Luận văn Giải pháp hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy ở nước ta hiện nay

Tài liệu Luận văn Giải pháp hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy ở nước ta hiện nay: LUẬN VĂN: Giải pháp hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy ở nước ta hiện nay Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Tệ nạn ma tuý là một hiểm hoạ lớn của toàn nhân loại. Không một quốc gia, một dân tộc nào không phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng do buôn lậu ma tuý và nghiện ma tuý gây ra cho đời sống kinh tế - xã hội. Tình hình tệ nạn ma tuý diễn biến rất phức tạp, tiềm ẩn, khó lường, có xu hướng gia tăng về số người nghiện và các tội phạm về ma tuý, tính chất hoạt động ngày càng tinh vi, xảo quyệt, manh động hơn. Ma tuý làm suy thoái nhân cách, phẩm giá, tàn phá cuộc sống gia đình, gây xói mòn đạo lý, làm gia tăng tội phạm, bạo lực, tham nhũng, vắt cạn kiệt nguồn nhân lực, tài chính, huỷ hoại những tiềm năng quý báu khác mà lẽ ra phải được huy động cho việc phát triển kinh tế xã hội, đem lại ấm no hạnh phúc cho mọi người. Nghiêm trọng hơn, ma tuý là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lây nhiễm đại dịch thế kỷ HIV/AIDS trên toàn cầu. Do siêu lợ...

pdf106 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1671 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Giải pháp hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy ở nước ta hiện nay, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Giải pháp hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy ở nước ta hiện nay Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Tệ nạn ma tuý là một hiểm hoạ lớn của toàn nhân loại. Không một quốc gia, một dân tộc nào không phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng do buôn lậu ma tuý và nghiện ma tuý gây ra cho đời sống kinh tế - xã hội. Tình hình tệ nạn ma tuý diễn biến rất phức tạp, tiềm ẩn, khó lường, có xu hướng gia tăng về số người nghiện và các tội phạm về ma tuý, tính chất hoạt động ngày càng tinh vi, xảo quyệt, manh động hơn. Ma tuý làm suy thoái nhân cách, phẩm giá, tàn phá cuộc sống gia đình, gây xói mòn đạo lý, làm gia tăng tội phạm, bạo lực, tham nhũng, vắt cạn kiệt nguồn nhân lực, tài chính, huỷ hoại những tiềm năng quý báu khác mà lẽ ra phải được huy động cho việc phát triển kinh tế xã hội, đem lại ấm no hạnh phúc cho mọi người. Nghiêm trọng hơn, ma tuý là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lây nhiễm đại dịch thế kỷ HIV/AIDS trên toàn cầu. Do siêu lợi nhuận và lợi dụng tự do hoá thương mại, chính sách mở cửa thu hút đầu tư của các nước đang phát triển, trong đó có Việt nam, bọn tội phạm ma túy tiến hành mở rộng phạm vi hoạt động sản xuất, buôn bán ma tuý kết hợp với rửa tiền thông qua buôn bán ma tuý. Các nhóm vũ trang móc nối với bọn buôn lậu ma túy và khủng bố quốc tế để sản xuất ma tuý làm nguồn tài chính phục vụ ý đồ chính trị và khủng bố quốc tế. Năm 2006, Hiệp định AFTA về tự do hoá thương mại giữa các nước ASEAN có hiệu lực, Việt Nam gia nhập WTO, đặc biệt là từ năm 2010, khi Cộng đồng ASEAN xây dựng nhiều thiết chế trong quan hệ kinh tế, thương mại, du lịch… con đường xuyên á, hành lang kinh tế Đông Tây mở, việc đầu tư, liên doanh, liên kết sản xuất, buôn bán, dịch vụ giữa các nước Đông Nam á cùng các nước trên thế giới sẽ diễn ra rất sôi động. Đây là thời cơ thuận lợi để tội phạm ma tuý lợi dụng hoạt động, làm gia tăng tình hình buôn bán và sử dụng ma tuý ở trong nước. Với diễn biến phức tạp của tệ nạn ma tuý ở các nước trong khu vực nói chung, ở Việt Nam nói riêng, hàng năm số người nghiện ma tuý ở nước ta vẫn tăng bình quân 11%. Tính đến hết tháng 12/2005, toàn quốc có khoảng 160.000 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, tăng hơn 50% so với năm 2000. Song song với những biện pháp quyết liệt chống tội phạm buôn bán ma tuý, Nhà nước ta cũng đồng thời quan tâm đến việc tổ chức cai nghiện, giúp cho những người sa vào con đường nghiện ngập có thể cắt cơn, phục hồi sức khoẻ, hành vi và nhân cách để có thể tái hoà nhập cộng đồng. Công tác cai nghiện phục hồi tuy đạt được một số kết quả bước đầu, nhưng về cơ bản tính hiệu quả và bền vững chưa cao, tỷ lệ tái nghiện còn cao, có những nơi lên tới 80-90%. Trình độ văn hoá thấp, không có nghề nghiệp, không có việc làm là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng nghiện ma tuý trong thanh thiếu niên. Tạo việc làm cho người nghiện ma tuý sau khi được chữa trị, phục hồi là một trong những biện pháp quan trọng có ý nghĩa cả về kinh tế và xã hội, nhằm giúp đối tượng trở về cuộc sống bình thường, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tệ nạn ma tuý. Chủ trương này thể hiện rõ trong các văn bản chỉ đạo của Đảng và Chính phủ như Chỉ thị 33- CT/TƯ, Chỉ thị 52-CT/TƯ, Nghị quyết 06/CP của Chính phủ và gần đây nhất là Chỉ thị 21/CT- TƯ... Tuy nhiên, trên thực tế kết quả giải quyết việc làm cho người nghiện ma tuý sau khi được chữa trị, phục hồi còn nhiều hạn chế. Hàng năm, số đối tượng được tạo việc làm ở cộng đồng chỉ chiếm khoảng 10% số đối tượng được chữa trị, phục hồi. Nguyên nhân của tình trạng này ngoài những khó khăn khách quan của nền kinh tế thị trường còn do nhận thức, trách nhiệm của chính quyền, đoàn thể ở các cấp chưa cao, đặc biệt là chính quyền cấp xã, cộng đồng, khu phố, thôn xóm ít quan tâm. Về phía bản thân đối tượng và gia đình họ còn ỷ lại xã hội, không nỗ lực tìm kiếm việc làm. Mặt khác, Nhà nước ta cũng chưa có cơ chế chính sách phù hợp để khuyến khích, huy động nhiều thành phần kinh tế - xã hội tham gia giải quyết việc làm cho đối tượng. Do vậy, dạy nghề, tổ chức lao động sản xuất, tạo việc làm, có thu nhập ổn định không những là một nội dung quan trọng của quy trình cai nghiện mà còn là yêu cầu thiết yếu, tạo điều kiện cho đối tượng tái hoà nhập cộng đồng, phòng chống tái nghiện có hiệu quả. Điều đó đã đặt ra một yêu cầu cấp thiết ở nước ta hiện nay là cần có sự nghiên cứu một cách cơ bản, có hệ thống vấn đề tạo việc làm cho những người sau cai nghiện ma tuý để giúp họ thực sự tái hoà nhập cộng đồng và có cuộc sống yên ổn, trở thành người có ích cho xã hội. Để góp phần vào những nghiên cứu chung đó, tôi chọn đề tài “Giải pháp hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy ở nước ta hiện nay” làm luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Quản lý kinh tế. 2. Tỡnh hỡnh nghiờn cứu liờn quan đến đề tài Trong thời gian qua, ở Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan tới vấn đề này, dưới nhiều góc độ khác nhau, có thể nêu một số đề tài sau: Nhóm việc làm và giải quyết việc làm trong nền kinh tế thị trường: - Đề tài cấp nhà nước 70A.02.02 “Sử dụng nguồn lao động và giải quyết việc làm ở Việt Nam”, Trần Đình Hoan, Lê Mạnh Khoa, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1991. - Đề tài cấp nhà nước KX-04-04: “Luận cứ khoa học cho chính sách giải quyết việc làm ở nước ta khi chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần”, của Bộ Lao động TB và XH, Hà Nội, 1994. - Đề tài cấp Nhà nước KX-07-05-05: “Những đặc trưng và xu hướng biến đổi của cơ cấu xã hội nghề nghiệp nước ta trong giai đoạn hiện nay, dự báo và kiến nghị”, do Tiến sỹ Nguyễn Đình Tấn - Giám đốc Trung tâm Xã hội học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh làm chủ nhiệm, 1995. - Đề tài “Quản lý nhà nước về việc làm ở Hà Nội”, Luận án tiến sĩ kinh tế Trần Văn Tuấn, Hà Nội, 1995. - “Thị trường sức lao động thực trạng và giải pháp” của Phó Tiến sỹ Nguyễn Quang Hiển, Nxb Thống kê, Hà Nội, 1995. - “Chiến lược việc làm và đào tạo nghề thời kỳ 2001 -2010” của Tiến sỹ Nguyễn Hữu Dũng, Tạp chí Lao động xã hội, 2001. - Đề tài “Phát triển thị trường sức lao động, giải quyết việc làm qua thực tế ở Hà Nội”, Luận án tiến sĩ kinh tế Đỗ Thị Xuân Phương, Hà Nội, 2005. Nhóm tổ chức cai nghiện, quản lý sau cai nghiện và tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma tuý: - “Kế hoạch tổng thể cai nghiện phục hồi, giai đoạn 2001 - 2010”, Uỷ ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm, Hà Nội, 2002. - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố “Nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý cai nghiện ma túy và sau cai” 02-X07 của Tiến sỹ Nguyễn Thành Công, Hà Nội, 2003. - Báo cáo “Sơ kết 3 năm thực hiện quyết định 151 của Thủ tướng Chính phủ về cai nghiện - phục hồi”, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Hà Nội, 2004. - Báo cáo “Tổng kết công tác cai nghiện phục hồi, giai đoạn 2001 - 2005, phương hướng nhiệm vụ thời kỳ 2006 - 2010”, Uỷ ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm, Hà Nội, 2006. - Tài liệu “Giới thiệu và hướng dẫn áp dụng mô hình cai nghiện có hiệu quả”, Cục Phòng chống tệ nạn xã hội, Hà Nội, 2007. Ngoài ra còn nhiều bài viết đăng trên các tạp chí về vấn đề này với những cách tiếp cận khác nhau. Có thể thấy rằng, các tài liệu mới chỉ đề cập rất ít tới vấn đề việc làm và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện, chưa có công trình khoa học nào đã công bố, tập trung nghiên cứu vấn đề tạo việc làm cho những người sau cai nghiện ma tuý trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Tuy vậy, nghiên cứu các công trình đã công bố đó, tôi cũng tham khảo được nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn rất có giá trị đối với đề tài của mình. Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những vấn đề đã được nghiên cứu trong các công trình khoa học đó, kết hợp với khảo sát thực tế ở một số địa phương, tôi có thể rút ra một số giải pháp hỗ trợ tạo việc làm cho những người sau cai nghiện ma tuý ở nước ta hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận văn là góp phần làm rõ thêm những vấn đề lý luận về tác động tiêu cực của tệ nạn ma tuý tới đời sống kinh tế - xã hội, sự cần thiết phải tổ chức và quản lý sau cai nghiện ma tuý và đề xuất giải pháp hỗ trợ tạo việc làm cho những người sau cai nghiện ma túy ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ: - Hệ thống hoá và làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về ma tuý, sử dụng ma tuý, cai nghiện ma tuý và quản lý sau cai nghiện ma tuý. - Phân tích lý luận về hỗ trợ tạo việc làm cho đối tượng sau cai nghiện, góp phần hạn chế và khắc phục tác động tiêu cực của tệ nạn ma tuý đối với kinh tế - xã hội. - Phân tích, đánh giá thực trạng hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma tuý. - Xác định quan điểm và đề xuất các giải pháp hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma tuý ở nước ta hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu các nhân tố tác động tới tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma tuý, trọng tâm là cách thức tổ chức quản lý, cơ chế, chính sách của cơ quan quản lý nhà nước các cấp trong hỗ trợ tạo việc làm. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: đề tài nghiên cứu về vấn đề hỗ trợ tạo việc làm cho những người sau cai nghiện ma tuý có hồ sơ quản lý sau cai nghiện trên phạm vi cả nước. - Về thời gian: nghiên cứu thực trạng hỗ trợ tạo việc làm cho những người sau cai nghiện ma tuý từ năm 2001 đến năm 2007; đề xuất giải pháp cho những năm tiếp theo. - Về nội dung: tập trung nghiên cứu số liệu tổng hợp của các cơ quan quản lý có liên quan về hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma tuý và tiến hành khảo sát các mô hình điểm ở một số địa phương trong cả nước. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối và chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Các lý thuyết về sai lệch xã hội, tệ nạn xã hội và tội phạm của E. Durkheim, W. Weber…và vấn đề việc làm. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Dựa trên các tài liệu nghiên cứu đã có, số liệu tổng hợp, thống kê và một số đề tài nghiên cứu khoa học, điều tra khảo sát của Cục phòng chống tệ nạn xã hội - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, của Văn phòng Thường trực phòng chống ma tuý - Bộ Công an, cũng như các báo cáo tổng kết của địa phương, luận văn sử dụng phương pháp phân tích, đánh giá, khái quát hoá đồng thời tiến hành một số cuộc điều tra khảo sát tại các trung tâm, phường, xã nhằm mục đích minh hoạ. 6. ý nghĩa của luận văn 6.1. ý nghĩa lý luận Đề tài góp phần phân tích và làm rõ những vấn đề cơ bản về ma tuý, sử dụng ma tuý, cai nghiện ma tuý, nguyên nhân và tác hại của sử dụng ma tuý, tái nghiện, quản lý sau cai nghiện, tái hoà nhập cộng đồng và hỗ trợ tạo việc làm cho những người sau cai nghiện ma tuý. Hệ thống các giải pháp khả thi, hiệu quả cho người sau cai nghiện nhằm nhân rộng các mô hình trong cả nước. 6.2. ý nghĩa thực tiễn Đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý nghiên cứu hoạch định chính sách và chỉ đạo thực tiễn về tạo việc làm cho người sau cai nghiện, phù hợp với điều kiện, và tình hình ở mỗi địa phương, góp phần đẩy mạnh công tác phòng chống ma tuý, làm giảm tỷ lệ tái nghiện và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nói chung. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương, 8 tiết. Chương 1 Một số vấn đề Lý luận chung về ma tuý, việc làm và hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma tuý 1.1 . Ma tuý và tác hại của nghiện ma tuý đối với kinh tế - xã hội 1.1.1 . Một số khái niệm liên quan đến ma tuý * Ma tuý Thuật ngữ “ma túy” xuất hiện ở Việt Nam ban đầu có ý nghĩa là chỉ thuốc phiện, về sau còn được hiểu là các cây cần sa, cô ca và các loại thuốc tân dược gây nghiện khác. Có ý kiến giải thích thuật ngữ “ma tuý” đó là vì các chất này có tác dụng như ma thuật, ma quái. Nó chữa được một số bệnh có hiệu quả cao và làm tăng hưng phấn hoặc ức chế thần kinh, đồng thời làm cho con người mê mẩn, ngây ngất và tuý luý. Và như vậy, thuật ngữ “ma tuý” được ghép từ các từ ma thuật, ma quái và tuý luý. Chương trình kiểm soát ma tuý quốc tế của Liên Hợp quốc (UNDCP) năm 1991 đã xác định: “Ma tuý là những chất độc có tính gây nghiện, có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo khi xâm nhập và cơ thể con người thì có tác dụng làm thay đổi tâm trạng, ý thức và trí tuệ, làm cho con người bị lệ thuộc vào chúng gây nên những tổn thương cho từng cá nhân và cộng đồng”; theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), “Ma tuý là bất kỳ chất gì mà khi đưa vào cơ thể sống có thể làm thay đổi một hay nhiều chức năng sinh lý của cơ thể”. Hay hiểu ngắn gọn theo cách định nghĩa trong Từ điển Tiếng Việt: “Ma túy là tên gọi chung các chất có tác dụng gây trạng thái ngây ngất, đờ đẫn và dùng quen thành nghiện”. Từ các quan niệm nêu trên, có thể nêu khái niệm như sau: ma túy là những chất có nguồn gốc từ tự nhiên hay nhân tạo và khi dùng không được chỉ dẫn có thể gây nghiện, làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của con người cũng như sự ổn định và phát triển của cộng đồng. * Nghiện ma tuý Khi dùng ma túy lần đầu, người ta thấy có cảm giác lâng lâng, dễ chịu và thèm muốn dùng lại. Ma túy vào cơ thể vài lần sẽ tác động đến cơ quan cảm thụ, gây trạng thái quen thuốc, nếu không dùng tiếp sẽ rất khó chịu, đau đớn, vật vã…, thèm muốn được dùng lại và trở nên nghiện ma tuý. Do đó, nghiện ma tuý, nếu hiểu theo nghĩa rộng thì đó là tình trạng một bộ phận trong xã hội gồm những người có thói quen dùng các chất ma tuý. Còn theo nghĩa hẹp thì nghiện ma túy là sự lệ thuộc của con người cụ thể đối với các chất ma tuý, làm cho con người ta không thể quên và từ bỏ được ma tuý. Hiện nay có rất nhiều khái niệm khác nhau về “nghiện ma tuý”, nhưng chưa có một khái niệm đầy đủ và thống nhất. Tuy nhiên, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) “Nghiện ma tuý là trạng thái nhiễm độc chu kỳ hay mãn tính có hại cho cá nhân và xã hội do dùng lặp lại một chất ma túy tự nhiên hay tổng hợp” [64, tr.4]. Theo định nghĩa mới đây của tổ chức DAYTOP quốc tế: “nghiện ma tuý là tình trạng rối loạn cơ thể con người về các mặt sinh lý, tâm lý, nhận thức và hành vi do người đó sử dụng lặp đi lặp lại một hoặc nhiều loại ma tuý từ tự nhiên hay tổng hợp” * Người nghiện ma tuý Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa: người nghiện ma túy là người sử dụng chất ma tuý, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần dưới các hình thức khác nhau như hút, hít, tiêm chích và bị lệ thuộc vào các chất này. Từ khái niệm nghiện ma túy có thể rút ra cách hiểu về người nghiện ma tuý như sau: người nghiện ma túy là người bị lệ thuộc đối với các chất ma túy và không thể quên hay từ bỏ được ma tuý. Nếu ngừng sử dụng thì người nghiện sẽ xuất hiện hội chứng cai. Như vậy, có thể hiểu người nghiện ma túy theo các cách định nghĩa khác nhau, nhưng nó có mấy điểm cơ bản là người nghiện ma tuý là người sử dụng lặp lại nhiều lần một chất ma túy tự nhiên hay tổng hợp và bị lệ thuộc vào nó, không thể quên hay từ bỏ được nó. * Cai nghiện ma tuý Với những hậu quả, tác hại mà ma túy gây ra cho người nghiện và gia đình, xã hội… thì tất yếu phải có hoạt động cai nghiện ma tuý, đó là biện pháp giúp người nghiện ma tuý thông qua chữa trị để từ bỏ ma tuý, phục hồi sức khoẻ tinh thần và tái hoà nhập cộng đồng. Thực chất “cai nghiện ma tuý” là quá trình giải quyết sự rối loạn ba yếu tố của người nghiện (trạng thái sinh lý, tâm lý, nhận thức và hành vi). Liên hợp quốc đưa ra định nghĩa: cai nghiện là một biện pháp tổng hợp gồm các tác động về y học, pháp luật, giáo dục học, đạo đức…nhằm điều trị giúp người nghiện ma túy cắt các hội chứng cai nghiện, phục hồi sức khoẻ và tái hoà nhập xã hội. * Tái nghiện ma tuý Quá trình nghiện ma tuý đã tạo cho người nghiện có phản xạ cực nhạy với ma tuý, cho nên mặc dù đã cắt cơn rồi nhưng trong phạm vi 60 tháng hễ cứ nhìn thấy ma tuý, ngửi thấy hơi người nghiện, tiếp xúc với người nghiện, thậm chí nói đến tên loạn ma tuý quen dùng, là cơn thèm khát ma tuý lại bùng lên dữ dội, khó có thể kiềm hãm được. Vì vậy, khi ra khỏi các trung tâm cai nghiện, người cai trở lại sống với gia đình và cộng đồng, chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của môi trường xã hội còn chưa trong sạch ma tuý dẫn đến khả năng tái sử dụng ma túy là rất cao. Việc tái sử dụng ma tuý chính là tái nghiện ma tuý và theo PGS.TS Nguyễn Xuân Yêm thì: Tái nghiện được hiểu là một đối tượng nghiện ma tuý đã được gia đình, chính quyền, các đoàn thể tại địa phương giúp đỡ, giáo dục, chữa trị cai nghiện để trở lại cuộc sống bình thường trong xã hội. Thế nhưng vì một lý do nào đó họ đã không kiềm chế được những ham muốn cá nhân, những suy nghĩ lệch lạc nên lại tiếp tục sử dụng các loại chất ma tuý, người ta gọi trường hợp này là tái nghiện [66, tr.201]. “Tái nghiện được xem như một quá trình, một loạt kích thích không tốt và cuối cùng dẫn đến việc dùng trở lại các chất ma tuý”. Ranh giới giữa tái sử dụng ma tuý (tái nghiện) và dứt khoát đoạn tuyệt với ma túy là rất mong manh. Chính vì vậy, công việc phòng, chống tái nghiện khi người cai hoà nhập cộng đồng là một việc làm tất yếu phải được thực hiện. 1.1.2 . Đặc điểm người nghiện ma tuý và tái nghiện ma tuý Người nghiện ma túy là người đã bị lệ thuộc hoàn toàn vào ma tuý, dưới tác dụng của ma tuý toàn bộ các moocphin nội sinh cho cơ thể con người bình thường đã bị tiêu diệt và thay thế bằng mooc phin ngoại sinh (là các chất có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp) khi được đưa vào cơ thể con người nó có tác dụng làm thay đổi trạng thái ý thức và sinh lý của người đó. Trong quá trình cai nghiện bắt buộc, cắt cơn, chữa bệnh và phục hồi sức khoẻ và trong thời gian sau cai, nhiều người có sức khoẻ nhưng thiếu ý chí vươn lên làm lại cuộc đời. Họ không có hứng thú học văn hoá và cũng không thích học nghề và đó là trở ngại không nhỏ cho công tác giáo dục dạy nghề và tạo việc làm. Phần lớn đối tượng có học lực thấp, số người này chỉ có thể làm lao động phổ thông và thu nhập thấp. Sức khoẻ của người sau cai vẫn là một trong những trở ngại lớn cho bước tái hoà nhập cộng đồng. Một tỷ lệ cao lao động là người sau cai không đủ sức khoẻ để đáp ứng yêu cầu làm việc của sản xuất. Số người nghiện ma túy lười lao động chiếm tỷ lệ cao trong học viên và người sau cai. Có nguyên nhân xã hội sâu xa: những người nghiện ma túy từng tự tách mình khỏi lao động, trở thành những kẻ ăn bám, nhiều người trong số họ mất lòng tin nơi chính mình, mất thăng bằng dễ rơi vào trầm cảm do bị người thân xa lánh, khinh thị. Vòng tròn không lối thoát ấy vây chặt lấy họ. Việc từng bước trở lại với đời thường, sử dụng sức lao động cơ bắp và kỹ năng và những gì học trong những năm ở trung tâm dể tự nuôi sống mình là một quá trình thử thách lớn mang yếu tố quyết định. Sức ỳ và tình trạng rối loạn tâm lý là nghiêm trọng, kể cả rối loạn sinh lý giới tính, kéo dài trong nhiều năm do bị cách li với bên ngoài. Do đó, nhiều người vẫn chưa đủ quyết tâm dứt khoát đoạn tuyệt với chất gây nghiện, vì vậy cuộc vật lộn nội tâm gay gắt dẫn đến rối loạn tâm lý, tạo sức ỳ lớn, khó có thể tập trung trí lực và thể lực vào lao động sản xuất trước mắt và trong một thời gian nhất định tiếp theo, nếu không có những cú hích mạnh. Nhiều người sau cai do hiểu rất rõ trình độ và năng lực nghề nghiệp hạn chế, kém cỏi của mình, tỏ ra thiếu tự tin trong quá trình tái hoà nhập cộng đồng mới bắt đầu này. Không ít người sau cai băn khoăn, lo lắng trong quá trình tái hoà nhập này là sức khoẻ kém, thiếu, thậm chí mất sự tự tin nơi chính mình - khi bước vào một giai đoạn mới rất quan trọng để có thể khẳng định kết quả những năm cai nghiện tập trung, được rèn luyện để giờ đây bước đầu trên con đường trở lại đời thường. Một số khác luôn tự dày vò mình về những năm tháng không ra gì trong quá khứ nghiện ngập, giờ đây vẫn canh cánh bên lòng rằng, họ sẽ tiếp tục bị coi thường, bị bàn bè cùng trang lứa, thậm chí người thân ghét bỏ, khinh thị và xa lánh..tâm trạng đó có thật và có thể chia sẻ. Không phải ai khác mà chính là những người sau cai khẳng định: năng lực nghề nghiệp kém, sức khoẻ èo uột, thiếu tự tin, lo lắng sầu não bị mọi người xa lánh do quá khứ không ra gì…làm tăng rất cao khả năng tái nghiện đối với họ. Trở về với cộng đồng trong bối cảnh ấy nguy cơ tái nghiện là rất cao, khó tránh khỏi. Một số đông, nhưng so với tổng số người cai nghiện tập trung vẫn chỉ là một tỷ lệ nhỏ, thấm thía với những lỗi lầm trong quá khứ sau khi để rơi vào tệ nạn ma tuý, đánh mất hầu như tất cả, kể cả tài sản quí giá nhất là nhân cách. Giờ đây, họ tỏ ra có ý chí và tinh thần phấn đấu cao, được người thân động viên, giúp đỡ và tiếp sức, được những cán bộ quản lý trực tiếp, giáo dục viên, chuyên gia tư vấn tâm lý truyền thêm nghị lực, đã tỏ rõ quyết tâm từ bỏ ma tuý. 1.1.3 . Nguyên nhân của nghiện và tái nghiện ma tuý Nghiện và tái nghiện ma túy là một hiện tượng xã hội tiêu cực xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể qui về 2 nhóm: Thứ nhất, nguyên nhân chủ quan từ bản thân người nghiện Tái nghiện có xảy ra hay không xảy ra được quyết định trực tiếp, cuối cùng bởi người nghiện sau cai. Tại sao những người đã có hiểu biết về tác hại của ma túy qua quá trình trảI nghiệm của bản thân, qua sự giáo dục, tư vấn tại các trung tâm lại dễ dàng nghiện trở lại các chất ma tuý? Nguyên nhân thuộc về người nghiện bao gồm: * Bị lệ thuộc về tâm lý vào các chất ma tuý Quá trình nghiện ngập trước khi đi cai ở các trung tâm đã gây ra sự rối loạn cho người nghiện ma tuý cả về thể chất cho đến nhận thức, hành vi, hay chính là mất cân bằng cả về thể chất và tinh thần. Cai nghiện ma túy giúp cho người nghiện từ bỏ được hội chứng cai, loại bỏ một phần sự mất cân bằng chứ không xoá được sự lệ thuộc về tâm lý, ý thức. Hành vi sử dụng lại các chất ma túy là biểu hiện rõ ràng nhất sự lệ thuộc đó, nó giống như một phương thức mà người nghiện tìm đến để xoá đi trạng thái mất cân bằng. Sau khi cai, cách suy nghĩ, hành vi của người nghiện vẫn còn bị ảnh hưởng rất đậm nét bởi ma tuý. Theo nhận định của hội đồng chuyên viên về lạm dụng ma túy của Tổ chức y tế thế giới (WHO) thì Sự lệ thuộc vào chất ma túy trước hết và chủ yếu là sự lệ thuộc về mặt tâm thần…trong một thời gian dài tất cả những phản ứng hàng ngày của não bộ đối với ma tuý nhất là đối với các thụ thể đặc hiệu đều được lưu dấu vết vào bộ nhớ của não và hình thành một phản xạ có điều kiện kiên cố không thể nào xoá bỏ được. Do đó, cái thèm và nhớ các cảm giác dễ chịu, sảng khoái do ma tuý đem lại có cơ sở vững chắc tại các tế bào thần kinh, tồn tại tiềm tàng và thường xuyên trong não. Bởi vậy khi gặp một kích thích gợi nhớ chất ma túy, các dấu vết của phản xạ có điều kiện được hoạt hoá, xung động thèm chất ma tuý xuất hiện trở lại và thúc đẩy người nghiện quay về với chất ma tuý…đói ma tuý trường diễn hay sự lệ thuộc về mặt tâm thần là khó khăn trở ngại lớn nhất trong điều trị nghiện ma tuý hiện nay [58]. Loại bỏ sự lệ thuộc tâm lý đòi hỏi một quá trình điều trị lâu dài gắn với cuộc đời người nghiện, trong thời gian đó, phải tạo cho họ được sống trong môi trường không có ma tuý, chăm sóc giúp đỡ thường xuyên…tức là tạo ra các yếu tố bảo vệ để phòng chống tái nghiện. * Tò mò muốn thử lại các chất ma tuý Sự lệ thuộc về tâm lý tạo ra ở người nghiện cảm giác tò mò muốn thử lại. Khi thèm nhớ, người nghiện tưởng tượng đến các cảm giác đê mê, ngây ngất do ma túy mang tới. Trong thời gian cai nghiện tại các trung tâm, cảm giác thèm nhớ các chất ma tuý vẫn luôn tồn tại, lúc lắng xuống, lúc mạnh mẽ tuỳ theo trạng thái tâm lý của người nghiện: khi họ cảm thấy buồn bực, đau đớn, thất vọng thì cảm