Luận văn Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty may Thăng Long

Tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty may Thăng Long: LUẬN VĂN: Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty may Thăng Long Lời mở đầu Trong cơ chế thị trường mỗi Công ty là một chủ thể sản xuất kinh doanh, được lập ra nhằm mục đích sinh lợi thông qua hoạt động sản xuất, cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho xã hội. Điều đó có nghĩa là hoạt động của mỗi Công ty phải đạt được nhiều mục tiêu khác nhau, trong đó nổi bật lên hai mục tiêu cơ bản: - Thứ nhất: Sản xuất, cung cấp sản phẩm và dịch vụ phù hợp với yêu cầu của thị trường. - Thứ hai: Ngày càng tạo ra nhiều sản phẩm thông qua việc nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Để đạt được những mục tiêu trên, câu hỏi đặt ra cho mỗi doanh nghiệp là: sản xuất cái gì? sản xuất cho ai? sản xuất như thế nào? với khối lượng bao nhiêu? tiêu thụ ở đâu?. Giải đáp câu hỏi này chính là nội dung của việc xác định nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty. Vấn đề luôn bức xúc với các Công ty bây giờ là làm sao nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản p...

pdf79 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1369 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty may Thăng Long, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty may Thăng Long Lời mở đầu Trong cơ chế thị trường mỗi Công ty là một chủ thể sản xuất kinh doanh, được lập ra nhằm mục đích sinh lợi thông qua hoạt động sản xuất, cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho xã hội. Điều đó có nghĩa là hoạt động của mỗi Công ty phải đạt được nhiều mục tiêu khác nhau, trong đó nổi bật lên hai mục tiêu cơ bản: - Thứ nhất: Sản xuất, cung cấp sản phẩm và dịch vụ phù hợp với yêu cầu của thị trường. - Thứ hai: Ngày càng tạo ra nhiều sản phẩm thông qua việc nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Để đạt được những mục tiêu trên, câu hỏi đặt ra cho mỗi doanh nghiệp là: sản xuất cái gì? sản xuất cho ai? sản xuất như thế nào? với khối lượng bao nhiêu? tiêu thụ ở đâu?. Giải đáp câu hỏi này chính là nội dung của việc xác định nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty. Vấn đề luôn bức xúc với các Công ty bây giờ là làm sao nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm để chiếm lĩnh thị trường. Công ty nào không làm được hai điều cơ bản ấy, Công ty đó sẽ bị đào thải. Một nhà kinh tế học nào đó đã nói: Thương trường là chiến trường, sự cạnh tranh rất khốc liệt trên thị trường buộc các Công ty phải vươn lên thì mới có thể tồn tại và phát triển được, muốn vậy đòi hỏi các Công ty một điều tối quan trọng là làm sao nâng cao được chất lượng sản phẩm, vì đời sống hiện nay ngày càng được nâng cao, thị trường ngày càng đòi hỏi những sản phẩm phải có chất lượng cao, hoàn hảo nếu giá có đắt hơn một chút thì thị trường vẫn có thể chấp nhận được, còn nếu giá rẻ hơn một chút nhưng chất lượng sản phẩm không hoàn hảo thì sản phẩm đó khó tránh khỏi sự đào thải từ phía thị trường. Thực tế đã cho thấy, trên thị trường quốc tế cũng như trong nước những sản phẩm đạt chất lượng quốc tế thì mới có chỗ đứng vững chắc được và các Công ty ngày nay đang gấp rút cải tiến để hoàn thành hệ thống quản lý chất lượng của mình theo tiêu chuẩn quốc tế. Điều đó cho thấy sự cần thiết và cấp bách nâng cao chất lượng sản phẩm như thế nào. Tất nhiên nếu đi đôi được với hạ giá thành sản phẩm, mẫu mã đẹp, dịch vụ thuận tiện thì Công ty sẽ phát triển không ngừng và đứng vững trong vòng quay chóng mặt của thị trường. ở Công ty may Thăng Long, do tính đặc thù của một Công ty sản xuất, gia công xuất khẩu hàng may mặc nên việc nâng cao chất lượng của sản phẩm luôn là một vấn đề quan trọng và cấp thiết vì khách hàng chủ yếu là người nước ngoài vốn nổi tiếng khó tính trong vấn đề may mặc. Vì vậy, trong mỗi đơn hàng, hợp đồng gia công thì yêu cầu đầu tiên bao giờ cũng là yêu cầu về chất lượng cho nên trong những năm vừa qua, Công ty đã làm mọi việc có thể để nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm của mình, cụ thể là cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002. Mục đích của đồ án này không nằm ngoài sự nghiên cứu về chất lượng sản phẩm của Công ty may Thăng Long để có những giải pháp hữu hiệu nhằm khắc phục tình trạng kém chất lượng sản phẩm trong Công ty cũng như nhằm đưa ra những giải pháp để nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm của Công ty. Là một sinh viên, bằng những hiểu biết của mình về chất lượng sản phẩm và với quá trình thực tế ở Công ty may Thăng Long em đã chọn đề tài nghiên cứu về chất lượng sản phẩm: "Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty may Thăng Long" cho chuyên đề tốt nghiệp của mình . Ngoài lời mở đầu và phần kết luận đề tài được trình bày ba phần : Phần I : Cơ sở lý luận về chất lượng sản phẩm Phần II : Thực trạng về chất lượng sản phẩm ở Công ty may Thăng Long. Phần III : Một số giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty may Thăng Long. PHần i: cơ sở lý luận về chất lượng sản phẩm 1.1. Khái niệm và vai trò của chất lượng sản phẩm trong doanh nghiệp : 1.1.1.Khái niệm: Chất lượng là toàn bộ các đặc tính của một thực thể tạo cho thực thể đó khả năng thoả mãn các nhu cầu đã được công bố hay còn tiềm ẩn - Theo ISO: Chất lượng là hoàn thành sự thoả mãn của khách hàng bằng cách thoả mãn nhu cầu và sự mong đợi của họ trong môi trường mà tổ chức cam kết cải tiến liên tục tính hiệu lực và hiệu quả Theo người tiêu dùng:Chất lượng là sự phù hợp với mong muốn của họ. Chất lượng sản phẩm,dịch vụ phải thể hiện khía cạnh sau:Thể hiện tính kỹ thuật hay tính hữu dụng của nó , thể hiện cùng chi phí và gắn kết với điều kiện tiêu dùng Theo chuyên gia chất lượng Freigenbaum "Chất lượng sản phẩm là đặc tính về kỹ thuật, công nghệ và vận hành của sản phẩm,nhờ chúng mà sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu của người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm 1.1.2.Vai trò của việc nâng cao chất lượng sản phẩm: + Đối với doanh nghiệp Vấn đề chất lượng và quản lý chất lượng sản phẩm là sự sống còn của doanh nghiệp Về phương diện sản xuất - kinh doanh, sản phẩm hàng hóa không đạt tiêu chuẩn chất lượng, phải xuống cấp, phải bán với giá thứ phẩm hoặc phải sửa chữa bồi thường cho khách hàng hoặc phải hủy bỏ hợp đồng, do đó mà kế hoạch số lượng cũng không hoàn thành đúng thời hạn, chi phí sản xuất và giá thành tăng cao, gây nhiều tổn thất cho xí nghiệp, gây mất lòng tin với khách hàng, ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Một số nhà máy, xí nghệp của nước ta đã chịu những thiệt hại do sản phẩm hàng hóa không đạt tiêu chuẩn chất lượng. Do đó việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa có ý nghĩa chính trị kinh tế vô cùng to lớn, hay nói cách khác, đảm bảo và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa là con đường quan trọng nhất để phát triển nâng cao năng lực sản xuất, là biện pháp để đảm bảo sự sống còn, phát triển của các doanh nghiệp. + Đối với người tiêu dùng: Trình độ khoa học kỹ thuật của từng nước cũng như của thế giới càng ngày càng phát triển, thúc đẩy sản xuất nhiều sản phẩm cho xã hội. Người tiêu dùng, ngày càng có thu nhập cao hơn, do đó có những yêu cầu ngày càng cao, những đòi hỏi của họ về các sản phẩm tiêu dùng ngày càng đa dạng, phong phú và khắt khe hơn. Do chính sách mở cửa, người tiêu dùng có thể lựa chọn nhiều sản phẩm của nhiều hãng, nhiều quốc gia cùng một lúc. Buôn bán quốc tế ngày càng mở rộng, sản phẩm hàng hóa phải tuân thủ những qui định, luật lệ quốc tế thống nhất về yêu cầu chất lượng và đảm bảo chất lượng. Với sự ra đời của Hiệp hội quốc tế người tiêu dùng (IOCU) " International Organisation Consumers Union" vào năm 1962, vai trò của người tiêu dùng càng trở nên quan trọng trong toàn cầu hóa thị trường. Từ đó, nhiều nước đã có luật bảo vệ người tiêu dùng nhằm đấu tranh cho chất lượng, đảm bảo chất lượng sản phẩm, đặc biệt đảm bảo sự thông tin kịp thời, sự kiểm tra nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh môi trường. Để tạo lòng tin đối với người tiêu dùng, đảm bảo vị trí cạnh tranh, các nhà sản xuất kinh doanh phải có những biện pháp quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình một cách hữu hiệu nhất, phù hợp với luật quốc tế. 1.2.Phân loại chất lượng sản phẩm: Các loại chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ: Gồm 4 loại + Chất lượng thiết kế: Còn gọi là chất lượng kế hoạch. Chất lượng thiết kế của một sản phẩm là giá trị riêng của các thuộc tính được phác thảo trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu thị trường. Đồng thời có thể so sánh với chất lượng sản phẩm hàng hóa khác của nhiều vùng trong một quốc gia hay nhiều quốc gia khác nhau. + Chất lượng chuẩn: là chất lượng của một sản phẩm hàng hóa nào đó, là mức độ được phê chuẩn của cấp có thẩm quyền chứng nhận sản phẩm phù hợp với nhu cầu tiêu dùng xã hội. + Chất lượng cho phép: Chất lượng cho phép của một sản phẩm hàng hóa nào đó là mức độ giới hạn, mức độ cho phép và chế độ chênh lệch giữa chất lượng tiêu chuẩn và chất lượng thực tế. + Chất lượng tối ưu: Là giá trị biểu thị mức độ hợp nhất về các chỉ tiêu, các thông số kỹ thuật chất lượng nhất định của sản phẩm hàng hóa trong điều kiện kinh tế xã hội nhất định. 1.3 Quản lý chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp : + Công tác quản lý chất lượng sản phẩm Hội nhập vào nền kinh tế thị trường thế giới, nghĩa là chấp nhận cạnh tranh, chịu sự tác động của qui luật cạnh tranh. Qui luật cạnh tranh vừa là đòn bẩy để các doanh nghiệp tiến lên đà phát triển, hòa nhập với thị trường khu vực và thế giới, nhưng đồng thời cũng là sức ép đối với các doanh nghiệp.Trong quản trị kinh doanh, nếu không lấy chất lượng làm mục tiêu phấn đấu, nếu chạy theo lợi nhuận trước mắt, rõ ràng doanh nghiệp sẽ bị đẩy ra ngoài vòng quay của thị trường thế giới, đi đến thua lỗ, phá sản. Do nhu cầu xã hội ngày càng tăng cả về mặt lượng và mặt chất, dẫn đến sự thay đổi to lớn về phân công lao động xã hội. Với chính sách mở cửa, tự do thương mại, các nhà sản xuất kinh doanh muốn tồn tại và phát triển thì sản phẩm - dịch vụ của họ phải có tính cạnh tranh cao, doanh nghiệp phải có khả năng cạnh tranh về nhiều mặt. Khi đánh giá khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp, thường đánh giá đến khả năng đáp ứng 3 chỉ tiêu hàng đầu: - Chất lượng ( quality) - Giá cả ( price) - Giao hàng (delivery) Chính vì vậy mà cạnh tranh không phải là thực tế đơn giản, nó là kết quả tổng hợp của toàn bộ các nỗ lực trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Quản lý chất lượng chính là một trong những phương thức mà doanh nghiệp tiếp cận và tìm cách đạt được những thắng lợi trong sự cạnh tranh gay gắt trên thương trường, nhằm duy trì sự tồn tại và sự phát triển của doanh nghiệp. Hiện nay, vấn đề chất lượng và quản lý chất lượng sản phẩm đã trở thành một nhân tố chủ yếu trong chính sách kinh tế, trong hệ thống quản lý kinh tế thống nhất của nhiều quốc gia. Quản lý kinh tế ở tầm vĩ mô cũng như vi mô, thực chất là một quá trình quản lý về mặt lượng, mặt chất và con người nhằm đạt được mục đích cuối cùng: " Khai thác mọi tiềm năng, sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn lực, nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm - dịch vụ, thỏa mãn tối đa nhu cầu xã hội với chi phí thấp nhất". Quản lý chất lượng là quản lý về mặt chất của qui trình, liên quan đến mọi công đoạn trong suốt quá trình hoạt động của hệ thống, liên quan đến con người, đến chất lượng của công việc. Chất lượng của công tác quản lý sẽ quyết định chất lượng của sản phẩm và hiệu quả kinh tế của toàn xã hội. 1.4. Các phương pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm ở doanh nghiệp: Gồm có 3 loại chính : 1.4.1 Kiểm tra chất lượng - sự phù hợp ( Quality control - QC - conformance). Kiểm tra chất lượng - kiểm tra sự phù hợp được hình thành từ lâu. Căn cứ vào các yêu cầu kỹ thuật, các tiêu chuẩn đã được tính toán, xây dựng từ khâu thiết kế, hoặc theo qui ước của hợp đồng mà tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm sau khi sản xuất nhằm ngăn chặn các sản phẩm hư hỏng và phân lọai theo mức chất lượng khác nhau. Bằng phương pháp này, muốn nâng cao chất lượng sản phẩm người ta cho rằng: chỉ cần nâng cao các chỉ tiêu kỹ thuật bằng cách kiểm tra gắt gao là đạt mong muốn. Tuy phương pháp này có một số tác dụng nhất định, nhưng tồn tại một số nhược điểm: - Việc kiểm tra chỉ tập trung vào khâu sản xuất do bộ phận KCS chịu trách nhiệm. - Chỉ loại