Tài liệu Luận văn Giải pháp tăng cường nguồn cung lao động Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020: 1
Luận văn
Giải pháp tăng cường
nguồn cung lao động Việt
Nam giai đoạn 2010 - 2020
2
Lời nói đầu
Lao động, bộ phận của nguồn lực phát triển, đó là yếu tố đầu vào không thể thiếu
được trong quá trình sản xuất. Các đề tài về lao động luôn là những đề tài được nghiên
cứu chi tiết trong kinh tế phát triển. Lao động chính là bộ mặt của sự phát triển cho một
quốc gia, lực lượng lao động nói lên khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế của quốc
gia đó. Lao động là một trong bốn yếu tố tác động tới tăng trưởng kinh tế và nó là yếu tố
quyết định nhất, và là yếu tố đóng vai trò trực tiếp sản xuất ra của cải, vật chất.
Đối với Việt Nam, một nước đang phát triển,và trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội thì vai trò của lao động là hết sức to lớn, đóng vai trò quyết định đến kết quả của sự
nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Nhận biệt được
sự quan trọng của lực lượng lao động đối với nước ta, cùng với kiến thức có được của
...
61 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1161 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Giải pháp tăng cường nguồn cung lao động Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Luận văn
Giải pháp tăng cường
nguồn cung lao động Việt
Nam giai đoạn 2010 - 2020
2
Lời nói đầu
Lao động, bộ phận của nguồn lực phát triển, đó là yếu tố đầu vào không thể thiếu
được trong quá trình sản xuất. Các đề tài về lao động luôn là những đề tài được nghiên
cứu chi tiết trong kinh tế phát triển. Lao động chính là bộ mặt của sự phát triển cho một
quốc gia, lực lượng lao động nói lên khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế của quốc
gia đó. Lao động là một trong bốn yếu tố tác động tới tăng trưởng kinh tế và nó là yếu tố
quyết định nhất, và là yếu tố đóng vai trò trực tiếp sản xuất ra của cải, vật chất.
Đối với Việt Nam, một nước đang phát triển,và trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội thì vai trò của lao động là hết sức to lớn, đóng vai trò quyết định đến kết quả của sự
nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Nhận biệt được
sự quan trọng của lực lượng lao động đối với nước ta, cùng với kiến thức có được của
chuyên ngành kinh tế phát triển em đã quyết định chọn đề tài: “ Giải pháp tăng cường
nguồn cung lao động Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020”. Lao động là bộ mặt của một
quốc gia, và lực lượng lao động là yếu tố quan trọng nhất trong lao động, lực lượng lao
động là lực lượng chính, quyết định sự thành bại trong các mục tiêu quốc gia. Đối với
Việt Nam, lực lượng lao động là một thành phần rất giàu tiềm năng, nguồn lao động dồi
dào, giá cả nhân công thấp song bên cạnh đó vẫn tồn tại những khuyết điểm cần khắc
phục như sức khỏe còn chưa đảm bảo, thái độ làm việc chưa cao, trình độ tay nghề thấp.
Vì vậy, việc đưa ra các giải pháp để phát triển và khắc phục những khó khăn của lực
lượng lao động Việt Nam hiện nay là rất cần thiết. Nội dung đề tài sẽ nghiên cứu về thực
trạng khó khăn của nguồn cung lao động nước ta hiện nay và những giải pháp cho những
khó khăn này trong giai đoạn 2010 - 2020.
Đây là một đề tài có tính thực tế rất cao, bởi trong bối cảnh của đất nước ta hiện nay thì
việc phát triển lực lượng lao động là rất cần thiết, chỉ có lực lượng lao động mới là lực
lượng chính để đưa đất nước lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa tiến lên chủ nghĩa xã hội.
I) Lý Thuyết về lao động và nguồn cung lao động .
1. Một số khái niệm về lao động và nguồn cung lao động
1.1 Khái niệm về lao động
Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhắm biến đổi các vật chất tự
nhiên thành của cải vật chất cần thiết cho đời sống của mình. Trong quá trình sản xuất,
3
con người sử dụng công cụ lao động tác động lên đối tượng lao động nhằm tạo ra sản
phẩm phục vụ cho lợi ích con người. Lao động là điều kiện chủ yếu cho tồn tại của xã hội
loài người, là cơ sở của sự tiến bộ về kinh tế, văn hóa, xã hội. Nó là nhân tố quyết định
của bất cứ quá trình sản xuất nào. Như vậy động lực của quá trình phát triển kinh tế, xã
hội quy tụ lại ở con người. Con người với lao động sáng tạo của họ đang là vấn đề trung
tâm của chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy để xã hội có thể phát triển một cách
toàn diện thì việc tập trung vào con người, mà trong đó yếu tố lao động là quan trong
nhất là một việc hết sức cần thiết và tất yếu.
1.2 Khái niệm về thị trường lao động.
Thị trường lao động là sự trao đổi hàng hóa sức lao động giữa một bên là những
người sở hữu sức lao động và một bên là những người cần thuê sức lao động đó.
Thị trường lao động là thị trường lớn nhất và quan trọng nhất trong hệ thống thị
trường vì lao động là hoạt động chiếm nhiều thời gian nhất và kết quả của quá trình trao
đổi trên TTLĐ là việc làm được trả công.Thị trường lao động biểu hiện mối quan hệ giữa
một bên là người có sức lao động và một bên là người sử dụng sức lao động nhằm xác
định số lượng và chất lượng lao động sẽ đem ra trao đổi và mức thù lao tương ứng.
Về mặt lý thuyết, thị trường lao động là nơi người lao động và người sử dụng lao
động thực hiện các giao dịch, thoả thuận về giá cả sức lao động. Tại đây, người lao động
(bên cung) và người sử dụng lao động (bên cầu) là hai chủ thể của thị trường lao động, có
quan hệ ràng buộc với nhau, dựa vào nhau để tồn tại. Sự tác động lẫn nhau của 2 chủ thể
này quyết định tính cạnh tranh của thị trường: khi bên cung sức lao động lớn hơn nhu cầu
về loại hàng hoá này, thì bên mua ở vào địa vị có lợi hơn trên thị trường lao động (thị
trường của bên mua). Ngược lại, nếu cầu về sức lao động trên thị trường lớn hơn cung thì
người bán sẽ có lợi thế hơn, có nhiều cơ hội hơn để lựa chọn công việc, giá cả sức lao
động vì thế có thể được nâng cao (thị trường của bên bán). Bên cạnh đó, cũng như bất kỳ
mọi dạng thị trường khác, thị trường lao động còn chịu tác động của nhiều yếu tố khác,
trực tiếp hoặc gián tiếp tác động tới động thái phát triển của thị trường này.
Tuy nhiên trên thực tế, do các thông tin thống kê về cung và cầu trên thị trường
lao động ở nước ta cho đến nay chưa được thu thập, xử lý và lưu giữ đầy đủ, nên việc
theo dõi phân tích thực trạng và động thái phát triển của loại thị trường này sẽ là việc làm
không đơn giản.
4
Về cơ bản TTLĐ cũng chịu sự tác động của quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh,
quy luật độc quyền…
1.3 Khái niệm về nguồn cung lao động
Cung lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật
nhà nước có khả năng lao động, có nguyện vọng tham gia lao động, những người ngoài
độ tuổi lao động(trên độ tuổi lao động) đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân.
Nguồn cung lao động được hình thành từ các cơ sở đào tạo như các trường đại học,
cao đẳng, dạy nghề và các cơ sở đào tạo khác. Nguồn cung này có thể từ những người
đang tìm việc làm, từ các doanh nghiệp, cơ quan tổ chức … và, nó được bổ sung thường
xuyên từ đội ngũ những người đến độ tuổi lao động. Ở Việt Nam tổng cục thống kê quy
định nguồn lao động là những người trong độ tuổi lao động (nam từ 15-60 tuổi nữ từ 15-
55 tuổi) và người trên tuổi lao động đang làm việc. Cung về lao động phụ thuộc vào qui
mô,cơ cấu dân số của một nước, chất lượng của nguồn lao động (Trình độ văn hóa, cơ
cấu ngành nghề, sức khỏe… phong tục, tập quán xã hội của một nước và chính sách phát
triển nguồn nhân lực của nước đó.)
Cũng giống như các yếu tố khác của xã hội, nguồn cung lao động cũng có tính hai
mặt đó là số lượng và chất lượng của cung lao đông.
Cung lao động về giác độ số lượng bao gồm : Dân số đủ 15 tuổi trở lên và có việc
làm, những người ngoài độ tuổi lao động(trên độ tuổi lao động) đang làm việc trong các
ngành kinh tế quốc dân.
Cung lao động về giác độ chất lượng cơ bản được đánh giá ở trình độ chuyên môn tay
nghề ( trí lực ), sức khỏe (thể lực ) và ý thức kỷ luật của người lao động.
1.4 Vai trò của nguồn lao động đối với phát triển xã hội.
Lịch sử loài người đã chứng minh vai trò quyết định của lao động với sự phát triển
kinh tế-xã hội. Ngay cả khi khoa học công nghệ đạt được trình độ phát triển cao, chi phối
mọi lĩnh vực đời sống, thì cũng không thể thay thế vai trò nguồn lực lao động, nhân tố
của sự sáng tạo và sử dụng công nghệ
Lao động chính là nhân tố quyết định việc tổ chức sử dụng có hiệu quả các nguồn
lực khác. Khi phân tích các bộ phận cấu thành nguồn lực phát triển kinh tế, hầu hết các
quốc gia đều khẳng định các nguồn lựuc chủ yếu là lao động , tài nguyên, vốn, khoa học,
5
công nghệ. Tuy nhiên, cả lý luận và thực tiễn đều khẳng định rằng, nguồn lao động chính
là nhân tố quyết định việc tái tạo, sử dụng, phát triển các nguồn lực còn lại. Không dựa
trên nền tảng phát triển cao của nguồn lao động về thể chất, trình độ văn hoá, kĩ thuật,
kinh nghiệm quản lý… thì không thể sử dụng các nguồn lực khác, thậm chí là lãng phí,
làm cạn kiệt và huỷ hoại chúng. Lao động là một bộ phận của các yếu tố đầu vào trong
quá trình sản xuất. Chi phí lao động, mức tiền công thể hiện sự cấu thành của nguồn lực
lao đọng trong hàng hoá, dịch vụ. Như vậy, chi phí nguồn lực lao động trở thành nhân tố
cấu thành mức tăng trưởng của kinh tế. Hơn nữa, là bộ phận của dân số, nguồn lao động
tham gia tiêu dùng các sản phẩm và dịch vụ xã hội, tạo cầu cho nền kinh té. Điểm khác
biệt cơ bản giữa nguồn lao động với các nguồn lực khác là vừa tham gia tạo cung, vừa
tạo cầu cho nền kinh tế. Bên cạnh nhận thức vai trò của nguồn nhân lực lao động với phát
trỉen kinh tế, cần thấy rõ ảnh hưởng của trình độ phát triển kinh tế đối với nguồn lao
động. Lượng của cải vật chất do nền kinh tế tạo ra là cơ sở để phát triển nguồn lực lao
động. Một quốc gia có năng suất lao động cao, của cải nhiều, ngân sách dồi dào sẽ có
những điều kiện về vật chất, tài chính để nâng cao dinh dưỡng, phát triển văn hoá, giáo
dục, chăm sóc y tế…nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Mặt khác, việc phát triển
kinh tế làm xuất hiện ngành nghề mới, công việc mới… đòi hỏi nguồn lực lao động phải
không ngừng hoàn thiện.
Đối với Việt Nam thì nguồn cung lao động là lực lượng không thể thiếu trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trong hoàn cảnh hiện nay
khi mà công nghệ chưa phát triển đến mức cao nhất, tài nguyên khoáng sản nhiều song
không được khai thác một cách hợp lý thì yếu tố con người đóng vai trò then chốt trong
mọi lĩnh vực hoạt động phát triển đất nước. Từ sau đồi mới nguồn lao động chính là nhân
tố chính đưa đất nước lên một tầm cao mới, sự sáng tạo và sử dụng các tư liệu sản xuất
một cách hợp lý của con người đã đưa Việt Nam vươn tới trường quốc tế chỉ trong vòng
hơn 20 năm.
2. Đặc điểm của nguồn cung lao động ở Viêt Nam hiện nay.
2.1 Số lượng tăng nhanh nhưng chất lượng chưa đảm bảo.
6
Có sự khác biệt chủ yếu giữa sự thách thức phát triển mà các nước đang phát
triển gặp phải so với các nước phát triển là sự gia tăng chưa từng thấy của lực lượng lao
động. Ở hầu hết các nước, trung bình mỗi năm số người tìm việc làm tăng từ 2% trở lên.
Sự gia tăng nguồn lao động liên quan chặt chẽ với việc tăng dân số. Theo số liệu điều tra
dân số 1-4-1999 dân sô Việt Nam là 76,32 triệu người, trong đó khoảng 39 triệu người
là lực lượng lao đông chiếm 51% dân sô. Dự báo ở nước ta mỗi năm trung bình tăng
thêm hơn một triệu lao động, đến năm 2010 thì số người lao động sẽ là khoảng 52 triệu
người, và con số này sẽ là 64.2 triệu người vào năm 2020, vì vậy sức ép về vấn đề giải
quyết bài toán lao động sẽ gây nên một áp lực không nhỏ.
Bảng 1 dân số trung bình Việt Nam qua một số mốc thời gian. (Theo số liệu tổng
cục thống kê)
Tuy nhiên, không chỉ giải quyết bài toán về việc làm, mà hiện nay Việt Nam cũng đang
phải đối mặt với một thực trang đó là nguồn lao động thì dồi dao, song trình độ lao động
và tay nghề chuyên môn của người lao động lại rất thấp.
Đã một thời Việt Nam "tự hào" có nguồn nhân lực đông, giá rẻ. Quả thực cho đến nay, so
với nhiều nước trong khu vực, Việt Nam vẫn là nơi có giá rẻ về sử dụng lao động. Lợi thế
về giá rẻ lao động đang từng bước thu hẹp. Thậm chí một số chuyên gia kinh tế đã lên
tiếng cảnh báo: Tiếp tục duy trì lao động giá rẻ như hiện nay, đến một lúc nào đó lợi thế
sẽ biến thành bất lợi, thậm chí là cản trở sự phát triển kinh tế quốc dân cũng như hội
nhập, mở cửa.
Năm 2005 tỷ lệ lao động qua đào tạo rất thấp (25%), năm 2006 là (31.9%). Theo chỉ
tiêu đã được hoạch định, đến năm 2010, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40%. Chỉ số này
hiện thời mới có gần 30%. Từ nay đến 2010 rất khó nâng thêm hơn 10%. Mặt khác, cơ
7
cấu đào tạo lao động của Việt Nam thể hiện sự "không giống ai" so với thế giới. Bên
cạnh việc chú trọng đúng mức đào tạo đại học và cao đẳng, nhiều nước trên thế giới đặc
biệt quan tâm đào tạo trung cấp chuyên nghiệp và đào tạo nghề. Việt Nam thì gần như
ngược lại. Chỉ số đào tạo bình quân của thế giới: 1 đại học, cao đẳng/4 trung cấp chuyên
nghiệp/10 đào tạo nghề, trong khi của Việt Nam là 1/0,98/3,02, gây ra tình trạng "thiếu
thợ nhiều hơn thiếu thầy". Đó là chưa kể trình độ đào tạo cũng còn không ít vấn đề: lý
thuyết nhiều hơn tay nghề, thực tế; trung cấp chuyên nghiệp thì nửa thầy nửa thợ, cao
đẳng, đại học thì khoa học cơ bản chưa đủ, còn khoa học ứng dụng còn yếu. Ngay cả giáo
sư, tiến sĩ thì có tới gần một phần ba là danh nhiều hơn thực. Cán bộ khoa học, kỹ thuật ở
cơ sở, ở thực tiễn thì ít. Ngoài ra còn tình trạng mua bán bằng,... Trình độ kỹ thuật - công
nghệ còn thấp.
