Tài liệu Luận văn Giải pháp hạn chế thất thoát vốn trong đầu tư xây dựng cơ bản tại Việt Nam: LUẬN VĂN:
Giải pháp hạn chế thất thoát vốn trong
đầu tư xây dựng cơ bản tại Việt Nam
mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời gian qua, nhiều vụ việc tiêu cực, tham nhũng trong đầu tư xây dựng cơ bản
(XDCB) đã được đăng tải nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. Những thông tin đó
có thể chưa đầy đủ, nhưng đó là những địa chỉ cụ thể diễn ra tình trạng thất thoát vốn trong
đầu tư XDCB. Nhiều người, nhiều cấp đã quan tâm theo dõi với những băn khoăn suy nghĩ rất
khác nhau.
Với sự lý giải cũng có nhiều cách, một số đại biểu Quốc hội có ý kiến về thất thoát
vốn đầu tư xây dựng hiện nay chiếm khoảng 30 đến 35% tổng mức đầu tư và không chỉ
xẩy ra ở một khâu nào đó, mà nó đã xẩy ra ở tất cả các khâu, như: chủ trương đầu tư, kế
hoạch vốn, khảo sát, thiết kế, thẩm định thiết kế, thẩm định dự án đầu tư, đấu thầu, giám
sát thi công và thanh quyết toán công trình.
Để góp phần luận giải vấn đề này từ góc nhìn quản lý kinh tế, luận văn đề cập đến
"Giải ...
80 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1162 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Giải pháp hạn chế thất thoát vốn trong đầu tư xây dựng cơ bản tại Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Giải pháp hạn chế thất thoát vốn trong
đầu tư xây dựng cơ bản tại Việt Nam
mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời gian qua, nhiều vụ việc tiêu cực, tham nhũng trong đầu tư xây dựng cơ bản
(XDCB) đã được đăng tải nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. Những thông tin đó
có thể chưa đầy đủ, nhưng đó là những địa chỉ cụ thể diễn ra tình trạng thất thoát vốn trong
đầu tư XDCB. Nhiều người, nhiều cấp đã quan tâm theo dõi với những băn khoăn suy nghĩ rất
khác nhau.
Với sự lý giải cũng có nhiều cách, một số đại biểu Quốc hội có ý kiến về thất thoát
vốn đầu tư xây dựng hiện nay chiếm khoảng 30 đến 35% tổng mức đầu tư và không chỉ
xẩy ra ở một khâu nào đó, mà nó đã xẩy ra ở tất cả các khâu, như: chủ trương đầu tư, kế
hoạch vốn, khảo sát, thiết kế, thẩm định thiết kế, thẩm định dự án đầu tư, đấu thầu, giám
sát thi công và thanh quyết toán công trình.
Để góp phần luận giải vấn đề này từ góc nhìn quản lý kinh tế, luận văn đề cập đến
"Giải pháp hạn chế thất thoát vốn trong đầu tư xây dựng cơ bản tại Việt Nam".
2. Mục đích nghiên cứu của luận văn
- Làm sáng tỏ những cơ sở lý luận, thực trạng về thất thoát vốn đầu tư XDCB ở
Việt Nam trong thời gian.
- Trên cơ sở nghiên cứu và hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn, luận
văn đề xuất những giải pháp hạn chế thất thoát vốn đầu tư XDCB trong điều kiện và môi
trường kinh tế - ở Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Về lý luận chủ yếu tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản về quản lý vốn và
thất thoát vốn trong đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.
- Về thực tiễn đánh giá thực trạng thất thoát vốn trong đầu tư xây dựng cơ bản tại
Việt Nam, phân tích xác định nguyên nhân để đề xuất những giải pháp hạn chế thất thoát.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, khái
quát hóa các phương pháp về quản lý kinh tế nói chung và kiểm tra, kiểm soát nói riêng.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về quản lý vốn và thất thoát vốn trong đầu tư xây
dựng cơ bản.
Chương 2: Thực trạng về thất thoát vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở Việt Nam trong
thời gian qua.
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế thất thoát vốn trong đầu tư xây
dựng cơ bản.
Chương 1
Những vấn đề cơ bản về quản lý vốn
và thất thoát vốn trong đầu tư xây dựng cơ bản
1.1. vai trò vốn trong đầu tư xây dựng cơ bản
1.1.1. Khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm về đầu tư xây dựng cơ bản
Quản lý đầu tư XDCB được xác định theo từng dự án. Hiện nay, có nhiều quan
niệm khác nhau về dự án đầu tư XDCB xét dưới các góc độ khác nhau. Chẳng hạn:
- Xét về mặt hình thức, dự án đầu tư XDCB là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một
cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch để đạt được những
kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai.
- Xét về góc độ quản lý, dự án đầu tư XDCB là một công cụ quản lý việc sử dụng
vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả kinh tế tài chính trong một thời gian dài.
- Xét trên góc độ kế hoạch hóa, dự án đầu tư XDCB là một công cụ thể hiện kế
hoạch chi tiết của một công cuộc đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế – xã hội
(KT-XH), làm tiền đề cho các quyết định đầu tư và tài trợ. Đầu tư XDCB là một hoạt động
kinh tế riêng biệt nhỏ nhất trong công tác kế hoạch hóa nền kinh tế nói chung.
- Xét về nội dung, dự án đầu tư XDCB bao gồm một tập hợp các hoạt động có liên
quan với nhau, đó là những nhiệm vụ hoặc hành động được thực hiện để tạo ra các kết quả
cụ thể. Những nhiệm vụ và các hoạt động cùng với một thời gian biểu và trách nhiệm cụ
thể của các bộ phận thực hiện sẽ tạo thành kế hoạch đầu tư XDCB.
- Theo quan niệm phổ biến hiện nay, dự án đầu tư XDCB là một tập hợp những đề
xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất
nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất
lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian xác định.
Như vậy: Dù xét theo bất kỳ góc độ nào thì dự án đầu tư XDCB đều bao gồm 4
vấn đề chính, đó là: mục tiêu của đầu tư, các kết quả, các hoạt động và các nguồn lực.
Trong 4 thành phần đó thì các kết quả được coi là cột mốc đánh dấu tiến độ thực hiện đầu
tư. Vì vậy trong quá trình thực hiện đầu tư XDCB phải thường xuyên theo dõi các đánh giá
kết quả đạt được. Những hoạt động nào có liên quan trực tiếp đối với việc tạo ra các kết
quả được coi là hoạt động chủ yếu phải được đặc biệt quan tâm.
1.1.1.2. Khái niệm về vốn trong đầu tư xây dựng cơ bản
Vốn cần thiết để tiến hành các hoạt động về đầu tư là rất lớn, không thể trích ra
cùng một lúc từ các khoản chi tiêu thường xuyên của các cơ sở, của xã hội vì điều này sẽ
làm xáo động mọi hoạt động bình thường của sản xuất và sinh hoạt xã hội. Do đó vốn
trong đầu tư XDCB là tiền tích lũy của xã hội, của các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ,
là tiền tiết kiệm của dân và vốn huy động từ các nguồn khác được đưa vào xây dựng trong
quá trình tái sản xuất xã hội nhằm duy trì tiềm lực sẵn có và tạo ra tiềm lực lớn hơn cho
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và sinh hoạt của xã hội.
1.1.2. Các kênh tạo vốn trong đầu tư XDCB và vai trò của nó
1.1.2.1. Các kênh tạo vốn trong đầu tư xây dựng cơ bản
Các kênh tạo vốn trong đầu tư XDCB ở nước ta bao gồm:
- Vốn từ ngân sách nhà nước;
- Vốn khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) của các doanh nghiệp được Nhà nước cho
phép để lại đầu tư xây dựng, mở rộng cơ sở vật chất kỹ thuật;
- Vốn của doanh nghiệp;
- Vốn của Nhà nước đi vay (vay trong nước, như: vay của dân, vay của các tổ
chức xã hội... vay của nước ngoài...);
- Vốn tín dụng nhà nước;
- Vốn viện trợ của các chính phủ, phi chính phủ;
- Vốn huy động từ dân, như: Công trái, trái phiếu;
- Vốn đóng góp của nhân dân...
1.1.2.2. Vai trò vốn trong đầu tư xây dựng cơ bản
Để tiến hành mọi hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội, quản lý sản xuất
kinh doanh... phải có vốn. Vốn có vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực xã hội, như:
- Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ lần đầu tiên được hình thành, vốn
này được dùng để xây dựng nhà xưởng, mua sắm trang thiết bị... để tạo ra các cơ sở vật
chất kỹ thuật (TSCĐ).
- Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ đang hoạt động, vốn này dùng để
mua sắm thêm các máy móc thiết bị, xây dựng thêm một số nhà xưởng, sửa chữa hoặc mua
sắm các TSCĐ mới thay thế TSCĐ đã bị hư hỏng, hao mòn hữu hình (do quá trình sử dụng
và do tác động của khí hậu, thời tiết) và vô hình (do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật làm
cho nhiều TSCĐ nhanh chóng trở nên lạc hậu không còn thích hợp với điều kiện mới, tiếp
tục sử dụng sẽ không có hiệu quả).
- Đối với các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các cơ sở đào tạo,
các phúc lợi xã hội... vốn này dùng để xây dựng các công sở, trường học, bệnh vện, các
công trình giao thông, thủy lợi, cầu cảng...
1.1.3. Trình tự quản lý vốn trong đầu tư XDCB
Theo quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng (ĐT&XD) ban hành kèm theo Nghị định số
52/CP ngày 8-7-1999, Nghị định số 12/2000/NĐ ngày 05-5-2000 và Nghị định số
07/2003/NĐ-CP ngày 31-01-2003 của Chính phủ quy định trình tự quản lý vốn đầu tư
XDCB được phân chia thành ba giai đoạn chính:
a) Giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Nội dung bao gồm:
- Nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư và quy mô đầu tư;
- Tiến hành tiếp xúc, thăm dò thị trường trong nước và ngoài nước để xác định nhu
cầu tiêu thụ, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tìm nguồn cung ứng thiết bị, vật tư cho
sản xuất; xem xét khả năng về nguồn vốn đầu tư và lựa chọn hình thức đầu tư;
- Tiến hành điều tra, khảo sát và chọn địa điểm xây dựng;
- Lập dự án đầu tư;
- Gửi hồ sơ dự án và văn bản trình đến người có thẩm quyền quyết định đầu tư tổ
chức cho vay vốn đầu tư và cơ quan thẩm định dự án đầu tư.
b) Giai đoạn thực hiện đầu tư. Nội dung bao gồm:
- Xin giao đất hoặc thuê đất (đối với dự án có sử dụng đất);
- Xin giấy phép xây dựng (nếu yêu cầu phải có giấy phép xây dựng) và giấy phép
khai thác tài nguyên (nếu có khai thác tài nguyên);
- Thực hiện việc đền bù giải phóng mặt bằng, thực hiện kế hoạch tái định cư và
phục hồi (đối với các dự án có yêu cầu tái định cư và phục hồi), chuẩn bị mặt bằng xây
dựng (nếu có);
- Mua sắm thiết bị và công nghệ;
- Thực hiện việc khảo sát, thiết kế xây dựng;
- Thẩm định, phê duyệt thiết kế và tổng dự toán, dự toán công trình;
- Tiến hành thi công xây lắp;
- Kiểm tra và thực hiện các hợp đồng;
- Quản lý kỹ thuật, chất lượng thiết bị và chất lượng xây dựng;
- Vận hành thử, nghiệm thu, quyết toán vốn đầu tư, bàn giao và thực hiện bảo hành
sản phẩm.
c) Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng. Nội dung bao
gồm:
- Nghiệm thu, bàn giao công trình;
- Thực hiện việc kết thúc xây dựng công trình;
- Vận hành công trình và hướng dẫn sử dụng công trình;
- Bảo hành công trình;
- Quyết toán vốn đầu tư;
- Phê duyệt quyết toán.
Quản lý vốn trong đầu tư XDCB của các dự án được tốt phải thực hiện quản lý
theo định mức và đơn giá. Chúng là những cơ sở quan trọng và căn cứ để xây dựng dự
toán, cấp phát thu hồi tạm ứng, thanh quyết toán dự án đầu tư XDCB hoàn thành. Nội dung
cụ thể của định mức và đơn giá:
* Về định mức dự toán xây dựng cơ bản
Định mức dự toán XDCB là mức hao phí lao động trung bình tiên tiến cần thiết cho
một đơn vị khối lượng công tác, một bộ phận công trình hay một nhóm công việc để người
sản xuất hoàn thành khối lượng công tác, bộ phận công trình hay nhóm công việc theo thiết
kế được duyệt. Định mức dự toán có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau tương
ứng với mỗi tiêu thức nhất định, như: theo công dụng, theo mức độ mở rộng, theo chuyên
ngành.
Nội dung của định mức dự toán xây dựng là thành phần công việc, điều kiện kỹ
thuật, điều kiện thi công được xác định phù hợp để thực hiện công tác xây lắp đó. Định mức dự
toán cho mỗi loại công việc bao gồm ba nội dung:
- Mức hao phí vật liệu, là quy định về số lượng vật liệu chính, vật liệu phụ và các
vật liệu luân chuyển cần cho việc thực hiện hoàn thành khối lượng công tác xây lắp. Mức
hao phí vật liệu đã bao gồm cả hao hụt vật liệu trong khâu vận chuyển, bảo quản và thi
công trong phạm vi công trình.
- Mức hao phí lao động, là quy định về sử dụng ngày công lao động của công nhân
trực tiếp thực hiện khối lượng công tác xây lắp và công nhân phục vụ xây lắp (kể cả công
nhân vận chuyển, bốc dỡ vật liệu, bán thành phẩm trong phạm vi quy định của mặt bằng
xây lắp). Mức chi phí lao động chính và phụ được quy định bằng số ngày công theo cấp
bậc bình quân của công nhân trực tiếp xây lắp. Định mức bao gồm cả lao động chính, phụ
(kể cả công tác chuẩn bị và kết thúc, thu dọn hiện trường thi công).
- Mức hao phí máy thi công, là quy định về số ca sử dụng trực tiếp phục vụ xây
lắp của tất cả các loại máy tham gia thi công khối lượng công tác xây lắp tại hiện trường.
Mức hao phí máy thi công chính được quy định bằng số lượng ca máy sử dụng, mức hao
phí máy thi công phụ được quy định bằng tỷ lệ phần trăm so với chi phí sử dụng máy thi
công chính.
* Về đơn giá xây dựng cơ bản
Đơn giá XDCB là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tổng hợp quy định chi phí cần thiết hợp
lý trên cơ sở tính đúng, tính đủ các hao phí về vật liệu, nhân công, máy thi công và các chi
phí cần thiết khác để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác hoặc một kết cấu xây lắp
tạo nên công trình. Đơn giá XDCB bao gồm các loại:
- Đơn giá XDCB tổng hợp, là đơn giá do cơ quan quản lý xây dựng ở Trung ương
ban hành cho các loại công tác hoặc kết cấu xây lắp, bộ phận nhà và công trình được xây
dựng trên cơ sở định mức dự toán XDCB tổng hợp và điều kiện sản xuất, cung ứng vật liệu
trong từng vùng lớn.
- Đơn giá XDCB khu vực thống nhất, là đơn giá các công tác hoặc kết cấu xây lắp
bình quân chung của các công trình xây dựng tại các khu vực nhất định có điều kiện sản
xuất và cung ứng vật liệu xây dựng giống nhau hoặc tương tự như nhau mà giá vật liệu đến
hiện trường xây lắp chênh lệch nhau không nhiều. Đơn giá này được xây dựng trên cơ sở
định mức dự toán các loại công tác hoặc kết cấu xây lắp do ủy ban nhân dân (UBND) các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành.
