Tài liệu Luận văn Giáo dục môi trường thông qua dạy học hóa học lớp 10, 11 ở trường phổ thông: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Trần Thị Hồng Châu
GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG
THÔNG QUA DẠY HỌC HÓA HỌC LỚP 10, 11
Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
Chuyên ngành : Lí luận và phương pháp dạy học Hóa học
Mã số : 60 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN TIẾN CÔNG
Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2010
LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Tiến
Công, người thầy đã tận tình hướng dẫn, động viên và hỗ trợ tôi rất nhiều trong suốt thời gian
thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến Phó giáo sư -tiến sĩ Trịnh Văn Biều, người
thầy đã dành thời gian quý báu của mình để hướng dẫn, góp ý cũng như cung cấp nhiều tài liệu
quý giá giúp tôi thuận lợi hơn trong quá trình thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả quý thầy cô đã từng giảng dạy lớp Cao học
khóa 17 chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học hóa học, nhờ đó mà tôi đã t...
127 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1649 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Giáo dục môi trường thông qua dạy học hóa học lớp 10, 11 ở trường phổ thông, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Trần Thị Hồng Châu
GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG
THÔNG QUA DẠY HỌC HÓA HỌC LỚP 10, 11
Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
Chuyên ngành : Lí luận và phương pháp dạy học Hóa học
Mã số : 60 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN TIẾN CÔNG
Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2010
LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Tiến
Công, người thầy đã tận tình hướng dẫn, động viên và hỗ trợ tôi rất nhiều trong suốt thời gian
thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến Phó giáo sư -tiến sĩ Trịnh Văn Biều, người
thầy đã dành thời gian quý báu của mình để hướng dẫn, góp ý cũng như cung cấp nhiều tài liệu
quý giá giúp tôi thuận lợi hơn trong quá trình thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả quý thầy cô đã từng giảng dạy lớp Cao học
khóa 17 chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học hóa học, nhờ đó mà tôi đã tích lũy
được những kinh nghiệm nghiên cứu vô cùng quý báu.
Xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô và cán bộ phòng Khoa học công nghệ & Sau đại học
đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong suốt quá trình học. Đồng thời, tác giả cũng
xin cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ từ các đồng nghiệp và các em học sinh trong suốt quá trình
thực hiện đề tài nghiên cứu này.
Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, nguồn động lực chính để tôi có
sức mạnh vượt qua mọi khó khăn trong quá trình thực hiện luận văn.
Dù đã rất cố gắng hoàn thành luận văn bằng tất cả lòng nhiệt tình và tâm huyết, song chắc
chắn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả mong nhận được sự góp ý chân thành từ quý
thầy cô và đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn.
Tác giả.
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐHSP : đại học sư phạm
GD&ĐT : giáo dục và đào tạo
GD : giáo dục
GDMT : giáo dục môi trường
GV : giáo viên
HS : học sinh
THPT : trung học phổ thông
TN : thực nghiệm
ĐC : đối chứng
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
- Ngày nay, chúng ta đang sống trong một xã hội năng động, con người được tiếp cận với tiến
bộ của khoa học kỹ thuật. Khoa học công nghệ cũng vì nhu cầu vô hạn của con người mà ngày càng
phát triển nhanh chóng. Cuộc sống con người nhờ đó mà trở nên văn minh hơn, hiện đại hơn, tiện
nghi hơn . Tuy nhiên, bên cạnh sự tiến bộ ấy, chúng ta phải đối diện với những vấn đề lớn có tầm
ảnh hưởng vô hạn đến cuộc sống con người: vấn đề tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, vấn đề rác thải
công nghiệp, vấn đề khí hậu toàn cầu…… Với tất cả những yếu tố đó, thiết nghĩ, việc đưa giáo dục
môi trường vào học đường là việc làm tối cần thiết. Phải dạy cho những lớp người trẻ trung, năng
động, là lực lượng đông đảo trong xã hội Việt Nam kiến thức về môi trường, từ đó hình thành ý
thức bảo vệ môi trường cho mọi người trong xã hội nói chung.
- Chúng ta đang sống trong một đất nước có nền kinh tế đang phát triển và ngày càng phát
triển nhanh chóng. Bên cạnh đó, giáo dục cũng từng bước thay đổi để ngày càng hiện đại hơn, phù
hợp hơn và đáp ứng được nhu cầu của xã hội đề ra về vấn đề đào tạo con người, đào tạo nguồn nhân
lực. Sự thích nghi của nền giáo dục Việt Nam thể hiện ở việc từng bước thay đổi nội dung chương
trình, phương thức đào tạo, dựa trên cơ sở là sự thay đổi mục tiêu và yêu cầu của nền giáo dục. Với
chương trình phổ thông nói chung và chương trình giáo khoa bậc trung học nói riêng, yêu cầu đặt
ra là phải gắn liền việc học tập trên ghế nhà trường với thực tiễn. Chỉ dạy những điều cần thiết
nhất để học sinh dễ dàng tiếp cận xã hội, và dạy những gì bức thiết nhất trong xã hội mà học sinh sẽ
sống, sẽ hòa nhập, hoạt động và phát triển. Vấn đề môi trường và những ảnh hưởng của môi trường
đến cuộc sống loài người hiện đang là mối quan tâm lớn nhất của nhân loại. Đây là vấn đề đa dạng,
ngày càng trầm trọng và rất khó giải quyết, một phần cũng do ý thức của con người chưa cao và
hiểu biết của đa số người dân về vấn đề này còn hạn hẹp. Vì thế,việc đưa giáo dục môi trường vào
trong giảng dạy hóa học ở trường phổ thông là cần thiết và đáp ứng được yêu cầu xã hội đặt ra cho
giáo dục ngày nay.
- Trong chương trình giáo khoa trung học phổ thông, có tất cả 11 môn, không kể môn năng
khiếu và môn tự chọn. Theo nghiên cứu tài liệu và rút ra nhận xét của bản thân thì tôi nhận thấy
môn Hóa là môn có rất nhiều cơ hội để lồng ghép nội dung giáo dục môi trường. Vì thế, sẽ rất
thuận lợi cho việc giáo dục môi trường cho học sinh phổ thông khi kết hợp với môn hóa học.
Từ tất cả những lý do tôi đã phân tích như trên, tôi quyết định chọn đề tài GIÁO DỤC MÔI
TRƯỜNG THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC LỚP 10, 11 Ở TRƯỜNG TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là đưa nội dung giáo dục môi trường vào bải giảng hóa
học lớp 10, 11 Trung học phổ thông. Bằng cách này, bài giảng hóa học sẽ dễ dàng đạt được yêu cầu
là có liên hệ thực tiễn, vừa giáo dục được ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh. Bên cạnh đó, bài
giảng có kết hợp kiến thức giáo dục môi trường sẽ tăng hứng thú học tập cho học sinh, giúp tiết học
bớt căng thẳng và học sinh sẽ yêu thích môn học hơn.
3. Nhiệm vụ của đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về giáo dục môi trường.
- Nghiên cứu kiến thức cơ bản về môi trường và ô nhiễm môi trường
- Điều tra thực trạng về việc giáo dục môi trường trong dạy học môn hóa học ở trường trung
học phổ thông.
- Nghiên cứu phương pháp và cách thức lồng nội dung giáo dục môi trường vào bài giảng hóa
học.
- Thiết kế giáo án hóa học lớp 10, 11 – chương trình nâng cao có lồng ghép nội dung giáo dục
môi trường.
- Thực nghiệm kiểm chứng việc giáo dục môi trường khi dạy học chương trình hóa học lớp 10,
11 – Nâng cao.
- Rút ra những bài học kinh nghiệm, đề xuất và giải pháp.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: giáo dục môi trường thông qua dạy học hóa học lớp 10, 11ở trường
trung học phổ thông.
- Khách thể nghiên cứu: quá trình dạy học môn Hóa ở trường trung học phổ thông.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc tài liệu, phân tích, khái quát và tổng hợp kiến thức.
Chọn lọc kiến thức về giáo dục môi trường có liên quan mật thiết đến hóa học làm cơ sở cho việc
thực hiện đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Trò chuyện, phỏng vấn
+ Phương pháp chuyên gia
+ Điều tra bằng phiếu câu hỏi
+ Nghiên cứu sản phẩm hoạt động
- Phương pháp xử lý thông tin
+ Tổng hợp – khái quát hóa
+ Xử lý số liệu điều tra
6. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: chương trình hóa học lớp 10, 11 – Nâng cao
- Đối tượng thực nghiệm: học sinh Trung học phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh
7. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu
- Cung cấp những giáo án được thiết kế dựa trên cơ sở kết quả thăm dò ý kiến giáo viên.
- Cung cấp những thông tin gần nhất về hóa học môi trường để dạy môn hóa đồng thời giáo
dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh.
- Cung cấp những giá trị cụ thể về mức độ thành công của việc đưa giáo án lồng ghép giáo dục
môi trường vào thực tiễn giảng dạy hóa học lớp 10, 11 ở trường phổ thông.
Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Hiện nay, vấn đề môi trường đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu, chính vì thế, những đề
tài nghiên cứu về môi trường và giáo dục môi trường cũng trở thành vấn đề “nóng” được mọi người
đặc biệt quan tâm. Những khóa luận tốt nghiệp và luận văn thạc sỹ nghiên cứu về vấn đề giáo dục
môi trường cũng không ít và đóng góp được những giá trị nhất định. Có thể điểm qua những khóa
luận và luận văn như sau:
1. Nguyễn Thị Ngọc Hạnh (2004), Giáo dục môi trường thông qua một số bài giảng cụ thể ở
trường phổ thông, khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM.
2. Cao Duy Chí Trung (2005), Thiết kế trang web phục vụ công tác giáo dục môi trường trong
môn hóa ở trường THPT, khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM.
3. Nguyễn Trần Đông Quỳ (2007), Website hóa học môi trường qua chương trình hóa học lớp
10, khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM.
4. Nguyễn Thị Trang (2007), Thiết kế giáo án giáo dục môi trường thông qua bộ môn hóa lớp
12 – Ban Khoa học tự nhiên, khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM
5. Nguyễn Đặng Thu Hường (2009), Giáo dục môi trường thông qua dạy học hóa học lớp 10
THPT, khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM.
6. Trần Thị Thu Hảo (1997), Giáo dục bảo vệ môi trường qua môn hóa học ở trường phổ
thông, luận văn Thạc sỹ khoa học giáo dục, ĐHSP Hà Nội.
7. Trần Thị Thanh Hương (1999), Giáo dục môi trường thông qua môn hóa học ở trường
PTTH và THCS tại TP Hải Phòng, luận văn Thạc sỹ khoa học giáo dục, ĐHSP Hà Nội.
Số lượng đóng góp tương đối nhiều, tuy nhiên, một số tác giả chỉ mới soạn thảo giáo án giáo
dục môi trường thông qua môn hóa học, một số lại chỉ quan tân đến việc xây dựng ngân hàng tư liệu
phục vụ tham khảo về vấn đề hóa học môi trường. Với luận văn thạc sỹ, tác giả nghiên cứu riêng
cho tỉnh Hải Phòng, chưa bao quát được cho mọi địa phương, có thể tóm tắt một số điểm mà nhìn
chung các tác giả chưa quan tâm, như sau:
- Chưa thực nghiệm mức độ quan tâm của giáo viên về vấn đề lồng ghép giáo dục môi trường
vào môn hóa học.
- Chưa thực nghiệm kiến thức hóa học môi trường và ý thức bảo vệ môi trường của học sinh .
- Chưa thiết kế được giáo án cho những bài có khả năng thực hiện cao, đánh giá qua việc thăm
dò ý kiến giáo viên. Chỉ thiết kế theo ý kiến chủ quan.
- Ít có luận văn tiến hành thực nghiệm những giáo án đã thiết kế để kiểm tra khả năng tiếp thu
kiến thức của học sinh, kiểm tra ảnh hưởng của việc lồng ghép giáo dục môi trường với vấn đề tăng
hứng thú và niềm say mê hóa học và môi trường.
1.2. Môi trường và hoá học môi trường
1.2.1. Kiến thức cơ sở về môi trường
1.2.1.1. Khái niệm môi trường
Hiện nay có nhiều khái niệm về môi trường:
- Môi trường theo nghĩa khái quát: “Môi trường là một tập hợp tất cả các thành phần của thế
giới vật chất bao quanh có khả năng tác động đến sự tồn tại và phát triển của mỗi sinh vật. Bất cứ
một vật thể, một sự kiện nào cũng tồn tại và diễn biến trong một môi trường nhất định”. Tiếng Anh
môi trường là “environment”, tiếng Pháp là “environnement” đều có nghĩa là “cái bao quanh”, tiếng
Trung Quốc gọi môi trường là “hoàn cảnh” cũng có nghĩa tương tự.
- Môi trường nhân văn – môi trường sống của con người hay còn gọi là môi sinh (living
environment): là tổng hợp các điều kiện vật lý, hóa học, sinh học, kinh tế xã hội bao quanh và có
ảnh hưởng tới sự sống và phát triển của từng cá nhân và cả cộng đồng. Nhìn rộng hơn, môi trường
sống của con người bao gồm cả vũ trụ bao la, trong đó hệ Mặt Trời và Trái Đất là bộ phận có ảnh
hưởng trực tiếp và rõ nét nhất. Trong môi trường này luôn luôn tồn tại sự tương tác lẫn nhau giữa
các thành phần vô sinh và hữu sinh. Cấu trúc của môi trường tự nhiên gồm hai thành phần cơ bản:
môi trường vật lý và môi trường sinh vật.
- Môi trường vật lý (physical environment):
Môi trường vật lý là thành phần vô sinh của môi trường tự nhiên, bao gồm khí quyển, thạch
quyển, sinh quyển.
Khí quyển (atmosphere): còn được hiểu là môi trường không khí, là lớp khí bao quanh Trái
Đất, chủ yếu ở tầng đối lưu, cách mặt đất từ 10 – 12 km. Theo chiều cao của tầng này, nhiệt độ, áp
suất giảm dần và nồng độ không khí loãng dần. Khí quyển đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc
duy trì sự sống của con người, sinh vật và quyết định đến tính chất khí hậu, thời tiết của Trái Đất.
Thủy quyển (hydrosphere): hay còn gọi là môi trường nước là phần nước của Trái Đất, bao
gồm đại dương, biển, sông hồ, ao, suối, nước ngầm, băng tuyết, hơi nước trong đất và trong không
khí. Thủy quyển đóng vai trò không thể thiếu được trong việc duy trì cuộc sống con người, sinh vật,
cân bằng khí hậu toàn cầu, và phát triển các ngành kinh tế.
Thạch quyển (lithosphere): hoặc địa quyển bao gồm lớp vỏ Trái Đất. Tính chất vật lý, thành
phần hóa học của địa quyển ảnh hưởng quan trọng đến cuộc sống con người, sự phát triển nông,
lâm, ngư nghiệp, giao thông, vật tải, đô thị, cảnh quan và tính đa dạng sinh học trên Trái Đất.
Sinh quyển (biosphere): còn gọi là môi trường sinh học là thành phần của môi trường vật lý có
tồn tại sự sống. Sinh quyển bao gồm phần lớn thủy quyển (đáy đại dương), lớp dưới của khí quyển,
lớp trên của địa quyển. Như vậy sinh quyển gắn liền với các thành phần của môi trường và chịu sự
tác động trực tiếp của sự biến hóa tính chất vật lý và hóa học của các thành phần này. Đặc trưng cho
sự hoạt động sinh quyển là các chu trình trao đổi vật chất và năng lượng.
- Môi trường sinh vật (biological environment):
Môi trường sinh vật là thành phần hữu sinh của môi trường. Môi trường sinh vật bao gồm các
hệ sinh thái, quần thể động vật và thực vật. Môi trường sinh vật tồn tại và phát triển trên cơ sở tiến
hóa của môi trường vật lý. Các thành phần của môi trường không tồn tại ở trạng thái tĩnh mà luôn
luôn có sự chuyển hóa trong tự nhiên theo chu trình Sinh - Địa – Hóa và luôn luôn ở trạng thái cân
bằng động. Chu trình phổ biến trong tự nhiên là chu trình Sinh - Địa – Hóa như chu trình cacbon,
chu trình nitơ, chu trình photpho, chu trình lưu huỳnh,… là các chu trình chuyển hóa các nguyên tố
hóa học từ dạng vô sinh (đất, nước, không khí) vào dạng hữu sinh (sinh vật) và ngược lại. Một khi
các chu trình này không còn giữ ở trạng thái cân bằng thì tạo ra diễn biến bất thường, gây tác động
xấu cho sự sống của con người và sinh vật ở một khu vực hay ở quy mô toàn cầu.
