Luận văn Giải pháp phát triển kinh doanh thương mạiđiện tử tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng thương mại và quảng cáo Đại Nguyễn - Đà Nẵng

Tài liệu Luận văn Giải pháp phát triển kinh doanh thương mạiđiện tử tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng thương mại và quảng cáo Đại Nguyễn - Đà Nẵng: Khóa luận tốt nghiệp Đại học văn bằng hai năm 2009 GVHD: ThS. Hồ Nguyên Khoa SVTH: Hồ Hà Đông - Lớp B13QTH Trang 1 Luận văn Giải pháp phát triển kinh doanh Thương mại điện tử tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thương mại và Quảng cáo Đại Nguyễn - Đà Nẵng Khóa luận tốt nghiệp Đại học văn bằng hai năm 2009 GVHD: ThS. Hồ Nguyên Khoa SVTH: Hồ Hà Đông - Lớp B13QTH Trang 2 MỤC LỤC MỤC LỤC __________________________________________________________ 1 LỜI NÓI ĐẦU _______________________________________________________ 7 1. CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT THỰC TRẠNG VÀ BÀI HỌC KINH DOANH QUA MẠNG Ở VIỆT NAM _________________________________________ 10 1.1 Khái niệm thương mại điện tử ________________________________________ 10 1.1.1 Khái niệm thương mại điện tử ____________________________________________ 10 1.1.1.1 Định nghĩa theo nghĩa hẹp _____________________________________________ 10 1.1.1.2 Định nghĩa theo nghĩa rộng ____________________________________________ ...

pdf88 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1366 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Giải pháp phát triển kinh doanh thương mạiđiện tử tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng thương mại và quảng cáo Đại Nguyễn - Đà Nẵng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khóa luận tốt nghiệp Đại học văn bằng hai năm 2009 GVHD: ThS. Hồ Nguyên Khoa SVTH: Hồ Hà Đông - Lớp B13QTH Trang 1 Luận văn Giải pháp phát triển kinh doanh Thương mại điện tử tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thương mại và Quảng cáo Đại Nguyễn - Đà Nẵng Khóa luận tốt nghiệp Đại học văn bằng hai năm 2009 GVHD: ThS. Hồ Nguyên Khoa SVTH: Hồ Hà Đông - Lớp B13QTH Trang 2 MỤC LỤC MỤC LỤC __________________________________________________________ 1 LỜI NÓI ĐẦU _______________________________________________________ 7 1. CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT THỰC TRẠNG VÀ BÀI HỌC KINH DOANH QUA MẠNG Ở VIỆT NAM _________________________________________ 10 1.1 Khái niệm thương mại điện tử ________________________________________ 10 1.1.1 Khái niệm thương mại điện tử ____________________________________________ 10 1.1.1.1 Định nghĩa theo nghĩa hẹp _____________________________________________ 10 1.1.1.2 Định nghĩa theo nghĩa rộng ____________________________________________ 11 1.1.2 Các đặc trưng của thương mại điện tử ______________________________________ 12 1.1.3 Cơ sở để phát triển các loại giao dịch TMĐT ________________________________ 13 1.1.4 Các loại hình giao dịch thương mại điện tử __________________________________ 14 1.1.4.1 Business-to-business (B2B) ____________________________________________ 14 1.1.4.2 Business-to-consumer (B2C): __________________________________________ 14 1.1.5 Các hình thức hoạt động của thương mại điện tử _____________________________ 15 1.1.5.1 Các hoạt động chủ yếu của TMĐT bao gồm _______________________________ 15 1.1.5.2 Cửa hàng trực tuyến __________________________________________________ 16 1.1.5.3 Quy định của Việt Nam về TMĐT _______________________________________ 16 1.1.5.4 Phương diện xuyên biên giới ___________________________________________ 17 1.1.6 Khái niệm electronic commerce hay e-commerce _____________________________ 17 1.2 Cơ sở cho sự phát triển của thương mại điện tử __________________________ 18 1.2.1 Số lượng người sử dụng Internet __________________________________________ 18 1.2.2 Việc sử dụng Internet __________________________________________________ 19 1.2.3 Sự phát triển của TMĐT ________________________________________________ 20 1.2.4 Internet là phương tiện truyền thông cao cấp ________________________________ 21 1.2.5 Người sử dụng Internet - khách hàng tiềm năng ______________________________ 22 1.3 Thực trạng thương mại điện tử tại Việt Nam ____________________________ 24 1.3.1 Biểu đồ tăng trưởng Internet Việt Nam _____________________________________ 24 1.3.2 Thực trạng thương mại điện tử tại Việt Nam_________________________________ 24 1.3.2.1 Tác động của TMĐT đến con người hiện đại _______________________________ 25 1.3.2.2 Tiềm năng và thực trạng phát triển TMĐT của Việt Nam _____________________ 25 1.4 Bài học kinh nghiệm ở Việt Nam ______________________________________ 27 1.4.1 Một số bài học ________________________________________________________ 28 1.4.2 Một số thách thức _____________________________________________________ 28 1.4.3 Một số giải pháp ______________________________________________________ 28 1.5 Kết luận chương I ___________________________________________________ 30 Khóa luận tốt nghiệp Đại học văn bằng hai năm 2009 GVHD: ThS. Hồ Nguyên Khoa SVTH: Hồ Hà Đông - Lớp B13QTH Trang 3 2. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KINH DOANH VÀ KINH DOANH QUA MẠNG INTERNET TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI NGUYỄN - ĐÀ NẴNG __________ 31 2.1 Tổng quan về công ty ________________________________________________ 31 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển __________________________________________ 31 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và các nguyên tắc hoạt động ____________________________ 32 2.1.2.1 Chức năng _________________________________________________________ 32 2.1.2.2 Nhiệm vụ __________________________________________________________ 32 2.1.2.3 Quyền hạn _________________________________________________________ 32 2.1.3 Cơ cấu tổ chức ________________________________________________________ 33 2.1.3.1 Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ phần Đại Nguyễn _______________________________ 33 2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn các bộ phận ____________________________ 33 2.2 Môi trường hoạt động kinh doanh của công ty ___________________________ 35 2.2.1 Môi trường vĩ mô _____________________________________________________ 35 2.2.1.1 Môi trường kinh tế ___________________________________________________ 35 2.2.1.2 Môi trường chính trị pháp luật __________________________________________ 36 2.2.1.3 Môi trường văn hóa xã hội _____________________________________________ 36 2.2.1.4 Môi trường dân số ___________________________________________________ 37 2.2.1.5 Môi trường tự nhiên __________________________________________________ 37 2.2.1.6 Môi trường công nghệ ________________________________________________ 38 2.2.2 Môi trường vi mô _____________________________________________________ 38 2.2.2.1 Thị trường mục tiêu __________________________________________________ 38 2.2.2.2 Khách hàng _________________________________________________________ 38 2.2.2.3 Nhà cung cấp _______________________________________________________ 39 2.2.2.4 Đối thủ cạnh tranh ___________________________________________________ 39 2.2.2.5 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn _____________________________________________ 41 2.3 Thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty _____________________________ 41 2.3.1 Nguồn nhân lực _______________________________________________________ 42 2.3.2 Trang thiết bị kỹ thuật máy móc __________________________________________ 42 2.3.3 Tình hình sử dụng mặt bằng, nhà xưởng ____________________________________ 44 2.3.4 Nguồn tài chính của công ty _____________________________________________ 44 2.3.4.1 Bảng cân đối kế toán _________________________________________________ 44 2.3.4.2 Báo cáo kết quả kinh doanh ____________________________________________ 47 2.3.5 Năng lực cốt lõi _______________________________________________________ 49 2.3.6 Giá trị gia tăng ________________________________________________________ 49 2.3.7 Lợi thế cạnh tranh _____________________________________________________ 49 2.4 Kết luận chương II và đề xuất kiến nghị ________________________________ 50 2.4.1 Điểm mạnh __________________________________________________________ 50 2.4.2 Điểm yếu ____________________________________________________________ 51 2.4.3 Đề xuất - Kiến nghị ____________________________________________________ 51 Khóa luận tốt nghiệp Đại học văn bằng hai năm 2009 GVHD: ThS. Hồ Nguyên Khoa SVTH: Hồ Hà Đông - Lớp B13QTH Trang 4 2.4.3.1 Lợi ích của công ty ___________________________________________________ 52 2.4.3.2 Những lợi ích đối với khách hàng _______________________________________ 53 2.4.3.3 Những lợi ích đối với xã hội____________________________________________ 53 3. CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH DOANH TMĐT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI NGUYỄN - ĐÀ NẴNG ____________________________________ 54 3.1 Cơ sở tiền đề xây dựng giải pháp TMĐT ________________________________ 54 3.1.1 Phương hướng, mục tiêu của Công ty Cổ phần Đại Nguyễn _____________________ 54 3.1.1.1 Phương hướng ______________________________________________________ 54 3.1.1.2 Mục tiêu ___________________________________________________________ 54 3.1.2 Dự đoán nhu cầu thị trường của Công ty ____________________________________ 55 3.1.3 Phân tích xu thế khách hàng _____________________________________________ 56 3.1.3.1 Kết quả của cuộc điều tra ______________________________________________ 56 3.1.3.2 Những hạn chế, rủi ro _________________________________________________ 59 3.1.3.3 Một số ý kiến nhận xét riêng ___________________________________________ 60 3.2 Hệ thống các giải pháp _______________________________________________ 60 3.2.1 Lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ mạng (ISP), thuê máy chủ______________________ 60 3.2.2 Thiết kế và xây dựng một website _________________________________________ 61 3.2.3 Tiếp thị trực tuyến trong TMĐT (E-Marketing) ______________________________ 63 3.2.4 Kế hoạch vận chuyển và thi công lắp đặt trong TMĐT _________________________ 65 3.2.5 Phương án thanh toán điện tử ____________________________________________ 65 3.2.6 Phương án an toàn và bảo mật trên mạng ___________________________________ 66 3.2.7 Sử dụng gói phần mềm TMĐT Eway Platinum Cart __________________________ 67 3.2.7.1 Quản lý sản phẩm và dịch vụ ___________________________________________ 67 3.2.7.2 Quản lý Marketing ___________________________________________________ 67 3.2.7.3 Quản lý khách hàng __________________________________________________ 68 3.2.7.4 Quản lý bán hàng ____________________________________________________ 68 3.2.7.5 Quản lý tin tức ______________________________________________________ 68 3.2.7.6 Quản lý vận chuyển __________________________________________________ 68 3.2.7.7 Quản lý cổng thanh toán _______________________________________________ 68 3.2.7.8 Quản lý báo cáo _____________________________________________________ 69 3.2.7.9 Quản lý hệ thống ____________________________________________________ 69 3.2.8 Xây dựng website trở thành sàn giao dịch B2B_______________________________ 69 3.2.9 Giải pháp cơ cấu lại tổ chức _____________________________________________ 73 3.2.10 Giải pháp tuyển dụng đào tạo nhân lực _____________________________________ 74 3.2.10.1 Công tác đào tạo và đào tạo lại: ________________________________________ 74 3.2.10.2 Công tác tuyển dụng mới: ____________________________________________ 75 3.2.11 Giải pháp cơ sở vật chất, trang thiết bị _____________________________________ 75 3.2.12 Dự toán ngân sách _____________________________________________________ 76 3.2.13 Tổ chức thực hiện _____________________________________________________ 76 Khóa luận tốt nghiệp Đại học văn bằng hai năm 2009 GVHD: ThS. Hồ Nguyên Khoa SVTH: Hồ Hà Đông - Lớp B13QTH Trang 5 3.2.14 Kiểm tra đánh giá _____________________________________________________ 78 3.2.15 Mục tiêu hiệu quả kinh tế _______________________________________________ 78 3.2.16 Mục tiêu đời sống của cán bộ - nhân viên ___________________________________ 80 3.3 Kết luận chương III _________________________________________________ 81 THAY LỜI KẾT ____________________________________________________ 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO _____________________________________________ 84 PHỤ LỤC _________________________________________________________ 85 NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP __________________________________ 86 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ___________________________ 