Luận văn Hệ thống thí nghiệm hoá học phần vô cơ lớp 12 ban khoa học tự nhiên và phương pháp tiến hành thí nghiệm

Tài liệu Luận văn Hệ thống thí nghiệm hoá học phần vô cơ lớp 12 ban khoa học tự nhiên và phương pháp tiến hành thí nghiệm: Hệ thống Thí Nnghiệm hoá học phần vô cơ lớp 12 ban KHTN và phương pháp tiến hành thí nghiệm Chương 2: HỆ THỐNG THÍ NNGHIỆM HOÁ HỌC PHẦN VÔ CƠ LÍP 12 BAN KHTN VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM I. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH HOÁ VÔ CƠ LÍP 12 BAN KHTN 1. Nội dung kiến thức phần vô cơ líp 12 ban KHTN Phần hoá học vô cơ líp 12 ban KHTN có nhiệm vụ phát triển và hoàn chỉnh những kiến thức hoá học vô cơ ở cấp THCS và ở líp 10, 11 THPT trên cơ sở lí thuyết chủ đạo của chương trình. Nội dung kiến thức phần vô cơ líp 12 ban KHTN có thể chia thành hai phần như sau: - Phần đại cương về kim loại, gồm các kiến thức chung về kim loại như: tính chất vật lí và hoá học chung của các kim loại và hợp kim, sự ăn mòn kim loại và điều chế kim loại ... - Phần các kim loại cụ thể: Phần này chủ yếu đi sâu vào tìm hiểu một số kim loại cụ thể quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Như vậy nội dung của phần thứ nhất mang tính định hướng giúp HS có cái nhìn khái quát về kim loại; có sự kết hợp với lí thuy...

doc46 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 3183 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Hệ thống thí nghiệm hoá học phần vô cơ lớp 12 ban khoa học tự nhiên và phương pháp tiến hành thí nghiệm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hệ thống Thí Nnghiệm hoá học phần vô cơ lớp 12 ban KHTN và phương pháp tiến hành thí nghiệm Chương 2: HỆ THỐNG THÍ NNGHIỆM HOÁ HỌC PHẦN VÔ CƠ LÍP 12 BAN KHTN VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM I. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH HOÁ VÔ CƠ LÍP 12 BAN KHTN 1. Nội dung kiến thức phần vô cơ líp 12 ban KHTN Phần hoá học vô cơ líp 12 ban KHTN có nhiệm vụ phát triển và hoàn chỉnh những kiến thức hoá học vô cơ ở cấp THCS và ở líp 10, 11 THPT trên cơ sở lí thuyết chủ đạo của chương trình. Nội dung kiến thức phần vô cơ líp 12 ban KHTN có thể chia thành hai phần như sau: - Phần đại cương về kim loại, gồm các kiến thức chung về kim loại như: tính chất vật lí và hoá học chung của các kim loại và hợp kim, sự ăn mòn kim loại và điều chế kim loại ... - Phần các kim loại cụ thể: Phần này chủ yếu đi sâu vào tìm hiểu một số kim loại cụ thể quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Như vậy nội dung của phần thứ nhất mang tính định hướng giúp HS có cái nhìn khái quát về kim loại; có sự kết hợp với lí thuyết chủ đạo của chương trình để đi sâu nghiên cứu một số kim loại cụ thể có nhiều ứng dụng trong thực tiễn. Đồng thời phần hoá vô cơ của líp 12 ban KHTN còn được mở rộng thêm một số vấn đề về ứng dụng và vai trò của các kiến thức hoá học trong đời sống XH. Vì vậy, phần hoá học vô cơ líp 12 ban KHTN gồm các chương: Chương 4 : Đại cương về kim loại Chương 5 : Kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm Chương 6 : Crom-Sắt-Đồng Chương 7 : Phân tích hoá học Chương 8 : Hoá học và vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường 2-Những điểm mới so với chương trình hiện hành So với chương trình hoá học líp 12 hiện hành, phần hoá học vô cơ líp 12 ban KHTN có những thay đổi sau: 2.1. Sự phân phối số tiết học và cấu trúc các chương Sù thay đổi về phân phối chương trình hoá vô cơ được thể hiện qua bảng so sánh sau: Tổng số tiết Lí thuyết Luyện tập Ôn tập Thực hành Kiểm tra Chương trình ban KHTN (2tiết/tuần) 46 31 (67,4%) 3 (6,5%) 2 (4,4%) 6 (13,0%) 4 (8,7%) Chương trình hiện hành (2tiết/tuần) 33 24 (72,7%) 1 (3,0%) 3 (9,1%) 2 (6,1%) 3 (9,1%) Từ bảng trên ta thấy có sự thay đổi sau: - Tổng số tiết dành cho phần hoá vô cơ tăng từ 33 tiết lên 46 tiết, điều này là do đưa thêm hai chương: Chương 7: “Phân tích hoá học” và chương 8: “Hoá học và vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường” vào, đồng thời phần hoá hữu cơ chỉ còn 3 chương do đã đẩy lùi ba chương đầu xuống líp 11. - Số tiết lí thuyết,ôn tập được giảm đi đồng thời tăng số tiết luyện tập, thực hành, đặc biệt là số tiết thực hành được tăng từ 2 tiết lên 6 tiết. - Các bài luyện tập, thực hành có nội dung cụ thể, rõ ràng giúp HS dễ theo dõi, chuẩn bị. 2.2. Những thay đổi về nội dung trong các chương Nội dung trong các chương có bổ sung những kiến thức mới chuyên sâu hơn và chú trọng hơn đến TNTH khi nghiên cứu kiến thức mới. Cụ thể: 1. Chương: “Đại cương về kim loại” được bổ sung những nội dung sau: - Vấn đề “Điện hoá” trong kim loại, bao gồm: Khái niệm về pin điện hoá; thế điện cực chuẩn của kim loại; dãy điện hoá chuẩn của kim loại và ý nghĩa; sù điện phân. - Điều chế kim loại được đề cập một cách hoàn chỉnh hơn, trong phương pháp điện phân có sử dụng định luật Faraday. 2. Chương: “Kim loại kiềm-Kiềm thổ-Nhôm” có thêm kiến thức mới nh­: Năng lượng ion hoá; công thức hoá học của muối nhôm aluminat được viết dưới dạng muối phức Na[Al(OH)4]. 3. Chương: “Crom-Sắt-Đồng” được bổ sung nghiên cứu mét sè kim loại: - Tìm hiểu về tính chất hoá học đặc trưng của các hợp chất Cr(II), Cr(III), Cr(VI). - Tính chất của Cu và những hợp chất Cu(I), Cu(II). - Một sè kim loại thông dụng khác nh­: Ag, Au, Ni, Zn, Sn, Pb về tính chất ,ứng dụng và điều chế. 4. Chương: “Phân tích hoá học” bao gồm những nội dung chính là: - Nhận biết một số cation kim loại và một số anion. - Nhận biết một số hợp chất hữu cơ: ancol, anđehit, axit cacboxylic, glucozơ, tinh bét. 5. Chương: “Hoá học và vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường” với những nội dung tìm hiểu là: - Hoá học và vấn đề phát triển kinh tế(vấn đề năng lượng, nhiên liệu, nguyên vật liệu). - Hoá học và vấn đề xã hội(vấn đề lương thực, thực phẩm, may mặc và sức khoẻ con người). - Hoá học và vấn đề môi trường(vấn đề ô nhiễm môi trường và bảo vệ môi trường). Nhận xét: - Nội dung kiến thức trong mỗi chương có bổ xung kiến thức mới mang tính khoa học hiện đại nhằm nâng cao cơ sở lý thuyết để tăng khả năng giải thích, dự đoán lý thuyết của HS trong quá trình vận dụng kiến thức giúp HS tìm hiểu sâu sắc bản chất của hiện tượng hoá học. Điều này được thể hiện rõ ở ngay chương Đại cương về kim loại. - Hệ thống kiến thức về chất mang tính toàn diện hơn, đảm bảo cho HS có đủ dữ kiện để hiểu và vận dụng lý thuyết chủ đạo đồng thời làm phong phú vốn kiến thức của HS. - Việc tăng cường sử dụng TN và làm phong phú các dạng bài tập giúp các kĩ năng hoá học cơ bản của HS(kĩ năng dự đoán, giải thích, thực hành...) được hoàn thiện. - Sau một số bài học còn có thêm phần tư liệu đọc thêm giúp HS có thêm những thông tin khoa học, kiến thức thực tế làm cho hoá học gắn bó với đời sống thực tế hơn kích thích sù ham học hỏi hiểu biết của HS. II. HỆ THỐNG THÍ NGHIỆM PHẦN VÔ CƠ LÍP 12 BAN KHTN Sau khi nghiên cứu SGK, SGV líp 12 ban KHTN(thí điểm) phần hoá vô cơ, chúng tôi thấy rằng so với chương trình hiện hành số lượng TN trong mỗi tiết dạy, số bài thực hành tăng lên nhiều. Chất lượng cũng được nâng cao một bước: tăng cường TN nghiên cứu,TN tạo tình huống có vấn đề và phần lớn các TN có thể do tù tay HS tiến hành. Các TN cũng đã được hướng dẫn cách tiến hành. Trong giảng dạy hoá học, việc lùa chọn và xây dựng được mét hệ thống các TN cho mỗi tiết dạy, cho mỗi chương cũng như cách tiến hành các TN đó để sử dụng chúng theo hướng dạy học tích cực là rất có Ých cho mỗi GV đứng líp vì sẽ tiết kiệm được thời gian, công sức vào việc chuẩn bị các TN. Với mục đích đó, chúng tôi đã tiến hành lùa chọn các TN dùng để giảng dạy trong từng bài học của các chương thuộc phần hoá vô cơ líp 12 ban KHTN(thí điểm) và tiến hành làm các TN đó để xác định các yếu tè đảm bảo thành công, an toàn khi biểu diễn TN. Dưới đây là hệ thống các TN cho phần hoá vô cơ líp 12 ban KHTN(thí điểm) mà chúng tôi đã lùa chọn cụ thể cho từng bài theo các chương và cách tiến hành các TN đó đÓ đảm bảo thành công và an toàn: 1. Hệ thống các thí nghiệm cần thực hiện Bài học TN tiến hành Hoá chất,dụng cô Chương 4: Đại cương kim loại Bài 15: (2 tiết) Kim loại. Hợp kim - Zn tác dụng với HCl, H2SO4loãng. - Cu tác dụng với HNO3. - Fe tác dụng với CuSO4. - Hoá chất: Cu lá, Zn hạt, Fe bét hoặc đinh sắt; các dd :HCl, HNO3 , CuSO4, bông tẩm xót. - Dụng cô: ống nghiệm, phễu chiết ,eclen, pipet, nót caosu, đèn cồn, bông thuỷ tinh, giá để ống nghiệm ,kẹp ống nghiệm. Bài 16: (2 tiết) Dãy điện hoá của kim loại.Sự điện phân. - Đo suất điện động của pin điện hoá Zn-Cu . - Điện phân dd CuSO4. -Hoá chất : các dd:CuSO41M, ZnSO41M, CuSO40,5M. -Dụng cô : Cặp điện cực graphit,cặp điện cực Zn-Cu, cầu muối, ống thuỷ tinh chữ U, cốc thuỷ tinh, nót cao su. Nguồn điện một chiều(pin 1,5V), dây dẫn ,vôn kế. Bài 17: (2 tiết) Sự ăn mòn kim loại và chống ăn mòn kim loại - Ăn mòn điện hoá trong dd axit loãng. - Chống ăn mòn kim loại bằng phương pháp điện hoá. -Hoá chất: ddH2SO4 loãng, Cu lá, Zn dây, đinh sắt, ddK3[Fe(CN)6]. -Dụng cô: Cốc thuỷ tinh, ống nghiệm loại nhá, dây dẫn nối với bóng đèn hoặc vôn kế. Bài 20: (1 tiết) Bài thực hành số 3: Dãy điện hoá của kim loại.