Tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản tại Bộ Thương mại: Luận văn
Giải pháp nâng cao hiệu
quả Quản lý nhà nước về
đầu tư XDCB tại Bộ
Thương mại
2
MỤC LỤC
Mở đầu ................................................................................................................. 1
Chương I: Những vấn đề lý luận chung về đầu tư xây dựng cơ bản và quản lý
Nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản ............................................................... 3
I- Lý luận chung về đầu tư xây dựng cơ bản ......................................................... 3
1- Khái niệm, vaivà phân loại đầu tư trong nền kinh tế ........................................ 4
2- Khai sniệm, vai trò và đặc điểm của đầu tư xây dựng cơ bản ........................... 4
3- Khái niệm về vốn đầu tu và vốn đầu tư xây dựng cơ bản ................................. 6
II- Nội dung quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản .................................. 10
1- Khái niệm quản lý .........................................................................
88 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1076 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản tại Bộ Thương mại, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Giải pháp nâng cao hiệu
quả Quản lý nhà nước về
đầu tư XDCB tại Bộ
Thương mại
2
MỤC LỤC
Mở đầu ................................................................................................................. 1
Chương I: Những vấn đề lý luận chung về đầu tư xây dựng cơ bản và quản lý
Nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản ............................................................... 3
I- Lý luận chung về đầu tư xây dựng cơ bản ......................................................... 3
1- Khái niệm, vaivà phân loại đầu tư trong nền kinh tế ........................................ 4
2- Khai sniệm, vai trò và đặc điểm của đầu tư xây dựng cơ bản ........................... 4
3- Khái niệm về vốn đầu tu và vốn đầu tư xây dựng cơ bản ................................. 6
II- Nội dung quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản .................................. 10
1- Khái niệm quản lý ...........................................................................................
2- Nội dung quản lý Nhà nước về kinh tế trong nền kinh tế Việt Nam ................ 14
3- Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản ................................................. 14
III- Nội dung cơ bản về hiệu quả quản lý đầu tư xây dựng cơ bản ........................ 23
1- Khái niệm hiệu quả quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản ................... 23
2- Hệ thống chỉ tiêu về hiệu quả quản lý đầu tư xây dựng cơ bản ......................... 23
3- Nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư xây dựng cơ bản trong điều kiện kinh tế
thị trường ............................................................................................................ 27
3
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết và ý nghĩa của đề tài
Với sự phát triển có tính tất yếu của ngành Thương mại và trước yêu
cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước nói chung, ngành Thương mại nói
riêng, công cuộc đầu tư xây dựng cơ bản (ĐTXDCB) ngày càng lớn về cả
quy mô lẫn trình độ công nghệ. Để sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả,
việc tìm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý ĐTXDCB có ý nghĩa lý
luận và thực tiễn bức xúc trên nhiều mặt cả về kinh tế xã hội, chính trị, văn
hoá, môi trường, cả ngắn hạn lẫn dài hạn.
Vì vậy, em đã chọn đề tài: " Giải pháp nâng cao hiệu quả Quản lý
nhà nước về đầu tư XDCB tại Bộ Thương mại " làm đề tài chuyên đề thực
tập của mình.
2. Đối tượng và giới hạn của đề tài
* Đề tài tập trung nghiên cứu về hiệu quả quản lý nhà nước (QLNN) về đầu
tư XDCB và chủ yếu là hiệu quả vốn đầu tư.
* Giới hạn của đề tài: Tại Bộ Thương mại và dưới góc độ QLNN về đầu tư
XDCB.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
* Mục đích: Góp phần tìm kiếm giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN về đầu tư
XDCB nói chung, với Bộ Thương mại nói riêng.
* Nhiệm vụ của đề tài:
- Làm rõ thêm về lý luận hiệu quả QLNN về đầu tư XDCB
- Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả QLNN về đầu tư XDCB ở Bộ
Thương mại.
- Đề xuất giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả QLNN đầu tư XDCB
nói chung, với Bộ Thương mại nói riêng.
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài:
Để thực hiện, đề tài vận dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu
sau đây:
- Phương pháp logic, lịch sử.
- Phương pháp so sánh - đối chiếu.
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp mô hình hoá.
4
5. Kết cấu:
Phù hợp với đối tượng, phạm vi nghiên cứu, mục đích và nhiệm vụ đã
được xác định trên đây, ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo, phụ lục, Luận văn gồm 3 phần:
Chương I: Những vấn đề lý luận chung về đầu tư XDCB và QLNN
trong đầu tư XDCB
Chương II: Thực trạng và hiệu quả QLNN về đầu tư XDCB ở Bộ
Thương mại
Chương III: Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả QLNN về đầu tư
XDCB tại Bộ Thương mại
5
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN VÀ
QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
1. Khái niệm, vai trò và phân loại đầu tư trong nền kinh tế:
KHÁI NIỆM:
Đầu tư là quá trình sử dụng, là sự hi sinh các nguồn lực (tiền, tài
nguyên thiên nhiên, sức lao động, trí tuệ và các tài sản vật chất khác ) ở hiện
tại để tiến hành hoạt động: tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các
cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế nói chung, của đại phương, của ngành,
của các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, các cơ quan QLNN, xã hội và các
cá nhân nhằm thu lợi lớn hơn cho người đầu tư trong tương lai.
Kết quả trong tương lai đó có thể là sự tăng trưởng về tài sản tài chính,
tài sản vật chất hay tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực cần thiết cho nền sản
xuất xã hội.
VAI TRÒ:
Những kết quả đạt được trên đây, nhất là kết quả trực tiếp từ sự hi sinh
tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực, có vai trò quan trọng trong
mọi hoàn cảnh, với không chỉ người bỏ vốn mà với toàn bộ nền kinh tế. Các
công trình xây dựng, cấu trúc hạ tầng như nhà máy, hầm mỏ, đường xá, cầu
cống, bến cảng…mà các thành quả đầu tư sẽ tiến hành hoạt động ngay tại nơi
chúng được tạo ra sẽ chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã
hội nơi xây dựng. Ngược lại, hiệu quả mà các công trình mang lại cũng không
nhỏ.
Mỗi khi nhà đầu tư thực hiện một hoạt động đầu tư nào đều có ảnh
hưởng tới nền kinh tế. Không những, tài sản vật chất của người đầu tư trực
tiếp tăng, mức lợi nhuận tăng mà tài sản vật chất, tiềm lực sản xuất của nền
kinh tế tăng thêm. Đồng thời thoả mãn nhu cầu tiêu dùng tăng thêm, đóng góp
cho ngân sách, giải quyết việc làm, giảm tệ nạn xã hội … Ngoài ra, người
lao động đầu tư hoặc được đầu tư để tăng trình độ chuyên môn làm tăng vị thế
bản thân và còn bổ sung nguồn nhân lực kỹ thuật cho nền kinh tế, góp phần
nâng cao trình độ công nghệ và kỹ thuật của nền sản xuất quốc gia.
6
Với từng cá nhân, đơn vị, đầu tư là điều kiện quyết định sự ra đơì, tồn
tại và phát triển của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ. Đối với nền
kinh tế, đầu tư là yếu tố quyết định sự phát triển nền sản xuất xã hội, là chìa
khoá của sự tăng trưởng.
PHÂN LOẠI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ:
Xuất phát từ bản chất và phạm vi lợi ích do đầu tư mang lại, có thể
phân biệt thành ba loại đầu tư như sau:
- Đầu tư tài chính: Là loại đầu tư trong đó người đầu tư bỏ tiền ra cho vay
hoặc mua các chứng chỉ có giá để hưởng lãi suất định trước hoặc lãi suất tuỳ
thuộc vào kết quả hoạt động của công ty phát hành.
- Đầu tư thương mại: Là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra để mua
hàng hoá sau đó bán ra với giá cao hơn nhằm thu lợi nhuận do chênh lệch giá
khi mua và khi bán.
- Đầu tư tài sản vật chất và sức lao động: Trong đó, người có tiền bỏ tiền ra để
tiến hành các hoạt động nhằm tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm tăng
tiềm lực sản xuất kinh doanh và mọi hoạt động xã hội khác, là điều kiện chủ
yếu để tạo việc làm, nâng cao đời sống của mọi người dân trong xã hội. Đó
chính là việc bỏ tiền ra để xây dựng sửa chữa nhà cửa, các kết cấu hạ tầng,
mua sắm trang thiết bị và lắp đặt chúng trên nền bệ và bồi dưỡng đào tạo
nguồn nhân lực… Loại đầu tư này gọi chung là đầu tư phát triển.
Tất cả các tổ chức kinh tế, xã hội và cá nhân bỏ vốn đầu tư, gọi chung
là nhà đầu tư hay chủ thể đầu tư.
2. Khái niệm, vai trò và đặc điểm của đầu tư XDCB
a. Khái niệm:
Xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất vật chất nằm trong giai đoạn
thực hiện đầu tư có chức năng tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng
các tài sản cố định có tính chất sản xuất và không sản xuất cho các ngành kinh
tế thông qua các hình thức: xây dựng mới, cải tạo mở rộng, xây dựng lại, hiện
đại hoá hay khôi phục các tài sản của Nhà nước.
Đầu tư XDCB là một bộ phận của hoạt động đầu tư nói chung, nằm
trong giai đoạn thực hiện đầu tư. Đó là việc bỏ vốn để tiến hành các hoạt động
XDCB (Từ khảo sát quy hoạch đầu tư, thiết kế và sử dụng cho đến khi lắp đặt
thiết bị hoàn thiện việc tạo ra cơ sở vật chất) nhằm tái sản xuất giản đơn và tái
sản xuất mở rộng cá tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân.
7
Để hiểu cụ thể khái niệm trên, ta cần làm rõ một số thuật ngữ sau:
Xây dựng mới là tạo ra những tài sản cố định chưa có trong nền kinh tế
quốc dân; Xây dựng mở rộng là những tài sản đã có trong nền kinh tế quốc
dân và được xây dựng tăng thêm;
Hiện đại hoá là hoạt động mang tính chất mở rộng, các máy móc thiết
bị lạc hậu về kỹ thuật đổi mới bằng cách mua sắm hàng loạt, thay đổi cơ bản
các yếu tố kỹ thuật.
Khôi phục là khi các tài sản cố định đã thuộc danh mục nền kinh tế
quốc dân nhưng do bị tàn phá, hư hỏng nên người ta tiến hành khôi phục lại.
Tái sản xuất giản đơn là thay đổi từng phần nhỏ, công dụng như cũ.
Tái sản xuất tài sản cố định là hoạt động có sự tham gia của rất nhiều
ngành kinh tế, tuy nhiên xây dựng cơ bản là hoạt động trực tiếp kết thúc quá
trình tái sản xuất tài sản cố định; trực tiếp chuyển sản phẩm của các ngành sản
xuất khác thành tài sản cố định cho nền kinh tế. Các tài sản cố định đó là: nhà
cửa, cấu trúc hạ tầng, máy móc thiết bị lấp đặt bên trong, các phương tiện vận
chuyển và các thiết bị không cần lắp khác để trang bị cho các ngành trong nền
kinh tế.
b. Đặc điểm, nội dung của đầu tư XDCB
Từ khái niệm trên, và thực tế hoạt động, đặc điểm của đầu tư XDCB
được khái quát như sau:
Sản phẩm của đầu tư XDCB là đơn chiếc, cố định, nơi sản xuất chính là
nơi tiêu thụ sản phẩm nên sản xuất phải di động, tư liệu sản xuất, sức lao động
cũng phải di động khiến cho công tác quản lý phức tạp hơn.
Sản phẩm của đầu tư XDCB có khối lượng lớn, thi công ngoài trời nên
phải chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên dễ hỏng hóc, mất mát.
Thời gian xây dựng lâu trong khi vốn đầu tư thường lớn dẫn tới nguy
cơ ứ đọng vốn, quá trình đầu tư lại dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế,
chính trị, xã hội.
Là một hoạt động sản xuất vật chất nằm trong hoạt động đầu tư, nội
dung của đầu tư XDCB gồm các phần sau: Thi công xây lắp có thể do xí
nghiệp xây dựng, hợp tác xã xây dựng hay tư nhân cá thể thực hiện; Khảo sát
thăm dò và Thiết kế, hai nôị dung này thường do các tổ chức chuyên môn
thực hiện.
c. Vai trò của đầu tư XDCB
8
Đầu tư XDCB trước hết là một hoạt động đầu tư nên cũng có những vai
trò chung của hoạt động đầu tư như: tác động đến tổng cung và tổng cầu,tác
động đến sự ổn định, tăng trưởng và phát triển kinh tế , tăng cường khả năng
khao học và công nghệ của đất nước.
Ngoài ra, với tính chất đặc thù của mình, đầu tư XDCB là điều kiện
trước tiên và cần thiết cho phát triển nền kinh tế, có những ảnh hưởng vai trò
riêng đối với nền kinh tế và với từng cơ sở sản xuất. Đó là:
- Đầu tư XDCB bảo đảm tính tương ứng giữa cơ sở vật chất kỹ thuật và
phương thức sản xuất.
Mỗi phương thức sản xuất từ đặc điểm sản phẩm, yếu tố nhần lực, vốn
và điều kiện về điạ điểm…lại có đòi hỏi khác biệt về máy móc, thiết bị; nhà
xưởng. Đầu tư XDCB đã giải quyết vấn đề này.
- Đầu tư XDCB là điều kiện phát triển các ngành kinh tế và thay đổi tỷ
lệ cân đối giữa chúng.
Khi đầu tư XDCB được tăng cường, cơ sở vật chất kỹ thuật của các
ngành tăng sẽ làm tăng sức sản xuất vật chất và dịch vụ của ngành, phát triển
và hình thành những ngành mới để phục vụ nền kinh tế quốc dân. Như vậy
đầu tư XDCB đã làm thay đổi cơ cấu và quy mô phát triển của các ngành
kinh tế, từ đó nâng cao năng lực sản xuất của toàn bộ nền kinh tế. Đây là điều
kiện tăng nhanh giá trị sản xuất và tổng giá trị sản phẩm trong nươc, tăng tích
luỹ đồng thời nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân lao động, đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ cơ bản về chính trị, kinh tế xã hội.
Như vậy đầu tư XDCB là hoạt động rất quan trọng: là một khâu trong
quá trình thực hiện đầu tư phát triển, nó có quyết định trực tiếp đến sự hình
thành chiến lược phát triển kinh tế từng thời kỳ; góp phần làm thay đổi cơ chế
quản lý kinh tế, chính sách kinh tế của Nhà nước.
3. Khái niệm vốn đầu tư và vốn đầu tư XDCB
a. Quan niệm về vốn đầu tư
VĐT theo nguồn hình thành và mục tiêu sử dụng được định nghĩa
như sau: VĐT là tiền tích luỹ của xã hội, của các cơ sở sản xuất, kinh doanh
dịch vụ, là tiết kiệm của dân và vốn huy động từ các nguồn khácđược đưa vào
sử dụng trogn quá trình tái sản xuất xã hội nhằm duy trì tiềm lực sẵn có và tạo
tiềm lực mới cho nền sản xuất xã hội. Như vậy, có thể hiểu, VĐT là giá trị tài
sản xã hội được sử dụng nhằm mang lại hiệu quả trong tương lai.
9
Nội dung của VĐT gồm các thành phần sau:
- Tiền (chi phí) mua sắm tài sản cố định (TSCĐ) bao gồm máy móc
thiết bị, đất đai, nhà xưởng, bí quyết công nghệ.
- Tiền (chi phí) mua sắm các tài sản lưu động (TSLĐ) và dự trữ tiền
mặt để thanh toán, trả lương (Vốn lưu động).
- Chi phí chuẩn bị đầu tư bao gồm khảo sát, viết dự án làm thủ tục cấp phép.
- Chi phí dự phòng.
Các thành phần này được hình thành trong quá trình sử dụng vốn để
đầu tư, tỷ trọng của chúng trong tổng VĐT được xét tuỳ theo tính chất, đặc
điểm và tầm quan trọng của từng thành phần.
