Tài liệu Luận văn Giải pháp tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ Phần Sĩ LY Bách Khoa
46 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1371 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Giải pháp tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ Phần Sĩ LY Bách Khoa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
svTH: Bïi ThÞ Hoa: 1
Luận văn
Giải pháp tiêu thụ sản phẩm của
Cty Cổ Phần SĩLY Bách Khoa
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
svTH: Bïi ThÞ Hoa: 2
LỜI NÓI ĐẦU
Nền kinh tế nước ta bước ra khỏi thời kỳ bao cấp đã được hơn 30 năm,
song mấy năm gần đây việc khuyến khích thành lập và hỗ trợ phất triển các
công ty tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), công ty cổ phần mới
thực sự được quan tâm các doạnh nghiệp phải có sự quyết định về hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty mính . Vì vậy mà việc tiêu thụ sản phẩm đối với
các doanh nghiệp bước vào thị trường kinh doanh là hết sức khó khăn .
Nội dung chuyên đè là ‘’Giải pháp tiêu thụ sản phẩm của Cty Cổ Phần
SĩLY Bách Khoa ‘’
Nội dung của chuyên đề gồm 3 chương:
Chương I: Giới thiệu chung về Công ty Cổ Phần SĩLy Bách Khoa và các
yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
Chương II: Thực trạng tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần SĩLy Bách
Khoa.
Chương III: Một số giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty
Cổ phần SĩLy Bách Khoa.
Trong khuôn khổ của một chuyên đề cộng với kiến thức bản thân còn
hạn chế và thời gian nghiên cứu có hạn chuyên đề tốt nghiệp này chắc chán
không thể tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các
thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn.
Sinh viên thực hiện
Bùi Thị Hoa
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
svTH: Bïi ThÞ Hoa: 3
MỤC LỤC
Lời nói đầu ........................................................................................................ 1
Chương I: Giới thiệu chung về công ty cổ phần sĩly bách khoa và các yếu tố ảnh
hưởng đến tiêu thụ sản phẩm của Công ty .......................................................... 5
I. Khái quát về công ty Cổ phần SĩLY Bách Khoa ................................................. 5
1- Quá trình hình thành và phát triển của công ty: .............................................. 5
2- Lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của công ty. ............................................... 5
2.1. Công ty buôn bán tư liệu tiêu dùng chủ yếu là đồ dùng cá nhân và đồ
dùng gia đình. ......................................................................................... 5
2.2. Hệ thống sản phẩm của công ty bao gồm: ........................................ 6
2.3) Quyền hạn của Công ty: .................................................................. 6
2.4) Nghĩa vụ của Công ty: ..................................................................... 7
3. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty ............................................................... 7
3.1. Trách nhiệm và quyền hạn của Giám đốc .................................................... 8
3.2. Phó Giám đốc Công ty ................................................................................. 8
3.3. Kế toán trưởng ............................................................................................. 8
3.4- Phòng kinh doanh và dịch vụ ...................................................................... 9
3.5- Phòng tài chính kế toán ............................................................................... 9
3.6- Phòng tổ chức nhân sự................................................................................. 9
II. Một số các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công
ty ........................................................................................................................... 10
1. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp ............................................................... 10
1.1. Đặc điểm về nhân sự của Công ty .................................................. 10
1.2. Đặc điểm về khách hàng của Công ty ............................................ 12
1.3- Đặc điểm về tài chính của Công ty ................................................ 13
2.Các yếu tố bên ngoài của doanh nghiệp ......................................................... 15
2.1. Môi trường vĩ mô ........................................................................... 15
2.2 Môi trường vi mô ............................................................................ 16
2.3.Các đối thủ cạnh tranh .................................................................... 16
Chương II: Thực trạng về công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty
Cổ phần sĩ ly bách khoa ........................................................................... 18
I. Kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty ..................................................... 18
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
svTH: Bïi ThÞ Hoa: 4
1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần
đây. ................................................................................................................... 18
II. Phân tích thực trạng tiêu thụ sản phẩm củaCông ty Cổ Phần Sĩ ly bách Khoa . 23
1.Phân tích các chính sách thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm Công ty đang áp dụng . 23
1.1.Về mạng lưới bán hàng của Công ty ............................................... 23
1.2 Các dịch vụ phục vụ khách hàng ..................................................... 24
1.3 Các chính sách tiêu thụ sản phẩm của Công ty ................................ 25
2. Phân tích thực trạng tiêu thụ sản phẩm của công ty ...................................... 28
2.1.Thực trạng tiêu thụ sản phẩm của công ty theo kênh phân phối ..... 28
2.2 Thực trạng tiêu thụ sản phẩm theo hình thức bán ............................ 29
2.3 Thực trạng tiêu thụ sản phẩm theo khu vực thị trường .................... 31
III- Đánh giá chung về tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty: ......................... 32
1.Những kết quả đạt được. ................................................................................ 32
2. Những hạn chế còn tồn tại ........................................................................... 33
3. Nguyên nhân của các hạn chế trên ................................................................ 34
Chương III: Một số giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản
phẩm ở Công ty .......................................................................................... 36
I. Xác định phương hướng và mục tiêu phát triển của Công ty trong năm 2006. .. 36
1. Định hướng phát triển ở Công ty trong năm 2006. ....................................... 36
II. Một số giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của Công ty. ......... 37
1. Đẩy mạnh công tác mở rộng thị trường ........................................................ 37
2. Đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ công nhân viên. ..................................... 38
3. Đẩy mạnh công tác quảng cáo và các hoạt động xúc tiến hỗ trợ bán hàng .. 41
4. Tăng cường dịch vụ khách hàng. .................................................................. 42
5. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm cũng như
mạng lưới bán hàng, kênh phân phối. ............................................................... 43
Kết luận ........................................................................................................... 45
Tài liệu tham khảo ......................................................................................... 46
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
svTH: Bïi ThÞ Hoa: 5
CHƯƠNG I:
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SĨLY BÁCH KHOA VÀ CÁC
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY
I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SĨLY BÁCH KHOA
1- Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
Tên công ty: Công ty Cổ Phần SĨLY Bách Khoa
Tên giao dịch: Cổ Phần SĨLY Bách Khoa COMPANY LIMITED.
Tên viết tắt: Cổ Phần SĨLY Bách Khoa Co, LTD.
Địa chỉ trụ sở chính: Số 27B4b Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, thành
phố Hà Nội.
Các văn phòng giao dịch:
- 661- Giải Phóng - Hà Nội - Tel: 8692147
Email: SILY Bach Khoa @ FPT.Vn - Fax: 8682792
Website: http// www. SILY Bach Khoa.com.vn
Công ty được thành lập theo quyết định số 4239 GP/TLbN của Ủy ban
nhân dân thành phố Hà Nội cấp ngày 15 tháng 10 năm 2001
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103000575 do Sở kế hoạch đầu
tư Hà Nội cấp ngày 15/10/2001.
Công ty Cổ Phần SĨLY Bách Khoa là một doanh nghiệp Thương Mại và
Dịch vụ trang trí nội thất, là một pháp nhân kinh doanh có uy tín trong thời gian
qua, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại các Ngân hàng theo quy định của
Nhà nước.
2- Lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của công ty.
2.1. Công ty buôn bán tư liệu tiêu dùng chủ yếu là đồ dùng cá nhân và đồ
dùng gia đình.
- Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá.
- Dịch vụ trang trí nội thất.
- Sản xuất mua bán vật liệu xây dựng.
- Trang trí ngoại thất công trình.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
svTH: Bïi ThÞ Hoa: 6
- Lắp đặt khung nhôm kính, trần nhôm, đồ gỗ trong xây dựng.
2.2. Hệ thống sản phẩm của công ty bao gồm:
- Nhôm thanh xây dựng.
- Tấm trần thạch cao.
- Tấm trần nhựa
- Tấm trần nhôm
- Tấm sợi khoáng
- Thép không gỉ (Inox)
- Tấm phức hợp nhôm - nhựa
- Gỗ lát sàn bề mặt tráng kim loại
- Tấm lợp thông minh.
Năm 2001, vốn điều lệ của công ty là 1.100.000.000đ (một tỷ, một trăm
triệu đồng), đến nay số vốn điều lệ là 3.200.000.000đ (ba tỷ hai trăm triệu đồng).
Tương ứng với chức năng kinh doanh, Công ty có nhiệm vụ phải đăng ký
và hoạt động đúng ngành nghề kinh doanh đã đăng ký trong giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh, các quy định và pháp luật của Nhà nước. Để đảm bảo thực
hiện được các mục tiêu kinh doanh của mình Công ty có các quyền hạn và nghĩa
vụ trong hoạt động kinh doanh như sau:
2.3) Quyền hạn của Công ty:
- Lựa chọn ngành nghề, hình thức, quy mô Công ty cho phù hợp với khả
năng và trình độ của các thành viên.
- Lựa chọn hình thức góp vốn và cách thức huy động vốn.
- Lựa chọn khách hàng, trực tiếp giao dịch ký kết hợp đồng kinh tế với
khách hàng.
- Tuyển dụng và thuê mướn lao động theo yêu cầu kinh doanh của Công ty.
- Sử dụng ngoại tệ thu được.
- Quyết định việc sử dụng phần thu nhập còn lại.
- Chủ động trong mọi hoạt động kinh doanh đã được đăng ký.
- Chủ động trong đầu tư, liên doanh liên kết với các đơn vị trong và
ngoài nước.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
svTH: Bïi ThÞ Hoa: 7
2.4) Nghĩa vụ của Công ty:
- Sản xuất, kinh doanh theo đúng ngành nghề được ghi trong giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh.
- Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động theo đúng quy
định của luật lao động.
- Bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm hàng hoá theo đúng tiêu chuẩn
của Nhà nước.
- Tuân thủ các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường, bảo vệ di
tích lịch sử, văn hoá danh lam thắng cảnh của đất nước, trật tự và an toàn xã hội.
- Nộp Ngân sách Nhà nước và địa phương.
- Thực hiện chế độ thu chi hóa đơn, chứng từ theo quy định của Bộ Tài
chính…
3. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty
Bộ máy điều hành Công ty gồm có: Giám đốc, Phó giám đốc, Trưởng các
phòng ban, Kế toán trưởng, Cửa hàng trưởng, Trưởng xưởng…
Hình 1: Bộ máy lãnh đạo của công ty.
Giám đốc
Phó Giám đốc
Kế toán
trưởng
Trưởng các
phòng ban
Cửa hàng
trưởng
Trưởng
xưởng
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
svTH: Bïi ThÞ Hoa: 8
3.1. Trách nhiệm và quyền hạn của Giám đốc
- Điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Công ty và chịu trách nhiệm
về việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
- Thay mặt Công ty để ký các hợp đồng kinh tế và các văn bản giao dịch
theo phương hướng kế hoạch của Công ty, đồng thời chịu trách nhiệm thực hiện
các văn bản đó.
- Là chủ tài khoản của Công ty Giám đốc chịu trách nhiệm về hiệu quả
kinh doanh, chịu trách nhiệm về việc chấp hành các quy định về luật Công ty.
- Tổ chức điều hành thu thập, xử lý thông tin giúp Công ty trong việc xây
dựng kế hoạch hàng năm.
- Bảo đảm an ninh trật tự và an toàn lao động trong toàn Công ty như việc
đưa cán bộ công nhân viên đi phục vụ ở bên ngoài.
- Được quyền tuyển dụng hoặc cho thôi việc người lao động không đáp
ứng được yêu cầu kinh doanh, có quyền buộc thôi việc người lao động vi phạm
nội quy quy chế hoạt động của Công ty và quy định của Bộ luật lao động.
- Có quyền quyết định việc bổ nhiệm, khen thưởng và bãi nhiệm, kỷ luật
nhân viên làm việc trong Công ty đúng quy định của luật lao động.
- Chịu trách nhiệm hoàn toàn về mặt hành chính cũng như vật chất của
Công ty.
