Luận văn Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2015

Tài liệu Luận văn Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2015: 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH *** NGUYỄN VĂN VÕ GIẢI PHÁP ĐA DẠNG HÓA SẢN PHẨM DU LỊCH TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2015 Chuyên ngành : Quản Trị Kinh Doanh Mã số : 60.34.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐẶNG NGỌC ĐẠI TP. Hồ Chí Minh, năm 2007 2 MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐA DẠNG HÓA SPDL CHO MỘT ĐỊA PHƯƠNG 1.1. Khái niệm về sản phẩm du lịch............................................................................. ..01 1.1.1. Sản phẩm du lịch chính .................................................................................. 01 1.1.2. Sản phẩm du lịch hình thức ........................................................................... 01 1.1.3. Sản phẩm du lịch mở rộng............................................................................. 02 1.2. Những đặc tính của sản phẩm du lịch..................................................................

pdf104 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1060 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2015, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH *** NGUYỄN VĂN VÕ GIẢI PHÁP ĐA DẠNG HÓA SẢN PHẨM DU LỊCH TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2015 Chuyên ngành : Quản Trị Kinh Doanh Mã số : 60.34.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐẶNG NGỌC ĐẠI TP. Hồ Chí Minh, năm 2007 2 MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐA DẠNG HÓA SPDL CHO MỘT ĐỊA PHƯƠNG 1.1. Khái niệm về sản phẩm du lịch............................................................................. ..01 1.1.1. Sản phẩm du lịch chính .................................................................................. 01 1.1.2. Sản phẩm du lịch hình thức ........................................................................... 01 1.1.3. Sản phẩm du lịch mở rộng............................................................................. 02 1.2. Những đặc tính của sản phẩm du lịch.................................................................... 02 1.2.1. Tính nhìn thấy được và không nhìn thấy được .............................................. 02 1.2.2. Tính đa dạng của các thành viên tham dự ..................................................... 03 1.2.3. Những đặc tính đặc thù của sản phẩm du lịch .............................................. 03 1.3. Những yếu tố cơ bản của sản phẩm du lịch .......................................................... 04 1.3.1. Những yếu tố cấu thành cơ bản...................................................................... 04 1.3.2. Môi trường kế cận ......................................................................................... 04 1.3.3. Dân cư địa phương......................................................................................... 04 1.3.4. Các dịch vụ công cộng phục vụ du lịch.......................................................... 05 1.3.5. Cơ sở lưu trú, nhà hàng và các dịch vụ thương mại ................................... 05 1.3.6. Kết cấu hạ tầng giao thông ............................................................................ 05 1.4. Các sản phẩm du lịch chính ................................................................................... 05 1.4.1. Sản phẩm du lịch của một quần thể địa lý .................................................... 06 1.4.2. Sản phẩm du lịch trọn gói ............................................................................. 06 1.4.3. Sản phẩm du lịch dạng trung tâm ................................................................. 06 1.4.4. Sản phẩm du lịch dạng biến cố ..................................................................... 06 1.4.5. Những sản phẩm du lịch đặc biệt .................................................................. 07 1.5. Vòng đời sản phẩm du lịch ..................................................................................... 07 1.6. Chất lượng sản phẩm du lịch .................................................................................. 07 3 1.7. Quan niệm về lợi thế cạnh tranh ........................................................................... 08 1.8. Quan niệm về thương hiệu du lịch ....................................................................... 08 1.9. Vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội..................................... 09 1.10. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển sản phẩm du lịch ................... 10 1.11. Kinh nghiệm đa dạng hóa sản phẩm du lịch của một số nước ......................... 11 CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG ĐA DẠNG HÓA SẢN PHẨM DU LỊCH TỈNH LÂM ĐỒNG 2.1. Vị trí của ngành du lịch trong quá trình phát triển kinh tế Lâm Đồng ............. 14 2.2. Thực trạng kết cấu cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch ................................................ 14 2.2.1. Kết cấu cơ sở hạ tầng giao thông.................................................................. 14 2.2.2. Hệ thống cấp điện.......................................................................................... 15 2.2.3. Hệ thống cấp nước ........................................................................................ 16 2.2.4. Hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường ................................................... 16 2.2.5. Hệ thống bưu chính viễn thông ...................................................................... 16 2.2.6. Dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe..................................................................... 16 2.3. Qui mô và chất lượng các sản phẩm du lịch địa phương ..................................... 17 2.3.1. Dịch vụ lưu trú................................................................................................ 17 2.3.2. Khu, điểm tham quan, vui chơi giải trí........................................................... 18 2.3.3. Dịch vụ lữ hành – vận chuyển ........................................................................ 18 2.3.4. Loại hình du lịch sinh thái.............................................................................. 19 2.3.5. Loại hình du lịch nghỉ dưỡng, phục hồi sức khỏe .......................................... 19 2.3.6. Loại hình du lịch hội thảo - hội nghị.............................................................. 19 2.4. Hoạt động kinh doanh du lịch tỉnh Lâm Đồng ..................................................... 20 2.4.1. Khách du lịch.................................................................................................. 20 2.4.2. Khách du lịch quốc tế ..................................................................................... 20 2.4.3. Khách du lịch nội địa ..................................................................................... 21 2.5. Về đầu tư phát triển du lịch .................................................................................... 21 2.6. Xúc tiến, quảng bá du lịch....................................................................................... 22 2.7. Tiềm năng đa dạng hóa sản phẩm du lịch tỉnh Lâm Đồng .................................. 22 4 2.7.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên ............................................................................ 22 2.7.2. Tài nguyên du lịch nhân văn .......................................................................... 25 2.7.3. Tiềm năng về nguồn nhân lực ....................................................................... 27 2.8. Nhận định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của du lịch Lâm Đồng ..... 28 2.8.1. Tóm tắt điểm mạnh, điểm yếu của du lịch tỉnh Lâm Đồng............................. 28 2.8.2. Tóm tắt cơ hội, nguy cơ của du lịch tỉnh Lâm Đồng ...................................... 29 2.9. Khảo sát đánh giá của du khách về đa dạng hóa SPDL tỉnh Lâm Đồng............ 30 2.9.1. Thiết kế bảng câu hỏi ..................................................................................... 30 2.9.2. Phương pháp thu thập thông tin..................................................................... 31 2.9.3. Phân tích dữ liệu ............................................................................................ 31 2.9.4. Kết quả thu được từ những thông tin cá nhân................................................ 32 2.9.5. Đánh giá của du khách về mức độ quan trọng của các yếu tố SPDL ........... 34 2.9.6. Đánh giá của du khách về mức độ quan trọng của các SPDL ...................... 35 2.9.7. Đánh giá của du khách về thực trạng các yếu tố SPDL Lâm Đồng ............. 36 2.9.8 . Đánh giá của du khách về thực trạng SPDL Lâm Đồng ............................... 37 2.9.9 . So sánh sự chênh lệch giữa giá trị trung bình mức độ quan trọng và thực trạng các yếu tố sản phẩm du lịch ......................................................... 38 2.9.10 . So sánh sự chênh lệch giữa giá trị trung bình mức độ quan trọng và thực trạng sản phẩm du lịch ......................................................................... 39 2.9.11 . Đánh giá độ tin cậy của thang đo .............................................................. 40 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐA DẠNG HÓA SẢN PHẨM DU LỊCH TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2015 3.1. Quan điểm, mục tiêu đa dạng hóa sản phẩm du lịch Lâm Đồng ........................ 42 3.1.1. Quan điểm ...................................................................................................... 42 3.1.2. Mục tiêu tổng quát ......................................................................................... 42 3.1.3. Mục tiêu cụ thể .............................................................................................. 43 3.2. Thiết lập ma trận SWOT........................................................................................ 44 3.3. Khái quát chiến lược phát triển các SPDL đến năm 2015 ................................... 46 3.4. Giải pháp củng cố và đa dạng hóa SPDL đến năm 2015...................................... 48 3.4.1. Nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch ................................................... 48 3.4.2. Giải pháp đối với các tour du lịch.................................................................. 50 5 3.4.3. Giải pháp đối với dịch vụ nhà hàng khách sạn ............................................. 51 3.4.4. Giải pháp phát triển du lịch nghỉ dưỡng........................................................ 51 3.4.5. Giải pháp phát triển du lịch sinh thái ............................................................ 52 3.4.6. Giải pháp phát triển du lịch hội nghị ............................................................. 53 3.4.7. Khí hậu, cảnh quan và môi trường là yếu tố SPDL chủ yếu ......................... 54 3.4.8. Giải pháp đối với du lịch văn hóa .................................................................. 55 3.4.9. Khôi phục và phát triển hình thức du lịch miệt vườn..................................... 56 3.4.10. Khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống ................................ 56 3.4.11. Sản phẩm văn hóa ẩm thực đặc trưng ......................................................... 57 3.5. Giải pháp thu hút và phát triển nguồn nhân lực .................................................. 57 3.6. Giải pháp đối với kết cấu hạ tầng kỹ thuật ........................................................... 58 3.7. Đẩy mạnh liên doanh liên kết trong và ngoài nước .............................................. 59 3.8. Đẩy mạnh các hình thức quảng bá, xúc tiến du lịch ............................................. 60 3.9. Giải pháp về thu hút nguồn vốn đầu tư ................................................................. 60 3.10. Một số kiến nghị ..................................................................................................... 61 3.10.1. Kiến nghị với chính phủ, ban ngành trung ương............................................ 61 3.10.2. Kiến nghị với chính quyền địa phương, nhân dân tỉnh Lâm Đồng ................ 62 KẾT LUẬN 6 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á BQ Bình quân GDP Tổng sản phẩm quốc nội ITDR Viện Nghiên cứu phát triển du lịch FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ODA Vốn viện trợ không hoàn lại SPDL Sản phẩm du lịch TP Thành phố TNHH Trách nhiệm hữu hạn UBND Ủy ban Nhân dân UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc WTO Tổ chức Du lịch thế giới 7 DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Doanh thu xã hội từ du lịch Lâm Đồng thời kỳ 2001 - 2006 ...................... 