Tài liệu Luận văn Giải pháp huy động vốn và nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn cho đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk giai đoạn 2006 - 2010: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
VŨ THANH MẠI
GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN VÀ NÂNG CAO
HIỆU QỦA SỬ DỤNG VỐN CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐĂK LĂK GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
Chuyên ngành : KINH TẾ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Mã số : 60.31.12
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS NGUYỄN HỒNG THẮNG
Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2007
2
MỤC LỤC
Trang
Mở đầu
Chuơng I: Cơ sở lý luận về huy động vốn đầu tư và hiệu qủa sử dụng vốn
đầu tư................................................................................................................... 1
1.1 Khái niệm về đầu tư và vốn đầu tư ................................................................. 1
1.1.1 Khái niệm về đầu tư và vốn đầu tư ...................................................... 1
1.1.1.1 Khái niệm về đầu tư .................................................................... 1
1.1.1.2 Khái niệm về vốn đầu tư ......................................................
110 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 944 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Giải pháp huy động vốn và nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn cho đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk giai đoạn 2006 - 2010, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
VŨ THANH MẠI
GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN VÀ NÂNG CAO
HIỆU QỦA SỬ DỤNG VỐN CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐĂK LĂK GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
Chuyên ngành : KINH TẾ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Mã số : 60.31.12
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS NGUYỄN HỒNG THẮNG
Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2007
2
MỤC LỤC
Trang
Mở đầu
Chuơng I: Cơ sở lý luận về huy động vốn đầu tư và hiệu qủa sử dụng vốn
đầu tư................................................................................................................... 1
1.1 Khái niệm về đầu tư và vốn đầu tư ................................................................. 1
1.1.1 Khái niệm về đầu tư và vốn đầu tư ...................................................... 1
1.1.1.1 Khái niệm về đầu tư .................................................................... 1
1.1.1.2 Khái niệm về vốn đầu tư ............................................................. 2
1.1.2 Vai trò của đầu tư và vốn đầu tư cho tăng trưởng kinh tế ................... 3
1.1.2.1 Vai trò của đầu tư ........................................................................ 3
1.1.2.2 Vai trò của vốn đầu tư ................................................................. 4
1.1.3 Phân loại đầu tư ................................................................................... 5
1.1.4 Phân loại vốn đầu tư ........................................................................... 7
1.2 Cơ sở lý luận hình thành vốn đầu tư ............................................................... 9
1.2.1 Các nguồn hình thành vốn đầu tư ........................................................ 9
1.2.2 Tiết kiệm và đầu tư ở khu vực tư nhân................................................ 10
1.2.3 Tiết kiệm và đầu tư của nhà nước........................................................ 12
1.2.4 Huy động vốn qua hệ thống tài chính ................................................. 14
1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến qúa trình hình thành nguồn vốn đầu tư ... 15
1.2.5.1 Chiến lược phát triển công nghiệp hóa ....................................... 15
1.2.5.2 Các chính sách về kinh tế ............................................................ 17
1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu qủa sử dụng vốn đầu tư ........................................ 18
1.3.1 Khái niệm............................................................................................. 18
1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu qủa sử dụng vốn đầu tư ở tầm vĩ mô......... 18
1.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu qủa sử dụng vốn đầu tư ở tầm vi mô......... 19
1.3.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu qủa sử dụng vốn đầu tư ở góc độ xã hội .. 22
1.4 Kinh nghiệm huy động, sử dụng vốn đầu tư một số nước Châu Á ................ 23
3
Kết luận chương I ................................................................................................. 25
Chương II : Thực trạng huy động vốn đầu tư, hiệu qủa sử dụng vốn đầu tư
phát triển trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk giai đoạn 2001-2005............................ 26
2.1 Tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Đăk Lăk................................... 26
2.1.1 Tiềm năng và nguồn lực phát triển ..................................................... 26
2.1.1.1 Điều kiện địa lý, tài nguyên thiên nhiên .................................... 26
2.1.1.2 Dân số và nguồn lao động .......................................................... 29
2.1.1.3 Những lợi thế so sánh phát triển kinh tế của tỉnh Đăk Lăk ........ 29
2.1.2 Thực trạng một số ngành kinh tế chủ yếu............................................ 30
2.1.2.1 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế ..................................... 30
2.1.2.2 Kết cấu hạ tầng kinh tế ............................................................... 32
2.1.3 Cơ chế chính sách thu hút vốn đầu tư của tỉnh.................................... 34
2.1.4 Thực trạng về tình hình huy động vốn
đầu tư giai đoạn 2001 - 2005 ..................................................................... 35
2.1.4.1 Vốn trên địa bàn .......................................................................... 35
2.1.4.1.1 Tổng quan về cơ cấu các nguồn vốn đầu tư ........................... 35
2.1.4.1.2 Thực trạng về thu, chi ngân sách trên địa bàn ......................... 37
2.1.4.1.3 Thực trạng huy động đóng góp dân cư ................................... 40
2.1.4.1.4 Thực trạng huy động doanh nghiệp, tư nhân .......................... 41
2.1.4.1.5 Thực trạng huy động qua thị trường tài chính ......................... 41
2.1.4.2 Vốn ngoài nước .......................................................................... 42
2.2 Thực trạng sử dụng các nguồn vốn đầu tư trên địa bàn Đăk Lăk .................. 43
2.2.1 Tình hình sử dụng vốn đầu tư ............................................................. 43
2.2.1.1 Tình hình sử dụng vốn đầu tư theo lãnh thổ .............................. 43
2.2.1.2 Tình hình sử dụng vốn đầu tư theo cơ cấu ngành kinh tế .......... 45
2.2.2 Tình hình sử dụng vốn đầu tư ở các khu vực ..................................... 47
2.2.2.1 Vốn đầu tư NSNN ...................................................................... 47
2.2.2.2 Vốn đầu tư DNNN ..................................................................... 48
2.2.2.3 Vốn đầu tư ngoài quốc doanh .................................................... 49
4
2.3 Đánh giá huy động và hiệu qủa sử dụng vốn đầu tư ...................................... 49
2.3.1 Những kết qủa đạt được và những tồn tại, hạn chế của việc huy động
vốn đầu tư .................................................................................................... 49
2.3.1.1 Những kết qủa đạt được của việc huy động vốn đầu tư ............. 50
2.3.1.2 Những tồn tại, hạn chế của việc huy động vốn đầu tư ............... 52
2.3.2 Các kết qủa đạt được và những tồn tại, hạn chế của việc sử dụng vốn
đầu tư ............................................................................................................ 54
2.3.2.1 Những kết qủa đạt được của việc sử dụng vốn đầu tư ............... 55
2.3.2.2 Những tồn tại, hạn chế của việc sử dụng vốn đầu tư ................. 57
Kết luận chương II .............................................................................................. 62
Chương III :Các giải pháp huy động và nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn
đầu tư tỉnh Đăk Lăk giai đoạn 2006-2010......................................................... 63
3.1 Định hướng phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Đăk Lăk giai đoạn 2006 - 2010 .. 63
3.1.1 Mục tiêu phát triển đến năm 2010 ...................................................... 63
3.1.2 Các chỉ tiêu chủ yếu cho phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010 ...... 64
3.2 Nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2006 - 2010 .................................................... 64
3.3 Các chính sách và giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển
giai đoạn 2006 - 2010 ........................................................................................... 65
3.3.1 Quan điểm chung về huy động vốn đầu tư phát triển ......................... 65
3.3.2 Chính sách và giải pháp ...................................................................... 67
3.3.2.1 Đối với NSNN ............................................................................ 67
3.3.2.2 Đối với DNNN ........................................................................... 70
3.3.2.3 Dân cư và tư nhân ...................................................................... 70
3.3.2.4 Huy động vốn qua hệ thống Ngân hàng...................................... 71
3.4 Các giải pháp nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn đầu tư .................................... 72
3.4.1 Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch ........................................... 72
3.4.2 Nâng cao chất lượng quyết định chủ trương đầu tư ........................... 73
3.4.3 Nâng cao chất lượng chẩn bị đầu tư ................................................... 73
3.4.4 Tăng cường công tác quản lý qúa trình thực hiện đầu tư .................... 74
5
3.4.5 Nâng cao chất lượng bộ máy quản lý nhà nước về đầu tư .................. 75
3.5 Các điều kiện cần thiết thực hiện các giải pháp huy động và nâng cao sử
dụng vốn đầu tư .................................................................................................... 76
3.5.1 Hoàn chỉnh hệ thống pháp lý tạo lập môi trường đầu tư thuận lợi ...... 76
3.5.2 Hoàn thiện và phát triển thị trường vốn và lao động .......................... 77
3.5.3 Đẩy mạnh và hoàn thành sắp xếp DNNN ........................................... 77
3.5.4 Đẩy mạnh qúa trình cải cách hành chính ............................................ 78
3.5.5 Tăng cường đào tạo và nâng cao trình độ cán bộ đáp ứng yêu cầu quản lý
đầu tư trong thời kỳ hội nhập........................................................................ 78
Kết luận chương III .............................................................................................. 79
KẾT LUẬN
6
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
CNH : Công nghiệp hóa
CNH-HĐH : Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
CSHT : Cơ sở hạ tầng
CTMTQG : Chương trình mục tiêu quốc gia
ĐTXDCB : Đầu tư xây dựng cơ bản
ĐTPT : Đầu tư phát triển
DNNN : Doanh nghiệp Nhà nước
DNNQD : Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
DNTN : Doanh nghiệp tư nhân
DNTW : Doanh nghiệp Trung ương
DNĐP : Doanh nghiệp Địa phương
NHNN : Ngân hàng Nhà nước
NSĐP : Ngân sách Địa phương
NSNN : Ngân sách Nhà nước
NSTW : Ngân sách Trung ương
NHTMQD : Ngân hàng thương mại quốc doanh
NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần
TDNN : Tín dụng Nhà nước
TCTD : Tổ chức tín dụng
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TP : Thành phố
TPCP : Trái phiếu Chính phủ
TTCN : Tiểu thủ công nghiệp
Tiếng Anh
FAO : Food and Agriculture Organization of the United Nations
FDI : Foreign Direct Investment
GDP : Gross Domestic Product
GNP : Gross National Product
ICOR : Incremental Capital - Output Ratio
UNESCO : United Nations Educational Scientific and Cultural Organization
NICs : Newly Industrialized Countries
7
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài :
Đăk Lăk nằm ở vị trí trung tâm của vùng Tây nguyên, có nhiều tuyến đường
giao thông quan trọng nối liền với các tỉnh trong vùng Tây nguyên và Duyên hải
miền Trung; có đường hàng không nối với các trung tâm kinh tế lớn của cả nước
như Đà nẵng - Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Những mạng giao thông liên
vùng là điều kiện cho Đăk Lăk tăng cường khả năng liên kết, hợp tác với các tỉnh về
mở rộng thị trường và hợp tác kinh tế.
Ngoài vị trí thuận lợi về giao lưu kinh tế, Đăk Lăk có vị trí chiến lược về
quốc phòng an ninh; bảo vệ môi trường cho vùng Tây nguyên và cho cả nước.
Đăk Lăk là tỉnh có tiềm năng to lớn về đất bazan màu mỡ; khí hậu phù hợp
với sự phát triển của các loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị cao. Là tỉnh giàu
tiềm năng về du lịch, cả du lịch về phong cảnh tự nhiên và văn hóa nhân văn.
Thời gian qua, Đăk Lăk và các tỉnh Vùng Tây nguyên được Nhà nước quan
tâm đầu tư thông qua chương trình phát triển vùng Tây nguyên, các chương trình
mục tiêu quốc gia góp phần cải thiện đáng kể cơ sở hạ tầng. Nền kinh tế của tỉnh đã
có bước phát triển nhất định, song nhìn chung lại thì xuất phát điểm của nền kinh tế
còn thấp. Tốc độ tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh, tỷ
trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế cao. Huy động các nguồn lực cho phát triển
kinh tế còn hạn chế, tích lũy nội bộ nền kinh tế thấp; vốn đầu tư từ ngân sách nhà
nước chỉ đủ tập trung cho xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, thiếu vốn đầu tư cho
phát triển sản xuất; bên cạnh đó hiệu qủa sử dụng vốn đầu tư chưa cao, hiện tượng
thất thoát lãng phí vốn đầu tư còn nhiều, nhất là ở khu vực Nhà nước gây nhiều bức
xúc trong nhân dân.
Xuất phát từ thực tế nêu trên, việc tìm ra các giải pháp huy động các nguồn
lực tài chính cho đầu tư phát triển trong khả năng kinh tế còn rất hạn hẹp và làm sao
sử dụng có hiệu qủa nhất số vốn đầu tư này trên địa bàn Đăk Lăk giai đoạn 2006 -
8
2010 là tiền đề quan trọng phát triển kinh tế của tỉnh. Luận văn " Giải pháp huy
động vốn và nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn cho đầu tư phát triển trên địa bàn Đăk
Lăk giai đoạn 2006 - 2010" được hình thành và đưa ra giải pháp giải quyết các yêu
cầu thực tiễn đòi hỏi nêu trên.
2.Mục tiêu nghiên cứu :
Nghiên cứu mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế; kinh nghiệm của
một số nước trong việc huy động và sử dụng vốn đầu tư cho tăng trưởng kinh tế
trong giai đoạn đầu thời kỳ công nghiệp hóa; các tiêu chuẩn đáng giá hiệu qủa sử
dụng vốn đầu tư. Trên cơ sở lý luận, đi sâu phân tích và đánh giá hiện trạng huy
động vốn đầu tư và sử dụng vốn đầu tư trên địa bàn Đăk Lăk giai đoạn 2001 - 2005,
từ đó tác giả đề ra các giải pháp cụ thể, đồng bộ và có hệ thống phù hợp thực tiễn
địa bàn Đăk Lăk giai đoạn 2006 - 2010.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
+ Phạm vi nghiên cứu : Giới hạn nghiên cứu công tác huy động vốn và sử
dụng vốn đầu tư trong nước trên địa bàn Đăk Lăk thời gian 2001 - 2005 và các năm
tiếp theo giai đoạn 2006 - 2010.
+ Đối tượng nghiên cứu : Vốn đầu tư được hiểu là nguồn lực tài chính của
mỗi cá nhân, doanh nghiệp, Nhà nước được sử dụng cho đầu tư phát triển.
Luận văn không giải quyết hết các nội dung liên quan đến hoạt động đầu tư,
các kiến thức chuyên sâu kỹ thuật làm căn cứ tiêu chuẩn xác định hình thành dự án
đầu tư, tiêu chí xác định cơ cấu vốn cho mỗi dự án.
4.Phương pháp nghiên cứu :
Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng kết
hợp với các phương pháp khác : Phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích; diễn
dịch quy nạp để đánh giá nhận xét hiện thực khách quan để đưa ra các giải pháp có
tính khả thi, phù hợp thực tiễn trong giải quyết các vấn đề đặt ra.
5.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài :
+ Khái quát được những vấn đề lý luận về đầu tư, cơ sở hình thành nguồn
vốn đầu tư, những tiêu chuẩn đánh giá hiệu qủa sử dụng vốn đầu tư.
9
+ Nêu được kinh nghiệm các nước Châu Á trong việc huy động và sử dụng
vốn đầu tư sao cho có hiệu qủa.
+ Đề xuất các giải pháp về huy động và sử dụng có hiệu qủa vốn đầu tư giới
hạn trong phạm vi địa bàn Đăk Lăk giai đoạn 2006 - 2010.
6.Kết cấu luận văn :
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn bao gồm 3 chương như sau :
CHƯƠNG I : Cơ sở lý luận về huy động vốn đầu tư và hiệu qủa sử dụng
vốn đầu tư
CHƯƠNG II : Thực trạng huy động vốn đầu tư, hiệu qủa sử dụng vốn đầu
tư phát triển trên địa bàn Đăk Lăk giai đoạn 2001- 2005
CHƯƠNG III : Các giải pháp huy động và nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn
đầu tư tỉnh Đăk Lăk giai đoạn 2006 - 2010
10
Chương I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ
HIỆU QỦA SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ
1.1 Khái niệm về đầu tư và vốn đầu tư :
1.1.1 Khái niệm về đầu tư và vốn đầu tư :
1.1.1.1 Khái niệm về đầu tư :
Thuật ngữ "đầu tư" có thể được hiểu là việc các cá nhân hoặc tổ chức (doanh
nghiệp, Nhà nước) bỏ ra một khoản vốn (tiền, vật chất, sức lao động, trí tuệ) ở hiện
tại cho một hoạt động nào đó nhằm mang lại các kết qủa có lợi trong tương lai. Các
kết qủa biểu hiện cụ thể của hoạt động này là có thể thu lợi nhuận hoặc những lợi
ích nhằm thỏa mãn yêu cầu của chính bản thân con người và xã hội.
