Tài liệu Luận văn Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải – chi nhánh Thanh Xuân: Luận văn
Giải pháp phát triển hoạt động
thanh toán quốc tế tại Ngân
hàng thương mại cổ phần
Hàng Hải – chi nhánh Thanh
Xuân.
Lời mở đầu
1. Tính tất yếu của đề tài
Nền kinh tế nước ta đang ngày càng phát triển và đang hội nhập với nền
kinh tế thế giới. Chính sách mở cửa của Việt nam đã làm tăng sự giao thương
giữa nước ta với các nước trên thế giới, giúp thúc đẩy sự phát triển của hoạt
động xuất nhập khẩu. Nằm trong guồng phát triển ấy, các ngân hàng thương
mại tại Việt Nam đã có nhiều thay đổi trong việc đa dạng hóa các sản phẩm
dịch vụ, trong đó thanh toán quốc tế là một loại hình sản phẩm dịch vụ ngày
càng đóng vai trò quan trọng bởi nó liên quan trực tiếp tới hoạt động xuất
nhập khẩu của một quốc gia.
Là một trong những chi nhánh trực thuộc Ngân hàng thương mại cổ phần
Hàng Hải Việt Nam, Ngân hàng Hàng Hải chi nhánh Thanh Xuân cũng đã và
đang cung cấp các loại hình thanh toán quốc tế phổ biến. Qua hơn ba năm
phát triển, hoạt động thanh toán quố...
59 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1215 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải – chi nhánh Thanh Xuân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Giải pháp phát triển hoạt động
thanh toán quốc tế tại Ngân
hàng thương mại cổ phần
Hàng Hải – chi nhánh Thanh
Xuân.
Lời mở đầu
1. Tính tất yếu của đề tài
Nền kinh tế nước ta đang ngày càng phát triển và đang hội nhập với nền
kinh tế thế giới. Chính sách mở cửa của Việt nam đã làm tăng sự giao thương
giữa nước ta với các nước trên thế giới, giúp thúc đẩy sự phát triển của hoạt
động xuất nhập khẩu. Nằm trong guồng phát triển ấy, các ngân hàng thương
mại tại Việt Nam đã có nhiều thay đổi trong việc đa dạng hóa các sản phẩm
dịch vụ, trong đó thanh toán quốc tế là một loại hình sản phẩm dịch vụ ngày
càng đóng vai trò quan trọng bởi nó liên quan trực tiếp tới hoạt động xuất
nhập khẩu của một quốc gia.
Là một trong những chi nhánh trực thuộc Ngân hàng thương mại cổ phần
Hàng Hải Việt Nam, Ngân hàng Hàng Hải chi nhánh Thanh Xuân cũng đã và
đang cung cấp các loại hình thanh toán quốc tế phổ biến. Qua hơn ba năm
phát triển, hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng Hàng Hải chi nhánh
Thanh Xuân đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, với nhịp độ
tăng trưởng xuất nhập khẩu như hiện nay, hoạt động thanh toán quốc tế của
ngân hàng Hàng Hải chi nhánh Thanh Xuân cần phát triển hơn nữa để có thể
đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Theo cách xem xét đó,
đề tài “Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ
phần hàng hải Maritime Bank – Chi nhánh Thanh Xuân” được chọn để nghiên
cứu.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
- Nghiên cứu khái quát sự phát triển của hoạt động kinh doanh của toàn
Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải nói chung và của chi nhánh Thanh
Xuân nói riêng
- Nghiên cứu sự phát triển của hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân
hàng thương mại cổ phần Hàng Hải – chi nhánh Thanh Xuân
- Từ đó, đưa ra các giải pháp nhằm phát triển hoạt động thanh toán quốc
tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải – chi nhánh Thanh Xuân
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động thanh toán
quốc tế của Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải – chi nhánh Thanh
Xuân
- Phạm vi nghiên cứu: hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng
thương mại cổ phần Hàng Hải – chi nhánh Thanh xuân giai đoạn từ 2007 –
2009
4. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài sử dụng các phương pháp lý luận thực tiễn, kết hợp các phương
pháp tư duy logic, phương pháp phân tích số liệu và phương pháp biện chứng
nhằm làm rõ nội dung của đề tài.
5. Kết cấu đề tài:
- Chương 1: Giới thiệu chung về Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng
Hải (MSB)
- Chương 2: Thực trạng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân
hàng thương mại cổ phần Hàng Hải – chi nhánh Thanh Xuân.
- Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân
hàng thương mại cổ phần Hàng Hải – chi nhánh Thanh Xuân.
CHƯƠNG1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI (MSB)
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của MSB
1.1.1 Giới thiệu chung về MSB
Tên gọi: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải Việt Nam
Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Maritime Commercial Stock Bank
Tên viết tắt: Maritime Bank hoặc MSB
Hội sở chính: 519 Kim Mã, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội
Điện thoại: (84.4) 3771 8989
Website: www.msb.com.vn
Logo:
1.1.1.1 Lịch sử thành lập
Thành lập:
Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) là ngân hàng TM được
thành lập đầu tiên sau khi Pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước và Pháp lệnh
Ngân hàng thương mại, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính được ban
hành vào tháng 5 năm 1990 theo Giấy phép số 0001/NH-GP do Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 08/06/1991, Giấy phép số 45/GP-
UB do Ủy ban Nhân dân TP Hải Phòng cấp ngày 24/12/1991. Ngày
12/07/1991, MSB đã chính thức khai trương và đi vào hoạt động.
Tầm nhìn
Trở thành Ngân hàng TMCP phát triển bền vững với chất lượng dịch
vụ hàng đầu theo các chuẩn mực quốc tế.
Mục tiêu
Đến năm 2012, MSB là một trong mười NHTMCP lớn nhất Việt Nam
với quy mô về vốn, tài sản và lợi nhuận.
Chiến lược
Cơ sở cho việc xây dựng chiến lược hoạt động qua các năm là:
Tăng trưởng cao bằng cách tạo nên sự khác biệt trên cơ sở hiểu biết
nhu cầu khách hàng và hướng tới khách hàng;
Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro đồng bộ, hiệu quả và chuyên
nghiệp để bảo đảm cho sự tăng trưởng được bền vững;
Duy trì tình trạng tài chính ở mức độ an toàn cao, tối ưu hóa việc sử
dụng vốn cổ đông (ROE mục tiêu là 30%) để xây dựng Maritime Bank trở
thành một định chế tài chính vững mạnh có khả năng vượt qua mọi thách thức
trong môi trường kinh doanh còn chưa hoàn thiện của ngành ngân hàng Việt
Nam;
Có chiến lược chuẩn bị nguồn nhân lực và đào tạo lực lượng nhân
viên chuyên nghiệp nhằm bảo đảm quá trình vận hành của hệ thống liên tục,
thông suốt và hiệu quả;
Xây dựng “Văn hóa MSB” trở thành yếu tố tinh thần gắn kết toàn hệ
thống một cách xuyên suốt.
a. Chiến lược tăng trưởng theo chiều rộng
Tăng trưởng thông qua việc phát triển qui mô: Hiện nay MSB đang
mở rộng mạng lưới tại các vùng kinh tế phát triển trên toàn quốc, bên cạnh đó
MSB đang triển khai phát triển các kênh phân phối thông qua việc đầu tư và
phát triển công nghệ ngân hàng hiện đại.
Tăng trưởng thông qua hợp tác, liên minh: MSB đã và đang tham
gia vào các liên minh liên kết để mở rộng phạm vi và quy mô hoạt động như:
tham gia vào hệ thống thanh toán thẻ Smart Link, tìm kiếm đối tác chiến lược
để xây dựng và phát triển các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng theo tiêu chuẩn
quốc tế.
b. Chiến lược đa dạng hóa
Đây là một chiến lược tăng trưởng được MSB quan tâm thực hiện.
MSB đang triển khai thành lập Công ty chứng khoán, nghiên cứu thành lập
Công ty bất động sản, Công ty quản lý và khai thác tài sản.
1.1.1.2 Quá trình phát triển – các cột mốc đáng nhớ
Với tầm nhìn, mục tiêu và chiến lược nêu trên đã được cổ đông và cán
bộ nhân viên MSB theo đuổi trong suốt 17 năm hoạt động của mình và những
kết quả đạt được đã chứng minh rằng đó là các định hướng đúng đối với
MSB. Đó cũng chính là tiền đề giúp Ngân hàng khẳng định vị trí của mình
trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Dưới đây là một số cột
mốc đáng nhớ của MSB:
Ngày 12/7/1991: MSB chính thức khai trương tại thành phố Cảng
Hải Phòng
Thời kỳ 1992 – 1994: MSB phát triển mạnh việc thực hiện giao
dịch qua hệ thống máy tính nối mạng và là một địa chỉ danh tiếng về chất
lượng dịch vụ đặc biệt là thanh toán quốc tế;
Năm 1995: tại Hội sở chính MSB đã thực hiện việc tách riêng
Trung tâm Điều hành đảm nhận nhiệm vụ quản lý điều hành Hệ thống với
Hội sở đảm nhận việc trực tiếp giao dịch, kinh doanh. Đây là ngân hàng
thương mại cổ phần đầu tiên áp dụng mô hình tổ chức này;
Năm 1996: MSB đã phát triển được mạng lưới Chi nhánh trên 6
tỉnh, thành phố trọng điểm kinh tế của đất nước;
Năm 1997, với sự bảo lãnh của Chính phủ, MSB đã thu xếp được
28 triệu USD thông qua Ngân hàng Mỹ (B.O.A) để đầu tư vào 3 Dự án trọng
điểm quốc gia: Đường Láng - Hoà Lạc, Quốc lộ 51 và Quốc lộ 14, góp phần
quan trọng khẳng định sự đúng đắn của cơ chế Đầu tư - Thu phí - Trả nợ cho
các công trình giao thông của Việt Nam;
Thời kỳ 1998 - 2000, cùng với sự thăng trầm của nền kinh tế đất
nước và cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính khu vực, MSB cũng đã gặp
không ít khó khăn, nhưng vẫn duy trì được tốc độ phát triển và hiệu quả kinh
doanh;
Năm 2001, MSB là một trong 6 Ngân hàng Thương mại Việt Nam
được Ngân hàng Thế giới (WB) lựa chọn và tài trợ để tham gia Dự án Hiện
đại hoá ngân hàng và Hệ thống thanh toán. MSB là ngân hàng TMCP duy
nhất được tiếp tục tham gia giai đoạn 2 của Dự án này từ năm 2005 đến nay;
Thời kỳ 2002-2004, là giai đoạn duy trì, củng cố hoạt động của
MSB. Với sự nỗ lực không ngừng của Hội đồng Quản trị, Ban Điều hành,
cũng như toàn thể CBNV, MSB đã vượt qua gian nan, thử thách để khẳng
định vị thế của mình;
Tháng 8 năm 2005, MSB đã chuyển Hội sở chính từ Hải Phòng lên
thủ đô Hà Nội, một trung tâm kinh tế, chính trị và văn hoá hàng đầu của cả
nước. Sự kiện này đã đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển toàn diện
của MSB. Đây là một sự chuyển hướng chiến lược, thể hiện quyết tâm lớn
của MSB trong việc mở rộng ảnh hưởng và mở rộng thị trường;
Năm 2006-2007: MSB đã tiến hành việc tái cấu trúc bộ máy một
cách cơ bản, toàn diện theo hướng tách riêng các hoạt động kinh doanh và
hoạt động hỗ trợ, hình thành các Khối nghiệp vụ (Khối Dịch vụ và Khách
hàng cá nhân, Khối Khách hàng doanh nghiệp, Khối Kinh doanh Nguồn vốn
và Khối Quản lý rủi ro) đồng thời tăng cường vai trò, năng lực quản lý tập
trung tại Trụ sở chính. Cơ cấu tổ chức mới sau khi tái cấu trúc nhằm bảo đảm
tính chỉ đạo xuyên suốt toàn hệ thống. Sản phẩm được quản lý theo định
hướng khách hàng và được thiết kế phù hợp với từng nhóm khách hàng. Phát
triển kinh doanh và quản lý rủi ro được quan tâm đúng mức. Các kênh phân
phối tập trung phân phối sản phẩm dịch vụ cho Khách hàng mục tiêu;
1.1.1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Maritime bank
1.1.1.4 Cơ cấu bộ máy quản trị của Maritime bank
- Đại hội đồng Cổ đông
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Maritime
Bank, quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn được Luật pháp và
Điều lệ MSB quy định.
- Hội đồng Quản trị
Do ĐHĐCĐ bầu ra, là cơ quan quản trị Ngân hàng, có toàn quyền nhân
danh Ngân hàng để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi
của Ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. HĐQT giữ
vai trò định hướng chiến lược, kế hoạch hoạt động hằng năm; chỉ đạo và giám
sát hoạt động của Ngân hàng thông qua Ban điều hành và các Hội đồng.
- Ban Kiểm soát
Do ĐHĐCĐ bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính của Ngân
hàng; giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, kế toán; hoạt động của hệ
thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng; thẩm định báo cáo tài
chính hàng năm; báo cáo cho ĐHĐCĐ tính chính xác, trung thực, hợp pháp
về báo cáo tài chính của Ngân hàng.
