Tài liệu Luận văn Đổi mới cấu trúc vốn trong ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam: Luận văn
Đề tài: Đổi mới cấu trúc vốn
trong Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam
Danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ................................................................. 8
Lời mở đầu ........................................................................................................ 1
Chương 1. Các vấn đề về lý thuyết đối với cấu trúc vốn và cấu trúc vốn tối
ưu ....................................................................................................................... 1
1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại ........................................................ 1
1.1.1 Khái niệm, vai trò của ngân hàng thương mại........................................ 1
1.1.1.1. Khái niệm: .............................................................................................. 1
1.1.1.2. Vai trò: ................................................................................................... 2
1.1.2. Hoạt động của ngân hàng thương mại: ......
130 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1041 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Đổi mới cấu trúc vốn trong ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Đề tài: Đổi mới cấu trúc vốn
trong Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam
Danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ................................................................. 8
Lời mở đầu ........................................................................................................ 1
Chương 1. Các vấn đề về lý thuyết đối với cấu trúc vốn và cấu trúc vốn tối
ưu ....................................................................................................................... 1
1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại ........................................................ 1
1.1.1 Khái niệm, vai trò của ngân hàng thương mại........................................ 1
1.1.1.1. Khái niệm: .............................................................................................. 1
1.1.1.2. Vai trò: ................................................................................................... 2
1.1.2. Hoạt động của ngân hàng thương mại: .................................................. 3
1.2. Cấu trúc vốn: .............................................................................................. 8
1.2.1. Khái niệm, vai trò của cấu trúc vốn ....................................................... 8
1.2.1.1. Khái niệm: .............................................................................................. 8
1.2.1.2. Vai trò của cấu trúc vốn: ....................................................................... 11
1.2.2. Các lý thuyết về cấu trúc vốn. ............................................................... 13
1.2.2.1. Theo quan điểm truyền thống. .............................................................. 13
1.2.2.2. Lý thuyết cấu trúc vốn của Modilligani và Miller (mô hình MM) ......... 13
1.2.2.3. Thuyết quan hệ trung gian (hay thuyết chi phí trung gian) .................... 16
1.2.2.4. Thuyết cấu trúc vốn tối ưu (lý thuyết cân bằng) .................................... 18
1.2.2.5. Thuyết trật tự phân hạng (Thông tin bất cân xứng) .............................. 19
1.2.2.6. Thuyết điều chỉnh thị trường ................................................................ 20
1.2.2.7. Thuyết hệ thống quản lý ....................................................................... 22
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến các quyết định về cấu trúc vốn: ................ 23
1.3.1. Rủi ro kinh doanh ................................................................................. 23
1.3.2. Khoản khấu trừ thuế (lá chắn thuế) ..................................................... 24
1.3.3. Sự linh hoạt về tài chính ........................................................................ 25
1.3.4. Các ưu tiên trong chính sách quản trị .................................................. 25
1.3.5. Các nhân tố khác: .................................................................................. 25
1.4. Cấu trúc vốn tối ưu................................................................................... 28
1.4.1. Cấu trúc vốn tối ưu và cấu trúc vốn hợp lý: ........................................ 28
Cấu trúc vốn tối ưu: ........................................................................................... 28
Cấu trúc vốn hợp lý ........................................................................................... 31
1.4.2. Chiến lược cho việc quản lý cấu trúc vốn hiệu quả: ............................ 32
1.4.2.1 Xác định mục tiêu của việc xây dựng cấu trúc vốn: ............................... 32
1.4.2.2 Xác định giá trị thị trường của tài sản: ................................................... 33
1.4.2.3. Xác định khả năng vay nợ của doanh nghiệp: ....................................... 33
1.4.2.4. Quản lý rủi ro doanh nghiệp: ................................................................ 34
1.4.2.5. Định giá doanh nghiệp: ......................................................................... 34
1.4.2.6. Bối cảnh nền kinh tế: ............................................................................ 35
Chương 2. Thực trạng cấu trúc vốn của Ngân hàng đầu tư và Phát triển
Việt Nam .......................................................................................................... 37
2.1. Tổng quan về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ..................... 37
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển. ..................................................... 37
2.1.1.3. Bộ máy tổ chức ngân hàng: .................................................................. 42
2.1.1.4. Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam .... 48
2.2. Thực trạng cấu trúc vốn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
những năm vừa qua: ....................................................................................... 50
2.2.1. Cấu trúc vốn của NHĐT&PT VN những năm vừa qua: ..................... 50
2.2.2. Hoạt động huy động tiền gửi từ khách hàng:....................................... 55
2.2.2.1. Tiền gửi không kỳ hạn: ......................................................................... 56
2.2.2.2 Tiền gửi có kì hạn: ................................................................................. 61
2.2.3. Tiền vay dài hạntừ nhà nước và các tổ chức tín dụng khác: ............... 64
2.2.4. Vốn điều lệ ngân hàng: .......................................................................... 65
2.3. Đánh giá thực trạng cấu trúc vốn của NHĐT&PT VN: ......................... 66
Chương 3. Những kiến nghị đối với cấu trúc vốn của Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam ........................................................................................ 69
3.1. Giải pháp mang tính chất định tính: ....................................................... 69
3.1.1. Xác định mục tiêu của việc xây dựng cấu trúc vốn: ................................. 70
3.1.2. Xác định giá trị thị trường của tài sản: ..................................................... 70
3.1.3. Xác định khả năng vay nợ của doanh nghiệp: .......................................... 70
3.1.4. Quản lý rủi ro doanh nghiệp: ................................................................... 71
3.1.5. Định giá doanh nghiệp:............................................................................ 71
3.1.6. Bối cảnh nền kinh tế: ............................................................................... 71
3.2. Giải pháp định lượng: Xác định cấu trúc vốn hợp lý, trường hợp với
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam: ................................................... 73
3.2.1. Xác định khả năng vay nợ: ................................................................... 73
3.2.2. Định giá ngân hàng: .............................................................................. 74
3.2.2.1 Dự báo thu nhập trong tương lai của ngân hàng: .................................... 74
3.2.2.2. Dự báo các nhân tố trong bảng cân đối kế toán: .................................... 86
3.2.2.3. Định giá ngân hàng: ............................................................................ 101
3.2.3. Xác định cấu trúc vốn tối ưu của ngân hàng: .................................... 106
3.2.3.1. Các giả định xác định cấu trúc vốn hợp lý: ..................................... 106
3.2.3.2. Các phương án cấu trúc vốn ứng với thời gian cổ phần hóa: ........ 111
Phương án 1: Xác định cấu trúc vốn ở tỷ lệ nợ 94,5% nếu cổ phần hóa giữa
năm 2009 ........................................................................................................ 111
Phương án 2: Duy trì cấu trúc vốn với tỷ lệ nợ 94.56% nếu cổ phần hóa vào
cuối năm 2009. ............................................................................................... 111
Phương án 3: Lùi thời gian cổ phần hóa sang năm 2010 và xác lập cấu trúc
vốn với tỷ lệ nợ 94,8% ................................................................................... 112
Một số bài học rút ra khi nghiên cứu đề tài “Đổi mới cấu trúc vốn trong
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” ................................................ 113
Kết luận.......................................................................................................... 115
Tài liệu tham khảo ........................................................................................ 116
Phụ Lục
Danh mục các chữ viết tắt
NHĐT&PT VN Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
MM Modilligani và Miller
WACC Chi phí vốn bình quân gia quyền
PV Giá trị hiện tại
EBIT Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
EBT Lợi nhuận trước thuế
ROE Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu
ROA Tỷ suất sinh lời tổng tài sản
LN Lợi nhuận
FCFEi Dòng tiền chiết khấu vốn chủ sở hữu năm thứ i
VCSH Vốn chủ sở hữu
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
Vietcombank Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Vietinbank Ngân hàng Công thương Việt Nam
ACB Ngân hàng Á Châu
Techcombank Ngân hàng Kỹ Thương
WB Ngân hàng Thế Giới
CP Chính Phủ
TCTD Tổ chức tín dụng
VND Việt Nam đồng
IFRS Chuẩn mực kế toán quốc tế
Danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ
Bảng 1.1: Sơ đồ chiến lược xác định cấu trúc vốn hợp lý............................................ 35
Bảng 2.1: Cấu trúc vốn của NHĐT&PT VN giai đoạn 2004-2008(triệu đồng): .......... 50
Bảng2.2: Cơ cấu nợ phải trả của NHĐT&PT VN giai đoạn 2004-2008(triệu đồng) ... 51
Bảng 2.3: Cơ cấu VCSH của NHĐT&PT VN giai đoạn 2004-2008 (triệu đồng) ......... 53
Bảng 2.4: Số liệu tổng tiền gửi của NHĐT&PTVN giai đoạn 2004-2008 .................... 55
Bảng 2.5: Cơ cấu huy động tiền gửi NHĐT&PT VN giai đoạn 2004-2008 (triệu đồng)
................................................................................................................................... 56
Bảng 2.6: Tiền gửi không kì hạn của NHĐT&PT VN.................................................. 59
Bảng 2.7: Tiền gửi tiết kiệm không kì hạn bằng ngoại tệ của NHĐT&PT VN ............. 60
Bảng 2.8: Tiền gửi có kì hạn xét theo các kì hạn của NHĐT&PT VN (triệu đồng) ...... 61
Bảng 2.9: Tiền vay nhà nước và các tổ chức tín dụng của NHĐT&PT VN.................. 64
Bảng 2.10: Vốn điều lệ của NHĐT&PT qua các năm ................................................. 65
Bảng 2.11: Tổng nợ phải trả của NHĐT&PT VN (triệu đồng) .................................... 66
Bảng 2.12: Cơ cấu nợ và VCSH trong nguồn vốn NHĐT&PT VN .............................. 67
Bảng 2.13: Cơ cấu nguồn vốn của NHĐT&PT ........................................................... 68
Bảng 2.14: Các số liệu rủi ro của NHĐT&PT VN ...................................................... 69
Bảng 3.1: Dữ liệu 2004-2008 nợ phải trả của NHĐT&PT VN (triệu đồng) ................ 73
Bảng 3.2: Số liệu quá khứ của thu nhập lãi NHĐT&PT VN (tỷ đồng) ......................... 74
Bảng 3.3: Dự báo thu nhập lãi của NHĐT&PT VN (tỷ đồng) ..................................... 74
Bảng 3.4: Xác định chi phí lãi bình quân của NHĐT&PT VN (tỷ đồng) ..................... 75
Bảng 3.5: Dự báo chi phí lãi NHĐT&PT VN (triệu đồng): Giả định lãi suất nợ là 5%
................................................................................................................................... 76
Bảng 3.6: Các chi phí hoạt động của NHĐT&PT VN (triệu đồng).............................. 76
Bảng 3.7: Dự báo chi phí hoạt động của NHĐT&PTVN (triệu đồng) ......................... 77
Bảng 3.8: Thông tin TSCĐ NHĐT&PT VN (triệu đồng) ............................................. 78
Bảng 3.9: Dự báo biến động tài sản cố định của NHĐT&PT VN (triệu đồng) ............ 79
Bảng 3.10: Thu nhập hoạt động khác của NHĐT&PT VN (triệu đồng) ...................... 80
Bảng 3.11: Dự báo thu nhập hoạt động khác của NHĐT&PT VN (triệu đồng) ........... 81
Bảng 3.12: Chi phí dự phòng NHĐT&PT VN (triệu đồng) ......................................... 82
Bảng 3.13: Dự báo chi phí rủi ro của NHĐT&PTVN (triệu đồng) .............................. 83
Bảng 3.14: Số liệu hoàn nhập dự phòng rủi ro tín dụng và thu hồi nợ đã xử lý bằng
nguồn dự phòng của NHĐT&PT VN (triệu đồng) ....................................................... 83
Bảng 3.15: Dự báo hoàn nhập dự phòng rủi ro tín dụng và thu hồi nợ đã xử lý bằng
nguồn dự phòng của NHĐT&PT VN (triệu đồng) ....................................................... 84
Bảng 3.16: Dự báo báo cáo kết quả kinh doanh của NHĐT&PT VN (triệu đồng) ...... 85
Bảng 3.17: Số liệu tiền mặt và các khoản tương đương tiền, tài sản có khác và đầu tư
góp vốn liên doanh liên kết của NHĐT&PT VN (triệu đồng) ...................................... 87
Bảng3.18: Dự báo tiền mặt và các khoản tương đương tiền, tài sản có khác và đầu tư
góp vốn liên doanh liên kết của NHĐT&PT VN (triệu đồng) ...................................... 88
Bảng 3.19: Số liệu cho vay khách hàng của NHĐT&PT VN (triệu đồng).................... 89
Bảng 3.20: Dự báo cho vay khách hàng của NHĐT&PT VN (triệu đồng)................... 90
Bảng 3.21: Số liệu vốn huy động của NHĐT&PT VN (triệu đồng).............................. 91
Bảng 3.22: Dự báo vốn huy động của NHĐT&PT VN (triệu đồng) ............................ 92
Bảng 3.23: Số liệu nguồn vốn chủ sở hữu của NHĐT&PT VN (triệu đồng) ................ 93
Bảng 3.24: Dự báo nguồn vốn chủ sở hữu của NHĐT&PT VN (triệu đồng) ............... 95
Bảng 3.25: Số liệu lợi nhuận giữ lại của NHĐT&PT VN theo chuẩn mực kế toán quốc
tế (IFRS) (triệu đồng) ................................................................................................. 96
Bảng 3.26: Dự báo lợi nhuận giữ lại của NHĐT&PT VN theo chuẩn mực kế toán quốc
tế (IFRS) (triệu đồng) ................................................................................................. 96
Bảng 3.27: Dự báo tổng tài sản NHĐT&PT VN (triệu đồng) ...................................... 97
Bảng 3.28: Dự báo tổng nguồn vốn NHĐT&PT VN (triệu đồng) ................................ 99
Bảng 3.29: Xác định chi phí vốn chủ sở hữu NHĐT&PT VN .................................... 101
Bảng 3.30: Cơ cấu nguồn vốn NHĐT&PT VN .......................................................... 102
Bảng 3.31: Dự báo cơ cấu nguồn vốn NHĐT&PT VN (triệu đồng): ......................... 102
Bảng 3.32: Tính toán dòng tiền vốn chủ sở hữu của NHĐT&PT VN giai đoạn 2009-
2013 (triệu đồng) ...................................................................................................... 103
Bảng 3.33: Định giá NHĐT&PT VN ........................................................................ 104
Bảng 3.34: So sánh giá cổ phiếu NHĐT&PT VN với các ngân hàng khác ................ 105
Bảng 3.35: Sự biến động của EBIT theo tổng nợ (triệu đồng): ................................. 106
Bảng 3.36: Các giả định về cấu trúc vốn của NHĐT&PT VN ................................... 107
1
Lời mở đầu
Cấu trúc vốn hiện nay luôn là một vấn đề quan trọng trong doanh nghiệp. Việc xác
định và quản lý cấu trúc vốn giúp doanh nghiệp quản lý những rủi ro tiềm tàng cũng
như tạo ra những điều kiện phát triển cho doanh nghiệp. Một doanh nghiệp nếu tối ưu
hóa được cấu trúc vốn của mình sẽ giúp làm giảm chi phí vốn đồng thời gia tăng được
lợi nhuận cũng như giá trị doanh nghiệp, và giá trị cổ phiếu doanh nghiệp vì thế cũng
sẽ tăng theo. Tuy nhiên, hiện nay các lý thuyết về cấu trúc vốn vẫn chỉ dừng lại ở mức
xác định những nhân tố tác động cũng như vai trò của cấu trúc vốn mà chưa đưa ra
được một kiến thức tổng thể về xác định cấu trúc vốn tối ưu. Chính vì những tồn tại
cũng như những đặc trưng rất đáng quan tâm này, em đã quyết định lựa chọn đề tài
“Đổi mới cấu trúc vốn trong Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam”. Do được
thực hiện và nhìn nhận dưới sự hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm cũng như khả năng
phân tích của mình, em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô, bạn bè và các anh
chị có kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính.
