Tài liệu Luận văn Giảm chi phí kinh doanh của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không: Luận văn
Giảm chi phí kinh doanh của
Công ty cổ phần xuất nhập
khẩu Hàng không
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, dưới áp lực ngày càng tăng lên một cách mạnh
mẽ của cạnh tranh, của một nền kinh tế dư thừa hàng hoá thì bán hàng giống như:
“Một bước nhảy nguy hiểm chết người” sẽ trở nên phức tạp hơn với độ rủi ro cao
hơn. Để tiêu thụ được hàng hóa trong điều kiện có nhiều doanh nghiệp cùng bán các
sản phẩm tương tự đòi hỏi doanh nghiệp phải kinh doanh những sản phẩm phù hợp
với nhu cầu của khách hàng, chất lượng tốt, và giá cả cạnh tranh.
Lợi nhuận luôn được coi là một đối tượng được tìm kiếm, là mục tiêu trước
mắt, lâu dài và thường xuyên của kinh doanh thương mại cũng như các hoạt động
kinh doanh khác. Lợi nhuận là khoản dôi ra khi so sánh giữa doanh thu và chi phí
kinh doanh. Muốn có lợi nhuận thì doanh nghiệp phải bán được hàng, phải có thị
trường, có khách hàng và đặc biệt là phải giảm được các khoản chi phí kinh doanh
không cần thiết đến mức t...
85 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1195 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Giảm chi phí kinh doanh của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Giảm chi phí kinh doanh của
Công ty cổ phần xuất nhập
khẩu Hàng không
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, dưới áp lực ngày càng tăng lên một cách mạnh
mẽ của cạnh tranh, của một nền kinh tế dư thừa hàng hoá thì bán hàng giống như:
“Một bước nhảy nguy hiểm chết người” sẽ trở nên phức tạp hơn với độ rủi ro cao
hơn. Để tiêu thụ được hàng hóa trong điều kiện có nhiều doanh nghiệp cùng bán các
sản phẩm tương tự đòi hỏi doanh nghiệp phải kinh doanh những sản phẩm phù hợp
với nhu cầu của khách hàng, chất lượng tốt, và giá cả cạnh tranh.
Lợi nhuận luôn được coi là một đối tượng được tìm kiếm, là mục tiêu trước
mắt, lâu dài và thường xuyên của kinh doanh thương mại cũng như các hoạt động
kinh doanh khác. Lợi nhuận là khoản dôi ra khi so sánh giữa doanh thu và chi phí
kinh doanh. Muốn có lợi nhuận thì doanh nghiệp phải bán được hàng, phải có thị
trường, có khách hàng và đặc biệt là phải giảm được các khoản chi phí kinh doanh
không cần thiết đến mức tối thiểu. Để tiến hành hoạt động kinh doanh thương mại,
doanh nghiệp cần phải chi phí kinh doanh: Có chi mới có thu. Chi phí kinh doanh
trở thành một bộ phận quan trọng và không thể thiếu được của mọi quá trình kinh
doanh, đó là các khoản chi phí bắt đầu từ việc tạo nguồn mua hàng, đến chi phí lưu
thông, chi cho nộp thuế và bảo hiểm
Sau một thời gian thực tập và tìm hiểu về Công ty cổ phần xuất nhập khẩu
Hàng không, em thấy chi phí kinh doanh chiếm một tỷ trọng rất lớn so với doanh số
bán ra của Công ty, điều này làm cho lợi nhuận của Công ty giảm xuống một cách
rõ rệt. Vì vậy em quyết định chọn đề tài: “Giảm chi phí kinh doanh của Công ty cổ
phần xuất nhập khẩu Hàng không”. Thông qua đề tài này, em muốn đi sâu tìm
hiểu nguyên nhân tại sao chi phí kinh doanh của Công ty cao đến vậy và tìm ra các
biện pháp để cắt giảm chi phí đến mức thấp nhất nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài nghiên cứu được
kết cấu thành 3 chương:
Chương I:Những cơ sở về giảm chi phí kinh doanh của Công ty cổ phần xuất
nhập khẩu Hàng không.
Chương II: Thực trạng chi phí kinh doanh của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu
Hàng không.
Chương III: Một số kiến nghị và biện pháp để giảm chi phí kinh doanh của
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không.
CHƯƠNG I
NHỮNG CƠ SỞ VỀ GIẢM CHI PHÍ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG KHÔNG
1.1 Chi phí kinh doanh và giảm chi phí kinh doanh của Công ty cổ
phần xuất nhập khẩu Hàng không
1.1.1 Khái niện và phân loại chi phí kinh doanh
1.1.1.1 Khái niệm chi phí kinh doanh
Bất kì một doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh
đều phải so sánh kết quả giữa doanh thu kinh doanh và chi phí kinh doanh để xem
hoạt động sản xuất kinh doanh của mình có thu được hiệu quả hay không? Doanh
thu và chi phí kinh doanh chính là hai yếu tố cơ bản để cấu thành nên lợi nhuận,
quyết định sự sống còn của một công ty. Doanh thu tăng, chi phí không đổi hoặc
giảm xuống sẽ làm tăng lợi nhuận. Công việc của một nhà quản trị kinh doanh
thương mại không những làm tăng doanh thu mà còn phải làm giảm chi phí bình
quân trên mỗi đơn vị sản phẩm.
Vậy chi phí kinh doanh của doanh nghiệp thương mại là gì? Chi phí kinh
doanh được hiểu như thế nào để ta có thể nắm bắt được bản chất của nó, từ đó tìm
ra những biện pháp tích cực và hữu hiệu giảm chi phí cho doanh nghiệp.
“Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp thương mại là tất cả các khoản chi phí
từ khi mua hàng cho đến khi bán hàng và bảo hành hàng hoá cho khách hàng trong
một khoảng thời gian nhất định”. Thực chất, chi phí kinh doanh là các khoản chi phí
về lao động sống và lao động vật hoá biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp thương
mại đã chi ra để mua bán hàng hoá dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định.
Đối với doanh nghiệp thương mại, kết quả và hiệu quả của hoạt động kinh doanh
gắn liền với chi phí kinh doanh và quản trị chi phí kinh doanh. Khi chi phí biên lớn
hơn doanh thu thì doanh nghiệp thương mại không những không có lợi nhuận mà
còn bị lỗ vốn nữa. Do vậy, chi phí kinh doanh luôn là sự quam tâm của cả doanh
nghiệp và giảm chi phí kinh doanh là một trong những vấn đề chủ yếu nhất của
quản trị kinh doanh của doanh nghiệp thương mại.
1.1.1.2 Phân loại chi phí kinh doanh
Có rất nhiều cách để phân loại chi phí kinh doanh khác nhau và theo mỗi tiêu
chí ta lại có những loại chi phí kinh doanh riêng.
i) Theo sự phụ thuộc vào tổng mức lưu chuyển có:
- Chi phí kinh doanh cố định (gọi tắt là định phí) là các khoản chi phí không
biến đổi hoặc ít biến đổi khi tổng mức lưu chuyển của doanh nghiệp thương mại
tăng lên hay giảm xuống. Đó là các khoản như: Chi phí tiền lương cho giám đốc đã
thuê trong hợp đồng, chi phí khấu hao nhà kho, cửa hàng, tiền trả lãi vay, chi phí
quản lí.
- Chi phí kinh doanh biến đổi (gọi là biến phí) là các khoản chi phí kinh doanh
tăng lên hay giảm xuống khi tổng mức lưu chuyển tăng lên hay giảm xuống. Chi phí
kinh doanh biến đổi tỷ lệ thuận với khối lượng vật tư hàng hoá mua vào bán ra, giá
cả vật tư hàng hoá và dịch vụ trên thị trường. Chi phí này bao gồm: Chi phí mua
hàng; chi phí vận tải, bốc dỡ hàng hoá; chi phí bảo quản; chi phí bán hàng…
ii) Theo mức chi phí và tiến trình thực hiện chi phí
- Chi phí bình quân: là số tiền chi phí tính cho một đơn vị hàng hóa bán ra trung
bình
- Chi phí biên: là mức tăng tổng chi phí khi khối lượng hàng hoá hoặc dịch vụ
bán ra tăng thêm một đơn vị
iii) Theo chi phí kế toán và chi phí kinh tế
- Chi phí kế toán: là cho phí được ghi chép những khoản chi phí bằng tiền theo
thời gian lúc chi phí và các khoản chi phí tính toán bằng tiền. Chi phí kế toán bao
gồm các chi phí từ khi mua hàng cho đến khi bán hàng được ghi chép rõ ràng, có
thể kiểm tra, kiểm soát được bằng các hoá đơn, chứng từ, sổ sách kế toán.
- Chi phí kinh tế (hay còn gọi là chi phí cơ hội): là các khoản chi phí bị mất đi
do không sử dụng các nguồn lực như vốn, lao động, công nghệ theo phương thức sử
dụng tốt nhất. Chi phí kinh tế là chi phí lựa chọn trong việc sử dụng các nguồn lực
trong hoạt động kinh doanh. Sử dụng chi phí cơ hội có thể giúp cho nhà kinh doanh
lựa chọn và đánh giá việc lựa chọn sử dụng các nguồn lực tốt nhất.
Ngoài ba cách phân loại nêu trên, các doanh nghiệp thương mại còn phân loại
chi phí kinh doanh theo các yếu tố của chi phí như: Chi phí lao động quá khứ, chi
phí lao động sống, chi phí lãi vay, chi phí cho khoa học công nghệ, bí quyết kĩ thuật
kinh doanh và các khoản thiệt hại khác…Sự phân chia chi phí kinh doanh luôn phụ
thuộc vào hình thức và mục tiêu của cả hệ thống tính toán doanh nghiệp. Đương
nhiên sự phân chia này phải chú ý đến tính thống nhất giữa quản trị chi phí kinh
doanh và kế toán tài chính. Một sự phân chia khoa học chi phí kinh doanh phát sinh
phải dẫn đến kết quả là ít hao phí nhất mà vẫn đảm bảo hiệu qủa.
1.1.2 Sự cần thiết và ý nghĩa của giảm chi phí kinh doanh của Công ty cổ
phần xuất nhập khẩu Hàng không
1.1.2.1 Sự cần thiết phải giảm chi phí kinh doanh
Trong điều kiện nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, kế hoạch được xây dựng
tập trung thống nhất trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân và được đưa xuống
cụ thể hoá ở cấp xí nghiệp.Việc phân phối nguồn lực sản xuất (nhân lực, thiết bị, vật
tư, tài chính), việc tiêu thụ sản phẩm cũng như việc sử dụng các công cụ, đòn bẩy
kinh tế khác như giá cả, lợi nhuận, tiền lương, tiền thưởng đều tuân theo nguyên tắc
tập trung thống nhất trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Dưới cơ chế này, thực chất
xí nghiệp chỉ là một cấp thực hiện kế hoạch, bộ máy xí nghiệp có nhiệm vụ chỉ huy
xí nghiệp thực hiện kế hoạch Nhà nước giao cho. Vì thế nhu cầu về thông tin kinh tế
cấp xí nghiệp chủ yếu là nhu cầu thông tin hướng ngoại: Cung cấp các thông tin
kinh tế theo yêu cầu của cấp trên xí nghiệp để các cơ quan quản lý cấp trên xí
nghiệp ra các quyết định cần thiết. Do cách tổ chức thông tin kinh tế như vậy mà ở
các xí nghiệp hoạt động trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp chỉ tồn tại
công tác kế toán tài chính với đặc trưng cơ bản là do Nhà nước quy định theo một
cách thống nhất và mang tính bắt buộc với mọi xí nghiệp. Vì vậy vấn đề chi phí
chưa được coi trọng một cách đúng mức.
Trong cơ chế kinh tế mới: Cơ chế của nền kinh tế thị trường, khi sự cạnh
tranh ngày càng trở nên khốc liệt quyết định đến sự sống còn của mỗi doanh nghiệp
thì nhu cầu thông tin là cơ sở để các nhà quản trị ra các quyết đinh kinh tế. Khi đó,
nhu cầu thông tin bên ngoài vẫn rất cần thiết.
Trước hết nó phục vụ cho công tác quản lý vĩ mô của Nhà nước - tức là
thông tin cung cấp cho các cơ quan quản lý Nhà nước. Các thông tin này phải đảm
bảo tính thống nhất, do vậy nó phải được quy định thống nhất phù hợp với các yêu
cầu quản lí vĩ mô và đảm bảo tính “kiểm tra” được của các cơ quan kiểm tra, đặc
biệt là kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Bên cạnh đó, còn nhiều đơn vị, cá
nhân khác cũng cần và có quyền đòi hỏi doanh nghiệp phải có nghĩa vụ cung cấp
thông tin cho họ để họ biết được, kiểm tra được thực tế hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp và từ đó có các quyết định cần thiết liên quan đến lợi ích kinh tế của
họ trong mối quan hệ với doanh nghiệp. Đối tượng nằm trong số này trước hết phải
kể đến những người chủ sở hữu doanh nghiệp, những người chủ nợ, khách hàng,
công đoàn doanh nghiệp với tư cách là người đại diện cho lợi ích của công nhân,
viên chức,….cũng có yêu cầu và có quyền được pháp luật bảo đảm về việc doanh
nghiệp phải cung cấp cho họ các thông tin cần thiết đã nói ở trên. Đây là điều kiện
để đảm bảo kinh doanh phải đúng pháp luật và quyền lợi kinh tế của mọi đối tượng
kinh doanh, phải được đảm bảo bằng pháp luật.
Mặt khác, khi chuyển sang cơ chế kinh tế mới, mỗi doanh nghiệp dù là
doanh nghiệp Nhà nước hay ngoài quốc doanh đều là đơn vị kinh tế độc lập, mọi
doanh nghiệp đều phải tự quyết định kế hoạch kinh tế của mình trên cơ sở nắm bắt
nhu cầu thị trường và hiểu thật rõ năng lực của bản thân doanh nghiệp. Thực chất
của hoạt động quản trị doanh nghiệp là quá trình chuẩn bị và ra các quyết định quản
trị phù hợp nhất với mục tiêu đặt ra. Để làm được điều hày không thể thiếu được
các thông tin về chi phí kinh doanh của cả quá trình xảy ra trong quá khứ và hiện tại
do quản trị chi phí kinh doanh chuẩn bị và cung cấp.
Nghiên cứu và xem xét chi phí kinh doanh để quản trị chi phí kinh doanh
giúp nhà quản trị doanh nghiệp điều khiển các quá trình kết hợp các yếu tố kinh
doanh thực hiện mục tiêu với thời hạn ngắn nhất, gạt bỏ nhanh nhất những khuynh
hướng phát triển không mong muốn và từ đó có thể “lái” quá trình kết hợp các yếu
tố trở lại theo quỹ đạo kế hoạch đã vạch.
1.1.2.2 Ý nghĩa của việc giảm chi phí kinh doanh
Từ sự cần thiết của việc giảm chi phí kinh doanh thì ý nghĩa của giảm chi phí
kinh doanh là gì? Như ta đã biết một công thức chung làm kim chỉ nam dẫn đường
cho mọi doanh nghiệp là:
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí
Khi doanh thu không đổi, chi phí kinh doanh giảm sẽ làm cho lợi nhuận tăng
lên. Lợi nhuận vốn là vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp. Đó là bề mặt nổi mà
ta có thể nhìn thấy trực tiếp được. Còn ẩn sau việc giảm chi phí kinh doanh là gì?
Đó là một phương pháp quản trị chi phí kinh doanh sáng tạo và có khoa học.
Giảm chi phí kinh doanh tức là đã nghiên cứu thị trường, khách hàng, đối tác
một cách chính xác để có một khối lượng hàng hoá mua vào đúng, đủ, phù hợp với
nhu cầu, giảm tối đa hàng hoá tồn kho.
Giảm chi phí kinh doanh tức là đã tổ chức vận tải, bốc dỡ, bảo quản thu mua,
tiêu thụ, chi phí hao hụt, chi phí quản lý hàng chính một cách có khoa học, tránh
lãng phí không cần thiết.
Giảm chi phí kinh doanh tức là đã sử dụng nguồn nhân lực một cách có hiệu
quả, đúng người đúng việc, phát huy được sở trường của mỗi cá nhân từ đó ghóp
phần nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời sống người lao động.