- Đơn giá XDCB cho các công trình riêng biệt, là đơn giá riêng cho từng công
trình có yêu cầu kỹ thuật, điều kiện biện pháp thi công đặc biệt, cũng như điều kiện xây
dựng khác biệt với điều kiện xây dựng của khu vực đơn giá thống nhất. Công trình đặc biệt
của cấp nào quản lý thì cấp đó ban hành đơn giá.
Nội dung của đơn giá XDCB chính, là các khoản mục hình thành nên đơn giá, bao
gồm: chi phí vật liệu, chi phí nhân công và chi phí máy thi công cho một đơn vị công tác hay
kết cấu xây lắp. Nội dung cụ thể của đơn giá:
- Chi phí vật liệu, là chi phí đến hiện trường xây lắp của các vật liệu chính, vật liệu
phụ, vật liệu luân chuyển, phụ tùng, bán thành phẩm cần thiết để tạo nên một đơn vị khối
lượng công tác hoặc kết cấu xây lắp (không bao gồm các chi phí của vật liệu để tính trong
chi phí chung và chi phí sử dụng máy thi công).
- Chi phí nhân công, bao gồm: Tiền lương cơ bản, các khoản phụ cấp lương, lương
phụ có tính chất ổn định và các khoản chi phí khác theo chế độ của công nhân trực tiếp xây
lắp cần thiết để hoàn thành một khối lượng công tác hoặc kết cấu xây lắp quy định trong
định mức dự toán. Các khoản phụ cấp lương không ổn định hoặc không thống nhất trong
các vùng hoặc trong từng tỉnh, thành phố thì không tính vào đơn giá XDCB, mà được tính
thành một khoản riêng trong chi phí nhân công thuộc chi phí trực tiếp của dự toán xây lắp.
- Chi phí sử dụng máy thi công, là chi phí sử dụng máy thi công để hoàn thành một
đơn vị khối lượng công tác hoặc kết cấu xây lắp quy định trong định mức dự toán, bao gồm:
phí khấu hao cơ bản, khấu hao sửa chữa lớn, chi phí sửa chữa thường xuyên, chi phí nhiên
liệu động lực, tiền lương thợ điều khiển, chi phí khác của máy và chi phí quản lý máy -
bảng giá ca máy.
Quản lý vốn đầu tư XDCB là một công việc hết sức phức tạp vì mỗi dự án đầu tư
xây dựng bao gồm nhiều công việc, hoạt động khác nhau. Do vậy, phải quản lý tốt chi phí,
tạm ứng và thanh toán khối lượng XDCB hoàn thành, theo các nội dung sau:
- Quản lý chi phí, mỗi dự án đầu tư bao gồm nhiều công việc hoạt động khác
nhau, nội dung các hoạt động lại rất đa dạng, do vậy quản lý vốn dự án ĐT&XD phải được
thực hiện đối với từng hoạt động hay từng hạng mục của dự án. Quản lý chi phí theo các
nội dung sau:
+ Quản lý chi phí xây lắp, là kiểm tra việc áp dụng các định mức, đơn giá đảm bảo
đúng các quy định về thành phần công việc, yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công và biện
pháp thi công. Đối với các quy định, hướng dẫn điều chỉnh định mức, đơn giá dự toán, các
chế độ quản lý XDCB của nhà nước và địa phương, cần chú ý tới thời hạn hiệu lực của văn
bản. Kiểm tra các khối lượng công tác chính như: đào móng, bê tông, cốt thép, xây dựng, vì
những khối lượng này chiếm tỷ trọng rất lớn trong chi phí xây lắp công trình. Kiểm tra để
phát hiện những công việc trùng lắp, những khối lượng công tác không nằm trong thành
phần chi phí trực tiếp (vì những khối lượng này đã được đưa vào tính toán trong chi phí
chung, chi phí kiến thiết cơ bản khác hoặc đã nằm trong thành phần công việc định mức để
lập đơn giá).
+ Quản lý chi phí thiết bị, số lượng, chủng loại, công suất, các chỉ tiêu kỹ thuật
phải đảm bảo đúng nội dung đầu tư thiết bị trong dự án đã được duyệt. Kiểm tra về giá
mua, chi phí vận chuyển, bốc dỡ bảo quản, gia công, tu sửa đảm bảo các quy định chung
của nhà nước (giá thiết bị, cước phí vận tải, bốc dỡ...).
+ Quản lý chi phí kiến thiết cơ bản khác đối với những chi phí được quy định tính
theo tỷ lệ hoặc có bảng giá cụ thể (như chi phí ban quản lý công trình, chi phí khảo sát
thiết kế…) việc áp dụng các tỷ lệ định mức và đơn giá, khối lượng công việc đưa vào tính
toán phải đảm bảo đúng quy định của nhà nước và phù hợp với nội dung dự án đã được
duyệt. Đối với những chi phí kiến thiết cơ bản khác, xác định bằng cách lập dự toán riêng,
việc quản lý cũng tương tự như đối với chi phí xây lắp (căn cứ vào các quy định về giá cả,
chế độ chính sách của nhà nước có liên quan đến XDCB để xác định việc đưa vào tính
toán chi phí đúng, sai, đủ hay thừa thiếu). Những khối lượng tăng thêm so với thiết kế
được duyệt do mọi nguyên nhân đều phải được cơ quan chủ quản đầu tư xét duyệt lại, có
sự thỏa thuận của Bộ Xây dựng và Bộ Tài chính.
- Thanh quyết toán vốn đầu tư XDCB, được thực hiện theo các nội dung sau:
+ Tạm ứng vốn phải căn cứ vào quyết định của cấp có thẩm quyền phê duyệt kết
quả đấu thầu hoặc chỉ định hầu, hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và đơn vị trúng thầu hoặc
giao thầu, giấy bảo lãnh thực hiện hợp đồng của đơn vị trúng thầu. Mức vốn tạm ứng bằng
tỷ lệ tạm ứng nhân với giá trị gói thầu nhưng nhiều nhất không vượt quá số tiền bảo lãnh
thực hiện hợp đồng của đơn vị trúng thầu. Vốn tạm ứng được hoàn trả từng lần cấp phát cho
khối lượng xây lắp hoàn thành và được hoàn trả hết trong năm kế hoạch. Trường hợp vốn
tạm ứng chưa trả hết được chuyển sang năm sau, dự án không được ghi kế hoạch thì chủ đầu
tư phải giải thích với cơ quan cấp phát vốn đầu tư về tình hình vốn chưa trả hết để báo cáo
cấp có thẩm quyền xử lý. Các trường hợp khác được xử lý theo quy định của pháp luật về
đầu tư xây dựng.
+ Thanh toán khối lượng XDCB hoàn thành phải căn cứ vào khối lượng công tác
xây lắp thực hiện đã được nghiệm thu hàng tháng và có đủ các điều kiện: khối lượng
nghiệm thu phải theo bản vẽ thiết kế thi công hoặc thiết kế kỹ thuật thi công được duyệt và
có trong kế hoạch đầu tư năm được giao; có trong hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và đơn
vị nhận thầu (trúng thầu hoặc chỉ định thầu); chất lượng đảm bảo yêu cầu thiết kế; áp dụng
đúng định mức, đơn giá của Nhà nước (số vốn thanh toán cho khối lượng này là giá trúng
thầu được lập cho khối lượng đó). Những khối lượng xây lắp thực hiện ngoài kế hoạch và
thiết kế dự toán được duyệt phải được hội đồng thẩm tra xét duyệt (theo phân cấp quản lý)
phê chuẩn. Đối với những dự án thuộc vốn ngân sách nhà nước (NSNN) thì phải gửi đến cơ
quan cấp phát những tài liệu, như: biên bản nghiệm thu khối lượng, chất lượng công trình,
bản tính toán chi tiết vật liệu, nhân công, máy thi công kèm theo bảng tổng hợp kinh phí,
phiếu giá thanh toán.
+ Thanh toán khối lượng thiết bị là thiết bị đã nhập kho chủ đầu tư (đối với thiết bị
không cần lắp), hoặc đã lắp đặt xong và được nghiệm thu (đối với thiết bị cần lắp đặt) và có
đủ các điều kiện: danh mục thiết bị phải phù hợp với quyết định đầu tư về số lượng, chất
lượng, chủng loại, tính năng, công suất, tiêu chuẩn kỹ thuật và có trong kế hoạch đầu tư được
giao; có trong hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và đơn vị cung ứng thiết bị; có các chứng từ
hoặc hợp đồng, vận chuyển, bốc dỡ, bảo hiểm, thuế nhập khẩu…; đã được chủ đầu tư nghiệm
thu hoặc nhập kho. ở khâu này, cán bộ quản lý phải kiểm tra về mặt pháp lý của các hợp
đồng, chứng từ và giá cả thanh toán (giá mua thiết bị, giá gia công thiết bị, cước phí vận
chuyển, bốc dỡ…) đảm bảo các quy định của Nhà nước, phù hợp với thời điểm thực hiện
khối lượng thanh toán. Đối với những dự án thuộc vốn NSNN, chủ đầu tư gửi đến cơ quan
cấp phát vốn hồ sơ, tài liệu gồm: hợp đồng kinh tế, hóa đơn kèm phiếu xuất kho (đối với
thiết bị mua trong nước), bộ chứng từ nhập khẩu (đối với thiết bị nhập khẩu), hóa đơn vận
chuyển, chứng từ bảo hiểm (trường hợp có bảo hiểm), phiếu nhập kho (đối với thiết bị
không cần lắp) hoặc phiếu giá thanh toán khối lượng thiết bị đã hoàn thành lắp đặt (đối với
thiết bị cần lắp), các chứng từ khác có liên quan (thuế, phí lưu kho…), phiếu giá thanh toán
thiết bị.
+ Thanh toán chi phí kiến thiết cơ bản khác khi có đủ các căn cứ chứng minh công
việc đã được thực hiện hoàn thành theo hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và đơn vị nhận
thầu.
+ Quyết toán vốn đầu tư XDCB, khi dự án hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng đều
phải quyết toán vốn đầu tư. Chậm nhất là 6 tháng sau khi dự án hoàn thành đưa vào vận hành,
chủ đầu tư phải báo cáo quyết toán vốn đầu tư gửi người có thẩm quyền quyết định đầu tư. Dự
án đầu tư bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, trong báo cáo quyết toán phải phân tích rõ từng
nguồn vốn. Báo cáo quyết toán vốn đầu tư phải xác định đầy đủ, chính xác số vốn đầu tư thực
hiện hàng năm, tổng mức vốn đã đầu tư thực hiện dự án, giá trị tài sản bàn giao cho sản xuất
sử dụng. Đối với các dự án đầu tư kéo dài nhiều năm, khi quyết toán chủ đầu tư phải quy đổi
vốn đầu tư đã thực hiện về mặt bằng giá trị tại thời điểm bàn giao, để xác định giá trị tài sản cố
định mới tăng và giá trị tài sản bàn giao. Tất cả các dự án đầu tư dùng vốn NSNN, vốn tín
dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước phải được thẩm tra
và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư theo quy định. Trước khi phê duyệt quyết toán vốn đầu tư,
tất cả các báo cáo quyết toán phải được tổ chức thẩm tra quyết toán. Người có thẩm quyền phê
duyệt quyết toán quyết định hình thức tổ chức thẩm tra quyết toán theo quy định. Tổ chức
thẩm tra báo cáo quyết toán do cơ quan chức năng trực thuộc cấp có thẩm quyền phê duyệt
quyết toán thực hiện hoặc thuê tổ chức kiểm toán. Trách nhiệm thẩm tra quyết toán: đối với
các dự án do cơ quan chức năng trực thuộc cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán thẩm tra
thì cơ quan thẩm tra phải chịu trách nhiệm về kết quả thẩm tra; đối với các dự án do tổ chức
kiểm toán thẩm tra thì tổ chức kiểm toán chịu trách nhiệm toàn bộ về kết quả thẩm tra; cơ
quan chức năng thẩm tra chịu trách nhiệm nội dung kiểm tra lại. Bộ trưởng Bộ Tài chính phê
duyệt quyết toán vốn đầu tư các dự án nhóm A của Nhà nước theo ủy quyền của Thủ tướng
Chính phủ; đối với các dự án còn lại thì người có thẩm quyền quyết định đầu tư đồng thời là
người phê duyệt quyết toán vốn đầu tư.
Căn cứ vào định mức, dự toán XDCB và khối lượng của các dự án để xây dựng
giá xét thầu hay giá chọn thầu. Theo Quy chế đấu thầu ban hành theo Nghị định số
88/1999/NĐ-CP ngày 01-9-1999 và Nghị định số 14/2000/NĐ-CP ngày 05-5-2000 của
Chính phủ quy định các hình thức lựa chọn nhà thầu, như:
- Đấu thầu rộng rãi là hình thức đấu thầu không hạn chế số lượng nhà thầu tham
gia. Bên mời thầu phải thông báo công khai về các điều kiện, thời gian dự thầu trên các
phương tiện thông tin đại chúng tối thiểu 10 ngày trước khi phát hành hồ sơ mời thầu. Đấu
thầu rộng rãi là hình thức chủ yếu được áp dụng trong đấu thầu.
- Đấu thầu hạn chế là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu mời một số nhà thầu
(tối thiểu là 5) có đủ năng lực tham dự. Danh sách nhà thầu tham dự phải được người có
thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền chấp thuận. Hình thức này chỉ được xem xét áp dụng
khi có một trong các điều kiện: chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng được yêu cầu
của gói thầu; các nguồn vốn sử dụng yêu cầu phải tiến hành đấu thầu hạn chế; do tình hình
cụ thể của gói thầu mà việc đấu thầu hạn chế có lợi thế.
- Chỉ định thầu là hình thức chọn trực tiếp nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu để
thương thảo hợp đồng. Hình thức này chỉ được áp dụng trong các trường hợp đặc biệt, như:
trường hợp bất khả kháng do thiên tai địch họa, được phép chỉ định ngay đơn vị có đủ năng
lực để thực hiện công việc kịp thời. Sau đó phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ về nội dung
chỉ định thầu để xem xét phê duyệt; gói thầu có tính chất nghiên cứu thử nghiệm, bí mật
quốc gia, bí mật an ninh, bí mật quốc phòng do Thủ tướng Chính phủ quyết định; gói thầu
đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định, trên cơ sở báo cáo thẩm định của Bộ Kế hoạch
và Đầu tư, ý kiến bằng văn bản của cơ quan tài trợ vốn và cơ quan có liên quan. Báo cáo đề
nghị chỉ định thầu phải xác định rõ: lý do chỉ định thầu; kinh nghiệm và năng lực về mặt kỹ
thuật, tài chính của nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu; giá trị và khối lượng đã được người
có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt làm căn cứ cho chỉ định thầu.
- Chào hàng cạnh tranh, hình thức này được áp dụng cho những gói thầu mua sắm
hàng hóa có giá trị dưới 2 tỷ đồng. Mỗi gói thầu phải có ít nhất 3 chào hàng của 3 nhà thầu
khác nhau trên cơ sở yêu cầu chào hàng của bên mời thầu. Việc gửi chào hàng có thể được
thực hiện bằng cách gửi trực tiếp, bằng fax, bằng đường bưu điện hoặc bằng các phương
tiện khác.
1.1.4. Nguyên tắc và thẩm quyền quản lý vốn trong đầu tư
1.1.4.1. Nguyên tắcquản lý vốn trong đầu tư XDCB
- Phân định rõ chức năng quản lý của Nhà nước và phân cấp quản
lý về đầu tư và xây dựng phù hợp với từng loại nguồn vốn đầu tư và chủ
đầu tư. Thực hiện quản lý đầu tư và xây dựng theo dự án, quy hoạch và pháp luật.
- Các dự án đầu tư thuộc vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo
lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn do doanh nghiệp nhà nước đầu tư
phải được quản lý chặt chẽ theo trình tự đầu tư và xây dựng quy định đối với từng loại
vốn.