Vai trò của vốn đầu tư đối với phát triển kinh tế - xã hội
VĐT có vai trò quan trọng, là yếu tố quyết định để kết hợp các yếu tố
SXKD, ảnh hưởng đến tất cả các dự án đầu tư và tác động vào sự phát triển
của đất nước. VĐT không chỉ mang lại kết quả làm tăng giá trị sản lượng
hàng hoá dịch vụ góp phần nâng cao thu nhập bình quân đầu người mà còn có
ý nghĩa thay đổi cơ cấu kinh tế xã hội của quốc gia.
VĐT trực tiếp tạo ra vốn vật chất, cơ sở vật chất kinh tế kỹ thuật phục
vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Phần vốn này chủ yếu dùng
để tạo ra TSCĐ như thiết bị, máy móc, nhà xưởng, các công trình kết cấu hạ
tầng, các công trình công cộng khác…
Khi nghiên cứu vai trò của VĐT thường được xem xét dưới các góc độ
chính sau:
-Thứ nhất: VĐT quyết định đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh
tế.
- Thứ hai: Nhờ có VĐT, công nghệ sản xuất của nền kinh tế được phát
triển, do đó nâng cao năng lực sản xuất của đất nước, tăng sản lượng tiềm
năng của nền kinh tế quốc dân, tăng sức cạnh tranh cho hàng hoá.
- Thứ ba: VĐT với quy mô lớn, được sử dụng có hiệu quả sẽ tác động
tới thu nhập nói chung của nền kinh tế và của từng người dân nói riêng
- Thứ tư: VĐT và sử dụng hiệu qủa VĐT là cơ hôị, là tiền đề tăng thu
nhập và mức sống trong tương lai, tăng khả năng tích luỹ từ nội bộ nền kinh
tế. Nghĩa là, kết quả đầu tư làm tăng thu nhập (Y), nhờ đó một mặt tăng mức
sống do tăng tiêu dùng, mặt khác phần tích luỹ tăng nhờ thu nhập đã tăng
b. Các nguồn vốn đầu tư trong nền kinh tế
10
* Các nguồn vốn đầu tư từ trong nước.
+ Nguồn vốn nhà nước
Nguồn vốn nhà nước là nguồn vốn thuộc sở hữu nhà nước hoặc nguồn
vốn nhà nước huy động được và trực tiếp quản lý việc sử dụng. Vốn nhà nước
có ba thành phần cơ bản:
- Vốn ngân sách nhà nước
- Vốn trong doanh nghiệp nhà nước
- Vốn tín dụng nhà nước
Vốn nhà nước là một nguồn vốn rất quan trọng, có giá trị lớn và tương
đối tập trung trực tiếp chịu sự quản lý của Nhà nước, do đó Nhà nước có thể
sử dụng như một công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế
Vốn đầu tư nhà nước thường được đầu tư vào các ngành, lĩnh vực đòi
hỏi vốn đầu tư lớn, thời gian dài song tỷ suất lợi nhuận thấp tạo môi trường
đầu tư thuận lợi thu hút các nguồn vốn khác; xây dựng cơ sở hạ tầng nâng cao
đời sống nhân dân.
+ Vốn của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Hình thành từ nguồn vốn tự có, từ phần tích luỹ và một phần là vốn
vay, đây là nguồn vốn được sử dụng linh hoạt nhất, mang lại hiệu quả cao
nhất so với các nguồn vốn trong nước khác. Nó thường được đầu tư vào các
lĩnh vực thu lãi suất cao, thời gian thu hồi vốn tương đối ngắn và thường phục
vụ trực tiếp nhu cầu cấp thiết của thị trường.
+ Nguồn vốn tiết kiệm của dân cư
Đây là nguồn vốn nhỏ lẻ nằm phân tán trong dân cư nhưng cũng chiếm
tỷ trọng không nhỏ trong tổng vốn toàn xã hội, có thể trực tiếp tạo ra sản
phẩm hàng hoá dịch vụ thông qua việc sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh
doanh. Ngoài ra, đây còn là một "tấm đệm" cho nền kinh tế khi có những dao
động trên thị trường thế giới thay vì phải vay từ bên ngoài. Chính phủ có thể
huy động nguồn vốn trong dân cư thông qua phát hành trái phiếu.
+ Nguồn vốn tín dụng:
Nguồn vốn này được tập trung ở các ngân hàng và các tổ chức tài
chính (các Công ty bảo hiểm, các quỹ dự trữ, quỹ tín dụng…). Nó thu hút
được các khoản nhàn rỗi chưa được sử dụng của doanh nghiệp và dân cư rồi
thực hiện cho vay với các doanh nghiệp khác cần vốn. Cơ chế hoạt động của
nó giống như bộ máy điều tiết nguồn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu. Ngoài ra
11
nguồn vốn này còn có vai trò quan trọng trong việc giúp xoá đói giảm nghèo,
mục tiêu hoạt động của các ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn,
ngân hàng người nghèo. Nó còn gián tiếp nâng cao mức sống, giảm sự phân
cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư.
* Các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài .
Đây là nguồn bổ sung quan trọng đối với nguồn vốn trong nước. Hầu
hết các nước đều thu hút nguồn vốn này để đầu tư khai thác các lợi thế so
sánh của đất nước. Nguồn vốn này có các bộ phận sau:
+ Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Là vốn của các doanh nghiệp, các cá nhân người nước ngoài đầu tư
sang các nước khác và trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý quá tình sử
dụng và thu hồi vốn đã bỏ ra.
+ Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
Là vốn của các chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính
phủ được thực hiện dưới hình thức việc trợ không hoàn lại, có hàon lại, cho
vay ưu đẫi với thời hạn dài và lãi suất thấp, vốn việc trợ phát triển chính thức
của các nước công nghiệp phát triển.
+ Nguồn vốn của các tổ chức phi chính phủ (NGO)
c. Vốn đầu tư XDCB
+ Khái niệm: Vốn đầu tư XDCB là tổng chi phí bằng tiền dành cho việc
xây dựng mới, mở rộng, xây dựng lại và khôi phục tài sản cố định trong nền
kinh tế quốc dân bao gồm các chi phí trong: Khảo sát quy hoạch xây dựng,
chi phí chuẩn bị đầu tư, chi phí thiết kế và xây dựng, chi phí mua sắm và lắp
đặt thiết bị và các chi phí khác được chi trong tổng dự toán.
+ Nguồn hình thành:
Vốn đầu tư XDCB được hình thành từ những nguồn sau:
- Vốn ngân sách nhà nước: Bao gồm ngân sách trung ương và ngân
sách địa phương.
- Vốn tín dụng đầu tư bao gồm; Vốn của Ngân sách Nhà nước dùng để
cho vay, vốn huy động của các đơn vị kinh tế trong nước và các tầng lớp dân
cư. Vốn vay dài hạn của các tổ chức tài chính, tín dụng quốc tế và kiều bào ở
nước ngoài.
- Vốn đầu tư XDCB tự có của các đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ
thuộc mọi thành phần kinh tế, với các đơn vị quốc doanh, vốn này hình thành
12
từ lợi nhuận(sau khi đã nộp thuế cho Nhà nước), vốn khấu hao cơ bản để lại,
tiền thanh lý tài sản và các nguồn thu khác theo quy định của Nhà nước.
- Vốn hợp tác liên doanh với nước ngoài
- Vốn vay nước ngoài; Vốn do chính phủ vay theo hiệp định ký kết với
nước ngoài, vốn do các đơn vị sản xuất kinh doanh dịch vụ trực tiếp vay của
các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và vốn do ngân hàng đầu tư phát triển đi
vay.
- Vốn viện trợ của các tổ chức nước ngoài
- Vốn huy động của nhân dân bằng tiền, vật liệu hoặc công cụ lao động.
+ Nội dung vốn đầu tư XDCB gồm: vốn dùng cho khảo sát thiết kế,
xây lắp nhà cửa kiến trúc; Vốn để mua sắm và lắp đặt máy móc, thiết bị trong
quá trình sản xuất và hoàn thiện tài sản cố định; Chi phí XDCB khác làm tăng
giá trị tài sản cố định. Nội dung này có liên quan trực tiếp đến qúa trình thực
hiện quản lý hoạt động đầu tư XDCB và là cơ sở để xác định thanh toán khối
lượng thực hiện công tác đầu tư XDCB.
+ Phân loại vốn đầu tư XDCB:
Vốn đầu tư XDCB nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng
các tài sản cố định cho nền kinh tế; đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển
của nền kinh tế. Vì vậy việc phân loại cụ thể vốn đầu tư XDCB là rất cần
thiết, giúp nâng cao và sử dụng có hiệu quả vốn, giúp cho việc quản lý được
thuận tiện, tránh thất thoát lãng phí vốn đầu tư XDCB.
Phân loại vốn đầu tư XDCB theo 3 tiêu thức: Theo nguồn hình thành,
theo yếu tố cấu thành và cuối cùng là phân loại theo hình thức xây dựng.
- Theo nguồn hình thành, vốn đầu tư XDCB gồm: Vốn Ngân sách Nhà
nước cấp, vốn tín dụng ưu đãi, vốn tín dụng thương mại, vốn huy động trong
dân, vốn góp của dân, vốn hợp tác liên doanh nước ngoài, các nguồn vốn
khác.
- Theo yếu tố, vốn đầu tư XDCB gồm: vốn xây dựng và lắp đặt, vốn
mua sắm máy móc thiết bị, vốn kiến thức cơ bản khác.
- Theo hình thức xây dựng, vốn đầu tư XDCB gồm: vốn cho xây dựng
mới, vốn cho khôi phục, vốn cho mở rộng.
II. NỘI DUNG QLNN VỀ ĐTXDCB
1. Khái niệm quản lý
13
Quản lý là một chức năng lao động xã hội bắt nguồn từ tính chất xã hội
của lao động. Theo nghĩa rộng, quản lý là hoạt động có mục đích của con
người. Về cơ bản, quản lý được mọi người cho là hoạt động do một hoặc
nhiều người điều phối hành động của những người khác nhằm thu được hiệu
qủa mong muốn. Tuy nhiên, vì có nhiều quan niệm khác nhau, nên tựu chung
lại, có thể định nghĩa: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của
chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý và khách thể quản lý nhằm đạt mục tiêu
đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường.
Với định nghĩa đó, quản lý phải bao gồm các yếu tố sau:
Chủ thể quản lý
Mục tiêu Khách thể quản lý
Đối tượng bị quản lý
2. Nội dung QLNN về kinh tế trong nền kinh tế Việt Nam
a/ Đặc điểm của QLNN ở Việt Nam
Nhà nước là một phạm trù lịch sử ra đời trong điều kiện xã hội có phân
chia giai cấp và đấu tranh giai cấp, là công cụ quyền lực của giai cấp thống trị
để quản lý xã hội, phục vụ quyền lợi của giai cấp thống trị. Nhà nước là cơ
quan quyền lực có những đặc trưng và đặc quyền riêng nhằm thực hiện vai trò
và chức năng quản lý: quản lý xã hội, quản lý hành chính, quản lý kinh tế của
nhà nước.
QLNN là một dạng quản lý đặc biệt mang tính thực hiện quyền lực nhà
nước. Theo nghĩa chung nhất có thể hiểu:
QLNN là sự tác động có tổ chức, thể hiện ở việc thiết lập các mối quan
hệ xã hội, hình thành các tổ chức, phối hợp các khâu để hoạt động theo đúng
mục tiêu định trước. QLNN là sự tác động có điều chỉnh, bằng pháp luật,
nhằm tạo sự phù hợp giữa chủ thể - khách thể và sự cân bằng của hệ thống.
QLNN còn là sự tác động mang tính quyền lực nhà nước tức là mang
tính pháp lệnh, đơn phương và bắt buộc bằng pháp luật và theo nguyên tắc
pháp chế.
QLNN ở Việt Nam đã qua nhiều quá trình thay đổi về chất cùng với sự
phát triển tất yếu của tình hình kinh tế xã hội. Từ năm 1986 trở về trước, Việt
14
Nam theo đường lối kinh tế tập trung bao cấp, Nhà nước trực tiếp quản lý
từng hoạt động nhỏ của nền kinh tế. Tuy nhiên, nhận thức được những khuyết
điểm của hình thức quản lý này và những đòi hỏi của tình hình kinh tế - xã
hội, Việt Nam đã chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội
chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước. Mỗi nền kinh tế, mỗi cơ chế cần hình
thức quản lý riêng, phù hợp nên QLNN ở Việt Nam cũng có những biến đổi
không nhỏ để phù hợp cơ chế mới. Với những đặc trưng của tình hình kinh tế
- xã hội Việt Nam, QLNN ở Việt Nam cũng có những đặc điểm riêng như
sau:
* QLNN ở Việt Nam mang tính quyền lực đặc biệt: tính mệnh lệnh đơn
phương và quản lý bằng hệ thống chặt chẽ. Trong đó, không ai được lạm dụng
chức quyền, mọi người bình đẳng trước pháp luật, làm theo quy định của
pháp luật. Chỉ có nhà nước có quyền ban bố pháp luật, quản lý xã hội bằng
pháp luật theo nguyên tắc pháp chế.
* QLNN là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh
Tổ chức và bộ máy quản lý được xây dựng thành hệ thống, thông qua
đó, nhà nước điều chỉnh các mối quan hệ bằng pháp luật
* QLNN có mục tiêu và chiến lược
* QLNN có tính chủ động, sáng tạo và linh hoạt
* QLNN không có sự cách biệt tuyệt đối giữa chủ thể và khách thể
* QLNN bảo đảm tính ổn định liên tục trong tổ chức và trong hoạt
động.
b. QLNN về kinh tế
- Quản lý kinh tế là quản lý các hệ thống kinh tế, nói một cách khác, là
sự tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối
tượng và khách thể quản lý, để sử dụng có hiệu quả các tiềm năng, các cơ hội
của hệ thống kinh tế nhằm đạt được mọi mục tiêu trước mắt vầ lâu dài.
Việt Nam là một nước đang phát triển, tiến hành CNH - HĐH trong
điều kiện kinh tế thị trường đầy biến động. Với tiềm lực kinh tế, vị thế chính
trị còn thấp, xuất phát điểm không cao, để đạt được mục tiêu phát triển kinh
tế, tiến lên CNH - HĐH và CNXH, vai trò quản lý của nhà nước với nền kinh
tế Việt Nam ngày càng trở nên quan trọng.
Tuỳ theo yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị và kinh tế - xã hội của
từng giai đoạn mà sắp xếp thứ tự ưu tiên và nội dung các chức năng thay đổi,
15
nhưng nhìn chung các chức năng QLNN về kinh tế tập trung vào quản lý vĩ
mô và gồm những chức năng chủ yếu sau đây:
Một là: Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất,
kinh doanh, bao gồm môi trường chính trị, pháp luật, kinh tế, tâm lý, xã
hội,… là những điều kiện cần thiết để các giới kinh doanh yên tâm bỏ vốn
kinh doanh và kinh doanh thuận lợi, ổn định góp phần phát triển hiệu quả nền
kinh tế đất nước.
Hai là: Định hướng và hướng dẫn phát triển kinh tế. Nhà nước định
hướng phát triển kinh tế và hướng dẫn các nhà kinh doanh, các tổ chức kinh tế
hoạt động đúng định hướng bằng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các
công cụ quản lý như pháp luật, chính sách, thông tin và các nguồn lực của nhà
nước.
Ba là: Tổ chức. Đây là một chức năng quan trọng của QLNN về kinh
tế. Nhà nước sắp xếp tổ chức lại các đơn vị kinh tế nhằm tạo nên cơ cấu kinh
tế hợp lý. Đồng thời, nhà nước còn tổ chức lại hệ thống quản lý, sắp xếp lại
các cơ quan QLNN về kinh tế từ trung ương đến cơ sở, đổi mới thể chế, đào
tạo và đào tạo lại cán bộ QLNN, …
Bốn là: Điều tiết. Nhà nước điều tiết, chi phối thị trường hoạt động
theo định hướng của nhà nước, đảm bảo cho kinh tế phát triển ổn định, công
bằng có hiệu quả. Nhà nước tuân thủ và vận dụng các quy luật khách quan
của kinh tế thị trường, phát huy mặt tích cực của cơ chế thị trường, sử dụng
hàng loạt các biện pháp, công cụ quản lý, thực hiện "phân phối và phân phối
lại thu nhập quốc dân" để thực hiện chức năng điều tiết
Năm là: Kiểm tra, kiểm soát. Nhà nước thực hiện chức năng kiểm tra,
kiểm soát nhằm thiết lập trật tự, kỷ cương trong hoạt động kinh tế, phát hiện
và ngăn ngừa các hiện tượng vi phạm pháp luật, sai phạm chính sách, bảo vệ
tài sản quốc gia và lưọi ích của nhân dân, góp phần tăng trưởng kinh tế và
từng bước thực hiện công bằng xã hội.
