Tài liệu Luận văn Giả dụ nhà tư bản thuê công nhân, trả đủ giá trị sức lao động thì công nhân có bị bóc lột hay không. Vì sao: LUẬN VĂN:
Giả dụ nhà tư bản thuê công nhân, trả
đủ giá trị sức lao động thì công nhân
có bị bóc lột hay không ? Vì sao ?
Lời mở đâù
Trong sự phát triển của nền văn minh nhân loại từ nền văn minh nông nghiệp
đến nền văn minh công nghiệp và vươn tới nền văn minh trí tuệ ,với một nền khoa học
phát triển như ngày nay .Trong sự phát triển ấy chúng ta không thể phủ nhận vai trò
của chủ nghĩa tư bản .Tuy nhiên người công nhân vẫn là yếu tố nền tảng, quan trọng
,có tính quyết định và không thể thiếu trong sự phát triên ấy.
ở bên ngoài đời sống xã hội tư bản, công nhân làm việc cho nhà tư bản trong
một thời gian nhất định, sản xuất ra một loại hàng hoá hay hoàn thành một số công
việc thì được nhà tư bản trả cho một số tiền nhất định gọi là tiền lương.Nhưng vấn đề
đặt ra là: “Giả sử nhà tư bản thuê công nhân ,trả đủ giá trị sức lao động thì công
nhân có bị bóc lột hay không?”. Đây thực sự là một vấn đề lớn mà chắc nhiều người
công nhân chưa hiểu rõ về nó.
Em chọn ...
12 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1280 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Giả dụ nhà tư bản thuê công nhân, trả đủ giá trị sức lao động thì công nhân có bị bóc lột hay không. Vì sao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Giả dụ nhà tư bản thuê công nhân, trả
đủ giá trị sức lao động thì công nhân
có bị bóc lột hay không ? Vì sao ?
Lời mở đâù
Trong sự phát triển của nền văn minh nhân loại từ nền văn minh nông nghiệp
đến nền văn minh công nghiệp và vươn tới nền văn minh trí tuệ ,với một nền khoa học
phát triển như ngày nay .Trong sự phát triển ấy chúng ta không thể phủ nhận vai trò
của chủ nghĩa tư bản .Tuy nhiên người công nhân vẫn là yếu tố nền tảng, quan trọng
,có tính quyết định và không thể thiếu trong sự phát triên ấy.
ở bên ngoài đời sống xã hội tư bản, công nhân làm việc cho nhà tư bản trong
một thời gian nhất định, sản xuất ra một loại hàng hoá hay hoàn thành một số công
việc thì được nhà tư bản trả cho một số tiền nhất định gọi là tiền lương.Nhưng vấn đề
đặt ra là: “Giả sử nhà tư bản thuê công nhân ,trả đủ giá trị sức lao động thì công
nhân có bị bóc lột hay không?”. Đây thực sự là một vấn đề lớn mà chắc nhiều người
công nhân chưa hiểu rõ về nó.
Em chọn đề tài này là muốn hiểu rõ hơn về chế độ tiền lương trong chủ nghĩa
tư bản và em muốn khẳng định : “dù nhà tư bản trả đủ giá trị sức lao động thì người
công nhân vẫn bị bóc lột”.
Phần nội dung1
I. Những cơ sở lý luận cơ bản về tiền lương:
Trong xã hội tư bản ,người công nhân làm thuê cho chủ tư bản và được chủ tư
bản trả cho một số tiền. Hiện tượng đó làm cho người ta nhầm tưởng đó là giá cả của
lao động. Sự thật thì tiền công không phải là giá cả của lao động vì lao động không
phải là hàng hoá. Nếu lao động là hàng hoá thì nó phải có trước phải được vật hoá
trong một hình thức cụ thể nào đó. Tiền đề để lao động vật hoá được là phải có tư liệu
sản xuất. Nhưng nếu người lao động có tư liệu sản xuất thì họ sẽ bán hàng hoá do
mình sản xuất ra chứ không bán lao động.