- Đối với các hoạt động đầu tư, xây dựng của nhân dân, Nhà nước chỉ quản lý về
quy hoạch, kiến trúc và môi trường sinh thái.
- Phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước, của chủ
đầu tư, của tổ chức tư vấn và nhà thầu trong quá trình đầu tư và xây dựng.
1.1.4.2. Thẩm quyền quản lý vốn trong đầu tư XDCB
a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách về đầu tư, quản lý nhà nước về lĩnh vực
đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và đầu tư của người Việt Nam ra nước
ngoài;
Xác định phương hướng và cơ cấu vốn đầu tư bảo đảm sự cân đối giữa đầu tư
trong nước và nước ngoài trình Chính phủ quyết định;
Trình Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh, các văn bản quy phạm pháp luật có liên
quan đến cơ chế, chính sách về quản lý kinh tế, khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước
nhằm thực hiện cơ cấu kinh tế phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch để ổn định và
phát triển KT-XH;
Cấp giấy phép đầu tư và hướng dẫn các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài triển
khai công tác chuẩn bị đầu tư theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các quy định
có liên quan của Quy chế quản lý ĐT&XD;
Tổ chức thẩm định các dự án đầu tư thuộc nhóm A trình Thủ tướng Chính phủ
xem xét, quyết định đầu tư hoặc đồng ý để Bộ cấp đăng ký kinh doanh cho các dự án đầu
tư thuộc nhóm A không dùng vốn Nhà nước, theo dõi quá trình đầu tư các dự án đầu tư
trong kế hoạch Nhà nước;
Tổng hợp và trình Thủ tướng Chính phủ kế hoạch đầu tư phát triển hàng năm và 5
năm. Phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch đầu tư thuộc
các nguồn vốn do Nhà nước quản lý;
Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Thương mại, Bộ Tài chính và các Bộ,
ngành, địa phương hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quy chế đấu thầu;
Quản lý nhà nước về việc lập, thẩm tra, xét duyệt, thực hiện các dự án quy hoạch
phát triển KT-XH.
b) Bộ Xây dựng
Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về xây dựng, nghiên cứu các cơ chế, chính
sách về quản lý xây dựng, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn trình Thủ tướng Chính
phủ ban hành hoặc được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền ban hành;
Ban hành các tiêu chuẩn, quy phạm, quy chuẩn xây dựng, quy trình thiết kế xây
dựng, các quy định quản lý chất lượng công trình, hệ thống định mức, chỉ tiêu kinh tế kỹ
thuật xây dựng, định mức chi phí tư vấn ĐT&XD; thỏa thuận để các Bộ có xây dựng
chuyên ngành ban hành các tiêu chuẩn, định mức, quy phạm, các quy định quản lý chất
lượng công trình xây dựng kỹ thuật chuyên ngành;
Chủ trì cùng Bộ chuyên ngành kỹ thuật tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật - tổng
dự toán (TKKT-TDT) các dự án ĐT&XD thuộc nhóm A để cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Thống nhất quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, theo dõi, kiểm tra, phát
hiện và kiến nghị xử lý chất lượng các công trình xây dựng; đặc biệt về chất lượng các
công trình xây dựng thuộc các dự án nhóm A;
Hướng dẫn hoạt động của các doanh nghiệp tư vấn xây dựng, doanh nghiệp xây
dựng và các tổ chức quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng;
Chủ trì cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và các
Bộ, ngành, địa phương hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quy chế quản lý ĐT&XD.
c) Bộ Tài chính
Nghiên cứu các chính sách, chế độ về huy động các nguồn vốn đầu tư, quản lý vốn
đầu tư để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền;
Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc phân bổ kế hoạch cấp phát vốn
đầu tư cho các Bộ, địa phương và các dự án quan trọng quốc gia sử dụng vốn NSNN;
Thống nhất quản lý các khoản vốn vay và viện trợ của chính phủ dành cho đầu tư
phát triển;
Cấp bảo lãnh Chính phủ cho doanh nghiệp (trừ các tổ chức tín dụng) vay vốn nước
ngoài theo quy định của Chính phủ;
Thanh tra, kiểm tra tài chính đối với dự án của các tổ chức, đơn vị sử dụng nguồn
vốn đầu tư của Nhà nước; hướng dẫn, kiểm tra việc quyết toán vốn đầu tư các dự án đầu tư
sử dụng vốn nhà nước và thực hiện quyết toán vốn đầu tư các dự án nhóm A sử dụng vốn
nhà nước;
Hướng dẫn việc cấp vốn NSNN cho đầu tư, vốn sự nghiệp có tính chất ĐT&XD
đối với các dự án, chương trình theo kế hoạch đầu tư và theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính
phủ.
d) Ngân hàng Nhà nước
Nghiên cứu cơ chế, chính sách quản lý nhà nước (QLNN) về tiền tệ, tín dụng ngân
hàng trong ĐT&XD trình Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền;
Giám sát các tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính tín dụng khác thực hiện các
nhiệm vụ:
- Huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước để cho vay dài hạn, trung hạn, ngắn
hạn đối với các dự án đầu tư phát triển và sản xuất kinh doanh;
- Cho vay vốn đối với các dự án sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, khả thi và có
khả năng trả nợ; phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vay vốn thực
hiện được các cơ hội đầu tư có hiệu quả;
- Bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự
thầu và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện bảo lãnh các khoản vốn vay nước ngoài của các tổ chức tín dụng để
ĐT&XD.
e) Các Bộ, ngành khác có liên quan
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng QLNN
theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Các Bộ có chức năng quản lý công trình
xây dựng chuyên ngành ban hành các quy phạm, tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật có
liên quan đến xây dựng sau khi có sự thỏa thuận của Bộ Xây dựng;
Các Bộ quản lý ngành và các cơ quan có liên quan về đất đai, tài nguyên, sinh học,
công nghệ, môi trường, thương mại, bảo tồn, bảo tàng di tích, di sản văn hóa, cảnh quan, quốc
phòng, an ninh, phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm xem xét và có ý kiến bằng văn bản
về các vấn đề có liên quan của dự án đầu tư trong thời hạn quy định. Sau thời hạn quy
định, nếu không nhận được ý kiến trả lời của các Bộ quản lý ngành có liên quan thì được
xem như các Bộ, ngành và cơ quan đó đã thống nhất với văn bản đề nghị.
f) UBND cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương)
UBND cấp tỉnh, trong phạm vi chức năng, quyền hạn, thực hiện trách nhiệm quản lý
nhà nước đối với tất cả các tổ chức và cá nhân thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn theo quy
định của pháp luật.
g) Chủ đầu tư
Chủ đầu tư là người chủ sở hữu vốn, có trách nhiệm: tổ chức lập dự án đầu tư, xác
định rõ nguồn vốn đầu tư, thực hiện các thủ tục về đầu tư và trình cấp có thẩm quyền phê
duyệt theo quy định. Tổ chức thực hiện đầu tư bao gồm: tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhà
thầu, ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng đã ký kết với các nhà thầu theo quy định của
pháp luật. Các dự án đầu tư sử dụng một hoặc nhiều nguồn vốn khác nhau thì chủ đầu tư
có trách nhiệm toàn diện, liên tục về quản lý sử dụng các nguồn vốn đầu tư từ khi chuẩn bị
đầu tư, thực hiện đầu tư và đưa dự án vào khai thác sử dụng, thu hồi và hoàn trả vốn đầu
tư. Khi thay đổi chủ đầu tư thì chủ đầu tư mới được thay thế phải chịu trách nhiệm kế thừa
toàn bộ công việc đầu tư của chủ đầu tư trước. Chủ đầu tư có quyền yêu cầu các cơ quan
hữu quan của nhà nước công bố công khai các quy định có liên quan đến công việc đầu tư,
như: quy hoạch xây dựng, đất đai, tài nguyên, nguồn nước, điện, giao thông vận tải, môi
trường sinh thái, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ di tích văn hóa, lịch sử, an ninh, quốc
phòng để chủ đầu tư biết và thực hiện.
h) Tư vấn xây dựng
Tổ chức tư vấn ĐT&XD là các tổ chức nghề nghiệp thuộc các thành phần kinh tế,
có tư cách pháp nhân, có đăng ký kinh doanh về tư vấn ĐT&XD theo quy định của pháp
luật.
Nội dung hoạt động tư vấn ĐT&XD: Là cung cấp thông tin về văn bản quy phạm
pháp luật, về cơ chế chính sách ĐT&XD, lập các dự án đầu tư, quản lý dự án đầu tư, thiết
kế, soạn thảo hồ sơ mời thầu, giám sát và quản lý quá trình thi công xây lắp, quản lý chi
phí xây dựng, nghiệm thu công trình; tổ chức tư vấn này có thể ký hợp đồng lại với các tổ
chức tư vấn ĐT&XD khác để thực hiện một phần nhiệm vụ của công tác tư vấn.
Các tổ chức tư vấn ĐT&XD trách nhiệm: Đăng ký hoạt động tư vấn ĐT&XD tại
cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm trước pháp luật và
chủ đầu tư về các nội dung đã cam kết trong hợp đồng, bao gồm cả số lượng, chất lượng,
thời gian thực hiện, tính chính xác của sản phẩm và chất lượng sản phẩm tư vấn của mình;
thực hiện chế độ bảo hiểm nghề nghiệp tư vấn ĐT&XD theo quy định của pháp luật.
Thông tin rộng rãi về năng lực hoạt động của doanh nghiệp để chủ đầu tư biết và lựa chọn.
i) Doanh nghiệp xây dựng
Doanh nghiệp xây dựng là doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập
theo quy định của pháp luật, có đăng ký kinh doanh về xây dựng.
Các doanh nghiệp xây dựng có trách nhiệm: Đăng ký hoạt động xây dựng tại cơ
quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ
đầu tư về các nội dung đã cam kết trong hợp đồng, bao gồm cả số lượng, chất lượng, tính
chính xác của sản phẩm, thời gian thực hiện hợp đồng, có quy định và hướng dẫn sử dụng
công trình trước khi bàn giao công trình, thực hiện bảo hành chất lượng sản phẩm xây
dựng và công trình xây dựng của mình theo quy định tại quy chế quản lý ĐT&XD; thực
hiện chế độ bảo hiểm công trình xây dựng, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi liên
quan đến an toàn của các công trình lân cận và công trình đang xây dựng, thực hiện an
toàn lao động, bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình xây dựng. Thông tin rộng rãi về
năng lực hoạt động của doanh nghiệp để chủ đầu tư biết và lựa chọn.
1.1.5. Thanh tra kiểm tra và xử lý vi phạm
1.1.5.1. Thanh tra, kiểm tra
Tất cả các hoạt động ĐT&XD thuộc mọi tổ chức, cá nhân có liên quan kể cả người
nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam đều
phải chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng nhà nước theo từng lĩnh vực
quản lý, có phân biệt các công trình sử dụng vốn NSNN, vốn tín dụng do Nhà nước bảo
lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước,
của doanh nghiệp liên doanh hoặc của nhân dân tự ĐT&XD.
1.1.5.2. Xử lý vi phạm
Tổ chức, cá nhân kể cả người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài
hoạt động ĐT&XD trên lãnh thổ Việt Nam nếu vi phạm các quy định của Quy chế này thì
tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự,
nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Đối với các cơ quan chức năng nhà nước, cán bộ, công chức làm nhiệm vụ quản
lý nhà nước về ĐT&XD mà không làm đầy đủ nhiệm vụ được giao hoặc tự đặt ra các thủ
tục, yêu cầu ngoài qui định, trì hoãn việc giải quyết các yêu cầu của cá nhân, doanh
nghiệp, cơ quan, tổ chức ĐT&XD khi đã đủ các điều kiện quy định thì tùy theo tính chất,
mức độ vi phạm, mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt
hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
1.2. các thất thoát vốn trong đầu tư xây dựng cơ bản
1.2.1. Khái niệm về thất thoát
Theo Pháp lệnh thực hành tiết kiệm chống lãng phí ngày 26-02-1998, thì: "Lãng phí
là sử dụng nguồn lực tài chính, lao động và các nguồn lực khác vượt quá định mức, tiêu
chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định hoặc sử dụng đúng định mức,
tiêu chuẩn chế độ nhưng chất lượng đạt thấp hơn hoặc không đúng mục tiêu đã xác định".
Còn vấn đề thất thoát thì chưa có tài liệu văn bản quy phạm nào đưa ra định nghĩa hay một
khái niệm cụ thể. Nhưng thực tế cho thấy lãng phí, thất thoát phản ánh một hiện tượng
giống nhau, đó là sự mất mát nguồn lực, mất đi cơ hội để tạo thêm cơ sở vật chất, tăng
thêm năng lực cho xã hội.
Thất thoát trong XDCB là những chi phí thực tế không sử dụng hết vào công trình
do bị bớt xén, cắt giảm không đúng quy định, không hợp lý hoặc do khai man, khai khống,
nhưng vẫn tính vào dự án để rút vốn. Biểu hiện:
- Công trình bớt xén khối lượng vật tư hoặc sử dụng vật tư sai chủng loại, kém
chất lượng, như bớt xén xi măng, sắt thép không đúng quy định, thay đổi vật liệu xây
dựng, trang trí bằng vật liệu có phẩm cấp, chất lượng kém hơn so với thiết kế được duyệt;
- Sử dụng tiền đền bù giải phóng mặt bằng không đúng mục đích, kê khai khống
khối lượng đền bù, làm giả hồ sơ để nhận tiền đền bù;
- áp dụng định mức, đơn giá sai, kê khai nghiệm thu khống khối lượng hoặc đánh
giá sai chất lượng công trình khi thẩm tra, thẩm định dẫn đến thanh toán sai so với khối
lượng chất lượng thực tế;
- Thanh quyết toán khống so với giá trị thực tế thi công, bớt xét hoặc sử dụng chi
phí xây dựng công trình không đúng quy định;
- Thời gian xây dựng kéo dài so với quy định, dẫn đến công trình bị thiên nhiên
phá hoại, chậm đưa công trình vào khai thác sử dụng làm mất cơ hội kinh doanh, ngân
sách phải chi thêm một khoản tiền bù giá nhân công, chi phí máy thi công và chênh lệch
vật tư khi giá thị trường tăng quá cao, còn doanh nghiệp thì phải trả thêm lãi vay ngân
hàng trong thời gian chậm thanh toán vốn;
- Thay đổi lại kết cấu do kết quả khảo sát không đảm bảo chất lượng;
- Thiết kế áp dụng hệ số an toàn quá mức cho phép;
- Chất lượng xây dựng không đảm bảo phải phá đi làm lại;
- Nhà máy xây xong không có nguyên liệu để sản xuất;
- Chợ xây xong không có người đến họp;
- Hệ thống cấp nước chỉ chú trọng đầu tư nhà máy mà thiếu mạng lưới đường ống
phân phối đến các hộ tiêu thụ, nên không cung cấp được đến hộ tiêu thụ.
- Công trình thủy lợi chỉ chú trọng xây dựng kênh chính, còn kênh nội đồng chưa
chú trọng, nên tưới tiêu không đạt theo công suất thiết kế.
1.2.2. Tiêu chí xác định thất thoát
Thất thoát trong XDCB được biểu thị bằng giá trị tuyệt đối và biểu thị bằng giá trị
tương đối phần trăm (%). Giá trị thất thoát được hiểu:
- Chi phí được đầu tư xây dựng công trình, nhưng không mang lại hiệu quả do công
trình hoàn thành không sử dụng được, hoặc chi phí sử dụng vào công trình bị tăng lên,
hoặc phát sinh do các nguyên nhân chủ quan, làm tăng chi phí đầu tư so với quy định của
Nhà nước.
- Chi phí đầu tư không sử dụng nhưng vẫn tính vào chi phí xây dựng công trình để
rút vốn đầu tư.
