Luận văn Giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Tài liệu Luận văn Giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An: LUẬN VĂN: Giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Phát triển làng nghề là một nội dung chủ yếu của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở nước ta. Nhờ những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua sự phát triển làng nghề đã đạt được những kết quả to lớn, góp phần làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt nông thôn. Sự phát triển làng nghề đã đem lại hiệu quả to lớn về nhiều mặt, không chỉ góp phần phát triển kinh tế, mà còn góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo đảm an ninh trật tự xã hội. ở một số tỉnh như Bắc Ninh, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Hà Tây trước đây,... làng nghề phát triển rất nhanh, đạt được những kết quả to lớn. Năm 2007 nước ta trở thành thành viên chính thức của WTO, phát triển làng nghề đang có nhiều cơ hội mới nhưng đồng thời cũng gặp nhiều khó khăn. Nghệ An là một tỉnh thuộc Bắc Trung bộ, có nhiều tiềm năng phát triển làng nghề. Nhờ những chủ trương của Đảng, chính s...

pdf93 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1386 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Phát triển làng nghề là một nội dung chủ yếu của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở nước ta. Nhờ những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua sự phát triển làng nghề đã đạt được những kết quả to lớn, góp phần làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt nông thôn. Sự phát triển làng nghề đã đem lại hiệu quả to lớn về nhiều mặt, không chỉ góp phần phát triển kinh tế, mà còn góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo đảm an ninh trật tự xã hội. ở một số tỉnh như Bắc Ninh, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Hà Tây trước đây,... làng nghề phát triển rất nhanh, đạt được những kết quả to lớn. Năm 2007 nước ta trở thành thành viên chính thức của WTO, phát triển làng nghề đang có nhiều cơ hội mới nhưng đồng thời cũng gặp nhiều khó khăn. Nghệ An là một tỉnh thuộc Bắc Trung bộ, có nhiều tiềm năng phát triển làng nghề. Nhờ những chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, chủ trương, chính sách của tỉnh, nhất là từ khi có Nghị quyết 06-NQ/TU ngày 8 tháng 8 năm 2001 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh (khoá XV) về phát triển công nghiệp, TTCN, xây dựng làng nghề thời kỳ 2001-2010, làng nghề trên địa bàn tỉnh đã được khôi phục và phát triển nhanh hơn. Năm 2007 cả tỉnh đã có 55 làng nghề đạt tiêu chí của tỉnh. Tuy vậy, sự phát triển làng nghề ở Nghệ An còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng so với tiềm năng, còn xa so với mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVI (2005) đề ra đến năm 2010 là cả tỉnh có 100 làng nghề [11]. Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài: “Giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An” làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý kinh tế. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ở nước ta đã có một số công trình, đề tài nghiên cứu về phát triển làng nghề. Sau đây là một số công trình, đề tài tiêu biểu: - Về đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước và cấp bộ: + Đề tài Về các giải pháp phát triển thủ công nghiệp theo hướng CNH, HĐH ở vùng ĐBSH của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, do TS. Đặng Lễ Nghi làm chủ nhiệm đề tài, thực hiện năm 1998. + Đề tài Đề xuất chính sách và biện pháp cải thiện môi trường cho bảy loại hình làng nghề có nguy cơ gây ô nhiễm nghiêm trọng (mã số KC.08.09) do GS.TS. Đặng Kim Chi làm chủ nhiệm (đề tài được tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ giai đoạn 2001-2005). + Đề tài Quy hoạch phát triển ngành nghề thủ công phục vụ CNH, HĐH nông thôn Việt Nam do JICA và Bộ NN&PTNT thực hiện tháng 11 năm 2002. Công trình đã điều tra, nghiên cứu nhiều vấn đề liên quan đến làng nghề thủ công của tất cả 61 tỉnh, thành cả nước (số lượng các tỉnh, thành năm 2001) chuẩn bị quy hoạch tổng thể và nêu các kiến nghị cụ thể, đề xuất các chương trình hành động để phát triển ngành nghề nông thôn. + Đề tài Tiếp tục đổi mới chính sách và giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề truyền thống ở Bắc Bộ thời kỳ đến năm 2010 của Viện Nghiên cứu Thương Mại (Bộ Thương Mại) thực hiện năm 2003. + Đề tài Hoàn thiện các giải pháp kinh tế – tài chính nhằm khôi phục và phát triển làng nghề nông thôn vùng ĐBSH của Học viện Tài chính (Bộ Tài chính) thực hiện năm 2004. + Đề tài Phát triển thị trường cho làng nghề TTCN vùng ĐBSH trong giai đoạn hiện nay của khoa Kinh tế phát triển (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) thực hiện năm 2005. - Về sách: + Tạo việc làm thông qua khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống, Nxb. Nông nghiệp (1997) của KS. Nguyễn Văn Đại và PTS. Trần Văn Luận. + Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam, Nxb. Văn hoá (1998) của ThS. Bùi Văn Vượng. + Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình CNH, Nxb. Khoa học xã hội (2001) của TS. Dương Bá Phượng. + Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình CNH, HĐH, Nxb Chính trị quốc gia (2003) của các tác giả: TS. Mai Thế Hởn, GS.TS. Hoàng Ngọc Hoà, PGS.TS. Vũ Văn Phúc. Ngoài ra, nhiều sách của các địa phương như Làng nghề, phố nghề Thăng Long – Hà Nội của Bộ Văn hoá Thông tin (2000); Làng nghề Hà Tây của Sở Công nghiệp Hà Tây (2001); Nghề thủ công truyền thống Quảng Ngãi của Nxb. Chính trị quốc gia (2003)... - Về luận án tiến sỹ: + Luận án của Mai Thế Hởn (2000) Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình CNH, HĐH ở vùng ven Thủ đô Hà Nội". + Luận án của Trần Minh Yến (2003) Phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH. + Luận án của Lê Mạnh Hùng (2005) Định hướng và những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm phát triển các ngành TTCN trong nông thôn tỉnh Hà Tây. + Luận án của Đỗ Quang Dũng (2006) Phát triển làng nghề trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn ở Hà Tây. - Về luận văn thạc sỹ: + Luận văn của Vũ Thị Hà (2002) Khôi phục và phát triển làng nghề ở nông thôn vùng ĐBSH - thực trạng và giải pháp. + Luận văn của Nguyễn Trọng Tuấn(2006) Nghề truyền thống trên địa bàn Hà Nội trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. + Luận văn của Nguyễn Hữu Loan (2007) Giải pháp xây dựng làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh theo hướng phát triển bền vững. ở Nghệ An đã có một số đề tài về làng nghề trên địa bàn tỉnh. Đó là: - Đề tài Nghề, làng nghề thủ công truyền thống Nghệ An (1998) do Sở khoa học, Công nghệ và Môi trường và Hội văn nghệ dân gian Nghệ An phối hợp nghiên cứu (PGS. Ninh Viết Giao chủ biên). Đề tài đã phân tích, tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển của nghề thủ công và tình hình phát triển nghề, làng nghề thủ công truyền thống tỉnh Nghệ An, giới thiệu một số nghề ở một số địa phương, quy trình sản xuất, thực trạng một số nghề, sự phản ánh của văn học dân gian đối với nghề. - Đề tài Điều tra khảo sát làng nghề truyền thống và tìm giải pháp khôi phục phát triển (2001) do Sở Công nghiệp Nghệ An thực hiện. Đề tài đã khảo sát một số làng nghề, phân tích đánh giá thực trạng làng nghề Nghệ An và đề xuất một số giải pháp khôi phục phát triển làng nghề. Ngoài các công trình, đề tài tiêu biểu nêu trên còn có nhiều công trình, đề tài, bài viết của các cơ quan nhà nước, cơ quan khoa học, các nhà nghiên cứu và các tác giả khác. Tuy nhiên, trong những năm gần đây chưa có công trình nghiên cứu nào có tính hệ thống dưới dạng luận văn, luận án khoa học về làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Vì vậy, đề tài này nghiên cứu nhằm tiếp tục làm rõ một số vấn đề lý luận về làng nghề và thực trạng làng nghề ở Nghệ An với mong muốn đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Góp phần làm rõ thêm những vấn đề lý luận chung về phát triển làng nghề; phân tích, đánh giá thực trạng, đề xuất các giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong những năm tới. 3.2. Nhiệm vụ - Hệ thống hoá và phân tích một số vấn đề lý luận về phát triển làng nghề. Tìm hiểu kinh nghiệm của một số tỉnh về phát triển làng nghề. - Phân tích thực trạng phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An, tìm ra các nhân tố, nguyên nhân ảnh hưởng đến phát triển làng nghề. - Đề xuất các giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong những năm tới. 4. Phạm vi nghiên cứu của luận văn - Về địa bàn: nghiên cứu các làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An. - Về thời gian: luận văn nghiên cứu sự phát triển của làng nghề trong những năm gần đây, chủ yếu là từ năm 2001, khi có Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển công nghiệp, TTCN và làng nghề giai đoạn 2001-2010. 5. Phương pháp nghiên cứu - Vận dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin và các phương pháp khác như: tổng hợp, phân tích, so sánh,... - Điều tra nghiên cứu thực địa một số làng nghề tiêu biểu trên địa bàn tỉnh phù hợp với yêu cầu của luận văn. - Phỏng vấn, trao đổi với cán bộ các sở, ngành có liên quan và cán bộ ở các huyện, xã và lao động trong một số làng nghề. 6. Những đóng góp chủ yếu của luận văn - Góp phần làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về làng nghề như quan niệm, tiêu chí làng nghề, những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề. - Tổng kết kinh nghiệm của một số tỉnh, từ đó rút kinh nghiệm cho việc phát triển làng nghề ở Nghệ An. - Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển làng nghề hiện nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An, tìm ra các nhân tố chủ yếu tác động tới phát triển làng nghề ở Nghệ An. - Đề xuất các giải pháp phát triển làng nghề ở Nghệ An. 7. Kết cấu luận văn Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, 8 tiết. Chương 1 Những vấn đề cơ bản về phát triển làng nghề trong nền kinh tế thị trường 1.1. Những vấn đề cơ bản về làng nghề 1.1.1. Quan niệm và tiêu chí về làng nghề * Quan niệm về làng nghề Từ trước đến nay có nhiều quan niệm về làng nghề. Có quan niệm cho rằng: làng nghề là nơi mà hầu hết mọi người trong làng đều làm nghề và lấy nó làm nghề sinh sống chủ yếu. Với quan niệm này thì làng nghề hiện không có nhiều. Có quan niệm cho rằng: làng nghề là làng có làm nghề thủ công nhưng không nhất thiết tất cả dân làng đều làm nghề. Với quan niệm này, rất khó xác định thế nào là làng nghề, bởi vì hầu như ở các làng, xã ở nước ta đều có nghề thủ công như nghề rèn, nghề đan lát, nghề mộc, nghề chạm khảm... Đề tài Khảo sát một số làng nghề truyền thống – chính sách và giải pháp (1996) của Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học quan niệm “Làng nghề là một cộng đồng dân cư, một cộng đồng sản xuất nghề TTCN và nông nghiệp ở nông thôn” [17]. Quan niệm này mới nêu chung chung về mặt định tính mà chưa nêu được mặt định lượng của làng nghề. GS. Trần Quốc Vượng quan niệm “Làng nghề là làng ấy tuy vẫn trồng trọt theo lối tiểu nông và chăn nuôi nhỏ, cũng có một số nghề phụ khác, song đã nổi trội một số nghề cổ truyền tinh xảo với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, có phường, có ông trùm, có phó cả,... cùng một số thợ và phó nhỏ, đã chuyên tâm, có quy trình công nghệ nhất định “sinh ư nghệ, tử ư nghệ”, “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, sống chủ yếu được bằng nghề đó và sản xuất ra các mặt hàng thủ công” [46, tr.27]. Quan niệm này chưa phù hợp với làng nghề mới. Một số nhà nghiên cứu khác lại đưa ra quan niệm làng nghề gắn với tiêu chí cụ thể về lao động, thu nhập. Tác giả Nguyễn Văn Đại, Trần Văn Luận cho rằng “Làng nghề là những làng đã từng có từ 50 hộ hoặc từ 1/3 tổng số hộ hay lao động của địa phương trở lên làm nghề chiếm phần chủ yếu trong tổng thu nhập của họ trong năm” [14, tr.15]. TS. Dương Bá Phượng quan niệm “Làng nghề là làng ở nông thôn có một (hay một số) nghề thủ công tách hẳn khỏi nông nghiệp và kinh doanh độc lập” [28, tr.13-14]. Quan niệm này nêu hai yếu tố cơ bản cấu thành làng nghề, đó là làng và nghề. Tác giả Mai Thế Hởn cho rằng "Làng nghề là một cụm dân cư sinh sống trong một thôn (làng) có một hay một số nghề được tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất độc lập. Thu nhập từ các nghề đó chiểm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản phẩm của làng" [18, tr.8]. Tác giả Đỗ Quang Dũng quan niệm “Làng nghề là làng ở nông thôn có một (hay một số) nghề thủ công hầu như được tách hẳn ra khỏi nông nghiệp, kinh doanh độc lập và đạt tới một tỷ lệ nhất định về lao động làm nghề cùng như về mức thu nhập từ nghề so với tổng số lao động và thu nhập của làng” [9, tr. 16]. Thông