- Các Hội đồng, Ủy ban
Do HĐQT thành lập, làm tham mưu cho HĐQT trong việc quản trị
ngân hàng, thực hiện chiến lược, kế hoạch kinh doanh; đảm bảo sự phát triển
hiệu quả, an toàn và đúng mục tiêu đã đề ra. Hiện nay, Ngân hàng có hai Hội
đồng và một Ủy ban, bao gồm:
Hội đồng tín dụng: Quyết định về chính sách tín dụng và quản lý rủi ro
tín dụng trên toàn hệ thống Ngân hàng, xét cấp tín dụng của Ngân hàng, phê
duyệt hạn mức tiền gửi của Ngân hàng tại các tổ chức tín dụng khác.
Ủy ban ALCO: Có chức năng quản lý cấu trúc bảng tổng kết tài sản
của Ngân hàng, xây dựng và giám sát các chỉ tiêu tài chính, tín dụng phù hợp
với chiến lược kinh doanh của Ngân hàng.
Hội đồng Xử lý Rủi ro: Phê duyệt việc áp dụng biện pháp xử lý nợ, xử
lý rủi ro, và miễn giảm lãi theo quy định.
1.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của MSB
1.1.2.1 Nguồn lực tài chính
- Vốn điều lệ
Với nguồn vốn ban đầu của MSB là 40 tỷ đồng, qua 11 năm hoạt động,
nguồn vốn của ngân hàng đã tăng một cách đáng kể. Đến 31/12/2009, mức
vốn điều lệ tăng đến 3,000 tỷ đồng.
Bảng 1.1: Vốn điều lệ MSB
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 1991 31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009
Vốn
điều lệ
40,000 700,000 1,500,000 1,500,000 3,000,000
Nguồn: bản cáo bạch Maritime bank
- ROE (lợi nhuận trước thuế/vốn chủ sở hữu)
Chỉ số ROE là chỉ số thể hiện mức độ quản lý của một doanh nghiệp. Chỉ
số này càng cao thì doanh nghiệp sử dụng vốn càng hiệu quả.
17.68%
21.53%
16.45%
18.29%
0.00%
5.00%
10.00%
15.00%
20.00%
25.00%
2006 2007 2008 2009
Hình 1.1: Chỉ số ROE của MSB từ 2006 - 2009
(Nguồn: bản cáo bạch MSB)
Qua hình 1.1, ta thấy chỉ số ROE của MSB luôn giữ ở mức ổn định. Đặc
biệt trong năm 2007, mức chỉ số lên tới 21,53%. Năm 2008, ROE giảm do
mức độ tăng vốn chủ sở hữu song đến năm 2009, chỉ số đã này tăng lên 18,29
%. Nhìn chung, MSB vẫn duy trì sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả, đảm
bảo khả năng sinh lời cho cổ đông.
- ROA (lợi nhuận trước thuế/tổng tài sản)
Hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua
ROA. ROA càng cao tức là doanh nghiệp thu được nhiều tiền hơn trên lượng
đầu tư ít hơn.
1.19%
1.33%
1.44%
1.16%
0.00%
0.20%
0.40%
0.60%
0.80%
1.00%
1.20%
1.40%
1.60%
2006 2007 2008 2009
Hình 1.2: Chỉ số ROA của MSB từ 2006 – 2009
(Nguồn: bản cáo bạch MSB )
- Tổng tài sản
Cùng với việc tăng vốn điều lệ, tổng tài sản của MSB cũng liên tục tăng
qua các năm, được thể hiện qua hình 1.3 sau:
Đơn vị: tỷ đồng
8520
17569
32827
64321
0
10000
20000
30000
40000
50000
60000
70000
2006 2007 2008 2009
Hình 1.3: Tổng tài sản của MSB từ 2006 – 2009
(Nguồn: bản cáo bạch MSB)
- Dư nợ
Công tác quản lý hách hàng, quản lý khoản vay và bảo đảm các diều kiện
vay vốn luôn tuân thủ chặt chẽ quy định của pháp luật và của MSB. Do đó,
chất lượng tín dụng đã được nâng cao, tỷ lệ nợ xấu giảm đáng kể. Mặc dù
năm 2008 là năm nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt với ảnh hưởng từ cuộc
khủng hoảng tài chính toàn cầu, các ngân hàng trong nước phải đối mặt với sự
gia tăng nhanh chóng nợ xấu trong hoạt động tín dụng, MSB vẫn tiếp tục duy
trì việc quản lý chặt chẽ rủi ro tín dụng theo các chuẩn mực quốc tế, kiểm soát
tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2008 dưới mức 1.5% tổng dư nợ tín dụng.
Đơn vị: tỷ đồng
2888
6528
11211
23942
0
5000
10000
15000
20000
25000
2006 2007 2008 2009
Hình 1.4: Tổng dư nợ của MSB từ 2006 – 2009
(Nguồn: bản cáo bạch MSB)
- Vốn huy động
Vốn huy động bao gồm nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế, các tổ chức tín
dụng, và nguồn vốn từ dân cư trong đó nguồn vốn duy động từ các tổ chức tín
dụng chiếm tỉ trọng lớn. Trong những năm qua, hoạt động huy động vốn của
MSB liên tục tăng, tốc độ tăng trưởng bình quân là hơn 50%/năm được thể
hiện qua biểu đồ sau.
Đơn vị: tỷ đồng
7616
15478
29842
58792
0
10000
20000
30000
40000
50000
60000
2006 2007 2008 2009
Hình 1.5: Tổng vốn huy động của MSB từ 2006 - 2009
(Nguồn: bản cáo bạch MSB)
1.1.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh
Với 18 năm hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, MSB đang
dần khẳng định vị thế của mình trên thì trường cung ứng các dịch vụ tài chính
chuyên nghiệp đa năng, trọn gói theo tiêu chuẩn quốc tế. Kết quả hoạt động
của MSB được thể hiện qua bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh sau:
Bảng 1.2: Bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh MSB
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009
Tổng thu nhập kinh doanh 594,536 1,150,154 1,648,233 1,623,524
Thuế và các khoản phải nộp 34,376 74,579 70,308 227,116
Lợi nhuận trước thuế 109,436 239,859 437,107 947,949
Lợi nhuận sau thuế 79,068 172,846 246,753 747,833
Nguồn: bản cáo bạch MSB
Nhìn vào bảng trên ta thấy, thu nhập từ hoạt động kinh doanh của
Maritime Bank tăng dần qua các năm, mức tăng cao nhất vào năm 2008 với
1,648,233 triệu đồng. Lợi nhuận sau thuế tăng liên tục qua các năm. Năm
2009 đạt 747,833 tăng 203% so với năm 2008.
Bảng 1.3: So sánh một số chỉ tiêu các NHTMCP năm 2007
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu MSB VP OCB VIB MB SHB
Vốn điều lệ 1,500 2,000 1,111 2,000 2,000 2,000
Tổng tài sản 17,569 18,231 11,755 39,305 31,000 12,367
Vốn huy động 15,478 15,355 9,803 29,705 23,010 9,946
Dư nợ cho vay 6,528 13,217 7,515 16,661 11,613 4,184
Lợi nhuận trước
thuế TNDN
240 313 231 425 609 176
Nguồn: bản cáo bạch MSB
1.1.3 Một số hoạt động chính của MSB
1.1.3.1 Hoạt động huy động vốn
Với định hướng là một ngân hàng thương mại cổ phần đa năng, MSB đã
triển khai các sản phẩm dịch vụ đa dạng đáp ứng nhu cầu của dân cư, tổ chức
kinh tế và tổ chức tín dụng cả bằng ngoại tệ và nội tệ. Công tác phát triển
khách hàng theo hướng chuyên nghiệp hóa giúp tận dụng mọi khả năng kinh
doanh, khai thác lợi thế cả khách hàng tên cơ sở hợp tác hai bên cùng có lợi.
Hoạt động huy động vốn của MSB chủ yếu tập trung vào hai mảng thị trường:
- Mảng thị trường tập trung vào các là tổ chức kinh tế và khu dân cư:
Nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư tăng trưởng cao và ổn
định. Đặc biệt trong năm 2008, mặc dù bị tác động mạnh từ những biến động
lãi suất trên thị trường trong nước, nguồn vốn huy động của MSB vẫn có
mức tăng trưởng ổn định mà không phải ngân hàng cổ phần nào cũng đạt
được. Huy động vốn dân cư và tổ chức kinh tế để thực hiện đầu tư vào nền
kinh tế luôn được MSB coi là mục tiêu chiến lược trong hoạt động kinh doanh
của mình. Là một ngân hàng cổ phần với thành phần tham gia cổ đông sáng
lập là các Tổng công ty và tập đoàn kinh tế mạnh của Việt Nam đã tạo điều
kiện thuận lợi cho MSB trong hoạt động huy động vốn dân cư và tổ chức kinh
tế. Bên cạnh đó, MSB luôn không ngừng đưa ra các sản phẩm huy động vốn
đa dạng, tiện ích và phù hợp với nhu cầu của dân cư và tổ chức, bằng cả về
nội tệ lẫn ngoại tệ, với mục đích đảm bảo khả năng cạnh tranh và chia sẻ lợi
nhuận với công chúng; hệ thống mạng lưới chi nhánh mở rộng qua các năm
nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu gửi tiền của dân cư cũng như cung ứng dịch
vụ cho các tổ chức kinh tế. Đặc biệt, với sự hỗ trợ tài chính của Ngân hàng
Thế giới, MSB đã có được hệ thống công nghệ tin học và công nghệ ngân
hàng tiên tiến, đảm bảo hoạt động an toàn nghiệp vụ và đó cũng là cơ sở thu
hút mạnh nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Trong suốt 17 năm hoạt động,
MSB luôn tự hào là ngân hàng có nguồn vốn luôn đáp ứng đủ nhu cầu phát
triển tín dụng của mình.
- Mảng thị trường tiền gửi của các tổ chức tín dụng và các định chế tài
chính: đây là thị trường được MSB quan tâm và chú trọng phát triển. Vốn huy
động từ mảng thị trường này cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn huy
động của MSB.
Đơn vị: tỷ đồng
0
5000
10000
15000
20000
25000
30000
35000
2006 2007 2008 2009
Tổ chức kinh tế 2613.97 5340 8990 17894
Dân cư 1484.03 2285 6230 10369
Tổ chức tín dụng 3518 7853 14621 30529
Hình 1.6: Cơ cấu vốn huy động của MSB giai đoạn 2006 – 2009
(Nguồn: báo cáo thường niên MSB)
1.1.3.1.1 Hoạt động tín dụng
Ngay từ những ngày đầu thành lập, MSB đã có được nền tảng khách
hàng tín dụng là các doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế lớn như Hàng Hải,
Hàng không và Bưu chính viễn thông, Thuỷ sản và chế biến hàng xuất khẩu.
Bằng sự năng động của một ngân hàng cổ phần, với thế mạnh trong hoạt động
tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế, MSB đã tạo điều kiện hỗ trợ tài
chính cho các doanh nghiệp thông qua các sản phẩm tín dụng truyền thống và
hiện đại, bằng nội tệ và ngoại tệ. Tín dụng trung và dài hạn của MSB đã góp
phần vào sự phát triển mạnh của ngành Hàng Hải Việt Nam trong thời kì hội
nhập kinh tế quốc tế.
Đơn vị: tỷ đồng
2595
359
5760
767
9816
1394
21359
2583
0
5000
10000
15000
20000
25000
2006 2007 2008 2009
Cho vay các TCKT
Cho vay cá nhân
Hình 1.7: Dư nợ tín dụng theo đối tượng khách hàng 2006 – 2009
Nguồn: báo cáo thường niên MSB
Nhìn vào hình 1.7 ta thấy dư nợ tín dụng đối với từng đối tượng khách
hàng liên tục tăng qua các năm đặc biệt là cho vay các tổ chức kinh tế. Để đa
dạng hoá sản phẩm tín dụng, đồng thời hỗ trợ phát triển huy động vốn dân cư,
tỷ trọng tín dụng cá nhân của MSB ngày càng được cải thiện. Đối tượng
khách hàng cá nhân của MSB là những người có thu nhập ổn định tại các khu
vực thành thị và các vùng kinh tế trọng điểm; phương thức tài trợ được thực
hiện trên cơ sở các phương án kinh doanh khả thi hay các nhu cầu tiêu dùng
cá nhân thiết thực đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng.
1.1.3.2 Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Với quan điểm phát triển nguồn nhân lực là yếu tố trọng tâm góp phần
quyết định thành công hoạt động kinh doanh của ngân hàng, MSB đã không
ngừng thu hút nguồn nhân lực mới cho ngân hàng, triển khai tổ chức nhiều
khóa đào tạo nâng cao kĩ năng quản lý, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và
đào tạo hội nhập.
Chính sách đào tạo của MSB: MSB thường xuyên hỗ trợ nhân viên với các
chương trình đào tạo hiệu quả và phong phú;
- Khóa học về hội nhập môi trường làm việc
- Khóa học về cá sản phẩm của Maritime Bank
- Đào tạo về nghiệp vụ
- Các khóa học chuyên sâu do các chuyên gia tư vấn nước ngoài đảm
trách
- Khóa bồi dưỡng kiến thức quản lý
- Kỹ năng quản lý tổng hợp
- Các khóa đào tạo, các hội nghị, diễn đàn tại nước ngoài như Hồng
Kông, Singapore, Đài Loan, Malaysia, Anh, Mỹ…
Các chế độ dành cho nhân viên:
- Khen thưởng công bằng gắn liền với hiệu quả công việc và kết quả hoạt
động kinh doanh của Ngân hàng
- Thưởng theo quý, thưởng thêm tháng lương và thưởng trong các dịp
Lễ, Tết, và ngày kỉ niệm thành lập Ngân hàng.
