Tài liệu Luận văn Giải pháp tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm - Hà Nội: 1
Luận văn
Giải pháp tạo việc làm cho
nông dân bị thu hồi đất nông
nghiệp trên địa bàn huyện Gia
Lâm - Hà Nội
2
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT……………………………………………............4
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................. 5
LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 7
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC LÀM VÀ TẠO VIỆC LÀM ... 9
I. Một số khái niệm cơ bản và những yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm. .. 9
1. Một số khái niệm cơ bản. ................................................................... 9
2. Những yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm. ....................................... 12
II. Một số mô hình lý thuyết tạo việc làm. ................................................ 16
1. Mô hình lựa chọn công nghệ phù hợp, khuyến khích giá, tạo việc làm.
...........................................................................................
81 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1303 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Giải pháp tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm - Hà Nội, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Luận văn
Giải pháp tạo việc làm cho
nông dân bị thu hồi đất nông
nghiệp trên địa bàn huyện Gia
Lâm - Hà Nội
2
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT……………………………………………............4
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................. 5
LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 7
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC LÀM VÀ TẠO VIỆC LÀM ... 9
I. Một số khái niệm cơ bản và những yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm. .. 9
1. Một số khái niệm cơ bản. ................................................................... 9
2. Những yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm. ....................................... 12
II. Một số mô hình lý thuyết tạo việc làm. ................................................ 16
1. Mô hình lựa chọn công nghệ phù hợp, khuyến khích giá, tạo việc làm.
.............................................................................................................. 16
2. Mô hình phát triển của Lewis. ........................................................... 17
3. Mô hình thu nhập dự kiến về sự di cư nông thôn – thành thị.(Harris-
Todaro) ................................................................................................. 17
III. Sự cần thiết tạo việc làm cho người lao động. ..................................... 18
1. Đối với xã hội. .................................................................................. 18
2. Đối với doanh nghiệp. ....................................................................... 19
3. Đối với người lao động. .................................................................... 19
IV. Kinh nghiệm của một số nước châu Á trong vấn đề tạo việc làm cho
nông dân bị thu hồi đất. ............................................................................ 21
1. Kinh nghiệm của Trung Quốc. .......................................................... 21
2. Kinh nghiệm của Thái Lan. ............................................................... 22
3. Kinh nghiệm của Nhật Bản. .............................................................. 23
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TẠO VIỆC LÀM CHO
NÔNG DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM .. 24
I. Đặc điểm huyện Gia Lâm. ..................................................................... 24
1. Điều kiện tự nhiên. ............................................................................ 24
2. Đặc điểm kinh tế, xã hội. ................................................................... 28
3. Đặc điểm dân số, lao động. ............................................................... 30
II. Phân tích thực trạng tạo việc làm cho nông dân sau khi bị thu hồi đất. . 38
1. Số lượng. ........................................................................................... 38
2. Cơ cấu việc làm mới. ........................................................................ 39
III. Hiệu quả của tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp. .. 50
1. Hiệu quả đạt được. ............................................................................ 51
2. Hạn chế. ............................................................................................ 53
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG
DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM ............... 61
I. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện trong thời gian tới. .......... 61
1. Kinh tế. ............................................................................................. 61
2. Dân số, lao động, việc làm. ............................................................... 61
3
II. Những giải pháp chủ yếu. ..................................................................... 62
1. Tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo nghề. ........................................ 62
2. Khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện.
.............................................................................................................. 64
3. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động. .......................................................... 69
4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở nông thôn. ............................ 71
5. Tăng cường hoạt động của hệ thống thông tin thị trường lao động. .. 73
6. Khuyến khích nông dân tự tạo việc làm. ........................................... 73
7. Hỗ trợ nông dân bị thu hồi đất. .......................................................... 74
8. Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX. .......................... 75
III. Một số kiến nghị trong vấn đề tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất.
................................................................................................................. 77
1. Đối với thành phố Hà Nội. ................................................................ 77
2. Đối với chính quyền địa phương. ...................................................... 78
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 81
MỘT SỐ TRANG WEB ..................................................................................... 81
4
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CĐ-ĐH : Cao đẳng- Đại học.
CHXHCN : Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
CNKT : Công nhân kỹ thuật.
CNH-HĐH : Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá.
CN-XDCB : Công nghiệp- Xây dựng cơ bản.
HTX : Hợp tác xã.
ILO : International Labor Organization.
KVNN : Khu vực nhà nước.
LĐPT : Lao động phổ thông.
LD : Liên doanh.
THCN : Trung học chuyên nghiệp.
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn.
UBND : Uỷ ban nhân dân.
XKLĐ : Xuất khẩu lao động.
5
DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT Tên Trang
Bảng 1 Diện tích đất của các xã, thị trấn thuộc huyện Gia
Lâm.
25
Bảng 2 Diện tích các loại đất nông nghiệp của huyện Gia
Lâm.
26
Bảng 3 Diện tích và số hộ bị thu hồi đất nông nghiệp trên
địa bàn huyện Gia Lâm từ năm 2006 đến 2008.
27
Bảng 4 Giá trị sản xuất các ngành của huyện Gia Lâm
(2005-2008).
29
Bảng 5 Cơ cấu kinh tế của huyện Gia Lâm ( 2005-2008). 29
Bảng 6 Tình hình dân số, lao động, việc làm huyện trên địa
bàn huyện Gia Lâm.
31
Bảng 7 Số người trong độ tuổi lao động bị thu hồi đất nông
nghiệp cần giải quyết việc làm.
35
Bảng 8 Kết quả giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi
đất nông nghiệp ở huyện Gia Lâm.
37
Bảng 9 Kết quả giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi
đất theo tuổi.
38
Bảng 10 Tổng hợp kết quả đào tạo nghề cho lao động nông
thôn vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất huyện
Gia Lâm.
39
Bảng 11 Thời gian hỗ trợ và kinh phí hỗ trợ dạy nghề. 40
Bảng 12 Kết quả giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi
đất nông nghiệp theo ngành kinh tế.
43
6
Bảng 13 Bảng giá đất nông nghiệp. 54
Bảng 14 Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật
của lao động trong các hộ bị thu hồi đất ở huyện
Gia Lâm.
57
Hình 1 Cơ cấu việc làm mới theo ngành kinh tế. 44
Hình 2 Số lượng việc làm mới theo thành phần kinh tế 45
Hình 3 Cơ cấu việc làm mới theo trình độ chuyên môn kỹ
thuật.
47
Hình 4 Số lượng việc làm mới theo xã. 49
Hình 5 Phân loại HTX. 59
7
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế và trong quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Do yêu cầu phát triển kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá và hội nhập
sâu vào nền kinh tế thế giới, việc xây dựng các khu công nghiệp, khu chế
xuất, khu đô thị... nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển là một thực tế
khách quan, tuy nhiên, quá trình trên cũng đã và đang làm nảy sinh nhiều
vấn đề kinh tế, xã hội rất bức xúc ở các địa phương, nhất là ở những nơi
phương có tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá diễn ra nhanh chóng. Mặt
khác, nước ta là một trong những nước đi đầu về tăng trưởng kinh tế nông
nghiệp, nhất là cây lương thực. Từ một nước phải nhập khẩu 1/3 lương
thực mỗi năm đã vươn lên đứng thứ 2 về xuất khẩu lúa gạo. Với một nước
ta nông nghiệp, lấy sản xuất lúa nước làm chính, với hơn 70% số dân sống
ở nông thôn, 23% là hộ nghèo, 57% lực lượng xã hội làm trong ngành nông
nghiệp, thì thành tựu này có ý nghĩa to lớn về mặt xã hội. Nhưng trước
thách thức về đất đai nông nghiệp ngày càng thu hẹp, vấn đề việc làm của
người nông dân sau khi bị thu hồi đất được coi là vấn đề bức xúc nhất. Đây
cũng là thách thức lớn đối với chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn
nói riêng và phát triển đất nước nói chung.
Gia Lâm, một huyện ngoại thành Hà Nội, có vai trò quan trọng, vừa là
khu vực nông nghiệp, nông thôn, vừa là vành đai xanh, cung cấp thực
phẩm cho thủ đô. Nhưng cùng với sự phát triển của thủ đô, cùng với quá
trình đô thị hoá nông thôn, diện tích đất nông nghiệp của huyện cũng đang
phải nhường chỗ cho các khu công nghiệp, khu đô thị. Người nông dân
quanh năm chỉ bám với đồng ruộng, hoạt động lúc nông nhàn của họ cũng
gắn liền với cánh đồng, thu nhập chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng. Việc
sản xuất lại phụ thuộc phần lớn vào tự nhiên. Mặt khác, người nông dân
8
thường rất dễ bị tổn thương trước sự chi phối khắc nghiệt của thị trường.
Giờ mất đất, mất tư liệu sản xuất, nông dân không có việc làm, cuộc sống
gặp nhiều khó khăn. Với một huyện còn khó khăn như Gia Lâm, tạo việc
làm cho nông dân mất đất, là một bài toán không dễ giải. Chính vì vậy, sau
một thời gian tìm hiểu về thực trạng việc làm của người nông dân sau khi
bị thu hồi đất ở huyện Gia Lâm, em đã quyết định chọn đề tài:
“ Giải pháp tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp trên
địa bàn huyện Gia Lâm - Hà Nội”.
Kết cấu đề tài gồm 3 chương:
Chương I : Cở sở lý luận về việc làm và tạo việc làm.
Chương II : Phân tích thực trạng tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi
đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm.
Chương III: Một số giải pháp tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất
nông nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm.
- Mục đích nghiên cứu: qua việc phân tích thực trạng tạo việc làm cho
nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp để tìm ra những hạn chế, khó khăn
trogn quá trình tạo việc làm cho những người này. Từ đó, gợi mở những
hướng đi cho các hộ nông dân khắc phục khó khăn, có được phương án tìm
việc làm tốt nhất. Đồng thời, đề xuất một số ý kiến với thành phố Hà Nội,
chính quyền huyện Gia Lâm nhằm tạo việc làm cho nông dân đạt hiệu quả
hơn.
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các hộ nông dân bị
thu hồi đất nông nghiệp.
- Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất
nông nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm từ năm 2006 đến năm 2008.
9
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC LÀM VÀ TẠO VIỆC LÀM
I. Một số khái niệm cơ bản và những yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm.
1. Một số khái niệm cơ bản.
1.1. Việc làm.
- Việc làm là phạm trù để chỉ trạng thái phù hợp giữa sức lao động và
những điều kiện cần thiết ( vốn, tư liệu sản xuất, công nghệ…) để sử dụng
sức lao động đó.
- Tổ chức Lao động quốc tế ( ILO ) đưa ra khái niệm: “Việc làm là những
hoạt động lao động được trả công bằng tiền và bằng hiện vật”.
- Điều 13, chương II Bộ Luật Lao Động nước CHXHCN Việt Nam có ghi
rõ: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm
đều được thừa nhận là việc làm”.
Theo khái niệm trên một hoạt động được coi là việc làm cần thoả mãn hai
điều kiện:
- Một là, hoạt động đó phải có ích và tạo ra thu nhập cho người lao động
và cho các thành viên trong gia đình. Điều này chỉ rõ tính hữu ích và nhấn
mạnh tiêu thức tạo ra thu nhập của việc làm.
- Hai là, hoạt động đó không bị pháp luật ngăn cám. Điều này chỉ rõ tính
pháp lý của việc làm.
Các hoạt động lao động được xác định là việc làm bao gồm:
- Làm các công việc được trả công dưới dạng bằng tiền hoặc hiện vật.
- Những công việc tự làm để thu lợi nhuận cho bản thân hoặc thu nhập
cho gia đình mình, nhưng không được trả công (bằng tiền hoặc hiện vật)
cho công việc đó. Đó có thể là các công việc trong các nhà máy, công sở,
các công việc nội trợ, chăm sóc con cái, đều được coi là việc làm.
10
1.2. Thiếu việc làm.
Thiếu việc làm là tình trạng người lao động không có đủ việc làm theo
thời gian quy định trong tuần, trong tháng hoặc làm những công việc có thu
nhập quá thấp không đảm bảo cuộc sống nên muốn làm việc thêm để có thu
nhập. Người thiếu việc làm là những người trong khoảng thời gian xác định
của cuộc điều tra có tổng số giờ làm việc nhỏ hơn số giờ quy định trong
tuần, trong tháng hoặc trong năm và có nhu cầu làm thêm giờ; hoặc là
những người có tổng số giờ làm việc bằng số giờ quy định trong tuần,
tháng, năm nhưng có thu nhập quá thấp nên muốn làm thêm để có thu
nhập.
1. 3. Thất nghiệp.
Thất nghiệp là sự mất việc làm hay sự tách rời lao động ra khỏi tư liệu sản
xuất.
Định nghĩa thất nghiệp của tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): “Thất nghiệp
là tình trạng tồn tại khi một số người trong độ tuổi lao động muốn làm việc
nhưng không thể tìm được việc làm ở mức lương thịnh hành”.
Theo P.A.Samuelson và W.D.Nordhaus, người thất nghiệp là những
người trong không có việc làm được trả công và đang cố gắng cụ thể để đi
tìm một công việc trong 4 tuần qua, hoặc bị thôi việc nhưng đang chờ được
gọi làm việc trở lại, hoặc đang chờ đợi đi làm trong tháng tới.
Ở Việt Nam, bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã quy định: “Người
thất nghiệp là những người đủ từ 15 tuổi trở lên, có nhu cầu làm việc nhưng
không việc làm trong tuần lễ điều tra, và tính đến thời điểm điều tra có đi
tìm việc trong 4 tuần lễ qua hoặc không đi tìm việc trong 4 tuần lễ qua với
lý do chờ việc, nghỉ thời vụ, không biết tìm việc ở đâu...hoặc trong tuần lễ
trước điều tra có tổng số giừo làm việc dưới 8 giờ, muốn làm thêm nhưng
không tìm được việc.
11
1.4. Tạo việc làm.
Tạo việc làm là quá trình tạo ra số lượng, chất lượng tư liệu sản xuất; số
lượng và chất lượng sức lao động và các điều kiện kinh tế xã hội khác để
kết hợp với tư liệu sản xuất và sức lao động.
Cơ chế tạo việc làm: cơ chế 3 bên, đòi hỏi sự tham gia tích cực của người
lao động, nhà nước và người sử dụng lao động sao cho cơ hội việc làm và
mong muốn được làm việc của người lao động gặp nhau trên thị trường
đúng lúc, đúng chỗ.
- Về phía người lao động: muốn tìm được việc làm phù hợp, có thu nhập
cao, đương nhiên phải có kế hoạch thực hiện và đầu tư cho phát triển sức
lao động của mình, có nghĩa là phải tự mình hoặc dựa vào các nguồn tài trợ
( từ gia đình, từ các tổ chức xã hội) để tham gia, phát triển, nắm vững một
nghề nghiệp nhất định.
- Về phía Nhà nước: tạo ra hành lang pháp lý, ban hành các luật lệ, chính
sách liên quan trực tiếp đến người lao động và người sử dụng lao động, tạo
môi trường pháp lý kết hợp sức lao động với tư liệu sản xuất là một bộ
phận cấu thành trong cơ chế tạo việc làm cho người lao động.
