Tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Nam đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn: LUẬN VĂN:
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Quảng Nam đối
với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn
Mở Đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Mục tiêu bao trùm, lâu dài của mọi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong cơ
chế thị trường, mở cửa và ngày càng hội nhập đầy đủ hơn là tối đa hoá lợi nhuận. Để đạt
được mục tiêu này trong điều kiện hầu hết các nguồn lực trở nên khan hiếm thì bắt buộc
các doanh nghiệp phải nâng cao năng lực quản lý và sử dụng các yếu tố đầu vào tiết kiệm,
hiệu quả. Chỉ trên cơ sở SXKD với hiệu quả cao, doanh nghiệp mới có thể đứng vững.
Đối với các NHTM, tín dụng là một hoạt động kinh doanh đem lại lợi nhuận lớn
nhất. Để đạt được các mục tiêu đặt ra, trong chiến lược kinh doanh của mình, đòi hỏi mỗi
ngân hàng cần phải xây dựng cho mình một cơ cấu tổ chức và chính sách tín dụng hợp lý,
hiệu quả. Vì vậy, vấn đề hiệu quả hoạt động tín dụng luôn là mối quan tâm hàng đầu, việc
nâng cao hi...
108 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1122 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Nam đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Quảng Nam đối
với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn
Mở Đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Mục tiêu bao trùm, lâu dài của mọi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong cơ
chế thị trường, mở cửa và ngày càng hội nhập đầy đủ hơn là tối đa hoá lợi nhuận. Để đạt
được mục tiêu này trong điều kiện hầu hết các nguồn lực trở nên khan hiếm thì bắt buộc
các doanh nghiệp phải nâng cao năng lực quản lý và sử dụng các yếu tố đầu vào tiết kiệm,
hiệu quả. Chỉ trên cơ sở SXKD với hiệu quả cao, doanh nghiệp mới có thể đứng vững.
Đối với các NHTM, tín dụng là một hoạt động kinh doanh đem lại lợi nhuận lớn
nhất. Để đạt được các mục tiêu đặt ra, trong chiến lược kinh doanh của mình, đòi hỏi mỗi
ngân hàng cần phải xây dựng cho mình một cơ cấu tổ chức và chính sách tín dụng hợp lý,
hiệu quả. Vì vậy, vấn đề hiệu quả hoạt động tín dụng luôn là mối quan tâm hàng đầu, việc
nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng là yêu cầu bức xúc đặt ra, đồng thời là mục tiêu hướng
tới trong hoạt động tín dụng nói riêng và hoạt động kinh doanh của các NHTM nói chung.
Nông nghiệp là lĩnh vực sản xuất lương thực, thực phẩm cho con người và cung
cấp nguyên liệu cho các ngành nghề khác nên có vai trò quan trọng trong quá trình phát
triển kinh tế xã hội của quốc gia. Việt Nam là nước có gần 80% dân số sống ở nông thôn,
thu nhập chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp nên NNNT càng có vai trò quan trọng. Bộ mặt
NNNT Việt Nam trong những năm qua có những bước chuyển biến đáng kể, nhiều hộ gia
đình ở nông thôn đã thoát nghèo và trở nên giàu có, cơ cấu kinh tế NNNT có những thay
đổi theo hướng sản xuất hàng hoá. Tuy nhiên, trên thực tế NNNT hiện đang tồn tại những
hạn chế đó là: thiếu vốn, đầu tư thấp, sản xuất chậm phát triển, đời sống nhân dân còn
nhiều khó khăn. Vì thế, nhu cầu vốn đầu tư trong lĩnh vực NNNT rất lớn, cần thiết phải
tăng cường đầu tư vốn cho NNNT, hơn nữa, vốn đầu tư đó phải được khai thác và sử dụng
một cách hiệu quả mới giải quyết được hạn chế này. Trong các kênh vốn đầu tư cho
NNNT, kênh TDNH được xem là kênh quan trọng nhất. Vì vậy, hiệu quả của hoạt động
TDNH sẽ là một trong những cơ sở quan trọng góp phần thúc đẩy quá trình CNH, HĐH,
nhất là quá trình CNH, HĐH NNNT theo tinh thần của Nghị quyết của Hội nghị Trung
ương lần thứ năm, khóa IX về đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp,
nông thôn thời kỳ 2001-2010.
Quảng Nam là tỉnh thuần nông, nhu cầu vốn đầu tư trong lĩnh vực NNNT rất lớn
nhưng nông thôn Quảng Nam còn khá nghèo. Là ngân hàng hoạt động trên địa bàn
NNNT, xác định thị trường NNNT là thị trường mục tiêu, NHNo&PTNT Quảng Nam từ
khi thành lập năm 1997 đến nay đã đạt được nhiều kết quả khả quan trong hoạt động tín
dụng như: số hộ giao dịch với ngân hàng ngày càng nhiều, dư nợ qua các năm liên tục
tăng, tỷ lệ nợ xấu và nợ khó đòi do nhiều nguyên nhân (trong đó có thiên tai bất khả
kháng) giảm. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều vấn đề tồn tại, vướng mắc làm giảm hiệu quả
hoạt động tín dụng của Ngân hàng cũng như cản trở việc tiếp cận vốn ngân hàng của
người dân để phát triển NNNT. Do vậy, việc nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động tín dụng đối với lĩnh vực NNNT tại NHNo&PTNT Quảng Nam là cấp thiết và luôn
có ý nghĩa thực tiễn. Đó cũng chính là lý do cơ bản của việc lựa chọn đề tài: “Giải pháp
nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Quảng Nam đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn” làm luận văn tốt nghiệp của
mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung
và hoạt động tín dụng nói riêng được xác lập và phát triển. Vì vậy, đã có những công trình
nghiên cứu về lĩnh vực hoạt động có liên quan đến TDNH, về hiệu quả của TDNH và
TDNH đối với lĩnh vực NNNT. Trong số đó có một số công trình tiêu biểu như:
- “Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng thúc đẩy
phát triển công nghiệp ngoài quốc doanh ở thủ đô Hà Nội” (1997), luận văn thạc sĩ kinh
tế của Lê Anh Hào, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
- “Đổi mới hoạt động tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp nhằm phát triển nông
nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam” (1999), luận văn thạc sĩ kinh tế của Võ
Văn Lâm, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
- “Đổi mới hoạt động tín dụng ngân hàng nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh
tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An” (2003), luận án tiến sĩ kinh tế của Hà Huy Hùng, Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
- “Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”(2005), luận văn thạc sĩ kinh tế của
Nguyễn Thiện Quân, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
- “Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trong sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, TS. Võ Văn Lâm, Tạp chí Sinh hoạt lý luận số 5
(54)/2002 Phân viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.
Các công trình này đã làm rõ một số lý luận chung về TDNH, về hiệu quả của
TDNH đối với phát triển NNNT, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy sự phát triển lĩnh
vực công nghiệp ngoài quốc doanh. Đến nay, trên địa bàn Quảng Nam chưa có công trình
nào nghiên cứu về nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng NHNo&PTNT đối với lĩnh vực
NNNT.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
+ Mục đích nghiên cứu: tìm và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
tín dụng ngân hàng đối với lĩnh vực NNNT tại NHNo&PTNT Quảng Nam.
+ Nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra gồm:
- Hệ thống hoá và làm rõ những vấn đề lý luận về hiệu quả của TDNH và đặc thù
của hoạt động TDNH đối với lĩnh vực NNNT.
- Phân tích, đánh giá thực trạng về hoạt động tín dụng và hiệu quả hoạt động tín
dụng đối với lĩnh vực NNNT của NHNo&PTNT Quảng Nam trong thời gian qua. Qua đó,
chỉ ra những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế trong việc nâng cao hiệu quả hoạt
động tín dụng đối với lĩnh vực NNNT và những nguyên nhân chủ yếu.
- Đề xuất phương hướng và một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động tín dụng đối với lĩnh vực NNNT của NHNo&PTNT Quảng Nam trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hiệu quả hoạt động TDNH đối với lĩnh vực
NNNT.
Về phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu tại NHNo&PTNT ở địa bàn Quảng Nam. Thời
gian khảo sát từ 2001 đến 2005.
5. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài trên, luận văn sử dụng các phương pháp như:
- Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử;
- Phương pháp thống kê; phân tích và tổng hợp;
- Phương pháp khảo sát thực tế, mô hình hoá, so sánh và đối chiếu,…
6. Những đóng góp của đề tài
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam trong
việc đề ra các giải pháp mang tính khả thi cao đối với hoạt động tín dụng phục vụ NNNT
trên địa bàn Quảng Nam.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn chia làm 3 chương, 7 tiết.
Chương 1
tín dụng ngân hàng và hiệu quả hoạt động tín dụng ngân hàng đối với lĩnh vực nông
nghiệp, nông thôn
1.1. Tín dụng ngân hàng đối với nông nghiệp nông thôn
1.1.1. Đặc điểm về kinh tế, xã hội nông nghiệp nông thôn ảnh hưởng đến hoạt
động tín dụng ngân hàng
1.1.1.1. Khái quát về lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn
Theo quan điểm hiện tại, nền kinh tế của một quốc gia, vùng lãnh thổ được phân
chia thành 3 khu vực: nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
Sản xuất nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất có từ lâu đời nhất trên thế giới.
Hoạt động SXNN nhằm đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của con người như ăn, uống...
Khi xã hội càng phát triển, SXNN không chỉ dừng lại đáp ứng nhu cầu thiết yếu mà nó
còn là nơi cung cấp nguyên liệu cho các ngành khác. Vì vậy, nông nghiệp là một ngành
sản xuất vật chất cơ bản của nền kinh tế quốc dân nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu về lương
thực, thực phẩm cho người dân, nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp và xuất khẩu, ngành
nông nghiệp bao gồm 3 lĩnh vực: nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp.
Nếu nông nghiệp là một ngành, một lĩnh vực cụ thể được phân chia dựa theo ý
nghĩa kinh tế của sản xuất vật chất thì nông thôn là một khu vực địa lý có giới hạn về mặt
không gian và thời gian. Khi nói đến nông thôn, chúng ta thường liên tưởng đến đô thị,
việc phân chia nông thôn và đô thị được dựa theo các tiêu chí về trình độ phát triển như:
mật độ dân số đông, cơ sở hạ tầng phát triển, mức sống dân cư cao... Các tiêu chí này tuỳ
theo trình độ phát triển của mỗi quốc gia và trong mỗi thời kỳ nhất định. Cũng có các tiêu
chí khác đưa ra để phân biệt nông thôn và đô thị là dựa vào tính chất và cơ cấu hoạt động
sản xuất vật chất của vùng lãnh thổ đó, trong đó nông thôn là khu vực có hoạt động SXNN
là chủ yếu. Tiêu chí này đúng nhưng chưa đủ vì cơ cấu kinh tế của khu vực nông thôn cũng
có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp và tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch
vụ khi nền kinh tế phát triển.
Tóm lại, khái niệm nông thôn cần phải dựa trên cơ sở kết hợp nhiều tiêu chí trên
đây và có thể hiểu:
Nông thôn là một vùng lãnh thổ, một khu vực có ranh giới địa lý trong đó
dân cư sinh sống chủ yếu là nông dân - những người có hoạt động nghề nghiệp
là nông nghiệp - hay các cư dân không phải là nông dân nhưng có quan hệ nghề
nghiệp mật thiết với nông nghiệp. Nông thôn cũng là nơi có mật độ dân cư, cơ sở
hạ tầng, trình độ sản xuất hàng hoá thấp hơn đô thị theo tiêu chí so sánh của quốc
gia đó [1, tr. 4].
Như vậy, lĩnh vực NNNT là một địa bàn mà ở đó hoạt động SXNN được coi là bao
trùm. Tuy nhiên, với sự phát triển của tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, lĩnh vực
NNNT không còn là khu vực hoạt động SXNN thuần tuý mà còn có cả hoạt động công
nghiệp và dịch vụ, khi nền kinh tế càng phát triển thì tỷ trọng của hoạt động SXNN thuần
tuý sẽ giảm đi nhưng con số tuyệt đối không ngừng tăng lên.
1.1.1.2. Vai trò của nông nghiệp nông thôn trong việc phát triển kinh tế, xã hội
Trong những thập niên 40 và 50 của thế kỷ XX, phần lớn các nhà kinh tế không
đánh giá cao vai trò của NNNT trong việc tăng trưởng và phát triển kinh tế nên các chính
sách phát triển kinh tế thời gian này ít quan tâm đến NNNT. Trong quá trình phát triển,
một số nước chỉ chú trọng vào phát triển đô thị, khu công nghiệp hiện đại mà không chú ý
đến việc phát triển NNNT. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến sự tăng trưởng và phát triển
kinh tế của các quốc gia, tạo ra sự mất cân đối giữa nông nghiệp và công nghiệp, giữa sản
xuất và tiêu dùng.
Năm 1961, trong cuốn sách “ Vai trò của nông nghiệp trong phát triển" của
Johnston và Mellor giới thiệu 5 đóng góp quan trọng của lĩnh vực nông nghiệp trong quá
trình phát triển kinh tế [34, tr.12]. Đó là:
- Nông nghiệp là ngành cung cấp lương thực và các nguyên liệu đầu vào cho các
ngành khác của nền kinh tế.
- Lĩnh vực nông nghiệp là nguồn thu ngoại tệ quan trọng ở các quốc gia có lợi thế
so sánh sản xuất một số mặt hàng nông sản xuất khẩu.
- NNNT là thị trường quan trọng cho các ngành kinh tế khác trong nền kinh tế và là
nguồn cung cấp lao động cho khu vực công nghiệp.
- Nông nghiệp tạo ra một lượng vốn thặng dư để đầu tư cho quá trình CNH.
Kể từ thập niên 60, khi cuộc “cách mạng xanh” mở ra khả năng thực tế cân đối an
ninh lương thực thế giới và một số nước dựa vào việc phát triển nông nghiệp để CNH đất
nước. Từ đó, nông nghiệp mới được nhìn nhận đóng vai trò tích cực trong phát triển kinh
tế và cần thiết phải đầu tư.
Việt Nam đi lên từ một nền nông nghiệp lạc hậu, phát triển NNNT có vai trò hết
sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế đất nước bởi:
- NNNT là nơi sản xuất lương thực, thực phẩm cho nhu cầu cơ bản của nhân dân,
cung cấp nông sản, nguyên liệu cho công nghiệp và xuất khẩu. Trong nhiều năm, nông
nghiệp tạo ra khoảng 40% thu nhập quốc dân và trên 40% giá trị xuất khẩu, góp phần tạo
nguồn tích luỹ cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước [36, tr.10].
- NNNT là nơi cung cấp nguồn nhân lực dự trữ dồi dào cho công nghiệp, chiếm
trên 70% lao động xã hội. Trong quá trình CNH, HĐH, lao động nông nghiệp chuyển dần
sang làm công nghiệp, dịch vụ. Vì vậy, phát triển NNNT sẽ góp phần giải quyết việc làm
cho lao động ở nông thôn.
- Khu vực NNNT là nguồn cung cấp vốn lớn nhất cho sự phát triển kinh tế, nhất là
giai đoạn đầu CNH. Nguồn vốn từ nông nghiệp được tạo ra từ tiết kiệm của nông dân hay
ngoại tệ thu được do xuất khẩu nông sản được đầu tư vào hoạt động phi nông nghiệp.
- Với gần 76% dân số cả nước, nông nghiệp và nông thôn là thị trường tiêu thụ
rộng lớn của công nghiệp. Phát triển NNNT cho phép nâng cao thu nhập cho dân cư nông
nghiệp, từ đó làm tăng sức mua từ khu vực nông thôn và làm cho công nghiệp phát triển.
