Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh thẻ tín dụng tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam

Tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh thẻ tín dụng tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam: LUẬN VĂN: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh Thẻ tín dụng tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam Lời mở Đầu Đối với các nước phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng, tham gia vào nền kinh tế quốc tế và khu vực là việc phát triển tất yếu. Nhận thức được xu thế của thời đại, trong những năm qua, hệ thống NHVN luôn luôn đổi mới, vươn lên để đủ sức cạnh tranh với các NH đa quốc gia. Các NHTM đã không ngừng củng cố và hoàn thiện để phù hợp với nền kinh tế thị trường như hiện nay. Trong đó Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam với phương châm “ hợp tác cùng phát triển” đã luôn cố gắng đổi mới công nghệ cung cấp những dịch vụ NH mới. Nhận thức được rằng kinh doanh các nghiệp vụ NH là hoạt động then chốt của các NHTM trong bối cảnh hội nhập, NH ngày càng chú trọng đến việc cung cấp các dịch vụ của mình. Một trong những lĩnh vực khá mới mẻ là hoạt động kinh doanh Thẻ tín dụng đã được Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam triển khai thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển ...

pdf71 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1241 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh thẻ tín dụng tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh Thẻ tín dụng tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam Lời mở Đầu Đối với các nước phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng, tham gia vào nền kinh tế quốc tế và khu vực là việc phát triển tất yếu. Nhận thức được xu thế của thời đại, trong những năm qua, hệ thống NHVN luôn luôn đổi mới, vươn lên để đủ sức cạnh tranh với các NH đa quốc gia. Các NHTM đã không ngừng củng cố và hoàn thiện để phù hợp với nền kinh tế thị trường như hiện nay. Trong đó Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam với phương châm “ hợp tác cùng phát triển” đã luôn cố gắng đổi mới công nghệ cung cấp những dịch vụ NH mới. Nhận thức được rằng kinh doanh các nghiệp vụ NH là hoạt động then chốt của các NHTM trong bối cảnh hội nhập, NH ngày càng chú trọng đến việc cung cấp các dịch vụ của mình. Một trong những lĩnh vực khá mới mẻ là hoạt động kinh doanh Thẻ tín dụng đã được Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam triển khai thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế và góp phần hiện đại hoá NH. Là phương tiện thanh toán hiện đại, phổ biến ở hầu hết các quốc gia phát triển và đang phát triển trên thế giới, không những có thể sử dụng trong nước mà còn có thể sử dụng trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên tại Việt Nam một thị trường được coi là rất tiềm năng thì việc thanh toán bằng thẻ lại chưa thực sự là một phương tiên thanh toán thông dụng. Việc thanh toán chỉ diễn ra ở một số thành phố lớn như: HN, TP HCM, HP, và một số thành phố lớn khác, do điều kiện kinh tế xã hội và dân trí… Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển về mọi mặt của kinh tế, xã hội, nỗ lực của các NHTM mà điển hình la Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam, một trong những NH đi tiên phong trong việc ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt, việc thanh toán bằng thẻ đang ngày càng phát triển và khẳng định vị trí ưu việt trong lĩnh vực của mình. Do đó để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế, để Thẻ tín dụng phát huy được những tiện ích trong công tác thanh toán, phục vụ khách hàng một cách an toàn, tiện lợi và nhânh chóng thì ngành NH Việt Nam noi chung và Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam nói riêng cần phải không ngừng mở rộng thị trường thanh toán thẻ quốc tế, nội địa, phát triển nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ. Kinh doanh Thẻ tín dụng là một hoạt động kinh doanh quan trọng, một sản phẩm dịch vụ có khaw năng tạo một bước đột phá trong việc tăng tỷ trọng thanh tóan không dùng tiền mặt trong dân cư, nâng cao dân trí, tạo điều kiện quản lý xã hội và kinh tế hiệu quả hơn, tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều bất cập phải xử lý. Trên cơ sở nhận thức được tính cấp thiếp của vấn đề trên, sau một thời gian thực tập tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam. đi sâu vào tìm hiểu thực tế, em đã chọn đề tài “ Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh Thẻ tín dụng tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam” cho chuyên đề thực tập của mình Kết cấu chuyên đề gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về Thẻ tín dụng Chương 2: Thực trang kinh doanh Thẻ tín dụng tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh Thẻ tín dụng taị Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam. Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về thẻ tín dụng 1.1. Tổng quan về thẻ: 1.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của thẻ: *Lịch sử hình thành của thẻ: Sự ra đời của thẻ thanh toán xuất phát từ sự thay đổi chiến lược khách hàng của ngân hàng. Trước thế kỷ 18, đặc trưng của ngân hàng là sở hữu tư nhân , quản trị ngân hàng mang tính chất gia đình, khách hàng gửi tiền là tầng lớp thượng lưu, khách hàng vay vốn là những người thân quen thường gọi là khách hàng truyền thống. Thời kỳ công nghiệp hoà thế kỷ 19, ngân hàng tư nhân đã bị thay thế bằng ngân hàng cổ phần vì không đáp ứng được yêu cầu vốn to lớn. đối tượng, phạm vi khai thác vốn của ngân hàng cổ phần đã mở rộng, hướng tới các tầng lớp dân cư, thanh toán bằng séc phát triển mạnh, thúc đẩy ra đời Công ước Giơnevơ về séc quốc tế 1931 và Luật séc ở các nước Châu âu, châu Mỹ. Nhưng chiến tranh thế giới thứ hai đã làm gián đoạn xu thế này, mãi tới những năm 70, tức là sau 20 năm chiến tranh, chiến lược khách hàng ở các nước Tây âu, Mỹ, Nhật Bản đã trở thành cuộc cách mạng về khách hàng hướng tới quảng đại dân số là tầng lớp trung lưu và hạ lưu. Sự thay đổi chiến lược khách hàng đã dẫn tới sự gia tăng mạnh mẽ khối lượng giao dịch của ngân hàng nhăm thoả mãn dịch vụ tài chính gia đình và cá nhân của hàng trăm triệu người, trở thành áp lực thúc đẩy các ngân hàng đầu tư hiện đại hoá cơ sở hạ tầng và ứng dụng công nghệ mới. Thẻ thanh toán điện tử của ngân hàng ra đời trong bối cảnh đó, là một thành tựu quan trọng của công nghệ thông tin ứng dụng trong lĩnh vực ngân hàng. Cơ sở ra đời của thẻ thanh toán (thẻ nhựa) là các thẻ kim loại, xuất hiện vào những năm đầu của thế kỷ XX, do một số công ty ở Mỹ như Western Union, General Petroleum phát hành cung cấp cho khách hàng để mua hàng hoá của chính công ty của mình. Thẻ ra đời vào năm 1949, có một doanh nhân người Mỹ là Frank Mc Namara tới ăn tối tại một nhà hàng ở New York. Sau khi đã ăn xong, ông phát hiện ra mình không đem theo tiền mặt để thanh toán và ông phải gọi điện cho vợ mình nhanh chóng đem theo tiền đến. Trong tình huống đó, khiến ông đã nghĩ ra một phương tiện chi trả không dùng tiền mặt để có thể sử dụng trong những trường hợp tương tự. Tấm thẻ thanh toán đầu tiên ra đời mang tên "Dinners Club". Những người có thẻ này có thể ghi nợ khi ăn ở 27 nhà hàng trong hoặc ven thành phố New York, với lệ phí hằng năm là 5USD. Đến năm 1951, hơn 1 triệu USD được tính nợ và số lượng thẻ ngày càng tăng lên, đem đến nguồn lãi lớn cho công ty phát hành thẻ "Dinners Club". Tiếp theo "Dinners Club", năm 1955 là sự ra đời của hàng loạt thẻ mới như Tripcharge, Goldenkey, Gourmet Club, Esquire Club. Năm 1958, công ty American Express đã phát hành các thẻ nhựa như Carte Blanche và American Express, trong đó tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực dịch vụ du lịch và giải trí, chủ yếu chỉ dành cho giới doanh nhân. Cũng vào cuối những năm 50, một số ngân hàng Mỹ đã bắt đầu tiến hành cung cấp dịch vụ thẻ tín dụng theo cơ chế tín dụng tuần hoàn. Ngân hàng Mỹ (Bank of American) là ngân hàng đầu tiên phát hành thành công thẻ Bank Americard vào những năm 1966. Bank Americard ra đời nhanh chóng được thị trường chấp nhận. Sau đó Bank Americard (ngày nay là Master Card). Ngân hàng Barclay của Anh là ngân hàng ở hải ngoại đầu tiên được phép phát hành thẻ Bank Americard và cũng là ngân hàng đầu tiên tại Anh phát hành thẻ Barclay Card vào những năm 1966. Hai loại thẻ phổ biến hịên nay ở Anh là Access và Barclay Card. Thẻ Access do công ty Signet Ltd phát hành để cạnh tranh với Barclay Card, trong đó các cô đông chính là một số ngân hàng lớn của Anh như British Bank, National Westminster, Lloyds Bank, Midland Bank, The Royal Bank của Scotland và Clydesdale. Thẻ Barclay Card xuất phát từ Barclays và thẻ Trustcard của TSB Bank có liên hệ với Barclay Card. Barclay Card và Trustcard là thành viên của tập đoàn quốc tế VISA. Access là một thành viên của tập đoàn Master Card. Vào cuối những năm 70, Access hội nhập Master Card, còn Barclay Card hội nhập thẻ VISA. *Sự phát triển của thẻ: Tiền tệ được coi là một trong những phát minh quan trọng nhất của con người. Tiền đề ra đời và được hoàn thiện nhằm vào hai mục tiêu chính là sự tiện lợi và an toàn. Qua nhiều hình thái phát triển, ngày nay bằng kỹ thuật hiện đại, tiền tệ đã đạt đỉnh cao chất lượng. Đó là tiền điện tử - một phương thức thanh toán không dùng tiền mặt tiên tiến và hiện đại. Thẻ thanh toán là một dạng của loại tiền điện tử không dùng tiền mặt đó. Thẻ thanh toán ra đời không những nhằm vào hai mục tiêu trên, mà còn thể hiện tính văn minh, hiện đại của thời kỳ hiện đại hoá, toàn cầu hoá. Ra đời trên cơ sở sự phát triển của kỹ thuật tin học, thẻ ngân hàng đã trở thành một công cụ thanh toán thông dụng ở các nước phát triển trên thế giới, một lĩnh vực kinh doanh đem lại nhiều lợi nhuận cho các công ty và các ngân hàng. Thẻ thanh toán quốc tế là những loại thẻ được chấp nhận rộng rãi trên phạm vi toàn cầu như thẻ Visa, Master Card, JCB, American Express (Amex)...Đó là các loại thẻ được sử dụng phổ biến và thay nhau phân chia thị trường rộng lớn. - Thẻ Dinners Club: là loại thẻ đầu tiên được phát hành vào năm 1949, tập trung vào lĩnh vực du lịch và giải trí - Thẻ American Express (gọi tắt là Amex): ra đời vào năm 1958. Hiện nay, đây là tổ chức thẻ du lịch và giải trí lớn nhất thế giới. Tổng số thẻ phát hành gấp 5 lần Dinners Club và gấp 2 lần JCB. Khác biệt với các thẻ khác là ở chỗ Amex tự phát hành thẻ của chính mình và trực tiếp quản lý chủ thẻ, không cấp giấy phép để trở thành thành viên cho các công ty tài chính - ngân hàng. Green Amex là thể đầu tiên do tổ chức American Express phát hành vào năm 1958. Thẻ này không có hạn mức tín dụng, chủ thẻ được phép tiêu dùng và có trách nhiệm trả một lần vào cuối tháng. Đến năm 1987, Amex cho ra đời loại thẻ tín dụng mới - Amex Optima - có hạn mức tín dụng tuần hoàn và cạnh tranh với Visa, Master Card. - Thẻ Visa xuất phát từ thẻ Bank of Americard do Bank of American (ngân hàng Mỹ) phát hành vào năm 1960. Năm 1977, Bank of Americard trở thành thẻ Visa. Tổ chức thẻ quốc tế Visa cũng chính thức hình thành và phát triển. Ngày nay, thẻ Visa là loại thẻ có qui mô phát triển lớn nhất thế giới. Tổ chức thẻ quốc tế Visa không trực tiếp phát hành thẻ mà giao lại cho các thành viên. - Thẻ JCB: Năm 1961, ngân hàng Sanwa tại Nhật Bản đã lần đầu tiên cho ra đời thẻ JCB, là loại thẻ đang cạnh tranh với Amex. Năm 1981, đã bắt đầu phát triển thành tổ chức thẻ quốc tế. Mục tiêu chủ yếu là hướng vào thị trường giải trí và du lịch. Ngày nay, thẻ JCB được sử dụng trên 400 000 nơi, tiêu thụ trên 109 quốc gia ngoài Nhật Bản. - Thẻ Master Card: Trên cơ sở thành công của thẻ Bank Americard, một số tổ chức thẻ khác ở Mỹ tìm cách cạnh tranh. Năm 1966, 14 ngân hàng thương mại Mỹ liên kết với nhau (không gồm Bank of American) thành lập hiệp hội thẻ liên ngân hàng gọi tắt là ICA (Interbank Card Association). Năm 1967, bốn ngân hàng California đổi tên thành Western States Bankcard Association (WSBA) chính thức phát hành thẻ Master Charge. Năm 1979, Master Charge đổi tên thành Master Card và tổ chức thẻ quốc tế Master Card được thành lập, trở thành tổ chức thẻ lớn thứ hai trên thế giới sau tổ chức thẻ Visa. Cho đến nay, số lượng thành viên tham gia vào hiệp hội Master Card lên đến 29 000 thành viên, mạng lưới rút tiền mặt được triển khai rộng rãi ở hơn 191 000 chi nhánh ngân hàng trên thế giới. 1.1.2. Khái niệm về thẻ: Có nhiều khái niệm khác nhau về thẻ. Mỗi khái niệm có một cách diễn đạt khác nhau. Song nhìn chung khái niệm về thẻ có thể hiểu như sau: "Thẻ ngân hàng là một phương thức thanh toán không dùng tiền mặt do ngân hành phát hành cho khách hàng, theo đó người sở hữu thẻ (chủ thẻ) có thể dùng