BẢNG 1 : So sánh chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam với một số nước châu Á
Số
TT
Tên nước, lãnh
thổ
Mức độ
sẵn có lao
động sản
xuất chất
lượng cao
Mức độ
sẵn có các
cán bộ
hành chính
chất lượng
cao
Mức độ
sẵn có cán
bộ quản lý
chất lượng
cao
Sự thành
thạo tiếng
Anh
Sự thành
thạo công
nghệ cao
1 Hàn Quốc 7,00 8,00 7,50 4,00 7,00
2 Xingapo 6,83 5,67 6,33 8,33 7,83
3 Nhật Bản 8,00 7,50 7,00 3,50 7,50
4 Đài Loan 5,37 5,62 5,00 3,86 7,62
5 Ấn Độ 5,25 5,50 5,62 6,62 6,50
6 Trung Quốc 7,12 6,19 4,12 3,62 4,37
7 Malaixia 4,50 7,00 4,50 4,00 5,50
8
8 Hồng Công 4,23 5,24 4,24 4,50 5,43
9 Philippin 5,80 6,20 5,60 5,40 5,00
10 Thái Lan 4,00 3,37 2,36 2,82 3,27
11 Việt Nam 3,25 3,50 2,75 2,62 2,50
12 Inđônêxia 2,00 3,00 1,50 3,00 2,50
.số liệu theo tổng cục thống kê
Chỉ số năng suất lao động trên đây tự nó chứng tỏ khoảng cách không nhỏ giữa các
nước trong khu vực và chỉ ra Việt Nam đang đứng ở tốp cuối, thua xa nhiều nước trong
khu vực.
Chất lượng nguồn nhân lực thấp làm cho sức cạnh tranh của lực lượng lao động
nước ta thấp. Theo tổ chức Beri, khả năng cạnh tranh của lực lượng lao động nước ta
chấm theo thang điểm 100 như sau:
- 45 điểm về khung pháp lý;
- 20 điểm về năng suất lao động;
- 40 điểm về thái độ lao động;
- 16 điểm về kỹ năng lao động;
- 32 điểm về chất lượng lao động.
Tình trạng trên không chỉ làm cho việc xuất khẩu lao động của ta khó khăn khi
phải cạnh tranh với lao động của Philippin, Thái Lan… mà còn làm cho việc thu hút lao
động vào các khu công nghiệp, khu chế xuất khó khăn hơn.
Ở một góc nhìn khác ta thấy nguy cơ thất nghiệp của người lao động còn bắt
nguồn từ khả năng điều hành sản xuất kinh doanh của đội ngũ doanh nhân nước ta hạn
chế. Như chúng ta đã biết, doanh nhân là đội ngũ giữ vị trí trọng yếu trong quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế. Thế nhưng, trình độ năng lực của đội ngũ doanh nhân Việt Nam
hiện còn thấp kém. Theo cuộc điều tra của Cục doanh nghiệp nhỏ và vừa (Bộ Kế hoạch
9
và đầu tư) thực hiện ở 60.000 doanh nghiệp của 30 tỉnh, thành phía Bắc thì có tới 55,63%
số chủ doanh nghiệp có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ trung cấp trở xuống, trong đó
43,3% chủ doanh nghiệp ở trình độ sơ cấp. Số chủ doanh nghiệp có trình độ tiến sỹ chỉ
đạt 0,66%, thạc sỹ 2,33%, đại học 37,82%, cao đẳng 3,56%, trung học chuyên nghiệp
12,33%, còn lại 43,33% ở trình độ thấp hơn.
2.2 Phần lớn lao động ở nông thôn.
Nông thôn Việt Nam có nguồn lao động dồi dào và tiềm năng, là nơi cung cấp và
hậu thuẫn đắc lực về nguồn nhân lực cho các khu đô thị và khu công nghiệp. Năm 2009,
dân số nông thôn Việt Nam có 62.27 triệu người, chiếm 72.4% tổng dân số cả nước. Tuy
nhiên, vấn đề là ở chỗ lao động nông thôn chiếm 3/4 lao động cả nước nhưng lại tập
trung chủ yếu trong ngành nông nghiệp, nơi tạo ra năng suất lao động thấp nhất và cũng
là nơi quỹ đất canh tác đang ngày càng bị thu hẹp và giảm dần do quá trình đô thị hóa và
công nghiệp hóa. Kết quả là nhiều lao động mất đất, hoặc thiếu đất dẫn đến dư thừa lao
động và thiếu việc làm. Thu nhập của lao động ở khu vực nông thôn vì thế mà thấp và
thất thường bởi tính thời vụ và rủi ro cao. Đây chính là lý do khiến tỷ lệ nghèo tập trung
chủ yếu ở khu vực nông thôn.
Có thể nói, hầu như toàn bộ lao động nông nghiệp tập trung ở khu vực nông thôn,
nếu so sánh với tổng lao động có việc làm của cả nước thì lao động nông nghiệp nông
thôn vẫn chiếm quá bán, khoảng 50.5%. Nhìn từ góc độ chuyển dịch cơ cấu lao động ta
thấy, tỷ lệ lao động nông nghiệp nông thôn đã có chuyển biến, giảm từ 82.3% năm 1996
xuống còn 74.2% năm 2009, mức giảm tuy nhỏ so với một số nước cùng khu vực nhưng,
nó đã thể hiện được sự nỗ lực của cả một nền kinh tế..
2.3 Còn một bộ phận lớn lao động chưa được sử dụng.
Việc đánh giá tình trạng chưa sử dụng hết lao động phải xem xét qua các hình thức
biểu hiện của thất nghiệp – thất nghiệp hữu hình và thất nghiệp trá hình.
Bảng 2: Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động
trong độ tuổi năm 2009 phân theo vùng(*)
Đơn vị %
10
Tỷ lệ thất nghiệp Tỷ lệ thiếu việc làm
Chung
Thành
thị
Nông
thôn
Chung
Thành
thị
Nông
thôn
CẢ NƯỚC 2.38 4.65 1.53 5.10 2.34 6.10
Đồng bằng sông Hồng 2.29 5.35 1.29 6.85 2.13 8.23
Trung du và miền núi phía
Bắc 1.13 4.17 0.61 2.55 2.47 2.56
Bắc Trung Bộ và duyên
hải miền Trung 2.24 4.77 1.53 5.71 3.38 6.34
Tây Nguyên 1.42 2.51 1.00 5.12 3.72 5.65
Đông Nam Bộ 3.74 4.89 2.05 2.13 1.03 3.69
Đồng bằng sông Cửu
Long 2.71 4.12 2.35 6.39 3.59 7.11
Số liệu theo tổng cục thống kê
Do sức ép về dân số và những khó khăn về kinh tế ở các nước đang phát triển đã tác
động lớn đến vấn đề công ăn việc làm ở cả hai khu vực thành thị và nông thôn, tình trạng
thất nghiệp, thiếu việc làm có xu hướng gia tăng đặc biệt ở khu vực thành thị.
Dân số đông tạo nên thị trường nội địa rộng lớn, một yếu tố hết sức quan trọng đối
với việc phát triển kinh tế xã hội, tuy nhiên, do tình trạng kém phát triển và có nhiều chế
độ đối với nguồn lực khác, việc dân số phát triển nhanh chóng lại là một gánh nặng cho
việc cải thiện cơ hội tìm việc làm và điều kiện sống. Vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta
được xem là vấn đề kinh tế – xã hội rất tổng hợp và phức tạp. Chiến lược ổn định và phát
triển xã hội đến năm 2009 của Việt Nam đã khẳng đinh, “ Giải quyết việc làm, sử dụng
tối đa tiềm năng lao động xã hội là mục tiêu quan trọng hàng đầu của chiến lược, là một
tiêu chuẩn để định hướng cơ cấu kinh tế và lựa chọn công nghệ”. Trên phạm vi rộng, giải
quyết việc làm bao gồm những vấn đề liên quan đến phát triển nguồn lực và sử dụng có
hiệu quả nguồn nhân lực. Còn theo phạm vi hẹp, giải quyết việc làm chủ yếu hướng vào
đối tượng và mục tiêu giảm tỷ lệ thất nghiệp, khắc phục tình trạng thiếu việc làm, nâng
cao hiệu quả việc làm và tăng thu nhập.
3. Các yếu tố ảnh hưởng tới nguồn cung lao động ở Việt Nam.
11
3.1 Dân số: Dân số là cơ sở để hình thành lực lượng lao động. Sự biến động dân số là kết
quả của quá trình nhân khẩu học và có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến quy mô, cơ
cấu cũng như sự phân bố theo không gian của dân số trong độ tuổi lao động.
3.2 Tỷ lệ tham gia lao động: Theo khái niệm lực lượng lao động nêu ở trên thì chỉ tiêu "
tỉ lệ tham gia lưc lượng lao động " nói chung được hiểu là tỉ số phần trăm giữa số người
đủ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động trên dân số đủ 15 tuổi trở lên. Tỷ lệ này được
tính bằng:
Tỷ lệ tham gia LLLĐ số người trong độ tuổi thuộc LLLĐ
của dân số trong độ = * 100%
tuổi lao động dân số trong độ tuổi lao độn
3. 3 Một số yêu tố khác ảnh hưởng tới chất lượng của nguồn cung lao động Việt Nam
hiện nay.
a. Giáo dục và trình độ lao động
Giáo dục theo nghĩa rộng là tất cả các dạng học tập của con người nhằm nâng cao
kiến thức và kỹ năng của con người trong suốt cả cuộc đời.
Giáo dục phổ thông ( giáo dục cơ bản ) nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản để phát
triển năng lực cá nhân. Giáo dục nghề và giáo dục đại học vừa giúp người học có kiến
thức đồng thời còn giúp cung cấp tay nghề, kỹ năng và chuyên môn. Với mỗi trình độ
đào tạo nhất định, người được đào tạo biết được họ sẽ phải đảm nhận những công việc gì.
Yêu cầu kỹ năng cũng như chuyên môn nghề nghiệp phải như thế nào.
Vai trò của giao dục đối với việc nâng cao chất lượng lao động được phân tích qua
nội dung sau.
Thứ nhất, giáo dục là cách thức để tích lũy vốn con người đặc biệt là tri thức và sẽ giúp
con người sáng tạo ra công nghệ mới, tiếp thu công mới do đó thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế dài hạn.
Thứ hai, giáo dục tạo ra một lực lượng lao động có trình độ, có kỹ năng làm việc với
năng suất cao là cơ sở thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bền vững.
12
Vai trò của giáo dục thường được các nhà kinh tế đánh giá bằng chỉ tiêu “ tỷ suất lợi
nhuận cho giáo dục”. Về lý thuyết, tỷ suất lợi nhuận từ đầu tư giáo dục cũng giống như
lợi nhuận đầu tư vào bất kỳ một dự án nào khác. Đó là tỷ lệ phầm trăm của lợi nhuận từ
đầu tư ở một mức độ giáo dục nhất định với tổng các chi phí khác. So sánh chỉ số này
giữa các cấp giáo dục có thể giúp cho việc đánh giá lợi ích kinh tế của đầu tư giáo dục ở
cấp nào hiệu quả hơn.
Kết quả nghiên cứu của các nước cho thấy tỷ suất lợi nhuận đầu tư vào cấp tiểu học
là cao hơn các cấp khác. Chẳng hạn, tỷ suất lợi nhuận chung của thế giới ( đầu thập niên
90) ở cấp tiểu học là 18.4%, ở cấp trung học là 13.2%, đại học là 10.9%. Các số liệu
tương ứng của Việt Nam là 10.8%, 3.8%, 3.0%. Như vậy có thể thấy rằng giáo dục tiểu
học và giáo dục cơ bản có hiệu quả hơn, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển. Do
vây chính sách giáo dục của các nước đang phát triển cũng tập trung nhiều và ưu tiên
nhiên hơn cho giáo dục tiểu học.
Thứ ba, giáo dục giúp cho việc cung cấp kiến thức và những thông tin để người dân, đặc
biệt là phụ nữ có thể sử dụng những công nghệ nhằm tăng cường sức khỏe, dinh dưỡng.
Chẳng hạn tỷ lệ tử vong trẻ em giảm xuống, tỷ lệ dinh dưỡng trẻ em tăng lên, cùng với
học vấn của cha mẹ, đặc biệt là của người mẹ vì biết sin hoạt vệ sinh hơn, hay biết cách
sử dụng những thức ăn giầu chât dinh dưỡng hơn.... Với ý nghĩa trên giáo dục còn góp
phần vào việc bổ sung cho các dịch vụ y tế( giảm nhu cầu về những dịch vụ y tế)
b, Sức khỏe người lao động
Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội và
không phải chỉ bao gồm có tình trạng không có bệnh hay thương tật.
Sức khỏe có tác động tới chất lượng của lao động cả hiện tài và tương lai. Người lao
động có sức khỏe tốt có thể mang lại những lợi nhuận trực tiếp hoặc gián tiếp bằng việc
nâng cao sức bền bỉ, dẻo dai và khả năng tập trung cao trong khi làm việc.
Sức khoẻ là một vấn đề rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dân số nói
chung và chất lượng lao động nói riêng, nó là một trong chiến lược phát triển con người
ở mỗi quốc gia trên Thế giới. Khi nói tới sức khoẻ bao gồm 2 khía cạnh : sức khoẻ tinh
thần và thể lực con người, chúng ta thường nói “ Có sức khoẻ là có tất cả”, Bởi sức khoẻ
giúp con người làm việc tốt và chủ động tham gia vào các hoạt động đời sống kinh tế xã
hội, cộng đồng. Vì vậy, muốn phát triển đất nước, trước hết phải quan tâm tới yếu tố này,
13
lấy con người làm trung tâm .Do tầm quan trong của sức khỏe là rất lớn do đó phải tập
trung về vấn đề này ngay từ đầu. Nhà nước cần có các chính sách đặc biệt dành cho trẻ
nhỏ và bà mẹ để có thể đảm bảo được một nguồn lao động dồi dào và chất lượng ngay từ
nhỏ.
c. Yếu tố trách nhiệm và tác phong công nghiệp
Về ý thức trách nhiệm đó là thể hiện trong mối quan hệ với nhiệm vụ được giao, với
công việc phải làm. Khi được giao việc gì, bất kỳ to, hay nhỏ, khó hay dễ, đều phải dồn
hết tâm huyết làm đến nơi, đến chốn, tự giác làm. Nếu làm việc theo lối cẩu thả, dễ làm,
khó bỏ, làm cho qua chuyện, gặp sao làm vậy… là không có tinh thần trách nhiệm. Ý
thức trách nhiệm còn thể hiện không thụ động, trông chờ, ỷ lại; phải chủ động trong cộng
việc được giao.
Tác phong công nghiệp đó là là cách ứng xử, cách làm việc, cách giao tiếp trong
công nghiệp. Đó là sự thể hiện của một cá nhân hay tập thể tới công việc làm được giao,
nó biểu hiện tính trách nhiệm với công việc, có thể nói đó là một yếu tố quan trọng không
kém so với hai yếu tố ở trên. Hiện nay tác phong làm việc của người Việt Nam vẫn còn
chưa tốt. Nó được thể hiện qua sự chậm trễ hay thiếu nhiệt tinh với công việc. Ngày nay
khi đất nước đang phát triển thì việc nâng cao tính kỷ luật và tác phong làm việc là cần
thiết. Việt Nam nên học tập những nước có phong cách làm việc hiệu quả như Mỹ, Nhật
Bản...Để có thể đạt được điều này không phải là đơn giản với nước ta, cần phải có những
biện pháp thích hợp cả về khen thưởng và kỷ luật để có thể đạt được hiệu quả tốt.
II- Thực trạng nguồn cung lao động Việt Nam hiện nay
* Tổng quan về cơ cấu nguồn lao động ở Việt Nam giai đoạn 2000-2009
1 Cơ cấu lao động chia theo nhóm ngành kinh tế:
Sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế đã có tiến bộ, song còn khó khăn
và chậm chạp. Đến nay đại bộ phận lực lượng lao động vẫn tập trung trong ngành nông -
lâm - ngư nghiệp.
