Luận văn Giải pháp để hàng dệt may Việt Nam vượt qua rào cản kỹ thuật của EU

Tài liệu Luận văn Giải pháp để hàng dệt may Việt Nam vượt qua rào cản kỹ thuật của EU: Luận văn Giải pháp đề hàng dệt may Việt Nam vượt qua rào cản kỹ thuật của EU LỜI MỞ ĐẦU Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, tự do hóa thương mại giữa các nước là mang tính tất yếu. Bản chất của thương mại quốc tế chính là hoạt động xuất nhập khẩu giữa các nước. Các hàng rào thuế quan và hạn ngạch giảm dần và tiến tới xóa bỏ, việc lưu thông hàng hóa giữa các nước trở nên dễ dàng hơn. Do vậy để đảm bảo nền sản xuất trong nước, bảo vệ người tiêu dùng, hệ thống các rào cản kỹ thuật được các quốc gia sử dụng phổ biến. EU được công nhận là một trong những thị trường khó tính nhất với những hệ thống quy định và tiêu chuẩn rất khắt khe. Các rào cản kỹ thuật được sử dụng trong hầu hết các ngành, không loại trừ ngành dệt may. Hiện nay, EU đang là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam (đứng thứ 2 sau Mỹ), chiếm 23% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU liên tục tăng trong những năm qua. Năm 2003 kim ngạch xuất khẩu c...

pdf52 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1425 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Giải pháp để hàng dệt may Việt Nam vượt qua rào cản kỹ thuật của EU, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn Giải pháp đề hàng dệt may Việt Nam vượt qua rào cản kỹ thuật của EU LỜI MỞ ĐẦU Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, tự do hóa thương mại giữa các nước là mang tính tất yếu. Bản chất của thương mại quốc tế chính là hoạt động xuất nhập khẩu giữa các nước. Các hàng rào thuế quan và hạn ngạch giảm dần và tiến tới xóa bỏ, việc lưu thông hàng hóa giữa các nước trở nên dễ dàng hơn. Do vậy để đảm bảo nền sản xuất trong nước, bảo vệ người tiêu dùng, hệ thống các rào cản kỹ thuật được các quốc gia sử dụng phổ biến. EU được công nhận là một trong những thị trường khó tính nhất với những hệ thống quy định và tiêu chuẩn rất khắt khe. Các rào cản kỹ thuật được sử dụng trong hầu hết các ngành, không loại trừ ngành dệt may. Hiện nay, EU đang là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam (đứng thứ 2 sau Mỹ), chiếm 23% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU liên tục tăng trong những năm qua. Năm 2003 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU chỉ đạt 2.3 tỷ EUR thì đến năm 2008 con số này tăng lên 7,7 tỷ EUR. Trong đó tỷ trọng hàng dệt may chiếm 9% tổng kim ngạch. Để có thể xuất khẩu bền vững tại thị trường 500 triệu dân này, đòi hỏi các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần có những bước đi đúng đắn đáp ứng những yêu cầu mà thị trường đối tác đặt ra. Góp phần giải quyết vấn đề trên, em đã chọn đề tài “Giải pháp đề hàng dệt may Việt Nam vượt qua rào cản kỹ thuật của EU” làm chuyên đề thực tập. Bài viết được hoàn thành trên cơ sở tổng hợp thông tin, phân tích và đánh giá, tham khảo các nhận định của các chuyên gia kinh tế. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của chuyên đề Đối tượng nghiên cứu: rào cản kỹ thuật của EU và tình hình vượt qua các rào cản kỹ thuật của EU đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: các rào cản kỹ thuật của EU trong quản lý nhập khẩu. Thời gian nghiên cứu 200 – 2009. Phương pháp nghiên cứu của chuyên đề Đề tài sử dụng các phương pháp lý luận thực tiễn, kết hợp phương pháp tư duy logic, phương pháp phân tích số liệu, phương pháp so sánh và phương pháp tổng hợp nhằm làm rõ nội dung đề tài. Kết cấu chuyên đề Nội dung bài viết được chia làm 3 chương: Chương 1: Tổng quan chung về thị trường EU và quan hệ thương mại Việt Nam – EU. Chương 2: Tổng quan về xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU và thực trạng vượt qua các rào cản kỹ thuật của EU đối với hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam. Chương 3: Triển vọng và giải pháp để hàng dệt may Việt Nam vượt qua rào cản kỹ thuật vào thị trường EU. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG EU VÀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – EU 1.1. Khái quát thị trường EU 1.1.1. Lịch sử hình thành thị trường EU EU có nguồn gốc từ Cộng đồng Than thép châu Âu thành lập từ sáu nước năm 1951. Và đến ngày 25/3/1957 Liên minh Châu Âu (EU) ra đời với hiệp ước thành lập Cộng đồng Kinh tế Châu Âu EEC (European Economic Community) và Cộng đồng Năng lượng Nguyên tử Châu Âu (Euratom) được ký tại Rome. Trụ sở của EU được đặt tại Bruxelles (thủ đô của Bỉ). EEC giờ đã là Liên minh Châu Âu (EU) với số thành viên tăng từ 6 lên 27 qua nhiều đợt mở rộng, tiêu biểu là việc Anh, Ireland, Đan Mạch tham gia năm 1973, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha năm 1986. Lần mở rộng lớn nhất diễn trong năm 2004 với việc kết nạp 10 thành viên mới, gồm nhiều nước Cộng sản cũ tại Trung và Đông Âu. Đầu năm 2007, Romania và Bulgaria trở thành thành viên chính thức thứ 26 và 27 của khối. Dự kiến rằng Croatia, Bosnia, Albania có thể được kết nạp vào năm 2011 và Macedonia, Montenegro, Serbi, Thổ Nhĩ Kỳ có thể được kết nạp vào năm 2013. Có thể thấy rõ được quá trình thành lập EU và sự phát triển của liên kế thông qua các hiệp ước và sự kiện sau: Đầu tiên là Hiệp ước Paris năm 1951 đưa đến việc thành lập Cộng đồng Than thép châu Âu (ECSC) Thứ hai là Hiệp ước Roma năm 1957 đưa đến việc thành lập Cộng đồng Năng lượng nguyên tử châu Âu (Euratom) và thành lập cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC) Tiếp đó là năm 1967 cơ quan điều hành của cộng đồng trên được hợp nhất và gọi là Hội đồng châu Âu. Năm 1987, EU bắt đầu triển khai kế hoạch xây dựng khối thị trường chung châu Âu gọi là “Thị trường nội địa thống nhất châu Âu” Hiệp ước thứ ba là hiệp ước Maastricht còn gọi là hiệp ước Liên hiệp châu Âu, ký ngày 7/12/1991 tại Maastricht Hà Lan nhằm 2 mục đích: một là thành lập liên minh kinh tế và liên minh tiền tệ vào cuối thập niên 1990, với một đợn vị tiền tệ chung và một ngân hàng trung ương độc lập. Và hai là thành lập một liên minh chính trị bao gồm việc thực hiện chính sách đối ngoại và an ninh chung để tiến tới có chính sách phòng thủ chung, tăng cường hợp tác về cảnh sát và luật pháp. Hiệp ước này đã đánh dấu một bước ngoặt trong tiến trình nhất thể hóa châu Âu và dẫn đến thành lập Cộng đồng châu Âu. Thứ 4 là hiệp ước Amsterdam là hiệp ước Masstricht sửa đổi, ký ngày 2/10/1997 (tại Amsterdam) đã sửa đổi và bổ sung một số lĩnh vực như những quyền cơ bản, không phân biệt đối xử; Tư pháp và đối nội; chính sách xã hội và việc làm và cuối cùng là chính sách đối ngoại và an ninh chung. Thứ 5 là Hiệp ước Schengen: đây là hiệp ước mà phải mất 6 năm sau ngày ký mới có hiệu lực (ký từ năm 1990 đến năm 1995mới có hiệu lực). Hiệp ước quy định quyền tự do đi lại của công dân các nước thành viên. Đối với công dân nước ngoài chỉ cần có visa của 1 trong 9 nước thành viên (tại thời điểm ký) là được phép đi lại trong toàn khu vực Schengen. Hiện nay, 14 trong 27 nước thành viên EU đã tham gia khu vực Schengen. Cuối cùng là hiệp ước Nice (11/12/2000) tập trung vào vấn đề cải cách thể chế đón nhận các thành viên mới đồng thời tăng cường vài trò của Nghị viện Châu Âu, thành lập lực lượng phản ứng nhanh (RRF) Quá trình thành lập và phát triển của EU có thể được tóm tắt qua thời biểu sau: Bảng 1.1. Các Hiệp ước, cơ cấu và lịch sử của Liên minh châu Âu 1951 1957 1965 1992 1997 2001 2007 Cộng đồng Than Thép châu Âu (ECSC) Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC) Cộng đồng châu Âu (EC) ...Các Cộng đồng châu Âu: ECSC, EEC (EC, 1993), Euratom Công lý& Nội vụ Hợp tác Tư pháp và Cảnh sát về Vấn đề Tội phạm (PJCC) Chính sách An ninh và Ngoại giao chung (CFSP) LIÊN MINH CHÂU ÂU ( E U ) Euratom (Cộng đồng Năng lượng Nguyên tử châu Âu) Hiệp ước Paris Các Hiệp ước Rome Hiệp ước Sát nhập Hiệp ước Maastricht Hiệp ước Amsterdam Hiệp ước Nice Hiệp ước Cải tổ "Ba trụ cột" - ECS (ECSC, EEC/EC, Euratom), CFSP, PJCC Nguồn: Liên minh Châu Âu (EU) là thị trường hấp dẫn với tổng diện tích 4.422.773 km2, và hơn 500 triệu dân, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao với tổng GDP khoảng 7000 tỷ USD. EU hiện là khu vực thương mại lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu toàn cầu, bao gồm cả xuất - nhập khẩu trong nội bộ EU. Liên minh Châu Âu là một hệ thống thể chế đặc biệt bao gồm 27 quốc gia được hình thành trên cơ sở hiệp ước xác định và quản lý hợp tác về kinh tế và chính trị giữa các nước thành viên. Liên minh Châu Âu còn có một đặc điểm riêng là có các tổ chức lập pháp, hành pháp và tư pháp chung. Đây không phải là liên minh chính trị vì mặc dù 27 quốc gia này luôn duy trì sự hợp tác và hoà khí với nhau nhưng mỗi quốc gia này có chủ quyền riêng với Quốc hội, nền văn hoá, và truyền thống riêng của mình. Về Liên minh Kinh tế các nước EU đã tiến hành xoá bỏ kiểm soát giao lưu vốn giữa các nước thành viên, thành lập Viện Tiền tệ Châu Âu năm 1994, thành lập Ngân hàng Trung ương Châu Âu năm 1998, và từ ngày 01/01/1999 đồng Euro đã chính thức trở thành đồng tiền chung của 16 nước thuộc EU. Liên minh Châu Âu là cái nôi của nền văn minh công nghiệp, là nơi khai sinh đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Hiện nay, EU vẫn đang đi tiên phong trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp quốc tế (chiếm 47% FDI của toàn cầu). 