Tài liệu Luận văn Đổi mới quản lý ở Công ty Xăng dầu Lào: LUẬN VĂN:
Đổi mới quản lý ở Công ty
Xăng dầu Lào
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu hướng mở rộng giao lưu thương mại và hợp tác quốc tế không chỉ
trong phạm vi quốc gia mà còn ở quy mô toàn cầu thì ngành kinh doanh xăng dầu có
vai trò rất quan trọng, nhất là đối với Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào (CHDCND Lào),
vì xăng dầu của Lào hầu như phải nhập khẩu toàn bộ.
Công ty Xăng dầu Lào là một công ty lớn và có tầm quan trọng của đất nước
Lào. Chức năng chính của Công ty là kinh doanh xăng dầu phục vụ quá trình phát triển
kinh tế - xã hội của Lào.
Qua những năm thực hiện đường lối chính sách kinh tế mới của Đảng Nhân dân
cách mạng Lào, nhất là từ năm 1990 đến nay, Công ty Xăng dầu Lào đã có những bước
phát triển đáng kể, quản lý của Công ty Xăng dầu, so với trước, đã có những bước tiến
bộ rõ rệt. Tuy nhiên, so với yêu cầu, mục tiêu và nhiệm vụ trong điều kiện mới, cũng
như so với năng lực của mình, Công ty Xăng dầu Lào hiện nay còn nhiều hạn chế, bấ...
93 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1149 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Đổi mới quản lý ở Công ty Xăng dầu Lào, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Đổi mới quản lý ở Công ty
Xăng dầu Lào
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu hướng mở rộng giao lưu thương mại và hợp tác quốc tế không chỉ
trong phạm vi quốc gia mà còn ở quy mô toàn cầu thì ngành kinh doanh xăng dầu có
vai trò rất quan trọng, nhất là đối với Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào (CHDCND Lào),
vì xăng dầu của Lào hầu như phải nhập khẩu toàn bộ.
Công ty Xăng dầu Lào là một công ty lớn và có tầm quan trọng của đất nước
Lào. Chức năng chính của Công ty là kinh doanh xăng dầu phục vụ quá trình phát triển
kinh tế - xã hội của Lào.
Qua những năm thực hiện đường lối chính sách kinh tế mới của Đảng Nhân dân
cách mạng Lào, nhất là từ năm 1990 đến nay, Công ty Xăng dầu Lào đã có những bước
phát triển đáng kể, quản lý của Công ty Xăng dầu, so với trước, đã có những bước tiến
bộ rõ rệt. Tuy nhiên, so với yêu cầu, mục tiêu và nhiệm vụ trong điều kiện mới, cũng
như so với năng lực của mình, Công ty Xăng dầu Lào hiện nay còn nhiều hạn chế, bất
cập, khiếm khuyết làm cho hiệu quả kinh doanh của Công ty chưa cao. Vì thế, để đảm
đương được vai trò của mình, Công ty Xăng dầu Lào cần đổi mới quản lý.
Để đóng góp vào công cuộc tiếp tục đổi mới đó, đề tài: "Đổi mới quản lý ở
Công ty Xăng dầu Lào" được chọn nghiên cứu trong luận văn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Cho tới nay, ở những góc độ khác nhau, đã có nhiều công trình nghiên cứu về
đổi mới quản lý thương mại theo cơ chế thị trường đã được công bố. Đặc biệt, việc
chuyển ngành xăng dầu sang kinh doanh theo cơ chế thị trường đang là vấn đề gây
tranh luận hết sức sôi nổi. Thực tế đã có một số luận văn, bài báo, tạp chí... đề cập đến
từng mặt, từng vấn đề trong kinh doanh ngành hàng xăng dầu như:
- Luận án phó tiến sĩ khoa học Kinh tế: Kinh doanh xăng dầu theo cơ chế thị
trường ở nước ta hiện nay, của Nguyễn Cao Vãng, Hà Nội, 1995.
- Luận văn cao học, chuyên ngành Kinh tế thương mại: Thúc đẩy hoạt động tái
xuất khẩu xăng dầu ở Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam, của Phạm Đức Thắng, Hà Nội,
2004.
- Luận án tiến sĩ, chuyên ngành Quản lý kinh tế của học viên Lào viết về vấn đề:
Tổ chức và quản lý doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Cộng hòa Dân
chủ Nhân dân Lào, của Phô Thi Lát Phôm Phô Thi, Hà Nội, 2005...
Các tác giả trên đã đề cập một số vấn đề về kinh doanh xăng dầu. Tuy nhiên chưa có
công trình nào trùng lặp với hướng nghiên cứu của luận văn.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích của luận văn: là làm rõ cơ sở lý thuyết và thực tiễn của quản lý ở
Công ty Xăng dầu Lào, từ đó đề xuất hướng đổi mới quản lý ở Công ty trong thời gian
tới.
- Nhiệm vụ của luận văn:
+ Khái quát cơ sở lý thuyết của quản lý công ty kinh doanh xăng dầu trong điều
kiện kinh tế thị trường và toàn cầu hóa.
+ Phân tích thực trạng quản lý của Công ty Xăng dầu Lào trong những năm gần
đây.
+ Đề xuất phương hướng, giải pháp đổi mới quản lý ở Công ty Xăng dầu Lào
trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động quản lý ở Công ty Xăng dầu
thuộc nước CHDCND Lào.
- Thời gian xem xét chủ yếu là từ khi đổi mới (năm 1986) đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Dựa trên cơ sở lý thuyết hiện có về quản lý công ty kinh doanh xăng dầu, quán
triệt các quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước CHDCND Lào và số liệu thống kê
của Công ty Xăng dầu Lào, luận văn phân tích, tổng hợp, khái quát để rút ra các kết
luận cần thiết. Trong khi luận chứng, luận văn có sử dụng kinh nghiệm của một số công
ty khác (nhất là Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam) để làm đối tượng so sánh.
Ngoài ra, luận văn cũng tiến hành phân tích các ý kiến trả lời phỏng vấn của
các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý kinh doanh xăng dầu ở Lào.
6. Đóng góp về khoa học của luận văn
- Khái quát lý thuyết về quản lý kinh doanh xăng dầu.
- Tổng thuật kinh nghiệm của một số công ty kinh doanh xăng dầu.
- Làm rõ thực trạng quản lý ở Công ty Xăng dầu Lào.
- Đề xuất một số phương hướng, giải pháp để các nhà quản lý Công ty Xăng
dầu Lào có thể tham khảo nhằm xây dựng một cơ chế quản lý mới đáp ứng được yêu cầu
phát triển của Công ty Xăng dầu Lào trong thời gian tới.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết
cấu thành 3 chương.
Chương 1
Một số vấn đề cơ bản về quản lý công ty kinh doanh xăng dầu ở cộng hoà dân chủ
nhân dân lào
1.1. Đặc điểm và vai trò của kinh doanh xăng dầu ở cộng hoà dân chủ nhân
dân lào
1.1.1. Khái niệm kinh doanh xăng dầu
Ngày nay, xăng dầu là nguồn năng lượng chủ yếu đảm bảo cho các ngành kinh tế và
nhiều hoạt động xã hội phát triển, nhất là trong lĩnh vực giao thông vận tải. Chính vì thế,
sản xuất và kinh doanh xăng dầu trở thành ngành hàng có vai trò chiến lược ở tất cả các
quốc gia trên thế giới.
Khái niệm kinh doanh xăng dầu bao hàm nhiều nội dung đa dạng. Có thể hiểu kinh
doanh xăng dầu theo nghĩa rộng, bao gồm từ khâu khai thác, lọc dầu, vận chuyển đến phân
phối. Cũng có thể hiểu kinh doanh xăng dầu theo nghĩa hẹp, chỉ bao gồm khâu mua, vận
chuyển, lưu giữ và phân phối. Thuật ngữ kinh doanh xăng dầu trong luận văn này được sử
dụng theo nghĩa hẹp cho phù hợp với đặc điểm kinh doanh xăng dầu ở Lào.
Ngay cả khi hiểu theo nghĩa hẹp, kinh doanh xăng dầu cũng bao gồm nhiều công
đoạn và nghiệp vụ như: tìm kiếm và xây dựng quan hệ đối tác với các tập đoàn sản xuất và
cung ứng dầu mỏ trên thế giới; thuê hoặc tự mình vận chuyển xăng dầu đến những địa
điểm cần thiết; xây dựng các kho chứa, xây dựng mạng lưới phân phối bán lẻ và bán buôn
trên thị trường. Đối với các nước chậm phát triển, chưa có khả năng khai thác và lọc dầu
trong nước, như CHDCND Lào, thì toàn bộ xăng dầu đều phải nhập khẩu và việc vận
chuyển phần lớn dầu từ nước ngoài về biên giới quốc gia phải thuê các công ty của nước
ngoài. Ngoài ra, máy móc thiết bị phục vụ kinh doanh và vận chuyển xăng dầu cũng phải
nhập khẩu.
Doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu gồm nhiều loại. Có loại doanh nghiệp kinh
doanh tổng hợp từ khâu mua buôn đến khâu bán lẻ thông qua các cây xăng. Có doanh
nghiệp kinh doanh khâu nhập khẩu xăng dầu và bán buôn cho các doanh nghiệp khác. Có
doanh nghiệp chuyên bán lẻ xăng dầu trên thị trường nội địa; có doanh nghiệp đảm nhận
khâu kho bãi và vận chuyển…Nhìn chung, mỗi doanh nghiệp lựa chọn một hoặc một số
khâu trong quy trình kinh doanh xăng dầu tuỳ theo thế mạnh và sức cạnh tranh của từng
doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, một mặt phải đảm bảo nguyên tắc tự trang
trải và có lãi, mặt khác, phải phù hợp với những điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể của đất
nước. Nếu chỉ vì lợi nhuận hoặc đơn thuần do quan hệ cung cầu hàng hoá trên thị trường
quyết định, mà nâng giá nhằm thu lợi nhuận cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả các hoạt
động sản xuất và đời sống khác của xã hội. Do vậy, hình thức kinh doanh vì mục tiêu lợi
nhuận trong kinh doanh xăng dầu phải luôn luôn đặt trong tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội chung của đất nước. ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, Nhà nước đều quy định mức
lợi nhuận hợp lý cho kinh doanh xăng dầu. ở CHDCND Lào, giá bán xăng dầu do Nhà
nước khống chế, chỉ đạo.
Cần phân biệt lợi ích trực tiếp của kinh doanh xăng dầu và phần đóng góp vào tổng
lợi ích xã hội của nó. Lợi nhuận trong kinh doanh xăng dầu, một mặt, chịu tác động trực
tiếp của điều kiện kinh tế - xã hội thông qua chủ trương, chính sách của Chính phủ, mặt
khác, lợi ích của hoạt động này còn gián tiếp biểu hiện thông qua hiệu quả chung của nền
kinh tế - xã hội.
Đặc điểm trên đòi hỏi hoạt động kinh doanh xăng dầu phải chú ý các khía cạnh sau:
- Phải luôn gắn chiến lược phát triển ngành kinh doanh xăng dầu với chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước.
- Nhà nước phải có cơ chế, chính sách tác động vào hoạt động kinh doanh xăng dầu
nhằm:
+ Định hướng và kiểm soát được hoạt động này.
+ Bảo đảm cho hoạt động này vừa có thu nhập hợp lý vừa phục vụ tốt cho sản xuất
và đời sống.
Trong kinh doanh xăng dầu ở nước CHDCND Lào phải đặc biệt quan tâm đến vấn
đề nhập khẩu sao cho có lợi nhất và tìm được bạn tin cậy nhất để dễ ứng trước.
1.1.2. Đặc điểm của kinh doanh xăng dầu ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào
1.1.2.1. Kinh doanh xăng dầu ở Lào là một ngành đặc biệt
Xăng dầu là một đối tượng kinh doanh có tính đặc thù. Xăng dầu không chỉ là một
loại hàng hoá có đặc điểm giống như các loại hàng hoá khác mà còn có những đặc điểm
riêng ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh chúng. Tính chất đặc thù của loại hàng hoá này
thể hiện trên một số mặt chủ yếu sau đây:
- Xăng dầu (trừ mỡ bôi trơn) đều ở thể lỏng, rất dễ bốc cháy, rất nhạy cảm với sự
thay đổi của nhiệt độ môi trường. Trong điều kiện nhiệt độ trên 230C với áp suất trên 100
áp mốt phe, chỉ cần một tia lửa điện phóng qua có thể gây phản ứng sinh nhiệt làm xăng
bốc cháy. Đặc điểm này đòi hỏi công tác phòng cháy, chữa cháy trong hoạt động kinh
doanh và sử dụng xăng dầu phải hết sức nghiêm ngặt. Do đó, phương tiện và thiết bị sử
dụng trong kinh doanh xăng dầu đều phải là những phương tiện thiết bị chuyên dùng.
Công tác phòng cháy chữa cháy luôn gắn liền với toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh
và sử dụng xăng dầu.
- Xăng dầu là một loại sản phẩm rất dễ bị hao mòn "vô hình". Trên thực tế kinh
doanh xăng dầu luôn phải chấp nhận tỷ lệ hao mòn vô hình này. Vì vậy, trong hoạt động
kinh doanh xăng dầu cần phải tính toán và có biện pháp hạn chế hao hụt để góp phần đem
lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
- Xăng dầu là mặt hàng rất dễ bị kém hoặc mất phẩm chất. Đặc tính này đòi hỏi quy
trình nhập, xuất, phương tiện tồn chứa, loại hình và phương tiện vận tải, kỹ thuật bảo quản
và sử dụng xăng dầu phải được nghiên cứu, tính toán kỹ lưỡng và phải có những giải pháp
về kỹ thuật, tổ chức quản lý trong quá trình kinh doanh xăng dầu, nếu không sẽ làm cho
xăng dầu bị kém phẩm chất. Xăng dầu kém phẩm chất sẽ gây nhiều hậu quả như:
+ Xăng và dầu Diezel kém phẩm chất ảnh hưởng đến quá trình kích nổ và phá huỷ
động cơ; nếu dầu bôi trơn không có độ nhớt bảo đảm, không chỉ làm cho quá trình bào mòn
kim loại diễn ra nhanh hơn mà còn sinh ra một hàm lượng quá quy định các chất dẫn đến phản
ứng nhiệt mạnh hơn, phá huỷ máy móc thiết bị.
+ Việc kinh doanh xăng dầu kém phẩm chất sẽ gây ra tác hại lan truyền và trực tiếp
phá huỷ năng lực sản xuất, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả các mặt sản xuất và đời
sống xã hội.
- Xăng dầu còn chứa đựng nhiều hoá chất độc hại đối với cơ thể con người như chì,
lưu huỳnh, axít... Vì thế, những người lao động tiếp xúc với xăng dầu phải được bảo đảm
phòng ngừa độc hại, phải có chế độ bảo hộ lao động và thực hiện các thao tác lao động
theo một quy trình công nghệ chặt chẽ. Ngoài ra, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu phải
bảo vệ môi trường xung quanh nơi tồn chứa xăng dầu, tránh gây nên ô nhiễm môi trường
ảnh hưởng đến sự sống xung quanh.
Những đặc điểm lý hoá kể trên của mặt hàng xăng dầu đòi hỏi doanh nghiệp kinh
doanh xăng dầu phải bảo đảm các mặt: kỹ thuật trong kinh doanh, phương tiện chuyên
dùng cho kinh doanh, an toàn trong kinh doanh... để cho quá trình kinh doanh được diễn ra
bình thường.
Do xăng dầu là hàng hoá có tính đặc biệt, nên kinh doanh xăng dầu cũng có những
yêu cầu, đặc điểm riêng và bị chi phối bởi các nhân tố sau đây:
+ Xăng dầu là một chất lỏng có yêu cầu cao về kỹ thuật và chất lượng đòi hỏi phải
có quy trình tồn chứa, cơ sở vật chất tối thiểu, bảo quản kỹ càng, vận chuyển nghiêm ngặt
với những phương tiện vận chuyển, thiết bị chứa đựng bơm rót chuyên dùng hiện đại hoá,
tự động hoá cao.
+ Xăng dầu được tiêu dùng, sử dụng rộng rãi trong tất cả các ngành, lĩnh vực sản
xuất và đời sống xã hội, trên mọi địa bàn dân cư khác nhau trên cả nước, đòi hỏi phải có
mạng lưới hợp lý, giảm chi phí lưu thông vận chuyển, quản lý tốt được chất lượng hàng
hoá.