Nhận thức được vị trí, vai trò của NNNT nước ta trong quá trình phát triển kinh tế
đất nước, Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương đổi mới, phát triển NNNT. Quá
trình đổi mới bắt đầu từ năm 1981, sau chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về
khoán cây lúa đến nhóm và người lao động, nhất là sau Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị
khoá VI (4/1988) về đổi mới cơ chế quản lý nông nghiệp, thực hiện khoán ruộng đất đến
hộ nông dân. Với nhiều chủ trương, chính sách mới được ban hành, NNNT Việt Nam có
những bước phát triển đột biến, tốc độ tăng trưởng trong nông nghiệp bình quân từ 1986 -
2002 là 5% năm [7, tr. 4].
1.1.1.3. Đặc điểm về kinh tế, xã hội nông nghiệp nông thôn ảnh hưởng đến hoạt
động tín dụng ngân hàng
Kinh tế khu vực NNNT chủ yếu dựa vào SXNN và một bộ phận phi nông nghiệp.
Bộ phận nông dân sản xuất nhỏ chiếm đa số trong dân cư ở nông thôn nhưng sản lượng lại
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm của khu vực nông thôn. Phần lớn sản lượng này
phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của gia đình, ít được mang ra trao đổi trên thị trường. Một
bộ phận khác trong kinh tế nông thôn sản xuất có tính hàng hoá, sản phẩm làm ra chủ yếu
phục vụ cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Các doanh nghiệp thương mại cung cấp
đầu vào và tiêu thụ đầu ra của SXNN cũng là một bộ phận quan trọng của kinh tế khu vực
NNNT. Nó góp phần phát triển các ngành nghề truyền thống ở nông thôn và tạo ra các
ngành nghề mới. Những đặc điểm kinh tế, xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến tính chất và
hình thức của hoạt động TDNH thể hiện như sau:
- Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào chu kỳ sinh học và điều kiện tự nhiên. SXNN
là một trong những ngành sản xuất vật chất quan trọng và cơ bản của nền kinh tế quốc
dân. Khác với các ngành sản xuất khác, nông nghiệp là ngành sản xuất sinh học, phụ
thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên, hay nói cách khác, hoạt động SXNN là sự kết hợp
của hai quá trình tái sản xuất tự nhiên của sinh vật (cây trồng, vật nuôi) và tái sản xuất
kinh tế với sự tham gia trực tiếp của con người. Tuy nhiên, do trình độ dân trí còn thấp, sự
tiến bộ khoa học kỹ thuật chưa đủ mạnh để chế ngự thiên tai nên kết quả của SXNN
thường không chắc chắn như công nghiệp và dịch vụ. Đây là lý do giải thích tại sao lãi
suất cho vay ở khu vực NNNT thường cao hơn so với khu vực thành thị, lãi suất cho vay
ngành nông nghiệp thường cao hơn so với các ngành nghề khác, đồng thời cũng là lĩnh
vực mà hoạt động TDNH cần có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước.
- Đầu ra của sản phẩm nông nghiệp khá khó khăn. Việc tiêu thụ sản phẩm nông
nghiệp thường khó khăn, giá cả lại thiếu ổn định. Điều này gây khó khăn cho người sản
xuất. Để phát triển kinh tế NNNT, cần phải có nhiều hình thức tín dụng nhằm giúp đỡ
nông dân nâng cao năng suất, hạn chế rủi ro. Vì vậy, bên cạnh TDNH, cần có tín dụng ưu
đãi của Nhà nước.
- Nguy cơ rủi ro trong SXNN khá cao nhưng tỷ suất sinh lợi lại khá thấp. Do đối
tượng của SXNN là cây trồng, vật nuôi, là cơ thể sống, hoạt động SXNN chịu sự chi phối
rất lớn của các qui luật sinh học và quy luật tự nhiên nên rủi ro trong hoạt động SXNN rất
lớn. Hơn nữa, năng suất lao động nông nghiệp ở nước ta còn thấp, lợi nhuận trong ngành
nông nghiệp chưa cao. Do vậy, lãi suất cao sẽ dẫn đến người sản xuất không dám vay vốn
ngân hàng, còn nếu lãi suất thấp, ngân hàng sẽ gặp khó khăn. Vì vậy, lãi suất trong cho
vay NNNT cần phải xác định linh hoạt.
- Tính mùa vụ trong SXNN cao. Hoạt động SXNN có sự không trùng lắp hoàn toàn
giữa thời gian sản xuất và thời gian lao động, thể hiện ở chỗ, sức lao động, tư liệu sản xuất
được sử dụng không đồng đều trong thời gian sản xuất, đồng thời giữa chi phí sản xuất ở
mỗi khâu và thu nhập ở mỗi khâu ấy cũng không có sự ăn khớp nhau. Vì vậy, tính thời vụ
trong SXNN là điều không tránh khỏi. Do vậy, cần phải có phương thức nhằm khai thác
được lượng vốn thừa và đáp ứng nhu cầu vốn vay hợp lý của người vay trong SXNN.
- Sản xuất nông nghiệp tính đa dạng, phân tán và nhỏ lẻ. Địa bàn SXNN rộng,
phân tán, sản phẩm đa dạng, tính chuyên môn hoá thấp và diễn ra theo hình thức xen canh,
mùa vụ, dễ gặp nhiều tình huống bất ngờ xảy ra. Hơn nữa, phần lớn món vay nhỏ, số
lượng khách hàng đi vay nhiều. Vì vậy, việc thẩm định, giải ngân và theo dõi nợ vay cũng
như thu hồi nợ cần phải khác với các lĩnh vực cho vay công nghiệp, dịch vụ, hay nói cách
khác, cần phải có hình thức và phương thức cho vay linh hoạt.
1.1.2. Đặc điểm tín dụng ngân hàng đối với nông nghiệp nông thôn
* Về khách hàng vay vốn: Khu vực NNNT rất rộng lớn với số lượng dân số khá
đông, thường chiếm tỷ lệ khoảng trên dưới 80%. Với số lượng lao động lớn như vậy
nhưng thu nhập của khu vực này lại thuộc mức thấp nhất trong xã hội nên nhu cầu tín
dụng của khu vực này thường rất lớn và chủ yếu đáp ứng cho hai mục đích tiêu dùng và
phát triển sản xuất. Tuy nhiên, số khách hàng ở khu vực NNNT phân bố khá phân tán, mật
độ thưa thớt, hơn nữa, đa phần khách hàng lại có trình độ học vấn không cao và đang quen
với nếp sinh hoạt khép kín, làm ăn nhỏ lẻ. Nhiều người trong số họ có tâm lý không muốn
tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là tín dụng do e ngại rằng ngân hàng cũng
không khác gì những người cho vay nặng lãi. Một số khác lại suy nghĩ TDNH như là một
hình thức trợ cấp, cho không của Chính phủ. Chính vì vậy, ngân hàng sẽ gặp nhiều khó
khăn khi tiếp cận, triển khai các hình thức, sản phẩm tín dụng của mình. Do đó, muốn
thành công ở thị trường này, các ngân hàng cần phải giải quyết tốt các vấn đề liên quan
đến mạng lưới chi nhánh, đội ngũ nhân viên, cũng như các vấn đề về thủ tục vay vốn,
phương thức cho vay nhằm đáp ứng được nhu cầu vay vốn, giảm chi phí và tăng hiệu quả
của hoạt động tín dụng.
* Về đối tượng cho vay và quy mô vốn vay: Các khoản tín dụng thuộc khu vực
NNNT khá phân tán và nhỏ lẻ. Đối tượng khách hàng chủ yếu của ngân hàng ở khu vực
NNNT là nông dân. Đối tượng của tín dụng NNNT bao gồm các chi phí sản xuất nông,
lâm, ngư nghiệp, chi phí tiêu thụ sản phẩm, chi phí mua sắm máy móc nông, ngư nghiệp,
chi phí đầu tư, cải tạo đất, đầu tư phát triển công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp,
phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn,... Với kiểu sản xuất nhỏ lẻ như hiện nay thì nhu cầu
vay vốn để đáp ứng các đối tượng này của mỗi món vay cũng không lớn, chủ yếu là để
chăn nuôi và trồng trọt trên một diện tích nhỏ, đồng thời người dân chỉ có khả năng tích
luỹ những khoản tiết kiệm nhỏ để gửi ngân hàng. Với đặc điểm số lượng khách hàng đông
như đã đề cập ở trên nhưng các món vay và các món tiền gửi lại rất nhỏ nên chi phí
nghiệp vụ của ngân hàng ở khu vực nông thôn thường cao hơn so với ở đô thị. Chi phí tín
dụng cao nhưng tỷ suất lợi nhuận bình quân của khu vực này luôn thấp hơn khu vực công
nghiệp và dịch vụ. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của người vay lẫn
hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cần phải có biện pháp để giải
quyết tốt bài toán hiệu quả của người SXNN và hiệu quả hoạt động kinh doanh của chính
bản thân ngân hàng.
* Về thời hạn cho vay: Đối tượng cho vay của NNNT là chi phí cấu thành nên cây
trồng, vật nuôi, đó là các chi phí sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, chi phí tiêu thụ sản
phẩm, chi phí mua sắm máy móc nông, ngư nghiệp, chi phí đầu tư, cải tạo đất, đầu tư phát
triển công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp, phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn,... Tuy
nhiên, đối tượng nuôi trồng lại phụ thuộc vào chu kỳ sinh trưởng và phát triển của nó. Vì
vậy, nhu cầu vay trả của khách hàng thường có tính thời vụ cao, tính chất thời vụ này
thường gắn với chu kỳ sinh trưởng của đối tượng nuôi trồng. Điều đó đòi hỏi ngân hàng
phải có biện pháp để giải quyết tốt các vấn đề về nguồn vốn, về thời hạn cho vay, hình
thức và phương thức cho vay nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng, đồng thời nâng cao
hiệu quả hoạt động của ngân hàng trên địa bàn NNNT.
* Về rủi ro cho vay: SXNN chịu sự chi phối của nhiều yếu tố bất khả kháng như
mùa vụ, thiên tai, dịch bệnh. Mặc dù khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ đã giúp bà con
nông dân rất nhiều nhằm dự báo và phòng tránh những biến cố bất lợi phát sinh nhưng rủi
ro trong SXNN vẫn rất cao và thường diễn ra trên diện rộng. Cùng với tâm lý và trình độ còn
nhiều hạn chế của bà con nông dân, TDNH trong khu vực NNNT được đánh giá là có mức rủi
ro cao. Nguy cơ về rủi ro trong cho vay NNNT xuất phát từ những nguyên nhân sau:
- Rủi ro về biến động giá trong quá trình tiêu thụ: do đặc điểm về thị trường tiêu
thụ hàng nông sản hiện nay làm cho người nông dân luôn ở vị thế bất lợi. Thu nhập của họ
có thể nói là phụ thuộc khá lớn vào thị trường (nhà chế biến). Điều này được thể hiện rõ
nét trên thực tế, tình trạng được mùa, mất giá xảy ra khá phổ biến.
- Rủi ro trong quá trình nuôi trồng: ngoài sự chi phối của giá cả đầu ra, thu nhập
của nông dân còn chịu ảnh hưởng bởi năng suất nuôi trồng. Tuy nhiên, năng suất nuôi
trồng ngoài sự tác động bởi kiến thức, kinh nghiệm, kỹ thuật còn chịu chi phối rất lớn bởi
điều kiện tự nhiên như sự thay đổi khí hậu, thời tiết, thiên tai,... Vì vậy, người nông dân
không hoàn toàn kiểm soát được kết quả của quá trình sản xuất.
Với các đặc điểm này, đòi hỏi trong chính sách cho vay đối với NNNT, các ngân
hàng cần phải có các biện pháp phòng ngừa, xử lý rủi ro linh hoạt nhằm đáp ứng được yêu
cầu vừa mở rộng cho vay, vừa giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.
* Về lãi suất cho vay: Năng suất lao động nông nghiệp ở nước ta còn thấp, lợi
nhuận của ngành nông nghiệp thấp, tính rủi ro cao, nếu lãi suất cao sẽ dẫn đến người sản
xuất không dám vay vốn ngân hàng, còn nếu lãi suất thấp, ngân hàng sẽ gặp khó khăn. Vì
vậy, ngân hàng cần phải có chính sách lãi suất linh hoạt vừa thu hút khách hàng vay vốn,
vừa đảm bảo hiệu quả cho chính bản thân ngân hàng.
* Về phương thức cho vay: Địa bàn SXNN rộng, phân tán, sản phẩm đa dạng, tính
chuyên môn hoá thấp và diễn ra theo hình thức xen canh, mùa vụ, dễ gặp nhiều tình huống
xảy ra ngoài ý muốn. Hơn nữa, phần lớn món vay nhỏ, số lượng khách hàng đi vay nhiều.
Vì vậy, ngân hàng cần phải có biện pháp thẩm định, giải ngân, theo dõi nợ vay và thu hồi
nợ linh hoạt nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho khách hàng đồng thời giảm được chi
phí cho vay và hạn chế được rủi ro xảy ra.
* Về các quy định pháp lý: NNNT là khu vực được ưu tiên đầu tư của hầu hết các
quốc gia. Do đó, hoạt động tín dụng đối với lĩnh vực này ngoài việc phải chịu sự chi phối
của hệ thống các văn bản pháp quy trong lĩnh vực tín dụng còn phải hướng theo các chủ
trương, chính sách phát triển NNNT của quốc gia trong mỗi thời kỳ. Hiện nay, các quy
định pháp lý trong cho vay NNNT ở nước ta còn phức tạp và phiền hà tỏ ra không phù
hợp với đặc thù về trình độ dân trí ở khu vực nông thôn. Điều này gây khó khăn cho
CBTD trong việc tuyên truyền, giải thích cho bà con nông dân. Nếu thực hiện đúng quy
định thì bà con không hiểu và không chấp nhận, nếu thực hiện khác đi thì vi phạm các
nguyên tắc tín dụng và quy định của pháp luật.
Tóm lại, khách hàng vay vốn ở khu vực NNNT đa phần là hộ nông dân với quy mô
sản xuất nhỏ, đối tượng của tín dụng NNNT là các chi phí cho con, cây giống,… Đây là
đối tượng đầu tư chứa đựng nhiều rủi ro (cả khách quan lẫn chủ quan) đồng thời chi phí
nghiệp vụ cho vay cũng khá lớn. Vì vậy, muốn đáp ứng yêu cầu về vốn của người dân đồng
thời đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh của chính bản thân ngân hàng, các ngân hàng
cần phải nghiên cứu kỹ các đặc thù về NNNT ở mỗi vùng để xác định đối tượng cho vay,
phương thức cho vay, lãi suất vay cũng như các điều kiện khác cho phù hợp.
1.1.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với nông nghiệp nông thôn
1.1.3.1. Tổng quan về tín dụng và tín dụng ngân hàng
Tín dụng (Credit) xuất phát từ chữ la tinh là Credo (tin tưởng, tín nhiệm). Trong
thực tế cuộc sống, thuật ngữ tín dụng được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau [11 tr.19]. Có
một số quan niệm như sau:
- Theo Mác: Tín dụng là sự chuyển nhượng lượng giá trị từ người sở hữu sang
người sử dụng để sau một thời gian nhất định thu lại được lượng giá trị lớn hơn lượng giá
trị ban đầu. Ông cho rằng: Tiền chẳng qua chỉ rời tay người sở hữu trong một thời gian và
chẳng qua chỉ tạm thời chuyển từ tay người sở hữu sang tay nhà tư bản hoạt động. Cho nên
tiền không phải được bỏ ra để thanh toán cũng không tự đem bán đi, nó chỉ đem cho vay, tiền
chỉ đem nhượng lại với điều kiện là nó sẽ quay về điểm xuất phát với một kỳ hạn nhất
định.
- Cũng có thể hiểu: “Tín dụng là quan hệ vay mượn dựa trên nguyên tắc hoàn trả cả
vốn lẫn lãi sau một thời hạn nhất định” [19, tr.190].