1.1.2. Đặc điểm mô hình hợp tác kinh tế của EU Sau 50 năm hình thành và phát triển, Liên minh châu Âu (EU) được đánh giá là mô hình liên kết khu vực thành công nhất trên thế giới. 50 năm trước, ngày 25/3/1957, tại Rome khi sáu nước (Tây Đức, Pháp, Italy, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg) ký hiệp ước thành lập Cộng đồng Kinh tế Châu Âu (EEC), “Dự án Châu Âu” đã đạt được những thành công đáng kinh ngạc. Sau bài học lịch sử của Thế chiến thứ 2, Hiệp ước Rome là một nỗ lực nhằm liên kết những kẻ thù trong chiến tranh vào một chương trình hợp tác kinh tế để đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, cũng như tạo dựng môi trường, thể chế thuận lợi cho tăng trưởng và phục hồi nền kinh tế bị tàn phá nặng nề. Qua 50 năm, nhìn chung mô hình này đã chứng tỏ hiệu quả trong việc đạt được mục tiêu kép mà những kiến trúc sư của nó đặt ra. Trong năm 2007, Uỷ ban châu Âu (EC) đã thực hiện một kế hoạch đầy tham vọng nhằm hiện đại hóa thị trường chung của EU, tiến tới nhất thể hóa về kinh tế, tiền tệ và chủ trương xây dựng EU thành khu vực mạnh nhất thế giới, có chính sách chung về đối ngoại và quốc phòng. Kế hoạch này thực hiện việc hiện đại hóa thị trường chung châu Âu đã dỡ bỏ những rào cản đang tồn tại, với mục tiêu trước hết là đem lại lợi ích cho người tiêu dùng và các doanh nghiệp nhỏ của EU. Và đến nay đã đạt được những thành công nhất định, mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế nhưng EU vẫn tảng trưởng đều và bền vững dựa vào khả năng tiêu thụ nội khối. Sức thu hút và sự thành công của EU chính vì nó xây dựng được một không gian kinh tế ổn định và hợp tác, tạo điều kiện cho các nước thành viên (đặc biệt là các nước nghèo) phát triển mà ví dụ điển hình là Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Ireland. Sự liên kết giữa các quốc gia đã tạo ra một thị trường chung rộng lớn, xoá bỏ mọi rào cản cho lưu thông hàng hoá và vốn. Từ năm 2002, EU có đồng tiền chung chính thức lưu hành - đồng Euro - thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động thương mại và đầu tư. Việc di chuyển qua biên giới các nước thành viên cũng hoàn toàn tự do, góp phần không nhỏ cải thiện môi trường kinh doanh và thị trường lao động. Để đạt được những thành công như trên EU đã có những bước đi đúng đắn thể hiện qua chính sách thương mại đối nội và đối ngoại của khối. Nét đặc trưng của chính sách của EU đó là bảo hộ nông nghiệp, bảo vệ môi trường và bảo về sức khỏe người tiêu dùng.EU trợ cấp sản xuất nông nghiệp các nước trong khối đồng thời đánh thuế cao và áp dụng hạn ngạch đối với một số mặt hàng nông sản nhập khẩu (gao, chuối, …), thêm vào đó là các yêu cầu về xuất xứ, các tiêu chuẩn kỹ thuật của hàng hóa. Về chính sách thương mại nội khối: EU hiện đang có những cải cách sâu rộng và toàn diện về thể chế và luật pháp để phù hợp với tình hình chung của thế giới. Tất cả các nước thành viên EU đều phải áp dụng một chính sách thương mại đối với các nước ngoài khối. Hàng hoá của nhiều nước đang phát triển xuất khẩu vào EU đang bị ràng buộc bởi nhiều hiệp định thương mại khác nhau, nhiều hàng rào thuế quan và phi thuế quan, các quy định, quy chế cũng như các yêu cầu của thị trường này về chất lượng, y tế, an toàn và môi trường. Một khi hàng hóa được đưa vào EU thì sẽ không còn phải thực hiện bất kỳ một thủ tục thông quan nào nữa tại biên giới các nước thuộc nội bộ khối EU. Về chính sách thương mại bên ngoài khối: chính sách ngoại thương của EU bao gồm chính sách thương mại tự trị và chính sách thương mại dựa trên cơ sở được xây dựng trên những nguyên tắc đó là không phân biệt đối xử, minh bạch, có đi có lại và cạnh tranh công bằng. Và hiện nay EU đang thực hiện kế hoạch mở rộng thị trường với hình thức đẩy mạnh tự do hóa thương mại. Tuy vậy EU vẫn đang đứng trước rất nhiều thách thức lớn. Quá trình nhất thể hóa gặp phải những trở ngại lớn do tỷ lệ ủng hộ của các nước thành viên giảm mạnh, vấn đề mở rông EU cũng gây chia rẽ trong các nước thành viên. Nền kinh tế EU trong những thập kỉ gần đây trì truệ và tụt hậu so với nền kinh tế Mỹ. Và đẩy mạnh cải cách kinh tế đang là trọng tâm tới đây của EU. 1.1.3. Đặc điểm của thị trường EU EU là một thị trường rộng lớn với diện tích hơn 4 triệu km2, với sức mua của 500 triệu người tiêu dùng. Với những chính sách thúc đẩy tự do hóa thương mại EU hiện là một thị trường thống nhất, cho phép mọi người thuộc khối EU, hàng hoá được lưu thông tự do. Tuy vậy EU vẫn nổi tiếng là một thị trường phức tạp và khó tính. Nó thể hiện rõ qua các đặc điểm sau: 1.1.3.1. Là một thị trường có nhu cầu tiêu dùng đa dạng, có sức mua lớn EU là một thị trường có nhu cầu đa dạng thứ nhất do dân số đông (gần 500 triệu người) nhu cầu của mỗi người dân về hàng hóa tiêu dùng là không hoàn toàn giống nhau. Thứ hai 27 nước thành viên của khối là 27 nền văn hóa khác nhau, nó quyết định đến cách thức mua sắm và tiêu dùng của từng nơi. Tuy tập quán, thị hiếu tiêu dùng của EU là của Châu Âu, nhưng từng nước EU cũng giữ những đặc tính riêng của mình. Để có thể tạo ra được một sản phẩm đáp ứng được thị hiếu tiêu dùng của cả 27 quốc gia là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cần phải vượt qua khi tiếp cận thị trường này, trong đó có các doanh nghiệp Việt Nam. Với sức mua tương đương của nửa tỷ người tiêu dùng, thêm vào đó thu nhập bình quân đầu người của người dân là rất cao (trên 27 nghìn Euro) do vậy EU là một thị trường có sức mua rất lớn. 1.1.3.2. Là một thị trường khó tính Một đặc điểm nổi bật của thị trường EU đó là quyền lợi của người tiêu dùng được bảo vệ nghiêm ngặt. Để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, EU tiến hành kiểm tra các loại sản phẩm ngay từ nơi sản xuất và có hệ thống báo động giữa các quốc gia thành viên. EU có các tổ chức chuyên nghiên cứu đại diện cho giới tiêu dùng để đưa ra quy chế định chuẩn quốc gia hoặc châu Âu. Với 15 thành viên cũ thì tập quán tiêu dùng có phần khác với những thành viên mới. Trước hết, do các thành viên cũ có trình độ phát triển cao hơn (như Đức, Pháp, Ý... ) trong khi đó ở các nước thành viên mời thì phát triển kinh tế thấp hơn. 15 nước thành viên cũ có tập quán tiêu dùng chặt chẽ, khắt khe hơn. Tuy vậy tất cả các sản phẩm trong nước hay nhập khẩu để có thể có mặt ở trên thị trường đều phải vượt qua được những tiêu chuẩn đảm bảo an toàn chung của EU. Thêm vào đó là 500 triệu người tiêu dùng khó tính nên EU vẫn được mệnh danh là “Pháo đài châu Âu”. Thị hiếu của người tiêu dùng EU hướng nhiều tới yếu tố sức khỏe và thể chất, người dân EU đặc biệt quan tâm đến những sản phẩm có tính năng bảo vệ sức khỏe, chất liệu từ thiên nhiên và hạn chế hóa chất. Họ quan tâm đến những mặt hàng thể hiện được tính cá thể, người tiêu dùng muốn họ là trung tâm do vậy mà các sản phẩm phải đề cao được tính cá thể của họ. Và ngoài ra họ còn quan tâm đến các thông tin khác về sản phẩm như thông tin về xuất sứ sản phẩm, nhà cung cấp... Riêng đối với hàng may mặc trước đây người tiêu dùng EU quan tâm đến những sản phẩm có danh tiếng, có thương hiệu trên thị trường thì nay vấn đề họ quan tâm là mẫu mã sản phẩm, họ quan tâm đến tính thời trang mà như vậy thì thời gian tồn tại của mặt hàng trên thị trường là không dài. Do vậy mà các doanh nghiệp dệt may càng gặp khó khăn hơn trong việc đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng. 1.1.3.3. Là một thị trường có tính cạnh tranh cao EU là một thị trường mở nên mang tính cạnh tranh rất cao, giảm dầnvà xóa bỏ hàng rào thuế quan . Hiện tại, EU đã xóa bỏ thuế nhập khẩu (0%) đối với hầu hết các mặt hàng của các nước chậm phát triển và một số nước được công nhận có nền kinh tế thị trường đầy đủ. Từ trước tới nay EU vẫn luôn ủng hộ chính sách thương mại tự do, hàng hóa trên thị trường luôn theo phương trâm cạnh tranh công bằng, minh bạch. Đối với hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam vào thị trường này ngày càng gặp phải những thách thức lớn, đặc biệt là sau khi EU ký hiệp định song phương với Trung Quốc và sau khi nước này tham gia vào tổ chức thương mại thế giới WTO. 1.1.3.4. Là một thị trường thống nhất Liên minh châu Âu EU là một liên minh kinh tế chính trị đầu tiên trên thế giới. EU phát triển thành một thị trường chung, thống nhất bằng một hệ thống luật tiêu chuẩn áp dung chung cho tất cả các nước thành viên nhằm đảm bảo sự lưu thông tự do của người dân, của hàng hóa, dịch vụ và vốn. EU duy trì các chính sách chung về thương mại, nông nghiệp, ngư nghiệp và phát triển địa phương. Toàn khối EU sử dụng một đồng tiền chung thống nhất (hiện đã có 16 nước sử dụng) đó là đồng EURO, tạo nên một khu vực đồng Euro. EU đã tạo nên một “Thị trường nội địa thống nhất châu Âu”. Hiện tại, EU đã xóa bỏ biên giới hải quan giữa 27 quốc gia nên khi hàng hóa nước ngoài đã được nhập khẩu vào một nước thì tự do lưu thông ở tất cả các nước còn lại trong khối. Quan hệ của Việt nam với các nước Đông Âu như Ba Lan, Cộng hoà Séc, Slovakia...đã hình thành và quen biết từ lâu nên hàng của Việt Nam có thể vào EU qua các “cửa hải quan” đó dễ hơn các nước khác. Tóm lại EU là một thị trường rộng lớn, đa dạng và có nhiều triển vọng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam. Nhưng đó cũng là một thị trường “sang trọng” và “khó tính”. Vì vậy để chinh phục được thị trường này là một điều không dễ dàng để thực hiện trong một thời gian ngắn. 1.2. Quan hệ thương mại Việt Nam EU Hơn nửa thế kỷ hình thành và phát triển, EU đã lớn mạnh dần từ 6 nước thành 27 nước thành viên như hiện nay. Với sức mạnh tổng hợp của khoảng 500 triệu dân, đóng góp tới 28% GDP thế giới, EU là một khu vực kinh tế hùng mạnh và đầy tiềm năng của thế giới. EU được đánh giá là hình mẫu về hoà bình và thịnh vượng trên toàn cầu, có quan hệ rộng khắp trên thế giới. Trong đó quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và EU cũng được hình thành khá sớm. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước thành viên của EU bắt đầu phát triển mạnh từ những năm đầu thập kỷ 90, sau khi Việt Nam và EU ký một loạt các hiệp định song phương như Hiệp định khung về hợp tác kinh tế khoa học và kỹ thuật năm 1990; các Hiệp định về dệt may 15/12/1992, năm 1997; Hiệp định giày dép năm 2000. Liên minh Châu Âu là khách hàng nhập các loại hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam, chiếm hơn 35% tổng số xuất khẩu của Việt Nam trong ngành hàng này trong các năm trước đây. Sự kiện ngày 17/7/1995 ký “Hiệp định hợp tác giữa cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng đồng Châu Âu” đã đánh dấu quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU sang một giai đoạn phát triển mới . Hiệp định này sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Việt Nam giúp Việt Nam thực hiện tốt hơn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Từ năm 2007 khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO thì vị thế của Việt Nam được nâng cao và tạo tiền đề cho Việt Nam mở rộng buôn bán bình đẳng với các nước thành viên khác của WTO, do vậy mà quan hệ của Việt Nam với EU ngày càng phát triển, mở rộng cả về phạm vi, số lượng và chất lượng trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào thị trường EU như hàng dệt may, giày dép, thủy sản, cà phê, khoáng sản (than đá) và các hàng tiêu dùng sử dụng nhiều lao động như đồ gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ với chất lượng mẫu mã và tiêu chuẩn phù hợp với người tiêu dùng châu Âu. Mới đây nhất, Ủy ban châu Âu (EC) đã thông qua chiến