+ Kinh doanh xăng dầu theo cơ chế thị trường, nhưng phải chịu sự quản lý chặt chẽ
của các cơ quan quản lý nhà nước, nhất là về thuế, giá cả, chất lượng hàng hoá, an toàn phòng
cháy chữa cháy, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, lợi ích của các chủ thể tham gia kinh doanh,
lợi ích của nhà nước và lợi ích xã hội.
+ Phải có đội ngũ cán bộ chuyên dụng, có tay nghề giỏi để lắp đặt, sửa chữa kịp
thời các phương tiện kinh doanh.
1.1.2.2. Kinh doanh xăng dầu ở Lào luôn gắn với các biến động trên thị trường
thế giới
Kinh doanh xăng dầu hiện nay ở nước CHDCND Lào thực chất là kinh doanh hàng
hoá nhập khẩu.
Hiện nay khối lượng xăng dầu tiêu dùng ở nước CHDCND Lào 100% là hàng nhập
khẩu, cho nên giá cả xăng dầu phụ thuộc vào giá cả thị trường thế giới và khu vực. Ngoài
ra giá thành của xăng dầu chịu thêm: chi phí vận chuyển từ nước xuất khẩu về Lào, vận
chuyển nội địa, chi phí bốc dỡ, chi phí bảo quản, thuế nhập khẩu... nên giá thành xăng dầu
ở nước CHDCND Lào thường cao so với các nước trên thế giới và trong khu vực.
Trong kinh doanh xăng dầu ở Lào cần chú ý các vấn đề sau:
- Xác định nhu cầu tiêu dùng trong nước một cách chính xác, để có kế hoạch
nhập khẩu đúng tiến độ, đúng kế hoạch (trong đó có tính đến những yếu tố khan hiếm,
có dự trữ quốc gia) cân đối được cung - cầu thị trường, ổn định giá cả.
- Tổ chức phân phối nguồn hàng từ nước xuất khẩu về các đầu mối trong nước một
cách hợp lý, đảm bảo quãng đường vận chuyển của hàng hoá là ngắn nhất, tiết kiệm chi
phí.
- Hợp lý hoá, tối ưu hoá các phương tiện vận chuyển, cầu, đường, cảng nhập kho,
bể chứa để tiết kiệm chi phí.
- Xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của ngành phải bảo đảm theo một quy hoạch
thống nhất, vừa tiết kiệm đầu tư, vừa có khả năng sử dụng triệt để, hợp lý cơ sở vật chất -
kỹ thuật.
- Kinh doanh xăng dầu đòi hỏi người làm kinh doanh phải nắm vững thị trường
quốc tế và khu vực, các luật lệ quốc tế.
Để có một lít xăng dầu phục vụ sản xuất và đời sống xã hội ở nước CHDCND Lào,
doanh nghiệp thường vận chuyển hàng hoá theo một chu trình:
Nước xuất khẩu (Việt Nam - Thái Lan) Vận chuyển Kho trong nước Vận
chuyển trong nước Đến các kho chi nhánh các tỉnh Các điểm bán lẻ Người tiêu
dùng.
Mỗi chu trình vận chuyển hàng hoá đều qua các khâu: giao nhận, vận chuyển, dịch
vụ kỹ thuật, phương thức thanh toán..., mỗi khâu trong chu trình đòi hỏi phải có một công
nghệ kỹ thuật, nghiệp vụ thích hợp.
Kinh doanh hàng nhập khẩu, doanh nghiệp không những phải chịu sự tác động của
cơ chế quản lý trong nước, mà còn chịu tác động của các quan hệ kinh tế quốc tế và khu
vực, tác động của nước xuất hàng hoá... Vì thế, kinh doanh xăng dầu có những yêu cầu của
ngành hàng có tính quốc tế, trong đó chứa đựng rất nhiều vấn đề phức tạp mà việc giải
quyết nó không chỉ ở tầm quốc gia mà còn ở tầm quốc tế. Do tính quốc tế của kinh doanh
xăng dầu, nên các đặc tính phức tạp khác của nó lại càng tăng thêm. Chính vì thế, hoạt
động kinh doanh xăng dầu ở nước CHDCND Lào phải luôn gắn chặt với thị trường xăng
dầu quốc tế và thị trường xăng dầu khu vực để có đối sách hợp lý. Nếu không chủ động
đối phó thì ngành kinh doanh xăng dầu ở CHDCND Lào sẽ gặp nhiều rủi ro, gây bất lợi
không chỉ cho ngành mà còn cho nền kinh tế.
1.1.2.3. Kinh doanh xăng dầu ở Lào có tính cạnh tranh đặc biệt
Dầu mỏ có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nên các quốc gia
đều có chiến lược riêng về khai thác, chế biến và xuất khẩu xăng dầu. Chiến lược của mỗi
quốc gia cộng với nguồn dầu mỏ khan hiếm và quy trình khai thác, vận chuyển hiện đại
làm tăng mức cạnh tranh trong kinh doanh xăng dầu.
Mức độ cạnh tranh gay gắt trong kinh doanh xăng dầu biểu hiện dưới các khía cạnh
sau: trên thị trường ở nước CHDCND Lào hiện nay đã có 16 công ty hoạt động kinh doanh
xăng dầu cạnh tranh với nhau và đều cạnh tranh gay gắt ở cả công đoạn nhập khẩu lẫn
công đoạn phân phối cho người tiêu dùng, nhất là ở công đoạn mua bán sản phẩm và hoạt
động dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong sản xuất và đời sống xã hội nhằm mục đích
kiếm lời.
Kinh doanh xăng dầu ở Lào có đặc điểm cơ bản là hoạt động kinh doanh không
gắn trực tiếp với khai thác và chế biến sản phẩm trong nước mà là kinh doanh hàng hóa
nhập khẩu từ nước Việt Nam, Thái Lan. Các công ty phải chủ động tính toán mức lợi
nhuận cho hoạt động kinh doanh của mình phù hợp với những điều kiện kinh tế - xã hội cụ
thể của đất nước. Các công ty của nhà nước càng không được phép hoạt động chỉ vì lợi
nhuận hoặc đơn thuần do quan hệ cung - cầu hàng hoá trên thị trường quyết định mà phải
chú ý đến hoạt động sản xuất và đời sống xã hội trong nước. Kế hoạch, mục tiêu lợi nhuận
trong kinh doanh xăng dầu của công ty phải luôn đặt trong tổng thể phát triển kinh tế xã
hội chung của đất nước.
Nói cách khác, kinh doanh xăng dầu trong cơ chế thị trường ở nước CHDCND Lào,
khi xử lý các vấn đề lợi nhuận, giá cả, các quyết định của công ty nhà nước, ngoài sự tác
động các quy luật của thị trường, còn phụ thuộc vào vai trò điều tiết của Chính phủ qua
chính sách kinh tế vĩ mô. Ví dụ: Khi giá xăng dầu thế giới tăng, các công ty nhà nước
không được tăng giá bán vì Chính phủ khống chế giá bán tối đa.
Đặc điểm trên đòi hỏi hoạt động kinh doanh xăng dầu ở Lào phải chú ý những vấn
đề cơ bản sau đây:
- Phải gắn chiến lược phát triển ngành xăng dầu với chiến lược phát triển kinh tế -
xã hội của đất nước.
- Nhà nước có cơ chế chính sách tác động vào hoạt động kinh doanh xăng dầu
nhằm: định hướng phát triển hoạt động kinh doanh xăng dầu và kiểm soát được hoạt động
này, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh có thu nhập hợp lý vừa phục vụ tốt cho sản xuất,
đời sống và an ninh - quốc phòng, ổn định thị trường, ổn định giá cả.
- Kinh doanh xăng dầu ở nước CHDCND Lào hiện nay phải quan tâm đến nguồn
nhập thuận lợi, giá thành hạ, các điểm kinh doanh thuận tiện phục vụ khách hàng tốt nhất,
đảm bảo được hiệu quả trong kinh doanh.
1.1.2.4. Kinh doanh xăng dầu ở Lào đòi hỏi vốn lớn, cơ sở hạ tầng tốn kém
Các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ kinh doanh xăng dầu cũng là một bộ phận cấu
thành quan trọng cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế, mối quan hệ đó thể hiện trên cả
hai phương diện:
- Cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế, trình độ phát triển kinh tế của đất nước
quyết định quy mô và trình độ hiện đại của các cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh xăng
dầu.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ kinh doanh xăng dầu là một bộ phận cấu thành cơ
sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế, đóng góp và mở rộng quy mô và trình độ phát triển
của nền kinh tế - xã hội. Chúng ta dễ dàng nhận thấy hệ thống bến cảng, hệ thống vận tải
đường thuỷ bộ, đường sắt, hệ thống kho chứa, đường ống dẫn xăng dầu, cửa hàng xăng
dầu... vừa là cơ sở, điều kiện cho hoạt động kinh doanh xăng dầu vừa là một bộ phận quan
trọng trong kết cấu hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế. Những hệ thống này
nếu mở rộng và hiện đại không những bảo đảm cho kinh doanh xăng dầu thuận lợi và hiệu
quả mà là sự mở rộng tiềm lực và thế lực phát triển của nền kinh tế. Hệ thống đường sắt,
đường bộ, đường biển, đường sông... vừa là những mạch máu của nền kinh tế, vừa đồng thời
là hệ thống để xăng dầu vận động và toả đi phục vụ phát triển kinh tế. Quan điểm toàn diện và
đúng đắn trong việc xây dựng, mở rộng và hiện đại hoá các cơ sở phục vụ kinh doanh xăng
dầu cũng phải được xem là quá trình tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế. Vì
vậy, có thể coi đầu tư cho phát triển hệ thống bảo đảm kinh doanh xăng dầu cũng đồng thời là
đầu tư cho cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế. Việc sử dụng triệt để và có hiệu quả hệ
thống bảo đảm kinh doanh xăng dầu không chỉ là trách nhiệm của bản thân ngành kinh doanh
này mà còn là trách nhiệm của xã hội
Hoạt động kinh doanh xăng dầu còn trực tiếp liên quan đến việc bảo vệ môi trường
sinh thái. Nếu đường ống dẫn bị giò, rỉ, mặt sông, mặt biển bị dầu loang, độ kín của kho
chưa chặt chẽ và phương tiện vận chuyển không bảo đảm... không chỉ làm tăng mức thất
thoát xăng dầu, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh mà còn trực tiếp gây ô nhiễm môi
trường sinh thái. Thực tế trong nước và thế giới cho thấy, các vụ cháy nổ, đắm tàu, vỡ
đường ống dẫn dầu... đã gây bao tác hại nghiêm trọng đến môi trường sống. Hơn nữa, bảo
vệ môi trường là một đòi hỏi tất yếu và vô cùng nghiêm ngặt. Việc xây dựng cảng biển,
kho chứa, đường ống dẫn, sử dụng phương tiện vận chuyển và quy chế sử dụng xăng dầu
đòi hỏi phải bảo đảm những chỉ số an toàn tuyệt đối. Hậu quả của những sai sót trong quá
trình tổ chức kinh doanh có tính lan truyền, không chỉ thiệt hại về kinh tế mà còn gây
những tác hại nghiêm trọng về môi trường sống và các hậu quả xã hội khác.
1.1.2.5. Xăng dầu là mặt hàng chiến lược của tất cả các quốc gia và trữ lượng
dầu thô trên thế giới ngày càng giảm
Bảng 1.1: Sản lượng sản xuất dầu mỏ của các nước trên thế giới [13]
Đơn vị tính: triệu tấn
Năm Bắc Mỹ Nam Mỹ
Châu
Âu
Trung
Đông
Châu
Phi
Châu á
TBD
Tổng số
TG
1993 652,9 255,7 659,8 951,1 330,4 337,2 3187
1994 648,3 271,2 662,7 972,8 333,8 346,3 3235
1995 646 292,8 669,6 978,3 339,3 352,9 3278,9
1996 660,1 312,9 680,2 999,9 355,7 365,1 3373,9
1997 670,4 329,1 689 1044,5 369,8 370,1 3472,9
1998 666,7 351,5 686 1102,3 363,6 370 3540
1999 638,8 344,6 699,2 1059,2 359,8 366,4 3468
2000 650,8 349,8 724,4 1125,8 371,2 382,6 3604,4
2001 653,3 344,1 746,6 1090 373,2 378,6 3585,7
2002 659,2 350,2 785,5 1010,1 377,3 379,5 3561,7
2003 671,8 339,5 818 1093,7 398,3 375,8 3697
Tỷ lệ 03
so TS
18,2% 9,2% 22,1% 29,6% 10,8% 10,2% 100%
Dầu mỏ là nguồn tài nguyên được thiên nhiên ban tặng cho các nước, các khu vực
rất không đồng đều nhau. Khu vực Trung Đông là khu vực tập trung nhiều nguồn dầu mỏ
nhất thế giới. Tại Kuwait hiện nay xăng dầu được bán rẻ hơn nước tiêu dùng cho sinh hoạt,
trong khi đó các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu... có nhu cầu tiêu
dùng rất lớn, nhưng trữ lượng không đảm bảo. Hơn nữa, khả năng chế biến của các nhà
máy lọc dầu cũng rất khác nhau. Nói cách khác, do khả năng sản xuất và mức độ tiêu dùng
của các nước, các khu vực trên thế giới là rất khác nhau, dẫn đến nhu cầu nhập khẩu, xuất
khẩu giữa các nước, các khu vực trên thế giới.Vì vậy tất yếu nảy sinh thị trừơng xăng dầu
thế giới.
Bảng 1.2: Nhu cầu tiêu dùng dầu mỏ của một số khu vực trên thế giới [13]
Đơn vị tính: triệu tấn
Năm Bắc Mỹ Nam Mỹ
Châu
Âu
Trung
Đông
Châu
Phi
Châu á
TBD
Tổng số
TG
1993 939,3 178,5 987 178,7 98 7567,6 3139,3
1994 967,9 186,4 947,3 187,2 100,5 809,2 3198,5
1995 960,8 193,7 940,3 193,4 108,7 854,5 3846,3
1996 994,3 201,8 930,9 198,2 106,1 891,3 3322,7
1997 1012,3 212,7 936,2 201,3 108,9 926,6 3398
1998 1033,4 219,6 942,7 202,1 112,4 906,6 3416,9
1999 1058,5 219,6 937,4 206,8 115,1 948,3 3485,1
2000 1071,4 218,2 929,4 208,1 115,7 983,3 3526,1
2001 1071,5 221,5 934,9 209,7 116,3 984,3 3538,2
2002 1071 219,2 933,1 213,1 117,9 1008,3 3562,6
2003 1093,2 216,6 943,3 214,9 120,5 1049,1 3636,6
Tỷ lệ 03
so TS
30,1% 6,0% 25,9% 5,9% 3,3% 28,85% 100%
Ngoài khả năng khai thác dầu thô, nhu cầu tiêu dùng thì khả năng chế biến, lọc dầu
thô thành dầu thành phẩm cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu của các nước
và các khu vực trên thế giới. Trong những năm gần đây, một mặt, do căng thẳng cung cầu,
mặt khác, do đầu cơ của các tập đoàn dầu mỏ thế giới nên giá dầu liên tục tăng, dầu mỏ đã
trở thành mặt hàng chiến lược của tất cả các quốc gia. Trong khi đó trữ lượng dầu trên thế
giới ngày càng giảm và vấn đề an ninh năng lượng, trong đó dầu mỏ có vai trò quan trọng
đặc biệt, đã trở thành vấn đề an ninh kinh tế hàng đầu của các nước phát triển.
1.1.1.6. Kinh doanh xăng dầu chịu áp lực xã hội mạnh mẽ
Các quan hệ sản xuất, buôn bán xăng dầu liên quan chặt chẽ với các quan hệ chính
trị thế giới. Từ khi Liên Xô sụp đổ, Lào phải dùng ngoại tệ mạnh để nhập khẩu xăng dầu
từ các nước khác, những ưu đãi như mua bán trước đây không còn nữa mà phải thực hiện
theo cơ chế thị trường và các thông lệ buôn bán quốc tế. Thực tế cho thấy, quan hệ ngoại
giao giữa hai Chính phủ, chính sách phong toả và cấm vận của các nước lớn luôn luôn có
ảnh hưởng trực tiếp đến việc xuất, nhập xăng dầu vì đây là mặt hàng chiến lược. Tất cả các
quốc gia, đặc biệt là các nước có thế lực trong buôn bán quốc tế, luôn luôn sử dụng mặt
hàng xăng dầu như một "con bài" trong các quan hệ chính trị - kinh tế quốc tế. Vì vậy,
kinh doanh xăng dầu ở Lào không chỉ đơn thuần là một hoạt động kinh tế mà còn chịu ảnh
hưởng trực tiếp của tình hình chính trị quốc tế và khu vực, sự chi phối của quan hệ đối
ngoại và phát triển kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nước Lào
Từ những phân tích trên có thể thấy lĩnh vực kinh doanh xăng dầu có những đặc
điểm rất riêng biệt, tổ chức kinh doanh mặt hàng này phải chú ý đầy đủ đến tất cả các mặt:
kỹ thuật, nghiệp vụ, kinh tế, chính trị, xã hội để có phương thức kinh doanh hữu hiệu. Tất
cả các nước đều coi đây là một lĩnh vực kinh doanh có tầm chiến lược và chịu áp lực xã
hội mạnh mẽ. Mọi biện pháp can thiệp và điều tiết của nhà nước đối với việc kinh doanh
mặt hàng này đều phải được đặt trong quan hệ với chiến lược phát triển kinh tế chung của
đất nước và phải được thực hiện bằng những cơ chế riêng. Đây cũng là một trong những
vấn đề cơ bản mà hoạt động kinh doanh xăng dầu ở CHDCND Lào luôn phải quan tâm.
