Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Techcombank

Tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Techcombank: 1 1. Lý do chọn đề tài Tình hình kinh tế khó khăn trong 6 tháng đầu năm 2008 cùng với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đang tiến gần đã gây áp lực lớn đối với các ngân hàng trong nước về khả năng tồn tại và cạnh tranh để vững bước. Để tạo dựng cho mình một “sức khỏe” đủ mạnh, thời gian qua các NHTM trong nước không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng quản trị họat động ngân hàng. Huy động vốn - một trong những họat động giữ vai trò trọng tâm của ngân hàng - đang trở thành họat động nóng, được các ngân hàng quan tâm nhiều nhất trong tình trạng khan hiếm vốn hiện nay. Thông qua việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, từng bước hiện đại hóa ngân hàng, các sản phẩm huy động ngày càng phong phú, đa dạng, mang tính chất “đột phá- chiến lược’, thõa mãn nhu cầu ngày càng cao và tinh tế của khách hàng. Techcombank- một trong n...

pdf83 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1361 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Techcombank, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 1. Lyù do choïn ñeà taøi Tình hình kinh teá khoù khaên trong 6 thaùng ñaàu naêm 2008 cuøng vôùi xu höôùng hoäi nhaäp kinh teá quoác teá ñang tieán gaàn ñaõ gaây aùp löïc lôùn ñoái vôùi caùc ngaân haøng trong nöôùc veà khaû naêng toàn taïi vaø caïnh tranh ñeå vöõng böôùc. Ñeå taïo döïng cho mình moät “söùc khoûe” ñuû maïnh, thôøi gian qua caùc NHTM trong nöôùc khoâng ngöøng caûi tieán, naâng cao chaát löôïng quaûn trò hoïat ñoäng ngaân haøng. Huy ñoäng voán - moät trong nhöõng hoïat ñoäng giöõ vai troø troïng taâm cuûa ngaân haøng - ñang trôû thaønh hoïat ñoäng noùng, ñöôïc caùc ngaân haøng quan taâm nhieàu nhaát trong tình traïng khan hieám voán hieän nay. Thoâng qua vieäc öùng duïng vaø phaùt trieån coâng ngheä thoâng tin, töøng böôùc hieän ñaïi hoùa ngaân haøng, caùc saûn phaåm huy ñoäng ngaøy caøng phong phuù, ña daïng, mang tính chaát “ñoät phaù- chieán löôïc’, thoõa maõn nhu caàu ngaøy caøng cao vaø tinh teá cuûa khaùch haøng. Techcombank- moät trong nhöõng ngaân haøng coå phaàn haøng ñaàu Vieät Nam- ñaõ vaø ñang töï khẳng định mình, tieáp tuïc phaùt huy lôïi theá cuûa moät thöông hieäu maïnh baèng vieäc cho ra ñôøi nhöõng saûn phaåm huy ñoäng hieän ñaïi, mang tính caïnh tranh cao. Xuaát phaùt töø nhaän ñònh treân, toâi choïn nghieân cöùu ñeà taøi “Giaûi phaùp naâng cao hieäu quaû huy ñoäng voán taïi Techcombank”. 2. Muïc tieâu nghieân cöùu ñeà taøi Töø nhöõng vaán ñeà nghieân cöùu trong lyù thuyeát, phaân tích thöïc traïng huy ñoäng voán taïi Techcombank (treân khía caïnh tieàn göæ cuûa khaùch haøng ñeå cho vay), qua ñoù ñeà ra caùc giaûi phaùp nhaèm taêng cöôøng huy ñoäng voán hieäu quaû nhaát taïi Techcombank. 2 3. Ñoái töôïng vaø phaïm vi nghieân cöùu Nhöõng vaán ñeà cô baûn veà huy ñoäng voán cuûa caùc NHTM. Ñaùnh giaù thöïc traïng huy ñoäng voán taïi Techcombank ( treân khía caïnh tieàn göûi cuûa khaùch haøng ñeå cho vay) trong 4 naêm : năm 2005-6 thaùng ñaàu naêm 2008 qua caùc khía caïnh qui moâ vaø cô caáu huy ñoäng voán; phaân tích nguoàn voán huy ñoäng . Töø ñoù tìm ra nhöõng öu ñieåm, haïn cheá vaø nguyeân nhaân cuûa nhöõng toàn taïi trong vieäc huy ñoäng voán taïi Techcombank. 4. YÙ nghóa khoa hoïc vaø thöïc tieãn cuûa ñeà taøi nghieân cöùu Heä thoáng hoùa caùc phöông phaùp huy ñoäng voán taïi ngaân haøng. Phaân tích thöïc traïnh huy ñoäng voán taïi Techcombank, tìm ra nhöôïc ñieåm caàn khaéc phuïc Ñeà xuaát caùc giaûi phaùp taêng cöôøng huy ñoäng voán moät caùch hieäu quaû vôùi chi phí thaáp nhaát. 5. Boá cuïc cuûa luaän vaên Noäi dung khoùa luaän nhö sau Phaàn môû ñaàu. Chöông 1: Cô sôû lyù luaän chung veà huy ñoäng voán trong ngaân haøng. Chöông 2: Thöïc traïng tình hình huy ñoäng voán taïi techcombank . Chöông 3: Giaûi phaùp naâng cao hieäu quaû huy ñoäng voán taïi techcombank. Keát luaän. Do coù haïn cheá nhaät ñònh veà thoâng tin cuõng nhö veà kieán thöùc, khoùa luaän chaéc chaén seõ coù thieáu soùt. Kính mong nhaän ñöôïc nhieàu yù kieán ñoùng goùp cuûa Quyù thaày coâ, baïn beø vaø ñoäc giaû ñeå noäi dung khoùa luaän ñöôïc hoøan chænh hôn. Traân troïng kính chaøo ! 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HUY ĐỘNG VỐN TRONG NGÂN HÀNG 1.1 .Nghiệp vụ huy động vốn 1.1.1 Khái niệm huy động vốn 1.1.1.1 Khái niệm Nguồn vốn huy động của ngân hàng gồm các khoản như nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân (tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm); phát hành chứng chỉ tiền gửi, giấy tờ có giá; vay vốn của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước; vay vốn ngắn hạn của NHNN. 1.1.1.2 Ý nghĩa huy động vốn Huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Đối với NHTM, huy động vốn là cơ sở để ngân hàng thực hiện các hoạt động kinh doanh khác. Các khoản tài trợ từ bên ngoài là nguồn vốn chủ yếu đối với hầu hết các NHTM. Mặt khác thông qua nghiệp vụ này, các ngân hàng có thể đo lường sự tín nhiệm, uy tín của khách hàng đối với ngân hàng. Có thể nói, nghiệp vụ huy động vốn góp phần giải quyết “đầu vào” của ngân hàng. Đối với khách hàng, nghiệp vụ huy động vốn cung cấp cho khách hàng một kênh tiết kiệm và đầu tư nhằm làm cho tiền của họ được sinh lợi. Ngoài ra, nó còn cung cấp cho khách hàng một nơi an toàn để cất trữ và tích luỹ vốn tạm thời nhàn rỗi, giúp cho khách hàng có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng khác như dịch vụ thanh toán, tín dụng… 4 Đối với nền kinh tế, nghiệp vụ huy động vốn giúp cho các doanh nghiệp có cơ hội để tiếp cận nguồn vốn; từ đó thúc đẩy đầu tư sản xuất tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội. 1. 2. Các loại nguồn vốn NH huy động 1.2.1 Nhóm các nguồn vốn truyền thống 1.2.1.1 Các tài khoản giao dịch Tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác (còn gọi là Tài khoản tiền gửi giao dịch, thanh toán). Gồm các đặc điểm sau: Là loại tiền gửi mà khách hàng có thể gửi vào và rút ra bất cứ lúc nào. Ngân hàng sử dụng nguồn này để kinh doanh thì rất rủi ro, do đó phải dự trữ nhiều hơn so với các loại tiền gửi khác. Do mục đích của khách hàng không phải để hưởng lợi tức mà để sử dụng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng. Do đó, ngân hàng thường trả khách hàng với lãi suất rất thấp. Người sở hữu chủ yếu đối với các khoản tiền gửi không kỳ hạn thường là các doanh nghiệp nhằm phục vụ nhu cầu chi trả thường xuyên và thuộc về vốn lưu động của doanh nghiệp. Các cá nhân và các hộ gia đình thường chiếm phần ít hơn trong trong tổng tiền gửi không kỳ hạn trên bảng cân đối của các ngân hàng. Tiền gửi không kỳ hạn là nguồn vốn huy động với chi phí thấp nhất và tăng thu phí dịch vụ cho các NHTM, giúp ngân hàng duy trì các nhu cầu giao dịch. Mặt khác, việc thanh toán thông qua tài khoản tiền gửi tại ngân hàng còn tiết kiệm chi phí lưu thông cho xã hội, thực hiện văn minh và giảm thiểu rủi ro trong thanh toán. Các NHTM cũng phải thường xuyên đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng dịch vụ và giá cả dịch vụ để hấp dẫn khách hàng. Tài khoản vãng lai: đối với tài khoản thanh toán, chủ tài khoản được quyền ra lệnh cho ngân hàng chi trả trong phạm vi số tiền đã gởi vào. Còn đối với tài khoản vãng lai, thường áp dụng đối với những khách hàng có uy tín, ngân hàng có thể cho thấu chi 5 (overdraft) đến hạn mức phù hợp với thu nhập bình quân của chủ tài khoản nhằm đảm bảo khả năng trả nợ. Các công ty tài chính, các tổ chức phi ngân hàng không được mở tài khoản vãng lai cho khách hàng. Tài khoản vãng lai dựa trên hợp dồng tài khoản vãng lai, trong đó hai bên thoã thuận về hạn mức cho vay, thời hạn, lãi suất, các hình thức đảm bảo như tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh của bên thứ ba…Các tranh chấp phát sinh được xử lý theo tố tụng thương mại. Tài khoản vãng lai thuộc loại lưỡng tính, có thể DƯ NỢ hoặc DƯ CÓ tại một thời điểm nhất định. DƯ NỢ khi rút ra nhiều hơn gửi vào, và DƯ CÓ thì ngược lại. 1.2.1.2 Các tài khoản tiết kiệm Thông thường đây là những loại tiền gởi định kỳ như tiền gửi có kỳ hạn của các doanh nghiệp, tiền gửi tiết kiệm của cá nhân. Khách hàng chỉ được rút tiền ra theo một kỳ hạn được quy định trứơc. Khách hàng gửi tiền sẽ đuợc cấp một sổ tiền gửi (cá nhân) hoặc một hợp đồng tiền gửi (doanh nghiệp), nhận lãi định kỳ hoặc khi đáo hạn và nhận gốc khi đáo hạn. Ngoài ra không được tham gia thanh toán không dùng tiền mặt. Điều mà khách hàng khi sử dụng loại hình này trước hết là lợi tức được hưởng. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn khác nhau sẽ được hưởng lãi suất khác nhau theo nguyên tắc thời gian gửi càng dài, lãi suất sẽ càng lớn. Việc đáp ứng nhu cầu rút tiền cũng được thiết kế theo những kỹ thuật khác nhau tùy theo chiến lược kinh doanh của các NHTM. Tiền gửi tiết kiệm là nguồn vốn khá ổn định, cho phép ngân hàng chủ động trong việc đầu tư chúng vào các kế hoạch sinh lời, ít gây sức ép rút tiền đối với ngân hàng. Nhưng tiền lãi mà NHTM phải trả tính trên tiền tiết kiệm thường cao hơn và đa phần là những khoản nhỏ, phân tán. 1.2.2 Nhóm các nguồn vốn khác 1.2.2.1 Vay mượn từ thị trường tiền tệ 6 Các ngân hàng có thể vay và cho vay lẩn nhau thông qua thông qua thị trường liên ngân hàng (Interbank Market): trường hợp này xảy ra khi lượng tiền gửi của NHTM tại NHNN thấp không đủ đáp ứng cho nhu cầu chi trả. Thông qua sự tổ chức của NHNN, ngân hàng này sẽ vay ngân hàng khác có lượng tiền gửi dư thừa tại NHNN. Vì khoản cho vay là một bộ phận của tiền gửi thanh toán nên thời gian vay thường chỉ là một ngày “vay qua đêm”. Ngoài ra, các ngân hàng có thể vay trực tiếp lẫn nhau thông qua thị trường liên ngân hàng. Vay ngân hàng Nhà Nước: NHNN sẽ cho vay các NHTM thông qua nghiệp vụ chiết khấu (discount) và tái chiết khấu (rediscount) thương phiếu và các giấy tờ có giá hoặc cho vay lại theo hồ sơ tín dụng mà NHTM xuất trình Phát hành giấy tờ có giá để thu hút tiền nhàn rỗi của các chủ thể trong nền kinh tế. Giấy tờ có giá là giấy tờ chứng nhận của ngân hàng phát hành để huy động vốn trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một khoảng thời gian nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa ngân hàng và khách hàng. Nếu căn cứ theo thời hạn, giấy tờ có giá được chia thành hai loại: - Giấy tờ có giá ngắn hạn: là loại có thời hạn dưới 12 tháng, bao gồm các loại kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác. Bản chất là một khoản tiền gửi có kỳ hạn, thường có mệnh giá lớn khi phát hành, lãi suất theo thoả thuận giữa khách hàng và ngân hàng hoặc lãi suất cố định. - Giấy tờ có giá dài hạn: là loại có thời hạn từ 12 tháng trở lên, bao gồm trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi dài hạn và các giấy tờ có giá dài hạn khác. Giấy tờ có giá dài hạn là khoản nợ do ngân hàng phát hành để huy động vốn trên thị trường tài chính, chúng được xem là công cụ của thị trường vốn, lãi suất của giấy tờ có giá thường khá cao, một số loại trong số đó có cả đặc tính được phép chuyển đổi thành cổ phiếu. Huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá của NHTM được thực hiện tập trung theo từng đợt, phục vụ nhu cầu vốn theo mục tiêu của ngân hàng, ổn định hơn so với nguồn vốn huy động dưới các hình thức tiền gửi, đồng thời tạo thêm các công cụ 7 tài chính trên thị trường tiền tệ và thị trường vốn. Tuy nhiên, công cụ huy động vốn này thường có lãi suất và chi phí phát hành cao, phát hành theo kế hoạch và không thường xuyên. 1.2.2.2 Phát triển các tài khoản hỗn hợp Là một dạng tài khoản tiền gửi hoặc phi tiền gửi cho phép kết hợp thực hiện các dịch vụ thanh toán, tiết kiệm, môi giới đầu tư, tín dụng. Chủ tài khoản sẽ uỷ thác dịch vụ trọn gói cho chuyên viên quản lý tài khoản dịch vụ tại ngân hàng. Những đặc điểm thu hút khách hàng của loại tài khoản này là tốc độ cùng với những tiện ích dịch vụ mà khách hàng được hưởng. 