên dùng chưa được khai thác đa mục đích, còn lại sông suối có vai trò quan trọng trong tưới, tiêu. * Đất phi nông nghiệp khác Năm 2005, diện tích đất phi nông nghiệp khác của Bà Rịa - Vũng Tàu 86,42 ha 54 Báo cáo hiện trạng, kế hoạch, nhu cầu phát triển thông tin đất đai và môi trường (ELIS) Diện tích, cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2005 Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất phi nông nghiệp 40675.06 100.00 1. Đất ở 4718.9 11.60 1.1. Đất ở tại nông thôn 2669.89 56.58 1.2. Đất ở tại đô thị 2049.01 43.42 2. Đất chuyên dùng 24415.37 60.03 2.1. Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 401.95 1.65 2.2. Đất quốc phòng, an ninh 9700.7 39.73 2.3. Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 5999.86 24.57 2.4. Đất có mục đích công cộng 8312.86 34.05 3. Đất tôn giáo, tín ngưỡng 388.45 0.96 4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 410.17 1.01 5. Đất sông suối và mặt nước chuyên ding 10655.75 26.20 6. Đất phi nông nghiệp khác 86.42 0.21 e.3. Hiện trạng sử dụng đất chưa sử dụng Năm 2005, Bà Rịa - Vũng Tàu còn 2.387,58 ha đất chưa sử dụng, chiếm 1,20% diện tích tự nhiên, tập trung nhiều ở các huyện Côn Đảo 881,93 ha; Đất Đỏ 380,12 ha. Diện tích đất chưa sử dụng chủ yếu là đất trống đồi núi trọc. Diện tích, cơ cấu sử dụng các loại đất chính Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2005 Loại đất Tổng diện tích tự nhiên (ha) Cơ cấu (%) 55 Báo cáo hiện trạng, kế hoạch, nhu cầu phát triển thông tin đất đai và môi trường (ELIS) Tổng diện tích đất tự nhiên 198864.23 100,00 Đất nông nghiệp 155801.59 78.35 Đất phi nông nghiệp 40675.06 20.45 Đất chưa sử dụng 2387.58 1.20 56 Báo cáo hiện trạng, kế hoạch, nhu cầu phát triển thông tin đất đai và môi trường (ELIS) 2. Đánh giá thực trạng thông tin đất đai ở các Tỉnh 2.1. Nguồn dữ liệu, thông tin Trong giai đoạn hiện nay các sở Tài Nguyên và Môi trường mới trong giai đoạn bước đầu xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai bao gồm bản đồ địa chính và hồ sơ địa chính. Cơ sở dữ liệu đất đai hiện được triển khai theo hướng dẫn của Tổng cục Địa chính trước đây về việc chuẩn hoá dữ liệu. Cơ sở dữ liệu về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa được triển khai ở địa phương cấp tỉnh. Tại Tỉnh Hà Giang Dữ liệu không gian dạng số chỉ có đối với bản đồ địa chính ở một số xã, phường, 26.5% số xã, phường có bản đồ địa chính dạng số, trong đó 76.9% số bản đồ không có toạ độ; hầu hết các bản đồ số là bản đồ địa hình tỷ lệ 1/50000 không có đầy đủ thông tin thuộc tính; bản đồ hiện trạng sử dụng đất 2005; thiếu dữ liệu dạng giấy như bản đồ địa hình (lập năm 1986); bản đồ địa chính không có tọa độ. Số liệu thống kê đất đai và môi trường lưu trữ ở dạng giấy (ngoại trừ số liệu thống kê đất đai 2005 và một số báo cáo bảng biểu). Hồ sơ, bản đồ lưu trữ ở dạng giấy trong điều kiện không đúng quy định và không có tính hệ thống. Hiện nay, tỉnh đang thực hiện số hóa một số bản đồ giấy hiện có. Tuy nhiên, những bản đồ giấy này đó được khảo sát và lập từ rất lâu, do vậy công tác số hóa