Tài liệu Luận văn Dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ điện thoại cố định đến năm 2010: LUẬN VĂN:
Dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ Điện
thoại cố định đến năm 2010
Lời nói đầu
ự báo là một công cụ đắc lực của công tác lập kế hoạch, chiến lược phát triển, chiến lược
kinh doanh, quy hoặch phát triển dịch vụ Viễn thông… Để có được chiến lược phát triển
đúng đắn, kế hoạch phát triển khả thi và biện pháp thực hiện hợp lý nhằm phát huy có hiệu
quả các nguồn lực thoả mãn nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội theo các mục tiêu thì rất
cần công tác dự báo.
Mà ngày nay với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, sự bùng nổ của
thông tin các yếu tố bất ngờ xẩy ra liên tiếp đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia nên việc
dự báo được các yếu tố đó là rất cần thiết đối với các nhà hoạch định chính sách của một
quốc gia cũng như của một ngành.
Ngành Bưu điện cũng như các ngành khác của nền kinh tế quốc dân, để tồn tại và
phát triển một cách bền vững thì cũng cần phải có đường lối chiến lược đúng đắn, mà để
xây dựng được chiến lược đúng đắn thì công tác d...
73 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1018 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ điện thoại cố định đến năm 2010, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ Điện
thoại cố định đến năm 2010
Lời nói đầu
ự báo là một công cụ đắc lực của công tác lập kế hoạch, chiến lược phát triển, chiến lược
kinh doanh, quy hoặch phát triển dịch vụ Viễn thông… Để có được chiến lược phát triển
đúng đắn, kế hoạch phát triển khả thi và biện pháp thực hiện hợp lý nhằm phát huy có hiệu
quả các nguồn lực thoả mãn nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội theo các mục tiêu thì rất
cần công tác dự báo.
Mà ngày nay với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, sự bùng nổ của
thông tin các yếu tố bất ngờ xẩy ra liên tiếp đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia nên việc
dự báo được các yếu tố đó là rất cần thiết đối với các nhà hoạch định chính sách của một
quốc gia cũng như của một ngành.
Ngành Bưu điện cũng như các ngành khác của nền kinh tế quốc dân, để tồn tại và
phát triển một cách bền vững thì cũng cần phải có đường lối chiến lược đúng đắn, mà để
xây dựng được chiến lược đúng đắn thì công tác dự báo giữ một vai trò quan trọng.
Đặc biệt đối với tổng công ty Bưu chính – Viễn thông Việt nam đã thực hiện đường
lối đổi mới và đang phát triển theo hướng trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh và không
còn là công ty độc quyền kinh doanh trên lĩnh vực viễn thông, cho nên trong tương lai có
nhiều các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài sẽ tham gia vào kinh doanh các loại
hình dịch vụ này, nên công tác dự báo là rất cần thiết. Nhất là đối với các dịch vụ Viễn
thông mà trong đó, dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ Điện thoại cố định giữ một vai trò
quan trọng.
Chính vì những lý do trên mà việc nghiên cứu đề tài “ Dự báo nhu cầu sử dụng
dịch vụ Điện thoại cố định đến năm 2010 ” là vấn đề rất cần phải quan tâm.
Trong khuân khổ đề tài này, chủ yếu nghiên cứu dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ
Điện thoại cố định trên phạm vi toàn quốc và những số liệu phục vụ cho đề tài này được
thu thập từ nguồn số liệu của VNPT.
Để giải quyết những vấn đề trên, nội dung của đề tài được chia làm 3 chương chính
sau:
Chương I : Những sở cứ để dự báo.
Chương II: Đánh giá tình hình sử dụng dịch vụ Điện thoại cố định trong thời gian qua.
Chương III: Dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ Điện thoại cố định đến năm 2010.
D
Chương I : Những Sở Cứ Để Dự BáO
I. Những định hướng phát triển kinh tế xã hội Việt nam tác động đến sự phát triển
nhu cầu dịch vụ Viễn thông nói chung và dịch vụ điện thoại cố định nói riêng
1. Định hướng phát triển dịch vụ viễn thông trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ IX.
Theo chủ trương của Đảng và Nhà nước đề ra trong "Chiến lược phát triển kinh tế xã
hội 2001 - 2010", từ năm 2001 trở đi ngành Bưu chính - Viễn thông phải đảm bảo cung
cấp đầy đủ và thuận lợi các dịch vụ viễn thông và Internet cho người sử dụng với chất
lượng cao, giá cước thấp hơn hoặc tương đương với các nước trong khu vực; áp dụng giá
cước ưu đãi đặc biệt đối với các cơ quan Đảng, Nhà nước và các lĩnh vực giáo dục, đào tạo
và nghiên cứu khoa học; Đồng thời có chính sách đảm bảo thúc đẩy môi trường cạnh
tranh, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia các hoạt động dịch vụ viễn thông
và Internet.
2. Sự thay đổi cơ cấu kinh tế .
- Định hướng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta là chuyển dịch cơ cấu theo
hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
- Có sự thay đổi lớn về cơ cấu ngành nghề trong tỷ lệ dân cư, tỷ lệ dân cư tham gia vào
các hoạt động dịch vụ, thương mại, công nghiệp tăng lên, tỷ lệ dân cư tham gia sản
xuất nông nghiệp giảm đi. Nhu cầu giao tiếp quan hệ giữa các tầng lớp dân cư tăng
cũng thúc đẩy yêu cầu phát triển các dịch vụ Viễn thông.
- Quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh từ nay đến năm 2005 và đến năm 2010 thì điều kiện
về cơ sở hạ tầng tương đối phát triển, hiện đại, mà Viễn thông là một trong những
ngành đóng vai trò nền móng cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Do
đó đòi hỏi ngành Viễn thông phải phát triển toàn diện vào những năm đó.
- Sự ra đời hàng loạt của khu chế xuất, khu công nghiệp kỹ thuật cao và trong giai đoạn
2005-2010 nhiều chương trình kinh tế trọng điểm của Đảng, nhà nước về dầu khí, năng
lượng, giao thông… sẽ thực sự phát huy tác dụng to lớncủa nó và tạo nên một bước
ngoặt về kinh tế đòi hỏi nhu cầu thông tin cao và sự phục vụ của những dịch vụ Viễn
thông mới.
- Thị trường chững khoán hình thành và việc phát hành trái phiếu quốc tế ở Việt nam
trong một vài naưm tới đòi hỏi phải cung cấp các dịch vụ Viễn thông cao cấp.
3. Thu nhập của dân cư
Kinh tế Việt Nam trong thời gian qua được coi là có nhiều điều kiện thuận lợi cho
phát triển viễn thông. Từ năm 1990 đến nay, tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm tương đối
cao và ổn định, đạt khoảng 7% năm. Mặc dù năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính Châu
á diễn ra ảnh hưởng xấu đến hầu hết các nước trong khu vực nhưng Việt Nam vẫn giữ
được tốc độ tăng trưởng 5,5%. Năm 2001, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam đạt
6,84%, đứng thứ hai thế giới.
Trước năm 1990, tích luỹ nội bộ của nền kinh tế ở mức không đáng kể, nhưng đến
năm 2000 đã đạt 27% GDP. Cơ cấu kinh tế có những bước chuyển dịch tích cực. Trong
GDP, tỷ trọng nông nghiệp từ 38,7% giảm xuống 24,3%, công nghiệp từ 22,7% tăng lên
36,6%, dịch vụ tăng từ 36,8% lên 39,1%.
Thu nhập quốc dân bình quân đầu người tăng ổn định trong các năm qua, hiện nay
GDP/ người của Việt Nam khoảng gần 400 USD/ người, gấp đôi so với năm 1991. Tỷ lệ
lạm phát ổn định và ở mức thấp.
Tất cả những yếu tố trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển viễn thông, tạo
ra tâm lý tốt cho các nhà đầu tư nước ngoài khi có dự định đầu tư cho Việt Nam đặc biệt là
trong lĩnh vực viễn thông. Kinh tế phát triển cao và ổn định kéo theo nhu cầu sử dụng các
dịch vụ viễn thông tăng lên.
4. Đặc điểm dân cư thay đổi.
- Cùng với sự phát triển tiến bộ của xã hội loài người, trình độ dân trí của người dân Việt
nam được nâng cao không ngừng, mong muốn được tiếp cận với nền văn minh nhân
loại mà sự phát triển vượt bậc của Viễn thông mới có khả năng đáp ứng được nhu cầu
này.
- Với số dân khoảng 84 triệu người vào năm 2005, khoảng 90 triệu người vào 2010 đó là
thị trường rộng lớn là điều kiện thuận lợi để các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông khai
thác.
5. Các yếu tố chính trị , quan hệ quốc tế tác động tới việc mở rộng thị trường Viễn
thông Việt nam.
Việt nam hiện đã là thành viên chính thức của ASEAN và tham gia AFTA, Việt
nam cũng đang trên tiến trình gia nhập APEC và WTO. Khi đã gia nhập các tổ chức trên
thì các ràng buộc về mở cửa là bắt buộc không thể tránh khỏi. Xu hướng mở cửa, hội nhập
trên cùng với các nhu cầu giao lưu phát triển đã và sẽ có ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát
triển của thị trường Viễn thông các nước nói chung và thị trường viễn thông Việt nam nói
riêng.
Vì vậy thì trường Viễn thông Việt nam phải phát triển để hạ tầng cơ sở thông tin
của Việt nam ngang mức với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Trên đây là những yếu tố từ nội lực nền kinh tế Việt nam tác động đến sự phát triển
nhu cầu các dịch vụ Viễn thông, ngay trong bản thân ngành Viễn thông Việt nam cũng như
ngành Viễn thông trên thế giới cũng tạo ra nhu cầu của chính nó.
II. Đặc điểm và đặc trưng kinh tế các sản phẩm dịch vụ viễn thông
1. Đặc điểm sản phẩm dịch vụ Viễn thông
Bất kỳ một hệ thống kinh tế, một doanh nghiệp nào cũng đều phải giải quyết ba vấn
đề: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Để giải quyết các vấn đề này
cần phải nghiên cứu đầy đủ các đặc điểm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh
của ngành, của doanh nghiệp. Viễn thông là một ngành sản xuất dịch vụ thuộc kết cấu hạ
tầng của nền kinh tế quốc dân, Viễn thông cũng có những đặc điểm đặc thù riêng của
mình. Các đặc điểm đó bao gồm:
a) Tính không vật chất của sản phẩm Viễn thông:
Sản phẩm Viễn thông không phải là sản phẩm vật chất chế tạo mới, không phải là
hàng hoá cụ thể mà là hiệu quả có ích của quá trình truyền đưa tin tức từ người gửi đến
người nhận, sản phẩm Viễn thông thể hiện dưới dạng dịch vụ như dịch vụ điện thoại cố
dịnh, chương trình phát thanh truyền hình, truyền số liệu… Hiệu quả có ích này rất cần
thiết cho tất cả các mặt sinh hoạt và hoạt động của con người kể cả trong lĩnh vực sản xuất
ra vật phẩm tiêu dùng trong lĩnh vực tiêu dùng xã hội và cá nhân.
b) Quá trình sản xuất kinh doanh gắn liền với quá trình tiêu thụ sản phẩm.
Quá trình sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ Viễn thông nó khác với quá trình sản xuất
ra các sản phẩm vật chất khác phải trải qua bốn khâu: sản xuất - lưu thông - phân phối -
tiêu dùng mà sản phẩm Viễn thông chỉ trải qua hai khâu trùng nhau là sản xuất và tiêu
dùng. Đặc điểm này thể hiện rõ nhất trong điện thoại, nơi mà quá trình truyền đưa tín hiệu
điện thoại là quá trình sản xuất được thực hiện với sự tham gia của người nói, tức là quá
trình sản xuất xảy ra đồng thời với quá trình tiêu dùng.
c) Quá trình sản xuất Bưu chính Viễn thông mang tính dây truyền.
Để truyền đưa tin tức hoàn chỉnh từ người gửi đến người nhận thường có từ hai hay
nhiều cơ sở Viễn thông tham gia, mỗi cơ sở chỉ thực hiện một giai đoạn nhất định của quá
trình truyền đưa tin tức hoàn chỉnh đó. Để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh mỗi cơ sở Viễn
thông thường chỉ làm nhiệm vụ hoặc là “giai đoạn đi” hoặc là “giai đoạn đến”, “giai đoạn
quá giang”. Vì vậy trong Bưu điện tồn tại hai khái niệm về sản phẩm là : sản phẩm ngành
và sản phẩm cơ sở.
Có nhiều cơ sở Bưu chính Viễn thông tham gia vào quá trình truyền đưa tin tức
hoàn chỉnh trong khi đó việc thanh toán cước chỉ diễn ra ở một nơi thường là nơi chấp
nhận tin tức đi. Chính do đặc điểm này trong giai đoạn hiện nay toàn khối thông tin phải
thực hiện hạch toán tập trung. Toàn bộ doanh thu được tập trung về một mối, chi phí cân
đối từ một nguồn. Những đơn vị có doanh thu, lợi nhuận cao hỗ trợ các đơn vị có doanh
thu thấp. Doanh thu cước là doanh thu của ngành mà cơ sở Bưu điện thu hộ. Do vậy cần
phải phân chia doanh thu cước Viễn thông nhăm mục đích xác định kết quả công tác của
mỗi cơ sở Bưu điện dưới dạng giá trị.
d) Trong thời gian tải trọng của ngành Bưu chính Viễn thông tải trọng giao động
không đều theo thời gian và không gian.
Nhu cầu về truyền đưa tin tức rất đa dạng, nó xuất hiện không đều về không gian và
thời gian.
Nhu cầu về truyền đưa tin tức có thể xuất hiện ở bất kỳ nơi nào trên trái đất. ở đâu
có con người thì ở đó có nhu cầu về thông tin và nhu cầu về truyền tin tức xuất hiện không
đồng đều theo các giờ trong ngày và đêm, theo các ngày trong tuần, theo các tháng trong
năm. Thường nhu cầu về truyền tin phụ thuộc vào nhịp độ sinh hoạt xã hội, vào những giờ
ban ngày, giờ làm việc của các cơ quan, xí nghiệp, vào các kỳ báo cáo, các dịp lễ tết... thì
lượng nhu cầu rất lớn. Chính đặc điểm này có ảnh hưởng rất lớn tới công tác tổ chức sản
xuất kinh doanh trong ngành Viễn thông.
Sự giao động không đồng đều của tải trọng cộng với những quy định về tiêu chuẩn
chất lượng đã được đặt ra khiến các doanh nghiệp Viễn thông không thể “tích luỹ” tin tức
được mà phải tiến hành truyền đưa tin tức đảm bảo thời gian truyền đưa tin tức thực tế nhỏ
hơn hoặc bằng thời hạn kiểm tra.
Để đảm bảo lưu thoát hết mọi nhu cầu về truyền đưa tin tức cần phải có một lượng
dự trữ đáng kể về các phương tiện, thiết bị thông tin, về lao động. Chính sự không đồng
đều của tải trọng đã làm phức tạp thêm rất nhiều cho việc tổ chức quá trình sản xuất, tổ
chức lao động trong các doanh nghiệp Viễn thông. Yêu cầu phải có khả năng cho qua đảm
bảo lưu thoát hết khối lượng nghiệp vụ ở giờ có tải trọng lớn nhất. Do vậy trong ngành
Bưu điện nói chung và các doanh nghiệp Viễn thông nói riêng có hệ số sử dụng trang thiết
bị và hệ số sử dụng lao động bình quân thường thấp hơn so với các ngành khác. Ngoài ra
nhu cầu truyền đưa tin tức có thể xuất hiện bất kỳ khi nào để thoả mãn mọi nhu cầu của
khách hàng ngành Bưu điện phải hoạt động 24/24 giờ trong ngày đêm. Sẽ tồn tại những
khoảng thời gian mà phương tiện thông tin và lao động được bố trí để thường trực.
2. Các đặc trưng kinh tế của sản phẩm Viễn thông.
Sản phẩm Viễn thông có những đặc trưng sau:
- Đặc trưng 1: Sản phẩm Viễn thông có vai trò thiết yếu đối với đời sống xã hội.