Từ những chức năng trên, nhà nước đề ra các nhiệm vụ quản lý cụ thể
cho từng lĩnh vực, từng cấp quản lý, trong từng địa phương khác nhau, xuất
phát từ tình hình và yêu cầu phát triển của từng thời kỳ khác nhau. Một cách
khái quát thì nhà nước cấp trung ương chủ yếu thực hiện các nhiệm vụ quản
lý kinh tế vĩ mô, hướng vào các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Nhà nước các cấp còn
lại chủ yếu thực hiện các nhiệm vụ quản lý phù hợp với luật pháp, với các
16
quyết định quản lý khác của nhà nước trung ương và phù hợp với đặc điểm
kinh tế - xã hội trong phạm vi địa giới lãnh thổ của cấp đó.
Trong thời kỳ đổi mới hiện nay, ở nước ta, tình trạng rối loạn, tự phát,
vô tổ chức và các hiện tượng tiêu cực còn khá phổ biến và có lúc trầm trọng,
vì vậy vai trò QLNN cần được đề cao. Nhà nước vừa phải đổi mới, cải cách
hệ thống quản lý, vừa phải điều hành nền kinh tế với nhiều vấn đề mới nảy
sinh hết sức phức tạp và khó khăn.
Để tiến hành quản lý kinh tế, nhà nước phải sử dụng một hệ thống các
công cụ quản lý, đó là các phương tiện mà nhà nước sử dụng để tác động vào
nền kinh tế (thực chất là tác động vào con người) nhằm đạt tới mục tiêu mong
muốn của mình. Nhìn chung, dưới góc độ quản lý và trong lĩnh vực kinh tế,
các công cụ, các chính sách của QLNN về kinh tế chia thành:
Các công cụ pháp lý, gồm: luật pháp, các văn bản pháp quy của chính
phủ, các chính sách, các quy định, các chương trình, kế hoạch của các cơ
quan nhà nước có chức năng, thẩm quyền và được ban hành đúng trình tự quy
định của pháp luật.
Các công cụ kinh tế, gồm:
- Các công cụ của chính sách tiền tệ, của chính sách tài chính như: dự
trữ bắt buộc, thị trường mở, tái chiết khấu, chi, thu và thuế, tỷ giá hối đoái,…
- Thực lực kinh tế của nhà nước, như ngân sách nhà nước, tiền tệ dự trữ
quốc gia, hệ thống kinh tế nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước.
3. QLNN về ĐTXDCB
Từ những phân tích trên, xem xét cụ thể trong lĩnh vực ĐTXDCB có
thể phát biểu khái niệm về QLNN trong lĩnh vực này như sau:
Khái niệm:
QLNN đối với hoạt động ĐTXDCB là sự tác động của bộ máy QLNN
vào các quá trình, các quan hệ kinh tế - xã hội trong ĐTXDCB từ bước xác
định dự án đầu tư để thực hiện đầu tư và cả quá trình đưa dự án vào khai thác
sử dụng đạt mục tiêu đã định nhằm đảm bảo hướng các ý chí và hành động
của các chủ thể kinh tế vào mục tiêu chung, kết hợp hài hoà lợi ích các nhân,
tập thể và lợi ích của nhà nước.
Ở đây có thể hiểu sự tác động của bộ máy QLNN chính là nhà nước với
hệ thống các cơ quan hành chính chấp hành và điều hành, là tác động của chủ
17
thể QLNN lên đối tượng bị quản lý là quá trình ĐTXDCB và khách thể quản
lý là con người với hành vi hoạt động của họ trong quá trình ĐTXDCB.
Nội dung: Nội dung và hình thức QLNN với ĐTXDCB với sự tham
gia của Nhà nước và các Bộ, ngành, địa phương là khá phong phú.
Trên giác độ quản lý kinh tế vĩ mô, Nhà nước quản lý hoạt động đầu
tư XDCB theo các nội dung sau
+ Nhà nước xác định mục tiêu, hoạch định chiến lược phát triển kinh tế
- xã hội, xây dựng các chính sách, vạch quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội. Kết quả của nó được thể hiện trong quy định quản lý của nhà nước
dưới hình thức pháp lý nhất định.
+ Nhà nước quản lý kinh tế nói chung và quản lý hoạt động ĐT&XD
nói riêng bằng công cụ riêng là pháp luật. Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống luật
pháp liên quan đến đầu tư XDCB bao gồm: ban hành, sửa đổi, bổ sung các
quy chế quản lý đầu tư XDCB, các văn bản dưới luật nhằm một mặt khuyến
khích các nhà đầu tư, đảm bảo hoạt động đầu tư XDCB đáp ứng các đòi hỏi
về cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế trong sự nghiệp công nghiệp hoá -
hiện đại hoá của đất nước.
+ Ban hành các định mức kinh tế kỹ thuật, các chuẩn mực đầu tư
XDCB.
+ Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật của các chủ đầu tư, xử lý
những vi phạm pháp luật, quy định của nhà nước, của giấy phép đầu tư, các
cam kết của chủ đầu tư.
+ Điều chỉnh, xử lý các vấn đề cụ thể, phát sinh trong quá trình phát
hua tác dụng của các kết quả đầu tư XDCB.
+ Phân tích đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tư XDCB, kịp thời bổ
xung, điều chỉnh những bất hợp lý, chưa phù hợp trong cơ chế, chính sách.
+ Đào tạo, huấn luyện đội ngũ cán bộ chuyên môn thực hiện đầu tư và
quản lý đầu tư.
Với các Bộ, ngành, điạ phương, nội dung quản lý hoạt động đầu tư
XDCB gồm:
+ Xây dựng chiến lược, quy hoạch đầu tư XDCB và Xây dựng danh
mục các dự án đầu tư XDCB cho Bộ , ngành, địa phương.
+ Xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn đầu tư XDCB.
18
+ Hướng dẫn các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trực thuộc xây dựng dự
án đầu tư XDCB, lập dự án tiền khả thi, …
+ Trực tiếp giám sát quá trình hoạt động của các dự án đầu tư XDCB
theo chức năng được phân cấp.
+ Hỗ trợ và trực tiếp xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình đầu tư
XDCB của các đơn vị trực thuộc, của các chủ đầu tư tại địa phương …
Các nguyên tắc cơ bản của QLNN đối với ĐT&XD
Trước hết, QLNN về ĐT&XD tuân theo các nguyên tắc cơ bản của
QLNN, đó là:
- Nguyên tắc nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý, Đảng lãnh đạo.
- Nguyên tắc tập trung dân chủ.
- Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ.
- Nguyên tắc phân định và kết hợp chặt chẽ giữa chức năng QLNN về
kinh tế với chức năng quản lý kinh doanh của các tổ chức kinh tế
- Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.
- Nguyên tắc công khai…
Do những đặc thù riêng của hoạt động ĐTXDCB, hoạt động QLNN về
ĐTXDCB còn phải tuân theo những nguyên tắc riêng phản ánh tư tưởng chỉ
đạo riêng đối với quản lý ĐTXDCB. Những nguyên tắc đó là:
Thứ nhất: Nhà nước thống nhất quản lý ĐT&XD đối với tất các các
thành phần kinh tế về mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội; quy hoạch
và kế hoạch phát triển ngành, lãnh thổ; quy hoạch và kế hoạch xây dựng đô
thị nông thôn; quy chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn xây dựng; lựa chọn công
nghệ, sử dụng đất đai, tài nguyên, bảo vệ mội trường sinh thái; thiết kế kỹ
thuật, kiến trúc, xây lắp, bảo hiểm, bảo hành công trình và các khía cạnh xã
hội khác của dự án.
Riêng các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước thì Nhà nước còn quản lý
về các mặt thương mại, tài chính và hiệu quả của dự án.
Thứ hai: Thực hiện đúng trình tự ĐT&XD. Trình tự đó gồm 3 giai
đoạn: Chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và kết thúc xây dựng đưa dự án vào
khai thác sử dụng.
Thứ ba: Phân định rõ chức năng QLNN với quản lý sản xuất kinh
doanh. Quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan QLNN, chủ đầu tư, các tỏo
19
chức tư vấn, các doanh nghiệp xây dựng, cung ứng thiết bị trong quá trình
ĐT&XD.
Yêu cầu chính của quản lý ĐTXDCB
Trong lĩnh vực cụ thể là ĐTXDCB, QLNN có những yêu cầu riêng,
bao gồm:
- Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất kinh doanh phù
hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong
từng thời kỳ để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện
đại hoá, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế theo hướng công nghiệp hoá,
hiện đại hoá, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
- Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả: nói một cách tổng quát là với một
số vốn đầu tư nhất định, phải đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất hay
đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội đã dự kiến, với chi phí vốn đầu tư thấp
nhất. Cụ thể hiện nay là sử dụng các nguồn vốn ĐTXDCB do Nhà nước quản
lý đạt hiệu quả cao nhất, chống tham ô lãng phí.
- Bảo đảm xây dựng theo quy hoạch xây dựng, kiến trúc, đáp ứng yêu
cầu bền vững, mỹ quan, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo môi trường cạnh
tranh lành mạnh trong xây dựng, áp dụng công nghệ tiên tiến, bảo đảm chất
lượng và thời hạn xây dựng với chi phí hợp lý, thực hiện bảo hành công trình.
Các công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với hoạt động
ĐTXDCB
Các chính sách kinh tế; Hệ thống các cơ quan QLNN về ĐT&XD; Quy
chế quản lý ĐT&XD và các luật khác liên quan; Chiến lược kế hoạch
ĐT&XD; các quyết định hành chính.
- Hệ thống bộ máy các cơ quan quản lý hoạt động ĐTXDCB của Nhà
nước là các cơ quan thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành, hoạt động
hành pháp.
- Hệ thống luật có liên quan đến ĐTXDCB như luật đầu tư, luật xây
dựng, luật đất đai, luật bảo vệ môi trường, các văn bản dưới luật kèm theo về
quản lý hoạt động đầu tư như điều lệ và quy chế quản lý ĐT&XD, các quy
chế về quản lý tài chính, vật tư, thiết bị; các quy định quy chuẩn về chất lượng
công trình xây dựng v…v.
- Các chính sách và đòn bẩy kinh tế
20
- Các quy hoạch tổng thể và chi tiết của ngành và địa phương về đầu tư
XDCB; Các kế hoạch định hướng và kế hoạch trực tiếp về đầu tư XDCB và
Danh mục dự án đầu tư.
- Các hợp đồng ký kết với các cá nhân và đơn vị hoàn thành các công
việc của quá trình thực hiện dự án.
- Tài liệu phân tích đánh giá kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư.
Các thông tin về tình hình cung cầu, kinh nghiệm quản lý, giá cả, luật pháp
của Nhà nước và các vấn đề có liên quan đến đầu tư XDCB.
- Phương tiện quản lý hoạt động đầu tư: Hiện nay, phương tiện được sử
dụng rỗng rãi trong quản lý đầu tư là hệ thống điện tử lưu trữ và xủ lý thông
tin hiện đaị, hệ thống bưu chính viễn thông, thông tin liên lạc, các phương tiện
đi lại trogn quá trình điều hành và kiểm tra hoạt động của từng dự án đầu tư.
Trách nhiệm thực hiện QLNN về ĐT&XD
QLNN đối với hoạt động ĐT&XD hiểu theo nghĩa rộng được thực hiện
thông qua tất cả bộ máy nhà nước. Như vậy, trong chừng mực nhất đinh, các
cơ quan trong bộ máy Nhà nước ít nhiều thực hiện chức năng quản lý kinh tế
của Nhà nước.
Người ta có thể phân các cơ quan nhà nước về quản lý kinh tế và quản
lý ĐT&XD thành các loại theo các tiêu chí khác nhau: Thẩm quyền quản lý
kinh tế; cơ sở pháp lý và trình tự thành lập; theo vị trí bộ máy nhà nước. Ở
đây, xem xét nội dung trách nhiệm QLNN về ĐT&XD của một số cơ quan
chính yếu phân loại theo tiêu chí: vị trí trong bộ máy nhà nước. Đó là:
+ QUỐC HỘI: Là cơ quan cao nhất có quyền phê chuẩn và ban hành
các luật pháp có liên quan đến đầu tư, quyết đinh các chủ trương đầu tư lớn có
tầm quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước.
+ CHÍNH PHỦ: Là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính
Nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam.
Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị,
kinh tế, văn hoá xã hội, quốc phòng an ninh và đối ngoại của nhà nước.
+ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ: quyết định các dự án đầu tư thuộc nhóm A
và uỷe quyền cho Bộ trưởng, thứ trưởng cơ quan ngang Bộ, chủ tịch uỷ ban
nhân dân tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương quyết định đầu tư các dự án
thuộc nhóm B và C. Riêng dự án nhóm B phải có sự thống nhất của Bộ
trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư trước khi quyết định. Thủ tướng chính phủ uỷ
21
quyền cho cáca cơ quan trực thuộc chính phủ, các tổ chức và đoàn thể trực
thuộc chính phủ, các tổ chức đoàn thể trực thuộc Trung ương quyết định các
dự án đầu tư nhóm C thuộc các cơ quan này. Riêng dự án nhóm B của các cơ
quan này sẽ do Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư quyết định.
+ CÁC BỘ VÀ UỶ BAN NHÀ NƯỚC
- Bộ Kế hoạch và đầu tư :
Nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách về đầu tư, QLNN về lĩnh vực
đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và đầu tư của người Việt
Nam ra nước ngoài.
Xác định phương hướng và cơ cấu vốn đầu tư bảo đảm sự cân đối giữa
đầu tư trong nước và nước ngoài trình Chính phủ quyết định.
Trình Chính phủ các dự án luật, pháp lênh, các văn bản quy phạm pháp
luật có liên quan đến cơ chế, chính sách về quản lý kinh tế, kkhuyến khích
đầu tư trong và ngoài nước nhằm thực hiện cơ cấu kinh tế phù hợp với chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch để ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.
Cấp giấy phép đầu tư và hướng dẫn các xí nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài triển khai công tác chuẩn bị đầu tư theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam và các quy định có liên quan của Quy chế này.
Tổ chức thẩm định các dự án đầu tư thuộc nhóm A trình Thủ tướng
Chính phủ xem xét, quyết định đầu tư hay đồng ý để Bộ cấp đăng ký kinh
doanh cho các dự án đầu tư thuộc nhóm A không dùng vốn Nhà nước, theo
dõi quá trình đầu tư các dự án đầu tư trong kế hoạch Nhà nước.
Tổng hợp và trình Thủ tướng Chính phủ kế hoạch đầu tư phát triển
hàng năm và 5 năm. Phối hợp Bộ tài chính kiểm tra, giám sát việc thực hiện
kế hoạch đầu tư thuộc các nguồn vốn do Nhà nước quản lý.
Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Thương mại, Bộ Tài chính và
các Bộ, ngành, địa phương hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện Quy chế đấu
thầu.
QLNN về việc lập, thẩm tra, xét duyệt, thực hiện các dự án quy hoạch
phát triển kinh tế - xã hội.
- Bộ Xây dựng:
Thực hiện chức năng QLNN về xây dựng, nghiên cứu các cơ chế chính
sách về quản lý ĐT&XD, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn trình Thủ
22
tướng Chính phủ ban hành hoặc được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền ban
hành.