- Được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế phù hợp với Bộ Luật lao động,
khám chữa bệnh định kì, các phụ cấp theo chuyên môn và chức vụ.
- Đồng phục, các hoạt động sinh hoạt đoàn thể, tham quan, nghỉ mát, vui
chơi mang giá trị tinh thần cao và đậm bản sắc của MSB.
1.1.3.3 Chất lượng dịch vụ
Nhận thức được vai trò quan trọng của hoạt động dịch vụ trong việc đêm
lại nguồn thu an toàn với chi phí thấp và đứng trước tình hình cạnh tranh gay
gắt của các tổ chức tín dụng khác, MSB đã triển khai hàng loạt các dịch vụ
truyền thông. Đây là hoạt động có quan hệ chặt chẽ, là công cụ hỗ trợ để tăng
trưởng các hoạt động khác như huy động vốn, tín dụng.
Luôn bám sát triết lý kinh doanh “khách hàng là trung tâm”, chất lượng
dịch vụ khách hàng được xác định là nền tảng cho sự phát triển lâu dài, bền
vững, vì thế luôn được MSB quan tâm hàng đầu.Trong quá trình hoạt động,
MSB luôn lắng nghe ý kiến khách hàng để ngày càng hoàn thiện các dịch vụ
ngân hàng.
1.1.3.4 Công nghệ thông tin
MSB luôn quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho hệ thống công nghệ thông tin
như đầu tư hệ thống máy chủ cho các ứng dụng phân hệ và bộ máy chủ Core
Banking tại các đầu mối lớn như Hội sở, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh cũng được
nâng cấp để đáp ứng yêu cầu hoạt động của cả 3 miền Bắc - Trung – Nam.
1.1.3.5 Công tác mở rộng mạng lưới
Với định hướng là một ngân hàng đa năng, việc phát triển mạng lưới
được xem là một mục tiêu chiến lược trong kế hoạch phát triển tổng thể của
Maritime bank. Việc phát triển mạng lưới tạo điều kiện cho Ngân hàng tiếp
cận với những địa bànkinh tế mới để mở rộng tín dụng, phát triển hoạt động
thanh toán đồng thời cung cấp các tiện ích ngân hàng cho người dân địa
phương, đồng thời nhằm phục vụ tốt hơn cơ sở khách hàng sẵn có của MSB.
1.1.3.6 Phát triển thương hiệu
MSB luôn chú trọng nâng cao hoạt động truyền thông và phát triển thương
hiệu cả về tính chuyên nghiệp và mức độ hiệu quả. Thông qua việc tài trợ, quảng
bá, các hoạt động xã hội, từ thiện, các sự kiện với quy mô lớn nhỏ khác nhau,
MSB đã tạo được hình ảnh đẹp trong tâm trí khách hàng. Đây chính là bảo đảm
vàng cho sự phát triển mạnh mẽ của ngân hàng trong tương lai.
1.2 Quá trình thành lập và phát triển chi nhánh Thanh Xuân
1.2.1 Quá trình thành lập và phát triển chi nhánh
MSB Thanh Xuân thành lập từ 07/11/2006. Qua 3 năm phát triển, hiện
chi nhánh đang có 4 phòng giao dịch và 5 địa điểm ATM. Cùng với toàn ngân
hàng, ban lãnh đạo chi nhánh luôn nỗ lực thực hiện các biện pháp phát triển
nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, khẳng định vị thế của chi nhánh trong
toàn ngân hàng và trên thị trường tài chính.
Bài báo cáo xin đưa ra một số kết quả kinh doanh từ năm 2007 -2009 mà
chi nhánh đạt được qua hơn 3 năm phát triển:
- Kể từ khi thành lập đến nay, vốn huy động của chi nhánh liên tục tăng
qua các năm. Với số vốn huy động 148,318 USD năm 2007, nguồn vốn này
đã tăng đến 2,036,851.49 USD năm 2009, tốc độ tăng trưởng năm 2009 tăng
181.13% so với năm 2008. Kết quả huy động vốn của MSB Thanh Xuân được
thể hiện qua hình 1.8 sau:
Đơn vị: USD
27264 148318
724519
2036851
0
500000
1000000
1500000
2000000
2500000
2006 2007 2008 2009
Hình 1.8: Tình hình huy động vốn của MSB Thanh Xuân
giai đoạn từ 2007 - 2009
(Nguồn: báo cáo tài chính MSB Thanh Xuân)
- Bên cạnh công tác huy động vốn, chi nhánh luôn chú trọng đến hoạt
động sử dụng vốn và chất lượng tín dụng. Tổng dư nợ năm 2009 tăng
115.42% so với năm 2008. Tổng dư nợ năm 2008 tăng 238.91% so với năm
2007. Kết quả dư nợ của MSB Thanh Xuân được thể hiện qua hình 1.9 sau:
Đơn vị: USD
54679
188945
640351
1379501
0
200000
400000
600000
800000
1000000
1200000
1400000
2006 2007 2008 2009
Hình 1.9: Tổng dư nợ MSB Thanh Xuân từ 2007 – 2009
(Nguồn: báo cáo tài chính MSB Thanh Xuân)
Trong đó chủ yếu là dư nợ ngắn hạn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Bảng 1.4: Dư nợ ngắn hạn và trung hạn đối với các doanh nghiệp vừa và
nhỏ của MSB TX
Đơn vị: USD
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
Ngắn hạn 160,007.92 540,192.35 1,158,780.84
Trung hạn 28,937.68 100,139.63 220,720.16
Nguồn: báo cáo tài chính MSB Thanh Xuân
- Với hơn 3 năm hoạt động, lợi nhuận trước thuế của chi nhánh liên tục
tăng. Năm 2007, mức lợi nhuận trước thuế đạt 2,850,580,626 VND. Năm
2008 đạt 10,246,651,812 VND tăng 259.4% so với năm 2007. Tính đến cuối
năm 2009, mức lợi nhuận trước thuế đạt 19,411,738,402 VND tăng 89.4% so
với năm 2008. Doanh thu lợi nhuận trước thuế của chi nhánh được thể hiện
qua hình 1.10 sau:
Đơn vị: triệu đồng
2850
10246
19411
0
5000
10000
15000
20000
2007 2008 2009
Hình 1.10: Lợi nhuận trước thuế của MSB Thanh Xuân
giai đoạn 2007 - 2009
(Nguồn: báo cáo tài chính MSB Thanh Xuân)
- Tổng thu nhập kinh doanh của chi nhánh liên tục tăng qua các năm. Từ
6,582,478,044 VND năm 2007 tăng lên 31,210,875,370 VND năm 2009. Kết
quả thu nhập kinh doanh của MSB Thanh Xuân được thể hiện qua hình 1.11
sau:
Đơn vị: triệu đồng
811
6582
19294
31210
0
5000
10000
15000
20000
25000
30000
35000
2006 2007 2008 2009
Tổng thu nhập
kinh doanh
Hình 1.11: Tổng thu nhập kinh doanh MSB Thanh Xuân
giai đoạn 2007 – 2009
(Nguồn: báo cáo tài chính MSB Thanh Xuân)
Với những kết quả đạt được như đã đề cập ở trên, MSB Thanh Xuân hiện
đang nỗ lực cố gắng cải thiện chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao của khách hàng, khẳng định vị thế của chi nhánh trong toàn ngân hàng cổ
phần thương mại Hàng Hải cũng như vị thế trên thị trường tài chính.
1.2.2 Một số đặc thù trong hoạt động thanh toán quốc tế của MSB
Thanh Xuân
Về cơ bản, hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng đều tuân
theo quy tắc là thông lệ quốc tế chung. Tuy nhiên, tùy vào từng đặc thù của
ngân hàng mà hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng đó có những điểm
khác biệt đối với các ngân hàng khác. Một số đặc thù trong hoạt động thanh
toán quốc tế của MSB Thanh Xuân có thể được kể đến như sau:
- Trước hết, MSB Thanh Xuân là một chi nhánh trực thuộc MSB, một
ngân hàng cổ phần được thành lập từ cuối năm 1991. Vì là ngân hàng cổ phần
nên nguồn vốn chủ sở hữu cũng như vốn huy động của ngân hàng hạn chế. So
với các ngân hàng quốc doanh, đây là một điểm yếu của ngân hàng cổ phần
bậc trung. Điều này làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của ngân hàng.
Với những ngân hàng quốc doanh, được sự hỗ trợ của nhà nước, nguồn vốn
chủ sở hữu và vốn huy động dồi dào giúp nâng cao khả năng thanh toán của
ngân hàng. Từ đó hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng quốc doanh
cũng có nhiều thuận lợi hơn so với hoạt động thanh toán quốc tế của ngân
hàng cổ phần. Tuy nhiên, là một ngân hàng cổ phần, do đó hoạt động MSB
nói chung và MSB Thanh Xuân nói riêng rất năng động, không ngừng nỗ lực
thu hút vốn từ các thành phần kinh tế thông qua các chính sách huy động vốn.
- Thứ hai, bản thân MSB Thanh Xuân mới được thành lập từ cuối năm
2006. Do vậy, quá trình đi vào hoạt động chưa lâu. Sự phát triển của hoạt
động thanh toán quốc tế cũng chưa có nhiều thành tựu nổi bật.
- Thứ ba: do quy mô ngân hàng thuộc diện bậc trung nên khách hàng
tham gia giao dịch thanh toán quốc tế tại MSB Thanh Xuân đa phần là các
doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khác với các ngân hàng quốc doanh như
Vietcombank, đối tượng khách hàng hầu như là các doanh nghiệp lớn, các
doanh nghiệp quốc doanh. Vì thế, giá trị những hợp đồng giao dịch tại ngân
hàng không lớn.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG
THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI MSB THANH XUÂN
2.1 Quy trình tổ chức hoạt động thanh toán quốc tế
Mô hình hoạt động thanh toán quốc tế của MSB Thanh Xuân nằm trong
hệ thống hoạt động thanh toán quốc tế của toàn ngân hàng.
Đối với phương thức thư tín dụng và nhờ thu có chứng từ, phòng khách
hàng doanh nghiệp của MSB Thanh Xuân giữ vai trò trung gian giữa Hội sở
chính và khách hàng. Cán bộ thanh toán quốc tế của chi nhánh sẽ nhận hồ sơ
trực tiếp từ khách hàng, xử lý những vướng mắc, sai sót bề nổi của hồ sơ. Sau
đó hồ sơ sẽ được phòng khách hàng doanh nghiệp gửi lên Hội sở chính. Hội
sở chính chịu trách nhiệm kiểm tra, xử lý hồ sơ ở mức độ chuyên sâu. Ví dụ
trong trường hợp thanh toán bằng thư tín dụng chứng từ, cán bộ thanh toán
quốc tế của chi nhánh sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra các giấy tờ thủ tục liên
quan đến hồ sơ. Nếu hợp lệ sẽ gửi lên Hội sở chính. Hội sở chính sẽ kiểm tra
lỗi L/C. Sau đó sẽ báo về cho cán bộ thanh toán quốc tế ở chi nhánh. Theo đó,
cán bộ thanh toán ở chi nhánh có trách nhiệm báo lại với khách hàng. Nếu bộ
chứng từ có sai sót, cán bộ thanh toán quốc tế sẽ tư vấn cho khách hàng sửa
lại, nếu bộ chứng từ không có gì sai sót, cán bộ TTQT tiếp tục thực hiện các
bước của quy trình hoạt động TTQT với khách hàng.
Đối với phương thức chuyển tiền và nhờ thu phiếu trơn khách hàng sẽ
làm việc trực tiếp với phòng dịch vụ khách hàng của chi nhánh.
2.2 Thực trạng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của MSB Thanh Xuân
2.2.1 Nội dung phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của MSB
Thanh Xuân.
Nhìn chung, nội dung phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của MSB
Thanh Xuân cũng tuân theo nội dung phát triển hoạt động thanh toán quốc tế
của các ngân hàng thương mại. Bao gồm một số nội dung chính như sau:
- Nghiên cứu, nắm bắt rõ thị trường và đối thủ cạnh tranh.