giác thèm ma tuý tăng lên, tương tự khi họ quá phấn khích, vui vẻ. Trở về với cộng đồng, nếu không được sống trong một môi trường cách ly với ma tuý, không được sự quan tâm, giám sát, giúp đỡ của gia đình, chính quyền, người đã cai rất dễ tái nghiện. “Báo cáo kết quả điều tra người nghiện ma tuý năm 2001” cho biết, tỷ lệ nghiện ma tuý (bao gồm cả tái nghiện ma tuý năm 2001” cho biết, tỷ lệ nghiện ma túy (bao gồm cả tái nghiện ma tuý) do tò mò, tìm khoái lạc ở một số địa phương như sau: Sơn La (55.8%), Hà Giang (44,44%)…. Cũng về nguyên nhân tò mò dẫn đến sử dụng ma tuý, Báo cáo tình hình lạm dụng ma tuý ở Việt Nam của UNDCP có đề cập: tò mò và xã giao chơi bời là hai nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sử dụng ma tuý (60%). Những con số đó lưu ý chúng ta về các giải pháp phòng chống tái nghiện ma tuý, phải làm cho người nghiện sau cai có đủ tự tin, nghị lực và hiểu biết để vượt qua sự thèm nhớ, tò mò muốn sử dụng lại ma tuý. * Do lối sống buông thả, ăn chơi, đua đòi Đó vừa là nguyên nhân dẫn đến nghiện ma tuý, vừa là một nguyên nhân của tái nghiện. Người nghiện vốn do có lối sống sai lệch, nhiều thói quen xấu nên mắc vào nghiện ngập và trở thành thói quen khó bỏ, thậm chí khi đã cai nghiện được một thời gian ở trung tâm trở về tái hoà nhập cộng đồng, người nghiện vẫn giữ những thói quen đó. Thói quen sử dụng ma tuý lại càng khó từ bỏ đối với người nghiện bởi ma tuý đã ăn sâu vào não người nghiện mà trong thời gian ngắn chưa thể xoá hết được. “Thực tế cho thấy đã có những người cai được trong thời gian từ 20 - 30 năm nhưng vẫn tái nghiện trở lại” [63, tr.24]. Môi trường tái hoà nhập cộng đồng của người nghiện vẫn còn những điều kiện xấu tồn tại xung quanh và nếu lối sống lành mạnh không đủ sức hút thì khả năng tái nghiện là rất lớn, thậm chí việc tái nghiện hoàn toàn có thể xảy ra. * Người nghiện không đủ can đảm và nghị lực để đoạn tuyệt với sự lôi kéo của những bạn bè xấu. Với những thói quen cũ, người nghiện vẫn tiếp tục giao du với những bạn bè trước đây và đa số những người bạn này là những người có nhu cầu và thói quen giống người nghiện. Vì thế mà nguy cơ tái nghiện ma tuý bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra với người sau cai. Thứ hai, nguyên nhân khách quan * Môi trường xã hội: Hiện nay khả năng cung về ma tuý vẫn rất lớn, chúng ta chỉ ngăn chặn, bắt giữ được một lượng rất nhỏ, còn lại hầu hết ma túy vẫn đang trôi nổi, tồn tại trong xã hội, nó luôn sẵn sàng đáp ứng cho người có nhu cầu. Bọn tội phạm tiếp tục buôn bán cái chết trắng vẫn hiện diện khắp nơi. Chừng nào còn những tên tội phạm này - kể cả bọn buôn ma tuý xuyên biên giới với số lượng tính bằng hàng chục, hàng trăm kg hê rô in lẫn bọn bán lẻ từng tép thì khó có thể nói đến việc ngăn chặn tình trạng tái nghiện, càng không thể ngăn ngừa những con người thiếu bản lĩnh trở thành những con nghiện mới. Những con nghiện mới xuất hiện và trở thành gánh nặng và nỗi khổ đau cho nhiều gia đình và xã hội Ma tuý mang lại những món siêu lợi nhuận cho người buôn bán nó. Chính vì vậy, đã có rất nhiều kẻ bất chấp luật pháp, đạo đức để lao vào phạm tội buôn bán ma tuý. Lực hút của đồng tiền từ buôn bán ma túy đã khiến cho nhiều kẻ không cần để ý đến những hình phạt cao nhất mà luật pháp quốc tế cũng như luật pháp của mỗi nước dành cho tội phạm về ma tuý. Lợi dụng điểm yếu là sự lệ thuộc vào ma tuý của những người nghiện ma túy vẫn chưa hết khi họ từ trung tâm cai nghiện trở về tái hoà nhập cộng đồng nên bọn buôn bán ma tuý tìm mọi cách rủ rê, lôi kéo để người nghiện sau cai phải tái sử dụng ma tuý, với hình thức ban đầu là cho không thuốc nhưng khi đã nghiện lại thì chúng bắt phải mua hoặc phải giúp chúng tiêu thụ ma tuý. * Do không có việc làm hoặc có việc làm nhưng thu nhập thấp: Trong nền kinh tế thị trường luôn tồn tại một tỷ lệ những người thất nghiệp. Thất nghiệp là một yếu tố nguy cơ dẫn đến nhiều hành vi sai lệch khác nhau, trong đó có lạm dụng ma tuý. Mỗi lần cai nghiện tại gia đình, cộng đồng hoặc từ các trung tâm cai nghiện trở về, người nghiện hầu như chẳng còn gì ngoài hai bàn tay trắng. Trong thời gian nghiện hút, họ bán hoặc cầm cố tất cả những gì mình có. Sức khoẻ người nghiện sau nhiều năm nghiện hút, chích, mắc nhiều bệnh, bây giờ họ phải chịu thêm sự hành hạ của các bệnh mới khi ngừng sử dụng ma tuý nên sức khoẻ suy sụp khó có thể có được việc làm có thu nhập đảm bảo cho cuộc sống bản thân và gia đình. Người nghiện thường kêu ca buồn chán khi ở nhà vì không có việc làm, mệt mỏi, ăn không ngon, ngủ không đẫy giấc. Khi không có việc làm ổn định hoặc thu nhập thấp không đảm bảo cuộc sống của bản thân và gia đình thì con người ta trở nên chán chường, bi quan và rất dễ sa vào tái nghiện. Không có việc làm dẫn đến một mặt là người nghiện có nhiều thời gian rỗi, có cơ hội giao du với những người bạn cũ, mặt khác, làm tăng thêm tính lười nhác của người nghiện, giảm quyết tâm cai nghiện ma tuý. Những người nghiện sau khi được cai trở về với cộng đồng trong tình trạng không có việc làm rất dễ trở lại với ma túy. “Nhàn cư vi bất thiện”, vì thất nghiệp, người nghiện lang bạt “nay đây mai đó”, trở lại những điểm tiêm chích xưa, gặp bạn nghiện cũ, thấy những hình ảnh hết sức quen thuộc làm cho cảm giác thèm muốn trào dâng…Tái nghiện chỉ còn là ngày một ngày hai. Việc làm là một nhân tố khá quan trọng cho người nghiện tái hoà nhập cộng đồng và đoạn tuyệt với ma tuý. “Kết quả điều tra khảo sát người nghiện cho thấy nguyên nhân tái nghiện tập trung cao nhất vào lý do người nghiện sau cai không có việc làm nên tái nghiện (chiếm 39,4%), sau đó là không có sự quản lý, hỗ trợ (chiếm 21,7%), còn lại tập trung vào hai nguyên nhân khác: do mua ma tuý ngoài thị trường quá dễ (chiếm 20,7%) và bị kỳ thị bởi cộng đồng (chiếm 17,2%) [63, tr.98]. Nguyên nhân dẫn tới người nghiện sau cai không tìm được việc làm, trước hết là do họ bị hạn chế về mặt thể chất và cả tâm lý. Mặc dù được điều trị tại các trung tâm, song sự suy yếu về sức khoẻ, biến đổi về hình thức, phong thái vẫn còn biểu hiện rõ nét khiến cho người nghiện sau cai bất lợi khi đi xin việc. Mặt khác, ngành nghề đào tạo tại các trung tâm hiện nay tính khả thi không cao, dạy nghề mang tính đồng loạt, đa số người nghiện không thể ứng dụng những nghề được đào tạo sau khi trở về cộng đồng (ví dụ: nghề đan lát không áp dụng được khi đối tượng nghiện sống ở trung tâm của thành phố lớn như Hà Nội…). Bên cạnh đó, người nghiện ma tuý bị kỳ thị rất lớn bởi người tuyển dụng và bị cạnh tranh gay gắt từ phía những người được đào tạo tại các trung tâm, cơ sở dạy nghề bên ngoài… Người sau cai nghiện còn gặp trở ngại do kém năng động, thiếu tự tin thậm chí là tự ti khi tiếp xúc, trả lời phỏng vấn. Thực tế là người cai nghiện ma túy, sau khi cắt cơn, trở về với cộng đồng tỷ lệ tái nghiện rất cao, hơn 95%. Nhiều nơi sáng tạo ra một số “mô hình hậu cai”, như thành lập “Câu lạc bộ sau cai” để thường xuyên giúp đỡ, giám sát nhau, dù có thu được một số kết quả, song cũng không thể ngăn chặn được tình trạng tái nghiện. Tình hình khó khăn và phức tạp như vậy là do nhiều nguyên nhân, nguyên nhân chính bao trùm là: Người nghiện ma túy ở nước ta thường chích thẳng ma túy vào tĩnh mạch. Chất gây nghiện cực mạnh ấy tác động, và lưu lại trong vùng khoái cảm của não bộ. Muốn não không “nhớ” thì chỉ còn cách là loại bỏ vùng khoái cảm trong não bộ. Đó là điều không thể! chỉ có những ai thật sự có ý chí cao và với sự giúp đỡ tận tình của cộng đồng, thì mới mong thắng được chính sự thèm khát ấy. * Do bạn bè rủ rê: Các đối tượng nghiện nhưng chưa cai nghiện hoặc người đã tái nghiện trước, những người buôn bán các chất ma tuý luôn tìm cách lôi kéo, rủ rê để người cai nghiện trở lại sử dụng ma tuý và trở thành tái nghiện. Báo cáo kết quả điều tra người nghiện ma túy năm 2001 đã làm rõ: bị rủ rê là nguyên nhân chính dẫn tới nghiện ma tuý của các đối tượng (63,5%), theo báo cáo tình hình lạm dụng ma tuý ở Việt Nam thì tỷ lệ đó là 57,9%. Tái nghiện vì nguyên nhân này lại cao là do bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội, trong đó có quan hệ bạn bè. Bạn bè đóng vai trò rất lớn trong cuộc sống của mỗi cá nhân. Hành động của mỗi cá nhân dù tốt hay xấu đều tìm thấy dấu ấn của những người bạn anh ta. Hành vi sử dụng trở lại các chất ma túy không nằm ngoài nhận xét đó. Sau khi được cai nghiện, trở về với cộng đồng, mọi cái dường như đều trở nên mới lạ, gần gũi nhất với người sau cai lúc này là gia đình và bạn bè của họ. Bạn bè của người nghiện chủ yếu là bạn tiêm chích cũ, có người đã cai nghiện, có người chưa cai, có người tái nghiện. Sự tiếp xúc, giao lưu với những người bạn nghiện cũ khiến họ gợi nhớ những cảm giác do ma túy đem đến. Trong hoàn cảnh đó, nếu một người bạn của người đã cai sử dụng ma tuý, “khoe” ma tuý hay mời chào sử dụng ma tuý…thì vấn đề tái nghiện chỉ còn phụ thuộc vào ý chí của đối tượng nữa thôi, đa phần là không thể vượt qua. * Cuộc sống gia đình không hoà thuận cũng là một nguyên nhân của tái nghiện. Nếu gia đình, người thân không thông cảm, sẻ chia và có những sự hỗ trợ kịp thời cả về vật chất và tinh thần thì với tâm trạng buồn chán, bi quan sẵn có sẽ làm cho người sau cai dễ lâm vào tái nghiện. Trong thực tế có nhiều gia đình có những người thân đã tỏ ra thiếu lòng tin, sự cảm thông đối với người cai nghiện từ trung tâm về và có thái độ khinh ghét đối với họ, tạo ra cho họ tâm lý tự ti, mặc cảm. Người nghiện ma tuý khi đi cai về thường thì họ muốn tìm việc làm, có những việc làm nguy hiểm ngoài khả năng kiểm soát của gia đình (ví dụ: phụ xe đi nơi này nơi khác, chạy xe ôm…) hoặc có những công việc đòi hỏi vốn lớn ngoài khả năng của gia đình nên người nghiện không được đáp ứng và có thể xảy ra mâu thuẫn giữa gia đình và người nghiện sau cai. Những mâu thuẫn này có thể đưa người nghiện trở lại con đường nghiện hút ma tuý. * Sự thành kiến, phân biệt đối xử của cộng đồng xã hội: Những thành kiến của xã hội đối với người nghiện đã có từ lâu. Nhiều người nhìn người nghiện với con mắt khinh bỉ, miệt thị, coi họ là thành phần xấu cần cảnh giác. Hầu hết người dân gọi người nghiện là thằng nghiện, con nghiện, bọn đạo chích, bọn xì ke, ma tuý. Điều đó làm cho người nghiện càng trở nên mặc cảm và làm cho quá trình tìm việc làm của họ càng gặp nhiều trở ngại. Trong cộng đồng, xã hội còn nhiều người hoài nghi về khả năng quyết tâm đoạn tuyệt với ma túy của người nghiện. Cũng có lẽ do người ta đã chứng kiến cảnh người nghiện sau cai lại tái nghiện quá nhiều, đặc biệt với tỷ lệ tái nghiện quá cao như hiện nay (trên 90%, thậm chí 100% tái nghiện) nên số người đặt niềm tin vào lời hứa của người đã cai là rất ít. Tóm lại, để cai nghiện được hoàn toàn đòi hỏi phải có sự kết hợp nỗ lực, ý chí quyết tâm của bản thân người nghiện với sự hỗ trợ cần thiết của gia đình, cộng đồng, xã hội để chống lại các yếu tố gây nên nghiện và tái nghiện. Chính vì vậy, hỗ trợ giúp tạo việc làm cho người sau cai nghiện từ bỏ được ma tuý, không tái nghiện vẫn luôn là một thách thức lớn cho người cai nghiện và công tác quản lý sau cai. 1.1.4 . Tác hại của nghiện và tái nghiện ma túy tới kinh tế - xã hội * Tác hại về kinh tế - Đối với người tái nghiện: Gây ảnh hưởng nặng nề đối với người nghiện, khiến họ bị suy giảm khả năng lao động sản xuất, tuy không làm ra của cải vật chất hoặc làm ra ít nhưng tiền tiêu dùng cho ma tuý luôn được họ khai thác từ gia đình hoặc thông qua những hành vi phạm tội. - Đối với gia đình người nghiện: Nghiện ma tuý và tái nghiện ma túy khiến gia đình người nghiện bị điêu đứng về kinh tế: người nghiện lần lượt đem tiền bạc, của cải trong gia đình đi đổi lấy ma tuý, đẩy đời sống gia đình đi vào đổ vỡ, mâu thuẫn, xung đột sâu sắc và bần cùng. - Đối với kinh tế - xã hội: Ma tuý gây ảnh hưởng đến kinh tế xã hội một cách nặng nề. Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì đến cuối năm 2005 cả nước có khoảng 160.000 người nghiện có hồ sơ quản lý, nếu trung bình một ngày người nghiện dùng hai tép heroin (mỗi tép giá 50000đ) thì một năm tổng số người nghiện đã tiêu tốn khoảng 1.600 tỷ đồng. Khi số lượng người nghiện trên tái nghiện thì số tiền tiêu phí sẽ lớn hơn rất nhiều. Ngoài ra, hàng năm ngân sách nhà nước phải chi hàng trăm tỷ đồng cho công tác cai nghiện phục hồi, phòng chống tái nghiện, trả lượng cho đội ngũ cán bộ làm công tác phòng chống tệ nạn ma tuý, chưa kể tiền của gia đình người nghiện đóng góp. Thêm vào đó, tái nghiện ma tuý làm tổn thất một nguồn nhân lực rất lớn cho phát triển kinh tế vì đại đa số người nghiện, tái nghiện đều trong độ tuổi lao động và còn rất trẻ. Như vậy, thiệt hại về kinh tế do tái nghiện ma túy không chỉ dừng lại ở các con số kể trên. * Tác hại đối với xã hội Nghiện ma túy gắn liền với bệnh tật, nghiện ma tuý là thân tàn ma dại, sức khoẻ bị suy kiệt, người nghiện chỉ có tuổi thọ trung bình là 40 tuổi, trong khi tuổi thọ bình quân của người bình thường là 75 tuổi. Vì thế sẽ là lãng phí nguồn nhân lực, sức lực lớn nếu như không tổ chức cai nghiện, hỗ trợ tạo việc làm giúp người sau cai nghiện tái hoà nhập cộng đồng phòng ngừa tái nghiện cho gần hai trăm ngàn người nghiện, trong đó chiếm tới 80% là thanh niên. Nghiện ma túy gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới an ninh, trật tự an toàn xã hội, làm gia tăng và lan rộng các căn bệnh xã hội nguy hiểm như HIV/AIDS, ảnh hưởng đến văn hoá, đạo đức, lối sống, thuần phong mỹ tục, bản sắc và giá trị văn hoá của dân tộc. Nghiện ma tuý có mối quan hệ liên đới với rất nhiều loại tệ nạn và tội phạm xã hội khác: khoảng 85% người nghiện ma túy có tiền án, tiền sự, 40% các vụ trọng án là do người nghiện ma túy gây ra. Thông qua các vấn đề xã hội cũng như việc giải quyết các vấn đề đó có thể đánh giá khả năng điều hành đất nước của một chính phủ nào đó và tình hình chính trị ổn định như thế nào. Không loại trừ nguy cơ các thế lực thù địch, phản động lợi dụng vấn đề ma tuý để công kích sự nghiệp cách mạng của nước ta. 1.2. Việc làm và hỗ trợ tạo việc làm trong quản lý đối với người sau cai nghiện và phòng ngừa tái nghiện 1.2.1. Một số vấn đề chung về việc làm, tạo việc làm trong nền kinh tế thị trường * Quan niệm về việc làm Việc làm là một phạm trù thuộc quyền con người, quyền có việc làm đã được quy định trong hệ thống phát luật quốc tế, Công ước về các quyền kinh tế - xã hội và văn hoá năm 1966 ghi nhận: "Các quốc gia thành viên của Công ước này thừa nhận quyền làm việc, trong đó bao gồm quyền của tất cả mọi người có cơ hội kiếm sống bằng công việc do họ tự lựa chọn hoặc chấp nhận, và các quốc gia sẽ thi hành các biện pháp thích hợp để đảm bảo quyền này” (điều 6). “Các quốc gia thành viên của Công ước này công nhận quyền của mọi người được hưởng những điều kiện làm việc công bằng và thuận lợi…” (điều 7). Việc làm là một phạm trù tổng hợp liên kết các quá trình kinh tế, xã hội và nhân khẩu; nó thuộc loại những vấn đề chủ yếu nhất của toàn bộ đời sống xã hội. KháI niệm việc làm và khái niệm lao động liên quan chặt chẽ với nhau, nhưng không hoàn toàn giống nhau. Việc làm thể hiện mối quan hệ của con người với những chỗ làm việc cụ thể,là những giới hạn xã hội cần thiết trong đó lao động diễn ra, đồng thời nó là điều kiện cần thiết để thoả mãn nhu cầu xã hội về lao động, là nội dung chính của hoạt động con người. Về giác độ kinh tế, việc làm thể hiện mối tương quan giữa sức lao động và tư liệu sản xuất, giữa yếu tố con người và yếu tố vật chất trong quá trình sản xuất. Việc làm gắn với quá trình tăng thu nhập, giảm sự nghèo khổ của người lao động, đồng thời không đi ngược lại với lợi ích cộng đồng mà pháp luật quy định. Nói cách khác, việc làm là những công việc, là những hoạt động có ích, không bị pháp luật cấm và mang lại thu nhập cho bản thân hoặc tạo điều kiện để tăng thu nhập cho các thành viên trong gia đình, đồng thời góp phần cho xã hội. Hiến pháp 1992, chương V đã quy định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, trong đó có quyền được làm việc: “Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân. Nhà nước và xã hội có kế hoạch tạo ngày càng nhiều việc làm cho người lao động” (điều 55) [44]. Bộ luật Lao động đầu tiên của Việt Nam được Quốc hội khoá IX thông qua đã khẳng định ở đoạn 1 điều 13, chương II, việc làm “là mọi hoạt động lao động sáng tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm” [43, tr.37]. Như vậy, theo khái niệm trên có hai yếu tố là thu nhập và không bị pháp luật cấm là hai điều kiện cần và đủ để được thừa nhận là việc làm. ý nghĩa luật pháp - xã hội của khái niệm này là ở chỗ nó xoá bỏ sự phân biệt đối xử lao động giữa các thành phần kinh tế, động viên mọi tổ chức, cá nhân tạo việc làm cho người lao động. Đồng thời cũng thể hiện đặc trưng của Nhà nước pháp quyền, khuyến khích mọi người làm những việc mà không bị pháp luật cấm. Việc làm là vấn đề vừa mang ý nghĩa kinh tế vừa là vấn đề xã hội, chính trị Về mặt kinh tế, vấn đề việc làm gắn liền với vấn đề sản xuất. Hiệu quả của việc giải quyết tốt vấn đề việc làm cũng chính là hiệu quả của sản xuất. Giải quyết tốt được vấn đề việc làm thì mới đảm bảo được sản xuất phát triển, kinh tế mới đi lên. Đồng thời, kinh tế phát triển cũng sẽ tạo điều kiện để giải quyết tốt vấn đề việc làm. Về mặt xã hội, nếu giải quyết tốt được vấn đề việc làm sẽ hạn chế được các tiêu cực xã hội, giữ vững được kỷ cương, nề nếp xã hội. Về mặt chính trị, nếu không giải quyết tốt được vấn đề việc làm , đến một thời điểm nào đó, vấn đề này sẽ vượt ra thành vấn đề chính trị. Trên thế giới, nhiều chính phủ, nhiều chế độ chính trị đã bị đổ bới đã không chú ý hoặc không có giải pháp hữu hiệu giải quyết vấn đề việc làm của mình. Về mặt pháp lý, vấn đề việc làm gắn liền với chế độ pháp lý lao động. Quan hệ pháp luật trong lĩnh vực việc làm về mặt lý luận pháp luật được coi là quan hệ có liên quan trực tiếp với quan hệ lao động và đóng vai trò quyết định cho việc hình thành, phát triển và ổn định của quan hệ lao động. Đồng thời, chế định pháp lý về việc làm là một trong những chế định quan trọng của pháp luật lao động, làm tiền đề để xác lập các chế định pháp luật khác. Hay nói một cách khác, không có việc làm thì không có quan hệ lao động, cũng có nghĩa là không có quan hệ lao động và những yếu tố khác làm nên nội dung của quan hệ lao động. Trong điều kiện kinh tế thị trường, mối quan hệ giữa lao động - việc làm có những biểu hiện rất phức tạp. Một mặt, lao động có xu hướng gắn kết chặt chẽ với việc làm, mặt khác lại có xu hướng tách rời khỏi việc làm. Từ đó tạo nên sự khác biệt về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, giữa các nhóm trong một tầng lớp dân cư. Việc làm không chỉ là hoạt động để kiếm sống mà còn là hoạt động sáng tạo nhằm phục vụ xã hội, thông qua lao động hoàn thiện nhân cách con người cả về vật chất lẫn tinh thần. Việc làm đó là yêu cầu chính đáng của con người, tách con người ra khỏi lao động chẳng khác gì thủ tiêu sự tồn tại của con người, phá vỡ động lực bên trong của xã hội. Việc làm và giải quyết việc làm là một tiêu chí quyết định đánh giá sức mạnh của một nền kinh tế. Thực hiện tốt chính sách việc làm, khắc phục tình trạng thất nghiệp và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động xã hội sẽ có tác dụng tích cực đến quá trình ổn định và phát triển kinh tế. Tạo việc làm trong nền kinh tế thị trường Tạo việc làm là một quá trình tạo ra môi trường cho người lao động và hình thành các chỗ làm việc, sắp xếp người lao động phù hợp với chỗ làm việc để có các việc làm chất lượng, đảm bảo nhu cầu của cả người lao động và người sử dụng lao động, đồng thời đáp ứng được mục tiêu phát triển đất nước. Với khái niệm trên, tạo việc làm không chỉ là nhiệm vụ chức năng của nhà nước mà còn là trách nhiệm của xã hội, của các cơ quan doanh nghiệp và ngay bản thân người lao động. Hiện nay, các chính sách của Nhà nước luôn quan tâm chú trọng đến tạo việc làm cho người lao động thông qua các văn bản quy phạm pháp luật, các chương trình, chính sách hỗ trợ tới tận hộ gia đình, các cá nhân sẵn sàng làm việc. Chính vì vậy, chính sách Nhà nước là một trong những tác động quan trọng rất mạnh đến việc làm của người lao động như khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng sản xuất như giảm thuế tiền sử dụng đất, thuê nhà xưởng, văn phòng, hỗ trợ về cơ sở hạ tầng điện đường, trường trạm nhằm phục vụ cho các công trình sản xuất..Chính sách nhà nước tác động toàn diện đến vấn đề giải quyết việc làm. Bên cạnh đó, các chương trình, chiến lược phát triển, các hoạt động cụ thể của các doanh nghiệp tác động trực tiếp đến giải quyết việc làm cho người lao động như đào tạo nguồn lao động, tuyển dụng, bố trí, sắp xếp lao động phù hợp năng lực và yêu cầu... Tạo việc làm còn có ý nghĩa là tạo thêm được việc làm mới cho người lao động, mang tính chất là người lao động đang không có việc làm nay có việc làm chứ không phải là người lao động đang đi làm có thêm được việc làm khác nữa. Theo cách hiểu trên thì tạo việc làm là tạo thêm việc làm mới từ các cơ chế chính sách của Nhà nước cũng như việc tuyển dụng thêm lao động của cac doanh nghiệp. Ngoài ra, hình thành môi trường cho sự kết hợp các yếu tố sức lao động và tư liệu sản xuất. ở đó thông qua cơ chế chính sách khuyến khích thu hút của Nhà nước, thông qua sự hoạt động đầu tư của nhà sản xuất nhằm tạo thêm nơi làm việc mà người lao động có thể vận dụng sức lao động của mình mà sản xuất của cải cho xã hội. * Quan điểm của Đảng và Nhà nước về tạo việc làm, giải quyết việc làm Hiện nay, tất cả các quốc gia trên thế giới đều đề ra chính sách việc làm và coi đó là một chính sách quốc kế dân sinh cơ bản. Nhận thức sâu sắc những khó khăn, phức tạp về giải quyết việc làm trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trong nông nghiệp, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, cải cách nền hành chính quốc gia đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước đã có quan điểm và giải pháp cụ thể cho vấn đề việc làm của người lao động. Đại hội VIII của Đảng khẳng định: “Bảo đảm công ăn việc làm cho dân là mục tiêu xã hội hàng đầu, không để thất nghiệp trở thành căn bệnh kinh niên. Nhà nước chú trọng đầu tư tạo việc làm đồng thời tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế và người lao động tạo thêm chỗ làm việc và tự tạo việc làm; khuyến khích các tổ chức và cá nhân cùng Nhà nước tổ chức tốt dịch vụ giới thiệu việc làm, đào tạo nghề nghiệp” [20]. Tại Hội nghị Trung ương VIII (khoá VIII), Đảng ta nhấn mạnh việc tiếp tục triển khai các giải pháp đồng bộ về giải quyết việc làm và chỉ ra các biện pháp khả thi để thu hút lao động và tạo việc làm. Báo cáo chính trị tại Đại hội IX của Đảng tiếp tục khẳng định: “Bằng nhiều giải pháp, tạo ra nhiều việclàm mới, tăng quỹ thời gian lao động được sử dụng, nhất là trong nông nghiệp và nông thôn. Các thành phần kinh tế mở mang các ngành nghề, các cơ sở sản xuất, dịch vụ có khả năng sử dụng nhiều lao động” [23]. Quan điểm này được nhấn mạnh tại Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ IX, đó là: “Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển…phải tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho tất cả các thành phần kinh tế…tạo nhiều việc làm và phát triển thị trường lao động” [22, tr.210-211]. Quan điểm và giải pháp cơ bản về giải quyết việc làm cho người lao động của Đảng được thể hiện nhất quán trong một loạt các chính sách phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của Nhà nước. Nghị quyết số 120/HĐBT ngày 11/4/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về chủ trương, phương hướng, biện pháp giải quyết việc làm đã nêu ra nội dung hết sức cơ bản, quan trọng đối với vấn đề tạo việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động. Những biện pháp quan trọng hàng đầu để giải quyết việc làm cho người lao động mà Nghị quyết đó đề ra là: - Lập Quỹ quốc gia giải quyết việc làm. - Bổ sung, sửa đổi một số chính sách cụ thể khuyến khích các lĩnh vực, các doanh nghiệp, các hộ gia đình và các cá nhân tạo việc làm mới, thu hút người lao động… Từ năm 1998, chính sách của Nhà nước về việc làm thể hiện tập trung ở Chương trình quốc gia giải quyết việc làm (Quyết định 126/1998/QĐ-TTg ngày 11/7/1998) với mục tiêu mỗi năm tạo 1,3 - 1,4 triệu chỗ làm mới, giảm tỷ lệ thất nghiệp thành thị xuống 5% và nâng tỷ lệ sử dụng lao động nông thôn lên 75% vào năm 2000. Phạm vi của Chương trình là toàn quốc với các nội dung chính như: - Tác động phát triển kinh tế - xã hội để tạo thêm 4 triệu chỗ làm việc mới. - Hỗ trợ trực tiếp để giải quyết việc làm cho người thất nghiệp, người thiếu việc làm bằng nhiều hình thức. Tổ chức cho vay vốn để người thất nghiệp, người thiếu việc làm tự tạo việc làm. - Tổ chức bố trí sử dụng lao động, dạy nghề, tạo việc làm cho người lao động. - Tăng cường thông tin thị trường lao động. - Thành lập các Trung tâm giới thiệu việc làm, tổ chức dạy nghề gắn với việc làm. - Xuất khẩu lao động. - Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài để giải quyết việc làm. Quỹ quốc gia giải quyết việc làm được hình thành từ năm 1992. Đến nay, ngân sách Nhà nước cấp cùng với các nguồn khác đã tạo cho tổng nguồn Quỹ lên đến 2.000 tỷ đồng. Trong 5 năm qua, doanh số cho vay của Quỹ là 3.000 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 1,8 triệu lao động. Vốn Nhà nước cấp cho Quỹ chỉ bằng 0,35% vốn đầu tư phát triển của toàn xã hội trong 5 năm, nhưng đã khuyến khích được