Xét trên tầm vĩ mô: Giảm chi phí kinh doanh sẽ tránh được sự lãng phí
nguồn lực cho xã hội, cho đất nước. Bởi nguồn lực về vốn, con người và công nghệ
không phải là vô hạn ma có giới hạn.
Giảm chi phí kinh doanh còn thể hiện trình độ phát triển của mỗi quốc gia
trong việc sử dụng và quản lý nguồn lực để tạo ra của cải vật chất cho quốc gia đó.
Muốn làm được điều này thì bộ máy quản trị doanh nghiệp cần có các thông tin
kinh tế bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Chất lượng của các quyết định quản
trị doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào số lượng và chất lượng của các thông tin
kinh tế mà bộ máy quản trị có trong tay.
Thông tin kinh tế bao gồm thông tin bên ngoài doanh nghiệp và thông tin bên
trong doanh nghiệp. Thông tin bên ngoài hay còn gọi là thông tin về môi trường
kinh doanh như môi trường chính trị, pháp luật, môi trường kỹ thuật công nghệ,
điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng… Các thông tin này có được từ việc thu thập các
thông tin công bố và thông qua công tác nghiên cứu thị trường. Thông tin bên trong
là các thông tin nội bộ doanh nghiệp như mặt hàng kinh doanh, hoạt động
Marketing, yếu tố về tài chính, thương hiệu …Đây là những yếu tố doanh nghiệp có
thể kiểm soát được.Các thông tin bên trong hoàn toàn do doanh nghiệp tự tổ chức
thu thập, xử lý, lưu trữ cũng như đưa vào sử dụng.Quản trị chi phí kinh doanh là
công cụ chủ yếu cung cấp các thông tin kinh tế bên trong cho bộ máy quản trị doanh
nghiệp, làm cơ sở cho việc ra các quyết định và là một công cụ không thể thiếu
được của quản trị kinh doanh. Do vậy quản trị chi phí kinh doanh được tổ chức
nhằm thoả mãn các nhu cầu thông tin bên trong doanh nghiệp nên nó không mang
tính bắt buộc. Nhờ có quản trị chi phí kinh doanh mà toàn bộ các giá trị hao phí
được tập hợp và hạch toán không phụ thuộc vào việc chúng có gắn liền với các
dòng vận động tiền tệ hay không và cũng không phụ thuộc vào việc liệu có dẫn đến
giá trị chi phí tài chính tương đương hay không? Nhờ đó các thông tin chi phí kinh
doanh khác nhau được tập hợp,chế biến, lưu trữ và tiếp tục đưa vào sử dụng cho
nhiều mục đích khác nhau.
Quản trị chi phí kinh doanh để kế hoạch hoá, để điều khiển có kết quả và
hiệu quả các quá trình kinh tế diễn ra, bộ máy quản trị doanh nghiệp phải luôn tìm
cách để xác định được quá trình kinh doanh của doanh nghiệp có thể và cần phải
diễn ra trong tương lai như thế nào?
1.2 Nội dung chi phí kinh doanh của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu
Hàng không
1.2.1 Chi phí mua hàng
Chi phí mua hàng là khoản tiền mà doanh nghiệp thương mại phải chi trả cho
các đơn vị nguồn hàng về số lượng hàng đã mua. Khoản chi phí này phụ thuộc vào
khối lượng, cơ cấu hàng hoá đã mua và đơn giá của một đơn vị hàng hoá. Chi phí
mua hàng là khoản chi lớn nhất của kinh doanh của doanh nghiệp thương mại. Nó
hình thành nên khối lượng và cơ cấu hàng hoá dự trữ ở doanh nghiệp thương mại.
Nguồn tiền để trả cho chi phí mua hàng là vốn lưu động của doanh nghiệp thương
mại, ngoài ra doanh nghiệp còn phải huy động một phần đáng kể từ vốn vay hoặc
vốn ứng trước của đơn vị nguồn hàng, bạn hàng hoặc khách hàng.
Cùng một loại hàng hoá nhưng có nhiều mẫu mã, giá cả, chất lượng khác
nhau, cần phải lựa chọn mặt hàng có chất lượng tốt, thương hiệu nổi tiếng, ưu thế về
tính năng, công dụng hoặc tiêu hao nhiên liệu, hiện đại phù hợp với xu thế tiêu dùng
của khách hàng (còn gọi là theo mốt). Bởi vì đối với doanh nghiệp thương mại việc
lựa chọn nguồn hàng phải đảm bảo hàng mua bán được trên thị trường hiện tại.
Quyết định mua hàng của doanh nghiệp thương mại là đơn giá hàng mua
cộng với các chi phí ước tính: chi phí về lưu thông, thuế, và lãi vay ngân hàng so
với giá ở thị trường bán phải có lãi. Mức lãi cao hay thấp tuỳ thuộc vào sự chênh
lệch giữa giá mua và giá bán, khối lượng hàng mua, nhu cầu thị trường và nguồn
cung ứng cũng như đối thủ cạnh tranh. Trong cơ chế thị trường, sự biến động giá cả
hàng mua theo nhu cầu của thị trường và mức khan hiếm của nguồn hàng. Do vậy,
doanh nghiệp thương mại cần liên tục theo dõi động thái giá cả và xu hướng giá cả
của nguồn hàng để từ đó có chiến lược nguồn hàng, đa dạng hóa nguồn hàng… để
doanh nghiệp thương mại luôn ổn định nguồn hàng, hạn chế đến mức tối đa sự
“chông chênh” của nguồn hàng và lực lượng dự trữ mỏng ở doanh nghiệp thương
mại.
Đối với doanh nghiệp thương mại việc tạo nguồn và mua hàng là khâu đầu
tiên của quá trình kinh doanh. Mục đích của tạo nguồn và mua hàng là để có được
nguồn hàng chắc chắn, ổn định, phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Nội dung của
chi phí tạo nguồn và mua hàng bao gồm những điểm chính sau đây.
1.2.1.1 Chi phí nghiên cứu nhu cầu mặt hàng của khách hàng
Nhu cầu của con người vô cùng đa dạng và phong phú, nhiệm vụ của nhà
quản trị doanh nghiệp thương mại là phải phát hiện ra nhu cầu có khả năng thanh
toán được và đáp ứng nhu cầu đó. Nghiên cứu nhu cầu mặt hàng của khách hàng về
quy cách, cỡ loại, số lượng, trọng lượng, màu sắc, thời gian, địa điểm bán hàng, giá
cả hàng hoá, dịch vụ là vấn đề đầu tiên và hết sức quan trọng với doanh nghiệp
thương mại. Bộ phận tạo nguồn và mua hàng ở doanh nghiệp phải nắm được loại
hàng hoá của mình thoả mãn nhu cầu khách hàng nào, khối lượng, chất lượng mà
khách hàng cần, thời gian, địa điểm cần. Điều cũng quan trọng không kém khi
doanh nghiệp thương mại nghiên cứu nhu cầu mặt hàng của khách hàng đó là tính
tiên tiến của mặt hàng doanh nghiệp cung cấp và xu hướng của khách hàng đối với
mặt hàng mà doanh nghiệp thương mại đang kinh doanh. Các mặt hàng tiên tiến
hơn, hiện đại hơn và cả hàng thay thế cũng như sự đáp ứng nhu cầu trên thị trường
của các đối thủ cạnh tranh… chỉ nắm chắc được các thông tin trên thì việc tạo
nguồn và mua hàng mới tránh được sai lầm, khắc phục được hiện tượng lạc hậu về
công nghệ và kiểu dáng, hàng bị ứ đọng, chậm tiêu thụ, giá cao không bán được,
không đáp ứng đúng thời gian, đúng địa điểm…
Trong giai đoạn này, việc thu thập thông tin từ khách hàng, từ thị trường là
công cụ để giúp các nhà quản trị doang nghiệp ra quyết định kinh doanh, chi phí
cho việc điều tra nghiên cứu khách hàng, mặt hàng, chi phí cho việc thu thập, xử
lý dữ liệu, chi phí nhân lực, quản lý là rất lớn.
1.2.1.2 Chi phí để nghiên cứu thị trường nguồn hàng
Nguồn hàng của doanh nghiệp thương mại là do các doanh nghiệp sản xuất
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các trang trại, hộ gia đình, hợp tác xã… sản xuất
ra. Tuỳ theo mặt hàng mà doanh nghiệp thương mại kinh doanh là mặt hàng tư liệu
sản xuất hay mặt hàng tư liệu tiêu dùng, hình thức là chuyên doanh hay tổng hợp
mà doanh nghiệp thương mại phải tìm nguồn hàng từ các doanh nghiệp sản xuất
mặt hàng trong nước hoặc nhập khẩu từ nước ngoài.
Tiến hành nghiên cứu thị trường nguồn hàng, doanh nghiệp thương mại với
mục đích nắm được khả năng của các nguồn cung ứng loại hàng về số lượng, chất
lượng, địa điểm của đơn vị nguồn hàng. Doanh nghiệp thương mại cũng cần nghiên
cứu xác định doanh nghiệp nguồn hàng là người trực tiếp sản xuất kinh doanh hay
là doanh nghiệp trung gian, địa chỉ, nguồn hàng, khả năng sản xuất và cả chính
sách tiêu thụ hàng hoá của các đơn vị nguồn hàng. Cần đặc biệt chú ý đến chất
lượng hàng hoá, tính tiên tiến của mặt hàng, giá cả, thời hạn giao hàng, phương
thức giao nhận, kiểm tra chất lượng, bao gói, vận chuyển… và phương thức thanh
toán. Với nguồn hàn sản xuất trong nước, cần phải đến tận nơi kiểm tra kiểm tra về
tính xác thực, uy tín, chất lượng của loại hàng và chủ hàng. Với nguồn hàng nhập
khẩu, cần thông qua các thương vụ, tham tán thương mại, các tổ chức hỗ trợ thương
mại của Việt Nam ở trong nước cũng như nước ngoài.
Sau khi tiến hành nghiên cứu về bạn hàng, doanh nghiệp thương mại sẽ ra
quyết định lựa chọn bạn hàng. Quyết định chọn bạn hàng sẽ ảnh hưởng đến sự ổn
định và chắc chắn của nguồn hàng. Doanh nghiệp thương mại có những bạn hàng
tin cậy, thiết lập được mối quan hệ truyền thống, trực tiếp và lâu dài để từ đó có
một nguồn hàng chất lượng, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, tạo uy tín
cho doanh nghiệp thương mại với khách hàng của mình. Có nhiều phương pháp
nghiên cứu thị trường nguồn hàng, đặc biệt là nguồn hàng mới. Thông qua khảo sát
thực tế, thông qua hội trợ, triển lãm thương mại, thông qua internet, thông qua
quảng cáo, xúc tiến thương mại, thông qua xác trung tâm giới thiệu hàng hoá, các
báo, tạp chí chuyên ngành…
1.2.1.3 Chi phí cho việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá
Đó là các chi phí giao dịch, kí kết hợp đồng. Sau khi đã chọn được đối tác
phù hợp với yêu cầu và điều kiện của doanh nghiệp thương mại thì doanh nghiệp sẽ
thiết lập mối quan hệ kinh tế, thương mại với đối tác để hai bên hợp tác giúp đỡ lẫn
nhau thoả mãn yêu cầu của mỗi bên. Yêu cầu của bên mua là khối lượng, cơ cấu
hàng mua, chất lượng, quy cách, cỡ loại, mẫu mã, màu sắc, bao bì, đóng gói, địa
điểm giao hàng, phương thức thanh toán. Yêu cầu của bên bán về phương thức
thanh toán, phương thức giao nhận, kiểm tra hàng hoá. Hai bên mua bán cần có sự
thương thảo và ký kết được với nhau bằng vác hợp đồng mua bán hàng hoá. Hợp
đồng kinh tế mua bán hàng hóa chính là cam kết của hai bên về quyền và nghĩa vụ
của mỗi bên trong mối quan hệ trao đổi hàng hoá. Để tạo sự tin tưởng lẫn nhau
trong mua bán hàng hoá, hai bên có thể cho phép kiểm tra ngay từ khi hàng hoá
được sản xuất ra. Bên mua có thể cử người đếm nơi sản xuất xem xét quy trình
công nghệ, chất lượng hàng hoá, quy cách đóng gói hoặc có thể thông qua các cơ
quan kiểm tra chất lượng hàng hoá. Việc thực hiện nghiêm túc hợp đồng mua bán
hàng hoá đã ký kết là điều kiện quan trọng nhất đảm bảo sự đầy đủ, kịp thời và ổn
định cho nguồn hàng.
1.2.2 Chi phí lưu thông của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng
không
Các Mác nói: “Hàng hoá không thể tự mình đi tới thị trường được, cũng
không thể tự mình trao đổi với nhau được”. Doanh nghiệp thương mại sau khi đã
có hàng hoá phù hợp với nhu cầu của khách hàng thì vấn đề đặt ra là làm thế nào để
hàng hoá đến được tận tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng, và thuận tiện
nhất. Thông thường, các đơn vị sản xuất ra hàng hoá vất chất nằm xa khu dân cư,
khu vực tiêu dùng cho nên hàng hoá cần phải có một quá trình vận động thì mới
đến được với người sử dụng. Tất cả những khoản chi phí để hàng hoá vận chuyển
đến người tiêu dùng được gọi là chi phí lưu thông. Từ đó ta có khái niệm chi phí
lưu thông như sau: “Chi phí lưu thông là chi phí lao động xã hội cần thiết thể hiện
bằng tiền trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá từ nơi mua hàng (nguồn hàng) đến nơi
bán hàng”. Về bản chất chi phí lưu thông là giá của việc lưu thông hàng hoá từ nơi
mà hàng hoá có khả năng sử dụng đến nơi mà nó có thể thực hiện được giá trị sử
dụng. Chi phí lưu thông bao gồm chi phí vận tải, bốc dỡ hàng hoá; chi phí bảo
quản, thu mua; chi phí hao hụt hàng hoá và chi phí quản trị kinh doanh của doanh
nghiệp thương mại.
Chi phí lưu thông là chi phí phát sinh trong quá trình lưu thông, là một tồn tại
khách quan như bản thân quá trình lưu thông và vì quá trình lưu thông. Khác với
chi phí mua hàng, nếu chi phí mua hàng được xác đinh theo từng lần mua, từng đợt
mua, chủ yếu do lãnh đạo doanh nghiệp thương mại ký kết hợp đồng thu mua, đặt
hàng. Chi phí lưu thông gắn liền suốt với quá trình mua bán và vận động của hàng
hoá từ nguồn hàng đến nơi bán, không có chi phí lưu thông sẽ không thể thực hiện
được việc lưu thông hàng hoá, nhưng chi phí lưu thông cao hay thấp lại phù thuộc
rất nhiều vào trình độ tổ chức quản trị của doanh nghiệp thương mại, của các bộ
phận, các khâu, phụ thuộc vào sự tính toán hợp lý cũng như ý thức chi tiêu tiết
kiệm của mọi thành viên của doanh nghiệp thương mại. Nếu chỉ tiêu giá thành sản
phẩm thể hiện trình độ của doanh nghiệp sản xuất thì chi phí lưu thông là một trong
những chỉ tiêu chất lượng quan trọng để đánh giá trình độ tổ chức quản trị kinh
doanh của doanh nghiệp thương mại. Sau đây ta sẽ đi sâu vào nghiên cứu về chi phí
lưu thông.
Phân loại chi phí lưu thông:
- Theo nội dung kinh tế, chi phí lưu thông được chia thành chi phí lưu thông
thuần tuý và chi phí lưu thông bổ sung:
Chi phí lưu thông thuần tuý là những khoản chi phí gắn liền với việc mua
bán hàng hóa, hạch toán hàng hoá và lưu thông tiền tệ. Các khoản chi phí này
không làm tăng thêm giá trị của hàng hoá.
Chi phí lưu thông bổ sung là những khoản chi phí nhằm tiếp tục và hoàn
thành quá trình sản xuất nhưng bị hình thái lưu thông che dấu đi. Chi phí lưu thông
bổ sung không làm tănng thêm giá trị sử dụng của hàng hoá nhưng nó làm tăng
thêm giá trị của hàng hoá.