1.1.2. Vai trò của kinh doanh xăng dầu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
1.1.2.1. Vai trò của xăng dầu trong mở rộng giao lưu kinh tế
Tuỳ theo đặc thù riêng về điều kiện địa lý tự nhiên, dân số của mỗi nước, mà nhu
cầu xăng dầu có khác nhau. Nhưng nhìn chung, xăng dầu cung ứng trên 60% năng lượng
cho nhân loại, chủ yếu phục vụ nhu cầu của ngành vận tải.
Nhờ xuất hiện động cơ đốt trong sử dụng xăng dầu làm nhiên liệu mà ngày nay các
mối giao thương kinh tế ngày càng phát triển thuận lợi. Trước hết là ngành vận tải trong
nước và sau đó là vận tải quốc tế.
Đối với ngành vận tải trong nước, từ khi xăng dầu được sử dụng phổ biến thì các
loại hình vận tải ô tô, tàu hoả, tàu thuỷ, máy bay có tốc độ di chuyển nhanh và sức tải lớn
đã trở thành hình thức vận tải chủ yếu ở các quốc gia. Cùng với đà phát triển mãnh liệt của
các loại hình vận tải này, cơ sở giao thông ở các quốc gia cũng không ngừng được mở
rộng và hiện đại hoá. Trong những năm gần đây, bộ mặt của đa số các quốc gia có sự thay
đổi nhanh chóng nhờ sự xuất hiện của những cảng sông, biển hiện đại, các tuyến đường
cao tốc dài hàng nghìn km, các sân bay hiện đại, rộng lớn cho phép hàng nghìn máy bay
cất, hạ cánh trong ngày...Giao thông phát triển đã khuyến khích các ngành kinh tế phát
triển mạnh mẽ theo xu hướng chuyên môn hoá ngày càng sâu sắc và tăng cường trao đổi
sản phẩm, giao lưu với nhau. Giờ đây, mọi người đều thấy, chỉ cần có đường ô tô nối với
các vùng khác là các vùng xa xôi lạc hậu và cư dân ở đó có sự thay đổi trong sản xuất và
cách sinh sống. C. Mác đã viết đại ý rằng, hàng hoá rẻ của các nước tư bản là những khẩu
pháo có sức nặng công phá bất cứ bức tường thành bài ngoại vững chắc nào. Nói cách
khác, sự phát triển giao thông vận tải phải đi trước một bước trong phát triển nền kinh tế
hàng hoá và phát triển giao lưu giữa các vùng và các nhóm dân cư với nhau. Ngày nay,
năng lượng dùng trong vận tải vẫn chủ yếu là xăng dầu.
Đối với quan hệ kinh tế quốc tế, thì giao thông vận tải càng giữ vai trò quan trọng.
Bởi vì quan hệ kinh tế quốc tế là trung tâm điểm của các mối quan hệ kinh tế đối ngoại
giữa các quốc gia. Trước hết là lĩnh vực ngoại thương, để có thể trao đổi hàng hoá với
nhau, cần vận chuyển hàng hoá từ nước này sang nước khác, hay nói cách khác cần phát
triển vận tải quốc tế. Lực lượng vận tải quốc tế ngày nay vẫn chủ yếu là các phương tiện sử
dụng xăng dầu làm nguyên liệu như tầu biển, ô tô và máy bay... Giao lưu quốc tế còn thể
hiện qua phát triển lĩnh vực dịch vụ quốc tế như: du lịch quốc tế, giao thông vận tải quốc
tế, dịch vụ bảo hiểm quốc tế, dịch vụ xây dựng quốc tế...Tất cả các hình thức giao lưu này
đều lấy vận tải làm yếu tố thúc đẩy quan trọng. Ngoài ra, lĩnh vực đầu tư quốc tế, lĩnh vực
tài chính quốc tế, lĩnh vực chuyển giao công nghệ, kỹ thuật quốc tế, và nhiều lĩnh vực kinh
tế khác đều chịu ảnh hưởng rất lớn của giao thông vận tải.
Trong điều kiện toàn cầu hoá hiện nay, mỗi nước phải phát huy những lợi thế về tài
nguyên, vị trí địa lý, về vốn công nghệ, lao động, về kinh tế, văn hoá, xã hội riêng biệt để
phát triển kinh tế hiệu quả. Muốn làm được như vậy, các nước phải phát triển hoạt động
kinh tế đối ngoại, trong đó giao thông vận tải được ưu tiên hàng đầu.
Nước CHDCND Lào cũng nằm trong tình thế như vậy. Để phát triển kinh tế, Lào
cần hoạch định chính sách riêng của mình trong mối quan hệ gắn kết với các nước khác
sao cho Lào có thể phát triển vừa phù hợp với tình hình kinh tế, vị trí địa lý, điều kiện tự
nhiên, dân số của nước Lào, đồng thời từng bước phát triển quan hệ kinh tế với các nước
khác trên thế giới, nhất là về xuất khẩu, nhập khẩu, phát triển giao thông vận tải để hoạt
động trao đổi được thực hiện tốt hơn.
Đối với nước đang phát triển như CHDCND Lào, thì mở rộng quan hệ kinh tế quốc
tế ra bên ngoài có lợi trong việc tiếp nhận kỹ thuật mới tiên tiến làm cho năng suất lao
động tăng lên. Ngoài ra, để thu hút vốn đầu tư, phải mở rộng quan hệ với nước ngoài. Hơn
nữa, thị trường trong nước còn nhỏ bé không đủ điều kiện để phát triển công nghiệp với
quy mô hiện đại, không tạo đủ công ăn việc làm cho nhân dân lao động, nên việc mở rộng
quan hệ kinh tế với nước ngoài giúp cho việc tập trung phát triển các thế mạnh của đất
nước, giúp cho người lao động có việc làm, thu nhập được thành tựu khoa học kỹ thuật
hiện đại vào trong nước…
1.1.2.2. Giá cả xăng dầu ảnh hưởng đến toàn bộ xã hội, đặc biệt là các ngành
kinh tế
Xăng dầu tham gia vào tất cả các lĩnh vực sản xuất và đời sống xã hội. Trên phương
diện kinh tế, giá trị sản phẩm hàng hoá, dịch vụ ít nhiều đều chứa đựng giá trị của xăng
dầu. ở tất cả các nước, người ta đều coi sản xuất và kinh doanh xăng dầu là một lĩnh vực
trọng yếu, có ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội.
Xăng dầu còn là một loại hàng hoá đặc biệt phục vụ nhu cầu của nhân dân về đi lại,
thắp sáng, chất đốt... Có thể coi xăng dầu như nguồn dinh dưỡng duy trì sự tồn tại, vận
động và phát triển kinh tế - xã hội của mọi quốc gia.
Xăng dầu còn có vai trò rất quan trọng trong an ninh, quốc phòng.
Trên thực tế, nếu giá xăng tăng lên thì toàn bộ xã hội đều rung động, đặc biệt là các
ngành kinh tế, vì làm tăng giá thành sản phẩm, ảnh hưởng đến tiền lương của cán bộ công
nhân viên vận tải, đi lại... của người lao động, làm cho sức mua giảm xuống…
1.1.2.3. Nguồn dầu mỏ ngày càng cạn kiệt buộc các quốc gia phải chú trọng dự
trữ và khai thác hợp lý
Nhu cầu sử dụng nhiên liệu của thế giới ngày càng tăng, ngoài việc tăng cường tìm
kiếm các nguồn năng lượng khác thay thế, thì từ nay đến 2010 trở đi, các quốc gia khác
trên thế giới đang tăng cường khai thác chế biến, phát hiện các nguồn dầu mỏ mới nhằm
đáp ứng nhu cầu sử dụng. Kinh doanh và sử dụng xăng dầu phụ thuộc vào các yếu tố ảnh
hưởng đến cung cầu xăng dầu trên thị trường thế giới.
*Những yếu tố ảnh hưởng đến cung xăng dầu bao gồm:
Một là, hạn ngạch của tổ chức những nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC. Năm 2004
OPEC chiếm 39,7% sản lượng dầu thế giới, bao gồm những nước sản xuất dầu lớn như ả
Rập xê út, Iran, Irắc, Cô-oét, các tiểu vương quốc ả Rập thống nhất.... Vì là tổ chức tập
trung những nước xuất khẩu lớn nên sự thay đổi sản lượng của OPEC ảnh hưởng lớn đến
lượng cung của thế giới. Tuy nhiên, trong thời gian qua, do các tác động khách quan cũng
như chủ quan nên bản thân OPEC muốn duy trì giá dầu thô ở mức vừa phải nhằm tránh
một cuộc khủng hoảng kinh tế tái diễn cũng như các tác động tiêu cực đến ngành khai thác
và chế biến dầu mỏ, nhưng thực tế diễn không như họ mong muốn, giá dầu thô luôn duy trì
ở mức cao và liên tục tăng đã gây tâm lý hoang mang, lo ngại trên toàn thế giới, đưa dầu
mỏ trở thành vấn đề an ninh năng lượng quốc gia.
Hai là, tình hình chính trị trên thế giới có tác động mạnh mẽ đến cung cầu và giá cả
dầu mỏ trên thế giới, đặc biệt là khu vực Trung Đông, nơi tập trung 29,6% sản lượng của
thế giới. Ví dụ: trong thời kỳ chiến tranh vùng Vịnh, sản lượng khai thác của Irắc và Cô-
oet giảm đáng kể do cơ sở hạ tầng khai thác và sản xuất bị phá huỷ, các mỏ dầu bị đốt cháy
ở cả hai nước. Sau chiến tranh Irắc, chính trị căng thẳng ở Palestin và Israel, nạn khủng bố đe
doạ toàn cầu đã ảnh hưởng đến sản lượng khai thác, làm cho giá dầu đầu năm 2005 và 2006
đã tăng đến mức cao nhất kể từ năm 1972 lại đây.
Ba là, lượng dầu trong kho dự trữ của tổ chức năng lượng thế giới IEA giảm sút.
IEA bao gồm những nước tiêu thụ xăng dầu lớn là Mỹ, Nhật Bản và các nước Tây Âu.
IEA được thành lập để thúc đẩy những hành động thống nhất giữa các thành viên nhằm
giải quyết vấn đề năng lượng, trong đó có xăng dầu. Biện pháp quan trọng nhất của IEA là
dự trữ dầu nhằm chống lại những ảnh hưởng tiêu cực khi OPEC giảm sản lượng khai thác
hoặc có những biến động lớn về cung trên thị trường. Khi cung trên thị trường giảm đến
mức cần thiết, IEA sẽ lấy dầu trong kho dự trữ ra, bù đắp một phần mức thiếu hụt, xoa dịu
căng thẳng và giảm áp lực tăng giá dầu. Nhưng những năm gần đây, do dự trữ giảm nên
tác động điều chỉnh của IEA không đáng kể.
Bốn là, hoạt động đầu tư, thăm dò và khai thác các mỏ dầu mới. Trước năm 1975,
lượng dầu tìm thấy trên khắp thế giới chỉ là 720 thùng. Nhờ hoạt động đầu tư, thăm dò và
khai thác các mỏ dầu khí mới được mở rộng, đến năm 1990, con số này đã đạt 1000 tỷ
thùng, bổ sung đáng kể vào mức cung của thế giới. Tuy nhiên, năm 1998 và năm 1999,
hoạt động đầu tư, thăm dò và khai thác dầu khí giảm, thậm chí ở một số mỏ hiện hữu, việc
khai thác cũng bị sút giảm do nhiều nguyên nhân. Kết quả cuối năm 1999 và đầu năm
2000, mức cung giảm dẫn tới giá xăng dầu tăng.
*Những nhân tố ảnh hưởng đến cầu dầu bao gồm:
Một là, sự tăng trưởng kinh tế thế giới: nhu cầu xăng dầu có quan hệ chặt chẽ đến
mức tăng trưởng kinh tế thế giới. Điều này thể hiện rõ trong những năm 2003, 2004, 2005,
là thời kỳ nền kinh tế thế giới đang trên đà tăng trưởng. Đặc biệt là sự hồi phục kinh tế của
các nước châu á - Thái Bình Dương sau 2 năm khủng hoảng, (từ mức tăng trưởng 3,5%
vào năm 1998, năm 2003 GDP bình quân của khu vực đã là 3%) kéo theo nhu cầu tiêu thụ
xăng dầu tăng, đạt 22 triệu thùng/ngày, chiếm quá nửa mức tăng của nhu cầu thế giới. Mỹ
là nước tiêu thụ dầu mạnh nhất thế giới, tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao, là nguyên
nhân dẫn đến mức tăng tiêu thụ xăng dầu của nước này lớn hơn 2% so với mức trung bình
của thế giới. Trên bình diện thế giới, sự tăng trưởng kinh tế đã làm nhu cầu xăng dầu tăng
1,3 triệu thùng/ngày.
Hai là, sự đầu cơ của các quốc gia, của các hãng xăng dầu lớn trên thế giới, làm ảnh
hưởng đến giá xăng dầu giao dịch trên thị trường. Cụ thể như năm 2002, mặc dù sản lượng
khai thác và chế biến vẫn lớn hơn nhu cầu tiêu dùng trên thế giới, nhưng do yếu tố đầu cơ,
làm cho giá dầu tăng cao và ảnh hưởng cả đến các năm 2003, 2004. Năm 2005 là năm thể
hiện rõ nét nhất tính đầu cơ, lũng đoạn của các tập đoàn dầu lửa hàng đầu thế giới. Mặc dù
sản lượng khai thác đã đạt mức tối đa, nhu cầu không có đột biến lớn nhưng giá cả đã leo
thang và bất ổn suốt cả năm. Trong khi đó, các hãng dầu quốc tế thu được các khoản lợi
nhuận khổng lồ, ví dụ như Shell đạt tới 44 tỷ USD lợi nhuận năm 2004.
Ba là, yếu tố thời tiết, xăng dầu hiện nay dùng làm nhiên liệu sưởi ấm chính, thay
thế gần như hoàn toàn củi và than nên một mùa đông lạnh lẽo, sương giá hay ấm áp đều
ảnh hưởng đến nhu cầu xăng dầu thế giới.
Bốn là, việc sử dụng nhiên liệu thay thế và những tiến bộ khoa học kỹ thuật. Bên
cạnh xăng dầu, người sử dụng năng lượng còn có những nguồn nhiên liệu khác như khí
thiên nhiên, than, năng lượng nguyên tử...
Năm là, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật cho phép con người làm ra những máy
móc, phương tiện tiêu thụ xăng dầu ít hơn trước đây. Đồng thời, khoa học kỹ thuật cũng
cho phép tạo ra những máy móc chạy bằng nguồn năng lượng sẵn có như năng lượng mặt
trời...
Từ những phần đã nêu trên có thể rút ra những kết luận như sau:
- Xăng dầu cho đến nay vẫn là nguồn năng lượng không thể thiếu của thế giới, tất
cả các quốc gia đều cần đến xăng dầu để tiến hành các hoạt động sản xuất và sinh hoạt đời
sống.
- Cấu trúc của những nước sản xuất, tiêu thụ và xuất nhập khẩu xăng dầu trên thế
giới ít thay đổi, được định hình bởi điều kiện địa lý của mỏ dầu, bởi kỹ thuật của việc tìm
kiếm, khai thác, vận chuyển, lọc dầu, phân phối và bởi sự phát triển công nghiệp và mức
sống của chính những quốc gia đó.