phần vốn đối ứng của dân bỏ ra đầu tư phát triển sản xuất gấp 2 lần vốn hỗ trợ của Quỹ, ước tính khoảng 6.000 tỷ đồng [ ]. Tiếp tục chính sách về vấn đề việc làm, Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói, giảm nghèo và việc làm, ban hành kèm theo Quyết định 143/2001/QĐ-TTg ngày 27/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ đã đề ra mục tiêu mỗi năm giải quyết việc làm cho 1,4 đến 1,5 triệu lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống dưới 6% và nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn lên trên 80%. Trong lĩnh vực việc làm, Chương trình tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản sau: - Phát triển kinh tế, tạo mở việc làm, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động trong nông thôn. Trong công nghiệp, vừa phát triển các ngành có khả năng sử dụng nhiều lao động, vừa phát triển các ngành sử dụng lao động có trình độ cao. - Đẩy mạnh xuất khẩu lao động và chuyên gia. - Tập trung hỗ trợ người thất nghiệp, người thiếu việc làm và các đối tượng yếu thế vay vốn với lãi suất ưu đãi để tạo việc làm. 1.2.2. Cơ chế phối hợp của chính quyền, gia đình, cộng đồng và xã hội trong quản lý và hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện 1.2.2.1. Vai trò của Nhà nước và các cấp chính quyền về hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện Nhà nước là cơ quan quyền lực tối cao, có vai trò đầu não trong tổ chức các hoạt động liên quan đến công tác phòng, chống ma tuý, cụ thể trong hỗ trợ tạo việc làm cho đối tượng sau cai nghiện ma tuý, biểu hiện ở một số công việc cụ thể như: - Nhà nước ban hành các văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến việc hỗ trợ tạo việc làm cho đối tượng sau cai nghiện ma tuý. - Nhà nước thiết lập và chỉ đạo các cơ quan chức năng, nhất là hệ thống cơ quan về phòng chống ma tuý từ trung ương đến địa phương, cơ sở nâng cao hiệu lực quản lý, điều hành các hoạt động quản lý sau cai, hỗ trợ tạo việc làm cho đối tượng sau cai nghiện ma tuý. - Nhà nước thiết lập và tăng cường hợp tác với các nước, các tổ chức trong khu vực và toàn cầu nhằm thực hiện luật pháp quốc tế, góp phần kiểm soát và phòng chống ma tuý trong nước có hiệu quả, hỗ trợ thực hiện công tác quản lý sau cai, hỗ trợ tạo việc làm cho đối tượng sau cai nghiện ma tuý. - Nhà nước có biện pháp tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức xã hội và các cấp tăng cường phối hợp hoạt động có hiệu quả nhằm phòng chống ngăn chặn tệ nạn ma tuý ở từng địa phương, đơn vị, trường học…đồng thời có cơ chế. Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, Nhà nước có vai trò rất quan trọng đối với quá trình giải quyết việc làm. Nhà nước vừa là chủ sử dụng một tỷ lệ lớn lao động của xã hội, vừa là chủ thể quản lý, điều tiết cung - cầu nguồn lao động trên thị trường lao động toàn quốc. Bằng hành lang pháp lý và các biện pháp kích cầu, các chương trình dự án, các chính sách phát triển kinh tế xã hội, các chương trình hỗ trợ việc làm, xoá đói, giảm nghèo, dân số - kế hoạch hoá gia đình, đào tạo nghề, xuất khẩu lao động, xây dựng các công trình then chốt, liên doanh, liên kết với nước ngoài…, đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Nhà nước đã điều tiết tạo chỗ làm việc và giải quyết việc làm cho người lao động. Những mối quan hệ trên đây cho thấy vai trò rất lớn của Nhà nước trong giải quyết việc làm. Thứ nhất, về phương diện quản lý kinh tế vĩ mô, Nhà nước thông qua thể chế, chính sách và công cụ để tạo ra điều kiện cho sự ổn định và phát triển việc làm. Điều 14 và 15 Bộ Luật Lao động xác định Nhà nước định chỉ tiêu việc làm mới trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và nhiều năm, tạo điều kiện cần thiết, như hỗ trợ tài chính, cho vay vốn hoặc giảm miễn thuế và áp dụng các biện pháp khuyến khích khác để người lao động có khả năng tự giải quyết việc làm. Nhất là các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế có điều kiện phát triển nhiều ngành nghề mới, tạo việc làm cho nhiều người lao động. Mục tiêu đặt ra là không chỉ có Nhà nước mà mỗi doanh nghiệp, mỗi gia đình, mỗi người lao động phải tự thân vận động để tạo việc làm. Doanh nghiệp và người sử dụng lao động được Nhà nước tạo điều kiện và cơ chế hữu hiệu để phát triển sản xuất, kinh doanh. Nghĩa là thông qua đó Nhà nước cũng có một phần trách nhiệm quan trọng nhằm giải quyết việc làm cho người lao động. Đến lượt mình, người có khả năng lao động phải chủ động sáng tạo, để sử dụng quyền lao động, tự tạo ra việc làm, tự tìm việc làm với sự giúp đỡ của Nhà nước khi cần thiết [43, tr.7]. Thứ hai, Nhà nước có chính sách để giải quyết việc làm cho đối tượng sau cai nghiện. Hàng năm Chính phủ lập và thực hiện các chương trình và quỹ giải quyết việc làm trình Quốc hội chương trình và quỹ quốc gia về việc làm; Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh lập chương trình và quỹ giải quyết việc làm của địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định. Các cơ quan Nhà nước, các tổ chức kinh tế, các đoàn thể nhân dân và tổ chức xã hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tham gia thực hiện các chương trình và quỹ giải quyết việc làm. Thứ ba, Nhà nước có vai trò phát triển hệ thống tổ chức dịch vụ việc làm, nhằm tư vấn cho người tìm việc hoặc tìm nhân công, giúp giới thiệu, cung ứng và tuyển lao động, thu thập và cung ứng thông tin về thị trường lao động, tổ chức cơ sở dạy nghề xã hội. Các sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các đoàn thể nhân dân và tổ chức xã hội được thiết lập tổ chức dịch vụ việc làm, tuân theo sự thống nhất quản lý nhà nước theo hệ thống ngành Lao động - Thương binh và Xã hội. Thứ tư, Nhà nước có vai trò và trách nhiệm hoàn thiện các quan hệ thị trường lao động và hành lang pháp lý, buộc các chủ sử dụng lao động thực hiện đúng Bộ Luật Lao động nhằm bảo đảm lợi ích cho người lao động. Đây là điều kiện và môi trường bảo đảm sự tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững của thị trường lao động và giải quyết việc làm. Thứ năm, Nhà nước với vai trò mở rộng thị trường xuất khẩu lao động. 1.2.2.2. Những yếu tố điều kiện về tạo việc làm cho người sau cai nghiện * Điều kiện về phía người sau cai nghiện Người sau cai nghiện muốn có cơ hội việc làm trước hết phải có ý chí, nghị lực đoạn tuyệt với quá khứ để xây dựng một cuộc sống mới. Bản thân người sau cai nghiện phải có mong muồn tìm kiếm việc làm để ổn định thu nhập đảm bảo cuộc sống. Bên cạnh đó để đảm bảo yêu cầu tuyển dụng của công việc, người sau cai phải có thể lực, sức khoẻ tốt để lao động và cống hiến, một điều cũng hết sức quan trọng là họ phải được đào tạo nghề phù hợp hoàn cảnh sau khi về với cộng đồng. Trong quá trình tái hoà nhập cộng đồng, người sau cai rất cần có sự đồng cảm, chia sẻ từ gia đình và cộng đồng để giúp họ thêm tự tin vượt qua mặc cảm cá nhân, tăng khả năng xin việc khi đi phỏng vấn và thích ứng với nhu cầu về lao động của thị trường lao động. * Điều kiện về phía gia đình người sau cai nghiện và cộng đồng Nghiện ma túy là một hình thức nghiện đặc biệt nguy hiểm, nó không chỉ gây nên những tổn thương về thần kinh, thể xác mà còn ảnh hưởng đến tác phong lối sống và cả nhân cách nữa. Để có thể chữa trị được căn bệnh này, cũng như ngăn không cho nó xuất hiện trở lại, đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của không những bản thân người nghiện, với những hỗ trợ cần thiết của xã hội mà còn cần cả sự nỗ lực của từng gia đình và cộng đồng nữa. Gia đình với vai trò là một tổ ấm, với tình thương và trách nhiệm cộng sự hiểu biết cần thiết sẽ là một pháo đài không thể công phá với bất cứ tệ nạn xã hội nào chứ không chỉ riêng với ma tuý. Vì vậy, để thiết lập nên một hệ thống các “tế bào xã hội” lành mạnh, đòi hỏi mỗi thành viên trong từng gia đình phải biết được vị trí và chỗ đứng của mình cũng như trách nhiệm của mình với những người xung quanh. Với phương châm sống đó, gia đình người nghiện chính là nguồn động viên, an ủi lớn nhất giúp những người nghiện vượt qua được căn bệnh nguy hiểm này. Qua nghiên cứu cho thấy, đối với các đối tượng sau cai nghiện có gia đình yên ấm, được gia đình chăm sóc tận tình, động viên giúp đỡ, ủng hộ khuyến khích họ tìm việc làm thì hiệu quả chống tái nghiện lớn hơn rất nhiều các đối tượng có gia đình không hạnh phúc. Người sau cai nghiện mang trong mình rất nhiều nỗi mặc cảm, tủi hổ. Vì vậy, biết thông cảm, động viên họ đúng lúc, đúng chỗ chính là một biện pháp rất tốt để cho họ vượt qua thử thách sau cai nghiện. Và những người trong gia đình chính là những người hiểu người thân của mình nhất nên sự đối xử của họ sẽ tác động lên chính người sau cai nghiện nhiều nhất, đặc biệt trong quá trình tìm việc làm, ổn định đời sống để phòng chống tái nghiện. Không chỉ có gia đình, toàn bộ cộng đồng sống xung quanh người sau cai nghiện cũng có một vai trò hết sức quan trọng đối với sự nỗ lực cố gắng của người sau cai nghiện. Người sau cai nghiện tái hoà nhập cộng đồng sẽ thực sự thanh thản, bớt đi mặc cảm, tự tin hơn khi mọi người xung quanh đều chấp nhận họ, biết thông cảm và coi họ như một người bình thường chứ không cảnh giác đề phòng, tẩy chay họ. Đó chính là một nguồn an ủi rất lớn và là một biện pháp hiệu quả giúp người tái hoà nhập cộng đồng tự tin hơn trong tìm kiếm việc làm, ổn định cuộc sống, đoạn tuyệt được với ma tuý và làm giảm nguy cơ tái nghiện rất lớn. * Điều kiện về phía các đoàn thể trên địa bàn Hầu hết các gia đình Việt Nam đều có người là thành viên của một trong các tổ chức xã hội như Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội người cao tuổi, Đoàn thanh niên, Hội nông dân…kể cả các gia đình có người thân nghiện ma tuý. Vì vậy, các tổ chức xã hội đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện tuyên truyền giáo dục trong hội viên về phòng ngừa ma tuý và chống tái nghiện. Thông qua hoạt động của hội, đoàn thể vận động công nhân viên chức tham gia phòng, chống ma tuý từ gia đình, từ tổ chức của mình. Xây dựng các câu lạc bộ phòng ngừa ma tuý và chống tái nghiện để thu hút hội viên tham gia với nội dung, hình thức phong phú, thiết thực, góp phần ngăn chặn tệ nạn xã hội. Dựa vào tôn chỉ hoạt động của các hội mà các hội viên sẽ nhận được sự giúp đỡ về tinh thần hoặc vật chất. Đoàn thể với tư cách là nơi tụ tập những người cùng cảnh ngộ, cùng chí hướng,cùng sở thích…chứ không phải là chính quyền với công cụ và quyền hạn để áp chế hoặc bắt buộc vì thế nên từng thành viên trong các hội rất dễ gần, dễ thông cảm, dễ bộc bạch được những khúc mắc, nguyên do tế nhị để từ đó đoàn thể có điều kiện phân công kèm cặp giúp đỡ từng thành viên của mình. Trong hoạt động quản lý cai nghiện tại cộng đồng, quản lý tái hoà nhập sau cai và hỗ trợ tạo việc làm phòng chống tái nghiện thì các hội viên thuộc các đoàn thể càng phát huy được chức năng đó. Thông qua các sinh hoạt định kỳ của đoàn thể, các thành viên có điều kiện gặp gỡ, thu nhận thông tin về cơ hội việc làm để giúp họ tiếp cận dịch vụ việc làm và công việc mới để thực sự tái hoà nhập cộng đồng có hiệu quả và phòng ngừa tái nghiện. Mặt khác, các tổ chức xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc kết hợp với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc giải quyết việc làm, chăm lo đời sống cho các đối tượng này. Trong thực tế đã có rất nhiều các hội viên, đoàn viên được vay vốn tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo và cai nghiện được ma tuý. Điều đó không chỉ góp phần tạo dựng cuộc sống ổn định cho các đối tượng thực sự cầu thị làm lại cuộc đời mà còn góp phần giảm thiểu gánh nặng cho cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn và cũng thể hiện được tính nhân đạo của chủ nghĩa xã hội. * Điều kiện về phía người sử dụng lao động Người sử dụng lao động cần hợp tác tích cực trong xoá bỏ sự kỳ thị, phân biệt đối xử, phải tích cực và có trách nhiệm trong tiếp nhận lao động là người sau cai nghiện ma tuý. Thực tế công tác quản lý và tạo việc làm cho những người sau cai nghiện ma túy trong thời gian qua cho thấy sự kết hợp lỏng lẻo, thiếu đồng bộ giữa các cấp chính quyền, gia đình, cộng đồng xã hội. Xã hội hoá công tác phòng chống và cai nghiện ma túy là một chủ trương đúng đắn, những hiệu quả thực thi chưa được như mong muốn. Nguyên nhân chính là chưa tạo được sự chuyển đổi nhận thức về trách nhiệm của cộng đồng, của các cấp uỷ đảng, chính quyền và cơ quan nội chính địa phương. Phân công nhiệm vụ và điều hành cai nghiện còn phân tán, chưa khép kín, do vậy chưa phát huy hết được sức mạnh và hiệu quả trong công tác quản lý sau cai và tạo việc làm. 1.3. Kinh nghiệm tạo việc làm cho người sau cai nghiện 1.3.1. Kinh nghiệm của nước ngoài * ở một số nước phương Tây Hiện