1.2.2.3 Vay ngắn hạn qua hợp đồng mua lại (Repurchase agreement –RP) Là hợp đồng được ký kết giữa ngân hàng với khách hàng (có tài khoản tại ngân hàng). Đó là thoả thuận tạm thời chứng khoán chất lượng với tính thanh khoản cao (cổ phiếu ưu đãi, trái phiếu Chính phủ sắp đến hạn thanh toán...) kèm theo thoã thuận sẽ mua lại các chứng khoán này tại một thời điểm trong tương lai với mức giá xác định trong hợp đồng. Giao dịch này thuộc loại qua đêm hoặc đến vài tháng tuỳ thuộc vào nhu cầu vốn của ngân hàng và khả năng vốn của chủ thể mua chứng khoán. Như vậy, ngân hàng có thể thoã mãn nhu cầu vốn mà không phải bán vĩnh viễn các chứng khoán chất lượng của mình. Chi phí trả = Số tiền vay *lãi suất hiện hành của RP* Số ngày vay theo hợp đồng lãi theo RP Thông thường lãi suất trong hợp đồng mua lại rất thấp so với lãi suất huy động vốn của ngân hàng. 1.2.2.4 Vốn chiếm dụng Ngân hàng sử dụng các loại tiền gửi nghĩa vụ của khách hàng trong quá trình tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt (các khoản tiền khách hàng kỳ quỹ để bảo chi séc, mở thư tín dụng, bảo lãnh ngân hàng…) để tạm thời đáp ứng nhu cầu vốn của ngân hàng. 8 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến qui mô nguồn vốn ngân hàng Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của NHTM, mỗi loại nguồn vốn lại chịu ảnh hưởng khác nhau bởi các nhân tố đó. Do vậy, NHTM cần phải nghiên cứu đặc điểm của từng nguồn vốn và các nhân tố ảnh hưởng để có những biện pháp huy động phù hợp với mục tiêu tăng trưởng tương ứng của ngân hàng. 1.3.1 Nhân tố chủ quan 1.3.1.1 Lãi suất cạnh tranh Lãi suất là một trong những biến số chủ chốt, cơ bản mà ngân hàng có thể tác động vào thị trường vốn, tác động vào các đối tượng khách hàng gửi tiền khác nhau đặc biệt trong cơ chế thả nổi lãi suất như hiện nay. Định giá nguồn vốn huy động tiền gửi là một việc làm quan trọng và khá phức tạp đối với các nhà quản trị ngân hàng. Nếu ngân hàng phải trả một mức lãi suất lớn để thu hút và duy trì sự ổn định lượng tiền gửi của khách hàng thì phải chịu áp lực về việc gia tăng chi phí, giảm lợi nhuận. Tuy nhiên, truớc sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng, việc duy trì lãi suất tiền gửi cạnh tranh là điều khó tránh khỏi. Các ngân hàng cạnh tranh với nhau để thu hút nguồn vốn tiền gửi không chỉ với các ngân hàng khác mà còn với các tổ chức tiết kiệm, với các công cụ của thị trường vốn (trái phiếu, kỳ phiếu, cổ phiếu). Hiện nay, Chính phủ hầu hết các nước đã loại bỏ lãi suất trần đối với các NHTM. Lúc này, việc xây dựng mức lãi suất cạnh tranh càng trở nên thiết yếu; nghĩa là mỗi dịch vụ liên quan đến tiền gửi thường được định giá sao cho khoản thu đủ bù đắp tất cả các phần lớn chi phí cho việc cung cấp dịch vụ đó. 1.3.1.2 Các yếu tố chủ quan khác Tính chất sở hữu của ngân hàng: yếu tố này có ảnh hưởng trực tiếp đến mô hình quản lí, cơ chế quản l í và chiến lược kinh doanh của ngân hàng, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động tạo lập và quản lí các nguồn vốn. Ở Việt Nam trong những năm gần đây, tác động của yếu tố này là khá rõ nét. 9 Chiến lược kinh doanh của ngân hàng: NHTM cần phải xác định rõ những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của ngân hàng mình nhằm định vị được chỗ đứng hiện tại của ngân hàng, đồng thời có những dự đoán sự thay đổi của môi trường để xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp, trong đó chiến lược phát triển quy mô và chất lượng nguồn vốn là một bộ phận quan trọng. Quy mô vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu được coi là đệm chống đỡ sự sụt giảm giá trị tài sản của NHTM. Để đảm bảo mức độ an toàn tối thiểu, cần có quy định giới hạn giữa vốn chủ sở hữu và vốn huy động nhằm tạo một khoảng cách an toàn trong hoạt động của ngân hàng. Trong mối tương quan giữa vốn chủ sở hữu và vốn huy động, nếu chênh lệch đó càng lớn thì hệ số an toàn của ngân hàng sẽ càng thấp. Cơ sở vật chất kỹ thuật: một NHTM có trụ sở kiên cố, bề thế, mạng lưới các chi nhánh, điểm giao dịch thuận lợi cùng các trang thiết bị và công nghệ hiện đại… sẽ là một trong những yếu tố tạo uy tín cho khách hàng gửi tiền vào ngân hàng. Thương hiệu: đó chính là uy tín của ngân hàng được tạo dựng qua nhiều năm, có đội ngũ lãnh đạo và nhân viên chuyên nghiệp, năng động, nhiệt tình, sáng tạo, thương hiệu của ngân hàng được nhiều khách hàng biết đến và tin tưởng thì việc huy động vốn sẽ rất thuận lợi. Chiến lược cạnh tranh khách hàng: mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt, các tổ chức tài chính phi ngân hàng cũng được phép huy động vốn trên thị trường sẽ làm cho thị phần của các ngân hàng giảm đi. Do vậy, các NHTM muốn thu hút được vốn cần phải tăng cường các giải pháp và chính sách linh hoạt nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng về chất lượng, chủng loại dịch vụ ngân hàng, kích thích nhu cầu của khách hàng để đạt mức sử dụng sản phẩm của ngân hàng cao nhất. Cần phải xác định rằng ngay khi ngân hàng tạo ra được một sản phẩm được xã hội ưa chuộng thì trong thời gian ngắn gần như lập tức, các ngân hàng khác cũng có thể tạo ra sản phẩm đó để cạnh tranh. 10 1.3.2 Nhân tố khách quan Lạm phát làm giảm sức mua của đồng tiền. Lạm phát tác động tiêu cực đến việc huy động vốn của ngân hàng. Nó làm xói mòn giá trị sức mua lên mỗi đơn vị tiền tệ. Ngân hàng chỉ có thể khắc phục tác động này bằng cách duy trì một mức lãi suất thực dương hoặc bảo đảm bằng một giá trị hiện vật (chẳng hạn như tiền gửi tiết kiệm được bảo đảm bằng vàng) Sự ổn định về chính trị có tác động rất lớn vào tâm lí và niềm tin của người gửi tiền. Nền chính trị quốc gia ổn định, người dân sẽ tin tưởng gửi tiền vào hệ thống ngân hàng nhiều hơn, ngân hàng sẽ là cầu nối hữu hiệu giữa tiết kiệm và đầu tư. Môi trường kinh tế được hiểu là các yếu tố như tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập quốc dân, tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát… có ảnh hưởng rất lớn đến nguồn tiền gửi tại các NHTM. Môi trường kinh tế ổn định thì nguồn tiền gửi tại các ngân hàng sẽ được tăng cao. Ngược lại, nếu môi trường kinh tế không ổn định, nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội sẽ được chuyển thành các dạng đầu tư khác có giá trị ổn định và bền vững hơn như: vàng, nhà đất,… Sự thay đổi trong chính sách tài chính, tiền tệ và các quy định của Chính phủ, của NHNN cũng gây ảnh hưởng tới khả năng thu hút vốn và chất lượng nguồn vốn của các NHTM. Chính phủ Việt Nam đang được đánh giá là sử dụng các công cụ quản lý tài chính, tiền tệ ngày càng có hiệu quả hơn, thúc đẩy quá trình tiền tệ hóa nền kinh tế và gia tăng lượng tiền gửi của dân chúng vào hệ thống ngân hàng. Môi trường văn hóa là các yếu tố quyết định đến các tập quán sinh hoạt và thói quen sử dụng tiền của người dân. Tùy theo đặc trưng văn hóa của mỗi quốc gia, người dân có tiền nhàn rỗi sẽ quyết định lựa chọn hình thức giữ tiền ở nhà, gửi vào ngân hàng hay đầu tư vào các lĩnh vực khác. Ở các nước phát triển, việc thanh toán không dùng tiền mặt và sử dụng các dịch vụ ngân hàng đã khá quen thuộc, nhưng ở những nước đang phát triển như Việt Nam, người dân có thói quen giữ tiền hoặc tích trữ dưới dạng vàng, ngoại tệ mạnh … làm cho lượng vốn được thu hút vào ngân hàng còn hạn chế. 11 Môi trường dân cư thể hiện qua các số liệu như số lượng dân cư, phân bố địa lí , mật độ dân số, độ tuổi trung bình,…là các yếu tố rất đáng quan tâm đối với các NHTM nhằm xác định cơ cấu nhu cầu ở từng thời kỳ và dự đoán biến động trong tương lai. Sự phát triển của công nghệ ngân hàng và các dịch vụ như máy rút tiền tự động ATM, thẻ tín dụng, hệ thống thanh toán điện tử,… ngày càng tiện lợi, hoàn hảo sẽ giúp cho người gửi tiền, phương thức thanh toán không dùng tiền mặt được sử dụng phổ biến hơn, qua đó cung cấp một lượng vốn đáng kể cho ngân hàng. Trên cơ sở phân tích các yếu tố trên, ngân hàng lượng định quy mô các khoản tiền gửi và biến dạng của chúng để đề ra các chính sách sử dụng vốn hợp lý. 1.4 Phân tích và kiểm soát chi phí huy động vốn 1.4.1 Phân tích nguồn vốn huy động Huy động vốn của NHTM là hoạt động thu hút tiền gửi và tiền vay trên thị trường 1 (thị trường các TCKT, TCKT-XH và cá nhân) và thị trường 2 (thị trường các TCTD) dưới các hình thức tiền gửi giao dịch, tiền gửi kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành giấy tờ có giá… Trong nguồn vốn huy động đó có một số thành phần không ổn định, khả năng giao dịch cao và tỷ lệ lãi suất thấp; một số khác hạn chế khả năng phát hành séc, ổn định hơn và lãi suất cao hơn; nguồn vốn có kỳ hạn dài và xác định trước phải trả lãi suất cao nhất. Trên thực tế, khách hàng luôn có những phản ứng khác nhau với sự thay đổi của lãi suất và chất lượng dịch vụ do ngân hàng cùng cấp. 1.4.1.1 Phân tích cơ cấu nguồn vốn của NHTM Một trong những nguyên tắc cơ bản khi tiến hành phân tích cơ cấu vốn và nguồn vốn huy động là phải sắp xếp, phân loại tài sản Nợ và tài sản Có của ngân hàng thành các mục lớn sau: 12 BÁO CÁO CÂN ĐỐI KẾ TÓAN STT CHỈ TIÊU NAM NAY NAM TRUOC A TÀI SẢN CÓ I Tiền mặt,chứng từ có giá trị, kim loại quý, đá quý II Tien gui tai NHNN III Tiền gửi tại các TCTD khác IV Cho vay các TCTD khác VI Cho vay các TCKT, cá nhân trong nước VIII Các khoản đầu tư IX Tài sản khác XI Tài sản Có khác TỔNG CỘNG TÀI SẢN CÓ B TÀI SẢN NỢ I Tiền gửi của KBNN và TCTD khác II Vay NHNN, TCTD khác III Tieền gửi của TCKT, dân cư IV Vốn tài trợ, đầu tư uỷ thác mà ngân hàng chịu rủi ro VI Phat hanh giay to co gia VII Cac khoan no khac VIII Von va cac quy TỔNG CỘNG TÀI SẢN NỢ Cơ sở của cách phân tổ này là tính chất thị trường, kỳ hạn của đồng vốn và đối tượng sở hữu vốn. Với cách phân tổ này, người phân tích có thể theo dõi diễn biến của từng loại nguồn vốn và tài sản, kịp thời nhận diện được những thuận lợi hoặc khó khăn để có những biện pháp xử lý phù hợp. Cơ cấu này còn thể hiện thế mạnh và chiến lược vốn của ngân hàng. Chỉ số cơ bản phục vụ cho việc nghiên cứu cơ cấu nguồn vốn là: Tỷ trọng từng loại Số dư của từng loại nguồn vốn x 100% (CT 1) nguồn vốn Tổng nguồn vốn Chỉ số này giúp các nhà phân tích biết được tỷ trọng của từng loại nguồn vốn trong tổng nguồn vốn của ngân hàng, phân tích quy mô và tốc độ tăng trưởng của từng loại nguồn vốn, qua đó có thể nhận xét đúng đắn về mặt mạnh, mặt yếu của ngân hàng để hoạch định được các chiến lược kinh doanh phù hợp trong tương lai. = 13 1.4.1.2 Phân tích tình hình huy động vốn của NHTM Khác với các doanh nghiệp khác, NHTM kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn huy động từ các thành phần kinh tế, do vậy phân tích tình hình huy động vốn của ngân hàng là vấn đề được quan tâm hàng đầu khi quan sát tài sản Nợ của NHTM. Chỉ số có thể sử dụng để phân tích tình hình huy động vốn của NHTM là: Tỷ trọng từng loại Số dư của từng loại tiền gửi x 100% (CT 2) trên tổng vốn huy động Tổng vốn huy động Chỉ số này giúp các nhà phân tích xác định kết cấu của nguồn vốn huy động để phát hiện điểm mạnh, điểm yếu của ngân hàng trong kinh doanh. Nếu ngân hàng có tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn cao, ngân hàng sẽ thuận tiện trong việc tạo ra lợi nhuận. Nếu ngân hàng có tiền gửi với lãi suất cao chiếm tỷ trọng lớn sẽ gặp nhiếu khó khăn trong việc giải quyết đầu ra của nguồn vốn. Chỉ số này còn giúp các nhà phân tích xác định lãi suất bình quân đầu vào của các NHTM: Lãi suất bình quân (Số dư tiền gửi loại i x lãi suất tiền gửi loại i) đầu vào Tổng số vốn huy động hoặc Lãi suất bình quân đầu vào (Tỷ trọng tiền gửi loại i x lãi suất tiền gửi loại i) 1.4.2 Kiểm soát chi phí huy động vốn 1.4.2.1 Xác định chi phí nguồn vốn Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt ngày nay, NHTM cần phải biết mỗi khoản mục chi phí bao gồm những gì. Điều này đặc biệt đúng đối với huy động vốn bởi vì đối với hầu hết các ngân hàng và TCTD, chi phí trả lãi tiền gửi cho nguồn vốn là cao nhất trên cả chi phí nhân lực, chi phí quản lý và các khoản chi phí nghiệp vụ khác. Do vậy, muốn tăng thu nhập thì việc hạ thấp chi phí huy động vốn là một việc cần thiết, thuờng xuyên của các NHTM. Tuy nhiên việc hạ thấp chi phí trả lãi là một vấn đề nan giải vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức cung tiền gửi, khả năng cạnh tranh = = Σ = Σ 14 của ngân hàng, lãi suất cho vay và sự chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất tiền vay. Tìm ra phương pháp xác định chi phí huy động vốn thích hợp rất hữu ích cho ngân hàng để xây dựng một chính sách kinh doanh có hiệu quả, đặc biệt là chiến lược quản trị tài sản nợ của ngân hàng. Có 3 phương pháp xác định chi phí huy động vốn thường được các ngân hàng áp dụng phổ biến là: chi phí quá khứ bình quân; chi phí vốn biên tế (cận biên) và chi phí huy động hỗn hợp. Mỗi phương pháp đều có một ý nghĩa nhất định tùy theo mục đích sử dụng của số liệu về chi phí huy động vốn tính toán được. Phương pháp chi phí vốn bình quân Đây là phương pháp thông dụng nhất để tính chi phí huy động vốn của NHTM. Phương pháp này chú trọng vào cơ cấu hỗn hợp các nguồn vốn mà ngân hàng đã huy động trong quá khứ và xem xét mức lãi suất mà thị trường đòi hỏi ngân hàng phải trả cho mỗi nguồn vốn huy động. Tổng chi phí trả lãi Chi phí trả lãi bình quân = Tổng nguồn vốn huy động bình quân Việc tính toán như trên là chưa hoàn chỉnh, vì nó chỉ dừng lại ở mức độ xem xét giá vốn của nguồn vốn, nhiều chi