bỏ được phế phẩm mà không tìm biện pháp phòng ngừa để tránh sai sót lặp lại. - Kết quả kiểm tra gây tốn kém nhiều chi phí mà không làm chủ được tình hình chất lượng. - Không khai thác được tiềm năng sáng tạo của mọi thành viên trong đơn vị để cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm. 1.4.2. Phương pháp kiểm tra chất lượng toàn diện ( Total quality control - TQC). Phương pháp kiểm tra chất lượng toàn diện là phương pháp kiểm tra hoạt động của các bộ phận trong doanh nghiệp từ hành chính - tổ chức - nhân sự, đến các quá trình sản xuất: thiết kế - cung ứng - sản xuất - tiêu dùng…. Phương pháp TQC đã có thay đổi cách tiếp cận về quản lý chất lượng. Đây là việc kiểm tra, kiểm soát một hệ thống nhằm đạt được mức chất lượng dự định. Việc kiểm tra dựa vào các tiêu chuẩn qui định và phân công cho bộ phận chuyên kiểm tra chất lượng sản phẩm ( KCS). So với phương pháp trước, phương pháp kiểm tra chất lượng (QC), phương pháp TQC có ưu điểm, việc kiểm tra chất lượng sản phẩm được tiến hành từ khâu đầu đến khâu cuối, nên có những nhận xét tình hình của cả hệ thống. Tuy vậy, do việc kiểm tra chất lượng của cả quá trình sản xuất lại giao cho một bộ phận chuyên trách ngoài dây chuyền sản xuất, nên không có tác dụng tích cực đối với hoạt động của hệ thống, thường gây quan hệ căng thẳng giữa bộ phận trực tiếp sản xuất với bộ phận kiểm tra. Các bộ phận trực tiếp sản xuất có tâm lý thực hiện theo yêu cầu của bộ phận kiểm tra, đây chính là nhược điểm của phương pháp này. 1.4.3. Phương pháp quản lý chất lượng đồng bộ (Total quality management - TQM) Xuất phát từ nhận định: Chất lượng không chỉ là công việc của một số ít người quản lý, mà còn là nhiệm vụ, vinh dự của mọi thành viên trong một đơn vị kinh tế. Chất lượng sản phẩm muốn được nâng cao, phải luôn luôn quan hệ mật thiết với việc sử dụng tối ưu yếu tố con người và mọi nguồn lực của doanh nghiệp. Vì vậy, cần phải có những biện pháp, những tác động hữu hiệu trong quản lý chất lượng sản phẩm, quản trị doanh nghiệp, nhằm huy động năng lực, nhiệt tình của mọi thành viên cùng giải quyết các vấn đề chất lượng của công ty, của doanh nghiệp. Đó chính là cơ sở xây dựng phương pháp quản lý chất lượng đồng bộ. Có nhiều cách giải thích khác nhau về khái niệm " Quản lý chất lượng đồng bộ" - TQM là quản trị một quá trình, một hệ thống hành chính của công ty - doanh nghiệp đạt sự tăng trưởng lớn. Theo A. Faygenbaum TQM là một hệ thốn có hiệu quả, thống nhất hoạt động của những bộ phận khác nhau trong một tổ chức, chịu trách nhiệm triển khai các tham số chất lượng đã đạt được, nâng cao để đảm bảo sản xuất và sử dụng sản phẩm kinh tế nhất, thỏa mãn hoàn toàn yêu cầu của người tiêu dùng. Bảng 1: TQM trong doanh nghiệp Đầu vào Đầu ra Quá trình SX Kinh doanh Đo lường Sửa chữa Sai sót Thử nghiệm đánh giá Phát hiện sự suy Khách hàng Người cung ứng Chú thích: Các bước tổng quát sau: 1. Lựa chọn quá trình ưu tiên để phân tích 2. Phân tích quá trình 3. Kiểm tra quá trình - Các chỉ tiêu / bảng điều khiển - Quan hệ khách hàng người cung ứng - Hợp đồng dịch vụ khách hàng / người cung ứng 1.4.4. Một số phương pháp khác: Ngoài ba phương pháp cơ bản vừa nêu trên có thể có một số phương pháp khác như: - Phương pháp cam kết chất lượng đồng bộ - Phương pháp cải tiến chất lượng toàn bộ công ty 1.5.Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm: 1.5.1. Các nhân tố bên ngoài: - Nhu cầu và cầu về chất lượng sản phẩm: Cầu về chất lượng sản phẩm của người tiêu dùng phụ thuộc nhiều yếu tố, nhất là thu nhập của người tiêu dùng, đặc điểm tập quán của người tiêu dùng. Cầu về chất lượng sản phẩm không cố định, nó thay đổi theo thời gian. - Trình độ phát triển của công nghệ sản xuất: Trình độ công nghệ nó quyết định các đòi hỏi khách quan về chất lượng sản phẩm. Trong quá trình kinh tế hội nhập, trình độ chất lượng sản phẩm cũng ngày càng được quốc tế hóa. - Cơ chế quản lý kinh tế: Các yếu tố quản lý kinh tế vĩ mô, Nhà nước ban hành chính sách qui định về chất lượng sản phẩm, vai trò của Nhà nước là xác lập các cơ sở pháp lý cần thiết về chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng sản phẩm, kiểm tra, kiểm soát tính trung thực của người sản xuất trong việc sản xuất các sản phẩm đã đăng ký tiêu chuẩn chất lượng và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. 1.5.2 Các nhân tố bên trong - Trình độ tổ chức quản trị và sản xuất tác động trực tiếp và liên tục tới tốc độ sản xuất doanh nghiệp, nhiều chuyên gia cho là 80% chất lượng sản phẩm do chất lượng của công tác quản trị quyết định. - Lực lượng lao động trong doanh nghiệp là nhân tố có ảnh hưởng quyết định tới chất lượng sản phẩm. Trình độ chuyên môn, tay nghề, ý thức trách nhiệm, kỷ luật, tinh thần hiệp tác, phối hợp, khả năng thích ứng với sự thay đổi, nắm bắt thông tin của mọi thành viên trong doanh nghiệp tác động trực tiếp và sâu sắc tới chất lượng sản phẩm. - Khả năng về kỹ thuật công nghệ của doanh nghiệp: nó qui định giới hạn của chất lượng sản phẩm, tính ổn định của chất lượng sản phẩm. Mức độ chất lượng sản phẩm trong mỗi doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào trình độ cơ cấu, tính đồng bộ, tình hình bảo dưỡng, duy trì khả năng làm việc theo thời gian của máy móc thiết bị, của công nghệ, đặc biệt là những doanh nghiệp tự động hóa cao, sản xuất dây chuyền và tính chất sản xuất hàng loạt. - Nguyên vật liệu là hệ thống tổ chức đảm bảo vật tư, nguyên vật liệu của doanh nghiệp. Chủng loại cơ cấu, tính đồng bộ chất lượng của nguyên vật liệu có ảnh hưởng rất lớn và trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Ngoài ra chất lượng hoạt động của doanh nghiệp còn phụ thuộc rất lớn vào việc thiết lập hệ thống cung ứng nguyên liệu thích hợp trên cơ sở tạo dựng mối quan hệ lâu dài, hiếu biết tin tưởng lẫn nhau giữa người sản xuất và người tiêu dùng nguyên vật liệu. Tay nghề của công nhân làm việc trực tiếp không đồng đều, dẫn tới chất lượng sản phẩm sản xuất ra chất lượng không đồng đều. 1.6. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm : + Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu xác định chất lượng trong chiến lược phát triển kinh tế Trong chiến lược phát triển kinh tế, một trong những vấn đề chủ yếu là phải xác định được chiến lược sản phẩm trong một thời gian nhất định, mà nội dung quan trọng là phải nghiên cứu một số chỉ tiêu chất lượng sản phẩm hàng hóa nhằm: - Kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm (thời gian sử dụng ) - Kéo dài thời gian cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước với những sản phẩm cùng loại của doanh nghiệp khác. Trong hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu xác định chất lượng sản phẩm hàng hóa của chiến lược phát triển kinh tế thường có các nhóm chỉ tiêu sau: - Chỉ tiêu công dụng - Chỉ tiêu công nghệ - Chỉ tiêu thống nhất hóa - Chỉ tiêu độ tin cậy - Chỉ tiêu an toàn 1.6.1.Hệ thống các chỉ tiêu kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm hàng hóa trong sản xuất - kinh doanh - Chỉ tiêu kích thước - Chỉ tiêu sinh thái - Chỉ tiêu lao động - Chỉ tiêu thẩm mỹ - Chỉ tiêu về sáng chế phát minh Khi kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm hàng hóa phải dựa vào tiêu chuẩn nhà nước, tiêu chuẩn ngành hoặc các điều khoản của hợp đồng kinh tế Đây là cơ sở đúng đắn hợp pháp nhất. Đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, phải căn cứ vào hợp đồng ngoại thương, đối với sản phẩm gia công thì dựa vào các chỉ tiêu trong hợp đồng kinh tế. Tùy theo mục đích sử dụng, chất lượng sản phẩm hàng hóa có thể chia thành 4 nhóm cơ bản: - Nhóm chỉ tiêu sử dụng: Đây là nhóm chỉ tiêu chất lượng mà người tiêu dùng khi mua hàng thường quan tâm đến để đánh giá chất lượng của sản phẩm hàng hóa. - Nhóm chỉ tiêu kỹ thuật công nghệ: Đây là nhóm chỉ tiêu thường dùng để đánh giá giá trị sử dụng của sản phẩm hàng hóa. Nó thường được qui định trong các văn bản tiêu chuẩn, hợp đồng gia công mua bán. Các chỉ tiêu kỹ thật công nghệ rất nhiều, nhưng quan trọng hơn cả là những chỉ tiêu kích thước, chỉ tiêu cơ lý …. Việc lựa chọn những chỉ tiêu kỹ thật công nghệ làm cơ sở để kiểm tra đánh giá một số mặt hàng nào đó, phải xuất phát từ công dụng, đặc điểm cấu tạo, điều kiện sử dụng cũng như tỷ trọng của các chỉ tiêu ấy trong toàn bộ các chỉ tiêu đặc trưng cho giá trị sử dụng và chất lượng sản phẩm hàng hóa. Ví dụ: đối với hàng dệt may thường dùng chỉ tiêu độ bền, độ chịu mài mòn, độ co…. - Nhóm chỉ tiêu hình dáng trang trí thẩm mỹ: Nhóm này bao gồm các chỉ tiêu về hình dáng sản phẩm, tính chất các đường nét, sự phối hợp của các yếu tố tạo hình chất lượng trang trí, màu sắc, tính thời trang, tính thẩm mỹ …. - Nhóm các chỉ tiêu kinh tế: Các chỉ tiêu kinh tế bao gồm chi phí sản xuất, giá cả, chi phí cho quá trình sử dụng. Đây là những chỉ tiêu có tính chất tổng hợp khá quan trọng mà trước đây quan điểm "kỹ thuật thuần túy" thường ít chú ý kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm hàng hóa. Muốn đi đến một kết luận đúng đắn về mức độ chất lượng của một sản phẩm nào đó, sau khi kiểm tra các tính năng kỹ thuật, hình dáng trang trí, một điều quan trọng không thể thiếu được là phải xét đến hiệu quả sử dụng của sản phẩm. Trên đây là hệ thống các chỉ tiêu kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm hàng hóa trong sản xuất kinh doanh. Khi kiểm tra, xác định chất lượng của sản phẩm hàng hóa cụ thể, căn cứ vào đặc điểm sử dụng và nhiều yếu tố, như tình hình sản xuất, quan hệ cung cầu, điều kiện xã hội. Mà chọn những chỉ tiêu chủ yếu và những chỉ tiêu bổ xung cho thích hợp. 1.7.Đặc điểm về quản lý chất lượng của công ty may Thăng Long: Do đặc thù của sản xuất nghành may, hơn nữa lại là một Công ty may mặc xuất khẩu có tỷ trọng hàng may gia công khá lớn, mặt khác khối lượng hàng sản xuất ra lại quy định bởi nhiều đơn hàng khác nhau, mỗi đơn hàng lại có những yêu cầu nhất định về đặc tính kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, cũng như mẫu mã. Chính vì vậy công tác tính các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm như: hệ số cấp bình quân, giá đơn vị bình quân và phương pháp tỷ trọng là không thể thực hiện được do đó công tác đánh giá chất lượng sản phẩm dựa trên các chỉ tiêu này cũng trở thành không tưởng. Vì lẽ đó mà công tác đánh giá chất lượng sản phẩm của Công ty may Thăng Long nói riêng và các Công ty may mặc khác nói chung đều phải có những cách thức và phương pháp riêng để thực hiện việc đánh giá chất lượng sản phẩm của mình. ở Công ty may Thăng Long công tác đánh giá chất lượng sản phẩm được thực hiện theo từng đơn hàng cụ thể là lô hàng đi kèm với đơn hàng đó, mỗi lô hàng mà khách hàng ký với Công ty thông qua những bản hợp đồng đều kéo theo những bản tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật. Do đó đánh giá chất lượng sản phẩm ở đây là đánh giá sự phù hợp với những yêu cầu mà khách hàng đã đặt ra hay hiểu theo nghĩa hẹp chất lượng là sự phù hợp. Có những đơn hàng chỉ yêu cầu sản phẩm làm ra sao cho mức độ chấp nhận đạt mức bình thường thậm chí là dưới mức bình thường vì sản phẩm của họ chỉ đem đi tiêu thụ ở những vùng miền mà ở đó đối với họ như thế là đủ, là chấp nhận được do đó họ không cần đòi hỏi cao lắm về chất lượng, nhưng cũng có những đơn hàng lại đòi hỏi rất cao về chất lượng như chất lượng vải, chất lượng phụ liệu, yêu cầu kỹ thuật khắt khe đến từng chi tiết nhỏ và đương nhiên thì sản phẩm của họ không thể nào đem bán ở những vùng như nông thôn, những miền mà đời sống còn gặp nhiều khó khăn được vì nó liên quan đến giá cả, những sản phẩm như vậy phải được chào bán ở những thị trường phù hợp hơn, họ có nhu cầu cao hơn về hàng may mặc và tất nhiên những sản phẩm đó sẽ được tiêu thụ. Mỗi khách hàng của Công ty đều là những doanh nghiệp mà doanh nghiệp nào cũng phải vì mục tiêu sản xuất kinh doanh có hiệu quả do đó họ lại phải cung ứng những sản phẩm trên thị trường mà họ đã lựa chọn. Chính những thị trường này lại tác động vào họ để ký những hợp đồng với Công ty những yêu cầu khác nhau về chất lượng mà do đó công tác đánh giá chất lượng phải dựa trên sự thỏa mãn yêu cầu của khách hàng. ở Công ty may Thăng Long thường sử dụng một số nhóm chỉ tiêu kỹ thuật - - Công nghệ như: - Chỉ tiêu kích thước, - Chỉ tiêu công nghệ - thiết kế sản phẩm, - Chỉ tiêu hình dáng thẩm mỹ, - Chỉ tiêu kinh tế Các chỉ tiêu nói trên được sử dụng hàng ngày trong quá trình sản xuất. Sau khi phòng Thiết kế - Kỹ thuật nhận tài liệu kỹ thuật và các yêu cầu khác về sản phẩm của khách hàng thì tiến hành nghiên cứu tài liệu, trao đổi với khách hàng, thu thập những thông tin cần thiết để có