- Theo sự phụ thuộc vào tổng mức lưu chuyển, chi phí lưu thông được chia
thành chi phí lưu thông khả biến và chi phí lưu thông bất biến:
Chi phí lưu thông khả biến là những khoản chi phí phụ thuộc chắt chẽ vào sự
thay đổi của tổng mức lưu chuyển hàng hoá. Khi tổng mức lưu chuyển hàng hoá
tăng lên hay giảm xuống thì các khoản chi phí này cũng tăng lên hay giảm xuống.
Đó là các khoản chi phí thu mua, chi phí vận tải, bốc dỡ, bảo quản hàng hoá .
Chi phí lưu thông bất biến là những khoản chi phí không thay đổi hoặc ít có
liên quan đến sự thay đổi của tổng mức lưu chuyển hàng hoá. Chi phí này gồm có
chi phí quản lý hàng chính, khấu hao tài sản cố định.
Theo các khâu của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại,
người ta còn phân chia chi phí lưu thông theo các khâu của hoạt động kinh doanh và
quản lí kinh doanh. Ngay trong một doanh nghiệp cũng chia ra thành: cấp doanh
nghiệp, cấp kho, trạm, cửa hàng, quầy hàng, các đại lý…
Chi phí lưu thông bao gồm rất nhiều các doanh mục khác nhau. Các khoản
mục trong bảng danh mục chi phí lưu thông được xây dựng theo nguyên tắc hướng
phí, theo cách xây dựng này chi phí lưu thông được chia thành 4 khoản mục lớn:
Khoản mục chi phí vận tải, bốc dỡ hàng hoá.
Khoản mục chi phí bảo quản, thu mua, tiêu thụ.
Khoản mục chi phí hao hụt hàng hoá.
Khoản mục chi phí quản lí hành chính.
*) Chi phí vận tải, bốc dỡ hàng hoá là toàn bộ các khoản chi phí về vận
chuyển, bốc dỡ hàng hoá trong quá trình mua bán, xuất nhập hàng hóa. Chi phí vận
tải, bốc dỡ hàng hoá bao gồm: tiền cước phí vận chuyển, tiền bốc dỡ khuân vác, tạp
phí vận chuyển.
*) Chi phí bảo quản, thu mua tiêu thụ hàng hoá là những khoản chi phí phục
vụ cho quá trình bảo quản, thu mua, tiêu thụ hàng hoá bao gồm tiền lương trực tiếp
kinh doanh, chi phí giữ gìn chất lượng và số lượng hàng hoá dự trữ trong kho, chi
phí trả tiền lãi vay ngân hàng, chi phí nhiên liệu điện lực, chi phí về vệ sinh kho
tàng và cửa hàng.
*) Chi phí hao hụt hàng hoá gồm có: hao hụt trong định mức và hao hụt
ngoài định mức. Hao hụt trong định mức là hao hụt tự nhiên phụ thuộc vào tính chất
vật lý hoá học của hàng hoá trong quá trình vận chuyển, giao nhận, bốc dỡ, bảo
quản. Đó là sự hao hụt tất yếu như xăng dầu bay hơi, than vỡ vụn, phân đạm rơi
vãi…Người ta thường quy định thành định mức hao hụt. Định mức hao hụt là tỷ lệ
hao hụt cho phép tối đa đối với hàng hoá trong điều kiện nhất định về kỹ thuật và
quản lý kinh doanh của thời kỳ kế hoạch cho từng loại hàng và từng khâu. Hao hụt
trong định mức được tính vào chi phí lưu thông. Hao hụt ngoài định mức là hao hụt
do chủ quan con người gây ra dẫn tới hao hụt nhiều hơn so với định mức cho phép,
đây là khoản bội chi phải trừ vào lợi nhuận.
*) Chi phí quản lý hành chính bao gồm các khoản tiền lương cho bộ máy
quản trị của doanh nghiệp, chi phí khấu hao tài sản cố định dùng trong quản lý hành
chính, chi phí nhiên liệu điện lực dùng trong quản lý hành chính và các khoản chi
phí khác như chi phí tiếp khách, chi phí hội nghị tổng kết.
Từ việc xác định các khoản mục của chi phí lưu thông để từ đó tính tỷ lệ của
từng khoản mục chiếm trong chi phí lưu thông nhằm mục đích giảm đi những
khoản chi phí không hiệu quả hoặc quá lớn không cần thiết.
1.2.3 Chi cho bảo hiểm và nộp thuế của Công ty cổ phần xuất nhập
khẩu Hàng không
1.2.3.1 Chi cho bảo hiểm
Trong cuộc sống của con người nói chung và hoạt động kinh doanh nói
riêng, con người luôn phải đối mặt với sự thật đó là những bất trắc, nguy hiển tiềm
ẩn, có thể xảy ra và gây thiệt hại cho con người. Những nguy hiểm, bất trắc được
gọi là rủi ro. Rủi ro tồn tại khách quan, song hành cùng với quá trình kinh doanh, ở
đâu có kinh doanh thì ở đó cũng tồn tại rủi ro đe doạ. Có rủi ro sẽ sinh ra tổn thất,
tổn thất là những thiệt hại, mất mát về con người, tài sản, tinh thần, sự nghiệp và cơ
hội đáng lẽ được hưởng lợi do các nguyên nhân từ rủi ro gây ra. Mối quan hệ giữa
rủi ro và tổn thất là mối quan hệ nhân quả. Rủi ro là những sự kiện bất lợi xảy ra,
còn tổn thất là những hậu quả, những mất mát, những thiệt hại được xác định do các
rủi ro gây ra.
Khi rủi ro gây ra tổn thất, con người sẽ phải ngăn chặn, khắc phục hậu quả,
từ đó phát sinh các chi phí gọi là chi phí rủi ro. Chi phí rủi ro là biểu hiện bằng tiền
của toàn bộ chi phí trong việc phòng ngừa, hạn chế rủi ro và bồi thường tổn thất đã
gây ra.
Có rất nhiều cách để phòng ngừa và hạn chế rủi ro, một trong những cách
thường được các nhà quản trị ưa thích sử dụng và cũng rất phù hợp với xu thế phát
triển của xã hội ngày nay đó là tham gia bảo hiểm cho hàng hoá , tài sản trong hoạt
động kinh doanh. Bảo hiểm ra đời do sự tồn tại khách quan của rủi ro, là để bù đắp
về tài chính nhằm khắc phục hậu quả của rủi ro chứ không phải là ngăn chặn rủi ro.
Bảo hiểm là sự cam kết của người bảo hiểm bồi thường cho người được bảo hiểm
về những mất mát hư hỏng của đối tượng bảo hiểm do những rủi ro đã thoả thuận
gây ra, khi người được bảo hiểm đã thuê bảo hiểm cho đối tượng đó và đã nộp lệ
phí bảo hiểm. Thực chất của bảo hiểm là việc phân chia tổn thất của một người hay
một số người cho tất cả mọi người tham gia bảo hiểm cùng gánh chịu. Nhờ dịch vụ
bảo hiểm mà các doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá khắc phục được các tổn thất do
rủi ro gây ra, còn người kinh doanh bảo hiểm thu được lợi nhuận.
Mỗi điều kiện bảo hiểm có một mức lệ phí bảo hiểm khác nhau. Mỗi hàng
hoá, tài sản chỉ thích hợp với một hoặc một vài điều kiện bảo hiểm, vì vậy cần phải
lựa chọn điều kiện bảo hiểm cho phù hợp. Bởi chi phí mua bảo hiểm là khoản chi
phí làm tăng chi phí kinh doanh, nếu chi cho bảo hiểm quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới
lợi nhuận của doanh nghiệp thương mại.
1.2.3.2 Chi chi nộp thuế
Chi nộp thuế: thuế là khoản đóng góp theo quy định của pháp luật mà Nhà
nước bắt buộc mọi tổ chức và cá nhân phải có nghĩa vụ nộp cho ngân sách nhà
nước, kinh doanh thì phải nộp thuế. Doanh nghiệp thương mại tuỳ theo lĩnh vực
kinh doanh và mặt hàng kinh doanh mà phải nộp các khoản thuế khác nhau cho
ngân sách nhà nước. Số thuế mà doanh nghiệp phải nộp phụ thuộc vào doanh thu
chịu thuế và tỷ suất do các luật thuế quy định.
1.3 Đặc điểm của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không
1.3.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần xuất
nhập khẩu Hàng không
1.3.1.1 Sơ lược vài nét về Công ty
Tên Công ty: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không AIRMEX.
Tên quốc tế: General Aviation Import-Export Joint Stock Company
Trụ sở chính: 414 Nguyễn Văn Cừ - Gia Lâm – Hà Nội
ĐT: 84-4-8271351; Fax: 84-48271925; Điện tín: AIRMEX HA NOI
E- mail: airmex@fpt.vn
Chi nhánh Công ty tại TPHCM: 126 Thăng Long, quận Tân Bình
Đại lý bán vé của VN Airmex: 142 Tôn Đức Thắng- Đống Đa, Hà Nội.
1.3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Tại mọi quốc gia trên thế giới ngành Hàng không là một trong những ngành
kinh tế huyết mạch của đất nước. Với Việt Nam ngành Hàng không có tính chất đặc
thù: chở khách và các hình thức vận tải phục vụ nhiệm vụ chính trị đặc biệt, phục
vụ bay kinh tế quốc dân, thăm dò địa chất, chụp ảnh… Đây là ngành có kĩ thuật
công nghệ cao, vì vậy an toàn là mục tiêu hàng đầu và được thực hiện hết sức
nghiêm nghặt với các yếu tố đồng bộ, khép kín của ngành Hàng không Việt Nam.
Tuy nhiên, ngoài tinh thần trách nhiệm, thì mục tiêu an toàn cho chuyến bay còn
phụ thuộc rất lớn vào yếu tố vất chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho đại tu, sửa
chữa, bảo dưỡng máy bay, sân bay… Với trình độ khoa học kĩ thuật ở Việt Nam
hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu của ngành Hàng không, vậy nên toàn bộ dụng
cụ bay, thiết bị đảm bảo bay đều phải nhập ngoại.
Trước 1985, ngành Hàng không Việt Nam nhập máy bay, động cơ, thiết bị
phụ tùng mặt đất, sân bay….qua MACHINO- IMPORT. Đây là công ty được cục
Hàng không dân dụng Việt Nam uỷ thác hoàn toàn các bộ phận nêu trên.Việc uỷ
thác nhập khẩu này đã phát sinh nhiều vấn đề doỉcinh độ kỹ thuật chuyên ngành của
cơ quan được uỷ thác kém, nhiều trường hợp hàng hoá cung cấp không đúng chủng
loại yêu cầu. Mặt khác mọi sự thay đổi đều không thể liên hệ trực tiếp với bên
ngoài mà phải thông qua MACHINO-IMPORT,điều này gây ra nhiều bất lợi cản trở
cho tiến trình hoạt động của ngành, việc uỷ thác xuất nhập cho Công ty không có
nhiều kinh nghiệm dẫn đến hàng hoá cung cấp với giá đắt, dịch vụ kèm theo thường
là không có hoặc không hợp lệ.
Nhận rõ nhu cầu của việc cần có một bộ phận chuyên đảm nhận công tác
xuất nhập khẩu thiết bị Hàng không và căn cứ vào yêu cầu phát triển của ngành
Hàng không dân dụng VN. Ngày 1/5/1989 cục trưởng Hàng không dân dụng VN đã
ký quyết định số 197 TCHK thành lập Công ty xuất nhập khẩu chuyên ngành và
dịch vụ Hàng không với tiền thân là phòng vật tư kỹ thuật của Tổng Cục Hàng
không dân dụng VN trực thuộc Bộ quốc phòng. Đến 7/1994 theo Quyết định số
1173/QĐ/TCCB-LĐ của Bộ trưởng bộ Giao thông vận tải ngày 30/7/94 đã đổi tên
thành Công ty xuất nhập khẩu Hàng không (tên giao dịch là AIRIMEX).
Từ khi Công ty được thành lập công việc nhập khẩu được giao cho Công ty
thực hiện trên cơ sở chịu sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp của Cục Hàng không dân
dụng VN (nay là Tổng Công ty Hàng không Việt Nam). Thông qua việc tự nhập,
Công ty đã khẳng định khả năng xuất nhập khẩu của mình. Cùng với đội ngũ cán bộ
am hiểu kỹ thuật Hàng không và nghiệp vụ ngoại thương, Công ty đã đưa ra các
giải pháp, phương án hợp lí có lợi cho Công ty và cho người uỷ thác nhập khẩu.
Nhờ đó, hoạt động nhập khẩu trang thiết bị Hàng không thông qua Công ty
AIRMEX thường có hiệu quả cao, chất lượng hàng nhập đảm bảo đúng quy cách
yêu cầu, tạo điều kiện thực hiện nhanh chóng các thủ tục đăng ký, đăng kiểm theo
đúng yêu cầu kỹ thuật của tổ chức Hàng không thế giới ICAO (Internatinonal Civil
Avation Organiration) và loại trừ các khuyết điểm do nhập khẩu qua MACHINO-
IMPORT.
Quyết định số 197/TCHK, ngày 1/6/1989 thành lập Công ty xuất nhập khẩu
chuyên ngành và dịch vụ Hàng không với nhiệm vụ:
Xuất nhập khẩu các trang thiết bị, khí tài và phụ tùng thay thế cần thiết cho ngành
Hàng không dân dụng Việt Nam và một số mặt hàng phi mậu dịch để bán tái xuất ở
các nhà ga Quốc tế.
- Tận dụng trọng tải thừa của Hàng không Việt Nam và các hãng hàng không nước
ngoài xuất khẩu những mặt hàng do Bộ Kinh tế đối ngoại (nay là Bộ Thương mại)
uỷ quyền.
Trong thời gian này Công ty vẫn là đơn vị hoạch toán nội bộ phụ thuộc vào
cấp trên. Từ đó dẫn tới bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh và không đáp ứng được nhu
cầu cấp thiết của bạn hàng, thụ động đối với những thay đổi của thị trường. Do vậy,
đã không phát huy dết tính năng động, sáng tạo của lãnh đạo và cán bộ công nhân
viên của Công ty.
Kể từ ngày 8/1/1993 sau khi Cục trưởng Cục Hàng không dân dụng Việt
Nam ra quyết định số 10/HKVN cho phép Công ty được hạch toán độc lập thì nhiện
vụ chủ yếu của Công ty là:
- Nhập uỷ thác máy bay, động cơ, thiết bị, phụ tùng, linh kiện lẻ cho ngành Hàng
không Việt Nam.
- Ký kết thực hiện thanh lý hợp đồng đại tu máy bay, động cơ, trang thiết bị, phụ
tùng máy bay.
- Nhận uỷ thác trang thiết bị mặt đất, trạm xưởng cho các sân bay, nhà ga và
ngành quản lý không lực.
- Nhập khẩu uỷ thác cho các đơn vị có tư cách pháp nhân cần dầu mỡ phục vụ cho
máy bay, trang thiết bị mặt đất và các phương tiện khác.
- Mở rộng quy mô nhập khẩu uỷ thác cho các đơn vị không có chức năng nhập
khẩu theo các quyết định cho phép của nhà nước, tạo điều kiện cho các đơn vị hoạt
động và phát triển.
- Tổ chức mở rộng hình thức nhập khẩu các mặt hàng khác được Nhà nước cho
phép.
Đến 7/1994 theo Quyết định số 1173/QĐ/TCCB-LĐ của Bộ trưởng bộ Giao
thông vận tải ngày 30/7/94 đã đổi tên thành Công ty xuất nhập khẩu Hàng không
với nhiệm vụ:
- Kinh doanh xuất nhập khẩu máy bay, phương tiện, phụ tùng, vật tư cho ngành
Hàng không.
- Kinh doanh xuất nhập khẩu trang thiết bị vật tư vật liệu và hàng hoá dân dụng.
- Kinh doanh dịch vụ nhận gửi hàng hóa, đại lý bán vé máy bay.
- Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.
- Công ty AIRIMEX và các thành viên trong Tổng Công ty Hàng không Việt Nam
chịu sự quản lý trực tiếp của ban lãnh đạo Tổng Công ty. Các Công ty này có mối
quan hệ trực tiếp với nhau như những bạn hàng truyền thống của nhau về các loại
hàng hoá, dịch vụ cho ngành Hàng không và các ngành có liên quan.