Chương 1. Các vấn đề về lý thuyết đối với cấu trúc vốn và
cấu trúc vốn tối ưu
1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái niệm, vai trò của ngân hàng thương mại.
1.1.1.1. Khái niệm:
Ngân hàng là một tổ chức tài chính quan trọng của nền kinh tế với hoạt động quan
trọng nhất là giúp điều tiết các nguồn vốn của xã hội, ngoài ra ngân hàng còn cung cấp
các dịch vụ tài chính đa dạng, bao gồm: tín dụng, tiết kiệm, thanh toán…
2
1.1.1.2. Vai trò:
1. Trung gian tài chính:
Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính thể hiện ở việc chuyển các khoản tiền
tiết kiệm thành đầu tư, cụ thể:
Đối với người gửi tiền: ngân hàng cung cấp các loại dịch vụ tiền gửi, tiền tiết kiệm,
thanh toán giúp người dân có thể lựa chọn phương án phù hợp với số lượng tiền và
mục đích sử dụng của bản thân. Người gửi tiền ở ngân hàng sẽ được hưởng lãi suất trên
phần tiền gửi đồng thời cũng được hưởng các dịch vụ phụ khác của ngân hàng.
Đối với người đi vay: ngân hàng cung cấp cho họ lượng vốn để đáp ứng nhu cầu của
doanh nghiệp, người dân trong sản xuất, tiêu dùng. Khi đi vay ở ngân hàng , người đi
vay cũng sẽ phải chịu một mức lãi suất cao hơn mức lãi suất huy động của ngân hàng.
Nói tóm lại, với chức năng trung gian tài chính, ngân hàng là chủ thể giúp luân chuyển
nguồn vốn từ nơi nhàn rỗi sang nơi thiếu vốn, giúp nguồn vồn hoạt động hiệu quả hơn
và góp phần tạo ra tăng trưởng cho nền kinh tế
2. Chức năng tạo phương tiện thanh toán:
Các ngân hàng thương mại có đặc điểm không phải là tổ chức tạo ra tiền vàng hay đá
quý. Tuy nhiên các phương tiện thanh toán trên lại có nhược điểm là bất tiện trong quá
trình hoạt động, do đó, các ngân hàng đã tạo ra phương tiện thanh toán khi phát hành
các giấy nợ hoặc thẻ thanh toán. Ưu điểm của loại hình nà y là được chấp nhận thanh
toán rộng rãi và thuận tiện trong đời sống hiện đại, đặc biệt ở các nước phát triển.
Đặc điểm ở đây chính là việc khách hàng sẽ mang tiền, vàng,.. của mình tới ngân hàng
để gửi, đồng thời ngân hàng sẽ cung cấp cho khách hàng một loại hình thanh toán như
sử dụng séc, thẻ thanh toán… Nhu vậy, khách hàng sẽ cảm thấy an toàn và thuận tiện
hơn cho quá trình giao dịch của mình. Ngoài ra, theo từng kỳ, khách hàng cũng nhận
được phần lãi dựa trên số dư tiền gửi mình có trong ngân hàng.
3
3. Trung gian thanh toán:
Các doanh ngiệp khi tham gia vào quá trình thương mại quốc tế luôn gặp phải rất nhiều
trở ngại do thiếu các thông tin về đối tác cũng như luật pháp ở nơi sở tại. Do đó sẽ dễ
dẫn đến các rủi ro cho quá trình thanh toán quốc tế. Ngân hàng thương mại với nguồn
lực lớn và khả năng nắm bắt thông tin nhạy bén sẽ là cầu nối giữa doanh nghiệp trong
nước và trên thế giới, đặc biệt qua chức năng trung gian thanh toán của mình. Thay mặt
khách hàng, ngân hàng sẽ thực hiện thanh toán giá trị hàng hóa và dịch vụ. Để giúp quá
trình này diễn ra nhanh chóng, thuận tiện, an toàn, ngân hàng đưa ra các hình thức
thanh toán khác nhau như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, các loại thẻ…
1.1.2. Hoạt động của ngân hàng thương mại:
1.1.2.1. Mua bán ngoại tệ:
Mua bán ngoại tệ là dịch vụ mà ngân hàng thực hiện trao đổi ngoại tệ: một ngân hàng
đứng ra mua bán một loại tiền để đổi lấy một loại tiền khác và nhận phí dịch vụ. Các
giao dịch ngoại tệ thường là các giao dịch có rủi ro cao. Trong thực tế cũng đã cho thấy
có những ngân hàng phải phá sản do hoạt động mua bán ngoại tệ. Chính vì vậy, hoạt
động này chủ yếu do các ngân hàng lớn đảm nhận thực hiện do có trình độ chuyên môn
cao, nguồn vốn lớn và khẳ năng nắm bắt thông tin đa dạng.
1.1.2.2. Nhận tiền gửi:
Ngân hàng là một tổ chức thực hiện chức năng trung gian tài chính, tức là chuyển vốn
từ nơi thừa sang nơi thiếu. Muốn hoạt động này diễn ra thuận lợi, ngân hàng trước hết
phải thực hiện được khâu huy động vốn với nhân tố quan trọng nhất là nhận tiền gửi.
Đây là nguồn vốn quan trọng bậc nhất đối với các ngân hàng thương mại. Ngân hàng
4
sẽ mở dịch vụ nhận tiền gửi để thu hút tiền từ người dân, doanh nghiệp có thừa vốn.
Đổi lại, ngân hàng sẽ trả lãi suất cho người gửi tiền. Lãi suất gần như là một công cụ
chủ yếu để các ngân hàng thu hút được nhiều nguồn vốn nhàn rỗi hơn từ xã hội.
1.1.2.3. Cho vay
1. Cho vay thương mại:
Trong chức năng trung gian tài chính, nếu huy động tiền gửi là nguồn vốn đầu vào
quan trọng nhất của ngân hàng thì ở đầu bên kia, tức đầu ra thì cho vay thương mại lại
là thành phần quan trọng nhất đem lại nhiều lợi nhuận nhất cho ngân hàng. Sau khi
nhận tiền gửi của khách hàng, ngân hàng sẽ kinh doanh số tiền gửi đó bằng cách cho
các tổ chức, doanh nghiệp đang thiếu vốn vay để lấy lãi suất. Lãi suất ngân hàng cho
vay tất nhiên sẽ cao hơn lãi suất huy động và do đó phần chênh lệch lãi suất sẽ tạo ra
doanh thu cho ngân hàng.
Loại hình này ban đầu được thực hiện dưới dạng cho vay chiết khấu thương phiếu. Sau
đó, ngân hàng đã chuyển từ cho vay chiết khấu thương phiếu sang cho vay trực tiếp với
khách hàng. Việc cho vay trực tiếp giúp nguồn vốn lưu chuyển nhanh hơn và giúp tạo
ra nhiều doanh thu hơn cho ngân hàng.
2. Cho vay tiêu dùng:
Ngày nay, các ngân hàng đã không chỉ cho các doanh nghiệp vay mà còn cho cả người
dân vay để tiêu dùng. Cho dù thị trưởng này được cho là rất rủi ro do có khả năng vỡ
nợ cao, các khoản vay thường nhỏ nhưng đây lại là thị trường tiềm năng với nhiều
ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ và các ngân hàng mới bước chân vào thị
trường. Ngoài ra, còn một nguyên nhân khác khiến các ngân hàng cũng nên để ý tới thị
trường này chính là việc thu nhập của người dân tăng sẽ giúp giảm rủi ro cho họ trong
quá trình vay nợ.
5
3. Tài trợ dự án:
Bên cạnh việc cho vay truyền thống, ngày nay các ngân hàng càng trở nên linh hoạt
trong việc tài trợ cho xây dựng các dự án nhà máy, đặc biệt trong các ngành công nghệ
cao. Rủi ro trong loại hình này nhìn chung vẫn rất cao song lại có lãi lớn và do đó vẫn
thu hút ngân hàng.
1.1.2.4. Bảo quản vật có giá:
Ngoài các dịch vụ dựa trên các chức năng cơ bản của mình là trung gian thanh toán,
trung gian tài chính, cung cấp phương tiện thanh toán, các ngân hàng còn cung cấp
chức năng bảo quản vật có giá. Đây là việc ngân hàng lưu trữ vàng, hay các đồ vật có
giá của khách hàng trong kho của mình. Sự xuất hiện loại hình dịch vụ này xuất phát
từ việc các khách hàng thưởng không cảm thấy an toàn khi giữ các tài sản có giá trị lớn
trong nhà, do đó họ tìm đến ngân hàng với mong muốn lưu trữ tài sản của mình ở nơi
bảo mật và kín đáo hơn. Ngân hàng sẽ giữ vật có giá và giao cho khách hàng giấy biện
nhận và đảm bảo với khách hàng về sự an toàn trong quá trình bảo quản. Bù lại, khách
hàng sẽ phải trả một khoản phí nhất định cho công tác bảo quản của ngân hàng.
1.1.2.5. Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán:
Hệ thống ngân hàng không chỉ giúp khách hàng gửi tiền nhận lãi suất, mà còn cung cấp
cho họ phương thức thanh toán. Thanh toán qua ngân hàng đã mở đầu cho quá trình
thanh toán không dùng tiền mặt hay người gửi tiền không phải đến ngân hàng để lấy
tiền mà chỉ cần thực hiện qua việc sử dụng các công cụ thẻ hay giấy chi trả (sec). Các
công cụ này đã giúp rút ngắn thời gian kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời tạo ra
tiện ích cho người dân trong quá trình mua bán hàng hóa. Tuy nhiên, ngân hàng cũng
gặp phải những thách thức khi thực hiện dịch vụ này, bao gồm việc mở rộng phạm vi
6
thanh toán và bảo mật trong các tài khoản giao dịch của khách hàng. Cho dù vậy, thực
hiện thanh toán không dùng tiền mặt vẫn là xu thế của tương lai và sẽ trở thành một
hoạt động quan trọng của ngân hàng.
1.1.2.6. Quản lý ngân quỹ:
Ngân hàng có đặc điểm là quản lý tài khoản và tiền của nhiều cá nhân, doanh nghiệp.
Do có kinh nghiệm trong quản lý ngân quỹ, nhiều ngân hàng đã cung caaos dịch vụ
quản lý ngân quỹ cho khách hàng. Quản lý ngân quỹ có nghĩa là ngân hàng quản lý
việc thu chi cho một doanh nghiệp và tiến hành đầu tư phần thặng dư tiền mặt tạm thời
vào các tài sản sinh lời khác cho đến khi khách hàng cần tiền mặt để thanh toán.
1.1.2.7. Tài trợ cho các hoạt động của chính phủ:
Các chính phủ luôn phải chi rất nhiều tiền cho các hoạt động phục vụ cho sự hoạt động
của chính phủ cũng như các chương trình phát triển xã hội của mình. Do đó rất hiếm
chính phủ ở trong tình trạng thặng dư tiền. Để giải quyết việc thiếu vốn, đối tượng đầu
tiên chính phủ hướng tới là ngân hàng. Lúc này, để bù đắp cho các khoản thu chi hay
để tài trợ cho một dự án của mình, chính phủ sẽ phát hành các loại trái phiếu và bán
cho các ngân hàng thương mại. Trong quá trình này, cả 2 bên đều được lợi: chính phủ
có tiền để trang trải cho các khoản chi còn ngân hàng thương mại lại nắm giữ được một
loại tài sản ít rủi ro do có đảm bảo từ chính phủ.
1.1.2.8. Bảo lãnh:
Hoạt động bảo lãnh là hoạt động mà ở đó ngân hàng đứng ra cam kết về việc thực hiện
nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng của ngân hàng khi khách hàng không thực hiện
đúng nghĩa vụ cam kết.
7
Hoạt động bảo lãnh đang ngày càng trở nên phổ biến và quan trọng, nhất là trong bối
cảnh thế giới liên tục diễn ra các hoạt động giao dịch thương mại giữa các doanh
nghiệp.
1.1.2.9. Hoạt động cho thuê:
Là hoạt động ngân hàng cho khách hàng thuê các thiết bị, máy móc cần thiết thông qua
hợp đồng thuê mua, trong đó ngân hàng mua thiết bị và cho khách hàng thuê. Đây là
một dịch vụ tiện ích của ngân hàng và có lẽ chỉ được thực hiện bởi ngân hàng do có
nguồn vốn lớn, khả năng quản lý chặt chẽ.
1.1.2.10. Dịch vụ ủy thác và tư vấn:
Do đặc thù ngành của mình, các ngân hàng có rất nhiều chuyên gia tài chính. Do đó,
các cá nhân và doanh nghiệp có thể ủy thác cho ngân hàng quản lý tài sản và hoạt động
tài sản của mình. Mặt khác, khách hàng đến với ngân hàng cũng như tìm đến một nhà
tư vấn về tài chính, đầu tư, mua bán, thành lập doanh nghiệp.