Đối với quốc gia, đầu tư là qúa trình bỏ vốn vào các lĩnh vực của nền kinh tế
nhằm tạo ra các cơ sở vật chất, kỹ thuật mới hoặc duy trì sự hoạt động của các cơ sở
vật chất, kỹ thuật hiện có để thu được các hiệu qủa nhất định vì mục tiêu phát triển
của quốc gia. Đối với các cá nhân, doanh nghiệp đầu tư là hoạt động bỏ vốn ra để
sản xuất kinh doanh với mong đợi sẽ nhận được một khoản lợi nhuận từ hoạt động
này. Các đặc điểm của hoạt động đầu tư đứng trên góc độ quốc gia hay cá nhân,
doanh nghiệp là :
- Hoạt động đầu tư đòi hỏi phải sử dụng một số vốn và số vốn này nằm khê
đọng trong suốt qúa trình thực hiện đầu tư. Khi nhà đầu tư (chủ sở hữu vốn) quyết
định đầu tư, nhà đầu tư phải tính toán, cân nhắc rất kỹ và ước đoán được kết qủa,
hiệu qủa cuối cùng.
- Hoạt động đầu tư là hoạt động có tính chất lâu dài thể hiện ở thời gian đầu
tư dài, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố thị trường như rủi ro kinh doanh, rủi ro tài
chính, rủi ro tỷ giá hối đoái, sự biến động của giá cả, các yếu tố không ổn định khác
về tự nhiên, xã hội, chính trị,... Nhà đầu tư tự quyết định việc đầu tư, tự chịu trách
nhiệm về hậu qủa đầu tư của họ.
11
- Hoạt động đầu tư để làm cái gì, vào địa bàn hay lãnh thổ nào? Là do lợi ích
quyết định, do thị trường và chính sách khuyến khích của Nhà nước chi phối, đầu tư
phải đảm bảo lợi ích quốc gia và lợi ích của nhà đầu tư, các thành qủa hoạt động
đầu tư sẽ hoạt động tại nơi mà nó được tạo dựng.
- Hoạt động đầu tư phải đạt được mục đích nhất định, suy cho cùng phải vì
mục đích phát triển và đời sống của con người khá giả lên, có như vậy thì con người
mới đem vốn để đầu tư, còn khi hoạt động đầu tư làm tổn hại lợi ích của con người
thì phải phê phán, ngăn chặn không cho đầu tư.
Khái niệm đầu tư:
+ Quan điểm xã hội (quốc gia) : Đầu tư là hoạt động bỏ vốn phát triển, chấp
nhận những rủi ro nhất định để thu được các mục tiêu nhất định (kinh tế, chính trị,
văn hóa, xã hội v.v...) vì sự phát triển của quốc gia.
+ Quan điểm của doanh nghiệp : Đầu tư là hoạt động bỏ vốn kinh doanh, trên
cơ sở chấp nhận rủi ro (rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính, các yếu tố thị trường,...)
để thu được lợi nhuận từ hoạt động này.
1.1.1.2 Khái niệm về vốn đầu tư :
Mọi hoạt động đầu tư đều liên quan đến vốn (nguồn lực tài chính). Đối với
các cá nhân, doanh nghiệp thì vốn đầu tư là vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất
kinh doanh. Đối với quốc gia vốn đầu tư để xây dựng và phát triển CSHT. Vốn đầu
tư có được do tích lũy hoặc đi vay từ các tổ chức trong và ngoài nước của các cá
nhân, tổ chức. Vốn đầu tư được hiểu bao gồm các loại sau :
- Vốn bằng tiền bao gồm đồng Việt nam, ngoại tệ và các loại tài sản có giá trị
như tiền (vàng, bạc, đá qúy,…).
- Vốn bằng tài sản hữu hình như đất đai, nhà xưởng, máy móc, thiết bị,
nguyên vật liệu sản xuất,…
- Vốn bằng tài sản vô hình như công nghệ và quyền sở hữu trí tuệ (thương
hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, các quyền chuyển nhượng,…).
- Vốn bằng tài sản đầu tư vào hoạt động tài chính như cổ phiếu, trái phiếu,
các khoản nợ, các giấy tờ có giá khác,…
12
Khi phân tích vốn đầu tư cho hoạt động đầu tư, phải phân tích, đánh giá trên
các khía cạnh : Thứ nhất, vốn đầu tư của toàn xã hội đã hoặc sẽ thực hiện; số vốn
này được các cá nhân, tổ chức có được do tích lũy đem đầu tư cho mục đích thu lợi
nhuận đối với cá nhân, doanh nghiệp hoặc mục đích phát triển đối với quốc gia; khi
đánh giá phân tích chỉ tiêu vốn đầu tư phải phân tích về quy mô vốn đầu tư (nhiều,
ít), tỷ lệ đầu tư (cao, thấp) trên GDP để xem xét mối quan hệ giữa đầu tư và quy mô
kinh tế. Thứ hai, vốn đầu tư có quan hệ hữu cơ với hoạt động của hệ thống tài chính
để đảm bảo vốn cho đầu tư. Huy động vốn đầu tư qua thị trường tài chính ngày càng
đa dạng với sự tham gia của nhiều nhà đầu tư như các qũy đầu tư, các định chế tài
chính trung gian, kênh này là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, qua kênh này sẽ phân
bổ có hiệu qủa việc sử dụng vốn đầu tư thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, như vậy để
tăng cường huy động vốn cho hoạt động ĐTPT, hệ thống các tổ chức tín dụng phải
hoàn thiện và hoạt động tốt, thị trường vốn - thị trường chứng khoán phải phát triển.
Trong điều kiện hiện nay với sự ra đời ngày càng nhiều doanh nghiệp thuộc thành
phần kinh tế tư nhân, thì vấn đề tín dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của loại
hình doanh nghiệp này trở nên cần thiết và quan trọng.
1.1.2 Vai trò của đầu tư và vốn đầu tư cho tăng trưởng kinh tế :
1.1.2.1 Vai trò của đầu tư :
Mục tiêu cuối cùng của hoạt động kinh tế của một quốc gia là cung cấp hàng
hóa và dịch vụ mà nhân dân mong muốn; Thước đo toàn diện nhất về tổng sản
lượng của các hàng hóa và dịch vụ trong một quốc gia là tổng sản phẩm quốc nội
GDP, nó là tổng giá trị bằng tiền của tiêu dùng (C), tổng đầu tư (I), mua sắm hàng
hóa và dịch vụ của Chính phủ (G) và xuất khẩu ròng (X) được sản xuất trong một
quốc gia trong một năm, xác định theo công thức GDP = C + I + G + X.
Theo P.A Samuelson và W.D Nordhaus, tăng trưởng kinh tế là sự mở rộng
GDP hay sản lượng tiềm năng của một nước.
Đầu tư có hai vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của một quốc gia.
13
Thứ nhất, đầu tư là một khoản lớn, những thay đổi lớn trong đầu tư có ảnh
hưởng nhiều đến tổng cầu, đến lượt mình tổng cầu lại tác động tới sản lượng công
ăn việc làm và kèm theo là sự biến động của giá cả.
Thứ hai, đầu tư tạo ra tích lũy vốn. Đầu tư làm tăng lên qũy nhà xưởng và
máy móc thiết bị, thúc đẩy sản lượng tiềm năng của quốc gia và kích thích tăng
trưởng trong dài hạn.
Vì vậy, đầu tư đóng vai trò kép, đó là tác động tới sản lượng trong ngắn hạn
thông qua ảnh hưởng của nó tới tổng cầu và tác động tới tăng trưởng trong dài hạn
thông qua việc hình thành vốn đối với sản lượng tiềm năng và tổng cung.
1.1.2.2 Vai trò của vốn đầu tư :
Theo mô hình tăng trưởng kinh tế Harrod – Domar do Roy Harrod ở Anh và
Evsay Domar ở Mỹ đưa ra vào những năm 40 của thế kỷ 20 để xem xét mối quan hệ
giữa tăng trưởng kinh tế và hệ số gia tăng vốn đầu ra ICOR (Incremental Capital -
Output Ratio ) là g = i/k (1.1), trong đó :
+ g biểu thị tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế (GDP)
+ i biểu thị tỷ lệ đầu tư của nền kinh tế (hay tỷ lệ tích lũy trong GDP được
dùng cho đầu tư).
+ k biểu thị tỷ số gia tăng giữa vốn và đầu ra (ICOR)
Theo công thức (1.1) nếu cố định ICOR ở mức chấp nhận được, thì tốc độ
tăng trưởng của nền kinh tế tỷ lệ thuận với tỷ lệ tích lũy của nền kinh tế, điều này có
nghĩa là đầu tư vốn càng nhiều thì phần tăng thêm của GDP càng lớn. Do vậy khi số
vốn đầu tư không thay đổi, nếu ICOR càng nhỏ thì về lý thuyết GDP có thể tăng
lên, còn nếu sai lầm trong chiến lược phát triển kinh tế thì sẽ dẫn đến sai lầm trong
cơ cấu đầu tư, sử dụng vốn đầu tư lãng phí, kém hiệu qủa sẽ làm tăng hệ số ICOR
kéo theo giảm sút tỷ lệ đầu tư, hệ qủa làm giảm tốc độ tăng trưởng và khả năng tích
lũy của nền kinh tế. Thông qua mô hình này cho ta thấy rõ tỷ lệ tích lũy của nền
kinh tế càng cao, thì người ta sẽ đầu tư càng nhiều vốn hơn vào hoạt động kinh tế và
sẽ tăng sản lượng quốc gia GDP hay tăng trưởng kinh tế, đây là điều mong đợi của
mọi quốc gia đang phát triển.
14
1.1.3 Phân loại đầu tư :
- Theo chức năng quản trị vốn đầu tư : Theo chức năng này, đầu tư có thể
chia làm hai loại là đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.
+ Đầu tư trực tiếp là loại hình đầu tư mà trong đó người có vốn đầu tư trực
tiếp và tham gia quản trị vốn đã bỏ ra, thực chất trong loại đầu tư này, người bỏ vốn
và nhà quản trị sử dụng vốn là một chủ thể, họ chịu hoàn toàn trách nhiệm về quyết
định và kết qủa đầu tư của mình. Nhà đầu tư có thể là người trong nước hoặc người
nước ngoài.
+ Đầu tư gián tiếp là loại hình đầu tư mà người có vốn đầu tư không trực tiếp
tham gia quản trị vốn bỏ ra, họ là những nhà đầu tư tài chính, họ có thể bằng cách
mua cổ phiếu thông qua thị trường chứng khoán nhằm thu được lợi nhuận, còn gánh
chịu rủi ro có thể có do nhà sản xuất kinh doanh - người phát hành bán cổ phiếu
gánh chịu. Việc thực hiện đầu tư gián tiếp có thể là người trong nước hoặc người
nước ngoài.
- Theo tính chất chủ sở hữu vốn đầu tư : Theo loại này có thể phân làm hai
loại là đầu tư bởi một chủ thể và đầu tư bởi nhiều chủ thể.
+ Đầu tư bởi một chủ thể (100% vốn của một nhà đầu tư). Người đầu tư bỏ
100% vốn để đầu tư, tự chịu trách nhiệm về quyết định và kết qủa đầu tư của mình.
+ Đầu tư bởi nhiều chủ thể hay nhiều người có vốn hùn nhau lại để đầu tư,
họ cùng chịu trách nhiệm về quyết định và kết qủa đầu tư của mình.
- Theo xuất xứ của nguồn vốn có tính quốc gia : Theo xuất xứ nguồn vốn,
đầu tư chia làm hai loại là đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài.
+ Đầu tư trong nước được thực hiện bởi các nhà đầu tư trong nước, họ sử
dụng nguồn vốn trong nước để đầu tư, đây là hình thức đầu tư quan trọng nhất đối
với mọi quốc gia.
+ Đầu tư nước ngoài được nhà đầu tư là người nước ngoài đem vốn để đầu tư
vào một nước nào đó nhằm tìm kiếm lợi nhuận, lợi nhuận thu được từ hoạt động
đầu tư kinh doanh nhà đầu tư có thể chuyển về nước sau đó.
15
- Theo tính chất sử dụng vốn đầu tư : Đầu tư chia làm hai loại là đầu tư phát
triển và đầu tư dịch chuyển.
+ Đầu tư phát triển là phương thức đầu tư trực tiếp mà việc bỏ vốn đầu tư
nhằm gia tăng giá trị tài sản, thực chất việc đầu tư này để tạo ra những năng lực mới
hoặc cải tạo, mở rộng, nâng cấp năng lực hiện có phục vụ cho mục tiêu phát triển.
Đầu tư phát triển có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế, là phương thức
căn bản để tái sản xuất mở rộng, tăng thu nhập quốc dân, tạo ra việc làm và tăng thu
nhập cho người lao động.
+ Đầu tư dịch chuyển là phương thức đầu tư trực tiếp mà trong đó việc bỏ
vốn nhằm dịch chuyển quyền sở hữu giá trị tài sản, trong phương thức đầu tư này
không có sự gia tăng giá trị tài sản. Đầu tư dịch chuyển có ý nghĩa quan trọng trong
việc hình thành và phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán nhằm hỗ trợ
cho đầu tư phát triển.
- Theo tính chất đầu tư : Đầu tư có thể chia làm hai loại là đầu tư mới và đầu
tư chiều sâu.
+ Đầu tư mới là hoạt động bỏ vốn đầu tư xây dựng cơ bản nhằm hình thành
các công trình, sản phẩm mới, loại đầu tư này đòi hỏi phải có một khối lượng vốn
khá lớn, trình độ công nghệ và quản lý mới, có ý nghĩa quyết định đến sự dịch
chuyển cơ cấu kinh tế.
+ Đầu tư chiều sâu là hoạt động bỏ vốn đầu tư xây dựng cơ bản nhằm cải tạo,
mở rộng nâng cấp, hiện đại hóa, đồng bộ hóa dây chuyển sản xuất, dịch vụ trên cơ
sở các công trình có sẵn.
- Theo cơ cấu ngành : Đầu tư có thể phân thành bốn loại
+ Đầu tư phát triển công nghiệp là hoạt động đầu tư nhằm tạo ra các sản
phẩm là tư liệu sản xuất hoặc tư liệu tiêu dùng phục vụ cho chính nó hoặc cho các
ngành khác.
+ Đầu tư phát triển nông - lâm - ngư nghiệp là hoạt động đầu tư nhằm tạo ra
các sản phẩm dùng làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến, sản phẩm xuất
khẩu.
16
+ Đầu tư phát triển dịch vụ - thương mại là hoạt động đầu tư nhằm tạo ra các
sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của đời sống con người.
+ Đầu tư phát triển CSHT là hoạt động đầu tư nhằm hoàn chỉnh và nâng cao
chất lượng kết cấu hạ tầng kỹ thuật gồm giao thông - vận tải, thông tin - liên lạc,
cung cấp điện, nước,... và kết cấu hạ tầng xã hội như bệnh viện, trường học, nhà trẻ,
cơ sở văn hóa, thể thao giải trí,... Hoạt động đầu tư này có ý nghĩa quan trọng đối
với các nước đang phát triển, chủ yếu do Nhà nước đầu tư để tạo tiền đề phát triển
các lĩnh vực kinh tế khác.
1.1.4 Phân loại vốn đầu tư :
Căn cứ vào nguồn gốc hình thành nên vốn đầu tư của nền kinh tế, vốn đầu tư
có thể chia thành hai dòng chính, đó là vốn đầu tư có nguồn gốc trong nước và vốn
đầu tư có nguồn gốc từ nước ngoài.
