Tài liệu Luận văn Đổi mới quản lý hoạt động cấp nước đô thị trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá: LUẬN VĂN:
Đổi mới quản lý hoạt động cấp
nước đô thị trên địa bàn tỉnh
Thanh Hoá
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động cấp nước là hoạt động có liên quan đến cả ba khâu sản xuất, cung cấp và
tiêu thụ nước sạch. Nước sạch là loại sản phẩm thiết yếu cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất,
dịch vụ của mọi tầng lớp dân cư. Trong thời gian qua, hoạt động cấp nước nhất là cấp
nước đô thị luôn nhận được sự quan tâm của Chính phủ, các cấp bộ ngành và các nhà tài
trợ quốc tế. Đặc biệt, ngày 11/7/2007 Chính phủ ban hành nghị định số 117/2007/NĐ-CP
về sản xuất, cung ứng và tiêu thụ nước sạch là cơ sở cho tổ chức, quản lý cấp nước đô thị.
Sau gần 20 năm đổi mới, tốc độ đô thị hoá của cả nước nói chung, tỉnh Thanh Hoá
nói riêng phát triển rất nhanh. Năm 1989, dân số thành thị Thanh Hoá mới có 215,5 ngàn
người bằng 7,2% tổng số dân (2,99 triệu người), thì năm 2006 có 360,3 ngàn người bằng
9,8 % tổng số dân (3.68 triệu người) tăng 144,8 ngàn người, như vậy tăng 67,2% so ...
111 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1106 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Đổi mới quản lý hoạt động cấp nước đô thị trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Đổi mới quản lý hoạt động cấp
nước đô thị trên địa bàn tỉnh
Thanh Hoá
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động cấp nước là hoạt động có liên quan đến cả ba khâu sản xuất, cung cấp và
tiêu thụ nước sạch. Nước sạch là loại sản phẩm thiết yếu cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất,
dịch vụ của mọi tầng lớp dân cư. Trong thời gian qua, hoạt động cấp nước nhất là cấp
nước đô thị luôn nhận được sự quan tâm của Chính phủ, các cấp bộ ngành và các nhà tài
trợ quốc tế. Đặc biệt, ngày 11/7/2007 Chính phủ ban hành nghị định số 117/2007/NĐ-CP
về sản xuất, cung ứng và tiêu thụ nước sạch là cơ sở cho tổ chức, quản lý cấp nước đô thị.
Sau gần 20 năm đổi mới, tốc độ đô thị hoá của cả nước nói chung, tỉnh Thanh Hoá
nói riêng phát triển rất nhanh. Năm 1989, dân số thành thị Thanh Hoá mới có 215,5 ngàn
người bằng 7,2% tổng số dân (2,99 triệu người), thì năm 2006 có 360,3 ngàn người bằng
9,8 % tổng số dân (3.68 triệu người) tăng 144,8 ngàn người, như vậy tăng 67,2% so với
năm 1989. Đây là một áp lực đối với hoạt động cấp nước sạch đô thị trên địa bàn tỉnh
Thanh Hoá.
Tính đến nay, Thanh Hoá đã có 18 dự án được triển khai với tổng vốn đầu tư
khoảng 314 tỷ đồng, nhằm thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh
Thanh Hoá thời kỳ 2001 - 2010 trong đó có cấp nước. Tổng công suất cấp nước đô thị hiện
nay là 65.410 m3/ngày, bảo đảm khoảng 90% dân số đô thị được cấp nước sạch với mức
89lít /người/ngày, tỷ lệ thất thoát nước sạch đã giảm xuống 30% so với 48% năm 1999. Đã
có 15 trong tổng số 30 thị trấn có hệ thống cấp nước tập trung với quy mô từ 500 -
2000m3/ngày được xây dựng bằng nhiều nguồn vốn, nhưng chủ yếu là nguồn vốn ngân
sách.
Những thành quả trên, cùng với sự nỗ lực của các cấp các ngành có liên quan và
công ty cấp nước Thanh Hoá đã nói lên tầm quan trọng cũng như mức độ cấp thiết của
nước sạch đô thị trong chiến lược chung nhằm phát triển kinh tế xã hội, bảo vệc sức khoẻ
cộng đồng, từng bước nâng cao mức sống dân cư. Tuy nhiên, hoạt động cấp nước có
những điều kiện đặc thù, bởi nước sạch đô thị là hàng hoá cá nhân được cung ứng công
cộng, cần được đầu tư vốn lớn nhưng khả năng thu hồi vốn thấp, do đó việc xã hội hoá
hoạt động cấp nước gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó tốc độ phát triển kinh tế xã hội, gia
tăng dân số đô thị ngày càng cao đã tạo những áp lực rất lớn cho hoạt động cấp nước sạch
đô thị cả về số lượng và chất lượng.
Sự phát triển của ngành cấp nước đô thị Thanh Hoá trong thời gian qua chưa theo
kịp với tốc độ đô thị hoá, chưa đáp ứng được nhu cầu của sản xuất và dân sinh. Nhiều dự
án cấp nước ở các thị trấn đầu tư không đồng bộ, đầu tư theo kiểu phong trào, quy hoạch
không hợp lý, hiệu suất thấp và năng lực quản lý kỹ thuật yếu kém. Những tồn tại trên do
nhiều nguyên nhân khác nhau, cả chủ quan và khách quan. Trong đó có vấn đề nổi cộm
như: cơ chế chính sách chưa phù hợp, phân cấp quản lý còn chồng chéo, mâu thuẫn; còn
bất cập nhất là về giá nước; thất thu thất thoát còn lớn , trình độ đội ngũ cán bộ quản lý và
người lao động chưa đáp ứng được yêu cầu, tổ chức mô hình cấp nước chưa phù hợp.
Thực hiện Nghị định 117/CP, tính khả thi còn nhiều điều phải xem xét lại như: quy hoạch
cấp nước đô thị có đảm bảo 5 năm, 10 năm, dài hạn là 20 năm sao cho phù hợp với quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển ngành.
Hoặc UBND tỉnh chỉ đạo việc chuyển giao các công trình cấp nước tại các thị trấn huyện
(đầu tư từ nguồn vốn nhà nước) cho công ty cấp nước tỉnh quản lý. Theo đó, đánh giá tài
sản nhất là đối với hệ thống ống nằm trong lòng đất đúng giá trị thực để bàn giao là điều
không dễ. Hiện tại quyền sở hữu tài sản còn chưa rõ ràng, các công ty cấp nước, UBND
tỉnh, thậm chí cả Chính phủ có thể giữ quyền sở hữu các phần tài sản khác nhau, tuỳ thuộc
vào nguồn tài chính tạo nên tài sản lúc đầu. Sẽ không phải là vấn đề lớn, như hiện nay khi
các công ty cấp nước do UBND tỉnh làm chủ sở hữu, nhưng nó sẽ là vấn đề quan trọng khi
thực hiện cổ phần hoá công ty cấp nước và hoạt động của công ty cấp nước ngày càng đi
theo định hướng thương mại.
Tất cả những lý do trên đặt ra yêu cầu cần đổi mới quản lý hoạt động cấp nước đô
thị tỉnh Thanh Hóa, đó là yêu cầu xuất phát từ thực tiễn.
Là người tham gia quản lý nhà nước về tài chính doanh nghiệp, trong đó có tham
mưu xây dựng giá nước sạch và đánh giá lại tài sản các công trình cấp nước tại các thị trấn
sắp tới, tác giả chọn đề tài "Đổi mới quản lý hoạt động cấp nước đô thị trên địa bàn tỉnh
Thanh Hoá" làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý kinh tế.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Quản lý hoạt động cấp nước đô thị thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên
cứu, nhiều tổ chức; ở nước ta đã có một số công trình, đề tài khoa học được công bố liên
quan đến hoạt động cấp nước đô thị. Có thể nêu một số công trình, đề tài chủ yếu như sau:
- Arjun Thapan - Ngân hàng phát triển Châu á (2002), Đổi mới cơ chế, chính sách
cho ngành cấp nước và về sinh đô thị Việt Nam trên quan điểm của Ngân hàng Châu á,
Tham luận hội thảo.
- Bộ Xây dựng (2003) Đề tài khoa học, Điều tra đánh giá thực trạng tình hình quản
lý chi phí nước sạch của một số đô thị lớn Việt Nam.
- Bộ Xây dựng (Vụ tổ chức cán bộ-2005) Dự án, Điều tra đánh giá thực trạng và tổ
chức năng lực của doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực cấp thoát nước phục
vụ việc sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp.
- Bộ Xây dựng (2003), Báo cáo về Thực trạng quản ký Nhà nước đối với các doanh
nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực cấp thoát nước tại các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương.
- Bùi Đức Hưng (2006), Luận văn thạc sỹ kinh doanh và quản lý, Đổi mới quản lý
nhà nước đối với lĩnh vực cấp nước đô thị ở Việt Nam.
- Công ty cấp nước Thanh Hoá (2002), Phương án Quản lý hệ thống cấp nước sạch
tại các huyện lỵ trong tỉnh.
- Công ty Nước và môi trường Việt Nam (2003), Dự án cải tạo, nâng công suất nhà
máy nước Mật sơn - Thanh Hoá từ 20.000m3/ngày,đêm lên 30.000m3/ngày, đêm (Nghiên
cứu khả thi).
- Đinh Tiến Dũng (2001), Thực trạng và tình hình giá tiêu thụ nước sạch hiện nay,
Tham luận hội nghị cấp nước toàn quốc lần thứ IV.
- Hội Cấp thoát nước Việt Nam (2002), Đổi mới cơ chế chính sách quản lý sản
phẩm công ích cấp nước, thoát nước và vệ sinh đô thị Việt Nam, Hội thảo quốc tế.
- Thanh Hà (2006), Hệ thống cấp nước đô thị: Cần một mô hình quản lý tổng hợp,
vietnamnet. Vn.
- Hồ Xuân Hùng (2002), Đổi mới cơ chế quản lý giá bán nước sạch để công ty cấp
nước chuyển sang kinh doanh, Tham luận hội thảo.
- Hội Cấp thoát nước Việt Nam (2003), Đổi mới tổ chức và phát triển nguồn nhân
lực ngành cấp nước và vệ sinh đô thị Việt Nam, Hội thảo quốc tế.
- Iize Gotelli- Chuyên gia thể chế ADB (2002), Đổi mới và quy định cho ngành
nước, Tham luận hội thảo.
- Lê Quang Vinh (2002), Đổi mới cơ chế chính sách quản lý cấp nước, Tham luận
hội thảo.
- Nghiên cứu mô hình quy hoạch và quản lý hiệu quả hệ thống cấp nước đô thị Việt
Nam, Vietnam/ Management.
- Nguyễn Văn Tình (2001), Tiếp tục hoàn thiện về quản lý và tổ chức nâng cao hiệu
quả cấp nước đô thị, Tham luận hội thảo.
- Trần văn Tá (2002), Đề xuất một số cơ chế, chính sách tài chính nhằm nâng cao
hiệu qủa hoạt động của các doanh nghiệp cấp nước theo tinh thần Nghị quyết TW3 khoá
IX , Tham luận hội thảo.
Những công trình nghiên cứu trên chủ yếu đề cập đến đổi mới cơ chế quản lý một
số khía cạnh hoặc là cơ chế quản lý nói chung, hoặc là quản lý nhà nước ở tầm quốc gia
với nhiều cách tiếp cận lý giải khác nhau. Đối với tỉnh Thanh Hoá đã có một phương án tổ
chức hoạt động cấp nước; nội dung chủ yếu phản ánh tình hình thực hiện các dự án và vận
hành cấp nước ở các huyện thị hiện nay, đề xuất mô hình tổ chức và định hướng phát triển
của công ty cấp nước Thanh Hoá đến năm 2020.
Mặc dù các công trình nghiên cứu về hoạt động cấp nước đô thị trong và ngoài nước
khá đa dạng, nhiều cách tiếp cận, nhưng nội dung quản lý đối với hoạt động cấp nước đô thị
trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, hiện chưa có công trình khoa học nào dưới dạng luận án, luận
văn từ thạc sỹ trở lên được công bố.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
- Mục đích: Góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận, đánh giá đúng thực trạng, đề
xuất giải pháp đổi mới quản lý hoạt động cấp nước đô thị trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá
trong thời gian tới.
- Nhiệm vụ: + Làm rõ một số vấn đề lý luận về quản lý hoạt động cấp nước đô thị.
+ Phân tích thực trạng quản lý đối với hoạt động cấp nước đô thị ở Thanh Hoá, rút
ra kết quả, hạn chế và nguyên nhân.
+ Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm đổi mới quản lý hoạt động cấp nước đô
thị trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động cấp nước sạch đô thị mà trọng tâm là
nghiên cứu quản lý nhà nước đối với hoạt động cấp nước sạch đô thị.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu quản lý hoạt động cấp nước
sạch đô thị trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, chủ yếu là quy hoạch, đầu tư phát triển, quản lý
vận hành, bán nước sạch và sử dụng nước. Các vấn đề khác có đề cập chỉ để đảm bảo tính
hệ thống của đề tài nghiên cứu.
Thời gian: Khảo sát thực trạng từ 2002-2007; đề xuất giải pháp đến 2015 và một số
giải pháp dài hạn cho những năm tiếp theo.
5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn sử dụng tổng thể các phương pháp nghiên cứu, trong đó, chủ yếu dùng
phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, coi trọng mối liên hệ giữa lý luận,
quan điểm, đường lối của Đảng, tri thức khoa học kinh tế và kinh nghiệm thực tiễn phù
hợp với địa bàn tỉnh Thanh Hoá.
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác như: phương
pháp thống kê, so sánh, điều tra mẫu, ý kiến chuyên gia có đối chiếu quy trình, quy phạm,
kinh nghiệm ở các địa phương trong nước và thế giới; phân tích so sánh kế thừa số liệu của
các công trình, dự án, tài liệu khoa học của các tác giả có liên quan đến đề tài luận văn.
6. Đóng góp mới của luận văn
- Hệ thống hoá có bổ sung làm rõ cơ sở lý luận về nước sạch, quản lý hoạt động cấp
nước sạch đô thị.
- Đánh giá đúng thực trạng, đề xuất hệ thống giải pháp có căn cứ khoa học, có tính
thực tiễn và khả thi nhằm tiếp tục đổi mới quản lý hoạt động cấp nước đô thị trên địa bàn
tỉnh Thanh Hoá.
- Là tài liệu tham khảo cho các ngành, các cấp tỉnh Thanh Hoá nghiên cứu các vần
đề có liên quan đến hoạt động cấp nước đô thị.
- Là tài liệu tham khảo giúp lãnh đạo Công ty cấp nước Thanh Hoá hoạch định đúng
hướng, hiệu quả để phát triển doanh nghiệp.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
được kết cấu thành 3 chương, 8 tiết.
Chương 1
những vấn đề lý luận cơ bản
về quản lý hoạt động cấp nước sạch đô thị
1.1. một số vấn đề chung về nước sạch và hoạt động cấp nước sạch đô thị
1.1.1. Khái niệm và tiêu chuẩn nước sạch
* Khái niệm nước sạch: Nước sạch là khái niệm chung cho các loại nước dùng
trong sinh hoạt, công nghiệp, công cộng... Theo nghị định 117/2007/NĐ-CP đưa ra khái
niệm: nước sạch là nước đã qua xử lý có chất lượng đảm bảo, đáp ứng yêu cầu sử dụng.
* Phân loại nước sạch: Có nhiều loại nước sạch với những tiêu chuẩn tuỳ thuộc vào
lĩnh vực sử dụng.
- Việc phân loại nước sạch tùy thuộc vào quan điểm của các quốc gia cũng như xây
dựng tiêu chuẩn đánh giá riêng biệt. Thông thường, nói đến nước sạch sẽ được hiểu là
nước sạch dùng cho sinh hoạt và ăn uống.
- Nước sạch trong các lĩnh vực cá biệt như y tế, hoá học được xây dựng theo chuẩn
riêng khác với nước sạch dùng trong các lĩnh vực khác.
- Phân loại nước sạch phụ thuộc vào trình độ phát triển của khoa học và sự phát
triển kinh tế- xã hội. Mỗi quốc gia có tiêu chí phân loại nước sạch riêng biệt.