87 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN_____________________________ 88 DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ Hình 1.1: Các loại giao dịch B2B trong TMĐT _____________________________ 13 Hình 1.2: Số người sử dụng Internet ______________________________________ 24 Hình 1.3: Tỉ lệ số dân sử dụng Internet (% dân) _____________________________ 24 Hình 2.1: Biểu đồ mô tả lượng lao động trong công ty ________________________ 42 Hình 2.2: Biểu đồ mô tả cơ cấu tài sản qua 3 năm ____________________________ 45 Hình 2.3: Biểu đồ mô tả cơ cấu nguồn vốn qua 3 năm ________________________ 45 Hình 3.1: Mô hình E-Marketing _________________________________________ 64 Hình 3.2: Quy trình phát triển khách hàng _________________________________ 70 Hình 3.3: Cấu trúc B2B của Công ty Cổ phần Đại Nguyễn _____________________ 71 Hình 3.4: Tiến trình B2B của Công ty Cổ phần Đại Nguyễn ____________________ 72 Hình 3.5: Sơ đồ cơ cấu lại tổ chức của Công ty Cổ phần Đại Nguyễn _____________ 74 Khóa luận tốt nghiệp Đại học văn bằng hai năm 2009 GVHD: ThS. Hồ Nguyên Khoa SVTH: Hồ Hà Đông - Lớp B13QTH Trang 6 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Quan điểm của doanh nghiệp về tác dụng của website ________________ 27 Bảng 1.2: Xếp hạng các yếu tố thúc đẩy sự phát triển TMĐT ở Việt Nam _________ 27 Bảng 2.1: Sơ đồ tổ chức của công ty ______________________________________ 33 Bảng 2.2: Số liệu kinh tế của Việt Nam trong các năm ________________________ 35 Bảng 2.3: Danh sách một số khách hàng của công ty _________________________ 39 Bảng 2.4: Danh sách đối thủ cạnh tranh của công ty __________________________ 40 Bảng 2.5: So sánh ĐN với đối thủ cạnh tranh _______________________________ 40 Bảng 2.6: Phân tích đối thủ cạnh tranh ____________________________________ 41 Bảng 2.7: Lượng lao động của công ty ____________________________________ 42 Bảng 2.8: Máy móc trang thiết bị ________________________________________ 43 Bảng 2.9: Bảng cân đối kế toán _________________________________________ 44 Bảng 2.10: Phân tích bảng cân đối kế toán _________________________________ 46 Bảng 2.11: Báo cáo kết quả kinh doanh qua 3 năm ___________________________ 47 Bảng 2.12: Bảng phân tích chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản ____________________ 48 Bảng 2.13: Bảng phân tích chỉ tiêu sinh lời _________________________________ 48 Bảng 3.1: Bảng cơ cấu giới tính của mẫu __________________________________ 57 Bảng 3.2: Bảng tần suất lên mạng ________________________________________ 57 Bảng 3.3: Bảng thời gian trung bình một lần lên mạng ________________________ 57 Bảng 3.4: Bảng thể hiện loại hình web nào hay được truy cập nhất _______________ 58 Bảng 3.5: Bảng thể hiện cảm tưởng của khách hàng với TMĐT _________________ 58 Bảng 3.6: Bảng phân tích mục tiêu kinh doanh ______________________________ 61 Bảng 3.7: Danh mục mẫu thiết kế bảng quảng cáo trên website TMĐT ___________ 63 Bảng 3.8: Bảng dự toán ngân sách _______________________________________ 76 Bảng 3.9: Bảng cân đối kế toán dự kiến đến 2015 ____________________________ 79 Bảng 3.10: Báo cáo kết quả kinh doanh dự kiến đến 2015 _____________________ 79 Khóa luận tốt nghiệp Đại học văn bằng hai năm 2009 GVHD: ThS. Hồ Nguyên Khoa SVTH: Hồ Hà Đông - Lớp B13QTH Trang 7 LỜI NÓI ĐẦU Internet - Một từ rất đơn giản nhưng đã trở nên nổi tiếng và được nói tới hầu khắp trên thế giới. Trong vài thập kỷ qua, tốc độ bùng nổ của Internet đang ở mức gây kinh ngạc, mỗi năm số người sử dụng Internet trên thế giới tăng thêm hàng trăm triệu người. Giờ đây, người ta vào Internet không chỉ để gửi và nhận E-mail, tìm kiếm thông tin mà còn tham gia vào nhiều hoạt động khác, trong đó có việc giao dịch thương mại trên mạng - còn được biết tới với tên gọi “Thương mại điện tử - TMĐT”. Do những tiến bộ trong công nghệ phục vụ Internet và đòi hỏi ngày càng cao về hàng hóa, dịch vụ của người tiêu dùng, doanh thu từ TMĐT trên thế giới đang tăng mạnh qua mỗi năm. Chỉ tính riêng ở Tây Âu, giá trị kinh tế Internet tăng trưởng ở mức 70% trong 5 năm qua và hiện ước đạt hơn 1.500 tỷ USD. Ích lợi của việc sử dụng Internet trong kinh doanh là rất dễ nhận thấy do khả năng rút ngắn được khoảng cách về không gian và thời gian, mở rộng thị trường trong và ngoài nước, khả năng tiếp thị hàng hóa được tăng cường. Tại Việt Nam, sau 12 năm kết nối Internet (từ năm 1997), số người sử dụng internet đã tăng với tốc độ rất nhanh (trên 100% mỗi năm), đến nay (tháng 6/2009) số người sử dụng Internet tại Việt Nam ước đạt 21,5 triệu người, tỉ lệ dân số sử dụng Internet/(%dân) đạt 24,98 người/100dân (nguồn trang web www.mic.gov.vn, Bộ Thông tin - Truyền thông). Số các trang web tiến hành cung cấp TMĐT đang dần dần xuất hiện mặc dù chưa được nhiều. Do một số đặc điểm khách quan và chủ quan, các website TMĐT tuy đã thu hút được một số lượng khách hàng nhất định song về cơ bản chúng chưa được coi là mô hình kinh doanh TMĐT thành công ở Việt Nam. Cùng với sự bùng nổ của thời đại công nghệ thông tin trên thế giới và khu vực, sự hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới nhất là từ khi Việt Nam gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới - WTO, và sắp tới là việc hình thành thị trường chung cho toàn bộ các nền kinh tế khu vực ASEAN, chắc chắn những nhà doanh nghiệp của Việt Nam sẽ phải dấn bước vào môi trường kinh doanh ảo - kinh doanh trên Internet. Tuy nhiên, Internet là môi trường có nhiều điểm khác biệt với đời sống thực, do đó khi một doanh nghiệp tiến hành kinh doanh trên Internet thì cần phải có những hiểu biết về công nghệ hiện đại, về tâm lý của người tiêu dùng trên mạng,... để đưa ra những quyết định phù hợp trong quá trình kinh doanh. Cùng với sự xuất hiện và phát triển của TMĐT, hình thức sơ khai là thiết lập một website để có thể đưa những thông tin liên quan đến doanh nghiệp, đến những sản phẩm, dịch vụ, điểm mạnh, lợi thế cạnh tranh cũng như khả năng cung ứng sản phẩm, dịch vụ của mình đến khách hàng truyền thống, tìm kiếm khách hàng tiềm năng thông qua mạng Internet cũng bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam Khóa luận tốt nghiệp Đại học văn bằng hai năm 2009 GVHD: ThS. Hồ Nguyên Khoa SVTH: Hồ Hà Đông - Lớp B13QTH Trang 8 đang bắt đầu khám phá những sức mạnh của mạng Internet và nó đã chứng minh những hiệu quả tuyệt vời của mình, đặc biệt trong việc giúp các doanh nghiệp Việt Nam có được sự hiện diện của mình trên thị trường trong nước và trên thế giới. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, TMĐT ở Việt Nam mới chỉ hạn chế trong một bộ phận nhỏ các doanh nghiệp. Một phần là do cơ sở hạ tầng kỹ thuật thông tin của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, một phần khác quan trọng hơn là các doanh nghiệp chưa nhận thức được các lợi ích to lớn của TMĐT và cách thức để biến phương tiện truyền thông này phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Xuất phát từ thực tế hiện tại của đa số các doanh nghiệp của Việt Nam nói chung và tại khu vực Miền Trung nói riêng, thúc đẩy em lựa chọn đề tài “Giải pháp phát triển kinh doanh Thương mại điện tử tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thương mại và Quảng cáo Đại Nguyễn - Đà Nẵng” làm Khóa luận tốt nghiệp Đại học văn bằng thứ hai hệ chính quy chuyên ngành Quản trị kinh doanh của mình. Mục đích của khóa luận này nhằm cung cấp một bức tranh khái quát về sự hình thành và phát triển của hình thức kinh doanh mới - Thương mại điện tử, cách thức tiến hành kinh doanh trên Internet và một cái nhìn khái quát về tình hình ứng dụng Internet vào hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nói chung, ở Đà Nẵng và Miền Trung nói riêng. Khóa luận gồm ba phần chính: Chương I: Cơ sở lý thuyết, thực trạng và bài học kinh nghiệm của kinh doanh qua mạng Internet - Thương mại diện tử thế giới và Việt Nam Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh và kinh doanh qua mạng Internet tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thương mại và Quảng cáo Đại Nguyễn - Đà Nẵng Chương III: Giải pháp phát triển kinh doanh Thương mại điện tử tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thương mại và Quảng cáo Đại Nguyễn - Đà Nẵng Trong chương thứ nhất, sẽ tìm hiểu xem vì sao người ta lại coi Internet là phương tiện truyền thông và có thể phát triển kinh doanh, quảng bá sản phẩm tốt nhất hiện nay. Thực trạng, những quy định của pháp luật và bài học kinh nghiệm rút ra từ hoạt động kinh doanh qua mạng Internet - thương mại điện tử trên thế giới và Việt Nam. Chương thứ hai sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quát về hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Thương mại và Quảng cáo Đại Nguyễn - Đà Nẵng và tiềm năng để có thể thực hiện việc mở rộng kinh doanh thông qua mạng Internet - Áp dụng TMĐT. Chương thứ hai cũng là nội dung chính của khóa luận này. Trong chương cuối cùng - chương ba, sẽ nghiên cứu những giải pháp để có thể phát triển kinh doanh Thương mại điện tử tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thương mại và Quảng cáo Đại Nguyễn nói riêng, và tại hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam nói chung, đưa ra những khó khăn, vướng mắc, những hạn chế cần phải khắc phục cũng như những biện pháp cụ thể để khắc phục những hạn chế này để trong thời gian đến, hình thức kinh Khóa luận tốt nghiệp Đại học văn bằng hai năm 2009 GVHD: ThS. Hồ Nguyên Khoa SVTH: Hồ Hà Đông - Lớp B13QTH Trang 9 doanh TMĐT của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ ngày càng phát triển nhanh và bền vững trong thời gian tới. Do còn hạn chế về mặt thời gian và kiến thức, Khóa luận này khó tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Vì vậy, em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý từ quý Thầy (Cô), Ban Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thương mại và Quảng cáo Đại Nguyễn. Sau cùng, cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo ThS. Hồ Nguyên Khoa, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành luận Khóa luận tốt nghiệp này. Xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý Thầy (Cô) cùng toàn thể gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Sinh viên thực hiện Hồ Hà Đông Khóa luận tốt nghiệp Đại học văn bằng hai năm 2009 GVHD: ThS. Hồ Nguyên Khoa SVTH: Hồ Hà Đông - Lớp B13QTH Trang 10 1. CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT THỰC TRẠNG VÀ BÀI HỌC KINH DOANH QUA MẠNG Ở VIỆT NAM 1.1 Khái niệm thương mại điện tử 1.1.1 Khái niệm thương mại điện tử Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: Thương mại điện tử (còn gọi là thị trường điện tử, thị trường ảo, E-Commerce hay E-Business) là quy trình mua bán ảo thông qua việc truyền dữ liệu giữa các máy tính trong chính sách phân phối của tiếp thị. Tại đây một mối quan hệ thương mại hay dịch vụ trực tiếp giữa người cung cấp và khách hàng được tiến hành thông qua Internet. Hiểu theo nghĩa rộng, TMĐT bao gồm tất cả các loại giao dịch thương mại mà trong đó các đối tác giao dịch sử dụng các kỹ thuật thông tin trong khuôn khổ chào mời, thảo thuận hay cung cấp dịch vụ. Thông qua một chiến dịch quảng cáo của IBM trong thập niên 1990, khái niệm Electronic Business, thường được dùng trong các tài liệu, bắt đầu thông dụng. Thuật ngữ ICT (viết tắt của từ tiếng Anh: Information Commercial Technology) cũng có nghĩa là TMĐT, nhưng ICT được hiểu theo khía cạnh công việc của các chuyên viên công nghệ. Định nghĩa: Khó có thể tìm một định nghĩa có ranh giới rõ rệt cho khái niệm này. Khái niệm thị trường điện tử được biết đến lần đầu tiên qua các công trình của Malone, Yates và Benjamin nhưng lại không được định nghĩa cụ thể. Các công trình này nhắc đến sự tồn tại của các thị trường điện tử và các hệ thống điện tử thông qua sử dụng công nghệ thông tin và công nghệ truyền thông. Chiến dịch quảng cáo của IBM trong năm 1998 dựa trên khái niệm "E-Commerce" được sử dụng từ khoảng năm 1995, khái niệm mà ngày nay được xem là một lãnh vực nằm trong kinh doanh điện tử (E-Business). Các quy trình kinh doanh điện tử có thể được nhìn từ phương diện trong nội bộ của một doanh nghiệp (quản lý dây chuyền cung ứng - Supply Chain Management, thu mua điện tử - E-Procurement) hay từ phương diện ngoài doanh nghiệp (thị trường điện tử, E-Commerce,...). Khái niệm cửa hàng trực tuyến (Onlineshop) được dùng để diễn tả việc bán hàng thông qua trang Web trong Internet của một thương nhân. Hiện nay định nghĩa TMĐT được rất nhiều tổ chức quốc tế đưa ra song chưa có một định nghĩa thống nhất về TMĐT. Nhìn một cách tổng quát, các định nghĩa TMĐT được chia thành hai nhóm tuỳ thuộc vào quan điểm: 1.1.1.1 Định nghĩa theo nghĩa hẹp Theo nghĩa hẹp, TMĐT chỉ đơn thuần bó hẹp TMĐT trong việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử, nhất là qua Internet và các mạng liên thông khác. Khóa luận tốt nghiệp Đại học văn bằng hai năm 2009 GVHD: ThS. Hồ Nguyên Khoa SVTH: Hồ Hà Đông - Lớp B13QTH Trang 11 Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO): "Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hóa thông qua mạng Internet". Theo Ủy ban Thương mại điện tử của Tổ chức hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC): "Thương mại điện tử là công việc kinh doanh được tiến hành thông qua truyền thông số liệu và công nghệ tin học kỹ thuật số". 