Tài liệu Luận văn Giải pháp tăng lợi nhuận tại công ty xây dựng và vận tải Hùng Dũng: 1
Luận văn
GIẢI PHÁP TĂNG LỢI
NHUẬN TẠI CÔNG TY XD VÀ
VT HÙNG DŨNG.
2
LỜI NÓI ĐẦU
Hiệu quả là vấn đề cơ bản sản xuất kinh doanh của một hình thái
kinh tế xã hội. Các chủ thể tham gia vào nền kinh tế tiến hành sản xuất
kinh doanh phải đặc mục tiêu hiệu quả lên hàng đầu cùng với nâng cao
năng suất và chất lượng. Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả
là doanh nghiệp thoả mãn tối đa nhu cầu về hàng hoá - dịch vụ của xã
hội trong giới hạn cho phép của nguồn lực hiện có và thu được nhiều lợi
nhuận nhất, đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất. Như vậy có thể nói
mục đích chính của sản xuất kinh doanh là lợi nhuận. Mục đích lợi
nhuận là mục tiêu trước mắt, lâu dài và thường xuyên của hoạt động sản
xuất kinh doanh và nó cũng là nguồn động lực của sản xuất kinh doanh.
Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung trước đây với chế độ
hạch toán kinh tế mang nặng tính hình thức...hoạt động đã được kế
hoạch trước trên cơ sở cân đối thu chi từ một trung tâm c...
66 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1084 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Giải pháp tăng lợi nhuận tại công ty xây dựng và vận tải Hùng Dũng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Luận văn
GIẢI PHÁP TĂNG LỢI
NHUẬN TẠI CÔNG TY XD VÀ
VT HÙNG DŨNG.
2
LỜI NÓI ĐẦU
Hiệu quả là vấn đề cơ bản sản xuất kinh doanh của một hình thái
kinh tế xã hội. Các chủ thể tham gia vào nền kinh tế tiến hành sản xuất
kinh doanh phải đặc mục tiêu hiệu quả lên hàng đầu cùng với nâng cao
năng suất và chất lượng. Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả
là doanh nghiệp thoả mãn tối đa nhu cầu về hàng hoá - dịch vụ của xã
hội trong giới hạn cho phép của nguồn lực hiện có và thu được nhiều lợi
nhuận nhất, đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất. Như vậy có thể nói
mục đích chính của sản xuất kinh doanh là lợi nhuận. Mục đích lợi
nhuận là mục tiêu trước mắt, lâu dài và thường xuyên của hoạt động sản
xuất kinh doanh và nó cũng là nguồn động lực của sản xuất kinh doanh.
Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung trước đây với chế độ
hạch toán kinh tế mang nặng tính hình thức...hoạt động đã được kế
hoạch trước trên cơ sở cân đối thu chi từ một trung tâm chỉ huy và giao
kế hoạch chỉ tiêu cho từng đơn vị. Lãi nộp Nhà nước bù. Dẫn đến tình
trạng lãi giả, lỗ thật triệt tiêu động lực sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp, kìm hãm sử phát triển của các doanh nghiệp và tăng
trưởng nền kinh tế.
Kể từ khi đối mới, nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường với
chế độ hạch toán kinh doanh đúng thực chất thì các vấn đề sản xuất kinh
doanh đều được giải quyết thông qua thị trường. Doanh nghiệp có điều
kiện chủ động trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, nhằm
tìm kiếm lợi nhuận cao nhất trên cơ sở khai thác các khả năng hiện có.
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường, doanh
nghiệp muốn tồn tại vàphát triển được cần phải tạo ra lợi nhuận. Vì vậy
3
yêu cầu đặt ra cho các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh
doanh và phải đảm bảo có lợi nhuận và lợi nhuận cao.
Xuất phát từ lý luận đó, trong thời gian thưc tập tại công ty XD và
VT Hùng Dũng với sự giúp đỡ của các cán bộ phòng tài chính - kế toán
tôi đã đi sâu nghiên cứu đề tài: "GiảI pháp tăng lợi nhuận tại công ty
XD và VT Hùng Dũng.
Nội dung nghiên cứu gồm 3 chương:
Chương I – Tổng quan về lợi nhuận của doanh nghhiệp
Chương II - Tình hình thực hiện lợi ở công ty XD và VT Hùng Dũng
Chương III – GiảI pháp tăng lợinhuận ở công ty XD và VT Hùng Dũng
4
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. vai trò của lợi nhuận trong kinh doanh của donh nghiệp
1.1.1. Khái niệm và bảh chất lợi nhuận doanh nghiệp
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tiền riêng, có tài sản, có
trụ sở giao dịch ổn định, được thành lập nhằm mục đích thực hiện hoạt
động sản xuất kinh doanh.
Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động sản xuất
kinh doanh. Từ góc độ doanh nghiệp thì lợi nhuận của doanh nghiệp là
khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để
thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bản chất lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh toàn bộ
hiệu quả của qúa trình kinh doanh kể từ khi bắt đầu tìmkiếm nhu cầu thị
trường, chuẩn bị và tổ chức qúa trình kinh doanh, đến khâu tổ chức bán
hàng và giao dịch cho thị trường. Nó phản ánh cả về mặt số lượng và
mặt chất của quá trình kinh doanh.
Lợi nhuận của doanh nghiệp chịu tác động của nhiều nhân tố:
- Trước hết là quy mô sản xuất hàng hoá, dịch vụ. Quan hệ cung
cầu về hàng hoá thay đổi sẽ làm cho giá cả thay đổi. Điều đó ảnh hưởng
trực tiếp đên việc quyết định quy mô sản xuất và tác động trực tiếp đến
lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Hai là giá cả và chất lượng của các yếu tố đầu vào (lao động,
nguyên vật liệu, trang thiết bị công nghệ) và phương pháp kết hợp các
đầu vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Những vấn đề này tác
5
động trực tiếp đến chi phí sản xuất và đương nhiên sẽ tác động đến lợi
nhuận của doanh nghiệp.
- Giá bán hàng hoá, dịch vụ cùng toàn bộ hoạt động nhằm thúc
đẩy nhanh quá trình tiêu thụ và thu hồi vốn, đặc biệt là hoạt động
Marketing và công tác tài chính của doanh nghiệp.
Do tính chất của lợi nhuận nên doanh nghiệp luôn phải có chiến
lược và phương án kinh doanh tổng hợp, đồng bộ để không ngừng nâng
cao lợi nhuận.
1.1.2 vai trò của lợi nhuân
Lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng trong phân tích hoạt động kinh tế.
Lợi nhuận giữ vị trí trọng yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Trong điều kiện hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị
trường, lấy thu bù chi và có lãi, doanh nghiệp có tồn tại và phát triển
được hay không đều dựa vào điều kiện doanh nghiệp có tạo ra lợi nhuận
hay không. Do vậy lợi nhuận được coi là chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu
quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế thúc đẩy sản xuất phát triển. Lợi
nhuận tác động đến tất cả các mặt hoạt động của doanh nghiệp. Tất cả
mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều nhằm tăng
doanh thu giảm chi phí tăng lợi nhuận. Ngược lại lợi nhuận cũng thúc
đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển, tạo ra động lực phát
triển trên cơ sở tận dụng khả năng và tiềm lực hiện có.
Lợi nhuận góp phần tăng đầu tư tích luỹ tái mở rộng sản xuất cho
doanh nghiệp. Trong cơ chế phân phối lợi nhuận hiện nay có tới 80% lợi
nhuận còn lại được đầu tư vào quỹ đầu tư phát triển. Từ quỹ này doanh
nghiệp có điều kiện bổ sung vốn cho qúa trình tái sản xuất kinh doanh,
6
đầu tư máy móc thiết bị mở rộng quy mô phát triển chiều sâu trong sản
xuất kinh doanh.
Lợi nhuận góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước. ở tầm vĩ
mô trong nền kinh tế quốc dân, tăng lợi nhuận tạo điều kiện cho nền sản
xuất xã hội phát triển ngày càng mạnh mẽ, đồng thời tạo thêm nguồn thu
cho ngân sách nhà nước, thể hiện ở các khoản nộp thuế cho nhà nước,
cũng như các nghĩa vụ khác của doanh nghiệp. Trên cơ sở các khoản thu
này, ngân sách có điều kiện tập trung vốn mở rộng đầu tư, thành lập đơn
vị sản xuất kinh doanh mới cũng như đầu tư phát triển các công trình
phúc lợi xã hội.
1.2. Phương pháp xác định lợi nhuận
1.2.1. Phương pháp tính lợi nhuận
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đa dạng, mỗi
hoạt động đều tạo ra lợi nhuận cho nó. Do đó lợi nhuận của doanh
nghiệp bao gồm các phần khác nhau ứng với từng hoạt động sản xuất
kinh doanh, gồm có:
- Lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính và
phụ
Khoản chênh lệch giữa doanh thu tiêu thụ và chi phí của khối
lượng hàng hoá - dịch vụ và lao vụ thuộc các bộ phận. Lợi nhuận này là
phần cơ bản nhất, chủ yếu nhất trong tổng lợi nhuận của doanh nghiệp
sản xuất, vì nó thường chiếm tỷ trọng lớn nhất và có ý nghĩa quyết định
đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Lợi nhuận thu được từ các hoạt động liên doanh liên kết .
Đây là phần thu được do phân chia từ kết quả của hoạt động liên
doanh với chi phí của đơn vị đã bỏ ra để tham gia liên doanh. Trước đây
hoạt động này chưa phổ biến nên lợi nhuận này chưa đáng kể. Nhưng
7
trong giai đoạn hiện nay, với cơ chế kinh tế mới sản xuất gắn với thị
trường, các doanh nghiệp có quyền tự chủ trong kinh doanh, hoạt động
này có xu hướng ngày càng phát triển. Do đó nguồn này càng góp phần
đáng kể trong tổng lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Lợi nhuận thu được do các nghiệp vụ tài chính.
Chênh lệch giữa các khoản thu và chi có tính chất nghiệp vụ tài
chính trong qúa trình hoạt động sản xuất kinh doanh như: Lãi tiền gửi
ngân hàng, lãi tiền cho vay... khoản thu này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ
trong tổng lợi nhuận.
- Lợi nhuận do các hoạt động khác mang lại như: Thanh lý,
nhượng bán tài sản cố định...
Theo chế độ hạch toán doanh nghiệp ban hành tại nghị quyết
1141/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ Tài chính trong cả nước kể từ
ngày 01/01/1996 thì lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm 3 bộ phận
chính sau:
- Lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh:
Là khoản chênh lệch giữa doanh thu thuần với giá vốn hàng bán,
chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Trong đó:
+ Doanh thu thuần hoạt động sản xuất kinh doanh là chênh lệch
giữa doanh thu bán hàng với các khoản giảm trừ( chiết khấu, giảm giá,
giá trị hàng hoá bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải
nộp).
+ Chi phí bán hàng là những chi phí thực tế phát sinh trong quá
trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, lao vụ, dịch vụ như: Chi phí vận
chuyển, bốc dỡ, bao gói, quảng cáo...
8
+ Chi phí quản lý là các chi phí liên quan đến quản lý chung của
doanh nghiệp bao gồm các khoản như: Chi phí kinh doanh, chi phí hành
chính.
- Lợi nhuận hoạt động tài chính:
Là khoản chênh lệch giữa thu nhập của hoạt động tài chính với chi
phí hoạt động tài chính.
+ Thu nhập hoạt động tài chính là khoản thu hoạt động đầu tư tài
chính hoặc kinh doanh về vốn mang lại, bao gồm thu về hoạt động góp
vốn liên doanh, hoạt động đầu tư mua bán chứng khoán ngắn hạn, dài
hạn, thu từ tài sản cố định...
+ Chi phí hoạt động tài chính là những chi phí có liên quan đến
các hoạt động tài chính như: chi phí liên doanh, lỗ liên doanh, giảm giá
đầu tư chứng khoán và các khoản khác.
- Lợi nhuận bất thường:
Là khoản chênh lệch giữa các khoản thu nhập bất thường và chi
phí bất thường.
+ Thu nhập bất thường là khoản thu mà doanh nghiệp không dự
tính được không mang tính thường xuyên như: Thu và thanh lý tài sản cố
định, thu về vi phạm hợp đồng kinh tế, các khoản nợ khó đòi đã được sử
lý...
+ Chi phí bất thường là những chi phí liên quan đến hoạt động bất
thường bao gồm chi phí thanh lá nhượng bán tài sản cố định, tiến bán do
vi phạm hợp đồng kinh tế, bị phạt thuế, các khoản chi do kế toán bị
nhầm hay bỏ sót khi vào sổ, truy nộp thuế...
Tổng cộng ba khoản lợi nhuận trên cho ta tổng lợi nhuận trước
thuế của doanh nghiệp.
9
Qua kết cấu mà nguồn hình thành lợi nhuận của doanh nghiệp, ta
thấy lợi nhuận là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp nói nên kết quả của toàn
bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, nó phản ánh một cách tổng hợp các
mặt: cung cấp, sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp.
Tuy nhiên lợi nhuận không phải là chỉ tiêu duy nhất để đánh giá
chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như để so sánh chất
lượng hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp khác nhau
hay trong cùng doanh nghiệp giữa các thời kỳ khác nhau. Bởi chỉ tiêu
này chưa cho ta thấy được mối quan hệ giữa lợi nhuận thu được với số
vốn doanh nghiệp đã sử dụng, cũng như giá thành sản phẩm như thế nào
và mối quan hệ với doanh nghiệp ra sao. Mặt khác lợi nhuận là kết quả
tài chính cuối cùng do đó chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, có nhân tố
chủ quan, có nhân tố khách quan và đôi khi có bù trừ lẫn nhau.
1.2.2. Phương pháp xác định tỷ suất lợi nhuận
Để đánh giá, so sánh chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp,
ngoài việc sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận tuyệt đối còn dùng chỉ tiêu tương
đối, đó là các tỉ suất lợi nhuận hay hệ số sinh lời.
Tỉ suất lợi nhuận là chỉ tiêu tương đối cho phép so sánh hiệu quả
sản xuất kinh doanh giữa các thời kỳ khác nhau trong một doanh nghiệp
hay giữa các doanh nghiệp. Mức tỷ xuất lợi nhuận (doanh lợi) càng cao
thì sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng có hiệu quả.
1.2.2.1. Tỉ suất lợi nhuận vốn
Phương pháp tính:
Là quan hệ tỉ lệ giữa lợi nhuận đạt được với số vốn sử dụng bảo
quản trong kỳ (vốn cố định và vốn lưu động).