* Tiêu chuẩn nước sạch
- Đối với Việt Nam: Hiện tại, tiêu chuẩn nước sạch ở Việt Nam do Bộ Y tế ban hành
với 112 tiêu chí xác định. Theo đó, quy định tiêu chuẩn nước dùng trong ăn uống, chế biến
thực phẩm, dùng trong các cơ sở sản xuất; nước cấp theo đường ống từ nhà máy đến các
khu đô thị, nước cấp theo đường ống từ trạm cấp nước tập trung dùng cho từ 500 người trở
lên.
Trước đó, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 505/BYT/QĐ ngày 13/4/1992 về tiêu
chuẩn vệ sinh cấp nước cho ăn uống và sinh hoạt với 29 tiêu chí đánh giá (xem phụ lục 1).
- Đối với thế giới: Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ban hành tiêu chuẩn nước sạch cho
ăn uống và sinh hoạt với 30 tiêu chí cơ bản. Trong 30 tiêu chí của WTO có 10 tiêu chí
chưa có quy định cụ thể; các tiêu chí là thống nhất, không phân biệt thành thị, nông thôn,
nước mặt, nước ngầm. So với Việt Nam tiêu chuẩn của WTO có một vài khác biệt, nhưng
những tiêu chí cơ bản như độ pH, Asen , độ cặn hoà tan... là tương đồng (xem phụ lục 2).
Tiêu chuẩn nước sạch của WHO với các tiêu chí đánh giá chỉ có tính chất tham
khảo; mỗi quốc gia xây dựng theo một tiêu chí riêng, tuỳ từng điều kiện, đặc điểm của mỗi
nước. Qua các tiêu chuẩn nước sạch của WHO và Việt Nam cho thấy một mặt, hệ tiêu chí
đánh giá thông qua các chất không hoàn toàn giống nhau; mặt khác, trong cùng một chất
giống nhau nhưng hàm lượng cũng có những khác biệt nhất định.
1.1.2. Vai trò của nước sạch đối với con người
Tầm quan trọng của nguồn nước nói chung và nước sạch nói riêng không chỉ dừng
lại trong phạm vi quốc gia, lãnh thổ mà là vấn đề mang tính toàn cầu, là nội dung trong
chương trình nghị sự, đã và đang được bàn luận sôi nổi và thu hút sự quan tâm về tình
trạng cạn kiệt nguồn nước, tình trạng nước bị ô nhiễm, thiếu nước sạch ở một số nơi trên
thế giới luôn là nội dung mang tính thời sự trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thế
giới đã từng chứng kiến những đại dịch cướp đi sinh mạng hàng ngàn người bởi nguồn
nước bị ô nhiễm hay những khó khăn mà con người phải đối mặt khi nguồn nước khan
hiếm. Theo báo cáo của Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc, nguồn nước sạch toàn
cầu đang cạn kiệt. Nguyên nhân là do sự bùng nổ dân số, tình trạng ô nhiễm môi trường,
việc khai thác nguồn nước dưới đất vượt mức cho phép. Việt Nam không phải là ngoại lệ.
Thời gian qua, chúng ta chứng kiến những "làng ung thư " ở Phú Thọ, Hải Phòng... mà báo
chí liên tục đưa tin, tình trạng nước nhiễm bẩn ở Hà Nội, Đà Nẵng... đã trực tiếp ảnh
hưởng đến cuộc sống, đến sức khoẻ, sự an toàn cá nhân và gây hoang mang trong dư luận
xã hội. Hiện mức độ ô nhiễm của các dòng sông Đáy- sông Nhuệ, sông Cầu và hạ lưu sông
Đồng Nai-Sài Gòn... đang trong tình trạng báo động. Nhiều hồ nước tiềm ẩn khả năng tích
luỹ ô nhiễm kim loại, các hợp chất hữu cơ ở rất nhiều nơi khiến cho nguồn nước mặt
không sử dụng được. Nguồn nước dưới đất tại miền Bắc, miền Trung và mới đây là đồng
bằng sông Cửu Long... cũng đang bị ô nhiễm asen một cách trầm trọng.
Chỉ tiêu đánh giá của Hội Tài nguyên nước Quốc tế (IWRA) cho thấy, Việt Nam
đang và sẽ thiếu nước trong tương lai gần. Do vậy, bảo vệ tài nguyên nước là nhiệm vụ cấp
bách được đặt ra và cần quan tâm giải quyết trong giai đoạn hiện nay. Chiến lược Quốc gia
về tài nguyên nước đến năm 2020 cũng đã nêu rõ " bảo vệ tài nguyên nước và hệ sinh thái
thuỷ sinh" là nhiệm vụ đầu tiên trong 6 nhiệm vụ chính thức.
Nước không đảm bảo tiêu chuẩn quy định, nói cách khác là nước vượt hàm lượng
tiêu chuẩn cho phép có thể dẫn đến những tác hại trước mắt cũng như lâu dài. Nếu như
một số chất hoà tan vượt quá tiêu chuẩn có thể dẫn đến tử vong như Thạch tín, thì một số
chất không gây ngộ độc hay tử vong ngay mà có thể ảnh hưởng đến các thế hệ tiếp theo đó
là Mangan hay Magiê. Lượng Amôniăc hay Sulphua vượt quá quy định sẽ gây mùi khó
chịu và là môi trường tốt cho vi khuẩn E.Coli gây bệnh; lượng sắt vượt quá quy định
không chỉ làm hỏng quần áo khi giặt giũ mà còn làm hỏng các thiết bị liên quan đến nước,
gây thiệt hại về kinh tế... Như vậy, để đảm bảo sức khoẻ của mỗi cá nhân, của cộng đồng,
đảm bảo môi trường xanh, sạch thì nước ăn uống và sinh hoạt phải được cấp theo tiêu
chuẩn quy định [30, tr.12].
1.1.3. Hoạt động cấp nước sạch đô thị
1.1.3.1. Các khái niệm liên quan đến hoạt động cấp nước sạch đô thị
- Hoạt động cấp nước: là các hoạt động có liên quan trong lĩnh vực sản xuất, cung
cấp và tiêu thụ nước sạch, bao gồm quy hoạch, tư vấn thiết kế, đầu tư xây dựng, tổ chức
vận hành, bán buôn nước sạch, bán lẻ nước sạch và sử dụng nước.
- Dịch vụ cấp nước: là các hoạt động có liên quan của tổ chức, cá nhân trong lĩnh
vực bán buôn nước sạch, bán lẻ nước sạch.
- Đơn vị cấp nước: là tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động khai thác, sản xuất,
truyền dẫn, bán buôn nước sạch và bán lẻ nước sạch.
- Khách hàng sử dụng nước: là tổ chức, cá nhân và hộ gia đình mua nước sạch của
đơn vị cấp nước.
- Hệ thống cấp nước tập trung hoàn chỉnh: là một hệ thống bao gồm các công trình
khai thác, xử lý nước, mạng lưới đường ống cung cấp nước sạch đến khách hàng sử dụng
nước và các công trình phụ trợ có liên quan.
- Mạng lưới cấp nước: là hệ thống đường ống truyền dẫn nước sạch từ nơi sản xuất
đến nơi tiêu thụ, bao gồm mạng cấp I, mạng cấp II, mạng cấp III và các công trình phụ trợ
có liên quan.
- Mạng cấp I: là hệ thống đường ống chính có chức năng vận chuyển nước tới khu
vực của vùng phục vụ cấp nước và tới các khách hàng sử dụng nước lớn.
- Mạng cấp II: là hệ thống đường ống nối có chức năng điều hoà lưu lưọng cho các
tuyến ống chính và đảm bảo sự làm việc an toàn của hệ thống cấp nước.
- Mạng cấp III: là hệ thống đường ống phân phối lấy nước từ các tuyến ống chính
và các ống nối dẫn nước tới các khách hàng sử dụng nước.
- Công trình phụ trợ: là các công trình hỗ trợ cho việc quản lý, vận hành, bảo
dưỡng, sửa chữa đối với hệ thống cấp nước như sân, đường, nhà xưởng, tường rào, trạm
biến áp, các loại hố van, hộp đồng hồ, họng cứu hoả...
- Thiết bị đo đếm nước: là thiết bị đo lưu lượng, áp lực bao gồm các loại đồng hồ đo
nước, đồng hồ đo áp lực và các thiết bị, phụ kiện kèm theo.
- Vùng phục vụ cấp nước: là khu vực có danh giới xác định mà đơn vị cấp nước có
nghĩa vụ cung cấp nước sạch cho các đối tượng sử dụng nước trong khu vực đó [18, tr.1].
- Cấp nước sạch đô thị: liên quan đến việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị,
quy định tại Nghị định 72/2001/NĐ-CP. Loại đô thị bao gồm thành phố, thị xã, thị trấn
được các cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập gồm 6 loại, từ loại đặc biệt đến loại
5; cấp quản lý gồm thành phố trực thuộc trung ương, thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh hoặc
trung ương và thị trấn trực thuộc huyện với các tiêu chí cụ thể về mật độ dân số, quy mô
dân số, kết cấu hạ tầng, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp...
Bảng 1.1: Phân loại đô thị ở Việt Nam
Đô thị loại Dạng Dân số Ghi chú
Đặc biệt Rất lớn Từ 1,5 triệu dân Hà Nội, Hồ Chí
Minh
1 T.P trực thuộc TW 0,5- 1,5 triệu dân 3 thành phố
2 Các thành phố thuộc
vùng, tỉnh
250 -500 nghìn dân 12 thành phố
3 Các thị xã tỉnh lỵ 100 - 250 nghìn 16 thị xã
4 Các đô thị loại 4 (tỉnh) 50 - 100 nghìn 58 đô thị
5 Các thị trấn 4 - 50 nghìn 612 thị trấn
Nguồn [14, tr.3].
1.1.3.2. Đặc điểm tài nguyên nước chi phối hoạt động cấp nước sạch đô thị
Ngoài các đặc điểm chung về tài nguyên nước trên cả nước đó là: nguồn tài nguyên
có hữu hạn nhưng nhu cầu đang tăng nhanh; chất lượng nước có nguy cơ bị ô nhiễm; tài
nguyên nước không chỉ có giá trị về cấp nước cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất, cho tưới
tiêu, mà còn là nguồn năng lượng sạch, nguồn vật liệu của rất nhiều ngành như thuỷ sản,
tiểu thủ công nghiệp... và đặc biệt là thuỷ điện. Đối với hoạt động cấp nước sạch đô thị tài
nguyên nước là đầu vào chủ yếu, là nhân tố quyết định sự lựa chọn quy hoạch, kế hoạch
khai thác, lựa chọn trình độ công nghệ.
Tài nguyên nước bao gồm nước mưa, lượng trữ ẩm, nước sông, hồ, đầm lầy, nước
trong lòng đất và nước ở biển. Trong phạm vi đề tài, chỉ đề cập rõ thêm đặc điểm tài
nguyên nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá có liên quan đến hoạt động cấp nước sạch đô thị.
Về mạng lưới sông ngòi: Hệ thống sông Thanh Hoá có 16 sông chính và nhánh, 4 sông
chính là sông Hoạt, sông Mã, sông Yên, sông Lạch Bạng. Tổng chiều dài hệ thống 1.072 km,
mật độ xấp xỉ 0,1km/km2, các sông đều ngắn (trừ sông Mã dài 528 km), sông có độ dốc lớn
biến thiên từ 5,4% đến 23,7%.
Về nước mặt: Trung bình hàng năm tổng lượng nước mưa rơi trên diện tích Thanh
Hoá khoảng 19 tỉ m3, lượng nước bốc hơi trở lại khoảng 9 tỉ m3, còn lại 10 tỉ m3 hình thành
nên dòng chảy mặt của sông suối và dòng chảy ngầm. Nước mặt chủ yếu tồn tại ở hệ thống
sông ngòi [1, tr.135].
Nguồn nước mặt Thanh Hoá rất phong phú về trữ lượng, có thể cung cấp nước cho
Thanh Hoá như 4 hệ thống sông, sông Hoạt, sông Mã, sông Yên và sông Lạch Bạng; ngoài
ra nhiều hồ lớn, cấp quốc gia như hồ sông Mực, cấp tỉnh như hồ Yên Mỹ, hồ Thung Bằng,
hồ Đồng Ngư... Mặc dù vậy, số lượng và chất lượng nước mặt không ổn định mà biến
động theo 2 mùa rõ rệt, mùa lũ và mùa cạn tạo nên vùng ít nước vùng nhiều nước, gây khó
khăn lớn cho việc xử lý và không hiệu quả về kinh tế [1, tr.129].
Về nước ngầm: Theo đánh giá của Tổng cục Địa chất từ thập kỷ 60 đã tiến hành
điều tra, khảo sát đánh giá trữ lượng nước ở một số vùng Bỉm Sơn, Hàm Rồng, Sầm Sơn,
Tĩnh Gia; trữ lượng nước cấp C1là 242.930 m3/ngày; trữ lượng nước cấp C2 là 242.930
m3/ngày; trữ lượng nước cấp A là 34.300 m3/ngày; trữ lượng nước cấp B là 42.560
m3/ngày. Ngoài ra trước đây cũng đã thăm dò, khai thác nước ngầm ở một số nơi như nông
trường Đồng Giao, nông trường Hà Trung, nông trường Lam Sơn, công suất các lỗ khoan
đạt từ 200 m3/ngày đến 2.000 m3/ngày. Như vậy, lượng nước ngầm của Thanh Hoá không
nhiều khoảng 0,3 tỉ m3. Mặt khác, chất lượng nước ngầm dùng cho sinh hoạt phải đạt chỉ
tiêu độ pH nằm trong khoảng 6,5-8,5 và độ khoáng hoá nhỏ hơn 01mg/lít, hàm lượng vi
nguyên tố và các thành phần khác trong giới hạn cho phép. Nước ngầm Thanh Hoá nhìn
chung đạt tiêu chuẩn, trừ một vài nơi vùng biển có độ khoáng hoá từ 1-3 mg/lít. Tóm lại,
trong quy hoạch nước ngầm về chọn địa điểm khai thác cần phải khảo sát thêm một số
vùng nữa để có căn cứ chắc chắn; tuy nhiên, những số liệu có được cho thấy vùng đồng
bằng, đặc biệt là thành phố Thanh Hoá, Sầm Sơn là những nơi có trữ lượng nước nhiều,
chất lượng nước đảm bảo có thể khai thác nước ngầm.
Nếu đem chia bình quân lượng nước mưa rơi còn lại hình thành nguồn nước mặt
(9,7 tỉ m3), mỗi ngưòi dân được hưởng 2.636 m3/năm hoặc 7.221 lít /ngày. So với thế giới
giá trị này đứng thứ 4 , thế giới thấp nhất < 500m3 và cao nhất 100.000m3/người/năm; so
với trong nước giá trị này khá cao, gấp 47 lần nước cấp sinh hoạt cho đô thị lớn (khoảng
150 lít/người/ngày) [1, tr.142].
Tuy nhiên, bên cạnh thuận lợi cơ bản nói trên tài nguyên nước của tỉnh Thanh Hoá
có những khó khăn phức tạp, như sau:
Thứ nhất, nguồn nước mặt thực tế không thật dồi dào: Việc sử dụng không hợp lý
tài nguyên khai thác rừng, canh tác du canh, phá rừng làm dẫy, làm cho xói mòn, rửa trôi
nhanh mạnh, gây nên hiện tượng bồi lắp dòng sông, gây lụt lớn ở đồng bằng, khô hạn ở
miền trung. Theo cân bằng nước trong điều kiện tự nhiên thì Thanh Hoá có nguồn nước
mặt dồi dào. Tuy nhiên, lượng dòng chảy các sông rất biến động, tình trạng nhiều hoặc ít
nước có khi kéo dài, dòng chảy các sông lại chia thành 2 mùa rõ rệt, mùa lũ tương ứng với
mùa mưa, mùa cạn tương ứng với mùa ít mưa; lượng mưa 2 mùa ở các vùng chênh nhau
và phân phối không đều, nơi nhiều, nơi ít nước. Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm
nghiên cứu và Thiết kế thuỷ điện trình bày trong báo cáo "Giải trình kinh tế kỹ thuật quy
hoạch thuỷ điện nước ta" tháng 12 năm 1980 cho biết, đối với Thanh Hoá những năm
nước trung bình, lượng nước dùng so với tổng lượng nước tự nhiên chiếm tỷ lệ nhỏ từ
0,15% đến 44,8%; đối với năm nước kiệt, thiết kế với P=75%, tỷ số này biến đổi từ 0,17%
đến 61,6% và với năm có P=95%, tỷ số này biến đổi từ 0,19% đến 90,1%. Tại khu vực
Lèn là nơi sử dụng nước nhiều nhất, hệ số khai thác tài nguyên nước vượt quá tiêu chuẩn
khai thác bền vững do UNESCO quy định. UNESCO đưa ra tiêu chí khai thác bền vững là
tỷ số dao động từ 30% đến 40%. Nhìn chung nguồn nước sông ngòi của Thanh Hoá thực tế
không thật dồi dào, đặc biệt vào mùa cạn. Xét về lâu dài, việc điều tiết và phân phối lại
nguồn nước là rất cần thiết.