Việc thừa nhận lao động là hàng hoá dẫn tới mâu thuẫn: nếu lao động là hàng
hoá thì theo quy luật giá trị hàng hoá được trao đổi ngang giá nếu như vậy thì nhà tư
bản sẽ không thu được giá trị thặng dư. Điều này phủ nhận quy luật giá trị thặng dư
trong chủ nghĩa tư bản .Bởi tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư. Theo C.Mác “lao
động là nguồn gốc của mọi giá trị”và “tư bản là một lượng lao động lao động được giự
trữ”. Còn nếu “hàng hoá lao động” được trao đổi không ngang giá để có giá trị thặng
dư cho người tư bản thì lại phủ nhận quy luật giá trị. Và nếu lao động là hàng hoá thì
lao động cũng phải có giá trị, nhưng bản thân lao động thì không có giá trị. Vì thế lao
động không phải là hàng hoá, cái mà công nhân bán cho tư bản chính là sức lao động.
Do đó tiền công trong chủ nghĩa tư bản là giá trị hay giá cả sức lao động nhưng lại
được biểu hiện bên ngoài thành giá trị hay giá cả của lao động .
Vậy thì tại sao ta lại khẳng định “dù nhà tư bản trả đủ giá trị sức lao động thì
người công nhân vẫn bị bóc lột”. Như chúng ta đã biết người công nhân vì không có
tài sản nên chỉ có một thứ hàng hoá để bán để duy trì cuộc sống đó là sức lao động
của chính mình. Chủ tư bản đã tìm thấy hàng hoá này trên thị trường và mua nó với
giá rẻ mạt. Vì vậy giá trị thực của sức lao động không đúng theo số tiền lương mà nhà
tư bản đã trả cho công nhân đây mới chỉ là nguyên nhân bên ngoài, để hiểu rõ hơn về
thực chất của vấn đề chúng ta đi tìm hiểu từng chi tiết, từng ngóc nghách của vấn đề
bởi nó là nguồn gốc, là nền tảng cho cơ sở lí luận.
1. Hàng hoá sức lao động:
Chúng ta đều biết trong bất cứ xã hội nào sức lao động cũng là điều kiện cơ bản
của sản xuất. Nhưng sức lao động không phải bao giờ cũng là hàng hoá nó chỉ biến
thành hàng hoá trong những điều kiện nhất định. Thứ nhất người lao động phải được
tự do về thân thể. Thứ hai người lao động phải là người không có tư liệu sản xuất, chỉ
trong điều kiện ấy người lao động mới bán sức lao động của mình vì họ không còn
cách nào khác để sinh sống. Chính vì điều này mà nhà tư bản đã dựa vào đó để mua
hàng hoá sức lao động với giá rẻ mạt không xứng đáng với những gì mà người lao
động đã bỏ ra. Người công nhân được trả 4 xu do làm việc 6 giờ, nhưng đã bị bắt buộc
lao động trong 10 giờ, số 4 giờ dư bị nhà tư bản ăn chặn. Sự chuyển hoá sức lao động
thành hàng hoá là điều kiện quyết định để tiền biến thành tư bản.
Cũng như mọi hàng hoá khác, hàng hoá sức lao động cũng có hai thuộc tính giá
trị và giá trị sử dụng. Nhưng nó khác với các loại hàng hoá khác ở chỗ:
Giá trị sứ lao động bao hàm cả yếu tố tinh thần và lịch sử. Giá trị hàng hoá bao
gồm những yếu tố sau hợp thành. Một là, giá trị những tư liệu sinh hoạt về vật chất và
tinh thần cần thiết để tái sản xuất sức lao động, duy trì đời sống công nhân, theo
C.Mác “ẩn nấp dưới sự phát triển của ý thức đó là các con người trước tiên cần tới đồ
ăn và nước uống, quần áo và nơi trú ẩn trước khi quan tâm tới chính trị, khoa học,
nghệ thuật tôn giáo”. Hai là, chi phí đào tạo công nhân. Ba là, những điều kiện sinh
hoạt vật chất và tinh thần cân thiết cho con cái họ.
