Luận văn Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty Công ty Cổ phần xây dựng và thương mại HT Việt Nam

Tài liệu Luận văn Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty Công ty Cổ phần xây dựng và thương mại HT Việt Nam: Luận văn Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty Công ty Cổ phần xây dựng và thương mại HT Việt Nam MỤC LỤC DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Sơ đồ 2.1 - Tổ chức bộ máy quản lý 22 BIỂU 2.1.KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 26 Biểu 2.2: Tình hình tài chính của công ty trong những năm gần đây. 27 Bảng 2.3. Kết cấu tài sản của công ty năm 2009 - 2010 29 Bảng 2.4: Kết cấu vốn của công ty năm 2009 - 2010 31 Bảng 2.5: Vốn lưu động thường xuyên 32 Bảng số 2.6: Nhu cầu vốn lưu động thường xuyờn 32 Bảng số 2.7: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh 33 Bảng 2.8: Các tỷ số về khả năng thanh toán 35 Bảng 2.9: Các tỷ số về khả năng hoạt động 35 Bảng 3.1: Bảng tài trợ của công ty năm 2010 48 Bảng 3.2: Các tỷ số về khả năng cân đối vốn từ năm 2008 đến 2010 50 Bảng 3.3: Các tỷ số về khả năng hoạt động từ năm 2009 đến năm 2010 53 LỜI MỞ ĐẦU Quản trị tài chính là một bộ phận quan trọng của quản trị doanh nghiệp. Tất cả các hoạt động kinh doanh đều ảnh hưởng tới ...

doc62 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1187 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty Công ty Cổ phần xây dựng và thương mại HT Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty Công ty Cổ phần xây dựng và thương mại HT Việt Nam MỤC LỤC DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Sơ đồ 2.1 - Tổ chức bộ máy quản lý 22 BIỂU 2.1.KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 26 Biểu 2.2: Tình hình tài chính của công ty trong những năm gần đây. 27 Bảng 2.3. Kết cấu tài sản của công ty năm 2009 - 2010 29 Bảng 2.4: Kết cấu vốn của công ty năm 2009 - 2010 31 Bảng 2.5: Vốn lưu động thường xuyên 32 Bảng số 2.6: Nhu cầu vốn lưu động thường xuyờn 32 Bảng số 2.7: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh 33 Bảng 2.8: Các tỷ số về khả năng thanh toán 35 Bảng 2.9: Các tỷ số về khả năng hoạt động 35 Bảng 3.1: Bảng tài trợ của công ty năm 2010 48 Bảng 3.2: Các tỷ số về khả năng cân đối vốn từ năm 2008 đến 2010 50 Bảng 3.3: Các tỷ số về khả năng hoạt động từ năm 2009 đến năm 2010 53 LỜI MỞ ĐẦU Quản trị tài chính là một bộ phận quan trọng của quản trị doanh nghiệp. Tất cả các hoạt động kinh doanh đều ảnh hưởng tới tình hình tài chính của doanh nghiệp, ngược lại tình hình tài chính tốt hay xấu lại có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm quá trình kinh doanh. Do đó, để phục vụ cho công tác quản lý hoạt động kinh doanh có hiệu quả các nhà quản trị cần phải thường xuyên tổ chức phân tích tình hình tài chính cho tương lai. Bởi vì thông qua việc tính toán, phân tích tài chính cho ta biết những điểm mạnh và điểm yếu về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như những tiềm năng cần phát huy và những nhược điểm cần khắc phục. Qua đó các nhà quản lý tài chính có thể xác định được nguyên nhân gây ra và đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị mình trong thời gian tới. Qua quá trình thực tập tại công ty em nhận thấy tỡnh hình tài chính của Công ty có thể thấy rằng mặc dù đó cú những cố gắng và nỗ lực không ngừng nhưng bên cạnh những thành tựu đã đạt được công ty vẫn còn bộc lộ một số hạn chế trong chính sách quản lý tài chính gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung của công ty. Công ty thường bị khách hàng chiếm dụng vốn lớn nên Công ty thường phải vay nợ để bù đắp cho khoản này, làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất. Do đó cần phải có một chính sách thanh toán hợp lý. Trước hết phải quản lý tốt các khoản phải thu, nhanh chóng thu hồi công nợ. Xuất phát từ đó, trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần xây dựng và thương mại HT Việt Nam, em đã cố gắng tìm hiểu thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty thông qua phân tích tình hình tài chính trong vài năm gần đây nhằm mục đích tự nâng cao hiểu biết của mình về vấn đề tài chính doanh nghiệp nói chung, phân tích tài chính nói riêng. Vì vậy, em chọn đề tài “ Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty Công ty Cổ phần xây dựng và thương mại HT Việt Nam” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Ngoài phần mở bài và phần kết luận chuyên đề được chia làm 3 chương: Chương 1 - Lý luận chung về phân tích tài chính của Doanh nghiệp Chương 2 - Thực trạng tình hình phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần xây dựng và thương mại HT Việt Nam Chương 3 - Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả Phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần xây dựng và thương mại HT Việt Nam Qua quá trình thực tập tại Công ty và được sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy cụ giáo hướng dẫn và các anh chị trong Công ty nói chung và phòng kế toán nói riêng đã giúp em hoàn thành chuyên đề tốt nghịờp này. Do khả năng trình độ còn hạn chế nên không tránh khỏi sai sót trong chuyên đề thực tập. Em rất mong nhận được ý kiến đúng góp của Thầy cô và các anh chị trong phòng để tôi được hoàn thiện hơn trong học tập cũng như công tác sau này. Xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1.Tổng quan về phân tích tài chính doanh nghiệp 1.1.1.Khái niệm Doanh nghiệp là chủ thể kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, hoạt động trên thị trường nhằm làm tăng giá trị của chủ sở hữu. Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng có tài khoản có trụ sở giao dịch ổn định, được dăng ký theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thức hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh với mục tiêu từ quá trình sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời Doanh nghiệp là một cách thức tổ chức hoạt động kinh tế của nhiều cá nhân. Có nhiều hoạt động kinh tế chỉ có thể thực hiện bởi các Doanh nghiệp chứ không phải là các cá nhân 1.1.2.Mục tiêu Có nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như: chủ doanh nghiệp, nhà tài trợ, nhà cung cấp, khách hàng...Mỗi đối tượng quan tâm với các mục đích khác nhau nhưng thường liên quan với nhau. Đối với chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp, mối quan tâm hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ. Ngoài ra, các nhà quản trị doanh nghiệp còn quan tâm đến mục tiêu khác như tạo công ăn việc làm, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng doanh thu, giảm chi phí... Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện các mục tiêu này nếu họ kinh doanh có lãi và thanh toán được nợ. Một doanh nghiệp bị lỗ liên tục rút cục sẽ bị cạn kiệt các nguồn lực và buộc phải đóng cửa, còn nếu doanh nghiệp không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn trả cũng buộc phải ngừng hoạt động. Đối với các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng, mối quan tâm của họ hướng chủ yếu vào khă năng trả nợ của doanh nghiệp. Vì vậy họ đặc biệt chú ý đến số lượng tiền và các tài sản khác có thể chuyển đổi thành tiền nhanh, từ đó so sánh với số nợ ngắn hạn để biết được khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, họ cũng rất quan tâm đến số lượng vốn chủ sở hữu vì đó là khoản bảo hiểm cho họ trong trường hợp doanh nghiệp gặp rủi ro. Đối các nhà đầu tư, họ quan tâm đến lợi nhuận bình quân vốn của Công ty, vòng quay vốn, khả năng phát triển của doanh nghiệp...Từ đó ảnh hưởng tới các quyết định tiếp tục đầu tư và Công ty trong tương lai. Bên cạnh những nhóm người trờn, cỏc cơ quan tài chính, cơ quan thuế, nhà cung cấp, người lao động... cũng rất quan tâm đến bức tranh tài chính của doanh nghiệp với những mục tiêu cơ bản giống như các chủ ngân hàng, chủ doanh nghiệp và nhà đầu tư. Tất cả những cá nhân, tổ chức quan tâm nói trên đều có thể tìm thấy và thoả mãn nhu cầu về thông tin của mình thông qua hệ thống chỉ tiêu do phân tích báo cáo tài chính cung cấp. 1.1.3.Phương pháp phân tích tài chính Phương pháp phân tích tài chính bao gồm một hệ thống các công cụ và biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết, nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp. Về lý thuyết có nhiều phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp, nhưng trên thực tế người ta thường sử dụng các phương pháp sau: +. Phương pháp so sánh - So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về tài chính của doanh nghiệp, thấy được tình hình tài chính được cải thiện hay xấu đi như thế nào để có biện pháp khắc phục trong kỳ tới. - So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy rõ mức độ phấn đấu của doanh nghiệp. - So sánh giữa số thực hiện kỳ này với mức trung bình của ngành để thấy tình hình tài chính doanh nghiệp đang ở trong tình trạng tốt hay xấu, được hay chưa được so với doanh nghiệp cùng ngành. - So sánh theo chiều dọc để thấy được tỷ trọng của từng tổng số ở mỗi bản báo cáo và qua đó chỉ ra ý nghĩa tương đối của các loại các mục, tạo điều kiện thuận lợi cho việc so sánh. - So sánh theo chiều ngang để thấy được sự biến động cả về số tuyệt đối và số tương đối của một khoản mục nào đó qua cỏc niờn độ kế toán liên tiếp. Khi sử dụng phương pháp so sánh phải tuân thủ 2 điều kiện sau: - Phải xác định rõ gốc so sánh và kỳ phân tích. - Các chỉ tiêu so sánh (hoặc các trị số của chỉ tiêu so sánh) phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được với nhau. Muốn vậy, chúng phải thống nhất với nhau về nội dung kinh tế, về phương pháp tính toán, thời gian tính toán. +Phương pháp tỷ lệ Phương pháp này dựa trên các ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính. Về nguyên tắc, phương pháp này yêu cầu phải xác định được các ngưỡng, các định mức để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với giá trị các tỷ lệ tham chiếu. Đây là phương pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện được áp dụng ngày càng được bổ sung và hoàn thiện hơn. Vì: - Nguồn thông tin kế toán và tài chính được cải tiến và cung cấp đầy đủ hơn là cơ sở để hình thành những tham chiếu tin cậy nhằm đánh giá một tỷ lệ của một doanh nghiệp hay một nhóm doanh nghiệp. - Việc áp dụng tin học cho phép tích luỹ dữ liệu và thúc đẩy nhanh quá trình tính toán hàng loạt các tỷ lệ. - Phương pháp này giỳp cỏc nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số liệu và phân tích một cách hệ thống hàng loạt tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn. + Phương pháp Dupont Bên cạnh đú, cỏc nhà phân tích còn sử dụng phương pháp phân tích tài chính DUPONT. Với phương pháp này, các nhà phân tích sẽ nhận biết được các nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tốt, xấu trong hoạt động của doanh nghiệp. Bản chất của phương pháp này là tách một tỷ số tổng hợp phản ánh sức sinh lợi của doanh nghiệp như thu nhập trên tài sản (ROA), thu nhập sau thuế trên vốn của sở hữu (ROE) thành tích số của chuỗi các tỷ số của chuỗi các tỷ số có mối quan hệ nhân quả với nhau. Điều đó cho phép phân tích ảnh hưởng của các tỷ số đó với tỷ số tổng hợp. 1.1.4.Nội dung phân tích tài chính *Đánh giá khái quát tình hình tài chính qua phân tích báo cáo cáo tài chính. Công việc này sẽ cung cấp cho chúng ta những thông tin khái quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ là khả quan hay không khả quan thông qua một số nội dung sau: Để đánh giá chung trước khi đi đi vào đánh giá chi tiết, ta sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ lói trờn tổng sản phẩm: ROI là phân tích của hệ thống quay vòng vốn với tỷ lệ lãi thuần trên doanh thu, mặt khác ROI cũn cú 2 ý nghĩa: Cho phép liên kết 2 con số cuối cùng của 2 báo cáo tài chính cơ bản (Lãi thuần của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Tổng cộng tài sản); Kết hợp 3 yếu tố cơ bản cần phải xem xét ngay từ đầu trước khi đi vào phân tích chi tiết. Bên cạnh việc huy động và sử dụng vốn, khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính cũng cho thấy một cách khái quát về tình hình tài chính doanh nghiệp. Tỷ suất tài trợ = Nguồn vốn chủ sở hữu Tổng số nguồn vốn Chỉ tiêu này càng nâng cao chứng tỏ mức độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp càng lớn vì hầu hết tài sản doanh nghiệp có dược đều là của doanh nghiệp. Tỷ suất