thể tiến hành triển khai sản xuất. Nhân viên kỹ thuật tiêu chuẩn và nhân viên thiết kế dây chuyền may sẽ đưa ra các bảng thông số kỹ thuật, hình dáng thẩm mỹ, yêu cầu về chất lượng sản phẩm, các hướng dẫn và yêu cầu về về kết cấu đường may, qui trình công nghệ chế tạo sản phẩm sau đó nhân viên kỹ thuật tiền phương, các thu hóa, KCS, của xí nghiệp nhận bảng tiêu chuẩn kỹ thuật và qui trình đó để giải chuyền. Trong quá trình sản xuất nếu thấy điều gì bất hợp lý và khác với tiêu chuẩn thì phản hồi lại cho nhân viên ra tiêu chuẩn, qui trình để có sự điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp. Bảng tiêu chuẩn đó là cơ sở để để đánh giá tính hợp lý về kích thước sản phẩm, xem sản phẩm có đạt yêu cầu về chất lượng hay không. Bảng qui trình công nghệ là cơ sở để đánh giá sự hợp lý hóa các thao tác may sao cho tiết kiệm thời gian, năng suất - chất lượng cao, chi phí thấp, giá thành hạ trong quá trình sản xuất tại các xí nghiệp may. Trong chỉ tiêu công nghệ thì việc thiết kế sản phẩm ban đầu cũng rất quan trọng bởi nó là công việc đầu tiên của việc chế tạo sản phẩm. Nếu việc thiết kế ban đầu được tiến hành một cách trôi chảy thì công việc tiếp theo sẽ thuận lợi rất nhiều. Để tiến hành thiết kế một sản phẩm đưa vào sản xuất thì nhân viên thiết kế sản phẩm phải kết hợp cùng nhân viên tiêu chuẩn, nhân viên thiết kế dây chuyền may cùng nghiên cứu để đưa ra một sản phẩm sao cho khi đưa vào sản xuất hàng loạt người công nhân thực hiện một cách dễ dàng, thuận lợi và có thể sử dụng được các thiết bị gá lắp nhằm tăng suất lao động và cung cấp kịp thời những sản phẩm thỏa mãn yêu cầu của khách hàng. Nó góp phần quyết định thành công của một sản phẩm. Do đó, hoạt động đánh giá và cải tiến quá trình thiết kế là yêu cầu không thể thiếu, cung cấp cho nhà thiết kế những thông tin và dữ liệu về những chi tiết chưa phù hợp của mẫu thiết kế và các hướng khắc phục nhằm tạo các sản phẩm tối ưu nhất. Các nhóm kiểm tra các quá trình trong phạm vi trách nhiệm của mình để cải tiến phương thức hoạt động để thực hiện nhiệm vụ tốt hơn. Các hoạt đông đối chiếu chuẩn được sử dụng cho việc so sánh với các tổ chức có kỹ thuật tương đương nhưng cho kết quả biến động ít hơn, chu kỳ sản xuất ngắn hơn và chi phí ít hơn. Điều này tạo cơ hội cho các cá nhân có cơ hội xem xét, có thể so sánh được các kết quả của quá trình. PHầN II: Phân tích tình hình chất lượng sản phẩm của công ty may Thăng Long 2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty May Thăng Long: Tên công ty: Công ty cổ phần may Thăng Long. + Tên giao dịch quốc tế: Thăng Long joinstock Garment Company (ThaLoGa). + Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp nhà nước. + Cơ quan quản lý cấp trên: Tổng Công Ty Dệt – May Việt Nam. + Địa chỉ: 250 Minh Khai – quận Hai Bà Trưng – Hà Nội. + Nghành nghề kinh doanh: May mặc, gia công may mặc. + Tel: (84.4) 8623375 – 8623053 - 8623373. + Fax: 04 8623374. E-mail: Thaloga@fpt.vn; Designthaloga@fpt.vn + Mạng lưới đại lý và cửa hàng giới thiệu sản phẩm của Công ty. - Trung tâm thương mại 39 Ngô Quyền. - Cửa hàng thời trang và cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại Công ty ở 250 Minh khai – Hai Bà Trưng – Hà Nội. - Cửa hàng Tràng Tiền Plaza. - Chi nhánh khác. Ngoài các bộ phận, các xí nghiệp tập trung tại Công ty ở phố Minh Khai, Công ty may còn có các chi nhánh khác như ở Hải Phòng, Nam Định, Hà Tây. 2.2.Quá trình phát triển của công ty May Thăng Long: Ngày 8 tháng 5 năm 1958, Bộ ngoại thương thành lập công ty may mặc xuất khẩu thuộc Tổng Công ty xuất khẩu tạp phẩm, công ty có trụ sở ở 15 Cao Bá Quát, tiền thân của công ty may Thăng Long ngày nay. Công ty may mặc xuất khẩu ra đời là sự mở đầu có tính chất lịch sử khai sinh ra nghành may mặc xuất khẩu Việt Nam. Đây là công ty đầu tiên đưa hàng may mặc của Việt Nam ra thị trường nước ngoài. Tên gọi công ty may Thăng Long chính thức ra đời vào tháng 6 năm 1992 (Thuộc VINATEX- trực thuộc Bộ công nghiệp). Ngày đầu thành lập, tổng số cán bộ của công ty chỉ có 28 người với khoảng 550 công nhân. Dây chuyền sản xuất chỉ với 3 người với năng suất thấp, chỉ đạt 3 áo/1người/1ca. Với sự năng động, sáng tạo của Ban lãnh đạo công ty và sự nỗ lực của cán bộ công nhân viên, công ty đã từng bước tháo gỡ khó khăn ban đầu để đưa công ty vào sản xuất đúng kế hoạch đề ra. Có thể chia quá trình hình thành và phát triển của công ty thành những giai đoạn cụ thể trên cơ sở dựa trên những nét đặc trưng và thành quả tiêu biểu của từng giai đoạn cụ thể sau: + Từ năm 1958 - 1965. Đây là giai đoạn đầu của quá trình phát triển, địa điểm nơi sản xuất của công ty còn phân tán, tuy nhiên đã được trang bị khá đầy đủ máy khâu đạp chân và công nhân thợ may bên ngoài. + Từ năm 1966 - 1975. Chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ảnh hưởng rất nặng nề đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, sau khi chiến tranh kết thúc công ty bắt tay ngay vào khôi phục hậu quả, ổn định sản xuất và đổi mới công tác quản lý. Đó là thời kỳ bắt đầu bước vào sản xuất công nghiệp của công ty. Công ty đã thay máy may đạp chân bằng máy may công nghiệp, ngoài ra còn có trang bị thêm máy móc chuyên dùng như máy thùa, máy đính cúc, máy cắt gọt, máy dùi dấu… Mặt bằng sản xuất được mở rộng dây chuyền sản xuất đã lên tới 27 người, năng suất áo sơ mi đạt 9 áo/người/ca. +Từ 1975-1980. Sau khi đất nước thống nhất, công ty bước vào thời kỳ phát triển mới. Công ty từng bước đổi mới trang thiết bị, chuyển hướng phát triển sản xuất kinh doanh mặt hàng gia công. Tên gọi xí nghiệp may Thăng Long ra đời vào năm 1980. Sản phẩm của công ty đặc biệt là áo sơ mi xuất khẩu đã được xuất đi nhiều nước chủ yếu là Liên Xô cũ và các nước Đông Âu. +Từ 1980-1990. Đây là giai đoạn hoàng kim trong sản xuất kinh doanh của công ty kể từ khi thành lập, vào giai đoạn này, một năm công ty xuất khẩu được 5 triệu áo sơ mi (3 triệu sang Liên Xô cũ, 1 triệu sang Đông Đức, còn lại sang các thị trường khác). Ngày 2/8/1991 tới nay công ty được Bộ công nghiệp nhẹ và Bộ thương mại cho phép xuất khẩu trực tiếp. Tháng 6/1992 xí nghiệp may Thăng Long đổi tên thành công ty may Thăng Long. Công ty đã vay vốn ngân hàng để đầu tư đổi mới trang thiết bị nâng cấp nhà xưởng, nhà điều hành nâng cao tay nghề công nhân và tinh giảm biên chế. Từ những biện pháp đó mà sản xuất kinh doanh của công ty dần dần phục hồi và phát triển. Ngày 1/4/2004 Công ty may Thăng Long được chính phủ và bộ công nghiệp cho phép chuyển thành công ty cổ phần may Thăng Long với 51% vốn nhà nước và 49% vốn do các cổ đông đóng góp. Cho đến nay là thành viên của Tổng Công Ty Dệt May Việt Nam, Công ty cổ phần may Thăng Long đã trở thành một trong những doanh nghiệp đầu đàn của ngành may Việt Nam. 2.3 Chức năng nhiệm vụ của công ty May Thăng Long: Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty bao gồm : + Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm may mặc phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước. + Tiến hành kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp, gia công sản phẩm may mặc có chất lượng cao cấp theo đơn đặt hàng của khách hàng. + Công ty phải đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước, đảm bảo công ăn việc làm ổn định, cải thiện đời sống của công nhân viên trong Công ty. + Tuân thủ các quy định pháp luật, chính sách của Nhà nước, báo cáo định kỳ lên Tổng công ty,tiến hành sản xuất kinh doanh theo sự chỉ đạo củaTổng công ty. + Bảo vệ doanh nghiệp, môi trường, giữ gìn trật tự an toàn xã hội theo quy định của luật pháp trong phạm vi quản lý của công ty. + Như vậy dự kiến xây dựng kế hoạch sản xuất phải dựa vào khả năng tiêu thụ sản phẩm của thị trường. Căn cứ vào khả năng, năng lực của công ty về máy móc thiết bị, đội ngũ công nhân viên sản xuất, khả năng về năng lực kỹ thuật để tổ chức sản xuất đạt chỉ tiêu sản xuất kinh doanh đặt ra, đó là tiếp tục sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thị trường quốc tế cũng như thị trường nội địa. Bảng 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của may Thăng Long Đại hội cổ đông Hội đồng quản trị Tổng giám đốc Ban kiểm soát 2.3. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban Từ tháng 1/2004, Công ty may Thăng Long đã chính thức được cổ phần hoá theo chủ trương của nhà nước.Bộ máy tổ chức quản lý bao gồm: 2.3.1 Cấp công ty: + Đại hội đồng cổ đông ( ĐHĐCĐ ): là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty, quyết định các vấn đề liên quan đến chiến lược phát triển dài hạn của công ty. Các vấn đề do ĐHĐCĐ quyết định thường được thực hiện thông qua biểu quyết. Nghị quyết được thông qua khi có trên 51% số phiếu tham gia cuộc họp ĐHĐCĐ đồng ý. Các vấn đề về ĐHĐCĐ được quy định tại Luật Doanh Nghiệp và chi tiết thao điều lệ của công ty. ĐHĐCĐ bầu ra Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát của công ty. + Hội đồng quản trị ( HĐQT ): là cơ quan quản lý của công ty, đứng đầu là Chủ tịch HĐQT. Thay mặt HĐQT điều hành công ty là Tổng giám đốc. HĐQT hoạt động tuân thủ theo quy định của Luật Doanh Nghiệp và điều lệ của công ty. + Ban kiểm soát: là cơ quan giám sát hoạt động của ĐHĐCĐ, đứng đầu là trưởng ban kiểm soát. + Tổng giám đốc: là người điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của công ty. Tổng giám đốc do HĐQT bổ nhiệm hay bãi nhiệm. Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Giúp việc cho Tổng giám đốc có các Phó Tổng giám đốc do HĐQT bổ nhiệm hay miễn nhiệm theo đề nghị của Tổng giám đốc, gồm có các Phó Tổng giám đốc sau: - Phó Tổng giám đốc điều hành kỹ thuật: có trách nhiệm giúp việc cho Tổng giám đốc về mặt kỹ thuật sản xuất và thiết kế của công ty. -Phó Tổng giám đốc sản xuất: có trách nhiệm giúp Tổng giám đốc trực tiếp chỉ đạo hoạt động kinh doanh. - Phó Tổng giám đốc điều hành nội chính: có nhiệm vụ giúp Tổng giám đốc về mặt đời sống nhân viên và điều hành các dịch vụ đời sống 2.3.2. Các xí nghiệp may Giám đốc xí nghiệp chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về việc: - Quản lý tài sản của Cty hiện có tại đơn vị bao gồm: Nhà xưởng, máy móc thiết bị và các công cụ lao động, vật tư hàng hoá khi nhận từ kho Công ty về. - Quản lý lao động và các chế độ chính sách với người lao động theo quy định của nhà nước và Công ty đảm bảo đời sống CBCNV đơn vị được nâng cao và cải thiện. - Tổ chức phân công lao động, đảm bảo công tác an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, công tác vệ sinh công nghiệp, các yêu cầu của khách hành khi kiểm tra đánh giá. a) Nhiêm vụ - Công tác quản lý tài sản và lao động - Quản lý công tác kỹ thuật, chất lượng - Tổ chức kiểm tra chất lượng nguyên nhiên liệu trước khi đưa vào sản xuất. - Công tác tổ chức sản xuất b) Quyền hạn Giám đốc xí nghiệp có tất cả các quyền hạn liên quan đến hoạt động sản xuất và kinh doanh trong xí nghiệp mình quản lý: Có quyền ngừng hoặc tiếp tục sản xuất nếu thấy cần thiết. Điều động lao động trong xí nghiệp... . Phòng kĩ thuật chất lượng a) Nhiệm vụ: Tham mưu giúp tổng giám đốc các lĩnh vực công tác: như tham mưu về công nghệ (triển khai kĩ thuật từ khâu đầu đến khi khách hàng chấp nhận..), tham mưu cơ điện... Quản lý an toàn lao động, vệ sinh an toàn môi trường điều kiện làm việc. Quản lý hệ thống chất lượng của Công ty... b) Quyền hạn Được quyền kiểm tra việc thực hiện quy trình công nghệ, tiêu chuẩn kĩ thuật. Được quyền đình chỉ sản xuất với các trường hợp vật tư, công đoạn sản xuất không đạt chất lượng hoặc trong sản xuất của các đợn vị khi không đảm bảo an toàn lao động. Kiểm soát việc quản lý hồ sơ chất lượng trong toàn bộ hệ thống chất lượng. Đề xuất biện pháp khắc phục phòng ngừa và xử lý sản phẩm không phù hợp. Làm việc trực tiếp với khách hàng về công tác kĩ thuật, định mức tiêu hao nguyên nhiên phụ liệu. . Phòng thị trường a) Nhiệm vụ: Tham mưu giúp Tổng giám đốc các lĩnh vực - Nghiên cứu tìm kiếm thị trường, tìm kiếm khách hàng. - Giao dịch, đàm phán với khách hàng để kí các hợp đồng kinh tế theo đúng luật pháp Việt Nam và theo luật pháp Quốc tế. - Giải quyết các khiếu nại với khách hàng (nếu có) b) Quyền hạn - Được quyền chủ động tìm kiếm khách hàng và đàm phán ký kết hợp đồng kinh tế trong phạm vi parem giá ký cho phép và đề xuất Tổng giám đốc các trường hợp ngoài phạm vi quy định. - Được quyền kiểm soát các tiến độ và năng lực sản xuất của Công ty để có kế hoạch tìm kiếm thêm thị trường, tìm kiếm thêm khách hàng đảm bảo sản xuất và phát triển của Công ty. Phòng kế hoạch – xuất nhập khẩu a) Nhiệm vụ: - Tham mưu giúp Tổng giám đốc các lĩnh vực công tác có liên quan. - Kế hoạch, xây dựng SX - tiêu thu ngắn hạn, trung