- Về phía người sử dụng lao động: cần có thông tin về thị trường đầu vào
và đầu ra để không chỉ tạo ra chỗ việc làm mà còn duy trì và phát triển chỗ
làm việc cho người lao động. Do đó, người sử dụng lao động cần có vốn để
mua hoặc thuê nhà xưởng; công nghệ, máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật
liệu, mua sức lao động để sản xuất ra sản phẩm. Hơn nữa, để mở rộng quy
mô sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất thì các chủ sử dụng lao động còn
cần có kinh nghiệm quản lý, biết vận dụng linh hoạt chính sách của nhà
nước trong lĩnh vực lao động, việc làm. Đồng thời đề ra các quy định phù
hợp, quản lý lao động một cách khoa học và nghệ thuật nhằm đạt được mục
12
tiêu của tổ chức và nâng cao sự thoả mãn của người lao động, khơi dậy
động lực lao động ở mỗi người.
2. Những yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm.
Điều kiện tự nhiên.
Điều kiện tự nhiên của một quốc gia, một vùng, một thành phố, một địa
phương đã có sẵn, ngoài ý muốn chủ quan của con người. Đó có thể là đất
đai, màu mỡ hay không màu mỡ, phù hợp với loại cây trồng nào; hay điều
kiện khí hậu, thuỷ văn thuận lợi hay bất lợi cho phát triển các loại cây
trồng, vật nuôi; các nguồn tài nguyên khoáng sản nhiều hay ít, địa hình
bằng phẳng hay không bằng phẳng, thuận lợi phát triển ngành sản xuất nào,
tạo ra bao nhiêu chỗ làm việc mới.....Trên thế giới có nhiều nước rất giàu
tài nguyên thiên nhiên, đất đai rộng lớn thuận lợi cho phát triển các ngành
sản xuất và thu hút lao động. Còn đối với những nước không được thiên
nhiên ưu đãi, đất đai chật hẹp, nghèo tài nguyên, họ có vốn, có công nghệ
kỹ thuật hiện đại, máy móc tiên tiến, phương pháp quản lý tiên tiến nên đã
tạo ra được nhiều việc làm mới và việc làm có chất lượng cao.
Dân số.
Dân số vừa là yếu tố của sản xuất, vừa là yếu tố của tiêu dùng. Xét trên
phương diện là yếu tố của tiêu dùng, các kết quả dân số: quy mô, cơ cấu,
phân bố, chất lượng dân số quy định quy mô, cơ cấu, chất lượng, sự phân
bố các ngành nghề, các lĩnh vực sản xuất của xã hội. Sản xuất cho ai; sản
xuất cái gì, khi nào, ở đâu, chất lượng sản phẩm hàng hoá ra sao...là do số
lượng, cơ cấu, chất lượng dân số quy định. Cụ thể:
- Quy mô dân số tăng, nhu cầu về lượng hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng
tăng lên. Để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng tăng lên đó đòi hỏi phải mở rộng
sản xuất, đa dạng hoá các ngành nghề hoạt động. Điều đó dẫn đến nhiều
13
ngành nghề mới ra đời, dẫn đến số chỗ làm việc mới cũng được tạo ra
nhiều hơn, cơ cấu việc làm cũng biến đổi theo.
- Cơ cấu dân số quyết định cơ cấu tiêu dùng. Mỗi độ tuổi, giới tính, ngành
nghề, tôn giáo, dân tộc.... đều có tâm lý, sở thích tiêu dùng khác nhau, nhu
cầu tiêu dùng về số lượng, chủng loại, chất lượng hàng hoá, dịch vụ cũng
khác nhau. Để thoả mãn đầy đủ nhu cầu tiêu dùng cho các đối tượng đó tất
yếu phải mở rộng, phát triển sản xuất, thay đổi cơ cấu sản xuất, đa dạng
chủng loại hàng hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm; thay đổi cơ cấu ngành
nghề. Nghĩa là số lượng việc làm được tạo ra nhiều hơn, phát triển đa dạng
hơn.
- Mức sinh tăng hay giảm cũng ảnh hưởng đến tạo việc làm. Mức sinh cao,
số trẻ em mới được sinh ra nhiều, nhu cầu tiêu dùng, đặc biệt là của trẻ em
tăng lên. Các khoản chi phí cho giáo dục, y tế, chăm sóc sức khoẻ và nhiều
lĩnh vực hoạt động khác đều tăng, các dịch vụ khác ăn theo cũng phát triển
hơn, cơ cấu việc làm thay đổi..Nghĩa là cùng với mức sinh tăng lên, nhiều
việc làm mới được tạo ra, quy mô, cơ cấu việc làm đa dạng hơn. Còn mức
sinh giảm nghĩa là số người già đông hơn, vì nhiều lý do mà họ phải gia
nhập trở lại thị trường lao động, áp lực về việc làm tăng lên, tạo việc làm
cho người già trở nên nan giải.
- Mức chết: sự biến đổi của mức chết cũng tác động đến vấn đề tạo việc
làm. Mức chết tăng lên, nhất là mức chết của dân cư trong độ tuổi lao động
cao dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực, nhiều chỗ việc làm không
có người đảm nhận. Hơn nữa khi mức chết tăng cao, số người chết trung
bình hàng năm nhiều lên, dịch vụ phục vụ tang lễ và nhiều hoạt động khác
đi kèm cũng thay đổi, cơ cấu việc làm cũng biến đổi theo. Mức chết giảm
xuống, nhất là mức chết của dân số trong độ tuổi lao động giảm, cung lao
động tăng lên tương đối, nhu cầu và áp lực việc làm tăng theo. Mức chết
14
giảm xuống, dân số có xu hướng già hoá, số người giá đông hơn, tuổi thọ
trung bình trong dân cư tăng lên....việc làm cho người già, các dịch vụ
chăm sóc người già cũng tăng theo.
- Di dân làm cho quy mô, cơ cấu, chất lượng và phân bố dân số ở vùng đi
và vùng đến thay đổi. Di dân thường xảy ra đối với những người đang
trong độ tuổi lao động sẽ dẫn đến cung lao động ở vùng đến tăng lên, ở
vùng đi giảm xuống. Cơ cấu dân số cũng thay đổi: ở vùng đến cơ cấu dân
số thường trẻ hơn, ở vùng đi cơ cấu dân số già đi. Từ đó dẫn đến nhu cầu
tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ sẽ thay đổi. Vùng đến nhu cầu tiêu dùng tăng
lên đòi hỏi phải mở rộng sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm. Nhiều ngành
nghề mới ra đời, tạo ra ra nhiều chỗ làm mới.
Cung lao động.
Cung cầu lao động có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Quy mô, cơ
cấu, phân bố và chất lượng lao động quy định quy mô, phân bố, cơ cấu và
chất lượng việc làm. Ở đâu và khi nào lao động được cung ứng lớn thì nơi
đó, khi đó việc làm được tạo ra nhiều hơn và ngược lại.
Cung lao động là nam hay nữ, già hay trẻ... đều tác động đến cơ cấu việc
làm. Bởi vì mỗi độ tuổi, giới tính khác nhau đều có những ưu thế riêng
trong lĩnh vực hoạt động, trong sản xuất kinh doanh. Nếu khai thác và sử
dụng hiệu quả thế mạnh từ khía cạnh tuổi và giới tính của người lao động
sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Khi cơ cấu lao động thay đổi, cơ cấu
các ngành nghề trong nền kinh tế quốc dân nói chung, nhiều lĩnh vực khác
nói riêng tất yếu phải có sự điều chỉnh cho phù hợp. Điều đó dẫn đến đặc
điểm hoạt động nghề nghiệp, tính chất của việc làm sẽ thay đổi.
Chất lượng lao động được đánh giá trên các mặt về sức khoẻ, trình độ,
phẩm chất. Vấn đề được nói đến nhiều khi đề cập đến chất lượng lao động
là trình độ của người lao động. Kinh tế ngày càng phát triển, khoa học kỹ
15
thuật ngày một tiên tiến, đòi hỏi người lao động phải có trình độ nhất định
đáp ứng yêu cầu công việc. Người lao động có trình độ càng cao thì cơ hội
tìm được việc làm càng dễ dàng. Hầu hết những người thất nghiệp chủ yếu
là những người có trình độ thấp, không đáp ứng được yêu cầu của những
công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. Do đó, người lao động
muốn kiếm được việc làm và nhất là việc làm có thu nhập cao phù hợp cần
phải có các thông tin thị trường lao động, biết các cơ hội việc làm và đặc
biệt là đầu tư vào vốn con người cả về thể lực và trí lực. Mỗi người lao
động cần tuỳ thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của mình, tranh thủ
các nguồn tài trợ để tham gia giáo dục, đào tạo, phát triển sức lao động
nhằm nâng cao kiến thức, nhận thức, kinh nghiệm. Đó cũng chính là điều
kiện cần thiết để duy trì việc làm, tạo cơ hội việc làm có thu nhập, nâng cao
vị thế bản thân mỗi người lao động.
Cơ chế, chính sách kinh tế - xã hội của nhà nước.
Cơ chế chính sách của chính phủ quốc gia, của chính quyền địa phương,
các quy định của chủ doanh nghiệp là nhóm nhân tố quan trọng tạo việc
làm cho người lao động. Trong mỗi thời kỳ khác nhau, chính phủ sẽ đề ra
những chính sách cụ thể, tạo hành lang pháp lý cho phát triển sản xuất, cải
thiện đời sống, mở rộng hoặc thu hẹp việc làm của ngành này hay ngành
khác, tạo môi trường để người sử dụng lao động và người lao động gặp
nhau. Chẳng hạn, chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần làm thay
đổi cơ cấu kinh tế, do đó cơ cấu lao động theo ngành kinh tế, theo vùng
cũng thay đổi.
Đảng ta đã xác định phương hướng cơ bản là: “ Nhà nước cùng toàn dân
ra sức đầu tư phát triển, thực hiện tốt kế hoạch và các chương trình kinh tế
xã hội. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi công dân mọi nhà đầu tư
mở mang ngành nghề, tạo việc làm cho người lao động. Mọi công dân đều
16
được tự do hành nghề, thuê mướn lao động theo pháp luật. Phát triển dịch
vụ việc làm, tiếp tục phân bố lại dân cư và lao động trên địa bàn cả nước,
tăng dân cư trên các địa bàn có tính chiến lược về kinh tế, an ninh, quốc
phòng. Mở rộng kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu lao động”.
Trong Bộ luật lao động của nước ta quy định: “Người lao động có quyền
làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và bất kỳ chỗ nào mà pháp
luật không cấm”(khoản 1, điều 16). Điều 13 ghi rõ: “Giải quyết việc làm,
bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm là
trách nhiệm của nhà nước, của các doanh nghiệp và toàn xã hội”.
II. Một số mô hình lý thuyết tạo việc làm.
1.Mô hình lựa chọn công nghệ phù hợp, khuyến khích giá, tạo việc làm.
Quan điểm cơ bản của mô hình khuyến khích giá cho rằng để sản xuất ra
một mức sản lượng mong muốn, các nhà sản xuất đứng trước hai lựa chọn
lớn: một là có nhiều mức giá khác nhau để mua vốn, lao động, nguyên vật
liệu...phải lựa chọn mức giá sao cho chi phí sản xuất là thấp nhất. Hai là để
tối ưu hoá lợi nhuận, các nhà sản xuất phải lựa chon công nghệ phù hợp
(công nghệ sử dụng nhiều vốn hay công nghệ sử dụng nhiều lao động ).
Nếu giá vốn cao hơn giá lao động thì nhà sản xuất sẽ lựa chọn công nghệ
sử dụng nhiều lao động. Ngược lại, nếu giá lao động tương đối cao thì nhà
sản xuất sẽ lựa chọn công nghệ sử dụng nhiều vốn.
Trong bối cảnh các nước đang phát triển thường có nguồn lao động dồi
dào, nhưng lại ít vốn thì các hãng chủ yếu sản xuất thiên về sử dụng nhiều
lao động. Do đó, các chính sách nhằm điều chỉnh giá cả thông qua việc hạ
thấp giá tương đối của lao động sẽ góp phần không chỉ tạo thêm nhiều việc
làm mà còn sử dụng tốt hơn các nguồn vốn khan hiếm nhờ áp dụng công
nghệ phù hợp.
17
2.Mô hình phát triển của Lewis.
Lewis đưa ra lý thuyết này trong việc giải thích về sự di chuyển lao động
từ nông nghiệp sang công nghiệp ở một nước vừa mới công nghiệp hoá.
Đây là mô hình phổ biến nhất trong tất cả các mô hình tạo việc làm có liên
hệ cụ thể với các nước đang phát triển. Tác giả cho rằng: “ một nền kinh tế
kém phát triển bao gồm hai khu vực: một là khu vực nông nghiệp tự cung,
tự cấp truyền thống, lao động dư thừa có năng suất bằng không hoặc rất
thấp; hai là khu vực công nghiệp thành thị hiện đại có năng suất cao mà lao
động khu vực nông nghiệp dần chuyển sang. Tăng sản lượng trong khu vực
hiện đại dẫn đến lao động di cư từ nông thôn ra thành thị và gia tăng công
ăn việc làm tại thành thị.
Mô hình này dựa trên ba giả định:
- Một là, tốc độ di chuyển lao động và tăng công ăn việc làm tỷ lệ thuận với
tốc độ tích luỹ vốn. Tốc độ tích luỹ vốn càng nhanh thì tốc độ tăng trưởng
tại khu vực hiện đại và tăng việc làm ở thành thị càng cao.
- Hai là, ở khu vực nông thôn thừa lao động, trong khi có sự toàn dụng lao
động ở thành thị.
- Ba là, mức lương thực tế ở thành thị sẽ không đổi cho đến khi nguồn cung
cấp lao động dư thừa ở khu vực nông thôn trở nên cạn kiệt.
3. Mô hình thu nhập dự kiến về sự di cư nông thôn – thành thị.(Harris-
Todaro)
Quá trình đô thị hoá diễn ra đồng thời với quá trình công nghiệp hoá. Do
đó, di dân từ nông thôn ra thành thị là xu hướng tất yếu khách quan của các
nước trong quá trình phát triển. Những người di cư so sánh mức thu nhập
dự kiến có được trong một khoảng thời gian nhất định ở thành thị với mức
thu nhập trung bình đang có ở nông thôn. Quyết định di cư sẽ được thực
hiện nếu thu nhập dự kiến cao hơn thu nhập thực tế. Thu nhập dự kiến thu
18
được của người lao động di chuyển tuỳ thuộc vào khả năng có thể kiếm
việc làm ở thành thị, mức lương ở thành thị, độ tuổi di cư. Todaro đề xuất
chính phủ giảm mức lương ở thành thị, xoá bỏ những méo mó về giá cả
của các nhân tố sản xuất, tăng cường việc làm ở nông thôn, áp dụng công
nghệ và chính sách phù hợp.
III. Sự cần thiết tạo việc làm cho người lao động.
Tạo việc làm có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển kinh tế. Vì sự phát
triển kinh tế phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng các nguồn lực như tài nguyên,
vốn, lao động, công nghệ, trong đó việc sử dụng lao động có vai trò quan
trọng và quyết định tới sự phát triển. Tạo việc làm cho người lao động nói
chung và người nông dân bị thu hồi đất nói riêng có vai trò quan trọng
không chỉ đối với xã hội mà còn đối với doanh nghiệp và bản thân người
lao động. Cụ thể là:
1. Đối với xã hội.