Mức thất thoát được biểu thị bằng tỷ lệ % giữa giá trị thất thoát so với chi phí cần
thiết xây dựng công trình theo quy định của nhà nước và cấp có thẩm quyền phê duyệt
tổng mức đầu tư, dự toán, tổng dự toán, giá trị gói thầu hoặc giá trị quyết toán.
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thất thoát
Những nhân tố ảnh hưởng đến thất thoát vốn trong đầu tư XDCB, là:
- Hệ thống chính sách, pháp luật về quản lý đầu tư dựng chưa đồng bộ, thống nhất,
hoàn chỉnh và còn nhiều sơ hở; công tác quản lý nhà nước còn buông lỏng, phân công,
phân cấp chưa rõ ràng, chồng chéo, công tác thanh tra, kiểm tra làm chưa thường xuyên
và chưa đáp ứng yêu cầu; đáng chú ý là trách nhiệm và biểu hiện tiêu cực trong một bộ
phận không ít cán bộ lãnh đạo và quản lý ở các cấp rất nghiêm trọng.
- Đầu tư nhà nước chậm thích ứng với cơ chế thị trường. Tuy đã có chủ trương hạn
chế bao cấp, bảo hộ có điều kiện và không chuyển độc quyền nhà nước thành độc quyền
doanh nghiệp, nhưng việc bao cấp, bảo hộ, độc quyền trong đầu tư tín dụng nhà nước, đầu
tư doanh nghiệp nhà nước vẫn còn đậm nét.
- Coi đầu tư nhà nước là "của chùa" cho nên tranh thủ càng nhiều thì chiếm đoạt
vốn nhà nước càng lớn.
- Có thể nói thất thoát trong XDCB chủ yếu do cấp trên của chủ đầu tư, chủ đầu
tư, tư vấn, nhà thầu tạo nên nhằm vụ lợi cá nhân. Ngoài ra do trình độ, năng lực, ý thức
trách nhiệm thực hiện công việc của những người tham gia hoạt động xây dựng;
1.3. Kinh nghiệm chống thất thoát trên thế giới
1.3.1. Kinh nghiệm
Trên thế giới, việc chống thất thoát đã trở thành một vấn đề gay go và ngày càng
quyết liệt để đảm bảo sự phát triển bền vững toàn cầu:
Đối với loại thứ nhất: Ngoài việc liên tục không ngừng học tập để nâng cao trình
độ, cập nhật kiến thức theo phương châm "Học và làm việc không tách biệt, học để làm
việc, làm việc cũng là học tập", người ta đề xướng mọi tổ chức, mọi doanh nghiệp cần
thực hiện:
- Hệ thống quản lý theo chất lượng quốc tế ISO 9001:2000;
- Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001: 2000
Có thể triển khai cả hai hệ thống quản lý này một cách song song, hoặc lồng ghép
với nhau như xu hướng hiện nay đang hướng tới để tiết kiệm thời gian và kinh phí.
Đối với loại thứ hai: Đấu tranh không khoan nhượng với tệ nạn tham nhũng và hối lộ
trong kinh doanh xây dựng. Đây là một cuộc đấu tranh có tính toàn cầu. Ngay từ năm 1989
đã đưa ra vấn đề tham nhũng, hối lộ làm trung tâm sự chú ý của cộng đồng. Trong một
nghị trình đầu tiên của thế giới đã đề ra cơ sở lý luận là phải xác lập một sân chơi cho
thương mại qua sự cạnh tranh tầm cỡ thế giới bằng cách đảm bảo rằng tham nhũng hối lộ
không trở thành rào cản thị trường. Từ năm 1994, tổ chức các nước Châu Mỹ và liên minh
Châu Âu bắt đầu công việc chống tham nhũng hối lộ và một tổ chức phi chính phủ gọi là
"quốc tế trong sáng" được thành lập, tiếp đó quy ước 12/1997 của OECD về chống hối lộ
được 34 nước ký. Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế, Tổ chức thương mại quốc
tế và các ngân hàng phát triển khu vực như Ngân hàng liên Mỹ, Ngân hàng phát triển Châu
á và Châu Phi bắt đầu tập trung tìm cách để giảm tham nhũng hối lộ trong nội bộ các cơ
quan đó và đề ra những điều hạn chế, từ chối không cho vay nếu đối tượng có hành vi
tham nhũng hối lộ. Đó là điều kiện cần có để được xét khi đối tượng đệ đơn yêu cầu.
Kinh nghiệm quốc tế, một chương trình chống thất thoát thành công phải xuất phát
và được hậu thuẫn từ ý chí chính trị mạnh mẽ ở cấp cao nhất của một quốc gia, từ sự cam
kết của các đại biểu quốc hội và các quan chức cấp cao (Bolivia, Hồng Công, Xingapo).
1.3.2. Bài học đối với Việt Nam
Với kinh nghiệm chống thất thoát vốn trong đầu tư XDCB của quốc tế, qua đó cho
chúng ta những bài học kinh nghiệm để hạn chế thất thoát vốn, đó là:
- Muốn hạn chế thất thoát vốn trong đầu tư XDCB phải có chủ trương đồng bộ của
Đảng, Nhà nước.
- Bồi dưỡng kiến thức nghiệm vụ chuyên môn về quản lý đầu tư xây dựng cho các
chủ đầu tư, vì các chủ đầu tư nói chung, đặc biệt là chủ đầu tư xây dựng các công trình dân
dụng thường không có chuyên môn về quản lý đầu tư. Do vậy việc bồi dưỡng cập nhật
kiến thức là hết sức cần thiết và phải được tổ chức thường xuyên.
- áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế trong lĩnh vực đầu tư xây
dựng.
- Xây dựng chế tài xử lý nghiêm những hành vi tham nhũng, làm thất thoát vốn
trong đầu tư xây dựng cơ bản;
- Xóa bỏ cơ chế bao cấp về thuế cho các doanh nghiệp nhà nước sản xuất kinh
doanh thua lỗ; không ưu đãi về lãi suất tín dụng. Thực hiện cơ chế cạnh tranh, có chính
sách đối xử bình đẳng giữa các doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa các doanh nghiệp với
các cơ quan quản lý nhà nước.
Kết luận chương 1: Vốn trong đầu tư XDCB có vai trò quan trọng đối với nền
kinh tế quốc dân là nguồn vốn để tái sản xuất xã hội nhằm duy trì tiềm lực sẵn có và tạo ra
tiềm lực lớn hơn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và sinh hoạt của xã hội. Do vậy, quản
lý vốn đầu XDCB phải theo trình tự, từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến thực hiện đầu tư và
kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng.
Đồng thời quản lý vốn đầu tư phải trên cơ sở định mức, đơn giá XDCB của nhà
nước và thực hiện đúng trách nhiệm quyền hạn về quản lý vốn đầu tư. Mặt khác phải chịu
trách nhiệm nếu gây thất thoát vốn đầu tư XDCB. Trong chương này tác giả cũng đã nêu
rõ khái niệm về thất thoát, lãng phí và xác định các nhân tố ảnh hưởng của nó. Qua đó soi
xét thực trạng quản lý và thất thoát vốn đầu tư XDCB ở chương 3.
Chương 2
Thực trạng về thất thoát vốn đầu tư
xây dựng cơ bản ở việt nam trong thời gian qua
2.1. đặc điểm về đầu tư xây dựng cơ bản ở việt nam
2.1.1. Các kênh tạo vốn đầu tư và đối tượng quản lý
2.1.1.1. Các kênh vốn trong đầu tư XDCB
Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương,
chính sách thông thoáng, nên đã thu hút nguồn vốn đầu tư xã hội tăng khá. Trong 4 năm
2001-2004 vốn đầu tư toàn xã hội tăng xấp xỉ 14,7%/năm. Tổng vốn đầu tư huy động được
trong 4 năm đạt khoảng 733 nghìn tỷ đồng (theo giá năm 2000), bằng khoảng 87% dự kiến
kế hoạch 5 năm. Trong đó vốn đầu tư thuộc khu vực nhà nước đạt 402,5 nghìn tỷ đồng,
chiếm 54,9%, bao gồm: (vốn ngân sách nhà nước 166,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 22,7%; vốn
tín dụng đầu tư của nhà nước 106,6 nghìn tỷ đồng chiếm 14,5%; vốn đầu tư doanh nghiệp
nhà nước 129,6 nghìn tỷ đồng chiếm 17,7%); vốn đầu tư của khu vực tư nhân 188,2 nghìn
tỷ đồng, chiếm 25,7%; vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đạt 127,6 nghìn tỷ đồng, chiếm
17,4%; các nguồn vốn huy động khác đạt 14,4 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 2%.
Tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP đã được tăng lên, từ 32,9% năm 2000 lên 34% năm
2001, 36% năm 2002, 36,3% năm 2003 và ước năm 2004 đạt 35,4% [1, tr. 10].
2.1.1.2. Đối tượng quản lý đầu tư và xây dựng
Đối tượng quản lý đầu tư và xây dựng bao gồm:
- Dự án đầu tư và xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa lớn, nâng cấp các dự án đã đầu
tư xây dựng;
- Dự án đầu tư để mua sắm tài sản kể cả thiết bị, máy móc không cần lắp đặt và
sản phẩm công nghệ khoa học mới;
- Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước để quy hoạch phát triển vùng, lãnh thổ,
quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn;
- Công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước mà không yêu cầu phải lập dự án
đầu tư;
- Các đối tượng đầu tư và xây dựng không sử dụng vốn nhà nước.
2.1.2. Phân cấp quản lý vốn trong đầu tư XDCB
2.1.2.1 Đối với vốn NSNN
Thẩm quyền quản lý vốn đầu tư vốn NSNN, được quy định:
- Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư hoặc ủy quyền quyết định đầu tư các dự
án thuộc nhóm A;
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan
quản lý tài chính của Trung ương Đảng, cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị xã hội, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định đầu tư các dự án thuộc nhóm B
và C.
- Đối với dự án nhóm B, C, cơ quan quyết định đầu tư phải căn cứ theo quy hoạch
phát triển ngành, quy hoạch phát triển KT-XH của địa phương và kế hoạch vốn ngân sách
đã được duyệt để quyết định đầu tư và chịu trách nhiệm về hiệu quả đầu tư. Cơ quan quyết
định đầu tư phải bảo đảm cân đối vốn đầu tư để thực hiện dự án nhóm B không quá 4 năm
và dự án nhóm C không quá 2 năm.
- Tổng cục trưởng các Tổng cục trực thuộc Bộ có thể được Bộ trưởng ủy quyền
quyết định đầu tư các dự án nhóm C;
- Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh được ủy quyền
cho Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư quyết định đầu tư các dự án có mức vốn dưới 2 tỷ
đồng. Các tỉnh và thành phố còn lại, Chủ tịch UBND cấp tỉnh có thể ủy quyền cho Giám
đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư quyết định đầu tư các dự án có mức vốn dưới 500 triệu đồng;
- Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã được quyết định đầu tư các dự án thuộc nguồn
vốn ngân sách do Hội đồng nhân dân (HĐND) cấp tỉnh phân cấp.
Đối với các dự án đầu tư ở cấp huyện dùng vốn NSNN phải được UBND cấp tỉnh
chấp thuận và quản lý chặt chẽ về quy hoạch, mục tiêu phát triển KT-XH.
Đối với các dự án ở cấp xã dùng vốn NSNN xây dựng kênh mương, đường nông
thôn, trường học, trạm xá, công trình văn hóa sau khi được HĐND cấp xã thông qua phải
được UBND cấp huyện chấp thuận về mục tiêu đầu tư và quy hoạch.
- Người có thẩm quyền quyết định đầu tư không được sử dụng nguồn vốn sự
nghiệp để đầu tư xây dựng mới. Đối với việc cải tạo mở rộng, nếu sử dụng nguồn vốn sự
nghiệp có mức từ 1 tỷ đồng trở lên để đầu tư phải thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư và
thực hiện đầu tư theo quy định của Quy chế quản lý ĐT&XD.
2.1.2.2. Đối với vốn doanh nghiệp nhà nước
Thẩm quyền quản lý vốn đầu tư doanh nghiệp nhà nước, được quy định:
- Dự án nhóm A, thẩm quyền quyết định đầu tư và thực hiện đầu tư được áp dụng
theo dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước nêu ở trên;
- Dự án nhóm B, C doanh nghiệp nhà nước căn cứ vào quy hoạch phát triển ngành
đã xác định để quyết định đầu tư; quá trình thực hiện đầu tư do doanh nghiệp tự chịu trách
nhiệm trên cơ sở thực hiện đúng các chế độ chính sách hiện hành của nhà nước về quản lý
đầu tư và xây dựng về định mức, đơn giá và quy chế đấu thầu. Tổ chức quản lý vốn của
doanh nghiệp và các tổ chức hỗ trợ vốn cho dự án có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện
quyết định đầu tư và thực hiện quyết toán vốn đầu tư.
2.2. thực trạng thất thoát vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Quản lý đầu tư XDCB trong thời gian qua đã được thực hiện theo Quy chế quản lý
đầu tư XDCB ban hành kèm theo Nghị định số 52/CP ngày 8-7-1999, Nghị định số
12/2000/NĐ ngày 05-5-2000 và Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 31-01-2003 của Chính
phủ và các văn bản chế độ chính sách khác của nhà nước. Nhưng thất thoát vốn đầu tư
XDCB còn phổ biến, được biểu hiện ở tất cả các khâu của quản lý đầu tư, như:
2.2.1. Thất thoát ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư
2.2.1.1. Thất thoát khi xây dựng dự án không có quy hoạch hoặc chất lượng
quy hoạch không cao
Quy hoạch là sự sắp xếp, bố trí hợp lý, cân đối giữa các yếu tố của lực lượng sản
xuất xã hội, phân công lại lao động xã hội hợp lý trên các vùng lãnh thổ đất nước. Do vậy,
quy hoạch phải đi trước một bước.
Trong những năm qua, công tác quy hoạch đã được chú ý đến quy hoạch tổng thể
phát triển KT-XH của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, quy hoạch phát triển các
ngành, quy hoạch phát triển các vùng kinh tế. Nhưng thực tế công tác quy hoạch còn tồn
tại, đó là:
- Quy hoạch chưa thực sự đi trước một bước để làm căn cứ xác định địa điểm xây
dựng cho dự án đầu tư XDCB.
- Quy hoạch còn thiếu đồng bộ giữa các loại quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH
vùng lãnh thổ với quy hoạch phát triển ngành, giữa các quy hoạch lãnh thổ với nhau và các
quy hoạch ngành với nhau, giữa quy hoạch phát triển KT-XH với quy hoạch đất đai, quy
hoạch xây dựng và quy hoạch chi tiết khác, như: Nhà máy đường Linh Cảm (Hà Tĩnh),
nhà máy đường (Quảng Bình) và nhà máy đường (Thừa Thiên - Huế) xây dựng xong
không có nguyên liệu để hoạt động phải chuyển đi tỉnh khác gây lãng phí.
- Quá trình đầu tư nhiều dự án xây dựng khi chưa có quy hoạch, hoặc quy hoạch
với chất lượng thấp như: Nhà máy Lọc dầu Dung Quất thời gian đầu quy hoạch bố trí ở
khu vực Vũng Tàu, sau Chính phủ quyết định xây dựng ở Dung Quất Quảng Ngãi; các
công sở, công trình văn hóa, xã hội (ở địa phương) thường không có quy hoạch tổng thể,
mà dự án được xây dựng theo ý tưởng của người đứng đầu.
- Chất lượng công tác quy hoạch còn thấp, thiếu phối hợp giữa các ngành, như làm
đường giao thông thiếu kết hợp với hệ thống lưới điện, cấp nước, thoát nước… cho nên
công việc chồng chéo, phá đi làm lại gây lãng phí thất thoát hàng trăm tỷ đồng NSNN,
song chậm được khắc phục.