để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ tại các cơ sở chấp nhận thanh toán thẻ (cửa hàng, khách sạn, sân bay...) hay rút tiền tại các ngân hàng đại lý thanh toán thẻ hoặc các máy rút tiền tự động ATM" Sự xuất hiện của thẻ được coi là một bước đột phá trong việc hoàn thiện hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế. Các dịch vụ của thẻ ngân hàng hết sức đa dạng, có thể là thẻ tín dụng, thẻ thanh toán bình thường hoặc thẻ thanh toán đặc biệt, có thể là thẻ thanh toán dùng riêng cho một ngân hàng hoặc là thẻ thanh toán dùng trong hệ thống thanh toán liên ngân hàng trong nội bộ quốc gia, hoặc là thẻ thanh toán quốc tế. *Thẻ tín dụng: Thẻ tín dụng là thẻ do ngân hàng phát hành để chủ thẻ sử dụng thanh toán hàng hoá, dịch vụ hoặc rút tiền mặt trong hạn mức tín dụng được ngân hàng phát hành thẻ chấp nhận trong hợp đồng ký kết. Như vậy thẻ tín dụng giúp cho việc mua hàng hoá và các dịch vụ trả tiền sau. Nó là một dịch vụ thanh toán với hạn mức chi tiêu nhất định mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng căn cứ vào khả năng tài chính, sổ tiền ký quỹ, hoặc tài sản thế chấp. Đây là một dạng tín dụng tuần hoàn dành cho thanh toán. Mỗi người có thể được cấp một hạn mức tín dụng theo tài khoản thẻ tín dụng của người đó. Các tài khoản này hoàn toàn tách khỏi tài khoản thông thường của ngân hàng. Việc hoàn trả nợ của khách hàng có thể được thực hiện một lần hoặc nhiều lần theo một thời hạn nhất định và theo hạn mức qui định của ngân hàng phát hành thẻ. *Thẻ thanh toán:Thẻ thanh toán là thẻ do ngân hàng phát hành để chủ thẻ sử dụng thanh toán hàng hoá, dịch vụ, rút tiền mặt trong phạm vi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của chủ thẻ tại ngân hàng phát hành thẻ. Vậy điều kiện kiên quyết không thể thiếu được đối với mỗi cá nhân, pháp nhân muốn sử dụng thẻ là phải có tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng phát hành thẻ (đối với chủ thẻ thành toán); hoặc tài khoản thẻ để ngân hàng theo dõi và thanh toán theo phạm vi hạn mức tín dụng được cấp (đối với chủ thẻ tín dụng). 1.1.3. Phân loại thẻ: Thẻ rất đa dạng dưới nhiều góc độ a.Theo chủ thể phát hành thẻ: - Thẻ do ngân hàng phát hành (Bank Card) Là loại thẻ do ngân hàng phát hành giúp cho khách hành sử dụng linh động tài khoản của mình tại ngân hàng, hoặc sử dụng một số tiền do ngân hàng cấp tín dụng. Thẻ ngân hàng là loại thẻ được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay, nó không chỉ lưu hành trong một quốc gia mà còn có thể lưu hành trên phạm vi toàn cầu, như Visa, Master Card, JCB... - Thẻ do các tổ chức phi ngân hàng phát hành Đó là thẻ du lịch và giải trí của các tập đoàn kinh doanh lớn phát hành như Dinner Club, Amex...hay đó cũng có thể là do các công ty xăng dầu, các cửa hiệu lớn, các cơ sở kinh doanh... phát hành. b. Theo tính chất thanh toán thẻ: - Thẻ tín dụng (Credit Card) Là thẻ ngân hàng (do ngân hàng phát hành) và được sử dụng phổ biến nhất. Ngân hàng cấp cho từng chủ thẻ một hạn mức tín dụng nhất định và chủ thẻ được chi tiêu trong hạn mức đã cho mà không phải trả lãi nếu họ hoàn trả hết số tiền đã sử dụng đúng kỳ hạn theo sao kê. Nếu không thanh toán hết nợ thì chủ thẻ sẽ phải trả lãi cho số tiền còn nợ theo mức lãi suất qui định tuỳ theo ngân hàng phát hành. Ngoài ra với thẻ tín dụng, chủ thẻ được ứng trước một hạn mức tiêu dùng mà không phải trả tiền ngay, chỉ thanh toán theo một kỳ hạn nhất định. - Thẻ ghi nợ (Debit Card) Là loại thẻ có quan hệ trực tiếp và gắn liền với tài khoản tiền gửi của chủ thẻ. Loại thẻ này khi mua hàng hoá, dịch vụ, giá trị những giao dịch sẽ được khấu trừ ngay lập tức vào tài khoản của chủ thẻ và đồng thời ghi Có ngay (chuyển ngân ngay) vào tài khoản của cơ sở chấp nhận thẻ (CSCNT) đó, thông qua các thiết bị điện tử đặt tại CSCNT. Ngoài ra thẻ ghi nợ còn được sử dụng để rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động ATM. Thẻ ghi nợ thường không có hạn mức tín dụng (không có giới hạn chỉ định trước), vì nó phụ thuộc vào số dư thực có trên tài khoản tiền gửi của chủ thẻ tại ngân hàng phát hành thẻ. Khi nào tài khoản tiền gửi của chủ thẻ có số dư (tài khoản dư có) thì ngân hàng sẽ cấp thẻ ghi nợ cho khách hàng. Chủ thẻ chỉ chi tiêu trong phạm vi mình có. Trong trường hợp số dư trên tài khoản của chủ thẻ không đủ thanh toán, ngân hàng sẽ cấp cho chủ thẻ một mức thấu chi (chi vượt quá số tiền hiện có trên tài khoản), từ đó giúp cho cá nhân, doanh nghiệp được cấp một khoản tín dụng ngắn hạn mà không cần thủ tục phức tạp. Thẻ ghi nợ có hai loại cơ bản: + Thẻ on-line: là thẻ ghi nợ mà giá trị những giao dịch sẽ được khấu trừ ngay lập tức vào tài khoản của chủ thẻ + Thẻ off-line: là thẻ ghi nợ mà giá trị những giao dịch sẽ được khấu trừ vào tài khoản của chủ thẻ sau đó vài ngày - Thẻ rút tiền mặt (Cash Card) Là loại thẻ được dùng để rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động ATM hoặc ở ngân hàng. Với chức năng chuyên biệt chỉ dùng để rút tiền, chủ thẻ phải ký quỹ tiền giử vào tài khoản ngân hàng hoặc chủ thẻ được cấp tín dụng thấu chi mới sử dụng được. Số tiền rút ra mỗi lần sẽ được trừ dần vào số tiền ký quỹ. Thẻ rút tiền mặt có hai loại: + Loại 1: Chỉ để rút tiền tại máy rút tiền tự động của ngân hàng phát hành + Loại 2: Không chỉ được dùng để rút tiền ở ngân hàng phát hành mà còn được sử dụng để rút tiền ở các ngân hàng cùng tham gia tổ hợp thanh toán với ngân hàng phát hành thẻ c. Theo công nghệ sản xuất: Thẻ có ba loại: Thẻ khắc chữ nổi, thẻ từ và thẻ thông minh - Thẻ khắc chữ nổi (Embossing Card): là loại thẻ được làm dựa trên kỹ thuật khắc chữ nổi. Trên bề mặt thẻ được khắc nổi các thông tin cần thiết. Những tấm thẻ đầu tiên ra đời đã được sản xuất theo công nghệ này. ở thời kỳ sơ khai, kỹ thuật sản xuất quá thô sơ, thẻ dễ bị lợi dụng, làm giả, không đảm bảo an toàn trong khi sử dụng. Do đó hiện nay thẻ này không được sử dụng. - Thẻ từ: Để đảm bảo tính an toàn của thẻ, ngân hàng phát hành thẻ có thể sử dụng các thiết bị có thể mang tính công nghệ cao. Đây là loại thẻ đang được sử dụng phổ biến hiện nay (phổ biến trong vòng 20 năm nay). Thẻ được sản xuất trên kỹ thuật thư tín. Mặt sau có một dải băng từ màu nâu sẫm, có chứa các thông tin về chủ thẻ và các thông tin về ngân hàng phát hành nhằm kiểm soát được tính hợp lệ của thẻ được mã hoá. - Thẻ thông minh (Smart Card): Là loại thẻ áp dụng công nghệ thẻ hiện đại và là thế hệ mới nhất của thẻ thanh toán, được sử dụng ở nhiều nước Châu Âu, đặc biệt là ở Pháp. Thẻ này dựa trên kỹ thuật vi xử lý tin học, nhờ gắn vào thẻ một "chip" điện tử có cấu trúc giống như một máy tính hoàn hảo. Vi mạch điện tử có khả năng lưu trữ thông tin bảo mật của thẻ và chủ thẻ. Do đó thẻ chip cho phép xử lý on-line, hay thẻ được sử dụng tại các CSCNT thông qua các máy chuyên dụng có khả năng đọc thẻ, nhận biết thẻ và số Pin. Thẻ thông minh có nhiều nhóm với dung lượng nhớ của "chip" điện tử klhác nhau. Trong trường hợp chủ thẻ sử dụng thẻ ở các CSCNT không được trang bị máy móc chuyên dụng đọc thẻ thì CSCNT có thể dùng máy thông thường đọc thẻ thông qua băng từ của thẻ. Do đó, thẻ từ có chip xuất hiện, là sự kết hợp chức năng của hai loại thẻ trên. Tóm lại, về mặt kỹ thuật, trên thế giới phổ biến hiện nay là hai loại thẻ từ tính và thẻ thông minh. Là loại thẻ ra đời sớm, thẻ từ tính có số lượng sử dụng nhiều hơn, song nó đã bộc lộ một số nhược điểm về kỹ thuật. Đó là thông tin ghi trong thẻ không tự mã hoá được, khả năng bị lợi dụng cao, có thể đọc thẻ dễ dàng bằng thiết bị đọc gắn với máy vi tính, cộng với độ bảo mật không cao, dễ bị làm giả. Do vậy, trong những năm gần đây, công nghệ thẻ thông minh ra đời và nhanh chóng được đưa vào ứng dụng. Thẻ thông minh khắc phục được nhược điểm của thẻ từ, nhưng giá thành để sản xuất thẻ quá đắt, chi phí sử dụng thẻ tốn kém hơn do việc thanh toán tại các cơ sở chấp nhận thẻ phải thanh toán các máy móc hiện đại chuyên dụng đọc thẻ. Tuy vậy, thẻ thông minh đang dần dần thay thế thẻ từ và sẽ được sử dụng rộng rãi hơn. d. Theo phạm vi lãnh thổ: - Thẻ trong nước: Là thẻ được sử dụng giới hạn trong phạm vi một quốc gia. Đồng tiền giao dịch phải là đồng bản tệ của nước đó. Thẻ dùng trong nước có hai loại: +Loại 1: Là loại thẻ do tổ chức tài chính hoặc ngân hàng trong nước phát hành, chỉ được dùng trong nội bộ tổ chức đó. +Loại 2: Là loại thẻ thanh toán mang thương hiệu của tổ chức thẻ quốc tế được phát hành để sử dụng trong nước Thẻ nội địa cũng có công dụng như các loại thẻ khác nhưng hoạt động đơn giản vì chỉ do một tổ chức hay ngân hàng điều hành từ việc phát hành đến xử lý trung gian thanh toán. - Thẻ quốc tế (International Card): Là loại thẻ được chấp nhận trên toàn cầu. Nó không chỉ được sử dụng tại quốc gia mà nó được phát hành mà còn dùng trên phạm vi quốc tế và sử dụng các ngoại tệ mạnh để thanh toán. Thẻ quốc tế được hỗ trợ và quản lý trên toàn thế giới bởi những tổ chức tài chính lớn như Visa, Master Card...hoặc những công ty điều hành như Amex, JCB... ở hầu hết các nước trên thế giới hiện nay, các ngân hàng thường áp dụng song song hai hệ thống thẻ tín dụng trong nước bằng đồng bản tệ và ngoài nước bằng đồng Dollars dưới những thương hiệu nổi tiếng như Visa, Master Card, JCB, Dinners Club... e. Theo mục đích và đối tượng sử dụng (chủ thể sử dụng): Theo đối tượng sử dụng thẻ có hai loại: Thẻ cá nhân và thẻ công ty - Thẻ cá nhân: Được phát hành cho các cá nhân có nhu cầu và đáp ứng đủ điều kiện phát hành thẻ. Chủ thẻ chụi trách nhiệm thanh toán, trả nợ cho ngân hàng các khoản đã chi tiêu bằng thẻ bằng nguồn tiền của bản thân mình. Thẻ cá nhân có hai loại là thẻ chính và thẻ phụ + Thẻ chính: Là thẻ do chủ thẻ chính đứng tên xin phát hành cho chính mình sử dụng và có trách nhiệm thanh toán các khoản mình đã chi tiêu. + Thẻ phụ: Là thẻ do chủ thẻ chính đứng tên xin phát hành (thẻ phụ) cho người khác sử dụng (chủ thẻ phụ) và chủ thẻ chính chụi trách nhiệm thanh toán toàn bộ các chi tiêu của thẻ phụ. - Thẻ công ty: Là thẻ do một tổ chức, công ty đứng tên xin phát hành thẻ và uỷ quyền cho cá nhân thuộc công ty đó sử dụng thẻ. Tổ chức, công ty phải chụi trách nhiệm thanh toán các khoản chi tiêu thẻ bằng nguồn tiền của tổ chức, công ty đó và phải nêu rõ việc uỷ quyền này trong đơn xin phát thẻ. Cá nhân được uỷ quyền sử dụng thẻ công ty không được phép phát hành thẻ phụ. Thẻ công ty có thể là thẻ kinh doanh (Business Card), được phát hành cho nhân viên của công ty sử dụng, nhằm giúp cho công ty quản lý chặt chẽ việc chi tiêu của các nhân viên vì mục đích chung của công ty trong kinh doanh. Ngoài ra, còn thẻ du lịch và giải trí (Travel and Entertainment Card) được phát hành bởi các công ty tư nhân, phục vụ cho ngành du lịch và giải trí. g. Theo hạn mức tín dụng: - Thẻ vàng (Gold Card): Là loại thẻ có hạn mức tín dụng cao (cao hơn hạn mức tín dụng thẻ thường). Thẻ này chỉ được phát hành cho những đối tượng có uy tín, có thu nhập cao, khả năng tài chính lành mạnh và nhu cầu chi tiêu lớn. Nó cũng cho phép các khoản thấu chi tự động trong vòng một giới hạn nào đó và có thể rút tiền mặt dễ dàng. Thẻ vàng (thẻ hạng nhất, thẻ cao cấp...) là một phát triển của thẻ tín dụng và thẻ thanh toán. Thường đây là thẻ tín dụng cho hệ thống Master Card phát hành. Tại ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, thẻ vàng có hạn mức tín dụng tối đa là 90 triệu VND và tối thiểu là 50 triệu VND - Thẻ thường (Standard Card): là loại thẻ căn bản nhất, mang tính chất phổ thông đại chúng, được hơn 142 triệu người trên thế giới sử dụng mỗi ngày. Đây là một dạng thẻ tín dụng phổ biến bởi hạn mức tín dụng thấp hơn, phù hợp với khách hàng có thu nhập trung bình. Hạn mức tín dụng tối thiểu tuỳ ngân hàng phát hành qui định (thường 1000 USD). Tại ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, hạn mức tín dụng tối đa của thẻ thường thấp hơn hạn mức tín dụng tối thiểu của thẻ vàng (dưới 50triệu VND) và tối thiểu là 10 triệu VND 1.1.4. Đặc điểm cấu tạo của thẻ tín dụng Thẻ được sản xuất với kỹ thuật cao, công nghệ hiện đại. Hầu hết thẻ đều được chế tạo bằng nhựa cứng (plastic), có cấu tạo ba lớp, được ép kỹ thuật cao. Lõi thẻ là lớp nhựa trắng cứng nằm giữa hai lớp tráng mỏng. Thẻ có hình chữ nhật, chung một kích cỡ 96mm*54mm*0.76mm, có góc tròn gồm hai mặt: - Mặt trước của thẻ bao gồm: + Các huy hiệu của tổ chức phát hành thẻ, tên như Visa, Master Card, American Express, JCB, Dinners Club... + Biểu tượng của thẻ: Biểu tượng của Visa là hình con chim bồ câu đang bay trong không gian ba chiều, biểu tượng JCB là chữ JCB được lồng trong ba đường gạch song song liền nhau với màu sắc khác nhau...tên và biểu tượng của thẻ là yếu tố cho biết ngân hàng phát hành. Biểu tượng này do ngân hàng phát hành thiết kế và in lên bề mặt thẻ. Đây cũng là yếu tố bảo hiểm của thẻ. + Số thẻ: được dập nổi trên thẻ và là số dành riêng cho mỗi chủ thẻ. Số này sẽ được in lại trên hoá đơn khi chủ thẻ đi mua hàng. Số thẻ là số tài khoản + Ngày hiệu lực của thẻ được in nổi: đây là thời hạn mà thẻ được lưu hành, ngoài thời hạn đó thẻ không có giá trị. Ngày hiệu lực chỉ ghi tháng và năm + Họ tên của chủ thẻ được in nổi. + Tên, biểu tượng của ngân hàng phát hành thẻ + Các đặc điểm tăng tính anh toàn, chống giả mạo của thẻ: chữ ký, hình của chủ thẻ, hình in nổi không gian ba chiều. + Ngoài ra, trên mặt trước còn một số đặc điểm riêng của từng loại thẻ, như trên thẻ Master Card sau ngày hiệu lực có chữ M và C viết lồng vào nhau... - Mặt sau của thẻ bao gồm: + Dải băng màu đen hoặc sẫm, có khả năng lưu trữ (mã hoá) các thông tin như số thẻ, tên chủ thẻ, tên ngân hàng phát hành thẻ, ngày hiệu lực, mã số cá nhân Pin. Dãy băng từ chạy song song với mép bên trên của thẻ, được cấu tạo 2 và 3 rãnh, những rãnh này sẽ được đọc bởi những thiết bị chuyên dụng như máy POS, Veriphone...Rãnh thứ 3 dùng riêng cho máy ATM khi khách hàng rút tiền mặt thông qua số Pin + Dưới dải băng từ là băng chữ ký, trên đó là chữ ký của chủ thẻ. Đây được coi là chữ ký mẫu của chủ thẻ và nó là cơ sở để các CSCNT đối chiếu, so sánh với chữ ký trên hoá đơn khi lập các hoá đơn thanh toán. Băng chữ ký được làm từ nguyên liệu đặc biệt có thể ngăn cản mọi sự tẩy xoá, sửa đổi trên bề mặt của nó và được ép chặt trên nền thẻ, không dùng tay cậy lên được. + Số thẻ có thể được in lại. Đó là một dòng gồm 19 chữ số in nghiêng, 16 số đầu là số thẻ, 3 số sau là số mã hoá của thẻ (cùng nằm trong ô chữ ký). 