lược hợp tác với Việt Nam giai đoạn 2007 – 2013 nhằm tập trung hỗ trợ các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam Chính phủ Việt Nam luôn đánh giá cao vai trò của EU trong chiến lược phát triển kinh tế. Có nhiều các cuộc viếng thăm của các lãnh đạo cấp cao của Việt Nam đến EU và các nước thành viên nhằm ký kết nhiều hiệp định kinh tế quan trọng về thương mại và đầu tư thông qua các tập đoàn kinh tế lớn. Chính phủ đã giao cho các Bộ ngành hữu quan chủ động đề xuất và thực hiện các giải pháp đồng bộ để thúc đẩy quan hệ kinh tế với EU lên tầm chiến lược. Theo đó Việt Nam cam kết không phân biệt đối xử với các công ty của EU và thực hiên một số biện pháp mở cửa thị trường trong các lĩnh vực mà doanh nghiệp EU quan tâm. Về phía EU, trong những năm qua, nhất là năm 2007, đã có nhiều nhà lãnh đạo cấp cao của các nước EU và lãnh đạo EC cùng hàng trăm nhà doanh nghiệp đã đến Việt Nam tìm hiểu thị trường và cơ hội đầu tư phát triển thương mại. Các nhà lãnh đạo EU và Việt Nam đã chính thức khởi động đàm phán Hiệp định về đối tác và hợp tác (PCA) Việt Nam – EU từ năm 2007 nhằm đưa quan hệ kinh tế giữa hai bên lên tầm cao mới theo phương châm “Quan hệ đối tác bình đẳng, hợp tác toàn diện, lâu dài và tin cậy vì hoà bình và phát triển”. Quan hệ buôn bán thương mại Việt Nam - EU phát triển rất khả quan, trong 10 năm từ năm 1990 - 1999 với quy mô tăng lên 12 lần và tốc độ tăng bình quân mỗi năm là 32%. Năm 1999 tổng kim ngạch xuất khẩu hai chiều đạt gần 4500 triệu USD, trong đó, Việt Nam xuất khẩu hơn 3300 triệu USD. 6 tháng đầu năm 2000, Việt Nam xuất khẩu sang EU đạt khoảng 1400 triệu USD. Năm 2001 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 2 tỷ USD gấp 16,9 lần so với năm 1990 và chiếm tỷ trọng 13,25% trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu. Theo dự kiến thì đến năm 2010, tăng trưởng thương mại hai chiều giữa Việt Nam và EU sẽ vượt mức 20% và đạt 15 tỷ USD. CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG EU VÀ THỰC TRẠNG VƯỢT QUA CÁC RÀO CẢN KỸ THUẬT CỦA EU ĐỐI VỚI HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM 2.1. Tổng quan về tình hình xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang thị trường EU 2.1.1. Khái quát về ngành dệt may Việt Nam Sau 24 năm thực hiện đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành công lớn cùng với đó ngành dệt may cũng ngày càng khẳng định được vai trò của mình. Năng lực sản xuất trong nước cũng như hàng hóa xuất khẩu ngày càng được nâng cao, các mặt hàng xuất khẩu được nhiều bạn hàng trên thế giới đón nhận. Về năng lực sản xuất: Hiện nay Việt Nam có khoảng 2500 doanh nghiệp dệt may. Trong đó Doanh nghiệp nhà nước chiếm 0,5%, doanh nghiệp nước ngoài chiếm 25%, còn lại là Doanh nghiệp tư nhân và các công ty cổ phần. Toàn ngành hiện đang sử dụng khoảng 2,2 triệu lao động, sản xuất khoảng 2 tỷ sản phẩm dệt may trong đó các sản phẩm nhằm phục vụ xuất khẩu lên đến 65%. Các Doanh nghiệp dệt may thương tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh có 1500 doanh nghiệp, 500 doanh nghiệp tập trung vào Hà Nội và các vùng lân cận, còn lại thì nằm ở vùng duyên hải và miền trung. Vấn đề luôn được ngành đặt lên hàng đầu đó là tìm được nguồn cung cấp nguyên liệu trong nước. Trước đây hầu hết các nguyên liệu dệt may của Việt Nam là phải nhập khẩu. Như vậy thứ nhất là không đảm bảo được nguồn nguyên liệu, thứ hai nếu không tìm được nguồn nguyên liệu đạt yêu cầu sẽ không đáp ứng được những rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu đặt biệt là một thị trường khó tính như EU. Vì vậy ngành công nghiệp phụ trợ đã và đang được chú trọng phát triển. Tính đến nay ngành đã đáp ứng được một phần nguyên liệu cho ngành dệt may. Ta có thể thấy được điều này qua bảng 2.1 sau: Bảng 2.1. Tình hình cung cấp các sản phẩm phụ liệu dệt may trong nước Loại phụ liệu Đơn vị đo Nhu cầu trong nước Sản xuất Tỷ lệ đáp ứng (%) Cúc nhựa Triệu chiếc/năm 3.215,15 765 24 Mex không dệt Triệu chiếc/năm 31,61 12 38 Mex dệt Triệu chiếc/năm 30,02 0 0 Nhãn Triệu chiếc/năm 822,15 120 15 Băng chun Triệu chiếc/năm 590,46 25 4 Băng dệt Triệu chiếc/năm 81,51 0 0 Khóa kéo Triệu chiếc/năm 222,88 65 29 Băng gai Triệu chiếc/năm 42,16 0 0 Nguồn: Tổng công ty dệt may Việt Nam VINATEX Nhìn vào bảng trên ta thấy tình hình đáp ứng nguyên phụ liệu trong nước vẫn chưa đạt yêu cầu, mức đáp ứng còn dưới 40% cao nhất mới chỉ đạt được 38% (Mex không dệt), các nguyên liệu như Mex dệt, bằng dệt, băng gai còn chưa được triển khai sản xuất (mức đáp ứng vẫn là 0%). Ngành dệt may đang phấn đấu đến năm 2012 tỷ lệ đáp ứng nguyên phụ liệu nội địa đạt 50%. Tình hình sản xuất hóa chất thuốc nhuộm phục vụ cho khâu sản xuất cũng đang phát triển theo triều hướng khả quan thể hiện trong bảng 2.2: Bảng 2.2. Hóa chất dùng chủ yếu trong ngành dệt may Tên hóa chất Sản lượng (tấn/năm) Tỷ lệ đáp ứng nhu cầu (%) Công dụng Phân đạm Ure 800.000 50 Chất trợ nhuộm Axit sunphuric 286.000 70 Tạo môi trường cho công nghệ nhuộm Axit photphoric 18.700 80 Xử lý nước cấp Xút 100%NaOH 59.097 80 Axit Clohydric 36.200 Tạo môi trường cho công nghệ nhuộm Natri silicat 40.500 Công nghệ tẩy vải Phèn nhôm 22.100 Xử lý nước cấp Bột giặt 151.958 100 Công nghệ giặt vải và sản phẩm may Kem giặt 116.829 100 Công nghệ giặt vải và sản phẩm may Thuốc nhuộm 0 0 Nhuộm vải Chất trợ 353,125 5 Hóa chất cơ bản 1.989,375 15 Nguồn: Tổng công ty hóa chất Việt Nam Theo bảng trên ta có thể thấy được khả năng đáp ứng nhu cầu hóa chất của ngành công nghiệp phụ trợ tương đối khả quan như về bột giặt, kem giặt khả năng đáp ứng là 100%, các loại axit cũng đạt 80%. Tuy nhiên hóa chất có thể nói là quan trọng nhất trong ngành dệt may đó là thuốc nhuộm thì ta lại chưa có khả năng sản xuất, vì các thị trường xuất khẩu hàng dệt may họ yêu cầu rất khắt khe về các hóa chất nhuộm (đặc biệt là EU) nên để có thể xuất khẩu thành công vào thị trường này cần phải chú trọng phát triển sản xuất hơn nữa các loại hóa chất phụ trợ Về cơ cấu mặt hàng dệt may: cơ cấu hàng dệt may đã có những thay đổi rõ rệt cả về mẫu mã và nguyên liệu sử dụng. Về nguyên liệu: trước đây ngành dệt may chủ yếu sử dụng nguyên liệu tự nhiên thì đến nay đã được thay thế nhiều bằng các sợi nhân tạo có chất lượng cao như: polyester, cotton/visco, …. Các loại vải dệt ngày càng phong phú về chủng loại và nâng cao về chất lượng gabdin, kaki, tissues pha len, pha cotton… trước đây chỉ một số chất liệu đơn giản như xatanh, vải phin… Về chủng loại các mặt hàng cũng ngày càng được bổ sung phong phú hơn: trước đây sản xuất nghiêng về các loại như quần áo bảo hộ lao động, đồng phục học sinh thì đến nay ngành đã sản xuất được các sản phẩm có chất lượng cao như quần jeans, comple, … với nhiều thương hiệu nổi tiếng được trong và ngoài nước biết đến (Công ty Việt Tiến, Công ty may Thăng Long, An Phước, …) Về đầu tư: được nhà nước xác định là ngành kinh tế mũi nhọn nên ngành dệt may đã và đang được chú trọng đầu tư thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.3. Vốn đầu tư toàn ngành dệt may Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 Đơn vị: Tỷ đồng Vốn đầu tư Toàn ngành Vinatex Tổng chi phí đầu tư 30.000 9.500 Trong đó Đầu tư xây dựng 2.550 900 Đầu tư trang thiết bị 18.000 5.800 Đầu tư các lĩnh vực khác 1.500 500 Chi phí phát sinh 1.500 500 Chi phí nhân công 6.450 1.800 Nguồn: Bộ công thương Tuy nhiên theo như phân tích ở trên thì ta thấy ngành vẫn còn những tồn tại cần khắc phục. Thứ nhất là về khả năng đáp ứng nguyên phụ liệu trong nước, thứ hai là chất lượng và mẫu mã sản phẩm cần phải được nâng cao hơn nữa mới có thể đáp ứng được yêu cầu của khách hàng trong và ngoài nước, có thể vượt qua được những rào cản kỹ thuật của thị trường đối tác. Thứ ba cần đầu tư hơn nữa vào đổi mới trang thiết bị, nâng cao năng suất lao động. Về tình hình xuất khẩu: trong những năm gần đây ngành dệt may đã có những đóng góp to lớn vào nền kinh tế nước ta nói chung và vào kim ngạch xuất khẩu nói riêng, xuất khẩu dệt may đã mang về nguồn thu ngoại tệ lớn cho nước nhà. Có thể thấy sự phát triển rõ rệt của ngành dệt may qua bảng số liệu sau: Bảng 2.4. KNXK hàng dệt may Việt Nam giai đoạn 2004 – 2009 Đơn vị: Tỷ USD Năm Ngành dệt may Tổng KNXK %KNXKDM/ Tổng KNXK KNXK Tăng (%) KNXK Tăng (%) 2004 4,3 19,44 26,5 31,5 16,23 2005 4,8 11,63 32,2 21,6 14,9 2006 5,8 20,83 39,6 22,8 14,65 2007 7,8 34,48 48,5 22,5 16,08 2008 9,12 16,92 65 33,9 14,03 2009 10 9,65 76,7 18 13,04 Nguồn: Bộ Công thương Nhìn vào bảng trên ta thấy xuất khẩu hàng dệt may liên tục tăng qua các năm từ 2004 – 2009. Năm 2004 tốc độ tăng là 19,44% so với năm 2003, từ năm trước đó đến năm 2004 xuất khẩu dệt may Việt Nam tăng mạnh là do Việt Nam đã kỹ hiệp định thương mại Việt – Mỹ (BTA) đã có tác đông rõ rệt lên hoạt động xuất khẩu dệt may. Nhưng sang đến năm 2005, tốc độ tăng giảm hẳn chỉ còn 11,63% KNXK đạt 4,8 tỷ USD thấp hơn so với mục tiêu toàn ngành đề ra là 5,2 tỷ USD. Năm 2005 là năm EU dỡ bỏ hạn ngạch đối với hàng dệt may Việt Nam nhưng do hạn ngạch giữa các thành viên WTO cũng đã được bãi bỏ từ ngày 1/1/2005 trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ,… Mặt khác hàng dệt may Việt Nam lại chưa đủ sức để cạnh tranh với hàng dệt may của các nước này, do vậy mà kim ngạch xuất khẩu không tăng mạnh. Sang năm 2006 thì KNXK đã tăng trưởng trở lại đạt 5,8 tỷ USD tăng lên 1 tỷ so với năm 2005 với tốc độ tăng đạt 20,83%. Đặc biệt năm 2007 là bước nhảy vọt của dệt may Việt Nam, tốc độ tăng lên đến 34,48% so với năm 2006 vượt mức chỉ tiêu lên đến 7 tỷ USD. Mặc dù trong năm 2007 ngành dệt may Việt Nam đã phải đối mặt với không ít khó khăn đó là sản phẩm dệt may Việt Nam bị giám sát chông bán phá giá tại thị trường Mỹ làm sản phẩm bị mất tính cạnh tranh. Nhưng nhờ có sự nỗ lực không ngừng từ phía chính phủ, hiệp hội và các doanh nghiệp tìm kiếm thị trường, đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm và đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của các thị trường lớn (EU, Mỹ, Nhật Bản) mà KNXK hàng dệt may vẫn tăng đột biến. Việt Nam đã lọt vào tốp 10 nước và vùng lãnh thổ xuất khẩu dệt may lớn nhất Thế giới. Sang những năm tiếp theo 2008, 2009 sự tăng trưởng vẫn được duy trì, tuy nhiên tốc độ tăng chậm lại do xu hướng các nước nhập khẩu (EU, Mỹ,…)ngày càng giảm dần và xóa bỏ hàng rào thuế quan mà thay vào đó là các hàng rào phi thuế như các rào cản kỹ thuật. Các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam đang dần phải thích nghi với các rào cản đó. Xét về cơ cấu thị trường : tính đến nay các thị trường xuất khẩu dệt may trụ cột của Việt Nam vẫn là EU, Mỹ, Nhật Bản. Trong đó Mỹ vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của dệt may Việt Nam (56,10%) sau đó là EU (18,70) và Nhật Bản (9,00%) thể hiện rõ qua biểu đồ sau: Biểu đồ 2.1. Cơ cấu thị trường nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam (năm 2008) 56,10% 18,70% 9,00% 16,20% Mỹ EU Nhật Bản Các nước khác Nguồn: Niên giám thống kê 2.1.2. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường EU Hiện nay EU đang là thị trường xuất khẩu quan trọng thứ hai (sau Mỹ) của Việt Nam, chiếm 23% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam (năm 2008). Các bạn hàng truyền thống của Việt Nam thuộc khối EU như Đức, Pháp, Anh, Hà Lan... Năm 2003, xuất khẩu của Việt Nam sang EU chỉ đạt 2,3 tỷ Euro thì đến năm 2008 con số này đã tăng lên 7,7 tỷ Euro trong đó xuất khẩu hàng may mặc chiếm tỷ lệ cao. Ta có thể theo dõi kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sang EU qua bảng sau: Bảng 2.5. kim ngạch xuất khẩu của EU giai đoạn 2005 - 2009 Đơn vị triệu USD Năm 2005 2006 2007 2008 2009 KNXK 841 1243 1489 1704 2000 Tăng (%) 27,61 47,9 16,57 15,8 19,19 Nguồn: Niên giám thống kê Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU tăng đều qua các năm nhưng tốc độ tăng không ổn định. Năm 2006 có KNXK là 1243 triệu USD với tốc độ tăng là 47,9%, sang đến năm 2007 KNXK vẫn tiếp tục tăng nhưng với tốc độ chậm hẳn lại chỉ còn là 16,57%. Tốc độ tăng tiếp tục giảm trong năm 2008 những vẫn giữ được KNXK tăng và năm 2009 tốc độ tăng lấy lại được vị trí cân bằng tăng 19,19%. Mặc dù có những biến đổi nhưng EU vẫn được đánh giá là thị trương đầy tiềm năng của xuất khẩu dệt may Việt Nam, chỉ tiêu đặt ra cho năm 2010 KNXK vào thị trường này đạt 2,2 tỷ USD. Tính riêng năm 2009, trong tháng 7 đầu năm kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU đạt 187,8 triệu USD, tính chung 7 tháng đầu năm 2009, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 939,40 triệu USD. Trong đó chủng loại mặt hàng dệt may có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh nhất sang EU là bít tất, với giá trị xuất khẩu là 3.143,857 USD, tăng 122,6% so với cùng kì năm 2008. Đứng thứ hai là mặt hàng vải, với giá trị đạt 13.764,620 tăng 63,9%. Ngoài ra còn một số mặt hàng tăng khá cao so với cùng kì năm trước như là quần áo trẻ em, áo len, quần áo ngủ, áo khoác và váy với các giá trị tăng lần lượt là 50,2%; 42,5%; 27,5% và 26,4%. Tuy nhiên cũng phải kể đến một số mặt hàng giảm khá mạnh so với cùng kì năm ngoái như quần áo bảo hộ lao động (giảm 30,6% tương đương với 11.676,834 USD), quần áo thể thao (giảm 27,9%), mặt hàng khăn cũng giảm khá mạnh 25,14%. Trong điều kiện phải cạnh tranh gay gắt với hàng dệt may của Trung Quốc, một quốc gia có ngành công nghiệp dệt may phát triển và chủ động được nguyên liều và khả năng đáp ứng nhiều loại sản phẩm hàng hoá, Ngành dệt may Việt Nam đạt được những kết quả trên là đáng ghi nhận. Mặc dù chất lượng, giá cả, mẫu mã sản phẩm xuất khẩu sang EU được đánh giá khá tốt, nhưng không vì thế mà hàng dệt may của Việt Nam có thể thống lĩnh được thị trường này. Cụ thể là chất lượng của sản phẩm vẫn chưa đạt được đúng tiêu chuẩn của khách hàng, điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty trong việc nâng cao uy tín mở rộng thị trường. Tuy nhiên, thị trường EU tiêu dùng theo tầng lớp nên sản phẩm dệt may Việt Nam thường thích hợp, thoả mãn với nhu cầu của tầng lớp trung lưu nghĩa là đã có sự chấp nhận mặt hàng này hơn là chất lượng cũng như giá cả vừa với mức thu nhập của họ. Với thị trường EU luôn đòi hỏi chất lượng cao, mẫu mã được đổi mới liên tục, mặt khác yêu cầu về kỹ thuật đối với hàng dệt may của EU tương đối khắt khe. Vì vậy điều quan trọng hiện nay để thâm nhập vào thị trường EU là phải nâng cao chất lượng và đổi mới sản phẩm về mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc, đáp ứng tốt các rào cản kỹ thuật mà EU đặt ra nhằm cạnh tranh với các nước khác để tồn tại trên thị trường này. Để đáp ứng được nhu cầu của một thị trường rộng lớn với 27 nước thành viên như EU là một bài toán khó cần tìm lời giải đáp. Xét về cơ cấu thị trường nhập khẩu trong khối EU: các thị trường nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam chủ yếu là Đức, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Hà Lan còn lại các nước khác chỉ chiếm một phần không đáng kể. Tỷ trọng về thị trường nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam sang EU được thể hiện trong bảng sau: Bảng 2.6. Tỷ trọng thị trường nhập khẩu dệt may Việt Nam trong khối EU năm 2008 Đức Anh Tây Ban Nha Hà Lan Pháp TT khác 28,70% 18,50% 13% 8,80% 23,30% 8,70% Nguồn: Niên giám thống kê và Bộ Công thương Biểu 2.2. Tỷ trọng thị trường nhập khẩu dệt may Việt Nam trong khối EU năm 2008 28.7 18.5 13 8.8 23.3 8.7 Đức Anh Tây Ban Nha Hà Lan Pháp TT khác Nguồn: Niên giám thống kê và Bộ Công thương Từ trước đến nay Đức vẫn là thị trường truyền thống số một của dệt may Việt Nam, kim ngạch nhập khẩu của Đức đối với hàng dệt may Việt Nam năm 2008 đạt 395,5 triệu USD chiếm 23,32% thị phần xuất khẩu của Việt Nam sang EU, chiếm 4,34% tổng kim ngạch nhập khẩu dệt may của EU. Đứng thứ hai là Pháp, sau đó là Anh, Tây Ban Nha và Hà Lan. 2.2. Thực trạng vượt qua các rào cản kỹ thuật của EU đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam 2.2.1. Các loại rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may Hàng rào kỹ thuật là một loại hàng rào phi thuế quan. Hàng rào này liên quan đến việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật như tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, các biên pháp nhằm đảm bảo quá trình sản xuất hàng hóa phải an toàn, vệ sinh, bảo vệ môi trường , đảm bảo sức khỏe người tiêu dung và các vấn đề liên quan đến ghi nhãn, vận chuyển, bảo quản hàng hóa… Chúng là những rào cản hợp lý và hợp pháp, cần được duy trì. Đối với hàng dệt may hàng rào kỹ thuật chủ yếu được chia thành 5 nhóm sau: 2.2.1.1. Các biện pháp bảo vệ sự an toàn và sức khỏe của con người Quy định về trách nhiệm xã hội (SA8000): SA8000 là một hệ thống các tiêu chuẩn trách nhiệm giải trình xã hội để hoàn thiện các điều kiện làm việc cho người lao động tại các doanh nghiệp do Social Accountability International (SAI) phát triển và giám sát. Các nhà sản xuất hàng dệt may xuất khẩu sang các thị trường phải thỏa mãn các yêu cầu của SA8000 như là: sử dụng lao động theo đúng độ tuổi quy định, không thuê hoặc ủng hộ việc sử dụng lao động cưỡng bức, phải đảm bảo sức khỏe và an toàn, quyền lợi và chế độ bồi thường cho người lao động, thời gian làm việc phải theo tiêu chuẩn quốc tế, … 2.2.1.2. Các biện pháp bảo vệ môi trường Quy định về bảo vệ môi trường (ISO14000): quy định này nêu rõ các yêu cầu về hệ thống quản lý môi trường trong đó đặc biệt lưu ý đến các quy định pháp lý về tác động và ảnh hưởng của môi trường nhằm giúp các doanh nghiệp dệt may hệ thống hóa các chính sách và các mục tiêu môi trường của mình. Trong ISO14000 bao gồm ISO14001 và ISO14004, ISO14001 là các yêu cầu đối với hệ thống còn ISO14004 là các văn bản hướng dẫn xây dựng hệ thống theo các yêu cầu đó. Các doanh nghiệp dệt may cần phải nắm bắt và hiểu rõ để tuân thủ các yêu cầu thực hiện trách nhiệm xử lý ô nhiễm môi trường và sử dụng nguyên nhiên liệu không làm mất cân bằng sinh thái, các sản phẩm sản xuất ra phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn không gây ô nhiễm môi trường. 2.2.1.3. Các quy định bảo vệ người tiêu dùng và cách ghi nhãn Các biện pháp bảo vệ an toàn sức khỏe đối với người tiêu dùng: các biện pháp này quy định về chất lượng và an toàn sản phẩm bao gồm nhãn mác, đóng gói bao bì, dán nhãn sinh thái… các quy định này nhằm đảm bảo hàng hóa an toàn. Quy định về tiêu chuẩn chất lượng (ISO9000): đây là bộ tiêu chuẩn về quản lý chất lượng do tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa ban hành. Bộ tiêu chuẩn này bao gồm các tiểu chuẩn quy định những yêu cầu của một hệ thống quản lý chất lương mà doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp dệt may nói riêng muốn được chứng nhận phải áp dụng như ISO9001/2/3; hoặc ISO9000:2000, và các tiêu chuẩn hỗ trợ khác. 2.2.2. Một số rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may tại thị trường EU. EU là thành viên của WTO nên chế độ quản lý nhập khẩu dựa trên nguyên tắc của tổ chức này. Để quản lý hàng hóa nhập khẩu , EU không sử dụng nhiều các biện pháp quản lý bằng hạn ngạch và sử dụng nhiều các biện pháp phi thuế quan cụ thể là các rào cản kỹ thuật. EU có một hệ thống các rào cản kỹ thuật rất chặt chẽ và khắt khe. 2.2.2.1. Quy định của EU đối với hàng dệt may về môi trường, an toàn và sức khỏe của con người Các thông tư, quy chuẩn, luật, sắc luật được EU ban hành liên quan đến cấm việc nhập khẩu và bán các loại hàng hóa có chứa các chất bị cấm.  Theo thông tư 2002/61/EC và đã được 27 nước thành viên đưa vào luật quốc gia. Đó là cấm bán sản phẩm dệt may có chứa thuốc nhuộm azo gây ung thư.  Thông tư 2003/3/EC về hạn chế bán và sử dụng thuốc nhuộm màu xanh nước biển.  Thông tư 91/338/EC về hạn chế sử dụng Cadimi trong pigment, chất ổn định cho chất dẻo, chất mạ điện.  Thông tư 83/264/EC về hạn chế sử dụng các chất chống cháy trong sản phẩm dệt may.  Thông tư 2003/11/EC về việc hạn chế sử dụng chất chống cháy trong sản phẩm dệt may: penta BDE, octa BDE.  Thông tư 2003/53/EC về cấm bán và sử dụng Nonylphenol và nonyphenol atoxylat.  Thông tư 94/27/EC về giới hạn Niken trong các vật trang sức và phụ kiện may mặc.  