phí khác có liên quan đến huy động vốn vẫn chưa được đề cập như: Chi phí phi lãi: chi phí phi lãi bao gồm tiền lương và chi phí quản lý gián tiếp, mức dự trữ bắt buộc theo qui định, phí bảo hiểm tiền gửi, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng. Như vậy, tỷ suất sinh lợi tối thiểu để bù đắp chi phí (tỷ suất thu nhập hoà vốn) được tính như sau: 15 Tổng chi phí lãi + Chi phí phi lãi Tỷ suất sinh lợi tối thiểu để bù đắp chi phí = Tổng tài sản Có sinh lời Công thức trên có nghĩa là thu nhập từ các tài sản sinh lời tối thiểu phải bằng tỷ lê này để có thể bù đắp tổng chi phí huy động vốn. Tuy nhiên, liệu các cổ đông ngân hàng đòi hỏi một tỷ lệ thu nhập là bao nhiêu để họ tiếp tục duy trì số vốn đã góp? Tính chi phí nguồn vốn chủ sỡ hữu - là chi phí cơ hội thể hiện lợi nhuận kỳ vọng của cổ đông ngân hàng. Nếu ngân hàng không tạo ra được tỷ suất sinh lợi thỏa đáng trên vốn sở hữu thì các cổ đông góp vốn sẽ bắt đầu rút vốn ra và tìm nơi đầu tư hấp dẫn hơn. Để tính chi phí vốn chủ sở hữu, một phương pháp hợp lý là ước tính mức tỷ suất sinh lợi cần thiết mà các cổ đông cho rằng cần thiết để duy trì vốn góp hiện tại. Như vậy, tỷ suất sinh lợi tối thiểu cần thiết phát sinh từ toàn bộ các nguồn vốn huy động và vốn sở hữu của ngân hàng sẽ là: Tỷ suất sinh lợi tối thiểu = Tỷ suất sinh lợi tối thiểu để bù đắp chi phí + Tỷ suất sinh lợi trước thuế cho cổ đông (1) Trong đó (1)= (tỷ suất sinh lợi sau thuế cho cổ đông/(1-thuế suất)) x (vốn cổ đông/tài sản sinh lời) Phương pháp chi phí vốn biên tế (cận biên) Phương pháp chi phí bình quân tuy có ưu điểm là đơn giản nhưng chỉ nhìn về quá khứ (backward) để xem xét chi phí và tỷ suất lợi nhuận tối thiểu đã thực hiện của ngân hàng. Trong khi đó, phần lớn các quyết định kinh doanh của ngân hàng là cho hiện tại và tương lai, phương pháp chi phí vốn biên tế nhằm khắc phục nhược điểm của phương pháp chi phí bình quân dựa trên nguyên giá. 16 Chi phí biên là chi phí bỏ ra để có thêm một đồng vốn huy động. Căn cứ vào chi phí biên, ngân hàng xác định mức lợi nhuận tối thiểu cần đạt được từ những tài sản có thêm từ các nguồn vốn này. Chi phí trả lãi tăng thêm Chi phí vốn biên tế = Tổng số vốn huy động tăng thêm Lợi nhuận thu được từ tài sản Có sinh lời tăng thêm nhờ sử dụng nguồn vốn huy động thêm: Chi phí trả lãi tăng thêm Tỷ suất sinh lời biên tế = Tài sản Có sinh lời tăng thêm Công thức chi phí vốn biên tế thường được áp dụng trong trường hợp cần xác định chi phí huy động của một loại nguồn vốn hoặc để ngân hàng đưa ra quyết định nên huy động từ một loại nguồn vốn nào. Tuy nhiên trong thực tế, để phân định nguồn vốn nào sử dụng cho mục đích nào không phải là việc dễ dàng, ngân hàng thường huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhau cho các mục đích khác nhau. Mỗi tài sản đầu tư sinh lợi của NHTM thường không thay đổi tương ứng với một nguồn vốn nhất định mà thực chất các chi phí là sự tập hợp của nhiều nguồn vốn khác nhau. Do vậy, cần phải quan tâm xem xét chi phí huy động vốn hỗn hợp từ một số loại nguồn vốn. Chi phí huy động vốn tổng hợp Thực tế cho thấy mỗi một khoản vay của ngân hàng được hình thành từ nhiều nguồn vốn khác nhau. Do vậy, chi phí huy động vốn để đáp ứng khoản vay không thể tính riêng biệt mà cần phải được tính trên cơ sở một hỗn hợp gồm nhiều nguồn vốn khác nhau. Theo phương pháp này việc tính toán chi phí nguồn vốn gồm các bước như sau: 17 - Bước 1: Xác định lượng vốn dự kiến huy động mỗi nguồn để đáp ứng nhu cầu tài trợ. - Bước 2: Xác định mức khả dụng mỗi nguồn. - Bước 3: Xác định chi phí lãi và phi lãi của mỗi nguồn vốn. - Bước 4: Tập hợp chi phí lãi của tất cả nguồn vốn xác định tương quan với tổng nguồn vốn huy động. 1.4.2.2 Mối quan hệ giữa rủi ro nguồn vốn và chi phí huy động vốn Thực tế cho thấy, việc lựa chọn nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của các ngân hàng không chỉ phụ thuộc vào chi phí của mỗi nguồn mà còn phụ thuộc vào các rủi ro mà mỗi loại nguồn vốn huy động mang lại. Kinh nghiệm thực tế cho thấy, nguồn vốn huy động với chi phí thấp thì có thể có rủi ro cao và ngược lại. Để đánh giá rủi ro của các loại vốn huy động, mỗi ngân hàng cần phải định lượng nhiều chiều hướng rủi ro khác nhau. Rủi ro huy động vốn thường bao gồm các loại chủ yếu sau đây: Rủi ro lãi suất Đối với ngân hàng chưa có cơ cấu hợp lý đầu vào và đầu ra, rủi ro lãi suất tác động đến ngân hàng khi ngân hàng áp dụng lãi suất cố định cho các nguồn vốn huy dộng. Khi lãi suất thị trường giảm, ngân hàng sẽ bị thiệt hại do trước đó đã huy động những nguồn vốn dài hạn với lãi suất cao. Khi lãi suất thị trường tăng, người gửi tiền sẽ thấy lãi suất mà ngân hàng trả cho họ không xứng đáng, nên họ sẽ rút tiền để đầu tư vào lĩnh vực khác có lợi hơn như kinh doanh chứng khoán, đầu tư bất động sản… Như vậy, có thể thấy rủi ro lãi suất thường xuất hiện ở những nguồn vốn huy động với thời hạn dài. Rủi ro thanh khoản Rủi ro thanh khoản liên quan đến sự biến động của nguồn vốn huy động ngân hàng. Nó xảy ra trong trường hợp: những tin đồn thất thiệt về ngân hàng (thường đối 18 với ngân hàng cổ phần), tình trạng thất nghiệp gia tăng, các doanh nghiệp không tiêu thụ được hàng hoá … Khi đó xảy ra tình trạng rút tiền hàng loạt của khách hàng làm cho tiền g ửi tài khoản và tiền gửi thanh toán giảm đi một cách đột ngột…buộc ngân hàng phải tìm kiếm những nguồn vốn khác có chi phí cao hơn để bù đắp. Rủi ro vốn chủ sở hữu Rủi ro xảy ra khi vốn huy động quá lớn so với vốn chủ sở hữu, các nhà đầu tư sẽ lo lắng đến khả năng hoàn trả của ngân hàng và có thể họ sẽ rút vốn khỏi ngân hàng đó. Mối quan hệ giữa rủi ro nguồn vốn và chi phí huy động vốn Nhà quản trị ngân hàng phải đương đầu với những thách thức to lớn trong việc quản trị và kiểm soát các chiều hướng rủi ro huy động vốn khác nhau trên đây. Thực tế là luôn có một sự đánh đổi giữa rủi ro và chi phí huy động vốn - nguồn vốn có chi phí thấp có thể phải chịu rủi ro cao về lãi suất, thanh khoản hay là vốn chủ sỡ hữu. Những nguồn có chi phí thấp có thể tạo rủi ro cao cho ngân hàng và do vậy, sẽ tạo khả năng gây thiệt hại nghiêm trọng hơn. Vì thế, khi phải huy động vốn mới, nhà quản trị ngân hàng phải lựa chọn một vị trí (điểm A hay B trên đồ thị), theo chỉ đạo của các đại cổ đông của ngân hàng tương quan ưu tiên giữa rủi ro và lợi nhuận trên bảng đối chiếu giữa rủi ro và chi phí theo từng cách phối hợp giữa các nguồn vốn. Ngoài ra, mức độ rủi ro của các nguồn vốn khác nhau thay đổi theo những chiều hướng rủi ro được xem xét. Ví dụ, loại sổ tiêt kiệm dành cho những hộ gia đình thu nhập thầp và trung bình có thể tương đối ít nhạy cảm với những thay đổi lãi suất (độ co giãn theo giá thấp), nhưng cũng chính loại tiền gửi đó lại có thể gần với cao điểm rủi ro thanh khoản vào những thời vụ nhất định trong năm (Tết, Giáng sinh…) hoặc những giai đoạn nào đó trong chu kì kinh doanh (như khủng hoảng kinh tế) khi xảy ra việc rút tiền ồ ạt vì loại tiền này chịu những đột biến và thất thường. Do vậy, thách thức cho các nhà quản trị ngân hàng trong việc lựa chọn một hỗn hợp nguồn vốn 19 bao gồm việc lựa chọn các mức độ rủi ro thích hợp ở mỗi chiều hướng rủi ro huy động vốn và điều chỉnh theo chi phí huy dộng vốn của các mức rủi ro đó. 1.5 Phương pháp quản lý tài sản nợ 1.5.1 Thực hiện các chính sách và biện pháp đồng bộ để gia tăng nguồn vốn huy động của ngân hàng Biện pháp kinh tế: sử dụng các đòn bẩy kinh tế như lãi suất và công cụ khác để có thể gia tăng nguồn vốn huy đông. Biện pháp này linh hoạt, nhạy bén có thể giúp ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn trong trường hợp cần thiết, cấp bách. Tuy nhiên, nếu sử dụng chính sách này không đúng sẽ gây ra những tổn hại cho ngân hàng, gia tăng chi phí. Biện pháp kỹ thuật: biện pháp này được sử dụng trong lâu dài, mang tính chiến lược, mang lại hiệu quả trong ngắn và dài hạn. Biện pháp này bao gồm các nội dung sau:  Cải tiến, nâng cấp máy móc thiết bị nhằm đảm bảo cho việc thanh toán được nhanh chóng, chính xác.  Đa dạng các sản phẩm huy động. Mức độ rủi ro A B C1 C2 R1 R2 0 Chi phí huy động vốn bình quân 20  Hoàn thiện và phát triển mạng lưới huy động (mạng lưới này sử dụng con người làm hạt nhân; gồm các chi nhánh, phòng giao dịch, máy ATM, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng…). Biện pháp tâm lý: tác động vào tâm lý, tình cảm khách hàng nhằm tạo lập và duy trì mối quan hệ tốt đẹp, lâu dài giữa ngân hàng và khách hàng. Biện pháp này bao gồm:  Tuyên truyền, quảng bá về sản phẩm, hình ảnh ngân hàng. Từ đó nâng cao uy tín, bề thế và hình ảnh ngân hàng trong mắt khách hàng. Hình ảnh và thương hiệu mạnh mang lại niềm tin cho khách hàng khiến khách hàng không ngần ngại khi quyết định gửi tiền.  Phát triển đội ngũ cán bộ vừa thành thạo về chuyên môn vừa nắm vững chủ trưng chính sách và có khả năng giao tiếp, ứng xử tốt với khách hàng. Điều này tạo nên sự thoải mái cho khách hàng; và tạo nên “điểm khác biệt” so với các ngân hàng bạn. 1.5.2 Sử dụng các công cụ cơ bản để tìm kiếm nguồn vốn Khi nhu cầu vốn phát sinh vượt quá khả năng thanh khoản, ngân hàng vay theo thứ tự sau:  Vay qua đêm: thực hiện trong trường hợp qua ngày tiếp theo, ngân hàng sẽ có nguồn thu tương ứng.  Vay tái cấp vốn của NHNN.  Sử dụng các hợp đồng mua lại, chứng chỉ tiền gửi có mệnh giá lớn, vay Đôla châu Âu… 1.5.3 Đa dạng hoá các nguồn vốn huy động và tạo cơ cấu nguồn vốn sao cho phù hợp với những đặc điểm hoạt động ngân hàng. Đối với các ngân hàng bán lẻ chủ yếu là cho vay ngắn hạn để bổ sung nhu cầu tiêu dùng, nhu cầu vốn lưu động của cá nhân, doanh nghiệp nên trong tổng nguồn vốn, tiền gửi không kỳ hạn phải chiếm tỷ trọng cao để đảm bảo chi phí huy động vốn thấp. 21 Đối với các ngân hàng bán buôn thì chủ yếu cho vay trung và dài hạn nên đòi hỏi nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao là các loại tiển gửi định kỳ, tiền gửi có kỳ hạn. 1.6 Kinh nghiệm huy động tiền gửi của các ngân hàng trên thế giới Với kinh nghiệm dày dặn và công nghệ hiện đại trên trường quốc tế, các sản phẩm huy động tiền gửi của các ngân hàng trên thế giới là những bài học kinh nghiệm quý báu cho các ngân hàng trong nước hiện nay. Sau đây sẽ là một số sản phẩm huy động tiền gửi của các ngân hàng lớn trên thế giới. 1.6.1 Ngân hàng Citi bank E-Savings account Tiền ký quỹ là 100 USD, duy trì số dư này khách hàng sẽ không bị thu phí quản lý tài khỏan hàng tháng, lãi suất hưởng là 1.5% và thay đổi theo lãi suất thị trường. Tài khỏan này, khách hàng có thể giao dịch trực tuyến qua mạng Internet hoặc điện thọai. Có thể chuyển tiền từ bất kỳ tài khỏan nào tại các chi nhánh khác của Citibank sang tài khỏan e-savings account. Day to day savings account Thật cần thiết để mở tài khỏan Day-to-Day Savings khi khách hàng cần sử dụng tiền mặt thường xuyên. Tài khỏan này rất an tòan, thuận tiện và lãi suất cũng cạnh tranh. Số dư duy trì tài khỏan là 100USD Ngân hàng sẽ tự động kết nối số dư trên tài khỏan này với mọi tài khỏan của khách hàng mở tại Citibank để đảm bảo số dư duy trì tài khỏan của khách hàng, từ đó tránh được phí duy trì hàng tháng. Miễn phí chuyển tiền trong hệ thống Citibank. Có thể đăng ký trực tuyến để mở tài khỏan. 