Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước tại ngân hàng công thương chi nhánh Hai Bà Trưng

Tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước tại ngân hàng công thương chi nhánh Hai Bà Trưng: LUẬN VĂN: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với DNNN tại NHCT chi nhánh Hai Bà Trưn Lời mở đầu Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Là tổ chức thu hút tiết kiệm lớn nhất và cũng là tổ chức cho vay chủ yếu đối với các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình và một phần đối với Nhà nước…Nhất là năm 1986 nước ta thực hiện đổi mới, xóa bỏ chế độ quan liêu, bao cấp xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa thì vai trò của ngân hàng càng trở lên quan trọng hơn bao giờ hết. Trong 20 năm qua hoạt động của hệ thống ngân hàng luôn gắn liền với sự nghiệp đổi mới của cả nước. Với vị trí, vai trò quan trọng như bà đỡ huyết mạch của nền kinh tế, trong nhiều giai đoạn đổi mới hoạt động ngân hàng đã được coi là đột phá và có những đóng góp tích cực cho đổi mới và phát triển kinh tế. Là một ngân hàng thương mại nhà nước, Ngân hàng công thương Việt Nam được thành lập 7/1988 cũng không nằm ngoài mục đích thúc đ...

pdf74 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1216 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước tại ngân hàng công thương chi nhánh Hai Bà Trưng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với DNNN tại NHCT chi nhánh Hai Bà Trưn Lời mở đầu Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Là tổ chức thu hút tiết kiệm lớn nhất và cũng là tổ chức cho vay chủ yếu đối với các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình và một phần đối với Nhà nước…Nhất là năm 1986 nước ta thực hiện đổi mới, xóa bỏ chế độ quan liêu, bao cấp xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa thì vai trò của ngân hàng càng trở lên quan trọng hơn bao giờ hết. Trong 20 năm qua hoạt động của hệ thống ngân hàng luôn gắn liền với sự nghiệp đổi mới của cả nước. Với vị trí, vai trò quan trọng như bà đỡ huyết mạch của nền kinh tế, trong nhiều giai đoạn đổi mới hoạt động ngân hàng đã được coi là đột phá và có những đóng góp tích cực cho đổi mới và phát triển kinh tế. Là một ngân hàng thương mại nhà nước, Ngân hàng công thương Việt Nam được thành lập 7/1988 cũng không nằm ngoài mục đích thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Cho đến nay qua gần 20 năm xây dựng và phát triển, tuy chưa phải là quãng đường dài nhưng lịch sử phát triển của NHCTVN luôn gắn liền với quá trình cải cách và đổi mới củă nền kinh tế Việt Nam. Vượt qua nhiều khó khăn thử thách trong điều kiện môi trường kinh doanh chưa hoàn thiện và chưa có tiền lệ NHCTVN đã mạnh dạn là ngân hàng đi tiên phong trong cơ chế thị trường, góp phần đắc lực thúc đây kinh tế – xã hội, thực hiện CNH, HĐH đất nước, khẳng định vị trí là một trong những ngân hàng hàng đầu ở Việt Nam, ngày càng có uy tín cao trên thị trường trong nước và quốc tế . Tuy nhiên, vào nhưng năm cưối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21 trước sự biến đổi mạnh mẽ của nền kinh tế quốc tế, NHCT bộc lộ nhiều hạn chế và bất cập , năng lực tài chính yếu kém , tổ chúc bộ máy chưa phù hợp …Là một chi nhánh của NHCTVN , NHCT Hai Bà Trưng cũng không tránh khỏi tình trạng trên. Trong thơì gian thực tập tại ngân hàng tôi nhận thấy nổi cộm nên là vấn đề cho vay đạc biệt là cho vay DNNN còn nhiều bất cập . Do đặc trưng của mình, tỉ lệ cho vay DNNN tai chi nhánh chiếm một tỉ lệ rất lớn . Chính vì thế hiệu quả cho vay DNNN ngày càng tồi tệ , doanh số , dư nợ cho vay giảm sút, nợ quá hạn , nợ xấu tăng đột biến , tình trạng này ảnh hương rất xấu đến hiệu quả hộat động của ngân hàng . Vì vậy , nâng cao hiệu quả cho vay đối với DNNN là giải pháp rất quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động của Chi nhánh. Trước tính bức thiết của vấn đề tôi đã chọn đề tài " Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với DNNN tại NHCT chi nhánh Hai Bà Trưng" cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình với mong muốn đưa ra được các giải pháp giúp ngân hàng vuợt qua được khó khăn , tiếp tục phát triển. Kết cấu chuyên đề gồm 3 chuơng : Chương 1: Doanh nghiệp Nhà nước và hiệu quả cho vay đối với DNNN Chương 2 : Thực trạng hiệu quả cho vay DNNN tại NHCT chi nhánh Hai Bà Trưng Chương 3 : Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với DNNN tại NHCT chi nhánh Hai Bà Trưng Chương 1: Doanh nghiệp Nhà nước và hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp Nhà nước 1.1 . Doanh nghiệp Nhà nước và vai trò của nó đối với nền kinh tế quốc dân 1.1.1. Khái niệm , đặc điểm và phân loại DNNN 1.1.1.1.Khái niệm, đặc điểm DNNN Sau khi giành được độc lập nước ta đi lên theo con đương Xã hội chủ nghĩa, để phát triển đất nước chúng ta đã thành lập rất nhiều DNNN trong các lĩnh vưc, DNNN là bộ phận kinh tế giữ vai trò quan trọng đặc biệt trong việc định hướng phát triẻn cho đất nước- vai trò chủ đạo đối với toàn bộ nền kinh tế. Theo đièu 1 luật DNNN đựoc quốc hội thong qua ngày 26/11/2003 thì:"DNNN là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty Nhà nước, công ty cổ phần , công ty trách nhiệm hũu hạn ". DNNN là những cơ sở kinh doanh do Nhà nước sở toàn bộ hay một phần. Quyền sở hữu thuộc về Nhà nước là đặc bịêt DNNN với doanh nghiệp trong khu vực tư nhân , còn hoạt động kinh doanh là đặc điểm phân biệt chúng với các tổ chức cơ quan khác của Chinh phủ. Trên thực tế tiêu thức cụ thể về DNNN ở những nước trên thế giới còn rất khác nhau . Tuy nhiên có thể khái quát ra các đặc điểm chung sau đây. _DNNN Nhà nước chiếm trên 50% vốn của doanh nghiệp, nhờ đó Chính phủ có thể gây ảnh hưởng có tính chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp đối với các doanh nghiệp. _ Các doanh nghiệp đều được tổ chức theo chế độ công ty là một pháp nhân. _Nguồn thu chủ yếu đều từ hoạt đông kinh doanh và thường phải thực hiên song song cả mục tiêu sinh lợi và mục tiêu xã hội. 1.1.1.2. Phân loại DNNN DNNN thường được phân loại theo mức độ sở hữu và mục tiêu kinh tế – xã hội *Xét theo mức độ sở hữu, DNNN có hai loại: _Loại DNNN chỉ có một chủ sơ hữu vốn duy nhất là Nhà nước . _Loại DNNN có nhiều chủ sở hữu vốn trong đó Nhà nước giữ một phần sở hữu nhất định. *Xét theo mục tiêu kinh tế - xã hội, DNNN có hai loại: _DNNN hoạt đông vì mục tiêu phi lợi nhận ( hoạt động công ích ): là những doanh nghiệp hoạt đông sản xuất, cung ứng hàng háo dịch vụ công cộng theo các chính sách của Nhà nước hoặc trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh, không phải vì mục tiêu lợi nhận mà vì mục tiêu hiệu quả xã hội. _DNNN hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận ( hoạt động kinh doanh ): là những doanh nghiệp thực hiện doạt động kinh doanh chủ yếu vì mục đích lợi nhuận. *Ngoài ra, căn cứ vào các sự khác nhau về địa vị pháp luật, DNNN có thể chia thànhba loại: _DNNN do Chính phủ trực tiếp quản lý, không có đầy đủ địa vi pháp nhân đọc lập. Loại DNNN này có nguồn vốn từ ngân sách của các cơ quan chủ quản thuộc Chín phủ và các đại biểu Chính phủ tham gia vận hành kinh tế mà chủ yếu là xí nghiệp kiên quan đến quốc tế dân sinh như y tế , giao thông công cộng , điện nước , bưu điện , đường sắt , sản xuất cũng khí ... Hiện nay DNNN này không còn thấy nhièu ở các nước nữa. _DNNN có đầy đủ địa vị pháp nhân và toàn bộ tài sản thuộc về Nhà nước. Có thể thấy rằng, các DNNN mà toàn bộ tài sản do Nhà nước đầu tư và có đầy đủ địa vị pháp nhân độc lập ở các nước trên thế giới đề thuộc các lĩnh vực công cộng , lấy việc phục vụ xã hội làm mục tiêu cơ bản như đường sắt, bưu điện, khí ga , nước sạch....loại DNNN nàylà những thực thể kinh tế độc lập ra và kinh doanh dựa vào một pháp quy cụ thể nào đó của Nhà nước, đồng thời lệ thộc vào một cơ quan quản lý của Nhà nước đó. Tuy có đầy đủ địa vị pháp nhân độc lập , đồng thời có quyền tự chủ kinh doanh nhất định trong phạm vi đã xác định nhưng các doanh nghiệp này đều phải lấy một mục tiêu cụ thể nào đócủa Nhà nước làm tôn chỉ hoạt động kinh doanh và chấp hành sự điều tiết kinh tế và quản lý nhất định của Chinh phủ. _DNNN hỗn hợp : Là DNNN có địa vị pháp nhân độc lập và Nhà nước có quyền sở hưu một phần tài sản . Đặc điểm lớn nhất của loại DNNN này là Nhà nước tham dự cổ phần , nhờ có thể khống chế chúng , nhưng DNNN này hoạt động kinh doanh theo nguyên tắcdoanh nghiệp tư nhân, thu lợi nhuận kinh doanh qua cạnh tranh với các doanh nghiẹp khác . Đồng thời , bằng chế độ tham dự Nhà nước có thể triển khai các hoạt động mà Nhà nước cho là có ý nghĩa quan trọng nhất đối với sự phát triển của đất nước bao gồm nhưng công trình cơ sở hạ tầng như ngân hàng , đường sắt , đường bộ , vận tải biển... và cũng có thể triển khai mở rộng vào các ngành công nghiệp mới . DNNN theo chế độ Nhà nước tham dự ngày càng tỏ ra là loại hinh DNNN có hiệu quả. 1.1.2 Vai trò của DNNN đối với nền kinh tế DNNN có vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế quốc dân : Một là : DNNN là người cung cấp các sản phẩm chủ yếu cho nhu cầu trong nước va xuất khẩu. Với thể chế truyền thống các DNNN là nơi cung cấp tuyệt đại bộ phận hàng công nghiệp tiêu dùng , tư liệu sản xuất và dịch vụ . Ngay cả hiện nay rất nhiều doanh nghiệp thuộc sở hữu khác mọc lên hàng loạt thì vai trò ấy của DNNN – vai trò là người cung cấp chủ yếu trên thị trường cũng vẫn chưa thay đổi . Nhìn vào các sản phẩm và dịch vụ mà các DNNN sản xuất kinh doanh, ta thấy vùa có những sản phẩm là nền tảng quan trọng có quan hệ tới quốc kế dân sinh , vừa có một bộ phận khá lớn là hàng tiêu dùng và hang xuất khẩu . Trong kĩnh vực dịch vụ quan trong như thương nghiệp , và tài chính các DNNN cũng chiếm tỷ trọng tuyệt đối. Hai là : DNNN là cơ sở quan trọng nhất trong việc thực hiện hiện đại hoá. Trước hết sự cất cánh kinh tế cuă mỗi quốc gia không thể thiếu các ngành hạ tầng và không thể xây dựng các công trình hạ tầng và việc xây dựng này thường đòi hỏi nhưng khoản đầu tư đồ sộ, chu kỳ dài, rủi ro lớn, thu hồi vốn chậm, hiệu quả xã hội rộng lớn. Do vậy, những doanh nghiệp bình thường không đủ sức làm và cũng không muốn làm . Trong quá trình phát triển kinh tế chính nhờ nhũng DNNN gánh vác nhiệm vụ nặng nề ấy do vậy đã tạo dựng đuợc cơ sở hùng hậu cho toàn bộ nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng, cho việc thực hiện hiện đại hoá công nghiệp, giao thông vận tải và toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Ba là : Các DNNNlà điểm tựa và công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc điều tiết vĩ mô. Sự vận hành và phát triển nền kinh tế thị trường hiện đại không thể thiếu sự điều tiết của Nhà nước. Nhà nước điều tiết vĩ mô phải sủ dụng các biện pháp vĩ mô như chính sách thuế, chính sách tiền tệ. Mặt khác , Nhà nước cũng phải dựa vào các DNNN để khởi động phục hồi kinh tế hoặc kìm chế lạm phát .Ví dụ, khi thị trường vật vờ ểu oải kinh tế tiêu điều, Nhà nước sẽ áp dụng các chính sách và biện pháp điều tiết vĩ mô nhằm kích thích nhu cầu. Nhưng do lãi ít noi chungc các doanh nghiệp khong muốn tăng đầu tư . Do vậy , nhà nước dựa vào các DNNN để tăng nhu cầu đầu tư, từ đó thúc đẩy tăng nhu cầu. Bốn là : DNNN đóng vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế của nước ta . Tình hình hiện thực ở nước ta cho thấy, tuy trải qua mấy chục năm phát triển và xây dựng, nước ta đã thu được nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc hiện đại hoá, công nghiệp hoá song xét trên bình diện toàn bộ nền kinh tế quốc dân, những đặc trưng điển hình của kết cấu nhị nguyên vẫn chưa mất đi cù là xét theo yêu cầu về bản chất Xã hội chủ nghĩa hay xét về mặt so sánh lực lượng giữa các lưc lượng sản xuất hiện có, thì các DNNN đều chiếm ưu thế tuyệt đối và giũ vai trò chủ đạo, DNNN chính là nền tảng sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế. Tình hình hiện nay cho thấy chỉ có phát huy được vai trò chủ đạo thực sự của DNNN thì công cuộc đổi mới mới thành công được. Tóm lai, DNNN chẳng những có vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng nền kinh tế Xã hội chủ nghĩa ở nước ta mà còn giũ vai trò chủ đạo trong tiến trình hiện đại hoá đất nước. 1.2 Hiệu quả cho vay cua NHTM với DNNN 1.2.1 Nghiệp vụ cho vay của NHTM với DNNN 1.2.1.1 Khái niệm cho vay Theo quy định tại khoản 1 điều 3 quyết định 1627 của Thống đốc NHNN ngày 31/12/2001 về quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng thì: " Cho vay là một hình thức cấp tín dụng , theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sủ dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi " 1.2.1.2 . Vai trò của hoạt động cho vay đối với NHTM NHTM là một trong những định chế tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế đặc biệt trong nền kinh tế hiện đại ngày nay. Với việc cung cấp một danh mục các dich vụ tài chính đa dạng đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán giúp nâng cao hiệu quả đầu tư tăng tốc độ chu chuyển vốn ...hoạt động cơ bản của ngân hàng là huy động vốn để cho vay nhằm mục đích thu lợi nhuận việc sư dụng vốn chính là quá trình tạo nên các loại tài sản khác nhau như ngân quỹ, chứng kháon, cho vay, đầu tư...trong đó cho vay là khoản mục tài sản lớn và quan trọng nhất. Hệ thống NHTM nước ta trong hơn 10 năm qua đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ , các ngân hàng không ngừng đổi mới , mở rộng mang lưới chi nhánh để nâng cao sức mạnh cạnh tranh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng . Tuy nhiên , các hoạt động NHTM nước ta mới đang ở giai đoạn sơ khai nen sản phẩm ngân hàng còn kém đa dạng hoạt động sinh lời chủ yếu là từ cho vay chiếm tới 70% đến 80% doanh thu của ngân hàng thông qua thu lãi cho vay . Kể cả ở các nước phát triển thì cho vay vẫn là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tông tài sản. Như vậy , cho vay la hoạt động rất quan trọng của ngân hàng hiệu quả cho vay quyết định rất lớn đến hiệu quả hoạt đọng của ngân hàng ảnh hưởng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. 1.2.1.3. Nguyên tắc cho vay đối với DNNN Cho vay là một trong những nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu , mang lại phần lớn thu nhập cho ngân hàng , Tuy nhiên , đây cũng là nghiệp vụ chứa đưng nhiều rủ ro nhất , để nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay , góp phần hạn chế rủi ro , ngan hàng cần thiết phải dề ra và thực hiện các nguyên tắc nhất định trong quá trình cho vay , điều này không chỉ có ý nghĩa đối với ngân hàng mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với cả khách hàng và cả nền kinh tế. Theo điều 6 quyết định 1627/QĐ-NHNN ban hàng ngày 31/12/2001 về quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khach hàng đã quy đinh hai nguyên tắc cho vay là: Khách hàng vay vốn tổ chức tín dung phải đảm bảo: 1. Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. 2. Hoàn trả nợ gốc và lãI vay đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Nguyên tắc 1: Cho vay đúng mục đích không chỉ la nguyên tăc mà còn là phương châm hoạt đông ngân hàng . Khách hàng phải cam kết sử dụng vốn vay đúng như thoả thuạn với ngân hàng , không trái với quy đinh của pháp luật và các quy định của ngân hàng cấp trên . Bất kỳ khoản vay nào của ngân hàng đối cới nền kinh tế cũng luôn phải hướng đến mục tiêu và yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội trong từng giai đoạn phất triển .Còn với khách hàng , vốn vay cũng phải đáp ứng các mục đích cụ thể trong qúa trình hoạt động để thúc đẩy đơn vị hoàn thành nhiệm vụ của mình . Nên trong bất kỳ trường hợp nào khi vay vốn ngân hàng bao giờ khách hàng cũng phải nêu rõ mục đích sử dụng vốn vay . Khi khoản vay đã được ngân hàng chấp nhận thì mục đích sử dụng vốn vay cũng sẽ được ghi vào hơp đồng cho vay. Ngân hàng sẽ thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng , nếu thấy khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích như đã thoả thuận ngân hàng có thể sử dụng các biện pháp phù hợp đễ sử lý. Nguyên tắc 2 : Với chức năng là trung gian tín dụng , ngân hàng huy động vốn để cho vay , ngân hàng phảI có trách nhiệm hoàn trả cả gốc và lãI như đã cam kết . Nên hoàn trả là một đặc trưngtrong hoạt động cho vay của ngân hàng , để đảm bảo khả năng thanh toán đồng thời tạo ra nguồn thu để duy trì sự tồn tại và phát triển của ngân hàng thì ngân hàng luôn phải yêu cầu người nhận tiền vay phải thực hiện đúng cam kết này . Thực hiện nguyên tắc này, khách hàng chỉ được sử dụng vốn vay trong một thời gian nhất định , hết thời hạn cho vay phảI đảm bảo trả nợ đầy đủ cả gốc và lãI cho ngân hàng. Hai nguyên tắc trên áp dụng cho tất cả các khách hàng vay vốn tại Ngân hàng trong đó có các DNNN. 1.2.1.4. Các loại hình cho vay DNNN Nhu cầu vay vốn của DNNN là rất đa dạng tuỳ thuộc vào ngành nghề , đặc điểm kinh doanh của từng khách hàng , Để đáp ứng được mong muốn của khách hàng ngân hàng đua ra nhiều phương thức cho vay khác nhau. * Căn cứ vào thòi hạn cho vay Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng băt đầu nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc va lãi vốn vay đã được thoả thuận trong hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng. Căn cứ vào thời han cho vay được chia thành cho vay ngắn hạn , cho vay trung hạn va cho vay dài hạn. _ Cho vay ngắn : là các khoản vay có thời hạn cho vay có thời hạn cho vay tới 12 tháng. Ngân hàng cho vay ngắn hạn nhằm mục đáp ứng nhu cầu về vốn cho sản xuất kinh doanh , dich vụ , phục vụ đời sống của khách hàng và thương là để bổ sung vốn lưu động cho doanh nghiệp. Đặc điểm cho vay ngắn hạn là: lãi xuất thấp, tính thanh khoản cao và độ rủi ro thấp. _ Cho vay trung hạn : là khoản vay có thời hạn từ trên 12 tháng đến 60 tháng . Ngân hàng cho vay trung hạn để tài trợ cho các tài sản cố định , sửa chữa , mua sắm thêm phuơng tiện vận tải , cây trông vật nuôi , trang thiết bị mới , hoặc để thay đổi sản phẩm hàng hoá. _ Cho vay dài hạn : là các khoản vay có thời hạn cho vay từ 60 tháng trở lên. Cho vay dài hạn chủ yếu tài trợ cho các công trình xây dựng cơ bản nhu nhà xưởng , sân bay , cầu đường , máy móc thiết bị có gía trị sử dụng lớn thời gian sử dụng lậu dài , hoặc để mở rộng sản xuất kinh doanh theo chiều rộng hoặc sâu. Đặc điểm của cho vay trung va dài hạn là : độ rủ ro cao hơn so với cho vay ngắn hạn , để giẳm bớt rủi ro ngân hàng thường yêu cầu phải có tài sản đảm bảo , ngoài ra ngân hàng có thể quyết định tỉ lệ vốn chủ sở hữu tham gia vào quá trình sản xuất , kinh doanh và đời sống .Để bù đắp cho những rủi ro phải gánh chiu do thời hạn dài thì ngân hàng luôn quy định lãi xuất cho vay cao hơn lãi suất cho vay ngắn hạn, lãi suất có thể cố định trong suốt thời kỳ vay vốn cũng có thể là lãi suất biến đổi tuỳ thuộc vào sự biến động của thị trường. * Căn cứ vào phuơng thức cho vay: _ Cho vay thấu chi: Cho vay thấu chi kà nghiệp vụ cho vay qua ngân hàng cho phép người vay được chi vươt trên số dư tiền gửi thanh toán của mình tại ngân hàng đến một giới hạn nhất định và trong khoảng thời gian xác định, giới hạn này gọi là hạn mức thấu chi. Hình thức cho vay này thường chỉ áp dung với các khách hàng có độ tin cậy cao , thu nhập đều đặn và kỳ thu nhập ngắn. Để được thấu chi khách hàng phải làm đơn xin ngân hàng hạn mức và thời gian thấu chi có thể khách hàng phải trả cả phí cam kết cho ngân hàng . Trong quá trình hoạt động khách hàng có thể viết séc , lạp uỷ nhiệm chi...vượt quá số dư tiền gửi để trả nhưng phải trong hạn mức thấu chi . Khi khách hàng có tiền nhập về tài khoản tiền gửi , ngân hàng sẽ tiến hành thu nợ gốc và lãi. Số lãi khách = lãi suất * thời gian * số tiền hàng phải trả thấu chi thấu chi thấu chi Thấu chi khắc phụ được sự không phù hợp về thời gian va quy mô các khoẩn thu và chi của khách hàng . Các khoản thu và chi của khách hàng có thể dự đoán được nhưng không thể chính xác tuyệt đối được . Nên hình thức cho vay này tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong qú trinh thanh toán: chủ động , nhanh , kịp thời. Đây là hình thức tín dụng ngắn hạn linh hoạt , thủ tục đơn giản, phần lớn là không co đẩm bảo , có thể cấp cho cả doanh nghiệp và cá nhân vài ngày trong tháng , hoặc vài tháng trong năm … dùng để mua hàng , chi các khoản nộp , hoặc để trả lương. _ Cho vay trực tiếp từng lần Cho vay trực tiết từng lần là phương pháp cho vay mà mỗi lần cho vay khách hàng không có đảm bảo và ngân hàng đều phải làm các thủ tục cần thiết như lập hồ sơ vay vốn, xét duyệt cho vay , ký hợp đồng cho vay. Mỗi một khoản vay được lập thành một hồ sơ riêng. Phương pháp này áp dụng đối với những khách hàng có nhu cầu vay vốn không thường xuyên . Khi có nhu cầu khách hàng đề nghị vay từng lần hoặc ngân hàng xét thấy cần phảI áp dụng cho vay từng lần để giám sát , kiểm tra , quản lý viẹc sử dụng vốn vay chặt chẽ hơn . Có khách hàng sử dung vốn chủ sở hữu và tín dụng thương mại la chủ yếu , chỉ khi có nhu cầu thời vụ , hay mở rộng sản xuất đặc biệt mới vay ngân hàng , tức là vốn ngan hàng chi tham gia vào một số giai đoạn nhất định của chu kỳ sản xuất. Khi có nhu cầu vay khách hàng phai làm đơn và trinh ngân hàng phương an sử dung vốn vay . Ngân hàng sẽ thẩm định và kí kết hợp đồng cho vay, xác định quy mô , thời hạn , lãi suât , thời hạn trả nợ… Ngân hàng tiến hành thu nợ gốc và lãi vay theo từng kỳ hạn nịư như đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Ngân hàng trong quá trình kiểm soát sử dụng tiền vay của khách hàng nếu thấy có dấu hiệu vi phạm hợp đồng có thể thu nợ trước hạn hoặc chuyển nợ quá hạn. Đây là hình thức cho vay rất phổ biến trong thực tế có thể áp dụng với tất cả cá nhân va doanh nghiệp . Ngân hàng luôn kiểm soát đuợc mục đích và hiệu quả của khoản vay. Tuy nhiên, hình thức cho vay này thường yêu cầu có tài sản đảm bảo nên giá tri món vay phụ thuộc vào giá trị tài sản đảm bảo. Nhiều khi doanh nghiệp có phương án sản xuất kinh doanh tốt nhưng không có tài sản để thế chấp , cầm cố vay tiền ngân hàng . Trong trường hợp như vậy nếu cứ nhất định phảI có tài sản đảm bảo thì mới cho vay, ngân hàng có thể bỏ qua nhiều khách hàng tiềm năng. _ Cho vay hạn mức Đây là phương án cho vay mà khách hàng va ngân hàng xác định và thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định . Hạn mức tín dụng la mức dư nợ vay tối đa duy trì trong một thời han nhất định mà ngân hàng và khách hàng đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Hạn mức tín dụng được cấp trên cơ sở phương án , kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhu cầu vay vốn của khách hàng , tỷ lệ cho vay tối đa so với tài sản đảm bảo , khả năng nguồn vốn của ngân hàng . Trong phạm vi mức tín dụng còn lại , khách hàng được rút tiền vay để mua hàng, dự trũ hoặc tài trợ cho cc chi phí kinh doanh khác. Trong kỳ khách hàng có thể thực hiện vay trả nhiều lần , song dư nợ không vượt quá hạn mức. Cũng có trường hợp ngân hàng quy định hạn mức cuối kỳ . Dư nợ trong kỳ co thể lớn hơn hạn mức nhưng đến cuói kỳ khách hàng phảI tả nợ để giảm dư nợ sao cho dư nợ cuối kỳ không vuợt quá hạn mức. Cho vay theo hạn mức tín dụng thường được áp dụng đối với các khách hàng có nhu câuf vay trả thường xuyên , có đăc điểm sản xuất kinh doanh luân chuyển vốn không phù hợp với phương thức cho vay từnglần, có uy tín với ngân hàng. Trong nghiệp vụ cho vay này ngân hàng không ấn định trước ngày trả nợ . Khi khách hàng có thu nhập , ngân hàng sẽ thu nợ nên tạo chủ động quản lý ngan quỹ cho khách hàng. Tuy nhiên , lai bất lợi cho ngân hàng trong việc kiểm soát hiệu quả sử dụng từng lần vay không tách biệt thành các kì hạn nợ cụ thể. Ngân hàng chỉ có thể phát hiện vấn đề khi khách hàng nộp báo cáo tài chinh hoặc dư nợ lâu không giảm sút. _ Cho vay luân chuyển la nghiệp vụ cho vay dựa trên sự luân chuyển của háng hoá. Ngân hàng có thể cho doanh nghiệp vay để mua hàng khi doanh nghiệp thiếu vốn và sẽ thu nợ khi doanh nghiệp bán hàng . Đầu năm hoặc quý người vay phảI làm đơn xin vay luân chuyển . Ngân hàng và khách hàng thoả thuận với nhau về phương thức vay, hạn mức tín dụng , nguòn cung cấp hang hóa, khả năng tiêu thụ. Để cho vay luân chuyển cả ngân hàng và khách hàng đều phai nghiên cứu kế hoạch lưu chuyển hàng hoá để dự đoán dòng ngân quỹ trong thời gian tới . Khách hàng có thể đảm bảo cho khoản vay bằng các khoản phải thu và cả hàng hoá trong kho ( có hoá đơn hợp pháp , hợp lẹ, đúng đối tượng) và thu nhập từ bán hàng đều là nguồn để chi trả cho ngân hàng. Cho vay luân chuyển thuận tiện cho khách hàng do thủ tục vay chỉ thưc hịên một lần cho nhiều lần vay. Tuy nhiên , ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc thy hồi nợ khi doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm do thời hạn của khoản vay không được quy định rõ ràng. _ Cho vay trả góp Cho vay trả góp là hình thứctin dụng theo đó ngân hàng cho phép khách hàng trả gốc nhiều lần trong thời hạn nhất định đã thoả thuận. Cho vay trả góp thường được áp dụng với các khoản vay trung và dầi hạn, tài trợ cho tài sản cố định, hàng lâu bề .Số tiền trả mỗi lần phải được tính toán cho phù hợp với khă năng trả nợ của doanh nghiệp . Nguồn trả nợ thường là từ khấu hao , thu nhập sau thuế của doanh nghiệp . Hình thức cho vay này có mức độ rủi do cao do khách hàng thế chấp luôn bằng hàng hoá mua trả góp nên lãi xuất cho vay cao trả góp thường là lãi xuất cao nhât trong khung ãi xuất cho vay của ngân hàng. * Căn cứ vào tài sản đảm bảo Bảo đảm tiền vay là viẹc tổ chức tín dụng áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro , tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi đươc khoản nợ đã cho khách hàng vay. Cho vay là hoạt động mang lai lợi nhuận lớn nhát cho ngân hàng tuy nhiên , cũng là hoạt động chứa nhiều ruỉ ro nhất. Để hạn chế rủi ro khi khách không trả hoặc không có khă năng trả ngan hàng thường yêu cầu phai có tài sản đảm bảo. Hiện nay việc đảm bảo tiền vay của tổ chức tín dụng được thực hiện theo Nghị định 178/1999/NĐ-CP và Nghị định 85/2002/NĐ-CP theo đó tổ chức tín dụng có quyền lựa chọn , quyết định việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản , hoặc cho vay không có đảm bảo bằng tài sản và tự chiu trách nhiệm về quyết định của mình. _Cho vay có đảm bảo bằng tài sản : là việc cho vay vốn của tổ chức tín dụng mà theo đó nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay được cam kết bảo đảm thực hiện băng cầm cố , thế chấp , tài sản hình thành từ vốn vay của khách hàng vay hoặc bảo lãnh băng tài sản củabên thứ ba. Tài sản đảm bảo tiền vay có thế là bất động sản ( như giá tri quyền sử dụng , nhà ở , công trình xây dựng gắn liền với đất...)động sản ( hàng hoá , phương tiện vận tải , vàng , đá quý ,giấy tờ có giá trị...). + Cho vay thế chấp : là hình thức mà người nhân tài trợ phải chuyển các giấy tờ chứng nhận sở hữu hoặc sử dụng các tài sản đảm bảo sang cho ngân hàng nắm giũ trong thời gian cam kết. + Cho vay cầm cố : là hình thức mà ngân hàng nhận tài trợ phải chuyển quyền kiểm soát tài sản đảm bảo sang cho ngân hàng trong thời gian cam kết. _ Cho vay không có tài sản đảm bảo : là việc cho vay vốn của tổ chức tín dụngmà theo đó nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay không được cam kết bảo đảm thực hiệnbằng tài sản cầm cố, thế chấp, tài sản được hinh thành từ vốn vay của khách hàng vay hoặc bảo lãnh bằngtài sản của bên thứ ba. Cho vay không tài sản đảm bảo bao gồm các truờng hợp sau : Cho vay bảo lãnh bằng tín chấp của các tổ chức đoàn thể , chính trị xã hội cho các cá nhân, hộ gia đình nghèo vay vốn , cho vay không có đảm bảo bằng tài sản theo quy định của chinh phủ và cho vay không có đảm bảo bằng tài sản theo sự lựa chọn của ngân hàng. Ngân hàng cho vay không có đảm bảo bẵng tài sản đối với các khách hàng có đủ các điều kiện sau: Có tín nhiệm với ngân hàng trong việc vay vốn và trả nọ Có dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh khả thi, co khả năng hoàn trả nợ, hoặc có phương án phục vụ đời sống khả thi phù hợp với quy định của pháp luật Có khẳ năng tài chính để thực hiện biện pháp băng tài sản theo yêu cẩu của ngân hàng nếu sử dụng vốn vay không đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng. Ngoài các cách phân chia trên còn nhiều cách phân chia khác như : + Căn cứ vào mức độ cho vay + Căn cứ vào khách hàng + Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay 1.2.2. Hiệu quả cho vaycủa NHTM với DNNN 1.2.2.1. Quan niệm về hiệu quả cho vay Đứng trên góc độ lợi ích ta có thể định nghĩa hiêuj quả cho vay của NHTM đối với DNNN như sau: " Hiệu quả cho vay của NHTM đối với DNNN là sự thoả mãn về mặt lợi ích của các bên liên quan trong hoạt động cho vay của NHTM đối với DNNN " Những bên có liên quan đến hoạt động cho vay của NHTM là : _DNNN vay tiền tại ngân hàng _ Bản thân ngân hàng _ Nhà quảnn lý và nhân viên ngân hàng _ Nền kinh tế – xã hội nói chung Như vậy , hiệu quả cho vay NHTM đối với DNNN có nội dung rẩtộn và cần được xem xét toàn diện khả năng đáp ứng nhu cầu của tất cả các bên có liên quan, gồm : DNNN, ngân hàng , và nền kinh tế – xã hội. * Hiệu quả cho vay của NHTM đối với DNNN xét trên phương diện của DNNN- khách hàng của ngân hàng. Khách hàng là đối tác chính của ngân hàng trong hoạt động kinh doanh nói chung và trong hoạt động cho vay nói riêng . Trong kkinh doanh theo quy luật thì các khách hàng sẽ chọn mua dich vụ tại ngân hàng nào có khả năng thoả mãn tốt nhất yêu cầu của họ . Vì vậy, đối với một ngân hàng cụ thể , đảm bảo hiệu quả cho vay phương diện khách hàng chính là tìm câu trả lời cho các câu hỏi sau: Ngân hàng phải làm gì và thế nào để được khách hàng lựa chọn là người cung cấp vốn vay cho họ ? làm thế nào để thu hút và giữ chân khách hàng? Do vậy, để đảm bảo hiệu quả cho vay của NHTM đối với DNNN trên góc độ khách hàng thì sản phẩm cho vay của NHTM phải thoả mãn các yêu cầu sau: _ Sự hợp lý về giá cả cho vay thể hiện ở mức lãi xuất và mức chi phí cho vay được khách hàng chấp nhận. _ Sự đa dạng về các phương thức cho vay điều này có nghĩa là ngân hàng có khả năng đáp ứng nhu vầu vay đa dang của khách hàng không ? _ Độ an toàn, uy tín , sự thân thiện , phong cách giao dich của ngân hàng . Độ tin cậy có ý nghĩa quyết định đến sự lựa chon của khách hàng , nó được hình thành sau một quá trình sử dụng sản phẩm , đây là một phần quan trọng tạo nên thương hiệu của ngân hàng. * Hiệu quả cho vay NHTM đối với DNNN xét trên phương diện NHTM: NHTM cũng là một doanh nghiệp , thực hiện việc kinh doanh tiền tệ và như định nghĩa trên : sự thoả mãn nhu cầu nội tại của ngân hàng thương mại chính là lợi nhuận , khả năng duy trì và nâng cao lợi nhuận . Do đó, hiệu quả cho vay NHTM được đánh giá qua việc đo lườnh , phân tích mức độ đáp ứng những nội dung căn bản sau: _ Khả năng sinh lời : lợi nhuận là mục tiêu mà bất kỳ ngân hàng nào cũng cần đạt tới. Vì vậy, hoạt động cho vay phảI mang lại nguồn thu cho ngân hàng để góp phần thực hiện mục tiêu chung của ngân hàng. _ Khả năng cạnh tranh : cạnh trạnh là vấn đề sông còn đối với NHTM , không có năng lực cạnh tranh cao đồng nghĩa với việc họ mất khách hàng . Sản phẩm cho vay của ngân hàng phảI có giá cả hợp lý , đa dạng , tiện ích thì mới cạnh tranh được với các ngân hàng khác. * Hiệu quả cho vay của NHTM đối với DNNN xét trên phương diện nền kinh tế – xã hội. Sẽ là phiến diện nếu như hoạt động cho vay của ngân hàng không góp phần tích cực vào viẹc nâng cao hiệu quả chung của nền kinh tế – xã hội . Điều này thể hiện vai trò của ngân hàng trong việc phân bổ có hiệu quả các nguồn vốn cho nền kinh tế và có thể được đánh giá qua các noọi dung sau : _ Mức độ đáp ứng yêu cầu về vốn và mức độ đóng góp vào sự cảI thiện tốc độ tăng trưởng cho nền kinh tế quốc dân. Ngân hàng thương mại là người cung cấp vốn chủ yếu cho nền kinh tế , sự họat động có hiệu qủa của hoạt động cho vay của ngân hàng là điều kiện tiên quyết cho nền kinh tế phát triển. _ Chấp hành tốt các quy định về cho vay cuă NHNN , của Chính phủ như quy định về giới hạn cho vay, về đảm bảo cho vay , về trích lập dự phòng , về giới hạn nguồn ngắn hạn được phép cho vay trung và dài hạn…để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho vay. _ Góp phần thực hiện các chính sách tài chính, chính sách tiền tệ. 1.2.2.2. Vai trò của hoạt động cho vay đối với DNNN NHTM là cầu nối giũa tiết kiệm cà đầu tư. NH huy động và tập trung các nguồn vốn tạm thời nhàn dỗi của các chủ thể trong nền kinh tế để cho vay đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, tiêu dùng của các chủ thể khác . Chính vì thế , NHTM là một kênh khơI nguồn , dẫn vốn , góp phần đẩm bảo sự vận động liên tục của nền kinh tế , thúc đẩy tăng trưởng kinh tế . Một trong những nguồn vốn của các DNNN là nguồn cấp từ ngân sách Nhà nước . Tuy nhiên , nguồn này cũng có giới hạn nên để đáp ứng nhu cầu hoạt động, phát triển của DNNN thì vốn vay từ ngân hàng là nguồnvô cùng quan trọng. DNNNvay vốn ngân hàng để đầu tư mở rộng sản xuất với mục tiêu là tăng số lượng, chất lượng sản phẩm, hạ chi phí sản xuất, chiếm lĩnh thị trường … với mục đích cuối cùng là tăng lợi nhuận. Vai trò hoạt động cho vay của ngân hàng đối với DNNN thể hiện ở các khía cạnh sau : Một là : Góp phần giúp DNNN đạt được cơ cấu vốn tối ưu Hiếm có doanh nghiệp nào chỉ dùng vốn tự có để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Vấn đề này không chỉ hạn chế việc mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do vốn tự có thuờng không lớn mà còn vì việc cử dụng toàn bộ vốn tự có trong nhiều trường hợp chưa chắc đã là rẻ nhất. Vì thế, các doanh nghiệp luôn tính toán để sử dụng kết hợp các nguồn vốn ( vốn chủ sở hữu và vốn vay ) sao cho chi phí vốn trung bình là thấp nhất. Hai là : Giúp DNNN hoạt động có hiệu quả hơn Một trong những nguyên tắc cho vay là phải hoàn trả cả gốc và lãi vay đúng thời gian quy định. Nên khi vay tiền ngân hàng DNNN phải có biện pháp để sử dung vốn có hiệu quả , tiết kiệm , tăng vòng quay của vốn thì họ mới thực sự kinh doanh có lãi mới có khả năng trả nợ đầy đủ cho ngân hàng . Hơn nũa , ngân hàng chi cho vây các DNNN có phưong án sản xuất kinh doanh co hiệu quả . Nên để được ngân hàng chấp nhận đầu tư vốn thì phải khẳng định mình làm ăn có hiệu quả thẻ hiện ở kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm. Các ngân hàng đều thực hiện quy trình kiểm tra trước , trong và sau khi cho vay , giám sát chặt chẽ tiến độ , mục tiêu sử dung vốn vay của doanh nghiệp . Đảm bảo doanh nghiệp đi đúng hướng . Hơn thế khi doanh nghiệp gặp khó khăn ngân hàng có thể giúp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong phạm vi, khả năng của mình , như tư vấn , hỗ trợ kịp thời để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn. Ba là : Giúp các DNNN mở rộng sản xuất kinh doanh ,nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Trong nền kinh tế thị trường cạnh trạnh diễn ra gay gắt, quyết liệt khong chỉ giũa doanh nghiệp hoạt đông trong cùng một lĩnh vực mà cả giũa các doanh nghiệp trong nước vói nước ngoài. Để có thể tồn tại, phát triển và giữ đuợc vai trò chủ đạo đối với nền kinh tế, đòi hổi các DNNN phải mở rộng sản xuất kinh doanh về cả chiều rộng và chiều sâu, phải nâng cao sức cạnh tranh trên cả thị trường trong và ngoài nước nhất là trong xu thế hội nhập , toàn cầu hoá hiện nay khi chúng ta đang từng bước tham gia vào AFTA, WTO... để làm được điều đó DNNN cần phai có khối lượng vốn lớn nguồn từ NSNN không thể đáp ứng đủ , để bổ sung vào lượng vốn thiếu hụt đấy là nguồn vốn vay từ các NHTM. 1.2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay Việc đánh giá hiệu quả cho vay đối với DNNN có thể căn cứ vào một số chỉ tiêu sau: a) Chỉ tiêu doanh số cho vay và tổng dư nợ cho vay _ Doanh số cho vay : cho biết tổng số tiền ngân hàng cho vay trong một khoảng thời gian nhất định ( 3 tháng , 6 tháng , 1năm ). _Tổng dư nợ cho vay : cho biết số tiền ngân hàng còn cho vay tại một thời điểm nào đó thường là cuối tháng, cuối quý hoặc cuối năm. Tổng dư nợ gồm cho vay ngắn hạn , trung hạn , dài hạn và cho vay khác Cả hai chỉ tiêu dều được đo băng số tuyệt đối Mọt chỉ tiêu khác dùng để đánh giá xem việc sư dụng vốn của ngân hàng có hiệu quả không là tỉ lệ cho vay / Tổng nguồn vốn . Tỉ lệ này càng cao càng tốt. Tỉ lệ cho vay / Tổng nguồn vốn = Tổng dư nợ / Tổng nguồn huy động Tỉ lệ cho biết ngân hàng có thể cho vay bao nhiêu phần trăm trên tổng nguồn huy động được tỉ lệ càng lớn thể hịên khả năng cho vay của ngân hàng càng cao, khả năng kiếm lợi càng lớn. b) Chỉ tiêu nợ quá hạn Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không trả được khi đến hạn thoả thuận ghi trong hợp đồng tín dung. Tỉ lệ nợ quá hạn là tỉ lệ phần trăm giũa nợ quá hạn và tông dư nợ của ngân hàng mở một thời điểm nhất định có thể là cuối tháng , cuối quý hoặc cuối năm. Khi khoản vay không được hoàn tra đúng hạn như dã quy định mà không có lý do chinh đáng thì khoản vay đó sẽ bị chuyển sang nợ quá hạn và sẽ bị chịu lãi suất phạt . Hiện nay, theo quy định của NHNN lãi xuấ phạt không quá 150% lãi suất bình thường. Trên thực tế , phần lớn các khoản nợ quá hạn là các khoản nợ có vấn đề , có khả năng mất vốn nghĩa là an toàn thấp. Tỉ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ là chỉ tiêu rất thông dung mà hiện nay các ngân hàng áp dụng để đánh giá hiệu quả cho vay. Tỉ lệ này cao thể hiện chất lượng cho vay không tốt , các ngân hàng luôn cố gắng để tỉ lệ này là thấp nhất có thể. Tỉ lệ nợ quá hạn/ Tổng dư nợ = ( Dư nợ quá hạn / Tổng dư nợ ) * 100% Có hai loại nợ quá hạn : _ Nợ quá hạn có khả năng thu hồi : là những khoản tuy đã quá hạn nhưng người vay vẫn có thể trả được cho ngân hàng . Lý do của các khoản chậm trả này là do khách hàng đã bán được hàng nhưng chưa thu được tiền vay do gặp tình trạng đột xuất với lý do chính đáng. _ Nơi quá hạn không có khả năng thu hồi ( nợ khó đòi ) Nợ khó đòi là khoản nợ quá hạn dã quá kỳ hạn gia nợ . Những khoản nợ khó đòi người vay rấtt ít co khả năng trả nợ ngân hàng , dẫn đến ngân hàng bị mất vốn do người vay làm ăn thua lỗ dẫn đến phá sản và không trả được nợ ngân gàng cũng có thể do người vay lừa đảo ngân hàng cố tình trây lì không trả nợ. Nợ khó đòi là một lời cảnh báo cho ngân hàng rằng : hy vọng thu lại tiền vay trở nên mong manh, ngân hàng cần có biện pháp hữu hiệu để giải quyết. Tỉ lệ nợ khó đòi trên = ( Dư nợ khó đòi / Tổng dư nợ quá hạn )* 100%t tổng dư nợ quá hạn Cho vay là nghiệp vụ ang lai lợi nhuận lớn cho ngân hàng. Tuy nhiên, đây cũng la nghiệp vụ chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Nhất là trong môi trường kinh doanh biến động phức tạp , cạnh tranh gay gắt hiện nay, lại thêm rủi ro đạo đức nên nợ quá hạn của ngân hàng là không thể tránh khỏi . Song nếu một ngân hàng có nhiều khoản nợ quá hạn sẽ gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh vì có nguy cơ mất vốn mà đây là điều tệ hại dẫn đến mất khả năng thanh toán và giảm thu nhập. Ngân hàng nào coa tỉ lệnợ quá hạn cao sẽ bị đánh giá là hiệu quả cho vay thấp . Vì thế, các ngân hàng luôn cố gắng để tỉ lệ này la thấp nhất có thể. c) Chỉ tiêu vòng quay vốn cho vay Chỉ tiêu này thường được các ngân hàng tính toán hàng năm để đánh giá khả năng tổ chức quản lý vốn vay và hiệu quả cho vay trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng , giải quyết hợp lý giữa ba lợi ích : Nhà nước , khách hàng và ngân hàng. Vòng quay vốn cho vay = Tổng lãi thu từ hoạt đông cho vay / Dư nợ cho vay bình quân Vòng quay vốn cho vay phản ánh số vòng chu chuyển của vốn cho vay ( thường là một năm ) . Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ vốn vay ngân hàng luân chuyển nhanh , tham gia vao nhieu chu kỳ sản xuất kinh doanh và lưu thông hàng hoá , khong bị ứ đọng gây lãng phí vốn . Điều này tạo điều kiện cho ngân hàng dễ đáp ứng nhu cầu vốn hợp lý của doanh nghiệp cũng như có nguồn vốn để tiêpd tục cho vay các doanh nghiệp khác tạo lợi nhuận tối đa cho ngân hàng và doanh nghiệp. d) Chỉ tiêu thu nhập từ cho vay thu nhâp từ cho vay cho biết hoạt đọng cho vay mang lai bao nhiêu lợi nhuan cho ngân hàng . Chỉ tiêu này được phản ánh bằng số tuyệt đối. Dựa trên tổng thu nhập từ cho vay các ngân hàng tính tỉ lệ sinh lãi trên một đồng vốn . Đây la một chỉ tiêu rất cần thiết để đánh giá hiệu quả cho vay của ngân hàng . Chi tiêu này phản ánh khả năng sinh lãi trên một đồng vốn bỏ ra ( một đồng vốn bỏ ra thu được bao nhieu đồng lợi nhuận ) . Một khoản cho vay của NHTM không thể được xem là chất lượng cao nếu không mang lai lợi nhuận thực tế cho ngân hàng . Tỉ lệ sinh lãi trên một đồng vốn = Tổng lợi nhuận từ nghiệp vụ cho vay / Dư nợ bình quân Tỉ lệ này càng cao phản ánh hiệu quả cho vay càng cao. e) Chỉ tiêu cư cấu cho vay Ngân hàng cần phân tích cơ cấu cho vay theo thơì gian , lãi suất , đồng tiền cho vay , đối tượng cho vay... để xem xét , đánh giá tỷ trọng cho vay đã phù hợp với khả năng của bản thân của ngân hàng chưa, đã đáp ứng tốt nhu cầu vốn của nền kinh tế chưa. Trên cơ sở đó các ngân hàng quyết định quy mô, tỷ trịng cho vay một cách hợp lý nhất để vừa đảm bảo an toàn vốn vừa có thể thu lợi nhuận cao nhât. Ngoài các chỉ tiêu trên , các ngan hàng còn phải thực hiện tốt việc trich lập dự phòng rủi ro theo quyết định 1627/QĐ-NHNN năm 2005. Việc trích lập dự phòng rủi ro dựa trên cơ sở phân loại tài sản , các khoản trích lập được hạch toán vào chi phí của ngân hàng. Vì thế, tài sản có chất lượng càng thấp, ngan hàng càng phải trích lập dự phòng nhiều dẫn đến lợi nhuận của ngân hang giảm. Nên các ngân hàng phai hạ thấp tỷ lệ nợ qúa hạn và giảm thiểu rủi ro. Khi đánh giá hiệu quả cho vay phai sủ dụng tổng hợp một hệ thống các chỉ tiêu để đưa ra quyết định chính xác . Ngoài các chỉ tiêu định lượng trên hiện nay các ngân hàng cũng áp dụng nhiều chỉ tiêu định tính để đánh giá hiệu quả cho vay . Như việc cho vay có tuân thủ các nguyên tắc cho vay không, các nguyên tắc về lập hồ sơ cho vay, tài sản dẩm bảo có hợp pháp không...kèm theo đó là việc kiểm tra trước , trong và sau khi cho vay. 1.2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay DNNN 1.2.3.1. Những yếu tố thuộc môi trưòng vĩ mô ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay đối với DNNN a) Môi trường pháp lý Môi trường pháp lý là tổng thể các yếu tố pháp lý rác động đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. MôI trường pháp lý gồm hệ thống văn bản quy phạm , pháp luật do Nhà nước , Chính phủ , các bộ và cơ quan ngang bộ ban hành buộc các chủ thể kinh doanh phải thực hiện và chấp hành nghiêm chỉnh. Một hệ thống pháp lý đầy đủ , đồng bộ , ổn định sẽ giúp các ngân hàng và các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh của mình , từ đó tác động đến hiệu quả cho vay. Ngược lại , môi trường pháp lý chứ hoàn chỉnh , đồng bộ còn chông chéo sẽ gây bất lợi cho ngân hàng và doanh nghiệp. Các chính sách vĩ mô có tác động quan trọng và trực tiếp nhất đến hoạt động kinh doanh ngân hàng là : chính sách về tài chính , tiền tệ , chính sách về thương mại , kinh tế đối ngoại , tỉ giá hối đoái… Chỉ cần có một sự thay đổi nhỏ của các chính sách trên cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng . Một hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô và văn bản pháp luật đúng đắn phù hợp với thực tiễn sẽ là điều kiện quan trọng để hoạt động của mỗi ngân hàng cũng như toàn hệ thống có hiệu quả. b) Môi trường kinh tế Môi trường kinh tế vĩ mô có ý nghĩa đối với sự phát triển của toàn bộ hệ thống ngân hàng . Vì vậy, khi phân tích về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quay cho vay của ngân hàng chúng ta không thể bỏ qua yếu tố này . Nếu coi hệ thống ngân hàng như hệ tuần hoàn trong một cơ thể sống là nền kinh tế thì hệ tuần hoàn này có hoạt động tốt hay không , có đủ máu để lưu thông và chất lượng máu cũng như hệ mao mạch có tốt hay không lại phụ thuộc vào sức khoẻ của cơ thể sống ấy. Ngân hàng là một ngành chứa đựng rất nhiều rủi ro, mỗi biến động bất lợi của môI trường kinh tế vĩ mô đều có thể ảnh hưởngđến hoạt động bình thường của ngân hàng . Một nước có nên kinh tế phát triển ôn định sẽ là một điều kiện hết sức thuận lợi cho sự phát triển của toàn bộ hệ thống ngân hàng , Ngược lai, sự bất ổn về kinh tế có thể tạo ra sự dè dặt , co cụm những nỗ lực đầu tư của doanh nghiệp nói chung và của các ngân hàng nói riêng. Không chỉ mô trường kinh tế trong nước ctác động đến hiệu quả cho vay của ngân hàng mà sự thay đổi của môI trường kinh tế thế giới cung tác động không nhỏ , đặc biệt là xu thế toàn cầu hoá và hội nhập mạnh mẽ như ngày nay. Sự thay đổi này thể hiện thông qua sự biến động về nhu cầu của thi trường , sự biến động về tỉ giá… c) MôI trường chính trị – xã hội ổn định chính trị- xã hội là yếu tố cần thiết để các doanh nghiệp yên tâm hoạt động sản xuất kinh doanh , mạnh dạn đầu tư lâu dài và phát triển về quy mô và hiệu quả . Một đất nước với tình hình chính trị không ổn định bởi nội chiến , xung đột sắc tộc , đình công , tranh giành quyền lực … sẽ gây ra rất nhiều rủi ro cho hoạt động của nền kinh tế nói chung và hoạt động cho vay của ngân hàng nói riêng, có thể đẩy các ngân hàng đến bờ vực phá sản . Xây dựng một môI trường chính trị – xã hội ổn định luôn là mục tiêu quan trọng mà mỗi quốc gia phải đạt được vì nó là nền tảng cho phát triển kinh tế- xã hội. d) MôI trường công nghệ Thời đại ngày nay là thời đại công nghệ thông tin . Vì vậy , công nghệ đặc biệt côngg nghệ thông tin là thành phần rất quan trọng và không thể thiếu trong hoạt động ngân hàng . Máy móc đảm nhận ngày càng nhiều công việc hàng ngày trong các nghiệp vụ của các hoạt động ngân hàng . Các thiết bị tự động này đang rút ngắn thời gian tác nghiệp của các hoạt động ngân hàng một cách kỷ lục , đồng thời tăng độ chính xác tiện lợi của các dịch vụ ngân hàng . Việc áp dụng ngày càng nhiều các thiết bị vi tính , điện tử đang biến phần lớn các chi phí biến đổi thanh chi phí cố định. Môi trường thông tin quốc gia có thể được phản ánh thông qua các chỉ tiêu như số lượng và trình độ nhân lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin : dung lượng đường truyền, tính ổn định của đường truyền , các quy định pháp lý liên quan đến bảo mật , đến giao dịch điện tủ , các chi phi dử dung công nghệ , mức độ tin học hoá trong các doanh nghiệp cũng như các cơ quan quản lý.. Đây là điều kiện mang tính cơ số cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng và việc triển khai các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Trên đây là những yếu tố chính của môi trưòng vĩ mô ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của ngân hàng . Các yếu tố trên không ngừng biến động, vì vậy các ngân hàng phải theo dõi chặt chẽ các yếu tố có thể gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động cho vay của ngân hàng để chủ động trong việc xây dựng kế hoạch chiến đối phó hợp lý để đảm bảo hiệu quả hoạt động cho ngân hàng. 1.2.3.2. Những yếu tố thuộc về môI trường vi mô ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của ngân hàng a) Các nhân tố thuộc về ngân hàng * Chính sách tín dụng Hoạt động tín dụng là hoạt động bao trùm của ngân hàng , với tầm quan trọng va quy mô lớn hoạt động này được thực hiện theo một chính sách rõ ràng được xây dựng và hoàn thiện qua năm đó là chính sách tín dụng. Chính sách tín dụng phản ánh cương lĩnh tài trợ của một ngân hàng , trỏ thành hướng dẫn chung cho các tín dụng và các nhân viên ngân hàng. Tăng cường chuyên môn hóa trong phân tích tín dụng tạo sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời. Nội dung cơ bản của chính sách tín dụng gồm ; _ Chính sách khách hàng: khách hàng có nhu cầu vay vốn tai ngân hàng rất đa dạng , ví vậy ngân hàng phải tiến hành phân loại khách hàng truyền thống và quan trọng , khách hàng khác. Loại khách hàng truyền thống , quan trong thường được hưởng chính sách ưu đãi của ngân hàng. _ Chính sách quy mô va giới hạn tín dụng : Ngân hàng cam kết tài trợ cho khách hàng với món tiền hoặc hạn mức nhất định. Ngân hàng có thể tài trợ tối đa bằng nhu cầu của khách hàng và phù hợp với các điều luật dưa trên các tính toán của ngân hàng về rủi ro và sinh lời . Khi tài trợ ngân hàng rất quan tâm đến vốn chủ dở hữu của khách hàng và ít muốn tài trợ trong trường hợp khoản nợ lớn vốn chủ sở hữu. Ngoài các giới hạn do luật quy định riêng về quy mô và giới hạn cho vay. Chính sách này còn được quy định cho từng thời kỳ trong năm , có tính đếnquy mô và tính chất của nguồn vốn. _ Lãi suất và phí suất tín dụng Ngân hàng có các mức lãi suất khác nhau tuỳ theo kỳ hạn , loại tiền , và loại khách hàng . Ngân hàng khi thoả thuận về lãi suất tín dụng phải tính đến rủi ro , lãi suất hoàn vốn , lãi suất cạnh tranh trên thị trường. _ Thời hạn tín dụng và kỳ hạn nợ Các giới hạn về thời gian luôn được các nhà quản lý ngân hàng chú ý bởi kỳ hạn liên quan đến thanh khoản va rủi ro ngân hàng cũng như chu kỳ kinh doanh của người vay. Chính sách tín dụng thể hiện rõ ngân hàng sẵn sàng cung ứng tín dụng với thời han như thế nào. Chính sách thời hạn phải giải quyết mối quan hệ thời hạn phải giải quyết mối quan hệ thời hạn của người vay và thời hạn tài trợ. Từ đó ngân hàng xác định kỳ hạn nợ cụ thể đảm bảo cân bằng kỳ hạn trung bình. _ Các khoản đảm bảo Chính sách đảm bảo gồm các quy định về các trương hợp tài trợ cần tài sản đảm bảo , ác loại đảm bảo cho mỗi laọi hình tín dụng, danh mục các đảm bảo được ngân hàng chấp nhận , tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo , đánh giá và quản lý đảm bảo. _ Chính sách đối với tài sản có vấn đề Các tài sản có vấn đề gồm các khoản nợ xấu các tài sản có biểu hiện đáng ngờ ... Chính sách đối với tài sản có vấn đề gồm quy định về cách thức xác định nợ xấu và các tài sản đáng ngờ , trách nhiệm giải quyết , thanh lý và khai thác. Ngân hàng căn cứ vao nhu cầu tín dụng của khách hàng , khả năng sinh lời rủi ro tiềm năng của khách hàng , chính sách của Chính phủ và NHNN, quy mô , kết cấu, tính ổn định của các khoản tiền gửu , khả năng vay mượn của ngân hàng , quy mô vốn chủ sở hữu...để xây dựng chính sách tín dụng hợp lý , kết hợp hài hoà giữa lợi ích của khách hàng, ngân hàng và lợi ích của đất nước , sẽ góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng và hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế. * Thẩm định cho vay Thẩm định là việc xem xét một cách khách quan, toàn diện nhưng nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp tới phương án cin vay vốn . Mục tiêu của thẩm địnhlà xác định rủi ro và đưa ra các biện pháp hạn chế rủi ro. Nội dung của thẩm định là thu thập và phân tích thông tin xác định uy tín , tư cách pháp lý , sức mạnh tài chính , khả năng thanh toán của người vay , tính khả thi của dự án...Thẩm định là cơ sở để ngân hàng đưa ra quyết định cho vay hay không. Trong nhiều trường hợp đồng ý cho vay nhưng thấy phương án cuae khách hàng chưa hợp lý ngân hàng có thể tham gia góp ý cho khách hàng hoàn thiện sau đó xác định số tiền vay, thời gian vay và mức thu nợ hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sử dụng vốn vay hiệu quả làm tiền đề cho việc thu hồi cả vốn lẫn lãi đúng hạn của ngân hàng. Do vậy, thẩm định được coi là một trong nhưng khâu quan trọng nhất quyết định đến chất lượng của mỗi khoản cho vay. Nội dung thẩm định gồm : Bước 1 : Thẩm định trước khi cho vay Đây là bước đầu tiên của ngân hàng và là bước quan trọng nhất quyết đinh chất lượng cuả cả quá trình cho vay. Nội dung chủ yếu là thu thập thông tin và xử lý các thông tin liên quan đến khách hàng bao gồm : năng lực sử dụng vốn vay, uy tín , khẳ năng tạo lợi nhuận, nguồn ngân quỹ , quyền sở hữu các tài sản và các điều kiện khách có liên quan đến người vay . Nừu xảy ra sai sót trong bước này thì chất lượng của món vay không được đảm bảo. Bước 2 : Thẩm tra trong khi cho vay Sau khi kí kết hợp đồng tín dụng , ngân hàng phải có trách nhiệm cấp tiền cho khách hàng như đã thoả thuận . Kèm theo việc cấp tín dụng , ngân hàng kiểm soát khách hàng sử dụng tiền vay có đúng mục đích không , đúng tiến độ không , quá trình sản xuất có những thay đổi bất lợi gì, có dấu hiệu lừa đảo hoặc làm ăn thua lỗ...để có những dấu hiệu bất thường ngân hàng có biện pháp xử lý kịp thời như thu hồi nợ trước hạn, ngừng giải ngân, yêu cầu bổ sung tài sản thế chấp , giảm số tiền vay...đây cũng là quá trình ngân hàng thu thập thêm thông tin bổ sung cho các thông tin ở bước 1 và ra các quyết định cụ thể nhằm ngăn chặn kịp thời các khoản tín dụng xấu. Bước 3 : Thu nợ và đưa ra các phán quyết mới Khi đến hạn ngân hàng sẽ tiến hành thu hồi nợ gốc và lãi .Các khoản cho vay trả đủ và đúng hạn là các khoản tín dụng an toàn. Trường hợp các khoản vay không hoàn trả hoặc hoàn trả không đủ và đúng hạn cho thấy có " trục trặc ". Việc xem xét tìm nguyên nhân lá rất quan trọng để giúp ngân hàng kịp thời đuă ra quyết định mới liên quan đến an toàn của khoản vay. _ Trường hợp khách hàng cố tình lừa đảo ngân hàng , cố tình nợ nần dây dưa hoặc làm ăn yếu kém không có phuơng cách cứu vãn , ngan hàng áp dụng phương án thanh lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ. _Trường hợp khách hàng có khó khăn về tài chính song vẫn kiên quyết tìm cách khắc phục để trả nợ thì ngân hàng sẽ có biện pháp giúp đỡ để khách hàng vượt qua khó khăn tạm thời tiếp tục săn xuất kinh doanh như cho vay thêm , gia hạn nợ , giảm lãi... Thẩm định tốt các bước thẩm định thì hiệu quả cho vay chắc chắn sẽ cao. * Trình độ của cán bộ tín dụng Tỏng bất kỳ hoạt động nào con người luôn là nhân tố quyết định đến thành bại nhất là trong môi trường kinh doanh tiền tệ ngày càng trở lên phức tạp như hiện nay. Cán bộ tín dụng là nhưng người trực tiếp thẩm định , đánh giá để ra quyết định cho vay hay không , giám sát cho vay thu nợ. Do đó , trình độ năng lực cán bộ tín dụng là một trong những yếu tố tiên quyết đảm bảo hiệu quả cho vay của ngân hàng. Một cán bộ tín dụng được coi là có trình độ chuyên môn giỏi khi có các kỹ năng nghiệp vụ rộng, thể hiện ở sự hiểu biết toàn diện các quy tắc công việc, luật và kinh nghiệmkinh doanh .Ngoài ra ngưòi cán bộ tín dụng cần phải nắm được các kiến thức về quản trị kinh doanh, kế toán , kinh tế học, và tài chính để có thể diễn giẩi phân tích nhằm đưa ra các kết luận đúng dắn từ các số liệu thống kê và thông tin khác. Việc đánh giá yếu tố con người trong mỗi món vay mang tinh nghệ thuật hơn khoa học nó đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có một kiến thứccỏ bản về tâm lý học , sự nhay cảm đối với thái độ của người vay và khả năng phán đoán nhanh . Như vậy, kiến thức chuyên môn , kinh nghiệp công tác vá sự hiểu biết về tâm lý khách hàng sẽ giúp cán bộ tín dụng đưa ra được những quyết định cho vay đúng dắn . Sự hạn chế về trình độ sẽ gây ra hàng loạt những sai lầm vàcó thể gây ra thiệt hại lớn cho ngân hàng ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả cho vay của ngân hàng. Vì có vai trò quan trọng như vậy nên các ngân hàng không ngừng yêu cầu nhân viên tín dụng phải thường xuyên nâng cao trìnhđộ nghiệp vụ để có đủ khả năng tiếp thu theo kịp với những tiến triển hay đổi mới. Kiểm soát hoạt động cho vay là công việc thường xuyên cần thiết đối với các ngân hàng vì công tác kiểm tra càng chặt chẽ sẽ giúp hoạt động cho vay đúng hướng , thực hiện đúng nguyên tắc , quy trình cho vay . Thông qua kiểm tra , kiểm soát cho vay giúp cho hoạt động cho vay được chỉnh sửa uốn nắn kịp thời , tạo điều kiện thuận lợi nâng cao hiệu quả cho vay. Để đảm bảo hiệu quả của công tác kiểm soát yêu cầu cán bộ kiểm soát phải giỏi chuyên môn , trung thực , nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật , thường xuyên có chương trình công tác kiểm tra và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả cho vay. *Chất lượng thông tin Thông tin về khách hàng là cơ sở để ngân hàng ra quyết định cho vay thông qua thẩm định . Vì vậy, thông tin đầy đủ , chính xác kịp thời giúp ngân hàng đưa ra quết định cho vay đúng đắn , co hiệu quả. Ngược lại , thiếu thông tin hoặc thông tin sai lệch trong thẩm đinh và xét duyệt cho vay co thể dẫn đến việc ngân hàng có những quyết định sai lầm. Ngân hàng quan tâm đếm thông tin liên quan đến sự biến đổi của môI trường kinh tế , chính trị , xã hoịi , của đối thủ cạnh tranh và đặc biệt là thông tin về khách hàng . Trên cơ sở những thông tin có được , ngân hàng có thể nắm bắt , dự đoán được nhũng việc sẽ xảy ra , từ đó chủ động đề ra các phương án đúng đắn , khù hợp trong hoạt động kinh doanh của mình. b) Các nhân tố thuộc về DNNN * Lăng lực của doanh nghiệp quyết định đến hiệu qủa cho vay của ngân hàng . Vì vậy , khi thẩm định cho vay ngân hàng phảI thẩm định chi tiết , cẩn thận các năng lực của doanh nghiệp để đuă ra quyết định cho vay đúng đắn. Năng lực của doanh nghiệp gồm ; _Năng lực tài chính : Năng lực tài chính của doanh nghiệp thể hiện ở khối lượng vốn tự có , tỷ trọng vốn tự có trên tổng nguồn vốn , ở tính lỏng của tài sản , ở khả năng thanh toán nhanh , thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp. Năng lực tài chính cho biết khả năng độc lập tự chủ về tài chính của doanh nghiệp , nên năng lưc tài chính của doanh nghiệp càng mạnh thi càng thuận lợi cho ngân hàng trong việc thu hồi nợ. Vì trong trường hợp phương án sản suất kinh doanh không có hiệu quả , doanh nghiệp không thể trả nợ bằng nguồn thu từ dự án thì họ vẫn có thể trả nợbằng vốn tự có. Các ngân hàng thường không mặn mà với các dự án và vốn vay lớn hơn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Không những thế, doanh nghiệp có năng lực mạnh có khả năng đầu tư vào trang thiết bị hiện đại , có sức cạnh tranh cao thị trường rộng…thì khẳ năng hoàn trả ngân hàng đúng hạn cao hơn là các doanh nghiệp có năng lực tài chính yếu. _ Năng lực quản lý : Năng lực quản lý thể hiện ở sự gọn nhẹ, linh hoạt , năng động của bộ máy tổ chức doanh nghiệp, ở khả năng thích nghi của bộ máy quản lý với sự biến động của cơ chế thị trường , năng lực quản lý còn thể hiện ở trình đọ , khả năng của đội ngũ giám đốc, cán bộ , nhân viên trong vai trò quản lý doanh nghiệp. Khi năng lực quản lý của doanh nghiệp tốt hoạt động sản xuất sẽ diễn ra trôI chảy , phương án sản xuất kinh doanh sẽ có tính khả thi cao , hiệu quả kinh doanh cao nên khả năng trả nợ của doanh nghiệp được đảm bảo làm cho hiệu quả cho vay của ngân hàngđược nâng cao. _Năng lực kinh doanh : Năng lực kinh doanh là khả năng tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Năng lực kinh doanh tốt khả năng tạo lợi nhuận cao và ngược lại. Do doanh nghiệp và ngân hàng có mối quan hệ qua lại thông qua các mối quan hệ tín dụng nên ngân hàng cần quan tâm đúng mức đến năng lực kinh doanh của doanh nghiệp để đảm bảo khả năng thu hồi nợ đúng hạn tránh gặp phải các khoản nợ xấu. * Rủi ro đạo đức Rủi ro đạo đức la rủi ro xảy ra khi khách hàng vay vốn sử dụng vốn vay không đúng mục đích như đã cam kết với ngân hàng. Khách hàng là người có quyền chủ động sủ dụng khoản vốn vay .Có nhiều khách hàng lập kế hoạch để lừa ngân hàng , họ lập phương án giả rất khả thi để ay vốn rồi họ không dùng vào việc sản xuất kinh doanh mà dùng vào những mục đích khá gây ra những hậu quả khôn lường. Vì vậy, thẩm định các yếu tố liên quan đến tín dụng trung thực va uy tín của khách hàn kết hợp với việc kiểm tra chặt chẽ sau khi cho vay sẽ góp phần hữu hiệu vàoviẹc nâng cao hiệu quả cho vay đối với DNNN. Các nhân tố trên tác động tổng hợp đến hiệu quả cho vay , vì vậy ngân hàng cần quan tâm thich đáng đến tất cả các yếu tố để đảm bảo hiệu quả cho vay là tốt nhất. 1.2.4. ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả cho vay DNNN 1.2.4.1. Đối với ngân hàng Cho vay là nghiệp vụ quan trọng nhất của các ngân hàng hiện nay, quyết định đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Chính vì thế nâng cao hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp nói chung và DNNN nói riêng là vấn đề mà các ngân hàng luôn quan tâm. Nâng cao hiệu quả cho vay làm tăng khr năng cung cấp dich vụ, sản phẩm của ngân hàng , tăng vòng quay của vốn đồng thời thu hút được nhiều khách hàng nhờ chất lượng snả phẩm tốt. Tạo đưpực hình ảnh tốt đẹp và uy tín về ngân hàng , giúp ngân hàng thiết lập được mối quan hệ với các khách hàng truyền thống gắn bó, trung thành với ngân hàng . Nâng cao hiệu quảcho vay còn giúp ngân thực hiện được hai mục tiêu và bất kỳ ngân hàng nào cũng phải đặt ra là an toàn và lợi nhuận . Giúp làm tăng khả năng sinh lời của các khoản vay , giảm chi phí quản lý , chi phí nghiệp vụ và giảm thiệt hại . Giúp ngân hàng thuận lợi hơn trong công việc xây dựng cơ cấu tài sản phù hợp với nguồn vốn. Nâng cao hiệu qủa cho vay đối với DNNN còn giúp nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ và có thêm nhiều kinh nghiệm , xủ lý nhanh có hiệu quả các tình huống xảy ra cà có khả năng phán đoán tốt. 1.2.4.2. Đối với DNNN Nâng cao hiệu quả cho vay đối với DNNN giúp doanh nghiệp cay vốn tại ngân hàng thuận lợi hơn với thủ tục đơn giản , lãi suất hợp lý , giúp doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh , tăng lợi nhuận Với việc giám sát trong khi cho vay ngân hàng giúp vốn vay của doanh nghiệp được sủ dụng đúng mục đích , đúng đối tượng và có hiệu quả . Khi có dấu hiệu kinh doanh không tốt ngân hàng có thể đưa ra lời khuyên bổ ích giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn tiếp tục săn xuất kinh doanh có hiệu quả đảm bảo trả nợ ngân hàng đúng hạn. 1.2.4.3. Đối với nền kinh tế Một trong những chức năng của ngân hàng là trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu là chuyển tiết kiệm thành đầu tư. Trong nền kinh tế luôn có một bộ phận cá nhân , tổ chức tạm thời thiếu hụt chỉ tiêu, họ là những người cần bổ sung vốn , tỏng khi đó có một bộ lại thặng dư trong chi tiêu họ có nhu cầu tiết kiệm. Ngân hàng sẽ làm cầu nối giữa hai bộ phận đó giúp cho cung- cầu vốn găp nhau. Như aajy, hoạt động cho vay của ngân hàng giúp cho mọi nguồn vốn trong xã hội được sử dụng một cách hiệu quả nhất . Nâng cao hiệu quả cho vay của ngân hàng cũng chính là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh tế . Chất lượng cho vay tốt giúp DNNN làm ăn có hiệu quả , thể hiện được vai trò chủ đạo đối với nền kinh tế, dẫn dắt nền kinh tế đi đúng hướng .Khi ngân hàng kinh doanh có lãi giúp mở rộng và nâng cao chất lượng sảm phẩm , dịch vụ đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của nền kinh tế. Tóm lại, nâng cao hiệu quả cho vay là một trong nhưng hoạt động vô cùng quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu an toàn , lơI nhuận , phát triển của một ngân hàng . Khi hiệu quả ấy đạt ở mức độ cao thì bản thân những nội dung kinh tế- xã hội của nó sẽ tạo cho mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng tiến triển ngày càng tốt đẹp . Nâng cao hiệu quả cho vay luôn là một yêu cầu bức thiết , có ý nghĩa sống còn của bản thân mỗi ngân hàng , cho toàn hệ thống ngân hàng và lớn hơn nữa là toàn bộ nền kinh tế. Chươnng 2 Thực trang hiệu quả cho vay DNNN tai chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng 2.1 Tình hình hoạt động chung của chi nhánh trong thời gian qua 2.1.1 Về hoạt công tác huy động vốn Hoạt động chủ yếu của các ngân hàng thương mại là nhận gửi tiền và cho vay. Trong đó cho vay là nghiệp vụ đem lại nhiều thu nhập nhất cho ngân hàng . Để có thể cho vay thì nghiệp vụ đầu tiên mà ngân hàng thực hiện là huy động vốn có thể từ dân cư, có thể từ doanh nghiệp, các tổ chức xã hội . Công tác huy động vốn tác động trực tiếp đén công tác cho vay. Tuy nhiên, công tác huy động vốn của Chi nhánh trong những năm gần đây gặp nhiều khó khăn do biến động bất thường của nền kinh tế trong nước và thế giới. Bảng 1 : Tình hình huy động vốn từ năm 2003-2007 Đơn vị : tỷ đồng Năm Nguồn huy động Cơ cấu nguồn Tổng nguồn huy động đến 31/12/N % tăng so với năm trước Tiền gửi dân cư Tiền gửi các TCTK Số dư đến 31/12/N % trong tổng NV huy động Số dư đến 31/12/N % trong tông NV huy động 2003 2180 8,3 1432 65,7 748 34,3 2004 2370 8,7 1450 64,8 787 35,2 2005 2416,9 8,0 1485,3 61,5 931,6 38,5 2006 2700,8 11,7 1663,9 61,6 1036,9 38,4 2007 2868,9 6,2 1402,1 48,9 1466,8 51,1 ( Nguồn : phòng quản lý nhân sự NHCT Hai Bà Trưng ) Nhìn vào bảng 1 có thể thấy tổng nguồn vốn huy động tăng dần qua các năm mặc dù có sự cạnh tranh hết sức sôi động, gay gắt thậm chí có những biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh giữa các NHTM trong quá trinh huy động vốn hoạt động trên đia bàn quận Hai Bà Trưng. Nguyên nhân chủ yếu là do Ngân hàng đã mở thêm nhiều dịch vụ mới và không những có nhiều chính sách tăng lãi suất huy động mà còn áp dụng nhiều hình thức khuyến mại hấp dẫn với các quỹ tiết kiệm được mở ra trên địa bàn...nên nó đã ảnh hưởng đáng kể đến mức độ tăng trưởng nguồn vốn của Chi nhánh. Hơn thế Chi nhánh còn triển khai nhiều biện pháp để ổn định nguồn vốn tiền gửi dân cư. Cụ thể: _ Khai trương thêm các quỹ tiết kiệm . _ Chi nhánh đã tổ chức lớp tập huấn về " Văn háo phong cách giao tiếp " cho cánbộ , từ đó đã giúp từng cán bộ tại các ưũy tiết kiệm và các điểm giao dịch luôn chú ý đến phong cách giao dịch đối với khách hàng . Mặt khác , Chi nhánh đã cải tạo , sửa chữa , nâng cấp và bổ sung thêm trang thiết bị máy móc chuẩn bị tốt cơ sở vật chất tại các quỹ tiết kiệm đảm bảophục vụ khách hàng ngày một hơn. _ Thực hiện các đợt khuyến mãi dự thưởng, phát hành kỳ phiếu theo chỉ đạo của NHCTVN. 2.1.2. Về hoạt động tín dụng. Quán triệt nghiêm túc sự chỉ đạo của NHNN và NHCTVN trong côngtác tín dụng , về việc nâng cao chất lượng tín dụng tăng trưởng đi đôi với kiểm soát chặt chẽ vốn vay. Chi nhánh đưa ra định hướng cụ thể nhằm minh bạch hoá chất lượng tín dụn và nâng cao chất lượng tín dụng , Tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng quản lý của Chi nhánh. Trên cơ sở chon lọc khách hàng, giảm dần dư nự đối với các doanh nghiệp có tình hình tài chính yếu kém , vốn chủ sở hữu thấp hơn so với quy định, nâng cao chất lượng thẩm định dự án , coi trọng hiệu quả kinh tế , thực hiện nghiêm túc các quy định tín dụng hiện hành. Bảng 2 : Dư nợ cho vay từ năm 2003- 2007 Đơn vị : tỷ đồng Năm Cho vay Cơ cấu cho vay Tổng dư nợ đến 31/12/N % tăng so với năm trước Cho vay ngắn hạn Cho vay trung và dài hạn Số dư đến 31/12/N % trong tổng dư nợ cho vay Số dư đến 31/12/N % trong tổng dư nợ cho vay 2003 931 3 591,2 63,5 339,8 36,,5 2004 944 1,4 599 63,4 345 36,6 2005 740 -21,6 512,6 70,5 227,4 29,5 2006 686 -7,2 474,5 69,2 211,5 30,8 2007 684 -0,29 477 69,7 207 30,3 ( Nguồn : Phòng quản lý nhân sự NHCT Hai Bà Trưng) Nhìn vào bảng 2 có thể thấy tốc độ tổng dư nợ giảm nhiều qua các năm nguyên nhân là Chi nhánh đã kiên quyết giảm dầm dư nợ của những doanh nghiệp gia hạn nợ nhiều lần , hay có nợ quá hạn và cũng một phần do nhiều dự án không có hiệu qủa , cùng nhiều dự án có hiệu quả lại chưa đủ điều kiện vay vốn. Bên cạnh cho vay kinh doanh là chủ yếu Chi nhánh còn các hình thức cho vay khác như cho vay tiêu dùng, cho vay cán bộ công nhân viên… Tính đến 31/12/2005 cho vay cán bộ công nhân viên chủ yếu để mua sắm phương tiện đi lại , sửa chữa nhà cửa …năm 2005 có 425 cán bộ vay vốn với dư nợ 3,5 tỷ đồng, tăng so với 2004 87,6% . Năm 2006 có 470 cán bộ vay dư nợ là 3,6 tỷ đồng. * Về nâng cao chất lượng tín dụng : Chi nhánh quan tâm chú ý đến việc nâng cao tiêu chuẩn tín dụng, chọn lọc khách hàng, tuân thủ chặt chẽ quy trình nghiệp vụ tín dụng , đặc biệt là khâu thẩm định cho vay nhằm đảm bảo an toàn vốn cho vay hiệu quả vốn tín dụng. Do tỷ trọng cho vay DNNN chiếm tỷ trong lớn nên Chi nhánh đã thực hiên phan tích tình hình tài chính doanh nghiệp , từ đó đánh gái khả năng kinh danh và có kế hoạch dư nợ đối với từng doanh nghiệp phù hợp với khr năng tài chính và hoạt động kinh doanh ổn định nâng cao được chất lượng tín dụng. Đối với các doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu thấp , tình hình tài chính khó khăn , vốn bị chiếm dụng, gia hạn nợ nhiều lần và có nợ quá hạn...Chi nhánh đã kiên quyết giẩm dần dư nơ. * Về sử lý thu hồi nợ tồn đọng: Chi nhánh đã thực hiện nghiêm túc và kiên quyết theo chỉ đạo của NHCTVN . Công tác xử lý nợ tồn đọng đã được triển khai rất tích cực , tất cả các khoản nợ tồn dọng đều được rà soát và phân tích những khó khăn thuận lợi để tìm biện pháp xử lý phù hợp nhất.Năm 2006 tổng dư nợ 686.481 triệu. Năm 2007 tông dư nợ 684.929 triêu, nợ quá hạn chi còn 559 triệu đồng. * Về dư nợ quá hạn : Năm 2001 tỷ lệ nợ quá hạn chiếm 1,36% tổng dư nợ và đầu tư , con số này năm 2002 là 1,09% , nhưng đến năm 2004 dư nợ quá hạn chỉ còn 7,7% tổng dư nợ và đến năm 2007 nợ quá hạn chỉ còn 0,81% tổng dư nợ. Nguyên nhân vânã còn nợ quá han là do biến động thị trường , thay đổi cơ chế , các đơn vị xây dựng các công trình thanh toán bằng vốn Ngân sách quyết toán công trình và thanh toán vốn chậm nên các đơn vị không trả nợ Ngân hàng kịp theo kế hoạch. * Về vay không đảm bảo bằng tài sản: Do đặc điểm của Chi nhánh nen tỷ lệ cho vay DNNN chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ nên tỷ lệ cho vay không đảm bảo bằng tài sản tương đối lớn và trong nhưng năm gần đây Chi nhánh đã làm chặt hơn về vấn đề tài sản thế chấp của doanh nghiệp năm 3004 tỷ lệ nay la 81,7% , năm 2005 tỷ lệ này tiêp tuc giảm nhẹ còn 79,8% và năm 2007 chỉ còn 45,2%. 2.1.3. Các hoạt động khác Nhìn chung các hoạt động khác của Chi nhánh tăng lên * Doanh số thanh toán quóc tế : năm giá 2006 giá trị L/C nhập là 21.065 triệu USD tăng 36% so với năm 2005, giá trị L/C xuất năm 2006 là 16.836 triệu USD tăng 36% so với năm 2005. * Doanh số mua bán ngoại tệ: doanh số của năm 2005 la 21.807triệu USD, doanh số của năm 2006 là 26.900 triệu USD,tăng 23% so với năm 2005. * Phát hành bảo lãnh: năm 2005 là 71.870 triệu USD năm 2006 90.995 triệu USD tănh 27% so với năm 2005. * Lãi kinh doanh ngoại tệ: năm 2005 là 205, năm 2006 là 371, tămg 80% so với năm 2005. Qua số liệu trên công tác thanh toán xuất nhập khẩu và tài trợ thương mai năm 2006 đã có mức tăng trưởng cao so với năm 2005 . Tuy nhiên nếu xét về doanh số hoạt động cũng chưa phai là lớn , nguyên nhân chính là Chi nhánh chưa tăng trưởng được tín dung đối với các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu. * Hoạt động thanh toán : Số tài khoản tiền giủ đến 31/12/2006 là 3431 . tài khoản , so với năm 2005 tăng 412 tài khoản Doanh số thanh toán 12.107 tỷ đồng , so với năm 2004 đạt 159% trong đó thanh toán điện tủ trong hệ thống 3.098 tỷ đồng , thanh táon ngaòi hệ thống 2.320 tỷ đồng , thanh toán noịi bộ NH 6.688 tỷ đồng. * Dịch vụ thẻ : số lưọng thẻ phát hành 3424 thẻ đạt 47,5% so vơí kế hoạch, đua số lượng thẻ phat hành đến 31/12/2006 là 10339 thẻ tăng 49,5% so với năm 2005 . Số dư bình quân tai TK tiền gửi thường xuyên gần 8 tỷ đồng tăng 4,8 tỷ so vói năm 2005 . Phát triển thẻ ATM đã góp phần đua thu dịch vụ thẻ tăng 34,5% so vơí năm 2005. Dịch vụ tín dụng quóc tế cung đã triển khai tai Chi nhánh . Chi nhánh đã tổ chức lớp tập huấn về dịch vụ thẻ tới các bộ phan giao dịch để trang bị kiến thức khi thực hiện Marketing và tư vấn khách hàng . Tuy nhiên kết quả phát jhành thẻ tín dụng quốc tế của chi nhánh còn nhièu hạn chế , đòi hỏi các phòng ban quan tâm hơn. 2.2. Thực trạng hiẹu quả cho vay DNNN tại chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng 2.2.1. Về doanh số cho vay và dư nợ cho vay * Về doanh số cho vay theo thành phần kinh tế Bảng 3 : Doanh số cho vay DNNN tại chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng Đơn vị : tỷ đồng Năm Tổng doanh số cho vay Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế Tỉ lệ cho vay (%) DNNN DNNQD DNNN DNNQD 2003 1105,5 1037 68,5 93,8 6,2 2004 1040,6 974 66,6 93,6 6,4 2005 1083,5 856 227,5 79 21 2006 915,7 412 503,7 45 55 2007 1308,5 408,3 900,2 31,2 68,8 ( Nguồn : Phòng tổng hợp tiếp thị NHCT Hai Bà Trưng) Biểu đồ 4 : Doanh số cho vay tại chi nhánh theo thành phần kinh tế từ 2003-2007 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 2003 2004 2005 2006 2007 TDSCV DNNN DNNQD Theo số liêu bảng 3 và đồ thị 4 ta thấy tổng doanh số cho vay cũng không có nhiều biến động. Nhưng doanh số cho vay giữa DNNN va DNNQD giua các năm thi có nhiều sự biến đổi lớn như qua bảng biểu va và biểu đồ ta thấy qua các năm 2003, 2004 , 2005 thi DNNN có doanh số vay Ngân hàng là chủ yếu nhưng chuyển qua năm 2006 và 2007 thì doanh số vay Ngân hàng cua DNNQD la chủ yếu. Năm 2005 doanh số vay của DNNN là 79% còn của DNNQD la 21%. Đến năm 2007 doanh sô vay của DNNN chi chiếm 31,2% trong khi đó DNNQD chiếm tới 68,8%. Thực chất của tỷ lệ này giảm la do nhiều DNNN thực hiẹn cổ phần hoá, còn dư nợ đối với khu vực dân doanh tăng trưởng không lớn . Như vây, thời gian qua Chi nhánh chỉ yếu cho vay các DNNQD . Doanh số cho vay DNNN có xu hướng giảm dần về số lượng cũng như tỷ trọng qua các năm. Nguyên nhân của tình trạng này là do : _ Quán triêt chỉ đạo cua NHCTVN trong công tác cho vay về đẩy mạnh cac biện pháp nâng cao chất luợng tín dụn gắn liền với tăng trưởng tín dụng hợp lý đI đôI với năng lực quản lý vàkiểm soát chặt chẽ vốn. Và trên cơ sở chọn lọc khách hàng , Chi nhánh đã giảm dần dư nợ và ngừng quan hệ cho vay với những DNNN có tình hình tài chính yếu kém, vốn chủ sở hữu thấp hơn so với quy định , không có khả năg trả nợ Ngân hàng. _ Tình hình kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động , đặc biệt từ năm 2003 nước ta bắt đầu lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu, một số mặt hàng của các nưổctng khu vực . Tiến tới chính thức tham gia khu vực mậu dich tư do AFTA và WTO , điều này không chỉ tác động đến DNNN hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và cả các DNNN sản xuất hàng hoá trong nước. Hỗu hết các DNNN phảI cắt giảm sản lượng sản suất do đó nhu cầu về vay vốn Ngân hàng cũng giảm. * Về dư nợ cho vay DNNN Bảng 5 : Dư nợ cho vay DNNN tại chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng Đơn vị : tỷ đồng Năm Tổng dư nợ cho vay Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế Tỉ lệ dư nợ (%) DNNN DNNQD DNNN DNNQD 2003 931 872 59 93,7 6,3 2004 944 883 61 93,5 6,5 2005 740 599 141 80,9 19,1 2006 686 300 386 43,7 56,3 2007 684 199 485 29 71 (Nguồn : Phòng tổng hợp tiếp thị NHCT Hai Bà Trưng) Biểu đồ 6 : Tổng dư nợ cho vay của chi nhánh theo thành phần kinh tế 0 200 400 600 800 1000 2003 2004 2005 2006 2007 TDN DNNN DNNQD _ Nhìn vào bảng5 và biểu đồ 6 ta thấy tổng dư nợ cho vay có nhiều biến động. Nhưng doanh số cho vay giữa DNNN va DNNQD giữa các năm có nhiều sự biến đổi lớn như qua bảng biểu và và biểu đồ ta thấy qua các năm 2003, 2004 , 2005 thi DNNN có tổng dư nợ Ngân hàng là chủ yếu nhưng chuyển qua năm 2006 và 2007 thì doanh số vay Ngân hàng cua DNNQD la chủ yếu. Năm 2005 tổng dư nợ của DNNN là 80,9% còn của DNNQD la 19,1%. Đến năm 2007 doanh sô vay của DNNN chi chiếm 29% trong khi đó DNNQD chiếm tới 17%. Nguyên nhân chủ yếu của việc tổng dư nợ cho vay của DNNN giảm la do nhiêuf DNNN đã tiến hành cổ phần hoá ngoài ra Chi nhánh đã thắt chặt hơn về vấn tài sản thế chấp của DNNN. 2.2.2 Về cơ cấu cho vay DNNN tai chi nhánh * Về cơ cấu doanh số cho vay DNNN theo thời gian và loại tiên tai Chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng. Nhìn vào bảng 7 ta thấy thời gian qua chi nhánh cũng chưa chú trọng phát triển cho vay trung và dài hạn, thể hiện ở tỷ trọng cho vay trung và dài hạn không tăng. Mặc dù năm 2003 tỷ trọng cho vay trung và dài hạn là tăng đột biến 308 tỷ chiếm 28,7% tăng 23,4% so với năm 2002, nhưng đến năm 2004 doanh số cho vay trung và dài hạn có chiều hướng giảm đi, năm 2004 là 356 tỷ chiếm 39,6% tăng 6,9% so với năm 2003, năm 2005 là 258 tỷ chiếm 30,1% giảm 6,5% so với năm 2004, năm 2006 là 117 tỷ chiếm 28,4 % giảm 1,7% so với năm 2005, năm 2007 là 114,3 tỷ chiếm 28% giảm 0,4% so với năm 2006. Doanh số cho vay trung và dài hạn biến động bất thường do những năm qua tình hình kinh tế trong nước và thế giới biến động thất thường nên các DNNN không mạnh dạn đầu tư sản xuất , đổi mới công nghệ. Theo đơn vị tiền tệ, doanh số cho vay DNNN tai chi nhánh bằng VNĐ ngày càng giảm . Năm 2003 cho vay DNNN bằng VNĐ là 831 tỷ đồng chiếm 80,1% tổng doanh số cho vay, năm 2004 là 734 tỷ đồng chiếm 76,3 % giảm 3,8 % so với năm 2003, năm 2005 là 633 tỷ đồng chiếm 73,9 % giảm 2,4% so với năm 2004, năm 2006 là 312 tỷ đồng chiếm 75,7% tăng 1,6 % so với năm 2005, năm 2007 là 310 tỷ đồng chiếm 75,9% tăng 0,02 % so với năm 2006. Ngược lại, cho vay DNNN băng USD trong thời gian qua nhìn chung là tăng về tỷ trọng. Bảng 7 : Cơ cấu doanh số cho vay DNNN theo thời gian và loại tiền Đơn vị : tỷ đồng Năm Tổng doanh số cho vay DNN N Theo thời hạn Theo loại tiền Ngắn hạn Trung và dài hạn VND USD (quy đổi VND) Số tiề n Tỷ trọn g % Tăn g giảm % Số tiền Tỷ trọn g `% Tăn g giảm % Số tiề n Tỷ trọn g % Tăn g giả m % Số tiền Tỷ trọn g % Tăn g giả m % 2003 1037 729 70,3 -23,4 308 29,7 23,4 83 1 80,1 -3,7 206 19.9 3,7 2004 974 618 63,4 -6,9 356 36,6 6,9 73 4 76,3 -3,8 240 23,7 3,8 2005 856 598 69,9 6,5 258 30,1 -6,5 63 3 73,9 -2,4 223 26,1 2,4 2006 412 295 71,6 1,7 117 28,4 -1,7 31 2 75,7 1,6 101 24,3 -1,8 2007 408,3 294 72 0,4 114, 3 28 -0,4 31 0 75,9 0.02 98, 3 24,1 - 0,02 ( Nguồn : phòng tổng hợp tiếp thị NHCT chi nhánh Hai Bà Trưng) * Về cơ cấu dư nợ cho vay DNNN theo thòi gian và loại tiền tai Chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng Từ bảng 8 ta thấy cơ cấu dư nợ cho vay DNNN theo thời gian và loại tiền có biến động nhẹ trong vài năm trở lại đây. Tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn đói với DNNN giảm dần, tuy nhiên tốc độ giảm không mạnh, cụ thể như sau: năm 2003 dư nợ cho vay ngắn hạn DNNN là 63%, năm 2004 con số này giảm xuống còn 61,5%, năm 2005 là 60%,năm 2006 tăng nên là 66%, năm 2007 là 64,8%. Ngược lai, dư nợ cho vay trung và dài hạn đối với DNNN lại tăng dần qua các năm . Năm 2003 tỷ lệ này chiếm 37% tông dư nợ, năm 2004 tỷ lệ này nhích lên một chút là 38,5%, năm 2005 tăng lên 40%. Năm 2006 tỷ lệ này la 34%, năm 2007 tăng lên 35,2%. Tỷ lệ dư nợ cho vay trung và dài hạn tăng đồng nghĩa với việc ngân hàng phải chịu nhiều rủi ro hơn do các khoản cho vay trung và dài hạn thường có độ rủi ro cao hơn các khoản cho vay ngắn hạn. Về dư nợ cho vay DNNN theo loại tiền thì cho vay bằng VNĐ luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ trên 50% và từ năm 2003 co xu hướng giảm dần. Năm 2003 tỷ lệ cho vay DNNN bằng VNĐ là 73% của tổng dư nợ. Năm 2004 là 68%, năm 2005 là 65%, năm 2006 là 55%, năm 2007 giảm xuống còn là 51,8%. Tỷ lệ cho vay bằng USD ngược lại có xu hướng tăng dần, năm 2003 là 27% trên tổng dư nợ tăng 3,2% so với năm 2002, năm 2004 là 32% tăng 3%ố với năm 2003, năm 2005 là 2,5%, năm 2006 là 45%, năm 2007 là 48,2% tăng 3,2% so vơí năm 2006. Bảng 8 : Cơ cấu dư nợ cho vay DNNN theo thời gian và loại tiền Đơn vi : tỷ đồng Năm Tổng dư nợ cho vay DNNN Theo thời hạn Theo loại tiền Ngắn hạn Trung và dài hạn VND USD (quy đổi VND) Số tiền Tỷ trọng % Tăng giảm % Số tiền Tỷ trọng % Tăng giảm % Số tiền Tỷ trọng % Tăng giảm % Số tiền Tỷ trọng % Tăng giảm % 2003 872 521 63 -1,8 306 37 2,2 604 73 -3,2 223 27 3,2 2004 883 543 61,5 -1,5 340 38,5 1,5 600 68 -5 283 32 5 2005 599 359 60 -1,5 240 40 1,5 389 65 -3 210 35 3 2006 300 198 66 6 102 34 -6 165 55 -10 135 45 10 2007 199 129 64,8 0,28 70 35,2 1,2 103 51,8 4,8 96 48,2 3,2 ( Nguồn : phòng tổng hợp tiếp thị NHCT chi nhánh Hai Bà Trưng) 2.2.3 Về nợ quá hạn Nợ quá hạn là một trong các chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả tín dung nói chung và hiêu quả cho vay DNNN nói riêng ở một ngân hàng. Trong vài năm lại đây hoạt động cho vay DNNN của chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng đã giảm đi rất nhiều. Bảng 9: Dư nợ quá hạn theo thành phần kinh tế tại NHCT Hai Bà Trưng Đơn vị : Triệu đồng Năm Tổng dư nợ quá hạn Dư nợ quá hạn theo thành phần kinh tế Tỉ lệ dư nợ quá hạn (%) DNNN DNNQD DNNN DNNQD 2003 9490 5230 4260 55,1 44,9 2004 73491 55853 17638 76 24 2005 49176 39931 9245 81,2 18,8 2006 14928 14568 360 97,5 2,41 2007 559 365 194 65,2 34,7 ( Nguồn : phòng tổng hợp tiếp thị NHCT chi nhánh Hai Bà Trưng) Biểu đồ 10 : Nợ quá hạn tại chi nhánh theo thành phần kinh tế 0 20000 40000 60000 80000 2003 2004 2005 2006 2007 TDNQH DNNN DNNQD Nhìn vào bảng 9 và biểu đồ 10 trên ta có thể thấy năm 2004 và 2005 dư nọ quá hạn của Chi nhánh tăng đột biến. Đặc biệt là dư nợ quá hạn của DNNN tăng rất mạnh trong hai năm này nếu như dư nợ quá hạn năm 2003 chỉ có 5230 triệu đồng thì năm 2004 đã tăng lên tới 55853 triệu, năm 2005 có giảm xuống còn 39931. Nhưng đến năm 2006 nợ qúa hạn của DNNN chỉ còn 14568 triệu và của DNNQD còn 360 triệu, đến năm 2007 thì dư nợ quá hạn của DNNN chỉ còn 365 triệu và của DNNQD còn 194 triệu. Dư nợ cho vay DNNN giảm một cách đáng kể như vậy là do Chi nhánh đã có sự thay đổi lớn về tổ chức. Chi nhánh đã lập ra phòng quản lý rủi ro đã đưa ra nhiều biện pháp thu hồi và quản lý dư nợ quá hạn, kiên quyết thu hồi nợ quá hạn đối với những DNNN có tình hình tài chính yếu kém, vốn chủ sở hữu thấp hơn so với quy định , không có khả năng trả nợ Ngân hàng. Được NHCTTW cho khoanh nợ sử lý rủi ro. Mặc dù tỷ lên nợ quá hạn của DNNN vẫn còn cao nhưng trong 2 năm 2006 và 2007 Chi nhánh đã có rất nhiều cố gắng trong việc thu hồi nợ quá hạn điều này thì Chi nhánh rất đáng được biểu dương và trên cơ sỏ đó sẽ là nền tảng phát triển cho Chi nhánh trong những năm tiếp theo. * Về tỷ lệ nợ quá hạn tại Chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng Bảng 11 : Tỷ lệ nợ quá hạn của DNNN tại chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng Đơn vị : triệu đồng Năm Tổng dư nợ cho vay DNNN Dư nợ quá hạn DNNN Tỉ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ 31/12/2003 87164 5230 0.6 31/12/2004 883584 55853 6.321 31/12/2005 745594 39931 5.356 31/12/2006 300971 14568 4.8 31/12/2007 199146 365 0.18 ( Nguồn : phòng tổng hợp tiếp thị NHCT chi nhánh Hai Bà Trưng) Nhìn chung, tình hình cho vay DNNN của Chi nhánh có xu hướng giảm nhanh qua các năm gần đây. Nếu như tỷ lệ nợ quá hạn/Tỏng dư nợ cho vay DNNN31/12/2005 là 5.356% thì đến 31/12/2006 con số nay chỉ còn 4.85 % và đến năm 2007 chỉ còn 0.18% đó là do Ngân hàng đã tìm mọi biện pháp để hạn chế nợ quá hạn và đẩy mạnh việc xử lý nợ quá hạn. Với các doanh nghiệp vốn chủ sở hữu thấp, tài chính khó khăn, vốn bị chiếm dụng , gia hạn nợ nhiều lần và có nợ quá hạn Chi nhánh đã kiên quyết giảm dần dư nợ như công ty Dửt 8/3, hoạc thu nợ không cho vay tiếp như công ty COMA 3, Xí nghiệp sửa chữa nhà của , Công ty VLXD và XNK Hồng Hà...Chi nhánh đã thực hiện nghiêm túc và kiên quyết theo chủ đạo của NHCTTW. Tổng số sủ lý nợ xấu năm 2004 lá 8.619 triệu đồng . Đặc biệt năm 2005 đã bộc nộ chất lượng cho vay yếu kémtồn tại của nhiều năm trước để lại. Cho vay DNNN cũng không nằm ngaòi tình trạng đó. Nam 2005 Ngân hàn đã trình NHCTVN xử lý nợ nhóm 5 là 82.442 triệu đồng , tuy thế nợ quá hạn và gia hạn nợ của chi nhánh vẫn phát sinh làm cho dư nợ xấu còn chiếm tỷ trọng nợ rất lớn trong tổng dư nợ. Dư nợ quá hạn 31/12/2005 là 36213,4 triệu đồng(giảm so với đầu năm là 21,1 tỷ) chiếm 6,6% tổng dư nợ cho vay DNNN. Trong năm doanh số nợ quá hạn phát sinh là 192,8 tỷ , các doanh nghiệp có số phát sinh lớn là: Công ty cơ khí ô tô công trình 40,8 tỷ, Công ty Bê Tông Vĩnh Tuy 20,5 tỷ , Công ty Thương Mại Bạch Đằng 20,3 tỷ , Công ty Nguyên Liệu 20 tỷ , Cảng Hà Nội 17,9 tỷ ... Doanh số thu nợ quá hạn 217 tỷ , thu nợ sau xử lý rủi ro là 811 tỷ. Trong năm nợ gia hạn là 56.803 triệu đồng giảm 36,7 tỷ so với đầu năm , chiếm 7,6% tổng dư nợ . Doanh số phát sinh nợ gia hạn là 186,3 tỷ trong đó các đơn vị phát sinh lớn nhất là : Dửt 8/3 là 55,3 tỷ , Công ty Xây lắp thương mại I là 30 tỷ , Bê Tông Thịnh Liệt 23 tỷ... Tuy nhiên , tính cả nợ đã xư lý nhóm 5 thì nợ xấu đến 31/12/2005 là 187 tỷ tăng so với năm 2004 là 20tỷ . Nợ xấu thuộc nhóm 3,4 và 5 vẫn còn rất lớn là 161.049 triệu dồng chiếm 21,7% tổng dư nợ. 2.2.4. Về hiệu suất cho vay trên tổng nguồn huy động Bảng 12 : Tỷ lệ cho vay trên tổng nguồn huy động Đơn vị : tỷ đồng Năm Tổng nguồn vốn huy động Tổng dư nợ Dư nợ với DNNN Tổng dư nợ/ NVHĐ % Dư nợ DNNN/NVHĐ% 31/12/2003 2180 931 872 42.7 40 31/12/2004 2237 944 883 42.2 39.5 31/12/2005 2416,9 740 599 30,6 24,8 31/12/2006 2700,8 686 300 25,4 11,1 31/12/2007 2868,9 684 199 23,8 6,9 ( Nguồn : phòng tổng hợp tiếp thị NHCT chi nhánh Hai Bà Trưng) Nhìn vào bảng12 ta thấy tỷ lệ cho vay trên tổng nguồn vốn nói chung và tỷ lệ cho vay DNNN tren tông nguồn vốn nói riêng tại Chi nhánh là thấp dưới cả mức trung bình và liên tục giảm trong những năm qua. Trong 5 năm qua tỷ lệ này chưa năm nào vượt qua ngưỡng 50% . Năm 2003 tỷ lệ cho vay DNNN/ Tổng nguồn huy động là 40%, năm 2004 giảm nhẹ so với năm 2003 xuống còn 39,5% , và tiếp tục giảm manh qua các năm 2005 , 2006 , 2007 cụ thể là năm 2005 còn 24,8%, năm 2006 là 11,1% , năm 2007 la 6,9%. Điều này thể hiện hiệu suất sủ dụng vốn của Chi nhánh còn thấp và ngày càng kém . Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hàng năm Chi nhánh phải thực hiện điều chuyển vốn cho Trung ương vói số lượng lớn . Điêu này ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của Chi nhánh do vốn diều chuyển chỉ nhận được lãi cao hơn lãi huy động bình quân nhưng lại thấp hơn lãi xuất cho vay. Để nâng cao hiệu suất sử dụng trong thời gian tới Chi nhánh cần tích cực hơn nữa trong việc tìm kiếm khách hàngmới, tìm kiếm những dự án khả thi , để tận dụng hết lợi thế về vốn. 2.3. Đánh giá thực trạng hiệu qủ cho vay DNNN tai chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng Đánh giá hiệu qủ cho vay DNNN qua các chỉ tiêu đã tính toán ở trên Qua việctính toán các chỉ tiêu ta có thể tháy hiệu qủa cho vay DNNN tại Chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng không cao. Cả dư nợ và doanh số cho vay trong những năm gần đây đều giảm sút. Tỷ lệ cho vay trên tổng nguồn huy động vốn còn ở mức thấp , chứng tỏ Chi nhánh chua tận dụng hết nguồn vốn của mình để cho vay thu lãi. Hàng năm Chi nhánh nộp vốn điều hoàn cho NHCTVN vói lãi suất ổn định thấp hơn lãi suất cho vay làm cho lợi nhuận đạt được giảm xuống không tương xứng với tiềm năng của Chi nhánh. 2.3.1. Những yếu tố làm tăng hiệu quả cho vay DNNN tại chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng ý thức về trách nhiệm thực hiện chính sách cho vay đối với các DNNN cuă Đảng và Nhà nước nói chung, của NHCT VN nói riêng , cũng vì sự tồn tại và phát triểm của Chi nhánh , NHCT Hai Bà Trưng thời gian qua đã nỗ lực trong việc nâng cao hiệu quả cho vay đối với DNNN, góp phần không nhỏ vào sư phát triển của các DNNN cũng như thúc đẩy nền kinh tế phát triển cân đối ổn đinh. _Thực hiện phương châm " phát triển –an toàn- hiệu quả " trong suốt quá trình từ khi thành lập đến nay với những đổi mới liên tục trong chất luợng quản lý và phục vụ khách hàng theo hướng văn minh hiện đại và thuận lợi . NHCT HBT đã tạo lập và duy trì tốt mối quan hệ vói nhiều DNNN và ngày càng chuyển dịch theo hướng tạp trung chủ yếu vào khách hàng sản xuất kinh doanh có hiệu qủa , có uy tín cao. Đây la yếu tố rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả cho vay đối với DNNN tại Chi nhánh thời gian qua cũng như thời gian sắp tới. _ Cùng với việc mở rộng hoạt động cho vay đối với DNNN, thì NHCT HBT cũng rất chú trọng đến việc nâng cao hiệu quả của việc mở rộng ấy, hạn chế tối đa nợ quá hạn và đẩy mạnh việc xử lý nợ tồn đọng . Và theo sự chỉ đạo của NHCT VN để khắc phục nợ tồn đọng cũ, làm lành mạnh hoá các khoản nợ " Ban xủ lý nợ tồn đọng" đã được thành lập . Ban xư lý nợ tồn đọng đã áp dụng nhièu biện pháp để xử lý như bám sát doanh nghiệp thúc đẩy tiêu thụ hàng tồn kho, thanh toán công nợ để thu hồi vốn, thực hiện giảm nợ , giảm lãi vói các doanh nghiệp gặp khó khăn để có điều kiện trả nợ Ngân hàng. Vói các trường hợp có tài sản thế chấp , chây ỳ không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì Chi nhánh cũng có những biện pháp cứng rắn , phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để thanh lý tài sản thu hồi nợ. _ Công tác thẩm định cho vay tuy còn nhiều bất cập nhưng có nhiều tiến bộ hơn trước và ngày càng được hoàn thiện. Việc thẩm định từ sơ sài với những biện pháp đơn giản dần áp dụng nhiều phương pháp mang tính khoa học , nhìn nhạn vấn đề rộng hơn , kỹ thuật thẩm định dần được hoàn thiện . Việc kiểm tra , giám sát thực hiện vốn vay chặt chẽ hơn . Nhờ đó mà các hiện tượng lừa đảo , sư dụng vốn vay sai mục đích giảm dần qua các năm. _ Chi nhánh áp dụng phương pháp tính điểm xếp hạng DNNN, dựa trên đánh giá các chỉ số về tình hình tài chính của doanh nghiệp theo quy định. Việc nay giúp Chi nhánh đánh giá các DNNN khá hoàn diện cả về năng lưc tài chính và năng lực kinh doanh. Công tác này tiến hành định kỳ hàng năm giúp Chi nhánh rất nhiều trong việc hoạch định chiến lược chính sách cho thời gian tới . Qua đó, Ngân hàng sẽ tăng dư nợ đối với DNNN xếp hạng cao và hạn chế cho vay DNNN xếp hạng thấp. _ Chất lượng phuc vụ khách hàng ngày càng tăng, xây dưng theo phông cách văn minh kinh doanh riêng cua NHCTVN theo phương châm " Hiện đai- văn minh- hiệu quả " mang đặc trưng của thương hiẹu NHCTVN . Gây dựng đuợc thiên cảm với khách hàng. Đồng thời Ngân hàng tăng cường ứng dụng các sản phẩm công nghẹ mới đặc biệt là công nghệ thông tin vào hoạt động cho vay . Đặc biệt năm 2004 chương trình INCAS đã chính thức được triển khai thực hiện tại Chi nhánh và bước đầu thu được nhũng kết quả nhất định . Triển khai cài đặt , phân bổ thiết bị tin học , lăp đặt lại hệ thống thiêt bị mạng của Chi nhánh cho phù hợp , nối mạng internet cho các phòng ban đáp ứng nhu cầu công việc. 2.3.2. Những yếu tố làm giảm hiệu qủa cho vay DNNN tại chi nhánh NHCTHBT 2.3.2.1. Những yếu tố từ phía Ngân hàng * Thực hiện quy định mới về phân loại nợ Năm 2005 là năm đầu tiên thực hiện phan loại nợ theo QĐ234/QĐ-NHCT 37 dụa theo QĐ493/NHNN năm 2005 về phan loại nợ , trích lập dự phòng và sử dụng theo quy định gần chuẩn mực quóc tế làm minh bạch hoá các khoản nợ , khác với quy định truớc đây về phân loại nợ, quy đinh 493 quy đinh các khoản nợ quá hạn một phần thì sẽ bị chuyển toàn bộ sang nợ quá hạn, khách hàng có một khoản nợ quá hạn thì tất cả các khoản nợ khách cũng bị chuyển sang nợ quá hạn. Do đó, viẹc trích lập quỹ dưn phòng rủi ro là rất lớn nên đã ảnh hương không nhỏ đến hiệu quả cho vay. * Thực hiện không tốt việc thế chấp , cầm cố Thế chấp, cầm cố tài sản là phương thức đảm bảo khoản vay khi người vay không có khả năng thanh toán hoặc cố ý không thanh toán . Với các dặc diểm của Chi nhanh tỷ lệ cho vay DNNN chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ nên tỷ lệ cho vay không đảm bảo bằng tài sản tương đối lớn . Mặc dù Chi nhánh đã tập trung , tích cực tìm mọi biện pháp yềucầu khách hàng bổ sung hoàn thiện hồ sơ tài sản đảm bảo để giảm thấp tỷ lệ này. Tuy nhiên, cũng còn những khó khăn nhất định vì đây là các khoản nợ không có tài sản đảm bảo của các DNNN từ trước , nhiều tài sản đảm bảo chưa hoàn thiện về mặt hồ sơ pháp lý , giá trị tài sản đảm bảo thấp , nhất là các dây chuyềnmáy móc thiết bị lạc hậu , đặc chủng, nhiều đơn vị Chi nánh đã ngừng cho vaynên việc bổ sung tài sản thế chấp là rất khó. * Hoạt động Marketing chưa được chú ý Khách hàng vay vốn tại Chi nhánh phàn lớn là các DNNN, chủ yếu là đã có quan hệ lâu năm , số lượng không phai là nhiều. Công tác thu hút khách hàng mới còn rất yếu. Việc tiêps nhận khách hàng còn thụ động , Ngân hàng chưa xuất pháp từ việc nghiên cứu nhu cầu thực tế để thoản mãn khách hàng- chìa kháo để duy trì khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới , mà mới chỉ thực hiện dưới các hoạt động bề nổi như tuyên truyền , quảng cáo (tuy nhiên các hoạt động này còn hạn chế). Một quan niệm sai lầm tồn tại trong nhiều năm tai Chi nhánh là coi hoạt động Marketing là nhiệm vụ của các nhân viên giao dịch trong khi thực chất đây là nhiệm vụ của tất cả cán bộ , nhân viên trong Ngân hàng . Do đó , só lượng khách hàng đến Chi nhánh còn hạn chế . Công tác quảng bá , tiếp thị sản phẩm , dịch vụ của Ngân hàng chưa được quan tam đúngmức, nên không thu hút được nhièu khách hàng mới , khách hàng tiềm năng mà chủ yếu là duy trì quan hẹ với các khách hàng truyền thống. Điều nay ảnh hưởng rất lớn đến tăng trưởng dư nợ và doanh số cho vay. * Năng lực cán bộ Ngân hàng còn nhiều bất cập Cán bộ tíndụng là người thực hiện tất cả các công đoạn khi thực hiện một khoả vay . Họ phảithu thập thông tin liên quan đến khách hàng vay vốn và phân tích các thông tin thu được để đanh giá tính khả thi của phương án , khả năng trảnợ cảu khách hàng năng lực kinh doanh, tinh hợp pháp của các vật đảm bảo, giá trị và khả năng xử lý tào sản đảm bảo khi cần thiết. Sau đó , đề xuất ý kiến có cho vay hay không cho cán bộ cấp trên ra quyết định. Vì vậy, năng lực cán bộ tín dụng quyết định rất lớn đến hiệu quả cho vay. ở chi nhánh năng lực , ý thức trách nhiêm của cán bộ tín dụng còn hạn chế , chưa theo sát và đánhgiá được hoạt động sản xuất kinh doanh cua doanh nghiệp nhất là DNNN dẫn tới đơn vị lỗ lớn nhưng vẫn không biết tiếttục đầu tư , thâm chí ngay từ khi thẳm định và quyết định cho vay cũng thể hiên nhiều tồn tại yếu kém. * Thiếu thông tin tín dụng Thông tin la cơ sỏ để Ngân hàng quyết định cho vay hay không cho vay . Đẻ có thong tin về khách hàng , Ngân hàng có thể tự thu thập , xử lý hoạc nhận thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng(CIC) của NHNN . Nhưng do mới được thành lập chưa lâu, phuơng pháp thu thập xửlý còn nhièu hạn chế , đồng thời do còn nhiều bất cập trong hcế độ báo cáo thông tin của nứoc ta nên thông tin từ trung tâm chưa đáp ứng được về cả số lượng và chất lượng. Phân tích đánh giá khách hàng phảI dựa trên tình hình thực tế nhưng thông tin ở đây chủ yếu dụa trên giấy tờ, sổ sách do các doanh nghiệp cung cấp thường là đã qua " chế biến" . Thêm vào đó ngân hàng chưa có bộ phận thu thập thông tin, việc này vẫn do cán bộ tín dụng đẩm nhiệm, nhưng họ lại chưa được đaò tạo qua nghiệp vụ này một cách có hệ thông để có thể thu thập thông tin đầy đủ và chính xác. Do đó , Ngânhàng không thu thập được các thông tin đáng tin cậy về tình hình tài chính, múa dộ rủi ro , năng lực quản lý vốn vay, năng lực tạo lơI nhuận cho khách hàng dẫn đến quyết dinh cho vay sai lầm. Đây là vấnđề mang tính cấp bách không chỉ của Chi nhánh mà còn của các NHTMVN. * Chất lượng thẩm định chưa cao Thẩm định cho vay la việc xác định tính khả thi của phương án vay cốn, xác định nguồn trả nợ, mục đích sử dung tiên vay, uy tín, năng lực tài chính ,năng lục kinh doanh của doanh nghiệp nên chất lượng thẩm định sẽ là yếu tố tiên quyếtđịnh hiẹu quả cho vay. Nhưng một hạn chế rất lớn ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay tai Chi nhánh là khả năng thẩm định của các cán bộ tín dụng chưa cao . Cán bộ tín dụng chưa thẩm định đầy đủ các nội dung. Nhiều dưng án có nội dung kinh tế , kĩ thuậ rất phức tạp, cán bộ chưa đủ hiểu biết chuyên mon để đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án, về các khía cạnh liên quan khác mà chủ yếu phan tích dựa trên số liệu do doanh nghiẹp cấp nên tính chính xác không cao. Chưa thục sự tìm đuợc các nguồn thông tin đáng tin cậy. Phướng pháp thẩm định còn đơn giản thiếu cơ sở khoa học, thậm chí còn giả tạo để tăng tính thuyết phục. Chuyên gia tư vấn của Ngân hàng còn ít về số lượng, lại thiếu kinh nghiệm nên khó khăn trong viẹc xử lý kịp thời cới nhưng rủi ro bất thường. Vì vậy, trong trường hợp Ngân hàng cho doanh nghiệp vay để đáo nợ mà không biết, cho vay vượt vốn tự có của doanh nghiẹp, xác định phương thức cho vay, kỳ hạn trả nợ lãI và gốc không phù hợp. Vf tất yếu các khoản vay đó không hiẹu quả gây thiệt hai lớn cho Ngân hàng. * Hình thức cho vay không phong phú Chi nhánh chưa thực hien đa dang hoá các hình thức cho vay , Ngân hàng chủ yếu cho vay theo hình thức hạn mức tín dụng, các phương thức còn lai ít được sử dung nên doanh nghiẹp khôngcó nhiều sự lựa chọn , không đáp ưng được nhu cầu cảu khách hàng. Các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng chưa phong ohú , đa dạng điềunày ảnh hường rất lớn đến việc thu hút và duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng. 2.3.2.2. Những yếu toó từ phía DNNN * Cung cấp số liệu không chính xác Môt thực trang đáng lo ngai hiên nay là các DNNN để được Ngân hàng cho vayvay vốn đã không ngần ngại làm giả số liệu cungcấp các soó liệu không đúng về năng lực cũng như tình trạng thực tế của doanh nghệp mình . Số liệu doanhnghiệp đưa cho Ngân hàng la cơ sở quan trọng để cán bộ tin dụng phân tích đánh giá xem khách hàngcó đủ diều kiện vay vốn không. Tất nhiên, số liệu sai thì kết quả không thể chính xác, và quyết định đưa ra cũng không thể hợp lý. * Hạn chế về năng lực quản lý kinh doanh Để có thể tồn tại và phất triển trong môi trường kinh doanh đầy biến động phức tạp yêu cầu cán bộ quản lý doanh nghiệp phải có kiếnthức và quản trị kinh doanh tốt . Tuy nhiên, một thực trạng đáng buồn ở nước ta đặc biệt là các DNNN là các cán bộ lãnh đại còn rất hạn chế cả về hoc vấn , kiến thức, kinh nghiệm thực tế, khả năng điều hành và tổ chức sản xuất . Họ không đủ khả năng để xây dựng một phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, họ không có năng lực đánh giá chính xác tất cảmọi khía cạnh , không tính hết sự biến động của thị trường, Chưa chủ động trong việc sản xuất đến như tiêu thụ điều này ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn , do đó ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả cho vay đối với DNNN tại Chi nhánh. * Sử dụng vốn vay sai mục đích Nhiều doanh nghiệp có ý định lùă đảo Ngân hàngngây từ đầu, họ xây dựng phương án ảo lợi dụng sự sỏ hở của Ngân hàng để vay vốn nhưng lại sử dụng sai mục đích như đã thoả thuận với Ngân hàng . Họ có thể dùng tiền vay ngắn hạn để đầu tư tài sản cố định, xây dưng nhà xưởng mau máy móc thiết bị...Tệ hại hơn nũa là họ có thể vay vốn để đáo nợ. Những khoản này hầu như không có khả năng thu hồi. Ngân hàng khôngc hỉ gặp khó khăn trong quản lý tiền vay mà khả năng mất vốn rất lớn. 2.3.2.3. Các yếu tố khác Môi trường pháp luật còn nhiều bất cập Hệ thống pháp luật nước ta hiện nay tuy có nhiêu cải cách theo hướng thông thoáng,gọn nhẹ nhưng vẫn chưa đầy đủ để tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của ngân hàng và doanh nghiệp. Sửa đổi , bổ xung liên tục còn có nhiều biểu hiện chủ quan duy trí, chưa thực sự quan tâm dến quy luật khách quan, quy luật thị trường và chwnr mựcquốc tế. Pờp luật về kế tóan , thông kê , kiểm toán về cầm có thế chấp ...vẫn chưa đầy đủ, kịp thời còn chồng chéo, chưa có sự thông nhất cao giữa các văn bản luật. Hệ thống pháp luật của nước ta hiệnnay theo kiểu vừa thừa lại vuă thiếu. Páp luật về cầm cố thế chấp tài sản còn nhiều bất cậpnhất là trong việc cấp giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản và quản lý quá trinh chuyển dịch sở hữu tài sản. Do đó, tài sảnđem đi thế chấp để vay vốn ngân hàngcó thể không được chấp nhận , còn nếu được chấp nhận thì khi doanh nghiệp không trả được nợ việc pháp mại tài sản gặp rất nhiều khó khăn do thiếu giấy tờ. * Sự cạnh tranh gay gắt của đối thủ Trong hơn chục năm qua, hệ thống NHTM nước ta pháp triển rát mạnh mễ . Hiện nay , ở nước ta có đủ loại hình ngân hàng NHTMNN, NHTMCP, chi nhánh NHNN ở VN, NH liên doanh...Khi nước ta ra nhập WTO và hiệu định thượng mại Việt –Mĩ có đầy đủ hiệu số lượng NHTM nước ngoài hoạt động ở nước ta sẽ tăng vọt. Các ngan hàng nước ngòi với ưu thế vượt trội về năng lực kinh doanh , năng lục công nghệ, trình độ đọi ngũ cán bộ nhân viên, uy tín trên thị trường...sẽ làm cho cạnh tranh trong hoạt động ngan hàngvốn đã quyết liệt ngày càng quyết liệt đa rạng hơn. Cạnh tranh là yếu tố không thể thiết trong nền kinh tế thị trường, là động lực thúc đẩy các Ngân hàng cải tiến, đổi mới để tự hoàn thiện mình đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, cạnh trạnh quá khốc liệt sẽ làm cho nhiều ngân hàng không đủ sức chống chọi để tồn tại. * Các công tác quản lý Nhà nước còn nhiều hạn chế _ Quản lý Nhà nước đối với các DNNN còn nhiều sơ hở. Các Bộ ban ngành còn thành lập DNNN nước một cách tràn lan, chưa thực sự xuất pháp từ nhu cầu thực tiễn , dẫn đến tình trạng ngành cần thì không có, ngành không cần thì lại có.Nhiều DNNN được giao chức năng nhiệm vụ vượt quá xa năng lực tài chính, trình đọ quản lý , trình độ chuyên môn. Và đây chính là nguyên nhân lớn dẫn đến làm ăn thua lỗ, giải thể, phá sản doanh nghiệp. Để tăng cường hiệu quả của các DNNN cần đẩy mạnh quá trình cổ phần hoá và sắp xếp lai các DNNN làm ăn thua lỗ , kếm hiệu quả. Nhưng tiến trình diễn ra còn chậm, còn nhiều vướng mắc cần tháo gỡ. _ NHNN quản lý, kiểm soát hoạt động NHTM chưa được tốt, chưa chặt chẽ đầy đủ. Việc quản lý chủ yếu bằng mệnh lệnh, văn bản , vừa cứng nhắc , vừa không cụ thể, lai chậm được sửa đổi bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế. NHNN kiểm soất chưa tốt hoạt động của NHTM, nhiều ngân hàng lợi dụng điều đó để làm những việc sai trái pháp luật không chỉ ảnh hưởng đên hoạt động của bản thân ngân hàng đó mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng. Chương III : Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với DNNN tại chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng 3.1. Mục tiêu hoạt động của chi nhánh trong thời gian tới Trong năm 2008 căn cứ vào mục tiêu nhiệm vụ của NHCTVN , Chi nhanh NHCT Hai Bà Trưng phấn đấu thực hiện một số chỉ tiêu sau: _ Tổng nguồn vốn huy động tăng 10% đạt 3154 tỷ đồng. _ Tổng dư nợ và đầu tư kinh doanh khắctng 38% đạt943,92 tỷ đồng vào cuối năm. _ Tỷ lệ nợ xấu dưới 0,5% tổng dư nợ. _ Nợ nhóm 2 dưới 40 tỷ đồng. _ Thu dịch vụ Ngân hàng tăng 20%. _ Trích lập quỹ sự phòng rủi ro 12 tỷ đồng. _ Lợi nhuận đã trích dự phòng rủi ro 70 tỷ đồng. Riêng với DNNN Chi nhánh chủ trương giảm tỷ lệ cho vay DNNN , tập trung nâng cao chất lượng tín d

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với DNNN tại NHCT chi nhánh Hai Bà Trưng.pdf
Tài liệu liên quan