- Giá xăng dầu thế giới tăng cao, ngoài yếu tố ảnh hưởng bởi cân đối cung cầu thì
yếu tố rất quan trọng tác động đến giá là đầu cơ bởi các quốc gia có nền kinh tế mạnh như
Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu nhằm bảo vệ lợi ích cho họ.
1.2. Nội dung quản lý kinh doanh xăng dầu
1.2.1. Quản lý kinh doanh
1.2.1.1. Quản lý đầu vào trong kinh doanh xăng dầu
* Chiến lược mua hàng là công cụ quản lý quan trọng nhằm tối đa hoá lợi ích cho
công ty kinh doanh xăng dầu trong quản lý đầu vào. Chiến lược mua hàng thường phải xác
định đối tác chiến lược, danh mục mặt hàng mua lâu dài và chiến lược cạnh tranh giá cả.
Chiến lược mua được hiện thực hoá qua các hợp đồng. Hiện nay, các công ty kinh doanh
xăng dầu nhập khẩu thường dùng ba loại hợp đồng sau:
+Hợp đồng dài hạn: là những hợp đồng có thời hạn từ 6 tháng trở lên. Trong hợp
đồng này thường quy định các điều khoản cụ thể xác định khối lượng và thời gian giao
hàng. Riêng giá mua bán được xác định bằng các phụ lục hợp đồng quy định giá 6
tháng/lần. Khách hàng ký hợp đồng dài hạn với chủ doanh nghiệp là những khách hàng
thoả mãn những điều kiện sau:
- Là các hãng dầu có khả năng khai thác chế biến và kinh doanh các sản phẩm dầu
mỏ.
- Cung cấp đúng số lượng.
- Cung cấp đúng chất lượng.
- Cung cấp đúng thời gian.
- Có điều kiện thanh toán ưu đãi.
+Hợp đồng quý: là hợp đồng có thời hạn 3 tháng. Hợp đồng này ký kết theo
phương thức đấu thầu kết hợp với đàm phán. Khi có nhu cầu, gửi đơn mời thầu cho các
nhà cung cấp nêu rõ tên hàng, số lượng, chất lượng, thời gian giao hàng và điều kiện giao
hàng. Sau khi nhận được đơn dự thầu của các nhà cung cấp, công ty có nhu cầu phải lựa
chọn một vài nhà cung cấp và tiếp tục đàm phán để đạt được điều khoản ưu đãi nhất.
Những nhà cung cấp theo hợp đồng quý là những người thoả mãn được năm điều
kiện đã nêu ở trên tại một thời điểm nhất định. Chính vì vậy, danh sách khách hàng thuộc
nhóm này thường xuyên thay đổi. Họ có thể là những công ty xăng dầu đa quốc gia như
Shell, Mobil, ESSO, Vitol... đặt trụ sở tại Singapore, Malaysia, Indonesia; hoặc họ có thể
là những công ty xăng dầu quốc gia lớn như Sinochem, Sinopec của Trung Quốc,
Misubishi, Sumitômi của Nhật...
+Hợp đồng giao ngay: là thoả thuận trong đó xăng dầu được bán giao ngay. Hợp
đồng loại này phản ánh giá cả tại thời điểm ký kết hợp đồng. Nhóm khách hàng ký hợp
đồng giao ngay là những thương nhân chuyên mua đi bán lại, họ không có nhà máy chế
biến hay kho dự trữ lớn.
* Quản lý thủ tục mua và thanh toán là khâu hoàn tất quá trình mua nhằm giảm
thiểu chi phí hành chính trong nhập khẩu xăng dầu. Thông thường, các công ty kinh
doanh xăng dầu, sau khi tập hợp nhu cầu xăng dầu cho từng năm, từng quý đối với
những mặt hàng tại khu vực cụ thể, phải lập đơn hỏi hàng gửi các hãng xăng dầu trên
thế giới (thông thường khoảng trên 30 hãng). Căn cứ vào đơn hỏi hàng của công ty về
số lượng, thời gian, địa điểm, các hãng dầu quốc tế lập đơn chào hàng. Các đơn vị
thành viên của công ty có nhu cầu mới lập báo cáo trình cấp trên (giám đốc công ty) để
phê duyệt kế hoạch nhập khẩu với giá tối đa làm căn cứ đàm phán sau đó ký hợp đồng
nhập khẩu. Trên cơ sở hợp đồng đã ký bộ phận có trách nhiệm theo dõi và làm các thủ
tục cần thiết như mở L/C, phòng kế toán tài chính kiểm tra chứng từ thanh toán hàng
nhập khẩu, thông báo cho các đơn vị nhận hàng. Trên cơ sở hợp đồng, đơn vị có nhu
cầu tổ chức tiếp nhận chuẩn bị kho bãi, làm thủ tục hải quan, đóng thuế, thuê cơ quan
giám định, bơm rót hàng vào kho... chuyển hồ sơ để văn phòng công ty có nhu cầu
thanh toán kết thúc lô hàng nhập khẩu.
1.2.1.2. Quản lý đầu ra trong kinh doanh xăng dầu
* Chiến lược bán hàng là công cụ quản lý quan trọng khâu bán ra trong kinh doanh
xăng dầu. Chiến lược bán hàng bao gồm các nội dung quản lý đại lý, kho dự trữ, điểm bán
lẻ, bán buôn, giá cả, phương thức thanh toán...Chiến lược bán hàng cũng được cụ thể hoá
bằng các hợp đồng bán hàng.
Trình tự thực hiện hợp đồng bán hàng gồm:
- Kiểm tra khả năng chi trả của khách hàng. Nếu hợp đồng quy định thanh toán
bằng L/C thì bước đầu tiên khi thực hiện bán hàng là kiểm tra xem người mua mở L/C
chưa. Sau khi L/C được mở, công ty kiểm tra L/C dựa vào các căn cứ:
+ Điều lệ thực hành thống nhất tín dụng chứng từ UCP 500. Nhìn chung L/C phải
đảm bảo các nội dung sau: Về hình thức L/C: câu chữ, số liệu phải hết sức rõ ràng; Nội
dung các điều khoản trong L/C phải rõ ràng, có khả năng thực hiện được, các điều khoản
không được mâu thuẫn với nhau và phản ánh đúng nội dung của hợp đồng; L/C phải phù
hợp với luật lệ.
+ Đặc biệt tập trung kiểm tra những điều khoản liên quan đến thanh toán như số
tiền L/C, bộ chứng từ thanh toán, thời hạn thanh toán. Nếu phát hiện sai sót trong L/C,
công ty yêu cầu người mua tu chỉnh L/C.
- Chuẩn bị phương tiện vận tải, khi bán theo điều kiện CIF, DES hoặc CIP. Công ty
giành được quyền vận tải bằng cách chuyên chở tất cả khối lượng xăng dầu.
- Mua bảo hiểm:
- Kiểm tra hàng hoá diễn ra vào thời điểm bắt đầu giao hàng từ bồn chứa xăng dầu
xuống tầu hay xe xitéc... Khi kiểm tra hàng cần có sự chứng giám của kiểm tra viên của
công ty, người này có nhiệm vụ kiểm tra để đảm bảo giao đúng số lượng và chất lượng;
có kiểm tra viên của cơ quan giám định độc lập (vì trong trường hợp đồng xuất khẩu
đòi hỏi phải có giấy chứng nhận số lượng, chất lượng của cơ quan giám định độc lập.
Cơ quan giám định được mời thường là Vinacontrol hoặc S.G.S); Hải quan: giám sát
quá trình kiểm tra số lượng, chất lượng để chống buôn lậu và gian lận thương mại. Việc
kiểm tra số lượng được thực hiện theo phương pháp lưu lượng kế. Kiểm tra chất lượng
được thực hiện theo phương pháp lấy mẫu tại bồn chứa khi xăng dầu được bơm xuống
phương tiện vận tải kho. Phải lấy ít nhất 5 mẫu: công ty giữ 1 mẫu, 1 mẫu gửi cho
người mua, 1 mẫu gửi theo tàu, xe, 1 mẫu dùng để phân tích và một mẫu cơ quan giám
định giữ. Mẫu phải được niêm phong, dán nhãn, ghi rõ: ngày giờ lấy mẫu, tên người lấy
mẫu. Địa điểm lấy mẫu, mẫu của sản phẩm gì? Sau khi phân tích mẫu xong, cơ quan
giám định ghi kết quả vào giấy chứng nhận chất lượng.
- Nếu xuất hàng ra nước ngoài phải làm thủ tục hải quan: căn cứ vào hợp đồng đã
ký và tờ khai tạm nhập khẩu trước đó, các công ty xuất khẩu mở tờ khai với số lượng và
chủng loại hàng đúng theo như tờ khai đã tạm nhập. Hải quan cử người giám sát chặt chẽ
quá trình kiểm tra hàng hoá của cơ quan giám định độc lập và quá trình bơm hàng từ bồn
xăng dầu lên phương tiện vận tải. Sau khi bơm hàng xong, hải quan niêm phong phương
tiện vận tải, công ty phải nộp thêm chứng thư giám định của giám định độc lập và biên bản
giao nhận với phương tiện vận tải và bộ hồ sơ nộp cho hải quan. Sau khi tiếp tục nhận hồ
sơ đầy đủ, hợp lệ và kết quả kiểm tra hàng phù hợp với tờ khai xuất hàng, hải quan áp tải
hoặc làm thủ tục giám quản hàng tới cửa khẩu cuối cùng và thông báo cho hải quan cửa
khẩu xuất cuối cùng để giám sát lô hàng đến khi ra khỏi cửa khẩu. Căn cứ vào hồ sơ xuất
khẩu đó, công ty tập hợp hồ sơ gửi công ty đầu mối (công ty làm thủ tục nhập khẩu) công
ty đầu mối làm thủ tục chung hoàn thuế nhập khẩu.
- Lập chứng từ thanh toán: Bộ chứng từ thanh toán giống như đã trình bày ở trên.
Sau khi lập xong bộ chứng từ thanh toán, tổng công ty gửi qua ngân hàng nếu thanh toán
bằng L/C hoặc chuyển thẳng cho người mua nếu thanh toán bằng TTR.
- Giải quyết khiếu nại (nếu có), nếu bị khiếu nại về số lượng, chất lượng công ty
thận trọng xem xét hồ sơ khiếu nại. Nếu khiếu nại có cơ sở công ty sẽ giải quyết như sau:
+ Khiếu nại về số lượng:
Giao thêm hàng thiếu vào chuyến sau.
Giảm tổng số hàng thanh toán cho số hàng thiếu.
+ Khiếu nại về chất lượng:
Giảm giá cho lô hàng kém chất lượng.
Nhận lại hàng và trả lại tiền cho người mua nếu chất lượng quá tồi. Nếu người mua
không chấp nhận cách giải quyết của công ty đưa ra, hai bên sẽ đưa nhau ra kiện tại hội đồng
trọng tài hoặc toà án tuỳ theo quy định trong hợp đồng.
1.2.1.3. Quản lý kỹ thuật trong kinh doanh xăng dầu
* Kỹ thuật chống hao hụt được dùng để tăng cường quản lý xăng dầu trong quá
trình xuất, nhập, tồn chứa, vận tải và hạch toán kinh tế. Kỹ thuật chống hao hụt được áp
dụng trong công tác cung ứng xăng dầu như sau:
Hao hụt trong khâu nhập:
- Hao hụt khâu nhập tính cho quá trình nhập xăng dầu từ phương tiện vận tải vào bể
chứa.
- Lượng hao hụt là hiệu số giữa số lượng ghi trên hoá đơn xuất và số thực nhận tại
bể của kho nhập (sau khi đã trừ hao hụt xuất sau lượng kế, nếu có và hao hụt vận tải).
Bảng 1.3: Định mức hao hụt trong khi nhập, xuất, vận chuyển xăng dầu (%) [ 25]
Các loại xăng dầu Khi nhập Khi xuất
Khi vận
chuyển
Xăng đặc biệt 0,3 0,04 0,085
Xăng 0,15 0,20 0,080
Diezel 0,02 0,06 0,045
TC - 1 dầu hoả 0,04 0,12 0,050
Dầu đốt lò (FO), dầu nhờn các
loại
0,05 0,08 0,050
- Khi nhập từ ô tô xi téc xuống bể ngầm, bể nằm ngang, lượng hao hụt được tính là
% số lượng ghi trên hoá đơn nơi xuất, sau khi đã trừ đi hao hụt vận tải.
- Khi chuyển tải từ phương tiện này sang phương tiện khác được áp dụng như hao
hụt nhập chuyển bể.
- Nếu chiều dài đoạn ống từ phương tiện đến kho lớn hơn 2km thì ngoài định mức
hao hụt nhập được tính thêm hao hụt trong vận chuyển đường ống trên chiều dài thực tế
đoạn ống đó. Nếu nhỏ hơn 2km thì không được tính.
* Kỹ thuật an toàn, chống cháy nổ:
Người lao động có nhiệm vụ và quyền hạn tham gia, tư vấn và phối hợp với người
sử dụng lao động trong việc xây dựng quy chế quản lý, chương trình hành động, kế hoạch
bảo hộ lao động và các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động,
phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp của đơn vị.
Hội đồng bảo hộ lao động tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện công tác bảo hộ lao
động ở các vị trí sản xuất kinh doanh để có cơ sở tham gia vào kế hoạch và đánh giá tình
hình công tác bảo hộ lao động của đơn vị. Trong kiểm tra nếu phát hiện thấy các nguy cơ
mất an toàn, có quyền yêu cầu người phụ trách sản xuất thực hiện các biện pháp loại trừ
nguy cơ đó.
Nhiệm vụ của cán bộ bảo hộ lao động:
- Phối hợp với bộ phận tổ chức lao động xây dựng nội quy, quy chế quản lý công
tác bảo hộ lao động của đơn vị.
- Phổ biến các chính sách chế độ, tiêu chuẩn, quy phạm về an toàn - vệ sinh lao
động của nhà nước và các nội quy, quy chế về bảo hộ lao động của lãnh đạo đơn vị đến các
cấp và người lao động, đề xuất việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao
động và theo dõi đôn đốc việc chấp hành.
- Xây dựng kế hoạch bảo hộ lao động hàng năm, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện.
- Phối hợp với bộ phận kỹ thuật và các bộ phận khác có liên quan xây dựng quy
trình, biện pháp an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, phòng chống lụt bão, tổ
chức huấn luyện về bảo hộ lao động cho người lao động, quản lý, theo dõi việc kiểm định,
cấp giấy phép sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an
toàn vệ sinh lao động.
- Phối hợp với bộ phận y tế tổ chức kiểm tra, đo đạc các yếu tố có hại trong môi
trường lao động, theo dõi tình hình bệnh tật, tai nạn lao động, đề xuất các biện pháp quản
lý, chăm sóc sức khoẻ người lao động.
- Kiểm tra việc chấp hành các chế độ bảo hộ lao động, tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh
lao động và đề xuất biện pháp khắc phục.
- Điều tra, thống kê các vụ tai nạn lao động, đánh giá, xác định nguyên nhân và tìm
biện pháp phòng tránh.
- Tổng hợp và đề xuất việc giải quyết kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra.
- Xây dựng các báo cáo về bảo hộ lao động theo quy định hiện hành.
- Đề xuất các trường hợp khen thưởng, kỷ luật trong việc thực hiện công tác an toàn
vệ sinh lao động.
- Cán bộ bảo hộ lao động phải thường xuyên đi sát các bộ phận sản xuất kinh
doanh, nhất là những nơi làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm dễ xảy ra tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp để kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các biện pháp ngăn ngừa.
* Kỹ thuật vận chuyển, bảo quản: Hệ thống vận chuyển, hệ thống cảng biển, đường
bộ, đường sắt, hệ thống kho chứa, đường ống dẫn xăng dầu, cửa hàng xăng dầu... vừa là cơ
sở, điều kiện cho hoạt động kinh doanh xăng dầu vừa là một bộ phận quan trọng trong kết
cấu hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế. Những hệ thống này càng mở rộng và
hiện đại không chỉ bảo đảm cho kinh doanh xăng dầu thuận lợi và hiệu quả mà còn mở
rộng tiềm lực cho phát triển kinh tế quốc dân. Nếu hệ thống đường sắt, đường bộ, đường
biển, đường sông không được bảo quản tốt sẽ dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp, thậm chí
kinh doanh xăng dầu có thể thua lỗ.
