Tài liệu Luận văn Giải pháp mở rộng tín dụng ở Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Nam góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn: LUẬN VĂN:
Giải pháp mở rộng tín dụng ở Ngân hàng
nông nghiệp và phát triển nông thôn
Quảng Nam góp phần chuyển dịch cơ cấu
kinh tế trên địa bàn
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau gần hai mươi năm thực hiện đường lối đổi mới nền kinh tế đất nước, tỉnh Quảng
Nam đến nay đã có những bước phát triển căn bản trên tất cả các mặt về đời sống, kinh tế -
xã hội, v.v... Từ năm 2000 đến năm 2005: Tốc độ tăng GDP bình quân đạt 10,4%. Giá trị
sản lượng công nghiệp tăng bình quân gần 26%; dịch vụ tăng 14%; nông nghiệp tăng
4,3%. Tỷ trọng công nghiệp trong GDP từ 25% (năm 2000) tăng lên 34% (năm 2005);
dịch vụ từ 33% tăng lên 35%. Toàn tỉnh có 05 khu và 18 cụm công nghiệp đang thu hút
mạnh đầu tư trong nước và nước ngoài... [10, tr 22]. Tuy nhiên, so với tiềm năng về vốn,
tài nguyên, nhân lực thì kết quả đạt được còn chưa tương xứng. Có nhiều nguyên nhân cả
về chủ quan và khách quan; nhưng nguyên nhân chủ yếu và nổi cộm hàng đầu là cơ cấu
kinh tế của tỉnh còn lạc ...
91 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1168 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Giải pháp mở rộng tín dụng ở Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Nam góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Giải pháp mở rộng tín dụng ở Ngân hàng
nông nghiệp và phát triển nông thôn
Quảng Nam góp phần chuyển dịch cơ cấu
kinh tế trên địa bàn
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau gần hai mươi năm thực hiện đường lối đổi mới nền kinh tế đất nước, tỉnh Quảng
Nam đến nay đã có những bước phát triển căn bản trên tất cả các mặt về đời sống, kinh tế -
xã hội, v.v... Từ năm 2000 đến năm 2005: Tốc độ tăng GDP bình quân đạt 10,4%. Giá trị
sản lượng công nghiệp tăng bình quân gần 26%; dịch vụ tăng 14%; nông nghiệp tăng
4,3%. Tỷ trọng công nghiệp trong GDP từ 25% (năm 2000) tăng lên 34% (năm 2005);
dịch vụ từ 33% tăng lên 35%. Toàn tỉnh có 05 khu và 18 cụm công nghiệp đang thu hút
mạnh đầu tư trong nước và nước ngoài... [10, tr 22]. Tuy nhiên, so với tiềm năng về vốn,
tài nguyên, nhân lực thì kết quả đạt được còn chưa tương xứng. Có nhiều nguyên nhân cả
về chủ quan và khách quan; nhưng nguyên nhân chủ yếu và nổi cộm hàng đầu là cơ cấu
kinh tế của tỉnh còn lạc hậu, nhiều điều bất hợp lý cả về nhận thức và thực tiễn. Vì vậy,
Đảng bộ tỉnh Quảng Nam chủ trương xác định, giải quyết vấn đề cơ cấu kinh tế theo
hướng CNH, HĐH luôn là trọng tâm của việc hoạch định kế hoạch phát triển kinh tế.
Phương hướng chung và mục tiêu phát triển chủ yếu giai đoạn 2006 - 2010 của tỉnh là:
“Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, quyết tâm đổi mới, tạo bước
đột phá đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp và dịch vụ” [10, tr 42]. Đồng thời xác định về cơ cấu kinh tế chung trong giai đoạn
2006 - 2015 là công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp
trước năm 2020 [10, tr 44 ].
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH phù hợp với nền kinh tế của tỉnh
là một vấn đề có nội dung phong phú và phức tạp, luôn đòi hỏi phải có những nhận thức
toàn diện, sâu sắc về cơ cấu kinh tế, cùng với những giải pháp đồng bộ, liên quan đến mọi
ngành, mọi cấp.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp - dịch vụ - nông
nghiệp, nông thôn; chuyển hướng mạnh sang đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị, phương
tiện, nhà xưởng, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất; phát triển các loại cây trồng,
vật nuôi có giá trị kinh tế cao, khả năng tiêu thụ tốt là chiến lược chủ đạo trong phát triển kinh
tế của nhiều địa phương.
Để phát huy được tất cả các nguồn lực cho sự phát triển cần phải sử dụng hợp lý, có
hiệu quả các nguồn lực lao động, vốn, tài nguyên thiên nhiên, khoa học và công nghệ.
Trong đó phải chú trọng đặc biệt tới giải pháp về vốn, mà trước hết là khu vực ngân hàng
cần có những giải pháp về vốn tín dụng thích hợp, dưới nhiều hình thức phong phú, đa
dạng, góp phần thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá chuyển đổi từ cơ cấu “nông nghiệp - công
nghiệp - dịch vụ” sang cơ cấu “công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp” nhằm khai thông, tạo
động lực cho việc khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực nội tại và nguồn lực nước ngoài
thúc đẩy nhanh quá trình CDCCKT của tỉnh. Thời gian qua, các TCTD trên địa bàn đã
cung ứng vốn đáng kể, nhưng vẫn chưa đáp ứng được so với tiềm năng và yêu cầu đặt ra
trong quá trình CDCCKT của điạ phương.
Từ lý do trên, tác giả chọn đề tài: "Giải pháp mở rộng tín dụng ở Ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Nam góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên
địa bàn" làm luận văn thạc sỹ kinh doanh và quản lý chuyên ngành: Quản lý kinh tế.
2. Tình hình nghiên cứu
Nguồn vốn tín dụng ngân hàng với sự CDCCKT là vấn đề hiện nay đang được
nhiều người quan tâm. Đã có một số công trình khoa học, bài viết được công bố với nhiều
cách tiếp cận khác nhau liên quan đến đề tài như:
- “Đổi mới hoạt động tín dụng ngân hàng nông nghiệp nhằm phát triển nông
nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam” của tác giả Võ Văn Lâm - Luận án Thạc
sỹ khoa học kinh tế, Học viện CTQGHCM, Hà Nội,1999.
- “Đổi mới hoạt động tín dụng ngân hàng nhằm thúc đẩy chuyển dịch kinh tế trên
địa bàn tỉnh Nghệ An” của tác giả Hà Huy Hùng - Luận án thạc sỹ khoa học kinh tế, Học
viện CTQGHCM, Hà Nội,1999.
- "Đổi mới cơ chế quản lý hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn Việt Nam trong nền kinh tế thị trường" của tác giả Võ Văn Lâm -
Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện CTQGHCM, Hà Nội, 2003.
- “Hoạt động tín dụng ngân hàng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở đồng bằng
sông Cửu Long” của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Kỷ yếu hội thảo khoa học, 2005.
- “Một số giải pháp tín dụng nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào khu công
nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc” của tác giả Hà Thạch - Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học
Đà Nẵng, 2005
- “Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng nam góp
phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh” của TS. Võ Văn Lâm - Tạp chí Cộng
sản, số 7 (tháng 4/2006).
Các công trình khoa học có các cách tiếp cận khác nhau về vấn đề nghiên cứu.
Nhằm làm rõ hơn sự tác động của vốn tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy CDCCKT
trên địa bàn tỉnh, tác giả chọn đề tài này làm đề tài nghiên cứu với hy vọng góp phần
nhỏ vào việc phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích:
Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về mối quan hệ giữa vốn tín dụng ngân hàng
với quá trình CDCCK. Đề xuất các giải pháp không ngừng mở rộng tín dụng ở
NHNo&PTNT Quảng Nam phục vụ quá trình CDCCKT trên địa bàn.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hoá để làm sáng tỏ một số vấn đề về tác động của vốn tín dụng ngân hàng
với sự CDCCKT theo hướng CNH, HĐH.
- Phân tích đánh giá thực trạng tín dụng ở NHNo&PTNT Quảng Nam đối với sự
CDCCKT trên địa bàn trong thời gian qua, chỉ ra những vướng mắc cần tháo gỡ và nguyên
nhân của thực trạng đó.
- Kiến nghị, đề xuất các giải pháp tín dụng ở NHNo&PTNT Quảng Nam góp phần
CDCCKT trên địa bàn trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tuợng: Nghiên cứu về tác động của vốn tín dụng NHNo&PTNT với sự
CDCCKT trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
* Phạm vi nghiên cứu: Tập trung vào sự tác động đến 3 loại cơ cấu: cơ cấu ngành và nội
bộ ngành sản xuất trong cơ cấu GDP (cụ thể là ba khu vực chính trong nền kinh tế: nông nghiệp,
công nghiệp và dịch vụ), cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu xuất nhập khẩu. Thời gian khảo sát
chủ yếu từ năm 2003 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình giải quyết các vấn đề của đề tài, sử dụng các phương pháp khoa học:
Duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp lịch sử, phương pháp hệ thống, thống kê, so
sánh, phân tích và tổng hợp, diễn giải và quy nạp nhằm làm rõ tính quy luật để rút ra kết luận về
những vấn đề được xem xét.
6. Đóng góp khoa học của luận văn
- Luận giải tác động của vốn tín dụng ngân hàng với sự CDCCKT theo hướng
CNH, HĐH.
- Làm rõ tác động của vốn tín dụng NHNo&PTNT với sự CDCCKT trên địa bàn
tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua, phát hiện và chỉ ra được những vướng mắc cần tháo gỡ
cũng như nguyên nhân của thực trạng đó.
- Đề xuất các giải pháp thiết thực, có tính khả thi về mở rộng tín dụng ở
NHNo&PTNT Quảng Nam góp phần CDCCKT trên địa bàn.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu
3 chương.
Chương 1
tác động của tín dụng ngân hàng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá
1.1. Cơ cấu kinh tế và yêu cầu về vốn cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế
1.1.1. Cơ cấu kinh tế và những nhân tố tác động tới việc chuyển dịch cơ cấu
kinh tế
1.1.1.1. Cơ cấu kinh tế
* Khái niệm cơ cấu kinh tế:
Cơ cấu hay kết cấu là một phạm trù triết học, phản ánh cấu trúc bên trong của một
sự vật, là tập hợp những mối quan hệ cơ bản tương đối ổn định giữa các yếu tố cấu thành
nên sự vật đó trong một thời gian nhất định. Cơ cấu của nền kinh tế quốc dân (KTQD) là
tổng thể những mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế (các lĩnh vực sản xuất,
phân phối, trao đổi, tiêu dùng ); các ngành KTQD (công nghiệp, nông nghiệp, thương
nghiệp, giao thông vận tải, y tế, giáo dục...); các thành phần kinh tế ( nhà nước, tập thể, tư
nhân, tư bản...); các vùng kinh tế. Cơ cấu kinh tế (CCKT) là tổng thể các ngành, lĩnh vực,
bộ phận kinh tế với vị trí, tỷ trọng tương ứng của chúng và mối quan hệ hữu cơ tương đối
ổn định hợp thành[14, tr 15]. Trong thực tiễn, các cuộc cách mạng khoa học - công nghệ,
trình độ phát triển của phân công lao động trong nước và quốc tế; quy luật lợi thế tuyệt đối
và lợi thế so sánh, lợi thế của nước đang phát triển; xu hướng quốc tế hoá sản xuất và đời
sống, lý thuyết về tái sản xuất và cân đối liên ngành... đã tác động với mức độ nhiều hoặc
ít khác nhau trên các phạm vi từ rộng đến hẹp trong việc hình thành và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế (CDCCKT) của mỗi quốc gia từng thời kỳ nhất định. Vì vậy CCKT là một phạm
trù kinh tế có ý nghĩa quan trọng trong quá trình xây dựng và thực hiện các chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội của mỗi một quốc gia qua các thời kỳ nhất định.
* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
CDCCKT là một quá trình đòi hỏi sự tác động phù hợp của nhân tố chủ quan của
con người bằng một hệ thống chính sách và biện pháp đồng bộ, tác động liên tục, phù hợp
với quy luật và điều kiện khách quan thúc đẩy nhanh quá trình hình thành và phát triển CCKT
mới.
Thông thường chuyển dịch CCKT chỉ diễn ra khi:
- Có những thay đổi lớn về điều kiện phát triển;
- Có khả năng và giải pháp mới thay đổi phương thức khai thác các điều kiện hiện
tại;
- Trong quan hệ phát triển giữa các bộ phận của CCKT có những trở ngại.
Như vậy, CDCCKT là quá trình làm biến đổi các yếu tố trong cấu trúc kinh tế và mối
quan hệ giữa các yếu tố đó hợp thành nền kinh tế theo một mục đích và phương hướng xác
định. Đó là sự thay đổi về lượng, thay đổi về quan hệ tỷ lệ giữa các ngành, các vùng, các
thành phần kinh tế, các cấu trúc kỹ thuật công nghệ, lao động, đầu tư,... sao cho phù hợp
với qui luật khách quan, phù hợp với xu thế phát triển chung của nền kinh tế thế giới nhằm
làm cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh, hiệu quả và bền vững. Vì thế, CDCCKT không chỉ
đơn giản là thay đổi tốc độ và tỷ trọng trong cơ cấu chung của nền kinh tế, mà phải tạo ra
sự thay đổi về chất trong cơ cấu và trình độ phát triển của mỗi ngành, mỗi vùng, mỗi thành
phần,... để CCKT được chuyển dịch tới là CCKT hợp lý và hiệu quả nhất.
CDCCKT theo hướng CNH, HĐH là sự vận động và phát triển đi lên để tiếp cận
một CCKT phù hợp nhất, là phương tiện nhằm khai thác tối ưu lợi thế của các ngành, các
lĩnh vực, các vùng để thúc đẩy nhanh quá trình tăng trưởng kinh tế. Đó là quá trình chuyển
đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế từ sử
dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công
nghệ, phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên cơ sở phát triển cao của công nghiệp và
tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội ở mức cao
nhất [14, tr 18]. Thực chất CDCCKT là làm biến đổi một nền kinh tế từ thấp đến cao,
từ không cân bằng đến cân bằng, đảm bảo vừa phát triển, vừa tăng trưởng nhanh, vừa
giải quyết vấn đề xã hội và phát triển con người toàn diện.
* Yêu cầu của chuyển dịch CCKT:
- Sử dụng tốt nhất lợi thế so sánh của quốc gia so với các nước khác trên thế giới (ví
dụ như Việt Nam có thế mạnh về du lịch phải tận dụng và phát triển tối đa ngành du lịch,
dịch vụ).
- Khai thác tối đa tiềm năng hiện có của quốc gia, vùng lãnh thổ trên cơ sở nguồn
tiềm lực sẵn có về tài nguyên, lao động... nhưng phải chú trọng đến bảo vệ môi trường sinh
thái.
- CDCCKT góp phần tạo nên khối lượng tích luỹ ngày càng lớn trong toàn bộ nền
kinh tế xã hội của đất nước.
- CDCCKT phải đi đôi với việc phát triển và ổn định nền văn hoá xã hội.
- CDCCKT phải kết hợp kinh tế trong nước với kinh tế thế giới trên cơ sở hợp tác
và hội nhập.
1.1.1.2. Những nhân tố tác động tới việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Sự CDCCKT chịu sự tác động của rất nhiều các nhân tố kinh tế khách quan và chủ
quan.