14 Bảng 2.2: Cơ sở lưu trú của Lâm Đồng giai đoạn 2001 - 2006 ................................... 17 Bảng 2.3: Lượng khách du lịch đến Lâm Đồng thời kỳ 2001 – 2006.......................... 20 Bảng 2.4: So sánh lượng khách du lịch đến Lâm Đồng với các tỉnh phụ cận ............. 21 Bảng 2.5: Lao động trong ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng ............................................ 28 Bảng 2.6: Các thông tin về cá nhân của du khách ....................................................... 33 Bảng 2.7: Đánh giá của du khách về mức độ quan trọng các yếu tố SPDL ................ 34 Bảng 2.8: Đánh giá của du khách về mức độ quan trọng các SPDL ......................... 35 Bảng 2.9: Đánh giá của du khách về thực trạng các yếu tố SPDL Lâm Đồng ............ 36 Bảng 2.10: Đánh giá của du khách về thực trạng SPDL Lâm Đồng ........................... 37 Bảng 2.11: So sánh sự chênh lệch giữa mức độ quan trọng và thực trạng các yếu tố sản phẩm du lịch ...................................................................................................... 38 Bảng 2.12: So sánh sự chênh lệch giữa mức độ quan trọng và thực trạng các sản phẩm du lịch ................................................................................................................. 39 Bảng 3.1: Ma trận SWOT ............................................................................................ 45 8 DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1 : Mẫu phiếu khảo sát dành cho du khách trong nước Phụ lục 2 : Mẫu phiếu khảo sát dành cho du khách nước ngoài Phụ lục 3 : Đánh giá của du khách về mức độ quan trọng của sản phẩm du lịch Phụ lục 4 : Đánh giá của du khách về thực trạng của sản phẩm du lịch Lâm Đồng Phụ lục 5: Một số tài nguyên thiên nhiên Phụ lục 6: Một số tài nguyên nhân văn Phụ lục 7: Danh sách các khách sạn được xếp hạng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng Phụ lục 8: Danh mục các dự án đầu tư du lịch từ năm 2003 đến nay trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng Phụ lục 9: Bản đồ du lịch tỉnh Lâm Đồng 9 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Ngày nay, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống xã hội của con người. Xu hướng chung trên thế giới là số người đi du lịch ngày càng tăng, dự kiến năm 2010, toàn cầu sẽ đạt tới 937 triệu khách, nhiều nước, nhiều lãnh thổ xác định du lịch như một ngành kinh tế mũi nhọn, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Tại Việt Nam, kinh tế du lịch ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân thông qua việc tạo giá trị đóng góp cho nền kinh tế quốc gia. Mức sống của người dân Việt Nam ngày càng được cải thiện, nhu cầu về du lịch cũng được tăng theo về số lượng cũng như chất lượng. Với chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế thế giới của nhà nước, với nền an ninh chính trị ổn định, Việt Nam đã thu hút một số lượng đông đảo du khách quốc tế đến tham quan du lịch. Theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 đến 2010 của Chính phủ đã xác định thành phố Ðà Lạt - Lâm Ðồng là một trong bốn trung tâm du lịch của cả nước và quốc tế. Đà Lạt nói riêng, tỉnh Lâm Đồng nói chung hiện có những lợi thế tiềm năng rất lớn về khí hậu, tài nguyên thiên nhiên và nhân văn du lịch. Tuy vậy, thời gian qua du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng mới chỉ tập trung khai thác dịch vụ khách sạn nhà hàng, dịch vụ tham quan các khu danh lam thắng cảnh mà chưa có sự đầu tư chiều sâu nhằm khai thác, phát triển các loại hình du lịch khác như: du lịch dã ngoại, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa, du lịch hội nghị… Nói chung, kinh tế du lịch của tỉnh Lâm Đồng phát triển còn chậm, hiệu quả kinh tế thấp, chưa ngang tầm với tiềm năng du lịch của địa phương; Quy mô và chất lượng của sản phẩm du lịch còn nhỏ bé và yếu kém. Trong khi đó du lịch ở một số nước trong khu vực châu Á như: Thái Lan, Malaysia, Singapore, Trung Quốc... đang ngày càng phát triển với tốc độ khá nhanh. Mặt khác, thế mạnh về phát triển du lịch của các tỉnh lân cận như: Khánh Hòa, Phan Thiết, Bà Rịa Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh, đồng bằng Nam Bộ… đã, đang và sẽ là những đối thủ cạnh tranh gay gắt đối với du lịch Đà Lạt nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung. Xuất phát từ thực tiễn đó, chúng tôi chọn đề tài “ Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2015”, với mong muốn đề ra một số giải pháp nhằm làm phong phú thêm sản phẩm du lịch Lâm Đồng, đáp ứng nhu cầu du 10 lịch ngày càng cao của du khách, quảng bá thương hiệu du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng rộng khắp trong nước cũng như trên thế giới, góp phần phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng một cách chủ động, toàn diện và bền vững. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Trên cơ sở khái quát hệ thống lý luận về sản phẩm du lịch, đánh giá thực trạng và tiềm năng đa dạng hóa sản phẩm du lịch Lâm Đồng; nhận định được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với du lịch Lâm Đồng; từ đó thiết lập nên bảng ma trận SWOT. Đồng thời, đề tài tiến hành khảo sát đánh giá của du khách về sản phẩm du lịch Lâm Đồng bằng phương pháp nghiên cứu định lượng. Trên cơ sở đó đưa ra những chiến lược, giải pháp và các kiến nghị cho quá trình đa dạng hóa sản phẩm du lịch nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh, góp phần phát triển kinh tế du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng một cách bền vững. 3. Phạm vi nghiên cứu Đề tài chủ yếu tập trung phân tích khía cạnh sản phẩm du lịch của tỉnh Lâm Đồng trong mối quan hệ với du lịch của một số tỉnh phụ cận và trong cả nước. Luận văn sử dụng số liệu thống kê của ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng từ năm 2001 đến năm 2006. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, cụ thể là điều tra khảo sát (Survey) du khách và sử dụng phần mềm SPSS 13.0 để phân tích dữ liệu. 5. Kết cấu của luận văn: Kết cấu luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về đa dạng hóa sản phẩm du lịch cho một địa phương Chương 2: Thực trạng và tiềm năng đa dạng hóa sản phẩm du lịch của tỉnh Lâm Đồng Chương 3: Định hướng và giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2015. 11 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐA DẠNG HÓA SẢN PHẨM DU LỊCH CHO MỘT ĐỊA PHƯƠNG 1.1. Khái niệm về sản phẩm du lịch Việc nghiên cứu vấn đề đa dạng hóa sản phẩm du lịch, trước hết chúng ta cần làm rõ khái niệm sản phẩm du lịch. Sản phẩm du lịch là tổng thể những yếu tố có thể trông thấy hoặc không trông thấy được, làm thỏa mãn nhu cầu cho du khách trong hoạt động du lịch. Những tài nguyên thiên nhiên (bãi biển, núi rừng, sông suối, khí hậu, không gian thiên nhiên...) cũng như các cơ sở vật chất (khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí...) bản thân chúng không phải là sản phẩm du lịch, nhưng chúng lại trở thành sản phẩm du lịch khi mà các sản phẩm đó được sử dụng phục vụ cho nhu cầu của du khách. Thông thường người ta phân biệt ba mức độ trong khái niệm của một sản phẩm du lịch. 1.1.1. Sản phẩm du lịch chính Sản phẩm du lịch chính trả lời cho câu hỏi: du khách thực sự muốn gì? Sản phẩm chính không phải là xác định theo thành phần chính của sản phẩm mà là dựa vào nhu cầu cần thỏa mãn chính của du khách hoặc là phần lợi ích của sản phẩm này khác với các sản phẩm cạnh tranh khác, chẳng hạn, một sân golf, một điểm tham quan, một chỗ nghỉ dưỡng, một bãi biển … 1.1.2. Sản phẩm du lịch hình thức Sản phẩm du lịch hình thức tương ứng với sản phẩm mà nó có mặt lúc mua hoặc chọn lựa. Nó là sản phẩm cốt yếu được cụ thể hóa bằng những yếu tố hoặc những dịch vụ rõ ràng như khách sạn, nhà hàng, trang thiết bị. Nó không còn là một sản phẩm ở trong khái niệm mà là một thành phẩm được thương mại hóa và được 12 du khách tiêu thụ. Chẳng hạn, nếu sản phẩm cốt yếu là một sân golf, thì sản phẩm hình thức là toàn bộ khách sạn và dịch vụ thương mại phục vụ cho chơi golf cũng như những đặc tính kỹ thuật liên quan đến chơi golf. 1.1.3. Sản phẩm du lịch mở rộng Sản phẩm du lịch mở rộng là toàn bộ những yếu tố liên quan đến du khách, là tổng thể các yếu tố nhìn thấy cũng như không nhìn thấy được cung cấp cho du khách. Sản phẩm du lịch mở rộng đó là hình ảnh hay đặc tính của sản phẩm mà du khách cảm nhận được. Hình ảnh đó bao gồm những yếu tố vật lý như kiến trúc, cảnh quan, màu sắc... và những yếu tố tâm lý như bầu không khí, lối sống, sự sang trọng, đẳng cấp xã hội... 1.2. Những đặc tính của sản phẩm du lịch Sản phẩm du lịch là một sản phẩm đặc biệt với nhiều đặc tính khác nhau. 1.2.1. Tính nhìn thấy được và không nhìn thấy được • Sản phẩm du lịch bao gồm một tập hợp các yếu tố nhìn thấy được chủ yếu là: - Tài nguyên thiên nhiên như: khí hậu, cảnh quan, núi rừng, sông suối, hồ, thác…Mỗi một địa phương đều có những đặc điểm riêng về điều kiện tự nhiên, điều này góp phần tạo nên nét đặc thù độc đáo cho các sản phẩm du lịch. - Cơ sở vật chất cơ bản như: khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí. Đây là những cơ sở vật chất du khách sử dụng trong thời gian đi du lịch của mình. - Những sản phẩm liên quan: phương tiện vận chuyển, các đặc sản, hàng lưu niệm... • Các yếu tố không nhìn thấy được chia làm hai loại: - Các dịch vụ du lịch: dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ hướng dẫn, dịch vụ mua sắm...Các dịch vụ này rất quan trọng trong quá trình đa dạng hóa các sản phẩm du lịch. Để có được dịch vụ du lịch tốt trước hết, đòi hỏi phải có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp. - Những yếu tố tâm lý như: sự sang trọng, đẳng cấp xã hội, bầu không khí, tiện nghi, nếp sống thanh lịch...Khi đời sống xã hội ngày càng cao, du khách rất chú trọng đến những nhu cầu này. 13 1.2.2. Tính đa dạng của các thành viên tham dự Thông thường các sản phẩm du lịch có nhiều yếu tố cấu thành như: hạ tầng cơ sở vật chất, các loại dịch vụ… Chính sự đa dạng này đôi khi là một trở ngại cho việc phối hợp và hoàn chỉnh giữa các bộ phận khác nhau, thậm chí gây tổn thất cho sản phẩm du lịch. Phần nhiều, sản phẩm du lịch không thâu tóm hết cả chiều dọc lẫn chiều ngang vào một tổ chức duy nhất mà phần lớn là kết quả của sự chấp thuận giữa những thành viên liên quan mà quyền lợi đôi khi khác nhau, thậm chí còn có tính tranh chấp. Một trong những điều kiện tiên quyết để đưa ra một sản phẩm du lịch tốt là sự kết hợp hài hòa giữa các thành viên: cơ quan quản lý, cộng đồng địa phương, chủ khách sạn, chủ nhà hàng, các thương gia và tất cả những người cung cấp các loại dịch vụ liên quan. Vì thế, phải làm sao cho các mục tiêu của các thành viên gần gũi lại và bổ sung lẫn nhau, xác định và đánh giá đúng phần tham gia của mỗi thành viên trong tổng thể của sản phẩm du lịch, phải xác định vị trí của sản phẩm du lịch và các thị trường mục tiêu để mọi người cùng chấp thuận, phát huy mọi hoạt động tiếp thị của các thành viên. 1.2.3. Những đặc tính đặc thù của sản phẩm du lịch Sản phẩm du lịch là một dịch vụ đặc biệt, là những sản phẩm dịch vụ mà bản thân chúng không hề bị tiêu hủy sau khi du khách sử dụng. Tính đặc biệt của sản phẩm du lịch được thể hiện ở một số đặc điểm sau: - Sự tham gia của du khách là cần thiết để thực hiện dịch vụ. Du lịch đòi hỏi phải có du khách để tồn tại. - Sản phẩm du lịch không thể để tồn kho. Bởi vì, một phòng của khách sạn, một chỗ ngồi trên máy bay không bán được thì không thể cất giữ vào kho. - Tính không co giãn của cung so với cầu làm cho người ta không thể tăng cung của sản phẩm du lịch trong ngắn hạn. 14 - Sản phẩm du lịch không phải là một loại sản phẩm có thể di chuyển về các thị trường tiêu thụ, mà trái lại các thị trường phải di chuyển về hướng sản phẩm du lịch. Chính vì vậy công tác tuyên truyền và quảng bá các sản phẩm du lịch vô cùng quan trọng. 