22 Citibank® Money Market Plus Account Rất thuận tiện khách hàng có thể truy cập hệ thống Online của Citibank, CitiPhone Banking, đến bất kì chi nhánh nào của Citibank hoặc qua các máy ATM để thực hiện giao dịch. Bên cạnh được hưởng lãi suất cạnh tranh, khách hàng còn có thể rút tiền dễ dàng. Tiền trong tài khỏan khách hàng được bảo hiểm lên đến 250.000USD. Không có phí thường niên nếu khách hàng duy trì số dư tối thiểu 100 USD trên tài khỏan. Health Savings account Đây là cách thông minh để trang trải cho các khỏan chi phí chăm sóc sức khỏe. Nếu khách hàng đuợc tham gia trong một chương trình chăm sóc sức khỏe có chất lượng, Citibank Health Savings Account là môt giải pháp cho khách hàng. Với tài khỏan này, khác hàng sẽ được miễn phần đóng thuế do vậy có thể sử dụng phần miễn thuế này đề thanh tóan cho các khỏan chi tiêu về thuốc men. Certificates of Deposit Một vài điều trong cuộc sống rất chắc chắn. Giống như những chứng chỉ tiền gửi của Citibank. Nó đưa ra một sự đảm bảo an tòan, một lãi suất cạnh tranh cao. Khách hàng có thể lựa chọn rất nhiều kỳ hạn khác nhau từ 3 tháng đến 5 năm. 1.6.2 Ngân hàng Standard Chartered Bank Standard Chartered cung cấp cho khách hàng hàng loạt sự lựa chọn về sản phẩm tiết kiệm với lãi suất cạnh tranh. Khách hàng sẽ nhận thêm sự thuận tiện từ hệ thống thanh tóan quốc tế của Standard Chartered. Khách hàng dễ dàng truy cập tài khỏan tiết kiệm của mình khi đang ở nước ngòai. Một số sản phẩm tiết kiệm của Standard Chartered: 23 My Dream Account Đây là một tài khỏan tiết kiệm đặc biệt nhằm tiết kiệm cho tương lai của con em khách hàng. Khách hàng có thể dễ dàng quản lý tài khỏan này. Payroll account Tài khỏan này giúp cho các công ty cải thiện chính sách chi lương của họ. Nó mang lại nhiều lợi ích thiết thực và sự thuận tiện cho khách hàng. Women’s account Tài khỏan này được thiết kế một cách đặc biệt để đáp ứng nhu cầu về quản lý tài chính trong gia đình của các chị em phụ nữ. E$aving account Quản lý tiền của khách hàng mọi lúc, mọi nơi. Tiền trong tài khỏan của khách hàng ngày càng nhiều hơn do được hưởng lãi suất cạnh tranh từ ngân hàng. Marathon Saving Account Khách hàng sẽ được hưởng lãi suất hấp dẫn giống như tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn; đồng thời cũng đượng hưởng những tiện ích giao dịch tài khỏan và rút tiền linh họat mọi thời điểm. Foreign Currency account Khách hàng bắt đầu muốn tiết kiệm bằng những đồng ngoại tệ khác nhau? Hãy đến với Standard Chartered Bank, khách hàng sẽ hưởng một lãi suất tiết kiệm cao. Ngân hàng ANZ là một sự lựa chọn cho mọi khách hàng muốn tối đa hóa lơi nhuận cho các khỏan tiết kiệm của mình. Đó là thông điệp mà ANZ muốn gửi gắm cho tất cả các khách hàng. Sau đây là một số sản phẩm tiền gửi mà ANZ đang cung cấp. 1.6.3 Ngân hàng ANZ ANZ Progress Saver Mục đích: nhằm tiết kiệm tiền để đi du lịch nước ngòai, mua nhà mới, hoặc bất cư mục đích tiết kiệm nào. Miễn phí thường niên hàng tháng và phí giao dịch. 24 Bên cạnh hưởng lãi suất tiền gửi, khách hàng còn được cộng điểm thưởng hằng ngày và sẽ được chi trả vào mỗi tháng nếu nếu số tiền mỗi lần gửi vào tài khỏan là trên 10 USD và không rút ra trong một tháng. Có thể giaodịch qua các máy ATM, ANZ Phone Banking, ANZ Internet Banking và các điểm giao dịch ANZ. ANZ Online Saver Hưởng lãi suất cạnh tranh, giao dịch tiền gửi trực tuyến, lãi suất tính mỗi ngày và trả hàng tháng cho khách hàng. Khách hàng hưởng lãi suất cao, hiện tại là 6.5% năm, không phải nộp số dư duy trì tài khỏan. Có thể dễ dàng chuyển khỏan trực tuyến từ ANZ Online Saver account và các tài khỏan khác của khách hàng tại ANZ mọi lúc thông qua ANZ Phone Banking, ANZ Internet Banking. Tuy nhiên khách hàng sẽ không được rút tiền mặt trực tiếp. ANZ V2 PLUS Với tài khoản này, khách hàng vừa được hưởng lãi suất cao 5%năm (lãi được tính hằng ngày và trả hằng quý) vừa được hưởng những dịch vụ truy cập tài khoản hiện đại các máy ATM, Internet và phone banking. Đặc biệt sẽ có một dịch vụ tổng đài chuyên biệt để phục vụ những yêu cầu của tài khoản này. Số dư tối thiểu để mở tài khoản này là 5000USD. Có thể nộp, rút tiền bât cứ lúc nào mà không mất phí. ANZ Premium Cash Management Khách hàng được hưởng lãi suất bậc thang, số dư tài khoản càng nhiều lãi suất tiền gửi càng cao. Khách hàng được quyền phát hành séc trên tài khoản này. Số dư tối thiểu ban đều khi mở tài khoản là 10.000USD. Số dư duy trì là 1.000 USD 25 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Chương một giúp chúng ta có cái nhìn khái quát về nghiệp vụ huy động vốn. Cụ thể:  Khái niệm về huy động vốn.  Các loại nguồn vốn ngân hàng huy động.  Các nhân tố ảnh hưởng đến qui mô nguồn vốn huy động.  Phương pháp phân tích, kiểm soát chi phí huy động vốn.  Phương pháp quản lý tài sản nợ.  Kinh nghiệm huy động tiền gửi của các ngân hàng thế giới. Trên cơ sở lý luận chung về nghiệp vụ huy động vốn, nhà quản trị có thể dễ dàng tiến hành hoạch định, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc huy động các nguồn vốn sao cho thích hợp với nhu cầu sử dụng vốn, thích hợp với điều kiện môi trường kinh doanh để đạt được các mục tiêu giảm thiểu chi phí huy động vốn nhằm làm tăng lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro trong quá trình huy động vốn. 26 Chương 2 THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI TECHCOMBANK 2.1 Đánh giá chung về tình hình tài chính tiền tệ Việt Nam hiện nay 2.1.1 Đánh giá chung về tình hình kinh tề vĩ mô 2.1.1.1 Tình hình kinh tế xã hội Năm 2007, mặc dù gặp nhiều khó khăn về thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm và tình hình kinh tế thế giới nhiều diễn biến phức tạp; giá dầu thô và nguyên liệu thiết yếu phục vụ sản xuất tăng cao, nhưng đất nước ta đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức hầu hết các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước năm 2007 do Quốc hội đề ra. Kinh tế nước ta đạt mức tăng trưởng cao trong khu vực. Các lĩnh vực xã hội có nhiều chuyển biến tốt, đặc biệt là công tác xoá đói giảm nghèo được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Bên cạnh những thành tựu đạt được, những tồn tại yếu kém nổi lên trong năm 2007 là: mất cân đối trong cán cân thương mại, nhập siêu tăng cao, chỉ số giá tăng cao không đạt mục tiêu thấp hơn tăng trưởng kinh tế. Bước sang năm 2008, tình hình kinh tế xã hội không mấy sáng sủa. Theo nghị quyết tại cuộc họp thứ 3, Quốc hội khoá XII ngày 3/6/08 “qua 5 tháng đầu năm 2008, tình hình kinh tế xã hội đã xuất hiện nhiều khó khăn, yếu kém. Tốc độ tăng trưởng kinh tế có biểu hiện chậm lại, lạm phát tiếp tục tăng cao vượt xa dự báo của cơ quan chức năng Cùng với đó là thị trường tài chính, tiền tệ có nhiều biến động và xuất hiện nhiều yếu tố bất lợi, gây khó khăn cho sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân, nhất là người có thu nhập thấp”. Cụ thể là:  Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 6 tháng đầu năm 2008 tăng lên 18,44%. 27  Tăng trưởng kinh tế giảm dần, chi phí sản xuất kinh doanh tăng cao do giá nguyên vật liệu đầu vào và lãi suất ngân hàng tăng cao, tỉ lệ nhập siêu đứng ở mức cao.  Thị trường chứng khoán biến động khó lường trong khi thị trường bất động sản tăng trưởng nóng, đặc biệt là ở các đô thị lớn. Ngày 05/3/2008, chỉ số Vn-Index giảm xuống còn 583,45 điểm, mức giảm thấp nhất từ đầu năm 2007; từ ngày 06 và 07/3/2008 Vn-Index đã tăng trở lại, đóng cửa đạt mức 640,14 điểm.  Vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục vào nhiều gây sức ép tăng tổng phương tiện thanh toán và tăng giá VND, lãi suất cho vay qua đêm có thời điểm lên rất cao (tới 30%), lãi suất huy động vốn của ngân hàng tăng. Tình hình trên đã tác động nhất định đến tư tưởng và tâm lý của người dân về sự ổn định kinh tế vĩ mô. Vì vậy, sau khi Chính phủ chấp nhận điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước GDP của năm 2008 từ 8.5-9% xuống còn 7%. 2.1.1.2 Diễn biến về chính sách tiền tệ của NHNN trong thời gian qua Với tốc độ tăng trưởng tín dụng “ngoạn mục” trong tháng 1/2008 so với mức tăng trưởng tín dụng trong tháng 1 của những năm trước đó, NHNN đã phát tín hiệu sẽ thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô: bắt đầu từ tháng 2 năm 2008, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam (cụ thể tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng bằng đồng Việt Nam của NHTM nhà nước, NHTM cổ phần đô thị, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính là 11% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc (Quyết định số 187/ QĐ-NHNN ngày 16 tháng 1 năm 2008); khống chế hạn mức tín dụng có tính chất bình quân, cao bằng như nhau là tăng trưởng dư nợ không quá 30% đến hết năm 2008. Hiện lộ trình hút vốn của kho bạc từ các ngân hàng quốc doanh vẫn chưa được công bố, nhưng theo kế hoạch dự kiến sẽ được thực hiện từ nay đến hết tháng 9/2008. 28 Các ngân hàng quốc doanh có nhu cầu vốn gần đây là do áp lực về việc kho bạc Nhà nước chuẩn bị rút về một khoản tiền khổng lồ trên 30.000 tỉ đồng đang gửi lại tại các ngân hàng này. Tính đến hết năm 2007 con số này là trên 52.000 tỉ đồng, nghĩa là từ đầu năm đến nay, số tiền được âm thầm rút về đã khoảng 20.000 tỉ đồng Công điện 02 của Ngân hàng Nhà nước vào cuối tháng 2 yêu cầu mức trần lãi suất ở các nhà băng là 12% một năm. Mức trần lãi suất này được áp dụng sau khi các nhà băng, do thiếu thanh khoản cục bộ, ồ ạt nâng lãi suất huy động tiền đồng. Ngày 2/4, các thành viên Hiệp hội ngân hàng (VNBA) thống nhất áp dụng mức trần 11%/năm. Ngày 7/4, Thủ tướng đã chỉ đạo "trước mắt không duy trì việc quy định lãi suất huy động trần, từng bước hướng tới thực hiện chính sách lãi suất thực dương theo cơ chế thị trường". Đến ngày 28/4, VNBA gửi công văn đến các ngân hàng hội viên về việc đồng thuận tăng lãi suất trần huy động tiền đồng từ 11% một năm lên 12%. Theo Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN ngày 17/05, Ngân hàng Nhà nước công bố mức lãi suất cơ bản là 12% một năm thay vì 8,75% như trước đây, lãi suất cho vay không quá 18% một năm. Vào ngày 19/5, các ngân hàng đồng loạt áp dụng mức lãi suất mới dao động quanh mức 14% một năm. Cùng với quyết định tăng lãi suất cơ bản, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng điều chỉnh tăng lãi suất tái cấp vốn lên 13%/năm (mức gần nhất là 9%/năm) và lãi suất chiết khấu lên 11%/năm. Như vậy, sau một thời gian dài chỉ mang tính chất tham khảo, từ ngày 19/5 tới, lãi suất cơ bản sẽ được trả về đúng vị trí và vai trò của nó, như một chuẩn mực để các tổ chức tín dụng bám sát trong điều hành lãi suất của mình. Ngày 11/6, Thống đốc NHNN vừa quyết định nâng lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam từ mức 12% lên 14% năm (Quyết định số 1317/QĐ-NHNN). Lãi suất chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn cũng được điều chỉnh tăng thêm 2% lên mức lần lượt là 29 13% và 15% năm. Sau khi NHNN công bố các quy định mới về lãi suất, hầu hết các ngân hàng đều điều chỉnh tăng lãi suất cho vay tăng sát mức hoặc bằng mức tối đa là 21%/năm. Lãi suất huy động cũng được điều chỉnh tăng, mức tăng tuỳ từng khối ngân hàng. NHNN cho biết rằng lãi suất cơ bản sẽ tiếp tục đuợc công bố theo định kỳ hằng tháng và sẽ có điều chỉnh kịp thời theo đúng cung-cầu thị trường , phù hợp với quy luật thị trường. 2.1.2 Tình hình huy động vốn tại các NHTM hiện nay Ngay sau những ngày nghỉ Tết, thị trường tiền tệ đã phải gánh chịu những “đợt sóng” chưa từng thấy khi tiền đồng khan hiếm, lãi suất liên ngân hàng tăng vọt, lãi suất huy động và cho vay liên tục tăng. Mặc dù tình hình trên chỉ diễn ra trong hơn 10 ngày, nhưng cũng gây ra những thiệt hại nhất định cho các thành viên trên thị trường. Hiện nay vốn của nhiều ngân hàng thương mại đang khan hiếm, nhiều ngân hàng thiếu vốn để cho vay hoặc "khoá van tín dụng". Nhiều nhu cầu vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không được đáp ứng hoặc phải vay với lãi suất quá cao. Đặc biệt là từ giữa tháng 2/2008 đến nay, mặc dù lãi suất huy động vốn của các ngân hàng thương mại tăng khá, kèm theo các chi phí lớn về khuyến mại, tiếp thị... nhưng vốn huy động vẫn tăng chậm, thậm chí tại một số ngân hàng còn bị giảm. Số liệu thống kê đã được công bố cho thấy, tính đến hết quý I/2008, tổng nguồn vốn huy động của hệ thống ngân hàng tăng có 5,48% và tổng dư nợ cho vay tăng tới 10,8% so với cuối năm 2007. Trong khi đó cùng kỳ này năm ngoái, tổng nguồn vốn huy động tăng 11,76% và dư nợ tăng 6,4%. Hệ thống ngân hàng thương mại Nhà nước vốn có thế mạnh về huy động vốn do mạng lưới rộng, uy tín và có truyền thống thu hút tiền gửi của các tổ chức kinh tế, nhưng vốn huy động cũng đang bị giảm. Do thiếu vốn và vốn huy động giảm, nên các ngân hàng thương mại Nhà nước trước đây thường là người cho vay trên thị trường liên ngân hàng thì thời gian gần đây lại trở thành người đi vay. 30 Từ giữa tháng 2/2008 đến nay, các ngân hàng thương mại liên tục điều chỉnh lãi suất huy động vốn nội tệ và ngoại tệ. Mốc khởi điểm là ngày 19/2 lãi suất kỳ hạn 12 tháng của các NHTM tăng trung bình từ 9.25% năm lên 10.5% năm. Những ngày đầu tháng 4 là 11% năm; đầu tháng 5 là 12% năm; kế đến là 14.2% năm ( ngày 20/5); 15.55% (đầu tháng 6); 15,84%-17%/năm (giữa tháng 6). Ngày 20/6/08, lãi suất huy động đồng VND được điều chỉnh cao hơn so với lãi suất trong tuần trước. Hiện nay, mức lãi suất huy động phổ biến của khối NHTMNN là 17-17,5%/năm, khối NHTMCP là 17,5-18%/năm. Tuy nhiên, một số NHTMCP triển khai thêm các hình thức huy động đối với khách hàng có mức tiền gửi lớn (trên 3 tỷ đồng kỳ hạn 6 tháng trở lên) với lãi suất lên đến 18,7%/năm (NH Kỹ thương); khách hàng thuộc đối tượng ưu tiên với lãi suất (bao gồm cả lãi suất thưởng) cao nhất lên tới 19%/năm (NH Sài Gòn). Một số ngân hàng thương mại khác cũng điều chỉnh lãi suất huy động VND lên 19,5%/năm đến 19,8%/năm, nhưng cũng chỉ duy trì được thời gian rất ngắn. Nhìn chung đến nay, hầu như không có ngân hàng thương mại đưa ra mức lãi suất huy động VND trên 19,0%/năm, mà phổ biến ở mức 17,5% - 18,0%/năm. Các nguyên nhân nói trên cũng cho thấy, thị trường tiền tệ sẽ còn tiếp tục nóng lên. Để hạ nhiệt lãi suất, đặc biệt là giảm lãi suất cho vay đang ở mức quá cao như hiện nay thì cần có sự linh hoạt trong điều hành chính sách của cơ quan chức năng và các NHTM cần có chiến lược quản trị điều hành nguồn vốn hiệu quả, phù hợp với thông lệ quốc tế và luôn sẵn sàng chủ động đối phó với mọi tình huống, cần chủ động khống chế tỷ lệ đi vay nợ trên thị trường liên ngân hàng. 2.2 Thực trạng tình hình huy động vốn tại Techcombank 2.2.1 Tổng quan về Techcombank Lịch sử Được thành lập vào ngày 27/09/1993, với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng và trụ sở chính ban đầu được đặt tại số 24 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội. 31 Các cột mốc lịch sử Năm 1995  Tăng vốn điều lệ lên 51,495 tỷ đồng  Thành lập Chi nhánh Techcombank Hồ Chí Minh, khởi đầu cho quá trình phát triển nhanh chóng của Techcombank tại các đô thị lớn Năm 1999  Tăng Techcombank tăng vốn điều lệ lên 80,020 tỷ đồng Năm 2006  Tháng 8/2006: Moody’s, hãng xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới đã công bố xếp hạng tín nhiệm của Techcombank, ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt Nam được xếp hạng bởi Moody’s.  