nay, đại bộ phận các nước phương tây đã áp dụng phương thức dùng methadon thay thế cho ma tuý. Xuất phát từ quan điểm lấy độ trị độc nên đại bộ phận người nghiện ma tuý ở những nước này đều được phép sử dụng methadon thay cho thuốc phiện và ma tuý. Vì vậy, đại bộ phận ở những nước này hầu như không có cơ sở cai nghiện tập trung mà chỉ có các cơ sở y tế chuyên cung cấp và theo dõi cho những bệnh nhân sử dụng thuốc thay thế. Sở dĩ Methadon được dùng thay thế là do đặc tính ưu việt của nó: có tác dụng dược lý giống mooc phin (êm dịu, giảm đau, ức chế hô hấp) nên hoàn toàn thay thế được mooc phin; thể dạng tồn tại dưới dạng thuốc uống (sirô, thuốc viên) nên không phải tiêm chích, tránh được nhiễm HIV, cộng với tác dụng dược lý là chuyển hoá chậm nên 1 ngày chỉ cần dùng một liều, thích hợp cho bệnh nhân điều trị ngoại trú. Khi dùng Methadone sẽ giảm các cơn đói ma túy nên thu hẹp được phạm vi phạm tội, khiến người bệnh vừa điều trị mà vẫn hoạt động nghề nghiệp để hoà nhập cộng đồng. ở hầu khắp các nước trên thế giới đều coi nghiện ma túy là một loại bệnh kinh niên và coi người sử dụng ma tuý là bệnh nhân và họ xem điều trị thay thế bằng Methadone hoặc Bupronorphine có kiểm soát tại cộng đồng và các cơ sở được cấp phép là giải pháp tiếp cận hiệu quả trong điều trị, giúp người sử dụng ma tuý vẫn có cuộc sống sinh hoạt lao động làm việc như người bình thường. Do vậy, các nước này không cần có các mô hình hỗ trợ giải quyết việc làm cho đối tượng sau cai nghiện. Nhờ những ưu việt như vậy nên trong vài chục năm gần đây Methadon đã được sử dụng khá rộng rãi: ở Mỹ sử dụng từ 1964 (hàng năm > 70.000 người được điều trị); ở úc áp dụng từ 1969 (đến 1993 đã điều trị 13.000 người); ở Thuỵ sĩ có 8.000 cơ sở điều trị bằng methadone; Tây Ban Nha có 5.000 cơ sở; Cộng hoà liên bang Đức có 4.000; Pháp từ 1993 đã có 300; Hồng Kông đã sử dụng liệu pháp này từ 1971; ở Vân Nam Trung Quốc đã áp dụng từ 1991. Mặc dù điều trị ma túy bằng Methadone có nhiều ưu điểm song ở Việt Nam hiện nay mới chỉ thực hiện thí điểm ở một số địa phương trong đó có HảI Phòng, Quảng Ninh và một số địa phương khác. Đây là một thứ thuốc thay thế rất đắt so với mặt bằng thu nhập của đại bộ phận người Việt Nam, đặc biệt là với các cơ sở chữa bệnh của Việt Nam nói chung hiện đang sử dụng bằng ngân sách của Nhà nước thì rất khó có điều kiện tài chính để thực thi phương pháp này. * Cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ở Trung Quốc “Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới chống được ma tuý và cai nghiện ma tuý thành công” (Chu Ân Lai). Xuất phát từ định hướng chiến lược đó mà Đảng và nhân dân Trung Quốc đã kiên trì đấu tranh với tệ nạn ma tuý trên mọi phương diện từ: ngăn chặn sự trỗi dậy của tệ nạn buôn bán ma túy bằng những biện pháp mạnh (tử hình - nếu tàng trữ hoặc vận chuyển 50g thuốc phiện); giải quyết triệt để vấn đề trồng cây thuốc phiện; cai nghiện bằng mọi phương thức… Tháng 12 - 1995, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc ban hành Pháp lệnh cai nghiện ma tuý cưỡng bức. Bộ luật quan trọng này đóng vai trò đáng kể trong việc cấm sử dụng ma tuý và cai nghiện cho những người nghiện, bảo vệ sức khoẻ người dân và hạn chế sử dụng ma tuý. Nhiều cơ quan cấp phường, xã và các tổ chức xã hội cũng được sử dụng để giúp đỡ người nghiện, người sau cai nghiện tìm kiếm việc làm hoà nhập cộng đồng phòng chống tái nghiện ma tuý. Tổng cục phòng chống ma túy thuộc Bộ Công an được Nhà nước giao quản lý thống nhất công tác cai nghiện trong toàn quốc. Tổng cục này từ năm 1999 đã quản lý 700 trung tâm cai nghiện cưỡng bức quy mô lớn với 120.000 giường bệnh và hàng vạn Trung tâm cai nghiện tại cộng đồng tới tận làng, xã, thôn, xóm, bản. Chính phủ Trung quốc đã thiết lập 3 hệ thống cai nghiện ma tuý: cai nghiện cưỡng bức, lao động trị liệu, sản xuất tạo việc làm tại các Trung tâm cai nghiện tập trung do cơ quan Công an quản lý, cai nghiện tại cộng đồng và được hỗ trợ tư vấn tạo việc làm phòng ngừa tái nghiện do cơ quan Công an và Y tế quản lý, cai nghiện tại gia đình, với các hình thức hỗ trợ tạo việc làm tại chỗ có sự giám sát và quản lý của cơ quan Công an và các đoàn thể xã hội. Tại các Trung tâm cai nghiện ma túy tập trung thuộc Bộ Công an quản lý áp dụng 5 phương châm: “Quản lý của Công an, rèn luyện của quân đội, giáo dục như nhà trường, chữa bệnh như bệnh viện, lao động như công, nông trường, nhà máy”. Các trung tâm cai nghiện ma túy tập trung này được đặt dưới sự quản lý nghiêm ngặt của Bộ Công an và Cục Công an các khu, tỉnh. Tại đây người nghiện ma tuý được rèn luyện như chiến sỹ nghĩa vụ quân sự, huấn luyện điều lệnh, kỷ luật, luyện tập thể thao, chạy dã ngoại, v.v…Việc dạy học văn hoá, ngoại ngữ và dạy nghề cho người nghiện được tổ chức như các nhà trường. Người nghiện ma tuý còn được chữa bệnh theo các quy trình điều trị, chữa trị bằng các bài thuốc đông y cai nghiện ma tuý Trung Quốc, trong đó có “bài thuốc 6-26” rất nổi tiếng trên thế giới được lấy tên Ngày quốc tế phòng chống ma tuý 26 tháng 6. Tại các trung tâm này người nghiện ma tuý được tổ chức lao động sản xuất như các công trường, nông trường, nhà máy, xí nghiệp theo phương châm dùng lao động để tự nuôi mình và đóng góp sản phẩm cho xã hội. Các chương trình cai nghiện ma túy tại cộng đồng và tại gia đình được tiến hành theo quy trình cai nghiện của Uỷ ban quốc gia phòng chống ma tuý đã ban hành thống nhất trên toàn quốc. Đồn trưởng các đồn Công an, trưởng trạm y tế cơ sở và các đoàn thể được giao nhiệm vụ giúp cấp uỷ đảng và chính quyền cơ sở tổ chức cai nghiện, quản lý sau cai nghiện theo các quy trình chặt chẽ mà Tổng cục phòng chống ma tuý, Bộ Công an đã ban hành và hỗ trợ tư vấn tạo việc làm, giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện tái hoà nhập tại cộng đồng. Chính vì phân định chức năng quản lý nhà nước rõ ràng có người chịu trách nhiệm chính trong công tác phòng chống ma tuý, huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc, kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động đấu tranh giảm cung và giảm cầu, giữa yếu tố quản lý, kỷ luật, rèn luyện, chữa trị, giáo dục, lao động, hỗ trợ tạo việc làm và quản lý sau cai nghiện, nên tỷ lệ tái nghiện của Trung Quốc hiện nay được đánh giá vào loại thấp nhất thế giới. Công tác giáo dục để nhân dân nói “không” với ma tuý, truyền thông huy động cộng đồng và các thành phần xã hội tham gia công tác quản lý sau cai nghiện, hỗ trợ tư vấn tạo việc làm cho người sau cai nghiện được chính quyền nhân dân các cấp coi trọng ở Trung Quốc. Ngày 26 -6, ngày Quốc tế phòng chống ma túy hàng năm, Chính phủ Trung ương và chính quyền các cấp đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng trong cả nước về sự nguy hiểm của ma tuý để nhân dân cùng Chính phủ giải quyết vấn đề ma tuý, đặc biệt là vấn đề quản lý sau cai trong đó có hỗ trợ tạo việc làm phòng ngừa tái nghiện. “Phòng chống ma tuý” đã được Bộ Giáo dục và đào tạo Trung Quốc quy định là môn học trong các nhà trường và trung học toàn quốc. Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc đã mở Chương trình “Lưỡi gươm Trung Hoa” tuyên truyền, giới thiệu về phòng chống ma tuý, các mô hình hay và hiệu quả trong cai nghiện, quản lý sau cai nghiện, đặc biệt kêu gọi sự tham gia của cả cộng đồng xã hội trong vấn đề tạo việc làm và hỗ trợ tạo việc làm cho những người sau cai nghiện để góp phần nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện, phòng ngừa tái nghiện và cũng góp phần phòng chống các loại tệ nạn xã hội có liên quan, chương trình luôn gây được sự chú ý với người dân trong nước và ngoài nước. 1.3.2. Bài học có thể vận dụng - Nhà nước cần có các qui định về cấm phân biệt đối xử với người sau cai nghiện ma tuý, tạo cơ hội để họ có thể dễ dàng hơn trong quá trình tìm kiếm việc làm. - Cần phải xã hội hoá công tác cai nghiện, phục hồi và giải quyết việc làm, triển khai nhất quán và đồng bộ các giải pháp để đạt được hiệu quả cao và bền vững trong công tác này. - Cân đối cơ cấu trình độ đào tạo, ngành nghề chuyên môn trong các trung tâm cai nghiện và các cơ sở dạy nghề để phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, hoàn cảnh của từng địa phương. Chương 2 Thực trạng hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma tuý ở Việt Nam hiện nay 2.1. Tình hình tệ nghiện ma túy và công tác cai nghiện hiện nay 2.1.1. Tình hình nghiện ma tuý Thời gian qua, mặc dù Đảng, Nhà nước, các ngành, các cấp đã nỗ lực triển khai nhiều biện pháp phòng chống ma túy, song tệ nạn này vẫn liên tục gia tăng về số lượng và đặc điểm, tính chất diễn biến ngày một phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế, trật tự an toàn xã hội và sức khoẻ nhân dân. Ma tuý ngày càng xâm nhập sâu vào tầng lớp thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên và công nhân viên chức - nguồn lao động chính của cả xã hội. Loại ma tuý sử dụng thay đổi từ các ma túy truyền thống như thuốc phiện chuyển nhanh sang các loại ma tuý tổng hợp, độc hại. Hình thức sử dụng cũng chuyển nhanh từ hút là chủ yếu sang hít, tiêm chích. Theo báo cáo của các địa phương, tính đến tháng 12/2006, cả nước có 136.265 đối tượng nghiện ma tuý có hồ sơ quản lý, so với cuối năm 2005 tăng 7.741 người bằng 3% (136.256/128.524 người), chưa kể số đối tượng nghiện ma túy trong các trại giam, cơ sở giáo dục và trường giáo dưỡng do Bộ Công an quản lý. Người nghiện ma túy chủ yếu vẫn là thanh thiếu niên, thành phần ngày càng đa dạng, không còn dừng lại ở những người không có nghề nghiệp, không có việc làm ổn định hoặc có trình độ văn hoá thấp, nhận thức hạn chế, có hoàn cảnh gia đình phức tạp, éo le mà đã lan sang cả một số sinh viên, cán bộ, viên chức nhà nước, công nhân lao động. Theo điều tra khảo sát của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có 1,4% người nghiện là học sinh, sinh viên, 1,27% là công chức, viên chức nhà nước và công nhân lao động. Tình trạng nghiện hê rô in và ma túy tổng hợp (loại kích thích và gây ảo giác) ngày càng phổ biến: năm 1996 tỷ lệ người nghiện hê rô in chiếm 5%, ma tuý tổng hợp chiếm 1,4% trong tổng số người nghiện; năm 2001 tỷ lệ này là 66,8% đối với hê rô in và 2,4% đối với ma tuý tổng hợp và đến nay là 87% đối với hê rô in và 4,5% ma túy tổng hợp. Số người nghiện ma túy gia tăng ở 36 tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó có 8 tỉnh tăng từ 20 - 40%, 11 tỉnh tăng trên 50%, 17 tỉnh tăng trên 100%. Tình hình lây nhiễm HIV trong đối tượng nghiện ngày càng diễn biến phức tạp, đáng lưu ý là số gáI mại dâm nghiện ma túy đang có xu hướng gia tăng. Số đối tượng nhiễm HIV hiện đang quản lý trong các trung tâm chữa bệnh giáo dục lao động xã hội chiếm tỷ lệ ngày càng cao (40 - 50%). 50% số người nghiện ma túy có tiền án, tiền sự; 45% bị nhiễm HIV; 15% mắc lao và các bệnh truyền nhiễm khác. Về độ tuổi: trong số 136.265 người nghiện ma tuý có hồ sơ quản lý, dưới 18 tuổi chiếm tỷ lệ 4,5% và 67% ở độ tuổi dưới 30; trên 80% đang ở trong độ tuổi lao động. Về trình độ văn hoá: 81,1% từ phổ thông cơ sở trở xuống, trong đó 11,3% mù chữ. Về nghề nghiệp: 66,2% chưa được đào tạo nghề, không có việc làm hoặc có nhưng không ổn định (chủ yếu là lao động phổ thông) [ ]. Tình hình trên là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến gia tăng người nghiện ma tuý. Vì vậy, công tác dạy nghề hướng nghiệp, tổ chức lao động sản xuất và tạo việc làm cho người sau cai là một yêu cầu cần thiết để đảm bảo quá trình cai nghiện thành công và chống tái nghiện có hiệu quả. 2.1.2. Tình hình và kết quả công tác cai nghiện Cả nước hiện có 83 trung tâm chữa bệnh - giáo dục - lao động xã hội. Trong đó, xây dựng mới 7 trung tâm, 21 trung tâm được nâng cấp, mở rộng từ ngân sách địa phương và một phần hỗ trợ ngân sách của Trung ương (những tỉnh khó khăn về ngân sách) với tổng kinh phí hàng nghìn tỷ đồng, nâng khả năng tiếp nhận người nghiện vào cai nghiện tăng gần 6 lần so với thời kỳ trước năm 2000 (57.000 người/10.000 người), giải quyết được một phần bức xúc của công tác cai nghiện. Trong 5 năm (2001 - 2005), cả nước đã tiếp nhận cai nghiện cho 217.967 lượt người, tăng 79.634 lượt người so với giai đoạn 1996 - 2000. Trong đó cai bắt buộc là 106.300 lượt người, chiếm 71,7% số người được cai tại trung tâm và 41.846 lượt người tự nguyện, chiếm 28,2%. Cũng trong 5 năm, cả nước đã tổ chức cai nghiện tại cộng đồng cho 69.821 lượt người, chiếm 329% tổng số người được cai nghiện, tăng 22% so với thời kỳ 1996 - 2000. Và cai tại gia đình cho 10.615 lượt người. Tại các trung tâm trước đây thời gian cai nghiện từ 6 tháng đến 1 năm, nay nâng lên 2 năm ở 58/64 tỉnh, thành phố; cai nghiện tại cộng đồng từ 10 đến 15 ngày, nay nâng lệ từ 3 đến 6 tháng để có đủ thời gian