1.2.1.2. Khái niệm sinh thái môi trường
- Sinh thái (ecology)
Sinh thái là mối quan hệ tương hỗ giữa một cơ thể sống hoặc một quần thể sinh vật với các
yếu tố môi trường xung quanh. Sinh thái học là ngành khoa học nghiên cứu các mối tương tác này.
Như vậy sinh thái học là một trong các ngành của khoa học môi trường, giúp ta hiểu thêm về bản
chất của môi trường và tác động tương hỗ giữa các yếu tố tự nhiên với hoạt động của con người và
sinh vật.
- Hệ sinh thái (ecosystem).
Hệ sinh thái là đơn vị tự nhiên bao gồm các quần xã sinh vật (thực vật, động vật bậc thấp bậc
cao, vi sinh vật) và môi trường trong đó chúng tồn tại và phát triển (sinh cảnh sinh vật và sinh cảnh
có mối liên quan chặt chẽ với nhau, tương tác hỗ trợ nhau, nhưng giữa chúng còn tồn tại một mức
độc lập tương đối, cùng sống trong một số điều kiện ngoại cảnh nhất định – mà điều kiện ngoại cảnh
đó có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự tồn tại, phát triển của quần thể sinh vật sống. môi trường sinh vật
trong hệ sinh thái bao gồm các sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân hủy liên hệ với
nhau qua các dây chuyền thực phẩm, theo đó năng lượng từ các chất dinh dưỡng được truyền từ
sinh vật này đến sinh vật khác. Ví dụ: hệ sinh thái đồng cỏ: cỏ mọc nhờ có đạm, dinh dưỡng, xác
thực vật trong đất. Cỏ lại cung cấp thức ăn cho động vật ăn cỏ. Động vật ăn cỏ lại là thức ăn cho
động vật ăn thịt 1, động vật ăn thịt 1 lại là thức ăn cho động vật ăn thịt 2, …Năng lượng sinh học
cũng được sinh ra trong quá trình đó và khả năng trao đổi cung cấp cho nhau.
Trong tự nhiên tồn tại nhiều hệ sinh thái:
+ Hệ sinh thái cạn (hệ sinh thái đất, hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái sa mạc…)
+ Hệ sinh thái nước (hệ sinh thái biển, hệ sinh thái cửa sông, hệ sinh thái hồ, đầm…).
Các hệ sinh thái cũng còn có thể do con người tạo ra như các hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh
thái đô thị,…Các hệ sinh thái có thể trải qua sự chọn lọc tự nhiên mà hình thành. Hệ sinh thái tự
nhiên thì bền vững, vì nó tuân theo quy luật chọn lọc tự nhiên, hợp với thiên nhiên. Các hệ sinh thái
nhân tạo thì kém bền vững.
- Cân bằng sinh thái (ecological balance)
Sự cân bằng sinh thái, hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm không chỉ là sự cân bằng giữa các loài,
như sự cân bằng giữa sinh vật săn mồi và vật mồi, hay giữa vật chủ và vật ký sinh mà còn là sự cân
bằng của chu trình các chất dinh dưỡng chủ yếu và những dạng chuyển hóa năng lượng trong một
hệ sinh thái nữa. Một hệ sinh thái được coi là đạt cân bằng bền khi tất cả các mặt hoạt động của hệ
đó đều ở trạng thái cân bằng. Do vậy ở đây sẽ phải có một sự cân bằng giữa sản xuất, tiêu thụ, và
phân hủy, cũng như sự tồn tại giữa các loài có trong hệ đó. Hiểu biết về trạng thái cân bằng sẽ giúp
chúng ta hiểu được các quá trình điều chỉnh diễn ra trong các cộng đồng sinh học.
Các hệ sinh thái có khả năng thực hiện một sự điều chỉnh nhất định trong giới hạn xác định,
nhưng nếu vượt quá giới hạn này thì chúng không còn có khả năng hoạt động bình thường nữa, lúc
đó chúng có thể sẽ phải chịu những sự thay đổi nào đó, hoặc bị tổn thương hay bị phá hoại. Việc
chặt phá các khu rừng nhiệt đới để chuyển thành đất nông nghiệp là một ví dụ điển hình về sự
chuyển đổi bất lợi do con người tạo nên. Sự tàn phá rừng không những phá hoại vĩnh viễn một hệ
sinh thái giàu và và quí giá, mà thậm chí còn không thể tạo ra được vùng đất canh tác màu mỡ, bởi
vì lớp đất mỏng có khả năng trao đổi chất cao của các khu rừng nhiệt đới thường lại không cho năng
suất cao đối với các sản phẩm nông nghiệp và mỗi khi đã bị mất đi lớp phủ thực vật thì sẽ bị bạc
màu do xói mòn và lũ lụt.
Do vậy, việc quản lý hệ sinh thái nhằm mục đích duy trì một trạng thái cân bằng tự nhiên hay
nhân tạo, trong đó sản phẩm cuối cùng là có lợi cho con người và những sự mất cân bằng có thể
kiểm soát được.
1.2.2. Kiến thức cơ sở về hóa học môi trường
1.2.2.1. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
Môi trường bị ô nhiễm do những tác nhân như chất, hợp chất hoặc hỗn hợp có tác dụng biến
môi trường từ trong sạch trở nên độc hại. Có thể liệt kê những tác nhân đó như sau:
- Rác, phế thải rắn….
- Hóa chất, chất thải dệt, nhuộm, chế biến thực phẩm, ….
- Khí núi lửa, khí thải nhà máy, khói xe, khói bếp, lò gạch….. ( SO2, CO2, NO2, CO……)
- Kim loại nặng (chì, đồng, thủy ngân…..)
Ngoài những tác nhân trên, môi trường còn có thể bị ô nhiễm bỏi tiếng ồn quá mức cho phép
hoặc các chất phóng xạ do ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp.
1.1.1.1. Ô nhiễm môi trường khí (khí quyển)
Ô nhiễm môi trường khí là sự làm biến đổi toàn thể hay một phần khí quyển theo hướng
tiêu cực bởi các chất gây tác hại được gọi là chất gây ô nhiễm. Vậy gây ô nhiễm là khái niệm chỉ
các phần tử bị thải vào không khí có thể là do tự nhiên hoặc do kết quả hoạt động của con người (ví
dụ như khí CO2).
- Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí
Ô nhiễm do thiên tai gây ra: Rất nhiều các hiện tượng của thiên nhiên gây ra hoặc góp phần
vào quá trình gây ô nhiễm không khí. Gió bão cuốn theo đất, cát… gây ra lũ lụt. Núi lửa phun ra
nham thạch cũng gây nên bụi và các khí thải như oxit của lưu huỳnh. Nước biển bốc hơi cùng với
sóng biển tung bọt mang theo bụi muối biển lan truyền vào không khí. Xác động vật, thực vật chết
trong quá trình phân hủy cũng tạo ra các chất gây ô nhiễm. Song nguồn ô nhiễm này không phải là
nguyên nhân chính.
Ô nhiễm trong không khí do các hoạt động do con người gây nên:
Hoạt động sản xuất công nghiệp: ống khói của các nhà máy, đặc biệt là nhà máy hóa chất,
nhiệt điện đã thải vào không khí một lượng lớn khí thải như CO2, SO2… Hàng năm sản xuất công
nghiệp đã tiêu tốn 37% năng lượng tiêu thụ của toàn thế giới và thải ra khoảng 50% lượng khí CO2
và các loại khí nhà kính khác.
Hoạt động giao thông vận tải: từ ống xả của các phương tiện giao thông vận tải, một lượng
lớn các khí độc hại đã bị thải vào khí quyển. Người ta tính rằng một ô tô du lịch trong một ngày
đêm thải trung bình 1 kg khí CO, NO, andehit, SO2, chất gây ung thư, ankyl, chì. Một máy bay phản
lực thải ra lượng chất thải khủng khiếp hơn gấp chừng 100 lần chiếc ôtô du lịch kể trên.
Sinh hoạt và hoạt động khác của con người gây ra ô nhiễm không khí: trên thế giới số người
sử dụng than, củi, gas,… trong sinh hoạt và sưởi ấm phần lớn ở các nước đang phát triển và các
vùng xa xôi. Khí thải do quá trình này gây ra cũng góp phần vào sự trầm trọng thêm và ô nhiễm
không khí. Ngoài ra một số hoạt động khác của con người, đặt biệt là đốt rừng và thử hạt nhân cũng
là nguồn gây ô nhiễm không khí.
- Hậu quả của ô nhiễm không khí
Mù quang hóa, tạo nên sự ngột ngạt và sương mù, gây nhiều bệnh cho con người.
Mưa axit hủy diệt rừng, các công trình xây dựng và các hệ sinh thái khác.
Hiệu ứng nhà kính (do các loại khí độc như CO2, NOX, CH4, CFC…). Theo nghiên cứu thì
chất khí quan trọng gây hiệu ứng nhà kính là CO2, nó đóng góp 50% vào việc gây hiệu ứng nhà
kính, CH4 đóng góp 13%, ozon tầng đối lưu đóng góp 7%, nitơ 5%, CFC: 22%, hơi nước ở tầng
bình lưu là 3%... Nếu như chúng ta không ngăn chặn được hiện tượng hiệu ứng nhà kính thì trong
vòng 30 năm tới mặt nước biển sẽ dâng lên từ 1,5 – 3,5 m (Stepplan Keckes). Có nhiều khả năng
lượng CO2 sẽ tăng gấp đôi vào nửa đầu thế kỷ sau. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình nóng lên của Trái
Đất diễn ra nhanh chóng. Nhiệt độ trung bình của Trái Đất sẽ tăng khoảng 3,60°C (G.I.Plass), và
mỗi thập kỷ sẽ tăng 0,30°C.
Hiện tượng lỗ thủng tầng ozon: CFC là "kẻ phá hoại" chính của tầng ozon. Sau khi chịu tác
động của khí CFC và một số loại chất độc hại khác thì tầng ozon sẽ bị mỏng dần rồi thủng, không
còn làm tròn trách nhiệm của một tấm lá chắn bảo vệ mặt đất khỏi bức xạ tia cực tím, làm cho lượng
bức xạ tia cực tím tăng lên, gây hậu quả xấu cho sức khoẻ của con người và các sinh vật sống trên
mặt đất.
- Các giải pháp cho vấn đề ô nhiễm không khí
Các giải pháp cho vấn đề ô nhiễm không khí đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ toàn cầu. Chính phủ
của nhiều nước đã thảo luận và đưa ra cho giải pháp cho vấn đề này cùng những cam kết về giảm
lượng không khí độc hại thải ra môi trường
Về kinh tế, kỹ thuật và luật pháp: loại bỏ những dây chuyền sản xuất cũ kỹ và lạc hậu gây ô
nhiễm; xử phạt những nhà máy vi phạm việc thải ra quá mức cho phép các khí độc, có quy định chặt
chẽ về nồng độ cho phép lớn nhất trong không khí nơi làm việc (xem thêm bảng 1.1).
Về giáo dục: cần có chính sách giáo dục thích hợp cho mỗi người đều hiểu được nghĩa vụ
bảo vệ môi trường sống trong lành của mình, giảm tối đa việc thải ra môi trường những chất độc
hại.
Bảng 1.1 Nồng độ cho phép lớn nhất của một số chất trong không khí nơi làm việc
Số thứ tự Tên Công thức mg/lit Thể tích phần triệu (ppm)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
Hơi thủy ngân
Chì
Clo, Brom
Axit sunfuric
Anhidrit sunfuric
Các oxit của nitơ
Cacbon sunfua
Hidro sunfua
Anhidrit Sunfurơ
Tetracloruacacbon
Benzen
Cacbon oxit
Ammoniac
Hg
Pb
Cl2, Br2
H2SO4
SO3
NxOy
CS2
H2S
SO2
CCl4
C6H6
CO
NH3
0.00001
0.00001
0.001
0.002
0.002
0.005
0.01
0.01
0.02
0.05
0.05
0.03
0.02
0.001
0.001
0.316
0.50
0.56
1.04
2.95
6.58
7.00
7.27
14.00
24.00
26.00
14
Metanol CH3OH
0.05 35.00
1.2.2.3. Ô nhiễm môi trường đất (thạch quyển)
Ô nhiễm đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bằng các tác
nhân gây ô nhiễm. Có rất nhiều nguồn mà qua đó đất nhận được những đơn chất hoặc hợp chất lạ có
tác dụng làm giảm độ phì nhiêu của nó.
- Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất
Do các vi sinh vật gây bệnh do sử dụng phân tươi chưa xử lí, do đổ rác và nước thải chưa
được xử lí và đất nên trong đất chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh cho người, gia súc và cả cây trồng…
Do các chất hóa học chất hóa học thất thoát , rò rỉ, thải ra trong quá trình hoạt động sản xuất
công nghiệp: đặc biệt là hóa chất độc và kim loại nặng.
Do các chất phóng xạ và các chất độc hại khác: tia thoát ra từ máy chụp X – quang, các
máy móc y tế dùng để chẩn đoán và điều trị, các thiết bị thăm dò….. và hóa chất đã sử dụng trong
các cuộc chiến tranh (như dioxin ….)
Do các chất hóa học sử dụng trong quá trình sản xuất nông nghiệp như phân hóa học và
các loại thuốc trừ sâu . việc lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật hiện nay rất báo động. Vào
những năm 80, lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng ở việt nam là 10 000 tấn/ năm, nhưng bước
sang những năm 90 lượng thuốc này đã tăng lên gấp đôi (20.000 tấn / năm). Thuốc bảo vệ thực vật
còn là nguyên nhân dẫn đến suy giảm nhiều loại sinh vật sống trong đất, có ích đối với con người.
- Hậu quả của ô nhiễm đất
Ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp và chất lượng nông sản.
Thông qua lương thực, thực phẩm ảnh hưởng gián tiếp đến sức khỏe con người và động vật.
Ví dụ: Sự kiện “Cadimi” xảy ra ở Nhật Bản năm 1955, cadimi chứa trong nước thải tích luỹ dần
trong lúa gạo ở khu vực này. Hậu quả là những người nông dân bị chứng đau nhức các khớp xương,
34 người chết, 280 người tàn phế.
Ô nhiễm đất kéo theo ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt, gây nhiều bệnh cho con người, phổ
biến nhất là bệnh đường ruột.
- Các giải pháp cho vấn đề ô nhiễm đất
Quản lý đất đai: ban hành Luật đất đai (quy định, chế độ quản lý, sử dụng đất, chế độ khen
thưởng và xử phạt); tổ chức chặt chẽ bộ máy nhà nước để quản lý, bảo vệ đất đai, nắm chắc số
lượng và chất lượng đất; quy hoạch vùng dân cư, bảo vệ rừng, chống du canh, du cư; bảo tồn quỹ
đất nông nghiệp; chính sách khai hoang, phục hóa đất.
Chống xói mòn cho đất.
Làm giảm độ dốc và chiều dài sườn dốc tự nhiên của đất bằng bậc thang, mương, trồng cây
thành hàng theo bình độ để chia dốc dài thành dốc ngắn hoặc các khoảnh bằng phẳng nối tiếp nhau.
Giữ rừng đầu nguồn và rừng ở các chỏm núi, chỏm đồi.
Khử mặn và chua phèn cho đất.
Chống ô nhiễm đất.
Nâng cao nhận thức về bảo vệ đất
1.2.2.4. Ô nhiễm môi trường nước (thủy quyển)
Ô nhiễm môi trường nước là hiện tượng trạng thái cân bằng, chất lượng nước bị biển đổi
đột ngột. Các sản phẩm phế thải từ các lĩnh vực khác nhau đã đưa vào nước, làm ảnh hưởng xấu đến
giá trị sử dụng của nước, cân bằng sinh thái tự nhiên phá vỡ và nước bị ô nhiễm
- Nguyên nhân ô nhiễm môi trường nước
Ô nhiễm hóa học: là dạng ô nhiễm gây nên do các chất có protein, chất béo và chất hữu cơ
khác có trong chất thải từ các khu công nghiệp và dân cư như xà phòng, các loại thuốc nhuộm, các
chất tẩy giặc tổng hợp, các loại thuốc sát trùng, dầu mỡ và một số chất thải hữu cơ khác. Ngoài ra,
các chất vô cơ như axit, kiềm, muối các kim loại nặng, các muối vô cơ hòa tan và không tan, các
loại phân bón hóa học cũng gây ra ô nhiễm hóa học.