- Trình độ phát triển của kinh tế thị trường:
Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế trong đó nhu cầu của con người cần được thoả
mãn thông qua thị trường. Nhu cầu con người lại phụ thuộc vào việc nền kinh tế được phát
triển và chuyển dịch theo cơ cấu kinh tế như thế nào? Sản xuất cái gì? Sản xuất bằng công
nghệ gì và sản xuất cho ai? Trong nền “kinh tế chỉ huy tập trung”, các câu hỏi trên được
trả lời thông qua cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu và bao cấp gắn liền với một cơ
cấu kinh tế trì trệ, lạc hậu, kém năng động và thiếu hiệu quả. Khi nền kinh tế Việt nam
chuyển sang kinh tế thị trường và mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới thì câu trả lời
cho các câu hỏi trên chính là việc xây dựng, phát triển và chuyển dịch sang một CCKT
năng động, thích nghi với sự biến động của nhu cầu thị trường mà trong đó trình độ phát
triển kinh tế thị trường tỷ lệ thuận với trình độ phát triển và CDCCKT theo hướng CNH,
HĐH nền KTQD.
- Vị trí địa lý, tài nguyên, khí hậu:
Mỗi quốc gia có một vị trí địa lý, tài nguyên, khí hậu,... mang tính đặc thù. Nét đặc
thù này tác động mạnh đến quá trình CDCCKT. Việt Nam nằm ở vòng cung Châu á - Thái
Bình Dương có sự phát triển kinh tế nhạy bén, năng động đang có những ảnh hưởng rất
lớn đến nền kinh tế toàn cầu với quá trình chuyển dịch sự phát triển kinh tế từ Đại Tây
Dương sang Thái Bình Dương. Các nước nằm ven Thái Bình Dương đang có mức tăng
trưởng cao; có sản phẩm quốc dân bằng 1/6 thế giới; tổng mức ngoại thương chiếm 1/10
và trong vòng 10 năm tới có thể lên 1/2 của thế giới. Với vị trí lợi thế đó, Việt Nam đang
có những điều kiện thuận lợi để khai thác tốc độ phát triển và CDCCKT mở trong thời
gian tới. Đồng thời là một trong những nước phát triển muộn về công nghiệp, Việt Nam
hoàn toàn có lợi thế hơn khi áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại
[41]. Bên cạnh đó, tài nguyên thiên nhiên nước ta tương đối phong phú chưa được khai
thác nhiều. Các tài nguyên có trữ lượng khá bao gồm: khí hậu nhiệt đới, gió mùa; bờ biển
dài 3260 km với nhiều hải cảng quan trọng nằm trên tuyến đường thuỷ huyết mạch của thế
giới; tài nguyên đất và nước; năng lượng và khoáng sản; tài nguyên rừng biển... Đây là
một nhân tố cần coi trọng, liên quan chặt chẽ tới sự hình thành, vận động của quá trình
CDCCKT.
- Nhân tố kinh tế - xã hội:
Các quốc gia khác nhau có những thể chế chính trị, trình độ kinh tế, văn hoá xã hội
hoàn toàn khác nhau nên sự vận động và phát triển lực lượng sản xuất khác nhau và tác động
đến CDCCKT khác nhau. Việt Nam có dân số đông, có nền văn hoá lâu đời, người dân cần cù
lao động, chi phí nhân công thấp và nguồn lao động thiếu việc làm chiếm rất cao trên số lao
động xã hội. Điểm xuất phát của nền kinh tế thấp (sản xuất nhỏ là chủ yếu) lại chịu ảnh hưởng
nặng nề của chiến tranh, của cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp. Các nhân tố trên
đồng thời cùng tác động trên cả hai mặt thuận lợi và khó khăn trong quá trình hình thành và
CDCCKT. Với dân số đông, người đến tuổi lao động nhiều thì nhu cầu lao động, nhu cầu việc
làm rất lớn tác động đến quy mô của CCKT khi bố trí trình độ cơ cấu kỹ thuật - công nghệ.
Hậu quả của chiến tranh, của CCKT cũ, làm hạn chế năng lực tích luỹ vốn trong nước sẽ là
nhân tố cản trở quá trình điều chỉnh khi chuyển dịch từ CCKT cũ sang CCKT mới...
- Tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ:
Tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ diễn ra trên thế giới và trong nước có ảnh
hưởng mạnh mẽ đến sự biến đổi CCKT của mỗi quốc gia. Trước hết, nó làm thay đổi vị trí
của các ngành trong nền KTQD do khoa học kỹ thuật và công nghệ làm thay đổi vai trò
của nguyên liệu, vai trò của lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh. Do đó tiến bộ
khoa học kỹ thuật và công nghệ đặt ra những yêu cầu mới, đòi hỏi cần có quan điểm mới
trong việc khai thác và sử dụng tài nguyên trong quá trình CDCCKT thực hiện mục tiêu
CNH, HĐH ở nước ta.
- Tiết kiệm và đầu tư vốn:
Tiết kiệm và đầu tư vốn là phương tiện để khai thác các nhân tố tác động của: kinh tế
thị trường, điều kiện tự nhiên, tiềm lực kinh tế - xã hội và tiến bộ khoa học kỹ thuật, công
nghệ phục vụ cho CDCCKT. Với xuất phát điểm là một nước nông nghiệp lạc hậu, năng suất
lao động thấp, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thấp, đời sống nhân dân lao động vẫn còn ở
mức độ thấp dẫn đến khả năng tiết kiệm và đầu tư vốn chiếm trong GDP còn hạn hẹp. Vì vậy,
thực hiện tiết kiệm để đầu tư là điều cần đặt lên hàng đầu để nâng tỷ trọng huy động vốn đầu
tư trong GDP từ 20% trở lên [42]. Đồng thời huy động vốn nước ngoài qua các hình thức đầu
tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp để đáp ứng các nhu cầu trung dài hạn của nền kinh tế (nhất là
xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông liên lạc...). Ngoài ra một kênh huy động vốn không kém
phần quan trọng là việc huy động vốn thông qua hoạt động tín dụng phục vụ cho CDCCKT ở
nước ta.
Từ Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt nam lần thứ VI về trước, theo tư
duy cũ với những quan niệm không đầy đủ về chủ nghĩa xã hội, về thời kỳ quá độ đã hình
thành và tồn tại CCKT kém năng động, trì trệ lạc hậu và kém hiệu quả; một nền kinh tế
đơn nhất về thành phần kinh tế không khai thác được tiềm năng của toàn xã hội cho công
cuộc phát triển. Từ Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI đến
nay nhiều quan điểm mới xuất hiện ngày càng rõ nét được cuộc sống chấp nhận và ủng hộ
đã tạo ra một bước ngoặt mới trong lịch sử nhận thức về chính trị, kinh tế ở nước ta. Một
loạt các quan điểm đổi mới được đưa ra như: đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát
triển kinh tế; phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, theo định hướng XHCN, vận
động theo cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước; thực hiện CCKT “mở”;
CNH gắn liền với HĐH; gắn sự nghiệp giáo dục đào tạo với khoa học - công nghệ...
Những quan điểm mới này thực sự trở thành nhân tố chính trị tác động rất quan trọng đến
việc hình thành vào CDCCKT ở nước ta hiện nay.
Giữa các nhóm nhân tố nói trên có quan hệ mật thiết với nhau và có tác động nhất
định đến việc hình thành và CDCCKT nên cần tính đến tất cả các tác động này thông qua
vai trò quản lý của Nhà nước. Do vậy, suy đến cùng, nhân tố bao quát mang tính hiện thực
của việc hình thành và CDCCKT là vai trò tác động của Nhà nước trên thực tế điều tiết vĩ
mô nền kinh tế.
1.1.2. Yêu cầu về vốn cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp
hóa - hiện đại hóa
- Xuất phát từ yêu cầu về vốn đầu tư cho xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng:
CNH, HĐH đất nước là cả một quá trình chuyển biến căn bản về kinh tế xã hội từ
thủ công lạc hậu lên trình độ công nghiệp hiện đại. Ngày nay không thể tiến hành CNH
chỉ đơn giản là một quá trình xây dựng nền sản xuất cơ khí lớn trong tất cả các ngành
KTQD trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học công nghệ và quốc tế hoá sản xuất và
đời sống kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ. Để tiến hành CNH tránh nguy cơ tụt hậu, Đảng
ta đã xác định:
"Tranh thủ cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của
nước ta để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng
xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan
trọng của nền kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phát triển mạnh các ngành và
sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức; kết hợp việc sử dụng
nguồn vốn tri thức của con người Việt Nam với tri thức mới nhất của nhân loại. Coi
trọng cả số lượng và chất lượng tăng trưởng kinh tế trong mỗi bước phát triển của đất
nước, ở từng vùng, từng địa phương, trong từng dự án kinh tế - xã hội. Xây dựng cơ
cấu kinh tế hiện đại và hợp lý theo ngành, lĩnh vực và lãnh thổ. Giảm chi phí trung
gian, nâng cao năng suất lao động của tất cả các ngành, lĩnh vực, nhất là các ngành,
lĩnh vực có sức cạnh tranh cao. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp
và nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân" [9, tr
87-88].
Như vậy, để đảm bảo một nhịp độ tăng trưởng cao của toàn bộ nền kinh tế như
trên đã xác định phải có một nền tảng cơ sở hạ tầng hiện đại. Do đó cần thiết đầu tư
vốn xây dựng hệ thống đường giao thông, đường sắt, cầu cảng, sân bay, điện năng,
thông tin liên lạc... đáp ứng cho nhu cầu sử dụng, phục vụ phát triển của toàn bộ nền
kinh tế. Đây là các dự án đầu tư cần rất nhiều vốn và công nghệ cao, chậm thu hồi vốn
(có những dự án thu hồi vốn sau hàng chục năm) nên các doanh nghiệp hoặc là không
có khả năng đầu tư hoặc không mạnh dạn đầu tư. Do vậy, chỉ có ngân hàng với chức
năng trung gian tài chính trong nền kinh tế mới có khả năng cung ứng.
-Xuất phát từ nhu cầu vốn của chính các ngành kinh tế trong quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng côngnghiệp hoá, hiện đại hoá:
Bản thân các ngành kinh tế (mà chủ yếu là công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp)
muốn phát triển đều cần một quá trình tích tụ và tập trung vốn. Một đòi hỏi của chính
bản thân các ngành kinh tế là cần đầu tư để mở rộng và duy trì các nhà xưởng, thiết bị,
nhà hàng, khách sạn ... với số lượng vốn ngày càng tăng. Đặc biệt với những tính chất
đặc thù trong hoạt động sản xuất công nghiệp, dịch vụ thì mức đầu tư ngày càng cao.
Cũng chính từ đó đầu tư làm gia tăng năng suất các nguồn của cải của xã hội và tạo ra
mức sống cao hơn cho cá nhân, gia đình và bản thân các ngành kinh tế
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa với yêu cầu vốn đầu tư cho công nghệ mới:
Như trên đã xác định, CDCCKT hợp lý là một phần của CNH, HĐH đất nước.
Kinh nghiệm cho thấy các nước có nền kinh tế kém phát triển, tích luỹ từ nội bộ nền
kinh tế thấp không thể có ngay một cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại mà phải chuyển
dần từng bước bằng cách tận dụng toàn bộ nguồn lực sẵn có ở trong nước, khơi thông
những lợi thế so sánh của nước mình, thực hiện CNH, HĐH đất nước trên cơ sở lấy
CDCCKT phát huy khả năng sẵn có kết hợp với kỹ thuật công nghệ hiện đại để khai
thác tối ưu tiềm năng và lợi thế so sánh của mình. Như vậy CNH là một quá trình phát
triển kinh tế, trong quá trình này một bộ phận ngày càng tăng các nguồn của cải quốc
dân được động viên để phát triển một CCKT nhiều ngành ở trong nước với kỹ thuật
hiện đại. Điều này đòi hỏi các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế đầu tư các máy
móc thiết bị tiên tiến với công nghệ mới để tạo ra những sản phẩm đáp ứng được nhu
cầu thị trường với chi phí thấp nhất. Từ nhu cầu đó, với khả năng tích tụ và tập trung
vốn thấp thì việc đầu tư vốn cho thiết bị, công nghệ mới chỉ có thông qua tín dụng ngân
hàng. Tín dụng ngân hàng là nhu cầu thiết yếu của tất cả các chủ thể và thành phần
khác nhau trong nền kinh tế [40, tr221]
- Sự cạnh tranh trong phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế:
Sự ra đời và phát triển các mô hình kinh tế mà nhân loại trải qua cho đến nay đã
khẳng định kinh tế thị trường có tác động rất to lớn đối với sự phát triển khoa học công
nghệ, sự thay đổi ngành, vùng kinh tế; tăng năng suất lao động xã hội; thay đổi và phát
triển lực lượng sản xuất xã hội tạo nên những thách thức, đòi hỏi một công cuộc đổi
mới.
Nước ta khi chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường ở một điểm xuất phát thấp - nền
kinh tế mang nặng tính tự nhiên, tự cấp tự túc, lại chịu ảnh hưởng lâu ngày của mô hình
“kinh tế tập trung” mà thực chất là mô hình “kinh tế tự nhiên” hiện vật được biến dạng với
quy mô lớn diễn ra trong thời kỳ nhân loại phát triển văn minh. Bởi vậy, khi chuyển đổi
nền kinh tế “kinh tế tập trung” sang kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế kinh tế
thị trường tất yếu là phải đổi mới cấu trúc hay CCKT cũ, xây dựng và chuyển dịch sang
CCKT mới cho phù hợp với nó và đi đôi với nó chính là vấn đề vốn. Các lĩnh vực công
nghiệp, dịch vụ cũng ngày càng phải mở rộng quy mô để đáp ứng nhu cầu trong nước, xuất
khẩu và cạnh tranh trên thị trường quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế đang diễn ra
gay gắt. Cạnh tranh kéo tất cả các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế vào vòng xoáy đã
tạo nên các yêu cầu đổi mới từ công nghệ đến phương thức quản lý nhằm đạt hiệu quả cao
nhất. Từ đó đòi hỏi một lượng vốn đầu tư lớn để tồn tại và phát triển bền vững.
- Thực tiễn nền kinh tế nước ta đòi hỏi:
Mặc dù trong mấy năm gần đây, nước ta có những bước phát triển nhất định, song
nông nghiệp và nông thôn nước ta cho đến nay vẫn chưa thoát khỏi tình trạng sản xuất
nhỏ, cơ sở vật chất - kỹ thuật còn nhiều mặt yếu kém, công nghệ còn lạc hậu, năng suất lao
động và năng suất cây trồng, vật nuôi còn thấp. Nông nghiệp nhiều vùng chưa thoát khỏi
tình trạng độc canh cây lúa; con giống và cây giống chưa đổi mới kịp nhu cầu thị trường.
Sản phẩm làm ra khó bán, trở thành nỗi lo của nông dân. Năng suất lao động, vật nuôi, cây
trồng và ngành nghề tăng chậm; thu nhập và sức mua của nông dân còn rất hạn hẹp; nông
nghiệp chưa trở thành thị trường rộng lớn cho sự phát triển công nghiệp.Trong bối cảnh
đó, không thể dừng lại ở sự đổi mới cơ chế kinh tế mà phải thông qua CNH, HĐH để
CDCCKT nông nghiệp nước ta.
Trong lĩnh vực công nghiệp, trình độ công nghệ còn lạc hậu; công nghiệp truyền
thống chậm được đổi mới; ngành công nghệ mới, mũi nhọn hầu như chưa có hoặc mới bắt
đầu; sản phẩm làm ra chưa đảm bảo chắc chắn đứng vững trên thị trường trong nước, nên
rất khó có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế; vì vậy mà khó hội nhập với nền
kinh tế các nước trên thế giới và khu vực
Hệ thống kết cấu hạ tầng dịch vụ sản xuất kinh doanh và dịch vụ xã hội tuy có
những tiến bộ nhất định; song về trình độ còn rất thấp kém; nhất là đối với vùng núi, hải
đảo, vùng sâu, vùng xa so với các nước trong khu vực đã và đang cản trở sự hình thành và
phát triển kinh tế thị trường trong nước; cản trở việc mở rộng đầu tư của nước ngoài vào
Việt Nam.