tiến hành các hoạt động phục hồi hành vi, nhân cách và chuẩn bị điều kiện để tái hoà nhập cộng đồng. Quy trình cai nghiện phục hồi được thống nhất chung cả nước. Các mặt hoạt động được đổi mới, chất lượng chữa trị, giáo dục, dạy nghề được nâng lên, lao động sản xuất có hiệu quả, đời sống vật chất, văn hoá tinh thần học viên được cải thiện rõ rệt. Từ năm 2001 - 2005 đã tổ chức dạy nghề cho 1644.789/217.967 lượt người, bằng 76% tổng số người cai nghiện. Điển hình là thành phố Hồ Chí Minh 15.467 (20,7%) số lượt người được cai; Hà Nội 6.705 người chiếm 41,3%; Thái Nguyên 13,7%; Đà Nẵng 22,5%; Đồng Nai 20,1%... [ ]. Nhiều mô hình cai nghiện, phục hồi có hiệu quả được tổng kết đúc rút kinh nghiệm, phổ biến nhân rộng, gắn với phong trào xây dựng đời sống văn hoá xây dựng xã phường trong sạch lành mạnh không có tệ nạn ma tuý, mại dâm; các hoạt động được lồng ghép với các chương trình kinh tế - xã hội, dạy nghề, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, đem lại hiệu quả cao giúp những người nghiện ma túy hoàn lương, quay lại cuộc sống đời thường, làm lại cuộc đời. Điển hình là mô hình cai nghiện 3 giai đoạn dựa vào công trường 06 của Tuyên Quang và các tỉnh miền núi phía Bắc; mô hình sau cai bằng Câu lạc bộ B93 của Hà Nội; Mô hình thí điểm Đề án tổ chức quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai của thành phố Hồ Chí Minh; Mô hình cai nghiện dựa vào tập quán dân tộ, uy tín già làng, trưởng bản, trưởng tộc ở một số địa phương miền núi, Tây nguyên… Cho đến nay, tỷ lệ tái nghiện là 70 - 80% (trước đó 90 - 100%), nhiều địa phương, địa bàn có tỷ lệ thấp hơn 950 - 60%). Đặc biệt là giảm cơ bản nghiện ma tuý trong học sinh, sinh viên so với trước năm 2000 (640 / 3000) Một số khó khăn hiện nay - Số người nghiện ma tuý vẫn gia tăng ở 36 tỉnh, thành phố, trong đó có 8 tỉnh tăng từ 20 - 40%, 11 tỉnh tăng trên 50%, 17 tỉnh tăng trên 100%. - Đầu tư cho công tác cai nghiện chưa tương xứng với mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra. Hệ thống trung tâm trong cả nước mới có khả năng tiếp nhận 40% số người nghiện có hồ sơ quản lý, trong đó 23 tỉnh, thành phố trung tâm chỉ tiếp nhận được dưới 10%; 60% trung tâm chưa đáp ứng được nhu cầu các hoạt động cai nghiện theo qui trình qui định. Kinh phí dành cho các hoạt động cai nghiện gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt ở những tỉnh nghèo, chưa thu hút được đội ngũ cán bộ có trình độ, tâm huyết làm việc tại các trung tâm. Trang thiết bị y tế, dạy nghề, tổ chức lao động sản xuất… của các trung tâm cai nghiện chưa đảm bảo (chiếm 60%) trung tâm. - Công tác cai nghiện tại gia đình, cộng đồng tại một số địa phương còn triển khai châm, lúng túng trong tổ chức phối hợp và kinh phí. Một số cấp chính quyền địa phương chưa quyết tâm, thậm chí còn khoán trắng cho các cơ quan chức năng, chưa thực sự thấy hết trách nhiệm của mình trong hỗ trợ tạo việc làm cho đối tượng sau cai nghiện. - Hoạt động cai nghiện, phục hồi của một số trung tâm còn những mặt hạn chế, chưa đi vào chiều sâu, thiếu chương trình giáo dục, phục hồi hành vi nhân cách, chưa làm thay đổi cơ bản nhận thức, chuyển đổi hành vi cho người nghiện; công tác dạy nghề chưa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và tạo điều kiện cho người sau cai nghiện tìm kiếm việc làm. - Hỗ trợ vốn tạo việc làm cho người sau cai nghiện còn thấp, chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số người được cai nghiện. Nhiều tỉnh, thành phó không lưu tâm, giúp đỡ, hỗ trợ vốn và tạo việc làm cho người sau cai nghiện. Công tác quản lý, tư vấn, giúp đỡ cho người sau cai nghiện vẫn còn mang tính hình thức và chưa được quan tâm đúng mức. Một số nguyên nhân - Công tác thông tin giáo dục truyền thông phòng, chống ma túy còn có những mặt hạn chế, đặc biệt trong lĩnh vực cai nghiện, phục hồi, dạy nghề và hỗ trợ tạo việc làm còn xem nhẹ; Nhận thức trong nhân dân chưa đầy đủ về mối nguy cơ, tác hại của tệ nạn ma tuý, vai trò của việc làm và hỗ trợ tạo việc làm để giúp đối tượng sau cai tái hoà nhập cộng đồng và phòng chống tái nghiện ma tuý; Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện của cấp uỷ, chính quyền các cấp ở một số tỉnh, thành phố còn hạn chế hoặc khoán trắng cho các cơ quan chức năng nên công tác cai nghiện phục hồi, dạy nghề và hỗ trợ tạo việc làm cho đối tượng sau cai nghiện còn chưa được tăng cường, đẩy mạnh, đáp ứng nhu cầu thực tế tình hình. - Một số quy định của pháp luật thiếu đồng bộ, chưa theo kịp với tình hình thực tế đã gây rất nhiều lúng túng và khó khăn cho các địa phương trong quá trình triển khai, thực hiện Luật phòng, chống ma tuý. Thiếu cơ chế chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đầu tư vào công tác cai nghiện, giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện. - Đầu tư về nhân lực, vật lực ở nhiều tỉnh, thành phố chưa đáp ứng được với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Kinh phí dành cho công tác cai nghiện phục hồi, dạy nghề và hỗ trợ tạo việc làm cho đối tượng sau cai nghiện rất hạn hẹp. - Sự phối hợp giữa các ngành, các cấp chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ trong công tác quản lý sau cai tại cộng đồng và hỗ trợ giải quyết việc làm cho đối tượng sau cai nghiện để phòng chống tái nghiện. 2.2. Thực trạng tình hình việc làm và hỗ trợ tạo việc làm sau cai nghiện ở nước ta hiện nay 2.2.1. Tình hình việc làm sau cai nghiện ma tuý Một đề tài nghiên cứu của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã tiến hành khảo sát, nghiên cứu 450 đối tượng, gồm người nghiện ma tuý, thân nhân của đối tượng, cán bộ chính quyền và một số doanh nghiệp đóng trên địa bàn của 6 tỉnh, thành phố: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Nam Định, HảI Phòng, Hà Tây, Bắc Ninh. - Về việc làm: Nhìn chung tình hình việc làm của các đối tượng là không thuận lợi, chỉ có 20% đối tượng có việc làm ổn định, 32,5% có việc làm nhưng không ổn định. Các đối tượng ở thành phố, thị xã tỷ lệ có việc làm ổn định cao hơn các đối tượng ở nông thôn. Tuy nhiên, ở cả hai nhóm đối tượng, số có việc làm ổn định luôn có tỷ lệ thấp nhất (24% với đối tượng ở thành thị và 13,3% với đối tượng ở nông thôn), tiếp đến là số có việc làm không ổn định, số đối tượng không có việc làm chiếm tỷ lệ cao nhất (44% và 53,3% tương ứng cho 2 nhóm đối tượng). Đa số người nghiện ma tuý sau khi được chữa trị, phục hồi không có việc làm nên có nhiều khả năng tái nghiện. Với những đối tượng có việc làm ổn định, dù ở thành phố, thị xã hay ở nông thôn, dù làm các nghề nghiệp rất khác nhau nhưng về cơ bản (85,7%) có thu nhập đủ nuôi sống bản thân. Tuy nhiên, chỉ 14,3% có thu nhập đủ sống và hỗ trợ thêm gia đình. Nghề nghiệp chủ yếu của các đối tượng là công nhân ở các cơ sở sản xuất (62,5%), số còn lại làm các nghề như: xe ôm, bảo vệ, làm ruộng… - Về vị trí làm việc: hầu hết các đối tượng là người đi làm thuê (57%), một số là chủ sở hữu hoặc sở hữu một phần các công cụ, phương tiện sản xuất (14,3%). Khu vực làm việc của các đối tượng tập trung chủ yếu ở các cơ sở sản xuất tư nhân (57,1%), số làm việc ở khu vực kinh tế nhà nước, HTX chiếm tỷ lệ thấp (28,6% và 14,3%). - Về thái độ của đồng nghiệp và cảm nhận của bản thân đối tượng về nơi làm việc nói chung thể hiện xu hướng tích cực. 100% số đối tượng có việc làm ổn định cho biết đồng nghiệp không mặc cảm với họ. Bản thân đối tượng phần lớn yên tâm, tự tin với chính mình (57,1%), một tỷ lệ đáng kể (28,7%) không cảm thấy có gì đặc biệt, chỉ có một số ít (14,%) là thấy chưa tin tưởng vào chính minh và thái độ của đồng nghiệp. - Về những yếu tố thuận lợi giúp đối tượng có việc làm, một tỷ lệ khá cao (42,9%) cho rằng đó là tạo được lòng tin với mọi người, hay có địa điểm tốt để làm nghề, 28,5% cho rằng phải có sức khoẻ tốt. Không có đối tượng nào cho rằng có nghề trong tay là yếu tố thuận lợi giúp cho họ có việc làm. Đó cũng là một trong những điểm hạn chế của đối tượng. Kết quả khảo sát cho thấy một mâu thuẫn: đối với đối tượng nghiện ma tuý, có nghề chưa chắc đã có được việc làm nếu bản thân đối tượng không có nỗ lực, cố gắng để tạo được lòng tin với mọi người, nhất là với các cơ sở có thể thu nhận lao động. Một số đối tượng không có nghề nghiệp, chỉ có lao động giản đơn hoặc có tay nghề nhưng do quá khứ mắc nghiện phần nào đã làm mất lòng tin, nhất là các cơ sở sản xuất và những chủ doanh nghiệp còn nhiều băn khoăn. Đây chính là nguyên nhân vì sao mặc dù Nhà nước bước đầu đã có chính sách, chế độ ưu đãi về đầu tư cho các cơ sở sản xuất nhận các đối tượng tệ nạn xã hội vào làm việc, song trên thực tế ít có cơ sở hưởng ứng việc này. Đa số (71,4%) đối tượng cho rằng gia đình là một yếu tố thuận lợi giúp cho đối tượng có việc làm. Chính quyền và doanh nghiệp chưa có vai trò tích cực đối với việc giải quyết việc làm cho đối tượng. Một số đối tượng (28,5%) cho rằng được vay và được hỗ trợ vốn cũng là một yếu tố thuận lợi giúp đối tượng tự tạo việc làm ngay từ gia đình, cộng đồng. Có việc làm, có thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc tránh xa và từ bỏ tệ nạn xã hội của các đối tượng, từng bước tạo lập hạnh phúc gia đình. 100% đối tượng có việc làm ổn định cho rằng chính việc làm là yếu tố quan trọng giúp họ từ bỏ ma tuý, việc làm giúp họ cải thiện kinh tế gia đình, giúp cho không khí gia đình được vui vẻ, đầm ấm. Đồng thời, tất cả các đối tượng này cũng cho rằng việc làm giúp cho bạn bè, người thân tin tưởng ở họ; sự mặc cảm của cộng đồng cũng sẽ giảm đi khi bản thân họ có việc làm ổn định. Với những đối tượng không có việc làm, nguyên nhân của tình trạng này khá phân tán. Có 36,8% cho rằng không có việc làm vì chưa được học nghề, 31,6% cho rằng do không được giúp đỡ, 10,5% cho rằng do xã hội thiếu việc làm và 10,5% khác cho rằng do họ bị mặc cảm với quá khứ. 2.2.2. Thực trạng hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma tuý ở Việt Nam trong những năm qua 2.2.2.1. Văn bản pháp qui về chính sách tạo việc làm cho người sau cai nghiện Đối tượng tệ nạn xã hội (người nghiện ma tuý) là loại đối tượng đặc biệt. Nhà nước đã ban hành một hệ thống chế độ, chính sách liên quan đến dạy nghề, tạo việc làm cho đối tượng này. Nghị quyết 06/CP ngày 29 tháng 1 năm 1993 và Nghị định số 20/CP ngày 13 tháng 4 năm 1996 của Chính phủ ban hành Quy chế về Cơ sở chữa bệnh, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính số 44/2002/PL-UBTVQH, 6 Nghị định và 1 Quyết định (Nghị định số 146/2004/NĐ-CP, Nghị định số 34/2002/NĐ-CP, Nghị định số 56/2002/NĐ-CP, Nghị định số 147/2003/NĐ-CP, Nghị định số 135/2004/NĐ-CP, Nghị định số 43/2005/NĐ-CP, Quyết định số 25/2002/QĐ-TTg) và 18 Thông tư của Bộ, Liên bộ đều xác định rõ trách nhiệm của chính quyền các cấp, các Bộ, ngành có liên quan, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi triển khai thực hiện công tác cai nghiện, chữa trị, phục hồi và thực hiện các biện pháp dạy nghề, tạo việc làm cho người nghiện ma tuý. Ví dụ: để triển khai thực hiện các quy định của Chính phủ, các Bộ ngành liên quan đã hướng dẫn cụ thể trong các văn bản liên tịch như: Thông tư số 12/TTLB-LĐTBXH-TC ngày 16 tháng 5 năm 1997 của liên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Tài chính hướng dẫn chế độ trợ cấp cho người nghiện ma tuý tại các Cơ sở chữa bệnh…Theo các quy định của Nhà nước, người nghiện ma túy không những được chữa trị, cai nghiện, giáo dục, phục hồi, dạy nghề tại các Cơ sở chữa bệnh dành riêng cho các đối tượng này, mà còn được hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng, được ưu tiên vay vốn để tạo việc làm tại gia đình; các cơ sở nhận số lao động là đối tượng này sẽ được xem xét, hỗ trợ đầu tư trên cơ sở đề án sản xuất… Trong các văn bản chính sách, pháp luật của nhà nước đã ban hành về công tác cai nghiện phục hồi đều quy định nhiệm vụ dạy nghề, tổ chức lao động cho người cai nghiện ở Trung tâm cai nghiện hay cai nghiện tại gia đình và cộng đồng; khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vào dạy nghề, tạo việc làm cho đối tượng. Luật phòng chống ma tuý (12/2000) quy định “Người đã cai nghiện ma tuý được chính quyền cơ sở, gia đình và các tổ chức tiếp nhận, tạo điều kiện học nghề, tạo việc làm, vay vốn, tham gia các hoạt động xã hội để hoà nhập cộng đồng” (Điều 33) [45]. Một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới việc triển khai Nghị quyết 16/2003/QH11: + Nghị định số 146/2004/NĐ-CP, ngày 19/7/2004 về “Quy định thủ tục, thẩm quyền quyết định đưa vào cơ sở quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm đối với người sau cai nghiện ma tuý. + Tờ trình 06/TTr-CP ngày 3/7/2007 và Tờ trình 33/TTr-CP ngày 9/5/2007, trình Quốc hội cho phép được áp dụng một số chế độ ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp cho các cơ sở và doanh nghiệp sử dụng lao động là người sau cai trong thời gian thực hiện Nghị quyết 16/2003/QH11 của Quốc hội. + Quyết định 212/2006/QĐ-TTg ngày 20/9/2006: Tín dụng đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ và doanh nghiệp sử dụng lao động là người sau cai nghiện ma tuý. + Thông tư số 05/2007/TT-BTC ngày 18/1/2007: Hướng dẫn một số nội dung Quyết định số 212/2006/QĐ-TTg ngày 20/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ và doanh nghiệp sử dụng lao động là người sau cai nghiện ma tuý Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 212/2006/QĐ-TTg ngày 20 tháng 9 năm 2006 về tín dụng đối với các doanh nghiệp sử dụng người lao động là người sau cai nghiện và sau đó ngày 19 tháng 01 năm 2007 Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 05/2007/TT-BTC về hướng dẫn một số nội dung của Quyết định trên. Những văn bản trên đã thể hiện quan tâm của Trung ương đến Đề án sau cai nghiện của thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thực hiện Nghị quyết 16/2003/QH11 ngày 17/6/2003 về “Thực hiện thí điểm tổ chức quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma tuý” ở thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố khác trực thuộc Trung ương. Nhìn chung, chế độ, chính sách dạy nghề, tạo việc làm cho đối tượng nghiện ma tuý tương đối đầy đủ về chủ trương và biện pháp tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, để chính sách về vấn đề việc làm đối với đối tượng tệ nạn xã hội thực sự phát huy hiệu quả cả về mặt kinh tế và xã hội, Nhà nước cần đưa ra những giải pháp cụ thể hơn, thiết thực hơn nhằm huy động nhiều thành phần kinh tế tham gia tích cực trong việc giải quyết việc làm cho đối tượng tệ nạn xã hội đã hoàn lương. 