* Bảo vệ môi trường: Hoạt động kinh doanh xăng dầu còn trực tiếp liên quan đến
việc bảo vệ môi trường sinh thái. Nếu đường ống dẫn bị giò, rỉ, mặt sông, mặt biển bị dầu
loang sẽ làm cho môi trường sinh thái ở đó bị ô nhiễm. Độ kín của kho chứa và phương
tiện vận chuyển không bảo đảm... không chỉ làm tăng mức thất thoát xăng dầu, ảnh hưởng
đến hiệu quả kinh doanh mà còn trực tiếp gây ô nhiễm môi trường sinh thái. Thực tế trong
nước và thế giới các vụ cháy nổ, đắm tầu, vỡ đường ống dẫn, xe lăn xuống vực sâu... đã
gây bao nhiêu tác hại nghiêm trọng đến môi trường sống. Vì vậy hoạt động kinh doanh
xăng dầu phải thường xuyên gắn với việc bảo vệ môi trường sinh thái là một đòi hỏi tất
yếu và vô cùng nghiêm ngặt. Việc xây dựng cảng biển, kho chứa, đường ống dẫn, sử dụng
phương tiện vận chuyển và quy chế sử dụng xăng dầu đòi hỏi phải bảo đảm những chỉ số
an toàn tuyệt đối. Hậu quả của những sai sót trong quá trình tổ chức kinh doanh có tính lan
truyền, không chỉ thiệt hại về kinh tế mà còn gây những tác hại nghiêm trọng về môi
trường sống và các hậu quả xã hội khác.
1.2.1.4. Quản lý nhân sự
- Xác định biên chế, tuyển dụng, đào tạo lao động:
Nguyên tắc tuyển dụng lao động:
1. Việc tuyển dụng lao động phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ quản lý, điều hành
và tổ chức sản xuất kinh doanh của từng phòng nghiệp vụ.
2. Người lao động được tuyển dụng vào làm việc tại văn phòng công ty phải thông
qua hình thức thi tuyển, xét tuyển.
3. Việc tuyển dụng lao động phải đảm bảo công khai, minh bạch và khách quan.
4. Trong trường hợp thi tuyển, người được tuyển dụng là người có kết quả thi tuyển
các môn đều đạt yêu cầu và có điểm thi chuyên môn nghiệp vụ cao nhất lấy từ cao xuống
thấp cho đến khi đủ số người dự tuyển dụng (trường hợp cần chọn trong các ứng viên có
điểm thi chuyên môn nghiệp vụ bằng nhau thì thực hiện theo thứ tự ưu tiên những người
có chuyên môn nghiệp vụ lâu năm hơn, lý lịch trong sạch).
Quản lý nhân sự bao gồm cả đào tạo cán bộ thay thế, kế tiếp. Muốn chủ động về
nhân sự, công ty phải cử người đi học các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về kinh tế thị
trường, kinh doanh thương mại, kinh tế đối ngoại, thanh toán quốc tế... . Cũng cần xây
dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng theo các hình thức và loại hình lao động khác nhau.
- Quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ quản lý:
Trong công tác quy hoạch, bổ nhiệm, đề bạt cán bộ cần phải chú ý rèn luyện đào tạo
người cán bộ có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn vững vàng. Cán
bộ lãnh đạo, quản lý công ty phải tâm huyết với sự nghiệp phát triển công ty, có khả năng
tự học tập, rèn luyện đáp ứng các tiêu chuẩn của cán bộ quản lý lĩnh vực kinh doanh năng
động và cạnh tranh quyết liệt như kinh doanh xăng dầu.
Trong giai đoạn hiện nay khi đất nước đang thực hiện đổi mới, mở rộng quan hệ
quốc tế, hội nhập với các nước trên thế giới, cán bộ lãnh đạo, quản lý công ty không chỉ có
đạo đức, nhiệt tình cách mạng đã đủ, mà cần phải có tầm nhìn chiến lược, có tư duy kinh tế
khoa học, dự báo được tương lai phát triển của công ty và thị trường. Công tác quy hoạch,
bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý phải tìm, đào tạo và sử dụng được những cán bộ như
thế.
- Chính sách lương:
Trong doanh nghiệp nhà nước mức lương tối thiểu chung dùng để tính lương, phụ
cấp lương, làm căn cứ để đóng và hưởng bảo hiểm xã hội, đóng bảo hiểm y tế và thực hiện
chế độ chính sách cho người lao động. Còn việc tính và trả lương thì theo năng suất lao
động, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Hệ thống thang lương, bảng lương áp dụng trong doanh nghiệp gồm:
+ Hệ thống thang lương công nhân.
+ Hệ thống bảng lương công nhân, viên chức trực tiếp sản xuất kinh doanh và phục
vụ.
+ Bảng lương viên chức chuyên môn nghiệp vụ và phụ cấp chức vụ quản lý lãnh
đạo.
+ Bảng lương chức vụ quản lý doanh nghiệp.
1.2.1.5. Quản lý tài chính
- Huy động vốn:
Trong nền kinh tế thị trường, cùng với sự phát triển của doanh nghiệp, yêu cầu về
vốn ngày một tăng lên không ngừng. Với doanh nghiệp, vốn là một loại quỹ tiền tệ đặc
biệt, có mục tiêu phục vụ kinh doanh, là số tiền phải được ứng trước trong kinh doanh.
Tuy nhiên, điểm khác biệt nổi bật với một số quỹ tiền tệ khác của doanh nghiệp là vốn
kinh doanh sau khi ứng ra, được sử dụng vào kinh doanh, qua một chu kỳ hoạt động phải
được thu về để ứng tiếp cho chu kỳ hoạt động sau. Vốn kinh doanh không thể bị mất đi mà
luôn luôn được bảo toàn và phát triển, phục vụ công tác tái đầu tư kinh doanh của doanh
nghiệp. Nếu doanh nghiệp mất vốn cũng đồng nghĩa với nguy cơ phá sản. Vì thế, bảo tồn
và phát triển vốn là vấn đề trọng yếu của doanh nghiệp. Vậy công ty Xăng dầu Lào, ngoài
số vốn nhà nước đầu tư, Công ty được quyền huy động vốn dưới các hình thức phát hành
trái phiếu, cổ phiếu, vay vốn, nhận vốn góp liên kết và các hình thức khác để phát triển
kinh doanh. Công ty tự chịu trách nhiệm về việc huy động vốn, nhưng không được thay
đổi hình thức sở hữu và phải tuân theo các quy định của pháp luật hiện hành.
Trên cương vị của mình, nhà nước Lào thực hiện vai trò chủ sở hữu đối với Công
ty. Nhà nước kiểm soát giá cả và khống chế giá, có cơ chế hỗ trợ, bảo tồn, phát triển và
can thiệp trực tiếp, có kiểm tra thường xuyên trong phạm vi cần thiết. Nhà nước quản lý
vốn sở hữu của mình trong Công ty dưới hình thức giá trị, với yêu cầu chính là số vốn đó
được bảo tồn và phát triển, còn việc sử dụng các tài sản hiện vật cụ thể thì do Công ty tự
quyết định. Trên nguyên tắc đó, quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm của Công ty trong hoạt
động kinh doanh xăng dầu được mở rộng. Nhà nước sẽ không điều chỉnh vốn khi Công ty
đang hoạt động bình thường, chỉ điều chỉnh vốn chủ sở hữu trong trường hợp tổ chức lại
Công ty. Công ty phải chịu trách nhiệm dân sự về toàn bộ tài sản của Công ty. Nhà nước
chỉ chịu trách nhiệm về công nợ của Công ty trong giới hạn giá trị vốn chủ sở hữu nhà
nước tại Công ty.
- Quản lý tài chính công ty:
Thứ nhất, tổ chức nguồn vốn tiền tệ, bảo đảm cho quá trình kinh doanh của công ty
không bị gián đoạn. Muốn như vậy, hàng năm công ty phải lập kế hoạch vốn, kế hoạch
khấu hao tài sản cố định và kế hoạch tín dụng.
Thứ hai, phân phối thu nhập của công ty, lập, quản lý và sử dụng các quỹ của công
ty như quỹ bù đắp vật chất tiêu hao, quỹ khấu hao, quỹ bù đắp vốn lưu động, quỹ tiền
lương, quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ phát triển sản xuất và quỹ tích luỹ vốn nộp ngân sách nhà
nước.
Thứ ba, huy động và sử dụng hợp lý vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh, nộp
các khoản cho ngân sách nhà nước, trả nợ ngân hàng, đảm bảo hoạt động tài chính được ổn
định.
1.3. Kinh nghiệm quản lý kinh doanh xăng dầu của một số nước
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam
Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam có vị thế là doanh nghiệp trọng yếu của Nhà
nước, được xếp hạng đặc biệt, có quy mô toàn quốc, chiếm 60% thị trường xăng dầu trên
cả nước. Những năm qua, Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam luôn phát huy vai trò chủ lực,
chủ đạo điều tiết, ổn định và phát triển thị trường xăng dầu, sản phẩm hoá dầu, phục vụ
đắc lực công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Định hướng chiến lược phát triển của Tổng Công ty là trở thành tập đoàn kinh
doanh mạnh của Nhà nước ở khâu hạ nguồn, lấy kinh doanh xăng dầu làm trục chính, đa
dạng hoá có chọn lọc các mặt hàng và loại hình kinh doanh, đa dạng hoá hình thức sở hữu
theo hướng tích cực, cổ phần hoá các công ty thành viên và đề xuất Chính phủ cho phép cổ
phần hoá toàn bộ Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam, đẩy mạnh chương trình hiện đại hoá;
tăng cường đầu tư ra nước ngoài, phát triển kinh doanh tái xuất khẩu, nâng cao năng lực
hợp tác và cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
Theo định hướng trên, Tổng Công ty tập trung mọi nỗ lực cho đầu tư phát triển,
nâng cao chất lượng toàn diện của doanh nghiệp với những nhiệm vụ trọng tâm sau:
Phát triển và củng cố thị phần của Petrolimex trong cả nước như: công tác đầu tư cơ
sở vật chất kỹ thuật và phát triển công nghệ tiên tiến: giá trị đầu tư trong năm 2004 ước
thực hiện 514 tỷ đồng đạt 70% kế hoạch và tăng 3% so với năm 2003. Xét về cơ cấu, giá
trị đầu tư cửa hàng xăng dầu và kho - bể chiếm tỷ trọng trên 50% tổng giá trị thực hiện đã
khẳng định tính đúng đắn trong chủ trương của năm kế hoạch 2004 [23, tr.12].
Kết quả là 98 cửa hàng xăng dầu (đầu tư chuyển tiếp năm 2003 và năm 2004), gần
60.000m3 kho bể, 3 cầu cảng (Quảng Ninh, Nhà Bè, Cần Thơ), 31km ống tuyến H101 - Hải
Phòng, 1 tầu kéo 3.000CV... cùng các hạng mục nâng cấp, sửa chữa khác đã được huy
động đưa vào sử dụng, đáp ứng được yêu cầu và gia tăng năng lực công tác nhập khẩu,
tiếp nhận điều độ hàng hoá phục vụ kinh doanh trên cả nước. Bên cạnh việc đầu tư phát
triển cơ sở vật chất kỹ thuật, công tác đầu tư mới thiết bị, máy móc, tự động hoá công
nghệ, phương tiện vận tải... vẫn được coi trọng và phát huy hiệu quả. Trong đó, việc đầu tư
mái phao cho các bể dầu sáng, lắp đặt hệ thống báo mức, báo tràn cho các bể chứa, tự
động hoá bến xuất thủy, bộ tại các kho cấp phát... được các công ty quan tâm thực hiện.
Do thấy rõ lợi ích đầu tư mang lại,Tổng Công ty xăng dầu Petrolimex đã đầu tư ra nước
ngoài, xây dựng hệ thống kho ngoại quan, đẩy mạnh hoạt động tái xuất khẩu, tiến tới tổ
chức kinh doanh xăng dầu trên thị trường các nước trong khu vực, đổi mới và hoàn thiện
phương thức kinh doanh thích nghi với điều kiện hợp tác và cạnh tranh trong khuôn khổ
luật pháp Việt Nam và quốc tế, vừa nâng cao hiệu quả kinh tế, vừa đảm bảo thực hiện
nhiệm vụ chính trị do Nhà nước giao.
Tổng công ty tiếp tục đầu tư theo quy hoạch phát triển cơ sở kỹ thuật hạ tầng của
nhà nước để hiện đại hoá và xây dựng mới các công trình quan trọng như cầu cảng, kho
bể, đường ống, mạng lưới cửa hàng bán lẻ xăng dầu, nhất là hệ thống cửa hàng hiện đại
dọc đường Hồ Chí Minh, các dây chuyền công nghệ nhập, xuất, pha chế dầu mỡ nhờn, hoá
chất, nhựa đường, gas..., tiếp tục phát triển đội tầu viễn dương Petrolimex, đẩy mạnh ứng
dụng công nghệ thông tin hiện đại trong kinh doanh và quản lý doanh nghiệp. Tổng Công
ty xăng dầu Việt Nam cam kết bảo vệ an toàn môi trường sinh thái và sẵn sàng hợp tác,
chia sẻ cơ hội đầu tư phát triển với các đối tác trong và ngoài nước. Nhờ nỗ lực như vậy,
tổng nhiều năm qua, Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam luôn là một trong những doanh
nghiệp kinh doanh hiệu quả ở Việt Nam, là chỗ dựa của Nhà nước trong điều hành vĩ mô.
1.3.2. Kinh nghiệm quản lý Công ty xăng dầu Pototho Thái Lan
Từ những năm 1985 Chính phủ Thái Lan đã thay đổi chính sách phát triển kinh tế
theo hướng mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực, công nghiệp, nông lâm,
ngư nghiệp và ngành kinh tế dịch vụ, thương mại, nhất là kinh doanh xăng dầu. Công ty
Pototho PTT (Public Company Limited) là công ty xăng dầu có chức năng kinh doanh dịch
vụ trong nước và quốc tế, kinh doanh lọc dầu và sản phẩm dầu khí hoá chất, bao gồm các
phân ngành cụ thể như:
- Thăm dò, khai thác, chế biến hoá chất, tiêu thụ sản phẩm: ga tự nhiên, condensate
trong nước và nước ngoài.
- Tìm kiếm và vận chuyển ga tự nhiên theo đường ống, hoá lỏng và phân phối.
- Kinh doanh xăng dầu trong nước và quốc tế
- Sản xuất sản phẩm xăng dầu và sản xuất sản phẩm hoá chất.
PTT có dự định sẽ trở thành công ty năng lượng của Thái Lan, trong đó bao gồm
kinh doanh ga tự nhiên và xăng dầu các loại, kinh doanh sản phẩm dầu khí hoá chất, đồng
thời nhấn mạnh ga tự nhiên là trọng tâm trong kinh doanh ở phạm vi toàn cầu.
PTT được đăng ký vào thị trường chứng khoán của Thái Lan vào ngày 6/12/2001.
Bộ Tài chính là người giữ phần vốn lớn nhất và thực hiện quản lý Công ty theo chính sách
của quốc gia Thái Lan trong từng thời kỳ, có chú trọng đến cân đối nguồn năng lượng
xăng dầu và giá xăng dầu trong nước.
Đối với việc bảo toàn vốn kinh doanh xăng dầu, trong thời gian qua vì tình hình giá
cả xăng dầu của thế giới leo thang, trong khi Bộ Tài chính kiềm chế, chưa cho Công ty
tăng giá dẫn đến kết cục vốn kinh doanh giảm. Để đối phó, Chính phủ Thaí Lan Phải thả
lỏng giá xăng dầu.
Nhìn chung, Chính phủ Thái Lan cố gắng kiểm soát giá xăng dầu, ga và khuyến
khích việc sử dụng ga tự nhiên trong giao thông vận tải vì Thái Lan có nguồn ga tương đối
lớn. Ngoài ra, Thái Lan còn nhập dầu mỏ từ nước Myanma và việc sản xuất năng lượng
thay thế như: Bio diesel và Gasohold. Cho đến nay, PTT vẫn giữ vai trò quan trọng kinh
doanh xăng dầu và phục vụ xã hội.
Pototho đã đạt nhiều thành tích và đạt tiêu chuẩn quốc tế trong kinh doanh xăng
dầu. PTT nhận được nhiều phần thưởng và được xếp loại Công ty lớn đứng thứ 425 trên
thế giới vào năm 2000.
Có được thành quả đó, một phần là do Pototho có chính sách đào tạo nhân sự tốt.
PTT đặt ra tiêu chuẩn cho nhân viên cơ quan của mình là:
- Phải có biểu hiện tốt trong công việc, cụ thể là:
. Có sự tự chủ.
. Coi lợi ích kinh doanh của Công ty là mục tiêu cơ bản của mình.
. Tin tưởng khách hàng.
. Phấn đấu để PTT trở thành công ty năng động.