1.3. Những yếu tố cơ bản của sản phẩm du lịch 1.3.1. Những yếu tố cấu thành cơ bản Cũng như tất cả những sản phẩm khác, sản phẩm du lịch gồm nhiều yếu tố kết hợp với nhau để đáp ứng cho thị trường mục tiêu, thỏa mãn tối đa nhu cầu của du khách. Sản phẩm du lịch bao gồm những yếu tố cơ bản như sau: - Tài nguyên thiên nhiên: khí hậu, cảnh đẹp thiên nhiên, núi rừng, bãi biển, sông suối… - Tài nguyên nhân văn: các di sản văn hóa, di tích lịch sử, phong tục tập quán, các lễ hội, công trình kiến trúc lịch sử, công trình kiến trúc tôn giáo… - Các cơ sở vật chất phục vụ ngành du lịch: khách sạn, nhà hàng, công viên, khu vui chơi giải trí… - Hệ thống phương tiện giao thông phục vụ du lịch: máy bay, tàu lửa, ô tô, xe bus, taxi, tàu thủy, thuyền… - Các cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch: hệ thống giao thông, điện, nước, bưu chính viễn thông, y tế… - Môi trường kinh tế và xã hội: Giá cả liên quan đến hoạt động du lịch, an toàn xã hội, trình độ dân trí, văn minh đô thị… 1.3.2. Môi trường kế cận Những yếu tố thiên nhiên là nguồn để tạo nên sản phẩm du lịch, đòi hỏi chúng phải được bao bọc bởi những vùng đệm chung quanh thật lôi cuốn, có như vậy mới tạo nên những sản phẩm du lịch đa dạng, giá trị và bền vững. Đây sẽ là nơi mở rộng thêm các loại hình du lịch khác phục vụ nhu cầu tiềm ẩn của du khách. 1.3.3. Dân cư địa phương Du lịch tạo điều kiện cho du khách tiếp xúc với dân cư địa phương. Thông thường du khách và dân địa phương có những lối sống và văn hóa khác nhau. Mối 15 quan hệ giữa họ có thể làm phát sinh mâu thuẫn. Cho nên, thái độ của dân địa phương ảnh hưởng lớn đến sự cảm nhận của du khách đối với sản phẩm du lịch. Phần lớn, du lịch gồm những yếu tố kích thích tâm hồn và cảm xúc. Những khía cạnh như bầu không khí, cách cư xử, sự thân thiện là những yếu tố quyết định trong việc đánh giá một sản phẩm du lịch. Đây là vấn đề không nên coi nhẹ trong quá trình đa dạng hóa sản phẩm du lịch. 1.3.4. Các dịch vụ công cộng phục vụ du lịch Những yếu tố cơ bản của sản phẩm du lịch thường khó thay đổi, trong khi đó dịch vụ công cộng lại có thể dễ dàng thay đổi và chính các yếu tố đó đã góp phần to lớn nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, gia tăng độ thỏa dụng cho du khách. Việc xây dựng một trung tâm hội nghị trong thành phố, một khu vui chơi giải trí, một khu thể thao, một công viên, trồng nhiều cây xanh trong thành phố… là những nhân tố làm thay đổi sản phẩm du lịch của một thành phố hoặc một điểm du lịch. 1.3.5. Cơ sở lưu trú, nhà hàng và các dịch vụ thương mại Du khách là những người ra khỏi nhà ở của mình trong một thời gian nhất định, tạm thời rời bỏ công việc bận rộn của mình tìm đến một nơi để nghỉ ngơi, thư giản. Du khách có thể ở trong khách sạn, quán trọ hoặc ở trong các lều trại. Cơ sở lưu trú, nhà hàng sẽ là những yếu tố quan trọng làm tăng thêm giá trị cho sản phẩm du lịch. Có những cảnh quan thiên nhiên tuyệt vời, có khí hậu trong lành, mát mẻ bên cạnh là các khách sạn, nhà hàng sang trọng, ấm cúng, chắc chắn sẽ tạo ra các sản phẩm du lịch có giá trị cho du khách. 1.3.6. Kết cấu hạ tầng giao thông Du lịch hàm ý một sự di chuyển của du khách ra khỏi nhà để đến chỗ lưu trú. Cho nên, các phương tiện giao thông, đường sá, sân bay, bến cảng... là những yếu tố vô cùng quan trọng để việc di chuyển đó có thể diễn ra trong những điều kiện tốt nhất (ít mệt, ít tốn thời gian) và chi phí thấp nhất. Những phương tiện đi lại trong trung tâm thành phố như xe bus, taxi, xích lô… và các điều kiện đi lại khác, là những vấn đề không thể coi thường bên trong sản phẩm du lịch. 1.4. Các sản phẩm du lịch chính 16 Sản phẩm du lịch rất đa dạng, nhưng có thể tóm lại trong năm loại chính sau đây. 1.4.1. Sản phẩm du lịch của một quần thể địa lý Sản phẩm du lịch nằm trong một tổng thể địa lý như: một vùng đặc biệt của một nước, một thành phố, một số vùng địa phương….Tuy nhiên, tất cả những điều đó chưa phải là sản phẩm du lịch mà chúng chỉ mới là những tiềm năng để các nhà tổ chức du lịch tạo lập những sản phẩm du lịch. Thực thể địa lý không dễ dàng tổ chức phối kết hợp. Vì vậy, để cho sản phẩm du lịch ra đời và phát triển cần phải kết hợp tốt giữa nhà nước với các tổ chức tư nhân. 1.4.2. Sản phẩm du lịch trọn gói Sản phẩm du lịch trọn gói bao gồm toàn bộ những sản phẩm như dịch vụ lưu trú, ăn uống, phương tiện vận chuyển và những dịch vụ khác. Điều đặc biệt ở đây là du khách mua một sản phẩm hoàn chỉnh với một giá nhất định. Sản phẩm du lịch dạng này thường được tạo lập bởi nhà tổ chức du lịch của các đại lý du lịch, các khách sạn hoặc các công ty vận chuyển. Đây chính là loại sản phẩm nhằm tạo nên sự tiện ích cho du khách, họ không còn phải bận tâm tới chỗ nghỉ ngơi, ăn uống và đi lại trong suốt tour du lịch của mình. Hiện nay, loại hình du lịch này đang hấp dẫn du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài. 1.4.3. Sản phẩm du lịch dạng trung tâm Đó là những sản phẩm như: chơi golf, đua thuyền buồm, leo núi,… Loại sản phẩm này thường dành riêng cho những du khách có khả năng chơi golf, đua thuyền hoặc leo núi. Với sự gia tăng hội chơi golf, hội đua thuyền buồm, hội leo núi…, cùng với sự phát triển của xã hội, những sản phẩm dạng trung tâm ngày một phát triển nhiều hơn. 1.4.4. Sản phẩm du lịch dạng biến cố Những sự kiện thể thao, các lễ hội, hội thi, ... đã tạo thành một loại sản phẩm du lịch. Cái bất lợi của loại hình này là có tính chất thời điểm, chỉ vài ngày hoặc tới một tháng là tối đa. Những sản phẩm dạng biến cố quen thuộc nhất là các lễ hội văn 17 hóa, lễ hội truyền thống, các lễ hội hoa, lễ hội trà, lễ hội Vespa… và những hội thi khác cùng với những buổi biểu diễn ca múa nhạc ngoài trời. 1.4.5. Những sản phẩm du lịch đặc biệt Các sản phẩm du lịch đặc biệt như: chơi thể thao (thuyền buồm, ván lướt sóng, cano, cưỡi ngựa, nhảy dù bay,...), game show, hội nghị tổng kết, hội nghị khách hàng hoặc nghệ thuật ẩm thực..., đây là những sản phẩm đặc biệt cần phân khúc thị trường sản phẩm và chọn lọc loại hình thích hợp. 1.5. Vòng đời sản phẩm du lịch Sản phẩm du lịch cũng tương tự như những sản phẩm khác luôn chịu tác động bởi những thời kỳ của vòng đời sản phẩm: giới thiệu, tăng trưởng, bão hòa và suy thoái. Nhưng tất cả mọi sản phẩm không buộc phải tuần tự trải qua các giai đoạn trên. Có những sản phẩm có sự tăng trưởng nhanh và bền vững ngay vào thời kỳ đầu, có sản phẩm đạt thời kỳ bão hòa sớm, có sản phẩm đi qua thời kỳ bão hòa mà không suy thoái, lại tiếp tục một thời kỳ tăng trưởng mới. Thời gian và vòng đời sản phẩm du lịch chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, đặc biệt nhất là bởi hành động chiến lược và chiến thuật của đối thủ cạnh tranh. 1.6. Chất lượng sản phẩm du lịch Trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp hướng tới chất lượng sản phẩm hay dịch vụ theo cách tiếp cận giá trị và góc độ người tiêu dùng. Tuy nhiên, một doanh nghiệp thường có nhiều loại khách hàng khác nhau. Do đó, để thỏa mãn những nhu cầu khác nhau của khách hàng, chất lượng được xem như một chiến lược kinh doanh cơ bản của doanh nghiệp. Chiến lược này phải đảm bảo cung cấp những hàng hóa và dịch vụ hoàn toàn thỏa mãn những mong đợi hiện tại và tiềm ẩn của khách hàng. Chiến lược này sử dụng tài năng của tất cả các thành viên nhằm đạt được lợi ích cho tổ chức nói riêng, cho xã hội nói chung và phải đem lại lợi tức cho các cổ đông. 18 Vấn đề đa dạng hóa các sản phẩm du lịch không thể tách rời chất lượng các sản phẩm du lịch. Chất lượng sản phẩm du lịch không chỉ làm thỏa mãn du khách mà còn không gây ảnh hưởng đến xã hội và môi trường xung quanh. Do tính đa dạng và phong phú của sản phẩm du lịch nên để tạo ra một sản phẩm du lịch có chất lượng không hề dễ dàng. Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch không có nghĩa là phát triển chúng một cách tràn lan mà cần có chọn lọc. Ngoài những định hướng phát triển các loại hình kinh doanh du lịch, thì việc định hướng đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch cũng không kém phần quan trọng. Chính quyền địa phương cần định hướng phát triển sao cho phù hợp với nhu cầu thị trường du lịch trong nước và quốc tế. 1.7. Quan niệm về lợi thế cạnh tranh Quan niệm về lợi thế cạnh tranh trước hết phải xuất phát từ khách hàng, một khách hàng sẽ mua một sản phẩm hay một dịch vụ nào đó của doanh nghiệp chỉ vì sản phẩm dịch vụ đó giá rẻ hơn nhưng cùng chất lượng hoặc đắt hơn nhưng chất lượng cao hơn so với sản phẩm, dịch vụ của đối thủ cạnh tranh. Chất lượng là giá trị của sản phẩm dịch vụ mà người tiêu dùng có thể tìm thấy ở chính sản phẩm đó và không thấy ở các sản phẩm cạnh tranh khác, hay nói cách khác sản phẩm dịch vụ đó có những điểm mạnh vượt trội hơn các đối thủ khác. Lợi thế cạnh tranh trên thị trường về cơ bản có hai loại, đó là chiến lược chi phí thấp hơn và chiến lược khác biệt về chất lượng sản phẩm, hình thức bề ngoài, khả năng đáp ứng nhanh...Nguồn lợi thế cạnh tranh có mối tương quan mật thiết với chiến lược và năng suất chất lượng của công ty. Để có được lợi thế cạnh tranh, mỗi doanh nghiệp cần nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên mọi phương diện. Để nâng cao năng lực cạnh tranh không chỉ là công việc của ngành du lịch mà phải phối hợp đa ngành, không chỉ là công việc của sở du lịch thương mại mà còn là của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và của mỗi người dân địa phương. 1.8. Quan niệm về thương hiệu du lịch 19 Thương hiệu là một cam kết tuyệt đối về chất lượng, dịch vụ và giá trị trong một thời gian dài, đã được chứng nhận qua hiệu quả sử dụng và bởi sự thỏa mãn của khách hàng. Thương hiệu là hình ảnh có tính chất văn hóa, lý tính, cảm tính, trực quan và độc quyền mà chúng ta liên tưởng đến khi nhắc đến một sản phẩm hay một công ty. Thương hiệu là phần hồn của một doanh nghiệp, là uy tín của công ty, là niềm tin mà khách hàng dành cho công ty. Thương hiệu du lịch là nét độc đáo nổi bật mang tính đặc trưng của sản phẩm du lịch ở địa phương lưu lại mãi trong ký ức của du khách. Khi nhắc tới địa danh đó mọi người liên tưởng ngay tới những đặc trưng nổi bật mà chỉ nơi đó mới có. Thương hiệu du lịch chính là địa danh nơi mà có những sản phẩm du lịch nổi tiếng. 1.9. Vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao; phát triển kinh tế du lịch vừa là mục tiêu, vừa là cơ sở, động lực để thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế - xã hội. Càng ngày, du lịch càng trở nên quan trọng trong hoạt động kinh tế của các nước. Du lịch có tầm quan trọng trong nền kinh tế nên hiện nay phần nhiều các nước, các vùng và các thành phố đều cố gắng phát huy các thế mạnh của địa phương để khai thác có hiệu quả các sản phẩm du lịch. Hàng năm ngành du lịch đã đem về cho nhiều quốc gia một số tiền khổng lồ, thu hút một số lượng lớn lực lượng lao động. Sự phát triển du lịch có thể cải thiện nhiều mặt về môi trường đầu tư, tăng cường hợp tác và giao lưu kinh tế đối ngoại. Đối với Việt Nam, kinh tế du lịch phát triển đã đem về một lượng lớn ngoại tệ cho quốc gia, góp phần tạo nên cán cân thanh toán thặng dư, tăng tỉ trọng dịch vụ trong ngành kinh tế quốc dân, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người dân địa phương... Có thể nói du lịch đã đem lại nhiều giá trị kinh tế và xã hội cho địa phương nói riêng và cho cả nước nói chung. Chính vì lẽ đó, Đảng và Nhà nước ta 20 đã chủ trương ưu tiên phát triển ngành kinh tế du lịch, coi chúng là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia. Tổng cục du lịch Việt Nam cho biết: Năm 2006 Việt Nam đón được 3,585 triệu lượt du khách quốc tế và 17,5 triệu lượt khách nội địa, đạt tổng doanh thu toàn xã hội từ du lịch khoảng 3,18 tỉ USD. Năm 2010, Việt Nam dự kiến sẽ đón 6 triệu lượt khách quốc tế và 25 triệu lượt khách nội địa. Thu nhập du lịch năm 2010 đạt khoảng 4-5 tỷ USD. 1.10. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển sản phẩm du lịch Chính sự lên ngôi của ngành du lịch và vui chơi giải trí đã buộc chính phủ các nước phải có cái nhìn về tương lai trong lĩnh vực này. Các nhà quản lý cần đưa ra cho địa phương, quốc gia mình các sản phẩm du lịch phong phú và đa dạng đáp ứng sự thỏa dụng cao nhất cho du khách, khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và con người của địa phương. Việc qui hoạch du lịch nói chung và phát triển các sản phẩm du lịch nói riêng cần phải tính đến yếu tố không gian du lịch và cả thời gian vui chơi giải trí. Đó là tạo ra một không gian cho những mục đích sử dụng khác nhau đồng thời cũng phải xem xét thời gian mà du khách nhàn rỗi. Để xem xét, đánh giá tính khả thi của các sản phẩm du lịch, ta cần phải biết cách đánh giá các cơ hội của địa phương và khu vực, cũng như phải biết những nhu cầu ở dạng tiềm năng của du khách. Công việc thu thập số liệu về khí hậu, địa chất, địa hình, lịch sử có thể thực hiện tương đối dễ dàng, trong khi đó việc tìm hiểu về con người khó hơn rất nhiều. Sản phẩm du lịch ra đời đòi hỏi phải có các nguồn lực đó là: nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn, các nguồn lực về tài chính, kết cấu hạ tầng chung của nền kinh tế, các chủ trương chính sách đầu tư của nhà nước cũng như địa phương về du lịch… Sự thành công của một sản phẩm du lịch thường được xây dựng trên những quan hệ tốt giữa cộng đồng địa phương, doanh nghiệp du lịch, chính quyền địa phương và Nhà nước. Các bước cần thiết để tạo dựng nên một sản phẩm du lịch 21 thành công: trước tiên, cần phải liệt kê được những yếu tố hiện tại và tương lai của sản phẩm du lịch do thực thể địa lý đem lại. Bước tiếp theo là nhận diện các thị trường tiềm năng, phân khúc và chọn thị trường mục tiêu; xác định tổng thể các sản phẩm và vị trí của chúng trên thị trường mục tiêu đã chọn; sản phẩm phải được tổ chức và phối kết hợp để du khách có thể tìm được lợi ích của họ. Cuối cùng sản phẩm phải được đưa ra phục vụ du khách với một hệ thống dịch vụ hoàn chỉnh. 