Ban hành các tiêu chuẩn, quy phạm, quy chuẩn xây dựng quy trình thiết
kế xây dựng, các quy định quản lý chất lượng công trình, hệ thống định mức,
chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật xây dựng, định mức chi phí tư vấn ĐT&XD thoả
thuận để các Bộ có xây dựng chuyên ngành banh hành các tiêu chuẩn, định
mức, quy phạm, các quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng kỹ thuậ
chuyên ngành.
Chủ trì cùng Bộ chuyên ngành kỹ thuật tổ chức thẩm định thiết kỹ thuât
và tổng dự toán của các dự án ĐT&XD nhóm A để cấp có thẩm quyền phê
duyệt. Thống nhất QLNN về chất lượng công trình xây dựng, theo dõi, kiểm
tra, phát hiện và kiến nghị xử lý chất lượng các công trình xây dựng; đặc biệt
là chất lượng các công trình xây dựng .
Hướng dẫn hoạt động của các doanh nghiệp tư vấn xây dựng, doanh
nghiệp xây dựng hoặc các tổ chức quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng
Chủ trì cùng Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ tài chính, Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam và các Bộ, ngành, địa phương hướng dẫn và kiểm tra việc
thực hiện Quy chế quản lý ĐT&XD.
- Bộ Tài chính
Nghiên cứu các chính sách, chế độ về huy động các nguồn vốn đầu tư,
quản lý vốn đầu tư để trình Thủ tướng chính phủ ban hành hoặc ban hành theo
thẩm quyền.
Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc phân bổ kế hoạch cấp
phát vốn đầu tư cho các Bộ, địa phương và cấc dự án quan trọng quốc gia sử
dụng vốn ngân sách Nhà nước.
Thống nhất quản lý các khoản vốn vay và viện trợ của Chính phủ dành
cho đầu tư và phát triển.
Cấp bảo lãnh Chính phủ cho doanh nghiệp (trừ các tổ chức tín dụng)
vay vốn nước ngoài theo quy định của Chính phủ.
Thanh tra, kiểm tra tài chính đối với dự án của các tổ chức, đơn vị sử
dụng nguồn vốn đầu tư của Nhà nước; hướng dẫn, kiểm tra việc quyết toán
vốn đầu tư các dự án đầu tư vốn Nhà nước và thực hiện quyết toán vốn đầu tư
các dự án nhóm A sử dụng vốn Nhà nước.
23
Hướng dẫn việc cấp vốn ngân sách Nhà nước cho đầu tư, vốn sự nghiệp
có tính chất ĐT&XD đối với các dự án, chương trình theo kế hoạch đầu tư và
theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Nghiên cứu cơ chế, chính sách QLNN về tiền tệ, tín dụng ngân hàng
trong ĐT&XD trình Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm
quyền.
Giám sát các tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính tín dụng khác
thực hiện nhiệm vụ: Huy động vốn, cho vay vốn, bảo lãnh vay, thực hiện các
hình thức bảo lãnh.
Thực hiện bảo lãnh các khoản vốn vay nước ngoài của các tổ chức tín
dụng để ĐT&XD.
Các Bộ quản lý ngành
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức
năng QLNN theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Các Bộ quản lý ngành và các cơ quan có liên quan về đất đai, tài
nguyên, sinh học, công nghệ, môi trường, thương mại, bảo tồn, bảo tàng di
tích, di sản văn hoá, cảnh quan, quốc phòng, an ninh, phòng cháy và chữa
cháy có trách nhiệm xem xét và có ý kiến bằng văn bản về các vấn đề có liên
quan của dự án đầu tư trong thời hạn quy định. Sau thời hạn quy định, nếu
không nhận được ý kiến trả lời của các Bộ quản lý ngành có liên quan thì
được xem như các Bộ, ngành và các cơ quan đó đã thống nhất với văn bản đề
nghị.
Các Bộ quản lý xây dựng chuyên ngành
Gồm các Bộ: Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Bộ Công nghiệp ban hành các quy phạm, tiêu chuẩn,
định mức kinh tế - kỹ thuật có liên quan đến xây dựng sau khi có thoả thuận
của Bộ Xây dựng.
+ UBND TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, trong phạm vi chức năng, quyền hạn, thực
hiện trách nhiệm QLNN đối với tất cả các tổ chức và các nhân thực hiện dự
án đầu tư trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
3. Phương pháp QLNN về đầu tư và xây dựng
24
Phương pháp quản lý được coi là nội dung cơ bản của quá trình quản
lý, nó là tổng thể các phương pháp tiến hành hoạt động quản lý dựa trên cơ sở
sử dụng những phương thức kỹ thuật, biện pháp hành chính, biện pháp kỹ
thuật và các biện pháp khác. Những phương pháp này được tác động có định
hướng với khách thể quản lý, đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra.
Có nhiều phương pháp quản lý khác nhau, tuy nhiên trên thực tế quản
lý đặc biệt lưu ý hai phương pháp: phương pháp kinh tế và phương pháp hành
chính.
Phương pháp hành chính: Phương pháp tác động của cơ quan quản lý
lên đối tượng quản lý thông qua những quyết định trực tiếp mang tính pháp
lệnh cao như văn bản, chỉ thị.
Phương pháp này có ưu điểm giải quyết dứt khoát và trực tiếp tuy nhiên
nếu không xác định đầy đủ, chính xác quyền hạn và trách nhiệm môĩ thành
viên, mỗi cấp trong hệ thống quản lý sẽ dẫn đến quan liêu, duy ý chí.
Phương pháp kinh tế: chủ thể tác động gián tiếp vào đối tượng quản
lý bằng các cính sách và đòn bẩy kinh tế, tạo ra cơ chế hướng dẫn đối tượng
quản lý hoạt động mà không có sự tham gia trực tiếp của phương pháp hành
chính và cơ quan hành chính.
Phương pháp này dựa vào lợi ích kinh tế của đối tượng tham gia đầu tư,
lấy kinh tế làm cơ sở và đòn bẩy kinh tế làm công cụ, kết hợp hài hoà lợi ích
nhà nước, xã hội với lợi ích tập thể, các nhân người lao động trong đầu tư
Ngoài ra còn có những phương pháp như:
Phương pháp giáo dục, Phương pháp toán học …
Việc vận dụng tổng hợp các phương pháp quản lý trên đây cho phép
nâng cao hiệu qủa QLNN về ĐT&XD. Mỗi phương pháp có vai trò riêng, khi
áp dụng đúng và linh hoạt các phương pháp sẽ tạo ra những tác động tổng
hợplên hoạt động đầu tư, khắc phục được nhược điểm và bổ sung ưu điểm lẫn
nhau giữa các phương pháp. Mặt khác, con người - đối tượng của quản lý là
tổng hoà các mối quan hệ xã hội; hoạt động quản lý đầu tư, quản lý kinh tế
cũng là sự tổng hợp các quan hệ kinh tế - xã hội - chính trị - pháp luật … Vì
vậy, không thể áp dụng riêng lẻ, cứng nhắc một phương pháp riêng biệt nào,
mà phải biết vận dụng tổng hợp nhiều phương pháp để tạo hiệu quả quản lý
cao nhất.
25
Tuy nhiên, phương pháp kinh tế trong quản lý được coi là phương pháp
quan trọng nhất, có hiệu quả cao, tạo tiền đề để áp dụng các phương pháp còn
lại.
III. NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XDCB
1. Khái niệm hiệu quả QLNN về ĐTXDCB
Hiệu quả QLNN về ĐTXDCB chính là việc nhà nước sử dụng những
công cụ quản lý để điều hành hoạt động ĐT&XD và đạt được sự phát triển về
kinh tế: hạ tầng cơ sở bền vững, các công trình tiếp tục được phát triển ở mức
cao…; sự ổn định xã hội: điều kiện sống của nhân dân được tăng cao, phúc lợi
xã hội được bảo đảm…; cân bằng sinh thái v.v.
Như vậy, nói một cách tổng quát, hiệu quả QLNN về ĐTXDCB trên
giác độ nền kinh tế được thể hiện tổng hợp ở mức độ thoả mãn nhu cầu phát
triển kinh tế nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động, của
hoạt động đầu tư; trên giác độ từng ngành, từng doanh nghiệp thì thể hiện ở
mức độ đáp ứng những nhiệm vụ kinh tế chính trị xã hội đã đề ra cho ngành,
cho doanh nghiệp và cho từng giải pháp kỹ thuật khi thực hiện đầu tư.
2. Hệ thống chỉ tiêu về hiệu quả quản lý ĐTXDCB.
Để đánh giá hiệu quả quản lý ĐTXDCB người ta có thể xét đến tính
khả thi, tính hiệu lực của các văn bản pháp quy ban hành; trình độ thực hiện
QLNN của cán bộ quản lý, chất lượng của bản mô tả dự án đầu tư ; khả năng
phục vụ, tính phù hợp của công trình với nhu cầu của cá nhân, đơn vị, và xã
hội. Tuy nhiên, đây là những kết quả khó lập thành công thức, đòi hỏi thời
gian để kiểm chứng và nhận xét trên cơ sở thực tế khách quan. Vì vậy, để
đánh giá trực tiếp, hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý về ĐT&XD
liên quan chủ yếu đến vốn và sử dụng vốn. Đó là:
- Kết quả thực hiện vốn ĐT XDCB
- Hiệu quả sử dụng vốn ĐT XDCB
a. Kết quả thực hiện vốn ĐT XDCB
Kết quả thực hiện vốn ĐT XDCB thể hiện qua Chỉ tiêu Khối lượng vốn
đầu tư thực hiện; Giá trị tài sản cố định huy động và năng lực sản xuất phục
vụ tăng thêm.
+ Chỉ tiêu khối lượng vốn đầu tư thực hiện
Khái niệm:
26
Khối lượng vốn đầu tư bao gồm tổng số tiền đã chi để tiến hành các
hoạt động của các công trình đầu tư, đó là: các chi phí cho công tác chuẩn bị
đầu tư, xây dựng nhà cửa và cấu trúc hạ tầng, mua sắm máy móc thiết bị để
tiến hành các công tác XDCB và chi phí khác theo quy định của thiết kế dự
toán, được ghi trong dự án đầu tư được duyệt.
Công thức tính
Khối lượng công tác xây dựng
từng loại hoàn thành theo quy x P i + phụ phí + lãi lợi nhuận
định của thiết kế và hợp đồng
ký kết với chủ đầu tư.
b. Tài sản cố định huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm;
Khái niệm:
Tài sản cố định huy động là các công trình hay đối tượng xây dựng có
khả năng phát huy tác dụng độc lập đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm;
đã làm xong thủ tục nghiệm thu sử dụng, có thể đưa vào hoạt động được
ngay.
Năng lực sản xuất dịch vụ tăng thêm là khả năng đáp ứng nhu cầu sản
xuất phục vụ của các tài sản cố định đã được huy động vào sử dụng để sản
xuất ra sản phẩm hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ theo quy định được
ghi trong dự án đầu tư.
Huy động cũng được phân thành 2 loại:
Huy động bộ phận là việc huy động từng đối tượng, từng hạng mục xây
dựng của công trình vào hoạt động ở những thời điểm khác nhau do thiết kế
quy định; Huy động toàn bộ là huy động cùng một lúc tất cả các đối tượng,
hạng mục xây dựng không có khả năng phát huy tác dụng độc lập hoặc dự án
không dự kiến cho phát huy tác dụng độc lập đã kết thúc quá trình xây dựng,
mua sắm và sẵn sàng có thể sử dụng ngay.
Nói chung đối với các công trình đầu tư quy mô lớn có nhiều đối
tượng, hạng mục xây dựng có khả năng phát huy tác dụng độc lập thì được áp
dụng hình thức huy động bộ phận sau khi từng đối tượng, hạng mục đã kết
thúc quá trình xây dựng, lắp đặt, mua sắm.
Còn đối với các công cuộc đầu tư quy mô nhỏ, thời gian thực hiện đầu
tư ngắn thì áp dụng hình thức huy động toàn bộ khi tất cả các đối tượng, hạng
mục công trình đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm, lắp đặt.
27
Tính toán và đánh giá hai chỉ tiêu trên thông qua thông số biểu hiện
bằng hiện vật và thông số giá trị.
Thông số biểu hiện bằng hiện vật như: số lượng các tài sản cố định huy
động, công suất hay năng lực phát huy tác dụng của các tài sản cố định như số
căn hộ, số m² diện tích kho bãi, nhà ở, hoặc mức tiêu dùng nguyên vật liệu
trong một đơn vị thời gian;
Thông số biểu hiện bằng giá trị như: Các tài sản cố định được huy động
tính theo gái dự toán hoặc giá thực tế tuỳ thuộc mục đích sử dụng trogn công
tác nghiên cứu kinh tế hay quản lý hoạt động đầu tư XDCB. Thông số này
cho phép đánh giá tổng hợp toàn bộ khối lượng tài sản cố định được huy động
thuộc các ngành khác nhau, đánh giá tổng hợp tình hình kế hoạch và sự biến
động tài sản cố định được huy động ở mọi cấp độ khác nhau.
Kết hợp hai chỉ tiêu trên theo các thông số giá trị và hiện vật sẽ có
được những luận cứ nhằm xem xét và đánh giá tình hình thực hiện đầu tư.
Trên cơ sở đó đánh gái đươc tình hình thực hiện quản lý đầu tư XDCB. Từ đó
đề ra phương pháp quản lý phù hợp nhất.
Như vậy, có thể nói, kết quả đầu tư XDCB phản ánh mặt lượng của quá
trình sử dụng vốn đầu tư, để nghiên cứu mặt chất cần phải nghiên cứu hiệu
qủa sử dụng vốn của hoạt động đầu tư XDCB.
b. Hiệu quả sử dụng vốn ĐT&XD
Hoạt động đầu tư trong nền kinh tế đều nhằm mang lại hiệu quả cao.
Dưới góc độ nền kinh tế, đó chính là phần kết quả bằng tiền thu được do đầu
tư mang lại, nhưng kết quả của đầu tư tính bằng giá trị chỉ được coi là có hiệu
quả kinh tế khi giá trị thu được lớn hơn số vốn bỏ ra ban đầu sau khi đã qui
đổi giá trị của vốn về cùng một thời điểm theo nguyên tắc kinh tế.
Hiệu quả đầu tư trong nền kinh tế được biểu hiện dưới nhiều góc độ
khác nhau như: hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, hiệu quả trực tiếp và hiệu
quả gián tiếp, hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối, hiệu quả ngắn hạn và
dài hạn. Ở đây chỉ xét trên hai phương diện chủ yếu sau:Hiệu quả kinh tế - tài
chính và hiệu quả kinh tế xã hội. Nói chung hai hiệu quả này là thống nhất,
nhưng nhiều khi mâu thuẫn nhau giưã lợi nhuận và ổn định an ninh chính trị,
bình đẳng xã hội hay ô nhiễm môi trường…
Hiệu quả kinh tế mô tả mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế mà chủ thể
nhận được và chi phí bỏ ra để nhận được lợi ích kinh tế đó. Biểu hiện của lợi
28
ích và chi phí kinh tế phụ thuộc vào mục tiêu mà chủ thể đặt ra (thường là
mục tiêu lợi nhuận).
Hiệu quả tài chính nằm trong hệ thống hiệu quả kinh tế về sử
dụng vốn đầu tư. Hiệu qủa tài chính được xác định bằng kết quả đạt được nhờ
sử dụng các nguồn vốn đầu tư bỏ ra. Để phản ánh hiệu quả này phải dùng hệ
thống chỉ tiêu đánh giá và phân tích, công thức biểu hiện như sau:
Các kết quả kinh tế đạt được do thực hiện đầu tư
Hiệu quả kinh tế VĐT = ------------------------------------------------------------
Tổng số VĐT đã thực hiện để tạo ra kết quả đó
Trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân và từng ngành kinh tế hiệu
quả VĐT được thể hiện bằng hệ số hiệu quả.
Hệ số hiệu quả vốn ĐT&XD được tính như sau:
∆(V + M)
E = ---------------
K
Trong đó E: Hệ số hiệu quả VĐT
∆(V +M): Mức tăng hàng năm của giá trị tăng thêm
K: Số vốn ĐT&XD thực hiện.