. Có tinh thần tập thể trong công việc.
. Có phong cách và kế hoạch làm việc đúng đắn.
. Hình thức làm việc có thể thay thế theo thời gian.
. Làm việc có kỷ luật.
. Kiểm tra chặt chẽ quy trình.
- Có sự linh hoạt trong chuyển đổi cách phân chia công việc, từ hình thức làm việc
theo công đoạn sang theo khoán việc, từ kinh doanh theo chuyên môn hoá sang làm việc
theo khối, có sự sát nhập hợp lý làm cho vốn đầu tư cần thiết giảm xuống …
Ngoài ra, PTT còn thành công nhờ tăng tỷ trọng các công trình đa mục đích sử
dụng, phát triển nhiều mặt kinh doanh như: thương mại quốc tế, vận tải, mua bán, cung cấp
dịch vụ số ... Phát triển và củng cố thị phần của Pototho trong cả nước, đầu tư ra nước
ngoài, xây dựng hệ thống kho ngoại quan, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xăng dầu trên
thị trường các nước trong khu vực theo khuôn khổ luật pháp Thái Lan và quốc tế...
1.3.3. Kinh nghiệm quản lý của hãng dầu PETRONAS của Mailaixia
PETRONAS là một doanh nghiệp nhà nước của Malaixia, được thành lập năm 1974
theo đạo luật về công ty của Quốc hội Malaixia. PETRONAS là một tổ chức duy nhất về
xăng dầu, toàn quyền kinh doanh trong ngành xăng dầu khí, độc quyền thăm dò tìm kiếm
dầu khí trên đất liền và ngoài khơi thuộc chủ quyền của Malaixia. PETRONAS là một
công ty dầu khí tổng hợp đảm nhận từ thăm dò, khai thác, chế biến và tiêu thụ cũng như
các hoạt động khác thuộc lĩnh vực công nghiệp dầu khí. PETRONAS trực thuộc Thủ
tướng Chính phủ, do Chính phủ điều hành thông qua bộ máy tham mưu là "Hội đồng cố
vấn dầu quốc gia". Các bộ của Chính phủ chỉ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối
với PETRONAS.
Hệ thống tổ chức của PETRONAS như sau:
* PETRONAS là công ty mẹ.
* Có ba loại công ty trực thuộc công ty mẹ là:
- Công ty 100% vốn của PETRONAS.
- Công ty có 50% vốn của PETRONAS.
- Công ty có ít hơn 50% vốn của PETRONAS.
Loại công ty hoạt động trực tiếp trong lĩnh vực xăng dầu đều là những công ty có
100% vốn của công ty "mẹ".
Tổng nhân lực của PETRONAS là 12.959 người, trong đó 21,9% là lực lượng bán
lẻ nội địa, có 4.439 cán bộ tốt nghiệp đại học.
Bộ máy lãnh đạo gồm 8 người: 1 chủ tịch Hội đồng quản trị do Thủ tướng chỉ định;
1 chủ tịch điều hành (cán bộ điều hành trưởng); 6 phó chủ tịch điều hành, trong đó có 3
phó chủ tịch cao cấp và 3 phó chủ tịch phụ trách từng lĩnh vực khác nhau như tài chính,
thương mại... [23, tr.47].
Chủ tịch điều hành làm nhiệm vụ lãnh đạo mọi hoạt động của PETRONAS, chỉ đạo
phối hợp công việc của 6 phó chủ tịch, các phó chủ tịch được phân công phụ trách từng
lĩnh vực và điều hành trực tiếp từ văn phòng công ty đến cơ sở. Phục vụ các phó chủ tịch
điều hành và hội đồng quản trị, giúp việc cho ban lãnh đạo công ty có các vụ chức năng
như: Vụ Thương mại quốc tế, Vụ Pháp lý, Vụ Phát triển đại lý... PETRONAS thực hiện
quản lý, điều hành nhân lực và tiền lương theo nguyên tắc tập trung thống nhất tại công ty
mẹ và trực tiếp xem xét, quyết định những vấn đề về nhân sự và tiền lương trong phạm vi
toàn bộ công ty. Các công ty trực thuộc PETRONAS có cơ cấu tổ chức riêng tùy theo
nhiệm vụ và tính chất hoạt động của công ty.
Quan điểm chỉ đạo của Chính phủ Malaixia trong lĩnh vực dầu khí là: củng cố và
tăng cường cho công ty duy nhất này của Chính phủ về dầu khí đi đôi với mở cửa thu hút
đầu tư của các công ty dầu mỏ nước ngoài. Nhà nước chủ trương chỉ chiếm lĩnh thị trường
bán lẻ trong nước ở mức 30% nhu cầu, còn lại cho các hãng nước ngoài vào kinh doanh.
Vì vậy, thành phần tham gia thị trường xăng dầu ở Malaixia rất đa dạng:
- PETRONAS có 385 cửa hàng đảm nhận 32,1% sản lượng bán lẻ.
- Sell có 780 cửa hàng đảm bảo 32,2% sản lượng bán lẻ.
- ESSO có 443 cửa hàng đảm bảo 17,7% sản lượng bán lẻ.
- BP có 161 cửa hàng đảm bảo 6,9% sản lượng bán lẻ.
- MOBIL có 155 cửa hàng đảm bảo 5,1% sản lượng bán lẻ.
- Caltex có 269 cửa hàng đảm bảo 6% sản lượng bán lẻ.
Trong số 385 cửa hàng của PETRONAS, Công ty chỉ trực tiếp quản lý, đầu tư toàn
bộ vốn cho 7 cửa hàng, còn lại giao cho các đại lý [23, tr.48].
Tuy không trực tiếp đầu tư, nhưng PETRONAS vẫn quản lý rất chặt chẽ về chuyên
môn, nghiệp vụ đối với các đại lý từ thủ tục xin đại lý, điều kiện làm đại lý, quy chế đại lý
đến việc huấn luyện tuyển chọn người làm đại lý.
1.3.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Công ty xăng dầu Lào
- ở hầu hết các nước có nền kinh tế phát triển theo kiểu kinh tế thị trường hoạt động
kinh doanh xăng dầu cũng có mô hình tương tự như nhau. Tuy quy mô, mức độ và trình độ
ở mỗi nước khác nhau, song chúng đều thực hiện các công việc và quản lý khá giống nhau.
Vì thế, Công ty Xăng dầu Lào có thể nghiên cứu các mô hình công ty xăng dầu hiệu quả
nhất, cải biến chúng cho phù hợp với điều kiện của Lào nhằm rút ngắn quá trình nghiên
cứu, cải cách công ty.
- Công ty Xăng dầu Lào phải chủ động kinh doanh trong môi trường cạnh tranh
ngày càng gay gắt hơn. Mặc dù Lào không khai thác và sản xuất dầu, chỉ nhập khẩu xăng
dầu để bán trong nước, nhưng trên thị trường Lào đã xuất hiện nhiều tổ chức kinh doanh
xăng dầu. Việc nhiều tổ chức cùng tham gia kinh doanh xăng dầu có những mặt tích cực
nhất định như làm cho nguồn hàng phong phú hơn, nhu cầu xăng dầu được thoả mãn kịp
thời hơn, cơ chế giá linh hoạt hơn... Song, xét trên lĩnh vực lợi ích của Công ty Xăng dầu
Lào, thì cạnh tranh cũng gây bất lợi nên Công ty phải trưởng thành bằng cách thích nghi
hoàn toàn với kinh tế thị trường.
- Nhà nước cần có chế độ chính sách hợp lý để Công ty Xăng dầu Lào hoạt động
hiệu quả. Trong điều kiện nhà nước cho phép nhiều tổ chức được nhập xăng dầu về kinh
doanh, nhưng việc quản lý quota nhập khẩu chưa chặt chẽ, chất lượng xăng dầu chưa được
kiểm nghiệm và giám định nghiêm túc, sự chỉ đạo phối hợp trong hoạt động kinh doanh
của các đơn vị kinh doanh chưa chặt chẽ sẽ gây nên những mất cân đối cục bộ từng lúc,
từng nơi, từng mặt hàng...Trong khi đó Công ty Xăng dầu Lào phải nhận trách nhiệm thực
thi lệnh của Nhà nước nên khó cạnh tranh hơn. Vì thế, Nhà nước cần mở rộng quyền tự
chủ cho Công ty, đồng thời hỗ trợ thích đáng cho Công ty như các nước đã làm.
- Cần xây dựng Công ty Xăng dầu Lào thành tập đoàn kinh tế mạnh. Kinh nghiệm
của các nước đều khẳng định cần có công ty quốc gia hùng mạnh trong kinh doanh xăng
dầu. Hơn nữa, do CHDCND Lào chủ trương phát triển kinh tế thị trường theo định hướng
xã hội chủ nghĩa, điều đó có nghĩa phải áp dụng cơ chế thị trường, vận dụng các quy luật
như: cạnh tranh, cung cầu, quy luật giá trị... trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhưng
đồng thời nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo, điều tiết và quản lý nền kinh tế, tức là ở đây
không có thị trường "tự do tuyệt đối" nên chú trọng vị trí của Công ty Xăng dầu Lào càng
cần thiết. Công ty Xăng dầu Lào cũng cần phải tự nỗ lực, vươn lên thành "hãng xăng dầu
của quốc gia" có đủ sức mạnh cạnh tranh, thực thi vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước.
Hãng xăng dầu quốc gia này với tư cách là một tập đoàn kinh doanh xăng dầu lớn của nhà
nước, hoạt động hoàn toàn theo cơ chế thị trường, nhưng trực tiếp bảo đảm, dự trữ một
lượng hàng hoá đủ sức chi phối trên thị trường, tham gia cạnh tranh với các tổ chức kinh
doanh xăng dầu khác tại nước CHDCND Lào.
- Hiện đại hoá và thực tế hoá công tác quản trị doanh nghiệp là phương thức cơ bản
để Công ty Xăng dầu Lào thành công trong cạnh tranh và phục vụ xã hội. Đặc biệt là hoàn
thiện chiến lược kinh doanh, đào tạo và sử dụng tốt lực lượng lao động, đầu tư hợp lý và
đa dạng hoá lĩnh vực hoạt động là vũ khí quan trọng để chiến thắng trong cạnh tranh.
Chương 2
thực trạng quản lý ở công ty xăng dầu lào
2.1. sự hình thành và phát triển của công ty xăng dầu lào
2.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển của Công ty xăng dầu Lào
Từ những năm đầu khi đất nước được giải phóng (ngày 2/12/1975) đến năm 1981,
ngành xăng dầu Lào do Cục vật tư thuộc Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo trực tiếp. Vấn đề
kinh doanh không được đặt ra trong giai đoạn này, ngành xăng dầu chỉ làm nhiệm vụ đảm
bảo cung cấp vật tư để phục vụ các yêu cầu chiến đấu và đời sống của nhân dân trong lĩnh
vực đi lại, thắp sáng và các loại dầu bôi trơn.... Quản lý trong ngành xăng dầu giai đoạn
này là một phòng trực thuộc Bộ Giao thông vận tải với 45 người.
Cơ sở vật chất tiếp quản của ngành sau giải phóng chủ yếu do hãng xăng dầu Shell
của Mỹ để lại. Tính chất hoạt động của ngành là cung ứng vật tư theo kế hoạch tập trung
thống nhất của Nhà nước.
Giai đoạn 1982 đến 1986 Nhà nước quyết định thành lập Công ty xăng dầu thuộc
Bộ Cung ứng vật tư. Lúc đầu công ty có các cơ sở bên dưới là chi nhánh xăng dầu miền
Bắc, miền Nam Lào. Giai đoạn này Công ty đã tích cực xây dựng cơ sở vật chất để hoạt
động. Đầu tiên Công ty xây dựng kho Đông Chong với sự giúp đỡ của chuyên gia Liên
Xô. Kho này có cơ sở vật chất kỹ thuật, xuất nhập dầu tương đối hiện đại, có chỗ cân đo
đong đếm, có phòng thí nghiệm. Nhà nước gửi cán bộ kỹ thuật đi đào tạo ở các nước với
số lượng ngày càng đông, nhất là đcd ào tạo ở các nước xã hội chủ nghĩa như Việt Nam,
Liên Xô ở các trình độ từ trung cấp, cao cấp đến đại học. Sau khi về nước, số cán bộ này
đã giúp quản lý Công ty khá tốt. Công ty bắt tay vào xây dựng đội vận tải xitéc, hình thành
các phòng tài chính, tín dụng; phòng tổ chức, phòng kinh doanh và hai kho SSO và Đông
Chong.
Các chi nhánh ở các tỉnh làm nhiệm vụ đại diện cho Công ty xăng dầu kinh doanh
độc quyền, thực hiện các nhiệm vụ do Nhà nước giao phó, thực hiện việc vận chuyển xăng
dầu khắp đất nước theo kế hoạch của Nhà nước. Lúc này xăng dầu của Lào chủ yếu nhập
từ Liên Xô. Trong giai đoạn này, mặc dù đã hình thành công ty nhưng cơ chế hoạt động
của Công ty xăng dầu Lào chưa mang tính kinh doanh, chưa hạch toán kinh tế.
Năm 1986, Đại hội lần thứ IV của Đảng Nhân dân cách mạng Lào đã đề ra nhiệm
vụ đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Đây là mốc rất quan trọng trong cải cách hoạt động của
Công ty xăng dầu Lào. Đại hội đã nhìn lại đoạn đường hơn mười năm qua kể từ khi nước
CHDCND Lào thành lập đến 1986 để tổng kết việc thực hiện các nghị quyết của Đảng,
nhất là nghị quyết của Đại hội lần thứ III của Đảng, đánh giá đúng đắn những thành tựu và
khuyết điểm, nhược điểm rút ra những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn của sự nghiệp bảo
vệ Tổ quốc và xây dựng chế độ mới.
Trên cơ sở phân tích thực trạng kinh tế - xã hội của đất nước hiện nay, Đại hội lần
thứ IV đã vạch ra phương hướng và nhiệm vụ chủ yếu của cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội, đề ra phương hướng và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội cho giai đoạn từ 1986
đến năm 2000 và kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1986-1990), đồng thời nhấn mạnh những
quan điểm cơ bản về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của sự phát triển và trên cơ sở đường lối đổi mới của
Đảng, Nhà nước Lào đã xác định mục tiêu và nội dung đầu tư nhà nước vào phát triển kinh
tế - xã hội trong thời kỳ đổi mới là nhằm tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất - kỹ
thuật, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cho phát triển kinh tế, nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh
tế tự nhiên, tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá và đổi mới
kinh tế đối ngoại. Lào chủ trương mở rộng quan hệ kinh tế, khoa học - kỹ thuật với Liên
Xô, các nước xã hội chủ nghĩa anh em và các nước khác. Việc hợp tác và liên kết kinh tế
giữa Lào với các nước trong khu vực, nhất là với Việt Nam, được ưu tiên với những bước
phát triển mới, theo những phương thức phù hợp từ chính phủ đến cơ sở.
Quá trình thực hiện đổi mới kinh tế ở Lào đã đưa lại một số kết quả ban đầu. Nước
Lào đã nhận được sự ủng hộ giúp đỡ và hợp tác ngày càng tăng của các nước anh em và
bạn bè trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu năm 1985 đã tăng gấp 5 lần so với năm 1976.
Những thành quả trên đây đã góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy sản xuất, cải thiện đời
sống của nhân dân Lào và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu của chủ nghĩa xã hội.
Trong quản lý kinh tế, Nhà nước Lào đã cố gắng nghiên cứu, tìm tòi và từng bước
xây dựng cơ chế quản lý kinh tế phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước và với xu thế
phát triển của thời đại. Công tác kế hoạch hoá đã được cải tiến tốt hơn. Hoạt động của các
tổ chức sản xuất kinh doanh đang chuyển dần từ chế độ quản lý tập trung quan liêu, hành
chính bao cấp sang thực hiện hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa và bước đầu đã có
một số doanh nghiệp kinh doanh có lãi. Nhà nước đã thực hiện phân công, phân cấp quản
lý hợp lý hơn trước, mở rộng thêm quyền chủ động cho địa phương và cơ sở trong việc
thực hiện kế hoạch Nhà nước. Nhiều chính sách kinh tế (giá cả, tiền lương, tài chính, tín
dụng...), nhiều định mức kinh tế - kỹ thuật được sửa đổi và xây dựng nhằm phát huy tác
dụng đòn bẩy, thúc đẩy tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh
doanh. Kết quả là hơn mười năm qua tổng sản phẩm xã hội đã tăng gấp đôi và thu nhập
bình quân đầu người tăng 60%, mặc dù số dân tăng nhanh.
