Tài liệu Luận văn Giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy mở rộng cho vay kinh tế hộ gia đình tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Kinh Môn - Tỉnh Hải Dương: Trang 1
Luận văn
Giải pháp và kiến nghị nhằm
thúc đẩy mở rộng cho vay kinh
tế hộ gia đình tại
NHNo&PTNT huyện Kinh
Môn - tỉnh Hải Dương.
Trang 2
LỜI NÓI ĐẦU
Phát triển kinh tế là mục tiêu cho tất cả các quốc gia trên thế giới trong đó
có Việt Nam. Với chủ trương đổi mới chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung
sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, nền kinh tế của Việt Nam đã
đạt được nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên để hoàn thành công cuộc CNH- HĐH
mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra chúng ta còn rất nhiều thách thức trong đó có
việc đáp ứng nhu cầu về vốn cho đầu tư và phát triển. Kênh dẫn vốn chính cho nền
kinh tế trong nước là hệ thống Ngân hàng. Do đó muốn thu hút được nhiều vốn
trước hết phải làm tốt công tác tín dụng.
Trong nền kinh tế nước ta hiện nay, nền kinh tế hộ sản xuất chiếm vị trí vô
cùng quan trọng, để mở rộng quy mô và đổi mới trang thiết bị cũng như tham gia
vào các quan hệ kinh tế khác, thì hộ sản xuất đều cần vốn ...
44 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1007 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy mở rộng cho vay kinh tế hộ gia đình tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Kinh Môn - Tỉnh Hải Dương, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trang 1
Luận văn
Giải pháp và kiến nghị nhằm
thúc đẩy mở rộng cho vay kinh
tế hộ gia đình tại
NHNo&PTNT huyện Kinh
Môn - tỉnh Hải Dương.
Trang 2
LỜI NÓI ĐẦU
Phát triển kinh tế là mục tiêu cho tất cả các quốc gia trên thế giới trong đó
có Việt Nam. Với chủ trương đổi mới chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung
sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, nền kinh tế của Việt Nam đã
đạt được nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên để hoàn thành công cuộc CNH- HĐH
mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra chúng ta còn rất nhiều thách thức trong đó có
việc đáp ứng nhu cầu về vốn cho đầu tư và phát triển. Kênh dẫn vốn chính cho nền
kinh tế trong nước là hệ thống Ngân hàng. Do đó muốn thu hút được nhiều vốn
trước hết phải làm tốt công tác tín dụng.
Trong nền kinh tế nước ta hiện nay, nền kinh tế hộ sản xuất chiếm vị trí vô
cùng quan trọng, để mở rộng quy mô và đổi mới trang thiết bị cũng như tham gia
vào các quan hệ kinh tế khác, thì hộ sản xuất đều cần vốn và tín dụng Ngân hàng
chính là nguồn cung cấp vốn đáp ứng nhu cầu đó.
Là một Ngân hàng thương mại quốc doanh, Ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn (NHNo&PTNT) Việt Nam đã góp phần quan trọng trong sự nghiệp
phát triển kinh tế nói chung và phát triển nông nghiệp nông thôn ở nước ta nói
riêng, mở ra quan hệ tín dụng trực tiếp với hộ sản xuất, đáp ứng kịp thời nhu cầu
vay vốn của các hộ sản xuất để không ngừng phát triển kinh tế, nâng cao dời sống
nhân dân, có được kết quả đó phải kể đến sự đóng góp của NHNo&PTNT huyện
Kinh Môn, một trong những chi nhánh trực thuộc NHNo&PTNT tỉnh Hải Dương.
Xuất phát từ những luận cứ và thực tế qua khảo sát cho vay vốn đến từng hộ
sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp huyện Kinh Môn - tỉnh Hải Dương cùng với
sự hướng dẫn của TS Nguyễn Võ Ngoạn, em mạnh dạn chọn đề tài "Giải pháp
nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất ở Ngân hàng nông nghiệp huyện
Kinh Môn - tỉnh Hải Dương" nhằm mục đích tìm ra những giải pháp để mở rộng
đầu tư đáp ứng nhu cầu vốn cho việc phát triển kinh tế xã hội toàn địa bàn huyện.
Bài luận văn gồm 3 chương :
Chương I: Hộ sản xuất và vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với kinh tế hộ.
Chương II: Thực trạng cho vay hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Kinh Môn
trong thời gian qua.
Trang 3
Chương III: Những giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy mở rộng cho vay kinh
tế hộ gia đình tại NHNo&PTNT huyện Kinh Môn - tỉnh Hải Dương.
Trang 4
CHƯƠNG I
HỘ SẢN XUẤT VÀ VAI TRÒ CỦA
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI KINH TẾ HỘ
I- HỘ SẢN XUẤT VÀ VAI TRÒ CỦA KINH TẾ HỘ ĐỐI VỚI NỀN KINH
TẾ.
1. Khái quát chung.
Hộ sản xuất xác định là một đơn vị kinh tế tự chủ, được Nhà nước giao đất
quản lý và sử dụng vào sản xuất kinh doanh và được phép kinh doanh trên một số
lĩnh vực nhất định do Nhà nước quy định.
Trong quan hệ kinh tế, quan hệ dân sự: Những hộ gia đình mà các thành
viên có tài sản chung để hoạt động kinh doanh kinh tế chung trong quan hệ sử
dụng đất, trong hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và trong một số lĩnh vực
sản xuất kinh doanh khác do pháp luật quy định, là chủ đề trong các quan hệ đó.
Những hộ gia đình mà đất ở được giao cho hộ cũng là chủ thể trong quan hệ dân
sự liên quan đến đất ở đó.
1.1. Đại diện của hộ sản xuất:
Chủ hộ là đại diện của hộ sản xuất trong các giao dịch dân sự và lợi ích
chung của hộ. Cha mẹ hoặc thành viên khác đã thành niên có thể là chủ hộ. Chủ hộ
có thể uỷ quyền cho thành viên khác đã thành niên làm đại diện của hộ trong quan
hệ dân sự. Giao dịch dân sự do người đại diện của hộ sản xuất xác lập, thực hiện vì
lợi ích chung của hộ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của hộ sản xuất.
1.2. Tài sản chung của hộ sản xuất:
Tài sản chung của hộ sản xuất gồm tài sản do các thành viên cùng nhau tạo
lập nên hoặc được tặng, cho chung và các tài sản khác mà các thành viên thoả
thuận là tài sản chung của hộ. Quyền sử dụng đất hợp pháp của hộ cũng là tài sản
chung của hộ sản xuất.
1.3.Trách nhiệm dân sự của hộ sản xuất:
Hộ sản xuất phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền ,nghĩa vụ
dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh hộ sản xuất. Hộ chịu trách
Trang 5
nhiệm dân sự bằng tài sản chung của hộ. Nếu tài sản chung của hộ không đủ để
thực hiện nghĩa vụ chung của hộ thì các thành viên phải chịu trách nhiệm liên đới
bằng tài sản riêng của mình.
Trang 6
1.4. Đặc điểm của kinh tế hộ sản xuất:
Quy mô sản xuất nhỏ, có sức lao động ,có các điều kiện về đất đai, mặt
nước nhưng thiếu vốn, thiếu hiểu biết về khoa học, kỹ thuật, thiếu kiến thức về thị
trường nên sản xuất kinh doanh còn mang nặng tính tự cấp, tự túc. Nếu không có
sự hỗ trợ của Nhà nước và các cơ chế chính sách về vốn thì kinh tế hộ không thể
chuyển sang sản xuất hàng hoá, không thể tiếp cận với cơ chế thị trường.
2. Vai trò của kinh tế hộ sản xuất đối với kinh tế:
Kinh tế hộ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã
hội. Là động lực khai thác các tiềm năng, tận dụng các nguồn vốn, lao động, tài
nguyên, đất đai đưa vào sản xuất làm tăng sản phẩm cho xã hội. Là đối tác cạnh
tranh của kinh tế quốc doanh trong quá trình đó để cùng vận động và phát triển.
Hiệu quả đó gắn liền với sản xuất, kinh doanh, tiết kiệm được chi phí, chuyển
hướng sản xuất nhanh tạo được quỹ hàng hoá cho tiêu dùng và xuất khẩu tăng thu
cho ngân sách Nhà nước.
Xét về lĩnh vực tài chính tiền tệ thì kinh tế hộ tạo điều kiện mở rộng thị
trường vốn, thu hút nhiều nguồn đầu tư.
Cùng với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tạo điều kiện
cho kinh tế hộ phát triển đã góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và tạo
được nhiều việc làm cho người lao động, góp phần ổn định an ninh trật tự xã hội,
nâng cao trình độ dân trí, sức khoẻ và đời sống của người dân.Thực hiện mục tiêu
"dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh". Kinh tế hộ được thừa nhận là
đơn vị kinh tế tự chủ đã tạo ra bước phát triển mạnh mẽ, sôi động, sử dụng có hiệu
quả hơn đất đai, lao động,tiền vốn, công nghệ và lợi thế sinh thái từng vùng. Kinh
tế hộ nông thôn và một bộ phận kinh tế trang trại đang trở thành lực lượng sản xuất
chủ yếu về lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông
lâm, thủy sản, sản xuất các ngành nghề thủ công phục vụ tiêu dùng trong nước và
xuất khẩu.
II- TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
ĐỐI VỚI KINH TẾ HỘ SẢN XUẤT.
1. Khái niệm về tín dụng ngân hàng:
Trang 7
- Khái niệm: Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ
người sở hữu sang người sử dụng và sau một thời gian nhất định được quay trở lại
người sở hữu một lượng giá trị lớn hơn ban đầu.
- Tín dụng ngân hàng được xác định bởi hai hành vi là:
+ Cho vay
+ Trả lãi
- Trong tín dụng ngân hàng đối với kinh tế hộ sản xuất thì ngân hàng là
người chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị (người cung ứng vốn - người cho
vay), còn hộ sản xuất là người (nhận cung ứng vốn-người đi vay). Sau một thời
gian nhất định hộ sản xuất trả lại số vốn đã nhận từ ngân hàng, số vốn hoàn trả lại
lớn hơn số vốn ban đầu (phần lớn hơn gọi là lãi).
2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với kinh tế hộ sản xuất.
- Đáp ứng nhu cầu vốn cho kinh tế hộ sản xuất mở rộng sản xuất, kinh
doanh, mở rộng thêm ngành nghề. Khai thác các tiềm năng về lao động, đất đai,
mặt nước và các nguồn lực vào sản xuất. Tăng sản phẩm cho xã hội, tăng thu nhập
cho hộ sản xuất.
- Tạo điều kiện cho kinh tế hộ sản xuất tiếp cận và áp dụng các tiến bộ khoa
học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, tiếp cận với cơ chế thị trường và từng bước
điều tiết sản xuất phù hợp với tín hiệu của thị trường.