TSV =
P
Vbq 100
10
TSV: Tỷ suất lợi nhuận vốn
P: Lợi nhuân vốn trong kỳ
Vbq: tổng vốn sản xuất sử dụng bình quân trong kỳ
ý nghĩa chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận
Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100đ vốn kinh doanh trong kỳ thì tạo ra
bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Việc sử dụng chỉ tiêu sử dụng lợi nhuận vốn nói lên trình độ tài
sản vật tư, tiền tệ của doanh nghiệp, thông qua đó kích thích doanh
nghiệp tìm ra khả năng tiềm tàng quản lý và dùng vốn đạt hiệu quả cao.
1.2.2.2. Tỷ suất lợi nhuận giá thành.
Phương pháp tính
Là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận tiêu thụ so với giá thành của toàn
bộ sản phẩm tiêu thụ.
Ts2 =
P
Zt 100
Ts2: Tỷ suất lợi nhuận giá thành
P: Lợi nhuận tiêu thụ trong kỳ
Zt: giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hoá tiêu thụ trong kỳ.
ý nghĩa chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận giá thành
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của việc quản lý giá thành cụ thể:
cứ 100đ chỉ phải bỏ ra được sử dụng để sản xuất và tiêu thụ một đơn vị
sản phẩm đem lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Khi xác định chỉ tiêu này cần tính tỷ suất lợi nhuận giá thành riêng
cho từng loại sản phẩm và tính chung cho toàn bộ sản phẩm tiêu thụ của
doanh nghiệp.
11
1.2.2.3. Tỷ suất lợi nhuận doanh thu
Phương pháp tính
Là quan hệ tỉ lệ giữa lợi nhuận tiêu thụ và doanh thu bán hàng
trong kỳ.
Tst =
Pt
T 100
Tst: Tỉ suất lợi nhuận doanh thu bán hàng
Pt: Lợi nhuận tiêu thụ trong kỳ
T: Doanh thu tiêu thụ trong kỳ
ý nghĩa chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận
Chỉ tiêu này phản ánh kêt quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Qua chỉ tiêu này cho thấy trong 100đ doanh thu có bao
nhiêu đồng lợi nhuận.
Nếu tỉ suất này thấp hơn tỉ suất của ngành chứng tỏ doanh nghiệp
bán hàng với giá thấp hoặc do gía thành của doanh nghiệp cao hơn so
với các doanh nghiệp cùng ngành. Ngươc lại tỷ suất nâng cao hơn tỷ suất
của ngành chứng tỏ doanh nghiệp bán hàng với giá thấp hoặc do giá
thành của doanh nghiệp thấp hơn so với giá thành của doanh nghiệp
cùng ngành.
Tóm lại thông qua các chỉ tiêu về tỉ suất lợi nhuận có thể đánh giá
một cách tương đối đầy đủvà chính xác tình hình sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Từ đó có thể so sánh, đánh giá một cách hoàn chỉnh
hơn giữa các doanh nghiệp.
Để thực hiện tốt và có hiệu quả cao đòi hỏi các doanh nghiệp phải
biết kết hợp chặt chẽ hai chỉ tiêu lợi nhuận tuyệt đối và lợi nhuận tương
đối.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp.
12
1.3.1. Nhân tố khách quan
Do yêu cầu của nguyên tắc hạch toán kinh doanh. Trước đây,
trong thời kỳ bao cấp các vấn đề sản xuất của doanh nghiệp đều do nhà
nước quyết định, bao cấp về vốn. Doanh nghiệp không phải tính đến
hiệu quả kinh tế, lãi nộp nhà nước, lỗ nhà nước bù. Do đó lợi nhuận chưa
trở thành thiết thực đối với doanh nghiệp. Song hiện nay khi nền kinh tế
chuyển sang nền kinh tế thị trường thì các doanh nghiệp thực sự trở
thành chủ thể trong kinh doanh tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sản xuất
kinh doanh. Doanh nghiệp phải giải quyết các vấn đề sản xuất kinh
doanh qua thị trường và tự cấp phát tài chính cho mọi nhu cầu sản xuất
kinh doanh của mình. Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh những thứ mà
thị trường cần thiết chứ không phải những thứ doanh nghiệp có, sao cho
đạt doanh thu cao nhất, giảm chi phí, nhằm thu lợi nhuận cao nhất. Vì
vậy lợi nhuận của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường vừa là mục
tiêu, vừa là động lực trực tiếp của mỗi doanh nghiệp.
Do yêu cầu của việc bảo toàn và phát triển vốn. Để tiến hành sản
xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải đầu tư tiền vốn và các yếu tố
đầu vào khác. Để thực hiện quá trình tái sản xuất mở rộng doanh nghiệp
phải thu hồi vốn đầu tư có lợi nhuận bổ sung vốn đầu tư cho phép tăng
nguồn vốn và sản xuất kinh doanh.
Xuất phát từ những lý do trên mà trong thời kỳ hiện nay việc phấn
đấu tăng lợi nhuận là một tất yêú khách quan đối với doanh nghiệp
1.3.1. nhân tố chủ quan
Trong tổng số lợi nhuận của doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm là bộ
phận chủ yếu chiếm tỉ trọng lớn nhất do đó việc nghiên cứu các nhân tố
ảnh hưởng đến lợi nhuận về cơ bản là nghiên cứu các nhân tố đến lợi
nhuận tiêu thụ sản phẩm.
13
Xuất phát từ công thức xác định lợi nhuận:
Pt = D - Zt - Th
Pt: Lợi nhuận tiêu thụ trong kỳ
D: doanh thu tiêu thụ trong kỳ
Zt: Là giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ trong kỳ
Th: Thuế gián thu trong kỳ
Từ công thức ta thấy lợi nhuận của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng
bởi doanh thu tiêu thụ, giá thành sản phẩm hàng hoá, dịch vụ và các
khoản thuế gián thu phải nộp trong kỳ.
Doanh thu tiêu thụ là nhân tố ảnh hưởng tỉ lệ thuận với lợi nhuận.
Doanh thu càng lớn thì lợi nhuận càng lớn và ngược lại doanh thu càng
nhỏ thì lợi nhuận càng ít. Giá thành và thuế là nhân tố ảnh hưởng tỷ lệ
nghịch với lợi nhuận. Giá thành và thuế cành cao thì lợi nhuận càng thấp
và ngược lại. Doanh thu tiêu thụ và giá thành sản phẩm là các nhân tố có
cấu thành phức tạp do đó biến động cuả các nhân tố này phụ thuộc vào
các bộ phận cấu thành nên chúng.
Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến giá thành
Giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hoá được cấu thành theo công
thức:
Zt = Zcx + QL + B
Zt: giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ
QL: Chi phí quan hệ doanh nghiệp
B: Chi phí tiêu thụ sản phẩm
Zcx: Giá thành công xưởng sản phẩm tiêu thụ.
14
Công thức này cho thấy ảnh hưởng để giá thành toàn bộ sản phẩm
hàng hoá tiêu thụ gồm có ba nhân tố:
- Giá thành công xưởng sản phẩm tiêu thụ: Là biểu hiện bằng tiền
của những khoản chi phí sản xuất được tính vào giá thành của từng mặt
hàng bao gồm:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là các chi phí về nguyên vật
liệu, nhiên liệu và động lực dùng trực tiếp cho sản phẩm dịch vụ của
doanh nghiệp.
+ Chi phí nhân công trực tiếp: Là tiền lương thù lao phải trả cho số
lao động trực tiếp chế tạo sản phẩm cùng các khoản trích cho các quỹ
BHXH, BHYT, chi phí công đoàn theo tỷ lệ quy định phân tích vào chi
phí kinh doanh.
+ Chi phí sản xuất chung: Là các chi phí phát sinh trong phạm vi
phân xưởng, bộ phận sản xuất trừ chi phí vật liệu và chi phí nhân công
trực tiếp. Bao gồm: điện cho phân xưởng, khấu hao máy móc...
- Chi phí tiêu thụ sản phẩm: Là các khoản chi phí phát sinh liên
quan đến việc tiêu thụ sản phẩm hàng hoá bao gồm: tiền lương nhân
viên bán hàng, chi phí vật liệu bao gói, dụng cụ bán hàng.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là các chi phí quản lý kinh doanh,
quản lý hành chính và các chi phí chung khác có liên quan đến hoạt động
của toàn doanh nghiệp như: tiền lương và phụ cấp cho nhân viên quản lý
các phòng ban, lãi vay vốn kinh doanh, chi phí tiếp tân...
Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ.
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá trong kỳ được xác định
theo công thức:
D = (Stigi)
r
15
D: Là doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá trong kỳ
Sti: Khối lượng hàng hoá tiêu thụ trong kỳ
gi: Giá bán đơn vị sản phẩm hàng hoá
i: Loại sản phẩm hàng hoá tiêu thụ thứ i
Công thức trên cho thấy nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến doanh
thu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá do đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của
doanh nghiệp bao gồm:
- Khối lượng sản phẩm và tiêu thụ.
Trong điều kiện nhân tố khác không thay đổi, nếu khối lượng sản
phẩm và tiêu thụ tăng lên và sẽ làm tăng doanh thu tiêu thụ dẫn tới trực
tiếp làm tăng lợi nhuận tiêu thụ và ngược lại nếu khối lượng sản phẩm
sản xuất và tiêu thụ giảm xuống sẽ làm giảm doanh thu tiêu thụ dẫn đến
giảm lợi nhuận tiêu thụ. Khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ phụ
thuộc vào các yếu tố: quy mô sản xuất, dây truyền công nghệ, thị trường
tiêu thụ... đây được coi là nhân tố ảnh hưởng chủ quan phản ánh sự cố
gắng của doanh nghiệp trong công tác quản lý kinh doanh nói chung và
quản lý lợi nhuận nói riêng.
- Chất lượng sản phẩm và tiêu thụ.
Đây là yếu tốt rất quan trọng ảnh hưởng tới doanh thu nên tiêu thụ
thể hiện ở chỗ có thể thúc đẩy hay kìm hãm công tác tiêu thụ chất lượng
sản phẩm tốt không chỉ làm tăng khả năng tiêu thụ mà còn có thể nâng
cao giá bán, ngược lại chất lượng sản phẩm sấu thì chất lượng tiêu thụ
thấp thì giá bán không cao. Ngoài việc là phương tiện hỗ trợ bán hàng thì
chất lượng sản phẩm còn là một vũ khí cạnh tranh sắc bén giữa các đối
thủ trong nền kinh tế thị trường. Việc đảm bảo chất lượng sản phẩm ở
i = 1
16
mức cao sẽ tạo uy tín cho doanh nghiệp đối với khách hàng, đây là điều
kiện cơ bản bảm đảm cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
+ Giá tiêu thụ sản phẩm:
Trong điều kiện các nhân tố khác thay đổi, giá bán đơn vị sản
phẩm tăng lên làm doanh thu và do đó tăng lợi nhuận, ngược lại giá bán
đơn vị sản phẩm làm giảm doanh thu và dẫn đến lợi nhuận giảm. Tuy
nhiên trong cơ chế thị trường giá bán của sản phẩm thường được hình
thành khách quan do quan hệ cung cầu trên thị trường quy định. Điều
này có nghĩa là doanh nghiệp không thể tự tăng giá cao hơn các mặt
hàng cùng loại trên trị trường, cũng như giảm giá hơn các đối thủ. Đối
với các doanh nghiệp Nhà nước được Nhà nước ra chỉ tiêu sản xuất tiêu
thụ một số mặt hàng nào đó thì giá bán này do Nhà nước quy định.
Trong trường hợp này thì giá bán biến đổi dẫn đến lợi nhuận tiêu thụ
biến đổi, nó được đánh giá là tác động khách quan đối với doanh nghiệp.
+ Kết cấu sản phẩm tiêu thụ:
Đối với các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm, chi phí để
sản xuất ra mỗi loại sản phẩm là khác nhau, mỗi loại sản phẩm tiêu thụ
trong kỳ có mức lãi, lỗ khác nhau. Do đó trong điều kiện nhân tố khác
không đổi việc biến đổi cơ cấu mặt hàng có thể làm tăng tỷ trọng của
hàng hoá có mức lãi cao và làm giảm tỷ trọng hàng hoá có mức lãi thấp
làm tổng lợi nhuận tiêu thụ tăng hoặc có thểlàm giảm tỉ trọng hàng hoá
có mức lợi nhuận cao và làm tăng tỷ trọng có mức lợi nhuận thấp kết quả
là làm giảm tổng lợi nhuận tiêu thụ.
Sự biến đổi kết cấu mặt hàng có thể do yếu tố chủ quan của doanh
nghiệp tạo ra, song cũng có dựa vào sự biến động nhu cầu của thị
trường. Trong trường hợp này doanh nghiệp phải điều chỉnh cho phù
hợp với nhu cầu đó.
17
CHƯƠNG II
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LỢI NHUẬN Ở CÔNG TY
CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ VẬN TẢI HÙNG DŨNG.
2.1.Giới thiệu về công ty cổ phần xây dựng và vận tảI hùng
Dũng:
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển
Công ty cổ phần xây dựng và vận tải Hùng Dũng là một doanh
nghiệp tư nhân tự chủ trong nền kinh tế , hoạt động theo định hướng của
nhà nước, thực hiện hạch toán độc lập. Là một pháp nhân kinh tế, công
ty được sử dụng con dấu riêng và được mở tài khoản tại ngân hàng theo
quy định hiện hành cuả nhà nước. Công ty cổ phần xây dựng và vận tải
18
Hùng Dũng đã tham gia đấu thầu và xây dựng nhiều công trình trong cả
nước như xây dựng các công trình xây dựng dân dụng, giao thông, thuỷ
lợi và các công trình quốc phòng đảm bảo chất lượng đảm bảo, mỹ thuật
tốt được các chủ đầu tư đánh giá cao là lực lượng xây dựng chuyên
nghành.
Công ty có nhiệm vụ phải bảo toàn và phát triển vốn được giao,
khai thác và ẳ dụng các nguồn vốn có hiệu quả theo đúng chế độ tài
chính của doanh nghiệp . Thực hiện hân phối theo lao động, bảo vệ sản
xuất kinh doanh, bảo vệ môi trường không ngừng nâng cao chất lượng
láo động, tăng chất lượng, hạ giá thành sản phẩm , hoàn thành các nhiệm
vụ và nghĩa vụ của nhà nước giao.
Hiện nay, công ty chủ yếu là đấu thầu các công trình xây dựng cơ
bản. Dâng từng bước huy động vốn để đầu tư tài sản, máy móc thiết bị,
đấu thầu đến ngoài năm 2005 đưa tổng tài sản cố định lên trên 10 tỷ
đồng.