Thứ hai, chất lượng nước bị ô nhiễm nhiều nơi: Hàng chục năm về trước, nước mặt
và nước ngầm ở Thanh Hoá còn khá sạch. Những năm gần đây bị ô nhiễm nặng nề do sử
dụng thuốc trừ sâu bệnh [1, tr.149]; do chất thải của môi trường đô thị và các cơ sở sản
xuất kinh doanh tăng nhanh. Về nông nghiệp, hàng năn Thanh Hoá sử dụng từ 1500 đến
2000 tấn thuốc trừ sâu bệnh. Về môi trường đô thị, tại Thành phố Thanh Hoá các hồ chứa
nước nội và ven thành phố như Hồ Thành, Hồ Máy đèn...hoặc bị lấp để xây dựng nhà ở,
hoặc do dùng phân sống nuôi cá và nơi chứa mọi chất thải sinh hoạt; mỗi ngày có 250 m3
chất thải rắn, nhưng Công ty Môi trường Đô thị mới chỉ gom được 100 m3; hệ thống thoát
tiêu nước mới chỉ đạt khoảng 20%, ngoài cống tiêu chảy thẳng ra sông Bến Ngự, còn
nhiều khu dân cư mới xây dựng không có hệ thống thoát nước; các chất thải đều được xả
trực tiếp, hoặc gián tiếp (ngấm qua đất) xuống các dòng sông. Thị xã Sầm Sơn là khu du
lịch cũng chưa có hệ thống tiêu thoát nước và cung cấp nước sạch cho sinh hoạt, chủ yếu
dùng giếng khơi. Tình trạng ứ đọng nước ở vùng trũng, địa hình thấp của các huyện Nông
Cống, Quảng Xương, Hà Trung gây nên hiện tượng yếm khí, gây dịch bệnh và lầy hoá.
Những biến động theo hướng xấu nói trên ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nước. Sự lạm
dụng phân hoá học, thuốc trừ sâu, các chất thải không qua xử lý làm cho dòng chảy hồi
quy bị ô nhiễm nặng, đe doạ đến môi trường nước. Một số nơi, nhất là các vùng đô thị và
khu công nghiệp, vùng đồng bằng ven biển có biểu hiện suy thoái chất lượng nước đến
mức báo động.
Thứ ba, yêu cầu về nước tăng mạnh: Dân số tăng nhanh, tốc độ hoá đô thị càng tăng
nhanh đặt ra yêu cầu ngày càng cao về cấp nước, đặc biệt là cấp nước đô thị nhằm đáp ứng
yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Theo Quyết định số 3023/2006/QĐ-UBND của tỉnh
Thanh Hoá "đến năm 2010 nâng tỷ lệ đô thị hoá của tỉnh lên 20-25%, đến năm 2020 tỷ lệ
hoá của tỉnh đạt 36% trở lên (năm 2006 tỷ lệ 9,8%); đảm bảo đến năm 2015 trở đi 100%
dân số đô thị được sử dụng nước sạch với tiêu chuẩn 100 đến 150 lít/người/ ngày". Hiện
nay, chỉ có khoảng 77% đân số đô thị Thanh Hoá được cấp nước sạch với mức 70
lít/người/ ngày. Do vậy, để thực hiện định hướng nêu trên, Thanh Hoá cần có một chiến
lược bảo vệ tài nguyên nước hữu hiệu, đáp ứng lượng nước cho sinh hoạt đến năm 2015 sẽ
tăng gấp 7,6 lần năm 2006, và năm 2020 sẽ tăng gấp 11,2 lần năm 2006 [53, tr.6].
1.2. Quản lý hoạt động cấp nước sạch đô thị
1.2.1. Mục tiêu quản lý hoạt động cấp nước sạch đô thị
Trong quản lý hoạt động cấp nước sạch đô thị, mục tiêu và trách nhiệm được phân
định giữa cơ quan quản lý nhà nước, với các công ty cấp nước và các tổ chức khác thực
hiện sản xuất, cung ứng, tiêu thụ nước sạch đô thị. Trong quản lý nhà nước lại được phân
định giữa cơ quan Trung ương và chính quyền địa phương. Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt chiến lược cấp nước đô thị; uỷ ban nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm về cung cấp các
dịch vụ cấp nước và phê duyệt những dự án đầu tư dưới 200 triệu đồng, các dự án có quy
mô công suất từ 30.000 m3/ ngày trở lên đối với đô thị loại đặc biệt và 10.000 m3/ ngày trở
lên đối với các đô thị còn lại phải có ý kiến thoả thuận bằng văn bản của Bộ Xây dựng
trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Công ty cấp nước tỉnh có trách nhiệm cấp
nước cho các khu vực đô thị, bao gồm vận hành các nhà máy nước và mạng lưới phân
phối. Bên cạnh đó, còn nhiều tổ chức chính thức và phi chính thức tham gia trong hoạt
động cấp nước hoặc trong các lĩnh vực liên quan như các nhà tài trợ, các tổ chức phi chính
phủ quốc tế, hội cấp nước Việt Nam... Ngoài ra, các bộ có liên quan, tuỳ theo chức năng
nhiệm vụ của mình chịu trách nhiệm trước Chính phủ đối với hoạt động cấp nước đô thị.
* Mục tiêu của quản lý nhà nước đối với hoạt động cấp nước đô thị được xác định
cụ thể trong các chiến lược, chính sách về cấp nước ở cấp Chính phủ. Mục tiêu định hướng
phát triển cấp nước đô thị đến 2020 xác định: (1) 100% dân cư đô thị được tiếp cận với
nước sạch ở mức 120-150 lít/người/ngày; (2) Cải cách toàn bộ hệ thống ngành cấp nước
theo hướng nâng cao năng lực, hoàn thiện cơ cấu tổ chức và các chính sách có liên quan;
(3) Hiện đại hoá công nghệ, thiết bị và tăng cường phát triển nguồn nhân lực; (4) Huy
động sự đóng góp của cộng đồng và của tất cả các ngành kinh tế. Chiến lược toàn diện về
tăng trưởng và giảm nghèo xác định đến năm 2005 có 80% dân cư đô thị, đặc biệt là dân
sống xa các đường giao thông được tiếp cận với nước sạch ở mức 50 lít/người/ngày. Chiến
lược Môi trường xác định đến năm 2010 có 95% dân cư đô thị được tiếp cận với nước
sạch.
Với những mục tiêu định hướng chiến lược và các cam kết quốc tế, Bộ Xây dựng
với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước về cấp nước đô thị tổ chức thực hiện các nội dung
quản lý nhà nước đối với các loại đô thị và các thị trấn.
* Mục tiêu của hoạt động sản xuất, cung ứng tiêu thụ nước sạch đô thị là phát triển
hệ thống cấp nước đô thị một cách ổn định, đáp ứng yêu cầu tiêu thụ cho sản xuất và tiêu
dùng; thực hiện hạch toán kinh doanh, theo cơ chế thị trường, có điều kiện quản lý đặc thù
của Nhà nước.
Trong hoạt động sản xuất, cung ứng, tiêu thụ nước sạch đô thị có 3 hình thức đang
tồn tại và hoạt động đó là: Cấp nước do các công ty Nhà nước, cấp nước ở các thị trấn và
tự cấp.
- Cấp nước do các công ty Nhà nước
Trong thời gian qua, nhiều công ty cấp nước do uỷ ban nhân dân tỉnh thành lập và
hoạt động theo mô hình doanh nghiệp công ích, được phân cấp quản lý từ cấp trung ương
đến cấp địa phương do nhà nước là chủ sở hữu. Thời còn cấp chủ quản các công ty này
thuộc sự quản lý của Sở Xây dựng hoặc Sở Giao thông công chính (thành phố lớn). Mặc
dù được phân cấp nhưng trên thực tế, quyền tự chủ của các công ty này vẫn bị hạn chế. Uỷ
ban nhân dân tỉnh phê duyệt giá nước và quyết định các vấn đề quan trọng về quản lý, vận
hành như tổng mức sản xuất, tổng vốn đầu tư, tổng quỹ lương; bổ nhiệm chánh phó giám
đốc và kế toán trưởng... đã hạn chế tính chủ động sáng tạo của doanh nghiệp trong hoạt
động sản xuất kinh doanh.
Các công ty cấp nước không có quyền sở hữu tài nguyên nước hay sử dụng đất.
Mặc dù tỉnh sở hữu các tài sản của công ty cấp nước nhưng không có hợp đồng nào giữa
tỉnh và công ty để phân rõ quyền hạn và trách nhiệm. Các công ty cấp nước cấp tỉnh phần
lớn hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà nước. Nhiệm vụ chủ yếu của các công ty là sản
xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch; một số công ty có thêm những hoạt động khác như
thi công, lắp đặt hay buôn bán thiết bị, vật tư ngành nước. Nước sạch là hàng hoá đặc thù
với việc tổ chức mạng lưới cung ứng khá tốn kém nên hiện không có sự cạnh tranh giữa
các công ty trong việc cung ứng dịch vụ cấp nước. Hiện nay Chính phủ đang giao cho Bộ
Xây dựng có trách nhiệm đề xuất cải tiến các mô hình tổ chức và cơ chế quản lý các công
ty cấp nước, làm rõ quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu và nhà vận hành, nhằm cải tổ cơ
cấu, quy hoạch cấp nước, quản lý thất thoát, thất thu cũng như tránh lạm dụng độc quyền
thông qua việc ban hành các tiêu chuẩn quy phạm kỹ thuật, kinh tế, cổ phần hoá các công
ty cấp nước và chuyển đổi từ mô hình doanh nghiệp công ích sang kinh doanh.
- Cấp nước ở các thị trấn
Có rất nhiều mô hình quản lý khác nhau cho các dịch vụ cấp nước tại các thị trấn. Hiện
tại có thể khái quát trên 5 mô hình: (1) Uỷ ban nhân dân thị trấn trực tiếp quản lý; (2) Quản lý
bởi cộng đồng; (3) Quản lý bởi các hợp tác xã; (4) Công ty cấp nước tỉnh quản lý; (5) Các
công ty cấp nước tư nhân quản lý.
Các công ty cấp nước tỉnh mặc dù chịu trách nhiệm cấp nước cho đô thị loại 4 trở
lên, nhưng trên thực tế uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định về quyền sở hữu đối với dự án cấp
nước tại các thị trấn. Chủ dự án thường là công ty cấp nước tỉnh, trung tâm nước sạch và
vệ sinh nông thôn, uỷ ban nhân dân huyện hoặc thị trấn. Trong các mô hình quản lý nêu
trên, quản lý cấp nước cho các thị trấn chủ yếu do công ty cấp nước tỉnh, uỷ ban nhân dân
thị trấn; các mô hình còn lại thường cấp nước cho các thị tứ và khu vực nông thôn.
Mặc dù các mô hình cấp nước đối với thị trấn trong thời gian qua có những đóng
góp quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu chiến lược quốc gia, nâng cao tỷ lệ dân cư đô
thị được tiếp cận với nước sạch, từng bước hoàn thiện hệ thống cung cấp nước sạch trên
phạm vi toàn quốc, nhưng mô hình này ngày càng bộc lộ những bất cập, trong đó quyền sở
hữu tài sản và cơ chế vận hành là những nội dung cốt lõi. Trong một thời gian dài, các chủ
dự án, đặc biệt chủ dự án là uỷ ban nhân dân huyện thị rất tích cực trong việc phát triển
mạng lưới cấp nước. Tuy nhiên, đây không phải là một mô hình thành công vì nó chú
trọng tới việc hình thành tài sản hơn là quản lý và vận hành tài sản, bảo dưỡng tài sản. Kết
quả là, nhiều hệ thống mà người dân không muốn vẫn dược xây dựng; dự án không tính
toán kỹ hiệu quả, dư thừa công suất, chủ quản lý, không đủ năng lực trình độ, nhiều tài sản
bị hư hỏng xuống cấp, chất lượng nước không đảm bảo, thất thoát lớn [30, tr.18].
- Tự cấp
Việc tự cấp tồn tại ở cả nông thôn và khu vực đô thị. nguyên nhân của các tình
trạng tự cấp một cách tự phát chủ yếu do việc cư dân chưa được tiếp cận với nguồn nước
sạch của các công ty cung cấp, hoặc là do không phải trả tiền khi sử dụng nước trong một
số trường hợp như kinh doanh dịch vụ, rửa xe...Hình thức tự cấp có thể do một tổ chức
đứng ra đầu tư mua sắm thiết bị để phục vụ nước cho chính tổ chức đó, hoặc có thể kinh
doanh nhỏ để bán nước cho người có nhu cầu. Trường hợp phổ biến nhất là các hộ gia đình
sử dụng giếng khoan, giếng tự đào để khai thác nước phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng
ngày [30, tr.18].
Cho đến nay quản lý nhà nước đối với hình thức tự cấp ở các đô thị vẫn còn nhiều
nan giải, mặc dù Luật tài nguyên nước đã được ban hành từ khá lâu. Việc buông lỏng quản
lý do nhiều nguyên nhân, hậu quả của việc khoan giếng, đào giếng bừa bãi thiếu quy
hoạch, phá vỡ gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm là một thách thức không nhỏ đối
với các cấp chính quyền.
1.2.2. Nguyên tắc quản lý hoạt động cấp nước sạch đô thị
- Hoạt động cấp nước là loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh chịu sự kiểm soát
của Nhà nước nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các đơn vị cấp nước và khách
hàng sử dụng nước, trong đó có xét đến việc hỗ trợ cấp nước cho người nghèo, các khu
vực đặc biệt khó khăn.
- Phát triển hoạt động cấp nước bền vững trên cơ sở khai thác tối ưu mọi
nguồn lực, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch với chất lượng đảm bảo, dịch vụ văn minh
và kinh tế cho nhân dân và yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.
- Khai thác, sản xuất và cung cấp nước sạch không phụ thuộc vào địa giới hành
chính.
- Ưu tiên khai thác nguồn nước để cấp nước cho mục đích sinh hoạt của cộng đồng.
- Khuyến khích sử dụng nước sạch hợp lý, tiết kiệm và áp dụng các công nghệ tái
sử dụng nước cho các mục đích khác nhau.
- Khuyến khích các thành phần kinh tế, cộng đồng xã hội tham gia đầu tư phát triển
và quản lý hoạt động cấp nước [18, tr.2].
* Các hành vi bị cấm trong hoạt động cấp nước sạch đô thị
- Phá hoại các công trình, trang thiết bị cấp nước.
- Vi phạm các quy định về bảo vệ khu vực an toàn giếng nước ngầm, nguồn nước
mặt phục vụ cấp nước.
- Vi phạm các quy định về bảo vệ hành lang an toàn tuyến ống nước thô, đường ống
truyền tải nước sạch, các công trình kỹ thuật và mạng lưới cấp nước.
- Cản trở việc kiểm tra, thanh tra hoạt động cấp nước.
- Trộm cắp nước.
- Gây ô nhiễm nước sạch chưa sử dụng.
- Cung cấp thông tin không trung thực làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp
pháp của các tổ chức, cá nhân khác trong hoạt động cấp nước.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để gây phiền hà, sách nhiễu các tổ chức, cá nhân
khác trong hoạt động cấp nước.
- Đơn vị cấp nước cung cấp nước sạch cho mục đích sinh hoạt không đảm bảo quy
chuẩn kỹ thuật theo quy định hiện hành.