- Đặc trưng 2: Các loại dịch vụ Viễn thông có khả năng thay thế lẫn nhau trong giới
hạn nhất định. Thay vì sử dụng điện thoại di động, người ta thường mua card phone (điện
thoại dùng thẻ) để sử dụng tại các điểm điện thoại công cộng với chi phí thấp hơn nhưng
khả năng tiện lợi lại kém hơn.
- Đặc trưng 3: Do quá trình tiêu dùng sản phẩm Viễn thông không tách rời quá trình
sản xuất nên sản phẩm Viễn thông không thể tồn tại được ngoài quá trình sản xuất để đi
vào lưu thông như các sản phẩm khác, do vậy sản phẩm hay kết quả sản xuất cuối cùng
của hoạt động sản xuất không thể cất giữ được ở trong kho, không dự trữ được...
III. Những vấn đề chung về dự báo
1. Khái niệm dự báo:
Dự báo là sự tiên đoán có căn cứ khoa học, mang tính chất xác suất về mức độ, nội
dung, các mối quan hệ, trạng thái, xu hướng phát triển của đối tượng nghiên cứu hoặc về
cách thức và thời hạn đạt được các mục tiêu nhất định đã đề ra trong tương lai.
Tiên đoán là hình thức phản ánh vượt trước về thời gian hiện thực khách quan, đó là
kết quả nhận thức chủ quan của con người dựa trên cơ sở nhận thức quy luật khách quan
trong sự vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng. Có thể phân biệt ba loại tiên
đoán:
+ Tiên đoán không khoa học : là những tiên đoán không có cơ sở khoa học, chỉ dựa
trên cảm nhận chủ quan của con người.
+ Tiên đoán kinh nghiệm : là những tiên đoán dựa trên chuỗi thông tin lịch sử, ít
nhiều có cơ sở khách quan. Tuy nhiên sự tiên đoán này không giải thích được xu thế vận
động của đối tượng kinh tế và đa số chỉ dừng lại ở mức định tính.
+ Tiên đoán khoa học : là những tiên đoán dựa trên sự phân tích mối quan hệ qua
lại giữa các đối tượng kinh tế – xã hội bằng phương pháp xử lý thông tin khoa học, nhằm
phát hiện ra quy luật vận động của đối tượng kinh tế cần dự báo.
Tính chất khoảng thời gian hữu hạn của dự báo thể hiện ở sự chênh lệch giữa thời
điểm dự báo và thời điểm mà người ta gọi là tầm xa của dự báo, khoảng cách này không
thể tuỳ tiện mà nó phụ thuộc vào mức độ ổn định của đối tượng kinh tế trong quá trình
phát triển của nó.
2. Chức năng và vai trò của dự báo
a. Chức năng:
Bao gồm các chức năng sau:
- Chức năng tham mưu: Trên cơ sở đánh giá thực trang, phân tích xu hướng vận động
và phát triển trong quá khứ, hiện tại, tương lai, dự báo sẽ cung cấp thông tin cần
thiết, khách quan làm căn cứ cho việc ra quyết định quản lý và xây dựng chiến lược,
kế hoạch hoá các chương trình, dự án…Người quản lý và hoạch định chiến lược,
lập kế hoạch có nhiệm vụ phải lựa chọn trong số các phương án có thể có, tìm ra
các phương án có tính khả thi cao nhất, có hiệu quả cao nhất.
- Chức năng khuyến nghị hay điều chỉnh: Chức năng này dự báo tiên đoán các hậu
quả có thể nảy sinh trong quá trình thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội nhằm
giúp các cơ quan chức năng kịp thời điều chỉnh mục tiêu cũng như cơ chế tác động
quản lý để đạt được hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất.
b. Vai trò của dự báo:
Dự báo có vai trò quan trọng trong quá trình ra quyết định quản lý đối với bất kỳ
ngành, lĩnh vực nào trong nền kinh tế quốc dân . Cũng như vậy trong quản lý kinh tế vĩ mô
đối với lĩnh vực Bưu chính Viễn thông, vai trò quan trọng của công tác dự báo trước hết
được thể hiện đối với công tác kế hoạch hoá, điều đó được thể hiện ở các nội dung sau:
- Đánh giá thực trạng phát triển bưu chính viễn thông
- Dự báo các xu hướng phát triển bưu chính viễn thông đã và đang hình thành và dự
kiến những xu hướng phát triển tương lai.
- Xác định chiến lược tổng thể phát triển bưu chính viễn thông trong thời kỳ dài hạn.
- Xây dựng các kế hoạch phát triển bưu chính viễn thông 5 năm và hàng năm.
- Soạn thảo các chính sách nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra trong chiến lược dài
hạn về kế hoạch 5 năm.
3. Phân loại dự báo
Người ta có thể phân loại dự báo nhu cầu theo các tiêu chí khác nhau: theo mục
tiêu dự báo, thời gian dự báo, theo cấp độ …
3.1. Phân loại dự báo theo mục tiêu
Tuỳ theo mục tiêu dự báo, dự báo nhu cầu có thể phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu
các chính sách quản lý hoặc chiến lược khác hoặc nhằm thiết kế để tính toán cụ thể số
lượng thiết bị.
Đối với mục tiêu nghiên cứu các chính sách quản lý hoặc chiến lược khác, dự báo
nhu cầu và chi phí tương lai để có thể đưa ra một chính sách toàn diện. Bởi vậy, thường áp
dụng phương pháp dự báo vĩ mô cho quốc gia hoặc cho mỗi vùng.
Đối với mục tiêu là để tính toán cụ thể kế hoặch thiết bị cho việc lắp đặt mới hoặc
lắp đặt thêm các thiết bị chuyển mạch, thiết bị cáp nội hạt ở mỗi một vùng tổng đài, dự báo
nhu cầu được lựa chọn dựa vào nghiên cứu chi tiết theo từng khu vực, từng nhóm dịch vụ
hoặc nghiên cứu theo nhóm ở mỗi vùng tổng đài.
3.2. Phân loại theo thời gian dự báo
Tuỳ theo giai đoạn làm dự báo, dự báo nhu cầu được phân thành dự báo ngắn hạn,
trung hạn và dài hạn
a) Dự báo ngắn hạn
Dự báo này chỉ trong vòng 1 hoặc 2 năm và dùng để dự báo kế hoặch thiết bị hàng
năm. Nó đòi hỏi các thông tin chính xác về các điều kiện kinh tế, khả năng về ngân quỹ và
số các đơn chở
b) Dự báo trung hạn
Dự báo cho 3 hoặc 5 năm tiếp theo và dùng để dự báo một kế hoặch lắp đặt mới
hoặc bổ sung thêm cho thiết bị chuyển mạch và truyền dẫn.
Đối với dự báo ngắn hạn và trung hạn, thường sử dụng phương pháp chuỗi thới
gian. Phưong pháp này cho rằng xu hướng của chuỗi số liệu thực ở hiện tại sẽ được áp
dụng cho dự báo tương lai. Phương pháp chuỗi thời gian có thể bị ảnh hưởng bởi các điều
kiện kinh doanh hoặc các điều kiện kinh tế. Đứng trên góc độ của mỗi vùng tổng đài, nó sẽ
bị ảnh hưởng lớn bởi các kế hoăch phát triển đô thị hoặc các kế hoặch phát triển vùng.
c) Dự báo dài hạn
Dự báo dài hạn thường là 5 năm hoặc nhiều hơn, dự báo này thường áp dụng cho
các kế hoặch đầu tư thiết bị với quy mô lớn. Trong trường hợp này, không thể sử dụng
phương ppháp chuỗi thời gian mà còn phải xem xét đến các yếu tố khác như mức sống dân
cư và sự thay đổi cuộc sống xã hội. Về căn bản phải sử dụng phương phap dự báo gián
tiếp, liên quan đến so sánh quốc tế, các yếu tố điện thoại (như mật độ điện thoại) và các
yếu tố nhân khẩu học.
d) Điều chỉnh dự báo
Đối với giai đoạn dự báo khác nhau, một loại phương pháp dự báo khác được sử
dụng. Phương pháp này có thể được áp dụng cho tất cả các loại dự báo như ngắn hạn,
trung hạn và dài hạn. Bởi vậy, cần yêu cầu các bước sau:
- Khi sử dụng 2 phương pháp khác nhau, các giá trị dự báo chồng chéo phải được
điều chỉnh.
- Khoảng cách giữa các đường cong tăng trưởng của 2 giai đoạn kế tiếp nhau mà
không trùng nhau cũng phải được điều chỉnh.
Hình 1.1 cho thấy một phương pháp điều chỉnh phần cong nối giữa hai đường cong
được tạo ra bởi hai phương pháp khác nhau, những giá trị cuối của đường cong
ngắn hạn sẽ là những giá trị bắt đầu của mô hình tăng trưởng trong trung hạn và dài
hạn.
Trung và dài hạn
D
ự
bá
o
lư
u
lư
ợn
g
Ngắn hạn
Thời gian dự báo
Hình 1.1 Điều chỉnh dự báo.
3.3. Phân loại theo cấp độ vùng dự báo
Phân loại theo cấp độ vùng dự báo được chia thành hai loại : Dự báo vĩ mô và Dự
báo vi mô. Dự báo cho những vùng lớn như nhu cầu điện thoại của một quốc gia thì gọi là
dự báo vĩ mô, còn dự báo cho một vùng địa phương chẳng hạn như nhu cầu điện thoại của
một vùng tổng đài được gọi là dự báo vi mô
a) Dự báo vĩ mô
Đối với dự báo vĩ mô phải thu thập rất nhiều các thống kê xã hội. Do đó, cần thực
hiện những nghiên cứu tỉ mỉ.
b) Dự báo vĩ mô
Dự báo vi mô được phân loại thành nghiên cứu tổng quan đối với dự báo nhu cầu
của tất cả các vùng tổng đài và nghiên cứu theo nhóm đối với dự báo phân bổ vùng cáp
thuê bao.
Dự báo vi mô cũng được áp dụng cho việc thiết kế lắp đặt các thiết bị mới hoặc các
thiết bị lắp đặt thêm như cáp và kế hoạch phân bổ tổng đài.
c) Điều chỉnh dự báo
Giữa tổng giá trị dự báo vi mô và kết quả dự báo vĩ mô thông thường có một vài sự
khác biệt. Các số liệu thống kê ổn định khó có thể thu thập được ở những vùng nhỏ và điều
này có thể dẫn tới một số sai lệch. Bởi vậy, dự báo trược tiếp ở những vùng lớn thường
chính xác hơn là tổng kết quả dự báo vi mô.
Điều chỉnh dự báo lam tăng độ chính xác của dự báo, tạo ra sự tương xứng giữa dự
báo vĩ mô và dự báo vi mô.
4. Các bước dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ điện thoại cố định.
Bao gồm 5 bước sau:
Bước 1: Xác định các mục tiêu dự báo
Bước đầu tiên của công việc dự báo là phải xác định rõ các mục tiêu dự báo. Thông
thường các mục tiêu dự báo gồm nhu cầu của dân cư và nhu cầu của các cơ quan và cũng
phải xác định vùng mục tiêu dự báo là của từng tỉnh, toàn quốc hay là vùng tổng đài. Và
dự báo cho giai đoạn 5 năm, 10 năm hay 15 năm…
Bước 2: Các số liệu cần thu thập
Trong bước này phải xác định được yếu tố nào ảnh hưởng đến các mục tiêu dự báo
và những số liệu nào nên thu thập. Các số liệu thu thập được phải được phân loại và sắp
xếp theo thứ tự thời gian để việc phân tích chúng được dễ dàng.
Các số liệu liên quan đến dự báo nhu cầu điện thoại như sau:
- Nhu cầu điện thoại, mật độ điện thoại
- Dân số, số hộ gia đình
- Số các cơ quan
- Mức GDP/người
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế
- Các qui hoạch phát triển vùng hay qui hoạch tổng thể phát triển của từng tỉnh thành
phố hay toàn quốc
Bước 3: Tiếp cận và phân tích xu hướng nhu cầu
Xu hướng nhu cầu được phân tích theo quan điểm như sau:
- Các giá trị quá khứ
- Cơ cấu thị trường điện thoại
- Nguồn nhu cầu
- Mật độ điện thoại
- Các đặc điểm của vùng nghiên cứu
- So sánh với các vùng khác và các quốc gia khác
Bước 4: Nghiên cứu các kỹ thuật dự báo và tính toán giá trị dự báo
Các phương pháp dự báo :
- Phương pháp chuỗi thời gian
- Phương pháp mô hình hoá
- Phương pháp hồi qui tương quan
- Các phương phương pháp khác
Thông qua các số liệu thu thập được để xác định phương pháp dự báo cho phù hợp.
Tuy nhiên, để cho giá trị dự báo đảm báo độ chính xác cao hơn, điều quan trọng là nên
chọn phương pháp khả thi nhất và chọn các giá trị tối ưu.
Bước 5: Xác định các giá trị dự báo
Từ việc phân tích ở bước 3 và dựa vào các kết quả dự báo sau khi sử dụng các kỹ
thuật dự báo, các giá trị tối ưu sẽ được quyết định.
5. Một số phương pháp dự báo nhu cầu thường dùng.
Các phương pháp thường sử dụng khi dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ bao gồm:
- Phương pháp ngoại suy (chuỗi thời gian )
- Phương pháp hồi quy tương quan
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp nghiên cứu thị trường
- Phương pháp khảo sát quốc tế
5.1 Phương pháp ngoại suy (chuỗi thời gian)
5.1.1 Khái niệm:
Ngoại suy là một trong các phương pháp dự báo nhu cầu thường dùng trong kinh tế.
Đặc trưng của phương pháp này là sử dụng các công cụ thống kê toán, phân tích các chuỗi
số liệu thống kê để phát hiện ra mối liên hệ bản chất, mang tính quy luật của nhu cầu, từ đó
suy rộng ra cho thời kỳ tương lai. Do vậy có thể khái niệm phương pháp ngoại suy như
sau:
Phương pháp ngoại suy là sự kéo dài quy luật của nhu cầu trong quá khứ cho thời
kỳ tương lai.
Các dạng hàm được xây dựng trên cơ sở chuỗi giá trị thực nghiệm theo thời gian
của nhu cầu nhằm mô tả xu thế vận động có tính quy luật trong thời gian của nhu cầu, xem
thời gian là biến số, đều là những hàm xu thế và đều thuộc phương pháp này, với tư cách
là những công cụ để ngoại suy.
Các phương pháp ngoại suy rất thích hợp cho dự báo ngắn hạn. Cơ sở lý thuyết và
kinh nghiệm thực tiễn cho thấy giới hạn thời gian dự báo tốt nhất là bằng 1/3 độ dài chuỗi
giá trị thực nghiệm. Bởi vì việc phổ biến quy luật trong lịch sử chỉ có ý nghĩa, có hiệu lực
và đảm bảo giá trị tin cậy khi sang một tương lai ngắn.
Nhược điểm chủ yếu của phương pháp ngoại suy:
Không giải thích được kết quả dự báo khi có bất thường xảy ra và nó chỉ dự báo
được trong tình hình không có những biến động như đã nêu trong giả thiết.
Sự tăng giảm đột ngột nhu cầu khiến cho người dự báo lúng túng vì không biết
nguyên nhân của hiện tượng. Do đó phương pháp ngoại suy chỉ áp dụng cho dự báo ngắn
hạn.
5.1.2 Các biểu thức dùng cho phương pháp ngoại suy:
Phương trình tuyến tính và phương trình bậc hai khá phù hợp với dự báo ngắn hạn.
Hàm mux và hàm logistic phù hợp cho dự báo dài hạn.
* Phương pháp trình tuyến tính:
yt = a + bt
Khi dữ liệu theo chuỗi thời gian có dạng tuyến tính, đường này được ứng dụng cho:
- Dự báo ngắn hạn.
- Trường hợp nhu cầu ít thay đổi.
Y= a + bt (b>0)
Hình1.2 : Phương trình tuyến tính.
* Nếu sử dụng số liệu của hai năm quá khứ T1, T2 thì chúng có thể được tính như sau:
12
12
tt xx
TT
a
1
12
12
1 t
tt
x
xx
TT
Tb
Với:
T1 : mật độ thuê bao quá khứ tại năm t1
T2 : mật độ thuê bao quá khứ tại năm t2
Tuy nhiên, để tăng độ chính xác của kết qủ dự báo có thể sử dụng phương
pháp bình phương bé nhất. Khi đó a, b được tính như sau:
t
t
t
tt
xnx
yxnyx
b
22
.
xbya
Hệ số tương quan được xác định bằng công thức:
22
yyxx
yyxx
R
ii
ii
* Phương trình bậc 2:
Khi dữ liệu theo chuỗi thời gian có dạng đồ thị của phương trình bậc 2, đường dự
báo này ứng dụng cho:
Dự báo ngắn hạn và trung hạn.