3.2. Phó Giám đốc Công ty
Là người giúp việc cho Giám đốc, được Giám đốc bổ nhiệm và miễn
nhiệm thông qua sự nhất trí của các sáng lập viên.
3.3. Kế toán trưởng
Là người giúp việc cho Giám đốc về việc thực hiện công tác tài chính kế
toán của Công ty, chịu trách nhiệm về việc mở sổ sách theo đúng pháp lệnh
thống kê kế toán.
Tổ chức quản lý và hướng dẫn điều hành nhân viên thuộc phòng kế toán,
đảm bảo tính chính xác về những số liệu của Công ty, chịu trách nhiệm trước
Công ty và pháp luật về những con số đó.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
svTH: Bïi ThÞ Hoa: 9
3.4- Phòng kinh doanh và dịch vụ
Thực hiện kinh doanh và tổ chức quản lý các khâu về dịch vụ như sửa
chữa, tư vấn lắp đặt, hoàn thiện các công trình về trang trí nội ngoại thất về xây
dựng như sàn gỗ, tấm lợp thông minh, tấm trần nhôm, trần thạch cao.
3.5- Phòng tài chính kế toán
- Thực hiện các nghiệp vụ hạch toán kế toán, quản lý vốn, theo dõi về
hoạt động tài chính của Công ty, nắm bắt, phản ánh chính xác và kịp thời cho
ban giám đốc Công ty biết tình hình hoạt động tài chính của Công ty, hạch
toán lỗ lãi, báo cáo kết quả kinh doanh mà Công ty đã đạt được trong thời gian
nhất định.
- Chịu trách nhiệm giao dịch những mối quan hệ về tài chính của Công ty
như Ngân hàng, vay vốn, thanh toán… phục vụ cho yêu cầu sản xuất kinh doanh
của Công ty.
- Lập và tổ chức thực hiện các kế hoạch tài chính kế toán
- Theo dõi kịp thời liên tục hệ thống các số liệu về sản lượng tài sản, vốn
và các quỹ hiện có của Công ty
- Tính toán các khoản chi phí sản xuất để lập biểu giá thành thực hiện tính
toán lỗ lãi, các khoản thanh toán với ngân sách theo chế độ hiện hành.
- Phân tích hoạt động kinh tế của từng thời kỳ
- Thu chi tiền mặt, thu chi tài chính và hạch toán kế toán.
- Quyết toán và lập báo cáo hàng quý theo quy định của Nhà Nước, thực
hiện hạch toán nghiệp vụ đầy đủ quá trình vận động về vật tư, tiền vốn và tài sản
của Công ty.
3.6- Phòng tổ chức nhân sự
- Có chức năng quản lý các cán bộ nhân viên trong Công ty. Có khả
năng tổ chức tuyển dụng những nhân viên có đủ năng lực vào những vị trí mà
Công ty cần tuyển, cũng có thể sa thải những nhân viên thiếu trách nhiệm,
năng lực yếu kém.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
svTH: Bïi ThÞ Hoa: 10
- Chịu trách nhiệm về cơ cấu tiền lương cũng như các chế độ đãi ngộ và
thưởng phạt của Công ty.
- Tổ chức bộ máy quản lý các cửa hàng, phòng ban
- Thực hiện công tác hành chính, quản lý các tài liệu, con dấu, văn thư,
hồ sơ lưu trữ,….
- Quản lý hồ sơ, lý lịch và danh sách cán bộ công nhân viên toàn công ty.
- Quản lý tài sản thuộc Công ty trừ những tài sản đã có quyết định của
Giám Đốc đưa về cho đơn vị quản lý.
II. MỘT SỐ CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG
TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY
1. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp
1.1. Đặc điểm về nhân sự của Công ty
Là Công ty chuyên về thương mại và dịch vụ do đó đội ngũ lao động
trong Công ty là đội ngũ lao động trẻ.
Hiện nay lực lượng lao động trong Công ty là 117 người, trong đó có 68
nữ chiếm 58% và 49 nam chiếm 42% tổng số lao động trong Công ty.
Bảng 1: Cơ cấu lao động theo giới tính.
Đơn vị: Người
GIỚI TÍNH SỐ NGƯỜI TỶ LỆ (%)
Nam 49 42
Nữ 68 58
Tổng 117 100
(Nguồn: Phòng tổ chức nhân sự Cty Cp SĩLy Bách Khoa).
Qua bảng phân tích ta thấy tỷ lệ nữ giới chiếm khá cao so với nam giới
trong công ty (16%) tong khi đó lực lượng lao động của Công ty là lực lượng
trẻchủ yếu ở độ tuổi 30 tuổi. Tuổi trung bình của lao động trong Công ty là 28
trong đó thâm niên công tác trung bình của cán bộ là 2 năm 4 tháng.
Tỷ lệ nữ chiếm cao điều đó tạo điều kiện cho việc bán hàng đối với một
công ty chuyên kinh doanh về thương mại và dịch vụ nhưng bên cạnh đó đa số
cán bộ công nhân viên trong lại nằm trong độ tuổi sinh con do vậy thời gian làm
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
svTH: Bïi ThÞ Hoa: 11
việc đôi lúc có ảnh hưởng đến năng suất công việc được giao. Vì vậy Công ty
cần những chế độ ưu đãi về chế độ nghỉ phép, nghỉ lễ, cũng như thai sản một
cách chu đáo hơn tạo điều kiện thuận lợi cho họ làm việc có hiệu quả cao hơn
nữa.
Bảng 2: Cơ cấu lao động theo độ tuổi.
Đơn vị : Người
ĐỘ TUỔI SỐ NGƯỜI TỶ LỆ (%)
Dưới 26 67 58
26 – 35 35 30
Trên 35 15 12
(Nguồn: Phòng tổ chức nhân sự Cty Cp SĩLy Bách Khoa).
Bảng 3: Cơ cấu lao động theo trình độ văn hoá.
TRÌNH ĐỘ SỐ NGƯỜI TỶ LỆ (%)
Đại học 14 12
Trung học - Cao đẳng 67 58
Lao động phổ thông 36 30
(Nguồn: Phòng tổ chức nhân sự Cty Cp SĩLy Bách Khoa).
Công ty có đội ngũ lao động có trình độ tương đối cao chủ yếu là Trung
học và Cao đẳng, lực lượng lao động trẻ và năng động chủ yếu ở độ tuổi dưới
30 song bên cạnh đó Công ty số người có trình độ đại học vẫn còn ít 14 người
chiếm tỷ lệ 12% so với tổng số lao động toàn Công tySố người lao động phổ
thông vẫn chiếm tỷ lệ cao (30%) so với toàn bộ lao động của Công ty. Điều đó
chứng tỏ phần đông đội ngũ lao động của công ty vẫn chưa qua đào tạo một
cách có bài bản trong khi công ty lại chuyên kinh daonh về thương mại và dịch
vụ đòi hỏi người lao động ngoài sự nhiệt tình năng động cần phải có kiến thức
sâu rộng và nhạy bén về các loại sản phẩm mà công ty kinh doanh, chính sách
cho những người làm thêm giờ vẫn chưa được công ty chú trọng đến. Bộ máy
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
svTH: Bïi ThÞ Hoa: 12
quản lý chưa được tinh giảm, còn công kềnh và chưa tiết kiệm chưa có hiệu quả
ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tiêu thụ sản phẩm của công ty trong giai
đoạn hiện nay vì đây là nhân tố tác động trự tiếp đến hoạt động tiêu thụ sản
phẩm của công ty Do vậy Công ty cần tuyển dụng thêm những người có trình
độ đại học vào những then chốt liên tục mở các lớp đào tạo kiến thức cho nhân
viên trong toàn công ty nhất là đội ngũ nhân viên bán hàng để tạo điều kiện và
cơ hội cho Công ty phát triển cũng như rễ bắt kịp với sự thay đổi nhanh chóng
của thị trường trong hiện tại cũng như trong tương lai.
1.2. Đặc điểm về khách hàng của Công ty
Công ty Cổ Phần SĩLy Bách Khoa là Công ty chuyên tiến hành các hoạt
động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nội thất xây dựng. Công ty có rất
nhiều các sản phẩm, dịch vụ khác nhau cung ứng ra thị trường. Mỗi sản phẩm,
dịch vụ có ưu thế về mặt thị trường hay chiếm tỷ trọng khác nhau trên thị
trường. Tuy nhiên nhìn chung về mặt tổng thể toàn Công ty thì thị trường chủ
yếu là miền Bắc tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, Quảng Ninh, Hải
Dương, Hải Phòng, Thanh Hóa, Vinh, Yên Bái, Nam Định… khách hàng của
Công ty gồm có:
- Các đại lý, các cửa hàng, chi nhánh, ở các tỉnh như Nam Định, Ninh
Bình, Thanh Hóa, Vinh, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Yên Bái, Điện Biên,
Quảng Ninh…
- Các Công ty sản xuất và dịch vụ trong nước, các công trình tư nhân như
công trình Thạch cao khu đô thị mới Ciputra - Nam Thăng Long, công trình
Ngân hàng ACB thị trấn Bần Hải Dương, Showroom Isuzu Thanh Hóa, công
trình 125 ngõ Thổ Quan, 32 Phương Liệt…
Công trình trần nhôm như Công ty TNHH tỉnh Phú Thọ, Vimeco- Phùng
Hưng Hà Nội, khách sạn Metropol, Công ty cổ phần Toyoto- Mỹ Đình Hà
Nội…
Công trình tấm lợp thông minh như Nhà làm việc Ngân hàng ACB thị
trấn Bần Hưng Yên, Công trình 18 Ngô Quyền - Hà Nội.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
svTH: Bïi ThÞ Hoa: 13
Công trình gỗ ván sàn, nhôm kính như Nhà thi đấu UBND huyện Thường
Tín - Hà Nội, Nhà hàng Hương Hải - Hải Dương, công trình UBND huyện Từ
Liêm - 36 Trần Phú - Hà Nội, Công ty TNHH xây dựng và du lịch Tiền Phong -
Trần Khát Chân - Hà Nội, Công trình Bộ tư pháp - Chu Văn An - Hà Nội…,
Công trình xí nghiệp xây dựng và nội thất GTC- Hải Dương, Công ty TNHH
Phúc Ngân - Hà Nội, công trình thư viện điện tử - Bách Hà Nội…
Qua phân tích đặc điểm về khách hàng của công ty ta thấy số lượng lớn
khách hàng của công ty đã được tăng dần qua các năm hoạt động đặc biệt là một
số khách hàng lớn có tên tuổi trên thị trường và điều đó càng tạo lên sự uy tín
cũng như quyền lực của công ty trên thị trường. Để có được những kết quả có
Công ty đã không ngừng tăng chất lượng sản phẩm sản phẩm, giá cả hợp lý , sự
hoàn thiện về dịch vụ phục vụ khách hàng cũng như chủng loại hàng hoá phong
phú và đa dạng thu hút nhu cầu của khách hàng do vậy mà công tác tiêu thụ sản
phẩm của công ty đang được mở rộng. Đây là một điểm mạnh của công ty tạo
điều kiện cho việc mở rộng thị trường và tiêu thụ sản phẩm do đó Công ty cần
phải giữ uy tín đối với những khách hàng truyền thống này cũng như khách hàng
mới của công ty vì đây là tài sản vô hình nó không dễ gì mà có được trong thời
gian ngắn.
- Đối với khách hàng truyền thống công ty phải có những ưu tiên, ưu đãi
về giá cả về dịch vụ hỗ trợ cho họ.
- Đối với những khách hàng tiềm năng cần phải biết khơi dậy nhu cầu của
họ bằng những con đường như tiếp thị quảng cáo
- Đối với những khách hàng mới đơn lẻ thì phải tìm cách khơi dậy lôi kéo
họ bằng những chính sách hậu mãi.
1.3- Đặc điểm về tài chính của Công ty
Công ty Cổ Phần Sĩ Ly Bách Khoa là một Công ty hạch toán độc lập về
mặt tài chính. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì các doanh nghiệp
cần phải có nguồn vốn và tài sản tài sản nhất định để tiến hành hoạt động kinh
doanh của mình.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
svTH: Bïi ThÞ Hoa: 14
Bảng 4: Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty.