- Các hành vi phát tán chất độc hại và các bệnh truyền nhiễm, bệnh dễ lây lan.
- Các hành vi khác vi phạm các quy định của pháp luật về cấp nước.
1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động cấp nước sạch đô thị
Trong phạm vi đề tài chủ yếu nghiên cứu nội dung quản lý nhà nước về hoạt động
cấp nước sạch đô thị bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
1.2.3.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch cấp nước sạch đô thị
Quy hoạch, kế hoạch cấp nước đô thị được lập, phê duyệt làm cơ sở cho các hoạt
động cấp nước tiếp theo. Khi lập quy hoạch xây dựng phải tổ chức nghiên cứu lập quy
hoạch cấp nước như một bộ phận không thể tách rời của quy hoạch xây dựng.
- Quy hoạch cấp nước đô thị được lập cho giai đoạn ngắn hạn 05 năm, 10 năm; giai
đoạn dài hạn là 20 năm. Thời gian lập đồ án quy hoạch cấp nước đô thị không quá 12
tháng [18, tr.6].
- Nhiệm vụ, căn cứ lập quy hoạch cấp nước đô phải đánh giá và dự báo phát triển
đô thị, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển các
ngành; điều kiện tự nhiên và diễn biến môi trường; đánh giá, dự báo nguồn nước, chất
lượng, trữ lượng và khả năng khai thác nguồn nước của đô thị; tổ chức cấp nước đô thị tối
ưu về mọi mặt.
- Tuỳ theo đặc điểm quy mô của từng đô thị, nội dung quy hoạch cấp nước đô thị
phải lựa chọn các công việc thích hợp để thực hiện nhiệm vụ; nội dung còn phải xác định
các chỉ tiêu cấp nước cho từng mục đích sử dụng; lựa chọn nguồn cấp nước, điểm lấy
nước, vị trí, quy mô công suất các công trình cấp nước; xác định cấu trúc mạng lưới đường
ống cấp nước, phân vùng cấp nước cho từng giai đoạn quy hoạch.
- Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch
cấp nước đô thị trong địa giới hành chính do mình quản lý. Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt (hoặc uỷ quyền cho Bộ Xây dựng phê duyệt), Bộ Xây dựng chủ trì thẩm định nhiệm
vụ, đồ án quy hoạch cấp nước đô thị loại đặc biệt; Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt
nhiệm vụ, đồ án quy hoạch cấp nước đô thị (trừ đô thị loại đặc biệt) thuộc địa giới hành
chính do mình quản lý; Bộ Xây dựng xem xét, có ý kiến thoả thuận đối với đồ án quy
hoạch cấp nước đô thị từ loại II trở lên; Sở Xây dựng các tỉnh thẩm định các nhiệm vụ, đồ
án quy hoạch cấp nước đô thị loại thuộc thẩm quyền phê duyệt của Uỷ ban nhân dân cấp
tỉnh.
- Người có thẩm quyền phê duyệt đồ án quy hoạch cấp nước đô thị ban hành quy
định về quản lý quy hoạch cấp nước đô thị. Nội dung quy định bao gồm: (1) Quy định về
vị trí, vai trò, chức năng, quy mô các công trình cấp nước; (2) Quy định về phạm vi bảo vệ,
hành lang an toàn đối với các công trình cấp nước và mạng lưới đường ống của hệ thống
cấp nước; (3) Phân công và quy định trách nhiệm quản lý của các cấp chính quyền đô thị
và các tổ chức, các nhân liên quan trong việc thực hiện và quản lý quy hoạch cấp nước đô
thị; (4) Các quy định khác. Quy hoạch cấp nước đô thị được điều chỉnh trong các trường
hợp có sự điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội; có sự biến động lớn về
trữ lượng, chất lượng nguồn nước so với dự báo.
1.2.3.2. Đầu tư phát triển cấp nước sạch đô thị
* Lựa chọn đơn vị cấp nước
- Đơn vị cấp nước có thể lựa chọn và được lựa chọn làm chủ đầu tư một, một số
hoặc đồng bộ tất cả các hạng mục của hệ thống cấp nước để kinh doanh bán buôn, bán lẻ
nước sạch. Đối với địa bàn đã có tổ chức, cá nhân đang thực hiện dịch vụ cấp nước thì tổ
chức, cá nhân đó được chỉ định là đơn vị cấp nước. Đối với địa bàn chưa có đơn vị cấp
nước thực hiện dịch vụ cấp nước, việc lựa chọn đơn vị cấp nước được tiến hành theo các
quy định của pháp luật về đấu thầu và điều kiện cụ thể của từng địa phương.
- Các công trình nguồn cấp nước đã được xác định theo quy hoạch cấp nước được
công bố, kêu gọi đầu tư và tổ chức đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư; đơn vị cấp nước đã thực
hiện đầu tư xây dựng giai đoạn trước có thể dược xem xét, chỉ định làm chủ đầu tư giai
đoạn sau.
- Khuyến khích, tạo điều kiện các tổ chức, cá nhân chủ động nghiên cứu, đăng ký
làm chủ đầu tư các dự án đầu tư phát triển cấp nước.
- Uỷ ban nhân dân các cấp, ban quản lý khu công nghiệp tổ chức lựa chọn đơn vị
cấp nước trên địa bàn do mình quản lý. Đối với phạm vi cấp nước liên tỉnh, Bộ Xây dựng
tổ chức lựa chọn đơn vị cấp nước đối với các công trình cấp nước đô thị, khu công nghiệp.
* Đầu tư xây dựng công trình cấp nước
- Đầu tư xây dựng công trình cấp nước phải phù hợp với quy hoạch phát triển cấp
nước. Đầu tư phát triển mạng phân phối, đấu nối tới các khách hàng thuộc trách nhiệm,
thẩm quyền của đơn vị cấp nước. Quy mô đầu tư phải phù hợp với nhu cầu thực tế và đón
đầu quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội, quy hoạch xây dựng, quy hoạch cấp nước không
quá 5 năm, tránh đón đầu quá xa nhằm phát huy hiệu quả đầu tư.
- Quản lý chất lượng xây dựng công trình cấp nước phải tuân theo các quy định của
pháp luật về xây dựng. Các công trình cấp nước có quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng phải
được kiểm tra, chứng nhận sự phù hợp về chất lượng của công trình trước khi đưa vào khai
thác, sử dụng.
- Dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước được lập, thẩm định, phê duyệt và
triển khai phải tuân thủ các quy định của Nhà nước.
- Khi nghiên cứu lập dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước mà làm thay đổi
một cách cơ bản điều kiện chất lượng dịch vụ và mức giá nước sạch, phải tiến hành tổ
chức điều tra, khảo sát lại các tiêu chí và tham vấn ý kiến cộng đồng; lựa chọn phương án
kỹ thuật, công nghệ, quy mô công suất và khả năng nguồn vốn thích hợp để bảo đảm hiệu
quả kinh tế tổng hợp của dự án; dự thảo nội dung Thoả thuận thực hiện dịch vụ cấp nước
giữa Uỷ ban nhân dân và đơn vị cấp nước.
- Các dự án có quy mô công suất từ 30.000 m3/ ngày trở lên đối với đô thị loại đặc
biệt và 10.000 m3/ ngày trở lên đối với các đô thị còn lại phải có ý kiến thoả thuận bằng
văn bản của Bộ Xây dựng trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt [18, tr.18].
* Nguồn tài chính để đầu tư
- Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước: tập trung chủ yếu cho các mục tiêu phát
triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội; trong nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước nêu trên, trái
phiếu Chính phủ là một trong những kênh huy động vốn quan trọng. Chẳng hạn, giai đoạn
2001-2005 Chính phủ đầu tư 300 ngàn tỷ đồng từ nguồn ngân sách thì trái phiếu Chính
phủ trên 73 ngàn tỷ đồng. ở cấp chính quyền địa phương, gần đây nhiều địa phương cũng
bắt đầu nghiên cứu để áp dụng các hình thức huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu
chính quyền địa phương để huy động vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng, mà điển hình là
Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai
Tại công ty cấp nước tỉnh nguồn vốn ngân sách dùng làm vốn đối ứng theo yêu cầu
của các tổ chức cho vay hoặc tài trợ vốn.
- Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA): Là nguồn vốn tập trung hỗ trợ cho
các lĩnh vực phát triển kinh tế- xã hội, trong đó dự án cấp thoát nước chiếm xấp xỉ 10%.
Vốn ODA hỗ trợ đáng kể cho ngân sách của Chính phủ để thực hiện điều chỉnh cơ cấu
kinh tế; đối với các dự án phát triển cấp thoát nước thì đây là nguồn vốn chủ yếu [26,
tr.28].
- Hệ thống ngân hàng: Ngày càng nhiều dự án phát triển cấp nước sử dụng vốn vay
ngân hàng thương mại, hiện tại và lâu dài thì đây vẫn là kênh chủ đạo trong việc đáp ứng
nhu cầu vốn cho đầu tư của Việt Nam, trong đó có cấp thoát nước.
- Hệ thống Quỹ hỗ trợ phát triển và Quỹ đầu tư phát triển: Quỹ hỗ trợ phát triển
thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội cấp Quốc gia, nguồn vốn từ Chính phủ
giao để đầu tư vào các lĩnh vực cơ sở hạ tầng như giao thông, điện, nước... Quỹ đầu tư
phát triển được thành lập để huy động các nguồn vốn phục vụ đầu tư kết cấu hạ tầng kinh
tế- xã hội của từng địa phương; Những năm vừa qua các quỹ này đã đóng góp đáng kể
trong việc cải thiện chất lượng cơ sở hạ tầng của nước ta.
- Quỹ quay vòng cấp nước: Chính phủ cho phép thành lập Quỹ quay vòng cấp nước
do Ngân hàng phát triển Việt Nam quản lý nhằm tạo nguồn tài chính ưu đãi, sẵn có cho
các dự án đầu tư phát triển cấp nước đô thị nhỏ và khu dân cư tập trung.
- Đầu tư từ doanh nghiệp: Doanh nghiệp cũng tham gia tích cực vào dự án phát
triển cấp nước bằng nguồn vốn tự có và vốn vay. Luật cũng đã cho phép doanh nghiệp
được phát hành trái phiếu để đa dạng hoá hình thức huy động vốn cho dự án đầu tư.
- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư: Nhà nước mở rộng cho các
nhà đầu tư thuộc mọi thành phần tham gia đầu tư vào từng khâu của quá trình cấp nước.
Nhà nước cho phép phát hành cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, đây là một kênh huy
động vốn thuận lợi cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp cấp nước nói riêng.
Thị trường vốn Việt Nam đã có những phát triển mạnh, mở ra một kênh huy động vốn
trung dài hạn mới, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước và của doanh nghiệp, đồng thời
thúc đẩy quá trình minh bạch hoá hoạt động của các doanh nghiệp. Để khuyến khích, Nhà
nước hỗ trợ đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng ngoài hàng rào như điện, đường; bồi
thường, giải phóng mặt bằng và một phần chi phí đầu tư, cho những vùng đặc biệt khó khăn
về nguồn nước; ưu tiên sử dụng các nguồn tài chính ưu đãi, không phân biệt đối tượng sử
dụng; ưu tiên hỗ trợ lãi suất sau đầu tư các dự án cấp nước sử dụng vốn vay thương mại; miễn
tiền sử dụng đất...
Tuy nhiên, mức độ tự chủ của các công ty cấp nước đô thị còn yếu và đặc biệt là
chính sách giá nước chưa phù hợp, không đảm bảo được sự bền vững về tài chính cho
doanh nghiệp là nguyên nhân cơ bản hạn chế các thành phần kinh tế tham gia đầu tư.
1.2.3.3. Cơ chế chính sách
Bao gồm các quy định pháp lý, nghị định, thông tư, quyết định và các quy định
khác có liên quan đến hoạt động cấp nước sạch đô thị:
Nghị định số 179/1999/NĐ-CP ngày 30/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ Quy
định thi hành Luật Tài nguyên nước với mục đích thiết lập chính sách, quyền và nghiã vụ
của các tổ chức, cá nhân về quản lý tài nguyên nước;
Quyết định số 63/1998/QĐ-TTg ngày 18/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ Về phê
duyệt Định hướng phát triển cấp nước đô thị Quốc gia đến năm 2020;
Chỉ thị số 40/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 14/12/1998 Về việc
tăng cường công tác quản lý và phát triển mạng lưới cấp nước đô thị;
Chỉ thị số 04/2004/CT-TTg ngày 20/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ Về đẩy
mạnh công tác quản lý cấp nước và tiêu thụ nước sạch;
Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg ngày 25/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ Phê
duyệt Chiến lược quốc gia về cấp nước và vệ sinh nông thôn;
Thông tư liên tịch số 03/1999/TTLT/BXD-BVGCP ngày 16/6/1999 của Bộ Xây
dựng, Ban Vật giá Chính phủ Hướng dẫn phương pháp định giá và thẩm quyền quyết định
giá tiêu thụ nước sạch đô thị, khu công nghiệp, cụm dân cư nông thôn;
Thông tư liên tịch số 104/2004/TTLT-BTC-BXD ngày 8/11/2004 của Bộ Tài chính,
Bộ Xây dựng Hướng dẫn nguyên tắc, phương pháp xác định và thẩm quyền quyết định giá
tiêu thụ nước sạch tại các khu đô thị, khu công nghiệp, cụm dân cư nông thôn;
Quyết định số 1329/2002/QĐ-BYT ngày 18/4/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế Ban
hành tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống;
Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 05/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ Về việc
phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị;
Quyết định số 38/2005/QĐ-BTC ngày 30/6/2005 của Bộ Tài chính Về khung giá
tiêu thụ nước sạch sinh hoạt;
Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ Về sản
xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch.
Các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên, có liên quan đến hoạt động cấp nước
sạch đô thị đối với ngành cấp nước được phân chia tương đối cụ thể, rõ ràng. Định hướng,
chiến lược phát triển cấp nước do Chính phủ phê duyệt và thống nhất quản lý về hoạt động
cấp nước. Các Bộ ngành Trung ương tuỳ theo chức năng nhiệm vụ của mình có trách
nhiệm quản lý nhà nước, nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách có liên quan đến hoạt
động cấp nước trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm
quyền; hướng dẫn chỉ đạo, kiểm tra, giám sát thực hiện đối với các hoạt động cấp nước.
Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước, tổ chức và phát triển
các hoạt động cấp nước trên địa bàn do mình quản lý; lựa chọn và thành lập mới đơn vị
cấp nước, hỗ trợ, tạo điều kiện và tổ chức giám sát thoả thuận dịch vụ cấp nước. Các công
ty cấp nước có nhiệm vụ tổ chức sản xuất an toàn, cung cấp ổn định, đảm bảo chất lượng
nước, áp lực, lưu lượng và tính liên tục theo quy chuẩn kỹ thuật và hợp đồng dịch vụ cấp
nước; cơ chế chính sách đối với công ty cấp nước bao gồm các quy định theo hướng đổi
mới doanh nghiệp, phù hợp với cơ chế thị trường, tăng cường tự chủ tài chính, đảm bảo
tính ổn định, bền vững và phát triển.
1.2.3.4. Quản lý giá tiêu thụ nước sạch, chống thất thu, thất thoát nước
* Quản lý giá tiêu thụ nước sạch đô thị
Thủ tướng Chính phủ giao cho các cơ quan quản lý nhà nước ban hành các văn bản
liên quan đến giá nước sạch như: nguyên tắc tính giá nước; căn cứ lập, điều chỉnh giá
nước; trình tự lập và trình phương án giá nước; thẩm quyền quyết định giá nước phù hợp
với định hướng Chiến lược cấp nước đô thị. Theo đó, liên Bộ Tài chính-Xây dựng hướng
dẫn về nguyên tắc tính giá nước sạch phải được tính đúng, tính đủ các yếu tố chi phí sản
xuất hợp lý để doanh nghiệp duy trì và phát triển, khuyến khích nâng cao chất lượng nước,
chất lượng dịch vụ, giảm chi phí, sử dụng nước tiết kiệm; Giá được xác định theo khối
lượng tiêu thụ và mục đích sử dụng phù hợp với đặc điểm tiêu dùng nước, nguồn nước,
điều kiện sản xuất thực tế và khả năng chi trả của khách hàng đồng thời phải nằm trong
khung giá của Nhà nước. Giá nước được xem xét điều chỉnh khi có biến động về chi phí
sản xuất, sự thay đổi chế độ chính sách của nhà nước. Doanh nghiệp cấp nước lập phương
án giá nước cho từng nhóm đối tượng theo mục đích sử dụng và trình UBND tỉnh xem xét,
quyết định phê duyệt [2, tr.1].