han, dài hạn, tổng hợp, báo cáo, phân tích, đánh giá tình hình sản xuất, kinh doanh. Cung cấp nhu cầu nguyên phụ liệu và cung ứng nguyên phụ liệu mua trong nước phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty. Các thủ tục xuất nhập khẩu, các thủ tục giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu, các thủ tục thanh lý hợp đồng với khách hàng khi kết thúc hợp đồng, thanh khoản hợp đồng với cơ quan thuế và Hải quan. Xây dựng kế hoạch đầu tư và tổ chức thực hiện các công trình đầu tư và xây dựng cơ bản. - Thanh quyết toán NPL với khách hàng khi kết thúc hợp đồng b) Quyền hạn : - Được quyền kiểm tra tất cả các đơn vị liên quan đến quá trình sản xuất và việc kiểm tra sử dụng nguyên phụ liệu. - Ký tắt các phiếu đề xuất của các đơn vị liên quan đến vật tư phụ liệu phục vụ sản xuất trước khi Ban Tổng giám đốc duyệt. - Được quyền kiểm tra tất cả các đơn vị liên quan đến quá trình sản suất khi không thực hiên đúng cam kết trong hợp đồng. - Được quyền tham gia ký hợp đồng tham gia gia công với các vệ tinh khi Công ty không đáp ứng được năng lực sản xuất trong trường hợp giá ký trong phạm vi cho phép. Phòng kế toán tài vụ a) Nhiệm vụ - Tham mưu cho giám đốc các lĩnh vực có liên quan đến Tài chính kế toán. - Xây dựng kế hoạch hoạt động tài chính: Xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch hoạt động tài chính như: Doanh thu, vốn, chi phí, nộp ngân sách nhà nước, lợi tức cổ đông... Xây dựng phương án phân chia và sử dụng các quỹ. Xây dựng các kế hoạch vay vốn và sử dụng nguồn vốn. Xây dựng quy chế đấu thầu, quy chế tạm ứng tiền, quy chế mua bán vật tư hàng hoá. - Quản lý công tác kế toán tài chính: Tổ chức việc phân bổ kế hoạch tài chính đã được Tổng giám đốc phê duyệt. Giám sát hoạt động tài chính, các khoản thu, chi, các khoản kế toán phát sinh. Tổ chức ghi chép, thống kê, tổng hợp, phân tích hiệu quả tài chính. Báo cáo phân tích sử dụng các nguồn vốn, tài sản cố định, vốn cố định, vốn lưu động.. - Tổ chức phổ biến thực hiện chế độ tài chính kế toán. Tổ chức hướng dẫn và thực hiện kiểm tra các quy định về luân chuyển chứng từ nội dung thiết lập chứng từ từng đối tượng kế toán và phương pháp theo dõi ghi chép. Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán, chế độ chính sách mới về kế toán tài chính hiện hành của nhà nước cho đơn vị. - Tổ chức bảo quản lưu chữ các tài liệu kế toán: tổ chức quản lý cá tài liệu kế toán theo đúng quy định của nhà nước. Lưu chữ các tài liệu kế toán, thu chi, các báo cáo tài chính, các quyết toán tài chính theo quy định hiện hành của Công ty và nhà nước. b) quyền hạn - Được quyền chủ động giải quyết cá vấn đề tài chính theo kế hoạch đã được Tổng giám đốc phê duyệt và uỷ quyền. - Được quyền kiểm tra, kiểm soát việc thu, chi tài chính của tất cả các đơn vị theo phương án khoán hoặc các quy định của Công ty. . Văn phòng a) Nhiệm vụ: Tham mưu và giúp Tổng giám đốc các lĩnh vực sau: - Xây dựng và quản lý bộ máy tổ chức hoạt động của Công ty: Xây dựng mô hình tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các đơn vị trong Công ty phù hợp với tình hình thực tế của Công ty. Quản lý lao động, hồ sơ nhân sự, con dấu, các tài liệu quan trọng của Công ty, tài sản quan trọng của Công ty và phương tiện đi lại của CBCNV trong Công ty cũng như của khách đến Công ty làm việc. Xây dựng hệ thống quy chế, nội quy bảo đảm an ninh, chính trị, trật tự trị an. Kiểm tra đôn đốc các đơn vị thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ đã được lãnh đạo Công ty phê duyệt. - Quản lý các chế độ chính sách đối với người lao động, Công ty và nhà nước. - Đào tạo nguồn nhân lực. - Quản lý và tổ chức phục vụ đời sống, quản trị trong Công ty. - Quản lý công tác thi đua khen thưởng. b) Quyền hạn - Trực tiếp giao dịch với các cơ quan hữu quan có liên quan đến lĩnh vực công tác được giao. - Thừa lệnh Tổng giám đốc ký văn bản có tính chất nội bộ trong Công ty, các văn bản có tích chất hành chính quản trị gửi ra ngoài Công ty, các xác nhận liên quan đến chế độ chính sách người lao động. - Kiểm tra và giám sát việc thực hiện nội quy kỷ luật, lao động của đơn vị, cá nhân người lao động, các chế độ chính sách người lao động. Phòng chuận bị sản xuất a) Nhiệm vụ - Quản lý nguyên phụ liệu, thanh phẩm và hàng hoá trong hệ thống kho tàng. - Tổ chức tiếp nhận và cấp phát nguyên phụ liệu, vật tư, hoá chất... phục vụ sản xuất. b) Quyền hạn - Được quyền từ chối cung cấp hàng hoá có trong kho khi chưa có lệnh hoặc ý kiến của lãnh đạo Cty. - Được quyền từ chối nhập những hàng không đạt tiêu chuẩn chất lượng khi chưa có xác nhận của KCS Cty hoặc không đầy đủ thủ tục hoá đơn, chứng từ... Phòng KCS (Kiểm tra chất lượng sản phẩm ): a) Nhiệm vụ:Cũng giống như bao Công ty may mặc khác sản xuất và gia công sản phẩm may mặc cho khách hàng để chinh phục nhu cầu thị trường ngoài nước cũng như thị trường trong nước. Công ty may Thăng Long lấy việc kiểm tra chất lượng là một trong những công việc cần thiết trong chiến lược sản phẩm của mình. Chính vì vậy mà bộ máy kiểm tra chất lượng cũng được bố trí và tổ chức khá qui mô đầy đủ có khả năng bao quát một lượng hàng lớn. Những thành viên của bộ máy kiểm tra này đều là những người có trình độ và tâm huyết, kinh nghiệm trong vấn đề kiểm tra chất lượng. b) Chức năng:Bộ phận kiểm tra chất lượng chia làm hai cấp, đó là KCS Công ty và KCS xí nghiệp, mỗi bộ phận lại có chức năng nhiệm vụ riêng, KCS Công ty chịu sự chỉ đạo từ giám đốc điều hành kỹ thuật cùng với phòng Thiết kế - Kỹ thuật tham mưu cho ban giám đốc xây dựng các bản tiêu chuẩn thành phẩm giao cho các xí nghiệp và kiểm tra thành phẩm trước khi nhập kho Công ty, trước khi giao cho khách hàng, còn KCS xí nghiệp chịu trách nhiệm cố vấn cho giám đốc xí nghiệp về tiêu chuẩn kỹ thuật, trực tiếp giám sát kiểm tra quá trình sản xuất. Xí nghiệp phụ trợ a) Nhiệm vụ - Sửa chữa và bảo dưỡng máy móc thiết bị : - Tổ chức sửa chữa trung đại tu các thiết bị máy, thiết bị chuyên dùng theo kế hoạch của phòng Kĩ thuật chất lượng. Tổ chức sửa chữa các thiết bị máy móc nồi hơi, cầu thang máy, các thiết bị điện nước trong Cty khi có sự cố hỏng hóc đảm bảo các quy trình công nghệ và tiêu chuẩn kĩ thuật. Lắp đặt, thi công các hệ thống nồi hơi, các loại thiết bị máy móc ... theo thiết kế và chịu hoàn toàn trách nhiệm về chất lượng máy móc, công trình do đơn vị sửa chữa, lắp đặt . - Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống điện: Sửa chữa trung đại tu các động cơ điện các loại quạt, hệ thống thông gió, hệ thống điện ánh sáng trong Cty và theo đề nghị của các Xí nghiệp có phê duyệt của Tổng giám đốc. Lắp đặt các hệ thống điện, các phát sinh theo yêu cầu sản xuất của Cty. - Đào tạo công nhân nghề: Bồi dưỡng nâng cao bậc lương cho công nhân cơ khí, công nhân sửa chữa máy móc thiết bị, nồi hơi, thiết bị áp lực... b) Quyền hạn: Được quyền kiểm tra và đề nghị ngừng toàn bộ hệ thống điện, máy móc thiết bị khi có hiện tượng không bảo đảm an toàn về người và tài sản. Được quyền trả cho Công ty những người không tuân thủ quy trình công nghệ và tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc không tuân theo sự phân công của đợn vị -Cửa hàng giới thiệu sản phẩm : a) Nhiệm vụ : Trưng bày sản phẩm của công ty nhằm giới thiệu đến khách hàng. - Tiếp thu những ý kiến , nhận xét của khách hàng đối với sản phẩm công ty.Sau đó phản hồi lại cho công ty về nhân xét của khách hàng để công ty có những điều chỉnh kịp thời sao cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng. b) Quyền hạn:Giới thiệu và trưng bày sản phẩm,đưa sản phẩm của công ty đến người tiêu dùng. 2.4. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm ở Công ty May Thăng Long. Qua các thời quá trình phát triển của sản phẩm may, đặc điểm về chất lượng và định nghĩa về chất lượng đã được thay đổi và mở rộng qua từng thời kỳ phát triển của phong trào chất lượng, mặt khác tuỳ theo từng đối tượng sử dụng mà từ “chất lượng” có ý nghĩa khác nhau. Nhưng tổng quát lại có bốn đặc điểm cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm là: - Đặc điểm sản phẩm - Đặc điểm sản xuất - Đặc điểm thị trường - Đặc điểm lao động 2.4.1 Đặc điểm sản phẩm Mọi sản phẩm đều được cấu thành từ những nguyên vật liệu, do tác động của con người mà tạo ra sản phẩm đáp ứng mọi nhu cầu của con người, trong ngành may cung không nằm ngoài vô vàn nhu cầu đó, sản phẩm ngành may đa dạng về kiểu dáng, chủng loại sản phẩm, với mỗi mùa sản phẩm lại đáp ứng một nhu cầu khác, không thể áp dụng sản phẩm mùa đông dùng cho mùa hè được. Cũng tương tự sản phẩm may áp dụng cho các vùng khác nhau, các quốc gia khác nhau, cho dù sản phẩm có thế nào đi nữa thì không thể tách rời chất lượng khỏi sản phẩm công nghiệp. Chất lượng sản phẩm được sản xuất công nghiệp có thể được diễn tả trong giới hạn một tập hợp các đặc tính. Định nghĩa này phù hợp với các nhà kỹ thuật, vì họ quan tâm đến những đòi hỏi của sản phẩm về những thành phần đặc trưng và kích thước vật lý có thể được sản xuất. Đặc điểm về chất lượng dựa trên sản phẩm có một số ý nghĩa, nhưng nó không tính đến sự thích nghi khác về ý thích và khẩu vị riêng biệt của người tiêu dùng. 2.4.2. Đặc điểm sản xuất Đặc điểm sản xuất lại nêu bật vấn đề công nghệ. Chất lượng là trình độ cao nhất mà một sản phẩm có được khi sản xuất. Đặc điểm này quan tâm đến thực tế sản xuất và công nghệ, thích nghi với các yêu cầu đã đặt ra cho sản phẩm và tin tưởng vào sự phân tích thống kê đo lường chất lượng, sản xuất có công nghệ cao kết hợp trình độ tốt ... sẽ là nền sản xuất công nghiệp cho ra những sản phẩm có chuyên môn hoá cao ngày càng đáp ứng được nhưng nhu cầu của nhân loại, từ đó đẩy mạnh được sản xuất cao hơn. 2.4.2. Đặc điểm thị trường Đặc điểm chất lượng với người tiêu dùng (phổ biến với các nhà làm Marketing) họ cho rằng: “với người tiêu dùng trong mắt của họ chất lượng là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng tới quyết định mua, vấn đề phù hợp cũng là yếu tố quan trọng không kém ”. Do đó mọi cố gắng được tập trung vào việc nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu khách hàng và luôn luôn hướng tới cải tiến chất lượng liên tục để thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Theo xu hướng của đặc điểm này, sự thành công hay thất bại của nhà doanh nghiệp là có thể mang lại bao nhiêu giá trị cho khách hàng. Đây là một đặc điểm rất đặc trưng của nền kinh tế thị trường và đang được thịnh hành nhất hiện nay trong giới kinh doanh hiện đại. 2.4.5.Đặc điểm lao động Để tạo ra các sản phẩm hàng hoá dịch vụ yếu tố con người (lao động) là nhân tố quyết định Trong ngành may nói chung, Cty May Thăng Long nói riêng yếu tố lao động được đặt làm hàng đầu của sự thành bại. Các cán bộ phòng ban chuyên trách phải được trang bị đầy đủ những kiến thức chuyên môn, đặc thù ngành. Lao động trực tếp tại xí nghiệp họ cũng được trang bị vốn kiến thức cơ bản nhất mà công việc cần.Tóm lại trong công ty May Thăng Long yếu tố lao động được chia theo trình độ cơ bản từ cấp phòng ban cho tới công nhân trực tiếp sản xuất, tuy nhiên để hoạt động bình thường như hiện nay thì các quản trị gia cấp trên phải có quyết định đúng đắn, thống nhất, hợp tình hợp lý Số lượng lao động trong nganh may luôn luôn có sự biến động, các Doanh nghiệp may ở thành thị đời sống cao giá cả các chi phí thường ngày lớn dẫn tới chi phí lớn, trong khi đó cũng chi phí đó cho công nhân may trong ngành May ở nông thôn lại nhỏ hơn do vậy cùng một mức lương mà ở cá khu vực khác nhau là có sự chênh lệch lớn dẫn tới lao động trong công Ty May Thăng Long luôn có sự biến động. 2.5 Tình hình quản lý chất lượng của công ty May Thăng Long: Ngày 25/12/1999 Công ty đã được BVQI Việt Nam đến đánh giá trước chứng nhận. Căn cứ vào kết quả đánh giá Công ty tiếp tục hoàn thiện các quy trình, tìm tài liệu, tìm biện pháp khắc phục những thiếu sót để phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9002 và kết quả là ngày 10/4/2001 BVQI Vương Quốc Anh đã cấp chứng chỉ công nhận hệ thống quản lý chất lượng của Công ty đạt tiêu chuẩn ISO 9002. Kể từ đây vấn đề chất lượng đã có cơ hội bước sang một trang mới mà biểu hiện sâu hơn là chỗ đứng, thế đứng vững chắc của Công ty trong cơ chế thị trường. Liên tục trong những năm vừa qua, hàng của Công ty luôn được đánh giá cao trên thị trường quốc tế và được người tiêu dùng Việt nam bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao. Tỷ lệ phế phẩm và sản phẩm loại hai ngày càng giảm theo mỗi lô hàng sản xuất tại các thời điểm khác nhau, mức độ lỗi cũng giảm, thường xuất hiện những lỗi nhẹ. Công ty luôn đảm bảo 100% sản phẩm đạt chất lượng khi xuất giao cho