Tuy nhiên, lựa chọn thời hạn dự báo phải cẩn thận cân nhắc đến thời gian xu hướng
của nhu cầu hiện tại.
Trong đó a, b, c là các tham số và là nghiệm của hệ phương trình:
4322
32
2
tctbtayt
tctbtayt
tctbnay
Y= a + bt + ct2 (c > 0)
Hình 1.3 : Phương trình bậc 2.
* Hàm mũ:
Khi chuỗi thời gian có dạng hàm mũ thì được ứng dụng cho các trường hợp sau:
Dự báo ngắn hạn và trung hạn.
Tuy nhiên, lựa chọn thời hạn dự báo phải cẩn thận cân nhắc đến thời gian xu hướng
của nhu cầu hiện tại.
Y = k + a.bt
( a>0, b>1)
Hình 1.4 : Hàm mũ.
* Hàm mũ điều chỉnh:
Khi chuỗi số liệu có dạng hàm mũ, được giả định trong tương lai sẽ đạt đến trạng
thái bão hoà, dạng hàm này sẽ được áp dụng cho trường hợp sau:
Dự báo dài hạn.
Trường hợp xu hướng phát triển của vùng vẫn tiếp tục nhưng qui mô giảm dần.
Y= K – a.bt ( a>0)
Hình 1.5 : Hàm mũ điều chỉnh.
Phương trình này áp dụng cho dự báo ngắn hạn ít thay đổi
Trong đó:
xt : biến thời gian
yt : mật độ thuê bao (số thuê bao trên đầu người hoặc trên từng hộ gia
đình… và có thể phân theo từng loại thuê bao khác nhau ) tại
năm t.
a, b là các tham số .
Nếu sử dụng số liệu của hai năm quá khứ T1, T2 thì chúng có thể được tính như sau:
12
12
tt xx
TT
a
1
12
12
1 t
tt
x
xx
TT
Tb
Với:
T1: mật độ thuê bao quá khứ tại năm t1
T2: mật độ thuê bao quá khứ tại năm t2
Tuy nhiên, để tăng độ chính xác của kết quả dự báo có thể sử dụng phương pháp
bình phương bé nhất. Khi đó a và b được tính như sau:
t
t
t
tt
xnx
yxnyx
b
22
.
xbya
Hệ số tươn quan được xác định bằng công thức:
22
yyxx
yyxx
R
ii
ii
* Đường logistic:
Phương trình:
)( 01 ttke
S
y
Với:
y : Tỷ lệ thuê bao (số thuê bao/100 dân hoặc 100 hộ gia đình)
S : Saturation- mức bão hoà
k, t: các tham số được xác định dựa trên tỷ lệ thuê bao tại năm cơ sở (p0) và
năm đích (pt)
Đầi vào:
Tỷ lệ thuê bao năm cơ sở và năm đích : p0, pt
Mức bão hoà : S
Đầu ra:
Tỷ lệ thuê bao tại các năm t: pt (0<t<1)
5.2 Phương pháp hồi qui tương quan
5.2.1 Khái quát:
Giữa các hiện tượng kinh tế luôn tồn tại mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau, thậm chí
ngay trong cùng một hiện tượng có nhiều tiêu thức khác nhau thì những tiêu thức đó cũng
có mối quan hệ nhất định, ta gọi là mối liên hệ tương quan. Tuỳ theo mục đích mà có thể
chọn một, hai hay nhiều tiêu thức. Nhình chung các yếu tố kinh tế xã hội đều có liên quan
đến nhu cầu, đó là:
Dân số, hộ gia đình.
Số cơ quan.
Tỷ lệ tăng thu nhập.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Các kế hoạch phát triển đô thị.
5.2.2 Lược đồ phương pháp:
Một cách tổng quát, từ số liệu điều tra được về nhu cầu dịch vụ điện thoại di động
cần dự báo, ta xác định các biến kinh tế chủ yếu gồm biến phụ thuộc y và các biến độc lập
),1( nixi .
Bằng phương pháp thực nghiệm, ta xác định được hàm hồi quy tương qua biểu thị
quan hệ giữa y với ),1( nixi :
),1)(,( nixfy ii
Trong đó :
y : là biến phụ thuộc (nhu cầu thuê bao, mật độ thuê bao…).
1, 2, …n : là các hệ số thể hiện mối quan hệ về lượng giữa Yt và Xt
x1, x2,…, xn : là các biến độc lập (GDP, chi tiêu cho đầu tư, chi tiêu
cho tiêu dùng, dân số, hộ gia đình…).
t : Là độ sai lệch của dự báo.
Từ số liệu quá khứ và hiện tại của các yếu tố kinh tế y và xi, bằng phương pháp ước
lượng ta ước lượng các tham số ),1( nii
Giả sử các ước lượng đó là ),1( njj
Khi đó ta có:
),...,;,...,( 2121 nnxxxfy
(*)
(*) gọi là hàm hồi quy mẫu. Hàm này phản ánh gần đúng quy luật quan hệ
của các yếu tố kinh tế của đối tượng kinh tế cần dự báo, với sai số là yy
, (e là
phần dư hồi quy).
Dùng phương pháp ước lượng ta sẽ dự đoán được giá trị của một số biến kinh tế
chủ yếu của đối tượng dự báo.
5.2.3 Mô hình dự báo thường dùng:
a- Mô hình hồi quy tuyến tính đơn.
yt = a + bxt
Hệ số a, b được xác định bằng phương pháp bình phương bé nhất như sau:
t
t
t
tt
xnx
yxnyx
b 22
.
xbya
b- Mô hình tuyến tính bội.
Miêu tả bằng đường tuyến tính các biến mục tiêu (như nhu cầu) với các biến giải
thích khác
Mô hình hồi quy tuyến tính được biểu diễn bằng công thức sau:
Yt = at + b1x1t + b2x2t + … + bnxnt + et
Trong đó:
Yt : biến phụ thuộc, nhu cầu thuê bao hoặc mật độ thuê bao.
at : các hằng số trong phương trình cần được xác định.
b1, b2,…, bn : các hệ số thể hiện mối quan hệ về lượng giữa Yt và xt
x1t, x2t,…, xnt : các biến độc lập (Ví dụ: GDP, dân số, số hộ gia đình)
et : độ sai lệch của dự báo
Sử dụng dữ liệu quá khứ (số thuê bao hoặc mật độ thuê bao, dữ liệu kinh tế– xã hội)
để tính toán các tham số at, b1, b2,…, bn của mô hình.
Một số mô hình kinh tế lượng thường được sử dụng: Logarit kép, bán Logarit,
Logarit đảo.
- Logarit kép:
LnYt = a + blnXt + et
Trong đó :
Yt : Mật độ thuê bao năm t.
Xt : biến độc lập.
et : độ sai lệch.
- Bán Logarit :
LnYt = a + bXt + et
Yt = a + blnXt + et
1
Yt = a + b + et
Xt
Trong đó :
Yt : Mật độ thuê bao năm t.
Xt : biến độc lập.
et : độ sai lệch.
- Logarit đảo :
Dạng mô hình kinh tế lượng với một biến độc lập.
Yt = a + bXt + et
Trong đó :
Yt : Mật độ thuê bao năm t.
Xt : biến độc lập.
et : độ sai lệch.
a, b: là các tham số được xác định theo phương pháp bình phương bé nhất
dựa trên dữ liệu quá khứ (
, ) thể hiện các giá trị của dự báo a, b.
1, 2, …, r : là các năm trong quá khứ.
Trong đó:
XY
T
t
t
T
t
tt
XX
XXY
1
1
)(
)(
Lựa chọn công thức hồi quy :
T
t
tYT
Y
1
1
Công thức hồi quy thích hợp được lựa chọn theo mối quan hệ của nguyên nhân và
ảnh hưởng, giữa nhu cầu và biến số giải thích. Quan trọng là mối quan hệ chung giữa nhu
cầu và các hệ số giải thích sẽ được lưu giữ trong tương lai.
Lựa chọn biến số giải thích :
Trong các nhân tố có liên quan đến nguyên nhân và ảnh hưởng hoặc quan hệ chung
với nhu cầu, có một số biến giải thích được lựa chọn theo tiêu chuẩn sau:
ảnh hưởng của nhu cầu lớn.
Số liệu có thể dự báo.
Khi sử dụng hai hoặc hơn hai biến số giải thích, không có sự tương quan chặt chẽ
giữa chúng.
5.2.4 Hệ số tương quan (r):
Đây là tiêu thức đặc trưng cho mối liên hệ chặt chẽ giữa tiêu thức nghiên cứu và
toàn bộ các biến giải thích.
Hệ số tương quan được mô tả trong công thức sau :
yx
yxxy
yyxx
yyxx
r
ii
ii
.22
r luôn ở trong khoảng (0,1). Trong đó r càng gần 1 thì quan hệ giữa y và các xi càng
chặt chẽ, r càng gần 0 thì mối quan hệ đó càng lỏng lẻo.
Nếu r > 0,75 ta nói mối quan hệ này tương đối chặt chẽ, khi không có r lớn hơn thì
có thể chấp nhận hàm này.
Nếu r < 6,5 Không đủ chặt chẽ trong quan hệ, tìm hàm khác.
Nhìn chung các nhân tố tương quan với nhu cầu là các nhân tố xã hội kinh tế như :
GDP, GDP bình quân, Chi tiêu tiêu dùng cho cá nhân, đầu tư hộ tư nhân, đầu tư thiết bị và
lãi suất.
Ngoài các tiêu chuẩn trên còn có các tiêu chuẩn về sai số của các tham số. Việc xác
định các tham số trong phương trình hồi quy thường sử dụng phương pháp tổng bình
phương bé nhất. Tuy nhiên nếu phương sai của tham số ước lượng lại khá lớn so với giá trị
thực của tham số thì tham số đó không còn ý nghĩa. Do đó phải xác định mức ý nghĩa của
tham số.
5.3 Phương pháp chuyên gia
5.3.1 Chuyên gia:
Chuyên gia là người có chuyên môn sâu, kinh nghiêm rộng lĩnh vực nghiên cứu. Họ
là những nhà khoa học đầu ngành, họ am hiểu sâu sắc về sự phát triển trong quá
khứ và hiện tại của ngành đó, những vấn đề mâu thuẩn, những sự kiện cần giải
quyết còn đang tồn đọng. Họ là những người tâm huyết nhất về xu hướng phát triển,
về phương thức giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực mình hoạt động. Họ là những
người có tâm lý ổn định và có ý thức rõ ràng nhất về sự phát triển ở tương lai của
lĩnh vực mình hoạt động.
Do các phẩm chất trí tuệ va nhân bản đó, những ý kiến phán đoán của các chuyên
gia là nguồn thông tin đáng tin cậy về triển vọng phát triển của đối tượng cần dự
báo.
5.3.2 Phương pháp chuyên gia:
- Về bản chất phương pháp chuyên gia là phương pháp dự báo dựa vào trình độ uyên
bác và lý luận, thành thạo về chuyên môn, phong phú về khả năng thực tiễn cùng
với khả năng mẫn cảm, nhạy bén thiên hướng sâu sắc về tương lai của đối tượng
cần dự báo cảu tập thể các nhà khoa học, các nhà quản lý cùng đội ngũ cán bộ lão
luyện thuộc lĩnh vực kinh tế cần dự báo. Đây là hoạt động dự báo dựa trên cơ sở
huy động trí tuệ của các chuyên gia.
- Về đạo lý, phương pháp chuyên gia xuất phát từ quan điểm cho rằng, do học tập và
nghiên cứu, do lăn lộn và gắn báo với công việc chuyên môn hẹp nên các chuyên
gia là những người am hiểu sâu sắc nhất, giàu thông tin và có khả năng phản xạ
cũng như trực cảm nghề nghiệp nhạy bén về qúa trình vận động và phát triển.
Phương pháp chuyên gia có ưu thế hơn hẳn các phương pháp dự báo khác khi tiến
hành dự báo nhưỡng hiện tươngj hay quá trình kinh tế có tầm bao quát rộng, cấu
trúc nội dung phức tạp, nhiều chỉ tiêu, nhiều nhân tố chi phối làm cho xu hướng vận
động phát triển của vấn đề cần dự báo với biểu hiện đa dạng khó định lượng bằng
con đường tiếp cận trược tiếp để tính toán, đo đạc bằng các phương pháp ước lượng
và bằng các công cụ đo chính xác.
Có hai loại chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực dự báo :
+ Chuyên gia lập dự báo:
là những người đánh giá, đề xuất các yếu tố liên quan đến vấn đề kinh tế cần dự
báo.
+ Chuyên gia phân tích :
Là những người thu thập, chế biến các thông tin để chuẩn bị các yếu tố cho lập dự
báo và xử lý các kết quả dự báo thu được.
Chuyên gia dự báo về nhu cầu dịch vụ Viễn thông phải là người có nhiều phẩm chất
trí tuệ, phải có trình độ hiểu biết chung, rộng và cao, phải có kiến thức chuyên sâu
về lĩnh vực Viễn thông, có quan điểm và lập trường khoa học, có khả năng tiên
đoán được tương lai, có tâm lý ổn định, am hiểu thực tiễn của lĩnh vực liên quan.
Nhiệm vụ của phương pháp chuyên gia là đưa ra những dự đoán khách quan về
tương lai (xét về góc độ kinh tế) về nhu cầu phát triển dịch vụ Viễn thông trên cơ sở
phân tích, xử lý một cách khoa học các thông tin, đánh giá, dự đoán của chuyên gia.
Nội dung của phương pháp chuyên gia gồm các công việc sau:
- Lựa chọn và thành lập nhóm chuyên gia lập dự báo và nhóm chuyên gia phân tích.
- Tiến hành lấy ý kiên của chuyên gia.
- Tổng hợp và xử lý các đánh giá dự đoán của các chuyên gia.
Lựa chọn và thành lập nhóm chuyên gia: Gồm 7 công việc lớn
Công việc 1: Xây dựng cơ cấu nhóm chuyên gia.
Cơ cấu nhóm chuyên gia gồm nhóm thường trực và một số nhóm lâm thời.
Nhóm thường trực (Standing Committee) : Thành phần chính của nhóm thường trực
là ban chủ nhiệm chương trình hoặc đề tài, từ 3 đến 4 người. Họ là những người có
tín nhiệm, có trình độ cao về lĩnh vực dự báo.
Nhóm lâm thời (Provisional committee) : số nhóm lâm thời bằng số vấn đề dự báo
chính. Số người của mỗi nhóm lâm thời dựa vào các điều kiện sau đây để lựa chọn:
dưạ vào đặc điểm của đối tượng dự báo, vào nguồn nhân lực và vào nguồn tài
chính.
Công việc 2 : Thu thập và xây dựng các thông tin về lĩnh vực dự báo.
Bao gồm : Cac thông tin thống kê qúa khứ ; các thông về hiện trạng đối tượng cần
dự báo; các văn kiện của đảng, nhà nước liên quan đến sự vận động phát triển của
đối tượng dự báo; các tư liệu thông tin của nước ngoài liên quan đến vấn đề dự báo.
Công việc 3 : Xác định xu hướng của đối tượng dự báo.
Dùng phương pháp ngoại suy để xác định dạng hàm cho mỗi chuỗi số liệu quá khứ
để tìm xu thế phát triển ban đầu. Sau đó căn cứ vào chủ trương, đường lối đầu tư,
định mức tiêu dùng tương lai để ngoại suy theo nghĩa rộng và phác thảo một số
phương án phục vụ cho việc soạn thảo câu hỏi trưng cầu ý kiến chuyên gia.
Công việc 4: Xây dựng biểu câu hỏi để lấy ý kiến chuyên gia.
Khi có các thông tin cơ sở để đưa ra các câu hỏi cần căn cứ vào các yêu cầu dự báo
mà soạn thảo các câu hỏi để thu thập thông tin đánh giá các mặt, các khía cạnh, ở
mọi mức độ về quan hệ định lượng và định tính của các yếu tố liên quan đến vấn đề
dự báo.