- Thúc đẩy kinh tế hộ sản xuất chuyển từ sản xuất tự cấp, tự túc sang sản
xuất hàng hoá, góp phần thực hiện CNH - HĐH nông nghiệp và nông thôn.
- Thúc đẩy các hộ gia đình tính toán, hạch toán trong sản xuất kinh doanh,
tính toán lựa chọn đối tượng đầu tư để đạt được hiệu quả cao nhất. Tạo nhiều việc
làm cho người lao động.
- Hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi trong nông thôn, tình trạng bán lúa
non....
- Kinh tế hộ sản xuất trong nông nghiệp dù họ làm nghề gì cũng có đặc
trưng phát triển do nền sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp quy định. Như vậy hộ sản
xuất kinh doanh trong nền sản xuất hàng hoá không có giới hạn về phương diện
kinh tế xã hội mà phụ thuộc rất nhiều vào trình độ sản xuất kinh doanh, khả năng
Trang 8
kỹ thuật, quyền làm chủ những tư liệu sản xuất và mức độ vốn đầu tư của mỗi hộ
sản xuất.
III- MỘT SỐ CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN
KINH TẾ XÃ HỘI SẢN XUẤT.
Xác định vai trò đặc biệt quan trọng của nông nghiệp nông thôn trong nền
kinh tế đất nước, Chính phủ, các ngành, các cấp và các ngành Ngân hàng có nhiều
chủ trương, chính sách, cơ chế chỉ đạo đầu tư cho ngành nông nghiệp và nông thôn
nói chung, cũng như đầu tư cho hộ sản xuất nói riêng.
Ngày 30/03/1999 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg
về một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông
thôn, ngày 16/04/1999 Thống đốc Ngân hàng nhà nước có văn bản số 320/CV -
NHNN14 hướng dẫn thực hiện một số nội dung trong quyết định 67 của Thủ tướng
Chính phủ và giao cho NHNo&PTNT Việt Nam chịu trách nhiệm chủ yếu tổ chức
thực hiện. Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam có văn bản 791/NHNo-06 về
việc thực hiện một số chính sách tín dụng nhằm triển khai cụ thể các chủ trương
lớn của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Ngày 15/08/2000 Ngân hàng Nhà
nước có quyết định số 284/2000/QĐ-NHNN1 Quy định cơ chế cho vay của tổ
chức tín dụng đối với khách hàng.Ngày 18/01/2001NHNo&PTNT Việt Nam có
quyết định số 06/QĐ-HĐQT tiếp tục triển khai cụ thể QĐ284 của Ngân hàng Nhà
nước về quy diịnh cho vay đối với khách hàng. Những nội dung chủ yếu của các
văn bản nói trên được thể hiện như sau:
1.Về nguồn vốn cho vay.
Nguồn vốn cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn bao gồm:
+ Vốn Ngân hàng huy động
+ Vốn ngân sách Nhà nước
+ Vốn vay các tổ chức Tài chính Quốc tế và nước ngoài
Để phục vụ chủ trương phát triển nông nghiệp và nông thôn của Chính phủ,
các Ngân hàng thương mại có thể phát hành trái phiếu với lãi suất cao hơn lãi suất
huy động bình thường tại cùng thời điểm, mức lãi suất cao hơn tối đa 1%/năm. Có
thể huy động bằng vàng để chuyển đổi số vàng huy động được thành đồng Việt
Nam để cho vay.
Trang 9
2. Đối tượng cho vay.
NHNo&PTNT Việt Nam và các tổ chức tín dụng khác huy động và cân đối
đủ nguồn vốn, đáp ứng yêu cầu tăng khối lượng tín dụng cho nhu cầu phát triển
nông nghiệp và nông thôn bao gồm:
- Chi phí sản xuất cho trồng trọt, chăn nuôi như: Vật tư, phân bón, cây
giống, con giống, thuốc trừ sâu, trừ cỏ,thuốc phòng, chữa bệnh, thức ăn chăn
nuôi...;Chi phí nuôi trồng thuỷ sản (nước ngọt,nước nợ) như: cải tạo ruộng nuôi,
lồng nuôi, con giống, thức ăn, thuốc phòng, chữa bệnh...Đánh bắt hải sản như: Đầu
tư đóng mới; chi phí bơm tưới, tiêu nước làm thuỷ lợi nội đồng.
- Tiêu thụ, chế biến và xuất khẩu nông, lâm, thuỷ, hải sản và muối.
- Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề và dịch vụ ở
nông thôn.
-Mua sắm công cụ máy móc, máy móc thiết bị phục vụ cho phát triển nông
nghiệp và nông thôn như: Máy cày, máy bừa, máy bơm, máy gặt, máy tuốt lúa,
máy say sát, máy xấy, thiết bị chế biến, bình bơm thuốc trừ sâu...; Mua sắm
phương tiện vận chuyển hàng hoá trong nông nghiệp; xây dựng chuồng trại, nhà
kho,sân phơi, các phương tiện bảo quản sau thu hoạch.
- Cho vay sinh hoạt như xây, sửa nhà ở, mua sắm đồ dùng phương tiện đi
lại...
- Phát triển cơ sở hạ tầng như: Điện, đường giao thông nông thôn, cung cấp
nước sạch, vệ sinh môi trường.
3. Lãi suất cho vay.
Mức lãi suất cho vay do NHNo nơi cho vay thoả thuận phù hợp với quy
định của NHNN và NHNo&PTNT Việt Nam.
Cho vay ưu đãi lãi suất, thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ
và hướng dẫn của NHNN.
4. Thời hạn cho vay
Ngân hàng cho vay theo chu kỳ sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi, thời
gian luân chuyển vật tư hàng hoá và khấu hao tài sản, máy móc thiết bị.
Thời gian cho vay ngắn hạn, tối đa 12 tháng.
Thời gian cho vay trung hạn, từ 12 tháng đến 5 năm.
Trang 10
Thời gian cho vay dài hạn trên 5 năm.
5. Bộ hồ sơ cho vay.
Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã nêu rõ: Các tổ chức tín dụng cần phải
cải tiến quy trình cho vay đối với từng đối tượng khách hàng là: Hộ gia đình, các
hợp tác xã, các doanh nghiệp đảm bảo thủ tục đơn giản, thuận tiện và đảm bảo an
toàn cho Ngân hàng.
5.1. Đối với hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tá:
5.1.1. Hồ sơ pháp lý:
CMND, Hộ khẩu( các tài liệu chỉ cần xuất trình khi vay vốn ).
Đăng ký kinh doanh đối với cá nhân phải đăng ký kinh doanh.
Hợp đồng hợp tác đối với tổ hợp tác.
Giấy uỷ quyền cho người đại diện (nếu có).
5.1.2. Hồ sơ vay vốn:
Hộ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp vay vốn không phải thực hiện bảo đảm
bằng tài sản: Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sản xuất, kinh doanh. Hộ gia
đình, cá nhân, tổ hợp tác (trừ hộ gia đình được quy định tại điểm trên):
+ Giấy đề nghị vay vốn.
+ Dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
+ Hồ sơ bảo đảm tiền vay theo quy định.
5.2. Hộ gia đình, cá nhân vay qua tổ vay vốn:
+ Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sản xuất kinh doanh của hộ gia
đình, cá nhân.
+ Biên bản thành lập tổ vay vốn.
+ Hợp đồng làm dịch vụ.
5.3.Hộ gia đình vay vốn thông qua doanh nghiệp:
Ngoài các hồ sơ đã quy định như trên, đối với hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp
tác phải có thêm:
+ Hợp đồng cung ứng vật tư, tiền vốn cho hộ gia đình, cá nhân nhận khoán
+ Danh sách hộ gia đình, cá nhân đề nghị ngân hàng cho vay.
6. Bảo đảm tiền vay:
Trang 11
Đối với hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp mức vay đến 10 triệu
đồng. Những hộ làm kinh tế trang trại, hộ sản xuất hàng hoá mức cho vay có thể
tới 20 triệu đồng và hộ sản xuất giống thuỷ sản vay vốn đén 50 triệu đồng không
phải thế chấp tài sản.
Những hộ vay vượt mức quy định trên, thì phải thế chấp tài sản theo quy
định của Nhà nước.
7. Xử lý rủi ro:
Các tổ chức tín dụng tham gia cho vay vốn phát triển nông nghiệp và nông
thôn, trong các trường hợp rủi ro thông thường thì xử lý theo quy chế chung quy
định. Trong trường hợp do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng như: Bão, lụt,
hạn hán, dịch bệnh thì Nhà nước có chính sách xử lý cho người vay và Ngân hàng
vay như: Xoá, miễn, khoanh, dãn nợ tuỳ theo mức độ thiệt hại.
IV. HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI.
1. Khái niệm về hiệu quả cho vay:
Hiệu quả cho vay là kết quả đầu tư vốn thu được sau một chu kỳ sản xuất
kinh doanh, kỳ sau cao hơn kỳ trước cả về số lượng và giá trị.
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay của Ngân hàng thương mại.
Hiệu quả cho vay được đánh giá bằng sự so sánh giữa hai chu kỳ sản xuất
kinh doanh. Chu kỳ trước chưa có sự đầu tư vốn kịp thời, thích hợp trong quá trình
sản xuất kinh doanh. Chu kỳ sau có sự đầu tư vốn kịp thời, thích hợp trong quá
trình sản xuất kinh doanh. Kết quả kinh doanh giữa hai chu kỳ được so sánh để
đánh giá. Do vậy hiệu quả cho vay được đánh giá thông qua các chỉ tiêu sau:
+ Chỉ tiêu về sản lượng hàng hoá.
+ Chỉ tiêu về giá trị sản lượng hàng hóa.
+ Lợi nhuận sau chu kỳ sản xuất kinh doanh.
+ Vòng quay vốn tín dụng.
+ Số lao động được giải quyết công ăn việc làm.
+ Tỷ lệ quá hạn, tỷ lệ thu lãi cho vay.
Trang 12
Từ những chỉ tiêu trên mà ta đánh giá được hiệu quả cho vay cao hay thấp,
cho vay có hiệu quả hay không có hiệu quả, đồng thời cũng đánh giá được kết quả
sử dụng vốn vay của khách hàng.
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của ngân hàng thương
mại.
Sự ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của ngân hàng thương mại không chỉ
chịu ảnh hưởng giới hạn của một hay hai nhân tố (người đi vay và người cho vay)
mà còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố khác ( cụ thể như sau).
2.1. Chính sách của Đảng và Nhà nước: (Chính sách của Đảng và Nhà
nước cũng là những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay ) như:
- Về cơ chế cho vay, về đảm bảo tiền vay, về giao đất giao rừng.
- Về hành lang quản lý.