Mặc dù là một doanh nghiệp còn non trẻ hoạt động trong nền kinh
tế còn nhiều khó khăn và không ổn định, với sự cạnh tranh gay gắt giữa
các doanh nghiệp trong nghành xây dựng, song với nỗ lực của mình,
công ty đã từng bước tìm kiếm và mở rông thị trường ngày càng khẳng
định được vị trí của mình, ta có thể xét một số chỉ tiêu chung qua ba năm
Biểu1: Tình hình sản xuất kinh doanh từ năm 2003 - 2005
TT Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
1 Vốn sản xuất kinh doanh
- Vốn cố định
- Vốn lưu động
21.623.397.891
6.059.467.169
15.563.930.722
28.867.564.652
4.930.664.033
22.393.900.614
30.126.367.032
7.695.028.856
22.431.346.176
19
2 Doanh thu 37.546.652.763 35.192.901.395 38.070.536.948
3 Lợi nhuận 1.051.333.055 1.393.614.316 1.239.612.948
4 Nộp ngân sách nhà nước 1.717.309.501 1.510.063.046 167.750.709
5 Thu nhập bình quân 1cn/
tháng
478.464 765.600 875.000
Qua các chỉ tiêu trên ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của
công ty đã đi vào thế ổn định, ngày càng lớn mạnh về quy mô, không
ngừng tăng trưởng về vốn đảm bvảo việc làm và không ngừng cải thiện
đời sống cho cán bộ công nhân viên.
2.1.2.Tổ chức bộ máy quản lí sản xuất kinh doanh của công ty
2.1.2.1.Cơ cấu bộ máy quản lí.
Với đặc trưng riêng biệt của nghành xây dựng cơ bản, căn cứ vào
chức năng, nhiệm vụ và quy mô của doanh nghiệp , công ty xây dựng và
vận tải áp dụng mô hình quản lý, mỗi bộ phận có chức năng tham mưu
cho các quyết định của giám đốc.
Đứng đầu là ban giám đốc, hỗ trợ ban giám dốc là các phòng ban
chức năng và nhiệm vụ.
Ban giám đốc gồm 3 người.
- Giám đốc công ty: là người điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty. Theo đúng chế đọ của nhà nước, nghị quyết của
đại hội công nhân viên chức, giám đốc chịu trách nhiêm về mọi hoạt
động, kết quả sản xuất kinh doanh , giao nộp Nhà nước, bảo toàn và phát
triển vốn cũng như đảm bảo đời sống cho toàn bộ cán bộ công nhân viên
của công ty.
Giúp việc trực tiếp cho giám đốc công ty trong công tác quản lý gồm có:
20
Các phó giám đóc và kế toán trưởng.
- Phó giám đốc kỹ thuật phụ trách các khâu kĩ thhuật ở côn g
trường.
- Phó giám đốc bí thư đảng uỷ: Phụ trách công tác đảng, công tác
chính trị, tổ chức vận động cán bộ.
- Phó giám đốc kế hoạch: phụ trách đấu thầu, chỉ đạo thực hiện kế
hoạch toàn công ty.
-Kế toán trưởng: giúp cho giám đốc thực hiện pháp luạt kinh tế-
tài chính, đông thời làm nhiện vụ kiểm soát viên kinh tế - tài chính của
nhà nước, của đơn vị.
Các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ khác bao gồm:
- Phòng kế toán tài chính: thu thập tài liệu và sử lí các thông tin ở
đơn vị cơ sở theo đúng chính sách và chếd đọ hịn hành của nhà nước
nhằm giúp giám đốc theo dõi tình hình thực hoiện kế hoạch về xây dựng
cơ bản, lập hồ sơ dự toán cho các công trình.
-Phòng hậu cần hàh chính:phụ trách công việc hành chính và một
số công tác khác.
-Phòng kế hoạch dự thầu: xây dựng các kế hoạch về xây dựng cơ
bản, lập hồ sơ, lập dự toán cho các công trình.
Phòng chính trị phụ trách công tác đảng, đoàn thể, công tác cán bộ.
-Phòng tổ chức lao đọng phụ trách và quản lý quỹ lương, đội ngũ
công nhân viên.
2.1.1.2.tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch của công ty
-Các đội xây lắp (từ XL1 -XL9) tổ chức quản lí và thi côg công
trình theo hợp đồng do công ty kí kết và theo thiết kế được duyệt, đồng
thời ;làm thủ tục thanh toán từng giai đoạn và toàn bộ công trình.Sau khi
21
các hợp đồng đã dược kí kêt, lãnh đạo công ty sẽ phân công các công
việc cho từng đội, mỗi đội xây lắp đều có bộ phận quản lí gián tiếp và
hạch toán phụ thuộc . Đây là hình thức khoán tới từng đội xây lắp nhằm
nâng cao tinh thàn trách nhiệm của cán bộ công nhan viên, các xí nghiệp
và công trường.
Để theo dõi chính xác, đầy đủ những chi phí đã bỏ ra cho các công
trình, mỗi công trường và đội xây lắp được tổ chức gồm:
+Đội trưởng: Chỉ đạo chung
+Đội phó: phụ trách kĩ thuật ở công trường
+Kế toán: tập hợp chứng từ mang về phòng kế toán của công ty để xử
lý
+Thủ kho
+Bảo vệ
-Các đội sản xuất kinh doanh vật liêu khai thác kế hoạchác và cung
ứng các loại vật liệu xây dựng cho các công trường của công ty và kinh
doanh theo sự chỉ đạo của công tyvà kinh doanh thgeo sự chỉ đạo của công
ty.
Xưởng và các đơi vị ngành trực thuộc cả công ty. Bao gồm:
Xưởng mộc, đơn vị kho, đội điện nước.
Việc xây dựng cơ cấu tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty như trên là hợp lý vì nó vùa phù hợp với đặc điểm của ngành xây
dựng và vừa đáp ứng yêu cầu về mặt chất lượng sản xuất kinh doanh.
Ban Giám đốc
Phòng
K T-TC
Phòng
hậu cần HC
Phòng KH -
Dự thầu
Phòng
chính trị
Phòng
tổ chức
Các đội
xây lắp
Các đội SXKD
VLXD
Xưởng và các
đơn vị ngành
22
2.1.3.Mô hình tổ chức hạch toán kế toán ở công ty
Bộ máy kế toán được chia thành hai bộ phận
+Bộ phận kế toán ở công trường: theo dõi tiền ứng trước việc chi
tiêu xuất nhập kế hoạchẩu của công trường mình sau đó tập hợp chứng
từ và hạch toán chi phí và giá thành của công ty mình rồi gửi số liệu và
chứng từ kế toán lên công ty .
+Bộ phận kế toán của công ty:
Hạch toán toàn bộ các nghiệp vụ phát sinh trên công ty. Cụ thể:
thanh toán công nợ trong nội bộ và ngoài công ty, theo dõi các chi tiết
tăng giảm về vạat tư tài sản. Thu thập chứng từ của các công trường, sâu
đó lập các báo cáo tài chính, phân tích các hoạt động kinh tế giúp cho
lãnh đạo công ty trong việc quản lí và điều hành hoạt động sản xuất kinh
doanh .
Sơ đồ bộ máy kế toán
23
-Kế toán trưởng: chỉ đạo , hướng dẫn , kiểm tra toàn bộ công tác
kế toán của công ty.
-Kế toán tổng hợp: thực hiện hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh trong qúa trình sản xuất kinh doanh của công ty : nhận và phê duyệt
báo cáo, giấy tờ từ các đội trực thuộc.Lập báo cáo kế toán theo quy định.
-Kế toán thanh toán: theo dõi tình hình thanh toán với người bán,
người mua , thanh toán bằng tiền mặt, thanh toán qua ngân hàng.
-Kế toán vật liệu, công cụ; Theo dõi sự biến sự động của vật liệu,
công cụ, dụng cụ, căn cứ vào các phiếu nhập kho, xuất kho và các chứng
từ cần thiết để ghi sổ kế toán có liên quan.
-Kế toán tổng hợp tiền lương,bảo hiểm xã hội; nhận bảng chấm
công từ các đội văn phòng, tổng hợp số liệu lập bảng thanh toán tiền
lương để trích bảo hiểm xã hội, chi phí công doàn, bảo hiểm y tế theo
chế đọ quy định.
-Kế toán tài sản cố định: Theo dõi tình hình biến động về tài sản
cố định căn cứ vào tỷ lệ kế hoạc khấu hao quy định đối với từng; loại tài
sản để trích kế hoạch khấu hao.
-Kế toán công trường: Theo dõi tình hình nhập xuất vật tư, máy
móc và các thiết bị phục vụ cho thi công công trường.
Kế toán
trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế toán
thanh toán
Kế toán
VL.CCDC
Kế toán
lương
BHXH
Kế toán
TSCĐ
Kế toán
công
trường
Thủ quỹ
24
-Thủ quỹ: Quản lý vật tư tài sản của công trường và tiếp nhận, cấp
phát theo chứng từ hóa đơn.
2.1.4.Quy trình công nghệ và trang thiết bị máy móc
2.1.4.1.đặc điểm quy trình công nghệ
Do chức năng chính là tổ chứ nhận thầu và thi công xây lắp nê sản
phẩm của công ty là các công trình và hạng mục công trình.Các sản
phẩm này mang điểm riêng, thể hiện :
_Tính cố định: Nơi sản xuất sản phẩm đồng thời là nơi đưa sản
phẩm vào sử dụng.
-Chu kỳ sản xuất dài: thời gian sản xuất một công trình kéo dài, độ
dài này phụ thuộc vào quy mô, tính chất phức tạp của công trình.
-Mang tính chất đơn chiếc, sản xuất theo đơn đặt hàng của khách
hàng.
-Mang tính chất tổng hợp, gồm nhiều mặt: kinh tế, chính trị, kĩ
thuật, mỹ thuật, quy hoạch. Đặc điểm này gây khó khăn cho công ty .
-Quá trình sản xuất sản phẩm bị lưu động, phụ thuộc vào địa điểm
xây dựng .
-Tổ chứ quản lý và sản xuất luôn biến động, thay đổi theo các giai
đoạn xây dựng , theo trình tự của quy tình xây dựng .
-Do loại hình sản xuất đơn chiếc theo đơn đặt hàng nên chi phí
thường lớn, tiến trình yêu cầu nghiêm ngặt.
-Thời gian thi công dài, chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường
xung quanh nên độ rủi ro cao, mặt khác ảnh hưởng đến việc sử dụng
vốn, ngân sách, yêu cầu cao về điều động phối hợp các hoạt động nhằm
thực hiện đúng thời gian.
-Quá trình sản xuất trong xây dựng được tổ chức ngoài trời nên
chịu ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên.
25
Do đặc điểm riêng biệt của nghành và của sản phẩm xây lắp nên
quy trình sản xuất sản phẩm là liên tục phức tạp và trải qiua nhiều giai
đoạn khác nhau. Tuy mỗi công trình đề có thiết kế, dự toán riêng, thi
công ở địa điểm khác, và quy trình sản xuất chung là:
- Giai đoạn khảo sát thiết kế.
- Giai đoạn san nền giải phóng mặt bằng.
- Giai đoạn thi công theo sơ đồ đã được duyệt.
2.1.4.2.Trình độ trang thiết bị cơ sở vật chất kĩ thuật
Năm 2005 nguyên giá tổng tài sản cố định của công ty là:
4.994.523.198 VND, trong đó nguyên giá tài sản cố định đang dùng là:
4.930.664.038 chiếm 98,72 % tổng nguyên giá tài sản cố định
Tình hình sử dụng tài sản cố định của công ty được thể hiện qua
bảng sau;
Biểu 2: tình hình tài sản cố định năm 2005.
TT Loại TSCD
diễn giải
Nhà cửa, kho
tàng, vật kiến
trúc
Máy móc
thiết bị
Phương
tiện vận tải
Tổng cộng
1 NGTSCĐ 1.542.311.711 2.244.438.27
5
1.143.914.
052
4.990.664.
038
2 Giá trị còn lại 1.203.502.513 1.751.388.56
8
892.623.34
7
3.847.514.
428
3 Tỷ lệ từng loại
TSCĐ theo
giá trị còn lại
31,28% 45,52% 24,2% 20%
Qua biểu trên ta thấy: về mặt kết cấu giữa các loại tài sản cố định
là khá hợp lí, cụ thể : máy móc thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh
chiếm 45,52 %, phương tiện vận tải 24,2% và nhà cửa vật kiến trúc
chiếm 31,28%.
26
Tuy nhiên, đi sâu vào xem xét thực tế thì hầu hết những máy móc
thiết bị trên mặc dù chưa được mua mới và ở trình đọ thấp rất khó khăn
trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm
2.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện
lợi nhuận
2.2.1. Khái quát về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty
Thuận lợi
-Thứ nhất, uy tín về mặt chất lượng, giá cả, tiến độ thi công
Qua các công trình xây dựng hoàn thành trước đó trong quá trình
hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, công ty đã tạo được uy tín đối
với các chủ đầu tư với khách hàng về chất lượng cao của công trình, với
giá thành hạ và bàn giao đúng tiiến độ.đây là một dạng tài sản vô hình
mà doanh nghiệp có thể khai thác cho hoạt động sản xuất kinh doanh
nhằm thực hiện, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp cũng như trong quá trình
đấu thầu, tìm kiếm khách hàng.
-Năng lực vốn, thiết bị, kinh nghiệm và nhân lực với quy mô
tương đối lớn về vốn cho phép doanh nghiệp có khả năng tham gia đấu
thâù và xây dựng các công trình lớn, trung bình cũng như liên kết với
các đơn vị bạn để xây dựng các công trình lớn, công trình mang tính
quốc tế. Cùng với khối lượng trang thiết bị máy móc hùng hậu và đội
ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, có năng lực quản lý, có trách
nhiệm và tâm huyết cho phép công ty xây dựng các công trình với hiệu
quả cao.
Mặt khác do những địa điểm hoạt động phân tán nên lực lượng lao
động trực tiếp được tuyển chọn từ những công nhân có tay nghề cao phù
hợp với đặc điểm sản xuất của từng công trình.
- Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp tư, nhân tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp phát triển vì thế công ty có lợi thế lớn được hỗ trợ
27
về vốn để thực hiện các công trình lớn cũng như có thể liên kết với các
công ty trong và ngoài nước thực hiện các công trình lớn.
- Nguồn cung cấp nguyên vật liệu:
Cùng với sự mở cửa của nền kinh tế , các hoạt động kinh doanh,
liên kết ngaỳ càng mở rộng, nhiều nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng
được thành lập và đi vào cung ứng lượng nguyên vật kiệu xây dựng dồi
dào trên thị trường với các tiêu chuẩn cao và giá thành hạ. Điều này là
thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình cung ứng vật tư cho quá trình
sản xuất kinh doanh . Mặt khác công ty còn có các tổ đội sản xuất
nguyên vật liệu tạo ra nguồn cung ứng nguyên vật liệu nội bộ, điều này
góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cũng như
giải quyết việc làm cho lao động dư thừa .
Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, công ty cũng gặp không ít
những khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh .Cụ thể :
Thứ nhất, cạnh tranh ác liệt: trong nền kinh tế thị trường nhiều
thành phần, các doanh nghiệp nhà nước là một bộ phận cùng song song
hoạt động với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.
Vì vậy, sự cạnh tranh trên thị trường nói chung và xây dựng cơ
bản nói riêng diễn ra ngày một gay gắt. Sự cạnh tranh đó không chỉ diễn
ra giữa các doanh nghiệp trong nước mà còn là sự đối đầu với các doanh
nghiệp nước ngoài đang xâp nhập vào lĩnh vực này mà trên thị trường họ
có cơ hội vượt trội về vốn, công nghệ và quản lý.
Nếu không có các giải pháp hữu hiệu và mở rộng thị trường ,
càng cao chất lượng sản phẩm thì sẽ bị thất bại trước các doanh nghiệp
khác có vốn nhỏ nhưng rất năng động và linh hoạt.
Thứ hai, vốn nhà nước giành cho cơ bản giảm.Chuyển sang cơ chế
hạch toán kinh doanh, các doanh nghiệp nhà nước nói chung, công ty
xây dựng và vận tải Hùng Dũng nói riêng việc tiến trình sản xuất kinh
doanh , đảm bảo có lãi và bảo toàn vốn. Khó khăn nhất của công ty hiện
28
nay là nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh rất lớn trong khi đó, nguồn
vốn tự gồm nguồn vốn góp và vốn tự bổ xung lại rất bé, hạn hẹp.
Thứ ba, vốn lưu thông thiếu.
Thứ tư, nợ đọng vốn với khối lượng lớn. Trong khi doanh nghiệp
đang cần vốn lớn cho đầu tư mua sắm máy móc thiét bị và vật liệu phục
vụ cho thi công các công trình mới vừa nhận thầu được cũng như vốn do
dự thầu mới thì các khách hàng của công ty còn chiếm một khối lượng
vốn lớn do nợ động không chịu thanh toán khi bàn giao các công trình
thi công đã hoàn thành. Điều này là một khó khăn cho công ty trong việc
tạo nguồn vốn.Vì vây, đòi hỏi công ty phải có biện pháp , chính sách
thanh toán thu hồi nợ đảm bảo cho hoạt động kinh doanh
Thứ năm, chế đọ quản lí tài chính của nhà nước còn nhiều bất cập.
2.2.2.Tình hình thực hiện lợi nhuận ở công ty
Môi trường kinh doanh biến đổi nhanh chóng luôn tạo ra cơ hội và
nguy cơ trong tương lai. Để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải
chủ động xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh hợp lí, không
chỉ phù hợp với ưu thế của mình mà còn với môi trường kinh doanh
nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Trong đó chỉ tiêu chất lượng để đánh
giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp chính là lợi nhuận.
Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2005
được thể hiện qua bảng sau:
Biểu 3. Báo cáo tài chính của công ty năm 2004-2005
Chỉ tiêu 2004 2005
I. Tổng doanh thu 18.373.797.162 19.357.632.299
1. Doanh thu hoạt
động sản xuất
kinh doanh
- Doanh thu xây lắp
17.958.316.135
17.889.167.608
19.035.268.537
18.699.709.028
2. Các khoản giảm trừ 739.465.000 708.842.351
3. Tổng giá thành
- Giá thành xây lắp
16.606.432.934
16.592.503.212
17.754.287.365
17.670.815.471
4. Lợi nhuận hoạt động 612.418.181 472.138.821
29
- Lợi nhuận xây lắp 579.532.867 429.169.546
5. Thu nhập hoạt động
tà I chính
311.548.027 322.363.762
6. Lợi nhuận từ hoạt
động tài chính
104.959.334 147.667.653
II. Tổng lợi nhuận
trước thuế
711.337.515 619.806.474
III. Thuế lợi tức 179.344.378 154.951.618
IV. Lợi nhuận sau thuế 538.033.137 464.854.856
Biểu 4. Tình hình thực hiện của Công ty vào năm 2004 - 2005
Chỉ tiêu 2004 2005 So sánh
tuyệt đối %
I. Tổng doanh thu 18.373.797.
162
19.357.632
.299
+
983.835.137
+ 5,35
1. Doanh thu hoạt
động sản xuất
kinh doanh
- Doanh thu xây lắp
17.958.316.
135
17.889.167.
608
19.035.268
.537
18.699.709
.028
+
1.076.952.4
02
+
810.037.420
+ 5,99
+ 4,53
2. Các khoản giảm trừ 739.465.000 708.842.35
1
- 30.622.649 - 4,14
3. Tổng giá thành
- Giá thành xây lắp
16.606.432.
934
16.592.503.
212
17.754.287
.365
17.670.815
.471
+
1.247.854.4
11
+
1.078.312.2
59
+ 7,5
+ 6,5
4. Lợi nhuận hoạt động
- Lợi nhuận xây lắp
612.418.181
579.532.867
472.138.82
1
429.169.54
6
-
140.279.360
-
150.363.321
- 22,9
- 25,93
5. Thu nhập hoạt động
tà I chính
311.548.027 322.363.76
2
+
10.815.735
+ 3,47
6. Lợi nhuận từ hoạt 104.959.334 147.667.65 + + 40,69
30
động tài chính 3 42.708.319
II. Tổng lợi nhuận
trước thuế
711.337.515 619.806.47
4
- 97.571.041 - 13,6
III. Thuế lợi tức 179.344.378 154.951.61
8
- 24.392.760 - 13,58
IV. Lợi nhuận sau thuế 538.033.137 464.854.85
6
- 73.178.272 - 13,61
N
3,12
3,24
3,76
2,54
2,67
3,08
- 0,58
- 0,58
- 0,68
Qua số liệu các bảng trên ta nhận thấy trong năm 2005 hiệu quả
hoạt động của công ty giảm sút biểu hiện tổng lợi nhuận giảm
97.571.041 VND so với năm 2004 tỷ lệ giảm tướng ứng là 13,6% trong
đó lợi nhuận của hoạt động sản xuất kinh doanh giảm 140.279.360 VND
với tỷ lệ giảm tương ứng là 22,9% Và lợi nhuận của hoạt động tài chính
tăng 42.708.319 với tỷ lệ tăng tương ứng là 40,6 % .
Tuy lợi nhuận hoạt động tài chính năm 2005 tăng so với năm 2004
nhưng hoạt động chủ yếu của công ty là sản xuất kinh doanh , vì vậy để
phân tích tình hình lợi nhuận của công ty năm 2004 ta phải xem xét về
lợi nhuận thu được từ sản xuất kinh doanh .
Lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh gồm có:
-Lợi nhuận xây lắp 429.168.546 VND chiếm 90,89% tổng số lợi
nhuận sản xuất kinh doanh .
-Lợi nhuận kinh doanh vật tư 32.596..757 VND chiếm 6,97 %
tông số lợi nhuận sản xuất kinh doanh .
-Hoa hồng đại lí xi măng 10.372.518 VND chiếm 2,14 % tổng số
lợi nhuận sản xuất kinh doanh .
31
Như vậy trong tổng số lợi nhuận lao động sản xuất kinh doanh thì
lợi nhuận thu dược từ lao động xây lắp nhận thầu là lớn nhất. Do đó, ta
sẽ chủ yếu đi sâu phân tích lao đông xây lắp của công ty .
Để tìm hiểu về nguyên nhân làm cho lợi nhuận từ hoạt động xây
lắp giảm ta phải xác định và phân tích do ảnh hưởng của các nhân tố tác
động đến lợi nhuận của doanh ngiệp và các nhân tố ảnh hưởng tới việc
tăng giảm lợi nhuận bao gồm hai nhóm
- Nhóm nhân tố thuộc về doanh ngnhiệp
- Nhóm nhân tố thuộc về giá thành
*. Nhóm nhân tố thuộc về doanh nghiệp
Trước hết ta phải xem xét, các định mức độ ảnh hưởng của nhóm
nhân tố thuộc về doanh nghiệp ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh
nghiệp thông qua tình hình thực hiện doanh thu tiêu thụ sản phẩm.
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm tăng hay giảm là tuỳ thuộc vào nhiều nhân
tố khác nhau có thể khái quát thành ba nhóm nguyên nhân chủ yếu
Một là nhóm nghuyên nhân thuộc về bản thân doanh nghiệp
Hai là nguyên nhân thuộc về khoa học
Ba là những nguyên nhân thuộc về nhà nước
Đối với nguyên nhân thuộc về bản thân doanh nghiệp các doanh
nghiệp và người bán sản phẩm do chính họ làm ra do đó việc bán hàng
trước hết phụ thuộc vào kết quả kinh doanh qua các mặt:
Kết quả sản xuất về mặt khối lượng
Kết quả sản xuất về mặt chất lượng
Kết quả sản xuất về mặt chủng loại mặt hàng
Công tác thanh toán công nợ
32
Do hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản nên sản phẩm của
công ty là công trình trong hạng mục công trình, vì vậy có thể loại bỏ
việc xem xét chủng loại mặt hàng .
+ Tình hình thực hiện khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ
Thi công xây lắp là một loại hình sản xuất công nghiệp theo đơn
đặt hàng. Sản phẩm xây lắp được sản xuất ra theo những yêu cầu về giá
trị sử dụng về dạng đã định của chủ đầu tư. Vì vậy việc hoàn thành hay
khồn hoàn thành nhiện vụ sản xuất theo dơn đặt hàng không những ảnh
hưởng trực tiếp đến lợi ích của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng không
tốt đến các đơn vị liên quan khác. Hiểu rõ vấn đề này, công ty xây dựng
và vận tảI Hùng Dũng phương pháp sản xuất kinh doanh phù hợp đáp
ứng yêu cầu của khách hàng về mặt số lượng, chất lượng thời gian bàn
giao công trình.
Trong năm 2005 , tình hình sản xuất của công ty được thể hiện qua
biểu sau:
Biểu 5. Tình hình xây dựng hoàn thành công trình, hạng mục công
trình năm 2004 và 2005
Công trình
hạng mục công trình
Số lượng sản phẩm Số lượng hoàn thành bàn
giao
Năm So sánh Năm So sánh
2004 2005 TĐ % 98 99 TD %
Công trình 26 28 +2 +7,6 21 18 -3 -14,2
Hạng mục công
trình
8 11 +3 +37,5 5 8 +3 +60
Cộng 34 39 +5 45,7 26 26 - -
33
Xem xét số liệu ở bảng trên ta thấy về tổng số lượng công trình,
hạng mục công trình của công ty năm 2005 tăng so với công trình năm
2004 là 5 công trình và hạng mục công trình với tỷ lệ tăng tương ứng là
13,5%
Trong đó :
-Số lượng công trình tăng 2 công trình với tỉ lệ tăng7,6%
-Số lượng hạng mục công trình tăng 3 với tỷ lệ tăng tương ứng là 60%
Số lượng các công trình và hạng mục công trình năm 2004 tăng
lên so với năm 2003 là do tác đông của n hiều nguyên nhân chủ quan và
khách quan
-Về nguyên nhân khách quan : Từ năm 1995 trở lại đây với sự
thay đổi trong chính sách của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nước ta đã
có bước tiến đáng kể. Tốc độ tăng trưởng cao và ổn định so với các nước
trong khu vực và trên toàn thế giới . Theo đó nhu cầu xây dựng mới , cải
tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng, đô thị khu chế xuất tăng lên.
Về nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, năm 2005 công ty xây dựng và vận tảI Hùng Dũng đã
chủ động tìm kiếm mở rộng thị trường. Công ty đã chú trọng vào tất cả
các thị trường miền Bắc, miền Nam và miền Trung và đã chủ động tham
gia dự thầu nhiều công trình và hạng mục công trình. Cụ thể là năm 2004
công ty đã nhận thầu ở miền trung và miền nam là 8 công trình và hạng
mục công trình, sang năm 2005 công ty đã nhận 15 công trình và hạng
mục công trình.
Thứ hai: Với chất lượng thi công ngày càng tăng, giá thành hạ,
công ty đã từng bước khẳng định uy tín của mình vì vậy đã được các nhà
đầu tư tin câỵ và lựa chọn. Năm 2004 lượng dự trữ nguyên vật liệu là
khá lớn, sang năm lượng dự trữ nguyên vật liệu chỉ được giới hạn ở mức
34
tối thiểu cần thiết vừa đảm bảo cho cho vật liệu không ngừng chất lượng
vừa tránh chất lượng vật tư trên cơ sở đáp ứng đầy đủ,kịp thời nhu cầu.
Thêm nữa, việc kiểm tra chất lượng vật liệu cũng đã được công ty chú
trọng hơn, nhờ đó chất lượng công trình ngày càng nâng lên.
Mặc dù số lượng công trình, hạng mục công trình xây lắp, nhận
thầu tăng nhưng năm 1999 số lượng công trình, hoàn thành bàn giao và
đưa vào sử dụng không tăng hơn năm 2004.
Công trình số lượng hoàn thành là 18, giảm 3 công trình so với
năm 2005 và số giảm tương đối là 14,2% .
-Hạng mục công trình số lượng hoàn thành là 8, tăng ba hạng mục
so với năm 2004 với tỷ lệ tăng tương ứng là 60% .
-Số lượng công trình, hạng mục công trình hoàn thành, bàn giao,
đưa vào sử dụng không tăng trong khi lượng công trình mà công ty nhận
thầu năm 2005 cao hơn nhiêù so vcới năm2004, do hai nguyên nhân sau;
+ Năm 2004, Công ty đã nhận thầu đực nhiều công trình có quy
mô lớn, mặt khác một số công trình nhận thầu vào thời điểm cuối kì do
đó không thể hoàn thành được mà phải chuyển tiếp sang năm sau.
+Quản lí sản xuất ở công ty thiếu chặt chẽ, nên tiến độ công trình
thi công chưa đảm bảo, hợp lí do đó áp dụng phương thức thanh toán
theo hạng mục công trình khôíi lượng hoàn thành theo giai đoạn quy ước
và thanh toán theo đơn vị hạng mục công trình đã hoàn thành. Vì vây,
thời gian và tiến độ hoàn thành công việc chậm làm ảnh hưởng đến
doanh thu cũng như lợi nhuận cuả công ty.