1.1.2.11. Dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán:
Đây là dịch vụ ngân hàng cung cấp cho khách hàng cơ hội mua cổ phiếu, trái phiếu và
các chứng khoán khách mà không cần nhờ đến người kinh doanh chứng khoán. Để
thực hiện chức năng này được chuyên nghiệp và hiệu quả, các ngân hàng đã thành lập
hẳn một công ty chứng khoán hay công ty môi giới chứng khoán. Mục đích của ngân
hàng khi cung cấp loại hình dịch vụ này là nhằm đa dạng hóa các dịch vụ để cạnh
tranh, đồng thời làm tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng.
8
1.1.2.12. Cung cấp các dịch vụ bảo hiểm:
Cũng nhằm mục đích đa dang hóa dịch vụ để phục vụ khách hàng, nhiều ngân hàng đã
cung cấp các dịch vụ bảo hiểm cho khách hàng trong trường hợp rủi ro xảy ra với
khách hàng.
1.1.2.13. Cung cấp các dịch vụ đại lý:
Các ngân hàng không phải lúc nào cũng có thể mở được đại lý ở mọi nơi, do đó họ
phải nhờ các ngân hàng khác làm đại lý thực hiện các giao dịch hộ ngân hàng như:
thanh toán, phát hành chứng chỉ tiền gửi, …
1.2. Cấu trúc vốn:
1.2.1. Khái niệm, vai trò của cấu trúc vốn
1.2.1.1. Khái niệm:
Cấu trúc vốn đề cập tới cách thức doanh nghiệp tìm kiếm nguồn tài chính thông qua
các phương án kết hợp giữa mua bán cổ phần, phát hành trái phiếu, phát hành cổ phiếu
và đi vay.
Về cơ bản, tài trợ bằng nợ sẽ có xu hướng làm gia tăng thu nhập trên một cổ phiếu. Tài
trợ bằng vốn vay tạo ra “lá chắn thuế” cho doanh nghiệp, tức là doanh nghiệp sẽ được
khấu trừ phần tiền lãi vay ra khỏi thu nhập chịu thuế, và do đó làm gia tăng thu nhập
sau thuế cũng như thu nhập trên một cổ phiếu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, ờ một góc
độ khác, vay nợ cũng sẽ tạo ra gánh nặng với doanh nghiệp. Một khi giá trị các khoản
nợ của doanh nghiệp là quá lớn sẽ gây áp lực lên việc trả nợ của doanh nghiệp cũng
như làm tăng nguy cơ phá sản doanh nghiệp.
9
Tài trợ bằngvốn góp cổ phần nhìn chung không tạo ra tâm lý trả nợ cho doanh nghiệp,
nhưng lại gây áp lực cho doanh nghiệp về mục tiêu đạt lợi nhuận do lợi tức kỳ vọng
của vốn chủ sở hữu thường lớn hơn vốn vay (vốn vay do được khấu trừ thuế nên sẽ có
lợi tức thấp hơn tương đối so với vốn chủ).
Các lý thuyết cấu trúc vốn hiện nay chủ yếu vẫn dựa vào mặt định tính mà vẫn chưa có
được những định lượng cụ thể trong việc xác định cấu trúc vốn tối ưu và đây chính là
vấn đề đang tạo ra khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn.
Tuy nhiên, hầu hết các lý thuyết cấu trúc vốn đều chủ yếu xoay quanh 2 thành tố chính
của nguồn vốn là nợ và vốn chủ sở hữu.
Nợ:
Ưu điểm lớn nhất của việc tài trợ bằng nợ đó là việc khấu trừ thuế thu nhập
doanh nghiệp của phần lãi vay, hay sử dụng lá chắn thuế. Trong khi đó, cổ tức hay các
hình thức khác của chủ sở hữu đều bị đánh thuế. Xét về lý thuyết, khi chúng ta sử dụng
nợ thay cho vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra một lượng lớn hơn thu nhập sau thuế và do đó
làm tăng giá trị doanh nghiệp.
Ưu điểm thứ hai của nợ, đó là thông thường tài trợ bằng nợ rẻ hơn vốn chủ sở
hữu. Nguyên nhân xuất phát từ việc lãi vay được khấu trừ trước khi tính thuế thu nhập
doanh nghiệp, trong khi thu nhập của chủ sở hữu thì không. Do đó khi tăng nợ tức là
giảm chi phí chi ra trên một đồng tiền mặt và vì thế làm tăng thu nhập sau thuế, cũng
như gía trị của công ty. Do đó, tỷ số nợ trên vốn chủ sỡ hữu còn được gọi là tỷ số đòn
bẩy.
10
Tuy nhiên, tài bằng nợ cũng không hẳn là hoản hảo bởi một sự giá tăng sử dụng
nợ nhiều hơn sẽ làm gia tăng nguy cơ phá sản của doanh nghiệp. Điều này gần như
đồng nghĩa với một quy tắc trong tài chính là: Lợi nhuận càng cao, rủi ro càng lớn.
Việc tài trợ bằng nợ rõ ràng sẽ tại ra chi phí vốn nhỏ cho doanh nghiệp, đồng thời làm
tăng lợi nhuận cũng như giá trị doanh nghiệp. Vay nợ quá nhiều rồi sẽ đến lúc tạo ra
gánh nặng trả nợ cho doanh nghiệp, đồng thời vay nợ quá nhiều cũng tạo ra lãi vay
phải trả lớn. Điều này đồng nghĩa với việc để có thu nhập dương, doanh nghiệp cần
phải tạo ra một khoản thu nhập trước thuế và lãi vay đủ lớn để chi trả cho lượng lãi vay
khổng lồ đó. Do đó, hậu quả là sẽ dễ dẫn đến các sai lầm trong quản trị doanh nghiệp
và tăng nguy cơ phá sản.
Vốn chủ sở hữu:
Một trong những điểm bất lợi của vốn chủ sở hữu đó là giá thành (hay chi phí)
của nó cao hơn chi phí của nợ do tác dụng của lá chắn thuế. Điều này là hiển nhiên bởi
khi các nhà đầu tư đầu tư vào 1 daonh nghiệp, họ mong muốn nhận lại được nhiều hơn
lãi vay do các lí do về áp lực điều hành cũng như quản trị doanh nghiệp. Điều này cùng
với tính chất không được miễn trừ thuế làm cho chi phí vốn chủ sở hữu càng cao hơn.
Hệ quả tất yếu của sự việc trên là khi số người sở hữu doanh nghiệp ngày càng nhiều
thì họ sẽ càng mong muốn có được mức lợi tức kỳ vọng cao hơn và do đó gây áp lực
lớn lên quá trình quản trị hoạt động của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, doanh nghiệp vẫn cần tăng vốn chủ sở hữu
để làm cân bằng với nợ và đưa công ty thoát khỏi tình trạng tài chính không lành mạnh.
Một lý do khác để doanh nghiệp tăng vốn chủ sở hữu là khi giá trị thị trường cổ phiếu
của doanh nghiệp cao hơn giá trị nọi tại, việc phát hành tăng vốn lúc này sẽ tạo ra lợi
11
nhuận cho những nhà đầu tư hiện hữu.
1.2.1.2. Vai trò của cấu trúc vốn:
Cấu trúc vốn từ lâu đã có vai trò rất quan trọng trong quá trình tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp.
Đối với Nhà quản trị doanh nghiệp:
Cấu trúc vốn giúp nhà quản trị dễ dàng hơn trong việc xác định các mục tiêu kế hoạch
đồng thời chủ động trong quá trình quản lý điều hành doanh nghiệp.
Thông qua cấu trúc vốn, nhà quản trị có thể gửi đến các nhà đầu tư những thông tin về
chiến lược phát triển của công ty mình. Tỷ trọng vốn vay trong cấu trúc vốn trong một
thời gian dài sẽ cho biết doanh nghiệp có thường đi vay nợ hay không, và loại nợ mà
doanh nghiệp ưa thích là nợ ngắn hạn hay dài hạn, hoặc để tài trợ cho các dự án của
mình, doanh nghiệp sẽ chọn các phương án là huy động nợ hay vốn cổ phẩn. Tất cả
những thông tin trên sẽ được thể hiện phần nào nếu quan sát kỹ cấu trúc vốn của doanh
nghiệp trong một thời gian.
Đối với các nhà đầu tư, người cho vay:
Xem xét cấu trúc vốn của doanh nghiệp giúp nhà đầu tư biết được tình trạng vay nợ và
khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đi vay quá nhiều sẽ dẫn tới rủi ro
phá sản doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, ta có thể nhận thấy cho dù
doanh nghiệp có số nợ vay tăng lên nhưng chi phí lãi vay lại giảm đi. Điều này có thể
cho biết doanh nghiệp đi vay nợ với lãi suất ưu đãi nhưng cũng có thể cho thấy tình
trạng thiếu minh bạch trong tài chính của doanh nghiệp. Trong trường hợp doanh
nghiệp đã đi vay quá nhiều và phải trả nợ nhiều, điều này làm gia tăng khả năng phá
sản của doanh nghiệp. Đây sẽ là 1 căn cứ để các chủ nợ có nên tiếp tục cho doanh
12
nghiệp vay hay không, bởi nếu tiếp tục cho vay thì sẽ đến lúc nào đó, giá trị thị trường
của tổng nợ sẽ vượt quá giá trị thị trường của tổng tài sản tức là cho dù có bán hết tài
sản đi thì doanh nghiệp cũng không trả hết nợ và rủi ro lúc này là của chủ nợ.
Mặt khác, cấu trúc vốn cũng cho biết các chính sách tài trợ dự án của doanh nghiệp là
ưa thích nợ vay hay vốn cổ phần. Một doanh nghiệp hiếm khi đi vay và thường xuyên
dựa vào nguồn vốn chủ sở hữu của mình thường sẽ phải chịu áp lực lớn hơn trong quá
trình hoạt động do lợi tức kỳ vọng của vốn chủ sở hữu thường lớn hơn lợi lức vốn vay.
Điều này 1 mặt thể hiện rằng doanh nghiệp muốn đi lên bằng sức mạnh nội tại từ
nguồn vốn chủ sở hữu của mình. Tuy nhiên, nó cũng cho thấy sự không linh hoạt về tài
chính của doanh nghiệp hay nói cách khác doanh nghiệp sợ tình trạng vay nợ. Các nhà
đầu tư lúc này có thể thấy rằng bộ máy quản trị doanh nghiệp đang chịu một áp lực rất
lớn trong việc duy trì một tốc độ tăng trưởng thu nhập cao cũng như lợi tức cao của
doanh nghiệp qua nhiều giai đoạn. Điều này là rất khó khăn bởi không phải trong bất kì
tình hình thị trường nào doanh nghiệp cũng có thể duy trì tốc độ tăng trưởng lợi tức
như nhau. Do đó, việc đầu tư vào một công ty được tài trợ chủ yếu bởi vốn chủ sở hữu
thường sẽ mang lại rủi ro phá sản thấp nhưng khó có được mức lợi tức cao. Ở khía
cạnh khác, một doanh nghiệp sử dụng chính sách đi vay liên tục cũng là một dấu hiệu
đáng lưu ý với nhà đầu tư. Sử dụng nợ vay với doanh nghiệp sẽ giúp tạo ra chi phí vốn
nhỏ hơn dó ưu điểu “là chắn thuế” của nợ vay, từ đó sẽ góp phần tạo ra mức lợi tức cao
hơn cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, khi doanh nghiệp đi vay quá nhiều,
sẽ đến lúc toàn bộ giá trị thị trường của tổng tài sản doanh nghiệp sẽ không thể bù đắp
được tổng giá trị thị trường của tổng nợ và do đó dẫn đến nguy cơ phá sản hiển hiện.
Các nhà đầu tư lúc này cần cân nhắc chiến lược đầu tư dài hạn hay ngắn hạn của mình
khi đầu tư vào 1 doanh nghiệp có sử dụng nhiều nợ vay.
Các nhà đầu tư có thể đầu tư dài hạn vào 1 doanh nghiệp có sử dụng nhiều vốn cổ phẩn
do khả năng phá sản thấp và việc đầu tư dài hạn sẽ giúp tạo nhiều lợi nhuận hơn so với
13
đầu tư ngắn hạn. Còn các nhà đầu tư ưa thích đầu tư ngắn hạn có thể đầu tư vào các
doanh nghiệp có sử dụng lãi vay cao để đạt mục đích lợi tức cao đồng thời tránh nguy
cơ phá sản trong dài hạn.
1.2.2. Các lý thuyết về cấu trúc vốn.
1.2.2.1. Theo quan điểm truyền thống.
Quan điểm về cấu trúc vốn truyền thống cho rằng khi doanh nghiệp bắt đầu vay nợ,
thuận lợi nhiều hơn bất lợi. Chi phí nợ thấp, kết hợp với thuận lợi về thuế sẽ khiến chi
phí vốn bình quân gia quyền giảm khi nợ tăng và do đó tạo ra lợi thế so với vốn chủ sở
hữu.
Tuy nhiên, khi tỷ lệ giữa nợ và vốn chủ sở hữu tăng, tác động của tỷ lệ vốn vay so với
tổng vốn buộc các chủ sở hữu tăng lợi tức yêu cầu của họ (nghĩa là chi phí vốn chủ sở
hữu tăng). Ở mức tỷ lệ vốn nợ và vốn chủ sở hữu cao, chi phí nợ cũng tăng bởi vì khả
năng doanh nghiệp không trả được nợ là cao hơn và phải trả nhiều lãi vay hơn. Do đó,
ở mức tỷ số giữa vốn nợ và vốn chủ sở hữu cao hơn,chi phí vốn bình quân gia quyền sẽ
tăng.
Vấn đề chính còn tồn tại trong quan điểm truyền thống là không có một lý thuyết cơ sở
thể hiện chi phí vốn chủ sở hữu nên tăng bao nhiêu do tỷ lệ giữa vốn nợ và vốn chủ sở
hữu tăng hay chi phí nợ nên tăng bao nhiêu do nguy cơ vỡ nợ.
1.2.2.2. Lý thuyết cấu trúc vốn của Modilligani và Miller (mô hình MM)
Trái với quan điểm truyền thống, Modilligani và Miller (1958) đã tìm hiểu xem chi phí
vốn tăng hay giảm khi một doanh nghiệp tăng hay giảm vay mượn.
14
Để chứng minh cho lý thuyết của mình, Modilligani và Miller (MM) đã đưa ra một số
những giả định đơn giản hoá rất phổ biến trong lý thuyết về tài chính: hai ông giả định
là
thị trường vốn là hoàn hảo, vì vậy sẽ không có các chi phí giao dịch và tỷ lệ vay
giống như tỷ lệ cho vay và bằng với tỷ lệ vay miễn phí
việc đánh thuế được bỏ qua và nguy cơ được tính hoàn toàn bằng tính không ổn
định của các luồng tiền.