Ô nhiễm vật lý học: do nhiều loại chất thải công nghiệp có màu và các chất lơ lửng làm
nước thay đổi màu sắc, tăng độ đục và hấp dẫn đến ô nhiễm nhiệt của nguồn nước… Nhiệt độ nước
cao làm tăng cường độ hoạt động của vi khuẩn và hệ động vật nước, từ đó hàm lượng oxi hòa tan bị
giảm sút quá trình phân hủy háo khí của các chất hữu cơ bị trở ngại nên quá trình phân hủy yếm khí
các chất hữu cơ sẽ tăng, tạo ra những sản phẩm độc hại và hôi thối dẫn đến hiện tượng ô nhiễm
nước trầm trọng hơn.
Ô nhiễm sinh học: hiện tượng ô nhiễm này được gây ra bởi nước thải cống rãnh gồm các vi
khuẩn gây bệnh, tảo, nấm và ký sinh trùng, các động vật nguyên sinh… Ngoài việc làm cho nước
trở nên có mùi hôi thối còn có thể gây nên một số bệnh nghiêm trọng đối với người và vật nuôi.
Ngoài ra ở những nơi có nhiều nước bẩn, ruồi muỗi sẽ sinh sản nhanh, nhiều gây ra những nạn dịch
và các bệnh truyền nhiễm khác rất nguy hiểm.
Thông tin về nguyên nhân gây ô nhiễm tại Việt Nam
Sự bùng nổ dân số cùng với tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh chóng đã tạo ra
một sức ép lớn tới môi trường sống ở Việt Nam, đặc biệt là với việc nguồn nước sinh hoạt
ngày càng trở nên thiếu hụt và ô nhiễm.
Hầu hết các sông hồ ở các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, nơi có dân
cư đông đúc và nhiều các khu công nghiệp lớn này đều bị ô nhiễm. Phần lớn lượng nước thải sinh
hoạt (khoảng 600.000 m3 mỗi ngày, với khoảng 250 tấn rác được thải ra các sông ở khu vực Hà
Nội) và công nghiệp (khoảng 260.000 m3 và chỉ có 10% được xử lý) đều không được xử lý mà đổ
thẳng vào các ao hồ, sau đó chảy ra các con sông lớn tại Vùng Châu thổ Sông Hồng và Sông Mê
Kông. Ngoài ra, nhiều nhà máy và cơ sở sản xuất như các lò mổ và ngay cả bệnh viện (khoảng 7000
m3 mỗi ngày, và chỉ có 30% là được xử lý) cũng không được trang bị hệ thống xử lý nước thải.
- Hậu quả của ô nhiễm nước
Hủy hoại cân bằng sinh thái.
Ảnh hưởng xấu đến nuôi trồng thủy hải sản từ đó gây thiệt hại nặng nề về kinh tế.
Là mầm mống gây bệnh cho con người: Bệnh do nguồn nước đã trở nên một thảm kịch giết
chết hơn 5 triệu người mỗi năm; khoảng 2,3 tỷ người mắc các chứng bệnh do chất lượng nước kém ;
60% các chứng bệnh trẻ em là do hậu quả của các bệnh nhiễm ký sinh trùng hay viêm nhiễm có liên
quan đến nước (Bệnh dịch tả (cholera), Virus sông Nil, Bệnh Bilharziose, Bệnh sốt rét, …..)
Góp phần làm nặng nề thêm tình hình ô nhiễm không khí do một số khí tạo thành do phân
hủy xác bã động thực vật…… bốc lên và hòa vào không khí.
- Giải pháp cho vấn đề ô nhiễm nước
Phải ban hành những quy định về quản lý và sử dụng nguồn nước.
Có bộ máy nhà nước quản lý và bảo vệ nguồn nước. Phải nắm chắc về số lượng và chất
lượng nước để có những biện pháp giải quyết phù hợp và kịp thời.
Tăng cường nhận thức về môi trường cho cộng đồng. làm cho mọi người thấy được về vấn
đề nguồn tài nguyên nước là có giới hạn, không phải vô tận như nếp nghĩ vốn có. Mọi người phải ý
thức được những ảnh hưởng của nguồn nước bị ô nhiễm đến đời sống của bản thân họ…
Bên cạnh đó, ngoài chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức, cũng cần phải áp dụng những
quy định nghiêm ngặt hơn đối với vấn đề kiểm soát ô nhiễm, buộc tất cả mọi doanh nghiệp - từ quy
mô nhỏ đến lớn - phải đáp ứng được những tiêu chuẩn tối thiểu. Xét cho cùng, nước sạch và không
khí trong lành là những điều thiết yếu để có được một cuộc sống khỏe mạnh.
Bảo vệ lớp phủ thực vật (có vai trò quan trọng trong hệ thống lọc nước vào đất, điều hòa
dòng chảy, chống xói mòn, cân bằng chế độ nước….): nghiên cứu kỹ về giải pháp phòng chống, bảo
vệ và hạn chế cháy rừng để tránh tình trạng lớp thực bì bảo vệ bị tiêu diệt, khiến cho đất bị rửa trôi
và sau dó là cạn kiệt nguồn tài nguyên nước.
Xây dựng hồ, đập chứa nước để diều chỉnh dòng chảy của các sông, hạn chế lũ lụt, thỏa mãn
nhu cầu điện năng, sin hoạt và cung cấp nước tưới.
Chống ô nhiễm nguồn nước, tái sử dụng nước thải.
Cần có những biện pháp để tách nước nhiễm bẩn ra khỏi nguồn nước cung cấp (sông, hồ,
nguồn nước tự nhiên): lọc thấm, pha loãng và oxi hóa……
Điều quan trọng nhất là chính phủ cần đầu tư và xây dựng những dự án nước sạch cũng như
các công trình xử lý nước thải để hỗ trợ cho chiến dịch này và thu hút người dân tham gia.
Bảng 1.2 : Các phương pháp xử lý nước thải
Chất bẩn Các phương pháp xử lý
Chất hữu cơ dễ phân hủy sinh hóa
Chất lơ lửng
Chất hữu cơ bền vững
Hợp chất chứa nitơ
Hợp chất chứa photpho
Kim loại nặng
Chất hữu cơ hòa tan
+ Phương pháp sinh học hiếu khí (bùn
hoạt hóa, hồ làm thoáng, lọc sinh học, hồ
ổn định).
+ Phương pháp sinh học trong điều kiện
kỵ khí.
Lắng đọng, tuyển nổi và lưới lọc.
Hấp thụ bằng than, bơm xuống lòng đất.
Hồ, sục khí, nitrat hóa, khử nitrat, trao
đổi ion.
Kết tủa bằng vôi, bằng muối sắt, bằng
nhôm.
Kết tủa kết hợp sinh học, trao đổi ion.
Trao đổi ion, kết tủa hóa học.
Trao đổi ion, bán thấm, điện thấm.
1.2.2.5. Ô nhiễm phóng xạ: Là sự xâm nhập vào môi trường của các chất phóng xạ bằng nhiều
con đường khác nhau, gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến con người.
- Chất phóng xạ xâm nhập môi trường bằng những con đường sau:
Khai thác quặng tự nhiên
Mưa phóng xạ do các vụ nổ của vũ khí hạt nhân
Việc sử dụng các đồng vị phóng xạ trong điều trị bệnh và nghiên cứu khoa học
Sử dụng đồng vị phóng xạ làm nguyên tử đánh dấu trong nông nghiệp và công nghiệp.
Lò phản ứng hạt nhân.
Máy gia tốc thực nghiệm
- Ảnh hưởng của ô nhiễm phóng xạ đến sức khỏe con người:
Tăng xác suất mắc bệnh ung thư và chết do ung thư.
Gây ra những bệnh liên quan đến bộ máy di truyền (quái thai).
1.2.2.6. Ô nhiễm tiếng ồn
Ô nhiễm tiếng ồn là hiện tượng các âm thanh có cường độ và tần số khác nhau tập hợp lại một
cách hỗn độn, không trật tự, không theo nhu cầu…… gây khó chịu cho con người.
Tác động gây ô nhiễm của tiếng ồn: làm giảm sự chú ý, gây mệt mỏi, tăng cường ức chế hệ
thần kinh trung ương, làm chậm nhịp tim, ảnh hưởng xấu đến huyết áp, rách màng nhĩ, chảy máu
tai..……
Một số biện pháp chống tiếng ồn: yêu cầu các nhà máy sử dụng thiết bị cách âm, hấp thụ tiếng
ồn; quy hoạch khu dân cư xa khu công nghiệp, bến xe, sân bay, ….
1.3. Giáo dục môi trường ở trường phổ thông
1.3.1. Khái niệm
Từ trước đến nay, có rất nhiều định nghĩa về giáo dục môi trường. Nhưng có thể nói, giáo dục
môi trường không nhất thiết là một môn học chứa đựng các hệ thống khái niệm khoa học, giáo dục
môi trường mang đặc trưng của một chương trình hành động. Trong khuôn khổ của việc giáo dục
môi trường thông qua các môn học ở nhà trường thì có thể hiểu giáo dục môi trường “là quá trình
tạo dựng cho con người những nhận thức về mối quan tâm đến môi trường và các vấn đề về môi
trường. Giáo dục môi trường gắn liền với việc học kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành thái độ
và lòng nhiệt tình để hoạt động một cách độc lập hoặc phối hợp nhằm tìm ra giải pháp cho những
vấn đề hiện tại và ngăn chặn những vấn đề mới có thể xảy ra cho tương lai.
1.3.2. Mục đích của giáo dục môi trường
Giáo dục môi trường sẽ giúp con người có nhận thức đúng đắn về môi trường, về việc khai
thác, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên và có ý thức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Việc
giáo dục môi trường có thể thực hiện bằng nhiều hình thức và cho nhiều đối tượng. Trong đó việc
giảng dạy về môi trường ở các trường học, nhất là trường phổ thông chiếm vị trí đặc biệt quan
trọng.
Giáo dục môi trường nhằm giúp học sinh có được:
a. Các kiến thức:
- Hệ sinh thái, cân bằng sinh thái.
- Môi trường và các thành tố (địa chất, khí hậu, thổ nhưỡng, sinh vật, cảnh quang thiên nhiên,
các nguồn tài nguyên, dân số, hoạt động kinh tế, xã hội của con người…)
- Môi trường và phát triển, bảo vệ và bảo tồn, tăng trưởng và suy thoái, chi phí và lợi ích thu
được.
- Sự phụ thuộc lẫn nhau, tư duy một cách toàn cầu và hành động một cách cục bộ…
- Các chủ trương, chính sách về môi trường của Đàg và Nhà nước, luật Bảo vệ môi trường…
b. Hình thành các kỹ năng
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng tư duy
- Kỹ năng nghiên cứu
- Kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề
- Kỹ năng cá nhân và xã hội
- Kỹ năng sử dụng các phương tiện kỹ thật, công nghệ thông tin…
c. Thái độ và hành vi
- Biết đánh giá, quan tâm và lo lắng đến môi trường và đời sống của các sinh vật.
- Biết khoan dung và cởi mở.
- Tôn trọng, niềm tin và quan điểm của người khác.
- Biết tôn trọng những luận điểm và luận cứ đúng đắn.
- Có ý thức phê phán và thay đổi những thái độ không đúng về môi trường.
- Có mong muốn tham gia vào việc giải quyết môi trường, các hoạt động cải thiện môi trường.
Như vậy, Giáo dục môi trường nhằm mục đích cuối cùng là trang bị cho người học:
- Một ý thức trách nhiệm sâu sắc đối với sự phát triển bền vững của Trái đất.
- Một khả năng cảm thụ, đánh giá vẻ đẹp của nền tảng môi trường.
- Một nhân cách được khắc sâu bởi nền tảng đạo lý môi trường.
1.3.3. Mô hình dạy và học giáo dục môi trường
Việc dạy và học trong giáo dục môi trường diễn ra theo mô hình dưới đây với ba khía cạnh
giáo dục môi trường luôn tồn tại song song:
Giáo dục về môi trường (education about the environment): Xem môi trường là một đối
tượng khoa học, người dạy truyền đạt cho người học các kiến thức của bộ môn khoa học và môi
trường, cũng như phương pháp nghiên cứu về đối tượng đó. Cụ thể:
- Cung cấp những hiểu biết về hệ thống tự nhiên và hoạt động của nó.
- Cung cấp những hiểu biết tác động của con người đến môi trường.
Giáo dục trong môi trường (education in the environment): Xem môi trường thiên nhiên hoặc
nhân tạo như một địa bàn, một phương tiện để giảng dạy, học tập, nghiên cứu. Với cách tiếp cận này
môi trường sẽ trở thành “phòng thí nghiệm thực tế, đa dạng, sinh động cho người dạy và người
học”.
Giáo dục vì môi trường (education for the environment): Truyền đạt kiến thức về bản chất,
đặc trưng của môi trường; hình thành thái độ ứng xử, ý thức trách nhiệm, quan niệm giá trị nhân
cách, đạo đức đúng đắn về môi trường, cung cấp tri thức kỹ năng, phương pháp cần thiết cho những
quyết định; hành động BVMT và phát triển bền vững
1.3.4. Một số nguyên tắc thực hiện giáo dục môi trường
1.3.4.1. Nguyên tắc chung khi thực hiện giáo dục môi trường
Giáo dục môi trường được thực hiện trên các nguyên tắc sau:
1. Nhà nước Việt Nam coi giáo dục môi trường là bộ phận hữu cơ của sự nghiệp giáo dục và
là một sự nghiệp của toàn dân.
2. Giáo dục môi trường được thực hiện vì môi trường, về môi trường và trong môi trường.
3. Giáo dục môi trường là một thành phần bắt buộc trong chương trình giáo dục và đào tạo, và
phải được thực hiện trong kế hoạch dạy học và giáo dục hiện hành. Những vấn đề về môi trường
được dạy thông qua nhiều môn học.
4. Đưa giáo dục môi trường vào hoạt động nhà trường một cách thích hợp với môi trường của
trường học. Những vấn đề trọng tâm của giáo dục môi trường phải trực tiếp liên quan đến môi
trường của địa bàn nhà trường.
5. Làm cho người học và người dạy thấy giá trị của môi trường đối với chất lượng cuộc sống,
sức khỏe và hạnh phúc con người. Làm cho con người hiểu rằng những quyền cơ bản của con
người, bất kể thuộc màu da hay tín ngưỡng nào, đều có quyền sống trong môi trường lành mạnh, có
nước sạch để dùng và không khí sạch để thở.
6.Triển khai giáo dục môi trường bằng các hoạt động mà học sinh là người thực hiện, học sinh
bằng các hoạt động của chính mình mà thu được hiệu quả thực tiễn. Thầy giáo là người tổ chức hoạt
động bảo vệ môi trường dựa trên chương trình quy định và tìm cách vận dụng phụ hợp với địa
phương.
1.3.4.2. Nguyên tắc dành cho giáo viên giảng dạy nội dung hóa học môi trường
1. Nên dựa trên các cứ liệu chắc chắn và có tính thực tế.
2. Nên huy động nhiều người tham gia và dựa trên tinh thần hợp tác.
3. Nên dựa trên sự phân tích, nhận xét.
4. Nên dựa trên nền tảng đời sống cộng đồng ở địa phương.
1.3.4.3. Nguyên tắc về phương pháp giáo dục môi trường
(1) Giảm bớt diễn giảng, tăng cường thảo luận, tranh cãi
(2) Giảm giờ giảng trong lớp, tăng giờ học ngoài hiện trường và ở trong phòng thí
nghiệm.
(3) Giảm bớt nhớ thuộc lòng, tăng cường khảo sát, nghiên cứu.
(4) Giảm trả lời theo sách, tăng độc lập tư duy, giải quyết vấn đề.
(5) Vận dụng nguyên lý, tránh tiếp cận xuôi chiều lý thuyết sẵn có.
(6) Tập trung xem xét tính hệ thống của vấn đề, tránh sa vào hiện tượng, vụn vặt
(7) Chú ý kinh nghiệm thực tế và kỹ năng vận dụng.
(8) Tăng cường làm việc tập thể.
(9) Chú ý khóa luận, dự án và đề tài khảo sát nghiên cứu..
1.3.5. Các hình thức triển khai giáo dục môi trường
Hình thức 1: Giáo dục môi trường thông qua chương trình giảng dạy của môn học trong nhà
trường.