Với điều kiện thuận lợi so với một số nước về tài nguyên, khí hậu và vị trí địa lý,
nhưng cho đến nay tiềm năng đó chưa được khai thác có hiệu quả. Do đó, muốn giải quyết
thực trạng này thì điều tiến quyết là vấn đề vốn đầu tư. Cần cung ứng vốn đầu tư cho các
ngành, các thành phần kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi để tạo ra được sự phát triển mới, sự
tăng trưởng tiến tới một CCKT hợp lý.
Ngoài ra để thực hiện mục tiêu “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng và văn
minh” theo định hướng XHCN đã chọn, đưa nước ta nhanh chóng vượt qua ngưỡng nghèo
nàn lạc hậu và tụt hậu trở thành nước có nền kinh tế phát triển đòi hỏi phải CDCCKT hợp
lý. Vì vậy để có thể đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn, ngoài các giải pháp khác về mặt xã hội
thì giải pháp bổ sung và đầu tư vốn là rất quan trọng.
1.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế
1.2.1. Mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
* Khái niệm tín dụng ngân hàng:
Tín dụng là quan hệ vay mượn lẫn nhau trên cơ sở có hoàn trả cả gốc và lãi
trong một thời gian nhất định. Theo quan điểm của C.Mác: “Tín dụng là một quá trình
chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu đến người sử dụng sau một thời
gian nhất định thu hồi một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu” [12, tr100].
"Ngân hàng ra đời với vai trò môi giới tài chính trung gian để tập trung các khoản tiền
nhàn rỗi trong nền kinh tế để cho các doanh nghiệp và công chúng vay. Do đó, khi một ngân
hàng cho khách hàng của mình vay, bằng cách đó, tạo nên sức mua cho họ thì không làm giảm
sức mua của bất kỳ ai. Đó chính là nét nổi bật nhất trong vai trò của ngân hàng tạo điều kiện
và thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ" [19, tr.28].
Cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá, ngày nay tín dụng còn được dùng
để chỉ một số hành vi kinh tế rất phức tạp như: Bán chịu hàng hoá, cho vay, chiết khấu,
bảo lãnh, ký thác... Trong mỗi hành vi tín dụng như trên, hai bên cam kết với nhau và cùng
nhau thực hiện cam kết.
- Một bên trao ngay một số hàng hóa hay tiền bạc.
- Còn bên kia cam kết sẽ hoàn lại một số hàng hoá hay tiền bạc trong một thời gian
nhất định và theo một số điều kiện nào đó [40. tr133].
Trong quan hệ tài chính, tín dụng có thể hiểu theo các nghĩa sau:
- Xét trên góc độ chuyển dịch quỹ cho vay từ chủ thể thặng dư tiết kiệm sang chủ
thể thiếu hụt tiết kiệm thì tín dụng được coi là phương pháp chuyển dịch quỹ từ người cho
vay sang người đi vay.
- Trong một quan hệ tài chính cụ thể, tín dụng là một giao dịch về tài sản trên cơ sở
có hoàn trả giữa hai chủ thể.
- Tín dụng còn có nghĩa là một số tiền cho vay mà các định chế tài chính cung cấp
cho khách hàng.
Quá trình thực hiện tín dụng thực chất không chỉ chứa đựng hai quá trình riêng biệt
cho vay và hoàn trả mà còn bao gồm cả quá trình sử dụng tiền vay được thực hiện trong
lĩnh vực sản xuất và kinh doanh hàng hoá. Như vậy, một quá trình tín dụng khép kín có thể
chia làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn phân phối tín dụng dưới hình thức cho vay;
- Giai đoạn sử dụng vốn tín dụng trong quá trình sản xuất;
- Và giai đoạn hoàn trả của tín dụng [40, tr134,135].
Từ những phân tích trên luận văn rút ra:
Thực chất tín dụng là một quan hệ kinh tế giữa người cho vay và người đi vay, giữa
họ có mối quan hệ với nhau thông qua sự vận động của giá trị. Vốn tín dụng được biểu
hiện dưới hình thức tiền tệ và hàng hoá từ người cho vay chuyển sang người đi vay và sau
một thời gian nhất định quay về với người cho vay với lượng giá trị lớn hơn ban đầu.
Tín dụng được cấu thành từ sự kết hợp của 3 yếu tố chính là: Lòng tin; thời hạn của
quan hệ tín dụng; sự hoàn trả. Đây cũng chính là 3 đặc trưng chủ yếu của tín dụng[12,
tr101]. Cùng với thời gian, hoạt động tín dụng chuyên nghiệp đã xuất hiện và ngày nay,
khi nói tới tín dụng, người ta thường nghĩ ngay tới các tổ chức tín dụng mà đại diện tiêu
biểu là ngân hàng, cơ quan chuyên cho vay, bảo lãnh, chiết khấu và cả phát hành giấy bạc.
Và tín dụng ngân hàng được hiểu là:
Tín dụng ngân hàng là mối quan hệ vay mượn bằng tiền tệ, hàng hoá và dịch vụ
theo nguyên tắc hoàn trả giữa một bên là ngân hàng và một bên là các đơn vị kinh tế, các
tổ chức xã hội và dân cư. Quá trình hình thành quan hệ tín dụng chính là quá trình hình
thành các quan hệ vay mượn lẫn nhau trong xã hội. Đó là mối quan hệ vay mượn có hoàn
trả cả gốc và lãi sau một khoảng thời gian nhất định, là quan hệ chuyển dịch tạm thời
quyền sử dụng vốn, là quyền bình đẳng cả hai bên đều có lợi. Trong nền kinh tế thị trường,
đại bộ phần quỹ cho vay tập trung qua ngân hàng và từ đó đáp ứng nhu cầu vốn bổ sung
cho các doanh nghiệp và cá nhân. Tín dụng ngân hàng không những chỉ đáp ứng nhu cầu
vốn ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp và cá nhân mà còn tham gia
cấp vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản, cải tiến đổi mới kỹ thuật công nghệ sản xuất. Ngoài
ra tín dụng ngân hàng còn đáp ứng một phần đáng kể nhu cầu tiêu dùng của cá nhân. Như
vậy, tín dụng ngân hàng là hình thức tín dụng chủ yếu trong nền kinh tế thị trường, nó đáp
ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế rất linh hoạt và kịp thời [40, tr222].
* Đặc điểm của tín dụng ngân hàng:
Tín dụng là một phạm trù kinh tế thuộc về kinh tế hàng hoá, là mối quan hệ kinh tế
phát sinh giữa hai chủ thể về khả năng và nhu cầu tiền tệ, có nhu cầu chuyển nhượng giá
trị và chấp nhận giá trị. Tín dụng không chỉ là một hình thức vận động của vốn tiền tệ (vốn
vay) mà còn là một loại quan hệ xã hội, trước hết là lòng tin. Từ xa xưa, tín dụng dựa trên
lòng tin là chủ yếu, đến nay nó được bảo trợ của pháp luật nhà nước. Song tín dụng không
phản ánh mọi mối quan hệ xã hội, mà chỉ là những quan hệ xã hội biểu hiện các mối liên
hệ vay mượn. Tín dụng biểu hiện các mối quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình phân phối
lại vốn tiền tệ theo nguyên tắc hoàn trả. Cơ sở vật chất của tín dụng là tiền tệ và hàng hoá
[12, tr100].
Đặc điểm của tín dụng biểu hiện ở các chủ thể của nó, những người cho vay và
những người đi vay. Trong quan hệ tín dụng phải có mặt đồng thời cả hai chủ thể: Người
vay và người cho vay. Quan hệ tín dụng có thể xuất hiện giữa các Nhà nước, giữa các tổ
chức kinh tế và ngân hàng, giữa các tổ chức kinh tế với nhau, cũng như giữa các cá nhân
với nhau.
Người cho vay là chủ thể cấp tín dụng. Để cấp tiền vay, người cho vay cần phải có
một lượng giá trị tài sản nhất định, mà nguồn của nó có thể là tiền vốn tự có, là hàng hoá
hoặc tài sản vay mượn ở các chủ thể khác của quá trình tái sản xuất. Hiện nay, ngân hàng
cấp tín dụng chủ yếu bằng nguồn vốn huy động. Cùng với sự hình thành hệ thống ngân
hàng, đã diễn ra sự tập trung tín dụng. Các ngân hàng trở thành người đại diện cho tất cả
những người cho vay bằng tiền. Với tư cách đó, ngân hàng có thể động viên mọi nguồn
vốn tạm thời chưa sử dụng trong nền KTQD. Trong tín dụng thương mại, một hình thức
tín dụng khá phát triển trong kinh tế thị trường, là người cho vay chuyển cho người đi vay
bằng các hàng hoá đang được tiêu thụ và khi đó chưa xuất hiện ngay các quan hệ thanh
toán bằng tiền tệ.
Người đi vay là chủ thể thứ hai trong quan hệ tín dụng. Vị trí của người vay trong
quan hệ tín dụng về cơ bản khác với người cho vay về tư cách sở hữu vốn, sử dụng vốn và
tính định đoạt, trách nhiệm hoàn trả vốn.
Tính hoàn trả tiền vay là một trong những dấu hiệu thể hiện bản chất của tín dụng.
Khác với các hàng hoá khác, giá trị và giá trị sử dụng của nó trong khi bán được chuyển từ
người bán sang người mua, còn vốn được chuyển giao thông qua tín dụng chỉ tạm thời
chuyển nhượng quyền sử dụng. Thực chất trong quan hệ tín dụng, chỉ có giá trị sử dụng
được chuyển đến người chủ mới. Tính hoàn trả không tự nó xuất hiện mà dựa vào quá
trình vật chất, vào sự kết thúc tuần hoàn vốn và được đảm bảo bằng hiệu quả cụ thể sau
một chu kỳ sử dụng vốn cuả người vay cá biệt [40, tr134]. Như vậy bản chất của tín dụng
được thể hiện là hình thức vận động của vốn tiền tệ trong xã hội theo nguyên tắc có hoàn
trả nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức
sống cho dân chúng.
1.2.2. Nội dung, vai trò của hoạt động tín dụng ngân hàng trong chuyển dịch cơ
cấu kinh tế
* Nội dung của hoạt động tín dụng ngân hàng:
Trong nền kinh tế hàng hoá, tín dụng thực hiện 2 chức năng cơ bản là:
Thứ nhất, tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ trên cơ sở có hoàn trả. Thực hiện
chức năng này, tín dụng thu hút đại bộ phận tiền tệ nhàn rỗi trong nền kinh tế và phân phối
lại vốn đó dưới hình thức cho vay để bổ sung vốn cho doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu
về vốn nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Tập trung và phân phối lại
vốn tiền tệ là hai quá trình thống nhất trong sự vận hành của hệ thống tín dụng. ở đây tín
dụng được xem như chiếc cầu nối giữa các nguồn cung - cầu về vốn tiền tệ trong nền kinh
tế, trực tiếp tham gia điều tiết các nguồn vốn tạm thời từ nơi thừa sang nơi thiếu[7, tr215].
Thứ hai, phản ánh một cách tổng hợp và kiểm soát các hoạt động của nền kinh tế.
Trong việc thực hiện chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ nhằm phục vụ yêu
cầu tái sản xuất, tín dụng có khả năng phản ánh một cách tổng hợp và nhạy bén tình hình
hoạt động của nền kinh tế[7, tr102]. Do đó, tín dụng còn được coi là một trong những công
cụ quan trọng của Nhà nước để kiểm soát, thúc đẩy quá trình thực hiện các tiết kiệm tiền
mặt trong lưu thông, do tín dụng gắn liền với thanh toán không dùng tiền mặt trong nền
kinh tế. Đồng thời, tín dụng có thể phản ánh và kiểm soát quá trình phân phối sản phẩm
quốc dân trong nền kinh tế.
* Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Tín dụng ngân hàng, trên góc độ là một kênh đầu tư vốn quan trọng vào quá trình
CDCCKT có vai trò quan trọng thúc đẩy quá trình CDCCKT. Được thể hiện trên
những vai trò chủ yếu sau:
Một là, góp phần khai thác tối đa tiềm năng và lợi thế so sánh của nền kinh tế.
Tín dụng ngân hàng tác động điều tiết sự di chuyển vốn đầu tư làm bình quân hóa tỷ
suất lợi nhuận, thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển. Tín dụng ngân hàng luôn chuyển
hướng đầu tư vào những ngành có tỷ suất lợi nhuận cao, hạn chế hoặc không đầu tư vào
những ngành có tỷ suất lợi nhuận thấp. Qua đó tín dụng ngân hàng góp phần làm thay đổi
quan hệ cung cầu hàng hóa và thay đổi CCKT.
- Thông qua đầu tư vào các tổ chức kinh tế của từng ngành kinh tế, sẽ làm cho thay
đổi nội bộ ngành kinh tế. Từ đó làm thay đổi CCKT ngành; đây là loại cơ cấu quan trọng
nhất và là yếu tố quyết định nhất, tín dụng ngân hàng tác động vào để chuyển dịch tất cả
các loại CCKT, song chuyển dịch CCKT ngành là rõ nét và bao trùm. Tín dụng ngân hàng
góp phần hình thành các vùng trọng điểm, như các khu công nghiệp tập trung, khu công
nghệ cao, các vùng công - nông nghiệp kết hợp, thay đổi cơ cấu cây con,... để thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu ngành. Chẳng hạn: Ngành nông nghiệp, thông qua cho vay thu mua
lương thực, thực phẩm để chế biến và xuất khẩu, tín dụng ngân hàng đã tạo điều kiện khai
thông thị trường cho sản phẩm nông nghiệp, kích thích nông nghiệp phát triển. Nhờ cho
vay trung và dài hạn đã hình thành và mở rộng các vùng trồng cây ăn quả, cây công
nghiệp, vùng nuôi trồng thuỷ sản có hiệu quả và năng suất cao.... Hoặc ngành công nghiệp,
thông qua tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình sắp xếp lại lực lượng công nghiệp hiện có
theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,....
- Tín dụng ngân hàng tác động vào chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế. Tín dụng
ngân hàng tham gia vào các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả của các thanh phần kinh tế.
Vì thế muốn tồn tại và phát triển các thành phần kinh tế đều phải tự khẳng định mình.
Thực tế cho thấy có nhiều DNNN làm ăn thua lỗ, sau cổ phần hoá thì lại phát triển tốt. Tín
dụng ngân hàng cũng đầu tư vào các tổng công ty lớn thuộc ngành kinh tế mũi nhọn của
Nhà nước. Như vậy tín dụng ngân hàng đã góp phần điều chỉnh tỷ trọng các thành phần
trong nền kinh tế và thực hiện chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần.
- Tín dụng ngân hàng tạo điều kiện phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn.
Nước ta có tài nguyên thiên nhiên ưu đãi, dân nông nghiệp chiếm đại đa số và hình thành
nhiều làng nghề. Nhờ có tín dụng ngân hàng mà có thêm nhiều sản phẩm của làng nghề đạt
tiêu chuẩn xuất khẩu ra nước ngoài thu được lợi nhuận cao.
Hai là, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp và nền kinh
tế.
Tín dụng ngân hàng có chức năng giám sát bằng đồng tiền để đảm bảo hiệu quả của
đồng vốn cho vay không bị mất gốc và sinh lời, nên tín dụng ngân hàng cần phải đầu tư
vào các dự án, các đơn vị làm ăn có hiệu quả, có sức cạnh tranh lớn. Để vay được vốn
ngân hàng, các doanh nghiệp, cá nhân phải tính toán, cân nhắc các dự án trước khi xin vay.
Quá trình sàng lọc, tín dụng ngân hàng sẽ đầu tư vốn cho các doanh nghiệp, cá nhân sản
xuất kinh doanh có yếu tố đầu vào thấp nhưng đầu ra được thị trường chấp nhận. Vì vậy,
các đơn vị phải tiết kiệm chi phí, tăng vòng quay vốn, tăng năng suất lao động để hạ giá
thành sản phẩm. Kết quả là thúc đẩy các doanh nghiệp khai thác có hiệu quả tiềm năng
kinh tế trong hoạt động kinh doanh [12, tr103].