Công nghiệp hoá là xu hướng tất yếu của các quốc gia muốn nhanh chóng
thoát khỏi tình trạng kinh tế nông nghiệp lạc hậu, năng suất thấp, mức sống
thấp sang nền kinh tế công nghiệp, năng suất cao. Trong quá trình đó sẽ
dẫn dến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, và kéo theo chuyển dịch cơ cấu lao
động. Hoạt động sản xuất mới ra đời, hoạt động sản xuất cũ mất đi, thất
nghiệp phát sinh. Cho nên, tạo việc làm cho người lao động là cần thiết
nhằm giảm thất nghiệp, hạn chế sự di chuyển lao động từ nông thôn ra
thành thị, giảm gánh nặng cho các thành phố lớn trong vấn đề tạo việc làm.
Đồng thời, tạo việc làm góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, hạn chế
tiêu cực xã hội, góp phần xoá đói giảm nghèo và bình ổn xã hội. Tạo việc
làm cho người lao động là biện pháp trung tâm của mọi quốc gia, nó cho
phép giải quyết các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội.
19
2.Đối với doanh nghiệp.
Tạo việc làm là trách nhiệm của doanh nghiệp như trong điều 13 Bộ luật
lao động nước CHXHCN Việt Nam đã quy định. Tạo việc làm cho người
lao động chính là duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Người
lao động là một trong những yếu tố cấu thành nên doanh nghiệp, quyết định
sự thành bại của doanh nghiệp. Tạo việc làm đầy đủ cho người lao động sẽ
làm tăng thu nhập, sức mua cũng tăng lên, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Một doanh nghiệp không thể tồn tại chỉ với những cỗ máy mà nó phải được
vận hành bởi con người, có sự tác động của con người. Đặc biệt trong điều
kiện của nước ta hiện nay, các doanh nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp vừa
và nhỏ, vốn ít, sản xuất chủ yếu sử dụng nhiều lao động.
3. Đối với người lao động.
Tạo việc làm cho người lao động đáp ứng quyền lợi của người lao động,
quyền có việc làm và nghĩa vụ phải làm việc của người trong độ tuổi lao
động, có khả năng lao động như Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam đã ghi nhận.
Có việc làm đồng nghĩa với có thu nhập, từ đó nâng cao vị thế của người
lao động trong gia đình và xã hội. Nếu không có việc làm sẽ không có thu
nhập và không có điều kiện thoả mãn các nhu cầu chính đáng về vật chất
và tinh thần của người lao động, chất lượng cuộc sống giảm sút, nảy sinh
những hàng động, suy nghĩ tiêu cực, gia tăng các tệ nạn xã hội, kìm hãm sự
phát triển của đất nước.
Đối với người nông dân nói riêng: Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng
của người nông dân. Với nông dân, có đất coi như là đã sống vì ít nhất họ
cũng đủ cơm ăn từ những thửa ruộng của mình. Giờ đây, khi đất canh tác
20
của người nông dân bị quy hoạch làm khu công nghiệp khu đô thị làm cho
nông dân rơi vào tình trạng tư liệu sản xuất bị mất hoặc giảm đi. Ngoài việc
cày cấy ra, họ không biết làm gì. Không nghề nghiệp, không trình độ.
Người thì bỏ đi làm ăn xa, lao động trẻ bỏ đi cầu thực nơi xa, chỉ còn phụ
nữa, người già, trẻ nhỏ ở lại. Trong khi, họ là những người thường rất dễ bị
tổn thương trước sự chi phối của quy luật thị trường. Cùng với tâm lý lo sợ
rủi ro, lối tư duy “ăn chắc, mặc bền”, sản xuất nhỏ lẻ, manh mún càng làm
cho cơ hội tìm kiếm việc làm của người nông dân càng trở nên khó khăn.
Tình cảnh “ nghèo thì nghèo thêm, giàu thì giàu hơn” đang là tác nhân
chính khoét sâu thêm hố ngăn cách giàu nghèo giữa người giàu và người
nghèo, giữa nông thôn và thành thị. Do đó, tạo việc làm cho nông dân là rất
cần thiết, nhất là những nông dân bị mất đất canh tác. Nông dân là cái nền
của xã hội. Xã hội sẽ không yên nếu cái nền không yên. Mọi sự phát triển,
mọi bước đi sẽ trở nên chông chênh. Không thể đền bù với mức giá thấp
như hiện nay rồi bỏ mặc nông dân trong vòng xoáy của thất nghiệp. Điều
này liên quan đến một loạt các chính sách về giáo dục, đào tạo, đặc biệt đối
với thanh niên, bởi đây là lực lượng nòng cốt, là xương sống để phát triển
kinh tế nông thôn, duy trì bản sắc dân tộc. Nông thôn đang mất đi một lực
lượng lao động quan trọng, khiến cho sự phát triển kinh tế khu vực này bị
kìm hãm. Nếu đẩy mạnh công nghiệp hoá và đô thị hoá không gắn liền với
quyền lợi và công ăn việc làm của người dân nông thôn thì sẽ tạo ra sự mất
ổn định tại nông thôn và làm chậm tiến trình công nghiệp hoá. Việc làm
cho nông dân, hướng đi để phát triển nông thôn bền vững.
21
IV. Kinh nghiệm của một số nước châu Á trong vấn đề tạo việc làm cho
nông dân bị thu hồi đất.
1. Kinh nghiệm của Trung Quốc.
Theo quy luật phát triển của xã hội, công nghiệp hoá và đô thị hoá là sự
lựa chọn tất yếu của các quốc gia. Trung Quốc, nước đông dân nhất thế
giới, và cũng là nước có nền nông nghiệp phát triển mạnh. Trong những
năm gần đây, tiến trình đô thị hoá ở Trung Quốc diễn ra rất nhanh, nhưng
cũng đồng thời lấy đi nhiều diện tích đất nông nghiệp. Thống kê cho thấy,
khi tỷ lệ đô thị hoá nâng lên 1,5% thì nhu cầu sử dụng đất tăng lên 1%. Từ
năm 2000 đến năm 2005, diện tích đất canh tác của Trung Quốc bị thu hồi
đã lên đến 7,3 triệu ha. Do ruộng đất bị thu hồi thì hàng năm có hàng triệu
nông dân Trung Quốc mất đất, thất nghiệp; trung bình mỗi năm tăng thêm
từ 2,5 đến 3 triệu người. Theo tính toán cứ 2 mẫu đất bị thu hồi thì có 3
người nông dân thất thiệp. Vì vậy, sau khi bị thu hồi đất, vấn đề giải quyết
việc làm cho người nông dân trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.
- Tích cực phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp sẽ tạo điều kiện cho
người nông dân có việc làm là chính sách lâu dài mà Trung Quốc đang tập
trung giải quyết. Các địa phương ở Trung Quốc đã có nhiều cách làm khác
nhau để giải quyết vấn đề này như:
- Thành lập quỹ đào tạo, bồi dưỡng nghề cho những nông dân bị thu hồi
đất; khuyến khích các đơn vị ưu tiên sắp xếp công ăn việc làm cho người
nông dân bị thu hồi đất; khuyến khích nông dân lập nghiệp, tạo điều kiện
cho các hộ nông dân bị thu hồi đất vào thành phố mở doanh nghiệp và
được hưởng các chính sách ưu đãi như các đối tượng thất nghiệp ở thành
phố.
- Áp dụng chính sách hỗ trợ bảo hiểm xã hội cho người nông dân bị thu
hồi đất. Tất cả các đơn vị tuyển dụng người nông dân bị thu hồi đất vào
22
làm việc phải ký hợp đồng lao động cho những người này từ 3 năm trở lên,
mức lương hàng tháng không thấp hơn 120% mức lương tối thiểu của địa
phương.
2. Kinh nghiệm của Thái Lan.
Trong những năm gần đây diện tích đất nông nghiệp của Thái Lan đang
giảm dần do tốc độ công nghiệp hoá, sự mở rộng các khu công nghiệp, giải
trí, khu đô thị, kém theo hiện tượng lơ là trong việc áp dụng các kỹ thuật
canh tác mới theo phương châm bền vững khiến đất canh tác bị rửa trôi, xói
mòn hoặc nhiễm mặn. Điều đó khiến người nông dân không mặn mà với
nghề nông, bỏ lại ruộng vườn đến những thành phố lớn kiếm việc, tạo áp
lực việc làm tại các thành phố lớn. Vậy Thái Lan đã giải quyết vấn đề này
như thế nào?
- Bên cạnh những chính sách khuyến khích và hỗ trợ nông dân thì vấn đề
liên quan đến “tính mềm” như đào tạo kỹ thuật, nâng cao nhận thức của
người nông dân được coi trọng hướng đến. Nhiều trường đại học, cao đẳng,
trung học và các khoá học tại chỗ về kỹ thuật canh tác, chuyển giao công
nghệ được mở rộng với nhiều ưu đãi nhằm thu hút và nâng cao trình độ
nguồn nhân lực nông thôn.
- Tăng cường công tác bảo hiểm xã hội cho nông dân, giảm rủi ro trong
sản xuất nông nghiệp cho người nông dân, xoá bỏ thuế nông nghiệp.
- Triển khai chương trình điện khí hoá nông thôn, xây dựng hệ thống
thuỷ lợi bảo đảm tưới tiêu.
- Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cải tạo đất trồng, cải tạo những vùng
đất thoái hoá, khô cằn nâng cao độ màu mỡ cho đất. Điều này giúp tăng
diện tích đất canh tác cho nông dân, góp phần sử dụng hiệu quả quỹ đất.
23
3. Kinh nghiệm của Nhật Bản.
Với diện tích đất canh tác có hạn, dân số đông, đơn vị sản xuất nông
nghiệp chính tại Nhật Bản vẫn là những hộ gia đình nhỏ, mang đậm tính
chất của một nền văn hoá lúa nước. Nhật Bản đã có một số biện pháp phát
triển khôn khéo và có hiệu quả sau:
- Nhật Bản đã chú trọng phát triển, xây dựng, hoàn thiện kết cấu hạ tầng,
hệ thống năng lượng và thông tin liên lạc.
- Phân bổ các ngành công nghiệp chế biến dùng sản phẩm của nông
nghiệp làm nguyên liệu trên địa bàn nông thôn.
- Chính phủ Nhật Bản thường xuyên có chính sách trợ giá nông sản cho
các vùng nông nghiệp mũi nhọn. Từ đó tạo việc làm cho nông dân, ngăn
chặn làn sóng lao động rời bỏ nông thôn ra thành thị.
24
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TẠO VIỆC LÀM CHO
NÔNG DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM
I. Đặc điểm huyện Gia Lâm.
1.Điều kiện tự nhiên.
Sau khi quận Long Biên được thành lập năm 2003, diện tích tự nhiên của
huyện là 114,7299 km2 với dân số hiện tại là 209.676 người. Mật độ dân
số bình quân 1800 người/km2, đứng thứ 3 trong số các huyện ngoại thành.
- Vị trí địa lý: Gia Lâm là 1 huyện ngoại thành nằm phía Đông Bắc Hà Nội.
Hiện nay, huyện có 22 đơn vị hành chính gồm 20 xã và 2 thị trấn: xã Cổ Bi,
Văn Đức, Kim Lan, Ninh Hiệp, Dương Xá, Yên Viên, Đình Xuyên, Đông
Dư, Lệ Chi, Đặng Xá, Trung Mầu, Dương Quang, Phú Thị, Kim Sơn, Kiêu
Kỵ, Đa Tốn, Phù Đổng, Dương Hà, Yên Thường, Bát Tràng, thị trấn Yên
Viên, thị trấn Trâu Quỳ. Phía Bắc giáp huyện Đông Anh và tỉnh Bắc Ninh;
phía Đông giáp tỉnh Hưng Yên; phía Tây giáp quận Long Biên, Tây Nam
giáp quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì.
- Khí hậu: Gia Lâm nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng nên chịu ảnh
hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, với 4 mùa trong năm: xuân, hạ, thu,
đông. Trong đó, mùa hè nóng, mưa nhiều; mùa đông lạnh, mưa ít. Nhiệt độ
trung bình năm khoảng 23,4 độ C. Độ ẩm trung bình năm khoảng 85%.
Lượng mưa từ 1600-1800 mm/năm thuận lợi cho việc chăn nuôi, trồng trọt
quanh năm.
- Địa hình: tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình là 16 m so với mặt
nước biển.
- Giao thông: huyện Gia Lâm có điều kiện giao thông thuận lợi với tuyến
quốc lộ 5A chạy qua và có ga Phú Thuỵ tạo điều kiện thuận lợi cho việc
giao lưu kinh tế, thương mại, trao đổi, giao lưu văn hoá với các vùng lân
cận.
25
- Đất đai: Theo số liệu thống kê của bộ Tài nguyên và Môi trường năm
2005, tổng diện tích tự nhiên của huyện Gia Lâm là 11472,98 ha. Trong đó,
diện tích đất nông nghiệp là 6437,60 ha bao gồm đất sản xuất nông nghiệp
(6165,57 ha), đất lâm nghiệp (51,34 ha), đất nuôi trồng thuỷ sản (171,93
ha), đất nông nghiệp khác ( 48,76 ha); diện tích đất phi nông nghiệp là
4853,67 ha; diện tích đất chưa sử dụng là 187,71 ha.
Bảng 1 . Diện tích đất của các xã, thị trấn thuộc huyện Gia Lâm.
STT Đơn vị
Diện tích đất ( ha )
Đất nông
nghiệp
Đất phi
nông
nghiệp
Đất
chưa
sử
dụng Tổng
1 Thị trấn Yên Viên 0 100,43 1,22 101,65
2 Xã Yên Thường 574,02 285,20 2,93 862,15
3 Xã Yên Viên 140,19 206,19 14,70 361,08
4 Xã Ninh Hiệp 263,42 225,09 0,35 488,86
5 Xã Đình Xuyên 183,14 128,09 3,28 314,51
6 Xã Dương Hà 135,14 130,47 1,81 267,42
7 Xã Phù Đổng 687,02 394,60 84,03 1165,65
8 Xã Trung Mầu 222,97 205,23 0 428,20
9 Xã Lệ Chi 437,79 366,99 5,33 810,11
10 Xã Cổ Bi 261,97 230,94 10 502,91
11 Xã Đặng Xá 321,59 258,24 7,37 587,20
12 Xã Phú Thị 322,42 143,84 4,01 470,27
13 Xã Kim Sơn 392,69 236,63 0,66 629,98
14 Thị trấn Trâu Quỳ 382,75 342,03 0 724,78
26
15 Xã Dương Quang 358,62 169,06 0,99 528,67
316 Xã Dương Xá 278,32 205,33 4,02 487,67
17 Xã Đông Dư 210,39 143,22 0 353,61
18 Xã Đa Tốn 472,67 243,38 0 716,05
19 Xã Kiêu Kỵ 300,38 256,18 4,46 561,02
20 Xã Bát Tràng 21,02 142,48 0,53 164,03
21 Xã Kim Lan 118,47 161,06 12,4 291,93
22 Xã Văn Đức 352,62 278,99 23,62 655,23
Tổng 6437,60 4853,67 181,71 11472,98
Nguồn: Thống kê, kiểm kê diện tích đất huyện Gia Lâm theo đơn vị hành
chính. Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2004/TT-BTNMT ngày
01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bảng 2. Diện tích các loại đất nông nghiệp của huyện Gia Lâm.