BẢNG 3 : Cơ cấu lao động theo nhóm ngành
Năm 1990 1995 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
14
Đơn vị: %
Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam 2009
Bảng 4: Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế giai đoạn 2000-2008
Nông,
lâm
nghiệp,
thuỷ sản
73,0 71,3 65,1 63,5 61,9 60,2 58,7 57,2 55,7 53,9 52,5
Công
nghiệp -
xây dựng
11,2 11,4 13,1 14,4 15,4 16,4 17,4 18,3 19,1 20,0 20,8
Dịch vụ 15,8 17,3 21,8 22,2 23,3 23,3 23,9 24,5 25,3 26,1 26,7
Tổng 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100
15
65.1
13.1
21.8
63.5
14.4
22.2
61.9
15.4
23.3
60.2
16.4
23.3
58.7
17.4
23.9
57.2
18.3
24.5
55.7
19.1
25.3
53.9
20
26.1
52.5
20.08
26.7
0%
20%
40%
60%
80%
100%
%
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
năm
Biểu đồ cơ cấu lao động theo ngành kinh tế giai đoạn 2000 - 2008
nông nghiệp công nghiệp dịch vụ
Tính đến năm 2008 tỷ trọng lao động trong nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tới 52,5%,
trong ngành công nghiệp - xây dựng và ngành dịch vụ là 20,8% và 26.7% trong tổng số
lao động có việc làm của cả nước. Tỷ trọng lao động trong ngành nông-lâm-ngư nghiệp
cao phản ảnh mức đột thu hút lao động vào các ngành công nghiệp và dịch vụ chưa thực
sự đủ mạnh để có thể làm thay đổi một cách căn bản cơ cấu lao động xã hội.
Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tích cực giảm tỷ lệ
lao động trong khu vực nông-lâm-ngư nghiệp; năm 2000: tỷ lệ lao động có việc làm trong
khu vực nông-lâm-ngư nghiệp 65,1%, công nghiệp-xây dựng 13,1% và dịch vụ là 21,8%
tỷ lệ này tương ứng năm 2008 là 52,5%; 20,8% ; 26,7%.
Trong tổng số lao động tăng thêm từ năm 1990 đến 2008 (15.624,9 nghìn người )
Nhóm ngành nông, lâm nghiệp – thủy sản đã thu hút thêm 2.148,7 nghìn người, chiếm
13,8 % tổng số tăng
Nhóm nghành công nghiệp – xây dựng đã thu hút thêm được 6.079,8 nghìn người, chiếm
38,9% tổng số tăng
Nhóm nghành dịch vụ đã thu hút thêm 7.396,4 nghìn người, chiếm 47,3% tổng số tăng
Nhóm nghành dịch vụ đã thu hút thêm được nhiều nhất, tiếp đến là công nghiệp xây dựng
và cuối cùng là nông, lâm nghiệp và thủy sản. Do năng suất lao động của nhóm nghành
công nghiệp – xây dựng (62.924 nghìn đồng/người) và của nhóm nghành dịch vụ (
46.849 nghìn đồng/ người) cao hơn nhóm nghành nông, lâm nghiệp và thủy sản (13.764
nghìn đồng / người).
16
Trong 3 khu vực kinh tế lớn (nông nghiệp, công nghiệp - xây dựng, dịch vụ) thì khu
vực công nghiệp - xây dựng có tốc độ tăng trưởng cao hơn 2 khu vực kia và cao hơn tốc
độ tăng trưởng chung của nền kinh tế nên tỷ trọng đã tăng nhanh. Tỷ trọng khu vực công
nghiệp - xây dựng trong GDP vượt mục tiêu 39-40% cho năm 2005. Trong khi đó tốc độ
tăng trưởng của khu vực dịch vụ nhìn chung còn rất chậm, đặc biệt một số ngành dịch vụ
quan trọng (ngân hàng - tài chính, khoa học công nghệ) đang chiếm tỷ trọng thấp và lại
có xu hướng giảm. Khối công nghiệp - xây dựng tuy có tốc độ tăng trưởng cao hơn hẳn
khu vực nông - lâm - ngư nghiệp song sức hút lao động lại không tăng tương ứng. Đó là
hệ quả của tình trạng phần lớn những ngành được tập trung đầu tư đạt tốc độ tăng trưởng
cao là những ngành cần nhiều vốn nhưng sử dụng ít lao động và những ngành thay thế
nhập khẩu. Những năm qua, cơ cấu ngành đạt được những bước tiến nhất định, dù chỉ ở
trên phương diện tỷ trọng, trong khi đó cơ cấu lao động chuyển dịch quá chậm, đến mức
có thể nói là không có chuyển dịch. Tỷ trọng lao động trong khu vực nông nghiệp - nông
thôn giảm không đáng kể trong khi số lao động tuyệt đối vẫn có xu hướng tăng; tỷ trọng
lao động công nghiệp hầu như không tăng. Còn khu vực dịch vụ, tuy có tạo thêm khá
nhiều việc làm mới nhờ sự phát triển bùng nổ của khu vực tư nhân sau khi Luật Doanh
nghiệp có hiệu lực ban hành song cũng không có khả năng xoay chuyển tình hình một
cách nhanh chóng và căn bản. Điều đó làm tăng thêm áp lực việc làm - thất nghiệp vốn
đã cực kỳ gay gắt. Do tác động kìm hãm của xu hướng đầu tư kích cầu những năm qua
nhằm vào khu vực doanh nghiệp nhà nước và cho các dự án đầu tư sử dụng nhiều vốn
thay vì sử dụng nhiều lao động, Chương trình điều chỉnh cơ cấu thực hiện trong những
năm qua đã không tạo được bước chuyển đáng kể nào trong việc giải quyết vấn đề việc
làm. Nói tóm lại, chuyển dịch cơ cấu ngành về mặt số lượng đã có những bước tiến nhất
định, nhưng lại hầu như không tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động - một cơ cấu
mà cho đến nay đã thấy rõ là không đạt được mục tiêu đề ra cho năm 2005.
2. Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế :
BẢNG 5: Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo thành phần kinh tế
Đơn vị: %
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
KT NN 9,31 9,34 9,49 9,95 9,88 9,50 9,11 9,00
KT ngoài NN 89,70 89,49 89,01 88,14 87,83 87,84 87,81 87,52
17
KV có vốn ĐT
nước ngoài
0,99 1,16 1,49 1,91 2,29 2,66 3,08 3,49
Nguồn:Niên giám thống kê 2007- Tổng cục thống kê
Năm 2007 lao động trong khu vực kinh tế nhà nước chỉ chiếm khoảng 9%, lao
động khu vực ngoài nhà nước chiếm trên 87%, lao động khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài chiếm tỷ lệ nhỏ nhất, là 3,49%. Chứng tỏ khu vực ngoài nhà nước trở thành khu
vực chủ yếu thu hút lao động của cả nước, đồng thời là khu vực chủ yếu giải quyết việc
làm cho số lao động tăng thêm. Bên cạnh đó tỷ lệ lao động trong khu vực kinh tế có vốn
đầu tư nước ngoài đang có xu hướng tăng lên mạnh mẽ.
Tuy số lượng việc làm mới được tạo ra nhiều hơn và có xu hướng tăng hơn những
năm trước nhưng nhìn tổng thể vẫn còn nhiều bất cập. Tính ổn định về việc làm chưa cao,
thu nhập bình quân của người lao động ở nhiều ngành nghề còn thấp, chưa đảm bảo mức
sống tối thiểu.
3. Cơ cấu lao động theo các loại hình doanh nghiệp
BẢNG 6 : Cơ cấu lao động làm việc trong các doanh nghiệp
Đơn vị %
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Tổng số 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00
1.DNNN 59,05 53,75 48,53 43,77 39,00 32,67 28,29
- Trung ương 36,79 34,36 31,01 28,29 26,3 22,97 20,45
- Địa phương 22,26 19,39 17,52 15,48 12,69 9,70 7,84
2. DN ngoài NN 29,43 33,81 36,64 39,61, 42,90 47,76 50,18
- Tập thể 5,15 3,87 3,43 3,11 2,72 2,57 2,22
- Tư nhân 6,68 7,06 7,29 7,31 7,48 7,72 7,43
- Công ty hợp danh 0,00 0,00 0,00 0,01 0,01 0,01 0,01
- Công ty TNHH 14,61 17,74 19,81 22,09 24,15 25,75 25,91
- Công ty cổ phần 2,98 5,13 6,10 7,09 8,52 11,90 14,61
3.DN có vốn ĐTNN 11,52 12,44 14,84 16,62 18,11 19,57 21,52
- 100% vốn nước ngoài 8,09 9,26 11,51, 13,29 14,99 16,49 18,42
- Liên doanh 3,44 3,18 ,3,32 3,33 3,11 3,08 3,10
Nguồn:Niên giám thống kê 2007- Tổng cục thống kê
18
Trong các loại hình doanh nghiệp, tổng số lao động tính đến năm 2007 la 6.715,2
nghìn người tăng 89,9% so với năm 2000, bình quân 1 năm tăng 11,9% - cao gấp nhiều
lần tốc độ tăng 2,3% / năm của toàn nền kinh tế quốc dân trong khoảng thời gian tương
ứng.Về số tuyệt đối, tổng số làm việc trong các doanh nghiệp tăng 3.178,2 nghìn người,
trong đó:
Doanh nghiệp nhà nước giảm 188,6 nghìn người
Doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng 2.329 nghìn người, chiếm 73,3% trong tổng số tăng (
tập thể giảm 33 nghìn người, tư nhân tăng 262,9 nghìn người, hợp danh tăng 1.223 nghìn
người, cổ phần tăng 875,7 nghìn người)
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 1.037,8 nghìn người, chiếm 32,7% tổng số
tăng.
Như vậy, cơ cấu lao động theo loại hình doanh nghiệp đã chuyển dịch theo hướng: tỷ
trọng lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước giảm, tỷ trọng lao động làm
trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng lên nhanh, tỷ trọng các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài tăng khá. Theo đó, ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài đã đóng góp tích cực vào việc thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm
cho người lao động
Trong các khu vực thì khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tạo nhiều việc làm nhất.
Năm 2005, lao động trong khu vực này chiếm 88,8% tổng số việc làm trong nền kinh tế;
sau đó là khu vực kinh tế nhà nước chiếm 9,7% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
chiếm 1,6%. (xem bảng 3)
4. Cơ cấu theo vùng thành thị và nông thôn:
Xu hướng thay đổi lao động thành thị và nông thôn nước ta trong thời gian qua thể
hiện cả về tuyệt đối và tương đối.
BẢNG 7 : Chuyển dịch cơ cấu LĐ khu vực thành thị & nông thôn
Năm
Lao động độ tuổi 15 – 19
Thành thị Nông thôn
Số Tăng/giảm Tỷ lệ Số lượng Tăng/giảm Tỷ lệ
19
lượng
(nghìn
người)
TB năm (%) (nghìn
người)
TB năm (%)
1979 5.113 - 19,24 21.459 - 80,76
1989 7.620 +5,16 21,74 27.431 +2,93 78,26
1999 11.614 +5,24 26,06 32.952 +2,01 73,94
2009* 11.071* - 24,94 33.313,8* - 75,06
Nguồn: Tổng điều tra dân số Việt Nam 1-10-197, H.1983; Tổng điều tra dân số toàn diện
1/4/1989, H.1992; Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 1999. Kết quả điều tra mẫu.
H.2000; Kết quả điều tra lao động – việc làm năm 2009.
Theo bảng trên, lao động ở khu vực thành thị, trong vòng 9,5 năm (1979 – 1989)
tăng thêm 2,507 triệu, tốc độ tăng trung bình năm là 5,16%. Trong 10 năm tiếp theo
(1989 – 1999) tăng gần 4 triệu, tốc độ tăng bình quân là 5,24%, cao hơn thời kỳ trước.
Ngược lại, ở khu vực nông thôn, lượng lao động dịch chuyển theo xu hướng giảm nhẹ,
bình quân năm 2,93% (1979 – 1989) và 2,01% (1989 – 1999). Vì thế, tỷ lệ lao động ở
khu vực thành thị tăng lên. Năm 2009, quy mô lực lượng lao động nước ta là 44,385 triệu
người, trong đó ở thành thị là 11,071 triệu, chiếm 24,94% và ở nông thôn chiếm 75,06%.
Tác động đến xu hướng đó là do yếu tố dân số học, trong đó có di dân do công nghiệp
hóa, đô thị hóa. Sự chuyển dịch đó tạo ra áp lực cung lao động tăng lên ở khu vực thành
thị trong khi cầu lao động còn hẹp mà lại yêu cầu chất lượng cao hơn.
5. Cơ cấu lao động theo vùng lãnh thổ :
Sự phân bố lao động chủ yếu tập trung ở 3 vùng: Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng
sông Cửu Long và Đông Nam Bộ - 2 vùng Tây Bắc và Tây Nguyên chưa thu hút được
lao động.
Sự phân bổ lực lượng lao động giữa các vùng chưa tương xứng với tiềm năng của các
vùng đó, do đó chưa khai thác được lợi thế của các vùng kinh tế đó. Chẳng hạn: 2 vùng
Tây Bắc và Tây Nguyên là 2 vùng có diện tích đất tự nhiên lớn, có thể phát triển và sản
xuất những loại cây đặc sản có giá trị kinh tế cao (cây công nghiệp, cây ăn quả…) nhưng
lao động ở 2 lĩnh vực này chỉ chiếm 8,8% (xét về mặt lượng, về mặt chất lại còn là vấn
đề bức xúc hơn). Vì vậy, sự phát triển kinh tế ở khu vực này còn gặp nhiều khó khăn
20
trong đó có khó khăn lớn thiếu nguồn nhân lực có trình độ để chuyển dịch cơ cấu kinh tế
trên cơ sở lợi thế của vùng.
BẢNG 8 : Phân bổ lao động ở các vùng lãnh thổ (tính đến 1/7/2008)
Số lao động
(nghìn người)
Tỷ lệ
(%)
Cả nước 44915,8 100
Đồng bằng sông Hồng 10.218.3 22,75
Đông Bắc 5.229,2 11,6
Tây Bắc 1.373,7 3
Bắc Trung Bộ 5.314,7 11.8
Duyên hải miền Trung 3.682,3 8,2
Tây Nguyên 2.615,7 5,8
Đông Nam Bộ 6.636,9 14.77
Đồng bằng sông Cửu Long 9.784,5 22.08
Nguồn: Kết qủa điều tra lao động việc làm ngày 1/7/2008,
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Năm 2008, theo 8 vùng lãnh thổ, đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu
Long là 2 vùng có lực lượng lao động đồng đều chiếm hơn 22% lực lượng lao động cả
nước; thấp nhất là các vùng Tây Bắc ( 3%), tiếp đến là Tây Nguyên ( 5,8%), Duyên Hải
Nam Trung bộ ( 8,2%). Lực lượng lao động theo vùng lãnh thổ đang có xu hướng tăng
lực lượng lao động của vùng Đông Nam bộ ( vùng này, tăng từ 14.22% năm 2004 lên
14.77% lực lượng lao động cả nước năm 2008) và giảm lực lượng lao động ở các vùng
Bắc Trung Bộ (từ 12,06% năm 2004 xuống còn 11.8% năm 2005) và vùng đồng bằng
sông Hồng trong tổng số lực lượng lao động cả nước ( từ 23.47% năm 2004 xuống còn
22,75% năm 2008).
** Thực trạng chung về nguồn lao động Việt Nam
1. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động giảm.
a- Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động có xu hướng giảm.