1.11. Kinh nghiệm đa dạng hóa sản phẩm du lịch của một số nước • Thái Lan: Ngành du lịch Thái Lan đã trải qua một quá trình đa dạng hóa sản phẩm du lịch ở nhiều mặt: về phương tiện phục vụ, về loại hình, về quy mô và chất lượng phục vụ du lịch. Sự gia tăng số lượng và thành phần du khách quốc tế đến Thái Lan đã kéo theo một quá trình đa dạng hóa các điểm du lịch. Các công viên vừa được xem là điểm du lịch vừa là khu bảo tồn thiên nhiên. Chung quanh các thắng cảnh tự nhiên thường có các loại hình du lịch đặc biệt như: các tour dã ngoại và mạo hiểm, tour du lịch đi bộ, tour khám phá hang động và các tour du lịch sinh thái đa dạng khác. Trong những năm gần đây, số lượng các cung điện, đền đài mang tính lịch sử và các viện bảo tàng được mở ra cho công chúng và du khách vào tham quan ngày một tăng. Những bộ tộc miền núi đã trở thành một trong những điểm thu hút khách du lịch. Các bộ tộc miền núi được tái tạo ngay tại những trung tâm du lịch lân cận các thành phố du lịch chính của Thái Lan. Các hội chợ, lễ hội và nghệ thuật dân gian đang là những hoạt động ngày càng thu hút nhiều du khách. Những lễ hội truyền thống được quảng bá rộng rãi đến các du khách tiềm năng; một số làng thủ công mỹ nghệ và chợ bán loại hàng này cũng đã trở thành những điểm thu hút không ít du khách, ví dụ như làng gốm sứ Dan Kwien và làng tranh chạm Ban Thawai. Trên khắp các khu vực đồng bằng và thung lũng, nhiều khu du lịch nghỉ dưỡng đã được thành lập. Mặc dù con số du khách tự mình đi du thám vùng cao 22 nguyên ngày càng đông nhưng không làm giảm đi lượng du khách đến khu vực này thông qua các công ty du lịch dã ngoại. Hệ thống lộ trình dã ngoại đã mở rộng một cách nhanh chóng và đa dạng. Ở Phuket hiện có rất nhiều sân golf và các tiện nghi giải trí khác như vườn bướm, sân tập bắn súng, các trung tâm hàng mỹ nghệ và lưu niệm… Hơn nữa, chính phủ Thái Lan luôn khuyến khích người dân tìm ra các phương thức quản lý các nguồn lực vì lợi ích và phát triển cộng đồng. Người dân địa phương có quyền tham gia vào sự phát triển du lịch để phát triển cộng đồng và để bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn. Thái Lan được xem như một mô hình điển hình có thể tham khảo để xây dựng mô hình phát triển du lịch đồng bộ nhằm thu hút du khách với số lượng lớn. • Singapore: Singapore với diện tích nhỏ bé khoảng 648 km2, tài nguyên thiên nhiên không dồi dào cho việc phát triển du lịch, tuy nhiên họ đã khắc phục được vấn đề thiếu tài nguyên thiên nhiên bằng cách tạo ra các sản phẩm du lịch nhân tạo độc đáo. Để thu hút du khách, Singapore không ngừng đa dạng hóa sản phẩm du lịch bằng cách xây dựng nhiều khu vui chơi giải trí như: Trung tâm vui chơi Sentosa với các hoạt động văn hóa thể thao, khu dạo bộ, bơi thuyền và các nhà hàng; Công viên Đại dương là công viên lớn và hiện đại nhất của Singapore với hơn 250 loài sinh vật biển… Singapore còn được mệnh danh là đất nước của các loài hoa, đặc biệt là các loài phong lan. Vườn quốc gia Singapore được xem là bảo tàng nhiệt đới, bên trong vườn có hơn 2000 loài hoa khác nhau. Đây cũng là sản phẩm du lịch đặc sắc thu hút đông đảo du khách tới tham quan và nghiên cứu. Singapore được đánh giá là quốc gia có môi trường xanh sạch nhất thế giới. Có được kết quả đó là do các qui định luật lệ ở đây nghiêm ngặt, quá trình thực hiện nghiêm túc, ý thức bảo vệ môi trường, tài nguyên của người dân rất cao. Điển hình như: Nhổ nước bọt hoặc ném rác bừa bãi sẽ bị phạt 1000 USD Singapore; Các nơi công cộng như tàu điện ngầm, rạp chiếu phim, siêu thị, tiền sảnh khách sạn, nhà hàng… đều cấm hút thuốc, nếu người nào vi phạm bị phạt 50 USD Singapore… 23 Chính ý thức cao về bảo vệ môi trường của người dân, khả năng tạo ra các sản phẩm du lịch nhân tạo độc đáo đã giúp cho ngành du lịch Singapore thành công và nổi tiếng khắp thế giới. • Indonesia: Indonesia rất chú trọng tới vấn đề đa dạng hóa các sản phẩm du lịch nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng cao của du khách trong và ngoài nước. Indonesia một đất nước có hàng nghìn hòn đảo khác nhau, chính phủ đã chủ trương khai thác tiềm năng du lịch biển với nhiều loại hình phong phú. Mặt khác, chính phủ còn chủ trương kết hợp du lịch biển với nhiều loại hình văn hóa dân gian đặc sắc và đa dạng. Loại hình du lịch sinh thái cũng được chính phủ ưu tiên đầu tư phát triển, Indonesia đã thực hiện năm nguyên tắc đối với sự phát triển du lịch sinh thái: - Trách nhiệm, quan tâm và cam kết đối với sự bảo tồn; - Tham khảo ý kiến và được sự tán thành của cộng đồng địa phương về sự phát triển của du lịch sinh thái; - Đảm bảo các lợi ích cho cộng đồng địa phương; - Sự nhạy cảm và tôn trọng đối với nền văn hóa và truyền thống tín ngưỡng của địa phương; - Tôn trọng các qui định và luật pháp của chính phủ. Để không ngừng đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, chính phủ đã kiện toàn được mối quan hệ chặt chẽ liên ngành giữa du lịch với ngành giao thông vận tải, an ninh quốc phòng và giáo dục đào tạo. Nhà nước tạo mọi điều kiện tốt nhất nhằm khuyến khích cho tư nhân tham gia đầu tư vào ngành du lịch. Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên du lịch, đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên luôn được các cơ sở kinh doanh, địa phương và nhà nước quan tâm. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch luôn được gắn liền với việc giáo dục cho người dân ý thức bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên. 24 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG ĐA DẠNG HÓA SẢN PHẨM DU LỊCH TỈNH LÂM ĐỒNG 2.1. Vị trí của du lịch trong quá trình phát triển kinh tế tỉnh Lâm Đồng Ngành kinh tế du lịch Lâm Đồng trong thời gian qua đã có nhiều đóng góp đáng kể cho sự phát triển chung của nền kinh tế toàn tỉnh. Giai đoạn 2001 - 2006, đánh dấu sự vươn lên mạnh mẽ của khu vực kinh tế dịch vụ. Doanh thu dịch vụ chiếm 12,9% tổng GDP của toàn tỉnh, trong đó riêng ngành du lịch là 31,43%. Doanh thu xã hội từ du lịch Lâm Đồng trong những năm qua có sự tăng trưởng mạnh, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 29.75%. Bảng 2.1: Doanh thu xã hội từ du lịch Lâm Đồng thời kỳ 2001 - 2006 Đơn vị tính: Tỷ đồng Danh mục Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Doanh thu xã hội 481.8 633.5 920.0 1,215.0 1,405.0 1,663.0 Mức tăng trưởng so với năm trước(%) 35.72 31.49 45.22 32.07 15.64 18.36 Nguồn: Sở Du lịch và Thương mại tỉnh Lâm Đồng 2.2. Thực trạng kết cấu cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 2.2.1. Kết cấu cơ sở hạ tầng giao thông Giai đoạn 2001 - 2006, cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật của tỉnh Lâm Đồng như: giao thông, điện, nước, bưu chính viễn thông... đã được nâng cấp đáng kể, tạo điều kiện thuận lợi trong việc vận chuyển đi lại, sinh hoạt của du khách, tác động tích cực đến sự phát triển du lịch của địa phương. Tuy nhiên, chất lượng và qui mô hệ thống giao thông nói chung còn yếu kém, chưa đáp ứng tốt cho nhu cầu phát triển du lịch của địa phương. a. Hệ thống đường bộ 25 Hệ thống đường bộ của Lâm Đồng phân bố tương đối đều khắp trong tỉnh, đường ô tô đến các trung tâm xã với tổng chiều dài 2.039,4 km. * Đường đô thị: Đường đô thị tập trung tại Đà Lạt, thị xã Bảo Lộc và một số thị trấn huyện lỵ khác như Di Linh, Đức Trọng, Lâm Hà, Bảo Lâm. Tổng chiều dài mạng lưới đường đô thị là 473 km. Thành phố Đà Lạt và thị xã Bảo Lộc có một số tuyến đường chính đã được mở rộng mặt đường từ 13 - 15m. * Giao thông nông thôn: Mạng lưới giao thông nông thôn có trên 400 tuyến với tổng chiều dài 2.470 km, có 135,3 km nhựa, còn lại là đường cấp phối và đường đất. b. Đường hàng không Lâm Đồng có sân bay Liên Khương, đường băng dài 3.000m và rộng 34m. Năm 2005, sân bay này đã mở tuyến bay trực tiếp Đà Lạt – Hà Nội và ngược lại với tần suất 3 chuyến/tuần phục vụ nhu cầu tham quan của du khách, tạo điều kiện mở rộng thị trường khách du lịch ra khu vực phía Bắc. Tuy nhiên, về quy mô, chất lượng trang thiết bị, đường băng của sân bay chưa đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của du khách, đặc biệt là đối với khách quốc tế, chính vì vậy đã hạn chế một lượng lớn khách quốc tế tới du lịch tại Đà Lạt bằng đường hàng không. c. Đường sắt Tuyến đường sắt Đà Lạt - Phan Rang dài 84 km với 6 ga và 3 ga phụ, được Pháp xây dựng trước đây, nhưng từ năm 1975 đến nay không sử dụng. Hiện nay ngành đường sắt đã khôi phục 10 km tuyến Đà Lạt - Trại Mát để phục vụ du lịch. 2.2.2 Hệ thống cấp điện Nguồn điện cung cấp của Lâm Đồng khá ổn định bao gồm: nhà máy thủy điện Đa Nhim công suất 160MW, Hàm Thuận công suất 300MW, Đa Mi công suất 175MW, Suối Vàng công suất 4,4MW và nhà máy thủy điện Đại Ninh đang được xây dựng có công suất 300MW. Hệ thống điện các trục chính trong thành phố đã được thay thế bằng cáp ngầm. Điều đó không chỉ khắc phục vấn đề an toàn, tiết kiệm sự hao phí điện năng mà còn tăng thêm mỹ quan cho thành phố. Nhìn chung, hệ thống điện Đà Lạt - Lâm Đồng đáp ứng tốt cho việc phát triển kinh tế du lịch. 26 2.2.3. Hệ thống cấp nước Đến nay có 5 huyện, thị xã, thành phố được cấp nước sạch từ nhà máy nước. Thành phố Đà Lạt được cấp nước từ nhà máy nước Suối Vàng, công suất 25.000 m3/ngày đêm và nhà máy Hồ Xuân Hương công suất 6.000 m3/ngày đêm với công nghệ xử lý hiện đại của Đan Mạch, đảm bảo cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của toàn thành phố cũng như du khách. Đây là yếu tố hỗ trợ khá quan trọng cho việc đa dạng hóa các sản phẩm du lịch. Lợi thế này không phải thành phố nào cũng có được, ngay cả thành phố Hồ Chí Minh. 2.2.4. Hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường Hầu hết các thành phố, thị xã, thị trấn, các khu du lịch, các cơ sở công nghiệp của tỉnh Lâm Đồng chưa có hệ thống thoát nước thải. Nước thải chỉ được xử lý bằng bể tự hoại hoặc bán tự hoại, có nơi còn xả thẳng xuống sông suối, hồ. Đến nay, số hộ không có hệ thống vệ sinh chiếm tỷ lệ 16,23%, số hộ có hệ thống vệ sinh thô sơ, không đảm bảo yêu cầu chiếm tỷ lệ 58,92% trong tổng số hộ toàn tỉnh. Điều này ảnh hưởng lớn đến ô nhiễm môi trường nước, không khí. Hiện nay, thành phố Đà Lạt đang được đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải công suất 7.500m3/ ngày đêm với công nghệ hiện đại thuộc dự án hỗ trợ của Đan Mạch. Dự án này hoàn thành sẽ góp phần khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường của thành phố, tạo điều kiện nâng cao giá trị cho các sản phẩm du lịch. 2.2.5. Hệ thống bưu chính viễn thông Lâm Đồng là một trong những tỉnh có ngành bưu chính viễn thông phát triển với công nghệ hiện đại. Đến năm 2004, hệ thống các bưu điện, bưu cục đã phủ kín toàn tỉnh, hệ thống điện thoại đã đến 100% xã phường, đây thực sự là yếu tố thuận lợi để phát triển du lịch. 2.2.6. Dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe Tại các điểm du lịch xa thành phố, xa khu dân cư các dịch vụ y tế về cơ bản có thể đảm bảo phục vụ du khách trong trường hợp cần thiết, tạo nên sự an tâm cho du khách. Chính dịch vụ y tế tốt đã góp phần thu hút du khách, đặc biệt là những tour xa trung tâm thành phố. 27 2.3. Qui mô và chất lượng các sản phẩm du lịch địa phương 2.3.1. Dịch vụ lưu trú Tính đến quý I/2007, toàn tỉnh có trên 750 cơ sở lưu trú du lịch với tổng số 11.000 phòng. Trong đó có 55 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1 – 5 sao với 1.761 phòng và hàng ngàn nhà trọ, nhà khách hỗ trợ cho việc đón khách du lịch, đặc biệt vào mùa cao điểm (Phụ lục 7). Các dịch vụ phục vụ trong cơ sở lưu trú gồm: nhà hàng, vũ trường, massage, sauna, karaoke, internet, tennis, chăm sóc sức khỏe, thẩm mỹ, phục vụ hội nghị – hội thảo… Quy mô khách sạn, nhà nghỉ ở Đà Lạt, ngoại trừ một số khách sạn được xếp hạng, còn lại phần lớn là vừa và nhỏ, trang thiết bị nội thất chưa đồng bộ, chủ yếu xây dựng một cách tự phát, thiếu quy hoạch tổng thể, tiêu chuẩn buồng phòng rất thấp, trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên điều hành, phục vụ còn nhiều yếu kém. Nhìn chung, chất lượng của các khách sạn, nhà nghỉ ở đây còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của du khách, đặc biệt là du khách quốc tế. Bảng 2.2: Cơ sở lưu trú của Lâm Đồng giai đoạn 2001 – 2006 Danh mục Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng số cơ sở lưu trú 400 434 550 679 690 750 Tổng số số phòng 4800 5300 7000 7826 8000 11000 Nguồn: Sở Thương mại và Du lịch tỉnh Lâm Đồng Vào các dịp lễ, cung của dịch vụ lưu trú không đáp ứng đủ cầu của du khách dẫn đến hiện tượng giá leo thang đã ảnh hưởng xấu tới sự thiện chí của du khách về du lịch Đà Lạt. Vào mùa thấp điểm, cung quá cầu khiến cho tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, hiện tượng cò chèo kéo khách diễn ra phổ biến, ảnh hưởng xấu tới môi trường văn minh du lịch… 28 2.3.2. Khu, điểm tham quan, vui chơi giải trí Toàn tỉnh hiện có 34 khu, điểm du lịch được đưa vào đầu tư khai thác, kinh doanh phục vụ tham quan, vui chơi giải trí của du khách, trong đó có 17 điểm đã được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận di tích cấp quốc gia. Đầu năm 2002, ngành du lịch Đà Lạt đưa hệ thống cáp treo vào sử dụng với chiều dài 2.300m. Dịch vụ này đã trở thành một trong những sản phẩm du lịch thu hút đông đảo du khách. Trung tâm vui chơi giải trí Đà Lạt với khuôn viên khoảng hơn 2000 m2, trong đó chỉ có hơn 16 trò chơi dành cho trẻ em. Rõ ràng đây là một trung tâm giải trí quá nhỏ về qui mô và yếu kém về chất lượng. Chính vì vậy dịch vụ này chưa thu hút mạnh mẽ du khách cũng như người dân địa phương. 