- Vốn đầu tư có nguồn gốc trong nước : Vốn này được hình thành từ nguồn
tích lũy nội bộ của nền kinh tế quốc dân, có ý nghĩa quyết định trong việc đảm bảo
phát triển kinh tế ổn định cho một quốc gia, bao gồm các nhóm sau :
+ Vốn NSNN (gồm NSTW và NSĐP) được sử dụng để đầu tư vào các công
trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, không có khả năng thu
hồi vốn và được quản lý, sử dụng theo phân cấp NSNN về chi ĐTPT; hỗ trợ các dự
án của các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực cần có sự tham gia của Nhà nước;
chi cho công tác điều tra, khảo sát, lập các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế - xã hội vùng, lãnh thổ, quy hoạch đô thị và nông thôn; cho vay của Chính phủ để
đầu tư phát triển; vốn khấu hao cơ bản và các khoản thu của Nhà nước để lại cho
doanh nghiệp đầu tư.
+ Vốn TDNN cho ĐTPT được sử dụng dưới hình thức tín dụng, trong xu thế
hội nhập, thương mại hóa hiện nay, vốn TDNN có thể mở rộng về cả lượng vốn đầu
tư và tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư xã hội, đa dạng hóa hình thức cho vay để thỏa
mãn nhu cầu đầu tư của xã hội.
+ Vốn đầu tư của DNNN được hình thành từ lợi nhuận để lại của doanh
nghiệp để bổ sung vào vốn kinh doanh. Hiện nay do xu thế đa dạng hóa hình thức
17
sở hữu, DNNN mặc dù vẫn ở thế chủ đạo, nhất là ở những ngành trọng yếu, nhưng
có thể giảm bớt về số lượng, tỷ trọng. Trong môi trường cạnh tranh hiện nay sẽ sàng
lọc và giảm bớt những DNNN làm ăn kém hiệu qủa, như vậy xu hướng chung tỷ
trọng vốn đầu tư DNNN giảm sút.
+ Vốn đầu tư vay của ngân hàng và các TCTD (vốn tín dụng) : Vốn này chủ
yếu được sử dụng thông qua hoạt động tín dụng, bao gồm vốn của các ngân hàng
thương mại, các định chế tài chính trung gian. Vốn đầu tư thông qua kênh này ngày
càng tăng về qui mô cũng như tỷ trọng trong cơ cấu vốn đầu tư, đáp ứng được yêu
cầu đổi mới kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
+ Vốn đầu tư tư nhân được sử dụng đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh
doanh của các cá nhân, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài sở hữu
Nhà nước, trong xu thế phát triển hiện nay với sự ra đời ngày càng nhiều doanh
nghiệp dân doanh, vốn đầu tư thành phần này sẽ tăng về qui mô và tỷ trọng trong
tổng vốn đầu tư của nền kinh tế.
- Vốn đầu tư có nguồn gốc từ nước ngoài : Vốn này được hình thành không
phải bằng nguồn tích lũy nội bộ của nền kinh tế quốc dân, mà được hình thành
thông qua thu hút đầu tư trực tiếp hoặc dưới dạng viện trợ, vay của các Chính phủ
nước ngoài và các tổ chức quốc tế bao gồm :
+ Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư
sang các nước khác nhằm mục đích thu lợi nhuận, vốn này được đầu tư thông qua
hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn
nước ngoài. FDI cung cấp vốn bổ sung bù đắp sự thiếu hụt vốn trong nước, thông
qua FDI chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý cho nước tiếp nhận đầu tư,
làm cho hoạt động đầu tư trong nước phát triển. Đối với nước tiếp nhận FDI không
phải lo trả nợ, có nguồn thu cho NSNN thông qua đánh thuế, tuy nhiên nếu cho đầu
tư tràn lan không theo quy hoạch thì tài nguyên thiên nhiên bị khai thác qúa mức,
cạn kiệt và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
+ Vốn đầu tư gián tiếp là vốn của các Chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ
chức phi Chính phủ thực hiện dưới dạng viện trợ không hoàn lại, tín dụng dài hạn
18
ưu đãi với lãi suất thấp hoặc vay tín dụng, vốn này thường có qui mô lớn, có tác
dụng nhanh và mạnh đối với giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội của
nước tiếp nhận, nhưng nó thường gắn với các điều kiện như nhập công nghệ, mua
máy móc thiết bị, nguyên liệu của nước cho vay vốn, tổ chức cho vay vốn, tuy
nhiên nếu sử dụng vốn này không hiệu qủa dễ dẫn đến nợ nần chồng chất.
+ Vốn đầu tư từ kiều hối là vốn của cư dân nước sở tại làm ăn, cư trú và sinh
sống ở nước ngoài chuyển về nước, vốn này ngoài việc cải thiện đời sống, còn được
dùng để đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước, bù đắp thâm hụt
cán cân thương mại và là nguồn cung ngoại tệ đáng kể cho thị trường ngoại hối.
1.2 Cơ sở lý luận hình thành vốn đầu tư :
1.2.1 Các nguồn hình thành vốn đầu tư :
Theo lý thuyết kinh tế vĩ mô, đối với một quốc gia để tăng trưởng kinh tế
phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động đầu tư, để có vốn tài trợ cho hoạt động đầu tư
trong dài hạn chủ yếu do tiết kiệm trong nước quyết định.
- Đối với một quốc gia không có hoạt động ngoại thương (nền kinh tế đóng)
thì : GDP = GNP = C + I + G
Trong đó GDP là tổng sản phẩm quốc nội; GNP là tổng sản phẩm quốc gia;
C là tiêu dùng; I là đầu tư; G là chi tiêu của Chính phủ.
Tiết kiệm của nền kinh tế quốc dân là S tính theo luồng thu nhập: S = Y - C -
G, mà Y = C + I + G, do đó I = Y – C – G, vậy I = S hay Đầu tư = Tiết kiệm.
Như vậy trong nền kinh tế đóng, nguồn vốn tài trợ cho hoạt động đầu tư chủ
yếu từ nguồn tích lũy nội bộ của nền kinh tế, là một phần của tổng sản phẩm quốc
nội không đưa vào tiêu dùng tức là bằng thu nhập trừ đi tiêu dùng. Như vậy, xét về
tổng thể chỉ có thể tăng đầu tư qua mở rộng lượng vốn tích lũy quốc gia ( bao gồm
tiết kiệm của cá nhân, doanh nghiệp và Nhà nước).
- Đối với một quốc gia có hoạt động ngoại thương (nền kinh tế mở) :
Y = C + I + G + X (X là xuất khẩu ròng, X = EX – IM chênh lệch xuất và
nhập khẩu các hàng hóa dịch vụ), vì vậy X = Y – (C + I + G) hay Y – (C+G) = I +
19
X, mà S = Y - C – G, vậy S = I + X hoặc I = S + (IM – EX) hay Đầu tư = Tiết kiệm
trong nước + Tiết kiệm ngoài nước
+ Nếu IM – EX < 0 (nhập khẩu < xuất khẩu) thì tiết kiệm trong nước lớn hơn
đầu tư trong nước, để sử dụng hết tiết kiệm thì phải đầu tư ra nước ngoài.
+ Nếu IM – EX > 0 (nhập khẩu > xuất khẩu) thì tiết kiệm trong nước nhỏ
hơn đầu tư trong nước, vốn tiết kiệm trong nước không đủ đầu tư trong nước, phải
sử dụng tiết kiệm từ nước ngoài.
Như vậy trong nền kinh tế mở, dòng lưu chuyển vốn tạo ra sự sai biệt giữa
tiết kiệm quốc gia và đầu tư nội địa thực tế, tiết kiệm không nhất thiết phải dùng
cho đầu tư nội địa, mà nó có thể đầu tư ở nước ngoài. Trong thế giới hiện nay, vốn
đầu tư có thể tự do dịch chuyển, tiết kiệm của mỗi quốc gia sẽ đổ vào bất cứ nơi nào
trên thế giới mà nó mang lại mức sinh lợi cao nhất.
Qúa trình tích lũy vốn được chia thành 3 khâu đó là tiết kiệm; huy động tiết
kiệm vào hệ thống tài chính; đầu tư.
+ Tiết kiệm nói lên tiềm năng của sự gia tăng vốn, tiết kiệm ở dưới dạng cất
trữ thì tiềm năng về sự gia tăng vốn đầu tư không thực hiện được, tiềm năng này chỉ
chuyển hóa thành vốn đầu tư khi được đem huy động vào hệ thống tài chính hoặc
trực tiếp đem đầu tư.
+ Huy động tiết kiệm vốn qua hệ thống tài chính là một kênh dẫn vốn quan
trọng để thu hút tiết kiệm của các cá nhân, tổ chức không trực tiếp đưa vốn vào đầu
tư sản xuất kinh doanh.
+ Đầu tư sẽ làm tăng vốn cho nền kinh tế, là một trong các yếu tố quyết định
đến tăng GDP tiềm năng hay tăng trưởng kinh tế.
Như vậy để đưa ra các giải pháp hình thành nên các nguồn vốn cho đầu tư
phải đề cập đến cả ba khâu là nâng cao tiết kiệm tức là nâng cao tiềm năng, chuyển
tiềm năng thành vốn đầu tư một cách tối đa và mang lại hiệu qủa qua các kênh đầu
tư trực tiếp và gián tiếp.
1.2.2 Tiết kiệm và đầu tư ở khu vực tư nhân :
20
- Tiết kiệm chính là phần còn lại của thu nhập sau khi chi cho tiêu dùng,
nguồn tiết kiệm của tư nhân phụ thuộc rất nhiều vào mức độ tiêu dùng của chính họ
cũng như chịu ảnh hưởng lớn từ chính sách thuế của Chính phủ, chính sách thuế
càng nới lỏng, tức là càng giảm thuế cho dân thì khả năng tiết kiệm của dân cư càng
lớn. Nguồn tiết kiệm của khu vực tư nhân tồn tại dưới các hình thức :
+ Từ các khoản tiền gửi tiết kiệm, tín phiếu, trái phiếu, cổ phiếu.
+ Tiền mặt (tiền Việt nam và ngoại tệ) cất giữ trong nhà, các khoản thu nhập
trực tiếp do sản xuất sau khi đã trừ chi phí, các khoản tiền do thân nhân ở nước
ngoài gửi về sau khi đã trả nợ, chi tiêu, đã chuyển sang kim loại qúy và đất đai.
+ Kim loại qúy (vàng bạc, kim cương); bất động sản (Nhà, đất); các khoản
để giành khác.
Trong các khoản tiết kiệm này thì : + Tiền gửi tiết kiệm, tín phiếu, trái phiếu,
cổ phiếu,... được coi là là nguồn vốn đã được huy động;
+ Tiền mặt, kim loại qúy cất giữ có thể sẵn sàng huy động thành nguồn vốn
đầu tư phát triển;
+ Bất động sản (nhà, đất không tính nhà và đất đang ở mà chỉ tính phần để
dành của hộ dân cư) được tính vào tiềm năng nguồn vốn, song khả năng huy động
vốn từ nguồn này là khó khăn, chỉ chiếm một tỷ lệ nhất định và không lớn, để huy
động được nguồn này phải có chính hấp dẫn mới có thể huy động được.
Như vậy để đánh giá khả năng huy động được vốn trong khu vực dân cư,
chưa xét đến khả năng có huy động được hay không được, mà chủ yếu xét đến khả
năng các nguồn tiết kiệm có thể huy động để đầu tư, trên cơ sở nguồn vốn có khả
năng huy động cho đầu tư thì phải xác định mức độ về quy mô tiền tiết kiệm để xác
định khả năng đầu tư hoặc huy động gián tiếp để chuyển chúng thành vốn đầu tư.
- Trong điều kiện hiện nay, huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển thì
việc nâng cao vai trò vốn đầu tư tư nhân là xu hướng tất yếu, nguồn vốn này sẽ giải
quyết những khó khăn xảy ra khi nguồn vốn của khu vực Nhà nước giảm bớt vai
trò. Để huy động được tối đa nguồn vốn này phụ thuộc rất lớn vào cơ chế, chính
sách của Nhà nước đối với thành phần kinh tế này. Đầu tư trực tiếp của khu vực tư
21
nhân vào hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu là thu lợi nhuận, doanh nghiệp tư
nhân sẽ quyết định đầu tư trực tiếp dựa vào các yếu tố sau :
+ Lãi suất thực : Lãi suất thực phản ánh giá của đồng vốn, lãi suất thực càng
cao thì vốn càng đắt, nếu các điều kiện khác không đổi thì sẽ giảm nhu cầu đầu tư.
+ Lượng lao động và vốn vật chất hiện có : Nhu cầu đầu tư tỷ lệ thuận với số
lượng lao động hiện có ( số vốn trên/ trên lao động) và tỷ lệ nghịch với vốn vật chất
hiện có của doanh nghiệp nếu các điều kiện khác không đổi.
+ Các cơ hội đầu tư nhiều (nhu cầu đa dạng hóa sản phẩm, các chính sách
khuyến khích đầu tư) thì lợi nhuận sản xuất thu được sẽ tăng, nhu cầu vốn đầu tư để
mở rộng cơ sở sản xuất hiện có sẽ tăng.
+ Môi trường kinh tế vĩ mô, môi trường kinh doanh ổn định sẽ giảm khả
năng rủi ro cho các nhà đầu tư, có tác động khuyến khích đầu tư.
1.2.3 Tiết kiệm và đầu tư của Nhà nước:
- Với vai trò và chức năng kinh tế của Nhà nước, Nhà nước sử dụng NSNN
để đầu tư vào phát triển kinh tế - xã hội quốc gia. Nhà nước với tư cách là chủ sở
hữu đã sử dụng nguồn vốn từ NSNN đầu tư vào các ngành, lĩnh vực phát triển kinh
tế xã hội, phần chi này được gọi là chi ĐTPT, là qúa trình mà Nhà nước sử dụng
một phần vốn tiền tệ đã được tạo lập thông qua hoạt động thu ngân sách hoặc đi vay
để đầu tư xây dựng CSHT kinh tế - xã hội, đầu tư phát triển sản xuất, dự trữ vật tư
hàng hóa của Nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu ổn định và tăng trưởng
kinh tế, thực hiện các khoản chi này thông qua phương thức cấp phát, tín dụng của
Nhà nước, bổ sung vốn lưu động cho các DNNN.
Tiết kiệm của Nhà nước = Tổng thu ngân sách - Tổng chi thường xuyên
Phần tiết kiệm này dùng cho tích lũy và đầu tư, đây là nguồn chủ yếu hình
thành và tạo lập nên nguồn vốn đầu tư NSNN, nguồn tích lũy này phụ thuộc rất
nhiều vào khả năng thu NSNN, nguồn thu NSNN phụ thuộc trực tiếp vào quy mô
của nền kinh tế, số lượng và lợi nhuận của các doanh nghiệp và chính sách thuế của
Nhà nước. Đối với mỗi quốc gia tùy điều kiện kinh tế, khả năng tổ chức và quản lý
của Nhà nước mà cơ cấu chi thường xuyên và chi ĐTPT khác nhau trong từng giai
22
đoạn. Nguồn vốn đầu tư của Nhà nước bao gồm nguồn NSNN; nguồn TDNN cho
đầu tư; nguồn đầu tư của DNNN.
- Nguồn NSNN được tạo lập từ phần tích lũy trong nước thông qua hoạt
động thu thuế và lệ phí; các khoản viện trợ theo dự án của các tổ chức quốc tế; vốn
hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của tổ chức quốc tế hỗ trợ; vốn thu hồi nợ ngân
sách đã cho vay các năm trước; thu từ bán tài nguyên quốc gia, bán hoặc cho thuê
tài sản công; các nguồn huy động khác do Nhà nước quy định. Nguồn này chủ yếu
dùng để tài trợ cho dự án đầu tư thuộc hạ tầng kinh tế - xã hội và DNNN (cấp vốn
đầu tư và vốn lưu động). Nguồn này chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu đầu tư của toàn
xã hội, Nhà nước có thể tăng cường nguồn này bằng cách tăng thu NSNN hoặc
giảm chi thường xuyên từ NSNN, hoặc vay trong và ngoài nước. Trong thời gian tới
đối với nước ta nguồn này phải đóng vai trò như vốn “mồi” cho các dự án xây dựng
cơ sở hạ tầng chưa đủ hấp dẫn doanh nghiệp tư nhân đầu tư.