BẢNG 9: Tỷ lệ tham gia LLLĐ
Đơn vị tính %
21
Năm
Cả nước Thành thị Nông thôn
Tổng số Nam Nữ Tổng số Nam Nữ Tổng số Nam Nữ
1996 75.8 79.4 72.6 65.7 71.8 60.3 78.8 81.6 76.3
1997 74.3 78.2 70.8 64.9 71.1 59.4 77.4 80.5 74.6
1998 73.7 77.5 70.3 64.4 70.4 59.1 76.9 79.9 74.1
1999 73.5 76.9 70.4 64.3 70.2 59.1 76.6 79.1 74.4
2000 72.3 76.1 68.8 64.1 70.5 58.5 75.1 78.0 72.4
2001 73.2 76.8 69.6 64.8 70.6 59.7 76.0 79.0 73.1
2002 72.5 76.2 69.0 64.4 69.8 59.6 75.4 78.5 72.5
2003 72 75.8 68.5 64.3 69.8 59.2 74.9 78.0 71.9
2004 71.4 75.5 67.6 63.2 69.0 58.0 74.5 77.9 71.3
2005 69.6 74.0 65.5 60.5 66.8 54.7 73.1 76.8 69.7
Từ năm 1996 đến năm 2005, tỷ lệ tham gia LLLĐ nói chung của cả nữ và nam ở
nước ta đều giảm. Mặc dù số lượng LLLĐ của cả nước tăng lên từ 36,1 triệu người năm
1996 lên 43,5 triệu người năm 2005, song tỷ lệ tham gia LLLĐ có xu hướng giảm: Từ
75,8% năm 1996 xuống 73,5% năm 1999 và 69,6% năm 2005.
Tỷ lệ tham gia LLLĐ của nam là 79,4% năm 1996, cao hơn tỷ lệ này của nữ 7,0%.
Sự chênh lệch giữa tỷ lệ tham gia LLLĐ của nam và nữ tăng cao hơn vào năm 2005
(8,5%), khi tỷ lệ tham gia LLLĐ của nam giảm xuống 74% và tỷ lệ này của nữ giảm
xuống 65,5%. Trong suốt thời gian này, tỷ lệ tham gia LLLĐ của nam giảm khoảng
5,4%, từ 79,4% năm 1996 xuống 74% năm 2005, trong khi đó tỷ lệ tham gia LLLĐ của
nữ giảm 7,1%, từ 72,6% xuống 65,5%.
Tỷ lệ tham gia LLLĐ của nam và nữ ở khu vực nông thôn cao hơn so với các tỷ lệ
này ở khu vực thành thị. Cụ thể là tỷ lệ tham gia LLLĐ của nam ở khu vực nông thôn là
81,6% năm 1996, cao hơn 10% so với tỷ lệ này của khu vực thành thị cùng thời điểm đó.
Sự chênh lệch về tỷ lệ tham gia LLLĐ của nam ở khu vực thành thị và nông thôn dao
động trong khoảng 10%, từ năm 1996 đến năm 2005.
Tỷ lệ tham gia LLLĐ của cả nam và nữ ở khu vực thành thị nói chung giảm trung
bình khoảng 5%: Nam giảm từ 71,8% xuống 66,8%; nữ từ 60,3% xuống 54,7% và của cả
khu vực thành thị giảm từ 65,7% xuống 60,5%. Năm 1996, tỷ lệ tham gia LLLĐ của cả
22
nam và nữ ở khu vực thành thị là 65,7%, thấp hơn 13% so với khu vực nông thôn. Năm
2005, tỷ lệ tham gia LLLĐ của khu vực thành thị giảm xuống 60,5%, trong khi đó tỷ lệ
này ở khu vực nông thôn giảm xuống 73,1%, thấp hơn khoảng 12% so năm 1996.
Do khu vực thành thị có cơ hội học hành tốt hơn nên số lượng lao động làm công
ăn lương gia tăng trong các ngành công nghiệp và dịch vụ. Độ tuổi tối thiểu tham gia
LLLĐ và về hưu ở thành thị cũng được quy định chặt chẽ hơn đã làm ảnh hưởng đến tỷ
lệ tham gia LLLĐ ở khu vực này. Trong khi đó, sự gia tăng của lao động tự làm việc
trong ngành nông nghiệp, các doanh nghiệp hộ gia đình và các hoạt động kinh tế phi
chính thức ở khu vực nông thôn, cùng với sự gia tăng của lao động làm các công việc sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ trong gia đình nhưng không hưởng tiền lương, tiền công làm
cho tỷ lệ tham gia LLLĐ ở khu vực nông thôn duy trì ở mức tương đối cao.
2. Tỷ lệ người trẻ tuổi trong lao động còn thấp
BẢNG 10. Số người đủ 15 tuổi trở lên có việc làm thường xuyên
Đơn vị: Nghìn người
Năm Tổng số Thành thị Nông thôn
1996 34907,6 6463,6 28444,0
1997 34716,4 6858,9 27857,4
1998 36018,3 7222,4 28795,9
1999 35731,1 7923,8 27807,2
2000 36205,5 8185,9 28019,6
2001 37677,4 8718,9 28958,5
2002 39289,6 9195,5 30094,1
2003 39585,0 9533,6 30051,4
2004 40792,6 10140,7 30651,9
Nguồn: Thực trạng lao động - việc làm 1996 đến 2004
Tỷ lệ tham gia LLLĐ của cả nam và nữ ở nhóm tuổi 15-19, 20-24 và tỷ lệ tham gia
LLLĐ của nhóm tuổi 55-59, 60-64 giảm dần từ năm 1996 đến 2005 làm cho đường cung
lao động trong những năm gần đây có chiều hướng đi xuống. Khả năng có nhiều cơ hội
học tập, sự gia tăng của lao động làm công ăn lương, và độ tuổi về hưu được quy định
chặt chẽ hơn là những nhân tố tạo ra xu hướng giảm xuống của tỷ lệ tham gia LLLĐ
trong nhóm tuổi này.
23
Từ năm 1996 đến 2005, tỷ lệ tham gia LLLĐ của cả nam và nữ trong cả nước tăng
từ nhóm tuổi 15-19 đến 30-34, và sau đó có xu hướng giảm đi ở các nhóm tuổi tiếp theo.
Tỷ lệ tham gia LLLĐ của nam đạt mức cao nhất là 97-98% và của nữ là 90% ở nhóm
tuổi 30-34.
Do nhóm tuổi từ 15-19 phần lớn đang ở thời kỳ học tập nên tỷ lệ tham gia LLLĐ ở
nhóm tuổi này thấp hơn nhiều so với nhóm tuổi 20-24. Tỷ lệ tham gia LLLĐ của nam và
nữ ở nhóm tuổi 15-19 giảm từ 52,7% và 58,4% năm 1996 xuống 35,8% và 35,1% năm
2005 do sự gia tăng cơ hội học hành của những người trong độ tuổi này. Sự gia tăng cơ
hội học hành cũng làm giảm khoảng 11% tỷ lệ tham gia LLLĐ của cả nam và nữ trong
nhóm tuổi 20-24 trên cả nước từ năm 1996 đến năm 2005.
Trong nhóm tuổi lao động chính là 25-54, tỷ lệ tham gia LLLĐ của nam duy trì ở
mức độ cao, từ 87% đến 97%, trong khi đó tỷ lệ này của nữ chỉ vào khoảng từ 75% đến
90%. Với tỷ lệ tham gia LLLĐ cao như vậy sẽ khó có cơ hội gia tăng thêm tỷ lệ tham gia
LLLĐ trong nhóm tuổi này.
Tỷ lệ tham gia LLLĐ của nhóm tuổi trên 60 giảm đáng kể. Năm 2005, tỷ lệ của
nam và nữ giảm xuống còn 79,88% và 57,37% trong nhóm tuổi 55-59 và 49,68% và
35,23% trong nhóm tuổi 60-64. Việc rút khỏi thị trường lao động của người đến tuổi về
hưu và người già đã làm giảm tỷ lệ tham gia LLLĐ của nhóm tuổi trên 65 xuống 16,74%
đối với nam và 10,24% đối với nữ.
3. Nguồn lao động ở nông thôn giàu tiềm năng nhưng chưa được quan tâm đúng
mức và sử dụng hợp lý.
Nông thôn Việt Nam là nơi cung cấp một số lượng lớn người lao động, hàng năm tỷ
lệ ngươi dân nông thôn lên thành phố sinh sống và lập nghiệp là rất lớn, điều này đã tạo
ra được nhưng tích cực nhât định trong việc cải thiện đời sống của người dân nông thôn,
song bên cạnh đó những mặt trái của việc di dân lên thành phố vẫn còn tồn tại. Đa số
những người dân lên thành phố chỉ là những người có trình độ thấp, không được qua đào
tạo, và phần lớn chỉ được sử dụng trong những công việc đòi hỏi sức khỏe của tay chân
và cơ bắp. Cách thức làm việc không khoa học, cùng với những hạn chế về trình độ đã
khiến cho hiệu quả công việc của những người lao động chưa cao và nó được biểu hiện ở
năng suất lao động và kết quả công việc.
24
Chất lượng thấp của nguồn nhân lực ở khu vực nông thôn thể hiện qua tỷ lệ không
biết chữ là 4,79%, tốt nghiệp trung học phổ thông cơ sở là 34,59% và tốt nghiệp trung
học phổ thông là 11,18%. Nếu đánh giá trình độ văn hoá bình quân theo giới tính có thể
thấy số năm đi học văn hoá trung bình của khu vực nông thôn thấp hơn thành thị, của phụ
nữ thấp hơn nam giới. Theo các nhà nghiên cứu, năng suất lao động sẽ tăng nếu người
nông dân có trình độ học vấn ở mức độ nào đó, và nếu tốt nghiệp phổ thông, mức tăng
này là 11%. Ngoài ra trình độ học vấn còn cho người lao động khả năng lĩnh hội những
kiến thức, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh. Với chất lượng của NNL nông thôn Việt
Nam như vậy sẽ hạn chế họ trong sản xuất và kinh doanh, đặc biệt là tự tạo việc làm.
Những năm qua trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động nông thôn thay đổi
không đáng kể, tình trạng thu nhập thấp và thiếu việc làm ở nông thôn, trong lúc đó thu
nhập cao hơn ở các đô thị đã tăng sự dịch chuyển lao động, nhất là những lao động kỹ
thuật từ nông thôn tới các thành thị, và làm cho tỷ lệ lao động đã qua đào tạo giảm từ
6,91% xuống còn 5,94%. Trong số 8 vùng nông thôn, những vùng có trình độ học vấn
thấp cũng chính là những vùng có tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chuyên môn thấp, vùng
Tây Bắc chỉ có 2,3%, Tây Nguyên là 3,41%.
NSLĐ nông nghiệp thấp còn vì lao động ở đây chủ yếu vẫn là lao động thủ công.
Khâu làm đất là khâu nặng nhọc nhất thì quá trình cơ giới hoá (CGH) diễn ra chậm, nếu
năm 1990 tỷ lệ cơ giới hoá là 21%, năm 1995 là 26% và năm 2007 là khoảng 30%. Một
số khâu khác như vận chuyển, ra hạt, bơm tát nước tỷ lệ CGH có sự cải thiện, như khâu
ra hạt hiện đã được CGH 80%. Tuy nhiên, việc CGH trong nông nghiệp gặp những khó
khăn nhất định, thứ nhất, quy mô ruộng đất vốn nhỏ lẻ, với bình quân ruộng đất ở đồng
bằng sông Hồng chỉ có 544m2, và miền Trung là 611m2, lại manh mún tạo việc sử dụng
máy móc cơ khí khó khăn và chi phí cao. Thứ hai, do chăn nuôi gia súc như trâu bò nhiều
lên làm cho nhu cầu sức kéo giảm. Thứ ba, yêu cầu hiện đại hoá mâu thuẫn với tình trạng
lao động dư thừa, nếu 1 ha đất làm thủ công cần 300 ngày công lao động sống, khi là máy
chỉ còn sử dụng 50 ngày công.
Phát triển nông thôn bền vững theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là chủ
trương lớn của nước ta, nhằm nhấn mạnh đến việc sử dụng các nguồn nhân lực một cách
hiệu quả để thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển . Do vậy, các chính sách phát triển nông
25
thôn cần được xây dựng và thực hiện trên cơ sở kết hợp hài hoà và hợp lý giữa phát triển
kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường một cách hài hoà.
Giải pháp cấp bách và là ưu tiên số một hiện nay là đào tạo nghề cho lao đông nông
thôn, họ cần có trình độ chuyên môn và cập nhật kiên thức để đáp ứng nhu cầu phát triển
kinh tế của đất nước. Bên cạnh đó, lao động trẻ nông thôn hiện nay không chỉ thiếu kiến
thức chuyên môn mà kiến thức xã hội, giao tiếp cộng đồng, phát triển bản thân còn nhiều
khiếm khuyết. Ở họ dạy nghề thôi chưa đủ mà cần đưa cả kỹ năng sống vào giảng dạy.
Những năm gần đây công tác dạy nghề đã có nhiều tiến triển, nhiều lao động đã ý
thức được việc học nghề và số người tham gia các khoá đào tạo tăng rõ rệt. Số lao động
qua đào tạo ngày càng tăng đã góp phần giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động
theo hướng giảm lao động nông nghiệp, tăng lao động ngành nghề phi nông nghiệp và
đẩy mạnh hợp tác quốc tế về lao động. Quy mô đào tạo dạy nghề trong những năm qua
tăng nhanh, chỉ tiêu đào tạo bình quân hàng năm tăng 20%. Quy mô tuyển sinh dạy nghề
trong 3 năm - từ năm 2006 đến 2008 là 4,3 triệu người (năm 2008 là 1,54 triệu người),
trong đó lao động nông thôn chiếm 52%. Tuy nhiên, các ngành nghề nông - lâm - ngư
nghiệp chỉ chiếm 5% số học sinh. Số lao động nông thôn được học nghề ngắn hạn và sơ
cấp nghề bằng chính sách hỗ trợ theo Quyết định 81/2005/QĐ-TTg giai đoạn 2006-2008
là 990.000 người. Nhiều địa phương đã khuyến khích các thành phần kinh tế, các tổ chức
đoàn thể dạy nghề cho lao động nông thôn, nhất là lứa tuổi thanh niên nhằm phát triển
các nghề truyền thống. Bình quân hàng năm, các làng nghề đã đào tạo được thêm việc
làm cho khoảng 250.000 lao động. Riêng các cơ sở dạy nghề thuộc Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn trong 3 năm từ năm 2006-2008 đã tuyển sinh được 120.322 người,
trong đó quy mô tuyển sinh năm 2008 là 48.000 học sinh, lao động nông thôn chiếm trên
85%.
Không thể phủ nhận được những thành quả của công tác đào tạo nghề cho lao động
nông thôn mang lại. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận một thực tế là thời gian qua, số
lượng và chất lượng dạy nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt là dạy nghề nông nghiệp
cho lao động nông thôn vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Bên cạnh đó, năng lực hệ thống
các trường đào tạo và dạy nghề còn nhiều hạn chế. Mạng lưới cơ sở dạy nghề nói chung
26
tuy đã phát triển nhưng lại tập trung chủ yếu ở vùng đô thị. Ở khu vực nông thôn và miền
núi, vùng sâu vùng xa, số lượng cơ sở dạy nghề rất ít. Đến nay, cả nước còn 253 huyện
chưa có trung tâm dạy nghề; 31% phòng học và 20,7% số nhà xưởng thực hành của các
cơ sở dạy nghề là nhà cấp 4, nhà tạm, tập trung chủ yếu ở các cơ sở đào tạo do địa
phương quản lý, các tỉnh khó khăn, huyện nghèo. Đội ngũ giáo viên dạy nghề cho lao
động nông thôn còn thiếu về số lượng, cơ cấu ngành nghề đào tạo chưa phù hợp, chất
lượng còn hạn chế. Hiện nay, có 42 trung tâm dạy nghề không có giáo viên cơ hữu; 39
trung tâm dạy nghề chỉ có 1 giáo viên cơ hữu; 100 trung tâm có từ 2-3 giáo viên cơ hữu.
Ngoài ra, các cán bộ quản lý dạy nghề ở một số cơ sở dạy nghề chưa đạt chuẩn về trình
độ chuyên môn, thiếu kinh nghiệm quản lý.