khách hàng, làm được điều này là do Công ty có khả năng khắc phục những thiếu sót trong quá trình hoạt động hơn nữa là do quá trình chuẩn bị từ trước. Khi nhận được mỗi đơn hàng thì trên cơ sở của những yêu cầu kỹ thuật, những đặc điểm của sản phẩm, phòng Kỹ thuật đã xây dựng sơ đồ lắp ráp rất tỷ mỷ, rất chi tiết để hướng dẫn công nhân thực hành thao tác và đạt hiệu quả kinh tế cao về mặt kỹ thuật. Nhìn chung tình hình thực hiện chỉ tiêu chất lượng như vậy là tốt. Công ty đạt được một số thành quả: Hiện nay, Công ty đã và đang sử dụng những máy móc thiết bị hiện đại vào bậc nhất thế giới, tiêu biểu là máy thêu điện tử 20 chân. Tất cả những gì liên quan đến máy móc thiết bị đều được Công ty thực hiện một cách tốt nhất, thậm chí ngoài khả năng. Đó thực sự là một việc đáng tự hào và là lợi thế của Công ty mà ngành may đang phát triển như hiện nay. Về con người thì trình độ của người lao động ngày một tăng rõ rệt, cụ thể là đầu năm 90 bậc thợ trung bình là 2,5/7 còn hiện nay thì bậc thợ là 3,5/6. Cùng đó bộ máy quản lý có trình độ tăng đáng kể, hầu hết tốt nghiệp đại học và sau đại học. Công ty sử dụng đòn bẩy kinh tế rất có hiệu quả luôn đảm bảo mức lương của người lao động, không những vậy công ty còn quan tâm đến đời sống, môi trường lao động của người công nhân.Không những vậy công ty thường xuyên tổ chức những buổi sinh hoạt ngoài như cắm trại,nghỉ mát,thể thao nhằm nâng cao sức khỏe và tinh thần của người lao động.Vì thế người lao động cũng đóng góp hết sưc mình vào sự phát triển của công ty. Bảng 3: Lương bình quân của người lao động Đơn vị: đồng/người/tháng Năm 2001 2002 2003 2004 2005 Lương 835.000 920.000 998.000 1.000.000 1.100.000 Công tác giải quyết ăn ở, chăm lo sức khỏe và các điều kiện khác cho công nhân viên một cách tốt nhất để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho công nhân yên tâm sản xuất. Một ưu điểm quan trọng trong vấn đề chất lượng sản phẩm là Công ty xây dựng thành công hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002, không ngừng xây dựng và phát triển. Tuy nhiên Công ty còn một số hạn chế như thiếu vốn để thực hiện đồng bộ toàn bộ Công ty, đội ngũ thợ bậc cao còn ít chưa đáp ứng được tình hình hiện nay, công tác kế hoạch và công tác quản lý chưa thật nhịp nhàng, lỗi kỹ thuật vẫn còn xẩy ra tuy không nặng nhưng cũng cần phải khắc phục. Nhận thức của người lao động với hệ thống quản lý chất lượng chưa thật tốt, máy móc thiết bị vẫn chưa thật mang tính đồng bộ, việc kiểm tra chất lượng sản phẩm không theo giai đoạn của quy trình công nghệ, chủ yếu dựa vào KCS nên cũng không thể tránh được những sai sót chủ quan, không đáng có, chế độ khuyến khích chất lượng sản phẩm còn ít, cơ chế thưởng phạt chất lượng chưa đúng đối tượng. Công ty chưa xây dựng phong trào thi đua chất lượng một cách thường xuyên, Công ty cần phải phấn đấu để thực hiện xây dựng hệ thống quản lý chất lượng toàn diện. 2.6.Phương pháp quản lý chất lượng sản phẩm ở Công ty May Thăng Long: Hệ thống chất lượng trong Công ty may Thăng Long là một vòng tròn khép kín, người sau kiểm tra người trước, bộ phận sau kiểm tra bộ phận trước. Việc làm đó được tiến hành hàng ngày, hàng giờ tại Công ty đã hạn chế và làm giảm tỷ lệ sai hỏng rất nhiều. Hàng ngày KCS Công ty luôn luôn bám sát với xưởng sản xuất, kết hợp cùng KCS xí nghiệp, Kỹ thuật tiền phương, giám sát quá trình sản xuất xem nó diễn ra có đúng qui trình công nghệ mà phòng Thiết kế - Kỹ thuật ban hành không? tiếp xúc trực tiếp với khách hàng trên chuyền sản xuất, nắm bắt những thông tin, ghi chép lại yêu cầu của khách khi họ đi kiểm tra hàng trên chuyền và có sự phản ánh kịp thời với người ra tiêu chuẩn, qui trình để có sự sửa đổi, hướng dẫn cho phù hợp với từng thời điểm sản xuất vì nhiều khi khách hàng sau khi đi kiểm hàng trên chuyền nếu có vấn đề gì cần thay đổi thường trao đổi ngay với Kỹ thật tiền phương và KCS Công ty sau đó mới thông báo lại cho người ra tiêu chuẩn, qui trình. Đây là một việc làm mang tính chất uyển chuyển trong công tác giao dịch với khách hàng để giải quyết công việc cho nhanh chóng tránh ùn tắc, gián đoạn chứ không phải lúc nào mọi thông tin cũng bắt nguồn từ người ra tiêu chuẩn, qui trình mà đây là thông tin hai chiều. Việc giám sát thường xuyên đã giúp cho cán bộ quản lý chất lượng và Kỹ thuật tiền phương phát hiện và ngăn chặn kịp thời những lỗi do người công nhân trực tiếp sản xuất mắc phải, lỗi do tiêu chuẩn, qui trình…. cùng với người ra tiêu chuẩn, qui trình đề ra biện pháp xử lý khắc phục. Tất cả những việc làm trên đều được ghi thành văn bản và gửi tới các bộ phận liên quan để cùng nắm bắt, giải quyết, tránh lặp lại lỗi đó lần sau và hàng tuần trưởng phòng KCS Công ty có trách nhiệm báo cáo trước Tổng giám đốc về chất lượng sản phẩm ở từng xí nghiệp và đề ra hướng giải quyết. Như vậy là chúng ta thấy việc kiểm tra, giám sát chất lượng, đề ra các biện pháp khắc phục phòng ngừa là rất quan trọng, cần thiết không thể thiếu được trong sản xuất, nhất là trong sản xuất hàng loạt và qui mô lớn. Song không phải lúc nào cũng có thể thực hiện theo đúng trình tự nói trên bởi mặt bằng sản xuất của Công ty rất rộng và phân tán, có nhiều chi nhánh khác nhau. Ngoài trụ sở chính là Công ty may Thăng Long 250 Minh Khai - Hà nội thì Công ty còn một số chi nhánh và vệ tinh khác như xí nghiệp may Nam Hải ở Nam Định, xí nghiệp may Hà Nam ở Hà Nam - Phủ Lý, xí nghiệp may Hải Phòng do đó việc kiểm soát chất lượng ở tại các chi nhánh gặp nhiều khó khăn nên Tổng giám đốc ra quyết định ủy quyền cho giám đốc các chi nhánh, KCS tại chi nhánh được quyền khai thác nguồn hàng gia công, ký kết một số mặt hàng, đơn hàng và nộp lại phần trăm lợi nhuận nhất định cho Công ty đồng thời chi nhánh phải tự chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm làm ra và tự giải quyết các vướng mắc về kỹ thuật, chất lượng. KCS Công ty chỉ làm công tác hỗ trợ, kiểm tra xác suất lô hàng sản xuất nếu là đơn hàng của Công ty đưa xuống. Công việc chính của các Công ty may là may theo các đơn đặt hàng của khách hàng đặt và việc kiểm tra chất lượng sản phẩm được chia làm nhiều khâu để dễ phân loại chất lượng sản phẩm. + Sản phẩm loại I: là sản phẩm đảm bảo tuyệt đối các yêu cầu về kỹ thuật và đạt được những tiêu chuẩn quy định trong tài liệu kỹ thuật và quy trình công nghệ về quy cách kích thước mầu sắc... + Sản phẩm loại II: là những sản phẩm chưa đạt yêu cầu, cần phải sửa chữa lại. Nếu sửa chữa xong mà khách hàng đặt không chấp nhận thì có thể tiêu thụ ở thị trường trong nước. + Phế phẩm là những sản phẩm hỏng do rách, lỗi sợi nhiều, dầu máy nhiều không tẩy sạch, thông số kích thước bị sai lệch nhiều không thể sửa chữa được. Sản phẩm may của Công ty cung cấp cho thị trường nước ngoài và thị trường trong nước nên việc viểm tra chất lượng sản phẩm cũng khác nhau dựa vào các chỉ tiêu chất lượng. Đồng thời, cán bộ công nhân viên xí nghiệp may cùng cán bộ kiểm tra sản phẩm (KCS) sẽ kiểm tra chất lượng sản phẩm theo hai giai đoạn trước là - bao gói và sau là - bao gói để sản phẩm đưa đến tay người tiêu dùng đạt 100% loại I. Để tìm hiểu cụ thể tình hình sản xuất và chất lượng sản phẩm may ta xem xét và đánh giá một số năm gần đây (trang sau biểu 9). - Nhận xét: Sản phẩm may của Công ty bao gồm các loại: áo sơ mi nam nữ, áo jắc két, quần âu, bộ comple, quần áo TE, bộ Pijama, quần áo dệt kim, bộ thể thao... chủng loại sản phẩm của Công ty rất đa dạng vầ phong phú, mỗi loại sản phẩm trên có thể được chia ra nhiều loại, nhiều kiểu khác nhau. Do tính chất đó mà quá trình kiểm tra sản phẩm càng thận trọng và chặt chẽ hơn. Theo đánh giá của bộ phận KCS cùng cán bộ các xí nghiệp may thì từ năm 1997 là năm chất lượng sản phẩm may đi vào ổn định. Đó là sự đổi mới của Công ty với sự đầu tư đổi mới máy móc thiết bị hiện đại. - Nhìn vào bảng trên ta thấy, lượng sản xuất và tiêu thụ của sản phẩm may mặc tương đối lớn. Hàng năm lượng sản xuất và lượng tiêu thụ tăng với tỷ lệ tương đối ổn định. Lượng tiêu thụ tăng hàng năm điều này cho thấy chất lượng sản phẩm của Công ty đã được nâng lên một cách rõ rệt. Cũng theo bảng tổng kết cho ta thấy lượng sản phẩm xuất khẩu rất lớn (số lượng xuất khẩu lớn hơn số lượng tiêu thụ ở thị trường nội địa), thị trường tiêu thụ của sản phẩm xuất khẩu rất lớn ở hầu hết các nước trên thế giới như: EU, châu á, châu Phi... - Sản phẩm may xuất sang các nước chủ yếu là do khách hàng đặt với số lượng và chỉ tiêu chất lượng định trước, sản phẩm may được kiểm tra rất kỹ qua nhiều khâu nhằm đảm bảo sản phẩm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu chất lượng của khách hàng. Do đó ta thấy lượng tồn kho và các sản phẩm không đạt chất lượng của khách hàng yêu cầu chiếm tỷ lệ rất nhỏ. - Xét số lượng sản phẩm may trong các năm 2000 - 2002 ta càng thấy rõ điều đó. - 2.6.1. Xét về mặt hàng xuất khẩu: Do ngày càng mở rộng sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ nên việc sản xuất sản phẩm của Công ty ngày càng có quy mô và tỷ lệ ngày một tăng cả về sản lượng và chất lượng. Do đặc điểm là mặt hàng xuất khẩu nên tất cả các sản phẩm xuất khẩu đều đạt 100% loại I. Để tạo ra tất cả sản phẩm loại I, cán bộ phòng KCS Công ty và cán bộ KCS xí nghiệp đã kiểm tra phát hiện những sản phẩm không đạt yêu cầu sẽ đưa vào tái chế và sửa chữa lại. Quá trình kiểm tra sản phẩm may dệt kim được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn I (trước là - bao gói) khi sản phẩm được tạo ra do các quá trình sản xuất, cán bộ quản lý kiểm tra sản phẩm. Giai đoạn này sản phẩm sản xuất ra có tỷ lệ tái chế các sản phẩm lỗi (không đạt yêu cầu các chỉ tiêu chất lượng) khá cao. Cụ thể là: Bảng 4: Lỗi trước khi bao gói Năm 2001 Năm 2002 Năm 2004 Tỷ lệ tái chế lần I 18,3% 15,2% 13,6% Tỷ lệ tái chế lần II 5,2% 3,6% 2,1% Tỷ lệ tái chế cao vào năm 2001 và giảm dần với tỷ lệ giảm ổn định và năm 2003 chỉ còn 13,6%. Với tỷ lệ sản phẩm không đạt yêu cầu sẽ được đưa vào tái chế lại lần I, tuy nhiên tái chế lần I cán bộ quản lý lại kiểm tra lần II, ta thấy tỷ lệ tái chế lần II khá cao vào năm 2001 và giảm dần đến năm 2003 chỉ còn 2,1%. Sau tái chế lần II tỷ lệ loại I đều đạt 100% loại I, tức là thoả mãn yêu cầu của khách hàng, thoả mãn tất cả các thông số kỹ thuật, các chỉ tiêu chất lượng ( như đã nêu ở mục Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm chủ yếu của Công ty). Với tỷ lệ tái chế lần I, lần II như vậy, cán bộ quản lý thống kê được lỗi chủ yếu do may, vệ sinh công nghiệp, kỹ thuật và một số lỗi khác. May do trình độ đội ngũ công nhân, do máy móc thiết bị, do quá trình quản lý chưa chặt chẽ dẫn đến một số lỗi như cắt chỉ vào đường may, may lệch, bỏ đường may, độ lệch can khi may, may sai quy cách... tỷ lệ lỗi nay chiếm trên 80%, trong các năm tỷ lệ này giảm không đáng kể năm 2001 tỷ lệ lỗi do may là 87,8%, năm 2003 tỷ lệ lỗi do may là 83,6%. Điều này cho thấy lực lượng lao động của Công ty không thay đổi và trình độ tay nghề không được nâng lên, ý thức trách nhiệm trong quá trình sản xuất không được cải thiện. Vệ sinh công nghiệp gây ra một phần lỗi là do dính dầu trong quá trình sản xuất, do môi trường làm việc cũng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của Công ty. Lỗi kỹ thuật và một số lỗi khác như lỗi sợi, mầu, lệch mầu giữa các chi tiết trên sản phẩm, lỗi về thêu... Tất cả các lỗi trên đều ảnh hưởng chất lượng sản phẩm của Công ty. Giai đoạn II ( sau là bao gói). Quá trình là bao gói được quản lý và kiểm tra, kiểm soát một cách chặt chẽ vì đây là quá trình cuối cùng để xuất hàng đến tay người tiêu dùng. Sản phẩm sau khi kiểm tra ở giai đoạn I được chấp nhận sẽ được đưa vào là để đóng gói, ở giai đoạn này quá trình là sản phẩm cũng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Sau khi là bao gói việc kiểm tra chất lượng sản phẩm được tiến hành và những sản phẩm không đạt yêu cầu sẽ được đưa vào tái chế lại. Nhìn vào bảng ta thấy tỷ lệ sản phẩm không đạt yêu cầu còn khá cao khi là sản phẩm. Bảng 5: Giai đoạn sau bao gói Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Tỷ lệ tái chế lần I 8,2 6,73 5,3 Lỗi chủ yếu vẫn là quá trình là bao gói, trong quá trình là bao gói vẫn phát hiện ra lỗi do may, tỷ lệ này chiếm tỷ lệ khá cao. Ngoài ra, còn có một số nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm như vệ sinh công nghiệp, lỗi kỹ thuật, một số lỗi khác. Lỗi là bao gói chủ yếu là do công nhân làm việc gây ra lỗi đó, do tay nghề công nhân, do máy móc thiết bị sử dụng, do cán bộ quản lý, lỗi là bao gói chủ yếu là: là không phẳng, gấp sai quy cách, gấp ẩu, dính chỉ, dính bụi. Lỗi do may vẫn do các nguyên nhân của quá trình trước còn sót lại (không kiểm tra kỹ trong quá trình trước). ở giai đoạn này lỗi vệ sinh công nghiệp, lỗi kỹ thuật, một số lỗi khác tăng hơn giai đoạn trước. Các dạng lỗi ở giai đoạn này có sự biến động thường xuyên qua các năm. Với các dạng lỗi này lãnh đạo Công ty cùng toàn bộ cán bộ xí nghiệp may cần xem xét lại và tăng cường quản lý, đào tạo công nhân có tay nghề cao hơn, có các biện pháp giáo dục, có chế độ thưởng phạt rõ ràng để tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao. 2.6.2 Xét về mặt hàng nội địa: Sản phẩm hàng nội địa là các sản phẩm bán nội địa bao gồm hàng sản xuất mới, hàng xuất khẩu xuống loại và hàng tận dụng cắt trên mặt bằng xuất khẩu. Do đặc điểm là tiêu thụ ở thị trường trong nước nên vấn đề kiểm tra, kiểm soát sản phẩm không chặt chẽ như sản phẩm xuất khẩu. Tiêu chuẩn và phân loại chất lượng sản phẩm hàng Dệt kim nội địa chủ yếu dựa trên tiêu chuẩn của hàng xuất khẩu, nhưng một số tiêu chuẩn không dùng đến để kiểm tra chất lượng sản phẩm. Tất cả sản phẩm sản xuất ra khi đến tay người tiêu dùng đều đặt loại I 100% . Qua bảng ta thấy tỷ lệ sai hỏng, không đạt yêu cầu của mặt hàng nội địa có tỷ lệ thấp. Bảng 6: Tỷ lệ sai hỏng Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Tỷ lệ sai hỏng 11,7% 9,1% 7,3% Năm 2001 tỷ lệ sai hỏng đưa vào tái chế là 11,7%, năm 2002 tỷ lệ sai hỏng đưa vào tái chế là 9,1%, năm 2003 tỷ lệ sai hỏng đưa vào tái chế là 7,3% Tỷ lệ sai hỏng ngày càng giảm, chỉ tiêu chất lượng ít, đòi hỏi công nhân may không khắt khe như may xuất khẩu.... Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ phải đưa vào tái chế thấp và chỉ tái chế lần I đã đạt yêu cầu, có thể cung cấp cho thị trường, do thị trường trong nước nhận thức về chất lượng chưa cao, đời sống của người dân chưa cao, giá cả của sản phẩm... Sản phẩm không đạt yêu cầu của hàng nội địa chủ yếu là mắc lỗi nặng là do lỗi may(bỏ mũi may, xén mờ gấu bỏ mũi...) tỷ lệ này chiếm khoảng 80- 90%, nguyên nhân này cũng do tay nghề của công nhân, quản lý của lãnh đạo cùng các cán bộ xí nghiệp may, do ý thức trách nhiệm của công nhân. Qua dây ta thấy lỗi này giảm trong một vài năm trở lại đây nhưng vẫn còn cao năm 2001 là 90,5% năm 2003 là 89,2%. Điều này càng cho thấy sự quản lý chưa thay đổi, trình độ tay nghề không được nâng cao. Ngoài ra, còn có một số lỗi vệ sinh công nghiệp như vương chỉ, dính dầu vào sản phẩm may trong các năm không giảm năm 2001 là 7,3% năm 2003 là 7,9% . Ngoài ra còn một số lỗi do kỹ thuật, một số lỗi khác. Sau là bao gói tỷ lệ tái chế của sản phẩm thấp hơn sản phẩm may xuất khẩu. Bảng 7: Tỷ lệ tái chế Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Tỷ lệ tái chế 6,4% 4,5% 3,2% Năm 2001 tỷ lệ tái chế là 6,4%, năm 2002 tỷ lệ tái chế là 4,5%, năm 2003 tỷ lệ tái chế là 3,2%. Như vậy, trong quá trình là bao gói công nhân đã làm tốt quá trình này, ý thức được trách nhiệm của mình, sự quản lý được tăng cường, chế độ thưởng phạt được đề ra...Năm 2001 tỷ lệ sai hỏng 6,4% đến năm 2003 chỉ còn là 3,2%, đây là một tỷ lệ tái chế thấp đối với bất kỳ một Công ty nào. Tỷ lệ tái chế như vậy phát hiện chủ yếu là do lỗi của quá trình may, chiếm một tỷ lệ khá cao. Ngoài ra, còn lỗi do là bao gói như là sai quy cách, là lệch đường, là nhăn,...lỗi thường nặng. Năm 2001 lỗi do là bao gói là 14,3%, năm 2002 lỗi do là bao gói là 10,2%, năm 2002 lỗi do là bao gói là 9,3%. Ta thấy lỗi này ngày càng giảm do sự quản lý của cán bộ các xí nghiệp, do tay nghề của công nhân, do thay đổi máy móc thiết bị... Ngoài ra còn một số lỗi như vệ sinh công nghiệp, kỹ thuật, một số lỗi khác nhưng không đáng kể. + Trước là bao gói: Bảng 8: Biểu diễn tỷ lệ các loại lỗi của sản phẩm may trước là - bao gói Tỷ lệ lỗi(%) 0 KT Khác VSCN May Các dạng lỗi + Sau là bao gói: Bảng 9: Biểu diễn tỷ lệ các loại lỗi của sản phẩm may sau là - bao gói Tỷ lệ lỗi (%) 0 Khác KT VSCN Là BG May Các dạng lỗi 2.7.Phân tích các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm của công ty May Thăng Long: 2.7.1.Đặc điểm về sản phẩm : ở Công ty may Thăng Long thường sử dụng một số nhóm chỉ tiêu kỹ thuật công nghệ như: chỉ tiêu kích thước, chỉ tiêu công nghệ - thiết kế sản phẩm, chỉ tiêu hình dáng thẩm mỹ, chỉ tiêu kinh tế để đánh giá chất lượng sản phẩm chủ yếu của Công ty: - Các chỉ tiêu nói trên được sử dụng hàng ngày trong quá trình sản xuất. Sau khi phòng Thiết kế - Kỹ thuật nhận tài liệu kỹ thuật và các yêu cầu khác về sản phẩm…của khách hàng thì tiến hành nghiên cứu tài liệu, trao đổi với khách hàng, thu thập những thông tin cần thiết để có thể tiến hành triển khai sản xuất. Nhân viên kỹ thuật tiêu chuẩn và nhân viên thiết kế dây chuyền may sẽ đưa ra các bảng thông số kỹ thuật, hình dáng thẩm mỹ, yêu cầu về chất lượng sản phẩm, các hướng dẫn và yêu cầu về về kết cấu đường may, qui trình công nghệ chế tạo sản phẩm sau đó nhân viên kỹ thuật tiền phương, các thu hóa, KCS của xí nghiệp nhận bảng tiêu chuẩn kỹ thuật và qui trình đó để giải chuyền. Trong quá trình sản xuất nếu thấy điều gì bất hợp lý và khác với tiêu chuẩn thì phản hồi lại cho nhân viên ra tiêu chuẩn, qui trình để có sự điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp. Bảng tiêu chuẩn đó là cơ sở để để đánh giá tính hợp lý về kích thước sản phẩm, xem sản phẩm có đạt yêu cầu về chất lượng hay không. Bảng qui trình công nghệ là cơ sở để đánh giá sự hợp lý hóa các thao tác may sao cho tiết kiệm thời gian, năng suất - chất lượng cao, chi phí thấp, giá thành hạ trong quá trình sản xuất tại các xí nghiệp may. Trong chỉ tiêu công nghệ thì việc thiết kế sản phẩm ban đầu cũng rất quan trọng bởi nó là công việc đầu tiên của việc chế tạo sản phẩm. Nếu việc thiết kế ban đầu được tiến hành một cách trôi chảy thì công việc tiếp theo sẽ thuận lợi rất nhiều. Để tiến hành thiết kế một sản phẩm đưa vào sản xuất thì nhân viên thiết kế sản phẩm phải kết hợp cùng nhân viên tiêu chuẩn, nhân viên thiết kế dây chuyền may cùng nghiên cứu để đưa ra một sản phẩm sao cho khi đưa vào sản xuất hàng loạt người công nhân thực hiện một cách dễ dàng, thuận lợi và có thể sử dụng được các thiết bị gá lắp nhằm tăng suất lao động và cung cấp kịp thời những sản phẩm thỏa mãn yêu cầu của khách hàng. Nó góp phần quyết định thành công của một sản phẩm. Do đó, hoạt động đánh giá và cải tiến quá trình thiết kế là yêu cầu không thể thiếu, cung cấp cho nhà thiết kế những thông tin và dữ liệu về những chi tiết chưa phù hợp của mẫu thiết kế và các hướng khắc phục nhằm tạo các sản phẩm tối ưu nhất. Các nhóm kiểm tra các quá trình trong phạm vi trách nhiệm của mình để cải tiến phương thức hoạt động để thực hiện nhiệm vụ tốt hơn. Các hoạt đông đối chiếu chuẩn được sử dụng cho việc so sánh với các tổ chức có kỹ thuật tương đương nhưng cho kết quả biến động ít hơn, chu kỳ sản xuất ngắn hơn và chi phí ít hơn. Điều này tạo cơ hội cho các cá nhân có cơ hội xem xét, có thể so sánh được các kết quả của quá trình. Để hiểu rõ hơn ta tham khảo một số chỉ tiêu để đánh giá chất lượng sản phẩm của một mã hàng MDJ 003 - áo nhồi Lông Vũ được sản xuất tại xí nghiệp 2 của khách hàng PANPACIFIC Đặc điểm của của áo Jacket 2 lớp nhồi lông vũ, mũ có ba mảnh nhồi lông có thể tháo rời liên kết với nhau bằng khoá, thân trước có hai túi cơi, tay rời liên kết với thân bằng khoá nách, cửa tay chun có cá tay, gấu bẻ máy có chun gấu, nẹp kéo khoá suốt, không có nẹp che khoá, có nẹp đỡ khoá ở dưới vòng nách có khoá liên kết với tay. Yêu cầu kỹ thuật: + Tất cả các đường may mật độ mũi chỉ: chắp = 4 mũi/cm, diễu = 3,5 mũi/ cm. + Các đường may chắp = 1 cm. + Các đường may diễu 2 đường song song = 0.15 - 0.64 cm. + Đầu và cuối các đường may lại mũi chắc chắn trùng khít và sạch đẹp. + Sản phẩm may xong phải êm, phẳng, không bùng, vặn, nhăn rúm. Các chi tiết đối xứng phải cân đều 2 bên. + Các đường may, đường diễu phải đều, thẳng, không để cầm, nhăn, vặn déo. + Dùng kim nhỏ đầu tròn để may tránh vỡ mặt vải và lông vũ theo lỗ chân kim chui ra ngoài. + Toàn bộ chun gấu và cửa tay phải thao chun trước khi may 24 giờ để đảm bảo độ hồi chun. Dẫn hàng đầu chuyền, chế thử 5 sản phẩm, kiểm tra thông số an toàn mới sản xuất hàng loạt. + Đối với băng dính mặt bông bị sổ mép yêu cầu hơ lửa, tránh sổ tuột trước khi sản xuất. Chú ý không để đen mép đốt. + Toàn bộ khóa nẹp, khóa nách, khóa mũ phải xì hơi trước khi sản xuất. + Sản phẩm may xong phải sạch sẽ, không dây dầu, phấn, ố bẩn, không sểnh tuột, xót chỉ, xơ tướp… Bảng 10: Trọng lượng lông vũ mã MDJ-003 Đơn vị: gram Tên chi tiết Cỡ 102 114 126 138 150 162 174 Đinh mũ 8.5 9 9 10 10 10 1.5 Má mũ một bên 9.5 11 11 12.5 12.5 13 13 Thân trước một bên 25 30 34 38 41 51 55 Thân sau 52 63 71 80 91 97.5 107.5 Tay một bên 23 27 30 37 42 47.5 54.5 Cổ 6.5 6.5 7 7 8 8.5 9 Tổng cả áo 182 214.5 237 272 300 339 372 Biểu 11 : Bảng thông số kích thước sản phẩm mã MDJ - 003 Đơn vị: cm Vị trí đo Cỡ Dung sai 102 114 126 138 150 162 174 ẵ Rộng ngực 46,5 49 51,5 54 58 62 66 1 ẵ Rộng gấu 42 44 46 48 51 54 57 1 Rộng ngang ngực sau 38 40 42 44 46,5 49 51,5 0.5 Rộng ngang ngực trước 36 38 40 42 44,5 47 49,5 0.5 Dài áo sau giữa sống 45 50 55 60 65 70 75 0.5 Dài tay từ đầu tay 34 38 43 48 53 58 63 0.5 ẵ bắp tay đo vuông 21,5 22,56 23,5 24,5 26 27,5 29 0.5 ẵ cửa tay êm 9,5 10 10,5 11 11,5 12 12,5 0.5 Rộng mũ 24 25 25 26 26 27 27 0.5 Cao mũ 33 34 34 35 35 36 36 0.5 Rộng cổ từ khoá tới khoá 40,5 42,5 44,5 46,5 48,5 50,5 52,5 Bản to cổ sau 6 6 6 6 7 7 7 0.3 Cao cửa mũ đoạn giữa nẹp 5 5 6 6 7 7 8 Dài khoá mũ 36 38 40 42 44 46 48 0.3 Dài khoá nách 46 48 50 52 55,5 58,5 61,5 0.3 Dài khoá nẹp 47,5 52,5 57 61,5 67 72 76,5 0.3 Cắt chun gấu BTP 81 85 89 93 99 105 111 1 Cắt chun cửa tayBTP1bên 11 12 13 13 14 14 15 0.5 Tất cả các lô hàng nào cũng có những yêu cầu kỹ thuật và bảng thông số kích thước như vậy và để kiểm tra chất lượng sản phẩm người ta dựa trên những thông số và yêu cầu kỹ thuật này để phân loại sản phẩm: - Loại A ( loại 1): Các sản phẩm đạt chất lượng như đã qui định hoặc nằm trong dung sai cho phép. - Loại B ( loại 2): Các sản phẩm đạt chất lượng ở mức thấp hơn so với qui định. Cụ thể là có thể phục hồi sửa chữa được hoặc một lỗi nặng hoặc 2 lỗi nhẹ, phải phục hồi. - Loại C ( phế phẩm): những qui định vượt quá qui định trên chẳng hạn một lỗi nguy kịch, hoặc hai lỗi nặng hoặc 3 lỗi nhẹ hoặc thủng, rách... Bảng 12: Những lỗi thông thường TT Mô tả lỗi Mức độ lỗi Nguy kịch Nặng Nhẹ 1 Lỗi sợi, lỗi dệt dễ nhìn trong vòng 1 m * 2 Lỗi sợi, lỗi dệt khó nhìn trong vòng 1 m * 3 Còn đầu chỉ ở vai, tay thân trước, lưng * 4 Nếp gấp nhìn thấy trong vòng 1 m * 5 Túi nghiêng 50 so với vị trí * 6 Gấu may không chuốt, đầu gấu không đều * 7 Đường may bị cong * 8 Khuyết bị sờn, toét * 9 Bản to măng sét không đều * 10 Bản to đường viền không đều * 11 Nắp túi không êm * 12 Thiếu túi * Cần phải chú ý một điều rằng mỗi đơn hàng đều cho phép một hoặc phần trăm phế phẩm nhất định. Chẳng hạn 1% hay 2%. Chính điều này cho phép chất lượng sản phẩm của Công ty khi giao hàng cho khách bao giờ cũng đạt tỷ lệ cao về hàng đủ chất lượng, nếu có chỉ là những sản phẩm loại 2 nhưng tỷ lệ này rất nhỏ và thường được Công ty nhanh chóng sửa chữa và giao lại cho khách hàng kịp thời sau khi được sự chấp nhận từ phía họ. Tỷ lệ hàng phế phẩm không thể tái chế được: Bảng 13: Tỷ lệ hàng phế phẩm không thể tái chế Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Tỷ lệ hàng phế phẩm 0,005% 0,003% 0,002% Những sản phẩm không thể tái chế sẽ được tận dụng nhũng chi tiết còn có thể sử dụng được ví dụ như khuy, mũ áo tách rời, dây luồn. 2.7.2Đặc điểm về sản xuất: Bảng 14: Thiết kế mới hoặc cải tiến quá trình. b) Dây chuyền sản suất Cũng giống như các sơ đồ chuyền thống, công ty vẫn áp dụng 2 sơ đồ chuyền là: Theo sơ đồ nước chảy, theo sơ đồ cụm. * Sơ đồ theo kiểu nước chảy: Theo sơ đồ này nếu ta đi từ đầu chuyền đến cuối chuyền ta có sản phẩm hoàn thiện. Nhu cầu của khách hàng Nghiên cứu thị trường Hỗ trợ nghiên cứu Phân tích yếu tố cần Thiết kế các thông số kỹ thuật của sản phẩm Gửi khách hàng kiểm tra các thông Khách hàng yêu cầu sửa Sản xuất đại trà Sản xuất thử Chọn mẫu thiết kế Cung cấp nguyên vật Làm thủ tục lưu hồ sơ thiết kế Hỗ trợ kỹ thuật Đạt yêu cầu Không đạt yêu cầu Bảng 15: Sơ đồ của dây truyền nước chảy: - Ưu điểm: Nếu theo sơ đồ này có ưu điểm ta có thể biết được từng sản phẩm và có thể kiểm soát được chúng, và có thể khắc phục được sai sót kỹ thuật trong quá trình sản suất. - Nhược điểm: Để đáp ứng được chuyền này chúng ta phải có sự ổn định về số lao động với số lượng từ 35-38 người. Không có sự chuyên môn hoá. * Sơ đồ theo kiểu cụm: Theo sơ đồ này ta chia nhỏ từng bộ phận sản suất sau đó sắp xếp