Công tác nghiên cứu, nắm bắt rõ nhu cầu thị trường và đối thủ cạnh tranh
là nội dung cơ bản nhất và xuyên suốt quá trình phát triển hoạt động thanh
toán quốc tế của một ngân hàng thương mại. Có thể nói đây là nội dung này
mang tính chất nền tảng cho việc xác định các nội dung phát triển tiếp theo. Ý
thức được điều này, ngay từ khi thành lập, MSB Thanh Xuân đã liên tục tổ
chức các cuộc điều tra, khảo sát thị trường, nhất là khảo sát nhu cầu của khách
hàng. Trên cơ sở đó, chi nhánh có thể đề ra những kế hoạch hoạt động nhằm
thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Mặt khác, trước sự cạnh
tranh ngày càng gay gắt trên thị trường tài chính như hiện nay, việc xác định
rõ đối thủ cạnh tranh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển hoạt
động thanh toán của chi nhánh. Đối thủ cạnh tranh ở đây là những ngân hàng
cùng cung cấp những sản phẩm dịch vụ mà chi nhánh đang cung cấp, hoặc
những ngân hàng hướng tới cùng một đối tượng khách hàng như chi nhánh, ví
dụ như ngân hàng quân đội (MB), ngân hàng quốc tế (VIB), ngân hàng đông
nam á (seabank). Hiểu rõ được tầm quan trọng của điều này, từ khi đi vào
hoạt động, chi nhánh luôn có những bước theo dõi sát sao những bước đi,
thay đổi trong hoạt động của đối thủ để kịp thời đề ra những kế hoạch ứng
phó nhằm ngày càng nâng cao thị phần thanh toán của chi nhánh trên lĩnh vực
tài chính. Ví dụ năm 2008, cùng với toàn hàng, MSB Thanh Xuân đã đưa vào
áp dụng dịch vụ chuyển tiền kiều hối nhanh Money gram nhằm đáp ứng kịp
thời nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
- Xác định mục tiêu phát triển hoạt động thanh toán quốc tế
Từ việc nghiên cứu thị trường, nắm bắt rõ đối thủ cạnh tranh, ban lãnh
đạo chi nhánh đề ra mục tiêu nhằm hoàn thiện và phát triển hoạt động thanh
toán quốc tế của chi nhánh mình. Các mục tiêu có thể kể đến là giữ vững thị
phần là những khách hàng truyền thống, hướng tới mở rộng thị phần thanh
toán quốc tế sang các khách hàng khác như các doanh nghiệp lớn, các doanh
nghiệp quốc doanh. Bên cạnh đó, chi nhánh còn đặt mục tiêu nỗ lực đa dạng
hóa các loại hình thanh toán để có thể thu hút thêm ngày càng nhiều khách
hàng.
- Xây dựng chiến lược thực hiện
Để đạt được mục tiêu đã đề ra, ban lãnh đạo chi nhánh đã xây dựng một
chính sách chiến lược thực hiện. Trong đó đề cao việc nâng cao chất lượng
những sản phẩm dịch vụ đã cung cấp, bên cạnh đó tiếp tục đa dạng hóa các
loại hình thanh toán. Tuy nhiên, nếu chỉ chú trọng vào việc hoàn thiện hệ
thống thanh toán quốc tế hiện tại sẽ không đạt được mục tiêu định hướng đã
đề ra. Do vậy, chi nhánh đã có những chính sách đẩy mạnh sự phối hợp giữa
các phòng ban nhằm đạt được sự phát triển đồng bộ và hiệu quả nhất.
- Công tác triển khai và kiểm soát.
Với mỗi giai đoạn phát triển, tùy theo bối cảnh nền kinh tế mà chi nhánh
có những chính sách nhất định nhằm phát triển hoạt động thanh toán quốc tế.
Và mục tiêu cuối cùng là hoàn thành những định hướng đã đề ra của chi
nhánh. Công tác triển khai và kiểm tra, kiểm soát hoạt động luôn phải đi liền
với nhau nhằm điều chỉnh hướng đi đúng đắn nhất cho hoạt động thanh toán
quốc tế của chi nhánh.
2.2.2 Các tiêu chí đo lường kết quả hoạt động thanh toán quốc tế của
MSB Thanh Xuân.
Cùng với thời điểm thành lập chi nhánh, tính cho đến nay, hoạt động
thanh toán quốc tế chi nhánh Thanh xuân đã đi vào hoạt động được hơn 3 năm
và đã đóng góp một phần không nhỏ vào kết quả kinh doanh của toàn chi nhánh.
MSB Thanh Xuân chủ yếu cung cấp 3 loại hình thanh toán quốc tế: nhờ thu,
chuyển tiền và thư tín dụng (L/C). Vì vậy, bài báo cáo xin đi nghiên cứu tập
trung vào 3 hình thức thanh toán này. Quá trình phát triển hoạt động thanh toán
quốc tế của MSB Thanh Xuân được thể hiện qua các chỉ tiêu đo lường dưới đây:
- Doanh số hoạt động thanh toán quốc tế MSB Thanh Xuân
Doanh số hoạt động TTQT của MSB Thanh Xuân đối với các phương
thức thanh toán quốc tế từ 2007 – 2009 được thể hiện qua bảng 2.1 sau:
Bảng 2.1:Doanh số thanh toán của các phương thức TTQT của MSB
Thanh Xuân từ 2007 - 2009
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
Chuyển tiền 421,648,237.00 572,521,627.00 834,247,321.00
Nhờ thu 4,305,259.00 11,088,893.00 19,749,524.00
L/C 732,301,301.00 1,066,032,730.00 1,938,524,642.00
Nguồn: báo cáo phòng KHDN–MSB Thanh Xuân
Nhìn vào bảng trên ta thấy, doanh thu của từng phương thức tăng đều
qua các năm. Cụ thể:
Đối với hình thức chuyển tiền, trị giá năm 2008 là 572,521,627.00, tăng
35% so với năm 2007. Năm 2009, tốc độ này tăng lên mức 45% so với năm
2008, trị giá năm 2009 dừng mở mức 834,247,321.00
Hình thức nhờ thu là hình thức đạt giá trị thấp nhất trong 3 hình thức
thanh toán quốc tế mà chi nhánh cung cấp. Tuy vậy, doanh thu của hình thức
này vẫn tăng đều qua các năm. Năm 2008 đánh dấu mức tăng đáng kể trong
phương thức này, đạt 11,088,893.00, tăng 157% so với năm 2007. Sang đến
năm 2009, tốc độ tăng doanh thu của phương thức này giảm nhẹ, đạt
19,749,524.00 tăng 78% so với năm 2008.
Phương thức thư tín dụng là phương thức thanh toán chủ yếu, chiếm tỉ
trọng đáng kể trong tổng doanh thu thanh toán quốc tế của chi nhánh. Năm
2007, doanh thu phương thức này đạt 732,301,301.00. Năm 2008, doanh thu
tăng lên 1,066,032,730.00, tăng 45% so với năm 2007. Năm 2009 trị giá
doanh thu tăng xấp xỉ 82%, đạt 1,938,524,642.00
- Doanh số và số bộ hồ sơ của phương thức chuyển tiền
Tổng số bộ hồ sơ và tổng trị giá của phương thức chuyển tiền của hoạt
động TTQT MSB Thanh Xuân từ 2007 – 2009 được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.2: Doanh số và số bộ hồ sơ phương thức chuyển tiền của MSB
Thanh Xuân từ 2007 - 2009
Chỉ tiêu Đơn vị 2007 2008 2009
Chuyển tiền đi
Chuyển tiền đến
Bộ
56
67
79
108
121
167
Chuyển tiền đi
Chuyển tiền đến
VNĐ
196,494,471.1
225,153,765.9
217,558,218.26
309,963,408.74
330,379,674.82
503,857,646.18
Nguồn: báo cáo phòng KHDN - MSB Thanh Xuân
Qua bảng 2.2 ta thấy cả doanh số lẫn số bộ hồ sơ của phương thức
chuyển tiền đều tăng qua các năm. Năm 2008, do bị ảnh hưởng từ khủng
hoảng kinh tế nên doanh thu và số món của phương thức chuyển tiền chỉ
tăng nhẹ. Cụ thể, số món tăng từ 56 lên 79, đạt 41%. Doanh số chuyển tiền
đi trong năm 2008, đạt 217,558,218.26, tăng 10.7%. Cũng trong năm 2008,
hình thức chuyển tiền đến tăng từ 255,153,765.9 năm 2007 lên
309,963,408.74, đạt 37%.
Năm 2009, mức độ tăng được cải thiện rõ rệt. Phương thức chuyển tiền
đi tăng từ 217,558,218.26 lên 330,379,674.82 đạt 51.8%. Phương thức chuyển
tiền đến tăng từ 330,379,674.82 lên 503,857,646.18 đạt 62%.
Cũng qua bảng 2.2 ta thấy hình thức chuyển tiền đến chiếm tỷ trọng lớn
hơn trong tổng doanh thu của phương thức chuyển tiền.
- Doanh số và số bộ hồ sơ của phương thức nhờ thu
Bảng 2.3: Doanh thu và số bộ hồ sơ của phương thức nhờ thu của
MSB Thanh Xuân từ 2007 - 2009
Chỉ tiêu Đơn vị 2007 2008 2009
Nhờ thu nhập
Nhờ thu xuất
Bộ
43
17
58
24
79
32
Nhờ thu nhập
Nhờ thu xuất
VNĐ
2,659,470.15
1,645,788.85
7,980,003.7
3,108,889.3
15,182,085.88
4,567,438.12
Nguồn: báo cáo phòng KHDN - MSB Thanh Xuân
Qua bảng 2.3, ta có thể thấy hoạt động nhờ thu là hoạt động có số bộ hồ
cơ cũng như doanh thu chiếm tỉ trọng ít nhất trong hoạt động thanh toán quốc
tế của chi nhánh. Tuy nhiên, phương thức này vẫn có sự gia tăng đều qua các
năm. Năm 2008, số bộ hồ sơ là 82, tăng 36% so với con số 60 bộ năm 2007.
Năm 2009 có sự tăng nhẹ số bộ hồ sơ, tỉ lệ tăng đạt 38% so với năm 2008,
tổng giá trị tăng 358% so với năm 2007.
Tuy nhiên, so với nhờ thu xuất khẩu, nhờ thu nhập khẩu vẫn chiếm đa số
cả về số bộ hồ sơ lẫn doanh thu. Tỷ lệ tăng của nhờ thu nhập khẩu cũng lớn
hơn đáng kể so với tỷ lệ tăng của nhờ thu xuất khẩu.
- Doanh số và số bộ hồ sơ phương thức thư tín dụng
Đây là phương thức chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu thanh
toán quốc tế của chi nhánh. Cụ thể số bộ hồ sơ và doanh thu của phương thức
thư tín dụng được thể hiện qua bảng 2.4:
Bảng 2.4: Doanh số và số bộ hồ sơ của phương thức L/C của MSB
Thanh Xuân từ 2007 – 2009
Chỉ tiêu Đơn vị 2007 2008 2009
L/C nhập
L/C xuất
Bộ
528
93
726
127
1273
149
L/C nhập
L/C xuất
VNĐ
637,102,131.87
95,199,169.13
970,089,784.3
95,942,945.7
1,725,286,931.38
213,237,710.62
Nguồn: báo cáo phòng KHDN – MSB Thanh Xuân
Cũng như 2 hình thức nhờ thu và chuyển tiền, hình thức thanh toán bằng
thư tín dụng có số bộ hồ sơ và doanh số tăng đều qua các năm. Trong đó, hình
thức thư tín dụng nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn so với thư tín dụng xuất khẩu.
Năm 2008, số bộ hồ sơ thư tín dụng nhập khẩu tăng từ 528 lên 726, đạt
37.5%. Trị giá L/C nhập khẩu trong năm này cũng tăng 52.2%. Năm 2009
đánh dấu mức tăng đáng kể trong hình thức L/C nhập do hoạt động kinh
doanh đã đi vào ổn định sau khủng hoảng kinh tế năm 2008. Cụ thể năm
2009, số bộ hồ sơ tăng 75.3%, đạt 1273 bộ. Doanh số trong năm này tăng đến
1,725,286,931.38 đạt 77%.
Trong khi đó, doanh số hình thức thư tín dụng xuất khẩu trong năm 2008
hầu như không tăng so với năm 2007. Năm 2009, doanh số hình thức này tăng
122.2% so với năm 2008.
- Doanh thu tổng phí dịch vụ TTQT
Đơn vị: triệu đồng
146
960
1888
8314
0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
7000
8000
9000
2006 2007 2008 2009
Hình 2.1: Doanh thu tổng phí dịch vụ thanh toán quốc tế của MSB
Thanh Xuân từ 2006 – 2009
(Nguồn: báo cáo phòng KHDN – MSB Thanh Xuân)
Qua hình 2.1, ta thấy tổng phí dịch vụ thanh toán quốc tế của MSB
Thanh Xuân đều tăng qua các năm. Thậm chí năm 2009, doanh thu từ phí
dịch vụ tăng mạnh so với năm 2008. Năm 2008 mức phí đạt 1,888,462,471.
Năm 2009, mức phí tăng 340%, đạt đến 8,314,991,893.
- Tỷ trọng các phương thức thanh toán quốc tế
Tỷ trọng các phương thức thanh toán quốc tế của MSB Thanh Xuân được
thể hiện qua hình 2.1 sau:
36%
0.70%
63.30%
34%
1.30%
64.70%
29%
1.50%
69.50%
0%
20%
40%
60%
80%
100%
2007 2008 2009
Thư tín dụng
Nhờ thu
Chuyển tiền
Hình 2.2: Tỷ trọng các phương thức thanh toán quốc tế của MSB
Thanh Xuân từ 2007 - 2009
(Nguồn: báo cáo phòng KHDN – MSB Thanh Xuân)
Nhìn vào hình 2.2 ta thấy, hình thức thư tín dụng chiếm tỷ trọng lớn nhất
trong các phương thức thanh toán quốc tế của MSB Thanh Xuân và có xu
hướng tăng dần qua các năm. Năm 2007, phương thức này chiếm tỷ trọng
63.3% và tăng lên 69.5% trong năm 2009.
Tỷ trọng phương thức nhờ thu cũng tăng dần qua các năm song tỷ trọng
phương thức này chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong các phương thức thanh
toán quốc tế.