Theo bước phát triển của ngành, tháng 6/2003 công ty được giao vốn để chủ động
hoạt động kinh doanh, là một đơn vị hạch toán độc lập thuộc cục Hàng không dân
dụng Việt Nam.
Từ tháng 10/1994, công ty hoạt động theo giấy phép đăng kí kinh doanh số
100162 của Uỷ ban kế hoạch Nhà nước cấp ngày 27/09/1994. Cho đến ngày
17/10/2005 theo quyết định số 3892/QĐ-BGTGVT của Bộ trưởng Bộ giao thông
vận tải đã phê duyệt phương án và quyết định chuyển công ty xuất nhập khẩu Hàng
không trực thuộc tổng công ty Hàng không Việt Nam thành công ty cổ phần.
1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ và bộ máy tổ chức quản lý của Công ty cổ
phần xuất nhập khẩu Hàng không
1.3.2.1 Chức năng của Công ty
Kinh doanh xuất nhập khẩu máy bay, phương tiện thiết bị phụ tùng, vật tư
cho ngành Hàng không.
Kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị, vật tư, vật liệu và hàng hoá dân dụng.
Kinh doanh dịch vụ nhận gửi háng hoá, đại lý vé máy bay, giữ vé Hàng
không.
Tuy nhiên, Công ty xuất nhập khẩu Hàng không chỉ mang danh nghĩa Công
ty xuất nhập khẩu còn thực chất hiện nay Công ty chỉ hoạt động kinh doanh trong
lĩnh vực nhập khẩu và là nhập khẩu uỷ thác hưởng hoa hồng theo từng lô hàng nhập
khẩu. Vì vậy mọi hoạt động kinh doanh của Công ty đều phụ thuộc vào bên uỷ thác
nhập khẩu dẫn tới tình hình nhập khẩu của Công ty biến động lúc tăng lúc giảm
theo nhu cầu của ngành.
1.3.2.2 Nhiệm vụ của Công ty
Thực hiện hạch toán độc lập
Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch xuất nhập khẩu dài hạn và ngắn hạn
đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật máy bay, trang thiết bị mặt đất, dầu mỡ và các yêu cầu
khác.
Thực hiện đầy đủ các chỉ tiêu xuất nhập khẩu do Cục Hàng không dân dụng
Việt Nam giao và có trách nhiệm quản lý vốn đẩu tư mua sắm trang thiết bị khí tài,
phụ tùng tháy thế với hiệu quả kinh tế cao nhất.
Xây dựng cơ chế xuất nhập khẩu những máy bay, phụ tùng thiêt bị…kịp thời
thay thế những sản phẩm nói trên nếu không thấy phù hợp với yêu cầu..
Xây dựng cơ chế và tổ chức thực hiện theo quy định phù hợp với luật pháp
Nhà nước
Tổ chức thực hiện cơ chế nhập uỷ thác cho các đơn vị tổ chứ trong cục Hàng
không, sân bay, Công ty thuộc hãng Hàng không Việt Nam và các hãng dịch vụ
Hàng không khác.
Nghiên cứu các biện pháop để nâng cao hiệu quả, chất lượng hàng nhập và
kỹ thuật mua bán, mở rộng thị trường quốc tế ghóp phần thu ngoại tệ cho ngành và
phát triển nhập khẩu
Thực hiện cam kết hoạt động mua bán ngoại thương và các hoạt động liên
quan đến hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty.
Tuân thủ các chính sách chế độ quản lý xuất nhập khẩu và giao dịch đối
ngoại, đề xuất cấp trên các vấn đề liên quan đến chất lượng kỹ thuật thiết bị của
ngành Hàng không.
Thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của Nhà nước.
i) Bộ máy tổ chức quản lí
Các phòng ban nghiệp vụ giúp giám đốc trong việc quản lý và điều hành
công việc chuyên môn, chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ và nội dung
được giao.
*) Giám đốc Công ty AIRMEX
Chức năng: Giám đốc Công ty được Tổng giám đốc Công ty Hàng không
Việt Nam đề nghị chủ tịch Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm khen thưởng,
kỷ luật và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc Công ty HKVN, thực hiện chức
năng nhập khẩu chuyên ngành, dịch vụ Hàng không và kinh doanh các mặt hàng
dân dụng khác.
Nhiệm vụ: Duy trì thực hiện đầy đủ các quy định hiện hành cùa Nhà nước,
các bộ, các cơ quan quản lý về xuất nhập khẩu.
Chịu trách nhiệm về công tác tổ chức, duy trì hoạt động theo điều lệ của Công ty,
được Tổng giám đốc Tổng Công ty Hàng không phê duyệt và theo quy định hoạt
động của Nhà nước -bảo toàn và phát triển vốn.
Tổng giám đốc công ty Hàng không VN
Giám đốc công ty cổ phần XNK HK Airmex
Phó giám đốc
Chủ tịch hội đồng quản trị
Phòng
KH-
TC-
NS
Phòng
thống
kê-xử lí
dữ liệu
Phòng
Ktoán
TChính
Phòng
nghiệp
vụ 1
Phòng
nghiệp
vụ 2
Phòng
nghiệp
vụ 3
Phòng
vé và
dịch vụ
Văn
phòng
đại diện
ở Nga
Chi
nhánh
tại
TPHC
Chăm lo đời sống vật chất tinh thần của toàn Công ty, lập chương trình kế hoạch và
nâng cao đời sống công nhân viên bằng giá trị vất chất tăng trưởng.
Thường xuyên báo cáo kết quả hoạt động mọi mặt của Công ty lên chủ tịch Hội
đồng quản trị, Tổng giám đốc Công ty Hàng không Việt Nam.
Giám đốc công ty chịu trách nhiệm về công tác bảo mật Công ty, ngành và Quốc
gia.
*) Phòng Tổ chức- Hành chính –Nhân lực
Lo nhiệm vụ căn cứ vào tình trạng hoạt động của Công ty qua các năm, các
thời kỳ để phân tích, đánh giá và nắm bắt nhu cầu của khách hàng, lên kế hoạch
hoạt động của Công ty trong thời gian tiếp theo. Ngoài ra phòng còn có nhiệm vụ:
- Quản lý hành chính chung cho toàn Công ty bao gồm: Quản lý nhân sự
trong Công ty, quản lý tài sản cố định của Công ty, quản lý công văn.
- Quản lý việc giao nhận hàng, quản lý kho và đội xe.
- Quản lý chung các hợp đồng: Chuẩn bị ký kết hợp đồng của các phòng nghiệp
vụ, theo dõi tiến độ thực hiện hợp đồng.
*) Phòng Tài chính- Kế toán:
Phòng Tài chính kế toán đảm bảo vừa là một phòng hoạt động chức năng
vừa là phòng đảm bảo kinh doanh xuất nhập khẩu đúng luật pháp và có hiệu quả với
các nhiệm vụ sau:
- Thực hiện các công việc quản lý về tài chính chung cho toàn Công ty như tình
hình về tài sản, chi phí, thuế, lương, thanh toán…
- Lập kế hoạch tài chính (Ngắn hạn, trung hạn, dài hạn).
- Kế hoạch về bảo toàn và phát triển vốn được giao.
- Kế hoạch góp vốn, huy động vốn, quản lý vốn Doanh nghiệp.
- Kế hoạch về thu chi, trang bị, mua sắm khấu hao.
- Kế hoạch về lập quỹ, trích quỹ.
- Kế hoạch thực hiện thuế và các loại hình thu nộp.
Tham gia vào quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh cho toàn Công ty
qua việc theo dõi, quản lý hợp đồng về tài chính theo các công việc sau:
- Tổng hợp, theo dõi, quản lý trị giá của các hợp đồng.
- Theo dõi và tiến hành công tác thanh toán các hợp đồng (thực hiện các điều
khoản liên quan đến công tác thanh toán các hợp đồng: mở L/C, điện chuyển tiền,
theo dõi tiến trình thực hiện hợp đồng để làm cơ sở cho việc thanh toán).
Chịu trách nhiệm lập các báo cáo quyết toán tài chính trong từng thời kỳ.
*) Phòng nghiệp vụ 1:
Thực hiện các nghiệp vụ liên quan tới háng hóa và trang thiết bị mặt đất như:
Xe nâng hàng, vận tải, hệ thống hàng tầng sân bay.
*) Phòng nghiệp vụ 2:
Thực hiện các nghiệp vụ liên quan tới trang thiết bị trên không như động cơ, trang
thiết bị máy bay.
Các phòng nghiệp vụ thực hiện các công việc sau của quá trình thực hiện hợp
đồng:
Quản lý thông tin dẫn đến việc ký kết hợp đồng.
Quản lý việc chuẩn bị ký kết hợp đồng:
- Nhận đơn đặt hàng của đơn vị cần mua hàng từ trong nước.
- Phát văn bản đặt hàng cho các hãng nước ngoài.
- Đấu thầu (hoặc chọn thầu) để đối tác ký kết hợp đồng.
- Trả lời kết quả cho người đặt hàng.
- Thực hiện quản lý các thủ tục văn bản có liên quan, có tính pháp lý cần và đủ cho
việc ký kết hợp đồng.
- Tiến hành đàm phán và ký kết hợp đồng với bên nước ngoài.
Thực hiện quản lý chung cho các hợp đồng theo các nội dung: Số thứ tự hợp
đồng, bên mua, bên bán, ngày ký, giá trị hợp đồng, điều kiện mua hàng, hình thức
thanh toán, tiến hành thực hiện.
Quản lý thực hiện hợp đồng theo các bước như: Dịch hợp đồng và đăng ký
với Bộ Thương mại, giao dịch, thông tin trước ngày hàng về ( thuê tàu, mua bảo
hiểm…).
Nhận các chứng từ thanh toán từ người bán.
Làm thủ tục nhập khẩu với Bộ Thương mại.
Khiếu nại (nếu có), thanh lý hợp đồng.
Thực hiện quản lý chi tiết cho các hợp đồng theo các nội dung:
- Về đơn hàng của người đặt hàng, xác nhận đã trả tiền của phòng tài chính, các
văn bản thông báo của người đặt hàng và người bán.
- Về các văn bản cho cơ quan pháp lý (Bộ Thương mai, hải quan…). Biên bản đề
nghị tài chính chuyển tiền, các văn bản của người bán, các chứng từ thanh toán của
người bán.
Thực hiện báo cáo tiến độ thực hiện hợp đồng, thực hiện báo cáo về:
- Tổng số tiền đã thanh toán.
- Tổng số hàng đã về nhưng chưa thanh toán.
- Tổng số chậm thanh toán 30, 60,90,120 ngày.
- Tình hình về hàng (Theo văn bản thông báo).
- Tìm hiểu nguyên nhân và tìm cách giải quyết các tồn đọng.
- Các chứng từ khác (Giấy phép nhập, hải quan, thuế nhập, xuất hàng…).
*) Phòng nghiệp vụ 3
Đây là phòng thành lập theo quyết định số 897/CAAV ngày 18/5/95, với
nhiệm vụ:
- Nghiên cứu thị trường để lập kế hoạch kinh doanh có hiệu quả.
- Kinh doanh xuất nhập khẩu một số ngành hàng được Bộ Thương mại cho phép.
- Trực tiếp quản lý, điều hành, chịu trách nhiệm kết quả cuối cùng của các hoạt
động của phòng bán vé ghi chỗ cho hãng Hàng không Việt Nam.
- Thường kỳ báo cáo tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh và hoạt động của
phòng.
- Tổ chức hạch toán nội bộ, chi phí tiền lương và các tiêu chuẩn khác liên quan
đến thu nhập thực tế trước mắt được điều chỉnh bằng mức theo hệ số quỹ lương của
Công ty.
1.3.3 Đặc điểm các nguồn lực của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu
Hàng không
Trong quá trình hoạt động kinh doanh thì tiềm lực doanh nghiệp là một trong
những yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của doanh nghiệp đó. Khi cơ hội
trên thị trường phù hợp với tiềm lực, điểm mạnh của doanh nghiệp thì cơ hội đó trở
thành cơ hội hấp dẫn và đây chính là cái mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Cơ chế thị trường, việc mở rộng quyền độc lập tự chủ, tự chịu trách nhiệm
trong hoạt động sản xuất- kinh doanh, việc có vốn và tích luỹ, tập trung được vốn
nhiều hay ít vào doanh nghiệp có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đẩy mạnh
kinh doanh. Nguồn vốn của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không được giao
theo Quy định 1173/QĐ/TCCB-LĐ là 11.576.7000 VNĐ trong đó vốn cố định
2.567.7000 VNĐ và vốn lưu động là 9.000.000.000 VNĐ, không có vốn xây dựng
cơ bản. Trước đây Công ty chủ yếu thực hiện kinh doanh theo phương thức uỷ thác,
do đó tính rủi ro trong nghiệp vụ thanh toán là không cao. Công ty có thể sử dụng
nguồn tài chính của đơn vị uỷ thác để thanh toán cho bạn hàng mà không cần sử
dụng đến nguồn vốn của mình. Hiện nay, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng
không đang phát triển mạnh các hoạt động kinh doanh ngoài ngành như bán hàng
xuất nhập khẩu hoặc tham gia đấu thầu các gói thầu do đơn vị bạn hàng tổ chức thì
số vốn như vậy là chưa đáp ứng được nhu cầu kinh doanh của Công ty.
Với nguồn vốn lớn, nó trở thành một nguồn lực quan trọng để phát huy tài
năng của ban lãnh đạo doanh nghiệp. Đây cũng là điều kiện để Công ty cổ phần
xuất nhập khẩu Hàng không thực hiện các chiến lược và sách lược kinh doanh, thu
hút nhân tài, triển khai các tiến bộ khoa học – công nghệ trong kinh doanh, trong
quản lý, khai thác tốt các thông tin thị trường, khách hàng. Vốn kinh doanh chính là
chất keo để nối chắp, kết dính các quá trình kinh doanh và quan hệ kinh tế - thương
mại với các đối tác. Đồng thời nó cũng là chất dầu nhớt bôi trơn cho cỗ máy kinh tế
vận động.
` Tuy có một số vốn lớn nhưng thường phải nhập khẩu những mặt hàng có giá
trị cao nên Công ty vẫn xảy ra tình trạng thiếu vốn kinh doanh, bị động trong khâu
thanh toán và bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh do không huy động được đủ số vốn cần
thiết.
Trong các yếu tố cơ bản của mọi quá trình kinh doanh thì con người và các
hoạt động của họ là quan trọng nhất. Nếu không có con người với những trình độ
chuyên môn, kỹ thuật nghiệp vụ nhất định thì bộ máy doanh nghiệp không thể vận
hành được, các yếu tố vốn, tài sản chỉ là điều kiện cần để quá trình hoạt động của
doanh nghiệp có thể được thực hiện. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không
với đội ngũ nhân sự thường xuyên được trẻ hoá là một nguồn lực vô hình, không
giới hạn tạo nên thành công cho doanh nghiệp. Đội ngũ nhân sự trẻ tuổi thường
xuyên được đào tạo, bồi dưỡng cộng với kinh nghiệm làm việc của những người đi
trước tạo ra một đội ngũ lao động vừa chuyên nghiệp, vừa sáng tạo. Đây chính là
nguồn tài sản vô giá của Công ty, do vậy cần có chế độ đãi ngộ hợp lý, các chính
sách về tiền lương, tiền thưởng làm đòn bẩy khuyến khích người lao động hăng say
hơn trong công viêc.
Cơ sở vật chất của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không tuy chưa
thật đầy đủ nhưng cũng phần nào đáp ứng được nhu cầu làm việc của cán bộ công
nhân viên chức. Tạo ta một cơ sở vất chất kỹ thuật thuận lợi, sẽ là điều kiện cần để
đội ngũ nhân lực phát huy được hết khả năng sáng tạo của mình.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CHI PHÍ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT
NHẬP KHẨU HÀNG KHÔNG
2.1 Tình hình kinh doanh của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng
không những năm qua
2.1.1. Lĩnh vực kinh doanh của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng
không
(i) Kinh doanh xuất nhập khẩu máy bay, động cơ và phụ tùng máy bay
và phương tiện, thiết bị, phụ tùng cho ngành Hàng không, vật liệu dân dụng khác.
(ii) Kinh doanh dịch vụ nhận gửi hàng hoá, đại lí bán vé, giữ chỗ hàng
không.