Công việc 5: Cung cấp những thông tin cần thiết cho các chuyên gia.
Giải thích các cơ sở của phương án phác thảo. Chú ý cung cấp cho chuyên gia cac
thông tin gốc nguyên thuỷ. Không được lồng quan điểm cá nhân vào nội dung
thông tin.
Công việc 6: Đánh giá năng lực chuyên gia.
Chất lượng dự báo phụ thuộc vào chất lượng chuyên gia. Danh sách chuyên gia là
do các chuyên gia khác giới thiệu, cần phải tiến hành chọn các chuyên gia giỏi đạt
được các yêu cầu dự báo đặt ra. Việc tuyển chọn các chuyên gia có thể thực hiện
bằng 2 phương pháp: phương pháp chuyên gia tự đánh giá mình (Phương pháp tự
cho điểm) và phương pháp trắc nghiệm (tự điền vào các mục in sẵn của bản tự
khai).
Công việc 7: Thành lập các nhóm chuyên gia:
Song song với quá trình tuyển chọn chuyên gia ta phải xác định chuyên gia cần thiết
của mỗi nhóm sao cho vừa đạt được độ chính xác cao nhất của vấn đề dự báo, vừa tiết
kiệm chi phí. Có nhiêu phương pháp lựa chọn số liệu tối ưu các chuyên gia, trong đó
thường dùng phương pháp cho điểm trung bình sau đây:
Chọn n người tiến hành cho điểm từng chuyên gia.
Tính điểm trung bình Ti cho chuyên gia thứ i (i=1,k).
Xếp danh sách các chuyên gia theo thứ tự điểm trung bình Ti giảm dần của mỗi
nhóm.
Tính điểm trung bình cho từng nhóm k chuyên gia theo công thức sau:
k
i
itb Tk
T
1
1
5.4 Phương pháp nghiên cứu thị trường
Sau khi chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường, nền kinh tế Việt nam
đã đạt được nhiều thành quả to lớn. Cùng vơí đời sống xã hội được nâng lên, nhu cầu tiêu
dùng không những tăng nhanh cả về số lượng mà còn đòi hỏi cao cả về chất lượng, nhiều
chủng loại hàng hoá và dịch vụ được đưa ra nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng đa dạng,
phong phú của xã hội. Cơ chế thị trường tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các
doanh nghiệp, đồng thời đem quyền lợi cho người tiêu dùng ngày càng có nhiều hơn sự lựa
chọn về các loại hàng hoá và dịch vụ.
Một doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường có sự cạnh tranh khắc nghiệt thì
việc nghiên cứu nhu cầu của người tiêu dùng, nghiên cứu các hoạt động của đối thủ cạnh
tranh sẽ giúp cho doanh nghiệp hiểu rõ hơn về đối tượng mà mình phục vụ, biết được điểm
mạnh, điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh và củ bản thân doanh nghiệp, từ đó tìm ra
những lợi thế trong qúa trình sản xuất, kinh doanh… để tận dụng.
Mặt khác, việc xem xét nhu cầu của người tiêu dùng, hoạt động của các đối thủ
cạnh tranh còn giúp cho doanh nghiệp lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp, đảm
bảo những thông tin, dữ liệu thu thập được đầy đủ và có độ chính xác cao.
Tuỳ theo góc độ tiếp cận mà có thể lựa chọn phương pháp cho phù hợp. Tuy nhiên,
theo kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu thị trường thì có 3 phương pháp sau là thích hợp
nhất và thường được sử dụng trong việc nghiên cứu thị trường, đó là phương pháp quan
sát, phương pháp thực nghiệm và phương pháp điều tra.
a) Phương pháp quan sát:
Phương pháp quan sát là phương pháp dùng các giác quan hoặc các thiết bị hỗ trợ
để ghi nhận các hiện tượng hoặc tác phong của còn người mà có thể không cần đế
sự hợp tác của đối tượng quan sát.
Có nhiều cách quan sát khác nhau, có thể quan sát hành vi khi nó diễn ra một cách
tự nhiên hoặc trong sự sắp xếp nhân tạo. Quan sát trực tiếp liên quan đến việc theo
dõi hành vi thực sự, quan sát gián tiếp liên quan đến việc phỏng đoán hành vi bằng
cách nhìn vào các kết quả của hành vi đó. Khi quan sát, đoán hành vi bằng cách
nhìn vào các kết quả của hành vi đó. Khi quan sát, không phải mọi thông tin đều
được ghi nhận những thông tin cần thiết cho cuộc nghiên cứu.
Dữ liệu thu thập được bằng phương pháp quan sát có độ tin cậy cao, đồng thời nó
cũng mang tính khách quan hơn vì đối tượng quan sát có thể không biết mình đang
được quan sát.
Phương pháp quan sát thích hợp với nghiên cứu thăm dò. Nó có thể sử dụng để tìm
hiểu hành vi, thói quen của khách hàng, thu thập những thông tin mà người ta
không muốn hoặc không thể cung cấp được. Tuy nhiên, phương pháp này cần có sự
kết hợp với phương pháp khác như phỏng vấn để tăng độ tin cậy cho dữ liệu.
b) Phương pháp pháp thực nghiệm:
Phương pháp thực nghiệm thực sự là hình thức đặc biệt của phương pháp quan sát
và phỏng vấn. Các nhà nghiên cứu điều khiển các điều kiện nhất định trong một
môi trường và sau đó đo lường ảnh hưởng của những điều kiện đó.
Phương pháp thực nghiệm được coi là phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp có tính
thuyết phục nhất và là tiêu chuẩn của nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, phương
pháp thực nghiệp tốn kém nhiều chi phí và rất phức tạp.
Phương pháp thực nghiệm đề cập đến 2 loại khung cảnh thực nghiệm đó là thực
nghiệm có tính chất phòng thí nghiệm và thực nghiệm hiện trường
Trong nghiên cứu thị trường, phương pháp thực nghiệm là phương pháp thích hợp
nhất để thu thập thông tin mang tính nhân quả, thường được sử dụng đối với các sản
phẩm dịch vụ mới.
c) Phương pháp điều tra:
Phương pháp điều tra là cách tốt nhất thích hợp cho việc thu thập thông tin thuộc về
mô tả. Một doanh nghiệp muốn biết về học vấn, tín ngưỡng, sở thích, sự hài lòng
hoặc hành vi mua của đối tượng thì có thể tìm thấy được bằng cách hỏi trực tiếp.
Nghiên cứu điều tra có thể được lập sẵn (có kết cấu sẵn) hoặc không lập sẵn. Điều
tra có kết cấu sử dụng bảng câu hỏi chính thức để hỏi tất cả đối tượng được hỏi theo
cùng cách thức như nhau. Điều tra không có kết cấu sử dụng một khuôn khổ tự do
để phỏng vấn, thăm dò người được phỏng vấn và hướng dẫn cuộc phỏng vấn, tuỳ
theo câu trả lời của họ.
Có một số phương thức điều tra tiếp xúc với khách hàng như:
- Bằng câu hỏi gửi theo đường bưu điện (thư tín) : là phương pháp gửi các bảng câu
hỏi soạn thảo sẵn qua con đường thư tín đến tay đối tượng phỏng vấn, yêu cầu họ
điền câu trả lời và gửi lại cho ta.
- Phỏng vấn bằng điện thoại : là phương pháp sử dụng mạng điện thoại để thu thập
thông tin dựa trên bảng câu hỏi có sẵn.
- Phỏng vấn trực tiếp : Là phương pháp nghiên cứu mà theo đó những người nghiên
cứu đặt ra các câu hỏi cho các đối tượng điều tra và thông qua câu trả lời của họ để
nhận được những thông tin mong muốn. Xét về thực chất đây là phương pháp thu
thập dữ liệu sơ cấp. Hai phương pháp thông dụng trong công tác nghiên cứu thị
trường là : Phương pháp phỏng vấn trực tiếp các cá nhân và Phương pháp phỏng
vấn nhóm tập trung.
Trong ba phương pháp trên, tuỳ theo trường hợp cụ thể mà các nhà nghiên cứu lựa
chọn phương pháp nào để tiến hành nghiên cưú. Tuy nhiên, trong nghiên cứu thị
trường, đặc biệt là nghiên cứu thị trường có quy mô lớn thì điều tra là phương pháp
hữu hiệu hơn cả. Với các phương pháp phỏng vấn, sử dụng bảng câu hỏi đúng quy
cách… các thông tin thu thập được thường mang tính đại diện cho tổng thể nghiên
cứu và có độ chính xác cao, phục vụ tốt cho quá trình ra quyết định của nhà quản
trị.
5.5 Phương pháp khảo sát quốc tế
5.5.1 Phương pháp chuyên gia:
Đây là phương pháp định tính để dự báo thị trường trên cơ sở trưng cầu ý kiến của
một tập thể chuyên gia và xử lý kết qủa trưng cầu ý kiến theo nguyên lý hội tụ : độ
đặc đám đông các ý kiến đánh giá cá thể dưới dạng các tham số làm ý kiến đại diện
cho cả tập thể chuyên gia. Nội dung cơ bản của nó được trình bày theo một thủ tục
logic bao gồm các bước sau:
Bước 1: Xác định đối tượng dự báo, mục tiêu và yêu cầu dự báo.
Bước 2: Xác định nội dung và chỉ tiêu dự báo, lựa chọn thể thức và phân lập phạm
vi dự báo.
Bước 3: Soạn thảo hệ thống câu hỏi trưng cầu ý kiến và thông tin hội chợ.
Bước 4: Thành lập nhóm chuyên gia (từ 10 đến 15 người) và xác định rõ số lượng,
kết cấu, chất lượng chuyên gia.
Bước 5: Trưng cầu sơ cấp: cung cấp hệ thống câu hỏi và thông tin hỗ trợ.
Bước 6: Tổng hợp và xử lý sơ cấp.
- Giá trị ước lượng.
- Độ tập trung của các ý kiến.
- Các ước lượng cực đoạn.
Bước 7: Trưng cầu thứ cấp:
- Công bố kết quả xử lý vòng trước.
- Yêu cầu giải thích, luận chứng, bảo vệ ý kiến.
- Cung cấp thêm thông tin hỗ trợ.
Bước 8: Tổng hợp và xử lý thứ cấp:
- Ước lượng chung.
- Độ phân tán của các ý kiến.
- Các ước lượng cực đoan.
Bước 9: Kiểm định kết quả:
- Phân tích kinh tế, đối chiếu với mục tiêu đề ra, kết hợp với kết quả của các phương
pháp dự báo khác.
- Kết quả chưa đạt yêu cầu thì quay lại bước 7.
- Nếu kết quả đã đạt yêu cầu thì hình thành báo cáo cuối cùng và kết quả dự báo.
Như vậy phương pháp chuyên gia là một quá trình lặp lại gồm nhiều bước và chỉ
dừng lại khi đã thu thập được những ước lượng có độ tập trung cao. Tuy nhiên
phương pháp này đòi hỏi phải có được đội ngũ chuyên gia giỏi cả về nghiên cứu thị
trường và am hiểu về sản phẩm của doanh nghiệp. Nếu không thì các yếu tố chủ
quan trong đánh giá của chuyên gia có thể làm sai lệch kết quả thu được. Vì vậy
thường phải kết hợp nó với các phương pháp định lượng khác.
5.5.2 Các phương pháp thống kê:
Các phương pháp thống kê để dự báo nhu cầu thị trường bao gồm lớp phương pháp
cấu trúc và lớp phương pháp theo hành vi. Trong các phương pháp theo cấu trúc thì
mô hình phổ biến hơn cả là mô hình hồi quy tương quan bôị. Phản ánh sự phụ của
đối tượng dự báo, chẳng hạn nhu cầu thị trường vào các yếu tố giải thích như giá cả,
thu nhập, quy mô thị trường, sở thích tiêu dùng…
Để áp dụng được mô hình hồi quy bội cần thoả mãn một số yêu cầu sau:
- Phải xác định được một cách chính xác các yếu tố có ảnh hưởng đến đối tượng dự
báo.
- Phải dự báo được sự biến động của bản thân các yếu tố đó trong tương lai.
- Dạng liên hệ được xác định trong mô hình phải được tiếp tục giữ nguyên như vậy
trong tương lai.
Trong dự báo thị trường nước ngoài, cần chú ý là độ chính xác của dự báo không
phụ thuộc vào mức độ phức tạp của các mô hình dự báo mà chủ yếu phụ thuộc vào
việc lựa chọn đúng đắn phương pháp dự báo khác nhau để có kết quả dự báo đạt độ
chính xác cần thiết.
IV. Tiêu chuẩn lựa chọn phương pháp dự báo và các phương pháp đánh giá dự báo
1. Tiêu chuẩn để lựa chọn phương pháp dự báo
Có 5 tiêu chuẩn quan trọng để chọn phương pháp dự báo thích hợp với một vấn đề
cụ thể, đó là:
c. Độ chính xác của dự báo
d. Chi phí của dự báo
e. Tính tổng hợp và khả năng của phương pháp
f. Thời gian dự báo
g. Cơ sở dữ liệu để dự báo
2. Các Phương pháp đánh giá dự báo:
Mỗi dự báo cho dù được chuẩn bị kỹ lưỡng như thế nào đi chăng nữa thì đều vẫn có
sai số dự báo, mà dự báo lại là cơ sở cho việc ra quyết định quản lý. Do đó các kết quả dự
báo phải được đánh giá theo ý nghĩa của dự báo, chất lượng của dự báo. Đánh giá dự báo
được tiến hành cả trước và sau khi dự báo.
2.1. Đánh giá trước dự báo:
Đánh giá trước dự báo nhằm kiểm tra trước khi các giá trị được quan sát trong
khoảng thời gian dự báo. Sự đánh giá trước bao gồm việc kiểm tra các tiền đề, các điều
kiện cho việc tiến hành thực hiện dự báo như:
+ Kiểm tra thông tin về tính đầy đủ, chính xác, phù hợp với mục tiêu dự báo, độ dài
chuỗi quan sát, cấu trúc chuỗi thời gian.
+ Kiểm tra các biến tham số đại diện cho các mối quan hệ của chúng tới đối tượng
dự báo.
+ Kiểm tra dạng hàm hoặc mô hình dự báo sử dụng.
2.2. Đánh giá sau dự báo:
Chất lượng của dự báo được đánh giá sau bằng các hương pháp thống kê, chủ yếu
dựa trên tính toán sai số dự báo, tức là độ sai lệch giữa giá trị thực tế và giá trị dự báo.
Nếu ký hiệu tY
là giá trị dự báo ở thời điện t
tY là giá trị thực tế của đối tượng quan sát tại thời điểm t
Và et là sai số dự báo ở thời điểm t
Khi đó sai số dự báo sẽ là: et = yy - tY
Trong thực tế người ta dùng bốn chỉ số để đánh giá sai số dự báo:
a) Độ lệch tuyệt đối trung bình (MAD)
Đây là một chỉ số đo lường sai số dự báo tương đối dễ tính toán hay được sử dụng
trong thực tế. MAD là trung bình các sai số dự báo theo thời gian của đối tượng dự báo mà
không quan tâm tới đó là sai số vượt quá hay sai số thiếu hụt. MAD đôi khi còn được gọi
là sai số tuyệt đối trung bình (MAE). Công thức tính toán MAD như sau:
n
yy
MAD
n
t
tt
1
b) Sai số bình phương trung bình (MSE)
Khi tính sai số tuyệt đối trung bình. Chúng ta không có tính trọng số của các quan
sát, và chúng ta cho các quan sát một trong số như nhau. Còn trong trường hợp này, các sai
số lớn thì có trọng số lớn (trọng số là chính giá trị sai số), sai số nhỏ thì có trọng số nhỏ.
Như vậy, sai số bình phương trung bình (MSE) được tính theo công thức:
n
yy
MSE
n
t
tt
1
2
c) Sai số dự báo trung bình (MFE)
Một mô hình dự báo tốt không những có sai số trung bình nhỏ mà còn phải đảm bảo
tính không chệnh. Một mô hình được gọi là không chệch nếu như các sai số dương và sai
số âm là tương đương. Hay nói cách khác, tổng giá trị các sai số dự báo này càng gần tới
giá trị không (MFE = 0), và MFE được tính như sau:
n
yy
MFE
n
t
tt
1
Nếu MFE càng xa không có nghĩa là dự báo càng chệnh và ngược lại, ví dụ MFE =
-5 có nghĩa là dự báo vượt quá giá trị thực tế một lượng trung bình là 5 đơn vị trên một
thời kỳ (giai đoạn).
d) Phần trăm sai số tuyệt đối trung bình
Sai số tương đối mà một dự báo mắc phải có thể được đo lường bằng phần trăm sai
số tuyệt đối trung bình (MAPE). MAPE được tính theo công thức :
n
t t
tt
y
yy
n
MAPE
1
100
MAPE nói rằng giá trị dự báo sai khác bao nhiêu phần trăm so với giá trị trung bình
là bao nhiều phần trăm.
