Luận văn Hạch toán và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm da dây nịt trâu (b) tại công ty cổ phần da Tây Đô

Tài liệu Luận văn Hạch toán và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm da dây nịt trâu (b) tại công ty cổ phần da Tây Đô: Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HẠCH TOÁN VÀ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ THÀNH SẢN PHẨM DA DÂY NỊT TRÂU (B) TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DA TÂY ĐÔ Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Th.S: VŨ THỊ HỒNG NHUNG NGUYỄN VĂN KHA Mã số sv : 4031064 Lớp : Kế toán khoá 29 SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang 1 Cần Thơ-2007 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. 1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra ngày càng mạnh mẽ và khốc liệt. Đặc biệt là nước ta hiện nay đã gia nhập vào WTO thì các doanh nghiệp Việt Nam cũng có nhiều thuận lợi và khó khăn. Khó khăn là ở chổ các doanh nghiệp Việt Nam phải cạnh tranh với hàng hoá từ nước ngoài nhập vào với nhiều chủng loại và giá cả khác nhau. Ngoài ra các doanh nghiệp Việt Nam còn phải cạnh tra...

pdf69 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1129 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Hạch toán và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm da dây nịt trâu (b) tại công ty cổ phần da Tây Đô, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HẠCH TOÁN VÀ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ THÀNH SẢN PHẨM DA DÂY NỊT TRÂU (B) TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DA TÂY ĐÔ Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Th.S: VŨ THỊ HỒNG NHUNG NGUYỄN VĂN KHA Mã số sv : 4031064 Lớp : Kế toán khoá 29 SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang 1 Cần Thơ-2007 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. 1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra ngày càng mạnh mẽ và khốc liệt. Đặc biệt là nước ta hiện nay đã gia nhập vào WTO thì các doanh nghiệp Việt Nam cũng có nhiều thuận lợi và khó khăn. Khó khăn là ở chổ các doanh nghiệp Việt Nam phải cạnh tranh với hàng hoá từ nước ngoài nhập vào với nhiều chủng loại và giá cả khác nhau. Ngoài ra các doanh nghiệp Việt Nam còn phải cạnh tranh khốc liệt với các doanh nghiệp trong nước. Vì thế, mỗi doanh nghiệp phải tìm cho mình biện pháp cạnh tranh hoàn hảo hơn nữa và phương hướng hoạt động tốt hơn để tồn tại và phát triển. Đối với các doanh nghiệp sản xuất thì sản phẩm là một trong những nhân tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Tuy nhiên, sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra phải là một sản phẩm có chất lượng kinh tế cao và đạt được trình độ xuất khẩu. Sản phẩm của một doanh nghiệp sản xuất ra có cạnh tranh được với các sản phẩm khác trên thị trường hay không, ngoài yếu tố chất lượng ra còn có một yếu tố hết sức quan trọng đó là giá thành của sản phẩm. Giá thành sản phẩm hợp lý và được thị trường chấp nhận thì nó sẽ góp phần đem lại lợi ích kinh tế cao cho doanh nghiệp. Cho nên các doanh nghiệp luôn quan tâm đến tình hình giá thành sản phẩm tại đơn vị và tìm những biện pháp làm giảm giá thành để đưa doanh thu ngày càng được tăng lên và đạt được mục tiêu đề ra. Cụ thể là tại “Công Ty Cổ Phần Da Tây Đô”, là một công ty chuyên sản xuất các loại da đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Vì thế, Ban lãnh đạo công ty ngoài việc quan tâm đến chất lượng sản phẩm còn quan tâm đến tình hình giá thành sản phẩm tại đơn vị. Công ty đã lựa chọn hình thức kế toán, phương pháp tính giá thành phù hợp và biện pháp để làm giảm giá thành sản phẩm góp phần làm tăng lợi nhuận cho công ty, thúc đẩy hoạt động ổn định hơn. Tiến trình thực hiện giá thành sản phẩm tại “Công Ty Cổ Phần Da Tây Đô”, được thể hiện trong những chương sau. SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang 2 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU. 1.2.1. Mục tiêu chung. Mục tiêu chung là hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm “Da Dây Nịt Trâu” và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành để làm cơ sở cho việc đề ra một số biện pháp nhằm làm giảm giá thành thực tế của sản phẩm “Da Dây Nịt Trâu” tại công ty trong thời gian tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể. - Tiến hành tập hợp chi phí sản xuất ở từng công đoạn trong quá trình sản xuất của công ty. - Tiến hành tính giá thành sản phẩm ở từng công đoạn cụ thể của công ty. - Phân tích biến động giá thành để từ đó đưa ra biện pháp làm giảm giá thành sản phẩm tại công ty. - Đề xuất giải pháp nhằm làm giảm giá thành bằng cách làm giảm các chi phí sản xuất tại công ty. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 1.3.1. Không gian. Các chi phí sản xuất được dùng để tính giá thành sản phẩm và số liệu dùng để phân tích biến động giá thành sản phẩm được thu thập tại phòng kế toán của “Công Ty Cổ Phần Da Tây Đô” đặt tại số 02 – đường Lê Hồng Phong – Quận Bình Thủy – TP. Cần Thơ. 1.3.2. Thời gian nghiên cứu. Phần tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thì số liệu được tập hợp trong một tháng (tháng 2 năm 2007). Còn phần phân tích tình hình biến động giá thành thì số liệu được tập hợp cùng kỳ qua 3 năm gần nhất từ năm 2005 đến năm 2007. 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu trong đề tài là giá thành của sản phẩm “Da Dây Nịt Trâu”. 1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN GIÁ THÀNH SẢN PHẨM. Khi nói về “Giá Thành Sản Phẩm” thì cũng không xa lạ với chúng ta, vấn đề này đã được nhiều người nghiên cứu qua. Tuy vấn đề về giá thành có giống nhau SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang 3 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung về lý thuyết hạch toán. Nhưng nó khác nhau là ở chổ nội dung phản ánh, cách trình bày. Nguyên nhân là mỗi đề tài nghiên cứu được thực hiện ở nhiều đơn vị khác nhau và có nhiều sản phẩm khác nhau nên giá thành cũng được hạch toán một cách khác nhau. Ví dụ: Luận Văn Tốt Nghiệp của 2 sinh viên khoa KT – QTKD trường ĐHCT về giá thành sản phẩm: “Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Xi Măng PC30” của Lương Gia Lệ và đề tài “Kế Toán Chi Phí Và Tính Giá Thành Thùng Carton” của Hà Thị Huyền. + Đối với đề tài của sinh viên Lương Gia Lệ. Nội dung chính trong đề tài này là chủ yếu đi sâu vào tập hợp chi phí và hạch toán giá thành cho sản phẩm “Xi Măng PC 30” tại Xí Nghiệp Xi Măng 406. Trụ sở đặt tại: Tổ 5, Khóm 6, Thị Trấn Cái Vồn, Huyện Bình Minh, Tỉnh Vĩnh Long. + Đối với đề tài của sinh viên Hà Thị Huyền. Nội dung chính trong đề tài này là tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ và tiến hành tính giá thành sản phẩm “Thùng Carton”. Ngoài ra còn đánh giá tình hình giá thành tại đơn vị và phân tích tình hình biến động giá thành sản phẩm để đề ra biện pháp làm giảm giá thành tại Doanh Nghiệp Bao Bì Thanh Long. Trụ sở đặt tại: 21/5B Phan Huy Ích, P.12, Q. Gò Vấp, TP. HCM. SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang 4 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN. 2.1.1. Những vấn đề chung. 2.1.1.1. Chi phí. Đối với các doanh nghiệp sản xuất thì vấn đề chi phí được coi là vấn đề nhạy cảm nhất. Vì vậy, trong quá trình sản xuất sản phẩm các doanh nghiệp luôn quan tâm đến tình hình tập hợp và phân loại chi phí một cách cẩn thận góp phần làm cho giá thành sản phẩm được chính xác hơn. a) Khái niệm. Chi phí sản xuất là toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm và đạt được mục đích là tạo ra được sản phẩm với nhiều chủng loại khác nhau. 2.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất. Phân loại chi phí sản xuất là một nội dung quan trọng hàng đầu cần phải thực hiện để phục vụ cho việc hạch toán, theo dõi, quản lý chặt chẽ các loại chi phí phát sinh cũng như việc tập hợp chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm. Có nhiều tiêu thức để phân loại chi phí mỗi cách phân loại sẽ đáp ứng một hoặc một số yêu cầu quản lý nhất định. Tuy nhiên, có ba cách phân loại quan trọng được sử dụng để phục vụ trực tiếp cho công tác quản lý và tính giá thành sản phẩm. a) Phân loại theo yếu tố chi phí ( nội dung kinh tế). Chi phí sản xuất kinh doanh trong ngành công nghiệp được qui định bao gồm các yếu tố: + Chi phí nguyên, vật liệu. + Chi phí nhân công. + Chi phí khấu hao tài sản cố định. + Chi phí dịch vụ mua ngoài. + Chi phí khác bằng tiền. b) Phân loại theo khoản mục chi phí( công dụng và địa điểm phát sinh). Chi phí sản xuất sản phẩm được quy định gồm 3 khoản mục: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang 5 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung + Chi phí nhân công trực tiếp. + Chi phí sản xuất chung. c) Phân loại theo mối quan hệ với thời kỳ xác định lợi nhuận. Theo cách phân loại này thì chi phí được chia làm hai loại: + Chi phí sản phẩm: Là những chi phí trực tiếp đến việc sản xuất sản phẩm hoặc mua hàng hóa bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung (đối với các sản phẩm công nghiệp) riêng đối với sản phẩm xây lắp thì có thêm chi phí sử dụng máy thi công…. Chi phí sản phẩm được coi là gắn liền với từng đơn vị sản phẩm, hàng hóa khi chúng được sản xuất ra hoặc mua vào, chúng gắn liền với sản phẩm hàng hóa tồn kho chờ bán và khi sản phẩm hàng hóa được tiêu thụ mới trở thành phí tổn để xác định kết quả kinh doanh . + Chi phí thời kỳ: Là những chi phí phát sinh trong một thời kì và được tính vào hết phí tổn trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh: Bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp. Đối với các nhu cầu sản xuất dài và trong kỳ không có hoặc ít có doanh thu thì chúng được tính thành phí tổn của kỳ sau để xác định kết quả kinh doanh. d) Ngoài hai cách phân loại trên để phục vụ cho việc phân tích, đánh giá tình hình sử dụng chi phí, chi phí sản xuất còn được phân loại thành. + Chi phí ban đầu và chi phí chuyển đổi. + Chi phí cơ bản và chi phí chung. + Chi phí bất biến và khả biến. + Chi phí chờ phân bổ và chi phí trích trước. + Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. + Chi phí tổng hợp và chi phí đơn nhất. + Chi phí năm trước và chi phí năm nay. 2.1.1.3. Khái niệm, phân loại giá thành. a) Khái niệm. Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa được tính trên một đại lượng kết quả sản phẩm hoàn thành nhất định. SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang 6 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu mang tính giới hạn và xác định, vừa mang tính chất chủ quan và khách quan. Trong hệ thống các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả sử dụng các loại tài sản trong quá trình sản xuất kinh doanh, cũng như tính đúng đắn của những giải pháp quản lý mà doanh nghiệp đã thực hiện để nhằm mục đích hạ thấp chi phí, tăng cao lợi nhuận. b) Phân loại. > Phân loại giá thành theo thời điểm xác định giá thành. Theo cách phân loại này thì giá thành được chia làm 3 loại: + Giá thành kế hoạch: Là loại giá thành được xác định trước khi bắt đầu sản xuất của kỳ kế hoạch dựa trên các định mức và dự toán của kỳ kế hoạch. Giá thành kế hoạch được coi là mục tiêu mà doanh nghiệp phải cố gắn thực hiện hoàn thành nhằm để thực hiện mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp. + Giá thành định mức: Là giá thành được xác định trên cơ sở định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch. Giá thành định mức được xem là căn cứ để kiểm soát tình hình thực hiện các định mức tiêu hao các yếu tố vật chất khác nhau phát sinh trong quá trình sản xuất. Giá thành định mức cũng được xây dựng trước khi bắt đầu sản xuất. + Giá thành thực tế: Là giá thành được xác định trên cơ sở các khoản hao phí thực tế trong kỳ để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm. Giá thành thực tế được xác định sau khi đã xác định được kết quả sản xuất trong kỳ. Giá thành thực tế là căn cứ để kiểm tra, đánh giá tình hình tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành và xác định kết quả kinh doanh. > Phân loại theo nội dung phát sinh chi phí. Theo cách phân loại này thì giá thành sản phẩm được chia làm 2 loại: + Giá thành sản xuất: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất. + Giá thành toàn bộ: Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất tiêu thụ sản phẩm. Cách phân loại này giúp cho nhà quản lý biết được tình hình kết quả kinh doanh của từng mặt hàng, từng loại dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh. SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang 7 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung > Phân loại theo nội dung cấu thành giá thành. Theo cách phân loại này thì giá thành sản phẩm được chia làm 2 loại: + Giá thành sản xuất: Là toàn bộ chi phí sản xuất có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành. Đối với doanh nghiệp sản xuất gồm 3 khoản mục chi phí: chi phí nguyên vật trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. + Giá thành toàn bộ: Là toàn bộ chi phí có liên quan đến một khối lượng sản phẩm hoàn thành từ khi sản xuất đến khi tiêu thụ sản phẩm. Giá thành toàn bộ còn gọi là giá thành đầy đủ và được tính như sau: Giá thành toàn bộ = Giá thành sản xuất + Giá thành ngoài sản xuất (giá thành tiêu thụ) > Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là biểu hiện hai mặt của quá trình sản xuất kinh doanh. Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đều giống nhau ở chổ là cả hai đều thể hiện bằng tiền những chi phí về lao động sống và lao động vật hóa bỏ ra. Mặt khác, giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đều khác nhau ở chổ là về lượng. Khi nói đến chi phí sản xuất là giới hạn cho chúng một thời kỳ nhất định, không phân biệt là cho sản phẩm nào, đã hoàn thành hay chưa, còn khi nói đến giá thành sản phẩm là xác định một lượng chi phí sản xuất nhất định, tính cho một đại lượng kết quả nhất định. Chi phí và giá thành sản phẩm là các chỉ tiêu quan trọng trong hệ thống các chỉ tiêu kinh tế phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp và có mối quan hệ mật thiết với doanh thu, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, do vậy được chủ doanh nghiệp rất quan tâm. Tổ chức kế toán chi phí, giá thành sản phẩm một cách khoa học, hợp lý và đúng đắn có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý chi phí, giá thành sản phẩm. Việc tổ chức kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của chi phí quản lý phát sinh ở doanh nghiệp, ở từng bộ phận, từng đối tượng góp phần tăng cường quản lý tài sản, vật tư lao động tiền vốn một cách tiết kiệm, có hiệu quả. Mặt khác, tạo điều kiện phấn đấu tiết kiệm chi phí hạ thấp giá thành sản phẩm. Đó là một trong những điều kiện quan trọng tạo cho doanh nghiệp một ưu thế cạnh tranh. SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang 8 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung 2.1.2. Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 2.1.2.1. Chi phí sản xuất thực tế. a) Khái niệm. Chi phí sản xuất thực tế chính là những chi phí đã phát sinh có những chứng cứ, chứng từ nhất định. Chi phí sản xuất thực tế thường được thu thập sau khi quá trình sản xuất đã xảy ra ở một thời kỳ sản xuất nhất định. Đây cũng là cơ sở để phân biệt chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất định mức, chi phí sản xuất dự toán. b) Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn nhất định để tập hợp chi phí sản xuất thực tế. c) Tập hợp chi phí sản xuất. + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm chi phí nguyên liệu, vật liệu liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất sản phẩm như: chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí nguyên vật liệu phụ, chi phí nhiên liệu…. Chứng từ sử dụng: phiếu xuất kho, hóa đơn mua hàng, các chứng từ khác > Quá trình sản xuất tại công ty thì nguyên vật liệu đầu vào được mua như sau: Chủ yếu da trâu nguyên liệu được mua trong nước không có nhập khẩu được khách hàng quen biết và có quan hệ làm ăn lâu dài cung cấp. Và họ đem đến tận công ty để bán, về giá thì được hai bên mua bán theo giá thị trường. > Quá trình xuất kho nguyên vật liệu (NVL): Đối với nguyên vật liệu (NVL) chính thì công ty xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền. Còn nguyên vật liệu (NVL) phụ (hóa chất) thì xuất kho theo phương pháp bình quân theo từng loại nguyên liệu xuất. + Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm toàn bộ tiền lương, các khoản trích theo lương tính vào chi phí như: KPCĐ, BHXH, BHYT của công nhân sản xuất sản phẩm. Các chứng từ như: bảng chấm công, bảng thanh toán lương,… Tiền lương công nhân sản xuất tại công ty được tính như sau: Tổng quỹ lương được tính theo % Doanh thu sản phẩm bán ra trong kỳ. SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang 9 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung Lương từng nhân viên = ∑ ( Hệ số lương x số nhân viên) Tổng quỹ lương + Chi phí sản xuất chung: Bao gồm toàn bộ chi phí sản xuất sản phẩm không thuộc 2 khoản mục chi phí trên như: tiền lương, kinh phí công đoàn của nhân viên phân xưởng, chi phí quản lý …và gồm các chứng từ sau: phiếu thanh toán, bảng thanh toán tiền lương, bảng phân bổ nguyên, vật liệu, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ. + Phân bổ chi phí: ∑ CPPSTK Hệ số phân bổ chi phí = ∑ Tiêu thức phân bổ Mức phân bổ = Hệ số phân bổ x Tiêu thức phân bổ cho Cho từng đối tượng chi phí từng đối tượng 2.1.2.2. Gía thành thực tế. a) Khái niệm. Giá thành thực tế sản phẩm là những chi phí sản xuất tính cho một khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành nhất định. b) Đối tượng tính giá thành. Đối tượng tính giá thành sản phẩm là khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành nhất định mà doanh nghiệp cần tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm. c) Kỳ tính giá thành. Kỳ tính giá thành sản phẩm là khoản thời gian cần thiết phải tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. Tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh tế, kỹ thuật sản xuất và nhu cầu thông tin về giá thành. Kỳ tính gía thành có thể được xác định khác nhau. + Hàng tháng ở những doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. + Quý hoặc năm ở những doanh nghiệp xây lắp. + Khoảng thời gian theo từng thời vụ, quý, năm ở những doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp. SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang 10 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung + Khoảng thời gian thực hiện, kết thúc và báo cáo chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm tính kết quả ở những doanh nghiệp chuyên sản xuất theo đơn đặt hàng. Xác định kỳ tính giá thành sẽ giúp cho kế toán xác định rõ khoảng thời gian chi phí phát sinh, thời gian tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm để thu thập, cung cấp thông tin cho việc định giá, đánh giá hoạt động sản xuất theo yêu cầu của nhà quản lý trong từng thời kỳ. Đối với đề tài nghiên cứu này do nhu cầu của quản lý nên kỳ tính giá thành được chọn là tháng. d) Kết cấu giá thành sản phẩm. Kết cấu giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu biểu hiện thành phần, nội dung từng khoản mục chi phí sản xuất trong giá thành. Tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật sản xuất, kết cấu giá thành sản phẩm sẽ khác nhau. Đối với công ty thì kết cấu sản phẩm gồm 3 khoản mục: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. e) Mối quan hệ giữa đối tượng tính giá thành và đối tượng tập chi phí sản xuất. + Một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tương ứng với một đối tượng tính giá thành sản phẩm như trong các quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, đơn đặt hàng. + Một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tương ứng với nhiều đối tượng tính giá thành sản phẩm như trong các quy trình công nghệ sản xuất tạo ra nhiều loại sản phẩm. + Nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tương ứng với một đối tượng tính giá thành sản phẩm như trong các quy trình công nghệ sản xuất phức tạp gồm nhiều công đoạn. f) Tính giá thành sản phẩm. Để tính được giá thành thì chúng ta cần phải xác định được sản phẩm dở dang cuối kỳ và chọn phương pháp tính giá thành cho phù hợp với quy trình sản xuất sản phẩm của công ty. + Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang 11 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung Sản phẩm dở dang là sản phẩm mà tại thời điểm tính giá thành chưa hoàn thành về mặt kỹ thuật sản xuất và thủ tục quản lý ở các giai đoạn của quy trình công nghệ chế biến sản phẩm. Sản phẩm dở dang có thể là những sản phẩm đang còn trên quy trình công nghệ chế biến hoặc có thể chưa hoàn tất thủ tục kiểm tra chất lượng. Đánh giá sản phẩm dở dang là xác định chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang. Sản phẩm dở dang cuối kỳ tại công ty “Cổ Phần Da Tây Đô” được xác định trực tiếp tại phân xưởng sản xuất theo 100% giá trị nguyên liệu xuất ra trong kỳ. + Phương pháp tính giá thành. Phương pháp tính giá thành là một hoặc hệ thống các phương pháp được sử dụng để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm theo từng khoản mục chi phí sản xuất đã xác định cho từng đối tượng tính giá thành. Căn cứ vào đặc điểm sản xuất, đặc điểm sản phẩm, yêu cầu quản lý về giá thành, kế toán có thể lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp. Do “Công Ty Cổ Phần Da Tây Đô” sản xuất sản phẩm với quy trình công nghệ sản xuất phức tạp gồm nhiều giai đoạn chế biến kế tiếp nhau nên công ty đã chọn “phương pháp tính giá thành phân bước”. Sản phẩm của giai đoạn trước bán thành phẩm ( BTP) là nguyên liệu đầu vào của giai đoạn sau. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng giai đoạn của quy trình công nghệ sản xuất. Đối tượng tính giá thành là bán thành phẩm (BTP) hoặc thành phẩm (TP). Do đó đối tượng tính giá thành có 2 trường hợp khác nhau: Phương án không tính giá thành bán thành phẩm ( kết chuyển chi phí song song) và phương án có tính giá thành bán thành phẩm ( kết chuyển chi phí tuần tự). Ở đây công ty chọn theo phương án có tính giá thành bán thành phẩm (BTP). Khi tính giá thành theo phương án này, thì giá thành sản phẩm được tính cho cả (BTP) và thành phẩm theo từng khoản mục chi phí sản xuất. Quá trình tính giá thành được thực hiện như sau: * Tính giá thành thực tế bán thành phẩm (BTP) ở giai đoạn 1: - Đánh giá bán thành phẩm (BTP) dở dang cuối kỳ ở giai đoạn 1: Sử dụng một trong các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang. - Tính giá thành thực tế bán thành phẩm (BTP) ở giai đoạn 1: Sử dụng một trong các phương pháp tính giá thành. Ở đây công ty chọn phương pháp giản đơn. SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang 12 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung ∑ Z tt BTP(giai đoạn1) = CPSXDD đầu kỳ (giai đoạn1) + CPPSTK(giai đoạn 1) – CPSXDDCK(giai đoạn 1) * Tính giá thành thực tế bán thành phẩm (BTP) ở giai đoạn 2 : Tương tự như ở giai đoạn 1. * Tính giá thành thành phẩm (TP) ở giai đoạn cuối. * Ghi chú: - Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ bao gồm chi phí giai đoạn 1 chuyển sang và chi phí phát sinh ở giai đoạn 2. - CPSXDD: Chi phí sản xuất dở dang. - CPPSTK: Chi phí phát sinh trong kỳ. - CPSXDDCK: Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ. Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp Chi phí chế biến giai đoạn 2 Z BTP 1 Giá thành bán thành phẩm 1 Z BTP 2 Giá thành bán thành phẩm giai đoạn n - 1 Chi phí chế biến giai đoạn n Giá thành Thành Phẩm giai đoạn n + + + Chi phí chế biến giai đoạn 1 Hình 1: TÍNH GIÁ THÀNH THEO PHƯƠNG ÁN KẾT CHUYỂN TỪNG TỰ TỪNG KHOẢN MỤC CHI PHÍ. 2.1.2.3. Tài khoản sử dụng. Trong quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thì có một công cụ giúp chúng ta hạch toán được dễ dàng hơn đó là hệ thống tài khoản kế toán. Có rất nhiều tài khoản được sử dụng trong việc tính giá thành sản phẩm như: TK 111- tiền mặt, TK 331- phải trả cho người bán, TK 133- thuế giá trị gia SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang 13 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung tăng được khấu trừ…. Nhưng chỉ giới thiệu một số tài khoản quan trọng dưới đây. a) Tài khoản 152 - Nguyên liệu, vật liệu. Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của các nguyên liệu, vật liệu trong kho của doanh nghiệp. Nguyên liệu, vật liệu của doanh nghiệp là những đối tượng lao động mua ngoài hoặc tự chế biến dùng cho mục đích sản xuất kinh doanh. Tài khoản 152 có nhiều loại như: nguyên, vật liệu chính; nguyên, vật liệu phụ; phụ tùng thay thế… > Kết cấu và nội dung phản ánh. + Bên nợ: - Trị giá thực tế của nguyên, vật liệu nhập kho. - Trị giá nguyên, vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê. + Bên có: - Trị giá thực tế nguyên, vật liệu xuất kho. - Trị giá nguyên, vật liệu trả lại cho người bán hoặc được giảm giá. - Trị giá nguyên, vật liệu thiếu hụt phát hiện khi kiểm kê; trị giá vật tư mất mát phát hiện được. + Số dư bên nợ: Trị giá thực tế của nguyên, vật liệu tồn kho cuối kỳ. b) Tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (cpsxkddd). Tài khoản 154 dùng để tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm. > Kết cấu và nội dung phản ánh. + Bên nợ: Tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh. + Bên có: - Các khoản làm giảm chi phí. - Giá thành sản phẩm hoàn thành. + Số dư nợ: Chi phí sản xuất dở dang. c) Tài khoản 155 – Thành phẩm. Tài khoản này dùng để khoản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động các loại thành phẩm của doanh nghiệp. > Kết cấu và nội dung phản ánh. + Bên nợ: SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang 14 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung - Trị giá thực tế của thành phẩm nhập kho. - Trị giá của thành phẩm thừa khi kiểm kê. + Bên có: - Trị giá thực tế của thành phẩm xuất kho. - Trị giá của thành phẩm thiếu hụt khi kiểm kê. + Số dư nợ: Trị giá thực tế của thành phẩm tồn kho. d) Tài khoản 621 – Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp. Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí nguyên, vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm. > Kết cấu và nội dung phản ánh. + Bên nợ: Trị giá nguyên, vật liệu trực tiếp sử dụng cho hoạt động sản xuất sản phẩm. + Bên có: - Trị giá nguyên, vật liệu trực tiếp sử dụng không hết được nhập lại kho. - Kết chuyển hoặc phân bổ trị giá nguyên, vật liệu thực sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ vào tài khoản 154. Tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ. e) Tài khoản 622 – Chi phí nhân công trực tiếp. Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí lao động trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất sản phẩm. > Kết cấu và nội dung phản ánh. + Bên nợ: Chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm bao gồm: Tiền lương, tiền công lao động và các khoản trích trên tiền lương theo quy định phát sinh trong kỳ. + Bên có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào bên nợ tài khoản 154. Tài khoản 622 không có số dư cuối kỳ. f) Tài khoản 627 – Chi phí sản xuất chung. Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí phục vụ sản xuất kinh doanh chung phát sinh ở phân xưởng, bộ phận…. > Kết cấu và nội dung phản ánh. + Bên nợ: Các chi phí sản xuất chung trong kỳ. SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang 15 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung + Bên có: - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung. - Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào bên nợ tài khoản 154. Tài khoản 627 không có số dư cuối kỳ. Theo quyết định 15 thì Tài khoản 627 có các tài khoản cấp 2 như sau: TK 6271- Chi phí nhân viên phân xưởng TK 6272 – Chi phí vật liệu TK 6273 – Chi phí dụng cụ sản xuất TK 6274 – Chi phí khấu hao TSCĐ TK 6277 – Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6278 – Chi phí bằng tiền khác g) Tài khoản 334 – Phải trả công nhân viên. Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng…. > Kết cấu và nội dung phản ánh. + Bên nợ: - Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH và các khoản đã trả, đã chi, đã ứng trước cho công nhân viên. - Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của công nhân viên. + Bên có: Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH và các khoản khác phải trả, phải chi cho công nhân viên và lao động thuê ngoài. + Số dư: Tài khoản 334 vừa có số dư bên nợ và số dư bên có. 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu. Quá trình tính giá thành sản phẩm thì chi phí được theo dõi tại các phân xưởng sản xuất của công ty. Đồng thời còn theo dõi những nơi thường xuyên phát sinh chi phí và thông qua phòng kế toán của công ty “Cổ Phần Da Tây Đô” để lấy số liệu về các chi phí phát sinh trong tháng 2 năm 2007. 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu. Tập hợp chi phí sản xuất là giai đoạn đầu của quá trình tính giá thành. Theo đó, những chi phí sản xuất nào phát sinh có liên quan trực tiếp đến từng đối SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang 16 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung tượng tập hợp chi phí sản xuất được tập hợp trực tiếp vào từng đối tượng chịu chi phí sản xuất. Còn chi phí sản xuất nào liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thì tập hợp thành từng nhóm và chọn tiêu thức để phân bổ. 2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu. Phần tính giá thành thì số liệu được phân tích theo phương pháp thống kê. Còn phần phân tích biến động giá thành thì dùng phương pháp phân tích chênh lệch để so sánh theo số tuyệt đối và số tương đối. Đồng thời còn hạch toán theo đúng qui định của bộ tài chính ( theo QĐ 15). SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang 17 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung CHƯƠNG 3 HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 3.1. KHÁI QUÁT CÔNG TY. 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển. Cần Thơ là trung tâm của các tỉnh miền Tây, điểm quan trọng của Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Là vùng đất màu mỡ, trù phú, nơi nối liền với những vùng kinh tế phát triển mạnh như: Tp. HCM, Đồng Nai….vì vậy, ngành công nghiệp của Cần Thơ cần phải phát huy vị thế của mình để góp phần thúc đẩy sự phát triển để phù hợp với vị thế của tỉnh. Trong xu hướng phát triển chung đó, ngày 19/08/1999 Xí Nghiệp Liên Doanh Thuộc Da Meko chính thức được thành lập theo QĐ số 315/QĐ – UBT – 88. Do hợp tác giữa 2 đơn vị: Liên Hiệp Công Ty Xuất Nhập Khẩu Hậu Giang và Công Ty Vietsing Trading Company Hongko. + Tên giao dịch tiếng Anh của xí nghiệp: Meko Leather Factory ( MLF ). + Trụ sở : Đặt tại số 02- đường Lê Hồng Phong- Quận Bình Thủy – Tp. Cần Thơ + Vốn pháp định của xí nghiệp liên doanh: 535.720 USD trong đó: > Liên hiệp công ty Xuất Nhập Khẩu Hậu Giang góp 241.074 USD ( 45% vốn pháp định) bao gồm: nhà làm việc, nhà xưởng, kho bải, hệ thống cấp thoát nước, điện…. > Công ty Vietsing Trading Company Hongko góp 294.646 USD ( 55% vốn pháp định) bao gồm: thiết bị máy móc… Năm 1989 theo quyết định (QĐ) của Hội Đồng Quản Trị ( HĐQT), số tiền lãi sau khi nộp thuế đất, thuế lợi tức, trích quỹ nộp dự phòng, số còn lại là 2.044.922.961 đồng, tương ứng với 475.580 USD. Số tiền này được tái đầu tư trở lại theo tỷ lệ vốn pháp định giữa 2 bên đã đóng góp. Đến ngày 12/09/1992 hai bên đã tăng vốn pháp định để mở rộng qui mô hoạt động sản xuất kinh doanh. + Bên Việt Nam góp: 184.464 USD ( 45% vốn pháp định). Đến ngày 31/03/1994 công ty Vietsing đã chuyển nhượng vốn đầu tư ở “Xí Nghiệp Liên Doanh Meko” cho “ Công Ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu”. Căn cứ vào công văn số 5886/km của chính phủ ngày 17/11/1993 về các đơn vị trực thuộc các doanh nghiệp nhà nước, giám đốc sở thương mại và trưởng ban SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang 18 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung tổ chức chính quyền tỉnh Cần Thơ, quyết định cho phép “Công Ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Cần Thơ” thành lập đơn vị trực thuộc là “Xí Nghiệp Thuộc Da Tây Đô”. Trên cơ sở Xí Nghiệp Liên Doanh Thuộc Da Meko. QĐ thành lập số 267/QĐ . UBT- 95 ngày 13/02/1995. Vốn pháp định lúc mới thành lập là: 1.432.520 USD . Lúc đó “ Xí Nghiệp Thuộc Da Meko” đã đổi tên thành “ Xí Nghiệp Thuộc Da Tây Đô”, trực thuộc “ Công Ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Cần Thơ”. Ngày 01/04/2001 Xí Nghiệp Thuộc Da Tây Đô là một trong những doanh nghiệp đầu tiên của tỉnh Cần Thơ tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp và đổi tên thành “ Công Ty Cổ Phần Da Tây Đô”. 3.1.2. Lĩnh vực, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh. 3.1.2.1. Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Mặt hàng sản xuất của công ty rất đa dạng, công ty chuyên sản xuất và cung cấp: da màu, da ruột màu các loại để xuất khẩu và cung cấp cho các nhà sản xuất giày, dép, túi xách, áo khoát, bọc ghế nệm….. 3.1.2.2. Đặc điểm của công ty. Công ty sản xuất theo đơn đặt hàng, cho nên chỉ khi nào nhận được đơn đặt hàng thì công ty mới sản xuất. Nhưng nhờ có chất lượng sản phẩm khá tốt và khả năng giao hàng nhanh, nên công ty có thị trường khá rộng là các tỉnh trong nước và thị trường ngoài nước. Do vậy, công ty hầu như sản xuất như hàng loạt và giữ được nhịp độ sản xuất đồng đều quanh năm. Không bị đình truệ việc sản xuất do không có đơn đặt hàng. 3.1.3. Nhiệm vụ và quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh. 3.1.3.1. Nhiệm vụ của công ty. + Không ngừng nâng cao và áp dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong sản xuất, tiến hành quản lý, phân công lao động một cách hợp lý để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo uy tín ngày càng cao trên thị trường trong nước và quốc tế. + Đảm bảo cung cấp đầy đủ sản phẩm cho khách hàng theo yêu cầu, nghiêm chỉnh thực hiện tốt các hợp đồng kinh tế đã ký kết với khách hàng trong và ngoài nước. SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang 19 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung + Thực hiện nghiêm chỉnh các chủ trương, chính sách và pháp luật của nhà nước có liên quan đến nghĩa vụ, quyền lợi của công ty. Tuân thủ các chính sách chế độ kinh tế của nhà nước quy định. Đảm bảo sự hoạt động có hiệu quả các tổ chức Đảng, Công Đoàn, Đoàn Thanh Niên trong công ty. 3.1.3.2. Quyền hạn của công ty. + Ban lãnh đạo tự chủ trong kinh doanh. + Có quyền tuyển chọn lao động khi công ty cần. Có chế độ khen thưởng đối với cán bộ, công nhân có thành tích tốt trong lao động sản xuất, cũng như kỹ luật hoặc buộc thôi hợp đồng đối với các công nhân viên vi phạm nội qui. + Công ty được mở tài khoản riêng tại ngân hàng, chủ động trong việc vay vốn để sản xuất kinh doanh và mở rộng. 3.1.3.3. Cơ sở vật chất và qui mô hoạt động. + Dây chuyền sản xuất của công ty là qui mô hoàn chỉnh nhập từ nước ngoài, phần xây dựng các nhà xưởng, các công trình hạ tầng cơ sở là do các đơn vị trong nước đảm nhận. + Tài sản cố định của công ty gồm: > Nhà cửa và kiến trúc: 6.339.281.700 đồng > Máy móc, phương tiện vận tải, thiết bị quản lý là: 24.009.006.821 đồng. + Thiết bị động lực: Công ty trang bị một máy phát điện công suất 380 KVA và một máy phát điện dự phòng với công suất 300 KVA đảm bảo tiến độ sản xuất liên tục khi lưới điện mất. + Tổng số nhân viên gần 200 người. SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang 20 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung 3.1.3.4. Quy trình sản xuất. Nguyên vật liệu chính Sơn Bào, chẻ Thùng quay Thùng quay Chà sấy Nhuộm In Thành phẩm Thành phẩm Cán (1) (2) (3) (5) (4) (6) (7) (8) Hình 2: QUY TRÌNH SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY (1): Nguyên liệu chính đưa vào thùng quay, ngâm với hóa chất cho da ngậm nước trở lại, cho vôi và Na2S vào thùng quay để tẩy bỏ biểu bì làm cho da trương trở lên. (2): Đem da ra bào, chẻ, nạo bỏ mỡ. SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang 21 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung (3): Cho da đã nạo, chẻ vào thùng quay dùng hóa chất bỏ hết Vôi và Na2S còn trong da, tiếp đó cho acid vào thùng quay làm cho da trương trở lại, cho muối crôm vào để luộc da. (4): Đem da ra ngoài để ráo, sau đó đưa vào máy cán với nhiệt độ cao. (5): Sau khi cán xong đem ra phân xưởng nhuộm tạo màu cho da. (6): Nhuộm xong chuyển qua phân xưởng chà sấy làm cho da khô bóng. (7): Sau khi nhuộm xong chuyển qua phân xưởng sơn rồi cho ra thành phẩm. (8): Tùy theo yêu cầu của khách hàng, có thể sơn rồi in mới cho ra thành phẩm. 3.1.4. Tổ chức bộ máy quản lý và công tác kế toán. 3.1.4.1. Tổ chức bộ máy quản lý. a) Sơ đồ tổ chức của công ty. Ban giám đốc Tổ nguyên liệu Phòng quản lý sản xuất P. Kinh doanh Tổ máy cán Tổ máy Tổ sơn Tổ thùng quay Tổ điện cơ Tổ nhuộm Tổ thành phẩm Tổ sơn Tổ kỹ thuật Tổ buffing P. Kế toán tài chính P. Tổ chức hành chính Hình 3: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang 22 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung b) Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban. - Ban giám đốc: + Giám đốc: Có chức năng định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, chỉ đạo các bộ phận chức năng, xây dựng các kế hoạch hoạt động phù hợp với khả năng của đơn vị, đề ra các nội quy về an toàn lao động ở công ty. Tổ chức xây dựng các mối quan hệ kinh tế đối với các đơn vị khách hàng. Thông qua các hoạt động kinh tế đề ra các biện pháp để thực hiện chỉ tiêu kế hoạch nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Mặt khác, Giám Đốc có quyền điều hành và quản lý toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của công ty theo chế độ thủ trưởng, đồng thời chịu trách nhiệm trước nhà nước và tập thể cán bộ công nhân viên của công ty. + Phó Giám Đốc: Chịu sự lãnh đạo của Giám Đốc trong phạm vi được giao phó. Mặt khác, Phó Giám Đốc có thể thay mặt Giám Đốc giải quyết công việc của đơn vị khi Giám Đốc vắng mặt. Phó Giám Đốc có các nhiệm vụ sau: > Tổ chức các hoạt động mua bán sản phẩm, xem xét giá cả của nguyên liệu mua vào và giá cả hàng hóa bán ra có hợp lý không, thông qua các thông tin từ thị trường. Đồng thời chỉ đạo các tổ chức trực thuộc thực hiện mua bán trao đổi với các đơn vị khác. > Luôn theo dõi tình hình chất lượng sản phẩm, mẫu mã ,…để đáp ứng nhu cầu của khách hàng ngày càng tốt hơn. - Phòng kế toán tài chính: Có nhiệm vụ giúp cho Giám Đốc quản lý toàn bộ vốn và quản lý toàn bộ tài sản của công ty. Đồng thời có nhiệm vụ thanh toán nguồn hàng mua của đơn vị khác. Giám sát thực hành chế độ kế toán theo đúng quy định của nhà nước, báo cáo lên cấp trên tình hình thực hiện về thu, chi bên cạnh đó còn thu thập tài liệu báo cáo quyết toán và phân tích hoạt động tài chính theo đúng quy định. Đồng thời giúp công ty hạch toán thuế theo đúng chế độ và đầy đủ. - Phòng tổ chức hành chánh: Có nhiệm vụ theo dõi và tổ chức phân công lao động một cách hợp lý, theo dõi thực hiện các chính sách kịp thời đối với cán bộ công nhân viên. Nhằm động viên và thúc đẩy tinh thần của cán bộ công nhân viên, từng bước cải thiện dần cuộc sống của cán bộ công nhân viên. SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang 23 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung - Phòng kinh doanh: Theo dõi và đảm bảo sản lượng, mức tiêu thụ sản phẩm của khách hàng, kiểm tra sâu sát các hợp đồng kinh tế đã ký kết với khách hàng. Báo cáo lên cấp trên tình hình thực hiện các kế hoạch kinh doanh đúng thời hạn, đồng thời vạch ra kế hoạch kinh doanh trong tương lai nhằm thúc đẩy công ty hoạt động có hiệu quả hơn. - Phòng quản lý sản xuất: Có nhiệm vụ điều hành hoạt động sản xuất, theo dõi, kiểm tra và báo cáo đầy đủ với Giám Đốc tình hình sản xuất của công ty, kịp thời giải quyết vấn đề trong bộ phận sản xuất. 3.1.4.2.Tổ chức công tác kế toán. a) Sơ đồ tổ chức phòng kế toán. Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán kho NVL, TP Kế toán NH kiêm TSCĐ Kế toán giá thành Kế toán thanh toán Thủ quỹ Kế toán trạm Hình 4: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC PHÒNG KẾ TOÁN b) Hình thức kế toán. Xuất phát từ nhu cầu quản lý tổ chức, công ty sử dụng hình thức kế toán “chứng từ ghi sổ”. Theo hình thức này các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ảnh trên chứng từ gốc và được phân loại vào chứng từ ghi sổ. Các chứng từ ghi sổ được sắp xếp theo thời gian thay cho nhật ký. Phòng kế toán có nhiệm vụ hướng dẫn các phân xưởng, phòng ban, các nhân viên cung ứng kho và những người có liên quan về việc lập chứng từ, chấp hành tốt việc ghi chép ban đầu. Đối với chứng từ phát sinh từ phân xưởng, bộ phận phòng ban khác, thì quy định rõ trách nhiệm cá nhân về nội dung, thời hạn hình thành cho đến khi SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang 24 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung chuyển giao cho phòng kế toán và luôn được kiểm tra về nội dung kinh tế như: số hiệu tính toán, phương pháp ghi chép và những thủ tục cần thiết. Chứng từ gốc Bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ quỹ Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú: ghi hàng ngày ghi cuối tháng đối chiếu, kiểm tra Hình 5: TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC CHỨNG TỪ GHI SỔ SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang 25 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung TK621,622,627 Gđ( 1) TK 152,153,334 TK 154 Gđ( 1) TK 154 Gđ(2) TK 154 Gđ(n) TK 155 Hình 6: KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM (1): Tập hợp chi phí nguyên vật liệu (NVL) trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh ở (giai đoạn 1). (2): Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất thực tế phát sinh ở (giai đoạn 1) vào tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang ở (giai đoạn 1). (3): Giá thành thực tế bán thành phẩm (BTP) (giai đoạn 1) chuyển sang (giai đoạn 2). (4): Tập hợp chi phí nguyên vật liệu (NVL) trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh ở (giai đoạn 2). (5): Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất thực tế phát sinh ở (giai đoạn 2) vào tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang ở (giai đoạn 2). (6): Giá thành thực tế của bán thành phẩm (BTP) ở (giai đoạn 2) chuyển sang giai đoạn kế tiếp (giai đoạn n). TK 621,622,627 Gđ(2) Gđ(n) (1) (4) ( 7) ( 2) (3) (5) TK 621,622,627 (6) (8) (9) Ddđk(1) Ddck(1) Ddck(2) Ddck(2) SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang 26 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung (7): Tập hợp chi phí nguyên vật liệu (NVL) trực tiếp , chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, thực tế phát sinh ở (giai đoạn n). (8): Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí thực tế phát sinh ở (giai đoạn n) vào tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang ở (giai đoạn n). (9): Giá thành thực tế thành phẩm nhập kho (giai đoạn n). 3.2. HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM. Công ty “Cổ Phần Da Tây Đô” là một công ty có qui mô sản xuất lớn có nhiều loại sản phẩm được sản xuất ra như: Da Dây Nịt Trâu , FG nội, CG nội, Da Nhuộm (DC) Nhập,…Để sản xuất được nhiều sản phẩm thì cần phải có nhiều loại nguyên liệu như: da trâu, da bò, da bò con, da bò sát,…Trong các loại nguyên liệu trên thì “da trâu” có tính đặt thù và phổ biến hơn các loại nguyên liệu khác nên em chọn “sản phẩm được làm từ da trâu” để tính giá thành. Trong tháng 2 công ty nhận được đơn đặt hàng với nhiều loại sản phẩm khác nhau như: FG nội, CG nội, Da Nhuộm (DC) nhập, Da Dây Nịt Trâu,…Mỗi đơn đặt hàng này muốn hoàn thành thì phải trải qua 3 giai đoạn. Do có nhiều loại sản phẩm như trên em chỉ tính giá thành cho một sản phẩm trong đơn đặt hàng này đó là sản phẩm “Da Dây Nịt Trâu”. 3.2.1. Đặt điểm về nguyên, vật liệu. Nguyên liệu chính được dùng để sản xuất là “da trâu” và nguyên liệu phụ là các loại hóa chất ( Na2S, Acid, Vôi, muối Crom…) bỏ dần vào trong quá trình sản xuất. 3.2.2. Đặt điểm về sản phẩm tính giá thành. Sản phẩm dùng để tính giá thành ở đây là “Da Dây Nịt Trâu” được làm từ nguyên liệu chính là da trâu. Mỗi miếng da trâu thì được dùng để sản xuất ra 2 loại sản phẩm đó là: Da Dây Nịt Trâu (Đầu), Da Dây Nịt Trâu (Thân). + Da dây nịt trâu (đầu): Đây là loại sản phẩm được sản xuất từ da ở phần đầu của con trâu. + Da dây nịt trâu (thân): Đây là loại sản phẩm được sản xuất từ da ở phần thân của con trâu. Vì vậy, có 2 loại da dây nịt để tính giá thành đó là: Da Dây Nịt Trâu (Đầu) và Da Dây Nịt Trâu (Thân), ta có sơ đồ như sau: SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang 27 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung Da trâu Da ở phần đầu Da ở phần thân Da dây nịt trâu (thân) Da dây nịt trâu (đầu) Hình 7: NGUYÊN LIỆU VÀ SẢN PHẨM TÍNH GIÁ THÀNH 3.2.3. Quy trình tính giá thành sản phẩm tại công ty. TP Da màu (Giai đoạn 3) Da Wetblue (Giai đoạn 1) Da màu ( dyed crust) (Giai đoạn 2) Nguyên vật liệu Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung Chi phí nhân công trực tiếp Nguyên vật liệu Hình 8: QUY TRÌNH TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 3.2.3.1. Quy trình tính giá thành sản phẩm ( da dây nịt trâu đầu và da dây nịt trâu thân). Dựa vào quy trình tính giá thành chung ở trên ta có quy trình sau: Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung Da dây nịt (B) DC dây nịt (B) WB(B) dây nịt Chi phí nhân công trực tiếp Da trâu và hóa chất Chi phí sản xuất chung Chi phí nguyên vật liệu Hình 9: QUY TRÌNH TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM DA DÂY NỊT TRÂU (ĐẦU) VÀ DA DÂY NỊT TRÂU (THÂN). SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang 28 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung Mỗi sản phẩm đều phải trải qua 3 giai đoạn. + Giai đoạn 1: WB (B) dây nịt Ở giai đoạn này thì da được cho vào thùng quay ngâm với hóa chất cho da ngậm nước trở lại, cho vôi và Na2S vào thùng quay để tẩy bỏ biểu bì làm cho da trương trở lên. Sau đó đem da ra bào, chẻ, nạo bỏ mỡ và cho vào thùng quay dùng hóa chất để tẩy bỏ hết vôi và Na2S còn trong da, tiếp đó cho Ạcid vào thùng quay làm cho da trương trở lại, cho muối crom vào để luộc da. Sau đó đem ra ngoài để ráo và đưa vào máy cán với nhiệt độ cao. + Giai đoạn 2: DC dây nịt (B) Đây là giai đoạn nhuộm để tạo màu cho da, sau khi nhuộm xong chuyển qua phân xưởng chà sấy làm cho da khô bóng. + Giai đoạn 3: Thành phẩm Sau khi sản phẩm được nhuộm xong ở giai đoạn 2 chuyển qua thì tiến hành sơn sản phẩm và cho ra thành phẩm. * Chú thích: + Da WB: da wetblue – da phèn xanh + DC: Dyed Crust – nhuộm + (B): Buffalo - trâu a) Giai đoạn 1.