Cơ hội Giáo dục môi trường trong chương trình học ở nhà trường thể hiện ở chỗ trong chương
trình có chứa đựng những nội dung của Giáo dục môi trường dưới hai dạng chủ yếu:
Dạng 1: Nội dung chủ yếu của bài học hay một số phần của môn học có sự trùng hợp với nội
dung giáo dục môi trường.
Dạng 2: Một số nội dung của bài học hay một số phần nhất định của môn học có liên quan trực
tiếp với nội dung Giáo dục môi trường.
Vì thế người ta thường đề cập đến hai phương thức đưa Giáo dục môi trường vào từng môn
học như sau:
+ Tích hợp: kết hợp một cách hệ thống kiến thức môn học với kiến thức Giáo dục môi trường,
làm cho chúng quyện với nhau thành một thể thống nhất.
+ Lồng ghép: lắp vào nội dung bài học một đoạn, một mục hoặc một số câu hỏi có nội dung
Giáo dục môi trường.
Các biện pháp hoạt động ở trên lớp, thông qua môn học ở chính khóa:
Phân tích những vấn đề môi trường trong môn học.
Khai thác thực trạng môi trường đất, nước, làm nguyên liệu để xây dựng bài học Giáo dục
môi trường.
Sử dụng phương tiện dạy học làm nguồn tri thức được vật chất hóa như là điểm tự, cơ sở để
học sinh phân tích, tìm tòi khám phá các kiến thức cần thiết về môi trường.
Xây dựng bài tập xuất phát từ kiến thức môn học, nhưng gắn liền với thực tế địa phương.
Sử dụng các tài liệu tham khảo.
Thực hiện tiết học có nội dung gần gũi với môi trường ở ngay chính trong một địa điểm thích
hợp của môi trường.
Hình thức 2: giáo dục môi trường được triển khai như một hoạt động độc lập ở ngoài lớp
Nghe báo cáo các chuyên dề về môi trường
Tranh luận, hùng biện
Nghiên cứu về môi trường
Khảo sát thực địa tìm hiểu vấn đề bảo vệ môi trường ở địa phương
Tham gia tuyên truyền, vận động bảo vệ môi trường.
Tham gia chương trình “Xanh hóa trường học”
Xây dựng dự án và thực hiện.
Câu lạc bộ môi trường.
Thi sáng tác (tranh, tượng, ảnh, thơ, nhạc…)
Triển lãm
Biểu diễn văn nghệ…
Hoạt động dã ngoại, tham quan, cắm trại, trò chơi…
Hoạt động phối hợp gia đình, nhà trường và xã hội
1.3.6. Các phương pháp, hình thức giáo dục môi trường
1.3.6.1. Phương pháp nghiên cứu tình huống( case study)
Phương pháp Nghiên cứu tình huống là một kỹ thuật giảng dạy trong đó những thành tố chính
của một tình huống nghiên cứu được trình bày cho học sinh với mục đích minh họa hoặc tạo kinh
nghiệm giải quyết vấn đề.
Phương pháp Nghiên cứu tình huống là một phương pháp giảng dạy dựa vào những ví dụ thực
tế (Marsick, 1990), được dùng để thúc đẩy hành động, tăng trưởng và phát triển (Galbraith &
Zelenak, 1991).
Trong luận văn này, tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu tình huống nhằm khắc sâu kiến thức
cho học sinh thông qua việc giao cho học sinh một đề tài nhỏ, để học sinh cùng nhau (hoạt động
theo nhóm) tìm hiểu bản chất của tình huống trong đề tài, từ đó tự đưa ra kế hoạch để giải quyết vấn
đề đó trong một thời hạn cho sẵn, tiến hành báo cáo kết quả, từ đó rút ra kinh nghiệm cũng như giải
pháp cho các vấn đề được giao, chủ yếu là các vấn đề môi trường.
1.3.6.2. Phương pháp đóng vai
Là phương pháp được đặc trưng bởi một hoạt động với các nhân vật giả định, mà trong đó, các
tình thế trong thực tiễn cuộc sống được thể hiện thành những hành động có tính kịch. Trong vở kịch
này, các vai khác nhau do chính học sinh đóng và trình diễn. Các hành động có tính kịch được xuất
phát từ chính sự hiểu biết, óc tưởng tượng và trí sáng tạo của các em, không cần phải qua tập dượt
hay dàn dựng. Phương pháp đóng vai được tiến hành theo các bước: 1) tạo không khí để đóng vai;
2) lựa chọn vai; 3) các vai trình diễn. 4) Nếu thấy ý đồ của mình đã được thực hiện, thì giáo viên có
thể cho ngừng diễn, sau đó hướng dẫn học sinh thảo luận về các cách giải quyết vấn đề của vai diễn
và đánh giá vở diễn.
1.3.6.3. Phương pháp thảo luận
Thảo luận là phương pháp học sinh mạn đàm, trao đổi với nhau xoay quanh một vấn đề được
đặt ra dưới dạng câu hỏi, bài tập, hay nhiệm vụ nhận thức,...Trong phương pháp này, học sinh giữ
vai trò tích cực, chủ động tham gia thảo luận; giáo viên giữ vai trò nêu vấn đề, gợi ý, kiến thiết và
tổng kết.
1.3.6.4. Phương pháp đàm thoại
Giáo viên nêu ra những câu hỏi để học sinh trả lời hoặc có thể tranh luận với nhau và với cả
giáo viên
Rèn cho học sinh bản lĩnh tự tin, khả năng diễn đạt một vấn đề trước tập thể; đồng thời khơi
gợi lòng ham muốn hiểu biết ở học sinh, tạo cho các em một không khí học tập chủ động, tích cực.
1.3.6.5. Phương pháp trực quan (sử dụng tư liệu, tranh ảnh, thí nghiệm..)
Có thể gọi đầy đủ phương pháp này là “phương pháp dạy học sử dụng phương tiện trực quan”
Phương tiện trực quan bao gồm mọi dụng cụ, đồ dùng, thiết bị kỹ thuật từ đơn giản đến phức
tạp dùng trong quá trình dạy học, với tư cách là mô hình đại diệncho hiện thực khách quan (sự vật à
hiện tượng), nguồn phát ra thông tin về sự vật và hiện tượng đó, làm cơ sở tà tạo thuận lợi cho sự
lĩnh hội kiến thức, kĩ năng, kỹ xảo về hiện thực đó cho học sinh.
1.3.6.6. Hoạt động ngoại khóa
Giáo viên tổ chức với sự tham gia của học sinh trình diễn ảo thuật, đố vui hóa học, kịch vui
hóa học,…
Tác dụng:
- Ôn lại và vận dụng một số kiến thức hóa học gắn với cuộc sống.
- Kích thích sự sáng tạo của học sinh sáng tác các kịch bản để trình diễn.
- Rèn luyện cho học sinh cách thức tổ chức các sinh hoạt khoa học.
Giáo viên nên đóng vai trò cố vấn, còn để học sinh tự động thiết kế.
1.3.6.7. Phương pháp lập dự án
Dạy học dự án là một hình thức dạy học, trong đó học sinh thực hiện một nhiệm vụ học tập
phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lý thuyết với thực hành, tự lực lập kế hoạch, thực hiện và đánh
giá kết quả. Hình thức làm việc chủ yếu là theo nhóm, kết quả dự án là những sản phẩm hành động
có thể giới thiệu được.
1.3.6.8. Thiết kế modun giáo dục môi trường
Mô – đun giáo dục môi trường là một chuỗi các việc làm được thiết kế nhằm khai thác nội
dung bài giảng để đạt được mục tiêu giáo dục môi trường đề ra trong khi vẫn tuân thủ các tiến trình
của một bài giảng thông thường.
1.3.6.9. Thiết kế website giáo dục môi trường
Thiết kế websites có nội dung giáo dục môi trường.
Website có nhiều điểm mạnh, giúp bổ sung kiến thức học sinh, linh động, hấp dẫn, tiện dụng,
góp phần nâng cao hứng thú học tập.
Vì mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định, không có phương pháp nào
là vạn năng nên khi sử dụng để lồng ghép kiến thức môi trường cần cân nhắc, chọn lựa phương
pháp phù hợp, đa dạng để có thể đem lại hiệu quả cao.
1.4. Thực trạng giáo dục môi trường thông qua môn hóa học ở trường THPT tại TP.HCM
1.4.1. Mục đích điều tra
1.4.1.1.Thực trạng GDMT thông qua dạy học hóa học ở trường phổ thông
- Tìm hiểu ý kiến, nhận xét của giáo viên quanh vấn đề giáo dục môi trường cho học sinh
THPT.
- Tham khảo ý kiến giáo viên về những bài có khả năng lồng ghép nội dung GDMT vào bài
giảng hóa học trên lớp.
- Tham khảo ý kiến giáo viên về phương pháp và hình thức thực hiện dạy học tiết học có lồng
ghép nội dung GDMT.
- Thu thập những kiến nghị của giáo viên để việc thực hiện GDMT được hiệu quả hơn.
1.4.1.2. Thực trạng kiến thức môi trường và ý thức bảo vệ môi trường của học sinh THPT
TP.HCM
- Tìm hiểu thái độ của học sinh trước những hoạt động bảo vệ môi trường nhà nước đã thực
hiện.
- Tìm hiểu ý thức bảo vệ môi trường của học sịnh.
- Kiểm tra kiến thức hóa học môi trường của học sinh.
1.4.2. Đối tượng điều tra
Bảng 1.3. Danh sách giáo viên được tham khảo ý kiến
STT Họ tên giáo viên Trường Tỉnh, thành phố
1 Nguyễn Thị Hạnh
Nguyễn Du
Hồ Chí Minh
2 Đặng Ngọc Xuân Thu Hồ Chí Minh
3 Nguyễn Ngọc Hiệp Hồ Chí Minh
4 Phan Minh Trí Hồ Chí Minh
5 Nguyễn Lê Đăng Duy Hồ Chí Minh
6 Đặng Thị Hồng Thủy Hồ Chí Minh
7 Du Lê Hoàng Hồ Chí Minh
8 Võ Thị Trúc Quỳnh Hồ Chí Minh
9 Cù Tiến Thành Hồ Chí Minh
10 Trần Bảo Ngọc Lê Hồng Phong Hồ Chí Minh
11 Nguyễn Võ Thu An Hồ Chí Minh
12 Nguyễn Lê Văn Nguyễn Khuyến Hồ Chí Minh
13 Nguyễn Thị Hồng Châu Thanh Đa Hồ Chí Minh
14 Nguyễn Thị Hồng Ngọc Trần Hưng Đạo Hồ Chí Minh
15 Nguyễn Thị Thắm
GDTX Q7
Hồ Chí Minh
16 Nguyễn Thị Thúy Hồ Chí Minh
17 Nguyễn Thị Tuyết An GDTX Tân Phú Hồ Chí Minh
18 Biện Thị Thùy Dương
Võ Thị Sáu
Hồ Chí Minh
19 Võ Thị Thu Hồ Chí Minh
20 Nguyễn Thị Toàn Hồ Chí Minh
21 Nguyễn Thị Tâm Trinh Hồ Chí Minh
22 Đỗ Việt Nga Hồ Chí Minh
23 Vũ Kim Anh Hồ Chí Minh
24 Mai Thị Thu Hằng Hồ Chí Minh
25 Lê Thị Thu Hà Hồ Chí Minh
26 Trịnh Hoàng Quân Hồ Chí Minh
27 Hỉ A Mổi
Mạc Đĩnh Chi
Hồ Chí Minh
28 Nguyễn Thị Bích Thảo Hồ Chí Minh
29 Phan Thị Ngọc Mai Hồ Chí Minh
30 Cô Thu Nguyệt Hồ Chí Minh
31 Lại Thị Thủy Hồ Chí Minh
32 Lê Thị Thu Trang Hồ Chí Minh
33 Nguyễn Thị Mỹ Duyên Hồ Chí Minh
34 Lương Thị Vinh Hồ Chí Minh
35 Vũ Thị Phương Linh Dân lập Quốc tế Hồ Chí Minh
36 Ngô Thanh Huyền Nguyễn Hữu Tiến Hồ Chí Minh
37 Nguyễn Thị Ngọc Hạnh Nguyễn Huệ Hồ Chí Minh
38 Nguyễn Văn Linh Bình Thuận
39 Đinh Tiên Hoàng Vũng Tàu
40 Nguyễn Thị Bích Duyên Phước Thiền Đồng Nai
41 Nguyễn Ngọc Bảo Trân Lương thế Vinh
Bảng 1.4. Các lớp tham gia điều tra thực trạng kiến thức môi trường
STT Trường Lớp Sĩ số
1 THPT Nguyễn Du 10C9 45
2 THPT Nguyễn Du 10C11 54
3 THPT Mạc đĩnh Chi 11A9 46
4 THPT Võ Thị Sáu 11A11 44
1.4.3. Tiến hành điều tra
- Phát phiếu tham khảo ý kiến giáo viên
Số phiếu phát tra: 50
Số phiếu thu vào: 41
- Phát phiếu điều tra cho học sinh các lớp như bảng 1.4.
Số phiếu phát ra: 300
Số phiếu thu vào: 257
1.4.4. Kết quả điều tra
1.4.4.1. Thực trạng GDMT thông qua dạy học hóa học ở trường phổ thông
Các số liệu thu được từ kết quả điều tra và nhận xét của chúng tôi như sau:
- Về vấn đề “đang được thế giới quan tâm”, có 100% giáo viên được hỏi đã trả lời đúng là
“vấn đề Bảo vệ tài nguyên và môi trường”, chứng tỏ đây là vấn đề đang được quan tâm thực sự,
được chú ý hàng đầu trong hoạt động của xã hội toàn cầu hiện nay. Tất cả các giáo viên được hỏi
đều trả lời chính xác cho thấy có thể đưa vấn đề giáo dục môi trường vào nội dung giảng dạy, giáo
viên có quan tâm, ắt sẽ có động lực để cải tiến bài dạy của mình cho phù hợp với xu thế đào tạo của
xã hội.
- Về vấn đề “đánh giá mức độ hiểu biết kiến thức hóa học môi trường của học sinh” , có 7
phiếu trả lời cho rằng học sinh hiểu biết nhiều (chiếm 17.5%), trong khi đó, có 31 phiếu trả lời cho
rằng học sinh ít hiểu biết về vấn đề này (chiếm 77.5 %). Như thế, có thể thấy, dù báo chí, truyền
thanh, truyền hình, mạng Internet…..liên tục đưa thông tin về môi trường, cách xử lý và tuyên
truyền ý thức bảo vệ môi trường nhưng theo nhận định của giáo viên, hiệu quả thấy được ở học sinh
là thấp.
- Về việc đánh giá mức độ hiệu quả của việc thực hiện công tác giáo dục môi trường, kết quả
thu được như sau:
Bảng 1.5. Kết quả đánh giá mức độ hiệu quả của công tác giáo dục môi trường
Không hiệu quả Hiệu quả ít Khá hiệu quả Rất hiệu quả
Số
phiếu
% Số
phiếu
% Số
phiếu
% Số
phiếu
%
Gia đình 5 12.2 24 58.5 9 22 3 7.3
Khu phố 9 22 17 41.5 12 29.3 1 2.5
Trường học 0 0 9 22 22 54 8 20
Tổ chức tôn giáo 12 29 17 41.5 8 20 3 7
Từ bẳng kết qủa trên, dễ dàng nhận thấy “trường học” chiếm nhiều sự lựa chọn nhất về mức
độ hiệu quả của việc thực hiện công tác GDMT. Như vậy, việc lồng ghép nội dung GDMT vào bài
giảng hóa học để thực hiện tại trường học là một việc làm cần thiết và dự đoán sẽ mang lại hiệu quả
cao.
- Kết quả tham khảo ý kiến giáo viên quanh việc giáo dục môi trường và hình thành ý thức bảo
vệ môi trường cho học sinh trung học phổ thông như sau:
Bảng 1.6. Nhận xét của giáo viên về GDMT
STT Ý kiến tham khảo
Đồng ý Phân vân Phản đối
Số
phiếu %
Số
phiếu %
Số
phiếu %
1 Việc lồng ghép giáo dục môi
trường vào dạy học hóa học
ở trường phổ thông là cần
thiết.
41 100
2 Môn hóa học là môn học
thuận lợi nhất cho việc lồng
ghép giáo dục môi trường
32 78 9 22
3 Hình thành kiến thức môi
trường và ý thức bảo vệ môi
trường từ nhà trường là hiệu
quả nhất.