- Thị phần thanh toán quốc tế
98%
2%
97.50%
2.50%
91.70%
8.30%
0%
20%
40%
60%
80%
100%
2007 2008 2009
MSB TX
Toàn hàng
Hình 2.3 Thị phần thanh toán quốc tế của MSB TX từ 2007 – 2009
(Nguồn: báo cáo phòng KHDN – MSB Thanh Xuân)
Hình 2.3 cho ta thấy, thị phần hoạt động thanh toán quốc tế của MSB
Thanh Xuân so với toàn ngân hàng MSB tăng dần qua các năm. Năm 2008,
mức tăng không nhiều so với năm 2007. Năm 2009, thị phần hoạt động thanh
toán quốc tế của chi nhánh đạt mức tăng đáng kể trong toàn hoạt động thanh
toán quốc tế của ngân hàng.
- Mức đóng góp của doanh thu từ hoạt động thanh toán quốc tế vào
tổng thu nhập kinh doanh của toàn chi nhánh.
Hình 2.4 dưới đây thể hiện mức đóng góp của doanh thu từ hoạt động
thanh toán quốc tế vào tổng thu nhập kinh doanh của toàn chi nhánh. Mức
đóng góp của doanh thu từ hoạt động thanh toán quốc tế giảm vào năm 2008
do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Năm 2009, mức đóng
góp này tăng đến 26.6%, mức cao nhất trong hơn 3 năm hoạt động.
0%
20%
40%
60%
80%
100%
2007 2008 2009
14% 9.80%
26.60%
86% 90.20%
73.40%
Doanh thu từ hoạt động TTQT Tổng thu nhập kinh doanh toàn chi nhánh
Hình 2.4: Mức đóng góp của doanh thu từ hoạt động thanh toán quốc tế
vào tổng thu nhập kinh doanh của toàn chi nhánh từ 2007 - 2009
(Nguồn: báo cáo phòng KHDN - MSB Thanh Xuân)
2.3 Đánh giá thực trạng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại MSB
– chi nhánh Thanh Xuân
2.31. Kết quả đạt được trong việc phát triển hoạt động thanh toán
quốc tế tại MSB Thanh Xuân.
Qua hơn 3 năm kể từ ngày thành lập chi nhánh, hoạt động thanh toán
quốc tế của MSB Thanh Xuân đã đạt được những kết quả nhất định, và cũng
đã đóng góp một phần quan trọng vào kết quả kinh doanh chung của toàn chi
nhánh.
Hoạt động thanh toán quốc tế của MSB Thanh Xuân luôn đảm bảo tuân
thủ đúng thông lệ quốc tế, không ngừng thiết lập mối quan hệ với nhiều ngân
hàng trong nước cũng như trên thế giới, nâng cao uy tín của ngân hàng. Nhìn
chung, hoạt động thanh toán quốc tế của MSB Thanh Xuân đã đạt được
những thành tựu nổi bật như sau:
Thứ nhất: trong việc thực hiện những nội dung phát triển đã đề ra, hoạt
động thanh toán quốc tế của MSB Thanh Xuân đã đạt được 1 số kết quả đáng
ghi nhận như: công tác triển khai dịch vụ chuyển tiền kiều hối nhanh Money
gram đã kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng; đội ngũ nhân viên quan hệ
khách hàng đã làm tốt vai trò trong việc tiếp tục duy trì quan hệ với các khách
hàng truyền thống, bên cạnh đó luôn tìm tòi và hướng tới mở rộng thị phần
thanh toán quốc tế sang các khách hàng khác như các doanh nghiệp lớn, các
doanh nghiệp quốc doanh.
Thứ hai: Doanh thu từ phí dịch vụ ngày càng tăng. Đây là kết quả của
quá trình thực hiện những chiến lược đã đề ra của ban lãnh đạo chi nhánh.
Như đã phân tích ở trên, doanh thu từ phí dịch vụ thanh toán quốc tế của
MSB Thanh Xuân đều tăng qua các năm, góp phần không nhỏ trong doanh
thu của toàn ngân hàng. Điều này chứng tỏ chất lượng dịch vụ thanh toán của
chi nhánh ngày càng được chú trọng cải thiện nhằm thỏa mãn nhu cầu của
khách hàng. Ngoài ra, sự phát triển hoạt động thanh toán quốc tế cũng sẽ tạo
điều kiện để các hoạt động khác phát triển điển hình như hoạt động mua bán
ngoại tệ. Sự phát triển hoạt động này giúp đáp ứng nhu cầu vay ngoại tệ của
khách hàng nhằm thanh toán các hợp đồng thanh toán quốc tế, tạo điều kiện
tăng dư nợ ngoại tệ cho ngân hàng.
Thứ ba: quản trị rủi ro tốt. Kể từ khi đi vào hoạt động đến nay, hoạt
động thanh toán quốc tế của MSB Thanh Xuân luôn kiểm soát được rủi ro ở
mức độ thấp nhất. Do vậy mức kí quỹ của các hợp đồng giảm dần kể từ khi
thành lập ngân hàng đến nay. Hiện tại, mức kí quỹ của các hợp đồng đạt mức
thấp nhất 5%. Điều này chứng tỏ, MSB Thanh Xuân đã có những biện pháp
phòng ngừa rủi ro hiệu quả nhằm tránh mức tối đa các trường hợp rủi ro về
thanh toán quốc tế xảy ra.
Thứ tư: mở rộng quan hệ với các ngân hàng, đại lý trong nước và trên
thế giới. Không chỉ nâng cao uy tín với các ngân hàng trong nước, MSB
Thanh Xuân còn chú trọng việc nâng cao uy tín của mình với các ngân hàng
nước ngoài. Mục đích nhằm hỗ trợ tốt cho hoạt động thanh toán quốc tế, để
hoạt động thanh toán quốc tế diễn ra nhanh gọn nhưng vẫn đảm bảo chất
lượng. Đặc biệt đối với các giao dịch quốc tế, việc mở rộng quan hệ với các
đại lý chi nhánh tại nước ngoài đã giúp quy trình thanh toán được xử lý nhanh
gọn mà vẫn đảm bảo chất lượng cho giao dịch.
Thứ năm: đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt tình với công việc. Đội
ngũ nhân viên của phòng thanh toán quốc tế là một ưu điểm không thể không
kể đến. Sự hiểu biết về nghiệp vụ, thành thạo tiếng Anh và tin học văn phòng
của cán bộ thanh toán đã giúp cho hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh
diễn ra trôi chảy, ít mắc phải sai sót. Bên cạnh đó, công tác tư vấn cho khách
hàng cũng được cán bộ thanh toán đảm nhận rất tốt. Điều này giúp củng cố
niềm tin của khách hàng khi tham gia các giao dịch thanh toán tại chi nhánh.
Thứ sáu: Giá trị cũng như số món thanh toán quốc tế tăng đều qua các
năm. Như đã phân tích ở trên, tốc độ tăng của năm sau cao hơn năm trước đặc
biệt là ở phương thức thanh toán bằng thư tín dụng. Số bộ hồ sơ L/C nhập
khẩu năm 2009 tăng đến 1273 bộ so với 726 bộ năm 2008. Doanh số mà hoạt
động thanh toán quốc tế mang lại đã đóng góp một phần không nhỏ trong
doanh thu hàng năm của chi nhánh.
2.3.2. Những tồn tại trong việc phát triển hoạt động thanh toán quốc
tế tại MSB Thanh Xuân
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động thanh toán quốc tế của
MSB Thanh Xuân còn có những mặt tồn tại sau:
Thứ nhất: Là một trong những nội dung phát triển của hoạt động thanh
toán quốc tế tuy nhiên sự phối hợp giữa các phòng ban nhằm đạt được sự phát
triển đồng bộ và hiệu quả chưa thực sự nhuần nhuyễn. Diển hình là công tác
kinh doanh ngoại hối. Kinh doanh ngoại hối là một hoạt động bổ trợ quan
trọng cho hoạt động thanh toán quốc tế. Tuy vậy, doanh thu từ hoạt động này
của MSB Thanh Xuân trong 2 năm gần đây có sự sụt giảm đáng kể. 1 phần
nguyên nhân là do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm
2008.
Bảng 2.5: Doanh thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009
Thu từ kinh
doanh ngoại tệ
18.8 391.08 -1,275.2 -4,282.3
Nguồn: báo cáo tài chính MSB Thanh Xuân
Thứ hai: Các phương thức thanh toán quốc tế chưa đa dạng. Hiện nay
MSB Thanh Xuân mới chỉ cung cấp 3 loại hình thanh toán quốc tế chủ yếu là
chuyển tiền, nhờ thu, và thư tín dụng. Đặc biệt trong hình thức thu tín dụng,
hoạt động thanh toán quốc tế của MSB Thanh Xuân mới chỉ áp dụng cho thư
tín dụng trả ngay hoặc trả chậm chứ chưa áp dụng một số L/C khác như L/C
điều khoản đỏ, L/C giáp lưng…do trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng
ngân hàng chưa thực sự thành thạo với những loại hình L/C đặc biệt này. Việc
đa dạng hóa các loại hình thanh toán là vô cùng quan trọng bởi nó mang lại
cho khách hàng thêm nhiều sự lựa chọn và nhiều tiện ích khi sử dụng các sản
phẩm dịch vụ khác nhau của chi nhánh.
Thứ ba: hoạt động marketing chưa làm nổi bật những lợi ích từ hoạt
động thanh toán quốc tế của ngân hàng. Marketing là một trong những hoạt
động hàng đầu của ngân hàng, đóng góp một phần không nhỏ trong sự phát
triển của ngân hàng. Hoạt động marketing được tổ chức tốt sẽ mang lại hiệu
quả cho việc kinh doanh cũng như mang lại vị thế, hình ảnh của ngân hàng
đến người tiêu dùng. Trong những năm gần đây, MSB Thanh Xuân cũng như
các chi nhánh khác trong toàn ngân hàng đã có những chiến lược marketing,
quảng bá thương hiệu sản phẩm một cách rộng rãi, tiếp cận tới các bộ phận
dân cư. Tuy nhiên hoạt động marketing của MSB nói chung và MSB Thanh
Xuân nói riêng vẫn chỉ mang tính quảng bá chung chung về cả ngân hàng,
chưa có điểm nhấn tạo tính riêng biệt cho hoạt động TTQT. Mặc dù hiện nay
chi nhánh đã đưa vào áp dụng hai phương thức thanh toán mới là money gram
và thẻ thanh toán quốc tế song hai phương thức này vẫn chưa được quảng bá
rộng rãi đến khách hàng nên hầu như khách hàng vẫn chỉ biết đến dịch vụ
thanh toán này thông qua những ngân hàng lớn như ngân hàng ngoại thương.
Thứ tư: tỷ trọng giữa thanh toán nhập khẩu và xuất khẩu còn ở mức
chênh lệch cao. Như đã phân tích ở trên, doanh số từ thanh toán nhập khẩu
chiếm tỷ trọng lớn, lấn át hơn cả so với thanh toán xuất khẩu. Đây là một
nguyên nhân dẫn đến sự khó khăn trong việc cân đối nguồn vốn ngoại tệ. Do
vậy, việc cân đối giữa thanh toán nhập khẩu và xuất khẩu là một nhiệm vụ
cần thiết mà ban lãnh đạo chi nhánh cần phải giải quyết trong thời gian tới.
Thứ năm: đối tượng khách hàng thanh toán còn hạn chế. Cho tới nay,
hầu hết khách hàng của chi nhánh đều là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, và
chủ yếu là các doanh nghiệp đã có quan hệ tín dụng thân thiết với ngân hàng.
Do vậy, doanh số của từng bộ hồ sơ còn hạn chế. Những khách hàng là các
doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp quốc doanh vẫn là mục tiêu đối tượng
cần hướng tới trong giai đoạn 2010 – 2015. Vì thế, trong tương lai, chi nhánh
cần có những biện pháp tích cực thu hút những khách hàng là những tổng
công ty lớn và các doanh nghiệp quốc doanh.
2.4 Nguyên nhân của những tồn tại trong việc phát triển hoạt động
thanh toán quốc tế tại MSB Thanh Xuân
Với những hạn chế bộc lộ trong quy trình thanh toán quốc tế của chi
nhánh như đã đề cập ở trên, ban lãnh đạo chi nhánh cần có những biện pháp
để hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán của chi nhánh mình
hơn nữa. Để làm được điều đó, trước hết phải tìm ra nguyên nhân của những
hạn chế đó.
2.4.1. Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất: Chưa có một môi trường pháp lý cụ thể đối với hoạt động
thanh toán quốc tế. Tính cho đến thời điểm này, Việt Nam chưa đưa ra một
văn bản pháp lý cụ thể nào quy định riêng cho hoạt động thanh toán quốc tế,
ngoại trừ một số quy tắc nhỏ lẻ được quy định trong một số văn bản luật như
Luật Dân Sự 2005, Luật Thương mại 2005. Những quy định này thiếu tính
thống nhất, nhiều khi lại chồng chéo mâu thuẫn nhau. Do vậy, hầu hết hoạt
động thanh toán quốc tế của các ngân hàng Việt Nam đều dựa trên những
thông lệ quốc tế có sẵn như UCP 600, Incoterm 2000… Vì vậy, khi có sai sót
trong quá trình thực hiện giao dịch, nhiều khi ngân hàng không biết phải giải
quyết như thế nào hoặc tùy theo từng trường hợp mà đưa ra các phương án
giải quyết cho phù hợp với thông lệ quốc tế mà vẫn đảm bảo được lợi ích giữa
các bên.