STT Loại đất nông nghiệp
Diện tích
(ha)
1 Đất sản xuất nông nghiệp 6165,57
1.1.Đất trồng cây hàng
năm
1.1.1.Đất trồng lúa
1.1.2.Đất cỏ dùng trong
chăn nuôi
1.1.3.Đất trông cây hàng
năm khác
6017,08
4095,61
79,26
1842,21
1.2.Đất trồng cây lâu năm 148,48
2 Đất lâm nghiệp 51,34
3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 171,93
4 Đất nông nghiệp khác 48,76
Nguồn: Thống kê, kiểm kê diện tích đất huyện Gia Lâm theo đơn vị hành
chính. Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2004/TT-BTNMT ngày
01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
27
Trong một vài năm gần đây, diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện
giảm dần. Do đất bị thu hồi để phục vụ các dự án xây dựng các khu công
nghiệp, khu đô thị, các cụm làng nghề. Trên địa bàn huyện có 12 xã - thị
trấn bị thu hồi đất với tổng diện tích đất bị thu hồi là 2.869.972 m2 bằng
tương đương với 4,46% diện tích đất nông nghiệp toàn huyện. Bình quân
mỗi hộ bị thu hồi 517,3 m2. Trong đó, một số xã có diện tích đất bị thu hồi
tương đối lớn như xã Dương Xá, Lệ Chi, Trâu Quỳ, Ninh Hiệp.
Bảng 3. Diện tích và số hộ bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn
huyện Gia Lâm từ năm 2006 đến 2008.
STT ĐƠN VỊ
Số hộ
bị thu
hồi
(hộ)
Số
khẩu
(người)
Số người
trong độ
tuổi lao
động
(người)
Diện tích
bị thu hồi
( m2)
1 Xã Phú Thị 265 1.100 608 202.200
2 Xã Dương Xá 636 2.380 1.730 400.000
3 Xã Cổ Bi 320 1.162 744 129.957
4 TT Trâu Quỳ 700 2.443 1.189 233.533
5 Xã Đặng Xá 900 3.917 1.378 275.513
6 Xã Kiêu Kỵ 552 2.019 1.211 267.000
7 Xã Yên Thường 100 461 290 24.453
8 Xã Lệ Chi 405 1.523 818 640.000
9 Xã Trung Mầu 300 1.082 590 50.000
10 Xã Phù Đổng 167 669 316 24.300
28
11 Xã Ninh Hiệp 1.100 5.001 2.699 636.313
12 Xã Bát Tràng 103 402 278 157.143
Tổng cộng 5.548 22.159 11.851 2.869.972
Nguồn: Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Gia Lâm: Bảng
tổng hợp diện tích và số hộ bị thu hồi đất nông nghiệp các xã - thị trấn thuộc
huyện Gia Lâm.
- Làng nghề: Một số làng nghề tại huyện Gia Lâm: Bát Tràng ( sản xuất
gốm sứ); Kiêu Kỵ ( dát bạc, sơn son thếp vàng ); Ninh Hiệp ( trồng và kinh
doanh thuốc bắc, buôn bán vải vóc). Hiện nay, làng Bát Tràng vẫn duy trì
sản xuất mặt hàng gốm sứ với hơn 500 hộ gia đình sản xuất, hơn 50 doanh
nghiệp kinh doanh hàng gốm sứ, thu hút trên 10.000 người/ngày; doanh thu
đạt 283 tỷ/năm. Nghề trồng và kinh doanh thuốc bắc ở Ninh Hiệp đã bị mai
một, còn 1 xóm duy nhất làm nghề này, những xóm khác đã chuyển sang
buôn bán vải vóc. Cũng trong tình cảnh như ở Ninh Hiệp, xã Kiêu Kỵ còn
khoảng trên dưới 20 hộ duy trì nghề làm quỳ vàng, nhiều hộ chuyển sang
nghề may da và giả da với trên 300 hộ chuyên sản xuất TTCN quy mô nhỏ,
thu hút 1.035 lao động chuyên và 3.106 lao động thời vụ.
2. Đặc điểm kinh tế, xã hội.
Quán triệt Nghị quyết 15/NQ-TW của Bộ chính trị về phương hướng phát
triển Thủ đô, Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XIV,
Chương trình 05-Ctr/TU của Thành uỷ Hà Nội về phát triển kinh tế ngoại
thành và từng bước hiện đại hoá nông thôn giai đoạn 2006-2010, chính
quyền huyện đã chỉ đạo xây dựng, phát triển kinh tế toàn diện. Trong
những năm qua, kinh tế Gia Lâm đã có những bước phát triển vượt bậc:
- Giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu tăng bình quân 14,1%/năm;
trong đó công nghiệp-xây dựng cơ bản tăng 17,5%; thương mại dịch vụ
29
tăng 15,1%; nông nghiệp tăng 4,0%. Trong nông nghiệp: trồng trọt tăng
bình quân 1,5%; chăn nuôi tăng 5,6%.
Bảng 4. Giá trị sản xuất các ngành của huyện Gia Lâm (2005-2008)
Đơn vị: tỷ đồng.
STT Ngành 2005 2006 2007 2008
1 CN-XDCB 102,82 120,3 141,36 166,81
2 Nông nghiệp 48,22 50,49 52,77 55,41
3 Dich vụ 51,58 59,63 68,88 79,42
Nguồn: Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Gia Lâm: Báo cáo
đánh giá kết quả thực hiện các đề án phát triển kinh tế huyện Gia Lâm.
- Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng giá trị
ngành công nghiệp, dịch vụ; giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp: năm 2005
CN-XDCB 53,3%; nông lâm thuỷ sản 23,4%; thương mại dịch vụ 23,1%.
Đến năm 2008 tỷ trọng tương ứng là 55,3% - 18,37% - 26,33%. Công
nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh mẽ, các doanh nghiệp tăng
nhanh cả về số lượng và quy mô. Hiện tại, trên địa bàn huyện có 118 doanh
nghiệp công nghiệp, 4 HTX công nghiệp, 16 HTX phi nông nghiệp, gần
3.000 hộ sản xuất cá thể, 6 cụm công nghiệp đã và đang hình thành.
Bảng 5. Cơ cấu kinh tế huyện Gia Lâm ( 2005-2008)
Đơn vị: %
STT Cơ cấu kinh tế 2005 2006 2007 2008
1 CN-XDCB 53,5 54,14 54,76 55,3
2 Nông nghiệp 23,4 22,38 20,2 18,37
3 Dịch vụ 23,1 23,48 25,04 26,33
4 Tổng 100 100 100 100
Nguồn: Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Gia Lâm: Báo cáo
đánh giá kết quả thực hiện các đề án phát triển kinh tế huyện Gia Lâm.
30
- Hàng năm giải quyết việc làm cho khoảng 7.500 người; các trường, trung
tâm và cơ sở dạy nghề đã đào tạo 2.545 người mỗi năm; giảm 626 hộ
nghèo. Hàng tháng trợ cấp từ nguồn ngân sách địa phương cho 2.294 người
là người cao tuổi, người nghèo tàn tật, ốm đau, trẻ mồ côi…100% xã, thị
trấn có trạm y tế đạt chuẩn; 22 trường học đạt chuẩn quốc gia.
3. Đặc điểm dân số, lao động.
Hiện nay trên địa bàn huyện có 50.960 hộ với 209.685 nhân khẩu. Tốc độ
tăng dân số bình quân 2,67%/năm ( trong đó tỷ lệ tăng cơ học là 1,85%; tỷ
lệ tăng tự nhiên là 1,65%). Với 70% dân số làm nông nghiệp.
- Số người trong độ tuổi lao động là 114.588 người, trong đó có việc làm là
96.272 người; không có việc làm là 7.508 người. Số lao động đang làm
việc theo ngành kinh tế: công nghiệp, xây dựng là 25.076 người, nông
nghiệp là 48.085 người, dịch vụ là 23.111 người. Số lao động đang làm
việc theo thành phần kinh tế: khu vực nhà nước là 12.374 người; tập thể là
11.974 người; tư nhân là 61.074 người; liên doanh với nước ngoài là 8.876
người.
31
Bảng 6. Tình hình dân số, lao động, việc làm trên địa bàn huyện Gia Lâm.
STT Xã - thị trấn
Số hộ
( hộ)
Số
nhân
khẩu
(người)
Số người trong
độ tuổi lao động
(người)
Tình trạng
việc làm của
những người
trong độ tuổi
lao động
( người)
Số lao động đang làm
việc theo ngành kinh tế
( người)
Số lao động đang làm việc theo
thành phần kinh tế
( người)
Tổng
số
Số có
khả
năng
lao
động
Có
việc
làm
không
có
việc
làm
Công
nghiệp,
xây
dựng
Nông
nghiệp
Dịch
vụ
Khu
vực
nhà
nước
Tập
thể
Tư
nhân
Ld với
nước
ngoài
1 Cổ Bi 1862 6767 4333 4194 3916 278 1380 1992 544 1098 1447 657 714
2 Văn Đức 1910 6930 4216 4161 4074 87 543 3336 195 137 104 3692 141
3 Kim Lan 1266 5207 3325 3183 3183 0 1061 1827 295 170 59 2935 19
4 Ninh Hiệp 3434 15615 8430 8205 8166 39 791 1831 5544 350 123 7656 37
5 Dương Xá 2204 8250 5997 5714 5262 452 2074 2141 1047 1230 1123 1921 988
6 Yên Viên 2540 12230 6218 6056 5474 582 1738 2041 1695 1678 1488 2183 125
32
7 Đình Xuyên 2123 8871 5498 5302 4780 522 999 2456 1325 920 132 3666 62
8 Đông Dư 1196 4284 2820 2766 2494 272 355 1728 411 366 98 1901 129
9 Lệ Chi 2193 10141 5448 5203 4733 470 1175 3235 323 840 1227 2415 251
10 Đặng Xá 2095 9119 3209 3127 2420 707 569 1537 314 268 366 1464 322
11 Trung Mầu 1308 5413 2954 2882 2533 349 132 1437 964 160 149 1542 682
12 Dương Quang 2644 10921 10021 6749 6367 382 674 5567 126 328 707 4110 1222
13 Phú Thị 1752 7278 4025 3404 3126 278 453 2536 137 524 56 2496 50
14 Kim Sơn 2754 10847 6842 6249 5890 359 1484 3834 572 481 325 3881 1203
15 Kiêu Kỵ 2915 10662 1979 1904 1754 150 603 1024 127 286 978 415 75
16 Đa Tốn 2684 11606 7303 6649 6214 435 913 4065 1236 538 351 4088 1237
17 Phù Đổng 3137 12565 5929 5497 5199 298 2724 1862 613 554 614 3087 944
18 Dương Hà 1584 5943 3015 2825 2547 278 728 1473 346 408 872 1203 64
19 Yên Thường 3345 15437 4257 3914 3754 160 774 2183 797 243 1052 2356 103
20 Bát Tràng 1660 6487 4495 4255 4038 217 2539 2 1497 205 22 3788 23
21 TT Yên Viên 2811 12743 8256 6583 5708 875 2131 15 3562 325 213 4928 242
22 TT Trâu Quỳ 3543 12369 6018 4958 4640 318 1236 1963 1441 1265 468 690 243
Cộng 50960 209685 114588 103780 96272 7508 25076 48085 23111 12374 11974 61074 8876
33
Nguồn: Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Gia Lâm: Biểu ghi chép về lao động ở xã, thị trấn.
34
- Số người bước vào độ tuổi lao động hàng năm khoảng 4.000 - 4.500
người. Số người trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, trung học
chuyên nghiệp, dạy nghề là 2.500 người. Nguồn lao động trẻ, phân bố
không đều, tập trung chủ yếu ở những thị trấn, các khu công nghiệp và các
vùng ven thị trấn chiếm 60%, ở nông thôn chiếm 40%.
- Về chất lượng lao động: tỷ lệ lao động qua đào tạo ở ngành công
nghiệp là 75,15%; ngành dịch vụ là 25,5%; nông nghiệp chỉ có 3%.
- Đối với những lao động trong các hộ bị thu hồi đất nông nghiệp: Theo
bảng 4, việc thu hồi đất nông nghiệp trong những năm gần đây ở huyện đã
gây ảnh hưởng đến 5.548 hộ dân với 11.851 người trong độ tuổi lao động.
Trong đó, số người trong độ tuổi lao động cần giải quyết việc làm là 4.293
người bằng 36,22 % tổng số người trong độ tuổi lao động. Đặc điểm của
những lao động này là:
+ Về tuổi: 1.844 người trong nhóm 15-30 tuổi chiếm 42,95%; 1.468 người
trong độ tuổi từ 30-45 chiếm 34,2%; còn lại 981 người trong nhóm 45-60
tuổi chiếm 22,85%. Đây là những lao động trẻ, phần lớn trong độ tuổi sung
sức, lại là lao động chính trong gia đình.
+ Về giới tính: số nam và nữ tương đương nhau, không có sự chênh lệch
lớn. Số nam là 2.169 chiếm 50,52%, số nữ là 2.124 chiếm 49,48%. Số nam
nhiều hơn số nữ sẽ ảnh hưởng đến vấn đề tạo việc làm sau này.
+ Về trình độ văn hoá: 1.797 người tốt nghiệp tiểu học ( 41,85%); 1.466
người tốt nghiệp trung học cơ sở ( 34,15%); 1.030 người tốt nghiệp PTTH
(24%). Nhìn chung, trình độ văn hóa của những lao động cần giải quyết
việc làm thuộc những hộ mất đất còn thấp. Số người tốt nghiệp tiểu học và
trung học cơ sở chủ yếu nằm trong nhóm 30-45 tuổi và 45-60 tuổi.
+ Về nghề nghiệp: Trước khi bị thu hồi đất, những lao động này làm ruộng
và chăn nuôi. Trồng lúa vẫn là công việc chiếm tỷ trọng thời gian cao nhất,
35
trung bình một lao động dành khoảng 75% thời gian để làm việc trên ruộng
lúa, 7% dành cho trồng trọt các loại cây hoa màu khác, 21% dành cho chăn
nuôi. Ngoài thời vụ, phần lớn họ chuyển sang các lao động phổ thông khác
như gia công thêm một số mặt hàng thủ công truyền thống; bán buôn, bán
lẻ các mặt hàng rau quả, lương thực, thực phẩm; chuyên chở vật liệu xây
dựng, phụ việc ở các công trình xây dựng… Sau khi mất đất, đa số lao
động không có việc làm, nếu có thì chỉ là những công việc tạm thời thu
nhập không cao, không ổn định, cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Do đó, họ
rất cần những chính sách, biện pháp từ phía chính quyền các xã, thị trấn;
chính quyền huyện và thành phố để có thể có việc làm mới, ổn định cuộc
sống.
36
Bảng 7. Số người trong độ tuổi lao động bị thu hồi đất nông nghiệp cần giải quyết việc làm.
STT Xã - thị trấn
Tổng
số
(người)
Tiêu chí đánh giá
Tuổi Giới Trình độ văn hoá
15-30 30-45 45-60 Nam Nữ
Tốt
nghiệp
tiểu
học
Tốt
nghiệp
trung
học cơ
sở
Tốt
nghiệp
PTTH
1 Cổ Bi 364 180 127 57 202 162 149 118 97
2 Ninh Hiệp 270 82 105 83 143 127 113 92 65
3 Dương Xá 302 166 80 56 145 157 126 104 72
4 Lệ Chi 321 145 96 80 167 154 132 112 77
5 Đặng Xá 827 372 289 166 426 401 347 287 193
6 Trung Mầu 480 192 178 110 236 244 206 153 121
7 Phú Thị 420 155 121 144 201 219 176 142 102
8 Kiêu Kỵ 470 211 178 81 228 242 188 167 115
9 Phù Đổng 160 72 56 32 84 76 68 54 38
37
10 Yên Thường 150 64 55 31 73 77 62 49 39
11 Bát Tràng 208 83 58 67 107 101 89 73 46
12 Trâu Quỳ 321 122 125 74 157 164 141 115 65
Cộng 4.293 1.844 1.468 981 2.169 2.124 1.797 1.466 1.030
Nguồn: UBND huyện Gia Lâm, Phòng lao động, thương binh và xã hội: Kết quả tổng hợp nhu cầu việc làm và nhu cầu
học nghề của lao động nông thôn vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất huyện Gia Lâm.