1.1.5. Chủ thể tham gia thị trường thẻ: Tham gia trong quá trình phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ tín dụng quốc tế (hay thẻ thanh toán quốc tế nói chung) bao gồm các thành viên sau: - Chủ thẻ: Là người có tên in nổi trên thẻ, là người duy nhất được quyền sử dụng thẻ của mình. Chủ thẻ là người được ngân hàng phát hành sau khi xem xét xử lý hồ sơ, sẽ phát hành thẻ cho để sử dụng. Chủ thẻ là cá nhân (hoặc là người được uỷ quyền sử dụng nếu là thẻ của công ty) được ngân hàng phát hành thẻ cho phép sử dụng trong phạm vi hạn mức tín dụng tuần hoàn được cấp (đối với thẻ tín dụng). Đơn vị có trách nhiệm thanh toán, hoàn trả các khoản đã chi tiêu bằng thẻ và lãi cho ngân hàng phát hành thẻ sẽ là chủ thẻ chính (đối với thẻ cá nhân) và tổ chức công ty đứng tên xin phát hành thẻ (đối với thẻ công ty). Ngoài ra chủ thẻ có trách nhiệm bảo quản thẻ không để lợi dụng, lấy cắp, bí mật số Pin, khi mất thẻ phải thông báo ngay cho ngân hàng phát hành thẻ để kịp thời xử lý... - Ngân hàng phát hành thẻ (Issuer):Là thành viên chính thức của các tổ chức thẻ quốc tế, hiệp hội thẻ như Visa, Master Card, hoặc là chi nhánh đối với tổ chức phát hành như JCB, Amex. Ngân hàng chụi trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ xin cấp thẻ của chủ thẻ gửi đến, xử lý và phát hành thẻ theo mẫu mã, qui cách biểu tượng của tổ chức thẻ quốc tế (TCTQT), mở và quản lý tài khoản thẻ, cập nhật vào danh sách thẻ đen (warning bulletin) để báo cho ngân hàng thanh toán và CSCNT, cấp phép cho các giao dịch thanh toán vượt hạn mức, thanh toán ngay số tiền trên hoá đơn cho ngân hàng đại lý khi đáp ứng đủ điều kiện do ngân hàng phát hành qui định, và thực hiện việc thanh toán cuối cùng với chủ thẻ. - Ngân hàng thanh toán (Acquirer): Là thành viên của tổ chức thẻ quốc tế, là ngân hàng chấp nhận thanh toán thẻ với các CSCNT. Ngân hàng có trách nhiệm trả tiền vào tài khoản của CSCNT và phải thanh toán ngay với trung tâm phát hành thẻ nơi ngân hàng nhận làm đại lý nếu việc thanh toán đúng qui định, cung cấp các hoá đơn, tài liệu của ngân hàng phát hành (danh sách thẻ đen, thông báo mới về thay đổi hạn mức thanh toán...) cho CSCNT - CSCNT (Merchant): Là nơi cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho chủ thẻ và chấp nhận thanh toán bằng thẻ. Tại các CSCNT được trang bị máy móc kỹ thuật để đọc thẻ. CSCNT chỉ chấp nhận thanh toán các thẻ đóng mẫu do ngân hàng thanh toán và ngân hàng phát hành hay hiệp hội thẻ qui định, chỉ thanh toán các thẻ đã kiểm tra đúng mật mã và qui định về kỹ thuật an toàn của ngân hàng đại lý và ngân hàng phát hành, gửi hoá đơn thanh toán (biên lai) tới ngân hàng đại lý để đòi tiền theo số ngày qui định. - Trung tâm thẻ: Trực thuộc ngân hàng phát hành thẻ, có quan hệ chặt chẽ với ngân hàng , thay mặt ngân hàng phát hành thẻ ký kết hợp đồng sử dụng thẻ, cung cấp thẻ và các dịch vụ kèm theo cho người sử dụng, giải quyết các vấn đề có liên quan đến hoạt động của thẻ và phải cung cấp các mấy móc, thiết bị chuyên dùng cho các CSCNT để phục vụ cho hoạt động thanh toán. - Tổ chức thẻ quốc tế (TCTQT): Có hai tổ chức cơ bản + Hiệp hội thẻ quốc tế: Bao gồm các thành viên phát hành và thanh toán thẻ tín dụng quốc tế liên kết với nhau, tổ chức thành lập hiệp hội. Đây là nơi soạn thảo các qui định riêng về cách tổ chức, cách cấp phép, bù trừ và thanh toán cho tất cả các thành viên. Hiệp hội không phát hành thẻ trực tiếp mà giao cho các ngân hàng phát hành thành viên. Thẻ tín dụng quốc tế Visa, Master Card là đối tượng chụi sự quản lý của hiệp hội. + Ngân hàng hay công ty: Điển hình là Amex và JCB. Ngân hàng hay công ty trực tiếp phát hành thẻ, quản lý chủ thẻ và đây là tổ chức độc quyền phát hành loại thẻ này. Ngân hàng phát hành có thể thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện phát hành thẻ hoặc nhận một số ngân hàng làm đại lý thanh toán. 1.1.6. Vai trò và tiện ích của thẻ tín dụng: Ra đời trên cơ sở sự phát triển của công nghệ thông tin, thẻ tín dụng - một bộ phận của hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt, đang là đối tượng có sức hấp dẫn đối với ngân hàng nhiều quốc gia, và là một phương tiện thanh toán được lựa chọn trong tương lai bởi lợi ích mà thẻ đem lại với từng đối tượng khác nhau. a. Đối với chủ thẻ: Thẻ tín dụng quốc tế là một phương tiện chi trả văn minh, hiện đại có thể sử dụng để mua hàng hoá dịch vụ tại cá CSCNT, rút tiền mặt ở các quầy giao dịch của ngân hàng hay tại máy rút tiền tự động ATM ở trong nước hay ngoài nước, trong phạm vi hạn mức tín dụng được cấp. Về mặt kinh tế, đối với khách hàng, thẻ tín dụng là một dịch vụ được ngân hàng cung cấp. Thực tế cho thấy, thẻ tín dụng là sản phẩm kết hợp của nghiệp vụ tín dụng và nghiệp vụ thanh toán. Tín dụng phục vụ cho công tác thanh toán về tiêu dùng hay gọi là tín dụng tiêu dùng. Khi khách hàng sử dụng thẻ tín dụng của ngân hàng để mua hàng hoá, thì đồng nghĩa với việc họ đang sử dụng một dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng. Do đó, lợi ích nổi rõ hơn so với khi sử dụng tiền mặt hay các phương thức thanh toán khác. Một là, thẻ tín dụng là công cụ thanh toán tiện lợi và an toàn. Tính tiện lợi thể hiện ở chỗ gọn nhẹ và nhanh chóng. Thay vì mang hàng xấp tiền công kềnh, lộ liễu trong túi, khách hàng chỉ cần mang một tấm thẻ nhỏ. Tuy kích thước của thẻ nhỏ, nhưng mệnh giá lại rất lớn. Do vậy nếu mang bằng tiền mặt đến giao dịch thanh toán với ngân hàng sẽ gặp phải rủi ro. Bên cạnh đó, thẻ quốc tế có khả năng sử dụng trên toàn cầu, do đó rất thuận tiện cho người sử dụng. Khi đi công tác, du học nước ngoài hay du lịch quốc tế, thay vì đổi tiền đi đổi tiền lại, vất vả tính toán tỷ giá mua bán, đơn giản chỉ cần tấm thẻ. Thay vì khi hết tiền hay không đủ tiền để mua hàng, bạn phải cân nhắc băn khoăn không biết mượn tiền ai bây giờ, bạn chỉ cần tấm thẻ. Chi tiêu thoải mái cả tháng, ngân hàng mới yêu cầu bạn trả tiền, mà còn cho bạn một thời gian ân hạn lo thu xếp trả nợ, và sẽ không thu lãi nếu bạn hoàn trả đúng ngày qui định. Sử dụng thẻ tín dụng quốc tế, chủ thẻ có thể mua hàng hoá, dịch vụ tại bất kỳ một CSCNT nào, chi tiêu bằng nhiều ngoại tệ khác nhau phù hợp vói nhiều quốc gia khác nhau. Hơn nữa, khách hàng có thể gửi tiền mặt vào một nơi, rút tiền ở nhiều nơi khác thông qua hệ thống máy rút tiền tự động ATM. Rõ ràng là vừa tiện lợi, vừa an toàn, vừa đơn giản, chi phí lại thấp hơn nhiều so với việc mang theo tiền mặt. Đặc biệt thanh toán bằng thẻ có độ an toàn cao bởi các thông tin về chủ thẻ, số thẻ, số tài khoản...đã được mã hoá, nên nếu bị mất thẻ người khác khó sử dụng được. Chủ thẻ vẫn có thể yên tâm vì tài sản không bị mất nếu kịp thời thông báo cho ngân hàng phát hành. Hơn nữa, thẻ được sản xuất với công nghệ kỹ thuật cao, hiện đại khiến cho thẻ khó bị làm giả. Hai là, thẻ tín dụng giúp cho việc mua hàng hoá dịch vụ được tiêu trước, trả tiền sau. Thanh toán bằng thẻ tín dụng giúp cho chủ thẻ có thể sử dụng được nguồn tín dụng do ngân hàng phát hành cung cấp. Thẻ tín dụng là một dạng đầu tư tín dụng đặc biệt - cho vay thanh toán. Khi sử dụng thẻ tín dụng, chủ thẻ có thể thực hiện các giao dịch vượt số tiền mặt mà mình hiện có. Tức là tại thời điểm mà chủ thẻ muốn mua một mặt hàng nào đấy, nhưng lại không đủ tiền, chủ thẻ có thể sử dụng thẻ tín dụng để tiêu trước và chi tiêu thoải mái trong phạm vi hạn mức được cấp. Đến khi nào nhận được bản sao kê do ngân hàng phát hành gửi đến, chủ thẻ mới phải trả tiền, chủ thẻ có thể thanh toán đủ toàn bộ số tiền theo sao kê mà không phải chụi bất kỳ khoản lãi nào trên doanh số giao dịch, hoặc thanh toán một giá trị tối thiểu nhất định và chuyển số tiền còn nợ trên thẻ sang tháng sau. Các khoản nợ trên thẻ sẽ bị tính lãi. Với đặc điểm này, thẻ tín dụng giúp cho khách hàng mở rộng được các giao dịch tài chính của mình mà nếu sử dụng tiện mặt sẽ không thực hiện được, nhằm thoả mãn của nhu cầu của khách hàng. Ba là, thẻ tín dụng rất đa dạng và linh hoạt với nhiều mức hạn tín dụng khác nhau phù hợp với những đối tượng khách hàng. Có những loại thẻ tín dụng hạn mức cao dành cho những đối tượng đặc biệt (khách VIP), những người có thu nhập cao, khả năng tài chính lành mạnh, nhu cầu chi tiêu lớn. Bên cạnh đó, có loại thẻ hạn mức thấp hơn dành cho người có thu nhập trung bình. Bốn là, thanh toán bằng thẻ tín dụng tạo điều kiện để người dân tiếp cận với hình thức thanh toán hiện đại ở ngân hàng, mở rộng trình độ hiểu biết cũng như tạo nên vẻ văn minh, lịch sự, sang trọng cho khách hàng khi thanh toán. b. Đối với CSCNT: Thứ nhất, là các cơ sở bán hàng, cung ứng dịch vụ chấp nhận thẻ, thanh toán bằng thẻ tín dụng sẽ giúp tăng nhanh doanh số hơn, mở rộng thị trường và thu lợi nhuận. Cũng như những đơn vị kinh doanh khác, mục tiêu của cơ sở là tối đa hoá lợi nhuận thông qua tối đa lượng hàng hoá dịch vụ bán được. Thẻ tín dụng với lợi ích cung cấp cho khách hàng khả năng mở rộng năng lực tài chính trong ngắn hạn đã thúc đẩy sự tăng lên của sức mua hàng hoá, dịch vụ. Do đó, ngày càng có nhiều người sử dụng thẻ hơn, khi dùng thẻ chi tiêu nhiều hơn và chắc chắn doanh thu sẽ tăng cao Thứ hai, tại các cơ sở chấp nhận thanh toán bằng thẻ sẽ được cung cấp, trang bị đủ các thiết bị máy móc chuyên dụng cho việc thanh toán thẻ. Từ đó làm cho nơi bán hàng trở nên văn minh, hiện đại hơn, tăng thêm sự sang trọng và uy tín cho đơn vị, thu hút nhiều khách hàng hơn. Thứ ba, thanh toán bằng thẻ tín dụng giúp CSCNT giảm được chi phí bảo quản, vận chuyển tiền mặt, tránh được hiện tượng trả bằng tiền giả của khách hàng hay vấn đề mất cắp tiền mặt xảy ra trong nhà hàng, khách sạn, cửa hiệu của mình, quản lý nhân viên dễ dàng hơn. c. Đối với ngân hàng Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền văn minh nhân loại, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ thông tin, thẻ tín dụng - một trong số các dịch vụ ngân hàng bán lẻ, đã thu hút được sự chú ý của nhiều nước đã và đang phát triển. Kinh doanh thẻ có sức hấp dẫn lớn đối với các ngân hàng bởi những lợi ích mà thẻ tín dụng đem lại đối với hoạt động ngân hàng. Với ngân hàng (cả ngân hàng phát hành và ngân hàng thanh toán), thẻ tín dụng đã làm phong phú các hình thức thanh toán, tăng hiệu quả nghiệp vụ thanh toán, mở rộng đối tượng thanh toán, tăng doanh số thanh toán và tăng lợi nhuận. Hoạt động thanh toán là một trong những chức năng trung tâm quan trọng của ngân hàng. Dù hoạt động kinh doanh dưới hình thức nào cũng kết thúc ở việc thanh, quyết toán. Thẻ tín dụng là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt ra đời sau các phương tiện không dùng tiền mặt khác như uỷ nhiệm chi - chuyển tiền, uỷ nhiệm thu, thư tín dụng, séc, ngân phiếu thanh toán..., nhưng đã là động lực thúc đặy phát triển thị trường các phương tiện thanh toán khác, cho phép ngân hàng đưa ra các dịch vụ mới cho khách hàng. Bởi thị trường thẻ tín dụng phát triển thì qui mô, số lượng các CSCNT là những đơn vị kinh doanh, do đó cũng có nhu cầu sử dụng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng. Hơn nữa, nhờ sự phát triển của thẻ tín dụng mà cá hình thức thanh toán