- Hay:
Tín dụng là sự chuyển nhượng quyền sử dụng một lượng giá trị nhất định
dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ từ người sở hữu sang người sử dụng với một
thời gian nhất định và khi đến hạn người sử dụng phải thanh toán cho người sở
hữu với một lượng giá trị lớn hơn, phần lớn hơn đó gọi là lợi tức [12, tr.333].
Như vậy, về hình thức, tín dụng là một sự vay mượn lẫn nhau giữa người cho vay
và người đi vay. Về nội dung kinh tế, tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử
dụng một lượng giá trị có thể biểu hiện bằng tiền hoặc bằng hiện vật từ chủ thể này sang
chủ thể khác với điều kiện phải hoàn trả theo những thỏa thuận trước. Nội dung thỏa thuận
đó là thời hạn trả, tiền lãi trả, cách thức trả.
Hình thức tín dụng đầu tiên trong lịch sử loài người là tín dụng nặng lãi. Tín dụng
nặng lãi được hình thành ở thời kỳ nô lệ, phát triển mạnh ở thời kỳ phong kiến và tồn tại
cho đến ngày nay. Đặc trưng cơ bản nhất của tín dụng nặng lãi là lãi suất rất cao. Điều
kiện tồn tại của tín dụng nặng lãi là nền sản xuất kém phát triển, tiến bộ kỹ thuật chưa có,
hoạt động sản xuất chủ yếu là nông nghiệp, lệ thuộc tự nhiên, khả năng cung ứng vốn cho
xã hội rất thấp, hơn nữa, nhu cầu vay mượn cao, chủ yếu để tiêu dùng. Khi sản xuất phát
triển, để đáp ứng yêu cầu về vốn của nền kinh tế, nhiều hình thức tín dụng ra đời như tín
dụng thương mại, TDNH,... Trong đó, TDNH là loại hình tín dụng phổ biến nhất.
TDNH là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hoá) giữa bên cho vay (ngân
hàng) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay
chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thoả thuận,
bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến
hạn thanh toán. TDNH có các đặc trưng sau:
- Tài sản giao dịch trong quan hệ TDNH bao gồm hai hình thức là cho vay (bằng
tiền) và cho thuê (bất động sản và động sản).
- Xuất phát từ nguyên tắc hoàn trả, vì vậy người cho vay khi chuyển giao tài sản
cho người đi vay sử dụng phải có cơ sở tin rằng người đi vay sẽ trả đúng hạn. Tức là
TDNH dựa trên mức độ tín nhiệm về khách hàng.
- Giá trị hoàn trả thông thường phải lớn hơn giá trị lúc cho vay, tức là người đi vay
phải trả thêm phần lãi ngoài vốn gốc.
- Trong quan hệ TDNH, tiền vay được cấp trên cơ sở cam kết hoàn trả vô điều
kiện.
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động TDNH rất đa dạng và phong phú với nhiều
hình thức khác nhau. Để sử dụng và quản lý có hiệu quả TDNH cần phải tiến hành phân
loại tín dụng. Các tiêu thức thường được sử dụng để phân loại như: theo thời hạn (tín dụng
ngắn hạn, trung hạn, dài hạn), theo mục đích sử dụng vốn (tín dụng SXKD, tín dụng tiêu
dùng), theo xuất xứ tín dụng (tín dụng gián tiếp, tín dụng trực tiếp).
Các loại hình tín dụng trong NNNT Việt Nam: Hiện nay ở nông thôn nước ta
còn tồn tại rất nhiều hình thức tín dụng khác nhau.
+ Tín dụng không chính thức: là các hình thức tín dụng ngầm không được pháp luật
thừa nhận, thường là hình thức tín dụng nặng lãi. Hình thức tín dụng này ra đời từ rất lâu
nhưng đến nay vẫn tồn tại và cũng khá phổ biến ở khu vực nông thôn, nhất là các các quốc
gia kém phát triển như Việt Nam. Mặc dù hình thức này có những ưu điểm nhất định
nhưng hạn chế lớn của nó là lãi suất quá cao nên đã kìm hãm sự phát triển của sản xuất,
hơn nữa, do không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ nên hình thức tín dụng này làm
nảy sinh rất nhiều vấn đề bức xúc về mặt xã hội.
+ Tín dụng chính thức: là hình thức tín dụng được pháp luật thừa nhận bao gồm
các chủ thể tham gia là các NHTM, các quỹ tín dụng nhân dân và các tổ chức tài chính
trung gian khác. Hiện nay, thị trường tín dụng nông thôn nước ta đã có nhiều chủ thể tham
gia, ngoài các NHTM và quỹ tín dụng nhân dân tham gia cung ứng tín dụng thương mại
còn có Ngân hàng Phát triển, Ngân hàng Chính sách xã hội cung ứng tín dụng chính sách
của Nhà nước nhằm phát triển NNNT. Tín dụng chính sách đối với NNNT nhằm thực
hiện các chương trình kinh tế xã hội, xoá đói, giảm nghèo, giải quyết công ăn việc làm,
phủ xanh đất trống đồi trọc. Sự ra đời của Ngân hàng Chính sách xã hội tạo điều kiện cho
các đối tượng chính sách ở nông thôn tiếp cận tốt hơn loại hình tín dụng này đồng thời
cũng tạo điều kiện cho đồng vốn đầu tư của Nhà nước phát huy hiệu quả hơn. Đây chính
là cơ hội thuận lợi cho việc nâng cao hiệu quả tín dụng của các NHTM hoạt động trên địa
bàn NNNT, đặc biệt là đối với NHNo&PTNT Việt Nam, là ngân hàng cung ứng vốn lớn
nhất và đang chiếm lĩnh thị trường NNNT. Với mạng lưới rộng khắp, NHNo&PTNT Việt
Nam là cầu nối giữa sản xuất và lưu thông hàng hoá, tạo ra động lực thúc đẩy phát triển
sản xuất, tích tụ tập trung vốn, làm tiền đề cho CNH, HĐH NNNT một cách nhanh chóng
và có hiệu quả.
1.1.3.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với nông nghiệp nông thôn
Trong nền kinh tế, thường xuyên có một số người thừa vốn cần đầu tư và một số
người thiếu vốn muốn đi vay. Song những người này khó có thể trực tiếp gặp nhau để cho
nhau vay, hoặc có thể gặp nhau thì chi phí rất cao và không kịp thời, nên TDNH đóng vai
trò là cầu nối trung gian giữa người có vốn và người cần vốn và giải quyết thỏa đáng nhu
cầu thừa thiếu này, nghĩa là TDNH thu hút tập trung mọi nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn
rỗi của các tổ chức kinh tế, dân cư để đầu tư cho quá trình mở rộng sản xuất, tăng trưởng
kinh tế, đáp ứng đầy đủ nhu cầu về vốn, thúc đẩy lưu thông hàng hoá, tăng tốc độ chu
chuyển vốn cho xã hội, góp phần thúc đẩy tái sản xuất mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi
cho nền kinh tế phát triển bền vững. Thông qua TDNH, Nhà nước có thể kiểm soát được
khối lượng tiền cung ứng trong lưu thông, thực hiện yêu cầu của quy luật lưu thông tiền
tệ. Mặt khác, TDNH còn thúc đẩy các tổ chức, cá nhân tăng cường chế độ hạch toán kinh
doanh, giúp cho họ khai thác có hiệu quả tiềm năng kinh tế trong hoạt động kinh doanh,
đồng thời, TDNH tạo điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài, là cầu nối cho
việc giao lưu kinh tế và là phương tiện để thắt chặt mối quan hệ kinh tế với các nước trên
thế giới.
Đối với lĩnh vực NNNT, vai trò của TDNH càng quan trọng, góp phần rất lớn trong
việc thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội NNNT, thể hiện:
- Thứ nhất: TDNH là động lực thúc đẩy sản xuất hàng hoá ở nông thôn. Trong
nông nghiệp, nhất là ở vùng trung du, đồi núi, các hộ nông dân sản xuất theo phương thức
tự cấp, tự túc. Muốn tiến lên sản xuất hàng hoá, cần phải có một sự chuyên môn hoá và
tập trung hoá sản xuất với trình độ công nghệ tiên tiến, có hiệu quả. Để làm được điều
này, đòi hỏi phải có vốn và đặc biệt là sự tài trợ của hệ thống ngân hàng. Nói cách khác,
nhờ vào TDNH mà SXNN và cơ sở hạ tầng nông thôn mới phát triển một cách thuận lợi.
Bởi vì nguồn vốn này được cung ứng đầy đủ, kịp thời và nhanh chóng nhất. Mặt khác, sử
dụng vốn vay ngân hàng có tác dụng thúc đẩy nông dân nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
bởi tính chất của nguồn vốn này là hoàn trả đầy đủ và đúng hạn.
- Thứ hai: TDNH góp phần thúc đẩy việc thay đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế
NNNT. Thông qua định hướng đầu tư tín dụng, với các chính sách nhất định, TDNH có tác
dụng rất to lớn đến việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế cho phù hợp với chính sách và định
hướng phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ nhất định. Thực trạng
kinh tế NNNT nước ta trong giai đoạn đổi mới cơ chế quản lý kinh tế là một minh chứng
rất rõ nét. Với một chính sách tín dụng hợp lý kết hợp với các chính sách tài chính tiền tệ
khác, trong một thời gian ngắn, kinh tế NNNT nước ta đã có những chuyển biến mạnh mẽ,
từ chỗ phải nhập khẩu lương thực, thực phẩm trở thành nước xuất khẩu lương thực, các
sản phẩm nông nghiệp đóng góp rất lớn vào tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của nước ta.
- Thứ ba: TDNH góp phần giảm nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn. Hoạt động cho
vay nặng lãi tồn tại từ lâu và hiện vẫn đang tồn tại khá phổ biến ở khu vực nông thôn, nhất
là ở những vùng sâu, vùng xa. Theo khảo sát của ADB năm 1997 thì có khoảng 75% khối
lượng tín dụng ở khu vực nông thôn do các định chế tài chính không chính thức, trong đó
cho vay nặng lãi chiếm tỷ trọng đáng kể. Tín dụng nặng lãi gây ra nhiều tác hại cho người
dân và làm cho SXNN kém phát triển. Việc phát triển hoạt động TDNH ở nông thôn sẽ
góp phần rất lớn vào việc xoá bỏ nạn cho vay nặng lãi ở khu vực này.
- Thứ tư: TDNH góp phần xoá đói giảm nghèo ở khu vực NNNT. Nước ta là nước
nông nghiệp lạc hậu, kinh tế chưa phát triển, thu nhập của người dân còn rất thấp, nhất là
nông dân nên tỷ lệ nghèo đói còn khá cao. Theo đánh giá của chương trình phát triển liên
hiệp quốc (UNDP) thì “mặc dầu quá trình đổi mới đã giảm bớt nghèo khổ kể từ năm 1986
nhưng tình trạng này vẫn còn phổ biến ở Việt Nam và cho đến nay vẫn là thử thách cấp
bách nhất trong quá trình tiến kịp các nước khác” [34, tr.36]. Cũng theo UNDP, hơn 90%
dân nghèo ở nông thôn, nhất là ở khu vực miền Trung, Tây nguyên. Vì vậy, xoá đói, giảm
nghèo là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta, trong đó, TDNH
đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Thông qua hoạt động tín dụng, ngân hàng sẽ chuyển tải
vốn đến những hộ nghèo thiếu vốn sản xuất mua sắm tư liệu lao động, giúp họ duy trì và
mở rộng sản xuất để thoát nghèo. Thực tế đã cho thấy, nhờ vay vốn ngân hàng mà nhiều
hộ gia đình thoát nghèo và trở nên khá giả và giàu có.
- Thứ năm: TDNH góp phần vào việc thực hiện chính sách tiền tệ của Nhà nước.
Thông qua kênh tín dụng NNNT, Nhà nước thực hiện được các chính sách tiền tệ nhằm
phát triển kinh tế đất nước như: khi nền kinh tế có lạm phát, ngân hàng tích cực huy động
vốn trong dân đồng thời giảm cho vay, ngược lại, khi nền kinh tế giảm phát, cần kích cầu
thì ngân hàng giảm huy động và tăng cường cho vay để kích thích đầu tư và tiêu dùng của
người dân.
- Thứ sáu: TDNH góp phần tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước ở nông thôn. Thông qua việc đầu tư tín dụng cho NNNT theo các hình thức như
cho vay qua tổ tương hỗ, tổ tín chấp của các Hội đoàn thể, các chính sách chủ trương của
Đảng và Nhà nước được tuyên truyền đến mọi người dân, cả ở những vùng sâu, vùng xa.
Tóm lại, TDNH có vai trò quan trọng đối với NNNT nhất là đối với Việt Nam, nó
giúp cho SXNN tạo ra nhiều hàng hoá để cung cấp cho sản xuất công nghiệp, cho xuất khẩu,
đáp ứng yêu cầu lương thực thực phẩm cho toàn xã hội và tạo điều kiện cho kinh tế NNNT
phát triển, cơ sở hạ tầng NNNT ngày càng hiện đại. Từ đó, tạo điều kiện tiền đề cho sự
nghiệp CNH, HĐH nước ta được hoàn thành một cách cơ bản vào năm 2020. Song điều nầy
phụ thuộc nhiều vào hiệu quả TDNH, cả người huy động vốn lẫn người sử dụng vốn vay.
1.2. Hiệu quả tín dụng ngân hàng
1.2.1. Quan niệm về hiệu quả tín dụng ngân hàng
Bất cứ hoạt động nào cũng đòi hỏi tiêu tốn những chi phí và mang lại những kết
quả nhất định. Theo từ điển Tiếng Việt thì: Hiệu quả là kết quả như yêu cầu của việc làm
mang lại. Vì vậy, có thể khẳng định rằng: Mối quan hệ giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ
ra chính là căn cứ cơ bản để đo lường hiệu quả và được xác định theo công thức sau:
Kết quả đạt được
H = x 100
Chi phí bỏ ra
Hoạt động chỉ mang lại hiệu quả khi và chỉ khi chỉ tiêu này lớn hơn 1, chỉ tiêu này
càng lớn hơn 1 bao nhiêu, hoạt động càng có hiệu quả cao bấy nhiêu. Ngược lại, khi chỉ
tiêu này nhỏ hơn hay bằng 1, hoạt động xem như không đem lại hiệu quả. Đây là quan
niệm chung nhất về hiệu quả. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào chủ thể và mục tiêu đặt ra mà kết
quả đạt được có thể là lợi ích kinh tế hoặc lợi ích xã hội hoặc là cả lợi ích kinh tế lẫn lợi
ích xã hội. Vì vậy, chúng ta thường có hai phạm trù về hiệu quả đó là; phạm trù hiệu quả
kinh tế và phạm trù hiệu quả xã hội.
Đối với các NHTM, hoạt động tín dụng hiện vẫn là hoạt động mang lại phần lớn
thu nhập cho các ngân hàng, vì vậy, hiệu quả tín dụng là vấn đề hết sức quan trọng và luôn là
mối quan tâm hàng đầu của ngân hàng. Nhưng để nhìn nhận một cách chi tiết, sâu sắc về hiệu
quả tín dụng thì không phải là vấn đề đơn giản. Trong thực tế, đôi lúc chúng ta chưa hiểu
đúng ý nghĩa cụm từ "hiệu quả tín dụng". Từ đó dẫn đến cách nhìn nhận sai lệch trong đánh
giá và quản lý tín dụng. Do vậy, cần phải có cái nhìn đúng đắn về hiệu quả TDNH.