Giá trị sử dụng là quá trình sản xuất ra một loại hàng hoá nào đó, đồng thời là
quá trình tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân hàng hoá sức lao động. Phần
lớn hơn chính là giá trị thặng dư bị nhà tư bản chiếm đoạt. Như vậy giá trị sử dụng của
hàng hoá sức lao động có tính chất đặc biệt là nguồn gốc sinh ra giá trị tức là nó có thể
tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó. Đây là chìa khoá để giải thích công
thức chung của chủ ngiã tư bản:
T - H _T’ trong đó T’ = T + T = T + m
m: là giá trị thặng dư bị nhà tư bản chiếm không
T :là số tiền dôi ra
2. Quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư của chủ nghĩa tư bản:
Mục đích của sản xuất tư bản không phải là giá trị sử dụng mà là giá trị, hơn
nữa cũng không phải là giá trị đơn thuần mà là giá trị thặng dư. Nhưng để sản xuất ra
giá trị thặng dư trước hết nhà tư bản phải sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó vì giá
trị sử dụng là vật mang giá trị và giá trị thặng dư. Quá trình sản xuất trong xí nghiệp tư
bản đồng thời là quá trình nhà tư bản tiêu dùng sức lao động và tư liệu sản xuất mà nhà
tư bản sã mua nên người công nhân làm viêc dưới sự kiểm soát của chủ nghĩa tư bản
và sản phẩm được làm ra thuộc sở hưu của nhà tư bản chứ không phải của công nhân.
Bản chất bóc lột của công nhân được vạch ra rõ ràng.
Ngày nay, cùng với việc phát triển của khoa học kỉ thuật, nền kinh tế tri thức
đóng vai trò chủ đạo. Chủ tư bản tuy có điều chỉnh nhất định về hình thức sở hữu quản
lý và phân phối để thích nghi ở mức độ nào đó với điều kiện mới, nhưng sự thống trị
của chủ nghĩa tư bản vẫn tồn tại nguyên vẹn, bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản vẫn
không thay đổi, mà ngày càng phát triển ở trình độ cao hơn, tinh vi hơn.Với sự phát
triển của công ty cổ phần mà trong đó người công nhân vẫn có cổ phiếu và trở
thành cổ đông, đã xuất hiện quan điểm cho rằng, không còn tồn tại giá trị thặng dư,
chủ tư bản ngày nay đã thay đổi bản chất .Song trên thực tế công nhân chỉ có một số
cổ phiếu không đáng kể do đó họ chỉ là người sở hưu danh nghĩa, không có vai trò chi
phối doanh nghiệp, phần lớn lợi tức cổ phần nằm trong tay các nhà tư bản, thu nhập
chủ yếu của công nhân vẫn là tiền lương. Chúng ta sẽ quay lại tìm hiểu kĩ hơn về vấn
đề tiền lương, để làm rõ hơn sự bóc lột của chủ nghĩa tư bản .
3. Tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế:
a) Tiền lương danh nghĩa:
Tiền lương danh nghĩa là số tiền mà người công nhân nhận được do bán sức lao
động của mình cho nhà tư bản. Tiền lương danh nghĩa ứng với giá cả sức lao động của
người công nhân mà nhà tư bản mua và sử dụng trong quá trình sản xuất nên tiền
lương danh nghĩa rất dễ dao động theo mức cung- cầu về hàng hoá sức lao động trên
thị trường.
Nếu các nhà tư bản- giai cấp duy nhất có khả năng mua hàng hoá trên quy mô
lớn –không mua nữa, tức là lúc này cung về hàng hoá sức lao động lớn hơn cầu, thì
giai cấp công nhân phải lâm vào cảnh thất nghiệp, điều này sẽ dẫn đến mức lương
giảm trên phạm vi rộng. Một người công nhân chỉ sở hữu năng lực làm việc của mình
do đó họ không có sự xa xỉ như ông chủ tư bản, người có thể có số hàng hoá hoặc tài
sản khác nhiều hơn số công nhân “bằng xương bằng thịt” mà chủ tư bản đang sở hữu.
b) Tiền lương thực tế:
Tiền lương thực tế là tiền lương được biểu hiện bằng lượng hàng hoá tư liệu
tiêu dùng và dịch vụ mà công nhân mua được bằng tiền công danh nghĩa của mình
.Ttong một thời gian nào đó nếu tiền công danh nghĩa không thay đổi, nhưng giá cả tư
liệu tiêu dùng tăng lên hoặc giảm xuống thì tiền lương thực tế sẽ giảm xuống hoặc
tăng lên.