1.1.1.2 Định nghĩa theo nghĩa rộng Thương mại điện tử hiểu theo nghĩa rộng là các giao dịch tài chính và thương mại bằng phương tiện điện tử như: Trao đổi dữ liệu điện tử, chuyển tiền điện tử và các hoạt động như gửi/rút tiền bằng thẻ tín dụng. Theo quan điểm này, có hai định nghĩa khái quát được đầy đủ nhất phạm vi hoạt động của TMĐT: Luật mẫu về Thương mại điện tử của Ủy ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế (UNCITRAL) định nghĩa: "Thuật ngữ thương mại [commerce] cần được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không có hợp đồng. Các quan hệ mang tính thương mại [commercial] bao gồm, nhưng không chỉ bao gồm, các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ; thỏa thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại, ủy thác hoa hồng (factoring), cho thuê dài hạn (leasing); xây dựng các công trình; tư vấn, kỹ thuật công trình (engineering); đầu tư; cấp vốn, ngân hàng; bảo hiểm; thỏa thuận khai thác hoặc tô nhượng, liên doanh và các hình thức về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ". Theo định nghĩa này, có thể thấy phạm vi hoạt động của TMĐT rất rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế, trong đó hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ chỉ là một phạm vi rất nhỏ trong TMĐT. Theo Ủy ban châu Âu: "Thương mại điện tử được hiểu là việc thực hiện hoạt động kinh doanh qua các phương tiện điện tử. Nó dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu điện tử dưới dạng text, âm thanh và hình ảnh". TMĐT trong định nghĩa này gồm nhiều hành vi trong đó: hoạt động mua bán hàng hóa; dịch vụ; giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng; chuyển tiền điện tử; mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử; đấu giá thương mại; hợp tác thiết kế; tài nguyên trên mạng; mua sắm công cộng; tiếp thị trực tiếp với người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng; đối với thương mại hàng hóa (như hàng tiêu dùng, thiết bị y tế chuyên dụng) và thương mại dịch vụ (như dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ pháp lý, tài chính); các hoạt động truyền thống (như chăm sóc sức khỏe, giáo dục) và các hoạt động mới (như siêu thị ảo). Khóa luận tốt nghiệp Đại học văn bằng hai năm 2009 GVHD: ThS. Hồ Nguyên Khoa SVTH: Hồ Hà Đông - Lớp B13QTH Trang 12 Theo quan điểm thứ hai nêu trên, "thương mại" (commerce) trong "thương mại điện tử" không chỉ là buôn bán hàng hóa và dịch vụ (trade) theo các hiểu thông thường, mà bao quát một phạm vi rộng lớn hơn nhiều, do đó việc áp dụng TMĐT sẽ làm thay đổi hình thái hoạt động của hầu hết nền kinh tế. Theo ước tính đến nay, TMĐT có tới trên 1.300 lĩnh vực ứng dụng, trong đó, buôn bán hàng hóa và dịch vụ chỉ là một lĩnh vực ứng dụng. Các điểm đặc biệt của TMĐT so với các kênh phân phối truyền thống là tính linh hoạt cao độ về mặt cung ứng và giảm thiểu lớn phí tổn vận tải với các đối tác kinh doanh. Các phí tổn khác thí dụ như phí tổn điện thoại và đi lại để thu nhập khác hàng hay phí tổn trình bày giới thiệu cũng được giảm xuống. Mặc dầu vậy, tại các dịch vụ vật chất cụ thể, khoảng cách không gian vẫn còn phải được khắc phục và vì thế đòi hỏi một khả năng tiếp vận phù hợp nhất định. Ngày nay người ta hiểu khái niệm TMĐT thông thường là tất cả các phương pháp tiến hành kinh doanh và các quy trình quản trị thông qua các kênh điện tử mà trong đó Internet hay ít nhất là các kỹ thuật và giao thức được sử dụng trong Internet đóng một vai trò cơ bản và công nghệ thông tin được coi là điều kiện tiên quyết. Một khía cạnh quan trọng khác là không còn phải thay đổi phương tiện truyền thông, một đặc trưng cho việc tiến hành kinh doanh truyền thống. Thêm vào đó là tác động của con người vào quy trình kinh doanh được giảm xuống đến mức tối thiểu. Trong trường hợp này người ta gọi đó là “Thẳng đến gia công” (Straight Through Processing). Để làm được điều này đòi hỏi phải tích hợp rộng lớn các các tính năng kinh doanh. Nếu liên kết các hệ thống ứng dụng từ các lĩnh vực có tính năng khác nhau hay liên kết vượt qua ranh giới của doanh nghiệp cho mục đích này thì đây là một lĩnh vực ứng dụng truyền thống của tích hợp ứng dụng doanh nghiệp. Quản lý nội dung doanh nghiệp (Enterprise Content Management – ECM) được xem như là một trong những công nghệ cơ bản cho kinh doanh điện tử. Qua nghiên cứu các khái niệm về TMĐT như trên, hiểu theo nghĩa rộng thì hoạt động thương mại được thực hiện thông qua các phương tiện thông tin liên lạc đã tồn tại hàng chục năm nay và đạt tới doanh số hàng tỷ USD mỗi ngày. Theo nghĩa hẹp thì TMĐT chỉ mới tồn tại được vài năm nay nhưng đã đạt được những kết quả rất đáng quan tâm, TMĐT chỉ gồm các hoạt động thương mại được tiến hành trên mạng máy tính mở như mạng Internet. Trên thực tế, chính các hoạt động thương mại thông qua mạng Internet đã làm phát sinh thuật ngữ TMĐT. 1.1.2 Các đặc trưng của thương mại điện tử Để xây dựng khung pháp luật thống nhất cho TMĐT, ta cần nghiên cứu và tìm ra các đặc trưng của TMĐT. So với các hoạt động thương mại truyền thống, TMĐT có một số điểm khác biệt cơ bản sau: - Các bên tiến hành giao dịch trong TMĐT không cần tiếp xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước. Khóa luận tốt nghiệp Đại học văn bằng hai năm 2009 GVHD: ThS. Hồ Nguyên Khoa SVTH: Hồ Hà Đông - Lớp B13QTH Trang 13 - Các giao dịch thương mại truyền thống được thực hiện với sự tồn tại của khái niệm biên giới quốc gia, còn TMĐT được thực hiện trong một thị trường không có biên giới (thị trường thống nhất toàn cầu). TMĐT trực tiếp tác động tới môi trường cạnh tranh toàn cầu. - Trong hoạt động giao dịch TMĐT đều có sự tham gia của ít nhất ba chủ thể, trong đó một bên không thể thiếu được là người cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực. - Đối với thương mại truyền thống thì mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện để trao đổi dữ liệu, còn đối với TMĐT thì mạng lưới thông tin chính là thị trường. Hình 1.1: Các loại giao dịch B2B trong TMĐT 1.1.3 Cơ sở để phát triển các loại giao dịch TMĐT Để phát triển TMĐT cần phải có hội đủ một số cơ sở: - Hạ tầng kỹ thuật internet phải đủ nhanh, mạnh đảm bảo truyền tải các nội dung thông tin bao gồm âm thanh, hình ảnh trung thực và sống động. Một hạ tầng internet mạnh cho phép cung cấp các dịch vụ như xem phim, xem TV, nghe nhạc,... trực tiếp. Chi phí kết nối internet phải rẻ để đảm bảo số người dùng internet phải lớn. Khóa luận tốt nghiệp Đại học văn bằng hai năm 2009 GVHD: ThS. Hồ Nguyên Khoa SVTH: Hồ Hà Đông - Lớp B13QTH Trang 14 - Hạ tầng pháp lý: phải có luật về TMĐT công nhận tính pháp lý của các chứng từ điện tử, các hợp đồng điện tử ký qua mạng; phải có luật bảo vệ quyền sở hữ trí tuệ, bảo vệ sự riêng tư, bảo vệ người tiêu dùng... để điều chỉnh các giao dịch qua mạng. - Phải có cơ sở thanh toán điện tử an toàn bảo mật. Thanh toán điện tử qua thẻ, qua tiền điện tử, thanh toán qua EDI. Các ngân hàng phải triển khai hệ thống thanh toán điện tử rộng khắp. - Phải có hệ thống cơ sở chuyển phát hàng nhanh chóng, kịp thời và tin cậy. - Phải có hệ thống an toàn bảo mật cho các giao dịch, chống xâm nhập trái phép, chống virus, chống thoái thác. - Phải có nhân lực am hiểu kinh doanh, công nghệ thông tin, TMĐT để triển khai tiếp thị, quảng cáo, xúc tiến, bán hàng và thanh toán qua mạng. 1.1.4 Các loại hình giao dịch thương mại điện tử Trong TMĐT có ba chủ thể tham gia: Doanh nghiệp (B) giữ vai trò động lực phát triển TMĐT, người tiêu dùng (C) giữ vai trò quyết định sự thành công của TMĐT và chính phủ (G) giữ vai trò định hướng, điều tiết và quản lý. Từ các mối quan hệ giữa các chủ thể trên ta có các loại giao dịch TMĐT: B2B, B2C, B2G, C2G, C2C,... trong đó B2B và B2C là hai loại hình giao dịch TMĐT quan trọng nhất. 1.1.4.1 Business-to-business (B2B) Mô hình TMĐT giữa các doanh nghiệp với doanh nghiệp. TMĐT B2B (Business-to-business) là việc thực hiện các giao dịch giữa các doanh nghiệp với nhau trên mạng, ta thường gọi là giao dịch B2B. Các bên tham gia giao dịch B2B gồm: người trung gian trực tuyến (ảo hoặc click-and-mortar), người mua và người bán. Các loại giao dịch B2B gồm: mua ngay theo yêu cầu khi giá cả thích hợp và mua theo hợp đồng dài hạn, dựa trên đàm phán cá nhân giữa người mua và người bán. Các loại giao dịch B2B cơ bản: - Bên Bán - (một bên bán nhiều bên mua) là mô hình dựa trên công nghệ web trong đó một công ty bán cho nhiều công ty mua. Có 3 phương pháp bán trực tiếp trong mô hình này: Bán từ catalog điện tử, Bán qua quá trình đấu giá, Bán theo hợp đồng cung ứng dài hạn đã thỏa thuận trước. Công ty bán có thể là nhà sản xuất loại click-and-mortar hoặc nhà trung gian, thông thường là nhà phân phối hay đại lý - Bên Mua - một bên mua - nhiều bên bán. - Sàn Giao dịch - nhiều bên bán - nhiều bên mua. - TMĐT phối hợp - Các đôi tác phối hợp nhau ngay trong quá trình thiết kế chế tạo sản phẩm 1.1.4.2 Business-to-consumer (B2C): Mô hình TMĐT giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đây là mô hình bán lẻ trực tiếp đến người tiêu dùng. Trong TMĐT, bán lẻ điện tử có thể từ nhà sản xuất, hoặc từ một cửa hàng thông qua kênh phân phối. Hàng hóa bán lẻ trên mạng thường là Khóa luận tốt nghiệp Đại học văn bằng hai năm 2009 GVHD: ThS. Hồ Nguyên Khoa SVTH: Hồ Hà Đông - Lớp B13QTH Trang 15 hàng hóa, máy tính, đồ điện tử, dụng cụ thể thao, đồ dùng văn phòng, sách và âm nhạc, đồ chơi, sức khỏe, mỹ phẩm, giải trí,... Mô hình kinh doanh bán lẻ có thể phân loại theo quy mô các loại hàng hóa bán (tổng hợp, chuyên ngành), theo phạm vi địa lý (toàn cầu, khu vực), theo kênh bán (bán trực tiếp, bán qua kênh phân phối). Một số hình thức các cửa hàng bán lẻ trên mạng: Brick-and-mortar là loại cửa hàng bán lẻ kiểu truyền thống, không sử dụng internet, Click-and-mortar là loại cửa hàng bán lẻ truyền thống nhưng có kênh bán hàng qua mạng và cửa hàng ảo là cửa hàng bán lẻ hoàn toàn trên mạng mà không sử dụng kênh bán truyền thống. Hai loại giao dịch trên là giao dịch cơ bản của TMĐT. Ngoài ra trong TMĐT người ta còn sử dụng các loại giao dịch: Govement-to-Business (G2B) là mô hình TMĐT giữa doanh nghiệp với cơ quan Chính phủ, Government-to-citizens (G2C) là mô hình TMĐT giữa các cơ quan chính phủ và công dân còn gọi là Chính phủ điện tử, Consumer-to-consumer (C2C) là mô hình TMĐT giữa các người tiêu dùng và Mobile commerce (m-commerce) là TMĐT thực hiện qua điện thoại di động. 1.1.5 Các hình thức hoạt động của thương mại điện tử 1.1.5.1 Các hoạt động chủ yếu của TMĐT bao gồm - Thư điện tử - Thanh toán điện tử - Trao đổi dữ liệu điện tử - Truyền dung liệu - Mua bán hàng hóa hữu hình Các loại thị trường điện tử: Tùy thuộc vào đối tác kinh doanh người ta gọi đó là thị trường B2B, B2C, C2B hay C2C. Thị trường mở là những thị trường mà tất cả mọi người có thể đăng ký và tham gia. Tại một thị trường đóng chỉ có một số thành viên nhất định được mời hay cho phép tham gia. Một thị trường ngang tập trung vào một quy trình kinh doanh riêng lẻ nhất định, thí dụ như cung cấp: nhiều doanh nghiệp có thể từ các ngành khác nhau tham gia như là người mua và liên hệ với một nhóm nhà cung cấp. Ngược lại, thị trường dọc mô phỏng nhiều quy trình kinh doanh khác nhau của một ngành duy nhất hay một nhóm người dùng duy nhất. Sau khi làn sóng lạc quan về TMĐT của những năm 1990 qua đi, thời gian mà đã xuất hiện nhiều thị trường điện tử, người ta cho rằng sau một quá trình tập trung chỉ có một số ít thị trường lớn là sẽ tiếp tục tồn tại. Thế nhưng bên cạnh đó là ngày càng nhiều những thị trường chuyên môn nhỏ. Ngày nay tình hình đã khác hẳn đi: công nghệ để thực hiện một thị trường điện tử đã rẻ đi rất nhiều. Thêm vào đó là xu hướng kết nối nhiều thông tin chào hàng khác nhau thông qua các giao diện lập trình ứng dụng để thành lập một thị trường chung có Khóa luận tốt nghiệp Đại học văn bằng hai năm 2009 GVHD: ThS. Hồ Nguyên Khoa SVTH: Hồ Hà Đông - Lớp B13QTH Trang 16 mật độ chào hàng cao. Ngoài ra các thị trường độc lập trước đây còn được tích hợp ngày càng nhiều bằng các giải pháp phần mềm cho một cổng Web toàn diện. 1.1.5.2 Cửa hàng