- Nguồn TDNN : Đây là vốn do Nhà nước huy động cho đầu tư, nhưng
không cân đối vào NSNN để đầu tư cho nền kinh tế dưới hai hình thức :
+ Hình thức thứ nhất : Nhà nước trực tiếp đi vay bằng cách phát hành TPCP
để đầu tư theo dự án.
+ Hình thức thứ hai : Nhà nước đi vay về cho vay lại để đầu tư vào các công
trình dự án thuộc diện ưu tiên, khuyến khích đầu tư với điều kiện thông qua Qũy hỗ
trợ phát triển.
Nguồn này được đầu tư để hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp, đầu tư phát
triển theo yêu cầu của quốc gia, các doanh nghiệp được đảm bảo cung cấp vốn đầy
đủ, việc đầu tư qua nguồn này nhằm nâng cao trách nhiệm người sử dụng vốn có
hiệu qủa và tiết kiệm.
- Nguồn đầu tư DNNN : Nguồn vốn đầu tư DNNN chủ yếu dùng để bổ sung
vào vốn lưu động của doanh nghiệp, nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp được hình
thành chủ yếu từ lợi nhuận giữ lại và khấu hao của doanh nghiệp, ngoài ra doanh
nghiệp còn huy động vốn bổ sung qua việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu doanh
23
nghiệp. Nguồn vốn đầu tư của DNNN do tự tích lũy và tái đầu tư lại phụ thuộc rất
nhiều cơ chế, chính sách của Chính phủ tạo lập môi trường kinh doanh cho DNNN.
+ Để tăng vốn cho ĐTPT, tăng hiệu qủa đầu tư thì Nhà nước không nên đầu
tư tràn lan, chỉ tập trung đầu tư vào một số ngành then chốt, đầu tư vào CSHT. Đối
với số doanh nghiệp còn lại tiến hành cổ phần hóa, bán, khoán, cho thuê doanh
nghiệp Nhà nước để rút bớt phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, tập trung nguồn
vốn đầu tư cho các lĩnh vực cần thiết khác, cũng như đầu tư cho phát triển công
nghệ, nguồn nhân lực.
1.2.4 Huy động vốn qua hệ thống tài chính :
Phần vốn tiết kiệm được của dân cư chỉ được dùng một phần cho đầu tư, do
người dân vẫn còn thói quen gửi tiết kiệm hay đầu tư vào vàng, USD, bất động sản,
chưa trực tiếp đầu tư vốn vào sản xuất kinh doanh. Thực tế phần lớn vốn tiết kiệm
nằm ở dưới dạng nhàn rỗi, thậm chí một lượng không nhỏ vốn nhàn rỗi ở dưới trạng
thái chết trong xã hội. Để tận dụng, huy động được nguồn vốn này cho đầu tư cần
phải có môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, có cơ chế huy động thích hợp qua hệ
thống tài chính.
+ Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định : Tăng trưởng kinh tế; kiểm soát lạm
phát; các chính sách về tiền tệ (lãi suất, tỷ giá hối đoái), sự ổn định giá trị đồng nội
tệ, nếu đồng nội tệ mạnh thì đây là yếu tố quan trọng để thu hút vốn đầu tư qua hệ
thống tài chính cả trong và ngoài nước, trái lại khi giá trị đồng tiền không ổn định,
mất giá liên tục không thu hút được vốn nhàn rỗi; thông tin kinh tế chính xác chính
là các tiền đề củng cố niềm tin của công chúng trong huy động vốn nhàn rỗi qua hệ
thống tài chính.
+ Những cải cách về thể chế, hoàn thiện khung pháp lý cho thị trường tài
chính ( thị trường vốn, thị trường chứng khoán) hoạt động thuận lợi và từng bước
phù hợp với thông lệ quốc tế, cung cấp được đa dạng các dịch vụ với chất lượng
cao, thích hợp cho mọi đối tượng dân cư, nhằm tạo cho người dân thói quen sử
dụng các dịch vụ này, thay vì cất trữ vàng, USD, bất động sản người dân sẽ gửi tiền
24
vào các hệ thống này, thúc đẩy chu chuyển vốn trong xã hội, góp phần nâng cao
hiệu qủa sử dụng vốn và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến qúa trình hình thành nguồn vốn đầu tư :
1.2.5.1 Chiến lược công nghiệp hóa : CNH là con đường tất yếu để phát triển
kinh tế của các quốc gia. Theo quan điểm của các nhà kinh tế Việt nam, CNH là,
“qúa trình tác động của công nghiệp với công nghệ ngày càng hiện đại vào các hoạt
động kinh tế và đời sống xã hội, làm biến đổi toàn diện nền kinh tế, đưa nền kinh tế
từ nông nghiệp lạc hậu tới công nghiệp hiện đại” [8, 369].
Chiến lược CNH bao hàm hai nội dung cơ bản :
Thứ nhất, CNH là qúa trình phát triển công nghiệp và tác động vào tất cả
các ngành, lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội của quốc gia, làm biến đổi toàn diện
nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng từ nông nghiệp sang công
nghiệp hiện đại.
Thứ hai, CNH là qúa trình ứng dụng công nghệ mới, ngày càng hiện đại hơn
vào hoạt động kinh tế nhằm cải biến phương thức lao động thủ công lạc hậu sang
phương thức sản xuất tiên tiến hiện đại, tạo ra năng suất lao động ngày càng cao.
Như vậy có thể nói rằng CNH là sự chuyển dịch cơ cấu công nghệ sản xuất, đồng
thời CNH là qúa trình mở rộng quan hệ kinh tế, thúc đẩy và mở rộng phân công lao
động quốc tế.
Trong lịch sử phát triển kinh tế của các quốc gia, mỗi quốc gia xác định
đường lối CNH khác nhau, tùy theo đặc điểm riêng của mỗi quốc gia, tổng kết lại
có bốn mô hình CNH đó là :
+ Mô hình CNH kiểu “cổ điển”, đặc trưng mô hình này là sản phẩm các
ngành công nghiệp chủ yếu hướng vào nội địa, chuyển từ kinh tế tự nhiên sang kinh
tế thị trường tự do;
+ Mô hình CNH hướng nội (thay thế nhập khẩu), mô hình này được coi là
chiến lược của các nước đang phát triển sau thế chiến thứ hai với nội dung cơ bản
phát triển mạnh sản xuất hàng hóa, đặc biệt là hàng tiêu dùng để thay thế nhập khẩu
từ các nước tư bản phát triển;
25
+ Mô hình CNH hướng ngoại (hướng về xuất khẩu), mô hình này chủ yếu
tập trung vào các ngành sản xuất sản phẩm phục vụ xuất khẩu trên cơ sở khai thác
lợi thế so sánh trong nước, các nước áp dụng mô hình này quan tâm phát triển các
ngành thâm dụng lao động như may mặc, lắp ráp cơ khí, lắp ráp điện tử...
+ Mô hình CNH hỗn hợp (phát triển tổng hợp và cân đối), mô hình này được
xây dựng trên cơ sở mô hình CNH hướng nội và CNH hướng ngoại, vừa coi trọng
phát triển sản xuất các sản phẩm trong nước có hiệu qủa cao, với việc phát huy lợi
thế so sánh để phát triển mạnh sản xuất các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu,
lấy nhu cầu của thị trường quốc tế làm mục tiêu phát triển các ngành trong nước.
Điều kiện để tiến hành CNH cần phải có các điều kiện :
+ Phải có vốn và tạo ra nguồn vốn lớn;
+ Có công nghệ và thị trường công nghệ;
+ Phải có khoa học kỹ thuật phát triển và có con người nắm vững trình độ
khoa học, kỹ thuật công nghệ mới, có trình độ quản lý phù hợp với trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất mới.
Trong CNH vốn là yếu tố số một để phát triển sản xuất, để tạo vốn phục vụ
cho CNH, các nguồn chính để tăng nhanh khả năng huy động vốn là tỷ lệ xuất khẩu
tăng nhanh, tiết kiệm trong nước cao, dòng vốn FDI chảy vào trong nước và các
khoản vay khác. Qúa trình thực hiện CNH đòi hỏi một lượng vốn lớn, vào thời kỳ
đầu CNH hầu hết các quốc gia đang phát triển đều ở tình trạng của thời kỳ tích lũy
nguyên thủy và rất thiếu vốn, vấn đề tạo vốn được coi là vấn đề lớn nhất trong việc
huy động các nguồn lực, chỉ có tạo ra được nguồn vốn tiến hành đầu tư mới có thể
phát triển kinh tế, tạo điều kiện cho nền kinh tế cất cánh. Trong hai nguồn vốn đầu
tư, nguồn vốn trong nước được xác định giữ vai trò quyết định cho sự phát triển,
nguồn vốn nước ngoài được xác định rất quan trọng tạo ra cú hích phá vỡ vòng luẩn
quẩn về thiếu vốn cho sản xuất. Nguồn vốn nước ngoài thường chỉ được đầu tư vào
những vùng, lĩnh vực hấp dẫn và tạo ra lợi nhuận cao, góp phần tăng tỷ lệ xuất khẩu
thu ngoại tệ đầu tư lại cho sản xuất. Để đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế trên
tất cả các vùng của quốc gia chỉ có thể đầu tư bằng nguồn vốn trong nước, vì vậy
26
Chính phủ bằng các chính sách, công cụ khác nhau như : Chính sách lãi suất; xã hội
hóa các nguồn vốn đầu tư, phát hành TPCP; hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, hệ
thống thanh toán để tăng cường huy động vốn, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn,
tạo mới các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt như tài khoản cá nhân, thẻ tín
dụng, thẻ rút tiền tự động; hoàn thiện và phát triển thị trường chứng khoán để phát
hành và giao dịch cổ phiếu, trái phiếu; cổ phần hoá DNNN thu hút vốn đầu tư vào
sản xuất kinh doanh; mục tiêu cuối cùng của việc sử dụng các chính sách, công cụ
này là huy động tối đa nguồn vốn đầu tư trong nước, nhất là nguồn nhàn rỗi từ dân
cư với cường độ, qui mô khác nhau tùy theo mức độ, nhu cầu vốn trong từng thời
kỳ của qúa trình CNH. Như vậy có thể nói CNH tác động rất mạnh đến qúa trình
hình thành nguồn vốn đầu tư.
1.2.5.2 Các chính sách về kinh tế :
Phát triển kinh tế của một quốc gia còn phụ thuộc vào chiến lược và định
hướng phát triển theo từng giai đoạn của quốc gia đó. Để thực hiện được các mục
tiêu này, các quốc gia cụ thể hoá bằng việc đưa ra những chính sách phát triển kinh
tế - xã hội khác nhau. Trong đó các chính kinh tế có tầm quan trọng hàng đầu, vì nó
đóng vai trò tạo ra cơ sở thực hiện các chính sách khác. Các chính sách kinh tế là
những chính sách điều tiết các mối quan hệ kinh tế, tạo ra động lực phát triển kinh
tế, bao gồm hệ thống nhiều nhóm chính sách như : Nhóm chính sách điều tiết vĩ mô
như chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ - tín dụng; chính sách phân phối; chính
sách phát triển ngành, vùng; chính sách kinh tế đối ngoại; chính sách cạnh tranh;
chính sách phát triển thị trường;... Mục tiêu chung của các chính sách kinh tế :
- Thứ nhất, Tăng trưởng kinh tế, ổn định giá cả, giá trị tiền tệ, mức độ đảm
bảo công ăn việc làm, cân bằng cán cân thanh toán.
- Thứ hai, Mục tiêu xã hội là công bằng, an toàn, tiến bộ xã hội
- Thứ ba, Mục tiêu cơ cấu như cải thiện ngành, lãnh thổ, cơ cấu kết cấu hạ
tầng, cơ cấu các thành phần kinh tế.
Để đảm bảo việc thực thi các chính sách phải có nguồn vốn nhất định dùng
tạo lập cơ sở vật chất, trang thiết bị, chi phí quản lý hoặc các chi phí khác, nguồn
27
vốn này do Nhà nước tài trợ; các tổ chức, cá nhân đóng góp; huy động trong dân cư
hoặc do nước ngoài tài trợ. Trong qúa trình thực hiện cần khai thác triệt để các
nguồn vốn đầu tư, nhất là các nguồn ngoài NSNN. Ngày nay Chính phủ các nước
trên thế giới chú trọng khai thác các nguồn lực trong dân nhằm giảm bớt gánh nặng
NSNN, nâng cao trách nhiệm cộng đồng xã hội của dân cư. Đối với việc thực hiện
các chính sách phát triển ngành, vùng ảnh hưởng cơ cấu lại vốn đầu tư theo chiều
hướng tăng hiệu qủa sử dụng vốn hoặc hỗ trợ phát triển về kinh tế, xã hội các vùng,
điều chỉnh và tác động việc huy động vốn đáp ứng nhu cầu về vốn cho thực thi các
chính sách kinh tế trên bình diện quốc gia. Như vậy các chính sách kinh tế là một
trong các nhân tố ảnh hưởng đến qúa trình hình thành nguồn vốn đầu tư.
1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu qủa sử dụng vốn đầu tư :
1.3.1 Khái niệm : Hiệu qủa vốn đầu tư biểu hiện mối tương quan so sánh
giữa các lợi ích thu được với khối lượng vốn đầu tư đã bỏ ra nhằm thu được các lợi
ích đó. Với cùng mức vốn bỏ ra, khoản đầu tư nào đem lại lợi ích lớn hơn thì hiệu
qủa lớn hơn và ngược lại, với cùng lợi ích thu được thì khoản đầu tư nào được thực
hiện với số vốn thấp hơn thì có hiệu qủa cao hơn.
- Hiệu qủa ở cấp vĩ mô, là hiệu qủa được xem xét trên phạm vi một ngành,
một địa phương hay trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế.
- Hiệu qủa ở cấp vi mô, là hiệu qủa được xem xét cho từng dự án đầu tư hay
từng doanh nghiệp.
1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu qủa sử dụng vốn đầu tư ở tầm vĩ mô :
+ Hiệu suất vốn đầu tư : Hiệu suất vốn đầu tư biểu hiện quan hệ so sánh mức
tăng trưởng của GDP và vốn đầu tư I trong kỳ, được xác định :
H = Δ GDP / I (1.2)
Trong đó : + H hiệu suất vốn đầu tư trong kỳ.
+ Δ GDP mức tăng GDP trong kỳ.
Chỉ tiêu hiệu suất vốn đầu tư H phản ánh tổng hợp hiệu qủa vốn đầu tư, chỉ
tiêu này có hạn chế trong cùng một thời kỳ thì Δ GDP và I không có mối quan hệ
trực tiếp.
28
Thời kỳ càng ngắn càng thấy rõ vì đầu tư chưa mang lại hiệu qủa ngay.
Nhằm hạn chế nhược điểm này, dùng chỉ tiêu :
K = GDP / I (t-1) (1.3)
Trong đó GDP được tính cho năm sau, I (t-1) là tổng vốn đầu tư năm trước.
+ Hệ số gia tăng vốn - sản lượng (ICOR) : Hệ số gia tăng vốn sản lượng
(Incremental Capital – Output Ratio) – ICOR là chỉ tiêu xác định hiệu qủa quan
trọng cho biết trong từng thời kỳ cụ thể muốn tăng 1 đồng GDP thì cần bao nhiêu
đồng vốn đầu tư. Do vậy ICOR còn được sử dụng để xác định nhu cầu vốn đầu tư.
ICOR = I/Δ GDP (1.4)
Trong đó : Δ GDP là phần GDP tăng thêm trong một thời gian nhất định (tối
thiểu cũng phải một năm) do đầu tư mới tạo ra. I là tổng vốn đầu tư mới đã thực
hiện trong thời gian đó. Từ (1.4) nếu cố định chỉ số ICOR, theo lý thuyết Δ GDP tỷ
lệ thuận với tổng mức đầu tư mới, tức là đầu tư càng nhiều thì phần GDP tăng thêm
có khả năng càng lớn. ICOR tỷ lệ nghịch với tốc độ tăng trưởng kinh tế, với cùng tỷ
lệ đầu tư trong GDP, nước nào có hệ số ICOR thấp hơn sẽ đạt mức tăng trưởng cao
hơn và ngược lại. Như vậy hệ số ICOR càng thấp thì hiệu qủa đầu tư càng cao.