thanh toán hiện hành = Tổng số tài sản lưu động Tổng số nợ ngắn hạn Tỷ suất này cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp. Nếu tỷ lệ này xấp xỉ bằng 1 thì doanh nghiệp có tình hình tài chính nằm tại trạng thái bình thường tương đương với việc có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn Tỷ suất thanh toán của vốn lưu động = Tổng số vốn bằng tiền Tổng số vốn tài sản lưu động Chỉ tiêu này phản ánh khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản lưu động, thực tế cho thấy, chỉ tiêu này lớn hơn 0,5 hoặc nhỏ hơn 0,1 đều không tốt vì sẽ gây ra ứ đọng vốn hoặc thiếu vốn cho hoạt động thanh toán. Tỷ suất thanh toán tức thời = Tổng số vốn bằng tiền Tổng số nợ ngắn hạn Thực tế cho thấy, nếu tỷ suất này lớn hơn 0.5 thì tình hình thanh toán tương đối khả quan, còn nếu nhỏ hơn 0.5 thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong thanh toán công nợ. Do đó có thể xảy ra khả năng bán gấp hàng hoá để trang trải cho các khoản công nợ. Tuy nhiên, nếu tỷ suất này quá cao thì cũng không tốt vì khi này vốn bằng tiền quá nhiều phản ánh khả năng quay vòng vốn chậm. Làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Ngoài ra chúng ta cũng cần xem xét thêm chỉ tiêu sau: Vốn hoạt động thuần = Tài sản lưu động – Nợ ngắn hạn Nếu chỉ tiêu này càng lớn thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng cao. Nhưng khi vốn hoạt động thuần quá cao thì lại làm giảm hiệu quả hoạt động đầu tư và giảm thu nhập vì phần tài sản lưu động nằm dư ra so với nhu cầu chắc chắn không làm tăng thêm thu nhập. Tuy nhiên, do hoạt động của tài chính doanh nghiệp là một bộ phận của hoạt động sản xuất kinh doanh và có mối quan hệ trực tiếp, hai chiều với hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, để quá trình đánh giá được sâu sắc hơn, chúng ta cần phải đi nghiên cứu các báo cáo tài chính tiếp theo. * Khái quát tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh qua phân tích Bảng cân đối kế toán. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn là xem xét và đánh giá sự thay đổi các chỉ tiêu cuối kỳ so với đầu kỳ trên BCĐKT về nguồn vốn và cách thức sử dụng vốn của doanh nghiệp vào công việc cụ thể. Sự thay đổi của các tài khoản trên BCĐKT từ kỳ trước tới kỳ này cho ta biết nguồn vốn và sử dụng vốn. Để tiến hành phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn,trước tiên người ta trình bày BCĐKT dưới dạng bảng cân đối báo cáo (Trình bày một phía) từ tài sản đến nguồn vốn, sau đó, so sánh số liệu cuối kỳ với đầu kỳ trong từng chỉ tiêu của bảng cân đối để xác định tình hình tăng giảm vốn trong doanh nghiệp theo nguyên tắc. Nếu tăng phần tài sản và giảm phần nguồn vốn thì được xếp vào cột sử dụng vốn. Nếu giảm phần tài sản và tăng phần nguồn vốn thì được xếp vào cột nguồn vốn. Nguồn vốn và sử dụng vốn phải cân đối với nhau. Cuối cùng, tiến hành sắp xếp các chỉ tiêu về nguồn vốn và sử dụng vốn theo những trình tự nhất định tuỳ theo mục tiêu phân tích và phản ánh vào một bảng biểu theo mẫu sau: Biểu 1.1. Các chỉ tiêu về nguồn vốn và sử dụng vốn Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng 1.Sử dụng vốn ......... Cộng sử dụng vốn 2.Nguồn vốn ......... Cộng nguồn vốn Nội dung phân tích này cho ta biết trong một kỳ kinh doanh nguồn vốn tăng, giảm bao nhiêu? Tình hình sử dụng vốn như thế nào ? Những chỉ tiêu nào là chủ yếu ảnh hưởng tới sự tăng giảm nguồn vốn và sử dụng vốn của doanh nghiệp? Tử đú cú giải pháp khai thác các nguồn vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp. Để tiến hành sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần có tài sản bao gồm: TSCĐ và đầu tư dài hạn; TSLĐ và đầu tư ngắn hạn. Để hình thành hai loại tài sản này, phải cú cỏc nguồn vốn tài trợ tương ứng, bao gồm nguồn vốn dài hạn và nguồn vốn ngắn hạn. Nguồn vốn ngắn hạn là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng trong khoảng thời gian dưới 1 năm cho hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm các khoản nợ ngắn hạn, nợ phải trả nhà cung cấp và nợ phải trả ngắn hạn khác. Nguồn vốn dài hạn là nguồn vốn doanh nghiệp sử dụng lâu dài cho hoạt động kinh doanh bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn vay nợ trung, dài hạn... Nguồn dài hạn trước hết được đầu tư để hình thành TSCĐ,phần dư của nguồn vốn dài hạn và nguồn vốn ngắn hạn được đầu tư hình thành nên TSLĐ. Để đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đến hạn, các nhà phân tích còn quan tâm đến chỉ tiêu vốn lưu động ròng hay vốn lưu động thường xyuờn của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cũng là một yếu tố quan trọng và cần thiết cho việc đánh giá điều kiện cân bằng tài chính của một doanh nghiệp. Nó được xác định là phần chênh lệch giữa tổng tài sản lưu động và tổng nợ ngắn hạn: Vốn lưu động ròng = TSLĐ - Nợ ngắn hạn. Khả năng đáp ứng nghĩa vụ thanh toán, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và khả năng nắm bắt thời cơ thuận lợi của doanh nghiệp phụ thuộc phần lớn vào vốn lưu động nói chung và vốn lưu động ròng nói riêng. Do vậy, sự phát triển còn được thể hiện ở sự tăng trưởng vốn lưu động ròng. Mức độ an toàn của tài sản ngắn hạn phụ thuộc vào mức độ của vốn lưu động thường xuyờn.Phõn tớch tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh,ta cần phải tính toán và so sánh giữa các nguồn vốn với tài sản: - Khi nguồn vốn dài hạn < TSCĐ hoặc TSLĐ < Nguồn vốn ngắn hạn. Có nghĩa là nguồn vốn thường xuyên < 0. Do đó nguồn vốn dài hạn không đủ đầu tư cho TSCĐ, doanh nghiệp phải đầu tư vào TSCĐ một phần nguồn vốn ngắn hạn, TSLĐ không đáp ứng đủ nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn. Cán cân thanh toán của doanh nghiệp mất cân bằng, doanh nghiệp phải dùng một phần TSCĐ để thanh toán nợ ngắn hạn đến hạn trả. Trong trường hợp như vậy, giải pháp của doanh nghiệp là tăng cường huy động vốn ngắn hạn hợp pháp hoặc giảm qui mô đầu tư dài hạn hay thực hiện đồng thời cả hai giải pháp đó. - Khi nguồn vốn dài hạn > TSCĐ hoặc TSLĐ > Nguồn vốn ngắn hạn. Tức là có vốn lưu động thường xuyên > 0. Có nghĩa là nguồn vốn dài hạn dư thừa sau khi đầu tư vào TSCĐ, phần thừa đó đầu tư vào TSLĐ. Đồng thời TSLĐ > nguồn vốn ngắn hạn, do vậy khả năng thanh toán của doanh nghiệp tốt. Khi vốn lưu động thương xuyên = 0 có nghĩa là nguồn vốn dài hạn tài trợ đủ cho TSCĐ và TSLĐ đủ để doanh nghiệp trả các khoản nợ ngắn hạn. Tình hình tài chính như vậy là lành mạnh. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên là lượng vốn ngắn hạn doanh nghiệp cần để tài trợ cho một phần TSLĐ, đó là hàng tồn kho và các khoản phải thu (TSLĐ không phải là tiền). Thực tế có thể xảy ra các trường hợp sau: + Nhu cầu VLĐ thường xuyên > 0, tức tồn kho và các khoản phải thu > nợ ngắn hạn. Tại đây các sử dụng ngắn hạn của doanh nghiệp lớn hơn các nguồn vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp có từ ở bên ngoài. Vì vậy doanh nghiệp phải dùng nguồn vốn dài hạn để tài trợ vào phần chênh lệch. + Nhu cầu nợ thường xuyên < 0, có nghĩa là các nguồn vốn ngắn hạn từ bên ngoài đã dư thừa để tài trợ các sử dụng ngắn hạn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không cần nhận vốn ngắn hạn để tài trợ cho chu kỳ kinh doanh. * Khái quát tình hình tài chính qua Báo cáo kết quả kinh doanh Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một bản báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh theo từng loại hoạt động của doanh nghiệp. Nội dung của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thay đổi theo từng thời kỳ tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý, nhưng khi đánh giá khái quát tình hình tài chính thì phân tích Báo cáo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải phản ánh được 4 nội dung cơ bản: Doanh thu; Giá vốn hàng bán; chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp; Lãi, lỗ. Và được phản ánh qua đẳng thức sau: Lãi (Lỗ) = Doanh thu – Chi phí bán hàng – Chi phí hoạt động kinh doanh. 1.2.Các hoạt động của doanh nghiệp 1.2.1.Khái niệm và đối tượng của phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích tài chính là tổng thể các phương pháp được sử dụng để đánh giá tình hình tài chính đã quan và hiện nay, giúp cho nhà quản lý đưa ra được quyết định chuẩn xác và đánh giá được doanh nghiệp, từ đó giúp những đối tượng quan tâm đi tới những dự đoán chính xác về mặt tài chính của doanh nghiệp, qua đó cú cỏc quyết định phù hợp với lợi ích của doanh nghiệp. Có rất nhiều đối tượng quan tâm và sử dụng thông tin kinh tế tài chính của doanh nghiệp. Mỗi đối tượng lại quan tâm theo giác độ và với mục tiêu khác nhau. Do nhu cầu về thông tin tài chính doanh nghiệp rất đa dạng, đòi hỏi phân tích tài chính phải được tiến hành bằng nhiều phương pháp khác nhau để từ đó đáp ứng nhu cầu của các đối tượng quan tâm. Chính điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho phân tích tài chính ra đời, ngày càng hoàn thiện và phát triển, đồng thời cũng tạo ra sự phức tạp của phân tích tài chính. Các đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp có thể tập hợp thành các đối tượng chính sau đây: - Các nhà quản lý - Các cổ đông hiện tại và người đang muốn trở thành cổ đông của doanh nghiệp, CBVC của doanh nghiệp. - Những người tham gia vào đời sống của doanh nghiệp - Những người cho doanh nghiệp vay tiền như: ngân hàng, các tổ chức tài chính, người mua tín phiếu của doanh nghiệp, các doanh nghiệp khỏc… - Nhà nước - Nhà phân tích tài chính - … 1.2.2.Mục đích và chức năng của phân tích tài chính doanh nghiệp +Mục đích Các đối tượng sử dụng thông tin tài chính khác nhau sẽ đưa ra các quyết định với các mục đích khác nhau. Vì vậy, phân tích tài chính đối với mỗi đối tượng khác nhau sẽ đáp ứng các vấn đề chuyên môn khác nhau: * Phân tích tài chính đối với nhà quản lý : là người trực tiếp quản lý doanh nghiệp, nhà quản lý hiểu rõ nhất tài chính doanh nghiệp, do đó họ có nhiều thông tin phục vụ cho việc phân tích. Phân tích tài chính doanh nghiệp đối với nhà quản lý nhằm đáp ứng những mục tiêu sau: - Tạo ra những chu kỳ đều đặn để đánh giá hoạt động quản lý trong giai đoạn đã qua, việc thực hiện cân bằng tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và rủi ro tài chính trong doanh nghiệp. - Hướng các quyết định của Ban giám đốc theo chiều hướng phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp, như quyết định về đầu tư, tài trợ, phân phối lợi nhuận… - Phân tích tài chính doanh nghiệp là cơ sở cho những dự đoán tài chính. - Phân tích tài chính doanh nghiệp là một công cụ để kiểm tra, kiểm soát hoạt động, quản lý trong doanh nghiệp. Phân tích tài chính làm nổi bật điều quan trọng của dự đoán tài chính, mà dự đoán là nền tảng của hoạt động quản lý, làm sáng tỏ không chỉ chính sách tài chính mà còn làm rừ cỏc chính sách chung cho doanh nghiệp. * Phân tích tài chính đối với các nhà đầu tư: Các nhà đầu tư thường là những người giao vốn của mình cho doanh nghiệp quản lý và như vậy có thể có những rủi ro. Đó là những cổ đông, các cá nhân hoặc các đơn vị, doanh nghiệp khỏc. Cỏc đối tượng này quan tâm trực tiếp đế những tính toán về giá trị của doanh nghiệp. Thu thập của các nhà đầu tư là tiền lời được chia và thặng dư giá trị của vốn. Hai yếu tố này phần lớn chịu ảnh hưởng của lợi nhuận thu được của doanh nghiờp. Phân tích tài chính đối với nhà đầu tư là để đánh giá doanh nghiệp và ước đoán giá trị cổ phiếu, dựa vào việc nghiên cứu cỏc bỏo biểu tài chính, khả năng sinh lời, phân tích rủi ro trong kinh doanh. * Phân tích tài chính đối với người cho vay: Đây là những người cho doanh nghiệp vay vốn để đảm bảo nhu cầu sản xuất – kinh doanh. Khi cho vay họ phải biết chắc được khả năng hoàn trả tiền vay. Thu nhập của họ là lãi suất tiền vay. Do đó, phân tích tài chính đối với người cho vay là xác định khả năng hoàn trả nợ của khách hàng. * Phân tích tài chính đối với những người hưởng lương trong doanh nghiệp: Đây là những người có nguồn thu nhập nhất là tiền lương được trả. Tuy nhiên, cũng có những doanh nghiệp, người hưởng lương có một số cổ phần nhất định trong doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp này, người hưởng lương có thu nhập từ tiền lương được trả và tiền lời được chia. Cả hai khoản thu nhập này phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, phân tích tài chính giúp họ định hướng việc làm ổn định của mỡnh