(iii) Kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá vật tư dân dụng.
(iv) Kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị, phương tiện, vật tư các ngành
công nghiệp, giao thông vận tải và xây dựng.
(v) Kinh doanh dịch vụ cho thuê văn phòng và kho bãi.
(vi) Kinh doanh xuất nhập khẩu trang thiết bị, máy móc, vật tư y tế; kinh
doanh vật tư, trang thiết bị trường học, đo lường, sinh học và môi trường; kinh
doanh vật tư trang thiết bị văn phòng, các sản phẩm cơ điện, điện tử, điện máy và
thiêt bị tin học, thiết bị mạng máy tính.
(vii) Kinh doanh xuất nhập khẩu rượu các loại.
(viii) Kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị, phụ tùng, vật tư, vật liệu phục vụ
sản xuất nông nghiệp.
(ix) Kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị, phương tiện, vật tư, lắp đặt và
bảo hành thiết bị thuộc các ngành công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng dầu
khí, điện cơ, điện áp đến 35KV, than, xi măng, hoá chất thông thường (trừ hoá chất
Nhà nước cấm), bưu chính viễn thông.
2.1.1.1 Lĩnh vực kinh doanh của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng
không
i, Về kinh doanh xuất nhập khẩu: Công ty trực tiếp kinh doanh xuất nhập
khẩu máy bay, động cơ, phương tiện, thiết bị, vật tư phụ tùng cho ngành Hàng
không. Xuất nhập khẩu trang thiết bị đồng bộ cho ngành quản lý bay.
Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, vật liệu trang thiết bị mặt đất, sân bay nhà
ga, thiết bị vận chuyển khác tại sân đậu trong khu vực bay.
Mở rộng kinh doanh xuất nhập khẩu sang những hàng hoá dân dụng khác
theo quy định của bộ Thương mại.
Nhận uỷ thác xuất nhập khẩu ngoài ngành nhằm hỗ trợ công tác xuất nhập
khẩu của Tổng Công ty và của ngành Hàng không dân dụng VN theo pháp luật.
Nguồn hàng chủ yếu mà Công ty nhập khẩu là từ hai thị trường: Thị trường khu vực
I với hàng nhập chủ yếu từ các nước thuộc khối SNG, thị trường khu vực II với
hàng nhập từ các nước tư bản phát triển như Anh, PHáp, Đức, Mỹ… với phương
thức thanh toán chủ yếu là thư tín dụng (L/C).
ii, Về kinh doanh nội địa: Thực hiện các hợp đồng nội địa khi nhận uỷ thác
xuất nhập khẩu. Hiện nay, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không đang sử
dụng hình thức kinh doanh tham gia dự thầu cung cấp các trang thiết bị vật tư cho
các công ty trong nước có nhu cầu và thuộc phạm vi danh mục có giấy phép kinh
doanh của doanh nghiệp.
iii, Về lĩnh vực liên doanh, liên kết: Liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh
tế có tư cách pháp nhân để đổi mới công nghệ, tăng cường tiếp thị, đổi mới tư duy
kinh tế, tư duy trong lĩnh vực tài chính, tổ chức kinh doanh đẩy mạnh xuất khẩu và
cân đối tỷ trọng xuất nhập khẩu.
iv,Các lĩnh vực khác: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không đã mở
rộng thêm các hình thức kinh doanh dịch vụ như: Đại lý vé, giữ chỗ cho hãng Hàng
không quốc gia VN AIRLINES, đại lý giao nhận vận chuyển hàng hoá bằng đường
hàng không và dịch vụ khác theo yêu cầu.
2.1.1.2 Mặt hàng kinh doanh của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng
không
Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng
không là kinh doanh trên lĩnh vực xuất nhập khẩu các trang thiết bị Hàng không,
cho nên các bạn hàng chủ yếu của Công ty là các ban ngành, các Bộ, các doanh
nghiệp tham gia hoạt động trong lĩnh vực Hàng không quốc gia VN cùng các Công
ty dịch vụ Hàng không như: Công ty bay (VASCO), Công ty Cụm cảng Hàng
không miền Bắc (NASCO)… Bên cạnh đó Công ty còn cung ứng các sản phẩm
nhập khẩu và dịch vụ cho các hãng liên doanh hoạt động trong lĩnh vực Hàng không
và có cả các khách hàng trực thuộc không quân bộ Quốc phòng, trong đó hãng
Hàng không quốc gia VN là khách hàng lớn nhất với tổng giá trị hợp đồng xuất
nhập khẩu uỷ thác chiếm 80% tổng giá trị hàng hoá nhập khẩu của Công ty.
Mặc dù thực hiện kinh doanh nhiều mặt hàng nhưng Công ty cổ phần xuất
nhập khẩu Hàng không Airimex vẫn tập trung kinh doanh vào một số mặt hàng chủ
lực như phụ tùng máy bay luôn chiếm từ 75% tổng kim ngạch nhập khẩu.
Những mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Công ty:
*) Thiết bị phục vụ cho A76
- Thiết bị chống sét - Bơm hút chân khô
- Máy soi hàng lý - Phụ tùng động cơ
- Máy phát điện - Hệ thống xử lý nước
- Xe thang hành khách - Phụ tùng xe nâng hàng
- Dây băng tải hành lý - Dụng cụ phanh lốp
- Phụ tùng Tractar - Hệ thống đèn tín hiệu máy bay
- Xe đẩy kéo hành lý - Máy phân định Ni
*) Phụ tùng máy bay
- Đại tu động cơ D30 - Thiết bị cho A76
- Khối tự động lái - Máy bơm nạp dẩu nhờn
- Hangar cho máy bay - Dụng cụ sửa chữa máy bay
- Phụ tùng ATR- 72 - Động cơ TA – 8
- Kích, máy cấp nguồn TR - Đại tu máy bay TY – 134
- Phụ tùng máy bay B – 200 - Phụ tùng máy bay cho SFC
- Dầu nhờn máy bay ATR - Lốp máy bay
*) Nhiên liệu bay và dầu mỡ các loại
Trước đây, việc nhập khẩu xăng dầu cho ngành Hàng không Việt Nam chủ
yếu thông qua Petrolimex. Theo cách này hiệu quả thấp, giá cả cao, phân phối chậm
không đáp ứng được nhu cầu bức thiết của ngành Hàng không.
Từ năm 1990 trở lại đây, việc này được giao cho Công ty cổ phần xuất nhập
khẩu Hàng không thực hiện, mang lại hiệu quả không nhỏ trong việc tháo bỏ những
tồn đọng. Công ty đã đàm phán và ký kết những hợp đồng giá cả thấp tiết kiệm
được hàng triệu đơn vị ngoại tệ chho ngành Hàng không nói riêng và cho Nhà nước
nói chung. Đến cuối năm 1995 nhu cầu xăng dầu Hàng không tăng nhanh, do đó
Tổng công ty Hàng không Việt Nam đã quyết định thành lập Công ty xăng dầu
Hàng không (VINAPCO). Sự kiện này đã làm giảm doanh thu, lợi nhuận của Công
ty
*) Thiết bị quản lý bay
Đó là những thiết bị vô cùng quan trọng, để đáp ứng nhu cẩu đòi hỏi sự an
toàn cao của mỗi chuyến bay. Do vậy thiết bị quản lý bay đòi hỏi hiện đại tính chất
quốc tế cao.
- Kính thuỷ lực - Cáp Ra da
- Thiết bị hạ cánh - Phụ tùng hệ thống Ra da
- Dây đèn đêm TSN - Hệ thống thu thời tiết
- Thiết bị hạ cánh - Hệ thống thiết bị điện tử
- Vệ tinh - Máy phát điện
- Trạm nguồn Ra da - Phụ tùng VISAT
Nhìn ra tầm quan trọng của các thiết bị quản lý bay, từ năm 1993 ngành
Hàng không bắt đầu chuyên sâu về mua sắm các trang thiết bị hiện đại, do vậy kim
ngạch nhập khẩu của Công ty không ngừng tăng lên.
Trong những năm tới thực hiện mục tiêu hiện đại hoá ngành Hàng không và
giành quyền quản lý thông báo bay (FIR) trong khu vực chắc chắn sẽ tạo cơ hội
thuận lợi cho Công ty. Đặc điểm của loại hàng hoá này cần sự chính xác, an toàn
tuyệt đối cho mỗi chuyến bay cho nên nhu cầu đổi mới, cải tiến và nâng cấp là luôn
cần thiết
Ngoài ra, để cạnh tranh với các hãng Hàng không khác, để ngày càng nâng
cao chất lượng phục vụ khách hàng trên những chuyến bay, Công ty còn phải tiến
hành nhập các loại rượu, bia, đồ ăn…
*) Kinh doanh những mặt hàng khác
- Máy bơm nước dân dụng - Vòng bi
- Xe máy - Linh kiện máy tính
- Mực in cho máy tính - Máy trộn bê tông
Việc có một đội ngũ cán bộ, chuyên viên tinh thông nghiệp vụ mà Công ty
cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không không những đứng vững trong nền kinh tế thị
trường mà còn cải thiện được tình hình thu nhập của nhân viên.
Kể từ năm 1989 nhờ có chính sách mở cửa của Nhà nước, sự cải tiến trong
cơ chế về thủ tục hành chính, chính sách kinh tế đầu tư, đã khuyến khích tác động
mạnh tới nhu cầu hoạt động của các công ty ở các quốc gia do đó việc quan hệ, trao
đổi trở nên cấp thiết đòi hỏi cần phải có phương tiện đi lại một cách nhanh chóng
nhất. Do đó nhu cầu về các chuyến bay đã tăng lên, việc mở rộng các tuyến bay ợn
vậy đòi hỏi phải đầu tư mua sắm nhiều loại máy bay mới và các trang thiết bị phục
vụ cho việc bảo dưỡng, sửa chữa, quản lý các chuyến bay. Công ty thành lập với
mục đích là để nhập khẩu các trang thiết bị, vật tư cho ngành Hàng không cho nên
mọi hoạt động của Công ty đều gắn liền với các hoạt động của các đơn vị trong
ngành.
i) Với các xí nghiệp bảo dưỡng máy bay, sân bay trong lãnh thổ Việt Nam:
- Nhu cầu về sửa chữa, thay thế phụ tùng, máy móc và bảo dưỡng.
- Nhu cầu về thiết bị toàn bộ như Rada, đài phát sóng…, nhu cầu về nhiên liệu
động cơ máy bay và các loại hàng hoá thông thường khác.
ii) Các công ty dịch vụ bay SASCO, VASCO, NASCO thì có nhu cầu về các loại
hàng hoá, dịch vụ là rất lớn, đó có thể là các loại hàng hoá chuyên dụng như máy
bay cánh quạt cỡ nhỏ, máy chụp trắc địa… cho đến các loại hàng hoá thông thường
khác như săm lốp máy bay, khí tài bay…
Nghiên cứu thị trường nước ngoài với mục đích cuối cùng là lựa chọn nguồn
cung ứng tốt nhất đem lại hiêụ quả tối đa cho Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng
không.
Với các loại thiết bị máy bay như:
- Phụ tùng MBA – 320 nhập từ Pháp, Hà Lan, Đức.
- Phụ tùng ATR – 72 và B767 nhập từ thị trường Mỹ
- Phụ tùng Boing 767 nhập từ Thái Lan.
Các thiết bị phục vụ cho tiêu dùng trên máy bay như: Rượu mạnh, nước ép
hoa quả, rượu vang, hộp thức ăn, túi đựng vệ sinh, tấm lót khay trên máy bay, đồ sứ
phục vụ ăn… nhập từ các nước như: Nga, Hà Lan, Singapo, Hồng Kông, Thuỵ Sỹ,
Thái Lan, Trung Quốc, Pháp.
- Thiết bị dẫn đường, hệ thống ngắt mạch, vật tư PCCC, vật tư phục vụ tai nạn, xe
đẩy, đèn công suất Rada, cần dắt máy bay… nhập từ các nước như Scotland,
Canada, Úc,Đức, Mỹ, Pháp.
- Phụ tùng xe cấp điện, phụ tùng xe ăn, phụ tùng trực thănng, phụ tùng xe thang,
hệ thống băng tải, máy phát điện, hệ thống đèn đêm, Containe, nhập từ các nước
Nga, Pháp, Hà Lan, Đan Mạch.
- phụ tùng xe nâng, máy soi chiếu hành lý, máy in bộ đọc, bộ thiết bị thở, xe thổi
khí lạnh, bộ tạo nguồn cao áp được nhập từ các nước Đan Mạch, Pháp,
Đức,Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Mặc dù là một doanh nghiệp thương mại nhưng Công ty cổ phần xuất nhập
khẩu Hàng không thường không có khâu dự trữ hàng hóa do hoạt động chủ yếu của
Công ty là xuất nhập khẩu uỷ thác và làm theo đơn đặt hàng.Tức là thiết bị Công ty
cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không nhập về theo số lượng của khách yêu cầu nên
không có lượng hàng tồn hay ứ đọng. Thêm vào đó, Công ty cũng không có quá
trình bán hay xác lập kênh phân phối. Do vậy, hình thức nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh của Công ty chủ yếu thông qua khả năng nhận đơn đặt hàng, đấu
thầu và nhận uỷ thác xuất nhập khẩu.
2.1.2 Phân tích kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu
Hàng không .
2.1.2.1 Thực trạng kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần xuất
nhập khẩu Hàng không
Bất kì một doanh nghiệp nào khi tiến hành kinh doanh đều vì mục tiêu hiệu
quả và lợi nhuận. Từ khi đi vào hoạt động kinh doanh đến nay, Công ty cổ phần
xuất nhập khẩu Hàng không đã có những đóng ghóp to lớn vào sự phát triển và
hiện đại hoá của ngành Hàng không nước ta. Việc đi sâu vào nghiên cứu thực trạng
kết quả kinh doanh của công ty ghóp phần tìm ra nguyên nhân và giải pháp cùng
phương hướng phát triển cho thời gian sắp tới của công ty.
Chúng ta sẽ đi sâu vào nghiên cứu kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần
xuất nhập khẩu Hàng không trong vòng 4 năm trở lại đây.
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty xuất nhập khẩu
Hàng không 2003-2006
Đơn vị:1000VND
Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006
A.Doanh thu 54.884.288 57.282.924 61.972.586 69.591.732
1.Thu từ HĐKD 54.264.288 56.572.924 61.432.586 68.730.800
- Phí uỷ thác 5.664.088 5.876.000 5.934.662 7.268.332
-Bán hàng XNK 45.200.100 47.639.800 52.340.000 56.900.000
- Hoa hồng bán vé 555.000 580.000 600.000 800.000
- Dịch vụ vận chuyển 568.100 360.000 388.000 576.800
- Cho thuê văn phòng 2.277.000 2.117.124 2.169.924 3.059.668
2. Thu hoạt động khác 620.000 710.000 540.000 860.932
B. Chi phí 54.354.214 56.477.155 60.099.276 65.995.566
Chi phí hoạt động KD 50.604.014 55.841.155 59.236.276 63.995.566
- Chi cho nhân công 4.324.014 4.526.232 4.786.408 4.937.160
- BHYT,BHXH,CPCĐ 184.477 182.997 185.599 191.376
- Chi phí vật tư, vốn hàng 44.985.223 46.098.652 49.455.760 52.597.720
- Khấu hao TSCĐ 1.621.140 1.750.594 1.228.040 1.956.644
- Chi phí dịch vụ ngoài 2.550.360 2.232.630 2.414.120 3.425.080
- Chi phí khác bằng tiền 938.800 1.023.050 1.166.350 1.954.586
- Chi phí hoạt động khác 750.200 663.000 863.000 933.000
C. Các khoản thuế 255.380 225.615 244.527 246.996
D. Lợi nhuận trước thuế 3.530.074 805.769 1.873.310 3.596.166
E. Lợi nhuận ròng 274.694 580.154 1.628.783 3.349.170
Nguồn: Phòng kế toán
Nhìn vào kết quả kinh doanh 2003 – 2006, doanh thu của Công ty cổ phần
xuất nhập khẩu Hàng không tăng liên tục qua các năm, là một dấu hiệu đáng mừng
chứng tỏ sự nỗ lực của tất cả cán bộ công nhân viên chức trong toàn Công ty.