trực tuyến Cửa hàng trực tuyến đưa hàng vào trong Internet để bán. Đây là một chương trình phần mềm có tính năng giỏ hàng. Người mua chọn lựa các sản phẩm và đặt chúng vào giỏ hàng. Đằng sau một cửa hàng trực tuyến như thế là một việc kinh doanh thật sự, tiến hành các đơn đặt hàng. Có nhiều chương trình phần mềm cho kênh bán hàng này. Một cửa hàng trực tuyến hiện đại không chỉ tạo khả năng cho người dùng xem món hàng hai chiều và đọc một ít thông số kỹ thuật của món hàng đó. Trong lãnh vực hàng tiêu dùng cao cấp người ta cũng đã tạo ảnh ba chiều của sản phẩm để cảm giác của khách hàng càng gần hiện thực càng tốt. Ngoài ra còn có các chương trình cấu hình mà qua đó màu sắc, trang bị và thiết kế của sản phẩm có thể thay đổi để phù hợp với tưởng tượng cá nhân của từng khách hàng. Bằng cách này người sản xuất hay người chào bán còn có thêm thông tin rất có giá trị về ý thích của khách hàng. Các hình thức được biết nhiều của TMĐT là mua bán sách và nhạc cũng như mua bán đấu giá trong Internet. Thông qua việc Internet bùng nổ vào cuối thập niên 1990, cửa hàng trực tuyến ngày càng có tầm quan trọng nhiều hơn. Những người bán hàng trong Internet có lợi thế là họ không cần đến một diện tích bán hàng thật sự mà thông qua các trang Web sử dụng một không gian bán hàng ảo. Các cửa hàng trực tuyến cũng thường hay không cần đến nhà kho hay chỉ cần đến rất ít, vì thường có thể cung cấp cho khách hàng trực tiếp từ người sản xuất hay có thể đặt hàng theo nhu cầu. Lợi thế do tiết kiệm được những phí tổn cố định này có thể được tiếp tục chuyển tiếp cho khách hàng. Ngay cả những người bán sách trong Internet tại Đức, bắt buộc phải bán sách theo giá cố định, cũng vẫn có lợi thế là - thông qua việc không thu tiền cước phí gửi - tiết kiệm được cho khách hàng một chuyến đi đến nhà bán sách mà vẫn có cùng một giá. Các ngành hưởng lợi của xu hướng này, bên cạnh các cửa hàng trực tuyến, đặc biệt là các doanh nghiệp tiếp vận và các dịch vụ phân phối, trong khi các doanh nghiệp bán hàng nhỏ lẻ thường là những người thua cuộc trong biến đổi này. Ngành công nghệ thông tin cũng hưởng lợi gián tiếp từ tăng trưởng của thương mại Internet thông qua các đơn đặt hàng nhiều hơn cho việc cung ứng kỹ thuật cũng như bảo trì các cửa hàng trực tuyến. 1.1.5.3 Quy định của Việt Nam về TMĐT Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động TMĐT ở Việt Nam ra đời khá muộn so với nhiều nước trên thế giới. Cuối năm 2005, Việt Nam mới có "Luật Giao dịch điện tử" và năm 2006 mới ra đời Nghị định hướng dẫn thi hành luật này. Tới đầu năm 2007, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 "Quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số", số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/02/2007 "Về giao dịch Khóa luận tốt nghiệp Đại học văn bằng hai năm 2009 GVHD: ThS. Hồ Nguyên Khoa SVTH: Hồ Hà Đông - Lớp B13QTH Trang 17 điện tử trong hoạt động tài chính", số 35/2007/NĐ-CP ngày 08/03/2007 "Về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng". 1.1.5.4 Phương diện xuyên biên giới Để đơn giản hóa TMĐT xuyên biên giới và để bảo vệ người tiêu dùng tham gia, Chỉ thị TMĐT của EU (chỉ thị 2000/31/EG) được thỏa thuận như là cơ sở luật pháp và các tiêu chuẩn tối thiểu cho cộng đồng châu Âu. Để đơn giản hóa giao dịch, trong Liên minh châu Âu, ở những quan hệ nợ do hợp đồng mang lại, về cơ bản là có sự tự do chọn lựa luật lệ của các phái tham gia. Hợp đồng của người tiêu dùng, một trong những điều ngoại lệ, được quy định là không được phép thông qua việc lựa chọn luật lệ mà vô hiệu hóa việc bảo vệ người tiêu dùng xuất phát từ những quy định bắt buộc của quốc gia mà người tiêu dùng đó đang cư ngụ, nếu khi trước ký kết hợp đồng có chào mời rõ rệt hay một quảng cáo trong quốc gia người tiêu dùng đang cư ngụ và hoạt động. Trong lãnh vực B2B thường là luật của người bán được thỏa thuận để đơn giản hóa. Việc cùng đưa luật của quốc gia người mua vào sử dụng là phức tạp là vì nếu như thế người bán phải đối phó với 25 luật lệ khác nhau và phần lớn lại được viết bằng tiếng nước ngoài. Thế nhưng nguyên tắc quốc gia xuất xứ cũng không phải là hoàn hảo: Người mua thường không am hiểu luật lệ của nước khác và vì thế không dễ dàng đại diện được cho quyền lợi của mình. Ngoài ra việc hành luật của từng nước thường khác nhau và người bán từ một số quốc gia nhất định hay có nhiều lợi thế hơn so với những người khác. Trên lý thuyết, mỗi nước đều có khả năng thay đổi luật lệ một cách tương ứng để đẩy mạnh nền kinh tế quốc gia. Tuy có những mặt bóng tối này, thương mại trong Internet xuyên quốc gia tất nhiên cũng có nhiều ưu thế. Nhiều món hàng chỉ được bán trong một số nước nhất định. Người muốn mua có thể tìm được sản phẩm cần dùng trong Internet với sự giúp đỡ của các máy truy tìm đặc biệt và cũng có thể so sánh giá của những người bán trong các nước khác nhau. Một phần thì không những là giá của từng nhóm sản phẩm khác nhau mà thuế giá trị thặng dư cũng còn khác nhau, do đó mặc dù là tiền gửi hàng cao hơn nhưng việc đặt mua ở nước ngoài có thể mang lại nhiều lợi ích hơn. Trong phạm vi của EU người mua không phải đóng thuế nên phí tổn tổng cộng minh bạch cho người mua. Nói tóm lại, TMĐT xuyên biên giới mặc dầu bị ghìm lại do còn có điều không chắc chắn trong pháp luật nhưng có tiềm năng phát triển lớn. Một bộ luật thống nhất cho châu Âu quan tâm nhiều hơn nữa đến lợi ích của người tiêu dùng về lâu dài chắc chắn sẽ mang lại thêm nhiều tăng trưởng. 1.1.6 Khái niệm electronic commerce hay e-commerce E-commerce (Thương mại điện tử) đã tồn tại dưới nhiều hình thức trước khi mạng Intemet được đưa vào sử dụng, và những hình thức này vẫn tồn tại trong đó có phương thức trao đổi dữ liệu điện tử - EDI (electronic data -interchange) áp dụng phổ Khóa luận tốt nghiệp Đại học văn bằng hai năm 2009 GVHD: ThS. Hồ Nguyên Khoa SVTH: Hồ Hà Đông - Lớp B13QTH Trang 18 biến trong cả mạng máy tính không theo giao thức TCP/IP. EDI được một số người coi là có tầm quan trọng trong hình thức kinh doanh giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B to B) hơn cả mạng Intemet. Mối quan tâm ngày càng tăng đối với TMĐT có thể được xuất phát từ tác động của Intemet lên phương thức kinh doanh giữa doanh nghiệp với khách hàng (B to C), chuyển đổi phương thức này thành TMĐT. Đã có những cơ sở không thể phủ nhận để quan tâm đến thương mại điện tử B to C trong đó có sự tăng trưởng nhanh chóng số lượng người sử dụng kết nối vào mạng Intemet vì sự phát triển tương ứng của các ứng dụng thương mại trên mạng. Điều rõ ràng là mạng Internet có thể sử dụng cho các giao dịch thương mại, cả B to B và B to C. Một giao dịch thương mại có thể chia làm 3 giai đoạn chính: quảng cáo, tìm kiếm khách hàng; đặt hàng và thanh toán, giao hàng. Mỗi một hoặc toàn bộ cả ba giai đoạn này đều có thể thực hiện trên mạng Internet và vì vậy có thể được bao trùm trong khái niệm TMĐT. Các phương tiện điện tử ngày càng được sử dụng trong các công ty và tổ chức thương mại để quảng cáo, tiếp thị hàng hóa và dịch vụ của mình trên phạm vi toàn thế giới. Các nhà sản xuất, các nhà bán lẻ, tại các nước khác nhau đều có thể chào sản phẩm và dịch vụ của mình với đầy đủ thông tin về tính năng và hiệu quả đưa lại của các sản phẩm và dịch vụ này, về thành phần hay cấu tạo, về giá cả, kế hoạch sản xuất, điều kiện giao hàng và thanh toán. Những thông tin này cho phép người sử dụng hàng hoá và dịch vụ đặt mua hàng hoá và dịch vụ mà họ mong muốn từ những nhà cung cấp đưa ra có tính cạnh tranh nhất. 1.2 Cơ sở cho sự phát triển của thương mại điện tử Có rất nhiều yếu tố và khuynh hướng thúc đẩy sự chấp nhận Internet như phương tiện truyền thông hiệu quả nhất của xã hội. 1.2.1 Số lượng người sử dụng Internet Trong một báo cáo nghiên cứu về sự chấp nhận Internet vào năm 1997 có tên “The Interrnet Report” cho thấy Internet chỉ mất có 5 năm để thu hút được 50 triệu độc giả của Mỹ, trong khi truyền thanh phải mất 38 năm, truyền hình cáp là 10 năm. Internet chính là phương tiện truyền thông phát triển nhanh nhất trong lịch sử. Số lượng người sử dụng Internet đang tăng lên với tốc độ rất nhanh đã tạo ra một cộng đồng đông đảo các khách hàng tiềm năng trên mạng mà không một công ty nào có thể bỏ qua. Ngày nay máy tính cá nhân có mặt tại 73,9% số hộ gia đình của Mỹ, con số đó tại Tây Âu và Châu Á - Thái Bình Dương lần lượt là 50,1% và 44,3%. Tính đến cuối năm 2008, khoảng hơn một tỷ người trên khắp thế giới đã có thể truy cập Internet tại nhà. Nếu như năm 2001, số người sử dụng Internet là 375 triệu người thì đến năm 2005 con Khóa luận tốt nghiệp Đại học văn bằng hai năm 2009 GVHD: ThS. Hồ Nguyên Khoa SVTH: Hồ Hà Đông - Lớp B13QTH Trang 19 số này đã tăng lên hơn hơn 1 tỷ người và đến tháng 6/2009 là gần 6,77 tỷ người (Nguồn Internet World Stats). Do tốc độ tăng lên nhanh chóng như vậy nên ngày nay rất khó để có thể đưa ra con số chính xác số người truy cập vào mạng Internet tại một thời điểm. Người ta ước tính hiện nay trên thế giới có xấp xỉ 1 tỷ người truy cập trực tuyến trong đó 1/3 là người Mỹ và Canada. Hơn 80% dân số thế giới ngày nay truy cập vào mạng tại nơi làm việc hoặc tại nhà riêng. Lịch sử đã cho thấy số lượng người sử dụng tăng khoảng 400% mỗi năm. Điều này càng khẳng định cho các doanh nghiệp không thể không quan tâm tới lượng khách hàng tiềm năng lớn và mức tăng trưởng này. 1.2.2 Việc sử dụng Internet Ngày càng có nhiều người xem truyền hình chuyển sang sử dụng thời gian rảnh rỗi của mình bên chiếc máy tính để truy cập vào mạng thay vì ngồi bên chiếc TV như trước kia. Một nghiên cứu thực hiện vào năm 2006 đã chỉ ra rằng 3/4 số người sử dụng máy tính cá nhân sẵn sàng từ bỏ TV để dành nhiều thời gian hơn bên chiếc máy vi tính của mình. Công ty tư vấn Forrester Research đã thăm dò ý kiến của 17.000 người ở Anh, Đức, Hà Lan, Thuỵ Điển và Pháp thì 80% số người rất quan tâm và thích thú trước sự tiến triển của kỹ nghệ truyền thông, nhất là nguồn thông tin vô giới hạn đến từ Internet. Theo kết quả một cuộc thăm dò do Lois Harris tiến hành trên tờ Tuần báo kinh doanh (Business Week) của Mỹ năm 2008, thì 48% người sử dụng Internet dành ít thời gian hơn cho việc xem TV, 26% dành ít thời gian hơn cho việc đọc sách báo. Thời gian người ta dành cho Internet cũng đang tăng lên nhanh chóng. Chẳng hạn như ở Mỹ là nước có tỷ lệ người sử dụng Internet nhiều nhất thế giới, năm 2006 trung bình một người sử dụng Internet 6,6 giờ/tuần, 23% trong số đó sử dụng hơn 16 giờ/tuần và 83% số này truy cập mạng hàng ngày. Ngày nay số thời gian mà người ta dành cho Internet đã tăng lên gần gấp đôi. Năm 2007 là 12,4 giờ/tuần và năm 2008 là 15,8 giờ/tuần. Việc sử dụng Internet đã thu hút một số lượng người lớn hơn bất cứ hoạt động nào liên quan tới máy vi tính. Trong khi các trò chơi thu hút hầu hết những người trẻ tuổi hơn và những phần mềm hữu ích thu hút phần lớn giới lớn tuổi hơn thì Internet được mọi người ở mọi lứa tuổi, từ trẻ con đến người già yêu thích. Sở dĩ như vậy là vì Internet có thể đem lại cho họ rất nhiều tiện ích mà các phương tiện truyền thông khác không thể làm được. Người ta sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin, nghiên cứu tài liệu, mở thư điện tử, mua cổ phiếu, đầu tư, tìm kiếm việc làm, lập ra cửa hàng trên trang Web và kinh doanh thông qua các hoạt động thương mại, dịch vụ trên Website, tham gia đấu thầu, mua tặng phẩm và vé máy bay đi nghỉ phép hay du lịch. Internet hiện là phương tiện rất hữu hiệu trong quan hệ đối tác. Internet cũng chính là nguồn thông tin lớn nhất trên hành tinh hiện nay. Báo chí ra hàng ngày, dự báo thời tiết, bảng báo giá hàng hóa mới nhất cũng như những hồ sơ về các trường học đều có thể dễ dàng tìm thấy trên mạng sau một cú nhấn chuột. Trên thực tế chúng ta dự đoán trong vòng Khóa luận tốt nghiệp Đại học văn bằng hai năm 2009 GVHD: ThS. Hồ Nguyên Khoa SVTH: Hồ Hà Đông - Lớp B13QTH Trang 20 một hoặc hai năm nữa, một người nếu như không thực hiện một hình thức truy cập nào vào mạng Internet thì sẽ trở nên thiếu thông tin như thể không sở hữu một chiếc máy vi tính ngày nay. Theo một cuộc điều tra mới đây của công ty dữ liệu quốc tế IDG thì 88% số người kết nối Internet là để tìm kiếm thông tin. Trong khi TMĐT phát triển thì Internet là một trong số ít địa chỉ mà không cần nhiều tiền nhưng có thể có được nhiều điều thú vị. Tốc độ các bộ vi xử lý ngày càng cao cho phép làm được bất kỳ thứ gì trên mạng. Thậm chí trên mạng Internet, người ta tìm thông tin về khí tượng hay bất kỳ một tin tức nào khác, cũng có vẻ thích thú hơn là đọc báo, nghe đài và xem truyền hình vì trong khi truy cập, mỗi người đều có cảm giác một sự bình đẳng rộng mênh mông và những vấn đề muốn tìm hiểu lại xuất hiện rất mới mẻ và hấp dẫn. Hãng Greenfield Online đã thăm