- Về tiêu thụ, bao tiêu sản phẩm, trợ giá trong sản xuất nông nghiệp, đối
tượng cho vay...
2.2. Chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước đối với Ngân hàng thương mại
như thực hiện cơ chế cho vay mở rộng.
2.3. Chủ quan của Ngân hàng thương mại:
- Đây cũng là những nhân tố ảnh hưởng lớn đến hiệu quả cho vay của Ngân
hàng thương mại như:
+ Nguồn vốn của Ngân hàng thương mại.
+ Uy tín - tín nhiệm - tinh thần phục vụ của Ngân hàng thương mại.
+ Trình độ của cán bộ Ngân hàng trong thẩm định cho vay - trong tiếp thị,
trong Marketing và sự am hiểu về khoa học kỹ thuật cũng như am hiểu về pháp
luật (nhất là luật kinh tế).
+ Tổ chức, phân công công tác phù hợp với năng kực của cán bộ.
2.4. Chủ quan của khách hàng vay vốn:
Yếu tố chủ quan của khách hàng vay vốn cũng là những yếu tố cơ bản tác
động đến hiệu quả cho vay của Ngân hàng thương mại:
+ Trình độ, năng lực sản xuất kinh doanh.
+ Sự am hiểu về khoa học kỹ thuật.
Trang 13
+ Sự am hiểu và nhạy cảm với kinh tế thị trường và thị yếu.
+ Trình độ quản lý và chấp hành pháp luật cũng như sự am hiểu pháp luật.
Trang 14
2.5. Thị trường: ( Sự tác động của thị trường)
Thị trường cũng là nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả cho vay của Ngân hàng
thương mại, yếu tố thị trường tác động đến đầu vào đầu ra của sản phẩm, của hàng
hoá trong sản xuất kinh doanh. Đôi lúc nó tác động bất lợi đến tiêu thụ sản phẩm
gây khó khăn cho người sản xuất, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của ngân
hàng vì người sản xuất vay vốn Ngân hàng.
2.6. Thiên tai: ( Sự tác động của thiên nhiên)
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, người sản xuất kinh doanh vay vốn
Ngân hàng gặp phải rủi ro như nắng hạn kéo dài, mưa lũ, chăn nuôi bị dịch bệnh...
không được thu hoạch, không có vốn trả nợ vốn vay đã gây ảnh hưởng đến hiệu
quả cho vay của Ngân hàng thương mại.
3. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất.
Hộ sản xuất được xác định là một đơn vị kinh tế tự chủ, được Nhà nước
giao đất quản lý và sử dụng vào sản xuất kinh doanh và được phép kinh doanh trên
một số lĩnh vực do Nhà nước quy định. Như chúng ta đã biết, dân số nước ta có
khoảng 85 triệu dân ( theo ước tính của cục thống kê) trong đó gồm 70% và hơn
60% lao động sống ở nông thôn và hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp.
Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến chính sách phát triển kinh tế
nông nghiệp nhằm hiện đại hoá nông thôn. Trong thực tế hộ sản xuất với kinh tế tự
chủ được giao đất quản lý và sử dụng, được phép kinh doanh và tự chủ trong sản
xuất kinh doanh, đa dạng các mặt hàng kinh doanh ( trừ những mặt hàng Nhà nước
nghiêm cấm). Với sức lao động sẵn có trong mỗi gia đình hộ sản xuất, họ được
phép kinh doanh, được chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trên diện tích họ được giao.
Để thực hiện được những mục đích trên họ phải cần vốn để đầu tư vào sản xuất
kinh doanh, chuyển đổi cây trồng vật nuôi, trồng những cây có giá trị cao, những
con có giá trị lớn để tăng thêm thu nhập, tạo công ăn việc làm cho chính bản thân
gia đình họ. Đồng thời đầu tư ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thực tiễn. Do vậy,
họ cần Ngân hàng thương mại hỗ trợ về vốn để họ thực hịên những phương án
trồng trọt - chăn nuôi hay kinh doanh dịch vụ ngay trên quê hương họ.
Trang 15
Thực hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về cho vay vốn đáp
ứng nhu cầu vốn đối với nông nghiệp - nông thôn. Ngân hàng thương mại đã cho
vay tới tận hộ sản xuất, đáp ứng nhu cầu vốn cần thiết để phát triển kinh tế.
Xuất phát từ chức năng của Ngân hàng thương mại là đi vay để cho vay cho
nên vốn cho vay phải hoàn trả đúng hạn gốc + lãi. Có như vậy Ngân hàng mới
đảm bảo sự hoạt động bình thường. Đáp ứng được nhu cầu vốn đối với hộ sản xuất
cũng như nền kinh tế. Vì vậy cần phải nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ sản
xuất, có nâng cao hiệu quả cho vay mới giúp hộ sản xuất có vốn để đầu tư vào sản
xuất kinh doanh, mang lại hiệu quả, tăng thêm thu nhập cho gia đình họ, tăng thêm
sản phẩm cho xã hội, tạo công ăn việc làm cho chính bản thân gia đình họ. Phát
huy được mọi nguồn lực ở nông thôn, từ đó khôi phục và phát triển làng nghề
truyền thống, mở rộng và phát triển tiểu thủ công nghiệp đáp ứng và phù hợp với
nhu cầu của thị trường.
Trang 16
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN
KINH MÔN
I. KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHNo&PTNT HUYỆN KINH
MÔN
1. Một vài nét về NHNo&PTNT huyện Kinh Môn .
1.1. Lịch sử hình thành.
NHNo&PTNT huyện Kinh Môn là một chi nhánh trực thuộc NHNo&PTNT
tỉnh Hải Dương trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam trụ sở nằm trên địa bàn
Thị trấn An Lưu - Huyện Kinh Môn - Tỉnh Hải Dương.
NHNo&PTNT huyện Kinh Môn trước tháng 4 năm 1997 thuộc
NHNo&PTNT huyện Kim Môn. Do sự chia tách của địa bàn hành chính của Nhà
nước, NHNo&PTNT huyện Kim Môn được chia tách thành hai ngân hàng
(NHNo&PTNT huyện Kinh Môn và NHNo&PTNT huyện Kim Thành).
Từ mô hình ngân hàng hoạt động theo cơ chế quan liêu bao cấp, thực hiện
đường nối của Đảng và Nhà nước ngành Ngân hàng từ mô hình một hệ thống vừa
đóng vai trò quản lý Nhà nước vừa đóng vai trò kinh doanh đã chuyển thành hai hệ
thống Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng thương mại. Được hoạt động theo pháp
lệnh Ngân hàng từ cuối năm 1990 và luật ngân hàng và tổ chức tín dụng tháng 10
năm 2000.Và những văn bản pháp quy - quy chế hoạt động của Ngân hàng Nhà
nước ban hành.
NHNo&PTNT huyện Kinh Môn với nhiệm vụ đi vay để cho vay và thực
hiện theo quy chế hạch toán kinh doanh. Bên cạnh đó NHNo&PTNT huyện Kinh
Môn còn mở rộng dịch vụ Ngân hàng khác như thanh toán chuyền tiền, chuyển
tiền điện tử....
1.2 - Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT huyện Kinh Môn
NHNo&PTNT huyện Kinh Môn có 30 cán bộ trong toàn chi nhánh, được
sắp xếp theo bộ máy quản lý như sau:
- Ban giám đốc : gồm có Giám đốc và 2 Phó giám đốc.
Trang 17
+ Giám đốc chịu trách nhiệm chung.
+ 1 Phó giám đốc phụ trách phòng nghiệp vụ kinh doanh.
+ 1 Phó giám đốc phụ trách phòng nghiệp vụ kế toán - ngân quỹ,
hành chính.
Ban giám đốc còn phụ trách 1 ngân hàng cấp III.
Bộ máy tổ chức được mô tả qua sơ đồ sau:
1.3- Nhiệm vụ của NHNo&PTNT huyện Kinh Môn
NHNo&PTNT huyện Kinh Môn cũng như mọi NHNo&PTNT huyện trong
toàn Quốc là huy động vốn để cho vay, nhận tiếp vốn, nhận vốn uỷ thác đầu tư và
các dịch vụ ngân hàng.
- Nhiệm vụ huy động vốn:
Tập trung mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức, tổ chức kinh
tế thông qua các thể thức tiết kiệm, huy động kỳ phiếu, mở tài khoản tiền gửi tư
nhân, tiền gửi các tổ chức chính trị xã hội và các tổ chức kinh tế. Nhằm tập trung
mọi nguồn vốn nhàn rỗi để khơi tăng nguồn vốn của Ngân hàng nhằm đáp ứng kịp
thời nhu cầu vốn cho nền kinh tế. bên cạnh nhiệm vụ trên NHNo&PTNT huyện
Kinh Môn còn nhận tiếp vốn từ Ngân hàng cấp trên và các nguồn vốn uỷ thác
nước ngoài, từ các tổ chức tín dụng nước ngoài.
- Nhiệm vụ cung cấp vốn:
Thực hiện nhiệm vụ chính trị kinh tế của địa phương với nhiệm vụ đi vay
BAN GIÁM ĐỐC
PHÒNG KINH
DOANH
PHÒNG KẾ TOÁN-
NGÂN QUỸ
NGÂN HÀNG
CẤP III
Trang 18
để cho vay- NHNo&PTNT huyện Kinh Môn đã đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho
phát triển nông nghiệp nông thôn trên địa bàn huyện theo định hướng phát triển
của Tỉnh đề ra. Đa dạng hoá đối tượng đầu tư, tìm kiếm những dự án, phương án
khả thi để đầu tư - tìm kiếm thị trường đầu tư, củng cố thị phần trên địa bàn. Bên
cạnh đó NHNo&PTNT huyện Kinh Môn còn đáp ứng nhu cầu cho vay đời sống
trên địa bàn huyện như cho xây dựng- sửa chữa nhà ở- cho vay mua sắm đồ dùng,
phương tiện đi lại. Ngoài ra còn đáp ứng vốn cho kiên cố hoá kênh mương - điện
dân sinh - chương trình nước sạch.
- Nhiệm vụ thanh toán - chuyển tiền và dịch vụ Ngân hàng khac.
Ngoài nhiệm vụ huy động vốn và sử dụng vốn, NHNo&PTNT huyện Kinh
Môn còn làm nhiệm vụ tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt trong địa bàn cùng
hệ thống và các địa bàn khác hệ thống như thanh toán uỷ nhiệm chi - uỷ nhiệm thu
- séc chuyển tiền và thanh toán chuyển tiền điện tử. Nhận chuyển tiền điện tử và
các dịch vụ Ngân hàng khác....