này khi hoàn thành cũng không thể đưa vào sử dụng do thiếu độ chính xác và tính cập nhật. Không có sự trao đổi thông tin giữa cấp tỉnh và cấp huyện. Trao đổi thông tin giữa cấp tỉnh và cấp trung ương được thực hiện thông qua các báo cáo định kỳ hoặc khi có yêu cầu dữ liệu phục vụ cho báo cáo. Tại Tỉnh Nghệ An Dữ liệu không gian dạng số ở tỉnh Nghệ An gồm bản đồ địa chính khu vực đô thị và nông thôn, tỷ lệ 1:1000 đến 1:2000; bản đồ địa hình 1:50000 của toàn tỉnh, bản đồ hiện trạng sử dụng đất 2005. Tất cả các loại bản đồ đều ở dạng giấy. Số liệu báo cáo và thống kê được lưu trữ cẩn thận và được chuyển đến trung tâm thông tin của tỉnh 5 năm một lần). Công tác hiệu đính và cập nhật những thay đổi về đất đai cấp tỉnh không được thực hiện trên bản đồ số và bản đồ giấy ở hầu hết các tỉnh, ngoại trừ thành phố Vinh. Những số liệu đó được thay đổi và cập nhật ở cấp tỉnh chuyển xuống cấp huyện cũng không được cập nhật lên bản đồ. Thay đổi cập nhật 57 Báo cáo hiện trạng, kế hoạch, nhu cầu phát triển thông tin đất đai và môi trường (ELIS) trên giấy thường khó, không chính xác và tốn kém; tuy nhiên, không có nguyên tắc nào trong việc cập nhật bản đồ số. Trao đổi thông tin giữa cấp tỉnh và huyện được thực hiện thông qua báo cáo định kỳ, văn bản chứ việc trao đổi dữ liệu không diễn ra. Cấp tỉnh và trung ương cũng thường trao đổi thông tin thông qua báo cáo định kỳ hoặc những yêu cầu về dữ liệu phục vụ báo cáo. Tại Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu Hệ thống dữ liệu không gian dạng số hiện có đủ để phục vụ cho công tác quản lý, gồm có bản đồ địa chính của tất cả các huyện, xã trong Tỉnh với tỷ lệ từ 1:500 đến 1:2000, bản đồ địa hình toàn Tỉnh, tỷ lệ 1:25000, 1:50000, bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp Tỉnh, cấp huyện và cấp xã, bản đồ quy hoạch đất cấp Tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Số liệu thống kê, các báo cáo về môi trường được lưu trữ từng phần ở dạng bản hoặc báo cáo trên máy tính và chủ yếu là trên giấy. Hiện nay, Sở TN & MT đang chú trọng vào các dự án hiện đại hoá, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý đất đai, tuy nhiên quy trình và nguyên tắc chuẩn hoá và các quy định sử dụng dữ liệu số vẫn chưa được đề cập tới Trao đổi thông tin, dữ liệu giữa cấp tỉnh và cấp huyện chủ yếu thông qua các văn bản; hiện nay, tỉnh đang chú trọng đặc biệt đến việc trao đổi thông tin thông quan việc xây dựng dự án trao đổi dữ liệu trực tuyến qua Internet. Tuy vậy, mục tiêu chính của dự án này là trao đổi tệp tin chứ không chú trọng vào trao đổi thông tin. 58 Báo cáo hiện trạng, kế hoạch, nhu cầu phát triển thông tin đất đai và môi trường (ELIS) 2.2. Cơ sở hạ tầng và Nguồn nhân lực a. Tại Sở TN&MT Tỉnh Hà Giang Cơ sở hạ tầng và thiết bị còn hạn chế ( trung bình 2-3 nhân viên/ 1 máy tính, 15 nhân viên/1 máy in ). Số lượng nhân viên có năng lực rất ít, đặc biệt ở cấp huyện và cấp xã. Hiện nay số lượng cán bộ của 5 đơn vị ( bao gồm: TT Thông tin, phòng QHSDĐ, phòng ĐKQSDĐ, phòng Quản lý Môi trường và đội Đo đạc) thuộc Sở TN & MT Tỉnh Hà Giang