38
II. Phân tích thực trạng tạo việc làm cho nông dân sau khi bị thu hồi đất.
Trước tình trạng đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, người nông dân
không có việc làm, đời sống gặp nhiều khó khăn. Chính quyền huyện Gia
Lâm đã phối hợp với chính quyền các xã, thôn; các doanh nghiệp cùng với
người dân thuộc diện bị thu hồi đất giải quyết vấn đề này. Trong những
năm qua, huyện Gia Lâm đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm tạo việc làm
cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp. Bước đầu đã đạt được một số kết
quả như sau:
1. Số lượng.
- Số người có việc làm mới sau khi bị thu hồi đất là 2.746 người bằng
63,96% số người trong độ tuổi lao động có nhu cầu tìm việc làm. Bình
quân mỗi xã có 229 lao động được giải quyết việc làm. Trong đó số người
có công việc ổn định là 2.216 người bằng 80,7%; công việc tạm thời là 530
người bằng 19,3%.
Bảng 8. Kết quả giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất
nông nghiệp ở huyện Gia Lâm.
Đơn vị: người.
STT Xã - thị trấn
Kết quả giải quyết việc làm
Tổng
số
Công việc ổn định
Công
việc
tạm
thời
khu
vực
nhà
nước XKLĐ
khu vực ngoài nhà
nước
HTX
Công
ty
TNHH
Công
ty LD
1 Cổ Bi 218 22 7 30 102 28 29
2 Ninh Hiệp 180 0 0 5 143 0 32
39
3 Dương Xá 213 42 4 64 25 17 61
4 Lệ Chi 142 0 5 28 71 15 23
5 Đặng Xá 425 38 8 108 171 43 57
6 Trung Mầu 279 0 0 80 70 67 62
7 Phú Thị 278 0 0 67 77 70 64
8 Kiêu Kỵ 350 17 20 52 89 96 76
9 Phù Đổng 126 37 1 22 32 30 4
10 Yên Thường 115 35 0 20 30 15 15
11 Bát Tràng 153 0 0 45 50 15 43
12 TT Trâu Quỳ 267 28 4 0 69 102 64
Cộng 2.746 219 49 521 929 498 530
Nguồn: Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Gia Lâm. Kết quả
giải quyết việc làm cho lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở
huyện Gia Lâm.
2. Cơ cấu việc làm mới.
2.1. Cơ cấu theo tuổi và giới tính.
2.1.1. Cơ cấu theo tuổi.
Do đặc điểm lao động trong những hộ bị thu hồi đất chủ yếu thuộc nhóm
từ 15-30 tuổi và từ 30-45 tuổi, nên huyện cũng đã tập trung giải quyết việc
làm cho nhóm đối tượng này.
Bảng 9. Kết quả giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất theo
tuổi.
STT Tuổi số người Tỷ lệ (%)
1 15-19 328 11,94
2 20-29 755 27,49
40
3 30-39 717 26,11
4 40-49 516 18,79
5 50-60 430 15,67
6 Tổng cộng 2.746 100
Nguồn: Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Gia Lâm: Kết quả
điều tra lao động có nghề trên địa bàn huyện Gia Lâm.
Nhìn vào bảng 9, nhóm tuổi được tạo nhiều việc làm là nhóm từ 20 đến 39
tuổi với 1800 người, chiếm 65,54%. Ở nhóm tuổi này, khả năng tiếp thu
kiến thức khoa học kỹ thuật vẫn còn khá cao. Cho nên đào tạo nghề cho
nhóm lao động này sẽ đem lại hiệu quả. UBND huyện đã tổ chức thực hiện
chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn vùng chuyển đổi mục đích
sử dụng đất. Từ năm 2006 đến 2008 trung tâm dạy nghề của huyện đã có
876 lao động được đào tạo nghề như: may công nghiệp, nấu ăn, cơ khí,
hàn, sửa chữa xe máy, điện dân dụng…Trong đó:
- Nghề may: 95 người.
- Nghề sửa chữa xe máy: 274 người.
- Nghề nấu ăn : 219 người.
- Nghề cơ khí : 288 người.
Bảng 10. Tổng hợp kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn
vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất huyện Gia Lâm.
STT Xã - thị trấn
Nghề đào tạo
Hình thức
đào tạo
Nghề
may
Sửa chữa xe
máy
Cơ
khí
Nấu
ăn
Ngắn
hạn
Dài
hạn
1 Cổ Bi 6 17 19 15 39 18
2 Ninh Hiệp 0 0 0 0 0 0
41
3 Dương Xá 8 22 23 15 46 21
4 Lệ Chi 11 30 32 30 71 32
5 Đặng Xá 11 30 32 25 71 29
6 Trung Mầu 11 30 32 25 71 29
7 Phú Thị 11 35 36 25 75 32
8 Kiêu Kỵ 6 13 16 10 32 14
9 Phù Đổng 11 35 36 25 75 32
10 Yên Thường 8 22 23 20 50 21
11 Bát Tràng 4 13 13 10 28 11
12 TT Trâu Quỳ 8 27 26 19 57 22
Cộng 95 274 288 219 615 261
Nguồn: Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Gia Lâm: Kết quả
điều tra lao động có nghề trên địa bàn huyện Gia Lâm.
Hình thức đào tạo có thể là ngắn hạn hoặc dài hạn. Trong số 876 người
được đào tạo, có 615 người đào tạo theo hình thức ngắn hạn chiếm 70,2%;
261 người đào tạo dài hạn chiếm 29,8%. Những nghề này cũng gắn liền với
nhu cầu của lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đồng thời gắn
liền với sản xuất của doanh nghiệp tại các khu công nghiệp. Trong quá trình
đào tạo, Chính quyền huyện đã hỗ trợ trực tiếp cho người lao động nông
nghiệp tham gia đào tạo nghề với thời gian và mức kinh phí hỗ trợ như sau:
Bảng 11. Thời gian hỗ trợ kinh phí và mức kinh phí hỗ trợ dạy nghề.
STT Nghề đào tạo
Thời gian hỗ
trợ ( tháng)
Kinh phí hỗ
trợ (đồng/học
viên/khoá
học)
42
1 Nghề may 5 1.500.000
2 Nghề sửa chữa xe máy 5 1.500.000
3 Nghề nấu ăn 5 1.500.000
4 Nghề cơ khí 5 1.500.000
Nguồn: Phụ lục: Thời gian hỗ trợ kinh phí và mức kinh phí hỗ trợ dạy nghề
theo nghề ( Kèm theo Quyết định số 3486/QĐ-UBND ngày 05/09/2007 của
UBND thành phố Hà Nội).
Mức hỗ trợ cho mỗi học viên là 300.000 đồng/học viên/tháng. Sau khi học
nghề, bồi dưỡng tay nghề, nhiều người đã tự tạo được việc làm, lập cơ sở
sản xuất, hoặc vào làm trong các khu công nghiệp.
Mặt khác, các doanh nghiệp được phép xây dựng trên diện tích đất bị thu
hồi cũng đã có cam kết ưu tiên cho con em những hộ dân có đất bị thu hồi
vào làm trong doanh nghiệp. Mặt hàng sản xuất của doanh nghiệp chủ yếu
là đòi hỏi phải có sức khoẻ như sản xuất bao bì, lắp ráp xe máy, may da,
sản xuất gốm sứ…nên việc làm tạo ra cho nhóm đối tượng từ 15-39 tuổi
nhiều hơn.
Trong khi đó, nhóm từ 40 tuổi trở lên, việc làm tạo ra giảm dần với 946
lao động bằng 34,45%. Do khả năng tiếp thu giảm dần theo tuổi tác, nên
việc học nghề hay vào làm trong các khu công nghiệp gặp nhiều khó khăn.
Đây chủ yếu là những lao động thuần nông, trình độ văn hoá không cao.
Ngoài làm ruộng, họ không đáp ứng được những công việc yêu cầu trình
độ cao. Để giải quyết việc làm cho những người này, chính quyền các cấp
đã tiến hành một số biện pháp như: đưa nhóm đối tượng này vào các HTX
nông nghiệp (521 người), tạo điều kiện cho họ được làm việc trong các
doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, cấp một phần đất sát với
khu công nghiệp để người dân có thể tổ chức các hoạt động dịch vụ như
43
buôn bán hàng hoá phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày, dịch vụ ăn uống,
sửa chữa phương tiện…Ngoài ra, họ đã được tham dự lớp đào tạo nghề
nông; được học các phương pháp trồng rau an toàn, nuôi thuỷ sản, chăn
nuôi gia súc, gia cầm, công tác thú y và trồng cây ăn quả góp phần giải
quyết tình trạng thiếu việc làm do bị thu hồi đất nông nghiệp phục vụ cho
xây dựng công trình giao thông và khu công nghiệp.
2.1.2. Cơ cấu theo giới tính.
Bảng 7, số nam có nhu cầu giải quyết việc làm là 2.169 người, số nữ là
2.124 người. Số lao động nam có việc làm mới là 1.829 người chiếm
66,6%; số lao động nữ là 917 người chiếm 33,4%. Số lao động nữ được
giải quyết việc làm còn khá ít. Đây là một thực trạng đáng buồn. Vì hiện
nay lao động nữ ở nông thôn nói chung và lao động nữ thuộc hộ bị thu hồi
đất nông nghiệp nói riêng có trình độ học vấn thấp. Do tâm lý cha mẹ vẫn
còn nếp suy nghĩ cũ “ con gái học nhiều cũng chẳng nên cơm cháo gì”.
Điều này khiến cho lao động nữ nông thôn rơi vào tình trạng khó tìm việc
khi ruộng đất bị thu hẹp. Mặt khác, các trường cao đẳng, trung cấp nghề lại
chỉ tập trung đào tạo các ngành: cắt gọt kim loại, hàn, điện lạnh, cơ
khí…lại không phù hợp với lao động nữ. Một số trường có khoa thiết kế
thời trang hay may mặc, nữ chiếm đa số nhưng chỉ tiêu tuyển sinh lại ít hơn
các ngành khác. Hiện nay, trong thời kỳ suy thoái kinh tế, ngành may mặc
cũng đang bị cắt giảm hoặc thiếu việc làm trầm trọng. Do đó, việc làm cho
lao động nữ đang gặp nhiều khó khăn.
44
2.2. Cơ cấu theo ngành kinh tế.
Bảng 12. Kết quả giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất
nông nghiệp ở huyện Gia Lâm theo ngành kinh tế.
Đơn vị: người.
STT Xã- thị trấn
Tổng
số
Ngành kinh tế
Công
nghiệp
Nông
nghiệp
Dịch
vụ
1 Cổ Bi 218 150 30 38
2 Ninh Hiệp 180 67 27 86
3 Dương Xá 213 54 85 74
4 Lệ Chi 142 82 30 30
5 Đặng Xá 425 106 164 155
6 Trung Mầu 279 87 174 18
7 Phú Thị 278 112 136 30
8 Kiêu Kỵ 350 281 33 36
9 Phù Đổng 126 34 57 35
10 Yên Thường 115 55 37 23
11 Bát Tràng 153 68 0 85
12 TT Trâu Quỳ 267 168 41 58
Cộng 2.746 1.264 814 668
Nguồn: Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Gia Lâm. Kết
quả giải quyết việc làm cho lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng
đất ở huyện Gia Lâm.
Với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành
CN-XDCB và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, việc giải quyết
việc làm cho những lao động thuộc diện bị thu hồi đất được tiến hành theo
hướng này. Cụ thể như sau:
- Khu vực công nghiệp, xây dựng: 1.246 người chiếm 46,03%.
- Khu vực nông nghiệp : 814 người chiếm 29,64%.
- Khu vực dịch vụ : 668 người chiếm 24,33%.
45
Hình 1. Cơ cấu việc làm mới theo ngành kinh tế.
29,64%
46,03%
24,33%
công nghiệp
nông nghiệp
dịch vụ
Ta thấy, sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp thì cơ cấu lao động đã có sự
chuyển dịch. Số người làm trong khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch
vụ tăng lên, số người làm trong khu vực nông nghiệp giảm đi. Điều này
cũng phù hợp với thực tế. Vì sau khi bị thu hồi đất, nhiều hộ nông dân
không còn đất để canh tác, trong khi họ vẫn phải đảm bảo những nhu cầu
tối thiểu như ăn ở, mặc, đi lại. Cho nên họ cần tìm một công việc mới để
kiếm sống. 80% diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi được sử dụng vào mục
đích xây dựng các khu công nghiệp vừa và nhỏ, cụm công nghiệp, cụm
làng nghề. Trên địa bàn huyện hiện có một số khu công nghiệp và cụm
công nghiệp như cụm công nghiệp nhỏ và vừa Phú Thị, khu công nghiệp
Dương Xá, khu công nghiệp Ninh Hiệp… với 118 doanh nghiệp đã hoạt
động thu hút một lượng lớn lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp.
Làm công nhân trong khu công nghiệp là hình thức chủ yếu, một số khác
xin vào làm trong các xưởng sản xuất gốm sứ, hay may da. Bên cạnh sự
giúp đỡ và hỗ trợ từ phía UBND huyện và chính quyền các xã, thôn, có
nhiều hộ dân bị mất đất đã chủ động tìm lối ra, tự tạo công ăn việc làm. Họ
46
dùng tiền đền bù nhận được mua sắm phương tiện như xe máy để chạy xe
ôm, chở vật liệu xây dựng, chở hàng. Nghề này đơn giản, không yêu cầu
chi phí cao, không yêu cầu tay nghề, trình độ kỹ thuật, phù hợp với những
người trung tuổi ( 30-45 tuổi). Ngoài ra, một số hộ chuyển sang kinh doanh
buôn bán. Chủ yếu kinh doanh ăn uống, buôn bán hàng tạp hóa, vật liệu
xây dựng, kinh doanh Internet, cho thuê nhà trọ…Số khác được hỗ trợ
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi như: tận dụng diện tích mặt nước để
nuôi cá, xây dựng trang trại chăn nuôi bò sữa, nuôi lợn thịt; quy hoạch
vùng sản xuất rau an toàn…góp phần tạo việc làm cho 814 người.
2.3. Cơ cấu theo thành phần kinh tế.
Khu vực nhà nước: 219 lao động chiếm 7,97%.
HTX: 521 lao động chiếm 18,97%.
Công ty TNHH: 929 lao động chiếm 33,83%.
Công ty liên doanh: 498 lao động chiếm 18,13%.
Hình 2. Số lượng việc làm mới theo thành phần kinh tế.
219
521
929
498
49
0
100
200
300
400
500
600
700
800
900
1000
KV
NN HT
X
C.
ty
TN
HH
C.
ty
LD
thành phần kinh tế
số
lư
ợn
g(
ng
ườ
i)
47
Để vào được khu vực nhà nước làm việc cần có trình độ cao, đòi hỏi bằng
cấp nên khu vực này chỉ thu hút 219 lao động. Khu vực ngoài nhà nước thu
hút được nhiều lao động hơn với 70,93%. Trong đó công ty TNHH chiếm
33,83%, công ty liên doanh là 18,13%, HTX là 18,97%. Đó là do mặt bằng
trình độ của lao động thuộc hộ bị thu hồi đất không cao, mà yêu cầu của
các công ty khi tuyển dụng lao động lại không quá khắt khe. Cho nên người
dân đi xin việc ở khu vực ngoài nhà nước dễ dàng hơn.