*Giá bán sản phẩm
Khác với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác , giá bán sản
phẩm được xác định cụ thể đối với từng mặt hàng. Giá bán công trình,
hạng mục công trình của các doanh nghiệp xây dựng cơ bản nói chung
35
và công ty xây dựng 17 nói riêng phụ thuộc vào quy mô, khối lượng xây
lắp của từng công trình và hạng mục công trình. Công ty chỉ có thể xây
dựng đơn giá trên 1 m2 đối với từng hạng mục cụ thể ( 1 m2 xây dựng
, 1m2 hoàn thiện, 1m2 đổ bê tông )
36
Biểu 6. Đơn gí thi công năm 2004 - 2005
Khoản mục Đơn vị Năm 2004 Năm 2005 Chên lệch
1. Bê tông tạo dốc mác đá
1 x 2M 150528,8 x 0,16
m3
562.981 562.976 -5
2. Bê tông nền đá 4 x 6M 100 dày
150; 26 x 22 x 0,12
m3 427.963 427.979 -4
3. Bê tông sàn mác dầm, sê mô m3 968.536 968.530 -6
4. Xây tường gạch
8 x 8 x 19 > 30cm, H 4m vừa
75
m2 404.357 404.356 -3
5. Xây tường gạch d = 20,H < 4m
VM75
m2 5.588.328 5.588.324 -9
6. Cốt thép móc 18 trụ cao m tấn 5.588.328 5.588.324 -4
7. Cốt thép móc 18 trụ 10 tấn 5.530.815 5.530.802 -13
Qua biểu 6 ta thấy đơn giá thi công năm 2004, 2005, các hạng mục
năm 2005 đều giảm so với năm2004.
Nguyên nhân của hiện tượng này không phải là do chất lượng thi
công giảm mà chủ yếu là do nguyên nhân khách quan. Công ty đã hạ giá
thành thi công để cạnh tranh với các đơn vị xay lắp khác. Trước mắt,
việc giảm đơn giá thi công tác động làm giảm doanh thu và lợi nhuận
của công ty, song xét về lâu dài thì đây là một cách hợp lí để giành
thắng lợi trong cạnh tranh với các đối thủ khác.
37
Nhìn chung, công tác sản xuất tiêu thụ sản phẩm của công ty năm
2005 đã dạt được kết quả đáng khích lệ cụ thể là :
Trong sản xuất, với máy móc thiết bị được đầu tư mới vừa nâng
cao chất lượng công trình, vừa giảm được tiêu hao nguyên vật liệu đồng
thời nâng cao năng suất lao động. Trong tiêu thụ, mặc dù cạnh tranh
trong xây dựng cơ bản rất găygắt, song công ty đã cố gắng tiòm kiếm và
mở rông thị trường khai thác và nhận thầu được nhiều công trình. Tuy
nhiên, việc chưa đảm bảo đúng tiến đọ thi công đã làm ảnh hưởng
không nhỏ đến doanh thu tiêu thụ của công ty .
Từ những p-hân tích trên ta thấy rằng tình hình thực hiện doanh
thu sản xuất kinh doanh của công ty nhìn chung là tốt. Tổng doanh thu
năm 2005 tăng 983.835.137 VND so với năm 2004 với tỷ lệ tăng tương
ứng là 5,35% trong doanh thu hoạt động sản xuất tăng 1.076.925.402
VND với tỷ lệ tăng tướng ứng là 5,99 % và doanh thu hoạt động xây
lắp tăng 810.037.420 VND với tỷ lệ tăng tương ứng là 4,53% . Có được
thành tích trên là do cố găng của ban lãnh đạo cũng như toàn thể cán bô
công nhân viên công ty . Bằng uy tín và châtý lượng, công ty đã từng
bước khẳng định vị trí của mình , đứng vững trong cạnh tranh với hàng
trăm doanh nghiệp có quy mô lớn khác với sức cạnh tranh về công nghệ,
vốn và quy mô quản lý. Tuy nhiên, trong cog tác thực hiện doanh thu ,
công ty còn bộc lộ một số hạn chế nhất định càn nhanh chóng khắc phục
để doanh thu được nâng cao hơn trong năm tới
*. Nhóm nhân tố thuộc về giá thành tiêu thụ
lợi nhuận không chỉ bị tác động bởi các nhân tố thuộc về doanh
thu mà nó còn bị ảnh hưởng bởi nhân tố thuộc về giá thành tiêu thụ .
*Giá vốn hàng bán.
38
Đối với các doanh nghiệp xây dựng do đặc điểm riêng biệt của
nghành và của sản phẩm nên giá thành sản xuất ( giá thành thi công )
thường được tính cho từng đơn vị hạng mục công trình như giá thành
pơhần đổ móng, giá thành phần xây thô, giá thành phần lấp đặt nội thất.
Mặt khác do quy mô của công trình lắp đặt là khác nhau nên giá thành
hạng mục của mỗi công trình là khác nhau . Do đó, việc tính toán và
phân tích giá thành đơn vị sản phẩm – giá thành xây dựng 1 m2 là
không chính xác .Để đánh giá tình hình thực hiện giá thành của công ty
năm 2005, ta đi sâu vào phân tích thực hiện tổng giá thành .
Biểu 7: tình hình thực hiện tổng giá thành năm 2004 - 2005
Khoản mục Số tháng đầu năm So sánh
2004 2005 tuyệt đối %
1. Vật liệu 12.907.633.1
85
13.051.853.
162
+
144.201.97
7
+
1.11
2. Nhân công trực tiếp 1.629.796.17
4
1.769.371.6
84
+
139.575.51
0
+
8,56
3. Máy thi công 178.659.341 202.953.167 +
24.293.826
+
13,59
4. Khấu hao tài sản cố
định
310.073.477 561.341.491 +
251.268.01
4
+
81,03
5. Chi phí khác bằng
tiền
540.230.450 751.438.946 +
211.208.49
6
+
39.09
6. Chi phí công trường 554.219.112 702.372.896 +
148.153.78
4
+
26,73
Giá thành thi công 16.122.611.7
39
17.039.313.
346
916.701.60
7
+
5,69
Chi phí quản lí doanh
nghiệp
469.891.473 631.502.125 161.610.65
2
+
34,39
39
Giá thành tiêu thụ 16.592.503..
212
17.670.815.
471
1.078.312.
259
+ 6,5
Từ số liệu bảng 7 ta thâýy giá vốn hang bán ( giá thành)trong kì
đã tăng lên 1.249.854.411 VND với tỷ lệ tăng tương ứng là 7.33% trong
khi tốc độ tăng của doanh thu xzây lắep là 4,53 %. Như vậy tốc đọ tăng
của giá tyhành lớn hơn tốc đọ tăng doanh thu. Đây chính là nhân tố chủ
yếu làm giảm lợi nhuận trong kỳ của công ty.
Để có thể kết luận toàn diện và chính xác cần phải dựa vào mức độ
ảnh hưởng hơn tốc độ phát triển doanh thu. Để có thể kết luận toàn diện
và chính xác cần phải dựa vào mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến
giá thành sản phẩm .
-Chi phí vật liệu
-Tổng giá trị vật liêu năm 2005 tăng so với năm 2004 là
144.202.007 VND với tỷlệ tăng tương ứng là 1,12 % .
Tổng giá trị vật liệu phụ thuộc vào ba nhân tố: mức tiêu hao đơn
gía vật liệu xuất dùng vào khối lượng xây lắp .
Việc thựch hiện mức tiêu hao nguyên vật liẹu cuỉa công ty năm
2005 là tương đối tố, tiêu hao vật liêu thực tế đã giảm so với năm 2004.
Ta có thể thấy điều này qua ví dụ tiêu hao vật liêu cho 1 M3 bê tông .
40
Biểu 8: Định mức tiêu hao vật liêu cho 1m3 bê tông năm 2005
Tên vật tư Đơn
vị
tính
Mức tiêu hao So sánh
KH TH Tuyệt đối %
1. Xi măng
P400
Kg 297,04 296,92 - 0,12 - 4,03
2. Cát vàng m3 0,39 0,381 - 0,09 - 2,23
3. Đá dăm m3 0,543 0,542 - 0,01 - 0,001
4. Sắt phi 6 Kg 3,2 3,0 - 0,2 - 0,063
5. Sắt phi 16 Kg 2,8 2,6 - 0,2 - 0,07
6. Que hàn Kg 1,55 1,49 - 0,06 - 0,038
7. Dây thép Kg 0,51 0,51 - -
8. Gỗ kê 0,0032 0,003 - 0,0002 - 0,063
Giảm dược định mức tiêu hao nguyên vật liệu chứng tỏ công ty đã
quản lý chặt chẽ vật liệu sản xuất , điều này cho phép tiết kiệm nguyên
vật liêu.
Về khâu quản lí thực hiện định mức, công ty tiến hành theo dõi
giữa việc xuất vật liệu đem vào quá trình sản xuất của từng bộ phận,
từng tổ đội xây lắp trên cơ sở đó phát hiện kịp thời những bộ phận
không hoàn thành định mức sử dụng tiềt kiệm nguyên vật liêu, công ty
có những biện pháp khuyến khích kịp thời. Với cách quản lí này đã
mang lại những kết quả tốt trong tònh hình thực hiện định mức tiêu hao
nguyên vật liệu của công ty, không xảy ra tình trạng lãng phí tràn lan.
Đơn giá vật liệu xuất dùng được xác định gồm giá mua nguyên
vật liệu và chi phí mua ( chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản. ) trong
41
năm 2005 gía mua một số loại vật liệu chủ yếu hầu hêt tăng lên, sự biến
đông theo chiều hướng xấu của thị trường đã tác động lớn làm cho
khoản chi tăng lên đáng kể .
Biểu 9. Giá vật liệu chính năm 2004 - 2005
Tên vật tư Đơn vị
tính
Năm
2003
Năm
2004
%
1. Xi măng P300 Bỉm Sơn Kg 782 800 + 2,3
2. Xi măng P400 Hải Phòng Kg 798 820 + 2,75
3. Cát vàng m3 35.800 35.800 -
4. Đá dăm m3 77.308 80.800 + 4,5
5. Sắt 12 Thái Nguyên Kg 4.435 4.735 + 10,53
6. Sắt 14 Thái Nguyên Kg 3.800 4.200 + 10,53
7. Sắt 20 Thái Nguyên Kg 4.035 4.400 + 9,04
8. Sắt 10 Liên Xô Kg 4.635 4.975 + 6,47
9. Sắt 6 Liên Xô Kg 4.830 5.285 + 9,42
10. Sắt 14 Liên Xô Kg 4.535 5.085 + 11,9
Qua số liệu bảng trên ta thấy chỉ có giá xi măng là biến động khôg
đáng kể còn gía sắt thép tăng nhanh.
Nếu như năm 2004 giá mua 1 –kg sắt phi 6 liên xô là 4830 VND
thì sang năm 2005 giá mua là 5283 VND / 1 kg tăng 9,42% . Để làm 1
m bê tông cần 3 kg sắt phi 6 liên xô , việc tăng giá mua đã làm chi phí
về sắt để đổ 1 m3 bê tông tăng lên so với năm 2003 là (5285-4830)* 3
= 1365 VND.
Ngoài việc chi phí quản lí chi phí thu mua của công ty tính ra lỏng
lẻo, các chi phí vận chuyên, bốc dỡ được công ty thanh toán theo hình
thức thực thanh, thực chi, cán bộ vật tư thường khai tăng chi phí và bỏ
42
tíu phần chênh lêch. Điều này làm chi phí vật tư của doanh nghiệp tăng
lên vô ích .
Việc tăng khối lượng xây lắp năm 2005 so với năm 2004 cũng đã
làm cho chi phí nguyên vật liệu tăng lên.
Trong kì, công ty đã nhận được một số công trình có quy mô lớn,
mặt khác khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao cũng lớn hơn năm
trước. Do vậy, khối lượng vật tư sử dụng cũng tăng lên so với năm trước.
Như vậy, trong năm 2005 mặc dù giảm được định mức tiêu hao
vật liệu giảm chi phí vật liệu trực tiếp song do sự biến động của giá cả ,
các loại vật tư trên thị trường và khối lượng xây lắp tăng lên cùng với
việc quản lí thu mua còn thiếu chặt chẽ đã làm cho tổng giá trị vật liêụ
trong giá thành thi công tăng lên so với năm2004.
Chi phí nhân công trực tiếp.
Do đặc thù riêng của nghành nên công ty có cơ cấu tổ chức gọn
nhẹ , lực lượng của công ty là 370 người trong đó cơ quan công ty 65
ngưòi, các đơn vị sản xuất 305 người . Còn lại lao động hợp đồng là 640
người phần lớn là lao động thời vụ.
Trong năm2005. Công ty mở rộng thị trường vào miền trung và
miền Nam, trên hai thị trường này, đơn giá tiền lương cao hơn nhiều so
với đơn giá tiền lương ở thị trường miền Bắc , được thể hiện qua bảng
sau:
Biểu 10. đơn giá tiền lương xây lắp năm 2005
Địa điểm công trường Đơn giá lương trên
1000 đồng sản phẩm
1. Công trình ở các tỉnh phía Bắc vốn đầu tư trong nước 185
2. Công trình ở các tỉnh phía Bắc vốn đầu tư nước ngoài 200
3. Công trình ở các tỉnh miền Trung vốn đầu tư trong
nước
190
4. Công trình ở các tỉnh miền Trung vốn đầu tư nước 205
43
ngoài
5. Công trình ở các tỉnh phía Nam vốn đầu tư trong
nước
195
6. Công trình các tỉnh phía Nam vốn đầu tư nước ngoài 215
Trong năm 2005, công ty nhận thầu được 20 công trình, hạng mục
công trình cùng với 5 công trình xây dựng dở dang năm trước chuyển
sang năm nay là 25 công trình .
Như vậy, khối lượng thi công và đơn giá tiền lương tăng lên do
chi phí tièn lương tăng lên là 8,56 % so với năm 2004 với số tăng tuyệt
đối là 139.575.510 VND. Tuy vậy, tổng tiền lương tăng thêm không phải
là điều bất hợp lí vì nó không phản ánh sự yếu kém trong công tác quản
lí và sử dụng lao động mà là do công ty đã sử dụng linh hoạt đòn bẩy
kinh tế khuyến khích người lao động trong công việc từ đó nâng cao
năng suất lao động và chất lượng thi công . Mặc dù tổng quỹ lương tăng
và hoạt động xây lắp nhận thầu của công ty trong năm 2005 vãn có lợi
nhuận .Điều đó chứng tỏ kết quả thu được vẫn đủ để bù đắp cho chi phí
này. Vì vậy đây không thể là tồn tại của doanh nghiệp .
-chi phí máy móc thi công là chi phí về nhiên liệu , điện năng.. để
đảm bảo cho sự hoạt động của máy móc thiết bị.