ĐVT: 1.000 đồng
Phân loại
Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Giá trị
( đồng)
Cơ cấu
(%)
Giá trị
( đồng)
Cơ cấu
(%)
Giá trị
( đồng)
Cơ cấu
(%)
Giá trị
( đồng)
Cơ cấu
(%)
1- Tài sản
+ Tài sản lưu động
+ Tài sản cố định
8.500.000
5.500.000
3.000.000
100
65,48
34,52
9.270.000
6.070.000
3.200.000
100
65,48
34,52
9.700.000
6.500.000
3.200.000
100
67,01
32,99
10.200.000
7.000.000
3.200.000
100
68,63
31,37
2- Nguồn vốn
+ Nguồn vốn chủ sở
hữu
+ Nợ phải trả
8.500.000
5.309.000
3.191.000
100
56,4
43,6
9.270.000
5.228.280
4.041.720
100
56,4
43,6
9.700.000
6.091.600
3.608.400
100
62,8
37,2
10.200.000
7.892.760
2.307.240
100
77,38
22,62
( Nguồn: Bảng cân đối kế toán các năm 2002, 2003, 2004, 2005)
Qua bảng tài sản và nguồn vốn của Công ty ta thấy hình hình tài sản của
Công ty được tăng dần qua các năm hoạt động kinh doanh của Công ty.Trong đó
tài sản lưu động tăng mạnh là năm 2003 tăng 770.000 ngàn đồng so với năm
2002 hay 0.78%. Năm 2004 tăng 1.53% hay 430.000 ngàn đồng so với năm
2003 và năm 2005 tăng 1.62% hay 500.000 ngàn đồng so với năm 2004. Nguồn
vốn chủ sở hữu của Công ty tăng mạnh đặc biệt là năm 2004 tăng 863.320 ngàn
đồng so với năm 2003 hay 6.4% và năm 2005 tăng 1.801.160 ngàn đồng so với
năm 2004 hay 14.58%. Năm 2005 là năm có nguồn vốn chủ sở hữu tăng mạnh
nhất tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động san xuất kinh doanh của Công ty.
Tuy tỷ trọng vốn chủ sở hữu qua các năm đề cao chiếm hơn 60% tổng
nguồn vốn huy động được nhưng tỷ trọng nợ phải trả cũng chiếm xấp xỉ 40%.
Đây là tỷ lệ nợ tương đối lớn sẽ gây áp lực đối với khả năng thanh toán của
doanh nghiệp. Vì vậy trong thời gian tới Công ty nên quan tâm tới vấn đề cân
đối giưũa nguồn vốn chủ hữu và các khoản nợ sao cho phù hợp. Năm 2005 ta
thấy công tác nợ phải trả của công ty đã được cải thiện, tỷ trọng nợ phải trả
được giảm dân qua các năm, điều đó chứng tỏ Công ty đã chú ý đến khoản nợ
phải trả của mình.
Kinh tế thị trường luôn biến động và đầy rủi ro, nên để vừa có thể đạt
hiệu quả cao trong hoạt động, vừa tránh được các rủi ro của thị trường, Công ty
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
svTH: Bïi ThÞ Hoa: 15
Cổ Phần SĨLY Bách Khoa đã tiến hành đồng loạt 2 hoạt động là hoạt động sản
xuất kinh doanh và thương mại, là 2 chức năng chính của Công ty. Từ khi thành
lập đến nay thì nhiệm vụ của Công ty tuy có những lúc thay đổi, tuy nhiên
nhiệm vụ chính vẫn là mảng thương mại và dịch vụ. Cùng với sự đa dạng của
nền kinh tế thì hiện nay Công ty còn có thêm 1 số nhiệm vụ khác nữa là.
- Thực hiện liên doanh liên kết trực tiếp với các công ty, các cơ sở sản
xuất kinh doanh trong và ngoài nước để tham gia tiến hành các dự án công
trình trang trí nội thất xây dựng, nhằm phát triển sản xuất và mở rộng phạm vi
kinh doanh.
- Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Khẳng định chỗ
đứng trên thị trường bằng các sản phẩm, dịch vụ về trang trí nội thất trong xây
dựng với chất lượng cao.
- Ngày càng nâng cao chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật, đầu tư thêm
nhiều thiết bị phục vụ lao động, sử dụng các trang thiết bị hiện đại để dần từng
bước hiện đại hóa trong lao động.
2.Các yếu tố bên ngoài của doanh nghiệp
2.1. Môi trường vĩ mô
Công ty Cổ Phần Sĩ Ly Bách Khoa hoạt động trong môi trường rộng và ở
nhiều tỉnh thành trong nước, do vậy cũng chịu tác động của một số yếu tố sau:
- Môi trường kinh tế: Các chính sách kinh tế của Nhà nước, tốc độ tăng
trưởng nền kinh tế quốc dân, tốc độ lạm phát, thu nhập bình quân trên đầu
người… là các nhân tố tác động trực tiếp đến cung cầu của doanh nghiệp. Nếu
tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân cao, các chính sách của Chính phủ
khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất, sự biến động tiền tệ là
không đáng kể, lạm phát được giữ ở mức hợp lý, thu nhập bình quân đầu người
tăng… sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh và
ngược lại vì sức mua sản phẩm của Công ty phụ thuộc và sức mua chung của
toàn xã hội, phụ thuộc và khả năng thanh toán của người tiêu dùng, phụ thuộc
vào thu nhập, giá cả…
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
svTH: Bïi ThÞ Hoa: 16
- Môi trường chính trị: Sự ổn định chính trị của nước ta cũng như chính
sách Nhà nước đối với giới kinh doanh, mức độ mạo hiểm và rủi do trong kinh
doanh cũng đóng góp phần hỗ trợ tích cực cho hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty.
- Môi trường xã hội: Các tập quán thói quen và thị hiếu tiêu dùng của từng
khu vực, từng nhóm khách hàng là nhân tố để cho Công ty có chiến lược đưa sản
phẩm vào từng thị trường để tiêu thụ.
2.2 Môi trường vi mô
Do đặc điểm hoạt động của Công ty là lĩnh vực thương mại và dịch vụ
nên Công ty đã có quan hệ trực tiếp với các nhà máy, các nhà sản xuất nhằm
giảm bớt các chi phí trung gian cho cả nhà sản xuất lẫn Công ty. Cụ thể là các
mối quan hệ mua bán trực tiếp có quy mô như sau:
+ Là đại lý cấp I của Nhà máy nhôm Tung Kuang.
+ Là đại lý cấp I của Nhà máy nhôm ASIA - VINA - TAIWAN.
+ Là đại lý độc quyền của Nhà máy nhôm Vijalco.
+ Là đại lý cấp II của nhà máy nhôm YNGHUA.
+ Là đại lý cấp II của nhà máy nhựa Tiến Huy.
+ Là đại lý độc quyền của Nhà máy phức hợp nhôm nhựa Phương Thịnh
được sản xuất trên dây chuyền của Mỹ.
+ Là đại lý độc quyền của Nhà máy sản xuất tấm trần nhôm Badiss dựa
trên công nghệ tiên tiến của Đài Loan.
+ Là đại lý độc quyền của Tập đoàn sản xuất gỗ ván sàn Wipar Quet với
sản phẩm gỗ ván sàn CLASSEN.
+ Là đại lý độc quyền của Nhà máy tấm lợp Thông minh KETE dựa trên
công nghệ của Đức và Nhật…
Nguồn hàng khai thác từ các Tập đoàn, các hãng, Công ty và các cơ sở
sản xuất của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước.
2.3.Các đối thủ cạnh tranh
Kinh doanh trong kinh tế thị trường đòi hỏi doanh ngiệp phải quan tâm
nhiều đến các đối thủ cạnh tranh. Là công ty chuyên kinh doanh về dịch vụ và
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
svTH: Bïi ThÞ Hoa: 17
thương mại nên các đối thủ cạnh tranh của công ty không hẳn là ít ví như Cty
TNHH Việt Hà, Công ty Hưng Thịnh, Cty TNHH Thương mại và dịch vụ Sao
mai… Tuy cùng lấy một số sản phẩm của các hãng như : nhà máy nhôm
TungKuay, nhà máy nhựa Tiến huy, tập đoàn sản xuất gỗ vấn sàn wipar Quet….
Nếu như là đại lý độc quyền hay đại lý cấp I, đại lý cấp IIcủa các hãng thì lại coá
các mức giá khác nhau. Do vậy công ty không những cạnh tranh về chất lượng,
giá cả mà còn cạnh tranh cả vềđiều kiện bảo hành sản phẩm cũng như phong
cách phục vụ khách hàng , một số công ty còn bân các sản phẩm cùng loại do
Trung Quốc sản xuất nên giá cả cũng ảnh hưởng không nhỏ đến nhu cầu cảu
khách hàng vì các mặt hàng của Công ty là thông dụng, nhu cầu sử dụng cao do
vậy công ty cần có nhiều hình thức quảng cáo hơn để đưa thông tin đến khách
hàng mới đầy tiềm năng cũng như mở rộng thêm các sản phẩm mới nhằm đa
dạng hoá các mặt hàng kinh doanh trong công ty tăng thị hiếu tiêu dùng trên thị
trường.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
svTH: Bïi ThÞ Hoa: 18
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM
CỦA CÔNG TYCỔ PHẦN SĨ LY BÁCH KHOA
I. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY
1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những
năm gần đây.
Một doanh nghiệp muốn hoạt động tốt phải dựa vào kết quả tiêu thụ sản
phẩm của nó. Sản phẩm tiêu thụ tốt chứng tỏ khâu nghiên cứu thị trường đáp
ứng nhu cầu của khách hàng càng sát với thực tế hơn. Dù doanh nghiệp sản
phẩm tốt đến mấy về sản phẩm của mình nhưng ở khâu tiêu thụ mà kết quả thu
được không đạt được mức kế hoạch đề ra thì doanh nghiệp cần phải xem xét lại
kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của mình. Kết quả tiêu thụ sản phẩm - nó phản ánh
về mặt lượng của quá trình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
Kết quả tiêu thụ sản phẩm càng lớn quy mô doanh nghiệp càng được mở
rộng doanh số bán ra càng tăng lên. Sự tăng lên của doanh số thể hiện một loạt
những chính sách về sản phẩm giảm giá, tăng cường công tác khuếch trương sản
phẩm của doanh nghiệp, đầu tư thêm máy móc để nâng cao chất lượng sản phẩm
tăng uy tín với khách hàng.
Hiệu quả tiêu thụ sản phẩm ở doanh nghiệp là mức độ phản ánh về chất
của công tác tiêu thụ sản phẩm. Hiệu quả tiêu thụ sản phẩm được thông qua các
chỉ tiêu để đánh giá doanh nghiệp có mức sinh lời năm nay hơn với năm trước
hay không, các chỉ tiêu về sử dụng vốn lưu động cũng như vốn cố định của
doanh nghiệp đã hiệu quả hay chưa. Vì vậy để đánh giá sự thành công trong sản
xuất kinh doanh thì hai tiêu thức về kết quả tiêu thụ sản phẩm và hiệu quả tiêu
thụ sản phẩm sẽ giúp cho doanh nghiệp nhìn nhận vấn đề một cách rõ nét hơn về
quá trình tiêu thụ sản phẩm ở doanh nghiệp.
Trong những năm qua với sự nỗ lực của toàn bộ cán bộ công nhân viên
công ty Cổ phần SĩLy Bách Khoa, đã từng bước vượt qua những khó khăn, thử
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
svTH: Bïi ThÞ Hoa: 19
thách, từng bước khẳng định vị thế của mình trên thương trường. Cho đến nay
công ty đã có những bước tiến đáng kể cả về chất và lượng điều đó được thể
hiện thông qua những kết quả mà công ty đã đạt được trong những năm gần đây:
Bảng 5- Kết quả kinh doanh của Công ty Cổ Phần SĨLY Bách Khoa.