Như vậy, Nhà nước quy định khung giá; doanh nghiệp được đề xuất giá qua phương
án, không có quyền định giá; Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định giá nước sinh hoạt
phù hợp với khung giá.
Đối với giá tiêu thụ nước sạch theo mục đích sử dụng căn cứ vào giá tiêu thụ nước
sạch bình quân, khung giá của Nhà nước và căn cứ vào cơ cấu đối tượng tiêu thụ nước để
xác định hệ số tính giá theo nguyên tắc, tổng các mức giá bình quân cho các đối tượng
bằng mức giá tiêu thụ bình quân; hệ số tính giá tiêu thụ nước sạch tối thiểu bằng 0,8 và tối
đa bằng 3.
* Chống thất thu, thất thoát nước
Thất thoát nước là lượng nước mất đi không sử dụng, thường là do đường ống, phụ
kiện, công trình bị hư hỏng để rò rỉ mất nước. Thất thu nước là lượng nước sử dụng nhưng
không thu được tiền, thường là nước không qua đồng hồ hoặc nước lấy từ vòi nước trái phép.
Tình hình thất thoát thất thu tiền nước hết sức bức bách đối với các công ty cấp nước trên toàn
quốc, năm 1998 thất thoát, thất thu ước tính chiếm từ 40-50%, năm 2007 khoảng 34% [7,
tr.85]. Từ trước đến nay, chúng ta thường triển khai các dự án nhằm nâng cao công suất,
mở rộng hệ thống xử lý, nhưng lại ít quan tâm đến mạng lưới cấp nước và vấn đề đo đếm,
ghi thu; quên rằng việc hạn chế thất thoát thất thu nước là một biện pháp hữu hiệu nâng
cao năng lực ngành cấp nước rất hiệu quả mà không mất thêm vốn đầu tư. Những biện
pháp chống thất thoát thất thu nước cụ thể là công việc của mỗi công ty cấp nước và chính
quyền địa phương; quản lý nhà nước ban hành khung, hệ thống định mức kinh tế-kỹ thuật
sản xuất nước sạch làm cơ sở kiểm tra, giám sát với mục tiêu giảm tỷ lệ thất thoát theo lộ
trình, tiến tới đạt tỷ lệ thất thoát theo chuẩn của Hội cấp nước Quốc tế.
Theo quy định hiện hành, đối với mạng cấp nước đã đưa vào sử dụng tỷ lệ thất thu,
thất thoát: dưới 10 năm không quá 25%, từ 10 năm trở lên không quá 35%, mạng hỗn hợp
không quá 30%; tỷ lệ này được điều chỉnh hàng năm theo hướng giảm dần để đạt được tỷ
lệ ở mức thấp nhất [2, tr.4]
1.2.3.5. Phân cấp quản lý hoạt động cấp nước sạch đô thị
* Hệ thống tổ chức quản lý:
Bao gồm các bộ ngành gắn với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn từ Trung ương đến
địa phương có liên quan đến hoạt động cấp nước sạch đô thị.
Trước khi có nghị định 117/CP, trách nhiệm, thẩm quyền của các Bộ, ngành được
phân định tại một số văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động cấp nước đô thị về sản xuất,
cung cấp và tiêu thụ nước sạch là công cụ quản lý thống nhất và có tính pháp lý cao nhằm
góp phần cải cách, thúc đẩy ngành cấp nước phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong thời kỳ đổi mới và hội nhập.
Nghị định117/CP quy định trách nhiệm quản lý nhà nước như sau:
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động cấp nước trên toàn lãnh thổ
Việt Nam; ban hành và chỉ đạo thực hiện các chiến lược, định hướng phát triển cấp nước ở
cấp quốc gia.
- Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt
động cấp nước tại các khu đô thị và khu công nghiệp trên phạm vi toàn quốc: (1) Nghiên
cứu, xây dựng cơ chế, chính sách về cấp nước đô thị và khu công nghiệp trình Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền; (2) Xây dựng trình Thủ
tướng Chính phủ ban hành và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển cấp
nước đô thị và khu công nghiệp ở cấp quốc gia; (3) Ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn,
định mức kinh tế-kỹ thuật về cấp nước đô thị và khu công nghiệp; (4) Hướng dẫn, chỉ đạo
và kiểm tra hoạt động cấp nước đô thị và khu công nghiệp trên phạm vi toàn quốc.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về hoạt động cấp nước tại các khu vực nông thôn.
- Bộ Y tế chịu trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về sức khoẻ cộng
đồng, ban hành quy chuẩn nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt, tổ chức kiểm tra và
giám sát việc thực hiện quy chuẩn nước sạch trên phạm vi toàn quốc.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư: (1) Nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách nhằm
khuyến khích, huy động các nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư cho các
công trình cấp nước; (2) Làm đầu mối vận động nguồn vốn ODA cho đầu tư phát triển cấp
nước theo thứ tự ưu tiên đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Bộ Tài chính: (1) Thống nhất quản lý tài chính đối với nguồn vốn ODA cho đầu tư
phát triển cấp nước; (2) Phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn hướng dẫn nguyên tắc, phương pháp xác định giá tiêu thụ nước sạch, ban hành khung
gia nước sạch và tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện trên phạm vi toàn quốc.
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách
nhiệm phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thực hiện
quản lý nhà nước về hoạt động cấp nước.
- Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách
nhiệm trong việc thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động cấp nước trên địa bàn do mình
quản lý.
- Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức và phát triển các dịch vụ cấp
nước, phù hợp với sự phát triển cộng đồng và tham gia vào quy hoạch chung của vùng về
cấp nước.
* Chức năng quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh
- Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách
nhiệm: Thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động cấp nước trên địa bàn; quy định chức
năng, nhiệm vụ, phân cấp quản lý về hoạt động cấp nước cho các cơ quan chuyên môn và
uỷ ban nhân dân các cấp do mình quản lý. Sở Xây dựng (hoặc Sở Giao thông công chính)
là cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về cấp nước đô thị và khu công nghiệp; Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn là cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về cấp nước nông thôn. Tổ chức lập nhiệm vụ, phê duyệt
nhiệm vụ đồ án quy hoạch theo thẩm quyền; xây dựng chương trình chống thất thoát nước,
quy định hạn mức thất thoát tối đa; phê duyệt phương án giá nước và ban hành biểu giá
nước sạch trên địa bàn, xem xét cấp bù nếu giá nước sạch được quyết định thấp hơn giá
trong phương án đã được tính đúng, tính đủ.
- Chỉ đạo chính quyền địa phương các cấp: Tổ chức, quản lý, bảo vệ quỹ đất đã
được quy hoạch phục vụ cho các công trình cấp nước; tuân thủ quy trình tham gia ý kiến
và giám sát của cộng đồng trong quá trình xây dựng, ký kết và tổ chức Thoả thuận thực
hiện dịch vụ cấp nước với đơn vị cấp nước; phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng
tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân bảo vệ công trình cấp nước; tổ chức và phát triển các
dịch vụ cấp nước, phù hợp với sự phát triển cộng đồng và tham gia vào quy hoạch chung
của vùng về cấp nước; lựa chọn hoặc thành lập mới đơn vị cấp nước, hỗ trợ, tạo điều kiện
và tổ chức giám sát việc thực hiện Thoả thuận thực hiện dịch vụ cấp nước trên địa bàn,
đảm bảo các dịch vụ cấp nước đầy đủ, có sẵn để sử dụng, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước
của cộng đồng.
* Khuyến khích các thành phần kinh tế, cộng đồng xã hội tham gia đầu tư phát
triển và quản lý sản xuất kinh doanh nước sạch đô thị mà nòng cốt là doanh nghiệp Nhà
nước.
- Các thành phần kinh tế, cộng đồng xã hội: Nhà nước khuyến khích và tạo điều
kiện để các tổ chức, cá nhân đầu tư các dự án phát triển cấp nước như, xây dựng công trình
hạ tầng ngoài hàng rào; hỗ trợ bồi thường giải phóng mặt bằng và một phần chi phí đầu tư
xây dựng cho những vùng đặc biệt khó khăn; ưu tiên sử dụng nguồn tài chính ưu đãi, hỗ
trợ lãi xuất, miễn tiền sử dụng đất. Nhà nước khuyến khích người dân và cộng đồng tham
gia quản lý, giám sát các hoạt động cấp nước và sẽ giao cho Bộ Xây dựng hướng dẫn quy
trình tham gia ý kiến, giám sát của cộng đồng trong quá trình xây dựng, ký kết và tổ chức
Thoả thuận thực hiện dịch vụ cấp nước. Thoả thuận thực hiện dịch vụ cấp nước là văn bản
pháp lý được ký kết gữa Uỷ ban nhân dân hoặc cơ quan được uỷ quyền với đơn vị dịch vụ
cấp nước. Uỷ ban nhân dân các cấp phải tuân thủ quy trình tham gia ý kiến, giám sát của
cộng đồng.
- Doanh nghiệp Nhà nước và các doanh nghiệp khác hoạt động kinh doanh cấp
nước, có quyền và nghĩa vụ theo các quy định của pháp luật.
Quyền của doanh nghiệp cấp nước: (1) Hoạt động kinh doanh theo các quy định,
được phép vào khu vực có liên quan đến cấp nước để thao tác các kỹ thuật nghiệp vụ; (2)
Đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn, quy chuẩn
kỹ thuật; được quyền tham gia ý kiến vào việc lập quy hoạch cấp nước; (3) Quyết định giá
nước sạch cho các mục đích sử dụng khác phù hợp với phương án đã được phê duyệt; (4)
Được bồi thường thiệt hại do khách hàng sử dụng nước gây ra.
Nghĩa vụ của doanh nghiệp cấp nước: (1) Tuân thủ các quy trình, quy phạm vận
hành hệ thống cấp nước; đầu tư lắp đặt đường ống đến điểm đấu nối bao gồm cả đồng hồ
đo nước, xử lý sự cố, khôi phục việc cấp nước; (2) Thực hiện các quy định của pháp luật
về tài nguyên nước và bảo vệ môi trường; bảo đảm an toàn nguồn cấp nước; (3) Ký kết
Hợp đồng dịch vụ nước với khách hàng; bảo đảm cung cấp dịch vụ cấp nước cho khách
hàng, đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật về chất lượng dịch vụ; (4) Thực hiện các báo cáo theo
quy định, tới các cấp chính quyền và cơ quan quản lý nhà nước; (5) Bồi thường khi gây
thiệt hại cho khách hàng sử dụng nước.
Ngoài ra, doanh nghiệp cấp nước có nghĩa vụ lập và trình uỷ ban nhân dân phê
duyệt kế hoạch phát triển cấp nước hàng năm và dài hạn của doanh nghiệp; phải tuân thủ
các quy định khi đầu tư xây dựng công trình cấp nước.
1.2.3.6. Thanh tra, kiểm tra, bảo đảm an toàn cấp nước
* Thanh tra, kiểm tra cấp nước:
Nội dung của thanh tra, kiểm tra cấp nước là kiểm tra việc chấp hành pháp luật, quy
định về cấp nước, nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các vi phạm về cấp nước.
Việc thanh tra tuân thủ theo quy định của pháp luật về thanh tra. Pháp luật quy định các
hành vi bị cấm như: Vi phạm các quy định về bảo vệ nguồn nước; phá hoại các công trình
trang thiết bị cấp nước; trộm cắp nước; cung cấp những thông tin không trung thực, lợi
dụng chức vụ gây phiền hà, sách nhiễu trong hoạt động cấp nước; doanh nghiệp cấp nước
sạch cung cấp nước kém chất lượng; cản trở thanh tra, kiểm tra. Qua thanh tra, kiểm tra
phát hiện vi phạm xử lý theo thẩm quyền, hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý vi
phạm, bảo đảm cho luật pháp được thực thi. thanh tra cấp nước đô thị và khu công nghiệp
do chưyên ngành xây dựng thực hiện.
* Bảo đảm an toàn cấp nước:
Bảo đảm an toàn cấp nước bao gồm bảo vệ hệ thống cấp nước; bảo đảm ổn định
dịch vụ cấp nước và nước cứu hoả.
- Bảo vệ hệ thống cấp nước: Chính quyền các cấp và các tổ chức cá nhân có trách
nhiệm phối hợp với đơn vị cấp nước bảo vệ hệ thống cấp nước. Đơn vị cấp nước có nhiệm
vụ tổ chức lực lượng bảo vệ an toàn hệ thống cấp nước. Các tổ chức cá nhân có nhu cầu
tham quan, nghiên cứu các công trình cấp nước phải được phép của đơn vị cấp nước.
- Bảo đảm ổn định dịch vụ cấp nước: Đơn vị cấp nước có nhiệm vụ tổ chức sản xuất
an toàn, cung cấp ổn định dịch vụ cấp nước cho các khách hàng sử dụng nước về chất
lượng nước, áp lực, lưu lượng và tính liên tục theo quy chuẩn kỹ thuật và hợp đồng dịch vụ
đã ký kết. Trong trường hợp có sự cố xẩy ra trên hệ thống cấp nước: (1) Đơn vị cấp nước
thông báo kịp thời cho khách hàng có biện pháp trữ nước trong thời gian khôi phục dịch vụ
cấp nước; (2) Đơn vị cấp nước thông báo ngay cho cơ quan quản lý giao thông và có
quyền chủ động khắc phục sự cố để đảm bảo an toàn cấp nước, đồng thời phải bảo đảm an
toàn giao thông tại nơi có sự cố và hoàn trả mặt bằng theo quy định; (3) Nếu thời gian
khắc phục sự cố kéo dài, đơn vị cấp nước phải phối hợp với chính quyền địa phương thực
hiện các biện pháp cấp nước tạm thời đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của khách hàng.
- Nước cứu hoả: Hệ thống các trụ cứu hoả phải được lắp đặt theo quy định. Các
họng cứu hoả phải đảm bảo luôn luôn có nước với áp lực tối thiểu theo tính toán của mạng
lưới đường ống. Lực lượng phòng cháy, chữa cháy chịu trách nhiệm quản lý hệ thống các
họng cứu hoả và thanh toán lượng nước sử dụmg thực tế cho đơn vị cấp nước.
1.3. Kinh nghiệm nước ngoài và các địa phương trong nước về quản lý hoạt
động cấp nước sạch đô thị
1.3.1. Kinh nghiệm nước ngoài
1.3.1.1. Kinh nghiệm của PhnômPênh-Căm pu chia
Sau 13 năm thực hiện đổi mới toàn diện kể từ năm 1993, Cục cấp nước
Phnômpênh (PPWSA) đã đạt được những thành tựu vượt bậc. Tỷ lệ bao phủ dịch vụ từ
25% lên 95%; tỷ lệ thất thoát nước từ 72% xuống 8%. Thành tựu nổi bật này giúp PPWSA
trở thành một trong các nhà cung cấp nước tốt nhất khu vực Đông Nam á, và là trường hợp
điển hình của chuyển đổi từ bao cấp sang hoạt động sản xuất kinh doanh rất có hiệu quả.
Năm 1993, PPWSA đứng trước tình hình hết sức khó khăn khi chỉ có khả năng
cung cấp nước cho 63 km2 và 25% dân số đô thị với thời gian cấp nước 10 giờ/ngày. Cơ sở
hạ tầng nghèo nàn, toàn bộ hệ thống ống phân phối 280 km bằng gang đã 70 năm sử dụng
rất cũ kỹ, áp lực nước thấp, tỷ lệ thất thoát 72%. Mặt khác, số lượng nhân viên đông, năng
lực kém, ý thức lao động không cao. Tổng doanh thu chỉ đủ trang trải 50% chi phí.