tư số 116/2006/TT-BNN của Bộ NN&PTNT Hướng dẫn thực hiện một số nội dung Nghị định số 66/2006/NĐ-CP của Chính phủ “Về phát triển ngành nghề nông thôn” quy định “Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau” [4]. Từ một số quan niệm trên ta thấy rằng thuật ngữ làng nghề gồm hai yếu tố làng và nghề. Làng là một tổ chức ở nông thôn nước ta, là sản phẩm tự nhiên phát sinh từ quá trình định cư và cộng cư của con người, ở đó họ sống, làm việc, quan hệ, vui chơi, thể hiện mối ứng xử văn hoá với thiên nhiên, xã hội và bản thân họ. Về cơ bản, cơ cấu làng được biểu hiện dưới những hình thức: - Tổ chức theo khu đất cư trú. Theo hình thức này, làng được chia thành nhiều xóm. Các xóm thường cách nhau, mỗi xóm sinh hoạt riêng. Xóm phân thành nhiều ngõ, ngõ có một hay nhiều nhà… - Tổ chức theo huyết thống, dòng họ. Dòng họ có vị trí và vai trò quan trọng trong làng. Có làng có nhiều dòng họ, có làng chỉ một dòng họ. - Tổ chức theo nghề nghiệp, sở thích và sự tự nguyện như phe (một tổ chức tự quản dưới hình thức câu lạc bộ), hội (hiếu hỷ, mua bán, luyện võ, tập chèo, đấu vật…), phường nghề (mộc, nề, sơn, thêu, chèo, múa rối…). - Tổ chức theo cơ cấu hành chính. Làng có khi gọi là xã, có khi gọi là thôn. Dưới thôn có xóm. - Tổ chức làng theo lớp tuổi. Hình thức này chỉ dành riêng cho nam giới, phụ nữ không được vào. Hiện nay, hình thức tổ chức này ít tồn tại. Làng giữa các miền cũng có một số nét khác nhau. Làng Bắc bộ hình thành từ lâu đời, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, ổn định, khép kín, bền vững trên cơ sở liên kết nhiều hình thức tổ chức. Mỗi hình thức tổ chức có ảnh hưởng gần như đến từng thành viên, đặc biệt là lệ tộc, lệ làng. Người dân sống gắn bó chặt chẽ với xóm giềng, họ tộc, gia đình, làng nước. Càng về phía nam làng càng năng động, bớt những lệ làng. Tên gọi làng cũng khác nhau, tuỳ theo vùng, đến nay việc phân biệt cũng chưa thật rõ ràng, có nơi gọi là làng, có nơi gọi thôn, xóm, ấp, bản, buôn, phum, sóc,... Nghề trước tiên được hiểu là nghề thủ công cụ thể như nghề dệt vải, nghề đúc đồng, nghề khảm trai, nghề gốm sứ... Lúc đầu nghề chỉ làm phụ trong các gia đình ở nông thôn, chủ yếu lúc nông nhàn. Nhưng dần dần số người làm nghề thủ công càng nhiều, tách rời khỏi nông nghiệp và họ sinh sống chính bằng thu nhập từ nghề đó ngay tại làng quê. Ngày nay ngoài nghề thủ công trên, các hoạt động cung ứng dịch vụ ở nông thôn cũng được xếp vào nghề và người ta gọi chung là ngành nghề phi nông nghiệp. Ngành nghề phi nông nghiệp được mở rộng, bao gồm các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp như: công nghiệp, TTCN, các dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống... Ngành nghề phi nông nghiệp còn được gọi là ngành nghề nông thôn. “Ngành nghề nông thôn là những hoạt động kinh tế phi nông nghiệp, bao gồm công nghiệp, thủ công nghiệp và các hoạt động dịch vụ phục vụ cho sản xuất và đời sống” [24, tr.26]. Nghị định số 66/2006/NĐ-CP quy định ngành nghề nông thôn gồm: - Chế biến, bảo quản nông, lâm, thuỷ sản. - Sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, cơ khí nhỏ. - Xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn. - Sản xuất hàng TCMN. - Gây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh. - Xây dựng, vận tải trong nội bộ xã, liên xã và các dịch vụ khác phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn. - Tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề; tư vấn sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn [5]. Như vậy, có thể quan niệm rằng làng nghề là một cụm dân cư như làng, thôn, ấp, bản, buôn, phum, sóc,... (gọi chung là làng) có sản xuất kinh doanh ngành nghề nông thôn mà số hộ làm nghề và thu nhập từ các nghề đó chiếm tỷ trọng cao. * Tiêu chí về làng nghề Có một số tiêu chí để xác định làng nghề, người ta thường dùng nhất là tiêu chí về lao động và thu nhập. Về lao động, người ta dùng tỷ lệ lao động (hay số hộ) làm nghề so với tổng số lao động (hay số hộ) của làng. Tuy vậy có nhiều số liệu khác nhau: Bộ Lao động, Thương bình và Xã hội (1995) cho rằng các làng nghề truyền thống tỷ lệ lao động phải đạt từ 30- 35%; Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường (Đại học Bách khoa Hà Nội) và Bộ NN&PTNT đưa ra tỷ lệ 30% [2]; JICA và Bộ NN&PTNT đưa ra tỷ lệ 20% [41]; tỉnh Hà Tây trước đây quy định tỷ lệ này phải từ 50% [1]; tỉnh Nam Định quy định phải từ 40%; TS. Dương Bá Phượng đưa ra tỷ lệ 35-40% [28, tr.14]... Thông tư số 116/2006/TT-BNN quy định làng nghề có "tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn"... Về thu nhập, người ta dùng tỷ lệ thu nhập do nghề đưa lại so với thu nhập chung của làng. Tỷ lệ này được các tài liệu đưa ra tương đối thống nhất: Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường (Đại học Bách khoa Hà Nội) và Bộ NN&PTNT [2], tỉnh Hà Tây [1], tỉnh Nam Định và TS. Dương Bá Phượng [28, tr. 14] đều đưa ra tỷ lệ là trên 50%. Các tiêu chí trên phải ổn định trong một thời gian nhất định. Bởi vì thực tế hiện nay có những làng nghề chỉ tồn tại được một thời gian ngắn. Thông tư số 116/2006/TT-BNN của Bộ NN&PTNT quy định thời gian mà làng có đủ các tiêu chí về tỷ lệ lao động, thu nhập phải ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề nghị mới được công nhận. Đối với các làng nghề đã được công nhận, nếu sau 5 năm không còn đạt các tiêu chí quy định trên sẽ bị thu hồi giấy công nhận. Trong điều kiện hiện nay, việc xác định làng nghề có thể căn cứ vào 3 tiêu chí cơ bản sau đây: - Tỷ lệ số hộ (hay lao động) làm nghề trong tổng số hộ (hay lao động) của làng phải đạt từ 30%. - Tỷ lệ thu nhập từ nghề trong tổng thu nhập của làng phải đạt từ 50%. - Hoạt động sản xuất của làng đạt các tiêu chí trên phải ổn định trong một thời gian liên tục nhất định, ít nhất là 5 năm. Ngoài ra tuỳ theo nghề cụ thể có thể xem xét thêm một số tiêu chí khác cho phù hợp. Đặc biệt là đối với các nghề mà pháp luật không khuyến khích, các nghề phải đảm bảo môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường [30]. Trước đây, do chưa thống nhất về tiêu chí làng nghề nên có nhiều số liệu rất khác nhau về làng nghề cả nước. Theo JICA và Bộ NN&PTNT, năm 2002 cả nước có 2.017 làng nghề [41]; theo tác giả Tăng Thế Cường, Viện Chiến lược và Chính sách Bộ Khoa học và Công nghệ thì có 1.450 làng nghề; theo Bộ Công nghiệp thì có 1.502 làng nghề (2004); theo Viện Asia SEED (Nhật Bản) thì có khoảng 1.500 làng nghề. Theo kết quả điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2006 cả nước có 1077 làng nghề [44]. Từ tiêu chí làng nghề trên đây có một vấn đề đặt ra là: các làng có hoạt động sản xuất kinh doanh ngành nghề nông thôn nhưng chưa đạt các tiêu chí làng nghề thì gọi là gì? Điều này trong thực tiễn có ý nghĩa quan trọng để phản ánh các chỉ tiêu về phát triển TTCN ở địa phương. Một số địa phương đưa ra quan niệm làng có nghề cho những làng chưa đủ tiêu chí để công nhận làng nghề. Chẳng hạn như tỉnh Hà Tây, Nghệ An... UBND tỉnh Nghệ An quy định làng có nghề tỷ lệ lao động phải đạt từ 20%; tỷ lệ thu nhập phải đạt từ 20% [52]. 1.1.2. Phân loại làng nghề Có nhiều cách phân loại làng nghề khác nhau tuỳ theo mục đích nghiên cứu. Sau đây là một số cách phân loại chủ yếu: - Theo lịch sử hình thành và phát triển của các làng nghề, người ta chia làng nghề thành làng nghề truyền thống và làng nghề mới. Đây là cách phân loại phổ biến, hay dùng nhất. Làng nghề truyền thống là những làng nghề đã xuất hiện lâu đời, được nối tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác hoặc ít nhất cũng tồn tại hàng chục năm. Làng nghề truyền thống phải có các yếu tố sau: hình thành và phát triển lâu đời; có nhiều nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề đông đảo; sử dụng nguyên liệu trong nước là chủ yếu; sản phẩm mang tính truyền thống và độc đáo của Việt Nam, có giá trị chất lượng cao, vừa là hàng hoá tiêu dùng, vừa là sản phẩm văn hoá, nghệ thuật, mỹ thuật, thậm chí trở thành các di sản văn hoá của dân tộc, mang tính bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam; là nghề nuôi sống phần lớn bộ phận dân cư của làng. Thông tư 116/2006/TT-BNN quy định làng nghề truyền thống có nghề đã xuất hiện trên 50 năm, tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc, nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề [4]. Làng nghề mới là những làng nghề mới hình thành, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới, từ năm 1986 đến nay. - Theo số lượng nghề của làng người ta chia làng nghề thành làng một nghề và làng nhiều nghề. Làng một nghề là làng mà ngoài nghề nông có thêm một nghề thủ công chiếm ưu thế tuyệt đối. Làng nhiều nghề là làng mà ngoài nghề nông có từ hai nghề thủ công trở lên, hay vừa có thêm nghề thủ công vừa có nghề dịch vụ khác. Trước đây ở nước ta xuất hiện làng một nghề là chủ yếu. Trong những năm gần đây làng nhiều nghề có xu hướng xuất hiện nhiều hơn. - Theo ngành nghề người ta chia làng nghề thành làng nghề chế biến lương thực, làng nghề gốm sứ, làng nghề rèn, làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng, làng nghề dệt, làng nghề ươm tơ,... 1.1.3. Đặc điểm làng nghề 1.1.3.1. Đặc điểm về địa lý, văn hoá Làng nghề trước hết là nơi ở của dân cư ở nông thôn. Trong làng có nhà thờ họ, đình, chùa chiền, miếu mạo, đền thờ, hệ thống giao thông, vườn cây, ao cá,.... Làng nghề chứa đựng những giá trị tinh thần đậm nét, được phản ánh qua các tập tục, tín ngưỡng, lễ hội và nhiều quy định khác. Những quy định này hình thành nên hương ước, lệ làng, tạo ra một trật tự trong làng nghề và những nét văn hóa đặc thù. Các làng nghề truyền thống còn hình thành các quy ước, luật lệ để gìn giữ bí quyết, bảo tồn nghề. Việc giữ bí quyết nghề còn chi phối cả các quan hệ xã hội khác, như quan hệ hôn nhân, hoặc việc truyền nghề chỉ đóng khung trong một số đối tượng cụ thể, như chỉ truyền nghề cho con trai, hoặc chỉ truyền cho con trưởng hoặc cháu đích tôn. Hầu như làng nghề truyền thống nào cũng có tục thờ cúng tổ nghề và tổ chức các lễ hội cùng với các hoạt động văn hóa dân gian khác. Trong làng nghề, còn mang rất đậm yếu tố văn hóa phần nào có những yếu tố tâm linh. Do đó, làng nghề còn là một di sản văn hóa quan trọng cần được bảo tồn và phát huy trong sự nghiệp phát triển văn hóa dân tộc và phát triển đất nước. 1.1.3.2. Đặc điểm về sản xuất Sản xuất trong các làng nghề chủ yếu sử dụng kỹ thuật thủ công. Nhiều loại sản phẩm hoàn toàn dựa vào đôi tay khéo léo của người thợ. Có một số nghề chỉ cần công cụ thủ công, thô sơ do chính người thợ có thể tự làm ra. Hiện nay, tuy đã cơ khí hoá và điện khí hoá từng bước trong công nghệ - kỹ thuật sản xuất nhưng một số công đoạn không thể áp dụng được, vẫn đòi hỏi phải duy trì kỹ thuật thủ công. Do đó năng suất lao động ở các làng nghề không cao, chất lượng sản phẩm không đồng đều. Do vậy trong các sản phẩm làng nghề, lao động sống chiếm tỷ lệ cao trong giá thành sản phẩm. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo thêm việc làm cho người dân nông thôn. 1.1.3.3. Đặc điểm về sản phẩm Sản phẩm làng nghề chủ yếu gồm các nhóm sau đây: - Sản phẩm TCMN, như: gốm sứ, sơn mài, thêu len, thảm các loại, khảm, chạm khắc gỗ, đồ gỗ mỹ nghệ, hàng mây tre đan, chạm khắc đá, mạ vàng, thổ cẩm... Nhóm sản phẩm này có giá trị thẩm mỹ cao, chủ yếu xuất khẩu, do đó thị trường rất rộng lớn. Người lao động làm những sản phẩm này đòi hỏi trình độ tay nghề cao, do đó phải được đào tạo công phu, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm. - Sản phẩm tiêu dùng thông thường như: chiếu cói, nón lá, mành mành, sọt, bồ, vải, may mặc, da giày, đồ gỗ gia dụng; chế biến nông sản thực phẩm như xay xát, bún bánh, tương, đậu, rượu,... Nhóm sản phẩm này tiêu thụ chủ yếu trong vùng hoặc trong nước, có một số ít có thể xuất khẩu được, thị trường không lớn lắm. Nhóm sản phẩm này không đòi hỏi trình độ tay nghề cao nên dễ làm, dễ truyền nghề. - Tư liệu sản xuất thông dụng ở nông thôn như: liềm, hái, dao kéo, nông cụ, máy móc nhỏ,... Những sản phẩm này cũng chủ yếu tiêu thụ trong vùng hoặc trong nước, cho nên thị trường không lớn lắm. Cũng giống như nhóm sản phẩm trên, nhóm này không đòi hỏi trình độ tay nghề cao nên dễ làm, dễ truyền nghề. 1.1.3.4. Đặc điểm về nguyên liệu Nguyên liệu sản phẩm làng nghề chủ yếu có nguồn gốc từ tự nhiên và có ở nhiều vùng, nhiều nơi ở nước ta như: gỗ, tre, nứa, giang, trúc, song, mây, đay, cói, xơ dừa, dâu tằm tơ, lá nón, bông chít đến nhựa cây sơn ta, đất sét, cao lanh,... Điều đáng lưu ý là có một số nguyên liệu thực vật như mây, tre, giang,... rất dễ bị mối mọt nếu không khai thác đúng mùa vụ, không đủ tuổi hoặc không được xử lý tốt thì; một số nguyên liệu thực vật dễ hút ẩm nên các mặt hàng làm từ nguyên liệu này dễ bị mốc, ngay cả trong quá trình sản xuất, lưu kho và trong quá trình vận chuyển. Một số nguyên liệu phải nhập ngoại như diêm sinh, phẩm, bột màu, sơn bóng, chỉ thêu, vỏ trai, vỏ ốc, men sứ… Những năm gần đây với sự phát triển mạnh mẽ của làng nghề thì một số nguyên liệu trong nước đã bắt đầu cạn kiệt như gỗ, song, mây,... nhiều làng nghề đã phải nhập khẩu từ một số nước. 1.1.3.5. Hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh của làng nghề Hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh ở các làng nghề rất đa dạng, phong phú, đan xen nhau, gồm: - Hộ thuần nông: phần lớn hay toàn bộ người trong gia đình tham gia sản xuất nông nghiệp. - Hộ kiêm nghiệp: những hộ vừa làm nông nghiệp, vừa làm nghề thủ công nghiệp. - Hộ chuyên nghiệp: phần lớn hay toàn bộ người trong gia đình tham gia làm nghề và nghề đem lại nguồn thu nhập chính cho họ. Các hộ này có thể vẫn có đất nông nghiệp nhưng họ thường thuê người khác làm hoặc cho thuê đất, nhưng không muốn bán đất nông nghiệp. Sản xuất của hộ chuyên nghiệp vẫn chủ yếu diễn ra trong nhà ở của gia đình. Ngoài ra gia đình có thể thuê thêm người để làm. Các hộ này thường gắn với các doanh nghiệp. - Tổ hợp tác, HTX TTCN hoặc HTX nông nghiệp có kinh doanh TTCN. Các tổ hợp tác và HTX chủ yếu đáp ứng dịch vụ đầu vào, đầu ra, còn sản xuất do các hộ gia đình đảm nhận. ở một số làng nghề, HTX tổ chức xưởng sản xuất tập trung ở một số công đoạn cần thiết và liên kết với các doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm và đóng vai trò liên kết giữa doanh nghiệp và hộ gia đình trong sản xuất, kinh doanh. - Doanh nghiệp chuyên kinh doanh ngành hàng TTCN như DNTN, CT. TNHH, công ty cổ phần... Các doanh nghiệp đóng vai trò hạt nhân liên kết các hộ gia đình và HTX kinh doanh ngành nghề TTCN ở nông thôn bằng các hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết kế mẫu mã, hay nhận sản xuất theo mẫu mã của các công ty nước ngoài, cung ứng vật tư, đặt hàng gia công cho các HTX, hộ gia đình, đầu tư lập xưởng, nhà máy để thực hiện một số công đoạn cần thiết, thu gom, đóng gói sản phẩm, xây dựng và quảng bá thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm, nhất là xuất khẩu. Do vậy các doanh nghiệp này đóng vai trò quyết định trong việc phát triển làng nghề. Một số nơi đã xây dựng các khu công nghiệp làng nghề. Các nghề, các công đoạn sản xuất gây ô nhiễm môi trường được đưa vào khu công nghiệp làng nghề, các công đoạn sản xuất nếu không gây ô nhiễm môi trường có thể làm tại các hộ gia đình. Tuy có nhiều loại hình sản xuất ở trong các làng nghề, nhưng hiện nay loại hình thức hộ gia đình vẫn chiếm ưu thế. 1.1.3.6. Truyền nghề, phát triển nghề Mỗi làng nghề đều có một người đầu tiên dạy nghề, truyền nghề cho làng, sau này được dân làng thường gọi là tổ nghề. Việc dạy nghề, trước đây chủ yếu theo phương thức truyền nghề trong gia đình, trong làng, từ đời này sang đời khác, ít được phổ biến ra ngoài. Vì vậy hầu hết các nghề chỉ được lưu truyền trong phạm vi từng làng nghề. Ngày nay, được sự hỗ trợ của Nhà nước, với sự ra đời của các HTX thủ công nghiệp, các trung tâm dạy nghề thì các làng nghề không còn giữ được các bí quyết nghề nghiệp như trước nữa. Tuy vậy phương thức đào tạo nghề hiện nay ở các làng nghề chủ yếu vẫn theo lối truyền nghề kèm cặp, các nghệ nhân đóng vai trò quan trọng. 1.1.4. Vai trò của làng nghề 1.1.4.1. Các làng nghề tạo ra khối lượng hàng hoá phong phú, đa dạng phục vụ cho nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu Với số lượng ngành nghề phong phú, đa dạng và với số lượng lớn các cơ sở, các hộ sản xuất nên các làng nghề đã tạo ra sản phẩm hàng hoá phong phú và đa dạng về chủng loại, khối lượng lớn, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước. Ngoài ra sản phẩm của các làng nghề còn đóng góp quan trọng làm tăng kim ngạch xuất khẩu. Từ năm 1996 đến nay kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN của nước ta tăng nhanh (bảng 1.1). Sản phẩm TCMN của nước ta đã có mặt rất nhiều nước trên thế giới, đã trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu lớn nhất, vượt kim ngạch xuất khẩu của nhiều mặt hàng khác. Năm 2006 kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN đạt 630,4 triệu USD. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN đạt khoảng 750 triệu USD, tăng 19% so với năm 2006 [19]. Khác với các sản phẩm khác, giá trị thực thu xuất khẩu hàng TCMN trên thực tế rất cao (95-97%) do sản xuất chủ yếu bằng nguồn nguyên liệu có sẵn trong nước. Người ta tính toán rằng tăng thêm giá trị xuất khẩu 1 triệu USD hàng TCMN tương đương với tăng giá trị xuất khẩu 4,7 triệu USD hàng dệt may [19]. Bảng 1.1: Giá trị xuất khẩu một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ (1996 – 2000) Đơn vị tính: 1.000 USD Năm 1996 1997 1998 1999 2000 GTXK gốm sứ mỹ nghệ 22.784 51.072 67.815 86.378 109.452 số nước mua 59 76 78 92 84 GTXK gỗ mỹ nghệ 71.390 62.340 26.285 31.560 49.917 số nước mua 40 35 50 52 62 GTXK hàng sơn mài, khảm các loại 7.196 22.839 22.387 15.238 15.578 số nước mua 30 32 32 25 24 GTXK hàng mây tre đan 37.017 55.029 49.238 53.920 67.059 số nước mua 56 71 72 76 92 Nguồn: Tổng cục Thống kê. 1.1.4.2. Làng nghề góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Làng nghề có vai trò tích cực góp phần tăng tỷ trọng công nghiệp, TTCN và dịch vụ, thu hẹp tỷ trọng nông nghiệp, chuyển lao động từ sản xuất nông nghiệp có thu nhập thấp sang ngành nghề phi nông nghiệp có thu nhập cao hơn. Sự phát triển này đã làm thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, từ đó đã tạo ra nền kinh tế đa dạng ở nông thôn, không chỉ có nông nghiệp thuần nhất mà còn có các ngành TTCN, thương mại, dịch vụ. Sự phát triển lan toả của làng nghề đã mở rộng quy mô địa bàn sản xuất, thu hút nhiều lao động. Cơ cấu kinh tế ở nhiều làng nghề đạt 60-80% cho công nghiệp và dịch vụ, 20-40% cho nông nghiệp. Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn theo tỷ lệ 30-40-30 là hợp lý (30% làm nông nghiệp, 40% công nghiệp và 30% làm dịch vụ). Để đạt được cơ cấu này thì cần phải đẩy mạnh phát triển làng nghề để tạo việc làm tại chỗ là rất cần thiết. 1.1.4.3. Làng nghề góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, tạo bình đẳng về thu nhập cho phụ nữ Sản xuất của làng nghề chủ yếu bằng phương pháp thủ công, không đòi hỏi cao về chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ hay trình độ ngoại ngữ. Theo tính toán của các nhà kinh tế, trong giá thành sản phẩm TCMN, lao động sống thường chiếm tỷ cao (60- 65%) [37], xuất khẩu 1 triệu USD hàng TCMN thì thu hút khoảng 3.500-4.000 lao động/năm [19]. Do đó phát triển làng nghề tạo việc làm cho nhiều lao động. Trước hết là trong gia đình, trong làng xã, ngoài ra còn thu hút được nhiều lao động từ các địa phương khác. Mặt khác, làng nghề phát triển sẽ hình thành các nghề khác, các hoạt động dịch vụ liên quan, tạo thêm nhiều việc làm mới, thu hút thêm nhiều lao động. Điều này không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa về mặt xã hội, an ninh trật tự, bởi vì hạn chế được vấn đề di dân từ vùng này sang vùng khác, từ nông thôn ra thành thị. Theo PGS.TS. Đặng Nguyên Anh (Viện Khoa học – Xã hội Việt Nam), 5 năm qua, cả nước có 486.500 người di cư, trong đó 57% di cư từ nông thôn ra thành thị. Riêng TP. Hồ Chí Minh mỗi năm tiếp nhận thêm khoảng 240.000 người, còn Hà Nội tỷ lệ người nhập cư khoảng 9-10% dân số. Dân số nước ta hiện nay khoảng 84 triệu người, đứng thứ 13 trên thế giới. Mật độ dân số là 254 người/km2, cao gần gấp đôi so với Trung Quốc (136 người/km2), gấp trên 10 lần so với các nước phát triển. Theo Liên hợp quốc, để cuộc sống thuận lợi, mật độ bình quân chỉ nên có từ 35-40người/km2. Như vậy, mật độ dân số của nước ta gấp khoảng 6-7 lần tỷ lệ này [21]. Lao động nông nghiệp nước ta chiếm khoảng 60% dân số [43], tỷ lệ thất nghiệp cao (6,5%) [3]. Đất canh tác bình quân đầu người thấp (800m2), ở miền Bắc chỉ còn khoảng 500m2. Hầu hết các vùng quê đều dư thừa lao động, có nơi dư thừa từ 27 – 40% [41]. Mặt khác quá trình CNH, diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi nhiều (Từ 1995-2005 trung bình mỗi năm cả nước mất khoảng 50.000 ha đất nông nghiệp cho các nhu cầu phi nông nghiệp). Những vấn đề trên dẫn đến đời sống của nông dân nghèo, khoảng cách chênh lệch nông thôn và thành thị có xu hướng gia tăng. Vì vậy, vấn đề tạo việc làm cho lao động nông thôn, nông dân nói riêng là mối quan tâm hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Kết quả điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2006 cho biết làng nghề đã thu hút một lượng lao động lớn với 256.000 hộ tham gia thường xuyên, với số lao động là 655.000 người [44]. Phát triển làng nghề còn có ý nghĩa khác là góp phân tạo ra bình đẳng cho phụ nữ. Phụ nữ nước ta chiếm 49% lực lượng lao động, nhưng chỉ 26% là có công việc chính trong lĩnh vực làm công ăn lương (ở nam giới là 41%). Phát triển ngành nghề nông thôn đã thu hút được số lượng lớn phụ nữ với thu nhập ổn định, góp phân nâng cao vị thế của phụ nữ [38, tr.62]. 1.1.4.4. Làng nghề góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân và xây dựng nông thôn mới Thu nhập bình quân của lao động nghề phi nông nghiệp cao hơn khoảng 3-4 lần thu nhập của lao động nông nghiệp; thu nhập của lao động ở đô thị cao hơn khoảng 3,7 lần so với lao động ở nông thôn [41, tr.3-10]. Từ đó ta thấy rằng phát triển làng nghề sẽ tạo điều kiện để giảm dần khoảng cách chênh lệch thu nhập giữa thành thị và nông thôn. ở những nơi có làng nghề phát triển tỉ lệ hộ khá và giàu thường cao hơn, tỉ lệ hộ nghèo thấp hơn hẳn so với những vùng thuần tuý sản xuất nông nghiệp. Phát triển làng nghề cùng với việc tăng thu nhập tạo điều kiện nâng cao đời sống của người dân, không chỉ vật chất mà cả văn hoá, tinh thần. Đồng thời khi nghề nghiệp phát triển đến một mức độ nào đó thì xuất hiện các hình thức văn hoá gắn với nghề như các bài hát, bài vè về nghề nghiệp, kinh nghiệm làm nghề, các tục thờ tổ nghề, hội nghề,… Ngược lại, làng nghề phát triển, thu nhập được nâng cao thì người dân có điều kiện để tổ chức các hoạt động văn hoá. Trong các làng nghề, cùng với sự đổi mới về kinh tế, văn hoá của nhân dân là quá trình xây dựng và đổi mới nông thôn theo hướng HĐH. 1.1.4.5. Thu hút vốn nhàn rỗi và tận dụng nguồn lực trong nhân dân Khác với sản xuất công nghiệp và một số ngành khác, sản xuất của các hộ ở làng nghề đa số không đòi hỏi số vốn đầu tư lớn mà chủ yếu quy mô nhỏ, cơ cấu vốn và lao động ít nên rất phù hợp với khả năng huy động vốn và các nguồn lực vật chất của các gia đình (bảng 1.2). Bảng 1.2: Vốn đầu tư ban đầu cho một chỗ làm việc ở các làng nghề TT Nghề sản xuất Vốn đầu tư toàn bộ (Tr. đồng) Trong đó thiết bị (Tr. đồng) Nguyên liệu (Tr. đồng) Số lao động (lao động) VĐT ban đầu/lao động 1 Thêu ren 0,5 0,2 0,3 1 0,5 2 Mây giang đan 0,2 0,12 0,08 1 0,2 3 Dệt đũi 4,5 1,5 3 3 1,5 4 Làm bánh đa nem, bún 1,5 1 0.5 2 0,75 5 Mộc 5,8 4 1,8 3 1,9 Nguồn: Trung tâm Dân số và nguồn lao động Việt Nam (1997). Vào những năm 90 của thế kỷ XX, đầu tư cho một chỗ làm việc ở DNTN từ 5-10 triệu đồng, trong khi đầu tư cho 1 chỗ làm việc ở làng nghề chỉ khoảng 1 triệu đồng. Bình quân vốn đầu tư ban đầu của doanh nghiệp nhỏ ở nông thôn ít hơn 5 lần, đầu tư cho một lao động ít hơn 3 lần so với chỉ tiêu tương ứng của các doanh nghiệp nhỏ ở thành thị [8, tr.90]. Vốn kinh doanh bình quân của một doanh nghiệp là 1.035,9 triệu đồng, của một hộ chuyên nghề là 20,56 triệu đồng và của một hộ nông nghiệp kiêm nghề là 9,18 triệu đông. sản xuất ở các làng nghề với rất nhiều hộ gia đình đã huy động được một lượng vốn không nhỏ. Các làng nghề còn tiết kiệm được các chi phí khác như chi phí xây dựng cơ bản vì đầu tư cho công việc xây dựng nhà xưởng, kho tàng, đường sá,… được giảm đến mức thấp nhất vì các hộ sản xuất tận dụng các diện tích sẵn có trong gia đình (nhà ở, sân, vườn,…) và trong làng đề làm nơi sản xuất, bảo quản. Ngoài ra các hộ sản xuất còn huy động vốn thông qua việc vay mượn nhau trong gia đình, họ hàng, làng xóm, bạn bè,… thông qua nhiều hình thức rất linh hoạt. Năm 2006 ước tính tổng vốn tích luỹ hiện có của các hộ nông thôn khoảng 90.000 tỷ đồng. Đây là khoản tiền nhàn rỗi khá lớn, cần có các biện pháp và chính sách thích hợp để huy động nguồn vốn nhàn rỗi này phục vụ cho phát triển kinh tế – xã hội của đất nước [44]. 