Trong năm công ty đầu tư mua sắm thêm nhiều máy móc thiết bị ,
thêm vào đó do số lượng công trình và hạng mục công trình đòi hỏi
nhiều hơn nên thời gian cũng như hiệu suất thiết bị máy móc tăng lên
kéo theo chi phí điện năng cũng tăng lên tương ứng làm cho chi phí máy
móc tăng lên 13,59% với số lượng tăng tuyệt đối là: 24.293.826 VND
Đây là khoản chi có khối lượng tăng rất lớn, ngoài những nguyên nhân
khách quan nêu trên, qua tìm hiểu thực tế ở doanh nghiệp nhận thấy
việc tiêu hao nhiên liệu vật liêu mua sát vơíu thực tế, cụ thể à công ty địn
xây dựng một định mức tiêu hao nhiên liêu chung cho tất cả các loại
44
máy móc thiết bị cùng chủng loại, công suất, tính năng sử dụng cho mỗi
loại máy móc thiết bị khác nhau nên dẫn đến việc sử dụng nhiên liệu
điện năng còn lãng phí.
-Chi phí kế hoạch tài sản cố định. Để phục vụ cho nhu cầu sản
xuất và phù hợp với xu thế phát triển của nghành trong năm 2005, công
ty đã đầu tư mua sắm máy móc thiết bị chuyên dùng cho các công trình
giao tông, thuỷ lợi như: máy ủi đất, máy đào, máy lu, máy nổ, đầm đất
vv.. với tông nguyên giá 1.475.381.262 VND làm cho giá trị máy moc
thiết bị từ 768.807.013 VND tỷ lệ tăng tương ứng là 81,03 % . Đây là
một trong ba nhân tố chủ yếu làm tăng giá thành thi công , do đó làm
cho lợi nhuận của công ty giảm xuống.
Để giảm chi phí khấu hao, công ty chỉ bằng cách tăng sản lượng
công ty sản xuất , nhưng điều này phụ thuộc vào nhu cầu cũng như khả
năng thành công của công ty trong công tác đấu thầu với sự tham gia của
nhiều nhà thầu khác nhau. Đây là một trong những khó khăn của công ty.
Chi phí bằng tiền khác .
Chi phí bằng tiền khác gồm có: chi phí điện, nước phục vụ cho thi
công, chi p0hí trả tiền trước, lãi vay ngan hàng để mua sắm máy móc
thiết bị , chi phí thue ngoài, tai sản và một số chi phí khác.
Yừu tố chi phí bằng tiền khác cũng là một trong các nhân tố ảnh
hưởng tỷ lệ nghịch với lợi nhuận . Trong năm 2005, chi phí này tăng so
với năm 2004 là 211.208.496 với tỷ lệ tăng tăng tương ứng là 39,09%.
Nhân tố này có ảnh hưởng khá lớn đến giá thành thi công . Nguyên nhân
chính làm cho khoản chi này tăng lên đọt biến là:
+Chi phí về tiền điện tăng, cụ thể giá điện đã tăng từ 752đ/kwh
năm 2004 lên 815 Đ/ KWh năm2005.
45
Số vốn đầu tư mới máy móc thiết bị công ty phải vay trng hạn
ngân hàng thời hạn 5 năm vớilãi suát là 1,6% năm, vay từ 15/1/2005 .
Do đó tiền lãi vay mà công ty phải trả năm 2005 là 185.376.470 VND
Số máy móc thiết bị cần đầu tư đổi mới là rất lớn song do thiếu vố
nên không thực hiện đầu ưtư mua sắm được, nhiều máy móc thiết bị
chuyên dùng không có nên công ty phải thuê ngoài ( thuê theo phương
thưcs vận hành) với chi phí cao. Mặt khác, do tính chất lao động phân
tán, phạm vi hoạt động trải dài trên diện tích rộng nên việc tận dụng
máy móc thiết bị giữa các công trình bị hạn chế . Do đó, có một số máy
móc thiết bị “nhàn rỗi” ở công trình này nhưng cxt vẫn phải thuê máy
móc thiết bị để phục vụ cho thi công ở công trình khác .
Ngoài ra một số chi phí khác như chi phí san ủi , giải phóng mặt
bằng ,chi phí đào đất, chi phí làm những công trình tạm , chi phí khánh
thành bàn giao cũng tăng lên.
-Chi phí công trường
Chi phí công trường gồm có: Chi phí lương chính, lương phụ và
bảo hiểm xã hội của nhân viên quản lý công trường, nhân viên vận hành
máy móc thiết bị, nhân viên gián tiếp khác (Bảo vệ, thủ kho, kế toán
công trường ) và chi phí khác (Chi phí điện thoại và chi phí hành chính ở
công trường ).
Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Trong nhóm nhân tố thuộc về giá thành tiêu thụ ngoài nhân tố giá
vốn hàng bán (giá thành thi công) còn có chi phí quản lý doanh nghiệp.
ảnh hưởng của nhân tố này cũng ngược chiều với lợi nhuận của doanh
nghiệp.
Tình hình tỷ suất lợi nhuận
46
Năm 2005 chi phí này tăng do tiền công tác chi phí cho cán bộ
quản lý công tác tăng. đây là nguyên nhân khách quan, tuy nhiên do
công ty chưa xây dựng một “khung định mức về khoản chi này nên việc
quản lí còn lỏng lẻo nên việc phát sinh lớn.
Một nguyên nhân khác là do các phòng ban trong công ty được
trang bị máy vi tính, máy photocopy để tạo điều kiện thuận lợi cho công
tác quản lý vì vậy chi phí tài sản cố định phục vụ cho chi phí tăng lên.
Chi phí này làm tăng giá thành tiêu thụ và do đó làm cho lợi nhuận của
công ty giảm , song nó giúp cho công ty quản lí tiện lợi và khoa học
Ngoài ra do chi phí dự thầu tăng lên càng làm cho chi phí doanh
nghiệp tăng.
Như vậy do ảnh hưởng của các nhân tố khách quan cũng như chủ
quan nên giá thành thi công và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên
làm cho tổng chi phí tiêu thụ ăm 2004 tăng 7,53% với số tăng tuyệt đối
là 1.249.411 VND. Do đó, mặc dù nhận thầu thêm được công trình, hạng
mục công trình mới và doanh thu xây lắp tăng đáng kể (4,53%) nhưng
tốc độ phát triển doanh thu nhỏ hơn tốc đọ phát triển giá thành làm cho
lợi nhuận năm 2005 giảm so với năm 2004 . Lợi nhuận lao động sản xuất
kinh doanh giảm 140.279.360 với tỷ lệ giảm tương ứng là 22,9% Lợi
nhuận xây lắp giảm150.279.360 với tỷ lệ giảm tương ứng 25,93%.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty còn được phản ánh qua
chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận, theo số liệu bảng 5 ta có kết quả như sau:
Tỷ suất lợi nhuận doanh thu năm 2005 giảm 0,58% so với năm
1998 chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 VND doanh thu thì thu được
2,54VND lợi nhuận (sau thuế )tỷ suất này quá thấp chứng tỏ hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty còn quá kém.
47
Tỷ suất lợi nhuận giá thành năm 1999 giản 0,75% so với năm
1998.Chỉ tiêu này phản ánh trình độ sử dụng tài sản vật tư tiền vốn của
công ty. Với 100VND bỏ ra cho quá trình sản xuất kinh doanh thì công
ty được 3,08 VND lợi nhuận . Tỷ suất này giảm chứng tỏ việc sử dụng
vốn kinh coanh của công ty năm 2005 chưa hợp lý, làm cho hiệu quả sử
duạng vốn cố định giản từ 9,31 lần năm 2005 xuống 5,03 năm2004.
Tóm lại qua phân tíh chi tiết ở trên ta có thể kết luận rằng hiệu quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2005 chưa cao.
Tuy nhiên, cũng phải cần khẳng định sự cố gắng nổ lực của công
ty trong điều kiện có nhiều khó khăn gay gắt của nền kinh tế thị trường.
2.3. Đánh giá thực trạng lợi nhuận của công ty cổ phần
xây dựng và vận tảI hùng dũng
2.3.1. Những kết quả đạt đươc trong năm qua
Với... năm hoạt động, một thời gian ngắn so với những doanh
nghiệp cùng nghành song với hình thức hoạt động “uy tín, chất lượng,
hiệu quả”, công ty đã từng bước đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh
luôn có lãi.
Trong 6 tháng đầu năm 2005, mặc dù gặp nhiều khó khăn song với
sự nỗ lực cố gắng của Ban lãnh đạo, tập thể cán bộ công nhân viên công
ty đã đạt được những kết quả đáng khích lệ: khai thác và nhận thầu được
nhiều công trình, tìm kiếm mở rộng thị trường vì vậy sản lượng và doanh
thu tăng hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2004.
Tuy nhiên trong quá trình hoạt động vừa qua công ty vẫn còn bộc
lộ một số hạn chế nhất định điều này đã ảnh hưởng ít nhiều đến hiệu sản
xuất kinh doanh làm cho lợi nhuận của công ty giảm sút so với cùng kỳ
năm trước, thể hiện ở những mặt sau:
48
Trong kỳ năm 2005 công ty đã có thành tích trong công tác quản
lý sử dụng vật liệu, tiết kiệm và giảm định mức tiêu hao vật liệu trên cơ
sở chất lượng sản phẩm không thay đổi, song công ty còn tỏ ra lỏng lẻo
trong việc quản lý đối với một số chi phí như: chi phí nhiên liệu, năng
lượng, chi phí về sử dụng vốn, chi phí khác bằng tiền. Để đảm bảo sự
hoạt động của máy móc thiết bị, cần tiêu hao một lượng nhiên liệu năng
lượng khá lớn nhưng với những loại vật liệu phụ này công ty chỉ xây
dựng định chung cho toàn bộ nhóm loại thiết bị do đó chưa sát đúng với
thực tế dẫn đến việc sử dụng còn lãng phí. Trong thực tế còn tồn tại tình
trạng các cán bộ thu mua vật tư tài sản khai gia tăng giá thực để hưởng
phần chênh lệch một cách bất hợp pháp.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
Tuy nhiên trong quá trình hoạt động vừa qua công ty vẫn còn bộc
lộ một số hạn chế nhất định điều này đã ảnh hưởng ít nhiều đến hiệu sản
xuất kinh doanh làm cho lợi nhuận của công ty giảm sút so với cùng kỳ
năm trước, thể hiện ở những mặt Về quản lý sử dụng tài sản cố định:
Đây là một nhân tố tác động không nhỏ đến hiệu quả sản xuất của
công ty. Nhìn chung tài sản cố định của công ty tương đối mới, tuy nhiên
trong quá trình sử dụng, công tác duy trì bảo dưởng, vệ sinh máy móc
thiết bị chưa được quan tâm đúng mức,làm ảnh hưởng đến hiệu suất sử
dụng tài sản cố định.Thời gian dừng máy do công tác do công tác phục
vụ sản xuất còn cao, trong các giờ máy chạy chưa phát huy hết công suất
máy móc thiết bị. Chắng hạn máy trộn bê tông có công suất thiết kế là 40
m3 `/giờ. Nguyên nhân chính là công ty không lập bảng theo dỏi công
suất của từng loại máy móc do vậy không đánh giá được hiệu quả sử
dụng tài sản cố định một cách chính xác.
Về cách tính khấu hao
49
Trong năm công ty áp dụng cách tính khấu hao theo quyết định
1062 của Bộ Tài chính:
Nguyên giá
Mức khấu hao =---------------------------
Thời gian sử dụng
Với thời gian sử dụng theo khung tối đa và tối thiểu, Những tài sản
cố định đầu tư bắng vốn vay của ngân hàng, công ty áp dụng cách tính
khấu hao nhanh với thời gian sử dụng tối thiểu bằng cách tính khấu khao
nhanh với thời gian sử dụng tối thiểu. Bằng cách tính này công ty có thể
nhanh chóng thu hồi vốn song chi phí khấu hao trong giá thành tăng lên
quá lớn làm cho lợi nhuận của công ty giảm.
Về công tác thu hồi công nợ
Việc thực hiện công tác thu tiền hàng của công ty còn chưa tốt. Tại
thời điểm 31/12/2001, các khoản thu lên đến hơn. Trong đó còn phải thu
của khách hàng là hơn tổng tài sản cuối kỳ. Qua đối chiếu sổ sách tại
công ty thì tổng số công nợ phải thu đồng nợ từ 2 đến 4 năm, nợ không
có khả năng thu là 97 triệu đồng. Theo số liệu của công ty thì
31/12/2005, số dư nợ từ 2 năm trở lên thu được triệu đồng. Như vậy số
tiền mà khách hàng còn phải thanh toán với công ty còn rất lớn trong khi
thiếu vốn sản xuất kinh doanh công ty phải vay ngắn hạn ngân hàng số
tiền 1.213.000.000 đồng với lãi suất 1,1% tháng, thì số vốn công ty bị
khách hàng chiếm dụng lại quá lớn làm cho doanh thu trong kỳ giảm từ
đó ảnh hưởng tới tình hình doanh thu và lợi nhuận.
50
CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP TĂNG LỢI NHUẬN Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY
DỰNG VÀ VẬN TẢI HÙNG DŨNG
3.1.Định hướng phát triển kinh doanh của công ty xây dựng và
vận tải
Để đạt được kết quả lợi nhuân như đã nói ở trên năm 2005 công ty
xây dựng và vận tải Hùng Dũng có những biện pháp đáng kể như sau:
Mạnh dạn đầu tư cho sản xuất .
Để đáp ứng như cầu phát triển sản xuất , nâng cao khả năng cạnh
tranh trên thị trường ,trong kỳ công ty đã mạnh dạn vay vốn của ngân
hàng để nâng cấp sửa chữa một số máy móc thiết bị cũ đôngf thời đầu tư
mua sắm một số thiết bị chuyên dùng phụ vụ cho sản suất xây dựng mới
thêm kho tàng vừa để bảo đảm vật tư dự trữ vật tư, vừa để cho thuê để
tăng thêm thu nhập. Sự đầu tư đúng hướng đã làm tằn năng lực sản xuất
của công ty, nâng cao năng suất, chất lượng thi công và góp phần đạt lợi
nhuân cao.
Xây dựng định mức dự trữ vật tư hợp lý, quản lý chặt chẻ khâu
bảo quản và sử dụng.
Hàng tháng căn cứ vào kế hoạch và tiến độ thi công của các công
trình do phòng kế hoạch dự thầu, bộ phận kỹ thuật sẽ tính toán định mức
hao hụt tự nhiên trong vận chuyển, bảo quản, hệ số tạn dụng vật dụng và
tất cả các nhân tố ảnh hưởng trong tháng. Từ đó tìm nguồn cung ứng vật
tư với giá cả hợp lý, tiện lợi, đảm bảo đáp ứng đầy đủ kịp thời, đồng thời
có chất lượng đúng với nhu cầu, tránh được tồn kho quá nhiều như trong
năm 2004 vừa có thể dể hao hụt, mất mát do giảm phẩm chất đồng thời
củng tránh ứ đọng vật tư làm tốc độ luân chuyển vốn. Lượng vật tư cũng
khong quá ít để đảm bảo cho sản xuất liên tục.
