Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần trong quá trình cạnh tranh và hội nhập

Tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần trong quá trình cạnh tranh và hội nhập: 1 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU CHƯƠNG I: 01 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TRONG QUÁ TRÌNH CẠNH TRANH VÀ HỘI NHẬP 1.1 Ngân hàng thương mại và vai trò của NHTMCP trong nền kinh tế thị trường................................................................................................................ 01 1.1.1 Khái niệm về Ngân hàng ............................................................................ 01 1.1.2 Ngân hàng thương mại cổ phần .................................................................. 02 1.1.3 Các chức năng cơ bản của Ngân hàng thương mại ..................................... 02 1.2 Nghiệp vụ hoạt động NHTMCP trong cơ chế thị trường........................ 04 1.2.1 Nghiệp vụ huy động vốn ............................................................................. 04 1.2.2 Nghiệp vụ tín dụng..............................................................................

pdf89 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1030 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần trong quá trình cạnh tranh và hội nhập, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU CHƯƠNG I: 01 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TRONG QUÁ TRÌNH CẠNH TRANH VÀ HỘI NHẬP 1.1 Ngân hàng thương mại và vai trò của NHTMCP trong nền kinh tế thị trường................................................................................................................ 01 1.1.1 Khái niệm về Ngân hàng ............................................................................ 01 1.1.2 Ngân hàng thương mại cổ phần .................................................................. 02 1.1.3 Các chức năng cơ bản của Ngân hàng thương mại ..................................... 02 1.2 Nghiệp vụ hoạt động NHTMCP trong cơ chế thị trường........................ 04 1.2.1 Nghiệp vụ huy động vốn ............................................................................. 04 1.2.2 Nghiệp vụ tín dụng...................................................................................... 04 1.2.3 Đầu tư tài chính và tham gia thị trường tiền tệ ........................................... 04 1.2.4 Kinh doanh ngoại hối .................................................................................. 05 1.2.5 Dịch vụ tài chính - ngân hàng ..................................................................... 05 1.3 Lợi thế cạnh tranh của NHTMCP ............................................................. 06 1.3.1 Khái niệm và vai trò lợi thế cạnh tranh ...................................................... 06 1.3.2 Các chiến lược cạnh tranh ........................................................................... 07 1.4 Mối liên kết hoạt động của hệ thống NHTMCP trong nền kinh tế thị trường ............................................................................................................... 08 1.5 Phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng trên cơ sở nhu cầu của khách hàng và nền kinh tế ................................................................................... 08 2 1.5.1 Sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng đáp ứng các nhu cầu tiện ích của Ngân hàng ...................................................................................................... 08 1.5.2 Hiệu quả hoạt động của khách hàng là hiệu quả của NH .......................... 09 1.6 Những tác động, ảnh hưởng của hội nhập đến quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động NHTMCP trên địa bàn TP.HCM ...... 10 1.7 Xác định những tiêu chí phân tích, đánh giá năng lực tài chính và hiệu quả hoạt động kinh doanh............................................................................ 11 1.7.1 Chỉ tiêu an toàn vốn (Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu) ..................................... 11 1.7.2 Chỉ tiêu đảm bảo khả năng thanh khoản .................................................... 11 1.7.3 Các chỉ tiêu khả năng sinh lời và kết quả kinh doanh ................................ 12 1.7.4 Chỉ tiêu quản trị rủi ro ................................................................................. 12 KẾT LUẬN CHƯƠNG I ...................................................................................... 13 CHƯƠNG II............................................................................................................ 14 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI TP.HCM 2.1 Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống NHTMCP tại TPHCM -----------------------------------------------------------------------------------------------------14 2.1.1 Quá trình hình thành..................................................................................... 14 2.1.2 Phát triển mạng lưới hoạt động................................................................... 16 2.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động NHTMCP tại TP.HCM ....... 16 2.2.1 Những nhân tố thuận lợi.............................................................................. 16 2.2.2 Một số khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động và nguyên nhân..................... 17 2.3 Thực trạng về năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động ................... 18 2.3.1 Vốn điều lệ .................................................................................................. 18 3 2.3.2 Vốn hoạt động ............................................................................................. 22 2.3.3 Thực trạng đầu tư, cung ứng vốn cho nền kinh tế ....................................... 26 2.3.4 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật .............................................. 29 2.3.5 Thực trạng năng lực tài chính và khả năng thanh khoản ............................ 31 2.3.6 Thực trạng và năng lực phát triển dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại.................................................................................................................. 32 2.3.7 Thực trạng về nguồn nhân lực và trình độ quản trị của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM ............................................................................................ 37 2.3.8 Hiệu quả hoạt động của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM................... 38 2.4 Thực trạng về việc xây dựng và thiết lập hệ thống quản trị rủi ro và hệ thống cảnh báo hoạt động .............................................................................. 42 2.4.1 Xác định những rủi ro thường xảy ra .......................................................... 42 2.4.2 Thực trạng việc quản lý rủi ro .................................................................... 43 2.4.3 Việc xây dựng hệ thống quản trị rủi ro, hệ thống cảnh báo ...................... 43 2.5 Phân tích, đánh giá tổng quan về những chuẩn mực an toàn và hiệu quả trong hoạt động của NHTMCP trên địa bàn TPHCM ..................................... 44 2.6 Tổng quan về thị phần hoạt động kinh doanh của các NHTMCP so sánh với các hệ thống ngân hàng khác trên địa bàn ........................................ 46 2.6.1 Thị phần huy động vốn................................................................................ 46 2.6.2 Thị phần đầu tư, cho vay, cung ứng vốn cho nền kinh tế............................ 46 2.6.3 Thị phần thanh toán quốc tế ........................................................................ 46 2.7 Sử dụng kỹ thuật phân tích SWOT (bảng ma trận) để xác định những ưu lợi thế của NHTMCP ....................................................................................... 47 2.7.1 Những điểm mạnh ....................................................................................... 47 2.7.2 Những điểm yếu .......................................................................................... 47 4 2.7.3 Những cơ hội ............................................................................................... 47 2.7.4 Những thách thức......................................................................................... 48 2.8 Những yêu cầu đặt ra của NHTMCP TP.HCM trong quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động Ngân hàng ................................... 48 2.8.1 Những vấn đề về vốn hoạt động ................................................................. 48 2.8.2 Những vấn đề công nghệ và phát triển các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng hiện đại......................................................................................................... 49 2.8.3 Những vấn đề về nhân lực .......................................................................... 49 2.8.4 Những vấn đề về quản trị điều hành........................................................... 49 2.8.5 Xây dựng chiến lược kinh doanh trong tầm trung và dài hạn ..................... 50 2.9 Dự báo triển vọng phát triển hoạt động NHTMCP tại TPHCM .......... 50 KẾT LUẬN CHƯƠNG II ..................................................................................... 51 CHƯƠNG III .......................................................................................................... 52 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NHTMCP TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM TRONG QUÁ TRÌNH CẠNH TRANH VÀ HỘI NHẬP 3.1 Mục tiêu và nguyên tắc phát triển hoạt động hệ thống NHTMCP tại TP.HCM- ................................................................................................................ 52 3.1.1 Mục tiêu tổng quát và lộ trình phát triển .................................................... 52 3.1.2 Nguyên tắc phát triển hoạt động hệ thống NHTMCP tại TPHCM............. 53 3.2 Giải pháp nâng cao năng lực về vốn tự có của NHTMCP...................... 54 3.2.1 Cơ sở khoa học của việc tăng vốn............................................................... 54 3.2.2 Lộ trình tăng vốn ......................................................................................... 55 3.2.3 Các giải pháp và khả năng hiện thực của việc tăng vốn điều lệ................ 56 5 3.3 Giải pháp đảm bảo các chỉ tiêu chuẩn mực an toàn hoạt động và các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động kinh doanh ................................................................... 57 3.3.1 Chỉ tiêu chuẩn mực an toàn hoạt động ....................................................... 57 3.3.2 Cơ sở khoa học và tính thực tiễn của giải pháp ......................................... 57 3.4 Giải pháp phát triển hạ tầng kỹ thuật, ứng dụng công nghệ hiện đại .. 60 3.4.1 Xác định mục tiêu ứng dụng công nghệ...................................................... 60 3.4.2 Đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật ................................................................... 