2.Khái quát hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Kinh Môn
năm 2003
2.1 Huy động vốn
Trong những năm qua NHNo&PTNT huyện Kinh Môn là một trong nhưng
Ngân hàng huyện thường xuyên có một số dư tăng trưởng nguồn vốn lớn trong hệ
thống các chi nhánh ngân hàng huyện trực thuộc NHNo&PTNT Tỉnh Hải Dương.
Đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của khách hàng. Vốn đầu tư cho nông nghiệp
nông thôn chủ yếu được huy động từ hai nguồn đó là nguồn huy động tại địa
phương và nguồn uỷ thác từ nước ngoài.
Tổng nguồn vốn huy động đến ngày 31/12/2003 đạt 58.614 triệu tăng so với
năm 2002 là 4.720 triệu, tốc độ tăng 8,49%.
Trang 19
Bảng 1: Kết quả huy động vốn qua bảng số liệu sau:
Đơn vị : Triệu VNĐ
CHỈ TIÊU
SỐDƯ
ĐẾN
31/12/01
SỐDƯ
ĐẾN
31/12/02
SỐ DƯ
ĐẾN
31/12/03
SO SÁNH
SOVỚI
31/12/01
SO VỚI
31/12/02
I- Nguồn vốn huy động
tại địa phương
( tỷ lệ tăng giảm %)
26.690 44.230 46.163 +19.473
+72,9%
+1.93
+4,4%
1.Tiền gửi các tổ chức
kinh tế
7.507 18.742 12.557 +5.050 -6.185
2.Tiền gửi tiết kiệm 19.183 25.461 33.318 +14.135 +7.857
- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ
hạn
17.556 24.781 32.252 +14.696 +7.471
3.Tiền gửi kỳ phiếu 1.627 0 1.339 -1.627 -288
*Vốn huy động bình quân
/1 người
953 1.473 1.538 +585
65
II-Nguồn vốn uỷ thác
( tỷ lệ tăng giảm %)
6.207 9.664 12.451 +6.244
+100,6%
+2.787
+28,8%
1. FC + AFD2
207 207 1.307 +1.100 +1.100
2.WB
1.300 1.300 1.180 -120 -120
3. ADB
1.300 1.300 1.300 0 0
4. RDF
3.400 5.450 7.257 +3.857 +1.807
FDP
0 1.407 1.407 +1.407
Tổng số nguồn vốn huy 32.897 53.894 58.614 +25.717 +4.720
Trang 20
động
( tỷ lệ tăng giảm %)
+78,2%
+8,8%
(Nguồn : NHNo&PTNT huyện Kinh Môn năm 2001- 2003)
Qua số liệu ở bảng trên cho ta thấy nguồn vốn huy động tại địa phương đến
31/12/2003 là46.163 triệu tỷ trọng 78,5% tổng nguồn vốn.
Tăng so với năm 2001 là: 19.473 triệu ,tỷ lệ tăng là:72,9%
Tăng so với năm 2002 là: 1.960 triệu, tỷ lệ tăng là : 4,4%
- Tiền gửi các tổ chức kinh tế đến 31/12/2003 là: 12,557 triệu tăng so với
năm 2001 là:5.050 triệu tỷ lệ tăng là: 67,2%. So với năm 2002 giảm 6.885 triệu tỷ
lệ giảm 33%.
-Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn đến 31/12/2003 là 32.252 triệu tăng so với
năm 2001 là:14.135 triệu tỷ lệ tăng là 73,6%. Tăng so với năm 2002 là 1.857 triệu
tỷ lệ tăng 30,8%.
Nguồn vốn uỷ thác đến 31/12/2003 là 12.451 triệu tăng so với năm 2001 là
6.244 triệu tỷ lệ tăng là:100,6%. So với năm 2002 là:2.787 triệu tỷ lệ tăng là:
28,8%.
2.2. Công tác tín dụng năm 2003
Hoạt động cho vay của NHNo&PTNT huyện Kinh Môn luôn bám sát mục
tiêu, chương trình kinh tế của địa phương. Đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho phát
triển nông nghiệp nông thôn, đa dạng hoá đối tượng đầu tư, khơi dậy lang nghề
truyền thống, tìm kiếm những dự án và phương án đầu tư, tạo lòng tin với khách
hàng. Xác định hộ sản xuất là người bạn đồng hành với Ngân hàng nông nghịêp.
Do đó trong thời gian qua NHNo&PTNT huyện Kinh Môn không ngừng tăng
trưởng và được NHNo&PTNT tỉnh Hải Dương đánh giá làđơn vị có mức tăng
trưởng lớn, có số dư cao và chất lượng tín dụng tốt.
Tổng các khoản đầu tư cho vay trong năm 2003 là: 92.806 triệu tăng so với
31/12/2001 là 38.640 triệu va tăng so với 31/12/2002 là: 22.942 triệu
Bảng 2: Quy mô và tỷ lê tín dụng qua từng năm
Đơn vị :triệu đồng
CHỈ NĂM 2001 NĂM 2002 NĂM 2003
Trang 21
TIÊU SỐ
TIỀN
TỶ
TRỌNG
SỐ
TIỀN
TỶ
TRỌNG
SỐ
TIỀN
TỶ TRỌNG
Ngắn hạn 21.407 39,52% 36.342 52.02% 45.741 49,29%
Trung &
dài hạn
32.759 60,48% 33.522 47,98% 47.065 50,71%
Tổng số 54.166 100% 69.864 100% 92.806 100%
2.3.Công tác thanh toán.
Với phương trâm "phục vụ khách hàng với chất lượng cao và tạo lòng tin
tốt với khách hàng" NHNo&PTNT huyện Kinh Môn đã sắp xếp phân công đội ngũ
cán bộ kế toán phù hợp với công việc và khả năng, trình độ của từng cán bộ để
phục vụ khách hàng nhanh gọn, chính xác tạo lòng tin và nâng cao uy tín với
khách hàng. Với gần 1.558 tài khoản cấp I hoạt động hàng tháng. Doanh số hoạt
động năm 2003 là 640.200 triệu đồng, trong đó doanh số không dùng tiền mặt
chiếm tỷ trọng lớn.
2.4. Kết quả kinh doanh
Thực hiện chế độ hạch toán kinh doanh lấy thu bù chi và có lãi, nâng cao
tính tự chủ của chi nhánh trong việc lựa chọn các phương án kinh doanh đạt hiệu
quả cao, NHNo&PTNT huyện Kinh Môn luôn bảo đảm quỹ thu nhập đạt được lợi
nhuận, bảo đảm đủ chi lương và ăn ca cho cán bộ theo chế độ quy định. Năm 2001
chênh lệch thu lớn hơn chi là 373 triệu, năm 2002 chênh lệch thu lớn hơn chi là
451 triệu, tính đến thời điểm 31/12/2003 chênh lệch thu lớn hơn chi là 365 triệu.
II. THỰC TRẠNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNO&PTNT HUYỆN
KINH MÔN.
1. Những vấn đề chung về cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng
Hiện tại Ngân hàng NHNo&PTNT huyện Kinh Môn thực hiện quy chế cho
vay theo quyết định số 180/QĐ/HĐQT ngày 15/12/1998 của hội đồng quản trị của
Ngân hàng phải có các điều kiện sau:
Trang 22
Thứ nhất: Phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và
chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật , cụ thể là:
* Phải thường trú tại địa bàn huyện Kinh Môn, trường hợp hộ chỉ có đăng
ký tạm trú thì phải có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã cho phép hoạt động kinh
doanh.
* Người đại diện cho hộ đi giao dịch với Ngân hàng phải là chủ hộ, người
đại diện phải có năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
* Đối với hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp thì phải được cơ
quan có thẩm quyền cho thuê, giao quyền sử dụng đất, mặt nước.
* Đối với hộ cá nhân kinh doanh phải được cơ quan có thẩm quyền cấp
phép kinh doanh.
* Đối với hộ làm kinh tế gia đình phải được Uỷ ban nhân dân xã xác nhận
cho phép kinh doanh hoặc làm kinh tế gia đình.
Thứ hai: Phải có khả năng tài chính bảo đảm trả nợ trong thời hạn cam kết,
cụ thể là:
* Kinh doanh có hiệu quả, không có nợ quá hạn trên 6 tháng với Ngân
hàng.
* Đối với khách hàng vay vốn phục vụ đời sống phải có nguồn thu nhập ổn
định để chi trả cho Ngân hàng.
Thứ ba: Mục đích sử dụng vốn vay phải hợp pháp. Không vi phạm pháp
luật, phù hợp với chương trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương, giao hợp
với mục đích được giao, thuê, khoán quyền sử dụng mặt đất, mặt nước.
Thứ tư: Phải thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của
Ngân hàng.
2. Thủ tục và quy trình xét duyệt cho vay.
Để thực hiện vay vốn của Ngân hàng, hộ sản xuất phải lập và cung cấp cho
Ngân hàng các bộ hồ sơ bao gồm:
Thứ nhất: Hồ sơ pháp lý.
Bao gồm các tài liệu chứng minh năng lực pháp luật dân sự và hành vi dân
sự ( Số hộ khẩu của hộ gia đình cá nhân), Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (
Trang 23
Đối với hộ kinh doanh); Giấy tờ hợp pháp hợp lệ được giao, cho thuê, chuyển
quyền sử dụng đất, mặt nước ( đối với hộ làm nông nghiệp, ngư nghiệp).
Thứ hai: Hồ sơ vay vốn:
* Đối với hộ cho vay trực tiếp: Hồ sơ vay vốn bao gồm : Giấy đề nghị vay
vốn; Phương án sản xuất kinh doanh; Hồ sơ đảm bảo tiền vay theo quy định.
* Đối với cho vay hộ sản xuất thông qua tổ vay vốn, ngoài các hồ sơ đã quy
định ở trên các hộ phải có thêm: Biên bản thành lập tổ vay vốn, danh sách thành
viên có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, hợp đồng dịch vụ vay vốn.
* Đối với cho vay hộ gia đình, cá nhân thông qua doanh nghiệp ngoài các
hồ sơ đã quy định như trên phải có thêm: Danh sách hộ gia đình,cá nhân đề nghị
Ngân hàng cho vay; hợp đồng dịch vụ vay vốn.
Sau khi khách hàng lập đầy đủ các bộ hồ sơ theo quy định của Ngân hàng,
Ngân hàng sẽ làm thủ tục xét duyệt cho vay
+ Nếu khoản vay được chấp thuận, bộ phận tín dụng chuyển hồ sơ sang cho
bộ phận kế toán để thực hiện hạch toán. Bộ phận thủ quỹ thực hiện giải ngân cho
khách hàng. Cán bộ tín dụng vào sổ theo dõi cho vay, thu nợ.
+ Sau khi thực hiện giải ngân, cán bộ tín dụng phải tiến hành kiểm tra tình
hình sử dụng vốn vay theo quy định.