( Da Wetblue ) - Tập hợp chi phí NVL trực tiếp: Gồm da trâu và hóa chất. + Ta có chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ của 2 loại: Da Dây Nịt Trâu (đầu) là 18.779.780 đồng, Da Dây Nịt Trâu (thân) là 50.510.824 đồng. + Vì công ty sản xuất theo đơn đặt hàng nên nguyên, vật liệu được xuất một lần trong kỳ. Riêng hóa chất thì được xuất từng đợt theo yêu cầu sản xuất. Vào ngày 9 tháng 2 năm 2007 từ yêu cầu của phân xưởng sản xuất, bộ phận kho đã xuất kho những nguyên liệu chính, phụ như sau. SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang 29 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung Bảng 1: GIÁ TRỊ NGUYÊN VẬT LIỆU XUẤT KHO Ở GIAI ĐOẠN 1 TÊN (NVL) SỐ LƯỢNG (kg) GÍA TRỊ (đồng) Da trâu (B) 34.286,5 713.092.406 - Da trâu (B) đầu 8.481 175.777.970 - Da trâu (B) thân 25.805,5 537.314.436 Hóa chất - 87.869.095 - Da trâu (B) đầu - 21.977.084 - Da trâu (B) thân - 65.892.011 TỔNG 34.286,5 800.961.501 ( Nguồn: Phòng kế toán – công ty “Cổ Phần Da Tây Đô” ) + Trình tự hạch toán. > Da wetblue trâu (B) đầu. Nợ TK 621: 197.755.054 đồng Có TK 1521:175.777.970 đồng Có TK 1522 : 21.977.084 đồng > Da wetblue trâu (B) thân. Nợ TK 621: 603.206.447 đồng Có TK 1521: 537.314.436 đồng Có TK 1522: 65.892.011 đồng + Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ của 2 sản phẩm được đánh giá trực tiếp trên lô hàng xuất ra là: “Da wetblue trâu (B) đầu” là: 20.961.949 đồng, “Da wetblue trâu (B) thân” là: 72.074.476 đồng. SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang 30 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung Bảng 2: TỔNG HỢP CHI PHÍ (NVL) THỰC TẾ SỬ DỤNG TRONG KỲ ĐVT: Đồng TÊN BTP CHI PHÍ SXDD ĐẦU KỲ CHI PHÍ SX TRONG KỲ CHI PHÍ SXDD CUỐI KỲ CHI PHÍ THỰC TẾ TRONG KỲ Da wetblue trâu (B) đầu 18.779.780 197.755.054 20.961.949 195.572.885 Da wetblue trâu (B) thân 50.510.824 603.206.447 72.074.476 581.642.795 TỔNG 69.290.604 800.961.501 93.036.425 777.215.680 ( Nguồn: Phòng kế toán - công ty “Cổ Phần Da Tây Đô” ) - Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp. Do trong đơn đặt hàng có nhiều loại sản phẩm được tiến hành sản xuất cùng lúc do đó chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp chung ở mỗi giai đoạn sản xuất. Vì vậy, chi phí nhân công trực tiếp kết tinh trong mỗi loại sản phẩm được tính theo phương pháp phân bổ. Phương pháp phân bổ chi phí nhân công trực tiếp theo tổng số lượng hoàn thành của các loại sản phẩm trong đơn đặt hàng. Chi phí nhân công trực tiếp ở giai đoạn wetblue được tập hợp là: 14.171.874 đồng. Số lượng bán thành phẩm hoàn thành của đơn đặt hàng ở giai đoạn wetblue được tập hợp như sau: đơn vị tính cho bán thành phẩm là “square feet” ( 1 square feet = 0,0929 m2 ). SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang 31 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung Bảng 3: SỐ LƯỢNG CÁC LOẠI BÁN THÀNH PHẨM HOÀN THÀNH Ở GIAI ĐOẠN DA WETBLUE SỐ LƯỢNG TÊN BTP ( square feet) Wb nội 35.376 Wb (B) dây nịt thân 21.628,25 Wb (B) dây nịt đầu 12.026,25 Dogchew ( miếng) 6.500 Dogchew ( bột) 4.100 Da trang trí 50 TỔNG 79.680,5 (Nguồn: Phòng kế toán - công ty “Cổ Phần Da Tây Đô” ) Trong quá trình sản xuất ở giai đoạn “Da wetblue” thì số lượng hoàn thành của “Da Wetblue Dây Nịt Trâu (B) Đầu” là: 12.026,5 ( square feet), “Da Wetblue Dây Nịt Trâu (B) Thân”: 21.628,25( square feet). Từ bảng số liệu trên tiến hành phân bổ chi phí nhân công trực tiếp. Hệ số phân bổ chi phí nhân công trực tiếp = 14.171.874 79.680,5 Từ hệ số trên ta tập hợp được chi phí nhân công trực tiếp của “Da Wetblue Dây Nịt Trâu (B) Đầu” Và “Da Wetblue Dây Nịt Trâu (B) Thân”. Chi phí nhân công = x 12.026,25 = 2.138.974 đ. (Da wetblue dây nịt trâu (B) đầu) 79.680,5 14.171.874 Chi phí nhân công = x 21.628,25 = 3.846.773 đ. ( Da wetblue dây nịt trâu (B) thân) 79. 14.171.874 680,5 + Trình tự hạch toán chi phí nhân công trực tiếp ( ngày 25 tháng 2 năm 2007) > Da wetblue dây nịt trâu (B) đầu. Nợ TK 622: 2.138.974 đồng Có TK 334: 2.138.974 đồng SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang 32 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung > Da wetblue dây nịt trâu (B) thân. Nợ TK 622: 3.846.773 đồng Có TK 334: 3.846.773 đồng - Tập hợp chi phí sản xuất chung. Tương tự như chi phí nhân công trực tiếp chi phí sản xuất chung được phân bổ theo tổng số lượng của tất cả các loại bán thành phẩm hoàn thành trong đơn đặt hàng ( 79.680,5 square feet) . Trong quá trình sản xuất đơn hàng thì chi phí sản xuất chung ở giai đoạn “Da wetblue” được tập hợp như sau: Bảng 4: CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG Ở GIAI ĐOẠN DA WETBLUE. ĐVT: Đồng DIỄN GIẢI TÀI KHOẢN DA WETBLUE Chi phí nhân viên phân xưởng 6271 4 .926.968 Chi phí vật liệu sửa chữa 6272 12 .842.956 Chi phí dụng cụ sản xuất 6273 781.975 Chi phí KHTS cố định 6274 14. 437.972 Chi phí phụ tùng thay thế 6275 4 .450.115 Chi phí bảo hộ lao động 6276 150.146 Chi phí dịch vụ mua ngoài 6277 5. 044.732 Chi phí bằng tiền khác 6278 520.341 TỔNG - 43.155.214 ( Nguồn: Phòng kế toán - công ty “Cổ Phần Da Tây Đô” ) Từ bảng chi phí trên tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung. Hệ số phân bổ = 79.680,5 43.155.214 Từ hệ số trên thì chi phí sản xuất chung của Da wetblue dây nịt trâu (B) đầu và Da wetblue dây nịt trâu (B) thân được tập hợp như sau: Chi phí sản xuất chung = x 12.026,25 = 6.513.456 đ. ( Da wetblue dây nịt trâu (B) đầu) 79. 43.155.214 680,5 SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang 33 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung Chi phí sản xuất chung = x 21.628,25 = 11.713.930 đ. ( Da wetblue dây nịt trâu (B) thân) 79.680,5 43.155.214 + Kết chuyển chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm ở giai đoạn 1. > Đối với da wetblue dây nịt trâu (đầu). Nợ TK 154: 206.407.484đồng Có TK 621: 197.755.054 đồng Có TK 622: 2.138.974 đồng Có TK 627: 6.513.456 đồng > Đối với da wetblue dây nịt trâu (thân) Nợ TK 154: 618.767.150 đồng Có TK 621: 603.206.447 đồng Có TK 622: 3.846.773 đồng Có TK 627: 11.713.930 đồng Bảng 5: PHIẾU TÍNH GIÁ THÀNH GIAI ĐOẠN 1 Phiếu tính giá thành giai đoạn 1 Bán thành phẩm: Da Wetblue dây nịt trâu (đầu) Số lượng: 12.026,25 ( square feet) ĐVT: Đồng KHOẢN MỤC CHI PHÍ DỞ DANG ĐẦU KỲ CHI PHÍ PHÁT SINH TRONG KỲ CHI PHÍ SẢN PHẨM DỞ DANG CUỐI KỲ GÍA THÀNH GÍA THÀNH ĐƠN VỊ Chi phí NVL trực tiếp Chi phí nhân công Chi phí sản xuấtchung 18.779.780 - - 197.755.054 2.138.974 6.513.456 20.961.949 - - 195.572.885 2.138.974 6.513.456 16.262 178 542 TỔNG 18.779.780 206.407.484 20.961.949 204.225.315 16.982 ( Nguồn: Phòng kế toán - công ty “Cổ Phần Da Tây Đô” ) + Giá trị “da wetblue dây nịt trâu (đầu)” nhập kho ở giai đoạn 1. Nợ TK 155: 204.225.315 đồng Có TK 154: 204.225.315 đồng SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang 34 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung Bảng 6: PHIẾU TÍNH GIÁ THÀNH GIAI ĐOẠN 1 Phiếu tính giá thành giai đoạn 1 Bán thành phẩm: Da Wetblue dây nịt trâu ( thân ) Số lượng: 21.628,25 (square feet) ĐVT: Đồng CHI PHÍ PHÁT SINH TRONG KỲ CHI PHÍ SẢN PHẨM DỞ DANG CUỐI KỲ GÍA THÀNH GÍA THÀNH ĐƠN VỊ CHI PHÍ DỞ DANG ĐẦU KỲ KHOẢN MỤC Chi phí NVL trực tiếp Chi phí nhân công Chi phí sản xuấtchung 50.510.824 - - 603.206.447 3.846.773 11.713.930 72.074.476 - - 581.642.795 3.846.773 11.713.930 26.892,7 177,8 541,6 TỔNG 50.510.824 72.074.476 618.767.150 597.203.498 27.612 ( Nguồn: Phòng kế toán - công ty “Cổ Phần Da Tây Đô” ) + Giá trị “da wetblue dây nịt trâu (thân)” chuyển qua giai đoạn 2. Nợ TK 155: 597.203.498 đồng Có TK 154: 597.203.498 đồng Ta có sơ đồ luân chuyển bán thành phẩm qua giai đoạn 2 của Da wetblue dây nịt trâu (đầu) và Da wetblue dây nịt trâu (thân) như sau: Da wetblue dây nịt trâu( đầu) 12.026,25 (square feet ) Tồn kho 12.026,25 (square feet) x 16.982 Da wetblue dây nịt trâu (thân) 21.628,25 (square feet) x 27.612 Giai đoạn 2 21.628,25 ( square feet) x 27.612 Hình 10: TÌNH HÌNH LUÂN CHUYỂN BÁN THÀNH PHẨM QUA GIAI ĐOẠN 2 SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang 35 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung b) Giai đoạn 2 (da Dyed Crust (DC) – da nhuộm). Ở giai đoạn này do nhu cầu của đơn đặt hàng nên tình hình sản xuất “Da (DC) dây nịt trâu đầu” và “Da (DC) dây nịt trâu thân” được sản xuất như sau: + Đối với “Da (DC) dây nịt trâu đầu”: Ở giai đoạn này chỉ lấy số “Da wetblue dây nịt trâu (B) đầu” còn tồn kho của kỳ trước để lại để sản xuất và chuyển sang giai đoạn 3. Da wetblue dây nịt trâu (đầu) ( tồn kỳ trước) 891,75 ( square feet) x 16.490 Da (DC) dây nịt trâu (đầu) Hình 11: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT “DA (DC) DÂY NỊT TRÂU ĐẦU” + Đối với “Da (DC) dây nịt trâu thân”: có sơ đồ như sau: Da wetblue dây nịt trâu (thân) ở giai đoạn 1 21.628,25 ( square feet) x 27.612 Da Dyed Crust (DC) dây nịt trâu (thân) Da wetblue dây nịt trâu (thân) (Tồn kho kỳ trước) 2.369 ( square feet) x 31.479 Hình 12: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT “DA (DC) DÂY NỊT TRÂU THÂN” - Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: của “Da (DC) dây nịt trâu đầu” và “Da (DC) dây nịt trâu thân”. + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đầu kỳ. Ở giai đoạn này cả 2 loại sản phẩm đều có sử dụng số da tồn kho của kỳ trước với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đầu kỳ của “Da (DC) dây nịt trâu đầu” là: 18.063.456 đồng , “Da (DC) dây nịt trâu thân” 86.530.767 đồng. + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ. > Da (DC) dây nịt trâu đầu: Do nhu cầu của sản xuất nên giai đoạn này bộ phận sản xuất chỉ lấy giá trị bán thành phẩm “Da wetblue dây nịt trâu đầu” còn SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang 36 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung tồn kho kỳ trước để sản xuất nên giai đoạn 2 trong kỳ không có phát sinh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. > Da (DC) dây nịt trâu thân: Chi phí nguyên vật liệu ở giai đoạn này là: toàn bộ giá trị của bán thành phẩm “Da wetblue trâu thân” ở giai đoạn 1 chuyển qua và còn có giá trị của hóa chất để nhuộm các sản phẩm trên, vì thế ta có: Bảng 7: CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP PHÁT SINH TRONG KỲ CỦA DA (DC) DÂY NỊT TRÂU THÂN( NGÀY 15 THÁNG 2 NĂM 2007) ĐVT: Đồng TÊN (BTP) Ở GIAI ĐOẠN 1 SỐ LƯỢNG (BTP) Ở GIAI ĐOẠN 1 CHUYỂN SANG (square feet) GÍA TRỊ CỦA (BTP) Ở GIAI ĐOẠN 1 CHUYỂN SANG HÓA CHẤT PHÁT SINH Ở GIAI ĐOẠN 2 TỔNG CHI PHÍ PHÁT SINH Ở GIAI ĐOẠN 2 Da wetblue dây nịt trâu thân 21.628,25 597.203.498 121.371.686 817.575.184 21.628,25 597.203.498 121.371.686 TỔNG ( Nguồn: Phòng kế toán - công ty “Cổ Phần Da Tây Đô” ) 817.575.184 + Hạch toán hóa chất xuất sử dụng trong kỳ ( ngày 15 tháng 2 năm 2007). Nợ TK 621: 121.371.686 đồng Có TK 1522 : 121.371.686 đồng + Chi phí nguyên vật liệu dở dang cuối giai đoạn 2. Trong quá trình sản xuất thì chi phí nguyên vật liệu dở dang được đánh giá trực tiếp tại phân xưởng với chi phí như sau: > Đối với “Da (DC) dây nịt trâu đầu”: không có dở dang cuối kỳ > Đối với “Da ( DC) dây nịt trâu thân”: Bảng 8: CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP DỞ DANG CUỐI GIAI ĐOẠN 2 ĐVT: Đồng TÊN (BTP) SỐ LƯỢNG (square feet) NGUYÊN VẬT LIỆU HÓA CHẤT TỔNG CHI PHÍ Da (DC) dây nịt trâu thân 7.561,25 208.782.724 34.812.455 243.595.179 7.561,25 208.782.724 34.812.455 TỔNG 243.595.179 ( Nguồn: Phòng kế toán - công ty “Cổ Phần Da Tây Đô” ) SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang 37 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung - Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công trực tiếp ở giai đoạn 2 được tập hợp tương tự như giai đoạn 1. Chi phí nhân công trực tiếp cả 2 bán thành phẩm đều được phân bổ theo cùng một chỉ tiêu đó là: phân bổ theo tổng số lượng hoàn thành của tất cả các loại sản phẩm cùng sản xuất trong kỳ. Ở giai đoạn 2 ( Da dyed crust) tổng chi phí nhân công trực tiếp được phòng kế toán tập hợp với chi phí là: 24.000.236 đồng. Còn bán thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn 2 được tập hợp như sau: Bảng 9: SỐ LƯỢNG SẢN PHẨM HOÀN THÀNH CỦA CÁC SẢN PHẨM Ở GIAI 2 BÁN THÀNH PHẨM SỐ LƯỢNG (square feet) DC FG nội 31.564 DC B/B F. ball nội 1.100 DC PT nội 7.536 DC PT II nội 140 DC FG Italy 508 DC PT Italy 2.737 DC CG Italy 1.001 DC (S) ISC – 517 6775,5 DC dây nịt (B) 16.436 DC dây nịt (B) đầu 891,75 DC (B) các loại 65,25 DC dây nịt (B) 1.042,5 69.797 TỔNG ( Nguồn: Phòng kế toán - công ty “Cổ Phần Da Tây Đô” ) Từ chi phí nhân công trực tiếp và số lượng của các sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn 2 ta có hệ số phân bổ chung như sau: Hệ số phân bổ chi phí nhân công trực tiếp = Từ hệ số trên ta tập hợp được chi phí nhân công trực tiếp cho da (DC) dây nịt trâu đầu và da (DC) dây nịt trâu thân. 69.797 24.000.236 > Da (DC) dây nịt trâu đầu: Ở giai đoan 2 số lượng hoàn thành là 891,75 (square feet). Chi phí nhân công