Chương II : Đánh giá tình hình sử dụng dịch vụ Điện thoại cố định trong thời gian
qua
I. Nghiên cứu nhu cầu thị trường dịch vụ điện thoại cố định
1. Phân loại thị trường theo đặc điểm kinh tế – xã hội của vùng.
1.1 Vùng đô thị phát triển – Khu trung tâm công nghiệp – Thương mại – Du lịch – Dịch
vụ phát triển:
* Đặc điểm của vùng:
- Những vùng đô thị phát triển thường là nơi có điều kiện về tự nhiên, kinh tế xã hội
thuận lợi hơn các vùng khác, mật độ dân cư rất đông, cơ cấu lao động chủ yếu là lao
động công nghiệp và thương mại, dịch vụ, tỷ lệ này chiếm tới 70% - 80% dân số
của vùng đô thị.
- Dân cư của vùng đô thị chủ yếu là những người đã được qua đào tạo có trình độ
văn hoá, dân trí khá cao hơn hẳn các vùng khác.
- Các công trình văn hoá, giáo dục, thể thao, giải trí, y tế, các trung tâm kinh tế –
chính trị – văn hoá lớn, các đầu mối giao thông quan trọng đầu tập trung ở đô thị.
Mật độ xây dựng ở các khu đô thị không ngừng tăng lên.
- Trình độ trang thiết bị kỹ thuật và hệ thống các công trình kết cấu hạ tầng ở đô thị
phát triển cao và hoàn thiện hơn những nơi khác.
- Thu nhập của người dân ở những vùng đô thị cao, thường gấp đôi so với thu nhập
bình quân cả nước.
* Xu hướng của nhu cầu sử dụng dịch vụ điện thoại cố định
Dịch vụ điện thoại cố định là dịch vụ là một trong những dịch vụ truyền thống, nó
xuất hiện tương đối sớm so với các dịch vụ khác, nhất là ở các vùng đô thị phát triển, trung
tâm thương mại… Cho nên ở các vùng này dịch vụ điện thoại cố định đã trở nên phổ biến
và thông dụng đối với tất cả mọi người. Nên xu hướng những năm tới nhu cầu sử dụng
dịch vụ điện thoại cố định có tốc độ phát triển chậm lại.
1.2 Vùng nông thôn, biên giới, hải đảo
* Đặc điểm vùng:
- Mật độ dân cư thấp, có nơi thưa thớt và có những nơi dân cư phân bố rải rác.
- Trình độ văn hoá, dân trí thấp.
- Lao động chủ yếu là lao động giản đơn làm trong lĩnh vực nông nghiệp.
- Những vùng này còn rất nghèo nàn, thu nhập thấp.
- Thiên nhiên khắc nghiệt.
- Kết cấu hạ tầng như giao thông, mạng lưới điện, nước, thông tin… còn rất yếu kém,
chưa phát triển.
* Xu hướng của nhu cầu sử dụng dịch vụ điện thoại cố định:
Do những đặc điểm trên nên nhu cầu sử dụng dịch vụ điện thoại cố định ở những
vùng này vẫn chưa phát triển, nên trong giai đoạn tới cần phải có chính sách để khuyến
khích, thúc đẩy họ sử dụng.
1.3 Khu chế xuất – khu công nghiệp
* Đặc điểm vùng
- Các công trình KCHT như viễn thông thực sự phải là nền tảng đi trước thì hoạt
động của những khu này mới có hiệu quả. Đầu tư cho KCHT ở khu vực này được
chú trọng và ưu tiên cả trong KCX, khu CN và ngoài khu phục vụ cho dân cư sinh
sống.
- Thu hút nhiều lao động có trình độ tay nghề cao, đã qua đào tạo. Hoạt động sản
xuất mang tính chuyên môn hoá cao độ, phân công lao động và hợp tác hoá chặt
chẽ.
- Có nhiều công ty nước ngoài đang hoạt động, sản phẩm chủ yếu cho xuất khẩu.
- Thu nhập của lao động cao hơn hẳn so với các nới khác.
*Xu hướng của nhu cầu sử dụng dịch vụ Điện thoại cố định:
Nhu cầu sử dụng dịch vụ điện thoại cố định ở khu vực này là rất lớn một phần là do
các khu này mới xuất hiện, phát triển đi thẳng vào hiện đại, công nghiệp, phần khác là do
sự đòi hỏi rất lớn của công việc sản xuất kinh doanh có trao đổi tin tức rất nhiều với nước
ngoài.
Xu hướng những năm tới nhu cầu sử dụng dịch vụ Điện thoại cố định ở các khu vực
này vẫn phát triển rất cao. Do nước ta là nước đang phát triển nên sẽ có rất nhiều khu chế
xuất – khu công nghiệp mọc lên. do đó nhu cầu tiềm năng ở các khu vực này là rất lớn.
2. Các yếu tố tác động đến nhu cầu sử dụng dịch vụ Điện thoại cố định.
2.1. Khái niệm về nhu cầu:
Nhu cầu sử dụng dịch vụ Điện thoại cố định là số lượng khách hàng lớn nhất có thể
sử dụng dịch vụ ở từng khu vực.
Đặc điểm của nhu cầu dịch vụ Điện thoại cố định:
- Là loại nhu cầu phát sinh.
- Nhu cầu này ít có khả năng thay thế.
- Giá cả có tác động chậm đến nhu cầu sử dụng dịch vụ.
- Nhu cầu sử dụng dịch vụ điện thoại cố định mang tính đặc trưng theo hướng và
mang tính thời điểm rõ rệt.
- Nhu cầu dịch vụ điện thoại cố định có độ co dãn chậm và mang tính xã hội xâu sắc.
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng dịch vụ Điện thoại cố định:
Trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ.
Kinh tế phát triển, đời sống được nâng lên, nhu cầu tiêu dùng đòi hỏi ngày càng cao cả về
số lượng lẫn chất lượng. Trong tương lai, theo xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới, thị
trường Viễn thông mà đặc biệt là thị trường dịch vụ Điện thoại cố định có sự phát triển rất
mạnh mẽ. Nhu cầu thông tin liên lạc phục vụ cho các quan hệ kinh tế, giao lưu xã hội tăng
nhanh. Xu hướng khu vực hoá, toàn cầu hoá, tiến hành thương mại hoá dịch vụ Điện thoại
cố định tạo cho thị trường Viễn thông hay thị trường Bưu chính Viễn thông Việt Nam
nhiều cơ hội và cũng không ít thách thức. Những quy luật khắc nghiệt của kinh tế thị
trường yêu cầu mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải gắn kết với thị trường,
phải nắm bắt được nhu cầu của khách hàng. Do vậy, việc tìm ra và nghiên cứu các yếu tố
tác động đến nhu cầu dịch vụ Điện thoại cố định là rất cần thiết. Nó làm định hướng cho
các đơn vị cơ sở xây dựng kế hoạch thực hiện nhằm thoả mãn tốt hơn nhu cầu thị trường,
chiếm lĩnh thị trường trước khi bước vào cạnh tranh thực sự.
Dự báo nhu cầu bị tác động bởi nhiều yếu tố. Các yếu tố đó có thể được phân chia
thành các yếu tố nội sinh và các yếu tố ngoại sinh, được thể hiện trong hình 2.1. Dự báo
nhu cầu phải dựa vào và phân tích các yếu tố này để xác định nhu cầu tương lai về số
lượng.
Các yếu tố ngoại sinh Các yếu tố nội sinh
Hình 2.1: Các yếu tố tác động đến nhu cầu sử dụng dịch vụ Điện thoại cố định
Các yếu tố kinh tế
- tốc độ tăng
trưởng kinh tế
- tỷ lệ tiêu dùng
dân cư
- GDP bình quân đầu
người ở khu vực
-
Các yếu tố xã hội
- Dân số và mật độ
dân cư
- Số hộ gia đình
- Số người đang làm
việc
- Văn hoá, phong
tục, tập quán
Nhà cung cấp
* Sản phẩm:
- chủng loại sản
phẩm
- chất lượng sản
phẩm
* Giá lắp đặt.
* Cước:
- Giá thiết bị
- Cước cơ bản
- Cước phụ trội
* Phân phối
* Chiến lược
marketing
Nhu
cầu
II. Hiện trạng về mạng viễn thông - Tình hình phát triển dịch vụ Điện thoại cố định
Trong thời gian qua.
1. Hiện trạng về mạng Viễn thông :
Đến nay Viễn thông Việt Nam đã xây dựng được mạng Viễn thông quốc tế hiện đại,
tiên tiến. Mạng Viễn thông trong nước hiện đại, vững chắc và đều khắp. Mạng Viễn thông
Việt Nam hôm nay về qui mô tuy còn nhỏ bé, nhưng về công nghệ đã đạt trình độ các
nước tiền tiến trong khu vực.
- Mạng Viễn thông Việt Nam đã thực hiện số hoá toàn bộ các hệ thống chuyển mạch,
truyền dẫn cấp I và cấp II. 100% tỉnh lỵ và huyện thị của Việt nam đã được trang bị tổng
đài điện tử truyền dẫn kỹ thuật số hiện đại. Nhờ đó việc gọi liên tỉnh và quốc tế quay số
trực tiếp được thực hiện ở tất cả các trung tâm tỉnh lỵ, thị xã trong toàn quốc. Đây là một
trong những cố gắng lớn của Ngành Bưu điện trong việc nâng cao chất lượng phục vụ
khách hàng cũng như phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Người tiêu
dùng hôm nay đã có thể quay các cuộc gọi liên tỉnh, quốc tế trực tiếp từ nhà, công sở hoặc
các ghi sê của Bưu điện thay vì phải túc trực hàng giờ, hàng buổi để chờ nhân viên Bưu
điện đấu nối nhân công trước đây.
- Các tổng đài điện tử kỹ thuật số có tính năng linh hoạt có thể thay đổi, mở rộng
dung lượng khi cần thiết và khả năng cung cấp nhiều loại hình dịch vụ phong phú cùng với
các tuyến truyền dẫn băng rộng được đưa vào khai thác trên mạng lưới đã cho phép Ngành
Bưu điện cung cấp cho khách hàng nhiều loại hình dịch vụ hiện đại, phong phú, đa dạng
kể cả các dịch vụ cơ bản cũng như các loại dịch vụ giá trị gia tăng có tiêu chuẩn và chất
lượng quốc tế, đáp ứng được nhu cầu thông tin ngày càng tăng của nền kinh tế mở, hội
nhập.
* Viễn thông quốc tế:
Mạng Viễn thông quốc tế Việt nam đã được xây dựng hiện đại, tiên tiến với cả hai
phương thức liên lạc hiện đại:
+ Qua vệ tinh: Hiện có 7 trạm mặt đất thông tin vệ tinh, 3 tổng đài cửa ngõ
(gateway) tại Hà nội, Đà nẵng và TP.HCM cung cấp hơn 2.000 kênh liên lạc vệ tinh đi
trực tiếp hơn 30 nước và qua quá giang đi tới hơn 200 nước còn lại.
+ Cáp quang: qua hệ thống cáp quang biển có trạm cặp bờ T-V-H [ Việt nam – Thái
lan – Hồng kông ] có dung lượng hơn 7000 kênh mỗi hướng( được đưa vào khai thác từ
tháng 2/1996), ngoài ra Việt nam còn mua chủ quyền dung lượng của nhiều tuyến cáp
quang biển khác.
Cho đến nay Việt nam đã có trên 5.000 kênh liên lạc quốc tế, năm 2000 đã chuyển
tải gần 500 triệu phút lưu lượng quốc tế.
* Viễn thông trong nước:
Mạng viễn thông trong nước được xây dựng theo hướng số hoá hiện đại, vững chắc
và đều khắp bằng những công nghệ hiện đại nhất hiện nay như: Tổng đài điện tử kỹ thuật
số, viba số và cáp quang v.v… Năng lực truyền tải [ chỉ tính riêng đối với điện thoại] trong
năm 2000 mạng viễn thông trong nước đã chuyển tải được gần 2,5 tỷ phút điện thoại
đường dài liên tỉnh.
Đối với các hệ thống chuyển mạch:
- Hiện 100% tỉnh lỵ, huyện thị đã được trang bị tổng đài điện tử kỹ thuật số.
- Đã có hơn 4 triệu số tổng đài đã được lắp đặt trên mạng viễn thông Việt nam.
- Hệ thống chuyển mạch quá giang liên tỉnh trước đây được trang bị 2 tổng đài
TANDEM TDX – 10 [ Hàn quốc] tại Hà nội, TP.Hồ Chí Minh, năm 1995 đã được
trang bị bổ sung thêm hai tổng đài trung chuyển – TOLL AXE-10 [Thuỵ điển] với
dung lượng mỗi nơi gần 10.000 số có trang bị tín hiệu số 7 làm nhiệm vụ lưu thoát
lưu lượng liên tỉnh cho khu vực và các tuyễn trục, chuẩn bị cho việc xây dựng xa lộ
thông tin và đưa các dịch vụ băng rộng, dịch vụ đa phương tiện vào phục vụ.
Đối với các hệ thỗng truyền dẫn:
Đường trục Bắc – Nam hiện đang khai thác:
- Cáp quang dọc quốc lộ 1A 34Mbs đã được nâng cấp lên 2,5 Gbs [30.000 kênh liên
lạc tiêu chuẩn ], song song là tuyến cáp quang 2,5 Gbs trên đường dây 500KV tạo
thành 4 mạch vòng Ring khép kín, tăng độ an toàn cho tuyến trục Bắc – Nam là
tuyến có lưu lượng lớn nhất hiện nay.
- Tuyến Viba số băng rộng 140 Mbs [dung lượng ban đầu 1.920 kênh – hiện đã được
nâng cấp cấu hình 2+1]
- Các kênh liên lạc qua vệ tinh thông qua các đài mặt đất tại Hà nội, Đà nẵng và
TP.Hồ Chí Minh.
Các tuyến liên lạc liên tỉnh:
- 100% các tuyến liên lạc liên tỉnh đều đã được số hoá. Hiện nay các tuyến liên lạc
liên tỉnh đều được toả từ ba trung tâm viễn thông lớn của toàn quốc là Hà nội, Đà
nẵng và TP.Hồ Chí Minh bằng các tuyến cáp quang hoặc bằng các tuyến Viba số có
dung lượng 34-140Mbs.
- Trên các tuyến thông tin của các vùng địa bàn kinh tế trọng điểm có lưu lượng lớn
như : Hà nội – Hải phòng – Quảng ninh, Tp.Hồ Chí Minh – Biên hoà - Vũng tầu,
ngoài các tuyến Viba số còn được trang bị thêm song song bằng các tuyến cáp
quang 622Mbs công nghệ đồng bộ số [SDH], góp phần phục vụ đắc lực cho việc
phát triển kinh tế xã hội của các vùng trọng điểm kinh tế đầy năng động này.
- Nằm trong chiến lược cáp quang hoá mạng lưới, hiện nay ở nhiều tuyến liên lạc liên
tỉnh ngoài phương thức liên lạc bằng Viba số còn đang chuẩn bị được bổ sung bằng
cáp quang nhằm tăng độ an toàn và dung lượng cho mạng lưới.
- Đối với mạng nội tỉnh, ở nhiêu tỉnh, thành cùng với việcđưa tổng đài số vào hoạt
động, các hệ thống trung kế liên đài đi cùng cũng đã được cáp quang hoá, đặc biệt
là ở Hà nội, TP.HCM hệ thống trung kế liên đài hầu như đã được cáp quang hoá
100%. Trong khi đó đối với mạng cáp thuê bao tình hình chung là mặc dù đã được
thay thế nhiều hiện cáp treo vẫn còn nhiều, vừa gây mất mỹ quan thành phố, vừa
đảm bảo độ an toàn thông tin.