có 87 người, trong đó: + Trình độ đại học và trên đại học có 31 người chiếm 37,33% + Trình độ cao đẳng là 1 người chiếm 24% + Trình độ trung cấp có 55 người chiếm 38,67% b. Tại Sở TN&MT Tỉnh Nghệ An Cơ sở hạ tầng và thiết bị tương đối tốt (trung bình 1-2 nhân viên/1 máy tính). Hiện nay số lượng cán bộ của thuộc Sở TN & MT Tỉnh Nghệ An có 90 người ( Số lượng nhân viên có năng lực có tỷ lệ khá cao chiếm gần 86%) cụ thể: + Trình độ đại học và trên đại học có 77 người chiếm 85,56% + Trình độ cao đẳng là 2 người chiếm 2,22 % + Trình độ trung cấp có 11 người chiếm 12,22% c. Tại Sở TN&MT Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có năng lực trong việc phát triển công nghệ tin học, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và thiết bị hiện đại ( nếu chỉ tính đến số nhân viên làm việc tại công sở, thì tỷ lệ máy tính trên đầu người là 1 nhân viên/1 máy tính), nhân viên có năng lực ( 86 % tốt nghiệp đại học, cao học chuyên ngành). Tuy nhiên, Tỉnh này vẫn chưa sử dụng bản đồ số vào quản lý đất đai ( chuyển đổi đăng ký sử dụng đất đã cập nhật trên giấy. Bản đồ số chỉ được sử dụng để in ra và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). d. Tại Sở TN&MT Tỉnh Bình Định Nhìn chung cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực ở Sở TN&MT tỉnh Bình Định đều có những vướng mắc chung như các tỉnh khác. Việc đầu tư trang 59 Báo cáo hiện trạng, kế hoạch, nhu cầu phát triển thông tin đất đai và môi trường (ELIS) thiết bị, xây dựng cơ hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực tại các tỉnh cần tiến hành đồng bộ và triển khai nhanh có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu của chương trình đề ra. Hiện trạng Cơ sở hạ tầng, nhân lực tại các tỉnh trong dự án SEMLA Hạng mục Hà Giang Nghệ An Bà Rịa - Vũng Tàu Số lượng cán bộ 87 90 50 - Tiến sỹ 2 0 - Thạc sỹ 1 4 2 - Đại học 30 71 41 - Cao đẳng 1 2 1 - Trung cấp 55 11 6 Khả năng sử dụng máy tính - Tốt 50 72 - Khá 27 8 - Trung bình 10 10 Số lượng máy tính 52 45 - Pentium IV 17 31 40 - Pentium III 18 5 - Pentium II 2 - Khác 1 Hệ điều hành - WinXP/2000 12 50 45 - Win Me/9x 5 2 60 Báo cáo hiện trạng, kế hoạch, nhu cầu phát triển thông tin đất đai và môi trường (ELIS) Máy chủ 1 2 1 - Win2000 Server 2 1 - Win2003 Server 1 - Có máy chủ quản lý CSDL không không có Mạng nội bộ - Mạng LAN có có có - LAN có kết nối Internet có có có ADSL (VNN) ADSL (VNN) - Kết nối Internet ADSL (VNN) - Dung lượng 800 Kbps 2 Mbps Website riêng của cơ quan không không không Trang thiết bị khác - Máy in Laser 8 27 22 - Máy in Laser màu 6 1 0 - Máy in phun màu 1 1 0 - Máy vẽ (ploter) 1 1 0 - Máy scan 1 1 4 - Máy photocopy 2 2 2 61 Báo cáo hiện trạng, kế hoạch, nhu cầu phát triển thông tin đất đai và môi trường (ELIS) I.2. Hiện trạng, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ thông tin môi trường I.2.1. Các đơn vị liên quan tại Bộ Tài nguyên và Môi trường 1. Trung tâm Tin học Văn phòng Bộ Trung tâm tin học Văn phòng Bộ là đơn vị có trách nhiệm về các vấn đề tin học của toà nhà 83 Nguyễn Chí Thanh, đã xây dựng hệ thống mạng