Trước tình hình đó, PPWSA đã bắt tay vào kế hoạch cải cách toàn diện, tăng cường
công tác quản lý hoạt động cấp nước [40, tr.28].
- Đổi mới thể chế và phát triển nguồn nhân lực: PPWSA ưu tiên phát triển nguồn
nhân lực. Hàng năm cử cán bộ ở mọi cấp độ đi đào tạo trong và ngoài nước, thành lập
trung tâm đào tạo riêng để thực hiện tại chỗ về lắp đặt mạng lưới phân phối và dịch vụ vận
hành. áp dụng chính sách khuyến khích khen thưởng như tăng lương cao gấp 10 lần,
thưởng cho những cán bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được thăng chức, giữ vị trí quan
trọng; những cán bộ quản lý kém hiệu quả vẫn được giữ nguyên chức vụ, song được
chuyển đến những vị trí khác cần ít năng động hơn. Các nhà quản lý sau đào tạo trở nên có
trách nhiệm, đoàn kết với tinh thần đồng đội cao, họ được giao quyền quản lý trực tiếp, tự
chịu trách nhiệm, do vậy quản lý rất hiệu quả.
- Phát triển hệ thống sản xuất và phân phối: Với sự nỗ lực của các nhà tài trợ như
UNDP, Ngân hàng thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu á, Chính phủ Nhật Bản và bằng
chính nội lực của mình, PPWSA đã thực hiện phát triển hệ thống sản xuất đạt tổng công
suất năm 2006 là 235.000 m3/ngày. Song song với sự phát triển hệ thống sản xuất, PPWSA
phát triển và cải tạo toàn diện hệ thống phân phối ở từng quận, đến năm 2001 đã bao phủ
100% trung tâm thành phố với áp lực cao và mở rộng mạng đến khu vực ngoại ô.
- Chiến dịch giảm thất thoát nước: Với khẩu hiệu "Giảm thất thoát nước-Hành động
hay là chết" PPWSA đã thành công trong chiến dịch giảm thất thoát nước của mình thông
qua chính sách đo dếm nước qua đồng hồ và duy trì thực hiện kiểm tra đồng hồ định kỳ để
đảm bảo đồng hồ chạy tốt; PPWSA có đội sửa chữa rò rỉ 24 giờ/ngày, thay thế bằng đường
ống hiện đại, thưởng cho người phát hiện đấu nối trái phép cũng như phạt nghiêm khắc
những nhân viên vi phạm; tuyên truyền nâng cao nhận thức khách hàng về sử dụng và bảo
tồn nước; phân vùng tách mạng phân phối để kiểm soát tốt hơn.
- Phát triển kinh doanh và phát triển tài chính: Về phát triển kinh doanh, hồ sơ và
dữ liệu khách hàng được PPWSA cặp nhật thường xuyên và luôn nỗ lực nâng cao dịch vụ
khách hàng; phát triển chương trình thông tin khách hàng, tham khảo ý kiến khách hàng và
cộng đồng, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong thủ tục đấu nối, thanh toán hoá đơn
dễ dàng, nhanh gọn, hỗ trợ khách hàng khi có yêu cầu, lấy lại được niềm tin của khách hàng
và nâng tỷ lệ ghi thu hoá đơn lên 99%. Đối với phát triển tài chính, năm 1993 có sự thay đổi
lớn về giá nước. Từ hệ thống một giá, nay đã có những mức giá khác nhau cho các nhóm
khách hàng sinh hoạt, thương mại. Tháng 6/1997 chính sách bù giá được áp dụng giúp
PPWSA tăng doanh thu và tạo nguồn tài chính ổn định.
Tóm lại, có nhiều yếu tố tạo nên sự thành công của PPWSA như ngày nay. Trước
hết là sự hỗ trợ từ phía Chính phủ đã trao quyền tự chủ cho PPWSA; sau đó là sự hỗ trợ
tích cực của các nhà tài trợ cả về tài chính và bí quyết công nghệ, cùng với sự ủng hộ của
khách hàng trong việc cung cấp và phản hồi thông tin. Tuy vậy, yếu tố quyết định nhất là
sự nỗ lực cố gắng của chính PPWSA trong quá trình đổi mới thể chế, tổ chức và phát triển
nguồn nhân lực; tạo nên đội ngũ lãnh đạo xuất sắc, năng nổ, tự chịu trách nhiệm cao cũng
như sự cam kết mạnh mẽ của nhân viên đã góp phần quan trọng vào thành công tốt đẹp
theo kế hoạch của PPWSA.
1.3.1.2. Kinh nghiệm của Thái Lan
Cục nước liên tỉnh (PWA) là một doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Nội vụ, có
nhiệm vụ cung cấp nước sạch trong toàn bộ Vương quốc Thái Lan trừ Băng cốc và 2 tỉnh
lân cận thuộc khu vực dịch vụ của Cục nước Đô thị (MWA). PWA hoạt động thông qua 10
Văn phòng khu vực và 226 công trình nước, phục vụ khoảng trên 12 triệu người, thông
qua 1,7 triệu đấu nối tại 667 đô thị với tổng diện tích 7.700 km2.
Mối quan tâm chính của PWA là cung cấp đầy đủ nước sạch ở mức dân cư có thể
chi trả được. Để đạt được mục tiêu này PWA đã đưa vào nhiều cải cách mới trong toàn bộ
quá trình hoạt động, hiện đại hoá cơ sở vật chất, tập trung cho các dự án phát triển lâu dài.
Ngoài việc cung cấp nước sạch và an toàn, chất lượng tốt, PWA rất chú trọng chất lượng
dịch vụ. Có thể nêu một số chương trình chính của PWA [39, tr.41].
- Nước máy an toàn: PWA phối hợp với Sở Y tế nhằm đảm bảo cấp nước máy an
toàn, đáp ứng tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới và đã chứng nhận tiêu chuẩn cho 42
nhà máy nước.
- Lắp đặt các hệ thống cấp nước khác nhau như hệ thống cấp nước nhỏ giọt...
- Hệ thống thanh toán qua máy tính tại tất cả các công trình nước, hệ thống này có
thể lập hoá đơn bao hàm các chi tiết thanh toán và thuế trong thời gian 2 phút đối với mỗi
khách hàng.
- Dịch vụ khách hàng (kể cả những khiếu nại) 24 giờ/ngày thông qua đường dây
nóng 1662.
- Mở cửa đối với đầu tư tư nhân từ năm 1997. Cho đến nay đã có 10 công trình
nước được đưa vào với các hình thức tham gia khác nhau như Xây dựng-Sở hữu-Vận
hành-Chuyển giao (BOOT), Xây dựng-Sở hữu-Vận hành (BOO) và hợp đồng cho thuê.
- Quản lý bằng công nghệ tiên tiến trong quá trình phát triển và cung cấp nước sạch
an toàn, hiệu quả. Bao gồm một hệ thống máy tính lưu trữ và chuyển giao số liệu, nối
mạng internet để gửi thư điện tử, các file dịch vụ cùng một mạng lưới văn phòng, hệ thống
hồ sơ số liệu vi tính hoá toàn bộ.
Với cách thức quản lý hiện đại, đa dạng hoá hình thức sở hữu, chú trọng đầu tư
mới và quan tâm đến vận hành bảo dưỡng, giá nước sinh hoạt của PWA tương đối
hợp lý, phù hợp thu nhập của người dân mà kinh doanh vẫn có lãi.
1.3.2. Kinh nghiệm các địa phương trong nước
1.3.2.1. Kinh nghiệm của Thành phố Hải Phòng
Công ty Cấp nước Hải Phòng có 4 nhà máy xử lý nước mặt tổng công suất thiết kế
176.000 m3/ngày, hiện đang khai thác 125.000 m3/ngày. Mạng lưới đường ống trên 500
km từ ống cấp I đến cấp III, cấp nước cho 160 ngàn hộ tương đương 700 ngàn người (gấp
10 lần năm 1990) và các dịch vụ khác.
Năm 2005 doanh thu tiêu thụ nước đạt 118 tỷ đồng, năm 2006 139 tỷ đồng, đủ để
trang trải chi phí sản xuất, trích đủ khấu hao và có lợi nhuận. Thất thoát nước trước đây
xấp xỉ 30% thì nay là 21,5%. Hiện nay Công ty Cấp nước Hải Phòng là một trong những
đơn vị thực hiện tốt nhất chức năng nhiệm vụ cấp nước sạch sinh hoạt đô thị. Cuối năm
2003 công ty được Nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng Lao động thời ký đổi mới
[36, tr.37].
Đạt được thành tích trên là sự kết hợp đúng đắn giữa đầu tư chiều sâu và tổ chức lại
công tác quản lý, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng.
- Xây dựng mục tiêu hướng tới khách hàng: thực hiện quản lý theo tiêu chuẩn
ISO9001-2000 đăng ký sản phẩm nước máy phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam, cấp
nước đủ, ổn định, nâng cao năng lực phục vụ khách hàng.
- Đề ra quy trình khắc phục sự cố nhanh, kịp thời; kiểm tra chất lượng nước phát ra
tại đầu nguồn, thông rửa đường ống, bảo dưỡng định kỳ đồng hồ nước; thay thế đường
ống, đồng hồ miễn phí tại khu vực lắp đặt từ 8-10 năm hoặc thất thoát >30%. Duy trì trao
đổi thông tin với khách hàng, tôn trọng ý kiến khách hàng; quản lý khách hàng thông qua
danh bạ.
- Công tác phát triển khách hàng: Có chính sách và quy trình cụ thể đối với khách
hàng có nhu cầu cấp nước như thực hiện chế độ một cửa; các hộ đang dùng đồng hồ tổng
có nhu cầu lắp đặt máy nước riêng cho cả khu vực dược hỗ trợ 50% kinh phí lắp đặt.
- Về thể chế chính sách: Năm 2005 Thành phố ban hành Quy định việc mua bán, sử
dụng nước máy, quản lý và bảo vệ công trình cấp nước, làm cơ sở cho hoạt động cấp nước.
Giao cho Sở Giao thông Công chính-Sở Tư pháp căn cứ quyết định trên, phê duyệt lại Hợp
đồng mua bán nước máy. Việc ban hành Quyết định trước cả Nghị định 117/CP của Chính
phủ, chứng tỏ sự năng động của ngành nước và sự quan tâm sâu sắc đến dân sinh của Thành
phố Hải Phòng.
1.3.2.2. Kinh nghiệm của Thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng)
Nhà máy nước Đà Lạt phục vụ 34 ngàn hộ khách hàng, được chia làm 8 phân khu
cấp nước. Ba nhà máy xử lý nước mặt, mỗi ngày công ty cấp cho thành phố 34.000 m3
nước. Với 12 bể chứa áp lực có tổng dung tích 12.000 m3, tổng chiều dài đường ống 700
km và áp lực bình quân trong mạng 3,5 bar. Đặc biệt, tỷ lệ thất thoát của Đà Lạt liên tục
giảm; từ 21,4% năm 2001, xuống còn 14,5% năm 2006. Đạt được kết quả này là do Đà Lạt
đã thực hiện chiến lược quản lý thất thoát nước theo mô hình cơ bản [31, tr.24].
- Phân vùng cấp nước và tổ chức hệ thống theo dõi truyền dữ liệu từ xa: Phân vùng
là giải pháp cơ bản, gắn đồng hồ tổng thực hiện cấp nước 24/24 giờ. Dùng hệ thống theo
dõi và truyền dữ liệu từ xa hỗ trợ đắc lực cho phân vùng cấp nước, hệ thống có tác dụng
cung cấp số liệu cho công tác mô phỏng tối ưu hoá để khoanh vùng nghi vấn rò rỉ.
- Quản lý áp lực mạng lưới và quản lý đồng hồ nước: Thay thế các bộ khởi động có
tiếp điểm cho các máy bơm, bằng các bộ khởi động mềm không tiếp điểm để kiểm soát áp
lực nước cấp vào mạng; lắp đặt các van giảm áp bằng thuỷ lực để kiểm soát áp lực, các
van chống va, van kiểm soát độ cao mực nước trong các bể chứa. Khách hàng phải có
đồng hồ, đồng hồ tổng; các hộ tiêu thụ nước lớn phải dùng đồng hồ kết hợp có đường kính
từ D50 trở lên để kiểm soát dải lưu lượng nhỏ mà đồng hồ lớn không ghi được.
- Quản lý công tác vận hành, bảo dưỡng (O&M), mô phỏng tối ưu hoá hệ thống:
Trước đây công ty chỉ chú trọng quản lý O&M trong các nhà máy xử lý nước, nhưng sau
nâng tầm quản lý O&M cho mạng lưới đường ống cấp nước. Đặc biệt, công ty sử dụng các
kết quả mô phỏng tối ưu trên máy tính, lắp đặt thêm hàng loạt van chặn tuyến. Trong 3
năm gần đây, công ty đã hoàn thiện các quy trình thủ tụcO&M theo tiêu chuẩn ISO 9001-
2000.
- Quản lý quan hệ công chúng và dò tìm rò rỉ: Xây dựng tốt mối quan hệ với khách
hàng, có phong cách phục vụ thân thiện sẽ nhận được sự nhiệt tình của khách hàng và cộng
đồng trong quản lý cấp nước. Thường xuyên dò tìm rò rỉ bằng các thiết bị dò tìm, kết hợp
với quan sát bằng mắt thường.
- Thực hiện giá nước: Đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành bại của
chiến lược quản lý thất thoát, vì nó khuyến khích sử dụng nước có hiệu quả (giá rẻ gây
lãng phí), bảo tồn nguồn nước, tiết kiệm vốn đầu tư.
1.3.3. Bài học kinh nghiệp vận dụng cho Thanh Hoá
Qua kinh nghiệm về quản lý hoạt động cấp nước sạch đô thị của thế giới và các địa
phương trong nước, Thanh Hoá rút ra một số bài học sau:
- Phát triển hệ thống sản xuất là điều rất cần thiết, vì chỉ có phát triển sản xuất mới
đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch của dân sinh không ngừng tăng lên theo thời gian,
cũng như tốc độ đô thị hoá. Lựa chọn nguồn vốn suất đầu tư thấp để giảm giá thành (các
dự án có vốn nước ngoài suất đầu tư cao). Đồng thời phải cải tạo và phát triển toàn diện hệ
thống phân phối để nâng cao chất lượng nước, giảm thất thoát, gia tăng phạm vi bao phủ
cấp nước, và đây cũng là một cách tốt nhất tăng hiệu quả đầu tư.
- Có chiến lược giảm thất thoát nước quyết liệt. Kinh nghiệm của Phnôm pênh tỷ lệ
thất thoát 8%, thành phố Đà Lạt 14,5% là bài học quý giá cho Thanh Hoá (Thanh Hoá
29%).
- Lấy khách hàng là trung tâm, phục vụ tốt khách hàng có ý nghĩa sống còn đối với
doanh nghiệp cấp nước. Cần tôn trọng ý kiến khách hàng và cộng đồng, tạo điều kiện tốt
nhất cho khách hàng để khách hàng tin tưởng.
- Đổi mới và cải cách thể chế, phát triển nguồn nhân lực cho ngành nước đô thị, tập
trung vào các khâu quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp, đầu tư đồng thời phát triển
nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ như tuyên bố của diễn đàn Nước thế giới lần
thứ 3, tổ chức tại Kyoto: "Quản lý nhà nước và phát triển nguồn nhân lực là một bộ phận
hợp thành phát triển bền vững nước và vệ sinh".
- Quản lý bằng công nghệ tiên tiến bằng cách vi tính hoá công cụ quản lý như, áp
dụng hệ thống thanh toán, lập kho dữ liệu, nối mạng internet, mô phỏng tối ưu hoá hệ
thống...
- Sự nỗ lực cố gắng của công ty cấp nước là yếu tố quyết định nhất trong quá trình tự
lực, tự cường, tự chủ tài chính cũng như trong hoạch định chiến lược hoạt động sản xuất, kinh
doanh một cách hiệu quả nhất của công ty.