Quy chuẩn EC 850/2004 cấm sử dụng các chất hữu cơ gây ô nhiễm (POP)  Luật REACH 1907/2006/EC qui định về “đăng ký, đánh giá, cấp phép và hạn chế sử dụng hóa chất”  Thông tư 2006/12/EC về hạn chế bán và sử dụng Perflooctan Sulfonat  Sắc luật về bao bì và phế liệu bao bì  Luật về an toàn quần áo Để có thể xuất khẩu thành công vào thị trường EU thì đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật về môi trường đóng một vai trò quan trọng và nó được coi là vấn đề chính hiện nay. Vấn đề này không chỉ được quan tâm từ phía chính phủ và còn được nhận thức mạnh mẽ bởi người tiêu dùng đặc biệt là các quốc gia phía Bắc EU (các quốc gia Scandinavia, Đức, Hà Lan). Do vậy mà các doanh nghiệp dệt may Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường EU cần phải hiểu và thực hiện đúng các yêu cầu về hàng rào kỹ thuật sau: Quy định Reach: quy định về “đăng ký, đánh giá, cấp phép và hạn chế sử dụng hóa chất” có hiệu lưc từ ngày 1/6/2007. Đây là quy định của Ủy ban châu Âu (EC) về việc đăng ký, đánh giá, cấp phép và hạn chế sử dụng hóa chất đối với các doanh nghiệp hàng dệt may cần phải thực hiện nếu muốn xuất khẩu sản phẩm sang thị trường EU. Thời hạn để các doanh nghiệp Việt Nam tiến hành đăng ký theo quy định này là từ 1/6 đến 1/12/2008. Một số điều cần lưu ý trong REACH: - Đăng ký các sản phẩm mà hóa chất hiện hữu trong những sản phẩm sản xuất trong một năm có số lượng lớn hơn 1 tấn/nhà sản xuất. Hóa chất dự định được đưa ra trong điều kiện sử dụng bình thường và hợp lý - Bất kỳ loại sản phẩm nào có chứa hóa chất trong nhóm nguy hại cao với nồng độ 0,1% trên tổng trọng lượng thì nhà cung cấp cần phải cho người nhận sản phẩm đó đầy đủ thông tin, tối thiểu là tên hóa chất để họ có thể sử dụng sản phẩm một cách an toàn. Đối với tiêu chuẩn về chất lượng: EU dựa trên bộ tiêu chuẩn về chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế là ISO900 đã đưa ra các tiêu chuẩn ISO14001, EMAS… để các nhà sản xuất có thể tuân thủ. Đối với bộ tiêu chuẩn EMAS chủ yếu được áp dụng cho các công ty sản xuất tại EU và EMAS được áp dung rộng rãi tai Đức. Hệ thống EMAS đặt ra các yêu cầu cao đối với các doanh nghiệp và tốn nhiều chi phí để đánh giá, chứng nhận, chính vì thế mà các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nên áp dụng theo chứng nhận ISO14001. Các vấn đề khác liên quan đến sản phẩm mà các doanh nghiệp dệt may trong đó có doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần phải chú ý khi xuất khẩu hàng hóa sang EU đó là: Về sản xuất và xử lý nguyên liệu: các nguyên liệu chính sử dụng trong sản xuất các sản phẩm may mặc thông thường là bông và sợi nhân tạo, vì vậy mà trong quá trình sản xuất nhiều chất độc hại được thải ra. Đặc biệt là trong quá trình trồng trọt nguyên liệu và sản xuất vải. Trong quá trình chế biến hoàn thiện vải sau khi đi qua nhiều công đoạn xử lý khác nhau sẽ thải ra một lượng lớn các chất độc hại như oxygen, chất biocide, nhiều chất độc không thể hủy bằng phương pháp vi khuẩn cũng có thể tìm thấy trong quá trình giặt tẩy chính là nguyên nhân gây lên các vấn đề về môi trường. Công đoạn in và nhuộm: đây là hai công đoạn chính làm ô nhiễm môi trường. Theo quy định của EU tỷ lệ phần trăm không cố định trên vải, thay đổi từ 1-2% đối với thuốc nhuộm màu và crom và từ 30-40% đối với thuốc nhuộm phản ứng và phosphorus. Các doanh nghiệp dệt may có thể tham khảo các phương thức nhuộm thân thiện hơn với môi trường mang lại hiệu quả cao hơn trong quá trình nhuộm. Những hướng dẫn đang lưu ý trong khi nhuộm đó là: cần tận dụng tối đa lượng thuốc nhuộm bằng cách cho sợi vào một bồn nhuộm, tránh sử dụng 1 bồn chứa đầy thuốc nhuộm cho một số lương nhỏ, xem xét liệu có thể tiếp tục nhuộm những lô sau với cùng mầu hoặc mầu tối hơn. Các loại thuốc nhuộm sạch như là các loại thuốc nhuộm nguồn gốc từ thực vật, thân thiện với môi trường được EU khuyến khích sử dụng. Nhuộm Azo và các chất độc hại khác: đây là loại thuốc nhuộm nguy hiểm có khả năng gây ung thư hoặc có thể hình thành các hợp chất amin hoặc chất biến tính có thể gây ung thư vì vậy mà đều bị cấm lưu thông tại Đức. Tại Hà Lan loại thuốc nhuộm này bị cấm sử dung đối với các mặt hàng ga trải giường và quần áo. Có khoảng 120 loại thuốc nhuộm azo bị cấm. Một số loại khác cũng bị cấm tại một số nước thành viên EU như pentachlorophenol. 2.2.2.2. Quy định về đóng gói và ghi nhãn sản phẩm dệt may - Thông tư 96/74/EC qui định cách thức ghi nhãn cho các sản phẩm dệt may bán tại EU - Nhãn cần phải nêu đúng các thông tin về thành phần xơ, sợi của sản phẩm - Nhãn bắt buộc phải được xem là một phần của chất lượng Phạm vi áp dụng: Các sản phẩm chỉ gồm toàn xơ dệt Các sản phẩm dệt có chứa ít nhất 80% xơ dệt theo khối lượng Vải bọc đồ gỗ, ô, vật liệu che nắng, vật liệu trải sàn, thảm, lớp lót cho giày dép, găng tay, bao tay... Cụ thể đối với việc đóng gói sản phẩm: Trước tiên cần quan tâm đến bao bì sản phẩmcác doanh nghiệp dệt may cần phải đặc biệt quan tâm đến bao bì đóng gói sản phẩm khi xuất khẩu sang EU. Cần phải nghiên cứu kỹ loại bao bì nào có thể bảo vệ hàng trong quá trình vận chuyển, bao bì đó có thể bảo vệ sản phẩm chống ảnh hưởng xấu của khí hậu, nhiệt độ, và chạm cơ học và cả lấy cắp. Tiếp theo là về kích cỡ: các số đo chiều dài, vòng ngực, vòng hông xác định kích cỡ cho hàng may mặc Quy định về ghi nhãn cho sản phẩm: việc ghi nhãn phải đảm bảo cung cấp thông tin cho người tiêu dùng về sản phẩm. Thường có hai loại yêu cầu ghi nhãn: Một là yêu cầu bắt buộc như xuất xứ, thành phần sợi, khả năng cháy Hai là yêu cầu tự nguyện như nhãn hiệu/hướng dẫn giặt tẩy và kích cỡ của nhãn. Việc ghi nhãn tự nguyện được sử dụng ở nhiều quốc gia EU. Ghi nhãn tự nguyện sử dụng 5 loại biểu tượng là mã mầu, các biểu tượng liên quan đến tính bền vững của màu sắc, ổn định về kích cỡ, ảnh hưởng của cloren có trong chất tẩy, nhiệt độ ủi an toàn nhất và một vài đặc tính khác. Mặc dù cho đến nay việc gắn nhãn sinh thái vẫn mang tính chất tự nguyện, tuy nhiên việc các sản phẩm dệt may có gắn nhãn sinh thái chính là một công cụ cạnh tranh hữu hiệu. Hiện nay có 4 nhãn môi trường quan trọng đang được áp dụng tại EU cho các sản phẩm may mặc đó là EU Ecolabel, nhãn OKO-Tex, SKAL EKO và nhãn SG. EU Ecolabel: nhãn hiệu EU Ecolabel được áp dụng cho ga trải giường và áo thu (theo Quyết định 96/304/EC). EU Ecolabel được áp dụng cho áo thun dệt kim, áo thun trơn, áo cổ tròn, áo tay ngắn hoặc tay dài, được thiết kế để mặc ngoài trời, có thuê hoặc in, ngoại trừ hàng in nền nhựa, thêu. Áo thun để bán không được chỉnh sửa Nhãn OKO-Tex: nhãn tiêu chuẩn OKO-Tex 100 (theo tiêu chuẩn chẩu Âu hài hòa EN45014) không kiểm tra toàn bộ quá trình xử lý sản phẩm mà chỉ tập trung vào sản phẩm cuối cùng. Nhãn này rất thông dụng tại Đức. SKAL EKO: SKAL là một tổ chức giám định quốc tế độc lập, chuyên ngành đối với các phương pháp sản xuất hữu cơ và tổ chứ này sở hữu dấu EKO, được đăng ký bản quyền. SKAL được chính phủ Hà Lan và Đức ủy quyền theo Quy định ECC 2092/91 của EU. Hệ thống giám định của tổ chức này áp dụng trên toàn bộ dây truyền sản xuất từ thu hoạch bong cho đến sản xuất ra sợi. Tổ chức này chủ yếu giám sát tập trung vào dây truyền sản xuất và kiểm tra nhằm xác minh xem giai đoạn nào là giai đoạn được cho phép và giai đoạn nào không cho phép. Những tiêu chuẩn mà hệ thống cho phép xử lý ở công đoạn hoàn thiện là: xử lý không co, phủ láng mặt ngoài, tạo độ bền, thấm nước hoặc không thấm nước… tổ chức cũng quy định rõ những yêu cầu đối với sản phẩm cuối cùng và đóng gói cho hàng dệt. Nhãn SG (Schadstoffgepuft – Zeichen) nghĩa là “kiểm tra các chất nguy hiểm”, nhãn này không chỉ áp dụng riêng cho ngành dệt may mà còn nhiều nhóm sản phẩm khác. Nó quy định mức giới hạn cho phép đối với các chất nguy hiểm như formaldehyde, pentachlorophenol (PC), chlorified phenols (non – PCP), … 2.2.2.3. Các điều kiện lao động Bên cạnh các nhãn hiệu sinh thái trên sản phẩm, EU cũng thực hiện những chương trình với nội dung cải thiện các điều kiện lao động trong ngành công nghiệp dệt may. Các chiến dịch, quy tắc được xây dựng như “chiến dịch quần áo sạch” (Schone Keren Kampagne), quy tắc đạo đức Code of Conduct điển hình là quy tắc Thương mại công bằng cho ngành may mặc (Eerlijk Handels handvest Voor Kleding) trong đó xem xét các vấn đề về chi phí ăn uống, mức độ tự do trong công ty và đàm phán tập thể về lương, không phân biệt đối xử giữa nam và nữ, không sử dụng lao động trẻ em, các điều kiệm về an toàn sức khỏe tại nơi làm việc. 2.3. Những biện pháp mà Việt Nam áp dụng để vượt qua rào cản kỹ thật đối với hàng dệt may của EU để thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may 2.3.1. Những biện pháp từ phía chính phủ  Hợp tác cùng các quốc gia và tổ chức trên thế giới nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Dệt May vượt qua được các rào cản kỹ thuật của EU. Năm 2007 Sở thương mại Hà Nội đã hợp tác với Tổ chức xúc tiến nhập khẩu từ các nước đang phát triển (CBI) Hà Lan triển khai chương trình xúc tiến xuất khẩu vào thị trường EU đối với nhóm hàng sản phẩm dệt may. CBI sẽ hỗ trợ về tài chính cũng như việc tư vấn cho các doanh nghiệp Việt Nam có đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu sang EU.  Chính phủ hỗ trợ thông tin và xây dựng các quy chế thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường EU. Chính phủ mở rộng quy mô hoạt động của các tổ chức xúc tiến thương mại và thành lập phòng thông báo và điểm hỏi đáp về hàng rào kỹ thuật trong thương mại, văn phòng TBT Việt Nam tăng khả năng đáp ứng thông tin đến với các doanh nghiệp. Văn phòng TBT Việt Nam là cơ quan đầu mối quốc gia của Việt Nam thực hiện thông báo, hỏi đáp về quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy trình đánh giá sự phù hợp liên quan đến hàng rào kỹ thuật trong thương mại theo hướng dẫn của Tổ chức thương mại thế giới WTO. Hiện nay, mạng lưới TBT Việt Nam đã có mặt trên 63 tỉnh thành trên cả nước (Đà Nẵng, Tiền Giang, Đắc Lắc,…). Nhiệm vụ chính của văn phòng TBT tại các tỉnh đó là:  Nhiệm vụ thông báo: - Chủ động rà soát, phát hiện và thông báo cho văn phòng TBT việt nam các văn bản pháp quy kũ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp trong phạm vi quản lý của địa phương có khả năng cản trở thương mại đối với các nước thành viên. - Thông báo cho văn phòng TBT Việt nam về các hiệp định, các thoả thuận song phương và đa phương do UBND tỉnh ký theo thẩm quyền liên quan đến văn bản pháp quy kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy trình đánh giá sự phù hợp thuộc phạm vi quản lý của địa phương về việc chấp nhận, tuân thủ của các cơ quan hoặc tổ chức tiêu chuẩn cấp tỉnh đối với quy chế; thực hành tốt trong xây dựng, ban hành và áp dụng tiêu chuẩn ( Phụ lục 3 Hiệp định TBT ) - Thời hạn thông báo dự thảo các văn bản pháp quy kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp ít nhất 65 ngày trước ngày ban hành.  