Nếu nhìn từ phương diện chủ thể tham gia, một quan hệ tín dụng giữa ngân hàng
và khách hàng thì đơn giản chỉ là quan hệ giữa người cho vay và người đi vay. Người đi
vay có nghĩa vụ hoàn trả cả gốc và lãi đúng thời hạn. Người cho vay có trách nhiệm giải
ngân đúng quy trình. Như vậy, giữa hai chủ thể đã hoàn thành trách nhiệm với nhau.
Nhưng xét một cách tổng thể, quan hệ tín dụng không chỉ có vậy mà nó còn đặt trong mối
quan hệ với các mặt khác nhau của xã hội. Chính vì vậy, khi đề cập đến phạm trù hiệu quả
TDNH, chúng ta phải xuất phát từ bản chất của nó, đó là: vốn cho vay của ngân hàng
được khách hàng sử dụng vào quá trình SXKD, dịch vụ một cách hiệu quả nhằm tạo ra
một lượng tiền lớn hơn để hoàn trả cho ngân hàng. Qua quá trình chu chuyển tiền tệ này,
ngân hàng sẽ thu lại được vốn đã cho vay và tiền lãi, khách hàng thì sử dụng vốn đi vay
của ngân hàng để đáp ứng yêu cầu về vốn cho hoạt động kinh doanh của mình một cách
có hiệu quả. Như vậy, có thể hiểu, hiệu quả TDNH vừa thể hiện lợi ích mang lại đối với
ngân hàng (hiệu quả kinh tế) vừa thể hiện lợi ích mang lại đối với xã hội (hiệu quả xã
hội) trong mối quan hệ với đồng vốn ngân hàng đã đầu tư.
Như vậy, khi đánh giá hiệu quả TDNH cần phải đánh giá trên hai góc độ, đó là
hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội như việc làm, thu nhập của người lao động, ổn định
chính trị,...
Thứ nhất, vốn đầu tư của ngân hàng đã làm gì để góp phần thực hiện các chỉ tiêu
kinh tế, xã hội, thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững.
Thứ hai, vốn đầu tư của ngân hàng đã mang lại cho ngân hàng những lợi ích kinh
tế nào.
Giữa hai phạm trù hiệu quả này có quan hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau và không
thể tách rời nhau, quá chú trọng hiệu quả xã hội, coi nhẹ hiệu quả kinh tế sẽ dẫn đến tình
trạng đầu tư tín dụng mang tính chất phục vụ, không mang tính chất kinh doanh, từ đó,
dẫn đến đầu tư tín dụng sẽ tràn lan, nguyên tắc hoàn trả tín dụng sẽ bị vi phạm. Vì vậy,
hiệu quả của đồng vốn tín dụng thấp, thậm chí gây ra những hậu quả xấu. Ngược lại, nếu
quá nhấn mạnh hiệu quả kinh tế, coi nhẹ hiệu quả xã hội, tức là các ngân hàng chỉ đầu tư
vào những nơi mang lợi nhuận cao thì đó cũng là nhận thức phiến diện bởi lợi ích của
các NHTM không thể tách rời lợi ích chung của nền kinh tế, nếu nền kinh tế trì trệ, kém
phát triển sẽ làm giảm khả năng huy động vốn và nhu cầu đầu tư. Hơn nữa, nếu các ngân
hàng chỉ chạy theo lợi ích kinh tế thuần tuý thì sẽ dẫn đến mạo hiểm do rủi ro cao nên
hiệu quả tín dụng đối với NHTM sẽ bấp bênh, không ổn định.
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng ngân hàng
Với quan niệm về hiệu quả tín dụng như đã đề cập trên đây, việc đánh giá hiệu quả
tín dụng cần phải dựa trên một hệ thống các chỉ tiêu nhằm phản ánh khái quát được thực
trạng của khoản tín dụng. Các chỉ tiêu này biểu hiện qua hai nhóm định tính và định lượng
như sau:
* Nhóm chỉ tiêu định tính: Nhóm chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả TDNH được thể
hiện qua khả năng thu hồi vốn đã cho vay trong thời hạn quy định của hợp đồng tín dụng
đối với NHTM, khả năng SXKD của khách hàng vay vốn và tác động của việc sử dụng
vốn đến sự phát triển kinh tế xã hội trong vùng. Do vậy, về mặt định tính, hiệu quả TDNH
thể hiện qua việc cho vay phải tuân thủ đúng các quy định, chế độ, thể lệ tín dụng, các
nguyên tắc căn bản của tín dụng, đó là:
- Khách hàng phải cam kết hoàn trả lãi và gốc theo thoả thuận trong hợp đồng tín
dụng.
- Khách hàng phải cam kết sử dụng vốn tín dụng theo mục đích đã thoả thuận với
ngân hàng.
- Ngân hàng tài trợ dựa trên phương án hoặc dự án kinh doanh có hiệu quả.
Những nguyên tắc này đã trải qua các thời kỳ khác nhau và được đúc kết thành
chuẩn mực. Các nguyên tắc này hình thành như một quy luật phát triển nội tại của tín
dụng, không thể vi phạm và tách rời trong quan hệ tín dụng và tạo nên sự vững chắc trong
quan hệ tín dụng. Vì vậy, một trong các nguyên tắc bị coi nhẹ hoặc nhấn mạnh sẽ phá vỡ
sự vững chắc đó, làm mất đi vai trò của tín dụng và trở thành vật cản kìm hãm hoặc đẩy
lùi sự phát triển của nền kinh tế. Vì vậy, hiệu quả tín dụng phải bắt nguồn từ việc tuân thủ
các nguyên tắc tín dụng, thái độ chấp hành sẽ chi phối đến hoạt động khác. Việc thẩm
định, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay nhằm phát hiện vấn đề nảy sinh trong quan
hệ tín dụng và các điều kiện kèm theo cũng xuất phát từ việc tôn trọng các nguyên tắc đó.
Cũng thông qua cách thức, thái độ tổ chức đảm bảo cho việc thực hiện các nguyên tắc này
của ngân hàng và khách hàng, ta có thể có những đánh giá bước đầu về hiệu quả tín dụng.
Hiệu quả tín dụng thể hiện kết quả thực hiện trọn vẹn ba nguyên tắc tín dụng, được phản
ánh bởi hiệu quả kinh doanh của từng tổ chức kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế và phát
triển xã hội qua từng thời kỳ.
* Nhóm chỉ tiêu định lượng: Sử dụng hệ thống chỉ tiêu này để xác định được kết
quả cụ thể là hoạt động đó có mang lại hiệu quả hay không. Các chỉ tiêu định lượng
thường được sử dụng như sau:
* Đối với ngân hàng: Kết quả mang lại cho các NHTM từ hoạt động tín dụng có
thể định lượng được là số tiền ngân hàng huy động được trong kỳ, số tiền cho vay (doanh
số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ), nợ quá hạn, nợ khó đòi hay số lãi cho vay thu được,
lợi nhuận mang lại từ hoạt động tín dụng,… Chi phí bỏ ra của các NHTM để thực hiện
hoạt động tín dụng có thể định lượng được là chi phí trả lãi vay, tiền lương cho nhân viên,
số tiền cho vay (dư nợ),… Vì vậy, để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng đứng trên góc
độ ngân hàng, có thể dùng hệ thống các chỉ tiêu sau:
Một là, các chỉ tiêu phản ánh năng suất lao động trong hoạt động tín dụng: Các chỉ
tiêu này phản ảnh mức vốn huy động hay cho vay bình quân trên một lao động của ngân
hàng. Chỉ tiêu này càng lớn, sẽ góp phần giảm chi phí, tăng thu nhập và nâng cao hiệu quả
hoạt động TDNH.
- Năng suất huy động vốn:
Vốn huy động
Vốn huy động bình quân lao động =
Số lao động
- Năng suất cho vay:
Tổng dư nợ
Dư nợ bình quân lao động =
Số lao động
Hai là, các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng vốn trong hoạt động tín dụng.
- Hiệu quả sử dụng vốn: chỉ tiêu cho biết hiệu quả sử dụng của đồng vốn huy động
được, dùng để đánh giá khả năng cho vay của ngân hàng so với nguồn vốn huy động. Chỉ
tiêu này càng tiến về 1, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng càng cao.
Hệ số sử dụng vốn =
Dư nợ
Vốn huy động
- Lãi suất huy động bình quân: chỉ tiêu này phản ánh chi phí mà NHTM bỏ ra để
huy động được 100 đồng vốn. Lãi suất huy động vốn bình quân càng thấp sẽ giúp cho
ngân hàng giảm thiểu chi phí trả lãi vay.
Lãi suất huy động bình
quân
=
Chi phí trả lãi
x 100
Vốn huy động
- Lãi suất cho vay bình quân: chỉ tiêu này phản ánh thu lãi mà NHTM đạt được từ
100 đồng vốn cho vay. Lãi suất cho vay bình quân càng cao sẽ giúp cho ngân hàng gia
tăng thu nhập từ lãi vay.
Lãi suất cho vay
bình quân
=
Thu lãi cho vay
x 100
Tổng dư nợ
- Chênh lệch giữa lãi suất cho vay bình quân và lãi suất huy động bình quân (H1):
chỉ tiêu này phản ánh chênh lệch giữa thu lãi và chi lãi mà NHTM đạt được từ 100 đồng vốn
cho vay như thế nào. Chỉ tiêu này càng lớn cho thấy khả năng ngân hàng có cơ hội để bù đắp
các chi phí khác để đạt lợi nhuận cao.
H1 = Lãi suất cho vay bình quân - Lãi suất huy động bình quân
Ba là, các chỉ tiêu phản ánh mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng:
- Tỷ lệ nợ xấu: là tỷ lệ giữa dư nợ xấu so với tổng dư nợ của NHTM ở một thời
điểm nhất định, thường là cuối tháng, quý, năm.
Tỷ lệ nợ xấu =
Nợ xấu
x 100
Tổng dư nợ
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ rủi ro hiện tại của ngân hàng như thế nào. Xét về
mặt bản chất, tín dụng là sự hoàn trả, do đó tính an toàn (khả năng hoàn trả của người vay)
là yếu tố quan trọng bậc nhất để cấu thành hiệu quả tín dụng. Khi một khoản vay không
được hoàn trả đúng hạn như cam kết thì nó đã vi phạm nguyên tắc tín dụng với ngân hàng
và khoản nợ sẽ được chuyển sang nợ quá hạn với mức lãi suất cao hơn lãi suất bình
thường. Chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả hoạt động TDNH càng cao và ngược lại. Trên
thực tế, hoạt động tín dụng của ngân hàng không thể tránh khỏi rủi ro nên các NHTM
thường chấp nhận một tỷ lệ nợ xấu nhất định (dưới 5%) được coi là giới hạn an toàn.
- Tỷ lệ nợ khó đòi: Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu chưa phải là căn cứ tin cậy để đánh giá
mức độ rủi ro mà NHTM phải đối mặt. Chẳng hạn có những hợp đồng vay vốn do
những nguyên nhân nào đó không thực hiện việc trả nợ kịp thời (đúng theo hợp đồng),
nhưng ngân hàng vẫn có thể thu hồi đầy đủ số nợ này. Do vậy, để đánh giá chính xác
hơn về mức độ rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt, người ta sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ nợ
khó đòi. Tỷ lệ nợ khó đòi là tỷ lệ phần trăm giữa dư nợ khó đòi với tổng dư nợ của
NHTM ở một thời điểm nhất định.
Tỷ lệ nợ khó đòi =
Nợ khó đòi
x 100
Tổng dư nợ
Bốn là, các chỉ tiêu phản ánh mức độ sinh lợi trong hoạt độngtín dụng:
- Hệ số thu nhập trên chi phí của hoạt động tín dụng (H2): chỉ tiêu này so sánh thu
nhập đạt được của hoạt động tín dụng với chi phí bỏ ra.
H2 =
Thu nhập của hoạt động tín dụng
x 100
Chi phí cho hoạt động tín dụng
Chỉ tiêu này lớn hơn 1, phản ánh hoạt động tín dụng có hiệu quả và ngược lại, hoạt
động tín dụng của ngân hàng không có hiệu quả. Đây là chỉ tiêu được xem là quan trọng
nhất phản ảnh mức độ hiệu quả của hoạt động TDNH cao hay thấp và là chỉ tiêu phản ảnh
hiệu quả tổng hợp của các chỉ tiêu trên, đồng thời cũng là chỉ tiêu cơ sở để đánh giá các
chỉ tiêu hiệu quả kế tiếp.
- Doanh lợi hoạt động tín dụng: chỉ tiêu doanh lợi hoạt động tín dụng cho biết khi
ngân hàng đầu tư 100 đồng vốn tín dụng thì thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận tín
dụng.
Doanh lợi hoạt động
tín dụng
=
Lợi nhuận
x 100
Dư nợ tín dụng
- Mức sinh lời một lao động: Chỉ tiêu này cho biết khả năng tạo ra lợi nhuận bình
quân trên một lao động tại ngân hàng.
Mức sinh lời một lao động =
Lợi nhuận tín dụng
Số lao động
Các chỉ tiêu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nhóm chỉ tiêu thứ tư là chỉ tiêu tổng
hợp, phản ánh kết quả mọi nỗ lực của ngân hàng trong thời kỳ nhất định. Nhóm chỉ tiêu
này chịu ảnh hưởng rất lớn của ba nhóm chỉ tiêu trên, do vậy, có thể xem ba nhóm chỉ tiêu
trên là nguyên nhân và nhóm chỉ tiêu thứ tư là kết quả. Cụ thể như: Năng suất lao động
tăng, hiệu quả sử dụng vốn tăng, mức độ rủi ro thấp tất yếu sẽ làm tăng khả năng sinh lợi
của hoạt động tín dụng và ngược lại, năng suất lao động thấp, hiệu quả sử dụng vốn kém,
mức độ rủi ro cao tất yếu sẽ làm giảm khả năng sinh lợi của hoạt động tín dụng. Vì vậy,
trong quá trình đánh giá hiệu quả TDNH đứng trên góc độ ngân hàng, cần phải đánh giá,
làm rõ ba nhóm chỉ tiêu đầu hơn là nhóm chỉ tiêu thứ tư.
* Đối với khách hàng: Khách hàng là người trực tiếp quản lý sử dụng số vốn của
ngân hàng. Hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng biểu hiện qua những lợi ích mà họ thu
được từ những phương án kinh doanh, cụ thể được phản ánh rõ qua chỉ tiêu doanh thu
tăng từ dự án, lợi nhuận tăng từ dự án... Đó là sự thể hiện rõ nét về mặt con số. Hơn nữa,
hiệu quả tín dụng còn thể hiện về mặt giá trị mà người đi vay có được. Đối với cá nhân, họ
có thể cải thiện đời sống, nâng cao mức thu nhập. Đối với doanh nghiệp, họ có thể đổi
mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường, củng cố uy tín, thương hiệu
doanh nghiệp.
Thông qua xem xét hai nhóm chỉ tiêu định tính và định lượng, hiệu quả tín dụng đ-
ược thể hiện tương đối toàn diện, giúp các nhà phân tích nắm bắt được thực trạng các
khoản cho vay để đề xuất phương án thực hiện. Đối với nhóm chỉ tiêu định tính có thể
thực hiện được hay không tuỳ thuộc vào ý thức chấp hành thể lệ tín dụng, tuân thủ quy
trình kỹ thuật cho vay của ngân hàng để có thể đảm bảo được hiệu quả tín dụng. Đối với
nhóm chỉ tiêu định lượng, mặc dù có thể đạt được mức chuẩn theo quy định nhưng chưa
hẳn đủ đảm bảo hiệu quả tín dụng mà cần phải đảm bảo tính chính xác, trung thực trong
thông tin của các chỉ số định lượng. Tất cả các chỉ tiêu phản ánh các mặt khác nhau của
quan hệ tín dụng nên không quá coi trọng một chỉ tiêu nào. Để tăng hiệu quả tín dụng, rất
cần có sự cố gắng tham gia từ cả hai phía trong quan hệ tín dụng là ngân hàng và khách
hàng.