dò ý kiến của 4.350 người Mỹ từng truy cập Internet, 70% trong số họ nói rằng họ truy cập vài lần trong tuần, 1/4 số người tham gia truy cập tới lúc đi ngủ, 1/2 nói rằng họ ít xem TV hơn, 19% số người đánh giá truy cập Internet tốt hơn là xem truyền hình. Internet ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống riêng tư của con người. Người ta sử dụng Internet để liên lạc với người thân, đưa thông tin cá nhân lên mạng để tìm việc hay những người có cùng sở thích cá nhân. Việc truyền những thông tin này rẻ hơn rất nhiều so với gọi điện thoại và việc trao đổi thư điện tử cũng dễ dàng như việc đánh máy một bức thư, trong khi có thể gần như ngay lập tức nhận được thư trả lời. Việc tăng lên của việc sử dụng Internet sẽ tạo thêm nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp TMĐT có thể tiếp cận được dễ dàng với các khách hàng của mình, phát triển khách hàng tiềm năng cũng như chăm sóc khách hàng một cách chu đáo hơn, tiết kiệm chi phí hơn. 1.2.3 Sự phát triển của TMĐT Một ứng dụng của TMĐT là các hoạt động mua bán trên mạng đã thúc đẩy nhu cầu mở rộng các hình thức hỗ trợ thanh toán, hỗ trợ giao hàng, sử dụng chữ ký số, tiền điện tử, cổ phiếu mạng, an toàn dữ liệu, bảo mật dữ liệu,...của các doanh nghiệp. Trên thực tế, ngay cả khi các doanh nghiệp chưa có điều kiện để tham gia vào hoạt động kinh doanh trực tuyến, các doanh nghiệp cũng vẫn thường tiến hành nhiều hình thức tự giới thiệu về mình trên mạng như một bước chuẩn bị ban đầu cho việc chính thức gia nhập vào đội ngũ kinh doanh trên mạng của mình. Vào năm 2005, 15 Website được nhiều người truy cập nhất đều là Website giáo dục, trong danh sách này không có Website thương mại nào. Đến năm 2007, cả 15 Website được nhiều người truy cập nhất đều là các Website cung cấp nội dung và thương mại. Việc chuyển đổi lên nền kinh tế mạng đang diễn ra nhanh hơn người ta có thể dự tính. Số người tiêu dùng trực tuyến đã tăng từ 225 triệu người năm 2005 lên đến 825 triệu người năm 2008. Số trang Web đang tăng lên nhanh chóng từ 7,5 tỷ lên tới 12,5 tỷ. Doanh số TMĐT tăng lên với tốc độ rất cao, năm 2006 là 615 tỷ USD, năm 2007 là 1.600 tỷ USD và đến cuối năm 2008, các giao dịch TMĐT trên toàn cầu đã tạo Khóa luận tốt nghiệp Đại học văn bằng hai năm 2009 GVHD: ThS. Hồ Nguyên Khoa SVTH: Hồ Hà Đông - Lớp B13QTH Trang 21 ra thu nhập trên 3.000 tỷ USD. Doanh số kinh doanh điện tử trung bình cho mỗi khách hàng tăng từ 2.200 USD lên 4.300 USD, giá trị kinh doanh thương mại B2B tăng từ 1.200 tỷ USD năm 2005 lên 2.100 tỷ năm 2008. Trong năm 2008, gần một nửa trong tổng số những người truy cập Internet (3 tỷ người) đã thực hiện mua bán trực tuyến trên mạng (Theo Báo Tin học và Đời sống). 1.2.4 Internet là phương tiện truyền thông cao cấp Internet là phương tiện truyền thông cao cấp, nó có rất nhiều ưu điểm mà các phương tiện truyền thông khác không thể có được. Trước hết, Internet là phương tiện truyền thông duy nhất hiện nay có thể thu hút được một số lượng lớn các khách hàng tiềm năng. Những nhà kinh doanh nhạy cảm đã nhận thấy Internet không chỉ là một mạng thông thường. Nó là một thị trường toàn cầu. Với một trang Web, cả thế giới đều có thể truy cập vào gian hàng trên mạng của công ty. Nhờ vậy mà các việc kinh doanh trên mạng có thể tiếp cận với hàng trăm triệu người sử dụng Internet từ khắp nơi trên thế giới. Thứ hai, mạng là sân chơi bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp. Một doanh nghiệp nhỏ có thể có một trang chủ cho hoạt động thương mại của mình hiệu quả như trang chủ của một công ty lớn. Chi phí cho việc truy cập và xây dựng các thông tin phục vụ cho việc quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp trên mạng tương đối thấp đã giúp cho điều này trở thành hiện thực. Thứ ba, Internet chứa đựng khả năng của một phương tiện tryền thông mang tính đa phương tiện. Nó giúp cho các thông điệp mà doanh nghiệp muốn đem đến cho khách hàng của mình trên mạng được trình bày hiệu quả và ấn tượng hơn hẳn so với các phương tiện truyền thông khác. Một trang chủ trên mạng cho phép ta có thể trình bày một cách phức tạp và tinh vi một sản phẩm của công ty. Tất cả các thông tin có thể viết và trình bày theo thể thức của phương tiện in ấn như báo chí, tạp chí, tờ rơi cũng có trong thông điệp trên Internet. Công nghệ hình ảnh và âm thanh chuyển động kết hợp với máy móc và các kênh phát mới, tốc độ cao hơn giúp cho việc đưa ra âm thanh, nhạc, hình ảnh thuận tiện như trên tivi và ngày càng dễ truy cập hơn. Bên cạnh đó, khách hàng còn có thể dễ dàng di chuột và nhấn chuột để kết nối tới các thông tin khác. Những kết nối này có thể bao gồm các thông tin như bảng giá, catalogue, các hướng dẫn, hình ảnh trưng bày về sản phẩm và một mẫu đơn đặt hàng điện tử. Thứ tư, Internet vừa mang các đặc điểm của phương tiện truyền thông đại chúng lại vừa mang đặc điểm của phương tiện thông tin cá nhân. Internet kết hợp khả năng chuyển tải các thông điệp tới một số lượng lớn độc giả của các phương tiện truyền thông đại chúng với khả năng phản hồi và tương tác của các phương tiện thông tin các nhân. Nhờ có bản chất tương tác của Internet, người sử dụng có thể đóng một vai trò tích cực hơn trong quá trình thông tin so với các phương tiện truyền thông khác. Đây là một đặc trưng mà các phương tiện thông tin đại chúng khác không thể có được. Trong khi đặc trưng việc cung cấp thông tin của các phương tiện truyền thông đại chúng Khóa luận tốt nghiệp Đại học văn bằng hai năm 2009 GVHD: ThS. Hồ Nguyên Khoa SVTH: Hồ Hà Đông - Lớp B13QTH Trang 22 truyền thống mang tính thụ động, thì việc cung cấp thông tin trên mạng lại theo yêu cầu của người sử dụng, nghĩa là việc điều khiển quá trình thông tin liên lạc nghiêng về phía người sử dụng hơn là bản thân phương tiện truyền thông. Khối lượng thông tin khổng lồ trên mạng lại càng hướng việc điều khiển quá trình thông tin về phía người sử dụng và tạo ra các cơ cấu nội dung thông tin phù hợp với sở thích và mối quan tâm cụ thể của từng cá nhân người sử dụng. Khả năng này đã tạo cho các quảng cáo trên mạng một đặc tính mà các hình thức quảng cáo khác không có được, đó là tính tương tác. Thứ năm, Internet không chỉ là một kênh thông tin mà còn là kênh giao dịch và phân phối. Sở dĩ có được đặc tính này là nhờ khả năng tương tác và phản hồi của Internet. Khách hàng có thể vừa tìm thông tin lại vừa có thể thực hiện ngay việc mua bán và thanh toán ở ngay trên mạng. Không một phương tiện truyền thông nào có thể thực hiện được các chức năng marketing này ngay lập tức mà không cần đến sự hỗ trợ của các phương tiện khác. Một trang Web trên mạng có thể giúp cho người ta quảng bá cho bất cứ cái gì mà người ta có thể nghĩ tới. Internet cũng giúp cho việc tìm kiếm thông tin của khách hàng trên mạng trở nên vô vùng đơn giản. Nếu một người muốn tìm kiếm thông tin về sản phẩm và dịch vụ của một công ty, tất cả những việc cần làm chỉ là tìm đến một công cụ tìm kiếm và đánh vào thông tin mà họ quan tâm, các công cụ tìm kiếm sẽ giúp họ tìm tới trang Web của công ty. Ngày càng có nhiều người tìm kiếm các thông tin về các sản phẩm và các công ty và so sánh sản phẩm của các công ty với nhau trước khi ra quyết định mua hàng. Việc sử dụng máy chủ bảo mật giúp cho việc mua bán trở nên dễ dàng hơn và giảm bớt những lo ngại trước đây liên quan tới việc thanh toán. Internet sẽ chứng minh nó là động cơ lớn nhất của khách hàng để họ bắt đầu tìm kiếm và mua hàng qua chiếc máy tính cá nhân của mình, và trên thực tế nó đã trở thành nơi mà các khách hàng thường lui tới để tìm kiếm các sản phẩm và dịch vụ. Điều đó tạo ra cơ hội để các nhà kinh doanh trong lĩnh vực TMĐT có thể dễ dàng tung ra những lời mời chào về sản phẩm của mình. 1.2.5 Người sử dụng Internet - khách hàng tiềm năng Kết quả các cuộc thống kê điều tra đều cho thấy phần lớn những người sử dụng Internet là những người có trình độ văn hóa cao, có nghề nghiệp chuyên môn ổn định và thu nhập cao. Thống kê chung 30% số người sử dụng Internet trên thế giới hiện nay có ít nhất một bằng tốt nghiệp đại học. Con số này ở Anh là 50%, ở Trung Quốc là 60%, ở Mexico là 67% và ở Ireland là 70%. Họ cũng là những người có tuổi đời trung bình trẻ, tuổi trung bình người sử dụng Internet tại Mỹ là 36, ở Trung Quốc và Anh là 30 (UNDP- Human Development Report). Họ cũng là những người rất bận rộn, đánh giá cao và ưa thích việc truy cập đơn giản vào cả một thế giới những dịch vụ mà họ có thể tiếp cận từ bàn làm việc của mình - một việc mà chỉ có Internet mới có thể giúp họ - thay vì phải ra phố mua hàng hay gọi điện cho các cửa hàng cách xa chỗ ở hoặc nơi Khóa luận tốt nghiệp Đại học văn bằng hai năm 2009 GVHD: ThS. Hồ Nguyên Khoa SVTH: Hồ Hà Đông - Lớp B13QTH Trang 23 làm việc. Do có thu nhập cao, họ cũng là những người có khả năng mua hàng nhiều hơn trong xã hội. Theo các kết quả thống kê, năm 2008 gần một nửa những người truy cập Internet đã thực hiện mua bán trên mạng. Bên cạnh đó, do dành nhiều thời gian cho Internet, những người này dành ít thời gian hơn cho các phương tiện truyền thông khác. Do đó kinh doanh qua mạng sẽ vô cùng hiệu quả khi doanh nghiệp muốn tiếp cận với nhóm khách hàng mục tiêu này. Kinh doanh trên mạng là giấc mơ của bất kỳ nhà doanh nghiệp nào: tiếp cận đơn giản và rẻ tới những người có trình độ học thức và thu nhập cao và sẵn sàng bộc lộ những mối quan tâm, sở thích của mình (thông qua các nhóm thông tin). Khóa luận tốt nghiệp Đại học văn bằng hai năm 2009 GVHD: ThS. Hồ Nguyên Khoa SVTH: Hồ Hà Đông - Lớp B13QTH Trang 24 1.3 Thực trạng thương mại điện tử tại Việt Nam 1.3.1 Biểu đồ tăng trưởng Internet Việt Nam Theo công bố của Bộ Thông tin - Truyền thông thời điểm ngày 01/07/2009 Hình 1.2: Số người sử dụng Internet Hình 1.3: Tỉ lệ số dân sử dụng Internet (% dân) 1.3.2 Thực trạng thương mại điện tử tại Việt Nam Các "chợ ảo" đã xuất hiện và có xu hướng tăng nhanh về số lượng trong khoảng 3 năm trở lại đây. Hiện nay, các trang web dịch vụ mua sắm trực tuyến có hướng đầu tư sâu hơn về mặt chất lượng để phát triển. Các doanh nghiệp đã chú trọng đến đầu tư nâng cấp chất lượng giao diện website, cung cấp dịch vụ tốt hơn như truy cập nhanh, Khóa luận tốt nghiệp Đại học văn bằng hai năm 2009 GVHD: ThS. Hồ Nguyên Khoa SVTH: Hồ Hà Đông - Lớp B13QTH Trang 25 giao diện đẹp, dễ sử dụng, cung cấp nhiều thông tin cho từng sản phẩm về giá cả, xuất xứ. 1.3.2.1 Tác động của TMĐT đến con người hiện đại Các sàn giao dịch thương mại trực tuyến được hoạt động dưới hình thức những siêu thị điện tử kinh doanh nhiều mặt hàng và tùy theo lợi thế, mục đích của từng siêu thị điện tử sẽ có một vài nhóm hàng hóa chủ lực. Vì vậy, không khác gì những mô hình chợ trực tiếp, chợ trên mạng cũng tập trung khá phong phú về chủng loại cũng như mẫu mã. Hiện cả nước có khoảng 80 doanh nghiệp kinh doanh sàn giao dịch điện tử, trong đó không ít trang web đã tạo được uy tín trên thị trường. Có đến hơn 10.000 mặt hàng thuộc các ngành hàng như: kim khí điện máy, quà lưu niệm, hoa, sách, quần áo, hàng thể thao, trò chơi, trang sức, mỹ phẩm, kinh doanh quảng cáo,... Đối với người mua: nhờ TMĐT người mua sẽ có nhiều cơ hội kiểm tra món hàng và tham khảo thật chi tiết doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm trước khi quyết định lựa chọn món hàng, có cơ hội tham khảo để chọn giá cả vừa ý nhất với mình, mà không phải chịu bất cứ sự khó chịu nào từ phía người bán hàng. Hơn thế, người mua còn nhận được sự tư vấn trực tuyến, dễ dàng đặt món hàng theo yêu cầu của mình với bất kỳ nhà cung cấp hay sản xuất nào trên toàn thế giới; có cơ hội mua được hàng với giá rẻ cũng như mua được những món hàng độc đáo, mới lạ mà không tốn nhiều thời gian, công sức cho việc tìm kiếm. Tuy nhiên, nếu không sáng suốt để lựa chọn thì như tất cả các dạng thương mại khác, nguy cơ chọn phải hàng kém chất lượng, cũng như gặp một số dạng lừa đảo trực tuyến, gian lận thương mại có thể xảy ra. Đối với người bán: nhờ có TMĐT người bán có nhiều cơ hội để quảng bá và bán được sản phẩm của mình đến tất cả mọi nơi vì thị trường không biên giới, tiết kiệm được chi phí song người bán cũng có thể sẽ phải chịu nhiều sự cạnh tranh từ rất nhiều phía đòi hỏi họ phải nỗ lực hết sức để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn và lợi nhuận trên mỗi món hàng sẽ ngày càng ít hơn. TMĐT thật sự làm cho con người xích lại gần nhau hơn, tin tưởng hơn và mang lại sự tiện lợi hơn. 1.3.2.2 Tiềm năng và thực trạng phát triển TMĐT của Việt Nam Việt Nam có nhiều mặt hàng cần xuất khẩu, TMĐT có thể giúp các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với tất cả khách hàng. Các sản phẩm thông tin, tri thức, dịch vụ, du lịch… cần chào bán đi khắp nơi trên thế giới, nguồn nhân lực về công nghệ thông tin của Việt Nam nổi tiếng là