Trên thực tế, tính toán ICOR cho một thời gian dài sẽ chính xác hơn là tính
ICOR cho một giai đoạn ngắn, bởi vì trong thời gian ngắn thì có một lượng đầu tư
mới chưa phát huy tác dụng, tức là tác động của đầu tư tới tăng trưởng có một độ trễ
nhất định.
+ Tỷ số giá trị xuất khẩu/vốn đầu tư thực hiện : Chỉ tiêu này được đo bằng
tổng giá trị xuất khẩu và vốn đầu tư thực hiện trong kỳ, chỉ tiêu này được sử dụng
để đánh giá khả năng tạo xuất khẩu của vốn đầu tư, chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn
đầu tư sẽ tạo ra bao nhiêu giá trị xuất khẩu. Mối tương quan giữa tăng trưởng chung
và tăng trưởng xuất khẩu được dùng để đánh giá trong định hướng xuất khẩu của
ngành, hay nền kinh tế.
1.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu qủa sử dụng vốn đầu tư ở tầm vi mô :
+ Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng NPV (Net present value) : Giá trị hiện tại ròng
là giá trị hiện hành của tổng lãi ròng đã bỏ vốn ra khi thực hiện dự án, được xác
29
định bằng hiệu số của tổng giá trị thu nhập ròng trừ đi tổng vốn đầu tư ban đầu,
NPV tính theo công thức :
NPV = ∑=
m
t 1
)1( i
Rt
+ t − ∑=
n
k 1
Ik(1+i) n+1-k (1.5)
Trong đó : + Rt là thu nhập ròng thu được vào năm thứ t (t=1,2,3,...,m); i là lãi suất
chiết khấu % năm; m là số năm khai thác dự án; Ik là vốn đầu tư năm thứ k
(k=1,2,3,...,n); n là số năm đầu tư xây dựng dự án.
+ Giá trị hiện tại ròng là chỉ tiêu xác định hiệu qủa được các nhà đầu tư rất
quan tâm. Nếu NPV > 0 thì dự án đầu tư có hiệu qủa và chỉ tiêu này càng lớn thì
hiệu qủa vốn càng cao, khi NPV <= 0 thì dự án không đạt được hiệu qủa tài chính,
cần phải điều chỉnh dự án. Lãi suất chiết khấu i tính theo công thức :
(i%) = [ (Ce x ie + Cs x is + Cf x if) /I ] * 100% (1.6)
Trong đó : + Ce, Cs, Cf là vốn vay dài hạn, vốn vay ngắn hạn và vốn cổ phần; ie, is, if
lãi suất vay dài hạn, ngắn hạn, cổ phần.; I là tổng vốn đầu tư của dự án.
+ Nhược điểm của chỉ số NPV không đánh giá được các dự án có số vốn đầu
tư lớn thì thường mang về NPV cao hơn so với các dự án có số vốn đầu tư thấp,
điều đó không có nghĩa là dự án lớn thì hiệu qủa hơn dự án nhỏ.
+ Tỷ suất sinh lợi nội bộ (Internal Rate of Return ) – IRR : Tỷ suất sinh lợi
nội bộ của dự án IRR (% năm) là mức lãi suất chiết khấu mà ứng với nó hiện giá
thu nhập ròng đúng bằng vốn đầu tư ban đầu, tức là NPV = 0.
Tỷ suất sinh lợi nội bộ IRR tính theo công thức :
I = R1/(1+r) + R2 /(1+r)2 +... + Rt/(1+r)t (1.7)
Trong đó Rt thu nhập ròng thu được vào năm thứ t, I tổng vốn đầu tư của dự án, lãi
suất chiết khấu i% đã được thay bằng bằng r lãi suất chiết khấu mà ứng với nó NPV
= 0, IRR = r; Như vậy : + Nếu IRR > r dự án có hiệu qủa tài chính; + Nếu IRR = r =
lãi suất cho vay thì dự án mới đủ tiền trả lãi vay, nhà đầu tư chưa thu được lợi
nhuận; + Nếu IRR < r dự án không có hiệu qủa tài chính.
30
Chỉ số IRR là chỉ số thông dụng về tài chính của dự án, chỉ tiêu này cho nhà đầu tư
biết có thể so sánh ngay với lãi suất hiện hành và đưa ra kết luận liệu dự án có khả
năng trả nợ vay với lãi suất hiện hành hay không.
+ Tỷ số lợi ích / chi phí (Benefit Cost Ratio) BCR : Tỷ số này tính theo công
thức :
Tổng giá trị hiện tại thu nhập
BCR = Tổng giá trị hiện tại của chi phí
(1.8)
Với: + Tổng giá trị hiện tại thu nhập = B1/(1+i) + B2 /(1+i)2 +... + Bn/(1+i)n
+ Tổng giá trị hiện tại chi phí = C1/(1+i) + C2 /(1+i)2 +... + Cn/(1+i)n
Trong đó Bt (t =1,2,...,n) thu nhập tại thời kỳ t; Ct (t =1,2,...,n) chi phí tại thời kỳ t, i
là lãi suất chiết khấu của dự án % năm. Nếu : + BCR > 1 tức Thu nhập > Chi phí thì
dự án có hiệu qủa tài chính; + BCR = 1 tức Thu nhập = Chi phí thì dự án không có
lãi; + BCR < 1 tức Thu nhập < Chi phí thì dự án không có hiệu qủa tài chính.
Chỉ số BCR này tính được khả năng sinh lời của dự án trên mỗi đồng vốn
đầu tư, khắc phục được nhược điểm của chỉ số NPV, nhưng có nhược điểm không
cho biết tổng số lãi thu được, do trong thực tế có dự án có chỉ số BCR lớn nhưng
tổng lãi ròng vẫn nhỏ.
+ Thời gian hoàn vốn : Là khoảng thời gian khai thác dự án, thường tính
bằng năm mà các khoản thu nhập có thể bù đắp đủ toàn bộ vốn đầu tư của dự án.
Thời gian hoàn vốn dự án đầu tư xác định theo phương pháp thời gian hoàn vốn đầu
tư không chiết khấu hoặc theo thời gian hoàn vốn đầu tư có chiết khấu.
+ Công thức tính theo phương pháp thời gian hoàn vốn không chiết khấu:
∑
=
n
j 1
(Pj+Dj) = I (1.9)
Trong đó : I là tổng vốn đầu tư cho dự án; Pj lợi nhuận sau thuế hàng năm của dự
án; Dj giá trị khấu hao hàng năm của dự án, j = 1,2,..., n thứ tự năm thực hiện dự án.
+ Công thức tính theo phương pháp thời gian hoàn vốn có chiết khấu:
31
∑
=
m
j 1
)1(
DP jj
i+
+
j = ∑=
n
k 1
Ik(1+i) n+1-k (1.10)
Trong đó : m là thời gian hoàn vốn; Ik là vốn đầu tư năm thứ k (k=1,2,3,...,n); n là
số năm đầu tư xây dựng dự án, i là lãi suất chiết khấu % năm.
1.3.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu qủa sử dụng vốn đầu tư ở góc độ xã hội :
+ Giải quyết lao động, việc làm và thất nghiệp : Chỉ tiêu này cho biết hoạt
động đầu tư ngoài việc góp phần tăng trưởng kinh tế còn tạo được bao nhiêu chỗ
làm mới, giảm tỷ lệ thất nghiệp tương ứng ở khu vực thành thị và giảm thời gian lao
động nông nhàn ở khu vực nông thôn. Thất nghiệp và sự phát triển gắn liền với
nhau, nếu một quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp thấp thì xã hội sẽ ổn định và kinh tế sẽ
phát triển; ngược lại thì đất nước đó sẽ lâm vào tình trạng suy thoái, trì trệ. Thông
qua hoạt động đầu tư sẽ tạo ra nhiều chỗ làm việc mới cho người lao động có nhu
cầu việc làm ở khu vực thành thị và giảm thời gian nông nhàn ở khu vực nông thôn,
góp phần vào việc giải quyết công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp và đem lại thu
nhập cho người lao động. Điều này rất có ý nghĩa với một quốc gia đông dân và lực
lượng lao động như nước ta.
+ Tăng phúc lợi, giảm đói nghèo cho người dân : Hoạt động đầu tư góp phần
tăng trưởng kinh tế và đi kèm xóa đói giảm nghèo. Hoạt động đầu tư tạo ra các cơ
sở vật chất kỹ thuật mới hoặc duy trì sự hoạt động của cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện
có, đặc biệt hoạt động đầu tư của Chính phủ trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng
về giao thông, hệ thống thủy lợi, điện, nước,... sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho
người dân ở nơi mà dự án được thực hiện như phát triển thương mại và giao lưu
hàng hóa; một nguồn tài trợ thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh ở các vùng
nông thôn, vùng khó khăn; tăng phúc lợi xã hội cho người dân trong việc hưởng thụ
các dịch vụ công cộng ở các vùng khó khăn, góp phần giảm tỷ lệ nghèo đói trong
phạm vi quốc gia hoặc các vùng của quốc gia đó.
+ Tiến bộ xã hội : Tiến bộ xã hội thể hiện rõ nét trên các lĩnh vực giáo dục -
đào tạo và y tế. Trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo đo lường bằng các chỉ tiêu về cơ
32
sở vật chất; Số lượng học sinh và số giáo viên ở các cấp tiểu học, trung học cơ sở,
phổ thông trung học; Số năm đi học trung bình; Tỷ lệ người lớn biết chữ gia tăng
trong lĩnh vực giáo dục. Trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe cho người dân đo
lường bằng sự nâng cao về trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật cán bộ ngành
y; nâng cao chăm sóc sức khỏe cho người dân đo lường bằng tuổi thọ tính từ thời
điểm mới sinh; tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em... Những
thành qủa này chính là những kết qủa do hoạt động đầu tư mang lại.
+ Các chỉ tiêu xã hội khác : Hoạt động đầu tư tác động trên phạm vi rộng,
đến nhiều người và nhiều cộng đồng trong phạm vi một quốc gia như góp phần vào
giảm tệ nạn xã hội, giảm tai nạn giao thông, bảo vệ môi trường và tăng cường sự ổn
định chính trị, xã hội. Hoạt động đầu tư cung cấp các tiện ích thỏa mãn nhu cầu cơ
bản của con người, đây là những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân mà
nó có ảnh hưởng thuận lợi hoặc khó khăn cho phát triển kinh tế - xã hội của một
vùng hay quốc gia.
1.4 Kinh nghiệm huy động, sử dụng vốn đầu tư một số nước Châu Á :
Các nước Châu Á (Nhật bản, Hàn quốc, Đài loan, Malaysia), các nước được
coi điển hình thành công về phát triển kinh tế trong các thập kỷ vừa qua. Trong tiến
trình thực hiện CNH các nước này đã đưa ra những chính sách linh hoạt cho từng
thời kỳ, sử dụng các công cụ điều tiết vĩ mô nhằm mục tiêu huy động được tối đa
các nguồn lực tài chính phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế, mặc dù chính sách
của mỗi nước về tiết kiệm, tích lũy vốn, huy động các nguồn vốn và sử dụng vốn
đầu tư phát triển có đặc điểm khác nhau, không theo khuôn mẫu nào, tựu trung lại
có các đặc điểm chung là : Thứ nhất, tuân thủ các qui luật của kinh tế thị trường
trong phát triển kinh tế và sử dụng các công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô của Nhà nước
để khuyến khích huy động hoặc kiểm soát các nguồn vốn đầu tư. Thứ hai, khai thác
và tận dụng tối đa các lợi thế so sánh của nước mình, đưa ra các chính sách linh
hoạt trong việc khai thác, sử dụng các nguồn lực do thiên nhiên ban tặng, các điều
kiện tự nhiên, địa lý, tâm lý người dân của dân tộc mình và các chính sách riêng
thích hợp cho huy động và sử dụng vốn đầu tư.
33
Các đặc điểm riêng về chính sách huy động, sử dụng vốn đầu tư cụ thể ở các
nước này là :
- Gia tăng về vốn đầu tư nhanh chóng, duy trì được tỷ lệ vốn đầu tư so với
tổng sản phẩm xã hội (GDP) ở mức cao, cụ thể trường hợp Nhật bản, những năm 50
của thế kỷ XX thập kỷ trước là 24,8%, năm 1968 là 29,2% lớn gấp hai lần so với
Mỹ và gần bằng hai lần so với Anh.
- Đối với Hàn quốc : + Chính phủ sử dụng công cụ thuế và tăng cường tiết
kiệm của Chính phủ, mặc dù rất thành công trong việc thu hút vốn đầu tư nước
ngoài, nhưng Hàn quốc tập trung khai thác nguồn vốn trong nước, năm 1962 tích
lũy trong nước tăng 11%, năm 1971 tăng 54%. Chính phủ sử dụng công cụ thuế như
là công cụ kích thích đầu tư, bằng cách đưa ra những ưu đãi về thuế đối với những
ngành sản xuất hàng xuất khẩu, cụ thể là miễn thuế kinh doanh, thuế hàng hóa, thuế
dầu mỏ, thậm chí còn trợ cấp cho các ngành khó khăn. Mặt khác, Chính phủ ban
hành nhiều khoản thuế đánh vào tiêu dùng các hàng hóa xa xỉ, các dịch vụ giải trí,
thuế cao đối với thu nhập từ hoạt động buôn bán bất động sản, mục tiêu hạn chế tiêu
dùng và tăng khả năng tiết kiệm của người dân, tăng khả năng thu ngân sách.
+ Chính phủ thực hiện chính sách lãi suất thấp so với lãi suất trên thị trường
tăng nhu cầu vay vốn ngân hàng, sử dụng công cụ lãi suất thấp để ưu đãi tài trợ cho
các ngành công nghiệp ưu thế, khuyến khích nhập kỹ thuật công nghệ mới, ưu đãi
thực hiện chiến lược tăng trưởng và xuất khẩu, đồng thời kiểm soát chặt chẽ khu
vực kinh tế tư nhân.
+ Chính phủ khuyến khích đầu tư vào các ngành công nghiệp phát huy lợi
thế so sánh của quốc gia sử dụng nhiều nguyên liệu nội địa.
- Đối với Đài loan, Chính quyền : + Đảm bảo hoặc tài trợ cho các dự án phát
triển hạ tầng kỹ thuật, lĩnh vực mà khu vực tư nhân không có khả năng thực hiện.
Ban hành các chính sách khuyến khích đầu tư vào các ngành công nghiệp sử dụng
nhiều lao động trong nước, thiên về công nghiệp nhẹ và hướng về xuất khẩu.
34
+ Thành lập các chương trình bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ,
hỗ trợ các doanh nghiệp khó khăn trong vay vốn, tiếp cận được nguồn vốn tín dụng,
cũng như chia sẻ rủi ro kinh doanh.
+ Hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp chiến lược 50%
số vốn để trợ giúp đào tạo kiến thức quản lý tài chính; kiểm tra chất lượng sản
phẩm; tiếp thị; quản lý doanh nghiệp; đối với việc nhập khẩu trang thiết bị máy móc
phục vụ mục đích nghiên cứu, cải tiến công nghệ, phát triển nguồn lực được ưu đãi
miễn, giảm thuế nhập khẩu..
- Trong những năm 80 thế kỷ XX thập kỷ trước, Malaysia tập trung nhiều
vốn đầu tư vào các ngành sử dụng nhiều vốn và kỹ thuật cao, khuyến khích đầu tư
cho xuất khẩu, các hoạt động đầu tư mới hoặc mở rộng doanh nghiệp thuộc lĩnh vực
xuất khẩu, chế tạo, nông nghiệp và du lịch, ưu đãi những doanh nghiệp đi tiên
phong đầu tư vào các lĩnh vực này.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 : Đầu tư là hoạt động bỏ vốn ở hiện tại cho một
hoạt động nào đó trên cơ sở chấp nhận những rủi ro nhất định nhằm mang lại các
kết qủa có lợi trong tương lai. Mọi hoạt động đầu tư đều liên quan đến vốn hay
nguồn lực tài chính. Vốn đầu tư có được do thực hiện qua qúa trình tiết kiệm, tích
lũy trong và ngoài nước. Qui mô vốn cho đầu tư của mỗi quốc gia phụ thuộc khả
năng của nền kinh tế, chiến lược CNH - HĐH, chính sách kinh tế của quốc gia đó.