1.1.4.6. Làng nghề thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng, thay đổi bộ mặt nông thôn Làng nghề phát triển có nhu cầu xây dựng nhà xưởng, đường sá, hệ thống cấp điện, nước, bưu điện… Ngược lại làng nghề phát triển, người dân có thu nhập cao, có điều kiện đóng góp để xây dựng cơ sở hạ tầng, đồng thời người dân có nhu cầu và điều kiện trao đổi hàng hoá, mua sắm các tiện nghi sinh hoạt, xây dựng nhà cửa và do đó hình thành trung tâm giao lưu buôn bán. Những trung tâm này ngày càng đựơc mở rộng và phát triển, tạo nên một sự đổi mới trong nông thôn. 1.1.4.7. Làng nghề góp phần bảo tồn và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, phát triển du lịch “Mỗi một làng nghề là một địa chỉ văn hoá, nó phản ánh nét văn hoá độc đáo của từng địa phương, từng vùng” [15]. Nét văn hoá của làng nghề thể hiện qua các nét độc đáo của từng sản phẩm, các lễ hội, các phong tục tập quán của làng nghề. Đặc biệt là ở các làng nghề truyền thống, các sản phẩm được làm bằng bàn tay tài hoa của các nghệ nhân, thợ giỏi, với các nguyên liệu, phong cách Việt Nam, được lưu giữ và phát triển qua các thế hệ, trở thành các sản phẩm truyền thống, không chỉ thể hiện nét văn hoá riêng của từng địa phương mà còn là nét văn hoá của Việt Nam. Ngoài ra, tại các làng nghề truyền thống thường tổ chức lễ cúng tổ nghề để tưởng nhớ các vị tổ nghề đã có công mang nghề và truyền nghề về cho làng. Đây là lễ hội có nhiều ý nghĩa, mang nhiều nét văn hoá dân gian, rất được các làng nghề coi trọng. Đồng thời, điều kiện kinh tế được nâng lên, các làng nghề có điều kiện tổ chức nhiều hoạt động văn hoá dân gian khác, tổ chức các cuộc thi như thi tay nghề, các cuộc thi gắn với nghề. Do các làng nghề truyền thống là nơi kết tinh và phát triển các giá trị văn hoá, văn minh lâu đời của dân tộc, ngày càng có sức hấp dẫn lớn đối với du khách trong nước và quốc tế. Du lịch làng nghề là một sản phẩm mới, trong những năm gần đây đang có xu thế phát triển mạnh mẽ, như làng gốm Bát Tràng, khách du lịch đến đây có thể tham quan nơi sản xuất, vẽ thử lên đồ gốm sứ,... 1.1.5. Các mặt hạn chế của làng nghề Bên cạnh những vai trò to lớn, sự phát triển làng nghề cũng có những hạn chế. Đó là: Thứ nhất, phát triển làng nghề là phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế cá thể, kinh tế tư nhân, bị giới hạn bởi diện tích đất đai, vốn đầu tư nên hạn chế khả năng áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ mới vào sản xuất, năng suất lao động không cao. Thứ hai, phát triển làng nghề sẽ làm tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp nhân dân ở nông thôn. Mức chênh lệch thu nhập giữa nhóm thu nhập cao nhất và thấp nhất ngày càng tăng, năm 2002 là 6 lần, năm 2006 tăng lên 6,5 lần [44]. Thứ ba, phát triển làng nghề tác động xấu tới môi trường sinh thái, cảnh quan. Hầu hết các làng nghề ở nước ta đều ô nhiễm môi trường. Tỷ lệ làng nghề sử dụng thiết bị xử lý nước, chất thải độc hại năm 2006 mới chiếm 4,1% [44]. Thứ tư, do tính chất sản xuất phân tán theo mô hình hộ gia đình, nên việc chỉ đạo, giám sát, quản lý của cơ quan quản lý Nhà nước gặp nhiều khó khăn, dẫn đến tình trạng thất thu thuế từ các làng nghề. Thứ năm, do phát triển kinh tế hộ gia đình, vì lợi nhuận nên dẫn đến hiện tượng tranh giành đất đai, tài sản trong nội bộ gia đình, anh em, họ hàng, làng xóm, vi phạm pháp luật gia tăng. Mặt khác, còn dẫn đến tệ nạn xã hội như nghiện hút, gái mại dâm, cờ bạc làm suy đồi đạo đức của thế hệ trẻ, tác động tới tư duy, lối sống pha trộn, lai căng làm tổn hại tới phong tục tập quán, thuần phong mĩ tục. Thứ sáu, vì mục tiêu cá nhân là lợi nhuận, nhiều nơi làm dối, làm ẩu, làm hàng giả và có xu hướng gia tăng. Thứ bảy, trong làng nghề người lao động thường làm việc từ 10 - 12 tiếng trong ngày, trong điều kiện diện tích chật hẹp, mức ô nhiễm cao, điều kiện phòng chống cháy nổ, an toàn lao động cho người lao động thấp, trong khi thiếu hiểu biết về nghề nghiệp, do đó sức khỏe suy giảm nhanh, tai nạn xảy ra hàng ngày... Các yếu tố trên tác động trực tiếp và thường xuyên tới người lao động và dân cư trong làng. Các loại bệnh thần kinh, đường hô hấp, đường tiêu hóa... chiếm tỷ lệ trên 60% tổng số dân cư trong khu vực làng nghề. 1.2. Những nhân tố tác động đến phát triển làng nghề trong nền kinh tế thị trường Phát triển làng nghề chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Sau đây là một số nhân tố chủ yếu: 1.2.1. Nhu cầu thị trường Nhu cầu thị trường là nhân tố chủ yếu tác động đến sự hình thành, tồn tại và phát triển làng nghề. Bởi vì sản phẩm làng nghề là hàng hoá, do đó phải được thị trường chấp nhận thì mới tiêu thụ được. Trước hết, nhu cầu thị trường làm xuất hiện nghề và từ đó dần dần hình thành nên làng nghề. Đối với các làng nghề, nhu cầu thị trường thay đổi yêu cầu sản phẩm làng nghề thay đổi phù hợp. Điều này buộc các làng nghề phải thay đổi chủng loại sản phẩm hoặc thay đổi mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường và phải nâng cao sức cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Nhu cầu thị trường càng lớn, càng bền vững thì việc sản xuất của các làng nghề càng ổn định và bền vững. Làng nghề nào thích ứng với sự biến động của thị trường thì tồn tại và phát triển. Ngược lại làng nghề nào không đáp ứng được sự thay đổi của nhu cầu thị trường thì sẽ không tồn tại được. Trong thời gian qua, mặc dù thị trường có nhiều biến động nhưng nhiều làng nghề vẫn phát triển tốt do thay đổi sản phẩm phù hợp với sự biến động của thị trường. Bên cạnh đó có những làng nghề sản phẩm không còn phù hợp với thị trường, không thay đổi kịp với sự biến động của thị trường nên bị mai một dần, có làng bị mất đi. 1.2.2. Sức ép kinh tế Nguồn sống chủ yếu của người dân ở nông thôn là thu nhập từ nông nghiệp. Nhiều nơi do đất chật, người đông hoặc do điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng mà thu nhập từ nông nghiệp thấp, không đảm bảo nhu cầu cuộc sống, do đó bắt buộc người dân phải tìm kiếm các ngành nghề phi nông nghiệp để có thu nhập thêm. Trong quá trình đó họ đã lựa chọn được ngành nghề phù hợp và dần dần hình thành nên làng nghề. Nhiều làng nghề tồn tại và phát triển mạnh mẽ đến ngày nay đều có mật độ dân số cao, diện tích canh tác nông nghiệp bình quân đầu người thấp, như làng Ninh Hiệp, làng Đồng Kỵ, làng tranh dân gian Đông Hồ... Vùng ĐBSH trở thành nơi xuất hiện sớm nhất, tập trung nhất các làng nghề có lẽ chính sức ép kinh tế. 1.2.3. Vị trí địa lý Số liệu thống kê cho thấy hầu hết các làng nghề phát triển đều nằm ở vị trí thuận lợi về giao thông hoặc gần nguồn nguyên liệu. Những vị trí như vậy thuận tiện trong chuyên chở nguyên vật liệu, trao đổi và buôn bán sản phẩm,... Đặc biệt là trước kia, do điều kiện về giao thông chưa phát triển thì yếu tố “bến sông bãi chợ” luôn đóng vai trò chính trong việc vận chuyển, buôn bán của làng nghề. Nhiều làng nghề hình thành trên cơ sở nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương như gốm Hương Canh, Thổ Hà... 1.2.4. Kết cấu hạ tầng Kết cấu hạ tầng gồm hệ thống giao thông, hệ thống cấp điện, nước, thông tin, y tế, giáo dục, điều kiện sinh hoạt,... ảnh hưởng rất lớn tới phát triển làng nghề. Giao thông là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất. Giao thông phát triển tạo điều kiện để làng nghề giao lưu, vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm... thuận tiện hơn. Hệ thống cung cấp điện đảm bảo cho các làng nghề sử dụng các thiết bị, máy móc trong sản xuất và phục vụ đời sống. Hệ thống thông tin liên lạc tạo điều kiện cho các làng nghề trao đổi, quảng bá sản phẩm trong nước và quốc tế. Đặc biệt ngày nay trong nền kinh tế thị trường, trong xu thế hội nhập với kinh tế thế giới thì sự phát triển của hệ thống thông tin ngày càng đóng vai trò quan trọng để nắm bắt được nhu cầu của thị trường, để giao dịch, buôn bán,... Ngoài ra hệ thống xử lý rác thải, y tế, giáo dục,... tạo điều kiện cho làng nghề phát triển. 1.2.5. Truyền thống làm nghề Mỗi làng nghề truyền thống đều có những kinh nghiệm, kỹ thuật, thói quen nghề nghiệp, bí quyết riêng trong sản xuất, kinh doanh. Những kinh nghiệm, kỹ thuật, thói quen nghề nghiệp, bí quyết này tạo nên nét độc đáo riêng của từng làng nghề và nằm trong tay các nghệ nhân, thợ giỏi, được truyền từ đời này sang đời khác để lưu giữ và phát triển nghề truyền thống tại địa phương. Những yếu tố truyền thống giúp cho làng nghề giữ được những bí mật nghề nghiệp, làm cho sản phẩm của làng nghề có tính độc đáo, mang đặc trưng riêng của từng làng nghề. Do đó nó là nhân tố có vai trò quan trọng trọng việc duy trì và phát triển của riêng làng nghề. Trong thực tế phát triển nghề hiện nay đội ngũ nghệ nhân đóng vai trò rất quan trong trong việc truyền nghề lại cho các thế hệ kế tiếp. Tuy nhiên nhân tố này lại cản trở việc phát triển nghề sang các địa phương khác, hạn chế việc mở mang phát triển làng nghề. 1.2.6. Vốn phát triển sản xuất Trong bất kỳ quá trình sản xuất kinh doanh nào, vốn là yếu tố không thể thiếu được. Có vốn thì làng nghề mới có điều kiện đầu tư đổi mới máy móc, thiết bị, công nghệ để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, có điều kiện đào tạo nâng cao kỹ năng của người lao động, quảng cáo sản phẩm, xây dựng thương hiệu,... Thông thường vốn của các hộ sản xuất ở các làng nghề chủ yếu là vốn tự có do chính các hộ tự tích luỹ, hoặc vay mượn của anh em, bạn bè. Do đó lượng vốn thường nhỏ, không đáp ứng được nhu cầu sản xuất, đặc biệt là mở rộng thị trường, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Ngày nay nhờ những chủ trương của Đảng và Nhà nước, các cơ chế chính sách về tài chính, tín dụng đã có nhiều thay đổi tạo điều kiện cho các cơ sở, các hộ sản xuất trong các làng nghề vay vốn tạo điều kiện cho các làng nghề phát triển sản xuất. 1.2.7. Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Đây là yếu tố quan trọng, không chỉ để làng nghề phát triển mà còn để làng nghề phát triển bền vững. Đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước phù hợp với quy luật khách quan thì sẽ thúc đẩy làng nghề phát triển, ngược lại thì hạn chế sự phát triển của làng nghề. Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước một mặt hỗ trợ, khuyến khích người dân mạnh dạn đầu tư sản xuất, áp dụng các công nghệ hiện đại vào sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh. Mặt khác đảm bảo làng nghề phát triển theo đúng quy hoạch, kế hoạch, đảm bảo môi trường. Nhà nước xây dựng các quy hoạch, kế hoạch phát triển làng nghề, ban hành các chính sách khuyến khích phát triển như hỗ trợ vay vốn ưu đãi, đền bù đất đai, đào tạo lao động, thuế,... Mặt khác, sự tổ chức, quản lý của Nhà nước tạo điều kiện cho làng nghề phát triển bền vững, hạn chế gây ô nhiễm, tàn phá môi trường, gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, văn hoá, xã hội, làm thất thu thuế. Không có sự quản lý của Nhà nước, làng nghề tự do cạnh tranh không lành mạnh, chẳng những không phát triển mà còn kìm hãm sự phát triển, không nâng cao được năng lực cạnh tranh của làng nghề với thị trường trong và ngoài nước... Trước đổi mới, chúng ta không chú ý phát triển kinh tế tư nhân nên các làng nghề theo nghĩa là các đơn vị kinh tế độc lập đã chuyển thành các HTX TTCN hoặc các tổ hợp tác, các đội ngành nghề trong các HTX sản xuất nông nghiệp. Các HTX này với trình độ quản lý yếu kém đã làm cho các làng nghề không phát triển được,... Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đánh dấu một bước ngoặt trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta. Các chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước đã khuyến khích phát triển kinh tế nói chung và làng nghề nói riêng. Trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, làng nghề luôn giữ một vị trí quan trọng, luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, đề cập nhiều qua các kỳ Đại hội. Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: "Phát triển các ngành nghề, làng nghề và các ngành nghề mới bao gồm tiểu thủ công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu..." [12, tr.45]. Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục nhấn mạnh: "Phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ nông thôn, hình thành các khu vực tập trung công nghiệp, các điểm công nghiệp ở nông thôn, các làng nghề gắn với thị trường xuất khẩu..." [13, tr.172]. Nhà nước đã ban hành nhiều luật pháp và chính sách liên quan đến phát triển làng nghề như Luật Đất đai, Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư... các chính sách tín dụng, chính sách đầu tư,... Đặc biệt là Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24 tháng 11 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ "về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn" và Nghị định 66/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 07 tháng 7 năm 2006 về "Phát triển ngành nghề nông thôn" (phụ lục 1). Nhờ những chủ trương chính sách đó làng nghề đã có bước phát triển mới. Tốc độ tăng bình quân số hộ và cơ sở ngành nghề nông thôn hàng năm là 8,9-9,8%/năm. Theo tiêu chí làng có 20% số hộ tham gia ngành nghề nông thôn thì cả nước có 2.017 làng nghề, thu hút trên 11 triệu lao động, chiếm 29,5% tổng số lao động tại các làng nghề. Một số làng nghề có thể thu hút đến trên 60% tổng số lao động của địa phương vào các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp [3]. Tuy vậy, các chính sách của Nhà nước đối với làng nghề còn ít, ban hành quá chậm. Một số chính sách hiệu quả chưa cao, nội dung chưa hợp với thực tế. Nhiều địa phương đã có những chính sách riêng khuyến khích phát triển làng nghề. Trên đây là một số nhân tố chủ yếu. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển các làng nghề trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong đó có những nhân tố tạo điều kiện tốt, nhưng có những nhân tố tác động xấu, ngay cả trong từng nhân tố cũng có mặt tác động tốt, mặt tác động xấu. 1.3. Kinh nghiệm phát triển làng nghề ở một số tỉnh 1.3.1. Tỉnh Thái Bình Đến nay, tất cả 285 xã, phường, thị trấn của Thái Bình đều có hoạt động ngành nghề, trong đó 125 xã có làng nghề truyền thống như dệt vải, đan chiếu, làm hàng mây tre, thêu ren,... tồn tại từ lâu đời, xen kẽ với những làng có nghề mới du nhập như đan túi sợi, sản xuất lưỡi câu, đan lưới ni lông, chiếu trúc, đá mỹ nghệ... Số làng nghề tăng từng năm, đến năm 2007 toàn tỉnh 210 làng nghề (theo số liệu của Sở Công Thương Thái Bình). Năm 2001, GTSX công nghiệp của các làng nghề đạt 900 tỷ đồng, chiếm 30% trong GTSX công nghiệp của tỉnh, năm 2007 đã tăng lên 35%. Hoạt động nghề và làng nghề đã tạo việc làm cho hơn 163.000 người, thu nhập ổn định từ 450.000 - 500.000 đồng/người/tháng. Đã xuất hiện hàng trăm doanh nghiệp trong các làng nghề. Việc phát triển làng nghề đã góp phần làm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thay đổi theo hướng tích cực. Năm 2000, cơ cấu kinh tế của tỉnh là nông nghiệp 53%, công nghiệp - xây dựng 14,75%, thương mại, dịch vụ và 31,5%, đến năm 2006 tương ứng là 40%, 25,59% và 34,5%. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2000 là 3,19%, đến năm 2007 tăng lên 11,51% [22]. Để khuyến khích phát triển làng nghề, tỉnh Thái Bình đã thực hiện một số giải pháp: - Chú trọng công tác đào tạo nghề cho người lao động, khuyến khích tư nhân và các tổ chức xã hội mở cơ sở đào tạo nghề cho nông dân. - Xây dựng hệ thống cơ chế chính sách đầu tư thông thoáng để tạo nên sức hút đầu tư, lựa chọn đầu tư phát triển những ngành nghề có công nghệ phù hợp với khả năng, trình độ của người lao động - Thông qua các tổ chức chính trị - xã hội phát động các phong trào phát triển kinh tế như: Cho vay vốn, phổ biến kinh nghiệm sản xuất, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ mới... 1.3.2. Tỉnh Bắc Ninh Làng nghề ở Bắc Ninh hình thành và phát triển từ lâu đời, hoạt động ở hầu hết các ngành kinh tế chủ yếu. GTSX của các làng nghề tăng nhanh, luôn chiếm từ 75-80% GTSX công nghiệp ngoài quốc doanh và khoảng 30% GTSX công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh. Đến năm 2004 tỉnh đã quy hoạch và đầu tư xây dựng 21 cụm công nghiệp làng nghề. Hiện nay, toàn tỉnh có 62 làng nghề và đặc biệt là có những làng nghề phát triển rất mạnh như làng nghề sản xuất sắt thép Đa Hội và Trịnh Xá (xã Châu Khê, Từ Sơn), làng nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ (xã Đồng Quang, Từ Sơn), xã Phong Khê. Để phát triển làng nghề, Bắc Ninh đã có một số giải pháp: - Sau ngày tái lập tỉnh, Tỉnh uỷ Bắc Ninh đã ban hành nhiều nghị quyết chỉ đạo việc xây dựng, phát triển làng nghề, ngành nghề TTCN như: Nghị quyết 04-NQ/TU về phát triển làng nghề TTCN (1998); Nghị quyết số 12-NQ/TU về: “Xây dựng và phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp - TTCN”(2000), Nghị quyết 02-NQ/TU về xây dựng và phát triển KCN, cụm công nghiệp đa nghề và làng nghề (5-2001), Nghị quyết về đưa khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất TTCN (năm 2002);... UBND tỉnh có Quyết định 87/2004/QĐ-UB về quy chế quản lý, sử dụng quỹ khuyến công ... - Quy hoạch tạo mặt bằng cho sản xuất, xây dựng mô hình khu công nghiệp làng nghề đạt tiêu chuẩn môi trường. Khuyến khích phát triển các cụm công nghiệp làng nghề và đa nghề nhằm quy hoạch lại các cơ sở sản xuất, nâng lên quy mô lớn. Tỉnh đã có chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất trong khu công nghiệp: miễn tiền thuế đất trong 10 năm liền và giảm 50% cho những năm tiếp theo hoặc được miễn và giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, được xét hỗ trợ thêm 10-30% giá trị đền bù thiệt hại về đất (nếu có). - Ban hành chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp (Quyết định số 60/2001/QĐ-UB ngày 26 tháng 6 năm 2001 và Quyết định số 104/2002/QĐ-UB ngày 30 tháng 8 năm 2002 của UBND tỉnh). - Ưu tiên sử dụng quỹ khuyến công cho các cơ sở sản xuất trong các làng nghề, nhất là chương trình nhân cấy nghề mới. Thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ cho các làng nghề về các lĩnh vực như vốn, thị trường, khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực... - Thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ theo Quyết định số 193/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ để đáp ứng được nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp, hộ sản xuất trong các làng nghề đối với thế chấp không đủ điều kiện theo yêu cầu của các ngân hàng thương mại nhà nước. - Quan tâm, hỗ trợ các doanh nghiệp làng nghề đổi mới thiết bị công nghệ, kết hợp cổ truyền với hiện đại và đã thực hiện hơn 10 chương trình với vốn vay từ nguồn vốn khoa học công nghệ từ ngân sách [40, tr.280-28]. - Thành lập và tạo điều kiện cho hoạt động các hội, hiệp hội nghề nghiệp theo nhóm sản phẩm, tạo liên kết giữa các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất với nhau, giữa người sản xuất, cung ứng nguyên liệu với những người chế biến, tiêu thụ để thống nhất định hướng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tránh cạnh tranh không lành mạnh gây khủng hoảng thừa, thiếu, sốt giá. - Tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ từ trung ương và các tổ chức nước ngoài, huy động nguồn đóng góp của các tổ chức kinh tế trong nước hỗ trợ các chương trình, dự án giải quyết ô nhiễm môi trường trong các làng nghề, bao gồm cả xử lý riêng lẻ trong các doanh nghiệp và xử lý tập trung ở các khu và cụm công nghiệp. Ngoài chính sách của tỉnh, các huyện còn có những giải pháp riêng hỗ trợ làng nghề phát triển. Huyện Gia Bình đã cho vay vốn phục vụ cho sản xuất. Huyện Yên Phong xây dựng và tích cực thực hiện đề án khôi phục và phát triển ngành nghề truyền thống, triển khai đề án xây dựng cụm công nghiệp tập trung ở Phong Khê, Văn Môn, Tam Đa và đề án cơ giới hoá sản xuất. Huyện tiếp tục triển khai thực hiện đề án khôi phục và phát triển ngành nghề truyền thống, đưa nghề mới vào địa phương, củng cố và phát triển các làng nghề theo hướng mở rộng quy mô và đổi mới kỹ thuật công nghệ, đa dạng hoá ngành nghề, sản phẩm, gắn sản xuất kinh doanh với bảo vệ môi trường, triển khai quy hoạch, xây dựng 2-3 cụm công nghiệp vừa và nhỏ đa nghề. Huyện Từ Sơn chủ trương phát triển kinh tế dựa trên những làng nghề sẵn, xây dựng 2 cụm công nghiệp làng nghề là cụm sắt thép Châu Khê và cụm đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Quang, đẩy nhanh tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng 4 cụm công nghiệp làng nghề và đa nghề: sắt Đa Hội, đồ gỗ cao cấp Đồng Kỵ, cụm công nghiệp đa nghề Tân Hồng và Đình Bảng. Huyện Thuận Thành vừa duy trì hoạt động các ngành nghề truyền thông, vừa xây dựng một số chương trình, đề án nhu xây dựng cụm công nghiệp Dâu, phát triển dâu tơ tằm,... chỉ đạo ngành ngân hàng phối hợp với Hội Nông dân thành lập các tổ vay vốn tại 100% thôn xóm với thủ tục đơn giản. 1.3.3. Tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội) Năm 2007, Hà Tây có 1.180/1460 làng có nghề, trong đó có 240 làng nghề, giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động ở nông thôn, đóng góp khá lớn cho GTSX công nghiệp, TTCN toàn tỉnh. GTSX khu vực các làng nghề trong tỉnh đạt khoảng 3.000 tỉ đồng/năm, chiếm gần 40% tổng GTSX công nghiệp, TTCN toàn tỉnh. Có khá nhiều doanh nghiệp làng nghề đạt kim ngạch xuất khẩu hàng hóa từ 1 triệu USD trở lên như: các CT. TNHH mây tre đan Yên - Trường, Tiến Động, Văn Minh, Ngọc Sơn... và có 9 làng nghề có doanh thu đạt 50 tỉ đồng/năm trở lên, trong đó làng nghề mây tre đan Yên Trường (huyện Chương Mỹ), đạt doanh thu 70 tỉ đồng/năm; làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Vạn Điểm (huyện Thường Tín) đạt doanh thu 105 tỉ đồng/năm; làng nghề dệt kim, bánh kẹo La Phù (huyện Hoài Đức) đạt doanh thu 340 tỉ đồng/năm. Để phát triển làng nghề, Hà Tây đã thực hiện nhiều giải pháp: - UBND tỉnh ban hành tiêu chí làng nghề của tỉnh (Quyết định số 1492/1999/QĐ-UB ngày 3 tháng 12 năm 1999). Tỉnh uỷ ra Chỉ thị số 04/CT-TU ngày 26 tháng 3 năm 2001 về phát triển ngành nghề trên địa bàn tỉnh. Tháng 5-2006, Tỉnh uỷ đã ban hành Nghị quyết số 04- NQ/TU về phát triển công nghiệp, TTCN đến năm 2010 và định hướng những năm tiếp theo; UBND tỉnh đã chỉ đạo rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp đến năm 2010, định hướng phát triển đến năm 2020; quy hoạch phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn giai đoạn từ năm 2007 – 2010, định hướng phát triển đến năm 2015. Trong 4 năm (2001- 2005), tỉnh đã đầu tư 20 tuyến đường vào các điểm du lịch làng nghề với tổng kinh phí là 25 tỷ. Tổng vốn đầu tư vào khu vực sản xuất của các làng nghề TTCN đang tăng lên đáng kể. Trong đó, nguồn vay ưu đãi của các tổ chức tín dụng lên tới 1.080 tỉ đồng, tăng 622 tỉ đồng so với năm 2000. - Thông qua các quỹ khuyến công quốc gia, quỹ khuyến công của tỉnh hỗ trợ giúp chính quyền các địa phương mở các lớp truyền nghề, dạy nghề, nâng cao tay nghề cho người lao động. Sở Công nghiệp (nay là sở Công Thương) đã tập trung tuyên truyền, khuyến khích giúp đỡ các doanh nghiệp làng nghề, cá nhân khởi sự doanh nghiệp, lập dự án xin chủ trương đầu tư, tìm kiếm mặt bằng sản xuất, đào tạo nguồn nhân lực, huy động vốn, xin ưu đãi đầu tư, xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường xuất khẩu và các thủ tục hành chính khác theo quy định của pháp luật; hướng dẫn tư vấn cơ sở sản xuất nông nghiệp nông thôn đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất... 1.3.4. Một số bài học rút ra từ sự phát triển làng nghề của một số tỉnh - Các cấp uỷ Đảng, chính quyền phải quan tâm, chỉ đạo và ban hành các chủ trương, chính sách thiết thực, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương để khai thác tốt các nguồn lực. - Chú trọng công tác đào tạo nghề cho người lao động, khuyến khích tư nhân và các tổ chức xã hội mở cơ sở đào tạo nghề cho nông dân. Ưu tiên sử dụng quỹ khuyến công cho các cơ sở sản xuất trong các làng nghề, nhất là chương trình nhân cấy nghề mới. Thông qua các tổ chức chính trị - xã hội phát động các phong trào phát triển nghề. Lựa chọn phát triển những ngành nghề phù hợp với điều kiện của địa phương để phát triển. - Phải xây dựng quy hoạch phát triển làng nghề và tổ chức tốt công tác triển khai thực hiện quy hoạch. - Thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ để đáp ứng được nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp, các hộ sản xuất trong các làng nghề đối với thế chấp không đủ điều kiện theo yêu cầu của các ngân hàng thương mại nhà nước. Tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ từ trung ương và các tổ chức nước ngoài, huy động nguồn đóng góp của các tổ chức kinh tế trong nước hỗ trợ các chương trình, dự án phát triển làng nghề. - Quan tâm, hỗ trợ các doanh nghiệp làng nghề đổi mới thiết bị công nghệ, kết hợp cổ truyền với hiện đại. - Thành lập và tạo điều kiện cho hoạt động các hội, hiệp hội nghề nghiệp theo nhóm sản phẩm, tạo liên kết giữa các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất với nhau, giữa người sản xuất, cung ứng nguyên liệu với những người chế biến, tiêu thụ để thống nhất định hướng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tránh cạnh tranh không lành mạnh gây khủng hoảng thừa, thiếu, sốt giá. - Kết hợp phát triển du lịch với làng nghề. - Các cơ quan nhà nước cần hỗ trợ, tư vấn cho các doanh nghiệp làng nghề, tìm kiếm mặt bằng sản xuất, xin ưu đãi đầu tư, xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường xuất khẩu... - Ngoài các chính sách của tỉnh thì các huyện, thành, thị và xã phải có những giải pháp của riêng mình hỗ trợ làng nghề phát triển. Chương 2 thực trạng phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An 2.1. Đặc điểm hình thành, phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An 2.1.1. Những đặc điểm của Nghệ An ảnh hưởng đến phát triển làng nghề 2.1.1.1. Đặc điểm về tự nhiên Nghệ An nằm ở trung tâm khu vực Bắc Trung Bộ, trên trục giao thông Bắc-Nam, phía bắc giáp tỉnh Thanh Hoá, phía nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía đông giáp biển Đông, phía tây