- Ngoài ra từ năm 1995 Viễn thông Việt nam đã xây dựng và đưa vào hoạt động
mạng VSAT có trạm chủ [GUB] đặt tại TP.Hồ Chí Minh. Đến nay đã phát triển
được hơn 50 trạm VSAT, cung cấp dịch vụ viễn thông cho khách hàng ở vùng sâu,
vùng xa, huyện đảo vv… nơi viba và cáp tới được.
Tóm lại, với 7 trạm mặt đất thông tin vệ tinh, tuyến cáp quang biển T-V-H cung cấp
hơn 5.300 kênh liên lạc quốc tế. Mạng liên lạc trong nước với hàng chục ngàn kênh
liên lạc liên tỉnh sử dụng các phương thức cáp quang, viba số băng rộng, VSAT
vv… đã hình thành mạng quốc tế, mạng đường trục và cấp I liên tỉnh quốc gia vững
chắc, đều khắp và hiện đại đáp ứng được nhu cầu thông tin của tất cả các ngành
kinh tế quốc dân cũng như của toàn xã hội.
2. Tình hình phát triển dịch vụ Điện thoại cố định trong thời gian qua:
Cùng với việc mạng lưới được nâng cấp hiện đại hoá, dịch vụ Điện thoại cố định
cũng ngày càng được cung cấp rộng rãi cho xã hội, chất lượng dịch vụ ngày càng cao, tinh
thần thái độ phục vụ của nhân viên ngày càng được cải tiến, xứng đáng dịch vụ tiên phong
của xã hội, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cả về số lẫn về chất của xã hội, người tiêu
dùng. Dịch vụ Điện thoại cố định cũng đã và đang được từng bước đưa xuống phục vụ các
vùng nông thôn, miền núi, biên giới hải đảo, vùng sâu, vùng xa…thực hiện phổ cập dịch
vụ phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Nếu như ở những năm 1992 mới chỉ có 180.000 máy điện thoại tức là phải 380
người dân mới có một máy điện thoại và chủ yếu là người có máy điện thoại ở các tỉnh lớn
như Hà nội và TP.Hồ Chí Minh, thì Cho đến nay (tháng 12/2001) số máy điện thoại đã
tăng lên rất nhiều và dịch vụ điện thoại cố định đã trở thành dịch vụ phổ cập, đại chúng với
đa số các tầng lớp nhân dân, được cung cấp rộng rãi và đều khắp trên toàn quốc, được
thống kê như sau :
- Máy điện thoại cố định phát triển: 534.099 máy, tăng 11,97% kế hoạch, tăng
34,48% so với năm 2000.
- Tổng số máy điện thoại cố định trên toàn mạng hiện có là: 3.383.489 máy, đạt mật
độ máy trên 100 dân là 4,3máy/100dân (với dân số là 78.685.800 người)
- Phát triển điện thoại cố định xuống xã: Đã có 39/61 tỉnh, thành phố đạt 100% số xã
có máy điện thoại, tăng 4 tỉnh so với năm 2000. 90% số xã trên toàn quốc có máy
điện thoại ( năm 200:L 85,8% ), trong đó có 96,98% số xã đồng bằng, 99,27% số xã
trung du, 86,67% số xã miền núi, 58% số xã vùng núi cao, biên giới, 100% số xã
vùng hải đảo.
- Sản lượng điện thoại quốc tế đạt 570,6 triệu phút, tăng 13% so với năm 2000. Trong
đó sản lượng điện thoại quốc tế chiều đến đi 53,8 triệu phút, tăng 15% so với năm
2000.
- Sản lượng điện thoại đường dài trong nước đạt 2,64 tỷ phút, tăng 8% so với năm
2000.
Sau đây là biểu liệt kê tình hình phát triển dịch vụ điện thoaị cố định những năm
qua:
Năm
Dân số
(103ngườ
i)
GDP/người
(USD)
Máy
ĐTCĐ
Mật độ
ĐTCĐ/100dâ
n
1991 67242 133 134485 0,2
1992 68450 175 239575 0,35
1993 69645 213 501440 0,72
1994 70825 247 672833 0,95
1995 71996 268 907143 1,26
1996 73157 312 1368030 1,87
1997 74309 335 1746262 2,35
1998 75456 363 2142950 2,84
1999 76842 371 2466628 3,21
2000 77948 389 2790538 3,58
2001 79175 415 3262010 4,12
2002 80414 426 3674920 4,57
Bảng 1: Tình hình phát triển dịch vụ điện thoại cố định từ năm 1991 đến năm 2002
3. Các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại cố định:
Hiện tại lĩnh vực dịch vụ này ngoài VNPT cung cấp chưa có doanh nghiệp nào tham
gia cung cấp nhưng trong tương lai sẽ có rất nhiều doanh nghiệp trong nước, nước ngoài
nhảy vào thị trường này và tham gia cung cấp.
Sự tham gia thị trường của các doanh nghiệp tiềm ẩn
Các doanh nghiệp mới khi tham gia thị trường dịch vụ điện thoại cố định sẽ gặp
phải một số rào cản sau:
+ Các doanh nghiệp mới khi tham gia thị trường phải có đủ điều kiện để được cơ
quan quản lý nhà nước về Bưu chính - Viễn thông cấp phép. Hiện tại đã có 3 giấy phép
loại dịch vụ này cho 3 nhà khai thác là SPT, Vietel và ETC. Tuy các giấy phép được cấp
từ những năm 1996, 1997 song đến nay các nhà khai thác vẫn chưa cung cấp dịch vụ cho
khách hàng;
+ VNPT đã hoạt động lâu năm trên thị trường viễn thông Việt Nam, có mạng lưới
rộng khắp trên toàn lãnh thổ nên có nhiều lợi thế cản trở các đối thủ tiềm năng tham gia thị
trường;
+ Các doanh nghiệp mới tham gia thị trường phải mất nhiều thời gian để vượt qua
sự trung thành của khách hàng với nhãn hiệu dịch vụ đã có của VNPT;
+ Lĩnh vực kinh doanh dịch vụ điện thoại cố định đòi hỏi khối lượng vốn đầu tư lớn
cho phát triển mạng lưới mà khả năng sinh lãi không cao.
Tất cả các rào cản tham gia thị trường đối với các doanh nghiệp mới này là cơ hội
tốt cho VNPT có nhiều thời gian củng cố mạng, thu hút tối đa khách hàng mới và tạo uy
tín giữ các khách hàng hiện tại.
4. Cơ hội, thách thức, điểm mạnh và điểm yếu của dịch vụ điện thoại cố định:
* Cơ hội:
- Thị trường lớn với dân số đông, mật độ điện thoại còn thấp.
- Nền kinh tế đất nước tăng trưởng ổn định, GDP/đầu người tăng đều qua các năm.
- Sự phát triển của dịch vụ Inernet tạo cơ hội làm gia tăng nhu cầu sử dụng dịch vụ
điện thoại cố định.
*Thách thức:
- Với công nghệ ngày càng phát triển, các loại hình dịch vụ thay thế khác ra đời như
dịch vụ di động, điện thoại qua Internet ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng điện thoại
cố định.
- Sẽ bị cạnh tranh từ một số nhà khai thác đã được cấp phép và sẽ triển khai trong
thời gian tới.
* Điểm mạnh:
- Mạng viễn thông bao phủ trên toàn lãnh thổ.
- Có uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế.
- Tình hình tài chính ổn định, lành mạnh.
- Cước phí nội hạt thấp.
- Chất lượng dịch vụ tốt.
- Chiếm lĩnh thị trường có khả năng thương mại hoá nhanh.
- Tiếp tục mở rộng thị trường hướng vào các khách hàng mới.
* Điểm yếu:
- Chi phí lắp đặt và cước sử dụng còn cao so với thu nhập ở nhiều vùng dân cư.
- Còn tồn tại nhiều chủng loại tổng đài.
5. Dịch vụ điện thoại cố định sử dụng giao thức VoIP:
Dịch vụ điện thoại cố định sử dụng giao thức VoIP (VOICE OVER INTERNET
PROTOCOL) là loại dịch vụ viễn thông công cộng, bao gồm hai dạng: từ điện thoại đến
điện thoại (Phone-to-phone) và từ máy Fax đến máy Fax (Fax-to-Fax) thông qua việc sử
dụng giao thức Internet (Internet Protocol) để chuyển đổi tín hiệu thông tin từ tín hiệu
thoại sang tín hiệu dữ liệu để truyền đi, rồi sau đó trở lại tín hiệu thoại. Dịch vụ VoIP cho
phép các thuê bao điện thoại, Fax trên mạng điện thoại công cộng có thể liên lạc với nhau
giống như dịch vụ điện thoại và Fax thông thường. Thiết bị đầu cuối vẫn là các máy điện
thoại, Fax của mạng PSTN. Việc truy nhập thông qua mạng PSTN nhưng cuộc gọi được
định tuyến qua mạng IP.
Dịch vụ điện thoại cố định sử dụng giao thức VoIP sử dụng công nghệ chuyển mạch
gói để gửi các thông tin (chia thành các gói nhỏ được đánh số, mã hoá và nén) trong những
khe thời gian khác nhau, hoặc tại các dải tần khác nhau bảo đảm sử dụng chung một kênh
thoại cho nhiều cuộc gọi một cách hiệu quả, do đó có chi phí thấp cho mỗi cuộc gọi.
Mạng điện thoại IP có khả năng cung cấp nhiều loại hình dịch vụ khác nhau như:
+ Phone to phone (Hai máy điện thoại thông thường trao đổi với nhau qua mạng IP).
+ PC to PC (Hai máy PC có thể trao đổi với nhau bằng âm thanh, hình ảnh, dữ liệu
qua mạng IP).
+ PC to phone hay phone to PC (Một máy PC trao đổi với một máy điện thoại thông
thường qua mạng IP).
+ Dịch vụ Fax (Hai máy fax trao đổi thông qua mạng IP, tương tự như dịch vụ
Phone-to-Phone).
* Các nhà cung cấp hiện tại:
Hiện nay có 3 doanh nghiệp được cấp phép cung cấp dịch vụ VoIP là VNPT với dịch vụ
gọi 171, SPT với dịch vụ gọi 177 và Vietel với dịch vụ gọi 178. Chất lượng dịch vụ được
chấp nhận, tuy nhiên người sử dụng phải quay số nhiều hơn và độ trễ lớn hơn. Cuối năm
2001, lưu lượng toàn bộ tuyến Hà Nội - TP.HCM chiếm khoảng hơn 60%. Mức cước cho
điện thoại IP vẫn còn cao, nhưng đã rẻ hơn nhiều so với mức cước hiện tại qua mạng
PSTN. Hiện nay có thể sử dụng dịch vụ VoIP 171 gọi đi tất cả các nước trên thế giới.
Trong số 3 nhà khai thác đang cung cấp dịch vụ VoIP là VNPT, SPT và Vietel, thì
Vietel là đối thủ ra đời sớm nhất. Khi mới ở giai đoạn thử nghiệm trên tuyến chính Hà Nội
- TP HCM, lưu lượng VoIP đã chiếm gần 40% lưu lượng thoại qua mạng PSTN. Tỷ lệ lưu
lượng VoIP trên toàn bộ lưu lượng thoại tuyến Hà Nội - TP.HCM của các doanh nghiệp
(hai chiều) biểu thị ở bảng 3
Bảng 2. Tỷ lệ lưu lượng VoIP trên toàn bộ lưu lượng thoại
(tuyến Hà Nội- TP HCM, hai chiều)
5/2001 7/2001 8/2001 9/2001 10/2001 3/2002
VNPT 13,1% 11% 21% 22,6% 21%
Vietel 39,8% 37,6% 36% 28% 28,9% 24,6%
SPT 1,2% 5,7%
Từ bảng trên cho thấy, thị phần VoIP của VNPT dần được nâng lên, song hiện tại
Vietel - nhà khai thác dịch vụ VoIP ra đời sớm nhất vẫn chiếm thị phần cao nhất.
III. Xu hướng phát triển các dịch vụ Viễn thông ở Việt Nam và trên thế giới trong
thời gian tới.
1. Xu hướng phát triển dịch vụ Viễn thông ở Việt nam và trên Thế giới:
Trong những năm đầu thế kỷ 21, môi trường phát triển Viễn thông quốc tế đang
diễn ra những thay đổi hết sức sâu sắc cả về công nghệ lẫn qui mô cũng như hình thức phát
triển dịch vụ Viễn thông. Việt nam cũng như các nước trên thế giới đều có xu hướng phát
triển sau:
- Xu hướng hội tụ công nghệ viễn thông - tin học - truyền thông đại chúng:
+ Xu hướng hội tụ công nghệ viễn thông - tin học - phát thanh truyền hình sẽ làm
thay đổi cơ cấu thị trường dịch vụ cũng như thiết bị mạng lưới viễn thông;
+ Công nghệ số đã hoàn toàn xâm nhập mọi mặt của hoạt động viễn thông;
+ Sự phát triển công nghệ chuyển mạch (ATM, IP...), truyền dẫn (SDH, cáp quang)
đã tạo dựng những chùm đường thông lớn, những siêu lộ thông tin có khả năng truyền tải
được mọi loại hình thông tin với tốc độ lớn và dung lượng ngày càng cao.
+ Các máy tính thế hệ mới có khả năng tính toán, xử lý thông tin nhiều và nhanh
gấp hàng ngàn lần các hệ thống hiện có.
+ Nhu cầu về các dịch vụ truyền số liệu, văn bản, hình ảnh cũng như các dịch vụ
theo yêu cầu, trao đổi người - máy cùng với công nghệ xử lý Video và Audio trên máy tính
siêu mạnh sẽ dẫn tới sự hội tụ giữa viễn thông - tin học - phát thanh truyền hình, mở ra một
kỷ nguyên mới cung cấp các dịch vụ đa phương tiện đầy hữu ích cho xã hội. Xu hướng xã
hội hóa nhanh chóng của dịch vụ Internet, thông tin di động, lưu lượng phi thoại vượt qua
lưu lượng thoại, thuê bao di động vượt qua thuê bao cố định trong 10 năm tới sẽ làm thay
đổi cơ cấu thị trường dịch vụ viễn thông.
- Xu hướng toàn cầu hóa, cá nhân hoá
Xu hướng toàn cầu hóa về sản xuất, thương mại và dịch vụ đang diễn ra mạnh mẽ
trên phạm vi toàn thế giới với việc hình thành một loạt các tổ chức kinh tế trên bình diện
toàn cầu, cũng như trong khu vực như Tổ chức thương mại thế giới (WTO), các tổ chức
khu vực như EU, ASEAN, APEC, AFTA. Sự phát triển mạng lưới dịch vụ viễn thông của
mỗi quốc gia đều gắn với sự phát triển chung của công nghệ, tiêu chuẩn thế giới, gắn liền
với hoạt động của các mạng của các quốc gia khác trên toàn cầu. Phạm vi thông tin cũng
sẽ vượt qua biên giới địa lý một cách dễ dàng với các dịch vụ thông tin cá nhân toàn cầu.
- Xu hướng tự do hóa thị trường dịch vụ viễn thông
Xu hướng tự do hóa thị trường dịch vụ viễn thông thế giới đang diễn ra nhanh
chóng. Vấn đề thương mại hóa dịch vụ viễn thông được đặt ra trong tất cả các tổ chức
thương mại toàn cầu và khu vực như WTO, ASEAN, APEC và đều nhằm mục đích chung
là đến năm 2020 sẽ tiến tới việc tự do hóa hoàn toàn thương mại dịch vụ trong khu vực và
trên toàn thế giới. Điều này bắt buộc thị trường viễn thông Việt Nam cũng phải mở cửa hội
nhập theo tiến trình đó khi tham gia vào các tổ chức này.
- Những cơ hội từ môi trường quốc tế và khu vực:
+ Có cơ hội tận dụng các nguồn vốn, công nghệ mới từ nước ngoài;
+ Sự hội tụ công nghệ viễn thông tin học phát thanh truyền hình sẽ tạo thời
cơ phát triển những dịch vụ viễn thông mới thoả mãn mọi nhu cầu về thông tin cho
khách hàng.
- Những thách thức:
+ Mở cửa, tự do cạnh tranh trên thị trường viễn thông.
+ áp lực giảm giá khi tham gia các tổ chức quốc tế.
+ Thách thức tụt hậu về công nghệ nếu không theo kịp xu hướng phát triển
công nghệ mới trên thế giới.
3. Xu hướng phát triển dịch vụ Điện thoại cố định ở Việt Nam thời gian tới:
Trong thời gian tới dịch vụ điện thoại cố định sẽ ngày càng phát triển và hoàn thiện
hơn về công nghệ lẫn qui mô phục vụ, bán kính phục vụ ngày càng được thu hẹp lại, chất
lượng ngày càng tốt hơn, thực hiện phổ cập dịch vụ điện thoại cố định đến từng người dân.
Đến năm 2005:
Xu hướng của ngành là phấn đấu xoá các điểm trắng về dịch vụ, đảm bảo 100% số
xã trên toàn quốc được phục vụ thông tin điện thoại. Nâng mật độ điện thoại của cả nước
tăng gần gấp đôi so với hiện nay, đạt mật độ 7-9 máy điện thoại/100 dân .
Đến năm 2010:
Có xu hướng đẩy nhanh việc thực hiện phổ cập hoá các dịch vụ viễn thông đặc biệt
là dịch vụ điện thoại cố định, mạng lưới phục vụ phủ rộng khắp trong cả nước đảm bảo
phục vụ cho người dân khi có nhu cầu. Mật độ điện thoại bình quân đạt 15-18 máy/100
dân, đạt bình quân hơn 60% số hộ gia đình có máy điện thoại, thành thị đạt mức bình quân
100% số hộ gia đình có máy điện thoại. Hà nội, TP.HCM đạt 35 - 40 máy/100 dân.
Chương III : Dự Báo nhu cầu sử dụng dịch vụ điện thoại cố định đến năm 2010
I. Phân tích và lựa chọn phương pháp dự báo.
Qua phân tích ở trên thấy rằng từ nay đến năm 2010 nhu cầu sử dụng về dịch vụ
Điện thoại cố định bị tác động mạnh bởi nhiều yếu tố như :
1/ GDP bình quân đầu người
2/ Giá lắp đặt một máy điện thoại
3/ Giá cước sử dụng, đây là yếu tố có thể coi là tác động rất lớn tới nhu cầu dịch vụ
điện thoại cố định song từ trước đến nay nó chưa được chú trọng, không tuân theo qui luật
của thị trường do ngành Viễn thông là độc quyền.
4/ Các yếu tố khác không thể lượng hoá được như là sự phát triển vượt bậc của
KHKT, chất lượng cung ứng của mạng lưới, chính sách của ngành cũng như của nhà
nước…
5/ Các yếu tố chính trị, quan hệ quốc tế như mở cửa hội nhập quốc tế…
Để dự báo nhu cầu phát triển điện thoại cố định có rất nhiều các phương pháp khác
nhau được sử dụng trên thế giới cũng như ở Việt nam. Song để phù hợp với điều kiện hiện
nay của Việt nam là nước đang phát triển và nền kinh tế đang dần đi vào ổn định, và căn
cứ vào các yếu tố chính tác động vào nhu cầu phát triển như nói trên. Em đã chọn 2
phương pháp để dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ điện thoại cố định đến năm 2010 như sau:
- Dự báo bằng phương pháp ngoại suy chuỗi thời gian.
- Dự báo bằng phương pháp hồi quy tương quan.
II. Dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ điện thoại cố định giai đoạn từ năm 2003 đến
năm 2010.
Qua phân tích và thu thập số liệu thấy rằng để dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ điện
thoại cố định cần dự báo cho 2 chỉ tiêu sau:
- Mật độ máy ĐTCĐ/100dân.
- Số máy điện thoại cố định.
1. Dự báo chỉ tiêu mật độ máy ĐTCĐ/100dân:
Sử dụng 2 phương pháp sau để dự báo:
- Phương pháp ngoại suy chuỗi thời gian
- Phương pháp hồi quy tương quan
1.1 Dự báo mật độ máy ĐTCĐ/100dân bằng phương pháp ngoại suy chuỗi thời gian.
a/ Xử lý chuỗi thời gian:
Xét chuỗi số liệu với 12 năm quan sát từ năm 1991 đến năm 2002 về mật độ máy
điện thoại cố định được biểu diễn dưới bảng sau:
Năm 199
1
199
2
199
3
199
4
199
5
199
6
199
7
199
8
199
9
200
0
200
1
200
2
Mật độ
máy/100dân
0.2 0.35 0.72 0.95 1.26 1.87 2.35 2.84 3.21 3.58 4.12 4.57
Bảng: Phát triển mật độ máy Điện thoại cố định /100dân từ năm 1991 đến năm 2002
Từ bảng số liệu trên ta có biểu đồ biểu diễn chuỗi thời gian mật độ điện thoại cố
định/100dân như sau:
Biểu đồ 3.1: Mật độ máy ĐTCĐ/100 dân giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2002.
b/ Phát hiện xu thế:
0
1
2
3
4
5
1990 1992 1994 1996 1998 2000 2002 2004
Thêi gian(t)
M
ët
®
é
§T
C
§/
10
0d
©
n
(y
)
Đây là giai đoạn quyết định của kết quả dự báo bằng ngoại suy. Vấn đề cho rằng xu
thế và dạng hàm xu thế tương ứng phải được xác định theo logic nội tại của dịch vụ điện
thoại cố định.
Có nhiều phương pháp phát hiện xu thế và chọn hàm tương ứng như phương pháp
đồ thị, phương pháp phân tích số liệu quan sát, phương pháp sai phân. Nhưng đối với
chuỗi thời gian mật độ máy ĐTCĐ/100 dân thì nên sử dụng phương pháp đồ thị, khi đó
phát hiện được có 2 khả năng có thể hợp với đồ thị:
taay 10
và
2
210 tataay
Nhưng qua phân tích tình hình phát triển máy điện thoại cố định ở trên em đã chọn
hàm taay 10
để tiến hành dự báo với biểu đồ phát hiện xu thế sau:
Biểu đồ 3.2 : Xu thế phát triển của mật độ ĐTCĐ/100 dân giai đoạn từ năm 1991 đến năm
2002.
c/ Xây dựng hàm xu thế:
Như đã phát hiện được ở trên, dạng hàm xu thế có dạng:
taay 10
Trong đó: t : Thời gian dự báo từ năm 1991 đến năm 2002
y: Mật độ máy ĐTCĐ/100 dân.
a0, a1: Là các tham số.
Ta có bảng biểu diễn các biến sau:
Năm t y yt t2
y = 0.4145x - 0.5258
R2 = 0.9899
-1
0
1
2
3
4
5
0 2 4 6 8 10 12 14
Thêi gian(t)
M
ët
®
é
§T
C
§/
10
0d
©
n
(y
)
1991 1 0.2 0.2 1
1992 2 0.35 0.7 4
1993 3 0.72 2.16 9
1994 4 0.95 3.8 16
1995 5 1.26 6.3 25
1996 6 1.87 11.22 36
1997 7 2.35 16.45 49
1998 8 2.84 22.72 64
1999 9 3.21 28.89 81
2000 10 3.58 35.8 100
2001 11 4.12 45.32 121
2002 12 4.57 54.84 144
Tổng 78 26.02 228.4 650
Ta có hệ phương trình chuẩn xác định các tham số có dạng:
2
10
10
taayt
tanay
Từ bảng số liệu trên ta có hệ phương trình sau:
650784.228
781202.26
10
10
aa
aa
Giải hệ ta được:
a0 = - 0,5258
a1 = 0,4145
Thay số vào ta được phương trình dự báo Điện thoại cố định theo phương pháp
ngoại suy chuỗi thời gian sau:
Y = - 0,5258 + 0,4145t
d/ Kiểm định hàm xu thế:
Có thể kiểm định hàm xu thế bằng các chỉ tiêu sau:
- Kiểm định hàm xu thế bằng hệ số tương quan hồi quy có công thức như sau:
22
yyxx
yyxx
R
ii
ii
Nếu R > 0,75 thì hàm xu thế được chấp nhận.
Nếu R < 0,75 thì hàm xu thế phải loại bỏ.
Từ số liệu trên ta tính được R = 0,9986 > 0,75 hàm xu thế được chấp nhận.
- Hay có thể kiểm định hàm xu thế bằng công thức tính sai số tuyệt đối:
2
1
2
n
yy
s
n
i
ii
y
Trong đó: y : Giá trị thực tế của chuỗi thời gian – sản lượng bưu phẩm
y
: Giá trị lý thuyết hàm xu thế được tính ra từ hàm dự báo
n : Số mức độ của chuỗi – số liệu.
P : Số tham số của hàm dự báo ở đây = 2.
- Ngoài ra chúng ta có thể kiểm định tiêu thức sai số tương đối Vy%
100.
1
100.
1
%
n
i
i
yy
y
y
n
s
y
S
V
Theo nguyên tắc chung như sau:
+ Trong trường hợp ở bước phát hiện xu thế chỉ xẩy ra một khả năng tfy thì lúc
này chúng ta lựa chọn với điều kiện :
- Nếu Vy > 10% thì hàm f(t) sẽ khong sử dụng cho dự báo
- Nếu Vy <= 10% thì hàm f(t) sẽ sử dụng cho dự báo
+ Trong trường hợp ở bước Phát triển xu thế xảy ra nhiều khả năng tfy thì lúc này
hàm dự báo được lựa chọn với điều kiện:
Min(Vy1, Vy2,…) <= 10%
Như vậy, tính theo công thức trên ta được:
Sy = 0,165
Vy% = 7,604% < 10%
Vậy hàm dự báo theo phương pháp ngoại suy chuỗi thời gian thoả mãn các điều
kiện nên được chấp nhận.
e/ Dự báo nhu cầu mật độ Điện thoại cố định/100 dân giai đoạn từ năm 2003 đến năm
2010:
Hàm xu thế được kiểm định ở trên có dạng:
Y = - 0,5258 + 0,4145t
Với y : là mật độ máy điện thoại cố định/100 dân (cái)
t : là thời gian tính theo năm
- Xác định khoảng cách dự báo:
Sai số dự báo ở đây là :
2
1
2
n
yy
s
n
i
ii
y
Sai số cực đại của dự báo là : Sy = K.Sy (K: là hệ số , K=1…3)
Với K=3 độ tin cậy của dự báo là bằng 99%. Nên chọn K=3
Cho nên Sy = 3.Sy = 3 . 0,165 = 0,495
* Kết quả dự báo được tính như sau:
Công thức tính khoảng xác định của dự báo như sau:
tY
- Sy Y* tY
+ Sy
Kết quả dự báo được thể hiện dưới bảng sau:
Năm dự báo T Y* Khoảng xác định của dự báo ứng với
năm (cái)
2003 13 4.95
4.46 Y* 5.45
2004 14 5.38
4.88 Y* 5.87
2005 15 5.80
5.31 Y* 6.30
2006 16 6.23
5.73 Y* 6.72
2007 17 6.65
6.16 Y* 7.15
2008 18 7.08
6.58 Y* 7.57
2009 19 7.50
7.01 Y* 8.00
2010 20 7.93
7.43 Y* 8.42
1.2 Dự báo chỉ tiêu mật độ máy điện thoại cố định/100 dân bằng phương pháp hồi quy
tương quan:
a/ Xây dựng mô hình:
Các yếu tố tác động đến chỉ tiêu mật độ máy ĐTCĐ/100 dân đã được phân tích ở
trên như : Trình độ văn hoá, giá cước, giá lắp đặt, chất lượng phục vụ, thị hiếu thói quen
người tiêu dùng, sản phẩm thay thế, công nghệ,… Khi đưa vào mô hình hồi quy tương
quan thì đều không lượng hoá được các điều kiện của mô hình hồi quy tương quan.
Trong phương pháp dự báo này các yếu tố sau có thể lượng hoá được như: GDP,
dân số, điểm phục vụ, thời gian, GDP bình quân/người. Tuy nhiên khi lượng hoá vào mô
hình hồi quy thì chỉ có GDP bình quân/người là thoả mãn các điều kiện của hàm hồi quy.
Đồng thời phát hiện được mối quan hệ giữa mật độ điện thoại cố định/100 dân với
GDP bình quân/người có dạng như sau:
Năm
GDP/người Mật độ
X Y
1991 133 0.2
1992 175 0.35
1993 213 0.72
1994 247 0.95
1995 268 1.26
1996 312 1.87
1997 335 2.35
1999 363 2.84
1998 371 3.21
2000 389 3.58
2001 415 4.12
2002 426 4.57
Tốc độ phát triển mật độ máy ĐTCĐ/100 dân được thể hiện ở biểu đồ sau:
Biểu đồ 3.3 : Biểu diễn mật độ điện thoại/100dân ứng với GDP/người từ năm 1991 đến
năm 2002.
Qua biểu đồ trên thấy rằng đồ thị có rất nhiều dạng, song dạng hợp lý nhất là hàm sau:
Y= a . Xb
Với : X : Là GDP bình quân /người
Y: Mật độ máy ĐTCĐ/100 dân
a, b : Là các tham số
Từ bảng số liệu trên và dựa vào phần mềm Excel tính được hệ số a, b như sau:
a = 0,0000003
b = 2,7397
Suy ra ta có phương trình dự báo sau:
Y = 0,0000003X2,7397
Ta có biểu đồ biểu diễn dạng hàm :
0
1
2
3
4
5
0 100 200 300 400 500
GDP b×nh qu©n/ng êi (x)
M
Ë
t ®
é
m
¸y
§
TC
§/
10
0
d©
n
(y
)
Biểu đồ 3.4 : Biểu diễn xu thế phát triển mật độ điện thoại cố định/100dân ứng với
GDP/người
b/ Kiểm định mô hình:
Tương tự như mục 1.d (ở trên) thì kiểm định mô hình hàm dự báo bằng một số chỉ
tiêu sau :
- Hệ số tương quan:
22
yyxx
yyxx
R
ii
ii
Nếu R > 0,75 thì hàm dự báo được chấp nhận .
Nếu R < 0,75 thì hàm dự báo phải loại bỏ.
Từ bảng số liệu trên ta cũng tính được giá trị của hệ số tương quan R như sau:
R= 0,9986 > 0,75 suy ra hàm dự báo được chấp nhận.
- Còn có thể kiểm định mô hình dự báo bằng sai số tuyệt đối:
2
1
2
n
yy
s
n
i
ii
y
Trong đó: y : Giá trị thực tế của chuỗi thời gian – sản lượng bưu phẩm
y
: Giá trị lý thuyết hàm xu thế được tính ra từ hàm dự báo
y = 3E-07x2.7397
R2 = 0.9972
0
1
2
3
4
5
0 100 200 300 400 500
GDP b×nh qu©n/ng êi (x)
M
Ë
t ®
é
m
¸y
§
TC
§/
10
0
d©
n
(y
)
n : Số mức độ của chuỗi – số liệu.
P : Số tham số của hàm dự báo ở đây = 2.
- Ngoài ra chúng ta có thể kiểm định tiêu thức sai số tương đối Vy%
100.
1
100.
1
%
n
i
i
yy
y
y
n
S
y
S
V
Khi đó ta tính được sai số tuyệt đối dự báo là :
Sy = 0,185
Vy% = 0,853% < 10% .
Như vậy công phương trình dự báo là chấp nhận được vì nó thoả mãn mọi điều kiện
khi kiểm định và có dạng như sau :
Y = 0,0000003.X2,7397
c/ Dự báo bằng hàm vừa kiểm định:
Với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân/ người hàng năm là 5,0% – 5,5%
Có hàm dự báo :
Y = 0,0000003.X2,7397
Ta được bảng kết quả dự báo như sau :
Năm
GDP/người Mật độ ĐTCĐ/100 dân
Mức thấp Mức cao Mức thấp Mức cao
2003 447 449 4.85 4.91
2004 470 474 5.55 5.70
2005 493 499 6.36 6.58
2006 518 527 7.28 7.64
2007 544 556 8.35 8.87
2008 571 586 9.56 10.30
2009 599 619 10.95 11.95
2010 629 653 12.55 13.88
1.3 Phân tích, đánh giá sai số và lựa chọn kết quả dự báo :
Các phương pháp dự báo thích hợp đã đưa ra được kết quả, tuy nhiên có rất nhiều
các phương pháp án khác nhau vì vậy cần phải lựa chọn một kết quả dự báo tổng hợp từ
các phương án được coi là hợp lý nhất.