Trong nền kinh tế thị trường, các NHTM phải thường xuyên cạnh tranh với nhau,
nên các sản phẩm dịch vụ ra đời ngày càng đa dạng, phong phú và phù hợp với các nhu
cầu của doanh nghiệp và cá nhân. Vì thế, các tổ chức và cá nhân khi tạm thời thừa vốn sẵn
sàng gửi vào ngân hàng để nâng cao hiệu quả vốn, doanh nghiệp vay vốn ngân hàng sử
dụng vốn có hiệu quả hơn. Kết quả đồng vốn của doanh nghiệp, cá nhân và NHTM có hiệu
quả hơn, làm cho vốn của toàn bộ nền kinh tế được sử dụng hiệu quả hơn .
Ba là, tác động tới sự hình thành đồng bộ hệ thống thị trường tạo điều kiện thúc
đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Hệ thống thị trường càng đầy đủ thì các câu hỏi: Cái gì? như thế nào? cho ai? càng
đòi hỏi phải được trả lời đầy đủ chính xác. ở đó, các nhà sản xuất kinh doanh và người tiêu
dùng đã tìm đến với nhau và hiểu nhau không phải bằng lời nói mà phải thể hiện bằng vật
chất, hàng hoá, thành phẩm, vật phẩm cần trao đổi.
Thông qua hoạt động tín dụng, ngân hàng đã cho các nhà sản xuất kinh doanh, dịch
vụ vay vốn để cung cấp hàng hoá dịch vụ thị trường cần. Thị trường lại tạo cho các xí
nghiệp hoạt động một cách độc lập, động viên tính tích cực của từng đơn vị qua cạnh tranh
lành mạnh để điều tiết phân phối nguồn tài nguyên, nhân lực, vật lực, tài lực một cách hợp
lý, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp không bị gián
đoạn, dần dần hệ thống thị trường sẽ hình thành và phát triển [40, tr54].
Người sản xuất kinh doanh dịch vụ càng có nhiều vốn, thị trường càng sôi nổi. Đối
với những nước có nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn rất ít nên phụ thuộc vào nguồn
vốn đi vay là chủ yếu. Tín dụng ngân hàng vừa giúp cho doanh nghiệp rút ngắn được thời
gian tích luỹ vốn nhanh chóng cho đầu tư mở rộng sản xuất, vừa góp phần đẩy nhanh tốc
độ tập trung và tích luỹ vốn cho nền kinh tế [40, tr54].
Bốn là, góp phần thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cho quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Tín dụng ngân hàng góp phần xây dựng kết cấu hạ tầng tạo điều kiện đẩy nhanh quá
trình CNH, HĐH ở nông thôn. Các khu công nghiệp ở thành thị có mật độ dầy, gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng và không có khả năng để mở rộng hơn nữa. Tất yếu các
khu công nghiệp sẽ phải mở rộng về nông thôn, nơi đất rộng, người đông, lao động rẻ làm
giảm yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Với hình thức cho vay ngắn hạn các công trình
xây dựng, tín dụng ngân hàng sẽ đáp ứng vốn cho bên thi công để thuê nhân công, thiết bị,
mua nguyên vật liệu xây dựng và giải phóng mặt bằng xây dựng cơ sở hạ tầng khu công
nghiệp tập trung, khu công nghệ cao ở nông thôn. Ngân hàng còn cho các doanh nghiệp, cá
nhân vay vốn dự án trung và dài hạn có hiệu quả cao ở các khu công nghiệp tập trung, khu
công nghệ cao, tạo điều kiện thuận lợi áp dụng khoa học, kỹ thuật công nghệ tiên tiến.
Thời đại khoa học kỹ thuật công nghệ của thế giới phát triển như vũ bão thì việc áp
dụng khoa học đã có vào các nước đang phát triển là cần thiết. Vốn Nhà nước không thể có
đủ và kịp thời bằng vốn tín dụng ngân hàng. Các doanh nghiệp và cá nhân muốn đổi mới
và ứng dụng công nghệ mua sắm thiết bị tiên tiến nhằm nâng cao năng suất lao động, tạo ra
sản phẩm có chất lượng cao, để tăng sức cạnh tranh đều cần phải có vốn. Khi sự tích luỹ của
các doanh nghiệp còn nhỏ và thấp thì tín dụng ngân hàng sẽ đáp ứng đưa vốn kịp thời cho nhu
cầu này, góp phần đẩy nhanh CDCCKT theo hướng CNH, HĐH đất nước.
Năm là, góp phần lành mạnh tình hình chính trị, xã hội và tạo điều kiện phát triển
kinh tế tri thức.
Tín dụng ngân hàng cho vay làng nghề truyền thống, cho vay đi lao động xuất khẩu,
cho vay tạo việc làm để người lao động có thu nhập say mê công việc, vừa tạo ra tích luỹ
cho bản thân gia đình và xã hội vừa góp phần giữ trật tự chính trị - xã hội. Tình hình chính
trị - xã hội ổn định, sẽ góp phần CDCCKT được thuận lợi hơn và có hiệu quả hơn.
Tín dụng ngân hàng còn cho các sinh viên vay để trang trải chi phí trong quá trình
học tập, tạo điều kiện cho những học sinh học giỏi nhưng có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế
được yên tâm học tập, phát huy tài năng sau này cho đất nước. Giáo dục đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế tri thức. Nguồn nhân lực dồi dào,
kinh tế tri thức phát triển sẽ góp phần đắc lực để CCKT chuyển dịch theo hướng CNH- HĐH.
Tín dụng ngân hàng có vai trò rất to lớn đối với việc CDCCKT. Thông qua các chính
sách, quy định của Ngân hàng Nhà nước và cơ chế quản lý tín dụng của NHTM, tín dụng
ngân hàng đã tác động gián tiếp và trực tiếp vào việc mở rộng khối lượng cung ứng vốn cho
nền kinh tế một cách hiệu quả để thực hiện việc CDCCKT theo hướng CNH, HĐH đất nước
và cũng chính từ đó tạo nên những hiệu quả kinh tế xã hội to lớn hơn.
1.2.3. Yêu cầu mở rộng tín dụng ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong CDCCKT thì CDCCKT ngành có vai trò quyết định nhất vì nó quyết định
sản xuất cái gì? bao nhiêu? chất lượng ra sao? Sản xuất cho ai? Có phù hợp với yêu cầu
của thị trường không? Trong tổng GDP hàng năm thì giá trị sản lượng ngành nông nghiệp
mặc dù vẫn tăng tuyệt đối nhưng phải giảm về tương đối còn giá trị sản lượng ngành công
nghiệp và dịch vụ thì tăng cả về số tuyệt đối, số tương đối và ngày càng chiếm tỷ trọng cao
trong GDP. Đảng ta xác định: “Chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông
thôn theo hướng tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao, gắn với công nghiệp chế biến và thị
trường; thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thuỷ lợi hóa, đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ
thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh
tranh, phù hợp đặc điểm từng vùng, từng địa phương” [9, tr88]. Phấn đấu đạt được cơ cấu
nông nghiệp, nông thôn hợp lý với chuyển đổi mạnh cơ cấu nội ngành, áp dụng tiến bộ kỹ
thuật và công nghệ sinh học để thâm canh, tăng năng suất và tăng giá trị trên một đơn vị
diện tích cây trồng, vật nuôi. Phát triển mạnh công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến và
dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn.
Bên cạnh đó cần thực hiện CDCCKT theo vùng kinh tế. Đó chính là lựa chọn vùng
nào sản xuất cái gì phù hợp với điều kiện tự nhiên, khả năng kinh tế xã hội trong vùng đó;
sản xuất bao nhiêu? để khai thác tối đa thế mạnh về tài nguyên của từng vùng nhằm đạt
hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất
Ngoài ra cần thực hiện CDCCKT theo thành phần kinh tế. Tức là lựa chọn thành
phần kinh tế nào sản xuất cái gì? sản xuất bao nhiêu thì có khả năng khai thác tối đa tiềm
năng sẵn có tiềm tàng của thành phần kinh tế đó với hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất
Vì những lý do trên, việc mở rộng tín dụng NHNo&PTNT đối với CDCCKT trên địa
bàn là một yêu cầu tất yếu. Điều này xuất phát từ thế mạnh của NHNo&PTNT là một NHTM
quốc doanh trong hệ thống ngân hàng Việt Nam với màng lưới chi nhánh trải khắp từ thành thị
đến vùng đồng bằng, vùng sâu, vùng xa... có khách hàng truyền thống trên thị trường nông
nghiệp, nông thôn, có nhiều kinh nghiệm trong quá trình phục vụ nhu cầu vốn cho phát triển
kinh tế trong cả nước cũng như trên địa bàn các tỉnh, thành phố.
1.3. Kinh nghiệm của một số nước trong việc sử dụng đòn bẩy tín dụng để
chuyển dịch cơ cấu kinh tế
1.3.l. Kinh nghiệm ở một số nước trên thế giới và khu vực Đông Nam á về sử
dụng vốn tín dụng ngân hàng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Qua thực tiễn của một số nước: Trung Quốc, Singapore, Nhật Bản,...nổi lên một số
kinh nghiệm chủ yếu sau [11]:
Trung Quốc: Sáng kiến tập thể là thể hiện sự tăng trưởng nhanh của các ngành nghề
gia đình. Bằng các hình thức cho vay phù hợp của ngân hàng đối với làng nghề mà các
ngành nghề gia đình phát triển mạnh và sản phẩm được đem bán ở thị trường. Các hình
thức sở hữu của ngân hàng cạnh tranh mạnh trên thị trường đã đua nhau cho vay để xây
dựng cơ sở hạ tầng, đường sá nông thôn, các trung tâm buôn bán nhỏ nên đã hình thành thị
trường truyền thống đại lý bán buôn các sản phẩm, tạo điều kiện để phát triển các làng
nghề chuyên sâu. Mỗi làng nghề chuyên sâu làm ra một loại sản phẩm độc đáo. Vì thế các
khu kinh tế đã ra đời bằng nguồn vốn chủ yếu của người thân ở Hải ngoại và vốn vay ngân
hàng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm làng nghề. Sản phẩm sản xuất ra được những nhà buôn
bán đường dài cả trong và ngoài tỉnh tiêu thụ. Vì vậy, khi hệ thống chính sách chưa được
hoàn thiện, ngân hàng thường hay đầu tư vào các DNNN. Từ năm 1993 - 1996 các DNNN
ở Trung Quốc được vay vốn ngân hàng tới 90% trong tổng số vốn kinh doanh của họ. ở
nơi nào, thành phần kinh tế nào được ngân hàng đầu tư nhiều thì ở nơi đó thành phần kinh
tế đó có điều kiện phát triển. Ngược lại, nếu thiếu đường lối hướng dẫn của nhà nước, tín
dụng ngân hàng đầu tư vào nền kinh tế sẽ bị rủi ro rất cao hoặc bảo hộ ngân hàng quá mức
sẽ giảm tính tự chủ, năng động và tính chịu trách nhiệm của ngân hàng cũng đem đến rủi
ro lớn trong hoạt động tín dụng ngân hàng.
Singapore: Việc huy động vốn trong nước, chủ yếu tập trung thông qua ngân hàng
tiết kiệm. Thời kỳ đầu khi chưa có đủ vốn để đầu tư lớn, nhà nước quy định phải tiết kiệm
42% tiền lương của người lao động mà ngân hàng tiết kiệm là người thực thi. Khi nền kinh
tế đã chuyển đến điểm cân bằng tăng trưởng cao thì tiết kiệm cũng cao. Lúc này, chính phủ
không phải quy định bắt buộc về tiết kiệm nữa, mà các NHTM phải tự tổ chức huy động,
người dân tự nguyện gửi tiết kiệm và mức tiết kiệm của họ cũng rất cao, thường xuyên đạt
31% GDP. Trên cơ sở vốn huy động được các NHTM cho vay nền kinh tế, đặc biệt những
dự án lớn gồm cả các NHTM nhà nước và ngân hàng tư nhân cùng tham gia. Nhà nước chỉ
tạo điều kiện về hành lang pháp lý, đường lối chính sách còn các công ty phải tự chịu trách
nhiệm về kinh doanh có hiệu quả đảm bảo tồn tại và phát triển. Nhờ có đường lối đúng
đắn, đi đúng quy luật khách quan, tận dụng hết lợi thế của mình, Singapor đã có bước
CDCCKT đáng kể, tỷ trọng dịch vụ trong GDP lớn tạo ra mức tăng trưởng kinh tế khá cao,
từ năm 1970 - 1990 tốc độ tăng trưởng bình quân 8% năm. Từ đó mà cơ sở hạ tầng ngày
được cải thiện và xây dựng ở mức khá hoàn chỉnh.
Nhật Bản: Lại diễn ra quá trình chuyển hoá sâu sắc trong mọi lĩnh vực đời sống xã
hội, ở đây quá trình HĐH thực hiện theo kiểu cải biến ''xã hội truyền thống'' thành ''xã hội
phương Tây'' nhưng vẫn giữ được tính độc lập cao về chính trị và kinh tế. Như vậy, CNH,
HĐH ở Nhật bắt đầu từ thời kỳ Minh trị (1868), họ đã tiếp thu một cách chọn lọc tri thức,
khoa học kinh nghiệm của các nước đi trước với bản sắc truyền thống dân tộc của mình tạo
một khuôn khổ để các doanh nghiệp phát huy được tiềm năng với tốc độ tăng trưởng
nhanh chóng. Tự trang bị cho mình trật tự kinh tế với khẩu hiệu ''Nhật Bản hoá '' để hình
thành hệ thống giáo dục hiện đại mang tính truyền thống, chính trị mạnh, hệ thống tiền tệ
ổn định, giao thông vận tải, bưu điện phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường: Nhà
nước chỉ tạo ra môi trường pháp lý và kinh tế ổn định còn các nhà quản lý công ty phải tự
chịu trách nhiệm về công việc của mình, tính hiệu quả công tác quản lý của công ty được
đưa lên hàng đầu để cạnh tranh. Các công ty lớn cạnh tranh với nhau đưa khoa học công
nghệ tiên tiến của thế giới vào đất nước còn các doanh nghiệp vừa và nhỏ cải tiến nâng cao
công nghệ hiện có. Ngân hàng thương mại của các thành phần kinh tế cũng cạnh tranh với
nhau để tài trợ cho các công ty và cá nhân kinh doanh thực hiện cuộc cách mạng khoa học
kỹ thuật. Bằng các hình thức huy động tiết kiệm chuyên sâu từ thành thị đến nông thôn,
ngân hàng đã tập trung được lượng vốn lớn để cung ứng cho nền kinh tế, nên hiệu quả
kinh tế của xã hội được nâng lên rõ rệt.
Từ kinh nghiệm của các nước nêu trên, luận văn rút ra những kinh nghiệm sử dụng
giải pháp mở rộng tín dụng ở NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam cho quá trình phát triển kinh
tế nói chung, cho CDCCKT nói riêng có thể áp dụng vào tỉnh Quảng Nam.
1.3.2. Những kinh nghiệm sử dụng vốn tín dụng ngân hàng áp dụng vào sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Nam [17, tr.68-72]
- Nhà nước tạo ra môi trường kinh doanh ổn định như hệ thống pháp luật đồng bộ,
chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia. ổn định tiền tệ trong nước... để khuyến khích đầu tư
trong nước và nước ngoài. Cụ thể hoá chủ trương chính sách phù hợp với đặc điểm phát
triển kinh tế riêng của mình để tạo thuận lợi cho nhà đầu tư.
- Trên cơ sở chính sách của Nhà nước, của tỉnh, các doanh nghiệp, các tổ chức tín
dụng tự do phát triển và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình, lấy hiệu quả
hoạt động làm thước đo tồn tại và phát triển trong cơ chế cạnh tranh.