Điềuchế kim loại - Đo suất điện động của pin:Zn-Cu; Zn-Pb. - Điện phân dd CuSO4. -Hoá chất: Cu, Zn, Pb dạng thanh. Các dd: ZnSO41M, CuSO41M ,Pb(NO3)2 1M, CuSO4 0,5M. -Dụng cô(cho một nhóm HS): Cốc thuỷ tinh:2, vôn kế :1, điện cực graphit:2, dây dẫn có kẹp:2, cầu muối KCl:2, bình điện phân:1, pin 1,5V:2. Bài 21: (1 tiết) Bài thực hành số 4: Ăn mòn kim loại. Chống ăn mòn kim loại - Ăn mòn điện hoá Fe-Cu. - Bảo vệ kim loại bằng phương pháp điện hoá: bảo vệ sắt bằng kẽm. -Hoá chất: Cu lá, Fe đinh, Zn dây, dd NaCl đặc, dd K3[Fe(CN)6]. - Dụng cô: Cốc thuỷ tinh loại100ml: 4, dây dẫn có kẹp :1, bìa cứng:2. Chương 5: Kim loại kiềm- Kiềm thổ- Nhôm Bài 22: (1 tiết) Kim loại kiềm - Na tác dụng với H2O, Cl2, HCl đậm đặc. -Hoá chất: Na; Cl2 chứa trong bình thuỷ tinh, H2O,HClđặc,phenolphtalein. -Dụng cô:Nót cao su có ống vuốt nhọn xuyên qua, phễu thuỷ tinh,diêm, muôi sắt, đèn cồn, pipet, ống nghiệm . Bài 23: (1 tiết) Mét số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm - NaOH tác dụng với HCl, CuSO4 . - Điều chế NaOH bằng phương pháp điện phân dd NaCl. - NaHCO3 tác dụng với NaOH; HCl. - Na2CO3 tác dụng với HCl, quì tím. -Hoá chất: ddNaOH, NaHCO3, HCl Na2CO3, pp ,CuSO4, giấy quì tím. -Dụng cô: ống nghiệm cỡ nhỏ hoặc đế sứ, pipet, giá ống nghiệm. Bài 24: (1 tiết) Kim loại kiềm thổ - Mg tác dụng với: O2, HCl; H2O; CuSO4 - Mg tác dụng với CO2. - Hoá chất: Mg phoi bào, ddHCl, H2O ,CuSO4. - Dụng cô: ống nghiệm, đèn cồn, kẹp gỗ, kẹp sắt, pipet, giá ống nghiệm. Bài 25: (1 tiết) Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ - Ca(OH)2 tác dông với HCl,CO2,CuCl2 -CaCO3 tác dụng với HCl, CH3COOH. -Hoá chất: các dd Ca(OH)2, CuCl2, HCl, CH3COOH; CaCO3, pp. -Dụng cô: ống nghiệm hoặc đế sứ, kẹp gỗ, pipet, giá ống nghiệm, đèn cồn, bình kíp đơn giản. Bài 26: (1 tiết) Nước cứng - Tác hại của nước cứng. - Làm mềm nước cứng tạm thời. - Làm mềm nước cứng vĩnh cửu -Hoá chất: các dd: Ca(HCO3)2, nước xà phòng, Na2CO3, CaCl2, nước cất. -Dụng cô: ống nghiệm, đèn cồn, kẹp gỗ, pipet, giá ống nghiệm. Bài 27: (1 tiết) Nhôm - Al tác dụng với O2 (khôngkhí); NaOH; Fe2O3 ; CuSO4. - Hoá chất: Al bét, lá, Mg dây, Fe2O3 bét, các dd:NaOH, CuSO4, HgCl2 . - Dụng cô: chén sứ, cát, ống nghiệm, đèn cồn, pipet, búa, giấy lọc, giá ống nghiệm. Bài 28: (1 tiết) Một số hợp chất quan trọng của nhôm - Al2O3 tác dụng với : HCl; NaOH. - Al(OH)3 tác dụng với: HCl, NaOH. - Hoá chất: Al2O3(bét), các dd: HCl, NaOH, AlCl3 đặc. -Dụng cô: ống nghiệm, pipet, kẹp gỗ ,giá ống nghiệm. Bài 30: (1 tiết) Bài thực hành số 5: Tính chất của KLK, KT và nhôm. - Phản ứng của Na, Mg, Al với H2O. - Al +CuSO4. - Điều chế và thử tính chất của Al(OH)3. -Hoá chất: các kim loại Na, Mg, Al; các dd: HCl, CuSO4, AlCl3đặc, NaOH đặc. -Dụng cô: ống nghiệm cỡ nhá và to, ống vuốt nhọn, chậu thuỷ tinh, kẹp kim loại, dao, giấy thấm, giấy ráp, pipet, giá để ống nghiệm,đèn cồn. Chương 6: Crom - Sắt - Đồng Bài 32: (1 tiết) Một số hợp chất của Crom - Cr(OH)3 tác dụng với NaOH; HCl. - Sự chuyển hoá Cr2O72-. - K2Cr2O4 tác dụng với KI. -Hoá chất: Cr2O3(bét), các dd: CrCl3 , K2Cr2O7, K2CrO4, NaOH, HCl, KI. -Dụng cô: ống nghiệm, kẹp gỗ, đèn cồn, pipet, giá ống nghiệm. Bài 33: (1 tiết) Sắt - Fe tác dụng với H2SO4 loãng và đặc. - Fe HNO3 loãng và đặc. -Hoá chất: Fe(phoi bào), ddHNO3đặc, ddH2SO4đặc,loãng. -Dụng cô: ống nghiệm, đèn cồn, pipet, kẹp gỗ, diêm, giá ống nghiệm. Bài 34: (1 tiết) Hợp chất của sắt - Fe(OH)2 tác dụng với O2 Èm. - Fe2+ tác dụng với dd KMnO4 . - Fe3+ tác dụng với Cu, KI. -Hoá chất: các dd: Fe2+, Fe3+, KMnO4, KI, H2SO4l, NaOH, hồ tinh bét; Cu mảnh. -Dụng cô: ống nghiệm, pipet, kẹp gỗ ,giá ống nghiệm. Bài 36: (2 tiết) Đồng. Mét số hợp chất của đồng - Cu tác dụng với H2SO4, HNO3 . - Cu tác dụng với HCl+O2 - Cu tác dụng với AgNO3 -Hoá chất: Cu(mảnh), các dd:H2SO4 đặc và loãng, HNO3đặc,loãng,AgNO3 . -Dụng cô: ống nghiệm, đèn cồn, pipet, kẹp gỗ, giá ống nghiệm. Bài 39: (1 tiết) Bài thực hành số 6: Tính chất hoá học của Crom,sắt , đồng và những hợp chất của chúng - K2Cr2O7 tác dụng với Fe2+ - Điều chế và tính chất của Fe(OH)2, Fe(OH)3. - Fe3+ tác dụng với I-. - Đồng tác dụng với axit: H2SO4, HNO3 . - Hoá chất: các dd: K2Cr2O7 , FeSO4, H2SO4(loãng và đặc), HCl Fe2(SO4)3, NaOH, FeCl3, HNO3 loãng ; Cu. - Dụng cô : ống nghiệm, pipet ,đèn cồn, đũa thuỷ tinh, kẹp, giá ống nghiệm. Chương 7: Phân tích hoá học Bài 40: (2 tiết) Phân tích định tính một số ion vô cơ trong dung dịch - Nhận biết các cation: NH4+,Na+, K+, Ca2+, Ba2+, Al3+,Cr3+, Fe3+, Fe2+, Cu2+, Mg2+. - Nhận biết các anion :NO3-,SO42-, SO32-, CO32-, Cl-. - Hoá chất: các dd: NH4Cl, CrCl3, Fe2(SO4)3,CuSO4, MgSO4, KCl, BaCl2 ,Na2SO4, Na2SO3, NaNO3, Na2CO3, NaCl. - Các dd thuốc thử: NaOH, Cu, NH3 K2Cr2O7, KSCN, Na2HPO4, H2SO4l, H2O2. Dụng cô: ống nghiệm nhỏ, kẹp gỗ, giá ống nghiệm. Bài 41: (1 tiết) Nhận biết một số hợp chất hữu cơ - Nhận biết ancol. - Nhận biết anđehit. -Nhận biết axit cacboxylic. - Nhận biết glucozơ. - Nhận biết tinh bét. -Hoá chất: Rượu etylic, Na, glixerol ,Cu(OH)2, các dd: NaOH, NH3, AgNO3, I2, Br2, anđehit fomic, axit axetic, glucozơ, tinh bét. -Dụng cô: đèn cồn, ống nghiệm, kẹp gỗ, pipet, giá ống nghiệm. Bài 43: (1 tiết) Bài thực hành số 7: Nhận biết một số ion vô cơ -Nhận biết : NH4+, CO32-. -Nhận biết : Fe2+; Fe3+ -Nhận biết : Cu2+ -Nhận biết: NO3- - Hoá chất: các dd: FeCl2, FeCl3, (NH4)2CO3, CuSO4, NaNO3, Na2CO3. - Các dd thuốc thử: NaOH, K2Cr2O7, KSCN, NH3, H2SO4l, quì tím. - Dụng cô: ống nghiệm nhỏ, kẹp gỗ, đèn cồn, pipet, giá để ống nghiệm. Bài 44 : (1 tiết) Bài thực hành số 8: Nhận biết một số hợp chất hữu cơ -Nhận biết etanol -Nhận biết axit axetic. -Nhận biết các lọ hoá chất không nhãn. - Hoá chất: Rượu etylic, các dd: KI bão hoà I2, NaOH, Na2CO3 FeCl3 rất loãng, CH3COOH,CH3CHO,glucozơ. -Dụng cô: ống ghiệm, kẹp, pipet, đèn cồn, giá ống nghiệm. 2-Phương pháp tiến hành TN Các TN được chúng tôi trình bày theo các bài học với các nội dung sau: - Cách tiến hành TN. - Hiện tượng, giải thích và pthh xảy ra. - Những chú ý, gồm: Điều kiện đÓ TN thành công, an toàn, tiết kiệm hoá chất; những đề xuất cải tiến dụng cụ TN, cách tiến hành một số TN phù hợp với điều kiện thực tế phổ thông về cơ sở vật chất. Với những TN đơn giản có thể cho HS tự tiến hành chúng tôi trình bày theo cách tiến hành với lượng nhỏ hoá chất. Với những TN GV biểu diễn được tiến hành với dụng cô, hoá chất đủ để HS cả líp có thể quan sát rõ hiện tượng xảy ra. Dưới đây là những TN mà chúng tôi đã tiến hành: Chương 4: Đại cương kim loại Thí nghiệm 1:  Zn tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng Cách tiến hành: Lấy vào ống nghiệm loại nhỏ khoảng 1ml dd HCl (hoặc H2SO4) loãng và bỏ vào đó một viên kẽm nhỏ. Quan sát hiện tượng? Hiện tượng và giải thích: Có bọt khí H2 thoát ra, pthh: 2H+ + Zn → Zn2+ + H2↑ Chó ý: - Nếu Zn nguyên chất thì khí H2 thoát ra rất chậm, tuy nhiên trong thực tế sau một thời gian khí H2 thoát ra rất nhanh(do Zn không nguyên chất) do đó sau khi HS quan sát hiện tượng xong, cần bá ngay viên kẽm ra, rửa sạch và thu hồi để tiết kiệm hoá chất và tránh khí H2 không thoát ra nhiều trong phòng. - Nếu không có Zn hạt, có thể lấy vỏ pin háng cắt thành các mảnh nhỏ hình vuông để làm TN sau khi đã đánh sạch chất keo và hoá chất khác bám vào. Thí nghiệm 2: Cu tác dụng với dung dịch HNO3 Cách tiến hành: Lấy vào ống nghiệm loại nhỏ khoảng 1ml dd HNO3 loãng và bỏ vào đó mét mảnh đồng mỏng(0,5cm2). Quan sát hiện tượng? Dùng bông tẩm dd NaOH đậy kín miệng ống nghiệm khi quan sát xong hiện tượng. Hiện tượng và giải thích: Cã bọt khí không màu thoát ra trên bề mặt lá đồng và ở khoảng giữa-gần miệng ống nghiệm khí chuyển sang màu nâu, dd có màu xanh. Pthh: 3Cu + 8H+ + 2NO3 - loãng → 3Cu2+xanh + 2NO↑+ 4H2O NO (không màu) + O2(kk) → NO2 (màu nâu) Chó ý: - Nếu dùng HNO3 đặc thì phản ứng xảy ra rất nhanh và khí thoát ra là NO2 rất độc, do đó chỉ nên lấy lượng Cu đủ để quan sát