giáp Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Nghệ An có diện tích tự nhiên 1.648.729 ha, lớn nhất nước với 20 huyện, thị (gồm 7 huyện đồng bằng, 10 huyện miền núi, thành phố Vinh và 2 thị xã Cửa Lò, Thái Hoà). Chủng loại thổ nhưỡng phong phú, đa dạng, có nhiều tiềm năng về tài nguyên rừng. Đến tháng 10/2006, tổng diện tích lâm nghiệp toàn tỉnh là 1.178.182 ha (số liệu của đoàn Quy hoạch lâm nghiệp Nghệ An). Rừng Nghệ An đa dạng, phong phú có đến 153 họ, 522 chi và 986 loài cây thân gỗ. Ngoài ra còn có các loại thân thảo, thân leo, hạ đẳng, các loại lâm sản khác như: song mây, quế, cánh kiến đỏ, cây dược liệu... với trữ lượng khá lớn, gỗ khoảng 50 triệu m3, tre nứa mét khoảng trên 1.000 triệu cây... Về địa hình, Nghệ An nằm ở Đông Bắc dãy Trường Sơn, có địa hình đa dạng, phức tạp, bị chia cắt mạnh bởi các dãy đồi núi và hệ thống sông, suối. Hệ thống sông ngòi hẹp và dốc. Nghệ An có bờ biển dài 82 km và diện tích vùng biển 4.230 hải lý vuông. Dọc bờ biển có 6 cửa lạch, tàu từ 50 - 1.000 tấn ra vào được. Vùng biển có tới 267 loài cá thuộc 91 họ. Một số loài có trữ lượng lớn như cá trích, các nục, cá cơm, tôm, mực... Trữ lượng hải sản các loại khoảng 80.000 tấn (số liệu của Viện Nghiên cứu thủy sản năm 1998). Khả năng khai thác hợp lý khoảng 35.000 - 37.000 tấn/năm. Ngoài ra, dọc bờ biển có 3.500 ha diện tích mặt nước lợ có thể nuôi trồng thủy sản, hiện nay đã sử dụng khoảng 2.500 ha. Tài nguyên khoáng sản của Nghệ An tương đối phong phú. Trong đó có các loại như đá trắng, một số loại đá có chất lượng tốt và màu sắc đẹp, có thể làm nguyên liệu chế tác sản phẩm mỹ nghệ. 2.1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội * Dân số và lao động Năm 2006, dân số Nghệ An là 3.064.271 người [7], đứng thứ tư cả nước (sau TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và Thanh Hoá) chiếm 3,64% dân số cả nước. Mật độ dân số trung bình 186 người /km2, thuộc loại cao so với các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ, xếp thứ 40/64 tỉnh thành. Dân số khu vực nông thôn chiếm 89,14% (bảng 2.1), cao hơn bình quân chung cả nước. Phân bố dân cư và lao động giữa các vùng trong tỉnh không đều: 64,24% tập trung ở vùng đồng bằng, đô thị (trong khi vùng này chỉ chiếm 16,7% diện tích cả tỉnh). Bảng 2.1: Cơ cấu dân số khu vực thành thị và nông thôn Nghệ An Khu vực 2000 2006 Người Tỷ lệ % Người Tỷ lệ % Tổng số 2.901.977 100,00 3.064.271 100,00 Khu vực thành thị 300.314 10,35 332.666 10,86 Khu vực nông thôn 2.601.663 89,65 2.731.605 89,14 Nguồn: [7, tr.21]. Số người trong độ tuổi lao động (từ 15 - 55 tuổi đối với nữ và đến 60 tuổi đối với nam) là 1.846.422 người, chiếm 60,25% dân số toàn tỉnh. Số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, có nhu cầu việc làm nhưng đang không có việc làm tăng lên nhanh hàng năm (bảng 2.2). Hiện nay cả tỉnh còn khoảng 45 vạn người cần được giải quyết việc làm. Đây là một thách thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh [34]. Bảng 2.2: Cân đối lao động tỉnh Nghệ An năm 2006 Năm Số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động Số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, có nhu cầu việc làm nhưng đang không có việc làm Tỷ lệ 4/2 (%) Số lượng So sánh với năm trước(%) Số lượng So sánh với năm trước (%) 1 2 3 4 5 6 2002 1610918 - 11524 - 0,72 2003 1687997 104,78 11782 102,24 0,70 2004 1740474 103,11 20012 169,85 1,15 2005 1808665 103,92 24112 120,49 1,33 2006 1846422 102,09 37423 155,20 2,03 Nguồn: [7, tr. 27]. Nghệ An có nhiều dân tộc, người Kinh chiếm trên 86,25%, Thái 9,59%; Khơ Mú 1,07%; còn lại là dân tộc Hmông, Mường, Thổ, Ơđu. * Kinh tế Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn giai đoạn 2001-2006 đạt 10,25%, cao hơn mức bình quân chung của vùng Bắc Trung bộ. Năm 2007 GDP đạt 12.519 tỷ đồng (theo giá so sánh 1994), tốc độ tăng trưởng GDP đạt 10,5%; cơ cấu kinh tế: công nghiệp - xây dựng đạt 32,01%, nông nghiệp 31,03%, dịch vụ 36,96% [55]. Bảng 2.3: Tổng sản phẩm nội địa theo giá so sánh năm 1994 ĐVT: triệu đồng Khu vực 1996 2000 2006 SL % SL % SL % Tổng sản phẩm trên địa bàn 4 750 536 100,00 6 317 904 100,00 11 330 358 100,00 Nông lâm nghiệp và 2 213 208 46,59 2 793 381 44,21 3 753 159 33,12 thuỷ sản Công nghiệp-xây dựng 710 938 14,97 1 203 690 19,05 3 608 249 31,85 Dịch vụ 1 826 390 38,45 2 320 833 36,73 3 968 950 35,03 Nguồn: [7]. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, giảm tỷ trọng nông nghiệp, thể hiện sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Theo lãnh thổ, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm bớt chênh lệch giữa miền núi và đồng bằng, nông thôn và đô thị. Một số ngành phát triển vững chắc như: xi măng, đá xây dựng, thiếc, đường kính, lạc, chè, cà phê, cao su... Đã hình thành một số vùng cây nguyên liệu tập trung (mía, dứa, sắn, rừng nguyên liệu) cho công nghiệp chế biến. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ 5 năm (2001-2005) đạt 419 triệu USD (trong đó xuất khẩu hàng hoá là 296 triệu, chiếm tỷ trọng 70,5%), tăng bình quân 33,2 %/năm. Thu nhập bình quân đầu người năm 2001 là 2,88 triệu đồng, năm 2005 là 4,748 triệu đồng, năm 2006 là 6,40 triệu đồng, năm 2007 là 7,47 triệu đồng. Mức tăng bình quân 5 năm là 12,57 % trong đó khu vực nông thôn tăng bình quân 13,29%. Tỷ lệ hộ dân được dùng nước sạch khu vực đô thị đạt 98,8%, khu vực nông thôn đạt 68%, khu vực miền núi đạt 47%. Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí cũ đã giảm từ 19,75 % năm 2000 xuống 9,6% năm 2005. Theo tiêu chí mới năm 2005 là 27,14%, năm 2006 xuống còn 24%. ở miền núi tỷ lệ nghèo vẫn còn trên 50%. Nguy cơ tái nghèo còn cao [34]. Tuy tốc độ tăng trưởng tương đối cao nhưng quy mô xuất phát điểm thấp (năm 2005, GDP của tỉnh chỉ chiếm 2% GDP của cả nước, trong khi dân số chiếm 3,64% dân số cả nước) nên quy mô quy mô tăng thêm không đáng kể. Quy mô hàng hóa xuất khẩu bé, hiệu quả chưa cao; lượng hàng hóa xuất khẩu sản xuất trên địa bàn tỉnh chỉ chiếm khoảng 60%, còn lại 40% là khai thác từ tỉnh khác; hàng hóa xuất khẩu đại đa số là sản phẩm thô, nguyên liệu thô nên hiệu quả thấp, tính ổn định các mặt hàng xuất khẩu chưa vững chắc. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, phù hợp với mục tiêu phát triển nhưng tốc độ chuyển dịch chưa tương xứng tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Thu nhập bình quân đầu người tăng nhưng so với mức bình quân chung của cả nước còn thấp. Hoạt động của các loại hình kinh tế tư nhân quy mô còn nhỏ, vốn và lao động ít, doanh số thấp, hiệu quả kinh doanh chưa cao. Đến nay Nghệ An vẫn còn là tỉnh nghèo. * Giao thông Về đường bộ, Nghệ An Quốc lộ 1A (85 km) và đường Hồ Chí Minh (132 km) chạy xuyên suốt chiều dài tỉnh. Cắt 2 trục đường này có nhiều đường quốc lộ, tỉnh lộ chạy từ đông sang tây làm thành mạng lưới: quốc lộ 7 chạy tới cửa khẩu Nậm Cắn sang Lào dài 225 km; quốc lộ 48 Yên Lý - Quế Phong dài 122 km; quốc lộ 46 Cửa Lò - Đô Lương dài 84 km,... Phía tây tỉnh có đường 15 chạy theo hướng cùng quốc lộ 1 dài 149 km. Ngoài ra còn có 365 km đường cấp tỉnh, 5.930 km đường cấp huyện, xã và hàng ngàn km đường vùng nguyên liệu. Nghệ An có tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua tỉnh dài 94 km với 6 ga, trong đó ga Vinh là ga lớn, có khối lượng hàng hóa và hành khách thông qua lớn. Ngoài ra còn có các tuyến đường sắt nội tỉnh từ thị trấn Cầu Giát đi Nghĩa Đàn. Về đường biển, Nghệ An đã hình thành cụm cảng, gồm Cửa Lò, Bến Thuỷ, Xuân Hải, Hòn Ngư. Cảng Cửa Lò có thể tiếp nhận tàu có trọng tải 10.000 tấn, mỗi ngày có thể bốc xếp 6000-8000 tấn, mỗi năm lượng hàng hoá thông qua cảng đạt gần một triệu tấn. Cảng đang được nâng cấp, đến năm 2010 hàng hoá thông qua cảng đạt từ 3 đến 3.5 triệu tấn/năm, có thể tiếp nhận tàu có trọng tải từ 15.000 - 20.000 tấn. Về đường sông, Nghệ An có nhiều sông như sông Lam, sông Hiếu,... nhưng các sông đều có độ dốc lớn. Về đường không, Nghệ An có sân bay Vinh đã được nâng cấp, các loại máy bay hạng trung có thể hạ - cất cánh. Hiện nay mới chỉ khai thác tuyến Vinh - Sài Gòn. * Kết cấu hạ tầng nông thôn Kết cấu hạ tầng nông thôn trong những năm qua có nhiều cải thiện. Thông qua thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, nhiều vùng nông thôn được đổi mới. Hơn 97,7% số xã có điện lưới cho sinh hoạt và sản xuất; 94,3% số xã có đường ô tô đến trụ sở UBND xã; số xã có hệ thống đường liên thôn đã được bê tông hay nhựa hóa từ 50% trở lên chiếm 47,4%; 52,4% số xã có nhà văn hóa; 100% số xã có trạm y tế; 96,6% số xã có điện thoại. Tỷ lệ hộ dân được nghe đài phát thanh radio là 100%, xem truyền hình quốc gia và địa phương là 85%. Đến năm 2006 toàn tỉnh đã huy động được nguồn lực trong dân làm được gần 4.000 km đương nhựa và bê tông [35, tr.5]. Năm 2007, số thuê bao điện thoại đã đạt tỷ lệ 25,66 máy/100 dân [55]. * Tiềm năng du lịch Nghệ An có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp và một số điểm tham quan nổi tiếng. Năm 2005, Nghệ An đã đón 1.400.820 lượt khách lưu trú, trong đó có 40.847 lượt khách quốc tế [50]. Năm 2007 lượng khách du lịch đã đạt 2 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế là 65.500 lượt [55]. * Giáo dục và đào tạo Trên địa bàn tỉnh có các trường đại học và cao đẳng: Đại học Vinh, Đại học Sư phạm kỹ thuật, Cao đẳng kinh tế kỹ thuật, Cao đẳng Y tế, Cao đẳng Sư phạm, 3 trường Trung học kỹ thuật, 7 trường đào tạo công nhân kỹ thuật và dạy nghề cùng với nhiều trung tâm dạy nghề ở các huyện, hàng năm đào tạo khoảng 22.000 - 25.000 lao động kỹ thuật. Tất cả 20 huyện, thành thị đã có cơ sở dạy nghề công lập [49]. Những đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của Nghệ An ảnh hưởng đến phát triển làng nghề như sau: Thuận lợi - Nghệ An có hệ thống giao thông đa dạng với đầy đủ đường bộ, đường biển, đường sắt, đường hàng không và kết cấu hạ tầng đã có nhiều tiến bộ,... tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu, vận chuyển hàng hoá trong và ngoài nước. - Đất đai của Nghệ An có diện tích lớn phù hợp cho việc phát triển các cây công nghiệp. Rừng Nghệ An có chủng loại phong phú, trữ lượng khai thác được còn lớn. Tài nguyên khoáng sản thiên nhiên Nghệ An phong phú, đa dạng, trong đó có nhiều loại phù hợp với phát triển nghề với trữ lượng lớn... là nguồn nguyên liệu dồi dào cho phát triển nghề. - Kinh tế Nghệ An trong những năm qua đã đạt được những kết quả khả quan. Bước đầu hình thành một số ngành công nghiệp trọng điểm, có vị thế trong cả nước, nhiều công trình lớn đã được đầu tư xây dựng, hình thành một số ngành công nghiệp mũi nhọn như xi măng, mía đường, khu công nghiệp Bắc Vinh,... là tiền đề để phát triển công nghiệp và các ngành, nghề dịch vụ khác. - Người dân Nghệ An cần cù, thông minh, khéo tay, có tinh thần đoàn kết, sáng tạo, cần kiệm. Sau nhiều năm thực hiện chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, trong sự giao lưu kinh tế - xã hội mở rộng, người Nghệ An đã tiếp thu được nhiều tư duy kinh tế mới, khắc phục được những yếu điểm của tư duy kinh tế truyền thống, một số người đã mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất. - Có tiềm năng phát triển du lịch, có thể kết hợp phát triển du lịch làng nghề và phát triển các sản phẩm TCMN. - Có các trường đại học, cao đẳng, trường dạy nghề, tạo điều kiện đào tạo, cung cấp lao động quản lý và lao động kỹ thuật. Khó khăn - Nghệ An nằm trong vùng có điều kiện khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, nhất là bão, lụt hay xảy ra ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sản xuất (năm 2007 có 2 cơn bão gây thiết hại 8.000 ha lúa màu, 20.900 ha ngô, 8.911 ha hoa màu, 10.500 ha mía, hư hỏng 292 km đường,.... ước thiệt hại khoảng 800 tỷ đồng [55]). - Diện tích tự nhiên rộng, lại bị chia cắt bởi hệ thống sông suối, đồi núi nên việc phát triển kết cấu hạ tầng, giao lưu học hỏi cũng như mua bán, trao đổi sản phẩm giữa các vùng không thuận lợi, làm tăng chi phí vận chuyển. - Nghệ An vẫn là tỉnh nghèo, thu ngân sách không đủ chi, kém phát triển so với các tỉnh trong vùng, trong cả nước (phụ lục 4). Công nghiệp quy mô chủ yếu là vừa và nhỏ, số cơ sở công nghiệp có quy mô lớn, nhất là công nghiệp trung ương còn chiếm tỷ trọng hết sức nhỏ (7%) hạn chế trong việc phát triển các ngành nghề dịch vụ. - Trình độ dân trí của một bộ phận dân cư còn thấp, nhất là đồng bào dân tộc vùng cao. Trình độ lao động nông thôn không đồng đều giữa các vùng, các huyện, số người được đào tạo chưa nhiều, tỷ lệ mù chữ còn khá cao. Một bộ phận người dân nông thôn còn có tư duy chịu khổ hơn chịu khó, dễ bằng lòng với hoàn cảnh hơn là tìm tòi, bứt phá khỏi nghèo khổ, quen với tư duy sản xuất thời bao cấp, còn nôn nóng, chủ quan. - Nghệ An nằm trong khu vực kinh tế chưa phát triển; xa Hà Nội và các trung tâm kinh tế năng động, đầu mối giao lưu