Nhiệm vụ hỏi đáp về TBT: - Nhận và trả lời các câu hởi liên quan đến ban hành và áp dụng các văn bản pháp quy kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy trình đánh giá sự phù hợp tại địa phương khi có yêu cầu đến từ văn phòng TBT Việt nam hoặc tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. - Tiếp nhận và chuyển các thông báo của các nước thành viên đến các bên quan tâm trong tỉnh ( Hiệp hội các doanh nghiệp, các doanh nghiệp trong tỉnh) khi đang có khả năng bị kiện, tranh chấp về TBT thuộc phạm vi quản lý của địa phương băng Fax hoặc Email trong vòng 24 giờ ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo từ TBT Việt nam. - Gửi về Văn phòng TBT Việt nam các câu hỏi hoặc cung cấp tài liệu của các bên liên quan tại địa phương về các văn bản pháp quy kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy trình đánh giá sự phù hợp của các nước thành viên WTO. - Nghiên cứu, đề xuất biện pháp và nguồn lực nhằm tăng cường năng lực hoạt động. - Tham gia hợp tác quốc tế về các vấn đề liên quan triển khai thực hiện minh bạch hoá của Hiệp định TBT theo đề xuất của Văn phòng TBT Việt nam và phân công của Sở KHCN. Xây dựng và thực hiện chương trình hành động của Việt Nam nhằm thực thi Hiệp định TBT từ thời điểm gia nhập WTO, trong đó tập trung vào các nội dung như: Rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng cho phù hợp với nguyên tắc của Hiệp định TBT của WTO; bên cạnh đó, hoạt động hoàn thiện khung pháp lý trong hoạt động quản lý KH&CN làm nền tảng cho việc thực thi Hiệp định TBT cũng được chú trọng với việc ban hành các luật: Luật Khoa học và Công nghệ; Luật Sở hữu trí tuệ; Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Luật Chuyển giao công nghệ; Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (đang xây dựng). Với việc ban hành Luật Sở hữu trí tuệ, hoạt động xác lập và quản lý quyền sở hữu trí tuệ đã được cải thiện đáng kể, đặc biệt về hiệu quả thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ. Các doanh nghiệp ngày càng quan tâm hơn trong việc bảo vệ quyền hợp pháp của mình đối với nhãn hiệu, thương hiệu hàng hóa cũng như sáng chế, cải tiến kỹ thuậtViệc hỗ trợ doanh nghiệp trong nghiên cứu và đổi mới công nghệ theo tinh thần Nghị định 119/1999/NĐ-CP ngày 18 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ đã giúp cho các doanh nghiệp đẩy nhanh các hoạt động nghiên cứu và đổi mới công nghệ, tạo ra những sản phẩm mới, cải tiến, có khả năng cạnh tranh cao hơn, đáp ứng yêu cầu của thị trường, của người tiêu dùng tốt hơn. Việc thực hiện các yêu cầu của Hiệp định TBT của Việt Nam đã được triển khai kịp thời và đạt được kết quả nhất định. Thứ nhất là đã thu thập được danh sách các Doanh nghiệp xuất, nhập khẩu trên địa bàn để có thê cung cấp những thông tin cần thiết Thứ hai là hàng ngày cán bộ phụ trách việc thông báo và hỏi đáp tiếp nhận và chuyển các thông báo về TBT của các nước thành viên WTO đến các bên liên quan thông qua danh bạ mail. Tiếp nhận và trả lời các câu hỏi liên quan đến việc ban hành và áp dung các văn bản pháp quy kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy trình đánh giá sự phù hợp của các doanh nghiệp Thứ ba là hướng dẫn các doanh nghiệp tìm hiểu các thông tin cần thiết. Tổ chức các khóa huấn luyện phổ biến về TBT đến các doanh nghiệp Tuy nhiên, qua thực tế hoạt động, vẫn còn một số hạn chế và tồn tại, như: - Số lượng các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật hiện hành của Việt Nam chưa hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế còn khá lớn (chiếm trên 70%). - Tiến độ xây dựng một số đề án liên quan đến hoạt động đánh giá hợp quy còn chậm do chưa có sự chỉ đạo sát sao và sự phối hợp tích cực giữa các cơ quan liên quan. - Việc thành lập Điểm TBT tại một số địa phương còn gặp khó khăn. - Tại các Điểm TBT đã được thành lập, cán bộ chủ yếu là kiêm nhiệm, công việc hoàn toàn mới mẻ nên nhiều khi còn lúng túng trong việc triển khai các hoạt động nghiệp vụ cụ thể. - Công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của Hiệp định TBT còn yếu. Về quy chế thúc đẩy xuất khẩu: Chính phủ đã xây dựng được các quy chế thưởng xuất khẩu như tháng 7 năm 2003 nhà nước sẽ thưởng 300 VNĐ/USD đối với các doanh nghiệp sản xuất thỏa mãn các tiêu chuẩn của EU. Bên cạnh đó, các hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng được đặc biệt quan tâm, như: Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn cơ sở; hỗ trợ xây dựng và triển khai hoạt động tiêu chuẩn hóa tại các công ty, doanh nghiệp; tư vấn xây dựng, áp dụng và chứng nhận các hệ thống quản lý tiên tiến (ISO 9001: 2000, ISO 14000:1996, HACCP, GMP, SA 8000...). 2.3.2. Những biện pháp từ phía các doanh nghiệp Thứ nhất các doanh nghiệp dệt may đã đổi mới và hiện đại hóa công nghệ, dây truyền sản xuất. Đầu tư công nghệ, máy móc trang thiết bị tiên tiến: về tổng thể có thể thấy các công nghệ, máy móc thiết bị mà các doanh nghiệp dệt may Việt Nam áp dụng còn mang nhiều tính truyền thống, đặc biệt là trong ngành nhuộm – in hoa – xử lý hoàn tất. Do vậy mà năng xuất chưa cao, chất lượng chưa thật tố, tốn nhiều năng lượng, giá thành cao làm giảm tính cạnh tranh trên thị trường đồng thời không đáp ứng được những tiêu chuẩn cần thiết của thị trường đối tác. Ngoài ra còn gây ra những hậu quả về ô nhiễm môi trường do lượng nước thải . Để có thể xuất khẩu bền vững tại thị trường rộng lớn và khó tính như EU, Hiệp hội hàng dệt may và các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam hiểu rằng đã đến lúc chuyển mạnh từ các công nghệ và thiết bị truyền thống sang loại hình sản xuất “thân thiện với môi trường” sử dụng các máy móc thiết bị phu hợp, tiên tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo khả năng “vượt rào”. Nhiều loại máy móc, thiết bị tốt, mới, hiện đại đã được đầu tư chiều sâu, như các máy văng sấy Monforts, máy nhuộm liên tục Monforts ở Công ty Dệt Việt Thắng; các máy in lưới quay Stork, máy in lưới phẳng Buser ở hai Công ty Dệt- May thắng Lợi và Dệt 8- 3; các máy nhuộm “khí động lực” (Air- Jet) do được chế tạo ở Dệt kim Đông Xuân và Dệt 8-3; máy làm bóng trục mới của Công ty Dệt Nam Định, hệ thống máy xử lý trước- xử lý hoàn tất vải pha len của Công ty Dệt lụa Nam Định và Công ty 28 (Bộ Quốc phòng) v.v... Và gần đây nhất là dây chuyền thiết bị hiện đại của Công ty Nhuộm Yên Mỹ vừa đi vào sản xuất. Thứ hai các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã chú trọng hơn trong việc xây dựng và củng cố thương hiệu. Một doanh nghiệp có xuất khẩu thành công hay không được đánh giá qua mức độ ảnh hưởng của họ đối với người tiêu dùng thị trường đối tác. Doanh nghiệp có thương hiệu nổi tiếng chứng tỏ là một doanh nghiệp uy tín, và sản phẩm phải vượt qua được những rào cản kỹ thuật cũng như các yêu cầu khắt khe của người tiêu dùng. Nhận thức được điều này, một số doanh nghiệp Việt Nam đã có những biện pháp nhằm quảng bá thương hiệu, nâng cao được vị thế của mình trên thị trường xuất khẩu. Điển hình như Công ty may Viettien đã trở thành thương hiệu nổi tiếng và được người tiêu dùng EU ưa chuộng, các thương hiệu khác như May10, công ty may Thăng Long, … 2.4. Đánh giá tình hình đối phó với các rào cản kỹ thuật của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tại thị trường EU 2.4.1. Thành công của các biện pháp vượt rào cản của Việt Nam Về kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trưởng EU tăng lên rõ rệt trong thời gian qua. Để thấy rõ hơn ta có thể theo dõi bảng sau: Bảng 2.7. KNXK của dệt may Việt Nam sang EU giai đoạn 2000 – 2009 Đơn vị: triệu USD Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 KNXK 610 591 546 600 660 841 1.243 1.489 1.704 2.000 %tăng 9,75 -3,28 -7,32 9,9 8,8 27,81 47,9 16,57 15,8 19,19 Nguồn: Niên giám thống kê Trong giai đoạn đầu xuất khẩu dệt may sang EU còn gặp nhiều khó khăn, KNXK tuy có tăng nhưng tốc độ tăng còn chậm. Năm 2000 KNXK đạt 610 triệu USD tốc độ tăng là 9,75% nhưng sang đến hai năm tiếp theo KNXK giảm xuống năm 2001 chỉ còn là 591 triệu USD, năm 2002 tiếp tục giảm còn 546 triệu USD với tốc độ tăng là -3,28 và -7,32%. Đây là do các doanh nghiệp không chú trọng xuất khẩu sang EU và tập trung quá nhiều vào việc tìm kiếm những bạn hàng mới do đó không đáp ứng được những tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như nhu cầu của người tiêu dùng. Sang những năm tiếp theo, KNXK được cải thiện. Năm 2003 kim ngạch tăng trở lại đạt 600 triệu USD, khởi sắc nhất là năm 2006 với KNXK đạt trên 1 tỷ và tốc độ tăng được duy trì ổn định hơn trong những năm tiếp theo. Để đạt được những thành tựu như trên là một sự nỗ lực lớn của chính phủ và bản thân các doanh nghiệp dệt may. Nhà nước hỗ trợ thông tin kịp thời nắm bắt các thông tin về thị trường, giúp các doanh nghiệp hiểu rõ về các rào cản kỹ thuật của thị trường đối tác và cần phải đáp ứng nó như thế nào. Mặt khác các doanh nghiệp đã chú trong đến việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế như ISO9001 – 2000, SA8000, cáctiêu chuẩn về bảo vệ môi trường, bảo vệ người tiêu dùng. Ngoài ra các sản phẩm dệt may của Việt Nam còn đáp ứng được những thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng EU như là về kiểu dáng cũng như chất lượng sản phẩm. 2.4.2. Những tồn tại trong việc thực hiện các biện pháp vượt rào Bên cạnh những thành công đã đạt được còn có rất nhiều những vấn đề còn tồn tại đòi hỏi các Chính phủ cũng như các doanh nghiệp và Hiệp hội cần có biện pháp giải quyết chủ động và triệt để hơn nữa. Số lượng các doanh nghiệp xây dựng được hệ thống tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế cũng như của EU là không đáng kể , chỉ có một vài doanh nghiệp lớn mới có khả năng đáp ứng được nhu cầu của thị trường EU. Vẫn còn tồn tại các doanh nghiệp sử dụng lao động trẻ em, chế độ ngày làm việc chưa đảm bảo,… Tỷ lệ đáp ứng nguyên phụ liệu trong nước còn thấp, không chủ động được nguồn nguyên liệu và các loại hóa chất liên quan đến quá trình sản xuất và hoàn thành sản phẩm. Đội ngũ cán bộ có chuyên môn, công nhân lành nghề hiện nay còn thiếu. Trang thiết bị và dây truyền sản xuất còn cũ, chưa bắt kịp được với trình độ của nước bạn làm chất lượng sản phẩm chưa đạt yêu cầu, năng suất chưa cao. 2.4.3. Nguyên nhân Hiện nay năng lực của ngành dệt may Việt Nam còn ở mức thấp so với mặt bằng chung, chưa chú trọng phát triển ngành thời trang do vậy mà năng suất chưa cao, chất lượng thấp nên việc đáp ứng được những yêu cầu của một thị trường nổi tiếng là khó tính như EU là một điều không dễ dàng. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nắm được những hàng rào kỹ thuật khi xâm nhập vào thị trường EU nhưng do năng lực không đủ mạnh nên chưa thể đáp ứng được. Đó là thiếu nguồn nhân lực có trình độ, hạn chế về vốn và công nghệ, chưa có hướng đầu tư đúng đắn và chưa có sự liên kết sâu rộng giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau và với các doanh nghiệp nước ngoài. Các chính sách phát triển nguồn nguyên liệu mới và nguồn nhân công mới chưa triệt để. Hướng phát triển ngành sang các vùng Tây Nguyên nơi tập trung nguồn nguyên liệu và nhân công dồi dào nhưng chưa có biện pháp thực hiện. Đó là những yếu kém trong nền sản xuất Việt Nam chính vì vậy trong những năm tới cần có những biện pháp để nâng cao năng lực sản xuất cũng như năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam để có thể xuất khẩu thành công vào thị trường EU. CHƯƠNG 3 TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VƯỢT QUA RÀO CẢN KỸ THUẬT VÀO THỊ TRƯỜNG EU 3.1. Triển vọng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang EU Trước khi gia nhập WTO, ngành dệt may Việt Nam vẫn được đánh giá là non trẻ trong lĩnh vực dệt may trên thế giới. Đến năm 1993 việc kí hiệp định dệt may với EU đã đánh dấu một bước phát triển mới của ngành. Năm 2005 EU quyết định dỡ bỏ hạn ngạch cho hàng dệt may Việt Nam vào ngày 1/1/2005 và ngày 27/6/2005 EU lại thực hiện chính sách ưu đãi thuế quan (GSP) mới. Những thuận lợi trên đã tạo điều kiện và có tác động tích cực tới ngành dệt may Việt Nam, xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vượt lên tốp 16 có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất thế giới riêng lĩnh vực dệt may đứng thứ 10. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, ngành dệt may đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Mục tiêu do Hiệp hội Dệt may Việt Nam đặt ra đối với ngành trong những năm tới theo bảng sau: Bảng 3.1: Mục tiêu của Hiệp hội đối với ngành dệt may Năm Doanh thu (tỷ USD) Kim ngạch XK (tỷ USD) Lao động (triệu người) 2010 13 - 15 10 - 12 2,5 2015 18 - 21 14 – 16 3,5 2020 27 - 30 20 – 22 4,5 Bên cạnh đó, trong thời gian tới nhu cầu nhập khẩu sản phẩm may mặc của EU tăng cao. Thứ nhất là do EU là một thị trường nhập khẩu hàng may mặc lớn nhất hiện nay, chiếm khoảng 40 – 45% kim ngạch nhập khẩu dệt may của thế giới. Thứ hai là do các nước thành viên EU đều là các nước phát triển, họ chú trọng vào phát triển công nghiệp nặng, ngành đòi hỏi đầu tư nhiều chất xám như điện tử, công nghiệp chế tạo. Họ sẽ không phát triển ngành đòi hỏi nguồn nhân công lớn như dệt may. Mặt khác sản phẩm may mặc của Việt Nam đã được thì trường EU khá ưa chuộng. Do vậy với một tốc độ phát triển ổn định, tổng thu nhập quốc dân đạt trên 11.000 tỷ USD nhu cầu tiêu dùng, may mặc của người dân ngày càng tăng cao thì nhu cầu nhập khẩu hàng may mặc sẽ có xu hướng tăng mạnh trong những năm tới. 3.2. Một số giải pháp chủ yếu để hàng dệt may Việt Nam vượt qua rào cản kỹ thuật của EU 3.2.1. Giải pháp từ phía chính phủ Hội nhập kinh tế quốc tế, các rào cản về thuế quan dần được xóa bỏ ngược lại các rào cản về kỹ thuật lại được các nước áp dụng ngày càng rộng rãi để bảo hộ nền sản xuất trong nước và an toàn đối với người tiêu dùng. Đặc biệt đối với một thị trường khó tính như EU việc đáp ứng được những hàng rào kỹ thuật mà họ đặt ra là rất khó khăn. Trong khi đó các tiêu chuẩn của Việt Nam vẫn còn khá lạc hậu, chưa hài hòa với khu vực và quốc tế và thường không được đối tác công nhận gây ra rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp chính phủ cần thực hiện một số giải pháp cần thiết: Thứ nhất: Chính phủ cần nâng cao hơn nữa vai trò của phòng thông báo và điểm hỏi đáp về hàng rào kỹ thuật trong thương mại, văn phòng TBT Việt Nam. Hiện nay, việc các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam nắm bắt được các quy định trong TBT như REACH và các thay đổi trong tương lai của các quy định này còn khá là mơ hồ. Và tác động của việc không tuân thủ quy đinh TBT của EU là các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam sẽ không thể tiếp cận được thị trường Châu Âu. Do vậy, Văn phòng TBT Việt Nam cần phải cải thiện việc phối hợp và điều phối với Hiệp hội hàng dệt may tổ chức các cuộc hội thảo nâng cao nhận thức, tập trung vào các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may sang EU. Xây dựng các tiêu chí ưu tiên trong việc thông báo về các quy định TBT của các nước trong Liên minh Châu Âu EU, xây dựng cơ sở dữ liệu TBT làm nguồn cung cấp thông tin cho việc nghiên cứu ứng dụng hỗ trợ việc phát minh sang chế về sản phẩm và quy trình sản xuất, xây dựng năng lực hỗ trợ các nhà xuất khẩu giải quyết những bất đồng với cơ quan hoạch định về việc tuân thủ các quy định TBT khi những bất đồng đó phát sinh. Thứ hai: Chính phủ cần nâng cao chức năng của hiệp hội ngành hàng trong việc cung cấp thông tin thị trường, doanh nghiệp vì hiệp hội ngành hàng chính là sợi dây liên kết giữa chính phủ và doanh nghiệp. Hiệp hội cần thể hiện rõ vai trò của mình giúp các doanh nghiệp nắm bắt nhanh thông tin, hiểu rõ và thực hiện đúng các tiêu chuẩn, quy định về rào cản kỹ thuật của thị trường EU. Cuối cùng Chính phủ sửa đổi lại thủ tục hành chính, thủ tục hải quan. Các thủ tục cần đơn giản nhưng chặt chẽ tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp thực hiện công tác xuất khẩu. Mặt khác cơ quan hải quan cũng có vai trò quan trọng trong việc giám sát, kiểm tra đối với các nguyên liệu đầu vào, các hóa chất chuyên dụng nhập khẩu. Giúp loại bỏ ngay từ giai đoạn đầu sản xuất những nguyên liệu và hóa chất không phù hợp với những quy định và tiêu chuẩn của thị trường đối tác, gây hại đến môi trường và người tiêu dùng, ảnh hưởng đến hàng xuất khẩu. 3.2.2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp Những sản phẩm xuất khẩu sang thị trường EU có thể vượt qua những rào cản kỹ thuật của thị trường này hay không, vai trò quyết định lớn thuộc về các doanh nghiệp. Do vậy, để xuất khẩu thành công thì các doanh nghiệp cần phải thực hiện các biện pháp vượt rào một cách đồng bộ và kịp thời. Để đạp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật thì điều trước tiên là các doanh nghiệp cần khẩn trương xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật theo tiêu chuẩn quốc tế và đặc biệt là phải thích nghi được với những tiêu chuẩn của thị trường đối tác EU: các hệ thống tiêu chuẩn như ISO 9001: 2000; ISO 14001: 2000; SA 8000, … Các doanh nghiệp may mặc có thể áp dụng cùng lúc các hệ thống ISO 9001: 2000, ISO 14001: 2000, SA 8000. Có thể nói rằng các hệ thống và tiêu chuẩn nói trên là chìa khóa, chứng minh thư để hàng hóa Việt Nam thâm nhập vào thị trường EU. Tiếp theo các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần không ngừng đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Hiện nay Dệt may Việt Nam đang phải đối mặt với thử thách lớn đó là vượt qua được hàng Trung Quốc, đặc biệt là từ sau khi EU dỡ bỏ hạn ngạch hàng Trung Quốc ồ ạt chảy vào thị trường này. Do vậy, cân xây dựng chiến lược nghiên cứu phát triển sản phẩm mới (R - D) để không ngừng cải tiến và đổi mới sản phẩm làm cho sản phẩm thích nghi với yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, xây dựng các tiêu chuẩn sản phẩm ngang tầm với khu vực và trên thế giới để có thể đáp ứng được những quy định khắt khe về hàng rào kỹ thuật của thị trường EU. Các doanh nghiệp cũng cần phải trú trọng nâng cao năng lực thiết kế mẫu mã, kiểu dáng của sản phẩm xuất khẩu do xu hướng tiêu dùng của người dân EU hiện nay biến đổi rất nhanh, họ chú trọng đến tính thời trang và chất lượng sản phẩm hơn là giá thành của sản phẩm tiêu dùng. Tiếp tục đầu tư, đổi mới hệ thống máy móc trang thiết bị tiên tiến: khoa học và công nghệ giữ vai trò quan trọng trong ổn định, duy trì và nâng cao tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hóa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế và người tiêu dùng. Khoa học và công nghệ đang và sẽ giúp cho các doanh nghiệp vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại để có thể phát triển sản xuất, kinh doanh tốt hơn, xuất khẩu được nhiều hơn, nâng cao năng lực cạnh tranh không chỉ trên thị trường trong nước mà còn ở thị trường khu vực và nước ngoài. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể chọn nhập khẩu các công nghệ mới từ chính các nước thuộc khối EU bằng cách đó đã có thể đáp ứng phần nào những yêu cầu kỹ thuật đối với sản phẩm xuất khẩu của EU. Việc tăng cường chặt chẽ và thường xuyên mối quan hệ và thông tin giữa các nhà khoa học, nhà quản lý khoa học và công nghệ, các cơ sở dịch vụ khoa học và công nghệ với các doanh nghiệp, người tiêu dùng sẽ giúp cho các sản phẩm của quá trình nghiên cứu, phát triển và ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ đến với doanh nghiệp và xã hội nhanh hơn và hiệu quả hơn. Đó cũng chính là một trong những biện pháp quan trọng để các doanh nghiệp có thể vượt qua các rào cản khác nhau trong thương mại, trong đó có rào cản kỹ thuật. Trong những năm qua, trong chiến lược tăng tốc ngành Dệt-may đã chú trọng đáng kể đầu tư vào khâu nhuộm – hoàn tất. Nhiều loại máy móc, thiết bị tốt, hiện đại đã được đầu tư chiều sâu. Để đối phó với những sức ép về sinh thái và môi trường, song song với việc đổi mới công nghệ giải pháp hữu hiệu mà các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam cần phải thực hiện đó là cần rà soát lại một cách kỹ lưỡng, cẩn thận những hóa chất, chất trợ, thuốc nhuộm, nguyên liệu sản xuất đang sử dụng bao gồm cả những hàng nhập khẩu và nguyên liệu trong nước. Phải biết rõ nguồn gôc xuất xứ của từng loại hóa chất, chất trợ, thuốc nhuộm, cần xem xét kỹ với những loại thuốc nhuộm có màu xanh da trời vì đây là loại màu nhuộm mà EU cấm sử dụng vì có khả năng gây ung thư. Và thay thế vào đó là những hóa chất thân thiện với môi trường, các loại thuốc nhuộm biết rõ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng tốt, không độc hại và ít ô nhiễm môi trường. Các doanh nghiệp nên tăng cường liên kết, trao đổi thông tin thông qua Hiệp hội để có tiếng nói chung gửi đến cơ quan quản lý đả bảo tính chính xác, cân bằng quyền lợi. Chủ động nghiên cứu đề xuất với các cơ quan quản lý các biện pháp chính sách phù hợp để có thể bảo vệ nền sản xuất của mình. Đồng thời liên kết với các doanh nghiệp của các quốc gia trên thế giới. Bởi vì mỗi doanh nghiệp trên thế giới đều có những ưu thế, nếu chúng ta biết tạo liên kết sẽ là cơ hội để khai thác tốt về kinh nghiệm quản lý, tài nguyên, vốn, khoa học công nghệ,.v.v...; sự liên kết này sẽ mang lại nhiều hiệu quả cho doanh nghiệp, còn hoạt động độc lập theo kiểu ''bế quan tỏa cảng'' sẽ là một hạn chế cho sự phát triển của doanh nghiệp, khi mà xu thế thế giới là liên kết và sáp nhập. 3.2.3. Giải pháp từ phía Hiệp hội Dệt may Về phía Hiệp hội Dệt-may Việt Nam thứ nhất cần phải xây dựng một hệ thống các tiêu chuẩn sản phẩm dệt may phù hợp và hài hòa với các tiêu chuẩn quốc tế làm cơ sở phấn đấu cho các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu, nâng cao uy tín và sức cạnh tranh của hàng hóa nước ta. Những tiêu chuẩn trong nước phù hợp sẽ tao sức ép đối với các doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm chất lượng. Đồng thời cần đầu tư nâng cấp các trung tâm giám định, kiểm tra chất lượng sản phẩm dệt may để hỗ trợ các doanh nghiệp trong quản lý chất lượng và khắc phục các rào cản kỹ thuật. Theo như thống kê của Viện Kinh tế kỹ thuật Dệt may, phần lớn các thiết bị nghiên cứu, thử nghiệm chất lượng hàng dệt may được đầu tư từ năm 90, nay đã cũ và lạc hậu, do vậy mà ngành Dệt may cần phải quan tâm đến việc bảo vệ môi trường nơi sản xuất, xây dựng thêm các khu công nghiệp dệt nhuộm có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn đồng thời xây dựng phòng thí nghiệm sinh thái làm cơ sở cấp chứng chỉ an toàn cho hàng xuất khẩu và kiểm tra các loại hàng hóa, bảo đảm cho người sử dụng hàng xuất khẩu tại thị trường EU. Thứ hai: Nâng cao tay nghề của đội ngũ cán bộ, lao động trong ngành: tổ chức nhiều hơn nữa các khóa học ngắn hạn cho cán bộ, các lớp đào tạo tay nghề cho người lao động nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng cũng như năng suất lao động trong các doanh nghiệp dệt may. Hiệp hội Dệt may có thể kết hợp với chính phủ và các doanh nghiệp thành lập các trung tâm đào tạo chuyên ngành về dệt may nhằm hình thành được đội ngũ các chuyên viên cao cấp về các ngành thiết kế thời trang, cán bộ mặt hàng và tổ trưởng, quản lý chất lượng, quản lý kho hàng, quản lý xuất nhập khẩu. Hiện nay Vinatex, Viện dệt, Viện Fadin, Trường đại học Kinh tế quốc dân, Trường đại học Bách khoa Hà Nội,… đã có những chương trình hợp tác đào tạo mới và đào tạo bổ sung cho cán bộ của ngành. Một trong những chương trình trọng điểm 200 – 2010 của Hiệp hội Dệt may (VITAS) đó là đào tạo được 500 cán bộ trong nước và 100 cán bộ nước ngoài chuyên ngành thiết kế thời trang, công nghệ và tiếp thị dệt may. Thứ ba: Cần phải tạo được nguồn nguyên liệu cho sản xuất trong nước, để giảm bớt và dần loại bỏ việc nhập khẩu nguyên liệu nước ngoài. Hiện nay nguyên liệu phục vụ cho ngành dệt may được nhập khẩu tới 90%, tính chủ động trong nguyện liệu cho các doanh nghiệp sản xuất chưa cao, phụ thuộc vào nước ngoài. Mặt khác không đảm bảo được chất lượng, các yêu cầu kỹ thuật đối với sản phẩm dệt may. Cuối cùng là Hiệp hội hàng Dệt-may Việt Nam cũng cần phải xây dựng năng lực nòng cốt trong việc tuân thủ các quy định TBT khi xuất khẩu sang thị trường EU. KẾT LUẬN Trong những thập kỷ qua, sự phát triển của kinh tế Việt Nam ngày càng gắn liền với những thành tựu trong quan hệ thương mại với nước ngoài. Sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO (11/1/2007) trở thành thành viên chính thức thứ 150, hoạt động thương mại của Việt Nam càng diễn gia mạnh mẽ. Điều này cũng giúp các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nói riêng dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với các rào cản kỹ thuật, đồng thời nhận được sự tư vấn của các chuyên gia nước ngoài giúp các doanh nghiệp bớt bị động hơn đối với các rào cản. Các doanh nghiệp cần hướng tới đạt được những chứng chỉ quốc tế như tiêu chuẩn về chất lượng IS9000, hệ thống tiêu chuẩn về môi trường ISO14000, tiêu chuẩn về lao động SA8000, … Tuy nhiên, để vượt qua các rào cản của EU không phải là dễ dàng, đòi hỏi Chính phủ và các doanh nghiệp dệt may phải nỗ lực rất nhiều trong những năm tới. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thường Lạng (chủ biên) - 2005 - Giáo trình KTQT-Nhà xuất bản Lao động- Xã hội. 2. Đào Thị Thu Giang – 2009 - Biện pháp vượt rào cản phi thuế quan đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. 3. Nguyễn Hoàng Khiêm – 1/2006 - Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường EU- Tạp chí nghiên cứu châu Âu. 4. Lê Thị Ngọc Lan – 14/2006 - Đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang thị trường EU thời hậu hạn ngạch-Tạp chí Kinh tế Châu á - Thái Bình Dương. 5. Chu Viết Luân (chủ biên) – 2003 - Dệt may Việt Nam cơ hội và thách thức- Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 6. 7. 8. 9. 10. can-thuong-mai-quoc-te-905.html 11. 12. 13. 14. 15. 16. 17. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Tổ chức Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt 1. EU European Union Liên minh châu Âu 2. EEC European Economic Community Cộng đồng kinh tế Châu Âu 3. EC European Commission Ủy ban châu Âu 4. GSP Generalized System of Preferences Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập 5. WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại Thế giới 6. PCA Partnership and Cooperation Agreement Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện 7. REACH Registration, Evaluation, Authorisation and Restriction of Chemicals Đăng kí, Đánh giá, Cấp giấy phéo và hạn chế sử dụng hóa chất 8. CBI Centre for the Promotion of Imports Trung tâm xúc tiến nhập khẩu 9. KNXK Kim ngạch xuất khẩu 10. KNXKDM Kim ngạch xuất khẩu dệt may DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng 1.1. Các Hiệp ước, cơ cấu và lịch sử của Liên minh châu Âu ................ 6 Bảng 2.1. Tình hình cung cấp các sản phẩm phụ liệu dệt may trong nước .... 16 Bảng 2.2. Hóa chất dùng chủ yếu trong ngành dệt may ................................ 17 Bảng 2.3. Vốn đầu tư toàn ngành dệt may Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 ...... 18 Bảng 2.4. KNXK hàng dệt may Việt Nam giai đoạn 2004 – 2009 ................ 19 Bảng 2.5. kim ngạch xuất khẩu của EU giai đoạn 2005 - 2009 ..................... 21 Bảng 2.6. Tỷ trọng thị trường nhập khẩu dệt may Việt Nam ........................ 24 trong khối EU năm 2008 .............................................................................. 24 Bảng 2.7. KNXK của dệt may Việt Nam sang EU giai đoạn 2000 – 2009 .... 37 Bảng 3.1: Mục tiêu của Hiệp hội đối với ngành dệt may .............................. 40 Biểu đồ 2.1. Cơ cấu thị trường nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam (năm 2008) .. 21 Biểu 2.2. Tỷ trọng thị trường nhập khẩu dệt may Việt Nam trong khối EU năm 2008 ..................................................................................................... 24 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG EU VÀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – EU .............................................................. 4 1.1. Khái quát thị trường EU .......................................................................... 4 1.1.1. Lịch sử hình thành thị trường EU ...................................................... 4 1.1.2. Đặc điểm mô hình hợp tác kinh tế của EU ........................................ 7 1.1.3. Đặc điểm của thị trường EU .............................................................. 9 1.2. Quan hệ thương mại Việt Nam EU ........................................................ 12 CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG EU VÀ THỰC TRẠNG VƯỢT QUA CÁC RÀO CẢN KỸ THUẬT CỦA EU ĐỐI VỚI HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM ................................................................................................. 15 2.1. Tổng quan về tình hình xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang thị trường EU ................................................................................................................ 15 2.1.1. Khái quát về ngành dệt may Việt Nam ............................................ 15 2.1.2. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường EU .. 21 2.2. Thực trạng vượt qua các rào cản kỹ thuật của EU đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam ............................................................................... 24 2.2.1. Các loại rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may ............................... 24 2.2.2. Một số rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may tại thị trường EU. ..... 26 2.3. Những biện pháp mà Việt Nam áp dụng để vượt qua rào cản kỹ thật đối với hàng dệt may của EU để thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may .................... 32 2.3.1. Những biện pháp từ phía chính phủ ................................................. 32 2.3.2. Những biện pháp từ phía các doanh nghiệp ..................................... 36 2.4. Đánh giá tình hình đối phó với các rào cản kỹ thuật của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tại thị trường EU ............................................................. 37 2.4.1. Thành công của các biện pháp vượt rào cản của Việt Nam .............. 37 2.4.2. Những tồn tại trong việc thực hiện các biện pháp vượt rào.............. 38 2.4.3. Nguyên nhân ................................................................................... 39 CHƯƠNG 3 : TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VƯỢT QUA RÀO CẢN KỸ THUẬT VÀO THỊ TRƯỜNG EU................................................................................................................ 40 3.1. Triển vọng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang EU ........................ 40 3.2. Một số giải pháp chủ yếu để hàng dệt may Việt Nam vượt qua rào cản kỹ thuật của EU ................................................................................................. 41 3.2.1. Giải pháp từ phía chính phủ ........................................................... 41 3.2.2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp ....................................................... 42 3.2.3. Giải pháp từ phía Hiệp hội Dệt may ................................................ 45 KẾT LUẬN ................................................................................................. 47 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 48

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn- Giải pháp đề hàng dệt may Việt Nam vượt qua rào cản kỹ thuật của EU.pdf
Tài liệu liên quan