MM cho rằng thế các doanh nghiệp có nguy cơ kinh doanh giống nhau và tiền lãi kỳ
vọng hàng năm giống nhau phải có tổng giá trị doanh nghiệp giống nhau bất chấp cấu
trúc vốn bởi vì giá trị của một doanh nghiệp phải phụ thuộc vào giá trị hiện tại của các
hoạt động của nó, không phải dựa trên cách thức cấp vốn. Từ đó, có thể rút ra rằng nếu
tất cả các công ty như vậy có số tiền lãi kỳ vọng giống nhau và giá trị giống nhau cũng
phải có chi phí vốn bình quân gia quyền (WACC) giống nhau ở mọi mức độ tỷ lệ giữa
vốn nợ và vốn chủ sở hữu.
Cho dù những giả thiết về thị trường vốn hoàn hảo là không có thực, tuy nhiên, có 2
giả thiết cần được nhấn mạnh và chúng có tác động đáng kể là:
1. Giả định là không có việc đánh thuế: đây là vấn đề quan trọng vì một trong
những thuận lợi then chốt của nợ là việc loại bỏ tiền lãi vay khỏi thu nhập chịu thuế
trước khi tính thuế
2. Các nguy cơ trong lý thuyết của MM được tính toán hoàn toàn bởi sự biến đổi
của các luồng tiền. Họ bỏ qua khả năng các luồng tiền có thể dừng lại do vỡ nợ. Đây là
một vấn đề đáng kể khác với lý thuyết này nếu nợ cao và doanh nghiệp có khả năng
phá sản trong quá trình thực hiện dự án.
Việc sử dụng nợ giúp mang đến cho chủ sở hữu tỷ suất lợi tức cao hơn, nhưng lợi tức
cao hơn này chính xác là những gì họ bù đắp cho nguy cơ tăng lên từ tỷ lệ vốn vay so
15
với tổng nguồn vốn. Với các giả thuyết trên, dẫn đến các phương trình cho lý thuyết
của MM :
Vg = Vu
Tổng giá trị của doanh nghiệp sử dụng nợ bằng tổng giá trị của doanh nghiệp không sử
dụng nợ.
Năm 1963, MM đưa ra một nghiên cứu tiếp theo với việc loại bỏ giả thiết về thuế thu
nhập doanh nghiệp. Theo MM, với thuế thu nhập doanh nghiệp, sử dụng nợ sẽ làm
tăng giá trị của doanh nghiệp. Vì chi phí lãi vay là chi phí hợp lý được khấu trừ khi tính
thuế thu nhập doanh nghiệp, do đó mà một phần thu nhập của doanh nghiệp có sử dụng
nợ được chuyển được chuyển cho các nhà đầu tư theo phương trình:
Vg = Vu + T.D
Tức là: Giá trị của doanh nghiệp sử dụng nợ bằng giá trị của doanh nghiệp không sử
dụng nợ cộng với khoản lợi từ việc sử dụng nợ.
Trong đó:
Vg: Giá trị doanh nghiệp
Vu: Giá trị doanh nghiệp không sử dụng nợ
D là tổng số nợ sử dụng.
T là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.
T.D là khoản lợi từ việc sử dụng nợ.
Tóm lại, theo mô hình MM (1963), cấu trúc vốn có liên quan đến giá trị của doanh
nghiệpvà việc sử dụng nợ càng cao thì giá trị doanh nghiệp càng tăng và gia tăng đến
tối đa khi doanh nghiệp được tài trợ 100% nợ.
16
1.2.2.3. Thuyết quan hệ trung gian (hay thuyết chi phí trung gian)
Cấu trúc vốn có thể ảnh hưởng đến các vấn đề trung gian và các vấn đề trung gian cũng
ảnh hưởng đến quyết định cấu trúc vốn. Thuyết này đưa ra hai giả thuyết có liên quan
chặt chẽ và tác động lẫn nhau:
cấu trúc vốn ảnh hưởng như thế nào đến các vấn đề trung gian
các vấn đề trung gian ảnh hưởng như thế nào đến cấu trúc vốn.
Ảnh hưởng của cấu trúc vốn tới các vấn đề trung gian
Giả định ở đây cho rằng lượng tiền mặt tự do gây nên các vấn đề trung gian. Chính vì
thế, sự gia tăng mức độ vay mượn cho các doanh nghiệp với lưu lượng tiền mặt tự do
chắc chắn sẽ làm giảm đi các vấn đề trung gian vì nó buộc ban quản trị phải xuất ra
một khoản tiền mặt quá mức.
Thuyết quan hệ trung gian cho thấy có thể tạo ra lợi nhuận khác từ tiền cho vay ngoài
khoản giảm trừ do đánh thuế. Các doanh nghiệp với các vấn đề trung gian lớn đầy tiềm
năng như quyền sở hữu vốn đầu tư thấp, sự đền bù cố định cho ban quản trị, các công
ty có tiền mặt thấp… sẽ tạo ra nhiều lãi cho cổ đông do việc tăng tiền vay mượn. Chính
vì thế đã nảy sinh mâu thuẫn giữa nhà quản lý và các cổ đông. Khi vay mượn để đầu tư
có hiệu quả thì các nhà quản lý không được hưởng toàn bộ lợi nhuận từ hoạt động đó
nhưng họ phải chịu toàn bộ chi phí cho hoạt động làm tăng lợi nhuận này.
Dự báo: Tăng tiền cho vay sẽ làm giảm lưu lượng tiền mặt tự do.
Giảm lưu lượng tiền tự do sẽ giảm những sự đầu tư NPV tiêu cực
Giảm những sự đầu tư NPV tiêu cực sẽ làm tăng giá trị doanh nghiệp (đặc
biệt đối với doanh nghiệp lớn có tiền mặt)
17
Các hoạt động liên quan đến vay mượn được xem như mấu chốt của hoạt động doanh
nghiệp, nó đòi hỏi ban quản trị phải điều hành doanh nghiệp có hiệu quả nhằm tránh
những kết quả tiêu cực hay không thể trả lãi các khoản nợ của doanh nghiệp, ngoài ra
nó còn đòi hỏi ban quản trị phải dốc túi vào lưu lượng tiền mặt tự do đó. Lúc này, mâu
thuẫn giữa các nhà quản lý và chủ nợ sẽ này sinh khi các chủ nợ lo sợ các khoản vốn
cho vay của mình không thể thu hồi khi kết quả đầu tư không hiệu quả do trách nhiệm
hữu hạn của các khoản đầu tư. Do đó, các chủ nợ đưa ra các điều khoản hạn chế trong
hợp đồng vay.
Ngoài ra, các bằng chứng thực nghiệm cho thấy sự phù hợp với thuyết này ở những
điểm sau:
1.Tỷ giá hối đoái tăng (giảm) theo tác dụng đòn bẩy sẽ làm tăng (giảm) giá trị cổ phiếu.
2.Các doanh nghiệp có tiền mặt lớn sẽ có tỷ lệ Nợ/Tài sản cao hơn.
Vấn đề trung gian ảnh hưởng tới cấu trúc vốn
Giả thuyết của vấn đề này nằm trong quyền lợi tốt nhất của ban quản trị đối với việc hạ
thấp tỷ suất vay nợ của doanh nghiệp nhằm giảm thiểu khả năng phá sản bởi vị trí
không đa dạng của họ.
Dự đoán: Các doanh nghiệp sẽ bị đẩy lùi xuống bởi vấn đề trung gian và mức độ tác
động của đòn bẩy sẽ bị ảnh hưởng bởi mức độ giám sát của ban quản trị (các hội đồng
quản trị tích cực/ độc lập, các nhà đầu tư tích cực) và sự khuyến khích sẽ được tạo ra
cho ban quản trị.
Bằng chứng thực nghiệm phù hợp với thuyết này ở điểm sau:
1. Các doanh nghiệp có lực đòn bẩy thấp.
2. Tỷ giá hối đoái tăng (giảm) theo tác dụng đòn bẩy sẽ làm tăng (giảm) giá trị.
18
1.2.2.4. Thuyết cấu trúc vốn tối ưu (lý thuyết cân bằng)
Tại thị trường hoàn hảo và hiệu quả, Modilligani và Miler (1958) chứng minh rằng cấu
trúc vốn là không thích hợp. Nhưng theo mô hình MM (1963), việc đánh thuế cao hơn
vào lợi tức cho thấy nợ nhiều hơn. Còn DeAngelo và Masulis (1980) thì cho rằng bảo
trợ thuế của chính phủ cao hơn dẫn tới nợ ít hơn.
Mô hình MM giả định tiền lãi mong đợi hàng năm không đổi nên giá trị DN là như
nhau bất chấp tác động của cấu trúc vốn. Nếu thực tế tiền lãi mong đợi đang ở chiều
hướng đi xuống thì việc sử dụng nợ sẽ có tác động ngược lại và có thể dẫn DN đến chỗ
phá sản.
“Trong quá trình phá sản sẽ phát sinh các khoản chi phí như chi phí pháp lý và chi phí
hành chính, và các khoản thiệt hại của doanh nghiệp do thiếu sự vỡ nợ nên nợ lớn buộc
các nhà quản lý bỏ qua các các cơ hội đầu tư có lời (Myers, 1977). Chi phí đó gọi là chi
phí khánh tận tài chính. Các chi phí khánh tận tài chính cao hơn cho thấy nhiều vốn cổ
phần hơn trong cấu trúc vốn. “ (Saga.vn)
Thuyết chi phí trung gian cho thấy các vấn đề trung gian có thể là nguyên nhân dẫn đến
việc doanh nghiệp sử dụng nhiều hay ít nợ hơn. Đối với mâu thuẫn giữa nhà quản lý và
cổ đông, mâu thuẫn phát sinh người quản lý sở hữu ít hơn 100% vốn chủ sở hữu. Khi
đó, họ không được hưởng toàn bộ lợi nhuận từ hoạt động đầu tư của doanh nghiệp mà
họ lại phải gánh chịu toàn bộ chi phí từ hoạt động đầu tư đó. Vì vậy, đã phát sinh các
chi phí trung gian để giám sát hoạt động và hạn chế các hành vi không mong muốn. Ở
khía cạnh khác, mâu thuẫn giữa nhà quản lý và chủ nợ phát sinh khi các chủ nợ lo sợ
các khoản vốn cho vay của mình không thể thu hồi khi kết quả đầu tư không hiệu quả
do trách nhiệm hữu hạn của các khoản đầu tư. Vì vậy, phát sinh các khoản chi phí
trung gian của nhà quản lý dưới hình thức chi phí nợ vay cao nhằm giám sát các doanh
nghiệp phải tuân thủ các điều khoản trong hợp đồng vay. Do đó, các chủ nợ sẽ thêm
19
vào trong hợp đồng vay nợ các điều khoản để làm giảm rủi ro nhưng lại làm giảm lợi
ích của doanh nghiệp.
Thuyết cân bằng xác định cấu trúc vốn tối ưu bằng cách cộng thêm vào mô hình
Modilligani và Miler (1958) các yếu tố phi hoàn hảo khác nhau, bao gồm: thuế, chi phí
khánh tận tài chính và chi phí trung gian, song vẫn không mất đi các giả định tính hiệu
quả của thị trường và thông tin cân bằng. Như vậy, tác động tổng hợp 3 yếu tố: thuế,
chi phí khánh tận tài chính và chi phí trung gian khi sử dụng nợ với những tác động
ngược chiều nhau hình thành lý thuyết cấu trúc vốn tối ưu.
“ “ (Saga.vn)
Nhìn chung, việc đưa chi phí khánh tận tài chính và chi phí trung gian vào mô hình
MM và mô hình Modilligani và Miler (1958) dẫn đến lý thuyết cân bằng về cấu trúc
vốn. Những mô hình này đều thừa nhận một cấu trúc vốn tối ưu.
1.2.2.5. Thuyết trật tự phân hạng (Thông tin bất cân xứng)
Thuyết trật tự phân hạng được nghiên cứu khởi đầu bởi Myers và Majluf (1984) dự
đoán không có cơ cấu nợ trên vốn cổ phần mục tiêu rõ ràng.
Giả thuyết cho rằng ban quản trị cho biết hoạt động tương lai của doanh nghiệp nhiều
hơn các nhà đầu tư bên ngoài (thông tin không cân xứng) và việc quyết định tài chính
có lẽ cho biết mức độ kiến thức của nhà quản lý và sự không chắc chắn về lưu lượng
tiền mặt trong tương lai.
Khi ban quản trị tin tưởng cổ phiếu được định giá cao hơn là định giá thấp, họ có thể
phát hành chứng khoán (tạm gọi là nguồn tài chính bên ngoài). Khi doanh nghiệp đi
theo thị trường vốn bên ngoài, những thị trường này chấp nhận cổ phiếu được định giá
20
cao hơn là định giá thấp. Do đó hoạt động này sẽ chuyển tải thông tin không thuận lợi
cho các nhà đầu tư. Kết quả là ban quản trị sẽ nỗ lực để tránh đi theo các thị trường vốn
(nguồn tài chính bên ngoài). Nếu ban quản trị đi theo những thị trường vốn này, có khả
năng họ phát sinh nợ nhiều hơn nếu như họ tin là cổ phiếu của họ được định giá thấp
và sẽ sinh ra vốn cổ phần nếu như họ cho rằng cổ phiếu của họ được định giá cao.
Vì vậy, sự phát hành vốn cổ phần từ việc bán cổ phiếu sẽ chuyển tải nhiều thông tin
không thuận lợi hơn là sự phát hành tiền cho vay. Điều này khiến các nhà quản trị quan
tâm đến tiền cho vay hơn là vốn cổ phần từ việc bán cổ phiếu.
Những quyết định về cấu trúc vốn không dựa trên tỷ lệ Nợ/Tài sản tối ưu mà được
quyết định từ việc phân hạng thị trường. Trước hết, các nhà quản trị sẽ dự định sử dụng
nguồn tài chính nội bộ, sau đó có thể phát hành trái phiếu hoặc đi vay, và cuối cùng là
phát hành vốn cổ phần.
Mục tiêu của thuyết này không tập trung vào cấu trúc vốn tối ưu nhưng tập trung vào
sự quyết định tài chính hiện hành sắp tới, tức là doanh nghiệp sẽ ưu tiên thực hiện các
phương án tài trợ dự án của mình theo các thứ tự ưu tiên.