Vào tháng 11/1987 Nhà nước đã quyết định cho Công ty xăng dầu chuyển đổi sang
kinh doanh xăng dầu. Mặc dù Công ty vẫn giữ thị phần lớn trong việc nhập - xuất hàng
xăng dầu ở nước Lào, nhưng đã xuất hiện nhiều công ty được cấp quota nhập xăng dầu vào
cạnh tranh trên thị trường với công ty như: Công ty Shell, Caltex, Bang Trạc... Tình trạng
buộc phải cạnh tranh đã làm thay đổi cơ cấu và sản lượng xăng dầu kinh doanh trên thị
trường của Công ty. Việc xuất hiện nhiều tổ chức tham gia kinh doanh xăng dầu đã làm
cho thị trường xăng dầu sôi động hẳn lên đồng thời cũng xuất hiện những khuynh hướng
cạnh tranh không lành mạnh gây lộn xộn và lãng phí. Công ty xăng dầu Lào từ chỗ độc
quyền cung ứng xăng dầu buộc phải chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường, không còn
là tổ chức kinh doanh duy nhất nữa.
Lào phải dùng ngoại tệ mạnh để nhập xăng dầu từ các nước "khu vực II" nên chính
phủ có ý đồ làm cho sự cạnh tranh trên thị trường nội địa tăng lên thông qua mở rộng
quyền trực tiếp nhập – xuất xăng dầu, mở rộng kinh doanh trong nước bằng cách làm cho
cửa hàng kinh doanh nhiều lên, từ đó tiết kiệm xăng dầu, tiết kiệm ngoại tệ.
Để phù hợp với tình hình mới, Công ty xăng dầu Lào buộc phải củng cố lại cơ cấu
tổ chức theo hướng kinh doanh có chất lượng, vừa đảm bảo nhiệm vụ mà Đảng và Nhà
nước giao phó, vừa giảm chi phí kinh doanh. Thời kỳ 1992-1993 Nhà nước quyết định cho
Công ty xăng dầu Lào chuyển đổi cơ cấu tổ chức lại, đồng thời thay đổi một phần cán bộ
quản lý. Từ đó cho tới nay cơ cấu tổ chức của Công ty luôn luôn được củng cố theo hướng
tinh gọn, hiệu quả. Công ty có quyền kinh doanh theo nguyên tắc cạnh tranh toàn diện, có
quyền vay ngân hàng trong nước và nước ngoài, có quyền mua bán với các đối tác ở nhiều
nước trên thế giới.
Hiện nay, Công ty xăng dầu Lào thuộc Bộ Thương mại là lực lượng chủ yếu bảo
đảm nhu cầu xăng dầu cho thị trường cả nước, có vai trò quan trọng trong việc điều hành
kinh doanh xăng dầu cũng như ổn định giá và dịch vụ, trong việc điều chỉnh giá mua, bán
của thị trường xăng dầu Lào, góp phần tích cực phát triển kinh tế, bảo đảm ổn định chính
trị, xã hội và an ninh quốc phòng. Nhiệm vụ Nhà nước giao cho Công ty là phải cung ứng
xăng dầu trên toàn đất nước, không quản ngại vùng sâu, vùng xa, thậm chí phải kinh doanh
với giá lỗ, bởi vì lợi nhuận không phải là mục đích duy nhất của Công ty. Đi đôi với nhiệm
vụ kinh tế Công ty phải hoàn thành mục đích chính trị - xã hội mà Đảng và Nhà nước giao
phó.
Đến năm 1995-1997 và đầu năm 1998 việc kinh doanh xăng dầu lỗ là vì Công ty
không tăng giá xăng dầu trong nước và tỷ giá đồng Kíp so với USD tăng liên tục, có khi
một ngày tăng 2 lần, một tuần tăng gấp đôi. Chính vì lẽ đó xăng dầu bán ra bằng tiền kíp,
tiền chuyển khoản không thể theo kịp tốc độ mất giá làm cho Công ty bị lỗ vốn.
Từ năm 1999 đến nay Công ty xăng dầu Lào vẫn giữ được vị trí chủ đạo trong việc
nắm giữ nguồn hàng, điều tiết thị trường, đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội.
Từ năm 2000 đến nay, Công ty xăng dầu Lào có bước phát triển tốt. Công ty đã
kinh doanh có lãi, đã đầu tư xây dựng mô hình quản lý theo kiểu công ty mẹ, xây dựng chi
nhánh ở các tỉnh và xây dựng hệ thống các cửa hàng xăng dầu trên cả nước. Tới nay Công
ty đã có 178 cửa hàng, đã tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, mở rộng và nâng cấp
các kho đầu mối có khả năng tự động hoá khi giao nhận... Việc ứng dụng tin học một cách
có hệ thống và sâu rộng trong toàn ngành đã đem lại hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh
và quản lý.
Bên cạnh đó, Công ty xăng dầu Lào luôn đảm bảo sự phát triển của doanh nghiệp đi
đôi với bảo toàn và phát triển vốn. Liên tục trong nhiều năm Công ty xăng dầu Lào là đơn
vị chủ đạo trong hoạt động kinh doanh xăng dầu với lượng xăng dầu nhập khẩu chiếm ưu
thế trên thị trường. So với tổng doanh thu của 16 công ty trong năm 2005, Công ty xăng
dầu Lào chiếm 40,8% tổng lượng xăng dầu nhập vào nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân
Lào. Với chức năng nhiệm vụ và tổ chức quản lý kinh doanh mà Nhà nước Lào giao phó,
Công ty có quy mô toàn quốc (bảo đảm 75% sản lượng xăng dầu cả nước), đã chuyển sang
hoạt động theo cơ chế mới (bảo đảm 42% sản lượng tiêu thụ trên cả nước). Công ty xăng
dầu Lào luôn phát huy vai trò chủ lực, chỉ đạo điều tiết, ổn định và phát triển thị trường
xăng dầu phục vụ đắc lực công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Có thể nhìn tổng quát mô hình tổ chức của Công ty xăng dầu Lào ở sơ đồ 2.1.
- Ban giám đốc gồm: 01 Giám đốc, 02 Phó Giám đốc.
- Có 3 bộ phận chức năng gồm: bộ phận phụ trách tổ chức - hành chính; bộ phận
phụ trách kinh doanh; bộ phận phụ trách kỹ thuật.
- Có 8 phòng; phòng tổ chức - hành chính; văn phòng giám đốc; phòng pháp chế
thanh tra; phòng kế hoạch - kế toán; phòng marketting; phòng phát triển marketting; phòng
quản lý kỹ thuật; phòng quản lý xây dựng.
- Có 3 đội: đội kinh doanh ga; đội kinh doanh công nghệ; đội vận tải xăng dầu.
- Có 8 chi nhánh ở các tỉnh trực thuộc công ty:
+ Chi nhánh tỉnh U Đôm Xay vừa đảm nhận thêm 2 tỉnh nữa (tỉnh Luông Nặm Thà,
tỉnh Phuông Xa Ly).
+ Chi nhánh tỉnh Xiêng Khoảng.
+ Chi nhánh tỉnh Luông Pha Bang.
+ Chi nhánh tỉnh Xay Nhạ Bu Ly.
+ Chi nhánh tỉnh Bo Kẹo.
+ Chi nhánh tỉnh Khăm Muộn.
+ Chi nhánh tỉnh Xa Văn Na Khết.
+ Chi nhánh tỉnh Chăm Pa Xắc vừa đảm nhiệm thêm 3 tỉnh nữa (tỉnh
Xa La Văn, tỉnh Xê Kong, tỉnh ắt Ta Pư).
Sơ đồ 2.1: Hệ thống tổ chức của Công ty xăng dầu Lào (Or ganization chart of laostte puel company)
Giám đốc
Phó Giám
đốc 1
Phó Giám
Bộ phận phụ
trách tổ chức -
hành chính
Bộ phận phụ
trách tổ kinh
doanh
P
h
ò
n
g
t
ổ
c
h
ứ
c
-
h
à
n
h
c
h
í
n
h
V
ă
n
p
h
ò
n
g
G
i
á
m
đ
ố
c
P
h
ò
n
g
p
h
á
p
c
h
ế
t
h
a
n
h
t
r
a
P
h
ò
n
g
k
ế
h
o
ạ
c
h
-
k
ế
t
o
á
n
P
h
ò
n
g
M
a
r
k
e
t
i
n
g
P
h
ò
n
g
p
h
á
t
t
r
i
ể
n
M
a
r
k
e
t
i
n
g
Chi nhánh
tỉnh
U Đôm Xay
Chi nhánh
tỉnh
Xiêng
Chi nhánh
tỉnh
Luông Pha
Chi nhánh
tỉnh
Xay Nhạ Bu
Chi nhánh
tỉnh
Bo Kẹo
Chi nhánh
tỉnh
Khăm Muộn
Chi nhánh
tỉnh
Xa Văn Na
P
h
ò
n
g
Q
u
ả
n
l
ý
k
ỹ
t
h
u
ậ
t
P
h
ò
n
g
Q
u
ả
n
l
ý
x
â
y
d
ự
n
g
Đ
ộ
i
k
i
n
h
d
o
a
n
h
n
g
a
Đ
ộ
i
k
i
n
h
d
o
a
n
h
c
ô
n
g
n
g
h
ệ
Đ
ộ
i
v
ậ
n
t
ả
i
x
ă
n
g
d
ầ
u
Bộ phận phụ
trách kỹ
thuật
Chi nhánh
tỉnh
Chăm Pa Xắc
Công ty xăng dầu Lào là doanh nghiệp nhà nước đặc biệt, chiếm 42% thị
trường trong nước vào năm 2005, được Nhà nước giao nhiệm vụ đảm bảo bình ổn
thị trường xăng dầu trong nước trong bất kỳ tình huống nào. Những năm gần đây,
trong khi giá xăng dầu trên thị trường thế giới leo thang chưa từng có, nhưng Công
ty xăng dầu Lào vẫn đảm bảo duy trì ổn định thị trường xăng dầu trong nước với
chất lượng phục vụ ngày càng được nâng cao, tạo được uy tín trên thị trường trong
nước cũng như ở nước ngoài. Đội vận tải xăng dầu là một đơn vị hoạt động có hiệu
quả gắn liền với kinh doanh xăng dầu. Công ty xăng dầu đã đầu tư vốn để phát triển
phương tiện hiện đại và tạo điều kiện để vươn ra thị trường vận tải xăng dầu quốc
tế.
Về chính sách điều hành giá đối với kinh doanh nội địa, mặc dù Chính phủ
vẫn điều hành giá cả thông qua giá định hướng, Công ty xăng dầu Lào đã phân cấp,
để Giám đốc công ty chủ động quyết định giá bán trên cơ sở giá giao của Bộ
Thương mại. Tuy nhiên với 16 công ty kinh doanh xăng dầu và 8 chi nhánh tỉnh, sẽ
có nhiều giá khác nhau, khoảng cách giữa các mức giá càng xa khi lãi gộp từ giá
giao đến giá bán tối đa càng lớn.
Số vốn chủ sở hữu nhà nước ở Công ty là 1.173.831 kíp. Trong những năm
qua, Công ty xăng dầu Lào đã khai thác tốt nguồn vốn hiện có với tốc độ quay vòng
bình quân là 14,18 lần/năm. Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả của việc khai thác đồng
vốn là khá tốt.
Với mô hình quản lý hiện nay, toàn bộ khâu nhập khẩu được điều hành thống
nhất tại văn phòng tài chính - tín dụng của công ty. Các chi nhánh ở các tỉnh làm
nhiệm vụ điều hành cung cấp cho thị trường. Từ đó hình thành các trung tâm thanh
toán quản lý tiền hàng. Các trung tâm thanh toán, không chỉ giúp cho việc quản lý
công nợ nội bộ chi nhánh được tăng cường mà còn có ý nghĩa quan trọng trong quá
trình đẩy nhanh tốc độ luân chuyển tiền hàng trên toàn hệ thống. Do nhiều chi
nhánh ở các tỉnh khắp cả miền đất nước có chỗ thuận lợi, có chỗ còn nhiều bất cập
và việc điều hành lưu chuyển tiền về công ty chỉ bằng mệnh lệnh hành chính mà
không có sự kiểm tra kịp thời nên vốn bằng tiền về quỹ ở mức thấp, vốn quay vòng
chậm chạp làm cho tổng số tiền vay ngân hàng luôn ở mức cao, ảnh hưởng trực tiếp
đến hiệu quả kinh doanh.
Ngoài ra, mỗi chi nhánh ở các tỉnh còn có nhiệm vụ dự trữ xăng dầu cho việc
nhiệm vụ chính trị - xã hội ở địa phương nên tổng lượng hàng hoá lưu kho tại tất cả
các chi nhánh các tỉnh lớn hơn mức cần thiết cũng làm giảm vòng quay vốn.
Nguồn vốn của công ty bị phân tán đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc kinh
doanh của Công ty xăng dầu Lào và làm ảnh hưởng đến số vòng quay vốn.
Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty xăng dầu Lào có tổng giá trị tài sản cố
định tính đến 31/12/2005 là 1.406.157 kíp. Công ty xăng dầu Lào đã có một hệ
thống cơ sở vật chất kỹ thuật có thể nói là hùng hậu nhất trong hệ thống các công ty
kinh doanh xăng dầu ở CHDND Lào hiện nay.
Tổng sức chứa các kho xăng dầu trên cả nước là 21.000.000 m3.
Trong đó tổng số kho xăng dầu: 10 kho nằm rải rác trên phạm vi cả nước,
phù hợp với các chi nhánh của Công ty xăng dầu Lào [21, tr.9].
Công ty xăng dầu Lào còn có hệ thống các cửa hàng bán lẻ đến người tiêu
dùng, trong đó có cửa hàng của tư nhân làm đại lý cho công ty, có cửa hàng bán lẻ
của công ty (hoặc chỉ làm đại lý bán lẻ cho Công ty xăng dầu Lào). Các cửa hàng
này được bố trí trên phạm vi toàn nước Lào. Hệ thống cửa hàng này đã tạo nên sức
mạnh giúp Công ty xăng dầu Lào thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh, đặc biệt là các
kho cảng đầu mối như kho ét So, Đông Chong, Mương Phim, Chăm Pha Xắc.
Hiện nay Công ty xăng dầu Lào vấp phải một số khó khăn như:
- Thị trường xăng dầu Lào bị chia cắt bởi có nhiều công ty được phép kinh
doanh xăng dầu cạnh tranh với Công ty xăng dầu Lào. Hiện ở CHDND Lào còn có
15 công ty kinh doanh xăng dầu là:
1. Công ty xăng dầu Shell
2. Công ty xăng dầu Caltex
3. Công ty xăng dầu In Đu Chin
4. Công ty xăng dầu Hua Khong Can Khá.
5. Công ty xăng dầu Mường Luông
6. Công ty xăng dầu Viêng Chăn
7. Công ty xăng dầu Cung ứng xăng dầu
8. Công ty xăng dầu Lan Xang Phắt Tha Na
9. Công ty xăng dầu A Sia Pi To Liên
10. Công ty xăng dầu DAI
11. Công ty xăng dầu DAFI
12. Công ty xăng dầu TAVĂNLAO
13. Công ty xăng dầu LAO Mày
14. Công ty xăng dầu LO PI LIEM
15. Công ty xăng dầu Phết xa may
- Nguồn vốn bị phân tán và hệ thống cơ sở vật chất không được quy hoạch
một cách tổng thể nên 8 chi nhánh ở các tỉnh đều không thống nhất với nhau, mà
còn hoạt động tuỳ theo yêu cầu kinh doanh của từng địa phương, cụ thể là:
+ Hệ thống kho xăng dầu với 10 kho lớn nhỏ nằm ở các tỉnh có các chức năng
khác nhau như tồn chứa hàng nhập khẩu, cung ứng cho kinh doanh, giữ hộ cho khách
hàng, dự trữ xăng dầu quốc gia, một số kho chưa được đánh giá phương án sử dụng
một cách hiệu quả nên việc đầu tư hệ thống kho còn hạn chế.
+Hệ thống cửa hàng xăng dầu: ở mỗi đơn vị có một quy hoạch hệ thống cửa
hàng bán lẻ riêng nên chưa có quy hoạch mạng lưới cửa hàng xăng dầu trong một
vùng thị trường, dẫn đến lãng phí trong đầu tư như việc đầu tư quá nhiều cửa hàng
trên một trục đường quốc lộ. Mặt khác, do tiềm lực về vốn ở các đơn vị khác nhau,
nên có đơn vị có vốn đầu tư nhưng không có địa điểm, ngược lại có đơn vị có địa
điểm thuận lợi nhưng không có vốn đầu tư làm cho việc đầu tư hệ thống cửa hàng
bán lẻ vừa dàn trải, không hiệu quả, vừa để mất cơ hội đầu tư vào tay các đối thủ
cạnh tranh hoặc các thành phần kinh tế khác.