+ Hàng tháng (cuối tháng), kế toán cho vay tiến hành sao kê các khoản vay
vốn đã quá hạn, sắp xếp đến hạn, báo cáo giám đốc để chỉ đạo điều hành.
Riêng đối với trường hợp thông qua tổ vay vốn thì thủ tục, quy trình cho
vay như sau:
+ Tổ viên phải gửi cho tổ trưởng giấy đề nghị vay vốn và các giấy tờ khác
theo quy định.
+ Tổ trưởng nhận hồ sơ của tổ viên, tổng hợp danh sách các tổ viên có đủ
điều kiện vay vốn đề nghị Ngân hàng xét cho vay.
+ Tổ trưởng ký hợp đồng tín dụng với Ngân hàng, kèm dnah sách nhận nợ
của từng tổ viên.
+ Ngân hàng làm tiếp các bước công việc xét duyệt cho vay như trên.
3. Kết quả cho vay đối với hộ sản xuất trong thời gian qua.
Bảng 3: Kết quả cho hộ sản xuất vay trên địa bàn năm 2002- 2003
Trang 24
CHỈ TIÊU NĂM2002 NĂM2003
Tổng số hộ sản xuất kinh doanh trong toàn
huyện
42650 42667
Số hộ được vay Ngân hàng 13619 14035
Hộ vay cao nhất ( Đồng ) 800.000.000 1.500.000.000
Hộ vay thấp nhất ( Đồng ) 500.000 1.000.000
Số hộ nợ quá hạn 65 68
Qua số liệu của bảng 3 cho ta thấy số hộ sản xuât kinh doanh trong toàn
huyện tăng không đáng kể số hộ sản xuất kinh doanh năm 2003 chỉ tăng hơn so
với năm 2002 là 17 hộ. Nhưng số hộ được Ngân hàng đầu tư cho vay thì rất đáng
kể năm 2003 các hộ sản xuất dươc ngân hàng cho vay tăng hơn năm 2002 là 416
hộ. Nhưng vẫn còn tồn tại những hộ nợ quá hạn mà những hộ nợ quá hạn này tập
chung chủ yếu vào các nguyên nhân sau ( tính riêng năm 2003 ):
+ Do làm ăn thua lỗ: 41 hộ
+ Do trốn mất tích: 9 hộ
+ Do nguyên nhân khác: 18 hộ
Trang 25
Bảng 4: Kết quả cho vay hộ sản xuất
Đơn vị tính: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
NĂM
2001
NĂM
2002
NĂM
2003
SO SÁNH
VỚI
NĂM
2001
VỚI
NĂM
2002
I. Doanh số cho vay 50.481 65.972 88.717 +38.236 +22.754
- Ngắn hạn 19.213 34.466 43.852 +24.693 +9.386
- Trung và dài hạn 31.268 31.506 44.865 +13597 +13.359
II. Dư nợ 58.376 78.874 101.448 +43.072 +22.574
-Ngắn hạn 17.508 28.507 36.967 +19.459 +8460
- Trung và dài hạn 40.868 50.367 64.481 +23.613 +14.114
III. Nợ quá hạn 437 485 472 +35 -13
-Ngắn hạn 42 41 71 +29 +30
- Trung và dài hạn 395 444 401 +6 -43
(Trích báo cáo tổng kết tình hình kinh doanh của Ngân hàng Kinh Môn
năm 2001-2003).
* Từ số liệu của bảng trên cho ta thấy doanh số cho hộ sản xuất vay năm
2003 đã tăng 43.072 triệu so với năm 2001 và tăng 22.574 triệu so với năm 2002,
điều đó chứng tỏ Ngân hàng đã mở rộng hoạt động tín dụng, mở rộng đầu tư cho
vay, đặc biệt là cho vay hộ sản xuất. Với phương pháp giải ngân chuyển tải vốn
đến tay hộ sản xuất.
* Vòng quay vốn tín dụng cho vay hộ sản xuất ta có thể tính được như sau:
- Doanh số thu nợ năm 2002 đạt 45.474 triệu đồng
- Dư nợ bình quân năm 2001 và 2002 là 68.625 triệu đồng
Vòng quay vốn tín dụng năm 2002 = vong6,0
625.68
474.45
- Doanh số thu nợ năm 2003 đạt 66.143 triệu đồng
- Dư nợ bình quân năm 2002 và 2002 là90.161 triệu đồng
Vòng quay vốn tín dụng năm 2003 = vong7,0
161.90
143.66
Trang 26
Từ những số liệu đã tính toán ở trên ta thấy vòng quay của vốn tín dụng cho
vay hộ sản xuất năm 2003 cao hơn vòng quay vốn tín dụng cho vay hộ sản xuất
năm 2002 nên hoạt động kinh doanh năm 2003 của chi nhánh đạt hiệu quả hơn
năm 2002.
Nhìn chung Ngân hàng đã áp dụng phương pháp cho vay trực tiếp và cho
vay gián tiếp đến hộ sản xuất và được Ngân hàng thực hiện như sau:
3.1- Cho vay trực tiếp
Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn khách hàng gửi đơn xin vay và phương
án vay vốn đến Ngân hàng. Ngân hàng nhận đơn. Cán bộ tín dụng tiến hành thẩm
định và xác định mức cho vay.
- Nếu vay đến 10 triệu thuộc đối tượng vay theo QĐ67 không phải thế chấp
thì hồ sơ cho vay đơn giản. Gồm bộ hồ sơ cho vay và giấy đề nghị vay vốn, cán bộ
tín dụng tiến hành hướng dẫn hộ vay lập sổ vay vốn, Khi hồ sơ đã đầy đủ tính pháp
lý theo quy định gửi đến Ngân hàng thì cán bộ tín dụng tiến hành hoàn chỉnh hồ sơ
ghi ý kiến cho vay, trình trưởng phòng ghi ý kiến cho vay hoặc tái thẩm định, ghi
thẩm định, ghi ý kiến nếu đồng ý thì trình Giám đốc phê duyệt, giám đốc phê
duyệt xong chuyển sang bộ phận kế toán làm thủ tục giải ngân.
- Đối với hộ vay phải thực hiện thế chấp tài sản thì khách hàng cùng cán bộ
tín dụng xác lập hồ sơ pháp lý - hồ sơ kinh tế và hồ sơ vay vốn - khi hồ sơ đã được
hoàn chỉnh đầy đủ tính pháp lý gửi đến Ngân hàng. Cán bộ tín dụng tiến hành viết
báo cáo thẩm định ghi ý kiến cho vay trình trưởng phòng. Trưởng phòng tiến hành
kiểm tra hồ sơ và tái thẩm định. Khi tái thẩm định sẽ ghi ý kiến đồng ý hay không
đồng ý. Nếu đồng ý cho vay thì trình Giám đốc phê duyệt, Giám đốc phê duyệt
xong sẽ chuyển sang bộ phận kế toán để làm thủ tục giải ngân.
- Khi nợ đến hạn hoặc kỳ hạn trả lãi trước 10 ngày Ngân hàng thông báo
cho khách hàng biết và thu xếp trả nợ gốc lãi tại Ngân hàng.
3.2- Cho vay gián tiếp: ( tại NHNo&PTNT huyện Kinh Môn mới áp dụng
cho vay đến 10 triệu đồng).
Tại NHNo&PTNT huyện Kinh Môn cho vay gián tiếp thông qua tổ vay vốn
theo nghị định liên tịch 2.38 và 02( giữa NHNo&PTNT Việt Nam với hộ nông dân
với hội phụ nữ Việt Nam).
Trang 27
Khi hộ vay vốn được hoàn thiện đi vào hoạt động - tổ trực tiếp nhận đơn xin
vay vốn của tổ viên, tổ chức họp bình xét cho vay, lập danh sách thành viên gửi
ngân hàng. Cán bộ tín dụng cùng tổ tiến hành thẩm định cho vay. Cán bộ tín dụng
cùng tổ viên lập sổ vay vốn. Khi hồ sơ hoàn chỉnh cán bộ tín dụng mang về trình
trưởng phòng và giám đốc phê duyệt. Đồng thời cán bộ tín dụng thông báo cho tổ
biết lịch giải ngân, địa điểm giải ngân, tổ thông báo lại cho tổ viên biết lịch và địa
điểm. Khi giải ngân, Ngân hàng tiến hành giải ngân theo tổ cho vay thu nợ lưu
động ( tổ gồm 3 người: 1 cán bộ làm tổ trưởng, 1 cán bộ làm kế toán, 1 cán bộ làm
thủ quỹ). Tổ chứng kiến nhận tiền vay giữa Ngân hàng và tổ viên.
Đến kỳ hạn trả lãi tổ thông báo cho tổ viên biết ngày, địa điểm trả, Ngân
hàng trực tiếp thu nợ lãi theo tổ cho vay thu nợ lưu động. Nếu tổ viên có nhu cầu
trả trước kỳ hạn thì trả tại buổi thường trực tại xã của tổ lưu động. Nếu không thì
trực tiếp giao dịch với Ngân hàng.
III. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG TỒN TẠI TRONG CHO
VAY VỐN HỘ SẢN XUẤT Ở NHNo&PTNT HUYỆN KINH MÔN - TỈNH
HẢI DƯƠNG.
1. Kết quả đạt được.
* Thông qua việc cho vay tăng cường mối quan hệ đoàn kết giữa nhân dân
với các cấp chính quỳên, đoàn thể, hạn chế đi đến xoá bỏ tệ cho vay nặng lãi ở
nông thôn, giữ vững an ninh trật tự xã hội.
* Thông qua việc cho vay hộ sản xuất đã giúp cho các hộ có thêm vốn kinh
doanh mua vật tư, nguyên liệu, con giống... Phát triển sản xuất không ngừng nâng
cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, nhiều hộ đã thoát khỏi cảnh đói nghèo,
thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước.
* Quá trình cho vay hộ sản xuất đã giúp cho đội ngũ cán bộ nói chung và
cán bộ tín dụng nói riêng hiểu rõ thêm quy trình nghiệp vụ cho vay, tình hình đời
sống thu nhập của bà con nông dân, các hộ kinh doanh từ đó có các biện pháp triển
khai phù hợp đồng bộ để không ngừng mở rộng cho vay, đảm bảo hiệu quả đồng
vốn, chấp hành đầy đủ nguyên tắc chế độ của ngành, của pháp luật Nhà nước đề ra.
* Đã cải tiến được thủ tục vay vốn theo hướng đảm bảo tính pháp lý theo
các quy định của pháp luật, đồng thời giảm bớt thời gian đi lại cho hộ, tạo thuận
Trang 28
lợi cho hộ sản xuất trong quá trình vay vốn. Đồng thời đảm bảo an toàn cho hoạt
động kinh doanh của Ngân hàng. Do đó dư nợ cho vay không ngừng tăng trưởng,
nợ quá hạn giảm dần, chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao.