2.2.1.2. Thất thoát do chủ trương đầu tư không đúng
Hầu hết các dự án được đầu tư đều xuất phát từ nhu cầu thực tế và trên cơ sở quy
hoạch chung. Nhưng thực tế chủ trương đầu tư còn tồn tại, như:
- Đầu tư khi một số dự án không có quy hoạch, ví dụ năm 2003 Bộ Nông nghiệp
và phát triển Nông thôn đầu tư xây dựng 18 dự án không có quy hoạch và kế hoạch 5 năm
(2001-2005), với số vốn Bộ đầu tư 904,5 tỷ đồng. Nhưng đến thời điểm kiểm toán (tháng
10-2004) Bộ chưa có bằng chứng để chứng minh sự cấp thiết phải đầu tư các dự án đó;
- Đầu tư khi chất lượng quy hoạch chưa hợp lý, như: khảo sát không kỹ, lựa chọn
địa điểm chưa hợp lý, lựa chọn công nghệ chưa thích hợp, đầu tư không đồng bộ giữa các
hạng mục, xác định quy mô xây dựng công trình vượt quá nhu cầu sử dụng, chất lượng
thẩm định quy hoạch chưa cao;
- Đầu tư các khu hành chính của các huyện quận, tỉnh thành phố còn phân tán, mỗi
cơ quan hành chính một khoảnh đất ở cách xa nhau, vừa tốn kém đất xây dựng, vừa lãng
phí diện tích sử dụng, vừa khó khăn trong giao dịch hành chính của nhân dân;
- Chủ trương đầu tư một số dự án không đồng bộ, dẫn đến nhiều tuyến đường vừa
làm xong đã đào lên, lấp xuống, nhà máy xây xong không có nguyên liệu, chợ xây xong
không có người họp, gây tâm lý không tốt trong nhân dân và lãng phí vốn đầu tư.
- Quan điểm của người có thẩm quyền chưa đủ tầm, còn biểu hiện cục bộ, cá nhân.
Việc bàn bạc cân nhắc, tính toán các khía cạnh về hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, môi
trường đầu tư còn hời hợt, thiếu cụ thể;
- Có không ít trường hợp khi quyết định về chủ trương đầu tư còn nặng về phong
trào chạy theo thành tích, theo hình thức.
Những tồn tại trên dẫn đến hiệu quả đầu tư không cao, gây thất thoát, tiêu cực
trong đầu tư XDCB, điển hình như: đánh bắt cá xa bờ; trên 50 nhà máy xi măng lò đứng,
43 nhà máy đường thiết bị Trung Quốc giá thành cao, chất lượng kém nên sản xuất thua lỗ.
Trước tình hình đó năm 2004 Chính phủ quyết định Kiểm toán Nhà nước kiểm toán 35 nhà
máy đường. Qua kiểm toán cho thấy các nhà máy đường nhập thiết bị cũ, nhưng giá quá
cao; có những nhà máy xây dựng không có nguyên liệu. Kết quả các nhà máy càng hoạt
động, thì số lỗ càng tăng, buộc ngân sách nhà nước (NSNN) phải tham gia xử lý như miễn
thuế cho các doanh nghiệp. Tính đến thời điểm kiểm toán (tháng 11-2004) số liệu thống
kê chưa đầy đủ, thì mỗi nhà máy đường lỗ khoảng 100 đến 200 tỷ đồng.
2.2.2. Thất thoát ở giai đoạn thực hiện đầu tư
2.2.2.1. Thất thoát trong phê duyệt TKKT-TDT
Phê duyệt thiết kế kỹ thuật là xem xét tính hợp lý của hồ sơ thiết kế công trình về
kết cấu và các khía cạnh khác liên quan đến công trình. Còn phê duyệt tổng dự toán là xem
xét giá trị tổng dự toán có phù hợp với khối lượng so với hồ sơ thiết kế và việc áp dụng
đơn giá XDCB có phù hợp với chế độ quản lý ĐT&XD hay không.
Trong thực tế công tác thiết kế thẩm định, phê duyệt TKKT-TDT ở nhiều ngành,
nhiều địa phương, nhiều đơn vị còn tình trạng chưa tuân thủ các quy định về nội dung đã
phê duyệt trong quyết định đầu tư của dự án. Cho nên công tác quản lý, thanh toán và
quyết toán vốn đầu tư còn gặp nhiều khó khăn và gây thất thoát NSNN, như:
- Các dự án ở xa trung tâm các đô thị, đi lại không thuận tiện thì rất phổ biến trình
trạng người thiết kế chỉ ngồi ở xưởng thiết kế mà không biết công trình thiết kế nằm ở
điểm nào và người làm dự toán lại càng thiếu thực tế, mặc dù tất cả các khoản tiền quy
định cho từng phần việc trên đều thanh toán đủ 100% nhưng khi có những phát sinh do sai
lệch thiết kế và thực tế thì bên B lại phải đi tìm cách giải quyết. Quy chế quản lý ĐT&XD
hiện nay của ta chưa quy định cụ thể xử phạt, hay bồi thường vật chất cho chủ đầu tư khi
kết quả tư vấn còn nhiều sai sót làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình và giá trị thanh
quyết toán công trình;
- Tư vấn thiết kế tính khối lượng xây lắp không chính xác, cho nên phải bổ sung,
điều chỉnh tổng dự toán, như: trạm bơm Hà Thanh (Thái Bình) tổng mức đầu tư được
duyệt 18 tỷ đồng thực hiện 19,99 tỷ đồng vượt 11%; thủy lợi Tràng Vinh (Quảng Ninh)
tổng mức đầu tư được duyệt 114,6 tỷ đồng thực hiện 196 tỷ đồng vượt 71%; trạm bơm
La Tiến (Bắc Ninh) tổng mức đầu tư được duyệt 15,6 tỷ đồng thực hiện 19 tỷ đồng vượt
22% [5, tr. 5]. Thậm chí có những dự án vừa thiết kế vừa thi công, đến giai đoạn cuối
hoặc khi xong công trình mới trình duyệt hoặc xin điều chỉnh tổng dự toán nhằm hợp
thức hóa các chi phí đã phát sinh. Điển hình như dự án tu bổ tôn tạo Nhà hát lớn thành
phố Hà Nội đã hoàn thành từ năm 1997 nhưng tổng dự toán vẫn chưa được phê duyệt;
Bộ Văn hóa Thông tin vẫn chưa giải trình được cơ sở xác định giá trị tổng dự toán và số
liệu không sát với thực tế [6, tr. 4].
- Chế độ nhà nước quy định về chi phí tư vấn (khảo sát, thiết kế) được tính theo tỷ
lệ thuận trên giá trị công trình. Vì vậy, trong thực tế các nhà thiết kế có xu hướng tăng quy
mô và hệ số an toàn của công trình cao hơn mức bình thường để hưởng lợi tiền thiết kế phí
và nhà thầu bớt xén khối lượng trong quá trình thi công gây thất thoát vốn đầu tư.
- Quy trình khảo sát lập dự án đầu tư còn nhiều hạng mục chỉ tạm tính, nhằm
mục đích làm cho tổng mức đầu tư thấp để dễ trình duyệt. Trong quá trình thi công sẽ
tìm cách điều chỉnh tổng mức đầu tư, như: "nhà số 5 Lê Duẩn từ 142 tỷ đồng lên 250 tỷ
đồng vượt 76%; kho lưu trữ đội cấn Hà Nội từ 23,3 tỷ đồng lên 74,6 tỷ đồng vượt
220%; hạng mục điều hòa không khí của dự án cải tạo nhà trưng bày A1 triển lãm
Giảng Võ Hà Nội có tổng dự toán được phê duyệt cao hơn tổng mức đầu tư 49 triệu
đồng" [18, tr. 143];
- Khi lập và phê duyệt tổng dự toán, dự toán không theo sát các định mức kinh tế
kỹ thuật của Nhà nước đã ban hành, không sát với thực tế từng khu vực, thoát ly giá cả
thực tế trên thị trường trong từng thời kỳ dẫn đến phê duyệt tổng mức đầu tư quá chênh
lệch so với thực tế. Điển hình như:
Bảng 2.1: Tổng mức đầu tư không sát với thực tế
Tên dự án
Tổng mức
đầu tư
Tổng dự toán
do tư vấn lập
Tổng dự toán
qua thẩm định
1. Cầu Hàm Rồng 336.586 tỷ 296.761 tỷ 234.772 tỷ
2. Cầu quản lý 1A
(đoạn tránh Phan Rang)
125 tỷ 94,45 tỷ 57,694 tỷ
3. Quốc lộ 18 484 tỷ 397.889 tỷ 335.566 tỷ
Nguồn: Tổng cục Đầu tư và Phát triển năm 1999.
- Thiết kế của một số dự án không đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật, nên chất lượng
công trình không đảm bảo như dự án nhà Hát chèo Kim Mã - Hà Nội, xây dựng từ tháng 3
năm 1985 đến tháng 9 năm 1992 mới hoàn thành. Nhưng năm 1989 đã phát hiện công
trình có sự cố bị nứt, do thiết kế có sai sót. Trung tâm Kiểm định Chất lượng Xây dựng đã
kết luận có một số sai sót trong thiết kế và ngày 9-7-1996 Bộ Văn hóa đã có Quyết định số
1519/QĐ-KH ngừng hoạt động tại Nhà át chèo để lập phương án sửa chữa cải tạo. Nhưng
đến tháng 12/2004 công trình cải tạo vẫn chưa xong, giá trị cải tạo gấp nhiều lần so với giá
trị đầu tư ban đầu, đó là thất thoát, lãng phí và hiệu quả đầu tư của dự án không cao.
2.2.2.2. Thất thoát trong khâu bố trí kế hoạch
Cơ chế điều hành kế hoạch đầu tư trong thời gian qua, đã từng bước thay đổi
cùng với công tác cải cách nền hành chính nhà nước. Tuy nhiên, công tác kế hoạch còn tồn
tại, như:
- Thời gian thi công kéo dài, do bố trí kế hoạch không sát với tiến độ thực hiện dự
án, ví dụ: "khối Bộ ngành Trung ương năm 2002 có 231 dự án, năm 2003 có 130 dự án;
khối địa phương quản lý năm 2003 có 1.176 dự án, trong đó 142 dự án nhóm B và 1.034
dự án nhóm C" [31, tr. 8].
- Nợ đọng XDCB ngày càng tăng do bố trí kế hoạch không hợp lý, như: "năm
2002 khối địa phương 7.444 tỷ đồng; năm 2003 khối địa phương 6,099 tỷ đồng, khối
Trung ương 5.000 tỷ đồng" [7, tr. 5].
- Bố trí kế hoạch đầu tư khi dự án thiếu thủ tục quy định của Nhà nước,ví dụ:
"khối Trung ương năm 2001 có 357 dự án; năm 2002 có 598 dự án; năm 2003 có 366 dự
án; năm 2004 có 151 dự án, trong đó 19 dự án có quyết định đầu tư sau 31-10-2003, 126
dự án chưa có TKKT-TDT và 6 dự án bố trí vốn không đúng cơ cấu" [1, tr. 24].
- Bố trí kế hoạch còn dàn trải, thiếu tập trung, ít chú ý đến hiệu quả kinh tế, ví dụ:
"năm 2003 có 10.600 dự án, năm 2004 có 12.355 dự án. Số lượng dự án năm sau nhiều
hơn năm trước, nhưng kế hoạch hàng năm bố trí cho các dự án lại thấp. Ví dụ Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT): kế hoạch năm 2004 Chính phủ giao là 1.579
tỷ đồng, nhưng Bộ chỉ bố trí cho các công trình đầu tư kéo dài là 178,11 tỷ đồng bằng
11,2% và chỉ bằng 10,43% so với nhu cầu vốn để hoàn thành công trình trong năm 2002.
Bố trí vốn không đạt theo tỷ lệ quy định: dự án nhóm B vốn đầu tư hàng năm phải bố trí
tối thiểu là 25%, nhưng năm 2003 Bộ chỉ bố trí được 8,39% đối với công trình chuyển tiếp
và 7,29% đối với công trình khởi công mới. Theo cách bố trí như trên thì dự án nhóm B
phải 10 đến 12 năm mới hoàn thành. Thực tế năm 2003 có 40 dự án nhóm B quá từ 4 đến
21 năm, trong đó 2 dự án giáo dục đào tạo quá từ 6 đến 21 năm, như bảng 2.2 và bảng 2.3.
Bảng 2.2: Các dự án nhóm C thi công kéo dài đến 31/12/2003
Thời gian
thực hiện
dự án
Số
dự án
Tổng
dự toán
trđ
Nhu cầu
vốn năm
2004 trđ
Kế hoạch
năm 2004
trđ
So sánh kế
hoạch/nhu
cầu
2 năm 28 357.140 235.240 54.680 23,24%
3 năm 20 258.208 152.828 39.203 25,65%
4 năm 8 116.653 52.271 9.550 18,27%
5 năm 1 18.858 9.300 3.000 32,25%
6 năm 1 20.397 1.930 1.930 100%
Tổng cộng 58 771.256 451.569 108.363 23,99%
Nguồn: Kiểm toán tại Bộ NN&PTNT.
Bảng 2.3: Các dự án nhóm B thi công kéo dài đến 31/12/2003
Thời
gian thực
hiện dự
án
Số
dự
án
Tổng
dự toán
trđ
Nhu cầu
vốn năm
2004
trđ
Kế hoạch
năm 2004
trđ
So sánh kế
hoạch/nhu
cầu
4 năm 12 1.012.069 477.605 18.100 3,78%
5 năm 9 848.446 292.155 16.350 5,59%
6 năm 3 177.629 65.513 5.500 8,39%
7 năm 5 388.852 109.953 4.900 4,45%
8 năm 4 439.087 72.918 6.800 9,32%
9 năm 1 184.423 11.525 1.500 13,01%
10 năm 1 196.020 38.720 1.000 2,58%
11 năm 2 206.900 122.839 5.000 4,07%
12 năm 1 6.200 9.916 3.000 30,25%
15 năm 1 76.554 10.315 2.600 25,20%
21 năm 1 60.179 43.899 5.000 11,38%
Tổng
cộng
40 3.596.359 1.255.358 69.750 5,55%
Nguồn: Kiểm toán tại Bộ NN&PTNT.
Tồn tại trong công tác kế hoạch, dẫn đến chi phí quản lý và giá trị công trình tăng
lên. Sản xuất, kinh doanh của nhà thầu gặp nhiều khó khăn do bị Nhà nước chiếm dụng
vốn, trong khi phải trả lãi vay ngân hàng. Mặt khác công trình kém chất lượng, do thi công
kéo dài bị thời tiết phá hoại nên tuổi thọ công trình giảm. Đây là sự thất thoát khá lớn cả về
trực tiếp và gián tiếp của cả xã hội.
2.2.2.3. Thất thoát trong khâu chọn thầu
Đấu thầu xây dựng là hình thức lựa chọn nhà thầu theo nguyên tắc cạnh tranh
lành mạnh. Đây là phương thức giao thầu tiến bộ thay thế cho phương thức giao thầu
theo chỉ tiêu kế hoạch của cơ chế cũ. Thực tế thời gian qua đấu thầu xây dựng còn bộc lộ
không ít những hiện tượng tiêu cực, như:
- Tình trạng không tuân thủ quy chế đấu thầu. Nhiều công trình phải đấu thầu,
nhưng chủ đầu tư lại thực hiện chỉ định thầu, hoặc chia dự án thành nhiều gói thầu nhỏ
để đấu thầu hạn chế và chào hàng cạnh tranh, như bảng 2.4:
Bảng 2.4: Số liệu minh họa về công tác đấu thầu
Đấu thầu
rộng rãi
Đấu thầu
hạn chế
Chỉ định thầu và
chào hàng cạnh tranh
Tổng số
Năm 1998
- Số gói thầu
- Tỷ lệ (%)
1.222
26.7%
1.536
33.5%
1.819
39.8%
4.557
100%
Năm 1999
- Số gói thầu
- Tỷ lệ (%)
1.887
19.6%
2.947
30.6%
4.789
49.8%
9.623
100%
Năm 2000
- Số gói thầu
- Tỷ lệ (%)
1.302
12.9%
2.600
25.5%
6.227
61.7%
10.179
100%
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2001.