Đối với từng công trình hoặc doanh nghiệp, để đơn giản người ta có thể
tính hệ quả là tỷ số giưã lợi nhuận với VĐT XDCB đã bỏ ra:
Đó là chỉ tiêu: Lợi nhuận thuần / Vốn đầu tư XDCB
Nộp ngân sách / Vốn đầu tư XDCB
Tổng giá trị sản xuất/ Vốn đầu tư XDCB.
Hiệu quả xã hội là hiệu quả mà chủ thể nhận được trong việc thực
hiện các mục tiêu chính trị, xã hội. Chẳng hạn giải quyết công ăn việc làm,
công bằng xã hội, xoá đói giảm nghèo, môi trường…
Những chỉ iêu cụ thể là: số lao động có việc làm do thực hiện đầu tư
XDCB; chỉ tiêu gia tăng mức thu nhập của mỗi nhóm dân cư; trình độ kỹ
thuật sản xuất, v v…
Hiệu quả kinh tế và hiệu quả chính trị xã hội của VĐT còn được thể
hiện qua một số chỉ tiêu như hệ số ICOR, HDI, tỷ trọng thất nghiệp, hệ số
bình đẳng…
29
Trong nền kinh tế thị trường, giải quyết mối quan hệ hài hoà giưã hiệu
quả kinh tế và hiệu quả xã hội, hiệu quả trực tiếp liên quan đến lợi ích từng cá
nhân và hiệu quả gián tiếp ảnh hưởng nền kinh tế - xã hội trong việc sử dụng
vốn có ý nghĩa quan trọng để định hướng đúng đắn sự phân bổ và sử dụng
vốn có hiệu quả. Trên giác độ nền kinh tế, quan hệ giữa hiệu quả trực tiếp và
hiệu quả gián tiếp của dự án và hiệu quả chung của nền kinh tế phải đặt ra
một cách song song, vừa phải đảm bảo lợi ích của dự án, vừa phải đảm bảo
lợi ích chung của nền kinh tế. Đây là nguyên tắc phải được quán triệt trong
đầu tư phát triển kinh tế.
3. Nâng cao hiệu quả quản lý ĐTXDCB trong điều kiện kinh tế thị trường
a. Nền kinh tế thị trường và cơ chế thị trường - Những đặc điểm cần lưu ý:
Kinh tế thị trường là kinh tế hàng hoá, sản xuất để trao đổi, gắn liền
với phân công lao động và trình độ chuyên môn hoá. Đây là hình thức văn
minh, nền kinh tế có động lực, có sự đua tranh, sản xuất gắn với nhu cầu, nền
kinh tế mở.
Cơ chế thị trường là cơ chế vận hành nền kinh tế, ở đó các quy luật
khách quan phát huy tác dụng, với 3 thành tố:
- Thị trường hoạt động theo quy luật vốn có của nó
- Nhà nước nằm bên trong và điều tiết thị trường
- Người tiêu dùng, nhà doanh nghiệp - những tác nhân năng động của
cơ chế thị trường được hoạt động tự chủ nhưng tuân thủ quy luật của thị
trường và chịu sự điều tiết của nhà nước.
Kinh tế thị trường có những đặc trưng cơ bản cần nhận biết để vận
dụng phù hợp:
- Tự do, tự nguyện đề cao vai trò của người tiêu dùng và người sản
xuất. - Kinh tế thị trường gắn liền với sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế,
nhiều loại hình sản xuất kinh doanh
- Nhà nước không can thiệp trực tiếp mà định hướng, tạo môi trường
điều tiết nền kinh tế
- Kinh tế thị trường là nền kinh tế mở.
- Kinh tế thị trường gắn liền với những khuyết tật vốn có của nó: tính
lợi ích được đặt hàng đầu dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt, sự độc quyền và đặt
ra những vấn đề về môi trường, xã hội, đạo đức, lối sống.
b. Vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý về ĐTXDCB trong điều kiện hiện nay:
30
Qua hơn mười năm đổi mới, chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều
thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo
định hướng XHCN, vai trò QLNN nói chung và QLNN về ĐTXDCB nói
riêng ở nước ta không ngừng được nâng cao và đã có những bước chuyển đổi
cơ bản.
Nhưng, trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường, năng lực và
kinh nghiệm QLNN về ĐTXDCB còn nhiều hạn chế, lại chịu những tác động
phức tạp từ bên ngoài nên quản lý ĐTXDCB còn những mặt yếu kém, hiệu
lực và hiệu quả thấp.
Cơ chế thị trường có tính hai mặt, trong khi mặt tích cực chưa được
khai thác và phát huy tốt thì mặt tiêu cực lại tác động mạnh vào toàn bộ đời
sống kinh tế và xã hội, trong đó có bộ máy QLNN về ĐTXDCB. Hơn nữa,
hoạt động ĐTXDCB là một hoạt động khá phức tạp, quản lý và vận hành
ĐTXDCB trong nền kinh tế thị trường phức tạp và sôi động, đan xen nhiều
yếu tố kinh tế đôi khi đối lập nhau là một vấn đề khó.
Như vậy, trong QLNN về ĐTXDCB hiện nay cần chú ý:
Thứ nhất, từ quan điểm Nhà nước của dân, do dân, vì dân, xác định rõ
mối quan hệ, sự cần thiết của ĐTXDCB trong điều kiện kinh tế thị trường
nhằm thực hiện cho đúng chức năng QLNN về ĐTXDCB.
Thứ hai, đổi mới quy trình ra quyết định và nâng cao chất lượng các
quyết định quản lý, đặc biệt là về ĐTXDCB.
Các quyết định cần dựa trên tư duy mới, phù hợp quy luật kinh tế thị
trường và phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của Đảng và nhà nước.
Quyết đinh ĐTXDCB sai không chỉ thất thoát lãng phí tài sản Nhà nước và
nhân dân mà còn gây hậu quả lâu daì về chính trị, xã hội. Trong điều kiện
hiện nay, hiệu lực và hiệu quả QLNN không phải là có nhiều quyết định quản
lý mà cần có các quyết định chất lượng, kịp thời, có tính khả thi, đồng thời
phải có cơ chế trách nhiệm vật chất và pháp lý đối với người ra quyết định
quản lý.
Thứ ba, xây dựng bộ máy QLNN trong sạch, vững mạnh, biên chế gọn
và tinh, phương pháp làm việc khoa học là đòi hỏi cấp thiết trong giai đoạn
hiện nay.
Thứ tư, xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ trình độ và phẩm chất, có đức,
có tài.
Có thể thấy, QLNN về ĐTXDCB đối với nền kinh tế đang chuyển đổi
theo hướng thị trường là hết sức khó khăn và phức tạp, khó tránh khỏi những
31
vấp váp, thiếu sót, thậm chí khuyết điểm, sai lầm. Yêu cầu nâng cao chất
lượng, hiệu lực và hiệu quả QLNN về ĐTXDCB càng trở nên cấp thiết hơn.
32
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
ĐẦU TƯ XDCB Ở BỘ THƯƠNG MẠI
I. KHÁI QUÁT CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XDCB
VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐẦU TƯ XDCB CỦA BỘ THƯƠNG MẠI
1. Chức năng và nhiệm vụ của Bộ Thương mại
a/ Chức năng và nhiệm vụ chung của Bộ Thương mại
a1. Chức năng và nhiệm vụ:
Bộ Thương mại hiện nay là một cơ quan của Chính phủ thực hiện chức
năng QLNN đối với các hoạt động Thương mại, thuộc mọi thành phần kinh tế
trong phạm vi cả nước, kể cả hoạt động Thương mại trong các tổ chức và cá
nhân người nước ngoài hoạt động tại Việt Nam .
Bộ thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm QLNN của Bộ,
cơ quan ngang Bộ quy định tại Nghị định số 95/CP ngày 4/10/1993 của Chính
phủ. Cụ thể là:
Xây dựng, trình Chính phủ duyệt và ban hành theo thẩm quyền các quy
chế về quản lý các hoạt động xuất nhập khẩu; Soạn thảo trình Chính phủ ban
hành hoặc ban hành theo thẩm quyền của Bộ các quy chế quản lý hoạt động
Thương mại và dịch vụ Thương mại trong nước, kế hoạch, chính sách phát
triển kinh tế Thương mại đối với miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc
thiểu số.
Tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học ứng dụng
tiến bộ khoa học và công nghệ trong Thương mại; Tổ chức, tiếp nhận, và xử
lý cung cấp các loại thông tin kinh tế Thương mại trong nước quốc tế phục vụ
cho sự chỉ đạo của chính phủ và các tổ chức kinh tế
QLNN về công tác đo lường và chất lượng hàng hoá trong hoạt động
Thương mại thuộc lĩnh vực do Bộ Thương mại phụ trách trên thị trường.
a2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Thương mại
I. Các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng QLNN
Gồm 13 Vụ chức năng, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ, Cục quản lý chất
lượng hàng hoá và đo lường và các cơ quan đại diện Kinh tế - Thương mại
của Việt Nam tại nước ngoài.
33
II. Các tổ chức sự nghiệp
1. Viện kinh tế - kỹ thuật Thương mại
2. Viện kinh tế đối ngoại
3. Các đơn vị sự nghiệp khác (các trường, tạp chí ngành, nhà điều
dưỡng…) do Bộ trưởng Bộ Thương mại tổ chức lại trình Thủ tướng Chính
phủ quyết định sau khi có ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan
và ý kiến thẩm định của Ban tổ chức - Cán bộ chính phủ.
III. Các doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ, Bộ có trách nhiệm sắp
xếp lại theo Nghị định 338/HĐBT ngày 20 tháng 11 năm 1991 của Hội đồng
Bộ trưởng và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định
Hiện tại, Bộ Thương mại có 74 doanh nghiệp trực thuộc, trong đó:
- 2 Tổng công ty được thành lập theo quyết định 90/TTg với 68 công ty
thành viên trưc thuộc: Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam và Tổng công ty
Máy phụ tùng.
- 72 doanh nghiệp trực thuộc đều là loại hình doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh: 56 doanh nghiệp (77,8%) kinh doanh thương mại; 7 doanh
nghiệp (9,7 %) sản xuất, kinh doanh xây dựng và vật liệu xây dựng; 4 doanh
nghiệp (5,5 %) kinh doanh vận tải, dịch vụ giao nhận kho bãi; 4 doanh nghiệp
(5,5 %) kinh doanh dịch vụ, tư vấn và 1 doanh nghiệp (1,4 %) kinh doanh
khách sạn, nhà hàng. Tuy nhiên tính chất hoạt động của các doanh nghiệp
ngày càng đa dạng, phong phú, phạm vi kinh doanh ngày càng mở rộng.
(Chi tiết cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Thương mại xin xem phần Phụ lục)
b. Chức năng, nhiệm vụ quản lý ĐTXDCB của Bộ Thương mại
b1. Chức năng, nhiệm vụ quản lý ĐTXDCB
* Chức năng: Bộ Thương mại chịu trách nhiệm trước Chính phủ về
việc thực hiện chức năng QLNN trong lĩnh vực ĐT&XD trong đó có
ĐTXDCB của các đơn vị trực thuộc Bộ và QLNN về thương mại trong lĩnh
vực sản xuất do các bộ, ngành khác và địa phương trực tiếp quản lý (Thông tư
01/2000/TT-BKH ngày 10 tháng 01 năm 2000).
Vụ Đầu tư có nhiệm vụ kết hợp với các Vụ liên quan giúp Bộ thực hiện
chức năng và nhiệm vụ Quản lý ĐTXDCB.
* Nhiệm vụ cụ thể
+ Tham gia xây dựng các văn bản pháp quy và hướng dẫn thực hiện:
34
Bộ Thương mại tham gia xây dựng các văn bản qui định pháp luật:
Tham gia góp ý kiến với các bộ ngành về dự thảo các luật, nghị định, quyết
định, thông tư hướng dẫn, quy chế liên quan đến đầu tư trong nước nói chung
và đầu tư XDCB nói riêng. Mặt khác trên cơ sở tình hình thực tế, Bộ Thương
mại đưa ra các quyết định, quy chế về đầu tư XDCB áp dụng cụ thể với ngành
Thương mại.
- Ngoài ra, Bộ Thương mại còn có nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra, giám
sát các đơn vị trực thuộc Bộ về đầu tư XDCB.
+ Lập và quản lý kế hoạch ĐTXDCB
- Đăng ký nhu cầu ĐTXDCB theo năm kế hoạch của các tổ chức và
doanh nghiệp trực thuộc Bộ gửi các cơ quan tổng hợp (Bộ KH&ĐT, Bộ Tài
Chính, Ngân hàng Nhà nước ) để:Đăng ký vốn cho các dự án đầu tư (bằng
nguồn NSNN, vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước
bảo lãnh) đã được duyệt, và kế hoạch đầu tư các dự án đầu tư bằng nguồn vốn
đầu tư của doanh nghiệp do doanh nghiệp tự quyết định.
Sau khi đã có chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao ( Dự án được đầu tư
bằng vốn NS tập trung, vốn vay …) trên cơ sở căn cứ tiến độ của từng dự án
cụ thể, Bộ Thương mại triển khai quản lý, cấp phát vốn.
- Theo dõi và báo cáo việc thực hiện kế hoạch đầu tư XDCB hàng năm
của các dự án đầu tư bằng vốn ngân sách tập trung và các nguồn vốn khác lên
Nhà nước
+ Thẩm định và phê duyệt các dự án đầu tư XDCB
Trừ một số dự án không thuộc thẩm quyền thẩm định của Bộ Thương
mại, gồm:Dự án nhóm A, Dự án nhóm C của Tổng công ty 90, Dự án có vốn
để ĐTXDCB không phải của nhà nước hoặc nhà nước bảo lãnh.
Các dự án khác được thẩm định theo nội dung sau:
- Thẩm định và phê duyệt các dự án đầu tư trong nước:
Sự phù hợp với quy hoạch phát triển ngành, lãnh thổ, quy hoạch xây
dựng đô thị, nông thôn; Chế độ khai thác và sử dụng tài nguyên quốc gia như:
Sử dụng đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái, kế hoạch tái định cư
Các ưu đãi và hỗ trợ của Nhà nước mà dự án đầu tư được hưởng theo
quy chế chung; Các điều kiện tài chính, giá cả, hiệu quả đầu tư và phương án
hoàn trả vốn đầu tư của dự án.
35
Phương án công nghệ và quy mô sản xuất, công suất sử dụng, kiến trúc,
việc áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng; phương án phòng tránh.Các
vấn đề rủi ro của dự án có thể xảy ra trong quá trình thực hiện làm ảnh hưởng
đến hoạt động đầu tư .
Trên cơ sở đó, Đánh giá tổng thể về tính khả thi của dự án và Bộ
Thương mại sẽ quyết định cho đầu tư hay không, yêu cầu sửa đổi những gì
trong dự án.
- Thẩm định và phê duyệt thiết kế tổng dự toán
Doanh nghiệp gửi hồ sơ về Bộ (Vụ Đầu tư).Trên cơ sở đó, Vụ Đầu tư
sẽ tiến hành thẩm định những nội dung:
Sự phù hợp của thiết kế kỹ thuật với nội dung đã được phê duyệt trong
quyết định đầu tư; Sự hợp lý của giải pháp thiết kế kỹ thuật: Nền, móng, kết
cấu, hệ thống kỹ thuật (cấp thoát nước, cơ điện…) trên cơ sở đánh giá nguyên
lý làm việc, các đặc điểm và thông số kỹ thuật chính để đảm bảo sự làm việc
bình thường, hợp lý, khả thi của các đối tượng thiết kế; Tư cách pháp lý của
các cá nhân, đơn vị thiết kế.
~ Sự phù hợp giữa khối lượng công tác xây lắp tính từ thiết kế kỹ thuật
với khối lượng công tác xây lắp trong tổng dự toán.
~ Xác định giá trị tổng dự toán kể cả thiết bị, kiểm tra tính đúng đắn
của áp dụng các định mức, đơn giá, chế độ, chính sách của Nhà nước có liên
quan đến các chi phí trong tổng dự toán để so sánh với tổng mức đầu tư đã
được duyệt.