Ngày 24/11/2006: Tăng vốn điều lệ lên 1.500 tỉ đồng.  Ngày 15/12/2006: Ra mắt thẻ thanh toán quốc tế Techcombank Visa.  Tổng tài sản đạt gần 2,5 tỷ USD  Trở thành ngân hàng có mạng lưới giao dịch lớn thứ hai trong khối ngân hàng TMCP với gần 142 chi nhánh và phòng giao dịch tại thời điểm tháng 9/2008  HSBC tăng phần vốn góp lên 15% và trực tiếp hỗ trợ tích cực trong quá trình hoạt động của Techcombank Sứ mệnh Techcombank là ngân hàng thương mại đô thị đa năng ở Việt nam, cung cấp sản phẩm dịch vụ tài chính đồng bộ, đa dạng và có tính cạnh tranh cao cho dân cư và doanh nghiệp nhằm các mục đích thoả mãn khách hàng, tạo giá trị gia tăng cho cổ đông, lợi ích và phát triển cho nhân viên và đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng. Sản phẩm và dịch vụ ngân hàng Sản phẩm và Dịch vụ Ngân hàng doanh nghiệp  Dịch vụ tài khoản 32  Tín dụng Doanh nghiệp  Sản phẩm ngoại hối và quản trị rủi ro  Dịch vụ thanh toán trong nước  dịch vụ thanh toán quốc tế  Dịch vụ bao thanh toán  Dịch vụ bảo lãnh  Bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp Sản phẩm và Dịch vụ Ngân hàng cá nhân  Tiết kiệm  Tài khoản  Tín dụng bán lẻ  Dịch vụ bán lẻ doanh nghiệp  Sản phẩm dịch vụ khác Sản phẩm và Dịch vụ Ngân hàng điện tử  F@STVIETPAY  F@st i-Bank  F@stmobiPay- Thanh toán qua SMS  HomeBanking  Fast e bank 2.2.2 Khái quát các kênh huy động vốn tại Techcombank Để tạo lập nguồn vốn, Techcombank cũng như các NHTM khác sử dụng nhiều hình thức huy động khác nhau như nhận tiền gửi, đi vay hoặc nhận vốn ủy thác đầu tư,… Tuy nhiên, phần lớn nguồn vốn huy động chủ yếu của Techcombank và các NHTM là huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế. Các sản phẩm và dịch vụ huy động vốn mà ngân hàng Techcombank đang cung cấp cho khách hàng như sau: 33 2.2.2.1 Tài khoản tiền gởi thanh toán Sản phẩm tiền gửi thanh toán còn gọi là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn được thiết kế dành cho đối tượng khách hàng cá nhân hoặc tổ chức kinh tế mở tài khoản tại Techcombank để thực hiện ngân hàng cầu thanh toán, chi tiêu. Khách hàng có thể mở tài khoản thanh toán bằng VND, USD, EUR… Khách hàng được hưởng lãi suất không kỳ hạn (hiện tại là 3%năm) và không có thời hạn cho tài khoản thanh toán. Khách hàng có thể mở tài khoản chuyên dùng cho mục đích riêng. Lợi ích An toàn, thuận tiện trong thanh toán do không phải cất trữ bằng tiền mặt. Thuận lợi trong việc tra cứu, theo dõi và quản lý tài khoản thông qua dịch vụ Homebanking. Thông qua công nghệ banking online hiện đại (phần mềm Globus), khách hàng có thể gửi, rút nhiều nơi trên toàn hệ thống Techcombank . Thuận tiện khi có nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ khác: ATM, tín dụng, thấu chi, kiều hối… 2.2.2.2 Tài khoản tiền gởi kỳ hạn Là một hợp đồng tiền gửi được ký kết giữa ngân hàng và khách hàng, trong đó qui định rõ về điều khoản lãi suất, phương thức thanh toán, phương thức trả lãi. Khách hàng sẽ được hưởng lãi suất cao hơn lãi suất tiền gửi thanh toán (lãi suất thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng). 2.2.2.3 Tiền gởi tiết kiệm Tiết kiệm Fastsaving F@stsaving là tài khoản tiết kiệm được hương lãi suất bậc thang theo số dư và có thể gửi vào và rút ra từng phần, lãi được tính trả hàng tháng cộng vào gốc. Khách hàng không giữ sổ tiết kiệm, Techcombank sẽ cung cấp cho khách hàng 1 số tài khoản. Khách hàng có thể lựa chọn số tiền tối đa/ tối thiểu của tài khoản thanh 34 toán và chọn lịch để hệ thống tự động chuyển từ tài khoản tiền gửi thanh toán sang tài khoản tiết kiệm F@stsaving. Tiết kiệm đa năng Tài khoản tiết kiệm đa năng là hình thức tài khoản tiền gửi thanh toán có kỳ hạn, theo đó khách hàng được hưởng lãi suất tương đương với sản phẩm tiết kiệm thường và ngoài ra còn có tính năng ưu việt nổi bật cho phép khách hàng có thể rút từng phần gốc một cách linh hoạt tại bất kì điểm giao dịch nào của Techcombank hoặc tại máy ATM tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng của mình. Tiết kiệm định kỳ Tài khoản tiết kiệm trả lãi định kỳ là một hình thức tài khoản tiền gửi có kỳ hạn cho phép khách hàng nhận lãi định kỳ hàng tháng/ quý, tất toán tại bất kỳ điểm giao dịch nào của Techcombank. Khi đến hạn mà khách hàng không tất toán, ngân hàng sẽ tự động chuyển gốc sang 1 kỳ hạn tiết kiệm mới bằng kỳ hạn ban đầu. Tài khoản tích luỹ bảo gia Tài khoản tích luỹ bảo gia là hình thức tài khoản tiền gửi VND có kỳ hạn. Hàng tháng, khách hàng nộp một số tiền nhất định để hưởng lãi và hướng tới mục tiêu tích luỹ dài hạn cho cuộc sống. Đuợc Techcombank mua tặng một hợp đồng bảo hiểm tại Bảo Việt Nhân thọ. Không phải đến ngân hàng nộp tiền do đựơc cung cấp miễn phí dịch vụ chuyển tiền tự động. Gửi tiền một nơi, rút tiền tại tất cả các điểm giao dịch của Techcombank. Tiết kiệm thực gửi Tài khoản tiết kiệm thực gửi là một sản phẩm tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 13 tháng, cho phép khách hàng có thể rút tiền gốc và lãi bất cứ lúc nào tại bất kì điểm giao dịch nào và được hưởng lãi suất tương ứng với thời gian thực gửi tại Techcombank. Sản phẩm được phát hành dưới hình thức thẻ tiết kiệm. 35 Phù hợp với nhu cầu của khách hàng trong điều kiện thị trường diễn biến phức tạp như hiện nay. Theo đó khách hàng rút trước hạn được hưởng lãi suất bậc thang theo số tháng khách hàng gửi, không phải chịu lãi suất không kỳ hạn. Tiết kiệm thường Đáp ứng nhu cầu gửi tiết kiệm bằng sổ của khách hàng với ký hạn đa dạng, lãi suất hấp dẫn. Lãi suất tiết kiệm thường là lãi suất cố định, có thể lĩnh lãi hàng tháng, quý hoặc cuối kỳ. Kết thúc kỳ hạn gửi, nếu khách hàng không rút tiền thì sẽ được ngân hàng tự động nhập lãi và vốn chuyển sang kỳ hạn mới với lãi suất niêm yết tại thời điểm đáo hạn Tiết kiệm phát lộc Tiết kiệm phát lộc là một hình thức tiết kiệm đặc biệt với lãi suất cao. Sản phẩm có lãi suất cao hơn so với tiết kiệm thường có cùng kỳ hạn. Lãi suất được cố định trong toàn bộ thời gian gửi tiến của khách hàng. Tuy nhiên khách hàng không được rút trước hạn. Khách hàng có thể rút gốc và lãi tiền gửi tại bất cứ điểm giao dịch nào của Techcombank Tiết kiệm siêu may mắn Là một sản phẩm tiền gửi tiết kiệm dự thưởng của Techcombank chỉ áp dụng đối với VND, USD. Theo đó, người gửi tiết kiệm được tham gia chương trình dự thưởng do Techcombank ban hành kèm theo Thể lệ chương trình khuyến mại tiết kiệm “siêu may mắn”. 2.2.3 Tình hình huy động vốn tại Techcombank 2.2.3.1 Phân tích qui mô và cơ cấu huy động vốn Vị thế huy động vốn của Techcombank so với các NHTM cổ phần khác trong ngành: 36 Bảng 1: Tiền gửi khách hàng của các ngân hàng ĐVT:Tỷ VNĐ Nguồn: Báo cáo thường niên các ngân hàng Bảng 1 cho thấy so với những ngân hàng cùng cấp với mình như Sacombank, ACB, Đông Á, Eximbank thì mặc dù qui mô của Techcombank không bằng Sacombank, ACB nhưng tốc độ tăng huy động vốn không thua kém, năm 2006 xếp hàng top 2 sau Sacombank, năm 2007 và quí 1 năm 2008 vượt lên dẫn đầu. Tuy nhiên, cần phân tích chất lượng nguồn vốn huy động của Techcombank như thế nào? Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn huy động của Techcombank theo sản phẩm ĐVT: tỷ đồng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 6 tháng 2008 STT Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 1 Tiền gửi thanh toán của tổ chức, cá nhân 1,977.71 21.30% 3,073.83 20.72% 11,273.59 32.50% 10,191.38 22.48% 2 Tiền gửi tiết kiệm 4,217.36 45.42% 6,492.21 43.78% 13,202.99 38.06% 24,485.39 54.00% 3 Phát hành GTCG 186.53 2.01% 192.24 1.30% 1,750.72 5.05% 2,730.55 6.02% 4 Tiền gửi của TCTD khác 2,903.95 31.27% 5,070.85 34.20% 8,458.90 24.39% 7,938.07 17.51% TỔNG NGUỒN 9,285.56 100.00% 14,829.14 100.00% 34,686.19 100.00% 45,345.39 100.00% Nguồn: Phòng kế toán tài chính - Techcombank A(Năm Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Quí 1 năm 2008 Qui mô Qui mô Tốc độ tăng Qui mô Tốc độ tăng Qui mô Tốc độ tăng TECHCOMBANK 6,195.07 9,566.04 54.41% 24,476.58 155.87% 31,155.94 27.29% SACOMBANK 10,478.96 34,936.47 233.40% 44,026.67 26.02% 52,598.12 19.47% ACB 19,984.92 29,394.70 47.08% 55,283.10 88.07% - - ĐÔNG Á 6,513.80 9,271.35 42.33% 14,372.88 55.02% - - EXIMBANK 8,352.11 13,141.18 57.34% 22,906.12 74.31% - - 37 Đồ thị 1: Cơ cấu nguồn vốn huy động của Techcombank theo sản phẩm 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Tỷ trọng năm 2005 Tỷ trọng năm 2006 Tỷ trọng năm 2007 Tỷ trọng 6 tháng 2008 Tiền gửi của TCTD khác Phát hành GTCG Tiền gửi tiết kiệm Tiền gửi thanh toán của tổ chức, cá nhân Với mục tiêu đa dạng hóa các hình thức huy động nhằm thu hút ngày càng nhiều hơn nguồn vốn nhàn rỗi từ các tổ chức và dân cư trong xã hội, tăng cường nguồn vốn hoạt động cho ngân hàng, thời gian qua Techcombank đã áp dụng nhiều hình thức huy động với những kỳ hạn và lãi suất linh hoạt kết hợp với mở rộng mạng lưới để tăng doanh số huy động. Tiền gửi của tổ chức, cá nhân và tiền gửi tiết kiệm tăng qua các năm (bảng 2). Tiền gửi thanh toán có sự gia tăng về qui mô và tỷ trọng qua các năm (Bảng 2). Năm 2007 tăng 11.78% so với năm 2006. Điều này thể hiện sự quan tâm của Techcombank trong việc tìm kiếm nguồn vốn huy động rẻ. Techcombank đã liên tục cải tiến tính năng, tiện ích của sản phẩm tiền gửi thanh toán cũng như giới thiệu đến khách hàng nhiều sản phẩm dịch vụ mới. Thêm vào đó là việc gia tăng mạng lưới giao dịch trên khắp tỉnh thành đất nước, mạng lưới dịch vụ thẻ không ngừng được mở rộng 38 trên phạm vi toàn quốc, tăng cường tiếp thị dịch vụ trả lương qua tài khoản, ứng dụng internet vào giao dịch ngân hàng. Tuy nhiên tiền gửi thanh toán 6 tháng đầu năm 2008 giảm về tỷ trọng khoản 10% đạt 22.48 % (bảng 2). Điều này thể hiện sự thiếu vốn của ngân hàng nói chung cũng như của Techcombank nói riêng qua chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN. Tình hình lạm phát gia tăng kéo dài, sự cạnh tranh gia tăng lãi suất tiết kiệm đột biến từ 9.25%  12% 14% 15.5% 17%  18% 19%. Dẫn đến sự dịch chuyển vốn từ tiền gửi thanh toán sang tiền gửi tiết kiệm với kỳ hạn ngắn 1 tuần- 2 tuần đến 1 tháng. Tiền gửi tiết kiệm tăng về qui mô qua các năm đạt 4.217,36 tỷ (năm 2005); 6.492,21 tỷ (năm 2006); 13.202,99 tỷ (năm 2007); 24.485,39 tỷ (6 tháng đầu năm 2008). Hơn nữa, việc phát hành giấy tờ có giá tăng qua các năm đạt 186, 53 tỷ (năm 2005), 192,24 (năm 2006); 1.750.72 t ỷ (năm 2007); 2.730.55 tỷ năm 2008. Chứng tỏ Techcombank đã không ngừng đầu tư nghiên cứu nhiều sản phẩm tiết kiệm đáp ứng nhu cầu gửi tiền của khách hàng. Các sản phẩm này được khách hàng rất quan tâm và hưởng ứng như Chứng chỉ lộc xuân (năm 2006), tài lộc đón xuân (năm 2007) tiết kiệm trúng Mercedes, tiết kiệm siêu may mắn (năm 2008). Ngoài ra, chùm sản phẩm trong hệ thống “siêu tài khoản” là một minh chứng điển hình cho các nổ lực cải tiến về công nghệ. Với các sản phẩm tiết kiệm đa năng (cho phép rút gốc linh hoạt), tiết kiệm trả lãi định kỳ (cho phép khách hàng lĩnh lãi theo tháng hoặc theo quí tại bất kỳ điểm giao dịch của Techcombank, tiết kiệm giáo dục- tích luỹ bảo gia (sản phẩm liên kết ngân hàng- bảo hiểm), tiết kiệm Fast saving (hưởng lãi suất bậc thang) khách hàng có thể tiếp cận vơi các tiện ích toàn diện cho một cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, tốc độ tăng của tiền gửi tiết kiệm cao hơn nhiều so với tiền gửi của tổ chức, cá nhân (bảng 1). Điều này đòi hỏi Techcombank cần phải nghiên cứu sâu hơn nhằm gia tăng nguồn tiền gửi thanh toán với chi phí rẻ hơn so với tiền gửi tiết kiệm. So với năm 2007, 6 tháng đầu năm 2008, tốc độ tăng nguồn tiền gửi thanh toán của tổ 39 Đồ thị 2: Cơ cấu nguồn vốn huy động của Techcombank theo thị trường 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Tỷ trọng năm 2005 Tỷ trọng năm 2006 Tỷ trọng năm 2007 Tỷ trọng 6 tháng 2008 Thị trường 2 Thị trường 1 chức kinh tế, cá nhân giảm 10% trong khi đó nguồn tiền gửi tiết kiệm tăng đến 15.4%. Phần nào là do chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN, sức ép thanh khoản vì đã cho vay vượt quá mức độ hợp lý, hiện tượng các ngân hàng cạnh tranh tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm ồ ạt. Trong khi đó tiền gửi của các TCTD ít biến động và giảm. Cuối năm 2007 là 24.39%, giảm 9.81% so với năm 2006; 6 tháng đầu năm 2008 là 17.51% trong tổng vốn huy động thể hiện sự ổn định trong nguồn vốn cũng như việc cắt giảm phần nào chi phí huy động vốn của Techcombank. Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn huy động của Techcombank theo thị trường ĐVT: tỷ đồng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 6 tháng 2008 STT Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 1 Thị trường 1 6,381.61 68.73% 9,758.29 65.80% 26,227.29 75.61% 37,407.32 82.49% 2 Thị trường 2 2,903.95 31.27% 5,070.85 34.20% 8,458.90 24.39% 7,938.07 17.51% Tổng nguồn vốn 9,285.56 100.00% 14,829.14 100.00% 34,686.19 100.00% 45,345.39 100.00% Nguồn: Phòng Kế toán tài chính - Techcombank 40 Nguồn vốn huy động trên thị trường 1 bao gồm tiền gửi của các TCKT và dân cư là nguồn vốn quan trọng đối với hoạt động của NHTM xét trên hai khía cạnh ổn định và chi phí. Qua số liệu Bảng 3 cho thấy nguồn vốn huy động trên thị trường 1 của Techcombank tương đối ổn định và tăng qua các năm qua các năm. Riêng năm 2006 có giảm 2.93%. Năm 2006 chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán, lượng vốn nhàn rỗi từ dân cư đổ vào thị trường này tăng lên ồ ạt. Thực tế đó đã dẫn đến sự giảm sút trong quá trình huy động vốn của NHTM nói chung và Techcombank nói riêng. Tuy nhiên bước sang năm 2007 nguồn vốn trên thị trường 1 tăng trở lại, tăng 9.81%.Và 6 tháng đầu năm 2008 tăng 6.88 %. thể hiện sự quyết tâm rong công tác huy động vốn của Techcombank. Hơn nữa thời điểm cuối năm 2007 đầu năm 2008 chứng kiến sự đóng băng, giảm sút mạnh của thị truờng chứng khoán, sự gia tăng nguồn tiền gửi của ngân hàng do lãi suất tiết kiệm tăng vọt. Trong khi đó vốn huy động trên thị trường 2, tức là trên thị trường liên ngân hàng của Techcombank ngày càng giảm về tỷ trọng, thể hiện sự ổn định trong nguồn vốn huy động. Vốn huy động của Techcombank không phụ thuộc vào nguồn vốn huy động từ thị trường 2 để cấp vốn cho việc phát triển danh mục cho vay và đầu tư. Bảng 4: Cơ cấu nguồn vốn huy động của Techcombank theo kỳ hạn trên thị trường 1 ĐVT: tỷ đồng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 6 tháng 2008 STT Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 1 Tiền gửi không kỳ hạn 1,480.20 23.19% 2,032.61 20.83% 4,855.47 18.51% 4,124.52 11.03% 2 Tiền gửi và GTCG có kỳ hạn 4,901.41 76.81% 7,725.68 79.17% 21,371.82 81.49% 33,282.80 88.97% Tổng nguồn vốn thị trường 1 6,381.61 100.00% 9,758.29 100.00% 26,227.29 100.00% 37,407.32 100.00% Nguồn: Phòng Kế toán tài chính - Techcombank 41 Đồ thị 3: Cơ cấu nguồn vốn huy động của Techcombank theo kỳ hạn trên thị trường 1 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Tỷ trọng năm 2005 Tỷ trọng năm 2006 Tỷ trọng năm 2007 Tỷ trọng 6 tháng 2008 Tiền gửi và GTCG có kỳ hạn Tiền gửi không kỳ hạn Phân tích cơ cấu nguồn vốn huy động của Techcombank theo kỳ hạn của các khoản tiển gửi (Bảng 4) cho thấy nguồn vốn không kỳ hạn tuy tăng về số lượng nhưng tỷ trọng có chiều hướng giảm qua các năm 23.19% (năm 2005), 20.83% (năm 2006), 18.51% (năm 2007), 11.03% (6 tháng đầu năm 2008). Điều này không thật sự phù hợp cho Techcombank - một ngân hàng đẩy mạnh định hướng ngân hàng bán lẻ, chủ yếu là cho vay ngắn hạn để bổ sung nhu cầu tiêu dùng, bổ sung vốn lưu động của cá nhân và doanh nghiệp. Lý ra tiền gửi không kỳ hạn phải chiếm tỷ lệ tương đối so với tiền gửi có kỳ hạn để đảm bảo chi phí huy động vốn thấp. Ngoài ra cũng cho thấy việc phát triển các dịch vụ thanh toán của Techcombank chưa thật sự tạo tạo ra được nhiều tiện ích 42 trên các tài khoản tiền gửi thanh toán cho khách hàng, do đó không thu hút được nhiều vốn qua kênh này. 2.2.3.2 Phân tích nguồn vốn huy động Qua việc phân tích qui mô và cơ cấu của các nguồn vốn trong tổng nguồn vốn, chúng ta có cái nhìn tổng quát về tình hình huy động vốn của Techcombank. Tuy nhiên, mỗi nguồn vốn có những đặc điểm riêng và chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau, sự biến động của chúng cũng tác động khác nhau đến tổng nguồn vốn cũng như chi phí của nó, do vậy cần phải đi sâu phân tích từng nguồn vốn huy động. Để phân tích nguồn vốn huy động, ta sử dụng công thức CT2 trong chương 1. Phân tích tiền gửi thanh toán của các TCKT và dân cư Bảng 5: Phân tích Tiền gửi thanh toán của TCKT và dân cư của Techcombank ĐVT: Tỷ đồng STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 6 tháng 2008 1 Không kỳ hạn 1,463.31 2,226.18 5,113.21 4,114.26 Tỷ trọng (%) 73.99% 72.42% 45.36% 40.37% Tốc độ tăng trưởng (%) 52.13% 129.69% -19.54% 2 Có kỳ hạn 514.40 847.65 6,160.38 6,077.12 Tỷ trọng 26.01% 27.58% 54.64% 59.63% Tốc độ tăng trưởng 64.78% 626.76% -1.35% Tổng tiền gửi thanh toán 1,977.71 3,073.83 11,273.59 10,191.38 Tổng vốn huy động 9,285.56 14,829.14 34,686.19 45,345.39 Tỷ trọng trong tổng VHĐ 21.30% 20.73% 32.50% 22.48% Tốc độ tăng trưởng 55.42% 266.76% -9.60% Nguồn: Phòng Kế toán tài chính - Techcombank 43 Đồ thị 4: Phân tích Tiền gửi thanh toán của TCKT và dân cư của Techcombank 1,463.31 2,226.18 5,113.21 4,114.26 514.40 847.65 6,160.38 6,077.12 0.00 1,000.00 2,000.00 3,000.00 4,000.00 5,000.00 6,000.00 7,000.00 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 6 tháng 2008 Không kỳ hạn Có kỳ hạn Bảng 5 cho thấy tỷ trọng tiền gửi thanh toán trong tổng huy động vốn tăng qua các năm: 21.3% (năm 2005), 20.73% (năm 2006), 32.5% (năm 2007). Tỷ trọng nguuồn vốn thanh toán tăng cho thấy Techcombank đã và đang chú trọng đến các biện pháp khơi tăng nguồn vốn này, coi đây là một nguồn vốn ổn định và có lãi suất đầu vào thấp. Techcombank đã liên tục cải tiến tính năng, tiện ích của sản phẩm tiền gửi thanh toán cũng như giới thiệu đến khách hàng nhiều sản phẩm dịch vụ mới. Chùm sản phẩm ngân hàng điện tử đi kèm với tài khoản thanh toán như Fast-i bank, F@st-e bank, F@st mobiPay đã thoả mãn nhu cầu ngân hàng tại gia cho khách hàng. Thêm vào đó, Techcombank đã không ngừng đẩy mạnh công tác phát hành thẻ, đa dạng hoá các sản phẩm thẻ theo tính năng phục vụ khách hàng: sản phẩm thẻ trao ngay F@stAccess-i, sản phẩm thẻ F@stAccess, thẻ thanh toán quốc tế Techcombank visa. Nhờ các nỗ lực cải tiến và đa dạng hoá các dòng sản phẩm thẻ, tổng số thẻ phát hành tăng hơn 100% qua các năm, luỹ kế 6 tháng năm 2008 đạt 415.000 thẻ ( bảng 5.1) Độ bao phủ của mạng lưới dịch vụ thẻ không ngừng được mở rộng trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt tại các trung tâm kinh tế chính trị lớn. Tính đến cuối năm 2006, số 44 lượng đơn vị chấp nhận thẻ đạt 2.319 cái, năm 2007 đạt 2.300 cái. Số lượng máy ATM được lắp đặt tăng từ 98 máy (năm 2006), 168 máy (năm 2007), 253 máy (6 tháng năm 2008). Từ đó cũng góp phần làm gia tăng số lượng khách hàng giao dịch. Số lượng khách hàng doanh nghiệp tăng đáng kể hơn 1.5 lần từ 9.285 khách hàng năm 2006 lên 14.848 năm 2007, và hơn 1.3 lần từ 14.848 năm 2007 lên 20.411 sáu tháng đầu năm 2008. Số lượng khách hàng cá nhân cũng tăng lần lượt là 1.8 lần năm 2006 so với năm 2005; 2.3 lần năm 2007 so với năm 2006 và sáu tháng đầu năm 2008 tăng 1.03 lần so với năm 2007 (bảng 5.2) Bảng 5.2 : SỐ LƯỢNG KHÁCH HÀNG TECHCOMBANK ĐVT: người Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 6 tháng đầu năm 2008 Số lượng khách hàng cá nhân 78.725 144.817 344.817 356.279 Số lượng khách hàng doanh nghiệp 9.285 14.848 20.411 Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2005, 2006, 2007 Thêm vào đó, Techcombank đã không ngừng mở rộng và nâng cấp mạng lưới hoạt động lên 142 chi nhánh và điểm giao dịch, cùng với chỉ thị của Chính phủ về việc Bảng 5.1 : Số lượng thẻ của Techcombank Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 6 tháng đầu năm 2008 Số lượng thẻ phát hành (cái) 16.150 32.718 78.436 200.000 415.000 Tốc độ tăng trưởng số lượng thẻ phát hành (%) 102.59% 139.73% 154.98% 107.50% Số dư bình quân tài khoản (thẻ triệu VND) 3.78 3.09 2.75 4.00 4.10 Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2005, 2006, 2007 45 trả lương qua tài khoản cũng góp phần tạo ra một thị trường to lớn về tài khoản thanh toán cho Techcombank, nâng cao số dư tiền gửi ổn định trên tài khoản thanh toán. Techcombank đã có thị phần đáng kể nhờ vệc trả lương cho hàng chục ngàn cán bộ nhân viên như: Bộ tư pháp, Bộ kế hoạch đầu tư, Bộ công thương, Bảo Việt nân thọ, Vietnam Airlines, Pacific Airline,các trừơng học….Số lượng khách hàng doanh nghiệp tăng lên từ 1,575 khách hàng trong năm 2005 lên 2,073 khách hàng trong năm 2006, tốc độ tăng trưởng là 31.6%. Tuy nhiên tiền gửi thanh toán 6 tháng đầu năm 2008 giảm về tỷ trọng khoảng 10% đạt 22.48 % và giảm về tốc độ tăng trưởng -9.6% (Bảng 5). Điều này phần nào do chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN, tình trạng khan hiếm vốn dẫn đến việc gia tăng đột biến lãi suất tiết kiệm. Từ đó dẫn đến sự dịch chuyển vốn từ tiền gửi thanh toán sang hình thức tiết kiệm 1 tuần đến 1 tháng. Tuy nhiên, nếu xét cơ cấu tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn trong tổng tiền gửi thanh toán ta thấy mặc dù tiền gửi không kỳ hạn có tốc độ tăng trưởng tăng qua các năm (năm 2006 là 52.13%, năm 2007 là 129.6%) nhưng tỷ trọng của nó lại giảm dần qua các năm (thứ tự năm 2005, 2006, 2007, 6 tháng đầu năm 2008 là 73.99%; 72.42%; 45.36%; 40.37%) (bảng 5). Điều đó chứng tỏ các giải pháp đưa ra chưa thực sự mang lại hiệu quả. Một nguyên nhân quan trọng là việc ứng dụng công nghệ thông tin của Techcombank còn chậm, chưa hỗ trợ nhiều tiện ích cho khách hàng và do vậy chưa hấp dẫn khách hàng gửi tiền và thanh toán thông qua ngân hàng. Vào ngày 05/12/2003 Techcombank mới chính thức phát hành thẻ thanh toán F@stAccess-Connect 24 (hợp tác với Vietcombank), ngày 29/09/2005 khai trương phần mềm chuyển mạch và quản lý thẻ của hãng Compass Plus, ngày 15/12/2006 ra mắt thẻ thanh toán quốc tế Techcombank Visa trong khi dịch vụ này đã khá phổ biến ở các ngân hàng khác. Hiện tại việc sử dụng thẻ chưa tốt, máy rút tiền chưa nhiều, giải quyết tra soát thẻ chậm. Đây là một bất lợi khá lớn trong việc huy động vốn từ kênh này. 46 Đồ thị 5: Phân tích Tiền gửi tiết kiệm của Techcombank 16.89 6.44 17.55 10.25 4,200.48 6,485.77 13,185.44 24,475.14 0.00 5,000.00 10,000.00 15,000.00 20,000.00 25,000.00 30,000.00 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 6 tháng 2008 Không kỳ hạn Có kỳ hạn Phân tích tiền gửi tiết kiệm Bảng 6: Phân tích Tiền gửi tiết kiệm của Techcombank ĐVT: Tỷ đồng STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 6 tháng 2008 1 Không kỳ hạn 16.89 6.44 17.55 10.25 Tỷ trọng (%) 0.40% 0.10% 0.13% 0.04% Tốc độ tăng trưởng (%) -61.89% 172.67% -41.57% 2 Có kỳ hạn 4,200.48 6,485.77 13,185.44 24,475.14 Tỷ trọng 99.60% 99.90% 99.87% 99.96% Tốc độ tăng trưởng 53.79% 103.30% 85.62% Tổng tiền gửi tiết kiệm 4,217.36 6,492.21 13,202.99 24,485.39 Tổng vốn huy động 9,285.56 14,829.14 34,686.19 45,345.39 Tỷ trọng trong tổng VHĐ 45.42% 43.78% 38.06% 54.00% Tốc độ tăng trưởng 53.94% 103.37% 85.45% Nguồn: Phòng Kế toán tài chính Techcombank Đối với hầu hết các NHTM, nguồn tiền gửi tiết kiệm chiếm một tỷ trọng khá lớn và ổn định. Mặc dù, tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm trong tổng nguồn vốn huy động có giảm 47 Đồ thị 6: Lãi suất huy động vốn VND (%/năm) 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 07 /07 19 /02 /08 09 /04 /08 02 /05 /08 19 /05 /08 20 /05 /08 21 /05 /08 27 /05 /08 29 /05 /08 03 /06 /08 09 /06 /08 11 /06 /08 21 /07 /08 12 /08 /08 Kỳ hạn 03 tháng Kỳ hạn 06 tháng Kỳ hạn 12 tháng nhẹ qua các năm: 45.42% (năm 2005); 43.78% (năm 2006); 38.06% (năm 2007); 54% (6 tháng đầu năm 2008), tốc độ tăng trưởng tiền gửi tiết kiệm tăng rất mạnh. Năm 2006 tăng 53.94%, năm 2007 tăng 103.37% và 6 tháng đầu năm 2008 tăng 85.45% (bảng 6). Chứng tỏ Techcombank đã không ngừng đầu tư nghiên cứu nhiều sản phẩm tiết kiệm đáp ứng nhu cầu gửi tiền của khách hàng. Các sản phẩm này được khách hàng rất quan tâm và hưởng ứng như Chứng chỉ lộc xuân (năm 2006), tài lộc đón xuân (năm 2007) tiết kiệm trúng Mercedes, tiết kiệm siêu may mắn (năm 2008). Ngoài ra, chùm sản phẩm trong hệ thống “siêu tài khoản” là một minh chứng điển hình cho các nổ lực cải tiến về công nghệ. Với các sản phẩm tiết kiệm đa năng (cho phép rút gốc linh hoạt), tiết kiệm trả lãi định kỳ (cho phép khách hàng lĩnh lãi theo tháng hoặc theo quí tại bất kỳ điểm giao dịch của Techcombank, tiết kiệm giáo dục- tích luỹ bảo gia (sản phẩm liên kết ngân hàng- bảo hiểm), tiết kiệm Fast saving (hưởng lãi suất bậc thang) khách hàng có thể tiếp cận vơi các tiện ích toàn diện cho một cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên nhân tố góp phần rất lớn trong việc tăng tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm trong 6 tháng đầu năm 2008 là vần đề lãi suất. 48 Việc tăng lãi suất tiết kiệm là điều không thể tránh khỏi đối với Techcombank nói riêng và hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung trong tình hình hiện nay. Điều này đã đặt áp lực lên mục tiêu lợi nhuận của Techcombank. Lãi suất đầu vào tăng mạnh trong khi lãi suất đầu ra (lãi suất cho vay) bị giới hạn ở mức tối đa là 21%, các khoản phí liên quan đến khoản vay đã bị cắt bỏ. Nếu cứ duy trì lãi suất kiểu này, Techcombank sẽ mất cân đối về cơ cấu nguồn vốn và mất an toàn. Hơn nữa nhìn vào bảng 6 và đồ thị 5 ta thấy tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao, gần như tuyệt đối so với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. Do đó việc tìm kiếm những nguồn vốn rẻ để giảm chi phí đầu vào là hết sức cần thiết. 