trờn cơ sở yên tâm dồn sức vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tùy theo công việc được phân công, đảm nhiệm. Như vậy, phân tích tài chính doanh nghiệp là công cụ hữu ích được dùng để xác định giá trị kinh tế, để đánh giá các mặt mạnh, các mặt yếu của một doanh nghiệp, tìm ra nguyên nhân khác quan và chủ quan, giúp cho từng đối tượng lựa chọn và đưa ra được những quyết định phù hợp với mục đích mà họ quan tâm. +Chức năng Phân tích tài chính doanh nghiệp là công cụ của nhận thức các vấn đề liên quan đến tài chính doanh nghiệp, trong quá trình tiến hành phân tích sẽ thực hiện chức năng: đánh giá, dự đoán và điều chỉnh tài chính doanh nghiệp. - Chức năng đánh giá Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các luồn chuyển dịch giá trị, các luồng vận động của những nguồn lực tài chính trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ hoặc vốn hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh trong khuôn khổ của pháp luật. Các luồng chuyển dịch giá trị, sự vận động của các nguồn tài chính nảy sinh và diễn ra như thế nào, nó có tác động ra sao đến quá trình kinh doanh, chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, có yếu tố mang tính môi trường, có yếu tố bên trong, có yếu tố bên ngoài nhưng cụ thể là những yếu tố nào, tác động đến sự vận động và dịch chuyển ra sao, gần với mục tiêu hay ngày càng xa mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, có phù hợp với cơ chế chính sách và pháp luật hay không là những vấn đề mà Phân tích tài chính doanh nghiệp phải đưa ra câu trả lời. Quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng vốn hoạt động và các quỹ tiền tệ ở doanh nghiệp diễn ra như thế nào, tác động ra sao đến kết quả hoạt động…là những vẫn đề Phân tích tài chính doanh nghiệp phải làm rõ. Thực hiện trả lời và làm rõ những vấn đề nêu trên là thực hiện chức năng đánh giá tài chính doanh nghiệp. - Chức năng dự đoán Mọi quyết định của con người đều hướng vào thực hiện những mục tiêu nhất định. Mục tiêu là đích hướng tới bằng những hành động cụ thể trong tương lai. Những mục tiêu này có thể là ngắn hạn có thể là mục tiêu dài hạn. Nhưng nếu liên quan đến đời sống kinh tế của doanh nghiệp thì cần nhận thấy tiềm lực tài chính, diễn biến luồn chuyển dịch giá trị, sự vận động của vốn hoạt động trong tương lai của doanh nghiệp. Những quyết định và hành động trong tương lai phụ thuộc vào diễn biến kinh tế xã hội và hoạt động của doanh nghiệp sẽ diễn ra trong tương lai. Bản than doanh nghiệp cho dù đang ở giai đoạn nào trong chu kỳ phát triển thỡ cỏc hoạt động cũng đều hướng tới những mục tiêu nhất định. Những mục tiêu này được hình thành từ nhận thức về điều kiện, năng lực của bản thân cũng như diễn biến của tình hình kinh tế quốc tế, trong nước, ngành nghề và các doanh nghiệp khác cùng loại, sự tác động của các yếu tố kinh tế xã hội trong tương lai. Vì vậy, để có những quyết định phù hợp và tổ chức thực hiện hợp lý, đáp ứng được mục tiêu mong muốn của các đối tượng quan tâm cần thấy tình hình tài chính của doanh nghiệp trong tương lai. Đú chớnh là chức năng dự đoán tài chính doanh nghiệp. - Chức năng điều chỉnh Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các quan hệ kinh tế tài chính dưới hình thái giá trị phát sinh trong quá trình tiến hành các hoạt động. Hệ thống các quan hệ đó bao gồm nhiều loại khác nhau, rất đa dạng, phong phú và phức tạp, chịu ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân và nhân tố cả bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp. Hệ thống các quan hệ tài chính đó sẽ là bình thường nếu tất cả các mắt xích trong hệ thống điều diễn ra bình thường và đó là sự kết hợp hài hòa các mối quan hệ. Tuy nhiên, những mối quan hệ kinh tế ngoại sinh, bản thân doanh nghiệp cũng như các đối tượng quan tâm không thể kiểm soát và chi phối toàn bộ. Vì thế, để kết hợp hài hòa các mối quan hệ, doanh nghiệp, các đối tượng có liên quan phải điều chỉnh các mối quan hệ và nghiệp vụ kinh tế nội sinh. Muốn vậy, cần nhận thức rõ nội dung, tính chất, hình thức và xu hướng phát triển của các quan hệ kinh tế tài chính có liên quan. Phân tích tài chính giúp doanh nghiệp và các đối tượng quan tâm nhận thức được điều này. 1.2.3.Quy trình phân tích tài chính của doanh nghiệp + Thu thập thông tin Phân tích hoạt động tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng lý giải và thuyết minh thực trạng hoạt động tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phục vụ cho quá trình dự đoán, đánh giá, lập kế hoạch. Nó bao gồm với những thông tin nội bộ đến những thông tin bên ngoài, những thông tin kế toán và thông tin quản lý khác, những thông tin về số lượng và giá trị... Trong đó các thông tin kế toán là quan trọng nhất, được phản ánh tập trung trong các báo cáo tài chính doanh nghiệp, đó là những nguồn thông tin đặc biệt quan trọng. Do vậy, phân tích hoạt động tài chính trên thực tế là phân tích các báo cáo tài chính doanh nghiệp. + Xử lý thông tin Giai đoạn tiếp theo của phân tích hoạt động tài chính là quá trình xử lý thông tin đã thu thập. Trong giai đoạn này, người sử dụng thông tin ở các góc độ nghiên cứu, ứng dụng khác nhau phục vụ mục tiêu phân tích đã đặt ra. Xử lý thông tin là quá trình sắp xếp các thông tin theo những mục tiêu nhất định nhằm tính toán, so sánh, giải thích, đánh giá, xác định nguyên nhân của các kết quả đã đạt được nhằm phục vụ cho quá trình dự đoán và quyết định. + Dự đoán và ra quyết định Thu thập và xử lý thông tin nhằm chuẩn bị những tiền đề và điều kiện cần thiết để người sử dụng thông tin dự đoán nhu cầu và đưa ra các quyết định hoạt động kinh doanh. Đối với chủ doanh nghiệp, phân tích hoạt động tài chính nhằm đưa ra các quyết định liên quan tới mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tăng trưởng, phát triển, tối đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá doanh thu. Đối với cho vay và đầu tư vào doanh nghiệp thì đưa ra các quyết định về tài trợ đầu tư, đối với cấp trên của doanh nghiệp thì đưa ra các quyết định quản lý doanh nghiệp. + Các thông tin cơ sở để phân tích hoạt động tài chính Các thông tin cơ sở được dùng để phân tích hoạt động tài chính trong các doanh nghiệp nói chung là các báo cáo tài chính, bao gồm: - Bảng cân đối kế toán: Là một báo cáo tài chính, mô tả tình trạng tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định nào đó. Nó được thành lập từ 2 phần: Tài sản và nguồn vốn. - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh một cách tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một niên độ kế toán, dưới hình thái tiền tệ. Nội dung của báo kết quả hoạt động kinh doanh có thể thay đổi nhưng phải phản ánh được 4 nội dung cơ bản là: doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, lãi, lỗ. Số liệu trong báo cáo này cung cấp những thông tin tổng hợp nhất về phương thức kinh doanh của doanh nghiệp trong thời kỳ và chỉ ra rằng, các hoạt động kinh doanh đó đem lại lợi nhuận hay lỗ vốn. Đồng thời, nó cũn phản ánh tình hình sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý kinh doanh của doanh nghiệp. 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả phân tích tài chính của doanh nghiệp. 1.3.1.Nhân tố chủ quan +Chất lượng thông tin sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp Thông tin là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định chất lượng phân tích tài chính vì một khi thông tin sử dụng không chính xác không phù hợp thì kết quả mà phân tích tài chính mang lại sẽ không chính xác không có ý nghĩa. Vì vậy có thể nói thông tin sử dụng trong phân tích tài chính là nền tảng của phân tích tài chính. Từ những thông tin bên trong trực tiếp phản ánh tài chính doanh nghiệp đến những thông tin bên ngoài liên quan đến môi trường hoạt động của doanh nghiệp, nhà phân tích có thể thấy được tình hình tài chính doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và dự đoán tương lai. +Trình độ của cán bộ thực hiện việc phân tích tài chính. Kết quả của việc phân tích tài chính doanh nghiệp có chính xác hay không phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của cán bộ thực hiện phân tích. Mặc dù có được thông tin phù hợp và chính xác nhưng xử lý những thông tin đó như thế nào để có kết quả phân tích đạt chất lượng thì lại phụ thuộc vào trình độ của cán bộ phân tích. Từ các thông tin thu thập được cán bộ phân tích tiến hành tính toán các chỉ tiêu, lập các bảng biểu và nhiệm vụ của người phân tích là gắn kết tạo lập mối quan hệ giữa các chỉ tiêu, kết hợp với các thông tin về điều kiện hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp để giải thích tình hình tài chính của doanh nghiệp. Xác định được những điểm mạnh yếu và nguyên nhân của nó. Tầm quan trọng và tính phức tạp của việc phân tích tài chính đòi hỏi người cán bộ phân tích phải có trình độ chuyên môn cao. +Nhận thức về phân tích tài chính của chủ doanh nghiệp Nhận thức về phân tích tài chính doanh nghiệp đóng vai trũ khỏ quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả phân tích tài chính. Khái niệm về phân tích tài chính ở nước ta chưa thực sự phổ biến, nên nhiều nhà quản lý vẫn chưa hiểu hết vai trò, tầm quan trọng của phân tích tài chính trong quản lý doanh nghiệp. Do đó, trong các doanh nghiệp phân tích tài chính vẫn chưa trở thành một hoạt động thường xuyên, chưa được chú trọng đầu tư, xây dựng. Vì thế, hiệu quả phân tích tài chính trong các doanh nghiệp thường không cao, việc phân tích tài chính chỉ mang tính chất hình thức, không áp dụng được nhiều vào thực tiễn quản lý tài chính doanh nghiệp. Các chủ doanh nghiệp chưa quan tâm đến phân tích tài chính một phần cũng là do muốn tiết kiệm các chi phí, tuy nhiên họ lại không thấy được những lợi ích to lớn mà phân tích tài chính mang lại. Chỉ khi nào những người chủ doanh nghiệp thực sự coi phân tích tài chính là một hoạt động cần thiết cho doanh nghiệp và có sự đầu tư thích đáng thì hiệu quả phân tích tài chính doanh nghiệp mới có thể được nâng cao. 1.3.2. Nhân tố khách quan +Môi trường pháp lý Bất cứ doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải tuân thủ luật pháp về kinh tế và các chính sách kinh tế. Thông qua luật pháp về kinh tế và các chính sách kinh tế, Nhà nước tạo ra môi trường và hành lang cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh và định hướng cho các doanh nghiệp phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội mỗi thời kỳ. Sự thay đổi trong chính sách phát triển kinh tế cũng như luật pháp kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của doanh nghiệp, do đó cần phải dự báo được sự ảnh hưởng của nhân tố này đến hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai để từ đó tiến hành phân tích và dự báo tài chính có hiệu quả. Bên cạnh luật pháp và các chính sách kinh tế, thì sự tăng trưởng của doanh nghiệp cũng dựa vào các yếu tố như sự tăng trưởng của nền kinh tế, tiến bộ của khoa học kỹ thuật…, do đó khi phân tích tài chính một doanh nghiệp chúng ta cũng không thể không lưu ý đến các nhân tố này. +Hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành Sự phát triển của doanh nghiệp luôn được đặt trong mối liên hệ với các hoạt động chung của ngành kinh doanh. Do vậy, muốn phân tích tài chính có hiệu quả cao, nhà phân tích phải có sự so sánh với các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp với hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành. Đặc điểm của ngành kinh doanh liên quan đến: - Tính chất các sản phẩm của doanh nghiệp - Quy trình kỹ thuật mà doanh nghiệp áp dụng - Cơ cấu sản xuất của doanh nghiệp: cơ cấu sản xuất này có tác động đến khả năng sinh lời, vòng quay dự trữ, vòng quay hàng tồn kho... - Nhịp độ phát triển của các chu kỳ kinh tế Do tầm quan trọng của việc nghiên cứu ngành kinh tế, nên điều hiển nhiên là trước khi phân tích tài chính của một doanh nghiệp nhà phân tích phaỉi xem xét bối cảnh của thị trường, của ngành kinh doanh, các chính sách liên quan đến ngành kinh doanh. Không những thế, trong quá trình phân tích, các chỉ tiêu tài chính cần phải được so sánh với hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành để kết quả phân tích được chính xác hơn, phản ánh đúng tình trạng tài chính của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành, tránh được các đánh giá chủ quan. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI HT VIỆT NAM 2.1.Tổng quan về công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại HT Việt Nam 2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại HT Việt Nam Tên công ty: Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại HT Việt Nam Địa chỉ: Phương Liệt – Thanh Xuân – Hà Nội Mã số thuế: 0102299702 Công ty là Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam. Công ty được thành lập theo hình thức chuyển từ doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, hoạt động theo Luật doanh nghiệp và các quy định khác của pháp luật. Công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày thành lập. Công ty hạch toán kinh tế độc lập và có bảng cân đối kế toán riêng, được lập các quỹ theo quy định của Luật doanh nghiệp và Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông. Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại HT Việt Nam được thành lập từ năm 2002 tiền thân là toàn bộ ngành xây lắp Công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc - TKV, từ lúc ngành xây lắp Công ty có tới 06 xí nghiệp và 01 trường đào tạo nghề xây lắp, lực lượng lao động có hàng vạn người. Đó cũng là niềm tự hào của bao thế hệ cán bộ công nhân viên chức cống hiến cho ngành xây lắp trong công ty, đã đem đến bao công trình công nghiệp, nhà cao tầng, cơ sở hạ tầng cho nhiều mỏ, nhiều khu công nghiệp, nhiều nhà máy, mỗi công trình hoàn thành đều có bàn tay khối óc của những người công nhân xây dựng của Công ty. Từ Na Dương, Lạng sơn, Khe Bố, Nông Sơn, Quảng Ninh đến vựng Thỏi nguyờn, Hà Nội, các xí nghiệp xây lắp đã nhiều năm lặn lội, bươn trải và xây dựng thành công nhiều công trình có giá trị. Với tinh thần dám nghĩ dám làm, xí nghiệp đã mở ra nhiều ngành nghề kinh doanh, gồm xây lắp các công trình công nghiệp và dân dụng, sản xuất vật liệu xây dựng, SX than tổ ong , may bảo hộ lao động…, tuy nhiên với số cán bộ công nhân viên chức quá đông nên không đủ việc làm , đời sống cán bộ công nhân viên chức không ổn định có rất nhiều khó khăn. Thời kỳ này đất nước đã có nhiều đổi mới trên nhiều lĩnh vực, đó là những điều kiện thiết thực để XN vận dụng và chuyển đổi trong quản lý và hoạt động SXKD, thực tế đó cú chuyển biến nhiều về cơ chế, công tác giao khoỏn đó được mở đến các đội, việc quản lý đã có nhiều tiến bộ. Tuy nhiên việc giao khoán chưa đồng bộ chưa tạo được động lực thúc đẩy tính năng động của đội trưởng, cách quản lý còn manh mún nên năng suất lao động đạt được chưa cao. Công ty tổ chức bộ máy quản lý sản xuất theo đội, mỗi đội thi công một công trình. Tại mỗi đội, công tác đảm bảo sinh hoạt và an toàn cho người lao động, công tác an ninh được đặc biệt quan tâm. Dưới sự tác động của nền kinh tế thị trường, cán bộ công nhân viên chức đã phấn đấu vượt mọi khó khăn, thử thách để hoàn thành vượt mức kế hoạch giá trị tổng sản lượng năm 2010 đạt 29 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 800 - 900 triệu đồng. 2.1.2.Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Công ty Cổ phần xây dựng và thương mại HT Việt Nam Do các công trình có đặc điểm thi công khác nhau nên lực lượng lao động của Công ty tổ chức thành các đội sản xuất, mỗi đội phụ trách thi công một công trình. Do đó bộ máy quản lý của các doanh nghiệp nói chung và của Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại HT Việt Nam nói riêng giữ vai trò hết sức quan trọng, nó quyết định đến sự thất bại hay tồn tại của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, đồng thời vượt qua được những khắc nghiệp của nền kinh tế thị trường thì doanh nghiệp trước hết phải tổ chức bộ máy điều hành một cách hợp lý, bố trí lại cỏc dõy truyền sản xuất và dịch ra nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận tạo ra một bộ máy hoạt động nhịp nhàng đồng bộ. Do vậy Bộ máy của Công ty bao gồm: Giám đốc, Phó giám đốc, Phó giám đốc kỹ thuật, Phó giám đốc kinh tế. Bộ máy quản lý của Công ty gồm có 5 phòng ban và 7 đội sản xuất, mỗi phòng ban đều có chức năng nhiệm vụ riêng, song đều có chức năng tham mưu giúp việc cho Ban Giám đốc trong quản lý và điều hành Công ty: Phòng tổ chức lao động, Phòng tài vụ, Phòng kế hoạch, Phòng kỹ thuật, Phòng vật tư thiết bị, các đội sản xuất. Trong mỗi đội thi công lại tổ chức thành các tổ (nhóm) thi công nhỏ để tạo điều kiện quán lý chặt chẽ về mặt kinh tế cũng như kỹ thuật đối với từng đội thi công, từng tổ công trình. Đồng thời tạo điều kiện để Công ty ký hợp đồng làm khoán với từng đội thi công. Công ty cổ phần xây dựng và Thương mại HT Việt Nam doanh nghiệp hạch toán kinh doanh độc lập theo luật doanh nghiệp và điều lệ Công ty. Bộ máy tổ chức của Công ty được tổ chức theo mô hình chức năng. Sơ đồ 2.1 - Tổ chức bộ máy quản lý §¹i héi ®ång cæ ®«ng Héi ®ång qu¶n trÞ Gi¸m ®èc Phã Gi¸m ®èc phô tr¸ch kü thuËt Phã gi¸m ®èc phô tr¸ch kinh tÕ Phßng vËt t­ thiÕt bÞ Phßng thiÕt kÕ giao th«ng Phßng thiÕt kÕ kiÕn tróc C¸c ®éi thi c«ng Phßng tµi chÝnh kÕ to¸n Phßng thiÕt kÕ h¹ tÇng Phßng thiÕt kÕ thuû lîi *Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban Công ty tổ chức bộ máy quản lí theo kiểu trực tuyến - chức năng , với cơ cấu này cỏc phũng ban chức năng có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc, vừa phát huy được năng lực chuyên môn của cỏc phũng ban chức năng vừa bảo đảm quyền chỉ huy, điều hành của Giám đốc, phó Giám đốc. Đứng đầu Công ty là Chủ tịch Hội đồng quản trị, bên dưới là Giám đốc, phó Giám đốc và cỏc phũng ban, các đội xây dựng. Hội đồng quản trị HĐQT là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty. HĐQT có quyền quyết định cơ cấu tổ chức của Công ty, quyết định kế hoạch sản xuất kinh doanh, bầu và bãi nhiệm giám đốc, ... Giám đốc Giám đốc do Hội đồng Quản trị bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị và pháp luật về điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Phó giám đốc Là người giúp giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo sự phân công của Giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ được phân công và thực hiện. Công ty có 2 phó giám đốc Cỏc phòng ban chức năng khác Cỏc phòng ban chức năng được tổ chức theo yêu cầu quản lý sản xuất kinh doanh, chịu sự lãng đạo trực tiếp của ban giám đốc đồng thời trợ giúp ban giám đốc công ty chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh đi đúng hướng mục tiêu đề ra và hoàn thành tốt các mục tiêu đó. - Phòng kế hoạch dự án Lập dự án tổ chức thi công và bố trí lực lượng cán bộ kỹ thuật phù hợp cho công trình, hạng mục công trình. Búc tỏch khối lượng thi công, lập tiên lượng, lập tiến độ và biện pháp thi công cho các công trình, hạng mục công trình. Thiết kế các dự án đầu tư, kết cấu các chi tiết máy móc phục vụ sản xuất và thi công của công ty kiểm tra giám sát các công trình, lập hồ sơ nghiệm thu bàn giao các phần việc của từng hạng mục công trình, lập biểu đối chiếu tiêu hao vật tư và biểu thu hồi vốn. Tổng hợp báo cáo khối lượng công việc của từng hạng mục theo từng tháng, quý, năm. Phòng kế hoạch dự án được chia nhỏ thành cỏc phũng phụ trách từng mảng riêng như: phòng thiết kế giao thông chịu trách nhiệm thiết kế những công trình giao thông, - Phòng vật tư - thiết bị Chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về giao nhận và quyết toán vật tư thiết bị chính, quản lý mua sắm vật liệu phụ, phương tiện và dụng cụ công cụ cung cấp cho các đơn vị trong công ty thi công các công trình. - Các phòng thiết kế chịu trách nhiệm thiết kế, xây dựng bản vẽ phù hợp với chức năng của phũng mỡnh. Ví dụ như: phòng thiết kế giao thông chịu trách nhiệm thiết kế các công trình về giao thông như cầu, đường - Phòng tài chính kế toán Là bộ phận cung cấp số liệu, tài liệu cho ban Giám đốc phục vụ điều hành hoạt động sản xuất, thi công, phân tích các hoạt động kinh tế phục vụ cho việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh. Phòng tài chính kế toán có nhiệm vụ: Tham mưu cho Giám đốc thực hiện quyền quản lý, sử dụng tài sản, vốn, đất đai và các tài nguyên khỏc, giỳp Giám đốc quản lý, điều tiết và phát triển vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tiến hành phân tích tình hình tài chính của Công ty nhằm hoạch định chiến lược tài chính của Công ty, tìm và lựa chọn phương án tối ưu nhất về mặt tài chính. Tổ chức thực hiện công tác kế toán theo đúng chế độ và chuẩn mực kế toán hiện hành. Ghi chép, phản ánh, tính toán số liệu tình hình luân chuyển vật tư, tài sản, tiền vốn quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Giám sát tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty, thu chi tài chính, thanh toán tiền vốn, các chế độ tài chính Nhà nước ban hành. Định kỳ tiến hành lập các báo cáo theo quy định của chế độ hiện hành. Kết hợp với cỏc phũng ban chức năng khác để nắm vững tiến độ, khối lượng thi công các công trình, tiến hành theo dõi khấu hao máy móc thiết bị thi công, thanh quyết toán với chủ đầu tư, người lao động và CBCNV, thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, bảo hiểm xã hội, mua bảo hiểm y tế cho nhân viên của Công ty. - Các đội thi công chịu trách nhiệm thi công các công trình, hạng mục công trình mà Công ty đảm nhận. Đối với phân cấp tài chính thì phân cấp tài chính của Công ty diễn ra khá chặt chẽ, với những khoản chi từ 100 triệu đồng trở xuống thì Giám đốc uỷ quyền cho các Phó giám đốc duyệt chi, còn những khoản tiền từ 100 triệu đồng trở lên thì phải có sự thông qua của Giám đốc. Các nghiệp vụ thu chi của Công ty đòi hỏi phải có đầy đủ chứng từ và chữ ký của những người liên quan trong chứng từ đó. 2.1.3.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Trong những năm gần đây công ty đó luụn hoàn thành kế hoạch được cấp trên giao, do đó hoạt động kinh doanh của Công ty đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Khả năng tài chính trong những năm gần đây được thể hiện ở một số chỉ tiêu sau: BIỂU 2.1.KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH Đơn vị: đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 1. DT tính thu nhập. 23.352.441.559 18.623.002.109 25.256.245.001 2. Chi phí SX kinh doanh 18.901.307.110 15.897.569.886 23.958.238.882 - Chi phí NVL 15.556.021.300 13.852.362.001 20.338.713.855 - Khấu hao TSCĐ 162.501.698 104.501.012 174.235.634 - Tiền lương, tiền nhân công 2.637.023.523 1.842.106.023 2.823.416.942 - Các khoản chi phí khác Trong đó: + Dịch vụ mua ngoài +Thuế, phí, lệ phí 546.662.012 545.812.012 850.000 436.600.850 433.600.850 3.000.000 621.872.451 617.848.864 4.023.587 3. Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh 121.253.360 112.986.232 1.298.006.119 4. Thu nhập khác 11.601.323 10.201.296 15.235.456 5. Tổng thu nhập chịu Thuế 222.265.120 208.102.320 1.298.006.119 6. Thuế thu nhập DN 86.001.230 78.274.332 363.441.713 7. Thu nhập sau thuế 151.986.010 105.251.301 934.564.406 (Nguồn: Phòng Tài chính kế toán công ty ) Những ngày thành lập công ty gặp rất nhiều khó khăn do năng lực còn hạn chế, công ty chi tham gia đấu thầu đối với các công trình cấp Huyện có quy mô nhỏ, còn phần lớn vẫn phải làm thầu phụ cho các công trình trọng điểm của tỉnh, mặc dù vậy công ty luôn tao được uy tín với các khách hàng. Trong những năm gần đây, do tính cạnh tranh và giá nguyên vật liệu tăng cao làm cho việc kinh doanh càng trở nên khó khăn, mặc dù vậy Công ty vẫn luôn bảo đảm đời sống của anh chi em nhân viên cũng như công nhân thi công ổn định và ngày càng được nâng cao. Về thu nhập của nhân viên, công nhân trong công ty: - Thu nhập của một nhân viên trong Công ty đạt từ 1,7 - 2,6 triệu đồng. - Thu nhập của một lao động từ 1,3 - 3,5 triệu đồng tuỳ công việc và thời gian lao động. Biểu 2.2: Tình hình tài chính của công ty trong những năm gần đây. Đơn vị tính: 1000 đồng. Năm Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tổng số tài sản có 159.438.548 168.826.241 195.498.376 Tổng số nợ phải trả 142.090.976 150.457.467 169.060.876 Nguồn vốn chủ sở hữu 17.347.572 18.368.774 26.437.500 Nguồn vốn kinh doanh 16.893.936 17.936.775 25.239.465 Doanh thu thuần 215.487.348 217.504.398 207.385.986 Lợi nhuận sau thuế 3.048.543 3.182.482 3.899.263 Nộp ngân sách 12.058.435 13.098.472 12.847.200 (Nguồn: Phòng Tài chính kế toán công ty ) Năm 2008 là năm đầu tiên thực hiện cổ phần hóa, còn nhiều vướng mắc trong cơ chế quản lý cũng như trong các chính sách kinh tế - tài chính, tuy nhiên lợi nhuận sau thuế vẫn đạt ở mức khả quan, đời sống của các bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện và nâng cao. Sang năm 2010 lợi nhuận của Công ty tăng lên một cách đáng kể là 113.939.000 đồng so với năm 2010. Tuy nhiên đó vẫn chỉ là những bước khởi đầu. Năm 2009 thực sự là năm đánh dấu mức tăng trưởng vượt bậc tăng 716.781.000 đồng so với năm 2010. Đây là một điều đáng khích lệ, tạo niềm tin cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty. Để có những kết quả đáng khích lệ như trên Công ty đã có một hệ thống chính sách quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hợp lý, hiệu quả. Vì vậy, để đảm bảo kết quả đạt được và mở rộng quy mô hoạt động của công ty, Ban lãnh đạo công ty đã sử dụng các chính sách kinh tế - tài chính một cách rất đúng đắn, phù hợp. Cụ thể như: Chính sách quản lý của công ty được chia thành hai bộ phận chính: một điều hành tại trụ sở chính của công ty và một để dung điều hành trực tiếp tại công trường. Trong chính sách kinh tế, kế hoạch: công ty sử dụng phương thức khoán gọn cho các tổ đội thi công. Công ty chỉ đứng ra ký kết hợp đồng và chịu trách nhiệm về pháp lý, về chất lượng thi công và tạm ứng tiền dựa vào giấy tạm ứng của đội thi công đã được phê duyệt. Do đó, các tổ đội chủ động thu mua nguyên vật liệu, thuê máy móc thi công … cũn cỏc phũng ban có nhiệm vụ hỗ trợ cho các tổ đội đó theo các lĩnh vực chuyên môn của mình. Về chính sách kinh tế, kỹ thuật: Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên lành nghề và cán bộ kỹ thuật hùng hậu đáp ứng mọi điều kiện thi công của các công trình phức tạp, kỹ thuật cao. Trong giai đoạn hiện nay, để nắm bắt được những tiến bộ của khoa học, kỹ thuật tiên tiến công ty đã không ngừng, đào tạo cán bộ, đội ngũ kỹ thuật mạnh dạn đầu tư chiều sâu, mua sắm thiết bị hiện đại tạo cơ sở vật chất của công ty nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của tất cả các nhân viên trong công ty để phù hợp với xu thế kinh tế hiện nay. 2.2.Thực trạng phân tích tài chính tại công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại HT Việt Nam 2.2.1.Phân tích bảng cân đối kế toán của công ty Trên cơ sở các thông tin trên bảng cân đối kế toán, công ty phân tích khái quát tình hình tài chính thông qua các nội dung sau: * Phân tích kết cấu vốn và tài sản - Tình hình biến động tài sản của công ty qua hai năm 2009 - 2010: Từ số liệu trong bảng 1, công ty tiến hành phân tích sự biến động tài sản của công ty như sau: Quy mô tài sản của công ty tăng rất nhanh từ 31.317 triệu đồng lên 51.055 triệu đồng (tăng 19.738 triệu tương đương với 63%). Trong kết cấu tổng tài sản thì tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu và có xu hướng tăng, chiếm 85,46% năm 2009 và 83,47% năm 2010. Điều này phù hợp với thực tế kinh doanh của công ty, do đặc thù công ty hoạt động trên lĩnh vực thương mại và dịch vụ nên tài sản chủ yếu là các tài sản ngắn hạn. Bảng 2.3. Kết cấu tài sản của công ty năm 2009 - 2010 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng A. Tài sản ngắn hạn và đầu tư ngắn hạn 26.764 85,46 42.616 83,47 1. Tiền 2.764 8,80 13.341 26,13 2. Các khoản phải thu 16.296 52.03 15.746 30,84 3. Hàng tồn kho 7.663 24,47 13.450 26,34 4. TSLĐ khác 41 0,16 79 0,16 B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 4.553 14,54 8.439 16,53 1. Tài sản cố định 4.179 13,34 4.446 8,70 2. Xây dựng cơ bản dở dang 374 1,20 3.993 0.00 3. Các khoản ký quỹ ký cược dài hạn Tổng tài sản 31.317 100% 51.055 100% (Nguồn: Phòng Tài chính kế toán công ty ) Về cơ cấu tài sản ngắn hạn, các khoản phải thu luôn chiếm tỷ trọng lớn, về mặt lượng thì các khoản phải thu giảm tuy nhiên về tỷ trọng cũng có xu hướng giảm, đây là dấu hiệu tốt, năm 2008 là 11.673 triệu đồng; Năm 2009 các khoản phải thu là 16.296 triệu đồng chiếm 52,03% trên tổng số Tài sản trong năm; Năm 2010 là 15.746 triệu đồng chiếm 30,84% trên tổng số Tài sản trong năm. Bên cạnh các khoản phải thu, tiền và hàng tồn kho cũng chiếm tỷ trọng khá lớn, đặc biệt là khoản mục tiền tăng cả về lượng và tỷ trọng, cụ thể trên bảng số liệu cho ta thấy năm 2009 tiền mặt và tiền gửi có số dư là 2.764 triệu đồng, chiếm 8,8% trên tổng số tài sản trong năm, Năm 2010 tiền mặt và tiền gửi có số dư là 13.341 triệu đồng, chiếm 26,13% trên tổng số tài sản trong năm. Do tiền trong ngân quỹ không sinh lời do đó công ty cần phải cơ cấu cho hợp lý nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Tài sản cố định của công ty chiếm tỷ trọng rất nhỏ, số tăng trong năm không đáng kể, thậm chí về tỷ trọng còn giảm, cụ thể là năm 2009 là: 4.179 triệu đồng, chiếm 13,34%, năm 2010 là 4.446 triệu đồng, chiếm 8,7% trên tổng tài sản. Điều này là phù hợp đặc điểm về kinh doanh của công ty. Hiện nay tài sản cố định của công ty chủ yếu là các trang thiết bị văn phòng, ô tô... trụ sở chính làm việc của công ty và nhà cửa vật kiến trúc tại các Văn phòng tại công ty - Tình hình biến động vốn của công ty qua hai năm 2009 - 2010 Tình hình biến động vốn của công ty được phản ánh trong bảng số 2 Trong hai năm vốn của công ty chủ yếu được huy động từ nợ và có xu hướng tăng cả về lượng và tỷ trọng, cụ thể năm 2009 là 21.801 triệu đồng ( chiếm 69,6% trên tổng số nguồn vốn của đơn vị trong năm), năm 2010 là 41.962 triệu đồng ( chiếm 82,19% trên tổng số nguồn vốn của đơn vị trong năm ). Trong tổng số vốn được huy động từ nợ thì nợ ngắn hạn từ các ngân hàng thương mại hầu như chiếm chủ yếu và ngày càng tăng, cho thấy việc ưa thích sử dụng nợ ngắn hạn của Công ty. Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại HT Việt Nam vay nợ dài hạn ngân hàng so với nợ ngán hạn là không đáng kể, đây là một hạn chế trong việc huy động vốn của công ty. Bảng 2.4: Kết cấu vốn của công ty năm 2009 - 2010 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng A. Nợ phải trả 21.801 69,6 41.962 82,19 1. Nợ ngắn hạn 7.720 24,7 31.959 62,60 2. Nợ dài hạn 760 2,4 650 1,27 3. Nợ khác 13.321 42,5 9.353 18,32 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 9.516 30,4 9.093 17,81 1. Nguồn vốn kinh doanh 8.838 28,2 8.838 17,30 2. Các khoản phải trả ( bao gồm cả thuế) 165 0.5 0 3. Lãi chưa phân phối 513 1,7 255 0,51 4. Nguồn kinh phí Tổng nguồn vốn 31.317 100% 51.055 100% (Nguồn: Phòng Tài chính kế toán công ty ) Vốn chủ sở hữu của công ty chiếm tỷ trọng không cao. Về mặt lượng, vốn chủ sở hữu năm 2010 thấp hơn so với năm 2009 ( từ 9.516 triệu đồng giảm xuống 9.093 triệu đồng), tuy nhiên về mặt tỷ trọng vốn chủ sở hữu giảm, năm 2009 là 30,4% tổng vốn, năm 2010 giảm xuống còn 17,81%. Như vậy, tổng vốn tăng chủ yếu là do tăng vay ngắn hạn. Đây lại là một hạn chế cho công ty khi tính tới các kế hoạch kinh doanh dài hạn trong tương lai. * Phân tích vốn lưu động thường xuyên Bên cạnh việc phõn tích kết cấu tài sản và nguồn vốn, công ty cũng phõn tớch vốn lưu động thường xuyên. Do đặc thù là một công ty hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực thương mại và dịch vụ nên nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng vốn của công ty. Do vậy, việc quản lý vốn lưu động thường xuyên được công ty rất chú trọng. Để đảm bảo vốn cho quá trình kinh doanh, công ty thực hiện phõn tớch vốn lưu động thường xuyên. Bảng 2.5: Vốn lưu động thường xuyên Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1. Tài sản ngắn hạn 15.762 26.764 42.616 2. Tài sản cố định 4.008 4.553 8.439 3. Nguồn vốn ngắn hạn 7.260 7.720 31.959 4. Nguồn vốn dài hạn 12.510 23.597 19.096 Vốn lưu động thường xuyên (1) - (3) hoặc (4) - (2) 8.502 19.044 10.657 (Nguồn: Phòng Tài chính kế toán công ty ) Theo số liệu của phũng Tài chính kế toán, vốn lưu động thường xuyên của công ty trong ba năm gần đây đều dương. Năm 2008 là 8.502 triệu đồng, năm 2009 là 19.044 triệu đồng và năm 2010 là 10.657 triệu đồng. Vốn lưu động thường xuyên dương tức là vốn dài hạn dư thừa sau khi đầu tư vào tài sản cố định, phần thừa đó được đầu tư vào tài sản ngắn hạn. Tài sản ngắn hạn lớn hơn vốn ngắn hạn, do vậy khả năng thanh toán của doanh nghiệp là khỏ tốt. Ngoài vốn lưu động thường xuyên, để đảm bảo vốn cho quá trỡnh hoạt động kinh doanh, công ty cần phải phân tích nhu cầu vốn lưu động thường xuyên: Bảng số 2.6: Nhu cầu vốn lưu động thường xuyờn Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiờu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1. Hàng tồn kho 3.968 7.663 13.450 2. Cỏc khoản phải thu 11.673 16.296 15.746 3. Nợ ngắn hạn 7.260 7.720 31.959 Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên (1) + (2) - (3) 8.381 16.239 -2.763 (Nguồn: Phòng Tài chính kế toán công ty ) Số liệu tính toán từ bảng 4 cho thấy, trong hai năm 2008 và 2009 nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của công ty đương, chứng tỏ tồn kho và các khoản phải thu của công ty lớn hơn nợ ngắn hạn. Tức là, nhu cầu sử dụng vốn ngắn hạn của công ty lớn hơn vốn ngắn hạn mà công ty huy động được, do đó công ty phải dùng vốn dài hạn và vốn khác để tài trợ vào phần chênh lệch. Năm 2010, nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của công ty âm (2.763 triệu đồng) có nghĩa là vốn ngắn hạn mà công ty huy động từ bên ngoài đó thừa để tài trợ các sử dụng ngắn hạn của công ty. Công ty không cần nhận vốn ngắn hạn để tài trợ cho chu kỳ kinh doanh. 2.2.2.Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Từ cỏc thụng tin trong bỏo cáo kết quả kinh doanh, công ty tiến hành so sánh các chỉ tiờu tài chính giữa các năm để thấy được sự biến động cả về lượng và tỷ trọng của chỉ tiêu. Từ đó, tìm ra nguyên nhân của sự biến động để có giải pháp trong tương lai. Các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả kinh doanh được công ty phản ánh trong bảng sau: Bảng số 2.7: Phõn tích bỏo cáo kết quả kinh doanh Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Lượng % Lượng % Lượng % 1. Doanh thu 78.979 100 102.263 100 157.516 100 2. Giá vốn hàng bán 74.241 94 97.272 151.841 3. Lợi nhuận gộp 4.738 6 4.990 5.675 4. Chi phí bán hàng 3.712 4,7 2.972 2,9 2.028 1,2 5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 22 0,02 105 0,1 46 0,02 6.Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 1.004 1.913 3.601 7. Thu nhập hoạt động tài chính 2 26 27 8. Chi phí hoạt động tài chính 710 1.227 3.345 9. Lợi nhuận hoạt động tài chính -708 -1.201 -3.318 10. Các khoản thu nhập bất thường 0 259 0 11. Chi phí bất thường 0 259 0 12. Lợi nhuận bất thường 0 0 0 13. Tổng lợi nhuận trước thuế 296 712 283 14. Thuế TNDN phải nộp 83 199 28 15. Lợi nhuận sau thuế 213 513 255 (Nguồn: Phòng Tài chính kế toán công ty ) Các số liệu từ bảng 5 cho thấy: Doanh thu bán hàng hàng năm trong 3 năm (2008 - 2010) đều tăng, thể hiện khả năng mở rộng quy mô kinh doanh của cụng ty. Cụ thể Doanh thu năm 2008 là 78.979 triệu đồng, Doanh thu năm 2009 là 102.263 triệu đồng ( tăng 29,4% so với năm 2008), Doanh thu năm 2010 là 157.516 triệu đồng ( tăng 54,03% so với doanh thu năm 2009). Lợi nhuận sau thuế của công ty cũng tăng nhanh trong 3 năm, từ 213 triệu đồng năm 2008 lờn 255 triệu đồng năm 2010. Điều này cho thấy hiệu quả của việc đầu tư vào kinh doanh của công ty là tốt. Lợi nhuận của công ty chủ yếu là từ hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính và Lợi nhuận từ hoạt động khác là khụng đỏng kể. Về mặt cơ cấu, giá vốn chiếm tỷ trọng cao nhất so với doanh thu của công ty, thường xuyờn trờn 90%. Do vậy, để tăng lợi nhuận trong thời gian tới, công ty cần có kế hoạch giảm chi phí kinh doanh, hạ giá vốn hàng bán. Chi phí bán hàng của công ty Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại HT Việt Nam tương đối ổn định, và có xu hướng giảm về tỷ trọng, đây là tín hiệu tốt đối với công ty. Cụ thể số liệu qua các năm (từ 4,7% năm 2008 giảm xuống 2, 9% năm 2009 và còn 1,2% năm 2010). Chi phí quản lý doanh nghiệp được cắt giảm sẽ gỳp phần tăng lợi nhuận của công ty trong tương lai. Phõn tích các tỷ số tài chính Cùng với việc phân tích các chỉ tiêu trong các báo cáo tài chính, công ty cũng sử dụng phương pháp tỷ số để tính toán một số tỷ số tài chính chủ yếu. Các tỷ số tài chính được công ty lựa chọn để phõn tích chủ yếu là cỏc tỷ số về khả năng thanh toán, khả năng hoạt động và khả năng sinh lời, bởi đõy là ba mục tiêu quan trọng mà công ty theo đuổi. Mặt khác, do hạn chế về nhân lực nờn cụng ty mới chỉ phõn