4. Một số thực trạng khác về chất lượng của nguồn cung lao động Việt Nam.
a. Thực trạng chất lượng lao động theo trình độ học vấn và tay nghề
Ta có bảng số liệu số học sinh tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung học
chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật (thời điểm 31/12 hàng năm)
Bảng 11: số liệu số học sinh tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên
nghiệp và công nhân kỹ thuật
Đơn vị :người
Năm 2004 2005 2006 2007
Tổng số 27 339 40 698 35 358 29 144
1. Đại học (TW) 5 890 6 425 9 068 8 795
Trong đó: Dài hạn 3 579 4 604 4 881 4 725
2. Cao đẳng (TW) 4 054 2 612 2 481 3 773
Trong đó: Dài hạn 1 457 1 867 2 052 2 012
3. Trung học chuyên
nghiệp 9 845 16 934 10 842 10 509
Trong đó: Dài hạn 6 522 11 300 7 477 7 774
4. Công nhân kỹ thuật 7 466 14 580 12 967 6 067
Trong đó:-Dài hạn 1 569 2 616 1 577 1 056
Số liệu theo tổng cục thống kê
27
Qua những số liệu trên ta thấy học sinh tốt nghiệp cuả các trường tăng mạnh nhưng
lại có xu hướng giảm trong những năm gần đây đặc biệt là những trường trung học và
công nhân kỹ thuật (công nhân kỹ thuật năm 2004 tốt nghiệp là 7466, năm 2005 tăng
mạnh lên gần gấp đôi là 14,580, năm 2007 giảm xuống còn là 6,067). Một phần do yếu
kém trong khâu đào tạo chất lượng của các trường và sự phân bổ chưa hợp lý của nhà
nước cho giáo dục thời kỳ đó. Điều đó một phần cho thấy rằng chất lượng học sinh đầu
ra đang được quan tâm để tăng chất lượng lao động trong tương lai. Nhưng một điều
nghịch lý là sinh viên tốt nghiệp đại học qua các năm lại chiếm số lượng cao hơn sinh
viên ở các trường cao đẳng dậy nghề (năm 2006 tốt nghiệp đại học là 9,068 thì CNKT tốt
nghiệp là12,967. năm 2007 tốt nghiệp đại học là 8,795, tốt nghiệp CNKT là 60,067). Như
vậy đã xẩy ra hiện tượng thừa thầy thiếu thợ nghiêm trọng trong sản xuất.Thực tế sản
xuất ở các khu công nghiệp ,các khu chế xuất hay các doanh nghiệp liên doanh với nước
ngoài cho thấy rằng trình độ lành nghề của công nhân tốt nghiệp cũng chưa đáp ứng được
ngay yêu cầu của sản xuất ,nhiều chủ doanh nghiệp ngay sau khi tuyển dụng lại phải tiếp
tục bỏ tiền ra đào tạo công nhân .Như vậy thì con số về quy mụ đào tạo chưa thực sự
phản ánh được những thay đổi trong hoạt động của các trường dạy nghề ,cần thiết phải
xem xét đến cả chất lượng của đào tạo ,chất lượng học sinh sau khi tốt nghiệp .
Theo điều tra của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, công nhân lao động trong cả nước
có trình độ tiểu học chiếm 3,7%, THCS là 14,7%, THPT là 76,6%, THCN và cao đẳng là
13,8%, đại học là 13,24%.
Theo đánh giá chung, trình độ tay nghề, kỹ năng nghề nghiệp của công nhân lao
động còn thấp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, năng suất lao động chưa đáp ứng
yêu cầu. Thậm chí một số khu công nghiệp vẫn còn công nhân lao động mù chữ và tái mù
chữ. Vì vậy đã có nghịch lý, các doanh nghiệp thiếu thị trường lao động kỹ thuật cao còn
người lao động lại thiếu việc làm. Mục tiêu đề ra, phấn đấu đến năm 2010 phải xoá mù
chữ cho công nhân lao động, phổ cập giáo dục tiểu học cho công nhân lao động vùng sâu,
vùng xa, tiến tới phổ cập trung học cơ sở cho công nhân lao động cả nước. Các khu công
nghiệp, thành phố lớn phấn đấu 95% công nhân lao động có trình dộ học vấn trung học
phổ thông trở lên, giảm tỷ lệ công nhân chưa qua đào tạo xuống còn 10% vào 2010.
28
Theo báo cáo tổng kết của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam về thực trạng trình
độ, học vấn, kỹ năng nghề nghiệp công nhân lao động hiện nay trong cả nước còn khá
chênh lệch, ở các vùng miền khu vực kinh tế. Tây Nguyên có tới 8,5% công nhân lao
động có trình độ tiểu học, còn bậc trung học phổ thông, ở Hà Nội là 76,4%, Tp.HCM là
35,79%, Đồng Nai 38,9%, Tây Nguyên 49,8%. Thậm chí nhiều khu công nghiệp ở Tây
Nguyên vẫn còn nhiều công nhân lao động còn mù chữ và nhiều nơi công nhân lao động
còn tái mù chữ.
Mặt khác, do người sử dụng lao động yêu cầu tuyển chọn công nhân có trình độ từ
trung học cơ sở, nhưng thực tế họ mới học hết tiểu học và dở dang trung học cơ sở. Trình
độ học vấn thấp kéo theo trình độ chuyên môn của công nhân lao động còn thấp. Hà Nội
tỷ lệ công nhân lao động chưa qua đào tạo chuyên môn là 8,8%, Quảng Ninh là 14,5%,
Điện Biên 16,27%, Tây Nguyên là 63,3%, Đồng Nai 37,9% Tp.HCM là 52,5%. Công
nhân lao dộng có trình độ đại học ở Hà Nội là 34,5%, Tp.HCM là 35,1%, Quảng Ninh là
37% trong khi Tây Nguyên chỉ đạt tới 6,7%. Trình độ công nhân thấp nhưng việc đầu tư
và nâng cao trình độ chuyên môn cho công nhân không được coi trọng. Theo khảo sát
nghiên cứu của Ban tuyên giáo cho thấy, việc đầu tư kinh phí nâng cao trình độ chuyên
môn cho công nhân lao động hàng năm được thực hiện chủ yếu tại các doanh nghiệp
quốc doanh còn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hầu như không có kinh phi cho lĩnh
vực này. Trong khi đó công nhân lao động có tay nghề bậc 1, 2, 3 là 16,9%; bậc 4, 5 là
18,5% và bậc 6,7 chỉ có 7,6%. Đặc biệt, do có những bất cập trong danh mục bậc thợ,
tiêu chuẩn bậc thợ và những hạn chế trong công tác nâng bậc hàng năm tại các doanh
nghiêp, nhiều công nhân lao động không được xếp bậc thợ. Qua khảo sát, có tới trên 30%
công nhân lao động không biết hiện mình được xếp bậc mấy.Một trong những nguyên
nhân học vấn chuyên môn, kỹ thuật của công nhân lao động thấp là do các doanh nghiệp
ít tạo điều kiện thuận lợi để người lao động có thể học tập nên số công nhân lao động
được đào tạo, nâng cao không nhiều.Hiện nay mới chỉ có 13,2% công nhân lao động
được nâng cao trình độ học vấn phổ thông và 23,1% công nhân lao động được bồi dưỡng
nâng cao bậc thợ, trong khi chúng ta còn gần 24% công nhân lao động có trình độ tiểu
học và trung học cơ sở, 32,3% công nhận lao động chưa qua đào tạo và 16,9% công nhân
lao động mới có tay nghề bậc 1,3. Bên cạnh đó, nguyên nhân do mục tiêu phổ cập giáo
dục tiểu học, trung học cơ sở mới chỉ được chú trọng tới vùng nông thôn, miền núi, chưa
29
chú trọng tới đào tạo công nhân lao động. Việc quản lý văn bằng, chứng chỉ tại trung tâm
giáo dục thường xuyên còn hạn chế. Cơ sở dạy nghề còn nhỏ lẻ, phân tán, thiết bị lạc hậu
nội dung chương trình dạy chưa kịp đổi mới. Nhiều trường đào tạo công nhân chỉ có 35%
giáo viên có trình độ đại học và trên đại học. Trang thiết bị cũ không còn phù hợp với đổi
mới công nghệ nhưng trên thực tế học sinh ra trường không làm được việc ngay, thậm chí
có nơi phải đào tạo lại.Bên cạnh đó, người sử dụng chưa quan tâm đúng mức đến việc
nâng cao trình độ học vấn, tay nghề cho công nhân lao động, vì vậy Nhà nước cần sớm
ban hành bộ giáo trình chuẩn và danh mục bậc thợ, tiêu chuẩn bậc thợ để việc tổ chức
đào tạo và cách đánh giá thợ chính xác thống nhất. Quy định buộc doanh nghiệp phải có
kinh phí đào tạo và đào tạo lại tránh tình trạng “ăn sẵn”.
b. Thực trạng về sức khỏe của lao động việt nam hiện nay.
Sức khỏe luôn là một vấn đề được mọi xã hội quan tâm, đặc biệt là ở Việt nam, thì
vấn đề này luôn là một vấn đề nóng. Nhận xét về sức khỏe người Việt Nam nói chung và
những người trong độ tuổi lao động nói riêng thì Việt Nam là một quốc gia mà dân số có
thể lực lực kém, xét về thể hình cũng như thể lực thì Việt Nam luôn bị xếp ở vị trí thấp.
Hầu hết người Việt Nam có chiều cao ở mức trung bình so với thế giới và thể lực không
đủ đảm bảo để làm một số công việc thuộc về ngành công nghiệp nặng. Theo như số liệu
của Viện dinh dưỡng Việt Nam thì chiều cao trung bình của nam giới Việt Nam là 165cm
và nữ giới là 155cm, chiều cao này chỉ cao hơn Lào, Campuchia và còn kém Nhật Bản
10cm, có thể thấy đây là một thiệt thòi lớn cho những người Việt Nam có nhu cầu tìm
việc làm.
Tình hình sức khỏe của những người trong độ tuổi lao động của người Việt Nam
cũng không được đảm bảo. Phần lớn dân số trong độ tuổi lao động của người Việt Nam
là ở khu vực nông nghiệp, với những điều kiện hiện tại của nông thôn Việt Nam thì điều
kiện và chế độ dinh dưỡng của những nhóm người này không được đảm bảo. Những
công việc thuộc về ngành nông nghiệp và công nghiệp khai thác luôn đòi hỏi sức lao
động lớn tuy nhiên về điều kiện dinh dưỡng lại không đủ đáp ứng cho những lao động
chủ yếu dùng sức khỏe của cơ thể và tay chân.
30
Một yếu tố rất quan trọng của nguồn cung lao động ở Việt Nam đó là trẻ em và lực
lượng cận kề độ tuổi lao động, đây là một lực lượng có yếu tố quyết định đến tương lai
của một quốc gia, vì vậy để tăng “chất” cho cung lao động ở Việt Nam thì vấn để bảo
đảm sức khỏe cho trẻ em và vị thành niên là một công việc tất yếu. Bên cạnh việc giáo
dục văn hóa để đảm bảo đào tạo ra những lao động có tay nghề cao, trình độ tốt có tư
cách đạo đức thì việc bảo đảm sức khỏe cho trẻ nhỏ và thanh niên cũng phải được lưu
tâm đến. Tuy nhiên, thực trang sức khỏe trẻ nhỏ của Việt Nam đang rất lo ngại, theo đánh
giá được Viện Dinh dưỡng đưa ra ngày 17/1/2008, tỷ lệ suy dinh dưỡng và thiếu vi chất ở
trẻ em Việt Nam xếp vào loại cao nhất thế giới. Cho dù đã đạt được một số tiến bộ, suy
dinh dưỡng ở bà mẹ và trẻ em vẫn đang là mối quan tâm của toàn xã hội. Tuy Việt Nam
đã giảm được 1/3 tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp cân, nhưng tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi vẫn
chiếm ở 1/3 số trẻ em Việt Nam, đặc biệt là về chiều cao của trẻ em nông thôn và các dân
tộc thiểu số. Các bệnh thiếu vi chất cơ bản - sắt, vitamin A, kẽm và iốt vẫn còn tác động
rất lớn đến tình trạng tử vong và sống còn, đến tăng trưởng và phát triển nhận thức ở bà
mẹ và trẻ em.
Tuy nhiên với những chính sách của nhà nước nhằm tạo ra một lực lượng lao động
mới có sức khỏe tốt thì Việt Nam cũng đạt được những thành tựu trong việc nâng cao sức
khỏe cho trẻ nhỏ và người lao động. Từ 1980 đến 2001, mỗi năm Việt Nam giảm được
khoảng 1,2% số trẻ suy dinh dưỡng; riêng trong giai đoạn từ 1995 đến nay, con số này là
2,16%. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em năm 2001 chỉ còn 32%, trong đó 26% là suy dinh
dưỡng độ 1. Hiện đồng bằng sông Hồng và miền Đông Nam bộ (tính cả Hà Nội và TP
HCM) là hai khu vực có tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp nhất cả nước. Đông Nam bộ có
25% trẻ em bị suy dinh dưỡng, con số mà toàn quốc chỉ đạt được vào năm 2005.
Bên cạnh sức khỏe và thể hình thì độ tuổi của người lao động cũng nói lên chất lượng của
nguồn lao động. Nếu một quốc gia mà số người trong độ tuổi lao động thấp hoặc số
người ở ngoài độ tuổi có thể lực tốt nhất thì cũng không thể đảm bảo được chất lượng
lao động tốt.
Bảng12: số liệu về tỷ lệ lao động ở các độ tuổi
31
2005
tỷ
trọng(%) 2006
tỷ
trọng(%) 2007
tỷ
trọng(%)
Tổng dân số 83106,3 84136,8 85171,7
DS dưới tuổi
LĐ 21923,44 26,38% 22111,15 26,28% 21727,3 25,51%
DS trong tuổi
LĐ 55016,37 66,20% 56102,42 66,68% 57329,07 67,31%
DS trên tuổi
LĐ 6166,487 7,42% 5923,231 7,04% 6115,328 7,18%
Số liệu theo tổng cục thống kê
Dân số tăng cho nên tỷ lệ dân số trẻ tuổi cũng tăng đáng kể. Số người trong độ tuổi
tham gia vao lao động năm 2005 chiếm 66,20%dân số, năm 2006 là 66.68%, năm 2007 là
67,31%. Từ đây ta thấy được rằng Việt Nam có lực lượng lao động lớn để cung cấp cho
thị trường lao động. và mỗi năm chúng ta bổ sung gần một triệu lao động. với lượng cung
lao động lớn như vậy thì chắc chắn sẽ có một lượng không có việc làm vì mức tăng việc
làm sẽ không đáp ứng đủ so với mức tăng của lao động.
c. Thực trạng về chất lượng lao động theo ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp.
Chất lượng lao động được đánh giá không chỉ định lượng theo trình độ học vấn
chuyên môn kỹ thuật và sức khỏe mà còn được đánh giá thông qua cách nhìn nhận, đánh
giá của các doanh nghiệp là nơi tiếp nhận, sát hạch lao động trước khi vào làm việc chính
thức. Qua một khảo sát của Tổng cục Dạy nghề, yêu cầu về kỹ năng của người lao động
được đánh giá như sau:
Các kết quả trên cho thấy đối với lao động kỹ thuật có bằng, yêu cầu đầu tiên được
đông đảo các doanh nghiệp cho ý kiến tập trung nhất (81%) và là quan trọng nhất, đó là
“kỹ năng kỹ thuật liên quan tới công việc”.
32
Yêu cầu của các doanh nghiệp đối với lao động ở các trình độ khác nhau tuy có khác
về thứ tự các yêu cầu nhưng nhìn chung đều tập trung vào các yêu cầu về: Kỹ năng kỹ
thuật liên quan tới công việc; Tinh thần phối hợp, hiệp đồng tốt trong nhóm; Kỹ năng
thực hành liên quan tới công nghệ, Có tinh thần học hỏi; Lịch sử bản thân và gia đình tốt;
ý thức kỷ luật lao động;
Các đánh giá cho thấy, lao động trẻ làm việc trong các doanh nghiệp còn có những
hạn chế sau:
- Thể lực còn yếu.
- Chấp hành kỷ luật công nghệ chưa nghiêm minh.