2.4. Cơ cấu theo trình độ chuyên môn kỹ thuật.
Với mặt bằng trình độ không cao của lao động thuộc diện bị thu hồi đất,
thì số chỗ việc làm mới được tạo ra vẫn sử dụng nhiều lao động phổ thông,
chưa qua đào tạo 2.113 người chiếm 76,95%; công việc đòi hỏi trình độ
cao đẳng, đại học là 68 người tương ứng 2,47%; trung học chuyên nghiệp
là 243 người tương ứng 8,85%; công nhân kỹ thuật không có bằng là 322
người tương ứng 11,73%. Ngay cả những doanh nghiệp, công ty TNHH khi
tuyển dụng họ cũng không đòi hỏi tay nghề cao. Với trình độ trung học
chuyên nghiệp hoặc công nhân kỹ thuật là có thể tìm được việc trong khu
công nghiệp, có trường hợp chỉ xét trình độ văn hóa tốt nghiệp cấp 3, thậm
chí cả những lao động học hết cấp 2 không thi đỗ vào cấp 3 vẫn được tuyển
vào làm. Còn những công việc đòi hỏi trình độ cao đẳng, đại học chủ yếu
thuộc bộ phận quản lý, bộ phận kế toán trong công ty nên chỉ có 2,47% số
lao động đáp ứng yêu cầu này.
48
Hình 3. Cơ cấu việc làm mới theo trình độ chuyên môn kỹ thuật.
LĐPT, 76.95%
CNKT , 11.73%
THCN, 8.85%
CĐ,ĐH, 2.47%
2.5. Cơ cấu theo xã.
Vấn đề giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất cũng cần xem xét
điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của từng xã. Trong 12 xã-thị trấn bị thu
hồi đất, 2 xã có làng nghề là xã Bát Tràng và xã Kiêu Kỵ; thị trấn Trâu Quỳ
có diện tích đất bị thu hồi phục vụ cho những công trình công cộng của nhà
nước; 9 xã còn lại diện tích đất thu hồi nhằm xây dựng khu công nghiệp,
khu đô thị. Do đó, giải quyết việc làm cho nông của từng xã cũng khác
nhau.
Với các xã có làng nghề truyền thống như Bát Tràng, Ninh Hiệp, Kiêu Kỵ
người lao động cùng chính quyền xã chủ động, phối hợp với các hộ gia
đình, các doanh nghiệp kinh doanh nhận lao động bị thu hồi đất vào làm
việc. Vì ở Bát Tràng mỗi ngày thu hút trên 10.000 lao động thời vụ; Kiêu
Kỵ thu hút 1.035 lao động chuyên và 3.106 lao động thời vụ; góp phần giải
quyết việc làm cho 507 lao động mất đất.
49
Riêng thị trấn Trâu Quỳ, diện tích đất bị thu hồi được sử dụng vào mục
đích công cộng và lợi ích quốc gia, không sử dụng vào việc xây dựng khu
công nghiệp nên xu hướng chung của các hộ dân là chuyển sang công việc
buôn bán. Ở Trâu Quỳ có quốc lộ 5A chạy qua, có trường đại học Nông
nghiệp I, trường Tư thục Lê Quý Đôn nên các hộ sau khi mất đất có điều
kiện kinh doanh các loại hình dịch vụ như: buôn bán hàng tạp hoá, văn
phòng phẩm, hàng ăn uống, dịch vụ Internet, sửa chữa xe máy, bán vật liệu
xây dựng, kinh doanh nhà trọ…thu nhập khá cao và ổn định. Ngoài ra, một
số hộ xin cho con em mình đi làm tại khu công nghiệp hay các nhà máy
gần đó như: khu công nghiệp Sài Đồng B, công ty may 10, công ty may
Đức Giang, công ty kim khí Thăng Long…giải quyết việc làm cho 168 lao
động. Trong đó có 110 lao động nữ, 58 lao động nam.
Với các xã có dự án xây dựng khu công nghiệp, hướng giải quyết việc làm
cho lao động thuộc hộ bị thu hồi đất là làm công nhân trong khu công
nghiệp. 60% lao động làm công nhân; 30% số hộ chuyển đổi cơ cấu cây
trồng vật nuôi như sản xuất rau an toàn ở Đặng Xá, Lệ Chi; vùng trồng hoa,
cây giống, cây cảnh ở Trung Mầu; vùng chăn nuôi bò sữa ở Trung Mầu,
Phù Đổng; chăn nuôi bò thịt ở Lệ Chi; chăn nuôi lợn nạc ở Yên Thường,
Ninh Hiệp, Trung Mầu, Dương Xá, Đặng Xá, Phú Thị; vùng nuôi trồng
thuỷ sản ở Yên Thường, Phú Thị, Lệ Chi…10% số hộ chuyển sang kinh
doanh nhà trọ và buôn bán nhỏ.
50
Hình 4. Số lượng việc làm mới theo xã.
218
180
213
142
425
279 278
350
126 115
153
267
0
50
100
150
200
250
300
350
400
450
Bá
t T
ràn
g
xã-thị trấn
số
n
gư
ờ
i
III. Hiệu quả của tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp.
Hiệu quả của tạo việc làm là tạo ra chỗ việc làm mới cho người lao động
có thể xét trên nhiều góc độ: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả
tinh thần. Xét hiệu quả kinh tế của tạo việc làm thường dựa vào số chỗ việc
làm mới được tạo ra trong tổng số chi phí bỏ ra để tạo việc làm, chi phí
bình quân tạo một chỗ việc làm mới.
Chi phí bình quân tạo một chỗ làm việc hay còn gọi là mức đầu tư cho
một chỗ làm việc là chỉ tiêu phản ánh số lượng tiền vốn đầu tư để tạo một
chỗ làm việc mới. Chi phí tạo một chỗ làm việc mới = Tổng số vốn đầu
tư/ tổng số lao động được thu hút hay tổng số chỗ làm việc mới được
tạo ra. Theo chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn vùng chuyển
đổi mục đích sử dụng đất huyện Gia Lâm, kinh phí đào tạo bao gồm kinh
51
phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước là 1.500.000 đồng/người/khoá ( 1 khoá
học = 5 tháng) và từ nguồn học viên đóng 40.000 đồng/người/tháng nghĩa
là 200.000 đồng/người/khoá. Chi phí bình quân để tạo ra một chỗ làm việc
mới là 1.700.000 đồng/người. Nếu xét theo chi phí đào tạo như trên thì đầu
tư tạo việc làm qua chương trình vốn vay quỹ hỗ trợ quốc gia hỗ trợ việc
làm có hiệu quả. Vì với chi phí vốn vay thấp nhưng tạo ra được nhiều chỗ
việc làm. Tuy nhiên, với cách quản lý vốn đào tạo như hiện nay là nhà
nước rót vốn cho cơ sở đào tạo, ngoài việc trả kinh phí cho giảng viên,
nông dân dự khoá đào tạo được hỗ trợ tiền ăn ở khi học thì thực tế nhiều
khóa học do kinh phí hạn hẹp nên học ít khai nhiều, ít có thông tin phản hồi
giữa người học nghề với cơ sở đào tạo nghề để đánh giá hiệu quả. Dưới đây
là một số hiệu quả đạt được và những hạn chế trong vấn đề tạo việc làm
cho nông dân bị thu hồi đất của huyện Gia Lâm:
1.Hiệu quả đạt được.
Gia Lâm là một huyện ngoại thành có tốc độ phát triển kinh tế tương đối
cao của thành phố. Trong những năm gần đây, huyện đã được thành phố
quan tâm tạo mọi điều kiện trong phát triển kinh tế thương mại, dịch vụ
như: xây dựng hệ thống đường giao thông, xây dựng các khu vui chơi, giải
trí, xây dựng siêu thị, tu bổ lại các chợ….nên đời sống tinh thần và vật chất
của người dân không ngừng nâng cao. Mặc dù việc thu hồi đất nông nghiệp
đã làm cho một bộ phận lớn nông dân không có việc làm, đời sống gặp khó
khăn. Song nhờ sự phối hợp giữa chính quyền địa phương và người nông
dân, đã giải quyết việc làm cho nhiều hộ nông dân bị mất đất canh tác.
Điều này đã đem lại một số hiệu quả sau:
Thứ nhất, tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp là tạo điều
kiện nâng cao thu nhập cho họ. Như thực tế hiện nay, 1 sào ruộng người
dân cấy 2 vụ lúa, chăm sóc tốt mỗi năm cũng chỉ thu được 1,6 triệu đồng.
52
Nhưng sau khi bị thu hồi đất, người dân được đền bù một khoản tiền lớn,
bằng 40 năm trồng lúa. Còn đối với những người có việc làm mới, thu nhập
cũng tăng lên đáng kể. Công nhân may lương tháng 1,2 triệu
đồng/người/tháng; công nhân cơ khí là 1,6 triệu đồng/người/tháng. Với
những hộ kinh doanh, buôn bán thu nhập bình quân 3 triệu đồng/tháng tăng
40% so với trước khi thu hồi đất. Xu hướng thu nhập từ hoạt động nông
nghiệp giảm dần, thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp tăng lên, bình
quân 37,45 triệu đồng/hộ/năm. Từ đó, người dân có điều kiện nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần, giảm dần sự cách biệt giữa lao động chân tay và
lao động trí óc, giữa nam và nữ, giữa thành thị và nông thôn, rút ngắn
khoảng cách giàu nghèo.
Thứ hai là góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp
hoá, hiện đại hoá. Tăng tỷ trọng ngành công nghiệp- xây dựng cơ bản, dịch
vụ; giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp: công nghiệp-xây dựng cơ bản là
55,3%; thương mại-dịch vụ là 26,33%; nông nghiệp là 18,37%. Tốc độ
phát triển kinh tế của huyện bình quân 14%/năm. Trong đó, công nghiệp-
xây dựng cơ bản tăng 17%/năm; thương mại-dịch vụ tăng 15%/năm; nông
nghiệp tăng 3,5-4%/năm.
Thứ ba, về mặt tinh thần: Có việc làm người nông dân cảm thấy vui vẻ,
thoải mái, bớt lo âu, có niềm tin đối với xã hội.
Thứ tư là góp phần xoá đói, giảm nghèo và giảm tệ nạn xã hội. Trên địa
bàn huyện, số hộ nghèo giảm 626 hộ, số hộ cận nghèo giảm 661 hộ, tỷ lệ
hộ nghèo giảm xuống còn 2,3%; không có điểm, tụ điểm mại dâm công
cộng; số người nghiện ma tuý giảm 74 người.
Thứ năm, thay đổi bộ mặt nông thôn. Với thu nhập cao hơn từ công việc
mới và số tiền được đền bù, những ngôi nhà cao tầng mọc lên ngày càng
nhiều tại các thôn, xã thay thế cho những ngôi nhà ngói, nhà tranh. Điện đã
53
về tận các hộ gia đình, đường làng, ngõ xóm được mở rộng, làm mới;
100% đường liên thôn, xã được bê tông hoá; trạm y tế xã, trường học trên
địa bàn cũng được sửa sang, xây mới, trang bị nhiều máy móc, đồ dùng
phục vụ cho việc giảng dạy. Các sản phẩm công nghiệp, những tiện nghi
mà người nông dân mơ ước đã thâm nhập vào mỗi gia đình như xe máy,
tivi, tủ lạnh, nồi cơm điện, quạt điện, máy điều hoà nhiệt độ… Họ được
tiếp cận với tri thức mới, văn hoá mới, hiện đại hơn, tiến bộ hơn. Nông
thôn ngày nay đã mang một diện mạo khác hẳn vài chục năm trước. Phát
triển nông nghiệp, nông thôn bền vững đồng nghĩa với việc làm cho cuộc
sống của người nông dân tốt hơn, nâng cao hơn. Muốn vậy phải tạo việc
làm cho họ. Chứ không phải lấy đất xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị
rồi để mặc hàng vạn nông dân tự tìm lối ra.
2.Hạn chế.
2.1. Số lượng việc làm tạo ra còn ít, chất lượng việc làm chưa cao.
Số lượng việc làm mới tạo ra mới chỉ đạt 63,96% so với nhu cầu cần giải
quyết việc làm. Trong đó, 76.95% là công việc đòi hỏi trình độ lao động
phổ thông, chỉ có 2,47% cần trình độ cao đẳng, đại học. Thực trạng này xảy
ra là do những nguyên nhân sau đây:
Một là, công tác đào tạo nghề còn nhiều bất cập.
Mặc dù đã đạt được những kết quả bước đầu, nhưng thực tế cho thấy việc
triển khai nhiệm vụ dạy nghề cho nông dân ở khu vực bị thu hồi đất những
năm qua vẫn còn nhiều bất cập.
- Ngành nghề đào tạo chưa đa dạng, chưa đáp ứng được nhu cầu của người
học nghề. Chỉ tiêu đào tạo những nghề phù hợp với lao động nữ ít hơn so
với những nghề dành cho lao động nam, trong khi nhu cầu giải quyết việc
làm của lao động nữ lại khá cao.
54
- Các trung tâm dạy nghề vẫn bị động trong việc tìm kiếm thông tin cần
thiết để điều chỉnh những nội dung giảng dạy cho phù hợp với nhu cầu của
nhiều đối tượng sử dụng lao động khác nhau. Trang thiết bị của trường dạy
nghề thì lạc hậu, giáo viên cần đào tạo lại.
- Trong số lao động được học nghề thì do nhiều nguyên nhân khác nhau
nên học viên nghỉ học, bỏ tiết gây khó khăn cho các cơ sở dạy nghề trong
việc quản lý lớp. Một trong những nguyên nhân khiến nông dân không mặn
mà với chuyện học nghề là họ chưa quen với những việc cần phải suy nghĩ,
học các kiến thức mới.
- Vẫn còn tình trạng học viên sau khi tốt nghiệp các khoá đào tạo nhưng
trình độ tay nghề không đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động nên
không có việc làm hoặc việc làm không đúng nghề được đào tạo, thu nhập
thấp. Điều này được lý giải là do chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ
sở dạy nghề với nhà tuyển dụng. Các doanh nghiệp chưa quan tâm đầu tư
để đào tạo tại chỗ; sự tham gia của các doanh nghiệp được giao đất sản
xuất kinh doanh dịch vụ còn hạn chế, nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện
đúng cam kết trước khi nhận đất.
- Người dân còn thiếu nhiều thông tin về chuyển nghề, đào tạo nghề; các
chương trình mục tiêu về hướng nghiệp còn đơn lẻ, dàn trải chưa có sự kết
hợp thường xuyên; các tổ chức, các doanh nghiệp chưa thường xuyên quan
tâm đến đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người dân, đặc biệt là những
lao động lớn tuổi.
- Riêng đối với đào tạo thợ thủ công: chỉ có 3% được dạy nghề tại trường
và truyền nghề tại doanh nghiệp, 97% số thợ còn lại học theo hình thức
“cha truyền con nối”. Các trường dạy nghề thường không quan tâm hỗ trợ
cho các làng nghề. Trong khi thanh niên trong làng nghề lại không đủ điều
kiện về văn hoá để tuyển sinh, hơn nữa họ phải nuôi gia đình không thể bỏ
55
làm việc để xa nhà theo học hàng năm trời trong trường dạy nghề. Với
những thợ đang làm thuê cho doanh nghiệp trong làng nghề thì không dám
đi học vì sợ đi học sẽ mất việc. Điều này dẫn đến kết quả là hai hình thức
đào tạo bị tách biệt nhau: trường chủ yếu đào tạo cho các đối tượng xã hội,
làng nghề phải tự lo đào tạo cho con em mình.