Đơn vị: 1000đ
Các chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
1- Doanh thu 50.100.000 56.304.000 63.510.000 66.513.000
2- Thuế và các khoản
phải trừ
198.500 229.826 240.369 243.290
3- Doanh thu thuần 49.539.285 56.074.174 63.269.631 66.269.710
4- Giá vốn 48.985.785 55.413.974 62.414.631 65.324.710
5- Lãi gộp 553.500 660.200 855.000 945.000
6- Chi phí
- Chi phí bán hàng
- Chi phí quản lý
415.000
100.200
314.000
477.200
100.400
376.800
649.000
181.500
467.500
725.000
215.000
510.000
7- Lãi trước thuế 138.500 183.000 206.000 220.000
8- Thuế TNDN 10.000 24.000 32.000 36.000
9- Lãi sau thuế 128.500 159.000 174.000 184.000
(Nguồn: Bảng báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh các
năm2002,2003,2004,2005 )
Nhìn chung hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty phát triển mạnh, lợi
nhuận ròng qua các năm 2002,2003,2004,2005 đã không ngừng được cải thiện,
lợi nhuận tăng dần qua các năm từ 128.500 ngàn đồng năm 2002 lên 184.000
ngàn đồng so với năm 2005.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
svTH: Bïi ThÞ Hoa: 20
Bảng 6- So sánh kết quả kinh doanh của Công ty C.P SĨLY B.Khoa.
Đơn vị: 1000đ
Các chỉ tiêu
2004/ 2003 2005/ 2004 2005/ 2004
Tuyệt
đối
Tỷ lệ tăng
(%)
Tuyệt đối Tỷ lệ tăng
(%)
Tuyệt đối Tỷ lệ tăng
(%)
1- Doanh thu 6.204.000 12.38 7.206.000 12,8 3.003.000 4,73
2- Thuế và các khoản giảm
trừ
31.326 15.78 10.543 4,6 2.921 1,22
3- Doanh thu thuần 6.534.889 13.19 7.195.457 12,83 3.000.079 4,74
4- Giá vốn 6.428.189 13.12 7.000.657 12,64 2.910.079 4,67
5- Lãi gộp
106.700 19.2 194.800 29,5 90.000 10,53
6- Chi phí
- Chi phí bán hàng
- Chi phí quản lý
62.200
200
60.000
14.98
1.9
19.0
171.800
81.100
90.700
36
80,8
24,1
76.000
33.500
42.500
11,7
18,46
9,1
7- Lãi trước thuế
44.500 32.1 23.000 12,6 14.000 6,8
8- Thuế TNDN
14.000 14.0 8.000 33,4 4.000 12,5
9- Lãi sau thuế
30.500 23.73 15.000 9,5 10.000 5,8
(Nguồn: Bảng báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh các năm2002,
2003, 2004, 2005 )
Qua bảng so sánh kết quả kinh doanh của Công ty ta thấy tổng doanh thu
của Công ty không ngừng tăng lên theo các năm đây là kết của của việc nghiên
cứu, nắm bắt thị trường mở rộng quy mô kinh doanh và đa dạng hóa sản phẩm
của Công ty.
Năm 2003 Công ty đạt doanh thu 56.304.000 ngàn đồng sơ với năm 2002
tăng 12.38% tức là tăng 6.204.000 ngàn đồng. Chi phí tăng 14.98% hay 62.200
ngàn đồng, lợi nhuận tăng 32.1% hay tăng 44.500 ngàn đồng. Đây lag năm có
lợi nhuận cao vì được sự uy đãi của nhà nước về thuế đặc biệt là thuế thu nhập
doanh nghiệp. Năm 2004, Công ty đạt doanh thu 63.510.000 ngàn đồng. So với
năm 2003 tăng 12,8% tức là tăng 7.206.000 ngàn đồng, chi phí tăng 36% hay
171.800 ngàn, lợi nhuận tăng 12,6% hay tăng 23.000 ngàn đồng.
Đây là năm chi phí tăng mạnh hơn doanh thu nhưng lợi nhuận lại tăng
chậm hơn. Nguyên nhân của hiện tượng này là do thuế, các khoản giảm trừ và
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
svTH: Bïi ThÞ Hoa: 21
giá vốn hàng bán tăng mạnh hơn. Đây là hai khoản chủ yếu chiếm trong doanh
thu nên vì vậy làm lợi nhuận của Công ty giảm.
Năm 2005 Công ty đạt doanh thu là 66.513.000 ngàn đồng, tăng 4,73%
hay 3.003.000 ngàn đồng so với năm 2004 chi phí tăng 76.000 ngàn đồng hay
11,7%. Đây là năm kinh doanh mà mức tăng doanh thu chậm hơn so với năm
trước chỉ bằng 1/3 của năm trước, chi phí cho kinh doanh tăng 11,7% trong đó
chủ yếu là chi phí bán hàng và thuế thu nhập doanh nghiệp. Lợi nhuận đạt mức
tăng chậm hơn so với năm 2004 nhưng so với mức tăng doanh thu thì lại tăng
hơn. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sản phẩm bán có mức tăng thấp
hơn, chi phí thăng thuế và các khoản giảm trừ giá vốn hàng mua tăng chậm hơn
doanh thu nên làm cho lợi nhuận vẫn thu được kết quả cao.
Như vậy sau 4 năm hoạt động Công ty Cổ Phần Sĩ Ly Bách Khoa đều thu
được kết quả cao lợi nhuận và doanh số tăng cả về tuyệt đối và tương đối nhưng
mức tăng lại giảm. Công ty cần có giải pháp để đạt mức tăng ổn định, tiết kiệm
chi phí đặc biệt chi phí quản lý và chi phí bán hàng.
Để đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty là một vấn đề hết sức quan
trọng. Qua phân tích những chỉ tiêu hiệu qủa này biết được qua các năm công ty
kinh doanh có đạt được mức hiệu quả cao hay cần phải khắc phục để nâng cao
hơn nữa quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Hiện nay hiệu quả kinh
doanh của Công ty được thể hiện qua các bảng phân tích sau.
Bảng 7:
Chỉ tiêu\ năm Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
1. Doanh thu 49.539.285 56.074.174 63.269.631 66.269.710
2. Chi phí 48.735.000 54.936.735 60.806.120 63.135.430
(1) / (2) 1,016 1,020 1,040 1,049
Bảng phân tích trên cho ta thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty
qua các năm mức hiệu quả năm sau cao hơn năm trước.
Mức sinh lời năm 2003 là 1,020 tăng sơ với năm 2002 là 0,4%. Năm 2005
tăng so với năm 2004 là 0,9% phản ánh mức sinh lời của chi phí bỏ ra là chưa
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
svTH: Bïi ThÞ Hoa: 22
cao. Vì vậy tăng doanh thu giảm chi phí là một vấn đề hết sức được chú trọng
trong thời gian hiện nay của Công ty, muốn thu được lợi nhuận cao thì phải hạ
giảm thiểu các khoản chi phí bỏ ra.
Bảng 8:
Chỉ tiêu\ năm Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
1.Vốn kinh doanh 8.500.000 9.270.000 9.700.000 10.200.000
2. Doanh thu tiêu thụ 49.539.285 56.074.174 63.269.631 66.269.710
3. Lợi nhuận 128.500 159.000 174.000 184.000
Qua bảng trên ta thấy lợi nhuận năm 2003 tăng 30.5000 ngàn đồng so với
năm 2002. năm 2005 tăng 10.000 ngàn đồng so với năm 2004.
Nguồn vốn của Công ty được củng cố. Năm 2003 tăng 770.000 ngàn đồng
sơ với năm 2002 hay tăng 0,78%. Năm 2005 tăng 500.000 ngàn đồng so với
năm 2004 hay tăng 1,62%.
Mặc dù nguồn vốn có tăng nhưng lợi nhuận lại giảm so với các năm. Xét về lợi
nhuận tuyệt đối đưa ra kết luận về hiệu quả tiêu thụ sản phẩm kinh doanh còn
chưa được chính xác bởi vì chỉ tieu này không những chịu tác động của bản thân
chất lượng công tác tiêu thụ sản phẩm mà còn chịu ảnh hưởng bởi hai chỉ tiêu
doanh lợi trên vốn và lợi nhuận trên doanh thu tiêu thụ sau.
Bảng 9:
Năm Mức doanh lợi trên vốn
( M1)
Mức doanh lợi trên doanh thu
tiêu thụ ( M2)
Năm 2002 1,51 25
Năm 2003 1,71 28
Năm 2004 1,79 27
Năm 2005 1,80 1,80
Qua bảng ta thấy mức doanh lợi / doanh thu tiêu thụ sản phẩm giảm đặc biệt là
năm 2005 điều này chứng tỏ hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty còn chưa
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
svTH: Bïi ThÞ Hoa: 23
hiệu quả. Trong những năm tới Công ty cần có những biên pháp hữu hiệu để
khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm của mình.
II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦACÔNG TY
CỔ PHẦN SĨ LY BÁCH KHOA
1.Phân tích các chính sách thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm Công ty đang
áp dụng
1.1.Về mạng lưới bán hàng của Công ty
Ngoài việc bán hàng thông qua các dự án đấu thầu Công ty vẫn chú trọng
đến hệ thống kênh phân phối gồm nhiều đại lý và các cửa hàng ở các tỉnh ngoài
ra còn kèm theo các dịch vụ lắp đặt, thiết kế, thi công, sửa chữa các công trình
về trang trí nội thất xây dựng như về nhôm kính, thạch cao, nhôm phức hợp, gỗ
ván sàn… Hiện nay hệ thống phân phối của Công ty tập trung tại các thành phố
lớn, số lượng lên tới 70 tại Hà Nội, 30 tại Phủ Lý Ninh Bình, 20 tại Thanh Hóa,
Vinh, 25 tại Hưng Yên, Bắc Ninh, 15 tại Yên Bái, Tuyên Quang, Quảng Ninh.
Trong các đại lý này thì chỉ có 1 số ít là đại lý ủy thác (15) còn lại là đại
lý kinh tiêu, họ không chỉ kinh doanh một số các sản phẩm của Công ty mà còn
kinh doanh rất nhiều các sản phẩm của các hãng khác, thậm chí cả những sản
phẩm cạnh tranh với Công ty. Vì vậy để khuyến khích các đại lý bán sản phẩm
của mình Công ty thực hiện nhiều giải pháp khác nhau như tín dụng ưu đãi, giao
hàng đúng hạn, hỗ trợ bảng biểu, mẫu mã, catalôgue, chiết khấu bán hàng trao
đổi kinh nghiệm… Nên cho đến nay rất nhiều các đại lý nghĩ đến Công ty khi
mua hàng bởi những lợi ích mà họ được hưởng khi mua hàng.
Cùng với việc bán hàng qua các đại lý, Công ty cũng lập hệ thống các cửa
hàng (Show room) tại Hà Nội và một số thành phố như Hưng Yên, Bắc Giang,
Bắc Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Thanh Hóa, Vinh… để trưng bày giới thiệu
hàng hoá và đáp ứng nhu cầu trực tiếp của khách hàng. Thực chất các cửa hàng
này đảm nhận việc bán lẻ, giới thiệu hàng hoá, thu thập thông tin từ khách hàng
cho Công ty để thiết lập mạng lưới bán hàng và gây thanh thế trên thị trường.
Công ty đã thực hiện biện pháp tiếp thị sản phẩm trực tiếp tại các khu công
nghiệp, khu đô thị, các đại lý, cửa hàng tiềm năng ở các tỉnh, thành phố, thị xã
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
svTH: Bïi ThÞ Hoa: 24
đồng thời cho hưởng những ưu đãi tín dụng và nhiều ưu đãi khác trong thanh
toán. Việc áp dụng này đã làm cho mạng lưới phân phối của Công ty được mở
rộng, doanh số bán hàng tăng lên và đặc biệt là tạo cho Công ty một uy tín lớn
về mạng lưới, nguồn, số lượng, chất lượng cung cấp sản phẩm trên thị trường.