Doanh thu chủ yếu của Công ty là từ bán hàng xuất nhập khẩu chiếm từ 80% –82%
tổng doanh thu, tiếp đến là thu từ hoạt động cho thuê văn phòng chiếm từ 4%-5%,
còn lại là thu từ hoạt động phí uỷ thác, hoa hồng bán vé và dịch vụ vận chuyển.
Tuy doanh thu cao nhưng cho phí kinh doanh cũng rất cao, điều này làm ảnh
hưởng đến lợi nhuận thu được. Trong tất cả chi phí kinh doanh thì chi phí vật tư,
vốn hàng là chiếm tỷ trọng lớn nhất từ 79,5%- 82%, tiếp đến là các chi phí dịch vụ
mua ngoài chiếm từ 5%- 7%, ngoài ra còn có các chi phí khấu hao tài sản cố định,
chi cho nhân công, chi cho bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, chi phí công đoàn.
2.1.2.2 Hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu
Hàng không
a) Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu
Bảng 2: Kim ngạch nhập khẩu theo mặt hàng
Đơn vị:1000 USD
TT Nội dung chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006
1 Phụ tùng máy bay Airbus 11,45 9,35 19,6 15,36
2 Phụ tùng máy bay Boing 13,635 16,53 6,3 16,86
3 Phụ tùng máy bay ATR72 1,835 1,783 1,676 1,88
4 Phụ tùng máy bay Foker 0,835 0,842 0,845 1,02
5 Dụng cụ phục vụ hành khách 1,1 1,2 1,18 1,36
6 Thiết bị trạm xưởng 1,05 1,09 1,14 1,44
7 Thiết bị sân bay 3,1 3,2 3,4 1,82
8 Kinh doanh ngoài ngành khác 6,232 6,427 6,542 4,134
9 Tổng kim ngạch nhập khẩu 39,237 40,422 40,683 43,874
10 Tổng kim ngạch XNK 39,536 40,772 41,103 44,235
Nguồn: Phòng kinh doanh
Thông qua bảng 1 ta thấy hoạt động của công ty nhập khẩu là chủ yếu chiếm
tới 99,19%, hoạt động xuất khẩu chiếm tỷ trọng không đáng kể 0,81%. Thông qua
bảng 2 ta thấy kim ngạch nhập khẩu của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng
không chủ yếu là các thiết bị phục vụ cho ngành hàng không bao gồm phụ tùng
máy bay Foker, phụ tùng máy bay Airbus, phụ tùng máy bay Boing, dụng cụ phục
vụ khách hàng, thiết bị trạm xưởng, thiết bị bay. Các loại hàng hoá ngoài ngành
chiếm tỷ lệ nhỏ, cụ thể năm 2003 - 2004 chiếm 15,89%, năn 2005 chiếm 16,08%,
năm 2006 chiếm 16,54%. Qua các năm gần đây việc kinh doanh các mặt hàng
không có nhiều thay đổi, điều này chứng tỏ Công ty không chú trọng cũng như có
đủ nguồn lực để phát triển thêm các mặt hàng mới. Việc đa dạng hoá danh mục
hàng hoá cũng rất cần thiết để giảm bớt rủi ro trong quá trình kinh doanh đồng thời
để có những biện pháp sử dụng các nguồn lực sẵn có của Công ty một cách hiệu quả
hơn ngoài các phụ tùng máy bay và thiết bị sân bay.
b, Thị trường xuất nhập khẩu của Công ty xuất nhập khẩu Hàng không
Bảng 3: Một số thị trường nhập khẩu chủ yếu của Công ty
TT Nội dung chỉ tiêu Thị trường
A Xuất khẩu Nga,EU,Mỹ,Asean
B Nhập khẩu
Nhập khẩu trong ngành HK
1 Phụ tùng máy bay Airbus EU,Mỹ,Asean
2 Phụ tùng máy bay Boing Mỹ,EU,Đài loan
3 Phụ tùng máy bay ATR72 EU,Mỹ
4 Phụ tùng máy bay Foker Hà Lan,EU,Mỹ
5 Dụng cụ phục vụ hành khách EU,Mỹ,TQ,Asean
6 Thiết bị trạm xưởng Mỹ,Eu,Hàn Quốc
7 Thiết bị sân bay Nga,EU,Mỹ,Asean
Kinh doanh ngoài ngành khác Nhiều nước
Thị trường nhập khẩu tập trung vào một số nước, khu vực bao gồm: Mỹ,
EU, Asean, Nga, Pháp, Hà Lan, Hồng Kông, Trung Quốc, Hàn Quốc. Đây đều là
những nước có nền kinh tế phát triển, với nền khoa học kĩ thuật hiện đại, công nghệ
tiên tiến đứng hàng đầu trên thế giới. Điều này cũng dễ hiểu, bởi đặc điểm mặt hàng
kinh doanh của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không Airimex là những mặt
hàng kỹ thuật cao, mang tính đặc thù mà không phải quốc gia nào trên thế giới cũng
sản xuất được.
Việc nghiên cứu mặt hàng và tìm hiểu thị trường của Công ty nhằm mục
đích tìm ra thị trường mới, đối tác kinh doanh mới để vẫn đảm bảo chất lượng cho
các mặt hàng nhập khẩu, mà giá cả và các điều kiện đi kèm cạnh tranh hơn. Mỗi sản
phẩm luôn có nhiều nhà phân phối cũng như các sản phẩm thay thế, công việc của
một nhà quản trị kinh doanh là phải nắm bắt được đầy đủ các thông tin về thị trường
để từ đó có được cách nhìn tổng quát về thị trường như tổng cung, tổng cầu, giá cả
thị trường, chính sách của Nhà nước, hiểu biết chi tiết về các đối thủ cạnh tranh từ
đó tìm ra cơ hội cũng như nguy cơ đe doạ của thị trường. Kết hợp với tiềm lực của
doanh nghiệp để lựa chọn chiến lược, định hướng hoạt động, đưa ra giải pháp nâng
cao năng lực cạnh tranh thực hiện mục tiêu kinh doanh có lãi.
2.2 Phân tích thực trạng chi phí kinh doanh của Công ty cổ phần xuất
nhập khẩu Hàng không
2.2.1 Phân tích chi phí kinh doanh của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu
Hàng không
Để phân tích chi phí kinh doanh của Công ty, chúng ta không thể chỉ căn cứ
trên những con số tuyệt đối mà phải căn cứ trên những chỉ tiêu tính toán với những
con số tương đối để nhìn ra những biến động của kết quả kinh doanh. Do vậy, thông
qua chỉ tiêu tỷ lệ của tổng chi phí kinh doanh với doanh thu để nắm được bản chất
của các sự vật, hiện tượng.
Tỷ lệ của tổng chi phí kinh doanh so với doanh thu
T1= Tổng chi phí kinh doanh/ Doanh thu
Bảng 4: Tỷ lệ của tổng chi phí kinh doanh so với doanh thu
Đơn vị:1000đ
Năm 2003 2004 2005 2006
Tổng doanh thu 54.884.288 57.282.924 61.972.586 69.591.732
Tổng chi phí 54.354.214 56.477.155 60.099.276 65.995.566
T1(%) 99,0 98,5 96,9 94,8
Nguồn: Phòng kế hoạch
Qua bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty từ năm 2004, hiệu
quả bán hàng xuất nhập khẩu năm 2006 đạt mức cao nhất với tổng doanh thu là
69.591.732 nghìn đồng năm 2003 là 55.884.288 nghìn đồng, 2004 là 57.282.924
nghìn đồng và 2005 là 61.972.586 nghìn đồng. Điều này cho thấy Công ty đã có
những biện pháp tích cực, nâng cao được hiệu quả trong khâu tiêu thụ hàng hoá.
Tuy vậy nhìn vào chi phí kinh doanh ta cũng thấy nó chiếm một phần rất lớn so với
doanh thu bán hàng. Năm 2003 chi phí kinh doanh là 54.354.214 nghìn đồng, năm
2004 là 56.477.155 nghìn đồng, năm 2005 là 60.099.276 nghìn đồng và năm 2006
là 56.995.566 nghìn đồng. Với những số liệu tuyệt đối chỉ là điều kiện cần nhưng
không đủ để chúng ta nắm được bản chất của các sự vật, hiện tượng. Thông qua tỷ
trọng giữa tổng chi phí kinh doanh và doanh thu ta thấy: năm 2003 chi phí kinh
doanh chiếm lớn nhất 99% doanh thu, năm 2004 chiếm 98,5% doanh thu, năm 2005
chiếm 96.9% và năm 2006 thấp nhất chiếm 94,6%. Như vậy chi phí kinh doanh đã
có sự giảm dần qua các năm, đây là một điểm thành công ghi nhận sự nỗ lực của
ban lãnh đạo cũng như đội ngũ nhân viên của toàn Công ty.
Để chi tiết hơn về thực trạng chi phí kinh doanh của Công ty cổ phần xuất
nhập khẩu Hàng không Airimex ta có bảng số liệu sau:
Bảng 5: Tổng hợp chi phí cho hoạt động kinh doanh của Công ty
Đơn vị:1000 VNĐ
TT Danh mục chi phí 2003 2004 2005 2006
1 Chi phí mua hàng 45.924.023 47.121.702 50.6221.10 54.552.306
2 Chi phí lưu thông 7.674.811 8.529.838 8.730.639 10.541.047
3 Nộp thuế và bảo hiểm 755.380 825.615 746.527 902.213
Tổng chi phí 54.354.214 56.477.155 60.099.276 65.995.566
Nguồn: Phòng kế hoạch
Chúng ta đã biết rằng chi phí kinh doanh của Công ty được cấu thành từ các
khoản mục chi phí, trong đó chi phí mua hàng chiếm giá trị lớn nhất, tiếp đó là chi
phí lưu thông và sau cùng là chi cho nộp thuế và bảo hiểm.
Chi phí mua hàng liên tục tăng qua các năm từ 45.924.023 nghìn đồng vào
năm 2003 lên 54.552.306 nghìn đồng vào năm 2006. Kéo theo đó là sự tăng lên của
chi phí lưu thông, điều này cũng dễ lý giải bởi vì số lượng thiết bị cùng danh mục
hàng hoá của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không Airimex liên tục tăng từ
năm 2003 đến nay. Mặc dù còn có nhiều nhân tố ảnh hưởng làm cho chi phí lưu
thông tăng lên nhưng đây là một trong những lý do chính gây ra việc tăng chi phí
lưu thông. Nộp thuế và bảo hiểm cũng là những khoản chi phí làm giảm lợi nhuận
của doanh nghiệp. Trong 4 năm từ năm 2003 đến 2006 chi cho nộp thuế và bảo
hiểm tăng qua từng năm chỉ trừ năm 2005 chi cho nộp thuế và bảo hiểm lại giảm.
Có hiện tượng này là vì năm 2005 Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không
Airimex đã áp dụng rất tốt chính sách định giá cho các mặt hàng nhập khẩu đặc biệt
là đối với các mặt hàng là thiết bị cho máy bay Booing, Airbus…Việc sử dụng linh
hoạt giá CIF và FOB trong hoạt động xuất nhập khẩu đã có hiệu quả rất lớn trong
việc giảm chi phí bảo hiểm cho hàng hoá.
Muốn thấy rõ sự tăng giảm chi phí kinh doanh qua các năm ta có bảng số
liệu sau:
Bảng 5a: Tổng hợp tình hình tăng giảm chi phí kinh doanh
TT Chi phí kinh doanh Đơn vị 2003 2004 2005 2006
1 Tổng chi phí KD 1000đ 54.354.214 56.477.155 60.099.276 65.995.566
2 Tăng (giảm) tuyệt đối 1000đ 0 2.122.941 3.622.121 5.896.290
3 Tỷ lệ tăng (giảm) % 0 3,91 6,41 9,81
Nguồn: Phòng kế toán
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy chi phí kinh doanh năm 2004 tăng lên 3,91%
so với năm 2003 tương ứng tăng lên 2.122.941 nghìn đồng. Chi phí kinh doanh năm
2005 tăng lên so với 2004 là 6,41%, tương ứng tăng lên 3.622.121 nghìn đồng. Năm
2006 chi phí kinh doanh tăng nhiều nhất, lên tới 9,81% so với năm 2005, tương ứng
tăng lên 5.896.290 nghìn đồng.
Để biết được chính xác hơn sự vận động của các khoản mục chi phí trong
tổng chi phí kinh doanh của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không Airimex
ta sẽ đi vào phân tích với các số liệu tương đối đó là tỷ lệ phần trăm của các khoản
mục chi phí so với tổng chi phí kinh doanh.
Bảng 6: Tỷ trọng các khoản mục chi phí so với tổng chi phí kinh doanh
Đơn vị: %
TT Danh mục chi phí 2003 2004 2005 2006
1 Chi phí mua hàng 84,49 83,43 84,23 82,66
2 Chi phí lưu thông 14,12 15,11 14,53 15,97
3 Nộp thuế và bảo hiểm 1,39 1,46 1,24 1,37
Nguồn: Phòng kế toán
Chi phí mua hàng năm 2003 chiếm 84,49%, năm 2004 chiếm 83,43%, năm
2005 chiếm 84,328%, năm 2006 chiếm 82,66% so với tổng doanh thu. Vì chi phí
cho vật tư vốn hàng quá lớn dẫn tới Công ty thường xuyên thiếu vốn kinh doanh, bỏ
lỡ nhiều cơ hội hấp dẫn, điều này làm ảnh hưởng tới lợi nhuận của Công ty. Tuy
vậy, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không cũng đang từng bước nỗ lực để
giảm bớt chi phí vật tư trong cơ cấu chi phí kinh doanh thể hiện tới năm 2006 chỉ
còn 82,66%.
Chi phí lưu thông của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không luôn dao
động trong khoảng 14-16% một năm. Chi phí lưu thông phụ thuộc rất lớn vào khối
lượng hàng hoá và điều kiện mua hàng. Nếu khối lượng hàng hoá lớn và Công ty
mua hàng với điều kiện giá FOB thì chi phí lưu thông sẽ rất lớn vì nó bao gồm chi
phí vận tải chặng chính trong đó. Ngược lại nếu khối lượng hàng hoá nhỏ mà lại
mua hàng với điều kiện CIF thì chi phí lưu thông sẽ nhỏ vì nó không bao gồm chi
phí vận tải chặng chính trong đó.
Chi cho bảo hiểm và nộp thuế chiếm một tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu chi phí
kinh doanh. Năm 2003 chiếm 1,39% trong tổng chi phí kinh doanh, năm 2005 chi
cho bảo hiểm và nộp thuế là thấp nhất chiếm có 1,24% và năm cao nhất 2004 chiếm
1,46%. Chi cho bảo hiểm là khoản chi phí để phòng ngừa những rủi ro tổn thất có
thể xảy ra. Do đó, đây là một khoản chi quan trọng và cần thiết đối với các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu nói chung và Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không
nói riêng. Tuy vậy, cần phải cân nhắc kỹ lưỡng các điều kiện bảo hiểm sao cho phù
hợp với tính chất hàng hoá nhập khẩu để lựa chọn loại bảo hiểm có hiệu quả mà vẫn
tiết kiệm nhiều nhất lại là vấn đề được mọi nhà quản trị quan tâm tới.
2.2.2 Thực trạng chi phí kinh doanh của Công ty cổ phần xuất nhập
khẩu Hàng không
2.2.2.1 Thực trạng chi phí mua hàng
Như đã phân tích ở phần cơ sở lý luận trong tất cả các chi phí kinh doanh thì
chi phí mua hàng bao gồm: chi phí nghiên cứu nhu cầu mặt hàng của khách hàng,
chi phí nghiên cứu thị trường nguồn hàng, chi phí giao dịch, kí kết hợp đồng và chi
phí về vật tư, vốn hàng là chiếm tỷ trọng lớn nhất. Thông qua bảng tổng hợp chi phí
mua hàng để từ đó có những cách nhìn tổng quan về các khoản mục chi phí liên
quan đến việc tạo nguồn, mua hàng.
Bảng 7: Tổng hợp chi phí mua hàng
Đơn vị: 1000đ
TT Danh mục chi phí 2003 2004 2005 2006
1 Chi phí nghiên cứu thị trường 721.300 805.729 1.001.496 1.424.525
2 Chi phí giao dịch, kí kết hợp đồng 217.500 217.321 164.854 530.061
3 Chi phí vật tư, vốn hàng 44.985.223 46.098652 49.455.760 52.597.720
4 Tổng chi phí mua hàng 45924023 47121702 50622110 54552306
Nguồn: Phòng kế toán
Công việc kinh doanh bắt đầu từ hoạt động nghiên cứu thị trường, tìm kiếm
thông tin để từ đó ra quyết định kinh doanh. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng
không cũng bắt đầu từ việc nghiên cứu các yếu tố của thị trường: cung, cầu, giá cả
và cạnh tranh. Thị trường nguồn hàng chủ yếu của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu
Hàng không là EU, Mỹ, Asean, Nga, Trung Quốc…Đây là một trong những đối tác
quen thuộc của Công ty bởi việc lựa chọn nguồn cung ứng thường do Tổng công ty
Hàng không Việt Nam chỉ định.
Việc giao dịch, tiếp cận với thị trường, đối tác của Công ty cổ phần xuất
nhập khẩu Hàng không Airimex đều thông qua các phương tiện thông tin như điện
thoại, fax, mail nên việc kiểm tra tính chính xác và uy tín của đối tác kinh doanh
cần phải thận trọng hơn và không thể dùng những cách thông thường được. Với
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không, đây là công việc của phòng kinh
doanh ( hay còn gọi là phòng nghiệp vụ 3). Phòng kinh doanh thường thông qua chi
nhánh đại diện của mình (chi nhánh thị trường bên Nga) hoặc là kiểm tra thông qua
các tham tán của Việt Nam ở nước ngoài. Thông thường quy trình bắt đầu từ khi
Công ty nhận được đơn đặt hàng từ Tổng công ty Hàng không hoặc từ các bạn hàng
khác, sau đó sẽ tập hợp các đơn hàng lại, phân loại theo tiêu chí cùng mặt hàng hay
tiêu chí cùng một thị trường. Với nhưng đơn hàng mà có chỉ định luôn nhà cung
ứng luôn hàng hoá đó thì việc phân tách để tìm ra một nhà cung ứng mới là không
cần thiết và thay vào đó là việc kiểm tra uy tín, cách thức cũng như tiêu chí kinh
doanh của nhà cung ứng đó. Tiếp đó là tiến hành gửi đơn đặt hàng và đàm phán các
điều kiện giao dịch.
Thông thường, với một số trang thiết bị hàng không quan trọng thì Công ty
Hàng không Việt Nam sẽ đặt hàng từ Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không
đồng thời sẽ chỉ định luôn đối tác cung ứng thiết bị, nhập khẩu thiết bị từ hãng nào
trên thế giới. Điều nay vừa là thuận lợi nhưng đồng thời cũng là khó khăn cho Công
ty. Thuận lợi ở chỗ: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không sẽ không phải
mất thời gian và tốn chi phí nghiên cứu bạn hàng, nguồn hàng. Nhưng khó khăn ở
chỗ: Công ty sẽ không được chủ động trong kinh doanh, có thể sẽ bị hãng cung ứng
đó ép giá nếu thông tin đó bị tiết lộ ra ngoài hoặc cùng một loại thiết bị sẽ phải mua
với giá cả cao hơn, điều kiện mua bán không thuận lợi so với những hãng cùng
cung ứng sản phẩm đó trên thị trường.
Công việc của nghiên cứu thị trường thường bao gồm:
Nghiên cứu tổng cầu hàng hóa và cầu hướng vào Công ty: Đó là nghiên cứu
tổng khối lượng hàng hoá và cơ cấu loại hàng hoá tiêu dùng thông qua mua sắm
hoặc sử dụng với giá cả thị trường trong một khoảng thời gian. Công ty nghiên cứu
quy mô thị trường để nắm được số lượng người hoặc đơn vị tiêu dùng. Với người
tiêu dùng cần nắm được dân cư, thu nhập của họ… Đối với loại hàng hoá thay thế
cần nghiên cứu cần nghiên cứu cả khối lượng hàng thay thế, với hàng hoá bổ sung
cần nghiên cứu loại hàng chính và từ đó suy ra loại hàng hóa bổ sung. Nghiên cứu
thị trường để tìm ra đoạn thị trường trọng điểm, thị trường mục tiêu cho Công ty
chứ không phải là thị trường chung. Trên cơ sở so sánh với số liệu thống kê của các
năm trước để xác định cầu hướng vào doanh nghiệp. Từ sau khi tiến hành cổ phần
hóa, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không đã dành được quyền chủ động
hơn trong kinh doanh. Ngoài những đơn hàng từ Tổng công ty Hàng không ra,
Công ty còn tham gia cung ứng rất nhiều các thiết bị khác như các thiết bị phục vụ
nhà máy điện, các dụng cụ phục vụ cho việc giảng dạy tại các trường học, các thiết
bị phục vụ cho Công ty dầu khí Việt Nam. Nghiên cứu tổng cầu và cầu hướng vào
Công ty là một công việc quan trọng, thông qua việc nghiên cứu này để có nguồn
thông tin tìm và phát hiện ra những nhu cầu mới. Ngoài nhưng mặt hàng chủ lực là
các thiết bị chi máy bay, thiết bị trạm xưởng, thiết bị phục vụ bay, Công ty cổ phần
xuất nhập khẩu Hàng không Airimex đã vươn xa hơn ra các khu vực thị trường
khác. Việc phát hiện ra nhu cầu thiết bị phục vụ cho các trường học ở Việt Nam là
rất lớn, nhưng tại Việt Nam những công ty đủ tiềm lực để sản xuất các thiết bị thí
nghiệm, dụng cụ học tập đạt tiêu chuẩn thì chưa có nhiều. Nên đa phần các thiết bị
này thường rất thiếu ở trong nước. Cũng nhận thấy trong mấy năm gần đây Nhà
nước có rất nhiều chính sách ưu tiên để phát triển giáo dục. Hàng chục tỷ đồng được
Nhà nước đầu tư để thay đổi cách thức giáo dục quá nặng nề về lý thuyết như hiện
nay, việc trang bị các thiết bị cho học sinh thực hành đang được Nhà nước khuyến
khích. Thêm vào đó Nhà nước còn có nhiều chính sách xuất nhập khẩu ưu đãi cho
các doanh nghiệp nhập khẩu các thiết bị này như: không đánh thuế nhập khẩu, trợ
cấp giá nhập khẩu.. Do những nhu cầu mới, và xét thấy tiềm lực phù hợp, Công ty
cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không Airimex đã mở rộng mặt hàng kinh doanh:
cung cấp các thiết bị thí nghiệm, dụng cụ học tập chuyên dụng cho các trường cấp
2,3. Với những thị trường và lĩnh vực kinh doanh mới việc đầu tư là rất nguy hiểm
vì những nguy cơ cũng như những rủi ro tiềm ẩn mà Công ty cổ phần xuất nhập
khẩu Hàng không Airimex không thể lường hết được. Để tránh rủi ro, và có những
quyết sách sáng suốt đòi hỏi Công ty phải có một đội ngũ chuyên gia giàu kinh
nghiệm cùng những thông tin thị trường cực kỳ chính xác. Cho nên chi phí cho việc
nghiên cứu thị trường mới thường lớn gấp hai thậm chí gấp ba lần chi phí nghiên
cứu thị trường hiện tại của Công ty.
Nghiên cứu tổng cung và cung của Công ty: nghiên cứu để xác định xem khả
năng sản xuất có khả năng cung ứng cho thị trường tổng số bao nhiêu hàng, khả
năng nhập khẩu bao nhiêu. Trên cơ sở các thông tin về lao động, tiền vốn, và các
tiềm năng khác của doanh nghiệp để xác định cung của doanh nghiệp. Tại Công ty
cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không Airimex việc nghiên cứu cung của Công ty có
dễ dàng hơn và thông tin cũng tương đối chính xác hơn do nguồn tin nội bộ thường
dễ kiểm soát. Việc nghiên cứu cung còn nhằm mục đích để nắm bắt được tiềm lực
của Công ty đến đâu, điểm mạnh, điểm yếu, bởi cơ hội chỉ trở thành cơ hội hấp dẫn
khi cơ hội đó phù hợp với khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp. Đối với Công ty
cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không Airimex khi nghiên cứu cung xác định: Mặt
hàng chủ lực vẫn là các thiết bị phục vụ cho ngành Hàng không, bên cạnh đó dành
một phần nguồn lực để đáp ứng các nhu cầu mới, khách hàng mới. Bởi ngoài khách
hàng truyền thống là Tổng công ty Hàng không, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu
Hàng không Airimex muốn mở rộng mối quan hệ kinh doanh cùng nhiều đối tác
khác như cung cấp các thiết bị điện, máy móc cho Nhà máy điện Hoà Bình, thiết bị
bay cho Tổng cục không quân Việt Nam.
Nghiên cứu giá cả thị trường: Đó là nghiên cứu giá cả bán hàng của doanh
nghiệp sản xuất, giá hàng nhập khẩu. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không
nghiên cứu giá cả thị trường để tìm ra được sự chênh lệch giữa giá bán trên thị
trường và giá mua. Cùng với việc ước tính chi phí vận chuyển và nộp thuế để xác
định thị trường mua hàng và quyết định khối lượng hàng cần nhập khẩu
Một công việc quan trọng nữa đối với bất kỳ một doanh nghiệp xuất nhập
khẩu nói chung và Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không Airimex nói riêng
là nghiên cứu các chính sách của Chính phủ bao gồm: chính sách thuế, các văn bản
quy phạm pháp luật liên quan đến việc xuất nhập khẩu, các mặt hàng cho phép kinh
doanh tự do, kinh doanh có điều kiện, khuyến khích kinh doanh, hay bị cấm kinh
doanh. Nghiên cứu giá các loại dịch vụ có liên quan như cước phí vận tải, giá thuê
kho tàng, cửa hàng, lãi suất vay ngân hàng. Căn cứ vào mục tiêu kinh doanh, chính
sách giá cả của Công ty để xác định giá mua, giá bán của doanh nghiệp cho phù
hợp.
Nghiên cứu sự cạnh tranh trên thị trường: Nghiên cứu sự cạnh tranh trên thị
trường để xác định số lượng đối thủ cạnh tranh, ưu nhược điểm của đối thủ cạnh
tranh và mức độ cạnh tranh trên thị trường. Với Công ty cổ phần xuất nhập khẩu
Hàng không việc nghiên cứu thị trường thực chất là nghiên cứu đối tượng mua, bán
loại hàng hoá mà doanh nghiệp kinh doanh; cơ cấu thị trường hàng hoá và chính
sách mua bán của các doanh nghiệp có nguồn hàng lớn. Đối với hàng tiêu dùng, nhu
cầu về loại hàng phụ thuộc vào sở thích, thu nhập, lứa tuổi, nghề nghiệp, trình độ
văn hoá…Đối với hàng tư liệu sản xuất phụ thuộc vào công nghệ, định mức sử dụng
nguyên nhiên vật liệu trong sản xuất và kế hoạch sản xuất mặt hàng của doanh
nghiệp. Người quyết định mua hàng không phải là người đi mua hàng cụ thể, mà
chính là yêu cầu của kỹ thuật, công nghệ sản xuất thành phẩm, khả năng vật tư của
doanh nghiệp và khả năng thay thế bằng các nguyên vật liệu khác. Người mua hàng
cũng không thể tuỳ tiện đổi thứ này lấy thứ khác hoặc mua theo ý thích của mình.
Như vậy nghiên cứu thị trường hàng tư liệu sản xuất phải nghiên cứu lĩnh vực tiêu
dùng sản xuất, nghiên cứu các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp…Với nền kinh tế thị trường, môi trường cạnh tranh càng trở nên khốc liệt
hơn. Trên thị trường xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh có tiềm lực mạnh đang trở
thành nguy cơ đe doạ, giành giật thị phần của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng
không như: PETECHIM, MACHINO, TECNOIMPORT…
Theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ 2003-2006, ta sẽ đi vào
nghiên cứu tỷ trọng của chi phí nghiên cứu thị trường so với tổng chi phí kinh
doanh.
Bảng 8: Chi phí nghiên cứu thị trường trong tổng chi phí kinh doanh
Đơn vị: 1000 VNĐ
Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006
Tổng chi phí kinh doanh 54.354.214 56.477.155 60.099.276 65.995566
Chi phí nghiên cứu thị trường 721.300 805.729 1.001.496 1.424.525
Tỷ trọng (%) 1,33 1,43 1,67 2,16
Nguồn: Phòng kế toán
Tỷ trọng chi phí nghiên cứu thị trường trong tổng chi phí chiếm một tỷ lệ rất
nhỏ nằm trong khoảng từ 1%-3% .Năm 2003 chi phí nghiên cứu thị trường chiếm
1,33% tổng chi phí kinh doanh, năm 2004 chiếm 1,43% tổng chi phí kinh doanh,
năm 2005 chiếm 1,67% tổng chi phí kinh doanh. Tuy chi phí có liên tục tăng nhưng
tăng không đáng kể, chỉ có đến 2006 là tăng nhiều nhất. Như đã giải thích ở trên,
việc lựa chọn bạn hàng và nguồn cung ứng hàng hoá thương do Tổng công ty Hàng
không Việt Nam chỉ định nên Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không Airimex
không tốn kém nhiều chi phí trong việc nghiên cứu nhu cầu của khách hàng, nghiên
cứu thị trường nguồn hàng đối với các hàng hoá là thiết bị trạm xưởng, máy bay.
Sau khi nhận đơn đặt hàng từ Tổng công ty Hàng không, Công ty cổ phần xuất nhập
khẩu Hàng không sẽ tiến hàng giao dịch với bạn hàng cung ứng mặt hàng đó để trao
đổi các điều kiện mua bán, lợi nhuận sẽ là phần chênh lệch giữa giá mua và giá bán.
Theo phân tích ở phần cơ sở lí luận, trong tất cả chi phí mua hàng thì chi phí
về vật tư, vốn hàng luôn chiếm tỷ lệ lớn nhất. Điều này càng đặc biệt đúng với
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không. Dưới đây là bảng tỷ trọng chi phí vật
tư, vốn hàng trong tổng chi phí kinh doanh.
Bảng 9: Chi phí vật tư, vốn hàng trong tổng chi phí kinh doanh
Đơn vị: 1000VNĐ
Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006
Tổng chi phí KD 54.354.214 56.477.155 60.099.276 65.995.566
Chi phí vật tư, vốn hàng 44.985.223 46.098.652 49.455.760 52.597.720
Tỷ trọng (%) 82,78 81,54 82,11 79.87
Nguồn: Phòng kế toán
Với tỷ trọng chi phí vật tư, vốn hàng lớn đây cũng là một điểm đặc thù của
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không. Năm 2003 chi phí vật tư, vốn hàng
chiếm 82,73% tổng chi phí kinh doanh, năm 2004 có giảm xuống còn 81,54%, năm
2005 tăng lên 82,11% và đến năm 2006 giảm xuống thấp nhất còn 79,89%. Để từng
bước giảm chi phí vốn hàng, nên tìm biện pháp để giảm giá vốn hàng mua. Có thể
tìm kiếm những nguồn cung ứng mới, phát triển thị trường để có nhiều sự lựa chọn
hơn trong đơn đặt hàng, tìm ra nguồn hàng mới chất lượng đảm bảo và giá cả phải
chăng hơn.
Trong quá trình đàm phán, kí kết hợp đồng thương mại thì việc mua bán
hàng hóa theo điều kiện nào cũng sẽ ảnh hưởng đến chi phí lưu thông. Hai loại giá
thường được sử dụng trong kinh doanh xuất nhập khẩu đó là giá FOB và giá CIF.
Khi nhập khẩu các chuyên gia khuyên các nhà nhập khẩu nên sử dụng giá FOB.
FOB là loại giá thấp bởi vì tiền phí vận tải và bảo hiểm nhà nhập khẩu sẽ phải chịu,
bên xuất khẩu chỉ có trách nhiệm giao hàng đến cảng, bốc hàng lên tàu. Khi hàng
được giao qua lan can tàu, nhà xuất khẩu đã hoàn thành hết trách nhiệm của mình.
Nơi chuyển rủi ro là cảng đi. Phần còn lại nhà nhập khẩu sẽ phải chịu trách nhiệm
cho hàng hoá của mình, tự thuê tàu, mua bảo hiểm cho hàng hoá để tránh rủi ro.