của cả nước; xa khu vực ĐBSH là nơi có làng nghề phát triển nhất cả nước nên khó khăn trong việc tiếp cận để học hỏi phát triển làng nghề. - Người dân có điều kiện để phát triển các nghề khác như trồng trọt, chăn nuôi, áp lực tìm kiếm các nghề khác để làm kế sinh nhai không lớn. Trong lúc đó thu nhập bước đầu của ngành nghề nông thôn thường là thấp, chưa thực sự cạnh tranh nên chưa hấp dẫn người dân tìm kiếm, mở mang các ngành nghề khác. - Hệ thống các cơ sở dạy nghề chủ yếu tập trung ở thành phố, thị xã và các huyện đồng bằng. Các cơ sở dạy nghề ở các huyện đầu tư cơ sở vật chất còn hạn chế, thiếu phương tiện, thiết bị và đồ dùng dạy học. Các chương trình dạy nghề chưa đổi mới, chưa phù hợp với điều kiện phát triển nghề, chưa gắn kết với sản xuất (xem thêm phụ lục 2, phụ lục 3) 2.1.2. Lịch sử phát triển nghề và làng nghề ở Nghệ An Theo các tài liệu khảo cổ học, nghề thủ công ở Nghệ An ra đời từ rất sớm. Thời kỳ văn hoá Bắc Sơn cách đây khoảng 5.000 năm, ở Quỳnh Văn (Quỳnh Lưu) người ta đã biết sản xuất đồ gốm với nhiều loại sản phẩm đẹp. Thời kỳ văn hoá Bàu Tró cách đây khoảng 4.000 năm, tại Trại ổi (Quỳnh Hồng, Quỳnh Lưu) đã có nghề mài đá (phổ biến là rìu đá), đồ gốm, làm đồ đồng,... Nghề gốm đã đạt tới một trình độ cao, sản phẩm đã có hoa văn chải, hoa văn in chấm dày đặc, hoa văn vạch, kết hợp với hoa văn chấm rải,... giống với đồ gốm ở Gò Bông (lưu vực sông Hồng). ở Rú Trăn, Rú Cật (Nam Đàn) đã làm đồ đồng như lưỡi cày, lưỡi cuốc, lưỡi rìu và mũi nhọn [33, tr.19-21] Thời kỳ Vua Hùng, tại Nghệ An có di chỉ Làng Vạc (Nghĩa Tiến, Nghĩa Đàn), Đồng Mỏm (Nho Lâm, Diễn Châu). Tại Làng Vạc và một số di chỉ khác người ta tìm thấy cong đựng thóc, lưỡi cuốc, lưỡi rìu xéo, sanh, thạp, thố, âu, chậu, môi, dao găm, giáo, mũi lao, mũi tên, đồ trang sức (khuyên tai, vòng đeo tay, vòng ống đeo tay và đeo chân,...) khoá thắt lưng bằng đồng, trống đồng lớn và đẹp. Nghề luyện sắt và chế tạo sắt khá nổi tiếng ở Nho Lâm (Diễn Châu) với các công cụ và vũ khí như dao, thuổng, đinh, kiếm,... Các nghề khác như dệt, làm đồ mỹ nghệ, đồ trang sức,... cũng ra đời và phát triển sớm. Dưới thời Bắc thuộc, các nghề tiếp tục phát triển. Nghề sắt ở Nho Lâm, nghề đúc đồng ở Bố Đức (Nam Đàn), Cồn Cát (nay thuộc xã Diễn Tháp, Diễn Châu). Nghề gốm không chỉ phát triển ở các làng Bộng Vẹo (Yên Thành), làng Trù ú (Đô Lương) mà lan toả ra nhiều nơi khác. Nồi đất ở Nghệ An đã được bán ra các tỉnh và ra cả nước ngoài. Nghề kéo vải, dệt vải, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa, đan lát, nghề mộc, nề... phổ biến nhiều nơi. Thời kỳ xây dựng nền độc lập, tự chủ của dân tộc các nghề thủ công được phát triển mạnh hơn. Nghề luyện sắt ở Nho Lâm có đến 400 lò với hàng nghìn thợ. Nghề gốm phát triển sang cả Trường Sơn, lên cả bản Ang (Tương Dương). Nghề trồng bông, trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ, dệt vải, dệt tơ lụa phát triển và hình hành nên các làng nghề dệt. ở Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu) còn du nhập được kỹ thuật dệt tơ lụa từ các nơi khác, đã dệt được lụa bóng, mịn, mượt [33, tr.21-22]. Nghề làm gạch ngói đã phát triển ở Nhạn Tháp (Nam Đàn), Ngũ Hổ (Quỳnh Lưu). Nghề đóng tàu thuyền phát triển. Theo "Khâm định Đại Nam hội diễn sự" ghi lại vào năm Gia Long 4 (1805) thì ở Nghệ An có 700 thợ đóng thuyền ở 5 xã Do Lễ, Lộc Châu, Vạn Lộc, Hoàng Lao, áng Độ. Ngoài ra phát triển ở Phú Nghĩa, Văn Thai (Quỳnh Lưu), Thanh Bích, Trang Thung (Diễn Châu),... Nghề mộc phát triển và nổi tiếng ở nhiêu vùng như Nam Hoa Thượng, Nam Hoa Hạ (Nam Đàn), Phú Nghĩa Thượng, Phú Nghĩa Hạ, Trang Nhân, Nghiêm Thắng,... Có nơi nổi tiếng về thợ cưa như Chân Phúc (Nghi Lộc)... Đến đầu thế kỷ XX, Nghệ An có khoảng 100 nghề. Trong đó có các làng nghề nổi tiếng: làng luyện sắt và rèn Nho Lâm (Diễn Châu); làng gốm Trù ú, Bộng Vẹo; làng dệt lụa Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu); làng mộc Phú Nghĩa (Quỳnh Lưu), Trang Nhân, Nam Hoa; Làng nề Đệ Nhất; làng dệt vải Phượng Lịch (Diễn Châu); làng dệt vải, tơ lụa; làng nước mắm Vạn Phần, Thanh Đoài... ; làng làm muối Quý Hoà, Thanh Đàm, Quý Đức,...; làng đúc đồng Cồn Cát, Bố Đức; làng đúc lưỡi cày Mỹ Lý (nay thuộc xã Diễn Kỷ, Diễn Châu); làng bện võng Hoàng La, Phú Hậu (Diễn Châu); làng dệt chiếu Yên Lưu, Văn Trai; làng đan dè cót Do Nha (Hưng Nhân, Hưng Nguyên); làng làm đồ mỹ nghệ và đan lát Trung Mỹ, Mỹ Chiêm, Hai Côn, Phương Cương, Yên Trạch; làng rèn Thượng Rừng (xã Nghi Xuân, Nghi Lộc); ... Các nghề thủ công khác phát triển khắp nơi, hầu như làng nào cũng có nghề kéo vải, dệt vải, đan rổ rá,... [33, tr.26-33]. Sự phát triển của nghề thủ công đã làm xuất hiện nhiều ca dao, tục ngữ gắn liền với các nghề. Nói về nghề dệt Đô Lương dệt gấm thêu hoa/Quỳnh Đôi tơ lụa thủ khoa ba đời". Nói về làng Xuân Hồ, Xuân Liễu ở Nam Đàn Ai về Hồ, Liễu mà xem/Chợ Tro một tháng, chính phiên họp đều/Trai mỹ miều bút nghiên đèn sách/Gái thanh tân chuyên mạch cửi canh/Trai mong chiếm được đề danh/Gái thì dệt vải vừa lanh vừa tài. Nói về làng nước mắm Vạn Phần Hỡi cô gánh nước quang mây/Có về làng Vạn đi đây cùng về/Làng Vạn nước mắm ngon ghê/Sông Bùng tắm mát, nốc nghề cá tôm. Nói về làng luyện sắt Nho Lâm Nho Lâm than quánh nặng nề/Những ông làm quánh kém chi học trò/Quánh này xây dựng cơ đồ/Nhà Lê, nhà Nguyễn cũng dụng quánh để tô sơn hà. Nói về làng nghề ở Đô Lương Ai qua Phượng Kỷ, Trang Sơn/Gạch vôi nghề cũ đâu hơn chốn này/Yên Phúc là đất trồng đay/Văn Tràng lợn nái tháng ngày chăn nuôi/Mời về Trù ú mà coi/Tiếng nghề nồi đất mấy đời đồn xa. Nói về thợ cưa Chân Phúc Cái cưa Chân Phúc/Cái đục Tràng Thân/Muốn làm nhà ngói sa chân đi tìm. Nói về làng dệt vải Phượng Lịch Em dệt ra bao nhiêu vải tốt vải lành/ Mà em mặc yếm chật để anh ngẩn người/Cái chân thì đạp dọc/Cái thoi thì lọc xọc đâm ngang/Bao giờ anh cưới được nàng/Để anh đạp dọc, đâm ngang với mình. Nói về thợ đục cối đá ở Trung Phường (nay ở xã Diễn Minh, Diễn Châu) Thế gian đi học tiên đề/Trung Phường đục cối cũng nghề vinh quang. Nói về nghề tằm tơ ở Dương Phổ Dương Phổ là đất tơ tằm/Em về Dương Phổ em nằm em ăn. Ngoài ra còn có rất nhiều câu thơ, câu vè nói về nghề, như Làng Trung bẻ vàng, làng Tràng đan bị, (Làng Trung Hậu và làng Tràng Khê ở xã Diễn Hạnh, Diễn Châu). Kẻ Si đúc cày, xa quay Phượng Lịch, Bánh đúc cháo kê là nghề làng Trại, đánh tranh mãi mãi là thói làng Vinh, làm nhà làm đình là dân Phú Nghĩa, Kiềng làng Hạ, rá làng Đông, nồi đồng Cồn Cát", "Nồi Bộng Vẹo, chiếu Văn Trai", "Nống Do Nha, cà Nghi Lộc", "Rươi Hưng Nguyên, thuyền Chân Phúc", "Thợ cưa Chân Phúc, thợ mộc Thái Yên",... [33, tr.34-36] Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), nghề rèn phát triển khắp các vùng; nghề giấy phát triển ở Anh Sơn, Tân Kỳ, Thanh Chương. Nghề dệt phát triển ở Đặng Sơn (Đô Lương),... Nghề ép mía, nấu mật, sản xuất đường phèn phát triển ở Hưng Nguyên, Nam Đàn,... Nghề thuộc da phát triển ở Hưng Thịnh (Hưng Nguyên). Nghề đóng tàu thuyền phát triển các vùng dọc sông Lam và ven biển huyện Nghi Lộc. Nghề làm nón, mũ lá ở Hưng Thịnh. Nghề tơ tằm ở Diễn Thịnh (Diễn Châu), Thanh Văn (Thanh Chương), Nam Hoành (Nam Đàn), Hưng Long, Hưng Xá (Hưng Nguyên). Nghề trồng bông, kéo sợi, dệt vải hầu như ở đâu cũng có,... Nghề ép dầu lạc phát triển mạnh ở Nam Đàn, Hưng Nguyên [31, tr. 30]. Giai đoạn 1954-1964, mặc dù trong điều kiện chiến tranh, thiên tai (trận lụt lịch sử năm 1954) và nạn đói năm 1955, ngành nghề vẫn được duy trì và phát triển. Nghề dệt tăng nhanh, từ 20 khung năm 1955 tăng lên 326 khung năm 1956. Gạch ngói từ 9 lên 50 lò. Xay xát gạo, làm nón, mũ lá, đồ mây, nấu đường được duy trì và phát triển. Trong 3 năm (1957-1960) ngành thủ công nghiệp đã thu hút được 77.067 người với 70 ngành nghề, trên 1.000 mặt hàng, thành lập 1.999 HTX. Trong thời gian này du nhập được một số nghề mới như: gốm, gương soi, lược sừng, lược bí, mây tre mỹ nghệ xuất khẩu,... phát triển các nghề đan dè cót, ghế mây tre,... Tuy vậy, do cơ chế lúc bấy giờ, ngành thương nghiệp quản lý chặt chẽ các cơ sở sản xuất theo phương thức gia công nguyên liệu, thu sản phẩm, trả tiền công bằng hình thức cân đối lương thực đã hạn chế sự phát triển của các nghề thủ công, các làng nghề [31, tr.38-45]. Giai đoạn 1964-1975, mặc dù phải chịu sự đánh phá vô cùng ác liệt, dã man của bom đạn Mỹ (1965-1968) nhưng với tính thần "vừa sản xuất, vừa sẵn sàng chiến đấu", sản xuất vẫn được đẩy mạnh, góp phần phục vụ kháng chiến. Nghề đóng tàu thuyền phát triển mạnh đáp ứng vận tải. Nghề sản xuất nông cụ, chiếu cói, nón lá, thuyền nan phát triển. Nghề làm nồi đất ngoài hai địa phương là Trù, Đại (Đô Lương), chợ Bộng (Yên Thành) đã phát triển thêm ở Quỳnh Lưu, Hưng Nguyên, Thanh Chương, Nam Đàn, Diễn Châu, Vinh, Tân Kỳ, Quỳ Hợp... Tuy vậy đến năm 1972 nghề TTCN "sút xa so với trước chiến tranh" [31, tr.95]. Giai đoạn 1973-1975 nghề TTCN, làng nghề đã có chuyển biến khá hơn. Năm 1975 công nghiệp, TTCN Nghệ An đứng thứ 6 của các tỉnh miền bắc [31, tr. 21]. Thời kỳ 1975-2000, nước nhà thống nhất, Nghệ An (từ 1975 -1991 Nghệ An - Hà Tĩnh hợp nhất thành tỉnh Nghệ Tĩnh) cùng với cả năm nước bắt tay vào khôi phục và phát triển sản xuất. Năm 1986, Đảng khởi xướng sự nghiệp đổi mới đất nước, chuyển nền kinh tế từ cơ chế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng XHCN. Mặc dù Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu, vốn là thị trường truyền thống của nước ta bị sụp đổ, nhưng với những chủ trương, chính sách kịp thời của tỉnh trên cơ sở đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước sản xuất vẫn phát triển. Năm 1976, hàng thủ công xuất khẩu đã bắt đầu tăng lên nhanh: chiếu tăng 50%, mành cọ tăng 50%, mành trúc tăng 400%,... [31, tr.118]. Nghề dệt truyền thống phát triển nhanh, có lúc cả tỉnh có 860 khung dệt. Nhiều hộ, nhiều cá nhân đã bắt đầu mạnh dạn bỏ vốn, đầu tư sản xuất khôi phục các nghề truyền thống, tìm kiếm các nghề mới. Tuy vậy, nhìn chung TTCN, làng nghề phát triển chưa nhanh, một số nghề bị mai một [31, tr.112-175]. Đến năm 2000 cả tỉnh có khoảng 100 làng có nghề, trong đó các huyện có nhiều làng có nghề là Diễn Châu (16), Quỳnh Lưu (12), Hưng Nguyên (11), Nam Đàn (11), Thanh Chương (11), Đô Lương (10), Nghi Lộc (9)... Một số làng, xã nghề thủ công phát triển khá mạnh. Điển hình như xã Nghi Thái (Nghi Lộc) có 362 hộ làm nghề mây tre đan, 366 hộ làm nghề chổi đót, 900 lao động làm các nghề dịch vụ khác; xã Nghi Phong (Nghi Lộc) có hơn 100 hộ với khoảng 200 lao động làm nghề mây tre đan; làng Kim Tân, Diễn Kim (Diễn Châu) có khoảng 400 hộ trồng dâu, nuôi tằm, sản xuất kén (100 tấn/năm), ươm tơ (12 tấn/năm); Làng Trung Kiên, Nghi Thiết (Nghi Lộc) có 15 tổ hợp với hơn 600 lao động chuyên đóng thuyền và mộc dân dụng. Làng Quyết Thắng, Diễn Bích (Diễn Châu) có khoảng 40 hộ sản xuất nước mắm,... [47, tr. 7]. 2.2. Thực trạng phát triển làng nghề Nghệ An 2.2.1. Thực trạng làng nghề Nghệ An giai đoạn 2001 - 2007 Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XV (2001) đề ra nhiệm vụ "chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và nông thôn, tạo nhiều ngành nghề mới",... "đẩy mạnh tốc độ phát triển công nghiệp và nông nghiệp, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp trong tổng sản phẩm nội tỉnh, làm cho công nghiệp tác động mạnh vào nông nghiệp và nông thôn, tăng khối lượng và giá trị hàng xuất khẩu, giải quyết việc làm và phân công lại lao động, đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá",... "khuyến khích phát triển các DNTN, CT. TNHH, công ty cổ phần chăm lo phát triển TTCN, khôi phục và phát triển mô hình HTX, các làng nghề chế biến nông, lâm thuỷ hải sản, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu" [10, tr.32-42]. Trên cơ sở Nghị Quyết Đại hội XV, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành một số nghị quyết liên quan đến phát triển làng nghề (phụ lục 6), đặc biệt là Nghị quyết số 06 NQ/TU ngày 8 tháng 8 năm 2001 về phát triển công nghiệp, TTCN, xây dựng làng nghề thời kỳ 2001-2010 (viết tắt là NQ 06). NQ 06 nêu rõ: ... tập trung phát triển mạnh TTCN nhằm sử dụng lực lượng lao động nông nhàn và chuyển dần lao động nông nghiệp sang sản xuất TTCN. Lựa chọn khôi phục một số ngành nghề TTCN đã có, mạnh dạn du nhập các nghề mới. Mở lớp truyền nghề, đào tạo nghề để sản xuất hàng TTCN với phương thức tổ chức khác nhau: hộ gia đình, tổ hợp tác, HTX, doanh nghiệp (chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ). Phấn đấu đến năm 2005, nhiều làng có nghề, mỗi huyện đồng bằng và vùng núi thấp, thị xã Cửa Lò, TP. Vinh có từ 3 đến 4 làng nghề, phố nghề mới; tập trung vào các ngành sản xuất đỗ gỗ gia dụng và đồ gỗ, đá mỹ nghệ, sản xuất hàng cói, mây tre đan, trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa, sửa chữa và đóng mới tàu