Chương 2
Thực trạng quản lý hoạt động cấp nước sạch đô thị
trên địa bàn tỉnh thanh hoá
2.1. Khái quát đặc điểm hình thành hệ thống cấp nước sạch đô thị trên địa bàn
tỉnh Thanh Hoá
2.1.1. Đặc điểm địa lý tỉnh Thanh Hoá
Thanh Hoá là tỉnh cực bắc của Trung Bộ. Phía Bắc giáp với 3 tỉnh Sơn La, Hoà
Bình và Ninh Bình; phía nam và tây nam giáp Nghệ An; phía tây giáp nước Lào; phía
đông giáp biển đông. Diện tích tự nhiên 11.120 km2 đứng thứ 8 toàn quốc. Thanh Hoá có
vĩ tuyến 20oB đi ngang gần như chia đôi tỉnh, độ cao mặt trời lớn, thời gian chiếu sáng ít
thay đổi trong năm, bức xạ mặt trời nhiều nên có khí hậu nhiệt đới ; nhưng do Việt Nam là
nơi tiếp giáp hai đại dương rộng lớn là Thái Bình Dương và ấn Độ Dương nên có khí hậu
gió mùa. Như vậy, Thanh Hoá có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Do ảnh hưởng nhiệt đới gió
mùa nên biên độ dao động nhiệt trong năm khá lớn khoảng từ 6-8oC, nhiệt độ trung bình năm
24-27oC; độ ẩm trung bình 85-87%; lượng nước bốc hơi trung bình 640-900mm/năm; lượng
mưa năm phổ biến đạt 1.700mm và phân bố không đều giữa các vùng. Có 4 con sông chính,
tổng chiều dài 1.072km [1, tr.16].
Điều kiện địa chất thuỷ văn của Thanh Hoá không thật thuận lợi cho cấp nước bao
gồm cả nước mặt, nước ngầm. Mặc dù lượng mưa sản sinh trong toàn tỉnh khá cao và dòng
chảy mặt sông ngòi khá phong phú nhưng vì phân phối không đều trong năm, dòng chảy lũ
lớn còn dòng chảy kiệt lại quá nhỏ do địa hình các con sông dốc và ngắn.
2.1.2. Đặc điểm đô thị tỉnh Thanh Hoá
Trong những năm gần đây hệ thống đô thị Việt Nam đã phát triển nhanh cả về số
lượng và chất lượng. Theo thống kê, tính đến năm 2005 nước ta có 650 đô thị, tỉ lệ đô thị
hoá của cả nước đạt 27%.
Thanh Hoá là một tỉnh lớn, hiện có 33 đô thị bao gồm Thành phố Thanh Hoá (loại
II), 2 thị xã (loại IV), 30 thị trấn khác (loại V). Dân số đô thị năm 2005 là 359.442 người,
năm 2006 là 360.323 người, tỉ lệ đô thị hoá đạt 9,8%, thấp xa so với bình quân chung cả
nước [25, tr.21]. Tuy vậy, những năm gần đây tốc độ đô thị hoá của tỉnh phát triển ngày
càng nhanh.
Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá ban hành Quyết định số 630/2001/QĐ-UB ngày
19/3/2001 về việc Phê duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hoá đến năm
2020, làm cơ sở để các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh tiến hành rà soát, điều chỉnh quy
hoạch phù hợp với tình hình mới. Trong giai đoạn 2001- 2005 quá trình phát triển đô thị đã
đạt được một số kết quả nhất định, như hệ thống đô thị đã đóng vai trò trung tâm phát triển
kinh tế toàn tỉnh, đã phát triển dần đúng hướng theo quy hoạch; cơ sở hạ tầng kỹ thuật của
thành phố, thị xã được đầu tư, xây dựng, cải tạo nâng cấp; một số đô thị lớn có khả năng
đảm đương vai trò là động lực phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu; công tác quy hoạch
chung cho tất cả các đô thị đã được lập, quy hoạch chi tiết đạt từ 60%-80% tại các khu đô
thị lớn; công tác quản lý đạt nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, còn tồn tại yếu kém đó là, tỷ lệ đô
thị hoá chậm, chỉ đạt dưới 50% mức đặt ra [25, tr.16]; chức năng kinh tế các đô thị huyện
lỵ còn mờ nhạt, tăng trưởng kinh tế chậm; cơ sở hạ tầng kỹ thuật yếu kém, thiếu đồng bộ;
tình trạng ô nhiễm môi trường nguy hại đến dân sinh chưa được quan tâm đúng mức; vốn
đầu tư xây dựng đô thị còn ít; quản lý xây dựng đô thị nhỏ lộn xộn...
Nguyên nhân là do phát triển kinh tế mọi mặt chậm và chưa vững chắc; thiếu sự
quan tâm đúng mức của các ngành về vị trí của đô thị trong phát triển kinh tế chung của
tỉnh, thiếu sự phối hợp đồng bộ của cấp huyện với ngành quản lý; kinh nghiệm về đẩy
nhanh tốc độ phát triển đô thị của các cấp, các ngành còn thiếu và yếu; vị trí địa lý của tỉnh
Thanh Hoá không nằm trong khu vực trọng điểm kinh tế của cả nước (theo đề án kèm
quyết định số 3023/QĐ).
Trên cơ sở rà soát điều chỉnh quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị đến năm 2020 tại
quyết định 630/2001/QĐ nêu trên cho phù hợp với khả năng thực tế, Uỷ ban nhân dân tỉnh
Thanh Hoá đã ban hành Quyết định số 3023/2006/QĐ-UBND ngày 24/10/2006 của Uỷ ban
nhân dân tỉnh Thanh Hoá Phê duyệt đề án rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể hệ thống đô
thị tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020 thay thế quyết định 630/2001/QĐ. Như vậy, Mục tiêu của
đề án là quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị nhằm xác định được tỉ lệ đô thị hoá, quy mô dân
số đô thị, quy mô đất đai xây dựng đô thị, phân bổ đô thị, phân loại, phân cấp quản lý đô thị và
các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để xây dựng đô thị như: giao thông, cấp thoát nước, cấp điện, cây
xanh, vệ sinh, môi trường vv... Đồng thời là cơ sở để chỉ đạo quá trình lập quy hoạch, hoạch
định chính sách phát triển và quản lý đô thị. Dân số toàn tỉnh dự báo đến năm 2010 là
3.806.000 người, tỉ lệ đô thị hoá chiếm 20-25%; đến năm 2020 dân số dự báo là 4.082.000
người, tỉ lệ đô thị hoá 36% trở lên. Số lượng đô thị đến năm 2020 dự báo là 70-75 đô thị, tăng
35-40 đô thị so với hiện nay, gồm 3 thành phố, 3 thị xã, 23 thị trấn huyện lỵ, 40-45 thị trấn
khác. Mặc khác, định hướng phát triển hệ thống không gian đô thị được chia làm hai dạng: (1)
Hệ thống theo vùng lãnh thổ, vùng ven biển gồm 19 đô thị thuộc 6 huyện; vùng đồng bằng
gồm 25 đô thị thuộc 10 huyện; vùng núi gồm 33 đô thị thuộc 11 huyện; (2) Hệ thống theo các
tuyến, hướng Bắc-Nam có 5 tuyến, tuyến ven biển, quốc lộ 1A, quốc lộ 45, hành lang biên
giới và đường Hồ Chí Minh; hướng Đông-Tây có 2 tuyến, quốc lộ 217 và quốc lộ 47. Các đô
thị nằm ngoài các tuyến trên chủ yếu là đô thị nhỏ [53, tr.5].
Đối với cấp nước sinh hoạt, đề án định hướng: "ưu tiên quy hoạch xây dựng bảo vệ
nguồn nước trước mắt và lâu dài để có nguồn nước khai thác và sử dụng. Đảm bảo đến
năm 2015 trở đi 100% dân số đô thị được sử dụng nước sạch với tiêu chuẩn 100 đến 150
lít/người/ ngày. Tiến hành điều tra khảo sát thăm dò các nguồn nước cấp cho đô thị để có
phương án quản lý bảo vệ và khai thác cho phù hợp. Nguồn nước cho đô thị chủ yếu là
nước ngầm. Những đô thị không có nguồn nước ngầm thì sớm khẳng định nguồn nước
mặt".
2.1.3. Khái quát quá trình hình thành hệ thống cấp nước sạch đô thị tỉnh
Thanh Hóa
2.1.3.1. Hệ thống cấp nước thời kỳ trước năm 1992
Hệ thống cấp nước Thanh Hoá có quá trình hình thành và phát triển trên 75 năm.
Từ năm 1931, thực dân Pháp đã cho xây dựng Nhà máy nước Mật Sơn tại thị xã Thanh
Hoá công suất 500 m3/ngày. Mạng đường ống cấp I dài 812m, đường ống cấp II và phân
phối dài 6.440m, cung cấp nước cho khoảng 10 ngàn dân thị xã với mức bình quân 40
lít/người/ngày. Từ năm 1954 đến năm 1961 Liên xô giúp đỡ đầu tư xây dựng nâng công
suất nhà máy đạt 2.500 m3/ngày, cung cấp nước cho các cơ quan, xí nghiệp và một phần
dân cư nội thị. Từ năm 1961 nhà máy được đầu tư mở rộng, từng bước nâng công suất lên
4.000 m3/ngày nhưng thực tế công suất chỉ đạt xấp xỉ 2.900 m3/ngày. Năm 1972, máy bay
Mỹ đánh phá Miền Bắc, hệ thống cấp nước bị hư hỏng nặng, công suất thực tế của lúc này
chỉ còn 700 m3/ngày. Năm 1975 nhà máy một lần nữa được đầu tư khôi phục lại công suất
2.500 m3/ngày. Từ năm 1976 đến năm 1984, được phép của Chính phủ cho đầu tư mở rộng
nhà máy nước Mật Sơn công suất lên 20.000 m3/ngày. Cũng thời kỳ này Bộ Xây dựng đầu tư
xây dựng mới nhà máy nước tại thị xã Sầm Sơn, công suất 1.000 m3/ngày, hoàn thành đưa vào
sử dụng năm 1980 phục vụ cấp nước cho thị xã du lịch [22, tr.1].
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng có thời kỳ công suất thực tế quá thấp so với thiết
kế một phần do đầu tư không đồng bộ, một phần nhà máy bị hư hỏng, xuống cấp bởi chiến
tranh không được khôi phục. Sau ngày đất nước thống nhất công suất dần ổn định, đã cung
cấp nước sạch sinh hoạt cho khoảng 80 ngàn người, mức bình quân 150 lít/người/ngày.
2.1.3.2. Hệ thống cấp nước thời kỳ 1992 - 2002
Từ năm 1992 Công ty cấp nước Thanh Hoá tiếp nhận Chương trình hỗ trợ đầu tư
của Ngân hàng Phát triển Châu á (ADB). Theo quyết định của Chính phủ, dự án cấp nước
Thanh Hoá/Sầm Sơn mức đầu tư 16,24 triệu USD (tương đương 191 tỷ đồng) bao gồm, hồ
chứa nước Núi Long dung tích 65.000 m3; nhà máy nước Hàm Rồng công suất 50.000
m3/ngày, giai đoạn 1 thực hiện 10.000 m3/ngày. Năm 2000 để khắc phục tình trạng thiếu
nước ở thành phố Thanh Hoá, Công ty cấp nước Thanh Hoá triển khai dự án cải tạo nâng
công suất Nhà máy nước Mật Sơn từ 20.000 m3/ngày lên 30.000 m3/ngày bằng nguồn vốn
tự có và vốn vay ngân hàng thương mại [24, tr.2]. Năm 2001 Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết
định chuyển giao 2 dự án của huyện thị cho công ty cấp nước tỉnh quản lý, dự án đầu tư
Nhà máy nước Thị xã Bỉm Sơn công suất 7.000 m3/ngày; dự án cấp nước sạch Thị trấn Bút
Sơn huyện Hoằng Hoá công suất 750 m3/ngày.
Thời kỳ này tình trạng thiếu nước vẫn thường xuyên xảy ra, nguyên nhân do dự án
cấp nước bằng nguồn vốn ADB thi công chậm, thời gian kéo dài và cuối thời kỳ này mới
hoàn thành; mặt khác hệ thống đường ống truyền tải cũ phần lớn hư hỏng nhiều gây rò rỉ,
thất thoát. Tại các huyện, thị đa phần người dân vẫn chưa được tiếp cận với nước sạch, do
ngân sách hạn hẹp hàng năm bố trí quá ít nguồn kinh phí cho các dự án đầu tư.
2.1.3.3. Hệ thống cấp nước thời kỳ 2002 - 2007
Từ năm 2002 trở đi là thời kỳ công ty Cấp nước Thanh Hoá tiến hành hoàn chỉnh và
đưa vào sử dụng các dự án của thời kỳ trước, đồng thời mở rộng mạng lưới cấp nước, bằng
cách đầu tư xây dựng mạng đường ống cấp II tại một số khu vực; cải tạo hệ thống nhà
xưởng nhằm nâng cao năng lực phục vụ sản xuất. Năm 2005 công ty tiếp tục mở rộng mạng
lưới cấp II ra ngoại thành, ngoại thị bằng hình thức khuyến khích đầu tư bỏ vốn trước thu
hồi vốn sau. Năm 2007 công ty thực hiện dự án, nâng công suất nhà máy nước Bỉm Sơn từ
7.000 lên 10.000 m3/ngày; bắt đầu nghiên cứu lập dự án nâng công suất nhà máy nước Hàm
Rồng lên 30.000 m3/ngày; cải tạo mở rộng mạng lưới đường ống thành phố Thanh Hoá.
Ngoài các dự án nêu trên do công ty cấp nước tỉnh quản lý, còn có 14 dự án được
đầu tư tại các huyện thị, do huyện hoặc các thị trấn huyện quản lý với công suất từ 500 m3
đến 2.000 m3, đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách.
Tóm lại, hoạt động cấp nước sạch đô thị trên địa bàn tỉnh thanh Hoá đến cuối năm
2007 gồm có:
- Công ty Cấp nước tỉnh quản lý tại các địa bàn Thành phố Thanh Hoá, Thị xã Sầm Sơn,
Thị xã Bỉm Sơn và Thị trấn Bút Sơn. Tổng công suất thực tế 50.750 m3/ngày gồm, nhà máy
nước Mật Sơn 30.000 m3/ngày, nhà máy nước Hàm Rồng 10.000 m3/ngày (nhà máy nước Sầm
Sơn không sử dụng), nhà máy nước Bỉm Sơn công suất 10.000 m3/ngày, trạm cấp nước Bút Sơn
750 m3/ngày; đảm bảo khoảng 100% dân số đô thị được cấp nước sạch với mức 89lít
/người/ngày. Hệ thống đường ống cấp I dài 111.837m, cấp II dài 106.418m và hàng trăm ngàn
mét ống cấp III. Tổng giá trị tài sản trên 213 tỉ đồng, trong đó nguồn vốn ADB 143 tỉ đồng, còn
lại thuộc vốn ngân sách và các nguồn vốn khác [21, tr.1].
- Các thị trấn huyện quản lý tại địa bàn 14 huyện, gồm 14 trạm cấp nước công suất
từ 500 đến 2.000 m3/ngày, tổng công suất thực tế 14.660 m3/ngày. Hệ thống đường ống
cấp I dài 76.700m, cấp II dài 59.400m và trên 40 ngàn mét ống cấp III. Tổng giá trị đầu tư
trên 100 tỉ đồng chủ yếu bằng nguồn vốn ngân sách [19, tr.2].
Hiện nay, Khu kinh tế Nghi Sơn đang triển khai nhà máy nước công suất 30.000
m3/ngày, vốn đầu tư ước tính trên 150 tỷ đồng.
Nhìn chung, hệ thống cấp nước đô thị cùng với thời gian đã không ngừng phát triển.
Hoạt động cấp nước đô thị Thanh Hoá nhận được sự quan tâm rất lớn của Chính phủ, của
các cấp chính quyền tỉnh Thanh Hoá và đặc biệt sự quản lý vận hành hệ thống cấp nước
một cách có hiệu quả của Công ty Cấp nước Thanh Hoá.