Đầu tư có vai trò quan trọng làm tăng tổng cầu và tăng vốn cho sản xuất, thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, cải thiện cuộc sống con người. Trên cơ sở
lý thuyết, những bài học kinh nghiệm thành công về huy động và sử dụng nguồn lực
tài chính phát triển kinh tế của các nước Châu Á, tỉnh Đăk Lăk trong điều kiện các
nguồn lực tài chính còn hạn hẹp, đề ra hướng đi hợp lý, ban hành các chính sách
phát triển kinh tế linh hoạt, sáng tạo để huy động các nguồn vốn đầu tư, sử dụng tiết
kiệm, có hiệu qủa số vốn đầu tư còn hạn chế này tạo ra sức bật, tạo đà phát triển
kinh tế của tỉnh nhanh và bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng
tích cực : giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.
35
Chương II
THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ, HIỆU
QỦA SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH ĐĂK LĂK GIAI ĐOẠN 2001 – 2005
2.1 Tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Đăk Lăk :
2.1.1 Tiềm năng và nguồn lực phát triển :
2.1.1.1 Điều kiện địa lý, tài nguyên thiên nhiên :
- Vị trí địa lý : + Đăk lăk là một trong 5 tỉnh thuộc vùng Tây nguyên (Đăk
lăk, Đăk nông, Gia lai, Kon tum, Lâm đồng), nằm ở khu vực trung tâm của vùng.
Phía Bắc giáp tỉnh Gia lai, phía Nam giáp tỉnh Lâm đồng, phía Tây Nam giáp tỉnh
Đăk nông, phía Đông giáp tỉnh Phú yên và Khánh hòa, phía Tây giáp với Vương
quốc Campuchia. Tỉnh hiện có 13 đơn vị hành chính, gồm 01 thành phố cấp 2 và 12
huyện : Thành phố Buôn Ma Thuột (trung tâm tỉnh lỵ), các huyện Ea H'leo, Ea sup,
Krông năng, Krông búc, Buôn Đôn, Cư M'Gar, Ea ka, M'Đrắc, Krông Pách, Krông
bông, Krông ana, Lắc với tổng số 170 xã, phường, thị trấn ( xã 144; phường 13; thị
trấn 13), diện tích tự nhiên 13.125 km2, dân số năm 2005 là 1.715 nghìn người,
chiếm 24% diện tích và 36,3% dân số của vùng Tây nguyên, mật độ dân số trung
bình 131 người/km2.
+ Đăk Lăk có các tuyến quốc lộ quan trọng chạy qua, như quốc lộ 14 nối liền
các tỉnh trong vùng Tây nguyên; quốc lộ 26 nối Đăk lăk với TP. Nha trang (Khánh
hòa); quốc lộ 27 đi TP. Đà lạt (Lâm đồng), đây là hai trung tâm du lịch lớn của cả
nước. Hàng không có sân bay Buôn Ma Thuột đủ khả năng phục vụ các chuyến bay
trong nước và khu vực ASEAN. Đường sắt trong tương lai có tuyến đường sắt Đăk
lăk - Phú yên. Với những mạng giao thông liên vùng tạo điều kiện cho Đăk lăk mở
rộng giao lưu với các tỉnh vùng Tây nguyên, Duyên hải miền Trung, miền Đông
36
Nam bộ, tăng cường khả năng liên kết, hợp tác với các tỉnh để mở rộng thị trường
và hợp tác quốc tế, là nền tảng cơ bản cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
+ Đăk lăk có vị trí chiến lược về quốc phòng – an ninh, bảo vệ cho vùng Tây
nguyên và cả nước.
- Địa hình và khí hậu : + Phần lớn diện tích Đăk lăk nằm trên cao nguyên có
địa hình bằng phẳng, đại diện 2 cao nguyên lớn : Cao nguyên Buôn Ma Thuột, ở
trung tâm tỉnh, độ cao trung bình 450 - 500 m, diện tích 371 km2 chiếm 28,4% diện
tích toàn tỉnh và cao nguyên M’đrắc ở phía đông tỉnh tiếp giáp với Khánh hòa, độ
cao trung bình 400 – 500 m; phần diện tích còn lại nằm trên địa hình vùng núi cao
(1000 - 1500m) ở phía Đông nam, vùng núi thấp (600 - 700 m) ở phía Tây bắc, bán
bình nguyên (độ cao 180m) ở phía Tây khá bằng phẳng và vùng bằng trũng ở phía
Đông - Nam (độ cao 400 – 500 m).
+ Khí hậu Đăk lăk mang tính chất khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm và chịu
ảnh hưởng gió mùa Tây nam khô nóng, có 2 mùa rõ rệt mùa khô và mùa mưa. nhiệt
độ trung bình năm 23 - 24oC, cao nhất 37oC vào tháng 4, thấp nhất 14oC vào tháng
12, lượng mưa bình quân 1.600 - 2000 mm, tổng lượng nước đổ đến Đăk lăk 20,5 tỷ
m3, độ ẩm trung bình 81 - 83%, tổng số giờ nắng trong năm 2000 - 2300 giờ, tổng
nhiệt độ 8.000oC, là vùng có nhiệt độ, độ ẩm và tổng nhiệt độ cao trong năm.
+ Đăk lăk có địa hình chia cắt thành nhiều vùng, phức tạp và đa dạng cùng
với sự khác biệt khí hậu, tạo ra nhiều vùng sinh thái khác nhau, điều kiện để đa
dạng hóa nông nghiệp, lâm nghiệp và phát triển sản xuất nông nghiệp với năng suất,
chất lượng cao các sản phẩm đặc trưng : Cà phê, cao su, hồ tiêu, bông và nhiều cây
lương thực, thực phẩm có giá trị khác.
- Tài nguyên nước và thủy văn : Đăk lăk có nhiều sông suối, phân bổ đều trên
địa bàn, mật độ sông suối là 0,8km/km2, có hai hệ thống sông chính : Hệ thống sông
Sêrêpốc chiều dài sông chính 315 km, phần diện tích lưu vực nằm trên lãnh thổ Đăk
lăk 4200 km2, lưu vực hầu hết rừng núi, thượng lưu hẹp và dốc, bề rộng dòng sông
lớn dần từ thượng lưu xuống hạ lưu; Hệ thống sông Ba diện tích lưu vực 13.900
37
km2, nằm về phía Đông bắc tỉnh, bắt nguồn từ dãy núi cao, chảy qua các vùng có
lượng mưa lớn và phong phú.
Hệ thống sông suối ở Đăk lăk có trữ lượng thủy điện lớn, riêng hệ thống
sông Sêrêpốc có trữ năng khoảng 2.636 triệu KW. Tổng công suất lắp đặt thủy điện
của tỉnh hiện có 14.280 KW, năm 2005 thủy điện cung cấp 22% sản lượng điện
trong tổng sản lượng điện thương phẩm từ 300 - 400 triệu KWh. Ngoài ra hệ thống
sông Ba thuận tiện xây dựng thủy điện nhỏ và vừa công suất 15 - 1.500 KW với
tổng công suất lắp đặt 182 MW, sản lượng điện hàng năm 800 triệu KWh/năm.
+ Hệ thống hồ, đập chứa nước phân bố đều khắp địa bàn tỉnh, toàn tỉnh có
441 hồ chứa, diện tích mặt hồ 8.930 ha, dung tích khoảng 421 triệu m3, phục vụ
sinh hoạt, tưới tiêu, tham quan du lịch, nuôi trồng thủy sản và bảo vệ môi trường.
- Tài nguyên đất : Kết qủa phân loại đất Đăk lăk : Đất nông nghiệp chiếm
82,64% diện tích, gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng
thủy sản; Đất phi nông nghiệp chiếm 6,98% diện tích, gồm đất đô thị, đất ở, đất
chuyên dùng; Đất chưa sử dụng chiếm 10,39% diện tích gồm đất chưa sử dụng và
đất đồi. Theo kết qủa phân loại đất của tổ chức FAO công bố năm 1995, đất ở Đăk
lăk chia làm 11 nhóm, trong đó nhóm đất đỏ bazan có diện tích nhiều nhất, nằm
phần lớn trên địa hình bằng phẳng rất phù hợp phát triển các loại cây công nghiệp
cà phê, cao su, hồ tiêu,...Ngoài ra có các loại đất : đất xám, đất nâu, đất nâu thẫm
thích nghi với cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn qủa, một số cây lâu năm khác.
- Tài nguyên khác : + Tài nguyên rừng, đến năm 2005 diện tích đất lâm
nghiệp Đăk lăk 618,2 nghìn ha, tổng trữ lượng rừng khoảng 59 - 60 triệu m3, riêng
trữ lượng rừng thường xanh 36,3 triệu m3; thảm thực vật đa dạng, có nhiều loại gỗ
qúi; nhiều loại động vật qúy hiếm ghi vào sách đỏ nước ta và thế giới, chủ yếu phân
bổ ở vườn quốc gia Yốc Đôn, khu bảo tồn Chư Giang Sin, Ea sô và nằm ở vị trí
thượng nguồn có vai trò phòng hộ quan trọng và góp phần bảo vệ nguồn sinh thủy.
+ Tài nguyên khoáng sản : Đăk lăk có tiềm năng tài nguyên khoáng sản phục
vụ công nghiệp vật liệu xây dựng như Caolin, Fenspat dùng làm nguyên vật liệu sản
38
xuất gốm sứ; các loại cát, sỏi xây dựng trữ lượng khoảng 8 triệu m3, đá khai thác
cho xây dựng có trữ lượng ước tính khoảng 1 tỷ m3; than bùn sản xuất phân vi sinh;
ngoài ra có các khoáng sản khác như quặng chì, kẽm, fluorit,...
+ Tài nguyên du lịch : Đăk lăk có nhiều tiềm năng phát triển du lịch với các
loại hình và các điểm du lịch đặc trưng như : Du lịch cảnh quan có thác Đray H'linh,
Gia Long; du lịch sinh thái có vuờn quốc gia Yốc Đôn, khu bảo tồn thiên nhiên Ea
sô, hồ Lăk; du lịch văn hóa, lịch sử có nhà đày Buôn Ma Thuột, Nhà bảo tàng dân
tộc; du lịch lễ hội có lễ hội cồng chiêng, đua voi, đâm trâu, lễ hội các dân tộc thiểu
số, đặc biệt văn hóa dân tộc Ê đê, M'nông với các đặc trưng kiến trúc nhà sàn, nhà
rông; các nhạc cụ bộ cồng chiêng, đàn đá và những lễ hội cồng chiêng, đua voi,... là
những sản phẩm văn hóa vật thể, phi vật thể qúy giá, riêng cồng chiêng được tổ
chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, tiềm năng tạo khả năng lớn thu
hút khách du lịch trong và ngoài nước đến tỉnh.
2.1.1.2 Dân số và nguồn lao động :
+ Dân cư và phân bố dân cư : Đến năm 2005, dân số của tỉnh với cơ cấu là
dân số đô thị 22,13%, còn lại 77,87% dân số nông thôn. Dân số phân bố không đều,
tập trung ở TP. Buôn Ma Thuột, thị trấn các huyện lỵ, ven các trục quốc lộ chạy
qua. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2005 là 1,77% năm, dân số có biến động do
tăng cơ học, chủ yếu di dân tự do.
+ Nguồn lao động : Giai đoạn 2001 - 2005, dân số trong độ tuổi lao động
tăng 2,68%, đến năm 2005 chiếm 53,66% dân số toàn tỉnh; số lao động trong độ
tuổi lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế chiếm tỷ lệ cao 85,4%, tăng
bình quân 3,75% trong 5 năm. Tuy nhiên chất lượng nguồn lao động của tỉnh còn
thấp, tỷ lệ lao động qua đào tạo khoảng 20,5% ( thấp so toàn quốc 25%); đội ngũ
lao động chất lượng cao, công nhân lành nghề, cán bộ có trình độ quản lý còn thiếu.
2.1.1.3 Những lợi thế so sánh phát triển kinh tế của tỉnh Đăk Lăk :
Qua phân tích thực trạng tiềm năng và các nguồn lực phát triển hiện có của
Đăk lăk có thể rút ra các lợi thế so sánh cho phát triển kinh tế - xã hội Đăk lăk :
39
Một là, Đăk lăk có vị trí - địa lý kinh tế thuận lợi, nằm ở trung tâm của vùng
Tây nguyên, nối tỉnh với các khu vực phát triển năng động của vùng Tây Nguyên,
Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, có đường hàng không nối với các trung
tâm kinh tế lớn Hà nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh. Trong tương lai cửa khẩu
biên giới với Cam Pu Chia đuợc mở, tạo cơ hội và điều kiện cho tỉnh mở rộng giao
lưu, hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực.
Hai là, Là tỉnh có tiềm năng lớn đất bazan màu mỡ, khí hậu phù hợp với phát
triển các loại cây công nghiệp dài ngày giá trị cao như cà phê, cao su, điều,
tiêu,...với qui mô sản xuất hàng hóa lớn và tập trung, có tiềm năng lớn về đất lâm
nghiệp, trữ lượng gỗ và nguồn lâm sản phong phú.
Ba là, Là tỉnh giàu tiềm năng du lịch cả về phong cảnh tự nhiên và văn hóa
nhân văn; có các khu du lịch sinh thái, các khu bảo tồn thiên nhiên, vùng rừng
nguyên sinh khác; văn hóa lễ hội các dân tộc độc đáo đặc trưng cho Tây nguyên.
Bốn là, Là tỉnh có tiềm năng thủy điện, có thể xây dựng các công trình thủy
điện, mạng lưới thủy điện vừa và nhỏ; trữ lượng than bùn lớn có thể khai thác công
nghiệp với qui mô lớn nhiều năm.
Năm là, Dân cư và lao động trên địa bàn Đăk lăk mang đặc điểm của nhiều
vùng miền khác nhau, tạo nên những nét văn hóa truyền thống đa dạng, chứa đựng
những yếu tố năng động, sáng tạo và độc đáo trong việc tạo ra những sản phẩm cổ
truyền từ hoạt động sản xuất thủ công, ngành nghề truyền thống.
2.1.2 Thực trạng một số ngành kinh tế chủ yếu:
2.1.2.1 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế :
- Nông, lâm nghiệp và xây dựng nông thôn : Năm 2005, giá trị sản xuất
nông, lâm ngư nghiệp đạt 7.721 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2001 –
2005 đạt 3,8%/năm; trong đó nông nghiệp : 3,8%, thủy sản : 7,5%/năm, lâm nghiệp
gần như không tăng. Nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn 98,1% trong cơ cấu kinh tế
ngành nông, lâm ngư nghiệp [Phụ biểu 1].
+ Trong cơ cấu nông nghiệp : Chăn nuôi phát triển khá, tốc độ tăng giá trị
sản xuất 13,8%, tỷ trọng tăng từ 5,85% năm 2000 lên 9,26% năm 2005, sản lượng
40
một số sản phẩm chủ yếu năm 2005 : cây cà phê diện tích 170,4 nghìn ha, sản lượng
330,6 nghìn tấn; cao su diện tích 22,8 nghìn ha, sản lượng 20,1 nghìn tấn; cây điều
diện tích 35,5 nghìn ha, sản lượng 8,36 nghìn tấn.
+ Giá trị sản xuất thủy sản tăng tốc độ 7,5%/năm, qui mô còn nhỏ. Năm
2005 đạt 66 tỷ đồng tăng 1,44 lần so năm 2000.
+ Lâm nghiệp: Phát triển theo hướng giảm mạnh khai thác gỗ, tập trung khâu
lâm sinh, khoanh nuôi tái sinh, làm giàu và trồng rừng. Năm 2005 tỷ lệ che phủ đạt
46,7%, diện tích rừng tiếp tục giảm do phá rừng lấy đất sản xuất nông nghiệp. Công
nghiệp chế biến gỗ sản xuất sản phẩm chất lượng cao dùng cho xuất khẩu, tiêu dùng
nội địa, nguyên liệu thay thế dần từ gỗ rừng tự nhiên sang gỗ rừng trồng.