tiếp thu nhanh, nhạy. Chính phủ Việt Nam rất quan tâm đến lĩnh vực này, thể hiện qua các chủ trương khuyến khích TMĐT phát triển trong thời gian qua. Với việc ban hành Luật công nghệ thông tin cũng như Luật giao dịch điện tử, cơ sở hạ tầng về mạng internet nói riêng và công nghệ thông tin nói chung đang phát triển nhanh và nhất là các lợi ích từ TMĐT đã làm cho doanh nghiệp ngày một phát triển và, đến lượt mình, lại đóng góp trở lại cho phát triển TMĐT. Khóa luận tốt nghiệp Đại học văn bằng hai năm 2009 GVHD: ThS. Hồ Nguyên Khoa SVTH: Hồ Hà Đông - Lớp B13QTH Trang 26 Hiện nay, có rất nhiều các website về TMĐT các dạng doanh nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp với khách hàng, khách hàng với khách hàng. Nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu lập các website bán hàng qua mạng cho riêng mình phục vụ rất tốt việc tiếp thị, quảng bá bán hàng, hỗ trợ bán hàng cũng như tìm kiếm thị trường, mở rộng thị trường ra khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, cản trở lớn để TMĐT Việt Nam phát triển chính là việc người dân và cả doanh nghiệp cũng chưa thật sự hiểu rõ lợi ích của TMĐT đem lại. Người dân thì chưa tin, doanh nghiệp thì thờ ơ, làm cho có. Ngoài ra, một vấn đề lớn hơn là thanh toán trực tuyến. Theo điều tra của Vụ thương mại điện tử thuộc Bộ Công Thương thì có hơn 98,3% doanh nghiệp có website giới thiệu về doanh nghiệp mình, trong đó có đến hơn 62,5% website chỉ dùng để giới thiệu sản phẩm và dịch vụ và chỉ có khoảng 27,4% cho phép đặt hàng qua mạng trong đó số website có hỗ trợ thanh toán trực tuyến chỉ hơn 3,2%. Có quá nhiều bất cập khi sử dụng dịch vụ thanh toán trực tuyến tại Việt Nam bởi hệ thống ngân hàng vẫn chưa kết nối tốt với nhau. Bảo mật cũng là vấn đề rất lớn và không chỉ có thế, tội phạm qua mạng ở Việt Nam cũng tác động đáng kể đến tâm lý mua hàng của người dân và doanh nghiệp dẫn đến e ngại trong giao dịch trực tuyến. Một số website bán hàng qua mạng nổi tiếng trên thế giới đã ngăn không cho các giao dịch thanh toán trực tuyến từ các máy tính tại Việt Nam. Điều đó ảnh hưởng nghiêm trọng trong việc phát triển TMĐT nói chung và tạo điều tiếng xấu trong giới công nghệ thông tin Việt Nam. Tội phạm trực tuyến trong nước tuy không nhiều nhưng đã có và gây ảnh hưởng rất lớn đối với niềm tin của khách hàng dành cho các doanh nghiệp có bán hàng trực tuyến nói riêng và các doanh nghiệp chuyên kinh doanh TMĐT nói chung. Theo đánh giá sau cuộc khảo sát được Vụ Thương mại điện tử thực hiện cuối năm 2008, tình hình hoạt động của các sàn giao dịch TMĐT đã có được những bước phát triển hơn về hình thức lẫn chất lượng so với các năm từ 2005 trở về trước. Các doanh nghiệp kinh doanh "chợ ảo" có xu hướng phát triển website chất lượng hơn, thông tin bổ ích hơn, đảm bảo vấn đề chất lượng hàng hóa nhằm tạo lập uy tín, lòng tin cậy của khách hàng để thực hiện mục tiêu mở rộng thị trường. Theo thống kê mới nhất, tính đến tháng 8/2009, Việt Nam đã có khoảng 21,8 triệu người truy cập Internet, chiếm 25,3% dân số cả nước. Tỷ lệ này cũng ngang bằng với tỷ lệ chung của toàn cầu năm 2008. Nếu cuối năm 2007 số người truy cập Internet ở Việt Nam là khoảng 5,21 triệu người, đến cuối năm 2008 con số này đã tăng lên gần 400%, tức khoảng 20,8 triệu người, tám tháng sau đó, con số này đã lên đến hơn 21,8 triệu, dự đoán đến cuối năm 2009, số người Việt Nam truy cập Internet có thể lên đến 22 đến 23 triệu người, chiếm tỷ lệ 25,6% - 26,7% dân số cả nước. Những thống kê này cho thấy một tín hiệu lạc quan về sự phát triển TMĐT ở Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2015. Theo thống kê của Vụ Thương mại điện tử thuộc Bộ Công thương, đến cuối năm 2004, Việt Nam đã có khoảng 4.206.588 website của các doanh nghiệp, trong đó số tên Khóa luận tốt nghiệp Đại học văn bằng hai năm 2009 GVHD: ThS. Hồ Nguyên Khoa SVTH: Hồ Hà Đông - Lớp B13QTH Trang 27 miền .vn (như .com.vn, .net.vn,...) đã tăng từ 10.000 (năm 2005) lên 25.510 (năm 2007) và 39.037 (năm 2008). Năm 2007, 2008 là năm các website sàn giao dịch B2B (marketplace), các website rao vặt, các siêu thị trực tuyến B2C,... đua nhau ra đời. Tuy nhiên, các website này vẫn còn phát triển hạn chế, chưa có website nào thực sự phát triển đột phá vì nhiều nguyên do. Những mặt hàng được bán phổ biến trên mạng tại Việt Nam hiện nay gồm: hàng điện tử, kỹ thuật số, sản phẩm thông tin (sách điện tử, CD, VCD, nhạc...), thiệp, hoa, quà tặng, hàng thủ công mỹ nghệ. Các dịch vụ ứng dụng TMĐT nhiều như: du lịch, tư vấn, CNTT, dịch vụ thông tin, dịch vụ quảng cáo (thông tin tổng hợp, thông tin chuyên ngành...), giáo dục và đào tạo,... Các doanh nghiệp cũng đã quan tâm nhiều hơn về việc lập website để giới thiệu thông tin, hỗ trợ marketing, bán hàng qua mạng,... Bảng sau minh họa kết quả khảo sát của Vụ Thương mại điện tử về quan điểm của doanh nghiệp về tác dụng của website đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tác dụng của Website đối với Doanh nghiệp Điểm (0 là thấp nhất, 4 là cao nhất) Xây dựng hình ảnh công ty 3,2 Mở rộng kênh tiếp xúc với khách hàng hiện có 2,9 Thu hút khách hàng mới 2,6 Tăng lợi nhuận và hiệu quả hoạt động 2,0 Tăng doanh số 1,9 Bảng 1.1: Quan điểm của doanh nghiệp về tác dụng của website Yếu tố Thang điểm (0-9) Số người truy cập Internet, chi phí truy cập Internet 7 Cơ sở hạ tầng công nghệ 6 Vai trò lãnh đạo của nhà nước 5 Kiến thức TMĐT về phương diện kinh doanh, chiến lược, và nhận thức của nhà đầu tư 4 Nhân lực chuyên môn 3 Nhận thức của cộng đồng 2 Luật 1 Bảng 1.2: Xếp hạng các yếu tố thúc đẩy sự phát triển TMĐT ở Việt Nam 1.4 Bài học kinh nghiệm ở Việt Nam Ứng dụng của mạng Internet vẫn đang phát triển nhanh chóng nhưng các doanh nghiệp ở Việt Nam không nên chờ đợi để áp dụng công cụ kinh doanh có tính chất của cuộc cách mạng này. Thay vào đó, các doanh nghiệp cần giành lấy lợi thế rút ra từ những bài học của những doanh nghiệp đã sử dụng hình thức kinh doanh thông qua mạng Internet hiện tại ở Việt Nam và trên thế giới. Khóa luận tốt nghiệp Đại học văn bằng hai năm 2009 GVHD: ThS. Hồ Nguyên Khoa SVTH: Hồ Hà Đông - Lớp B13QTH Trang 28 1.4.1 Một số bài học - Phối hợp việc sử dụng Internet với các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Người quản lý hàng đầu trong doanh nghiệp cần điều hành TMĐT thay cho việc giao cho các cán bộ kỹ thuật công nghệ thông tin (IT) hoặc nhân viên Phòng Kinh doanh. - Đảm bảo rằng doanh nghiệp có đủ nguồn lực để tiếp thị và duy trì kinh doanh, chứ không phải chỉ để thiết kế và cài đặt website của mình. Một số chuyên gia gợi ý rằng 1/3 nguồn nhân lực nên dành cho chi phí khởi sự, 1/3 dành để khuyến mãi và 1/3 cuối cùng để cập nhật và duy trì. - Có một số sản phẩm thích hợp với hình thức bán và giao hàng qua mạng Internet hơn so với một số sản phẩm khác. Âm nhạc, sách, phần mềm, dịch vụ du lịch, dịch vụ tài chính, dịch vụ quảng cáo, đặt hàng theo các tùy chọn của khách hàng được xếp hàng đầu trong lĩnh vực TMĐT. Các sản phẩm khác như máy tính, linh kiện điện tử viễn thông, xe ôtô, vật dụng gia đình ngày nay cũng đã được chào bán qua mạng Internet. - Mạng Internet có thể được sử dụng để giảm chi phí thông tin liên lạc, tạo ra mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa các tổ chức ở nhiều nơi khác nhau, lưu trữ và sử dụng thông tin kinh doanh và liên lạc, hợp lý hóa quá trình quản lý bán hàng và cung cấp. 1.4.2 Một số thách thức - Khoảng cách về hạ tầng cơ sở viễn thông. - Nhu cầu phát triển các website có nội dung dịch vụ và thông tin mang tính địa phương để đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng tại các vùng khác nhau. - Những khó khăn về dịch thuật - Điều chỉnh luật lệ để phù hợp với phương tiện mới. - Số lượng máy tính hạn chế tại các địa phương. - Sự hạn chế về khả năng truy cập mạng Internet do thiếu hoặc không có các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP Internet Service Provider). - Chi phí marketing tăng lên để có thể nhận được sự tham gia với chất lượng tốt. Một khó khăn được nói đến gần đây liên quan đến TMĐT là vấn đề cơ sở hạ tầng không thích hợp. Liên minh viễn thông quốc tế (the International Telecommunication Union) cho biết trong năm 2008 các nước phát triển có số ISP/100.000 người dân là khoảng 500 so với 71 tại các nước đang phát triển như Việt Nam. Tỷ lệ thuê bao điện thoại tại các nước phát triển là 314 máy/100 người dân so với 128 máy ở Việt Nam. Cuối cùng, những khó khăn của việc bán hàng từ xa và xuất khẩu truyền thống cũng giống như trường hợp bán hàng qua mạng Internet. Trong đó gồm các vấn đề như ký mã hiệu, chở hàng, trả hàng, quản lý kho bãi và tồn kho, thanh toán, và luật lệ và những công việc giấy tờ liên quan đến xuất khẩu. 1.4.3 Một số giải pháp - Sử dụng liên lạc vệ tinh và mạng điện thoại di động để truy cập mạng Internet thay cho việc sử dụng mạng điện thoại. Biện pháp này tạo một số thuận lợi để mở rộng Khóa luận tốt nghiệp Đại học văn bằng hai năm 2009 GVHD: ThS. Hồ Nguyên Khoa SVTH: Hồ Hà Đông - Lớp B13QTH Trang 29 mạng Internet tại các nước đang phát triển như Việt Nam. Do đặc điểm không dây nên băng thông (bandwith) không bị ảnh hưởng bởi những hạn chế của cáp đồng; truyền thông tin qua vệ tinh và mobile dùng kỹ thuật số vì vậy sẽ đơn giản hóa đáng kể hoặc loại bỏ hẳn việc sử dụng modem. Ngoài ra, chi phí lắp đặt sẽ rẻ hơn so với hệ thống mạng dựa trên cáp đồng. - Phần mềm miễn phí, nhóm thảo luận và các site cực lớn (mega-site) để nghiên cứu thương mại. - Sử dụng mạng Internet để thu thập báo cáo về nghiên cứu thị trường, tạo ra liên kết giữa các doanh nghiệp, cung cấp thông tin mô tả sản phẩm và dịch vụ và để giao tiếp giữa các nhóm dùng tin và danh sách của những servers. - Khuyến khích các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào các sàn giao dịch TMĐT để gắn kết các doanh nghiệp và các sản phẩm lại với nhau, cùng nhau hỗ trợ quảng bá sản phẩm dịch vụ thông qua mạng Internet. Hình thành Hiệp hội các doanh nghiệp TMĐT Việt Nam để tạo đầu mối thống nhất, xây dựng và triển khai chiến lược phát triển TMĐT, góp phần thúc đẩy tiến trình cụ thể hóa TMĐT tại Việt Nam. - Muốn thúc đẩy TMĐT phát triển thì Nhà nước phải xây dựng một hệ thống pháp lý đầy đủ, thống nhất và cụ thể để điều chỉnh các quan hệ TMĐT bao gồm: + Thừa nhận tính pháp lý của các văn bản điện tử, chữ ký điện tử và các thiết chế pháp lý, các cơ quan pháp lý thích hợp cho việc xác thực, chứng nhận chữ ký điện tử và chữ ký số. + Bảo vệ về mặt pháp lý các thanh toán điện tử (bao gồm cả việc pháp chế hóa các tổ chức phát hành thẻ thanh toán, ngân hàng thương mại). + Bảo vệ bí mật riêng tư một cách thích đáng nhằm ngăn cản các bí mật đời tư bị đưa lên mạng một cách phi pháp, không chỉ tên tuổi, dung mạo mà còn cả các bí mật khác liên quan đến sức khỏe, tôn giáo, đặc điểm chính trị, giới tính,... + Bảo vệ pháp lý với mạng thông tin, chống tội phạm thâm nhập với các mục đích bất hợp pháp như thu thập tin tức mật, thay đổi thông tin trên các trang web, thâm nhập vao các cơ sở dữ liệu, sao chép trộm các phần mềm, lan truyền virus phá hoại,... + Tiêu chuẩn hóa công nghiệp và thương mại vì giao dịch mua bán diễn ra trên mạng nên người mua không thể trực tiếp sờ mó, nhìn ngắm các sản phẩm định mua. Do đó, sản phẩm bán trên mạng cần phải được tiêu chuẩn hóa theo các tiêu chuẩn quốc tế, được kiểm soát bằng hệ thống văn bản pháp quy. + Các quy định về thuế quan và hệ thống thuế trên mạng phải được xác lập một cách đầy đủ. Khóa luận tốt nghiệp Đại học văn bằng hai năm 2009 GVHD: ThS. Hồ Nguyên Khoa SVTH: Hồ Hà Đông - Lớp B13QTH Trang 30 1.5 Kết luận chương I Trong điều kiện nền kinh tế thị trường mở cửa hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, nếu chỉ kinh doanh theo con đường thương mại truyền thống, các doanh nghiệp của nói chung, doanh nghiệp Việt Nam và của Miền Trung nói riêng sẽ mất đi rất nhiều cơ hội để phát triển nhanh và bền vững, mất đi rất nhiều nhóm khách hàng tiềm năng thậm chí có thể mất đi cả những khách hàng đã có của mình. Việc sử dụng hình thức kinh doanh mới, hiện đại là TMĐT sẽ giúp cho doanh nghiệp có nhiều cơ hội mở rộng thị trường (vì Internet là thị trường toàn cầu, không biên giới), có thể kinh doanh một cách bình đẳng, phát huy những lợi thế sẵn có, hạn chế tối đa những điểm yếu để có thể cạnh tranh với các đối thủ của mình. Mặt khác, điều này có thể giúp doanh nghiệp duy trì được công tác chăm sóc khách hàng thông qua sự phản hồi thông tin từ phía khách hàng, các hoạt động thương mại sẽ diễn ra không ngừng, không có kỳ nghỉ hàng năm, 24/24 giờ trong ngày. Cũng thông qua TMĐT mà doanh nghiệp sẽ tiết giảm được chi phí sản xuất nhờ việc sản xuất cái mà người tiêu dùng cần và họ biết được khách hàng muốn gì ở họ. Phần này của khóa luận trình bày cơ sở lý thuyết, thực trạng và bài học kinh nghiệm của kinh doanh qua mạng Internet tại Việt Nam. Phần nghiên cứu này sẽ làm cơ sở lý luận cho việc phản ánh thực trạng, phân tích chi phí và đánh giá tình hình kinh doanh và kinh doanh qua mạng Internet tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thương mại và Quảng cáo Đại Nguyễn - Đà Nẵng, từ đó tìm ra giải pháp thực hiện, phương án tổ chức, xây dựng kế hoạch thực hiện, phân tích và đánh giá khả năng sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp một cách hợp lý và khoa học. Khóa luận tốt nghiệp Đại học văn bằng hai năm 2009 GVHD: ThS. Hồ Nguyên Khoa SVTH: Hồ Hà Đông - Lớp B13QTH Trang 31 2. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KINH DOANH VÀ KINH DOANH QUA MẠNG INTERNET TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI NGUYỄN - ĐÀ NẴNG 2.1 Tổng quan về công ty 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thương mại và Quảng cáo Đại Nguyễn tiền thân trước đây là Công ty TNHH Đại Nguyễn. Cùng với sự thay đổi như vũ bão của thị trường và nhu cầu ngày càng tăng cao, chất lượng không ngừng thay đổi theo hướng tích cực, Công ty đã mở rộng quy mô bằng việc chuyển đổi từ công ty TNHH sang công ty Cổ phần vào ngày 30/08/2006, theo quyết định số 3203000967 - C.T.C.P Tên đầy đủ : Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thương mại và Quảng cáo Đại Nguyễn Tên giao dịch : Dai Nguyen Trade Construction Investment Corporation Tên viết tắt : DAINGUYEN CORP Trụ sở chính : 504 Điện Biên Phủ, Quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng Số điện thoại : 0511.3759285 - 6212769 Số Fax : 0511. 3759285 Số tài khoản : 43110106010023 CN Ngân hàng Xuất nhập khẩu TP Đà Nẵng Email : dainguyencorp@dainguyencorp.com.vn Webside : và Mới ngày đầu chưa chuyển đổi sang hình thức công ty Cổ phần, cơ sở còn nghèo nàn, số lượng nhân viên còn ít, nguồn vốn còn hạn hẹp. Hiện nay, công ty đã có cơ sở hiện đại, quy mô được mở rộng, trang thiết bị tiên tiến, với đội ngũ nhân viên trẻ trung năng động, nguồn vốn tương đối dồi dào... Ngày 30/08/2007 công ty mới tròn 1 năm tuổi nhưng đã không ngừng trưởng thành lớn mạnh, dần dần tạo dựng được chỗ đứng trên thị trường. Hiện nay công ty đang hoạt động sản xuất kinh doanh trên các lĩnh vực như: - Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, thủy lợi, thủy điện, bưu chính viễn thông; - Kinh doanh vật liệu xây dựng, kinh doanh và trang trí nội - ngoại thất; kinh doanh văn phòng phẩm, kinh doanh quà lưu niệm; máy móc và thiết bị; - Quảng cáo thương mại, in khắc gỗ, sản xuất mica, vải bạt, in dập các loại thẻ nhựa; kinh doanh vật liệu phục vụ ngành quảng cáo, in bạt Hiflex, bạt Simili, Aluminium, Inox (trắng, đồng), cắt mecar, decal, in lụa và in offset; - Đại lý mua bán ký gửi hàng hóa; kinh doanh vận tải. Nhưng đầu tư xây dựng, quảng cáo thương mại và quà lưu niệm là ba lĩnh vực được công ty chú trọng phát triển và đã gặt hái được những kết quả ban đầu. Khóa luận tốt nghiệp Đại học văn bằng hai năm 2009 GVHD: ThS. Hồ Nguyên Khoa SVTH: Hồ Hà Đông - Lớp B13QTH Trang 32 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và các nguyên tắc hoạt động 2.1.2.1 Chức năng - Ký kết hợp đồng và tiến hành thi công xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, thủy lợi, thủy điện, bưu chính viễn thông. - Kinh doanh vật liệu xây dựng, kinh doanh và trang trí nội - ngoại thất. - Kinh doanh văn phòng phẩm, máy móc và thiết bị. - Quảng cáo thương mại, ký kết các hợp đồng quảng cáo, thi công xây dựng các loại bảng quảng cáo, in khắc gỗ, mecar, vải bạt Hiflex, Simili, Aluminium, Inox (trắng/ đồng), sản xuất, in dập các loại thẻ nhựa; kinh doanh vật liệu phục vụ ngành quảng cáo, cắt mecar, decal, in lụa và in offset. - Đại lý mua bán ký gửi hàng hóa. Kinh doanh quà lưu niệm. - Kinh doanh vận tải. 2.1.2.2 Nhiệm vụ - Sản xuất và kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký. - Làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước, với địa phương. - Không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu thị trường. - Tuân thủ các nguyên tắc Pháp luật. 2.1.2.3 Quyền hạn - Được quyền giao dịch và ký kết hợp đồng kinh tế mua bán, hợp tác, đầu tư, sản xuất, kinh doanh. - Được quyền vay vốn tại các Ngân hàng, huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. - Được quyền tham gia các hoạt động do các tổ chức thương mại tổ chức. - Được quyền thành lập và mở các chi nhánh, văn phòng đại diện, kho bãi, xưởng gia công,... tại các địa phương trong cả nước theo quy định của pháp luật. - Được Nhà nước bảo vệ theo quy định của pháp luật. - Được quyền điều động nhân sự trong công ty. Khóa luận tốt nghiệp Đại học văn bằng hai năm 2009 GVHD: ThS. Hồ Nguyên Khoa SVTH: Hồ Hà Đông - Lớp B13QTH Trang 33 2.1.3 Cơ cấu tổ chức 2.1.3.1 Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ phần Đại Nguyễn (Nguồn từ Phòng Hành chính Nhân sự) Bảng 2.1: Sơ đồ tổ chức của công ty 2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn các bộ phận a) Hội đồng quản trị: Được hội đồng bầu ra gồm 7 thành viên với nhiệm kỳ 5 năm. Hội đồng quản trị bầu ra 1 chủ tịch và 1 phó chủ tịch HĐQT chịu trách nhiệm xây dựng các kế hoạch mang tính chiến lược tổng quát và đảm bảo các kế hoạch thực hiện thông qua Giám đốc. b) Giám đốc: Quản lý mọi hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty theo mục tiêu định hướng mà HĐQT thông qua. c) Phòng Hành chính nhân sự: Giúp cho ban giám đốc trong việc tổ chức ổn định lao động sản xuất trong công ty. Cân đối lưc lượng lao động, dự thảo các quy định về tiền lương, tiền thưởng,... và các vấn đề liên quan đến bảo hiểm, an toàn lao Hội đồng Quản trị Giám đốc công ty P. Kinh doanh P. Kế hoạch - Vật tư P. Hành chính nhân sự P. Xây dựng cơ bản P. Kế toán P.Thiết kế nội ngoại thất P. Thiết kế quảng cáo Xưởng thi công quảng cáo - sản suất nội ngoại thất P. Kỹ thuật Đội thi công Khóa luận tốt nghiệp Đại học văn bằng hai năm 2009 GVHD: ThS. Hồ Nguyên Khoa SVTH: Hồ Hà Đông - Lớp B13QTH Trang 34 động, hướng dẫn các tổ chức sản xuất trong việc bố trí sắp xếp lao động để giải quyết các vấn đề ký kết các hợp đồng tổ chức các cuộc thi cho lực lượng lao động để tìm ra các lao động giỏi, tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng, đào tạo lại cho nhân viên lao động để nâng cao tay nghề. d) Phòng Kinh doanh: Chịu trách nhiệm tiếp nhận thông tin khách hàng và xử lý thông tin. Đưa thông tin đên các phòng ban có liên quan để xử lý công việc trong khoảng thời gian xác định.Giám sát quá trình làm việc các phòng ban khác nhằm đảm bảo thời gian và chất lượng sản phẩm cam kết cùng khách hàng. Tiếp nhận lại kết quả từ các phòng ban để liên hệ làm việc trực tiếp với khách hàng và xuyên suốt quá trình tiếp nhận khách hàng đến bàn giao sản phẩm và nghiệm thu. e) Phòng Thiết kế: Tiếp nhận thông tin và xử lý thông tin theo yêu cầu của khách hàng từ phòng kinh doanh. Nếu có thông tin trực tiếp từ khách hàng phải thông qua phòng kinh doanh để làm việc cùng khách hàng. Đảm bảo thời gian và chịu trách nhiệm trong việc đảm bảo nội dung yêu cầu của khách hàng từ phòng kinh doanh hoặc thông qua phòng kinh doanh làm việc trực tiếp cùng khách hàng. Đề xuất trực tiếp phòng kỹ thuật khi khách hàng đã đồng ý nội dung thiết kế. Phòng kinh doanh sẽ cùng theo dõi tiến độ từ phòng thiết kế đến phòng kỹ thuật. f) Phòng Kỹ thuật: Chịu trách nhiệm hoàn thiện yêu cầu của khách hàng. Nhận thông tin chuẩn bị từ phòng kinh doanh và nhận đề xất trực tiếp từ phòng thiết kế để tiến hành thi công kỹ thuật các hạng mục ngay khi đã duyệt. Cung cấp hình ảnh nghiệm thu cho phòng kinh doanh ngay khi hoàn thành công việc. g) Phòng Kế hoạch vật tư: Lập kế hoạch cung cấp vật tư theo yêu cầu thực tế của các công trình thi công. Kiểm soát tình trạng vật tư, kiểm soát quá trình nhập, xuất kho, đề xuất thanh lý. Phối hợp cùng phòng Kế toán thực hiện công tác mua sắm và thanh lý vật tư. h) Phòng Xây dựng cơ bản: Thực hiện công tác thi công, giám sát thi công theo đúng yêu cầu từ phòng Kỹ thuật. Phối hợp với phòng Kế hoạch vật tư để mua sắm và quản lý vật tư. Thu hồi và bàn giao vật tư sau khi hoàn thành công trình. i) Phòng Kế toán: Hỗ trợ phòng kinh doanh trong việc thực hiện các đơn đặt hàng. Phòng kế toán sẽ trực tiếp làm việc về giá với các đối tác liên qua cùng phòng kinh doanh trong việc thực hiện các nội dung trong các hợp đồng sự kiện cần thiết. Căn cứ theo bản nghiệm thu thanh lý và nội dung hợp đồng từ phòng kinh doanh tiến hành làm việc cùng khách hàng trong việc thanh toán hợp đồng. Thông tin cho phòng kinh doanh ngay khi đã nhận đủ thanh toán từ khách hàng. Phòng kinh doanh sẽ hỗ trợ khi có yêu cầu thu hồi công nợ. Đối chiếu doanh thu hàng tuần cùng phòng kinh doanh. Khóa luận tốt nghiệp Đại học văn bằng hai năm 2009 GVHD: ThS. Hồ Nguyên Khoa SVTH: Hồ Hà Đông - Lớp B13QTH Trang 35 2.2 Môi trường hoạt động kinh doanh của công ty 2.2.1 Môi trường vĩ mô 2.2.1.1 Môi trường kinh tế Trong những năm gần đây Việt Nam có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ chỉ sau Trung Quốc, hơn thế nữa, với lợi thế như nguồn nhân lực trẻ năng động, tài nguyên chưa được khai thác, và được đánh giá là điểm đến an toàn. Đây là những lợi thế tạo cho Việt Nam có được những lợi thế trên thương trường. Việc trở thành thành viên của WTO đã giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều hơn những cơ hội, nhưng cũng không ít thách thức. Điều này đã chứng minh sự vững mạnh và sẵn sàng tham gia vào nền kinh tế năng động của thế giới. Đồng thời cũng đòi hỏi doanh nghiệp Việt nam phải thay đổi tư duy cũng như phương thức quản lý để phù hợp với hội nhập chung. Trong những năm gần đây nền kinh tế của nước ta đã có những bước tiến đáng kể, đời sống người dân được cải thiện. Song tình hình kinh tế thế giới đang có những biến động như chưa thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, lĩnh vực tài chính phát triển nhưng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, bất ổn, vấn đề an ninh năng lượng, vấn đề xung đột vũ trang giữa các sắc tộc, tôn giáo, vấn đề hạt nhân của Iran, Triều Tiên, vấn nạn khủng bố toàn cầu. Đứng trước tình hình đó, trong khi hầu hết các nền kinh tế lớn đều tăng trưởng âm hoặc bằng 0 thì nền kinh tế Việt Nam vẫn đạt được những con số khá ấn tượng dựa trên các nhóm giải pháp điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ, thông qua bảng thống kê sau: Năm 2007 2008 Dự kiến năm 2009 Tốc độ tăng trưởng GDP (%) 8,38 6,23 5,2 Thu nhập bình quân đầu người ( USD) 1.000 1.024 1.050 Lạm phát (%) 12,6 22 9,4 (Nguồn từ Internet) Bảng 2.2: Số liệu kinh tế của Việt Nam trong các năm Đà Nẵng là đô thị lớn thứ 3 trong cả nước có môi trường phát triển rất thuận lợi. Đà Nẵng có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong giai đoạn 2001-2006 đạt 12,47%, năm 2008 tăng 11,04%. Cơ cấu kinh tế của thành phố chuyển dịch theo hướng tích cực: ngành công nghiệp - xây dựng chiếm tỉ trọng 47,59%; ngành dịch vụ 49,4%; ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản 3,01%, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. Hiện tại các nhà đầu tư đang chú trọng đến thị trường Miền Trung, đặc biệt là Đà Nẵng Với khoảng 10.000 doanh nghiệp trong đó có đến 93% là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2008 tăng 17,6% so với năm 2007. Hoạt động thương mại - xuất nhập khẩu của thành phố trong những năm gần đây đã có những chuyển biến tích cực. Kim ngạch xuất nhập khẩu không ngừng tăng lên qua các năm với tỉ lệ tăng trưởng bình quân 10,37%/năm (giai đoạn 1997-2006). Tổng kim ngạch Khóa luận tốt nghiệp Đại học văn bằng hai năm 2009 GVHD: ThS. Hồ Nguyên Khoa SVTH: Hồ Hà Đông - Lớp B13QTH Trang 36 xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ năm 2008 đạt 905,11 triệu USD, tăng 19,6% so với năm 2007. Đây là thị trường tiềm năng cho lĩnh vực kinh doanh của công ty (nguồn www.danang.gov.vn). Lĩnh vực kinh doanh, nhất là kinh doanh quảng cáo ở thành phố Đà Nẵng nói riêng và các tỉnh thành Miền Trung nói chung vẫn còn là một thị trường đầy tiềm năng. Chỉ riêng thành phố Đà Nẵng đã có hơn 10.000 doanh nghiệp chứ chưa kể đến các doanh nghiệp của những tỉnh, thành khác và kể cả những chi nhánh, bởi vì hầu hết các tập đoàn lớn, có vốn đầu tư nước ngoài muốn mở rộng thị trường tại Miền Trung thì sự lựa chọn đầu tiên luôn là thành phố Đà Nẵng. Việc lắp đặt các bảng quảng cáo, thu hút quảng cáo tại Miền Trung và Đà Nẵng hiện mới chỉ có rất ít doanh nghiệp tham gia và hầu như doanh nghiệp nào cũng phải đặt hàng ở 2 đầu đất nước, do vậy nếu doanh nghiệp nào có sự đầu tư công nghệ để sản xuất vật tư tại Miền Trung thì sẽ là một lợi thế không nhỏ để cạnh tranh. Đối với thu hút quảng cáo thông qua Internet thì hầu như chưa có doanh nghiệp nào triển khai mà hầu hết làm theo kiểu truyền thống. Do đó nếu doanh nghiệp nào đi tiên phong khai phá lĩnh vực này thì chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng cơ hội để phát triển là rất lớn, khả năng thu hút được một số lượng khách hàng tiềm năng đáng kể, ngoài ra còn có thể duy trì được khách hàng truyền thống thông qua việc thường xuyên chăm sóc khách hàng, cập nhật thông tin về doanh nghiệp và sản phẩm mới thường xuyên liên tục, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. 