- Thực hiện đường lối phát triển kinh tế mở, kết hợp khoa học hiện đại của các nước
khác với công nghệ ngành nghề vốn có trong tỉnh để thực hiện CNH, HĐH nền kinh tế
tỉnh. Phát huy lợi thế của tỉnh để thực hiện CDCCKT từ nông nghiệp sang công nghiệp chế
biến và chuyển mạnh sang dịch vụ du lịch. Chuyển hướng sản xuất từ nhập khẩu sang xuất
khẩu là chính, sao cho hiệu quả kinh tế ngày càng cao. Đó cũng là cơ sở để ngân hàng đầu
tư cho nền kinh tế, đồng thời vốn đầu tư có hiệu quả.
- Mở rộng khả năng tăng tổng mức đầu tư trong tỉnh ở mọi giai đoạn của quá trình
CDCCKT thì sự tích tụ và đặc biệt tập trung vốn qua tín dụng ngân hàng là quan trọng
nhất. Thông qua hoạt động tín dụng ngân hàng, các chi nhánh ngân hàng sẽ huy động vốn
tiền gửi ở mọi tầng lớp trong tỉnh, ngoài tỉnh và đầu tư lại nhờ nghiệp vụ cho vay đối với
doanh nghiệp và hộ cá nhân.
- Xây dựng một "sân chơi" cạnh tranh bình đẳng giữa các tổ chức tín dụng, thực
hiện cho vay chính sách xã hội riêng biệt thông qua ngân hàng chính sách đối với các hộ
nông dân nghèo vay với lãi suất thấp nhằm xoá đói giảm nghèo, cho vay sinh viên để đào
tạo nhân tài
Những kinh nghiệm trên đây được rút ra từ các nước trên thế giới tiến hành CNH,
HĐH thành công. Thời gian CDCCKT theo hướng CNH, HĐH dài hay ngắn là do áp dụng
vào điều kiện của mình, tiếp thu một cách có chọn lọc và sáng tạo để phù hợp với đặc điểm
và điều kiện cụ thể từng giai đoạn phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam.
Do đó, để CDCCKT theo hướng tích cực cần phải xây dựng CCKT trên cơ sở phù
hợp với các điều kiện khách quan, chủ quan và phát huy được các lợi thế so sánh, kết hợp
với HĐH để có hiệu quả cao nhất. Đồng thời phải tính tới các nhân tố tác động tới quá
trình CDCCKT. Các yếu tố này có mối quan hệ mật thiết và tác động vào nhau để thúc đẩy
quá trình chuyển dịch nhanh hoặc ngược lại. Nên khi xây dựng các CCKT không thể bỏ
yếu tố này, trọng yếu tố kia, mà tùy vào điều kiện cụ thể theo không gian và thời gian mà
xác định yếu tố nào là trọng tâm; từ đó xác định đối tượng đầu tư tín dụng mới có hiệu quả
thiết thực cho quá trình CDCCKT.
Tín dụng ngân hàng với quá trình CDCCKT đối với các nước có nền kinh tế kém
phát triển lại càng nổi rõ khi ngân hàng, cơ quan trung gian huy động và tập trung vốn
nhàn rỗi để cho vay, sẽ đáp ứng lượng vốn lớn và có hiệu quả cho nền kinh tế để thực
hiện CDCCKT theo định hướng có sự quản lý của Nhà quản. Trên địa bàn tỉnh Quảng
Nam, điều này càng có ý nghĩa.
Chương 2
Thực trạng tác động của tín dụng
ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn
2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh quảng nam và hoạt động
của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam
Quảng Nam nằm ở khu vực miền Trung Việt Nam, cách Thủ đô Hà Nội và Thành
phố Hồ Chí Minh một giờ bay, giáp với Lào và đông Bắc Thái Lan bằng một hệ thống
đường bộ thuận lợi, gần đường hàng hải quốc tế. Trung tâm tỉnh lỵ đặt tại thị xã Tam Kỳ
nằm trong tuyến đưòng bay A1, có hệ thống đường sắt và đường bộ xuyên quốc gia. Diện
tích tự nhiên: 10.408,78 km2, trong đó vùng đồng bằng ven biển chiếm 25% diện tích; có
17 huyện, thị xã (trong đó có 08 huyện miền núi: Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang,
Nam Trà My, Bắc Trà My, Phước Sơn, Hiệp Đức và Tiên Phước), chiếm khoảng 3,1%
diện tích tự nhiên cả nước. Dân số: 1,454 triệu người; mật độ dân số trung bình 141
người/km2; 83,6% là dân số sống trong khu vực nông thôn trong đó có 54% trong độ tuổi lao
động (chiếm khoảng 1,8% dân số cả nước), là nguồn nhân lực dồi dào và ổn định cho sự phát
triển kinh tế trên địa bàn tỉnh.
Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Quảng Nam có nhiều tiềm năng và lợi thế
để phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và du lịch.
+ Về nông, lâm, ngư nghiệp: Với sự phong phú về thổ nhưỡng, ưu đãi về khí hậu,
Quảng Nam đã và đang phát triển mạnh các loại cây công nghiệp dài ngày như cây tiêu,
cây quế có giá trị xuất khẩu cao; và các loại cây thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày
như dứa, chè, dâu tằm, mía, sắn, điều... Tổng diện tích đất sản xuất nông, lâm nghiệp của
Quảng Nam là 1.040.742ha, trong đó có 83.727ha phát triển nông nghiệp và 443.868ha đất
dùng vào lâm nghiệp, rừng tự nhiên 389.675ha, rừng trồng 54.179ha ...Đồng thời điều kiện
còn cho phép phát triển mạnh ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm. Với 125 km bờ biển và
40.000 km2 ngư trường, sản lượng khai thác hàng năm khoảng 50.000 tấn hải sản các loại,
diện tích nuôi trông thuỷ sản khoảng 5.000ha, trong đó có hơn 1.000ha nuôi tôm nước lợ...
là tiềm năng lớn để phát triển công nghiệp chế biến và xuất khẩu.
+ Về công nghiệp: Quảng Nam có nguồn tài nguyên phong phú như: vàng, than đá,
đá vôi, cát silicat, gỗ, nước khoáng, yến sào... Quảng Nam đang tập trung phát triển vào
các lĩnh vực công nghiệp điện, điện tử, sản xuất nông cụ, sản xuất các sản phẩm từ tơ tằm,
dẹt may,sản xuẩ vật liệu xây dựng có chất lượng cao, sản xuất hàng tiêu dùng, sản phẩm
hàng mỹ nghệ, đầu tư vào làng nghề truyền thống, chế biến nông lâm thuỷ sản, thức ăn gia
súc... Quảng nam đã quy hoạch và phát triển cơ sở hạ tầng cho các khu và cụm công
nghiệp như Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc, Trảng Nhật, Thuận Yên, Đông Quế
Sơn, Đông Thăng Bình. Đặc biệt Khu kinh tế mở Chu Lai với kết cấu hạ tầng có cảng
biển, sân bay đã thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào hoạt động, cùng với Dung Quất
góp phần tạo động lực phát triển kinh tế xã hội cho cả khu vực miền Trung.
+ Về du lịch: Quảng Nam là tỉnh có tiềm năng du lịch lớn với 02 di sản văn hoá thế
giới được UNESCO công nhận (đó là khu đô thị cổ Hội An và khu đền tháp Mỹ Sơn). Nền
văn hoá Quảng Nam đa dạng, phòng phú, là sự hoà quyện giữa văn hoá của người Việt,
người Chăm pa, người Hoa, người Nhật. Ngoài ra với cảnh trí thiên nhiên núi rừng hùng
vĩ, hải đảo và bờ biển đẹp đã tạo thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn
hoá, du lịch nghỉ dưỡng. Cùng với Huế và Đà Nẵng, Quảng Nam nằm trên con đường di
sản, là trọng điểm phát triển du lịch của miền Trung.
Qua 9 năm tái lập (từ tháng 01/1997), tỉnh Quảng Nam đã đạt được những thành
tựu đáng kể: [42,tr 4.5,6,7,16,17].
- Về tốc độ tăng trưởng GDP:
Kinh tế tăng trưởng với tốc độ tương đối ổn định và tăng cao hơn mức tăng bình
quân cả nước. Tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm 10,4%. GDP bình quân đầu người là
380 USD.
- Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH, phù hợp với xu thế chung của cả nước.
Ngành nông, lâm, thuỷ hải sản chiếm 41,53% năm 1997, năm 2005 còn 31%. Ngành công
nghiệp và xây dựng từ 25,3% năm 1997 tăng lên 34% vào năm 2005. Ngành du lịch dịch vụ
từ 33,1% năm 1997 lên 35% năm 2005.
- Về sản xuất công nghiệp:
Giá trị sản xuất công nghiệp tăng trưởng với tốc độ cao, đạt bình quân hàng năm
gần 25,5%. Trong đó khu vực quốc doanh tăng 31,21%, khu vực ngoài quốc doanh tăng
23,21%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 15,48%. Tính theo giá trị sản xuất, quy
mô sản xuất công nghiệp năm 2005 gấp 3,1 lần năm 1997. Hình thành được 05 khu công
nghiệp và 18 cụm công nghiệp với những chính sách ưu đãi hấp dẫn đáng thu hút được
nhiều dự án đầu tư.
- Về phát triển các ngành dịch vụ:
Lĩnh vực dịch vụ tăng trưởng khá bình quân trên 13,7%/năm, trong đó năm 2005
tăng 17%. Du lịch tiếp tục phát triển mạnh đạt mức trên 20%/năm với sự tham gia của
nhiều thành phần kinh tế, từng bước khẳng định vị thế mũi nhọn và khai thác các tiềm
năng, thế mạnh của địa phương về du lịch văn hoá, lịch sử và sinh thái. Lượng khách du
lịch tăng bình quân trên 22%/năm. Tốc độ tăng doanh thu du lịch bình quân hàng năm
(2001-2005) khoảng 25%. Thu nhập xã hội từ du lịch ước đạt 700 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần
năm 2001.
- Lao động, việc làm:
Toàn tỉnh có 815.700 người trong độ tuổi lao động (chiếm 56,3% dân số), trong đó
lao động nữ có 414.000 người (chiếm 50,8% lực lượng lao động). Lực lượng lao động trẻ
từ 15 - 35 tuổi chiếm 48% lực lượng lao động, thể hiện nguồn lực lao động rất dồi dào.
Vấn đề giải quyết việc làm đã thực sự trở thành nhiệm vụ trọng tâm của các cấp, các
ngành. Trong 5 năm qua, lao động được giải quyết việc làm khoảng 140.000 lao động. Các
thành phần kinh tế ngoài quốc doanh thu hút nhiều lao động nhất với khoảng 85% lực
lượng lao động, chiếm khoảng 80% việc làm mới của toàn nền kinh tế. Năm 2005, có 500
lượt lao động đi xuất khẩu, tăng hơn 5 lần so với năm 2001[42,tr16].
Sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất , ngành nghề trong nội bộ ngành nông nghiệp đã tạo
thêm việc làm, nâng cao tỷ lệ sử dụng thời gian lao động của lao động nông nghiệp từ
71,82% năm 2000 lên 80% năm 2005. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm từ 6,21% năm
2000 xuống còn 5,12% năm 2005 [42,tr17].
2.1.2. Đặc điểm hoạt động của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, tháng 3/1988 Hội đồng Bộ trưởng đã
ban hành Nghị định số 53 với nội dung" chuyển hẳn hệ thống ngân hàng sang hoạt động
kinh doanh"; hình thành hệ thống ngân hàng hai cấp. NHNN với chức năng quản lý nhà
nước, các NHTM hoạt động kinh doanh và cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật, mà trực
tiếp chịu sự điều chỉnh của hai luật về ngân hàng. Đến nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam,
hệ thống ngân hàng gồm: Chi nhánh NHNN và các TCTD. Các TCTD có đủ các loại hình:
Các chi nhánh NHTM nhà nước (Ngân hàng Công thương, NHNo&PTNT, Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển); Quĩ tín dụng nhân dân; NHTM cổ phần; NHCS - XH. Các chi nhánh
NHTM nhà nước trên địa bàn đều là các đơn vị phụ thuộc của các NHTM nhà nước trung
ương. Trong mỗi NHTM tùy theo mức độ và địa bàn hoạt động khác nhau đều có màng
lưới các chi nhánh.
Quá trình hoạt động kinh doanh các NHTM đã tìm ra nhiều cách thức trong huy động
vốn, cho vay, cung cấp các dịch vụ phục vụ cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh,
thúc đẩy CDCCKT. Thực tiễn hoạt động trong những năm đổi mới gần đây đã khẳng định:
- Hoạt động của hệ thống ngân hàng đã khẳng định được nhiệm vụ chủ yếu là huy
động vốn và cho vay vốn, thông qua đó đã góp phần thực hiện được mục tiêu kiềm chế
lạm phát phục vụ quá trình CDCCKT, tăng trưởng kinh tế của tỉnh thời gian qua như phần
trên đã nêu.
- Thời kỳ đầu mới chuyển sang hoạt động theo cơ chế kinh tế thị trường các NHTM
làm ăn còn bỡ ngỡ, dẫn đến nhiều ngân hàng bị lỗ, nhưng sau một thời gian đi vào thực
hiện theo cơ chế mới, đến nay tất cả các chi nhánh NHTM nhà nước kinh doanh đều có lãi
và thực sự trở thành nòng cốt của hệ thống ngân hàng trên địa bàn.
Từ 1997 - 2005 hoạt động của ngành Ngân hàng đã thực hiện tốt mục tiêu của
ngành yêu cầu. Các kết quả đạt được trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam gắn liền với phát triển kinh tế tại địa phương: Tốc độ tăng trưởng vốn huy
động và dư nợ tín dụng tăng dần qua các năm cả về qui mô lẫn chất lượng. Đến
31/12/2005, tổng nguồn vốn huy động của các TCTD là 1.808 tỷ đồng tăng 11,2 lần so với
đầu năm 1997 (1.808/161), đặc biệt vốn huy động bằng ngoại tệ tăng hơn 1.500 lần so với
đầu năm 1997 (156/0,1).
Nguồn vốn huy động có thời hạn trên 12 tháng phục vụ cho nhu cầu vốn của các
dự án đầu tư trang thiết bị, công nghệ sản xuất mới tạo những sản phẩm có chất lượng cao
hiện nay đạt 793 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 43,8% trong tổng nguồn vốn huy động, đã góp
phần quan trọng trong việc đầu tư vốn trung, dài hạn cho các doanh nghiệp.
Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đến 31/12/2005 là 3.355 tỷ đồng tăng gấp 12,9 lần
so với đầu năm 1997 (3.355/259). Cho vay ngắn hạn đạt 1.878 tỷ tăng gấp 9,1 lần so với
đầu năm 1997 (1.878/206) chiếm tỷ trọng 56% trong tổng nguồn vốn đầu tư, cho vay trung
dài hạn là 1.477 tỷ gấp 24,2 lần so với đầu năm 1997 (1.477/61) chiếm tỷ lệ 44% trong
tổng vốn đầu tư. Tỷ trọng dư nợ trung dài hạn này là một nỗ lực lớn của ngành ngân hàng
trong việc thực hiện yêu cầu đưa vốn tín dụng Ngân hàng góp phần trực tiếp đóng góp vào
phát triển nền kinh tế nói chung, quá trình CDCCKT nói riêng của tỉnh đã đạt được những
kết quả khả quan (xem biểu 2.1).