+ Kinh tế nông thôn : Đến năm 2005 toàn tỉnh có 1364 trang trại với các mô
hình trang trại chăn nuôi, vườn rừng, vườn đồi, mô hình nông lâm kết hợp, đã khai
thác tiềm năng đất đai, sản xuất khối lượng nông sản phẩm lớn thúc đẩy công
nghiệp chế biến nông, lâm sản phát triển; hoạt động sản xuất TTCN, ngành nghề ở
khu vực nông thôn được chú trọng và bước đầu đạt được kết qủa tốt.
Kinh tế nông, lâm nghiệp còn yếu kém và khó khăn như : Qúa trình chuyển
đổi cơ cấu, cây trồng vật nuôi, phát triển TTCN,dịch vụ ở nông thôn chậm, hiệu qủa
chưa cao. Năng suất chất lượng và khả năng cạnh tranh sản phẩm hàng hóa chưa
cao. Giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích thấp, thiếu tính bền vững.
- Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp : Năm 2005 giá trị sản xuất công
nghiệp đạt 1.191 tỷ đồng, tăng 2 lần so năm 2000, cơ cấu giá trị sản xuất công
nghiệp theo khu vực : Nhà nước chiếm 38,07%; Tư nhân chiếm 51,95%; Đầu tư
nước ngoài chiếm 9,98%. Tốc độ tăng thời kì 2001-2005 đạt 14,8%/năm, trong đó
khu vực: Nhà nước tăng 5,1%; Tư nhân tăng 22,9%; có vốn đầu tư nước ngoài tăng
5% [Phụ biểu 02]. Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp : công nghiệp chế biến
chiếm 80,6%, sản xuất và phân phối điện nước chiếm 14,97%, còn lại công nghiệp
khai thác [Phụ biểu 03]. Năm 2005 toàn tỉnh có 6.438 cơ sở sản xuất, tăng thêm
1.288 cơ sở so năm 2000, trong đó có 32 nhà máy chế biến cà phê công suất trên
1000 tấn/năm, 10 nhà máy chế biến cà phê bột, 03 nhà máy chế biến mủ cao su tổng
41
công suất 17 nghìn tấn/năm. Hiện nay tỉnh đang triển khai xây dựng hạ tầng 01 khu
công nghiệp, 01 cụm TTCN, 02 cụm công nghiệp, một số nhà máy chế biến cao su,
xưởng may giày da, các công trình thủy điện Buôn Kốp, Sê rê pốc 3,... Tuy nhiên
công nghiệp còn các hạn chế, tồn tại : thiết bị, trình độ công nghệ lạc hậu; doanh
nghiệp chậm đổi mới; sản phẩm chủ yếu sơ chế giá trị không cao; thiếu vốn đầu tư;
CSHT các khu, cụm công nghiệp chưa hoàn chỉnh; cơ chế chính sách chưa hấp dẫn
các nhà đầu tư.
- Thương mại dịch vụ : Năm 2005, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ
đạt 5.322 tỷ đồng. Tổng giá trị sản xuất giai đoạn 2001 - 2005 đạt 2.452 tỷ đồng, cơ
cấu giá trị sản xuất : Thương mại chiếm 57,76%; Du lịch và khách sạn, nhà hàng
chiếm 42,24%, Tốc độ tăng trưởng bình quân 9%/năm, ngành khách sạn và nhà
hàng tăng nhanh [Phụ biểu 04]. Hoạt động ngoại thương, kim ngạch xuất khẩu
290,8 triệu USD, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu cà phê (chiếm 80%), tiêu hạt, cao su,
mật ong, chủ yếu xuất khẩu thô; kim ngạch nhập khẩu 12,5 triệu USD, tăng chậm,
chủ yếu nhập các mặt hàng phục vụ đời sống. Hoạt động ngoại thương xuất siêu
cao.
+ Du lịch : Tổng lượng khách du lịch đến Đăk lăk năm 2005 hơn 200.000
lượt khách, dịch vụ khách sạn, nhà nghỉ phát triển nhanh, doanh thu hoạt động du
lịch tăng nhanh, bình quân 24,6%/năm, số tuyệt đối nhỏ (3,7 tỷ). Hoạt động du lịch
chưa khai thác được tiềm năng, lợi thế của tỉnh, hiệu qủa thấp, sản phẩm du lịch đơn
điệu, nghèo nàn, cơ sở vật chất cho du lịch hạn chế, qui mô nhỏ lẻ, thời gian lưu trú
của khách du lịch nội địa 1,5 ngày, khách quốc tế 1,41 ngày.
+ Hoạt động dịch vụ tài chính, ngân hàng : Trên địa bàn có 04 NHTMQD, 02
NHTMCP, các định chế tài chính khác : các qũy tín dụng, công ty bảo hiểm, bảo
hiểm nhân thọ, qũy hỗ trợ phát triển. Toàn tỉnh có 95 chi nhánh và phòng giao dịch
thuộc hệ thống NHTMQD và NHTMCP, tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân
27,8%/năm, dư nợ tín dụng năm 2005 đạt 7.548 tỷ đồng, các dịch vụ ngân hàng
hiện đại triển khai như chuyển tiền điện tử, thanh toán thẻ ATM đáp ứng nhu cầu
thanh toán của khách hàng, nền kinh tế.
42
2.1.2.2 Kết cấu hạ tầng kinh tế :
+ Mạng lưới giao thông : Hệ thống giao thông đường bộ phân bố khá đều,
hợp lý trên địa bàn, tạo ra sự liên kết giữa trung tâm tỉnh lỵ Buôn Ma Thuột với các
huyện lỵ, nối với các tỉnh lân cận; 99,4% xã có đường ô tô đến trung tâm xã; 46%
đường tỉnh lộ được nhựa hoá; vận tải đã vươn đến tất cả các địa bàn. Loại hình vận
chuyển xe buýt, taxi được hình thành và phát triển; sân bay Buôn Ma Thuột được
nâng cấp, số chuyến bay tăng, hoạt động vận tải đáp ứng nhu cầu đi lại của dân cư.
Bến bãi đậu đỗ xe có 01 bến xe liên tỉnh, 01 bến xe nội tỉnh, chưa có bãi đậu xe ô tô
tập trung. Tuy nhiên giao thông đường bộ, đa số mặt đường hẹp, chất lượng đường,
mặt đường hạn chế, đường nội các xã chủ yếu đường đất bị ách tắc về mùa mưa lũ,
tiếp tục đầu tư sửa chữa, mở rộng, nâng cấp, xây dựng mới.
+ Thủy lợi : Tổng năng lực tưới hệ thống công trình thủy lợi đáp ứng được
54% diện tích có nhu cầu tưới, giai đoạn 2001-2005 đã xây mới 112 công trình thủy
lợi, kiên cố hóa 180 km kênh mương. Hệ thống các công trình thủy lợi đa số quy
mô nhỏ phục vụ tưới khoảng 20 - 100 ha, chỉ có công trình Ea súp thượng tương đối
lớn có dung tích 146,4 triệu m3 nước tưới cho 9.455ha lúa, nhiều công trình đã
xuống cấp cần phải sửa chữa, nâng cấp đáp ứng nhu cầu tưới tiêu ngày càng tăng.
+ Hệ thống cấp nước : Đến năm 2005, toàn tỉnh có 55% số hộ được cung cấp
nước sạch, khu vực thành thị đạt 70% (riêng TP. Buôn Ma Thuột đạt 80%), khu vực
nông thôn mới đạt 45%. Hệ thống cấp nước tập trung ở TP. Buôn Ma Thuột, các thị
trấn và các công trình cấp nước nhỏ lẻ cung cấp cho các khu, cụm công nghiệp. Các
công trình cấp nước ở các thị trấn chỉ đủ cung cấp cho một phần dân cư thị trấn
+ Mạng lưới điện : Đến năm 2005 toàn bộ 100% xã phường có lưới điện
quốc gia, 82% số hộ được sử dụng điện, tiêu thụ điện năng tăng nhanh, tốc độ tăng
bình quân 11%/năm giai đoạn 2001 - 2005. Hệ thống lưới điện phát triển nhanh,
đáp ứng được nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của dân cư. Tuy nhiên cơ cấu tiêu thụ
điện chủ yếu điện sinh hoạt, một phần cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, lưới
điện trung thế trên toàn tỉnh chưa đồng bộ, còn nhiều cấp điện áp ảnh hưởng tới vận
hành cũng như phát triển mới.
43
+ Bưu chính viễn thông : Phát triển nhanh, cơ sở vật chất trang bị tương đối
đồng bộ, hiện đại đảm bảo thông tin liên lạc, 100% số xã có điện thoại, mật độ điện
thoại trung bình cuối năm 2005 trên 11 máy/100 dân, tốc độ phát triển thuê bao điện
thoại giai đoạn 2001 - 2005 bình quân 20%/năm, dịch vụ di động, Internet được sử
dụng rộng rãi đáp ứng yêu cầu của người dân.
2.1.3 Cơ chế chính sách thu hút vốn đầu tư của Tỉnh :
Để thu hút được các nguồn vốn đầu tư trong nước, nguồn vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài vào địa bàn Đăk lăk, giai đoạn 2001 - 2005, UBND Tỉnh Đăk Lăk
một mặt phải tuân thủ thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước Việt nam về đầu
tư quy định tại Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) năm 1998, Luật đầu
tư nước ngoài năm 1996, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước
ngoài năm 2000, mặt khác tỉnh ban hành thêm một số cơ chế, chính sách phù hợp
đặc thù của tỉnh để khuyến khích các nhà đầu tư đến đầu tư vào tỉnh.
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài : Đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết
định của UBND tỉnh Đăk Lăk, được hưởng các ưu đãi :
+ Ưu đãi thuê đất : Áp dụng mức giá thuê đất thấp nhất theo khung giá do
Nhà nước quy định, được ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% tiền thuê đất thêm 4 năm
ngoài thời hạn quy định 11 năm. Các dự án đầu tư vào du lịch, công nghiệp, bảo vệ
môi trường, các dự án sử dụng trên 100 lao động được áp dụng giá thuê đất bằng
50% mức giá thấp nhất trong thời gian thực hiện dự án, các dự án trồng rừng được
miễn nộp tiền thuê đất trong thời gian kinh doanh của dự án.
+ Ưu đãi đền bù, giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng kỹ thuật : Các dự án
đầu tư nằm trong khu công nghiệp đã được quy hoạch, ngân sách tỉnh cấp 100% chi
phí đền bù giải phóng mặt bằng, đầu tư 100% vốn xây dựng các công trình hạ tầng
đường, điện, nước; hoặc hỗ trợ một phần xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật
đến hàng rào của doanh nghiệp cho các dự án đầu tư nằm ngoài khu công nghiệp.
+ Thủ tục hành chính : Nhà đầu tư được cung cấp miễn phí thông tin, tài liệu
liên quan đến đầu tư của địa phương, được UBND tỉnh Đăk Lăk bảo đảm giải quyết
nhanh chóng, trả lời bằng văn bản tất cả các thủ tục hành chính về đầu tư, thực hiện
cơ chế "một cửa" thông qua đầu mối Sở Kế hoạch và đầu tư.
44
- Đầu tư phát triển công nghiệp và du lịch : UBND Tỉnh Đăk lăk mời gọi,
khuyến khích các Nhà đầu tư trong nước, nước ngoài đầu tư vào các dự án phát
triển công nghiệp, du lịch và được hưởng các ưu đãi sau :
+ Ưu đãi về tiền thuê đất : Được thuê đất với hạn thời gian tối đa, mức giá
thuê đất thấp nhất theo khung giá thuê đất do Nhà nước quy định; được miễn tiền
thuê đất thêm 04 năm và giảm 50% tiền thuê đất trong các năm còn lại của dự án.
Đối với các dự án trồng rừng cảnh quan, bảo vệ môi sinh trong khu, cụm du lịch
được miễn 100% tiền thuê đất trong suốt thời gian của dự án.
+ Ưu đãi về thuế : Ngân sách tỉnh cấp lại 100% thuế thu nhập doanh nghiệp
nộp ngân sách cho doanh nghiệp trong thời gian 03 năm kể từ khi có thu nhập chịu
thuế, kéo dài thời gian miễn thuế thu nhập doanh nghiệp thêm 2 năm và giảm 50%
thêm 02 năm tiếp theo cho dự án đầu tư mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ.
+ Về xây dựng CSHT : Ngân sách tỉnh bố trí vốn xây dựng CSHT thiết yếu
như giao thông, điện, nước; hỗ trợ 50% chi phí chuẩn bị đầu tư; cấp 100% chi phí
đền bù, giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư trong khu, cụm công nghiệp, du
lịch. Đối với các dự án đầu tư ngoài khu, cụm công nghiệp, du lịch, phần chi phí
đền bù và giải phóng mặt bằng được khấu trừ trong tiền thuê đất trả lại, hoặc trừ dần
vào các khoản tài chính mà doanh nghiệp phải nộp cho ngân sách.
+ Về thủ tục hành chính : Thực hiện cơ chế "một cửa", Sở Kế hoạch và đầu
tư là cơ quan đầu mối giúp UBND tỉnh giải quyết các thủ tục hành chính về đầu tư.
2.1.4 Thực trạng về tình hình huy động vốn đầu tư giai đoạn 2001 - 2005:
2.1.4.1 Vốn trên địa bàn :
2.1.4.1.1 Tổng quan về cơ cấu các nguồn vốn đầu tư :
+ Giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) giai đoạn 2001 - 2005 đạt 30.869
tỷ đồng (giá so sánh năm 1994) [Phụ biểu : 05], tốc độ tăng trưởng GDP bình
quân/năm đạt 8,2%, cao hơn mức tăng trưởng GDP cả nước 7,5%/năm. Thu nhập
bình quân đầu người năm 2005 đạt 551 USD ( giá so sánh 1994), tăng 1,65 lần so
năm 2000, là các điều kiện tăng khả năng huy động cho NSNN và gia tăng tiết kiệm
từ dân cư.
45
Bảng 2.1 : Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Đăk Lăk giai đoạn 2001 - 2005
Đơn vị tính : %
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Giai đoạn
2001 - 2005
Tốc độ tăng trưởng / 8,24 6,53 7,5 10,43 8,32 8,2
Nguồn tổng hợp niên giám thống kê 2005 - Cục thống kê Đăk lăk
+ Tỷ trọng tích lũy trong thu nhập người dân trên địa bàn Đăk Lăk thấp,
bình quân giai đoạn 2001 - 2005 khoảng 17,5%, phần lớn thu nhập khoảng 82,5%
để tiêu dùng, trang trải cuộc sống hàng ngày, do vậy khả năng huy động nguồn vốn
tiết kiệm trong dân cho đầu tư rất khiêm tốn.
Bảng 2.2 : Cơ cấu thu nhập-tiêu dùng đầu người tỉnh Đăk Lăk giai đoạn 2001-2005
Đơn vị tính : %
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Giai đoạn
2001 - 2005
Thu nhập / / 100 100 100 100 100
Tiêu dùng / / 80,2 70,6 89,6 86,8 82,5
Tích lũy / / 19,8 29,4 10,4 13,2 17,5
Nguồn tổng hợp từ niên giám thống kê 2005 - Cục thống kê Đăk Lăk, Báo cáo kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 tỉnh Đăk Lăk.