51
Từ dịnh mức tiêu hao vật tư đã được lập, phòng kế toán và đội phó
kỉ thuật ở các công trình theo dỏi giữ việc nhập vật liệu với việc xuất
dùng và quá trình sản xuất ở từng bộ phận từ đó phát triển kịp thời
những bộ phận bảo quản chưa tốt, sử dụng lãng phí, xác dịnh những thiệt
hại và khấu trừ vào lương. Đồng thời có chế độ thưởng khuyết khích vật
chất đối với những bộ phận bảo quản tốt cũng như sử dụng tiết kiệm vật
tư tiêu hao.
Việc quản lý chặt chẽ như trên đã góp phần nâng cao trách nhiệm
của người lao động từ đó hạn chế tối đa việc mua sắm sử dụng lãng phí
vật tư vô ích, hạn chế việc bảo quản không tốt vật tư.
Tìm kiếm mở rộng thị trường
Với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiệp cùng
ngành, giữa các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước, trong năm qua
công ty xây dựng 17 đã chủ động tích cực trong việc tìm kiếm và mở
rộng thị trường các tỉnh phía nam, và miền trung công ty đã bước đầu
thu nhập tham gia dự thầu và đã nhận được nhiều công trình và hạng
mục công trình ở đây. Bên cạnh đó, công ty đã thực hiện đa dạng hoá
loại hìng hoạt động, mở rộng sãnuất kinh doanh. Nếu như những năm
trước hoạt động xây lắp chỉ trong các lĩnh vực các công trình công
nghiệp và xây dựng dân dụng thì sang tháng 6 đầu năm 2005 công ty đã
nhận thêm nhiều công trình giao thông, thuỷ lợi...
Mặt khác để chiến thắng trong cạnh tranh, công ty còn hạ thấp giá
bán, châps nhận lợi nhuận thấp hơn giả trị thanh toán các công trình
(doanh thu ) được xác định bằng cách:
Doanh thu = Giá thành thi công + Lãi định mức
Trong đó:
Lãi định mức = Giá thành thi công x 9%
52
Giá thành thi công = giá thành các hạng mục
= khối lượng thi công x đơn giá thi công
Sang năm 2005, công ty đã giảm giá bán bằng cách giảm đơn giá
thi công để nâng cao khả năng trong dự thầu. Kết quả là công ty có thể
nâng cao giá thành thi công và vẫn đảm bảo doanh thu không giảm.
Qua phân tích hiệu quả sản xuất và tình hình thực hiện lợi nhuận
của công ty xây dựng và vận tải Hùng Dũng trong năm 2005, có thể thấy
rằng mặc dù phải hoạt động trong điều kiện khó khăn cạnh tranh gay gắt
song với sự cố gắng, nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên, Công ty
đã đạt được những thành tích đáng kể, hoạt động sản xuất kinh doanh
ngày càng được mở rộng, uy tín của Công ty ngày càng được khẳng
định, tăng tích luỹ nội bộ, góp phần đáng kể cho ngân sách Nhà nước và
không ngừng nâng cao đời sống vật chất cho người lao động.
Tuy vậy, bên cạnh những kết quả đạt được trong quá trình hoạt
động Công ty còn bộc lộ nhiều hạn chế, có ảnh hưởng không tốt đến tình
hình thực hiện sản xuất kinh doanh làm giảm hiệu quả cũng như lợi
nhuận của Công ty như đã nêu ở trên. Từ thực tế đã phân tích ở phần 2
chương II có thể nêu ra một số phương hướng, giải pháp cơ bản góp
phần thúc đẩy làm tăng lợi nhuận ở Công ty như sau:
Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
về cơ bản là sự cạnh tranh về chất lượng và giá bán. Chất lượng sản
phẩm góp phần đảm bảo giá bán hợp lý là điều kiện tiên quyết tạo uy tín
và chỗ đứng cho doanh nghiệp trên thị trường.
Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ
bản như Công ty xây dựng và vận tải Hùng Dũng, do đặc điểm của sản
53
phẩm có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài nên vấn đề bảo đảm chất
lượng công trình luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp.
Trong năm 2005 công ty xây dựng và vận tải Hùng Dũng đã
không ngừng mở rộng thị trường ra các tỉnh phía Nam và các tỉnh miền
Trung. Đây là sự năng động và linh hoạt của công ty trong hoạt động sản
xuất kinh doanh, mặt khác khẳng định uy tín của công ty trên thị trường.
Việc tạo được uy tín là một thành công đối với công ty song để giữ được
uy tín đó lại làvấn đề nan giải đặt ra cho công ty đòi hỏi công ty phải
tăng cường hơn nữa trong công tác quản lý chất lượng cũng như nâng
cao chất lượng công trình.
Để làm tốt điều này trong thời gian tới Công ty cần thực hiện các
biện pháp sau:
- Đầu tư đổi mới máy móc thiết bị
Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và việc áp dụng thành tựu khoa
học kỹ thuật vào sản xuất là nhân tố cực kỳ quan trọng cho phép công ty
nâng cao chất lượng thi công, đẩy nhanh tiến độ, tiết kiệm nguyên nhiên
vật liệu, từ đó tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Trong thời gian qua công ty đã có sự đầu tư mua máy móc thiết bị
song vẫn chưa đáp ứng nhu cầu cho thi công nhiều công trình nhận thầu,
hơn nữa số máy móc thiết bị này vẫn chưa hiện đại. Vì vậy số máy móc
chuyên dùng cần đầu tư trong thời gian tới là khá lớn, điều này đặt ra
cho doanh nghiệp một khó khăn là nguồn vốn đầu tư khá hạn hẹp. Để
giải quyết khó khăn này công ty cần phải tổ chức khai thác huy động có
hiệu quả các nguồn vốn trong thị trường:
+ Nguồn vốn bên trong: Công ty có thể sử dụng lợi nhuận được
trích lập vào các quỹ (quỹ đầu tư phát triển) hoặc công ty có thể dùng số
54
tiền trích khấu hao tài sản cố định được nhà nước cho phép để lại cho
đầu tư đổi mới tài sản cố định.
+ Nguồn vốn bên ngoài: Khi nguồn vốn bên trong chưa đáp ứng
đủ nhu cầu vốn, Công ty có thể huy động thêm vốn bên ngoài như:
Đề nghị Tổng công ty cấp thêm vốn. Để được cấp nguồn vốn này
công ty cần giải quyết tốt các vấn đề: Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh
có tính khả thi, đảm bảo quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả, tránh tình
trạng lãng phí và thất thoát vốn.
* Huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ cán bộ công nhân viên chức và
trong nhân dân. Để huy động được nguồn vốn này công ty cần có tỉ lệ lãi
suất cao hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng để hấp dẫn họ nhưng phải thấp
hơn lãi suất tiền vay ngân hàng để đảm bảo có lợi cho công ty. Đây là
một nguồn rất có triển vọng khai thác với khối lượng lớn có hiệu quả
cao.
* Liên doanh liên kết với các đơn vị khác. Công ty có thể thực
hiện liên doanh liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm
khắc phục các nhược điểm tạm thời về máy móc thiết bị nhằm đổi mới
hiện đại hoá thiết bị và công nghệ sản xuất, đồng thời học tập tiếp thu
kinh nghiệm tổ chức quản lý hiện đại. Việc liên doanh liên kết có thể
được tiến hành toàn bộ hay từng phần.
Công ty có thể cổ phần hoá doanh nghiệp nhưng áp dụng hình
thức khuyến khích và bắt buộc công nhân viên của công ty mua cổ phần
(chẳng hạn công ty có thể quy định về số cổ phiếu tối thiểu mà mỗi công
nhân viên phải mua). Việc bán cổ phiếu cho cán bộ công nhân viên trong
công ty có nhiều ưu điểm: giải quyết được nhu cầu về vốn của công ty;
tạo ra sự ràng buộc giữa người lao động với công ty khi đã trở thành
người chủ sở hữu thì họ sẽ có trách nhiệm hơn trong công việc làm tăng
55
năng suất lao động, nâng cao chất lượng công trình vì sự thành bại của
công gắn liền với quyền lợi cá nhân và lợi ích kinh tế của họ.
- Sử dụng vật tư đúng quy cách, chất lượng và định mức kinh tế kỹ
thuật.
Vật liệu là bộ phận chính cấu tạo nên sản phẩm công trình do đó
nó ảnh ưởng lớn nhất đến chất lượng công trình cũng như giá thành công
trình, vì vậy trước khi đưa vật liệu vào xây dựng, bộ phận kỹ thuật của
công ty cần phải kiểm tra chặt chẽ chất lượng của từng loại vật liệu.
Những loại vật tư nào kém phẩm chất cần phải loại bỏ để đảm bảo các
tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình. Đồng thời kiểm tra khối lượng vật
liệu đưa vào sử dụng theo đúng định mức tránh lãng phí không cần thiết
phấn đấu giảm định mức tiêu hao vật liệu.
Ngoài ra, vật liệu được chọn để thi công phải phù hợp với trình độ
kỹ thuật công nghệ của công ty.
Để làm tốt công tác này công ty cần tiến hành điều tra nghiên cứu
tìm kiếm nguồn cung cấp vật liệu có chất lượng và ổn định thường
xuyên phù hợp với yêu cầu của từng công trình và mang lại hiệu quả
kinh tế.
- Nâng cao trình độ tay nghề cho cán bộ công nhân viên.
Đây là một biện pháp quan trọng để nâng cao năng suất lao động
và chất lượng thi công để từ đó góp phần hạ giá thành sản phẩm và tăng
lợi nhuận của công ty.
Trình độ tay nghề là yếu tố quyết định tới hiệu quả của quá trình
sản xuất. Cho dù máy móc hiện đại đến đâu nhưng nếu trình độ công
nhân không đáp ứng được những đòi hỏi về kỹ thuật sử dụng thì cũng
không thể phát huy được hết những tác dụng của nó. Vì vậy nâng cao
trình đọ tay nghề cho cán bộ công nhân viên là một chiến lược quan
56
trọng và mang tính lâu dài. Công ty cần có sự đầu tư thích đáng cho việc
nâng cao trình độ tay nghề của cán bộ nhân viên như: cử cán bộ đi
nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm thi công mới; mở các lớp đào tạo bồi
dưỡng nghiệp vụ kỹ thuật ngắn hạn tạo điều kiện cho công nhân học tập,
nâng cao tay nghề; thường kỳ tổ chức báo cáo và đúc rút kinh nghiệm
trong phạm vi từng tổ, đội, đơn vị trực thuộc cũng như toàn công ty.
Bên cạnh đó công ty cũng cần phải có chính sách lương theo bậc
thợ f tiền lương theo khối lượng thi công một cách hợp lý để kích thích
tạo động lực cho công nhân thực sự quan tâm đến công việc và phấn đấu
phát huy hết khả năng của mình. Với các công nhân bậc cao phải được
tăng lương một cách thích đáng đối với đóng góp của họ.
- Đẩy mạnh công tác quản lý chất lượng các công trình.
3.2. Giải pháp
3.21. Các giải pháp chung
(1) Về tổ chức, quản lý
Tiết kiệm hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh là nhiệm vụ quan
trọng của công tác quản lý doanh nghiệp đối với công ty. Một đồng chi
phí không hợp lý sẽ làm giảm lợi nhuận của công ty. Trong 6 tháng đầu
năm 2005 lợi nhuận của cong ty chỉ bằng ?... so với cùng kỳ năm2004.
Nguyên nhân chính của sự giảm sút này là do hầu hết các khoản chi của
công ty đều tăng lên với tốc độ tăng lớn hơn tốc độ tăng doanh thu. Bên
cạnh sự tác động khách quan thì còn do các nhân tố chủ quan trong bản
thân doanh nghiệp gây ra do sự quản lý chi phí của công ty còn chưa tốt.
Vì vậy trong thời gian tới công ty cần thực hiện tốt các giải pháp sau:
- Hạ thấp chi phí đầu vào vật liệu.
Đây là khoản chi phí chiếm tỉ trọng khá lớn trong chi phí sản xuất
và giá thành thi công của công trình. Do đó việc hạ thấp chi phí vật liệu
57
có ý nghĩa rất lớn đối với việc hạ thấp giá thành công trình. Trong kỳ
vừa rồi khoản chi vật liệu tăng lên 1,12% so với cùng kỳ năm 2004 do
sự biến động giá cả trên thị trường. Để có thể hạ thấp chi vật liệu đòi hỏi
công ty cần có các biện pháp tìm nguồn hàng và khai thác nguồn hàng có
giá cả thấp và tổ chức công tác tiếp nhận bảo quản và cung ứng vật tư
có hiệu quả tiết kiệm chi phí thu mua bảo quản. Công ty cần phải kiểm
tra chặt chẽ quá trình cung ứng vật liệu, lựa chọn nguồn vật tư, địa điểm
giao hàng, phương tiện vận chuyển, cước phí vận chuyển bốc dỡ, cần
phải có sự dự đoán những biến động về cung cầu vật tư trên thị trường
để đề ra những biện pháp thích ứng. Thông qua việc thanh toán tiền
hàng, kiểm tra lại giá mua vật tư đơn vị, giá vận chuyển bốc dỡ, bên
cạnh đó công ty cần phải có những biện pháp khuyến khích vật chất kịp
thời đối với những cán bộ làm công tác cung ứng nếu tìm được nguồn
hàng cung ứng vật tư giá thấp nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. Công ty
có thể trích thưởng theo tỉ lệ nhất định trên tổng số tiền tiết kiệm được
do mua vật tư giá thấp tạo ra yếu tố kích thích tìm ra các nguồn vật tư
mới với giá hạ. Bên cạnh đó công ty cũng cần phải có các biện pháp xử
lý kịp thời những trường hợp gian lận chiếm đoạt công quỹ bằng cách
khai man giá thành vật tư thu mua. Xử lý nghiêm bằng phạt hành chính
đối với các trường hợp cung ứng các loại vật tư không đúng quy cách
chủng loại, thiếu hụt so với hoá đơn mà không phải do nguyên nhân bên
bán vật tư chịu trách nhiệm.
- Tổ chức lao động khoa học, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả chi
phí tiền lương.
Trong công tác phân công lao động, công ty cần sắp xếp theo đúng
trình độ chuyên môn tay nghề, cân đối giữa các đơn vị, tổ đội xây lắp
để có thể phát huy tối đa năng suất lao động của từng người. Nâng cao
chất lượng giờ công, ngày công, phát huy năng lực sở trường của từng
58
người từng lúc. Giáo dục khơi dậy trong ý thức người lao động tinh thần
làm việc hăng say vì công việc vì công ty làm cho họ gắn bó và cống
hiến tài năng cho công ty tạo điều iện nâng cao năng suất lao động hạ
thấp giá thành sản phẩm. Tiền lương phải được thanh toán chi trả hợp lý.