- Lao động sáng tạo còn hạn chế.
- Thiếu tác phong công nghiệp.
- Tính văn minh công nghiệp thấp.
Các tồn tại, khiếm khuyết của lao động trẻ nước ta là trở ngại lớn đối với việc nâng
cao chất lượng lao động trong các doanh nghiệp. Trong đó, đặc biệt cần nhấn mạnh đến
các tồn tại về phẩm chất kỷ luật công nghệ, tác phong công nghiệp và văn minh công
nghiệp, hạn chế lao động sáng tạo. Nếu khắc phục được các phẩm chất này thì chất lượng
lao động trẻ nước ta có thể được nâng lên rõ rệt không chỉ về mặt chất lượng mà còn cả
về trình độ chuyện môn. Cùng với sự phát triển các cơ sở dạy nghề, những năm gần đây,
quy mô đào tạo tăng nhanh, chỉ tính giai đoạn 2001-2006, cả nước đã dạy nghề cho 6,7
triệu người, tăng bình quân hàng năm 6,5%; trong đó dạy nghề cho nông dân là 1,8 triệu
người, dạy nghề cho bộ đội xuất ngũ là 0,3 triệu người và cho hàng ngàn người khuyết
tật; thí điểm và triển khai dạy nghề cho hàng ngàn thanh niên dân tộc thiểu số nội trú.
Riêng năm 2006 đã dạy nghề cho 1,34 triệu người, tăng gần 2 lần so với năm 2001. Dạy
nghề dài hạn đạt 1,14 triệu người, tăng bình quân 15%/năm, riêng năm 2006 là 260 ngàn
người, tăng 2 lần so với năm 2001. Dạy nghề ngắn hạn đạt 5,46 triệu người, tăng bình
quân gần 6%/năm, riêng năm 2006 là 1,08 triệu người, tăng gần 1,7 lần so với năm 2001.
Như vậy có thể nói dạy nghề ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn (trên 83%) trong tổng
quy mô đào tạo nghề và xu hướng này còn duy trì trong thời gian tới. Dạy nghề ngắn hạn
được thực hiện ở hầu hết các loại cơ sở dạy nghề, nhất là ở các trung tâm dạy nghề, các
33
cơ sở dạy nghề trong doanh nghiệp. Tuyệt đại bộ phận người được học nghề là những
người trong độ tuổi thanh niên và lao động trẻ. Việc tăng quy mô dạy nghề trong những
năm qua đã góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề từ 13,4% năm 2001 lên
khoảng 20% năm 2006. Nhiều mô hình dạy nghề năng động, linh hoạt gắn đào tạo với sử
dụng lao động theo hướng cầu của thị trường lao động để đáp ứng nhu cầu nhân lực phục
vụ phát triển kinh tế – xã hội của từng vùng, từng địa phương đã được áp dụng, như dạy
nghề tại doanh nghiệp, dạy nghề cho bộ đội xuất ngũ, dạy nghề cho thanh niên dân tộc
thiểu số, dạy nghề cho lao động trẻ nông thôn…
Về chất lượng, hàng năm tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đều đạt trên 95%; trong đó loại
giỏi và xuất sắc chiếm 6%, khá 23%, trung bình khá 24%, trung bình 47%; số học sinh
xếp loại đạo đức khá, tốt chiếm 87% và chỉ có dưới 1,5% xếp loại yếu. Theo đánh giá của
các doanh nghiệp, khoảng 33% học sinh học nghề có kiến thức chuyên môn từ khá trở
lên; 29% có kỹ năng thực hành nghề tốt…. ở một số ngành, chất lượng đào tạo nghề đã
đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp , điển hinh là các ngành nghề như công nghệ
thông tin và điện tử.
Đào tạo nghề đã góp phần tích cực đáp ứng được yêu cầu của chính sách chuyển dịch
cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động trong nông thôn. Đào tạo nghề cho lao động, nhất là
cho lao động trẻ nông thôn những năm gần đây phát triển nhanh chóng, đã bước đầu đáp
ứng nhu cầu sử dụng lao động trẻ qua đào tạo nghề tại các địa phương và các vùng. Đào
tạo nghề cũng góp phần tích cực giải quyết việc làm tại chỗ, hạn chế dòng di dân lao
động trẻ ra các khu đô thị. Song song với đó, đào tạo nghề trong các doanh nghiệp cũng
được đẩy mạnh, nhằm đáp ứng nhu cầu thay đổi công nghệ của doanh nghiệp. Khoảng
70% học sinh tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm ngay sau khi tốt nghiệp, ở một số
nghề và một số cơ sở dạy nghề thuộc doanh nghiệp tỷ lệ này đạt trên 90%. Việc bồi
dưỡng, đào tạo lại nghề trong các doanh nghiệp phù hợp với cơ cấu lao động, trình độ
trang thiết bị và sự thay đổi của công nghệ; góp phần tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp và hạn chế tỷ lệ thất nghiệp do thay đổi công nghệ. Nhìn chung, lao
động trẻ qua đào tạo nghề từng bước đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, góp phần
nâng cao năng suất lao động, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa. Tuy nhiên,
cũng qua đánh giá của các doanh nghiệp, khoảng 50% số học sinh học nghề còn yếu về
34
kỹ năng phân tích giải quyết vấn đề, làm việc tập thể và đặc biệt là tác phong công nghiệp
và kỹ năng làm việc trong môi trường đa văn hóa. Đây là yếu kém rất lớn cản trở lao
động trẻ nước ta được làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Theo ý
kiến của nhiều chuyên gia về dạy nghề, các cơ sở đào tạo nghề cần thường xuyên tổ chức
những khoá học các kỹ năng này bởi cho dù tuyển dụng ở bất kỳ ngành nghề nào thì
những kỹ năng này sẽ không bao giờ thừa đối với nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp,
nhất là doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, khu chế xuất đang có nhu cầu tuyển
dụng lớn đối với lực lượng lao động trẻ.
Nguyên nhân của những thực trạng trên.
Nguyên nhân của tỷ lệ tham gia lực lượng lao động giảm.
Tỷ lệ lực lượng lao động giảm có thể thấy rõ được trong những năm gần đây, nguyên
nhân chính dẫn đến việc này đó là các chính sách về dân số của nhà nước. Vào những
năm đầu của thập kỷ 90 khi dân số chưa phải là vấn để hàng đầu của quốc gia, tỷ lệ tăng
dân số luôn ở mức cao, dân số tăng đồng nghĩa với nó là hàng năm một tỷ lệ người tham
gia vào lao động tăng, do đó nguồn lao động của nước ta luôn luôn có tỷ lệ tham gia lực
lượng lao động lớn. Vào những năm gần đây, khi chủ chương công nghiệp hóa hiện đại
hóa được đạt ra thì mục tiêu lớn của mọi chính sách đề ra đó là thực hiện công việc một
cách hiệu quả nhất, do đó số lượng lao động nhiều hay ít không phải là điều quyết định,
bên cạnh đó việc bùng nổ dân số thế giới hiện nay đang là bài toán khó cho các quốc gia
trên thế giới, và đặc biệt là với các nước đang phát triển như Việt Nam trong việc giải
quyết tạo chỗ ở và công ăn việc làm cho một số lượng lớn những người lao động. Chính
vì vậy chính sách về dân số luôn được đặt ra hàng đầu cho Việt Nam trong những năm
gần đây, chính vì vậy, tỷ lệ tăng dân số trong những năm cuối của thập niên XX, đã giảm
do đó đã dẫn đến việc tỷ lệ tham gia lực lượng lao động đã giảm.
Nguyên nhân của việc chưa quan tâm và sử dụng hợp lý nguồn lao động ở nông
thôn.
Có thể thấy được rõ nguyên nhân của việc chưa quan tâm và sử dụng hợp lý nguồn
lao động ở nông thôn của Việt Nam đó là việc tập trung chủ yếu vào công nghiệp trong
những năm gần đây. Sau năm 1986, chủ trương đổi mới xây dựng đất nước công nghiệp
hóa, hiện đại hóa của nhà nước ta đã làm mờ đi vai trò của nông nghiệp, dẫn đến sự thiếu
35
quan tâm tới nông nghiệp cả nước nói chung và lực lượng lao động ở nông thôn nói
riêng. Bên cạnh đó, nông nghiệp là một ngành chiếm tỷ trong lớn trong hệ thống ngành
kinh tế của Việt Nam, song hiệu quả mà nông nghiệp đem lại rất khiếm tốn so với các
ngành công nghiệp và dịch vụ. Xu hướng phát triển công nghiệp, dịch vụ càng được nhấn
mạnh khi Việt Nam gia nhập thi trường WTO, một thị trường mà sẽ giúp Việt Nam có cơ
hội giao thương với nước ngoài, và tạo đà cho ngành công nghiệp dịch vụ phát triển, do
đó các chính sách về nông nghiệp và nông thôn sẽ không còn được quan tâm như trước.
Tuy nhiên, với một nước như Việt Nam mà ngành nông nghiệp luôn chiếm một vị trí
quan trong trong nền kinh tế quốc dân thì việc thiếu sự quan tâm đúng mức tới nông
nghiệp và nguồn lao động nông thôn sẽ là một việc dẫn đến hậu quả không tốt sau này.
Nguồn lao động của nông thôn là nguồn lao động rất phong phú, với mức giá nhân công
rẻ, đất đai rộng lớn, cùng với nhu cầu viêc làm cao luôn là lợi thế của nông thôn Việt
Nam, nếu không quan tâm đúng mức sẽ dẫn đến một số lượng lớn người dân không có
việc làm, đất đai dư thừa bỏ không, và nhiều sự ảnh hưởng khác, vì vậy trong giai đoạn
từ 2010 – 2020 Việt Nam cần phải có những chính sách thích hợp để khuyến khích nông
thôn phát triển và tạo điều kiện để người lao động ở nông thôn có thể tận dụng hết khả
năng của mình.
Nguyên nhân của thực trạng chất lượng nguồn lao động thấp.
Thứ nhât, về vấn đề trình độ tay nghề của người lao động Việt Nam hiện nay, hầu hết
các lao động của Việt Nam đều là những “con người của lý thuyết”, các chương trình học
đều nặng về phần hướng dẫn trên sách vở, ít các chương trình mang tính thực tế, theo
nghiên cứu từ 20 trường đại hoc, và cao đẳng về khối ngành kinh tế, kỹ thuật thì có đến
hơn 80% các sinh viên chỉ biết đến nội dung của chuyên ngành mình lựa chọn qua sách
vở, ít có cơ hội để được đi thực tế khi ngồi trên ghế nhà trường, có thể nói đó là những
thiệt thòi vô cùng lớn của sinh viên, học sinh Việt Nam khi so sánh với những trường của
nước ngoài.
Các chương trình đào tạo nghề của Việt Nam vẫn còn hạn chế cả về số lượng và chất
lương. Hầu hết các trường đào tạo nghề chỉ đào tạo học sinh với thời gian ngắn, và với
những trang thiết bị còn ít ỏi, ít được nâng cấp. Nguồn kinh phí ít và lượng giáo viên
hướng dẫn hạn chế là những rào cản để có thể đáp ứng một lượng sinh viên có nhu cầu
36
học tập cao là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng kém về chuyên môn của
người lao động Việt Nam. Bên cạnh đó, môi trường lao động của nước ta cũng không đáp
ứng được nhu cầu người lao động, phần lớn các sinh viên ra trường đều làm trái ngành
nghề được đào tạo do đó ảnh hưởng rất nhiều đến chuyên môn cũng như trình độ, tay
nghề.
Thứ hai, về vấn đề sức khỏe của nguồn lao động, có thể nói sức khỏe là một vấn đề nan
giản của người lao động Việt Nam nói riêng và toàn bộ người Việt Nam nói chung. Từ
trước tới nay thì sức khỏe chưa bao giờ là niềm tự hào của người Việt Nam, chỉ so với
những nước trong khu vực Đông Nam Á thì nước ta vẫn còn thua kém nhiều về mặt thể
lực, tuy nhiên đó cũng chỉ là một phần do điều kiện tự nhiên và khí hậu của nước ta
không thuận lợi, nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động là sự
quan tâm chưa đúng mức tới sức khỏe của người dân trong các chính sách của nhà nước.
Hiện nay, khi các chương trình để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của
nhà nước được đưa ra thì nó gắn liền với các mục tiêu tăng trưởng, đảm bảo thực hiện
đầy đủ những điều kiện để đưa đất nước tiến lên XHCN. Các chỉ tiêu về sức khỏe luôn
đứng sau các chỉ tiêu về kinh tế, tăng trưởng. Nguồn kinh phí để hỗ trợ cho những dịch
vụ chăm sóc sức khỏe còn bị hạn chế, những chương trình sức khỏe quốc gia chưa đạt tới
hiệu quả cao nhất do vẫn còn những thiếu sót trong việc thu thập thông tin, phân bổ ngân
sách và bên cạnh đó nạn tham nhũng, bớt xén vẫn còn tồn tại.
Việc chú ý tới sức khỏe người lao động của Việt Nam vẫn chưa được thỏa đáng,
nhiều công nhân vẫn lao động trong khu vực nguy hiểm như hầm lo, nhà cao tầng, thủy
điện, khu vực độc hại... vẫn chưa có những trang thiết bị bảo vệ đầy đủ, nhu cầu dinh
dưỡng của công nhân và người dân, trẻ nhỏ, đặc biệt là ở những vùng nông thôn, vùng
núi không được đảm bảo, có thế nói đó là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng
kém về thể lực của người lao động Việt Nam.
Thứ ba, với người lao động Việt Nam thì việc nâng cao tính kỷ luật, ý thức trách nhiệm
trong lao động là một vấn đề không dễ dàng, nó bị chi phối bởi các nguyên nhân cả về
chủ quan và khách quan. Trước hết, về phía những người lao động thì việc thiếu trách
nhiệm và sự nhiệt tình với công việc được giao là do thói quen được hình thành trong quá
37
trình làm việc, do tiến trình công việc không đòi hỏi nhiều sự gấp gáp cũng như số lượng
lao động lớn so với thực tế đòi hỏi do đó người lao động thường có thói quen ỷ lại và chờ
đợi, bên cạnh đó với một nước mà nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao thì nền công nghiệp
của nước ta chưa thể phát triển như các nước trên thế giới do đó nhịp độ chung của
công việc chưa đòi hỏi người lao động phải tăng năng suất lao động của mình, nền công
nghiệp dựa chủ yếu vào lao động tay chân cũng khiến cho người lao động không có được
sự nhiệt tình cao nhất vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của họ. Ngoài lý do chủ
quan từ những người lao động thì các yếu tố bên ngoài cũng tác động lớn đến tác phong
công nghiệp cũng như sự nhiệt tình của người lao động, hiện nay các chính sách tiền
lương cho người lao động chưa được thỏa đáng so với sức lực họ bỏ ra , đa số những
người lao động tay chân chỉ đủ khả năng chi trả cho những nhu cầu tối thiểu của mình,
điều kiên lao động chưa được bảo đảm, nhiều lao động vẫn phải làm việc ở những nơi có
điều kiện khó khăn và nguy hiểm ( các ngành công nghiệp về khai thác và thủy điện), sự
quan tâm và quản lý của các doanh nghiệp và các công ty dành cho người lao động của
mình còn ít, đó là những nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu nhiệt tình trong công việc
và kém về ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp của người lao động Việt Nam hiện nay.
III. Biện pháp tăng cường nguồn cung lao động ở Việt Nam giai đoạn
2010-2020.
* Đánh giá chung về nguồn nhân lực Việt Nam.
Bước sang năm 2010 và những năm kế tiếp, nguồn nhân lực của Việt Nam tiếp tục
phát triển. Qua những cuộc khủng hoảng kinh tế cho thấy một vấn đề rất quan trọng để
giải quyết khủng hoảng là vấn đề con người quản lý kinh tế, tài chính, những chuyên gia
giỏi có khả năng ngăn ngừa khủng hoảng, phát triển kinh tế, ổn định tài chính, cho nên
tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đối với Việt Nam trong hiện tại và tương lai là nhiệm
vụ phải được đặt lên hàng đầu.