+ Giai đoạn 2001 - 2005, tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn huy động
được 8.993 tỷ đồng [Phụ biểu : 06], tốc độ huy động tăng bình quân 16,46%/năm,
nguồn vốn trong nước chiếm tỷ trọng lớn 97,41%, tỷ lệ nguồn vốn nước ngoài nhỏ
2,59%. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư trên địa bàn huy động được gồm : Nguồn vốn Nhà
nước; Nguồn vốn DNNQD và dân cư. Cơ cấu huy động qua bảng 2.3 :
Bảng 2.3 : Tổng hợp cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội theo nguồn
Đơn vị tính :%
Chỉ tiêu Năm Giai đoạn
2001 2002 2003 2004 2005 2001 - 2005
Tỷ trọng vốn ĐT/GDP 31.90 28.91 29.02 29.68 31.18 30.18
Cơ cấu các nguồn vốn 100 100 100 100 100 100
I.Trong nước 97.72 96.10 96.08 97.81 98.45 97.41
1.Nhà nước 29.59 43.06 48.91 45.12 44.28 42.81
- NSNN 22.33 34.39 41.83 36.80 35.19 34.60
- Vốn tín dụng 4.48 6.36 4.72 5.18 5.10 5.15
- Vốn tự có DNNN 2.77 2.31 2.36 3.14 3.98 3.06
2.Vốn ngoài QD 68.14 53.03 47.17 52.69 54.18 54.60
II. Nước ngoài 2.28 3.90 3.92 2.19 1.55 2.59
1. Vốn ĐTTTNN
2. Vốn khác 2.28 3.90 3.92 2.19 1.55 2.59
Nguồn tổng hợp từ niên giám thống kê 2005 - Cục thống kê Đăk Lăk, Báo cáo kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 tỉnh Đăk Lăk.
46
+ Nguồn vốn đầu tư Nhà nước chiếm 42,81% trong cơ cấu vốn đầu tư, trong
đó phần lớn nguồn NSNN khoảng 34,60%; TDNN : 5,15%; vốn tự có DNNN (khấu
hao, lợi nhuận giữ lại): 3,06%. Nguồn NSNN đóng vai trò quan trọng, tạo tiền đề để
thu hút, huy động các nguồn vốn khác. Nguồn NSNN được tạo lập từ chi ĐTXDCB
trong cơ cấu chi NSĐP; bổ sung vốn đầu tư, bổ sung có mục tiêu từ NSTW qua hệ
thống điều hòa hoặc đi vay, nguồn này gia tăng trong cơ cấu vốn đầu tư, năm 2001
ở mức 22,33%, năm 2005 đạt 35,19%, nguồn vốn này tập trung cho đầu tư phát
triển CSHT thiết yếu của tỉnh và các CTMTQG, tổng cộng trong kì đã phân khai
đầu tư cho 1.414 công trình các loại do địa phương quản lý về giao thông, thủy lợi,
trường học, hệ thống cấp nước, hạ tầng khu, cụm công nghiệp, du lịch.
+ Nguồn vốn ngoài quốc doanh bao gồm các nguồn của DNNQD, dân cư và
tư nhân chiếm 54,60% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Trong nguồn này thì vốn dân và
DNTN đóng góp 83,46%, còn lại vốn DNNQD. Nguồn vốn này hình thành từ vốn
tự có, vay tín dụng hoặc huy động các nguồn khác, chủ yếu sử dụng đầu tư sản xuất,
kinh doanh trong các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vu.
Trong cơ cấu nguồn vốn này, vốn của dân cư và DNTN giảm dần, năm 2001 chiếm
96,87% đến năm 2005 còn 68,09%; vốn DNNQD tăng nhanh từ 3,13% năm 2001
lên 31,91% năm 2005. Thực hiện luật doanh nghiệp sửa đổi thời kỳ này đã khuyến
khích phát triển doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.
2.1.4.1.2 Thực trạng về thu, chi ngân sách trên địa bàn :
- Thu ngân sách : NSNN được hình thành chủ yếu từ hoạt động thu thuế của
Nhà nước, là nguồn tài chính quan trọng đảm bảo thực hiện các chức năng của Nhà
nước, một phần sử dụng cho đầu tư. Do vị trí địa lý Đăk Lăk là một tỉnh vùng Tây
nguyên, không có cảng biển và cửa khẩu; tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu GDP
của tỉnh cao (giai đoạn 2001- 2005 theo giá hiện hành : 55,63% ); chính sách thuế
của Nhà nước giai đoạn này miễn, giảm thuế nông nghiệp nên nguồn thu thuế trên
địa bàn tỉnh Đăk Lăk chủ yếu các khoản thu nội địa bao gồm thuế VAT, thuế thu
nhập doanh nghiệp, phí và lệ phí; phần còn lại thu từ hoạt động xuất nhập khẩu, các
khoản đóng góp, huy động từ các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp. Tổng thu ngân
47
sách trên địa bàn giai đoạn 2001 - 2005 đạt 3.797 tỷ đồng, chiếm 47,7% trong cơ
cấu thu NSĐP (thu NSĐP bao gồm các khoản thu cố định; các khoản thu phân chia
giữa trung ương và địa phương; thu trợ cấp), doanh số thu NSNN trên địa bàn tăng
qua các năm, tăng cao vào năm 2004 và giữ vững trong năm 2005 (năm 2001 : 395
tỷ; 2002 : 442 tỷ; 2003 : 545,8 tỷ; 2004 : 1.103,4 tỷ; năm 2005: 1.311,2 tỷ) do thực
hiện Luật ngân sách năm 2002 phân cấp mạnh nguồn thu cho địa phương; tỷ lệ huy
động vào ngân sách trong GDP bình quân đạt 12,74% [Phụ biểu : 07]. Trong cơ
cấu thu ngân sách trên địa bàn thời kỳ 2003 - 2005, thu NSNN từ khu vực DNNN
đạt 611,3 tỷ đồng và chiếm 20,65% (DNTW : 10,37%; DNĐP : 10,28%), nguồn thu
từ khu vực này tương đối ổn định qua các năm (năm 2003 : 17,74%; 2004 : 21,24%;
2005 : 21,36%); Thu ngân sách của khu vực ngoài quốc doanh đạt 834 tỷ đồng,
chiếm 28,17%, nguồn thu từ khu vực này bấp bênh, không ổn định trong cơ cấu thu
ngân sách trên địa bàn (năm 2003 : 34,79%; 2004 : 19%; 2005 : 21,36%); số thu về
thuế nông nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập cá nhân chiếm tỷ trọng rất
nhỏ, đáng chú ý thuế thu nhập các nhân mặc dù chỉ chiếm tỷ trọng 0,42% nhưng xu
thế tăng lên về số tuyệt đối (năm 2003 : 3 tỷ; 2004 : 4,1 tỷ; 2005 : 5,2 tỷ); số thu còn
lại từ các nguồn thu khác chiếm tỷ trọng cao 49,21%, trong đó chủ yếu thu từ
chuyển quyền sử dụng đất, về lâu dài thì không thể dựa vào nguồn thu này được nếu
như muốn thu NSNN trên địa bàn ổn định. Tỷ lệ huy động cho NSNN trong GDP
trên địa bàn thấp 12,74% so mức bình quân cả nước 24,4%, hàng năm tỉnh phải
nhận trợ cấp từ NSTW cao 52,3% trong cơ cấu thu NSĐP, vì vậy ảnh hưởng đến bố
trí và cân đối vốn đầu tư cho phát triển kinh tế của tỉnh do phải phụ thuộc nhiều vào
Trung ương, trong khi để đạt được được mục tiêu tăng trưởng kinh tế 9 - 10% thì
vốn đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội từ NSNN giữ vai trò quan trọng, nguồn
vốn này dùng làm vốn mồi để thu hút các thành phần kinh tế khác bỏ vốn đầu tư
phát triển kinh tế của tỉnh.
- Chi ngân sách : + Tổng chi ngân sách NSĐP giai đoạn 2001 - 2005 đạt
7.781 tỷ đồng, tốc độ chi NSĐP tăng nhanh đạt 24,63%, qui mô chi NSĐP năm
2005 tăng 1,94 lần so với năm 2001, tỷ lệ chi NSĐP trên GDP bình quân đạt
48
26,11% [Phụ biểu : 08] và cao hơn hai lần tỷ lệ động viên vào NSNN trong GDP
trên địa bàn, tỷ lệ này không có xu hướng ổn định qua các năm (xem biểu đồ 2.1),
tăng trong năm 2002; sụt giảm vào năm 2003, năm 2004 và tăng lại vào năm 2005,
điều này cho thấy ảnh hưởng chất lượng tăng tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong giai
đoạn này.
Biểu đồ 2.1 : Chi NSĐP giai đoạn 2001 - 2005
0
5
10
15
20
25
30
1 2 3 4 5
Năm
Tỷ
tr
ọn
g
%
CHi NSĐP
CHi thường
xuyên
Chi ĐTPT
+ Chi thường xuyên và chi khác trong chi NSĐP giai đoạn 2001 - 2005 đạt
5.540 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 71,2% trong cơ cấu chi NSĐP; tốc độ tăng bình quân đạt
27,32% cao hơn tốc độ tăng chi NSĐP, tỷ lệ chi thường xuyên trên GDP khoảng
18,59% và cao hơn tỷ lệ động viên vào NSNN trong GDP trên địa bàn. Trong thời
kỳ 2003 - 2005, trong cơ cấu chi thường xuyên chủ yếu tỷ lệ chi sự nghiệp xã hội
(giáo dục - đào tạo, y tế, đảm bảo xã hội) xấp xỉ 50%, riêng chi quản lý hành chính
và chi khác chiếm tỷ lệ 42%, đây là biểu hiện không tốt cho chi tiêu trong NSNN
trên địa bàn. Chi thường xuyên chiếm tỷ lệ cao trong chi NSĐP nên ảnh hưởng lớn
đến việc cân đối ngân sách, khả năng tích lũy của ngân sách của tỉnh cho ĐTPT để
đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh.
+ Chi ĐTPT trong chi NSĐP giai đoạn 2001 - 2005 đạt 2.241 tỷ đồng, chiếm
tỷ trọng 28,8% trong cơ cấu chi NSĐP; tốc độ tăng bình quân đạt 18,31% thấp hơn
so với tốc độ chi NSĐP và tốc độ chi thường xuyên cùng thời kỳ; tỷ lệ chi ĐTPT
trên GDP đạt 7,52%, có xu hướng ổn định không tăng trong kỳ chỉ ở vào mức thấp
khoảng 7,5% GDP (xem biểu đồ 2.1). Phần lớn nguồn vốn chi NSĐP cho ĐTPT
chủ yếu do NSTW bổ sung cân đối để đầu tư xây dựng mới hoặc hoàn chỉnh cơ sở
49
hạ tầng kinh tế về giao thông, thủy lợi, lưới điện,... và thực hiện các CTMTQG trên
địa bàn như chương trình 5 triệu ha rừng, chương trình 135 về xây dựng CSHT các
xã đặc biệt khó khăn, chương trình 134 về đầu tư hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số
nghèo,.... Nguồn vốn chi ĐTPT thời kỳ này đã góp phần đáng kể trong việc tạo ra
và cải thiện cơ sở vật chất cho nền kinh tế của tỉnh như mạng lưới giao thông, thủy
lợi, cấp điện, cấp nước,..., đã phát huy tích cực tạo ra những chuyển biến trong phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Bảng 2.4 : Tổng hợp thu chi ngân sách giai đoạn 2003 - 2005
Đơn vị tính : Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2003 - 2005 Tỷ trọng %
A. Tổng thu NSĐP 1.559,9 2.083,6 2.562,8 6.206,3 100
I - Thu từ kinh tế trung ương 52 114 141 307 4,95
II - Thu từ kinh tế địa phương 493,8 989,4 1.170,2 2.653,4 42,75
1.Thu từ kinh tế nhà nước 44,8 120,4 139,1 304,3 4,90
2. Thu TTCN, TN & DV NQD 189,9 209,6 434,5 834 13,44
3.Thuế nông nghiệp 7,6 1,4 0,9 9,9 0,16
4. Thuế xuất nhập khẩu 3,9 4,6 4 12,5 0,20
5. Thuế thu nhập 3 4,1 5,2 12,3 0,20
6. Thuế khác 6,2 8,5 8,8 23,5 0,38
7. Thu khác 238,4 640,8 577,7 1456,9 23,47
III.Thuế khu vực kinh tế nước ngoài 0,1 1,5 1 2,6 0,04
IV.Trợ cấp từ trung ương 1.014 978,7 1.250,6 3.243,3 52,26
B. Tổng chi NSĐP 1.218,0 1.670,9 2.329.8 5.218,7 100
I - Chi đầu tư phát triển 359,2 497,6 620,9 1.477,7 28,32
+ Trong đó : Chi đầu tư XDCB 328,1 488,6 602,3 1,419.0 27,19
II - Chi thường xuyên 829,2 1.086,5 1.384,4 3.300,1 63,24
1.Chi quản lý hành chính 116,3 256,6 307,1 680,0 13,03
2. Chi sự nghiệp kinh tế 93,0 88,4 109,0 290,4 5,56
3. Chi sự nghiệp xã hội 495,9 558,3 813,1 1.867,3 35,78
+ Gíao dục, đào tạo 403,6 465,8 607,6 1.477,0 28,30
+ Y tế 43,4 72,6 97,3 213,3 4,09
+ Chi bảo đảm xã hội 48,9 19,9 108,2 177,0 3,39
4. Chi thường xuyên khác 124,0 183,2 155,2 462,4 8,86
IV.Chi khác 29,6 86,8 324,5 440,9 8,45
Nguồn niên giám thống kê 2005 - Cục thống kê Đăk Lăk
2.1.4.1.3 Thực trạng huy động đóng góp dân cư :
Theo Luật ngân sách sửa đổi 2002 thì NS xã phường là một cấp ngân sách,
được phân cấp một số nguồn thu trên địa bàn. Dân cư tại các xã phường ngoài phần
chấp hành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, còn thực hiện các khoản đóng góp khác
50
(tiền, lao động công ích, nguyên vật liệu,...) để tu bổ, xây dựng mới CSHT (đường,
trường học, thủy lợi...) với phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm, để tăng
cường cơ sở vật chất, phát triển kinh tế của địa phương. Giai đoạn 2001 - 2005 tổng
số thu huy động của dân cư trên các địa bàn toàn tỉnh được 261 tỷ (đã quy đổi) đạt
6,87% thu ngân sách trên địa bàn.
2.1.4.1.4 Thực trạng huy động doanh nghiệp, tư nhân :
Trong giai đoạn 2001 - 2005, thực hiện chính sách tài chính doanh nghiệp
của Nhà nước đổi mới theo hướng : Một mặt, khuyến khích phát triển các thành
phần kinh tế ngoài quốc doanh như kinh tế tư nhân, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể và
hộ gia đình; Mặt khác, đẩy mạnh sắp xếp đổi mới, sắp xếp lại các DNNN trên địa
bàn tỉnh. Kết qủa huy động vốn cho đầu tư sản xuất được 5.185 tỷ đồng, đạt 57,7%
vốn huy động đầu tư toàn xã hội trên địa bàn, tăng chậm với tốc độ 1,52%; vốn huy
động giảm trong ba năm đầu 2001 - 2003 và tăng trong hai năm 2004 - 2005 (Năm
2000 : 1.416 tỷ; 2001 : 997 tỷ; 2002 : 766 tỷ; 2003 : 797 tỷ; 2004 : 1.121 tỷ; 2005 :
1.504 tỷ), cơ cấu vốn huy động theo khối toàn giai đoạn : DNNN đạt 275 tỷ chiếm
5,3%; DNNQD đạt 812 tỷ chiếm 15,66%; Dân và tư nhân đạt 4.098 tỷ chiếm
79,04%. Trong 05 năm, tỷ trọng vốn đầu tư của DNNN và DNNQD liên tục tăng,
nhưng tỷ trọng của DNNQD cao và tăng nhanh hơn tỷ trọng vốn đầu tư của DNNN;
phần vốn huy động của dân và tư nhân giảm đi về tỷ trọng [Phụ lục 06]. Khu vực
kinh tế ngoài quốc doanh tăng mạnh về quy mô, đa dạng loại hình tổ chức và ngành
nghề sản xuất kinh doanh, năm 2005 toàn tỉnh có 1.523 doanh nghiệp, 259 hợp tác
xã, 20 ngàn hộ kinh doanh cá thể, hàng năm đóng góp đáng kể vào thu ngân sách,
giải quyết việc làm trên địa bàn góp phần ổn định xã hội, giảm tỷ lệ hộ đói nghèo.
Khối DNNN thực hiện sắp xếp, đổi mới DNNN đã giải thể 04 doanh nghiệp, phá
sản 05 doanh nghiệp, cổ phần hóa 19 doanh nghiệp, đến năm 2005 toàn tỉnh có 90
doanh nghiệp, số
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 467671.pdf