Qua bảng trên cho ta thấy các cơ quan quản lý nhà nước cần phải xem xét lại các
quy định của cơ chế đấu thầu, chỉ định thầu và chế tài để xử lý những hành vi chỉ định thầu
không đúng quy định, nhằm đưa quy chế đấu thầu đi vào đời sống thực tế.
- Tình trạng bỏ thầu giá thấp để được trúng thầu: thực tế những năm qua có không
ít hiện tượng nhiều nhà thầu đã bằng mọi cách hạ thấp giá thầu để được trúng thầu, sau đó
trong quá trình thi công đã tìm mọi cách để tính phát sinh khối lượng, cắt xén vật tư, mua vật
liệu không đúng tiêu chuẩn và quy phạm quy định để giảm giá, làm cho chất lượng công trình
không đảm bảo. Giá trúng thầu thấp, nhiều công trình phải kéo dài thời gian thi công như: nhà
lớp học Trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh (thuộc Bộ Công
nghiệp) tính đến tháng 6/2004 đã quá 24 tháng, nhưng công trình chỉ dừng lại ở phần xây thô;
trụ sở nhà làm việc Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn đến tháng 9/2004 quá 48 tháng
công trình chưa hoàn thành…Chúng tôi xin minh họa giá trị trúng thầu thấp tại bảng 2.5:
Bảng 2.5: Giá trị trúng thầu thấp hơn so với giá gói thầu
ĐVT: tỷ đồng
Tên gói thầu Giá Giá Nhà thầu Giá trị Tỷ lệ % giá
gói
thầu
trúng
thầu
trúng thầu giảm so với
giá trúng
thầu
trúng thầu/
giá gói thầu
4 gói DA WB2 38.1 30.6 VN+ĐL 7.5 80.3
Gói R1QL 10 7.5 3.5 VN 4 53.3
Gói R5 QL 10 19.2 11.7 VN 7.5 60.9
Gói 5 QL 18 27.1 13.2 TQ 13.9 48.7
Gói 2 QL 18 17 13.5 ĐL 3.5 70.4
Gói 1 QL 18 34.6 30.9 VN 3.7 89.3
Gói 1 hầm Hải
Vân
114.6 73 ĐL 41.6 63.7
XD cảng Cái
Lân
63 37.2 Nhật 25.8 50
Cầu Thanh Trì 19.3 17.1 Nhật 2.2 88.2
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 2001.
- Xét chọn nhà thầu không chính xác và vi phạm Quy chế đấu thầu, như: Ban quản
lý dự án (QLDA) cảng Cái Lân xét chọn nhà thầu PENTA có giá dự thầu cao hơn các nhà
thầu khác lại thắng thầu; gói thầu số 5 rà phá bom mìn vật nổ dưới biển trị giá 6 tỷ đồng.
Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề nghị Chính phủ cho đấu thầu hạn
chế. Chính phủ đã có công văn số 927/CP-KTN ngày 7-8-1998 không đồng ý với đề nghị
của hai Bộ và yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo thực hiện đấu thầu theo quy định
hiện hành. Thế nhưng Cục Hàng hải Việt Nam đã không tổ chức đấu thầu, mà chỉ định
Trung tâm xử lý bom mìn với Lữ đoàn Công binh 513 (hai đơn vị liên doanh), được Bộ
Giao thông Vận tải đồng ý tại Quyết định 2716/QĐ-GTVT-CGĐ, là trái với ý kiến chỉ đạo
của Thủ tướng Chính phủ, nhưng không bị xử lý.
- Đấu thầu thiết bị: Một số chủ đầu tư không tham khảo giá thiết bị, mà lấy giá
chào hàng của nhà cung cấp làm cơ sở để xem xét lựa chọn các nhà thầu tham dự đấu thầu.
Đặc biệt là thiết bị nhập khẩu, có loại thiết bị nếu chủ đầu tư trực tiếp nhập khẩu thì giá
nhập khẩu thấp hơn nhiều, thậm chí chỉ bằng 1/2 so với giá chào hàng của đơn vị dự thầu.
Tồn tại trong công tác đấu thầu, dẫn đến: Không chọn được nhà thầu có năng lực
thực sự, nên chất lượng công trình không đảm bảo và giá trị trúng thầu không chính xác
gây thất thoát NSNN.
2.2.2.4. Thất thoát trong khâu giải phóng mặt bằng
Công tác giải phóng mặt bằng là một trong những khâu quan trọng. Không giải
phóng được thì dự án không thể triển khai thực hiện, cho dù vốn dự án chuẩn bị đầy đủ.
Công tác này trong thời gian qua còn nhiều tồn tại như:
- Hoặc nhà thầu hoặc chủ đầu tư bớt xén đơn giá đền bù cho dân vùng có dự án thi
công theo quy định, dẫn đến dân không đồng tình, nên không di dời đi nơi khác;
- Văn bản pháp lý còn nhiều vấn đề bất cập, khó áp dụng gây thắc mắc, khiếu kiện
của người bị thu hồi đất với các ban QLDA. Nghị định số 22/1998/NĐ-CP của Thủ tướng
Chính phủ về công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư, đã tạo ra khung pháp lý thống
nhất trong cả nước. Nhưng việc xác định đất ở của UBND các địa phương lại chưa thống
nhất, như: xác định đất đã xây dựng nhà, khung giá đất ở, giá đất nông nghiệp trong cùng
một khu vực còn chênh lệch quá lớn. Khung giá đã ban hành so với thời
giá hiện nay có những nơi chưa điều chỉnh cho phù hợp tình hình thực tế. Việc thực hiện
hệ số K của Nghị định số 22/1998/NĐ-CP (về hướng dẫn đền bù, thiệt hại khi nhà nước
thu hồi đất) còn phức tạp đối với các địa phương khác nhau.
- Một số hộ dân khi biết Nhà nước có chủ trương thu hồi đất nông nghiệp và đền
bù cho người đang canh tác trên đất, thì lập tức diễn ra việc trồng cây cối hoa màu mang
tính chất đối phó để nhận tiền đền bù nhiều hơn, như: trồng cây với mật độ dày đặc, xen
kẽ, cắt tỉa cành dâm xuống đất (quất, đào...). Tình trạng đó gây thiệt hại cho NSNN và
người dân có những đòi hỏi bất hợp lý, làm chậm công tác giải phóng mặt bằng. Trong khi
chính quyền địa phương còn né tránh không ra tay cùng giải quyết.
Giá đền bù hiện nay còn bất hợp lý so với giá thị trường bất động sản, giá cả
không ổn định, giá đền bù theo các thời điểm có khác nhau, trong khi đó tiền đền bù trả
cho dân lại không kịp thời, gây tâm lý so sánh suy bì. Một số người dân đã nhận tiền đền
bù nhưng không chịu di chuyển mà cứ sống vật vờ tại khu vực dự án, làm khó khăn trong
công tác thi công.
2.2.2.5. Thất thoát trong ký hợp đồng và giám sát nghiệm thu
Công tác ký kết hợp đồng kinh tế đã được các ban QLDA tuân thủ theo Pháp lệnh
Pháp lệnh hợp đồng kinh tế của Nhà nước ban hành ngày 25-9-1989; Nghị định số
52/1999/NĐ-CP ngày 8-7-1999 và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 5-5-2000 của Chính
phủ. Công tác giám sát nghiệm thu khối lượng xây dựng hoàn thành theo Quyết định số
18/2003/QĐ-BXD ngày 27-6-2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Trong thực tế công tác ký
hợp đồng kinh tế và giám sát nghiệm thu còn tiêu cực:
- Chủ đầu tư ký hợp đồng với cơ quan thiết kế không ràng buộc số lượng phương
án thiết kế để chủ đầu tư lựa chọn. Lợi dụng sơ hở đó tư vấn thiết kế chỉ cung cấp 1
phương án. Quá trình thực hiện thấy một số chi tiết bất hợp lý cần phải thay đổi, lúc này
NSNN lại phải chi ra một khoản tiền cho việc điều chỉnh thay đổi thiết kế;
- Hợp đồng xây lắp, đặc biệt là công trình chỉ định thầu không cụ thể về khối
lượng, đơn giá vật liệu công trình. Trong quá trình thi công A&B cùng đề nghị bổ sung
khối lượng do thiết kế tính thiếu và điều chỉnh giá theo thời điểm thi công. Như vậy là
không bình đẳng với công trình đấu thầu. Chủ đầu tư biết điều đó, nhưng vẫn cố tình thực
hiện để được "hưởng lợi" vì quy chế quản lý đầu tư quy định không chặt chẽ.
- Một số chủ đầu tư thiếu ý thức tiết kiệm, tạo kẽ hở gây lãng phí, thất thoát vốn
và tài sản của nhà nước ở các khâu, như: nâng giá, tăng khối lượng nghiệm thu thanh
toán giữa A-B; giám sát thi công không chặt chẽ, để nhà thầu thi công không đúng chủng
loại vật tư, ở "dự án đê Hà Nội đã dùng xi măng Bút Sơn thay cho măng Hoàng Thạch;
sử dụng sắt thép không đúng tiêu chuẩn, như công trình xây dựng cống hộp tại phường
15 quận 10, công trình cầu chui Văn Thánh 2 (thành phố Hồ Chí Minh), chủ đầu tư, đơn
vị thi công, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát đã vi phạm công tác giám sát, đưa khống giá
trị vật tư 1.321 triệu đồng và đã rút được 846,946 triệu đồng, nên chất lượng công trình
kém gây tổn thất, lãng phí nghiêm trọng" [2, tr. 25].
- Giám sát thi công không đúng, dẫn đến công trình kém chất lượng, gây thiệt hại
người và tài sản, như: bảng 2.6:
Bảng 2.6: Tình hình sự cố công trình xây dựng từ năm 1997-2000
Năm
Tổng số
sự cố
Số
người
chết
Số
người bị
thương
Đánh giá
1997 18 12 Không
tổng hợp
Dự án có vốn NSNN cao nhất
1998 17 15 28 Thiệt hại sinh mạng nặng nhất
1999 24 7 12 Nhiều công trình cũ bị hư hỏng
2000 30 8 15 Hạng mục của một số dự án nhóm
A,B
Nguồn: Bộ Xây dựng năm 2001.
2.2.2.6. Thất thoát trong quản lý giá xây dựng
Do đặc điểm riêng biệt của ngành xây dựng, nên sản phẩm xây dựng không có giá
thống nhất trên thị trường toàn quốc hoặc khu vực, như các sản phẩm công nghiệp. Từng
sản phẩm xây dựng có giá riêng, được xác định bằng phương pháp lập dự toán, theo đơn
giá và định mức vật tư của nhà nước. Giá cả trên thị trường không ổ định, thì khi lập dự
toán được bù chênh lệch vật tư tại thời điểm lập dự toán so với thời điểm xây dựng đơn giá
XDCB của tỉnh thành phố nơi có dự án. Nhưng trong thực tế công tác này còn bộc lộ một
số tồn tại, như:
- Nhiều nội dung công việc chưa có định mức, đơn giá, như: khoan mồi, thiết bị
phòng cháy, chữa cháy…;
- Một số thành phần công việc có định mức nhưng đã cũ, không phù hợp với tình
hình hiện nay, như một số định mức trong công tác nội, ngoại thất (gia công, chế tạo, đồ
gỗ...), định mức chi phí khác trong công tác khảo sát, thiết kế (cắm cột mốc giải phóng
mặt bằng, cắm cột tuyến…), định mức trong công tác duy tu đường sắt, thông tin tín hiệu
đường sắt, đơn giá vật tư chuyên ngành, định mức đơn giá cho công tác quy hoạch phát
triển KT-XH tỉnh, thành phố, vùng, khu vực… Chất lượng của các định mức và đơn giá
xây dựng chưa cao còn thiếu nhiều về chủng loại và chưa thiết thực về mặt định lượng,
nhất là các cơ sở để xác định tổng mức vốn đầu tư được coi như giới hạn cực đại của chi
phí đầu tư trong một dự án.
- Quản lý giá vật liệu hàng tháng của các tỉnh, thành phố còn nhiều tồn tại, như: thông
báo giá hàng tháng, hoặc quý chưa đầy đủ các danh mục vật liệu, chưa chi tiết phẩm cấp chất
lượng. Lợi dụng sơ hở này chủ đầu tư và tư vấn thiết kế chọn những vật tư không có trong
thông báo giá để lập dự toán. Những vật tư không có trong thông báo giá khi lập dự toán cao
hơn nhiều so với giá thị trường. Đó là khoản tiền thất thoát được hình thành ngay từ khi lập dự
toán. Công tác quản lý giá hàng tháng chưa chặt chẽ, như cơ quan tài chính của các tỉnh thành
phố thiếu sự phối hợp trong quá trình thông báo giá hàng tháng, còn một số mặt hàng của các
tỉnh thành bất hợp lý, ví dụ như cửa gỗ lim giá của Sở Tài chính tỉnh Hòa Bình xác nhận cho
công trình trụ sở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh có giá cao hơn rất nhiều so với giá Hà Nội và
các tỉnh lân cận. Sở Xây dựng Cần Thơ xác nhận giá cọc bê tông cho công trình Viện Kiểm
sát nhân dân tỉnh cao 1,5 lần so với giá Sở Tài chính tỉnh Cần Thơ thông báo. Hiện tượng khá
phổ biến hiện nay là cơ chế xin cho trong quản lý giá thường xảy ra. ủy ban Vật giá Chính phủ
thì xác nhận giá vật tư nhập khẩu. Sở Tài chính tỉnh thành phố thì xác nhận giá cho vật tư
không có trong thông báo giá. Tình trạng trên dẫn đến ngân sách thất thoát ngay từ khâu xây
dựng dự toán.
2.2.2.7. Thất thoát trong thanh toán vốn
Do đặc điểm sản phẩm xây dựng và sản xuất xây dựng có quy mô lớn, thời gian
xây dựng dài, nên phải thanh toán theo tuần kỳ khi có khối lượng nghiệm thu. Về nguyên
tắc vốn đầu tư thanh toán cho giá trị khối lượng hoàn thành được A-B nghiệm thu và chủ
đầu tư chấp nhận thanh toán. Giá trị khối lượng chủ đầu tư chấp nhận và đề nghị thanh
toán phải đảm bảo các thủ tục, điều kiện theo Quy chế quản lý ĐT&XD quy định.
Nghiệm thu khối lượng đóng vai trò quan trọng, nó là cơ sở tính toán, xác định số
vốn đề nghị thanh toán. Nhưng thực tế thời gian qua việc thanh toán vốn đầu tư còn tiêu
cực, như:
- Chấp hành chế độ nghiệm thu chưa được nghiêm túc, nhiều khối lượng xây dựng
đã hoàn thành nhưng chưa được nghiệm thu, chậm hoàn tất thủ tục thanh toán. Khối lượng
dở dang khá lớn, gây ứ đọng vốn, trong khi các nhà thầu vẫn phải vay ngân hàng để có vốn
hoạt động, nên không phát huy được hiệu quả của đồng vốn. Theo số liệu thống kê đến hết
quí II/2001 giá trị khối lượng XDCB hoàn thành được thanh toán là 995,2 tỷ đồng chiếm
38,6% tổng giá trị khối lượng hoàn thành.
- Nhiều nội dung công việc chưa chấp hành đúng định mức, đơn giá, có khoản tính
đúng đơn giá, nhưng sai định mức, dẫn đến khối lượng hoàn thành được nghiệm thu tăng
lên đáng kể so với thiết kế ban đầu, như: hệ thống Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã từ chối
không thanh toán năm 2000 là 399 tỷ đồng, năm 2001 là 363 tỷ đồng.