c)Nhân tố quyết địng sự biến đổi tiền lương:
Tiền lương là giá cả sức lao động nên sự vận động của nó gắn lion với sự biến
đổi của sức lao động. Lượng giá trị của sức lao động chịu ảnh hưởng của các nhân tố
tác động ngược chiều nhau. Nhân tố làm tăng giá trị sức lao động như nâng cao trình
độ chuyên môn của người lao động. Sự tăng cường độ lao động và sự tăng lên của nhu
cầu với sự phát triển của xã hội. Trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản ngày nay, dưới
sự tác động của khoa học kỉ thuật, sự khác biệt của công nhân trình độ lành nghề, sự
phức tạp về lao động và mức độ sử dụng năng lực trí óc của họ tăng lên. Điều này ảnh
hưởng đến giá trị sức lao động. Nhân tố làm giảm giá trị sức lao động đó là sự tăng
năng suất lao động làm cho giá cả tư liệu tiêu dùng rẽ đi, lương công nhân sẽ bị giảm
xuống.
Theo C.Mác nhận định “trong quá trình sản xuất của tư bản chủ nghĩa, tiền
công danh nghĩa có xu hướng tăng lên, nhưng mức tăng của nó nhiều khi không theo
kịp mức tăng của giá cả tư liệu tiêu dùng và dich vụ, đồng thời thất nghiệp là hiện
tượng thường xuyên khiến cho cung về lao động làm thuê vượt quá cầu về lao động,
điều đó cho phép nhf tư bản mua sức lao động dưới giá trị của nó, vì vậy tiền công
thực tế của giai cấp công nhân có xu hướng hạ thấp”. Việc có số lớn người thất nghiệp
có nghĩa là các nhà tư bản tự do mua sức lao động, do đó dẫn tới viêc hạ thấp chất
lượng sống của người công nhân lao động nói chung. Tại Mỹ hiện có khoảng 9 triệu
người thất nghiệp, khoảng 2 triệu người trong số đó không có khả năng kiếm được
việc làm trong vòng 27 tháng tới (theo thông tin những vấn đề lý luận ,của học viện
chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, số 15, tháng 8/2004). Thất nghiệp là đặc trưng có hệ
thống của chủ nghĩa tư bản, việc tiếp tục thu lợi nhuận và hiệu quả sản xuất là trung
tâm của tổ chức tư bản chủ nghĩa, bất chấp hậu quả xảy ra cho hàng triệu công nhân có
năng lực.
Lạm phát làm giảm sức mua của đồng tiền, giá cả hàng hoá tiêu dùng và dịch
vụ tăng cao, là nhân tố làm giảm tiền lương thực tế trong điều kiện hiện nay. Vì vậy
việc tăng tiền lương danh nghĩa hoàn toàn có thể phù hợp với việc giảm tiền lương
thực tế, nếu tốc độ lạm phát vượt quá tốc độ tăng tiền lương danh nghĩa.
Cuộc đấu tranh của công nhân đòi tăng tiền lương, đòi cải thiện đời sống và
việc làm tăng thêm làm cho giá trị sức lao động tăng lên.
4.Hai hình thức của tiền lương:
a) Tiền lương tính theo thời gian:
Tiền lương tính theo thời gian là hình thức tiền lương mà số lượng của nó ít hay
nhiều tuỳ thuộc vào thời gian lao động của người công nhân dài hay ngắn.Theo đó tiền
lương tỷ lệ thuận với thời gian làm việc của người công nhân.Tiền công ngày và tiền
công tuần chưa nói rõ được mớc tiền công đó cao hay thấp vì nó còn tuỳ theo ngày lao
động dài hay ngắn. Do đó muốn tính chính xác mức tiên công không chỉ căn cứ vào
tiền công ngày mà phải căn cứ vào độ dài của ngày lao động và cường độ lao động.
Giá cả của một ngày lao động là thước đo chính xác mức tiền công tính theo thời gian.
Khi trả lương theo thời gian nhà tư bản có thể kéo dài ngày lao động, đồng thời tăng
cường dộ bóc lột của người công nhân. Nhà tư bản có thể linh hoạt áp dụng lương giờ
khi có ít việc làm, lương ngày, lương tuần khi có nhiều việc làm.
b) Tiền lương tính theo sản phẩm:
Tiền lương theo sản phẩm là hình thức tiền lương mà số lượng của nó phụ
thuộc vào số lượng sản phẩm mà công nhân đã sản xuất ra .Mỗi sản phẩm được trả
công
theo một thời gian nhất định. Vì vậy tiền lương tính theo sản phẩm là hình thức chuyển
hoá của hình thức tiền lương tính theo thời gian.