thuyền, sữa chữa phương tiện vận tải, chế biến nông lâm sản, hải sản, thực phẩm,... Các huyện vùng núi cao khôi phục và phát triển nghề dệt thổ cẩm và những nghề mà địa phương có điều kiện. Phấn đấu đến năm 2005 GTSX TTCN đạt 950-1.000 tỷ đồng, trong đó giá trị xuất khẩu đạt ít nhất 8 triệu USD. Bình quân hàng năm chuyển dịch ít nhất 1,6-1,8 vạn lao động sang sản xuất TTCN... [39, tr. 8-9]. Thực hiện NQ 06, UBND tỉnh thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh gồm các thành viên là giám đốc, thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan, trong đó thường trực Ban chỉ đạo là Sở Công nghiệp. ở các huyện, thành, thị cũng thành lập ban chỉ đạo thực hiện NQ 06 của địa phương, giao cho một đồng chí phó chủ tịch UBND làm trưởng ban và thành lập tổ chuyên viên giúp việc. NQ 06 được phổ biến và triển khai thực hiện đến tận phường, xã, tương đối đồng bộ, tạo nên sự chuyển biến đáng kể trong nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về công nghiệp, TTCN, làng nghề. Trên cơ sở NQ 06, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản (phụ lục 6) và các ngành, các địa phương đã cụ thể hoá thành các chương trình, đề án. Do đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho các làng nghề phát triển nhanh hơn. 2.2.1.1. Số lượng và phân bố các làng nghề * Số lượng làng nghề Căn cứ Quyết định 70/2003/QĐ.UB ngày 07/ 8/2003 của UBND tỉnh Nghệ An quy định tạm thời về làng nghề TTCN tỉnh Nghệ An, làng nghề Nghệ An phải đạt các tiêu chí: 1) Có từ 45% lao động trở lên tham gia sản xuất nghề TTCN; 2) Có từ 50% trở lên GTSX TTCN so với tổng GTSX của làng và có từ 50% trở lên giá trị thu nhập từ TTCN; 3) Có loại hình tổ chức sản xuất dịch vụ phù hợp theo quy định hiện hành của Nhà nước để phục vụ cho việc quản lý, phát triển sản xuất, kinh doanh của làng nghề. Sản xuất bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh môi trường theo quy định của Nhà nước [48]. Ngày 20 tháng 9 năm 2006 UBND tỉnh ban hành Quyết định 93/2003/QĐ.UB quy định tiêu chuẩn làng có nghề, làng nghề TTCN trên địa bàn tỉnh Nghệ An thay cho Quyết định 70/2003/QĐ.UB quy định tiêu chí làng nghề: 1) có từ 50% trở lên số lao động trong độ tuổi tham gia sản xuất nghề TTCN so với tổng số lao động của làng và có 40% trở lên số hộ chuyên làm nghề TTCN so với tổng số hộ của làng; tỷ lệ hộ nghèo dưới 5%; 2) GTSX (tính theo giá so sánh) và giá trị thu nhập (tính theo giá thực tế) từ nghề TTCN đạt từ 50% trở lên so với tổng GTSX và tổng thu nhập của làng; 3) Có loại hình tổ chức kinh tế (HTX, doanh nghiệp) sản xuất, dịch vụ phù hợp, hoạt động theo quy định hiện hành để làm đơn vị đỡ đầu (cung ứng vật tư, nguyên liệu, hợp đồng tiêu thụ sản phẩm,...) nhằm duy trì, ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh của làng nghề; 4) Hoạt động sản xuất kinh doanh bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh môi trường theo quy định của nhà nước; 5) Có thời gian hoạt động liên tục ít nhất 6 tháng trở lên trong 1 năm và 3 năm trở lên đối với nghề mới du nhập, 2 năm trở lên đối với khôi phục nghề truyền thống; 6) Có từ 30 % trở lên số lao động được đào tạo nghề TTCN (trừ những nghề truyền thống lâu đời) so với tổng số lao động của làng (có giấy chứng nhận học nghề trở lên do cơ quan có chức năng đào tạo dạy nghề cấp); 7) Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương được cấp có thẩm quyền phê duyệt và chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước [52]. Đến năm 2007, UBND tỉnh Nghệ An đã công nhận 55 làng nghề đạt tiêu chí của tỉnh (phụ lục 5). Số lượng làng nghề được công nhận hàng năm có xu hướng tăng lên, trong đó tỷ lệ làng nghề truyền thống có xu hướng giảm, làng nghề mới có xu hướng tăng (bảng 2.4). Bảng 2.4: Số lượng làng nghề được công nhận các năm TT Làng nghề 2004 2005 2006 2007 1 Số làng nghề công nhận trong năm 12 14 10 19 - So sánh năm sau với năm trước (%) - 116.7 71.4 190.0 - Trong đó: làng nghề truyền thống 9 10 5 9 - Tỷ lệ làng nghề truyền thống/số làng 75,0 71,4 50,0 47,4 nghề được công nhận (%) 2 Tổng số làng nghề 12 26 36 55 - Trong đó: làng nghề truyền thống 9 19 24 33 - Tỷ lệ làng nghề truyền thống/tổng số làng nghề (%) 75,0 73,1 66,7 60,0 * Phân bố các làng nghề Sự phân bố của các làng nghề không đều giữa các huyện, thành, giữa đồng bằng và miền núi. Toàn bộ làng nghề đều nằm ở các huyện vùng đồng bằng và miền núi thấp, các huyện nhiều là Nghi Lộc (14 làng), Quỳnh Lưu (11 làng), Diễn Châu (10 làng) (bảng 2.5). Có một số xã, làng nghề phát triển mạnh như xã Nghi Thái (Nghi Lộc) có 8 làng nghề/11 làng của xã, xã Nghi Phong (Nghi Lộc) có 4 làng nghề/22 làng của xã. Bảng 2.5: Số làng nghề của các huyện, thành TT Huyện, thành phố Tổng số 2004 2005 2006 2007 1 Nghi lộc 14 6 4 4 2 Quỳnh Lưu 11 3 3 5 3 Diễn Châu 10 5 1 4 4 Hưng Nguyên 5 1 1 3 5 Nghĩa Đàn 3 1 1 1 6 Yên Thành 3 2 1 7 Đô Lương 2 1 1 8 Thành phố vinh 2 2 9 Anh Sơn 1 1 10 Nam Đàn 1 1 11 Tân Kỳ 1 1 12 Thanh Chương 1 1 13 Thị xã Cửa Lò 1 1 Tổng số 55 12 14 10 19 Nguồn: [53]. 2.2.1.2. Cơ cấu ngành nghề của các làng nghề Phân 55 làng nghề theo cơ cấu ngành nghề thì có 13 nghề (bảng 2.6). Trong đó nghề mây tre đan có số lượng làng nghề lớn nhất là 26/55 làng, chiếm 47,3%. Có những nghề chỉ có 1 làng nghề như nghề làm bánh đa, kẹo lạc, nghề nấu rượu cổ truyền, nghề làm giấy gió, nghề gạch ngói. Bảng 2.6: Số lượng các làng nghề Nghệ An phân theo nghề TT Nghề SL Tỷ lệ % 1 Mây tre đan xuất khẩu 26 47,3 2 Bún bánh 5 9,1 3 Chế biến hải sản 5 9,1 4 Mộc 4 7,3 5 Chổi đót 3 5,5 6 Ươm tơ 3 5,5 7 Chế biến nông sản 2 3,6 8 Chiếu cói 2 3,6 9 Bánh đa, kẹo lạc 1 1,8 10 Rượu cổ truyền 1 1,8 11 Đóng tàu thuyền 1 1,8 12 Giấy gió 1 1,8 13 Gạch, ngói 1 1,8 Tổng số 55 100 Nguồn: [53]. Như vậy, số nghề của các làng nghề Nghệ An ít, các nghề phát triển không đều. Trong đó nghề mây tre đan là nghề phát triển nhất, có số làng nghề nhiều nhất (bảng 2.7, 2.8). Một số nghề chỉ có 1 làng nghề như nghề bánh đa, kẹo lạc; nấu rượu; đóng tàu thuyền; sản xuất giấy gió; sản xuất gạch, ngói. Hầu hết các sản phẩm làng nghề Nghệ An đều là các loại sản phẩm đơn giản, dễ làm, giá trị kinh tế không cao lắm. Bảng 2.7: Tình hình phát triển làng nghề mây tre đan 2004-2007 TT Số làng nghề 2004 2005 2006 2007 1 Số làng nghề được công nhận hàng năm 6 7 3 10 - So sánh với năm trước (%) - 116.7 42.9 333.3 2 Số làng nghề 6 13 16 26 - So sánh với năm trước (%) - 216.7 123.1 162.5 Bảng 2.8: Số lượng làng nghề mây tre đan năm 2007 phân theo địa bàn TT Huyện, thành Số làng nghề mây tre đan 1 Nghi Lộc 13 2 Quỳnh Lưu 7 3 Diễn Châu 3 4 Yên Thành 2 5 Hưng Nguyên 1 Nguồn: [53]. 2.2.1.3. Tình hình thiết bị, công nghệ sản xuất ở các làng nghề Hầu hết ở các làng nghề công nghệ sản xuất đơn giản, công cụ thô sơ, lạc hậu. Đối với nghề mây tre đan người dân chỉ có bộ đồ nghề đơn giản là dao, kéo, cưa. Đối với nghề bún bánh, chi có bếp, nồi, giá phơi. Gần đây một số cơ sở, làng nghề đã mạnh dạn đầu tư máy móc thiết bị để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Điển hình trong nghề mây tre đan là CT. TNHH Đức Phong ở TP. Vinh đã đầu tư nhiều thiết bị, máy móc cho sản xuất các sản phẩm mây tre đan. Cuối năm 2007, công ty đã đầu tư dây chuyền thiết bị chẻ nan, nâng cao chất lượng và năng suất chẻ nan làm nguyên liệu cung cấp cho các làng nghề. Trước đây công đoạn này phải chẻ bằng tay nên nan không đều cả độ dày lẫn bề rộng. Sau khi trang bị hệ thống dây chuyền chẻ nan thì nan đều, đẹp hơn, sản phẩm làm ra trông hấp dẫn hơn. CT. TNHH Phương Anh (huyện Quỳnh Lưu), CT. TNHH Xuân Hương (huyện Thanh Chương) đầu tư dây chuyền chẻ mây. Mây được chẻ bằng máy đều, đẹp hơn. 2.2.1.4. Vốn sản xuất kinh doanh Theo kết quả tổng điều tra làng nghề và làng có nghề Nghệ An năm 2004 của Cục Thống kê Nghệ An đối với 1.145 hộ sản xuất thì tình hình vốn như sau: - 593 hộ có vốn bình quân trên 10 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 51.8 % - 360 hộ có vốn bình quân trên 5-10 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 31.4 % - 192 hộ có vốn bình quân dưới 5 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 16.8 % [6, tr.8]. Như vậy có thể thấy rằng vốn của các hộ gia đình sản xuất trong các làng nghề ở Nghệ An thấp. Hiện nay một số cơ sở sản xuất, hộ gia đình đang có nhu cầu vay vốn đề đầu tư mở rộng sản xuất. Qua điều tra một số làng nghề ở Diễn Châu bình quân mỗi hộ sản xuất nước mắm có nhu cầu vay vốn 50 triệu đồng/năm; hộ làm nghề cơ khí, làm bún bánh 20 triệu đồng/năm [29, tr.101]. 2.2.1.5. Hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong các làng nghề Trên địa bàn tỉnh đã hình thành một số doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các sản phẩm làng nghề (bảng 2.9). Các doanh nghiệp này vừa làm nhiệm vụ cung ứng nguyên vật liệu, vừa tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cho các làng nghề. Tuy vậy, các doanh nghiệp hình thành chủ yếu trong nghề mây tre đan xuất khẩu, chế biến hải sản, gạch ngói, đóng tàu thuyền, mộc. Còn các nghề khác như chế biến nông sản thực phẩm, chổi đót, ươm tơ, chiếu cói,... chủ yếu hộ gia đình tự tổ chức sản xuất và tiêu thụ. Nghề mây tre đan xuất khẩu xuất hiện nhiều cơ sở kinh doanh nhất. Trước đây cả tỉnh chỉ có một doanh nghiệp là CT. TNHH Đức Phong, nay đã có 6 doanh nghiệp và 7 HTX. Ngoài ra, tại các làng nghề đã xuất hiện hình thức phân công hiệp tác theo tổ. Một số hộ cử ra một người nhận nguyên liệu, thanh toán với các doanh nghiệp. Các làng nghề chổi đót xuất hiện hình thức một số chủ bỏ tiền mua nguyên liệu về thuê các hộ làm theo mẫu mã và bao tiêu sản phẩm. Tuy vậy, tại các làng nghề ở Nghệ An hình thức kinh doanh hộ gia đình là chủ yếu. Sự xuất hiện của các doanh nghiệp còn ít. Quy mô của các doanh nghiệp còn nhỏ. CT. TNHH Đức Phong, doanh nghiệp được coi là lớn nhất Nghệ An về kinh doanh sản phẩm mây tre đan xuất khẩu, doanh thu năm 2007 là 11,6 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 247 triệu đồng [25]. DNTN Phong Cảnh doanh thu khoảng 8 tỷ đồng/năm. Điều này vừa phản ánh kết quả của sự phát triển làng nghề, đồng thời vừa là nguyên nhân hạn chế sự phát triển của các làng nghề. Bảng 2.9: Các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm làng nghề chủ yếu ở Nghệ An TT Tên doanh nghiệp Địa chỉ Ngành nghề kinh doanh 1 Công ty CP thuỷ sản Nghệ An Cửa Hội Chế biến thuỷ hải sản 2 Công ty CP thuỷ sản Diễn Châu Diễn Châu Chế biến thuỷ hải sản 3 Xí nghiệp kinh doanh tổng hợp thương binh 19-5 Cửa Hội Chế biến thuỷ hải sản 4 DNTN Phương Mai Quỳnh Lưu Chế biến thuỷ hải sản 5 Công ty CP thuỷ sản Quỳnh Lưu Quỳnh Lưu Chế biến thuỷ hải sản 6 Công ty CP XNK thuỷ sản Nghệ An Quỳnh Lưu Chế biến thuỷ hải sản 7 DNTN Hưng Hương, huyện Nghĩa Đàn Nghĩa Đàn Mộc và đóng tàu thuyền vỏ gỗ 8 Công ty TNHH Phượng Hoài Nghĩa Đàn Mộc và đóng tàu thuyền vỏ gỗ 12 Công ty TNHH Đức Phong Vinh Mây tre đan 13 Công ty TNHH Phương Anh Quỳnh Lưu Mây tre đan 14 Công ty TNHH Xuân Hương Thanh Chư- ơng Mây tre đan 15 Công ty TNHH Ngọc Cành Yên Thành Mây tre đan 16 Công ty TNHH Doãn Gia Nghi Lộc Mây tre đan 17 DNTN Phong Cảnh Nghi Lộc Mây tre đan 18 DNTN Đình Triều Nghi Lộc Mây tre đan 19 CT. TNHH Đức Quyền Diễn Châu Mây tre đan 20 DNTN Phong Cảnh Nghi Lộc Mây tre đan 21 CT. TNHH Hương Thảo Quỳ Châu Nguyên liệu mây tre đan 22 DNTN Minh Quảng Diễn Châu Chổi đót Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư Nghệ An. 2.2.1.6. Thị trường tiêu thụ sản phẩm Các sản phẩm làng nghề tại Nghệ An được tiêu thụ thông qua hai hình thức chủ yếu: Một là, hộ gia đình tự bán sản phẩm đến cho khách hàng. Hình thức này là phổ biến. Hai là, thông qua các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm làng nghề. Các sản phẩm của các làng nghề Nghệ An tiêu thụ chủ yếu như sau: - Sản phẩm mây tre đan: chủ yếu xuất khẩu thông qua các doanh nghiệp là CT. TNHH Đức Phong, CT. TNHH Phương Anh và một số công ty khác. Các doanh nghiệp này tiêu thụ thông qua các doanh nghiệp khác ở các tỉnh như Hà Tây, Hà Nam,... - Các sản phẩm bún, bánh đa, kẹo lạc, rượu cổ truyền, chế biến nông sản chủ yếu tiêu thụ trong vùng, huyện lân cận, một số ít tiêu thụ trong tỉnh. - Các sản phẩm nghề chế biến hải sản như nước mắm, ruốc, cá khô, mực khô, tương,... chủ yếu tiêu thụ trong tỉnh. Một số ít phục vụ khách du lịch tại các địa điểm du lịch như Cửa Lò, khu di tích Kim Liên. - Sản phẩm mộc chủ yếu tiêu dùng trong tỉnh. - Sản phẩm nghề đóng tàu thuyền: bán cho các cơ sở trong tỉnh, còn một số theo đơn đạt hàng của các tỉnh. - Gạch, ngói, chổi đót, chiếu cói, giấy gió: tiêu dùng trong tỉnh. - Ươm tơ: tư thương các tỉnh đến mua, chủ yếu là Thái Bình. Có thể nhận thấy thị trường các sản phẩm là

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN-Giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An.pdf
Tài liệu liên quan