29 71 12 29
4 Lồng ghép giáo dục môi
trường vào bài giảng hóa học
sẽ tăng hiệu quả dạy học bộ
môn Hóa học (tăng hứng thú
học tập).
32 78 9 22
5 Giáo dục môi trường không
phải là nhiệm vụ của giáo
viên.
2 5 7 17 32 78
6 Giáo dục môi trường là hình
thức để giáo viên liên hệ thực
tế trong dạy học hóa học.
34 83 7 17
7 Giáo dục môi trường không
thể thực hiện trên lớp học vì
không có thời gian.
8 20 12 29 21 51
Qua các nhận xét trên,có thể thấy đa số giáo viên được hỏi đều đồng ý với việc đưa GDMT
vào giảng dạy ở trường THPT là cần thiết, và các ý kiến trên cũng cho thấy giáo viên hoàn toàn ủng
hộ việc thực hiện giáo dục môi trường cho học sinh trên ghế nhà trường.
- Về việc tham khảo ý kiến giáo viên để đánh giá những bài có khả năng lồng ghép nội dung
GDMT và khả năng thực hiện thành công những giáo án đó, kết quả thu được như sau:
Bảng 1.7. Những bài có khả năng lồng ghép nội dung GDMT
Ghi chú:
(I) Không thực hiện được
(II) Có thể thực hiện nhưng hiệu quả thấp
(III) Thực hiện được
(IV) Thực hiện được và hiệu quả cao
Lớp Tên bài
(I) (II) (III) (IV)
Số
phiếu %
Số
phiếu %
Số
phiếu %
Số
phiếu %
10
Bài 26. Phân loại các
phản ứng trong hóa
học vô cơ
10 24 15 37 13 3 7
Bài 30. Clo 1 2 1 2 19 46 20 49
Bài 31. Hidro clorua
– axit clohidric
0 0 10 24 20 49 11 27
Bài 32. Hợp chất có
oxi của clo
2 5 7 16 15 37 17 41
Bài 41. Oxi 1 2 1 2 14 34 25 61
Bài 42. Ozon và
hidro peoxit
0 0 0 0 9 22 32 78
Bài 43. Lưu huỳnh 0
0 7 16 18 44 16 39
Bài 44. Hidro sunfua 0 0 3 7 19 46 19 46
Bài 45. Hợp chất có
oxi của lưu huỳnh
0 0 0 0 14 34 27 66
Bài 45 (tt) sản xuất
axit sunfuric
2 5 11 27 20 49 8 20
11
Bài 4. Sự điện ly của
nước. pH. Chất chỉ
thị axit, bazơ
8 15 37 15 37 3 7
Bài 6. Phản ứng trao
đổi ion trong dung
dịch các chất điện ly
11 27 13 32 12 29 5 12
Bài 11. Amoniac và
muối amoni
1 2 7 16 15 37 18 44
Bài 12. Axit nitric.
Muối nitrat
5 12 12 29 17 41 7 16
Bài 14. Photpho 1 2 8 20 15 37 17 41
Bài 21. Hợp chất của
cacbon
0 0 8 20 15 37 18 44
Bài 35. Ankan: tính
chất hóa học, điều
5 12 10 24 16 39 9 22
chế và ứng dụng
Bài 40. Anken: tính
chất hóa học, điều
chế và ứng dụng
0 0 6 15 13 32 10 24
Bài 48. Nguồn
hidrocacbon thiên
nhiên
0 0 8 20 13 32 20 49
Bài 54. Ancol: tính
chất hóa học, điều
chế và ứng dụng
0 0 6 15 15 37 20 49
Bài 55. Phenol 2 5 6 15 19 46 15 37
Bài 58. Andehit và
xeton
1 2 3 7 16 39 21 51
Kết quả được in đậm trong bảng là những tỉ lệ lựa chọn cao nhất, chúng tôi chọn các bài tương
ứng để tiến hành thiết kế giáo án lồng ghép nội dung GDMT trong các phần sau.
Những bài được lựa chọn gồm:
Khối 10:
+ Bài 31. Hidro clorua – axit clohidric
+ Bài 32. Hợp chất có oxi của clo
+ Bài 41. Oxi
+ Bài 42. Ozon và hidro peoxit
+ Bài 43. Lưu huỳnh
+ Bài 44. Hidro sunfua
+ Bài 45. Hợp chất có oxi của lưu huỳnh
Khối 11:
+ Bài 11. Amoniac và muối amoni
+ bài 14. Photpho
+ Bài 16. Phân bón hóa học
+ Bài 21. Hợp chất của cacbon
+ Bài 35.Ankan: Tính chất hóa học, điều chế và ứng dụng
+ Bài 40: Anken: Tính chất, điều chế và ứng dụng
+ Bài 48. Nguồn hidrocacbon thiên nhiên
+ Bài 54. Ancol: Tính chất hóa học, điều chế và ứng dụng
+ Bài 55. Phenol
+ Bài 58. Andehit và xeton
- Trong phần điều tra để tham khảo ý kiến giáo viên đối với việc sử dụng các phần trong bài
giảng về chất để liên hệ thực tế, kết quả như sau:
Bảng 1.8. Mức độ thường xuyên của việc liên hệ thực tế trong từng phần bài giảng
S
T
T
VỊ TRÍ
Không bao
giờ
Thỉnh
thoảng
Thường
xuyên Luôn luôn
Số
phiếu %
Số
phiếu %
Số
phiếu %
Số
phiếu %
1 Mở đầu bài giảng 2 4.9 24 51.2 3 7.3 0 0
2 Trạng thái tự nhiên 3 7.3 17 41.5 8 19.5 2 4.9
3 Tính chất vật lý 3 7.3 1 36.6 13 31.7 0 0
4 Tính chất hóa học 0 0 14 34.1 15 36.6 1 2.4
5 Điều chế 0 0 21 51.2 8 19.5 0 0
6 Ứng dụng 0 0 11 26.8 16 39 3 7.3
7 Củng cố 9 22 16 39 4 9.8 2 4.9
Thực trạng thu được từ kết quả này là giáo viên chưa thường xuyên liên hệ thực tế khi dạy
môn Hóa học, thể hiện ở tỉ lệ lựa chọn mức độ “thỉnh thoảng” chiếm đa số, tuy nhiên để thuận lợi
cho giáo viên nói chung cũng như cho công tác thực nghiệm đề tài nói riêng, chúng tôi sẽ thiết kế
giáo án theo hướng mà giáo viên dễ thích nghi nhất.
Qua số liệu điều tra trong bảng, dễ dàng nhận thấy giáo viên sẽ cảm thấy thuận lợi hơn nếu
tiến hành lồng ghép nội dung GDMT vào các phần mà giáo viên đã quen trong liên hệ thực tế, tức là
lựa chọn mức độ “thường xuyên”. Vì vậy, chúng tôi quyết định thiết kế giáo án trong đó, nội dung
GDMT được lồng ghép vào các phần “tính chất vật lý”, “tính chất hóa học” và “ứng dụng”.
- Với việc tham khảo ý kiến để lựa chọn phương pháp hoặc hình thức dạy học có lồng ghép
nội dung GDMT, kết quả thu được như sau:
Bảng 1.9. Phương pháp hoặc hình thức dạy học lồng ghép GDMT
STT Phương pháp hoặc hình thức dạy học Số phiếu Tỉ lệ %
1 Thuyết trình 22 54
2 Sử dụng phim, tranh ảnh được trang bị sẵn 32 78
3 Tổ chức hoạt động nhóm tìm hiểu môi trường 20 41
4 Tham quan ngoại khóa 14 34
5 Đưa vào tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp 12 29
6 Seminar 13 32
7 Đàm thoại 10 24
8 Thiết kế website giáo dục môi trường 7 17
Từ kết quả của sự lựa chọn phương pháp và hình thức giảng dạy phù hợp trong việc dạy bài
giảng hoá học có lồng ghép nội dung giáo dục môi trường, có thể thấy sự lựa chọn tập trung ở các
phương pháp: thuyết trình, sử dụng phương tiện trực quan, hoạt động nhóm. Từ đó, chúng tôi sẽ
thiết kế giáo án lồng ghép nội dung giáo dục môi trường có sử dụng các phương pháp và hình thức
trên. Khi thực hiện vào điều kiện thực tiễn, giáo viên tham gia thực nghiệm có thể kết hợp thêm các
phương pháp và hình thức khác để phù hợp với khả năng và đặc điểm lớp thực nghiệm, cũng như
phù hợp với điều kiện khách quan của từng trường cụ thể.
- Về việc điều tra những thuận lợi khi giáo viên thực hiện giáo án Hóa học có lồng ghép nội
dung GDMT, kết quả thu được như sau:
Bảng 1.10. Thuận lợi của giáo viên
STT Thuận lợi Số phiếu Tỉ lệ %
1 Bộ môn hóa học có liên quan mật thiết với kiến
thức môi trường
29 71
2 Tư tiệu hóa học và môi trường phong phú 18 44
3 Học sinh yêu thích bộ môn hóa học 17 41
4 Học sinh có quan tâm nhiều đến tình hình môi
trường và biện pháp bảo vệ
16 39
5 Đã được bồi dưỡng về giáo dục môi trường
trong đợt bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ
3 7
6 Được nhà trường hỗ trợ để thực hiện giáo dục
môi trường
4 10
7 Lồng ghép kiến thức môi trường là cách liên hệ
thực tế hiệu quả nhất
24 59
8 Lồng ghép kiến thức môi trường giúp khắc sâu
kiến thức hóa học cho học sinh
14 34
9 Đưa nội dung giáo dục môi trường vào dạy học
hóa học giúp tăng hứng thú học tập của học
sinh
24 59
10 Giáo dục môi trường trong môn hóa học giúp
giờ học Hóa ít khô khan
22 54
Như vậy, đứng trước vấn đề dạy học bằng giáo án có lồng ghép nội dung GDMT, giáo viên
không hề e ngại mà ngược lại, còn cảm thấy có nhiều thuận lợi trước mắt. Đặc biệt hơn hết, giáo
viên thấy được môn học sẽ hứng thú hơn nếu được liên hệ thực tế bằng kiến thức môi trường, giúp
tiết học thêm phong phú, sôi nổi và có ý nghĩa hơn. Từ đó, chúng tôi có thể mạnh dạn tiến hành việc
lồng ghép nội dung GDMT và tin tưởng rằng giáo viên hưởng ứng tích cực vấn đề nghiên cứu này.
- Về vấn đề tìm hiểu những khó khăn mà các giáo viên gặp phải khi thực hiện giảng dạy môn
hóa có lồng ghép nội dung GDMT, kết quả thu được như sau:
Bảng 1.11. Khó khăn của giáo viên khi lồng ghép nội dung GDMT
STT Khó khăn Số phiếu Tỉ lệ %
1 Chưa được tập huấn về dạy học hóa học có
lồng ghép nội dung giáo dục môi trường
12 29
2 Thời gian một tiết học không cho phép lồng
ghép kiến thức môi trường
26 63
3 Việc lồng ghép kiến thức môi trường làm nặng
thêm bài học môn hóa học
6 15
4 Thông tin, tư liệu về ảnh hường của hóa chất
đến con người và môi trường khó tìm, lạc hậu.
13 32
5 Không được hỗ trợ từ phía nhà trường về kinh
phí, tư liệu…
17 41
6 Học sinh không quan tâm đến vấn đề môi
trường
4 10
Khó khăn lớn nhất của giáo viên là về vấn đề thời gian. Căn cứ trên kết quả điều tra này,
chúng tôi sẽ thiết kế những giáo án có chú ý đến thời gian một kỹ lưỡng nhất, không làm nặng thêm
kiến thức, giảm bớt được những chi tiết phụ, nếu thành công, chúng tôi sẽ cố gắng sử dụng kiến
thức môi trường như một hình thức dạy tính chất của chất (Ví dụ: cho xem ảnh các tượng nhân sư bị
ăn mòn, cho thông tin nước mưa có lẫn SO2, kết luận SO2 có tính chất của một oxit axit. Sau đó viết
phản ứng minh họa. Như vậy, không thay đổi nội dung chính, không mất thêm thời gian để vừa
giảng tính chất hóa học vừa cung cấp thông tin môi trường)
Khó khăn thứ lớn thứ hai là về vấn đề kinh phí thực hiện tiết dạy có lồng ghép nội dung
GDMT, khi liên hệ thực tế, rất cần những phương tiện trực quan, tối thiểu phải là tranh, ảnh, phim
minh họa….. việc trang bị những phương tiện này ít nhiều còn tốn kém, trong đề tài này, để khắc
phục khó khăn, chúng tôi sẽ soạn những giáo án hoặc hướng dẫn hoạt động có kèm theo tư liệu
tranh, ảnh, phim có liên quan để giáo viên sử dụng ngay, và cũng giới thiệu những trang web môi
trường trong phần tư liệu (xem phụ lục) để giáo viên tự tham khảo khi cần.
Tín hiệu khả quan nhất trong phần điều tra này là có rất ít ý kiến cho rằng học sinh ít quan tâm
đến môi trường, đó cũng là một động lực để chúng tôi hoàn thành các giáo án được mạnh dạn hơn.
- Trong phần điều tra thực trạng này, chúng tôi cũng tham khảo giáo viên về những kiến nghị
để giup công tác giáo dục môi trường hiệu quả hơn. Kết quả như sau:
Bảng 1.12. Kiến nghị của giáo viên
STT Khó khăn Số phiếu Tỉ lệ %
1 Cần sự hỗ trợ của Ban giám hiệu về việc phân
phối số tiết môn hóa
22 54
2 Cần có giáo án mẫu 13 32
3 Cần được dự giờ những tiết dạy hóa có lồng
ghép kiến thức môi trường
12 29
4 Cần được cung cấp sách, tranh, ảnh, phim tư
liệu liên quan đến hóa học môi trường
25 61
5 Cần có nguồn thông tin được cập nhật thường
xuyên
29 71
6 Cần được hỗ trợ về kinh phí. 16 39
7 Cần có sự phối hợp của tổ chức Đoàn thanh
niên trong hoạt động bảo vệ môi trường.
18 44
8 Cần được sự phối hợp của các phương tiện
thông tin đại chúng (báo, đài truyền thanh,
truyền hình…..)
16 39
Kiến nghị khác:
cần thay đổi nội dung kiểm tra – đánh giá, bổ sung các câu hỏi về ứng dụng hoá học, các vấn
đề hoá học và môi trường
cần đưa giáo dục môi trường vào tiêu chí đánh giá thi giáo viên giỏi.
1.4.4.2. Thực trạng kiến thức môi trường và ý thức bảo vệ môi trường của học sinh THPT
TP.HCM
- Với câu hỏi về “vấn đề được thế giới quan tâm giải quyết cấp bách”, kết quả thu được như
sau:
Bảng 1.13. Lựa chọn của học sinh về vấn đề thế giới quan tâm
STT Vấn đề cần quan tâm Số phiếu Tỉ lệ %
1 Già hóa dân số 30 12
2 Bệnh ung thư 5 2
3 Bảo vệ tài nguyên và môi trường 198 77
4 Xóa mù chữ 24 9
Có 77% học sinh trả lời đúng đa số học sinh có sự quan tâm đúng đắn về môi trường sống,
cập nhật được thông tin của các sự kiện lớn diễn ra trên toàn cầu và có sự khái quát đúng về những
vấn đề mà cả thế giới quan tâm.
- Điều tra kết quả tự đánh giá mức độ hiểu biết về môi trường của học sinh thu được kết quả
như sau:
Bảng 1.14. Mức độ hiểu biết cuả học sinh về vấn đề môi trường
STT Vấn đề cần quan tâm Số phiếu Tỉ lệ %
1 Rất nhiều hiểu biết 5 2
2 Nhiều hiểu biết 47 18
3 Ít hiểu biết 152 59
4 Không hiểu biết gì 53 8
Tính tổng cho mức độ “ít hiểu biết” và “không hiểu biết gi” về vấn đề môi trường có đến 67%,
đây là con số rất đáng lo ngại, các em không biết hoặc không tự tin về những hiểu biết sẵn có của
mình đối với vấn đề môi trường. Đây là vấn đề được các em học sinh xem là vấn đề toàn cầu, và có
nhiều quan tâm, lại không có hiểu biết về nó. Từ đây, có thể thấy, việc trang bị kiến thức môi trường
cho các em là rất cần thiết.