khác cũng được trang bị, đầu tư máy móc, thiệt bị hiện đại, tận dụng thành tựu công nghệ mới. Qua đó nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán, phục vụ khách hàng an toàn và nhanh chóng. Đối với các tổ chức kinh doanh thẻ, dịch vụ thẻ tín dụng đã giúp tăng thêm nguồn thu nhập thông qua các khoản thu phí. *Phí thanh toán (chiết khấu thương mại): là phí mà CSCNT phải trả cho ngân hàng thanh toán cho mỗi giao dịch thẻ. Hiện nay mức phí này khá cao (Discount Rate) tối thiểu là 2.5% (chưa kể VAT). Khi CSCNT trình hoá đơn thanh toán thẻ tín dụng lên ngân hàng thanh toán, ngân hàng sẽ chiết khấu một khoản trên doanh thu. Nhưng ngân hàng thanh toán không được hưởng toàn bộ số phí đó, mà chỉ hưởng một phần từ 0.8 1.3% mà thôi. Số còn lại trả cho ngân hàng phát hành (qua TCTQT), gọi là phí trao đổi (Interchange fee). *Chủ thẻ phải trả phí cho ngân hàng phát hành bao gồm: - Phí phát hành: Là phí mà ngân hàng thu khi phát hành thẻ cho chủ thẻ. Các tài khoản thẻ sẽ phát sinh phí thường niên, là phí mà chủ thẻ phải trả cho quyền sử dụng thẻ tín dụng của mình - Biểu phí ngân hàng phát hành như: + Phí rút tiền mặt: Mỗi giao dịch rút tiền mặt tai quầy giao dịch hay tại các máy ATM, chủ thẻ trực tiếp phải trả một khoản phí. Phí này khá cao bởi lẽ thẻ sinh ra để hạn chế lượng tiền mặt trong lưu thông khoảng 4 5% + Phí trả chậm: Các tài khoản thẻ có thể phát sinh phí phạt trong trường hợp chủ thẻ không thanh toán đủ số tiền thanh toán tối thiểu của kỳ trước. Phí này tính trên phần số dư thanh toán tối thiểu còn lại. + Lãi sử dụng thẻ: Các tài khoản thẻ phát sinh lãi trong trường hợp có giao dịch rút tiền mặt trong kỳ (là phí rút tiền mặt) và chủ thẻ không thanh toán toàn bộ số tiền dư nợ của sao kê kỳ trước. + Phí tăng hạn mức tín dụng tạm thời + Phí in thẻ mới, in thẻ lại + Phí tra soát giao dịch + Phí chi tiêu vượt hạn mức + Phí thông báo thẻ mất cắp, thất lạc, lộ số Pin *Ngoài ra còn phí đại lý thanh toán, phí chuyển đổi ngoại tệ... Ngoài lợi ích làm tăng thu nhập cho ngân hàng, kinh doanh thẻ tín dụng làm tăng trưởng vốn huy động của ngân hàng. Đây là một hình thức cho vay, đầu tư. So với các loại hình cho vay, đầu tư khác, tín dụng thẻ là hình thức tín dụng có độ an toàn cao bởi thẻ tín dụng được phát hành trên cơ sở thế chấp, tín chấp, bảo lãnh. Hơn nữa, mỗi một hợp đồng thẻ tín dụng đã tạo lập được mối quan hệ về tín dụng, thanh toán lâu dài giữa khách hàng và ngân hàng, nâng cao hình ảnh và uy tín của ngân hàng trên thị trường. d. Đối với nền kinh tế - xã hội: Khi nền kinh tế càng phát triển, nhu cầu xã hội ngày càng cao thì đòi hỏi các dịch vụ thanh toán ngày càng lớn. Thẻ ngân hàng - một công cụ thanh toán không dùng tiền mặt phát triển đã làm tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt giảm đáng kể. Từ đó, số tiền mặt có trong túi mỗi người là rất ít, chủ yếu là để chi tiêu lặt vặt. Điều đó đem đến lợi ích cho quốc gia vì tiết kiệm được chi phí in ấn, bảo quản, phát hành vận chuyển, kiểm đếm tiền tệ và lưu thông tiền mặt cho xã hội, giảm bớt áp lực tiền mặt trong lưu thông, tăng vòng luân chuyển vốn, tạo điều kiện tập trung vốn nhanh, góp phần mở rộng hoạt động tín dụng, tăng trưởng kinh tế xã hội Bên cạnh đó, thanh toán bằng thẻ sẽ hạn chế được các hoạt động kinh tế ngầm, giảm thiểu các tiêu cực. Nếu trong nền kinh tế, tất cả đều thanh toán qua ngân hàng thì không thể trốn thuế, tham ô, tham nhũng. Qua đó góp phần thực hiện chức năng kiểm soát, quản lý của Nhà Nước trong việc điều tiết nền kinh tế. 1.2. Các nghiệp vụ cơ bản của hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng. 1.2.1. Nghiệp vụ phát hành thẻ: a. Sơ đồ 1: Qui trình phát hành thẻ tín dụng quốc tế (1): Khi khách hàng có nhu cầu sử dụng thẻ sẽ đến ngân hàng để làm thủ tục xin cấp thẻ. Bộ hồ sơ yêu cầu phát hành thẻ của khách hàng bao gồm: - Đơn xin phát hành thẻ tín dụng quốc tế - Hợp đồng sử dụng thẻ tín dụng quốc tế - Một số giấy tờ khác như bản sao chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu - Giấy tờ bảo lãnh, thế chấp, ký quỹ - Giấy phép kinh doanh, giấy phép thành lập doanh nghiệp (nếu là thẻ công ty) (2): Tại chi nhánh phát hành: - Xét duyệt yêu cầu phát hành thẻ: Ngân hàng thẩm định yêu cầu phát hành thẻ như kiểm tra toàn bộ hồ sơ khách hàng, thẩm định thông tin khách hàng, hoàn thành các thủ tục liên quan đến tín chấp, bảo lãnh, thế chấp, cầm cố, ký quĩ. Sau đó, có thể phân loại khách hàng để cấp thẻ và trình giám đốc chi nhánh phê duyệt hồ sơ hoàn chỉnh. - Tạo và cập nhật hồ sơ quản lý thẻ: ngân hàng nhập thông tin khách hàng vào hồ sơ để quản lý như tên chủ thẻ, ngày sinh, số chứng minh nhân dân, hạn mức tín dụng, địa chỉ thường chú, địa chỉ liên lạc... - Từ chi nhánh, gửi dữ liệu ra trung tâm thẻ để yêu cầu phát hành: + Duyệt thẻ để tạo tệp dữ liệu + Truyền dữ liệu tới trung tâm thẻ + Gửi giấy đề nghị phát hành thẻ (theo mẫu) bằng fax + Đối với thẻ Visa phải gửi bản sao hợp đồng sử dụng thẻ kem ảnh theo đường bưu điện hoặc truyền tệp dữ liệu ảnh và chữ ký của chủ thẻ ra trung tâm thẻ. Chi nhánh phát hành Khách hàng (chủ thẻ) Trung tâm thẻ (1 ) (4 ) (2 ) (3 ) (5 ) (3): Tại trung tâm thẻ: - Quản lý hồ sơ khách hàng: Hằng ngày, nhận dữ liệu thông tin khách hàng từ chi nhánh phát hành (CNPH), đối chiếu dữ liệu nhận được bằng file với các hồ sơ khách hàng nhận được bằng văn bản, cập nhật vào hệ thống quản lý hồ sơ khách hàng, và tạo dữ liệu in thẻ. - In thẻ: Căn cứ trên cơ sở tệp dữ liệu thẻ đã tạo ra, bộ phận in thẻ sẽ in thẻ mới. Sau đó, kiểm tra các dữ liệu đã in trên thẻ với hồ sơ khách hàng về tên chủ thẻ, ngày hiệu lực, ảnh và chữ ký trên thẻ đối với thẻ Visa, thông tin chủ thẻ được mã hoá (kiểm tra qua Electronic Data Capture) - Tạo và in Pin của chủ thẻ - Gửi thẻ cho CNPH: Trung tâm thẻ lập danh sách gửi thẻ cho CNPH phân theo từng thể loại, khoá thẻ tạm ngừng sử dụng, gửi thẻ và Pin trong hai bì thư tách riêng theo đường truyền phát nhanh thư bảo đảm. (4): Tại CNPH: Nhận thẻ từ Trung tâm thẻ và giao thẻ cho khách hàng - Nhận thẻ và Pin: Sau 5 ngày kể từ ngày gửi yêu cầu phát hành thẻ ra trung tâm thẻ (đối với Visa) và sau 4 ngày (đối với Master Card), CNPH nhận được thẻ và Pin của chủ thẻ. CNPH sẽ kiểm tra tình trạng thẻ thông qua các thông tin thẻ. - Giao thẻ và Pin cho khách hàng, hướng dẫn khách hàng sử dụng thẻ và bảo quản thẻ. Ngân hàng yêu cầu chủ thẻ giữ bí mật số Pin (5): Gửi xác nhận nhận thẻ của khách hàng tới trung tâm thẻ bằng fax để mở thẻ. Tại trung tâm thẻ sẽ mở khoá thẻ khi có xác nhận thẻ của chủ thẻ. Trong nhiều trường hợp, CNPH yêu cầu trung tâm thẻ trực tiếp giao thẻ cho chủ thẻ b. Hạch toán khi phát hành thẻ *Thẻ do chính ngân hàng phát hành: đối với thẻ tín dụng, khi ngân hàng phát hành thẻ cho khách hàng tức là ngân hàng cho khách hàng vay trên tài khoản thẻ tín dụng của chủ thẻ. Số dư phát sinh ghi vào biên nợ tài khoản thẻ. Tuy nhiên việc khách hàng có thực sự vay hay không tuỳ thuộc vào quá trình sử dụng thẻ sau khi phát hành      thuÕph¸t hµnhphÝ thÎ møc H¹n : h­ëngthô cña ng­êi göi TiÒn :TK Cã thuÕph¸t hµnhphÝ thÎ møc H¹n :thÎ chñcña dông tÝn ThÎ :TK Nî Hạn mức của thẻ được phân thành hạn mức rút tiền mặt riêng, hạn mức thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ riêng. Khi chủ thẻ sử dụng hết hạn mức tiền mặt thì dù hạn mức của thẻ vẫn còn nhưng chủ thẻ vẫn không thể rút tiền mặt tại các máy ATM. *Trường hợp ngân hàng làm đại lý phát hành thẻ: - Khi ngân hàng nhận thẻ (thẻ trắng) của ngân hàng nước ngoài về để bán cho khách hàng sẽ hạch toán: Nhập TK9124 - chứng từ có giá trị ngoại tệ do nước ngoài gửi đến đợi thanh toán/ thẻ quốc tế: Số tiền theo mệnh giá của thẻ. Sau đó ngân hàng nhập thẻ vào kho và bảo quản như tiền. - Khi phát hành thẻ sẽ hạch toán: Xuất TK9124 - chứng từ có giá trị ngoại tệ do nước ngoài gửi đến đợi thanh toán/ thẻ quốc tế: Số tiền theo mệnh giá của thẻ bán cho khách hàng. Đồng thời hạch toán nội bảng giống như khi chính ngân hàng phát hành thẻ. - Khi ngân hàng nhận được báo nợ từ trung tâm xử lý dữ liệu thẻ, sẽ hạch toán: Nợ TK - tiền gửi đảm bảo thanh toán thẻ/ chủ thẻ Có TK Nostro - - tiền gửi ngoại tệ ở nước ngoài hoặc TK thích hợp. 1.2.2.Nghiệp vụ thanh toán thẻ: Qui trình thanh toán thẻ Mỗi loại thẻ có qui trình thanh toán riêng, về mặt tổng thể có thể khái quát theo mô hình sau: (1) : Khách hàng có nhu cầu sử dụng thẻ đến ngân hàng làm thủ tục yêu cầu phát hành thẻ Ngân hàng phát hành Chủ thẻ TCQT CSCNT Ngân hàng thanh toán (10 ) (2 ) (1) (11 ) (9) (8) (7) (5) (6) (4) (3) (2) : Ngân hàng chấp nhận phát hành thẻ cho khách hàng (3) : Chủ thẻ dùng thẻ đi mua hàng hóa, dịch vụ hoặc dịch vụ rút tiền mặt (4) : CSCNT cung ứng hàng hóa, dịch vụ hoặc dịch vụ rút tiền mặt (5) : CSCNT gửi hoá đơn thanh toán cho ngân hàng thanh toán (6) : Ngân hàng chấp nhận thanh toán cho CSCNT (ngân hàng thanh toán báo cáo cho CSCNT) (7) : Ngân hàng thanh toán gửi dữ liệu thanh toán thẻ đến tổ chức thẻ quốc tế (trực tiếp là trung tâm xử lý dữ liệu của TCTQT) để đòi tiền (8) : TCTQT xử lý dữ liệu, ghi có cho tài khoản tiền gửi của ngân hàng thanh toán và đồng thời ghi nợ ngân hàng phát hành (9) : TCTQT báo nợ ngân hàng phát hành số giao dịch tương ứng (10) : Ngân hàng phát hành nhận dữ liệu và gửi sao lê dữ liệu chi tiêu thẻ cho chủ thẻ (11): Chủ thẻ thanh toán cho ngân hàng phát hành - Hạch toán thanh toán thẻ: + Nghiệp vụ ứng trước tiền mặt: Chủ thể có thể rút tiền mặt theo hạn mức cho phép của thẻ tại các mát rút tiền tự động ATM hoặc tại ngân hàng. (Trên thế giới có hai hệ thống máy rút tiền tự động chính là Plus của Visa và Circus của Master Card). Sau khi đã kiểm tra các yếu tố trên thẻ cũng như hạn mức thanh toán của thẻ, nếu chấp nhận, nhân viên giao dịch yêu cầu chủ thẻ ký vào các liên hoá đơn thanh toán và hạch toán theo giá trị giao dịch trừ phí thanh toán thẻ:    vÞdon t¹i tÖ Ngo¹i:TK Cã thÎ to¸n thanh øngT¹m thu/ iph¶ n kho¶C¸c :TK Nî Nếu chủ thẻ có nhu cầu lấy tiền mặt VND thì ngân hàng sẽ thông qua bút toán mua ngoại tệ để đổi cho khách hàng. Khi ngân hàng gửi hoá đơn đi đòi tiền, sẽ lập bảng kê hoá đơn cho mỗi loại hoá đơn và gửi kèm theo các chứng từ. Kế toán căn cứ vào mỗi hoá đơn lưu tại ngân hàng để hạch toán Nhập TK 9123 - Chứng từ có giá trị ngoại tệ gửi đi nước ngoài nhờ thu. Khi ngân hàng nhận được tiền thanh toán từ tổ chức thẻ quốc tế sẽ hạch toán. Xuất TK 9123 - Chứng từ có giá trị ngoại tệ gửi đi nước ngoài nhờ thu. Đồng thời ngân hàng tính thuế thanh toán phải thu và thuế phải nộp + Nghiệp vụ thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ bằng thẻ: Tại CSCNT: Khi chấp nhận thanh toán thẻ phải kiểm tra ký các yếu tố trên thẻ, kiểm tra hạn mức thanh toán của thẻ. Trong trường hợp thương vụ có số tiền thanh toán lớn hơn hạn mức thanh toán do ngân hàng thanh toán qui định thì CSCNT phải xin cấp giấy phép. Nếu thẻ đủ điều kiện thanh toán, sẽ lập hoá đơn giao dịch. Khi lập hoá đơn bắt buộc CSCNT phải sử dụng máy chà hoá đơn hoặc máy in tự động. Ngân hàng không chấp nhận thanh toán với các hoá đơn có số thẻ,...viết bằng tay. Sau đó yêu cầu chủ thẻ ký tên lên hoá đơn (chữ ký phải trùng với chữ ký mẫu trên thẻ) và xử lý các liên hoá đơn như sau: .) Một liên hoá đơn giao cho chủ thẻ (cùng với thẻ) khi thanh toán .) Một liên hoá đơn lưu tại CSCNT .) Liên hoá đơn còn lại gửi cho ngân hàng để xin thanh toán. Tuỳ theo số lượng và giá trị của hoá đơn, định kỳ 1 đến 3 ngày CSCNT đóng gói hoá đơn nộp cho ngân hàng thanh toán để xin thanh toán Tại ngân hàng thanh toán: Bộ phận quỹ ngoại tệ của ngân hàng khi nhận được hoá đơn của CSCNT có trách nhiệm kiểm tra đối chiếu, khớp đúng số lượng hoá đơn, số tiền, loại tiền trên hoá giao dịch với hoá đơn tổng kết giao dịch, hoá đơn máy cà tay và bản kê hoá đơn máy cà tay. Nếu đúng thì ký nhận và trả lại một liên cho CSCNT, một liên bảng kê chuyển cho kế toán để hoạh toán, một liên bảng kê lưu tại bộ phận quỹ. Căn cứ vào bảng kê, kế toán hạch toán theo giá trị giao dịch trừ phí:    CSCNT göi TiÒn :TK Cã thÎ to¸n thanh øngT¹m thu/ iph¶ n kho¶C¸c :TK Nî Sau đó, ngân hàng gửi dữ liệu thanh toán thẻ tới tổ chức thẻ quốc tế để đòi tiền. Hạch toán giống tạm ứng tiền mặt thanh toán thẻ. - Thu nợ từ chủ thẻ: Hàng tháng, chủ thẻ sẽ nhận được một bản sao kê chi tiết các giao dịch đã phát sinh trong tháng từ ngân hàng phát hành. Chủ thẻ có thể thanh toán theo hai cách: + Chủ thẻ có thể thanh toán toàn bộ số tiền trên sao kê đúng ngày qui định, thì chủ thể sẽ được miễn số lãi phát sinh trong kỳ. + Chủ thẻ có trách nhiệm thanh toán một số tiền tối thiểu theo qui định. Số tiền nợ còn lại sẽ bị tính lãi theo lãi suất qui định của ngân hàng phát hành và chuyển sang tháng sau. Nếu chủ thẻ không thanh toán đầy đủ, đúng hạn số tiền thanh toán tối