tích ba nhóm tỷ số này. Các tỷ số về khả năng thanh toán Bảng 2.8: Các tỷ số về khả năng thanh toán Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiờu Năm 2008 Năm2009 Năm 2010 1. Tài sản ngắn hạn 15.762 26.764 42.616 2. Hàng tồn kho 3.968 7.663 13.450 3. Nợ ngắn hạn 7.260 7.720 31.959 Khả năng thanh toán hiện hành (1/3) (lần) 2,17 3,47 1,33 Khả năng thanh toán nhanh (1-2)/3 (lần) 1,62 2,47 0,91 (Nguồn: Phòng Tài chính kế toán công ty ) Từ những số liệu tính toán trong bảng 6, công ty phân tích khả năng thanh toán như sau: Khả năng thanh toán hiện hành của công ty trong 3 năm đều lớn hơn 1, chứng tỏ khả năng thanh toán hiện hành là tốt. Tuy nhiên, tỷ số khả năng thanh toán hiện hành có xu hướng giảm dần qua 3 năm. Khả năng thanh toán nhanh năm 2010 nhỏ hơn 1, chứng tỏ khả năng thanh toán nhanh là chưa tốt. Công ty cần cải thiện khả năng thanh toán nhanh trong thời gian tới bằng cách nhanh chóng giải phóng hàng tồn kho. * Các tỷ số về khả năng hoạt động Bảng 2.9: Các tỷ số về khả năng hoạt động Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1. Doanh thu 78.979 102.263 157.516 2. Tiền và chứng khoán ngắn hạn 671 2.764 13.341 3. Các khoản phải thu 11.673 16.296 15.746 4. Hàng tồn kho 3.968 7.663 13.450 5. Tài sản cố định (NG) 5.809 6.860 7.012 6. Tài sản 19.770 31.317 51.055 Tỷ số vòng quay tiền (vòng) (1)/(2) 117,7 37,0 11,8 Tỷ số vòng quay hàng tồn kho (vòng) (1)/(4) 19,9 13,4 11,7 Kỳ thu tiền bình quân (ngày) (3)*360/(1) 53,2 57,4 36,0 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định (lần) (1)/(5) 13,6 14,9 22,5 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản (lần) (1)/(6) 4,0 3,3 3,1 (Nguồn: Phòng Tài chính kế toán công ty ) Để đánh giá khả năng hoạt động, công ty tiến hành phân tích các tỷ số về khả năng hoạt động (bảng 7) như sau: - Vòng quay tiền: Vòng quay tiền của công ty trong năm 2008 (117,7) là khá cao, tuy nhiên tỷ số này lại giảm nhanh vào các năm sau (năm 2009 còn 37, năm 2010 giảm xuống còn 11,8). Vòng quay tiền giảm nhanh do tài khoản tiền tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng doanh thu. Để cải thiện tỷ số vòng quay tiền trong thời gian tới, công ty cần chú trọng vấn đề quản lý ngân quỹ. - Vòng quay hàng tồn kho:Vòng quay hàng tồn kho cho biết khả năng quản lý dự trữ của công ty. Trong hai năm 2008 và 2009, vòng quay hàng tồn kho của công ty là không cao và năm 2009 còn thấp hơn 2008. Hàng tồn kho tăng, trong khi doanh thu của công ty tăng mạnh cho thấy khả năng tiêu thụ hàng hoá của công ty khá tốt. Công ty cần tiếp tục phát huy để tăng nhanh vòng quay của hang tồn kho trong những năm tới. - Kỳ thu tiền bình quân: Kỳ thu tiền bình quân của công ty là rất cao, năm 2008 là 53 ngày. điều này chứng tỏ vốn của công ty đang bị chiếm dụng khá nhiều. Mặc dù vậy, kỳ thu tiền bình quân của công ty đang có xu hướng giảm ( năm 2010 giảm xuống 36 ngày ). Kỳ thu tiền bình quân của công ty năm 2010 đã được cải thiện nhưng vẫn còn ở mức cao, nhất là đối với các doanh nghiệp thương mại, do đó công ty cần có kế hoạch đẩy nhanh việc thu hồi các khoản phải thu, nhằm đẩy nhanh vòng quay của vốn. - Hiệu suất sử dụng tài sản cố định: Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty là khá cao. Một đồng tài sản cố định đầu tư vào kinh doanh tạo ra 22,5 đồng doanh thu năm 2010. Tuy nhiên, đây không phải là điều quá bất ngờ vì do đặc điểm kinh doanh của công ty chủ yếu là thương mại và dịch vụ do đó tỷ trọng tài sản cố định rất thấp. Tỷ trọng tài sản cố định thấp làm cho hiệu suất sử dụng tài sản cố định có giá trị cao. - Hiệu suất sử dụng tổng tài sản: Đối với công ty, chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tổng tài sản có ý nghĩa cao hơn hiệu suất sử dụng tài sản cố định bởi nó phản ánh đầy đủ khả năng hoạt động kinh doanh của công ty. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản của công ty năm 2008 là 4, năm 2009 là 3,3 và năm 2010 là 3,1. Như vậy, hiệu suất sử dụng tổng tài sản của công ty đang giảm dần qua các năm, thể hiện ở mỗi đồng tài sản công ty đầu tư mang lại ngày càng ít doanh thu. Tuy nhiên, để đánh giá chính xác hơn hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty, công ty phân tích kỹ hơn khả năng sinh lời. * Các tỷ số về khả năng sinh lời Bảng 8: Các tỷ số về khả năng sinh lời Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1. Lợi nhuận sau thuế 213 513 255 2. Doanh thu 78.979 102.263 157.516 3. Tài sản 19.770 31.317 51.055 4. Vốn chủ sở hữu 9.213 9.516 9.093 Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm (1)/(2) 0.003 0.005 0.002 Doanh lợi tổng TS (ROA) (1)/(3) 0.011 0.016 0.005 Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) (1)/(4) 0.023 0.054 0.028 (Nguồn: Phòng Tài chính kế toán công ty ) Bảng 8 phản ánh các tỷ số về khả năng sinh lời của công ty trong 3 năm 2008 - 2010. Công ty trên cơ sở những tỷ số này đã phân tích khả năng sinh lời như sau: - Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm của công ty không ổn định, năm 2008 là 0,003; năm 2009 tăng lên 0,005 và năm 2010 lại giảm xuống còn 0,002. Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm cho biết năm 2010 cứ 1 đồng doanh thu thì tạo ra 0,002 đồng lợi nhuận. Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm của công ty như vậy là thấp so với các doanh nghiệp trong cùng ngành, và chưa phản ánh đúng thực lực của công ty. - Doanh lợi tổng tài sản Doanh lợi tổng tài sản của công ty cũng không ổn định, năm 2008 là 0,011; năm 2009 tăng lên 0,016 nhưng năm 2010 lại giảm xuống 0,005. Tỷ số doanh lợi tổng tài sản nếu kết hợp với tỷ số hiệu suất sử dụng tổng tài sản cho thấy cho thấy khả năng sinh lợi của tài sản công ty là không tốt và cần được cải thiện nhanh trong thời gian tới. - Doanh lợi vốn chủ sở hữu Doanh lợi vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu được công ty hết sức quan tâm khi bỏ vốn đầu tư vào kinh doanh. Tăng mức doanh lợi vốn chủ sở hữu là mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp. Doanh lợi vốn chủ sở hữu của công ty là chưa cao, năm 2010 chỉ đạt 0,023 tức là cứ mỗi đồng vốn chủ sở hữu đầu tư vào kinh doanh thì mang lại 0.023 đồng lợi nhuận. Tuy chỉ tiêu này không cao nhưng nó đang biến động theo chiều hướng tốt. Doanh lợi vốn chủ sở hữu của công ty đang tăng dần qua các năm, cụ thể năm 2009 tăng lên 0,054 và năm 2010 là 0,028. 2.2.3.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả phân tích tài chính của Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại HT Việt Nam 2.2.3.1. Thời gian hoàn thành phân tích Phân tích tài chính được thực hiện ở công ty vào cuối mỗi năm tài chính, do các cán bộ của phòng Tài chính - kế toán thực hiện dưới sự chỉ đạo của kế toán trưởng. Quá trình phân tích được thực hiện khá nhanh, thông thường kéo dài khoảng một tuần. Trong đó, khâu mất thời gian nhất là thu thập thông tin, thời gian 1 tuần đối với việc phân tích tài chính cả công ty là khá nhanh, đáp ứng được yêu cầu của ban giám đốc trong việc ra các quyết định quản lý. Ngoài ra, khi có nhu cầu về phân tích tài chính, như trước mỗi lần đi vay, công ty đều tiến hành phân tích cụ thể tình hình khả năng thanh toán, phân tích các khoản phải thu, phải trả... Những lần phân tích này đều được tiến hành rất nhanh, chỉ 1 đến 2 ngày. Như vậy, về mặt thời gian phân tích tài chính công ty đã thực hiện khá tốt, cung cấp thông tin kịp thời về tình hình tài chính cho ban Lãnh đạo công ty ban hành các quyết định phục vụ cho công tác quản lý. 2.2.3.2. Chi phí phân tích Về mặt chi phí, công ty chưa có nguồn kinh phí cụ thể dành riêng cho việc phân tích tài chính. Việc phân tích được thực hiện bởi các nhân viên của Phòng Tài chính - Kế toán của công ty, do đó chi phí của việc phân tích tài chính chỉ được ước lượng gián tiếp thông qua chi phí trả lương cho các nhân viên, các chi phí khác phục vụ cho việc phân tích, xử lý thông tin như giấy tờ, máy tính... Những chi phí này được hạch toán trong chi phí hoạt động kinh doanh mà không hạch toán cụ thể cho việc phân tích tài chính. Chi phí lớn nhất mà công ty đầu tư cho phân tích tài chính đó là một phần mềm phục vụ cho phân tích mà công ty phải thuê một công ty tin học thiết kế. Phần mềm này cho phép công ty chỉ việc nhập các số liệu kế toán vào máy tính, sau đó máy tính sẽ tính toán và được ra các kết quả phân tích theo mục tiêu mà công ty yêu cầu. Trên cơ sở các kết quả tính toán đú, cỏc kết toán viên sẽ tiến hành phân tích cụ thể và hoàn thành báo cáo phân tích tài chính. Phần mềm này công ty đã phải mua mất 10 triệu VNĐ. 2.2.3.3 Quy trình phân tích Quy trình phân tích của công ty đã đủ các bước cơ bản nhưng mỗi bước do cỏc phũng khác nhau thực hiện nờn cũn tách biệt chưa hợp lý, có một số các chỉ tiêu phân tích còn cho kết quả chưa chính xác. 2.3.Đánh giá hiệu quả phân tích tài chính của Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại HT Việt Nam 2.3.1.Kết quả đạt được Từ thực trạng phân tích tài chính của công ty Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại HT Việt Nam trong thời gian qua, ta có thể đánh giá hiệu quả phân tích tài chính của công ty như sau: - Về mặt thời gian hoàn thành phân tích, công ty đã thực hiện công việc phân tích với thời gian khá nhanh, do đó đã đáp ứng được yêu cầu của ban giám đốc trong việc ban hành các quyết định quản lý và điều hành các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh, kế toán Tài chớnh…. Việc phân tích tài chính được thực hiện theo định kỳ hàng năm. - Về mặt nội dung hay kết quả phân tích: Báo cáo phân tích tài chính của công ty nhìn chung đã đề cập đến một cách khá toàn diện tình hình tài chính của công ty. Thông tin sử dụng trong phân tích mặc dù chưa đầy đủ (chưa lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ) nhưng đều đã được kiểm toán để đảm bảo độ chính xác. Phương pháp phân tích chủ yếu mà Công ty Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại HT Việt Nam sử dụng là hai phương pháp so sánh và phương pháp tỷ số. Hai phương pháp này đã phát huy được hiệu quả bởi nó khỏ đơn giản, dễ áp dụng, giúp nhà phân tích tiết kiệm được thời gian, chi phí và mang lại hiệu quả nhất định. Các chỉ tiêu tài chính cơ bản của công ty như doanh thu, chi phí, lợi nhuận,... đều được phân tích cụ thể, đã phản ánh được phần nào tình hình tài chính của công ty trờn cỏc mặt cơ cấu tài chính, khả năng thanh toán, khả năng hoạt động và khả năng sinh lời. 2.3.2.Hạn chế của công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại HT Việt Nam còn tồn tại 2.3.2.1.Hạn chế Thực trạng hiệu quả phân tích tài chính của Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại HT Việt Nam trong những năm qua cho thấy, bên cạnh những kết quả đã đạt được, hiệu quả phân tích tài chính của công ty có thể cao hơn nếu khắc phục được những hạn chế sau: Phân tích tài chính chưa được thực sự chuyên môn hoá trong công ty. Việc phân tích tài chính của công ty chưa thực sự được coi trọng, biểu hiện cụ thể là chưa có những cán bộ có chuyên môn về phân tích tài chính. Công ty chưa có những khoản kinh phí cụ thể dành cho phân tích tài chính hàng năm. Chi phí cho cán bộ phân tích tài chính cũng không có mà nó được coi là nhiệm vụ của các nhân viên phòng kế toán, do đó việc phân tích còn gặp nhiều khó khăn. Công tác tổ chức phân tích cũng như quy trình phân tích chưa được thực hiện một cách khoa học, chặt chẽ mang tính chất tự phát. Các bước của quy trình phân tích không được thực hiện đầy đủ nên dẫn đến tình trạng nội dung phân tích nhiều khi không phù hợp với mục tiêu phân tích. Hiệu quả phân tích tài chính và tính thực tế của việc phân tích vì thế bị giảm sút. Bỏo cáo phân tích tài chính của công ty vẫn mang nặng tính chất hình thức. Việc ban hành các quyết định quản lý cũng như quyết định tài chính dựa trên các báo cáo phân tích tài chính của công ty vẫn chưa được thực hiện. 2.3.2.2. Nguyên nhân * Nguyên nhân chủ quan: Hiệu quả thông tin mà công ty sử dụng để phân tích cũng còn chưa cao. Các thông tin mà công ty sử dụng chủ yếu là các thông tin nội bộ doanh nghiệp mà chưa sử dụng các thông tin bên ngoài như các thông tin về thị trường, về ngành kinh doanh, về đối thủ cạnh tranh... - Thông tin kế toán nhiều khi không được cập nhật do tại các chi nhánh vào thời điểm cuối năm thường rất bận nên kế toán viên không kịp cập nhật. Các báo cáo tài chính