- QLNN về đấu thầu
Trên cơ sở hồ sơ doanh nghiệp gửi về, Bộ Thương mại tiến hành quản lý
về:
~ Chỉ định thầu với gói thầu đối với gói thầu được chỉ định
~ Tổ chức thẩm định và phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu,
tiêu chuẩn đánh giá của dự án, kết quả đấu thầu; Chỉ đạo bên mời thầu thương
thảo, ký kết và tổ chức thực hiện hợp đồng với nhà thầu trúng thầu.
~ Kiểm tra, tổng kết tình hình đấu thầu và thực hiện Quy chế đấu thầu.
~ Tổ chức hướng dẫn thực hiện Quy chế đấu thầu và giải quyết các
vướng mắc, khiếu nại về đấu thầu.
- Thẩm định và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư
36
Theo quy định: Bộ Tài chính chủ trì tổ chức thẩm tra với các dự án
thuộc nhóm A; Các dự án còn lại, cấp nào quyết định đầu tư thì cấp đó quyết
toán vốn đầu tư. Theo đó, Bộ Thương mại tiến hành thẩm định và phê duyệt
quyết toán vốn các dự án đầu tư XDCB thuộc thẩm quyền với những nội
dung:
Tính hợp pháp của việc đầu tư xây dựng dự án
Thẩm tra các nội dung thể hiện kết quả và hiệu quả đầu tư XDCB gồm:
vốn đầu tư thực hiện hàng năm, khối lượng xây lắp hoàn thành, giá trị khối
lượng thiết bị hoàn thành, các khoản chi phí khác
Thẩm tra việc xác định giá trị tài sản bàn giao đưa vào sử dụng và tình
hình công nợ, vật tư, thiết bị tồn đọng.
~ Đối với các dự án đấu thầu tập trung vào các nội dung sau:
Các văn bản pháp lý liên quan; giá trị đề nghị quyết toán so với giá
trúng thầu; khối lượng và giá trị phát sinh ngoài gói thầu, xác định nguyên
nhân tăng giảm;
- Quản lý chất lượng công trình
~ Bộ có trách nhiệm tổ chức quản lý chất lượng các công trình thông
qua các cơ quan chuyên môn của Bộ. Các cơ quan này trực tiếp theo dõi, tổ
chức kiểm tra, phát hiện và xử lý các vi phạm về chất lượng công trình; kiểm
tra chủ đầu tư và nhà thầu xây lắp trong công tác đảm bảo về chất lượng công
trình
~ Bộ Thương mại nhận các báo cáo về chất lượng công trình xây dựng
của Bộ và gửi báo cáo định kỳ 6 tháng 1 lần tới Bộ Xây dựng.
- Giám định đầu tư
Đây là nhiệm vụ theo dõi kiểm tra việc chuẩn bị, ra quyết định đầu tư
và thực hiện các dự án theo quy định hiện hành, phù hợp với quy hoạch và
chiến lược phát triển của Nhà nước. Qua đó, phân tích, đánh giá tình hình
thực hiện các chương trình, dự án đầu tư trong từng thời kỳ, từng giai đoạn;
kiến nghị các cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung, hoặc sửa đổi, huỷ bỏ
quyết định đầu tư đã được phê duyệt cho phù hợp với tình hình thực tế, đảm
bảo đầu tư có hiệu quả.
Để thực hiện nhiệm vụ này, Bộ Thương mại phối hợp chặt chẽ giữa các
ngành, các cơ quan liên quan trong công tác giám định đầu tư nhằm đảm bảo
thực hiện các quy định tại Quy chế quản lý ĐT&XD. Bộ Thương mại không
37
trực tiếp can thiệp vào hoạt động nghiệp vụ cụ thể của chủ đầu tư chỉ đưa ra
các kiến nghị kịp thời, có luận cứ.
~ Đối tượng của giám định đầu tư
Là hoạt động đầu tư trong kế hoạch bao gồm các chuơng trình đầu tư,
các dự án đầu tư thuộc kế hoạch của các doanh nghiệp Nhà nước, các cơ
quan, tổ chức sử dụng VĐT ngân sách Nhà nước, Vốn tín dụng do Nhà nước
bảo lãnh, Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn tự đầu tư phát
triển của doanh nghiệp Nhà nước ngành Thương mại.
~ Nội dung của giám định đầu tư
x Giám định việc chuẩn bị và ra quyết định đầu tư
x. Giám định quá trình bố trí kế hoạch và giải ngân cho các dự án đầu
tư
x. Giám định quá trình tổ chức thực hiện dự án đầu tư thông qua các
công việc sau: Theo dõi, kiểm tra quá trình chuẩn bị và tiến hành đấu thầu;
Phân tích các báo cáo, số liệu thống kê, kết quả để phát hiện các sai phạm
phát sinh hoặc những biến động khách quan trong quá trình thực hiện ảnh
hưởng đến dự án đầu tư và kiến nghị cấp có thẩm quyền quyết định các biện
pháp thích hợp.
x. Đánh giá kết quả thực hiện, hiệu qủa dự án đầu tư so với nội dung
nêu trong các quyết định đầu tư khi kết thúc quá trình đầu tư bằng các số liệu
về: quá trình bỏ vốn tạo ra tài sản cố định, quyết toán công trình, công suất
thiết kế tại thời điểm dự kiến thu hồi VĐT và hoàn trả nợ
b2/ Nhận xét chung
* Về đặc điểm của QLNN về đầu tư XDCB tại Bộ Thương mại
Bộ Thương mại là một Bộ quản lý ngành. Ngành Thương mại không
thuộc các ngành có các công trình xây dựng chuyên ngành. Như vậy theo
pháp luật quy định, Bộ Thương mại tiến hành nhiệm vụ QLNN về đầu tư
XDCB của một Bộ chủ quản với các đơn vị trực thuộc.
Với các dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước cấp
phát, vốn tín dụng Nhà nước bảo lãnh, dự án quy hoạch, Bộ Thương mại quản
lý cụ thể tất cả các khâu của dự án theo pháp luật quy định. Các dự án này ở
Bộ Thương mại không nhiều nên việc thực hiện quản lý đầu tư XDCB đạt
hiệu quả.
38
Tuy nhiên, việc quản lý các dự án đầu tư XDCB của các doanh nghiệp
trực thuộc còn nhiều tồn tại. Các doanh nghiệp trực thuộc Bộ Thương mại có
số lượng nhiều, phân tán trên cả nước và phạm vi hoạt động phong phú, vì
vậy, quản lý gặp nhiều khó khăn, khó nắm bắt được chi tiết và đầy đủ các nội
dung đầu tư XDCB. Các dự án đầu tư XDCB sử dụng nguồn vốn tự huy động
do đơn vị tự thực hiện, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật và Bộ Thương mại
chỉ có thể hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện theo luật định, tránh thất thoát
vốn. Trách nhiệm của doanh nghiệp chưa cao nên thường chểnh mảng trong
khâu quản lý đầu tư XDCB nên việc thất thoát, gặp sự cố còn phổ biến mà Bộ
Thương mại chưa thể ngăn chận từ đầu.
*Về nội dung: Nhiệm vụ QLNN về ĐT&XD trong đó có ĐTXDCB tại
Bộ Thương mại đã được quy định khá rõ ràng, cụ thể và chi tiết, phù hợp với
quy định chung và tinh thần của các Nghị định của Nhà nước Qua đó, có thể
thấy, vai trò QLNN về ĐTXDCB của Bộ Thương mại không nhỏ. Với 72
doanh nghiệp trực thuộc, tính chất hoạt động ngày càng đa dạng, phạm vi
kinh doanh ngày càng mở rộng, nhu cầu đầu tư để phát triển ngày càng lớn và
cấp thiết, đòi hỏi Bộ Thương mại phải có chiến lược phát triển dài hạn, cơ chế
quản lý ĐT&XD chặt chẽ và hợp lý để đạt hiệu quả cao
* Về tình hình thực hiện: Nói chung, công tác QLNN về ĐTXDCB ở
Bộ Thương mại được thực hiện đầy đủ, chính xác về mặt pháp lý, phù hợp
với những yêu cầu phát triển chung của đất nước và những yêu cầu cụ thể của
từng công trình, từng dự án. Các dự án được xem xét kỹ và chủ đầu tư được
hướng dẫn về quy định pháp luật, giúp đỡ về thủ tục và được Bộ xem xét giú
đỡ về cấp phát vốn, vay vốn…
Tuy nhiên do những nguyên nhân khách quan và chủ quan, công tác
này còn gặp nhiều bất cập.
2. Khái quát tình hình ĐTXDCB tại Bộ Thương mại
Nhận thức được tác dụng của ĐTXDCB trong phát triển cơ sở hạ tầng
phục vụ sản xuất kinh doanh, Bộ Thương mại đã thực hiện và quản lý
ĐTXDCB qua các thời kỳ 1991 - 1995, 1995 - 2000 và 2001 - 2005. Mỗi giai
đoạn có những đặc điểm tình hình và mục tiêu khác nhau, vì vậy, việc thực
hiện ĐTXDCB cũng có nhiều biến đổi. Vượt qua tác động của những nhân tố
khách quan và yếu tố chủ quan, Bộ Thương mại đã thực hiện và quản lý
ĐTXDCB đạt nhiều thành quả, tuy cũng có không ít tồn tại cần giải quyết.
39
a..Giai đoạn 1991-1995:
a1. Đặc điểm hoạt động và mục tiêu đầu tư của Bộ Thương mại
Nền kinh tế khắc phục được tình trạng trì trệ, đạt mức tăng trưởng
tương đối khả quan: GDP bình quân tăng 8 đến 8,2 % so mục tiêu đề ra 5,5%
- 6%, trong đó các ngành dịch vụ năm 1995 tăng 80% so năm 1990; đẩy lùi
được nạn lạm phát, chỉ số giá hàng tiêu dùng đã giảm dần. Quy mô đầu tư
phát triển xã hội tăng khá, trong 5 năm ước tính VĐT khoảng 18 tỷ USD (mặt
bằng giá 1995), trong đó phần nhà nước chiếm 43%, riêng ngành Thương mại
chiếm từ 0,8 đến 1% của vốn nhà nước (kể cả các nguồn).
Trong thực tế, xu hướng tất yếu hình thành thị trường cạnh tranh thực
sự gay gắt - nguy cơ tụt hậu về kinh tế quốc doanh (trong nước) so với nền
kinh tế nói chung và quốc tế là có cơ sở. Nguyên nhân chính là xuất phát điểm
của ta quá thấp cả về cơ sở vật chất và trình độ cán bộ quản lý.
Trong tình hình đó, việc đầu tư xây dựng ngành Thương mại là một
việc cần bàn. Bộ Thương mại vừa hình thành từ 3 Bộ: Bộ Vật tư, Bộ Nội
thương và Bộ Ngoại thương và Tổng cục Du lịch (tách ra năm 1992). Gặp
nhiều khó khăn về giải quyết nhân lực, sắp xếp cán bộ, nắm bắt tình hình …
nên hoạt động của Bộ Thương mại giai đoạn đầu còn chuệch choạc, đặc biệt
là khâu quản lý. Trong khi một mặt, nhà nước đòi hỏi thương mại phải làm
chủ thị trường. Mặt khác, nhà nước lại đầu tư qúa ít ỏi: tỷ lệ đầu tư cho
thương mại so với các ngành không đáng kể. Dẫn tới sự nghèo nàn về cơ sở
vật chất, không đủ sức cạnh tranh và chi phối thị trường tự do.
Trong điều kiện đó, mục tiêu ĐTXDCB thời gian này được xác định là:
- Đầu tư xây dựng hệ thống kho xăng dầu
- Đầu tư phát triển ngành muối: đầu tư cho đồng muối, các xí nghiệp
muối iôt.
- Xây dựng khối văn phòng
- Cơ sở vật chất của các đơn vị cơ sở.
- Tiến hành và hoàn thiện các dự án quy hoạch đáp ứng nhu cầu phát
triển của các vùng kinh tế.
a2. Tình hình thực hiện
Tình hình vốn cấp phát và vốn tự huy động trong ĐTXDCB tại Bộ
Thương mại
40
Trong 5 năm kế hoạch 1991 -1995, Bộ Thương mại đã được nhà nước
đầu tư 164, 1 tỷ đồng, đạt 20-30% so với nhu cầu Bộ đăng ký. Cụ thể như
sau:
41
Bảng 1: Tổng vốn Nhà nước cấp cho Bộ Thương mại
Đơn vị: tỷ đồng
STT Năm Tổng mức đầu tư của
Nhà nước
Vốn cấp cho Bộ
Thương mại
Tỷ trọng
(%)
1 1990 2 124 60 2,8
2 1991 2135 35 1,6
3 1992 6 452 16,9 0,26
4 1993 1 116 4,7 0,42
5 1994 8 413 21,7 0,25
6 1995 1 070 25,8 2,4
Nguồn: Vụ đầu tư - Bộ Thương mại
Qua bảng có thể thấy: 2 năm 1990, 1991, do tính cả vốn cấp phát cho
du lịch nên mức vốn nhà nước cấp cho Bộ Thương mại đạt 2,8% (năm1990),
1,6% (năm 1991) trên tổng mức đầu tư của Nhà nước. Còn lại, các năm 1992
- 1995 chỉ đạt không tới 1% tổng mức đầu tư của Nhà nước. Như vậy tỷ lệ
đầu tư cho Thương mại của Nhà nước so với các ngành là không đáng kể.
Trong khi, Nhà nước đòi hỏi Thương mại phải làm chủ thị trường. Đây là một
khó khăn lớn cho ngành Thương mại.
Trong 164,1 tỷ đồng vốn nhà nước cấp, có 101,95 tỷ là vốn Ngân sách
nhà nước, được đưa vào thực hiện đầu tư XDCB cụ thể như sau:
Bảng 2 : Ngân sách đầu tư thực hiện giai đoạn 1991 - 1995
Đơn vị: tỷ đồng
Năm kế
hoạch
Thực hiện Thực hiện
Tổng số Xây lắp Thiết bị Tổng số Xây lắp Thiết bị
1991 34,86 31,6 0,10 33,2 26,1 5,80
1992 16,92 15,2 0,25 17,1 15,1 0,25
1993 4,69 4,04 0,20 5,59 4,32 0,20
1994 21,69 15,75 2,88 21,44 14,49 4,27
1995 23,79 20,54 1,63 27,86 17,87 2,21
Tổng số 101,95 87,13 5,06 105,19 77,91 12,73
Nguồn : Vu đầu tư - Bộ Thương mại
Qua bảng trên có thể thấy, lượng vốn Ngân sách Nhà nước cấp phát
không đồng đều qua các năm, đạt cao nhất là năm 1991 (34,86 tỷ đồng) trong
42
khi năm thấp nhất 1993 chỉ có 4,65 tỷ đồng. Tình hình thực hiện vốn đầu tư
XDCB của Bộ Thương mại vượt chỉ tiêu ngân sách Nhà nước cấp thời kỳ này
là 1,24 tỷ đồng. Trong đó chủ yếu là năm 1995 vượt 2,07 tỷ đồng, năm 1993
vượt 0,9 tỷ đồng, năm 1992 vượt 1,8 tỷ đồng; còn lại hai năm 1991 và 1994
chưa sử dụng hết vốn được cấp.Tỷ trọng vốn Ngân sách thực hiện theo cơ cấu
đầu tư được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3: Tỷ trọng vốn ngân sách Nhà nước thực hiện theo cơ cấu đầu tư
Vốn ngân sách Nhà nước thực hiện
Năm
Tổng số
(tỷ đ)
Xây lắp Thiết bị
tuyệt đối
(tỷ đ)
tỷ trọng (%) tuyệt đối
(tỷ đ)
tỷ trọng(%)
1991 33,2 31,6 95 0,10 5
1992 17,1 15,2 88 0,25 12
1993 5,59 4,04 72 0,20 28
1994 21,44 15,75 73 2,88 27
1995 27,86 20,54 73 1,63 27
Tổng số 105,19 87,13 5,06
Nguồn: Bộ Thương mại
Qua bảng trên ta thấy, tỷ trọng vốn đầu tư về xây lắp chiếm phần lớn
trong tổng vốn, như vậy thực chất hiêu quả tạo ra cơ sở vật chất trực tiếp của
đồng vốn không cao.