2. Những mặt tồn tại.
Mức vốn đầu tư bình quân cho một hộ sản xuất còn ở mức độ trung bình.
Cho vay mang tính chất dàn trải còn ở thế bị động, khách hàng đi tìm Ngân hàng
chứ Ngân hàng chưa chủ động tìm đến khách hàng, chưa chuyển mạnh sang đầu tư
dự án.
Chất lượng các dự án đầu tư còn kém mang tính hình thức, nhiều khách
hàng vay vốn không tự xây dựng được dự án và phương án sản xuất kinh doanh
mà phải nhờ vào sự trợ giúp của cán bộ tín dụng. Có khi phương án sản xuất kinh
doanh không đúng với tình hình thực tế sản xuất kinh doanh của khách hàng mà
chỉ "vẽ" lên mà thôi. Hơn nữa các thông tin báo cáo của hộ gia đình chỉ là hình
thức, số liệu phản ánh không đúng sự thật, ngoài vòng kiểm soát của cơ chế hiện
hành.
Chất lượng kinh doanh đối với cán bộ tín dụng chưa đồng đều, còn tiềm ẩn
nợ quá hạn, nợ quá hạn chưa bộc lộ rõ và chưa xử lý kịp thời.
Do thực hiện đầu tư trực tiếp là chủ yếu, việc mở ra cho vay liên doanh là
còn ít; trong khi đó cán bộ làm công tác tín dụng còn thấp( chiếm 45%), do đó dẫn
đến quá tải đối với cán bộ tín dụng( Bình quân một CBTD phụ trách hơn 800 hộ).
Chất lượng thẩm định chưa cao, nhiều dự án mang tính hình thức chưa khẳng định
được hiệu quả thực sự của dự án đầu tư. Cá biệt chỉ nhìn vào cơ ngơi, thực tế tài
sản thế chấp để cho vay. Do đó khi khách hàng không trả được nợ khả năng xử lý
tài sản thế chấp rất khó.
Còn nhiều hộ có nhu cầu vay vốn nhưng chưa được điều tra, thẩm định kịp
thời để cho vay. Số hộ vay mới chiếm 37% tổng số hộ trong toàn huyện. Trong khi
phải phấn đấu có tới 50% số hộ trong toán huyện được vay vốn, với số CBTD như
hiện nay lại không tích cực chuyển hình thức vay qua tổ vay vốn thì thực sự quá tải
trong qủan lý.
Là đơn vị thiếu vốn nên trong những năm qua thường xuyên phải sử dụng
vốn từ cấp trên nên mở rộng cho vay còn hạn chế.
Trang 29
3. Nguyên nhân của những tồn tại trên.
3.1- Về cơ chế nghiệp vụ Ngân hàng.
Thủ tục tín dụng còn nhiều phiền hà, phức tạp. Bộ hồ sơ vay vốn của hộ còn
quá nhiều thủ tục giấy tờ và chữ ký. Nhất là bộ hồ sơ thế chấp tài sản theo văn bản
số 167 của NHNo&PTNT Việt Nam.
Trong thực hiện chính sách cho vay hộ sản xuất thì cán bộ tín dụng là người
vất vả nhất, họ phải lo huy động vốn và đầu tư trực tiếp xuống từng hộ gia đình,
nắng mưa đều ở trên đường đi thẩm định, đôn đốc thu nợ đến hạn, quá hạn,
ở những vùng dân trí thấp có khi còn bị đe doạ đến tính mạng, thế nhưng chưa
được ưu đãi thoả đáng công sức họ bỏ ra.
3.2- Về thực trạng kinh tế của hộ vay vốn.
Phần lớn các hộ gia đình có tiềm năng kinh tế hạn chế. Nhiều hộ gia đình có
nhu cầu vay vốn 100%.
Tài sản trong nhà không có gì ngoài ngôi nhà để ở và các trang thiết bị tối
thiểu cần thiết.
Kiến thức về kinh tế thị trường còn hạn chế, các kiến thức về khoa học kỹ
thuật, kinh nghiệm trong chăn nuôi sản xuất, kinh doanh còn nhiều hạn chế, dẫn
đến một số hộ sử dụng vốn vay không có hiệu quả. Khi thua lỗ mất vốn không còn
nguồn trả nợ.
Một số hộ còn có hành vi lừa đảo Ngân hàng bằng mọi cách vay được tiền
Ngân hàng sau đó bỏ trốn huặc cố tình đe doạ hành hung khi Ngân hàng tham gia
xử lý tài sản thế chấp thu hồi vốn.
3.3- Quản lý cấp uỷ chính quyền địa phương.
Có nơi còn chưa quan tâm đúng mức, thiên về giới thiệu cho dân vay được
vốn mà chưa quan tâm đến việc xem xét, đôn đốc họ hoàn trả nợ Ngân hàng. Do
đó trong xét duyệt hồ sơ cho vay còn qua loa thiếu thực tế.
Quản lý hộ tịch hộ khẩu còn nhiều sơ hở dẫn đến tình trạng hộ vay vốn làm
ăn sau một thời gian bỏ trốn, chính quyền địa phương không biết khi khách hàng
chưa trả được nợ cho Ngân hàng vẫn ký chứng nhận cho hộ bán tài sản đẩy khó
khăn về phía Ngân hàng.
Trang 30
Chưa chỉ đạo việc quy hoạch xây dựng các dự án đầu tư theo xã, theo vùng
kinh tế, định hướng trong sản xuất còn chung chung. Chưa chủ động tìm kiếm, lo
thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho nông dân. Nhiều sản phẩm làm ra bị tư
thương ép giá dẫn đến người sản xuất bị thua thiệt ảnh hưởng đến việc đầu tư và
thu lợi của Ngân hàng.
Các dự án của cá hộ gia đình đều là các dự án nhỏ, đều do cán bộ tín dụng
hướng dẫn xây dựng, sau đó lại trực tiếp thẩm định chi vay, do đó tính khả thi và
hiệu quả kinh tế thấp.
Trang 31
CHƯƠNG III
NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY MỞ RỘNG
CHO VAY KINH TẾ HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN KINH MÔN- TỈNH HẢI DƯƠNG
I- GIẢI PHÁP
1. Nguồn vốn đầu tư:
- Đẩy mạnh huy động vốn bằng các các hình thức tiết kiệm truyền thống
trong dân cư để đáp ứng cho nhu cầu vốn trong sản xuất kinh doanh của các đơn vị
và hộ sản xuất với lãi suất linh hoạt, phù hợp với cơ chế thị trường. Đây là nguồn
vốn thường xuyên chiếm tỷ trọng cao trong nguồn vốn huy động của NHNo, có
tính ổn định và không ngừng tăng lên tỷ lệ thuận với thu nhập quốc dân. Đặc điểm
của nguồn vốn này là thuộc sở hữu cá nhân, nằm rải rác ở các nơi, trong tất cảcác
tầng lớp dân cư, kể cả những người có thu nhập không ổn định. Để thu hút nguồn
vốn này phải có những giải pháp về mặt kinh tế thích hợp, năng động nhằm kết
hợp haig hoà giữa lợi ích của Ngân hàng với người gửi tiền.
Áp dụng nhiều hình thức có lãi có thưởng, tiền gửi có lãi bậc thang, có thể
phát triển việc nhận tiền gửi tại nhà theo yêu cầu qua điện thoại, nhằm giúp khách
hàng xoá bỏ ngại ngần về rủi ro khi mang tiền đến gửi, loại tiết kiệm dài hạn
nhưng trả lãi hàng tháng phù hợp với người gia không tham gia kinh doanh có
khoản tiền lớn muốn gửi vào Ngân hàng lĩnh lãi hàng tháng để phục vụ nhu cầu
chi tiêu. Có thể huy động tiền gửi với các thời hạn khác nhau 01 tháng, 02 tháng...
nhằm thu hút triệt để các nguồn vốn nhàn dỗi trong các tầng lớp dân cư.
Thực hiện tốt công tác huy động kỳ phiếu, gắn huy động với nhiệm vụ phát
triển kinh tế địa phương. Thông qua các dự án khả thi để xây dựng kế hoạch phát
hành kỳ phiếu có mục đích đạt hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với kết quả dự án tạo
ra khả năng thu hồi vốn đúng thời hạn ( kỳ hạn huy động kỳ phiếu căn cứ vào mục
đích sử dụng vốn cho từng dự án cụ thể để xác định thời hạn phù hợp và đảm bảo
tính khả thi của dự án có thu nhập để tạo nguồn vốn hoàn trả).
Mở rộng thu hút vốn từ các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế. Từng
bước tiếp cận và tạo mối quan hệ giữa các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế
Trang 32
với Ngân hàng. Tạo điều kiện cho các khách hàng mở và đang mở tài khoản tại
Ngân hàng, đối xử bình đẳng về nghiệp vụ với các khách hàng mở tài khoản có
chính sách ưu đãi bằng lợi ích vật chất đối với khách hàng lớn, sản xuất kinh
doanh có hiệu quả để chiếm lĩnh thị phần, vừa thu hút được nguồn tiền gửi, nâng
cao uy tín của Ngân hàng. Thực hiện phương thức chuyển tiền nhanh, chính xác
thuận tiện cho khách hàng.
Tại NHNo tỉnh thực hiện tốt chính sách huy động vốn ngoại để đi hỗ trợ
cho vốn nội tệ.
Tăng cường thu hút vốn đầu tư của nước ngoài vào các dự án phát triển
nông nghiệp nông thôn. Thực hiện tốt giải ngân quỹ quay vòng của các dự án đã
tiếp nhận đồng thời cùng các cấp các ngành của tỉnh chủ động xây dựng những dự
án mới để góp vốn.
Chấp hành trích đủ quỹ rủi ro theo chế độ quy định, đây là cơ sở đảm bảo
vững chắc cho an toàn vốn huy động.
2. Cho vay đối với hộ sản xuất:
Đối với kinh tế nông nghiệp và nông thôn hộ sản xuất đang chiếm tỷ trọng
lớn trong nền sản xuất ( Huyện Kinh Môn chiếm tới 90% là hộ sản xuất). Qua
khảo sát nhu cầu vay vốn trên địa bàn huyện Kinh Môn có tới 50% hộ sản xuất
kinh doanh có nhu cầu vay vốn, mức nhu cầu bình quân 1 hộ từ 6-7 triệu đồng.
Như vậy, nếu NHNo&PTNT huyện Kinh Môn đáp ứng đươc thì dư nợ cho vay hộ
sản xuất của Ngân hàng sẽ tăng khoảng 120 - 135 tỷ đồng.