Tuy nhiên với phương pháp này cũng gây ra tình trạng phân bố thiếu hợp lý gây
ra tình trạng diệt trừ lẫn nhau giữa một số đại lý ảnh hưởng đến môi trường kinh
doanh chung. Mặt khác mức kiểm soát của Công ty đối với các đại lý là rất nhỏ
do vậy tính ràng buộc giữa họ và Công ty thấp nên để có thể giữ chân được
khách hàng, Công ty đã thực hiện các chế độ ưu đãi với họ trong thanh toán tiền
hàng bằng cách gối nợ nếu khách hàng lấy hàng liên tục với số lượng nhiều
trong các tháng, đưa hàng đến tận nơi bộ phận của đại lý, đáp ứng đủ về số
lượng và thời gian, chiết khấu, giảm giá, hỗ trợ biển bảng quảng cáo, luôn nhã
nhặn phục vụ khách hàng, tích cực chủ động tìm mọi cách làm tăng doanh số,
thường xuyên tiếp thu về các phản ứng của khách hàng đối với sản phẩm của
Công ty từ đó có các biện pháp cải tiến để làm cho tốt hơn.
1.2 Các dịch vụ phục vụ khách hàng
Kinh doanh trong nền kinh tế thị trường để bán được hàng thì các dịch vụ
phục vụ khách hàng là không thể thiếu đặc biệt là đối với những mặt hàng có giá
trị, có tính thẩm mỹ cao. Nhận thức được điều này Công ty đã và đang cung ứng
nhiều các hình thức dịch vụ sau:
- Dịch vụ vận chuyển hàng hoá: Với hệ thống các phương tiện vận chuyển
chuyên dụng trong chuyển chở như ô tô, Công ty đã đưa sản phẩm đến tận nơi
khách hàng yêu cầu, đưa tận kho của đại lý, đến chân công trình, tiết kiệm thời
gian và chi phí vận chuyển cho khách hàng.
- Dịch vụ lắp đặt, thi công công trình: Khi khách hàng đến mua hàng
ngoài việc mua nguyên vật liệu, nếu khách hàng có nhu cầu lắp đặt hoàn chỉnh
thì Công ty sẽ cử người đến tận nơi xem xét, tư vấn, thiết kế sao cho vừa tiện
lợi, gọn nhẹ, tiết kiệm, thẩm mỹ, đáp ứng được mong muốn của khách hàng.
- Dịch vụ bảo hành sau thi công: Tùy theo đặc thù của từng loại sản phẩm
mà sẽ được Công ty bảo hành kể từ ngày hoàn thành xong chẳng hạn như về gỗ
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
svTH: Bïi ThÞ Hoa: 25
ván sàn là 10 năm, 15 năm, tấm trần thạch cao là 1 năm, một số vật liệu khác
như tấm ốp nhôm nhựa phức hợp là 3 năm… Trong thời gian này nếu có hư
hỏng mà do lỗi của sản phẩm, hoặc thi công thì sẽ được thay thế, sửa chữa một
cách miễn phí. Điều này đã tạo tâm lý yên tâm cho khách hàng khi mua hàng.
- Các dịch vụ khác: Tư vấn lựa chọn sản phẩm, hướng dẫn sử dụng bảo
quản hàng hoá, hướng dẫn phát hiện, sửa chữa và thay thế những bộ phận hỏng
hóc của công trình…
1.3 Các chính sách tiêu thụ sản phẩm của Công ty
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh việc sử dụng các
biện pháp giao tiếp khuyếch trương trong hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp có ý nghĩa vô cùng to lớn. Chính sách giao tiếp khuyếch trương là một
công cụ quan trọng để thực hiện các chiến lược Marketing.
Thực tế tại Công ty Cổ phần SĩLy Bách Khoa đã vận dụng chính sách này
một cách hết sức linh hoạt và đem lại hiệu quả khá cao. Công ty đã sử dụng các
hoạt động giao tiếp khuyếch trương sau:
Quảng cáo: Quảng cáo giúp cho khách hàng biết và tìm đến Công ty để
mua hàng, trong thời gian qua Công ty đã thực hiện nhiều hoạt động quản cáo
khác nhau theo sự cung cấp của đối tác (các hãng kinh doanh).
Để thực hiện quảng cáo Công ty đã sử dụng lợi thế của phương tiện báo
chí với chi phí rẻ và khách hàng có thể ghi nhận, lưu trữ các thông tin cơ bản
được quảng cáo như các thông tin về thông số kỹ thuật, kích cỡ, độ dày, chất
liệu, độ bền, ứng dụng của sản phẩm… Các thông tin về dịch vụ kèm theo bản
dịch vụ khách hàng trong quá trình sử dụng sản phẩm như bảo hành, cách sử
dụng… Công ty thường thực hiện quảng cáo định kỳ trên các báo và tạp chí như
trang vàng, Hà Nội mới.
Việt Nam New đầu tư, Thời báo kinh tế, Diễn đàn doanh nhân… phát
hành catologe giới thiệu sản phẩm, địa chỉ của Công ty trên sản phẩm. Ngoài ra
trong thời gian gần đây với sự phát triển của dịch vụ Internet Công ty đã bắt đầu
quảng cáo thông qua mạng quốc tế này như hoạt động quảng cáo còn rất nhỏ và
chưa có hệ thống. Công ty thường sử dụng khoản chi phí trung bình 0,005%
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
svTH: Bïi ThÞ Hoa: 26
doanh thu cho các hoạt động quảng cáo, trong đó 1 phần của chi phí này do đối
tác cung cấp chịu.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
svTH: Bïi ThÞ Hoa: 27
Bảng 10: Chi phí quảng cáo của Công ty trong thời gian qua
Đơn vị: đồng
Các chỉ tiêu Năm 2003
Số tiền
Năm 2004 Năm 2005
Số tiền Tỷ lệ tăng
%
Số tiền Tỷ lệ tăng
%
Chi phí quảng
cáo
270.259.200 311.190.000 15,19 345.867.600 11,15
Tỷ lệ trên doanh
thu
0,048 0,049 0,052
(Nguồn: Phòng kinh doanh và dịch vụ Công ty Cổ phần Sĩ Ly Bách Khoa)
* Giảm giá cho khách hàng mua nhiều: Nếu khách hàng mua hàng với số
lượng từ 10tr 20tr thì được giảm giá 0,02%, từ 30tr 40tr giảm 0,04%, từ
40tr 80tr giảm 0,06%, từ 80tr 100tr là 0,08%. Tỷ lệ này chỉ áp dụng cho
các loại sản phẩm thông dụng như nhôm thanh định hình, tấm trần thạch cao.
Đối với sản phẩm gỗ ván sàn, tấm lợp thông minh, tấm nhôm phức hợp, tấm trần
nhôm thì được triết khấu 5% trên m2 thực tế.
* Chiết khấu hoa hồng: Đối với các đại lý của Công ty tại các tỉnh thì
Công ty áp dụng hình thức chiết khấu hoa hồng cho các đại lý 0,5 trên doanh số
bán (doanh số sẽ được ấn định đối với từng loại sản phẩm).
* Một số biện pháp khác: Tặng quà, tặng đi xem công viên nước, tổ chức
tham quan du lịch theo từng đợt…
* Chào hàng: Do tính chất sản phẩm của Công ty là các vật liệu xây dựng
dùng trong trang trí nội thất như nhà ở, khách sạn, ngân hàng, siêu thị, trung tâm
thương mại, khu thể thao, Công ty thường cử nhân viên đến chào hàng trực tiếp
cho các đơn vị này để tìm kiếm các dự án mới của họ đồng thời tìm kiếm khách
hàng mới để giới thiệu và thuyết phục họ nếu họ có nhu cầu và mong muốn đáp
ứng. Tại các cửa hàng (Showroom) của Công ty đều trưng bày các sản phẩm
hiện có hoặc đang kinh doanh của Công ty. Các nhân viên bán hàng có trách
nhiệm giới thiệu với khách hàng đến xem hàng hoá để bán hàng trực tiếp tạo
điều kiện thuận lợi cho khách hàng, cho việc mua hàng, đặt hàng sau này. Tuy
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
svTH: Bïi ThÞ Hoa: 28
nhiên việc trưng bày chưa được thuận tiện và thật sự hấp dẫn đối với khách
hàng.
* Hội chợ triển lãm:
Công ty thực hiện việc trưng bày, giới thiệu các sản phẩm máy vi tính tại
một số cuộc triển lãm và hội chợ như hội chợ Giảng Võ Hà Nội, đưa các nhân
viên có nhiều hiểu biết và có khả năng thuyết trình tốt để giới thiệu tại quầy, tổ
chức trưng bày theo phương châm kinh doanh các sản phẩm tiên tiến nhất, hiện
đại nhất, công nghệ cao nhất. Tuy nhiên mức độ tham gia hạn chế, rời rạc và
không thường xuyên.
2. Phân tích thực trạng tiêu thụ sản phẩm của công ty
2.1.Thực trạng tiêu thụ sản phẩm của công ty theo kênh phân phối
Hiện tại Công ty áp dụng 2 kênh phân phối vào việc cung ứng các sản
phẩm của mình như sau:
- Hệ thống kênh phân phối gián tiếp .
- Hệ thống kênh phân phối trực tiếp
Hình 2: Kênh tiêu thụ trực tiếp.
Về hình thức tiêu thụ trực tiếp, với những khách hàng có nhu cầu nhỏ lẻ,
đột xuất, Công ty bán ngay tại các cửa hàng của Công ty và các đại lý ở khắc các
tỉnh thành trong cả nước. Cho phép Công ty tiết kiệm chi phí lưu thông, doanh
nghiệp trực tiếp tiếp xúc với khách hàng do đó có thể lắm rõ những thông tin về
người tiêu dùng một cách chính xác. Thông tin phản hồi được thu nhập một cách
chính xác. Hình thức này có chiều hướng gia tăng doanh thu tiêu thụ trong
những năm gần đây. Tuy nhiên kênh phân phối trực tiếp này có những hạn chế ở
Công ty Tân Việt An
Người tiêu dùng cuối cùng
Môi giới
CP SILY BK
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
svTH: Bïi ThÞ Hoa: 29
chỗ tổ chức quản lý khá phức tạp, vốn và nhân lực phân tán, chu chuyển vốn
chậm nên mới chỉ phù hợp với các cửa hàng và đại lý của Công ty. Do đó kênh
tiêu thụ trực tiếp mới chỉ chiếm rất ít trong tổng số doanh thu tiêu thụ hàng năm
của Công ty và chiếm khoảng 30% tỷ trọng tiêu thụ toàn công ty.
Hình3: Kênh tiêu thụ gián tiếp
Về hình thức tiêu thụ gián tiếp: Chủ yếu việc mua bán và phân phối sản
phẩm thông qua các đại lý, hợp đồng và những dự án đấu thầu cạnh tranh.
Thông qua vai trò của các trung gian phân phối giúp cho công ty có thể đẩy
mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty, rút ngắn được vòng quay của vốn, tậo điều
kiện đẩy mạnh việc mở rộng thị trường kinh doanh của công ty, tuy những dự án
đấu thầu cạnh tranh của doanh nghiệp không nhiều nhưng phần doanh thu mang
lại cho doanh ngiệp lại không nhỏ. Hình thức tiêu thụ gián tiếp này chiếm 70%
tổng tỷ trọng tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
2.2 Thực trạng tiêu thụ sản phẩm theo hình thức bán
Kinh doanh nhôm là hoạt động chủ đạo của Công ty nó thường đóng góp
70% doanh số của toàn Công ty. Sản lượng nhôm bán được không ngừng tăng
lên qua các năm 2003 đến nay.