Kết quả điều tra dân số đến tháng 4-2009, Việt Nam có gần 86 triệu người, tăng 9,47
triệu người so với năm 1999. Tỷ lệ tăng dân số bình quân trong giai đoạn 1999-2009 là
1,2%/năm. Điều này, phản ánh nguồn nhân lực của Việt Nam đang phát triển.
38
Nguồn nhân lực Việt Nam được cấu thành chủ yếu là nông dân, công nhân, trí thức,
doanh nhân, dịch vụ và nhân lực của các ngành, nghề. Đến nay, nguồn nhân lực nông dân
có gần 62 triệu người, bằng hơn 70 % dân số của cả nước. Nguồn nhân lực công nhân là
9,5 triệu người, bằng gần 10% dân số của cả nước. Nguồn nhân lực trí thức, tốt nghiệp từ
đại học, cao đẳng trở lên là hơn 2,5 triệu người, bằng 2,15% dân số của cả nước. Nguồn
nhân lực từ các doanh nghiệp khoảng 2 triệu người, trong đó, khối doanh nghiệp trung
ương gần 1 triệu người. Sự xuất hiện của giới doanh nghiệp trẻ được xem như một nhân
tố mới trong nguồn nhân lực. Đó là một nguồn nhân lực dồi dào của đất nước. Nếu biết
khai thác, bồi dưỡng, sử dụng tốt sẽ giải quyết được nhiều vấn đề trọng đại trong phát
triển kinh tế, xã hội.
Việt Nam hiện nay đang hình thành 2 loại hình nhân lực: nhân lực phổ thông và nhân
lực chất lượng cao. Nhân lực phổ thông hiện tại vẫn chiếm số đông, trong khi đó, tỷ lệ
nhân lực chất lượng cao lại chiếm tỷ lệ rất thấp. Cái thiếu của Việt Nam hiện nay không
phải là nhân lực phổ thông, mà là nhân lực chất lượng cao. Nhân lực phổ thông dồi dào.
Nhân lực chất lượng cao hiếm hoi. Vì vậy, vấn đề đặt ra hiện nay là phải đẩy mạnh
nguồn nhân lực chất lượng cao từ nguồn nhân lực phổ thông.
Việt Nam hiện có 150 trường đại học và 226 trường cao đẳng, khoảng gần 1 triệu
đơn vị đào tạo nghề, gần 1.200 tổ chức khoa học và công nghệ với gần 53 nghìn cán bộ
khoa học và công nghệ, là những cơ sở quan trọng để tạo ra nguồn nhân lực chất lượng
cao.
Mấu chốt để phát triển nguồn nhân lực nói chung ở Việt Nam trước mắt và lâu dài là
phải tính đến yếu tố chất lượng sinh đẻ và yếu tố bồi dưỡng sức dân. Không thể nói đến
phát triển nguồn nhân lực khi sinh ra những đứa con còi cọc, ốm yếu. Không thể nói đến
phát triển nguồn nhân lực khi sức dân không được bồi dưỡng. Vấn đề này liên quan đến
hàng loạt các yếu tố khác như chính sách xã hội, chính sách y tế, chính sách tiền lương,
chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng. Các vấn đề này hiện vẫn chưa được giải quyết một
cách cơ bản. Không thể nói đến nhân lực chất lượng cao khi chất lượng giáo dục đại học
còn thấp. Không thể nói đến nhân lực chất lượng cao khi kết cấu hạ tầng còn rất thấp
kém. Không thể nói đến nhân lực chất lượng cao khi tỷ lệ lao động mới qua đào tạo mới
39
chỉ có từ 30 đến 40%. Không thể nói đến chất lượng nhân lực cao khi có tới 80% công
chức, viên chức không biết sử dụng máy vi tính, hơn 90% không biết sử dụng ngoại ngữ,
nhất là tiếng Anh, trình độ chuyên môn nghiệp vụ kém.
Nguồn nhân lực hiện nay của Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu của phát triển
kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế, chưa có những đóng góp lớn để nâng cao năng suất
lao động, chất lượng sản phẩm. Chất lượng lao động còn rất thấp, yếu kém, bất hợp lý về
cơ cấu ngành, nghề. Tư duy về phát triển nguồn nhân lực của những người lãnh đạo,
quản lý chưa trở thành trí tuệ và thông tuệ. Để giải quyết vấn đề nhân lực chất lượng cao
ở Việt Nam, phải tính đến tố chất lãnh đạo, tố chất quản lý, tố chất chuyên gia, tố chất
chuyên môn. Tố chất người lãnh đạo, quản lý là rất quan trọng. Cơ quan, đơn vị, tổ chức
tốt hay kém, chủ yếu phụ thuộc vào tố chất của người lãnh đạo, quản lý. Chung quy lại,
tất cả đều bắt nguồn từ chất lượng sống. Muốn nâng cao chất lượng sống, một phần phụ
thuộc vào ý chí phấn đấu và năng lực chuyên môn của mỗi người, nhưng phần quan trọng
nhất vẫn phụ thuộc vào các yếu tố xã hội như cơ sở hạ tầng, cơ sở giáo dục, cơ sở y tế, cơ
sở giao thông, nhất là các chính sách xã hội, vấn đề dân chủ hóa xã hội, môi trường tự
nhiên, môi trường xã hội. Điều này cắt nghĩa vì sao một đứa trẻ sinh ra ở nước này với
đứa trẻ sinh ra ở nước khác, cùng năm, cùng tháng, cùng ngày, cùng giờ, cùng phút, cùng
giây, nhưng đứa trẻ ở nước này lại thông minh, béo tốt, hồng hào, trong khi đó, đứa trẻ ở
nước khác lại đần độn, gày còm, xanh xao.
Giải quyết vấn đề nhân lực phổ thông và nhân lực chất lượng cao chính là giải quyết
mối quan hệ giữa chất và lượng. Chất là tính quy định, đòi hỏi cao của nguồn nhân lực.
Chất của nguồn nhân lực gắn với các yếu tố xã hội, chính sách xã hội, liên quan mật thiết
đến môi trường xã hội. Thí dụ, một công chức có thể làm việc mỗi ngày 8 giờ với chất
lượng công việc cao, nhưng vì giao thông tắc nghẽn, đi lại rất khó khăn, cho nên anh ta
chỉ có thể đến công sở làm việc mỗi ngày khoảng 6 giờ, 2 giờ còn lại là do giao thông tắc
nghẽn. Lượng của nguồn nhân lực chỉ có thể phát triển sau khi nó đã có các yếu tố xã hội
chi phối. Nó chỉ có thể biến đổi thành chất sau khi đã đạt được những yếu tố nhất định
như môi trường sống, điều kiện sống.
40
Qua nghiên cứu, những giải pháp phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam (trong
đó, có nguồn nhân lực chất lượng cao) trong những năm tới là: Phải xác định rõ nguồn
nhân lực là tài nguyên quý giá nhất của Việt Nam trong công cuộc đổi mới và phát triển
đất nước. Một đất nước rất ít tài nguyên thiên nhiên như Việt Nam, cần phải lấy nguồn
nhân lực làm tài nguyên thay thế, gọi là tài nguyên nguồn nhân lực hoặc là tài nguyên
con người, nâng cao chất lượng con người và chất lượng sống của người Việt Nam, xây
dựng chiến lược nguồn nhân lực đến năm 2030 trên cơ sở những kết quả nghiên cứu của
các đề tài, đề án khoa học về nguồn nhân lực, có biện pháp giải quyết hiệu quả những vấn
đề vừa cấp bách vừa lâu dài của nguồn nhân lực, trong đó, có vấn đề khai thác, đào tạo,
sử dụng nguồn nhân lực trong nông dân, công nhân, trí thức, doanh nhân, dịch vụ, nhân
lực trong các ngành, nghề, có chính sách sử dụng nguồn nhân lực cho đúng. Có chính
sách đúng đắn đối với việc sử dụng nhân lực trí thức và trọng dụng nhân tài. Cải thiện
mạnh mẽ chính sách tiền tệ và tài chính, phát triển cơ sở hạ tầng và nâng cao chất lượng
giáo dục và đào tạo, là những vấn đề quan trọng nhằm tạo ra nhân lực chất lượng cao
hiện nay. Không ngừng nâng cao trình độ học vấn của nhân dân lên. Hiện nay, trình độ
học vấn của nhân dân cả nước, bình quân mới chỉ lớp 6 /đầu người. 8) Cải thiện và tăng
cường thông tin về các nguồn nhân lực theo hướng rộng rãi và dân chủ, làm cho mọi
người thấy được tầm quan trọng của vấn đề phát triển nguồn nhân lực ở nước ta và trên
thế giới. Cần có sự nghiên cứu, tổng kết thường kỳ về nguồn nhân lực Việt Nam và cần
đổi mới tư duy, có cái nhìn mới về con người, nguồn nhân lực Việt Nam.
Để hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Việt Nam cần phải tập trung
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Đó là mục tiêu mà chúng ta đang vươn tới, nếu
có thể hoàn thành tốt những công việc đó trong tương lai không xa, Việt Nam sẽ có
nguồn nhân lực chất lượng cao, dồi dào, lành mạnh.
** Những định hướng cho phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam giai đoạn 2010-
2020
Kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng nhanh với mức trung bình 7,5%/năm. Việt Nam
đã thực sự chuyển đổi từ một nước nông nghiệp nghèo và lạc hậu, đóng cửa với thế giới,
sản xuất công nghiệp chủ yếu là của các doanh nghiệp nhà nước và hợp tác xã sang một
41
nước tham gia vào hội nhập toàn cầu và đón nhận những nguồn đầu tư FDI và đầu tư tư
nhân.
Từ thực tế này,chúng ta có thể thấy định hướng phát triển kinh tế, xã hội của Việt
Nam không thể giống với bất kỳ nước ASEAN nào, thậm chí ngay cả khi các bài học
quốc tế là hữu ích. Việt Nam cần phải tìm ra một hướng đi phù hợp nhất với hoàn cảnh
của mình. Trước tiên, sự hội nhập của Việt Nam cần được thực hiện nhanh hơn và cần
phải tiến hành ở ngay giai đoạn phát triển đầu tiên. Sự năng động trong lĩnh vực công
nghiệp của Việt Nam hiện nay chủ yếu là do đầu tư tư nhân và tiêu dùng tư nhân. Các
nhà đầu tư nước ngoài đang bị thu hút bởi các lợi thế mà Việt Nam có được như vị trí tốt,
lao động tốt. Ngoài ra, các chính sách và thể chế của Việt Nam còn yếu kém không chỉ
theo tiêu chí của các nước phát triển Đông Á mà thậm chí cả tiêu chuẩn chung của nước
đang phát triển. Những đặc điểm này cần được phản ánh đầy đủ trong quá trình hoạch
định chính sách của Việt Nam nhằm phá vỡ được trần thuỷ tinh, đuổi kịp một cách ổn
định các nước có mức thu nhập cao, đối mặt với thách thức từ Trung Quốc, và đạt được
mục tiêu quốc gia về công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trước năm 2020.
Trong cơ cấu kinh tế xã hội hiện nay, sự thiếu vắng hay kém phát triển của ngành
công nghiệp hỗ trợ là một đặc điểm nổi bật. Nguyên nhân chính là do từ trước đến nay
lực lượng chủ đạo trong lĩnh vực công nghiệp của Việt Nam – các doanh nghiệp nhà
nước - chủ yếu hoạt động theo nguyên tắc khép kín, ít cần các doanh nghiệp phụ trợ; Khu
vực tư nhân trong nước non yếu và chậm phát triển, không được khuyến khích, không có
điều kiện và thiếu khả năng tự định hướng để phát triển ngành phụ trợ…
Để Việt Nam có vị thế nhất định trong khu vực, GDP của nước ta phải đạt mức
trung bình của 4 nước có GDP cao nhất hiện nay trong ASEAN, là Malaysia, Thái Lan,
Philippines và Indonesia (vào khoảng 200 tỷ USD) và tốc độ tăng trưởng GDP bình quân
đầu người hàng năm phải ở mức hai con số. Bởi nếu tiếp tục nhịp độ tăng trưởng như
hiện nay (10 năm tăng gấp đôi), thì đến năm 2020, Việt Nam vẫn sẽ thua xa mức thu
nhập bình quân đầu người/năm tại khu vực ASEAN.
Hiện nay, hàng loạt các rào cản đối với chiến lược công nghiệp hoá Việt Nam
như: hệ thống thể chế thị trường không đồng bộ, thị trường bất động sản kém phát triển,
42
khả năng tiếp cận các nguồn vốn thấp, tình trạng độc quyền của một số doanh nghiệp
Nhà nước làm méo mó môi trường kinh doanh và làm tổn thất cho nền kinh tế; cải cách
hành chính và năng lực quản lý Nhà nước còn nhiều bất cập, vì vậy việc giải quyểt những
bật cập này trong những năm sắp tới là điều phải được làm đối với Việt Nam để có thể
hoàn thành tốt các mục tiêu quốc gia đã đặt ra.
Đối với Việt Nam hiện nay, khi hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu,
khoảng cách xa giữa năng lực của toàn bộ cơ cấu ngành, đặc biệt là năng lực công
nghiệp, với mức độ sâu rộng và quyết liệt của cạnh tranh toàn cầu bộc lộ ngày càng rõ.
Áp lực cạnh tranh của Việt Nam là rất khốc liệt do phải nhanh chóng tự do hoá thương
mại, phải cạnh tranh sòng phẳng với các nước đi trước phát triển hơn khi chưa được
chuẩn bị các điều kiện cần thiết. Trong bối cảnh ấy, chiến lược phát triển kinh tế của Việt
nam phải được xây dựng nhằm mục tiêu sống còn là tạo lập, củng cố năng lực cạnh tranh
quốc tế.
** Các giải pháp tăng cường cho nguồn cung lao động ở Việt Nam
giai đoạn 2010-2020
1. Nâng cao chất lượng của người lao động trong tương lai cả về tay nghề và sức
khỏe.
Trong những năm qua, mặc dù có sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đến việc xây
dựng và phát triển đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao, song cho đến nay, so với yêu
cầu phát triển kinh tế, xã hội và phát triển nguồn nhân lực, đội ngũ nguồn nhân lực chất
lượng cao ở Việt Nam còn ít về số lượng và chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển
và trong so sánh quốc tế. Vì vậy, việc phải nhanh chóng xây dựng và phát triển đội ngũ
nguồn nhân lực chất lượng cao có đủ năng lực giải quyết các vấn đề phát triển của đất
nước trong bối cảnh cần phải đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và hội nhập quốc tế
càng trở nên cấp bách. Nguồn nhân lực chất lượng cao được hình thành và phát triển
thông qua quá trình đào tạo, tích luỹ kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và thực tế sử dụng,
đãi ngộ, trọng dụng. Đó là một quá trình liên tục cần được theo dõi chặt chẽ và ở mỗi giai
đoạn có những giải pháp thích hợp. Nếu chỉ chú trọng đến khâu đào tạo, mà không có
giải pháp hữu hiệu để sử dụng, phát huy tài năng thì những kết quả tạo được trong quá
43
trình đào tạo sẽ mai một và ngược lại, nếu không quan tâm đến đào tạo thì không thể chủ
động xây dựng và phát triển được đội ngũ nguồn lao động trong tương lai.
Phương hướng chung xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của
Việt Nam là có được đội ngũ nhân lực thể lực tốt, tầm vóc cường tráng, phát triển toàn
diện về trí tuệ, ý chí, năng lực tư duy sáng tạo và đạo đức tốt; có năng lực tự học, tự đào
tạo, có bản lĩnh, tự tin, năng động, chủ động, sáng tạo; có tri thức và kỹ năng nghề nghiệp
cao, có khả năng thích ứng và đối phó nhanh chóng với môi trường sống và làm việc
không ngừng biến đổi; thích ứng với trình độ phát triển Việt Nam năm 2020 là nước công
nghiệp theo hướng hiện đại.