Việc nhà nhập khẩu tự thuê tàu, mua bảo hiểm sẽ giúp nhà nhập khẩu chủ động
được quyền lựa chọn những hãng tàu có uy tín, chất lượng tốt đảm bảo an toàn cho
hàng hoá trong quá trình vận chuyển. Thêm một điểm thuận lợi nữa là nếu trong
quá trình vận chuyển có tranh chấp xảy ra giữa chủ hàng và hãng tàu hoặc hàng hoá
gặp rủi ro thì việc kiện tụng, bồi thường tổn thất sẽ được giải quyết một cách dễ
dàng hơn do chủ hàng là người trực tiếp kí hợp đồng với người vận tải và nhà bảo
hiểm.
Nếu nhập hàng theo điều kiện CIF thì giá cả sẽ cao, bởi trong giá CIF đã bao
gồm cả cước phí vận chuyển và phí bảo hiểm mà nhà xuất khẩu đã trả. Nơi chuyển
rủi ro vẫn là cảng đi. Khi nhập khẩu theo điều kiện này nhà nhập khẩu bị rất nhiều
điều bất lợi. Do địa điểm chuyển rủi ro là nơi đi nên khi hàng hoá được giao qua lan
can tàu là nhà xuất khẩu đã hoàn thành xong nghĩa vụ của mình. Trong quá trình
vận chuyển từ nơi xuất khẩu đến nơi nhập khẩu dù có chuyện gì xảy ra cũng do nhà
nhập khẩu chịu. Trong điều kiện mua bán này, nhà xuất khẩu sẽ là người thuê tàu
vận chuyển, mua bảo hiểm cho hàng hóa, các nhà xuất khẩu thường thuê những đội
tàu có cước phí rẻ, kém uy tín hoặc chất lượng an toàn không cao để tiết kiệm cước
phí. Thêm vào đó, điều kiện bảo hiểm cho hàng hoá được mua cũng là những điều
kiện bảo hiểm tối thiểu, với chi phí bảo hiểm thấp nhất. Khi có tranh chấp xảy ra
với chủ tàu hoặc hãng bảo hiểm thì nhà nhập khẩu sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong
việc đòi bồi thường tổn thất, và thường phải thông qua nhà xuất khẩu vì hợp đồng
vận chuyển và hợp đồng bảo hiểm do nhà xuất khẩu kí kết.
Ở Việt Nam và một số quốc gia đang phát triển khác, đa phần các hợp đồng
xuất nhập khẩu thường áp dụng điều kiện ngược lại tức là nhập khẩu theo giá CIF,
còn xuất khẩu theo giá FOB. Không phải các nhà nhập khẩu không biết được những
điểm bất lợi khi nhập theo giá CIF và bán theo giá FOB mà bởi hai lí do chính sau:
- Thứ nhất là ngành vận tải đường biển ở Việt Nam nói riêng và các
nước đang phát triển nói chung còn chưa hoặc kém phát triển, không có uy tín
trên thị trường quốc tế. Việc chúng ta muốn giành chủ động thuê tàu, vận tải
hàng hoá thường gặp khó khăn khi đàm phán. Bạn hàng thường dựa vào điều này
để ép chúng ta hướng theo giá CIF mà họ đã đưa ra.
- Thứ hai là vấn đề giá trị của hợp đồng xuất nhập khẩu của Việt Nam
thường nhỏ, nước ta không có nhiều công ty có tiềm lực đủ mạnh trong lĩnh vực
xuất nhập khẩu để thực hiện những hợp đống có giá trị lớn. Do vậy khi ta chủ
động thuê tàu thì lượng hàng hoá không đủ một chuyến hoặc là cước phí sẽ quá
cao.
Tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không việc nhập khẩu chủ yếu là
các thiết bị máy móc kỹ thuật cao như phụ tùng máy bay Airbus, máy bay Boing,
hay máy bay ATR72, các dụng cụ phục vụ khách hàng, thiết bị trạm xưởng, thiết bị
sân bay… Đó là các thiết bị mà Việt Nam với cơ sở vật chất và nền công nghệ hiện
tại sẽ không thể sản xuất được, thường phải nhập khẩu từ nước ngoài, những nước
có nền công nghệ tiên tiến, khoa học công nghệ phát triển. Vần đề đặt ra là làm thế
nào để từng bước giảm chi phí vật tư, vốn hàng xuống tới mức tối thiểu. Có nên
chăng việc chúng ta đầu tư xây dựng một xí nghiệp tự sản xuất các thiết bị hàng
không trong nước hay tiếp tục nhập khẩu sẽ có lợi hơn.Và nếu phải nhập khẩu ta sẽ
nhập khẩu như thế nào? Đâu sẽ là thị trường mà Công ty cổ phần xuất nhập khẩu
Hàng không cần hướng tới, đó là thị trường cổ điển như EU, Mỹ hay là các thị
trường mới như Trung Quốc, Asean. Với thị trường như Mỹ, EU, những thị trường
đã quá quen thuộc với Công ty, ưu điểm của các thị trường này là chất lượng thiết bị
đảm bảo, với uy tín và danh tiếng từ lâu trên thế giới. Nhưng nhược điểm của nó là
giá cả đắt hơn so với các hãng mới cung ứng các sản phẩm tương tự. Các thị trường
mới như Trung Quốc, Asean thì giá cả rẻ hơn, các điều kiện mua bán cạnh tranh
hơn nhưng do là các hãng theo sau nên chưa có nhiều uy tín trên thị trường thế giới.
Do vậy việc lựa chọn đối tác cung ứng là một vấn đề cần được xem xét và cân nhắc
kỹ lưỡng trong điều kiện mà Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không đang có.
2.2.2.2 Thực trạng về chi phí lưu thông
Như đã biết chi phí lưu thông chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố thuộc môi
trường kinh doanh như: cơ chế quản lý kinh tế của Nhà nước, giá cả hàng hoá và
dịch vụ vận tải, bốc dỡ, nhu cầu của khách hàng, sự phát triển của khoa học công
nghệ mới. Chi phí lưu thông còn chịu sự chi phối của bản thân doanh nghiệp, trình
độ tổ chức quản lý lao động trong doanh nghiệp.
Hiện nay ở các doanh nghiệp thương mại thường là khoản mục chi phí vận
tải, bốc dỡ chiếm tỷ trọng lớn nhất, sau đó đến khoản mục chi phí bảo quản, thu
mua, tiếp đến là khoản mục chi phí quản lý hành chính và cuối cùng là khoản mục
chi phí hao hụt. Nhìn vào bảng báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần
xuất nhập khẩu Hàng không ta thấy chi phí lưu thông chiếm tỷ lệ không lớn so với
tổng chi phí kinh doanh của công ty? Câu hỏi đặt ra là tại sao lại có hiện tượng như
vậy đối với một Công ty xuất nhập khẩu nhiều thiết bị quan trọng cho ngành Hàng
không Việt Nam. Sau đây là bảng cơ cấu chi phí lưu thông của Công ty cổ phần
xuất nhập khẩu Hàng không.
Bảng 10: Chi phí lưu thông của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không
Đơn vị: 1000 VNĐ
Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006
Chi phí vận tải 3.283.547 3.989.698 3.494.065 5.632.366
Chi phí bảo quản, thu mua 780.257 981.975 863.520 1.056.230
Chi phí hao hụt 590.557 239.700 375.229 341.959
Chi phí quản lý hành chính 3.020.450 3.318.465 3.997.825 3.510.492
Chi phí lưu thông 7.674.811 8.529.838 8.730.639 10.541.047
Nguồn: Phòng kế toán
Theo bảng kết quả về chi phí lưu thông của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu
Hàng không thì chi phí lưu thông liên tục tăng qua các năm. Từ 7.674.811nghìn
đồng năm 2003 lên 10.541.047 nghìn đồng năm 2006. Đây chỉ là những nhận xét
ban đầu thông qua những con số tuyệt đối. Để phân tích kỹ hơn ta có tỷ trọng chi
phí của từng khoản mục trong chi phí lưu thông.
Bảng 11: Tỷ trọng chi phí từng khoản mục chi phí trong chi phí lưu thông
Đơn vị: %
Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006
Chi phí vận tải 42,78 46,77 40,02 53,43
Chi phí bảo quản, thu mua 10,17 11,51 9,89 10,02
Chi phí hao hụt 7,69 2,81 4,30 3,24
Chi phí quản lý hành chính 39,36 38,91 45,79 33,31
Chi phí lưu thông 100 100 100 100
Nguồn: Phòng kế toán
Trong cơ cấu chi phí lưu thông thì chi phí vận tải của Công ty cổ phần xuất
nhập khẩu Hàng không Airimex chiếm tỷ trọng lớn nhất. Năm 2003 chiếm 42,78%,
năm 2004 tămg lên 46,77% đặc biệt là năm 2006 lên tới 53,43% so với chi phí lưu
thông. Tiếp đến là chi phí quản lý hành chính năm 2003 chiếm hơn 39,36%, năm
2004 giảm xuống còn 38,90%, năm 2005 tăng nhiều nhất 45,79%, năm 2006 thấp
nhất 33,30%. Chi phí bảo quản, thu mua năm 2003 là nhiều nhất 10,17%, thấp nhất
là 2005 với 9,89%. Và cuối cùng là chi phí hao hụt hàng hoá, năm 2003 chiếm
7,69%, năm 2004 tăng lên 2,81%, năm 2005 chi phí hao hụt lớn nhất chiếm 4,30%
và năm 2006 chiếm 3,24%. Thông thường tại một doanh nghiệp kinh doanh thương
mại thì chi phí cho vận tải, bốc dỡ hàng hoá chiếm tỷ trọng lớn nhất, sau đó đến
khoản mục chi phí bảo quản, thu mua, tiếp là khoản mục quản lí hành chính và cuối
cùng là chi phí hao hụt. Nhưng tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không
Airimex thì chi phí quản lý hành chính lại chiếm một tỷ lệ rất lớn chỉ đứng sau chi
phí vận tải, bốc dỡ hàng hoá còn chi phí bảo quản, thu mua và chi phí hao hụt chiếm
một tỷ trọng nhỏ. Hiện tượng này cần được xem xét và nghiên cứu để tìm ra nguyên
nhân và có những biện pháp giảm chi phí cho phù hợp. Đặc thù kinh doanh của
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không Airimex thường không có hàng hoá
dự trữ. Sau khi nhận hàng từ cảng hoặc từ sân bay hàng hoá sẽ được chuyển luôn
cho đối tác hoặc nếu không chỉ lưu lại kho trong một thời gian rất ngắn.Với những
đơn đặt hàng từ Tổng công ty Hàng không Việt Nam hàng hoá thường được chuyển
trực tiếp khi tàu cập cảng. Do không có khoảng thời gian lưu kho, lưu bãi vậy nên
chi phí hao hụt hàng hoá gần như không có và chiếm một tỷ trọng không đáng kể
trong chi phí lưu thông. Đây là một trong những điểm mà nhiều doanh nghiệp kinh
doanh hàng hoá cần phải chú tâm hơn, việc bố trí và sắp xếp một cách hợp lý giữa
thời gian hàng hoá cập cảng và ngày giao hàng cho khách hàng sẽ làm giảm đáng kể
chi phí thuê kho tàng, bảo quản hàng hoá và cũng tránh cho hàng hoá bị hư hỏng,
mất mát.
Bên cạnh những thành công trong việc giảm chi phí bảo quản, chi phí hao
hụt hàng hoá thì vẫn còn những vấn đề bất cập khi chi phí quản lý hành chính quá
lớn. Điều này thể hiện sự cồng kềnh của bộ máy quản lý, kéo theo nó sự lãng phí và
kém hiệu quả. Một phần nguyên nhân là Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng
không Airimex vẫn còn mang dấu ấn của một công ty Nhà nước, việc cổ phần hoá
chưa được bao lâu, vẫn còn tồn tại những tư duy cũ trong cách quản lý, điều hàng
công việc. Có quá nhiều những thủ tục giấy tờ phức tạp và nhiều phòng ban. Tuy
nhiên lại không có một phòng ban nào chuyên trách về công việc Marketing mà
hiện nay công việc này vẫn do phòng kinh doanh đảm nhiệm. Một sự bố trí không
hợp lý bởi những nhân viên phòng kinh doanh không có ai tốt nghiệp chuyên ngành
Marketing nên việc nghiên cứu thị trường và những nhu cầu mới của thị trường
thường gặp nhiều khó khăn và không có tính chuyên nghiệp.
*) Tỷ lệ chi phí lưu thông
Tỷ lệ chi phí lưu thông được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa tổng chi phí lưu
thông với doanh số bán ra. Tỷ lệ chi phí của từng khoản mục chi phí lưu thông cũng
được tính tương tự, tức là sẽ được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa tổng số tiền chi phí
lưu thông của từng khoản mục với tổng doanh số bán ra. Chỉ tiêu này phản ánh để
thu được một 100 đồng doanh số thì phải chi ra bao nhiêu đồng chi phí lưu thông.
Bảng 12: Tỷ lệ chi phí lưu thông của Công ty
Đơn vị:1000VNĐ
Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006
Chi phí lưu thông 7.674.811 8.529.838 8.730.639 10.541.047
Doanh thu bán hàng 45.200.100 47.639.800 52.340.000 56.900.000
C1(%) 16,98 17,90 16,68 18,53
Nguồn: Phòng kế toán
Năm 2003 để thu được một 100 đồng doanh thu thì Công ty cổ phần xuất
nhập khẩu Hàng không phải chi ra là 16,98 đồng chi phí lưu thông, năm 2004 phải
chi là 17,90 đồng, năm 2005 phải chi hết 16,68 đồng và năm 2006 cao nhất với
18,53 đồng. Có hiện tượng chi phí lưu thông năm 2006 tăng nhiều so với những
năm trước đó là vì sự biến động của giá cả xăng dầu tăng kéo theo giá của các
ngành dịch vụ tăng cao đặc biệt là những dịch vụ liên quan đến vận tải.
2.2.2.3 Thực trạng chi cho nộp thuế và bảo hiểm của Công ty cổ phần
xuất nhập khẩu Hàng không
i) Chi cho nộp thuế
Là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, Công ty cổ
phần xuất nhập khẩu Hàng không quan tâm đặc biệt đến hai vấn đề là thuế và bảo
hiểm hàng hoá. Chính sách thuế của Nhà nước cũng như việc ban hành các văn bản
quy phạm pháp luật mới liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu luôn được các
doanh nghiệp theo dõi chặt chẽ. Bởi mức thuế sẽ quyết định rất lớn tới việc khuyến
khích hay hạn chế xuất nhập khẩu. Nhà nước dựa vào mức cung - cầu hàng hoá
trong nước để điều tiết hàng hoá trên giác độ vĩ mô. Và thuế chính là một trong
những công cụ quan trọng nhất với hiệu quả nhanh chóng để Nhà nước cân đối nền
kinh tế.
Khi trong nước có một mặt hàng nào khan hiếm, việc sản xuất trong nước
không đủ cho tiêu dùng, giá cả sản xuất cao hơn so với nhập khẩu, không những thế
việc sản xuất sản phẩm đó còn gây lãng phí nguồn lực, thiệt hại cho người tiêu dùng
thì Nhà nước sẽ khuyến khích nhập khẩu mặt hàng đó từ nước nào có ưu thế trong
việc sản xuất sản phẩm đó. Để đạt được mục tiêu đặt ra, Nhà nước sẽ giảm mức
thuế hoặc không đánh thuế mặt hàng đó, có những trường hợp Nhà nước còn hỗ trợ
giá nhập khẩu.
Ngược lại, khi Nhà nước cần bảo hộ nền sản xuất non trẻ trong nước, bảo hộ
một mặt hàng nào đó thì sẽ hạn chế nhập khẩu. Khi đó mức thuế nhập khẩu mặt
hàng sẽ cao, dẫn tới giá bán sản phẩm đó cao, hạn chế tiêu dùng, với việc người
dân không đủ khả năng chi trả đồng nghĩa với nó là sản phẩm đó không bán được.
Lợi nhuận thấp buộc nhà nhập khẩu phải hạn chế nhập khẩu hoặc dừng hẳn việc
nhập khẩu mặt hàn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Giảm chi phí kinh doanh của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không.pdf