Thứ hai: Sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trong nước với nhau
và với các ngân hàng nước ngoài. Hiện nay, số lượng ngân hàng tham gia vào
thị trường tài chính ngày càng lớn. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới
hoạt động kinh doanh của từng ngân hàng. Mục tiêu được đặt ra là làm thế
nào để cạnh tranh được với các ngân hàng khác, tạo được chỗ đứng riêng cho
ngân hàng mình trên thị trường tài chính. Không chỉ riêng MSB Thanh Xuân
mà cả các ngân hàng khác luôn tìm mọi cách nhằm thu hút khách hàng. Nhất
là khi Việt Nam ra nhập WTO tạo điều kiện cho các ngân hàng quốc tế quy
mô lớn vào Việt Nam. Thị trường ngân hàng được mở rộng đồng nghĩa với
việc mức độ cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt hơn. Do vậy, sẽ ảnh hưởng
lớn đến hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế của
ngân hàng nói riêng.
Thứ ba: Tình hình thế giới biến động. Giai đoạn 2004 – 2008 là giai
đoạn nền kinh tế thế giới có nhiều biến động. Đặc biệt trong năm 2008, khủng
hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra, hàng loạt các ngân hàng lớn ở Mỹ phải tuyên
bố phá sản vì không thanh toán được các khoản nợ. Tình hình tài chính tiền tệ
đặc biệt là hoạt động kinh doanh ngoại hối bị ảnh hưởng nặng nề. Điều này
gây ra nhiều khó khăn, trở ngại cho hoạt động thanh toán quốc tế. Sự mất ổn
định tỷ giá hối đoái gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cả ngân hàng lẫn khách
hàng. Nguồn cung ứng ngoại tệ của ngân hàng bị hạn chế còn khách hàng khó
khăn hơn trong việc mua ngoại tệ để thanh toán các hợp đồng ngoại thương.
Thứ tư: trình độ hiểu biết về quy trình thanh toán quốc tế của khách
hàng còn thấp. Đặc biệt khách hàng của MSB Thanh Xuân chủ yếu là những
doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do vậy trình độ hiểu biết về quy trình thanh toán
quốc tế còn hạn chế. Điều này dẫn đến việc hồ sơ chứng từ khách hàng gửi tới
ngân hàng còn nhiều sai dót khiến cho cả phía ngân hàng lẫn khách hàng đều
mất thời gian sửa chữa. Do vậy gây lãng phí nguồn lực một cách không cần
thiết hoặc đôi khi làm chậm thời hạn kinh doanh của hợp đồng gây ra tổn thất
cho khách hàng.
2.4.2. Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất: Ngân hàng Hàng Hải tuy là một trong 10 ngân hàng thương
mại cổ phần có số vốn trên 1.500 tỷ đồng, có tiềm lực tài chính mạnh mẽ, tuy
nhiên ngân hàng Hàng Hải vẫn là một ngân hàng tách ra từ ngành Hàng Hải,
chủ yếu phục vụ cho các hoạt động thanh toán quốc tế của ngành. Điều này
gây ảnh hưởng tới thị phần khách hàng của chi nhánh. Do vậy, khách hàng
của chi nhánh chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, số lượng khách hàng
là doanh nghiệp lớn không nhiều.
Thứ hai: Nguồn nhân lực còn hạn chế. Điều này được thể hiện ở trình
độ đội ngũ cán bộ thanh toán quốc tế. MSB Thanh Xuân sở hữu một đội ngũ
cán bộ trẻ, năng động, nhiệt tình, ham học hỏi. Điều này mang lại nhiều lợi
thế trong việc thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế, song không phải là
không có điểm bất lợi. Một đội ngũ trẻ thường ít kinh nghiệm, mức độ cọ xát
trên thị trường còn ít. Trong khi hoạt động thanh toán quốc tế là một mảng
hoạt động chứa nhiều rủi ro đòi hỏi những người thực hiện giao dịch thanh
toán quốc tế không chỉ am hiểu về luật thanh toán quốc tế mà còn phải nhanh
nhạy trong việc xử lý các sai sót hay gian lận trên giấy tờ thủ tục.
Thứ ba: Công tác marketing chưa được quảng cáo được lợi ích của việc
thực hiện giao dịch thanh toán quốc tế tại chi nhánh tới khách hàng. Tuy chi
nhánh đã có khá nhiều đợt khuyến mãi, chương trình bốc quà may mắn nhằm
thu hút sự chú ý của khách hàng. Tuy nhiên, những hoạt động này nhằm
quảng bá một hình ảnh chung chứ chưa chú trọng quảng bá hoạt động thanh
toán quốc tế của chi nhánh. Vì thế, khách hàng chưa biết rõ được những lợi
ích khi tham gia một giao dịch thanh toán quốc tế tại chi nhánh. Đây cũng là
nguyên nhân khiến cho doanh thu cũng như thị phần khách hàng của hoạt
động thanh toán quốc tế chưa được mở rộng như kì vọng của chi nhánh.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG
THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI MSB THANH XUÂN
3.1 Định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của MSB Thanh
Xuân trong giai đoạn 2010 – 2015
Kể từ khi thành lập đến nay, MSB Thanh Xuân không ngừng cải thiện
chất lượng hoạt động cũng như doanh số kinh doanh của mình nhằm khẳng
định vị thế của chi nhánh trong toàn ngân hàng và trên thị trường tài chính.
Giai đoạn 2010 – 2015 là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của MSB Thanh
Xuân. Để phát triển hoạt động kinh doanh của toàn chi nhánh, cần có sự phối
hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban. Trong đó, hoạt động thanh toán quốc tế
đóng góp một phần không nhỏ trong sự phát triển hoạt động kinh doanh của
toàn chi nhánh. Do vậy, một số định hướng phát triển hoạt động này được đưa
ra như sau:
- Thứ nhất: Bên cạnh việc tiếp tục nâng cao chất lượng các phương thức
thanh toán quốc tế đã đưa ra, chi nhánh cần đa dạng hóa các hình thức thanh
toán quốc tế mới như séc du lịch, các loại hình L/C khác (L/C giáp lưng, L/C
điều khoản đỏ).
- Thứ hai: Hoàn thiện quy trình thanh toán phù hợp với thông lệ quốc tế.
Tăng cường công tác kiểm soát nội bộ, công tác quản lý rủi ro một cách hiệu
quả nhất.
- Thứ ba: Phát triển dịch vụ thanh toán không chỉ về mặt số lượng mà
còn về mặt chất lượng. Điều này thể hiện qua việc tăng mức tổng phí dịch vụ
TTQT và tăng số lượng khách hàng giao dịch. Ngoài ra, việc cân đối giữa
thanh toán nhập khẩu và xuất khẩu là nhiệm vụ hết sức cần thiết mà ban lãnh
đạo chi nhánh cần quan tâm.
- Thứ tư: dịch vụ thanh toán hướng tới nhiều đối tượng khách hàng.
Không chỉ hướng tới những đối tượng khách hàng đã có quan hệ tín dụng lâu
dài với ngân hàng (chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ), hoạt động thanh
toán của MSB Thanh Xuân còn cần phải chú trọng hướng tới các khách hàng
doanh nghiệp lớn.
- Thứ năm: Nâng cao chất lượng tuyển dụng, phát triển công tác đào tạo
chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ TTQT.
- Thứ sáu: Nâng cao khả năng thanh toán của ngân hàng. Phối hợp chặt
chẽ hoạt động giữa các phòng ban của chi nhánh nhằm nâng cao doanh số lợi
nhuận hàng năm của chi nhánh, tạo lập niềm tin của khách hàng vào khả năng
thanh toán của chi nhánh.
3.2 Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại MSB Thanh
Xuân giai đoạn 2010 – 2015
Giai đoạn 2010 – 2015 là giai đoạn phát triển vượt bậc hoạt động thanh
toán quốc tế của MSB nói chung và MSB Thanh Xuân nói riêng. Cùng với hệ
thống toàn ngân hàng, MSB Thanh Xuân có đề ra một số giải pháp nhằm phát
triển hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh như sau:
3.2.1 Hoàn thiện hệ thống thanh toán quốc tế
Hoàn thiện hệ thống thanh toán quốc tế của một ngân hàng không chỉ
bao gồm hoàn thiện quy trình thanh toán quốc tế mà còn bao gồm hiện đại
hóa công nghệ thanh toán quốc tế. Một quy trình thanh toán quốc tế nhanh
chóng, gọn nhẹ sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho ngân hàng. Với điều kiện hội
nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, khách hàng không chỉ đòi hỏi một dịch vụ
thanh toán nhanh chóng, đầy tiện ích, mà còn yêu cầu dịch vụ thanh toán đó
phải đạt chuẩn về mặt chất lượng, phù hợp với các thông lệ quốc tế. Để đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ
thanh toán là nhiệm vụ cần thiết mà ban lãnh đạo của toàn MSB nói chung và
MSB Thanh Xuân nói riêng cần phải quan tâm chú ý. Muốn hoàn thiện quy
trình thanh toán quốc tế cần có sự phối hợp giữa các phòng ban như phòng
khách hàng doanh nghiệp, phòng dịch vụ khách hàng…Bên cạnh đó, đầu tư
công nghệ thanh toán quốc tế hiện đại là yếu tố không thể thiếu trong quá
trình hoàn thiện hệ thống thanh toán của chi nhánh. Trong môi trường cạnh
tranh gay gắt như hiện nay, công nghệ thanh toán hiện đại sẽ giúp hoạt động
thanh toán của chi nhánh diễn ra thông suốt, liên tục, nhanh chóng, đảm bảo
tính an toàn, bảo mật tuyệt đối. Do vậy, hoàn thiện hệ thống thanh toán một
cách hoàn chỉnh, đảm bảo chất lượng là nhiệm vụ cấp bách trước mắt cần
phải thực hiện đối với chi nhánh MSB Thanh Xuân.
3.2.2 Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các phương thức thanh
toán quốc tế.
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp trong nước có
thêm nhiều cơ hội mở rộng hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, các doanh
nghiệp cũng tự trau dồi cho mình hiểu biết chung về hoạt động tín dụng,
thanh toán quốc tế, các thông lệ quốc tế để có thể hoạt động một cách thuận
lợi hơn. Điều này giúp cho doanh nghiệp không mắc phải sai sót khi thực hiện
một giao dịch thanh toán quốc tế cũng như rút ngắn thời gian thực hiện giao
dịch. Cho đến nay, MSB Thanh Xuân mới chỉ đưa vào áp dụng ba hình thức
thanh toán chính là chuyển tiền, nhờ thu và thư tín dụng. Trước nhu cầu đa
dạng của khách hàng, chi nhánh cần phải nỗ lực không chỉ nâng cao chất
lượng những phương thức thanh toán truyền thống đã áp dụng mà còn cần tìm
tòi, nghiên cứu để đa dạng hóa các loại hình thanh toán quốc tế. So với các
ngân hàng cổ phần khác, MSB Thanh Xuân được coi là một ngân hàng cung
cấp khá nhiều loại hình thanh toán mới như dịch vụ chuyển tiền kiều hối
nhanh, thẻ thanh toán quốc tế. Từ cuối 2008, MSB Thanh Xuân đã bắt đầu
triển khai áp dụng hai hình thức này. Tuy nhiên, để theo kịp tiến trình hội
nhập kinh tế quốc tế của quốc gia, chi nhánh cần quan tâm phát triển không
chỉ hai hình thức chuyển tiền kiều hối nhanh, thẻ thanh toán quốc tế như đã đề
cập ở trên mà còn nên quan tâm đến các hình thức thanh toán khác. Ví dụ như
trong loại hình thanh toán L/C, những phương thức thanh toán L/C giáp lưng,
L/C điều khoản đỏ, L/C tuần hoàn đã được các ngân hàng trên thế giới áp
dụng khá nhiều. Tuy những loại hình thanh toán này không phải là mới song
ở Việt Nam các ngân hàng vẫn chưa hề áp dụng. Do vậy, nỗ lực cố gắng đưa
các loại hình thanh toán này vào áp dụng trong giai đoạn tới là một kết quả
đáng ghi nhận của MSB Thanh Xuân. Điều này không chỉ giúp cho khách
hàng tiết kiệm thời gian mà khách hàng còn có thêm nhiều lựa chọn trong
việc thanh toán, tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn trong việc thực hiện hợp
đồng. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng có thể giảm thiểu rủi ro cho khách hàng
cũng như cho chính ngân hàng. Đây là yếu tố quan trọng giúp tăng khả năng
cạnh tranh của ngân hàng trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế.
3.2.3 Đa dạng hóa các hoạt động hỗ trợ thanh toán quốc tế
Hiện nay, với những phương thức thanh toán đã đưa ra, MSB Thanh
Xuân đã cung cấp một số loại hình hỗ trợ thanh toán quốc tế như bảo lãnh, tài
trợ xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại tệ. Trong đó tiêu biểu nhất là hình thức
bảo lãnh thanh toán và kinh doanh ngoại tệ.