Như vậy, Myers và Majluf cho rằng sẽ không có một cấu trúc vốn tối ưu với các doanh
nghiệp.
1.2.2.6. Thuyết điều chỉnh thị trường
Thuyết điều chỉnh thị trường cho rằng cấu trúc vốn được dựa trên điều chỉnh thị trường
là lời giải thích tự nhiên nhất. Thuyết này đơn giản cho rằng cấu trúc vốn phát triển
như một kết quả liên tiếp của những nỗ lực trước đó nhằm điều chỉnh thị trường cổ
phiếu.
Có 2 mô hình điều chỉnh thị trường cổ phiếu dẫn đến mô hình cấu trúc vốn.
21
Thứ nhất là mô hình của Myers và Majluf (1984) nghiên cứu các nhà quản lý và các
nhà đầu tư đầy lý trí và các chi phí lựa chọn bất lợi khác nhau giữa các doanh nghiệp
và khoảng thời gian khác nhau.
Thứ hai là Lucas và McDonald (1990) và Korajczyk, Lucas, và McDonald (1992)
nghiên cứu lựa chọn bất lợi khác nhau theo khoảng thời gian khác nhau. Korajczyk
nhận thấy rằng các doanh nghiệp có xu hướng thông báo việc phát hành cổ phiếu theo
sau việc đăng tin, như thế sẽ làm giảm đi tính bất đối xứng của thông tin. Hơn nữa,
Bayless và Chaplinsky nhận thấy việc phát hành cổ phiếu tập trung vào giai đoạn ảnh
hưởng của thông báo nhỏ hơn. Nếu các chi phí phát sinh từ cấu trúc vốn tối ưu nhỏ so
với dao động cuối cùng trong chi phí phát hành, những dao động trước đây trong tỷ lệ
giá cả thị trường so với giá cả trên sổ sách sau đó sẽ có tác động lâu dài.
Mô hình thứ hai của thuyết điều chỉnh thị trường có liên quan đến các nhà đầu tư
không đủ lý trí (hay các nhà quản lý) và định giá sai trong các khoảng thời gian khác
nhau (hay sự am hiểu sai về định giá). Các nhà quản lý phát hành cổ phiếu khi họ tin
rằng giá trị của nó thấp và mua lại cổ phiếu khi tin rằng giá trị của nó cao. Ngược lại
giá cả thị trường so với giá cả trên sổ sách được cho là có quan hệ với tiền lãi cổ phiếu
tương lai, và các giá trị tuyệt đối của giá cả thị trường so với giá cả trên sổ sách cũng
được liên kết với những mong đợi quá xa của các nhà đầu tư. Nếu các nhà quản lý vẫn
duy trì những mong đợi quá xa như vậy, việc phát hành cổ phiếu thực tế sẽ có liên
quan tích cực với giá cả thị trường so với giá cả trên sổ sách. Mặt khác, nếu không có
áp lực cấu trúc vốn tối ưu, các nhà quản lý sẽ không cần thay đổi quyết định khi mà các
doanh nghiệp có vẻ như được đánh giá đúng và giá trị cổ phiếu là bình thường, bỏ qua
các dao động tạm thời trong giá cả thị trường so với giá cả trên sổ sách nhằm có những
ảnh hưởng vĩnh viễn với nợ. Mô hình điều chỉnh thị trường thứ 2 không yêu cầu thị
trường phải thực sự hiệu quả. Nó không đòi hỏi các nhà quản lý phải dự báo thành
22
công lãi của cổ phiếu. Đơn giản các giả thuyết cho rằng các nhà quản lý tin rằng họ có
thể điều chỉnh được thị trường.
Theo thuyết này, các doanh nghiệp nợ thấp có xu hướng tăng nguồn vốn khi giá trị tiền
của họ cao, và ngược lại những doanh nghiệp nợ cao có xu hướng tăng nguồn vốn khi
giá trị tiền của họ thấp. Phần lớn cấu trúc vốn là kết quả liên tiếp của những nỗ lực điều
chỉnh thị trường cổ phiếu. Trong thuyết này, không có cấu trúc vốn tối ưu, vì thế mà
các quyết định tài chính điều chỉnh thị trường chỉ nhiều lên thành kết quả cấu trúc vốn
theo thời gian.
1.2.2.7. Thuyết hệ thống quản lý
Trong thuyết cấu trúc vốn được dựa trên hệ thống quản lý của Zwiebel (1996), giá trị
tiền cao và cơ hội đầu tư thuận lợi tạo điều kiện dễ dàng cho nguồn vốn cổ phần, nhưng
cũng vào lúc đó cho phép các nhà quản lý trở nên cố thủ. Họ có thể từ chối tăng nợ để
tạo tính cân bằng cho các giai đoạn sau. Điều này có nghĩa là khi giá trị tiền cao và có
nhiều cơ hội đầu tư, sức ép tạo ra lợi nhuận so với lợi tức vốn chủ sở hữu là không cao
do đó nhà quản trị có xu hướng không đi tìm các nguồn vốn vay mới mà sử dụng các
nguồn vốn vay cũ hoặc phát hành cổ phần để tài trợ cho dự án của mình.
Cách tiếp cận của các nhà lý thuyết từ trước tới nay luôn bắt đầu bằng các giả định thị
trường hoàn hảo, không có thuế và các chi phí rủi ro phá sản, sự gia tăng rủi ro lên vốn
chủ sở hữu có thể được bù đắp bằng việc gia tăng tỷ suất sinh lời kỳ vọng, dó đó giá trị
doanh nghiệp sẽ không chịu tác động của đòn bẩy tài chính. Tiếp theo đó, họ sẽ lược
bỏ bớt các giả định: thuế và chi phí phá sản để chứng minh rằng quyết định cấu trúc
vốn có liên quan tới sự cân bằng giữa việc tận dụng lá chắn thuế của nợ vay với việc
gia tăng rủi ro phá sản. Doanh nghiệp đi vay nợ thường tận dụng lợi ích của lá chắn
thuế. Tuy nhiên, vay nợ đến lúc nào đó sẽ là gia tăng nguy cơ phá sản doanh nghiệp
23
Đến nay, các nhà nghiên cứu cấu trúc vốn đã rút ra 2 lợi ích: nó giúp chúng ta có được
cách hiểu thấu đáo hơn về quyết định tài chính, và nó đã chứng tỏ sự hữu ích trong việc
hiểu và diễn giải sự gia tăng trong việc tái cấu trúc vốn.
“(1) NPV (Net present value): giá trị hiện tại ròng
NPV = Giá trị hiện tại của dòng tiền vào – Giá trị hiện tại của dòng tiền ra “
(Saga.vn)
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến các quyết định về cấu trúc vốn:
1.3.1. Rủi ro kinh doanh
Rủi ro kinh doanh là tình trạng bất ổn gắn với việc ước tính lợi tức tương lai của tài
sản, hay lợi tức tương lai của vốn chủ sở hữu khi doanh nghiệp không sử dụng nợ, và
là nhân tố quan trong xác định cơ cấu vốn của doanh nghiệp.
Rủi ro kinh doanh biến động từ ngành này sang ngành khác và giữa các doannh nghiệp
trong cùng một ngành. Nó cũng có thể thay đổi theo thời gian.
Rủi ro kinh doanh phụ thuộc vào các nhân tố sau:
1. Biến động cầu
2. Biến động giá sản phẩm
3. Biến động giá đầu vào
4. Khả năng điều chỉnh giá bán sản phẩm vì những thay đổi trong giá đầu vào
5. Đỏn bẩy hoạt động hay mức độ chi phí cố định được sử dụng
Đòn bẩy hoạt động chỉ mức độ mà một doanh nghiệp sử dụng chi phí cố ddingj trong
quá trình sản xuất.
Đòn bẩy hoạt động cao hàm ý rằng một sự thay đổi tương đối nhỏ trong doanh
số sẽ dẫn đến thay đổi lớn trong thu nhập hoạt động
24
Mức độ đòn bẩy hoạt động của một doanh nghiệp càng cao thì điểm hòa vốn có
xu hương càng cao. Điểm hòa vốn là mức doanh số mà ở đó tổng chi phí bằng
tổng doanh thu, bởi vậy lợi nhuận bằng không. Điểm hòa vốn được xác định
bằng cách lấy chi phí cố định chia cho chênh lệch giữa giá bán và chi phí biến
đổi trên một đơn vị sản phẩm.
Mức độ đòn bẩy hoạt động càng cao thì rủi ro kinh doanh càng cao (các nhân tố
khác không đổi)
Công nghệ sản xuất hạn chế việc kiểm soát về mức độ chi phí cố định và đòn
bẩy hoạt động. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có sự kiểm soát nào đó với kiểu
quá trình sản xuất lựa chọn và bởi vậy, các quyết định lập ngân sách vốn của
doanh nghiệp sẽ có ảnh hưởng tới đòn bẩy hoạt động và rủi ro kinh doanh.
1.3.2. Khoản khấu trừ thuế (lá chắn thuế)
Khấu trừ thuế ở đây có thể được hiểu là việc giảm bớt gánh nặng về thuế của doanh
nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp có vay nợ. Trên thực tế, các doanh nghiệp sẽ
tích cực đi vay nợ hơn khi lãi suất cho vay trên thị trường thấp và thuế thu nhập doanh
nghiệp cao. Việc đi vay nhiều sẽ tạo ra gánh nặng lãi vay lớn nhưng cũng vì thế mà
doanh nghiệp được khấu trừ khoản thuế thu nhập doanh nghiệp vì lãi vay bị loại ra
khỏi thu nhập của doanh nghiệp trước khi tính thuế. Do đó, doanh nghiệp tạo ra được
lá chắn thuế. Nếu thuế thu nhập doanh nghiệp càng cao thì lợi ích doanh nghiệp thu
được từ sử dụng lá chắn thuế càng lớn. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp đi vay quá nhiều
để tránh phải trả nhiều thuế thu nhập doanh nghiệp thì sẽ làm biến động mạnh cấu trúc
vốn doanh nghiệp. Lúc này, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với một loạt các vấn đề từ
rủi ro vỡ nợ, rủi ro kinh doanh và khả năng thanh toán. Việc sử dụng nợ để làm lá chắn
thuế luôn là con dao 2 lưỡi trong hoạt động của doanh nghiệp.
25
1.3.3. Sự linh hoạt về tài chính
Sự linh hoạt về mặt tài chính là khả năng huy động vốn với những điều khoản hợp lý.
Điều này có nghĩa là trong điều kiện thị trường cho vay với những điều khoản dễ dàng
hơn với doanh nghiệp như lãi suất thấp, các qui định tín dụng nới lỏng, hỗ trợ về tín
dụng thì doanh nghiệp sẽ có xu hương đi vay nhiều hơn và do đó làm gia tăng tỷ trọng
nợ trong cấu trúc vốn doanh nghiệp. Sự linh hoạt về tài chính có thể thấy rõ nhất trong
các giai đoạn thị trường phát triển nở rộ và giai đoạn thị trường đang trong quá trình
hồi phục sau khủng hoảng. Việc nới lỏng các điều kiện cho vay trong các giai đoạn này
sẽ tạo ra sự tăng trưởng nhanh trong ngắn hạn do nguồn vốn được quay vòng với tốc
độ cao nhưng luôn tiềm ẩn rủi ro vỡ nợ của các doanh nghiệp một khi thị trường có
biến động xấu ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh.
1.3.4. Các ưu tiên trong chính sách quản trị
Lý thuyết trật tự phân hạng cho rằng có thể không có một cấu trúc vốn mục tiêu riêng
và hàm ý rằng các doanh nghiệp thích tài trợ bằng nguồn vốn nội bộ hơn. Các giám đốc
điều chỉnh tỉ lệ chi trả cổ tức để tránh việc bán cổ phần thường ra bên ngoài trong khi
tránh các thay đổi lớn trong số lượng cổ phần. Nếu cần phải có sự tài trợ từ bên ngoài,
các chứng khoán an toàn nhất cần được phát hành trước, cụ thể: nợ thường là chứng
khoán đầu tiên được phát hành và vốn cổ phần bán ra bên ngoài là giải pháp cuối cùng.
Ưu tiên cho tài trợ nội bộ dựa trên ước muốn tránh các biện pháp kỷ luật và giám sát sẽ
xảy ra khi bán chứng khoán mới ra công chúng.
1.3.5. Các nhân tố khác:
a. Các tiêu chuẩn ngành:
26
Cấu trúc vốn giữa các ngành công nghiệp khác nhau rất nhiều. Các nhà phân tích tài
chính, các Ngân Hàng đầu tư, các cơ quan xếp hạng trái phiếu, các nhà đầu tư cổ phần
thường và các Ngân Hàng thương mại thường so sánh rủi ro tài chính của doanh
nghiệp, đo lường bởi các tỷ số khả năng thanh toán lãi vay, khả năng thanh toán chi phí
tài chính cố định và tỷ lệ đòn bẩy với các tiêu chuẩn hay định mức của ngành hoạt
động.
Tóm lại các nghiên cứu về tác động của ngành hoạt động đối với cấu trúc vốn thường
đi tới kết luận là có một cấu trúc vốn tối ưu cho các doanh nghiệp cá thể.
b. Các vấn đề về đạo đức:
Tác động của việc mua lại, sáp nhập hay thâu tóm bằng vốn vay đối với cổ đông có đặt
ra các vấn đề đạo đức quan trọng. Các quyền lợi có tính cạnh tranh của cổ đông sẽ
được giải quyết như thế nào trong các mua lại bằng vốn vay và trong các giao dịch tài
chính quan trọng khác? Tuy nhiên, các câu hỏi này ít khi có được câu trả lời đơn giản.
Một vài vấn đề cần xem xét khi thảo luận về tính đạo đức của các mua lại bằng vốn
vay :
Có phải việc duy trì số lượng nhân viên và các cơ sở hoạt động không hiệu quả
làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác vì
lợi ích lâu dài của nhân viên hay không?
Trong các giao dịch mua lại bằng vốn vay, các trái chủ có thực sự bị thiệt hại
khi tính đến các điều khoản bảo vệ trong hợp đồng ký kết lúc họ mua trái phiếu
với mối liên hệ giữa lợi tức trái phiếu và thỏa hiệp bảo vệ không?
c. Các đòi hỏi của người cho vay và các cơ quan xếp hạng tín dụng:
27
Các đòi hỏi này thường định ra các giới hạn cho việc chọn lựa cấu trúc vốn của doanh
nghiệp như là một điều kiện để cung cấp tín dụng hay duy trì xếp hạng của trái phiếu
hoặc cổ phần ưu đãi.
d. Các hàm ý về quản trị của lý thuyết cấu trúc vốn:
Quyết định cấu trúc vốn là một trong những quyết định trọng tâm quan trọng mà các
giám đốc tài chính phải quan tâm.