2.2.4 Quản trị nguồn vốn tại Techcombank 2.2.4.1 Đánh gía mức độ đủ vốn Trong điều kiện hiện nay, hầu hết các NHTM Nhà nước đều có tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu thấp (bình quân từ 5 - 6%), chưa đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn quốc tế thì hệ số CAR của Techcombank đã đạt khá cao, thể hiện mức độ an toàn về vốn của Techcombank cao. Hệ số an toàn vốn đã điều chỉnh theo mức độ rủi ro (hệ số CAR) là 11.86% (6 tháng đầu năm 2008), cao hơn nhiều so với quy định 8% theo Hiệp ước Basel và gần tương đương với các ngân hàng trong khu vực (Singapore 18,2; Hong Kong 15,6; Malaysia 15,3; Thái Lan 12,2). Bảng 7: Xác định hệ số CAR của Techcombank Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 6 tháng 2008 Vốn chủ sở hữu 863.76 1.571,83 3.134,85 3.631,90 Tài sản Có điều chỉnh theo mức độ rủi ro (tỷ VND) 5.494,88 9.096,24 21.922,06 30.632,09 Hệ số CAR 15.72 17.28 14.3 11.86 Nguồn: Phòng Kế toán tài chính Techcombank Tuy nhiên hệ số CAR có sự giảm nhẹ qua các năm có nghĩa là tài sản Có điều chỉnh theo mức độ rủi ro có tốc độ tăng nhanh hơn so với vốn chủ sở hữu. Do vậy, 49 Techcombank cần phải tăng vốn điều lệ để giữ vững mức độ an toàn vốn cho ngân hàng. Theo báo cáo của Moody’s ngày 4/6/08, Techcombank được đánh giá cao về sức mạnh tài chính nội tại, đặc biệt là khả năng duy trì thanh khoản tốt trong bối cảnh thị trường gặp khó khăn về khả năng thanh toán. Điều này thể hiện rõ nhất ở tỷ lệ cho vay/nguồn vốn ổn định luôn được Techcombank duy trì ở mức an toàn nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam 82% với xu hướng phấn đấu xuống 80% trong thời gian tới. Điều đặc biệt là tỷ lệ này ở đồng USD là rất tốt ở mức 77%, cho thấy Techcombank đã duy trì được thanh khoản khá cân bằng. Moodys đặc biệt đánh giá cao khả năng kiềm chế nợ xấu của Techcombank, khi tỷ lệ này rất thấp ở mức 2,4%, đạt điểm cao nhất so với cùng nhóm, trong khi đó, hiệu quả hoạt động 4 tháng đầu năm vẫn ở mức tốt. Về tổng thể sức mạnh tài chính, Moodys đánh giá Techcombank ở mức dẫn đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam và ở vị trí có thể “trợ giúp” các ngân hàng nhỏ khác bất cứ lúc nào cần. Điều đặc biệt là Techcombank vẫn tiếp tục được Moodys đánh giá ngang bằng với định mức tín nhiệm quốc gia - Việt Nam ở chỉ số tiền gửi nội tệ và ngoại tệ. Trong những tháng đầu năm 2008, Techcombank là ngân hàng có tốc độ huy động dân cư cao nhất hệ thống. Đây là nguồn vốn ổn định nhất, giúp Techcombank duy trì được sức mạnh thanh khoản và đồng thời cũng thể hiện niềm tin của người gửi tiền trước những biến động của nền kinh tế. Lãi suất huy động của Techcombank luôn được duy trì ở mức thấp, an toàn và nằm trong top các ngân hàng dẫn đầu. Cùng với BIDV và ACB, Techcombank là một trong ba tổ chức đầu tiên và duy nhất được Moodys xếp hạng và là những chỉ báo quan trọng cho hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung. Techcombank là ngân hàng cổ phần đầu tiên được Moodys đánh giá năm 2006 và là ngân hàng được đánh giá cao nhất của Việt Nam về chỉ số năng lực tài chính nội tại BFSR. 50 2.2.4.2 Chi phí huy động vốn Để phân tích chi phí vốn huy động, hiện nay Techcombank vẫn sử dụng chủ yếu phương pháp chi phí bình quân. Bảng 8: Chênh lệch lãi suất đầu vào - đầu ra của Techcombank ĐVT: VND %/tháng; USD %/năm Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 6 tháng 2008 Chỉ tiêu VND USD VND USD VND USD VND USD Lãi suất đầu vào bình quân (1) 8.7 3.3 9.1 4.3 9.5 5.5 17.5 6.1 Lãi suất đầu ra bình quân (2) 11.7 4.3 12.5 5.2 13.8 7.0 19.5 7.5 Chênh lệch (2)-(1) 3.2 1 3.4 0.9 4.3 1.5 2.0 1.4 Nguồn: Phòng Kế toán Tài chính Techcombank Trong đó: Lãi suất bình quân đầu vào được xác định theo công thức tính tỷ suất sinh lợi tối thiểu để bù đắp chi phí đã trình bày ở trang 14 chương 1. Lãi suất bình quân đầu ra là tỷ lệ giữa tổng lãi phải thu theo cam kết chia cho tổng tài sản có sinh lời bình quân. Quan sát bảng số liệu 8, ta thấy ngân hàng vẫn duy trì được mức chênh lệch lãi suất dương. Năm 2008 độ chênh lệch lãi suất bình quân đầu vào và đầu ra giảm hơn so với các năm trước là do tình hình kinh tế - xã hội trong nước có nhiều khó khăn, có những diễn biến phức tạp không có lợi cho hoạt động ngân hàng: lạm phát gia tăng kéo dài, chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN, lãi suất huy động luôn đứng ở mức cao. Các NHTM liên tục điều chỉnh tăng lãi suất đầu và áp dụng nhiều hình thức khuyến mãi để thu hút khách hàng, trong khi đó tốc độ giải ngân tín dụng chậm lại, lãi suất cho vay bị giới hạn và không thu các phí liên quan đến giải ngân. 51 2.3 Đánh giá về tình hình huy động vốn tại Techcombank Qua phân tích thực trạng nguồn vốn huy động của Techcombank giai đoạn 2005– 2008, chúng ta thấy về cơ bản hoạt động huy động vốn có xu hướng tăng trưởng ổn định với cơ cấu tương đối hợp lý đảm bảo một hoạt động kinh doanh tổng thể, an toàn cho ngân hàng, từ đó mang lại kết quả kinh doanh tốt cho ngân hàng. 2.3.1 Những kết quả đạt được Một là, Nguồn vốn huy động của Techcombank luôn giữ được tốc độ tăng trưởng cao. Techcombank luôn cố gắng tìm mọi biện pháp để khơi tăng nguồn vốn huy động như đề ra nhiều loại kỳ hạn với những hình thức trả lãi khác nhau, mở rộng các hình thức huy động tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu… Đồng thời Techcombank cũng huy động được một khối lượng vốn lớn từ các định chế tài chính và các TCTD trong nước để bổ sung nguồn vốn kinh doanh. Hai là, Các sản phẩm tiết kiệm ngày càng được cải tiến đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Hàng loạt sản phẩm tiết kiệm mới : tiết kiệm F@st-savings và F@st-invest (mang tính năng như một tài khoản thanh toán, được hưởng lãi suất tiết kiệm bậc thang); tiết kiệm đa năng (rút gốc linh hoạt bằng thẻ F@st Uni hoặc tại bất kỳ đại điểm giao dịch của Techcombank (tháng 7/2006)); tiết kiệm nhận lãi định kỳ (trả lãi linh hoạt theo nhu cầu khách hàng như nhận lãi trước, định kỳ hàng tháng, quý, năm…(tháng 8/2006)); tiết kiệm lãi suất cao, được tham gia trúng thưởng như tài lộc đón xuân (tháng1/2007), tíêt kiệm gửi Techcombank trúng Mercedes(qúy 3/2007), tiết kiệm Siêu may mắn (tháng 1/2008); tiết kiệm tích luỹ bảo gia (tiết kiệm hướng tới mục tiêu tích luỹ dài hạn cho tương lai) Ba là, Sản phẩm tiền gửi thanh toán liên tục được hoàn thiện, tăng thêm tiện ích cho khách hàng. Mỗi một tài khoản thanh toán của khách hàng được đi kèm thêm những tiện ích như giao dịch một cửa, hệ thống truy vấn tài khoản từ xa qua Hombanking, hệ thống tin nhắn nhanh SMS. Tháng 4/2007 đánh dấu bước tiến mới trong việc ứng dụng Internet vào giao dịch ngân hàng khi Techcombank là ngân hàng 52 đầu tiên tại Việt Nam tung ra sản phẩm F@st i bank (cho khách hàng cá nhân) và F@st e bank (cho khách hàng doanh nghiệp), sản phẩm ngân hàng trực tuyến trọn gói đầy đủ, cho phép khách hàng giao dịch chuyển khoản trực tuyến qua mạng Internet. Với sản phẩm này, lần đầu tiên công nghệ bảo mật 2 yếu tố, mật khẩu sử dụng một lần của hãng bảo mật hàng đầu thế giới RSA Mỹ được áp dụng cho khách hàng của một NHTM tại Việt Nam. Việc thanh toán tiền cho FPT, Prudential, Jetstar, Cocacola…đã làm gia tăng giao dịch của khách hàng qua ngân hàng. Từ đó tạo cơ hội cho Techcombank tìm kiếm thêm khách hàng mới (mở tài khoản tại Techcombank để thanh toán tự động, thanh toán qua Internet các dịch vụ trên, gửi tiết kiệm…) Công tác phát hành và thanh toán thẻ Techcombank luôn được đẩy mạnh. Năm 2006 là năm đánh dấu giai đoạn phát triển mới trong công tác phát hành và thanh toán thẻ của Techcombank với việc Trung tâm thẻ được tách riêng thành đơn vị kinh doanh và hạch toán độc lập. Qua đó, tạo động lực cho cán bộ, nhân viên trong trung tâm nổ lực làm việc thúc đẩy hoạt động phát hành và thanh toán qua thẻ. Trên cơ sở phần mềm chuyển mạch và quản lý thẻ Compass Plus, Techcombank đa dạng hoá các sản phẩm thẻ theo tính năng phục vụ khách hàng. Sản phẩm thẻ trao ngay F@stAccess-i đáp ưng nhu cầu khách hàng về mặt thời gian, thủ tục. Sản phẩm thẻ F@stAccess đáp ứng nhu cầu khách hàng về một công cụ quản lý tài chính hiện đại và hiệu quả, thẻ thanh toán quốc tế Techcombank visa đáp ứng nhu cầu có thể thanh toán trên phạm vi toàn cầu của khách hàng. Ngoài ra, thẻ cũng được tích hợp thêm các chức năng thấu chi, tiết kiệm. Bốn là, Cải thiện chính sách và chất lượng phục vụ khách hàng:  Mở rộng các kênh và hình thức giao dịch để tăng cường khả năng tiếp cận, phục vụ khách hàng. Techcombank đã không ngừng nâng cấp, mở rộng các điểm giao dịch. Hiện có khoảng 142 chi nhánh và phòng giao dịch trên khắp các trung tâm kinh tế xã hội trên toàn quốc, tạo cơ hội mở rộng thị trường nhất là thị trường huy động 53 vốn, phát triển hoạt động kinh và khai thác nguồn khách hàng từ mọi kênh, tăng khả năng cạnh tranh ngân hàng trong xu thế hội nhập. Bên cạnh đó, Techcombank cũng chú trọng việc mở rộng các kênh quảng bá, giới thiệu sản phẩm trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Các sự kiện, các chương trình, các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng…liên tục được cập nhật đến khách hàng trên tất cả các phương tiện truyền thông như báo giấy, tivi, đài tiếng nói, báo mạng…như Chương trình Visa Power Branch, “gửi Techcombank trúng Mercedes”, chương trình dự thưởng tiết kiệm siêu may mắn…Đặc biệt, trong thời gian gần đây, những thước phim quảng bá Techcombank xuất hiện liên tục trên các kênh truyền hình, các báo (Thanh niên, Tiếp thị gia đình, Phụ nữ...); việc thay đổi slogan mới từ “chăm lo để bạn thành công” thành “nơi bạn giao phó và nhờ cậy” đã tạo nên một chương trình huy động hoành tráng nhất từ trước đến nay. Thương hiệu của Techcombank đã đến được với đông đảo khán giả thông qua các chương trình “Bản tin tài chinh”, “Gõ cửa ngày mới” trên VTV1, “khoảnh khắc vàng”, “Gia đình Online” trên VTC1…  Việc thành lập Ban dịch vụ khách hàng và chính sách chăm sóc khách hàng, các khách hàng tài khoản, thẻ đã có một đường dây nóng hỗ trợ 24/7. Ban dịch vụ khách hàng ngày càng thực hiện tốt vai trò đầu mối tiếp nhận và cung cấp thông tin về sản phẩm dịch vụ, giải đáp các thắc mắc của khách hàng. Khi gọi đến số điện thoại miễn phí của ban dịch vụ khách hàng 1800 588 822, khách hàng có thể đăng ký mở tài khoản, phát hành thẻ F@at Access, thẻ Visa debit, dịch vụ Homebanking... Đây là nỗ lực lớn của Techcombank trong việc chăm sóc khách hàng tốt hơn, chất lượng cao hơn. Điều này đã góp phần thu hút được sự quan tâm của nhiều khách hàng, góp phần quan trọng thúc đẩy công tác huy động vốn của ngân hàng. Năm là, Cơ chế điều hành lãi suất khá linh hoạt và sử dụng công cụ lãi suất mềm dẻo. Các chi nhánh của Techcombank được giao quyền chủ động quyết định, đàm phán lãi suất huy động và cho vay tại đơn vị mình phù hợp với từng địa bàn, tạo được 54 khả năng cạnh tranh và hấp dẫn khách hàng. Các mức phí thanh toán và điều chuyển vốn nội bộ được điều chỉnh linh hoạt, là công cụ điều hành tốt nguồn vốn trong toàn hệ thống. Sáu là, Nâng cao chất lượng đội ngũ giao dịch viên và chuyên viên bán hàng. Techcombank đã tăng cường đội ngũ cán bộ nhan viên chuyên trách phục vụ đối tượng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Không chỉ mở rộng về số lượng, Techcombank còn tăng cường đào tạo cho đội ngũ nhân lực mới và thừơng xuyên đào tạo lại. Bên cạnh kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, sản phẩm ngân hàng, Techcombank đã thuê các tổ chức đào tạo chuyên nghịêp, có uy tín trong và ngoài nước để đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp như giao dịch, bán hàng, quản lý bán hàng, quan hệ khách hàng, đàm phán…Những khoá đào tạo này nhằm xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, giỏi về chuyen môn, nhiệt tình với công việc và thái độ phục vụ tốt. Bảy là, Tạo dựng văn hoá Techcombank trong mỗi nhân viên. Mỗi nhân viên phải luôn hành động để xứng đáng với thông điệp Techcombank gửi gắm cho khách hàng “nơi bạn giao phó và nhờ cậy”, luôn ý thức về việc giới thiệu, bán sản phẩm ngân hàng mọi lúc mọi nơi trong giờ làm việc cũng như ngoài giờ làm việc. 2.3.2 Những hạn chế Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, hoạt động huy động vốn của Techcombank còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục để có thể giảm thiểu chi phí huy động vốn nhằm tối đa hoá lợi nhuận trong kinh doanh. Một là, sản phẩm tiết kiệm của Techcombank chưa thật sự đa dạng. Mặc dù, Techcombank đã cho ra nhiều sản phẩm tiết kiệm mang tính công nghệ như: tiết kiệm đa năng rút gốc linh hoạt, tiết kiệm F@stsavings lãi suất bậc thang, tiết kiệm nhận lãi định kỳ, sản phẩm Bancasurrance tiết kiệm tích luỹ bảo gia...