Bảng 3.1: Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh thanh toán
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009
Thu từ bảo
lãnh
60,596,700 543,893,609 1,549,394,378
1,187,641,876
Nguồn: báo cáo tài chính 2006 – 2009 MSB Thanh Xuân
Nhìn vào bảng trên ta thấy doanh tu từ nghiệp vụ bảo lãnh của chi
nhánh liên tục tăng qua các năm. Tuy nhiên hoạt động kinh doanh ngoại tệ
giảm đáng kể trong hai năm gần đây. Nguyên nhân là do ảnh hưởng từ cuộc
khủng hoảng tiền tệ thế giới 2008 khiến tỷ giá hối đoái biến động không
ngừng. Để giải quyết vấn đề này, chi nhánh cần phối hợp linh hoạt các nghiệp
vụ option (quyền chọn), nghiệp vụ swap (nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ),
nghiệp vụ forward (giao dịch kỳ hạn). Ngoài ra, việc áp dụng một mức lãi
suất phù hợp sẽ giúp thu hút nhiều hơn nguồn ngoại tệ cho chi nhánh.
Từ đó cho thấy việc phát triển các hoạt động hỗ trợ thanh toán quốc tế
đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển hoạt động thanh toán quốc
tế của chi nhánh. Bên cạnh những hình thức hỗ trợ thanh toán đã đề cập ở
trên, trong giai đoạn tới, chi nhánh cần nghiên cứu đưa ra thị trường hình thức
hỗ trợ khác như bao thanh toán, chiết khấu bộ chứng từ.
Sự kết hợp nhịp nhàng giữa các hoạt động thanh toán quốc tế và các hoạt
động hỗ trợ thanh toán sẽ giúp cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt
Nam giải quyết được vấn đề thiếu hụt vốn đầu tư. Trên cơ sở đó, hoạt động
thanh toán quốc tế của chi nhánh có thể thu hút thêm được nhiều khách hàng
hơn bao gồm cả những doanh nghiệp lớn và những doanh nghiệp vừa và nhỏ.
3.2.4 Nâng cao trình độ của cán bộ thanh toán quốc tế.
Nhằm phát triển hoạt động thanh toán quốc tế, công tác đào tạo đội ngũ
cán bộ thanh toán quốc tế chiếm một vai trò quan trọng và thật sự cần thiết.
Để hoạt động thanh toán có thể diễn ra được trôi chảy một mặt không thể
không nhắc tới trình độ của người cán bộ thanh toán. Chính vì vậy, việc đào
tạo và nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ phòng thanh toán quốc tế
của chi nhánh là hết sức cần thiết và là mục tiêu quan trọng mà ban lãnh đạo
của MSB Thanh Xuân cần đạt được trong giai đoạn tới. Công tác đào tạo cán
bộ thanh toán quốc tế của chi nhánh không chỉ chú trọng tới trình độ nghiệp
vụ của lĩnh vực thanh toán quốc tế mà còn cần phải bổ trợ thêm các kĩ năng
khách như kĩ năng đàm phán ký kết hợp đồng thương mại quốc tế, kĩ năng
làm việc nhóm, khả năng giao tiếp tốt…Để đạt được mục tiêu này, MSB
Thanh Xuân đã có một số chính sách phát triển nguồn nhân lực thanh toán
quốc tế như sau:
- Đối với công tác tuyển dụng: chi nhánh cần tiến hành một cách kĩ
lưỡng, nhằm chọn ra những người đạt điều kiện tiêu chuẩn, phù hợp với tính
chất công việc. Ngoài yếu tố bằng cấp, ứng viên tham gia thi tuyển cần có sự
am hiểu về luật pháp, thông lệ quốc tế, kĩ năng sử dụng tiếng Anh và tin học
văn phòng thành thạo. Bên cạnh đó, ứng viên cũng cần có kĩ năng làm việc ở
môi trường nhiều áp lực, khả năng tư duy phân tích tốt, có trách nhiệm với
công việc.
- Đối với công tác đào tạo cán bộ thanh toán quốc tế: chi nhánh cần
thường xuyên tổ chức các khóa bồi dưỡng kĩ năng, nghiệp vụ chuyên môn
cho các cán bộ thanh toán quốc tế nhằm giúp cho các cán bộ thanh toán quốc
tế kịp thời nắm bắt được sự thay đổi trong môi trường làm việc kinh doanh
cũng như sự thay đổi của luật pháp, thông lệ quốc tế. Không chỉ chú trọng đào
tạo kĩ năng nghiệp vụ cho cán bộ thanh toán, chi nhánh cũng cần chú ý đào
tạo kĩ năng, thái độ phục vụ khách hàng. Đây là yếu tố không thể bỏ qua trong
quá trình đào tạo trình độ cán bộ bởi khách hàng là người quyết định chủ yếu
đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Một tinh thần phục vụ khách hàng
nhiệt tình, tận tụy với công việc sẽ giúp thu hút ngày càng nhiều lượng khách
hàng đến với dịch vụ thanh toán nói riêng và các dịch vụ khác nói chung của
ngân hàng.
Ngoài ra, chi nhánh cũng cần xây dựng một cơ chế thưởng phạt cũng như hệ
thống đánh giá thái độ làm việc của nhân viên nhằm không chỉ khuyến khích
nhân viên làm việc nhiệt tình mà còn tạo lập tính kỉ luật trong môi trường làm
việc của chi nhánh.
3.2.5 Đẩy mạnh công tác marketing cho hoạt động thanh toán quốc tế.
Trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động marketing đóng vai
trò vô cùng quan trọng. Mặc dù toàn MSB nói chung và MSB Thanh Xuân
nói riêng đã có những nỗ lực nhằm quảng bá hình ảnh của mình đến với
khách hàng song đó cũng chỉ là đưa đến cho khách hàng một diện mạo chung
chung về ngân hàng chứ chưa làm nổi bật lên lên hoạt động thanh toán quốc
tế của ngân hàng. Từ đó, khách hàng hầu như chưa biết hết được những dịch
vụ thanh toán hay những tiện ích của những dịch vụ này mà ngân hàng đã
cung cấp ra thị trường. Ví dụ như dịch vụ thẻ thanh toán quốc tế và dịch vụ
chuyển tiền kiều hối nhanh là hai dịch vụ mới nhất mà ngân hàng mới đưa
vào áp dụng. Đây là hai dịch vụ mà không phải ngân hàng cổ phần nào cũng
áp dụng. Do đó, chi nhánh nói riêng cũng như toàn ngân hàng nói chung cần
có những hoạt động marketing nhiều hơn nữa để quảng bá cho sản phẩm của
mình. Một vài chính sách marketing có thể được đưa ra như sau:
- Tạo lập một hình ảnh riêng cho hoạt động thanh toán quốc tế của ngân
hàng. Hiện nay, những phương thức thanh toán phổ biến hầu như đều được
các ngân hàng áp dụng. Do đó, để tạo lập được một hình ảnh riêng cho hoạt
động thanh toán quốc tế của ngân hàng, ban lãnh đạo chi nhánh cần phải xác
định rõ lợi thế cạnh tranh của mình. Lợi thế đó là mức độ an toàn của giao
dịch, chi phí dịch vụ hay thời gian thực hiện giao dịch…Đây là việc làm cần
thiết bởi nó đem lại cho chi nhánh ấn tượng riêng đối với khách hàng, giúp
thu hút được nhiều lượng khách hàng đến với dịch vụ của mình hơn. Hiện
nay, với công nghệ hiện đại trong thanh toán quốc tế giúp rút ngắn thời gian
thực hiện giao dịch, ngân hàng có thể chú trọng hơn đến yếu tố chi phí dịch
vụ hay mức độ an toàn của dịch vụ để xây dựng cho mình một hình ảnh riêng,
khác biệt với các ngân hàng khác.
- Thường xuyên có những buổi hội thảo giới thiệu những sản phẩm dịch
vụ mới của mình đến khách hàng, giúp khách hàng hiểu thêm về các sản
phẩm cũng như tiện ích mà những sản phẩm dịch vụ của ngân hàng mang lại
cho khách hàng. Điều này góp phần làm tăng khả năng thu hút khách hàng
trong sự phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng.
3.2.6 Mở rộng quan hệ với các ngân hàng khác trong và ngoài nước
Việc mở rộng quan hệ với các ngân hàng khác trong và ngoài nước
không chỉ giúp ngân hàng học hỏi kinh nghiệm làm việc từ các ngân hàng bạn
mà còn giúp ngân hàng tìm kiếm thêm nhiều khách hàng nhằm mở rộng thị
trường, nâng cao thị phần của ngân hàng mình trong hoạt động thanh toán
quốc tế. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng có thể tận dụng nguồn vốn tài trợ của
ngân hàng bạn để bổ sung nguồn vốn ngoại tệ của mình, tạo điều kiện thuận
lợi hơn cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ.
3.2.7 Tìm hiểu, nghiên cứu thị trường cũng như nhu cầu của khách hàng
Hoạt động thanh toán quốc tế là một hoạt động chứa nhiều rủi ro bởi
hoạt động này phụ thuộc nhiều vào sự biến động tỷ giá của thị trường cũng
như nhu cầu của khách hàng. Do đó việc tìm hiểu, nghiên cứu thị trường,
đánh giá nhu cầu của khách hàng là một nhiệm vụ khá cấp thiết đặt ra cho ban
lãnh đạo của chi nhánh. Nhu cầu của khách hàng luôn thay đổi theo từng thời
kì. Vì vậy việc nắm bắt rõ những thay đổi này đòi hỏi đội ngũ cán bộ của chi
nhánh phải có sự tìm hiểu, nghiên cứu nhu cầu của thị trường một cách liên
tục. Có như thế, hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh mới có thể đáp
ứng được những yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Bên cạnh đó, việc
xác định rõ đối thủ cạnh tranh và đối tượng khách hàng mà ngân hàng nhắm
tới cũng đóng vai trò quan trọng nhằm phát triển hệ thống thanh toán của
ngân hàng. Chỉ có hiểu rõ điểm yếu điểm mạnh của đối thủ cạnh tranh thì
ngân hàng mới có thể đưa ra những dịch vụ tốt nhất, đáp ứng đầy đủ nhu cầu
cần thiết của khách hàng. Ngoài ra, công tác tư vấn khách hàng cũng cần
được chú trọng bởi không phải khách hàng nào cũng có thể nắm bắt rõ các
thông lệ quốc tế. Vì vậy, dịch vụ tư vấn khách hàng cũng cần được ban lãnh
đạo ngân hàng quan tâm, chú trọng nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu giao dịch
của khách hàng.
3.2.8 Nâng cao uy tín của ngân hàng trong khả năng thanh toán.
Để làm được điều này, trước hết hệ thống thanh toán của ngân hàng
phải đạt những chuẩn được mực như đã đề cập ở trên. Bên cạnh đó, việc phát
triển các hoạt động kinh doanh khác nhằm tăng lợi nhuận kinh doanh hàng
năm cũng góp phần nâng cao khả năng thanh toán của ngân hàng.
3.3 Kiến nghị nhằm phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại MSB
Thanh Xuân
3.3.1 Kiến nghị đối với Nhà nước
3.3.1.1 Hoàn thiện khung pháp lý cho hệ thống thanh toán quốc tế
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, khi mà các quốc gia
đều đang áp dụng các thông lệ quốc tế và luật pháp quy định riêng của từng
nước trong việc thanh toán thì chính phủ Việt Nam cần sớm đưa ra một khung
pháp lý riêng của quốc gia dành cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Bởi lẽ
đã có không ít trường hợp sai sót xảy ra trong quá trình giao dịch thanh toán
quốc tế mà các ngân hàng không biết xử lý như thế nào cho phù hợp với
thông lệ quốc tế mà vẫn đảm bảo được lợi ích giữa các bên. Theo quy định
của thế giới, khi hai bên có xảy ra tranh chấp trong hợp đồng ngoại thương sẽ
ưu tiên giải quyết theo luật pháp của từng nước thay vì theo thông lệ quốc tế
đang được áp dụng. Do đó việc chính phủ Việt Nam đến thời điểm này vẫn
chưa đưa ra được chính sách nhất quán cho hoạt động thanh toán quốc tế là
một thiệt thòi lớn đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Vì nếu muốn giải
quyết theo luật pháp nước nhà khi có tranh chấp xảy ra, các doanh nghiệp
hoàn toàn không có cơ sở pháp luật nào để đưa vào giải quyết vấn đề. Chính
vì lẽ đó, chính phủ Việt Nam cần sớm ban hành cơ chế pháp luật làm cơ sở
điều chỉnh cho hoạt động thanh toán quốc tế. Văn bản này vừa phải phù hợp
với mọi thông lệ quốc tế, vừa phải phù hợp với đặc điểm riêng của Việt Nam.
Bên cạnh đó, việc xây dựng một cơ chế chính sách ổn định, hợp lý dành cho
hoạt động xuất nhập khẩu cũng đóng vai trò quan trọng. Điều này giúp các
doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước có một môi trường kinh doanh thuận
lợi. Ngoài ra, do sự biến động không ngừng môi trường kinh doanh thế giới,
các chính sách xuất nhập khẩu của Việt Nam cũng cần phải có tính linh hoạt,
thay đổi phù hợp với xu thế biến đổi của thế giới. Để sự thay đổi liên tục này
không ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
xuất nhập khẩu, chính phủ Việt Nam cần có những thông báo cụ thể tới các
doanh nghiệp trước khi áp dụng chính sách mới, tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp điều chỉnh kế hoạch kinh doanh của mình phù hợp với môi trường
kinh doanh, luật pháp trong nước và thông lệ quốc tế.