- Với phần điều tra về mức độ ảnh hưởng của các sự kiện được báo đài đưa tin đến học sinh để
đánh giá hiệu quả của công tác tuyên truyền ý thức giáo dục môi trường, kết quả thu được như sau:
Bảng 1.15. Mức độ tác động của các hoạt động về môi trường đến ý thức của học sinh
Các hoạt động Không biết Đồng ý Phân vân Phản đối
Số
phiếu
% Số
phiếu
% Số
phiếu
% Số
phiếu
%
1 Trung ương Đoàn thanh
niên phát động “Ngày
chủ nhật xanh”
0 0 229 89 28 11 198 77
2 Xuyên Việt vì môi
trường 2009 – Hành
trình theo dãy Trường
Sơn
82 32 59 23 57 22 59
23
3 Co.opMart phát động
chương trình “Vì môi
trường xanh” (tặng
khách hàng 300.000 túi
sử dụng nhiều lần)
10 4 226 88 21 8 0 0
4 Thầy Lê Duy Nguyên
(Nghệ An) tự nguyên
trồng rừng để bảo vệ
môi trường
200 78 57 22 0 0 1 0.4
5 Thanh niên thế giới
chuyền tay “khối cầu
tập thể” chứa các câu
chuyện, hành động,
giọng nói thôi thúc
hành động chống biến
đổi khí hậu.
39 15 188 73 31 12 0 0
6 Giờ trái đất 0 257 100 0 0 0 0
Trong bảng xuất hiện một số ý kiến phản đối việc làm vì môi trường có kèm lời giải thích có
thể khái quát lại là “không thực tế, hoặc chỉ mang tính hình thức, hoặc khó làm theo nên cho rằng
không hiệu quả”
Từ những số liệu thu được ở bảng 2.3 , có thể thấy, những hoạt động “vì môi trường” nếu
được tuyên truyền rộng rãi bởi các phương tiện thông tin đại chúng cũng như được thúc đẩy bởi các
ban ngành, đoàn thể như tổ chức Đoàn thanh niên đều mang lại hiệu quả cao. Những thông tin học
sinh biết đều có tác dụng thúc đẩy mối quan tâm đến môi trường cũng như góp phần nâng cao ý
thức bảo vệ môi trường ở các em học sinh. Vì thế, có thể thấy, nếu những hành động vì môi trường
được trực tiếp lồng ghép vào chương trình học ở trường phổ thông sẽ mang lại hiệu quả rất cao, thứ
nhất do đó là vấn đề các em quan tâm, thứ hai, do phần lớn thời gian của học sinh là ngồi trên ghế
nhà trường nên sẽ có cơ hội để thu nhận kiến thức và thông tin hiệu quả nhất. Có thể thấy, việc lồng
ghép giáo dục môi trường vào giảng dạy ở trường phổ thông là hợp lý.
- Với loạt phỏng vấn ngắn về việc “Em đã làm gì để bảo vệ môi trường sống quanh em” đa số
các em còn trả lời chung chung: “em quét rác trước sân nhà, em không xả rác ở trường, em lau dọn
nhà cửa thường xuyên, em tham gia giờ trái đất, em nghiêm chỉnh nhắc nhở các bạn hay xả rác hoặc
khạc nhổ………”
Trong số các ý kiến trên, không có ý kiến nào thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về sự vận dụng kiến
thức hóa học để bảo vệ môi trường, cũng như có thái độ chứng tỏ sẽ quyết tâm tìm hiểu môn hóa
học để trang bị kiến thức bảo vệ môi trường. Cho thấy, việc liên hệ thực tế giữa môn hóa và bảo vệ
môi trường sống vẫn còn xa lạ với các em học sinh. Như vậy, rất cần thiết lồng ghép nội dung bảo
vệ môi trường vào môn hóa học để cung cấp thêm thông tin có ích cho học sinh, qua đó, giờ học sẽ
hứng thú hơn do học sinh được dạy đúng điều mà các em quan tâm, được thấy bài học mà các em
thu nhận được rất có ích cho cuộc sống hằng ngày.
- Về việc khảo sát kiến thức hóa học môi trường của học sinh trung học phổ thông, kết quả
được đánh giá theo điểm số, bảng điểm như sau:
Bảng 1.16. Thống kê điểm số
Ghi chú: thang điểm 15
Điểm xi Điểm
TB
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
Số
HS
0 5 42 54 69 67 17 2 1 0 0 0 0 0 0 0 3.8
Tỉ
lệ %
0 1.9 20.2 21 27 23 5.8 0.8 0.4 0 0 0 0 0 0 0
Điểm trung bình theo thang 15 là 3.8, nếu quy về thang điểm 10 thì điểm trung bình tương ứng
là 2.5, đây là một kết quả rất yếu khi chưa tiến hành bất cứ biện pháp giáo dục môi trường nào.
Để xem xét số học sinh trả lời đúng ứng với từng câu cụ thể, ta có bảng sau
Bảng 1.17. Thống kê số học sinh trả lời đúng từng câu.
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
Số
HS
đúng
150 55 131 2 2 194 1 16 241 2 1 126 1 2 22
TỈ
LỆ
%
58 21 51 0.8 5 76 0.4 6 94 0.8 0.4 49 0.4 0.8 9
Học sinh trả lời đúng tập trung vào các câu: 1, 3, 6, 9, 12. Đây là những câu có nội dung rất
quen thuộc với học sinh, được các cơ quan truyền thông liên tục đề cập như vấn đề túi nilon, thủng
tầng ozon, foocmon ướp phở, sông Thị Vải ô nhiễm, độc tính của hộp xốp, bao nilon…….. Điều
này chứng tỏ các em rất quan tâm đến môi trường và nắm bắt thông tin chính xác. Những câu còn
lại đều có học sinh trả lời đúng, điều này không loại trừ yếu tố đúng ngẫu nhiên, nhưng dễ dàng thấy
số câu đúng không nhiều, đó lại là các câu vận dụng kiến thức hóa học để giải quyết vấn đề môi
trường, chứng tỏ học sinh chưa được trang bị kiến thức về môi trường trong môn Hóa học, cũng như
chưa liên hệ được kiến thức hóa học vào đời sống; vì thế, có thể kết luận: việc đưa nội dung giáo
dục môi trường vào bài giảng hóa học ở trường phổ thông là rất cần thiết và phải được tiến hành
càng sớm càng tốt.
Chương 2:
GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA DẠY HỌC HÓA HỌC Ở
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
2.1. Phương thức cụ thể đưa nội dung giáo dục môi trường vào môn hóa học ở trường trung
học phổ thông
2.1.1. Tích hợp với hoạt động dạy học trên lớp: là kết hợp một cách có hệ thống các kiến
thức hóa học với các kiến thức giáo dục môi trường làm cho chúng hòa quyện vào nhau thành một
thể thống nhất.
2.1.2. Triển khai bằng hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp
- Dự án: cá nhân hay nhóm học sinh thử thiết lập một dự án có nội dung môi trường và thực
hiện nó. Ưu điểm của phương pháp này là tạo cho học sinh thói quen đặt mình vào vị trí của những
người luôn quan tâm và có hành động hợp lý với môi trường, mang lại sự thay đổi trong môi trường
ở địa phương hay trường học
Ví dụ: lập dự án ngăn rác thải đổ vào kênh trong địa bàn kênh Nhiêu Lộc, quận Tân Bình.
- Ngoại khóa: sinh hoạt ngoài giờ lên lớp, tổ chức tham quan, cắm trại, chơi trò chơi có nội
dung giáo dục môi trường
Ví dụ: trò chơi “Những video clip ấn tượng”, trong trò chơi này, giáo viên quy định học sinh
quay phim tại những khu vực có sự thể hiện rõ nét của ô nhiễm môi trường, các thành viên tham gia
đóng phim, thể hiện nỗi khổ của người dân đang sống trong môi trường bị ô nhiễm và phương án
giải quyết của học sinh khi đã được thầy cô cung cấp kiến thức môi trường.
- Nghiên cứu tình huống:
Phương pháp Nghiên cứu tình huống là một kỹ thuật giảng dạy trong đó những thành tố chính
của một tình huống nghiên cứu được trình bày cho học sinh với mục đích minh họa hoặc tạo kinh
nghiệm giải quyết vấn đề.
Phương pháp Nghiên cứu tình huống là một phương pháp giảng dạy dựa vào những ví dụ thực
tế (Marsick, 1990), được dùng để thúc đẩy hành động, tăng trưởng và phát triển (Galbraith &
Zelenak, 1991)
Tình huống nghiên cứu gồm ba thành phần có liên quan lẫn nhau:
Báo cáo tình huống,
Phân tích tình huống, và
Thảo luận tình huống.
Ví dụ: Giao cho nhóm học sinh (nhóm lớn: hơn 10 người) chủ đề: lục bình và máy lọc nước.
Em biết gì và sẽ làm gì?
2.2 Các vấn đề về môi trường cần đưa vào giảng dạy cho học sinh trung học phổ thông
2.2.1 Những vấn đề chung về môi trường toàn cầu
- Hiệu ứng nhà kính:
Có thể tạm gọi ngắn gọn là hiện tượng trái đất nóng dần lên. Vấn đề này có thể hiểu như sau:
nhiệt độ trung bình của trái đất được quyết định bởi cân bằng giữa năng lượng mặt trời chiếu xuống
trái đất và lượng bức xạ nhiệt của trái đất vào vũ trụ. Ánh sáng từ mặt trời là bức xạ có bước sóng
ngắn, dễ dàng xuyên qua lớp CO2 và hơi nước vào trái đất; bức xạ từ trái đất vào vũ trụ là bức xạ có
bước sóng dài, không thể xuyên qua lớp CO2 và hơi nước vào vũ trụ, kết quả là lượng nhiệt giữ lại
và phân tán bên trong tầng đối lưu (bề mặt trái đất) ngày càng cao làm trái đất nóng dần lên.
Tác hại: biến đổi khí hậu, hạn hán, băng cực tan, mưa axit……..
Giải pháp: hạn chế tối đa khí thải nhà máy, khí thải sinh hoạt, xe cơ giới……
- Lỗ thủng tầng ozon:
Việc sử dụng các chất dẫn xuất halogen điển hình là CFC gây mỏng dần tầng ozon dẫn đến tạo
một lỗ thủng được phát hiện đầu tiên ở Nam Cực. Vấn đề đặt ra hiện nay là cung cấp cho học sinh
những kiến thức để biết nguyên nhân của việc gây thủng tầng ozon và những tác hại liên quan.
Thông qua việc giảng dạy, cung cấp cho học sinh những thông tin về chiến dịch phục hồi tầng ozon
đang được phát động trên toàn thế giới để học sinh có động lực nghiên cứu, bổ sung tri thức và nâng
cao ý thức trách nhiệm với môi trường.
2.2.2 Các nguồn năng lượng
Các nguồn năng lượng chính trong tự nhiên gồm:
- Nhiệt năng.
- Cơ năng
- Năng lượng hạt nhân
- Quang năng.
- Điện năng
Việc sử dụng năng lượng để phục vụ cho nhu cầu của cuộc sống con người đã tạo ra các chất
thải ở nhiều dạng khác nhau gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường sống ở nhiều mặt khác nhau.
Nên giáo dục tinh thần tìm tòi nghiên cửu để sử dụng năng lượng sạch, góp phần cải thiện dần vấn
đề ô nhiễm môi trường.
2.2.3 Tài nguyên thiên nhiên
Phát hiện sớm và dập tắt tư tưởng tài nguyên thiên nhiên là vô tận.
- Xây dựng ý thức bảo vệ rừng và trồng rừng.
- Củng cố tài nguyên đất, tài nguyên nước. Cải thiện tình trạng của các nguồn tài nguyên hiện
nay.
- Giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, sử dụng tài nguyên hợp lý, luôn tìm nguồn tài
nguyên mới thay thế.
2.2.4 Ô nhiễm môi trường và sức khỏe con người
- Cung cấp thông tin về các loại độc chất hóa học và ảnh hưởng của độc chất đến sức khỏe con
người.
- Cung cấp những ảnh hưởng do ô nhiễm môi trường đến sức khỏe con người và cách phòng
tránh.
- Cung cấp cho học sinh những cách xử lý khi nhiễm độc.
- Rèn cho học sinh tính cẩn thận, không để hóa chất thoát ra ngoài.
- Gợi ý những giải pháp xử lý ô nhiễm.
2.3 Lồng ghép nội dung giáo dục môi trường vào một số bài giảng hóa học
2.3.1. Clo – Bài 30 Hóa học 10 Nâng cao
- Lồng ghép độc chất đối với cơ thể người vào phần tính chất hóa học, ảnh hưởng của clo với
môi trường khí quyển.
- Đưa ví dụ về ảnh hưởng của clo gây ô nhiễm môi trường khi Đức sử dụng clo trong chiến
tranh.
- Hướng dẫn cách xử lý khí clo thoát ra trong điều chế ở phòng thí nghiệm (phần điều chế).
- Xử lý nước thải chứa clo trong công nghiệp dệt, công nghiệp giấy.
2.3.2. Bài 31. Hidro clorua – axit clohidric
Lồng ghép nội dung giáo dục môi trường vào phần tính chất hóa học (về việc phá hủy các thiết
bị, công trình công cộng do dư lượng HCl trong nước thải các nhà máy tái chế nhựa , giấy…….Và
lồng ghép hướng giải quyết hiện nay.
2.3.3. Hợp chất có oxi của clo – Bài 32 Hóa học 10 Nâng cao
Tác hại của hợp chất có oxi của clo đối với sức khỏe (lồng vào phần tính chất hóa học), ảnh
hưởng đến nguồn nước khi sử dụng liều lượng không phù hợp (phần ứng dụng), cách sử dụng các
sản phẩm tẩy rửa hợp lý và hiệu quả (phần ứng dụng)
2.3.4. Oxi – bài 41 Hoá học 10 Nâng cao
- Vai trò của oxi trong không khí và đối với sức khỏe con người (lồng vào phần mở đầu bài
giảng). Lợi ích của việc trồng rừng (phần ứng dụng).
- Vai trò của oxi trong môi trường nước.
2.3.5. Ozon và hidro peroxit – Bài 42 Hóa học 10 Nâng cao
Những tính chất quan trọng của ozon có lợi cho môi trường (lồng vào phần hóa tính). Sự suy
giảm tầng ozon, sự lên tiếng của toàn thế giới về lỗ thủng tầng ozon và giải pháp (lồng vào phần
trạng thái tự nhiên và ứng dụng)
2.3.6. Lưu huỳnh .Hidro sunfua – Bài 43, 44 Hóa học 10 Nâng cao
Ô nhiễm không khí, gây độc cho cơ thể người (lồng vào tính chất vật lý, tính chất hóa học). Ô
nhiễm sông, ao hồ. Rèn luyện ý thức bảo vệ môi trường (lồng vào phần ứng dụng)
2.3.7. Hợp chất có oxi của lưu huỳnh – Bài 45 Hóa học 10 Nâng cao
Hiệu ứng nhà kính. Mưa axit. (Lồng vào phần tính chất hóa học)
2.3.8. Amoniac và muối amoni – Bài 11 Hóa học 11 Nâng cao
Ảnh hưởng đến sức khỏe con người (lồng vào tính chất vật lý). Sự ô nhiễm không khí trong
quá trình sử dụng amoniac và muối amoni trong sản xuất phân bón (lồng vào ứng dụng).
2.3.9. Photpho – Bài 14 Hoá học 11 nâng cao
Độc tính (lồng vào phần tính chất vật lý). Kẽm photphua làm thuốc chuột, cơ chế và tác hại
với người (phần tính chất hóa học)
2.3.10. Phân bón hóa học – Bài 16 Hóa học 11 Nâng cao
Độ pH của môi trường do phân tạo thành để chọn lựa phân phù hợp với đất (phần tính chất
mỗi loại phân). Ảnh hưởng đến môi trường và con người khi lượng phân bón dư so với nhu cầu
(phần ứng dụng)
2.3.11. Hợp chất của cacbon – bài 21 Hoá học 11 Nâng cao
Khí thải động cơ. Hiệu ứng nhà kính (Tính chất hóa học)
2.3.12. Ankan: Tính chất hóa học, điều chế và ứng dụng – Bài 35 Hoá học 11 Nâng cao
Phương pháp khí sinh học, tận dụng khí từ rác thải để tạo năng lượng (Phản ứng cháy trong
tính chất hóa học). CFC làm thủng tầng ozon (Phản ứng thế)
2.3.13. Anken: Tính chất hóa học, điều chế và ứng dụng – Bài 40 Hóa học 11 Nâng cao
Túi nilon: thời gian phân hủy. Phân tích lợi và hại của việc sử dụng túi nilon, dép xốp, hộp
xốp. (Phần phản ứng trùng hợp trong tính chất hóa học và phần Ứng dụng)
2.3.14. Nguồn hidrocacbon thiên nhiên – bài 48 Hóa học 11 Nâng cao
Là nhiên liệu trong công nghiệp và để đun nấu trong gia đình. Ý thức sử dụng tiết kiệm nhiên
liệu.