Trước hết, hầu như chắc chắn rằng các thay đổi trong cấu trúc vốn sẽ đưa đến các thay
đổi trong giá trị thị trường của doanh nghiệp.
Thứ hai, lợi ích của tấm chắn thuế từ nợ đưa đến giá trị doanh nghiệp gia tăng, ít nhất
là đến điểm mà chi phí đại lý và chi phí phá sản gia tăng làm bù trừ lợi thế về thuế của
nợ.
Thứ ba, cấu trúc vốn tối ưu chịu ảnh hưởng nặng nề bởi rủi ro kinh doanh của doanh
nghiệp. Thứ tư, khi các giám đốc thực hiện các thay đổi thể hiện trong cấu trúc vốn của
doanh nghiệp, các hành động này sẽ chuyển các thông tin quan trọng đến các nhà đầu
tư.
e. Tác động của tín hiệu:
Khi doanh nghiệp phát hành chứng khoán mới, sự kiện này có thể được coi là đang
cung cấp một tín hiệu cho thị trường tài chính về viễn cảnh tương lai của doanh nghiệp
hay các hoạt động tương lai do các Giám đốc của doanh nghiệp hoạch định. Những tín
hiệu do các thay đổi cấu trúc vốn cung cấp là đáng tin cậy vì nếu các dòng tiền tương
lai không xảy ra, doanh nghiệp phải chịu số tiền phạt tức chi phí phá sản có thể có. Nói
chung, các nghiên cứu về thay đổi cấu trúc vốn đều cho rằng các cung ứng chứng
khoán mới đưa tới các đáp ứng giá chứng khoán giảm.
28
Việc mua lại cổ phần thường là sẽ đưa tới các lợi nhuận được công bố dương lớn từ cổ
phần thường của doanh nghiệp. Các hành động làm tăng đòn bẩy tài chính thường gắn
với thu nhập cổ phần dương và các hành động làm giảm đòn bẩy tài chính gắn với thu
nhập cổ phần âm. Vì vậy khi một doanh nghiệp thực hiện quyết định thay đổi về cấu
trúc vốn, doanh nghiệp phải chú ý đến tín hiệu có thể có về các viễn cảnh thu nhập
tương lai và hiện tại của doanh nghiệp cũng như các dự định của các giám đốc mà giao
dịch đề xuất sẽ chuyển đến thị trường.
1.4. Cấu trúc vốn tối ưu.
1.4.1. Cấu trúc vốn tối ưu và cấu trúc vốn hợp lý:
Cấu trúc vốn tối ưu:
Một trong những vấn đề làm đau đầu các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp là xây
dựng cấu trúc vốn của doanh nghiệp như thế nào, vốn chủ sở hữu bao nhiêu, vay ngân
hàng bao nhiêu để có thể tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, hay còn gọi là xây dựng cấu
trúc vốn tối ưu. Đây là một vấn đề khá thú vị cả trong nghiên cứu lý luận lẫn áp dụng
trong thực tiễn.
Một cấu trúc vốn tối ưu được định nghĩa là một cấu trúc vốn trong đó chi phí sử
dụng vốn bình quân nhỏ nhất và giá trị doanh nghiệp đạt lớn nhất hay giá trị cổ phiếu
là lớn nhất.
Vấn đề của cấu trúc vốn tối ưu là khi doanh nghiệp vay nợ, doanh nghiệp tận dụng
được lợi thế của lá chắn thuế từ nợ vay, bản chất của vấn đề này là lãi suất mà doanh
nghiệp trả cho nợ được miễn thuế (thuế được đánh sau lãi vay). Một cách đơn giản ta
có thể hình dung là giá trị của doanh nghiệp khi vay nợ sẽ bằng giá trị của doanh
29
nghiệp không vay nợ cộng với hiện giá của lá chắn thuế từ nợ. Trong trường hợp đặc
biệt là khi doanh nghiệp vay nợ vĩnh viễn thì hiện giá của tấm chắn thuế sẽ bằng thuế
suất thuế thu nhập doanh nghiệp nhân với nợ vay.
Mặt trái của vay nợ là vay càng nhiều nợ thì sẽ xuất hiện chi phí khánh kiệt tài chính và
“một lúc nào đó” hiện giá của chi phí khánh kiệt tài chính sẽ làm triệt tiêu hiện giá của
của lá chắn thuế từ nợ vay (PV của tấm chắn thuế).
Một điều kiện nữa của cấu trúc vốn tối ưu là còn phải xem xét đến tình hình kinh
doanh của doanh nghiệp, tức là thu nhập trước thuế và lãi vay phải vượt qua điểm
bàng quang để doanh nghiệp có thể tận dụng được đòn cân nợ. Nay bài viết này chỉ bàn
về vấn đề cấu trúc vốn tối ưu tại điểm nợ vay “một lúc nào đó” mà chi phí sử dụng vốn
nhỏ nhất, tức là giả định trước là EBIT đã thoả mãn cho doanh nghiệp tận dụng được
đòn cân nợ. Điều này có cơ sở là vì khi thành lập doanh nghiệp với một qui mô nhất
định ta đã phải dự tính doanh thu, chi phí và nhu cầu vốn trước, vấn đề tiếp theo là ta
xác định vốn vay bao nhiêu và vốn cổ phần bao nhiêu để tối ưu hoá giá trị doanh
nghiệp.
Nói tóm lại, mục tiêu của việc xác định cấu trúc vốn tối ưu là:
1. Tối đa hóa giá cổ phiếu của doanh nghiệp (hay giá trị doanh nghiệp)
2. Tối thiểu hóa chi phí vốn của doanh nghiệp.
Thông thường, các nhà kinh tế thường hay quan tâm đến cấu trúc vốn tối ưu và xác
định cấu trúc vốn tối ưu.
30
Theo như định nghĩa ở trên, cấu trúc vốn tối ưu là cấu trúc vốn mà ở đó doanh nghiệp
đạt được chi phí vốn thấp nhất và có được giá trị doanh nghiệp hay giá trị cố phiếu là
cao nhất. Như vậy, theo định nghĩa này, việc xác định cấu trúc vốn tối ưu của doanh
nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu không muốn nói là không tưởng bởi việc xác
định cấu trúc vôn tối ưu là việc đánh đối giữa rủi ro và lợi tức đạt được của doanh
nghiệp. Nếu doanh nghiệp muốn đạt được giá trị tối ưu, thì lúc đó những rủi ro mà
doanh nghiệp gặp phải cũng là tối đa. Một doanh nghiệp gặp nhiều rủi ro như vậy chắc
chắn sẽ không phải là lựa chọn ưu tiên của các nhà đầu tư cho dù giá trị doanh nghiệp
đó có cao thế nào đi nữa. Hệ quả là, đa số các nhà đầu tư sẽ có xu hướng đánh giá thấp
doanh nghiệp đang gặp nhiều rủi ro. Việc xác định cấu trúc vốn tối ưu của doanh
nghiệp với mục tiêu tối đa hóa giá trị cổ phiếu đến lúc này sẽ không còn giá trị.
Ở khía cạnh khác, việc xác định cấu trúc vốn tối ưu là để tối thiểu hóa chi phí. Nhưng
tối thiểu hóa chi phí cũng để nhắm đến mục đích khác, đó là gia tăng tối đa lợi nhuận
đạt được. Tuy nhiên, một khi doanh nghiệp đi vay quá nhiều và chịu sức ép của khoản
nợ vay khổng lồ, thì sức ép của việc tạo ra lợi tức kì vọng đủ bù đắp và tối đa lợi nhuận
cũng là thách thức không nhỏ với doanh nghiệp. Ban quản trị doanh nghiệp lúc này do
chịu sức ép lớn về việc tạo ra nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp sẽ dễ dàng dẫn đến
những sai lầm trong quản trị, đồng thời đẩy công ty vào trong tình trạng rủi ro cao, việc
đạt được lợi nhuận vì thế cũng sẽ trở nên khó khăn và mong manh hơn. Như vậy, ý
nghĩa ban đầu của xác định cấu trúc vốn tối ưu là “tối thiểu hóa chi phí vốn” để tối đa
lợi nhuận cũng sẽ khó có thể thực hiện được. Một cấu trúc vốn tối ưu lúc đầu đưa ra là
để tổi thiểu hóa chi phí và tối đa hóa giá trị doanh nghiệp hay giá trị cổ phiếu về sau sẽ
lại gây ra tác dụng ngược chiều như phân tích ở trên liệu có còn là một “cấu trúc vốn
tối ưu nữa không”.
31
Có thể thấy thuật ngữ “cấu trúc vốn tối ưu” ở trên còn nhiều vấn đề phải thảo luận và
cần nhiều thời gian để giải quyết triệt để. Doanh nghiệp lại không có thừa thời gian như
thế, việc phải duy trì hoạt động cũng như tạo ra lợi nhuận sẽ không cho các nhà quản
trị doanh nghiệp cơ hội để quan tâm tới “cấu trúc vốn tối ưu”. Tuy nhiên, cấu trúc vốn
luôn là một phần vô cùng quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp. Do đó,
chúng ta cần đưa ra một thuật ngữ khác ngoài thuật ngữ “cấu trúc vốn tối ưu”, đó là
” Cấu trúc vốn hợp lý”.
Cấu trúc vốn hợp lý
“Cấu trúc vốn hợp lý” là gì? Và nó có những gì khác biệt so với “cấu trúc vốn tối
ưu”?
Chúng ta có thể định nghĩa “cấu trúc vốn hợp lý” như sau: cấu trúc vốn hợp lý của một
doanh nghiệp là cấu trúc vốn mà ở đó doanh nghiệp đạt được chi phí vốn thấp hơn chi
phí vốn hiện tại và có giá trị doanh nghiệp cao hơn giá trị doanh nghiệp hiện tại hoặc
doanh nghiệp đạt được những mục tiêu trong chính sách phát triển của mình. Định
nghĩa “cấu trúc vốn hợp lý” có thể khái quát bao gồm 2 ý cơ bản riêng rẽ như sau:
1. Tạo ra chi phí vốn thấp hơn chi phí vốn hiện tại và tạo ra giá trị doanh nghiệp
hay giá trị cố phiếu cao hơn giá trị doanh nghiệp hay giá trị cổ phiếu hiện tại:
Việc xác định cấu trúc vốn như vậy sẽ giúp ban quản trị chịu ít sức ép về quản trị
doanh nghiệp hơn so với xác định cấu trúc vốn tối ưu mà vẫn đảm bảo doanh nghiệp
đạt được mục tiêu chi phí vốn và giá trị cổ phiếu tốt. Tuy nhiên, có một điểm đáng lưu
ý ở đây, đó chính là việc xác định cấu trúc vốn hợp lý của doanh nghiệp phải nằm
trong “khả năng thực hiện” của doanh nghiệp đó. Ví dụ, nếu năm thứ 1 doanh nghiệp
vay 100, năm thứ 2 vay 130, năm thứ 3 vay 180 và năm thứ 4 vay 200. Như vậy trong
4 năm, ta có thể thấy biến động nợ vay của doanh nghiệp cao nhất là tăng thêm 50 và
32
năm thứ 5 và thấp nhất là 20 vào năm thứ 4. Do đó đến năm thứ năm, giá trị tăng thêm
của khoản nợ vay nên biến động từ 20-50 là hợp lý.
2. Cấu trúc vốn hợp lý để giúp thực hiện một mục tiêu trong chính sách phát triển
của doanh nghiệp:
Việc xác định cấu trúc vốn không phải lúc nào cũng cần đạt được mục tiêu là chi phí
vốn và giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp. Đôi khi, doanh nghiệp cần phải hy sinh hai
giá trị này cho các mục tiêu khác của doanh nghiệp. Ví du như với một doanh nghiệp
đang vay nợ quá nhiều, việc gia tăng nợ lúc này không giúp doanh nghiệp có chi phí
vốn tốt hơn hay giá trị cổ phiếu cao hơn mà trái lại nó làm gia tăng trong tâm lý nhà
đầu tư về khả năng phá sản ngày càng cao của doanh nghiệp. Và do đó, lúc này doanh
nghiệp cần xác định lại cấu trúc vốn với việc giảm tỷ lệ vay nợ trong cơ cấu nguồn vốn
của mình. Việc làm này có thể không tạo ra nhiều lợi nhuận như mong đợi nhưng nó sẽ
chấn an tâm lý các nhà đầu tư và giúp giá cổ phiếu ở trạng thái cân bằng nhất định.
1.4.2. Chiến lược cho việc quản lý cấu trúc vốn hiệu quả:
1.4.2.1 Xác định mục tiêu của việc xây dựng cấu trúc vốn:
Bao giờ cũng vậy, trước khi thực hiện một việc gì, chúng ta cần xác định mục tiêu của
riêng mình. Doanh nghiệp cũng vậy, trước khi xác định cấu trúc vốn cụ thể, nhà quản
trị cùng nên xác định mục tiêu doanh nghiệp mình hướng tới.
Việc xác định mục tiêu là nhiệm vụ cơ bản đầu tiên trong chiến lược xác định cấu trúc
vốn, nó có khả năng chi phối toàn bộ quá trình xác địng cấu trúc vốn hợp lý của doanh
nghiệp.
33
1.4.2.2 Xác định giá trị thị trường của tài sản:
Cấu trúc vốn của doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là sự biến động bên trong phần
nguồn vốn của doanh nghiệp mà nó còn có sự tác động của tài sản. Phần tài sản thể
hiện những gì doanh nghiệp đang thực có giống như những gì chúng ta đang nắm trong
tay. Ví dụ trong tay chúng ta đang có một chiếc đồng hồ điện tử trị giá 50.000đ nhưng
chúng ta lại muốn đổi nó để lấy một khoản tiền mặt 100.000đ, điều này là không thể.
Mối quan hệ giữa tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp cũng vậy. Việc xác định giá trị
thị trường tài sản của doanh nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó cho ta biết hiện
tại tài sản có thể bù đắp bao nhiêu phần nợ của doanh nghiệp. Nếu thị giá tài sản thấp
hơn giá trị nguồn vốn, điều đó có nghĩa doanh nghiệp đang ở trong tình trạng bờ vực
của phá sản một khi các chủ nợ đồng loạt thực hiện đòi nợ với doanh nghiệp. Điều này
còn quan trọng hơn trong tình hình của ngân hàng bởi bất kì thông tin xấu nào cũng có
khả năng làm những người gửi tiền đồng loạt kéo đến rút tiền khỏi ngân hàng. Tuy
nhiên, ở khía cạnh khác, nếu thị giá tài sản lớn hơn so với nguồn vốn, điều đó cho phép
doanh nghiệp có thể vay nhiều hơn thực tại sao cho giá trị nguồn vốn và thị giá tài sản
trở nên ngang bằng nhau.