2.3.3. Dịch vụ lữ hành – vận chuyển Đến nay, toàn tỉnh Lâm Đồng có 18 đơn vị kinh doanh lữ hành, vận chuyển trong đó có 6 đơn vị được cấp phép kinh doanh lữ hành quốc tế. Nhìn chung, hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế đã có tiến bộ, đã tổ chức được nhiều tour du lịch đưa khách tham quan các nước Đông Nam Á, Châu Âu, Châu Mỹ.... Hoạt động lữ hành nội địa phát triển mạnh, trong đó đã ký kết nối tour với các tỉnh trong vùng Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Trên địa bàn Đà Lạt hiện nay có 4 đơn vị kinh doanh dịch vụ vận chuyển khách du lịch, với hơn 42 xe du lịch và hơn 100 xe vận chuyển khách đường dài là: Xí nghiệp vận chuyển Du lịch Đà Lạt, Công ty TNHH Xuân Hương, công TNHH lữ hành Thành Bưởi và Công ty du lịch & vận tải Phương Trang. Hoạt động taxi nội thành được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, giá cả hợp lý. Tính đến hết năm 2006, ở Lâm Đồng có hơn 200 đầu xe taxi phục vụ vận chuyển khách du lịch. Đầu năm 2007, Đà Lạt đã có tuyến xe buýt nội thành và mở thêm tuyến Đà Lạt - Bảo Lộc, Đơn Dương, Đức Trọng, Lạc Dương… phục vụ thêm nhu cầu đi lại của dân địa phương cũng nhu du khách. 29 2.3.4. Loại hình du lịch sinh thái Các tour du lịch sinh thái được du khách các nước phát triển quan tâm, họ đến Ðà Lạt để tận hưởng không khí trong lành của núi rừng, của thiên nhiên hoang dã... chứ không phải đi tìm tiện nghi vật chất. Ðối với các nước trong khu vực mà đặc biệt là Singapore, họ xem Ðà Lạt là một điểm đến có sức hút quan trọng để mở rộng và nối tour từ du lịch miền biển ở đất nước Singapore đến miền núi Ðà Lạt. Một số khu du lịch có khả năng thu hút lượng lớn du khách như khu du lịch sinh thái Lang Biang, khu du lịch sinh thái Đa Mê, khu du lịch rừng Madagui...Tuy nhiên, do khả năng đầu tư còn hạn chế nên một số điểm du lịch được xác định có tiềm năng và đã được tiến hành lập quy hoạch như khu du lịch tổng hợp quốc gia Đan Kia - Suối Vàng, vườn quốc gia Cát Tiên, vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà...nhưng đến nay vẫn chưa được khai thác phục vụ du lịch. Nói chung qui mô về sản phẩm du lịch sinh thái của tỉnh còn nhỏ bé và đơn điệu. 2.3.5. Loại hình du lịch nghỉ dưỡng, phục hồi sức khỏe Với môi trường Đà Lạt, du khách có thể ở trong các khách sạn yên tĩnh để tận hưởng khí hậu trong lành, mát mẻ, môi trường xanh sạch, ngắm nhìn cảnh quan thơ mộng để phục hồi sức khoẻ sau thời gian lao động căng thẳng tại các đô thị, các khu công nghiệp ồn ào và nóng bức của mình. Thế nhưng Đà Lạt mới chỉ khắc phục được khâu cho du khách nghỉ ngơi là chủ yếu, còn phần nghỉ dưỡng cho đến nay vẫn còn bỏ ngỏ. Đây cũng chính là một trong những lý do tại sao số ngày lưu trú bình quân của du khách tại Đà Lạt chưa cao. Đối với loại hình sản phẩm du lịch này, du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng cần phải khai thác lợi thế về khí hậu, tài nguyên nhân văn để có thể đưa du lịch nghỉ dưỡng trở thành một trong những sản phẩm du lịch chính của Đà Lạt - Lâm Đồng. 2.3.6. Loại hình du lịch hội nghị - hội thảo Với ưu thế về khí hậu cảnh quan thiên nhiên, môi trường …, Đà Lạt thực sự là nơi lý tưởng để tổ chức các cuộc hội nghị kết hợp với du lịch mang tính quốc gia và quốc tế. Tuy nhiên, du lịch hội nghị ở Đà Lạt chưa phát triển, chưa khai thác được lợi thế này. Chỉ mới có một số khách sạn có phòng họp lớn như: Khách sạn Sofitel 30 Dalat Palace, Khách sạn Công đoàn, Khách sạn Vietso Petro, khu resort Hoàng Anh Gia Lai, khu resort Ana Mandra và hội trường của một số cơ quan quản lý tại địa phương… Hiện tại toàn tỉnh mới chỉ có 8 cơ sở có tổ chức hoạt động hội nghị, qui mô vừa và nhỏ với tổng sức chứa khoảng 1.500 chỗ ngồi. Những cơ sở này chủ yếu là kết hợp giữa kinh doanh lưu trú với hội nghị. Việc tổ chức hội nghị còn thiếu tính chuyên nghiệp, chưa kết hợp tốt hội nghị với các dịch vụ dã ngoại, ẩm thực ngoài trời. 2.4. Hoạt động kinh doanh du lịch tỉnh Lâm Đồng 2.4.1. Khách du lịch Số lượng du khách đến Lâm Đồng đã gia tăng đáng kể, tốc độ tăng trưởng trung bình năm đạt 17,4% - đây thực sự là một tín hiệu khả quan đối với du lịch Lâm Đồng. Bảng 2.3: Lượng khách du lịch đến Lâm Đồng thời kỳ 2001 - 2006 Đơn vị tính: Lượt khách Năm Khách nội địa Khách quốc tế Tổng số du khách Số lượng Tỷ lệ gia tăng (%) Số lượng Tỷ lệ gia tăng (%) Số lượng Tỷ lệ gia tăng (%) 2001 725,000 13.20 78,000 12.10 803,000 13.10 2002 820,000 13.10 85,000 9.00 905,000 12.70 2003 1,085,000 32.30 65,000 (23.50) 1,150,000 27.10 2004 1,264,000 16.50 86,000 32.30 1,350,000 17.40 2005 1,460,300 15.53 100,600 17.10 1,560,900 15.60 2006 1,751,000 19.91 97,000 (3.58) 1,848,000 18.39 Nguồn: Sở Du lịch và Thương mại tỉnh Lâm Đồng. 2.4.2. Khách du lịch quốc tế Theo các số liệu nêu tại bảng 2.3, chúng ta nhận thấy tổng số khách du lịch đến Lâm Đồng từ năm 2001 đến nay nhìn chung là tăng nhưng không ổn định. Năm 2003, số lượng khách quốc tế vào Lâm Đồng giảm mạnh so với năm 2002 theo sự sụt giảm chung của ngành du lịch trên thế giới và khu vực do dịch bệnh cúm gia cầm, khủng bố... liên tiếp xảy ra. Tốc độ tăng trưởng trung bình về khách du lịch quốc tế đạt 7,24% trong giai đoạn 2001 – 2006. 31 2.4.3. Khách du lịch nội địa Trong giai đoạn 2001 – 2006, tốc độ tăng trưởng của thị trường khách nội địa tăng bình quân 18,42%, trong đó khách du lịch từ Thành phố Hồ Chí Minh vẫn chiếm thị phần lớn nhất khoảng 60,5%. Bảng 2.4: So sánh lượng khách du lịch đến Lâm Đồng với các tỉnh phụ cận và các trung tâm du lịch lớn Đơn vị: Ngàn lượt khách Tỉnh, thành phố Năm 1996 1999 2000 2003 2004 Tăng trưởng (%) Lâm Đồng 605.12 603.00 710.00 1,150.00 1,350.00 10.55% Khánh Hòa 390.00 344.50 397.50 625.00 710.00 7.78% Ninh Thuận 32.20 39.00 76.90 103.90 176.30 24.17% Bình Thuận 56.60 123.20 460.00 1,465.00 1,500.00 50.66% TP. Hồ Chí Minh 2,053.00 2,575.00 3,100.00 3,219.30 4,080.00 8.96% TP. Hà Nội 1,052.00 1,430.00 2,600.40 3,781.00 5,800.00 23.79% Nguồn: Sở Du lịch và Thương mại tỉnh Lâm Đồng & ITDR Nếu so với hai tỉnh phụ cận là Ninh Thuận và Bình Thuận trong giai đoạn 1996 - 2004 có thể thấy tốc độ tăng trưởng về du khách đến Lâm Đồng thấp hơn; Nếu so sánh với Khánh Hòa thì mức tăng trưởng khách du lịch của Lâm Đồng cao hơn. Số ngày lưu trú trung bình của khách du lịch quốc tế đến Lâm Đồng đạt 1,82 ngày, thấp hơn so với các địa phương khác trong cả nước, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. 2.5. Về đầu tư phát triển du lịch Giai đoạn 2003 – 2006 đã có 92 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch. Tổng nguồn vốn đăng ký đầu tư gần 40.000 tỷ đồng trong đó nổi bật là dự án khu du lịch Đan Kia – Suối Vàng do các nhà đầu tư Nhật Bản với vốn đăng ký 1.2 tỷ USD và công viên thú hoang dã ” Datria – Bidoup National Park ” do các nhà đầu tư Pháp với vốn đăng ký 300 triệu USD 32 Giai đoạn 2001 - 2006, ngành du lịch đã nhận được 136,78 tỷ đồng đầu tư phát triển hạ tầng du lịch với 12 dự án, trong đó một số dự án đã hoàn thành và đưa vào sử dụng Mặt khác, tỉnh đã chú trọng thu hút đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch như các khách sạn cao cấp, nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ lưu trú. Một số dự án xây dựng khách sạn cao cấp đạt tiêu chuẩn 4 sao đang được thực hiện và sớm đưa vào sử dụng như: Khách sạn Sài Gòn - Đà Lạt, khách sạn Ngọc Lan, khách sạn Rex, khu nghỉ mát biệt thự Trần Hưng Đạo (Phụ lục 8). 2.6. Xúc tiến, quảng bá du lịch Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch thuộc các thành phần kinh tế đã tích cực tham gia các hội chợ thương mại, liên hoan du lịch như : Festival Huế, Hội chợ Du lịch Đất Phương Nam ở TP. Hồ Chí Minh, Hội chợ Du lịch Thương mại Cần Thơ..., nhiều sản phẩm du lịch của Lâm Đồng đã được gửi đi tham gia hội chợ du lịch quốc tế. Năm 2005, lễ hội hoa Đà Lạt bắt đầu được tổ chức và sẽ được tổ chức định kỳ 2 năm/lần. Lễ hội không chỉ đem lại nguồn lợi lớn cho nền kinh tế Đà Lạt mà còn là cơ hội để quảng bá thương hiệu du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng tới bạn bè trong nước và quốc tế, từng bước mở rộng quan hệ hợp tác đầu tư phát triển kinh tế du lịch. Ngành du lịch Lâm Đồng đã hoàn thành về cơ bản trang website du lịch thương mại, duy trì thường xuyên việc cung cấp thông tin, các chương trình hỗ trợ xúc tiến quảng bá du lịch Lâm Đồng ở trong nước và quốc tế cũng như hỗ trợ để đưa các thông tin về du lịch trong nước và quốc tế tới các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh. 2.7. Tiềm năng đa dạng hóa sản phẩm du lịch tỉnh Lâm Đồng 2.7.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên 2.7.1.1. Điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý: 33 Lâm Đồng là một tỉnh miền núi nằm ở phía Nam Tây Nguyên. Phía Nam và Đông Nam giáp với tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và Đồng Nai; phía Tây Nam giáp tỉnh Bình Phước; phía Đông Bắc giáp tỉnh Khánh Hòa; phía Bắc và Tây Bắc giáp với tỉnh Đăk Lăk và Đăk Nông. Lâm Đồng nằm giữa ba vùng lãnh thổ (Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung bộ và Đông Nam bộ) nên có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế (Phụ lục 9). Vị trí địa lý quan trọng của Lâm Đồng có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và du lịch nói riêng. b. Địa hình: Lâm Đồng có địa hình mấp mô lượn sóng, với nhiều vùng phong cảnh đặc sắc thích hợp cho việc phát triển các hoạt động du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng… Đặc điểm đa dạng của địa hình Lâm Đồng đã tạo ra nhiều cảnh quan đẹp, đặc biệt là các thác nước như: Đambri, Prenn, Đatanla, Gougah, Voi...; các hồ nước tự nhiên và nhân tạo như: Đan Kia – Suối Vàng, Tuyền Lâm, Đạ Hàm, Đạ Tẻh… c. Khí hậu: Thời tiết và khí hậu là tài nguyên đặc thù và hết sức quí báu đối với du lịch Lâm Đồng. Lâm Đồng có khí hậu quanh năm ôn hòa. Trong các nhân tố hình thành khí hậu ở đây thì vị trí địa lý và độ cao có vai trò khá rõ rệt. Riêng Đà Lạt, do ảnh hưởng của độ cao và địa hình nên khí hậu ở đây mát mẻ quanh năm. Đà Lạt có nhiệt độ trung bình năm là 18oC: mùa hạ mát, nóng nhất cũng chỉ đến 19,7oC vào tháng 5; mùa đông hơi lạnh, nhưng nhiệt độ tháng 01 không dưới 12oC. Vì vậy Đà Lạt được coi là điểm nghỉ mát lý tưởng. 2.7.1.