Cụ thể các đối tượng cây, con như sau:
2.1- Cho vay chuyển dịch cơ cấu cây trồng, từ thâm canh cây lúa nước sang
thâm canh thêm vụ mầu và chuyển một phần diện tích đất một vụ bấp bênh sang
trồng cây mầu, cây công nghiệp và cây ăn quả như: Dưa, cà chua, ớt, tỏi, dâu tơ
tằm, vải, nhãn, hồng......
Những vùng chiêm chũng, ao hồ chuyển sang nuôi thả con đặc sản có giá trị
cao như: ba ba, rắn, tôm, cá chim trắng......
Bên cạnh cho vay hộ phát triển nông nghiệp còn đa dạng hoá các hộ có mô
hình chăn nuôi lớn như lai hoá đàn bò, lạc hoá đàn lợn và các hộ chăn nuôitheo
phương thức chăn nuôi truyền thống.
Trang 33
Ngoài ra cho vay thúc đẩy phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và
dịch vụ ở nông thôn như chế biến nông sản, xay xát, phơi sấy khô hành, tỏi, ớt, vải,
nhãn và các ngành sản xuất khai thác vật liệu xây dựng như : khai thác đá, sản xuất
vôi, vận tải thuỷ bộ.....Vừa tăng thu nhập cho kinh tế hộ gia đình, vừa tạo công ăn
việc làm thu hút lao động......
2.2- Cho vay đầu tư công nghệ, máy móc khuyến khích nông dân mua sắm
máy làm đất loại nhỏ nâng cao tỷ trọng cơ giới hoá trong khâu làm đất.
2.3- Cho vay kết cấu hạ tầng như kênh mương cấp II, cấp III ( kinh phí xây
dựng dân phải đóng góp 50% kinh phí ), cho vay chương trình nước sạch, giao
thông nông thôn.
2.4- Quan tâm đến cho vay phục vụ đời sống như mua đất, nhà, tu sửa xây
mới nhà ở, đồ dùng và phương tiện đi lại, tạo điều kiện ổn định phát triển nông
nghiệp nông thôn.
3. Nâng cao chất lượng xây dựng và thẩm định dự án.
Ngân hàng cần giúp các hộ sản xuất dự án, phương án sản xuất.
Việc xây dựng và thẩm định dự án vay vốn là khâu quan trọng nhất, quyết
định chủ yếu đến hiệu quả tín dụng. Việc xây dựng, thẩm định phải dựa trên cơ sở
định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương. Xây dựng các dự án
phát triển kinh tế theo khu vực, theo vùng chuyên canh và từng chuyên ngành liên
quan đến phát triển nông nghiệp nông thôn.
- Khi xây dựng phương án khả thi cần phải có 3 bước:
Bước 1: Thông tin tuyên truyền về chủ trương chính sách, quy chế cho vay
đối với khách hàng.
Bước 2: Điều tra thu thập các thông tin từ các nguồn khác nhau, theo định
hướng phát triển kinh tế của địa phương để tổng hợp xây dựng dự án, phương án
đầu tư.
Bước 3: Xây dựng dự án trên cơ sở có sự chỉ đạo, tham gia của chính quyền
các cấp theo thẩm quyền, các ban ngành, các tổ chức kinh tế.
Khi thẩm định dự án vay vốn các cán bộ tín dụng phải đặt ra câu hỏi là cho
ai vay, cho vay làm việc gì? Hiệu quả của từng dự án cụ thể ra sao? Các dự án có
phù hợp với dịnh hướng phát triển kinh tế địa phương hay không?.
Trang 34
Hiện nay hoạt động tín dụng Ngân hàng phải xem xét những định hướng
lớn cho sự phát triển, cơ cấu cây trồng vật nuôi, đến từng dự án cụ thể. Vấn đề lập
và thẩm định dự án đảm bảo tính hiệu quả, khả thi cao sẽ là tiêu chí ra quyết định
đầu tư.
Căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế của tỉnh. Chi nhánh Ngân hàng
nông nghiệp phải chủ động xây dựng các dự án khả thi nhằm kêu gọi vốn của các
tổ chức nước ngoài để có thêm nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu phát triển.
Các cán bộ tín dụng phối hợp với UBND xã, phường lập bản "hồ sơ kinh tế
địa phương ", trong đó:
- Tình hình dân số, diện tích, mục tiêu kinh tế xã hội từng năm.
- Khung giá đất do UBND tỉnh quy định.
- Nêu rõ ngành nghề kinh tế của địa phương.
- Số hộ trên địa bàn chia theo ngành nghề ( sản xuất chuyên canh hoặc kiêm
ngành nghề khác).
- Phân loại số hộ đã vay: trực tiếp hoặc qua tổ.
- Nắm chắc nhu cầu vay vốn của hộ gia đình trên địa bàn chia theo ngành
nghề, đối tượng chi phí.
- Kết hợp với trung tâm khuyến nông, kỹ thuật xây dựng định mức kỹ thuật
kinh tế kỹ thuật làm cơ sở xây dựng và xét duyệt dự án vay vốn. Nắm định mức
kinh tế kỹ thuật cho từng cây, con, ngành nghề có đầu tư trên địa bàn.
- Nắm bắt chuyển giao công nghệ kỹ thuật.
- Tính toán sản xuất đầu tư.
Mô hình đầu tư trước hết xây dựng cho cây, con chủ yếu, giảm bớt việc
thẩm định cho từng hộ vay cùng một đối tượng.
4. Củng cố và mở rộng mạng lưới hoạt động.
- Tăng cường cán bộ làm công tác tín dụng để có đủ điều kiện hoạt động.
- Củng cố Ngân hàng cấp III, xây dựng một Ngân hàng cấp III tại khu vực 5
xã khu đảo.
- Củng cố hoạt động, trang bị phương tiện làm việc đối với tổ cho vay thu
nợ lưu động tại tổ, nhóm và tại xã.
Trang 35
- Kết hợp chặt chẽ với hội nông dân, phụ nữ, cựu chiến binh để chuyển tải
vốn đến tận hộ vay- tạo điều kiện thuận lợi gắn bó với người nông dân theo nghị
quyết liên tịch 2038 và 02.
5. Nâng cao chất lượng thực hiện an toàn tín dụng.
Thực hiện phương châm " Tăng trưởng phải an toàn, an toàn để tăng trưởng
mở rộng đầu tư, tập trung mọi cố gắng giải quyết những tồn đọng làm lành mạnh
tình hình Ngân hàng, đặc biệt là nâng cao chất lượng tín dụng, giảm nợ quá hạn".
Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn tiêu cực phát sinh, xử lý
kịp thời các sai phạm, thực hiện tốt các khâu kiểm tra trước, trong và sau khi cho
vay theo quy định cho vay tại quy chế cho vay đối với khách hàng của
NHNo&PTNT Việt Nam, thực hiện nguyên tắc " chất lượng tín dụng hơn mở rộng
tín dụng", thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế mà Giám đốc Ngân hàng tỉnh đề
ra.
Trang 36
6. Tăng cường công tác tiếp thị, quảng cáo.
Tăng cường tuyên truyền, quảng cáo những hoạt động là một việc không
thể thiếu được trong hoạt động kinh doanh nói chung và kinh doanh Ngân hàng nói
riêng, nhất là trong tình hình hiện nay trình độ dân trí của người dân nông thôn vẫn
chưa cao, hiểu biết về hoạt dộng Ngân hàng còn có hạn. Để " xã hội hoá công tác
Ngân hàng " thì một trong những biện pháp quan trọng là tăng cường công tác
khuếch trương quảng cáo.
7. Đào tạo và củng cố kiến thức về ngiệp vụ đối với cán bộ tín dụng.
- Có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ tín dụng theo học tại trường
dưới hình thức tại chức.
- Thường xuyên tập huấn nghiệp vụ tại cơ sở hoặc tỉnh tổ chức.
- Tổ chức Hội thảo cán bộ nghiệp vụ để học tập kinh nghiệm- nghiệp vụ lẫn
nhau để nâng cao trình độ nghiệp vụ, trình độ xây dựng dự án và thẩm định dự án,
hướng dẫn hộ vay xây dựng dự án và phương án vay vốn.
Trang bị thêm phương tiện làm việc, công nghệ tin học, máy vi tính, đào tạo
nghiệp vụ vi tính đối với cán bộ tín dụng, cán bộ kế toán để giải quyết khi cho vay
nhanh chóng và thuận tiện. Cán bộ tín dụng nhập hồ sơ cho vay tại phòng tín
dụng- cán bộ kế toán làm thủ tục giải ngân và quản lý dữ liệu hồ sơ và hồ sơ cho
vay, tiến tới thuận lợi trong giao dịch một cửa.
II- MỘT SỐ KIẾN NGHỊ:
1. Những kiến nghị thuộc về cơ chế chính sách tạo điều kiện cho Ngân
hàng và khách hàng.
* Thủ tục cho vay:
Đề nghị Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam nghiên
cứu thu gọn lại hồ sơ cho vay, để phù hợp với trình độ dân trí ở nông thôn.
* Biện pháp cho vay:
Ngân hàng nông nghiệp Việt Namnên có hướng dẫn cụ thể về cho vay đối
với kinh tế trang trại, cho vay theo hạn mức tín dụng đối với hộ gia đình, cá nhân
tạo điều kiện cho khách hàng và Ngân hàng cho vay.
* Đối với tài sản thế chấp:
Trang 37
Đối với cấp huyện chưa có trụ sở giao dịch đảm bảo nên cụ thể phân cấp
đăng ký hợp đồng thế chấp cho UBND xã. Xã là những người nắm vững nhất tình
hình kinh tế, tài sản của từng gia đình do đó có thể xác nhận nhanh chóng và khi
phải xử lý thì họ cũng có quan pháp luật xử lý nhanh chóng hơn.
Đối với tài sản hình thành từ vốn vay NHNo Việt Nam có hướng dẫn cụ thể
đảm bảo tiền vay.
2. Những kiến nghị đối với cấp uỷ, chính quyền địa phương và ban
ngành hữu quan.
2.1. Đối với cấp uỷ chính quỳên cấp tỉnh và cấp huyện.
- Chỉ đạo những ngành chức năng khảo sát, quy hoạch xây dựng những dự
án đầu tư phát triển kinh tế trong phạm vi từng vùng về phát triển kinh tế, cây
trồng, vật nuôi, mở mang ngành nghề, trên cơ sở đó Ngân hàng thẩm định cho vay
vốn.
- Chỉ đạo cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đăng ký kinh doanh phù
hợp với quy mô kinh doanh tài sản đó xử lý, thu hồi đối với những người không
thực hiện đúng ngành nghề, hàng hoá kinh doanh. Có như vậy mới buộc khách
hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, hạn chế rủi ro và đạo đức do khách hàng
gây ra.