thiểu của sao kê sẽ chụi phí chậm trả. Phí phạt trả chậm = 3% số tiền tối thiểu khách hàng phải thanh toán trên sao kê (Due amount). Phí phạt chậm trả của các món chi tiêu trong sao kê trước được thể hiện trong sao kê kỳ sau Số tiền thanh toán tối thiểu của một kỳ sao kê = 20% số dư nợ hiện thời trên sao kê đó + số tiền thanh toán tối thiểu còn nợ của các kỳ sao kê trước. Số tiền thanh toán tối thiểu được thể hiện ngay nếu có trong kỳ sao kê - Trường hợp ngân hàng phát hành đồng thời là ngân hàng thanh toán (on us transaction) CSCNT là khách hàng của ngân hàng thanh toán, đồng thời ngân hàng thanh toán cũng là ngân hàng phát hành (1) : Ngân hàng phát hành thẻ cấp thẻ tín dụng cho khách hàng (2) : Chủ thẻ mua hàng hoá, dịch vụ bằng thẻ tín dụng (3) : CSCNT cung ứng hàng hoá, dịch vụ cho chủ thẻ. Chủ thẻ CSCNT Ngân hàng phát hành NHPH (1 ) (2 ) (3 ) (5 ) (4 ) (6 ) (4) : CSCNT gửi hoá đơn thanh toán thẻ cho ngân hàng phát hành (5) : Ngân hàng phát hành ghi:    CSCNTcña göi TiÒn :TK Cã thÎ chñcña dông tÝn ThÎ :TK Nî (6) : Ngân hàng phát hành gửi sao kê cho chủ thẻ và chủ thẻ thanh toán nợ cho ngân hàng. Ngân hàng ghi:    thÎ chñcña dông tÝn ThÎ :TK Cã quü t¹imÆt TiÒn :TK Nî 1.2.3.Nghiệp vụ quản lý rủi ro: a. Đối với bất kỳ một lĩnh vực kinh doanh nào, rủi ro luôn đi kèm với mục tiêu lợi nhuận. Thẻ tín dụng là loại hình thức đầu tư rất an toàn so với nhiều loại hình tín dụng khác, song kinh doanh thẻ vẫn còn tồn tại nhiều rủi ro. Rủi ro hiểu theo nghĩa rộng là khả năng tổn thất tài chính hoặc bị giảm mức lợi nhuận kinh doanh so với dự kiến. Rủi ro xẩy ra đối với cả ngân hàng phát hành, ngân hàng thanh toán, CSCNT và chủ thẻ. Các loại rủi ro trong phát hành và thanh toán thẻ bao gồm: *Rủi ro đối với ngân hàng phát hành: - Rủi ro tín dụng: Loại rủi ro này phát sinh khi ngân hàng không có khả năng thu hồi nợ từ các khoản cho vay sử dụng thẻ - Rủi ro sử dụng thẻ bao gồm: + Thẻ phát hành dựa trên các đơn xin phát hành giả mạo (Fraudulent Application): Ngân hàng có thể phát hành thẻ cho khách hàng có đơn xin phát hành thẻ với các thông tin giả mạo do không thẩm định kỹ các thông tin của khách hàng trên hồ sơ phát hành thẻ. Điều đó có thể dẫn đến những rủi ro tổn thất tín dụng cho ngân hàng khi chủ thẻ sử dụng thẻ không thanh toán hoặc không có khả năng thanh toán + Tài khoản thẻ bị lợi dụng (Account Takeover): Đến kỳ phát hành lại thẻ, ngân hàng phát hành nhận được thông báo thay đổi địa chỉ của chủ thẻ và được yêu cầu gửi thẻ mới. Do không kiểm tra tính xác thực của thông báo đó nên ngân hàng phát hành thẻ đã gửi thẻ về địa chỉ theo yêu cầu. Tài khoản của chủ thẻ đã bị người khác sử dụng chỉ được phát hiện khi chủ thẻ đích thực không nhận được thẻ, liên lạc với ngân hàng phát hành hoặc khi ngân hàng phát hành yêu cầu chủ thẻ thanh toán sao kê + Chủ thẻ không nhận được thẻ đã phát hành (Never received issue): Ngân hàng phát hành gửi thẻ cho chủ thẻ bằng đường bưu điện nhưng thẻ bị đánh cắp trên đường gửi. Thẻ bị sử dụng trong khi chủ thẻ chính thức không hay biết gì về việc thẻ đã được gửi cho mình. Ngân hàng phát hành chụi mọi rủi ro đối với các giao dịch được thực hiện trong trường hợp này + Các giao dịch giả mạo dựa trên thẻ tín dụng thông báo mất cắp hoặc thất lạc (Lost/ Stolen Card): Chủ thẻ bị mất cắp hoặc thất lạc thẻ và thẻ được một người khác sử dụng trước khi chủ thẻ kịp thông báo cho ngân hàng phát hành để có các biện pháp hạn chế sử dụng hoặc thu hồi thẻ. Hoặc chủ thẻ cố tính lấy tiền của ngân hàng bằng cách báo cáo cho ngân hàng phát hành là thẻ đã bị thất lạc, nhưng sau đó lại lấy để sử dụng trong thời gian thẻ chưa kịp đưa vào danh sách đen (Warning Bulletin) + Thẻ giả (Counterfeit): Thẻ do các tổ chức, cá nhân làm giả căn cứ vào các thông tin có được từ các chứng từ giao dịch thẻ hoặc thẻ mất cắp, thất lạc. Thẻ giả được sử dụng sẽ gây tổn thất cho ngân hàng phát hành bởi theo qui định của TCTQT, ngân hàng phát hành chụi hoàn toàn trách nhiệm với mọi giao dịch có mã số của ngân hàng phát hành + Chủ thẻ thay băng chữ ký bằng một băng chữ ký trắng và ký lại chữ ký hoàn toàn khác so với chữ ký cũ. Khi thanh toán chủ thẻ sẽ ký vào hoá đơn bằng chữ ký mới. Như vậy chủ thẻ có thể thoái thác được trách nhiệm thanh toán các thương vụ do chính mình thực hiện. Trường hợp này xảy ra khi CSCNT không phát hiện ra hoặc có sự thông đồng với chủ thẻ. Rủi ro hoàn toàn thuộc về ngân hàng phát hành + Chủ thẻ có hành vi gian dối: Họ sử dụng thẻ thanh toán ở các điểm chấp nhận thẻ khác nhau với mức thanh toán thấp hơn hạn mức thanh toán nhưng tổng cộng các mức thanh toán cao hơn hạn mức thanh toán cho phép. Do đó, tại điểm chấp nhận thanh toán thẻ cho chủ thẻ đã tạo cơ hội cho họ thực hiện thương vụ quá khả năng thanh toán của mình, gây ra rủi ro cho ngân hàng phát hành. Rủi ro thanh toán vượt quá hạn mức thanh toán cho phép chỉ bị phát hiện khi ngân hàng phát hành kiểm tra các hoá đơn do các đại lý thanh toán gửi đến. Nhưng lúc phát hiện thì số tiền qua hạn mức đã ở mức cao, ngân hàng phát hành không thể kiểm soát được. Ngân hàng chụi rủi ro nếu chủ thẻ mất khả năng chi trả. + Đối với thẻ tín dụng quốc tế, do tính chất của thẻ là được sử dụng để thanh toán các giao dịch ở các nước, nơi đây có đại lý thanh toán thẻ tín dụng quốc tế. Chủ thẻ có thể thông đồng với người khác, giao thẻ cho người đó sử dụng các CSCNT trên các quốc gia không phải nơi chủ thẻ cư ngự, để lừa gạt ngân hàng phát hành thẻ. + Các giao dịch giả mạo thực hiện thanh toán qua thư, điện thoại, internet và các trường hợp giả mạo khác. - Rủi ro do nguyên nhân khách quan khác như chủ thẻ mất khả năng thanh toán bởi tai nạn bất ngờ, không còn khả năng lao động, hay mất thu nhập, hoặc việc sử dụng thẻ giả mạo trùng với thẻ đang lưu hành của ngân hàng phát hành thẻ. *Rủi ro tại ngân hàng thanh toán: Với vai trò là trung gian thanh toán giữa CSCNT và ngân hàng phát hành. Trong các bên tham gia thanh toán thì ngân hàng thanh toán ít gặp rủi ro nhất. Rủi ro trong thanh toán thẻ xẩy ra khi: - Ngân hàng thanh toán có sai số trong việc cấp phép như chuẩn chi với giá trị thanh toán lớn hơn trị giá cấp phép - Ngân hàng thanh toán không cung cấp kịp thời danh sách đen cho các CSCNT mà trong thời gian đó CSCNT lại thanh toán thẻ có trong danh sách này. Khi đó ngân hàng thanh toán phải chụi rủi ro khi ngân hàng phát hành từ chối thanh toán - Tổn thất khi bị đòi bồi hoàn đối với các giao dịch đã được thực hiện không đúng qui định của các TCTQT *Rủi ro với CSCNT: Là rủi ro khi bị ngân hàng phát hành từ chối thanh toán toàn bộ số tiền hàng hoá dịch vụ đã cung ứng - Thẻ hết thời hạn hiệu lực mà CSCNT không phát hiện ra - CSCNT cho rằng mình chỉ chụi rủi ro ở phần vượt hạn mức, nên đã thanh toán nhiều thương vụ vượt hạn mức một tỷ lệ nhỏ mà không xin cấp phép hoặc xin cấp phép đã bị từ chối nhưng vẫn cứ chấp nhận thanh toán. Thực tế sẽ bị từ chối toàn bộ số tiền thương vụ, không chỉ phần vượt hạn mức - Tổn thất do thanh toán các giao dịch qua thư, điện thoại giả mạo: Khách hàng lấy thông tin của thẻ thật để đặt mua hàng hoá, dịch vụ tại CSCNT. Trong trường hợp chủ thẻ chính thức không phải là khách hàng đặt mua hàng của CSCNT thì giao dịch đó bị từ chối thanh toán - Nhân viên của CSCNT cố tình in nhiều hoá đơn từ một giao dịch thanh toán thẻ (Multiple imprint): Khi thực hiện giao dịch, nhân viên tại CSCNT đã cố tình in ra nhiều bộ hoá đơn thanh toán thẻ, nhưng chỉ giao một bộ hoá đơn cho chủ thẻ ký để hoàn thành giao dịch. Sau đó, nhân viên của CSCNT mạo chữ ký thật của chủ thẻ để nộp hoá đơn thanh toán cho ngân hàng thanh toán - CSCNT cố tình tách một thương vụ thành nhiều thương vụ nhỏ để không cần xin cấp phép, nếu ngân hàng phát hành biết được sẽ từ chối thanh toán - Sửa chữa số tiền trên hoá đơn do ghi nhầm hoặc cố ý mà cơ sở chấp nhận quên rằng phía chủ thẻ cũng giữ một hoá đơn nguyên vẹn, ngân hàng phát hành có thể căn cứ vào sự sai phạm nàyđể từ chối thanh toán số tiền trên hoá đơn - CSCNT phối hợp với các tổ chức tội phạm lấy cắp các thông tin trên băng từ thẻ thật để tạo ra các thẻ giả sử dụng (Skimming) - CSCNT vô tình hoặc cố tính chấp nhận thẻ giả mạo: thẻ mất cắp, thất lạc, thẻ giả, thẻ không tới thay chủ thẻ và trường hợp Skimming *Rủi ro với chủ thẻ: Thẻ tín dụng quốc tế thường có hai công dụng là thanh toán tiền hành hoá, dịch vụ và rút tiền mặt. Chủ thẻ là người duy nhất biết mã số cá nhân (Pin). Do vô tình chủ thẻ có thể để lộ số Pin và đồng thời bị mất thẻ mà chưa kịp thông báo cho ngân hàng phát hành. Do sự trùng hợp nào đó, người lấy thẻ biết được số Pin và họ dùng thẻ để rút tiền mặt tại các máy ATM. Do rút tiền mặt qua máy ATM chỉ dựa hoàn toàn vào số Pin. Do đó không kiểm tra được người rút tiền có phải là chủ thẻ thực hay không. Trường hợp mất tiền này, chủ thẻ chụi hoàn toàn trách nhiệm về số tiền bị mất *Rủi ro khách quan khác: Rủi ro do hệ thống hoặc do thao tác của cán bộ nghiệp vụ. Loại rủi ro này phát sinh khi hệ thống vi tính hoạt động hoặc có lỗi trong xử lý dữ liệu, ảnh hưởng đến việc sử dụng, phát hành và thanh toán thẻ a. Hạn chế và quản lý rủi ro: Quản lý rủi ro là tổng hợp các biện pháp phòng ngừ, phát hiện, giảm thiểu và xử lý rủi ro. Đối với các TCTQT và các ngân hàng thành viên, việc quản lý và phòng ngừa rủi ro là rất quan trọng, bởi rủi ro trong kinh doanh thẻ có nguy cơ làm xói mòn nguồn thu nhập của các ngân hàng thương mại. Để góp phần giảm tổn thất cho các ngân hàng thành viên, các TCTQT đã xây dựng một hệ thống các qui tắc, tiêu chuẩn về quản lý và bảo mật cho các thành viên có trách nhiệm trong kinh doanh thẻ *Hạn chế rủi ro tín dụng: Để có thể kiểm soát được tỷ lệ rủi ro trong tín dụng của các cán bộ trực tiếp làm công tác phát hành thẻ, tại chi nhánh phát hành phải có trách nhiệm: - Xem xét kỹ lưỡng các trường hợp cho vay tín chấp để phát hành thẻ - Phối hợp với trung tâm thẻ theo dõi chặt chẽ hoạt động sử dụng thẻ cũng như tình hình chi tiêu của các chủ thẻ - Đặc biệt lưu ý các nghĩa vụ của chủ thẻ đối với ngân hàng khi sử dụng dịch vụ này, theo dõi từng bước đối với các chủ thẻ trì hoãn hoặc không thanh toán sao kê (thông báo, nhắc nhỏ, khoá thẻ tạm thời, chấm dứt hợp đồng sử dụng thẻ - Tăng cường quan hệ và phối hợp các cơ quan an ninh trong việc điều tra nhân thân của chủ thẻ khi cần thiết hoặc thực hiện các biện pháp cưỡng chế theo luật pháp. *Hạn chế rủi ro trong phát triển và sử dụng thẻ: - Tai chi nhánh ngân hàng phát hành: Cán bộ phát hành phải kiểm tra, xác minh các thông tin của khách hàng Gửi thẻ đã được duyệt, được in với chủ thẻ phải đảm bảo sự an toàn: Thẻ và Pin phải được giao tận tay chủ thẻ, trường hợp không liên hệ trực tiếp với chủ thẻ thì và Pin phải được giao nhận tận tay người được chủ thẻ uỷ quyền nhận thẻ Có nhiệm vụ gửi xác nhận nhận thẻ của chủ thẻ tới trung tâm thẻ để mở khoá mã thẻ - Tai trung tâm thẻ: Thẻ mới phát hành phải được kiểm tra các thông tin khách hàng chính xác trước khi gửi tới chủ thẻ Thẻ và Pin được gửi trong hai phong bì riêng theo đường thư bảo đảm tới chi nhánh phát hành Thẻ mới phát hành chỉ được mở khoá mã để sử dụng khi trung tâm thẻ nhận được xác nhận nhận thẻ của chi nhánh phát hành hoặc chủ thẻ Bộ phận quản lý rủi ro phải thường xuyên sử dụng và cập nhất các thông tin trên các chương trình quản lý rủi ro của các TCTQT như Safe của Master Card, Gfis, Cris của Visa Bộ phận phát hành tại trung tâm thẻ hàng ngày phải theo dõi các báo cáo thẻ chậm thanh toán, báo cáo cấp phép , báo cáo thanh toán ACLP phát hiện kịp thời hoạt động rủi ro trong việc sử dụng thẻ của chủ thẻ để thông báo và phối hợp với các TCTQT và chi nhánh tìm biện pháp xử lý Nhận các báo cáo, thông báo chi tiết của chi nhánh, chủ thẻ về thẻ mất cắp, thất lạc và khoá mã an toàn đối với các thẻ này hoặc tài khoản thẻ (nếu cần). Đồng thời đăng ký trên danh sách thẻ cấm lưu hành của các TCTQT Trung tâm thẻ có trách nhiệm liên hệ với chi nhánh để trả lời các yêu cầu xác nhận thông tin của các ngân hàng, tổ chức thẻ nước ngoài về hoạt động chi tiêu của chủ thẻ. Kịp thời phổ biến các thông tin mới nhất, cũng như các biện pháp hạn chế. Quản lý rủi ro cho chi nhánh phát hành và thanh toán thẻ Mua bảo hiểm cho nghiệp vụ thẻ (nếu có) hoặc trích lập dự phòng rủi ro để bù đắp cho các rủi ro phát sinh từ nghiệp vụ phát hành thẻ *Hạn chế rủi ro trong thanh toán thẻ - Tại chi nhánh thanh toán: Tìm hiểu kỹ về CSCNT trước khi tiến hành ký kết hợp đồng thanh toán thẻ, đặc biệt là về tư cách của CSCNT, tình hình hoạt động kinh doanh và khả năng tài chính của CSCNT Tổ chức tập huấn và cung cấp tài liệu về chấp nhận thanh toán thẻ cho các CSCNT theo định kỳ Hướng dẫn CSCNT sử dụng bảo quản thiết bị thanh toán thẻ EDC, CAT. Máy cà thẻ Kiểm tra thường xuyên hoạt động thanh toán thẻ của CSCNT thông qua việc nộp hoá đơn thanh toán thẻ, phát hiện kịp thời thay đổi lớn về doanh số thanh toán hoặc các hoạt động bất thường của đơn vị. Liên hệ ngay với trung tâm thẻ khi phát hiện ra dự gian trá trong thanh toán thẻ của CSCNT để phối hợp xử lý Gửi đầy đủ, kịp thời các danh sách thẻ lưu hành cũng như thông báo của trung tâm thẻ cho các CSCNT - Tại trung tâm thẻ: Bộ phận quản lý rủi ro phải thường xuyên sử dụng và cập nhật các thông tin trên các chương trình quản lý rủi ro của các TCTQT như Match của Master và Nmas của Visa *Hạn chế rủi ro nội bộ: Kiểm tra thường xuyên hệ thống vi tính, đại bảo tính hoạt động liên tục và ổn định Kiểm soát kỹ năng thực hiện nghiệp vụ của các cán bộ Sửa chữa kịp thời khi hệ thống ngừng hoạt động hoặc có sai sót Kết luận: Là một sản phẩm dịch vụ ngân hàng, thẻ ngân hàng đặc biệt thẻ tín dụng là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt hiện đại được lưu hành trên phạm vi toàn cầu. Với những ưu điểm nổi bật cho thấy đây thực sự là công cụ thanh toán thay thế tiền mặt tương đối hoàn hảo. trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về thẻ tín dụng phần nào giúp cho chúng ta có dự hiểu biết ban đầu về phương tiện thanh toán mới mẻ này, từ đó có cơ sở nghiên cứu việc áp dụng nó trong thực tế hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Mỗi quốc gia, mỗi ngân hàng có những môi trường, điều kiện, đặc điểm kinh doanh khác nhau. Song việc áp dụng và thực hiện nó trước hết phải phù hợp với thông lệ quốc tế, nhưng phải đảm bảo phù hợp với chính sách và điều kiện cụ thể của từng ngân hàng Chương ii : thực trạng kinh doanh thẻ của ngân hàng ngoại thương việt nam 2.1. Ngân hàng Ngoại thương Việt nam và tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (NHNTVN). 