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng ngân hàng
Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với khách hàng đặt trong môi trường đầy những
yếu tố biến động. Nó bị tác động bởi nhiều yếu tố theo chiều hướng khác nhau, có thể
thuộc về bản thân ngân hàng hoặc xuất phát từ phía khách hàng. Do vậy, các nhân tố ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động TDNH được chia thành hai nhóm: bên trong và bên ngoài.
1.2.3.1. Nhóm nhân tố bên trong
* Chính sách tín dụng của NHTM: Chính sách tín dụng có ý nghĩa quyết định đến
sự thành công hay thất bại của một NHTM. Chính sách tín dụng bao gồm các yếu tố như
hạn mức cho vay đối với một khách hàng, kỳ hạn của khoản tín dụng, lãi suất cho vay,
mức lệ phí, các hình thức cho vay được thực hiện, tài sản làm đảm bảo nợ, khả năng thanh
toán nợ của khách hàng, hướng giải quyết tín dụng khi phát sinh quá hạn, các khoản vay
có vấn đề...Tất cả các yếu tố đó tác động trực tiếp và mạnh mẽ tới việc mở rộng hay hạn
chế tín dụng của ngân hàng. Một ngân hàng với chính sách tín dụng đúng đắn, hợp lý, linh
hoạt, đáp ứng được tối đa nhu cầu của khách hàng về vốn thì ngân hàng đó sẽ thành công
trong việc thực hiện mục tiêu mở rộng tín dụng, đảm bảo khả năng sinh lợi dựa trên cơ sở
phân tán rủi ro, tuân thủ pháp luật… Vì vậy, hiệu quả của các khoản tín dụng sẽ được
nâng cao. Ngược lại, nếu như các yếu tố của chính sách tín dụng đều cứng nhắc, không hợp
lý, không đáp ứng được nhu cầu tín dụng đa dạng của khách hàng thì chính sách tín dụng của
ngân hàng đó là bất hợp lý và điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công tác mở rộng tín dụng và
nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của NHTM.
Trong cơ chế thị trường sự cạnh tranh gay gắt xảy ra giữa các ngân hàng trong việc
thu hút khách hàng, thì một chính sách tín dụng đúng đắn, linh hoạt là hết sức quan trọng.
Nếu ngân hàng đưa ra được một chính sách tín dụng cụ thể thiết thực, dễ thực hiện phù
hợp với tất cả các đối tượng khách hàng của ngân hàng thì ngân hàng đó càng gặt hái được
nhiều thành công, và ngược lại.
* Công tác tổ chức quản lý, kiểm soát hoạt động của ngân hàng: Công tác tổ chức
quản lý được tiến hành chặt chẽ, khoa học; các phòng ban chức năng có mối quan hệ chặt
chẽ hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động trên cơ sở tôn trọng những nguyên tắc tín dụng tạo
điều kiện đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, đồng thời giúp ngân hàng theo dõi,
giám sát các khoản cho vay, từ đó làm cho hoạt động tín dụng diễn ra một cách lành
mạnh, có hiệu quả, giảm thiểu rủi ro tín dụng. Ngược lại sẽ tạo khe hở cho CBTD câu kết
với khách hàng gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho ngân hàng. Thực tế cho thấy,
danh mục cho vay của các ngân hàng bị phá sản đều có vấn đề. Việc tỷ lệ nợ quá hạn tăng
cao sẽ làm tăng chi phí, giảm thu nhập, chi phí tổn thất tín dụng cùng các chi phí hoạt
động khác tăng đã đẩy ngân hàng vào tình trạng thua lỗ. Vấn đề nợ quá hạn bắt nguồn từ
nhiều yếu tố khác nhau như hệ thống quản lý chất lượng tín dụng của các ngân hàng phá
sản không hợp lý, thẩm định thiếu trung thực, khách quan, họ dường như quá bạo dạn
trong cho vay, cho vay vượt qua khả năng sử dụng vốn của khách hàng hay quyết định
cho vay không được xây dựng trên nền tảng hiệu quả kinh tế mà phụ thuộc chủ yếu vào tài
sản thế chấp hoặc đã quá lạm dụng hình thức cho vay thế chấp… Vì vậy, công tác tổ chức
kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ giúp cho ngân hàng nắm rõ được thông tin về những khoản
vay, tránh tình trạng khách hàng sử dụng sai mục đích. Đây là biện pháp giúp cho lãnh
đạo ngân hàng có được thông tin về tình trạng kinh doanh nhằm duy trì có hiệu quả các
hoạt động kinh doanh đang được xúc tiến, phù hợp với chính sách và mục tiêu đã đề ra.
Có thể nói: Hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng phụ thuộc khá lớn vào việc phát
hiện kịp thời nguyên nhân các sai sót phát sinh trong quá trình thực hiện cấp tín dụng.
* Chất lượng nhân sự của ngân hàng: Con người ở đâu bao giờ cũng là yếu tố
quyết định sự thành bại của công việc. Đối với ngành ngân hàng thì điều này càng có ý
nghĩa hơn vì trong hoạt động của ngân hàng thì tiền là thứ nguyên liệu chính, nguyên liệu
đặc biệt không thể thay thế được, đối tượng và tư liệu lao động là tiền. Sự thành công
trong hoạt động tín dụng phụ thuộc vào năng lực, phẩm chất, đạo đức và trách nhiệm của
đội ngũ nhân viên ngân hàng, họ là người quản lý toàn bộ số vốn từ khi cho vay đến khi
kết thúc hợp đồng, họ cần phải nắm được tình hình tư cách pháp nhân, tình hình tài chính
của khách hàng, hiệu quả của dự án đầu tư,… Vì vậy, đội ngũ nhân viên phải có năng lực,
ngoài ra, họ cần phải có đạo đức tốt, trong sáng, có tư cách, trách nhiệm, nhiệt tình làm
việc... từ đó sẽ tránh được việc nhân viên ngân hàng câu kết, thông đồng với khách hàng
để lừa đảo, gây thiệt hại cho chủ ngân hàng. Dưới con mắt khách hàng thì nhân viên ngân
hàng, cơ sở vật chất trang thiết bị, công nghệ chính là hình ảnh của ngân hàng. Một ngân
hàng với đội ngũ cán bộ công nhân viên với trình độ chuyên môn cao, có đạo đức nghề
nghiệp sẽ tạo nên niềm tin to lớn trong khách hàng, làm cho khách hàng và ngân hàng
ngày càng trở nên hiểu biết, gắn bó, đồng hành cùng nhau hạn chế và giảm thiểu rủi ro
trong quan hệ tín dụng.
* Thông tin tín dụng: Trong nền kinh tế thị trường ai nắm bắt được nhiều thông tin
chính xác, kịp thời hơn sẽ chiến thắng. Thông tin tín dụng có vai trò quan trọng trong
quản lý chất lượng tín dụng, nhờ có thông tin tín dụng, người quản lý mới có thể có quyết
định hợp lý. Hoạt động TDNH việc cho vay vốn chủ yếu dựa vào niềm tin, lòng tin có
chính xác hay không phụ thuộc vào chất lượng thông tin có được. Để chất lượng tín dụng
ngày càng cao, hiệu quả lớn, ngân hàng phải nắm bắt được chính xác thông tin về khách
hàng vay vốn như: tư cách, uy tín, năng lực quản lý, năng lực kinh doanh, quan hệ xã hội,
khả năng tài chính, kết quả kinh doanh trong quá khứ, công nợ, nhu cầu vốn hợp lý, hiệu
quả SXKD, khả năng trả nợ, giá trị tài sản thế chấp hay các thông tin như: tình hình kinh
tế xã hội, thông tin về xu hướng phát triển và khả năng cạnh tranh của ngành nghề.
Nguồn thông tin mà ngân hàng có được có thể thu thập từ khách hàng, từ quần
chúng, từ Hội đoàn thể, từ các cơ quan chuyên cung cấp thông tin trong và ngoài nước và
các kênh thông tin khác. Yêu cầu thông tin thu thập được phải chính xác, kịp thời, đầy đủ.
Do đó, ngân hàng cần phải có thông tin từ nhiều nguồn thông tin khác nhau. Thực tế ở
Việt Nam chúng ta rất khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin một cách chính xác, kịp
thời. Đã có nhiều khoản tín dụng bị rủi ro do thiếu thông tin như: một khách hàng sử dụng
cùng một tài sản thế chấp, thậm chí một dự án, để vay vốn nhiều ngân hàng, khách hàng
sử dụng giấy tờ giả, phương án SXKD giả để xin vay, khách hàng đảo nợ, thành lập công
ty con để lấy danh nghĩa lừa vay vốn của ngân hàng và cuối cùng không trả được nợ, ngân
hàng rơi vào cảnh khốn đốn do mất khả năng thanh khoản. Điều đó làm mất lòng tin ở
những khách hàng làm ăn có hiệu quả khác và rất có thể ngân hàng sẽ bị mất khách hàng.
1.2.3.2. Nhóm nhân tố bên ngoài
* Môi trường kinh tế - xã hội: Nền kinh tế bao gồm tổng thể nhiều hoạt động kinh
tế có liên quan ràng buộc biện chứng lẫn nhau. Bất kỳ một sự biến động của hoạt động
kinh tế nào cũng đều dẫn đến sự biến động trong hoạt động kinh tế của các lĩnh vực còn
lại. Hoạt động của NHTM có thể được coi là chiếc cầu nối giữa các lĩnh vực khác nhau
của nền kinh tế. Chính vì vậy sự ổn định hay bất ổn, sự tăng trưởng nhanh hay chậm của
nền kinh tế sẽ tác động mạnh mẽ đến hoạt động của các ngân hàng, đặc biệt là hoạt động
tín dụng của ngân hàng. Môi trường kinh tế lành mạnh, các chủ thể kinh tế sẽ hoạt động
có hiệu quả, do đó làm tăng nhu cầu tín dụng về quy mô đồng thời, hiệu quả tín dụng cũng
được nâng cao. Ngược lại, nếu môi trường kinh tế có những biến động khó lường hay
trong tình trạng khó khăn, các kế hoạch khó có thể xác định được một cách chính xác thì
các chủ thể kinh tế sẽ có xu hướng co cụm trong hoạt động của mình hay rút khỏi nền
kinh tế do lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính. Những điều này làm cho quy mô tín
dụng giảm xuống đồng thời hiệu quả của các khoản tín dụng kém đi.
Môi trường chính trị xã hội ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tín dụng trong ngân
hàng. Các nhân tố xã hội như: niềm tin tưởng lẫn nhau, tình hình trật tự an ninh, trình độ
dân trí, môi trường chính trị... ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ tín dụng đối với ngân
hàng. Tình hình an ninh chính trị ổn định giúp các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư nâng
cao hiệu quả hoạt động SXKD, do đó không gây khó khăn cho việc trả nợ đối với ngân
hàng; nhu cầu tín dụng tăng lên, TDNH có cơ hội phát triển. Ngược lại nơi nào đó mà an
ninh trật tự không đảm bảo, an toàn xã hội kém, có nhiều trộm cắp và các tệ nạn xã hội
khác sẽ gây ra tâm lý không yên tâm cho các nhà đầu tư và họ sẽ không đầu tư vào nơi
như vậy. Do đó, nhu cầu vay vốn sẽ hạn chế, ảnh hưởng tới việc mở rộng tín dụng của
ngân hàng.
* Môi trường pháp lý: Trong nền kinh tế thị trường, mọi thành phần kinh tế đều có
quyền tự chủ về hoạt động SXKD của mình như lựa chọn lĩnh vực, ngành nghề, phương thức
tiến hành hoạt động SXKD nhưng phải đảm bảo trong khuôn khổ pháp luật. Hoạt động tín
dụng của ngân hàng cũng vậy, phải tuân theo những quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước,
Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Dân sự và các quy định khác của pháp luật. Nếu những quy
định của luật pháp không đồng bộ không rõ ràng, không ổn định, có nhiều kẽ hở thì rất khó
khăn cho hoạt động tín dụng của ngân hàng trong việc giải quyết các tranh chấp xảy ra. Điều
này sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của TDNH.
* Môi trường tự nhiên: Những nguyên nhân bất khả kháng như: thiên tai, dịch
bệnh, chiến tranh hoặc những thay đổi thuộc tầm vĩ mô vượt quá tầm kiểm soát của người
vay lẫn người cho vay sẽ tác động đến người vay, làm họ mất khả năng thanh toán cho
ngân hàng. Những thay đổi này thường xuyên xảy ra, tác động liên tục tới người vay, tạo
thuận lợi hay khó khăn cho người vay. Nhiều người vay, với bản lĩnh của mình có khả
năng dự báo, dự đoán hoặc khắc phục và vượt qua những khó khăn, vẫn duy trì được khả
năng trả nợ cho ngân hàng đầy đủ gốc, lãi và đúng hạn. Tuy nhiên, khi tác động của
những nguyên nhân bất khả kháng đối với người vay là rất nặng nề, khả năng trả nợ của
họ sẽ bị suy giảm, các khoản tín dụng của ngân hàng rất nhiều nguy cơ không được trả do
hoạt động kinh doanh của họ gặp nhiều khó khăn.
Tóm lại: tín dụng là hoạt động mang lại phần lớn thu nhập cho ngân hàng nhưng
cũng là hoạt động được tiến hành trong môi trường đầy rủi ro, có nhiều yếu tố tác động tới
hiệu quả tín dụng. Vì vậy, khi thực hiện quan hệ tín dụng với khách hàng, đòi hỏi ngân
hàng phải nghiên cứu, thẩm định kỹ khách hàng để nắm bắt được mục đích sử dụng của
vốn vay và cách thức sử dụng như thế nào? Đó chính là cơ sở để ngân hàng thu hồi được
vốn vay và cũng chính là cơ sở đảm bảo nâng cao hiệu quả TDNH, cả về hiệu quả kinh tế
đối với ngân hàng và hiệu quả xã hội của khoản tín dung được cấp ra. Có như vậy, hiệu
quả TDNH mới bền vững, chắc chắn.
1.3. Hiệu quả hoạt động tín dụng ngân hàng đối với lĩnh vực nông nghiệp,
nông thôn - Kinh nghiệm từ các tỉnh
1.3.1.Hiệu quả hoạt động tín dụng ngân hàng đối với lĩnh vực nông nghiệp,
nông thôn
Đối với bất kỳ NHTM nào, hoạt động trong bất cứ lĩnh vực nào đều quan tâm đến
lợi ích mình nhận được so với chi phí mà mình bỏ ra. Hoạt động TDNH đối với lĩnh vực
NNNT không nằm ngoài mục đích đó. Vì thế, hiệu quả về mặt kinh tế của hoạt động tín
dụng đối với bản thân ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực này cũng được đánh giá dựa
trên cơ sở các chỉ tiêu nêu trong mục 1.2. Đối với hiệu quả về mặt xã hội, việc đánh giá
hiệu quả hoạt động TDNH đối với lĩnh vực NNNT thường được đánh giá trên cơ sở các
chỉ tiêu cụ thể như sau:
- Tốc độ phát triển sản xuất hàng hoá và tăng trưởng kinh tế NNNT.
- Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế NNNT
- Sự phát triển các loại hình kinh tế NNNT
- Sự phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất NNNT
- Số việc làm được tạo ra cho khu vực NNNT
- Tỷ lệ nghèo đói giảm xuống ở NNNT
Tuy nhiên, với đặc điểm khách hàng vay vốn ở khu vực NNNT đa phần là hộ nông
dân với quy mô sản xuất nhỏ, đối tượng của tín dụng NNNT là các chi phí cho con, cây
giống,… nên quy mô của từng món vay nhỏ, phân tán, chi phí cho hoạt động cho vay thường
khá lớn, hơn nữa, những đối tượng đầu tư này chứa đựng nguy cơ rủi ro cao (cả khách quan
lẫn chủ quan). Do vậy, hiệu quả hoạt động TDNH ở khu vực NNNT của chính bản thân ngân
hàng thường thấp và bấp bênh. Để nâng cao hiệu quả hoạt động TDNH đối với lĩnh vực
NNNT, các ngân hàng cần phải nghiên cứu kỹ các đặc thù về NNNT ở mỗi vùng để xác định
đối tượng cho vay, phương thức cho vay, lãi suất vay cũng như các điều kiện khác cho phù
hợp nhằm tối thiểu hóa chi phí và nâng cao nguồn thu nhập cho ngân hàng. Sau đây là một số
kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả hoạt động TDNH của một số Ngân hàng hoạt động trong
lĩnh vực NNNT.
1.3.2. Kinh nghiệm từ các tỉnh
1.3.2.1. Kinh nghiệm từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ
An [11]
Để đẩy mạnh hoạt động tín dụng đối với các hộ SXKD trên địa bàn Nghệ An,
NHNo&PTNT Nghệ An đã thực hiện đồng bộ các giải pháp cụ thể sau:
- Lựa chọn cán bộ có phẩm chất, có năng lực chuyển sang làm CBTD để cho vay
kinh tế hộ, đảm bảo mỗi xã có ít nhất một CBTD.
- Mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh bằng cách củng cố lại các phòng giao
dịch, thành lập thêm các bàn huy động tiết kiệm tại cụm dân cư thành lập các ngân hàng
cấp 3 liên xã, khu vực đảm bảo bình quân 3-5 xã có một điểm giao dịch. Thực hiện huy
động vốn, cho vay, thu nợ tại khu vực phân công.
- Thực hiện một số mô hình chuyển tải vốn tín dụng cho các hộ SXKD vay vốn,
những hộ có nhu cầu vay lớn thì ngân hàng trực tiếp cho vay, các hộ nhỏ vay lẻ, ít thì
thông qua tổ, nhóm tương hỗ, tín chấp. Tìm tòi các hình thức cho vay với kỳ hạn và quy
mô khoản vay phù hợp với đặc điểm SXKD của các hộ.
- Tăng cường quản lý, kiểm tra giám sát, thực hiện nghiêm túc các văn bản qui
định và sự chỉ đạo của ngân hàng cấp trên.
- Có cơ chế phối hợp với các tổ chức đoàn thể như Hội phụ nữ, Hội liên hiệp thanh
niên, Hội cựu chiến binh để hướng dẫn và trợ giúp về mặt kỹ thuật đối với các hộ nông dân,
hộ SXKD. Thông qua các tổ chức đoàn thể này để giám sát việc sử dụng vốn và trợ giúp về
tìm kiếm thị trường, tiêu thụ sản phẩm.
1.3.2.2. Kinh nghiệm từ các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh [14]
Để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, các NHNo&PTNT trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh đã thực hiện các biện pháp sau:
Một là, bám sát các Nghị quyết, chủ trương, đường lối phát triển kinh tế xã hội của
Đảng và Nhà nước, bám sát mục tiêu, biện pháp phát triển của ngành, từ đó xác định mục
tiêu, kế hoạch, nhiệm vụ phù hợp với từng giai đoạn.
Hai là, lãnh đạo các chi nhánh phải có sự chỉ đạo tập trung theo các chương trình,
mục tiêu đã đề ra. Có những giải pháp thích hợp tạo nguồn lực và động lực cho hoạt động
kinh doanh. Phát hiện và xử lý kịp thời các tình huống xảy ra.
Ba là, thường xuyên coi trọng việc xây dựng đoàn kết nội bộ từ lãnh đạo đến cán
bộ trên cơ sở thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở. Chăm lo xây dựng đội ngũ nhân lực có
đạo đức và kiến thức nghề nghiệp vững vàng. Tăng cường sự lãnh đạo thống nhất giữa
cấp uỷ Đảng, chuyên môn và đoàn thể. Phân công công việc phù hợp, gắn trách nhiệm cá
nhân với quyền lợi vật chất và tinh thần.
Bốn là, tổ chức tốt khâu tiếp thị và phục vụ khách hàng, đáp ứng được nhiều tiện ích,
cung cấp được nhiều dịch vụ phù hợp với nhu cầu cuộc sống mới.
Năm là, nhanh chóng hiện đại hoá công nghệ ngân hàng và tăng cường kiểm tra,
kiểm soát nội bộ và xử lý triệt để các tồn tại sau kiểm tra.
Sáu là, thường xuyên phát động các phong trào thi đua nhằm động viên cán bộ
nhân viên, người lao động hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Quảng Nam
Với kinh nghiệm của NHNo&PTNT ở các tỉnh về hoạt động tín dụng đối với lĩnh
vực NNNT, một số bài học kinh nghiệm rút ra cho chi nhánh NHNo&PTNT Quảng Nam
như sau:
- Thứ nhất: Cần phải xác định đúng phương hướng, mục tiêu và giải pháp phát
triển của Ngân hàng. Ngân hàng cần phải bám sát các Nghị quyết, chủ trương, đường lối
phát triển kinh tế xã hội ở địa phương và mục tiêu phát triển của ngành để xác định
phương hướng, mục tiêu và giải pháp phát triển trong mỗi giai đoạn.
- Thứ hai: Chú trọng công tác lãnh đạo và đội ngũ nhân lực. Tăng cường sự lãnh
đạo thống nhất giữa cấp uỷ Đảng, chuyên môn và đoàn thể. Coi trọng việc xây dựng đoàn
kết nội bộ. Chăm lo xây dựng đội ngũ nhân lực có đạo đức và kiến thức nghề nghiệp vững
vàng. Phân công công việc phù hợp, gắn trách nhiệm cá nhân với quyền lợi vật chất và
tinh thần. Thường xuyên phát động các phong trào thi đua nhằm động viên cán bộ nhân
viên hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
- Thứ ba: Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát nội bô. Thực hiện
nghiêm túc các văn bản qui định và sự chỉ đạo của ngân hàng cấp trên. Tăng cường kiểm
tra, kiểm soát nội bộ, phát hiện và xử lý kịp thời các tồn tại sau khi kiểm tra.
- Thứ tư: Chú trọng công tác phục vụ khách hàng. Tổ chức tốt khâu tiếp thị và
phục vụ khách hàng. Mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh bằng cách củng cố lại và
thành lập thêm các phòng giao dịch, đồng thời, đẩy mạnh việc thực hiện mô hình chuyển
tải vốn tín dụng cho các hộ nông dân thông qua tổ, nhóm, thông qua các chương trình phối
hợp.
- Thứ năm: Tăng cường công tác kiểm soát việc sử dụng vốn vay của khách hàng.
Phối hợp tốt với các tổ chức đoàn thể, các Hội, các trung tâm khuyến nông, lâm, ngư,…
để hướng dẫn và trợ giúp cho nông dân về mặt kỹ thuật, giám sát việc sử dụng vốn, trợ
giúp tìm kiếm thị trường đầu vào, đầu ra.
- Thứ sáu: Chú trọng công tác tuyên truyền, quảng bá, xây dựng thương hiệu. Tổ
chức tốt khâu tuyên truyền, quảng bá, xây dựng thương hiệu. Nhanh chóng hiện đại hoá
công nghệ thông tin, công nghệ ngân hàng, đáp ứng được nhiều tiện ích, cung cấp được
nhiều dịch vụ phù hợp với nhu cầu thực tiễn cuộc sống.
Chương 2
Thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng ngân hàng đối với lĩnh vực nông nghiệp nông
thôn của ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn Quảng Nam
2.1 Khái quát về địa bàn tỉnh và ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn Quảng Nam
2.1.1. Khái quát về đặc điểm kinh tế, xã hội tỉnh Quảng Nam ảnh hưởng đến
hoạt động tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
* Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
Quảng Nam ở vị trí trung độ của đất nước, là tỉnh ven biển Duyên hải Miền Trung,
phía bắc giáp thành phố Đà Nẵng, là trung tâm kinh tế của miền Trung, phía nam giáp tỉnh
Quảng Ngãi nằm liền với khu công nghiệp Dung Quất, phía đông giáp biển Đông với 125
km bờ biển, phía tây giáp với tỉnh Kon Tum và nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.
Diện tích tự nhiên của Quảng Nam là 10.406,83 km2, là tỉnh có cả miền núi, trung du,
đồng bằng và biển. Quảng Nam nằm trên tuyến giao thông huyết mạch Bắc - Nam, có
đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và cả đường hàng không, có quốc lộ 14B nối từ cảng Đà
Nẵng qua các huyện phía bắc của tỉnh đến biên giới Việt Lào và các tỉnh Tây Nguyên, rất
thuận lợi cho giao lưu kinh tế, thương mại với các địa phương khác trong cả nước cũng
như với nước ngoài. Về tổ chức hành chính, tỉnh gồm 17 huyện, thị xã. GDP bình quân
đầu người của tỉnh năm 2005 là 375 USD, thấp so với mức bình quân chung của cả nước.
Đặc điểm địa hình Quảng Nam rất phong phú, đa dạng cho phép phát triển nông, lâm, ngư
nghiệp toàn diện, phát triển các ngành nghề khác thúc đẩy sự phát triển của kinh tế khu
vực NNNT.
* Đặc điểm về dân số, lao động, xã hội
- Quảng Nam là tỉnh có nguồn lao động dồi dào, dân số của tỉnh đến năm 2005 là
1.465.922 người, là tỉnh có mật độ dân số cao trong cả nước (141người/km2), nhất là vùng
đồng bằng, ven biển nên diện tích đất canh tác bình quân trên mỗi hộ gia đình thấp. Toàn
tỉnh hiện có 1.018.545 lao động, trong đó lao động ngành nông, lâm, ngư nghiệp là
536.211 người, chiếm 52,6% lao động toàn tỉnh. Lao động chưa có việc làm ở nông thôn
hiện là 12.119 người, ngoài ra, còn có lực lượng lao động nông nhàn rất lớn. Trình độ lao
động trong khu vực NNNT còn thấp, chủ yếu chưa qua đào tạo chiếm trên 94% [4].
- Quảng Nam là tỉnh có tập quán và kinh nghiệm sản xuất lúa nước, cây lương thực
ngắn ngày, SXNN mang nặng tính thuần nông, tự cấp, tự túc với tư duy trì trệ, chậm thay
đổi. Chăn nuôi chỉ là nghề phụ nên khả năng hiểu biết của người dân về hoạt động chăn
nuôi còn rất ít, việc đưa giống mới hay ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào SXNN
chậm thay đổi và rất e ngại rủi ro. Tuy nhiên, bản tính của người dân rất cần cù, chịu khó,
ham học hỏi.
* Đặc điểm về điều kiện kinh tế
- Quảng Nam nằm liền kề Đà Nẵng nên rất thuận lợi về giao thông đường thuỷ, bộ,
sắt và hàng không. Hơn nữa, với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, hệ
thống giao thông nông thôn ở Quảng Nam trong những năm qua đã thay đổi đáng kể, 99%
xã vùng đồng bằng, ven biển có đường ô tô. Mạng lưới điện vùng đồng bằng, ven biển đã
được trải rộng đến 100% số xã [4]. Hệ thống thuỷ lợi, tưới tiêu ở vùng đồng bằng tương
đối hoàn chỉnh nhưng ở các vùng đầm, hồ, ao nuôi chưa đảm bảo, hệ thống kênh cấp và
tiêu nước chưa được quy hoạch, môi trường thường bị ô nhiễm, dịch bệnh phát sinh, năng
suất SXNN thấp và bấp bênh.
- Các ngành thương mại, công nghiệp phục vụ cho chăn nuôi và trồng trọt chậm
phát triển, hệ thống sản xuất cung ứng thức ăn còn ít, chưa ổn định, cơ sở sản xuất giống
chưa đảm bảo, chưa được kiểm soát bởi cơ quan chức năng, các cơ sở chế biến còn nhỏ lẻ,
chủ yếu là tư nhân địa phương, dịch vụ kỹ thuật hỗ trợ nông nghiệp hầu như chưa phát
triển. Hệ thống thông tin về thị trường nông sản còn nhiều hạn chế.
Tóm lại, Quảng Nam là tỉnh có tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh
CNH-HĐH và NNNT luôn được đánh giá có vai trò, vị trí quan trọng. Khai thác tốt các
tiềm năng sẵn có về con người, tài nguyên, NNNT Quảng Nam sẽ đóng góp xứng đáng
vào sự phát triển của tỉnh. Tuy nhiên, do hoạt động SXNN phát triển tự phát, cơ sở hạ
tầng ở nông thôn còn thấp kém, địa hình bị chia cắt, khí hậu khắc nghiệt, mật độ dân số
vùng đồng bằng, ven biển khá cao, trình độ và kinh nghiệm SXNN của người dân còn
thấp. Vì vậy, hoạt động SXNN đa phần theo mô hình hộ gia đình, kỹ thuật sản xuất khá
lạc hậu, hiệu quả SXNN thấp và bấp bênh. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc mở
rộng và nâng cao hiệu quả của hoạt động TDNH.
2.1.2. Khái quát về chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Quảng Nam
2.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển
Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam được chính thức thành lập theo quyết
định số 515/NHNo-02 ngày 16/12/1996 của Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám
đốc NHNo&PTNT Việt Nam trên cơ sở tách ra từ Sở giao dịch III - NHNo&PTNT Việt
Nam tại Đà Nẵng, với mô hình tổ chức có 12 chi nhánh huyện, thị và 9 ngân hàng liên xã.
Những ngày đầu đi vào hoạt động, chi nhánh đã gặp rất nhiều khó khăn do tình hình của
một tỉnh mới được chia tách cũng như sự ảnh hưởng của cơ chế bao cấp, cơ sở vật chất
của chi nhánh còn rất thiếu thốn, trong đó có 5 chi nhánh hoạt động thua lỗ. Hầu hết các
chi nhánh trực thuộc có nợ quá hạn phát sinh lớn (toàn tỉnh 9% nợ quá hạn), đời sống của
cán bộ nhân viên ngân hàng không ổn định, đối tượng khách hàng của ngân hàng chủ yếu
là HSX nông nghiệp. Tuy nhiên với nỗ lực và quyết tâm vượt qua khó khăn, thử thách
ngân hàng đã có định hướng và giải pháp đúng đắn, dần khắc phục những khó khăn hạn
chế ban đầu, từng bước đưa hoạt động kinh doanh của mình đi vào ổn định và phát triển
trên nhiều mặt.
2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ
a. Chức năng: Trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt
động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận. Tổ chức điều hành kinh doanh,
kiểm tra, kiểm toán nội bộ và thực hiện các nhiệm vụ khác được Tổng Giám đốc
NHNo&PTNT Việt Nam giao.
b. Nhiệm vụ
* Huy động vốn:
- Khai thác và nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và tổ chức tín dụng khác dưới
các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác trong nước và
nước ngoài bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và giấy tờ có giá khác để huy
động vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
- Tiếp nhận các nguồn tài trợ, vốn uỷ thác của Chính phủ, chính quyền địa phương
và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước và nước ngoài.
* Hoạt động tín dụng
- Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn SXKD, dịch vụ, đời sống cho
các tổ chức, cá nhân hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
- Cho vay trung, dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển SXKD, dịch
vụ, đời sống cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
* Các hoạt động kinh doanh khác:
- Kinh doanh ngoại hối: Huy động vốn và cho vay, mua, bán, ngoại tệ,
thanh toán quốc tế, bảo lãnh, chiết khấu, tái chiết khấu bộ chứng từ và các dịch vụ khác về
ngoại hối.