Cùng với phương hướng chung trên đây, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao của nước ta trong những năm tới cần tập trung vào những nhóm nguồn
nhân lực chủ yếu và có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Để xây dựng và phát triển đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao,đáp ứng được những
điều kiện cần thiết cần tập trung thực hiện các nhóm giải pháp sau đây:
Một là ,với vấn đề trình độ chuyên môn đổi mới tổ chức đào tạo nguồn nhân lực theo
hướng tập trung nâng cao chất lượng đào tạo, gắn đào tạo với nhu cầu thực tiễn sử dụng
và ưu tiên tập trung bồi dưỡng nhân tài.
Cải cách căn bản và sâu sắc hệ thống giáo dục quốc gia hiện hành. Xây dựng hệ thống
giáo dục quốc gia mới tiên tiến, hiện đại (về tổ chức, cơ sở vật chất-kỹ thuật, đội ngũ giáo
viên, nội dung chương trình và phương pháp dạy, học) phù hợp với các tiêu chí, chuẩn
mực quốc tế đảm bảo sự liên thông giữa giáo dục và đào tạo, giữa các cấp bậc đào tạo từ
dạy nghề đến sau đại học, giữa các nhóm ngành nghề đào tạo và liên thông hệ thống giáo
dục quốc gia của Việt Nam với quốc tế .Xây dựng được hệ thống các cơ sở đào tạo nhân
lực tiên tiến, hiện đại, đa dạng, cơ cấu ngành nghề đồng bộ, đa cấp, năng động, liên thông
giữa các cấp và các ngành đào tạo trong nước và quốc tế. Nhanh chóng hình thành và
phát triển xã hội học tập để đảm bảo tất cả người dân có cơ hội học tập suốt đời. Tập
trung xây dựng và phát triển các cơ sở đào tạo nghề chất lượng cao đạt trình độ (trước hết
là các ngành nghề trọng điểm mũi nhọn đáp ứng yêu cầu đẩy nhanh sự nghiệp CNH,
HĐH đất nước và nhu cầu xuất khẩu lao động).
Xây dựng và triển khai thực hiện chương trình bồi dưỡng và đào tạo nhân tài, đặc biệt là
hình thành và phát triển đội ngũ chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực quản lý hành
44
chính, ngoại giao và kinh tế đối ngoại, quản trị kinh doanh, giáo dục-đào tạo, hoạt động
khoa học-công nghệ, tư vấn hoạch định chính sách, pháp lý, y học, sinh học, công nghệ
thông tin, điện tử, quốc phòng.
Đào tạo, xây dựng và phát triển các nhóm nhân lực cốt yếu trong các ngành nghề trọng
điểm: công nghệ thông tin, cơ khí-tự động hoá, vật liệu mới, công nghệ biển, công nghệ
sinh học, y học, năng lượng, công nghệ môi trường...
Hai là, tăng cường thể lực và nâng cao tầm vóc con người Việt Nam
Mục tiêu cơ bản là cải thiện một cách bền vững tầm vóc của người Việt Nam, thể hiện
bằng việc tăng chiều cao trung bình của thanh niên trong thời kỳ trung hạn lên ngang
bằng với thanh niên các nước trong khu vực Đông á (cụ thể là người Trung Quốc) và
trong thời kỳ dài hạn lên ngang bằng với chuẩn quốc tế của Tổ chức y tế thế giới. Đồng
thời, cải thiện thể trạng người Việt Nam để đảm bảo sự phát triển hài hoà giữa chiều cao
đứng và trọng lượng cơ thể, tăng cường thể lực, đặc biệt là sự phát triển hài hoà về các tố
chất thể lực cần thiết (sức bền, sức mạnh, sức nhanh, mềm dẻo, khéo léo...) đảm bảo thực
hiện lao động, học tập, sáng tạo và các hoạt động bình thường khác của mỗi người.
Những giải pháp cở bản mang tính chiến lược và có vai tro quyết định là :
Tăng khẩu phần ăn để tăng cường lượng calo tiếp thụ và cải thiện cơ cấu dinh dưỡng một
cách hợp lý và luôn luôn phải đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm;
Nâng cao chất lượng, kết quả hoạt động của Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng
trẻ em. Thực hiện Chương trình tổng hợp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao thể lực cho phụ
nữ , đặc biệt là những người trong độ tuổi lao động.
Mở rộng các hoạt động tư vấn về sức khoẻ sinh sản, về hạn chế sinh đẻ đối với những
trường hợp đặc biệt liên quan đến sức khoẻ và bệnh tật của những người làm cha, làm
mẹ. Thực hiện chương trình sàng lọc trẻ trước sinh và sơ sinh để phòng, chống bệnh tật
và nâng cao được thể lực cho trẻ em trong tương lai;
Coi trọng và đổi mới việc tổ chức giáo dục thể chất trong nhà trường và đẩy mạnh phong
trào toàn dân tập thể dục, rèn luyện thân thể trong xã hội;
Phát triển y tế dự phòng. Xây dựng được hệ thống y tế dự phòng rộng khắp và hiệu quả.
Đẩy mạnh các hoạt động vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch và đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm cho người dân;
45
Nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh cho người dân. Đảm bảo tất cả mọi
người dân được khám chữa bệnh công bằng và hiệu quả.
Ba là, nâng cao ý thức, kỷ luật và tác phong công nghiệp của người lao động.
Để có thể thực hiện được mục tiêu này thì việc cần thiết phải làm và đạt được đó là nâng
cao tính hiệu quả của các chính sách dành cho người lao động. Cần phải tạo cho người
lao động một môi trường làm việc thích hợp với đầy đủ trang thiết bị máy móc và bảo
đảm an toàn lao động, tránh tình trạng làm việc quá đông trong một khu vực gây nên hiện
tượng ỷ lại làm giảm năng suất lao động. Cần có những chính sách cả về khen thưởng
cũng như kỷ luật đối với người lao động để có thể kích thích họ làm việc có hiệu quả và
tránh được những hành vi thiếu kỷ luật hay thói quen làm việc thiếu nhiệt tình trách
nhiêm.
Các cơ quan, doanh nghiệp quản lý người lao động cần phải tăng cường khâu giám sát
quản lý, tuy nhiên cũng cần có những khoảng thời gian thích hợp để người lao động có
thể nghỉ ngơi, thư giãn sau và trong khi làm việc.
Nhà nước cũng nên có những chính sách phù hợp về tiền lương dành cho người lao động,
lực lượng lao động là lực lượng chính để đưa đất nước tới những mục tiêu đề ra, do đó
phải có những khoản thù lao xứng đáng với công sức họ bỏ ra, tăng tiền lương ở mức hợp
lý để tránh tình trạng tiền lương thực tế thì tăng song mọi nhu cầu thì vẫn thiếu, đặc biệt
trong những trường hợp làm pháp xảy ra.
Ngoài ra cũng cần tổ chức những buổi hội thảo dành cho người lao động về vấn đề lao
động và ý thức trách nhiệm, tác phong công nghiệp để họ có thể thấy được vai trò của
mình đối nền công nghiệp và với quốc gia, để họ thấy được những khuyết điểm, thiếu sót
còn tồn tại để họ tự hoàn thiện mình.
2. Xây dựng các chương trình đào tạo nguồn lao động một cách hợp lý, hiệu quả
Phát triển kinh tế nhanh và bền vững đặt nền tảng trên chủ trương, chính sách phù
hợp với các bước phát triển của nền kinh tế, xây dựng kế hoạch và thực hiện các mục tiêu
đúng với kế hoạch đã được đề ra. Việc đào tạo thích ứng nguồn nhân lực là một yếu tố
quan trọng để thực hiện các mục tiêu kinh tế vì nó tạo ra con người có đủ trình độ, khả
năng phù hợp với một công việc nhất định được xã hội phân công, giao phó. Các cơ sở
giáo dục, đào tạo là nơi thực hiện nhiệm vụ cung ứng cho xã hội những con người có đủ
phẩm chất, trình độ nghề nghiệp đáp ứng được yêu cầu của công việc cụ thể, trong đó các
46
trường đại học, cao đẳng nắm vai trò đào tạo con người ở trình độ cao có thể hoàn thành
một công việc theo yêu cầu, đồng thời nghiên cứu đề ra phương án tối ưu để thực hiện
công việc hiệu quả hơn.
Đối với sự nghiệp giáo dục, đào tạo dù ở cấp độ nào cơ sở giáo dục, đào tạo cũng
giữ một vai trò quan trọng vì nó cung ứng cho xã hội nguồn nhân lực phục vụ cho phát
triển kinh tế, mà sự phát triển kinh tế xảy ra ở mọi bộ phận, mọi khâu của nền kinh tế đó
từ mức độ thấp đến cao. Như vậy vấn đề đặt ra là một nhà trường trong một thời gian,
một giai đoạn cụ thể phải đào tạo những ngành nghề gì? Trình độ nào? Số lượng bao
nhiêu là phù hợp? Một vấn đề cũng không kém phần quan trọng là đào tạo những chuyên
ngành hẹp nào để đáp ứng đúng với nhu cầu của từng doanh nghiệp cụ thể, chuyên môn
sâu nào để đi vào nền kinh tế hiện tại một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Để xác
định nhiệm vụ đào tạo cơ sở giáo dục, đào tạo tìm hiểu rõ nhu cầu của địa phương, của
vùng và rộng hơn là của cả nước, thậm chí của khu vực- vì rằng học sinh, sinh viên tốt
nghiệp có thể tìm việc làm ở bất cứ nơi nào có nhu cầu chứ không phải chỉ ở địa phương
nơi được đào tạo và cũng vì khi hội nhập kinh tế thế giới thì việc làm có thể đến với
người lao động bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu- khu vực nhà nước, liên doanh, tư
nhân,…Như vậy đào tạo phải đáp ứng đúng với nhu cầu của xã hội, đáp ứng đúng với
yêu cầu cụ thể của nguồn nhân lực, nghĩa là liên quan đến số lượng và chất lượng.
-Tìm hiểu nhu cầu nhân lực:
Để chuẩn bị cho việc tuyển sinh trước tiên và tối cần thiết các cơ sở giáo dục, đào
tạo phải biết rõ nhu cầu trước mắt và trong tương lai về nguồn nhân lực, đặc biệt là ngành
nghề nào có thể phát triển lâu dài ở địa phương, trong cả nước. Như vậy công tác điều tra,
nghiên cứu nhu cầu về ngành nghề, trình độ, số lượng nguồn nhân lực là điều không thể
bỏ qua. Việc sử dụng kết quả điều tra, thống kê của các cơ quan chức năng của tỉnh tạo
điều kiện cho nhà trường có cái nhìn đúng và xa về nhiệm vụ hiện tại và tương lai.
Những năm qua trường Đại học Tiền Giang đã nhiều lần liên hệ mời các doanh nghiệp
đến giao lưu với học sinh, sinh viên. Tuy nhiên với thời gian ngắn ngũi, thường là trong
một buổi các doanh nghiệp chỉ làm được việc giới thiệu sơ nét về tổ chức, hoạt động và
rất ít khi về nhu cầu nhân sự của doanh nghiệp, nhất là yêu cầu cụ thể về nghề nghiệp đối
với ứng viên dự tuyển. Muốn hiểu rõ yêu cầu tuyển dụng, để tìm việc làm học sinh, sinh
viên phải theo dõi các thông báo tuyển dụng, hoặc phải đến liên hệ trực tiếp, hoặc nhờ
47
giới thiệu. Nói chung người sử dụng lao động chưa phổ biến trước kế hoạch tuyển dụng
lâu dài và người học chưa biết trước sau này khi tốt nghiệp mình sẽ vào làm việc ở đâu và
cụ thể sẽ làm gì.Thực tế cơ hội tuyển dụng từ các buổi giao lưu còn rất khiêm tốn.
- Đảm bảo chất lượng đào tạo:
Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả gắn liền hoạt động nhà trường với
hoạt động cơ quan, doanh nghiệp theo hướng liên kết đào tạo sẽ đạt kết quả cao nhất.Học
sinh, sinh viên ra trường tùy theo ngành nghề được đào tạo có thể tìm được việc làm
nhanh và phù hợp với yêu cầu sử dụng hoặc ngược lại. Trong một số các ngành được đào
tạo hiện nay, ngành sư phạm và sau đó là ngành kinh tế dễ được chấp nhận tuyển dụng và
không phải qua đào tạo lại, trong khi các ngành thuộc lãnh vực kỹ thuật, công nghệ lại có
yêu cầu về tuyển dụng nghiêm ngặt hơn vì nó đòi hỏi những con người thực hiện được
một công đoạn nào đó hoặc cã một quy trình sản xuất.Ở một vài ngành đào tạo sinh viên
có cơ hội đến các công ty , xí nghiệp để tham quan, thực tập nghề nghiệp. Điều này làm
cho sinh viên hiểu biết được phần nào về công việc mình có thể sẽ làm trong tương lai, có
ý tưởng để chọn nơi làm việc phù hợp với ngành học và nguyện vọng cá nhân. Các giảng
viên cũng có cơ hội tiếp xúc với các cán bộ kỹ thuật, lãnh đạo công ty để nắm bắt yêu cầu
về chuyên môn, nhu cầu về nhân sự từ đó chỉnh sửa chương trình đào tạo cho phù hợp
với thực tế.Tuy nhiên trong những năm qua nhà trường chưa thực hiện gắn kết chặt chẽ
với các doanh nghiệp để cùng thiết kế chương trình đào tạo, ít nhất là về vấn đề thực
hành. Bộ môn là nơi đầu tiên thiết kế chương trình dựa vào chương trình khung của Bộ
Giáo dục và Đào tạo, tham khảo chương trình đào tạo của các trường khác. Tổ xây dựng
chương trình xem xét, điều chỉnh cho phù hợp với quy định của Bộ và tình hình của địa
phương, không qua góp ý của doanh nghiệp hay điều tra các yêu cầu có liên quan đến
chuyên môn của doanh nghiệp. Do không nắm được yêu cầu cụ thể nên chương trình đào
tạo mang tính dàn trãi, đãm bảo sinh viên khi ra trường có thể xin được việc làm ở bất cứ
công ty nào thuộc lãnh vực được đào tạo, nhưng ngược lại không đáp ứng được đầy đủ
yêu cầu chuyên môn hẹp do công ty bố trí. Do đó người tuyển dụng vào phụ trách công
việc chuyên môn phải mất một thời gian để làm quen với công việc hoặc phải qua đào tạo
lại.
Việc đào tạo nguồn nhân lực nhất thiết phải nhắm vào nhu cầu về nhân lực. Người
học sau khi tốt nghiệp phải được sử dụng đúng chổ và ngược lại người sử dụng phải được
48
đáp ứng theo yêu cầu sử dụng. Mục tiêu đào tạo phải được xác định đúng, chương trình
đào tạo phải được thiết kế phù hợp với nhu cầu sử dụng nhân lực, do đó cần có sự góp ý
rộng rãi.Thời gian qua chỉ tiêu tuyển sinh của từng ngành chưa thực sự dựa trên các kết
quả thăm dò nhu cầu của xã hội, việc xây dựng chương trình chưa đạt đến mức phù hợp
với thực tiễn xã hội. Tuyển sinh ngành nào có tính thuận lợi cho công tác đào tạo, ít tốn
kém, dễ thực hiện hoặc đáp ứng theo nguyện vọng của người học chứ không phải theo
nhu cầu nhân lực của xã hội, theo mục tiêu phát triển kinh tế lâu dài. Do không có sự phù
hợp giữa đào tạo với nhu cầu nên việc bố trí việc làm có khó khăn và phần nào người lao
động phải chịu làm việc trái với ngành nghề.
Đào tạo nguồn nhân lực đến năm 2020 là kế hoạch đào tạo mang tính chất lâu dài,
do đó công tác làm kế hoạch là phức tạp, đòi hỏi sự chi ly và sự chính xác. Ở địa
phương, cơ quan chức năng dựa vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của cả nước, của
địa phương để xây dựng kế hoạch đào tạo nhân lực cho địa phương, cho vùng. Để có thể
xây dựng được kế hoạch tương đối
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Giải pháp tăng cường nguồn cung lao động Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020.pdf