- Chủ đầu tư nghiệm thu và làm thủ tục thanh toán chậm. Nhiều năm qua, một số
chủ đầu tư thiếu khẩn trương đôn đốc công tác nghiệm thu khối lượng giữa A&B, cá biệt
vẫn có chủ đầu tư kéo dài thời gian nghiệm thu để sách nhiễu các đơn vị thi công, hoặc
dồn khối lượng vào tháng cuối năm, đặc biệt là những ngày cuối năm quá lớn. Riêng trong
tháng 12/2001 giá trị khối lượng hoàn thành của các dự án gửi KBNN khoảng 9.888 tỷ
đồng, trong đó từ 25-12 đến hết ngày 31-12 mỗi ngày hệ thống KBNN nhận khoảng 700 tỷ
đồng giá trị khối lượng thực hiện đề nghị thanh toán.
- Thiếu thủ tục, điều kiện thanh toán, như: Quyết định đầu tư, thiết kế, tổng dự
toán, dự toán được cấp thẩm quyền phê duyệt, kế hoạch đầu tư, quyết định đấu thầu hoặc
chỉ định thầu, hợp đồng kinh tế, khối lượng thực hiện được A-B nghiệm thu và bên A
chấp nhận đề nghị thanh toán. Thiếu một trong các điều kiện cơ bản nêu trên thì giá trị
khối lượng thực hiện không được chấp nhận thanh toán, chủ đầu tư phải bổ sung hồ sơ để
làm căn cứ thanh toán. Trong quá trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB, hệ thống
KBNN đã loại trừ khỏi số vốn đề nghị thanh toán hàng trăm tỷ đồng/ năm.
2.2.3. Thất thoát ở giai đoạn quyết toán dự án hoàn thành
Theo chế độ quy định công trình xây dựng hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng
đều phải quyết toán vốn đầu tư. Qua đó xác định toàn bộ chi phí hợp pháp đã thực hiện
trong quá trình đầu tư, xác định được năng lực giá trị tài sản hình thành và bàn giao cho
đơn vị quản lý, sử dụng. Nhưng trong thực tế công tác quyết toán dự án hoàn thành còn tồn
tại, như:
- Quyết toán dự án hoàn thành ở các cấp, các ngành, các địa phương thực hiện còn
chậm, ví dụ: "đến tháng 8-2003 cả nước có 13.973 dự án đầu tư hoàn thành chưa được phê
duyệt quyết toán, vốn đầu tư là 31.840 tỷ đồng. Trong đó một số địa phương, Bộ, cơ quan
trung ương có nhiều dự án chậm phê duyệt quyết toán, như: "Cà Mau 1.482 dự án với số
vốn thanh toán 712 tỷ đồng; Bộ Giao thông Vận tải 503 dự án số vốn thanh toán 8.249 tỷ
đồng; Bộ NN&PTNT 387 dự án số vốn thanh toán 2.892 tỷ đồng" (nguồn KBNN). Còn nhiều
dự án hoàn thành đưa vào sử dụng trước năm 2000, nhưng vẫn chưa phê duyệt quyết toán,
như: dự án luồng cảng Cửa Lò giá trị đầu tư 6,125 tỷ, trụ sở làm việc của Bộ NN&PTNT
giá trị đầu tư 32,4 tỷ, tỉnh Kiên Giang có 12 dự án và tỉnh Quảng Ninh có 122 dự án" [4, tr.
6].
- Quyết toán dự án hoàn thành do nhà thầu và ban QLDA lập chưa chính xác về
khối lượng so với bản vẽ hoàn công và thực tế thi công. Ví dụ năm 2000, tổng vốn đầu tư
được quyết toán trên 10.000 tỷ đồng với 875 dự án. Qua thẩm tra, phê duyệt quyết toán đã
tiết kiệm cho NSNN 118 tỷ đồng tương đương khoảng 3,61% tổng vốn đầu tư [4, tr. 7].
- Công tác quyết toán vốn đầu tư chậm, ảnh hưởng trực tiếp đến vốn và bảo toàn
vốn cố định, như: "dự án Cảng cá Vũng Tàu giá trị đầu tư thời điểm năm 1998 là 229 tỷ
đồng, đến ngày 01-01-2000 đơn vị đã kiểm kê, đánh giá lại giá trị công trình và đề nghị
giao vốn cho đơn vị 72 tỷ đồng bằng 1/3 vốn đầu tư" [4, tr. 7]. Nếu cấp có thẩm quyền
chấp nhận sẽ làm thất thoát vốn của nhà nước 157 tỷ đồng.
- Công tác thẩm tra báo cáo quyết toán đã phát hiện một số khoản thanh toán sai
định mức, đơn giá không phù hợp với chế độ nhà nước quy định trong các thời kỳ cần phải
thu hồi của các nhà thầu. Nếu không thực hiện công tác quyết toán, hoặc chất lượng quyết
toán thấp sẽ gây thất thoát lớn về vốn và tài sản của Nhà nước.
2.3. Đánh giá chung về công tác thanh tra, kiểm tra
2.3.1. Kết quả thanh tra (nguồn của Thanh tra Chính phủ)
Năm 2001, thanh tra 5 dự án nghiệm thu thanh toán không đúng 12,4 tỷ đồng
chiếm 16,13% giá trị khối lượng nghiệm thu của A-B tư vấn giám sát. Từ chỗ nghiệm thu
sai về khối lượng chất lượng công trình dẫn đến các sự cố công trình ngày càng tăng.
Tình trạng nghiệm thu thanh toán không đúng, khối lượng thực tế thi công không
đúng chế độ, đơn giá thực tế và chủng loại vật tư (thực tế chỉ là nghiệm thu trên giấy tờ,
nghiệm thu theo khối lượng trong dự toán đã được duyệt). Việc làm này đã làm tăng giá trị
công trình không đúng chế độ, thoát ly thực tế, gây thất thoát lãng phí vốn của Nhà nước như
dự án Trung tâm triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam 449,9 triệu đồng, dự án Trung tâm
sách Việt Nam 310,7 triệu đồng; dự án Nhà hát lớn Hà Nội 12.418 triệu đồng.
Thanh tra Chính phủ kiểm tra 17 dự án đầu tư xây dựng trong năm 2002 đã kết
luận với tổng giá trị đầu tư 9.385 tỷ đồng, giá trị vốn được thanh tra là 6.406 tỷ đồng. Quá
trình thanh tra đã phát hiện sai phạm về tài chính là 870,7 tỷ đồng (chiếm 13,6% tổng giá trị
vốn được kiểm tra) gồm các dạng: quyết định chọn thầu cao hơn giá bỏ thầu 5.531 triệu
đồng; tính đơn giá, định mức vật tư sai để hưởng chênh lệch 31.220 triệu đồng; thi công
chậm làm tăng chi phí và thiếu trách nhiệm trong thanh toán gây thất thoát 264.498 triệu
đồng; sai phạm về các loại thuế 7.734 triệu đồng; khấu hao tài sản không đúng quy định
387,13 triệu đồng; sử dụng vốn sai mục đích, hạch toán sai 56.299 triệu đồng. Một số dự án
được thanh tra chất lượng còn hạn chế, tính thực tiễn và thuyết phục chưa cao. Thanh tra
Chính phủ kiến nghị xử lý 130.528 triệu đồng (chiếm 2% tổng giá trị vốn được thanh tra),
trong đó thu NSNN 60.088 triệu đồng, loại khỏi quyết toán công trình 52.970 triệu đồng,
thu hồi trả lại cho doanh nghiệp và ban QLDA 14.412 triệu đồng.
Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các bộ ngành cơ quan thuộc Chính
phủ và 8 tổng công ty 91 đã kiểm tra 978 dự án thuộc quyền quản lý với tổng giá trị vốn
đầu tư 11.351,53 tỷ đồng, tổng giá trị vốn được kiểm tra 10.123,81 tỷ đồng, phát hiện sai
phạm về sử dụng vốn đầu tư 281,12 tỷ đồng (chiếm 2,77% tổng giá trị vốn được kiểm tra).
Các Bộ ngành đã xử lý yêu cầu giảm quyết toán các công trình 34,906 tỷ đồng. Các địa
phương xử lý thu ngân sách, trả lại vốn cho dự án 73,86 tỷ đồng; kiểm điểm trách nhiệm,
xử lý kỷ luật 248 người, trong đó có 18 giám đốc, phó giám đốc doanh nghiệp, 21 trưởng
phó ban QLDA, 4 chủ đầu tư, 10 trưởng phó phòng và 194 cán bộ có liên quan; đề nghị xử
lý hình sự 5 vụ.
Báo cáo Thanh tra ngày 17-7-2003 cho biết con số lãng phí thất thoát: cầu Bình
Triệu 25,23%; cầu Nguyễn Tri Phương kéo dài 28,6%; bệnh viện đa khoa Tuy Hòa
35,96%; cấp điện Diesel cho các thôn bản chưa có điện của tỉnh Bình Định 24%; công
trình đường Thanh Yên - Công Sự tỉnh Kiên Giang 58,6%.
2.3.2. Kết quả kiểm toán (nguồn của KTNN)
Năm 2002 kiểm toán báo cáo quyết toán năm 2001 của 22 tỉnh thành phố, 11 Bộ
và 8 dự án đầu tư xây dựng, kết quả kiểm toán về chi đầu tư XDCB đã phát hiện: chi sai
chế độ thu hồi nộp NSNN 28.023,46 tỷ, giảm cấp phát ngân sách 33.737,48 tỷ đồng,
chuyển quyết toán năm sau 2.086 tỷ đồng. Tổng giá trị sai phạm là 63.847,54 tỷ đồng
chiếm 3,5- 4% trên tổng giá trị kiểm toán.
Năm 2003 kiểm toán báo cáo quyết toán năm 2002 của 17 tỉnh thành phố, 6 Bộ và
3 dự án đầu tư xây dựng, kết quả kiểm toán đã phát hiện: thu hồi nộp NSNN do chi sai chế
độ 21.351,91 tỷ đồng, giảm cấp phát ngân sách 34.582,7 tỷ đồng, chuyển quyết toán năm
sau 40.512,52 tỷ đồng và các khoản giảm chi khác 8.933,92 tỷ đồng. Tổng giá trị sai phạm
là 105.381 tỷ đồng chiếm 4% - 5% trên tổng giá trị kiểm toán.
Phương pháp kiểm toán hiện nay chỉ mới dừng lại ở kiểm tra hồ sơ các dự án, nên
khó phát hiện những sai sót. Hồ sơ pháp lý thi công của dự án thường là đầy đủ, nhưng
thực tế khối lượng thi công lại khác với hồ sơ pháp lý, mặt khác công trình xây dựng nhiều
khối lượng che khuất. Để kiểm toán xác định chính xác giá trị thanh toán thì phải đối chiếu
hóa đơn của những cơ sở cung cấp nguyên vật liệu và công tác hạch toán kế toán của các
đơn vị thi công lắp đặt thiết bị. Nhưng thực tế KTNN chưa thực hiện, đó là những tồn tại.
Nên kết quả kiểm toán chưa tương xứng với tỷ lệ thất thoát mà dư luận xã hội đặt vấn đề.
Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là các đơn vị được kiểm toán thực hiện
chưa nghiêm kết luận KTNN, như không nộp NSNN khoản tiền phải thu hồi. Vì hiện nay
chưa có chế tài xử lý những người làm thất thoát vốn đầu tư và kết quả kiểm toán chưa
công bố công khai. Những tồn tại đó đang là trở ngại của hoạt động kiểm toán.
2.3.3. Nguyên nhân tồn tại
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thất thoát lãng phí vốn đầu tư XDCB, nhưng có thể
khái quát những nguyên nhân cơ bản, sau:
Thứ nhất: Văn bản pháp luật còn bất cập và tình trạng chấp hành pháp luật chưa
nghiêm
Trong những năm gần đây nhà nước đã thay đổi bổ sung Quy chế quản lý
ĐT&XD, nhìn chung các văn bản đã tương đối đầy đủ. Nhưng Quy chế quy định chưa cụ
thể mức độ vi phạm và hình thức xử lý khi vi phạm, như:
- Quyết định đầu tư không đúng với quy hoạch, không đúng với chủ trương đường
lối của Đảng và Nhà nước.
- Thẩm tra phê duyệt TKKT-TDT không khách quan, không chính xác, có sự
thông đồng móc ngoặc làm cho giá trị tổng dự toán không đúng với thực tế của dự án;
- Bố trí kế hoạch không phù hợp khả năng ngân sách hiện có, dàn tải, dẫn đến
công trình đầu tư kéo dài, ảnh hưởng đến chất lượng công trình, nợ đọng XDCB ngày càng
tăng, làm cho doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, nhiều doanh nghiệp có nguy cơ phá sản;
- Đấu thầu, chọn thầu không đúng quy định; ký kết hợp đồng kinh tế không chặt
chẽ, hoặc cố tình không chặt chẽ để điều chỉnh giá trị hợp đồng trong quá trình thực hiện;
- Giám sát nghiệm thu khối lượng xây lắp không chính xác về số lượng, không
đúng phẩm cấp chất lượng vật liệu theo hồ sơ thiết kế;
- Tạm ứng, thanh toán vốn XDCB không đúng với quy chế, không đúng với khối
lượng thực tế hoàn thành;
- Thẩm tra, phê duyệt quyết toán không chính xác về khối lượng thực tế thi công
và hồ sơ hoàn công;
- Cơ chế hiện hành quy định chưa rõ ràng về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi
giám sát, nghiệm thu từng phần cũng như toàn bộ công trình. Mức xử phạt theo Nghị định
số 48/CP ngày 5-5-1997 của Chính phủ về hành vi vi phạm quản lý chất lượng công trình
còn thấp (mức phạt cao nhất là 5 triệu đồng), trong khi giá trị khối lượng nghiệm thu
không đúng là hàng tỷ đồng.
Tình trạng tùy tiện trong chấp hành luật pháp, buông lỏng quản lý việc thi hành
các pháp luật đã ban hành còn phổ biến. Luật pháp ít được tôn trọng, thể chế phi chính
thức vẫn hoạt động mạnh mẽ, nhiều khi còn mạnh hơn thể chế chính thức; bất cập giữa cải
cách và sự trì trệ của tư duy, thiếu sự phân biệt rõ ràng giữa các lợi ích công và tư, nhất là
trong lĩnh vực kinh tế nhà nước, cộng thêm sự trỗi dậy của chủ nghĩa cá nhân làm xuất
hiện xu hướng sử dụng các nguồn lực công để mưu lợi riêng trong khi tiền công viên chức
lại quá thấp.
Thứ hai: Nguyên nhân về thể chế kinh tế
Sự yếu kém về thể chế kinh tế là nguyên nhân chính của các rối loạn nền kinh tế
nói chung. Đối với kinh tế xây dựng, đó là sự yếu kém của hai thể chế then chốt trong hệ
thống thể chế, như:
- Một là, thể chế thị trường xây dựng: Thị trường xây dựng hình thành khá nhanh,
nhưng thể chế và cơ chế vận hành của nó thì các chuyên gia kinh tế, pháp lý và các nhà
quản lý nước ta còn bỡ ngỡ. Cho nên cứ vài năm lại thay đổi văn bản pháp quy theo kiểu
sai đâu sửa đấy mà thiếu sự tiếp cận hệ thống. Tổ chức doanh nghiệp nhà nước vẫn đang
cải cách nên không ổn định, doanh nghiệp tư nhân thì ít nhiều bị phân biệt đối xử...
- Hai là, thể chế quản lý vốn đầu tư xây dựng của nhà nước vẫn còn chịu ảnh
hưởng nặng của tư duy bao cấp, của lề lối kế hoạch hóa tập trung. Thể chế này lại có quan
hệ chặt chẽ với thể chế hành chính quốc gia, trong khi thể chế đó lại đang chờ kết quả triển
khai cải cách hành chính.