2.2.2.2. Thực trạng hỗ trợ tổ chức đào tạo dạy văn hoá - dạy nghề Việc làm, thu nhập có mối quan hệ chặt chẽ với nghề nghiệp. Bởi vậy, trước khi xem xét thực trạng việc làm, thu nhập cần tìm hiểu văn hoá - nghề nghiệp được đào tạo của các đối tượng này. Cùng với vấn đề quản lý, dạy văn hoá và dạy nghề cho người cai nghiện và sau cai là nhiệm vụ mang tính chiến lược. Đó là cơ sở căn bản nhằm tạo điều kiện cho người sau cai có trình độ học vấn và nghề nghiệp tham gia lao động sản xuất nhằm từng bước tái hoà nhập cộng đồng. * Nhiệm vụ dạy văn hoá Thực tế cho thấy vấn đề này luôn dành được sự quan tâm ngay từ ngày đầu tập trung người nghiện, nhưng mới chỉ giành cho những người mù chữ hoặc mới biết chữ. Hầu hết các trung tâm trong cả nước, đặc biệt của TP. Hồ Chí Minh đều cố gắng và đều đạt kết quả tốt trong hoạt động xoá mù, xoá tái mù và bước đầu phổ cập bậc tiểu học cho học viên. ở TP. Hồ Chí Minh, các trung tâm cai nghiện đều được xây dựng mới, trong đó có nhiều phòng học văn hoá và học nghề khang trang. Tuy nhiên, việc dạy văn hoá cho học viên có trình độ ở các cấp học cao hơn (bậc trung học cơ sở, trung học phổ thông) đã không được tính toán kỹ từ đầu, nên trong quá trình triển khai hầu hết đều gặp những khó khăn khó vượt qua: + Thiếu cán bộ chuyên môn có trình độ tương ứng đứng lớp, thiếu nghiệp vụ sư phạm, thiếu tài liệu, trang thiết bị cần thiết, sách giáo khoa… + Thiếu kinh phí (ban đầu kinh phí chỉ cấp cho khâu xoá mù và phổ cập tiểu học), cuối năm 2004 mới có quyết định cấp kinh phí cho bậc trung học cơ sở (giao cho các Trung tâm giáo dục thường xuyên tổ chức thực hiện). + Nhiều trung tâm đóng ở vùng sâu vùng xa, rất trở ngại cho việc hợp tác với Phòng giáo dục và các trường tại địa phương. + Thiếu học viên. Có vẻ như là một nghịch lý nhưng lại là sự thật. Số học viên trong diện thực hiện đề án số lượng đông, gần 10.000 người, có mặt tại tất cả 20 trung tâm, nhưng số người đăng ký dự các lớp bổ túc văn hoá từ lớp 6 đến lớp 9 rất thấp. Thực tế diễn ra ở tất cả các trung tâm khẳng định điều này và là điều không khó giải thích: trước hết học viên cai nghiện là những người lười biếng, sức khoẻ kém, vì vậy động viên họ đếnlớp đã là khó, trong khi họ không có tiền đóng học phí (ban đầu quy định học phí 600.000 đồng/niên khoá cho bậc trung học cơ sở và 900.000 đồng/niên khoá cho bậc trung học phổ thông) và nhiều người ngay cả lúc bình thường không đủ sức khoẻ để học, khi đã phải lao động suốt ngày thì làm sao còn có ý chí, có sức đến lớp học? * Công tác dạy nghề Tất cả các trung tâm đều rất quan tâm tổ chức dạy nghề cho người cai nghiện ngay khi họ mới tập trung. Ban lãnh đạo các trung tâm rất năng động, sáng tạo, tìm mọi cách, mọi biện pháp, nguồn có thể để tổ chức các lớp hướng dẫn nghề nghiệp cho những người nghiện vốn là những người lười biếng, ăn bám gia đình, không nghề nghiệp chuyên môn hoặc chỉ là lao động phổ thông. Sự hình thành các lớp dạy nghề rất đa dạng, đủ loại hình: từ cắt tóc, sửa xe gắn máy và động cơ, chế tác đồ gỗ và đồ kim loại, sản xuất hàng mây tre nứa lá, dệt chiếu, thêu, ren, rua, may công nghiệp, may gia dụng, vi tính văn phòng, nguội, hàn, cơ điện, điện lạnh…là những cố gắng với tinh thần trách nhiệm rất cao của ban lãnh đạo các trung tâm. Tuy nhiên, những gì gọi là dạy nghề tại các trung tâm cai nghiện (trừ một vài trường hợp cá biệt) cho đến nay mới chỉ là giải pháp tình thế, phần lớn không đáp ứng yêu cầu tối thiểu của việc dạy nghề theo tinh thần của Đề án hậu cai: tạo dựng cho người sau cai một nghề kỹ thuật để tự kiếm sống trong quá trình tái hoà nhập cộng đồng, mà bước đi đầu là làm việc và kiếm sống trong “môi trường tương đối sạch ma tuý”. + Không có trung tâm nào có cơ sở dạy nghề đáp ứng tiêu chuẩn tối thiểu của ngành dạy nghề. Cụ thể là các lớp chuyên ngành không đủ hoặc không có giáo viên giảng dạy lý thuyết kết hợp với xưởng trường có đội ngũ giáo viên thực hành đủ tiêu chuẩn hướng dẫn từng công đoạn trong 2 năm để học viên đạt trình độ bậc 2/7 (đào tạo ngắn hạn) và bậc 3/7 (đào tạo dài hạn). + Không có xưởng trường và vùng với xưởng trường là giáo viên hướng dẫn thực hành. + Không có kinh phí dành cho dạy nghề. Những nghề các trung tâm “tự biên tự diễn” thiếu thốn trăm bề nhưng học viên muốn theo học phải nộp phí…khá cao. Mà học viên cai nghiện thì không có những khoản tiền nhiều, nên số người đăng ký học nghề ít. Ngoài ra còn do nguyên nhân khác là họ phải lao động cả ngày nên không còn nhiều sức cho việc học nghề. Tóm lại, những người nghiện ma tuý phần lớn không có nghề nghiệp. Sau khi được chữa trị, phục hồi việc học nghề của họ cũng gặp rất nhiều khó khăn, trong đó khó khăn lớn nhất là không có tiền để học nghề, là trình độ văn hoá của bản thân đối tượng còn hnạ chế và do thiếu việc làm trong xã hội. Những vấn đề này trực tiếp ảnh hưởng đến việc làm và đời sống của các đối tượng. Vấn đề đào tạo nghề hiện nay tại các Trung tâm cai nghiện còn mang tính hình thức, chưa thực sự được đầu tư cả về nguồn nhân lực cũng như tài chính, chưa mang tính chiến lược, chưa có chương trình và kế hoạch cụ thể, nên việc dạy nghề chỉ dừng ở chỗ dạy những nghề sẵn có chứ không phải dạy những nghề xã hội cần. Tại các Trung tâm giáo dục, công tác đào tạo nghề còn đơn giản, chỉ dừng lại ở các nghề đơn giản như: dệt khăn mặt, điện sơ cấp…Máy móc được trang bị tại các cơ sở này cũng rất sơ sài, đơn giản. Chính vì vậy, các học viên sau khi ra khỏi trại cai nghiện thì đều không kiếm được việc làm chứ chưa nói gì tới sống được bằng nghề được dạy. Do vậy, phải có những biện pháp cụ thể trong khâu trọng yếu này. Không nên chờ đến khi có nhà máy sản xuất sản phẩm gì rồi mới đưa người lao đọng “lắp” vào và “đào tạo nghề cấp tốc” cho họ (6 tháng chẳng hạn) - như cách tuyển thợ của các xí nghiệp trong các khu công nghiệp hiện nay. Với người sau cai nghiện, lao động không có nghề sẽ tác động trực tiếp đến thu nhập của họ, tất nhiên thu nhập sẽ thấp, và những hậu quả sẽ khó đoán định trước. Theo điều tra thực tế, hầu hết những người cai nghiện sau khi tái hoà nhập cộng đồng chưa nhận được sự hỗ trợ nào về tìm kiếm việc làm hoặc hỗ trợ học nghề. Trên thực tế, đa số người sau cai thường thất nghiệp và con đường quay lại nghiện ngập rất dễ do bị rủ rê, lôi kéo. 2.2.3. Một số mô hình dạy nghề, hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện Căn cứ vào tình hình cụ thể, nhiều tỉnh, thành phố đã chủ động thực hiện đa dạng hoá các hình thức dạy nghề, tạo việc làm và vận dụng phù hợp với đặc điểm địa lý, kinh tế của từng địa phương và hoàn cảnh của từng gia đình, đối tượng để có phương pháp cai nghiện phù hợp và trở thành những mô hình bước đầu có hiệu quả, đang dần được hoàn thiện. Cho tới nay có 5 mô hình dạy nghề, tạo việc làm cho người sau cai nghiện đang được nhiều địa phương triển khai hoặc thử nghiệm, nhân rộng và phát triển, cụ thể là: 2.2.3.1 Mô hình cai nghiện tập trung, dạy nghề và tạo việc làm tại các Trung tâm chữa bệnh - giáo dục - lao động xã hội: Mô hình này được hầu hết các địa phương áp dụng và được đánh giá có hiệu quả cao. Hầu hết các Trung tâm đã kết hợp tốt giữa việc dạy nghề và tổ chức lao động sản xuất, vừa tạo điều kiện cải thiện đời sống học viên khi ở Trung tâm vừa giúp đỡ cho học viên khả năng thuận lợi tìm kiếm việc làm sau khi tái hoà nhập cộng đồng để giảm tỷ lệ tái nghiện có hiệu quả. 5 năm qua, các Trung tâm chữa bệnh - giáo dục - lao động xã hội cả nước đã dạy nghề cho 54.740 học viên (chiếm 40% số người cai ở Trung tâm); hỗ trợ vốn tạo việc làm cho 26.075 người (chiếm 18% số người sau cai nghiện), nhiều người về tái hoà nhập cộng đồng đã thực sự từ bỏ được ma tuý, làm lại cuộc đời, có công ăn việc làm ổn định và có cuộc sống yên ấm, tiến bộ. Một số người đã trở thành chủ trang trại, chủ doanh nghiệp. 2.2.3.2. Mô hình cai nghiện 3 giai đoạn dựa vào Công trường 06 tỉnh Tuyên Quang Từ năm 1996, tỉnh Tuyên Quang đã áp dụng quy trình cai nghiện theo 3 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 2 là thời gian từ 1 đến 2 năm, đối tượng phải lao động tại công trường 06 và giai đoạn 3 là thời gian từ 2 năm trở lên, đối tượng phải lao động, làm việc tại cộng đồng có sự quản lý của gia đình, xã phường, cộng đồng nơi cư trú. Công trường 06 (mỗi huyện thị thành lập 1 công trường) là nơi đối tượng được lao động và cách ly với môi trường xã hội còn nhiều tệ nạn ma tuý. Kinh phí giai đoạn 2 tại công trường 06 do người nghiện tự lao động sản xuất để đảm bảo mức ăn hàng ngày 20.000 đồng/ngày. Nếu giai đoạn đầu chưa đủ tiền ăn tỉnh cho ứng kinh phí trước, sau có thu nhập từ lao động thì hoàn trả. Với phương châm đủ việc làm, có thu nhập, thuận tiện cho công tác quản lý đối tượng, công trường đã tổ chức khai thác đá xây dựng, sản xuất gạch thủ công, đồ mộc dân dụng, làm đường giao thông. Ngoài ra còn chăn nuôi lợn, gà, cá và trồng rau xanh để cải thiện đời sống. Tỉnh đã cho các công trường vay tiền mặt làm vốn lưu động để duy trì sản xuất, đầu tư kinh phí mua công cụ lao động và các dụng cụ cho các hoạt động văn hoá, thể thao. Đặc biệt, tỉnh đã tạo điều kiện cho công trường bằng cách khuyến khích các cơ sở xây dựng đóng trên địa bàn tỉnh tiêu thụ sản phẩm của công trường. Thời gian đầu, cơ sở vật chất các công trường 06 hầu như không có gì, đến nay các Công trường 06 đã từng bước được nâng cấp khang trang, tổ chức sản xuất được duy trì thường xuyên, đảm bảo được việc làm có thu nhập ổn định cho người nghiện, bảo toàn được vốn vay do tỉnh cấp. Có 05 công trường tổ chức khai thác đá, 01 công trường sản xuất gạch, một số công trường còn tổ chức làm mộc, đóng bàn ghế học sinh hoặc đồ gia dụng. Kết quả giá trị sản phẩm của các công trường làm ra (từ năm 2001 đến năm 2005): 10.104,342 triệu đồng. Thu nhập bình quân các công trường đạt từ 7.000 đến 10.000 đồng/người/ngày. Mặc dù các công trường 06 không có hàng rào bảo vệ nhưng hầu hết người cai nghiện đều yên tâm lao động, không trốn khỏi công trường, nhiều trường hợp đã hết thời gian cai nghiện tại công trường 06 theo quy định, được chuyển sang giai đoạn III nhưng vẫn xin ở lại công trường để tiếp tục lao động sản xuất và hưởng thu nhập mức 600.000 đồng/người/tháng. Với mục đích tạo điều kiện cho đối tượng cai nghiện trở về cộng đồng tìm được việc làm, có thu nhập ổn định cuộc sống, ngành lao động thương binh và xã hội đã chủ động phối hợp với Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã tổ chức được 28 lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho 795 đối tượng đang cai nghiện tại công trường 06 (bao gồm các nghề thợ xây, mộc dân dụng, trồng nấm rơm…) với tổng kinh phí dạy nghề trên 100 triệu đồng. Tổ chức thẩm định xét duyệt 68 dự án vay vốn sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của đối tượng đang cai nghiện ma túy với số tiền trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Giải pháp hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy ở nước ta hiện nay.pdf
Tài liệu liên quan