60 3.4.3 Cơ sở lý luận và tính thực tiễn của giải pháp phát triển hạ tầng kỹ thuật, ứng dụng công nghệ hiện đại ...................................................................................... 61 3.5 Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính ngân hàng................................... 62 3.5.1 Định hướng chung........................................................................................ 62 3.5.2 Lộ trình thực hiện ........................................................................................ 62 3.5.3 Cơ sở lý luận và tính thực tiễn của giải pháp phát triển dịch vụ tài chính ngân hàng ...................................................................................................................... 64 3.6 Giải pháp phát triển mạng lưới hoạt động bền vững .............................. 65 3.6.1 Đối với việc phát triển mạng lưới hoạt động ngoài lãnh thổ Việt Nam..... 65 3.6.2 Đối với việc phát triển mạng lưới hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam........ 65 3.7 Giải pháp thiết lập hệ thống quản lý rủi ro và hệ thống cảnh báo ....... 66 3.7.1 Những yêu cầu về quản lý rủi ro ................................................................ 66 3.7.2 Giải pháp cụ thể .......................................................................................... 68 3.7.3 Cơ sở lý luận và tính thực tiễn của giải pháp.............................................. 68 3.8 Giải pháp thiết lập hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ ...................... 69 3.8.1 Xác định phương pháp chấm điểm tín dụng nội bộ ................................... 69 3.8.2 Cơ sở lý luận và tính thực tiễn ................................................................... 71 3.9 Giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực..................................... 71 6 3.10 Giải pháp tham gia thị trường tài chính tiền tệ ...................................... 72 3.10.1 Tham gia đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp .......................................... 72 3.10.2 Tham gia thị trường tiền tệ ........................................................................ 72 3.11 Phát triển mạnh hoạt động marketing ................................................... 72 3.12 Giải pháp hỗ trợ.......................................................................................... 73 3.12.1 Cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động của ngân hàng ..................... 73 3.12.2 Giải pháp phát triển đồng bộ các thị trường .............................................. 74 3.12.3 Chủ trương của TP.HCM ........................................................................... 74 KẾT LUẬN III ...................................................................................................... 75 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 76 KẾT QUẢ KHẢO SÁT TÀI LIỆU THAM KHẢO 7 PHẦN MỞ ĐẦU 1/ Tính cấp thiết của đề tài: Hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam chính thức hình thành, đi vào hoạt động kinh doanh từ khi 2 pháp lệnh Ngân hàng ra đời năm 1990. Riêng hệ thống Ngân hàng TMCP hình thành xuất phát điểm từ TPHCM năm 1991 trên cơ sở thí điểm và có sự nâng cấp từ Quỹ tín dụng. Qua 15 năm hoạt động và phát triển có thể khẳng định rằng hệ thống NHTMCP trên địa bàn TPHCM đã đạt được những kết qủa khả quan. Hình thành hệ thống NHTMCP là một chủ trương phát triển đúng hướng trong hoạt động hệ thống Ngân hàng của Việt Nam. Điều đó được thể hiện rõ trước đây Luật các TCTD quy định NHTMCP của Nhà nước và nhân dân, sau chỉnh sửa lại là NHTMCP, điều đó nói lên việc mở rộng các sở hữu tham gia đầu tư vốn vào NHTMCP không chỉ có Nhà nước, nhân dân mà còn có cả sở hữu vốn là các cổ đông nước ngoài để gọi vốn từ nước ngoài. Thậm chí, trong xu hướng phát triển ngày nay của hệ thống NHTM cũng đang có xu hướng cổ phần hóa để đẩy mạnh phát triển hơn nữa. Có thể nói rằng TPHCM là một thị trường tiền tệ đầy tiềm năng, rất năng động, nhạy cảm nhưng cũng có rất nhiều rủi ro, do vậy để đứng vững được trên thị trường này đã là vấn đề khó khăn nhưng để tăng trưởng và phát triển lại là vấn đề vô cùng khó khăn. Hiện nay, hệ thống Ngân hàng Việt Nam đang trong quá trình hội nhập có nhiều cơ hội cho các NHTM nói chung, cho hệ thống NHTMCP nói riêng nhưng cũng đứng trước nhiều thách thức, trở ngại. Vấn đề quan trọng nhất là biết tận dụng những cơ hội nào cho mình, biết những thách thức nào để có thể khắc phục và vượt qua. 8 Trong điều kiện cơ chế chính sách vừa chưa đồng bộ vừa chưa hoàn chỉnh, lại thiếu nhiều quy chế, chuẩn mực hoạt động; về công nghệ, hạ tầng kỹ thuật còn ở trình độ còn thấp, chưa có sự kết nối, tập trung dữ liệu cao; về dịch vụ thiếu nhiều tính tiện ích, chưa tạo ra sự khác biệt trong cạnh tranh; về vốn tự có thì quá thấp, năng lực tài chính, quy mô hoạt động còn nhỏ; về khả năng thanh toán vẫn chưa cao trong khi chưa có quy trình quản trị rủi ro, quản trị thanh khoản; nguồn nhân lực vừa yếu vừa thiếu chưa đáp ứng các yêu cầu nâng cao, chưa có chiến lược kinh doanh trong tầm trung và dài hạn… Vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao hiệu qủa hoạt động của NHTMCP trên địa bàn TPHCM điều mà bất cứ nhà quản lý nói chung, nhà quản trị các NHTMCP nói riêng đều đã có suy nghĩ đến, tuy nhiên để thực hiện không phải là vấn đề đơn giản, cần phải có qúa trình nghiên cứu, phân tích đánh giá để xác định thực trạng hoạt động của NHTMCP trên địa bàn TPHCM, xác định những yêu cầu, điều kiện cần có trong quá trình nâng cao năng lực hoạt động, hiệu qủa hoạt động, khả năng đáp ứng hiện tại của các NH này, những vấn đề còn thiếu, còn tồn tại để từ đó có giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động. Nâng cao hiệu quả hoạt động điều đó có ý nghĩa là bao hàm cả việc nâng cao năng lực hoạt động trong quá trình cạnh tranh và hội nhập. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài: “ Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTMCP trong quá trình cạnh tranh và hội nhập” 2/ Mục tiêu nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu nhằm giải quyết các vấn đề sau: 2.1/ Đối với NHTMCP: Đánh giá thực trạng, xác định những điểm mạnh, yếu, những yêu cầu đặt ra trong hoạt động của các NHTMCP trên địa bàn TPHCM trong quá trình cạnh tranh và trước những yêu cầu hội nhập để từ đó có những giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả hoạt động. 9 2.2/ Đối với Ngân hàng Nhà nước: Trên cơ sở thực trạng hoạt động của NHTMCP nói riêng, hệ thống NHTM nói chung Ngân hàng Nhà nước sẽ điều chỉnh, bổ sung hoặc ban hành những cơ chế, chính sách hoạt động NH phù hợp thực tiễn, có biện pháp quản lý hiệu qủa. Đồng thời hoạch định chiến lược phát triển NH làm nền tảng cho các NH phát triển. Đối với NHNN chi nhánh TPHCM sẽ nâng cao hơn nữa chất luợng quản lý đối với hoạt động NHTMCP trên địa bàn để đưa các NH này hoạt động tuân thủ pháp luật, an toàn, hiệu quả. 3/ Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: - Nghiên cứu phân tích đánh giá tình hình hoạt động của NHTMCP trên địa bàn TPHCM từ năm 2000 đến 30/6/2005 ( riêng số liệu về vốn điều lệ đến 31/8/05 ) - Nghiên cứu phân tích, đánh giá hoạt động NHTMCP trên địa bàn TPHCM trong mối quan hệ so sánh với hoạt động của các hệ thống NHTM Nhà nước, NHLD, chi nhánh NH nước ngoài và một số NHTMCP có hội sở chính ngoài địa bàn TPHCM . - Dãy thời gian phân tích 5 năm rưỡi, nhưng trong đó bao gồm 3 giai đoạn hoạt động phát triển của NH như sau : + Giai đoạn 2000-2001: đây là thời gian sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế khu vực 1997-1999; tình hình kinh tế trong nước đang trong tình trạng thiểu phát sau khi Nhà nước đã thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt; có tình trạng vốn ngân hàng bị ứ đọng tương đối; chưa có cơ chế lãi suất chưa mang tính thỏa thuận. + Giai đoạn 2002 – 2003: Đặc điểm của giai đoạn này là ngành NH đang phát triển khả quan; tín dụng ngân hàng tăng trưởng nhanh; cơ chế chính sách có nhiều thay đổi như luật NHNN, luật các TCTD được điều chỉnh bổ sung; thực hiện 10 cơ chế lãi suất thỏa thuận; trên địa bàn TPHCM các NH đang thực hiện chương trình mục tiêu lộ trình phát triển dịch vụ NH giai đoạn 2001-2005 . + Giai đoạn từ 2004 đến tháng 6/2005: Đặc điểm giai đoạn này kinh tế đang trong tình trạng lạm phát gia tăng; giá nguyên nhiên liệu trên thị trường thế giới tăng nhanh; ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm; lãi suất đồng USD trên thị trường thế giới do FED liên tục điều chỉnh tăng nhanh; chính sách tiền tệ trong nước đang hạn chế, thắt chặt dần … 4/ Phương pháp nghiên cứu: - Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng để phân tích đánh giá hoạt động NHTMCP. Kết hợp với phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp thống kê để rút ra những vấn đề chung nhất, những chỉ tiêu mang tính định lượng và những chỉ tiêu manh tính định tính. - Đặc biệt, sử dụng phương pháp khảo sát, điều tra thực tế để khẳng định những phân tích, đánh giá và nhằm để xác định cở sở thực tiển, khả năng hiện thực của những giải pháp đề xuất. 5/ Kết cấu của luận văn: Luận văn gồm 3 chương: - Chương I - Tổng quan về hoạt động NHTMCP trong quá trình cạnh tranh và hội nhập - Chương II - Thực trạng năng lực và hiệu quả hoạt động của các NHTMCP trên địa bàn TPHCM và những yêu cầu đặt ra trong quá trình cạnh tranh, hội nhập - Chương III - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP trên địa bàn TPHCM trong quá trình cạnh tranh và hội nhập. 11 CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TRONG QUÁ TRÌNH CẠNH TRANH VÀ HỘI NHẬP 1.1 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ VAI TRÒ CỦA NHTMCP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG: 1.1.1 Khái niệm về ngân hàng: Có nhiều khái niệm về ngân hàng, nhưng nhìn chung có hai khái niệm đặc trưng nhất: - Theo tài liệu quản trị Ngân hàng thương mại của Peter S.Rose : Ngân hàng là một loại hình tổ chức có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và đối với từng cộng đồng nói riêng. Các Ngân hàng có thể được định nghĩa qua các chức năng ( các dịch vụ ) mà chúng thực hiện trong nền kinh tế Theo đó ngân hàng là một loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán, thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế. - Theo Luật các Tổ chức tín dụng quy định: Tổ chức tín dụng là Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của luật các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật để hoạt động ngân hàng. Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng ( TCTD ) thể hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng 12 phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác. Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gởi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Từ các khái niệm về ngân hàng trên đã thể hiện ngân hàng là ngành kinh doanh hàng hoá đặc biệt đó là kinh doanh tiền tệ, các dịch vụ dẫn xuất từ tiền tệ. 1.1.2 Ngân hàng thương mại cổ phần: Tuỳ theo các hình thức sỡ hữu vốn khi thành lập mà hệ thống ngân hàng thương mại Việt nam có các loại ngân hàng : Ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN), ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP), ngân hàng liên doanh (NHLD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trong thời gian tới sẽ có thêm loại hình ngân hàng 100% vốn nước ngoài được thành lập theo luật pháp Việt nam. 1.1.3 Các chức năng cơ bản của ngân hàng thương mại: Ngân hàng thương mại nói chung, NHTMCP nói riêng đều có những chức năng cơ bản: 1.1.3.1 Tạo tiền : Một trong những chức năng chủ yếu của các ngân hàng thưong mại là khả năng tạo tiền và huỷ tiền. Chức năng được thực hiện thông qua các hoạt động tín dụng và đầu tư của NHTM. 1.1.3.2 Tiền gởi thanh toán: Việc thực hiện cơ chế thanh toán hay nói cách khác sự vận động vốn là một trong những chức năng quan trọng do các NHTM thực hiện và càng trở nên quan trọng khi được tín nhiệm trong việc sử dụng séc và thẻ tín dụng. 13 1.1.3.3 Huy động tiết kiệm: NHTM thực hiện một dịch vụ rất quan trọng đối với tất cả các khu vực của nền kinh tế bằng cách cung ứng những điều kiện thuận lợi cho việc gởi tiền tiết kiệm của dân chúng, tạo ra những tiện ích cho khách hàng đến gởi tiền, nhằm thu hút tối đa nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi trong dân cư, tổ chức kinh tế để cung ứng vốn lại cho nền kinh tế. 1.1.3.4 Mở rộng tín dụng: Chức năng đầu tiên của các NHTM là mở rộng tín dụng đối với khách hàng. Các NHTM luôn tìm kiếm các cơ hội để cho vay, xem đó là chức năng quan trọng nhất. Trong việc tạo ra khả năng tín dụng, các NHTM đã và đang thực hiện chức năng xã hội, làm cho sản phẩm xã hội tăng lên, vốn đầu tư được mở rộng, đời sống người dân được cải thiện và nâng lên. 1.1.3.5 Tài trợ ngoại thương: Mặc dù ngoại thương được hình thành và bắt nguồn từ hoạt động nội thương nhưng nó có sự khác nhau đáng kể. Chính từ sự khác nhau đó, các NHTM cần thiết cung ứng các dịch vụ ngân hàng quốc tế đối với hoạt động ngoại thương. 1.1.3.6 Dịch vụ uỷ thác: Những dịch vụ uỷ thác như thực hiện phân chia tài sản theo di chúc hoặc theo sự uỷ thác của một cá nhân nào đó trước khi qua đời; ngân hàng thực hiện quản lý tiền hưu trí và phân chia lợi tức; thực hiện các nghiệp vụ có liên quan đến việc mua bán trái phiếu, cổ phiếu . 1.1.3.7 Bảo quản an toàn vật có giá: Đây là dịch vụ lâu đời nhất được các NHTM thực hiện. Theo đó NHTM phải có kho tàng kiên cố, két sắt để bảo quản an toàn tài sản và các giấy tờ có giá cho khách hàng. 14 1.1.3.8 Dịch vụ kinh kỷ: Đó là việc mua và bán các chứng khoán cho khách hàng. Mặc dù quyền hạn trong dịch vụ tài chính của các ngân hàng được nâng lên nhưng không được vượt quá giới hạn các hoạt động bảo lãnh hoặc cung ứng các dịch vụ nghiên cứu, đầu tư vốn thông thường, kết hợp với các hoạt động môi giới . 1.2 NGHIỆP VỤ HOẠT ĐỘNG NHTMCP TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG: Được thể hiện qua một số nghiệp vụ chủ yếu sau : 1.2.1 Nghiệp vụ huy động vốn: Huy động vốn là một chức năng, nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng, theo Luật các Tổ chức tín dụng ( Luật TCTD ) tại mục 1 – Huy động vốn, điều 45 - Nhận tiền gởi quy định “ Ngân hàng được nhận tiền gởi của tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng ( TCTD ) khác. TCTD phi ngân hàng được nhận tiền gởi có kỳ hạn từ một năm trở lên của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy định của Ngân hàng nhà nước ” 1.2.2 Nghiệp vụ tín dụng: Theo Luật các TCTD tại mục 2 - Hoạt động tín dụng, các điều 49 - cấp tín dụng quy định “ TCTD được cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng nhà nước ”. Điều 50 - Loại cho vay “ TCTD cho các tổ chức, cá nhân vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống. TCTD cho các tổ chức, cá nhân vay trung dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống ” 15 1.2.3 Đầu tư tài chính và tham gia thị trường tiền tệ: Đây là nghiệp vụ đầu tư ngoài nghiệp vụ cho vay. Theo đó những nghiệp vụ này được quy định như : Theo điều 69 – góp vốn, mua cổ phần, Luật các TCTD quy định “ Các TCTD được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp và của các tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật ”. Theo điều 70 – Tham gia thị trường tiền tệ , Luật các TCTD quy định “ TCTD được tham gia thị trường tiền tệ do NHNN tổ chức, bao gồm thị trường đấu giá tín phiếu kho bạc, thị trường nội tệ và ngoại tệ liên NH, thị trường giấy tờ có giá khác theo quy định của ngân hàng nhà nước ” . Nhiều NHTM tập trung đầu tư vốn vào các loại trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, tín phiếu ngân hàng nhà nước, trái phiếu công trình đầu tư, trái phiếu chính quyền; cổ phiếu, trái phiếu công ty….Các giấy tờ có giá mày trở thành những công cụ giao dịch trên thị trường tiền tệ. 1.2.4 Kinh doanh ngoại hối: Theo điều 71 – Kinh doanh ngoại hối và vàng, luật các TCTD quy định “TCTD được kinh doanh ngoại hối và vàng trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế khi được NHNN cấp phép ”. Đây là lĩnh vực nhạy cảm nhất, phụ thuộc rất nhiều về sự biến động tỷ giá và cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Hiện nay các NH đã thực hiện nhiều giao dịch ngoại tệ mang tính phòng ngừa và bảo hiểm tỷ giá như giao dịch kỳ hạn (Forward), giao dịch hoán đổi (Swap), giao dịch quyền chọn tiền tệ (Currency option), giao dịch quyền chọn vàng (Gold option). 16 1.2.5 Dịch vụ tài chính- ngân hàng: Theo điều 68 – Dịch vụ thanh toán, luật các TCTD quy định “ Tổ chức tín dụng là ngân hàng được thực hiện các thanh toán : Cung ứng các phương tiện thanh toán; thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng; thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép; thực hiện dịch thu hộ và chi hộ; thực hiện vác dịch vụ thanh toán khác do Ngân hàng nhà nước quy định ”. Trong cơ chế thị trường và trong quá trình hội nhập hiện nay, các NH đang chú trọng phát triển các sản phẩm dịch vụ tài chính – ngân hàng hiện đại. Những dịch vụ này rủi ro ít nhưng mang lại hiệu quả cao cho NH. Thực hiện tốt dịch vụ này sẽ là một kênh huy động vốn hiệu quả nhất, nhanh nhất. Càng phát triển mạnh các dịch vụ này càng thể hiện được tính cạnh tranh của các NH, vấn đề quan trọng là các dịch vụ của NH cần có sự khác biệt nên mới có khả năng cạnh tranh cao được. 1.3 LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA NHTMCP : 1.3.1 Khái niệm và yếu tố cấu thành nên lợi thế cạnh tranh: 1.3.1.1 Khái niệm: Lợi thế cạnh tranh có thể hiểu là cái gì đó mà nó làm cho tổ chức nổi bật, riêng có của mình. Khi tổ chức có lợi thế cạnh tranh, tổ chức đó có cái mà các nhà cạnh tranh khác không có, tổ chức đó sẽ hoạt động tốt hơn những tổ chức khác, hoặc làm được những việc mà tổ chức khác không làm được. Lợi thế cạnh tranh là nhân tố cần thiết cho sự thành công và tồn tại lâu dài của tổ chức. Hay nói cách khác thì lợi thế cạnh tranh là những năng lực phân biệt của ngân hàng mà những năng lực phân biệt này được khách hàng xem trọng, đánh giá cao vì nó tạo ra giá trị cho khách hàng. 17 1.3.1.2 Các yếu tố cấu thành nên lợi thế cạnh tranh: Môi trường bên ngoài: Bao gồm các yếu tố : thứ nhất, sự cạnh tranh hiện tại trong ngành; thứ hai, các đối thủ tiềm tàng; thứ ba, yếu tố người mua ( khách hàng ); thứ tư, yếu tố nhà cung ứng; thứ năm, yếu tố các sản phẩm thay thế; thứ sáu, yếu tố các môi trường khác như chính sách pháp luật, tình hình kinh tế chính trị, khoa học kỹ thuật và văn hóa xã hội. Môi trường bên trong: Đánh giá các yếu tố bên trong bao gồm việc đánh giá các hoạt động quản trị, marketing, tài chánh-kế toán, tác nghiệp, nghiên cứu & phát triển và hệ thống thông tin quản lý vì chúng là những hoạt động cốt lõi của các ngân hàng. Ngày càng có nhiều ngân hàng tổ chức thành công việc kiểm soát nội bộ để có thể nhận diện được các lợi thế cạnh tranh của chính mình đối với các ngân hàng cạnh tranh khác. Bao gồm: các hoạt động tạo ra giá trị cho khách hàng; nguồn vốn; đội ngũ nhân viên, các nhà lãnh đạo ngân hàng; uy tín của sản phẩm - dịch vụ trên thị trường. 1.3.2 Các chiến lược cạnh tranh: 1.3.2.1 Chiến lược chi phí thấp nhất: Mục tiêu của ngân hàng theo đuổi chiến lược chi phí thấp nhất là vượt trội đối thủ cạnh tranh bằng cách tạo ra sản phẩm - dịch vụ với chi phí thấp nhất. 1.3.4.2 Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm - dịch vụ: Mục tiêu của chiến lược khác biệt hóa sản phẩm - dịch vụ là đạt được lợi thế cạnh tranh thông qua việc tạo ra sản phẩm - dịch vụ được xem là duy nhất, độc đáo với những đặc điểm mà khách hàng đánh giá cao, nhận biết được sự khác biệt và 18 sẵn sàng trả giá cao cho sự khác biệt đó, thỏa mãn nhu cầu khách hàng bằng cách thức mà đối thủ cạnh tranh không thể ( chẳng hạn như dịch vụ thẻ đa năng ). 1.3.4.3 Chiến lược tập trung: Chiến lược tập trung chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu cho một phân khúc thị trường nào đó, được xác định thông qua yếu tố địa lý, đối tượng khách hàng hoặc tính chất sản phẩm- dịch vụ . Ngân hàng có thể thực hiện chiến lược tập trung thông qua hai phương thức đó là chi phí thấp hoặc sự khác biệt hóa. 1.4 MỐI LIÊN KẾT HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG NHTMCP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG: Trong xu thế mới hoạt động của các NH trên toàn cầu, đặc biệt là ở Việt nam, NHTM nói chung , của các NHTMCP nói riêng không phải là vấn đề cạnh tranh “ một mất một còn ” mà là vấn đề để tồn tại và phát triển, các NH đã có xu hướng liên kết lại với nhau trong hoạt động. Khả năng cạnh tranh của các NHTMCP không chỉ phụ thuộc vào năng lực tài chính; khả năng về vốn, về công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực.; hiệu quả hoạt động kinh doanh mà còn phụ thuộc rất nhiều vào mối liên kết giữa các NHTMCP trong quá trình hoạt động và phát triển. Chính sự liên kết của các NHTMCP sẽ cho phép các Ngân hàng này khắc phục được những hạn chế, khó khăn về vốn, về công nghệ cũng như về lợi thế cạnh tranh so với các Ngân hàng khác. Các hình thức liên kế bao gồm: - Liên kết trong đầu tư cung ứng vốn cho nền kinh tế dưới hình thức cho vay hợp vốn, đồng tài trợ. 19 - Liên kết giữa các NHTMCP tạo điều kiện phát triển dịch vụ tài chính - ngân hàng như liên kết phát hành và thanh toán thẻ. - Liên kết trong phát triển các nghiệp vụ trên thị trường liên ngân hàng. 1.5 PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TRÊN CƠ SỞ NHU CẦU CỦA KHÁCH HÀNG VÀ NỀN KINH TẾ: 1.5.1 Sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng đáp ứng các nhu cầu tiện ích của ngân hàng: - Đối với những dịch vụ tiền gởi: Sự mong đợi của khách hàng không những chỉ ở lãi suất được hưởng mà còn mong đợi ở tính linh hoạt về kỳ hạn; tính đa tiện dụng ( kỳ hạn gởi tiền đi kèm với mức lãi suất được hưởng như tiết kiệm bậc thang ); tính phù hợp với khả năng thu nhập của người gởi tiền ( tiết kiệm tích luỹ ) ; tính phù hợp với mục đích ( tiết kiệm an sinh ); tính tiện lợi trong gởi và rút tiền ( gởi một nơi, rút nhiều nơi )… - Đối với những dịch vụ đầu tư, cung ứng vốn cho khách hàng: không những chỉ đơn thuần là cho vay mà NH đã thực hiện các dịch vụ NH hiện đại nhằm đáp ứng các tiện ích cho khách hàng như bảo lãnh thanh toán, bao thanh toán, chiết khấu chứng từ có giá, cho thuề tài chính, tài trợ xuất nhập khẩu … - Đối với những dịch vụ thanh toán: không đơn thuần chỉ là những việc chuyển tiền thanh toán thông thường khi khách hàng có nhu cầu phát sinh mà ngày nay NH đã chủ động tạo thuận lợi cho khách hàng tìm đến NH để sử dụng những dịch vụ thanh toán trên cơ sở đáp ứng những tiện ích cho khách hàng trong thanh toán như các dịch vụ thẻ thanh toán hiện đại, dịch vụ ngân hàng điện tử như homebanking, internetbanking, mobilbanking, ebanking..... - Những dịch vụ tài chính và dịch vụ song hành, cung cấp thêm các dịch vụ khác kèm theo hoặc thông qua việc cung cấp dịch vụ ban đầu( dịch vụ bán chéo ): tất 20 cả các dịch vụ này có thể liên quan đến nhau, phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng, làm thế nào để khách hàng sử dụng một nhu cầu sản phẩm này để tạo ra nhu cầu đối với sản phẩm khác liên quan. 1.5.2 Hiệu quả hoạt động của khách hàng là hiệu quả hoạt động của NH: Trong thời bao cấp, NH như là “ Thượng đế ”, nếu khách hàng cần thì khách hàng phải tìm đến NH để được vay vốn…, nhưng ngày nay trong cơ chế thị trường, khách hàng mới chính là những “ Thượng đế ” và NH phải tìm đến khách hàng để phục vụ cho khách hàng với phương châm “ Tất cả vì sự phồn thịnh và sự phát triển của khách hàng ”. Với cách nhìn nhận như vậy, cho nên các NH đã xác định “ Khách hàng còn, NH còn, Khách hàng mất, NH mất ”, do đó hiệu quả hạot động của khách hành chính là hiệu quả hoạt động của NH. Do đó, trong cơ chế thị trường đòi hỏi NH phải tự nâng cao năng lực hoạt động, nâng cao năng lực cạnh tranh để phục vụ tốt nhất cho khách hàng; hoạt động của khách hàng có hiệu quả thì hoạt động của NH mới có hiệu quả. 1.6 NHỮNG TÁC ĐỘNG, ẢNH HƯỞNG CỦA HỘI NHẬP ĐẾN QUÁ TRÌNH NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHTMCP TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM: - Khi hội nhập diễn ra những rào cản về pháp lý nhằm hạn chế các hoạt động kinh doanh của các ngân hàng nước ngoài và liên doanh được gỡ bỏ. Các ngân hàng nước ngoài, liên doanh sẽ được cung cấp hầu hết các sản phẩm dịch vụ ngân hàng như các ngân hàng trong nước. Điều này cũng đồng nghĩa với việc yêu cầu cắt giảm bảo hộ về kinh doanh dịch vụ ngân hàng đối với các NHTM trong nước. 21 - Sức ép cạnh tranh đối với các NHTM Việt Nam sẽ tăng lên cùng với việc nới lỏng các qui định về hoạt động của các ngân hàng nước ngoài. - Ngoài ra, tác động của hội nhập đến năng lực cạnh tranh và mức độ cạnh tranh sẽ tập trung chủ yếu vào những lĩnh vực sau: thị trường tín dụng, kể cả bán sỉ và bán lẻ; giao dịch thanh toán và chuyển tiền; dịch vụ tư vấn, môi giới kinh doanh tiền tệ, phát triển doanh nghiệp. - Sự cọ sát với các ngân hàng nước ngoài cũng sẽ là động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới và cải cách ngân hàng, nhất là trong việc nâng cao năng lực quản lý điều hành, thiết lập các qui định an toàn trong hoạt động ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế, thúc đẩy thị trường tài chính phát triển đầy đủ và hiệu quả hơn. 1.7 XÁC ĐỊNH NHỮNG TIÊU CHÍ PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH. 1.7.1 Chỉ tiêu an toàn vốn ( Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu ): Đây là chỉ tiêu rất quan trọng nhằm đánh giá khả năng an toàn vốn của NH, theo đó tất cả các NH ( trừ NH nước ngoài )đều phải duy trì tỷ lệ tối thiểu giữa vốn tự có so với tổng tài sản “ có ” rủi ro. Vốn tự có Hệ số an toàn vốn = ≥ 8% Tổng tài sản có rủi ro 1.7.2 Chỉ tiêu đảm bảo khả năng thanh khoản : Việc NHNN quy định tỷ lệ về khả năng chi trả đã có những thay đổi quan trọng, để dần từng bước phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Trước đây, theo quyết định 297/1999/QĐ-NHNN5, ngày 25/8/1999 đã quy định: Kết thúc ngày làm việc, TCTD phải duy trì cho ngày làm việc tiếp theo tỷ lệ tối thiểu bằng 1 giữa tài sản “có” có thể thanh toán ngay so với các tài sản “ nợ ” phải thanh toán ngay. Hiện nay, theo quyết định 457/2005/QĐ-NHNN, ngày 19/4/2005, tỷ lệ về khả năng chi trả được quy định cho từng loại đồng tiền, vàng và quy định chung cho tổng tài sản “ có ” có thể thanh toán ngay so với các tài sản “ nợ ” phải thanh toán ngay; riệng về thời gian đảm bảo chi trả không quy định từng ngày mà quy định chung trong thời gian 7 ngày tiếp theo và 1 tháng tiếp theo: 22 - Tỷ lệ tối thiểu 25% giữa giá trị các tài sản “ có ” có thể thanh toán ngay và các tài sản “ nợ ” sẽ đến hạn thanh toán trong thời gian một tháng tiếp theo. - Tỷ lệ tối thiểu bằng 1 giữa tổng tài sản “ có ” có thể thanh toán ngay trong khoảng thời gian 7 ngày làm việc tiếp theo và tổng tài sản “ nợ ” sẽ đến hạn thanh toán trong khoảng thời gian 7 ngày làm việc tiếp theo. 1.7.3 Các chỉ tiêu khả năng sinh lời và kết quả kinh doanh: Đây là hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu kinh doanh của NH, bao gồm các chỉ tiêu: 1.7.3.1 Chỉ tiêu “ lợi nhuận trước thuế/Tổng tài sản bình quân ” Chỉ tiêu này cho thấy cứ giá trị 1 đồng tài sản có mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận , phản ảnh hiệu quả quy mô đầu tư hoạt động của NH. 1.7.3.2 Chỉ tiêu “ Thu nhập lãi suất ròng/Tài sản sinh lời bình quân ” Chỉ tiêu này cho thấy cứ 1 đồng tài sản sinh lời sẽ mang lại bao nhiêu đồng thu nhập lãi suất ròng, để từ đó thay đổi kết cấu sử dụng vốn nên tập trung đầu tư vốn hay phát triển mạnh dịch vụ thanh toán. 1.7.3.3 Chỉ tiêu “ lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản bình quân ”- ROA 1.7.3.4 Chỉ tiêu “ lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu ” – ROE Chỉ tiêu ROA phản ảnh số lợi nhuận ròng được tạo ra là bao nhiêu trên 1 đơn vị ti sản có; chỉ tiêu ROE phản ảnh khả năng sinh lời của vốn chủ sỡ hũư. Đây là những chỉ tiêu cơ bản luôn được các nhà quản trị NH quan tâm. Hai chỉ tiêu này rất quan trọng, phản ảnh hiệu quả kinh doanh đạt được trong mối quan hệ cấu trúc vốn như thế nào cho hợp lý, để mang lại hiệu quả cao nhất. Mối quan hệ giữa hai chỉ tiêu này như sau : ROA = ROE x Vốn chủ sở hữu / Tổng Tài sản bình quân 1.7.4 Chỉ tiêu quản trị rủi ro : 1.7.4.1 Chỉ tiêu “ Vốn chủ sỡ hữu/Tài sản chịu rủi ro”. 23 1.7.4.2 Chỉ tiêu “ Tổng vốn huy động/Vốn chủ sở hữu ”. Chỉ tiêu này phản ảnh tỷ lệ Vốn huy động lớn gấp bao nhiêu lần vốn chủ sở hữu, thông thường trong khoảng từ 15 đến 20 lần vốn chủ sỡ hữu. 1.7.4.3 Chỉ tiêu “ Dự phòng tổn thất tín dụng/Dư nợ tín dụng trung bình” Chỉ tiêu này phản ảnh cứ trên 100 đơn vị tín dụng thì có bao nhiêu tổn thất không có khả năng thu hồi. KẾT LUẬN CHƯƠNG I Khi đề cập đến hiệu quả hoạt động ngân hàng thì vấn đề đặt ra là phải biết về những chức năng cũng như những nghiệp vụ hoạt động của NH, những chỉ tiêu đánh giá hoạt động NH nhưng khi nói đến nâng cao hiệu quả hoạt động thì phải xác định được môi trường hoạt động của Ngân hàng, những tác động, ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng. Chính vì vậy, chương I đã cung cấp những lý luận cơ bản về ngân hàng thương mại nói chung, NHTMCP nói riêng; những chức năng cơ bản, những nghiệp vụ của NHTMCP trong nền kinh tế thị trường; những lợi thế cạnh tranh, những chiến lược cạnh tranh; những mối liên kết hoạt động của hệ thống NHTMCP trong nền kinh tế thị trường… trên cơ sở đó phân tích, đánh giá xác định đúng thực trạng của các NHTMCP TPHCM để có giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trong quá trình cạnh tranh và hội nhập. 24 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG NĂNG LỰC VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TRÊN ĐIẠ BÀN TPHCM VÀ NHỮNG YÊU CẦU ĐẶT RA TRONG QUÁ TRÌNH CẠNH TRANH, HỘI NHẬP 2.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG NHTMCP TẠI TPHCM: 2.1.1 Quá trình hình thành: 2.1.1.1 Trước khi có pháp lệnh Ngân hàng ( Trước năm 1990 ): Nghị định 53/HĐBT là bước khởi đầu trong sự nghiệp đổi mới của ngân hàng, từ năm 1989, chuyển ngân hàng sang hạch toán kinh tế kinh doanh XHCN. Xong điều cơ bản là đã hoàn thiện mô hình tổ chức, tách ngân hàng thành 2 cấp: Hệ thống Ngân hàng Nhà nước với chức năng quản lý Nhà nước về Tiền tệ - Tín dụng - Thanh toán; Hệ thống Ngân hàng chuyên doanh với nhiệm vụ kinh doanh Tiền tệ - Tín dụng, dịch vụ ngân hàng. Theo đó, hệ thống các NH chuyên doanh bao gồm các NH Công nghiệp, Nông nghiệp, Ngoại thương và Đầu tư phát triển; bên cạnh đó TPHCM đã thí điểm xây dựng mô hình Ngân hàng cổ phần, đầu tiên là NHTMCP Sài gòn công thương (1987), tiếp đến là NHTMCP Xuất nhập khẩu (1988). Như vậy, trong thời kỳ đầu trên địa bàn TP.HCM chỉ có 2 NHTMCP được thành lập và hoạt động. Cùng với các NHTM Nhà nước, các NHTMCP chỉ hoạt động theo Nghị định của Chính phủ . 25 Các ngân hàng trên địa bàn nói chung, các NHTMCP nói riêng chưa phát huy được tính tự chủ trong kinh doanh, còn ảnh hưởng bởi bao cấp, chưa thực sự đổi mới. Trên cơ sở đó, ngành ngân hàng phải tiếp tục sửa đổi, bổ sung ban hành mới các cơ chế, quy chế hoạt động và nghiệp vụ thích hợp để tự hoàn chỉnh mình và tự khẳng định mình trong cơ chế thị trường đó chính là sự ra đời của Pháp lệnh Ngân hàng. 2.1.1.2 Từ khi có pháp lệnh Ngân hàng (năm 1990 đến tháng 10/98): Đây là một bước tiếp tục đổi mới, khẳng định và nâng cao vị trí pháp lý của Ngân hàng sau 48 năm hoạt động (1951-1999). Chức năng quản lý Nhà nước và chức năng kinh doanh Ngân hàng được tách hẳn . Trong giai đoạn này, do đặc điểm nền kinh tế lúc bấy giờ đang trong tình trạng đổ vỡ HTXTD. Do đó, đã sắp xếp, chấn chỉnh lại , một số HTXTD còn họat động được điều chỉnh, sáp nhập để chuyển thể thành các NHTMCP, bên cạnh đó thành lập mới một số NHTMCP. Qua đó nâng tổng số NHTMCP có hội sở chính tại TPHCM lên đến 17 ngân hàng. Tuy nhiên ngành Ngân hàng chưa dừng lại ở đây mà tiếp tục một bước đổi mới nâng cao về vị thế pháp lý, đó là sự ra đời của 2 Luật Ngân hàng. 2.1.1.3 Từ khi có Luật các TCTD ( có hiệu lực từ 1/10/98 ): Luật các TCTD được ban hành và một số văn bản hướng dẫn Luật tạo hành lang pháp lý cao hơn cho hoạt động của các TCTD. Đây là thời kỳ phản ánh rõ nhất mô hình hoạt động của các NHTMCP; những NH nào hoạt động hiệu quả, an toàn, có định hướng và mục tiêu phát triển thì đã “ tách ra ” để vươn lên; những NH nào còn khó khăn về tài chính chưa thể mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động, hoạt động yếu kém thì lựa chọn những bước đi phù hợp, thực hiện lộ trình tăng vốn, chấn chỉnh, củng cố, giải thể nhằm không gây sáo trộn ( NHTMCP Đại Nam sát nhập vào NHTMCP Phương Nam; Công ty tài chính cổ phần Sài Gòn sát nhập với 26 NHTMCP Đà Nẵng để trở thành NHTMCP Việt Á; giải thể NHTMCP Mê kông ) theo quy định của NHNN. 2.1.2 Phát triển mạng lưới hoạt động: - Đến nay trên địa bàn TPHCM có 17 NHTMCP trên tổng số 36 NHTMCP trong cả nước ( 25 NHTMCP đô thị và 11 NHTMCP nông thôn ). Trong đó đang hoạt động 15 Ngân hàng; ngưng hoạt động, chờ xử lý tồn tại 2 NH : Việt Hoa và Nam đô. Trong số 15 NHTMCP đô thị hoạt động tại TPHCM có 1 NHTMCP nông thôn An bình vừa được Ngân hàng nhà nước VN cho phép chuyển lên NHTMCP đô thị tháng 5/05. - Về mạng lưới phát triển hoạt động của NHTMCP trên địa bàn TPHCM có thể khẳng định rằng NHTMCP phát triển mạnh các loại hình hoạt động trên cơ sở mở các chi nhánh cấp 1, cấp 2, phòng giao dịch trong phạm vi cả nước, gồm : 15 Hội sở chính tại địa bàn TPHCM ; 3 Sở giao dịch trên địa bàn ; 129 Chi nhánh cấp 1 (trong đó trên địa bàn là 58 chi nhánh); 162 Chi nhánh cấp 2 ( trong đó trên địa bàn là 94 chi nhánh ); 92 phòng giao dịch ( trong đó trên địa bàn là 61 ); 2 Công ty khai thác nợ và quản lý tài sản . Ngoài ra trên địa bàn còn có 8 chi nhánh cấp 1 của các NHTMCP có hội sở chính ngoài địa bàn TPHCM. 2.2 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG NHTMCP TẠI TPHCM : 2.2.1 Những nhân tố thuận lợi: 2.2.1.1 Môi trường pháp lý: Cơ chế chính sách của NHNNVN ngày càng hoàn thiện, thông thoáng. Đặc biệt các cơ chế về hoạt động tín dụng; về lãi suất; tỷ giá; về kinh doanh mua bán ngoại tệ... đã tạo cho các TCTD nói chung, NHTMCP nói riêng quyền chủ động, linh hoạt trong hoạt động kinh doanh theo đúng luật định. Đây là yếu tố pháp lý 27 quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTMCP hoạt động và kinh doanh hiệu quả. Chính vì yếu tố tự chủ và tự chịu trách nhiệm buộc các NHTMCP phải xem xét, lựa chọn kỹ trước khi có quyết định trong hoạt động kinh doanh. 2.2.1.2 Môi trường kinh tế: - Tốc độ tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế cả nước nói chung và của TPHCM nói riêng trong thời gian vừa qua tiếp tục đạt mức tăng trưởng khá đã có tác động tích cực đến quá trình mở rộng và tăng trưởng hoạt động của các NHTMCP trên địa bàn TP. 2.2.2 Một số khó khăn ảnh hưởng hoạt động và nguyên nhân: 2.2.2.1 Áp lực về vốn và lãi suất cạnh tranh: Do nhu cầu vốn đáp ứng cho một số dự án lớn tại một số NHTM nên các NH này đã nâng lãi suất huy động vốn tăng lên, bên cạnh đó thị trường vốn cũng đang phát triển thông qua việc phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu đô thị với lãi suất khá cao. Do đó, một số NH không có nhu cầu vốn tăng thêm nhưng để giữ khách hàng, không bị giảm vốn huy động, nên bắt buộc phải tăng lãi suất lên từ đó tạo ra một sự cạnh tranh lãi suất giữa các NH. Sự cạnh tranh này xuất phát từ những nhu cầu thực nhưng cũng xuất phát từ những nhu cầu không thực. 2.2.2.2 Sự tăng trưởng tín dụng và rủi ro tín dụng: Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh đặc biệt: đi vay để cho vay; theo đó sự tăng trưởng tín dụng gắn liền với rủi ro gia tăng. Trong khi đó khả năng quản lý, khả năng kiểm soát chất lượng tín dụng của một số ngân hàng chưa thực sự cao. Đây là khó khăn tồn tại lớn trong hoạt động tín dụng trên địa bàn trong giai đoạn hiện nay. Các khoản vay trung dài hạn thường tiềm ẩn mức độ rủi ro cao hơn, chịu ảnh hưởng bởi các biến động của thị trường, của nền kinh tế nhiều hơn. Trong khi đó khả năng thẩm định dự án của Cán bộ tín dụng còn hạn chế. 28 2.2.2.3 Chất lượng công tác quản lý, quản trị ngân hàng: - Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ còn hạn chế, vẫn còn trường hợp chưa phát hiện kịp thời các sai phạm lớn, dẫn đến mất vốn . - Thiếu chiến lược kinh doanh ở tầm trung và dài hạn. Các NH thường xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trước mắt có hiệu quả nhưng không ổn định lâu dài, chưa có lộ trình và giải pháp thực hiện, phát triển đồng bộ . - Chưa xây dựng các quy trình quản lý như : quản lý tài sản có – tài sản nợ; quản lý rủi ro tín dụng; quản lý rủi ro thanh khoản; quản lý rủi ro lãi suất;….để tạo chuẩn mực trong hoạt động. 2.2.2.4 Tác động của các yếu tố bất lợi từ nền kinh tế thị trường: - Bên cạnh những yếu tố thúc đẩy tích cực do cơ chế thị trường tạo ra, các yếu tố tác động nghịch cũng xuất hiện và có tác động bất thường, ảnh hưởng lớn đến hoạt động ngân hàng: như mặt trái của cạnh tranh; những tin đồn thất thiệt, những yếu tố tâm lý lây lan,.. có thể xuất hiện bất cứ lúc nào ảnh hưởng đến hoạt động NH. - Hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, năng lực kinh doanh của khách hàng còn hạn chế, tính minh bạch trong hoạt động tài chính, trong hoạt động hạch toán kế toán chưa rõ ràng. Phần lớn các báo cáo tài chính chưa được kiểm toán, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh đó diễn biến của thị trường tiêu thụ sản phẩm thường xuyên biến động- Là những nhân tố rủi ro tiềm ẩn rất lớn, tác động trực tiếp đên hoạt động ngân hàng. 2.3 THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ HIỆU QUẢ HOẠT . 2.3.1. Vốn điều lệ : 2.3.1.1 Tình hình chung: 29 Căn cứ và mức vốn điều lệ từ 31/8/2005 và năng lực vốn trong giai đoạn này, phân loại các NHTMCP theo 3 loại theo quy mô như : Nhóm NH có quy mô lớn : từ 500 tỷ trở lên, nhóm NH có quy mô vừa từ 300 tỷ đến dưới 500 tỷ và nhóm NH có quy mô nhỏ dưới 300 tỷ. Trong đó NH Việt Hoa và Nam đô đã ngưng hoạt động, chờ xử lý những tồn tại cũ. Xem Bảng 2.1 - Diễn biến vốn điều lệ của các Ngân hàng Thương mại Cổ phần từ năm 2000 đến 31/8/2005 Biểu đồ diễn biến tình hình tăng trưởng vốn điều lệ 0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500 4,000 4,500 2000 2001 2002 2003 2004 6/30/2005 Bảng 2.1a - Vốn điều lệ của NHTMCP có hội sở chính ngoài địa bàn TPHCM đến 31/8/05 Đơn vị : Tỷ đồng 1. Techcombank 412 4. VP bank 241 2. Quân đội 385 5. Hàng hải 200 3. Quốc tế 325 6. Đông Nam Á 185 Qua bảng 2.1 cho thấy đến thời điểm 31/8/2005 tổng vốn tự có của các NHTMCP trên địa bàn TP. HCM là 5.778 tỷ đồng; trong đó vốn điều lệ là 5.132 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 7,4% trong tổng nguồn vốn hoạt động của các ngân hàng và 30 tăng 3,0 lần so với thời điểm cuối năm 2000. Như vậy 15/15 NHTMCP đang hoạt động đã đủ vốn điều lệ theo quy định ( 70 tỷ ) . - Trên cơ sở hoạt động hiệu quả, có những ngân hàng đã gọi được vốn đóng góp cổ phần của cổ đông nước ngoài như ACB ( tỷ lệ 30% ), PNB ( tỷ lệ khoảng 10% ) và SACOMBANK ( tỷ lệ 30% ). - Nhìn chung, vốn điều lệ chưa đáp ứng ứng yêu cầu hiện nay nhưng tốc độ tăng vốn so với những năm trước là khá nhanh. So với năm 2000 thì tốc độ tăng vốn điều lệ diễn ra nhanh nhất ở nhóm NH có quy mô vừa ( 3,7 lần ), tiếp đến là nhóm NH có quy mô vốn lớn ( gấp 2,92 lần ) và cuối cùng là nhóm NH có quy mô nhỏ ( 2,84 lần ). Riêng trong nhóm NH có quy mô lớn thì trong những năm 2002 trở về trước, vốn điều lệ của SACOMBANK thấp hơn ACB, EIB nhưng từ năm 2003 đến nay SACOMBANK đã tăng vốn điều lệ đạt mức cao nhất. - Qua bảng 2.1a cho thấy VĐL của các NHTMCP trên địa bàn TPHCM vẫn ở mức cao nhất. Techcombank là NH có VĐL cao nhất trong số các NHTMCP có hội sở chính ngoài địa bàn TPHCM nhưng cũng chỉ ở mức tương đương với các NH có quy mô vừa ở TPHCM. 2.3.1.2 Những hạn chế trong quá trình tăng vốn điều lệ của các NHTMCM: (i) Tỷ lệ vốn điều lệ trên tổng nguồn vốn hoạt động của các NH vẫn còn khá thấp ( Xem bảng số liệu 2.2 ): Qua bảng số liệu 2.2 cho thấy so với yêu cầu thực tế, vốn điều lệ của mỗi NHTMCP chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng nguồn vốn hoạt động của ngân hàng . Trong những năm gần đây, quy mô hoạt động của các NHTMCP ngày càng được 31 mở rộng, nhưng mức độ tăng vốn điều lệ của các ngân hàng chưa tương xứng, thậm chí có xu hướng giảm dần so với tốc độ tăng vốn huy động. Sacombank tuy có vốn điều lệ cao nhất nhưng tỷ lệ này cũng chỉ đạt 7,78% ở thời điểm 30/6/05, ACB tỷ lệ 3,18%, EIB tỷ lệ 4,5%, EAB tỷ lệ 4,88% trong khi các NH có vốn điều lệ thấp hơn nhưng tỷ lệ này đạt khá cao như An bình 20,9%; Tân việt 32,7%, Đệ nhất 15,6%…Như vậy, cho thấy các NH có quy mô lớn, vốn điều lệ tuy cao nhưng vẫn chưa tăng tương xứng với mức tăng tổng nguồn vốn hoạt động. Còn đối với các NH có quy mô nhỏ tỷ lệ này cao không hẳn đã tốt, bởi vì các nguồn vốn khác vẫn còn khá nhỏ không thể hiện được sự phát triển về quy mô hoạt động. (ii) Vốn điều lệ còn khá thấp so với các hệ thống NH khác, chưa thể hiện được quy mô và năng lực cạnh tranh trong thị trường Bảng 2.3 - So sánh trong mối tương quan VĐL với các khối NH tính đến 31/8/2005 Đơn vị tính: Tỷ VNĐ, triệu USD Vốn điều lệ NHTMCP NHTMNN NHLD NHNNg Cao nhất - VNĐ - Quy USD 1.125 71,2 5.405 342 10 15 Thấp nhất - VNĐ - Quy USD 80 4,76 701 44,4 10 15 Thực hiện quá trình chấn chỉnh củng cố hoạt động, nhiều ngân hàng đã nâng mức vốn điều lệ lên nhưng thực tế so với quy mô vốn của các hệ thống ngân hàng khác thì vẫn còn ở mức thấp so yêu cầu hoạt động. Nhìn chung, quy mô vốn của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM còn rất thấp , chưa tương xứng với vai trò, vị trí và nhu cầu đối với một NHTM trong nền kinh tế thị trường. So với NHTM nhà nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh thì vốn điều lệ của hầu hết 32 các NHTMCP là rất thấp . Vốn điều lệ cũa Sacombank là NHTMCP cao nhất Việt nam cũng chỉ tương đương khoảng 71,2 triệu USD, của NHTMNN cao nhất khoảng 341 triệu USD, thấp hơn rất nhiều so với một số NH có mức độ vốn trung bình trong khu vực ( khoảng 400 đến 500 triệu USD ), một số NH ở Singapore đạt trên 8 tỷ USD. Đây là một vấn đề hết sức khó khăn của các NHTM trong nước nói chung, của NHTMCP nói riêng. Từ đó đã có những hạn chế nhất định: - Hạn chế phát triển dịch vụ tài chính ngân hàng, phát triển công nghệ thông tin. - Hạn chế khả năng huy động vốn, hạn chế trong việc mở rộng đầu tư, cho vay. Theo quy định hiện thời, mức cho vay tối đa đối với một khách hàng không quá 15% vốn tự có, dẫn đến khó khăn đối với tài trợ vốn cho những khách hàng có khả năng phát triển tốt, những dự án lớn. 2.3.2 Vốn hoạt động: 2.3.2.1 Vốn huy động từ nền kinh tế và những hạn chế trong việc huy động vốn: i/ Tình hình chung : Xem bảng 2.4 - Diễn biến vốn huy động của các NHTMCP từ năm 2000 đến 30/6/2005 : Biểu đồ tăng trưởng vốn huy động 0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 2000 2001 2002 2003 2004 6/30/2005 33 Huy động vốn là một trong dịch vụ truyền thống của các Ngân hàng thương mại, trong thời gian qua dịch vụ này tiếp tục tăng trưởng và phát triển, với hoạt động chủ yếu là huy động vốn từ các tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế. Đến 30/6/05 vốn huy động của hệ thống NHTM trên địa bàn đạt mức 167.239 tỷ đồng; trong đó vốn huy động của NHTMCP chiếm tỷ trọng 34,1% trong tổng huy động vốn của toàn hệ thống, tăng gấp 3,4 lần so với năm 2000; tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 43,6%/năm. Các NHTMCP trên địa bàn TP. HCM đã áp dụng nhiều hình thức huy động đa dạng như: tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm tích góp, tiết kiệm dự thưởng … với các mức lãi suất linh hoạt phù hợp, với các hình thức và thời gian gửi tiền đa dạng để khách hàng có nhiều sự lựa chọn. Đặc biệt áp dụng cộng nghệ tin học Online để tạo thuận lợi cho khách hàng rút và gửi tiền, chuyển tiền, thanh toán … Chỉ riêng vốn huy động của 3 NH có quy mô lớn đến 30/6/05 đạt mức 33.677 tỷ gấp 1,75 lần vốn huy động của 12 NH có quy mô vừa và nhỏ. Vốn huy động cao nhất là của ACB 15.827 tỷ, tiếp đến là Sacombank 9.886 tỷ, EIB 7.964 tỷ; nhưng đạt mức tăng nhanh nhất là VAB tăng 17,08 lần so với năm 2000. Lãi suất huy động vốn ( VNĐ, ngoại tệ ) của hệ thống NHTMCP luôn ở mức cao nhất so với cùng kỳ hạn của các hệ thống NH khác nhưng thị phần huy động vốn của NHTMCP vẫn xếp thứ hai sau hệ thống NHTMNN, do NHTMNN có vốn tiền gởi thanh toán của các tổ chức, cá nhân nhiều nhất . ii/ Một số hạn chế, tồn tại : - Nguồn vốn hoạt động của của các NHTMCP trên địa bàn TP. HCM chủ yếu là vốn huy động nhưng cơ cấu không hợp lý. Ở thời điểm 30/6/05, nguồn vốn tiền gửi thanh toán của các đơn vị tổ chức kinh tế với lãi suất thấp của cả hệ thống 34 NHTMCP chiếm tỷ trọng 22,5%, trong khi đó vốn tiền gửi của dân cư, tiền gửi chứng từ có giá với lãi suất cao chiếm tỷ trọng 77,5%, như vậy lãi suất bình quân đầu vào của NHTMCP cao hơn NHTM Nhà nước ( tỷ lệ tương ứng là 53% , 47% ), nên khó cạnh tranh trong cho vay với các ngân hàng khác, hạn chế khả năng sinh lời của NHTMCP. - Hầu hết các NHTMCP trên địa bàn TP. HCM chưa hoạch định được chiến lược kinh doanh ở tầm trung dài hạn, nên nguồn vốn chưa được ổn định. Có ngân hàng nâng lãi suất khá cao để huy động ngoại tệ, trong khi không có đầu ra cho vay ngoại tệ nên phải gửi ở nước ngoài với lãi suất thấp hơn, gây thiệt hãi trong kinh doanh. - Tỷ trọng nguồn vốn trung dài hạn trong tổng vốn huy động của các NHTMCP trên địa bàn TP. HCM vẫn có khá thấp, nên để đầu tư cho vay trung dài hạn, nhiều ngân hàng đã phải sử dụng đến nguồn vốn huy động ngắn hạn cho vay đạt mức tỷ lệ tối đa cho phép hoặc thậm chí vượt cả tỷ lệ cho phép, nên tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro. 2.3.2.2 Vốn trên thị trường trường tiền tệ: Bảng 2.5 - Diễn biến doanh số giao dịch vốn (VNĐ và ngoại tệ quy VNĐ ) trên thị trường tiền tệ liên NH. Đơn vị : Tỷ đồng Năm 2000 2001 2002 2003 2004 30/6/05 NH quy mô lớn 2439 2086 4204 6110 8409 9273 NH quy mô vừa 853 898 1725 1951 3177 3682 NH quy mô nhỏ 428 547 998 2520 3447 4058 Nguồn số liệu : Ngân hàng chi nhánh nhà nước TPHCM Chú thích : quan hệ vay bao gồm nhận tiền gởi và đi vay của các TCTD khác; quan hệ cho vay gồm gởi tiền và cho các TCTD khác vay. 35 Theo số liệu từ năm 2000 đến nay tình hình hoạt động trên thị trường liên ngân hàng giữa các NH cho thấy lượng giao dịch của NH có quy mô lớn luôn luôn cao hơn cả lượng giao dịch vốn của NH có quy mô vừa và nhỏ cộng lại. Đồng thời diễn biến theo những chiều hướng trái ngược nhau ; trong đó: nhóm NH có quy mô lớn luôn luôn có xu hướng cho vay nhiều hơn đi vay, nhóm NH có quy mô vừa và quy mô nhỏ thì diễn biến theo xu hướng khác, từ năm 2000 đến 2002 theo xu hướng cho vay nhiều hơn đi vay, nhưng từ năm 2003 đến nay theo xu hướng ngược lại đi vay nhiều hơn cho vay. Những diễn biến vay và cho vay trên thị trường tiền tệ ở các nhóm NH trên là phù hợp với diễn biến tình hình tiền tệ của các NH do phụ thuộc vào khả năng tài chính, quy mô vốn, khả năng huy động và đáp ứng vốn cho khách hàng và nền kinh tế. Đây cũng là một xu thế tất yếu trong quá trình mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao năng lực vốn, năng lực cạnh tranh của các NHTMCP. 2.3.2.3 Vốn trên thị trường quốc tế: Bảng số liệu 2.6 - Giao dịch vốn trên thị trường quốc tế - Đơn vị : Quy tỷ đồng NH 2000 2001 2002 2003 2004 30/6/05 NH quy mô lớn 2.265 2.793 993 534 502 592 NH quy mô vừa 210 345 130 599 635 539 NH quy mô nhỏ 4 9 8 9 17 25 Nguồn số liệu : NHNN chi nhánh TPHCM Giao dịch vốn trên thị trường quốc tế của các NHTMCP được thể qua bảng 2.6 là các giao dịch gởi ngoại tệ trên thị trường quốc tế. Chủ yếu tập trung vào nhóm NH có quy mô lớn và NH có quy mô vừa, tiền gởi ngoại tệ ở nước ngoài một phần dùng để thực hiện thanh toán quốc tế, một phần gởi mang tính chất kinh doanh hưởng lãi. 36 Biểu đồ giao dịch vốn trên các thị trường trong nước và quốc tế Giao dich vốn trên thị trường liên NH Giao dịch vốn trên thị trường Quốc tế 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 10000 QM lớn QM lớn QM vừa QM vừa QM nhỏ QM nhỏ 2000 2002 2004 2000 2002 2004 2.3.3 Thực trạng tình hình dầu tư, cung ứng vốn cho nền kinh tế: 2.3.3.1 Tình hình chung: Xem bảng 2.7 - Diễn biến dư nợ cho vay của NHTMCP trên địa bàn TPHCM từ năm 2000 đến 30/6/2005. Biểu đồ tăng trưởng dư nợ tín dụng Qua bảng 2.8 cho thấy về quy mô tín dụng thì nhóm 3 NH có quy mô lớn có tổng dư nợ đến 30/6/05 là 20.911 tỷ cao hơn tổng dư nợ của 12 NH có quy mô vừa và nhỏ 20.873 tỷ, điều này thể hiện sự khác biệt rất rõ trong khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế giữa các NH có quy mô khác nhau. Về tốc độ tăng trưởng tín 0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 35,000 40,000 45,000 2000 2001 2002 2003 2004 6/30/05 37 dụng thì nhóm NH có quy mô nhỏ đạt tốc độ tăng nhanh nhất 6,34 lần, tiếp đến là nhóm NH có quy mô vừa 4,84 lần, nhóm NH có quy mô lớn 3,93 lần. Bảng 2.7 - Diễn biến dư nợ cho vay của NHTMCP trên địa bàn TPHCM từ năm 2000 đến 30/6/2005. Đơn vị : Tỷ đồng Nguồn số liệu : Ngân hàng nhà nước chi nhánh TPHCM Ngân hàng Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 30/06/2005 I. Nhóm Ngân hàng quy mô lớn: 5,322 7,242 9,640 13,852 17,660 20,911 - ACB 2,145 2,710 3,709 5,130 6,698 7,103 - Sài Gòn Thương Tín 1,330 2,218 3,259 4,731 5,986 7,334 - Xuất Nhập Khẩu 1,847 2,314 2,672 3,991 4,976 6,474 II. Nhóm Ngân hàng quy mô vừa: 2,411 2,728 4,307 6,510 10,220 11,685 - Đông Á 1,020 1,162 2,065 3,106 4,561 5,232 - Sài Gòn Công thương 701 764 1,130 1,707 2,615 3,068 - Phương Nam 690 802 1,112 1,697 3,044 3,385 III.Nhóm Ngân hàng quy mônhỏ: 1,448 1,816 2,608 4,988 8,168 9,188 - Nam Á 195 218 398 601 791 1,011 - Phát Triển nhà 277 360 490 627 1,065 1,225 - An Bình 3 3 31 59 179 240 -Tân Việt 352 321 305 376 325 248 - Gia Định 131 167 167 217 329 333 - Đệ Nhất 100 130 223 298 431 437 - Phương Đông 145 243 470 1,110 1,894 2,270 - Sài Gòn 88 160 186 1,001 1,813 1,928 - Việt Á 157 214 338 699 1,341 1,496 - Tuy về tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay của nhóm NH có quy mô vừa và quy mô lớn chậm hơn tốc độ tăng của nhóm NH có quy mô nhỏ nhưng cứ 1% tăng trưởng về số tuyệt đối lớn hơn rất nhiều. - Nhìn chung các NHTMCP có tốc độ tăng trưởng tín dụng khả quan. thị phần cho vay của hệ thống NHTMCP đến 30/6/05 là 30,6%, chỉ đứng thứ 2 sau hệ thống NHTMNN (43,5% ). 38 2.3.3.2 Cơ cấu tín dụng và chất lượng tài sản có sinh lời : Bảng 2.8 - Diễn biến Cơ cấu tín dụng và chất lượng tài sản có sinh lời của hệ thống NHTMCP trên địa bàn TPHCM Đơn vị : Tỷ đồng ; % Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 30/6/0 5 I. Cơ cấu tín dụng 1. Tổng dư nợ tín dụng 2. Tốc độ tăng trưởng dư nợ (%) 12.674 15.510 22,4 19.814 27,7 29.160 47,2 41.020 40,7 48.021 17,1 1. Dư nợ tín dụng phân theo thời gian: - Ngắn hạn - Trung dài hạn 9.148 3.526 10.387 5.123 12.406 7.408 18.280 10.880 26.837 14.183 32.049 15.972 2. Dư nợ tín dụng phân theo tiền tệ: - VNĐ - Ngoại tệ quy VNĐ 10.172 1.962 12.681 2.829 15.457 4.357 22.631 6.529 31.971 9.049 36.990 11.031 II. Chất lượng tín dụng - Tỷ lệ NQH/Tổng dư nợ - Tỷ lệ nợ khó đòi/Tổng NQH (%) 24,5 76,9 18,2 80,0 9,2 77,1 6,3 77,5 3,6 63,6 5,2 44,6 III. Kết cấu dư nợ cho vay trên tổng vốn huy động ( % ) 76,8 80,3 80,7 89,8 85,7 84,1 IV. Kết cấu tài sản có sinh lời ( % ) 1. Tỷ lệ dư nợ có khả năng thu hồi / Tổng tài sản có sinh lời 2. Tỷ lệ TS có sinh lời / Tổng TS có 59,8 69,4 63,7 74,3 67,9 78,9 72,3 80,2 71,6 82,8 70,9 87,6 Nguồn số liệu : Ngân hàng nhà nước chi nhánh TPHCM Qua bảng 2.8 cho thấy diễn biến tình hình cơ cấu tín dụng và chất lượng tài sản có sinh lời như sau : - Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng hàng năm đều đạt tỷ lệ khá cao, năm sau cao hơn năm trước, tăng rất cao ở 2 năm 2003 ( 47,2% ), năm 2004 ( 40,7). Riêng 6 tháng đầu năm 2005 đạt tốc độ tăng 17,1%, dự kiến mức tăng cả năm 2005 sẽ thấp hơn mức tăng ở năm 2003 và 2004 nhưng đó là sự tăng phù hợp thực tế; Bởi vì năm 2005 có những tác động bất lợi từ nền kinh tế, tình hình lạm phát tăng cao, dẫn đến hạn chế sự tăng trưởng tín dụng. - Chất lượng tín dụng thể hiện qua 2 chỉ tiêu : tỷ lệ NQH/Tổng dư nợ và tỷ lệ nợ khó đòi/Tổng dư nợ quá hạn có xu hướng giảm dần. Năm 2000 tỷ lệ nợ quá hạn 39 trên tổng dư nợ là 24,5%, đến 30/6/05 chỉ còn 5,2%; tỷ lệ nợ khó đòi trên tổng dư nợ quá hạn là 76,9%, đến 30/6/05 chỉ còn 44,6%. Đó là do sự nổ lực xử lý nợ tồn đọng để thu hồi vốn cho NH. - Chỉ tiêu kết cấu dư nợ trên tổng vốn huy động phản ảnh hiệu suất sử dụng vốn huy động để cho vay ngày càng tăng dần, năm 2000 là 76,8 %, đến 30/6/05 tăng lên đến 84,1%. Điều đó, chứng tỏ các NHTMCP mạnh dạn đưa vốn vào cho vay tối đa để sinh lời ( khoản dự trử thanh khoản giảm dần ) . NH sẽ có bất lợi nếu như có sự biến động bất thường những khoản dự trử thanh khoản ít sẽ khó đảm bảo khả năng thanh khoản cho NH. - Chỉ tiêu phản ảnh tỷ lệ dư nợ có khả năng thu hồi / Tổng tài sản có sinh lời và tỷ lệ TS có sinh lời / Tổng TS có có xu hướng ngày càng tăng dần qua các năm chứng tỏ các NHTMCP đã vận dụng tối đa các tài sản có để sinh lời ngày càng nhiều cho NH. 2.3.4 Thực trạng phát triển hạ tầng kỹ thuật công nghệ : 2.3.4.1 Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật Xem bảng 2.9 – Tình hình triển khai ứng dụng công nghệ mới Đơn vị: triệu USD Bảng 2.9 – Tình hình triển khai ứng dụng công nghệ mới Ngân hàng Tgian triển khai Chi phí lần đầu Đối tác thực hiện ACB 2 năm 2 Unisys EIB 2 năm 2,6 HuynDai TCB 2 năm 2 Temenos Bảng 2.10 – Tình hình triển khai công nghệ mới . NH Thời gian triển khai Chi phí lần đầu Đối tác thực hiện EAB 1 năm 2,67 Flexcub SGTT 1 năm 3,2 Temenos Nguồn số liệu : khảo sát năm 2004 - Hệ thống NHTMCP đang dần từng bước trang bị hệ thống công nghệ thông tin hiện đại. Đến nay tất cả các NH này đều có hệ thống máy tính, liên kết nội bộ, 40 mạng cục bộ (mạng LAN). Một số NHTMCP có nhiều chi nhánh hoạt động đã xây dựng và phát triển mạng diện rộng (mạng WAN) phục vụ cho hoạt động quản lý và kinh doanh, đồng thời kết nối các mạng cục bộ tại các chi nhánh. - Một số NHTMCP có trình độ phát triển hạ tầng kỹ thuật, với trang thiết bị có mức độ hiện đại hoá cao như: Ngân hàng TMCP Á Châu; Sài Gòn Thương Tín; Đông Á; Xuất Nhập Khẩu, Phương Nam... 2.3.4.2 Về phần mềm ứng dụng: Xem bảng số liệu 2.10 – Tình hình triển khai ứng dụng công nghệ mới - Hiện nay một số NHTMCP đã ứng dụng phần mềm quản lý tiền gửi dân cư; phần mềm quản lý kế toán và tín dụng, ứng dụng hệ thống phần mềm Ngân hàng bán lẻ, với mức độ tiện ích rất cao, được thiết kế chạy trên mạng diện rộng, hỗ trợ nhân viên trong giao dịch với khách hàng. Nhiều TCTD đã xây dựng các WEB site để cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ, lãi suất và các Thông tin khác về ngân hàng mình cho khách hàng - Ngoài ra các NHTMCP khác trên địa bàn còn ứng dụng các phần mềm khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh như: hệ thống thanh toán điện tử; hệ thống thanh toán quốc tế; phần mềm cho dịch vụ homebanking; Mobile banking; dịch vụ chứng khoán... Tuy nhiên, thực tiển việc ứng dụng các công nghệ hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, mặt bằng trình độ công nghệ của các ngân hàng hiện nay vẫn còn ở mức thấp, khoảng chênh lệch trình độ công nghệ giữa các ngân hàng khá xa. Dẫn đến hai tình trạng trái ngựợc nhau: + Ứng dụng công nghệ ở mức độ thấp: Một số NH do chưa đủ điều kiện về vốn nên ứng dụng công nghệ ( chi phí thấp khoảng 100 đến 200 ngàn USD ) chỉ ở 41 mức phản ảnh, ghi chép, quản lý các hoạt động nghiệp vụ trong phạm vi của một đơn vị; các nghiệp vụ liên chi nhánh chưa được xử lý tức thời. Tất nhiên với công nghệ như thế này thì không thể thực hiện được việc quản trị tài chính, quản