Dựa vào thang biểu lương và bảng chấm công để chi trả đúng với sức lao
động của người công nhân viên bỏ ra đảm bảo bù đắp được hao phí sức
lao động, tránh chi bừa bãi, vô căn cứ, vừa không động viên khuyến
khích năng suất lao động vừa gây lãng phí tiền vốn. Việc tăng lương cho
công nhân viên là cần thiết song phải đảm bảo tốc độ tăng lương nhỏ
hơn tốc độ tăng lợi nhuận. Sử dụng tiền thường phải phát huy được vai
trò của nó, không nên thưởng tràn lan bình quân đầu người. Công ty có
thể áp dụng nhiều hình thức thưởng như: tăng năng suất lao động, sử
dụng tiết kiệm vật tư, phát huy sán kiến... Bên cạnh đó, công ty cũng cần
xử phạt nghiêm mọi hành vi lãng phí vật tư tiền vốn, làm hư hỏng máy
móc thiết bị... qua đó nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của người lao
động.
- Xây dựng và quản lý hệ thống chỉ tiêu định mức nội bộ.
Công ty cần có sự thị sát nghiên cứu thực tế hoạt động sản xuất
kinh doanh trong tất cả các hoạt động thu mua bảo quan chi phí nguyên
nhiên vật liệu để từ đó xây dựng một hệ thống định mức nội bộ có khoa
học và hợp lý và phù hợp với tình hình hoạt động của công ty. Trên cơ
sở hệ thống định mức đó cho phép công ty kế hoạch hoá được công tác
thu mua, dữ trữ vật tư và cung ứng vật tư hợp lý đảm bảo cho sản xuất
liên tục không bị gián đoạn, cũng như lập dự toán cho những khoản chi
phí này một cách phù hợp. Đồng thời thông qua thực hiện dự toán, thanh
toán chi phí, công ty có thể kiểm tra tình hình thực hiện với kế hoạch để
loại trừ những chi phí bất hợp lý, ngăn chăn tình trạng chi phí quá mức
cần thiết, kém hiệu quả.
59
(2) Về con người
Một cỗ máy muốn hoạt động được cần có sự điều khiển của con
người. Cũng như vậy một doanh nghiệp muốn hoạt động tốt có hiệu quả
thì trước phảI có nguồn nhân lực.
Với các thông tin nắm bắt được qua quá trình thực tập tôI thấy
công ty có một nguồn nhân lực tốt. Lãnh đạo công ty có chú trọng đào
tạo nguồn nhân lực. Nhưng chưa chưa sử dụng hết hiệu quả của nguồn
nhân lực vì nó kìm hãm sự phất triển. Con người luôn là yếu tố quyết
định, mỗi con ngưốic một năng lực riêng trình độ hiểu biết khác nhau.
Để sử dụng có hiệu quả nguồn lực này Công ty cần có:
- Thường xuyên rà soát lực lượng lao động (có sự thu nhập thộng
tin hai chiều) để có sự bố trí hợp lý nguồn lao động.
Đối với lực lượng lao động trực tiếp cần có sự phân công việc rõ
ràng kiểm tra, kiểm soát thường xuyên. có chế độ khen thưởng, sử phạt
hợp lý, kịp thời để tạo động lực cho người lao động. Bởi có như vạy
người lao động mới cảm thấy gắn bó với công ty, và từ đó họ sẽ có ý
thức hơn trong công việc của mình.
Đối với lực lượng lao đông gián tiếp : Đây là bộ phận tham gia
vào công tác quản lý. chính vì vậy phảI có sự nhìn nhận bố trí đúng năng
lực, trình độ. đòng thời phảI có sự khuyến khích quan tâm nhất địn, để
người lao động luôn coi công việc của công ty như của chính công việc
của chính mình. Thường xuyên có sự trao đổi thông tin giữa bộ phận này
với bộ phận khác và ban giám đốc để có thông tin hữu ích trong công tác
quản lý để đưa ra chiến lược kinh doanh.
Công ty cần chú trong công tác đào tạo nhân lực như cử cán bộ
công nhân viên đI học nâng cao trình độ nghiệp vụ.
(3) Về thiết bị và công nghệ
60
Thiết bị phục cho sản xuất kinh doanh còn thiếu và lạc hậu. Thiết
và công nghệ luôn đóng vai trò quan trọng để tạo ra thế mạnh trong cạnh
tranh nên công ty cần chú trọng đầu tư đến lĩnh vực này như : đầu tư vốn
mua thêm máy móc thiết bị, cáI nào cũ sử dung không hiệu quả có thể
bán để đầu tư có hiệu trong công việc hơn……
3.2.2. Giải pháp cụ thể trong quản lý kinh doanh
(1) Tăng doanh thu
Qua quá trình phân tích như trên, để đạt các mục tiêu và trên hết là
gia tăng lợi nhuận cho công ty, mọi giải pháp đều tập trung vào hướng
tăng doanh thu đôi với giảm chi phí. Tuy nhiên phải lựa chọn được mức
sản lượng, cơ cấu hàng hoá ra phù hợp. Sau đây là một số giải pháp
chính mà doanh nghiệp có thể triển khai nhằm nâng cáo lợi nhuận trong
điều kiện hiện tại.
Việc kinh doanh mặt hàng này cũng chịu ảnh hưởng lớn bởi
thương hiệu hàng hoá hay uy tiến của Công ty.
(2) Giảm chi phí
Cần phải tăng cường người và phương tiện nêu cầu, ban hành và
thực thi một qui định chặt chẽ về quá trình mua bán nguyên vật liệu từ
tìm nguồn hàng, xem xét về chất lượng, giá cả, hợp đồng thanh toán để
kiểm tra chất lượng giao nhận hàng. Mục tiêu phải tìm cách giảm chi phí
ngay từ trong khau thu mua dự trữ nguyên liệu.
Tiết kiệm chi phí lưu thông là biện pháp có ý nghĩa cực kỳ quan
trọng để để tăng lợi nhuận và các doanh nghiệp nói chung và Công ty
nói riêng. Để đẩy mạnh tốc độ lưu chuyển hàng hoá, công ty phải tổ
chức tốt khấu thu mua và tạo nguồn hàng ổn định, có chất lượng cao và
tạo uy tín với đối tác. Công ty cũng phải cải tiến các khâu liên quan như:
61
chuẩn bị hàng, phương thức giao hàng, thanh toán, kiểm nghiệm để đẩy
nhanh tốc độ lưu chuyển hàng hoá.
Tổ chức quản lý có hiệu quả trong mọi khâu từ việc thu mua
nguyên liệu cho đến hoàn thành sản phẩm là rất cần thiết nó giúp cho bộ
máy hoạt động thông suất, giảm được chi phí quản lý và các chi phí
không cần thiết. Vì vậy, công ty cần bố trí, phân công nhân viên trong
các bộ phận rõ ràng và hợp lý, phù hợp với yêu cầu ngày càng cao về
tính phức tạp và qui mô của công việc kinh doanh.
Vốn lưu động là nhu cầu mang tính quan trọng sống còn của công
ty nhưng hiện nay đang bị hạn chế về nguồn và hạn mức. Công ty phải
có giải pháp để đảm bảo nguồn vốn lưu động khoảng 35 tỷ đồng thường
xuyên cho kế hoạch năm 2005. Để có đủ vốn lưu động thường xuyên
phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
Công ty cũng phải tổ chức tốt công tác thanh toán nợ, chủ động
phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh làm giảm các khoản vốn chiếm dụng
và nâng cao khả năng ca chấp hành kỳ luật thanh toán của doanh nghiệp
tạo uy tín với khách hàng .
Để có thể phát triển được thị trường. Công ty nên thực hiện theo
một số giải pháp Marketing về thúc đẩy bán hàng tuyên truyền quảng
cáo, cụ thể là như sau:
Giải pháp thúc đẩy bán hàng
Một là, xây dựng kênh phân phối. Các kênh phân phối chính là
người đồng hành với công ty
Chiến lược quảng cáo
Biện pháp tuyên truyền quảng cáo rất phổ biến tổ chức các hội thảo nhỏ
62
Yếu tố con người luôn đóng vai trò quan trọng, đôi khi có tình
chất quyết định đối với hiệu quả hoạt động của Công ty.
Công ty rất cần đội ngũ nhân viên có kinh nghiêm. Vì vậy, Công
ty cần thu hút những nhân viên kinh doanh có thân niên và kinh nghiệm
bằng các lợi thế của một doanh nghiệp Việt Nam và các ưu tiên và chính
sách đãi ngộ đối với người tài.
Tiết kiệm chi phí lưu thông là biện pháp có nghĩa cực kỳ quan
trọng trọng để tăng lợi nhuận của các doanh nghiệp nói chung và của
công ty nói riêng . Để đảy mạng tốc độ lưu chuyển hàng hoá Công ty
phải tổ chức tốt khâu thu mua vào và tạo nguồn hàng ổn định, có chất
lượng cao và uy tín với mặt hàng. Công ty cũng phải cải tiến các khâu
liên quan như. Chuẩn bị hàng, phương thức giao hàng, thanh toán, kiểm
nghiệm để đảy nhanh tốc độ lưu chuyển hàng hóa
với khách hàng với các đơn vị nội bộ để có cơ sở thúc đẩy công
tác thanh
63
KẾT LUẬN
Lợi nhuận là mục tiêu kinh tế cao nhất, là điều kiện tồn tại và phát
triển của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường nói chung và của
công ty xây dựng và vận tải Hùng Dũng nói riêng. Để tiến hành sản xuất
kinh doanh công ty phải bỏ tiền vốn cũng như các yếu tố đầu vào khác.
Mục tiêu của công ty là đạt được doanh thu cao bù đắp chi phí và thu
được lợi nhuận để không chỉ tái sản xuất giản đơn mà còn tái sản xuất
mở rộng, không ngừng tích luỹ phát triển, củng cố và tăng cường uy tín,
địa vị của công ty trên thị trường.
Với thời gian hoạt động còn chưa đủ dài như các công ty xây dựng
cùng ngành nhưng trong thời gian qua công ty đã đạt được những kết
quả khả quan với quy mô sản xuất ngày càng tăng, sản xuất dần đi vào
ổn định, doanh thu ngày càng cao thu lợi nhuận lớn, đóng góp càng thiếu
cho ngân sách cũng như góp phần nâng cao thu nhập cho cán bộ công
nhân viên cải thiện đời sống cho người lao động.
Bên cạnh những thành tích đạt được công ty còn có nhiều tồn tại
cần phải giải quyết mới cho phép công ty tăng doanh thu hạ thấp giá
thành để đạt được lợi nhuận ngày càng cao hơn phù hợp với tính tất yếu
khách quan trong kinh doanh trong cơ chế thị trường.
Qua việc thực tập ở công ty xây dựng và vận tải Hùng Dũng tôi đã
cố gắng đi vào tìm hiểu mọi mặt của hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty với khả năng có thể kết hợp với kiến thức lĩnh hội được trong
qúa trình học tập tại Trường đại học tài chính kế toán tôi đã xin phép
đưa ra một số đề xuất nhằm tăng cao hơn nữa lợi nhuận cho công ty.
64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp NXB Thống kê 1997
Chủ biên soạn SGS_TS Vũ Duy Hào, TS Đàm Văn Huệ, TS
Nguyễn Văn Ninh
2. Giáo trình tài chính doanh nghiệp – Tác giả PGS_TS Lưu Thị
Hương – NXB thống kê 2003 .
3. Giáo trình phân tích hoạt động kinh tế trong các doanh nghiệp
sản xuất.
4. Giáo trình kinh tế công nghiệp.
5. Phân tích kinh tế doanh nghiệp
6. Giáo trình kinh tế học.
7. Một số Tạp chí xây dựng.
8. Tài liệu của các phòng ban của doanh nghiệp xây dựng và vận
tảI Hùng Dũng
9. Hệ thống các văn bản quy định cụ thể về quản lý tài chính - kế toán
trong Công ty cổ phẩn xây dựng và vận tải Hùng Dũng.
65
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ......................................................................................... 1
CHƯƠNG I ................................................................................................ 4
TỔNG QUAN VỀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP ........................ 4
1.1. vai trò của lợi nhuận trong kinh doanh của donh nghiệp .................. 4
1.1.1. Khái niệm và bảh chất lợi nhuận doanh nghiệp ......................... 4
1.1.2 vai trò của lợi nhuân .................................................................. 5
1.2. Phương pháp xác định lợi nhuận ...................................................... 6
1.2.1. Phương pháp tính lợi nhuận ...................................................... 6
1.2.2. Phương pháp xác định tỷ suất lợi nhuận .................................... 9
1.2.2.1. Tỉ suất lợi nhuận vốn ................................................................9
1.2.2.3. Tỷ suất lợi nhuận doanh thu ...................................................11
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp. ..................... 11
1.3.1. Nhân tố khách quan ................................................................ 12
1.3.1. nhân tố chủ quan ..................................................................... 12
CHƯƠNG II TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LỢI NHUẬN Ở CÔNG TY ... 17
CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ VẬN TẢI HÙNG DŨNG. ......................... 17
2.1.Giới thiệu về công ty cổ phần xây dựng và vận tảI hùng Dũng: ...... 17
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển ............................................ 17
2.1.2.Tổ chức bộ máy quản lí sản xuất kinh doanh của công ty ........ 19
2.1.2.1.Cơ cấu bộ máy quản lí. ............................................................19
2.1.1.2.tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch của công ty ...20
2.1.3.Mô hình tổ chức hạch toán kế toán ở công ty ........................... 22
2.1.4.Quy trình công nghệ và trang thiết bị máy móc........................ 24
2.1.4.1.đặc điểm quy trình công nghệ..................................................24
2.1.4.2.Trình độ trang thiết bị cơ sở vật chất kĩ thuật .........................25
2.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện .................. 26
2.2.1. Khái quát về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.......... 26
66
2.2.2.Tình hình thực hiện lợi nhuận ở công ty .................................. 28
2.3. Đánh giá thực trạng lợi nhuận của công ty cổ phần ........................ 47
2.3.1. Những kết quả đạt đươc trong năm qua .................................. 47
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ......................................................... 48
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TĂNG LỢI NHUẬN Ở CÔNG TY CỔ PHẦN
XÂY DỰNG VÀ VẬN TẢI HÙNG DŨNG ............................................ 50
3.1.Định hướng phát triển kinh doanh của công ty xây dựng và vận tải 50
3.2. Giải pháp ....................................................................................... 56
3.21. Các giải pháp chung................................................................. 56
3.2.2. Giải pháp cụ thể trong quản lý kinh doanh ....................................... 60
với khách hàng với các đơn vị nội bộ để có cơ sở thúc đẩy công tác thanh .... 62
KẾT LUẬN .............................................................................................. 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 64
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- GIẢI PHÁP TĂNG LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY XD VÀ VT HÙNG DŨNG.pdf