2.2. Thực trạng quản lý hoạt động cấp nước sạch đô thị ở Thanh Hoá
2.2.1. Về quy hoạch, kế hoạch
Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 24/2002-TTg, Phê duyệt quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thanh Hoá, UBND tỉnh có quyết định số 3023/2006/QĐ-
UBND, Phê duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020. Đây
là một căn cứ quan trọng không thể thiếu để các ngành các cấp, các đơn vị xây dựng và
điều hành kế hoạch. Tuy nhiên, các quy hoạch vùng, lãnh thổ, các quy hoạch chi tiết còn
thiếu hoặc chưa đầy đủ; còn có những khác biệt giữa quy hoạch lãnh thổ và quy hoạch
ngành; chất lượng quy hoạch chưa cao, nhất là tính dự báo và những số liệu điều tra, khảo
sát cơ bản, điều này rất dễ dẫn tới những sai lầm trong hoạch định kế hoạch.
- Thực sự đến nay Thanh Hoá chưa có quy hoạch riêng về cấp nước cho từng khu
đô thị, kể cả quy hoạch tổng thể. Các loại quy hoạch như quy hoạch xây dựng, quy hoạch
giao thông, quy hoạch bưu chính viễn thông, quy hoạch điện lực, quy hoạch thoát nước và
vệ sinh môi trường, quy hoạch cấp nước còn độc lập với nhau và chưa có sự phối hợp
đồng bộ. Mặt khác, khâu thực hiện và quản lý thực hiện theo quy hoạch còn trầm trọng
hơn; trong các đô thị, kể cả khu đô thị mới, khu công nghiệp, việc "ngầm hoá" hệ thống
cấp nước, thoát nước, thông tin liên lạc, cấp điện chưa được Thanh Hoá coi trọng và thực
tế không thực hiện được. Việc điều phối để xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị đồng bộ chưa
được phối hợp giữa các bộ chuyên ngành và chính quyền địa phương tạo nên những hạng
mục công trình chấp vá, ngắn hạn, thiếu tầm nhìn. Không ít công trình phá đi làm lại nhiều
lần, ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng công trình, gây nên những lãng phí không nhỏ. Có
những hạng mục của một số ngành thi công chồng chéo, cùng lúc tại tuyến đường quốc lộ
1A (đoạn qua trung tâm thành phố Thanh Hoá, thị xã Bỉm Sơn), khu Đông-Bắc ga... như
một công trường trong nhiều ngày, ảnh hưởng lớn đến môi trường đô thị.
- Việc chọn vị trí các nhà máy nước kể cả nhà máy nước Hàm Rồng chưa thật hợp
lý vì quá gần nhà máy nước Mật Sơn; vị trí các trạm cấp nước thị trấn huyện mang tính
chủ quan nhiều hơn căn cứ khoa học, có trạm vận hành chưa được bao lâu đã hết nguồn
nước. Đặc biệt là các hệ thống đường ống, vị trí các tuyến đường mang tính nhất thời,
không đồng bộ với các loại quy hoạch khác; rất nhiều tuyến ống của Công ty Cấp nước
Thanh Hoá phải di rời nhường chỗ cho công trình xây dựng mới, cho tái định cư; không ít
tuyến ống trước đây nằm ở lề đường bây giờ lại ở tim đường, dễ hư hỏng và gây khó khăn
cho công tác bảo dưỡng, quản lý.
- Nguồn nước của Thanh Hoá ước tính 10,3 tỉ m3, nước mặt 10 tỉ m3 chủ yếu tồn tại
ở hệ thống sông ngòi, nước ngầm khoảng 0,3 tỉ m3; nếu đem chia bình quân, mỗi người
trên 7200 lít/ngày, thuộc loại cao so với thế giới. Lượng nước ngầm được tổng cục địa chất
điều tra, khảo sát, đánh giá từ những năm 60, nay chưa có cơ quan nào đánh giá lại. Trong
điều kiện tự nhiên, lượng nước mặt Thanh Hoá dồi dào; tuy nhiên, thực tế tình trạng phá rừng
gây xói mòn làm bồi lấp dòng sông và hạn hán gây nhiều biến động, tạo nên 2 mùa rõ rệt, mùa
lũ và mùa cạn, tạo nên vùng ít nước, vùng nhiều nước rất khó khai thác.
Hiện nay Thanh Hoá cũng chưa có quy hoạch nguồn nước cho cấp nước nói chung
và cho cấp nước đô thị nói riêng; chưa điều tra khảo sát đánh giá điều kiện tự nhiên, dự
báo diễn biến môi trường về chất lượng, trữ lượng và khả năng khai thác các nguồn nước
một cách bài bản có hệ thống, làm cơ sở lập quy hoạch. Các dự án nước hình thành trong
thời gian qua chủ yếu khảo sát thăm dò mang tính cục bộ nguồn nước mặt gần nhất, hoặc
nguồn nước ngầm do khoan giếng phục vụ lợi ích trước mắt [1, tr.130].
2.2.2. Về đầu tư phát triển
2.2.2.1. Chương trình đầu tư thời kỳ 1992 - 2002
Đầu tư thời kỳ này có tổng giá trị tài sản lớn nhất mà tâm điểm là Dự án Cấp nước
và vệ sinh Thanh Hoá-Sầm Sơn, tổng mức đầu tư 16,241 triệu USD gồm vốn Chính phủ
80%, vốn đối ứng thuộc ngân sách tỉnh 20%. Dự án bắt đầu triển khai thực hiện từ năm
1996, hoàn thành đưa vào sử dụng tháng 6 năm 2001. Chính phủ Việt Nam vay vốn ADB
với lãi suất 1%, trả nợ trong 40 năm. Chính phủ dùng nguồn vốn ADB 12,993 triệu USD,
cấp không hoàn lại (cấp vốn kinh doanh) 5,847 triệu USD, cho vay 7,146 triệu USD với lãi
suất 5,0% năm, thời hạn trả nợ trong 20 năm.
Mục tiêu của dự án gồm: (1) Cải tạo nâng cấp nhà máy nước Mật Sơn công suất
20.000 m3/ngày, bằng cách xây dựng hồ chứa nước Núi Long dung tích 65.000 m3, đảm
bảo cấp nước an toàn khi dòng sông Nông Giang thuộc hệ thống thuỷ nông Sông Chu
ngừng cấp nước để sửa chữa; (2) Xây dựng nhà máy nước Hàm Rồng công suất 50.000
m3/ngày, trước mắt đầu tư giai đoạn 1 công suất 10.000 m3/ngày. Nguồn nước mặt lấy
trực tiếp từ Sông Chu tại làng Vòm, xã Thiệu Khánh; đây là vị trí được khảo sát, tính
toán để nước sông không bị cạn kiệt vào mùa nước kiệt, không bị nhiễm mặn khi nước
triều lên cao nhất; (3) Hệ thống đường ống gồm một đường lớn 600 dẫn nước thô dài
5 km đưa nước thô từ trạm bơm làng Vòm về nhà máy xử lý, đường ống này đủ dẫn
nước cho tương lai khi đầu tư mở rộng, nâng cấp nhà máy; xây dựng mới và cải tạo
mạng bằng đường ống cấp I 200 đến 600 tổng chiều dài 64km, và 85 km đường
ống cấp II từ 100 đến 150, hệ thống này đáp ứng đủ yêu cầu khi nhà máy nước
Hàm Rồng nâng công suất lên 70.000 m3/ngày; lắp đặt một đường ống 400 dài 16 km
từ Thành phố Thanh Hoá đi thị xã Sầm Sơn, phục vụ 55 ngàn dân và nhu cầu nước của
khách sạn, nhà nghỉ trong mùa hè, đường ống này có khả năng chuyển tải 20.000 m3/ngày.
Dự án hoàn thành thực sự nâng cao năng lực cấp nước của Công ty cấp nước Thanh
Hoá cả về số lượng và chất lượng. Nhà máy nước Mật Sơn, nhà nhà máy nước Hàm Rồng
đủ cung cấp nước cho thành phố Thanh Hoá, thị xã Sầm Sơn, khu công nghiệp Lễ Môn,
khu công nghiệp Đình Hương và các vùng phụ cận khác với số dân 230 ngàn người, đưa tỉ
lệ dân được sử dụng nước sạch của hệ thống từ 50% lên 100% với mức cấp nước 89
lít/người/ngày.
Tuy nhiên, nhược điểm của dự án là, cải tạo không hết mạng ống cấp nước cũ và
đầu tư trong thời gian quá dài. Dự kiến hoàn thành trong 3 năm nhưng thực tế thực hiện
trong 6 năm. Tháng 6/2001 mới hoàn thành toàn bộ các gói thầu của dự án đưa vào sử
dụng, năm 2003 tỉnh phê duyệt quyết toán phần vốn đối ứng, còn tài sản chủ yếu được
hình thành từ nguồn vốn vay ADB Bộ Xây dựng vẫn chưa thẩm định phê duyệt [21, tr.5].
2.2.2.2. Chương trình đầu tư thời kỳ 2002 - 2007
Thời kỳ này tại các thị trấn huyện đầu tư dự án cấp nước có quy mô nhỏ và vừa với
công suất từ 500 m3/ngày đến 1.000 m3/ngày.
Đối với Công ty Cấp nước Thanh Hoá đây là thời kỳ công ty rà soát, đầu tư hoàn
thiện, nâng công suất nhằm phát huy công suất và nâng cao hiệu quả sử dụng nước của các
nhà máy nước như: đầu tư mở rộng mạng đường ống nhằm phát triển khách hàng; cải tạo
hệ thống nhà xưởng nhằm nâng cao năng lực phục vụ sản xuất; nâng công suất nhà máy
nước Bỉm Sơn từ 7.000 m3/ngày lên 10.000 m3/ngày; lập dự án để nâng công suất nhà máy
nước Hàm Rồng từ 10.000 m3/ngày lên 30.000 m3/ngày (dự kiến hoàn thành năm 2008).
Như vậy, tính đến thời điểm 31/12/2007 tổng công suất cấp nước đô thị Thanh Hoá
khoảng 65.410 m3/ngày (50.750 m3 + 14.660 m3). Xét về quy mô cấp nước thì công suất
hiện nay gấp 26 lần năm 1975 (65.410/2.500), gấp hơn 3 lần năm 1992 (65.410/20.000).
Tuy nhiên, tại địa bàn cấp nước do Công ty quản lý chỉ sử dụng 62% công suất thiết kế.
Nguyên nhân do khách hàng sử dụng tiết kiệm nước; một số vùng ngoại thành, ngoại thị
xa nhà máy hệ thống mạng lưới cấp nước sinh hoạt chưa vươn tới [21, tr.6]...
Mặc dù hệ thống cấp nước đô thị Thanh Hoá quy mô công suất tăng nhanh trong
những năm gần đây, chất lượng nước đảm bảo, chất lượng dịch vụ đạt yêu cầu, song tỷ lệ
thất thoát nước vẫn còn cao, do hệ thống đường ống cũ chưa được thay thế triệt để; mặt
khác, mức độ bao phủ còn thấp, tập trung chủ yếu ở Thành phố Thanh Hoá, chưa mở rộng
được mạng lưới để phát huy công suất. Các dự án đầu tư do Công ty cấp nước Thanh Hoá
thực hiện công nghệ hiện đại, tiên tiến, góp phần cải thiện tình hình cấp nước sạch sinh
hoạt cả về lượng và chất, giảm được thất thoát. Ngược lại, một số lượng không nhỏ công
trình cấp nước tại các huyện thị đầu tư không đồng bộ, lạc hậu về mặt công nghệ và không
tính tới hiệu quả kinh tế sau đầu tư. Đây là một bài toán nan giải khi các công trình này
bàn giao cho Công ty cấp nước Thanh Hoá quản lý và sử dụng theo tinh thần nghị định
117/CP của Thủ tướng Chính phủ.
2.2.2.3. Suất đầu tư và hiệu quả đầu tư các công trình cấp nước
Hệ thống cấp nước tỉnh Thanh Hoá hình thành chủ yếu thời kỳ 2002-2007. Cuối
năm 2002 tài sản thuộc hệ thống cấp nước do Công ty cấp nước Thanh Hoá quản lý
nguyên giá 13.114 triệu đồng, cuối năm 2007 nguyên giá 213.210 triệu đồng, tổng công
suất 50.750 m3. Tính chung cho cả thời kỳ suất đầu tư 4,202 triệu đồng / m3 công suất thiết
kế (213.210 triệu đồng / 50.750 m3); tính riêng dự án là 9,55 triệu đồng / m3(191 tỷ:
20.000m3).
Suất đầu tư bình quân 4,202 triệu đồng/ m3 công suất thiết kế là tương đối hợp lý,
nhưng suất đầu tư của riêng dự án lại quá cao. Tuy nhiên, sản lượng nước sản xuất thực tế
hàng năm chỉ bằng 62% so với công suất thiết kế, mà nguyên nhân như đã đề cập là một
vấn đề cần xem xét; Thực tế cho thấy, hiệu quả kinh tế các công trình cấp nước sử dụng
vốn ADB thường thấp. Nếu như các công trình cấp nước được đầu tư bằng vốn ngân sách
không phải trả lãi vay làm giảm giá thành, thì đầu tư bằng nguồn vốn ADB sẽ ngược lại vì
phải tính khoản chi phí lãi vay này.
2.2.3. Về tổ chức quản lý, thực hiện cơ chế chính sách
2.2.3.1. Về tổ chức quản lý
- Theo phân cấp hiện hành, hoạt động cấp nước sạch được chia làm 2 lĩnh vực:
nước sạch đô thị và nước sạch nông thôn. Cấp nước đô thị do Bộ Xây dựng quản lý; cấp
nước nông thôn do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý. Theo đó, nước sạch
đô thị từ cấp thị xã trở lên do Công ty cấp nước tỉnh đảm nhiệm, còn các thị trấn, thị tứ do
UBND các huyện thành lập trạm cấp nước để quản lý; nước sạch nông thôn do các Trung
tâm nước sạch trực thuộc sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý [49, tr.18].
- Trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, tổ chức quản lý hoạt động cấp nước do Uỷ ban nhân
dân tỉnh quản lý. Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định quy hoạch phát triển, quyết định hoặc
trình Chính phủ quyết định đầu tư các dự án cấp nước. Để thực hiện nhiệm vụ cấp nước
sạch tỉnh giao cho Công ty cấp nước Thanh Hoá làm nhiệm vụ sản xuất, cấp nước cho
thành phố Thanh Hoá, thị xã Sầm Sơn, thị xã Bỉm Sơn; các thị trấn huyện lỵ do UBND
huyện đảm trách thông qua các trạm cấp nước huyện. Các cơ quan tham mưu giúp UBND
tỉnh quản lý hoạt động cấp nước đô thị là sở Xây dựng và các ngành có liên quan. Những
năm trước đây, Công ty cấp nước Thanh Hoá có năng lực về chuyên môn cũng như tài
chính muốn mở rộng phạm vi quản lý dịch vụ lại vướng các trạm cấp nước huyện. Thực tế
xảy ra các trạm nước sạch của các huyện, do không có bộ phận chuyên môn, kỹ thuật quản
lý vì vậy, sau đầu tư công trình xuống cấp rất nhanh. Điển hình trạm cấp nước thị trấn
Thạch Thành hoạt động một năm đã ngừng; trạm cấp nước thị trấn Hà Trung, công nghệ
quá sơ sài, không có khu xử lý lắng lọc, không có hệ thống khử trùng, chất lượng nước
chưa đạt yêu cầu. Hai huyện Quảng Xương và Đông Sơn rất gần nhà máy nước Mật Sơn
cũng thực hiện dự án cấp nước bằng nguồn vốn ngân sách; trong khi đó công suất cấp
nước của công ty mới sử dụng 62% là một sự lãng phí rất lớn.
Mặc dù đã có phân cấp quản lý, nhưng tỉnh lại ra quyết định bàn giao Xí nghiệp
nước Bỉm Sơn và Trạm cấp nước Bút Sơn thuộc quyền quản lý của uỷ ban cấp huyện cho
Công ty cấp nước Thanh Hoá quản lý. Hoặc, trong 14 dự án cấp nước tại các huyện có 2
dự án do Công ty nước sạch nông thôn trực thuộc sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
quản lý, các dự án còn lại do uỷ ban huyện quản lý, dẫn đến sự thiếu đồng bộ và phối hợp
trong quản lý hoạt động cấp nước.
- Đối với tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh nước sạch: Về bộ máy
quản lý tỉnh bổ nhiệm giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng. Về giá nước, phương án
công ty lập căn cứ vào Thông tư liên tịch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- Đổi mới quản lý hoạt động cấp nước đô thị trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.pdf