thành từng cụm sản suất, tổ sản suất. - ưu điểm: Có sự chuyên môn hoá, khắc phục tình trạng biến động LĐ - Nhược điểm: Cần có sự quản lý sát xao, có sự động đều trình độ, cũng như đồng đều công nhân trong từng bộ phận. VS-BP25 VS-BP25 1K-BP26 1K-BP18 1K-BP18 VS-BP25 1K-BP26 1K-BP27 1K-BP27 1K-BP20 1K-BP20 1K-BP20 Máy thùa khuyết BP28 Thu hoá 1K-BP20 Bản 16: Sơ đồ theo kiểu cụm Công ty luôn có sự đầu tư, đổi mới thiết bị nâng cấp nhà xưởng đổi mới trang thiết bị phục vụ công tác quản lý, văn phòng làm việc và nơi làm việc, phù hợp với mục tiêu sản xuất để phc vụ cho xuất khẩu, phù hợp với thị trường nội địa, từng bước mở rộng thị và chiếm lĩnh thị trường mới. Đầu năm 1996 Công ty lắp đặt mới một phân xưởng sản xuất hàng dệt kim trị giá đầu tư 100.000 USD, có thể sản xuất 600.000 sản phẩm dệt kim các loại/năm mở ra thị trường mới cho Công ty và bước đầu đã xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Hồng Kông và một số thị trường khác. Năm 2000 đầu tư thêm một dây chuyền sản xuất, đồng thời Công ty đầu tư một máy giác sơ đồ trên máy vi tính giúp cho việc tính định mức nguyên liệu với khách hàng được nhanh chóng, tiết kiệm sức lao động của NV Kỹ thuật. Bảng 17:Chủng loại và số lượng máy móc thiết bị chủ yếu của Công ty. TT Tên thiết bị máy móc sản xuất và số hiệu Số lượng(Chiếc) I Máy móc thiết bị công đoạn cắt 47 Cụm may 1K Cụm vắt sổ Cụm TV Cụm vắt sổ Cụm may 1K Cụm vắt sổ Cụm may thùa khuyết 1 Máy cắt tay HITACA 2 Máy cắt tay Nhật KM 1 Máy cắt tay ZM6 15 Máy cắt tay KS – AV 1 2 Máy cắt vòng (cắt gọt) HYTAL Nhật 3 Máy cắt vòng HITACA Nhật 2 Máy cắt vòng CHLB Đức OKI 8 Máy cắt cơ khí may Gia Lâm 4 3 Máy dùi dấu CHLB Đức 3 Máy dùi dấu Nhật 4 4 Máy ép mếch 4 II Máy móc thiết bị công đoạn may 1.324 1 Máy may bằng 1 kim 8332 CHLB Đức 164 2 Máy may bằng 1 kim Juki Nhật 435 3 Máy may bằng 1 kim Brother Nhật DB2- B736-3 100 4 Máy may bằng 1 kim PFAFF CHKB Đức 80 5 Máy may bằng 1 kim Brother DB2 – 797 20 6 Máy may 2 kim cố định + 2 kim di động 98 7 Máy vắt sổ các loại 200 8 Máy thùa khuyết đầu bằng 36 9 Máy thùa khuyết đầu tròn Nhật + Mỹ 15 10 Máy đính bọ 29 11 Máy cuốn ống Nhật + Mỹ 24 12 Máy nẹp sơ mi MXK CHLB Đức + Kan Sai Nhật 27 13 Máy tra cạp MXK CHLB Đức + Kan Sai Nhật 17 14 Máy 2 kim dọc MXK CHLB Đức + Kan Sai Nhật 17 15 Máy trần dây đeo CHLB Đức 3 16 Máy trần viền Nhật 4 17 Máy tra tay Hàn Quốc 2 18 Máy bổ cơi CHLB Đức 1 19 Máy đính cúc 38 20 Máy vắt gấu 13 21 Máy hút chỉ TSSM ký hiệu TS 838L Hồng Kông 1 III Máy móc thiết bị giặt, mài, thêu 21 1 Nồi hơi 2 2 Máy mài 1 3 Máy giặt 6 4 Máy vắt 3 5 Máy sấy 8 6 Máy thêu 20 đầu 1 IV Máy móc thiết bị công đoạn Là 1 Hệ thống là hơi đồng bộ (nồi hơi, bàn hút, bàn là)Nhật 9 (bộ) 2 Hệ thống là hơi đồng bộ(nồi hơi, bàn hút,bànlà) Hàn Quốc 1 (bộ) 3 Bàn là có hai bình nước để phun 84 (bộ) 4 Bàn là tay 170 5 Máy ép vai, thân áo VesTon Hàn Quốc 5 (bộ) * Đánh giá: Công ty có hệ thống máy móc thiết bị vào loại tiên tiến, đặc biệt là hệ thống máy 2 kim, hệ thống giặt mài (nhờ hệ thống này mà sản phẩm quần bò của công chiếm được thị trường của các nước Đông Âu), hệ thống máy vắt sổ. Nếu so với các công ty khác ở trong ngành thì công ty có hệ thống máy móc tiên tiến vào bậc nhất. Đặc biết trong các máy may có sự cải tiến bằng các bộ phận gá lắp đã làm cho máy móc của công ty càng ưu việt hơn trước 2.7.3.Đặc điẻm về lao động : Để thực hiện được những chỉ tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm thì nhân tố con người là quan trọng nhất.Nếu như trình độ quản lý cũng như trình độ chuyên môn của người lao động không cao thì không thể điều hành cũng như không thể sử dụng những trang thiết bị hiện đại để đạt được năng suất. Bảng 18: so sánh cơ cấu lao động theo tuổi và theo chuyên môn nghề nghiêp lao động vào công ty Đơn vị: Người, % Nă m Tổng số LĐ Trình độ chuyên môn Độ tuổi Đại học Tỷ trọn g Cao đẳn g Tỷ trọng T. Cấp Tỷ trọng Côn g nhân Tỷ trọng Từ 18-20 Tỷ trọn g Từ 20- 25 Tỷ trọn g Trê n 25 Tỷ trọn g 200 0 34 13,6 5 7 2,81 4 1,61 204 81,9 3 158 63,4 5 79 31,7 3 12 4,82 200 1 2300 32 8,06 6 1,51 8 2,02 351 88,4 1 240 60,4 5 122 30,7 3 35 8,82 200 2 2517 25 8,12 11 3,57 8 2,60 264 85,7 1 237 76,9 5 55 17,8 6 16 5,19 200 3 3166 39 4,11 15 1,58 20 2,11 874 92,1 9 785 82,8 1 151 15,9 3 12 1,27 200 4 3109 14 1,83 10 1,31 10 1,31 730 95,5 5 632 82,7 2 129 16,8 8 3 0,39 Qua bảng số liệu trên ta nhân thấy: + Trình độ chuyên môn: - Trình độ đại học: Lao động có trình độ đại học vào công ty có xu hướng càng ngày càng giảm, mức giảm càng ngày càng tăng. Năm 2000 số công nhân có trình độ đại học vào công ty là 34 người, chiếm 13,65% số lao động vào công ty. Đến năm 2001 số này có giảm còn 32 người chiếm 8,06%. Nhưng đến năm 2004 số lao động có trình độ đại học vào công ty chỉ là 10 người, chiếm 1.83% tổng số lao động tuyển dụng. - Trình độ cao đẳng, trung cấp: Lao động có trình độ trung cấp và trình độ cao đẳng vào công ty không theo 1 xu hướng nào. Có năm tăng nhưng có năm lại giảm, nhưng trong những năm gần đây thì tỷ trọng là rất thấp. - Công nhân: Lao động vào công ty trong những năm qua chủ yếu là lao động công nhân, họ chủ yếu chỉ qua lớp đào tạo nghề dưới 3 tháng hoặc chưa qua đào tạo nghề. Và tỷ lệ này có xu hướng ngày 1 ra tăng. Ví dụ năm 2000 số lao động là công nhân vào công ty là 204 người chiếm 81.93% tổng số lao động vào công ty. Năm 2001 số tỷ lệ này là 240 người, chiếm 88.41%. Và đến năm 2004 số này là 730 người chiếm 95,55% tổng số lao động tuyển dụng vào công ty. + Cơ cấu vê độ tuổi: Nhìn vào bảng biểu thì lao động vào công ty chủ yếu là những người có độ tuổi từ 18-20 tuổi, lao động từ 20-25 tuổi cũng chiếm tỷ trọng khá so với số lao động tuyển dụng vào công ty, lao động có độ tuổi trên 25 tuổi cũng tham gia tuyển dụng vào công ty nhưng tỷ trọng này rất nhỏ và có xu hướng ngày 1 giảm. * Tóm lại: Lao động vào công ty chủ yếu là lao động trẻ, trình độ thấp họ chỉ qua lớp đào tạo chứng chỉ nghề hoặc chưa qua lớp đào tạo nào về nghề may. Tuy nhiên tỷ trọng này càng ngày càng tăng đặc biệt trong những năm gần đây. Năm 2000 số lao động vào công ty tuổi từ 18-20 là 158 người chiếm 63,45%. Năm 2003 số lao động tuổi từ 18-20 là 785 người chiếm 82.87%, năm 2004 số lao động vào 632 người chiếm 82.72% Lao động nam giới tham gia tuyển dụng có xu hướng ngày một giảm cả về số tuyệt đối và số tương đối. Năm 2000 số nam lao động vào công ty 80 người chiếm 22.13%, năm 2001 số lao động là nam vào công ty là 39 người chiếm 9.82%. Nhưng đến năm 2004 số nam lao động vào công ty 50 người chiếm 6.54%. Lao động qua đào tạo dài hạn như : Có trình độ từ cao đẳng trở lên hay trình độ trung cấp vào công ty mỗi năm một giảm. Đặc biệt lao động trung cấp vào công ty trong những năm gần đây là rất thấp. 2.7.4Đặc điểm về thị trường: Thị trường và làm sao để thỏa mãn được thị trường,đó là đích để cho các doanh nghiệp hướng tới, May Thăng Long cũng không nằm ngoài quy luật đó. + Đối với thị trường ngoài nước quen thuộc May Thăng Long luôn giữ chân băng chính sách giá ưu đãi, Bảng 19: Thị trường tiêu thụ hàng hóa ở công ty May Thăng Long TT Mặt hàng Thị trường hiện nay 1 Jacket EU, Nhật, Thụy Sỹ, Czeck, Hàn Quốc, ... 2 áo dệt kim Mỹ, EU, Nhật 3 Sơ mi nam, nữ, sơ mi thời trang EU, Czeck, Nhật, Hà Lan, ... 4 Quần Hunggary, Nhật, EU, Hồng Kông, Đức 5 Quần áo trẻ em Canada,Algri…. 6 Bộ thể thao EU, ... +Đối với thị trường tiềm năng : Với những chi nhánh ở phía nam có công ty may Nam Định,Hà Nam, ở phía bắc có chi nhánh ở Hòa Lạc các chi nhánh này đã thu hút và đào tạo được hàng trăm lao động quanh vùng, công ty đang mở rộng hệ thống phân phối sản phẩm hơn nữa để dần dần xây dựng thương hiệu cho Thăng Long.Dựa trên những cơ sở đó May Thăng Long dự tính sẽ mở rộng thị trường trong nước hơn nữa Ngoài ra công ty còn có dự tính mở rộng thị trường ở Mỹ vì đây là thị trường có tiềm năng rất lớn, công ty có thể tìm được những đơn hàng lớn với đơn giá cao nhưng lại đặc biệt khó tính,đây cũng là thị trường đòi hỏi khắt khe về chất lượng sản phẩm.Với những điều kiện về tiêu chuẩn của May Thăng Long hiện nay với tiêu chuẩn ISO 9002 thì vẫn là chưa đủ để có thể thâm nhập vào thị trường này. Do đó công ty còn đang theo đuổi để lấy được chứng chỉ ISO 14000 đó là chứng chỉ đạt yêu cầu về môi trường. . 2.8.Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của Công ty trong một vài năm vừa qua. Trong những năm vừa qua, trên cơ sở đổi mới liên tục trang thiết bị, đào tạo và nhận công nhân, lao động có kỹ thuật, đổi mới bộ máy quản lý, xắp xếp lại tổ chức, tinh giảm biên chế thêm vào đó lại được quyền xuất khẩu trực tiếp, được tổ chức chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng BVQI ( Vương quốc Anh) chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng của Công ty đạt tiêu chuẩn ISO 9002 nên tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty đã luôn đạt và vượt kế hoạch năm sau cao hơn năm trước. Mặc dù trong thời điểm hiện nay, tình hình cạnh tranh càng mạnh, biến động thị trường lớn nhưng công ty may Thăng Long đã có những kết quả đáng mừng: luôn là đơn vị đứng đầu nghành về tỷ lệ sản xuất hàng FOB cụ thể là được Bộ công nghiệp và tổng công ty dệt may Việt nam tặng bằng khen đơn vị có tỷ lệ FOB cao nhất ngành, có nhiều mặt hàng chất lượng cao đạt tiêu chuẩn quốc tế như sơ mi, Jắc két, quần âu, quần áo dệt kim. Thị trường của Công ty cũng không ngừng được mở rộng. Hiện nay, Công ty đã có quan hệ với hơn 80 hãng thuộc hơn 40 nước khác nhau trên thế giới trong đó bao gồm cả Mỹ, Nhật và Tây âu. Sức sản xuất hàng năm là 5 triệu sản phẩm sơ mi qui chuẩn, tốc độ đầu tư tăng trung bình 59%/năm, tốc độ tăng bình quân nộp ngân sách là 25%, tốc độ tăng doanh thu bình quân là 20%, tốc độ tăng bình quân kim nghạch xuất khẩu là 23%. Trong năm 2005 Công ty phấn đấu đạt: Tổng doanh thu 133 tỷ đồng tăng 18.57% so với năm 2004 Lợi nhuận phấn đấu đạt 2.5 tỷ đồng tăng 29% so với năm 2004 Thu nhập bình quân đầu người là 1.1 triệu đồng/ người/ tháng tăng 10% so với năm 2004. Với những kết quả khả quan như vậy Đảng bộ công ty liên tục từ năm 1982 - 2004 được Quận ủy Hai Bà Trưng và Đảng ủy khối công nghiệp Hà nội công nhận và tặng bằng khen là đơn vị Đảng cơ sở vững mạnh xuất, Công đoàn và Đoàn thanh niên công ty cũng liên tục nhiều năm được công nhận là đơn vị cơ sở và đoàn thanh niên vững mạnh xuất sắc. Các số liệu cụ thể được thể hiện trong biểu sau: Biểu 20: Thực hiện một số chỉ tiêu SXKD chủ yếu 2002-2005 TT Chỉ tiêu Đơn vị TH 2002 TH 2003 TH 2004 KH 2005 1 Giá trị sản xuất công nghiệp Tr.đ 47.560 55.683 65.050 74 315 Xuất khẩu Tr.đ 41.057 44.546 49 530 53 505 2 Tổng doanh thu Tr.đ 112.170 130.378 156.388 181 305 - DTSCK Tr.đ 90.845 108.854 132.508 156 210 + FOB Tr.đ 63.131 71.636 97.250 122 864 -Doanh thu nội địa Tr.đ 21.325 19.327 21.492 23 657 3 Sản phẩm 1000C 5.143 6.319 7.520 8 124 - SPSX chủ yếu 1000C 3.670 4.065 4.292 4 623 4 Kim ngạch xuất khẩu (FOB) 1000US D 36.971 39.572 50.000 58 632 Kim nghạch xuất khẩu (HĐ) 1000US D 6.900 7.449 9.000 9 820 5 Kim ngạch nhập khẩu (HĐ) 1000US D 7.092 5.563 9.000 6.250 Kim ngạch NK(CIF) 1000US D - - - 6 Nộp ngân sách Tr.đ 3.370 3.470 3.820 4.270 - VAT Tr.đ 2.085 2.152 2.388 2.530 - Thuế thu trên vốn Tr.đ 400 601 318 513 - TTNDN Tr.đ 619 577 848 613 - Thuế khác Tr. đ 266 140 154 143 7 Tổng số lao động Người 2.300 2.300 2800 2000 8 Thu nhập BQ 1000đ/n g/th 998 1.000 1.100 1.150 9 Tổng vốn đầu tư Tr.đ 12.669 20.200 39.000 42.000 - Nhà xưởng Tr.đ 4.000 5.200 16.000 16.500 - Thiết bị Tr.đ 8.669 15.000 23.000 25.500 10 Giá vốn + Chi phí Tr. đ 106.865,625 117.552,18 7 129.307,39 135.77 2,4 11 Lợi nhuận TT Tr. đ 5.304,375 6.865,687 7.585,255 7964,5 16 12 Lợi nhuận ST Tr. đ 1.934,375 3.425,687 3.768,255 3.956, 668 Những con số trên đây đã biểu hiện rõ tốc độ phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty trong vài năm qua và xu hướng phát triển của may Thăng Long trong những năm tới. Tất cả đều khẳng định Công ty đã có và sẽ có những tiềm lực nội địa của chính bản thân mình để tiếp tục vươn lên trong tình hình cạnh tranh ngày càng khốc liệt, tạo một thế đứng vững chắc trong nền kinh tế quốc dân trong thế kỷ mới. Biểu 21: So sánh kết quả sản xuất giữa các năm. TT Chỉ tiêu Đ vị 2003 2002 2004 2003 2005 2004 1 Giá trị sản xuất công nghiệp % 117,1 116,9 114,3 2 Tổng doanh thu % 116,2 112 116,9 3 Giá vốn + chi phí % 110 110 105 4 Lợi nhuận trước thuế % 130 110,5 105 5 Nộp ngân sách % 103 110 113 6 Lợi nhuận sau thuế % 177,1 110 105 7 Thu nhập bình quân % 100,2 110 105 Chúng ta dễ nhận thấy rằng tình hình sản xuất nói chung của Công ty đang trên đà phát triển với rất nhiều thuận lợi. Theo bảng so sánh trên cho ta thấy: - Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2003 so với năm 2002 đạt 117,1% ….