Hai là, việc sử dụng tiền đền bù đất của nông dân chưa hợp lý.
Bảng 13. Bảng giá đất nông nghiệp.
- Đối với đất trồng cây hàng năm.
Hạng Giá đất ( đồng)
1 108000
2 90000
3 72000
4 54000
5 45000
6 38000
- Đối với đất trồng cây lâu năm.
Hạng
Giá đất
(đồng)
1 126.000
2 108.000
3 84.000
4 63.600
5 48.000
- Đối với đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất.
Hạng Mức giá (đồng)
1 25.500
56
2 21.000
3 16.600
4 12.200
5 7.650
Nguồn: Bảng giá đất nông nghiệp theo quy định của UBND Thành phố Hà
Nội (Kèm theo quyết định số 05/2006/QĐ-UB ngày 31-01-2006 của UBND
Thành phố Hà Nội).
Theo quy định của thành phố Hà Nội, mức đền bù và hỗ trợ cho nông dân
sau khi bị thu hồi đất bao gồm các khoản sau:
- Đơn giá đền bù: 108.000 đồng/m2.
- Mức hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp: 30.000 đồng/m2.
- Mức hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất: 35.000 đồng/m2.
- Thưởng tiến độ bàn giao mặt bằng: 3000 đồng/m2.
- Bồi thường cây cối, hoa màu.
Tổng các khoản thì cứ 1m2 đất nông nghiệp bị thu hồi trên địa bàn huyện
Gia Lâm được bồi thường cao nhất là 184.000 đồng. Mỗi sào đất sẽ được
hỗ trợ là 66.240.000 đồng tương đương với hơn 40 năm trồng lúa. Với số
tiền đền bù lớn như vậy thì người nông dân sẽ làm gì? Theo kết quả khảo
sát cho thấy:
- 56 % số hộ dùng tiền đền bù để sửa sang nhà cửa hoặc xây nhà mới và
nhà trọ cho thuê.
- 96% dùng vào việc mua sắm đồ dùng, phương tiện sinh hoạt như xe máy,
tivi, tủ lạnh…
- 12,8% gửi tiết kiệm. Một hình thức sinh lời an toàn nhưng kém hiệu quả
hơn đầu tư kinh doanh. Qua điều tra thực tế, những hộ thuần nông kém
năng động, sợ rủi ro, không tìm được hướng sản xuất kinh doanh mới, kể
cả những hộ năng động chưa tìm được cơ hội đầu tư nên họ chọn giải pháp
57
an toàn nhất là gửi số tiền đó vào ngân hàng để hưởng lãi suất mặc dù lãi
suất khá thấp.
- Một số hộ dùng tiền đền bù để đi xin việc cho con, chủ yếu là vào làm
công nhân cho các nhà máy sau khi tốt nghiệp cấp II, cấp III.
- Chỉ có 10% số hộ dùng tiền để đầu tư vào những việc có ảnh hưởng lớn
đến việc làm, thu nhập trong tương lai như mua sắm phương tiện, tài sản
cho sản xuất kinh doanh, cho con em đi học nghề. Trong khi trình độ
chuyên môn kỹ thuật của lao động ở đây khá thấp. Do đó, nhiều hộ nhận
được tiền đền bù nhưng không tìm được việc làm và chỉ trong vòng 2-3
năm đã trắng tay, giờ lại thành hộ nghèo.
Ba là, chất lượng lao động trong các hộ bị thu hồi đất nhìn chung là
thấp.
- Về trình độ học vấn: Lao động đã tốt nghiệp cấp III chiếm 23,4%; đáng
chú ý là tỷ lệ lao động chỉ mới tốt nghiệp cấp I khá cao 36,14%. Nếu đánh
giá theo giới tính thì trình độ của nữ giới thấp hơn nam giới, số năm đi hcọ
trung bình của nữ giới thấp hơn nam giới. Trình độ học vấn thấp sẽ hạn chế
trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, vấn đề đào tạo nghề gặp
nhiều trở ngại.
- Về trình độ chuyên môn kỹ thuật: Chủ yếu là lao động phổ thông chưa
qua đào tạo chiếm 78,57%. Tỷ lệ lao động có trình độ CĐ, ĐH chỉ có
2,17%; Trung học chuyên nghiệp là 7,84%; công nhân kỹ thuật không có
bằng 11,42%. Vì chưa qua đào tạo nên vấn đề tìm việc làm mới cho các hộ
dân bị thu hồi đất sản xuất gặp nhiều khó khăn. Doanh nghiệp trên địa bàn
chủ yếu tuyển dụng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật nên bộ phận
lao động phổ thông không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Nếu
có được tuyển dụng thì cũng chỉ nhận được mức lương thấp, làm cho người
lao động ở địa phương làm được một thời gian rồi lại bỏ. Theo báo cáo của
58
liên minh HTX thì 55% lao động trong các cơ sở chuyên ngành nghề chưa
qua đào tạo, 36% không có chuyên môn kỹ thuật, 82,6% lao động làm việc
tại các tổ, HTX, liên minh HTX chưa qua đào tạo nghề.
Bảng 14. Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao
động trong những hộ dân bị thu hồi đất.
Trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật Số tuyệt
đối
(người)
Tỷ
trọng
(%)
Trình
độ học
vấn
Đã tốt nghiệp Tiểu học 1.797 41,85
Đã tốt nghiệp Trung học cơ sở 1.466 34,15
Đã tốt nghiệp PTTH 1.030 24
Tổng cộng 4.263 100
Trình
độ
chuyên
môn kỹ
thuật
Chưa qua đào tạo 3.370 78,49
CN kỹ thuật không có bằng cấp 490 11,41
Trung học - Công nhân kỹ thuật 336 7,83
Cao đẳng - Đại học 97 2,27
Tổng cộng 4.263 100
Nguồn: Kết quả điều tra lao động có nghề trên địa bàn huyện Gia Lâm,
Phòng lao động, thương binh và xã hội huyện Gia Lâm.
2.2. Chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu
vực phi nông nghiệp diễn ra chậm chạp và tự phát.
Việc làm của nông dân về cơ bản vẫn là thuần nông, trồng trọt và chăn
nuôi. Dịch vụ nông thôn bị thả lỏng, công nghiệp nông thôn tự phát, quy
mô nhỏ làm cho tình trạng nông dân không có việc làm càng trở nên phổ
biến. Đa số những hộ nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp có tư tưởng
59
trông chờ vào chính sách hỗ trợ của nhà nước, mà không chủ động tìm
kiếm việc làm, chưa chủ động tìm kiếm thông tin trên thị trường lao động.
Sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, năng lực ứng dụng khoa học,
công nghệ vào thực tiễn rất hạn chế. Sau khi mất đất, 51% nông dân vẫn
giữ nguyên nghề sản xuất nông nghiệp, 13% chuyển sang nghề mới, 36%
không có việc làm hoặc việc làm không ổn định. Từ đó, thu nhập của họ
thấp, khả năng chuyển đổi nghề khi bị mất đất hoặc cơ hội tham gia vào
môi trường lao động công nghiệp đòi hỏi kỹ năng và tính kỷ luật cao là
không dễ dàng. Trong số các hộ dân bị thu hồi đất, lao động từ 35 đến 60
tuổi chiếm 44,95%. Giải quyết việc làm cho đối tượng này gặp nhiều khó
khăn, một mặt do sức khoẻ và khả năng thích ứng với nghề mới, nhất là
những nghề đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao của họ hạn chế. Mặt khác, các
doanh nghiệp chủ yếu chỉ tuyển những lao động trẻ khoẻ, từ chối tiếp nhận
những đối tượng này vào làm việc. Trong khi một bộ phận lao động trẻ
ham chơi, thích hưởng thụ, không chịu được vất vả nên cũng khó đào tạo
để chuyển đổi nghề.
2.3. Hoạt động của HTX nông nghiệp gặp nhiều khó khăn.
Vai trò nổi bật và quan trọng hàng đầu của HTX là hỗ trợ và thúc đẩy các
hộ xã viên, các thành viên là các hộ kinh tế gia đình, tiểu chủ, doanh nghiệp
nhỏ trong phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế; là cầu nối giữa
kinh tế hộ và thị trường. Song hiện nay, hoạt động của các HTX nông
nghiệp đang gặp nhiều khó khăn như:
- Hoạt động dịch vụ của HTX còn khó khăn, quy mô và doanh số còn
nhỏ. Chất lượng dịch vụ ở nhiều HTX chưa đáp ứng được yêu cầu của xã
viên. Nhìn chung, hiệu quả sản xuất-kinh doanh, dịch vụ của HTX còn
thấp, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển kinh tế trong giai đoạn
qua. HTX chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường, chưa có sức hấp dẫn,
60
lôi cuốn xã viên và người lao động gắn bó, tích cực xây dựng HTX. Toàn
huyện có 42 HTX, trong đó 31 % số HTX hoạt động tốt, 44% hoạt động
trung bình, 25% hoạt động yếu kém.
Hình 5. Phân loại HTX.
31%
44%
25%
hoạt động tốt
hoạt động trung
bình
hoạt động yếu
kém
- Cơ sở vật chất, kỹ thuật của HTX còn nghèo nàn, chưa được đầu tư, đổi
mới công nghệ để có thể phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ theo nền
kinh tế thị trường.
- Đội ngũ cán bộ quản lý HTX còn bất cập do trình độ văn hoá cũng như
trình độ chuyên môn chưa đáp ứng đòi hỏi của một đơn vị kinh tế tập thể
hoạt động theo cơ chế thị trường.
61
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG
DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM
I. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện trong thời gian tới.
Nắm vững Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX đề ra là “Khai
thác có hiệu quả mọi nguồn lực và phát huy hết sức mạnh tổng hợp trên địa
bàn; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là trong nông nghiệp-nông
thôn theo hướng CNH-HĐH; xây dựng đời sống văn hoá lành mạnh, nâng
cao trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết tốt các vấn đề
xã hội bức xúc; cải thiện đời sống, vật chất và tinh thần của nhân dân…”
UBND huyện đã đề ra một số chỉ tiêu phát triển kinh tế- xã hội rong thời
gian tới như sau:
1. Kinh tế.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế: 15-16%/năm. Trong đó: CN-XDCB tăng 18-
19%/năm; Thương mại-dịch vụ tăng 16-17%/năm; Nông nghiệp- Thuỷ
sản tăng 4-5%/năm.
- Cơ cấu kinh tế của huyện đến năm 2010 là: CN-XDCB chiếm 56,5%;
thương mại,dịch vụ chiếm 29,5%; nông nghiệp, thuỷ sản chiếm 15%.
- Giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác đạt 60-65 triệu đồng. Phấn đấu giá trị
sản xuất của khối hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tăng bình quân
2,4%/năm; tỷ trọng giá trị sản xuất của HTX dịch vụ nông nghiệp trong
toàn ngành đạt 3% vào năm 2010, 70% số HTX hạot động sản xuất kinh
doanh có hiệu quả.
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2010 xuống dưới 1,85%.
- Thu nhập bình quân đầu người là 9,85 triệu đồng.
2. Dân số, lao động, việc làm.
- Giảm tỷ lệ gia tăng dân số xuống 1,55%.Tỷ lệ lao động trong độ tuổi
tham gia lực lượng lao động khoảng 78%.
62
- Hàng năm tạo việc làm mới cho khoảng 7.500-8.000 người. Giảm tỷ lệ
thất nghiệp xuống dưới 6%. Nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu
vẹc nông thôn lên 90%. Tổ chức dạy nghề cho khoảng 3000 người.
- Cơ cấu lực lượng lao động trong các ngành: CN-XDCB, nông nghiệp,
dịch vụ đạt tỷ lệ tương ứng là 52% - 28% - 20%. Tỷ lệ lao động đã qua
đào tạo đạt 55-60%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề từ 20-25%.
II. Những giải pháp chủ yếu.
1. Tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo nghề.
Thực tiễn cho thấy, dạy nghề để chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm
cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp được coi là giải pháp hữu hiệu
nhằm đáp ứng nhu cầu của đông đảo nông dân thiếu việc làm và thất
nghiệp, đồng thời cũng góp phần tích cực trong việc ổn định kinh tế, xã hội
trên địa bàn huyện. Đào tạo nghề sẽ tạo ra nguồn nhân lực có khả năng đáp
ứng được yêu cầu của CNH, HĐH; tạo ra một đội ngũ nhân lực đông đảo,
có trình độ cần thiết theo một cơ cấu thích hợp, có khả năng thích ứng
nhanh với mọi biến động của quá trình sản xuất. Để đẩy mạnh công tác đào
tạo nghề cần làm tốt những công việc sau:
1.1. Đối với UBND huyện, UBND các xã.
Cần rà soát, gắn quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp với phát triển các
ngành nghề; quy hoạch đất dịch vụ và đất liền kề các khu công nghiệp;
đồng thời tiếp tục xây dựng trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các cơ
chế, chính sách, giải pháp hỗ trợ người lao động bị thu hồi đất về dạy nghề
và việc làm phù hợp với tình hình thực tiễn của mỗi thôn, mỗi xã. Chủ
động xây dựng kế hoạch hỗ trợ dạy nghề và tạo việc làm cho người lao
động ngay trong quá trình xây dựng quy hoạch và kế hoạch thu hồi đất
nông nghiệp; tăng cường kinh phí đào tạo nghề và hỗ trợ việc làm trong
63
chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và giáo dục đào tạo để hỗ trợ
lao động bị thu hồi đất sớm chuyển đổi nghề, ổn định việc làm.
Thường xuyên rà soát, tổng hợp, dự báo nhu cầu học nghề của lao động
bị thu hồi đất trên địa bàn huyện để xây dựng phương án hỗ trợ dạy nghề.
Thông báo công khai kế hoạch hàng năm về chỉ tiêu và kinh phí được
duyệt cho huyện, cho các xã và các cơ sở dạy nghề trên địa bàn để đăng ký
số lượng học viên; giao nhiệm vụ và hướng dẫn các cơ sở dạy nghề đủ điều
kiện để tổ chức các khoá dạy nghề cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp
theo kế hoạch và mức chi đã được duyệt. Đặc biệt, các địa phương cần có
cơ chế khuyến khích để thu hút các cơ sở doanh nghiệp tham gia vào dạy
nghề, ưu tiên cho vay vốn từ quỹ quốc gia đối với những người đã học
nghề cần vốn để tạo việc làm; chỉ đạo, kiểm tra thực hiện kế hoạch hàng
năm về dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện.
1.2. Đối với các doanh nghiệp.
Phải cam kết sử dụng lao động tại chỗ. Doanh nghiệp phải công khai số
lượng tuyển dụng lao động trong dự án và theo tiến độ tuyển dụng trong
từng thời kỳ, số lượng cần tuyển bao nhiêu, yêu cầu nghề nghiệp, trình độ,
tay nghề ra sao. Khuyến khích các doanh nghiệp tự đào tạo công nhân bằng
chính sách hỗ trợ một phần kinh phí dạy nghề cho công nhân, nhân viên
mới tuyển chưa có chứng chỉ nghề.
1.3. Đối với các cơ sở dạy nghề.