Biểu 2.1: Tình hình hoạt động của các TCTD trên địa bàn Quảng Nam
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005
I. Nguồn vốn huy động 618 797 973 1.227 1.808
1. Tiền VNĐ 588 759 932 1.144 1.652
Trong đó: Trên 12 tháng 234 362 235 785 769
2. Ngoại tệ qui VNĐ 29 38 41 83 156
trong đó: Trên 12 tháng - 13 13 24 24
II. Cho vay 1143 1.638 2.505 2.681 3.355
- Ngắn hạn 584 940 1.357 1.542 1.878
- Trung dài hạn 559 698 948 1.139 1.477
- Nợ xấu 33 41 42 52 119
+ Nợ quá hạn 9 12 17 42 117
+ Nợ khoanh 23 26 11 7 2
+ Nợ chờ xử lý 1 3 14 2 0
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Quảng Nam)
2.2. thực trạng Tín dụng ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn với
sự chuyển dịch kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
2.2.1. Thực trạng vốn tín dụng ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Quảng Nam
Chi nhánh NHNo&PTNT Quảng Nam là đơn vị thành viên trực thuộc
NHNo&PTNT Việt Nam, được thành lập theo Quyết định số 515/NHNo-02, ngày
16/12/1996 của Chủ tịch HĐQT NHNo&PTNT Việt Nam trên cơ sở chia tách Sở Giao
dịch III - NHNo&PTNT Việt Nam tại Đà Nẵng thành hai chi nhánh: Chi nhánh
NHNo&PTNT TP Đà Nẵng và Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam. Ngay từ những
ngày đầu mới tái lập, NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam đã gặp phải rất nhiều khó khăn.
Trong đó trước tiên phải kể đến những khó khăn về cơ sở vật chất - kỹ thuật và con người.
Khi nhận bàn giao từ Sở Giao dịch III, Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam
có tổng số 239 cán bộ viên chức (trình độ đại học: 50 người, chiếm tỷ lệ 20,92%; đang học
đại học: 23 người, chiếm tỷ lệ 9,62%; bổ túc sau trung học: 35 người, chiếm tỷ lệ 14,64%;
trình độ trung cấp: 109 người, chiếm tỷ lệ 45,60%,sơ cấp và chưa qua đào tạo: 22 người,
chiếm tỷ lệ 9,2%). Tổng nguồn vốn huy động: 43,5 tỷ đồng; tổng dư nợ cho vay: 157 tỷ
đồng. Đến nay, Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam có 29 chi nhánh cấp 2, 7 chi
nhánh cấp 3 và 7 phòng giao dịch tại 17 huyện, thị xã, Khu Công nghiệp Điện Nam - Điện
Ngọc, Khu kinh tế mở Chu Lai đáp ứng được nhu cầu vốn, dịch vụ ngân hàng cho mọi đối
tượng, mọi thành phần kinh tế (từ thành thi đến nông thôn, vùng sâu, vùng xa đều có mặt
NHNo&PTNT; bình quân 5,5 xã, thị trấn có một chi nhánh NHNo&PTNT). Tổng số cán
bộ viên chức đến 31/12/2005 toàn chi nhánh: 344 cán bộ, trong đó 255 người có trình độ
đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ 74,13% (trong đó có 1 tiến sỹ, 02 thạc sỹ, 35 cán bộ
viên chức đang theo học cao học). Bộ máy tổ chức của đơn vị thực hiện theo một cơ cấu
thống nhất gồm Ban Giám đốc và các phòng nghiệp vụ, Hội sở NHNo&PTNT Tỉnh vừa có
chức năng quản lý, chỉ đạo điều hành, vừa trực tiếp kinh doanh tiền tệ và hoạt động ngân
hàng theo luật định, công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay được duy trì, chấn
chỉnh một cách thường xuyên, triệt để từ tỉnh đến huyện góp phần phát hiện và ngăn chặn
kịp thời việc sử dụng vốn vay sai mục đích, hoàn thành kế hoạch kinh doanh hàng năm. Do
đó, đến thời điểm 31/12/2005 tổng nguồn vốn huy động đạt 1.547 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng
65% thị phần nguồn vốn trên địa bàn; tổng dư nợ cho vay đạt 1.354 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng
40% thị phần dư nợ trên địa bàn [32, tr.4].
* Huy động vốn:
Thông qua chiến lược kinh doanh phù hợp, tăng cường tiếp thị quảng bá thương
hiệu, áp dụng lãi suất phù hợp với diễn biến thị trường, các hình thức huy động đa dạng,
phong phú về kỳ hạn, có chính sách khuyến mại phù hợp đặc điểm tâm lý khách hàng...
nên huy động vốn tăng trưởng rất nhanh.
Biểu 2.2: Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu nguồn vốn huy động
Đơn vị tính : Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm
2001
Năm
2002
Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005
Tổng nguồn vốn huy động 1.035 1.092 1.234 1.300 1.547
1. Theo loại tiền 1.035 1.092 1.234 1.300 1.547
- VNĐ 1.029 1.086 1.230 1.288 1.519
Tỷ trọng (%) 99,40 99,40 99,67 99,08 98,41
- Ngoại tệ quy đổi 6 6 4 12 28
Tỷ trọng (%) 0,60 0,60 0,33 0,92 1,80
2. Theo kỳ hạn 1.035 1.092 1.234 1.300 1.547
- Không kỳ hạn 799 737 780 726 675
Tỷ trọng (%) 77,19 67,49 63,20 55,84 43,63
- Có kỳ hạn 236 355 454 574 872
Tỷ trọng (%) 22,81 32,51 36,80 44,16 56,37
3. Theo đối tượng khách
hàng
1.035 1.092 1.234 1.300 1.547
- Tiền gửi của dân cư 240 361 454 574 875
Tỷ trọng (%) 23,18 33,05 36,79 44,15 56,81
- Tiền gửi của tổ chức kinh
tế
100 97 103 177 218
Tỷ trọng (%) 10,04 8,88 36,70 13,60 14,09
- Tiền gửi kho bạc nhà
nước
691 634 677 549 450
Tỷ trọng (%) 66,78 58,07 26,51 42,25 29,10
*Tăng trưởng nguồn vốn
%
5,00 13,00 5,34 19,00
* Tăng trưởng nguồn vốn
so với năm 2001
5,50 19,22 25,7 49,46
(Nguồn: NHNo&PTNT Quảng Nam)
Đến 31/12/2005 tổng nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT Quảng Nam tăng lên
tới 1.547 tỷ đồng gấp 35,56 lần so với năm 1996 góp phần đưa NHNo&PTNT Quảng Nam
chiếm thị phần chủ yếu về huy động vốn trên địa bàn. Từ đó thực hiện tốt vai trò chủ thể
huy động vốn chủ yếu cho nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu đầu tư vốn tín dụng phục vụ phát
triển kinh tế đất nước.
Qua biểu 2.2 về tốc độ tăng trưởng và cơ cấu vốn huy động năm 2001- 2005 của
NHNo&PTNT Quảng Nam cho thấy sự tăng trưởng khá nhanh của nguồn vốn huy động.
Năm 2001, tổng nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT Quảng Nam mới đạt 1.035 tỷ
đồng, đến cuối năm 2005 đã lên tới 1.547 tỷ đồng, tăng 49,46% so với năm 2001. Đồng
thời nguồn vốn không chỉ tăng nhanh về số lượng mà cơ cấu và chất lượng huy động cũng
thay đổi theo hướng tích cực.
- Cơ cấu nguồn vốn thay đổi theo hướng tích cực thể hiện: Nguồn vốn không kỳ
hạn có xu hướng giảm dần, từ 799 tỷ năm 2001 (tỷ trọng 77,19%) đến cuối năm 2005 còn
675 tỷ và chiếm 43,63% trong tổng nguồn vốn. Trong khi đó nguồn vốn có kỳ hạn tăng
lên, năm 2001 là 236 tỷ, đến năm 2005 đạt 872 tỷ, tăng gấp 3,69 lần và chiếm 56,81%
trong tổng nguồn vốn.
- Màng lưới hoạt động rộng khắp từ thành thị đến nông thôn, miền núi, vùng sâu,
vùng xa là yếu tố lợi thế của NHNo&PTNT Quảng Nam so với các NHTM khác trên địa
bàn trong công tác huy động vốn. Trong thời gian qua nhờ thực hiện tốt công tác tuyên
truyền, quảng bá hoạt động ngân hàng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng nên
đã tiếp cận được các hộ gia đình, các Ban quản lý dự án để huy động các nguồn tiền gửi
tạm thời nhàn rỗi trong dân cư cũng như các khoản tiền đền bù, giải toả hoặc chuyển
nhượng đất. Từ đó, nguồn vốn huy động trong dân cư tăng dần qua các năm, làm thay đổi
cơ cấu nguồn vốn huy động theo hướng tích cực.
- Nguồn vốn tiền gởi của các tổ chức kinh tế trên địa bàn không tăng do hầu hết các
doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn đều là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, hiệu quả hoạt
động chưa cao, vốn thanh toán trên tài khoản ngân hàng còn hạn chế.
Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động bình quân giai đoạn 2001-2005 của
NHNo&PTNT Quảng Nam đạt 10,57%/ năm. Tuy tỷ lệ chưa cao, nhưng trong điều kiện
kinh tế của một tỉnh nghèo, thu nhập của dân cư còn thấp thì tốc độ tăng tưởng trên là
thành quả to lớn của tập thể cán bộ viên chức NHNo&PTNT Quảng Nam trong qua trình
hoạt động, góp phần cải thiện tình hình nguồn vốn, từ chỗ phải cân đối từ nguồn vốn điều
hoà của NHNo&PTNT Việt Nam đến nay cơ bản đã tự lực và chủ động về nguồn vốn đầu
tư phục vụ phát triển kinh tế địa phương.
* Hoạt động tín dụng:
- Cũng như các NHTM nói chung, trong những năm qua, NHNo&PTNT Quảng
Nam luôn chú trọng đến công tác tín dụng, đầu tư vốn cho tất cả các thành phần kinh tế,
qua đó đạt tăng trưởng dư nợ bình quân trên 23%/năm. Thông qua lĩnh vực huy động vốn
và đầu tư tín dụng, NHNo&PTNT Quảng Nam đã góp phần thúc đẩy nhanh quá trình
chuyển dịch kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng CNH, HĐH. Các đối tượng đầu tư vốn
được đặc biệt quan tâm là kết cấu hạ tầng nông thôn, nông nghiệp. Bên cạnh đó, vốn đầu
tư còn được chú trọng cho phát triển các vùng chuyên canh sản xuất cây nguyên liệu cho
các nhà máy, cơ sở sản xuất mía đường, dứa, sắn, tơ tằm ... Đã có trên 76 doanh nghiệp
Nhà nước, 83 doanh nghiệp dân doanh và trên 17 vạn hộ sản xuất kinh doanh được vay
vốn tại NHNo&PTNT. Dư nợ cho vay của khối doanh nghiệp dân doanh đã lên đến hàng
trăm tỷ đồng, đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị chuyên
dùng, chi phí sản xuất... góp phần vào thúc đẩy nhanh giá trị công nghiệp của tỉnh. Bằng
đồng vốn tín dụng của NHNo&PTNT, nhiều doanh nghiệp nhà nước đã mở rộng quy mô
sản xuất, thu hút thêm lao động, tăng kim ngạch xuất khẩu, từng bước góp phần xây dựng
mạng lưới các doanh nghiệp nhà nước trở thành đầu tàu kinh tế, góp phần phát huy tốt vai
trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước. Một số đơn vị đã được Đảng và Nhà nước
phong tặng danh hiệu cao quý - đơn vị Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới như: Công ty
Du lịch Hội An; các hợp tác xã sản xuất kinh doanh tổng hợp Duy Trinh, Duy Sơn (huyện
Duy Xuyên), Điện Phước I (huyện Điện Bàn), Đại Hiệp (huyện Đại Lộc) [17, tr69].
Biểu 2.3: Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu dư nợ
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
Năm
2001
Năm
2002
Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005
Tổng dư nợ 594 803 990 1.111 1.354
1.Dư nợ theo thời hạn cho vay 594 803 990 1.111 1.354
- Dư nợ ngắn hạn 353 506 661 774 941
Tỷ trọng ( %) 59,50 63,02 66,77 69,67 66,49
- Dư nợ trung - dài hạn 241 297 329 337 413
Tỷ trọng (%) 40,50 36,98 33,23 30,33 33,51
2. Dư nợ theo thành phần kinh
tế
594 803 990 1.111 1.354
- Doanh nghiệp nhà nước 159 255 352 360 187
Tỷ trọng (%) 26,77 31,76 35,55 32,40 13,81
- Doanh nghiệp ngoài QD 14 48 66 85 279
Tỷ trọng (%) 2,35 5,98 6,67 7,65 20,61
- Hộ sản xuất 418 497 568 661 879
Tỷ trọng (%) 70,37 61,89 57,37 59,49 64,92
- Kinh tế tập thể (HTX) 3 3 4 5 9
Tỷ trọng (%) 0,51 0,37 0,41 0,46 0,66
* Tăng trưởng dư nợ % 35,18% 23,29% 12,22% 21,87%
* Nợ xấu 15 24 24 32 26
* Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ 2,52 2,98 2,42 2,88 1,92
(Nguồn: NHNo&PTNT Quảng Nam)
Biểu 2.3 cho thấy mức độ đầu tư vốn cho nền kinh tế của NHNo&PTNT Quảng
Nam tăng trưởng nhanh về số lượng. Năm 2001, tổng dư nợ mới đạt 594 tỷ đồng, đến cuối
năm 2005 đã lên tới 1.354 tỷ đồng, đạt 227,95% so năm 2001. Trong điều kiện nền kinh tế
tăng trưởng, nhu cầu vốn nền kinh tế xã hội tăng cao việc tăng trưởng dư nợ liên tục là hợp
lý, đồng thời cũng đánh giá sự cố gắng trong quản lý điều hành, trong tiếp cận khách hàng
và sự đổi mới phong cách phục vụ của cán bộ viên chức NHNo&PTNT Quảng Nam đối
với hoạt động tín dụng. Nhìn chung, dư nợ cho vay nền kinh tế đến 31/12/2005 đã có sự
tăng trưởng ổn định. Trong đó dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng
194.770 triệu đồng so với năm 2004, tỷ lệ tăng 228,69%. Dư nợ hộ sản xuất đạt 879 tỷ,
chiếm tỷ trọng 64,92% tổng dư nợ. Dư nợ cho vay đối với các DNNN giảm từ 360 tỷ năm
2004 giảm xuống còn 187 tỷ đồng năm 2005. Nguyên nhân là do nhiều DNNN đóng trên
địa bàn tỉnh Quảng Nam đã thực hiện xong việc cổ phần hoá, đã huy động được một lượng
vốn lớn từ các cổ đông để đầu tư cho sản xuất kinh doanh thay vì trước đây vay vốn từ
ngân hàng và một số doanh nghiệp do làm ăn thua lỗ phải tiến hành xử l ư? nợ, không tiếp
tục đầu tư cho vay lại. Tốc độ tăng trưởng dư nợ trong những năm qua đạt khá, cơ cấu đầu
tư phong phú, đa dạng, đối tượng vay vốn của Ngân hàng được mở rộng bao gồm DNNN,
doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tư nhân cá thể... và cho vay bằng nhiều loại tiền (VNĐ,
ngoại tệ) với nhiều kỳ hạn khác nhau (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn) trên phương châm mở
rộng tín dụng theo hướng an toàn, chất lượng và hiệu quả. Tuy vậy, chỉ tiêu dư nợ năm
2005 chưa đạt kế hoạch NHNo&PTNT Việt Nam giao là do phải thực hiện xử lýư rủi ro
các khoản nợ vay mía đường và nợ vay khắc phục lũ lụt.
Bên cạnh những kết quả đạt được, nghiệp vụ cho vay của NHNo&PTNT Quảng
Nam còn một số tồn tại đó là nợ xấu vẫn còn tiềm ẩn, thể hiện từ giác độ một món nợ phải
điều chỉnh kỳ hạn nợ nhiều lần, đồng thời trong thực tế trên bảng cân đối kế toán chưa
phản ánh đúng trạng thái nợ, tỷ lệ nợ xấu thực sẽ có thể còn lớn hơn. Nợ xấu đến
31/12/2005: 25.945 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 1,91% tổng dư nợ toàn chi nhánh. Trong
đó:
- Nợ nhóm 3: 1.141 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 4,62% nợ xấu.