1.4.2.3. Xác định khả năng vay nợ của doanh nghiệp:
Khả năng vay nợ của doanh nghiệp ở đây không hẳn đồng nhất với việc thị giá tài sản
của doanh nghiệp lớn hơn nguồn vốn bao nhiêu và doanh nghiệp có thể vay nợ trong
khoảng chênh lệch đó mà có nghĩa là những hành vi vay nợ trong quá khứ của doanh
nghiệp cho thấy doanh nghiệp có thể vay nợ trong giới hạn bao nhiêu. Ngoài ra, khả
năng vay nợ ở đây còn tính đến:
Điều khoản của hợp đồng vay nợ là dễ dãi hay khắt khe
Quan hệ của doanh nghiệp hiện là rộng rãi hay hạn chế. Nếu doanh nghiệp có
nhiều đối tác, hiển nhiên khă năng vay nợ cũng cao lên.
34
Các chính sách của nhà nước trong điều kiện hiện tại đối với việc vay nợ của
doanh nghiệp là ưu đãi hay không.
1.4.2.4. Quản lý rủi ro doanh nghiệp:
Doanh nghiệp cần xác định những rủi ro sẽ gặp phải trong quá trình hoạt động kinh
doanh, đồng thời cũng cần quản lý và thấu hiểu được những rủi ro hiện tại đang gặp
phải để từ đó có ra quyết sách là nên vay nợ thêm hay không.
1.4.2.5. Định giá doanh nghiệp:
Việc định giá doanh nghiệp cho thấy giá trị của doanh nghiệp hiện tại được thị trường
định giá cao hay thấp so với giá trị thực.
Nếu giá trị doanh nghiệp đang được đinh giá cao, doanh nghiệp có thể ưu tiên phát
hành cổ phiểu mới bởi như thế doanh nghiệp sẽ thu được thặng dư vốn để đầu tư và
phát triển.
Ngược lại, nếu giá trị doanh nghiệp được định giá thấp hoặc ngang bằng thì doanh
nghiệp cần xem xét các phương án vay nợ thêm vì như thế sẽ giúp doanh nghiệp đạt
được chi phí vốn thấp và đạt được nhiều lợi nhuận hơn.
Ở khía cạnh khác, việc định giá doanh nghiệp còn giúp ban quản trị có thể so sánh giá
trị cổ phiếu của doanh nghiệp mình so với các doanh nghiệp khác cùng nghành, qua đó
cho biết giá trị của doanh nghiệp mình khi phát hành cổ phiếu sẽ có mức độ thu hút ra
sao với nhà đầu tư.
35
1.4.2.6. Bối cảnh nền kinh tế:
Bối cảnh nền kinh tế có tác động rất lớn đối với bất kì ngân hàng hay doanh nghiệp nào
trong quá trình hoạt động kinh doanh. Trong điều kiện nền kinh tế phát triển thuận lợi,
ngân hàng sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn do có khả năng cho vay với lãi suất cao và
khả năng thu hồi vốn cao hơn. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế gặp khủng hoảng,
việc cho vay và huy động vốn của ngân hàng sẽ đều gặp phải khó khăn và ảnh hưởng
đến các quyết định về cấu trúc vốn với ngân hàng. Do đó, trong quá trình xác định cấu
trúc vốn hợp lý cho ngân hàng mình, ngân hàng cần xem xét đến các yếu tố cũng như
bối cảnh của nền kinh tế để có thể đưa ra được cấu trúc vốn phù hợp.
Bảng 1.1: Sơ đồ chiến lược xác định cấu trúc vốn hợp lý
36
Xác định mục tiêu của cấu
trúc vốn
Xác định giá trị thị trường
của tổng tài sản
Xác định khả năng vay nợ
Các điều kiện vay nợ Các chính sách của Chính Phủ
Định giá doanh nghiệp
Điều kiện của nền kinh tế
Bối cảnh nền kinh tế
Xác định cấu trúc vốn hợp lý
37
Chương 2. Thực trạng cấu trúc vốn của Ngân hàng đầu tư
và Phát triển Việt Nam
2.1. Tổng quan về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.
I. Thời kỳ Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (1957 – 1981)
Thành lập ngày 26/04/1957. Ra đời trong giai đoạn cả nước đang tích cực khôi
phục kinh tế để chuyển sang giai đoạn phát triển kinh tế kế hoạch, xây dựng những tiền
đề cho chủ nghĩa xã hôi, Ngân hàng Kiến Thiết có chức năng quản lý vốn cấp phát kiến
thiết, giúp thực hiện tiết kiệm, tích lũy vốn của nhà nước.
Ngân hàng đã góp phần cung cấp nguồn vốn cho các công trình lớn trong giai đoạn
này như: Hệ thống đại thủy nông bắc Hưng Hải, nhà máy xi măng Hải Phòng, các
tuyến đường sắt huyết mạch, nhà máy nhiệt điện Yên Phụ, Uông Bí, xây dựng các
trường Đại học Bách Khoa, Kinh tế- kế hoạch….
Hoạt động chính của ngân hàng là cung cấp vốn cấp phát để kiến thiết những cơ sở
công nghiệp, công trình xây dựng cơ bản phục vụ dân sinh, quốc kế ở miền bắc. Các
công trình đã được xây dựng nhờ nguồn vốn của ngân hàng như: Khu công nghiệp Việt
Trì, Khu gang thép Thái Nguyên, nhà máy thủy điện Thác Bà, Bản Thạch, Nhiệt điện
Phả Lại, Ninh Bình…
Ngoài ra ngân hàng đã góp phần cũng nhân dân khôi phục , cải tạo các cợ sở kinh
tế ở miền Nam, xây dựng các công trình dân sinh mới. Ngân hàng đã cung ứng vốn cho
các công trình công, nông nghiệp, giao thông, phúc lợi và đặc biệt là cung ứng vốn cho
các công trình trọng điểm, then chốt của nền kinh tế như: Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh,
38
Đài truyền hình Việt Nam, nhà máy xi măng Bỉm Sơn, Hoàng Thạch; nhà máy cơ khí
đóng tàu Hạ Long, nhà máy sợi Nha Trang, Hà Nội….
II. Thời kỳ Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam (1981 – 1990)
24/6/1981, ngân hàng được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam.
Việc ra đời Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam có ý nghĩa vô cùng quan trọng
trong việc cải tiến các phương pháp cung ứng, quản lý vốn trong hoàn cảnh khối lượng
vốn đầu tư tăng lên và nhu cầu xây dựng phát triển rộng rãi. Ngân hàng đã giúp đảm
bảo cung ứng vốn lưu động cho các tổ chức xây lắp, khuyến khích đẩy nhanh tiến độ
xây dựng, cải tiến kỹ thuật, năng lực sản xuất…
Thời kỳ này ngân hàng đã giúp hình thành và đưa và hoạt động hàng loạt các công
trình có ý nghĩa lớn của đất nước cả trong sản xuất lẫn lĩnh vực sự nghiệp và phúc lợi
như: Thủy điện Sông Đà, cầu Thăng Long, Chương Dương,…
III. Thời kỳ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (1990 – nay)
14/11/1990, ngân hàng đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Giai đoạn này, ngân hàng đã đạt được các thành tự sau:
* Tự lo vốn để phục vụ đầu tư phát triển
Chủ động, sáng tạo, đi đầu trong việc áp dụng các hình thức huy động nguồn vốn
bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ, huy động các nguồn vốn nước ngoài, tranh thủ tối đa
nguồn vốn nước ngoài thông qua nhiều hình thức vay vốn khác nhau bao gồm vay
thương mại, vay qua các hạn mức, vay theo hiệp định, vay hợp vốn dài hạn… Nhờ
chính sách đa dạng hóa, đa phương hóa nguồn vốn vay này nên nguồn vốn của ngân
hàng huy động đã ngày càng lớn, công tác quản lý vì thế cũng được cải thiện đáng kể.
* Phục vụ đầu tư phát triển theo đường lối Công nghiệp hóa- hiện đại hóa.
39
Với nguồn vốn huy động được, ngân hàng tập trung đầu tư cho các công trình lớn,
trọng điểm, các ngành có tính then chốt của nền kinh tế như: điện lực, bưu chính, viễn
thông, các khu công nghiệp. Nhờ đó, năng lực sản xuất của các ngành cũng như của
nền kinh tế đã tăng lên, góp phần vào quá trình tăng trưởng của đất nước.
* Hoàn thành các nhiệm vụ đặc biệt
Các nhiệm vụ đặc biệt ở đây chính là các nhiệm vụ do Chúng phủ và nhà nước giao
phó. Nhằm thực hiện chủ trương đẩy mạnh và phát triển hơn nữa quan hệ hợp tác giữa
Việt Nam – Lào, ngân hàng Đầu tư và Phát triển đã phối hợp với ngân hàng ngoại
thương Lào thành lập ngân hàng liên doanh Lào- Việt với mục tiêu góp phần phát triển
kinh tế, hệ thống tài chính và ngân hàng của Lào, hỗ trợ quan hệ thương mại giữa 2
nước.
Ngoài ra, ngân hàng Đầu tư và Phát triển còn hoàn thành các nhiệm vụ được Chính phủ
giao khác như khắc phục lũ lụt, cho vay mua tạm trữ lương thực, hỗ trợ ngành cà
phê…
* Kinh doanh đa năng, tổng hợp theo chức năng của Ngân hàng thương mại
Giai đoạn này, ngân hàng đã nghiên cứu, xây dựng và hình thành nhiều sản phẩm, dịch
vụ mới, phát triển mạng mẽ các dịch vụ thanh toán quốc tế, bảo lãnh, chuyển tiền kiều
hối… điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn theo hương tăng dần tỷ trọng thu từ dịch vụ và kinh
doanh tiền tệ liên ngân hàng.
* Hình thành và nâng cao một bước năng lực quản trị điều hành hệ thống
Do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế trong giai đoạn này, ngân hàng cũng
từng bước hình thành và nâng cao năng lực quản trị hệ thống bao gồm: nâng cấp công
tác quản trị điều hành, tuyển dụng và đào tạo cán bộ, phát triển công nghệ, triển khai,
tiếp nhận và chuyển giao các công nghệ, dịch vụ mới.
* Xây dựng ngành vững mạnh
40
Từ chỗ chỉ có 8 chi nhánh và 200 cán bộ khi mới thành lập, trải qua nhiều giai
đoạn phát triển thăng trầm, sát nhập, chia tách, NHĐT&PT VN đã tiến một bước dài
trong quá trình phát triển, tự hoàn thiện mình. Đến nay cơ cấu tổ chức và quản lý,
mạng lưới hoạt động ngân hàng đã phát triển mạnh mẽ phù hợp với mô hình Tổng
công ty nhà nước.
* Đổi mới công nghệ ngân hàng để nâng cao sức cạnh tranh:
Trong giai đoạn đổi mới, công nghệ của ngân hàng đã đi từ không có đến có, từ thủ
công đến hiện đại. Công nghệ được ứng dụng và phát huy hiệu quả trong các nghiệp vụ
thanh toán, huy động vốn, quản lý tín dụng, kinh doanh và quản trị điều hành
* Quy mô tăng trưởng và năng lực tài chính được nâng cao:
Đến 30/6/2007, NHĐT&PT VN đã đạt một quy mô hoạt động vào loại khá, với
tổng tài sản đạt hơn 202.000 tỷ đồng, quy mô hoạt động của ngân hàng tăng gấp 10 lần
so với năm 1995.
Ngân hàng vẫn tiếp tục phát huy vai trò phục vụ đầu tư phát triển bằng việc ký kết
các thoả thuận hợp tác toàn diện cùng phát triển bền vững với hơn 20 Tổng Công ty
lớn. Ngoài ra, ngân hàng đã và đang ngày càng nâng cao được uy tín về cung ứng các
sản phẩm dịch vụ ngân hàng đồng bộ cho lực lượng doanh nghiệp chủ đạo của nền
kinh tế đồng thời thể hiện và phát huy vai trò quan trọng trong lĩnh vực phục vụ các dự
án, chương trình lớn của đất nước.
* Lành mạnh hóa tài chính và năng lực tài chính tăng lên rõ rệt:
Ngân hàng đã chủ động thực hiện minh bạch và công khai các hoạt động kinh
doanh, là ngân hàng đi tiên phong trong việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế. Từ 1996,
ngân hàng đã liên tục thực hiện kiểm toán quốc tế độc lập và công bố kết quả báo cáo.
Năm 2006, ngân hàng Đầu tư và Phát triển cũng là ngân hàng đầu tiên thuê Tổ chức
41
định hạng hàng đầu thế giới Moody’s thực hiện định hạng tín nhiệm và đạt mức trần
quốc gia. Ngoài ra, với sự tư vấn của Earns & Young, ngân hàng đã triển khai thực
hiện xếp hạng tín dụng nội bộ theo điều 7 Quyết định 493 phù hợp với chuẩn mực quốc
tế và được ngân hàng nhà nước công nhận.
* Hoàn thành tái cấu trúc mô hình tổ chức- quản lý, hoạt động, điều hành theo
tiêu thức Ngân hàng hiện đại:
Một trong những thành công có tính quyết định đến hoạt động hệ thống Ngân chức
của hệ thống, hình thành và phân định rõ 4 khối chức năng: khối ngân hàng, khối công
ty trực thuộc, khối đơn vị sự nghiệp, khối liên doanh, làm tiền đề quan trọng cho việc
xây dựng đề án cổ phần hoá ngân hàng. Cùng với đó, công tác quản trị hệ thống cũng
đã liên tục được đổi mới, củng cố, tăng cường cho phù hợp với mô hình tổ chức và yêu
cầu phát triển mới. Ngân hàng đã xây dựng và hoàn thiện, ban hành về cơ bản đầy đủ
hệ thống văn bản nghiệp vụ, tạo dựng khung pháp lý đồng bộ cho hoạt động ngân hàng
theo luật pháp, phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế.
* Tiếp tục mở rộng và nâng tầm quan hệ đối ngoại lên tầm cao mới.