Thực tế Công ty bán hàng theo rất nhiều hình thức khác nhau đó là bán
hàng qua đại lý, bán hàng trực tiếp qua điện thoại, gặp gỡ trực tiếp với khách
Công ty CP SILY BK
Bán buôn
Bán lẻ
Người tiêu dùng cuối
cùng
Bán buôn Bán buôn
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
svTH: Bïi ThÞ Hoa: 30
hàng, bán theo hợp đồng và đơn hàng, bán hàng ở cấp gián đổi cho các dự án
cấp Nhà nước, bán hàng ở cấp quản lý kinh doanh bộ phận… Nhưng để đánh giá
được thuận tiện và rõ ràng Công ty phân định doanh số bán qua 3 tiêu thức.
- Bán buôn cho các đại lý trong cả nước.
- Bán lẻ không thông qua các cửa hàng (Show room) của Công ty.
- Bán cho các dự án, các công trình xây dựng, khu thể thao, khu công
nghiệp… doanh số nhôm bán được của Công ty được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 11- Doanh số bán nhôm của Công ty theo hình thức bán:
Đơn vị: 1000đ.
Hình thức
bán
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Số tiền Tỷ lệ
(%)
Số tiền Tỷ lệ
(%)
Số tiền Tỷ lệ
(%)
Bán buôn 29.600.000 81,08 33.200.000 82,47 35.170.000 83,12
Bán lẻ 1.282.000 3,52 1.349.000 3,36 1.492.000 3,53
Dự án 5.623.000 15,4 5.706.000 14,17 5.650.000 13,35
Tổng 36.505.000 100 40.255.000 100 42.312.000 100
(Nguồn: Phòng kinh doanh và dịch vụ Công ty Cổ Phần SĨLY Bách Khoa)
- Đối với bán buôn Công ty thường bán thẳng cho các đại lý của mình ở
các tỉnh và thành phố. Trung bình doanh số bán buôn của Công ty trong 3 năm
qua khoảng 82% tổng doanh số bán toàn Công ty. Doanh số này không ngừng
tăng lên qua các năm, năm 2004 tăng 2,16% so với năm 2003, năm 2005 tăng
5,94% so với năm 2004. Trong thời gian tới bán buôn vẫn chiếm ưu thế do vậy
Công ty luôn quan tâm đúng mức đến các đại lý của mình. - Đối với các dự án,
công trình xây dựng, công trình thể thao… doanh số luôn chiếm khoảng 15%
của toàn Công ty. Tuy doanh số này so với hình thức bán buôn chỉ bằng 1/5
nhưng lợi nhuận thu được lại cao hơn nhiều so với bán buôn vì thế các khách
hàng này vẫn luôn là đối tượng mà Công ty quan tâm nhất. - Mặc dù bán buôn
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
svTH: Bïi ThÞ Hoa: 31
và dự án mang lại doanh số và lợi nhuận chủ yếu cho Công ty, bán lẻ chỉ có
đóng góp nhỏ khoảng 3,5% doanh số nhưng cũng góp phần làm tăng lượng bán
và doanh số của Công ty. Nếu các đối tác trên thị trường dự án là các cơ quan
doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp, các đại lý lớn thì thị trường bán lẻ
chủ yếu là các cá nhân, hộ gia đình các doanh nghiệp nhỏ hoặc doanh nghiệp
nhu cầu không đáng kể. Mặc dù khả năng nhu cầu nhỏ lẻ và khả năng tài chính
là hạn chế song lại có tác dụng khá lớn trong nâng cao uy tín của Công ty trên
thị trường góp phần tạo ra vị thế trong kinh doanh của Công ty. Các khách hàng
mua lẻ của Công ty đã và đang tăng lên làm cho sản lượng bán tăng lên. Do vậy
trong tương lại Công ty không chỉ quan tâm đến khách hàng dự án, mua buôn
mà còn phải chú trọng đến khách hàng mua lẻ.
2.3 Thực trạng tiêu thụ sản phẩm theo khu vực thị trường
Do Công ty chưa thiết lập hệ thống chi nhánh miền Nam nên việc quản lý
tình hình bán hàng của Công ty theo khu vực được chia thành Miền Bắc và Miền
Trung, trong đó miền Trung tính từ Quảng Bình trở ra, việc phân chia khu vực
thị trường theo 2 tiêu thức này đã giúp cho Công ty trong điều phối hàng hoá
một cách hợp lý.
Bảng12 - Doanh số bán nhôm của Công ty theo vùng.
Đơn vị: 1000đ
Vùng
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Số tiền Tỷ lệ
(%)
Số tiền Tỷ lệ
(%)
Số tiền Tỷ lệ
(%)
Miền Bắc
- Hà Nội
- Khu vực
khác
24.823.400
18.252.500
6.570.900
68
50
18
28.178.500
19.322.400
8.856.100
70
48
22
30.041.520
21.579.120
8.462.400
71
51
20
Miền Trung
- TP Vinh
11.681.600
8.396.150
32
23
12.076.500
8.453.550
30
21
12.270.480
8.885.520
29
21
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
svTH: Bïi ThÞ Hoa: 32
- Khu vực
khác
3.285.450 9 3.622.950 9 3.384.960 8
Cả nước 36.505.000 100 40.255.000 100 42.312.000 100
(Nguồn: Phòng kinh doanh và dịch vụ Công ty Cổ Phần SĨLY Bách Khoa).
Qua bảng doanh số bán nhôm của Công ty ta thấy Khu vực Miền Bắc số
lượng tiêu thụ lớn nhất chiếm 68% sản lượng tiêu thụ của Công ty năm 2003
,70% sản lượng tiêu thụ năm 2004 và 71% sản lượng tiêu thụ năm 2005 đặc biẹt
là khu vự hà nội. Miền Trung số lượng tiêu thụ ít hơndo vậy công ty cần tập
trung hơn trong việc khai thác thị trường đển đua sản phẩm tiêu thụ được nhiều
hơn đới với khu vực này.
III- ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA
CÔNG TY:
Công ty Cổ Phần SĩLy Bách Khoa cũng như nhiều doanh nghiệp khác
trong cơ chế thị trường luôn gặp phải khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Song
Công ty đã tìm được những giải pháp hữu hiệu để đứng vững và phát triển. Qua
phân tích thực tiễn những năm gần đây, ta thấy Công ty Cổ Phần SĩLy Bách
Khoa đã đạt được những kết quả cũng như những hạn chế sau.
1.Những kết quả đạt được.
Trong những năm gần đây do công tác chú trọng đến công tác đầu tư
máy móc trang thiết bị công nghệ tiên tiến , nắm bắt được những biến động của
thị trường hoạt động sản xuất của Công ty đx không ngừng phát triển, từng bước
đẩy mạnh công tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm điều đó đã được thể hiện qua
các bảng phân tích ở trên. Ngoài ra Công ty luôn hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân
sách Nhà nước, là một trong những Công ty vững mạnh trong ngành thương
mại, Công ty luôn thực hiện đầy đủ các công tác tài chính vật tư theo chế độ Nhà
nước quy định, uy tín của Công ty ngày càng được khẳng định và nâng cao trên
tất cả các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh, kể cả trong lĩnh vực dịch vụ
chất lượng cao, luôn được khách hàng biết đến, giải quyết tốt các mối quan hệ
với khách hàng gây được niềm tin và uy tín trong khách hàng, luôn có nhiều và
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
svTH: Bïi ThÞ Hoa: 33
mở rộng các hình thức tiêu thụ sản phẩm. Do vậy, sản phẩm của Công ty đã
từng bước chiếm lĩnh thị trường. Công ty duy trì và mở rộng hệ thống các đại lý,
các cửa hàng giới thiệu sản phẩm ở tất cả các khu vực và hội chợ triển lãm.
Công ty chú trọng đầu tư cho công tác thông tin khoa học kỹ thuật, công
nghệ, tiêu chuẩn về chất lượng, nắm bắt kịp thời những thông tin khoa học kỹ
thuật mới của thế giới, khuyến khích sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị, cơ
sở vật chất hiện có, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về mọi mặt của khách hàng
tạo được nhiều công ăn việc làm ổn định và thu nhập hợp lý cho người lao động,
kinh doanh có lãi và bảo toàn được vốn.
Thực tế những năm qua trước sóng gió của cơ chế thị trường, Công ty vẫn
đứng vững, không những thế mà ngày càng phát triển và mở rộng thị trường tiêu
thụ sản phẩm, xứng đáng là một Công ty mạnh.
2. Những hạn chế còn tồn tại
- Trong những năm qua, Công ty phải đương đầu với nhiều khó khăn gay
gắt. Đặc biệt là những diễn biến phức tạp, liên tục của thị trường đã tác động lớn
đe dọa hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, giá nguyên vật liệu và các
chi phí sản xuất thường tăng, trong khi giá bán sản phẩm không thể tăng, mức
tiêu thụ có lúc giảm.
- Vốn kinh doanh bị khách hàng chiếm dụng lâu. Công ty luôn phải
nghiên cứu đầu tư trang thiết bị, công nghệ để nắm bắt nhu cầu thị hiếu của
người tiêu dùng nhằm đưa ra thị trường những sản phẩm mới có sức cạnh tranh
và giá cả hợp lý hơn.
- Sức cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, đặc biệt là mặt hàng
vật liệu dùng trong trang trí nội thất, do yêu cầu chất lượng và tính thẩm mỹ
ngày càng cao của khách hàng và đặc biệt tình hình biến động về giá cả trên thị
trường ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Các mục tiêu - phương hướng nhiệm vụ trong sản xuất kinh doanh của
Công ty có lúc còn lỏng lẻo, năng suất lao động chưa cao, chất lượng phục vụ ở
một số bộ phận còn thấp, ý thức trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật của một số
cán bộ công nhân viên còn kém.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
svTH: Bïi ThÞ Hoa: 34
- Công tác đào tạo và sử dụng lao động kế cận cho tương lại chưa được
chú trọng đúng mức.
- Mục tiêu việc làm và nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên luôn
là một vấn đề bức xúc gây sức ép lớn đối với Công ty.
3. Nguyên nhân của các hạn chế trên
Là công ty kinh doanh thương mại lên chi phí cho hệ thống kênh bán
hàng là rất lớn trong khi đồng vốn của công ty có hạn. Mặc dù hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty vẫn hoạt động bình thường, doanh thu hàng năm
vẫn tăng nhưng lợi nhuận không cao.
Công tác vận chuyển và lưu kho hàng hoá chưa phù hợp vì việc nghiên
cứu mở rộng thị trường cũng như các đại lý của công ty chưa thật sự có hiệu
quả.
Công ty chưa xây dựng được phòng Marketing riêng nên những thông tin
cần thiết giữa khách hàng và công ty về sản phẩm, giá cả, dịch vụ phục vụ cũng
như nhu cầu của khách hàng không được lắm bắt kịp thời, do đó ảnh hưởng đến
phương án nên kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, việc thiết kế các công nghệ bán
hàng, việc quản trị kênh phân phối cũng như là các quyết định về sức bán, hậu
cần bán hàng của công ty.
Công ty chưa có chiến lược cụ thể để đẩy mạnh công tác khuyếch trương
sản phẩm của mình đối cho người tiêu dùng biết đến. Vì vậy mà số lượng lớn
những khách hàng tiềm năng cũng như kháhc hàng của các đối thủ cạnh tranh
chưa được công ty khai thác hết.
Một số bộ phận lao động trong công ty làm việc chưa thật sự có hiệu quả,
năng suất lao động làm việc chưa cao, đội ngũ nhân viên bán hàng chưa được
đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ bán hàng trong khi hoạt động chủ yếu của công
ty chủ yếu là bán hàng do vậy phong cách phục vụ cũng như sự hiểu biết về
sản phẩm của nhân viên có tác động không nhỏ đến tình hình tiêu thụ sản phẩm
của Công ty.