được hiện tượng xảy ra. - Nên lấy đồng từ các lá đồng mỏng để phản ứng xảy ra nhanh hơn. - Khi quan sát đủ hiện tượng, cần ngâm ống nghiệm vào chậu đựng nước vôi trong để khử bỏ HNO3 dư, NO2 tạo ra và thu hồi lại Cu( nếu còn dư). Thí nghiệm 3: Fe tác dụng với dung dịch CuSO4 Cách tiến hành: Lắp dông cụ như hình 2.1. Cho vào đáy phễu mét nắm bông thuỷ tinh, dùng đũa thuỷ tinh nén chặt. Cho một líp sắt(bét hoặc phoi bào) dày 2-3 cm vào phễu. Rót dd CuSO4 vào phễu. Mở khoá phễu để dd chảy dần xuống bình Eclen. Quan sát sự biến đổi màu sắc của các chất? Giải thích hiện tượng xảy ra và viết pthh? Hiện tượng và giải thích: Dung dịch CuSO4 có màu xanh lam chảy qua líp bột sắt(màu đen) xuất hiện líp Cu màu đỏ bám trên líp bột sắt. Dung dịch chảy xuống bình eclen có màu lục nhạt của FeSO4. Pthh: Cu2+ + Fe → Fe2+ + Cu Chó ý: - Không dùng quá nhiều dd CuSO4 hoặc dd đậm đặc và không mở khoá ngay sau khi rót dd CuSO4 vào, nên đợi khoảng 1 phót để dd CuSO4 ngấm vào bột sắt, nếu không dd chảy xuống sẽ có màu xanh. - Nếu bột sắt để lâu thì dd chảy xuống eclen sẽ có màu vàng, do đó cần rửa qua bằng dd HCl loãng và nước cất trước khi làm TN. Có thể dùng phoi bào sắt mới ở các cửa hàng cắt sắt để làm TN. - Vì phản ứng xảy ra chậm, nên GV cần chuẩn bị sẵn dụng cụ và hoá chất trước giê lên líp để đảm bảo thời lượng của tiết học. - Nếu cho HS làm, có thể tiến hành như sau: Rót vào ống nghiệm loại nhỏ 2ml dd CuSO4 và bá vào mét vài chiếc đinh sắt sạch(dài 3 cm). Quan sát sự thay đổi màu sắc chung quanh bề mặt đinh sắt và dự đoán sự thay đổi màu của dd? Thí nghiệm 4: Đo suất điện động của pin điện hoá Zn-Cu Cách tiến hành: Pha các dd chuẩn: ZnSO4 1M và CuSO4 1M, chuẩn bị cầu muối. - Lắp pin điện hoá như mô tả ở hình 2.2. Rót vào cốc(1)dd ZnSO4 1.M, cốc(2)dd CuSO41.M. Nối hai cốc bằng cầu muối KCl hoặc NH4NO3 bão hoà. Kẹp hai đầu dây dẫn của Vôn kế vào hai cực. Ghi suất điện động của pin? Giải thích? Hiện tượng và giải thích: SGK trang 79. Chó ý: - Cách làm cầu muối: Cho thạch Agar(loại thạch được dùng để nấu ăn có bán ngoài chợ) vào dd KCl hoặc NH4NO3 bão hoà, đun sôi cho đến trong suốt. Bơm dd vào ống thuỷ tinh chữ U, để nguội ta được cầu muối. Nếu không có ống chữ U, có thể thay thế cầu muối bằng cách: dùng giấy thấm cuộn tròn lại(to bằng điếu thuốc lá),cuốn một lượt băng dính ở ngoài, đem nhóng vào các dd trên. - Cầu muối chỉ làm nhiệm vụ trung hoà điện của hai dd khi pin hoạt động, tuy nhiên nếu cầu muối không dẫn điện tốt thì kết quả đo sẽ không chính xác. - Nếu nồng độ của hai dd không chính xác cũng ảnh hưởng tới kết quả đo nên khi pha các dd cần chó ý: các muối trên đều ở dạng ngậm nước, do đó cần rang khô muối để giải phóng hết nước trước khi đem cân. Thí nghiệm 5: Điện phân dung dịch CuSO4 Cách tiến hành: Lắp dụng cụ như hình 2.3. Rót vào ống chữ U dd CuSO4, mặt trên dd cách miệng ống 2cm.Đặt hai điện cực graphit vào hai đầu ống rồi nối hai điện cực với nguồn điện một chiều có hiệu điện thế khoảng 3V(hai quả pin 1,5V loại trung). Quan sát hiện tượng xảy ra? Hiện tượng và giải thích: Tại catot có kim loại đồng bám vào do ion Cu2+ bị khử thành Cu: Cu2+ + 2e → Cu - Tại anot có khí O2 thoát ra do nước bị oxi hoá: 2H2O - 4e → O2↑+ 4H+ - Màu xanh của dd nhạt dần. Chó ý: - Nếu không có ống chữ U, có thể dùng cốc thuỷ tinh hoặc hai ống nghiệm thủng đáy được nối với nhau bằng ống nhựa. Nếu không có điện cực graphit, có thể lấy lõi pin cũ loại 1,5V để làm điện cực. - Nguồn điện có thể là pin loại 1.5V hoặc acqui hoặc bộ đổi nguồn hiệu chỉnh được hiệu điện thế và cường độ dòng. - Chóng tôi đã thử lấy dụng cụ điện phân dd NaCl(trang bị cho THCS) để điện phân dd CuSO4 với hiệu điện thế 3V thì thấy cho kết quả rất tốt. Nếu sử dụng dụng cụ này sẽ tiết kiệm được thời gian chuẩn bị TN và thời gian làm TN trên líp. Thí nghiệm 6: Ăn mòn điện hoá Zn-Cu trong dd axit loãng Cách tiến hành: Lắp dông cụ như hình 2.4. Rót dd H2SO4 loãng vào cốc thuỷ tinh. Bá hai điện cực Zn và Cu vào cốc. Nối hai điện cực Zn và Cu với một dây dẫn có mắc một vôn kế hoặc bóng đèn. Quan sát hiện tượng xảy ra khi chưa nối hai điện cực, sau khi nối hai điện cực và giải thích? Hiện tượng và giải thích: - Khi chưa nối hai điện cực: + Thanh đồng không có hiện tượng gì. + Thanh kẽm bọt khí thoát ra do có sù ăn mòn hoá học, Zn bị oxi hoá thành Zn2+: Zn + 2H+ → Zn2+ + H2↑ nhưng lượng khí H2 thoát ra rất chậm do Zn2+ và H2 cản trở ion H+ nhận e từ lá kẽm. - Khi nối hai điện cực với nhau: + Tại thanh kẽm hầu như không có khí thoát ra, khối lượng giảm dần do Zn bị oxi hoá thành ion Zn2+ tan vào dd: Zn – 2e → Zn2+ + Tại thanh đồng cã khí H2 thoát ra do ion H+ trong dd di chuyển về thanh đồng và bị khử thành H2: 2H+ + 2e → H2↑ + Bóng đèn sáng(kim vôn kế bị lệch) do các electron di chuyển từ lá kẽm sang lá đồng qua dây dẫn tạo ra dòng điện. Chó ý: - Nếu thanh kẽm không nguyên chất thì có hiện tượng phô là tại lá kẽm cũng có bọt khí H2 thoát ra do đã hình thành pin điện Zn-Tạp chất trong thanh kẽm. - Nếu không có thanh kẽm có thể dùng vỏ quả pin cũ cắt ra.Tuy nhiên sẽ có hiện tượng phụ như trên khi làm TN. - Nếu không có đủ dụng cụ, có thể tiến hành TN đơn giản sau: Cho vào hai ống nghiệm, mỗi ống 2 ml dd H2SO4 loãng và hai viên kẽm. Quan sát thấy khí H2 thoát ra ở hai ống là như nhau. Nhỏ vào một ống 3-4 giọt dd CuSO4. Trên viên kẽm có một líp Cu màu đỏ bám vào và khí H2 thoát ra mạnh hơn ống nghiệm còn lại do tạo ra vô số cặp pin Zn-Cu. Tuy nhiên, tiến hành TN theo cách này không nhận ra được sự xuất hiện của dòng điện, chỉ xác định được có sù ăn mòn điện hoá qua hiện tượng tốc độ thoát khí H2. Thí nghiệm 7: Chống ăn mòn kim loại bằng phương pháp điện hoá. Cách tiến hành: Lấy vào hai ống nghiệm mỗi ống 4-5ml dd H2SO4 rất loãng. Cho vào cốc(1) một đinh sắt sạch; cho vào cốc(2) một đinh sắt sạch được quấn bên ngoài bằng dây kẽm. Nhỏ vào mỗi ống nghiệm 2 giọt dd K3[Fe(CN)6] để nhận ra sự có mặt của ion Fe2+. Quan sát và giải thích hiện tượng xảy ra? Hiện tượng và giải thích: - Èng(1) xuất hiện màu xanh do Fe bị H+ oxi hoá thành Fe2+ tạo phức màu xanh với ion [Fe(CN)6]3-: 2H+ + Fe → Fe2+ + H2↑ 3Fe2+ +[Fe(CN)6]3- → Fe3[Fe(CN)6]2 - Èng(2) có xuất hiện màu xanh nhưng chậm và màu nhạt hơn do hình thành pin điện Zn-Fe và Zn là cực âm bị ăn mòn,còn Fe là cực dương không bị ăn mòn, nhưng do Fe không nguyên chất(chứa C) nên cũng bị ăn mòn chậm. Chó ý: - Đinh sắt phải được thả vào hai ống nghiệm cùng một lúc để đảm bảo thời gian cùng xảy ra phản ứng. - Thực tế vì đinh sắt không nguyên chất do đó ở ống (2) vẫn xuất hiện màu xanh nhưng với tốc độ rất chậm. Chương 5: Kim loại kiềm- Kiềm thổ- Nhôm Thí nghiệm 8: Na tác dụng với H2O Cách tiến hành: Lắp dụng cụ như hình 2.5. Đổ nước vào cốc sao cho nước ngập cách nót cao su 1- 1,5cm. Cắt một mẩu Na bằng hạt đậu xanh, thấm sạch dầu, bỏ vào ống và đậy nhanh nót cao su lại. Đưa que đóm đang cháy lại gần đầu ống dẫn khí. Sau khi Na phản ứng hết, nhá 1-2 giọt dd phenolphtalein vào dd thu được. Quan sát hiện tượng và giải thích? Hiện tượng và giải thích: - Viên Na chạy trên mặt nước(do nhẹ hơn nước) và phản ứng mãnh liệt với nước tạo ra khí H2: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑ - Khi đưa que đóm lại gần đầu ống dẫn khí tạo ra ngọn lửa do H2 cháy trong không khí: 2H2 + O2 → 2H2O - Nhá phenolphtalein vào dd thu được thì dd có màu hồng. Chó ý: - Lấy viên Na quá to, mức nước quá thấp đều dễ gây hiện tượng nổ do tạo ra hỗn hợp khí gây nổ. - Không đốt khí H2 ngay sau khi mới bỏ Na vào vì không khí chưa thoát ra hết sẽ tạo với H2 hỗn hợp nổ. - Để đơn giản hơn có thể thực hiện phản ứng trong ống nghiệm như sau: Đặt ống nghiệm lên giá. Đổ nước ngập khoảng 9/10 ống. Cắt một mẩu Na bằng hạt đậu tương,thấm sạch dầu. Dùng kẹp sắt bỏ viên Na vào ống nghiệm và đậy nhanh miệng ống bằng nót cao su có cắm ống vuốt nhọn.Sau đó cũng đốt khí sinh ra và thử môi trường dd. Thí nghiệm 9: Na tác dông với HCl đặc Cách tiến hành: Cho vào ống nghiệm 3/4 thể tích dd HCl 26-30% và cặp lên giá sắt. Cắt một mẩu Na bằng hạt đậu xanh, thấm sạch dầu vào bỏ vào ống nghiệm. Đậy ống nghiệm bằng phễu thuỷ tinh cuống nhỏ hoặc nót cao su có ống vuốt nhọn xuyên qua. Châm lửa đốt khí thoát ra ở cuống phễu. Quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích? Hiện tượng và giải thích: Viên Na chuyển thành giọt tròn chạy trên mặt dd, có khí H2 thoát ra và có các hạt tinh thể muối NaCl màu trắng lắng xuống đáy ống nghiệm. Pthh: 2Na + 2HCl → 2NaCl + H2↑ Na+ + Cl- NaCl tinh thể Thí nghiệm 10: Na tác dụng với Cl2 Cách