Với việc thực hiện tiền lương theo sản phẩm một mặt giúp nhà tư bản quản lý
giám sát quá trình lao động của công nhân dễ dàng hơn, mặt khác kích thích công
nhân lao động tích cực hơn, khẩn trương tạo ra nhiều sản phẩm để nhận tiền công cao
hơn.Thế nhưng có một nghich lý là công nhân làm việc càng nhiều, tuy rằng tiền
lương cao hơn nhưng nhưng họ lại bị bóc lột nhiều hơn. Bởi càng làm nhiều, số lượng
sản phẩm của họ sản xuất ra nhiều thì lợi nhuận mà nhà tơ bản thu được cang tăng dẫn
đến công nhân bị bóc lột nhiều hơn.
Như vậy qua việc nghiên cứu về tiền lương trong chủ nghĩa tư bản, có thể thấy
rằng cho dù nhà tư bản có trả đủ giá trị sức lao động cho công nhân làm thuê thì vẫn
còn một phần giá trị dôi ra (giá trị thặng dư) bị nhà tư bản chiếm không làm lợi riêng.
Chủ tư bản chiếm lấy giá trị thặng dư từ lao động của người công nhân bằng nhiều
cách khác nhau.Cụ thể hơn là hình thức tiền công và việc trả lương cho công nhân.
Tiền công đã che đậy mọi dấu vết của sự phân chia ngày lao động thành thời gian lao
động tất yếu và thời gian lao động thặng dư, thành lao động được trả công và lao động
không được trả công, do đó tiền công che đậy mất bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư
bản.
II.Liên hệ thực tế ở Việt Nam:
ở Việt Nam một số doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp nước ngoài thường
trả lương cho công nhân cao hơn doanh nghiệp nhà nước. Thế nhưng ta vẫn khẳng
định rằng họ vẫn bị bóc lột.Ta giải thích điều này thế nào.
Người công nhân làm việc trong các doanh nghiệp tư nhân hay nước ngoài, họ
được trả lương cao nhưng đổi lại họ lại phải làm việc trong một chế độ hà khắc, luôn ở
trong tình trạng căng thẳng mệt mỏi, họ phải làm việc hầu hết thời gian của mình,
dường như chẳng có thời gian nghĩ ngơi. Mặt khác chủ xí nghiệp đầu tư máy móc và
trang thiết bị hiện đại cố làm tăng số lượng sản phẩm và quỹ lương của công nhân,
nhưng tiền lương trên một đơn vị sản phẩm lại giảm đi, tiền lương của họ cao là do
thời gian làm thêm giờ chứ không phải là thực chất của họ được hưởng. Vì vậy dù chủ
xí nghiệp có trả lương cao cho công nhân thì họ vẫn bị bóc lột.
Còn trong doanh nghiệp nhà nước người công nhân được làm viêc trong một
chế độ và thời gian nghĩ ngơi hợp lý, có mức lương ổn định làm nhiều hưởng nhiều
làm ít hưởng ít, không ở trong tình trạng căng thẳng.
Hiện nay cùng với cơ chế mở cửa, bên cạnh xuất khẩu lương thực phẩm, vật
liệu xây dựng, nguyên vật liệu….Chúng ta còn xuất khẩu một loại hàng hoá đặc biệt
nữa là
hàng hoá sức lao động. Những người lao động của chúng ta với cầu mong cuộc sống
tốt hơn, với mức lương cao hơn, nên họ chấp nhận ra nước ngoài làm việc qua các môi
giới,hay các trung tâm dich vụ viêc làm. ở đây em không xét đến những trường hợp bị
lừa, em chỉ xin xét đến một khía cạnh nhỏ đó là “liệu người lao động làm viêc ở nước
ngoài họ có bị ăn chặn tiền lương hay không”?. Phải thừa nhận rằng những ngươi lao
động sao khi đi xuất khẩu lao động về họ có đời sống khá hơn, họ có đủ vốn để làm
ăn. Thế nhưng ẩn chứa sau đó là cả một vấn đề, họ phải làm viêc trong một chế độ vô
cùng hà khắc, trong khi đó lương mà họ được hưởng thường thấp hơn những người lao
động bản địa, và những gì mà họ đựơc hưởng không đúng với thực chất những gì họ
đã bỏ ra, chưa kể giá tư liệu tiêu dung cao, tiền phí cho các nhà môi giới. Để chứng
minh cho lập luận của mình em xin đưa ra dẫn chứng về những thuyền viên Việt Nam
làm trên các tàu nước ngoài.