Việc thực hiện các kỹ thuật yểm trợ bán hàng của công ty làm được chưa
thật nhiều cụ thể là việc tổ chức hội nghị khách hàng thực chất mới chỉ là hội
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
svTH: Bïi ThÞ Hoa: 35
nghị gặp gỡ các đơn vị tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty tham gia ký kết hợp
đồng và kết cấu đấu thầu cạnh tranh. Các khách hàng được mời đến tham gia
vào hội nghị tônge kết, kỷ niệm , thành lập… là những đơn vị có mối quan hệ
công tác về nhiều mặt nên không thể thảo luận với Công ty về sản phẩm và cách
thức tiêu thụ. Vì vậy mà có chi phí bỏ ra nhưng Công ty vẫn không mở rộng
được mối quan hệ với khách hàng trong diện rộng đặc biệt là thị trường Miền
nam dẫn đến việc tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường là không lớn.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
svTH: Bïi ThÞ Hoa: 36
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM THÚC ĐẨY TIÊU THỤ
SẢN PHẨM Ở CÔNG TY
I. XÁC ĐỊNH PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA
CÔNG TY TRONG NĂM 2006.
1. Định hướng phát triển ở Công ty trong năm 2006.
Công ty cổ phần Si Ly Bách Khoa trong thời gian qua đã đạt sự phát triển
nhất định, trong những năm tới Công ty cũng đã đặt ra những mục tiêu kế hoạch
phát triển để từng bước đi lên, khẳng định hơn nữa chỗ đứng của mình trên
thương trường.
Muốn tồn tại trong cơ chế thị trường
Mục tiêu của Công ty trong năm 2006 là:
- Tổng doanh thu: 50.000.000.000đ
- Các khoản nộp ngân sách: 50.000.000đ
- Lợi nhuận sau thuế: 100.000.000đ
Phấn đấu đạt mức tăng trong các chỉ tiêu như doanh thu lợi nhuận trên
15%. Mở rộng thị phần sang các thị trường miền Nam và miền Trung. Thu nhập
bình quân của CNV tăng từ 8-10% trên năm. Để thực hiện được các mục tiêu
trên. Thông báo Công ty cần xác định những phương hướng chủ yếu sau:
Về sản xuất lâu dài Công ty có phương hướng tập trung mọi nguồn lực để
cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Với mục tiêu dành ưu thế trong việc
cung cấp sản phẩm cho khách hàng và người tiêu dùng đây cũng là việc quan
trọng trong việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của công ty.
- Tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm
- Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
svTH: Bïi ThÞ Hoa: 37
- Nâng cấp các hệ thống các cửa hàng các đại lý nhằm đạt được tiêu chuẩn
cần thiết về việc cung cấp sản phẩm của Công ty
Nghiên cứu thị trường, hiện nay công ty có một thị trường tiềm năng lớn đí
là thị trường miềm Bắc công ty cần mở rộng thị trường hơn để đưa sản phẩm tới
miền Trung và miền Nam đa dạng hoá các loại hình kinh doanh nhằm phát triển
kinh doanh toàn diện theo chiều sâu trong lĩnh vực khuyến mại phù hợp với yêu
cầu và thị hiếu của khách hàng. Để thực hiện được những mục tiêu cụ thể trên
ngoài việc dựa vào tiềm lực vốn có của mình công ty cần khai thác thêm những
yếu tố thuận lợi trên thị trường về cơ sở vật chất công ty đã đáp ứng được 1 cách
tương đối nhưng xét trên khía cạnh ưu thế cạnh tranh công ty cần phải xem xét
lại giá cả và phong cách phục vụ khách hàng vì hiện nay trên thị trường đang có
sự cạnh tranh rất lớn từ các công ty có cùng sản phẩm kinh doanh.
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM THÚC ĐẨY TIÊU THỤ SẢN
PHẨM CỦA CÔNG TY.
1. Đẩy mạnh công tác mở rộng thị trường
Qua những phân tích ở trên về công tác thị trường của công ty ta thấy công
ty đã cố gắng hết nỗ lực để đưa hoạt động sản xuất kinh doanh của mình đứng
vững và phát triển. Kết quả cho thấy là trong những năm gần đây công ty đã đạt
được những thành tích đáng kể đã tạo được uy tín lớn đối với khách hàng, đặt
biệt là khách hàng miền bắc nhiều sản phẩm đã chiếm lĩnh được thị phần cao.
Song bên cạnh đó công ty cũng không tránh khỏi những hạn chế cần được tháo
gỡ để củng cố hơn nữa vị thế của Công ty phục vụ cho mục tiêu phát triển lâu
dài của doanh nghiệp. Công ty cần tập trung vào những vấn đề sau:
Thứ nhất: Công ty cần nên xây dựng một phòng Marketing riêng để tăng
cường năng lực lắm bắt nhu cầu của khách hàng cũng như sự phản hồi thông tin
của khách hàng một cách nhanh nhất để Công ty có phương án xử lý và có kế
hoạch phù hợp, kịp thời nhất đối với việc phân phối sản phẩm và phong cách
phục vụ khách hàng.Bên cạnh đó cũng cần đánh giá các đối thủ cạnh tranh xem
xét những sản phẩm đó có gì hấp dẫn, tại sao khách hàng lại thích tiêu dùng sản
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
svTH: Bïi ThÞ Hoa: 38
phẩm của họ hơn để từ đó đặt ra các kế hoạch cho công tác tiêu thụ sản phẩm
một cách chính xác.
Thứ hai : Đối với thị trường miền Bắc sản phẩm của Công ty đã chiếm
được ưu thế đối với khách hàng truyền thống của Công ty là những khách hàng
lớn. Vì vậy việc trực tiếp ký kết hợp đồng với các công ty này đã tạo điều kiện
thuận lợi cho công ty do đó công ty cần lên củng cố vị trí của mình với những
khách hàng truyền thống này hơn nữa bằng việc tạo mối quan hệ làm ăn uy tín,
tin cậy lẫn nhau. Uy tín đối với khách hàng thể hiện chất lượng số lượng thời
gian giao hàng và phong cách phục vụ đó là các yếu tố quyết định nên mối quan
hệ mật thiết với khách hàng.
Thứ ba: Công ty nên xây dựng hợp tác hơn nữa với các công ty khách
trong ngành kinh doanh. Quan hệ hợp tác này giúp công ty học tập được nhiều
kinh nghiệm từ họ giảm bớt các đối thụ cạnh tranh trong ngành đây là cách để
công ty mở rộng uy tín tên tuổi của mình trong ngành đó chính là cách mở rộng
thị trưởng ngầm để làm được điều đó công ty có thể tìm các đơn vị cùng ngành
để liên doanh liên kết tăng cường vốn công nghệ nâng cao khả năng cạnh tranh
Thứ tư : Công ty đã chiếm thị phần đang kể ở miền Bắc như miền Trung và
miền Nam còn quá nhỏ vì vậy Công ty lên tăng thị phần ở hai thị trường này
bằng cách mở rộng thêm các đại lý cửa hàng thu hút khách hàng bằng những
điều khoản mua bán thuận tiện…
2. Đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ công nhân viên.
Do một số bộ phận lao động chưa có hiệu quả chưa được bố trí hợp lý với
năng lực và trình độ chuyên môn công việc được giao, một số cán bộ công nhân
viên còn làm việc chểnh mảng bộ phận quản lý còn cồng kềnh chưa được tinh
giảm vì vậy để đối phó với giai đoạn mà công ty sẽ có thêm các đối thủ cạnh
tranh và phát triển của Công ty thì công ty cần lên chú trọng đến một số vấn đề
sau.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
svTH: Bïi ThÞ Hoa: 39
Thứ nhất: Công ty cần tuyển dụng thêm những nhân viên có truyền độ đại
học và những vị trí then chốt để tạo điều kiện và cơ hội cho công ty phát triển
cũng như dễ nắm bắt kịp với những sự thay đổi nhanh chóng của thị trường
trong hiện tại cũng như trong tương lai. Những nhân viên hiện đang làm việc tại
công ty công ty cần bố trí sắp xếp lại lao động sao cho phù hợp đúng người
đúng việc làm sao để nhân viên phát huy sáng tạo khả năng của mình tránh
trường hợp nhiều cán bộ công nhân viên làm những việc trái ngành đào tạo việc
này sẽ gây hạn chế về năng suất chất lượng lao động tiến trình hoàn thành công
việc và sự hoàn thành thống nhất linh hoạt của bộ máy tổ chức công ty
Thứ hai: Công ty lên chú trọng đến chế độ khen thưởng ngoài giờ và khen
thưởng vào những dịp lễ tết. Ngoài ra công ty lên có quỹ khen thưởng cho
những người có sáng tạo trong sản xuất kinh doanh cũng như trong quản lý để
tăng năng suất lao động. Bên cạnh đó cũng cần có những kỷ luật đích đáng và
nghiêm khắc thưởng phạt rõ ràng đối với cán bộ công nhân viên làm việc chểnh
mảng lỏng lẻo cũng như buộc thôi việc đối với những cán bộ công nhân viên
không quan tâm đến lợi ích trung của công ty giảm bớt những nhân viên không
cần thiết ở bộ phận quản lý để giảm chi phí .
Thứ ba : Công ty lên bồi dưỡng đào tạo nghiệp vụ kinh doanh cho nhân
viên bằng cách mở các lớp đào tạo hàng năm, cử cán bộ đi học tập thăm quan
khảo sát rút kinh nghiệm về áp dụng và hoạt động thực tế của công ty để đối với
những đối phủ cạnh tranh ngày càng có chuyên môn nghiệp vụ cao và sự biến
động của thị trường. Riêng đối với đội ngũ nhân viên bán hàng, Công ty cần
phải có kế hoạch đào tạo một cách đồng bộ việc chuyên môn lẫn nghiệp vụ bán
hàng chứ không chỉ là bán hàng thuần tuý, vì những nhân viên bán hàng là
người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Do vậy phải có những hiểu biết cơ bản
về nghiệp vụ bán hàng cũng như về sản phẩm của Công ty vào sự niềm nở phục
vụ nhiệt tình đối với khách hàng.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
svTH: Bïi ThÞ Hoa: 40
Trong những năm tiếp theo Công ty lên đặc biệt quan tâm hơn về vấn đề
đào tạo bồi dưỡng nhân lực trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên bởi
nó nằm trong chiến lược lâu dài của công ty.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
svTH: Bïi ThÞ Hoa: 41
3. Đẩy mạnh công tác quảng cáo và các hoạt động xúc tiến hỗ trợ
bán hàng
Việc lựa chọn sử dụng các phương tiện truyền thông là tuỳ thuộc vào điều
kiện cụ thể của doanh nghiệp và tính chất sản phẩm các thông tin được truyền đi
theo phương thức và chiễn dịch nhất định. Vấn đề đặt ra khi thựuc hiện quảng
cao những người nhận thông tin là những khách hàng tiêu thụ tương đối và
khách hàng của đối thủ cạnh tranh vì vậy .
Thứ nhất: Về nội dung quảng cáo.
Công ty cần nhấn mạnh chất lượng mẫu mã , kiểu dáng… những tiễn ích
mà khách hàng được hưởng khi tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp, lời quảng
cáo thể hiện đầy đủ ngắn gọn và ấn tượng. Ngoài ra lên thông báo về những
phần tặng phẩm công ty khuyến mại cho khách hàng để thể hiện mối quan tâm
và tạo mối quan hệ tốt giữ công ty và khách hàng .
Thứ hai : Về hoạt động xúc tiến bán hàng.
Công ty nên tổ chức và tham gia vào các hoạt động xúc tiến bán hàng như
tham gia vào các hội chợ triển lãm. Qua đó Công ty có thể ký kết hợp đồng mua
bán giới thiệu sản phẩm, đồng thời nắm bắt được nhu cầu thị trường, nhận biết
được các ưu nhược điểm cũng như thế mạnh của sản phẩm làm cơ sở cho việc
tìm kiếm thị trường mới, mặt hàng mới. Sử dụng các nhân viên bán hàng hay
cán bộ đi giao hàng để quảng cáo trực tiếp. Hình thức này đem lại hiểu quả cao
mà không tốn chi phí. Họ không chỉ đưa tin đến cho khách hàng mà còn thu thập
thông tin phản hồi một cách chính xác nhất từ đó công ty có thể đưa ra các biện
pháp khả thi.