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên a. Rừng : Tổng diện tích rừng ở Lâm Đồng tính đến năm 2005 là 632.760 ha, trong đó rừng tự nhiên là 588.854 ha, rừng trồng là 34.906 ha. Độ che phủ của rừng chiếm khoảng 64,8%, một tỷ lệ khá cao so với các vùng khác trong cả nước. Rừng Lâm Đồng nằm ở thượng lưu các sông suối lớn nên đóng vai trò quan trọng trong phòng hộ và bảo vệ nguồn sinh thủy không những cho Lâm Đồng mà còn cho khu vực. 34 Tài nguyên rừng của Lâm Đồng từ lâu đã có giá trị lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung cũng như du lịch nói riêng. Trong đó, rừng thông Đà Lạt, khu bảo tồn thiên nhiên Lang Biang và khu bảo tồn thiên nhiên Cát Lộc có giá trị lớn đối với hoạt động du lịch Lâm Đồng. Trong các khu rừng hỗn giao còn tồn tại các loài động vật quí như: cầy bay, sóc bay, vượn, báo, hổ, bò rừng...thậm chí cả voi và rất nhiều loài chim thuộc bộ gà, bộ sẻ... Ngoài ra, rừng Đà Lạt còn có rất nhiều loài cây cảnh mà trước hết phải kể đến lan rừng với khoảng hơn 300 loài. Các loài lan quí của Đà Lạt từ lâu đã nổi tiếng bao gồm: thanh lan, hoàng lan, hồng lan, tử cán, vân hài, kim hài, bạch phượng, tuyết ngọc, hoàng hạc, hạc đỉnh, vi hào, mắt trúc, bạch nhạn, long tu, dã hạc, ý thảo, thủy tiên... Rừng Đà Lạt là một trong những tài nguyên du lịch tự nhiên có giá trị, thích hợp phát triển du lịch sinh thái với nhiều loại hình du lịch hấp dẫn. b. Các điểm tham quan • Hồ Xuân Hương: Hồ Xuân Hương là hồ nước nhân tạo nằm ở trung tâm thành phố Đà Lạt (Phụ lục 5) • Hồ Tuyền Lâm: Hồ Tuyền Lâm thuộc địa phận thành phố Đà Lạt, nằm cách trung tâm thành phố về phía Nam khoảng 5km (Phụ lục 5) • Hồ Đankia - Suối Vàng: Hồ Đan Kia - Suối Vàng nằm kề phía Tây Bắc Đà Lạt và cách trung tâm thành phố khoảng 19km (Phụ lục 5) • Hồ Than Thở : Hồ Than Thở còn có tên là hồ Sương Mai nằm ở phía Bắc thành phố và cách trung tâm Đà Lạt khoảng 6km (Phụ lục 5) • Hồ Đa Thiện và Thung lũng Tình yêu: Thung lũng Tình yêu nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt chừng 5km về phía Bắc (Phụ lục 5) • Thác Cam Ly: Suối Cam Ly nằm phía Đông Bắc thành phố (Phụ lục 5) • Thác Datanla: Thác Đatanla là thác cao nhất trong số các thác nằm quanh Đà Lạt với độ cao khoảng 32 m (Phụ lục 5) • Thác Prenn: Thác Prenn nằm ngay bên đường quốc lộ 20, cách Đà lạt khoảng 10 km (Phụ lục 5) 35 • Núi Lang biang: Lang biang còn có tên gọi là Núi Bà, có độ cao là 2.167m, cách trung tâm Đà Lạt khoảng 12km về phía Bắc (Phụ lục 5) • Vườn hoa Đà Lạt: Vườn hoa Đà Lạt nằm ở số 2 Phù Đổng Thiên Vương (phụ lục 5) • Vườn Quốc gia Cát Lộc- Cát Tiên: Khu bảo tồn thiên nhiên Cát Lộc thuộc huyện Cát Tiên (Phụ lục 5) • Thác Đambri - Bảo Lộc: Thác Đambri nằm cách thị xã Bảo Lộc khoảng 10 km về phía Bắc, cách Đà Lạt khoảng 120km (Phụ lục 5) • Thác Ponguor: Thác Ponguor trên sông Đa Dâng thuộc địa bàn xã Tân Thành, huyện Đức Trọng, cách Đà Lạt khoảng 60km (Phụ lục 5) • Suối Tiên – Đạ Huoai: Suối Tiên là khu vực có cảnh quan đẹp nằm ven suối, nằm tại km 152 trên quốc lộ 20 thành phố Hồ Chí Minh - Đà Lạt (Phụ lục 5) • Suối nước nóng Đạ Long: Nằm ở huyện Đam Rông (Phụ lục 5) 2.7.2. Tài nguyên du lịch nhân văn 2.7.2.1. Nhóm các di sản văn hóa Năm 2005, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và văn hóa phi vật thể của nhân loại. Đây có thể được coi là sự kiện văn hóa lớn của người dân Tây Nguyên nói chung và Lâm Đồng nói riêng. Hiện nay tại các bản dân tộc Mạ, Chu Ru ở Lâm Đồng còn khoảng 2.700 bộ cồng chiêng với những nét riêng so với cồng chiêng Tây Nguyên. Đây được coi là tài nguyên du lịch quý giá của Lâm Đồng, là tiền đề xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù hấp dẫn du khách tham quan và nghiên cứu. 2.7.2.2. Nhóm các di tích lịch sử văn hoá và khảo cổ Toàn tỉnh Lâm Đồng có khoảng 100 di tích. Mật độ bình quân 1 di tích trên 100km2, trong khi mật độ bình quân của cả nước là hơn 2,2 di tích/100 km2. Những di tích khảo cổ có giá trị về mặt du lịch như: • Khu Thánh địa Bà La Môn Cát Tiên: Đây là khu di tích rộng lớn trải dài 15km dọc theo bờ Bắc sông Đồng Nai (Phụ lục 6) 36 • Khu mộ cổ của dân tộc Mạ: Nằm trên địa phận các xã Đại Lào, Đại Làng, thị xã Bảo Lộc (Phụ lục 6) 2.7.2.3. Nhóm các công trình kiến trúc nghệ thuật Một trong những tài nguyên du lịch độc đáo của Lâm Đồng nói chung và Đà Lạt nói riêng là kiến trúc cảnh quan của thành phố. Hiện nay trên thành phố có khoảng 2.000 biệt thự lớn nhỏ mà mỗi biệt thự đều có những nét độc đáo riêng, một phong cách kiến trúc lấy thiên nhiên thơ mộng của Đà Lạt làm bối cảnh nên thực sự có sức hấp dẫn lớn đối với du khách. Ngoài ra, còn phải kể đến một số công trình kiến trúc tôn giáo như chùa Linh Sơn, chùa Linh Quang, nhà thờ Chánh tòa, nhà thờ Domaine de Marie, tu viện Dòng Chúa Cứu Thế, Thiền viện Trúc lâm, lăng Nguyễn Hữu Hào... Một số công trình kiến trúc tiêu biểu hấp dẫn khách du lịch như sau: • Chùa Linh Sơn: Chùa Linh Sơn nằm trên đường Nguyễn Văn Trỗi, Đà Lạt (Phụ lục 6). • Thiền viện Trúc Lâm: Thiền viện Trúc Lâm tọa lạc bên hồ Tuyền Lâm trên núi Phượng Hoàng, thuộc Phường 3 thành phố Đà Lạt (Phụ lục 6) • Nhà thờ Đà Lạt (Nhà thờ Con Gà): Nhà thờ Đà Lạt nằm trên đường Trần Phú, thành phố Đà Lạt (Phụ lục 6) • Chùa ThiênVương Cổ Sát: Chùa Thiên Vương Cổ Sát tọa lạc trên đồi Rồng, tại số 385 đường Khe Sanh (Phụ lục 6) • Dinh III (Dinh Bảo Đại): Dinh III tọa lạc trên một đồi thông ở đường Triệu Việt Vương, cách trung tâm thành phố Đà Lạt chừng 2km về hướng Tây Nam. (Phụ lục 6) • Ga xe lửa Đà Lạt: Ga xe lửa Đà Lạt là một trong những ga xe lửa lâu đời nhất ở Việt Nam (Phụ lục 6) 2.7.2.5. Lễ hội, văn hoá dân gian Các dân tộc ít người ở Lâm Đồng còn lưu giữ được nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa, lễ hội truyền thống. Ở đây các lễ nghi với tập quán canh tác nông nghiệp 37 còn mang đậm nét sơ khai. Các lễ hội tiêu biểu như: lễ hội cồng chiêng, lễ hội đâm trâu… • Lễ hội đâm trâu: Đây cũng là một lễ hội phổ biến chung ở Tây Nguyên thường diễn ra sau mùa thu hoạch trùng vào dịp tết đầu xuân gọi là lễ sa rơ pu để tạ ơn thần linh. (Phụ lục 6) • Lễ hội cồng chiêng: Cồng chiêng là thứ nhạc cụ không thể thiếu được trong các dịp lễ hội của đồng bào các dân tộc ít người ở Tây Nguyên nói chung và Lâm Đồng nói riêng. (Phụ lục 6) • XQ – Đà Lạt Sử Quán: XQ- Đà Lạt sử quán được khai trương vào cuối năm 2001, nằm trên đường Mai Anh Đào (Phụ lục 6) • Lể hội hoa Đà Lạt: Với chủ đề "Đà Lạt thành phố ngàn hoa", Festival hoa Đà Lạt được tổ chức lần đầu 2005 và 2 năm tổ chức một lần (Phụ lục 6) 2.7.2.5. Các nghề thủ công truyền thống Lâm Đồng là nơi có nhiều nghề thủ công truyền thống có giá trị phục vụ du lịch. Tiêu biểu là các nghề dệt vải thổ cẩm từ sợi bông của người Mạ ở Đạ Đờng, người Lạch ở Lạc Dương, đan len ở Đà Lạt… Nghề làm gốm bằng tay cũng là một nghề thủ công độc đáo của các cư dân các dân tộc ít người ở Lâm Đồng. Thành phố Đà Lạt là nơi tập trung nhiều nghệ nhân có nghề chạm khắc gỗ tinh xảo, đặc biệt là nghề thêu, nghề trồng hoa, nghề chơi cây kiểng... nên đã tạo ra hàng trăm loại sản phẩm lưu niệm có giá trị phục vụ du lịch. 2.7.3. Tiềm năng về nguồn nhân lực Trong những năm qua, số lượng lao động trong ngành du lịch của Lâm Đồng không ngừng được tăng lên. Tuy nhiên, theo báo cáo của Sở Du lịch và Thương mại tỉnh Lâm Đồng thì số lao động do Sở trực tiếp quản lý đến năm 2005 có 4.700 lao động (bảng 2.5). Tỷ lệ lao động bình quân trên một phòng khách sạn ở Lâm Đồng đến năm 2005 là 0,6 (so với mức trung bình của cả nước là 1,4). Nhìn vào bảng 2.5, chúng ta thấy rõ nguồn nhân lực trong lĩnh vực dịch vụ du lịch còn rất thiếu về số lượng. Mặt khác, trình độ nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên, 38 đặc biệt là hướng dẫn viên du lịch còn rất thấp. Với lực lượng lao động như vậy không thể nào đáp ứng tốt yêu cầu phát triển của ngành du lịch Lâm Đồng. Bảng 2.5: Lao động trong ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng ĐVT : Người Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng số lao động 2800 3000 3400 4500 4700 Trình độ trên đại học 2 2 2 3 3 Trình độ đại học, cao đẳng 506 600 708 820 865 Trình độ trung cấp 421 535 684 750 795 Trình độ sơ cấp 455 610 782 850 980 Trình độ khác (qua đào tạo tại chỗ hoặc đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn) 1416 1253 1224 2077 2057 Nguồn: Sở Thương mại và Du lịch tỉnh Lâm Đồng 2.8. Nhận định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của du lịch Lâm Đồng 2.8.1. Tóm tắt điểm mạnh, điểm yếu của du lịch Lâm Đồng Xuất phát từ thực trạng và tiềm năng đa dạng hóa sản phẩm du lịch tỉnh Lâm Đồng. Dựa trên kết quả phân tích môi trường bên trong, dưới đây xin trình bày những điểm mạnh và điểm yếu của du lịch tỉnh Lâm Đồng. • Những điểm mạnh chính của du lịch tỉnh Lâm Đồng S1: Đà Lạt có khí hậu mát mẻ quanh năm, môi trường trong lành. S2: Lâm Đồng có tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú. S3: Lâm Đồng có tài nguyên nhân văn, văn hóa cồng chiêng đặc sắc. S4: Đà Lạt có môi trường xã hội an toàn, thân thiện và thanh lịch. S5: Được sự quan tâm ủng hộ của chính quyền và nhân dân địa phương. S6: Trường nghiệp vụ du lịch được thành lập, trường Đại Học Đà Lạt đã có khoa du lịch. S7: Tỉnh đã có qui hoạch tổng thể phát triển du lịch 1996-2010. • Những điểm yếu chính của du lịch Lâm Đồng W1: Chưa khai thác tốt tiềm năng du lịch, mới chủ yếu khai thác loại hình tham quan danh lam thắng cảnh. 39 W2: Sản phẩm du lịch chưa đa dạng và phong phú, chất lượng yếu kém, qui mô nhỏ. W3: Chưa có khu vui chơi giải trí qui mô lớn, chưa có trung tâm thương mại, siêu thị. W4: Nguồn nhân lực của ngành du lịch hạn chế cả về số lượng lẫn chất lượng, đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên. W5: Hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch kém hiệu quả. W6: Việc quản lý các dự án đầu tư du lịch, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng còn lỏng lẻo, kém hiệu quả. W7: Chưa quản lý được giá cả vào mùa đông khách, gây thiện chí không tốt về du lịch Đà Lạt của du khách. W8: Chưa có chính sách thu hút nhân tài phục vụ cho ngành du lịch. W9: Việc đầu tư phát triển du lịch còn thiếu trọng tâm, trọng điểm, thiếu vốn, chưa hiệu quả, chính sách về đầu tư chưa thực sự thu hút các nhà đầu tư. 2.8.2. Tóm tắt cơ hội, nguy cơ của du lịch tỉnh Lâm Đồng Dựa trên kết quả phân tích môi trường bên ngoài, dưới đây xin trình bày các cơ hội và nguy cơ chủ yếu của du lịch tỉnh Lâm Đồng. • Các cơ hội chủ yếu của du lịch Lâm Đồng O1: Đà Lạt được Tổng cục Du lịch chọn làm nơi tổ chức Festival hoa 2 năm một lần, bắt đầu từ năm 2005; dự kiến Đà Lạt sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2010. O2: Đà Lạt là trung tâm du lịch của cả nước do vậy được chính phủ và các ban ngành Trung ương quan tâm hỗ trợ. O3: Việt Nam là điểm đến an toàn và thân thiện đối với khách du lịch quốc tế. Chính vì vậy, số lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam được gia tăng. Năm 2006, Việt Nam đón khoảng 3,585 triệu lượt khách. O4: Đã có tuyến bay Hà Nội – Đà Lạt và tuyến bay Đà Lạt – Singapore sẽ được thiết lập cuối năm 2007; đường cao tốc Đà Lạt – Dầu Giây hoàn thành vào cuối năm 2008. 40 O5: Nhu cầu du lịch trên thế giới tăng mạnh, xu thế du lịch thế giới phát triển theo hướng chuyển dần sang khu vực Đông Á - Thái Bình Dương và Đông Nam Á. Theo dự báo của Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO), khu vực Đông Nam Á đến năm 2020 sẽ đón khoảng 125 triệu lượt khách quốc tế. Bối cảnh đó tạo cơ hội thuận lợi để du lịch Việt Nam nói chung và du lịch tỉnh Lâm Đồng nói riêng ngày càng mở rộng và phát triển. O6: Chính sách chủ trương phát triển nền kinh tế mở và hội nhập quốc tế đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế đối ngoại, trong đó có du lịch phát triển. Ngoài ra, việc bỏ chế độ VISA đối với công dân một số nước ASEAN và Nhật Bản, việc mở thêm các đường bay Việt Nam – Hoa Kỳ, Việt Nam – Hàn Quốc…cũng góp phần thu hút thêm khách du lịch các nước nói trên đến Việt Nam. O7: Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (World Trading Organization). • Các nguy cơ chủ yếu đối với du lịch Lâm Đồng T1: Nhiều đối thủ cạnh tranh thu hút khách quốc tế như: Thái Lan, Singapore, Indonesia, Malaysia, Trung quốc... T2: Nhiều đối thủ cạnh tranh thu hút khách nội địa như: Vũng Tàu, Phan Thiết, Phan Rang, Nha Trang, các tỉnh đồng bằng Nam Bộ... T3: Đà Lạt ngày càng nóng dần, ít có sương mù, nguy cơ ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng. T4: Tình hình thế giới mất ổn định do: chiến tranh, khủng bố, thiên tai, dịch bệnh. T5: Đà Lạt cách xa thành phố Hồ Chí Minh, khách mất nhiều thời gian cho việc đi lại. T6: Đòi hỏi yêu cầu ngày càng cao của du khách về các sản phẩm du lịch, đặc biệt là du khách quốc tế. 2.9. Khảo sát đánh giá của du khách về sản phẩm du lịch tỉnh Lâm Đồng 2.9.1 Thiết kế bảng câu hỏi Từ yêu cầu nội dung nghiên cứu của đề tài, thông qua thảo luận ý kiến với một số chuyên gia, tác giả đã đưa ra bảng câu hỏi sơ bộ và tiến hành khảo sát thử 15 41 du khách, sau đó hoàn thiện và đưa ra bảng câu hỏi chính thức dùng để khảo sát. Bảng câu hỏi tiếng Việt dành cho du khách trong nước (Phụ lục 1) và bảng câu hỏi tiếng Anh dành cho khách nước ngoài (Phụ lục 2). Nội dung của bảng câu hỏi theo chiều dọc gồm 2 phần chính : - Phần thứ 1, đánh giá của du khách về các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch với các tiêu chí: Tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn, cơ sở vật chất du lịch và cơ sở hạ tầng của địa phương, yếu tố về môi trường kinh tế và xã hội của địa phương. - Phần thứ 2, đánh giá của du khách về các sản phẩm du lịch cần được đa dạng hóa tại địa phương. Nội dung bảng câu hỏi theo chiều ngang, phía bên trái bảng câu hỏi là đánh giá của du