Thứ ba: Nguyên nhân về nguồn lực con người
Các yếu kém về nguồn lực con người là nguyên nhân dẫn đến thất thoát và chất
lượng công trình kém hiệu quả. Yếu kém về nguồn lực con người và con người đã lợi dụng
những sơ hở của luật pháp, để mưu cầu lợi ích riêng của cá nhân, được biểu hiện:
- Quan điểm của người có thẩm quyền quyết định đầu tư chưa đủ tầm, còn biểu
hiện cục bộ, cá nhân;
- Việc bàn bạc cân nhắc, tính toán các khía cạnh về hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã
hội, môi trường đầu tư còn hời hợt, thiếu cụ thể;
- Có không ít trường hợp khi quyết định về chủ trương đầu tư còn nặng về phong
trào chạy theo thành tích, theo hình thức như: nhiều tỉnh muốn có cơ cấu công nghiệp, nên
đã đầu tư phát triển công nghiệp một cách gượng ép, dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp, hoặc
không có hiệu quả.
- Công tác quy hoạch chưa được chú trọng đúng mức, như: bố trí ngân sách hàng
năm cho công tác quy hoạch chưa thỏa đáng, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn
chưa công khai thường xuyên tại cơ quan chính quyền các cấp và nơi công cộng trong
vùng quy hoạch để nhân dân thực hiện và kiểm tra việc thực hiện.
- Đầu tư không đồng bộ, dẫn đến nhiều tuyến đường vừa làm xong đã đào lên, lấp
xuống để lắp đặt các hệ thống cấp, thoát nước, điện, điện thoại… gây tâm lý không tốt trong
nhân dân và lãng phí vốn đầu tư.
- Chất lượng quy hoạch về thị trấn, thị tứ, thị xã ở một số nơi chưa cao. Do vậy khi
xây dựng các công trình trụ sở của các cơ quan quản lý nhà nước, trường học, bệnh viện đã
không tuân thủ quy hoạch đã duyệt, mà theo ý tưởng của người có thẩm quyền. Dẫn đến
xây dựng không đồng bộ, thiếu mỹ quan, hiệu quả không cao, gây lãng phí NSNN.
- Bố trí danh mục kế hoạch các dự án quá phân tán, hàng năm số dự án, công trình
đưa vào kế hoạch đầu tư quá lớn. Trong khi bố trí ngân sách không theo quy định đầu tư
của các dự án nhóm B và C. Kế hoạch vốn đầu tư không sát với tiến độ dự án đã được phê
duyệt và khối lượng thực hiện hàng năm. Nhiều dự án có giá trị khối lượng thực hiện lớn
chưa được thanh toán, nhưng khi bố trí kế hoạch lại thấp hơn giá trị khối lượng đã thực
hiện.
- Người có thẩm quyền quyết định đầu tư thường mắc các bệnh chạy theo thành
tích, muốn cho địa phương mình, ngành mình, cơ quan mình trong nhiệm kỳ của mình lãnh
đạo phải có nhiều dự án được đầu tư xây dựng để được nhân dân đánh giá là lãnh đạo có năng
lực. Người đứng đầu địa phương, Bộ, ngành và cơ quan Trung ương bao giờ cũng thiên vị về
quê hương bản quán, bố trí kế hoạch đầu tư xây dựng hàng năm bao giờ cũng ưu ái về quê
hương. Bệnh quan liêu, áp đặt mệnh lệnh theo chủ quan đang là phổ biến, cho dù cơ quan tư
vấn, cơ quan chuyên môn can ngăn những bất hợp lý của các dự án, nhưng chẳng có ai
chịu nghe. Còn xem thường pháp luật, mặc dù Luật NSNN và Quy chế quản lý ĐT&XD
đã quy định rất rõ về nội dung điều hành, quản lý, sử dụng ngân sách cho ĐT&XD. Nhưng
nhiều nơi vẫn không thực hiện, còn xem trình tự thủ tục là thứ gò bó quyền lực của mình.
- Hàng năm Chính phủ cấp bổ sung ngân sách cho các Bộ, các địa phương thanh
toán nợ khối lượng XDCB. Cho phép kéo dài thời gian thanh toán vốn đầu tư XDCB.
Giảm thuế cho các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ do đầu tư không đúng như các nhà
máy đường, đánh bắt cá xa bờ… Việc làm đó của Chính phủ vô hình dung ủng hộ những
người chấp hành pháp luật không nghiêm, và thiệt thòi cho những đơn vị chấp hành
nghiêm chỉnh pháp luật. Dẫn đến các ngành Trung ương cũng như các địa phương phát
triển chiến dịch "tiền trạm hậu tấu".
- Trình độ và năng lực tổ chức của các ban QLDA còn khiếm khuyết. Nhiều ban
QLDA không có chuyên môn, không am hiểu kỹ thuật xây dựng (đặc biệt là các ban
QLDA xây dựng dân dụng).
- Bệnh xu nịnh chiều ý cấp trên đang phát triển mạnh, mặc dù đã xóa bỏ bao cấp
nhưng thói quen "xin cho" trong điều hành ngân sách và quản lý vốn đầu tư vẫn diễn ra
ngày càng phổ biến. Cấp dưới phải xin cấp trên thì cấp dưới mới có dự án, doanh nghiệp
nhà nước không xin Chính phủ thì không được miễn thuế để bù lỗ, doanh nghiệp không
xin chủ đầu tư thì không được dự thầu. Nếu có dự thầu mà không đặt vấn đề "xin cho" thì
làm sao mà trúng thầu, từ chỗ đó dẫn đến công chức cấp trên hạch sách công chức cấp
dưới, công chức cấp dưới hạch sách các đơn vị doanh nghiệp. Nhưng khi thanh tra, kiểm
toán thì các cơ quan đỗ lỗi cho nhau và rất thiếu ý thức chấp hành pháp luật.
- Năng lực yếu kém của công chức quản lý đầu tư xây dựng, quản lý tài chính tiền
tệ và các chủ thể thị trường xây dựng như: chủ đầu tư, quản lý dự án, tư vấn, nhà thầu, nhà
cung cấp, kế toán, kiểm toán, chuyên viên giá... Nhìn chung hoạt động của họ còn thiếu
tính chuyên nghiệp, năng lực hành nghề còn xem nhẹ về kinh tế thị trường, đạo đức công
vụ, đạo đức nghề nghiệp chưa được đề cao, còn một bộ phận công chức sa sút, như đòi hối
lộ, đưa đút lót, thông đồng móc ngoặc, gian lận.
Kết luận chương 2: Thực trạng vốn đầu tư XDCB của nước ta trong thời gian qua đã
thất thoát ở tất cả các khâu của quản lý đầu tư. Những thất thoát đó do Quy chế quản lý đầu
tư XDCB chưa quy định cụ thể và thiếu chế tài xử lý những hành vi gây thất thoát. Mặt
khác, công chức quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng chấp hành pháp luật không nghiêm.
Để khắc phụ tình trạng đó tác giả xin đề xuất giải pháp hạn chế thất thoát vốn trong đầu tư
XDCB ở chương 3.
Chương 3
Giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế
thất thoát vốn trong đầu tư xây dựng cơ bản
3.1. Định hướng về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Xác định mục tiêu hạn chế thất thoát trong đầu tư xây dựng phải tạo ra một nền tảng
thống nhất, như: công chức nhà nước phải có phẩm chất năng lực, hoàn thiện cơ chế thị
trường xây dựng, phân cấp quản lý đầu tư xây dựng, cùng với sự tham gia của xã hội dân sự
và các phương tiện thông tin đại chúng nhằm đẩy lùi tệ nạn này từ mức độ cao đến mức độ
thấp có thể kiểm soát được.
3.1.1. Xây dựng đội ngũ công chức có phẩm chất và năng lực
Sự thành công của cuộc đấu tranh chống thất thoát trong đầu tư XDCB phụ thuộc rất
nhiều vào năng lực công vụ và môi trường đạo đức của các cơ quan quản lý nhà nước về
đầu tư xây dựng trên các phương diện tài chính ngân sách, hành chính, tiền tệ, kiểm tra
giám sát...
Phải xây dựng người công chức có năng lực, đó là: Có kiến thức nghiệp vụ phù
hợp với công việc được giao, có kỹ năng nghiệp vụ phù hợp với chức trách được giao và
có đạo đức công vụ.
Đạo đức công vụ bao gồm những quy định cần phải tuân thủ cho mọi công chức
như: không được quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng. Có ý thức tổ chức kỷ luật và
trách nhiệm trong công tác. Thực hiện nghiêm chỉnh nội quy của cơ quan, tổ chức. Giữ gìn
và bảo vệ của công, bảo vệ bí mật nhà nước và cả những quy định đặc thù cho từng cương
vị và chức trách của công chức. Từng cơ quan quản lý nhà nước phải quy định cụ thể các yêu
cầu về kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ cần thiết cho mỗi biên chế công chức. Trước mắt, công
chức làm công việc quản lý ĐT&XD cần hiểu biết về thị trường xây dựng và thị trường bất
động sản, về quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường, về chiến lược xóa đói giảm nghèo
và về hệ thống pháp quy có liên quan.
Người công chức có đạo đức sẽ làm việc có hiệu quả và tổ chức quản lý bộ máy
hợp lý, không cồng kềnh, trùng lắp chức năng với nhiều tầng nấc trung gian và những thủ
tục hành chính phiền hà.
3.1.2. Hoàn thiện cơ chế thị trường
Thị trường xây dựng là một bộ phận của hệ thống trị trường đang hình thành của
nước ta. Đặc điểm của thị trường này là các giao dịch đặt hàng sản phẩm đơn chiếc (công
trình xây dựng) theo mẫu mã (đồ án thiết kế) quy định. Sản phẩm này cố định trên đất, có
giá trị lớn, sản xuất ở ngoài trời và trong thời gian khá dài, sau khi hoàn thành lại có nhiều
bộ phận ngầm dưới đất hoặc bị che khuất nên rất khó kiểm tra chất lượng và số lượng. Quá
trình giao dịch giữa hai bên đặt hàng và các bên nhận thầu diễn ra từ lúc khởi công cho đến
lúc xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng và chỉ thực sự chấm dứt khi kết thúc thời gian
bảo hành.
Có rất nhiều chủ thể tham gia vào thị trường xây dựng, như chủ đầu tư, kỹ sư tư
vấn, nhà thầu xây dựng, nhà thầu cung ứng, người cung cấp dịch vụ trung gian (chuyên gia
giá, chuyên viên quản lý dự án, chuyên viên giám sát, chuyên viên pháp lý).
Muốn quản lý tốt trị trường xây dựng thì không chỉ cần hiểu biết thị trường xây
dựng, mà còn phải hiểu rõ đặc điểm cơ chế vận hành của thị trường này, bao gồm cơ chế
giá, cơ chế cung cầu và cơ chế cạnh tranh. Thị trường xây dựng được vận hành thông suốt
thì phải nhanh chóng thiết lập thể chế đồng bộ và hoàn thiện thể chế thị trường.
Tuy vậy, việc hoàn thiện thể chế thị trường là công việc lâu dài, mà thực ra cũng
chẳng bao giờ chấm dứt vì nền kinh tế nước ta cũng như kinh tế thế giới luôn luôn vượt
qua các thách thức mới để tiến về phía trước. Trong giai đoạn trước mắt, việc cần làm là
bổ sung thể chế để ngăn chặn thất thoát xây dựng do quan liêu, lãng phí và tham nhũng, để
nâng cao chất lượng công trình xây dựng và để bảo đảm an toàn lao động trong điều kiện
thị trường. Đó là thể chế điều chỉnh mối quan hệ giữa các chủ thể trên thị trường (thông
qua việc cung cấp thông tin, tổ chức đấu thầu, ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế), quy
phạm hóa năng lực hoạt động tối thiểu cần phải có của các chủ thể đó, đẩy mạnh cải cách
doanh nghiệp nhà nước, quy chế hóa rành mạch việc phân công, phân cấp trách nhiệm và
quyền hạn quyết định đầu tư từ nguồn vốn ngân sách. Tiếp đó là bổ sung các thể chế thiệt
hại do các rủi ro thị trường thông qua thiết lập hệ thống bảo đảm xã hội và xây dựng đồng
bộ hệ thống giám sát nhà nước và giám sát xã hội đối với hoạt động của thị trường.
Muốn hoàn thiện thể chế thị trường, cần thường xuyên tổng kết thực tiễn, tập trung
toàn bộ dữ liệu của thị trường vào một đầu mối để phân tích đánh giá và nghiên cứu.
3.1.3. Đổi mới cơ chế đầu tư
Cần phải tiến hành đổi mới cơ chế đối với vốn đầu tư của Nhà nước theo hướng
chuyển việc quyết định phân bổ vốn đầu tư nhà nước cho từng dự án cụ thể từ các cơ quan
hành chính sang các tổ chức kinh tế có chức năng kinh doanh vốn. Để có khung pháp lý
làm được việc này cần xúc tiến soạn thảo Luật Sử dụng vốn Nhà nước và sớm thành lập
Công ty tài chính.
Tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước cần phải thu hẹp đối tượng ưu đãi. Cho
vay có trọng tâm, trọng điểm, có thời hạn (có thể là một số ít công trình kết cấu hạ tầng có
thu hồi vốn và một số ít công trình kết cấu hạ tầng cần thiết thuộc diện ưu tiên của nhà
nước nhưng thu hồi vốn lâu, khó có lãi, như các công trình về năng lượng, công trình công
nghiệp nặng…). Chuyển mạnh sang bù lãi suất sau đầu tư, khi dự án đã hoàn thành và sản
xuất, kinh doanh có lãi. Thực hiện mức lãi suất ưu đãi và không quá chênh lệch so với lãi
suất thị trường.
Kiên quyết chuyển các doanh nghiệp nhà nước sang hoạt động theo cơ chế thị
trường. Cụ thể: cần giảm nhanh và tiến tới loại bỏ hoàn toàn bao cấp, trước hết là ưu đãi về
sử dụng đất đai, tín dụng ưu đãi, bảo hộ qua thuế và các khoản trợ cấp trực tiếp từ ngân
sách, có cơ chế ràng buộc, kiểm soát việc chuyển độc quyền nhà nước thành độc quyền
doanh nghiệp.
Siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong bộ máy nhà nước và đề cao trách nhiệm cá nhân.
Thủ trưởng cơ quan cấp trên (từ Thủ tướng Chính phủ đến Thủ trưởng các cơ quan trong
bộ máy hành chính) theo thẩm quyền xử lý nghiêm khắc thủ trưởng cơ quan cấp dưới có
hành vi vi phạm các quy định của nhà nước về ĐT&XD, gây hậu quả xấu hoặc cố tình
không chấp hành ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ hoặc của Thủ trưởng cơ quan
cấp trên. Thủ trưởng cơ quan cấp trên có quyền tạm thời đình chỉ công tác người vi phạm,
đồng thời giao cho cơ quan trực tiếp quản lý cán bộ đó tiến hành kiểm tra, xem xét kỷ luật
hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nâng cao trách nhiệm cá nhân và thẩm quyền của chủ đầu tư. Chủ đầu tư phải là
người quản lý đích thực, chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm cũng như giá trị dự án.
Quy trình đầu tư của ta lâu nay quy định trách nhiệm của chủ đầu tư còn bị chi phối bởi cơ
quan quyết định đầu tư và cơ quan tư vấn đầu tư xây dựng.
Nâng cao trách nhiệm của ban QLDA, phải là người chủ thực sự. Phải có đủ trình
độ, công tâm, không "thông cảm" không "vị nể" đối với nhà thầu mỗi khi phát hiện sai sót.
Cần có những quy định rõ hơn để nâng cao trách nhiệm của các cơ quan tư vấn lập
dự án đầu tư và tư vấn thiết kế. Phải kiên quyết
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- Giải pháp hạn chế thất thoát vốn trong đầu tư xây dựng cơ bản tại Việt Nam.pdf