Hàng năm Công ty nên tổ chức các hội nghị khách hàng, các cuộc hội thảo.
Đây là việc làm có ý nghĩa để Công ty và người tiêu dùng có thể hiểu lẫn nhau
hơn. Thông qua đó khách hàng sẽ cho Công ty biết quan điểm của mình về
những ưu nhược điểm sản phẩm các dịch vụ bán hàng còn tồn tại, từ đó tạo nên
mối quan hệ thân thiết giữa Công ty và khách hàng.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
svTH: Bïi ThÞ Hoa: 42
In ấn và phát hành tài liệu bán hàng để quảng cao là một việc làm cần thiết.
Để làm cho người mua hiểu kỹ sản phẩm hơn, hướng dẫn sử dụng tài liệu để
tránh rủi ro cho người tiêu dùng, hỗ trợ cho quảng cao bán hàng, hoàn chỉnh
chính sách sản phẩm. Tuỳ theo điều kiện cụ thể, các tài liệu in ấn phát hành của
doanh nghiệp có thể là nhãn mác, hướng dẫn sử dụng, cataloge, biển quảng cáo
giới thiệu… ngoài ra qua trang website của doanh nghiệp cũng là một địa chỉ tin
cậy để công ty có thể giới thiệu và quảng bá sản phẩm hàng hoá của mình.
4. Tăng cường dịch vụ khách hàng.
Nhận thức được điều đó trong thời gian qua Công ty đã thực hiện khá tốt
các dịch vụ trong quá trình tiêu thụ. Đối với khách hàng ở xa như miền trung,
Công ty luôn có đội ngũ bốc dỡ, vận chuyện luôn sẵn sàng đáp ứng nếu khách
hàng có yêu cầu. Để thúc đẩy hơn nữa tiêu thụ sản phẩm Công ty nên tăng
cường các dịch vụ sau bán hàng sau:
Thứ nhất : Giao hàng và lắp đặt sản phẩm đặc biệt là khung nhôm kính,
trần nhôm, đồ gỗ trong xây dựng…
Sản phẩm của Công ty là các loại máy móc thiết bị cần có sự lắp đặt chính
xác thì mới hoạt động hiệu quả. Vì thế công ty nên tổ chức một đội ngũ chuyên
lắp đặt sản phẩm cho khách hàng khi khách hàng yêu cầu. Đội ngũ này phải có
trình độ chuyên môn, hiểu biết về tính năng kỹ thuật sử dụng của sản phẩm có
tinh thần trách nhiệm nhiệt tình. Thông thường khách hàng của công ty cũng có
đội ngũ nhân viên có trình độ sẵn sàng lắp đặt được sản phẩm khi mua về.
Nhưng nếu được đội ngũ của Công ty lắp đặt thì chắc chắn khách hàng sẽ yên
tâm thoải mái hơn và cũng giảm được thời gian và chi phí cho khách hàng. Điều
này vừa tạo được công ăn việc làm cho CBCNV vừa gây được sự tín nhiệm của
khách hàng, tăng thêm mối quan hệ thân tình mật thiết giữa khách hàng và Công
ty.
Thứ hai : Dịch vụ bảo hành sản phẩm.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
svTH: Bïi ThÞ Hoa: 43
Trong thời gian qua Công ty đã tổ chức khá tốt hoạt động này. Cụ thể đó là
nhân viên đã trực tiếp tiếp xúc với khách hàng và giải quyết mọi vấn đề hỏng
hóc đối với những sản phẩm sản xuất ra có độ chính xác lớn, xác suất sai hỏng
nhỏ và nhữung sản phẩm có sai sót về chất lượng, vận chuyển, bốc dỡ hay do
ảnh hưởng của thời tiết làm cho sản phẩm mất đi tính chính xác. Tổ chức dịch
vụ bán hàng còn có số người quá ít cho việc sửa chữa và bảo hành sản phẩm
với quy mô mở rộng thị trường chỉ đủ cho việc bán hàng hiện nay. Vì vậy thị
trường và tốc độ tiêu thụ ngày một nhiều hơn Công ty cần phải có một đội ngũ
nhân viên đông đảo có trình độ để giải quyết được mọi vấn đề khi mà sản phảm
trục trặc về chất lượng. Ngoài việc sửa chữa sản phẩm tại công ty, công ty còn
nên tổ chức đến tận địa chỉ khách hàng để sửa chữa đối với những sản phẩm
công kềnh, nặng và khó vận chuyển, tăng cường dịch vụ sửa chữa định kỳ sản
phẩm cho khách hàng nếu họ có nhu cầu bảo dưỡng.
Để tăng thêm sự yên tâm thoải mái cho khách hàng Công ty có thể ngoài
việc bảo hành hỏng hóc sản phẩm do lỗi của Công ty và thời gian bảo hành cho
từng loại Công ty nên mở rộng các điều khoản bảo hành miễn phí. Trong trường
hợp các sản phẩm bị hỏng trong thời gian bảo hành nhưng không phải do lỗi của
Công ty, Công ty có thể giảm chi phí sửa chữa cho khách hàng.
Thứ ba : Thực hiện thăm hỏi khách hàng.
Một cú điện thoại hay một cuộc viếng thăm sau khi bán hàng là dịch vụ rất
có hiệu quả. Khách hàng sẽ rất hài lòng nhất là khi họ có những rắc rối cần báo
cho người bán hàng để kịp thời giải quyết. Vì vậy Công ty nên xem xét và tổ
chức tốt dịch vụ này, thường xuyên thăm hỏi, quan tâm đến khách hàng và kịp
thời giải quyết mọi vấn đề khi khách hàng yêu cầu. Tạo uy tín giữ chân khách
hàng mới cũng như khách hàng quen thuộc của Công ty.
5. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm
cũng như mạng lưới bán hàng, kênh phân phối.
Để thúc đẩy tốc độ tiêu thụ sản phẩm và cạnh tranh với nhiều đối thủ,
Công ty nên mở rộng mạng lưới bán hàng ở nhiều nơi đặc biệt là miền trung và
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
svTH: Bïi ThÞ Hoa: 44
miền Nam tao điều kiện cho khách hàng biết đến sản phẩm của Công ty, Công
ty nên thành lập một số cửa hàng giới thiệu sản phẩm nhưng khi thành lập nên
đảm bảo một số yêu cầu sau:
- Có địa điểm phù hợp với yêu cầu quảng cáo, thường là các đầu mối giao
thông đông người qua lại.
- Các điều khoản mua bán phải thuận tiện, thu hút khách hàng, đồng thời
cửa hàng cũng là nơi tăng cường mối quan hệ giao tiếp.
- Phải tổ chức trưng bày, quảng cao tốt ở các cửa hàng giới thiệu sản phẩm
vì đó vừa là nơi giới thiệu mặt hàng vừa là nơi để khuyếch trương mặt hàng và
gợi mở nhu cầu để họ có thể làm việc tốt hơn tạo điều kiện cho sự mở rộng thị
trường.
Song song với việc mở rộng các cửa hàng đại lý C/.ty cần tổ choc tốt hệ
thống thông tin về nhu cầu của khách hàng thông qua hệ thống giới thiệu và bán
sản phẩm ở các cửa hàng đó thật chính xác và kịp thời để từ đó C.ty có những
biện pháp xử lý thích ứng.
Nâng cao hiệu quả sủ dụng vốn :
Việc sử dụng vốn trong những năm gần qua của Cty vẫn chưa đạt hiệu quả
như mong muốn, vòng quay của vốn tức chưa cao và Cty có thể tăng nhanh .
Vòng quay của vốn tức là giảm lượng hàng tồn kho, các khoản phảI vay khó đòi
. Tăng cường công tác tiếp thị bán hàng vì nếu việc bán hàng không đạt được
xúc tiến nhanh chóng thì vốn sẽ đọng lại không thể quay vòng vốn dể thực hiện
chu kỳ kinh doanh tiếp theo. C.ty cần pbhảI xaay dung cho minh một lòng tin
trước các đối thủ làm ăn, các nguần hàng , các tổ chức tín dụng khách hàng để
có thể huy động được nhiều hơn nữa nguần vốn cho Cty .hơn nữa Cty cũng cần
phải đon đốc các đại lý nộp tiền về công ty đúng thời gian quy dịnh và cớ kế
hoạch tài chính để chi tiết cho từng thời kỳ có phương án tài chính tối ưu nhất để
sử dụng nguần vốn sao cho có hiệu quả nhất.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
svTH: Bïi ThÞ Hoa: 45
Cty còn phải tranh thủ sự giúp đỡ của từ phía nhà nứơc khia thác thị
trường tiềm năng và mở rộng hoạt động kinh doanh , tạo nguần thu mới hỗ chợ
cho các dự án lớn của mình.
KẾT LUẬN
Trong quá trình họi nhập kinh tế thị trường đầy biến động như hiện nay
thì công tác tiêu thụ sản phẩm là một vấn dề hết sức quan trọng mà doanh
nghiệp đều nhận thấy được . Cty CP SĩLY Bách Khoa là một Cty chuyên kinh
doanh về thương mại và dịch vụ nên vấn đề tiêu thụ sản phẩm lại càng chở
thành nỗi bức xúc quan trọng nhất của ban lãnh đạo Cty vì nố quyết định sự tồn
tại và phát triển thị trường .
Trong những năm qua Cty đẫ không ngừng tăng công tác tiêu thụ sản
phẩm của mình bằng nhiều hình hình thức nhưng vẫn gặp phải khó khăn vì phải
đối mặt với những yếu tố môi trường, đối thủ cạnh tranh với trình độ công nghệ
cao,kinh nghiệm, hàng hoá và chát lượng sản phẩm đội ngũ cán bộ còn nhiều và
yếu , công tác mở rộng thị trường thật sự chưa có hiệu quả . Vì vậy trong tương
lai để phát triển hơn nữa Cty cần phải xây dung cho mình một chiến lược tiêu
thụ sản phẩm một cách cụ thể để đạt được các mục tiêu của công ty về ( lợi
nhuận , vị thế, an toàn) đem lại hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh
doanh bằng cách phát huy những thế mạnh sẵn có của min hf đồng thời luôn
nhạy bén trong mọi trường hợp trước sự biến động của thị trường tránh khỏi sự
thụ đọng , chén ép , ép giá không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm cũng
như các dịch vụ và chính sách hỗ trợ khách hàng.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
svTH: Bïi ThÞ Hoa: 46
Cuối cùng Tôi xin chân thành cảm ơn Th.S Trần Quang Huy cảm ơn ban
giám đốc và toàn thể nhân viên Cty Cổ Phần SĩLY Bách Khoa đã giúp đỡ tôi
hoàn thành chuyên đề này
Hà Nội: Ngày 05 / 0 8 / 2006
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PTS Phạm thị Gái
“ Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh” Nxb Giáo dục 2001
2. Philip Koller
“ Marketing căn bản” Nxb TP Hồ Chí Minh 2000
3.PGS.PTS Nguyễn Bách Khoa
“ Marketing thương mại” Nxb Thống kê 2001
4.GS.TS Nguyễn Đình Phan:
“ Quản trị kinh doanh những vấn đề lý luận và thực tiễn tại Việt Nam” Nxb
Chính trị quốc gia 2001
5. Giáo trình hoạch định kinh doanh – Khoa kinh tế - ĐHQG Hà Nội
6. Báo cáo tổng kết quả sản xuất kinh doanh các năm của Công ty cổ phần SĩLy
Bách Khoa.
7. Bảng cân đối kế toán các năm của Công ty cổ phần SĩLy Bách Khoa.
8. Giáo trình Marketing Thương Mại - ĐHKTQD – Nxb Giáo dục – 2001
9. Giáo trình quản trị doanh nghiệp thương mại -Nxb Giáo dục 2001
10. Các sách báo, tạp chí và luận văn có liên quan.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Giải pháp tiêu thụ sản phẩm của Cty Cổ Phần SĩLY Bách Khoa.pdf