trực tiếp = x 891,75 = 306.635 đồng. 69.797 24.000.236 SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang 38 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung + Trình tự hạch toán chi phí nhân công trực tiếp phát sinh. Nợ TK 622: 306.635 đồng Có TK 334: 306.635 đồng > Da (DC) dây nịt trâu thân: Ở giai đoạn 2 số lượng hoàn thành là 16.436 (square feet). Chi phí nhân công trực tiếp = x 16.436 = 5.651.645 đồng. 24.000.236 + Trình tự hạch toán chi phí nhân công trực tiếp phát sinh. 69.797 Nợ TK 622: 5.651.645 đồng Có TK 334: 5.651.645 đồng - Tập hợp chi phí sản xuất chung. Ở giai đoạn 2 chi phí sản xuất chung được tập hợp tương tự như gia đoạn 1, phân bổ theo số lượng của các loại sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Chi phí sản xuất chung của giai đoạn 2 được tập hợp như sau: Bảng 10: CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG GIAI ĐOẠN 2 ( Da dyed crust). ĐVT: Đồng TÀI KHOẢN DA DYED CRUST DIỄN GIẢI Chi phí nhân viên phân xưởng 6271 8.343.878 Chi phí vật liệu sửa chữa 6272 21.749.713 Chi phí dụng cụ sản xuất 6273 1.324.282 Chi phí KHTS cố định 6274 24.450.876 Chi phí phụ tùng thay thế 6275 7.536.323 Chi phí bảo hộ lao động 6276 254.274 Chi phí dịch vụ mua ngoài 6277 8.543.313 Chi phí bằng tiền khác 6278 881.204 - 73.083.863 TỔNG ( Nguồn : Phòng kế toán - công ty “Cổ Phần Da Tây Đô” ) Từ bảng chi phí sản xuất chung trên ta có hệ số phân bổ chung như sau: Hệ số phân bổ chi phí sản xuất chung = 69.797 73.083.863 SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang 39 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung > Da (DC) dây nịt trâu đầu: Chi phí sản xuất chung = x 891,75 = 933.744 đồng. 69.797 73.083.863 > Da (DC) dây nịt trâu thân: Chi phí sản xuất chung = x 16.436 = 17.210.000 đồng. 69.797 73.083.863 + Kết chuyển chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm ở giai đoạn 2. > Đối với “Da Dyed Crust (DC) dây nịt trâu (đầu)”. Nợ TK 154: 1.240.397 đồng Có TK 622: 306.635 đồng Có TK 627: 933.744 đồng > Đối với “Da Dyed Crust (DC) dây nịt trâu (thân)”. Nợ TK 154: 134.233.332 đồng Có TK 621: 121.371.686 đồng Có TK 622: 5.651.645 đồng Có TK 627: 17.210.000 đồng + Giá trị của da Dyed Crust chuyển qua giai đoạn 3. > Đối với “da (DC) dây nịt trâu đầu”. Nợ TK 155: 19.303.835 đồng Có TK 154: 19.303.835 đồng > Đối với “da (DC) dây nịt trâu thân”. Nợ TK 155: 584.372.418 đồng Có TK 154: 584.372.418 đồng SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang 40 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung Bảng 11: PHIẾU TÍNH GIÁ THÀNH GIAI ĐOẠN 2 Phiếu tính giá thành giai đoạn 2 Bán thành phẩm: Da DC dây nịt trâu (đầu) Số lượng: 891,75 (square feet) ĐVT: đồng GÍA THÀNH (BTP) GIAI ĐOẠN 1 CHUYỂN SANG GÍA TRỊ DỞ DANG ĐẦU KỲ CHI PHÍ PHÁT SINH TRONG KỲ CHI PHÍ SẢN XUẤT DỞ DANG CUỐI KỲ GÍA THÀNH (BTP) GÍA THÀNH ĐƠN VỊ (BTP) KHOẢN MỤC Chi phí (NVL) trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung ( Nguồn: Phòng kế toán - công ty “Cổ Phần Da Tây Đô” ) Bảng 12: PHIẾU TÍNH GIÁ THÀNH GIAI ĐOẠN 2 Phiếu tính giá thành giai đoạn 2 Bán thành phẩm: Da DC dây nịt trâu (thân) Số lượng: 16.436 ( square feet) ĐVT: đồng KHOẢN MỤC GÍA THÀNH (BTP) GIAI ĐOẠN 1 CHUYỂN SANG GÍA TRỊ DỞ DANG ĐẦU KỲ CHI PHÍ PHÁT SINH TRONG KỲ CHI PHÍ SẢN XUẤT DỞ DANG CUỐI KỲ GÍA THÀNH (BTP) GÍA THÀNH ĐƠN VỊ (BTP) Chi phí (NVL) trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung 581.642.795 3.846.773 11.713.930 86.530.767 - - 121.371.686 5.651.645 17.210.000 243.595.179 - - 545.950.069 9.498.419 28.923.930 33.216,7 577,9 1.759,8 TỔNG 597.203.498 86.530.767 134.233.332 243.595.179 584.372.418 35.554 ( Nguồn: Phòng kế toán - công ty “Cổ Phần Da Tây Đô” ) - - - 18.063.456 - - - - - - 18.063.456 306.635 933.744 20.256 306.635 344 933.744 1.047 TỔNG - 18.063.456 1.240.379 - 19.303.835 21.647 SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang 41 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung c) Giai đoạn 3( thành phẩm da màu) Đây là giai đoạn cuối của quá trình sản xuất theo đơn đặt hàng, khi bán thành phẩm ở phân xưởng nhuộm hoàn thành và chuyển qua giai đoạn 3. Ở giai đoạn 3 này tiến hành làm công đoạn cuối cùng là sơn da cho ra thành phẩm là “Da dây nịt trâu (đầu)” và “Da dây nịt trâu (thân)”. + Đối với thành phẩm “Da dây nịt trâu (đầu)” Số lượng “Da dây nịt trâu (đầu)” hoàn thành trong giai đoạn này là 853,75 ( square feet). - Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong kỳ: Ngoài giá trị của bán thành phẩm “Da (DC) dây nịt trâu (đầu)” ở giai đoạn 2 chuyển sang, còn có chi phí của hóa chất để sơn sản phẩm. Vào ngày 19 tháng 2 năm 2007 xuất kho hóa chất để sơn màu cho “Da dây nịt trâu (đầu)” và cho ra thành phẩm theo yêu cầu của đơn đặt hàng. Chi phí hóa chất được kế toán tập hợp với giá trị là: 1.332.769 đ. Trình tự hạch toán hóa chất sử dụng ở giai đoạn 3: (ngày 19 tháng 2 năm 2007) Nợ TK 621: 1.332.769 đồng Có TK 1522: 1.332.769 đồng -Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp. Ở giai đoạn 3 chi phí nhân công trực tiếp được kế toán tập hợp và phân bổ theo số lượng hoàn thành của các sản phẩm. Ở giai đoạn 3 này có các loại sản phẩm được hoàn thành dưới đây. SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang 42 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung Bảng 13: SỐ LƯỢNG THÀNH PHẨM CỦA CÁC LOẠI SẢN PHẨM HOÀN THÀNH Ở GIAI ĐOẠN 3 THÀNH PHẨM SỐ LƯỢNG ( square feet) FG nội 18.053 CG nội 5.352 DA FG nội II 149 FG nhập 2.499,5 CG nhập 2.648 Da nhuộm (DC) nhập 978 Da (s) nhập – ISC 11.709,5 FG đã chẻ 192,25 Da dây nịt (B) đầu 853,75 Da dây nịt (B) 13.059 Da dây nịt (B) II 47,25 Da dây nịt (B) rìa 56,5 Da màu gia công 71,5 55.669,25 TỔNG ( Nguồn: Phòng kế toán - công ty “Cổ Phần Da Tây Đô” ) Chi phí nhân công trực tiếp ở giai đoạn 3 được kế toán tập hợp là: 22.329.262 đồng Ta tiến hành phân bổ và tính chi phí nhân công trực tiếp cho sản phẩm “Da dây nịt trâu (đầu)” như sau: Hệ số phân bổ chi phí chung = 55.669,25 22.329.262 Chi phí nhân công trực tiếp = x 853,75 = 342.444 đồng. 55. 22.329.262 669,25 ( Da dây nịt trâu đầu) Trình tự hạch toán chi phí nhân công trực tiếp của sản phẩm “Da dây nịt trâu (đầu)”: Nợ TK 622: 342.444 đồng Có TK 334: 342.444 đồng SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang 43 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung - Tập hợp chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung ở giai đoạn 3 được tập hợp và phân bổ tương tự như ở giai đoạn 1 và 2. Chi phí sản xuất chung của giai đoạn 3 được kế toán tập hợp với chi phí là: 59.901.848 đồng. Để tập hợp được chi phí sản xuất chung của da dây nịt trâu đầu ta dùng hệ số phân bổ chi phí chung ở trên để tập hợp. Chi phí sản xuất chung = x 853,75 = 918.662 đ ( da dây nịt trâu đầu) Với chi phí tập hợp ở trên ta có phiếu tính giá thành của thành phẩm “Da dây nịt trâu (đầu)” như sau: + Kết chuyển chi phí sản xuất để tính giá thành “Da dây nịt trâu (đầu)”. Nợ TK 154: 2.593.875 đồng Có TK 621: 1.332.769 đồng Có TK 622: 342.444 đồng Có TK 627: 918.662 đồng 55.669,25 59.901.848 Bảng 14: PHIẾU TÍNH GIÁ THÀNH GIAI ĐOẠN 3 Phiếu tính giá thành giai đoạn 3 Thành phẩm: Da dây nịt trâu (đầu) Số lượng: 853,75 ( square feet) ĐVT: Đồng KHOẢN MỤC GÍA THÀNH (BTP) GIAI ĐOẠN 2 CHUYỂN SANG CHI PHÍ DỞ DANG ĐẦU KỲ CHI PHÍ PHÁT SINH TRONG KỲ CHI PHÍ DỞ DANG CUỐI KỲ GIÁ THÀNH (TP) GÍA THÀNH ĐƠN VỊ (TP) Chi phí NVL trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sx chung 18.063.456 306.635 933.744 - - - 1.332.769 342.444 - - - 19.396.225 649.079 1.852.406 22.719 760 918.662 2.170 19.303.835 - 2.593.875 - 21.897.710 25.649TỔNG ( Nguồn: Phòng kế toán - công ty “Cổ Phần Da Tây Đô” ) SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang 44 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung > Giá trị của “da dây nịt trâu (đầu)” nhập kho. Nợ TK 155: 21.897.710 đồng Có TK 154: 21.897.710 đồng + Đối với “Da dây nịt trâu (thân)”. Tương tự như “Da dây nịt trâu (đầu)” chi phí nguyên vật liệu trong kỳ là giá trị của bán thành phẩm ở giai đoạn 2 chuyển qua. Ngoài ra còn có chi phí của hóa chất xuất ra để sơn da cho ra thành phẩm là “Da dây nịt trâu (thân)”. Tình hình chi phí hóa chất được kế toán tập hợp như sau: Bảng 15: GIÁ TRỊ “DA (DC) DÂY NỊT TRÂU THÂN” Ở GIAI ĐOẠN 2 CHUYỂN QUA ĐVT: Đồng GIÁ THÀNH BÁN THÀNH PHẨM DA (DC) DÂY NỊT TRÂU THÂN KHOẢN MỤC Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 545.950.069 9.498.419Chi phí nhân công trực tiếp 28.923.930Chi phí sản xuất chung 584.372.418TỔNG ( Nguồn: Phòng kế toán - công ty “Cổ Phần Da Tây Đô” ) Giá trị của hóa chất xuất sử dụng ở giai đoạn 3 (ngày 20 tháng 2 năm 2007) Nợ TK 621:11.268.940 đồng Có TK 152: 11.268.940 đồng - Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công trực tiếp của “Da dây nịt trâu (thân)” được tập hợp và phân bổ tương tự như “Da dây nịt trâu (đầu)”, ta có chi phí như sau: Chi phí nhân công trực tiếp = x 13.059 = 5.238.041 đồng. 22. 55.669,25 329.262 ( Da dây nịt trâu thân) Trình tự hạch toán: Nợ TK 622: 5.238.041 đồng Có TK 334: 5.238.041 đồng SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang 45 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung - Chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung của thành phẩm “Da dây nịt trâu (thân)” được tập hợp và phân bổ tương tự như trên, ta có chi phí sản xuất chung được tập hợp như sau: Chi phí sản xuất chung = x 13.059 = 14.051.891 đ ( Da dây nịt trâu thân) + Kết chuyển chi phí sản xuất để tính giá thành “Da dây nịt trâu ( thân)”. Nợ TK 154: 131.979.342 đồng Có TK 621: 112.689.410 đồng Có TK 622: 5.238.041 đồng 55. 59.901.848 669,25 Có TK 627: 14.051.891 đồng Bảng 16: PHIẾU TÍNH GIÁ THÀNH GIAI ĐOẠN 3 Phiếu tính giá thành giai đoạn 3 Thành phẩm: Da dây nịt trâu (thân) Số lượng: 13.059 ( square feet) ĐVT: Đồng KHOẢN MỤC GÍA THÀNH (BTP) GIAI ĐOẠN 2 CHUYỂN SANG CHI PHÍ DỞ DANG ĐẦU KỲ CHI PHÍ PHÁT SINH TRONG KỲ CHI PHÍ DỞ DANG CUỐI KỲ GIÁ THÀNH (TP) GÍA THÀNH ĐƠN VỊ (TP) Chi phí NVL trực tiếp Chi phí nhân công Chi phí sx chung 545.950.069 9.498.419 28.923.930 - - - 112.689.410 5.238.041 14.051.891 120.065.858 - - 538.573.621 14.736.460 42.975.821 41.242 1.128 3.291 584.372.418 - 131.979.342 120.065.858 596.285.902 45.661 TỔNG ( Nguồn: Phòng kế toán - công ty “Cổ Phần Da Tây Đô” ) > Giá trị của “da dây nịt trâu (thân)” nhập kho. Nợ TK 155: 596.285.902 đồng Có TK 154: 596.285.902 đồng SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang 46 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung 3.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM. Từ đầu năm 2007 đến nay công ty cố gắng hết khả năng của mình để đạt được mục tiêu là hạ thấp giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm bằng việc áp dụng các máy móc hiện đại để nâng cao năng suất, tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu và nâng cao được tay nghề của công nhân. Tuy nhiên trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cũng có những ưu điểm và khuyết điểm: 3.3.1. Ưu điểm: + Về sản phẩm: Trong kỳ công ty có rất nhiều loại sản phẩm được sản xuất ra. Nhưng việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được xác định một cách hợp lý và chính xác. Đồng thời còn phản ánh kịp thời tình hình giá thành của các sản phẩm theo từng tháng để báo cáo do nhu cầu của quản lý. + Về chi phí nguyên vật liệu: Việc nhập kho và xuất kho nguyên vật liệu, công ty đã sử dụng theo đúng phương pháp. Nên làm cho chi phí nguyên vật liệu được tổng hợp một cách chính xác. + Về chi phí nhân công trực tiếp: Về nhân công trực tiếp thì tiền lương của công nhân và các khoản trích theo lương được thực hiện theo đúng quy định pháp luật của nhà nước. Trong quá trình sản xuất thì công nhân được phân công một cách hợp lý theo đúng ngành nghề nên tránh được tình trạng hao phí giờ công của công nhân và nó làm cho tiến độ làm việc của công nhân sản xuất được liên tục hơn không bị gián đoạn, góp phần thúc đẩy sản xuất sản phẩm được đúng kế hoạch và kịp thời giao cho khách hàng. + Về chi phí sản xuất chung: Do công ty trong kỳ có nhiều loại sản phẩm được sản xuất ra nên việc phân bổ chi phí sản xuất chung theo số lượng thành phẩm hoàn thành trong từng giai đoạn sản xuất nên nó cũng góp phần làm cho giá thành của sản phẩm được chính xác hơn. 3.3.2. Khuyết điểm: Bên cạnh những ưu điểm trên công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, công ty còn có những hạn chế sau: - Giá trị phế liệu của da nguyên liệu thu hồi còn chậm nên nó làm cho giá thành của sản phẩm chưa thật chính xác với giá trị của nó. SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang 47 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung - Trong quá trình sản xuất sản phẩm thì công ty chưa đặt ra được kế hoạch cho giá thành và giá thành định mức cho sản phẩm. - Công ty mặt dù có áp dụng các quy định mới về kế toán nhưng công ty vẫn còn một số chưa thay đổi hết do nhu cầu quản lý của công ty như chi phí sản xuất chung theo quyết định 15 thì có 6 loại tài khoản như: TK 6271, TK 6272, TK 6273, TK 6274, TK 6277, TK 6278. Còn hiện tại thì công ty còn áp dụng các loại tài khoản về chi phí sản xuất chung như sau: TK 6271, TK 6272, TK 6273, TK 6274, TK 6275, TK6276, TK 6277, TK 6278. SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang 48 Lu SVTH: Nguy ận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung ễn Văn Kha Trang 49 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG GIÁ THÀNH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP LÀM GIẢM GIÁ THÀNH 4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG GIÁ THÀNH. Do trong quá trình sản xuất công ty không có lập kế hoạch về giá thành và định mức về giá thành. Nên không phân tích được tình hình biến động của giá thành giữa kỳ kế hoạch với kỳ thực hiện hay định mức. Vì thế em chỉ phân tích sơ lược tình hình tăng giảm của giá thành trong cùng kỳ với nhau qua các năm. Mặt khác, do mỗi sản phẩm hoàn thành phải trải qua 3 giai đoạn, nên việc phân tích cũng gặp khó khăn. Do đó em chỉ phân tích giá thành ở giai đoạn 1 vì ở giai đoạn 1 là giai đoạn quyết định số lượng sản phẩm ở giai đoạn 3. Tình hình phân tích của 2 loại sản phẩm như sau: 4.1.1. Phân tích tình hình biến động giá thành đơn vị của 2 sản phẩm. Mục đích chung của việc phân tích này là để thấy được tình hình giá thành đơn vị của sản phẩm “ Da dây nịt trâu (đầu)” và “Da dây nịt trâu (thân)” qua 3 năm tăng, giảm như thế nào. Ngoài ra còn thấy được các khoản mục của chi phí sản xuất chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong giá thành đơn vị sản phẩm để từ đó đưa ra giải pháp tốt nhất cho giá thành được tốt hơn. a) Đối với da dây nịt trâu (đầu). Ta có bảng giá thành đơn vị của sản phẩm như sau: ận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung ễn Văn Kha Trang 49 Bảng 17: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH GIÁ THÀNH ĐƠN VỊ QUA 3 NĂM( 2005 – 2007) CỦA SẢN PHẨM “DA DÂY NỊT TRÂU (ĐẦU)” ( Nguồn: Phòng kế toán - công ty “Cổ Phần Da Tây Đô” ) 2/2005 187 (square feet) 2/2006 198 (square feet) 2/2007 12.026,25 (square feet) 2006/2005 2007/2006 KHOẢN MỤC Mức (đồng) Tỷ trọng (%) Mức (đồng) Tỷ trọng (%) Mức (đồng) Tỷ trọng (%) Mức (đồng) % Mức (đồng) % Chi phí (NVL) trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung 14.036,6 254,8 346,6 95,89 1,74 2,37 14.391 266 411 95,51 1,76 2,73 16.262 178 542 95,76 1,04 3,19 +354,4 +11,2 +64,4 +2,5 +4,4 +18,6 +1.871 -88 +131 +13 -33,1 +31,8 +1.914+2,9+430100100 16.98215.06810014.638 Lu SVTH: Nguy GIÁ THÀNH ĐƠN VỊ +12,7 Lu SVTH: Nguy ận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung ễn Văn Kha Trang 50 Dựa vào bảng phân tích trên ta thấy: giá thành đơn vị ở tháng 2 năm 2007 là 16.982 đồng/( square feet). Trong đó: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho 1 đơn vị sản phẩm chiếm tỷ trọng rất cao so với chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Cụ thể là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm 95,76% trong tổng giá thành đơn vị của sản phẩm, chi phí nhân công trực tiếp chiếm 1,04%,chi phí sản xuất chung chiếm 3,19%. Vì vậy, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp nó ảnh hưởng rất lớn đến giá thành đơn vị của sản phẩm. Cho nên công ty cần có những chính sách quản lý tốt đến tình hình chi phí này để góp phần làm cho giá thành sản phẩm ngày càng được tốt hơn. Đồng thời ta thấy tình hình giá thành đơn vị của sản phẩm tăng lên hàng năm. Cụ thể là giá thành đơn vị ở tháng 2 năm 2006 tăng lên 430 đồng/( square feet) tương ứng tăng 2,9% so với giá thành đơn vị ở tháng 2 năm 2005. Nguyên nhân chính làm cho giá thành đơn vị tăng lên chủ yếu là do giá thị trường của nguyên vật liệu trực tiếp mua vào nó tăng lên mỗi năm nên nó dẫn đến chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đơn vị sản phẩm ở tháng 2 năm 2006 so với tháng 2 năm 2005 tăng lên 354,4 đồng/(square feet) tương ứng tăng 2,5%. Còn chi phí nhân công trực tiếp cũng tăng nhưng không đáng kể do nó chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu của giá thành đơn vị sản phẩm. Nguyên nhân làm cho chi phí nhân công trực tiếp tăng là do lượng hàng sản xuất ít nên công nhân làm không hết năng suất nên làm cho chi phí nhân công trực tiếp đơn vị sản phẩm ở tháng 2 năm 2006 tăng so với tháng 2 năm 2005 là 11,2 đồng/ (square feet) tương ứng tăng 4,4%. Ngoài ra chi phí sản xuất chung cũng tăng lên là do chi phí nhân viên phân xưởng tăng lên, chi phí vật liệu sửa chữa cũng tăng lên. Riêng trong tháng 2 năm 2007 so với tháng 2 năm 2006 thì tình hình chi phí nhân công trực tiếp đơn vị sản phẩm có giảm bớt phần nào, cụ thể là giảm 88 đồng/(square feet) tương ứng giảm 33,1%. Nguyên nhân làm cho chi phí nhân công trực tiếp đơn vị giảm là do trong kỳ công ty đã thực hiện tốt về quản lý nhân công, và công nhân làm việc hết năng suất. Còn chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí sản xuất chung đơn vị sản phẩm ta thấy cũng biến động tăng lên. Về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chủ yếu là do biến động về giá thị trường của nguyên liệu đầu vào nó tăng. Còn về chi phí sản xuất chung thì do tiền lương của công nhân phân xưởng tăng lên, giá của vật liệu sửa chữa cũng tăng lên, chi phí về dụng cụ sản xuất và các phụ tùng máy móc cũng tăng lên. ận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung ễn Văn Kha Trang 51 b) Đối với da dây nịt trâu thân. Ta cũng có bảng giá thành đơn vị của sản phẩm như sau. Bảng 18: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH GIÁ THÀNH ĐƠN VỊ QUA 3 NĂM( 2005 – 2007) CỦA SẢN PHẨM “DA DÂY NỊT TRÂU (THÂN)” ( Nguồn: Phòng kế toán - công ty “Cổ Phần Da Tây Đô” ) 2/2005 6.512 (square feet) 2/2006 7.216 (square feet) 2/2007 21.628,25 (square feet) 2006/2005 2007/2006 KHOẢN MỤC Mức (đồng) Tỷ trọng (%) Mức (đồng) Tỷ trọng (%) Mức (đồng) Tỷ trọng (%) Mức (đồng) % Mức (đồng) % Chi phí (NVL) trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung 24.314 170 425 97,61 0,68 1,71 25.174,2 171,4 505,2 97,38 0,66 1,95 26.892,7 177,8 541,6 97,39 0,64 1,96 +860,2 +1,4 +80,2 +3,5 +0,8 +18,8 +1.718,5 +6,4 +36,4 +6,8 +3,7 +7,2 +1.761 +3,8 GIÁ THÀNH ĐƠN VỊ 24.909 100 25.851 100 27.612 100 +942 Lu SVTH: Nguy +6,8 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung Dựa vào bảng phân tích trên ta thấy: giá thành đơn vị của sản phẩm ở tháng 2 năm 2007 là 27.612 đồng/(square feet). Trong đó chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tỷ trọng cao nhất 97,39%, chi phí nhân công trực tiếp chiếm 0,64% và chi phí sản xuất chung chiếm 1,96%. Ta thấy giá thành đơn vị của sản phẩm phụ thuộc chủ yếu vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Do đó công ty cần quan tâm nhiều hơn nữa về chính sách nguyên vật liệu trực tiếp để làm cho chi phí này được sử dụng ngày được hiệu quả hơn. Mặt khác, ta thấy tình hình giá thành đơn vị của sản phẩm “da dây nịt trâu (thân)” tăng lên qua các năm. Cụ thể là giá thành đơn vị ở tháng 2 năm 2006 so với giá thành đơn vị ở tháng 2 năm 2005 tăng lên 942 đồng/ (square feet) tương ứng tăng 3,8%. Còn giá thành đơn vị ở tháng 2 năm 2007 so với giá thành đơn vị ở tháng 2 năm 2006 tăng lên rất cao là 1.761 đồng/(square feet) tương ứng tăng 6,8%. Nguyên nhân làm cho giá thành đơn vị của sản phẩm “da dây nịt trâu (thân)” tăng lên hàng năm chủ yếu là do giá nhập của nguyên vật liệu trực tiếp tăng lên. Chi phí nhân công trực tiếp có tăng nhưng không đáng kể chủ yếu là do nhân công chưa làm hết công suất của mình. Ngoài ra công ty có tuyển thêm một số công nhân sản xuất, do mới vào nên các công nhân này chưa quen với công việc nên họ làm chưa hết năng lực dẫn đến năng suất thấp góp phần làm cho chi phí nhân công tăng lên. Còn chi phí sản xuất chung trong những năm qua có tăng nhưng cũng không đáng kể là do trong quá trình sản xuất ở bộ phận sản xuất các máy móc cần phải tu bổ sửa chữa nhỏ nên chi phí của các phụ tùng, vật liệu sửa chữa tăng lên và giá của nhiên liệu cũng có chiều hướng tăng lên. 4.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP LÀM GIẢM GIÁ THÀNH. Giá thành là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh chất lượng toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý tài chính của công ty. Mức hạ giá thành thể hiện trình độ sử dụng hợp lý các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất của công ty. Trong điều kiện kinh tế bình thường thì việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh bằng cách phấn đấu hạ giá thành sản phẩm là điều kiện căn bản đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Căn cứ vào tình hình thực hiện giá thành thực tế của công ty để hạ thấp giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả hoạt động, công ty cần có một số biện pháp cụ thể để giảm cả 3 khoản mục chi phí đó là: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang 53 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Ta cần thực hiện một số biện pháp sau: 4.2.1. Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ. Ở đây chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Cho nên việc tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có ý nghĩa to lớn trong quá trình sản xuất. - Trước hết khi nhập nguyên liệu thì ta chọn nguyên liệu có chất lượng tốt để đảm bảo cho phù hợp với sản phẩm cần sản xuất. Tránh tình trạng nguyên liệu nhập về không đạt chất lượng dẫn đến chất lượng của sản phẩm sản xuất ra không đạt yêu cầu của khách hàng làm cho thành phẩm không xuất xưởng được dẫn đến tồn đọng vốn. - Quản lý chặt chẽ trong công tác thu mua, tránh tình trạng chi phí thu mua quá cao hay mua nguyên liệu kém chất lượng, hư hỏng nhiều. - Thực hiện bảo trì, kiểm tra máy móc thiết bị thường xuyên, để đảm bảo máy móc hoạt động tốt không bị gián đoạn sản xuất dẫn đến giao hàng đúng hợp đồng không bị trể hạn. - Nâng cao ý thức tiết kiệm nguyên vật liệu trong mỗi công nhân là hết sức quan trọng, đồng thời hạ tỷ lệ sản phẩm hỏng để tiết kiệm chi phí nguyên liệu, đồng thời khuyến khích các sáng kiến làm giảm tiêu hao nguyên vật liệu. - Công ty nên có kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu hợp lý để tránh tình trạng biến động giá trên thị trường. Bên cạnh đó phải nâng cấp kho chứa nguyên vật liệu để hạn chế tình trạng mất nước của da trâu và bị bể thùng chứa hóa chất. - Công ty nên tìm kiếm các nhà thu mua phế liệu có giá cao để làm giảm giá thành của sản phẩm. - Dùng lợi ích vật chất để khuyến khích công nhân có thành tích như: tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trong sản xuất, phát huy sáng kiến để hạn chế được lượng phế liệu bỏ đi. Đồng thời sử lý nghiêm minh những trường hợp cố tình vi phạm những quy định, gây lãng phí, sản xuất sản phẩm nhiều, tốn kém chi phí. - Giảm bớt số lượng da cắt bỏ đi để làm giảm giá trị phế liệu thu hồi. SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang 54 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung 4.2.2. Đối với chi phí nhân công trực tiếp. - Nâng cao năng suất lao động làm cho số giờ công tiêu hao để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm giảm xuống hoặc làm cho số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian tăng lên. Tăng cường đào tạo công nhân có tay nghề cao để giảm bớt tỉ lệ sản phẩm hỏng, ít tốn kém chi phí tái chế nhất là chi phí nhân công. Kết quả của việc nâng cao năng suất lao động làm cho chi phí tiền lương, các khoản trích theo lương và một số chi phí cố định khác trong giá thành sản phẩm được hạ thấp. - Tự động máy móc thiết bị, làm giảm được chi phí, mặt khác cũng làm tăng năng suất lao động. - Bố trí sắp xếp lao động hợp lý, phù hợp với tay nghề của công nhân, tránh tình trạng lãng phí số giờ công lao động. - Hoàn thiện công tác tuyển dụng, tuyển dụng công nhân có tay nghề cao, phẩm chất đạo đức tốt, sức khỏe đầy đủ. Nên phỏng vấn trực tiếp để đánh giá kiến thức, sự thông minh nhạy bén thích hợp của công việc được giao tạo điều kiện cho họ phát huy hết sáng kiến, tài năng. - Luôn cải thiện môi trường làm việc, tạo một không khí vui tươi, nhiệt tình trong quá trình làm việc của công nhân. Phải coi trọng khâu công tác tổ chức tiền lương, phải có chế độ khen thưởng đối với những công nhân có thành tích tốt, làm việc tích cực, tăng năng suất lao động, thường xuyên phát động phong trào thi đua tăng năng suất trong công việc. Phải thường xuyên quan tâm đến đời sống của nhân viên, động viên tinh thần làm việc hăng say. - Tổ chức lao động một cách khoa học, sau cho tiết kiệm được thời gian lao động, đảm bảo hoạt động của công nhân được liên tục. - Tăng tiền thưởng cho công nhân trong các dịp lễ tết để công nhân phấn khởi nhiệt tình trong công việc và gắn bó với công việc hơn. 4.2.3. Đối với chi phí sản xuất chung. - Đối với nhân viên phân xưởng thì phải biết quản lý và thúc đẩy công nhân tích cực sản xuất và thường xuyên kiểm tra sửa chữa dây truyền sản xuất, máy móc thiết bị định kỳ tránh tình trạng tạm ngừng sản xuất do hư hỏng, phải thực hiện chế độ trách nhiệm vật chất khi xảy ra tổn thất, để nâng cao ý thức trách nhiệm đối với tất cả các thành viên. SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang 55 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung - Đối với nhiên liệu, vật liệu cần phải dự trữ trước, tránh tình trạng tăng giá khi có sự kiện bất ngờ. Đồng thời phải tiết kiệm nước trong quá trình sản xuất tránh tình trạng để lãng phí nước góp phần làm giảm giá thành sản phẩm. - Hợp lý hóa các loại chi phí phát sinh trong quản lý, nhất là chi phí điện thoại, công tác phí, tiếp khách, văn phòng phẩm ở phân xưởng, phải tiết kiệm tối đa chi phí điện thoại, chỉ sử dụng điện thoại khi cần thiết và phục vụ cho sản xuất tránh tình trạng dùng điện thoại cho việc riêng. - Doanh nghiệp phần lớn sản xuất theo dây truyền nên máy móc cần sử dụng điện và mức tiêu hao điện phụ thuộc rất nhiều vào máy móc và tay nghề của công nhân. Do đó doanh nghiệp cần trang bị máy móc hiện đại và khuyến khích bộ phận điện sáng tạo ra các thiết bị tiêu thụ điện một cách thấp nhất để hạn chế được lượng điện tiêu hao. Ngoài ra công nhân sử dụng điện phải có hiểu biết nhiều về điện để sử dụng vận hành máy móc một cách tốt nhất góp phần làm giảm được lượng điện tiêu thụ trong kỳ. Tóm lại, trong nền kinh tế chúng ta hiện nay đặc biệt là nước ta đã gia nhập WTO. Nên để doanh nghiệp đứng vững được trên thị trường thì phải có sản phẩm chất lượng tốt và doanh thu ngày càng tăng. Muốn làm được điều này thì doanh nghiệp phải có sản phẩm chất lượng cao và đương nhiên là giá thành chấp nhận được. Vì thế công việc làm giảm giá thành sản phẩm tại mỗi công ty là rất quan trọng, nó góp phần làm cho doanh thu của công ty được tăng lên và giúp công ty ngày càng chiếm được ưu thế trên thị trường. SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang 56 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN. Trong thời buổi kinh tế thị trường như hiện nay thì vấn đề cạnh tranh kinh tế giữa các doanh nghiệp ngày càng diễn ra mạnh mẽ nhất là các đơn vị sản xuất. Các đơn vị sản xuất này muốn tồn tại và đứng vững trên thị trường thì mỗi đơn vị phải đề ra cho mình một phương hướng hoạt động cụ thể để phát triển. Riêng đối với công ty “Cổ Phần Da Tây Đô” là một trong những công ty tiến hành cổ phần hóa đầu tiên tại TP. Cần Thơ chuyên sản xuất các loại da để cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Chính vì thế ban lãnh đạo công ty hết sức quan tâm đến chính sách hoạt động của mình. Trong chính sách hoạt động đó có liên quan đến sản phẩm là làm cho sản phẩm sản xuất ra phải có chất lượng kinh tế cao và giá thành phải phù hợp và chấp nhận được. Do đó giá thành sản phẩm là yếu tố hết sức quan trọng nó có ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của công ty. Tình hình giá thành của 2 sản phẩm “Da dây nịt trâu (đầu)” và “Da dây nịt trâu (thân)” tại công ty “Cổ Phần Da Tây Đô” được hạch toán theo quy trình sản xuất là qua 3 giai đoạn. Theo đó thì chi phí sản xuất sản phẩm phải được tập hợp ở từng công đoạn và áp dụng phương pháp tính giá thành theo phương pháp phân bước nên nó góp phần làm cho giá thành của 2 sản phẩm trên được chính xác hơn. Ngoài ra để đánh giá được tình hình giá thành của 2 sản phẩm trên thì tiến hành phân tích tình hình biến động giá thành để thấy được nguyên nhân làm cho giá thành của 2 sản phẩm trên tăng lên qua các năm. Thể hiện là qua quá trình phân tích ta thấy chi phí của nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng rất lớn trong giá thành đơn vị của sản phẩm. Còn chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung chiếm tỷ trọng không đáng kể. Đồng thời trên cơ sở đó đề ra biện pháp để làm cho giá thành của 2 sản phẩm trên được hạ thấp để góp phần nâng cao lợi nhuận cho công ty và làm cho công ty cạnh tranh được với các đơn vị sản xuất khác trong nền kinh tế như hiện nay. 5.2. KIẾN NGHỊ. Hiện nay nền kinh tế nước ta đang vận hành theo cơ chế thị trường và đã là thành viên của WTO. Nên vấn đề cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là không tránh khỏi. Bên cạnh đó khách hàng cũng có nhiều điều kiện lựa chọn so sánh SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang 57 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung giữa các sản phẩm. Họ không chỉ quan tâm đến chất lượng, tính năng mới … mà còn chú ý về mặt giá cả. Do đó các doanh nghiệp muốn tồn tại và mở rộng qui mô sản xuất, tạo sức cạnh tranh thì phải quan tâm đến chi phí, giá thành lợi nhuận trước tiên vì giá thành có vai trò quan trọng quyết định thành công hay thất bại của một công ty sản xuất. Do đó công ty cần chú ý nhiều hơn vào công việc tính hạ giá thành sản xuất và lập kế hoạch về giá thành ở mỗi kỳ sản xuất nhất là công ty cần quan tâm và có nhiều chính sách về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đầu vào vì đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành của sản phẩm. Đặc biệt là Công ty nên chọn phương pháp xác định sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vì nó chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu của giá thành của sản phẩm. Đồng thời công ty cần quan tâm hơn nữa về việc luân chuyển công nhân ở các phân xưởng phù hợp để góp phần giảm bớt hao phí về giờ công lao động. Ngoài ra chi phí sản xuất chung ở các phân xưởng cũng rất quan trọng, công ty cần theo dõi và kiểm tra các khoản chi phí phát sinh ở phân xưởng tránh tình trạng sử dụng lãng phí, không đúng mục đích sản xuất để góp phần làm cho chi phí sản xuất chung ở công ty được cải thiện hơn và làm cho giá thành sản xuất sản phẩm được hạ thấp và được thị trường chấp nhận. SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang 58 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung TÀI LIỆU THAM KHẢO 1) PGS – TS. Lê Thị Hòa. “Hướng dẫn thực hành kế toán doanh nghiệp”. NXB Tài Chính Hà Nội. 2) TS. Phạm Văn Dược, TS. Đoàn Ngọc Quế, Th.S. Bùi Văn Trường (2002). “Kế toán chi phí” . NXB Thống Kê. 3) TS. Võ Văn Nhị, Th.S. Nguyễn Thế Lộc (2002). “Hướng dẫn thực hành kế toán trên sổ sách kế toán” . NXB Thống Kê Hà Nội. 4) TS. Phạm Văn Dược. “Phân tích hoạt động kinh doanh” . NXB Thống Kê. 5) Khoa Kế Toán – Kiểm Toán, Bộ Môn Kế Toán Tài Chính (2004). “Kế toán tài chính”. NXB Thống Kê. SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang 59 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung Nguyễn Văn Kha Sinh viên thực hiện Ngày ….tháng….năm… LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào. SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang 60 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung Nguyễn Văn Kha Sinh viên thực hiện Ngày ….tháng….năm… Em xin chân thành cảm ơn ! LỜI CẢM TẠ Trước hết em xin được nói lời cảm ơn đến quý Thầy (Cô) trường Đại Học Cần Thơ nói chung và Khoa Kinh Tế - Quản Trị kinh Doanh nói riêng. Trong suốt thời gian theo học ở trường em đã được quý Thầy (Cô) tận tình truyền đạt những kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm sống và rèn luyện cho em trưởng thành để trở thành một công dân tốt có ít cho xã hội. Để đáp lại công ơn đó thì mỗi sinh viên phải làm một đề tài tốt nghiệp theo đúng tiến độ học tập. Để cho đề tài tốt nghiệp của mình đạt được yêu cầu thì ngoài kiến thức được quý Thầy (Cô) truyền đạt trong những năm qua thì vai trò của giáo viên hướng dẫn là hết sức quan trọng. Đặc biệt là cô Vũ Thị Hồng Nhung là người đã hết mình giúp đỡ và hướng dẫn cho em trong suốt thời gian qua để em hoàn thành được Luận Văn Tốt Nghiệp của mình. Em chân thành cảm ơn Cô rất nhiều. Song song đó em cũng xin được nói lời cảm ơn đến ban Giám Đốc và phòng kế toán “Công Ty Cổ Phần Da Tây Đô”. Vì công ty đã cho em có được cơ hội đến công ty để tìm hiểu tình hình thực tế tại đơn vị và góp phần làm cho đề tài tốt nghiệp của em được thành công tốt đẹp. Đặc bịệt là phòng kế toán anh, chị đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp đầy đủ số liệu làm cho đề tài của em được hoàn thiện hơn. Ngoài ra, em rất cảm ơn chị Xuân kế toán trưởng đã có nhiều giúp đỡ em về đề tài cũng như những kinh nghiệm thực tế về kế toán tại công ty. Vì vậy, một lần nữa em xin được cám ơn rất nhiều đến Ban Giám Đốc, Phòng Kế Toán đã giúp đỡ cho em. Và em hứa sẽ hết sức bảo mật tuyệt đối số liệu mà phòng kế toán đã cung cấp cho em để hoàn thành đề tài tốt nghiệp của mình. SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang 61 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung Thủ trưởng đơn vị Ngày ….tháng….năm… NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang 62 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung Vũ Thị Hồng Nhung Giáo viên hướng dẫn Ngày ….tháng….năm… ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang 63 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung Giáo viên phản biện Ngày ….tháng….năm… ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... SVTH: Nguyễn Văn Kha Trang 64 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Vũ Thị Hồng Nhung MỤC LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU..................................................................................1 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................................................................1 1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu...........................................................................1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ....................................................................................2 1.2.1. Mục tiêu chung............................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn HẠCH TOÁN VÀ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ THÀNH SẢN PHẨM DA DÂY NỊT TRÂU (B) TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DA TÂY ĐÔ.pdf
Tài liệu liên quan