+ Căn cứ vào thực trạng, xu hướng phát triển của dịch vụ điện thoại cố định trong
khu vực và trên thế giới trong thời gian qua và những năm tới.
+ Căn cứ vào thực trạng phát triển ngành những năm qua.
+ Các yếu tố tác động đến nhu cầu sử dụng dịch vụ điện thoại cố định đã trình bày ở
phần nghiên cứu thị trường.
+ Tham khảo chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020.
+ Căn cứ vào định hướng phát triển của ngành phấn đấu đến năm 2005 đạt mật độ
7-9 máy điện thoại/100 dân. Đến năm 2010 mật độ điện thoại bình quân đạt 15-18
máy/100 dân.
Từ đó em đã lựa chọn phương án kết quả dự báo mật độ điện thoại cố định/100dân
bằng phương pháp hồi quy tương quan, là phương án hợp lý.
Kết quả cụ thể được biểu diễn ở biểu đồ sau:
Biểu đồ 3.5 : Biểu diễn kết quả dự báo mật độ điện thoại cố định/100 dân đến năm 2010
2. Dự báo chỉ tiêu số máy điện thoại cố định (Số thuê bao điện thoại cố định):
2.1 Dự báo số máy điện thoại cố định bằng phương pháp ngoại suy chuỗi thời gian:
a/ Xử lý chuỗi thời gian:
Xét chuỗi số liệu với 12 năm quan sát từ năm 1991 đến năm 2002 về số máy điện
thoại cố định được biểu diễn dưới bảng sau:
KÕt qu¶ dù b¸ o mËt ®é ®iÖn tho¹i cè ®Þnh/100 d©n ®Õn n¨ m 2010
0
500000
1000000
1500000
2000000
2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Møc thÊp
Møc cao
Năm Số máy ĐTCĐ
1991 134485
1992 239575
1993 501440
1994 672833
1995 907143
1996 1368030
1997 1746262
1998 2142950
1999 2466628
2000 2790538
2001 3262010
2002 3674920
Bảng: Phát triển số máy điện thoại cố định từ năm 1991 đến năm 2002
Từ bảng số liệu trên ta có biểu đồ biểu diễn chuỗi thời gian số máy điện thoại cố
định như sau:
Biểu đồ 3.6 : Biểu diễn số máy ĐTCĐ từ năm 1991 đến năm 2002
b/ Phát hiện xu thế:
Có nhiều phương pháp phát hiện xu thế và chọn hàm tương ứng như phương pháp
đồ thị, phương pháp phân tích số liệu quan sát, phương pháp sai phân. Nhưng đối với
Sè m¸ y §TC§ ph¸ t triÓn tõ n¨m 1991 ®Õn n¨m 2002
0
500000
1000000
1500000
2000000
2500000
3000000
3500000
4000000
1990 1992 1994 1996 1998 2000 2002 2004
Thêi gian(t)
S
è
m
¸y
§
T
C
§(
y)
chuỗi thời gian số máy điện thoại cố định thì nên sử dụng phương pháp đồ thị, khi đó phát
hiện được có 2 khả năng có thể hợp với đồ thị:
taay 10
và
2
210 tataay
Nhưng qua phân tích tình hình phát triển máy điện thoại cố định ơ trên em đã chọn
hàm taay 10
để tiến hành dự báo với biểu đồ phát hiện xu thế sau:
Biểu đồ 3.7: Biểu diễn xu thế phát triển máy ĐTCĐ từ năm 1991 đến năm 2002
c/ Xây dựng hàm xu thế:
Như đã phát hiện được ở trên, dạng hàm xu thế có dạng:
taay 10
Trong đó:
t : Thời gian dự báo từ năm 1991 đến năm 2002
y: Số máy điện thoại cố định
a0, a1: Là các tham số.
Sè m¸ y § TC§ ph¸ t triÓn tõ n¨m 1991 ®Õn n¨m 2002
y = 332955x - 505304
R2 = 0.985
-500000
0
500000
1000000
1500000
2000000
2500000
3000000
3500000
4000000
0 2 4 6 8 10 12 14
Thêi gian(t)
S
è
m
¸y
§
T
C
§(
y)
Ta có bảng biểu diễn các biến sau:
Năm t y yt t2 y^ y^-yi (y^-yi)2
1991 1 134485 134485 1 -172349 -306834 94147103556
1992 2 239575 479150 4 160606 -78969 6236102961
1993 3 501440 1504320 9 493561 -7879 62078641
1994 4 672833 2691332 16 826516 153683 23618464489
1995 5 907143 4535715 25 1159471 252328 63669419584
1996 6 1368030 8208180 36 1492426 124396 15474364816
1997 7 1746262 12223834 49 1825381 79119 6259816161
1998 8 2142950 17143600 64 2158336 15386 236728996
1999 9 2466628 22199652 81 2491291 24663 608263569
2000 10 2790538 27905380 100 2824246 33708 1136229264
2001 11 3262010 35882110 121 3157201 -104809 10984926481
2002 12 3674920 44099040 144 3490156 -184764 34137735696
Tổng 78 19906814 177006798 650 2.56571E+11
Ta có hệ phương trình chuẩn xác định các tham số có dạng:
2
10
10
tatayt
tanay
Từ bảng số liệu trên ta có hệ phương trình sau:
6507817700679
781219906814
10
10
aa
aa
Giải hệ ta được:
a0 = -505304
a1 = 332955
Thay số vào ta được phương trình dự báo Điện thoại cố định theo phương pháp
ngoại suy chuỗi thời gian sau:
Y = - 505304 + 332955t
d/ Kiểm định hàm xu thế:
Có thể kiểm định hàm xu thế bằng các chỉ tiêu sau:
- Kiểm định hàm xu thế bằng hệ số tương quan hồi quy có công thức như sau:
22
yyxx
yyxx
R
ii
ii
Nếu R > 0,75 thì hàm xu thế được chấp nhận.
Nếu R < 0,75 thì hàm xu thế phải loại bỏ.
Từ số liệu trên ta tính được R = 0,992 > 0,75 hàm xu thế được chấp nhận.
- Hay có thể kiểm định hàm xu thế bằng công thức tính sai số tuyệt đối:
2
1
2
n
yy
s
n
i
ii
y
Trong đó: y : Giá trị thực tế của chuỗi thời gian – sản lượng bưu phẩm
y
: Giá trị lý thuyết hàm xu thế được tính ra từ hàm dự báo
n : Số mức độ của chuỗi – số liệu.
P : Số tham số của hàm dự báo ở đây = 2.
- Ngoài ra chúng ta có thể kiểm định tiêu thức sai số tương đối Vy%
100.
1
100.
1
%
n
i
i
yy
y
y
n
s
y
S
V
Theo nguyên tắc chung như sau:
+ Trong trường hợp ở bước phát hiện xu thế chỉ xẩy ra một khả năng tfy thì lúc
này chúng ta lựa chọn với điều kiện :
- Nếu Vy > 10% thì hàm f(t) sẽ không sử dụng cho dự báo
- Nếu Vy <= 10% thì hàm f(t) sẽ sử dụng cho dự báo
+ Trong trường hợp ở bước Phát triển xu thế xảy ra nhiều khả năng tfy thì lúc này
hàm dự báo được lựa chọn với điều kiện:
Min(Vy1, Vy2,…) <= 10%
Như vậy, tính theo công thức trên ta được:
Sy = 160178.4
Vy% = 9,66 < 10%
Vậy hàm dự báo theo phương pháp ngoại suy chuỗi thời gian thoả mãn các điều
kiện nên được chấp nhận.
e/ Dự báo nhu cầu số máy điện thoại cố định giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2010:
Hàm xu thế được kiểm định ở trên có dạng:
Y = - 505304 + 332955t
Với y : là số máy điện thoại cố định (Thuê bao ĐTCĐ)
t : là thời gian tính theo năm
- Xác định khoảng cách dự báo:
Sai số dự báo ở đây là :
2
1
2
n
yy
s
n
i
ii
y
Sai số cực đại của dự báo là : Sy = K.Sy (K: là hệ số , K=1…3)
Với K=3 độ tin cậy của dự báo là bằng 99%. Nên chọn K=3
Cho nên Sy = 3 Sy = 3 . 160178 = 480535
* Kết quả dự báo được tính như sau:
Công thức tính khoảng xác định của dự báo như sau:
tY
- Sy Y* tY
+ Sy
Kết quả dự báo được thể hiện dưới bảng sau:
Năm dự báo t Y* Khoảng xác định của dự báo ứng với
năm (cái)
2003 13 3823111
3342576 Y* 4303646
2004 14 4156066
3675531 Y* 4636601
2005 15 4489021
4008486 Y* 4969556
2006 16 4821976
4341441 Y* 5302511
2007 17 5154931
4674396 Y* 5635466
2008 18 5487886
5007351 Y* 5968421
2009 19 5820841
5340306 Y* 6301376
2010 20 6153796
5673261 Y* 6634331
2.2 Dự báo số máy điện thoại cố định giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2010 bằng
phương pháp hồi quy tương quan:
a/ Xây dựng mô hình hồi quy tương quan:
Có rất nhiều yếu tố tác động đến nhu cầu sử dụng dịch vụ điện thoại cố định, nhưng
ở phương pháp này chỉ xét đến yếu tố GDP, là yếu tố có thể lượng hoá được ở mô hình hồi
quy số máy điện thoại cố định.
Bảng số liệu thống kê về số máy điện thoại cố định, và GDP theo các năm từ năm
1991 đến năm 2002 như sau:
Năm GDP(106 USD) Số máy ĐTCĐ (106)
1991 8943 0.134485
1992 11979 0.239575
1993 14834 0.501440
1994 17494 0.672833
1995 19295 0.907143
1996 22825 1.368030
1997 24894 1.746262
1998 27391 2.142950
1999 28508 2.466628
2000 30322 2.790538
2001 32858 3.262010
2002 34256 3.674920
Dựa vào bảng số liệu trên có thể xác đinh được chỉ tiêu số máy điện thoại cố định có dạng
sau:
Biểu đồ 3.8: Biểu diễn số máy ĐTCĐ ứng với GDP từ năm 1991 đến năm 2002
Từ biểu đồ trên có thể thấy số máy điện thoại cố định ứng với biến là GDP có dạng
hàm mũ sau:
Y = a . Xb
Trong đó:
X : Là GDP hàng năm
Y : Là Số máy điện thoại cố định hàng năm
a,b : Là các tham số
Từ số bảng số liệu trên và kết hợp với phần mềm Excel, ta có phương trình hàm dự
báo như sau:
Với hệ số a, b được tính bằng:
a = 2E-11 = 0,00000000002
b = 2,5093
Ta được hàm dự báo:
Y = 2E-11X2,5093
0.000000
1.000000
2.000000
3.000000
4.000000
0 10000 20000 30000 40000
GDP
S
è
m
¸y
§
T
C
§
Từ đó ta có thể phác thảo ra biểu đồ biểu diễn hàm dự báo số máy điện thoại cố
định:
Biểu đồ 3.9 : Biểu diễn xu thế của hàm dự báo số máy ĐTCĐ .
b/ Kiểm định mô hình hàm dự báo :
Tương tự như các mục ở trên, kiểm định mô hình hàm dự báo bằng một số chỉ tiêu
sau :
- Hệ số tương quan:
22
yyxx
yyxx
R
ii
ii
Nếu R > 0,75 thì hàm dự báo được chấp nhận .
Nếu R < 0,75 thì hàm dự báo phải loại bỏ.
Từ bảng số liệu trên ta cũng tính được giá trị của hệ số tương quan R như sau:
R= 0,9988 > 0,75 suy ra hàm dự báo được chấp nhận.
- Còn có thể kiểm định mô hình dự báo bằng sai số tuyệt đối:
2
1
2
n
yy
s
n
i
ii
y
Trong đó: y : Giá trị thực tế của chuỗi thời gian – sản lượng bưu phẩm
y
: Giá trị lý thuyết hàm xu thế được tính ra từ hàm dự báo
n : Số mức độ của chuỗi – số liệu.
y = 2E11x2.5093
R2 = 0.9977
0.000000
1.000000
2.000000
3.000000
4.000000
0 10000 20000 30000 40000
GDP
S
è
m
¸y
§
T
C
§
P : Số tham số của hàm dự báo ở đây = 2.
- Ngoài ra chúng ta có thể kiểm định tiêu thức sai số tương đối Vy%
100.
1
100.
1
%
n
i
i
yy
y
y
n
S
y
S
V
Khi đó ta tính được sai số tuyệt đối dự báo là :
Sy = 0.62728
Vy% = 6.302% < 10% .
Như vậy phương trình dự báo là chấp nhận được vì nó thoả mãn mọi điều kiện khi
kiểm định và có dạng như sau :
Y = 0,00000000002.X2,5093
c/ Dự báo bằng hàm vừa kiểm định:
Với mức độ tăng trưởng GDP hàng năm ở nước ta là từ 5,0% - 5,5% và có phương
trình hàm dự báo :
Y = 0,00000000002.X2,5093
Ta có kết quả dự báo như sau:
Năm GDP (106USD) Số máy ĐTCĐ(106máy)
Mức thấp Mức cao Mức thấp Mức cao
2003 35969 36140 5.410365 5.475246
2004 37768 38128 6.115006 6.262548
2005 39656 40225 6.911418 7.163058
2006 41639 42438 7.811555 8.193054
2007 43721 44772 8.828924 9.371157
2008 45907 47234 9.978795 10.718663
2009 48202 49832 11.278424 12.259931
2010 50612 52573 12.747315 14.022822
2.3 Phân tích, đánh giá sai số và lựa chọn phương án kết quả dự báo:
+ Sau khi phân tích, đánh giá và tính toán các phương pháp trên em thấy rằng dự
báo số máy điện thoại cố định bằng phương pháp hồi quy tương quan được chính xác hơn
và chặt chẽ hơn do sai số dự báo nhỏ hơn và hệ số tương quan cao hơn.
+ Đồng thời căn cứ vào các yếu tố tác động đến nhu cầu sử dụng dịch vụ điện thoại
cố định như thu nhập, giá cước, thị hiếu, thói quen người tiêu ding… các yếu tố này tuy
chưa lượng hoá được cụ thể song nó vấn là căn cứ trong quá trình nghiên cứu để đưa ra kết
quả dự báo hợp lý nhất.
Như vậy từ các yếu tố trên em đã lựa chọn phương án kết quả dự báo số máy điện
thoại cố định bằng phương pháp hồi quy tương quan, là phương án hợp lý.
Kết quả cụ thể được biểu diễn ở biểu đồ sau:
Biểu đồ 3.10 : Biểu diễn kết quả dự báo số máy điện thoại cố định đến năm 2010
Đề xuất các kiến nghị :
Để đảm bảo kết quả dự báo được chính xác nhất thì không chỉ do sự tác động của
yếu tố khách quan về điều kiện kinh tế – xã hội như GDP/người, sự ổn định kinh tế – chính
trị hay từ chính những người tiêu dùng mà bản thân ngành Viễn thông phải cố gắng rất
lớn, có chính sách đúng đắn hợp lý mới khai thác tối đa nhu cầu người dân.
Chính vì vậy để phát triển nhu cầu sử dụng các dịch vụ Viễn thông thì cần phải đưa
ra các chính sách đúng đắn nhằm khuyến khích nhu cầu sử dụng dịch vụ của người tiêu
KÕt qu¶ dù b¸ o sè m¸ y § iÖn tho¹ i cè ®Þnh ®Õn n¨m 2010
0.000000
2.000000
4.000000
6.000000
8.000000
10.000000
12.000000
14.000000
16.000000
20
03
20
04
20
05
20
06
20
07
20
08
20
09
20
10
T
ri
Ö
u
m
¸y
Møc thÊp
Møc cao
dùng, nhất là đối với dịch vụ điện thoại cố định, do đó em đã đưa ra một số kiến nghị
nhằm tăng nhu cầu sử dụng dịch vụ điện thoại cố định :
1. Chính sách về giá cước:
- Cần phải nghiên cứu, sửa đổi chính sách giá cước điện thoại cố định tương đương với
giá cước trong khu vực và trên thế giới cụ thể giảm giá cước chiều đi quốc tế và giảm
giá cước điện thoại đường dài.
- Nên áp dụng một mức cước thống nhất là cước nội tỉnh và cước đường dài liên tỉnh đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- Dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ Điện thoại cố định đến năm 2010.pdf