- Kinh doanh dịch vụ ngân hàng: Thu, phát tiền mặt; chi tiền qua máy rút tiền tự
động, dịch vụ nhận bảo quản, cất giữ tài sản và các loại giấy tờ có giá khác, thanh toán, nhận
uỷ thác cho vay của các tổ chức tài chính, tín dụng, tổ chức, các nhân trong và ngoài nước, đại
lý cho thuê tài chính, kinh doanh nhà hàng, khách sạn và các dịch vụ ngân hàng khác.
- Bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự
thầu, bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm, bảo lãnh hoàn thanh toán, bảo lãnh đối ứng
và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác cho các tổ chức, cá nhân trong nước theo quy
định.
* Các nhiệm vụ khác: Thực hiện công tác tổ chức, cán bộ, đào tạo, lao động, tiền
lương, thi đua, khen thưởng theo uỷ quyền của NHNo&PTNT Việt Nam. Thực hiện kiểm
tra, kiểm toán nội bộ về việc chấp hành thể lệ, chế độ nghiệp vụ trong phạm vi địa bàn. Tổ
chức phổ biến, hướng dẫn và triển khai thực hiện các cơ chế, quy chế nghiệp vụ và văn bản
pháp luật của Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và NHNo&PTNT Việt Nam liên quan đến
hoạt động của chi nhánh. Nghiên cứu, phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiền tệ, tín
dụng và đề ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với kế hoạch kinh doanh của NHNo&PTNT Việt
Nam và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương.
2.1.2.3. Cơ cấu tổ chức và mạng lưới chi nhánh
NHNo&PTNT Quảng Nam có mạng lưới các chi nhánh vươn đến tất cả các vùng từ
thành thị đến nông thôn, khu công nghiệp Điện Nam-Điện Ngọc, khu kinh tế mở Chu Lai,
cơ cấu bộ máy tổ chức và mạng lưới chi nhánh của NHNo&PTNT Quảng Nam đến
31/12/2005 như sau:
- Ban giám đốc gồm 01 Giám đốc và 03 Phó Giám đốc giúp việc. Tại Hội sở của
NHNo&PTNT tỉnh có 9 phòng và 1 tổ chuyên đề.
- Trong những năm qua, thực hiện kế hoạch triển khai đề án cơ cấu lại ngân hàng
của NHNo&PTNT Việt Nam, đến tháng 12/2005, toàn chi nhánh NHNo&PTNT Quảng
Nam có 43 chi nhánh các cấp, trong đó 29 chi nhánh cấp 2, 07 chi nhánh cấp 3 và 07
phòng giao dịch tại 17 huyện thị, khu công nghiệp, khu kinh tế mở và các cụm công
nghiệp trên địa bàn tỉnh. Các chi nhánh đều có những bước phát triển cả về quy mô lẫn
chất lượng hoạt động, tạo nên ưu thế cạnh tranh so với các ngân hàng khác hoạt động trên
địa bàn.
2.1.2.4. Lực lượng lao động và cơ sở vật chất
* Về lực lượng lao động
Trong hoạt động tại NHNo&PTNT Quảng Nam thì yếu tố con người được Ban
lãnh đạo chi nhánh đặc biệt quan tâm, nhận thức được vai trò nhân tố con người
quyết định đến sự thành công trong hoạt động kinh doanh của một tổ chức. Chất
lượng nguồn lao động quyết định hiệu quả và việc nâng cao chất lượng hoạt động tín
dụng ngân hàng. Do vậy, kể từ khi thành lập (1997) chi nhánh đã có những bổ sung
đáng kể về lực lượng lao động cũng như chú trọng công tác tuyển dụng, đào tạo để
nâng cao chất lượng của đội ngũ (tình hình về đội ngũ lao động của chi nhánh thể hiện
biểu số 2.1). Với nhiều sự quan tâm và giải pháp tích cực chú trọng đầu tư cho nguồn
nhân lực, đến cuối năm 2005, chi nhánh đã có 255/345 cán bộ đạt trình độ đại học và trên
đại học, chiếm tỷ lệ 74%, trong đó có 1 tiến sỹ, 2 thạc sỹ, 35 cán bộ đang theo học cao
học, 16 cán bộ có trình độ cử nhân chính trị và 12 cán bộ đang theo học lớp cao cấp chính
trị, 25 cán bộ đã tốt nghiệp đại học bằng hai, 29 cán bộ đang theo học đại học bằng hai.
Biểu 2.1: Trình độ của đội ngũ cán bộ
Đơn vị: người, %
Chỉ tiêu
Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Số
lượn
g
Tỷ lệ
Số
lượn
g
Tỷ lệ
Số
lượn
g
Tỷ lệ
Số
lượn
g
Tỷ lệ
Số
lượn
g
Tỷ lệ
1. Trên đại học 0 0.00 0 0.00 1 0.30 2 0.60 3 0.87
2. Đại học 159 57.19 178 60.96 224 68.29 236 71.30 252 73.04
3. Cao đẳng 94 33.81 91 31.16 82 25.00 74 22.36 71 20.58
4.Chưa qua đào
tạo
25 8.99 23 7.88 21 6.40 19 5.74 19 5.51
Tổng cộng 278 100 292 100 328 100 331 100 345 100
Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ- NHNo&PTNT Quảng Nam.
* Cơ sở vật chất
Quá trình phát triển của hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói
riêng luôn gắn liền với quá trình phát triển của cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ. Cơ sở
vật chất và ứng dụng công nghệ tin học vào hoạt động tín dụng là nhân tố hết sức quan
trọng tạo điều kiện để tăng năng suất, chất lượng, tăng hiệu quả hoạt động tín dụng, đồng
thời, tạo uy tín đối với khách hàng, tạo được lợi thế cạnh tranh so với các ngân hàng khác
nên có thể coi là nhân tố chính nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng.
Từ năm 2001 đến nay, toàn tỉnh đã được trang bị thêm và thay thế nhiều thiết bị
và máy tính các loại, sữa chữa nâng cấp và xây dựng nhiều trụ sở làm việc, trang thiết
bị, phương tiện công tác cho các ngân hàng cơ sở nhằm phục vụ tốt cho hoạt động kinh
doanh. Các chương trình nghiệp vụ cho vay, thu nợ, quản lý khách hàng, thông tin
phòng nừa rủi ro, tính lãi đều thực hiện trên máy tính, năng suất lao động được tăng lên
rõ rệt.
Đến năm 2005, ngân hàng đã triển khai chương trình chuyển tiền nhanh
Western Union, thanh toán trực tiếp đến các chi nhánh ngân hàng cơ sở, đã đáp ứng
được nhu cầu thanh toán chuyển tiền của khách hàng trong tỉnh đến phạm vi toàn
thé giới. Cài đặt và đưa vào hoạt động 3 máy ATM tại Hội sở, Hội An và Cửa Đại,
Chi nhánh cũng đã triển khai và hoàn thiện chương trình chuyển tiền điện tử mới,
triển khai nâng cấp chương trình giao dịch trực tiếp, quản lý phương thức cho vay
hạn mức tín dụng.
Tóm lại, có thể khẳng định rằng, cơ sở vật chất và đội ngũ nhân sự của chi nhánh
đã có những thay đổi đáng kể so với lúc mới thành lập, tạo điều kiện rất lớn để chi nhánh
nâng cao năng suất, giảm thiểu rủi ro, giảm chi phí, tăng lợi nhuận và hiệu quả hoạt động
kinh doanh ngân hàng nói chung và kinh doanh tín dụng nói riêng, đảm bảo đáp ứng được
yêu cầu cạnh tranh và hội nhập trong thời gian tới.
2.2. Thực trạng hoạt động và hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với lĩnh vực
nông nghiệp, nông thôn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng
Nam
2.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng ngân hàng đối với lĩnh vực nông nghiệp,
nông thôn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam
2.2.1.1 Chính sách tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn
NHNo&PTNT Quảng Nam xác định: “Nông thôn là thị trường, nông nghiệp là đối
tượng cho vay, nông dân là khách hàng chủ yếu”. Vì vậy, mục tiêu của chính sách tín
dụng đối với lĩnh vực NNNT của NHNo&PTNT là tiếp tục giữ vững vị trí, thị phần
trong vai trò cung cấp tín dụng cho đầu tư phát triển NNNT phù hợp với chính sách, mục
tiêu của Đảng, Nhà nước; mở rộng hoạt động, áp dụng công nghệ tin học hiện đại,
cung cấp các dịch vụ tiện ích và không ngừng phát triển thương hiệu, nâng cao uy tín
trên thị trường, nhanh chóng thích ứng trong quá trình hội nhập kinh tế. Một số nội dung
chủ yếu của chính sách tín dụng đối với lĩnh vực NNNT của chi nhánh như sau:
- Các yếu tố pháp lý: Tuân thủ các yếu tố pháp lý trong hoạt động tín dụng. Riêng về
chính sách đối với hoạt động TDNH trong lĩnh vực NNNT, NHNo&PTNT Việt Nam đã
có một số văn bản chỉ đạo như:
+ Văn bản 3202/NHNo-05, ngày 18/12/2000 về việc hướng dẫn cho vay phát triển
giống thủy sản.
+ Văn bản 704/NHNo-05, ngày 26/03/2001 về việc hướng dẫn cho vay cơ sở hạ tầng
nông thôn.
+ Văn bản 733/NHNo-06, ngày 28/03/2001 về việc hướng dẫn cho vay kinh tế trang
trại.
+ Văn bản 750/NHNo-06, ngày 29/03/2001 về việc hướng dẫn cho vay phát triển
ngành nghề nông thôn.
+ Văn bản 749/NHNo-06, ngày 29/03/2001 về việc hướng dẫn cho vay hộ gia đình, cá
nhân thông qua tổ vay vốn.
+ Văn bản 1111/NHNo-06, ngày 04/05/2001 về việc hướng dẫn cho vay theo hạn mức
tín dụng đối với hộ gia đình, cá nhân.
+ Văn bản 1850/NHNo-TD, ngày 11/06/2002 về việc hướng dẫn cho vay qua tổ vay
vốn.
Các văn bản trên đều ra đời dựa trên nền tảng của quyết định 67/1999/QĐ-TTg ngày
30/3/1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát
triển nông nghiệp và nông thôn. Các văn bản này tạo nên cơ sở pháp lý quan trọng giúp chi
nhánh đẩy mạnh hoạt động tín dụng đối với lĩnh vực NNNT.
- Coi trọng công tác huy động vốn, xác định công tác huy động vốn là nền tảng để
mở rộng cho vay, đặc biệt chú trọng đến nguồn vốn huy động từ dân cư, nhất là nguồn
vốn trung hạn và dài hạn để tạo thế ổn định. Đồng thời tranh thủ khai thác nguồn vốn uỷ
thác đầu tư, đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế.
- Đẩy mạnh việc chuyển hướng đầu tư, ưu tiên bố trí vốn cho các dự án có hiệu quả
kinh tế cao theo thứ tự có ưu tiên và chọn lọc khách hàng đó là: hộ SXKD, doanh nghiệp
vừa và nhỏ, lấy địa bàn NNNT là địa bàn chính để phục vụ và phát triển kinh doanh. Chú
trọng đầu tư theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thực hiện đa dạng hoá các sản phẩm
tín dụng cũng như đa dạng các đối tượng khách hàng để nâng cao thu nhập, giảm thiểu rủi
ro trong hoạt động tín dụng.
- Vốn đầu tư của ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất của
khách hàng, tạo công ăn việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế NNNT, nâng cao thu nhập
của người nông dân, góp phần vào sự nghiệp CNH, HĐH NNNT Quảng Nam. Đồng thời,
đảm bảo thu hồi gốc và lãi đầy đủ, đúng hạn nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh tín
dụng của ngân hàng có lợi nhuận và phát triển ổn định, bền vững.
2.2.1.2. Thực trạng về hoạt động huy động vốn
Nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng có thể hình thành từ nhiều nguồn khác nhau
như: vốn điều lệ, vốn vay, vốn huy động, vốn tài trợ, lợi nhuận để lại. Song, nguồn vốn
huy động có ý nghĩa quan trọng, có tính chất quyết định đến mở rộng hay thu hẹp tín
dụng. Với phương châm “đi vay để cho vay”, chi nhánh NHNo&PTNT Quảng Nam đã có
nhiều hình thức huy động đa dạng, linh hoạt như huy động kỳ phiếu với các hình thức trả
lãi linh hoạt, huy động tiền gửi tiết kiệm với các kỳ hạn đa dạng, kèm theo nhiều chương
trình khuyến mãi, tặng quà, dự thưởng...
Nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT Quảng Nam qua các năm không ngừng
tăng lên. Năm 2005, nguồn vốn huy động đạt 1.543.514 triệu đồng, tăng về tuyệt đối so
với năm 2004 là 234.386 triệu đồng, tương ứng tốc độ tăng trưởng 18,03%; đạt 102,1% kế
hoạch NHNo&PTNT Việt Nam giao. (Diễn biến về tình hình huy động vốn của chi nhánh
trong thời gian qua được thể hiện biểu 2.2).
Biểu 2.2: Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT Quảng Nam
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2001
Năm
2002
Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005
* Theo đối tượng khách hàng
- Tiền gửi TCKT 795,539 731,368 779,749 725,432 667,631
+ Kho bạc 691,125 634,236 676,243 547,691 448.957
- Tiền gửi dân cư 240,287 361,596 454,315 574,778 875,883
* Theo kỳ hạn
- Không kỳ hạn 779,908 736,922 780,803 726,029 671,657
- Có kỳ hạn 235,918 356,402 453,261 574,181 871,857
+ Dưới 1 năm 77,142 80,442 43,784 105,319 68,893
+ Trên 1 năm 158,776 275,600 409,478 468,862 802,964
* Theo loại tiền tệ
- VND 1,029,624 1,086,361 1,229,972 1,288,226 1,518,971
- Ngoại tệ quy đổi 6,202 6,603 4,092 11,984 24,543
Tổng cộng 1,035,826 1,092,964 1,234,064 1,300,210 1,543,514
Tốc độ tăng trưởng (%) - 5.52 12.91 5.36 18.03
Nguồn: Báo cáo tổng kết NHNo&PTNT Quảng Nam năm 2001-2005.
Về tiền gửi dân cư: Nguồn vốn này của NHNo&PTNT Quảng Nam trong thời gian
qua đã có những chuyển biến tích cực. Năm 2005 tiền gửi dân cư tăng so với năm 2004 là
301.105 triệu đồng, tương ứng 52,38%, chiếm 56,74% tổng nguồn vốn huy động, trong
đó, ngoại tệ quy đổi là 24.543 triệu đồng. Đây là năm mà ngân hàng đạt được tốc độ tăng
trưởng cao nhất từ trước đến nay, làm thay đổi cơ cấu nguồn vốn hợp lý theo hướng ổn
định và là yếu tố quan trọng góp phần hoàn thành kế hoạch nguồn vốn tại địa phương do
NHNo&PTNT Việt Nam giao.
Về tiền gửi của các tổ chức: Tiền gửi của các tổ chức có xu hướng giảm dần, năm
2005, đạt 667,631 triệu, giảm so với năm 2004 là 57.801 triệu. Trong tiền gửi của các tổ
chức, tiền gửi của các tổ chức kinh tế có xu hướng tăng, năm 2005 đạt 218.674 triệu đồng,
tăng so với năm 2004 là 40.933 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 23,02%, chiếm
14,16% tổng nguồn. Tiền gửi Kho bạc Nhà nước năm 2005 đạt 448.957 triệu đồng, giảm
so với năm 2004 là 98.734 triệu đồng, tương ứng 18,02% và chiếm tỷ trọng 29,08% tổng
nguồn vốn.
Đồ thị 2.1: Cơ cấu vốn huy động của ngân hàng theo loại kỳ hạn
77
9.
90
8
77,142
158.776
73
6.
92
2
80,442
275.600
78
0.
80
3
43,784
409.478
72
6.
02
9
105,319
468.862
67
1.