Mục đích sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước tại Bộ Thương mại là chủ
yếu đầu tư cho cơ sở vật chất của khối văn phòng, ngành giáo dục đào tạo và
ngành muối, điều đó thể hiện cụ thể qua bảng sau:
43
Bảng 4 : Ngân sách đầu tư theo ngành giai đoạn 1991-1995
đơn vị: tỷ đồng
Năm kế
hoạch
1991 1992 1993 1994 1995 Tổng số
Tổng mức
đầu tư
34,86 16,92 4,69 21,96 25,79 103,95
Ngành muối 22,00 2,4 1,92 13,29 16,54 36,35
Xây dựng 0,85 0,45 1,3
Nghiên cứu
khoa học
0,26 0,35 0,50 0,53 1,64
Giáo dục
đào tạo
2,07 2,10 1,70 2,00 2,82 10,69
chuẩn bị
đầu tư
0,112 0,32 0,44
Quy hoạch 0,52 0,72 0,90 0,90 3,04
Xăng dầu 5,00 5,00 10,00
Nguồn: Vụ Đầu tư - Bộ Thương mại
Nguồn vốn này chủ yếu đầu tư vào ngành Muối do chủ trương toàn dân
dùng muối iôt, với 36,35 tỷ đồng chiếm 34,97% so tổng số vốn Ngân sách
Nhà nước cấp. Đầu tư XDCB cho ngành Giáo dục và đào tạo cũng chiếm tỷ
trọng tương đối lớn, với tốc độ đầu tư tăng dần qua các năm: năm 1991 là
2,07 tỷ đồng, năm 1992: 2,1 tỷ đồng, năm 1993: 1,7 tỷ đồng, năm 1994: 2 tỷ
đồng, và năm 1995: 2,82 tỷ đồng. Điều này chứng tỏ vai trò quan trọng của
Giáo dục và đào tạo trong hoạt động kinh tế nói chung và Ngành Thương mại
nói riêng.
Ngành Xăng dầu thời gian này còn non trẻ nhưng đã dần chứng minh
được tầm quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Tổng mức đầu tư vào ngành
này đứng thứ 3 và tập trung vào 2 năm 1994, 1995.
Về vốn tín dụng, được phân bổ 62, 15 tỷ, quá ít so với nhu cầu:
Bảng 5: Vốn tín dụng nhà nước cấp cho Bộ Thương mại
Đơn vị: triệu đồng
Năm 1991 1992 1993 1994 1995
Vốn cấp 29 400 11 450 5 300 16 000 0
Nguồn: Vụ Đầu tư - Bộ Thương mại
44
Như vậy, trong khi năm 1992, tín dụng đầu tư đạt mức lớn nhất là
44,45 tỷ đồng thì năm 1995, Bộ Thương mại không có đầu tư tín dụng.
Nguyên nhân của việc đầu tư tín dụng còn ít là do cơ cấu vay rườm ra, đòi hỏi
nhiều thủ tục và điều kiện trong khi số vốn được cấp vay lại quá ít.
Tín dụng đầu tư thực hiện được xem xét theo 2 tiêu chí: tiêu chí cơ cấu
được cấp, tiêu chí ngành. Số liệu cụ thể thể hiện qua các bảng sau
Bảng 6 : Vốn tín dụng đầu tư thực hiện theo cơ cấu được cấp
Đơn vị: tỷ đồng
Năm kế
hoạch
Cơ cấu được cấp Thực hiện
Tổng số Xây lắp Thiết bị Tổng số Xây lắp Thiết bị
1991 29,40 21,80 5,70 24,00 23,40 0,60
1992 11,45 10,95 0,25 11,60 11,35 0,25
1993 5,3 5,30 5,30 5,30
1994 16,00 13,10 2,86 15,90 13,10 2,80
1995 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00
Tổng số 62,15 51,15 8,81 56,80 53,15 3,65
Nguồn: Vụ Đầu tư - Bộ Thương mại
Tín dụng đầu tư tại Bộ Thương mại theo cơ cấu chưa thực hiện hết số
vốn được cấp vay, đạt 91,4%. Và tỷ trọng giữa xây lắp với thiết bị trong sử
dụng vốn tín dụng thể hiện qua bảng sau:
Bảng 7: Tỷ trọng vốn tín dụng Nhà nước theo cơ cấu đầu tư
Vốn tín dụng Nhà nước thực hiện
Năm
Tổng số
(tỷ đ)
Xây lắp Thiết bị
tuyệt đối
(tỷ đ)
tỷ trọng (%) tuyệt đối
(tỷ đ)
tỷ trọng(%)
1991 24 23,4 97,5 0,60 2,5
1992 11,6 11,45 98,7 0,25 1,3
1993 5,3 5,3 100 0,00 0
1994 15,9 13,1 82,3 2,8 17,7
1995 0,00 0,00 0,00
Tổng số 56,8 53,15 3,65
Nguồn: Vụ Đầu tư - Bộ Thương mại
45
Có thể nhận thấy, sự chênh lệch giữa xây lắp và thiết bị trong sử dụng
vốn tín dụng còn rõ rệt hơn so vốn ngân sách Nhà nước, thể hiện chất lượng
kỹ thuật của cơ sở vật chất Bộ Thương mại thời kỳ này còn kém.
Với lượng vốn tín dụng ít ỏi, Bộ Thương mại đã phân bổ và sử dụng
đầu tư vào các ngành như sau:
Bảng 8 : Vốn tín dụng đầu tư cho các ngành tại Bộ Thương mại
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
kế
hoạch
Tổng mức được
vay
Công nghiệp Xây dựng Thương
nghiệp
Du lịch
1991 29,40 0,85 0,80 11,7 16,01
1992 44,45 0,75 7,47 3,23
1993 5,30 0,00 2,70 2,60
1994 16,00 5,00 8,00 3,00
1995 0,00 0.00 0.00 0,00
Tổng
cộng
62,15 6,60 0,80 29,87 24,84
Nguồn: Vụ đầu tư - Bộ Thương mại
2 bảng trên cho thấy, Trong các ngành, ngành Thương nghiệp được đầu
tư cao nhất: 29,87 tỷ đồng, chiếm 48,06% so tổng vốn tín dụng nhà nước cấp.
Tiếp theo đó là ngành Du lịch, Công nghiệp và Xây dựng.
Nhận xét chung về đầu tư XDCB theo cơ cấu đầu tư của cả hai nguồn
vốn Ngân sách Nhà nước và vốn tín dụng qua hai bảng số và số có thể
thấy: Vốn đầu tư cho xây lắp chiếm phần lớn trong tổng số vốn thực hiện,
khoảng trên 90%; còn lại là vốn đầu tư cho thiết bị. Như vậy, chủ yếu vẫn là
đầu tư cho nhà xưởng, kho bãi mà chưa được đầu tư lớn về thiết bị, chưa nâng
cao được trình độ kỹ thuật cho sản xuất. Tình trạng như vậy là do cơ sở vật
chất thời kỳ đó của Bộ Thương mại còn lạc hậu, phần nhiều đã hư hỏng sau
những năm bao cấp, đòi hỏi phải sửa chữa lại và xây dựng mới.
Ngoài ra, các đơn vị cũng tự vận động để tìm nguồn vốn cho đầu tư
XDCB tạo cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp phục vụ sản xuất kinh doanh -
trong đó có vốn tự bổ sung, vốn liên doanh, vốn tự vay tự trả và vốn góp cổ
46
phần. Lượng vốn tự huy động này phần lớn tập trung ở các đơn vị mạnh
(Tổng công ty xăng dầu Việt Nam, Petec…)
Bảng 9 : Vốn tự huy động của các đơn vị Bộ Thương mại
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 1991 1992 1993 1994 1995
Vốn tự huy
động
40 81 150 380 360
Nguồn: Vụ Đầu tư - Bộ Thương mại
Qua biểu trên có thể thấy lượng vốn tự huy động của các đơn vị tăng
đều qua các năm chứng tỏ sự năng động, nhạy bén của doanh nghiệp trong cơ
chế thị trường. Tuy nhiên, trong khi một số đơn vị ngày càng phát triển, tự
khẳng định được vai trò làm chủ thị trường; thì chiếm phần đông lại là các
đơn vị không đầu tư thêm được về cơ sở vật chất và dần dần kéo theo thua lỗ
trong kinh doanh.
a3. Kết quả và hiệu quả về đầu tư XDCB
Trong giai đoạn 1991- 1995, tuy vốn ĐTXDCB không nhiều nhưng
hiệu quả đạt được khá lớn, thể hiện qua năng lực sản xuất tăng thêm đáng kể
biểu hiện trong bảng sau:
Bảng 9: Năng lực sản xuất tăng thêm 5 năm 1991 - 1995
Ngành Đơn vị Năng lực tăng thêm
Ngành Muối Triệu tấn 186.000
Xây dựng M² 3.100
Giáo dục Học sinh/năm 2.200
Khoa học 200
Du lịch Buồng 111
Thương nghiệp 8.400
Nguồn: Vụ Đầu tư - Bộ Thương mại
Bộ Thương mại là Bộ đầu ngành với hệ thống doanh nghiệp trực thuộc
số lượng lớn (thời kỳ này là gần 80 doanh nghiệp ), hoạt động ở nhiều lĩnh
vực trong ngành thương mại. Vì vậy, cơ sở vật chất (phần quốc doanh) của
Bộ Thương mại chiếm hầu hết trong tổng số cơ sở vật chất ngành thương mại.
Điều đó thể hiện qua bảng sau:
Bảng 10: Cơ sở vật chất Bộ Thương mại tới năm 1995
47
Cơ sở vật chất hiện có Toàn ngành thương mại Bộ Thương mại
Kho xăng dầu hơn 1 triệu m³ 995.000 m³
Kho thông dụng hơn 2,6 triệu m² 2.205.000 m²
Nhà văn phòng 377.000 m² 357.000 m²
Diện tích chợ 9,1 triệu m² 1,27 triệu m²
Diện tích bãi 1,31 triệu m² 10,829 triệu m²
Nguồn: Bộ Thương mại
Ngoài ra, Bộ Thương mại còn có 17 xí nghiệp muối Iôt công suất
270.000 tấn/ngày.
Riêng nguồn vốn tự bổ sung của các đơn vị trực thuộc đã đầu tư xây
dựng được 400 cửa hàng bán xăng dầu, xây mới 20 000 m bồn chứa, cải tạo 2
bến xuất ô tô, nâng cấp 80 km đường ống, cải tạo sửa chữa 4 cầu cảng nhập
xăng dầu, và xây dựng một số xí nghiệp phục vụ sản xuất kinh doanh như: xsi
nghiệp giày vải xuất khẩu, xí nghiệp may mặc Việt Tiến…
Như vậy, với một lượng vốn Ngân sách nhà nước ít ỏi, Bộ Thương mại
đã phát huy năng lực huy động vốn hiệu quả, đầu tư xây dựng được số lượng
tài sản vật chất không nhỏ. Tuy nhiên, có thể thấy, lực lượng quốc doanh
ngành Thương mại là quá mảnh, cơ sở vật chất nghèo nàn. Nguyên nhân
chính là do vốn được cấp quá ít, dù rất cố gắng vẫn không thể đảm bảo đầu tư
đủ cơ sở vật chất cho hoạt động sản xuất kinh doanh, không nâng cao tính
cạnh tranh của thương mại nhà nước trên thị trường.
Giai đoạn này, Bộ Thương mại đã tập trung chỉ đạo:
- Xây dựng cơ sở vật chất cho ngành Muối nhằm thực hiện chủ trương
của Nhà nước là Iốt hoá toàn dân
- Xây dựng cơ sở vật chất cho khối giáo dục đào tạo
- Xây dựng và hoàn thiện dần quy hoạch tổng thể phát triển ngành
Thương mại 2000 - 2010
- Một số dự án quy hoạch phát triển vùng.
b. Giai đoạn 1996-2000
b1.. Tình hình chung và mục tiêu ĐTXDCB tại Bộ Thương mại
Những chính sách pháp luật về mọi mặt nói chung và ĐTXDCB nói
riêng liên tục thay đổi, chưa kịp thấu suốt đến các đơn vị cơ sở. Đồng thời là
việc ra đời những chính sách chế độ mới về đơn giá, định mức … làm hoạt
48
động nói chung và công tác quản lý ĐTXDCB nói riêng tại Bộ Thương mại
gặp nhiều khó khăn.
Trong khi đó, cơ chế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt, bối cảnh thế
giới đầy biến động, ảnh hưởng khủng hoảng tài chính Đông Nam Á … khiến
các doanh nghiệp có nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức, nguy hiểm.
Vì vậy, hoạt động của ngành Thương mại với sự quản lý của Bộ Thương mại
đòi hỏi sự sâu sát cẩn trọng nhưng linh hoạt, kịp thời phù hợp tình hình mới.
Từ đó mục tiêu ĐTXDCB thời kỳ 1996 -2000 được xác định là:
- Những công trình hạ tầng cơ sở của đồng muối:
Xây dựng các đồng muối mới có công suất lớn, sản xuất theo phương
pháp công nghiệp; phấn đấu đến năm 2000 tổng sản lượng muối cả nước đạt
xấp xỉ 1 300 000 tấn. Song song đó duy trì các đồng muối cũ có công suất ổn
định. Duy trì, phát triển các xí nghiệp muối iôt, thực hiện triệt để phủ muối iôt
toàn dân. ổn định hệ thống đê điều, mương cống thuỷ lợi đồng muối.
- Cơ sở vật chất phục vụ học tập và giảng dạy của các trường TH, Cao
đẳng Thương mại:
Tập trung đầu tư 2 trường KT ĐN TP HCM và trường Cán bộ T M
TW. Xây dựng cơ quan văn phòng Bộ Thương mại và Viện nghiên cứu
Thương mại đúng với tầm vóc và vai trò của Bộ và Viện trước Nhà nước
- Trang bị cho các trung tâm khoa học
- Trung tâm thương mại tại các đô thị lớn
- Nâng cấp mở rộng kho bể, bến cảng, đầu tư phát triển kho, cảng mới,
đầu tư thêm phương tiện vận tải chuyên dụng, hệ thống mạng lưới trạm, cây
xăng, hiện đại hoá hệ thống truyền dẫn, bán buôn, bán lẻ.
- Cơ sở chế biến nông sản phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu
- Những công trình tham gia xoá đói giảm nghèo:
Thực hiện có hiệu quả hơn nữa Nghị quyết 22 là phải đẩy nhanh nhịp
độ phát triển kinh tế xã hội miền núi và vùng dân tộc. Tập trung đầu tư các
cửa khẩu quốc tế và quốc gia, xây dựng một số chợ miền núi. Tổ chức hoạt
động thị trường có sự điều tiết của Nhà nước một cách chặt chẽ các chợ biên
giới.
b2. Tình hình thực hiện ĐTXDCB tại Bộ Thương mại
Nhu cầu đầu tư của Bộ Thương mại hàng năm rất lớn, theo đăng ký kế
hoạch danh mục đầu tư mỗi năm các doanh nghiệp trực thuộc Bộ dự kiến tổng
49
mức đầu tư từ 400 - 800 tỷ đồng, có năm đến 950 tỷ đồng (năm 1997), trong
đó Vốn ngân sách nhà nước cấp chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn. Những năm 1996
đến đầu 1998, khi Tổng công ty Muối trực thuộc Bộ thì nguồn vốn này chiếm
từ 2-3,1 % tổng mức đầu tư hàng năm, sau khi Tổng công ty Muối sáp nhập
về Bộ NN&PTNT thì tỷ lệ nguồn vốn này chỉ chiếm khoảng 0,7 - 1,2%. Sau
năm 1998, Bộ Thương mại chỉ được cấp 5.100 triệu để đầu tư cho khối
trường trung học thương mại và các dự án quy hoạch phát triển ngành. Ngoài
đầu tư cho Tổng công ty Muối trước đây, cho khối nhà trường và một số dự
án quy hoạch, các đối tượng còn lại muốn thực hiện dự án đầu tư thì phải vay
vốn ưu đãi hoặc tự khai thác.