cục bộ (LAN) và có đường kết nối Internet trực tiếp Leased-line 128K; Dialup 56K và ADSL của nhà cung cấp dịch vụ FPT tại 83 Nguyễn Chí Thanh. Tuy nhiên do mục đích phục vụ hệ thống quản lý hành chính, đơn vị mới được thành lập, cán bộ làm công tác IT của Văn phòng Bộ còn mỏng, nên hệ thống mạng và hệ thống trang thiết bị mới chỉ dừng lại ở qui mô một mạng nhỏ (dưới 100 người sử dụng). Văn phòng Bộ cũng đã xây dựng hệ thống Email riêng và Website riêng của Bộ Tài nguyên và Môi trường nhằm cung cấp các thông tin phục vụ quản lý, phục vụ Lãnh đạo Bộ với các thông tin về Đất đai, tài nguyên và môi trường,… Bước đầu, các thông tin đã được cập nhật thường xuyên, nhưng chủ yếu là về đất đai, thông tin về môi trường còn ít, phần lớn được cập nhật từ các mạng thông tin khác chủ yếu là từ Cục BVMT. 1.1. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật Số lượng máy chủ: 05 máy chủ IBMx345 trong đó: 03 máy chủ có cấu hình Xeon 2,8GHz x 2; 36,4 GB HDD x 4; RAM 1GB 02 máy chủ có cấu hình Xeon 2,4GHz; 36,4 GB HDD x 4; RAM 1GB Số lượng máy trạm và một số thiết bị khác: Máy tính: Pentium 4: 07 chiếc. Pentium 2: 02 chiếc. Máy in và thiết bị khác: Laser B/W: 02 chiếc. 62 Báo cáo hiện trạng, kế hoạch, nhu cầu phát triển thông tin đất đai và môi trường (ELIS) ColorDetjet: 01 chiếc. Máy ảnh số: 02 chiếc. Máy quét: 03 chiếc. Hệ điều hành, quản trị CSDL: Các hệ điều hành chủ yếu của MicroSoft như Windows XP; Windows 2000; Windows 98. Chỉ có hệ thống Email sử dụng hệ thống Linux Redhat 7.0. Sử dụng hệ quản trị CSDL SQL. Phần mềm văn phòng, ngôn ngữ lập trình: Microsoft Office, Visual Basic, ASP, C, C++, Open GL; Arobat Reader, DreamWave… 1.2. Nhân lực Hiện nay, Trung tâm Tin học - Văn phòng Bộ TN&MT có 08 cán bộ trong đó 01 là Tiến sĩ, 01 Thạc sĩ, còn lại đều có trình độ đại học. Tất cả đều có trình độ sử dụng máy tính cũng như các ứng dụng từ tốt đến rất tốt. 2. Vụ Môi trường Vụ Môi trường cũng nằm trong toà nhà của Bộ TN&MT, tại 83 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội, là đơn vị nằm giúp Bộ trưởng Bộ TN&MT về xây dựng chính sách, pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về bảo vệ môi trường. Hiện nay, Vụ Môi trường sử dụng hệ thống mạng máy tính LAN do Trung tâm Tin học Văn phòng Bộ quản lý và truy cập Internet thông qua Proxy đặt tại Trung tâm Tin học Văn phòng Bộ. 2.1. Hiện trạng, cơ sở hạ tầng Số lượng máy chủ: không có. Số lượng máy tính: 08 chiếc, trong đó: Pentium IV: 06 chiếc. Pentium III: 02 chiếc. Số lượng máy in: 09 chiếc, trong đó: 63 Báo cáo hiện trạng, kế hoạch, nhu cầu phát triển thông tin đất đai và môi trường (ELIS) Laser B/W: 08 chiếc. Color Detjet: 01 chiếc. Mạng cục bộ: toàn bộ các máy tính trong Vụ đều được kết nối trong mạng cục bộ LAN, giao tiếp sử dụng giao thức TCP/IP bằng lớp địa chỉ riêng 192.168… Truy cập Internet: toàn bộ các máy tính trong Vụ đều có thể truy cập ra Internet thông qua máy chủ Proxy đặt tại Văn phòng Bộ. 2.2. Hiện trạng ứng dụng CNTT, nhân lực Số lượng cán bộ: 08 trong đó bao gồm 1 Vụ trưởng, 2 Vụ phó và 5 chuyên viên. Trình độ sử dụng máy tính và các phần mềm ứng dụng của các cán bộ trong Vụ tương đối tốt, có khả năng tiếp thu, tiếp nhận những công nghệ mới về công nghệ thông tin. Ngoài ra Lãnh đạo Vụ cũng rất quan tâm đến việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý, xây dựng các hệ CSDL phục vụ công tác hỗ trợ ra quyết định… Do đơn vị mới được tách ra và đi vào hoạt động nên đơn vị chưa xây dựng được các phần mềm quản lý đặc biệt nào liên quan đến chức năng và nhiệm vụ quản lý và bảo vệ môi trường. Vụ chỉ mới có dự định xây dựng phần mềm quản lý và cập nhật số liệu phục vụ quản lý và CSDL Hiện trạng môi trường Việt Nam. 3. Vụ Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường Vụ thẩm định và Đánh giá tác động môi trường có trụ sở tại 83 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội là đơn vị giúp Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thẩm địnhvà đánh giá tác động môi trường. Hiện nay Vụ sử dụng hệ thống mạng máy tính LAN do Trung tâm Tin học Văn phòng Bộ quản lý và truy cập Internet thông qua proxy đặt tại Trung tâm Tin học Văn phòng Bộ. 3.1. Hiện trạng, cơ sở hạ tầng Số lượng máy tính chủ server: không có máy chủ riêng. Số lượng máy tính: 07 chiếc. Số lượng máy in: 03 chiếc. Số lượng máy quét: 01 chiếc. 64 Báo cáo hiện trạng, kế hoạch, nhu cầu phát triển thông tin đất đai và môi trường (ELIS) Nối mạng cục bộ : toàn bộ các máy tính trong Vụ đều được kết nối trong mạng cục bộ LAN, giao tiếp sử dụng giao thức TCP/IP bằng lớp địa chỉ riêng 192.168… Truy cập Internet: toàn bộ các máy tính trong Vụ đều có thể truy cập ra Internet thông qua máy chủ Proxy đặt tại Văn phòng Bộ. 3.2. Hiện trạng ứng dụng CNTT, nhân lực Số lượng cán bộ: 7 trong đó bao gôm 1 Vụ trưởng, 2 Vụ phó và 4 chuyên viên. Trình độ sử dụng máy tính và các phần mềm ứng dụng của các cán bộ trong Vụ tương đối tốt, có khả năng tiếp thu, tiếp nhận những công nghệ mới về công nghệ thông tin. Ngoài ra Lãnh đạo Vụ cũng rất quan tâm đến việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý, xây dựng các hệ CSDL phục vụ công tác thẩm định và đánh giá tác động môi trường… Xây dựng phần mềm quản lý và cập nhật số liệu ĐTM phục vụ quản lý và hệ CSDL Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường ĐTM. Hiện Vụ cũng có nhu cầu tăng cường về trang thiết bị máy tính trạm phục vụ công tác, cụ thể là thêm 10 máy trạm và một số máy in. 4. Trung tâm Thông tin - Bộ Tài nguyên và Môi trường 4.1. Hiện trạng, cơ sở hạ tầng Số lượng máy tính chủ: 20 máy chủ trong đó bao gồm nhiều chủng loại. Thấp nhất là Pentium III 700 MHz và cao nhất là Xeon 2.8Ghz. Số lượng máy tính: 50 chiếc, trong đó: Pentium IV: 40 chiếc. Pentium III: 14 chiếc. Máy in và thiết bị khác: Số lượng máy in: 43 chiếc. Plotter A0: 03 chiếc. Máy quét: 03 chiếc. 65 Báo cáo hiện trạng, kế hoạch, nhu cầu phát triển thông tin đất đai và môi trường (ELIS) Nối mạng cục bộ: toàn bộ các máy tính trong Trung tâm đều được k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn- Hiện trạng, kế hoạch và nhu cầu thông tin đất đai và môi trường.pdf
Tài liệu liên quan