2.3.15. Ancol: Tính chất hóa học, điều chế và ứng dụng – bài 54 Hoá học 11 Nâng cao
- Ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
- Giới thiệu về xăng sinh học.
2.3.16. Andehit và xeton – Bài 58 Hóa học 11 Nâng cao
Ô nhiễm môi trường trong nhà, văn phòng, ảnh hưởng đến hô hấp, da…..Tác hại của andehit
trong vải áo quần. Tác hại của axeton trong mỹ phẩm.
2.4 Một số giáo án lồng ghép nội dung giáo dục môi trường vào môn hóa học ở trường phổ
thông
Do việc quy định về số trang của luận văn là có giới hạn nên tôi chỉ xin được trình bày những
phần giáo án có lồng ghép nội dung giáo dục môi trường, không trình bày hết giáo án dành cho cả
bài hoặc cả tiết học
2.4.1. Hợp chất có oxi của clo – Bài 32 Hóa học 10 Nâng cao
Bài : HỢP CHẤT CÓ OXI CỦA CLO
(2 tiết)
(có lồng ghép ảnh hưởng của các hóa chất này đến sức khỏe của con người và cách hạn chế tác
hại của nó)
I - Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
Học sinh biết:
Các oxít và các axit có oxi của clo, sự biến đổi tính bền, tính axit và khả năng oxi hóa của các
axit có oxi của clo.
Thành phần hóa học, ứng dụng, nguyên tắc sản xuất một số muối có oxi của clo.
Học sinh hiểu:
Tính oxi hóa mạnh của một số hợp chất có oxi của clo (nước Javen, clorua vôi, muối clorat),
nguyên nhân làm cho nước Javen và clorua vôi có tính sát trùng và tẩy màu.
2. Về kỹ năng:
Học sinh viết được phương trình phản ứng, giải bài tập hóa học có nội dung liên quan đến tính
chất, ứng dụng và điều chế.
3. Về thái độ, tình cảm:
Hình thành thái độ học tập tích cực, lòng yêu thích bộ môn hóa học, vận dụng vào việc sử
dụng an toàn nước Javen, clorua vôi, kali clorat trong thực tế…
Có ý thức bảo vệ môi trường khi sử dụng các chất tẩy rửa.
II - Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án, nước Javen, bao diêm,cốc thủy tinh…
Học sinh: học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
III – Tiến trình giảng dạy:
Nội dung trọng tâm của bài là phương pháp điều chế và tính oxi hóa khá mạnh của các hợp
chất có oxi của clo. Những ứng dụng quan trọng của các hợp chất này dựa trên tính oxi hóa mạnh.
Chú ý liên hệ kiến thức thực tiễn liên quan đến môi trường và đời sống để bài giảng thêm
sinh động và gần gũi hơn với HS.
A. Kiểm tra bài cũ:
B. Dạy bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học
tập
GV: các em đã học về đơn chất clo,
hợp chất của clo với hiđro, muối
clorua, vậy các em đã biết gì về
những hợp chất chứa oxi của clo?
Chúng là những hóa chất nào? Có
tính chất đặc biệt gì? Cũng như những
ứng dụng rất gần gũi của chúng trong
đời sống. Chúng ta sẽ cùng nghiên
cứu trong bài học hôm nay!
Bài 32: Hợp Chất Chứa Oxi Của Clo
Hoạt động 2: Sơ lược về các oxit và
các axit có oxi của clo
1.Công thức, danh pháp và tính chất:
GV: Viết công thức các oxit, axit có
oxi của clo.
HS: xác định số oxi hóa của axit và
oxit, từ đó rút ra nhận xét, giải thích
tại sao clo lại có số oxi hóa dương.
GV: hướng dẫn HS cách đọc tên axít.
(nêu ví dụ với HNO2, HNO3 hay
H2SO3, H2SO4)
Nêu câu hỏi mở cho HS khá giỏi tìm
hiểu: “vậy tên gọi của oxit tương ứng
là gì?”
HS: dựa vào dãy biến đổi cho biết
chất oxi hóa mạnh nhất, chất oxi hóa
I. Sơ lược về các oxit và các axit có oxi của clo:
1. Công thức, danh pháp và tính chất:
Axit Tên Oxit
tương
ứng
Tính chất
HClO
Axit
hipoclorơ
Cl2O
Tính
bền
tăng,
tính
oxi
hóa
giảm.
HClO2
Axit clorơ
Cl2O3
HClO3
Axit cloric
Cl2O5
HClO4
Axit pecloric
Cl2O7
+1 +1
+3 +3
+5 +5
+7
+7
yếu nhất
2. Tính axit:
GV: Nêu sự biến đổi tính chất trong
dãy axit có oxi,
(HO)xROy
Khi y tăng dẫn đến tính axit tăng, liên
hệ với HNO2, HNO3 hay H2SO3,
H2SO4
HS: cho biết axit yếu nhất, axit mạnh
nhất.
GV: so sánh tính axit của HClO4 và
H2SO4
Phần lồng ghép: (hình thức kể
chuyện)
“Trong các axit trên thì HClO và các
muối của nó là có nhiều ứng dụng
nhất trong đời sống tuy nhiên nó có
thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của
người sử dụng như tổn thương ống
tiêu hóa tùy theo mức độ độc,
hipoclorit cung cấp oxi cho quá
trình oxi hóa sẽ là nguyên nhân của
các bệnh lão hóa, tiểu đường, sạm
nắng, khí thũng, ung thư,
Parkison…
GV: vậy để hạn chế tác hại của các
chất oxi hóa này chúng ta phải làm
Lưu ý:
hipo: ít hơn.
pe: nhiều hơn
HCl: Axit clohiđric
2. Tính axit:
Cách so sánh tính axit:
(HO)xROy
1. Độ âm điện của R tăng thì tính axit tăng.
2. y tăng thì tính axit tăng.
Tính axit HClO<HClO2<HClO3<HClO4
Axit hypoclorơ là 1 axit rất yếu ; yếu hơn cả axit
cacbonic.
BTAD: Tính axit HClO4 > H2SO4
Giải thích: vì độ âm điện của Clo lớn hơn lưu
huỳnh và HClO4 (viết lại HOClO3) có y=3 lớn
hơn H2SO4 (viết lại (HO)2SO2 ) có y=2
Giải pháp: Chất chống oxi hóa chính là
vitamin A, E, axit béo quan trọng. Vì vậy, khi
phải tiếp xúc nhiều với hipoclorit cần bổ sung
những thực phẩm chứa nhiều vitamin A, E như
rau xanh trái cây có màu đỏ cam”
sao? Gợi ý HS nêu giải pháp.
Hoạt động 3: Nước Gia-ven
GV cho HS quan sát lọ đựng dung
dịch nước Gia-ven bán trên thị
trường, giới thiệu cho HS thành phần
của dung dịch.
GV: Yêu cầu HS viết phương trình
điều chế khí clo trong công nghiệp,
giả sử không có màng ngăn, cho HS
nhận xét và suy ra phương pháp điều
chế nước Javen.
HS: viết phương trình điều chế nước
Javen.
GV: Làm thí nghiệm cùng với HS:
mỗi tổ một cốc thủy tinh và 1 tờ giấy
có vết màu, cho 1 ít nước Javen vào.
GV:Hỏi HS 3 tính chất của HClO đã
học
+Tính oxi hóa mạnh.
+Kém bền.
+Tính axit rất yếu.
HS: quan sát hiện tượng và giải thích.
GV: dựa vào tính chất trên hãy nêu
ứng dụng của nước Javen? Tại sao pứ
xảy ra và sản phẩm của pứ không
phải là muối Na2CO3? (vì nấc 2 của
axit cacbonic yếu hơn axit HClO)
Nếu sử dụng nhiều thì sẽ ảnh hưởng
gì sau khi giặt tẩy? (làm mục vải, lão
hóa da tay do tính oxi hóa mạnh của
II. Nước Gia- ven, clorua vôi, muối clorat
1. Nước Gia-ven
a. Điều chế
2NaCl + 2H2O 2NaOH + Cl2 + H2
2NaOH + Cl2 NaCl + NaClO + H2O
Phản ứng này xảy ra khi điện phân dd NaCl
không có màng ngăn.
b. Tính chất
NaClO + CO2 + H2O→NaHCO3 + HClO
Do có tính oxi hóa mạnh, HClO có tác dụng sát
trùng, tẩy trắng.
c. Ứng dụng
Cho HS gạch sách (Nước Javen dùng để tẩy
trắng vải sợi . Sát trùng và tẩy uế . )
Lưu ý: trong công nghiệp, người ta dùng nước
Javen để tẩy trắng vải sợi, giấy…nên nước thải
và khí clo là nguyên nhân gây ô nhiễm môi
trường cần xử lý nước thải trước khi đưa ra
môi trường, và phải khử clo để tránh ô nhiễm
không khí.
Phải sử dụng chất tẩy rửa với lượng phù hợp.
Nước Javen
đpdd
Có màng ngăn
Cô cạn
hipoclorit)
Hoạt động 4: Clorua vôi
GV: yêu cầu HS viết phản ứng
Ca(OH)2 và Cl2 tương tự như phản
ứng của kiềm
Ca(OH)2+Cl2→Ca(ClO)2+CaCl2+
H2O
(nướcvôitrong)
Canxi clorua hipoclorit
GV kết luận clorua vôi là muối của
kim loại canxi với 2 loại gốc axit là
clorua và hipoclorit, yêu cầu HS định
nghĩa muối hỗn tạp?
Phản ứng trên có phải là pứ oxi hóa
khử không?
So sánh thành phần, cấu tạo của
clorua vôi và nước Javen, từ đó dự
đoán xem clorua vôi có những tính
chất giống nước Javen hay không?
(clorua vôi có tính oxi hóa mạnh)
GV: viết pứ, yêu cầu HS giải thích tại
sao clorua vôi tác dụng với CO2 và
H2O cho muối CaCO3?(vì muối
CaCO3 sinh ra tạo kết tủa)
GV: Clorua vôi có những ứng dụng
gì?
Tại sao clorua vôi lại được sử dụng
rộng rãi hơn nước Javen?
Phần lồng ghép
GV đặt câu hỏi: Các em có biết
những tác hại khi sử dụng nhiều các
2. Clorua vôi
a. Điều chế
Ca(OH)2 + Cl2→ CaOCl2 + H2O
(vôi tôi)
CTCT:
Cho HS gạch sách (Muối hỗn tạp là muối của 1
kim loại với nhiều loại gốc axit khác nhau.)
b. Tính chất:
Cho HS gạch sách (Là chất bột màu trắng, có
mùi xốc của khí clo, là muối của axit rất yếu.)
Trong không khí ẩm:
2CaOCl2+CO2+H2O→CaCl2+CaCO3+2HClO
Có tính oxi hóa mạnh
2CaOCl2 + 2HCl → CaCl2 + Cl2 + H2O
c. Ứng dụng
Cho HS gạch sách (Clorua vôi dùng để tẩy trắng
vải sợi . Sát trùng và tẩy uế).
So với nước Javen clorua vôi có hàm lượng
hipoclorit cao hơn, dễ bảo quản và dễ chuyên chở
hơn.
Phần lồng ghép: “Các chất dùng vệ sinh nhà
tắm thường có chứa hoá chất benzyl, polyetylen,
hay natri hypochlorit thường thấy trong nước
CaOCl2
Ca
Cl
O Cl
‐1
+1
chất tẩy rửa không?
GV có thể nêu những kỹ thuật tẩy
trắng vải.
“Hiện nay có khoảng 70 ngàn hoá
chất được sử dụng trong việc vệ sinh
trong gia đình,Có rất nhiều nguy cơ
gây ảnh hưởng đến sức khoẻ mọi
người khi tiếp xúc. Khi các hoá chất
này vào cơ thể với liều lượng khá cao
thì có thể gây ảnh hưởng đến sức
khoẻ của con người. Khi nó tác động
đến hệ tiêu hoá thì có thể gây ra sự
rối loạn tiêu hoá, gây buồn nôn, ói
mửa, và ăn không ngon. Làn da
chúng ta khi tiếp xúc với các loại hoá
chất đó cũng có thể bị kích thích,
viêm da, nặng hơn thì đưa tới trường
hợp ung thư da.Ngoài ra còn những
ảnh hưởng tai hại khác khi chúng ta
tiếp xúc lâu dài với những hoá chất
tẩy rửa như rối loạn sinh dục, khuyết
tật cho trẻ khi bà mẹ mang thai, hoại
huyết hay các trường hợp ung thư.”
GV: yêu cầu HS thảo luận phương
pháp hạn chế độc hại cho người sử
dụng chất tẩy rửa.
GV: kết luận và đưa ra giải pháp.
“Trong chanh có chứa axit citric có
thể tẩy rửa những mùi hôi hay vết dơ.
Còn giấm chua thì có tác dụng rất tốt
trong việc đánh bóng kim loại, tẩy
mùi, rửa các chất béo dính trên bát
đĩa. Pha một thìa nước chanh hay
giấm chua với một lít nước là chúng
Javen; hoặc những chất chlorine đó là những
chất được xem là có hại cho sức khỏe.
Mức độ hại nhiều hay ít tuỳ theo hàm lượng,
nồng độ. Hàm lượng, nồng độ càng cao thì tác
hại càng nguy hiểm hơn.
Riêng đối với nước Javen có chứa các hoá chất
giúp khử trùng và tẩy màu, nếu sử dụng lâu ngày
và nhất là tiếp xúc với da nhiều quá thì có thể
gây viêm da. Nếu không may trẻ em hay người
lớn uống phải thì có thể gây loét cuống họng.”
Giải pháp: Sử dụng những hóa chất thay thế như
dùng chanh hoặc giấm.
Hiện nay, nếu cần sử dụng Javen phải hết sức cẩn
thận, sử dụng găng tay khi tiếp xúc với hóa
chất, nên giữ trong một bình kín, tránh ánh
nắng và hơi nóng.
ta sẽ có một dung dịch tẩy rửa rất
tốt.”
“Không nên pha Javen với nước nóng
vì có thể gây ra phản ứng hoá học
không tốt ( sinh ra những khí mùi hắc,
độc). Giấm pha nước cũng có tác
dụng tẩy trùng tương tự như Javen mà
ít rủi ro, nên có thể dùng thay thế ở
những vết bẩn nhẹ.”
Hoạt động 5: Muối clorat
GV: Yêu cầu HS viết pthh của Clo
với KOH loãng, nguội?
2KOH + Cl2 KCl + KClO + H2O
GV nêu vấn đề, vậy nếu tác dụng với
kiềm nóng thì pứ xảy ra như thế nào?
Từ đó GV giới thiệu muối clorat, yêu
cầu HS viết ptpứ bên, xác định số oxi
hóa của clo?
GV nhắc lại pứ điều chế oxi trong
PTN đã học ở lớp 9, nhiệt phân kali
clorat với MnO2 làm xúc tác.
GV viết phản ứng, gọi HS cân bằng.
HS rút ra kết luận độ bền và tính oxi
hóa của KClO3
Tại sao khi diêm cháy ta nghe mùi
khét? ( đó là mùi của SO2)
GV yêu cầu HS nêu những ứng dụng
của muối clorat.
“Thuốc nổ khi hoạt động sinh
3. Muối clorat
a. Điều chế
6KOH +3Cl2 KClO3 +5KCl + 3H2O
Phản ứng này xảy ra khi điện phân dung dịch
KCl 25% ở 70-75o C
BTAD: bài 5 trang 134( pp sản xuất KClO3 trong
CN, chú ý đến tính ít tan trong nước lạnh của
KClO3)
6Ca(OH)2 + 6Cl2 Ca(ClO3)2 + 5CaCl2 +
6H2O
Ca(ClO3)2 + 2KCl 2KClO3 + CaCl2
b. Tính chất
Cho HS gạch sách (Là chất rắn kết tinh, không
màu, tan nhiều trong nước nóng, ít tan trong
nước lạnh. Ở 500o C , bị phân hủy )
2KClO3 2KCl + 3O2 ↑
4KClO3 KCl + 3KClO4
Ở trạng thái rắn, KClO3 là chất oxi hóa mạnh .