2.2.1.2 Môi trường chính trị pháp luật Tình hình thế giới có nhiều biến đổi khó lường xu thế đối đầu chuyển sang đối thoại tạo điều kiện cho nước kém phát triển và đang phát triển trong đó có Việt Nam nhanh chóng theo kịp nền kinh tế thế giới. Nhất là từ khi Đại hội lần thứ VI với quan điểm đổi mới của Đảng và Nhà nước chuyển dịch nền kinh tế nước ta sang nền kinh tế thị trường có vai trò định hướng XHCN (dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước) đã đi theo xu hướng chung của thế giới. Chính trị và pháp luật đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Việt Nam được đánh giá là nước có nền chính trị ổn định, đây là một thuận lợi với các công ty trong và ngoài nước. Hệ thống pháp luật đã có những sửa đổi nhanh chóng sao cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế, tạo các hàng lang pháp lý ổn định cho các thành phần kinh tế. Tại Đà Nẵng, những năm gần đây chính quyền thành phố đã có những chính sách thu hút đầu tư thông thoáng. Đặc biệt với chính sách miễn thuế đất trong vong 13 năm và giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 3 năm đầu. 2.2.1.3 Môi trường văn hóa xã hội Việt Nam là một nước có nhiều dân tộc, mỗi dân tộc có một phong tục khách nhau.Việt Nam được chia làm 3 vùng miền mỗi vùng miền có một đặc trưng riêng. Miền Trung với nền văn hóa đa dạng, người dân cần cù chịu thương chịu khó nên cũng Khóa luận tốt nghiệp Đại học văn bằng hai năm 2009 GVHD: ThS. Hồ Nguyên Khoa SVTH: Hồ Hà Đông - Lớp B13QTH Trang 37 là một lợi thế. Tuy vậy đặc điểm “ăn chắc mặc bền” và tư duy còn chưa rộng, cục bộ địa phương cũng là những rào cản không nhỏ. Chính vì thế cách làm marketing của các doanh nghiệp Miền Trung còn chưa tiến bộ và chưa chú trọng đến marketing. Đây cũng là một khó khăn đối với công ty. Còn về vấn đề xã hội công ty cần bám sát những xu hướng của xã hội để có những biện pháp đáp ứng kịp thời. Công ty cũng cần có trách nhiệm đối với cộng đồng. 2.2.1.4 Môi trường dân số Việt Nam là nước có dân số đông với hơn 86 triệu người trong đó 85% dân số dưới 40 tuổi. Đây là lực lượng lao động trẻ rất quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế. Nhưng có một vấn đề là lao động nước ta chưa có tay nghề điều này gây khó khăn cho việc phát triển những ngành kỹ thuật cao. Đà Nẵng có nguồn nhân lực dồi dào (nguồn lao động chiếm hơn 50% dân số thành phố), chủ yếu là trẻ, khỏe. Số lao động có chuyên môn kỹ thuật đã qua đào tạo chiếm gần một phần tư lực lượng lao động. Chi phí lao động ở Đà Nẵng thấp hơn so với một số thành phố khác trong nước. Đà Nẵng là một trong những tỉnh thành trong cả nước có các chỉ số phát triển giáo dục cao với hệ thống giáo dục khá hoàn chỉnh, tạo nền tảng thuận lợi và vững chắc cho việc phát triển nguồn nhân lực của thành phố nhằm thực hiện các mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng cuộc sống. Thành phố đã hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở và đang tiến tới thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục phổ thông trung học. Thành phố có 14 trường đại học, cao đẳng và 15 trường trung học chuyên nghiệp với gần 140.000 sinh viên. Hệ thống các trường này thực hiện chuyên ngành đào tạo trên hầu hết các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, công nghệ thông tin, kinh tế, quản trị kinh doanh, ngoại ngữ và sư phạm... 2.2.1.5 Môi trường tự nhiên Thành phố Đà Nẵng ở trung độ của đất nước, cách Hà Nội 759km và thành phố Hồ Chí Minh 960km, nằm trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ (Quốc lộ 1A), đường sắt, đường biển và đường hàng không; phía bắc giáp Thừa Thiên-Huế, phía nam và phía tây giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp biển Đông. Thành phố nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm là 25,70C, có diện tích tự nhiên 1.256 km2, dân số năm 2008 là 822.300 người, gồm 6 quận và 2 huyện. Tình hình diễn biến về khí hậu và thời tiết trên thế giới cũng như tại Việt Nam nói chung và khu vực Miền Trung, Đà Nẵng nói riêng ngày càng khắc nghiệt, thiên tai, lũ lụt, bão nhiệt đới và sự nóng lên của trái đất cũng là vấn đề đáng lo ngại của Chính phủ mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Đứng trước tình hình này, ngành công nghiệp quảng cáo có nhiều cơ hội để tung ra những sản phẩm quảng cáo mới như: Công nghệ quảng cáo vĩnh cửu trên các chất liệu, vật liệu mới, quảng cáo điện tử,... Khóa luận tốt nghiệp Đại học văn bằng hai năm 2009 GVHD: ThS. Hồ Nguyên Khoa SVTH: Hồ Hà Đông - Lớp B13QTH Trang 38 2.2.1.6 Môi trường công nghệ Xã hội đang phát triển theo chiều hướng chú trọng vào công nghệ, nhất là công nghệ thông tin. Đà Nẵng là một trong ba trung tâm bưu chính viễn thông lớn của đất nước, có trạm cáp quang biển quốc tế SE-ME-WE 3, đường truyền quốc tế tốc độ 355Mbps với chất lượng tốt hàng đầu các nước Đông Nam Á. Sự ra đời của Internet đã giúp cho việc kinh doanh của công ty thuận lợi hơn nhưng đó cũng là một thách thức cho công ty. Internet giúp cho việc tìm kiếm khách hàng thuận lợi hơn, giúp khách hàng có những thông tin về công ty và cũng là phương tiện chăm sóc khách hàng rất hiệu quả. 2.2.2 Môi trường vi mô 2.2.2.1 Thị trường mục tiêu Được công ty xác định là các tổ chức, công ty tại khu vục Miền Trung - Tây Nguyên và chú trọng nhất là thị trường thành phố Đà Nẵng. Vì thành phố Đà Nẵng là thành phố trẻ nên đang thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Các doanh nghiệp được thành lập mới nhiều nên có tác động tích cực đến hoạt động của công ty. Hiện tại các doanh nghiệp Đà Nẵng đã bắt đầu chú ý đến việc xây dựng thương hiệu và marketing nên là điều kiện thuận lợi cho công ty trong lĩnh vực đầu tư xây dựng và quảng cáo. Lĩnh vực kinh doanh xây lắp các loại bảng quảng cáo ở Miền Trung, nơi mà hàng năm thường xuyên xảy ra mưa bão, làm hư hại nhiều thì hầu như sau mỗi trận bão, công ty lại có nhiều cơ hội có được những hợp đồng sửa chữa hoặc làm mới lại những bảng quảng cáo ngoài trời. Đây cũng là một trong những điều kiện tốt để phát triển kinh doanh. 2.2.2.2 Khách hàng Công ty xác định đối tượng khách hàng chính của mình là các công ty, tổ chức có nhu cầu về đầu tư xây dựng và lắp đặt bảng hiệu quảng cáo tại thành phố Đà Nẵng và các tỉnh thành Miền Trung - Tây Nguyên. Đặc biệt đối với Miền Trung là nơi thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, lụt bão nhất là những cơn bão lớn như bão Xangsane (năm 2006) và gần đây nhất là bão Kestana (bão số 9 năm 2009) đã gây ra thiệt hại to lớn cho người dân, đặc biệt là thiệt hại về các bảng hiệu quảng cáo của hầu hết các tổ chức, doanh nghiệp. Do đó các doanh nghiệp luôn luôn nhận thức được rằng phải quan tâm đến việc quảng bá thương hiệu và sản phẩm của mình, tiếp thị hình ảnh của mình đến với khách hàng là việc làm thường xuyên, liên tục, và quan trọng hơn cả đó là không cho phép hình ảnh của công ty xuất hiện trước khách hàng một cách “méo mó”, hoặc “tả tơi” sau bão mà lúc nào cũng phải đẹp, sang trọng, quyến rũ, tươi mới trong lòng khách hàng nên nếu có bị hư hỏng cũng phải khẩn trương sửa chữa. Hành vi mua của nhóm khách hàng là tổ chức có các đặc điểm sau: - Có quyết định mua phức tạp hơn người tiêu dùng là cá nhân, một quyết định mua phải qua khá nhiều khâu và bộ phận. Khóa luận tốt nghiệp Đại học văn bằng hai năm 2009 GVHD: ThS. Hồ Nguyên Khoa SVTH: Hồ Hà Đông - Lớp B13QTH Trang 39 - Số lượng mua lớn và số tiền nhiều. - Khi mua rất tính toán đế hiệu quả kinh tế. - Nhu cầu mua của họ luôn luôn được xác định và có kế hoạch trước. Tên khách hàng truyền thống Sản phẩm sử dụng UBND Thành phố Đà Nẵng Quảng cáo, quà tặng Trung tâm thông tin di động khu vực 3 (mobifone) Quảng cáo, quà tặng Trung tâm viễn thông khu vực 3 (vinafone) Quảng cáo, quà tặng CN Công ty FPT Miền Trung (Máy vi tính, Nokia, Samsung, Motorola, Sony Ericsson,...) Bảng quảng cáo Honda ô-tô Đà Nẵng Bảng quảng cáo Toyota Đà Nẵng Bảng quảng cáo CN Công ty sữa Việt Nam - Vinamilk Bảng quảng cáo Ngân hàng Eximbank Bảng quảng cáo, quà lưu niệm Ngân hàng VietinBank Bảng quảng cáo, quà lưu niệm Ngân hàng Techcombank Bảng quảng cáo, quà lưu niệm Ngân hàng Sacombank Bảng quảng cáo, quà lưu niệm Ngân hàng Nông nghiệp Bảng quảng cáo, quà lưu niệm Tập đoàn Jestar Pacific Bảng quảng cáo, quà tặng Các công ty, doanh nghiệp khác Đầu tư xây dựng, quảng cáo (Nguồn từ phòng kinh doanh) Bảng 2.3: Danh sách một số khách hàng của công ty 2.2.2.3 Nhà cung cấp Công ty luôn chủ động ký kết các hợp đồng cung cấp nguyên vật liệu, linh kiện, vật tư phục vụ cho việc sản xuất và xây lắp thi công các công trình quảng cáo như: Bạt, sắt thép, nhôm, mica, gỗ, nhựa,... một cách dài hạn, với các nhà cung cấp lớn, có uy tín để giảm thiểu nguy cơ gặp khó khăn trong khâu cung cấp và đem lại nguồn cung dồi dào, có chất lượng. 2.2.2.4 Đối thủ cạnh tranh Công ty xác định đối thủ cạnh tranh của mình là các công ty hoạt động trong các lĩnh vực: Đầu tư xây dựng, quảng cáo, thương mại. Trong các lĩnh vực này có các công ty được xác định là đối thủ cạnh tranh chính gồm có: Tên công ty Lĩnh vực cạnh tranh Công ty Quảng cáo truyền thông DEVENT Quảng cáo, quà tặng Công ty Cổ phần Nghệ thuật Việt Quảng cáo, quà lưu niệm Công ty TNHH quảng cáo và nội thất Cọ Vàng Thiết kế, dịch vụ quảng cáo DNTN quảng cáo Hiếu Chí Hiền Dịch vụ quảng cáo Công ty CP Bảo Ngân Dịch vụ quảng cáo Khóa luận tốt nghiệp Đại học văn bằng hai năm 2009 GVHD: ThS. Hồ Nguyên Khoa SVTH: Hồ Hà Đông - Lớp B13QTH Trang 40 Công ty TNHH TM&PTCN Gia Hào Thiết kế web, quảng cáo Công ty CP tin học GAMA TMĐT, quảng cáo Công ty TNHH TMDV mỹ thuật Khải Hoàn Dịch vụ quảng cáo Công ty Cổ phần đầu tư công nghệ VTI Quảng cáo Công ty TNHH in mỹ thuật Đà Nẵng (Hoàng Duy) Quảng cáo, in ấn Công ty CP tổ chức sự kiện Thế Kỷ Quảng cáo, truyền thông Công ty Cổ phần Quảng cáo Thành Công Quảng cáo Công ty Cổ phần phát triển & đầu tư công kỹ nghệ Đầu tư xây dựng Doanh nghiệp tư nhân Ngọc Lý Quảng cáo (Nguồn từ phòng kinh doanh) Bảng 2.4: Danh sách đối thủ cạnh tranh của công ty Như ta đã biết lĩnh vực đầu tư xây dựng, thiết kế quảng cáo có rất nhiều tiềm năng, nên ngoài các công ty lớn nhỏ ở trên, còn hiện hữu rất nhiều các doanh nghiệp nhỏ nằm rải rác khắp các tỉnh, thành phố và đang thu hút một lượng lớn khách hàng. Trong khi đó công ty chưa đủ mạnh để có thể mở rộng quy mô các chi nhánh trên khắp các tỉnh, thành phố được, đó là chưa kể các đối thủ tiềm ẩn khác. So sánh điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe dọa của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thương mại và Quảng cáo Đại Nguyễn với các đối thủ cạnh tranh: Nội dung Chỉ tiêu so sánh Đại Nguyễn Đối thủ cạnh tranh Điểm mạnh (Strengths) Chi phí Thấp, tiết kiệm Cao hơn Thiết kế sản phẩm Độc đáo, đẹp Ít độc đáo Dịch vụ sau bán Tốt, chu đáo Chưa tốt Nhà CC NVL Uy tín, ổn định Ổn định Điểm yếu (Weaknesses) Nghiên cứu thị trường Chưa tốt Chưa tốt Cơ cấu vốn Bất ổn Tốt Mối quan hệ nội bộ Chưa hiệu quả Tốt Cơ hội (Opportunities) Cơ chế chính sách Thông thoáng Thông thoáng Gói kích cầu Tận dụng tốt Tận dụng tốt Hành vi của khách hàng Tận dụng tốt Chưa tốt Nguồn tín dụng ưu đãi Tận dụng tốt Chưa tốt Mở rộng thị trường Đang mở Chưa mở Bão lụt nhiều Tăng doanh thu Tăng doanh thu Đe dọa (Threats) Xuất hiện nhiều ĐTCT Gặp khó khăn Gặp khó khăn Suy giảm kinh tế Khó khăn Khó khăn Bùng nổ công nghệ mới Đi trước Đi sau Bảng 2.5: So sánh ĐN với đối thủ cạnh tranh Khóa luận tốt nghiệp Đại học văn bằng hai năm 2009 GVHD: ThS. Hồ Nguyên Khoa SVTH: Hồ Hà Đông - Lớp B13QTH Trang 41 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe dọa của các đối thủ cạnh tranh: Nội dung Đối thủ cạnh tranh Điểm mạnh (Strengths) Thành lập lâu, có thị trường ổn định, nhiều khách hàng biết đến Sản phẩm đã có chỗ đứng và uy tín trên thị trường Đội ngũ nhân viên có nhiều kinh nghiệm Đã có chỗ đứng cho thương hiệu Các DN nhỏ có nguồn vốn ít, đa phần thuộc sở hữu của các cá nhân nhưng phân bố khắp nơi trên địa bàn các tỉnh, thành phố Điểm yếu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn- Giải pháp phát triển kinh doanh Thương mạiđiện tử tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thương mại và Quảng cáo Đại Nguyễn - Đà Nẵng.pdf
Tài liệu liên quan