( đã nêu ở mục 2.2.2.3) Tuy nhiên, Techcombank vẫn còn thiếu nhiều sản phẩm cạnh tranh mà các ngân hàng cùng đẳng cấp như ACB, Sacombank, Eximbank, Đông Á hay các ngân hàng khác như Ngân hàng Nông nghiệp, Seabank, Occeanbank, SCB… đã có như tiền gửi tiết kiệm 55 bằng vàng, tiết kiệm bằng VND bảo đảm bằng vàng (khách hàng được bảo toàn gốc theo giá vàng và trong mọi điều kiện vốn gốc không thấp hơn giá trị tiền gửi ban đầu). Đó là những sản phẩm rất thích hợp trong bối cảnh kinh tế trong nứơc và thế giới đang khó khăn, lạm phát tăng, giá USD biến động thất thường, chứng khoán nhà đất sụt giảm. Chính vì thiếu những sản phẩm này, thời gian qua, Techcombank mất đi một lượng khách hàng cũ (vì họ rút tiền mua vàng gửi tiết kiệm) và cả những khách hàng mới. Hai là, cơ cấu nguồn vốn huy động chưa hợp lý. Tỷ trọng tiền gửi thanh toán trong tổng nguồn vốn huy động còn chiếm tỷ lệ thấp, 6 tháng đầu năm 2008 có xu hướng giảm so với năm 2007, chưa phù hợp với chiến lược ngân hàng bán lẻ (dịch vụ tài khoản séc, thẻ, thanh toán, tín dụng tiêu dùng…). nguồn vốn huy động từ thị trường 2 còn chiếm tỷ lệ khá cao. Tuy nhiên đây là nguồn vốn thiếu tính ổn định và có chi phí khá cao. Việc phát hành các loại giấy tờ có giá tập trung ở các TCTD, chưa khai thác mạnh nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Khả năng quản lý vốn chưa hiệu quả, đặc biệt là về khả năng quản lý thâm hụt và thặng dư vốn giữa các chi nhánh, phòng giao dịch, khả năng cân đối kỳ hạn giữa tiền gửi và tiền vay. Ba là, sản phẩm bổ trợ, sản phẩm mới được đưa ra nhưng tính năng của sản phẩm dịch vụ còn hạn chế. Dịch vụ thanh tóan qua intrenet cụ thể là sản phẩm F@st i bank hay bị lỗi khi truy cập, quá trình tra cứu thông tin, thanh toán còn chậm; đôi lúc phải đang nhập nhiều lần mới thành công được một giao dịch; phí đăng ký tham gia dịch vụ còn cao (đăng ký tham gia Fast i bank là 110.000 VNĐ, phí token để sử dụng dịch vụ 440.000 VNĐ). Việc thanh toán thẻ visa qua internet hay bị từ chối, trang Web chấp nhận thanh toán bằng thẻ Techcombank không nhiều, không đa dạng. Hệ thống Hombanking báo số dư qua điện thoại chưa hoàn thiện (báo chậm trễ, nghẽn mạch, không báo tin nhắn cho khách hàng, 1 giao dịch báo nhiều lần…). Ngoài ra sản phẩm tiền gửi thanh toán chưa 56 thiết kế cho từng nhóm khách hàng khác nhau. Chưa tạo ra các hình thức bán chéo sản phẩm để tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm nhằm thu hút khách hàng. Hoạt động phát hành thẻ hầu như chạy theo về số lượng mà không quan tâm nhiều đến chất lượng sản phẩm. Địa điểm đặt ATM của Techcombank chưa nhiều. Đại đa số thẻ của Techcombank sử dụng máy của Vietcombank và một số ngân hàng liên minh thẻ. Giao dịch qua thẻ hay bị lỗi: tình trạng máy đang trong quá trình nâng cấp, máy nuốt thẻ, giao dịch không thành công nhưng tài khoản bị trừ tiền, xử lý quá trình tra soát khiếu nại hết sức chậm (tiền của khách hàng nhiều khi đến hơn 3 tháng mới trả lại). Phí phát hành thẻ cao, phí thanh toán qua thẻ Visa còn cao so với các ngân hàng khác, phí thường niên cao (8.800VND/tháng), quá trình phát hành thẻ chậm (trung bình 1 tuần đến 10 ngày). Thời gian vừa qua rất nhiều khách hàng đã khoá thẻ, đóng tài khoản chỉ vì bị trừ phí thường niên, giao dịch qua ATM không thành công nhưng bị trừ tiền. Nhiều khách hàng không sử dụng dịch vụ internet banking vì phí tham gia quá cao, thêm vào đó còn e ngại tính bảo mật của dịch vụ. Bốn là, dịch vụ khách hàng của ngân hàng thiếu tính cạnh tranh, dịch vụ “giao dịch một cửa” chưa triển khai rộng cho toàn hệ thống, chưa có kênh cung cấp dịch vụ khách hàng, do vậy hạn chế trong việc phát triển và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ mới. Quy trình, thủ tục giao dịch tuy có cải thiện nhưng vẫn chưa thuận tiện cho khách hàng. Thời gian chờ đợi còn khá lâu, đặc biệt là ở phòng giao dịch- mô hình chỉ có một thủ quỹ chính, khi giao dịch vượt quá hạn mức teller thì khách hàng phải chờ nhận và kiểm tiền ở quầy quỹ chính. Kênh phân phối không đa dạng, hiệu quả thấp, phương thức giao dịch và cung cấp các dịch vụ chủ yếu vẫn là “tiếp xúc trực tiềp tại quầy”. Các hình thức giao dịch từ xa dựa trên cơ sở nền tảng công nghệ thông tin và điện tử chưa phổ biến. Mặc dù, hiện nay, các dịch vụ ngân hàng điện tử (thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, ATM, Internet banking, homebanking…) và kênh phân phối điện tử đang trên đà phát triển nhưng chưa được triển khai rộng rãi, lượng khách hàng sử dụng còn ít. Những dịch vụ thật sự hỗ trợ cho 57 giao dịch thanh toán thương mại điện tử của dịch vụ Internet banking còn hạn chế, chỉ thanh toán được 1 số ngân hàng. Năm là, hoạt động marketing chỉ mới được cải thiện trong thời gian gần đây, tuy nhiên chưa thật sự chuyên nghiệp và hiệu quả. Hoạt động marketing của ngân hàng còn thiếu, còn rất nhiều điểm cần tiếp tục cải tiến. Hoạt động nghiên cứu thị trường, nhu cầu của khách hàng, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh chưa được tiến hành thường xuyên và có hệ thống. Chưa xác định được chiến lược khách hàng phù hợp với tình hình thực tế của ngân hàng, chưa có chính sách khách hàng thống nhất trong toàn hệ thống. Ngân hàng chưa có bộ phận chuyên trách nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, các hoạt động quảng cáo, marketing dường như chưa rõ nét, chưa phục vụ những mục tiêu cụ thể. Sáu là, trình độ và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin còn bất cập. Hệ thống phần mềm Globus đôi lúc bị lỗi, làm ngừng trệ giao dịch của khách hàng. Hệ thống máy chủ, máy trạm, đường truyền hay xảy ra sự cố rớt đường truyền, nghẽn mạch. 2.3.3 Một số nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế 2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan Một là, môi trường kinh tế - xã hội có nhiều biến động: Trong những năm qua, tuy nền kinh tế Việt Nam đã có tốc độ tăng trưởng khá nhưng còn có nhiều diễn biến phức tạp không có lợi cho hoạt động ngân hàng. Bước sang năm 2008, tình hình kinh tế xã hội không mấy sáng sủa. Tốc độ tăng trưởng kinh tế có biểu hiện chậm lại, lạm phát tiếp tục tăng cao vượt xa dự báo của cơ quan chức năng Cùng với đó là thị trường tài chính, tiền tệ có nhiều biến động. NHNN thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt (tăng dự trữ bắt buộc, khống chế tăng trưởng dư nợ của các ngân hàng không quá 30% đến hết năm 2008, lãi suất cơ bản điều chỉnh liên tục từ 8.75% đến 12% đến 14% %). Lộ trình rút vốn của kho bạc từ các ngân hàng quốc doanh với khoản tiền khổng lồ trên 30.000 tỉ đồng đã gây áp lực thiếu vốn cho ngân hàng. Những yếu tố trên dẫn đến nhiều bất lợi, gây khó khăn cho sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân, nhất là người có thu nhập thấp. 58 Hai là, Thiếu tính đồng bộ, sự hợp tác giữa các ngân hàng, tính cạnh tranh chưa cao. Cạnh tranh giá, cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ, công nghệ, thương hịêu chưa trở nên phổ biến; khiến thị trường dịch vụ ngân hàng thiếu ổn định và dễ xảy ra các cuộc đua tăng lãi suất, cạnh tranh mở rộng mạng lưới không hiệu quả. Chẳng hạn chưa có sự tương thích, liên kết trên diện rộng giữa các hệ thống phát hành các loại thẻ của các ngân hàng khác nhau, dịch vụ thẻ ATM chưa kết nối chung toàn ngành. Điều này vừa gây tăng chi phí, vừa hạn chế việc đáp ứng các nhu cầu về sử dụng thẻ một cách dễ dàng và đa tiện ích cho khách hàng. Rất nhiều dịch vụ ngân hàng bán lẻ được các NHTM triển khai như dịch vụ tài khoản, séc, thẻ, quản lý tài sản, tín dụng tiêu dùng, cầm cố…nhưng thiếu sự liên kết, hợp tác đã làm giảm đáng kể hiệu quả kinh doanh của cả hệ thống ngân hàng. Ba là, Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam còn chưa phát triển, người dân chưa có thói quen giao dịch qua ngân hàng nhiều. Đại đa số người dân Việt Nam vẫn còn thanh toán bằng tiền mặt. Thanh toán bằng tiền mặt chiếm đến 30% trong bán buôn và 95% trong hoạt động bán lẻ ở Việt Nam. Những tiện ích về dịch vụ ngân hàng bán lẻ nhất là dịch vụ thẻ thanh toán hầu như còn xa lạ đối với tầng lớp dân cư. Vì vậy, khi dân số ngày càng tăng, các giao dịch thanh toán và khối lượng thanh toán ngày càng lớn, sự gia tăng cung ứng các dịch vụ không dùng tiền mặt của NHTM là hết sức cần thiết. Cần tuyên truyền, giới thiệu những tiện ích thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư. Giữa các khách hàng và các NHTM còn một khoảng cách: có nhiều loại hình dịch vụ nhưng khách hàng lại thiếu hiểu biết về chúng (hiểu biết về sản phẩm dịch vụ, về các văn bản, quy định hiện hành, quyền và nghĩa vụ khi sử dụng dịch vụ, thông tin không đầy đủ). Từ đó tạo nên tâm lý e ngại tìm hiểu, tiếp cận và sử dụng các sản phẩm ngân hàng đặc biệt là đối với tầng lớp dân cư học ít. Bốn là, Hệ thống pháp luật còn chưa đầy đủ, chưa đồng bộ và thiếu nhất quán, chưa theo kịp với thực tế đầy sinh động trong hoạt động kinh tế, còn nhiều bất cập so 59 với yêu cầu hội nhập kinh tế về ngân hàng. Văn bản của NHNN vừa mới ban hành trong thời gian ngắn đã phải sửa đổi, bổ sung. Tính thiếu minh bạch của thông tin, đặc biệt là các qui định về tài chính, kế toán, hợp đồng lao động, hợp đồng tín dụng và các chế tài kinh tế khác gây rất nhiều khó khăn cho các ngân hàng, nhất là khi khả năng thực thi của pháp luật còn chưa cao. Năm là, Sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trong và ngoài nước. Trên thị trường ngày càng xuất hiện thêm nhiều ngân hàng và các tổ chức phi ngân hàng có chức năng huy động tiền gửi làm cho thị phần của mỗi ngân hàng có nguy cơ thu nhỏ lại. Trong quá trình cạnh tranh để giữ và mở rộng thị phần, thu hút được vốn, các tổ chức này đua nhau tăng lãi suất huy động không dựa trên cơ sở cung - cầu về vốn làm cho mặt bằng lãi suất trên thị trường tăng lên, gây khó khăn cho công tác tìm kiếm nguồn vốn huy động rẻ. Qúa trình mở cửa, tiến tới tự do hoá trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng ở Việt Nam, các NHTM chịu sức ép cạnh tranh mạnh mẽ từ các ngân hàng nước ngoài trong mọi lĩnh vực hoạt động từ nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng, mở rộng quy mô hoạt động cho đến việc thu hút nguồn lao động có kỹ năng trong khi nhu cầu của khách hàng ngày càng tinh tế và có sự lựa chọn nhiều hơn. Từ đó dẫn đến sự dịch chuyển thị phần từ ngân hàng trong nước sang thị phần ngân hàng ngoại – ngân hàng có ư thế về qui mô: thực lực vốn hùng hậu, lượng tài sản tốt, cơ chế quản lý kinh doanh linh hoạt, thiết bị hiện đại tiên tiến, sản phẩm dịch vụ đa dạng. Sáu là, cơ sở hạ tầng viễn thông của Việt Nam chưa thật sự hiện đại, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển chung của xã hội về mọi mặt - thiết bị, chất lượng và giá thành phục vụ. Trong khi, các sản phẩm hịên đại của ngân hàng lại phụ thuộc rất nhiều vào mạng viễn thông. Những trục trặc, chậm trễ trong quá trình cung cấp và sử dụng dịch vụ phần nào là do chất lượng không ổn định của mạng truyền thông. Thực trạng tại Techcombank cũng bị ảnh hưởng chung bởi bối cảnh chung đó. 60 2.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan Một là, hiện tại Techcombank đang đầu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfNoi dung luan van Ha Oanh K15.pdf
Tài liệu liên quan