tiến hành: Thu khí Cl2 vào lọ thuỷ tinh có đổ một líp cát máng, đậy chặt bằng nót cao su. Cắt lấy một mẩu Na bằng hạt đậu xanh, thấm khô dầu bằng giấy lọc. Lấy muôi sắt cắm xuyên qua tấm bìa cứng sao cho khi đưa vào bình cách đáy 1/3 chiều cao bình. Bá mẫu Na vào muôi vào đun nóng trên ngọn lửa đèn cồn đến khi Na nóng chảy hoàn toàn(sáng óng ánh) thì đưa nhanh vào bình khí clo. Quan sát hiện tượng và viết pthh? Hiện tượng và giải thích: Viên Na cháy mãnh liệt với ngọn lửa màu vàng và có khói trắng(NaCl) sinh ra: 2Na + Cl2 → 2NaCl Chó ý: - Cần đậy miếng bìa kín miệng lọ khi phản ứng đang xảy ra để khí clo không thoát ra ngoài gây nhiễm độc không khí líp học. Líp cát để bảo vệ bình phòng khi Na rớt xuống làm nứt lọ. Thí nghiệm 11: NaOH tác dụng với HCl, CuSO4 Cách tiến hành: - Lấy vào hai ống nghiệm loại nhỏ, mỗi ống 1ml dd NaOH. Nhỏ vào mỗi ống một giọt dd phenolphtalein. Thêm từ từ từng giọt dd HCl vào ống (1), dd CuSO4 vào ống (2). Quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích? Hiện tượng và giải thích: Khi nhá phenolphtalein vào hai ống nghiệm chứa NaOH thì dd xuất hiện màu hồng. - Khi nhá dd HCl vào ống (1) thì màu hồng nhạt dần và mất hẳn do phản ứng trung hoà: OH- + H+ → H2O - Khi nhá dd CuSO4 vào ống (2) thì màu hồng cũng mất và xuất hiện kết tủa màu xanh nhạt của Cu(OH)2: 2OH- + Cu2+ → Cu(OH)2↓ Thí nghiệm 12: Điều chế NaOH bằng điện phân dung dịch NaCl Cách tiến hành: Pha dd NaCl bão hoà và đổ vào bình điện phân cách miệng bình 2cm. Lấy hai ống nghiệm, cho một mẩu giấy quì tím Èm vào đáy của ống nghiệm úp lên cực dương, ống nghiệm còn lại úp lên cực âm. Mắc nối tiếp 4 quả pin loại 1.5V trong hộp pin. Bật công tắc để dòng điện chạy qua dd. Nhỏ vài giọt phenolphtalein vào cực âm. Quan sát hiện tượng xảy ra trên hai điện cực? Hiện tượng và giải thích: Ở cực âm có khí H2 thoát ra và NaOH tạo thành. Khi nhá phenolphtalein vào thì có màu hồng quanh cực âm. Ở cực dương có khí Cl2 thoát ra làm đỏ giấy quì tím Èm và sau đó mất màu. Chó ý: Có thể thử khí Cl2 thoát ra bằng cách nhỏ vài giọt dd KI và hồ tinh bét vào cực dương. Thí nghiệm 13: NaHCO3 tác dụng với NaOH; HCl Cách tiến hành: - Lấy 2-3 thìa thuỷ tinh bét NaHCO3 cho vào ống nghiệm. Rãt 4-5 ml nước vào và lắc mạnh. Quan sát hiện tượng? Chia dd thu được thành hai phần: - Phần 1: Nhá từng giọt dd HCl vào. - Phần 2: Nhá 4-5 giọt dd NaOH vào. Sau đó nhỏ vài giọt dd CaCl2 vào. Quan sát hiện tượng xảy ra và viết pthh? Hiện tượng và giải thích: - Do NaHCO3 Ýt tan trong nước nên khi lắc lên NaHCO3 vẫn không tan hết. - Khi nhá dd HCl vào phần 1 lập tức có bọt khí CO2 thoát ra, dd trong suốt: HCO3- + H+ → CO2↑+ H2O - Khi nhá dd NaOH vào phần 2 thì có phản ứng xảy ra nhưng không quan sát được hiện tượng. Do đó ta có thể dùng dd muối CaCl2 để nhận biết sản phẩm sinh ra: HCO3- + OH- → CO32- + H2O CO32- + Ca2+ → CaCO3↓ Chó ý: Có thể thực hiện thêm phản ứng chứng minh NaHCO3 dễ bị phân huỷ như sau: Thử môi trường dd NaHCO3 bằng giấy quì tím(chuyển sang màu xanh), sau đó nhỏ 2 giọt phenolphtalein vào(dd không chuyển màu hoặc có màu hồng rất nhạt). Đun sôi ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn. Quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích? Thí nghiệm 14: Na2CO3 tác dụng với HCl Cách tiến hành: Cho vào ống nghiệm 1-2 thìa thuỷ tinh bét Na2CO3. Rót 2-3ml nước vào và lắc mạnh. Dùng ống nhỏ giọt, lấy dd trong ống nghiệm và nhỏ lên mảnh giấy quì tím; quan sát sự chuyển màu của dd? Nhá tiếp từng giọt dd HCl vào ống nghiệm. Quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích? Hiện tượng và giải thích: - Na2CO3 dễ tan trong nước. Dung dịch có môi trường kiềm khá mạnh nên làm chuyển màu quì tím thành xanh do phản ứng thuỷ phân: Na2CO3 → 2Na+ + CO32- CO32- + H2O HCO3- + OH- - Khi nhá từ từ dd HCl vào, ban đầu không có bọt khí thoát ra(hoặc có nhưng không rõ ràng) do có phản ứng: CO32- + H+ → HCO3- - Khi CO32- chuyển hết về HCO3- thì có bọt khí thoát ra mạnh: HCO3- + H+ → CO2↑+ H2O Chó ý: Nếu nhá dd Na2CO3 vào dd HCl thì ngay lập tức có bọt khí thoát ra do HCl luôn dư. Thí nghiệm 15: Mg tác dụng với O2 Cách tiến hành: Cặp một băng magie và đốt trên ngọn lửa đèn cồn. Khi magie cháy sáng, đưa nhanh vào miệng chén sứ khô. MgO tạo ra ở dạng bột màu trắng. Rót 2-3 ml nước vào chén, lắc đều và nhỏ vào chén vài giọt dd phenolphtalein. Dung dịch có màu hồng nhạt do MgO tan Ýt trong nước tạo ra Mg(OH)2 là bazơ trung bình: Mg(OH)2 Mg2+ + 2OH- Thí nghiệm 16: Mg tác dụng với H2O; HCl; CuSO4: Cách tiến hành: - LÊy phoi bào magie làm sạch líp oxit bằng giấy ráp hoặc dd axit và cắt làm 3 mảnh. Lần lượt rót vào 3 ống nghiệm 1-2 ml các dd H2O; HCl; CuSO4 và cho vào mỗi ống mét mảnh magie. Quan sát hiện tượng xảy ra? Hiện tượng và giải thích: Mg tác dụng chậm với nước tạo ra các bọt khí H2 nhá li ti trên bề mặt mảnh magie, pthh: Mg + H2O → Mg(OH)2 + H2↑ - Mg tác dụng rất mạnh với HCl, khí H2 sinh ra bám vào mảnh Mg làm mảnh magie nổi trên mặt dd: Mg + 2H+ → Mg2+ + H2↑ - Mg tác dụng với muối CuSO4 tạo ra Cu màu đỏ bám vào mảnh Mg: Mg + Cu2+ → Mg2++ Cu (ngoài ra còn có bọt khí H2 sinh ra do có sự ăn mòn điện hoá- xem TN 24) Chó ý: Có thể kết hợp phản ứng của Mg với O2 và H2O như sau: Đổ vụn Mg vào một muôi sắt có cán dài. Đốt vụn Mg cháy chậm trong không khí. Khi tÊt cả líp Mg trên bề mặt thìa sắt đã cháy đỏ thì nhóng từ từ vào chậu đựng nước. Nhỏ vài giọt dd phenolphtalein vào dd. Quan sát hiện tượng xảy ra?[16] Thí nghiệm 17: Ca(OH)2 tác dông với HCl, CO2, CuCl2 Cách tiến hành: Cho vào ba ống nghiệm loại nhỏ, mỗi ống 1-2 ml dd nước vôi trong: + Nhá vào ống thứ nhất 1-2 giọt phenolphtalein, sau đó nhỏ từng giọt dd HCl vào. Quan sát hiện tượng xảy ra? + Nhỏ vào ống thứ hai từng giọt dd CuCl2. Quan sát hiện tượng xảy ra? + Thổi khí CO2(từ hơi thở)vào ống thứ ba. Quan sát hiện tượng xảy ra? Hiện tượng và giải thích: - Khi nhá dd HCl vào ống thứ nhất thì màu hồng nhạt dần và biến mất do có phản ứng trung hoà: OH- + H+ → H2O - Khi nhá dd CuCl2 vào ống thứ hai thì có kết tủa Cu(OH)2 màu xanh nhạt xuất hiện: 2OH- + Cu2+ → Cu(OH)2↓ - Khi sục khí CO2 vào ống thứ ba thì dd bị vẩn đục,sau đã lại trong suốt trở lại: Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2 Chó ý: - Không dùng dd CuSO4 vì sẽ có CaSO4 tạo ra và cũng kết tủa màu trắng. - Có thể cho HS thổi khí CO2 vào ống thứ hai và dừng lại ở hiện tượng vẩn đục. Dự đoán hiện tượng xảy ra nếu tiếp tục thổi khí CO2 vào. Thí nghiệm 18: CaCO3 tác dụng với HCl, CH3COOH Cách tiến hành: Lấy vào hai ống nghiệm loại nhỏ, mỗi ống 1-2 ml các dd HCl và CH3COOH. Bỏ vào mỗi ống một mảnh CaCO3 bằng hạt ngô. Quan sát hiện tượng xảy ra? Hiện tượng và giải thích : - Ở ống chứa dd HCl có bọt khí CO2 thoát ra mạnh: 2HCl + CaCO3 → CaCl2 + H2O + CO2↑ - Ở ống chứa dd CH3COOH có bọt khí CO2 thoát ra chậm hơn: CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + H2O + CO2↑ Thí nghiệm 19: Tác hại của nước cứng Cách tiến hành: - Chuẩn bị 2 ống nghiệm: Cho vào ống (1) 2-3 ml nước cứng (Ca(HCO3)2 hoặc CaCl2); cho vào ống (2) 2-3 ml nước cất. Cho 1-2 ml dd nước xà phòng vào mỗi ống nghiệm, lắc nhẹ. Quan sát hiện tượng xảy ra? Hiện tượng và giải thích: - Ở ống (1) không có bọt và có kết tủa (C17H35COO)2Ca nổi lên: 2C17H35COO- + Ca2+ → (C17H35COO)2Ca↓ - Ở ống (2) có bọt và không có kết tủa. Chó ý: Có thể sử dụng nước đóng chai tinh khiết hoặc nước đun sôi thay cho nước cất. Thí nghiệm 20: Làm mềm nước cứng tạm thời bằng phương pháp đun sôi Cách tiến hành: Lấy vào 2 ống nghiệm (1) và (2), mỗi ống 2-3 ml dd Ca(HCO3)2. Đun sôi ống (1) khoảng 1 phót, để nguội. Cho 1ml nước xà phòng vào ống nghiệm (1) và (2), lắc mạnh. Quan sát hiện tượng ? Hiện tượng và giải thích: Khi đun sôi ống(1) thì có phản ứng: Ca(HCO3)2 → CaCO3↓+ CO2 ↑+ H2O Phản ứng làm tính cứng của nước giảm, nên khi cho xà phòng vào thì có bọt. Chó ý: - Cần đun sôi kĩ (khoảng 1 phót) để đảm bảo Ca(HCO3)2 phân huỷ hết. - Để đảm bảo thời gian làm TN không quá dài, không cần lọc kết tủa vì lượng kết tủa sinh ra Ýt, không ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm tiếp theo. Thí nghiệm 21: Làm mềm nước tạm thời bằng hoá chất Cách tiến hành: Lấy vào 2 ống nghiệm (1) và (2), mỗi ống 2-3 ml dd Ca(HCO3)2. Nhỏ từ từ dd Na2CO3 vào (1) cho đến khi kết tủa hoàn toàn. Lọc lấy nước trong (qua giấy lọc) cho vào ống (3). Cho 1ml nước xà phòng vào (2) và (3) rồi lắc mạnh. Quan sát hiện tượng ? Hiện tượng và giải thích: Khi nhá dd Na2CO3 vào ống (1) thì có phản ứng: CO32- + Ca2+ → CaCO3↓ Phản ứng làm độ cứng của nước giảm, do đó khi nhỏ nước xà phòng vào nước lọc và lắc lên thì có bọt.