khách về mức độ quan trọng của các yếu tố sản phẩm du lịch với 5 mức độ: không quan trọng, ít quan trọng, bình thường, quan trọng và rất quan trọng. Phía bên phải bảng câu hỏi là đánh giá của du khách về thực trạng các yếu tố về sản phẩm du lịch Lâm Đồng với 5 mức độ: rất kém, kém, bình thường, tốt và rất tốt. 2.9.2 Phương pháp thu thập thông tin Phương pháp thu thập thông tin sử dụng cho nghiên cứu đề tài này là phát phiếu khảo sát điều tra theo bảng câu hỏi đã soạn sẵn. Đối tượng khảo sát bao gồm du khách trong nước và quốc tế đang lưu trú tại một số khách sạn từ đạt tiêu chuẩn đến khách sạn 4 sao trên địa bàn thành phố Đà Lạt. Tổng số phiếu điều tra phát ra 250 phiếu cho hơn 30 khách sạn ngẫu nhiên, trong đó khách nước ngoài 60 phiếu và khách trong nước là 190 phiếu. Số phiếu thu về 169 phiếu (chiếm tỉ lệ 67.6%), trong đó có 26 phiếu không sử dụng được vì khách bỏ trống nhiều câu hỏi và một số phiếu khách trả lời các câu hỏi giống nhau. Kết quả còn lại 143 phiếu có đầy đủ thông tin cần thu thập (chiếm tỉ lệ 57.2%), trong đó 48 phiếu là của khách nước ngoài và 95 phiếu là của khách trong nước. 2.9.3. Phân tích dữ liệu Các yếu tố được mã hóa như sau : 42 Các tài nguyên thiên nhiên xếp theo thứ tự trong bảng câu hỏi được mã hóa như sau: tn1, tn2, tn3, tn4. Các yếu tố về tài nguyên nhân văn xếp theo thứ tự trong bảng câu hỏi mã hóa như sau: nv1, nv2, nv3, nv4, nv5. Các yếu tố cơ sở vật chất của ngành du lịch và cơ sở hạ tầng của địa phương xếp theo thứ tự trong bảng câu hỏi mã hóa như sau: cs1, cs2, cs3, cs4. Các yếu tố môi trường kinh tế và xã hội xếp theo thứ tự trong bảng câu hỏi mã hóa như sau: mt1, mt2, mt3, mt4, mt5, mt6. Một số sản phẩm du lịch cần được đa dạng hóa xếp theo thứ tự trong bảng câu hỏi mã hóa như sau: sp1, sp2, sp3, sp4, sp5. sp6, sp7, sp8, sp9, sp10, sp11. Tác giả sử dụng phần mềm SPSS 13.0 sử dụng cho việc thống kê mô tả, kiểm định thang đo và phân tích nhân tố. 2.9.4. Kết quả thu được từ những thông tin cá nhân Theo kết quả khảo sát về thông tin cá nhân của du khách trong bảng 2.6, ta nhận thấy tỉ lệ du khách đi du lịch giữa nam và nữ tương đương nhau. Khuynh hướng người lớn tuổi đi du lịch ở Đà Lạt chiếm tỉ lệ cao (29.37%), chính vì vậy việc tạo môi trường du lịch yên tĩnh, phát triển du lịch nghỉ dưỡng là rất cần thiết để thu hút đối tượng du khách này. Trong đối tượng du khách, nhân viên văn phòng chiếm tỉ lệ cao nhất (38.46%), đây là đối tượng thường được công ty tổ chức đi du lịch hàng năm, hoặc có thể do công ty tổ chức hội nghị khách hàng, hội nghị tổng kết, hội nghị giới thiệu sản phẩm…Việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch hội nghị chính là để hấp dẫn đối tượng du khách này. Thành phố Hồ Chí Minh vẫn là khách hàng chiếm tỉ lệ cao nhất (62.11%), nếu không đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, tạo nét đặc trưng nổi bật cho các sản phẩm du lịch chắc chắn khách hàng quen thuộc này sẽ nhàm chán và sẽ chuyển sang du lịch ở thị trường khác. Mặc dù mức chi tiêu của khách nước ngoài khá cao (85.7 USD/ngày), tuy nhiên hầu hết các du khách vẫn than phiền là không có nhiều dịch vụ để tiêu tiền, 43 đặc biệt là vào ban đêm. Chính vì vậy cần thiết phải đa dạng hóa sản phẩm du lịch ẩm thực và vui chơi giải trí vào ban đêm để thỏa mãn nhu cầu của du khách. Bảng 2.6 : Các thông tin về cá nhân của du khách Tiêu chí Phân Loại Số lượng Tỉ lệ % Nam 71 49.65%Giới tính Nữ 72 50.35% Từ 18 – 25 tuổi 25 17.48% Tuổi Từ 26- 35 tuổi 39 27.27% Từ 36 – 45 tuổi 37 25.87% Trên 45 tuổi 42 29.37% Nhân viên văn phòng 55 38.46% Nghề nghiệp Công nhân trong các doanh nghiệp 36 25.17% Buôn bán 16 11.19% Khác 36 25.17% Tp. Hồ Chí Minh 59 62.11% Bình Thuận 9 9.47% Nơi ở Ninh Thuận 2 2.11% Khánh Hòa 9 9.47% Đồng bằng Nam Bộ 7 7.37% Nơi khác 9 9.47% Singapore 3 6.25% Pháp 2 4.17% Quốc tịch Mỹ 11 22.92% Anh 4 8.33% Nước khác 28 58.33% Mức chi tiêu BQ ngày(USD) Đối với khách quốc tế 27 85.70 1 lần 57 39.86% Số lần đến Đà Lạt 2 lần 16 11.19% 3 lần 22 15.38% Hơn 4 lần 48 33.57% Quay trở lại Đà Lạt Có 131 91.61% Không 12 8.39% Truyền hình 32 14.55% Báo, tạp chí 26 11.82% Sách quảng cáo, đĩa CD 22 10.00% Thông qua kênh thông tin Mạng internet 27 12.27% Đại lý du lịch 30 13.64% Thông qua người thân giới thiệu 53 24.09% Các hình thức khác 30 13.64% 44 Số lượng khách đến Đà Lạt lần đầu cao nhất (39.86%), chính vì vậy nếu Đà Lạt không có những sản phẩm du lịch độc đáo hấp dẫn, chúng ta sẽ không có cơ hội đón những du khách này quay trở lại lần sau. Việc du khách hứa nếu có cơ hội họ sẽ quay trở lại Đà Lạt chiếm tỉ lệ cao (91.61%), đây là tín hiệu đáng mừng cho du lịch Đà Lạt. Du khách biết đến Đà Lạt thông qua người thân giới thiệu chiếm tỉ lệ cao nhất (24.09 %), điều này chứng tỏ việc xúc tiến quảng bá thương hiệu du lịch Đà Lạt còn yếu. Rõ ràng hình thức quảng cáo qua người thân thực sự có hiệu quả và ít tốn kém, do vậy việc gây ấn tượng tốt cho du khách về thương hiệu du lịch Đà Lạt bằng những sản phẩm du lịch đặc sắc, chất lượng cao là vô cùng quan trọng. 2.9.5. Đánh giá của du khách về mức độ quan trọng của các yếu tố SPDL Bảng 2.7: Đánh giá của du khách mức độ quan trọng các yếu tố SPDL Tiêu Chí Mã N Minimum Maximum Mean Std. Deviation Khí hậu tn1 143 1 5 4.36 0.99 Các danh lam thắng cảnh tn2 143 1 5 4.31 0.80 Tài nguyên rừng tn3 143 1 5 3.79 1.07 Vị trí địa lý tn4 143 1 5 3.43 1.09 Các di sản văn hóa nv1 143 1 5 3.76 0.98 Phong tục tập quán của địa phương nv2 143 2 5 3.87 0.79 Sự thân thiện của dân địa phương nv3 143 1 5 4.43 0.75 Các công trình kiến trúc nv4 143 2 5 3.86 0.80 Các lễ hội truyền thống nv5 143 1 5 3.62 1.00 Các cơ sở lưu trú cs1 143 2 5 4.17 0.77 Dịch vụ vui chơi giải trí cs2 143 1 5 3.89 0.99 Các phương tiện giao thông phục vụ du lịch cs3 143 1 5 3.37 1.00 Kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch: giao thông, thông tin, điện, nước, y tế,… cs4 143 1 5 3.69 0.85 Ý thức bảo vệ môi trường của dân địa phương mt1 143 2 5 4.45 0.72 Nghệ thuật ẩm thực mt2 143 1 5 3.69 1.06 Thái độ phục vụ của nhân viên mt3 143 3 5 4.37 0.68 Tính chuyên nghiệp của nhân viên (trình độ nghiệp vụ , trình độ ngoại ngữ ) mt4 143 3 5 4.27 0.72 Giá cả nói chung liên quan đến các hoạt động du lịch mt5 143 2 5 3.86 0.75 Mức độ an toàn khi du lịch ở địa phương mt6 143 1 5 4.31 0.83 Theo kết quả nghiên cứu, du khách đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch địa phương đều rất cao. Trong đó các yếu tố ý thức 45 bảo vệ môi trường; sự thân thiện, thanh lịch của dân địa phương; tài nguyên thiên nhiên; yếu tố an toàn; thái độ, trình độ chuyên môn của nhân viên được du khách cho là rất quan trọng (từ 4.45 – 4.27). Yếu tố phương tiện giao thông, vị trí địa lý được du khách cho là ít quan trọng nhất (3.37, 3.43). Từ kết quả trên đòi hỏi các nhà quản lý cần có các chiến lược, các chính sách phù hợp để tạo ra các sản phẩm du lịch tốt nhất theo nhu cầu của du khách. Việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch phải gắn liền với bảo vệ các tài nguyên tiên nhiên, tài nguyên nhân văn, bảo vệ môi trường cũng như quá trình nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ cho đội ngũ nhân viên, quản lý của ngành du lịch. 2.9.6 Đánh giá của du khách về mức độ quan trọng của sản phẩm du lịch Theo kết quả nghiên cứu, du khách đánh giá mức độ quan trọng của các sản phẩm du lịch của địa phương hầu hết là quan trọng. Các sản phẩm du lịch khách cho là quan trọng nhất đó là: các đặc sản Đà Lạt, du lịch tham quan, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch tìm hiểu văn hóa lịch sử (điểm trung bình từ 3.69 – 3.99). Loại hình du lịch miệt vườn khách cho là ít quan trọng hơn cả (3.26). Với kết quả này các nhà quản lý, các nhà đầu tư cần có cách nhìn đúng đắn trong việc ưu tiên đầu tư, trong công tác qui hoạch tổng thể du lịch. Bảng 2.8 : Mức độ quan trọng của sản phẩm du lịch Tiêu chí Mã N Minimum Maximum Mean Std. Deviation Hàng thủ công mỹ nghệ địa phương Sp1 143 1 5 3.48 0.96 Các đặc sản đặc trưng của địa phương Sp2 143 2 5 3.99 0.80 Loại hình du lịch tham quan Sp3 143 2 5 3.95 0.85 Loại hình du lịch nghỉ dưỡng Sp4 143 1 5 3.91 1.02 Loại hình du lịch sinh thái Sp5 143 2 5 3.97 0.89 Loại hình du lịch hội thảo, hội nghị Sp6 143 1 5 3.46 1.05 Loại hình du lịch thể thao, mạo hiểm Sp7 143 1 5 3.37 1.00 Loại hình du lịch tìm hiểu văn hóa, lịch sử Sp8 143 2 5 3.69 0.82 Loại hình du lịch miệt vườn Sp9 143 1 5 3.26 0.98 Các tour du lịch theo chủ đề Sp10 143 1 5 3.45 0.94 Loại hình du lịch mua sắm Sp11 143 1 5 3.31 1.00 46 2.9.7 Đánh giá của du khách về thực trạng các yếu tố SPDL Lâm Đồng Theo nghiên cứu, du khách đánh giá thực trạng các yếu tố cấu thành, tác động của sản phẩm du lịch Lâm Đồng ở mức độ bình thường và kém. Chỉ có yếu tố khí hậu và vấn đề an toàn được du khách cho là tốt ( 4.07, 3.98), đây cũng chính là lợi thế của du lịch Đà Lạt, cần được duy trì và phát huy. Yếu tố giá cả được du khách đánh giá kém (2.91), đây chính là vấn đề các nhà quản lý cần lưu tâm trong việc quản lý giá cả thị trường tại Đà Lạt, đặc biệt vào mùa đông khách. Nếu công tác quản lý giá cả không tốt sẽ tạo nên một ấn tượng không tốt đối với du khách về du lịch Đà Lạt. Yếu tố dịch vụ vui chơi giải trí khách đánh giá là kém nhất (2.76). Thực tế dịch vụ vui chơi giải trí Đà Lạt quá nghèo nàn, chưa có một trung tâm vui chơi giải trí qui mô lớn để phục vụ dân địa phương và du khách. Bảng 2.9 : Đánh giá của du khách về thực trạng các yếu tố SPDL Lâm Đồng Tiêu Chí Mã N Minimum Maximum Mean Std. Deviation Khí hậu tn1 143 1 5 4.07 0.81 Các danh lam thắng cảnh tn2 143 2 5 3.88 0.83 Tài nguyên rừng tn3 143 1 5 3.22 0.91 Vị trí địa lý tn4 143 1 5 3.05 0.98 Các di sản văn hóa nv1 143 1 5 3.11 0.87 Phong tục tập quán của địa phương nv2 143 1 5 3.40 0.80 Sự thân thiện của dân địa phương nv3 143 1 5 3.78 0.89 Các công trình kiến trúc nv4 143 1 5 3.41 0.92 Các lễ hội truyền thống nv5 143 1 5 3.05 0.86 Các cơ sở lưu trú cs1 143 1 5 3.48 0.82 Dịch vụ vui chơi giải trí cs2 143 1 5 2.76 1.01 Các phương tiện giao thông phục vụ du lịch cs3 143 1 5 3.11 0.88 Kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch: giao thông, thông tin, điện, nước, y tế,… cs4 143 1 5 3.17 0.91 Ý thức bảo vệ môi trường của dân địa phương mt1 143 1 5 3.39 0.95 Nghệ thuật ẩm thực mt2 143 1 5 3.00 0.81 Thái độ phục vụ của nhân viên mt3 143 1 5 3.50 0.74 Tính chuyên nghiệp của nhân viên (trình độ nghiệp vụ , trình độ ngoại ngữ ) mt4 143 1 5 3.29 0.89 Giá cả nói chung liên quan đến các hoạt động du lịch mt5 143 1 5 2.91 0.80 Mức độ an toàn khi du lịch ở địa phương mt6 143 2 5 3.98 0.91 47 Từ việc đánh giá khách quan của du khách về các yếu tố tác động sản phẩm du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng sẽ là những thông tin hữu ích cho các nhà quản lý du lịch đưa ra đối sách làm sao để dịch vụ vui chơi giải trí được nâng cấp một cách rõ rệt, đa dạng và hấp dẫn. Mặt khác, chính quyền cần có biện pháp mạnh để quản lý giá một cách hữu hiệu. Có như vậy mới mang lại nhiều lợi ích cho du khách, cho nhà đầu tư và cho nhân dân địa phương. 