điều đó chứng tỏ rằng Công ty đang làm ăn có hiệu quả năm sau cao hơn năm trước, đang trên đà phát triển - Tổng doanh thu năm 2003 so với năm 2002 đạt 116,2….ta thấy doanh thu tăng lên theo từng năm, doanh thu tăng lên chủ yếu là do xuất khẩu và một phần là doanh thu hàng nội địa, trong hàng xuất khẩu chủ yếu là do hàng FOB. -Doanh thu tăng kéo theo lợi nhuận trước thuế tăng năm 2003 so với năm 2002 đạt 130%, năm 2004 so với năm 2003 đạt 110%, năm 2005 so với năm 2004 đạt 105% - Lợi nhuận của Công ty không ngừng tăng làm cho đời sống của cán bộ công nhân viên trong Công ty ngày một đầy đủ hơn nó được thể hiện ở thu nhập bình quân giữa các năm như sau: năm 2003 so với năm 2002 là 100,2%, năm 2004 so với năm 2003 là 110%, năm 2005 so với năm 2004 là 105%. Theo số liệu phân tích trên ta nhìn một cách tổng quát tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty những năm gần đây không ngừng phát triển kinh doanh có hiệu quả cao Công ty gặt hái được những thành quả đó là do nhiều nguyên nhân, quan trọng nhất là sự cố gắng của ban lãnh đạo của Công ty đã nỗ lực đưa hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 vào Công ty đã áp dụng thành công và duy trì không ngừng phát triển hệ thống để dần áp dụng các hệ thống quốc tế khác vào Công ty, mặt khác được sự ủng hộ và nỗ lực cố gắng của toàn thể công nhân viên trong Công ty, cùng với sự bố trí lại bộ máy quản lý tinh giảm biên chế và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đã đem lại những kết quả đáng kể cho Công ty. Với kết quả sản xuất kinh doanh sản xuất và uy tín của mình trên thị trường trong nước cũng như nước ngoài Công ty có thể huy động vốn bất cứ khi cần cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Biểu 22 : Huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển ST T Nguồn vốn Thực hiện 2002 Ước tính 2003 Kế hoạch 2004 Tỷ lệ % 2003 2002 2004 2003 1 Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước 4000 12000 45000 300% 375% 2 Vay thương mại 23000 43000 25000 178% 58% 2.8. Đánh giá thực trạng chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng sản phẩm ở Công ty may Thăng Long Vấn đề chất lượng sản phẩm là một vấn đề lớn, vấn đề tổng hợp bởi vì nó liên quan đến rất nhiều vấn đề khác của sản xuất kinh doanh. Qua những gì đã trình bày ở trên đã phần nào giúp chúng ta hiểu và đánh giá được một cách khá đầy đủ và chi tiết về bộ mặt chất lượng sản phẩm ở Công ty may Thăng Long. Tuy đã có nhiều những mặt tích cực song không thể không tránh khỏi những tồn tại cần giải quyết. Cụ thể là: 2.8.1. Những thành tích đạt được Là một doanh nghiệp lớn, có thể nói là doanh nghiệp đầu đàn của nghành dệt may Việt nam. Công ty may Thăng Long có những ưu thế nhất định trên thị trường may mặc xuất khẩu. Kết quả đó là sự tổng hợp của rất nhiều những thành công mà một trong số đó là những thành công trong lĩnh vực chất lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm. Sớm nhận biết tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của mình, Công ty đã thường xuyên xây dựng cho mình những chiến lược chất lượng sản phẩm riêng tùy theo từng giai đoạn cụ thể. Tuy nhiên, chiến lược nào cũng xác định chất lượng sản phẩm phải là nâng cao chất lượng máy móc, chất lượng con người, chất lượng nguyên vật liệu, chất lượng của qui trình công nghệ, chất lượng của hệ thống quản lý tổ chức sản xuất… Trong những năm qua, vấn đề máy móc thiết bị đã liên tục được đổi mới và cơ bản đã hoàn thành hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, đồng bộ đủ khả năng đáp ứng tốt nhất những yêu cầu khách hàng về chất lượng trong vài năm tới. Điều này không phải dễ mà có được khi mà vấn đề vốn vấn đang gặp khó khăn. Máy móc thiết bị tốt, chất lượng là một tiền đề quan trọng bậc nhất cho việc nâng cao năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm. Hiện nay, Công ty đã có và đang sử dụng những máy móc hiện đại nhất thế giới, tiêu biếu là máy thêu điện tử 20 chân. Tất cả những gì liên quan đến máy móc, thiết bị, cơ bản Công ty đã làm được và làm được một cách xuất sắc ngoài khả năng của mình. Đó thực sự là một điều đáng tự hào và là một lợi thế của Công ty khi mà ngành may Việt nam đang trên đà phát triển như hiện nay. Về vấn đề con người và chất lượng con người, Công ty đã làm được những việc đáng kể. Số công nhân luôn đảm bảo cho nhu cầu lao động, làm việc cho doanh nghiệp. Chất lượng công nhân cũng ngày một tăng, biểu hiện là số lao động bậc cao ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn trong cơ cấu lao động đưa mức bậc thợ bình quân đi lên từ 2,5/7 trong những năm đầu của thập kỷ 90 lên đén 3,5/6 trong những năm gần đây. Cùng đó là bộ máy quản lý có trình độ tăng lên đáng kể, hầu hết đều tốt nghiệp đại học và sau đại học. Kinh phí cho vấn đề bồi dưỡng cán bộ và đào tạo công nhân tay nghề thường xuyên được bổ xung tạo điều kiện cho các cá nhân có năng lực được phát triển, hòa nhập vào xu thế phát triển mới. Nguồn kinh phí này còn được sử dụng cho việc nâng cao trình độ của cán bộ quản lý, nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân. Bên cạnh đó, Công ty còn sử dụng đòn bẩy kinh tế có hiệu quả, đánh vào tâm lý chung của người làm công ăn lương như kích thích vật chất, kích thích tinh thần. Công tác giải quyết nhà ở cho cán bộ công nhân viên cũng được quan tâm chú ý từ nguồn quỹ phúc lợi, khen thưởng. Việc chăm sóc con em người lao động cũng được coi trọng đặc biệt, chế độ nghỉ ngơi, khám chữa bệnh vẫn được duy trì. Hàng năm đưa công nhân đi tham quan nghỉ mát theo chế độ, hết sức tạo mọi điều kiện để người lao động yên tâm sản xuất là phương châm làm việc của Công ty. Một ưu điểm quan trọng trong vấn đề chất lượng sản phẩm là Công ty đã xây dựng thành công hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm, duy trì và cải tiến chất lượng đã đạt được, có căn cứ để đánh giá hiệu quả và hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng, điều này còn cho phép Công ty mở rộng hợp tác với nhiều bạn hàng trong nước và quốc tế qua đó, lại tác động trở lại đến vấn đề chất lượng sản phẩm thông qua sự thỏa mãn ngày càng nhiều hơn những mặt hàng khó, phức tạp và yêu cầu kỹ thuật cao từ phía khách hàng. Đó là những ưu điểm cốt lõi chủ yếu của Công ty đứng trên góc nhìn chất lượng. 2.8.2. Những tồn tại cần giải quyết Đội ngũ lãnh chưa bám sát chặt chẽ với các giám đốc xí nghiệp trực tiếp sản xuất, xem trong sản xuất còn những vấn đề gì bất cập Chưa thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về chất lượng sản phẩm cho các giám đốc, quản đốc, tổ trưởng... tại các đơn vị sản xuất Đối với công nhân làm việc trực tiếp của từng bộn phận, công ty chưa tổ chức cho họ thi tay nghề, nâng bậc định kỳ Một số máy móc thiết bị vẫn còn cũ kỹ chưa được thay thế mới… Từ những tồn tại trên mà Cty cần phải giải quyết được những vấn đề sau: Với bộ máy quản lý cần phải tinh giảm sao cho hoạt động có hiệu quả nhất Để phát huy được tính sáng tạo của người làm công ăn lương trực tiếp, cần phải có những chính sách khuyến khích kịp thời bằng thưởng tiền Tổ chức thi tay nghề, thi thợ giỏi hàng năm, nâng bậc thợ đi đôi với nâng mức lương cho người lao động Tạo mối quan hệ mật thiết với các nhà cung ứng đầu có chất lượng cao, không nên ham rẻ mà đánh mất chất lượng sản phẩm… Có thể biểu diễn các nguyên nhân gây ra chất lượng xấu bằng sơ đồ nhân quả sau: Biểu 23. Sơ đồ nhân quả. Hệ thống kiểm tra chất lượng Công nghệ Nhà cung Nền văn hoá chất lượng Công tác kiểm tra còn yếu Cũ, lạc Số lượng nhà cung ứng Chưa tạo được nền văn hoá chất lượng Lực lượng kiểm tra còn mỏng Thiếu đồng bộ Chất lượng nhà cung ứng Chưa hình thành phong trào thi đua Phương pháp trực quan Chế độ bảo dưỡng Nhà cung ứng ở quá xa Sai sót kỹ thuật NVL cung ứng nhiều chủng lọai Sự tham gia đóng góp của khách hàng KH ở quá xa(KH ở nước Mức thu nhập Tình trạng gia Tuổi đời trẻ, nhiều nữ Hệ thống cồng kềnh Tư tưởng cũ lạc hậu Sự hỗ trợ của tổng Công ty Sự hỗ trợ của các thành viên trong CLB chất Nhìn vào sơ đồ nhân quả ta thấy; Chất lượng sản phẩm có mối liên quan chặt chẽ với các bộ phận, với hệ thống kiểm tra chất lượng mỏng có nghĩa là; các đơn hàng lớn tới hàng trăm nghìn sản phẩm, để đi hàng cùng một thời điểm thì cán kiểm tra chất lượng mỏng sẽ không đáp ứng được kịp tiến độ dẫn tới chất lượng kiểm tra kém, chất lượng sản phẩm thấp. Tương tự với mức thu nhập của công nhân là 500 nghìn đồng / 1 tháng sẽ cho ra sản phẩm có chất lượng thấp hơn so với công nhân có thu nhập 1triệu đồng/1tháng... Nói chung còn rất nhiều vấn đề mà biểu đồ nhân quả đã thể hiện, chúng mối quan hệ mật thiết không thể tách rời với chất lượng. Phần III:Một số phương hướng và Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty may Thăng Long 3.1. Phương hướng phát triển của Công ty May Thăng Long trong thời gian tới. 3.1.1 Một số mục tiêu cụ thể nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty may Thăng Long Công ty xây dựng kế hoạch phát triển Công ty không chỉ phát triển theo chiều rộng như nền kinh tế bao cấp, mà hiện nay Công ty phát triển nền kinh tế theo chiều rộng nhưng đặc biệt là chú ý phát triển theo chiều sâu. Để phát triển theo chiều sâu, Công ty đã xây dựng chiến lược kế hoạch, đầu tư vào máy móc trang thiết bị, đổi mới công nghệ, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất vào sản xuất, đổi mới cách thức tổ chức làm sao cho bộ máy tổ chức quản lý phải thật gọn, làm ăn có hiệu quả, đào tạo con người ngày càng có tay nghề cao hơn. Do đổi mới toàn bộ cách làm ăn mà từ đó chất lượng sản phẩm được nâng lên, do chất lượng tăng lên mới có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường Mỹ, thị trường Mỹ là một thị trường ngặt nghèo nhất cả về mẫu mã kiểu dáng, lẫn chất lượng nhưng hơn nữa là thời gian giao hàng. Bởi vậy muốn khai thác tối đa thị trường này và một số thị trường quốc tế khác nữa thì Công ty phải lập chiến lược kế hoạch phù hợp bằng công cụ giao khoán doanh thu và chi phí cho các xí nghiệp một cách thoả đáng. 3.1.2. Mục tiêu chung Từ nay đến năm 2006 cần tạo lập được hành lang và môi trường đảm bảo thường xuyên cải tiến chất lượng sản phẩm, nhằm đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng về chất lượng của nền kinh tế quốc dân, của người tiêu dùng, góp phần đạt các mục tiêu chung trong phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của cán bộ công nhân viên, tăng cường tiềm lực cho Công ty. Để thực hiện mục tiêu chung trên, cần chú ý 3 định hướng chủ yếu sau: + Xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ, phương hướng phát triển cụ thể về lượng sản phẩm cho ngành, về sản phẩm trọng điểm, sao cho có thể khắc phục được tình trạng yếu kém về chất lượng sản phẩm hiện nay. Nâng mặt bằng chất lượng sản phẩm chung trong toàn Công ty lên một bước, đáp ứng được những nhu cầu cơ bản cho sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu. Tập trung lực lượng để chế tạo được một số mặt hàng có chất lượng cao của thị trường trong nước và thế giới. - Đổi mới, tăng cường các hoạt động khoa học công nghệ và quản lý chất lượng trong sản xuất kinh doanh. Xây dựng và đưa vào cuộc sống những hệ thống chất lượng phù hợp với doanh nghiệp. - Hình thành một phong trào chất lượng trong khắp Công ty nhằm huy động mọi nguồn lực của Công ty vào việc đảm bảo thường xuyên cải tiến chất lượng hàng hóa, dịch vụ, chất lượng điều hành của các cán bộ quản lý, nghiên cứu, triển khai, thiết kế công nghệ, thông tin, đào tạo… Sự chuyển biến này phải tạo được tiền đề vững chắc để rút ngắn khoảng cách về trình độ, chất lượng sản phẩm hàng hóa của Công ty với các Công ty khác trong và ngoài nước, tạo diều kiện cho hàng hóa của Công ty may Thăng Long thâm nhập vào thị trường thế giới một cách bình đẳng, có sức cạnh tranh trong những thập kỷ đầu của thế kỷ 21. 3.1.3. Mục tiêu cụ thể Chính sự đổi mới toàn bộ Công ty, thêm vào đó lại được quyền xuất khẩu trực tiếp. Quan trọng hơn cả là Công ty được tổ chức chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng BVQI chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng của Công ty đạt tiêu chuẩn ISO 9002 :1994 nên tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty đã luôn vượt kế hoạch. Mặc dù trong thời điểm này môi trường cạnh tranh rất khốc liệt, biến động thị trường lớn nhưng dựa vào đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, tăng cường và tổ chức tốt

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty may Thăng Long.pdf
Tài liệu liên quan