- Nợ nhóm 4: 22.160 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 89,66% nợ xấu.
- Nợ nhóm 5: 1.415 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 5,72% nợ xấu.
- Cơ cấu dư nợ đáp ứng cho các ngành kinh tế trên địa bàn trong thời gian qua có sự
tăng trưởng tương đối đồng đều giữa các ngành, vừa tập trung cho nhiệm vụ đẩy mạnh
CNH, HĐH ở nông thôn vừa thúc đẩy các ngành công nghiệp và thương mại dịch vụ cùng
phát triển.
Biểu 2.4: Dư nợ theo ngành kinh tế
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
Năm
2001
Năm
2002
Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005
Tổng dư nợ 594 803 990 1.111 1.354
1-Ngành nông lâm nghiệp,
th.sản
220 320 435 512 573
-Tỷ trọng 37,04 39,85 43,94 46,08 42,32
2- Ngành Công nghiệp, xây
dựng
145 174 202 241 363
- Tỷ trọng 24,41 21,67 20,40 21,69 26,81
3-Ngành Thương mại, dịch vụ 229 309 353 358 418
- Tỷ trọng 38,55 38,48 35,66 32,22 30,87
Tốc độ tăng trưởng dư nợ (%) 35,18% 23,29% 12,22% 21,87%
(Nguồn: NHNo&PTNT Quảng Nam)
Qua biểu 2.4, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của NHNo&PTNT Quảng Nam cuối
năm 2005 đạt 1.354 tỷ đồng, tăng 760 tỷ đồng so với năm 2001 (gấp 2,27 lần). Trong đó
dư nợ ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 353 tỷ đồng so năm 2001 (gấp 2,6 lần); dư
nợ ngành công nghiệp, xây dựng tăng 218 tỷ đồng so năm 2001 (gấp 2,5 lần); dư nợ ngành
thương mại, dịch vụ tăng 189 tỷ đồng so năm 2001 (gấp 1,82 lần). Từ đó đã đưa tốc độ
tăng trưởng dư nợ bình quân hàng năm của NHNo&PTNT Quảng Nam lên trên 23% năm.
Đồng thời qua đó đã cấp tín dụng cho hàng trăm ngàn lượt hộ vay với doanh số 2.976 tỷ
đồng đầu tư khôi phục các làng nghề truyền thống, phát triển các cơ sở tiểu thủ công
nghiệp; trong đó có hàng chục ngàn lượt hộ vay sản xuất kinh doanh có liên quan đến làng
nghề và phát triển kinh tế du lịch với doanh số cho vay 712 tỷ đồng [17, tr.69].
- Thực hiện mục tiêu “chú trọng đầu tư vào Khu kinh tế mở Chu Lai, Khu công
nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc và các khu, cụm công nghiệp khác nhằm đáp ứng nhu
cầu vốn cho các doanh nghiệp”[17, tr71], NHNo&PTNT Quảng Nam đã đưa vào hoạt
động 2 chi nhánh tại Khu kinh tế mở Chu Lai và Khu công nghiệp Điện Nam - Điện
Ngọc nhằm đón đầu các cơ hội đầu tư. Kết quả:
Biểu 2.5: Hoạt động đầu tư tín dụng tại khu công nghiệp
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
Năm
2001
Năm
2002
Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005
Tổng dư nợ 27.925 105.089 135.223 147.362 179.808
I- Khu CN Điện Nam -Điện
Ngọc
27.925 105.089 109.438 97.365 95.314
- Dư nợ ngắn hạn 10.631 48.970 49.288 44.582 40.061
- Dư nợ trung hạn 17.294 21.127 16.050 12.723 15.193
- Dư nợ dài hạn - 34.992 44.100 40.060 40.060
II- Khu kinh tế mở Chu Lai - - 25.785 49.997 84.494
- Dư nợ ngắn hạn - - 24.240 42.004 68.891
- Dư nợ trung hạn - - 1.545 7.993 15.603
(Nguồn: NHNo&PTNT Quảng Nam)
Tổng dư nợ cho vay đến thời điểm 31/12/2005 tại 2 khu công nghiệp đạt mức 179,8
tỷ đồng tăng 151,9 tỷ đồng so với năm 2001 (6,43 lần); trong đó khu công nghiệp Điện
Nam - Điện Ngọc tăng 3,41 lần (so với năm 2001), khu kinh tế mở Chu Lai tăng 3,27 lần
(so với 2003). Dư nợ trung, dài hạn đạt 70,85 tỷ đồng, chiếm 39,4% tổng dư nợ, cao hơn tỷ
lệ chung của cả tỉnh là 5,9%. Tốc độ tăng trưởng dư nợ tuy có cao nhưng còn chưa ổn định
9 như tại khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc có xu hướng giảm thấp dư nợ do một số
doanh nghiệp bị ảnh hưởng của thiên tai, thua lỗ...)
- Hoạt động đầu tư phát triển điện năng: Quảng Nam có địa hình đồi núi có độ dốc
cao, sông suối nhiều, khả năng sản xuất điện năng từ nguồn thuỷ điện là rất lớn. Nắm bắt
xu hướng phát triển về khả năng thuỷ điện, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam và một số
Tổng công ty đã xúc tiến các bước nghiên cứu khả thi và triển khai xây dựng công trình
thuỷ điện A Vương, Sông Côn, Sông Tranh 2, Đăk mil 4. NHNo&PTNT Quảng Nam đã
bám sát các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng để đầu tư vốn phục vụ cho quá trình
CDCCKT trên địa bàn.
+ Công trình thuỷ điện A Vương (xã Dang, huyện Tây Giang - xã Ma Cooih, huyện
Đông Giang) do Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN) đầu tư, có công suất 210 MW,
tổng mức đầu tư 3.620,345 tỷ đồng. Trong đó số vốn phải vay từ các NHTM là 1.634,8 tỷ
đồng, số vốn đồng tài trợ đầu tư của NHNo&PTNT Việt Nam uỷ nhiệm NHNo&PTNT
Quảng Nam tham gia cùng các NHTM khác là 300 tỷ đồng được giải ngân dần theo tiến
độ thi công từ năm 2005.
+ Công trình thuỷ điện Đăk mil 4 (huyện Phước Sơn) do Tổng Công ty đầu tư phát
triển đô thị và khu công nghiệp (IDICO) đầu tư, có công suất 180 MW, tổng mức đầu tư
4.150,05 tỷ đồng. Trong đó vốn vay các NHTM là 1.939 tỷ đồng, NHNo&PTNT Việt
Nam đã thoả thuận với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Công ty tài chính Dầu
khí Việt Nam, Ngân hàng BNP PARIBAS đồng tài trợ với số vốn khoảng 839 tỷ đồng và
sẽ uỷ nhiệm cho NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam giải ngân từ năm 2007 đến năm 2010.
+ Công trình thuỷ điện Sông Tranh 2 (huyện Bắc Trà My) do Tổng Công ty Điện
lực Việt Nam (EVN) đầu tư, có công suất 190 MW, tổng mức đầu tư 3.962,4 tỷ đồng.
Trong đó số vốn phải vay từ các NHTM là 1.891,6 tỷ đồng, số vốn đồng tài trợ đầu tư của
NHNo&PTNT Việt Nam dự kiến sẽ uỷ nhiệm cho NHNo&PTNT Quảng Nam tham gia
cùng các NHTM khác khoảng 200 tỷ đồng được giải ngân dần từ năm 2007 đến năm
2010.
* Các nghiệp vụ sinh lời khác:
Hoạt động tín dụng luôn chứa đựng nhiều rủi ro, nhất là trong điều kiện xã hội
mà hiệu lực pháp chế chưa cao, môi trường pháp lý, môi trường kinh tế chưa đồng bộ,
ổn định, do vậy NHNo&PTNT Quảng Nam đã thực hiện thêm nhiều nghiệp vụ sinh lời
khác, phấn đấu nâng dần tỷ trọng thu ngoài tín dụng theo xu hướng của một ngân hàng
phát triển, hiện đại trong tiến trình hội nhập. Kết quả các nghiệp vụ mới này tuy chưa
cao nhưng đã khẳng định phương châm đa dạng hoá sản phẩm. dịch vụ, góp phần vào
mở rộng khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của nền kinh tế cũng như các
thành phần kinh tế trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và CDCCKT trên địa bàn.
- Nghiệp vụ chiết khấu: chủ yếu là nghiệp vụ chiết khấu là các giấy tờ có giá
dài hạn thông qua hình thức cầm cố và cũng mới chỉ có một số chi nhánh thực hiện
nên kết quả chưa cao. (Năm 2001: 1.886 triệu đồng; Năm 2002: 5.336 triệu đồng;
Năm 2003: 5.217 triệu đồng; Năm 2004: 8.212 triệu đồng).
- Nghiệp vụ đầu tư tài chính: Nhằm sử dụng tối đa hiệu quả nguồn vốn huy động,
phân tán rủi ro, đa dạng hoá lợi nhuận, NHNo&PTNT Quảng Nam đã đầu tư vào thị
trường tiền tệ, tuy nhiên số liệu còn khiêm tốn, phần lớn thực hiện theo chỉ tiêu của
NHNo&PTNT Việt Nam thông báo như: mua trái phiếu Chính phủ với số tiền đến
31/12/2005 là 4 tỷ đồng.
- Hoạt động kinh doanh ngoại tệ: Để từng bước tiến đến hình thành và phát triển
thành một NHTM hiện đại, kinh doanh đa năng, hoạt động kinh doanh tại chi nhánh đã
được tổ chức theo hướng đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ ngân hàng; trong đó hoạt động
kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế đặc biệt được chú trọng và tăng cường một cách
có hiệu quả, nâng cao vị thế cạnh tranh và tạo lập hình ảnh riêng của NHNo&PTNT
Quảng Nam trước các NHTM khác trên địa bàn.
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế của NHNo&PTNT Quảng Nam có
bước phát triển khá nhanh, doanh số mua bán ngày càng tăng đối với hầu hết các loại
ngoại tệ mạnh như USD, GBP, JPY, AUD, CAD…. Trên cơ sở theo dõi sát sao biến động
tỷ giá các loại ngoại tệ trên các thị trường tiền tệ thế giới thông qua mạng intranet và biên
độ dao động cho phép của NHNN, đã thực hiện xây dựng tỷ giá mua bán hợp lý, đảm bảo
lợi ích của khách hàng và ngân hàng, góp phần tăng thêm nguồn thu ngoại tệ và mở rộng
quan hệ với các ngân hàng đại lý (hiện tại đã đặt quan hệ với 932 ngân hàng đại lý của 116
nước trên thế giới) [32, tr.5].
Biểu 2.6: Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHNo&PTNT Quảng Nam
Đơn vị: Ngàn USD,EUR
Năm
Chỉ tiêu
Năm
2001
Năm
2002
Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005
1. Doanh số mua bán
+ Loại USD
* Doanh số mua 6.706 10.369 15.343 17.482 18.352
* Doanh số bán 6.704 10.506 15.333 17.551 18.507
+ Loại EURO (EUR)
* Doanh số mua 27.454 106.017 262.975 121.170 300.620
* Doanh số bán 27.431 104.414 264.105 121.545 299.975
2. DS cho vay 1.959 3.605 7.820 7.063 11.807
3. DS thu nợ 1.516 3.121 4.191 7.135 10.425
4. Dư nợ 461 945 4.574 4.502 5.882
5. Nguồn vốn huy động 728 687 616 775 1.544
6.Lãi(+)Lỗ(-) 33 34 55 56 65
(Nguồn: NHNo&PTNT Quảng Nam)
2.2.2. Tác động của vốn tín dụng ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn góp
phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn
Trong những năm qua, tỉnh Quảng Nam đã đạt được những thành tựu kinh tế quan
trọng, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đều tăng với nhịp độ khá cao, bình quân
10,4%/năm. Các mục tiêu kinh tế - xã hội đặt ra hầu hết đều đạt và vượt mức qua các năm,
nhất là trong sản xuất công nghiệp, mặc dù tỷ trọng CCKT còn thấp, nhưng giá trị tuyệt
đối đều tăng. So với năm 2000, GDP năm 2005 ước đạt gấp 1,64 lần. GDP bình quân đầu
người là 380 USD. Kinh tế phát triển đã góp phần nâng cao một bước đời sống vật chất,
trình độ dân trí của nhân dân, thay đổi bộ mặt nông thôn, hình thành nên nhiều vùng nông
thôn mới theo hướng văn minh tiến bộ [ 42,tr5,14].
Thực hiện đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, với điều kiện cụ thể
của mình, Quảng Nam đã thực hiện chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng CNH,
HĐH. Thực tiễn này đã khẳng định, phương hướng chung và mục tiêu phát triển chủ yếu
giai đoạn 2006 - 2010 của tỉnh Quảng Nam đã được Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng
Nam lần thứ XIX đề ra: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, quyết
tâm đổi mới, tạo bước đột phá đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và CDCCKT theo hướng công
nghiệp và dịch vụ” [10, tr42] là một chủ trương đúng đắn, một sự vận dụng hợp lý vào điều
kiện cụ thể và những lợi thế của Quảng Nam. Vì thế, trong những năm qua, CDCCKT của
tỉnh Quảng Nam đã đạt những thành tựu đáng kể.
Biểu 2.7: Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh Quảng Nam qua các năm
TT Chỉ tiêu ĐV 2001 2002 2003 2004 2005
I
Tổng sản phẩm (GDP)
(giá hiện hành)
Triệuđồn
g
4.679.4
92
5.242.4
01
5.991.1
37
7.096.7
71
8.802.3
68
1
Nông-Lâm nghiệp – thuỷ
sản
Triệuđồn
g
1.876.4
75
2001.0
83
2.136.2
77
2.360.7
84
2.724.1
61
2 Công nghiệp - XDCB
Triệuđồn
g
1.258.1
48
1.487.8
92
1.868.9
37
2.278.7
08
2.994.4
77
3 Dịch vụ - thương mại
Triệuđồn
g
1.544.0
69
1.753.4
26
2.045.9
63
2.457.2
78
3.083.7
30
II CCKT các ngành % 100 100 100 100 100
1 Nông - Lâm nghiệp % 40.1 38.17 35.66 33.27 30.95
2 Công nghiệp - XDCB % 26.89 28.38 30.19 32.11 34.02
3 Dịch vụ - thương mại % 33.01 33.45 35.15 34.63 35.03
III Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 14.53 13.35 12.85 12.19 11.81
IV Dân số trung bình Người 1.412.3 1.425.2 1.438.8 1.452.9 1.465.9
00 25 18 47 22
(Nguồn: Cục thống kê Quảng Nam, Niên giám thống kê 2001-2005)
* Chuyển dịch cơ cấu GDP theo ngành kinh tế:
Trong giai đoạn 2001 - 2005, tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu GDP của
tỉnh giảm mạnh, tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng tăng nhanh; còn tỷ trọng của
ngành thương mại và dịch vụ xu thế tăng nhưng còn chậm trong cơ cấu GDP của tỉnh (biểu
2.8 và biểu 2.9). Tuy vậy, các định hướng chiến lược phát triển bền vững của tỉnh Quảng
Nam và CDCCKT đề ra tại các kỳ Đại hội Tỉnh Đảng bộ trong các năm qua đều thực hiện
được và đạt mức tăng trưởng khá.