2.9.8. Đánh giá của du khách về thực trạng của các SPDL Lâm Đồng Kết quả nghiên cứu cho thấy khách đánh giá thực trạng các sản phẩm du lịch Lâm Đồng còn kém. Các sản phẩm du lịch miệt vườn, du lịch thể thao mạo hiểm, du lịch hội nghị hội thảo, các tour du lịch theo chuyên đề, du lịch mua sắm, du lịch tìm hiểu văn hóa lịch sử, điểm trung bình chỉ nằm ở mức từ 2.50 - 2.97. Các sản phẩm còn lại được du khách đánh giá ở mức bình thường. Theo đánh giá chung của du khách, các sản phẩm du lịch Lâm Đồng chưa đa dạng, còn đơn điệu, trùng lắp nhiều, chất lượng thấp, qui mô nhỏ. Như vậy, việc đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng các sản phẩm là yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với du lịch Lâm Đồng. Bảng 2.10: Đánh giá của du khách về thực trạng các sản phẩm du lịch Lâm Đồng Tiêu chí Mã N Minimum Maximum Mean Std. Deviation Hàng thủ công mỹ nghệ địa phương Sp1 143 1 5 3.29 0.91 Các đặc sản đặc trưng của địa phương Sp2 143 1 5 3.48 0.90 Loại hình du lịch tham quan Sp3 143 1 5 3.22 0.80 Loại hình du lịch nghỉ dưỡng Sp4 143 1 5 3.18 1.10 Loại hình du lịch sinh thái Sp5 143 1 5 3.02 0.92 Loại hình du lịch hội thảo, hội nghị Sp6 143 1 5 2.91 0.90 Loại hình du lịch thể thao, mạo hiểm Sp7 143 1 5 2.64 0.89 Loại hình du lịch tìm hiểu văn hóa, lịch sử Sp8 143 1 5 2.97 0.83 Loại hình du lịch miệt vườn Sp9 143 1 5 2.50 1.07 Các tour du lịch theo chủ đề Sp10 143 1 5 2.69 0.88 Loại hình du lịch mua sắm Sp11 143 1 5 2.51 1.03 48 2.9.9. So sánh sự chênh lệch giữa giá trị trung bình mức độ quan trọng và thực trạng các yếu tố sản phẩm du lịch Nhìn vào bảng 2.11, chúng ta nhận thấy các yếu tố khí hậu, mức độ an toàn, phương tiện giao thông có mức chênh lệch khá nhỏ (0.26, 0.29, 0.34). Như vậy các yếu tố này đáp ứng khá tốt nhu cầu mong đợi của du khách. Đây cũng là lợi thế nổi trội của du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng. Trái lại, các yếu tố dịch vụ vui chơi giải trí, ý thức bảo vệ môi trường, tính chuyên nghiệp của nhân viên, giá cả nói chung có liên quan đến các hoạt động du lịch mức chênh lệch khá lớn (1.13, 1.06, 0.99, 0.95). Đây là những vấn đế đòi hỏi chúng ta phải bằng mọi nổ lực để rút ngắn lại khoảng cách, có như vậy mới tạo ra những sản phẩm có giá trị thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của du khách. Bảng 2.11: So sánh sự chênh lệch giữa mức độ quan trọng và thực trạng các yếu tố sản phẩm du lịch Tiêu Chí Mã N Giá trị TB mức độ quan trọng Giá trị TB thực trạng Mức độ chênh lệch Khí hậu tn1 143 4.36 4.07 0.29 Các danh lam thắng cảnh tn2 143 4.31 3.88 0.43 Tài nguyên rừng tn3 143 3.79 3.22 0.57 Vị trí địa lý tn4 143 3.43 3.05 0.38 Các di sản văn hóa nv1 143 3.76 3.11 0.64 Phong tục tập quán của địa phương nv2 143 3.87 3.40 0.48 Sự thân thiện của dân địa phương nv3 143 4.43 3.78 0.64 Các công trình kiến trúc nv4 143 3.86 3.41 0.45 Các lễ hội truyền thống nv5 143 3.62 3.05 0.57 Các cơ sở lưu trú cs1 143 4.17 3.48 0.69 Dịch vụ vui chơi giải trí cs2 143 3.89 2.76 1.13 Các phương tiện giao thông phục vụ du lịch cs3 143 3.37 3.11 0.26 Kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch: giao thông, thông tin, điện, nước, y tế,… cs4 143 3.69 3.17 0.52 Ý thức bảo vệ môi trường của dân địa phương mt1 143 4.45 3.39 1.06 Nghệ thuật ẩm thực mt2 143 3.69 3.00 0.69 Thái độ phục vụ của nhân viên mt3 143 4.37 3.50 0.87 Tính chuyên nghiệp của nhân viên (trình độ nghiệp vụ , trình độ ngoại ngữ ) mt4 143 4.27 3.29 0.99 Giá cả nói chung liên quan đến các hoạt động du lịch mt5 143 3.86 2.91 0.95 Mức độ an toàn khi du lịch ở địa phương mt6 143 4.31 3.98 0.34 49 Từ những kết quả đó đòi hỏi các nhà quản lý cần ưu tiên trong quá trình đầu tư các khu vui chơi giải trí; quá trình đào tạo nguồn nhân lực cũng như các chính sách thu hút nhân tài phục vụ cho ngành du lịch; cần nâng cao tính cộng đồng trong quá trình bảo vệ môi trường. 2.9.10. So sánh sự chênh lệch giữa giá trị trung bình mức độ quan trọng và thực trạng các sản phẩm du lịch Kết quả từ bảng 2.11 cho thấy hàng thủ công mỹ nghệ có mức chênh lệch thấp mhất (0.2), một phần do loại sản phẩm này du khách cho là không quan trọng lắm (3.48). Tuy vậy, đây là loại sản phẩm chúng ta nên tiếp tục duy trì lợi thế của nó trong việc tạo ra các sản phẩm đặc trưng của Đà Lạt. Trong khi đó loại hình du lịch sinh thái, các tour du lịch theo chủ đề, du lịch tham quan, du lịch nghỉ dưỡng mức chênh lệch còn rất lớn từ 0.73 đến 0.95. Điều này chứng tỏ các sản phẩm du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng chưa đáp ứng được sự mong đợi của du khách, đặc biệt là du khách quốc tế. Đây chính là những vấn đề cốt lỏi để lý giải vấn đề du lịch Đà Lạt chưa phát huy được thế mạnh của mình, chưa thu hút được du khách, chưa tạo được lợi thế cạnh tranh. Bảng 2.12: So sánh sự chênh lệch giữa mức độ quan trọng và thực trạng các sản phẩm du lịch Tiêu Chí Mã N Giá trị TB quan trọng Giá trị TB thực trạng Mức độ chênh lệch Hàng thủ công mỹ nghệ địa phương sp1 143 3.48 3.29 0.20 Các đặc sản đặc trưng của địa phương sp2 143 3.99 3.48 0.50 Loại hình du lịch tham quan sp3 143 3.95 3.22 0.73 Loại hình du lịch nghỉ dưỡng sp4 143 3.91 3.18 0.73 Loại hình du lịch sinh thái sp5 143 3.97 3.02 0.95 Loại hình du lịch hội thảo, hội nghị sp6 143 3.46 2.91 0.55 Loại hình du lịch thể thao, mạo hiểm sp7 143 3.37 2.64 0.73 Loại hình du lịch tìm hiểu văn hóa, lịch sử sp8 143 3.69 2.97 0.72 Loại hình du lịch miệt vườn sp9 143 3.26 2.50 0.76 Các tour du lịch theo chủ đề Sp10 143 3.45 2.69 0.77 Loại hình du lịch mua sắm Sp11 143 3.31 2.51 0.80 50 2.9.11 Đánh giá độ tin cậy các thang đo Thang đo được đánh giá độ tin cậy thông qua 2 công cụ chính: Hệ số Cronbach alpha và phân tích nhân tố (factor analys). 2.9.11.1 Hệ số tin cậy Cronbach alpha Các hệ số tương quan với biến tổng (Corrected item – total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và thang đo được chọn khi hệ số Cronbach alpha lớn hơn 0.6 (Nunally & Burnstein, 1994) Trong phần khảo sát đánh giá mức độ quan trọng sản phẩm du lịch địa phương, các nhân tố: tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn, cơ sở vật chất của ngành du lịch và cơ sở hạ tầng của địa phương, môi trường kinh tế và xã hội, các sản phẩm du lịch đều có có hệ số Cronbach alpha lớn hơn 0.6 và các hệ số tương quan với biến tổng lớn hơn 0.3 (Phụ lục 3), do vậy các biến này có độ tin cậy và được đưa vào phân tích nhân tố. Trong phần khảo sát đánh giá thực trạng sản phẩm du lịch Lâm Đồng, các nhân tố: Tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn, cơ sở vật chất của ngành du lịch và cơ sở hạ tầng của địa phương, môi trường kinh tế và xã hội, các sản phẩm du lịch đều có kết quả hệ số Cronbach alpha lớn hơn 0.6 và các hệ số với biến tổng (Corrected item- Total Correlation) đều lớn hơn 0.3 do vậy không có biến nào bị loại (Phụ lục 4). 2.9.11.1 Phân tích nhân tố Phân tích nhân tố chỉ được sử dụng khi hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) có giá trị từ 0.5 trở lên (Othman & Owen, 2002) Các biến có hệ số chuyển tải (factor loading) nhỏ hơn 0.5 sẽ bị loại. Phép trích Principal axis factoring với phép quay Promax được sử dụng trong phân tích nhân tố. Điểm dừng khi trích các yếu tố có eigenvalue là 1. Thang đo này được chấp nhận khi tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50% (Gerbing & Anderson 1988). 51 a. Phân tích nhân tố các yếu tố sản phẩm du lịch Kết quả phân tích nhân tố bước 1 ta có hệ số KOM = 0.77 có ý nghĩa ở mức Sigma (.000) phương sai trích 54,46%. Các biến tn3, nv2, nv3 có hệ số chuyển tải thấp, nhỏ hơn 0.5 (Phụ lục 3.6), nên chúng ta loại các biến này. Tiếp tục phân tích nhân tố bước 2 và dừng lại tại eigenvalue = 1.074 với tổng phương sai trích là 59.52%, ta có hệ số KOM = 0.757, các biến đều có hệ số chuyển tải > 0.5 (Phụ lục 3.6) b. Phân tích nhân tố các sản phẩm du lịch Kết quả phân tích nhân tố, ta có hệ số KOM = 0.76 có ý nghĩa ở mức Sigma (.000) phương sai trích 58,58%. Các biến đều có hệ số chuyển tải (factor loading) lớn hơn 0.5, điểm dừng lại tại eigenvalue = 1.136 (Phụ lục 3.7) 52 CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐA DẠNG HÓA SẢN PHẨM DU LỊCH TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2015 3.1. Quan điểm, mục tiêu đa dạng hóa sản phẩm du lịch tỉnh Lâm Đồng 3.1.1. Quan điểm Tỉnh Lâm Đồng chủ trương phát triển du lịch bền vững trên cơ sở khai thác hợp lý đi đôi với bảo vệ, giữ gìn tài nguyên, môi trường du lịch để xây dựng Đà Lạt trở thành một đô thị du lịch lớn của quốc gia và có tầm quốc tế. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch phải dựa trên cơ sở khai thác tiềm năng và lợi thế so sánh để đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tạo ra nhiều sản phẩm cao cấp, thỏa mãn lợi ích tốt nhất cho du khách và nhà đầu tư. Đa dạng hóa sản phẩm không chỉ ở thành phố Đà Lạt mà còn ở các địa phương khác, huy động tối đa các nguồn lực địa phương, nguồn lực trong và ngoài nước để tạo ra bước đột phá và tăng tốc cho ngành du lịch Lâm Đồng. Quá trình đa dạng hóa phải đảm bảo an ninh chính trị, trật tự và an toàn xã hội, phát huy truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc. 3.1.2. Mục tiêu tổng quát Phương hướng tổng quát của thời kỳ 2006 – 2015 là phát triển du lịch theo hướng đột phá, tăng tốc và bền vững để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế động lực của tỉnh. Phát triển du lịch đi đôi với việc bảo tồn, phát huy các giá trị bản sắc văn hóa, nâng cấp cảnh quan thiên nhiên, môi trường du lịch, nâng cao trình độ dân trí, nâng cao vị thế du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng đối với cả nước và trên thị trường quốc tế, phát triển nhiều loại hình sản phẩm, dịch vụ, tạo việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Đà Lạt phải tập trung xây dựng phát triển các sản phẩm đặc thù của địa phương để thu hút thị trường trong nước và quốc tế, coi đây là nhiệm vụ trọng yếu để làm 53 chuyển biến du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng, tạo ra động lực và sức hấp dẫn du khách nội địa và quốc tế. Phải chú trọng tổ chức khai thác lợi thế so sánh về du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tham quan, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa lễ hội và du lịch hội nghị - hội thảo nhằm thỏa mãn nhu cầu cao nhất cho du khách. 3.1.3. Mục tiêu cụ thể a. Đối với khách du lịch Tỉnh đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 đón được trên 2.5 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 145.000 lượt khách, tăng thời gian lưu trú của khách lên 3,5 ngày. Mức chi tiêu bình quân của du khách là 110USD/lượt khách khi đến tham quan nghỉ dưỡng ở Đà Lạt - Lâm Đồng. Doanh thu từ du lịch phấn đấu đến năm 2015 đạt khoảng 310 triệu USD. Tổng sản phẩm du lịch – dịch vụ chiếm tỷ trọng từ 36 – 38% GDP toàn tỉnh. Về cơ sở vật chất, môi trường du lịch, tiến hành xây dựng và đưa vào khai thác các công trình trọng điểm về du lịch: Tuyền Lâm, Đankia - Suối Vàng, Thung lũng Tình Yêu, khu du lịch Dambri… Nâng cấp và xây dựng mới các cơ sở lưu trú đảm bảo đến năm 2015 có khoảng 17.000 – 19.000 phòng, trong đó có khoảng 3.300 – 3.500 phòng đạt tiêu chuẩn từ 1 – 5 sao. Về lao động du lịch, phấn đấu đến năm 2015, nguồn nhân lực du lịch đạt 30.000 lao động trực tiếp tham gia phục vụ du lịch. b. Vấn đề đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch Thời gian qua, du lịch Lâm Đồng phát triển chủ yếu dựa trên cơ sở khai thác những tài nguyên du lịch sẵn có để xây dựng thành các điểm tham quan du lịch, nghỉ dưỡng... Tuy nhiên, đến nay đã có những dấu hiệu cho thấy nhiều tài nguyên du lịch trên địa bàn đã bị khai thác cạn kiệt dần, thiếu sự đầu tư bảo vệ, tôn tạo, nâng cấp và phát triển. Đây là một trong những lý do chính làm cho sản phẩm du lịch của Lâm Đồng còn kém hấp dẫn, hạn chế đáng kể việc thu hút khách du lịch quốc tế. Để có thể khắc phục những hạn chế trên đây, cần thiết phải có những định hướng nhằm đa dạng hóa và nâng cao chất lượng của các sản phẩm du lịch. Một số hướng cơ bản để giải quyết vấn đề trên đây cần được xem xét bao gồm: 54 Phát triển loại hình du lịch văn hóa để khai thác bản sắc văn hóa các dân tộc Tây Nguyên qua các lễ hội, làng nghề thủ công... Đặc biệt, phải chú trọng khai thác văn hóa cồng chiêng vừa được công nhận là di sản văn hóa thế giới để phục vụ khách tham quan, nghiên cứu. Đây sẽ là loại hình du lịch hấp dẫn, thu hút du khách. Phát triển du lịch sinh thái đặc biệt là với các loại hình đặc thù như du lịch mạo hiểm, hưởng tuần trăng mật, tham quan trang trại đồng quê. Phát triển các hình thức vui chơi giải trí cao cấp, hiện đại. Đặc biệt ưu tiên các loại hình vui chơi giải trí vào ban đêm. Loại hình này cần được ưu tiên trong quá trình đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, sẽ là một trong những yếu tố quan trọng để kéo dài ngày lưu trú của khách du lịch. Phát triển hệ thống dịch vụ khách sạn cao cấp, dịch vụ ăn uống sang trọng. Trong hệ thống khách sạn - nhà hàng, cần khuyến khích mở rộng nhiều loại hình dịch vụ, nhiều món ăn đặc thù gắn liền với các đặc sản của Đà Lạt để tạo ra sự đa dạng và hấp dẫn hơn. Khai thác tốt một số xu thế về sở thích của khách hàng hiện nay đó là thích dùng nhiều rau trong bữa ăn, nhất là các loại rau an toàn, thích dùng thịt động vật hoang dã hơn là vật nuôi, thích sử dụng các loại hoa trong bữa ăn; thích các đặc sản có nguồn gốc tự nhiên; rất chú trọng đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch phải được tính toán kỹ lưỡng về ảnh hưởng và sự tác động đến môi trường của chúng. Phải đảm bảo giữ được môi trường trong lành, mát mẻ, sự yên tĩnh, sạch đẹp, văn minh lịch sự và phát huy bản sắc văn hóa giàu lòng nhân ái của người Đà Lạt để tạo ra sức hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế. Cần giải quyết tốt khâu vệ sinh công cộng và vệ sinh thực phẩm; hạn chế tối đa tiếng ồn, xử lý rác, bụi, nhất là rác thải, túi ni lông ở các khu du lịch. 3.2. Thiết lập bảng ma trận SWOT Từ việc phân tích những điểm mạnh, điểm yếu; các cơ hội và nguy cơ của du lịch tỉnh Lâm Đồng chúng ta thiết lập nên bảng ma trận SWOT để làm cơ sở xây dựng chiến lược, đề xuất giải pháp và các kiến nghị. 55 Bảng 3.1 : Ma trận SWOT SWOT O (Opportunities) O1: Đà Lạt được tổng cục d

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf46807.pdf
Tài liệu liên quan