Nguồn vốn vay ưu đãi chiếm 5 - 7% còn lại là các dự án đầu tư bằng
nguồn vốn tự khai thác của đơn vị (bao gồm vốn khấu hao cơ bản để lại các
doanh nghiệp, một phần vốn lưu động; vốn sửa chữa lớn; vốn huy động từ các
nguồn khác…). Nguồn này, năm nhiều nhất lên đến 94,3% tổng mức đầu tư .
Tuy nhiên, vẫn chỉ tập trung ở một số tổng công ty, công ty có ngành hàng
chuyên dùng có tiềm lực lớn, như Tổng công ty xăng dầu, Công ty Petec…
Nhu cầu về vốn đầu tư XDCB tại Bộ Thương mại khá lớn và tăng dần
qua các năm. Các doanh nghiệp trực thuộc Bộ Thương mại đã cố gắng tồn tại
và phát triển, lĩnh vực kinh doanh đa dạng và phong phú. Nhận thấy rõ đầu tư
là hoạt động có tính quyết định tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp
nên nhu cầu về vốn để ĐTXDCB tăng nhanh. Tuy nhiên, đáp ứng được nhu
cầu này là một vấn đề nan giải, không thể giải quyết ngay.Điều này đòi hỏi sự
tự lực vươn lên của từng doanh nghiệp.
Cũng như thời kỳ 1990 - 1995, thời kỳ này vẫn có sự chệnh lệch lớn
giữa nhu cầu về vốn với vốn thực hiện, chênh lệch về mức cấp phát và huy
động giữa các nguồn vốn. Về tổng các nguồn vốn, lượng thực hiện chỉ đạt
khoảng từ 1,6% - 46% so với nhu cầu.
Để đảm bảo nhu cầu đầu tư với số vốn cấp phát như vậy, Bộ Thương
mại đã thực hiện phân bổ, cấp phát và thực hiện đầu tư XDCB như sau:
50
Bảng 11:Tổng nguồn vốn đầu tư XDCB thực hiện thời kỳ 96-2000
Đơn vị tính: triệu đồng
Nguồn
vốn
Tổng vốn
đầu tư
Ngân sách Vốn vay Vốn tự bổ sung
tuyệt đối tỷ trọng
(%)
tuyệt đối tỷ trọng
(%)
tuyệt đối tỷ trọng
(%)
1996 388,665 12,875 3,3 25,79 6,63 350 90,07
1997 554,342 12,942 2,33 27,4 4,9 514 92,77
1998 484,35 5,1 1 20,75 4,3 458,5 94,7
1999 334,035 3,635 1,09 20,4 6,1 310 92,81
2000 55,431 5,431 9,8 30,00 54,1 20 36,1
Tổng 1834,823 39,983 124,34 1652,5
Nguồn: Bộ Thương mại
Bảng trên cho thấy, nguồn vốn Ngân sách Nhà nước cấp phát rất ít,
trong khi vốn doanh nghiệp tự huy động chiếm tới 90% tổng vốn. Đây là tình
hình tồn tại nhiều năm qua và khó có thể giải quyết được vì vốn Ngân sách
Nhà nước rất ít không thể đáp ứng dầy đủ nhu cầu đầu tư của các doanh
nghiệp. Việc các doanh nghiệp nhận thấy điều này và năng động tìm kiếm
nguồn vốn để đầu tư bước đột phá trong tư tưởng từ thụ động chờ sự bao cấp
của Nhà nước sang năng động tự đứng vững và phát triển.
Ngân sách Nhà nước cấp cho đầu tư XDCB Bộ Thương mại như sau:
Bảng 12: Vốn Ngân sách Nhà nước cấp thực hiện theo ngành
Đơn vị: tỷ đồng
Ngành 1996 1997 1998 1999 2000 Tổng số
Công nghiệp muốiiốt 4,075 0,342 4,417
Thuỷ lợi (đồng muối) 0,5 3,0 3,0 6,5
Giao thông
(đồng muối)
4,0 1,75 5,75
Giáo dục đào tạo 2,0 4,0 0,6 0,6 0,681 7,881
Kho xăng dầu 1,7 1,6 1,5 4,8
Quy hoạch 0,6 0,45 1,0 0,735 1,25 4,035
Nghiên cứu khoa học 1,5 2,3 1,5 5,8
Chuẩn bị đầu tư 0,3 0,5 0,5 1,3
Tổng cộng 12,875 12,942 5,1 3,635 5,431 39,983
Nguồn: Vụ đầu tư - Bộ Thương mại
51
Qua bảng trên ta thấy, đối tượng tập trung đầu tư là các công trình cơ
sở hạ tầng đồng muối, cơ sở khoa học đào tạo. Bộ Thương mại đã đầu tư
trong 5 năm tổng cộng là 16,667 tỷ đồng để hoàn thiện các hạng mục cơ sở hạ
tầng ngành Muối.
Đối với khối giáo dục đào tạo Bộ Thương mại cũng rất quan tâm. Tuy
tổng số vốn không đồng đều qua các năm nhưng xét trong cả giai đoạn thì đạt
tới 7,881 tỷ đồng chiếm 19,7% tổng số vốn được cấp. Tuy nhiên, với vai trò
quan trọng của giáo dục đào tạo trong phát triển nền kinh tế nói chung và
ngành Thương mại nói riêng thì lượng vốn đầu tư này khá nhỏ.
Vốn tín dụng Nhà nước được cấp là 124,34 tỷ đồng được đầu tư theo
cơ cấu như sau:
Bảng 13:Tín dụng đầu tư thực hiện theo cơ cấu đầu tư
đơn vị : tỷ đồng
Nguồn: Vụ đầu tư - Bộ Thương mại
Vốn đầu tư tăng lên so khá cao so với giai đoạn 1991 - 1995, tuy nhiên
tỷ trọng vốn đầu tư cho xây lắp vẫn lớn so tổng vốn.
b3.Kết quả và hiệu quả đầu tư XDCB
Trong thời kỳ 96-2000, ngành Thương mại đã đạt được một số thành
tựu to lớn trong ĐTXDCB:
- Hoàn thiện các dự án quy hoạch:
+ Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Thương mại Việt Nam đến 2010
Năm
kế
hoạch
Cơ cấu được cấp Thực hiện
Tổng số Xây lắp Thiết
bị
Tổng
số
Xây lắp Thiết bị
tuyệt
đối
tỷ trọng
(%)
tuyệt
đối
tỷ trọng
(%)
1996 25,79 18,87 2,21 27,86 26,23 94,15 1,63 5,85
1997 27,4 26,2 1,2 27 25,45 94,26 1,55 5,74
1998 20,75 20 0,75 20,75 20 96,38 0,75 3,62
1999 20,4 18,8 1,2 30,4 18,8 94,73 1,2 5,27
2000 30 28 2 30 28 93,3 2 6,7
Tổng 124,34 101,87 7,16 126,01 118,48 7,13
52
+ Quy hoạch khu vực cửa khẩu biên giới phía Bắc và biên giới phía
Nam.
+ Quy hoạch lưu thông ngành Muối đến 2010
+ Quy hoạch hệ thống các trung tâm thương mại và các cửa khẩu đến
năm 2010.
+ Một số dự án quy hoạch khác có liên quan.
- Dựa theo các dự án quy hoạch, xây dựng kế hoạch ĐTXDCB cho
ngành Thương mại đến năm 2010 đáp ứng nhiệm vụ xuất nhập khẩu và lưu
thông hàng hoá ngành.
- Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý ĐTXDCB cho các cơ sở theo
các nghị định về quản lý ĐTXDCB 42/CP ngày 16/7/1996 và 52/CP ngày
8/7/1999,
- Củng cố lại tổ chức quản lý các cấp về ĐTXDCB nhằm đáp ứng yêu
cầu trong tình hình mới .
- Thực hiện việc kế hoạch hoá đầu tư từ Bộ Thương mại đến cơ sở, từ
đó triển khai kịp thời các kế hoạch đầu tư của Nhà nước.
- Có biện pháp tổ chức quản lý đối với các nguồn vốn tự bổ sung theo
định hướng chung của Bộ.
- Có những văn bản hướng dẫn của ngành phù hợp với nghị định mới.
Trên cơ sở mục tiêu ĐTXDCB của thời kỳ và lượng vốn cấp phát, Bộ
Thương mại đã quản lý và thực hiện ĐTXDCB một cách khá hợp lý và có
hiệu quả. Một số dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước và vốn
vay ưu đãi đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng tốt. Thể hiện qua bảng sau:
- Danh mục các dự án đầu tư bằng đã được thực hiện từ năm 1996 đến
năm 1999 (xin xem trang sau). Bảng 14
- Với số vốn Ngân sách nhà nước cấp phát trên 22 tỷ đồng Bộ Thương
mại đã đưa vào 9 xí nghiệp muối I-ôt có công suất 90.000 tấn/năm; 45 km
đường đồng muối 9.200 m² nhà lớp học, ký túc xá và một số thiết bị khoa học
cho Cục Quản lý chất lượng hàng hoá và đo lường; Hoàn thành và triển khai
một số quy hoạch phát triển ngành, vùng quan trọng. Đồng thời hướng dẫn
các Sở thương mại và du lịch quy hoạch phát triển ngành tại từng địa phương.
Nguồn vốn vay tín dụng Nhà nước hỗ trợ 54.750 triệu được đưa vào
sản xuất và khai thác gồm: Xí nghiệp giầy thể thao Kiêu Kỵ công suất 2 triệu
đôi/năm; xây dựng được 14.000 m² kho xưởng; xây dựng trung tâm giao dịch
53
xuất nhập khẩu khoáng sản 3.200 m²; Xí nghiệp sản xuất tinh bột sắn Quảng
Nam với 12.500 tấn tinh bột/năm.
Nguồn vốn tự huy động, không qua kế hoạch Nhà nước là 1.652.500
triệu đồng, chiếm 96,5% tổng mức đầu tư các nguồn. Với nguồn vốn này đã
đầu tư xây dựng 157.000m³ bể chứa xăng dầu của Petrolimex và Petech, sửa
chữa 9 cầu cảng xuất nhập xăng dầu, trang bị thêm hàng trăm xe chuyên
dụng, 3 tàu viễn dương, hàng trăm km tuyến đường ống, xây mới 650 cửa
hàng bán xăng dầu, cải tạo, mở rộng 500 cửa hàng bán xăng dầu, xây mới 100
cột bơm điện tử, nâng cấp, cải tạo 250 cột bơm cũ phục vụ kinh doanh xăng
dầu; Mở rộng Xí nghiệp giầy xuất khẩu Đông Anh công suất 1,2 triệu
đôi/năm; xây dựng 28 000m² nhà xưởng lắp ráp xe máy và sản xuất phụ tùng
xe máy; hàng chục xí nghiệp chế biến nông lâm thuỷ hải sản, gia công và trên
120.000 m² cửa hàng, siêu thị, khách sạn và trung tâm bán buôn, bán lẻ khác.
Đây là cả một khối lượng lớn, mà các đơn vị tự xoay xở vật lộn với những
thách thức mới của cơ chế thị trường để đầu tư phát triển.
Hiệu quả đầu tư XDCB còn được đánh giá bằng Hệ số hiệu quả đầu tư
XDCB
Bảng 9: Hệ số hiệu quả đầu tư thời kỳ 1996 - 2000
Năm kế hoạch Vốn đầu tư Giá trị tăng thêm Hệ số hiệu quả
1996 49,965 22,75 0,455
1997 56,142 26,82 0,478
1998 44,75 21,44 0,479
1999 47,245 22,85 0,484
2000 60,54 29,82 0,493
Nguồn: Bộ Thương mại
Chỉ tiêu này nói lên mức tăng thu nhập quốc dân tính trên một đồng
vốn đầu tư do đó hệ số hiệu quả càng cao càng tốt. Qua bảng trên có thể thấy
hệ số hiệu quả tăng dần lên qua các năm. Chứng tỏ vốn ĐTXDCB phát triển
kinh tế có hiệu quả. Tuy nhiên hệ số này còn thấp có thể do một số nguyên
nhân về quản lý và sử dụng vốn.
c. Nhận xét chung về ĐTXDCB của Bộ Thương mại
c1. Về hiệu quả
54
Năm 1991 - 1992, là thời kỳ sáp nhập Bộ Nội thương, Bộ Vật tư, Bộ
Kinh tế đối ngoại và Tổng cục Du lịch tuy làm tăng tổng mức đầu tư nhưng
lại gặp khó khăn trong sắp xếp, quy hoạch cán bộ, quản lý ĐTXDCB và hoạt
động của Bộ. Năm 1993 lại gặp khó khăn về vốn ngân sách nhà nước cấp phát
và vốn tín dụng ưu đãi. Vốn ít, các văn bản pháp quy của nhà nước nhằm
chấn chỉnh lệch lạc trong ĐTXDCB khiến Bộ Tài chính cấp vốn chậm, thủ
tục triển khai của các đơn vị phức tạp và phiền hà.
Hai năm 1994, 1995 tuy tổng vốn đầu tư có tăng nhưng cũng vẫn khó
khăn trong khâu thực thi do chuyển quy cách quản lý từ Nghị định số 385/CP
ngày 17/11/1990 sang Nghị định số 177/CP ngày 20/10/1994.
Thời kỳ 1991 - 1995, tuy có nhiều thay đổi về cơ cấu tổ chức bộ máy
và văn bản pháp quy về quản lý ĐTXDCB như trên nhưng ĐTXDCB ở Bộ
Thương mại vẫn đạt những hiệu quả nhất định: Thực hiện đúng chủ trương
đầu tư đề ra, bên cạnh đó cũng quan tâm đến khâu quy hoạch ngành, tranh thủ
nguồn vốn quy hoạch thực hiện các dự án quy hoạch tổng thể ngành Thương
mại đến 2010 và một loạt dự án khác.
Trong 5 năm 1996 - 2000, với những thay đổi lớn và liên tục về quy
chế quản lý ĐTXDCB của Nhà nước, Bộ Thương mại đã chỉ đạo, hướng dẫn
cho các doanh nghiệp trực thuộc bắt kịp với tình hình mới. Các doanh nghiệp
đã dần thích nghi và đứng vững trong cơ chế thị trường. Việc phân bổ và sử
dụng các nguồn vốn được thực hiện hiệu quả nên đã đưa vào sử dụng được
nhiều công trình trọng điểm:
Hoàn thiện tương đối công trình công nghiệp ngành Muối đáp ứng nhu
cầu nhân dân và chương trình iôt hoá toàn dân; Giáo dục đào tạo nghề và
nâng cao trình độ cán bộ được chú trọng và phát triển.
Đặc biệt, hàng loạt cơ sở vật chất ngành xăng dầu, ngành giầy, hệ thống
kho bãi được xây dựng bằng nguồn vốn tự huy động của các đơn vị đã tạo
khuôn mặt mới cho ngành Thương mại.
Công tác QLNN về ĐTXDCB tuy đã có nhiều sự cải tiến nhưng còn
thụ động. Sự phối hợp Bộ, ngành, địa phương có chuyển biến tích cực nhưng
nhìn chung còn chưa tạo được sức mạnh tổng hợp.
c2. Về tồn tại, sai phạm
Những sai phạm gây lãng phí thất thoát trong ĐTXDCB thường là:
55
+ Nợ khối lượng XDCB hoàn thành
Tình trạng nợ khối lượng XDCB hoàn thành diễn ra ở hầu khắp các
ngành. Nhiều khi, nguồn vốn Ngân sách của năm nay hầu hết chỉ dùng để
thực hiện những công trình chuyển tiếp hoặc thực hiện phần xây dựng còn tồn
của năm trước. Tính đến tháng 4 năm 1997, Bộ Thương mại cũng đã tổng hợp
trình Chính phủ để xử lý tồn tại vượt kế hoạch năm 1996 với tổng số vốn là
10,45 tỷ đồng.
Tình trạng này chủ yếu do các nguyên nhân sau:
Chấp hành không nghiêm túc thủ tục đầu tư XDCB:
Không thực hiện đầy đủ các khâu trong nghiên cứu khả thi, khâu thẩm
định; K
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Giải pháp nâng cao hiệu quả Quản lý nhà nước về đầu tư XDCB tại Bộ Thương mại.pdf