Ở ống (2) không có bọt vì nước cứng. Chó ý: Nếu dùng dd nước vôi trong, để TN thành công nên lấy nước vôi trong chia là hai phần bằng nhau. Sục khí CO2 vào phần 1 đến khi kết tủa xuất hiện và tan hết để thu được dd Ca(HCO3)2 có cùng nồng độ với dd nước vôi trong. Khi làm TN lấy hai dd đó theo tỉ lệ 1:1. Thí nghiệm 22: Làm mềm nước cứng vĩnh cửu Cách tiến hành: Cho vào 2 ống nghiệm (1) và (2), mỗi ống 3-4 ml dd CaCl2. Nhỏ từng giọt dd Na2CO3 vào ống (1) đến kết tủa hoàn toàn. Lọc lấy phần nước trong(qua giấy lọc) sang ống nghiệm (3). Cho 1-2 ml dd xà phòng vào 2 ống nghiệm (2) và (3) rồi lắc mạnh. Quan sát hiện tượng? Hiện tượng và giải thích: Khi nhá dd Na2CO3 vào ống (1) thì có phản ứng : CO32- +Ca2+ → CaCO3↓ Phản ứng làm độ cứng của nước trong ống nghiệm (1) giảm nên khi nhỏ nước xà phòng vào ống (3) thì có nhiều bọt ;còn khi nhá nước xà phòng vào ống(2) thì không có bọt mà có kết tủa nổi lên. Thí nghiệm 23: Al tác dụng với O2 Cách tiến hành: Lấy một mảnh giấy gấp thành hình chữ V. Đổ một Ýt bột nhôm vào và rắc dần lên ngọn lửa đèn cồn(bằng cách dùng ngón tay búng nhẹ lên tờ giấy).Quan sát hiện tượng xảy ra? Hiện tượng và giải thích: - Khi rơi vào ngọn lửa đèn cồn, bột nhôm cháy sáng trong không khí: 4Al + 3O2 → 2Al2O3 Chó ý: - Nếu bột nhôm để lâu(không còn óng ánh khi đưa ra ánh sáng) thì TN không thành công. - Cần để tờ giấy cách ngọn lửa đèn cồn khoảng 20cm thì HS quan sát hiện tượng được rõ ràng và an toàn(vì nếu để quá gần ngọn lửa giấy có thể bắt lửa và cháy). - Nếu không có bột nhôm, có thể làm TN Nhôm mọc lông tơ như sau: LÊy một lá nhôm đánh sạch líp oxit bằng giấy ráp hoặc rũa và nhỏ lên bề mặt lá nhôm vài giọt dd HgCl2. Sau khoảng một phót rửa nhẹ lá nhôm bằng nước và thấm khô bằng giấy thấm. Đặt lá nhôm vào trong một chiếc cốc thuỷ tinh. Sau khoảng 3-5 phót ta quan sát thấy oxit nhôm mọc từ lá nhôm ra trông giống như những sợi bông. Dung dịch HgCl2 rất độc, tránh để dây vào cơ thể. Thí nghiệm 24: Al tác dụng với NaOH Cách tiến hành: LÊy mét lá nhôm mỏng, đánh sạnh líp oxit bằng giấy ráp. Bá lá nhôm vào ống nghiệm chứa 2-3 ml dd NaOH. Quan sát hiện tượng xảy ra? Hiện tượng và giải thích: Khi cho lá nhôm vào dd NaOH thì có khí H2 thoát ra trên bề mặt lá nhôm,lá nhôm tan dần: 2Al + 6H2O + 2OH- → 2[Al(OH)4]- + 3H2↑ Chó ý: NÕu không đánh sạch líp oxit nhôm thì sau một thời gian mới có khí H2 thoát ra, thời gian TN bị kéo dài. Thí nghiệm 25: Al tác dụng với dung dịch CuSO4 Cách tiến hành: Lấy một lá nhôm mỏng, đánh sạnh líp oxit bằng giấy ráp. Bỏ vào ống nghiệm chứa 2-3 ml dd CuSO4. Quan sát hiện tượng xảy ra? Hiện tượng và giải thích: Khi cho lá nhôm vào dd CuSO4, một thời gian sau có kết tủa màu đỏ của đồng bám vào lá nhôm; có bọt khí H2 thoát ra, Cu giải phóng càng nhiều thì khí H2 thoát ra càng mạnh. Các hiện tượng này được giải thích như sau: - Vì E0 Cu2+/Cu > E0Al3+/Al nên có phản ứng: 3Cu2+ + 2Al → Al3+ + 3Cu - Khi đồng được giải phóng ra,trong môi trường có tính axit(do Cu2+ bị thuỷ phân)hình thành các cặp pin Al-Cu và xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hoá: Al( cực âm) nhường electron; Cu(cực dương), tại đây các ion H+ ( do Cu2+ và Al3+ sinh ra bị thuỷ phân tạo môi trường axit) nhận electron: 2H+ + 2e → H2↑ Chó ý: NÕu không đánh sạch líp oxit nhôm thì phản ứng với dd CuSO4 sẽ xảy ra chậm hơn vì: dd CuSO4 có môi trường axit( do Cu2+ bị thuỷ phân) làm líp Al2O3 bị phá bỏ dần, sau đó Al mới tác dụng với Cu2+. - Nếu nhỏ vài giọt dd NaCl vào hoặc dùng dung dịch CuCl2 thì phản ứng nhanh hơn rất nhiều. Thí nghiệm 26: Al tác dụng với Fe2O3 (phản ứng nhiệt nhôm) Cách tiến hành: Nghiền nhỏ và trộn kĩ trong cối sứ hỗn hợp bột Al và Fe2O3 theo tỉ lệ 1:3 về khối lượng. Đổ hỗn hợp vào trong phễu giấy đặt trong hộp sắt đựng cát khô. Làm một lỗ thủng nhỏ trên mặt hỗn hợp và đổ vào một Ýt vôn Mg để làm mồi cho phản ứng. Cho mét Ýt vôn Mg khác vào muôi sắt và đốt cháy trên ngọn lửa đèn cồn rồi đổ vào líp Mg làm mồi. Hiện tượng và giải thích: Hỗn hợp Al và Fe2O3 bùng cháy mãnh liệt,các tia lửa sáng chãi bắn lên trên. Phản ứng: 2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe Khi hỗn hợp nguội, dùng búa loại bỏ xỉ ta được một viên sắt(khoảng bằng hạt ngô. Chó ý: - Khi biểu diễn thÝ nghiệm, GV phải đeo kính và không để HS đứng quá gần. - Có thể dùng hỗn hợp bột Al và KMnO4 (hoặc KClO3) để khơi mào phản ứng, khi thực hiện phản ứng chỉ cần nhỏ vào hỗn hợp đó 1-2 giọt H2SO4 đặc. Thí nghiệm 27: Al2O3 tác dụng với HCl; NaOH Cách tiến hành: Cho vào 2 ống nghiệm (1) và (2), mỗi ống một Ýt bét Al2O3 . Nhá từng giọt dd HCl vào ống (1); nhá từng giọt dd NaOH vào ống (2) và lắc nhẹ. Quan sát hiện tượng xảy ra. Giải thích và rót ra kết luận về tính chất của Al2O3? Hiện tượng và giải thích: Khi nhá dd HCl hoặc dd NaOH vào, Al2O3 tan ra tạo ra dd trong suốt không màu. Phản ứng : Al2O3+6H+ → 2Al3+ +3H2O Al2O3 + 2OH- + 3H2O → 2[Al(OH)4]- Vậy Al2O3 là một oxit lưỡng tính. Chó ý: Nếu không có sẵn bột nhôm oxit, có thể lấy Al2O3 tạo ra từ TN Al bị oxi hoá trong không khí(xem TN 22). Thí nghiệm 28: Al(OH)3 tác dụng với HCl, NaOH Cách tiến hành: Lấy 1-2 ml dd AlCl3 vào ống nghiệm, nhá từng giọt dd NaOH loãng vào đến khi thấy kết tủa bắt đầu tan thì dừng lại. Gạn bá nước lọc và chia kết tủa thành ba phần: - Nhỏ từ từ dd HCl vào phần 1. - Nhỏ từ từ dd NaOH vào phần 2. Phần còn lại dùng làm đối chứng. Quan sát hiện tượng xảy ra và so sánh với kết tủa ban đầu. Rót ra kết luận về tính chất của Al(OH)3 . Hiện tượng và giải thích: - Khi nhá dd NaOH vào dd AlCl3 thì tạo ra kết tủa keo màu trắng Al(OH)3. Phản ứng : Al3+ + 3OH- → Al(OH)3↓ - Khi nhá dd HCl cũng như dd NaOH vào kết tủa trên thì kết tủa tan ra tạo dd trong suốt không màu. Phản ứng: Al(OH)3 + 3H+ → Al3+ + 3H2O Al(OH)3 + OH- → [Al(OH)4]- Vậy Al(OH)3 là một hiđroxit lưỡng tính. Chó ý: - Muối AlCl3 có thể điều chế dễ dàng bằng cách ngâm Al trong dd HCl. Nên ngâm Al dư để axit phản ứng hết hoàn toàn. - Khi thực hiện phản ứng điều chế Al(OH)3 không nên sử dông dd NH3 vì khi thử tính bazơ của Al(OH)3 bằng HCl dễ có hiện tượng phụ là có khói trắng tạo ra do có phản ứng : NH3 + HCl → NH4Cl (tinh thể). Chương 6 : Crom - Sắt - Đồng Thí nghiệm 29: Cr3+ tác dụng với NaOH; Cr(OH)3 tác dụng với NaOH; HCl. Cách tiến hành: - Lấy vào hai ống nghiệm, mỗi ống 2ml dd CrCl3. Nhá vào mỗi ống nghiệm vài giọt dd NaOH. Quan sát hiện tượng xảy ra ? - Nhỏ từ từ dd HCl vào ống nghiệm thứ nhất và dd NaOH vào ống nghiệm thứ hai tới dư. Quan sát hiện tượng, viết pthh và rót ra nhận xét. Hiện tượng và giải thích: - Dung dịch CrCl3 có màu xanh tím, khi nhá dd NaOH vào có kết tủa keo màu lục. Phản ứng: Cr3+ + 3OH- → Cr(OH)3↓ - Khi nhỏ tiếp dd NaOH vào thì kết tủa lại tan ra, dd màu lục. Phản ứng : Cr(OH)3 + OH- → [Cr(OH)4]- - Khi nhá dd HCl và thì kết tủa lại tan ra,dd có màu xanh tím. Phản ứng: Cr(OH)3 + 3H+ → Cr3+ + 3H2O => Cr(OH)3 là một hiđroxit lưỡng tính. Thí nghiệm 30: Sự chuyển hoá giữa Cr2O72- và CrO42- Cách tiến hành: - Lấy hai ống nghiệm, cho vào ống nghiệm thứ nhất 2ml dd muối K2CrO4, ống nghiệm thứ hai 2ml dd K2Cr2O7. - Nhá vào ống nghiệm thứ nhất vài giọt dd HCl(hoặc H2SO4). Quan sát hiện tượng xảy ra. - Nhá vào ống nghiệm thứ hai vài giọt dd NaOH. Quan sát hiện tượng xảy ra và rót ra nhận xét. Hiện tượng và giải thích: - Dung dịch trong ống nghiệm thứ nhất chuyển từ màu vàng sang màu da cam. Phản ứng : CrO42- + 2H+ → Cr2O72- + H2O - Dung dịch trong ống nghiệm thứ hai chuyển từ màu da cam sang màu vàng. Phản ứng : Cr2O72- + 2OH- → CrO42- + H2O Vậy trong dung dịch có cân bằng sau : Cr2O72- + H2O CrO42- + 2H+ Chó ý: Nếu dùng dd HCl và dd NaOH đậm đặc để tránh HS suy nghĩ màu của dd thay đổi là do sù pha loãng. Thí nghiệm 31: K2Cr2O4 tác dụng với KI Cách tiến hành: Lấy vào ống nghiệm 2ml dd K2Cr2O7.Thêm vài giọt dd H2SO4 vào làm môi trường. Nhỏ từng giọt dd KI vào ống nghiệm. Quan sát hiện tượng xảy ra. Nhá 1-2 giọt hồ tinh bột vào và quan sát màu. Viết pthh và nhận xét. Hiện tượng và giải thích: Khi nhá dd KI không màu vào dd K2Cr2O7 màu da cam thì dd chuyển thành màu đỏ sẫm của I2 sinh ra. Pthh: Cr2O72- + 6I- + 14H+ → 3I2 + 2Cr3+ + 7H2O - Khi nhỏ hồ tinh bột vào thì xuất hiện màu xanh đen do phản ứng màu của I2 sinh ra với hồ tinh bét. Chó ý: Nếu không tạo môi trường axit thì phản ứng không xảy ra. Không dùng dd HCl làm môi trường vì ion Cl- có thể bị oxi hoá bởi Cr2O72- thành Cl2. Thí nghiệm 32: Fe tác dụng với H2SO4 loãng và HNO3 loãng Cách tiến