Tham gia dạy nghề cho lao động khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng
đất, mở rộng số lượng nghề đào tạo phù hợp với định hướng phát triển kinh
tế xã hội của huyện, với thực tiễn sản xuất và yêu cầu thực tế của doanh
nghiệp. Việc chọn nghề và nội dung dạy nghề cần xuất phát từ nhu cầu
thực tiễn của địa phương, phải là các nghề có nhu cầu đào tạo ở đại phương
và có nhiều thanh niên tham gia học nghề. Trên cơ sở xác định rõ mục tiêu
64
cần dạy theo yêu cầu, mục tiêu của người học, biên soạn chương trình hoặc
chuyên đề cho phù hợp. Cùng với việc dạy cũng cần đẩy mạnh việc liên kết
với các doanh nghiệp trên địa bàn để vừa đào tạo, vừa giải quyết việc làm
cho học viên.
2. Khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống trên địa bàn
huyện.
Từ rất lâu rồi, huyện Gia Lâm vẫn nổi tiếng với làng nghề truyền thống
như làng nghề làm dược liệu ở Ninh Hiệp, làng nghề dát quỳ vàng, bạc ở
Kiêu Kỵ, làng nghề gốm sức Bát Tràng. Sự phát triển làng nghề truyền
thống luôn gắn với sự phát triển của văn hoá dân tộc. Sản phẩm của làng
nghề truyền thống là sự kết tinh của lao động vật chất và lao động tinh
thần. Nó được tạo ra từ bàn tay tài hoa, khéo léo và bộ óc sáng tạo, tinh tế
của người thợ thủ công. Vì thế, các sản phẩm thường mang phong cách văn
hoá riêng. Mỗi làng, thậm chí mỗi nhà có nét tinh xảo riêng. Đấy cũng
được coi là bí quyết nghề nghiệp. Song điều quan trọng là thông qua các
sản phẩm xuất khẩu đã gián tiếp giới thiệu được nét đẹp văn hoá độc đáo
của địa phương với bạn bè quốc tế. Tuy nhiên, hiện nay các làng nghề đã bị
mai một; làng nghề Bát Tràng vẫn còn hoạt động song gặp nhiều khó khăn.
Hầu hết, các nghệ nhân giỏi của các làng nghề đều là những người cao tuổi,
trong khi lớp trẻ lại không mặn mà với việc học nghề. Vì vậy, khôi phục và
phát triển các làng nghề này là yêu cầu bức xúc nhằm phát huy nội lực,
khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương, góp phần giải quyết việc làm,
tăng thu nhập, làm chuyển dịch cơ cấu lao động, góp phần đẩy mạnh CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn; bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá riêng
của địa phương. Một số giải pháp khôi phục và phát triển làng nghề truyền
thống:
65
2.1. Khảo sát, điều tra, đánh giá một cách toàn diện các làng nghề
truyền thống.
Xem xét các tiềm năng, lợi thế của từng ngành nghề, sản phẩm truyền
thống, những thứ gì được ưa chuộng, cái gì lạc hậu, hạn chế, so sánh với
sản phẩm cùng loại trên thị trường, kể cả tay nghề, ngày công, năng suất,
mẫu mã, thiết bị công nghệ, thị trường...để có những định hướng đúng khôi
phục và phát triển nghề. Trên cơ sở đó, tiến hành xây dựng đề án khôi phục
phát triển đối với từng làng nghề.
Đồng thời cũng khẩn trương tiến hành quy hoạch chi tiết các cụm làng
nghề để triển khai đầu tư hạ tầng kỹ thuật đáp ứng nhu cầu mặt bằng sản
xuất của các cơ sở sản xuất; Chú ý quy hoạch vùng nguyên liệu cho các
làng nghề; việc triển khai đề án khôi phục và phát triển làng nghề gắn với
công nhận làng nghề đạt tiêu chuẩn, vừa để tôn vinh nghề, làng nghề, vừa
tập trung các nguồn lực đầu tư phát triển làng nghề.
2.2. Quan tâm, hỗ trợ nguồn nhân lực phục vụ cho việc khôi phục và
phát triển làng nghề.
Phát hiện và thu hút đội ngũ doanh nhân giỏi, kiện toàn đội ngũ doanh
nhân giỏi, kiện toàn đội ngũ quản lý công nghiệp các cấp có năng lực, có sự
phân công , phân cấp rõ ràng; có chính sách tôn vinh và đãi ngộ nghệ nhân,
hỗ trợ truyền nghề và học nghề tại địa phương. Đồng thời cũng quan tâm
hỗ trợ, gửi đi đào tạo nghề ở các địa phương khác trong nước. Bên cạnh đó,
quỹ khuyến công hàng năm lồng ghép với các chương trình, dự án khác
trên địa bàn, tiếp tục đẩy mạnh chương trình đào tạo nghề, khởi sự doanh
nghiệp, tham quan học tập, cập nhật thông tin...cho các đối tượng thuộc các
thành phần kinh tế đầu tư và các nghề và làng nghề truyền thống để nâng
cao trình độ quản lý của chủ cơ sở, nâng cao tay nghề của người thợ, tiếp
cận với sản xuất hàng hoá của kinh tế thị trường trong quá trình hội nhập;
66
sớm thành lập các hội nghề để tạo mối liên doanh liên kết giữa các cơ sở
sản xuất từng ngành nghề, làng nghề. Đối với các làng nghề, Nhà nước nên
đầu tư cho các làng nghề này xây dựng trường hay trung tâm dạy nghề
riêng, vừa dạy cho người trong làng nghề, vừa đào tạo cho các làng nghề
khác và cho các đối tượng ngoài xã hội.
2.3. Huy động vốn đầu tư phát triển làng nghề.
Trước hết, đẩy mạnh cải cách hành chính tạo môi trường đầu tư thông
thoáng, bổ sung, điều chỉnh các chính sách khuyến công, ưu đãi đầu tư cho
phù hợp; kêu gọi các thành phần kinh tế, các tổ chức và cá nhân trong tỉnh,
trong nước và quốc tế, các doanh nghiệp trong nước, bà con việt kiều ở
nước ngoài, huy động vốn trong dân, vốn tín dụng, các nguồn vốn ngân
sách ưu tiên cho đền bù giải toả, hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật thiết yếu,
xúc tiến thương mại, đào tạo nghề, hỗ trợ thương hiệu..., tiếp tục triển khai
chương trình khuyến công và lồng ghép với các chương trình dự án liên
quan trên địa bàn, đẩy mạnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
và sở hữu nhà để nhân dân, cơ sở sản xuất có điều kiện vay vốn tín dụng
đầu tư, phát triển, tạo thuận lợi cho việc tổ chức lại sản xuất của các cơ sở
sản xuất trong làng nghề, hình thành sự liên doanh, liên kết trong sản xuất
kinh doanh và các doanh nghiệp đầu tư mối...Trong những tháng gần đây,
suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam và
bộ phận bị tác động nặng nhất là các doanh nghiệp làng nghề. Vì vậy, cần
có chính sách ưu đãi với làng nghề trong vấn đề vay vốn và hỗ trợ lãi suất,
dành một phần số tiền trong gói kích cầu ưu tiên cho các làng nghề và
doanh nghiệp nông thôn.
67
2.4. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá, tiếp thị các sản phẩm
của làng nghề.
Quảng bá và tiếp thị sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng,
tờ rơi, internet, thông qua hội chợ, triển lãm, các kỳ Festival, các điểm
trưng bày bán sản phẩm, các tour du lịch làng nghề...Khuyến khích các
doanh nghiệp xây dựng thương hiệu hàng hoá, các làng nghề xây dựng
nhãn hiệu tập thể và xuất xứ sản phẩm. Hàng năm tổ chức hội thi sáng tác
mẫu mới hàng thủ công mỹ nghệ, hàng lưu niệm. Xây dựng website về giới
thiệu sản phẩm, đào tạo nghề, cung cấp thông tin cho làng nghề...
2.5. Tập trung hình thành các doanh nghiệp, đơn vị làm đầu mối tiêu
thụ sản phẩm, làm "bà đỡ" cho các làng nghề.
Đây là khâu đột phá quan trọng, tạo nên đầu ra cho sản phẩm làng nghề.
Một mặt họ thu gom sản phẩm của làng nghề đưa đến nơi tiêu thụ, mặt
khác họ thường xuyên cung cấp các thông tin giúp các cơ sở sản xuất thay
đổi mẫu mã, chất lượng kịp thời, tạo sức cạnh tranh sản phẩm, và có thể hỗ
trợ một lượng vốn, hỗ trợ đào tạo kỹ thuật cho các làng nghề. Nhờ đó, các
cơ sở sản xuất trong làng nghề sẽ có điều kiện để hợp tác, liên kết, hoặc
chuyên môn hoá một số công đoạn trong sản xuất, đồng thời chú trọng hơn
đến việc xây dựng nhãn hiệu cho sản phẩm làng nghề.
2.6. Tăng cường ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất và đổi mới
mẫu mã sản phẩm.
Trong thời đại ngày nay khoa học kỹ thuật phát triển rất nhanh chóng,
việc ứng dụng các thành tựu của nó trong sản xuất là cần thiết, tuy nhiên
việc ứng dụng và chuyển giao các công nghệ mới cho các ngành nghề, làng
nghề truyền thống phải phù hợp với loại ngành nghề và năng lực của cơ sở
sản xuất, áp dụng trong một số công đoạn của sản xuất, riêng công đoạn thể
hiện tính độc đáo, tinh tuý của sản phẩm thì cần sử dụng bí quyết, công
68
nghệ truyền thống. Có như vậy, sản phẩm làm ra có chất lượng ổn định,
năng suất tăng, giá thành hạ và có điều kiện bảo vệ môi trường tốt hơn.
Đồng thời vẫn giữ được bản sắc văn hóa địa phương. Tuy nhiên, để tăng
sức cạnh tranh đáp ứng nhu cầu thị trường, sản phẩm của làng nghề phải
luôn đổi mới về mẫu mã.
2.7. Khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống gắn với hình
thành các tour du lịch làng nghề.
Đây là điều không mới với các nước trên thế giới, thậm chí nhiều làng
nghề trong nước cũng đã tận dụng thế mạnh về văn hoá truyền thống để
làm các tour du lịch từ lâu nhưng chưa hiệu quả. Điểm yếu ở đây là hầu hết
các làng nghề hiện nay cơ sở hạ tầng, giao thông còn kém phát triển; khâu
tiếp thị vừa thiếu lại vừa yếu, người dân làng nghề chưa có đủ kiến thức về
cách phục vụ khách du lịch…Do đó, để phát triển làng nghề gắn với du lịch
thì yếu tố hạ tầng cơ sở đóng vai trò quan trọng. Du lịch làng nghề đòi hỏi
tính văn hoá cộng đồng nên bên cạnh sự quan tâm của các cấp chính quyền,
cần phát huy vai trò chủ động hợp tác của cộng đồng dân cư trong làng
nghề và các doanh nghiệp du lịch.
Hiện nay, tại làng nghề Bát Tràng đã mở dịch vụ chở du khách bằng xe
trâu. Dịch vụ tuy mới mẻ nhưng sẽ thu hút khá nhiều du khách bởi sự lạ
lẫm, độc đáo cũng như nét thôn quê của nó. Với giá 5 đô la/người/chuyến
du khách có thể thưởng ngoạn và thăm thú làng nghề, vừa trò chuyện rôm
rả, vừa có thể chụp hình. Hay một dịch vụ khác cũng sẽ thu hút được nhiều
du khác đó là dịch vụ tự làm sản phẩm gốm. Phí dịch vụ đối với một đoàn
khách từ 30 người trở lên là 10.000 đồng/người/ngày; với những khách đi
lẻ thì tiền dịch vụ sẽ gộp vào tiền bán sản phẩm do tự khách làm ra, giao
động từ 5.000 đến 40.000 đồng/sản phẩm. Ngoài ra các chủ xưởng còn
cung cấp dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi nếu khách có nhu cầu. Khách du lịch
69
có thể thoả thích sáng tạo để có thể mang về những sản phẩm ưng ý. Trung
bình mỗi tháng Bát Tràng thu hút từ 25.000 đến 30.000 lượt khách trong
nước và khoảng 5.000 lượt khách quốc tế đến tham quan, du lịch. Cần có
thêm những loại hình dịch vụ du lịch làng nghề khác để đáp ứng nhu cầu
của du khách như du lịch các chùa và nhà thờ họ…
3. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
Xuất khẩu lao động là một trong những giải pháp được nhiều địa phương
quan tâm và sử dụng. Thông qua xuất khẩu lao động không chỉ giảm bớt
gánh nặng về việc làm trước mắt mà hàng năm số lượng ngoại tệ người lao
động gửi về làm tăng thu nhập cho bản thân người lao động, gia đình và
nhà nước. Ở Malayxia thu nhập bình quân 2-3 triệu đồng/tháng, có nghề 5-
7 triệu đồng/tháng; ở Đài Loan thu nhập 300-500 USD/tháng; Hàn Quốc
thu nhập 900-1000 USD/tháng; Nhật Bản trên 1000 USD/tháng. Mặt khác
thông qua xuất khẩu lao động, người lao động học hỏi và tiếp nhận được kỹ
thuật hiện đại, phương pháp làm việc tiên tiến, tác phong công nghiệp. Để
tiếp tục phát triển lĩnh vực đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài cần tiến
hành những giải pháp sau:
3.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về đưa người lao động Việt Nam đi
làm việc ở nước ngoài.
Từ năm 1996 đến nay, Chính phủ đã lần lượt ban hành 4 Nghị định, đặc
biệt năm 2006, Quốc hội đã ban hành Luật Người lao động Việt Nam đi
làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và đã có hiệu lực từ ngày 1/7/2007.
Với luật này, hoạt động đưa người Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài có
một khung pháp lý vững chắc và đầy đủ để phát triển trong thời gian tới.
70
3.2. Đàm phán để ký kết các thoả thuận với các nước nhận lao động
Việt Nam sang làm việc.
Cho đến nay, Việt Nam đã ký các hiệp định với các nước Hàn Quốc,
Malayxia, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, Ô-man, Qatar; đang đàm phán
và chuẩn bị ký kết các hiệp định với Các tiểu Vương quốc Arập Thống
Nhất, Ba-ranh, Libi, Liên bang Nga… Đối với các nước nhận lao động Việt
Nam nhưng chưa có hiệp định hoặc thoả thuận, chúng ta đã tiếp xúc, đàm
phán và tạo ra sự hợp tác chính thức với Chính phủ các nước trên thực tế
nhằm phối hợp quản lý, bảo vệ quyền lợi của người lao động Việt Nam.
3.3.Tổ chức bảo vệ quyền lợi người lao động làm việc ở nước ngoài.
Chính phủ Việt Nam giao cho các đại diện Việt Nam ở nước ngoài bảo vệ
quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người lao động. Tại các các nước có
nhiều lao động Việt Nam làm việc, đã thành lập các Ban Quản lý lao động
trong cơ quan đại diện để thực hiện nhiệm vụ này. Ngoài ra, luật pháp Việt
Nam cũng quy định các doanh nghiệp làm dịch vụ đưa người lao động Việt
Nam đi làm việc ở nước ngoài phải có trách nhiệm cử đại diện các nước
nhận lao động để bảo vệ quyền lợi người lao động.
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cùng các bộ ngành liên quan và
chính quyền địa phương thường xuyên theo dõi, phát hiện xử lý nghiêm các
hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này, gây ảnh hưởng đến quyền lợi
của người lao động.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Giải pháp tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm - Hà Nội.pdf