Đi “đánh thuê” (xuất khẩu lao động) trên các tàu nước ngoài luôn là mong ước
của không ít thuyền viên Việt Nam, bởi lương trả thường cao hơn các công ty vận tải
trong nước mặc dù phải lao động vất vả nặng nhọc và nguy hiểm hơn trên những con
tàu lớn, đi biển xa dài ngày….Thế nhưng có phải lúc nào và ở đâu mức lương cao đó
thuyền viên đó cũng được hưởng. Hợp đồng lao động với thuyền viên được tách ra 2
khoản thu, khoản tiền thu trả cho đại lý cung cấp thuyền viên, đáng chú ý là thuế thu
nhập phải nộp rất cao, từ khoảng 40%- 80% tổng lương kí nhận, khiến đồng lương của
người lao động thực nhận rất thấp so với mức lương kí, chủ tàu trả lương 740
USD/tháng, người lao động chỉ được nhận 426 USD thu nhập còn lại chủ yếu phải vắt
sức lao động làm thêm giờ.
Ngày nay trong các doanh ngiệp nước ngoài còn có hiện tượng công nhân bị
kéo dài thời gian lao động, giản ca tăng ca mà không được tăng lương, làm ngoài giờ
hành chính mà không được trả lương thoả đáng, công nhân không được ký hợp đồng
lao động, bị đánh đập, hành hạ thân thể, bị phạt nặng vào tiền lương nếu phạm lỗi hay
đình công phản đối cách quản lý của chủ và nhiều tai nạn lao động đã xãy ra do công
nhân không được đảm bảo cân đối giữa lao động và nghỉ ngơi.
Phần kết luận
Qua việc nghiên cứu về đề tài này em thấy, vấn đề ăn chặn tiền lương công
nhân của rư bản chủ nghia đã trở thành vấn đề của xã hôi vấn đề này không thể được
giả quyết dựa trên cơ sở cá nhân, mà các cấp, các nghành, các tổ chức kinh tế và cả
người lao động phải cố gắng không ngừng để cải thiện những khó khăn gặp phải trong
công cuộc công nghiệp, hoá hiện đại hoá nói chung. Em xin được kết thúc bài viết của
mình bằng một đoạn trích từ thông tin lý luận của Học viện CTQG Hồ Chí Minh, số
15, tháng 8/2004 “Thay vì gánh nặng lên những người công nhân, con người sẽ có
nhiều thời gian hơn để thực hiện tất cả công việc trong các lĩnh vực của đời sống xã.
Thay vào việc giảm các yếu tố cấu thành sản xuất được mua và bá trên thị trường cung
với tất cả các hàng hoá khác, loài người sẽ bắt đầu vào một quá trình kiểm soát sản
xuất, phân phối và trao đổi một cách dân chủ và có ý thức. Chúng ta sẽ xây dựng một
xã hội dựa trên nhu cầu của con người hưn là dựa trên sự thèm khát lợi nhuận và sự
nghèo đói”
Phụ lục
Trang
Lời mở đầu ……………………………………………………. 1
Phần nội dung .………………………………………………. 2 – 10
I. Những cơ sở lý luận cơ bản về tiền lương …………………… 2 – 8
1/ Hàng hoá sức lao động ………………………………. 3 – 4
2/ Quá trình sản xuất giá trị thặng dư …………………… 4 – 5
3/ Tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế …………. 5 – 6
4/ Hai hình thức của tiền lương ………………………… 7 – 8
II. Liên hệ thực tế Việt Nam …………………………………… 8 – 10
Phần kết bài.. …. .……………………………………………………… 10
Tài liệu tham khảo
Giáo trình kinh tế chính trị Mác- Lênin
Báo tiền phong , số 75 , thứ 6 ngày 15/4/2005
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- Giả dụ nhà tư bản thuê công nhân, trả đủ giá trị sức lao động thì công nhân có bị bóc lột hay không Vì sao.pdf