hành: Lấy vào hai ống nghiệm,ống thứ nhất 1-2ml dd H2SO4 loãng,ống thứ hai 1-2ml dd HNO3 loãng. Bỏ vào mỗi ống 1-2 phoi bào sắt. Quan sát hiện tượng xảy ra? Rót ra nhận xét. Hiện tượng và giải thích: - Ở ống nghiệm thứ nhất có khí H2 không màu thoát ra, dd có màu lục nhạt của FeSO4. Pthh: Fe + H+ loãng → Fe2+ + H2↑ - Ở ống nghiệm thứ hai ban đầu có khí NO không màu thoát ra, sau đó NO kết hợp với O2 trong không khí tạo thành NO2 có màu nâu ở khoảng giữa, gần miệng ống nghiệm; dd có màu vàng do Fe bị oxi hoá thành Fe3+. Pthh: Fe + 4H+ + NO3- → Fe3+ + NO↑+ 2H2O 2NO + O2 → 2NO2 Chó ý: Nếu phoi bào sắt để lâu có lẫn nhiều oxit sắt, trước khi làm TN cần rửa sạch bằng dd axit HCl loãng, sau đó bằng nước để khi cho vào dd H2SO4 loãng, dd thu được không có màu vàng. Thí nghiệm 33: Fe bị thụ động trong HNO3 và H2SO4 đặc Cách tiến hành: - Lần lượt lấy vào 2 ống nghiệm 3-4ml các dd H2SO4 đặc và 3-4ml dd HNO3 đặc nguội. Bỏ vào mỗi ống nghiệm vài phoi bào sắt sạch(hoặc một chiếc đinh sắt sạch). Quan sát hiện tượng xảy ra? - Lấy phoi bào sắt ở hai ống nghiệm ra cho vào hai ống nghiệm chứa dd HCl loãng. Quan sát hiện tượng xảy ra? Giải thích và rót ra nhận xét. Hiện tượng và giải thích: - Khi bá Fe vào các dd H2SO4 và HNO3 đặc nguội không quan sát được hiện tượng gì. - Khi lấy các phoi bào sắt ra và cho vào dd HCl thì cũng không có hiện tượng gì xảy ra do trên bề mặt các phoi bào sắt đã hình thành một líp oxit sắt vững chắc bảo vệ không cho sắt tác dụng với dd HCl(cũng như các axit khác mà trước đó nó tác dụng dễ dàng). Vậy Fe bị thụ động hoá trong HNO3 và H2SO4 đặc nguội. Chó ý: Các axit dùng làm TN phải đảm bảo là đậm đặc. Thí nghiệm 34: Fe(OH)2 tác dụng với O2 trong không khí Cách tiến hành: Lấy 2 ml dd NaOH đặc đem đun sôi để đuổi hết khí hoà tan trong đó. Để dd nguội và rót nhanh dd FeSO4 vào theo thành ống nghiệm cho chảy xuống đáy ống nghiệm. Quan sát hiện tượng? Lắc nhẹ ống nghiệm và quan sát sự thay đổi màu của kết tủa.Viết pthh để giải thích? Hiện tượng và giải thích: Khi nhá dd FeSO4 vào dd NaOH thì có kết tủa lục nhạt của Fe(OH)2. Một thời gian sau kết tủa này bị chuyển thành màu nâu đỏ do bị oxi trong không khí oxi hoá thành Fe(OH)3. Phản ứng: Fe2+ + 2OH- → Fe(OH)2↓ 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3 => Fe(OH)2 có tính khử. Chó ý: - Muối FeSO4 có sẵn dưới dạng FeSO4.5H2O hoặc muối Mo((NH4)2SO4. FeSO4.5H2O). Để tránh hiện tượng muối Fe(II) bị oxi hoá thành muối Fe(III), nhất thiết phải đun sôi nước trước khi hoà tan muối trên. - Cần đun sôi dd NaOH để đảm bảo đuổi hết O2 hoà tan trong đó, nếu không khi nhá dd Fe vào lập tức Fe(OH)2 bị oxi hoá ngay thành Fe(OH)3. - Không nên nhá dd NaOH vào dd FeSO4 vì khi đó kết tủa được tạo thành ngay trên bề mặt dd và cũng bị oxi hoá ngay thành Fe(OH)3. - Để tiết kiệm hoá chất, thời gian và bảo đảm TN thành công, GV có thể cho HS lấy dd FeSO4 bằng ống nhỏ giọt và đưa vào ống nghiệm chứa dd NaOH rồi cho dd FeSO4 chảy xuống đáy ống nghiệm. Fe(OH)2 tạo ra chìm sâu trong ống nghiệm sẽ lâu bị oxi hoá thành Fe(OH)3. - Nếu không có muối Fe(II), có thể điều chế bằng cách ngâm các đinh sắt sạch trong dd H2SO4 30-40%(lấy dư). Sau phản ứng ta thu được các tinh thể muối Fe(II) ngậm nước. Thí nghiệm 35: Muối Fe2+ tác dụng với ddKMnO4 Cách tiến hành: Lấy vào ống nghiệm 2-3ml FeSO4 loãng. Nhỏ tiếp vài giọt dung dịch H2SO4 vào. Nhỏ từng giọt dd muối KMnO4 vào. Quan sát hiện tượng xảy ra, viết pthh giải thích. Nhận xét tính chất của muối Fe2+. Hiện tượng và giải thích: Dung dịch KMnO4 có màu tím, khi nhỏ vào dd FeSO4 thì màu tím biến mất và dd chuyển dần sang màu vàng do phản ứng: 5Fe2+ + MnO4- + 8H+ → 5Fe3+ + Mn2+ + 4H2O Khi màu tím của dd KMnO4 không biến đổi là lúc Fe2+ đã bị oxi hoá hết thành Fe3+. Nhận xét: Muối Fe2+ có tính khử. Thí nghiệm 36: Fe3+tác dụng với Cu Cách tiến hành: Lấy vào ống nghiệm khoảng 3ml dd Fe2(SO4)3. Bỏ vào ống nghiệm mét Ýt phoi đồng(hoặc bột đồng). Quan sát hiện tượng xảy ra. Hiện tượng và giải thích: Sau khoảng 1-2 phút,màu vàng của dd bị nhạt dần và chuyển thành màu xanh, bột đồng bị hoà tan một phần. Phản ứng : Fe3+ + Cu → Cu2+ + 2Fe2+ Chó ý: Nếu dùng bột đồng hoặc phoi bào thì phản ứng xảy ra nhanh, HS có thể quan sát được toàn bộ hiện tượng xảy ra như trên. Nếu không có bột hoặc phoi đồng, có thể dùng dây điện(đã cạo sạch líp cách điện) quấn hình lò so rồi bá vào dd muối Fe3+. Sau khoảng 1 phót xung quanh các sợi dây đồng dd có màu xanh của ion Cu2+. Thí nghiệm 37: Muối Fe3+ tác dụng với dung dịch KI Cách tiến hành: Lấy vào ống nghiệm 2-3ml dd KI và vài giọt hồ tinh bét. Nhỏ từng giọt dd Fe2(SO4)3 vào. Quan sát hiện tượng xảy ra? Từ TN 34,35 rót ra nhận xét về tính chất của muối Fe3+ Hiện tượng và giải thích: Khi nhá dd Fe2(SO4)3 vào dd KI,lập tức dd từ không màu chuyển thành màu đỏ nâu do Fe3+ đã oxi hoá I- thành I2. Phản ứng : 2Fe3+ + 2I- → 2Fe2+ + I2 ( I2 + KI → KI3 ) Để nhận biết I2 sinh ra, ta dùng hồ tinh bét. Vậy muối Fe3+ có tính oxi hoá khá mạnh. Thí nghiệm 38: Cu tác dụng với dung dịch H2SO4, HNO3 Cách tiến hành: Cho vào 4 ống nghiệm,mỗi ống một mảnh đồng nhá: Nhỏ vào ống (1) 1ml dd H2SO4 loãng. Nhỏ vào ống (2) 1ml dd H2SO4 đặc. Nhỏ vào ống (3) 1ml dd HNO3 loãng. Nhỏ vào ống (4) 1ml dd HNO3 đặc. Quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích? - Đem ống nghiệm (1) và (2) đun nóng. Quan sát hiện tượng và giải thích? Hiện tượng và giải thích: - Trong ống (1) và (2) không có hiện tượng gì xảy ra khi chưa đun nóng. - Trong ống (3) lúc đầu có khí NO không màu thoát ra. Phản ứng : 3Cu + 8H+ + 2NO3-loãng → 3Cu2+ + 2NO↑+ 4H2O khí NO bay lên tác dụng với O2 trong không khí tạo ra NO2 màu nâu. Phản ứng: 2NO + O2 → 2NO2 - Trong ống nghiệm (4) phản ứng xảy ra nhanh chóng và có khí màu nâu thoát ra. Phản ứng: Cu + 4H+ + 2NO3-đặc → Cu2+ + 2NO2↑+ 2H2O - Khi đung nóng ống (1) và (2) thì ống (1) vẫn không có phản ứng; ống (2) có khí SO2 không màu, mùi hắc xốc thoát ra. Phản ứng: Cu + 4H+ + SO42-đặc,nóng → 2Cu2+ + SO2↑+ 2H2O Sau phản ứng các dd đều có màu xanh của ion Cu2+. Chó ý: Các khí NO2 và khí SO2 đều độc do đó nếu cho HS làm TN cần phải khử các khí sinh ra bằng bông tẩm dd NaOH đặc. Thí nghiệm 39: Cu tác dụng với dung dịch HCl có mặt của O2 Cách tiến hành: Cho vào ống nghiệm 1,5 ml dd HCl loãng, nhỏ tiếp 6-7 giọt nước oxi già(dd hiđropeoxit 3%) vào. Dùng kẹp sắt bỏ lá đồng vào và nót ống nghiệm bằng nót cao su. Quan sát hiện tượng xảy ra ? Giải thích: Trong môi trường axit H2O2 bị phân huỷ chậm, khi bỏ lá đồng vào thì H2O2 bị phân huỷ nhanh hơn sinh ra các bọt khí O2 bám trên bề mặt của lá đồng và có phản ứng: 4HCl + O2 + 2Cu → 2CuCl2 + 2H2O Do đó sau khoảng 2-3 phót quan sát được màu xanh nhạt của dd. Chó ý: - Trước khi làm TN cần loại bỏ líp oxit đồng trên bề mặt lá đồng bằng cách nhúng vào dd axit HCl hoặc H2SO4 loãng. - Nếu thí nghiệm được thực hiện bằng oxi không khí thì phản ứng xảy ra rất chậm, trong khoảng thời gian hạn hẹp của một tiết học HS không thể quan sát được hiện tượng mét cách rõ ràng. - Nếu dùng dd H2SO4 loãng và làm TN nh­ trên thì phải sau 7-10 phót mới quan sát được hiện tượng. - Nếu dùng dd HCl đặc thì dd sẽ có màu vàng của phức [CuCl4]2- Thí nghiệm 40: Cu tác dụng với dung dịch AgNO3 Cách tiến hành: Cho vào ống nghiệm 2-3ml dd AgNO3 . Lấy một sợi dây đồng cạo sạch líp vỏ rồi nhúng vào dd trong ống nghiệm. Quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích? Giải thích: Sau khoảng 1 phót trên dây đồng có “lông tơ” màu trắng bạc tạo ra và xung quanh dây đồng có màu xanh của ion Cu2+. Phản ứng: Cu + 2Ag+ → Cu2+ + 2Ag↓ Chương 7 : Phân tích hoá học Thí nghiệm 41: Nhận biết ion Na+, K+ Cách tiến hành: - Lấy mét đoạn dây Platin hoặc dây may so(của bếp điện) cắm vào đầu đũa thuỷ tinh bằng cách hơ đũa thuỷ tinh trên ngọn lửa đèn cồn đến nóng đỏ rồi dùng kìm cắm từ từ mét đầu dây vào và để nguội, đầu kia của dây uốn lại thành hình khuyên. - Nhúng sợi dây vào dd NaCl bão hoà và đưa vào ngọn lửa đèn cồn(hoặc đèn khí). Quan sát hiện tượng xảy ra? - Làm sạch dây bằng dd HCl đặc và nung đỏ trên ngọn lửa đèn cồn rồi lặp lại TN với dd KCl. Quan sát hiện tượng? Hiện tượng và giải thích: Khi bị đốt nóng, các electron trong ion Na+ và K+ bị kích thích lên mức năng lượng cao hơn, trạng thái này không bền, khi chuyển về mức năng lượng thấp hơn chúng giải phóng ra các photon ánh sáng có màu đặc trưng cho mỗi kim loại. Màu vàng tươi là màu đặc trưng cho phổ phát xạ của Na và màu tím là màu đặc trưng cho phổ phát xạ của K. Phương pháp này còn được dùng nhận biết