Khách quan nhận xét, nhờ chiến lược chuyển đổi đúng đắn, Công ty xăng dầu
Lào đã phát triển thành công ty dẫn đầu và hiện đại hoá từng bước. Ngoài việc mua,
bán xăng dầu thường xuyên, Công ty còn mua sắm trục bơm và vật tư kỹ thuật phục
vụ thêm trong năm 2005, tổng số đầu tư là 362.360 USD để củng cố cửa hàng dịch
vụ, hiện đại hoá từng bước, đầu tư thêm phương tiện vận tải để đảm bảo tính chủ
động trong kinh doanh xăng dầu trong thời gian sắp tới tốt hơn.
Trong suốt quá trình gần 30 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty xăng dầu
Lào đã sớm có một định hướng chiến lược cho toàn công ty từng bước đi lên với
nhiều kinh nghiệm trong công việc, trải qua nhiều thử thách từ quan liêu bao cấp sang
cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Công ty xăng dầu luôn kiên trì
thực hiện phương hướng đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh, xây dựng đội kinh doanh xăng
dầu, Đội kinh doanh công nghệ xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, Đội vận tải theo định
hướng "lấy kinh doanh xăng dầu làm trục chính, đồng thời phát triển nhiều loại hình kinh
doanh khác, phát huy cao nhất tiềm năng và thế mạnh của Công ty xăng dầu Lào trên cơ
sở chính là phát huy yếu tố con người, đặt con người vào vị thế trung tâm, coi doanh
nghiệp là phương tiện để con người phát huy tài năng sáng tạo, khẳng định phong cách văn
hoá của dân tộc Lào, là bạn hàng đáng tin cậy trên thị trường trong nước và quốc tế.
2.1.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty xăng dầu Lào
những năm qua
Công ty xăng dầu Lào được Nhà nước CHDND Lào giao nhiệm vụ kinh
doanh và chịu trách nhiệm bình ổn thị trường xăng dầu trong nước. Tuy nhiên để đa
dạng hoá các mặt hàng kinh doanh, đa dạng hoá các loại hình kinh doanh, Công ty
xăng dầu Lào đã phát triển kinh doanh không chỉ xăng dầu mà còn mở rộng Đội
kinh doanh vận tải, Đội công nghệ xây dựng, Đội kinh doanh Nga...
Bảng 2.1 cho thấy một số chỉ tiêu chủ yếu phản ánh kết quả sản xuất kinh
doanh từ 2001-2005 của Công ty xăng dầu Lào.
Bảng số 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế, tài chính của Công ty xăng dầu Lào [21, tr.4]
ST
T
Chỉ tiêu ĐVT 2001 2002 2003 2004 2005
1 Doanh thu tr. kíp 387.57
9
464.85
9
593.28
1
734.67
0
969.682
2 Vốn đầu tư tr. kíp 307.57
6
374.77
6
492.03
2
562.27
7
748.709
3 Chi phí kinh
doanh
tr. kíp 17.139 29.803 19.510 41.903 54.787
4 Nộp ngân sách tr. kíp 39.359 44.784 64.632 104.53
4
156.912
5 Lợi nhuận tr. kíp 25.253 15.496 17.317 25.956 30.301
6 Chi phí lãi tr. kíp 8.838 5.423 6.062 9.084 10.608
7 Lãi tr. kíp 16.414 10.073 11.256 16.820 19.690
8 Nhà nước được tr. kíp 48.143 50.207 75.193 113.61
8
167.516
Các số liệu ở bảng 2.1 đã phản ánh một cách khái quát về quy mô và hiệu
quả kinh doanh của Công ty xăng dầu Lào, có thể đưa ra một số phân tích như sau:
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty do nhiều yếu tố khách
quan và chủ quan đan xen nhau quyết định. Hiện nay Chính phủ Lào đang thực thi
chính sách kiểm soát giá của Nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu. Mặc dù
ngoài Công ty xăng dầu Lào, còn có 15 công ty được phép nhập khẩu xăng dầu,
nhưng Nhà nước quy định giá bán định hướng trên thị trường nội địa. Trong khi đó
giá thế giới, kể từ trước, trong và sau chiến tranh Irắc, luôn luôn biến động và duy
trì ở mức cao suốt từ những tháng đầu năm 2004 đến giờ, thì nhà nước Lào vẫn cố
giữ giá xăng dầu trong nước không có biến động lớn. Cung cách quản lý giá như
vậy đã làm cho tình hình tài chính của Công ty xăng dầu Lào gặp khó khăn cả về
vấn đề vốn lưu động để mua xăng dầu lẫn việc mở rộng kinh doanh nhằm làm cho
giá mua giảm xuống. Đây là yếu tố khách quan chủ yếu làm giảm lợi nhuận của
Công ty. Nhưng vẫn còn may là ngân hàng ưu tiên cho Công ty xăng dầu Lào vay
ổn định với số lượng lớn.
Về mặt chủ quan, đặc biệt trong những năm qua, Công ty xăng dầu Lào đã
có nhiều cố gắng duy trì và ổn định thị trường, cố gắng thực hiện trách nhiệm,
nhiệm vụ của mình với tinh thần trách nhiệm cao về tài chính - tín dụng, về quản lý
công nợ, công trả, thu – chi, vốn cố định được kiểm tra đều đặn, việc mua và việc
quản lý mặt hàng được sắp xếp theo sự cần thiết và được sự bảo quản kiểm tra, đánh
giá chặt chẽ, trong khi đó cũng giảm được việc chi phí không cần thiết xuống mức
hợp lý hơn. Số liệu bảng 2.1 phần nào phản ánh kết quả kinh doanh khả quan của
Công ty xăng dầu Lào trong những năm vừa qua. Doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân
sách của Công ty hàng năm tăng lên rõ rệt, Ví dụ năm 2005, tổng doanh thu đạt
969.682 triệu kíp, lợi nhuận kinh doanh đạt 30.301 triệu kíp, nộp ngân sách đạt
156.912 triệu kíp so với năm 2004 tăng lên 52.378 triệu kíp bằng 50% [21, tr.4].
Hiện nay, cơ cấu mặt hàng của Công ty gồm có:
1. Xăng đặc biệt
2. Xăng
3. Diezel
4. Jet A1
5. Mazut
6. Dầu hoả
7. Dầu đốt lò (FO), dầu nhờn các loại.
Mạng lưới phân phối: ở 18 tỉnh trên toàn đất nước Lào, chia làm 8 chi nhánh
với sự phân công như sau:
1. Chi nhánh xăng dầu ở tỉnh U Đôm Xay (vừa đảm nhiệm 2 tỉnh: Luông
Nặm Thà, tỉnh Phuông Xa Ly).
2. Chi nhánh xăng dầu ở tỉnh Xiêng Khoảng
3. Chi nhánh xăng dầu ở tỉnh Luông Pha Bang
4. Chi nhánh xăng dầu ở tỉnh Xay Nhạ Ba Ly
5. Chi nhánh xăng dầu ở tỉnh Bo Kẹo
6. Chi nhánh xăng dầu ở tỉnh Khăm Muộn
7. Chi nhánh xăng dầu ở tỉnh Xa Vẳn Na Kệt
8. Chi nhánh xăng dầu ở Chăm Pa Sắc (vừa đảm nhiệm 3 tỉnh: tỉnh Xa La
Văn, tỉnh Xê Koong, tỉnh ắt ta pư).
- ở Thủ đô Viêng Chăn là Công ty xăng dầu Lào (công ty mẹ), vừa đảm
nhiệm 2 tỉnh Viêng Chăn và Bo Ly Khăm Xay.
- ở tỉnh Hủa Phăn Công ty xăng dầu Lào chỉ thông qua Quota nhập khẩu cho
tỉnh trong từng thời kỳ 1 năm.
Nhiệm vụ của chi nhánh là đại diện cho Công ty xăng dầu Lào làm nhiệm vụ
bảo đảm xăng dầu dự trữ để bán buôn cho khách hàng. Tất cả các chi nhánh đều có
cơ cấu tổ chức riêng tuỳ theo chức năng và tính chất hoạt động của mỗi chi nhánh ở
các tỉnh theo khối lượng xăng dầu mà công ty giao phó, còn công ty mẹ thực hiện
tổng hạch toán, có nhiệm vụ bảo đảm và cân đối nguồn hàng cho toàn chi nhánh,
chỉ đạo hoạt động của chi nhánh, điều hoà, phối hợp sử dụng cơ sở vật chất của chi
nhánh có hiệu quả.
Công ty mẹ có nhiệm vụ ra quyết định, chế độ, chính sách, kiểm tra, thực
hiện báo cáo tổng kết công tác trong năm, đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm năm
tới...
Số lượng đối tác Công ty xăng dầu có quan hệ nhập khẩu là các doanh
nghiệp kinh doanh xăng dầu của Việt Nam và Thái Lan.
Việc nhập xăng dầu năm 2005 đạt doanh số 169,12 triệu kíp tương đương
69,91 triệu USD, hoàn thành 99,48% kế hoạch đề ra. Nếu so với năm 2004 thì nhập
khẩu năm 2005 giảm 1,16% về khối lượng, nhưng trị giá tăng lên 33,26% do giá
dầu thế giới tăng lên.
Bảng 2. 2: nhập xăng dầu năm 2001-2005 của CTXD Lào [21, tr.3]
S
T
T
Chỉ tiêu ĐVT 2001 2002 2003 2004 2005
1 Kế hoạch Triệt lít 146,45 167,56 180,43 190,00 170,00
2 Thực hiện Triệu lít 146,84 162,60 170,91 171,00 169,12
3 Đối chiếu (%) % 100% 97% 94,72 90% 99,4%
4 Trị giá Triệu USD $34,50 $34,92 $41,38 $52,46 $69,91
Bảng số 2.3: Vốn đầu tư của Công ty xăng dầu Lào năm 2001-2005 [21, tr.4]
ĐVT: Triệu kíp
S
T
T
Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005
I Vốn lưu động 122.778 175.924 209.725 305.595 341.772
1 Tiền 56.289 40.678 47.326 66.990 86.130
2 Tài sản 26.838 29.114 42.736 47.988 62.937
3 Nợ phải nhận 39.651 106.132 119.663 190.617 192.705
II Nợ phải trả 111.984 124.912 153.879 270.009 289.794
1 Giai đoạn ngắn 85.651 82.378 109.879 231.005 250.677
2 Giai đoạn dài 26.333 42.534 43.414 39.004 30.117
III Tổng số tồn 10.794 51.012 56.432 35.586 50.253
IV Tổng số tồn giai đoạn
ngắn
37.127 93.546 99.846 74.590 80.370
Tổng số vốn lưu động đối
với nợ phải trả giai đoạn
1
1,10
1
1,40
1
1,36
1
1,13
1
1,17
ngắn 1
1,43
1
2,13
1
1,91
1
1,32
1
1,31
Công ty xăng dầu Lào cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên và thực
hiện các chính sách khác theo quy chế và chính sách đã đề ra cho cán bộ trong
những năm vừa qua tương đối tốt.
Tiền lương bình quân của người lao động tương đối ổn định, mức sống của
người lao động ở mức trung bình khá. Tuy nhiên, mức thu nhập của người lao động
chưa tương xứng với năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh của công ty. Do
vậy muốn duy trì và tiếp tục cải thiện thu nhập cho người
Bảng 2.4:Tổng số xăng dầu cung cấp cho cửa hàng bán lẻ ở các chi nhánh các tỉnh năm 2004-2005 [21, tr.10]
T
T
Chỉ tiêu Bo Kẹo
U Đôm
Xay
Xiêng
Khoảng
Hủa
Phăn
Luông
Pha
Bang
Xay
Nhạ
Ba Ly
Thủ đô
Viêng
Chăn
Khăm
Muộn
Xa Văn
Na Kệt
Chăm
Pa Sắc
Tổng
số lít
1
Thực hiện 04 5.901.99
8
8.447.15
3
7.269.83
8
4.514.30
5
5.185.7
92
3.371.44
8
52.131.1
52
8.789.85
6
39.704.8
04
34.330.6
22
169.847
2
Kế hoạch 05 7.270.00
0
7.040.00
0
7.720.00
0
7.530.0
00
4.210.00
0
53.945.0
00
10.535.0
00
35.270.0
00
22.920.0
00
3
Thực hiện 05 6.104.66
8
7.011.25
2
7.928.28
8
2.368.39
3
7.189.2
75
2.937.83
0
56.227.1
07
8.845.83
6
36.229.3
73
27.780.4
05
4
Đối chiếu kế
hoạch %
83,97 99,59 102,70 95,48 69,78 104,23 83,97 102,72 121,21
5 Đối chiếu 04% 103,43 33,00 109,06 138,63 87,14 107,86 100,64 91,25 80,92
Số liệu bảng 2.4 cho thấy, nhiều chi nhánh đã thực hiện 2005 so với thực hiện 2004 không giống nhau, có chi nhánh cũng vượt kế hoạch, có
những chi nhánh cũng không thực hiện được. Thực trạng đó do nhiều nguyên nhân khác nhau.
lao động thì cần phải nâng cao mức năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh.
Bảng 2.5: Thu nhập của người lao động ở CTXD Lào [21, tr.12]
(ĐVT: Triệu kíp)
S
T
T
Nội dung 2000 2001 2002 2003 2004 2005
1 Tiền lương, tiền
thưởng
1.478.6
53
2.014.0
55
3.180.1
29
3.443.3
53
3.862.8
00
4.283.8
45
2 Bảo hiểm xã hội 210.83
0
450.86
1
923.23
6
650.25
7
273.02
0
302.77
9
3 Góp phần xã hội 184.28
6
8.970 115.39
4
20.236 356.17
0
394.99
2
Ngoài ra, Công ty đã góp phần xây dựng đất nước bằng nhiều đóng góp trong xây
dựng đường xá, cầu cống, bệnh viện, trường học,... .
Do những kết quả hoạt động trên, Công ty xăng dầu Lào đã nhận được nhiêù
Bằng khen, được thưởng Huân chương lao động hạng nhất của Chính phủ Lào, năm
2004 Công ty còn được nhận phần thưởng (The International Quality erown Award
in the Gold category). (the th enter national Quality erown convention Lodon, 2004),
tổ chức tại Lon Don.
2.2. thực trạng quản lý ở công ty xăng dầu lào những năm qua
2.2.1. Tình hình quản lý ở Công ty xăng dầu Lào trong giai đoạn thực
hiện cơ chế quan liêu, bao cấp
2.2.1.1. Quản lý mua bán
Nhà nước Lào rất quan tâm đến vấn đề bảo đảm nhu cầu xăng dầu cho đất
nước và coi đó là một nhiệm vụ chiến lược, một trọng tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo
quản lý Nhà nước đối với phát triển kinh tế xã hội. Ngay sau khi giải phóng đất
nước ngày 2/12/1975, ngành xăng dầu chính thức thành lập. Trong quá trình phát
triển, nhiệm vụ căn bản của ngành này là cung ứng xăng dầu theo yêu cầu chỉ đạo
của Bộ Giao thông vận tải, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, chỉ tiêu nhập hàng năm
do Uỷ ban kế hoạch Nhà nước trực tiếp xác định trên cơ sở tổng hợp kế hoạch phân
bổ xăng dầu.
Việc thanh toán với chủ hàng (Liên Xô) cũng do Nhà nước trực tiếp tiến
hành thông qua nghị định thư giữa hai chính phủ, ngành xăng dầu không phải làm
nhiệm vụ thanh toán hàng nhập.
Việc phân phối nguồn hàng cho các đối tượng sử dụng thực hiện thống nhất
theo chỉ tiêu, hạn mức mà Nhà nước duyệt hàng năm cho từng đối tượng. Hàng năm
Nhà nước dành một phần rất ít cho quỹ bán lẻ theo tem phiếu định lượng. Giá bán
xăng dầu do Nhà nước quy định, tiền bán hàng nộp toàn bộ cho Nhà nước, phương
thức thanh toán với khách hàng thực hiện theo chế độ thanh toán thống nhất của
Nhà nước. Biểu hiện rõ nhất tính b
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN-Đổi mới quản lý ở Công ty Xăng dầu Lào 2.pdf