2.1.1. Giới thiệu chung về NHNTVN. Ngân hàng ngoại thương Việt Nam tiền thân là cục ngoại hối thuộc ngân hàng quốc gia Việt Nam, được chính thức thành lập ngày 01/04/1963 và đến 14/01/1990 theo quyết định số 403 – CT của chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, NHNTVN có tên giao dịch là Vietcombank viết tắt là VCB. NHNTVN được biết đến như một trong những ngân hàng có hoạt động hiệu quả nhất ở Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực tài trợ tín dụng, thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối. Là một ngân hàng đa năng, NHNTVN cung cấp hầu hết các dịch vụ của một ngân hàng hiện dại. Hai mục tiêu chính của NHNTVN đặt ra cho công tác kinh doanh là lấy lợi ích của nền kinh tế quốc dân, lợi ích toàn xã hội và sự bền vững của ngân hàng để đầu tư phát triển. Vị thế của NHNTVN được đánh giá cao trên thị trường tài chính quốc tế, được tạp chí ASIA MONEY – tạp chí tiền tệ duy nhất ở Đông Nam á bình chọn là ngân hàng hạng nhất của Việt Nam năm 1995. Bên cạnh đó, NHNTVN còn là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội ngân hàng Châu á và được Nhà nước xếp hạng là 1 trong 23 doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả nhất. Với phương châm phát triển, hội nhập NHNT luôn đổi mới để đáp ứng ngày một nhiều nhu cầu của khách hàng. NHNTVN đã nỗ lực và không ngừng phát triển mạng lưới chi nhánh tại các tỉnh, thành phố lớn. Trong những năm qua NHNTVN đã không ngừng đổi mới và gặt hái được khá nhiều thành công với những thành tựu to lớn trong công cuộc kinh doanh đối ngoại. NHNTVN có quan hệ đại lý với 1300 ngân hàng khác nhau tại gần 100 nước trên thế giới. Từ năm 1995 đã tham gia vào hệ thống thanh toán toàn cầu mạng Swift, là thành viên của các tổ chức thẻ quốc tế Visa và Master Card, tổ chức thanh toán nhiều loại thẻ quốc tế như Master, Visa, JCB, Amex, đặt 3 văn phòng đại diện ở nước ngoài (Moscow, Pari và Singapore) và hiện nay đang triển khai kế hoạch đặt thêm chi nhánh tại New York để làm cầu nối quan hệ với các ngân hàng quốc tế thuận lợi hơn. Ngoài ra NHNTVN có một công ty tài chính Vinafico đang hoạt động tại Hồng Kông. Thanh toán quốc tế là một nghiệp vụ truyền thống của NHNTVN được ngân hàng Chase Manhattan của Mỹ tặng danh hiệu ngân hàng có thành tích xuất sắc nhất trong công tác thanh toán nối mạng Swift. NHNTVN còn được đánh giá là ngân hàng tầm cỡ và có uy tín quốc tế về nghiệp vụ thanh toán đối ngoại, với những trang thiết bị hàng đầu trong lĩnh vực ngân hàng và đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, tâm huyết, có khả năng tiếp cận nhanh với kinh tế thị trường. 2.1.2.Kết quả hoạt động kinh doanh của VCB trong năm 2004 Năm 2004 là một năm có nhiều biến động quốc tế, hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới đều khôi phục chậm từ suy thoái kinh tế, nền kinh tế Mỹ vẫn đóng vai trò đầu tàu mức tăng trưởng đã khả quan hơn năm 2003 nhưng vẫn còn chịu nhiều hậu quả của cuộc khủng bố 11/9 . Khu vực các nước sử dụng đồng uero đến giữa quỹ 4 năm 2004, mỗi mức tăng trưởng đạt sấp sỉ 17% do hậu quả của chính sách tài khoá thắt chặt. Nền kinh tế Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới cũng chưa có dấu hiệu khả quan, nạn thiểu phát tiếp tục ám ảnh kinh tế Nhật Bản với việc cầu nội địa tiếp tục giảm, thêm vào đó ngành du lịch, một trong những nguồn thu lớn của các nước cũng bị ảnh hưởng do dịch viêm đường hô hấp cấp (Sars) một lần nữa có nguy cơ bùng phát. Do tình hình kinh tế như vậy đã làm ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng trên thế giới nói chung và VCB nói riêng, tốc độ tăng trưởng cũng bị chững lại, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế trung bình, chất lượng tín dụng là chưa cao … Tất cả các yếu tố đó làm giảm tỷ xuất vốn và thu nhập của VCB. Tuy nhiên với tinh thần lao động hết mình NHNTVN đã vận dụng những điều kiện thuận lợi để khắc phục những khó khăn hiện tại, tiếp tục củng cố và ổn định để đi lên, hoàn thành hầu hết các kế hoạch đề ra, tăng dư nợ tín dụng, giảm nợ quá hạn, tăng thị phần thanh toán, nâng cao vị thế VCB trên trường quốc tế. Tiếp tục là ngân hàng hàng đầu trong hiện tại và tương lai. 2.1.2.1 Hoạt động tín dụng và đầu tư. NHNTVN đã từng bước đa dạng hoá các hình thức sử dụng vốn để cho thuê tài chính, mua trái phiếu kho bạc, góp vốn cổ phần, liên doanh, hỗ trợ vốn cho ngân hàng chính sách. (Đơn vị triệu VNĐ) Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Tỉ lệ % tăng giảm 1.Mua tín phiếu, trái phiếu, công trái 1.336.619 1.179.788 13,29% -Mua tín phiếu, trái phiếu kho bạc Nhà nước 783.700 659.298 18,86% -Mua công trái kho bạc Nhà nước 522.919 659.298 6,20% 2. Cho vay 14.421.355 520.500 54,70% -Cho vay các tổ chức tín dụng 1.092.934 299.752 264.60% -Góp vốn cho vay đồng tài trợ 306.583 211.747 44,78% -Cho vay từ nguồn vốn tài trợ uỷ thác đầu tư 302.697 379.319 -20,19% -Chiết khấu chứng từ có giá 682.854 154.921 340,80% -Cho vay ngắn hạn 9.091.378 5.926.091 53,41% -Cho vay trung dài hạn 2.539.011 2.052.640 23,69% -Cho thuê tài chính 70.180 52.027 34,89% -Cho vay bảo lãnh 287.235 217.802 31,87% -cho vay khác 48.483 54.728 -11,4% Tổng 14.421.355 9.322.018 54,70% (Nguồn Báo cáo thường niên NHNTVN 2004) Qua báo cáo trên cho thấy hầu hết các khoản mục tín dụng và đầu tư của ngân hàng đều tăng. Đối với khoản mục đầu tư để mua trái phiếu, công trái tăng từ 1.179.798 (năm 2003) lên 1.336.619 triệu VND (năm 2004) tăng 13,29%. Cho vay năm 2004 tăng rất mạnh, đạt 54,70%, trong đó cho vay các tổ chức tin dụng tăng 264,6% so với năm 2003, điều này chứng tỏ vốn huy động của NHNTVN lớn hơn rất nhiều so với ngân hàng khác, cho vay ngắn hạn tăng mạnh so với năm 2003 là 23,69%, riêng cho vay từ nguồn vốn tài trợ uỷ thác đầu tư giảm 20,19% và cho vay khác giảm 11,4%. Tuy nhiên, cho thuê tài chính tăng 34,89%, đây la một dấu hiệu đáng mừng vì loại tín dụng này thường được biết nhiều hơn ở Ngân hàng đầu tư phát triển hơn là VCB bởi thế mạnh của VCB là cho vay và thanh toán quốc tế. 2.1.2.2. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế. Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ có tầm quan trọng lớn đối với VCB do lãI thu được từ kinh doanh ngoại tệ là nguồn thu chủ yếu của ngân hàng. Trong năm 2004, hoạt động này diễn ra trong tình trạng khan hiếm ngoại tệ kéo dài. Nhu cầu thanh toán ngoại tệ của các doanh nghiệp nhập khẩu ngày càng lớn do giá một số mặt hàng trên thị trường quốc tế tăng vọt, nhất là xăng dầu. Trong khi đó lượng ngoại tệ mua được từ khách hàng của toàn bộ hệ thống ngày càng giảm, một mặt do sự cạnh tranh mua ngoại tệ trên mức tỷ giá NHNN quy định dưới mọi hình thức, mặt khác do tình trạng găm giữ ngoại tệ của khách hàng vì dự đoán tỷ giá USD/VND có xu hướng ngày càng tăng. Đến cuối năm 2004 doanh số mua bán ngoại tệ đạt 7.405 triệu USD, tăng 23% so với năm 1999. Doanh số mua đạt 3.689 triệu tăng 23%. Doanh số bán ngoại tệ đạt 3.721 triệu USD. Trong đó chủ yếu là cho khách hàng đạt 3.547 triệu USD tăng 58,4%. Riêng ngoại tệ ban cho mục đích nhập khẩu dầu đạt doanh số 1.299 triệu USD, chiếm 36,5% trong tổng doanh số ngoại tệ bán cho khách hàng. Với sự chủ động và tích cực trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ, NHNTVN đã góp phần quan trọng trong việc giữ vững, ổn định tỷ giá, thực thi chính sách tiền tệ của NHNN, tăng quỹ dự trữ quốc gia. Về hoạt động thanh toán quốc tế, đây là một trong những nghiệp vụ truyền thống của NHNTVN. Tuy có hàng loạt các NHTM ra đời cùng với các ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh tại Việt Nam, nhưng doanh số xuất nhập khẩu và chuyển tiền qua NHNTVN ngày càng tăng. Đến cuối năm 2004, tổng kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu đạt 9.175 triệu USD tăng 39,4% so với năm 1999 và chiếm thị phần 31,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong đó thanh toán xuất đạt 4.163 triệu USD, tăng 27,6% so với năm 2003, thanh toán nhập đạt 5012 triệu USD, tăng 51,1% so với năm 2003. Hiện nay, VCB vẫn duy trì được vị trí hàng đầu về giá trị thanh toán xuất nhập khẩu cũng như về chất lượng thanh toán. trong 4 năm gần đây, 2003, 2003, 2004, 2003 VCB đều dược Ngân hàng Chase Manhattan, một ngân hàng hàng đầu thế giới trao giải thưởng về chất lượng thanh toán quốc tế tốt nhất. 2.1.2.3. Tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh. a. Tổng tài sản có : Kết thúc tài chính năm 2004 tổng tài sản của NHNTVN đạt 65.633.108 triệu VNĐ. Trong các năm qua NHNTVN liên tục duy trì được tốc độ tăng trưởng tài sản khá cao (1998 : 30,57% ; 2003 : 34,17% ; 2004 : 44,98%). Với kết quả này NHNTVN trở thành NHTM có tổng tài sản lớn nhất Việt Nam. b. Vốn chủ sở hữu : NHNTVN là một ngân hàng 100% sở hữu của nhà nước nên vốn chủ sở hữu của ngân hàng được hình thành chủ yếu từ vốn điều lệ (vốn nhà nước giao và vốn tự bổ xung tự lợi nhuận để lại trong quá trình hoạt động kinh doanh). Vốn điều lệ trong năm 2004 của NHNTVN đạt 1.099.258 triệu VNĐ, tăng không đáng kể so với năm 2003. Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hưu (Roe) khá ổn định trong các năm qua (2004 : 11,47% ; 2003 : 9,09% ; 2004 : 10,35%). c. Thu nhập ròng từ lãi : Thu nhập ròng từ lãi trong năm đạt 712.867 triệu VNĐ, tăng 129.694 triệu VNĐ hay 22,24% so với năm 2003. Tốc độ tăng thu nhập ròng từ lãi cao hơn chút so với tốc độ tăng của thu lãi (18,41%) và trả lãi (16,61%). Tỷ trọng của thu lãi trên tổng thu nhập giảm nhẹ từ 90,33% năm 2003 xuống 89,09 năm 2004, còn tỷ trọng của lãi trên tổng chi phí giảm từ 67,80% xuống 65,48%. Các chỉ số khác như lãi suất bình quân trên tài sản có sinh lãi giảm 1,08% còn 3,57% và lãi suất bình quân trên tài sản nợ chịu lãi giảm 0,64% còn 2,41%, làm cho chênh lệch lãi suất ròng giảm 0,44% còn 1,17%. d. Chi phí phi lãi suất : Chi phí phi lãi suất trong năm 2004 là 380.460 triệu VNĐ tăng 89.152 triệu VNĐ hay 30,60% so với năm 2003. Tỷ trọng của chi phí phi lãi suất trên tổng chi phí tăng 1,29% so với năm 2003 đạt 17,16%. e. Dự phòng rủi ro tín dụng : Năm 2004, NHNTVN trích lập được 385.000 triệu VNĐ cho dự phòng rủi ro tín dụng. Phần trích lập này tăng 85.000 triệu VNĐ hay 28.33% so với năm 1999. Như vậy tổng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng đến 31/12/2003 là 985.000 triệu VNĐ. Tỷ lệ dự phòng trên tổng dư nợ tăng từ 6,34% năm 2003 lên 6,83% năm 2004. 