nhiều kim loại khác. Chó ý: - Nếu trong dd có chứa cả ion Na+ và K+ thì màu vàng của Na+ sẽ lấn át màu tím của ion K+. Để khử ánh sáng vàng của Na+ ta quan sát màu của ion K+ qua kính lọc sắc có màu xanh chàm. - Nếu không có đÌn khí, có thể làm TN đơn giản nh­ sau: Tán các muối NaCl, KCl khô thành bét. Đổ mét Ýt cồn vào chiếc đĩa sứ nhỏ và đốt cho cồn chấy, sau đó rắc muối vào và dùng đũa thuỷ tinh khuấy lên sẽ quan sát được màu của ion kim loại cần nhận biết. Thí nghiệm 42: Nhận biết cation NH4+ Cách tiến hành: Lấy vào ống nghiệm 1ml dd NH4Cl hoặc (NH4)2SO4 .Cho 1ml dd NaOH đặc vào ống nghiệm và đun nóng nhẹ trên ngọn lửa đèn cồn, đồng thời đưa một mẩu giấy quì tím ướt lại gần miệng ống nghiệm. Quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích? Hiện tượng và giải thích: Có khí mùi khai thoát ra, giấy quì chuyển từ màu tím sang màu xanh. Phản ứng : NH4+ + OH- H2O + NH3↑khai Chó ý: Nếu không có giấy quì tím, có thể dùng đũa thuỷ tinh nhúng vào dd HCl đặc đưa lên miệng ống nghiệm để nhận ra khí NH3, khi đó có NH4Cl tạo ra ở dạng “khói trắng”. Thí nghiệm 43: Nhận biết cation Ba2+ Cách tiến hành: - Lấy vào hai ống nghiệm, mỗi ống đúng 4-5 giọt dd BaCl2.Nhỏ vào ống (1) 2-3 giọt dd K2CrO4, ống (2) 2-3 giọt dd K2Cr2O7 . Quan sát hiện tượng xảy ra. - Nhỏ tiếp vào mỗi ống 2-3 giọt dd CH3COOH loãng và lắc lên. Quan sát hiện tượng xảy ra.Rút ra kết luận. Hiện tượng và giải thích: - Cả hai ống nghiệm đều có kết tủa màu vàng tươi xuất hiện, ống (1) có nhiều kết tủa hơn ống (2). Phản ứng : Ba2+ + CrO42- → BaCrO4↓ 2Ba2+ + Cr2O72- + H2O → 2BaCrO4↓+ 2H+ - Khi nhá dd CH3COOH loãng vào hai ống nghiệm kết tủa không tan. Vậy có thể nhận biết Ba2+ bằng dung dịch K2CrO4 trong môi trường axit axetic loãng. Chó ý: Nếu trong dd có mặt ion Ca2+ với nồng độ lớn thì khi nhá K2CrO4 vào cũng có kết tủa nhưng khi nhá axit axetic vào thì kết tủa tan ngay vì tích số tan của CaCrO4 lớn (T = 10 -1,6). Thí nghiệm 44: Nhận biết cation Ca2+ Cách tiến hành: - Lấy vào hai ống nghiệm: ống (1) 2-3 giọt dd BaCl2, ống (2) 2-3 giọt dd Ca(NO3)2. Nhỏ vào ống mỗi ống 2-3 giọt dd (NH4)2C2O4 . Quan sát hiện tượng xảy ra? - Nhỏ tiếp vào mỗi ống 2-3 giọt dd CH3COOH loãng và lắc lên.Quan sát hiện tượng xảy ra? Rót ra kết luận. Hiện tượng và giải thích: Trong cả hai ống nghiệm đều có kết tủa trắng xuất hiện . Phản ứng: Ba2+ + C2O42- → BaC2O4↓ Ca2+ + C2O42- → CaC2O4↓ - Khi nhá dd CH3COOH vào, hai kết tủa trên đều không tan. Vậy chỉ có thể dùng dd (NH4)2C2O4 để nhận biết Ca2+ sau khi đã tách Ba2+ Thí nghiệm 45: Nhận biết cation Al3+ và Cr3+ Cách tiến hành: Lấy hai ống nghiệm: ống (1) 2-3 giọt dd muối Al3+ ; ống (2) 2-3 giọt dd muối Cr3+. Nhỏ từng giọt dd NaOH tới dư vào 2 ống nghiệm trên. Quan sát hiện tượng xảy ra? Thêm tiếp 1-2 giọt dd H2O2 vào hai ống nghiệm ở trên, đun nhẹ. Quan sát hiện tượng xảy ra? Rót ra nhận xét. Hiện tượng và giải thích: Khi nhá dd NaOH vào cả hai ống nghiệm đều có kết tủa xuất hiện, sau đó kết tủa lại tan ra. Phản ứng : Al3+ + 3OH- → Al(OH)3↓trắng Al(OH)3 + OH- → [Al(OH)4] – Cr3+ + 3OH- → Cr(OH)3↓xanh Cr(OH)3 + OH- → [Cr(OH)4] – - Khi nhá dd H2O2 vào và đun nóng thì ống (2) xuất hiện màu vàng do ion [Cr(OH)4] – bị oxi hoá thành ion CrO42-. Phản ứng: 2[Cr(OH)4] - + 3H2O2 + 2OH- → 2CrO42- + 8H2O Vậy dung dịch kiềm là thuốc thử để nhận biết Al3+ và Cr3+. H2O2 là chất dùng để phân biệt hai ion này. Thí nghiệm 46: Nhận biết cation Fe3+ Cách tiến hành: - Lấy 2-3 giọt dd muối Fe3+, thêm 10 giọt nước vào ống nghiệm. Nhá 2-3 giọt dd KSCN vào. Quan sát hiện tượng? Hiện tượng và giải thích: - Khi nhá dd KSCN vào thì dd xuất hiện màu đỏ máu của phức tạo ra. Pthh: Fe3+ + nSCN- → [Fe(SCN)n](3-n) ; với n= 1- 5. Chó ý: Phức chất trên không bền trong môi trường kiềm hoặc trong dd có nồng độ các ion F-, Cl-, SO42- lớn vì Fe(III) tạo phức bền với các ion này. Thí nghiệm 47: Nhận biết cation Fe2+ Cách tiến hành: Nh­ TN 32 và 33. Thí nghiệm 48: Nhận biết cation Cu2+ Cách tiến hành: Lấy 3-4 giọt muối Cu2+ vào ống nghiệm. Thêm từng giọt dd NH3 vào. Quan sát hiện tượng xảy ra? Hiện tượng và giải thích: Ban đầu có kết tủa Cu(OH)2 màu xanh nhạt, sau đó tan ra và dd có màu xanh lam của phức [Cu(NH3)4]2+. Phản ứng: Cu2+ + 2NH3 + 2H2O → Cu(OH)2↓+ 2NH4+ Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4]2+ + 2OH- Thí nghiệm 49: Nhận biết cation Mg2+ Cách tiến hành: 1. Lấy 1 giọt dd muối MgCl2 cho vào ống nghiệm. Nhá 2-3 giọt dd NaOH vào ống nghiệm. Quan sát hiện tượng xảy ra. Hót bỏ phần dd thu lấy kết tủa. Nhá 2-3 giọt dd NH4Cl vào và đun nhẹ. Quan sát hiện tượng xảy ra. 2. Lấy 1 giọt dd MgCl2 vào ống nghiệm, thêm 2 giọt dd NH4Cl, 1 giọt dd NH3 và 1 giọt Na2HPO4 vào. Lắc đều và đun nóng nhẹ ống nghiệm. Quan sát hiện tượng xảy ra? Rót ra nhận xét. Hiện tượng và giải thích: 1. Khi nhá dd NaOH vào thì có kết tủa trắng Mg(OH)2 xuất hiện. Pthh: Mg2+ + 2OH- → Mg(OH)2↓ Khi nhá dd NH4Cl vào kết tủa Mg(OH)2 và đun nhẹ thì kết tủa tan do Mg(OH)2 tan được trong axit yếu. Pthh: Mg(OH)2 + 2NH4+ → Mg2+ + 2NH3 + 2H2O 2. Cã kết tủa dạng tinh thể màu trắng xuất hiện. Pthh: Mg2+ + NH3 + HPO4- → MgNH4HPO4↓ Vậy dùng dung dịch kiềm để nhận biết ion Mg2. Dùng dung dịch NH4Cl để tách ion Mg2+ ra khỏi các kết tủa khác như Fe(OH)3;Al(OH)3;Fe(OH)2 sau đó dùng dung dịch Na2HPO4 để nhận biết Mg2+. Thí nghiệm 50: Nhận biết anion NO3- Cách tiến hành: Lấy vào ống nghiệm 1ml dd muối NO3- .Bá mét Ýt bột đồng hoặc một mảnh đồng mỏng và đun nóng. Quan sát hiện tượng? Nhá tiếp 0,5-1ml dd H2SO4 loãng vào và đun nóng. Quan sát hiện tượng xảy ra? Hiện tượng và giải thích: - Khi chưa nhỏ axit vào không có hiện tượng gì xảy ra. - Khi nhá axit vào và đun nóng thì lá đồng tan ra tạo dd có màu xanh lam Khí NO không màu thoát ra, khi gặp không khí chuyển thành khí NO2 màu nâu. Pthh: 3Cu + 2NO3- + 8H+ → 3Cu2+ + 2NO↑+ 4H2O 2NO + O2 → 2NO2 Thí nghiệm 51: Nhận biết anion SO32- Cách tiến hành: Lấy 0,5-1ml dd Na2SO3 vào ống nghiệm. Nhá từng giọt dd I2 vào. Quan sát hiện tượng xảy ra? Hiện tượng và giải thích: Dung dịch I2 có màu nâu đỏ, khi nhỏ vào dd Na2SO3 bị mất màu ngay lập tức do I2 bị SO32- khử thành I-. Pthh: SO32- + I2 + H2O → SO42- + 2I- + 2H+ Chó ý: Để cã dd I2, lấy I2 hoà tan trong KI khi đó thu được dd có màu đậm của phức I3-, HS sẽ quan sát rõ hiện tượng hơn. Thí nghiệm 52: Nhận biết anion SO42- Cách tiến hành: Lấy 1-2 giọt dd Na2SO4 vào ống nghiệm, thêm 1-2 giọt dd BaCl2. Nhá tiếp từng giọt dd HNO3 loãng vào. Quan sát hiện tượng xảy ra? Hiện tượng và giải thích: Có kết tủa trắng xuất hiện, kết tủa không tan trong axit HNO3. Pthh : SO42- + Ba2+ → BaSO4↓ Chó ý: Các anion như: CO32-, SO32-, PO43-, HPO42- còng tạo kết tủa trắng với Ba2+ nhưng các kết tủa đó đều tan khi nhá dd HCl hoặc HNO3 loãng vào. Thí nghiệm 53: Nhận biết anion Cl— Cách tiến hành: Lần lượt lÊy vào ba ống nghiệm 2-3 giọt các dd NaCl , KBr , KI. Nhỏ vào mỗi ống 1-2 giọt dd AgNO3 . Quan sát hiện tượng xảy ra? Nhá tiếp từng giọt dd NH3 vào ba ống nghiệm, lắc nhẹ. Quan sát hiện tượng và rót ra kết luận? Hiện tượng và giải thích: Cả ba ống nghiệm đều có kết tủa xuất hiện. Pthh: Ag+ + Cl- → AgCl↓trắng Ag+ + Br - → AgBr↓trắng ngà Ag+ + I- → AgI↓vàng nhạt - Khi nhỏ tiếp dd NH3 vào thì chỉ có kết tủa ở ống đựng NaCl là tan ra, còn lại không tan. Phản ứng: AgCl + 2NH3 → [Ag(NH3)2]+ + Cl- Vậy dùng AgNO3 để nhận ra nhóm các anion halogenua và dùng NH3 để phân biệt Cl- với các halogenua còn lại. Chó ý: Phản ứng rất nhạy, nên chỉ cần các dd rất loãng đã quan sát được hiện tượng rõ ràng. Nên pha loãng dd AgNO3 để tiết kiệm hoá chất. Thí nghiệm 54: Nhận biết anion CO32- Cách tiến hành: Lắp dông cô nh­ hình 2.8.Vặn khoá phễu cho từng giọt dd axit nhỏ xuống ống nghiệm có nhánh. Quan sát hiện tượng ở cả hai ống nghiệm. Hiện tượng và giải thích: Có bọt khí thoát ra và dd nước vôi trong vẩn đục. Phản ứng: 2H+ + CO32- → CO2↑+ H2O CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓+ H2O Chó ý:- Có thể dùng dụng cụ ở TN 3 để làm TN này nếu GV biểu diễn. - Có thể dùng dụng cụ sau để làm TN nhận biết CO32- khi cho HS làm: cho 1ml dd Na2CO3 vào ống nghiệm. Thêm thật nhanh 1ml H2SO4 loãng. Đậy nhanh bằng nót có ống nhỏ giọt đã lấy sẵn dd Ca(OH)2. Quan sát sự thay đổi trạng thái dd trong ống nhỏ giọt.