- Chỉ đạo những ngành khuyến nông, phòng nông nghiệp, trạm thú y, giống
cây trồng tổ chức tập huấn cho các hộ nông dân những kiến thức cơ bản về khoa
học kỹ thuật trong việc trồng trọt, chăn nuôi và các ngành nghề khác. Giúp cho các
hộ nông dân có đủ kiến thức để nhận đồng vốn vay sử dụng đem lại có hiệu quả.
- Các cấp uỷ chính quỳên tạo điều kiện tìm hiểu thị trường tiêu thụ sản
phẩm, hàng hoá trong tỉnh, chủ yếu là thị trường hàng nông sản, hàng đặc sản
khác. Có được thị trường tiêu thụ vững chắc thì mới kích thích các hộ gia đình yên
tâm bỏ vốn đầu tư khai thác các tiềm năng, thu hút lao động, tăng sản phẩm cho xã
hội, tăng thu nhập cho gia đìnhvà cũng là điều kiện để mở rộng đầu tư của Ngân
hàng.
- Chỉ đạo ngành địa chính khẩn trương làm thủ tục cấp quyền sử dụng đất ở
cho các hộ gia đình. Tạo điều kiện cho các hộ gia đình được quyền sử dụng đất thế
chấp vay vốn Ngân hàng theo luật định.
Trang 38
- Chỉ đạo các ngành nội chính tăng cường công tác điều tra, phát hiện xử lý
nghiêm minh những ổ nhóm tệ nạn xã hội như: Cờ bạc, số dề, rượu chè, nghiện hút
ma tuý... Đồng thời kết hợp các đoàn thể chính trị xã hội trong khối mặt trận phát
động phong trào dân tham gia phòng chống các tệ nạn xã hội làm trong sạch môi
trường kinh doanh.
- Chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp có hình thức góp vốn cho NHPVNg có
thêm vốn phục vụ cho người nghèo vay vốn với số lượng và tiền vay cao hơn,
nhằm nhanh chóng giảm hộ nghèo theo nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện,
Hội đồng nhân dân tỉnh. Đồng thời thống nhất nguồn vốn từ các tổ chức hiện nay
đang cho vay đến hộ xản xuất vào NHPVNg để cho vay, trách nhiệm đầu tư vốn
chồng chéo kém hiệu quả.
2.2. Đối với chính quyền các xã:
- Xác nhận đúng thực tế, đúng đối tượng, đủ điều kiện cụ thể đối với từng
hộ xin vay vốn Ngân hàng. Tham gia cùng với Ngân hàng trong việc kiểm tra,
giám sát quá trình sử dụng vốn vay của các hộ vay vốn. Giám sát và quản lý tài sản
thế chấp.
- Phối hợp với các ngành chức năng tổ chức tập huấn về kiến thức khoa học
kỹ thuật chuyển giao công nghệ cho các hộ nông dân.
- Quy hoạch các vùng và hướng dẫn chỉ đạo các hộ gia đình lập các phương
án, dự án đầu tư thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.
- Chỉ đạo các đoàn thể lập các tổ vay vốn vay vốn cho những hộ có nhu cầu
vốn ít.
3. Những kiến nghị, đề xuất đối với hộ sản xuất.
- Các hộ gia đình phải có ý thức trong việc chủ động xây dựng dự án, dự án
sản xuất kinh doanh trên cơ sở những khả năng, tiềm năng sẵn có của mình. Cung
cấp đầy đủ, đúng các thông tin về tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh
doanh của mình để Ngân hàng xem xét, tư vấn cho khách hàng và xác định mức
vốn đầu tư hợp lý phù hợp với năng lực quản lý của từng hộ.
- Phải có ý thức tích luỹ kinh nghiệm trong quá trình sản xuất kinh doanh,
kinh nghiệm của những người xung quanh. Và tham gia các buổi tập huấn, chuyển
giao công nghệ để học tập và tích luỹ kinh nghiệm, tích luỹ những kiến thức khoa
Trang 39
học kỹ thuật về những đối tượng mà mình sắp đầu tư trước khi vay vốn Ngân hàng
để đầu tư. Có như vậy mới có đủ khả năng quản lý còn sử dụng vốn phát huy hiệu
quả.
- Quá trình sản xuất và tiêu dùng phải có kế hoạch tiết kiệm để tích luỹ vốn
thực hiện vốn tự có tối thiểu phải tham gia đủ tỷ lệ quy định, vốn vay Ngân hàng
chỉ là vốn bổ xung.
- Chấp hành nghiêm túc các quy định, điều kiện, thể lệ tín dụng của Ngân
hàng. Có ý thức trách nhiệm trong quá trình quản lý và sử dụng vốn vay, sòng
phẳng trong quan hệ tín dụng.
- Không mắc các bệnh tệ nạn xã hội.
Trang 40
KẾT LUẬN
Đồng vốn tín dụng có ý nghĩa rất lớn đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế
Đất nước. Tất cả các khách hàng của các tổ chức tín dụng kể cả hộ nghèo đều cần
vốn để sản xuất kinh doanh. Nông thôn việt nam không chỉ là thị trường giàu tiềm
năng phát triển kinh tế mà còn giàu tiềm năng huy động vốn ( tài nguyên, đất đai,
lao động, tiền của....) nhưng lại luôn "khát vốn" nhất là vốn trung và dài hạn. Đảng
ta đã khẳng định CNH- HĐH trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn
mới đưa nhà nước và nền kinh tế nông thôn lên sản xuất lớn là nhiệm vụ cực kỳ
quan trọng trước mắt và lâu dài. Việc thực hiện tốt cho vay hộ sản xuất sẽ góp
phần đáp ứng quan trọng vào chủ trương trên, tạo nên một sự chuyển biến to lớn
vào sự nghiệp phát triển đất nước. Cùng với cả nước, chi nhánh NHNo&PTNT
huyện Kinh Môn đã triển khai và thực hiện tốt công tác cho vay hộ sản xuất trên
địa bàn huyện vừa đẩm bảo tốt yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh vừa góp phần đáng
kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước.
Em xin trân thành cảm ơn TS Nguyễn Võ Ngoạn đã tận tình giúp đỡ để em
hoàn thành đề tài này. Tuy nhiên, vì đề tài rất rộng và phức tạp - trình độ bản thân
còn nhiều hạn chế, việc thu thập tài liệu và thời gian nghiên cứu có hạn, do đó luận
văn không tránh khỏi những thiếu sót. Vậy kính mong các thầy cô cùng các bạn
sinh viên Trường Đại học Quản lý và Kinh doanh cho ý kiến giúp đỡ để luận văn
được hoàn thiện hơn.
Em trân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ cao quý đó !
Trang 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XIII
2. Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ huyện Kinh Môn lân thứ XIII
3. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Kinh
Môn năm 2001 - 2003
4. Các văn bản của NHNo&PTNT Việt Nam 284/2000/QĐNHNN và văn
bản 1627/2002/QĐNHNN
5. Quyết định 67/1999/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ
6. Quyết định 72/QĐHĐQT của NHNo&PTNT Việt Nam
7. Cẩm nang tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam
Trang 42
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG I : HỘ SẢN XUẤT VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NGÂN
HÀNG ĐỐI VỚI KINH TẾ HỘ ................................................................................ 1
I- Hộ sản xuất và vai trò của kinh tế hộ đối với nền kinh tế .................................. 1
1. Khái quát chung .................................................................................................... 1
2. Vai trò của kinh tế hộ sản xuất đối với kinh tế ....................................................... 2
II- Tín dụng ngân hàng và vai trò của tín dụng ngân hàng đối với kinh tế hộ
sản xuất .................................................................................................................... 2
1. Khái niệm về tín dụng ngân hàng .......................................................................... 2
2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với kinh tế hộ sản xuất .................................... 3
III- Một số cơ chế chính sách tín dụng đối với phát triển kinh tế xã hội sản
xuất........................................................................................................................... 3
1.Về nguồn vốn cho vay ............................................................................................ 4
2. Đối tượng cho vay ................................................................................................. 4
3. Lãi suất cho vay .................................................................................................... 5
4. Thời hạn cho vay ................................................................................................... 5
5. Bộ hồ sơ cho vay ................................................................................................... 5
6. Bảo đảm tiền vay ................................................................................................... 6
7. Xử lý rủi ro ............................................................................................................ 6
IV- Hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất tại ngân hàng thương mại. ................. 6
1. Khái niệm về hiệu quả cho vay .............................................................................. 6
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của ngân hàng thương mại. ............. 7
Trang 43
3. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất ................................... 8
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN KINH
MÔN ......................................................................................................................... 10
I. Khái quát hoạt động kinh doanh NHNO&PTNT huyện kinh môn ................... 10
1. Một vài nét về NHNo&PTNT huyện Kinh Môn .................................................... 10
2.Khái quát hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Kinh Môn năm 2003 ... 12
II. Thực trạng cho vay hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Kinh Môn ............ 15
1. Những vấn đề chung về cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng ................................... 15
2. Thủ tục và quy trình xét duyệt cho vay .................................................................. 16
3. Kết quả cho vay đối với hộ sản xuất trong thời gian qua ........................................ 17
III. Những kết quả đạt được và những tồn tại trong cho vay vốn hộ sản xuất ở
NHNo&PTNT huyện Kinh Môn - Tỉnh Hải Dương. ............................................. 20
1. Kết quả đạt được ................................................................................................... 20
2. Những mặt tồn tại .................................................................................................. 20
3. Nguyên nhân của những tồn tại trên ...................................................................... 21
CHƯƠNG III : NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY MỞ
RỘNG CHO VAY KINH TẾ HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN KINH MÔN - TỈNH HẢI
DƯƠNG .................................................................................................................... 23
I-Giải pháp ............................................................................................................... 23
1. Nguồn vốn đầu tư .................................................................................................. 23
2. Cho vay đối với hộ sản xuất .................................................................................. 24
3. Nâng cao chất lượng xây dựng và thẩm định dự án................................................ 25
4. Củng cố và mở rộng mạng lưới hoạt động ............................................................. 26
5. Nâng cao chất lượng thực hiện an toàn tín dụng .................................................... 26
6. Tăng cường công tác tiếp thị, quảng cáo ................................................................ 27
7. Đào tạo và củng cố kiến thức về ngiệp vụ đối với cán bộ tín dụng ......................... 27
II- Một số kiến nghị ................................................................................................. 27
1. Những kiến nghị thuộc về cơ chế chính sách tạo điều kiện cho Ngân hàng và
khách hàng. ............................................................................................................... 27
Trang 44
2. Những kiến nghị đối với cấp uỷ, chính quyền địa phương và ban ngành hữu
quan. ......................................................................................................................... 28
3. Những kiến nghị, đề xuất đối với hộ sản xuất ........................................................ 29
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy mở rộng cho vay kinh tế hộ gia đình tại NHNo&PTNT huyện Kinh Môn - tỉnh Hải Dương.pdf