2.2. Sự hình thành và phát triển thị trường thẻ Việt Nam. 2.2.1. sự du nhập thẻ tín dụng vào Việt Nam. Thẻ tín dụng là một sản phẩm của nền công nghệ ngân hàng hiện đại. Trên thế giới thẻ tín dụng trở thành phương thức thanh toán rất phổ biến nhưng tại Việt Nam nó vẫn là một công cụ mới mẻ. Năm 1990, hợp đồng làm đại lý thanh toán thẻ Visa giữa ngân hàng Pháp BFCE và VCB đã mở đầu cho phương thức thanh toán mới này tại Việt Nam. Sự du nhập của thẻ tín dụng vào Việt Nam là một minh chứng cho sự đúng đắn của đường lối mở cửu và cải cách nền kinh tế Việt Nam theo định hướng có sự quản của Nhà nước. Giai đoạn đầu, VCB với các ưu thế về uy tín quốc tế, bề dày kinh nghiểmtong thanh toán quốc tế nên VCB là ngân hàng duy nhất cung cấp dịch vụ thẻ. Thế độc quyền này của VCB không giữ được lâu, hứa hẹn về lợi nhuận kinh doanh những lợi ích từ hoạt động thẻ đã nhanh chóng thu hút các ngân hàng khác tham gia kinh doanh dịch vụ mới này. Năm 1993, VCB phát hành thẻ tín dụng đầu tiên, đưa công nghệ : “thẻ thông minh” vào Việt Nam, đây là công nghệ thẻ hiện đại và mới nhất được nhiều nước Châu Âu sử dụng. Thẻ thông minh là loại thẻ sử dụng công nghệ “chip” có khả năng lưu được nhiều thông tin được bảo mật bởi nhiều hệ thống khác nhau. Tháng 4 năm 1995 cùng với VCB, ba NHTM khác là Ngân hàng á châu, First Vinabank, Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thẻ quốc tế Master card. Đến tháng 8/1996 VCB trở thành thành viên tổ chức thẻ tín dụng quốc tế Visa. Song song với sự phát triển, các loại thẻ Master card và Visa lần lư.ợt được phát hành tại Việt Nam. Đầu năm 1997. Hiệp hội các Ngân hàng thanh toán thẻ ở Việt Nam được thành lập và đI vào hoạt động đánh dấu một bước phát triển mới trong hoạt động kinh doanh thẻ. Hiện nay thị trường thẻ tín dụng ở Việt Nam một thị trường sôi động, cạnh tranh gay gắt với sự tham gia của các Ngân hàng Việt Nam, Ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài như ANZ, UOB, Hồng Kông Bank, Indo – Vina Bank… Có bề dày kinh nghiệm trong phát hành và thanh toán thẻ tín dụng. Do đó sự chia sẻ thị trường là không thể tranh khỏi. 2.2.2 Tình hình phát hành và thanh toán thẻ tín dụng trên thị trường Việt Nam trong thời gian qua : Những năm gần đây, khi nước ta chuyển hướng phát triển nền kinh tế mở nhiều thành phần thì lượng khách nước ngoài vào Việt Nam tăng lên đáng kể, do đó các NH tham gia thanh toán thẻ cũng tăng lên. Hiện nay thị trường thẻ ở VN là một thị trường sôI động và trong điều kiện cạnh tranh tương đối gay gắt như vạy, các NH đều tìm cho mình một chiến lược kinh doanh riêng để lôi kéo khách hàng. Nếu trước năm 2003, ở VN có 10 NH tham gia lĩnh vực cung cấp dịch vụ thẻ thì đến nay, hầu hết các NHTMQD, NHTMCP và chi nhánh NH nước ngoài đều tham gia thị trường. Đó là VCB, ACB,UOB, AGRICBANK, BIDV, Chohung Bank, Eximmbank, IncomBank, Saigon Bank, INDOVINABANK, ANZ, City Bank, HSBC và gần đây nhất là SACOMBANK và NH Đông á. Trong số các NH tham gia dịch vụ thẻ tín dụng tại VN hiện nay có 4 NHTMQD, 8 NHTMCP trong nước và liên doanh, 2 chi nhánh NH nước ngoài. Ngoài ra, 10 NHTMCP đã tiếp xúc và có kế hoạch thành lập một công ty thẻ. Chính sự đa dạng về thành phần sở hữu, cơ cấu tổ chức của các NH đã làm cho thị trường thẻ trở nên sôi động, cạnh tranh diễn ra ngay càng gay gắt trên cả 2 lĩnh vực phát hành và thanh toán thẻ. Trong thẻ NH nói chung thì thẻ tín dụng vẫn là loại thẻ phổ bién và có thị trường kinh doanh sôi động hơn cả. Hiện nay có 3 NH được phép phát hành thẻ tíndụng quốc tế là VCB, ACB và Eximmbank. Hai NH VCB và ACB đều được phát hành 2 loại thẻ là Visa và Master card, còn Eximmbank mới chỉ phát hành thẻ Master card từ năm 2003. Vào ngày 18/3/2003vừa qua, VCB đã phát hành thẻ American Express(Amex) đầu tiên ra thị trườn VN với 1200 CSCNT. Sự ra đời của VCB American Express đã đưa VCB trở thành NH duy nhất phát hành 3 loại thẻ TDQT, giữ vững uy tín của VCb là NH hàng đầu về kinh doanh thẻ tại VN. Cùng với VCB, sản phẩm thẻ của ACB cũng phát triển tích cực. Riêng ACB có sản phẩm thẻ tín dụng nội địa, liên kết với các công ty trong nước. Trong tổng số thẻ tín dụng phát hành tính đến tháng 6/2004 trên cả nước là hơn 34.000 thẻ. Trong đó VCB có trên 12.000 thẻ, chiếm 35% thị phần. ACB có khoảng 20.000 thẻ, chiếm 60% thị phần phát hành thẻ. Đến cuối tháng 12/2004, số liệu trên thị trường phát hành thẻ TDQT đã thay đổi. VCB đã chiếm đến 41% thị phân, ACB chiếm 54% và Eximmbank chiếm 5%. Có thể thấy rằng NH á Châu ACB vẫn là NH đứng đầu trong lĩnh vực phát hành thẻ tín dụng tại VN với những sản phẩm thẻ đa dạng. Bên cạnh đó, VCB và Eximmbank cũng đã có những nỗ lực trong công tác phát hành thẻ, đem lại dấu hiệu khởi sắc cho thị trường phát hành thẻ tín dụng tại VN. Tốc độ tăng trưởng phát hành kể từ năm 2003 đến nay đã tăng, mạnh nhất là trong năm 2004. Đi cùng với sự phát triển của nghiệp vụ phát hành thẻ, doanh số sử dụng thẻ tín dụng do các NH phát hành cũng đã có nhiều chuyển biến tích cực. Trong năm 2003, tổng doanh số sử dụng thẻ là hơn 400 tỷ VNĐ. Sang 6 tháng đầu năm 2004 đã gần 300 tỷ VNĐ. Thị trường tiêu dùng thẻ trong nước cũng tăng về tỷ trọng nhưng vẫn chiếm khỏang 25% so với 20% năm 2003. Đa số chủ thẻ vẫn sử dụng thẻ để chi tiêu tại thị trường nước ngoài. Thấy được tiềm năng to lớn đối với thị trường phát hành thẻ, đã có nhiều NH đang có dự án triển khai hoạt động phát hành thẻ trong thời gian tới. Khi dó thị trường thẻ của VN chắc chắn sẽ trở nên sôi động và hấp dẫn hơn. Đối với các NHVN hiện nay, hoạt động thanh toán thẻ tín dụng vẫn là 1 mảng nghiệp vụ lớn giữ vai trò trọng yếu trong hoạt động kinh doanh thẻ. Nghiệp vụ này bắt đầu và phát triển tại VCB từ những năm 1990. Cho đến nay đã có hơn 20 NH cùng tham gia hoạt động trong lĩnh vực thanh toán này. Đối với VCB, đay là nghệp vụ mang lại nguồn thu nhập đáng kể, góp phần tích cực cho việc tạo ra một phong tháI thanh toán văn minh, hiện đại, hoà nhập vào xu thế phát triển chung của nền tiền tệ thế giới. Hiện nay, trên thị trường VN có 5 loại thẻ TDQT thông dụng, được các NHTMQD, NHTMCP chấp nhận thanh toán. Đó la Visa, Master card, Amex, JCB và Dinners CLUB. Mỗi NH chấp nhận thanh toán 1 hoặc 1 vài thẻ trong số các loại thẻ đó. Riêng VCB là NH duy nhất chấp nhận thanh toán đủ cả 5 loại thẻ. Tổng doanh số thanh toán thẻ năm 2003 khoảng 210 triệu USD so với hơn 190 triệu USD năm 200. Trong đó VCB chiếm 1 thị phần vượt trội 45%. Thẻ Visa vẫn có tổng doanh số thanh toán lớn nhất tại thị trường VN, chiếm khoảng 55%. Tiếp đó là Master card, Amex, JCB và Dinners CLUB. Hiện nay trên cả nước có khoảng 5500 CSCNT, phân bố chủ yếu tại các thành phố lớn, các điểm du lịch có nhiều khách quốc tế. Số lượng phân bổ CSCNT như vậy là quá ít và mỏng đối với nước ta khi dân số sống tại khu vực thành thị là khá cao, khoảng trên 20 triệu dân. ở đây chủ yếu phục vụ nhu cầu của khách hàng nước ngoài. Còn đối với người VN sử dụng thẻ thì chưa thực sự thuận tiện. Bên cạnh đó, trình độ chuyên môn, ý thức nghề nghiệp của 1 số CSCNT còn chưa cao, nhân viên không được đào tạo kỹ càng về quy trình thanh toán thẻ tín dụng. Thêm vào đó là sự phân biệt về giá giữa khách hàng ding tiền mặt và khách hàng sử dụng thẻ. Do đó nó đã ảnh hưởng đáng kể đến công tác thanh toán và phát triểnthẻ của các NHVN trong thời gian qua. Hiện nay, các NH đang nỗ lực trong việc mở rộng mạng lưới CSCNT và đa dạng loại hình dịch vụ để tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường thẻ tín dụng tăng trưởng và phát triển. Về mạng lưới máy giao dịch AMT, cả nước có 130 chiếc. Trong đó VCB co 70 may, ICB có 32 may, BIDV : 12, ANZ : 4, HSBC : 3, NH Nông Nghiệp : 4, SacomBank : 5. Theo đánh giá của các TCTTDQT và các chuyên gia NH tài chính trong nước thì thị trường thẻ VN đang còn rộng lớn và đầy tiêm năng cho các NH tiếp tục đầu tư và phát triển. *Các loại thẻ khác trên thị trường VN : Thẻ NH có thẻ chia thành 2 nhóm là thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ. Thẻ ghi nợ có 2 dạng là thẻ ATM và thẻ thanh toán. Thẻ ghi nọ trên thị trường VN chia ra 2 nhóm : -Một nhóm : bao gồm thẻ ghi nợ quốc tế của ANZ và thẻ ATM của các NH khác. Tại các NH này, tài khoản ATM là khác tài khoản cá nhân. Đối với thẻ của ANZ, khách hàng có thể sử dụng để rút tiền mặt tại ATM, có thỉ chi tiêu ở các CSCNT. Nhưng thẻ ANZ chưa dược phổ biến rộng rãi bởi mức phí cao. -Một nhóm : Là thẻ của VCB. Thẻ Connect 24 là thẻ ghi nợ nội địa.Tiền thân là thẻ ATM nhưng không chỉ được dùng tại các máy ATM mà con dùng tại CSCNT, nhưng lại sử dụng tài khoản cá nhân. Ngày 15/5/2004, hệ thống giao dịch tự động Connect 24 được chính thức khai trương dựa trên nền tảng của hệ thống dịch vụ NH trực tuyến VCB – ATM. Chỉ hơn 6 tháng đưa SP thẻ Connect 24 và hệ thống giao dịch tự động ATM vào thị trường, số lượng thẻ phát hành đạt tới 30.000 thẻ với doanh số rút tiền mặt đạt 411 tỷ đồng. Số lượng tài khoản tiền gửi cá nhân tăng vọt ngay sau khi ra đời dịch vụ Connect 24. Số lượng TK mở hàng tháng liên tục tăng và đạt tới hơn 5000TK / tháng trong tháng 12/2004, đưa tổng số TK tiền gửi cá nhân tại VCB lên đến hơn 70.000TK. Hệ thống Connect 24 của VCB đã đưa 50 máy ATM vào hoạt động, cho phép thẻ VCB – ATM, thẻ Visa và Master card có thể rút tiền mặt với thời gian giao dịch 24/24. Dịch vụ ATM của VCB có nhiều lợi thế so với dịch vụ ATM của các NH khác đang cung cấp tại Việt Nam, như on – line toàn hệ thống, có nhiều chức năng giao dịch, điều kiện tham gia ưu đãi… Trong quỹ 1 năm 2003, hệ thống Connect 24 cung cấp thêm cho khách hàng một dịch vụ quan trọng và vô cùng tiện ích là dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa. Việc phát triển thẻ ATM có tính năng ghi nợ nội địa đã đưa thẻ ATM – VCB không còn là thẻ rút tiền tự động đơn thuần nữa. Thẻ ATM – VCB lúc này đã tích hợp các tính năng của thẻ ATM “nguyên thuỷ” và thẻ tín dụng. Nó vừa có thể rút tiền mặt, lại vừa thực hiện bán phi tiền mặt và trở thành một thẻ ghi nợ nội địa đa tiện ích đầu tiên tại Việt Na. Việc đưa dịch vụ ghi nợ của thẻ Connect 24 vao f sử dụng tạo điều kiện để phát triển lâu dài cho hoạt động kinh doanh thẻ của VCB. Trong tương lai thẻ ghi nợ nội địa sẽ trở thành thẻ ghi nợ quốc tế, có thể sử dụng ở nước ngoài. Như vậy, đến nay ngoài ANZ phát hành thẻ ghi nợ quốc tế Access Card thì ở Việt Nam mới có hai ngân hàng thực hiện việc phát hành thẻ ghi nợ nội địa là VCB và ACB với hai sản phẩm VCB Connect 24 và ACB E – card. Tuy mới xuất hiện trên thị trường nhưng thẻ ghi nợ có tính năng tiện lợi và điều kiện phát hành dễ dàng (chỉ cần có tài khoản cá nhân tại NH) nên số lượng thẻ phát triển rất mạnh. ANZ hiện có hơn 10.000 thẻ Access. Số thẻ Connect 24 của VCB đã vượt qua con số 20.000. Thẻ rút tiền tự động VCB – ATM phát hành 30.000 thẻ và ACB đã phát hành được gần 800 thẻ ACB E – card. Từ thực tế phát hành thành công thẻ ghi nợ Connect 24 của VCB cho thấy triển vọng phát triển thị trường thẻ của Việt Nam trong tương lai hứa hẹn nhiều tiềm năng to lơn. Các ngân hàng Việt Nam hoàn toàn có khả năng ứng dụng những công nghệ hàng đầu vào lĩnh vực ngân hàng. 2.2.3. Thực trạng hoạt động phát hành thẻ tín dụng tại VCB *, Co chế phát hành thẻ: Tín dụng thẻ là một loại tín dụng có độ an toàn cao hơn nhiều dạng đầu tư cho vay khác. Sự an toàn thẻ hiẹn ở cơ chế phát hành thẻ. Thẻ tín dụng được phát hành trên ba hình thức: thế chấp, tín chấp, kết hợp giữa thế chấp và tín chấp. - Thế chấp: chủ sở hữu thẻ tín dụng phải thế chấp 100% hoặc hơn số tiền trên hạn mức tín dụng tại NHPH. ở NHNTVN số tiền thế chấp là 125% hạn mức tín dụng. Tuy nhiên việc phát hành thẻ theo cách thức này sẽ gây ra khó khăn lớn cho sự phát triển của thị trường thẻ tín dụng vì mức thế chấp cao. - Tín chấp: theo hình thức này thì ngân hàng chỉ căn cứ vào nhân thân, mức thu nhập thường niên của khách hàng để quy dịnh HMTD. Hình thức này được coi như một thể thức tự do nhất để phát triển thị trường thẻ - Hình thức kết hợp: là sự kết hợp cả hai điều kiện thế chấp và tín chấp. Nó mang lại sự liên kết, mối quan hệ lâu dài giữa khách hàng với ngân hàng trong việc thực hiện các dịch vụ ngân hàng bán thể. Hình thức này góp phần hạn chế nhược điểm và phần nào phát huy được ưu điểm của hai loại thẻ phát hành trên * Phân tích tình hình phát hành thẻ tín dụng tại VCB Như chúng ta đã biết, thẻ tín dụng ra đời từ rất lâu, đã được phần lớn các công ty, cac ngân hàng nâng cấp phát hành. Nhưng ở Việt Nam đa số các ngân hàng chỉ làm đại lya thanh toán chứ chưa đI vào lĩnh vực phát hành. Do đó, trong thời gian qua, việc Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam chính thức phát hành thẻ tín dụng VCB- Visa và VCB – Master Card được coi là bước chuyển biến trong hệ thống ngân hàng, một việc làm được các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp Nhà Nước cũng như tu nhân đáng giá rất cao, thuận lợi trong lưu thông tiền tệ, thực hiện được mực tiêu “ Trên đất Việt Nam tiêu tiền Việt Nam “, giảm tỷ trọng thanh toán dùng tiền mặt trong nền kinh tế nước ta. Theo ông Donal Van Store – Phó chủ tịch cao cấp, Tôngả giám đốc Master Card khu vực Đông Nam á đã nói: “ việc Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam chuyển từ Ngân Hàng đại lý thanh toán quốc tế thành Ngân Hàng trực tiếp phát hành thẻ tín dụng quốc tế đã đánh dấu bước tiến trong hiện đại hoá hệ thống Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam trên thị trường quốc tế. Thẻ là một sản phẩm quan trọng của VCB. Gần 13 năm kinh doing Thẻ tín dụng và cung ứng các dịch vụ có liên quan đến thẻ, VCB đã tạo lập được một chố đứng vững chắc trên thị trường thẻ Việt Nam, khẳng định được vai trò và uy tín của minh trong hoạt động thẻ. Là NH đi đầu trong lĩnh vực kinh doanh Thẻ tín dụng, một NH luôn có tỷ phần kinh doanh lớn, hiện nay VCB là NH duy nhất tại Việt Nam phát hành 3 loại Thẻ tín dụng quốc tế là Visa, Master Card và American Express ( Amex ). Thẻ Master Card được VCB phát hành vào ngày 25-4-1996. Sau đó ;à VCB Visa được phát hành vào tháng 4 năm 1998 và gần đây nhất là sự ra đời của VCB American Express vào ngày 18-3- 2003. Trong thời gian 2 năm trở lại đây, hoạt động phát hành Thẻ tín dụng quốc tế như sau: Bảng 1: Số liệu phát hành thẻ năm 2004 được thể hiện qua bảng như sau: Tên thẻ Năm 2003 Năm 2004 Tốc độ tăng trưởng Visa 1.143 2.431 +112,7% Master 184 626 +240,2% Tổng số 1.327 3.057 +130,4% ( Nguồn số liệu: Phòng quản lý thẻ NHNTVN) Đến cuối năm 2004, tống số Thẻ tín dụng Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam phát hành cho cả 2 loại Visa và Master Card là 3.057 thẻ; tăng 1730 thẻ, tương đương tăng 130,4% so với năm 2003. Trong đó số thẻ phát hành là 2.431 thẻ, chiếm trọng 79,5% tăng 1288 thẻ tương đương tăn 112,7% so với năm 2003. Số thẻ Master Card được phát hành là 626 thẻ, chiếm tỷ trọng 20,5%, tăng 442 thẻ, tương đương 240,2% so với năm 2003. Từ bảng số liệu trên cho thấy, năm 2004 nghiệp vụ phát hành Thẻ tín dụng quốc tế của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam có biểu hiện tốt. Số thẻ phát hành đều tăng lên nhiều so với năm trước. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do trong năm 2004, NHNT đã có một nền tảng công nghệ tiên tiến, một chính sách khách hành hợp lý, luôn được hoàn thiện cho phù hợp với điều kiện thực tế và sự chỉ đạo kịp thời của Ban lãnh đạo cộng với đội ngũ cán bộ có chuyên môn tốt, nhiệt tình sáng tạo. Cụ thể Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam đã có những đầu tư cho các trang thiết bị. Số máy in thẻ tăng lên và có khả năng hoạt động tốt ít hỏng vặt, chất lượn in thẻ đảm bảo hơn, đẹp hơn, không còn tình trạng ảnh chủ thẻ bị hỏng, phai mờ như trước. Điều đó phần nào đã làm chủ thẻ sử dụng trong thanh toán nhiều hơn, giúp tăng số lượng thẻ phát hành của NH. Hơn nữa Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam đã thực hiện có hiệu quả hoạt động khuếch trương, cùng với các chính sách khuyến mại hấp dẫn thu hút khách hàng. Bảng 2:Tổng số thẻ tín dụng do VCB phát hành Tên thẻ Năm 2003 Năm 2004 Tốc độ tăng trưởng Visa 2431 6650 +173,5% Master Card 626 1060 +69,3% Tổng số 3057 7710 +152,2% ( Nguồn số liệu: Phòng quản lý thẻ NHNTVN) Năm 2004, số Thẻ tín dụng phát hành cho 2 loại Visa và Master Card là 7710 thẻ, tăng 4653 thẻ, tương đương tăng 152,2% so với năm 2003 đưa tổng số thẻ cuả Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam đến hết năm 2004 lên đến 17000 thẻ. Trong đó số thẻ Visa được phát hành là 6650 thẻ, tăng 4219 thẻ, tương đương tăng 173,5% so với năm 2003. Số Master Card được phát hành là 1060 thẻ, tăng 434 thẻ, tương đương 69,3% so với năm 2003. Các kết quả đạt được trong năm 2003đã trở thành nền tảng cơ sở, là động lực thúc đẩy để NHNT tiếp tục triển khai chiến lược trong năm 2004 và các năm tiếp sau. Trong năm 2004 số lượng Thẻ tín dụng quốc tế VCB Visa và VCB Master Card được phát hành tăng lên rất nhiều so với năm trước. Đặc biệt là thẻ Visa loại thẻ có sức hấp dẫn lớn đối với khách hàng. Trong bối cảnh cạnh tranh trên thị trường hết sức gay gắt, hoạt động phát hành thẻ của VCB không những đã vượt khỏi tình trang suy giảm mà con phát triển với tốc độ đáng kể. Số thẻ phát hành tăng nhiều một mặt hàng khi nâng cao chất lượng trong khâu phát hành thẻ TDQT, đặc biệt là sự nỗ lực của cán bộ nhân viên làm nghiệp vụ thẻ trong toàn hệ thống. Trong đó Sở Giao Dịch là nơi có tốc độ tăng trưởng về phát hành thẻ lớn nhất hệ thống.Trong thời gian vừa qua, hệ thống cơ sở kỹ thuật phục vụ hoạt động kinh doanh thẻ đã nhận được sự đầu tư đáng kể. Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam đã dần tiếp cận được với công nghệ phát hành, thanh toán và quản lý chung theo mức chuẩn của khu vực và quốc tế. Mặt khác, trong năm 2004 để khuyến khích sử dụng thẻ TDQT Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam đã có chương trình khuyến mại đặc biệt dành cho chủ thẻ VCB Visa- Master Card tại Hà Nội và Thành phố HCM như miễn phí 100% phí thường niên năm đầu cho khách hành phát hành thẻ. Trong năm 2004 chủ thẻ của VCB có cơ hội được giảm giá trong chi tiêu mua sắm tại hàng ngàn điểm chấp nhận thanh toán thẻ của VCB, được tính điểm thưởng qua các lần thanh toán thẻ. Chủ thẻ có doanh số sử dụng cao sữ được giảm hoặc miễn phí thường niên cho năm sau. Những chính sách ưu đãĩ đó của VCB đã phần nào thu hút khách hàng sử dụng thẻ, từ đó có tác động làm tăng số lượng thẻ được phát hành trong năm. Từ số liệu bảng 1, 2 ta lập nên biểu đồ sau: Biểu đồ 1: Cơ cấu thẻ tín dụng do VCB phát hành trong 3 năm gần đây 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 Sè th Î 2002 2003 2004 N¨m Visa Master Từ biểu đồ 1 ta thấy từ năm 2003 đến năm 2004, năm nào số lượng phát hành thẻ VCB Visa cũng cao hơn VCB Master Card. Năm 2003 thẻ VCB Visa nhiều hơn 959 thẻ, năm 2003 nhiều hơn 1805 thẻ và đặc biệt năm 2004, số thẻ VCB được phát hành tăn mạnh, nhiều hơn 5590 thẻ so với VCB Master Card. Sự chênh lệch này một mặt do thoi quen dùng thẻ Visa. Mặt khác, số lượng CSCNTT Visa trên thế giới không lớn hơn Master Card và chất lượng thẻ Visa cao nên khách hàng thích dùng thẻ Visa hơn. Đặc bịêt thẻ Visa có nhiều chính sách khuyến mại hơn Master Card. Và trên mặt thẻ Visa có in hình chủ thẻ, còn Master Card thì không có ảnh. Ngoài ra, thẻ Visa thanh toán ở nước ngoài ít bị từ chối hơnnên các chủ thẻ có xu hướng thích sử dụng thẻ Visa hơn Master Card. Thêm vào đó, đối với thẻ Master Card phí thanh toán lại cao hơn Visa. Vì những ký do đó đã làm cho thẻ Visa có sức hấp dẫn với khách hàng hơn. Tổng số thẻ VCB Visa và VCB Master Card phát hành năm 2003 đạt 1327 thẻ, năm 2003 đạt 3057 thẻ, năm 2004 đạt 7710 thẻ. Tổng số thẻ phát hành các năm 2003,2003,2004 được thể hiện bằng biểu đồ sau: Biểu đồ 2: Tổng số thẻ tín dụng do VCB phát hành trong 3 năm gần đây 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 T æn g sè th Î 2002 2003 2004 N¨m Qua biểu đồ trên cho thấy, năm 2004 là năm có tổng số thẻ phát hành cao nhất. Nguyên nhân là cả hai loại thẻ đều tăng đặc biệt là thẻ Visa. Xu hướng từ năm 2003 đến năm2004 ngaùy càng tăng trưởng, chứng tỏ Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam đã có uy tín trong nghiệp vụ phát hành thẻ. Tuy nhiên trên thị trường phát hành thẻ tín dụng quốc tế ở Việt Nam, tại thời điẻm cuối tháng 12-2004 thì VCB vẫn tỏ ra sút kém so với NH á Châu (ACB) trong công tác phát hành. VCB chiếm 41% thị phần phát hành. Trong khi ACB chiếm 54%, còn Exim Bank chiếm 5%. Trong đó số lượng phát hành Thẻ tín dụng tại Việt Nam hơn 4000 thẻ là Master Card ( VCB chiếm 26,5% thẻ Master Card . Tốc độ tăng trưởng vượt bậc trong những năm đầu thiên nhiên kỷ mới sẽ là một động lực để VCB củng cố và tăng tốc nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng của mình. - Tình hình sử dụng thẻ: Doanh số sử dụng thẻ VCB Visa và VCB Master Card trong năm 2003 và 2004 được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 3: Doanh số sử dụng thẻ VCB Visa và VCB Master Card (2003-2004) Tên thẻ Năm 2003 Năm 2004 Tốc độ tăng trưởng Visa 92,23 204,53 +121,7% Master Card 32,93 50,02 +51,9% Tổng số 125,16 254,55 +103,4% (Nguồn số liệu: Phòng Quản lý thẻ NHNTVN) Trong năm 2004, doanh số sử dụng thẻ Visa của chủ thẻ Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Namlà 204,53 tỷ VND, Tăng 113,2 tỷ đồngm tườn đương tăng 121,7% so với năm 2003. Doanh số sử dụng thẻ Master Card 50.02 tỷ đồng, tăng 17,09 tỷ đồng, tức tăng 51,9% so với năm 2003. So sánh giữa doanh số sử dụng và số thể phát hành là tương đối hợp lý. Bởi thẻ Visa luôn được phát hành với số lượng nhiều hơn hẳn. Tổng số thẻ VCB trong 2 năm 2003 và 2004 là 9081 thẻ, Master Card là 1686 thẻ. Do đó doanh số sử dụng thẻ Visa trong cả 2 năm đạt 296,76 tỷ đồng. Doanh số sử dụng thẻ Visa và Master Card đều tăng chứng tỏ chủ thẻ đã voi tấm thẻ do VCB phát hành như môt6j phương tiện thanh toán hữu hiệu trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Xu hướng tăng doanh số sử dụng thẻ Visa và Master Card cho thấy công tác phát hành thẻ tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam trong tương lai hứa hẹn nhiều triển vộng phát triển. 2.2.3. Đánh giá công tác phát hành và thanh toán thẻ tín dụng tại VCB 2.2.3.1. Kết quả thu được Nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ tín dụnglà một nghiệp vụ mới mẻ tại Việt Nam nhưng đã được NHNTVN tiếp nhận và thực hiện khá thành công. Qua 14 năm tiến hành hoạt động kinh doanh thẻ, NHNTVN đã tíh luỹ được nhiều kinh nghiệm, tạo lập được một vị thế vững chắc trên thị trường Việt Nam, và có nhiều mối quan hệ kinh doanh với ngân hàng và các tổ chức tài chính trong và ngoài nước. Hoạt động kinh doanh thẻ của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam đã khuyến khích được dân cư gửi tài khoản tiền gửi tiết kiêm, tiền gửi thanh toán, góp phần khơi tăng nguồn vốn cho Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam. Ngoài ra, thông qua hoạt động phát hành Thẻ tín dụng, Ngân hàng phát triển hình thức cho tiêu dùng cá nhân, góp phần đa dạng hoá các hình thức sử dụng vốn của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam. Chất lượng các khoản tín dụng ngắn hạn cấp cho các chủ thẻ cao, không xảy ra các hiện tượng nợ quá hạn, góp phần giảm tỷ lệ dư nợ quá hạn trên tổng dư nợ tín dụng của toàn Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam. Thông qua nghiệp vụ kinh doanh thẻ Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam đã ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại trong lĩnh vực phát hành Thẻ tín dụng, đồng thời Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam là NH đi đầu trong việc thạm gia vào hệ thống thanh toán qua mạng. Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam góp phần to lớn trong việc thanh toán không dùng tiền mặ trong nước góp phần thực hiện tốt các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước, phát huy vai trò chủ đạo của một doanh nghiệp nhà nước. Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh hết sức gay gắt và quyết liệt những thành tích đạt được từ hoạt động kinh doanh thẻ đã phần nào khẳng định được vị thế của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam và xu thế phát triển lĩnh vực kinh doanh thẻ tai Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam. 2.2.3 Những vấn đề tồn tại và nguyên nhân. Bên cạnh những thành tích đạt được, do hoạt đọng kinh doanh thẻ còn là một hoạt đọng mới nên còn phải không gặp ít những khó khăn. Là NH đi đầu trong kinh doanh Thẻ tín dụng các khó khăn mà VCB đang phải đối mặt cũng là những khó khăn chung của thị trường thẻ Việt Nam. Song do mỗi NH có đạc thù riêng, tích chất nghiệp vụ riêng nên ngoài nhân tố khách quan, kinh doanh thẻ của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam còn có những tồn tại yếu kém do chủ quan. Dưới đây là một số khó khăn: a.Đối tượng sử dụng thẻ còn hạn chế - Hạn chế về đối tượng sử dụng thẻ là một tồn tại lớn nhất hiện nay của hoạt động kinh doanh thẻ của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam, Gây ảnh hưởng lớn đến số lượng thẻ tín dụng mà VCB phát hành. Đối tượng sử dụng thẻ chủ yếu là đối tượng đi du học, đi công tác dài hạn ở nước ngoài và một số quan chức cấp cao của nhà nước. Đối tượng sử dụng Thẻ tín dụng đẻ thanh toán hành háo dịch vụ còn ít là do một số nguyên nhân chính sau đây : Thứ nhất; là thu nhập của nhười dân Việt Nam còn thấp, bộ phận có thu nhập cao để phân tán sử dụng thẻ còn ít và phân tán. Việt Nam là một nước nông nghiệp có tới 80% dân số sống ở nông thôn với nghề nông là chủ yếu. Thu nhập cảu nghề nông ở Việt Nam không cao và không ổn định. Số dân sống ở thành thị chiếm tỷ lệ nhỏ hơn, chủ yếu là công nhân viên chức nhà nước, tiểu thương có thu nhập còn thấp. Trong khi đó Thẻ tín dụng thường có mệng giá rất cao. Hạn mức tín dụng tối thiểu của VCB là 10 triệu đồng. Do đó sử dụng thẻ là khá cao so với mức thu nhập bình quân của người Việt Nam chỉ khoảng 2 triệu đồng / tháng. Chủ thẻ sử dụng th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh Thẻ tín dụng tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam.pdf
Tài liệu liên quan