[15] Thí nghiệm 55: Nhận biết chung các ancol Cách tiến hành: Lấy vào hai ống nghiệm: ống (1) 1-2 ml rượu etylic, ống (2) 1-2 ml glixerol. Dùng kẹp sắt bỏ vào mỗi ống một mẩu Na bằng hạt đậu xanh. Quan sát hiện tượng và giải thích? Hiện tượng và giải thích: Cả hai ống nghiệm đều có bọt khí H2 thoát ra trên mẩu Na,tốc độ thoát khí ở ống (1) nhanh hơn ống (2). Phản ứng: C2H5OH + Na → C2H5ONa + 1/2H2↑ C3H5(OH)3 + 3Na → C3H5(ONa)3 + 3/2H2↑ Thí nghiệm 56[14]: Nhận biết riêng các ancol Cách tiến hành: Lấy vào hai ống nghiệm, mỗi ống 3-4 giọt dd CuSO4 2% và 2-3ml dd NaOH10%. Cho vào ống nghiệm thứ nhất 2-3 giọt glixerol, vào ống còn lại 2-3 giọt ancol etylic khan,lắc đều. Quan sát hiện tượng xảy ra? Hiện tượng và giải thích: - Cu(OH)2 trong ống thứ nhất tan ra, dd có màu xanh lam trong suốt. Phản ứng: - Ở ống nghiệm thứ hai Cu(OH)2 không tan ra. Chó ý: Phản ứng chỉ có thể xảy ra trong môi trường kiềm mạnh. Trong môi trường trung tính và axit thì phức trên không tồn tại. Thí nghiệm 57: Nhận biết anđehit Cách tiến hành: Lấy 1ml dd HCHO 5% và 1ml dd NaOH 10% vào ống nghiệm. Nhỏ từng giọt dd CuSO4 vào và lắc đến khi xuất hiện huyền phù thì ngừng lại. Đun nóng phần trên ống nghiệm đến sôi(phần dưới để so sánh). Quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích? Hiện tượng và giải thích: Màu xanh nhạt của Cu(OH)2 chuyển dần thành màu vàng của CuOH, sau đó chuyển thành màu đỏ gạch của Cu2O. Phản ứng: CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2↓+ Na2SO4 xanh nhạt HCHO + 2Cu(OH)2 + NaOH → HCOONa + 2CuOH↓ + H2O vàng 2CuOH → Cu2O↓ + H2O màu đỏ gạch Chó ý:- Nếu ống nghiệm sạch,ngoài hiện tượng có kết tủa màu đỏ của Cu2O còn có hiện tượng có một phần Cu(OH)2bị khử thành Cu bám vào thành ống nghiệm. Nếu dùng dung dịch CH3CHO thì không có hiện tượng sinh ra Cu. - Chúng tôi không chọn TN phản ứng tráng gương vì hai lí do: thứ nhất là muối đồng dễ kiếm hơn muối bạc; thứ hai là có thể dùng Cu(OH)2 để phân biệt anđehit, rượu đa chức và glucozơ. Thí nghiệm 58: Nhận biết axit cacboxylic Cách tiến hành: Cho vào ống nghiệm 1 ml dd axit axetic. Nhỏ từng giọt dd Na2CO3 vào ống nghiệm. Quan sát hiện tượng xảy ra? Sau khi không có bọt khí thoát ra,nhỏ tiếp 2-3 giọt dd FeCl3 vào dd thu được. Quan sát hiện tượng xảy ra? Hiện tượng và giải thích: - Khi nhá dd Na2CO3 vào ống nghiệm lập tức có bọt khí CO2 thoát ra. Pthh: 2CH3COOH + CO32- → 2CH3COO- + CO2↑+ H2O - Khi nhá dd FeCl3 vào dd muối thu được thì dd xuất hiện màu đỏ của phức sắt bazơ hexaaxetat clorua. Pthh: 6CH3COO- + Fe3+ + 2OH- → [Fe3(OH)2(CH3COO)6]+ màu đỏ Chó ý:- Nếu dùng phản ứng este hoá để nhận biết sẽ mất nhiều thời gian vì phản ứng xảy ra chậm do đó khó đảm bảo thời gian trên líp học. - Có thể thay Na2CO3 bằng một mẩu đá vôi hay mẩu phấn viết. Thí nghiệm 59: Nhận biết glucozơ và phân biệt với fructozơ. Cách tiến hành: Lấy vào ống nghiệm thứ nhất 1ml dd glucozơ,ống nghiệm thứ hai 1ml dd fructozơ. Nhỏ vào mỗi ống nghiệm 2-3 giọt dd nước brom và lắc kĩ. Quan sát hiện tượng xảy ra? Hiện tượng và giải thích: - Nước brom không bị mất màu khi nhá vào ống nghiệm thứ hai. - Nước brom bị mất màu khi nhỏ vào ống nghiệm thứ nhất do có phản ứng: CH2OH[CHOH]4CHO + Br2 + H2O → CH2OH[CHOH]4COOH + 2HBr Thí nghiệm 60: Nhận biết tinh bét Cách tiến hành: Lấy vào ống nghiệm một Ýt tinh bột (nghiền mịn) rót vào đó 1-2 ml nước, lắc lên. Đun nóng nhẹ đến sôi. Để nguội và nhỏ 1- 2 giọt dd I2 vào. Quan sát các hiện tượng? Hiện tượng và giải thích: Tinh bột không tan trong nước lạnh. Khi đun sôi tinh bột trương phồng tạo ra hồ tinh bét. Khi nhá dd iot vào xuất hiện màu xanh chàm do sự tương tác giữa các phân tử tinh bột và iot. Chó ý: - Nếu không đun nóng tạo ra hồ tinh bột mà dùng tinh bột sống thì dd có màu xanh đen. - Có thể làm TN đơn giản với các loại củ quả có chứa nhiều tinh bét nh­: chuối xanh, khoai lang, khoai tây hoặc dùng bột sắn(bột lọc) sẽ tiết kiệm được thời gian làm TN. 3. Một sè nhận xét và đề xuất Sau khi tiến hành làm các TN theo hệ thống TN đã đề xuất ở trên, cùng với việc nghiên cứu dung lượng kiến thức của từng bài học chúng tôi có một số nhận xét và đề xuất sau: a. Về tiến hành thí nghiệm - Thí nghiệm Cr2O3 tác dụng với dd axit HCl và dd NaOH chúng tôi đã thực hiện nhiều lần nhưng không thành công.Thực tế Cr2O3 trơ về mặt hoá học, nó chỉ thể hiện tính lưỡng tính khi nấu chảy với kiềm hoặc KHSO4 . Chóng tôi cũng đã thử điều chế Cr2O3 bằng cách nhiệt phân muối (NH4)2Cr2O7 nhưng sản phẩm Cr2O3 sinh ra lẫn nhiều tạp chất, do đó không thể lấy để làm TN. - Thí nghiệm Al, Mg tác dụng với dd CuSO4, ngoài hiện tượng sinh ra Cu nh­ SGK thí điểm trình bày, chúng tôi còn thấy hiện tượng có khí H2 thoát ra rất rõ; nếu dùng dd CuCl2 thì hiện tượng này càng rõ hơn. Do đó GV cần làm TN trước khi lên líp để khai thác hết hiện tượng của TN và giải đáp thoả đáng những thắc mắc của HS trong quá trình các em làm TN. - Ngoài làm TN như cách tiến hành đã nêu trong SGK, trong một sè TN chúng tôi đã đưa thêm các cách tiến hành khác(trong phần chó ý ở mỗi TN) mà không làm thay đổi mục đích của TN để GV có thể lùa chọn cho phù hợp với cơ sở vật chất hiện có của từng trường học. b. Bổ xung thêm một sè thí nghiệm - Trong bài Đồng. Một số hợp chất của đồng, GV có thể làm thêm TN Cu tác dụng với dd HCl có mặt oxi . - Thí nghiệm Na tác dụng với dd HCl đậm đặc trong bài Kim loại kiềm. - Thí nghiệm điện phân dd NaCl để điều chế dd NaOH trong bài Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm. c. Về sử dông thí nghiệm nhằm tăng hứng thó học tập của học sinh - Để tạo sự hứng thó học tập cho HS, một sè TN như TN 8, 21, 29 ,33, 35, 46, 44, 49… có thể thiết kế dưới dạng thí nghiệm hoá học vui hoặc thay đổi cách tiến hành một số TN. Ví dô: Thí nghiệm Na tác dụng với H2O có thể làm như sau: Bỏ mẩu Na vào trong ống nghiệm chứa nước(có phenolphtalein) và dầu hoả. Khi đó viên Na sẽ “nhảy nhót” trong ống nghiệm. Thí nghiệm Fe(III) tác dụng với KI: Cho dd muối Fe(III) trong môi trường H2SO4 loãng vào ống nghiệm. Dùng nót bấc có lỗ rỗng và nhồi bông tẩm dd KI vào đó để đậy ống nghiệm. Khi lắc lên, dd từ màu vàng chuyển thành dd có màu của rượu vang. Nhỏ vài giọt hồ tinh bột vào, dd chuyển thành màu xanh. d. Điều chế, bảo quản và sử dụng hoá chất - Để tiết kiệm hoá chất và thời gian chuẩn bị TN, GV có thể tận dụng sản phẩm của TN trong bài học này để làm các TN cho các bài học sau.Ví dụ: Lấy Cu ở TN 5,23 làm TN 34; thu hồi Ag ở TN 37 để điều chế lại dd AgNO3…hoặc có thể tận dụng các chất có trong đồ phế liệu như: Zn từ pin háng, Al từ vỏ lon bia, CaCO3 từ phấn vôn ...Thông qua đó cũng giúp các em có những mối liên hệ giữa môn học với thực tế và giáo dục cho các em biết bảo vệ môi trường. - Muối Fe(II) là hợp chất dễ bị oxi hoá, để có sẵn dung dịch muối Fe(II) cho các em làm TN chúng tôi đã pha FeSO4.5H2O trong dung dịch H2SO4 loãng và thấy ngoài 2 tuần dung dịch mới bắt đầu chuyển màu. Nếu sử dụng dung dịch này làm TN thì không cần đun nóng dung dịch NaOH và nước để hoà tan muối Fe(II), do đó tiết kiệm được thời gian làm TN. e. Cải tiến và sử dụng dụng cụ thí nghiệm Chóng tôi đã dùng một số dụng cụ sau để làm TN và cho kết quả rất tốt: - Sử dụng bình điện phân dd NaCl trang bị cho THCS để điện phân dd CuSO4 có thể tiết kiệm được thời gian làm TN. - Sử dông khăn giấy tẩm dd KCl bão hoà thay cho cầu muối. - Có thể sử dông dụng cụ của TN 3 để làm một số TN khác nh­: điều chế khí CO2, nhận biết CO33-… - Sử dông bộ dụng cụ chỉ gồm ống nghiệm và ống nhỏ giọt để nhận biết anion CO32- nh­ trong phần chó ý của TN 51. f. Về tổ chức thực hiện TN trong giê học - Trong một số bài học, nhất là các bài trong chương phân tích hoá học số lượng TN cần phải thực hiện rất nhiều, nếu biểu diễn lần lượt từng TN sẽ không đảm bảo thời gian của một tiết học, do đó cần tiến hành đồng loạt mét số TN, để đáp ứng được điều này GV nên tổ chức hoạt động dạy học theo nhóm nhá. - Một sè TN xảy ra với tốc độ chậm, mất nhiều thời gian mới quan sát được hết hiện tượng xảy ra hoặc phải tiến hành nhiều thao tác mới cho kết quả, do đó GV cần làm và tính thời gian làm mỗi TN để lùa chọn số lượng TN hợp lí để thời gian làm TN không chiếm quá nhiều(chỉ khoảng 15 phút/tiết). Ví dô: Thí nghiệm Fe(OH)2 tác dụng với O2; Cu tác dụng với dung dịch FeSO4; điện phân dung dịch CuSO4;… Kết luận chương 2 Trên cơ sở lí luận và thực tiễn đã nêu ở chương 1 chúng tôi đã tiến hành xây dựng xây dựng hệ thống các TN cần thực hiện cho phần hoá vô cơ líp 12 ban KHTN và đã làm các TN đó nhằm xác định các yếu tố đảm bảo cho TN thành công, an toàn, tiết kiệm hoá chất, dụng cụ, thời gian làm TN. Cô thể chúng tôi đã tiến hành 60/79 thí nghiệm thuộc 4 chương, số TN ở các chương như sau: Chương 1 2 3 4 Sè TN 7 21 12 20

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChuong 2.doc
Tài liệu liên quan