Photpho bốc cháy khi trộn với KClO3 .
KClO3 + 6P 5KCl + 3P2O5
Hỗn hợp KClO3 + S + C sẽ nổ khi đập mạnh.
to
to
500to
MnO2
to
ra SO2 là một chất thải nguy hại mà
ta sẽ nghiên cứu trong bài các hợp
chất của lưu huỳnh (gây ra mưa
axit).”
KClO3 + 3C +3S 4KCl + 3CO2 +3SO2
a. Ứng dụng
KClO3 dùng làm thuốc nổ pháo hoa, diêm, dùng
làm chất oxi hóa.
Hoạt động 6: Củng cố bài
Cho các em làm bài kiểm tra kiến
thức môi trường
2.4.2. Ozon và hidro peroxit – Bài 42 Hóa học 10 Nâng cao
BÀI OZON VÀ HIĐROPEOXIT
I. Mục đích, mục tiêu
1. Học sinh biết
Cấu tạo phân tử và tính chất vật lí O3 và H2O2.
Một số ứng dụng của O3 và H2O2.
Ý nghĩa của tầng ozon với sức khỏe con người và đời sống sinh vật.
Khái niệm khói quang hóa và hiệu ứng nhà kính.
2. Học sinh hiểu
O3 và H2O2 có tính oxi hóa là do dễ phân hủy tạo ra oxi.
H2O2 có tính oxi hóa và tính khử là do nguyên tố oxi trong H2O2 có số oxi hóa -1.
Nguyên nhân ozon ngăn chặn tia cực tím.
Cơ chế phá hủy tầng ozon của CFCs.
3. Học sinh vận dụng
Giải thích rõ vì sao O3 và H2O2 dùng làm chất tẩy màu, chất sát trùng.
Viết một số phương trình minh họa cho tính chất hóa học của O3
Bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị
Phòng máy, bài giảng điện tử.
III. Tiến trình bài giảng
1. Kiểm tra sĩ số
2.Câu chuyển vào bài mới
Cho học sinh quan sát hình ảnh hai chậu cây, trong đó một chậu bị chiếu tia cực tím nên bị khô
héo, xám lá… Từ đó dẫn dắt vào bài bằng những tác hại của tia cực tím. Đặt vấn đề, vậy cái gì bảo
vệ chúng ta khỏi tia cực tím???
www.themegallery.com
Tiếp xúc với tia tử ngoại Không tiếp xúc với tia tử ngoại
1. Nội dung bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tổ chức tình
huống học tập
Các em đã nghe gì về O3,
tầng O3 chưa?Tầng O3 có ảnh
hưởng như nào với sự sống.
HS: Ngăn không cho tia cực
tím chiếu xuống trái đất.
Hoạt động 2: OZON
- Dạng thù hình
- Cấu tạo phân tử.
- Tính chất vật lý
- Tính chất hóa học.
Hoạt động 3: Tính chất, ứng
dụng của O3 (lồng ghép nội dung
giáo dục môi trường)
GV: Theo các em O3 có
những ứng dụng gì?
GV: Giới thiệu cho HS sự
hình thành O3 từ O2 do tác dụng
của tia cực tím hoặc sự phóng
điện trong cơn dông
GV: Mở rộng về hiện tượng
lủng tầng O3 hiện nay
Cơ chế bảo vệ của tầng ozon
chống tia cực tím.
www.themegallery.com
Sự tạo thành O3
- Trên mặt đất: do sự oxi hoá 1 số hợp chất hữu cơ (nhựa
thông, rong biển) nên thường có 1 lượng O3 rõ rệt trong không
khí ở rừng thông và bờ biển.
-Ở tầng cao của khí quyển : O3 được tạo thành từ O2 do ảnh
hưởng của tia cực tím (UV) hoặc sự phóng điện trong cơn
giông.
3 O2 UV 2 O3
O3 hấp thụ tia tử ngoại, tạo thành tầng ozon bảo vệ sinh vật
trên trái đất.
O3 UV O2 + O•
Sự hình thành O3
Trên tầng cao của khí quyển
3 O2 UV 2 O3 Trên mặt đất
Sự oxi hóa một số hợp chất hữu cơ O3
Rong biển
Nhựa thông
www.themegallery.com
1
UV
O2
O
OO2
O
O3 O3
CREATION
Photodissociation
h O3
UV
O2
O
O3
O
O2 O2
Photodissociation
O2 + U.V. O + O
O2 + O O3
O3 + U.V. O2 + O
O3 + O 2 O2
BILAN : 3 O2 2 O3 BILAN : 2 O3 3 O2
Cứ mười triệu phân tử không
khí thì có 3 phân tử ozon.
Tầng ozon hiện nay đang bị
thủng, gây ra những ảnh hưởng
xấu.
Lớp ozone-tầng bình lưu
Tác động xấu của việc giảm nồng độ ozon ở lớp
ozon:
Tăng tỉ lệ mắc bệnh ung thư da do tia UV có thể
phá hủy ADN
Tăng bệnh đục nhân mắt và sạm da.
Ức chế hệ miễn dịch của SV
Tác động bất lợi lên vụ mùa và động vật.
Giảm sự tăng trưởng của TV phù du ở các đại
dương.
Làm mát tầng bình lưu và có thể ảnh hưởng đến
khí hậu ở bề mặt trái đất.
Nguyên nhân làm suy giảm hàm
lượng O3 ở tầng bình lưu: CFC’s
Được sản xuất đầu tiên bởi General Motors
Corporation, 1928, CFCs được dùng để thay cho
chất làm lạnh NH3
Làm chất nổ đẩy trong các bình phun
Thiết bị làm sạch hàng điện tử, chất khử trùng
dụng cụ bệnh viện
Làm chất tạo bọt.
Có thể sản xuất với giá rẻ, và là hợp chất ổn định, đến 200 năm trong KQ.
Năm 1988, khoảng 320.000 tấn CFCs được dùng
trên toàn thế giới.
www.themegallery.com
Lỗ thủng tầng Ozon
Năm 1996, quy định của thế
giới không được sử dụng CFCs
nhưng lỗ thủng tầng ozon vẫn tăng
và chưa thể phục hồi, khi mà một
phân tử clo có thể phá hủy hàng
ngàn phân tử ozon.
Tầng ozon bị phá hủy sẽ
không ngăn chặn được tia cực
tím,nó sẽ chiếu trực tiếp xuống
trái đất gây ra bệnh cho sinh vật,
làm cho người mắc các bệnh về
mắt và da.
Tuy nhiên, ở tầng thấp, ozon
lại là khí gây ra ô nhiễm khi nồng
độ cao.
Giải pháp
GV cho HS xem đoạn phim
kể về câu chuyện của cậu bé phân
tử ozon tên là Ozzy, từ đó cho HS
rút ra kết luận về các nguyên nhân
suy giảm tầng ozon và đưa ra giải
pháp.
Giải pháp
Hạn chế và có biện pháp xử lý khí
thải, cấm sản xuất CFC.(chất sinh hàn
được dùng trong tủ lạnh,máy điều
hoà.)
Đưa O3 nhân tạo lên khí quyển bù đắp lỗ thủng tầng ozon.
www.themegallery.com
Tại sao nồng độ ozon > 10-6% theo thể
tích sẽ gây độc hại với con người.
Trả lời:
-Do Ozon có tính oxi hoá mạnh nên với nồng độ
lớn.ozon sẽ tác dụng với tế bào trong cơ thể ,gây ảnh
hưởng đến sức khoẻ con người.
-Ở tầng thấp,O3 là chất gây ô nhiễm, nó cùng với
những hợp chất oxit nitơ gây nên mù quang hoá.
( gây đau cơ bắp,mũi,cuống họng,là nguồn gốc của
bệnh khó thở.)
-Ozon là chất gây hiệu ứng nhà kính .
Vai trò gây nên hiệu ứng nhà kính của các
chất khí được xếp theo thứ tự:
CO2, CFC, CH4, O3, NO2.
Theo tính toán: nồng độ CO2 tăng gấp đôi thì
nhiệt độ TĐ
tăng lên khoảng 3oC.
Nồng độ O3 trong khí quyển
tăng lên 2 lần thì nhiệt độ mặt
đất tăng thêm 10C.
Hiệu ứng nhà kính
Khói mù quang hóa mang tính oxi hóa
rất cao.
Khói có màu nâu, gây tác hại cho
mắt và phổi, làm gẫy cao su và phá
hoại đời sống thực vật.
Khói mù quang hóa
5. Củng cố:
1.So sánh tính chất hóa học của O3 và H2O2 có gì giống và khác nhau?Vì sao có sự giống
và khác nhau đó.
2. Bằng cách nào để phân biệt được O2 và O3.
3. Những kiến thức môi trường mà các em nắm được.
6. Dặn dò:
Về nhà học bài, làm hết bài tập bài Ozon và hiđropeoxit trang 155-156/ SGK.
Chuẩn bị trước bài Lưu Huỳnh.
2.4.3. Hợp chất có oxi của lưu huỳnh – Bài 45 Hóa học 10 Nâng cao
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức:
- Học sinh biết: cấu tạo phân tử, tính chất vật lý của SO2, SO3, và H2SO4. Biết các giai đoạn
sản xuất axit sunfuric trong công nghiệp và biết cách nhận biết ion 2-4SO
- Học sinh hiểu: từ tác hại của chất với môi trường suy ra tính chất hóa học của chất.
- Học sinh vận dụng: viết các phản ứng hóa học minh họa cho tính chất của SO2 và SO3 và
H2SO4
2. Về kỹ năng: Học sinh thực hiện thí nghiệm, quan sát, giải thích thí nghiệm và rút ra tính
chất hóa học tương ứng cho chất, đặc biệt là H2SO4
3. Về nhận thức:
- Học sinh có khái niệm về mưa axit và hình thành ý thức sản xuất hạn chế khí thải gây mưa
axit.
- Học sinh biết quy trình sản xuất axit sunfuric và đề xuất phương pháp hạn chế khí thải trong
quy trình điều chế.
II. CHUẨN BỊ
- Phim minh họa tác hại của mưa axit
- Tranh ảnh minh họa tác hại của mưa axit và nguồn phát sinh các chất tạo mưa axit.
- Giáo án lồng ghép nội dung hóa học môi trường.
- Vị trí lồng ghép: nghiên cứu tính chất hóa học của chất.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
A. LƯU HUỲNH ĐIOXIT (SO2)
1. Cấu tạo phân tử
GV gọi học sinh lên bảng viết lại CTCT của phân tử SO2 như đã học ở chương 3.
GV lưu ý học sinh: liên kết trong phân tử SO2 là liên kết cộng hóa trị có cực; lưu huỳnh có số
oxi hóa – 2 trong SO2.
2. Tính chất vật lý
HS tìm hiểu trong SGK và rút ra tính chất vật lý của SO2
3. Tính chất hóa học
a. Lưu huỳnh đioxit là oxit axit (lồng ghép nội dung giáo dục môi trường)
GV cho học sinh xem một số hình ảnh sau:
GV hướng dẫn học sinh quan sát: trong hai bức ảnh trên, bề mặt tượng bị bào mòn. Tượng
được đúc từ các muối vô cơ có nguồn gốc từ CaCO3 và CaSO4, từ đó có thể suy ra tính chất hóa học
của SO2 là tính chất gì?
Yêu cầu đối với học sinh: trả lời được SO2 là oxit axit, dung dịch của nó có tính axit
Học sinh lên bảng viết các phương trình phản ứng chứng tỏ lưu huỳnh đioxit là oxit axit
b. Lưu huỳnh đioxit là chất khử và là chất oxi hóa
4. Lưu huỳnh đioxit – chất gây ô nhiễm (lồng ghép nội dung giáo dục môi trường)
Giáo viên giới thiệu các nguồn phát sinh SO2 và các chất gây mưa axit khác
- Khí thải sinh hoạt (xem hình minh họa)
- Đốt than, dầu, khí đốt (xem hình minh họa)
- Đốt quặng sắt, luyện gang (xem hình minh họa)
- Công nghiệp sản xuất hóa chất (xem hình minh họa)
- Hoạt động của núi lửa (xem hình minh họa)
- SO2 dùng tẩy trắng một số sản phẩm trong công nghiệp chế biến thực phẩm: đường mía, hoa
quả sấy khô…… dư lượng SO2 có thể gây độc cho cơ thể. Chú ý: cần kiểm soát dư lượng SO2
trong thực phẩm.
GV đưa ra một vấn đề lớn: NHỮNG KHÍ THẢI TRÊN CÓ TÁC HẠI GÌ? MÔI TRƯỜNG BỊ
ẢNH HƯỚNG RA SAO?
GV cho học sinh xem tranh
HS phát biểu: các khí trên tập trung trên bầu khí quyển, kết hợp với hơi nước tạo mưa axit,
mưa axit bào mòn các bức tượng như đã được xem trong phần tính chtấ hóa học.
GV thuyết trình: ngoài ra, mưa axit còn ảnh hưởng đến các công trình công cộng, tài nguyên
môi trường, ảnh hưởng đến nguồn nước, và ảnh hưởng trực tiếp đến con người như mắt, da…..
GV kết luận: hiện tượng mưa axit là một mối nguy hại lớn cho môi trường sống của con
người, nên hạn chế lượng khí thải bằng cách hạn chế sử dụng phương tiện di chuyển cá nhân, xử lý
tốt khí thải nhà máy……
B. LƯU HUỲNH TRIOXIT (SO3)
C. AXIT SUNFURIC
2.4.4. Phân bón hóa học – Bài 16 Hóa học 11 Nâng cao
BÀI 16. PHÂN BÓN HÓA HỌC (1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Học sinh có khái niệm về phân bón và các loại phân bón hóa học chính đang được sử dụng.
- Học sinh biết thành phần chính của mỗi loại phân bón.
- Học sinh hiểu vai trò của từng loại phân bón đối với cây trồng.
- Học sinh biết về một số phân phức hợp đang được sử dụng.
2. Kỹ năng:
- Phân biệt sơ bộ từng loại phân bón bằng phương pháp vật lý.
- Liên hệ thực tế liên quan đến việc sử dụng phân bón
Ý thức sử dụng phân bón thích hợp và đủ liều lượng.
Hiểu rõ ảnh hưởng của phân bón đến độ chua – kiềm của đất.
Biết ảnh hưởng của dư lượng phân bón đến môi trường sống và sức khỏe con người.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp trực quan.
- Thuyết trình.
III. TRỌNG TÂM BÀI HỌC
- Vai trò của mỗi loại phân bón đối với cây trồng.
- Ảnh hưởng của dư lượng phân bón đến môi trường.
IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Giáo viên:
Mẫu phân bón các loại (mỗi loại phân bón chuẩn bị 8 mẫu, có dán nhãn)
Hình ảnh một số loại phân bón không chuẩn bị được mẫu.
Hình ảnh một số nhà máy sản xuất phân bón
Hình ảnh minh họa cho tác hại của việc sử dụng dư lượng phân bón.
Học sinh:
Ôn tập kiến thức về phản ứng thủy phân
Chú ý tính tan của muối photphat
V. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: Hoàn thành chuỗi phản ứng sau
Ca3(PO4)2 → P → PH3 → P2O5 → H3PO4 → Na3PO4 → Ag3PO4
- Gọi 2 học sinh lên bảng cùng làm.
- Cho học sinh khác của lớp nhận xét. GV nhận xét sau cùng, đánh giá và cho điểm.
2. Bài mới
Vào bài: bằng phương pháp phân tích hóa học, ta biết cây trồng được cấu tạo bởi gần 60
nguyên tố.
- Cây lấy C từ CO2 trong không khí thông qua hoạt động quang hợp
- Cây lấy N, P, K, Mg, Ca, S, ….và rất ít Fe, Cu, Zn.. nhờ rễ hút nước từ đất.
đất ngày càng nghèo các nguyên tố này cần phải bón phân cho đất, vì phân bón quan
trọng như thế nên nông dân mới thuộc lòng câu “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”.
Hoạt động 1: Giới thiệu tổng quan
Giáo viên đưa ra khái niệm mới: “Phân bón hóa học là những hóa chất có chứa các nguyên tố
dinh dưỡng, được bón cho cây nhằm nâng cao năng suất cây trồng.
Giáo viên giới thiệu: có 3 loại phân bón hóa học chính là phân đạm, phân lâ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 90279LVHHPPDH039.pdf