của công ty vẫn chưa đầy đủ, công ty chưa lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ, do đó công ty chưa thể phân tích được cụ thể dòng tiền của doanh nghiệp. Đây là một nội dung phân tích khá quan trọng đối với các doanh nghiệp thương mại và kinh doanh dịch vụ đòi hỏi công ty cần phải phân tích trong thời gian tới. - Về mặt phương pháp phân tích công ty mới chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp tỷ số theo cách truyền thống. Về phương pháp so sánh công ty mới chủ yếu so sánh sự thay đổi giữa các năm kế tiếp, do đó mới chủ yếu phản ánh sự biến động của các chỉ tiêu giữa các năm mà chưa thấy được nguyên nhân của sự biến động đú. Cỏc tỷ số của công ty chỉ là các tỷ số độc lập, chưa có sự so sánh các tỷ số này với các tỷ số của các doanh nghiệp cạnh tranh, do vậy còn mang nặng tính chủ quan. - Nội dung phân tích của công ty vẫn chưa đầy đủ, do đó chưa phản ánh hết được tình hình tài chính của công ty. Công ty vẫn chưa thực hiện phân tích diễn biến vốn và sử dụng vốn. Nhiều chỉ tiêu tài chính công ty đã tính toán nhưng chỉ dừng ở mức đánh giá mà chưa lý giải được nguyên nhân và đề ra các đề xuất giải pháp khắc phục. Một số tỷ số tài chính do công ty sử dụng số liệu không phù hợp, kết hợp giữa số liệu thời điểm trên bảng cân đối kế toán với số liệu thời kỳ trên báo cáo kết quả kinh doanh, do đó không phản ánh chính xác tình hình tài chính của công ty. - Công ty chưa thực hiện phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ, cũng như tiến hành dự báo tình hình tài chính của các năm sau. - Trình độ cán bộ thực hiệ.n phân tích tài chính còn nhiều hạn chế. Các cán bộ thực hiện phân tích tài chính của công ty là các nhân viên kế toán của công ty. Các nhân viên kế toán này chưa được đào tạo chuyên nghiệp về tài chính cũng như nghiệp vụ phân tích tài chính doanh nghiệp, nhiều khi các thông tin kế toán không được cập nhật ngay khi nó phát sinh, nhất là thời điểm cuối mỗi năm, công việc rất bận. Điều này làm ảnh hưởng khá lớn tới hoạt động phân tích tài chính cũng như quản lý tài chính của công ty, do đó các thông tin phân tích của công ty nhiều khi không đầy đủ. * Nguyên nhân khách quan: Thứ nhất, đó là sự không thống nhất trong các văn bản quy phạm pháp luật về tài chính. Thứ hai, đó là Việt Nam chưa có được hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành. Vì vậy, trong thời gian tới, Bộ tài chính cần có kế hoạch hoàn thiện những hạn chế trên để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp. CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI HT VIỆT NAM 3.1.Định hướng nâng cao hiệu quả phân tích tài chính của công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại HT Việt Nam - Tăng cường nguồn vốn kinh doanh và xây dựng các cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh. - Công ty cần có chương trình tổ chức thu thập, phân loại thông tin, thị trường, khách hàng tạo ra cơ hội kinh doanh phù hợp, nhất là tập trung đẩy mạnh hơn nữa trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh. Thực hiện dân chủ, công khai trong kinh doanh, quản lý điều hành, xây dựng kế hoạch. Lập kế hoạch đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn trong quản lý và nghiệp vụ kinh doanh cho cán bộ công nhân viên. Đảm bảo bố trí công việc phù hợp để nâng cao hiệu quả công tác của mỗi cán bộ, nhân viên. Tăng cường công tác quản lý, động viên nguồn nhân lực bằng việc gắn học tập với hiệu quả và trách nhiệm cá nhân. Hoàn thiện các chế tài quản lý kinh doanh, kết hợp giữa lấy động lực phân phối kết quả kinh doanh và kỷ luật hành chính thúc đẩy các đơn vị và cán bộ tích cực chủ động tạo việc, tạo phong trào thi đua kinh doanh lành mạnh. Để thực hiện mục tiêu và định hướng phát triển của công ty thì công tác phân tích tài chính công ty được đặc biệt chú trọng. Quan điểm của công ty về công tác phân tích tài chính trong thời gian tới là: Xây dựng một hệ thống phân tích tài chính doanh nghiệp hoàn chỉnh nhằm cung cấp những thông tin tài chính có hiệu quả cho ban lãnh đạo công ty trong việc ban hành các quyết định về mặt quản lý. Đào tạo một đội ngũ cán bộ phân tích tài chính có chuyên môn vững về cả nghiệp vụ kế toán và nghiệp vụ tài chính nhằm thực hiện tốt quy trình phân tích tài chính hàng năm của công ty. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, nhất là công nghệ thông tin phục vụ cho việc thu thập các thông tin kế toán cũng như phân tích tình hình tài chính của công ty. 3.2.Giải pháp nâng cao hiệu quả phân tích tài chính tại công ty Cổ phần xây dựng và thương mại HT Việt Nam 3.2.1.Chuyên mụn hóa phân tích tài chính trong công ty Để có thể nâng cao hiệu quả của phân tích tài chính trong doanh nghiệp thì việc chuyên môn hoá phân tích tài chính là hết sức cần thiết. Việc chuyên môn hoá trong phân tích tài chính yêu cầu lãnh đạo công ty phải đánh giá đúng tầm quan trọng của phân tích tài chính, và coi đó như một hoạt động định kỳ của công ty. Để làm được như vậy, trong thời gian tới công ty cần phải thực hiện một số công việc sau: Thứ nhất, công ty nờn cú một nguồn kinh phí ổn định phục vụ cho việc phân tích tài chính. Khi có nguồn kinh phí đầy đủ, ổn định thì mới có thể thực hiện được quá trình phân tích có hiệu quả. Nguồn kinh phí này dành để chi cho cỏc khõu của quá trình phân tích bao gồm cả chi phí dành cán bộ phân tích và các chi phí phân tích khác nếu công ty tự tiến hành phân tích. Nếu công ty không tự tiến hành phân tích được thỡ nờn dựng nguồn kinh phí này để thuê một công ty chuyên phân tích tài chính thực hiện việc phân tích. Thứ hai, công ty cần xây dựng một quy trình phân tích khoa học và chặt chẽ. Quy trình phân tích cần được xây dựng cụ thể từ khâu thu thập thông tin cho đến khâu cuối cùng đó là phân tích, soạn thảo báo cáo. Thứ ba, việc phân tích tài chính phải thực sự có ích cho công ty. Các kết quả phân tích phải được áp dụng vào thực tế của công ty chứ không phải chỉ phân tích cho xong. Việc ban hành các quyết định tài chính phải dựa vào các kết quả của phân tích hoạt động tài chính trong năm. Thực tế, trong những năm qua, công ty vẫn tiến hành phân tích tài chính nhưng thực sự việc ban hành các quyết định về mặt quản lý của công ty chưa thực sự sát với kết quả phân tích tài chính. Chỉ khi nào việc ban hành các quyết định quản lý gắn với kết quả phân tích thì việc phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp mới thực sự có hiệu quả. 3.2.2.Nâng cao trình động cán bộ phân tích tài chính trong công ty Trình độ cán bộ phân tích đóng một vai trò quyết định đến hiệu quả phân tích tài chính. Các cán bộ thực hiện việc phân tích tài chính của công ty cũng chính là các nhân viên phòng Tài chính - Kế toán. Các nhân viên này được đào rất chính quy về lĩnh vực kế toán nhưng chưa được đào tạo về mặt quản lý tài chính. Do đó, nhiều khi họ bị nhầm lẫn giữa các nghiệp vụ kế toán với các nghiệp vụ tài chính. Đây là hạn chế phổ biến trong các doanh nghiệp hiện nay. Để có thể phân tích tài chính tốt các nhân viên này phải được đào tạo thêm về các nghiệp vụ tài chính cũng như về phân tích tài chính. Việc đào tạo phải được tiến hành một cách bài bản, tức là công ty cần có kế hoạch hàng năm để bố trí cán bộ đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn để đáp ứng yêu cầu trong công tác quản lý giai đoạn hiện nay, hoặc có chính sách tuyển những cán bộ đào tạo hệ chính quy có nghiệp vụ về tài chính. Trên cơ sở đó cú những cán bộ vững về nghiệp vụ tài chính thì công ty mới có thể xây dựng được một quy trình phân tích tài chính khoa học và chặt chẽ. Trong thời gian qua, việc nâng cao trình độ, nghiệp vụ của công ty vẫn chưa được chú trọng, công ty chưa có được những khoá đào tạo ngắn hạn cũng như dài hạn nhằm bổ sung những kiến thức chuyên môn mới cho cán bộ nghiệp vụ chuyên môn, do đó việc phân tích tài chính của công ty vẫn chỉ mang tính chất hình thức. Do vậy, với định hướng nhằm đưa phân tích tài chính trở thành một công cụ hữu hiệu cho quản lý tài chính cũng như quản lý công ty sau này, công ty cần phải có kế hoạch đào tạo cán bộ nghiệp vụ hàng năm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ 3.2.3.Nâng cao hiệu quả thông tin phân tích tài chính tại công ty Hiệu quả thông tin phân tích tài chính là nhân tố quyết định tới hiệu quả của phân tích tài chính. Thông tin phân tích phải có hiệu quả tức là phải đầy đủ ( thông tin chung, thông tin nội bộ đặc biệt là các thông tin kế toán...), chính xác và được cập nhật thường xuyên, kịp thời. Để có được thông tin đầy đủ, chính xác và cập nhật, phòng Tài chính phải có kế hoạch thu thập, lưu trữ và xử lý thông tin một cách có hệ thống. Thông tin chung về thị trường, về đối thủ cạnh tranh, về ngành kinh doanh công ty có thể thu thập từ các nguồn báo chí, báo cáo thường kỳ của các bộ ngành có liên quan, của chính phủ để từ đó xác định các nhân tố ảnh hưởng tới chiến lược phát triển của công ty. Các thông tin kế toán của công ty cần được cập nhật thường xuyên. Để làm được việc đó, công ty cần phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng kế toán viên. Mỗi kế toán viên có thể phụ trách một mảng, có thể là một số tài khoản nhất định. Nhân viên được giao phụ trách những tài khoản nào thỡ cú nhiệm vụ thu thập thông tin về những nghiệp vụ phát sinh, cũng như những quy định của Nhà nước có liên quan đến lĩnh vực đó. Ví dụ kế toán thuế ngoài việc tính toán, lập quyết toán thuế còn có trách nhiệm cập nhật các thông tin về chính sách thuế của Nhà nước. Do công ty đã có phần mềm kế toán riờng nờn việc thu thập thông tin kế toán một cách chính xác và có hệ thống là không hề khó. Do công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thương mại do đó ngân quỹ đóng một vai trò khá quan trọng trong hoạt động tài chính của công ty. Một mặt tiền là một loại tài sản ngắn hạn nhưng mặt khác do mọi tài sản khác của công ty đều được trao đổi thông qua tiền, do vậy để đảm bảo khả năng thanh toán của công ty thì việc quản lý tiền là cần thiết. Để quản lý tốt tiền hay ngân quỹ của công ty thì việc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ là rất quan trọng. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho thấy sự dịch chuyển của cỏc dũng tiền trong doanh nghiệp, từ đó giúp công ty nâng cao khả năng thanh toán, quản lý tối ưu đối với ngân quỹ của công ty. 3.2.4. Nâng cao nhận thức về phân tích tài chính của chủ doanh nghiệp Công ty cần cử các lãnh đạo cấp cao tham gia các lớp về công tác phân tích tài chính doanh nghiệp công ty để từ đó nắm rõ tầm quan trọng của nó. Từ đây, chủ doanh nghiệp sẽ lập ra nhóm phân tích tài chính hàng năm để hạn chế chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình từ công tác này. 3.2.5. Hoàn thiện nội dung phân tích 3.2.5.1. Phân tích diễn biến vốn và sử dụng vốn Về mặt nội dung, để nâng cao hiệu quả phân tích tài chính của công ty nhằm cung cấp những thông tin chính xác về tình hình tài chính của công ty nhất là những thông tin về tình hình huy động và sử dụng vốn của công ty thì công ty nên tiến hành phân tích diễn biến vốn và sử dụng vốn. Phân tích diễn biến vốn và sử dụng vốn sẽ cho biết trong kỳ công ty đã huy động vốn từ các nguồn nào (tăng nợ vay, giảm các khoản phải thu...) và sử dụng vốn có hợp lý không (đầu tư vào tài sản nào…). Căn cứ vào bảng cân đối kế toán của công ty năm 2010, ta có thể lập bảng tài trợ của công ty như sau: Bảng 3.1: Bảng tài trợ của công ty năm 2010 (Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu Đầu kỳ Cuối kỳ Sử dụng vốn Vốn Lượng Tỷ trọng Lượng Tỷ trọng TÀI SẢN Tài sản ngắn hạn 10.838 13.412 1. Tiền 500,45 4.575 4.075 139,6 2. Các khoản phải thu 3.547 771,932 -2.775,1 3. Hàng tồn kho 6.212 7.924 1.712 58,6 4. TSNH khác 579,214 141,669 - 437,545 Tài sản cố định 868,466 855,338 1. Tài sản cố định (GTCL) 867.973 855,208 -12,765 2. XDCB dở dang 3. Các khoản ký quỹ ký cược dài hạn Tổng tài sản 11.707 14627 VỐN A. Nợ phải trả 7.530 8.682 1. Nợ ngắn hạn 7.530 8.682 1.152 2. Nợ dài hạn 3. Nợ khác B. Vốn chủ sở hữu 4.177 5.585 1. Nguồn vốn 2.000 2.000 2. Lãi chưa phân phối 2.177 3.585 1.408 3. Các khoản phải trả 2. Nguồn kinh phí TỔNG VỐN 11.707 14.267 Tổng 2.560 100% 2.560 100% (Nguồn: Phòng tài chính Công ty) Qua bảng tài trợ của công ty, ta có thể đánh giá khái quát tình hình vốn và sử dụng vốn của công ty như sau: Qua bảng tài