3.3.1.2 Duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định của nền kinh tế
Trước tình hình tài chính thế giới biến động không ngừng, thêm vào đó
là ảnh hưởng của tình trạng lạm phát, chính phủ Việt Nam cần nỗ lực duy trì
tốc độ tăng trưởng ổn định của nên kinh tế bằng cách liên tục theo dõi, phân
tích và nhận định tình hình tài chính trong nước cũng như thế giới. Điều này
giúp chính phủ có thể đề ra các biện pháp mang tính kịp thời nhằm đối phó
với sự biến động của kinh tế thế giới mà điển hình là sự biến động về tỷ giá sẽ
ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng trong
nước. Việc hạn chế tối đa sự tác động xấu của nền kinh tế thế giới sẽ đảm bảo
độ an toàn cho các hoạt động thanh toán trong nước, từ đó đẩy mạnh hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, dẫn tới thúc đẩy sự
phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng.
3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Trước tình hình biến động tỷ giá thế giới đặc biệt là trong năm 2008,
Ngân hàng nhà nước Việt Nam cần có những biện pháp ổn định giá tiền tệ
trong nước, duy trì mức lạm phát nhằm cân bằng thị trường, hạn chế những
ảnh hưởng tiêu cực đối với hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp
Việt Nam. Ngân hàng nhà nước Việt Nam nên đa dạng nguồn ngoại tệ dự trữ
bởi nếu chỉ tập trung dự trữ USD thì khi có biến động mạnh về tỷ giá USD
như năm 2008 vừa qua sẽ gây ra ảnh hưởng lớn đến quan hệ tỷ giá giữa USD
và VNĐ. Vì vậy, việc dự trữ những ngoại tệ mạnh khác như EURO sẽ giúp
Ngân hàng nhà nước dễ điều chỉnh mức tỷ giá trong nước hơn khi có xảy ra
biến động tỷ giá. Điều này giúp ổn định khả năng thanh toán của các ngân
hàng trong nước, đồng thời duy trì hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam.
3.3.3 Kiến nghị đối với MSB
Là một chi nhánh trực thuộc Ngân hàng cổ phần thương mại Hàng Hải,
các hoạt động của chi nhánh Thanh Xuân đều dựa trên chính sách của toàn
MSB. Do vậy, để có thể phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh
nói riêng và hoạt động của toàn ngân hàng nói chung, ban lãnh đạo của MSB
cần đưa ra những chính sách phát triển phù hợp như: mở rộng mạng lưới,
nâng cấp cơ sở vật chất, nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên…
- Việc mở rộng mạng lưới hoạt động sẽ giúp cho các giao dịch thanh
toán quốc tế diễn ra trôi chảy hơn. Trong giai đoạn tới, MSB không chỉ hướng
tới việc mở rộng mạng lưới trong nước mà còn cần phải chú trọng việc mở
rộng mạng lưới trên toàn thế giới. Hiện nay, MSB đã có khá nhiều ngân hàng
đại lý tại các quốc gia trên thế giới như Úc, Mỹ, Đức…Tuy nhiên, mở rộng
mạng lưới là công tác cần được tiến hành liên tục, thường xuyên. Điều này
không chỉ giúp cho hoạt động thanh toán diễn ra dễ dàng hơn giữa các quốc
gia mà còn tạo điều kiện thu hút thêm nhiều khách hàng cả trong và ngoài
nước. Kết quả là thúc đẩy sự phát triển của hoạt động thanh toán của chi
nhánh Thanh Xuân nói riêng và các chi nhánh khác trực thuộc ngân hàng nói
chung.
- Nâng cấp cơ sở vật chất, điều kiện làm việc cho cán bộ công nhân viên
cũng là một nhiệm vụ cần giải quyết trong giai đoạn tới. Với trang thiết bị làm
việc đầy đủ, hiện đại, cán bộ ngân hàng có thể thực hiện công việc một cách
nhanh chóng, đảm bảo chất lượng hơn. Từ đó, nâng cao năng suất làm việc
cũng như hiệu suất công việc.
- Bên cạnh đó, công tác đào tạo đội ngũ cán bộ thanh toán quốc tế góp
phần không nhỏ trong sự phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của ngân
hàng. Ban lãnh đạo MSB nên tổ chức thường xuyên các buổi giao lưu giữa
các chi nhánh (thông qua các hoạt động văn nghệ, thể thao toàn ngân hàng),
tạo điều kiện học hỏi cho chính các cán bộ ngân hàng. Công tác giám sát chất
lượng đội ngũ cán bộ cần được tiến hành sát sao để có những biện pháp kịp
thời trong việc tuyển dụng hay luân chuyển các cán bộ có nhiều kinh nghiệm
về các chi nhánh.
Kết luận
Thanh toán quốc tế là một hoạt động tài chính gắn liền với hoạt động xuất
nhập khẩu của một quốc gia. Do vậy, muốn phát triển hoạt động xuất nhập
khẩu trước hết phải quan tâm đến sự phát triển của hoạt động thanh toán quốc
tế. Trước thời kì hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, khi mà các nước đang
ngày càng tăng cường giao thương với nhau, sự phát triển hoạt động thanh
toán là hết sức cần thiết. Làm sao để hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng
hoàn thiện, đảm bảo tính linh hoạt, chính xác, phù hợp với thông lệ quốc tế.
Đây chính là nhiệm vụ cấp thiết đặt ra đối với các nhà quản trị trên thị trường
tài chính nói chung và ban lãnh đạo của Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng
Hải – chi nhánh Thanh Xuân nói riêng.
Qua các phân tích ở trên, bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này đã giải quyết
được những vấn đề sau:
- Nghiên cứu một cách tổng quát về sự thành lập và quá trình hoạt động
của Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải nói chung và chi nhánh Thanh
Xuân nói riêng.
- Phân tích thực trạng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân
hàng thương mại cổ phần Hàng Hải – chi nhánh Thanh Xuân. Đánh giá những
kết quả đạt được và những điểm yếu còn tồn tại trong sự phát triển hoạt động
thanh toán quốc tế tại chi nhánh, từ đó đưa ra nguyên nhân để khắc phục.
- Dựa trên thực trạng phát triển và nguyên nhân của những tồn tại, bài
báo cáo đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục tồn tại và phát triển hơn nữa
hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải – chi nhánh
Thanh Xuân.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. PGS.TS Nguyễn Thị Thu Thảo (chủ biên) (2009), Nghiệp vụ thanh
toán quốc tế, NXB Tài chính, Hà nội.
2. PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (chủ biên) (2009), Nghiệp vụ Ngân hàng
thương mại, NXB đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh.
3. Quy tắc và thực hành thống nhất về thư tín dụng chứng từ, số 600, của
ICC xuất bản năm 2007.
4. Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ thanh toán quốc tế của Maritime Bank
5. Bản cáo bạch Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam.
6. Báo cáo thường niên Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt
Nam năm 2007 – 2009
7. Báo cáo tài chính Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải – chi
nhánh Thanh Xuân năm 2007 – 2009
8. www.http//msb.com.vn
9. Luận văn tốt nghiệp trường ĐH Kinh tế quốc dân
- Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn hà nội
Sinh viên thực hiện: Bùi Thúy Nga
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
- Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ
phần kĩ thương Việt Nam (Techcombank)
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Thúy
Giảng viên hướng dẫn: TS Tạ Lợi
MỤC LỤC
Lời mở đầu.................................................................................................... 1
CHƯƠNG1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN HÀNG HẢI (MSB) .................................................................... 5
1.1Quá trình hình thành và phát triển của MSB .............................................. 5
1.1.1 Giới thiệu chung về MSB ...................................................................... 5
1.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của MSB ........................................... 11
1.1.3Một số hoạt động chính của MSB ......................................................... 15
1.2Quá trình thành lập và phát triển chi nhánh Thanh Xuân ......................... 20
1.2.1 Quá trình thành lập và phát triển chi nhánh ......................................... 20
1.2.2 Một số đặc thù trong hoạt động thanh toán quốc tế của MSB Thanh Xuân ........ 23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH
TOÁN QUỐC TẾ TẠI MSB THANH XUÂN .......................................... 25
2.1 Quy trình tổ chức hoạt động thanh toán quốc tế ...................................... 25
2.2 Thực trạng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của MSB Thanh Xuân .......... 25
2.2.1 Nội dung phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của MSB Thanh Xuân. ......... 25
2.2.2 Các tiêu chí đo lường kết quả hoạt động thanh toán quốc tế của MSB
Thanh Xuân. ................................................................................................. 27
2.3 Đánh giá thực trạng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại MSB – chi
nhánh Thanh Xuân ........................................................................................ 34
2.3.1. Kết quả đạt được trong việc phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại
MSB Thanh Xuân. ....................................................................................... 34
2.3.2. Những tồn tại trong việc phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại
MSB Thanh Xuân ........................................................................................ 37
2.4 Nguyên nhân của những tồn tại trong việc phát triển hoạt động thanh toán
quốc tế tại MSB Thanh Xuân ....................................................................... 39
2.4.1. Nguyên nhân khách quan .................................................................... 39
2.4.2. Nguyên nhân chủ quan ....................................................................... 41
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN
QUỐC TẾ TẠI MSB THANH XUÂN ...................................................... 42
3.1 Định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của MSB Thanh
Xuân trong giai đoạn 2010 – 2015 ................................................................ 42
3.2 Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại MSB Thanh Xuân
giai đoạn 2010 – 2015 .................................................................................. 43
3.2.1 Hoàn thiện hệ thống thanh toán quốc tế ............................................... 43
3.2.2 Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các phương thức thanh toán quốc tế. .. 44
3.2.3 Đa dạng hóa các hoạt động hỗ trợ thanh toán quốc tế .......................... 45
3.2.4 Nâng cao trình độ của cán bộ thanh toán quốc tế. ................................ 46
3.2.5 Đẩy mạnh công tác marketing cho hoạt động thanh toán quốc tế. ........... 48
3.2.6 Mở rộng quan hệ với các ngân hàng khác trong và ngoài nước............ 49
3.2.7 Tìm hiểu, nghiên cứu thị trường cũng như nhu cầu của khách hàng ............ 49
3.2.8 Nâng cao uy tín của ngân hàng trong khả năng thanh toán. ................. 50
3.3 Kiến nghị nhằm phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại MSB
Thanh Xuân ................................................................................................. 50
3.3.1 Kiến nghị đối với Nhà nước ................................................................ 50
3.3.3 Kiến nghị đối với MSB........................................................................ 52
Kết luận ....................................................................................................... 54
Danh mục tài liệu tham khảo ..................................................................... 55
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Chỉ số ROE của MSB từ 2006 - 2009 ........................................... 11
Hình 1.2: Chỉ số ROA của MSB từ 2006 – 2009 .......................................... 12
Hình 1.3: Tổng tài sản của MSB từ 2006 – 2009 .......................................... 12
Hình 1.4: Tổng dư nợ của MSB từ 2006 – 2009 ........................................... 13
Hình 1.5: Tổng vốn huy động của MSB từ 2006 - 2009 ............................... 14
Hình 1.6: Cơ cấu vốn huy động của MSB giai đoạn 2006 – 2009................. 16
Hình 1.7: Dư nợ tín dụng theo đối tượng khách hàng 2006 – 2009 ............... 17
Hình 1.8: Tình hình huy động vốn của MSB Thanh Xuân ............................ 21
Hình 1.9: Tổng dư nợ MSB Thanh Xuân từ 2007 – 2009 ............................. 21
Hình 1.10: Lợi nhuận trước thuế của MSB Thanh Xuân............................... 22
giai đoạn 2007 - 2009 ................................................................................... 22
Hình 1.11: Tổng thu nhập kinh doanh MSB Thanh Xuân ............................. 23
giai đoạn 2007 – 2009 .................................................................................. 23
Hình 2.1: Doanh thu tổng phí dịch vụ thanh toán quốc tế của MSB Thanh
Xuân từ 2006 – 2009 .................................................................................... 32
Hình 2.2: Tỷ trọng các phương thức thanh toán quốc tế của MSB Thanh Xuân
từ 2007 - 2009 .............................................................................................. 32
Hình 2.3 Thị phần thanh toán quốc tế của MSB TX từ 2007 – 2009 ............ 33
Hình 2.4: Mức đóng góp của doanh thu từ hoạt động thanh toán quốc tế vào
tổng thu nhập kinh doanh của toàn chi nhánh từ 2007 - 2009 ....................... 34
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Vốn điều lệ MSB.......................................................................... 11
Bảng 1.2: Bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh MSB ..................... 14
Bảng 1.3: So sánh một số chỉ tiêu các NHTMCP năm 2007 ......................... 15
Bảng 1.4: Dư nợ ngắn hạn và trung hạn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ
của MSB TX ................................................................................................ 22
Bảng 2.1:Doanh số thanh toán của các phương thức TTQT của MSB Thanh
Xuân từ 2007 - 2009 ..................................................................................... 28
Bảng 2.2: Doanh số và số bộ hồ sơ phương thức chuyển tiền của MSB Thanh
Xuân từ 2007 - 2009 ..................................................................................... 29
Bảng 2.3: Doanh thu và số bộ hồ sơ của phương thức nhờ thu của MSB
Thanh Xuân từ 2007 - 2009 .......................................................................... 30
Bảng 2.4: Doanh số và số bộ hồ sơ của phương thức L/C của MSB Thanh
Xuân từ 2007 – 2009 .................................................................................... 31
Bảng 3.1: Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh thanh toán ................................ 45
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải – chi nhánh Thanh Xuân.pdf