Biểu 2.8: Tỷ trọng đóng góp của các ngành trong GDP tỉnh Quảng Nam
Năm
Nông-Lâm-Ngư
(%)
Công nghiệp &XD
(%)
Thương mại &DV
(%)
2001 40,1 26,89 33,01
2002 38,17 28,38 33,45
2003 35,66 30,19 35,15
2004 33,27 32,11 34,63
2005 30,95 34,02 35,03
(Nguồn: Cục thống kê Quảng Nam, Niên giám thống kê 2001-2005)
Nhóm ngành công nghiệp - xây dựng: Năm 2001, chiếm 26,89% trong tổng giá trị
GDP của tỉnh, năm 2005 tăng lên 34,02 % trong GDP của tỉnh.
Nhóm ngành thương mại và dịch vụ năm 2001 chiếm 33,01% trong GDP của tỉnh,
đến năm 2005 tỷ trọng là 35,03%.
* Chỉ số phát triển của các ngành kinh tế tỉnh Quảng Nam:
Trong thời gian từ 2001 - 2005 nền kinh tế của tỉnh Quảng Nam đã tăng trưởng khá.
Chỉ số phát triển của ngành công nghiệp trung bình là 122,85%/năm; ngành thương mại và
dịch vụ là 117,11%/năm và nhóm ngành nông - lâm - ngư nghiệp là 109,12%/năm. Chỉ số
phát triển này phản ánh đúng thực trạng của nền kinh tế địa phương trong tiến trình thực
hiện công cuộc CNH, HĐH. Các ngành kinh tế đều có sự tăng trưởng và dần chuyển dịch
theo định hướng, mục tiêu được các cấp, các ngành đề ra. Từ đó nâng cao được giá trị tổng
sản lượng của các ngành cũng thu nhập của người lao động
Biểu 2.9: Chỉ số phát triển hàng năm trên địa bàn phân theo ngành
Năm Nông-Lâm-Ngư nghiệp (%) CN-XD (%) TM&đv(%)
2001 6,4 17,1 9,8
2002 6,6 18,2 13,5
2003 6,7 21,58 16,68
2004 10,51 25,97 20,1
2005 15,4 31,41 25,49
(Nguồn: Cục thống kê Quảng Nam, Niên giám thống kê 2001-2005)
* Thay đổi về cơ cấu vốn đầu tư:
Biểu 2.10: Cơ cấu vốn đầu tư phân theo ngành kinh tế
(tính giá hiện hành)
Đơn vị: Triệu đồng
Ngành 2001 2002 2003 2004 2005
Nông-lâm nghiệp-thuỷ sản 172.996 148.385 157.897 224.290 282.026
Công nghiệp 106.419 571.658 753.610 893.413 1.297.854
Sản xuất & PP điện nước 78.159 61.374 94.575 108.389 116.075
Xây dựng 9.990 62.895 70.325 104.377 133.195
Giao thông vận tải 760.928 800.906 921.500 1.060.326 1.420.983
Thương mại, KS, nhà hàng 32.909 143.933 195.756 246.404 436.295
Quản lý Nhà nước 20.139 32.514 33.950 43.794 45.629
Giáo dục đào tạo 40.419 53.798 60.625 84.523 97.426
Y tế 21.917 31.526 38.426 51.456 47.563
Văn hoá-thể thao 14.694 11.964 15.035 24.803 26.106
Phục vụ cá nhân cộng
đồng
38.081 54.217 66.084 87.646 89.109
Hoạt động KDTS, DV tư
vấn
3.742 7.856 8.730 13.910 13.811
Hoạt động Đảng, đoàn thể 16.987 8.512 8.488 12.857 8.281
(Nguồn: Cục thống kê Quảng Nam, Niên giám thống kê 2001-2005)
Cơ cấu vốn đầu tư được thay đổi theo hướng phát triển CCKT công nghiệp, nông
nghiệp, thương mại dịch vụ; vì vậy tỷ trọng vốn đầu tư vào các ngành công nghiệp, xây
dựng, điện nước được tăng lên theo cơ cấu phát triển kinh tế của tỉnh (xem biểu 2.10).
* Chuyển dịch cơ cấu lao động:
Biểu 2.11: Cơ cấu lao động trong các ngành ở tỉnh Quảng Nam
Đơn vị: Nghìn người
Năm Nông lâm ngư CN, xây dựng Dịch vụ
2001 418.763 68.194 79.743
2002 520.030 71.606 109.132
2003 524.207 75.990 115.933
2004 482.579 70.952 117.667
2005 536.211 85.598 124.666
(Nguồn: Cục thống kê Quảng Nam, Niên giám thống kê 2001-2005)
Qua biểu trên thể hiện rõ xu hướng lao động giảm dần ở các ngành nông nghiệp,
tăng dần ở các ngành công nghiệp xây dựng và thương mại dịch vụ phù hợp với xu hướng
CDCCKT công nghiệp - nông nghiệp - thương mại dịch vụ, du lịch.
* Chuyển dịch cơ cấu về thành phần kinh tế và thay đổi các thể chế:
Biểu 2.12: Số lượng các đơn vị kinh tế trong sản xuất công nghiệp
Đơn vị: Cơ sở
Năm 2001 2002 2003 2004 2005
Số cơ sở 11.094 11.758 11.832 11.480 11.554
Doanh nghiệp TW 3 4 7 7 6
Doanh nghiệp ĐF 17 17 16 16 15
HTX 18 19 19 18 24
Doanh nghiệp tư nhân 8 25 34 35 35
Cá thể 11.015 11.641 11.689 11.320 11.357
Cty TNHH, cổ phần 26 49 61 77 109
Doanh nghiệp có
VĐTNN
3 3 6 7 8
(Nguồn: Cục thống kê Quảng Nam, Niên giám thống kê 2001-2005)
* Chuyển dịch cơ cấu về thành phần kinh tế:
Qua biểu 2.12, xét trong ngành công nghiệp trên góc độ thành phần kinh tế, Quảng
Nam chuyển hướng cơ cấu phát triển theo chủ trương phát triển nhiều thành phần kinh tế. Vì
vậy, số lượng các thành phần kinh tế thuộc kinh tế nhà nước là các doanh nghiệp thuộc kinh tế
quốc doanh, giảm dần cả số lượng và tỷ trọng. Doanh nghiệp Trung ương năm 2003 là 7 đơn
vị, đến năm 2005 còn 6; doanh nghiệp địa phương năm 2003 là 16 đến năm 2005 còn 15;
doanh nghiệp tư nhân năm 2003 là 34 đơn vị, đến năm 2005 là 35 đơn vị, thành phần kinh tế
cá thể năm 2003 là 11.750 đến năm 2005 giảm còn 11.466 đơn vị.
* Những hạn chế về chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Quảng Nam:
Một là, cơ cấu kinh tế còn mất cân đối.
- Có sự mất cân đối giữa các thành phần kinh tế, nhưng việc khắc phục là hết sức
khó khăn, phức tạp. Cho đến nay, kinh tế nhà nước nói chung vẫn ở trong tình trạng trì trệ,
lãng phí, sản xuất kém hiệu quả. Kinh tế tập thể trong nông nghiệp đang rơi vào tình trạng
bị động, khi hộ gia đình được xác định là đơn vị kinh tế độc lập.
- CCKT nhà nước tuy có tiến bộ, nhưng về cơ bản vẫn mất cân đối giữa kinh tế nhà
nước và kinh tế tư nhân, giữa các ngành trong nội bộ kinh tế nhà nước. Điều đó thể hiện ở
chỗ tỷ trọng sản phẩm công nghiệp, khối lượng vận chuyển, xây dựng cơ bản, bưu chính
viễn thông, vận tải đường sắt, đường bộ,.... hiện chiếm tỷ trọng lớn trên 70%.
Hai là, sự phát triển yếu kém của kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân.
- Kinh tế nhà nước đã bộc lộ những mặt yếu kém và hạn chế. Điều đó thể hiện ở chỗ
CCKT nhà nước chưa được thay đổi hợp lý, còn mất cân đối lớn về cơ cấu ngành, địa phương
trong tỉnh. Nói chung vẫn ở trong tình trạng “cha chung không ai khóc”. Tình trạng nợ nần
dây dưa, khê đọng vốn kéo dài và mất khả năng thanh toán nghiêm trọng. Tình trạng lợi dụng
sơ hở của chính sách đem bán tài sản nhà nước để phân phối ăn chia, tham nhũng, hối lộ, buôn
lậu đang diễn ra khá nghiêm trọng.
- Kinh tế tư nhân, cá thể tuy có phát triển, nhưng chủ yếu là trong ngành thương
nghiệp dịch vụ, ít tham gia vào lĩnh vực sản xuất.
Ba là, chất lượng chuyển dịch còn thấp.
- Trong những năm qua, cơ cấu thành phần kinh tế tuy đã được hình thành, nhưng
CCKT của các thành phần chuyển biến chậm: Từ cơ cấu vốn đầu tư đến cơ cấu thu nhập
chủ yếu vẫn dựa vào kinh tế quốc doanh. Vai trò của kinh tế tư nhân cá thể chưa được xác
định rõ.
- Sự CDCCKT ở nhiều ngành, nhiều địa phương, lĩnh vực còn chậm, ngành nghề phụ
chưa phát triển nên rất khó khăn trong giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao
động. Làng nghề truyền thống - tiểu thủ công nghiệp đã phát triển ở nhiều địa phương nhưng
về tổng thể số lượng còn ít, qui mô, năng lực sản xuất còn nhỏ, cho nên khả năng giải quyết
việc làm còn hạn chế.
- CDCCKT nông nghiệp mới chỉ là bước đầu, quá trình chuyển dịch chưa mạnh,
chưa rộng khắp các địa phương, mới chuyển đổi ở những vùng, những địa phương có điều
kiện và mang tính tự phát. Tỷ trọng trồng trọt vẫn cao. Chăn nuôi chưa phát triển thành
ngành sản xuất chính, dịch vụ nông nghiệp hoạt động yếu.
Bốn là, ứng dụng khoa học công nghệ và môi trường còn nhiều bất cập.
- Trong quá trình CDCCKT các địa phương chưa chú ý đưa tiến bộ khoa học và công
nghệ mới vào sản xuất, chưa tập trung tạo vùng sản xuất hàng hoá, công tác qui hoạch, kế
hoạch còn thiếu và yếu. Do đó, sản xuất nông sản hàng hoá còn manh mún, tỷ trọng nông
sản hàng hoá thấp, chưa hình thành vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh, hay các vùng sản
xuất nguyên liệu thực phẩm phục vụ khu công nghiệp, cụm công nghiệp và xuất khẩu. Khả
năng cạnh tranh, và mức tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp còn yếu.
- Vấn đề ô nhiễm môi trường, nguồn nước sinh hoạt trong khu vực làng nghề tiểu thủ
công nghiệp, khu vực chăn nuôi nông thôn nhiều nơi rất nghiêm trọng, chưa có giải pháp
khắc phục đã ảnh hưởng tới sức khoẻ và sinh hoạt của nhân dân,...
Năm là, cơ cấu vốn đầu tư còn chắp vá dàn trải. Cơ cấu vốn đầu tư tuy đã có sự tiến
bộ như trên, nhưng so với yêu cầu thì cơ cấu đầu tư còn chưa đạt được như mong muốn.
Đầu tư còn chắp vá, dàn trải,...Nhìn chung cơ cấu vốn đầu tư chưa có sự thay đổi đáng kể.
Việc quản lý vốn đầu tư còn nhiều sơ hở, gây lãng phí, chưa phát huy được đầy đủ năng
lực sản xuất của cơ sở. Còn mang nặng về xây dựng mới, coi nhẹ khôi phục và phát huy cơ
sở hiện có,...
Sáu là, vấn đề lao động và thu nhập trong nông nghiệp nông thôn còn nhiều bất
cập.
- áp lực tăng dân số, bổ sung lao động trong độ tuổi hàng năm cần phải giải quyết
việc làm là một bài toán khó hiện nay trong tỉnh, cần có sự phối hợp của các cấp các ngành
mới có tính khả thi. Số lao động vào làm việc trong các khu công nghiệp, dịch vụ ngành
nghề còn ít. Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm hiện nay ở thành thị là trên 5,1%, tỷ lệ sử
dụng thời gian lao động ở nông thôn chỉ đạt khoảng 80%, thời điểm nông nhàn số lao động
nông thôn thất nghiệp lên tới 20% [42,tr17].
- Tỷ lệ lao động nông nghiệp còn ở mức cao trong tổng số lao động hiện có. Cơ cấu
lao động trong nông nghiệp chậm chuyển biến cả về số lượng và chất lượng, lao động thủ
công vẫn là chủ yếu...
- Bình quân đất nông nghiệp cho hộ nông nghiệp thấp, và sẽ tiếp tục giảm nhanh
trong thời gian tới do chuyển đất nông nghiệp cho xây dựng công nghiệp và cơ sở hạ tầng
khác. Vì vậy, số lượng lao động nông nghiệp mất việc làm tăng lên, giảm thu nhập,...
- Trong nông nghiệp nông thôn, các tiềm năng đất đai, sức lao động, vốn chưa được
khai thác triệt để, nhất là các thế mạnh của mỗi vùng kinh tế. Tình trạng lãng phí tài
nguyên và hiểm họa môi trường trong nông nghiệp, nông thôn khá phổ biến.
2.3. Đánh giá về tín dụng ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn với sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn
2.3.1. Kết quả đạt được của vốn tín dụng ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Thực hiện đường lối đổi mới kinh tế của của Đảng, Nhà nước trực tiếp trên địa bàn
tỉnh Quảng Nam, các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã không ngừng huy động mọi nguồn
vốn để mở rộng cho vay các thành phần kinh tế, đặc biệt là đối với quá trình CDCCKT
tỉnh theo hướng: Nông nghiệp (18%) - công nghiệp, xây dựng (41,5%) - dịch vụ (40,5%)
[42,tr40] góp phần hình thành CCKT ngày càng hợp lý và hiệu quả hơn, đóng góp đáng kể
vào việc phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam.
Thông qua chức năng huy động vốn và cho vay vốn của các TCTD trên địa bàn, tín
dụng NHNo&PTNT đóng vai trò rất quan trọng vào việc cung ứng vốn kịp thời, hiệu quả
cho quá trìnhCDCCKT. Được thể hiện trên một số nội dung sau:
Một là, thông qua đầu tư tín dụng trung và dài hạn của tín dụng NHNo&PTNT trên
địa bàn tỉnh tăng lên qua các năm, cho thấy vai trò của tín dụng NHNo&PTNT trong việc
thực hiện chuyển dịch CCKT trên địa bàn tỉnh đã mở rộng đầu tư đúng hướng phát triển
nền kinh tế tỉnh Quảng Nam; mở rộng đầu tư để đổi mới thiết bị cơ sở vật chất là điều kiện
tiên quyết để thực hiện quá trình CDCCKT của tỉnh.
Hai là, đầu tư vốn tín dụng NHNo&PTNT vào khu vực kinh tế nông nghiệp, nông
thôn thực sự là đòn bẩy kinh tế đã góp phần khai thác tiềm năng đất đai, lao động, tài
nguyên,... phát huy được thế mạnh của các vùng, các huyện trong tỉnh. Nhờ có tín dụng
NHNo&PTNT, các doanh nghiệp và cá nhân sản xuất kinh doanh có điều kiện áp dụng
khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin đưa giống cây con mới vào
sản xuất, do đó nâng cao năng suất lao động, chất lượng vật nuôi cây trồng, chất lượng sản
phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và ngoài nước tạo điều kiện mở
rộng sản xuất nâng cao đời sống nhân dân. Thông qua việc cho vay hộ sản xuất ngày càng
tăng số hộ có dư nợ: Năm 1997 là 41.368 hộ, đến năm 2005 lên tới 128.572 hộ giúp cho người
nông dân có vốn để thực hiện đưa giống cây, con có năng suất cao làm đổi mới kinh tế trồng
trọt và chăn nuôi ở khu vực kinh tế nông nghiệp, nông thôn [31,tr5].
Ba là, thông qua đầu tư tín dụng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- Giải pháp mở rộng tín dụng ở Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Nam góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn (2).pdf