trợ của công ty, ta có thể đánh giá khái quát tình hình vốn và sử dụng vốn của công ty như sau: Trong năm 2010, vốn của công ty chủ yếu được huy động từ nguồn vay ngắn hạn ngân hàng. Công ty không huy động vốn từ việc vay dài hạn ngân hàng. Trong tổng số vốn huy động thêm công ty đã đầu tư toàn bộ vào tài sản ngắn hạn, làm tăng tổng giá trị tài sản ngắn hạn của công ty thêm 2.574 triệu đồng. Trong đó, dự trữ tiền tăng nhiều nhất 4.075 triệu đồng (139,6%), hàng tồn kho tăng thêm 1712 triệu đồng(58,6%). Như vậy, thông qua việc phân tích diễn biến vốn và sử dụng vốn, ta có thể thấy rõ hoạt động kinh doanh của công ty đang mở rộng, nhưng chủ yếu vẫn là các hoạt động dịch vụ. Do đặc điểm kinh doanh như vậy, nên cơ cấu đầu tư của công ty chủ yếu là đầu tư vào tài sản ngắn hạn như tiền, hàng tồn kho và các khoản phải thu là hợp lý. Tuy nhiên, hàng tồn kho tăng là một điều đáng lo đối với công ty, vốn của công ty đang bị ứ đọng nhiều. Với một tỷ trọng vốn vay ngắn hạn cao, nếu công ty không tích cực trong việc giải phóng hàng tồn kho thì công ty sẽ gặp khó khăn trong khả năng thanh toán trong thời gian tới. Vốn của công ty chủ yếu được huy động từ Nợ, trong đó đa phần là nợ ngắn hạn. Công ty nên thực hiện vay dài hạn để đáp ứng đủ nhu cầu vốn lưu động thường xuyên và đầu tư mở rộng xây dựng mới trụ sở làm việc tại các chi nhánh trên địa bàn quận để đảm bảo khả năng thanh toán trong tương lai. 3.2.5.2. Phân tích nhóm tỷ số về khả năng cân đối vốn Trong quá trình phân tích các tỷ số tài chính chủ yếu của công ty, công ty chưa đề cập tới nội dung phân tích các tỷ số về khả năng cân đối vốn. Đây là nhóm tỷ số quan trọng, phản ánh cơ cấu vốn cũng như cơ cấu tài trợ của công ty. Chính vì thế, việc công ty không phân tích nhóm tỷ số này đã làm cho hiệu quả phân tích tài chính của công ty giảm sút đáng kể. Việc không phân tích nhóm tỷ số này rõ ràng đã ảnh hưởng đáng kể đến các quyết định huy động vốn của công ty. Cụ thể, cơ cấu vốn của công ty đang bị mất cân đối nghiêm trọng với tỷ trọng nợ chiếm ưu thế, và trong đó hoàn toàn là Nợ ngắn hạn. Việc huy động quá nhiều nợ ngắn hạn đặt công ty trước những rủi ro tiềm tàng về khả năng thanh toán. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả phân tích tài chính, nhằm cung cấp những thông tin cần thiết cho ban giám đốc, công ty nên thực hiện phân tích nhóm tỷ số về khả năng cân đối vốn. Bảng 3.2: Các tỷ số về khả năng cân đối vốn từ năm 2008 đến 2010 (Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1. Nợ 5.446 7.530 8.682 2. Vốn chủ sở hữu 3.722 4.177 5.585 3. Tài sản ngắn hạn 8.233 10.838 13.412 4. Tài sản 9.168 11.707 14.267 5. Tổng nguồn vốn 9.168 11.707 14.267 Tỷ số Nợ (1/4) 0,594 0,643 0,609 Tỷ số cơ cấu nguồn vốn (2/5) 0,406 0,357 0,391 Tỷ số nợ vốn cổ phần (1/2) 1,463 1,803 1,555 Tỷ số cơ cấu tài sản (3/4) 0,898 0,926 0,940 (Nguồn: Phòng tài chính Công ty) Như vậy, theo những tính toán trờn thỡ Tỷ số Nợ của công ty là rất cao và ngày càng tăng, cụ thể năm 2008 tỷ số này là 0,594 đến năm 2009 tăng lên 0,643, và năm 2010 là 0,689. Tỷ số Nợ cao chứng tỏ tài sản của công ty chủ yếu được tài trợ bằng Nợ. Năm 2010, cứ 1 đồng tài sản thỡ cú tới 0,689 đồng được tài trợ bằng Nợ trong khi toàn bộ nợ của công ty là Nợ ngắn hạn, như vậy áp lực của việc trả nợ của công ty là rất lớn. Sử dụng Nợ ngắn hạn, chi phí thấp hơn so với sử dụng các nguồn dài hạn nhưng đi kèm với nó là rủi ro rất lớn. Do Nợ chiếm tỷ trọng lớn, nên tỷ trọng vốn chủ sở hữu của công ty trong tổng vốn là thấp. Điều này được phản ánh trong tỷ số cơ cấu nguồn vốn. Tỷ số này rất thấp, năm 2008 là 0,406 đến năm 2009 là 0,357 và năm 2010 tăng nhẹ lên 0,391. Tỷ số cơ cấu tài sản của công ty là rất cao, điều này phản ánh đặc thù kinh doanh của công ty là trên lĩnh vực thương mại, do đó tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn. Tài sản ngắn hạn của công ty thường xuyên chiếm tỷ lệ cao trong tổng tài sản của công ty. Điều này cũng một phần lý giải tại sao tỷ trọng Nợ ngắn hạn trong tổng vốn của công ty lại chiếm tỷ trọng lớn như vậy. Nợ ngắn hạn được công ty huy động để đầu tư vào tài sản ngắn hạn, trong đó chủ yếu là hàng tồn kho. Tuy nhiên, nếu phân tích cả vốn lưu động thường xuyên và nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, thì có thể kết luận cơ cấu tài trợ của công ty đang bị mất cân đối. Trong thời gian tới, công ty không nên tiếp tục sử dụng Nợ vay ngắn hạn để tài trợ cho tài sản. Công ty nên nhanh chóng giải phóng hàng tồn kho để đáp ứng nhu cầu vốn trong tương lai. 3.2.5.3. Tính toán lại một số tỷ số tài chính Các tỷ số tài chính được tính toán từ những số liệu trong các báo cáo tài chính. Tuy nhiên, các báo cáo tài chính lại được phân thành hai loại: theo thời điểm và theo thời kỳ. Các số liệu trên bảng cân đối kế toán là theo thời điểm trong khi đó các số liệu trên Báo cáo kết quả kinh doanh lại theo thời kỳ. Do đó, đối với các tỷ số tài chính được hình thành từ số liệu từ cả hai báo cáo tài chính như hiệu suất sử dụng tài sản, các tỷ số về khả năng sinh lợi... thỡ cỏc số liệu lấy từ bảng cân đối kế toán nên lấy số bình quân giữa đầu kỳ và cuối kỳ. Như vậy, các tỷ số này mới thực sự phản ánh đúng tình hình tài chính của doanh nghiệp. Thực tế, trong thời gian qua công ty vẫn sử dụng số liệu theo thời kỳ trên Báo cáo kết quả kinh doanh để kết hợp với số liệu ở thời điểm cuối kỳ trên Bảng cân đối kế toán để tính toán các tỷ số. Như vậy, các tỷ số có thể sẽ không phản ánh đúng tình hình tài chính của công ty. Do vậy, để nâng cao hiệu quả phân tích tài chính, công ty nên tính toán lại các tỷ số tài chính đó. Dưới đây là các tỷ số tài chính đã được điều chỉnh lại để công ty có thể tham khảo. Bảng 3.3: Các tỷ số về khả năng hoạt động từ năm 2009 đến năm 2010 (Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1. Doanh thu 26.869 35.895 84.421 2. Tiền và chứng khoán ngắn hạn 244,139 500,45 4.575 3. Phải thu 4.692 3.547 771,932 4. Hàng tồn kho 2.969 6.212 7.924 5. Tài sản cố định 934,758 868,466 855,338 6. Tổng tài sản 9.168 11.707 14.627 Tỷ số vòng quay tiền (1/2) 110,1 71,7 18,5 Tỷ số vòng quay hàng tồn kho (1/4) 9 5,8 10,7 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định 28,7 41,3 98,7 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản (6/5) 9,8 13,5 17,1 (Nguồn: Phòng tài chính Công ty) Như vậy, đối với các tỷ số về khả năng hoạt động, thì đặc biệt các chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cố định và hiệu suất sử dụng tổng tài sản do các số liệu về tài sản cố định và tổng tài sản đã sử dụng số liệu bình quân nên chỉ tiêu đã phản ánh trung thực hơn tình hình hoạt động của công ty. Theo tính toán mới này, hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty là rất cao và tăng nhiều qua các năm. Điều này phản ánh đúng tình hình kinh doanh của công ty đó là do công ty hoạt động trên lĩnh vực thương mại nên lượng vốn đầu tư vào tài sản cố định là rất thấp. Phần lớn vốn của công ty được đầu tư vào tài sản ngắn hạn. Tỷ số hiệu suất sử dụng tổng tài sản phản ánh chính xác hơn khả năng hoạt động của công ty. Theo tính toán lại, hiệu suất sử dụng tổng tài sản của công ty là khá tốt, và tăng nhanh qua các năm. Trong tính toán cũ của công ty thì hiệu suất sử dụng tổng tài sản của công ty tăng nhưng tốc độ chậm hơn. Các tỷ số hiệu suất sử dụng tổng tài sản khi tính toán lại đều tăng so với các tỷ số cũ cho thấy khả năng hoạt động của công ty. Như vậy, việc sử dụng các số liệu bình quân đã phản ánh đúng hơn tình hình hoạt động của công ty. 3.3. Kiến nghị 3.3.1. Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống kế toán kiểm toán Sau những chuyển lớn của nền kinh tế, hệ thống kế toán Việt Nam đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện và ngày càng phù hợp hơn với thông lệ quốc tế. Nhà nước cần ban hành hoặc sửa đổi kịp thời các chế độ, chính sách, các chuẩn mực kế toán và kiểm toán để đảm bảo Luật kế toán được thực sự đi vào và áp dụng đúng trong từng doanh nghiệp trong nền kinh tế. Điều này cũng là yếu tố quan trọng trong quá trình hội nhập của nền tài chính Việt Nam với khu vực và thế giới. 3.3.2. Nhà nước cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu ngành. Chỉ tiêu ngành sẽ cung cấp thông tin quan trọng cho các doanh nghiệp, nó là cơ sở tham chiếu để các nhà phân tích có thể đưa ra các nhận xét, đánh giá, kết luận về hoạt động tài chính của doanh nghiệp mình một cách chính xác. Tuy nhiên hiện nay, chúng ta đó cú chỉ tiêu trung bình ngành nhưng chưa đầy đủ và không kịp thời, chưa thể hiện được vai trò tham chiếu nên gây ra cho doanh nghiệp nhiều khó khăn, lúng túng khi đối chiếu đánh giá hoạt động của doanh nghiệp mình. Do đã chính phủ cần sớm có những văn bản hướng dẫn việc xây dựng và cung cấp hệ thống chỉ tiêu trung bình các ngành. Các cơ quan có trách nhiệm cần phối hợp xây dựng để có sự thống nhất trong toàn nền kinh tế, bảo đảm tính chuẩn mực, khách quan cho những chỉ tiêu này. 3.3.3 Nhà nước và các cơ quan chủ quản cần thống nhất chương trình đào tạo. Phân tích tài chính doanh nghiệp và kế toán tài chính, kế toán quản trị tại các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành kinh tế. Tăng cường phổ biến những kinh nghiệm vận dụng phân tích tài chính doanh nghiệp của các nước trong khu vực và thế giới cho sinh viên kinh tế và các cán bộ tài chính kế toán của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế 3.3.4 Cơ quan chủ quản nờn cú quy định thời hạn bắt buộc nộp báo cáo phân tích tài chính đối với các Doanh nghiệp. Nhà nước trực tiếp là Bộ tài chính cần có những qui định cụ thể về thời gian nộp báo cáo, qui định về việc công bố thông tin phân tích tài chính trên phương tiện thông tin đại chỳng.Tất cả những điều này sẽ thúc đẩy Doanh nghiệp hoạt động sản xuất hiệu quả hơn, làm lành mạnh hoá tài chính doanh nghiệp. KẾT LUẬN Trong chặng đường hình thành và phát triển của mình, giai đoạn đổi mới chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập chung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước là thời kỳ khó khăn nhất đối với công ty nói riêng và các Doanh nghiệp Nhà nước nói chung. Tuy nhiên chính trong giai đoạn này, công ty đã khẳng định được sức mạnh của mình: Đứng vững và phát triển bằng chính nội lực của bản thân. Đúng là "lửa thử vàng, gian nan thử sức". Trong những năm qua công ty đã đạt được nhiều thành tích sản phẩm của công ty không ngừng cải tiến, đáp ứng được yêu cầu của thị trưởng, sản lượng, doanh thu tiêu thụ, lợi nhuận có xu hướng ngày càng tăng. Tuy nhiên bên cạnh những thành công đã đạt được, công ty vẫn còn nhiều hạn chế như cơ cấu vốn mất cân đối, hiệu quả sử dụng vốn chưa tương xứng với lượng vốn bỏ ra, ứ đọng vốn trong khâu thanh toán, ... tất cả các điều đó làm cho tốc độ phát triển của công ty còn bị hạn chế. Theo ý chủ quan của mình, em đã nêu ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm tăng cường năng lực tài chính của công ty. Tuy nhiên do thời gian thực tập chưa được bao lâu, trình độ bản thân còn nhiều hạn chế bước đầu làm quen với tình hình thực tế nên em cũn cú những thiếu sót không thể tránh khỏi. Vì vậy em mong rằng sẽ nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô giáo và các bạn để bài viết hoàn thiện hơn, góp phần nhỏ bé làm cho công ty phát triển vững mạnh hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo Quyết toán Tài chớnh của Công Ty năm 2008, 2009, 2010. 2. TS Vò Duy Hào (2008), Những vấn đề cơ bản về quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội 3. PTS.Ngô Thế Chi, PTS.Đoàn Xuân Tiến, PTS.Vương Đình Huệ (1995), Kế toán - Kiểm toán và Phân tích tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội. 4. Các quyết định của Công ty ban hành cơ chế điều hành Tài chớnh năm 2008, 2009, 2010. 5. Chiến lược Tài chính giai đoạn 2006 -2010. 6. Báo cáo tổng kết công tác Tài chính năm 2008, 2009 và năm 2010 của Công ty. 7. Giáo trình Quản lý Tài chính công - nhà xuất bản tài chính năm 2009 8. Thông tư số /TT-BTC ngày 23/06/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện. 11. Nghị định /NĐ-CP ngày 25/04/2006 của chính phủ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuận văn Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty Công ty Cổ phần xây dựng và thương mại HT Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan