Luận văn Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán, quyết toán dự án hoàn thành sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước là yêu cầu bức thiết có ý nghĩa cả về lý luận và hoạt động thực tiễn

Tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán, quyết toán dự án hoàn thành sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước là yêu cầu bức thiết có ý nghĩa cả về lý luận và hoạt động thực tiễn: Mở đầu Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài Hàng năm, nhà nước dành vốn ngân sách lớn cho đầu tư xây dựng để phát triển kinh tế xã hội, chiếm khoảng 30-35% GDP. Việc cân đối, phân bổ và điều hành vốn đối với các Bộ, ngành, địa phương và thành phố trực thuộc trung ương để triển khai các dự án đầu tư xây dựng thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm và chống lãng phí đang là vấn đề lớn được dư luận xã hội quan tâm. Tuy nhiên, thực trạng đã và đang xảy ra những lãng phí, thất thoát vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng đã đặt ra cho các cấp quản lý từ Trung ương đến địa phương phải tìm ra giải pháp ngăn ngừa lãng phí vốn. Việc giảm thất thoát, lãng phí vốn đầu tư đồng nghĩa với việc tăng nguồn vốn phát triển kinh tế xã hội. Để giảm thất thoát, lãng phí cần thực hiện từ khâu chủ trương đầu tư, thực hiện đầu tư và khâu kết thúc đầu tư đưa vào sử dụng. Trong đó khâu thanh toán, quyết toán vốn đầu tư có vị trí rất quan trọng về mặt nhận thức, về lý luậ...

doc135 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1926 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán, quyết toán dự án hoàn thành sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước là yêu cầu bức thiết có ý nghĩa cả về lý luận và hoạt động thực tiễn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài Hàng năm, nhà nước dành vốn ngân sách lớn cho đầu tư xây dựng để phát triển kinh tế xã hội, chiếm khoảng 30-35% GDP. Việc cân đối, phân bổ và điều hành vốn đối với các Bộ, ngành, địa phương và thành phố trực thuộc trung ương để triển khai các dự án đầu tư xây dựng thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm và chống lãng phí đang là vấn đề lớn được dư luận xã hội quan tâm. Tuy nhiên, thực trạng đã và đang xảy ra những lãng phí, thất thoát vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng đã đặt ra cho các cấp quản lý từ Trung ương đến địa phương phải tìm ra giải pháp ngăn ngừa lãng phí vốn. Việc giảm thất thoát, lãng phí vốn đầu tư đồng nghĩa với việc tăng nguồn vốn phát triển kinh tế xã hội. Để giảm thất thoát, lãng phí cần thực hiện từ khâu chủ trương đầu tư, thực hiện đầu tư và khâu kết thúc đầu tư đưa vào sử dụng. Trong đó khâu thanh toán, quyết toán vốn đầu tư có vị trí rất quan trọng về mặt nhận thức, về lý luận cũng như quá trình điều hành thực tiễn. Để nâng cao chất lượng khâu thanh toán, quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành cần đẩy mạnh việc phân cấp cho chủ đầu tư trong hoạt động đầu tư xây dựng, quy định rõ chủ đầu tư là người chịu trách nhiệm chính trong thanh toán, quyết toán dự án hoàn thành, giảm bớt hồ sơ thanh toán, làm rõ căn cứ và quy trình thanh toán, quyết toán dự án hoàn thành. Vì vậy việc nghiên cứu “Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán, quyết toán dự án hoàn thành sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước là yêu cầu bức thiết có ý nghĩa cả về lý luận và hoạt động thực tiễn”. 2. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Cơ chế chính sách về đầu tư xây dựng liên quan đến quản lý chi phí trong khâu thanh toán, quyết toán vốn đầu tư và nội dung ảnh hưởng đến chất lượng thanh toán, quyết toán dự án hoàn thành như căn cứ, quy trình, hợp đồng và giai đoạn thanh toán. 3. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu những vấn đề liên quan thanh toán, quyết toán các dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước. 4. Mục đích nghiên cứu của luận văn: Làm rõ vấn đề lý luận thanh toán, quyết toán dự án hoàn thành đối với các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách, làm rõ các khái niệm thanh toán, quyết toán, hệ thống các căn cứ, quy trình thanh toán, quyết toán đối với các dự án hoàn thành sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Phân tích và làm rõ thực trạng về quản lý chi phí trong từng giai đoạn của quá trình đầu tư đặc biệt trong giai đoạn thanh toán, quyết toán vốn, tìm ra các nguyên nhân cơ bản gây lãng phí, thất thoát, làm chậm giải ngân thanh toán trong đầu tư xây dựng nhằm đưa ra các nhóm giải pháp để khắc phục. Trên cơ sở lý luận và kết quả của việc phân tích, đánh giá thực trạng khâu thanh toán, quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành, luận văn đã đưa ra giải pháp trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng thanh toán, quyết toán dự án hoàn thành sử dụng vốn ngân sách. 5. Phương pháp nghiên cứu: Tác giả sử dụng kết hợp các phương pháp: - Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm, phương pháp hệ thống hoá, phương pháp lịch sử. Đứng trên quan điểm duy vật biện chứng để xem xét đối tượng nghiên cứu là vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước. Để nghiên cứu đề tài tác giả còn áp dụng các kết quả nghiên cứu của các môn khoa học về kinh tế chính trị học Mác Lênin, Kinh tế học, Khoa học quản lý kinh tế, Kinh tế xây dựng. 6. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 6.1. ý nghĩa khoa học Đề tài hệ thống hoá lý luận cơ bản quản lý chi phí trong thanh toán, quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước theo từng quá trình thực hiện để làm cơ sở tổng hợp, phân tích, đánh giá về quản lý chi phí trong thanh toán, quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước. 6.2. Thực tiễn của đề tài Trên cơ sở lý luận đã nêu, luận văn đã áp dụng để phân tích thực trạng quản lý chi phí trong thanh toán, quyết toán vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước, làm căn cứ đề xuất một số nhóm giải pháp nâng cao chất lượng quản lý chi phí trong thanh toán, quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành để tham khảo và áp dụng vào thực tiễn trong việc giải quyết những vấn đề còn bất cập, mâu thuẫn như quyền hạn và nghĩa vụ của các chủ thể đối với công tác quản lý chi phí trong thanh toán quyết toán vốn đầu tư, những căn cứ, quy trình thanh toán quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành. 7. Kết cấu của luận văn: Gồm 3 chương Chương I: Những vấn đề lý luận trong thanh toán, quyết toán dự án hoàn thành sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Chương II: Phân tích, đánh giá thực trạng thanh toán, quyết toán dự án hoàn thành sử dụng. Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý chi phí trong thanh toán, quyết toán vốn. Chương i: Những vấn đề lý luận về quản lý chi phí trong thanh toán, quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành 1.1. tổng quan Một số vấn đề cơ bản về chi phí và quản lý chi phí 1.1.1. Khái niệm Chi phí đầu tư xây dựng công trình: là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộng hay trang bị kỹ thuật công trình. Do đặc điểm của sản xuất xây dựng và đặc thù công trình xây dựng nên mỗi công trình có chi phí khác nhau được xác định theo đặc điểm, tính chất kỹ thuật và yêu cầu công nghệ quá trình xây dựng. Quản lý chi phí trong đầu tư xây dựng chịu ảnh hưởng của các quy luật kinh tế thị trường như quy luật giá trị, quy luật lưu thông tiền tệ, quy luật cung cầu và giá cả, quy luật cạnh tranh và chịu sự điều tiết hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong hoạt động xây dựng. Quản lý chi phí thực chất là kiểm soát khống chế chi phí trong suốt quá trình đầu tư xây dựng từ khi chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng. Quản lý chi phí trong thanh toán, quyết toán đầu tư xây dựng là một khâu, một phạm trù của quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Quản lý chi phí trong thanh toán, quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành là kiểm soát chi phí giai đoạn từ khi ký kết hợp đồng kinh tế giữa bên giao thầu và bên nhận thầu đến khi lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành. 1.1.2. Vai trò quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình Để quản lý nguồn vốn ngân sách cho đầu tư xây dựng đạt hiệu quả, sử dụng tiết kiệm và mang lại lợi ích thì nhà nước phải sử dụng các chế tài đủ mạnh, phân bổ vốn một cách hợp lý, tránh giàn trải cũng như quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của chủ đầu tư, cơ quan cấp phát vốn. Quản lý chi phí tốt sẽ góp phần chống lãng phí, thất thoát vốn của Nhà nước cho đầu tư xây dựng. 1.1.3. Nguyên tắc cơ bản về quản lý chi phí 1. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình phải bảo đảm mục tiêu hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình và các yêu cầu khách quan của kinh tế thị trường; 2. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình theo từng công trình, phù hợp với các giai đoạn đầu tư xây dựng công trình, các bước thiết kế, loại nguồn vốn và các quy định của Nhà nước; 3. Tổng mức đầu tư, tổng dự toán, dự toán xây dựng công trình phải được tính đúng, tính đủ và phù hợp độ dài thời gian xây dựng công trình. Tổng mức đầu tư là chi phí tối đa mà Chủ đầu tư được phép sử dụng để đầu tư xây dựng công trình; 4. Nhà nước thực hiện chức năng quản lý về chi phí đầu tư xây dựng công trình thông qua việc ban hành, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; 5. Chủ đầu tư xây dựng công trình chịu trách nhiệm toàn diện về việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng. 1.1.4. Tiêu chí quản lý chi phí (5 tiêu chí) - Tiêu chí thứ nhất: Quản lý chi phí phải đảm bảo tính đúng, tính đủ theo thiết kế, áp dụng các định mức và đơn giá xây dựng phù hợp về phương pháp lập, yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi công, địa điểm xây dựng; - Tiêu chí thứ 2: Tổ chức cá nhân tham gia quản lý chi phí phải có đủ điều kiện năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm thực tiễn, nẵm vững cơ chế chính sách, khách quan, trung thực, không vụ lợi; - Tiêu chí thứ 3: Quản lý chi phí bằng hợp đồng kinh tế được ký kết giữa Chủ đầu tư và các nhà thầu. Hợp đồng kinh tế là căn cứ pháp lý cao nhất để yêu cầu các bên thực hiện đúng và là cơ sở để giải quyết các tranh chấp; - Tiêu chí thứ 4: Đủ thủ tục pháp lý về thanh toán, quyết toán vốn đầu tư theo hợp đồng kinh tế ký kết và định chế tài chính của nhà nước. Cơ quan cấp phát vốn thực hiện kiểm soát thanh toán theo nguyên tắc thanh toán trước, chấp nhận sau cho từng lần thanh toán và kiểm soát trước, thanh toán sau đối với lần thanh toán cuối cùng của gói thầu, hợp đồng; - Tiêu chí thứ 5: + Kiểm soát chi phí trong giai đoạn trước xây dựng như kiểm soát chi phí tổng mức đầu tư, dự toán công trình, hạng mục, bộ phận công trình, giá dự thầu, giá thương thảo trước khi ký kết hợp đồng. + Kiểm soát chi phí trong giai đoạn thực hiện xây dựng công trình: khối lượng thanh toán, giá trị đề nghị thanh toán, các nội dung công việc phát sinh, điều chỉnh bổ sung, giá trị quyết toán dự án hoàn thành. 1.1.5. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng: 1.1.5.1. Giai đoạn hình thành chi phí Chi phí đầu tư xây dựng công trình được hình thành và quản lý qua từng giai đoạn của quá trình đầu tư: + Lập báo cáo đầu tư (Dự án tiền khả thi): Giai đoạn này hình thành sơ bộ tổng mức đầu tư. Sơ bộ tổng mức đầu tư được ước tính trên cơ sở suất vốn đầu tư hoặc chi phí các công trình tương tự đã thực hiện và các yếu tố chi phí ảnh hưởng tới tổng mức đầu tư theo độ dài thời gian xây dựng công trình. Tổng mức đầu tư sơ bộ giai đoạn này chưa có ý nghĩa về mặt quản lý vốn. + Lập dự án đầu tư và quyết định đầu tư: Giai đoạn này xác định tổng mức đầu tư, là chi phí dự tính của dự án được xác định từ thiết kế cơ sở, tính theo diện tích hoặc công suất sử dụng hoặc tính trên cơ sở số liệu các dự án có chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tương tự đã thực hiện. Tổng mức đầu tư là cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình. Tổng mức đầu tư là một trong những căn cứ quan trọng để đảm bảo tính khả thi của dự án và quyết định thực hiện dự án, đồng thời dùng làm hạn mức là giới hạn tối đa không được phép vượt qua nhằm làm mục tiêu quản lý giá xây dựng công trình, là sự chuẩn bị cho việc biên soạn tổng dự toán, dự toán ở các bước tiếp sau. + Dự toán xây dựng công trình: được lập căn cứ trên cơ sở khối lượng các công việc xác định theo thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công và đơn giá xây dựng công trình, định mức chi tiết tính theo tỷ lệ phần trăm (%), là căn cứ để chủ đầu tư quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong khâu thiết kế và các bước tiếp theo. + Chi phí được lập trong khâu đấu thầu và lựa chọn nhà thầu: Xác định giá gói thầu, giá dự thầu, giá đánh giá và giá đề nghị trúng thầu. - Giá gói thầu là giá trị gói thầu được xác định trong kế hoạch đấu thầu trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc dự toán, tổng dự toán được duyệt và các quy định hiện hành. - Giá dự thầu là giá do nhà thầu nêu trong đơn dự thầu thuộc hồ sơ dự thầu. - Giá đề nghị trúng thầu là do bên mời thầu đề nghị trên cơ sở giá dự thầu của nhà thầu được lựa chọn trúng thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh các sai lệch theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. + Chi phí hình thành khi nghiệm thu bàn giao là giá quyết toán. Giá quyết toán là cơ sở để chủ đầu tư quyết toán với nhà thầu những chi phí hợp pháp, hợp lệ được xác định từ khối lượng thực tế thi công và căn cứ hợp đồng đã ký kết. Xem sơ đồ 1.1: Sơ đồ hình thành chi phí theo giai đoạn đầu tư Đề xuất đầu tư Địa điểm Dự án tiền khả thi (Báo cáo đầu tư) Uớc toán đầu tư Chiến lược KTXH Thẩm định BCĐT Dự án khả thi (Dự án đầu tư) Kế hoạch KTXH 5 năm Tổng mức đầu tư Lập thiết kế kỹ thuật Dự toán TKKT Kế hoạch đầu tư năm Đất đai Thẩm định DAĐT Thẩm định TKKTDT Chuẩn bị xây dựng Giải phóng mặt bằng, tái định cư Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng Dự toán BVTC Ký kết hợp đồng XD Xây dựng và lắp đặt Nghiệm thu bàn giao Giá trị hợp đồng Thanh toán Quyết toán Tổng quyết toán Giai đoạn chuẩn bị đầu tư Giai đoạn thực hiện đầu tư Tổng kết, đánh giá dự án Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hình thành chi phí theo giai đoạn đầu tư Kết thúc 1.1.5.2. Nội dung quản lý chi phí Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình bao gồm: tổng mức đầu tư; dự toán công trình xây dựng; định mức và giá xây dựng; hợp đồng trong hoạt động xây dựng; thanh toán, quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành. a) Quản lý Tổng mức đầu tư: Tổng mức đầu tư được lập dựa vào chỉ tiêu suất vốn đầu tư, giá xây dựng công trình tương tự, giá cả vật liệu, thiết bị hiện hành, kết hợp với tình hình thực tế của công trình. Tổng mức đầu tư là cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình. Tổng mức đầu tư được tính toán và xác định trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình phù hợp với nội dung dự án và thiết kế cơ sở, đối với trường hợp chỉ lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, tổng mức đầu tư được xác định phù hợp với thiết kế bản vẽ thi công. Tổng mức đầu tư bao gồm: chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác và chi phí dự phòng. b) Lập và quản lý dự toán xây dựng công trình: Dự toán xây dựng công trình được xác định theo công trình xây dựng cụ thể và là căn cứ để chủ đầu tư quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Dự toán công trình được lập căn cứ trên cơ sở khối lượng các công việc xác định theo thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, nhiệm vụ công việc phải thực hiện của công trình và đơn giá xây dựng công trình, định mức chi phí tính theo tỷ lệ phần trăm (%) cần thiết để thực hiện khối lượng, nhiệm vụ công việc đó. Dự toán công trình xây dựng bao gồm: Chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng của công trình. Dự toán công trình được hiểu là việc tính toán, lựa chọn, thẩm định và biên soạn hồ sơ tương ứng về giá xây dựng ở thời kỳ dự tính, được tiến hành ở bước thiết kế bản vẽ thi công. Dự toán công trình đã được thẩm định và phê duyệt là căn cứ để ký kết hợp đồng xây lắp khi thực hiện phương thức giao thầu và thanh toán giá xây lắp công trình xây dựng; là cơ sở để xác định giá mời thầu và quản lý chi phí sau đấu thầu khi thực hiện phương thức đấu thầu như quản lý chi phí trong thi công xây dựng, khâu thanh toán, quyết toán, bảo hành công trình xây dựng. c. Lập và quản lý tổng dự toán xây dựng công trình Tổng dự toán có vai trò quan trọng trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng đặc biệt trong quản lý và điều hành kế hoạch vốn hàng năm. Theo quy định của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP có quy định phải lập tổng dự toán, nhưng theo Nghị định số 99/2007/NĐ-CP thì không quy định bắt buộc phải lập tổng dự toán song để quản lý chi phí được tốt hơn chủ đầu tư cần lập tổng dự toán. Tổng dự toán là cơ sở để chủ đầu tư xác định giá các gói thầu của dự án, cơ sở quản lý giá trong khâu đấu thầu, thanh toán và quyết toán với nhà thầu. Tổng dự toán là toàn bộ chi phí cần thiết dự tính để đầu tư xây dựng công trình, hạng mục công trình thuộc dự án. Tổng dự toán bao gồm các chi phí được tính theo các dự toán xây dựng công trình, hạng mục công trình gồm chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, các chi phí khác được tính trong dự toán xây dựng công trình và chi phí dự phòng, chi phí quản lý dự án và một số chi phí khác của dự án. Tổng dự toán không bao gồm chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư kể cả chi phí thuê đất thời gian xây dựng, chi phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật, vốn lưu động cho sản xuất. 1.1.6. Kinh nghiệm quản lý chi phí của một số nước trên thế giới và bài học rút ra cho Việt Nam. 1.1.6.1 Mô hình quản lý chi phí một số nước trên thế giới Đối với các dự án của Chính phủ Anh, Chủ đầu tư ủy nhiệm cho kỹ sư chuyên ngành và kiến trúc sư là công ty tư nhân (hoặc nhà nước tuyển) để phác thảo Dự án và thiết kế sơ bộ. Trong giai đoạn này, kỹ sư chuyên ngành và Kiến trúc sư được hỗ trợ bởi tư vấn thiết kế và tư vấn quản lý chi phí (Quantity Surveyor) là các công ty tư nhân. Các công ty này được giới thiệu bởi kỹ sư chuyên ngành và kiến trúc sư cho Chủ đầu tư lựa chọn. Tư vấn quản lý chi phí lập khái toán chi phí được tính toán dựa trên các thông tin cơ bản về dự án từ thiết kế sơ bộ, Ví dụ: dựa trên diện tích 1m2 sàn. Khi khối lượng vốn dành cho dự án được chấp thuận, thiết kế sơ bộ sẽ được trình cho Chủ đầu tư. Tư vấn quản lý chi phí lập dự toán sơ bộ mô tả lượng vốn xây dựng sẽ được chi tiêu như thế nào. Dự toán sơ bộ được xác định dựa trên thiết kế. Do đó, dự toán sơ bộ đưa ra mục tiêu chi phí cho mỗi người trong nhóm thiết kế khi thực hiện các bước tiếp theo. Khi các quyết định về thiết kế được đưa ra, tư vấn quản lý chi phí sẽ lập dự toán và dự toán này có liên quan đến dự toán sơ bộ đã được duyệt. Nếu bị vượt quá dự toán sơ bộ được duyệt, dự toán sơ bộ hoặc thiết kế sẽ được cảnh báo. Chi phí dự phòng trong dự toán sơ bộ sẽ giúp giải quyết các vấn đề xảy ra. Mặc dù vậy, thường thì ít khi gặp những thay đổi trong ngân sách hoặc thiết kế sơ bộ trong giai đoạn thiết kế thi công. Khi xong thiết kế thi công, tư vấn quản lý chi phí sẽ lập biểu khối lượng bao gồm chi tiết tất cả các hạng mục công việc theo yêu cầu thiết kế. Biểu khối lượng sẽ được áp giá và sau đó sẽ được sử dụng để phân tích Hồ sơ thầu của các nhà thầu. Giai đoạn sau khi ký kết hợp đồng xây dựng, phương pháp kiểm soát chi phí được sử dụng là phương pháp xác định mốc ngân sách và dự báo ngân sách, mốc ngân sách được lập bởi tư vấn quản lý chi phí. Mốc ngân sách được dùng để so sánh ngân sách ở thời điểm hiện tại và dự báo cho các giai đoạn trong tương lai. Mốc ngân sách được lập bởi tư vấn quản lý chi phí. Mốc ngân sách sẽ được cập nhật bất cứ khi nào có sự thay đổi quan trọng (các phát sinh), và được cập nhật hàng tháng. Thanh toán cho nhà thầu thường dựa trên các đánh giá hàng tháng về khối lượng công việc thực hiện theo tính toán của nhà thầu và đơn giá kiểm tra bởi tư vấn quản lý chi phí.Trong bất cứ hợp đồng nào thường thì thời gian cho phép để tiến hành nhanh các thủ tục thanh toán cuối cùng sau khi công trình đã hoàn thành là 3 tháng. ở Mỹ các định mức, tiêu chuẩn do các công ty tư vấn có danh tiếng biên soạn, cung cấp cho thị trường tham khảo, việc tính giá xây dựng công trình do công ty định giá chuyên nghiệp đảm nhận. Nhà nước lấy hiệu quả của dự án là mục tiêu quản lý, thực hiện quản lý thông qua cơ chế thị trường. ở Trung Quốc đặc biệt coi trọng quản lý chi phí ngay từ khâu dự án, nguyên tắc xác định và khống chế chi phí trong suốt quá trình xây dựng theo phương châm: “Lượng thống nhất – Giá chỉ đạo – Phí cạnh tranh”. Hiện Trung Quốc vẫn đang thực hiện cơ chế kết hợp giám sát nhà nước (giai đoạn lập dự án) và giám sát xã hội (giai đoạn thực hiện đầu tư). Mô hình quản lý chi phí của một số nước: Anh, úc, Hồng Kong, Mỹ, Thái Lan… được chia làm 6 mức giá hợp lý theo 6 bước như sau: Bước 1: Ước tính ngân quĩ dự án ở giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi; Bước 2: Xác định, bố trí ngân quĩ theo ý tưởng thiết kế ở giai đoạn nghiên cứu khả thi; Bước 3: Giá xây dựng ở bước thiết kế sơ bộ (gồm cả thiết kế kỹ thuật (nếu có) đối với hạng mục kỹ thuật phức tạp; Bước 4: Giá xây dựng bước thiết kế bản vẽ thi công; Bước 5: Giá xây dựng ở giai đoạn đấu thầu; Bước 6: Giá xây dựng ở giai đoạn xây dựng. Nội dung chủ yếu quản lý chi phí trong giai đoạn xây dựng 1. Báo cáo kế hoạch chi phí đề nghị thanh toán; 2. Điều chỉnh phát sinh về chi phí; 3. Báo cáo về dòng tiền mặt; 4. Điều chỉnh chi phí của hợp đồng; 5. Xác định tiến độ thanh toán. 1.1.6.2 Bài học rút ra cho Việt Nam Kiểm soát chi phí trong giai đoạn thiết kế đặc biệt được coi trọng ở các nước phát triển, tổ chức tư vấn kiểm soát chi phí từ khi lập dự toán sơ bộ trong giai đoạn thiết kế cơ sở và tư vấn thiết kế phải xác định thiết kế không được vượt dự toán được cảnh báo. Điều này đặc biệt rất có ý nghĩa đối với Việt Nam trong khi chưa hình thành các tổ chức tư vấn quản lý chi phí chuyên nghiệp thì cần tăng cường kiểm soát chi phí sau khi hình thành thiết kế cơ sở và nâng cao vai trò kiểm soát chi phí trong thiết kế của tổ chức tư vấn thiết kế. Trong giai đoạn xây dựng công trình phải xây dựng được kế hoạch thanh toán vốn dựa trên tiến độ thi công và cam kết thực hiện tiến độ của nhà thầu, xác định điều chỉnh phát sinh về chi phí, chủ đầu tư cần báo cáo đầy đủ về nguồn vốn dự kiến thanh toán cho nhà thầu, xác định tiến độ thanh toán phải dựa trên khối lượng công việc hoàn thành. Kiểm soát chi phí giai đoạn trước xây dựng: 1) Kiểm tra sự phù hợp của phương pháp xác định tổng mức đầu tư dựa trên tính chất kỹ thuật, yêu cầu công nghệ và các tài liệu liên quan. - Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lý của tổng mức đầu tư - Lập kế hoạch chi phí sơ bộ 2) Kiểm tra dự toán, tổng dự toán công trình, hạng mục công trình - Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lý của các bộ phận công trình, hạng mục công trình. - Kiểm tra sự phù hợp giữa dự toán bộ phận, hạng mục công trình với giá trị tương ứng trong kế hoạch chi phí sơ bộ - Lập kế hoạch chi phí và giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu 3) Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu - Kiểm tra giá gói thầu và các điều kiện liên quan đến chi phí trong hồ sơ mời thầu. - Chuẩn bị giá ký hợp đồng. 1.2. Quản lý chi phí trong khâu thanh toán vốn đầu tư 1.2.1. Yêu cầu cơ bản quản lý chi phí trong thanh toán vốn đầu tư Quản lý chi phí trong khâu thanh toán vốn đầu tư là một công việc phải thực hiện thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình thực hiện đầu tư xây dựng, vì vậy Chủ đầu tư, nhà thầu và cơ quan cấp phát vốn phải bám sát khâu thanh toán, đảm bảo giải ngân vốn kịp thời, đúng tiến độ cho nhà thầu. Cụ thể là: - Xác định căn cứ pháp lý liên quan đến công tác thanh toán vốn đầu tư như hệ thống văn bản hướng dẫn công tác thanh toán vốn, các quy định về quản lý chi phí, tuân thủ quy trình thanh toán vốn đầu tư. - Xác định rõ nguồn vốn, nhu cầu sử dụng, kế hoạch sử dụng để tạo thế chủ động cho cơ quan cấp phát vốn, phân cấp về quản lý vốn ngân sách mạnh hơn nữa cho các chủ đầu tư, đồng thời tăng cường kiểm tra, kiểm soát vốn thanh toán một cách chặt chẽ bằng việc sử dụng các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp. Điều chỉnh mức vốn đầu tư theo từng quý, năm sát với thực tế. - Kiểm tra tính đúng đắn, hợp lý của việc áp dụng, vận dụng đơn giá xây dựng công trình, định mức tỷ lệ, dự toán chi phí tư vấn và dự toán các khoản mục chi phí khác trong dự toán công trình. Đảm bảo sự chính xác giữa khối lượng dự toán chủ yếu với khối lượng thiết kế. - Ban hành các định chế về thanh toán phù hợp, đồng bộ với văn bản hiện hành về đầu tư xây dựng, rút ngắn thời gian thanh toán, giảm bớt hồ sơ thanh toán, thực hiện thanh toán trước kiểm soát sau đối với từng lần thanh toán; kiểm soát trước, thanh toán sau đối với lần thanh toán cuối cùng. - Trong hợp đồng kinh tế cần quy định đầy đủ, rõ ràng về nội dung thanh toán, thời hạn thanh toán, giai đoạn thanh toán, điều chỉnh giá hợp đồng, tạm ứng hợp đồng, tiến độ thực hiện và thời gian hoàn thành công việc, nghiệm thu công việc, bộ phận, giai đoạn, bảo hành công trình. Tài liệu cơ sở để quản lý chi phí trong thanh toán vốn đầu tư 1.2.2.1. Kế hoạch khối lượng, kế hoạch vốn - Kế hoạch khối lượng: khối lượng công việc phải thực hiện trong năm kế hoạch đã được người quyết định đầu tư phê duyệt căn cứ vào: + Bản vẽ thi công được duyệt; + Dự toán, tổng dự toán hạng mục hoặc công trình được duyệt; + Tiến độ thi công được duyệt; + Điều kiện, môi trường và năng lực xây dựng trong năm của nhà thầu. Kế hoạch khối lượng do chủ đầu tư lập, đăng ký với cơ quan chủ quản, cơ quan chủ quản kiểm tra, cân đối chung toàn ngành, sau đó có quyết định phân bổ kế hoạch vốn cho từng dự án. Kế hoạch khối lượng là cơ sở để lập kế hoạch tài chính, làm căn cứ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cho dự án trong quá trình thực hiện. - Kế hoạch vốn: là xác định lượng vốn đầu tư cần phải có để thanh toán vốn dự án cho nhà thầu khi có khối lượng thực hiện đủ điều kiện thanh toán. Khối lượng thực hiện đủ điều kiện thanh toán là khối lượng hoàn thành (hay khối lượng hoàn thành quy ước). Tiêu chí đánh giá khối lượng hoàn thành đủ điều kiện thanh toán: 1. Khối lượng thực hiện có trong thiết kế được thẩm định và phê duyệt; 2. Khối lượng thực hiện có trong dự toán (tổng dự toán) được thẩm định và phê duyệt; 3. Khối lượng thực hiện có trong kế hoạch được thông báo; 4. Khối lượng hoàn thành đến điểm dừng kỹ thuật cho phép; 5. Khối lượng đo được, đếm được, nhìn thấy được; 6. Khối lượng được A-B nghiệm thu (đạt yêu cầu về chất lượng). Bên A chấp nhận thanh toán. Căn cứ để lập kế hoạch vốn: - Giá trị khối lượng thực hiện dở dang đầu kỳ; - Giá trị khối lượng kế hoạch của dự án trong năm kế hoạch; - Giá trị khối lượng dở dang cuối kỳ. Kế hoạch vốn do chủ đầu tư lập, cơ quan tài chính kiểm tra và thông báo cho chủ quản đầu tư và Kho bạc nhà nước làm căn cứ kiểm soát thanh toán vốn. - Xác định kế hoạch vốn: VKH= KLĐK + KLKH – KLCK Trong đó: - VKH: Lượng vốn đầu tư cần thiết trong kỳ kế hoạch để thanh toán cho giá trị khối lượng thực hiện đủ điều kiện thanh toán trong kỳ kế hoạch. - KLĐK: Giá trị khối lượng thực hiện dở dang đầu kỳ kế hoạch chưa được thanh toán. - KLKH: Giá trị khối lượng thực hiện theo kế hoạch (kế hoạch khối lượng) - KLCK: Giá trị khối lượng thực hiện dở dang cuối kỳ kế hoạch KLKH A KLĐK C KLCK D B VKH Có 3 trường hợp: Trường hợp 1: VKH > KLKH vì KLĐK > KLCK Trường hợp 2: VKH = KLKH vì KLĐK = KLCK Trường hợp 3: VKH < KLKH vì KLĐK < KLCK AC = AB + BD – CD AC: khối lượng thực hiện đủ điều kiện thanh toán. Ví dụ: Dự án đầu tư chuyển tiếp có giá trị khối lượng thực hiện dở dang đầu kỳ là 3.5 tỷ đồng. Kế hoạch khối lượng năm kế hoạch là 10 tỷ đồng, dự kiến đến cuối năm khối lượng dở dang là 2.5 tỷ. Hãy xác định khối lượng vốn đầu tư cần chuẩn bị để thanh toán. VKH = KLĐK + KLKH – KLCK = 3.5+10-2.5 = 11 tỷ đồng VKH = 11tỷ > KLKH = 10 tỷ. Kế hoạch vốn của dự án lớn hơn kế hoạch khối lượng trong năm kế hoạch. Để quản lý nguồn vốn đầu tư hiệu quả, tránh tình trạng có dự án thì vốn chờ giải ngân, có dự án thì có khối lượng hoàn thành nhưng chưa được giải ngân, vào 31/10 hàng năm chủ đầu tư phải chuẩn bị kế hoạch vốn và gửi lên cơ quan chủ quản về: - Tình hình thực hiện, tiến độ thực hiện kế hoạch khối lượng của dự án; - Tổng vốn đầu tư được thanh toán cho dự án trong năm kế hoạch; - Xác định tình trạng thừa, thiếu vốn để thanh toán cho dự án theo giá trị khối lượng đã thực hiện trong năm kế hoạch. 1.2.2.2. Căn cứ kiểm soát khối lượng xây dựng hoàn thành: 1) Mở tài khoản thanh toán (đối với vốn trong nước mở tài khoản tại KBNN, vốn nước ngoài mở tài khoản tại ngân hàng phục vụ); 2) Dự án đầu tư xây dựng công trình (hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật đối với dự án chỉ lập báo cáo kinh tế kỹ thuật) kèm quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền, các quyết định điều chỉnh dự án (nếu có); 3) Dự toán và quyết định phê duyệt dự toán cho từng công việc, hạng mục công trình, công trình đối với trường hợp chỉ định thầu hoặc tự thực hiện và các công việc thực hiện không thông qua hợp đồng; 4) Văn bản lựa chọn nhà thầu theo qui định của Luật Đấu thầu; 5) Hợp đồng giữa bên giao thầu và bên nhận thầu (bao gồm các tài liệu kèm theo hợp đồng như: điều kiện hợp đồng (điều kiện chung và điều kiện riêng), đề xuất của nhà thầu, các chỉ dẫn kỹ thuật, điều kiện tham chiếu, các bản vẽ thiết kế, các sửa đổi bổ sung bằng văn bản, biên bản đàm phán hợp đồng, bảo đảm thực hiện hợp đồng và các bảo lãnh khác, nếu có; 6) Bảo lãnh tạm ứng (nếu có) theo quy định cụ thể của hợp đồng (kể cả dự án vốn trong nước nhưng do nhà thầu nước ngoài thi công); Trong 6 tài liệu trên chỉ gửi một lần cho đến khi dự án kết thúc đầu tư, trừ trường hợp phải bổ xung, điều chỉnh. 7) Các hồ sơ được gửi kèm theo đối với từng lần thanh toán (6 nội dung) (1) Biên bản nghiệm thu hoàn thành bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng hoặc biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình hoặc công trình để đưa vào sử dụng. (2) Bảng xác định giá trị khối lượng hoàn thành theo hợp đồng; - Bảng xác định giá trị khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng (đối với hợp đồng trọn gói và hợp đồng theo đơn giá cố định); - Bảng xác định theo đơn giá điều chỉnh theo quy định của hợp đồng (đối với hợp đồng theo đơn giá cố định và hợp đồng theo giá điều chỉnh); (3) Bảng tính giá trị đề nghị thanh toán (Giá trị khối lượng hoàn thành theo hợp đồng, giá trị khối lượng các công việc phát sinh ngoài hợp đồng (đối với hợp đồng trọn gói và hợp đồng theo đơn giá cố định), chiết khấu tiền tạm ứng, giá trị thanh toán sau khi đã bù trừ các khoản trên. (4) Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư; (5) Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có thanh toán tạm ứng) (6) Giấy rút vốn đầu tư. 1.2.2.3. Căn cứ kiểm soát khối lượng thiết bị hoàn thành: Biên bản nghiệm thu theo quy định. Trường hợp thiết bị không cần lắp đặt thì gửi biên bản nghiệm thu giữa chủ đầu tư và nhà thầu theo hợp đồng. Hóa đơn (đối với thiết bị mua trong nước) trường hợp chỉ định thầu (bản sao y bản chính có chữ ký và dấu của chủ đầu tư); Các chứng từ vận chuyển, bảo hiểm, thuế, phí lưu kho (trường hợp chưa được tính trong giá thiết bị); Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư; Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có thanh toán tạm ứng); Giấy rút vốn đầu tư. 1.2.2.4. Căn cứ kiểm soát khối lượng công tác tư vấn hoàn thành Biên bản nghiệm thu hoặc biên bản bàn giao khối lượng công việc tư vấn hoàn thành hoặc báo cáo kết quả hoàn thành. Trường hợp hợp đồng thanh toán theo thời gian có bảng kê chi phí do chủ đầu tư lập; Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư; Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có thanh toán tạm ứng); Giấy rút vốn đầu tư. 1.2.2.5. Căn cứ kiểm soát thanh toán khối lượng hoàn thành khác Đối với lệ phí cấp đất xây dựng, thuế chuyển quyền sử dụng đất: phải có hóa đơn, chứng từ hợp lệ của cơ quan thu tiền; Đối với chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng: phải có bản xác nhận khối lượng đền bù đã thực hiện; hợp đồng và biên bản bàn giao nhà (trường hợp mua nhà phục vụ di dân giải phóng mặt bằng). Riêng chi phí cho công tác tổ chức đền bù giải phóng mặt bằng phải có dự toán được duyệt; Các chi phí khởi công, nghiệm thu, chạy thử, khánh thành: phải có văn bản của cấp có thẩm quyền cho phép (trừ trường hợp chạy thử), dự toán được duyệt và bảng kê chi phí do chủ đầu tư lập; Các chi phí chuyên gia, đào tạo công nhân kỹ thuật và cán bộ quản lý sản xuất; phải có hợp đồng, dự toán chi phí được duyệt, bảng kê chi phí do chủ đầu tư lập; Đối với chi phí bảo hiểm công trình: phải có hợp đồng bảo hiểm; - Đối với chi phí quản lý dự án: + Các chi phí theo tỷ lệ (%), thanh toán theo định mức quy định. + Các chi phí theo hợp đồng (kể cả trường hợp thuê tư vấn, quản lý dự án), thanh toán theo quy định của hợp đồng. + Các chi phí phải lập dự toán, thanh toán theo dự toán được duyệt. - Đối với chi phí trong công tác quy hoạch, chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị thực hiện dự án: phải có dự toán được duyệt, hợp đồng, bản nghiệm thu khối lượng công việc hoặc báo cáo kết quả công việc hoàn thành. - Đối với chi phí thẩm tra phê duyệt quyết toán: Trường hợp thuê kiểm toán phải có hợp đồng; trường hợp do cơ quan chuyên môn thẩm tra, phải có dự toán được duyệt. 1.2.3. Đánh giá chất lượng quản lý chi phí trong khâu thanh toán vốn đầu tư 1.2.3.1. Đánh giá chất lượng quản lý chi phí theo giai đoạn thanh toán vốn đầu tư Để đánh giá chất lượng quản lý chi phí trong thanh toán vốn đầu tư được chia làm 3 giai đoạn chính: Giai đoạn thứ nhất: Từ khi ký kết hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu đến khi thực hiện thanh toán từng lần trước khi chuyển lên cơ quan cấp phát vốn chủ đầu tư phải đánh giá chất lượng giai đoạn này, nội dung đánh giá bao gồm: Giá trị hợp đồng: Bao gồm tất cả các chi phí, phí, lợi nhuận và thuế liên quan đến công việc trong hợp đồng. Các điều khoản về điều chỉnh giá hợp đồng, giảm trừ đối với thư giảm giá. Tạm ứng hợp đồng: Xác định tỷ lệ tạm ứng so với giá trị hợp đồng, mức thu hồi tạm ứng, thời hạn thu hồi hết tạm ứng. Số tiền tạm ứng sẽ được thu hồi bằng cách giảm trừ trong các lần thanh toán. Thanh toán từng lần: Tiến độ thanh toán được xác định trong hợp đồng hay xác định mức thanh toán theo tiến độ thi công thực tế khi nhà thầu hoàn thành công việc. Hồ sơ thanh toán phải thực hiện theo đúng các biểu mẫu quy định, các tài liệu đi kèm với hợp đồng, tài liệu bổ sung (nếu có). Bên giao thầu và bên nhận thầu phải quy định thời hạn thanh toán sau khi đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ, thanh toán cho các trường hợp bị chậm trễ: bồi thường về tài chính cho các khoản thanh toán bị chậm trễ tương ứng với mức độ chậm trễ, mức bồi thường lần đầu không nhỏ hơn mức lãi suất do ngân hàng thương mại quy định tương ứng với từng thời kỳ. Xác định rõ các nội dung về điều chỉnh, bổ sung ngoài hợp đồng: như phạm vi áp dụng, phương pháp xác định, thời điểm áp dụng, thời hạn thanh toán, khối lượng điều chỉnh, bổ sung. Giai đoạn thứ 2: Chủ đầu tư kiểm soát hồ sơ thanh toán 1. Kiểm tra khối lượng theo bản vẽ thiết kế và hồ sơ dự thầu so với khối lượng thực tế thi công đã được nghiệm thu theo từng giai đoạn thanh toán. 2. Kiểm tra tính đúng đắn của việc áp dụng giá vật liệu, nhân công và máy thi công trong đơn giá (kể cả đơn giá điều chỉnh bổ sung). 3. Kiểm tra việc tính toán bảng xác định khối lượng hoàn thành, bảng tính giá trị đề nghị thanh toán (khối lượng trong hợp đồng và khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng). 4. Xác định giá trị đề nghị thanh toán sau khi giảm trừ các giá trị tạm ứng còn tỷ lệ giảm trừ của thư giảm giá, bảo đảm thực hiện hợp đồng hay bất kỳ khoản thanh toán nào khác mà bên giao thầu chưa thanh toán cho bên nhận thầu kể cả tiền bảo hành công trình. 5. Kiểm tra tổng thể các hồ sơ thanh toán mà nhà thầu gửi cho chủ đầu tư: số lượng hồ sơ, biên bản nghiệm thu, chữ ký, đóng dấu của các bên. Các tài liệu gửi một lần và các tài liệu gửi từng lần. Giai đoạn 3: Chủ đầu tư gửi hồ sơ thanh toán đến cơ quan cấp phát vốn. Chủ đầu tư gửi hồ sơ thanh toán lên cơ quan cấp phát vốn. Căn cứ vào hồ sơ thanh toán của chủ đầu tư gửi lên cơ quan cấp phát vốn (Kho bạc nhà nước đối với vốn NSNN, cơ quan cho vay đối với vốn vay) sẽ tiến hành kiểm tra một số nội dung sau: + Kiểm tra sự đầy đủ của tài liệu theo quy định, tính hợp pháp, hợp lệ của từng tài liệu, sự logich về thời gian các văn bản, tài liệu. + Kiểm tra tính tính hợp pháp, hợp lệ của việc lựa chọn nhà thầu, số vốn đề nghị thanh toán trong phạm vi kế hoạch năm được thông báo, hạng mục nội dung công việc thanh toán có trong hợp đồng hoặc dự toán được duyệt (trường hợp chỉ định thầu). + Sau khi kiểm tra hồ sơ đảm bảo các điều kiện trên, cơ quan cấp phát vốn xác định số vốn thanh toán, số vốn tạm ứng cần phải thu hồi, tỷ lệ giảm giá (nếu có), tên tài khoản đơn vị được hưởng ghi đầy đủ vào các chỉ tiêu và ký vào giấy đề nghị thanh toán; + Trên cơ sở nguồn vốn hiện có, phòng thanh toán vốn đầu tư chuyển hồ sơ thanh toán đến lãnh đạo KBNN duyệt, sau đó chuyển hồ sơ thanh toán đến phòng kế toán làm thủ tục thanh toán. Cuối cùng, lưu hồ sơ và trả kết quả qua bộ phận tiếp nhận hồ sơ. + Trường hợp kết quả kiểm soát có sự chênh lệch, số vốn chấp nhận thanh toán khác với số vốn đã thanh toán, cơ quan cấp phát vốn thông báo chủ đầu tư biết về kết quả kiểm soát, ghi rõ các ý kiến nhận xét, các vấn đề còn sai sót, chưa thống nhất và đề nghị chủ đầu tư giải thích, bổ sung, hoàn chỉnh và trừ vào những lần thanh toán tiếp theo (nếu số chấp nhận thanh toán nhỏ hơn số vốn đã thanh toán). 1.2.3.2. Đánh giá chất lượng theo nội dung thanh toán trong hợp đồng Để đánh giá chất lượng theo nội dung hợp đồng thì hợp đồng phải đảm bảo những nội dung sau: Điều khoản và điều kiện hợp đồng; Khối lượng và phạm vi công việc phải thực hiện; Giá trị hợp đồng; Phương thức tạm ứng, thanh toán, mức tạm ứng; Thanh toán hợp đồng; Hồ sơ thanh toán đối với từng loại hợp đồng; 7. Quyền và nghĩa vụ của các bên, thời hạn bảo hành công trình và các điều kiện khác. + Điều khoản và điều kiện trong hợp đồng: Nguyên tắc thanh toán theo giá hợp đồng và các điều khoản trong hợp đồng được thừa nhận theo quy định của pháp luật, điều kiện thanh toán thỏa thuận trong hợp đồng sẽ được coi là căn cứ pháp lý duy nhất để nhà thầu được thanh toán, thay vì cách làm lâu nay là thanh toán hợp đồng theo các quy định về định mức, đơn giá do nhà nước ban hành một cách cứng nhắc và đi ngược quy luật kinh tế thị trường. Đây là nút thắt quan trọng nhất để tháo gỡ vướng mắc trong thanh toán, quyết toán của Chủ đầu tư với cơ quan cấp phát vốn và nhà thầu. Xây dựng quy định cụ thể về các phương thức thanh toán phù hợp với giá hợp đồng và phương thức đấu thầu, chỉ định thầu, tổng thầu trong hoạt động xây dựng. Xây dựng cơ chế tạm ứng, hồ sơ thanh toán, tiến độ thanh toán, các phát sinh điều chỉnh khối lượng, giá hợp đồng và các vấn đề khác trong hợp đồng tạo cơ sở cho chủ đầu tư và nhà thầu thoả thuận ghi vào hợp đồng. Xây dựng các quy định để các tổ chức cấp phát, cho vay vốn tham gia kiểm soát chi phí ngay giai đoạn trước khi ký kết hợp đồng xây dựng, bảo đảm các yêu cầu về thanh toán của chủ đầu tư được thực hiện ngay trên cơ sở chủ đầu tư tự chịu trách nhiệm về giá trị đề nghị thanh toán và bảo đảm thủ tục thanh toán đúng quy định trong hợp đồng. Quản lý chi phí trong thanh toán vốn đầu tư được tiến hành sau khi ký kết hợp đồng giữa bên giao thầu và bên nhận thầu. Vì vậy hợp đồng trong hoạt động xây dựng là khâu then chốt để quản lý vốn. Trong đó phải thể hiện một số nội dung chính sau: + Khối lượng và phạm vi công việc phải thực hiện Trong hợp đồng phải mô tả rõ khối lượng, phạm vi công việc phải thực hiện. Khối lượng và phạm vi công việc được xác định căn cứ vào hồ sơ yêu cầu của chủ đầu tư hoặc hồ sơ mời thầu và biên bản làm rõ các yêu cầu của chủ đầu tư, biên bản đàm phán có liên quan giữa các bên. + Giá trị hợp đồng Giá hợp đồng là sự thỏa thuận, thương lượng giữa chủ đầu tư và nhà thầu, căn cứ để lập giá trị hợp đồng là giá dự thầu, dự toán gói thầu, giá đánh giá, thư giảm giá (nếu có), kết quả lựa chọn nhà thầu. Giá hợp đồng là khoản kinh phí bên giao thầu cam kết trả cho bên nhận thầu để thực hiện khối lượng công việc theo yêu cầu về chất lượng, tiến độ và các yêu cầu khác quy định trong hợp đồng xây dựng. Trong hợp đồng phải ghi rõ nội dung của giá hợp đồng, các khoản thuế, phí. Trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, phí có liên quan. Giá hợp đồng có các hình thức sau: - Giá hợp đồng trọn gói (HĐTG): là giá hợp đồng không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng đối với công việc thuộc phạm vi hợp đồng đã ký kết. Giá HĐTG được áp dụng cho các công trình đã xác định rõ về khối lượng, chất lượng và thời gian thực hiện hoặc trong một số trường hợp không xác định được khối lượng và bên nhận thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm, tài liệu để tính toán, xác định giá trọn gói và chấp nhận các rủi ro liên quan đến việc xác định giá trọn gói. - Giá hợp đồng theo đơn giá cố định (ĐGCĐ): là giá hợp đồng được xác định trên cơ sở khối lượng công việc tạm tính và đơn giá từng công việc trong hợp đồng là đơn giá cố định và không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng, trừ các trường hợp được phép điều chỉnh quy định trong hợp đồng (nếu có). Đơn giá cố định có thể là đơn giá đầy đủ đối với công việc thi công xây dựng, đơn giá nhân công theo thời gian (tháng, tuần, ngày hoặc giờ) đối với một số công việc tư vấn. - Giá hợp đồng theo giá điều chỉnh (ĐGĐC): là giá hợp đồng xây dựng mà khối lượng công việc và đơn giá cho công việc trong hợp đồng được phép điều chỉnh trong các trường hợp được quy định tại hợp đồng xây dựng. Giá hợp đồng theo giá điều chỉnh sẽ được điều chỉnh khi có đủ điều kiện xác định khối lượng, đơn giá thực hiện theo quy định trong hợp đồng. - Giá hợp đồng kết hợp: là giá hợp đồng được xác định theo các hình thức hợp đồng kể trên. Giá hợp đồng kết hợp áp dụng cho các công trình hoặc gói thầu có qui mô lớn, kỹ thuật phức tạp và thời gian thực hiện kéo dài. Bên giao thầu và bên nhận thầu căn cứ vào các loại công việc trong hợp đồng để thỏa thuận, xác định các loại công việc áp dụng cho giá hợp đồng trọn gói, giá hợp đồng theo đơn giá cố định hay giá hợp đồng theo giá điều chỉnh cho phù hợp. + Phương thức, thời gian và tỷ lệ tạm ứng, thu hồi tạm ứng hợp đồng Tạm ứng hợp đồng là khoản kinh phí mà bên giao thầu ứng trước cho bên nhận thầu để triển khai thực hiện các công việc theo hợp đồng. Việc tạm ứng vốn đầu tư xây dựng phải được quy định trong hợp đồng xây dựng và thực hiện ngay sau khi hợp đồng có hiệu lực và sau khi bên giao thầu đã nhận được bảo đảm thực hiện hợp đồng. Hợp đồng xây dựng phải quy định cụ thể về mức tạm ứng, thời điểm tạm ứng, số lần tạm ứng và thu hồi tạm ứng. + Thanh toán hợp đồng Thanh toán hợp đồng phải phù hợp với loại hợp đồng, giá hợp đồng và các điều kiện trong hợp đồng mà các bên tham gia hợp đồng đã ký kết. Số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, thời điểm thanh toán và điều kiện thanh toán phải ghi rõ trong hợp đồng. Đối với hợp đồng trọn gói: thanh toán theo tỷ lệ (%) giá hợp đồng hoặc giá công trình, hạng mục công trình, khối lượng công việc hoàn thành tương ứng với các giai đoạn thanh toán. Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định: căn cứ trên cơ sở khối lượng công việc hoàn thành và khối lượng công việc phát sinh được nghiệm thu trong giai đoạn thanh toán (nếu có), đơn giá tương ứng với các công việc đó đã ghi trong hợp đồng hoặc phụ lục bổ sung trong hợp đồng. Đối với hợp đồng theo giá điều chỉnh: căn cứ trên cơ sở khối lượng các công việc hoàn thành (kể cả khối lượng phát sinh (nếu có) được nghiệm thu trong giai đoạn thanh toán và đơn giá đã điều chỉnh theo quy định của hợp đồng. Trường hợp đến giai đoạn thanh toán vẫn chưa đủ điều kiện điều chỉnh đơn giá thì sử dụng đơn giá tạm tính khi ký hợp đồng để thực hiện thanh toán và điều chỉnh giá trị thanh toán khi có đơn giá điều chỉnh theo đúng quy định của hợp đồng. + Thời hạn thanh toán Sau khi chủ đầu tư đầu tư nhận được tài liệu thanh toán của nhà thầu, biên bản nghiệm thu, giấy đề nghị thanh toán sẽ tiến hành kiểm tra ngay với thời gian ngắn nhất có thể. 1.3. Quản lý chi phí trong khâu quyết toán dự án hoàn thành 1.3.1. Khái niệm và phân loại quyết toán vốn đầu tư a. Khái niệm: Quyết toán vốn đầu tư xây dựng là bản báo cáo tài chính phản ánh việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư xây dựng một cách hợp pháp, hợp lý và thể hiện tính hiệu quả, đảm bảo thực hiện quản lý đúng trình tự đầu tư xây dựng và thỏa mãn nhu cầu của người bỏ vốn. Vốn đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp đã thực hiện trong quá trình đầu tư để đưa dự án vào khai thác sử dụng. Chi phí hợp pháp là chi phí được thực hiện trong phạm vi thiết kế, dự toán đã phê duyệt kể cả phần điều chỉnh, bổ sung, đúng với hợp đồng đã ký kết, phù hợp với các quy định của pháp luật. Chủ đầu tư là người lập báo cáo quyết toán vốn để báo cáo với người quyết định đầu tư (người giao vốn: cơ quan, tổ chức). Người quyết định đầu tư có thể là một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức. Người quyết định đầu tư xem xét tính hợp pháp, hợp lý so với các chủ trương chính sách quản lý tài chính về đầu tư và xây dựng. Cơ sở pháp lý để quyết toán dự án hoàn thành là chính sách quản lý về đầu tư xây dựng và định chế tài chính của nhà nước và các tổ chức ban hành theo từng thời kỳ. Các dự án đầu tư sử dụng các nguồn vốn sau phải lập báo cáo quyết toán sau khi hoàn thành: - Vốn ngân sách nhà nước; - Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước; - Vốn trái phiếu (chính phủ, chính quyền địa phương); - Vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh; - Vốn đầu tư phát triển của các Tổng công ty nhà nước, công ty TNHH một thành viên. b. Phân loại quyết toán vốn đầu tư Quyết toán A-B: Quyết toán A-B là quyết toán để thanh lý hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư (bên A) và nhà thầu xây dựng (bên B). Quyết toán A-B do nhà thầu lập (bên B), báo cáo chủ đầu tư (bên A) kiểm tra, phê duyệt để thanh lý hợp đồng. Căn cứ để quyết toán A-B là hợp đồng kinh tế, hồ sơ dự án, tài liệu kèm theo hợp đồng và văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác thanh toán, quyết toán. Quyết toán niên độ: Quyết toán niên độ là báo cáo tình hình triển khai thực hiện đầu tư của Chủ đầu tư với cơ quan chủ quản. Quyết toán niên độ là do chủ đầu tư lập. Căn cứ lập báo cáo niên độ là kế hoạch đầu tư hàng năm được thông báo, tình hình thực hiện khối lượng thanh toán vốn đầu tư và các chế độ, chính sách để phục vụ quản lý, điều hành hoạt động đầu tư của Nhà nước, các Bộ, ngành, địa phương và cơ quan chủ quản của Chủ đầu tư. Quyết toán niên độ phục vụ công tác quản lý điều hành hoạt động đầu tư. Báo cáo đầu tư thực hiện hàng năm của dự án cần phản ánh một số chỉ tiêu: + Kế hoạch đầu tư hàng năm; + Giá trị khối lượng thực hiện trong năm và luỹ kế từ khởi công; + Tổng vốn đầu tư đã được thanh toán trong năm và luỹ kế từ khởi công; + Tình hình bàn giao các hạng mục công trình hoàn thành đưa vào sản xuất, sử dụng. Quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành: là bản báo cáo tài chính phản ánh tình hình quản lý sử dụng vốn đầu tư hợp pháp, hợp lệ theo đúng chế độ quản lý kinh tế tài chính nhà nước từ khi lập dự án đến khi dự án hoàn thành được nghiệm thu, đưa dự án vào khai thác sử dụng. Quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành do chủ đầu tư lập. 1.3.2. Yêu cầu cơ bản quản lý chi phí trong khâu quyết toán vốn đầu tư 1. Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành phải xác định đầy đủ, chính xác tổng chi phí đầu tư đã thực hiện, phân định rõ nguồn vốn đầu tư; chi phí đầu tư được phép không tính vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư dự án, giá trị tài sản hình thành qua đầu tư: tài sản cố định (TSCĐ), tài sản lưu động (TSLĐ); 2. Báo cáo phải thực hiện theo đúng trình tự, các bước lập, báo cáo quyết toán phải được chuyển đến đúng cấp chức năng thẩm tra và phê duyệt để tổ chức thẩm tra, phê duyệt kịp thời. 3. Đơn vị, cá nhân lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành phải có đủ điều kiện năng lực được quy định theo pháp luật. Trường hợp đơn vị, cá nhân không đủ điều kiện năng lực thì không được phép thẩm tra báo cáo quyết toán. 4. Bảo đảm đúng nội dung, thời gian lập, thẩm tra và phê duyệt theo quy định hiện hành. Báo cáo quyết toán thể hiện đầy đủ các nội dung thực hiện, các phụ lục đi kèm. Thời gian trong báo cáo phải logic và phù hợp từng bước công việc thực hiện, nội dung thẩm tra phải thể hiện đầy đủ, có xác nhận của đơn vị có liên quan. 1.3.3. Nội dung quản lý chi phí trong khâu quyết toán vốn đầu tư 1.3.3.1. Nội dung báo cáo quyết toán vốn đầu tư 1. Nguồn vốn đầu tư thực hiện dự án tính đến ngày khóa sổ lập báo cáo quyết toán (chi tiết theo từng nguồn vốn đầu tư). - Loại nguồn vốn tham gia đầu tư dự án: nguồn vốn nhà nước, vốn vay nước ngoài, vốn vốn vay trong nước và vốn khác. - Phản ánh nguồn vốn đầu tư cho dự án được cấp có thẩm quyền duyệt trong quyết định đầu tư dự án, phản ánh nguồn vốn thực tế đầu tư cho dự án tính đến thời điểm khóa sổ lập báo cáo quyết toán. 2. Chi phí đầu tư đề nghị quyết toán chi tiết theo cơ cấu: xây dựng, mua sắm và lắp đặt thiết bị, chi phí khác; chi tiết theo hạng mục, khoản mục chi phí đầu tư. Nội dung chi phí đầu tư được ghi trong BCQT: - Tổng mức đầu tư được duyệt ghi trong quyết định đầu tư hoặc quyết định điều chỉnh tổng mức đầu tư. - Dự toán, tổng dự toán được duyệt được ghi trong quyết định phê duyệt hoặc quyết định phê duyệt điều chỉnh tổng dự toán. - Chi phí đầu tư dự án (công trình, hạng mục công trình) hoàn thành chủ đầu tư đề nghị quyết toán. 3. Xác định chi phí đầu tư thiệt hại không tính vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư: phản ánh những chi phí do nguyên nhân bất khả kháng như: thiên tai, địch họa,... được cấp có thẩm quyền cho phép duyệt bỏ không tính vào giá trị hình thành qua đầu tư. 4. Xác định số lượng và giá trị tài sản hình thành qua đầu tư của dự án, công trình hoặc hạng mục công trình; chi tiết theo nhóm, loại tài sản cố định, tài sản lưu động theo chi phí thực tế. Đối với các dự án có thời gian thực hiện đầu tư lớn hơn 36 tháng tính từ ngày khởi công đến ngày nghiệm thu bàn giao đưa vào khai thác sử dụng phải thực hiện quy đổi vốn đầu tư về mặt bằng giá tại thời điểm bàn giao đưa vào khai thác sử dụng. Các dự án đầu tư có thời gian từ 36 tháng trở lên phải quy đổi vốn đầu tư đã thực hiện qua các năm về mặt bằng giá tại thời điểm bàn giao để xác định giá trị tài sản bàn giao cho sản xuất, sử dụng. - Phản ánh giá trị tài sản theo thực tế chi phí; - Phản ánh giá trị tài sản. Phân loại và xác định giá trị TSCĐ, TSLĐ do đầu tư tạo ra: + Giá trị TSCĐ và TSLĐ do đầu tư tạo ra là toàn bộ chi phí đầu tư cho dự án sau khi đã trừ đi các khoản chi phí không tính vào gía trị tài sản, bao gồm: - Giá trị TSCĐ và TSLĐ của Chủ đầu tư - Giá trị TSCĐ và TSLĐ bàn giao cho đơn vị khác + Tài sản cố định được phân loại và xác định giá trị theo nguyên tắc: - Các chi phí liên quan trực tiếp đến TSCĐ nào thì tính cho TSCĐ đó; - Các chi phí chung liên quan đến nhiều TSCĐ thì phân bổ theo tỷ lệ chi phí liên quan trực tiếp của từng TSCĐ so với tổng số chi phí trực tiếp của toàn bộ giá trị tài sản cố định. + Trường hợp tài sản do đầu tư mang lại được bàn giao cho nhiều đơn vị sử dụng thì phải xác định đầy đủ danh mục và giá trị của TSCĐ, TSLĐ của dự án bàn giao cho từng đơn vị. 5. Việc phân bổ chi phí khác cho từng tài sản cố định được xác định theo nguyên tắc: chi phí trực tiếp liên quan đến tài sản cố định nào thì tính cho tài sản cố định đó; chi phí chung liên quan đến nhiều tài sản cố định thì phân bổ theo tỷ lệ chi phí trực tiếp của từng tài sản so với tổng số chi phí trực tiếp của toàn bộ tài sản cố định. 6. Trường hợp tài sản được bàn giao cho nhiều đơn vị sử dụng phải xác định đầy đủ danh mục và giá trị của tài sản bàn giao cho từng đơn vị. 7. Hồ sơ trình duyệt quyết toán + Tờ trình đề nghị phê duyệt quyết toán của Chủ đầu tư (bản gốc); + Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành theo văn bản quy định hiện hành do Chủ đầu tư lập; + Các văn bản pháp lý có liên quan; + Các hợp đồng kinh tế, biên bản thanh lý hợp đồng, các tài liệu kèm theo hợp đồng giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu; + Toàn bộ các bản quyết toán khối lượng A-B; + Báo cáo kết quả kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành (nếu có, bản gốc); kèm văn bản của Chủ đầu tư về kết quả kiểm toán: nội dung thống nhất, nội dung không thống nhất, kiến nghị; 8. Kết luận thanh tra, biên bản kiểm tra, báo cáo kiểm toán của các cơ quan: Thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhà nước (nếu có); kèm theo báo cáo tình hình chấp hành các báo cáo trên của Chủ đầu tư. Trong quá trình thẩm tra, chủ đầu tư có trách nhiệm xuất trình cho cơ quan thẩm tra các tài liệu phục vụ công tác thẩm tra quyết toán; Hồ sơ hoàn công, nhật ký thi công, hồ sơ đấu thầu, dự toán thiết kế, dự toán bổ xung và các hồ sơ chứng từ thanh toán có liên quan. 1.3.3.2. Nội dung thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành Khái niệm: Thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành là kiểm tra tính hợp pháp của việc đầu tư xác định chính xác số vốn đầu tư thực tế đã sử dụng để xây dựng dự án, công trình, xác định giá trị tài sản (TSCĐ, TSLĐ) do kết quả đầu tư đem lại được bàn giao đưa vào sản xuất, khai thác, sử dụng. Tất cả các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B sử dụng vốn nhà nước khi hoàn thành đều phải kiểm toán quyết toán trước khi trình cấp có thẩm quyền thẩm tra, phê duyệt quyết toán; các dự án còn lại thực hiện kiểm toán quyết toán theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền. Hình thức thẩm tra: Tùy theo điều kiện cụ thể về quy mô dự án và bộ máy chuyên môn thẩm tra trực thuộc, người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán có thể áp dụng một trong hai hình thức thẩm tra quyết toán dưới đây: Hình thức tự thực hiện thẩm tra: Người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán sử dụng cơ quan chuyên môn thuộc quyền quản lý có đủ năng lực để trực tiếp thẩm tra quyết toán hoặc quyết định thành lập tổ tư vấn thẩm tra trước khi phê duyệt quyết toán vốn đầu tư. Hình thức thuê tổ chức kiểm toán độc lập: Người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán cho phép chủ đầu tư thuê tổ chức kiểm toán độc lập, hoạt động hợp pháp tại Việt Nam kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành. Lựa chọn tổ chức kiểm toán theo quy định của Luật Đấu thầu. Nội dung thẩm tra phê duyệt quyết toán Đối với dự án không kiểm toán quyết toán: 1. Thẩm tra hồ sơ pháp lý: - Thẩm tra việc chấp hành trình tự, thủ tục đầu tư và xây dựng theo quy định của pháp luật về đầu tư và xây dựng; - Thẩm tra việc chấp hành trình tự, thủ tục lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu; - Thẩm tra tính pháp lý của các hợp đồng kinh tế do chủ đầu tư ký với các nhà thầu (tư vấn, xây dựng, cung ứng vật tư thiết bị) để thực hiện dự án; 2. Thẩm tra nguồn vốn đầu tư của dự án - Đối chiếu số vốn đã cấp, cho vay, thanh toán do chủ đầu tư báo cáo với số xác nhận của cơ quan cấp vốn, cho vay, thanh toán liên quan để xác định số vốn đầu tư thực tế thực hiện; - Thẩm tra sự phù hợp trong việc sử dụng nguồn vốn đầu tư so với cơ cấu xác định trong quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền. 3. Thẩm tra chi phí đầu tư Các khoản chi phí đầu tư của dự án có thể được thực hiện bởi 2 phương thức: - Chủ đầu tư (ban quản lý dự án) tự thực hiện; - Các nhà thầu thực hiện theo hợp đồng. a) Thẩm tra những công việc do chủ đầu tư (ban quản lý dự án) tự thực hiện: - Những công việc do chủ đầu tư (ban quản lý dự án) tự thực hiện bao gồm các khoản mục chi phí thuộc chi phí quản lý dự án và gói thầu chủ đầu tư được phép tự thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu. - Thẩm tra các nội dung, khối lượng trong bản tính giá trị đề nghị quyết toán của Chủ đầu tư với biên bản nghiệm thu khối lượng; đối chiếu đơn giá trong bản tính giá trị đề nghị quyết toán của chủ đầu tư với đơn giá trong dự toán được duyệt đảm bảo phù hợp với định mức, đơn giá, phù hợp với phương pháp lập định mức đơn giá theo quy định. Qua đó xác định được giá trị quyết toán của công việc hoặc gói thầu do chủ đầu tư (ban quản lý) tự thực hiện. b) Thẩm tra những công việc do các nhà thầu thực hiện theo hợp đồng: Tùy theo đặc điểm, tính chất của dự án, công trình xây dựng; với tất cả các loại hợp đồng trong hoạt động xây dựng; các bên tham gia ký kết hợp đồng phải thỏa thuận giá hợp đồng xây dựng theo một trong các hình thức: - Giá hợp đồng trọn gói; - Giá hợp đồng theo đơn giá cố định; - Giá hợp đồng theo giá điều chỉnh; - Giá hợp đồng kết hợp 3 hình thức trên. Thẩm tra đối với hợp đồng theo hình thức “Giá hợp đồng trọn gói”: - Đối chiếu các yêu cầu, nội dung công việc, khối lượng thực hiện, đơn giá trong bản tính giá trị đề nghị quyết toán A-B với các yêu cầu, nội dung công việc, khối lượng thực hiện, đơn giá ghi trong hợp đồng, bản tính giá trị hợp đồng và các tài liệu kèm theo hợp đồng. Qua đó xác định được giá trị quyết toán của hợp đồng. - Khi nhà thầu thực hiện đầy đủ các yêu cầu, nội dung công việc, đúng khối lượng thực hiện và đơn giá ghi trong hợp đồng, bản tính giá hợp đồng; thì giá trị quyết toán đúng bằng giá trọn gói của hợp đồng đã ký. Không triết tính lại khối lượng cũng như đơn giá chi tiết đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quyết định trúng thầu. Thẩm tra đối với hợp đồng theo hình thức “Giá hợp đồng theo ĐG cố định” - Đối chiếu với biên bản nghiệm thu khối lượng thực hiện để thẩm tra các yêu cầu, nội dung công việc, khối lượng thực hiện trong bản tính giá trị đề nghị quyết toán A-B; đối chiếu đơn giá trong bản tính giá trị đề nghị quyết toán A-B với đơn giá cố định ghi trong bản tính giá hợp đồng và các tài liệu kèm theo hợp đồng; giá trị quyết toán bằng khối lượng thực hiện đã được nghiệm thu đúng quy định nhân (x) với đơn giá cố định ghi trong hợp đồng. Thẩm tra đối với hợp đồng theo hình thức “Giá hợp đồng theo giá điều chỉnh” - Căn cứ điều kiện cụ thể của hợp đồng, xác định rõ phạm vi và phương thức điều chỉnh hợp đồng. Trường hợp điều chỉnh về khối lượng phải căn cứ biên bản nghiệm thu khối lượng để thẩm tra khối lượng. Trường hợp điều chỉnh về đơn giá phải căn cứ nguyên tắc điều chỉnh đơn giá ghi trong hợp đồng. Thẩm tra đối với hợp đồng theo hình thức “Giá hợp đồng kết hợp” (không phân biệt hình thức lựa chọn nhà thầu) - Hợp đồng theo hình thức “Giá hợp đồng kết hợp” phải xác định rõ phạm vi theo công trình, hạng mục công trình hoặc nội dung công việc cụ thể được áp dụng hình thức hợp đồng cụ thể: trọn gói, đơn giá cố định hoặc điều chỉnh giá. Việc thẩm tra từng phần của hợp đồng, theo từng hình thức hợp đồng c) Thẩm tra những công việc phát sinh và giảm trừ Trường hợp có những hạng mục hoặc một số nội dung công việc nào đó trong hợp đồng không thực hiện thì giảm trừ giá trị tương ứng của những nội dung đó trong hợp đồng. - Trường hợp khối lượng không thực hiện hoặc khối lượng được nghiệm thu thấp hơn ở bản tính giá hợp đồng thì giảm trừ phần khối lượng không thực hiện (hoặc thấp hơn) nhân (x) với đơn giá tương ứng ghi trong hợp đồng - Trường hợp có công việc phát sinh theo yêu cầu của Chủ đầu tư, trong phạm vi hợp đồng, khối lượng phát sinh nhỏ hơn hoặc bằng 20% khối lượng công việc tương ứng ghi trong hợp đồng thì cộng thêm phần khối lượng phát sinh được nghiệm thu nhân (x) với đơn giá tương ứng ghi trong hợp đồng. - Trường hợp có công việc phát sinh theo yêu cầu của Chủ đầu tư, trong phạm vi hợp đồng, khối lượng phát sinh lớn hơn 20% khối lượng công việc tương ứng ghi trong hợp đồng hoặc khối lượng phát sinh không có đơn giá ghi trong hợp đồng thì cộng thêm phần phát sinh được nghiệm thu nhân (x) với đơn giá điều chỉnh do chủ đầu tư phê duyệt theo nguyên tắc điều chỉnh đơn giá khối lượng phát sinh đã ghi trong hợp đồng. - Trường hợp có công việc phát sinh theo yêu cầu của Chủ đầu tư, ngoài phạm vi hợp đồng thì thẩm tra theo dự toán bổ xung đã được chủ đầu tư phê duyệt kèm theo hợp đồng bổ sung giá trị phát sinh này. d) Lựa chọn hình thức hợp đồng, điều chỉnh giá hợp đồng, điều chỉnh đơn giá trong hợp đồng xây dựng phải tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Riêng đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước còn phải tuân thủ hình thức hợp đồng, điều kiện điều chỉnh giá hợp đồng, điều chỉnh đơn giá hợp đồng được ghi trong quyết định của người có thẩm quyền quyết định đầu tư. 4. Thẩm tra chi phí thiệt hại không tính vào giá trị tài sản - Chi phí đầu tư thiệt hại do thiên tai, địch họa và các nguyên nhân bất khả kháng khác không thuộc phạm vi bảo hiểm. - Chi phí đầu tư cho khối lượng công việc được huỷ bỏ theo quyết định của cấp có thẩm quyền. 5. Thẩm tra giá trị tài sản hình thành qua đầu tư: - Thẩm tra số lượng và giá trị theo 2 loại: tài sản cố định và tài sản lưu động; nguyên giá (đơn giá) của từng nhóm (loại) tài sản theo thực tế chi phí và theo giá quy đổi về thời điểm bàn giao tài sản đưa vào sản xuất, sử dụng. 6. Thẩm tra tình hình công nợ, vật tư, thiết bị tồn đọng: - Căn cứ kết quả thẩm tra chi phí đầu tư, tình hình thanh toán cho các nhà thầu của chủ đầu tư để thẩm tra công nợ của dự án. - Căn cứ thực tế tiếp nhận và sử dụng vật tư thiết bị của dự án để xác định số lượng, giá trị vật tư, thiết bị tồn đọng, đề xuất phương án xử lý. - Căn cứ biên bản kiểm kê đánh giá tài sản dành cho hoạt động Ban Quản lý dự án tính đến ngày lập báo cáo quyết toán, xác định số lượng, giá trị tài sản còn lại để bàn giao cho đơn vị sử dụng hoặc xử lý theo quy định. 7. Xem xét việc chấp hành của Chủ đầu tư và các đơn vị có liên quan đối với ý kiến kết luận của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhà nước(nếu có). 8. Nhận xét, đánh giá và kiến nghị - Nhận xét đánh giá việc chấp hành các quy định của nhà nước về quản lý đầu tư, xây dựng và đấu thầu; công tác quản lý chi phí đầu tư, quản lý tài sản đầu tư của chủ đầu tư ; trách nhiệm của từng cấp đối với công tác quản lý vốn đầu tư dự án. - Kiến nghị về giá trị quyết toán và xử lý các vấn đề có liên quan. Theo kết quả thẩm tra quyết toán, tổ chức thẩm tra kiến nghị trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán các văn bản sau: Tờ trình của cơ quan, tổ chức thẩm tra gửi cấp có thẩm quyền đề nghị phê duyệt quyết toán; Báo cáo kết quả thẩm tra quyết toán; Dự thảo quyết định phê duyệt quyết toán; Báo cáo quyết toán do chủ đầu tư lập. 1.3.3.3. Phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành 1. Thẩm quyền phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành Căn cứ vào báo cáo thẩm tra quyết toán theo các nội dung nêu trên, người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán xem xét, phê duyệt báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành theo quy định. Cấp thẩm quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư theo quy định hiện hành của nhà nước: - Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt quyết toán các dự án được Quốc hội quyết định chủ trương và cho phép đầu tư, Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư: - Bộ trưởng thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của các đoàn thể; Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt quyết toán các dự án A, B, C sử dụng vốn ngân sách nhà nước; được ủy quyền hoặc phân cấp phê duyệt quyết toán đối với các dự án nhóm B, C cho cơ quan cấp dưới trực tiếp. - Đối với các dự án còn lại, người quyết định đầu tư là người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành. 2. Quyết định phê duyệt dự án hoàn thành Quyết định phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành được gửi cho các cơ quan, đơn vị sau: - Chủ đầu tư; - Cơ quan quản lý cấp trên của Chủ đầu tư; - Cơ quan cấp vốn, cho vay, thanh toán; - Cơ quan tài chính đồng cấp quản lý của Chủ đầu tư; - Cơ quan khác có liên quan. Chương II. Phân tích, đánh giá thực trạng thanh toán, quyết toán dự án hoàn thành 2.1. Lược khảo về cơ chế chính sách đầu tư xây dựng từ năm 2004 đến nay Từ những bất cập của cơ chế, chính sách về đầu tư xây dựng nhà nước đã ban hành hệ thống luật để kịp thời điều chỉnh, tháo gỡ đồng bộ những vướng mắc cơ bản trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng, cải cách thủ tục hành chính toàn diện dựa trên các cam kết gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, các cam kết song phương và đa phương với khối các nước ASEAN, diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á Thái Bình Dương (gọi tắt APEC), lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng của Việt Nam. Cụ thể như: - Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ban hành ngày 10-12-2003, Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ban hành ngày 26-11-2003, Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ban hành ngày 12-12-2005, Luật nhà ở số 56/2005/QH11 ban hành ngày 9-12-2005, Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ban hành ngày 12-12-2005, Luật Kinh doanh bất động sản số 63/2006/QH11 ban hành 12-7-2006, Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16-12-2002 và hệ thống các văn bản dưới luật hướng dẫn thực hiện. - Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 7-2-2005 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Những điểm nổi bật của Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005. - Quy định rõ chủ đầu tư là người chịu trách nhiệm chính trong việc ra quyết định đầu tư, hiệu quả đầu tư. Đối với dự án sử dụng vốn NSNN thì nhà nước quản lý toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng. Đối với nguồn vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn đầu tư phát triển của nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước nhà nước chỉ quản lý về chủ trương và quy mô đầu tư, đây là hướng mở cho các doanh nghiệp nhà nước chủ động hơn đối với nguồn vốn nhà nước. - Quy định rõ thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình. Chủ tịch UBND huyện được quyết định đầu tư các dự án vốn ngân sách địa phương có mức vốn đầu tư không lớn hơn 5 tỷ đồng, Chủ tịch UBND xã được quyết định đầu tư các dự án có mức vốn không lớn hơn 3 tỷ đồng. - Đối với một số công trình đặc thù, nghị định đã quy định phải tiến hành tổ chức thi tuyển thiết kế kiến trúc, tác giả phương án thiết kế được thực hiện quyền tác giả, được thực hiện lập dự án và các bước thiết kế tiếp theo khi có đủ điều kiện năng lực. - Đối với các Ban quản lý dự án đã quy định rõ hơn về trách nhiệm, quyền hạn. Trong đó quy định Ban quản lý dự án được đồng thời quản lý nhiều dự án khi đủ điều kiện năng lực và được chủ đầu tư cho phép. Được quyền thuê các tổ chức tư vấn để quản lý các dự án thành phần, thuê tổ chức tư vấn nước ngoài quản lý công việc có yêu cầu công nghệ xây dựng mới mà tư vấn trong nước chưa đủ năng lực thực hiện. - Các tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại dự án, cấp công trình. Năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức được xác định theo cấp bậc, kinh nghiệm cá nhân, kinh nghiệm hoạt động khả năng tài chính, thiết bị và năng lực quản lý của tổ chức như: giám sát thi công xây dựng công trình, chủ nhiệm lập dự án, giám đốc tư vấn quản lý dự án, chủ nhiệm khảo sát, chủ nhiệm thiết kế. Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ đã kịp thời điều chỉnh những bất cập của Nghị định 16/2005/NĐ-CP: - Quy định cụ thể chủ đầu tư xây dựng công trình. Đối với các dự án do Thủ tướng quyết định đầu tư thì các Bộ, thủ trưởng cơ quan cấp Bộ, UBND tỉnh là chủ đầu tư, đối với các dự án do các Bộ, cơ quan cấp Bộ, tỉnh quyết định đầu tư thì Chủ đầu tư là đơn vị quản lý, sử dụng công trình. Trường hợp chưa xác định được đơn vị quản lý sử dụng công trình thì người quyết định đầu tư chọn đơn vị có đủ điều kiện năng lực làm chủ đầu tư. - Các dự án quan trọng quốc gia theo Nghị định 66/2006/QH11 thì phải lập báo cáo đầu tư và trình quốc hội thông qua chủ trương và cho phép đầu tư. - Đã quy định cụ thể về nội dung thiết kế cơ sở với các nội dung về nhiệm vụ thiết kế, phương án thiết kế, kiến trúc, khả năng chịu lực công trình - Quy định cụ thể về thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư, thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở. Một điểm nổi bật trong nghị định này là đối với dự án do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các địa phương phải lấy ý kiến địa phương nơi xây dựng công trình về quy hoạch xây dựng và bảo vệ môi trường. Thời gian thẩm định dự án quan trọng quốc gia không quá 30 ngày, nhóm A không quá 20 ngày, nhóm B không quá 15 ngày và 10 ngày làm việc với nhóm C. - Các dự án mới, cải tạo sửa chữa nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 7 tỷ đồng thì không phải lập dự án đầu tư mà chỉ lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật. - Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư và tư vấn quản lý dự án. Trong đó, Chủ đầu tư có nhiệm vụ từ khi chuẩn bị thực hiện, thực hiện dự án và giai đoạn bàn giao đưa vào sử dụng, tổ chức tư vấn quản lý dự án thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án theo hợp đồng ký kết với chủ đầu tư. Thành viên trong ban quản lý dự án phải có một phó ban của đơn vị quản lý, sử dụng công trình. - Phân loại dự án theo quy mô, tính chất và phân loại theo nguồn vốn cấp cụ thể hơn. Phân loại dự án theo 4 loại nguồn vốn và khuyến khích các dự án sử dụng nguồn vốn khác thực hiện theo hướng dẫn của Nghị định 16/2005/NĐ-CP và NĐ 112/2006/NĐ-CP. Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình: Sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động đầu tư xây dựng những năm qua cùng với nhu cầu đầu tư nước ngoài vào Việt Nam khá lớn, nguồn vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng chiếm tỷ trọng không nhỏ đã nảy sinh những vướng mắc trong khi cơ chế cũ về quản lý chi phí dựa trên việc ban hành định mức, đơn giá của nhà nước không còn phù hợp, đồng thời đi ngược quy luật kinh tế thị trường đã đặt ra vấn đề phải đổi mới toàn diện trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Nghị định 99/2007/NĐ-CP ra đời là bước ngoặc lớn trong đổi mới chính sách về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Nội dung cơ bản của Nghị định này đã tháo gỡ những vướng mắc cơ bản về quản lý chi phí trong đầu tư xây dựng công trình cụ thể là: - Nhà nước không ban hành định mức, đơn giá cho từng địa phương mà chỉ hướng dẫn lập tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình, định mức và giá xây dựng công trình; phương pháp đo bóc khối lượng công trình; phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công. Điều này đã tạo sự chủ động cho các Chủ đầu tư trong việc xác định giá công trình, đây là điểm đổi mới quan trọng để quy định rõ trách nhiệm của chủ đầu tư, trong khi theo cơ chế cũ vai trò của chủ đầu tư không rõ ràng, đặc biệt trong giai đoạn thanh toán quyết toán vốn đầu tư, chủ đầu tư thường đẩy trách nhiệm này cho các nhà thầu, vấn đề này không thực sự khách quan và tạo khoảng trống trong khâu kiểm soát vốn ngân sách nhà nước. Giảm sự can thiệp của nhà nước vào việc xác định giá công trình, nâng cao vai trò của các tổ chức tư vấn xây dựng chuyên nghiệp. - Công bố định mức xây dựng, suất vốn đầu tư, chỉ số giá xây dựng, phương pháp xác định chỉ số giá xây dựng; hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng công trình. - Quy định rõ trách nhiệm quyền hạn của chủ đầu tư trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình: xây dựng và quyết định áp dụng đơn giá xây dựng công trình. - Căn cứ việc công bố chỉ số giá xây dựng công trình do các cơ quan, tổ chức tư vấn có năng lực, kinh nghiệm xác định, công bố chỉ số giá để tham khảo áp dụng. Chủ đầu tư căn cứ vào xu hướng biến động giá và đặc thù công trình để quyết định chỉ số giá xây dựng cho phù hợp. Sử dụng chỉ số giá xây dựng để xác định tổng mức đầu tư, xác định dự toán công trình, xác định giá gói thầu và giá thanh toán theo hợp đồng xây dựng. 2.2. Tổng quan về thực trạng đầu tư xây dựng công trình 2.2.1. Thực trạng quản lý chi phí trong chủ trương đầu tư Thực trạng về chủ trương đầu tư sai do không khảo sát, nghiên cứu kỹ về các điều kiện như địa điểm, lựa chọn công nghệ chưa thích hợp, đầu tư không đồng bộ giữa các hạng mục, chưa chú ý đầu tư cho vùng cung cấp nguyên liệu, quy mô xây dựng công trình vượt quá nhu cầu sử dụng. Chưa đánh giá được hiệu quả lâu dài về kinh tế và xã hội. Chưa đáp ứng được yêu cầu khoa học cũng như tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc ra quyết định đầu tư. Chỉ tính riêng các dự án vốn ngân sách nhà nước do Trung ương quản lý thiếu thủ tục đầu tư xây dựng, nhiều dự án khởi công chỉ có quyết định đầu tư, chưa có quyết định phê duyệt thiết kế và dự toán. Năm 2001 có 357 dự án, năm 2002 có 598 dự án, năm 2003 có 366 dự án, năm 2004 có 377 dự án. Theo kết quả thanh tra các dự án công trình do Thanh tra Nhà nước tiến hành năm 2002 tại 17 công trình, sai phạm về tài chính là 870 tỷ đồng, chiếm 13.6% tổng số vốn đầu tư được thanh tra. Năm 2003 đã phát hiện nhiều sai phạm về kinh tế do làm trái các quy định nhà nước…tổng sai phạm về kinh tế và lãng phí của 14 dự án là 1.253,3 tỷ đồng, chiếm 19,1% số vốn được thanh tra. Quyết định đầu tư không phù hợp với quy hoạch phát triển, quyết định đầu tư không thông qua thẩm định, triển khai thực hiện khi chưa có quyết định đầu tư, thi công các hạng mục công trình không có trong quyết định đầu tư ở các Bộ, ngành và địa phương còn xảy ra phổ biến. - Công tác lập và phê duyệt dự án, trong thực tế cũng còn nhiều bất cập cần quan tâm. + Trường hợp các dự án được thực hiện theo đúng các trình tự quy định trong quản lý đầu tư xây dựng, nhưng lại thực hiện phương châm “gọt chân cho vừa giầy”. Chẳng hạn như: Chủ đầu tư tìm mọi cách để lách được qua những thủ tục quy định về thẩm định dự án của cơ quan Nhà nước dẫn đến dự án không đủ kinh phí để thực hiện, kéo dài thời gian xây dựng do phải làm thủ tục bổ sung vốn. + Trường hợp các dự án thực hiện trái các trình tự quy định trong quản lý đầu tư xây dựng như dự án chưa có đủ điều kiện quy định đã được ghi kế hoạch cấp vốn, thậm chí đã được khởi công xây dựng Cơ cấu đầu tư chưa thật hợp lý, bố trí đầu tư còn dàn trải, tuy nhiên nhà nước đã ưu tiên dành trên 50% vốn nhà nước vào đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, công trình phúc lợi nhưng hiệu quả chưa cao, tốc độ giải ngân vốn ngân sách nhà nước chậm. Điển hình các công trình 4 chợ đầu mối ở Hà Nội là Xuân Đỉnh, Đền Lừ, Quảng An, Hải Bôi lãng phí 17 tỷ đồng do không có người vào buôn bán, là một trong những “vụ” thất thoát đầu tiên đã được đề cập (theo tổng kết 59 công trình bị thất thoát lãng phí của Tổng hội xây dựng Việt Nam). 2.2.2. Thực trạng quản lý chi phí trong triển khai điều hành kế hoạch đầu tư. Kế hoạch đầu tư hàng năm là căn cứ để nhà nước quản lý và kiểm soát nguồn vốn có hiệu quả. Tuy nhiên trong những năm gần đây vẫn còn lặp lại tình trạng đầu tư dàn trải, thiếu tập trung, bố trí kế hoạch theo kiểu chia phần, cơ chế “xin-cho” vốn xảy ra thường xuyên từ đó dẫn đến việc quản lý vốn gặp nhiều khó khăn ở các cấp Bộ, ngành và địa phương. Sự dàn trải trong đầu tư xây dựng còn thể hiện trong việc bố trí kế hoạch vốn đầu tư cho các dự án chưa đủ thủ tục đầu tư, không đủ điều kiện để bố trí kế hoạch vẫn ghi vào kế hoạch đầu tư hàng năm dẫn đến việc triển khai kế hoạch gặp khó khăn, phải chờ đợi hoặc có khi có khối lượng thực hiện vẫn không đủ điều kiện thanh toán. Trong hai năm 2003-2004 có 148 dự án đầu tư thuộc Bộ Giao thông vận tải và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn sử dụng vốn trái phiếu chính phủ, nhưng đến tháng 6-2004 vẫn còn 32 dự án chưa được phê duyệt quyết định đầu tư, 84 dự án chưa được phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán. Điển hình là Dự án quốc lộ 1 đoạn Vinh - Đông Hà giá trúng thầu 847 tỷ đồng, nhưng sau đó bổ sung tăng thêm 353 tỷ đồng vẫn được chấp nhận Theo Báo công an ngày 25/4/2006 - Baocongan.com hay dự án vay vốn ngân hàng để xây dựng nhà máy ván gỗ MDF-Cosevco của công ty Cosevco với tổng mức vốn đầu tư ban đầu là 299 tỷ đồng và có công suất 30.000m3/năm. Tuy nhiên sau khi dự án đã được phê duyệt và tiến hành mở thầu, Công ty Cosevco và công ty xây dựng 78 đã nâng gấp đôi công suất nhà máy lên 60.000m3/năm dẫn đến tăng chi phí dự án với tổng mức đầu tư trên 456 tỷ đồng, tuy nhiên khi dự án đi vào hoạt động đã không mang lại hiệu quả, tiếp tục thua lỗ Theo Báo thanh niên ngày 29/2/2008 . 2.2.3 Thực trạng trong quản lý quy hoạch Quy hoạch xây dựng là một trong những khâu quan trọng hàng đầu, quy hoạch phải đi trước một bước để đảm bảo đầu tư có hiệu quả và bền vững. Việc lập quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, vùng, không phù hợp với định hướng chiến lược phát triển kinh tế-xã hội nói chung, khả năng của nền kinh tế và không đảm bảo hiệu quả gây lãng phí. Quy hoạch, kế hoạch không đảm bảo các điều kiện trên vẫn được thẩm định phê duyệt và công bố gây lãng phí. Ví dụ: Ngành thuỷ sản còn thiếu nhiều quy hoạch, một số quy hoạch chậm được xây dựng, thời gian kéo dài nhiều năm, có dự án quy hoạch xây dựng 10 năm, không còn ý nghĩa định hướng của quy hoạch, dẫn đến tình trạng phát triển tự phát. Các dự án đánh bắt cá xa bờ được duyệt nhưng lại đầu tư thiếu đồng bộ nên hiệu quả đầu tư thấp. Quy hoạch cảng cá cũng có sự bất hợp lý trong lựa chọn địa điểm đầu tư tại một số địa phương gây lãng phí, hiệu quả thấp. Theo thống kê 5 năm (2001-2005) cả nước có 24 cảng biển với 126 bến cảng và 266 cầu cảng, nâng tổng số chiều dài cầu, cảng các loại đạt 35.439m hiện có (theo thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam) nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu vận chuyển hàng hóa qua các cảng. Theo dự báo mới nhất thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam kế hoạch mở rộng năm 2010 là 265 triệu tấn/năm và đến năm 2020 là 480 triệu tấn/năm. 2.2.4. Thực trạng quản lý chi phí trong giai đoạn thực hiện đầu tư 2.2.4.1. Chất lượng công tác khảo sát, thiết kế ảnh hưởng đến chi phí Chất lượng công tác khảo sát thiết kế thấp, không thực hiện đúng quy trình, quy phạm. Số liệu đầu vào có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc bảo đảm chất lượng của hồ sơ thiết kế. Hiện nay, do hạn chế về vốn đầu tư, tiến độ triển khai gấp nên công tác khảo sát điều tra không được thực hiện một cách đầy đủ, do vậy hồ sơ thiết kế một số dự án đã phải bổ sung khảo sát trong quá trình triển khai xây dựng, dẫn đến phải xử lý các vấn đề phát sinh, bổ sung hoặc thay thế, chất lượng hồ sơ thiết kế còn nhiều bất cập do chưa nghiên cứu một cách thấu đáo, kết hợp giữa điều kiện tự nhiên, xã hội, địa hình, địa chất thuỷ văn khu vực. Ví dụ về chất lượng khảo sát Dự án chỉnh trị cửa sông Đà Nông – Phú Yên, do Công ty Tư vấn xây dựng Phú Yên sử dụng các thông số kỹ thuật cũ của Đại học Thủy lợi Hà Nội cho Sông Bàn Thạch từ năm 1985 và tài liệu đo lưu tốc dòng chảy thủy điện Sông Hinh năm 1982 làm lưu vực tương tự để xác định tình hình hải văn của Sông Bàn Thạch dẫn đến công trình không đưa vào sử dụng gây thiệt hại 41.6 tỷ đồng, trong đó bổ sung thiết kế 3.7 tỷ đồng và thêm 2 gói thầu “nâng cao tính bền vững lâu dài” lên 7.6 tỷ đồng Theo nguồn: Báo thanh niên ngày 13/4/2007 . Hồ sơ thiết kế không theo đúng các quy phạm, quy chuẩn, tiêu chuẩn về kỹ thuật, chưa điều tra, nghiên cứu về tình hình thực tế về địa chất, địa hình, khí hậu, điều kiện và đặc điểm về tài nguyên, nguồn nhân lực và đặc điểm về nguyên liệu, vật tư, thiết bị đầu vào, quy mô và khả năng tiêu thụ sản phẩm đầu ra sẽ dẫn đến những sai sót gây lãng phí, thất thoát trong quá trình thi công xây dựng công trình, thực hiện dự án. Quản lý chi phí ở khâu thiết kế diễn ra theo 2 khuynh hướng: Một là, thiết kế vượt quá yêu cầu so với tiêu chuẩn và quy chuẩn hoặc sử dụng nhiều vật liệu đắt tiền cho công trình. Hai là, thiết kế không bảo đảm đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn hoặc phần lớn dựa trên kết quả khảo sát sơ sài hoặc có nhiều sai sót, điển hình như công trình xây dựng bể nước trên hòn đảo lớn quần đảo Nam Du, Kiên Giang đã lấy số liệu đầu vào cũ, không khảo sát thực tế, không tính toán áp lực nước ngầm, nên công trình xây dựng xong phải sửa chữa, giá trị đầu tư là 3.2 tỷ đồng, còn phương án sửa chữa cần đến 7 tỷ đồng Theo nguồn: Báo công an nhân dân ngày 14/5/2006 . Sự cố sập nhà Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ do việc thi công tầng hầm cao ốc Pacific điều chỉnh thiết kế từ 3 tầng hầm chuyển thành 5 tầng hầm nhưng chưa hoàn chỉnh hồ sơ thiết kế, khảo sát địa chất không kỹ dẫn đến thiệt hại 4.5 tỷ đồng. Trong đó đã xin điều chỉnh giấy phép xây dựng thay đổi công năng từ cao ốc văn phòng thành nhà hàng, khách sạn. 2.2.4.2. Công tác thẩm định, phê duyệt thiết kế và thẩm định dự toán tác động đến quản lý chi phí. Chất lượng công tác thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán công trình, hạng mục công trình có tác động trực tiếp quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình đến quá trình triển khai thực hiện dự án. Thực trạng công tác thẩm định còn mang tính hình thức, chiếu lệ, nhiều dự án công trình được thẩm định một cách đại khái, chưa phân định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia thẩm định. Tổ chức tư vấn tham gia thẩm tra chủ yếu do quen biết để tìm việc nên thường nể nang chủ đầu tư, không giữ vững lập trường, quan điểm của mình đối với các ý kiến mà chủ đầu tư đề xuất bất hợp lý. Điển hình là Dự án khu thể thao dưới nước Mỹ Đình khi công trình gần hoàn thành, UBTDTT mới trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh tổng dự toán từ 199.6 tỷ đồng lên 239.2 tỷ đồng không có ý kiến tham gia thẩm định. Thanh tra 7 hạng mục thực tế thi công thì chi phí thực tế là 45.79 tỷ đồng, trong khi đó dự toán là 62.8 tỷ đồng, chênh lệch 17.02 tỷ đồng. Nếu không có thanh tra phát hiện thì giá trị này đưa vào quyết toán Nguồn: Báo cáo thanh tra số 1746 ngày 30/11/2004 . Tình trạng một số cấp có thẩm quyền ra quyết định phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán công trình, hạng mục công trình nhưng không lường trước được các chi phí phát sinh, bổ sung điều chỉnh nhiều lần, thậm trí có không ít các dự án vừa thiết kế vừa thi công, dẫn đến giai đoạn cuối cùng khi thi công xong mới trình duyệt hoặc xin điều chỉnh dự toán nhằm hợp thức hóa các chi phí phát sinh. Chưa tính đến các dự toán phát sinh. 2.2.4.3. Chi phí công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư Theo thống kê chưa đầy đủ, từ năm 1995 đến nay, cả nước có 63.000 dự án đầu tư với diện tích 1.317.000ha. Hiện nay có 55 tỉnh thành có dự án chậm giải phóng mặt bằng với tổng số 1.273 dự án. Việc giải phóng mặt bằng thường chậm so với thời gian quy định và phải kéo dài nhiều năm đã gây những ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều hộ dân và tốn kém tiền của nhà nước. Dự án đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ với chi phí 20 tỷ đồng/km, nhưng do chậm trễ trong khâu giải phóng mặt bằng bồi thường hỗ trợ người dân phía chủ đầu tư đã muốn hạ thấp chi phí dẫn đến tiến độ dự án bị chậm, vì vậy phải tiến hành giải pháp thi công rút ngắn thời gian so với quy định dẫn đến phải theo dõi lún công trình trong quá trình đưa công trình vào hoạt động, gây tốn kém lãng phí tiền của nhà nước, cản trở giao thông và ảnh hưởng không tính được bằng tiền. Dự án nhà máy thép Tycoons chiếm trên 300ha, số vốn lên đến 3.3 tỷ USD, nhưng bị ảnh hưởng về tiến độ do việc chưa thực hiện việc di dời của 7 hộ dân, phải bồi thường thêm cho mỗi hộ dân vài trục triệu đồng, nhưng vẫn chưa thực hiện được. Dự án Hồ chứa nước Cửa Đạt, Thanh Hoá có tổng vốn đầu tư 4.500 tỷ đồng do sở NN & PTNT Thanh Hoá làm chủ đầu tư. Dự án này mới triển khai đợt 1 đã phát hiện 21 công trình xây dựng bị rút ruột, công tác GPMB đều có sai phạm tham nhũng, công trình đầu tư 2-3 tỷ đồng thì bị thất thoát tới 200-300 triệu đồng. 2.2.4.4. Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng - Những sai sót trong việc thực hiện quy định đấu thầu là một trong những nguyên nhân gây thất thoát, qua kết quả thanh tra một số dự án do Thanh tra Nhà nước tiến hành năm 2003, những sai sót như: thu phí của thầu phụ sai chế độ, điều chỉnh giá trúng thầu sai quy định, hưởng lợi từ việc nhượng thầu trái phép,...đã làm thất thoát 81,91 tỉ đồng chiếm gần 1% tổng mức đầu tư của các dự án được thanh tra. - Khâu tuyển chọn nhà thầu và hợp đồng trong xây lắp còn những vấn đề như quy định về giá gói thầu, giá bỏ thầu, giá trúng thầu, thẩm định kết quả đấu thầu, hợp đồng xây lắp có điều chỉnh giá, phương thức liên danh nhà thầu... đang đặt ra những khó khăn và là nguyên nhân dẫn đến lãng phí, thất thoát vốn đầu tư xây dựng. - Có dự án cấp có thẩm quyền chấp thuận hồ sơ đấu thầu trong đó dự toán các gói thầu được lập trên cơ sở thiết kế kỹ thuật chưa được phê duyệt để tổ chức đấu thầu, đồng thời phê duyệt thiết kế kỹ thuật còn nhiều sai sót. - Tổ chức lập hồ sơ mời thầu, xét thầu không chặt chẽ, sơ hở mang tính hình thức hoặc cố tình “lách” luật, do đó không đạt được mục đích của việc đấu thầu là thực hiện tính cạnh tranh công bằng để lựa chọn nhà thầu phù hợp, bảo đảm hiệu quả kinh tế và chất lượng cao, nhưng thực tế lại xảy ra một số hiện tượng sau: + Có dự án mở thầu chỉ có 5 đơn vị, kết quả chỉ 1 đơn vị trúng thầu, sau đó nhà thầu trúng thầu này đem công việc chia cho 4 nhà thầu không trúng để cả 5 nhà thầu cùng tham gia thi công công trình. + Có dự án sau khi chấm thầu theo đúng các quy định hiện hành của nhà nước, trong hồ sơ dự thầu của đơn vị trúng thầu xác định đơn giá một số vật tư, vật liệu có mức giá cao hơn giá thị trường, có quan niệm cho là gây lãng phí, thất thoát, nhưng xét về bản chất kinh tế thì đây là khoản chi phí tăng thêm tính cho sử dụng vật liệu có phẩm cấp cao hơn khi hồ sơ dự thầu không chỉ rõ yêu cầu các thông số kỹ thuật chủ yếu của loại vật liệu sử dụng cho công trình chứ không phải là lãng phí, thất thoát mà đây là một vấn đề cần quan tâm xem xét cụ thể hơn trong các quy định về đấu thầu sao cho tránh được tình trạng này. - Sự chênh lệch giữa giá gói thầu và giá trúng thầu nhiều khi mang tính hai mặt: + Thực tế cho thấy, để đạt mục đích trúng thầu thi công công trình, nhiều nhà thầu đã cố tình bỏ giá thầu quá thấp, thậm chí chỉ bằng một nửa giá mời thầu. Điển hình nhất là gói R5 dự án quốc lộ 18A, gói 2A hầm đèo Hải Vân có gói thầu giá trúng thầu chỉ bằng 34,3% giá gói thầu, đặc biệt đối với gói 2B, giá trúng thầu chỉ bằng 28,9% giá gói thầu. Nhiều gói thầu có mức chênh lệch giữa giá thắng thầu và giá gói thầu lên tới vài trăm tỉ đồng, điển hình là gói thầu xây dựng cảng Cái Lân với mức chênh lệch lên tới 400 tỉ đồng. Do trúng thầu với giá bỏ thầu thấp như vậy nên trong quá trình thi công buộc các nhà thầu phải cắt bớt nguyên vật liệu thậm chí làm sai quy trình, quy phạm dẫn đến công trình không đảm bảo chất lượng theo thiết kế, kéo dài thời gian thi công và nhà thầu vừa thi công vừa phải tìm mọi cách tạo ra phát sinh để tăng giá. Kết quả là công trình đã bị kéo dài thời gian mà giá trị quyết toán công trình vẫn cao hơn giá trúng thầu, tạo ra lãng phí, thất thoát. Trong quá trình đấu thầu hiện tượng tiêu cực, tham nhũng thường xảy ra thông qua một số biểu hiện sau: + Chủ đầu tư thông đồng với một hoặc nhiều đơn vị tham gia đấu thầu để gửi giá, nâng giá công trình để chia nhau hợp pháp. Trong trường hợp này, chủ đầu tư thường tiết lộ những thông tin quan trọng trong hồ sơ đấu thầu của các đối thủ cạnh tranh, thậm chí còn hướng dẫn cách lập hồ sơ đấu thầu có những lợi thế cần thiết cho việc chọn đơn vị trúng thầu. + Khi lập hồ sơ đấu thầu và cách tổ chức đấu thầu, chủ đầu tư đã cố ý đưa ra những điều kiện để loại bỏ những đối thủ cạnh tranh khác. + Thống nhất trước các đơn vị tham gia đấu thầu để một đơn vị trúng thầu với điều kiện ưu đãi. + Thống nhất giá bỏ thầu thấp để trúng thầu, khi thi công sẽ cho phép phát sinh và quyết toán cao hơn giá trúng thầu. + Chia cắt thành các gói thầu nhỏ để có nhiều đối tác tham gia dự thầu. 2.2.4.5. Chất lượng thi công xây dựng công trình Khi tiến hành thi công, bên B thường thay đổi chủng loại vật liệu với giá rẻ hơn; tăng khối lượng thi công cao hơn thực tế đã thực hiện với mục đích giảm thiểu chi phí thực hiện. Với cách làm này, nếu không bị phát hiện ngay khi thi công thì sau này khi công trình hoàn thành sẽ rất khó có thể phát hiện. Một khía cạnh khác là thiết kế công trình bao giờ cũng có độ an toàn lớn, với sự đồng ý của giám sát thi công, bên B sẽ giảm vật liệu với hy vọng chất lượng công trình vẫn bảo đảm. Số tiền chênh lệch này sẽ được các bên tham gia thực hiện chia nhau. Chủ đầu tư ép tiến độ thi công để đảm bảo đưa công trình vào bàn giao đưa vào sử dụng mà không quan tâm đến chất lượng, tình trạng này xảy ra khá phổ biến. Mục đích để chạy kế hoạch vốn hàng năm được giao hoặc thực hiện các dự án khác. Tuy nhiên điều này gây thiệt hại kép cho nhà nước, đó là: Thứ nhất, vì chất lượng công trình không đảm bảo, gây thất thoát lãng phí, ảnh hưởng hiệu quả đầu tư. Thứ hai, ảnh hưởng cân đối kế hoạch vốn hàng năm của nhà nước. Trong khi có công trình đã thực hiện khối lượng hoàn thành nhưng không được bố trí vốn thì công trình khác vốn chờ giải ngân nhưng không có khối lượng hoàn thành. 2.2.4.6. Công tác giám sát thi công xây dựng công trình Chất lượng công tác giám sát có ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí đầu tư xây dựng, là một trong những nguyên nhân tác động gián tiếp đến việc kiểm soát chi phí. Tư vấn giám sát cấu kết, thông đồng với chủ đầu tư (nhà thầu) bớt xén, nâng khống khối lượng nghiệm thu. Công tác nghiệm thu còn mang tính hình thức, chiếu lệ. Nhà thầu giám sát chưa có biện pháp, giải pháp chặt chẽ trong công tác giám sát dẫn đến việc để nhà thầu thi công làm sai, làm ẩu, ăn bớt khối lượng so với thực tế, thông đồng để ăn chia phần bớt xén công trình. Cố tình kéo dài thời gian nghiệm thu để hạch sách nhà thầu, hoặc nhà thầu cố tình bỏ qua giai đoạn nghiệm thu công việc để tiến hành thi công các công việc tiếp theo mà không có sự đồng ý của tư vấn giám sát, xem nhẹ vai trò của tư vấn giám sát trong nghiệm thu khối lượng thi công hoàn thành. Trách nhiệm, quyền hạn của các chủ thể tham gia nghiệm thu Hiện nay tình trạng khối lượng phát sinh, bổ sung thường không được giải quyết kịp thời ngay thời điểm thi công, nhiều dự án, hợp đồng để tồn đọng sau khi đã thi công xong nhiều tháng, nhiều năm. Việc giải quyết trở nên vướng mắc mà nguyên nhân chủ yếu là do đơn vị tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế không còn quan tâm đến dự án. Tình trạng các nhà thầu phải chạy theo các cán bộ tư vấn giám sát để “xin chữ ký” xảy ra thường xuyên. Kỹ sư tư vấn giám sát chưa nắm vững về cơ chế chính sách, văn bản quy phạm pháp luật nhà nước ban hành, kiến thức pháp luật, yếu về chuyên môn, nghiệp vụ, chưa nắm vững và hiểu rõ các điều khoản trong hợp đồng kinh tế, thông lệ quốc tế đối với các hợp đồng có yếu tố nước ngoài, các dự án ODA. WB… Cán bộ giám sát của Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án của chủ đầu tư có năng lực hạn chế, thực hiện công tác kiêm nhiệm, không đúng chuyên môn, nghiệp vụ. Kỹ sư tư vấn giám sát chưa nêu cao vai trò tư vấn mà chủ yếu là giám sát, chưa vận dụng các phương pháp, biện pháp giám sát một cách hiệu quả. 2.3.Thực trạng về quản lý vốn trong đầu tư xây dựng 2.3.1. Quản lý và điều hành kế hoạch vốn đầu tư hàng năm Công tác quản lý nguồn vốn ngân sách nhà nước trong những năm qua chưa hoàn thành kế hoạch đặt ra, khối lượng giải ngân vốn đạt tỷ lệ thấp, nhất là nguồn vốn từ trái phiếu chính phủ. Nguyên nhân chính là từ khâu xác định chủ trương đầu tư, xây dựng kế hoạch vốn của các Bộ, ngành, địa phương chưa xác định rõ hướng ưu tiên đầu tư mà còn đầu tư theo chiều rộng, nặng về cơ chế “xin-cho” vốn, dẫn đến quá trình triển khai thực hiện đã nảy sinh nhiều vướng mắc, những bất hợp lý mà “không thể” hoặc “không kịp thời” điều chỉnh dẫn đến tình trạng có dự án có khối lượng hoàn thành nhưng không có vốn, có dự án “vốn chờ công trình”. Trong khi chính quyền các cấp chưa bám sát kế hoạch vốn hàng năm được giao để đôn đốc kịp thời các Chủ đầu tư trong việc điều chỉnh kế hoạch vốn theo thời gian như quý, năm dẫn đến tình trạng các quý đầu triển khai giải ngân vốn chậm mà dồn vào quý cuối năm. Việc giải ngân vốn chậm đã gây ra lãng phí vốn, thời gian, cơ hội và hiệu quả đầu tư. Thực trạng quản lý và điều hành kế hoạch vốn 3 năm: 2005-2007 được phản ánh như sau (xem bảng 1.1 trang 49) Trong đó, Kế hoạch vốn đã thanh toán theo thống kê Kho bạc nhà nước Trung ương năm 2005 là 75.666 tỷ đồng, năm 2006 là 83.324 tỷ đồng, năm 2007 là 98.670 tỷ đồng với khoảng 4 vạn dự án đầu tư đang được triển khai. Tuy nhiên mới thực hiện được số vốn thanh toán là: năm 2005 là 66.450 tỷ, số vốn chưa được giải ngân là 9216 tỷ đồng, chiếm 12.18% kế hoạch vốn cả năm. năm 2006 là 69682 tỷ, số vốn chưa giải ngân là 13.642 tỷ, chiếm 16.37%; năm 2007 là 84.900 tỷ, số vốn chưa giải ngân là 13.770 tỷ chiếm 13.95%. Qua số liệu trên cho thấy nguồn vốn ngân sách hàng năm cho đầu tư phát triển càng tăng, số vốn đã thanh toán hàng năm đều vượt giá trị khối lượng thực hiện (khoảng 11%), trong khi tỷ lệ giải ngân giữa số vốn đã thanh toán so với kế hoạch vốn đều chậm. Đây là một vấn đề gây bức xúc trong dư luận xã hội về việc giải ngân vốn chậm trong khi nguyên nhân không phải là thiếu vốn mà chính là quá trình thực hiện và cơ chế chính sách đầu tư còn nhiều bất cập. Bảng 1.1: Kết quả thanh toán vốn đầu tư trong 3 năm 2005-2007 TT Nội dung Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 (1) (2) (3) (4) (5) 1 Kế hoạch vốn thanh toán 75.666 83.324 98.670 2 Giá trị khối lượng thực hiện 60.128 62.478 76.450 3 Số vốn thanh toán năm 66.450 69.682 84.900 4 Số vốn chưa được giải ngân 9.216 13.642 13.770 5 Tỷ lệ chưa giải ngân so với kế hoạch vốn (dòng (1)-(3))/dòng 1 12.18% 16.37% 13.95% 6 Tỷ lệ số vốn đã thanh toán so với giá trị khối lượng thực hiện dòng (3)/dòng (2) 110,51% 111.53% 111.05% Đối với các dự án sử dụng nguồn vốn trái phiếu chính phủ tốc độ giải ngân chậm. Tổng kế hoạch vốn trái phiếu đã nhận 13 tháng (tính từ 01/01/2007 đến hết tháng 31/01/2008) là 18.485 tỷ đồng. Trong đó vốn TPCP do Trung ương quản lý là 10.546 tỷ đồng, do địa phương quản lý là 7.939 tỷ đồng. Giá trị khối lượng thực hiện gửi đến KBNN ước đến hết tháng 1/2008 là 10.900 tỷ đồng đạt 58.97 % kế hoạch vốn năm 2007, trong đó: dự án do trung ương quản lý là 6.100 tỷ đồng đạt 57.84% kế hoạch vốn năm 2007, dự án do địa phương quản lý là 4.800 tỷ đồng đạt 60.46% kế hoạch vốn năm 2007. Luỹ kế số vốn giải ngân từ khởi công (từ năm 2003 đến hết tháng 1/2008) là 42.671,8 tỷ đồng, trong đó giải ngân trong năm 2007 là 18.030 tỷ đồng, bao gồm giải ngân cho kế hoạch năm trước chuyển sang là 4.530 tỷ đồng, giải ngân các dự án thuộc kế hoạch năm 2007 đến hết tháng 1/2008 ước là 13.500 tỷ đồng đạt 73.03 % kế hoạch 2007. Tính đến hết tháng 01 năm 2008, giá trị khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành của kế hoạch vốn đầu tư năm 2007 gửi đến Kho bạc Nhà nước đề nghị thanh toán ước là 76,450 tỷ đồng đạt 77.48% kế hoạch; trong đó ngân sách trung ương là 17,900 tỷ đồng đạt 82.13% kế hoạch, ngân sách địa phương là 58,550 tỷ đồng đạt 76,17% kế hoạch; Vốn đầu tư thanh toán ước là 84,900 tỷ đồng đạt 86,04% kế hoạch đã thông báo sang KBNN, trong đó thanh toán vốn đầu tư ngân sách trung ương 19,850 tỷ đồng đạt 91,07 % kế hoạch và ngân sách địa phương 65,050 tỷ đồng đạt 84,62 % kế hoạch (Xem bảng 1.2 trang .....). Bảng 1.2: Bảng tổng hợp vốn đầu tư xây dựng thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước năm 2007 Đơn vị: Tỷ đồng Số Kế hoạch Gớa trị KLTH Vốn thanh toỏn TT Nội dung năm 2007 Tổng % so Tổng % so số KH số KH (1) (2) (3) (4) (5)=(4):(3) (6) (7)=(6):(3) XDCB tập trung (I+II) 98,670 76,450 77.48 84,900 86.04 Vốn TN 9,285 67,500 75.60 75,800 84.90 Vốn NN 9,385 8,950 95.36 9,100 96.96 I Ngõn sỏch trung ương 21,796 17,900 82.13 19,850 91.07 Vốn TN 15,249 11,500 75.41 13,400 87.87 Vốn NN 6,547 6,400 97.75 6,450 98.52 II Ngõn sỏch địa phương 76,872 58,550 76.17 65,050 84.62 Vốn TN 74,035 56,000 75.64 62,400 84.28 Vốn NN 2,837 2,550 89.88 2,650 93.41 Một số nguyên nhân chủ yếu: 1. Một nguồn vốn đầu tư thông qua nhiều mối quản lý nên tính chịu trách nhiệm không tập trung và không cao. 2. Trình tự thủ tục đầu tư xây dựng, thủ tục đấu thầu, quy trình thanh toán quyết toán còn rườm rà, thiếu chặt chẽ, nhiều kẽ hở. 3. Kiểm tra và giám sát đầu tư chưa được chặt chẽ, chưa coi trọng công tác này. 4. Công tác xây dựng kế hoạch và bố trí nhiều dự án chưa được đảm bảo 5. Thủ tục thu hồi đất giải phóng mặt bằng, tái định cư chậm triển khai 6. Năng lực tài chính, thiết bị và nhân lực yếu kém của nhà thầu 7. Các nhà thầu có số dư nợ lớn, do đó các ngân hàng tập trung thu nợ và siết chặt vốn vay dẫn đến tình trạng thiếu vốn. 8. Chủ đầu tư, tổ chức tư vấn, nhà thầu năng lực còn hạn chế dẫn đến tiến độ lập, thẩm tra, điều chỉnh và phê duyệt dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán thường bị chậm. 2.3.2. Thông báo mức vốn đầu tư Theo quy định về hạn mức đầu tư, cơ quan tài chính thông báo mức vốn cho kho bạc nhà nước để thanh toán vốn đầu tư. Căn cứ vào dự toán ngân sách năm, phương án điều hành ngân sách và nhu cầu vốn đầu tư thanh toán hàng quý (cuối quý trước), cơ quan tài chính các cấp gửi KBNN để cùng điều chỉnh ngân sách quý, thủ tục này thường biến động do hai cơ quan cùng làm ngân sách chi hàng quý, trong khi đó mọi thông tin điều hành còn khác nhau. Dễ nhận thấy cơ quan tài chính thường nặng việc phân phối nguồn lực tài chính-ngân sách trên cơ sở tổng thể nguồn thu, nhiệm vụ chi được quy định hơn là triển khai nghiệp vụ quản lý quỹ ngân sách gắn với chế độ, chính sách và cơ chế kiểm tra, giám sát việc sử dụng công quỹ thông qua nghiệp vụ, biện pháp tài chính. Còn hệ thống Kho bạc thường tiếp cận đầy đủ hơn về chế độ chính sách, nghiệp vụ tài chính bởi KBNN được giao nhiệm vụ xuất quỹ ngân sách gắn với cơ chế kiểm tra, kiểm soát và để kiểm tra, kiểm soát tốt bắt buộc phải tiếp cận nhiều hơn với cơ chế thanh toán, chính sách quản lý, điều hành nói chung và nghiệp vụ tài chính nói riêng. Việc gắn kết giữa 2 cơ quan quản lý tuy không xa nhưng chưa thực sự gần, đó cũng là thực trạng cần sớm được khắc phục. Việc lập dự toán của các cơ quan quản lý tài chính phải dự lường một cách đầy đủ, chặt chẽ, đó là cơ sở phân bổ kinh phí chính xác, thế nhưng tình trạng làm theo kiểu cũ, nặng tính hình thức vẫn còn xảy ra, có đơn vị còn không tách riêng dự toán đầu tư xây dựng cơ bản. Đi liền với tồn tại trên là việc điều chỉnh giữa các nhóm, mục nhu cầu chi giữa các quý có thể xảy ra cùng với tình trạng dồn dự toán vào cuối năm gây khó khăn vốn là điều khó tránh khỏi. Trong khi các chủ đầu tư thường xin điều chỉnh mức vốn đầu tư hàng năm, cơ quan tài chính chưa thực hiện sát sao nhiệm vụ kiểm tra, đôn đốc thực hiện dự toán năm, nhằm đảm bảo đúng nhu cầu chi quý được đơn vị xác định. Trong mối quan hệ với KBNN để cùng xử lý vướng mắc không ít cơ quan tài chính chưa lấy chế độ, chính sách tài chính làm điểm tương đồng mà thường làm đối trọng để gây sức ép, đổ lỗi cho mọi sự chậm trễ hoặc gây khó khăn là cơ quan kho bạc, quan hệ tác động từ hệ thống tài chính lên đơn vị sử dụng ngân sách chưa thật đồng bộ, nhất quán… Đây là những cản trở làm hạn chế việc triển khai thực hiện luật NSNN vào cuộc sống. Nhìn vào hình 1.3 cho thấy cơ cấu vốn đầu tư thanh toán trong các năm từ 2000-2006 đã tăng đều theo từng năm, trong đó nguồn vốn ngân sách trung ương có xu hướng chững lại trong khi nguồn vốn ngân sách địa phương lại tăng mạnh từng năm. Bảng 1.3: Tình hình giảI ngân vốn đầu tư qua kho bạc nhà nước (giai đoạn 2000-2006) Đơn vị: Tỷ đồng tt chỉ tiêu năm 2000 năm 2001 năm 2002 năm 2003 năm 2004 năm 2005 năm 2006 Kế hoạch Vốn TT Kế hoạch Vốn TT Kế hoạch Vốn TT Kế hoạch Vốn TT Kế hoạch Vốn TT Kế hoạch Vốn TT Kế hoạch Vốn TT Tổng số 30,080 21,349 40,930 36,941 53,994 42,088 56,341 45,724 62,894 54,183 75,666 66,450 83,324 69,682 Vốn trong nước 23,069 17,192 34,142 30,042 46,669 37,803 49,773 41,364 56,023 47,408 69,009 58,937 75,604 62,457 Vốn ngoài nước 7,011 4,157 6,788 6,899 7,325 4,285 6,569 4,360 6,871 6,775 6,658 7,513 7,721 7,225 I Ngõn sỏch trung ương 13,730 9,410 14,859 14,833 20,661 13,700 17,712 14,231 14,860 13,630 17,354 17,005 18,588 17,195 Vốn trong nước 7,803 5,991 9,101 8,655 14,926 10,266 12,297 10,546 9,709 8,266 12,571 10,775 12,618 11,203 Vốn ngoài nước 5,927 3,419 5,758 6,178 5,735 3,434 5,416 3,685 5,150 5,364 4,784 6,230 5,970 5,992 II Ngõn sỏch địa phương 16,350 11,939 26,071 22,108 33,333 28,388 38,629 31,493 48,034 40,553 58,312 49,445 64,736 52,487 Vốn trong nước 15,266 11,201 25,041 21,387 31,743 27,537 37,476 30,818 46,314 39,143 56,438 48,162 62,985 51,254 Vốn ngoài nước 1,083 738 1,030 721 1,590 851 1,153 675 1,720 1,411 1,874 1,283 1,750 1,233 Ghi chỳ: + Số vốn ngoài nước là số xỏc nhận của KBNN để chủ dự ỏn giải ngõn vốn ODA Nguồn: Bỏo cỏo Kho bạc nhà nước trung ương giai đoạn 2000-2006. Bảng 1.4: Bảng tỷ lệ % vốn đầu tư trong nước chiếm trong tổng vốn qua kho bạc nhà nước (giai đoạn 2000-2006) Tỷ lệ % vốn trong nước so với tổng số tính trung bình giai đoạn 2000-2006 là: 86.85 % Tỷ lệ % vốn trong nước so với tổng số tính trung bình giai đoạn 2000-2006 đối với NSTW là 65.75% Tỷ lệ % vốn trong nước so với tổng số tính trung bình giai đoạn 2000-2006 đối với NS ĐP là 96.71% Đơn vị: Tỷ đồng tt chỉ tiêu năm 2000 năm 2001 năm 2002 năm 2003 năm 2004 năm 2005 năm 2006 Kế hoạch Vốn TT Kế hoạch Vốn TT Kế hoạch Vốn TT Kế hoạch Vốn TT Kế hoạch Vốn TT Kế hoạch Vốn TT Kế hoạch Vốn TT Tổng số (cả vốn nc ngoài) 30,080 21,349 40,930 36,941 53,994 42,088 56,341 45,724 62,894 54,183 75,666 66,450 83,324 69,682 Vốn trong nước 23,069 17,192 34,142 30,042 46,669 37,803 49,773 41,364 56,023 47,408 69,009 58,937 75,604 62,457 Tỷ lệ % vốn trong nước so với tổng số 76.69% 80.53% 83.42% 81.32% 86.43% 89.82% 88.34% 90.46% 89.08% 87.50% 91.20% 88.69% 90.73% 89.63% I Ngõn sỏch trung ương 13,730 9,410 14,859 14,833 20,661 13,700 17,712 14,231 14,860 13,630 17,354 17,005 18,588 17,195 Vốn trong nước 7,803 5,991 9,101 8,655 14,926 10,266 12,297 10,546 9,709 8,266 12,571 10,775 12,618 11,203 Tỷ lệ % vốn trong nước so với tổng số 56.83% 63.67% 61.25% 58.35% 72.24% 74.93% 69.43% 74.11% 65.34% 60.65% 72.44% 63.36% 67.88% 65.15% II Ngõn sỏch địa phương 16,350 11,939 26,071 22,108 33,333 28,388 38,629 31,493 48,034 40,553 58,312 49,445 64,736 52,487 Vốn trong nước 15,266 11,201 25,041 21,387 31,743 27,537 37,476 30

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDucThang_thanh toan_quyet toan DAHT su_dung_von_NSNN.doc
Tài liệu liên quan