65
7
68,893
802.964
0%
20%
40%
60%
80%
100%
2001 2002 2003 2004 2005
- Kh«ng kú h¹n - Cã kú h¹n d- í i 1 n¨ m - Cã kú h¹n trªn 1 n¨ m
Về cơ cấu vốn huy động theo thời hạn: Tiền gửi không kỳ hạn có xu hướng giảm
dần, tiền gửi có kỳ hạn có xu hướng tăng mạnh, nhất là loại kỳ hạn trên 1 năm. Đến năm
2005, tiền gửi không kỳ hạn đạt 671.657 triệu đồng, chiếm 43,51% tổng nguồn vốn huy
động, giảm 54.372 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ là 7,48% so với năm 2004. Tiền gửi có
kỳ hạn dưới 1 năm là 68.893 triệu đồng, chiếm 4,46% trên tổng nguồn, giảm so với năm
2004 là 36.426 triệu đồng, tỷ lệ giảm là 34,58%. Tiền gửi có kỳ hạn trên 1 năm đạt
802.964 triệu đồng, chiếm 52,02% trên tổng nguồn, tăng 334.102 triệu đồng, tỷ lệ tăng là
71,26%. Các nguồn vốn từ 24 tháng trở lên thì chưa được khách hàng ưa chuộng (Đồ thị
2.1).
Tóm lại, công tác huy động vốn trong những năm gần đây, đặc biệt là nguồn tiền
gửi trong dân cư, đã có nhiều thành công rất lớn. Trong đó cơ cấu tiền gửi không kỳ hạn
giảm thấp (giảm 34,58%, chiếm 4,46% tổng nguồn); còn tiền gửi có kỳ hạn trên một năm
tăng mạnh, tốc độ tăng 71,26%, chiếm tỷ trọng 52,02% tổng nguồn. Kết quả đạt được do
NHNo&PTNT Quảng Nam đã rất chú trọng đến công tác huy động nguồn vốn, áp dụng
các chính sách huy động có hiệu quả gắn với lãi suất linh hoạt. thường xuyên điều chỉnh
lãi suất huy động phù hợp tính chất cạnh tranh trên thị trường. Ngân hàng đã có những
chính sách khuyến mại hấp dẫn, công tác tuyên truyền, quảng cáo đạt hiệu quả, cùng với
việc tổ chức những đợt huy động tiết kiệm dự thưởng và cơ chế khen thưởng nội bộ tích
cực nhằm động viên kịp thời các chi nhánh ngân hàng cơ sở đạt thành tích thi đua huy
động vốn trong dân cư. Ngoài ra, kết quả này còn là cả quá trình tổ chức mở rộng mạng
lưới hoạt động, phát huy lợi thế so sánh với các NHTM khác tại địa phương, quảng bá và
xây dựng thương hiệu. Điều này khẳng định tầm quan trọng, tính ổn định của nguồn tiền
gửi của dân cư trong hoạt động ngân hàng hiện tại cũng như trong những năm kế tiếp. Qua
đó, giúp ngân hàng có đủ tiềm lực về tài chính để tài trợ cho các dự án, món vay có quy
mô lớn. Tuy nhiên, với khả năng huy động như trên, nếu không kể đến tiền gửi tổ chức
Kho bạc Nhà nước (Tiền gửi Kho bạc có xu hướng giảm, năm 2005 giảm 18,02% so với
năm 2004), vốn huy động của chi nhánh chỉ mới đáp ứng khoảng 75% đến 80% dư nợ cho
vay cùng thời điểm và chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của ngân hàng. Đồng
thời những nguồn vốn có giá rẻ của ngân hàng có xu hướng giảm mạnh sẽ ảnh hưởng rất
lớn đến chi phí đầu vào, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động tín
dụng của ngân hàng. Vì vậy, trong thời gian tới, chi nhánh cần đẩy mạnh hơn nữa công tác
huy động vốn từ dân cư. Trong công tác huy động vốn từ dân cư, chi nhánh thường gặp
một số khó khăn đó là:
- Kinh tế NNNT Việt Nam nói chung và Quảng Nam nói riêng, vốn tích luỹ từ nội
bộ dân cư quá ít. Theo thống kê, số hộ nghèo của tỉnh chiếm gần 10% trong tổng số hộ
[4].
- Tâm lý người dân NNNT chưa có thói quen để tiền ở ngân hàng mà thường có suy
nghĩ góp nhặt để mua vàng cất trữ dành cho những lúc gặp rủi ro.
Vì vậy, để nâng cao khả năng huy động vốn từ dân cư, đáp ứng yêu cầu mở rộng
tín dụng đầu tư phát triển NNNT, chi nhánh cần có biện pháp để người dân có thói quen
cất giữ tiền của mình ở ngân hàng, khi cần rút ra hay vay của ngân hàng để sử dụng.
2.2.1.3 Thực trạng về hoạt động cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn
Là một trung gian tài chính, với chủ trương “đi vay để cho vay”, dư nợ cho vay
của NHNo&PTNT Quảng Nam tăng đều qua các năm đã đáp ứng nhu cầu vay vốn của
mọi thành phần kinh tế và các cá nhân, hộ gia đình, hợp tác xã. Chi nhánh đặc biệt chú
trọng cấp tín dụng cho cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo điều kiện
cho những khách hàng này có vốn để phát triển SXKD. Khách hàng đến giao dịch với
ngân hàng ngày càng đông, uy tín và khả năng cho vay của Ngân hàng ngày càng nâng
cao. (Hoạt động cho vay NNNT của chi nhánh trong thời gian qua thể hiện ở biểu 2.3).
Qua số liệu thống kê biểu số 2.3 cho thấy, dư nợ cuối năm 2005 đạt 1.354.900 triệu
đồng, tăng tuyệt đối so với năm 2004 là 243.361 triệu đồng, với tốc độ tăng là 21,89%, đạt
và vượt tốc độ tăng trưởng kế hoạch cấp trên giao 19%.
Biểu 2.3: Hoạt động cho vay đối với lĩnh vực NNT của chi nhánh
Đơn vị tính: triệu đồng, %
Chỉ tiêu
Năm
2001
Năm
2002
Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005
* Theo thời hạn cho vay
1. Ngắn hạn 335,41
3
491,39
1 588,580 703,666 874,632
2. Trung, dài hạn 259,03
4
312,52
9 402,305 407,873 507,268
* Theo ngành nghề cho vay
1. Nông, lâm nghiệp, thuỷ
sản
320,14
6
320,14
6 435,276 512,341 573,692
2. Thương mại, dịch vụ
100,50
4
203,51
9 230,476 239,572 249,136
3. Công nghiệp, TTCN,
XD
145,34
3
174,21
9 202,408 240,251 362,718
4. Cho vay khác
128,43
6
106,03
6 122,725 119,375 169,354
* Theo đối tượng khách hàng vay vốn
1. DNNN
159,27
2
255,07
1 351,738 360,052 187,330
2. DNNQD 13,266 48,330 66,451 85,166 279,933
3. HTX 3,444 2,910 3,819 5,687 8,391
4. HSX
418,46
5
497,60
9 568,877 660,635 879,246
Tổng cộng
594,44
6
803,92
0
990,885
1,111,53
9
1,354,90
0
Tốc độ tăng trưởng dư
nợ 35.23 23.26 12.18 21.89
Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng NHNo&PTNT Quảng Nam năm 2001-2005.
Về cơ cấu cho vay theo thời hạn
Trong cơ cấu dư nợ, dư nợ trung và dài hạn đã được điều chỉnh theo hướng giảm
dần và chiếm tỷ lệ phù hợp với kế hoạch cấp trên giao. Tính đến 31/12/2005, dư nợ cho
vay trung dài hạn đạt 507.268 triệu đồng, tăng so với năm 2004 là 99.395 triệu đồng, tốc
độ tăng là 24,37%, chiếm tỷ trọng 37,44% trong tổng dư nợ, dư nợ ngắn hạn đạt 874.632
triệu đồng, tăng so với năm 2004 là 170.966 triệu đồng, với tốc độ tăng 24,29%, chiếm tỷ
trọng 62,56% trong tổng dư nợ. Tuy nhiên, với việc giảm dần tỷ trọng cho vay trung dài
hạn ở những năm 2004, 2005 sẽ làm cho thu nhập của ngân hàng sụt giảm, đồng thời cũng
với việc huy động các nguồn vốn có kỳ hạn tăng mạnh sẽ tăng chi phí nên hiệu quả hoạt
động tín dụng sẽ có nguy cơ giảm mạnh ở những năm này (Đồ thị 2.2).
Đồ thị 2.2: Cơ cấu dư nợ tín dụng của ngân hàng theo loại kỳ hạn
Việc mở rộng tín dụng là mục tiêu cần thiết, tuy nhiên phải có chọn lọc là chủ
trương chung của NHNo&PTNT Việt Nam nhằm cơ cấu lại và nâng cao chất lượng của
33
5.
41
3
259.034
49
1.
39
1
312.529
58
8.
58
0
402.305
70
3.
66
6
407.873
87
4.
63
2
507.268
0%
20%
40%
60%
80%
100%
2001 2002 2003 2004 2005
1. Ng¾n h¹n 2. Trung, dµi h¹n
khoản mục cấp tín dụng. Với chủ trương này, các đối tượng đang có nhu cầu vay vốn,
nhất là vay vốn trung dài hạn để cải tạo đất, mặt nước nuôi trồng, trồng cây công nghiệp,
chăn nuôi trâu bò,..., hay nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường, chợ, cải
tạo kênh mương, thuỷ lợi,.., nhằm cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất, đổi mới thiết bị để
mở rộng sản xuất hàng hoá quy mô lớn và nâng cao chất lượng nông sản hàng hoá đang
gặp nhiều khó khăn. Do vậy, để mở rộng tín dụng trước áp lực phải nâng cao chất lượng,
chi nhánh đã có nhiều biện pháp như chủ động tiếp cận khách hàng, chủ động tìm kiếm
các phương án khả thi để đầu tư.
Về đối tượng khách hàng vay vốn
Khách hàng của NHNo&PTNT trên địa bàn bao gồm các doanh nghiệp, HTX hoạt
động trong lĩnh vực NNNT và các khách hàng là các hộ sản xuất vay vốn để phát triển
SXKD hay tiêu dùng, trong đó số lượng khách hàng đông đảo nhất là kinh tế hộ (Đồ thị
2.3).
- Đối với DNNN: đó là các doanh nghiệp cung ứng về phân bón, thuốc trừ sâu, con
giống, thức ăn, cung ứng máy nông cụ cho sản xuất hay các doanh nghiệp chế biến, xuất
khẩu nông sản hàng hoá. Đến 31/12/2005, dư nợ của nhóm khách hàng này đạt 187.330
triệu chiếm 13,82% trong tổng dư nợ, giảm 48% so với năm 2004. Đây là nhóm khách
hàng có số lượng nhỏ và khó gia tăng do sự cạnh tranh giữa các ngân hàng. Trong thời
gian qua, do sự biến động bất thường về giá của một số mặt hàng như phân bón, thức ăn
gia súc hay nông sản đầu ra làm cho các khách hàng này gặp khó khăn, một số doanh
nghiệp phá sản như công ty Đường, công ty phân bón, nhà máy Dứa,...đã gây không ít khó
khăn cho việc thu nợ và mở rộng dư nợ của ngân hàng. Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến dư
nợ của đối tượng này giảm là nhiều DNNN đã tiến hành xong việc cổ phần hoá và chuyển
đổi hình thức (công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ 51% vốn cổ phần hoặc không nắm
giữ cổ phần chi phối) nên dư nợ của DNNQD tăng mạnh ở năm 2005.
- Đối với DNNQD và HTX: mặc dù dư nợ còn chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn nhưng
đây là nhóm khách hàng có triển vọng bởi số lượng các DNNQD ra đời ngày càng nhiều
và ngày càng làm ăn có hiệu quả. Các ngân hàng cần có biện pháp đẩy mạnh đầu tư vào
nhóm khách hàng này. Dư nợ đối với DNNQD, năm 2005 đạt 279.933 triệu chiếm 20,7%
trong tổng dư nợ, tăng hơn 3 lần so với năm 2004. Dư nợ đối với HTX, năm 2005 đạt
8.391 triệu chiếm 0,67% trong tổng dư nợ, tăng 32,2% so với năm 2004.
- Đối với HSX: đây là bộ phận khách hàng có món vay nhỏ nhưng có số lượng khá
đông đảo và là thị trường mục tiêu của NHNo&PTNT. Đến 31/12/2005, dư nợ cho vay
HSX đạt 879.246 triệu, chiếm 64,89% tổng dư nợ, tăng 33% so với 2004. Ngoài nhu cầu
vay vốn đầu tư sản xuất, các hộ gia đình, CBCNV còn có nhu cầu vay tiêu dùng và đóng
góp không nhỏ vào việc mở rộng dư nợ của ngân hàng (dư nợ chiếm 12%). Tuy nhiên,
nhóm khách hàng vay tiêu dùng có nguy cơ bị thu hẹp do sự cạnh tranh và mở rộng hoạt động
của các ngân hàng (nhất là Ngân hàng Thương mại cổ phần). Vì vậy, NHNo&PTNT cần có
biện pháp để giữ vững thị trường và thu hút khách hàng này.
Đồ thị 2.3: Cơ cấu dư nợ của ngân hàng theo đối tượng khách hàng
* Về đối tượng và ngành nghề cho vay
Chi nhánh NHNo&PTNT Quảng Nam đã tích cực thực hiện việc cho vay trực tiếp
đến hộ nông dân theo Nghị định 14/CP của Thủ tướng Chính phủ và tổ chức triển khai tốt
Quyết định 67 của Thủ tướng Chính phủ đến các HSX trên diện rộng, đến vùng sâu, vùng
xa thông qua các chương trình phối hợp với Hội nông dân, Hội phụ nữ và các đoàn thể khác
để chuyển tải vốn đến HSX. Vốn của ngân hàng chủ yếu được đầu tư vào các lĩnh vực sau
(Đồ thị 2.4):
- Ngành nông-lâm nghiệp, thuỷ sản: Đến 31/12/2005, dư nợ ngành này đạt 573.692
triệu đồng chiếm 42,34%, tăng so với 2004 là 12%, tập trung vào các đối tượng như phân
bón, thuốc trừ sâu phục vụ sản xuất lương thực, cao su, cây ăn quả, mua giống, thức ăn gia
súc, gia cầm cũng như tập trung vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.Trong đó
ngành nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản là ngành có truyền thống và thế mạnh ở các tỉnh
ven biển, vốn TDNH tập trung vào các đối tượng như nuôi tôm sú, tôm hùm, nuôi cá mú,
13.266
48.330
66.451
85.166
279.933
159.272
255.071
351.738
360.052
187.330
418.465
497.609
568.877
660.635
879.246
0% 20% 40% 60% 80% 100%
2001
2002
2003
2004
2005
2. DNNQD 1. DNNN 3. HTX 4. HSX
nuôi ba ba, ếch, đánh bắt thuỷ sản, câu mực... Việc đầu tư vốn của ngân hàng vào lĩnh vực
này tạo điều kiện cho các hộ nuôi trồng mở rộng ao đìa, nâng cao khả năng thâm canh,
chuyển hướng sang nuôi công nghiệp, từ đó giải quyết công ăn việc làm, nhiều hộ ngư dân
vùng ven biển thoát nghèo và vượt lên khá giả giàu có đồng thời tạo nguồn nguyên liệu rất
lớn phục vụ xuất khẩu. Tuy nhiên, vấn đề về quy hoạch diên tích nuôi trồng, vấn đề hậu
cần nghề cá như bảo quản, chế biến, tiêu thụ còn rất bấp bênh và hạn chế, bên cạnh còn
ảnh hưởng khắc nghiệt của thiên tai. Vì vậy, rủi ro cho va
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Nam đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn (2).pdf