trị kinh doanh ngân hàng, thực hiện các modul nghiệp vụ. Do đó, với yêu cầu cải tiến nâng cao năng lực hoạt động thì phải ứng dụng công nghệ hiện đại để đáp ứng các chuẩn mực chung và như thế lại tốn một khoản chi phí khác lớn hơn trong khi NH đang thiếu vốn. Đây là một sự bất cập, khó khăn của các NH có vốn thấp + Chưa khai thác sử dụng hết tính năng công nghệ hiên đại: Một số NH khác đủ điều kiện về vốn, ứng dụng công nghệ ở mức cao, thực hiện kênh phân phối dịch vụ, hệ thống thông tin quản lý, hổ trợ tác nghiệp, quản trị dữ liệu và các quy trình nghiệp vụ, thực hiện các modul nghiệp vụ, quản trị tài sản nợ - tài sản sản có, quản trị rủi ro, quản trị thanh khoản,….Công nghệ này giúp cho NH nâng cao năng lực hoạt động, năng lực quản trị NH, phát triển nhiều dịch vụ tiện ích, hiện đại. Tuy nhiên, hiện nay một số quy trình, chuẩn mực nghiệp vụ chưa được ban hành đầy đủ nên các NH này chưa sử dụng khai thác, ứng dụng hết các công nghệ ngân hàng hiện đại. Từ hai thực trạng ứng dụng công nghệ trái ngược trên, các NHTMCP cần nghiên cứu ứng dụng công nghệ phù hợp, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu cao trong tương lai. 2.3.5 Thực trạng năng lực tài chính và khả năng thanh khoản : 42 Bảng 2.11 - Khả năng thanh toán của các NHTMCP - Đơn vị tính : Tỷ đồng; % Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 1. Cho vay trung dài hạn 1.539 2.088 3.525 5.124 7.408 10.880 14.182 2. Nguồn vốn trung dài hạn để cho vay 1.324 1.232 1.433 1.856 2.286 3.461 5.656 3. Chênh lệch {(1)-(2)} 215 856 2.092 3.268 5.122 7.419 8.526 4. Nguồn vốn ngắn hạn dùng để cho vay TDH 9.936 10.648 10.668 18.987 24.485 34.229 44.049 5. Tài sản có động 9.928 10.269 16.317 20.148 26.434 39.235 54.175 6. T.Sản nợ dễ biến động 5.439 5.919 8.979 10.314 13.012 26.325 37.271 7.Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn dùng để cho vay trung dài hạn ( % ) 2,29 8,04 19,61 17,21 20,62 21,67 19,36 8. Tỷ lệ TSC động/TSN dễ biến động ( lần ) 1,83 1,73 1,82 1,95 2,03 1,49 1,45 Nguồn số liệu : Ngân hàng nhà nước chi nhánh TPHCM Tình hình chung qua bảng 2.11 cho thấy các NHTMCP chưa sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn trong tỷ lệ cho phép ( trước tháng 6/05 : ≤ 30%, từ tháng 7/05 : ≤ 40%); về tỷ lệ khả năng thanh khoản ( TSC động / TSN dễ biến động ≥ 1 ) 2.3.6 Thực trạng và năng lực phát triển dịch vụ NH hiện đại : Bảng 2.12 - Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ trên tổng thu nhập của các hệ thống NH từ năm 2000 đến 30/6/05 dưới đây phản ảnh kết quả chung đạt được trong quá trình phát triển dịch vụ tài chính – ngân hàng của các NHTMCP trên địa bàn TPHCM trong mối tương quan so sánh trong mối tương quan với các hệ thống NH khác trên địa bàn ( Xem bảng 2.12 ). Kết quả tình hình thực hiện một số dịch của NHTMCP trên địa bàn như sau: 43 Bảng 2.12 - Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ trên tổng thu nhập của các hệ thống NH từ năm 2000 đến 30/6/05 Đơn vị: % 2000 2001 2002 2003 2004 30/6/05 Ngân hàng Thu TD Thu DV Thu TD Thu DV Thu TD Thu DV Thu TD Thu DV Thu TD Thu DV Thu TD Thu DV NHTMCP 57,4 42,6 56,8 43,2 67,0 33,0 67,5 32,5 65,1 35,9 68,6 31,4 NHTMNN 61,5 38,5 61,5 38,5 74,2 25,8 74,6 25,4 73.7 26,3 74,3 25,7 NHLD 44,4 55,6 47,5 52,5 51,7 48,3 46,2 53,8 49,2 50,8 59,0 41,0 NHNNg 64,0 36,0 59,6 40,4 57,3 42,7 60,2 39,8 58,9 41,1 36,1 63,9 Bình quân trên địa bàn thị phần 60,7 39,3 59,2 40,8 67,8 32,2 70,2 29,8 68,3 31,7 64,7 35,3 Nguồn số liệu : NHNN chi nhánh TPHCM 2.6.3.1 Các dịch vụ về kinh doanh ngoại hối: (1) Đối với việc phát triển các dịch vụ kinh doanh ngoại tệ hiện hữu, tập trung ở nhóm 1 và nhóm 2 các NHTMCP trên địa bàn TP. HCM có khả năng cạnh tranh khá mạnh và chiếm thị phần tương đối cao so với hệ thống các NHTM khác trên địa bàn. Thậm chí có những dịch vụ mà các NHTMCP tỏ ra vượt trội so với các NHTM khác như dịch vụ chi trả kiều hối, chiếm 65 - 70% thị phần; phát triển mạng lưới thu đổi ngoại tệ... đây là nguồn vốn ngoại tệ bổ sung quan trọng để các NHTMCP tăng cung trong việc cho vay, thanh toán xuất nhập khẩu, mà trước đó nguồn vốn này luôn ở trong tình trạng bội chi. Vấn đề về quản lý, kinh doanh ngoại tệ là vấn đề hết sức nhạy cảm, chịu sự tác động của kinh tế thế giới, kinh tế trong nước, giá trị sức mua của đồng nội tệ, lãi suất, vấn đề cạnh tranh … Vì vậy để hoạt động dịch vụ này của các NHTMCP ổn 44 định đã là vấn đề khó khăn nhưng để tăng trưởng thì lại càng khó khăn hơn. Do đó cứ 1% tăng trưởng các dịch vụ ngoại hối này của các NHTMCP có ý nghĩa rất lớn trong hoạt động ngân hàng. Từ những số liệu so sánh trên cho thấy việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế đối với các NHTM trong nước nói chung và với các NHTMCP nói riêng đang đặt ra nhiều thách thức cần có những biện pháp tháo gỡ. (2) Phát triển những dich vụ kinh doanh ngoại tệ, vàng hiện đại: - Dịch vụ quyền lựa chọn tiền tệ: Dịch vụ quyền lựa chọn tiền tệ là một dịch vụ mới ở Việt Nam và NHTMCP Xuất Nhập Khẩu (EIB) là ngân hàng đầu tiên triển khai thực hiện. Đến nay, có 08 ngân hàng trên địa bàn TP. HCM thực hiện dịch vụ này, trong đó có 2 NHTMCP: VCBHCM; EIB; ACB; Ngân hàng Đầu tư và Phát triển; SGD II Ngân hàng Công thương; HSBC; Deutsche Bank; Citibank. Đối tượng khách hàng sử dụng dịch vụ này là các doanh nghiệp. Theo đó các doanh nghiệp có thể mua, bán một loại ngoại tệ nào đó trên thị trường thông qua ngân hàng theo tỷ giá có lợi cho doanh nghiệp vào thời điểm được ấn định. Dịch vụ này hạn chế tối đa rủi ro cho doanh nghiệp khi tỷ giá biến động, tránh cho doanh nghiệp khi cần thanh toán phải mua ngoại tệ với giá cao hoặc bán với giá thấp. - Dịch vụ Option Vàng: Hiện có 2 NHTMCP ( ACB, Sacombank ) đã triển khai dịch vụ này, đây là dịch vụ mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng và ngân hàng nhờ hạn chế các rủi ro do biến động giá. Đồng thời tạo điều kiện cho các ngân hàng chủ động trong hoạt động khai thác và sử dụng vốn bằng vàng hoặc đảm bảo giá trị vàng, cũng như hoạt động kinh doanh vàng. 45 2.3.6.2 Các dịch vụ về thẻ thanh toán : Một số NHTMCP trên địa bàn TP. HCM phát triển mạnh các dịch vụ này như: ACB, EIB, Đông Á, Phương Nam, Sài Gòn Thương Tín...Doanh số thực hiện thanh toán thẻ năm 2004 là 11.430 tỷ đồng, tăng gấp 56 lần so với năm 2001, trong đó các NHTMCP trên địa bàn TP. HCM chiếm tỷ trọng 13,7% trong tổng doanh số thanh toán thẻ. Trong 6 tháng đầu năm 2005, doanh số thanh toán thẻ đạt 8.705 tỷ đồng, bằng 76,2% doanh số năm 2004. Các NHTMCP tham gia dịch vụ thẻ thanh toán dưới 3 hình thức: - Tham gia làm thành viên của các tổ chức thẻ quốc tế (Visa Card, Mastercard...). Hiện có 2 NHTMCP trên địa bàn (ACB, EIB) đã tham gia và một số các NH khác đang làm thủ tục để tham gia thành viên của các tổ chức thẻ quốc tế. Ưu điểm của việc tham gia thành viên là các NHTMCP được hỗ trợ về mặt nghiệp vụ, kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, mạng lưới thanh toán rộng khắp trên toàn thế giới. - Đại lý thanh toán thẻ, với các sản phẩm: Visa International; Mastercard International; JCB International; Diners Club International; American Express International … Hiện nay các NHTMCP trên địa bàn đang làm đại lý của nhiều công ty thẻ khác nhau trên thế giới. - Phát hành thẻ nội địa, với các sản phẩm: thẻ rút tiền, thẻ ghi nợ nội địa như thẻ ACB Card; thẻ ACB e-Card; EAB Card; Sacombank Card (*) Về dịch vụ thẻ ATM: Đây là dịch vụ phổ biến, hiện nay một số NHTMCP phát triển dịch vụ thẻ ATM đa năng như rút tiền gửi tiết kiệm; Rút và gửi vào tài khoản tiền gửi cá nhân, thanh toán hoá đơn điện nước, cước phí bưu điện… 46 (*) Phát triển tài khoản cá nhân : - Gắn liền với quá trình phát triển hệ thống máy ATM, dịch vụ thẻ ATM và thẻ nội địa khác là quá trình phát triển hệ thống tài khoản cá nhân. Đến nay tổng số lượng tài khoản cá nhân trên địa bàn đạt khoảng 600.000 tài khoản, (tăng gấp 5,3 lần ) với tổng số dư trên tài khoản là 10 ngàn tỷ đồng ( tăng gấp 6,4 lần) so với năm 2001; trong đó tỷ lệ tài khoản cá nhân mở tại các NHTMCP là 23,5% 2.3.6.3 Những dịch vụ mới mang tính hổ trợ và tạo tiện ích cao: Đây là những sản phẩm dịch vụ mà các NHTMCP đang quan tâm thực hiện cùng với các NH khác trên địa bàn như : dịch vụ tư vấn tài chính và đầu tư tiền tệ; thanh toán bằng điện thoại di động; ngân hàng trực tuyến (Online- banking); dịch vụ homebanking; dịch vụ phone-banking: 2.3.6.4 Những khó khăn trong việc phát triển dịch vụ của NHTMCP: (*) Vấn đề vốn: Phát triển các hoạt động dịch vụ ngân hàng hiện nay gắn liền với quá trình hiện đại hóa công nghệ kinh doanh ngân hàng, do đó nhu cầu vốn rất lớn, vượt quá khả năng tài chính của nhiều ngân hàng, nhất là đối với các ngân hàng nhỏ, khả năng tài chính thấp. (*) Vấn đề công nghệ: - Sự phát triển chưa đồng đều về công nghệ giữa các NHTMCP nói riêng và toàn hệ thống NHTM nói chung còn nhiều hạn chế. Chương trình phần mềm, chưa đáp ứng được các yêu cầu của hoạt động quản lý, hoạt động kinh doanh ngân hàng, một số NHTMCP vẫn sử dụng các phần mềm cũ, xử lý chậm và quản trị dữ liệu 47 không cao, không phù hợp với yêu cầu phát triển hiện nay. Bên cạnh đó sự phối hợp liên kết trong phát triển công nghệ còn hạn chế. (*) Vấn đề bảo mật: Ứng dụng công nghệ để phát triển các hoạt động dịch vụ, nhất là trong hoạt động dịch vụ thanh toán hiện đại không chỉ liên kết trên mạng trong hệ thống ngân hàng, trên toàn quốc mà còn liên kết toàn cầu . Chính điều này phát sinh vấn đề an toàn và bảo mật trong thanh toán. (*) Khó khăn vướng mắc từ phía nền kinh tế: - Số lượng khách hàng sử dụng các tiện ích, sản phẩm dịch vụ hiện đại còn chưa cao so với thực tế quy mô dân số trên địa bàn TP. - Một số ngành điện, nước, bưu điện.. chưa thật sự tạo điều kiện cần thiết cho các dịch vụ thanh toán qua tài khoản cá nhân mở tại các ngân hàng. Do đó hiện nay vẫn còn thu tiền mặt là chủ yếu. - Đường truyền dữ liệu của các NHTM phụ thuộc vào chất lượng đường truyền của ngành bưu chính viễn thông, các NH trên địa bàn không chủ động được đường truyền. Sự nghẽn mạch hoặc tốc độ truyền chậm thường xuyên xảy ra. 2.3.7 Thực trạng về nguồn nhân lực và trình độ quản trị của các NHTMCP trên địa bàn TP. HCM: Trong những năm gần đây các NHTMCP đã có những cố gắng trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của mình. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại : - Năng lực, trình độ khả năng thẩm định dự án, đánh giá dự án, thẩm định khách hàng để quyết định cho vay còn thấp. 48 - Phẩm chất đạo đức, nghề nghiệp của một số cán bộ, nhân viên trong các NHTMCP trên địa bàn TP. HCM bị suy đồi, tha hóa biến chất đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động ngân hàng. - Hiệu quả hoạt động tổ chức, quản trị và điều hành còn thấp so với các ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh. Trong thực tế, công tác quản trị nhân sự tại một số NHTMCP chưa được nhìn nhận như một nguồn lực quan trọng để qua đó đầu tư và phát triển, điều đó cuõng là một yếu tố cản trở sự phát triển của ngân hàng. 2.3.8 Hiệu quả hoạt động của các NHTMCP trên địa bàn TPHCM: 2.3.8.1 Phân tích, đánh giá chung hiệu quả hoạt động của các NHTMCP (ROA, ROE ): Khả năng sinh lời của một ngân hàng được đặc trưng bởi 2 chỉ số: lãi trên vốn tự có (ROE) và lãi trên tài sản có (ROA). Bảng 2.13 - Khả năng sinh lời và hiệu quả hoạt động của NHTMCP từ năm 2001 đến năm 2004 Đơn vị tính: tỷ đồng; % Chỉ tiêu 31/12/01 31/12/02 31/12/03 31/12/04 1. Tổng thu nhập 2.107 2.445 3.947 5.587 2. Tổng chi phí 1.808 1.962 3.323 4.642 3. Lợi nhuận trước thuế 299 483 624 945 4. Tổng tài sản có 27.634 34.625 47.765 67.559 5. Vốn tự có 2.011 2.304 2.937 4.260 6. Tổng thu nhập / Tổng tài sản có ( % ) 7,62 7,06 8,26 8,27 7. Tổng chi phí / Tổng tài sản có ( % ) 6,54 5,67 6,96 6,87 8.Tổng chi phí / Tổng thu nhập ( % ) 85,81 80,25 84,19 83,08 9. ROA ( % ) 1,08 1,39 1,31 1,40 10. ROE ( % ) 14,87 20,96 21,25 22,18 Nguồn : Ngân hàng nhà nước chi nhánh TPHCM 49 Từ bảng 2.13 cho thấy khả năng sinh lời và hiệu quả hoạt động của NHTMCP có xu hướng tăng biểu hiện qua những chỉ tiêu đều đạt tốc độ tăng trưởng khả quan qua các năm : Lợi nhuận trước thuế 0 200 400 600 800 1000 2001 2002 2003 2004 Hiệu quả hoạt động kinh doanh 0 5 10 15 20 25 2001 2002 2003 2004 Năm % ROA ROE - Tổng thu nhập và tổng chi phí đều tăng năm sau cao hơn năm trước nhưng tốc độ tăng của tổng thu nhập (tăng 2,65 lần so với năm 2001) nhanh hơn tốc độ tăng của tổng chi phí (tăng 2,56 lần so với năm 2001), từ đó dẫn đến lợi nhuận trước thuế ở năm 2004 tăng gấp 3,16 lần so với năm 2001. - Đối với những chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn như chỉ tiêu tổng thu nhập/Tổng tài sản có và chỉ tiêu tổng chi phí/Tổng tài sản có đều đạt mức tăng trưởng tích cực theo hướng mức thu nhập trên một đồng sử dụng tài sản có tăng bình quân ở năm 2001 là 7,62 đồng, đến năm 2004 là 8,27 đồng; trong khi đó chi phí bỏ ra trên 1 đồng sử dụng tài sản có bình quân ở các năm gần như ổn định (năm 2001 là 6,54 đồng; 2002 : 5,67 đồng; năm 2003 : 6,96 đồng; năm 2004 : 6,87 đồng). - Hệ số ROE của NHTMCP có xu hướng tăng nhanh qua các năm từ năm 2001: 14,87% đến năm 2004: 22,18%. Nếu lấy lãi suất tiền gửi tiết kiệm 8%/năm làm chi phí cơ hội (chi phí vốn tối thiểu), thì đa số các NHTMCP có chỉ số ROE lớn hơn 8 % tính đến 31/12/04, đảm bảo hoạt động hiệu quả. 50 - Hệ số ROA của NHTMCP cũng có xu hướng tăng nhanh qua các năm từ năm 2001: 1,08% đến năm 2004: 1,4%. 2.3.8.2 Phân tích mối quan hệ giữa ROA và ROE trên cơ sở kết cấu vốn của một số NHTMCP và NHTMNN: Để xác định hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời của các NH trên cơ sở kết cấu vốn, để từ đó rút ra một kết cấu vốn hợp lý, hiệu quả cho các NHTMCP. Bảng số liệu dưới đây được thiết lập dựa trên cơ sở chọn một số NHTMCP trên địa bàn TPHCM có quy mô lớn, vừa, nhỏ có so sánh trên mối tương quan với các NHTM Nhà nước có quy mô vốn lớn (VCB, NHNO-PTNT, NHĐTPT, NHCT) và một số NHTMCP có hội sở chính ngoài địa bàn TPHCM (NHTMCP Kỹ thương). Sử dụng công thức : ROE = ROA x VTC / Tổng TSC Xem bảng 2.14 - Mối quan hệ ROA và ROE trên cơ sở kết cấu vốn năm 2003 Qua bảng số liệu của năm 2003, ta thấy : - Hệ số ROE của EAB là cao nhất 28,5%, tiếp đến là Sacombank 25,91%, ACB 25,12%, TCB 18,90%. Các NHTMNN có hệ số ROE thấp hơn nhiều, thấp nhất là NHCTVN 5,59%, hệ số ROE cao nhất của hệ thống NHTMNN cũng chỉ có ngân hàng NO-PTNT 11,48%. Điều đó chứng tỏ mức độ lợi nhuận ròng của các NHTMNN chưa tăng tương ứng ( thấp hơn ) với mức độ tăng vốn tự có bình quân của các NH này. - Hệ số ROA cao nhất là của VAB 1,82%, tiếp đến là của EAB 1,7%, Sacombank 1,55%, ACB chỉ có 1,31%. Các NHTM NN thì lại quá thấp, thấp nhất là NHCT 0,28%; điều này cũng chứng tỏ rằng mức tăng lợi nhuận ròng chưa tương ứng ( thấp hơn ) với mức tăng tổng tài sản có bình quân. 51 - Nếu xét trên mức độ quan hệ giữa hệ số ROE và ROA thông qua kết cấu vốn ( tỷ lệ VTC trên tổng tài sản có ) thì cho thấy một số NHTMCP tuy có hệ số ROE thấp hơn các NH khác nhưng do có kết cấu vốn cao hơn nên dẫn đến hệ số ROA khá cao như ngân hàng VAB : ROE 11,91%, kết cấu vốn tự có/tổng TSC 15,3% nên hệ số ROA lên đến 1,82%; ngân hàng PTN : ROE 18,0%, kết cấu vốn tự có/tổng TSC 8,22% nên hệ số ROA 1,48% . Các NHTM NN hệ số ROE thấp, kết cấu vốn thấp nên hệ số ROA cũng thấp; ngoại trừ VCB có hệ số ROE 11,7% ( cao nhất trong khối NHTMNN ) nhưng kết cấu vốn chỉ có 5,84% ( cao nhất trong khối NHTMNN ) nên hệ số ROA cũng chỉ đạt 0,90%. Xem bảng 2.15 - Mối quan hệ ROA và ROE trên cơ sở kết cấu vốn năm 2004: Qua bảng số liệu năm 2004, cho thấy: - Nhìn chung hệ số ROA và ROE của các NHTMCP có xu hướng tăng năm sau cao hơn năm trước. Ở năm 2004, hệ số ROE của ACB là cao nhất 33,43%, tiếp đến là EAB 27,6%, Sacombank 26,27%, PTN 22,52%. NHTMCP có hội sở chính ngoài địa bàn TPHCM là TCB 26,06%. Riêng ACB mức độ lợi nhuận ròng đã tăng tương ứng với mức độ tăng vốn tự có bình quân. - Hệ số ROA cao nhất là của ngân hàng SGCT 2,5%, kế đến là ngân hàng PTN 1,71%; Sacombank 1,66%; ACB 1,61%; EAB chỉ có 1,31%; TCB 1,17%. - Nếu xét trên mức độ quan hệ giữa hệ số ROE và ROA thông qua kết cấu vốn ( tỷ lệ VTC trên tổng tài sản có ) thì cho thấy một số NHTMCP tuy có hệ số ROE thấp hơn các NH khác nhưng do có kết cấu vốn cao hơn nên dẫn đến hệ số ROA khá cao như ngân hàng SGCT có hệ số 19,7%, kết cấu vốn 12,68% nên hệ số ROA lên đến 2,5%; Ngân hàng PTN : ROE 22,5%, kết cấu vốn tự có/tổng TSC 7,6% nên hệ số ROA lên đến 1,71%. Ngược lại TCB có hệ số ROE rất cao 26,06%, nhưng kết cấu vốn tự có/tổng TSC chỉ có 5,49% nên hệ số ROA chỉ có 1,43%; ngân 52 hàng EAB có hệ số ROE rất cao 27,6%, nhưng kết cấu vốn tự có/tổng TSC chỉ có 4,74% nên hệ số ROA chỉ có 1,31% . Tóm lại, qua tính toán các chỉ tiêu theo hệ số ROE, ROA 2 năm 2003 và 2004 rút ra một số vấn đề sau: - Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thì mức tăng lợi nhuận ròng phải đạt mức tăng tương ứng với mức tăng của VTC và mức tăng của tổng tài sản có. - Các NH có kết cấu vốn ( VTC/Tổng TSC ) càng cao thì hệ số ROA càng lớn. Theo đó, kết cấu vốn hợp lý phải đạt từ 8,5% trở lên. 2.4 THỰC TRẠNG VỀ VIỆC XÂY DỰNG VÀ THIẾT LẬP HỆ THỐNG QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ HỆ THỐNG CẢNH BÁO HOẠT ĐỘNG: 2.4.1 Xác định những rủi ro thường xảy ra: Đối với rủi ro tín dụng: Hậu quả của rủi ro tín dụng rất lớn thể hiện qua tỷ lệ nợ quá hạn, nợ đọng trên tổng dư nợ cho vay của các NHTM. Rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ: Kinh doanh ngoại tệ đây là lĩnh vực rất nhạy cảm và chịu nhiều sự tác động bởi lãi suất, lạm phát, tình hình cung cầu ngoại tệ, tình hình xuất nhập khẩu trên thị trường, do vậy rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ xuất phát từ hai vất đề chính là khả năng tài chính của khách hàng và sự biến động tỷ giá. Đối với rủi ro lãi suất: Rủi ro này thường xuyên xảy ra trong thực tế, nhưng hầu như ít gây chú ý cho các nhà quản trị NH. Trong hoạt động Ngân hàng thường xuyên xảy ra sự mất cân đối về kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ, sự biến động tăng giảm lãi suất trên thị trường nên Ngân hàng phải chịu rủi ro về lãi suất. Nhất là trong giai đoạn hiện 53 nay khi các NH được cho phép sử dụng tối đa tỷ lệ vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn (40%) khi lãi suất thị trường tăng thì giá trị hiện tại của các khoản cho vay (TS có) giảm nhanh và nhiều hơn gia 1trị hiện tại của khoản vốn huy động (TS nợ) dẫn đến thiệt hại về tài sản cho NH. Rủi ro trong thanh khoản: Trong thực tế, nhiều ngân hàng cho rằng khi có nhu cầu thanh toán thì có thể vay bất kỳ khi nào cần đến. Do đó, không cần phải dự trữ thanh khoản nhiều dưới hình thức các tài sản có giá cả ổn định và dễ chuyển nhượng. Trong những năm gần đây, tình trạng thiếu hụt ngân quỹ ở một mức độ lớn tại một số ngân hàng đã chỉ ra rằng vấn đề thanh khoản là không thể bỏ qua. 2.4.2 Thực trạng việc quản lý rủi ro: Hiện nay nhiều NH chưa xây dựng được hệ thống quản lý rủi ro và hệ thống cảnh báo trong hoạt động ngân hàng. Việc xác định và phòng ngừa rủi ro chủ yếu tập trung vào việc áp dụng những quy định của NHNN như : - Đối với rủi ro tín dụng: thực hiện khống chế tỷ lệ cho vay một khách hàng, tỷ lệ cho vay 10 khách hàng lớn nhất, tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn … - Đối với rủi ro kinh doanh ngoại tệ : áp dụng trạng thái ngoại tệ. - Đối với rủi ro thanh khoản : thực hiện tỷ lệ dự trử bắt buộc. 2.4.3 Việc xây dựng hệ thống quản trị rủi ro, hệ thống cảnh báo: - Chỉ một số NHTMCP tổ chức thực hiện hệ thống quản lý rủi ro tốt như: + ACB thực hiện quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân quỹ như kiểm soát các hạn mức: giao dịch, đối tác, ngăn lỗ, trạng thái mở, trạng thái ngoại hối; quản lý rủi ro thanh khoản, lãi suất, tỷ giá, vàng; rủi ro thị trường. Quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng . Xây dựng kế hoạch ứng phó tình trạng khẩn cấp, đây là 54 một bài học kinh nghiệm của ACB về tin đồn thất thiệt, dân chúng kéo đến rút tiền hàng loạt, làm mất khả năng thanh toán… + Sacombank xác lập mô hình quản lý rủi ro và quản lý tài sản nợ - tài sản có; thiết lập hệ thống quản lý chất lượng tín dụng . - Phần lớn các NHTMCP chưa xây dựng được quy trình quản lý rủi ro, thiết lập hế thống cảnh báo. Việc quản lý rủi ro chỉ thực hiện nhất thời. 2.5 PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VỀ NHỮNG CHUẨN MỰC AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NHTMCP TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM : Bảng 2.16 dưới đây phản ảnh tổng quát nhất những chuẩn mực an toàn và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP trên địa bàn TPHCM. Bảng 2.16 - Chỉ tiêu tổng quan về hệ số an toàn và hiệu quả hoạt động Nguồn số liệu : NHNN chi nhánh TPHCM Đơn vị tính : (%) Thực hiện qua các năm Chỉ tiêu Chuẩn mực quy định 2000 2001 2002 2003 2004 I. Chuẩn mực, an toàn 1. Hệ số an toàn vốn ≥ 8% 12,04 11,82 10,32 9,45 8,71 2. Tỷ lệ sử dụng ngvốn ngắn hạn để c.vay TDH ≤ 30% 19,61 17,21 20,62 21,67 19,36 3. Khả năng thanh khoản ( TSC / TSN dễ b. động ) ≥ 1 lần 1,82 1,95 2,03 1,49 1,45 II. Chất lượng tín dụng 1. NQH / Tổng dư nợ ≤ 5% 24,51 18,23 9,21 6,35 3,65 2. Nợ khó đòi/Tổng NQH 76,91 80,01 77,08 77,57 63,60 III. Hiệu quả hoạt động kinh doanh 1. ROA 1,08 1,39 1,31 1,40 2.ROE 14,87 20,96 21,25 22,18 55 Biểu đồ diễn biến về các chuẩn mực an toàn hoạt động của các NHTMCP trên địa bàn TPHCM từ năm 2000 đến 2004 Các chuẩn mực an tồn trong hoạt động Ngân hàng 0 5 10 15 20 25 2000 2001 2002 2003 2004 Năm % Hệ số an tồn vốn Tỷ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay TDH Khả năng thanh khoản (TSC/TSN dễ biến động) Chất lượng tín dụng 0 20 40 60 80 100 2000 2001 2002 2003 2004 Năm % NQH/Tổng dư nợ Nợ khĩ địi/Tổng NQH Qua số liệu trên cho thấy tình hình hoạt động của các NHTMCP trên địa bàn TPHCM ngày càng được ổn định hơn, hiệu quả hơn: - Hệ số an toàn vốn tuy giảm dần qua các năm nhưng vẫn đạt tỷ lệ trên mức tối thiểu 8% ( năm 2004 8,71% ); trong khi đó tỷ lệ này của các NHTMNN ( dưới 8% )chưa đảm bảo quy định. Tỷ lệ này phản ảnh vốn tự có của các NH tuy có tăng nhưng mức tăng tài sản có rủi ro tăng nhanh hơn. - Tỷ lệ nợ quá hạn có xu hướng ngày càng giảm dần, đến cuối năm 2004 đạt tỷ lệ 3,65% ( dướ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf43802.pdf
Tài liệu liên quan