Song song với việc tiếp tục duy trì các mối quan hệ truyền thống với các định chế
tài chính, các tổ chức ngân hàng quốc tế, trong một vài năm trở lại đây, ngân hàng đã
bắt đầu mở rộng quan hệ hợp tác sang các thị trường mới. Liên tục trong 5 năm từ
2001- 2005, ngân hàng Đầu tư và phất triển Việt Nam đều được các ngân hàng lớn trên
thế giới trao tặng chứng nhận Chất lượng thanh toán qua SWIFT tốt nhất của Citibank,
HSBC, Bank of NewYork.
Ngoài ra, ngân hàng còn được Ngân hàng Thế Giới (WB) đánh giá cao trong quá
trình quản lý các dự án nông thôn do WB đảm nhiệm. Liên tục trong các năm 2004-
2005, ngân hàng đã nhận các giải thưởng: “Tài trợ phát triển giảm nghèo”, “phát triển
doanh nghiệp vừa và nhỏ”, “Phát triển kinh tế địa phương”
42
Ban kế hoạch- phát
triển
Ban tín dụng- dịch
vụ
Ban quản lý tín dụng
Ban tài chính kế toán
Phòng tín dụng chỉ
định
Ban thẩm định Ban tổ chức cán bộ
Phòng thanh toán
quốc tế
Phòng pháp chế Phòng quản lý xây
dựng
Phòng quan hệ quốc
tế
V¨n phßng
Trung tâm thanh
toán điện tử
Phòng thông tin
tuyên truyền
2.1.1.3. Bộ máy tổ chức ngân hàng:
Khái quát sơ đồ tổ chức tại hội sở chính:
Ban th ký Héi ®ång qu¶n trÞ Ban kiÓm so¸t
Ban tæng gi¸m ®èc
Ban nguån vèn vµ
kinh doanh tiÒn tÖ
Phßng qu¶n lý c¸c
®¬n vÞ cã vèn gãp
cña NHĐT&PT VN
Ban Thông Tin Quản
Lý và Hỗ Trợ Tài
sản- nguồn vốn
43
Cơ cấu tổ chức:
T¹i Héi së chÝnh gåm Héi ®ång qu¶n trÞ, Ban tæng gi¸m ®èc, Ban kiÓm so¸t vµ
c¸c ®¬n vÞ trùc thuéc.
Chøc n¨ng cña bé phËn cô thÓ nh sau:
Héi ®ång qu¶n trÞ: (HĐQT)
Có chức năng quản trị ngân hàng theo đúng quy định pháp luật nhằm quản lý,
sử dụng có hiệu quả nguồn vốn nhà nước, hoạch định chính sách, chiến lượng, kế
hoạch phát triển chung của ngân hàng.
Ban Tæng gi¸m ®èc
Ban Tæng gi¸m ®èc gåm: Tæng gi¸m ®èc vµ c¸c Phã tæng gi¸m ®èc thùc hiÖn
quyÒn ®iÒu hµnh mäi ho¹t ®éng cña Ng©n hµng §Çu t vµ Ph¸t triÓn ViÖt Nam. Tæng
gi¸m ®èc lµ ngêi ®øng ®Çu vµ chÞu tr¸ch nhiÖm tríc H§QT vÒ mäi ho¹t ®éng qu¶n
trÞ ®iÒu hµnh cña m×nh. Ngoài ra, gióp viÖc ban Tæng gi¸m ®èc cã KÕ to¸n trëng vµ
c¸c Khèi, Ban, Phßng chuyªn m«n, nghiÖp vô..
Ban kiÓm so¸t:
Ban kiÓm so¸t cã nhiÖm vô:
Sö dông hÖ thèng kiÓm tra vµ kiÓm to¸n néi bé cña ngân hàng ®Ó
thùc hiÖn kiÓm tra, gi¸m s¸t ho¹t ®éng nghiÖp vô, ®iÒu hµnh ho¹t ®éng tµi chÝnh.
Gi¸m s¸t viÖc chÊp hµnh chÕ ®é kÕ to¸n. ThÈm ®Þnh b¸o c¸o tµi
chÝnh hµng n¨m cña NH§T&PT.
44
KiÓm tra tõng vÊn ®Ò cô thÓ liªn quan ®Õn ho¹t ®éng tµi chÝnh
cña NH§T&PT khi xÐt thÊy cÇn thiÕt hoÆc theo quyÕt ®Þnh cña H§QT.
Bộ máy kiểm tra kiểm soát nội bộ:
Bé m¸y kiÓm tra néi bé chuyªn tr¸ch trực thuéc bé m¸y ®iÒu hµnh cña Tæng
gi¸m ®èc tõ Héi së chÝnh ®Õn c¸c chi nh¸nh, c«ng ty trùc thuéc gióp Tæng gi¸m ®èc
®iÒu hµnh mäi ho¹t ®éng th«ng suèt, an toµn vµ ®óng ph¸p luËt.
Ban nguån vèn vµ kinh doanh tiÒn tÖ:
Trùc tiÕp kinh doanh tiÒn tÖ; thùc hiÖn c¸c nghiÖp vô qu¶n lý, kinh doanh mua
b¸n tiền tÖ, ®Çu t vèn ngo¹i tÖ nhµn rçi, ®i vay trªn thÞ trêng liªn ng©n hµng phôc vô
ho¹t ®éng cña ng©n hµng; chØ ®¹o, qu¶n lý, kiÓm tra ho¹t ®éng kinh doanh tiÒn tÖ trong
hÖ thèng NHĐT&PT VN.
Trùc tiÕp chØ ®¹o, ®iÒu hµnh, kiÓm tra vµ thùc hiÖn c¸c c«ng viÖc, nhiÖm vô vÒ
ho¹t ®éng trong lÜnh vùc nguån vèn kinh doanh cña NH§T&PT VN.
Ban thÈm ®Þnh t vÊn:
Trùc tiÕp thùc hiÖn vµ qu¶n lý, chØ ®¹o, kiÓm tra viÖc thùc hiÖn c«ng t¸c thÈm
®Þnh, t vÊn c¸c dù ¸n tÝn dông ®Çu t;
Trùc tiÕp thÈm ®Þnh vµ t vÊn c¸c dù ¸n cho vay, b¶o l·nh ®Çu t dù ¸n cña
NH§T&PT ViÖt Nam ®èi víi kh¸ch hµng thuéc thÈm quyÒn quyÕt ®Þnh cña H§QT,
Tæng gi¸m ®èc theo chÕ ®é tÝn dông;
T vÊn trong lÜnh vùc cã liªn quan ®Õn c¸c c«ng t¸c ®Çu t x©y dùng c¬ b¶n
trong hÖ thèng Ng©n hµng §Çu t vµ Ph¸t triÓn ViÖt Nam.
Phßng qu¶n lý x©y dùng c¬ b¶n:
Qu¶n lý, chØ ®¹o, kiÓm tra vµ thùc hiÖn c¸c c«ng viÖc, nhiÖm vô vÒ ho¹t ®éng
trong lÜnh vùc ®Çu t x©y dùng cña toµn hÖ thèng.
45
Phßng thanh to¸n quèc tÕ
Thùc hiÖn vµ qu¶n lý, chØ ®¹o, kiÓm tra viÖc thùc hiÖn ho¹t ®éng thanh to¸n quèc
tÕ trong toµn hÖ thèng NH§T&PTVN.
Phßng tµi chÝnh qu¶n lý tµi s¶n:
Trùc tiÕp chØ ®¹o, ®iÒu hµnh, kiÓm tra vµ thùc hiÖn c¸c c«ng viÖc,
nhiÖm vô vÒ ho¹t ®éng trong lÜnh vùc tµi chÝnh, tµi s¶n phôc vô cho c¸c ho¹t ®éng cña
NH§T&PTVN.
LËp kÕ ho¹ch tµi chÝnh, tµi s¶n, x©y dùng c¬ b¶n néi ngµnh, x©y
dùng kÕ ho¹ch thùc hiÖn nghÜa vô ®èi víi ng©n s¸ch nhµ níc vµ ph¸t triÓn vèn, quü
cña ngµnh.
LËp kÕ ho¹ch giao quü thu nhËp trong néi bé NH§T&PTVN.
Theo dâi qu¶n lý tµi s¶n, vèn, quü cña toµn ngµnh.
Ban tµi chÝnh kÕ to¸n.
ChØ ®¹o, ®iÒu hµnh, kiÓm tra vµ thùc hiÖn c¸c c«ng viÖc, nhiÖm vô
vÒ mäi ho¹t ®éng trong lÜnh vùc kÕ to¸n phôc vô cho ho¹t ®éng cña NH§T&PT.
Thùc hiÖn h¹ch to¸n kÕ to¸n vµ lËp b¸o c¸o kÕ to¸n t¹i Héi së chÝnh
NH§T&PTVN.
Theo dâi, qu¶n lý, chØ ®¹o vµ kiÓm tra viÖc thùc hiÖn chÕ ®é kÕ to¸n
vµ h¹ch to¸n kÕ to¸n t¹i c¸c chi nh¸nh vµ trong to¸n hÖ thèng.
Tæng hîp b¸o c¸o quyÕt to¸n, kiÓm to¸n néi bé t¹i phßng kÕ to¸n vµ
toµn ngµnh.
Tæng hîp, lËp b¸o c¸o tµi chÝnh toµn hÖ thèng vµ tiÕn hµnh ph©n tÝch
b¸o c¸o tài chính cung cÊp th«ng tin qu¶n lý cho ban l·nh ®¹o vµ c¸c phßng ban t¹i Héi
së chÝnh.
46
Thùc hiÖn b¸o c¸o kÕ to¸n víi ng©n hµng nhµ níc vµ c¸c c¬ quan
qu¶n lý nhµ níc theo chÕ ®é hiÖn hµnh.
Ban tÝn dông - DÞch vô
ChØ ®¹o, ®iÒu hµnh, kiÓm tra vµ thùc hiÖn c¸c c«ng viÖc, nhiÖm vô vÒ ho¹t ®éng
trong lÜnh vùc tÝn dông, b¶o l·nh ®èi víi c¸c chi nh¸nh, c¸c kh¸ch hµng, c¸c dù ¸n ®îc
ph©n c«ng phô tr¸ch theo c¸c chñ tr¬ng, chÝnh s¸ch, chÕ ®é, quy chÕ cña nhµ níc,
cña thèng ®èc ng©n hµng nhµ níc vµ chØ ®¹o cña Tæng gi¸m ®èc Ng©n hµng §Çu t
vµ Ph¸t triÓn ViÖt Nam.
Ban qu¶n lý tÝn dông
TriÓn khai viÖc thùc hiÖn chØ ®¹o, ®iÒu hµnh cña Tæng gi¸m ®èc vÒ chÝnh s¸ch
vµ qu¶n lý rñi ro ho¹t ®éng tÝn dông cña Ng©n hµng §Çu t vµ Ph¸t triÓn ViÖt Nam;
trùc tiÕp thùc hiÖn chØ ®¹o, kiÓm tra c¸c chi nh¸nh vÒ qu¶n lý tÝn dông cña Héi së
chÝnh trªn c¸c mÆt: c¬ chÕ, chÝnh s¸ch và quy tr×nh; thùc hiÖn c¸c c©n ®èi; qu¶n lý rủi
ro tiềm tàng
Phßng quan hÖ quèc tÕ
Trùc tiÕp chØ ®¹o, ®iÒu hµnh, kiÓm tra vµ thùc hiÖn c¸c c«ng viÖc, nhiÖm vô vÒ
ho¹t ®éng trong lÜnh vùc quan hÖ ®èi ngo¹i phôc vô cho ho¹t ®éng kinh doanh cña
NH§T&PTVN.
Phßng Ph¸p chÕ - ChÕ ®é
Cã chøc n¨ng tham mu, gióp viÖc cho héi ®ång qu¶n trÞ, Tæng gi¸m ®èc vµ trùc
tiÕp thùc hiÖn c«ng t¸c ph¸p chÕ chÕ ®é phôc vô cho ho¹t ®éng cña NH§T&PT.
Ban c«ng nghÖ th«ng tin:
Cã chøc n¨ng tham mu cho héi ®ång qu¶n trÞ, Tæng gi¸m ®èc vÒ lÜnh vùc ph¸t
triÓn, øng dông c«ng nghÖ th«ng tin phôc vô cho ho¹t ®éng cña NH§T&PTVN;
47
chuyªn tr¸ch nghiªn cøu, qu¶n lý, khai th¸c, triÓn khai vµ øng dông c«ng nghÖ ng©n
hµng phôc vô cho ho¹t ®éng kinh doanh, dÞch vô cña NH§T&PTVN.
Ban thông tin quản lý và hỗ trợ tài sản nguồn vốn
Ban Thông tin quản lý và hỗ trợ tài sản nguồn vốn là đơn vị thuộc cơ cấu tổ
chức của Trụ sở chính Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, có chức năng, nhiệm
vụ theo quy định này và được tổ chức hoạt động theo Quy chế về tổ chức và điều hành
của các Ban/Trung tâm tại Trụ sở chính.
Chức năng:
Tham mưu giúp Ban lãnh đạo xây dựng, quản lý và phát triển hệ thống
thông tin quản lý ; tổ chức quản lý tập trung và khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên
thông tin phục vụ kịp thời công tác quản trị điều hành trong toàn hệ thống.
Thực hiện phân tích tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh toàn hệ
thống, đề xuất tham mưu cho Ban lãnh đạo trong công tác chỉ đạo điều hành
Tham mưu giúp Ban lãnh đạo về chính sách quản lý tài sản nợ có nhằm
nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn của ngân hàng theo kế hoạch kinh doanh
trong từng thời kỳ; giám sát các đơn vị thực hiện chính sách theo chỉ đạo của ban; hỗ
trợ Hội đồng quản lý tài sản nợ có ; thực hiện công tác điều hành vốn nội bộ.
48
2.1.1.4. Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
1. Kinh doanh ngân hàng:
Phát triển một hệ thống ngân hàng dịch vụ đa dạng và toàn diện đáp ứng yêu cầu phát
triển của nền kinh tế Việt Nam bằng việc tiếp tục cải tiến chất lượng và hiệu quả của
dịch vụ ngân hàng truyền thống, bắt kịp hệ thống ngân hàng hiện đại và cung cấp các
dịch vụ tài chính có sử dụng công nghệ cao, có khả năng cung cấp các dịch vụ gia tăng
cho khách hàng.
Phát triển hệ thống ngân hàng dịch vụ đa dạng có sự liên kết chặt chẽ giữa các dịch vụ
tín dụng và dịch vụ phi tín dụng, và giữa dịch vụ ngân hàng và dịch vụ tài chính phi
ngân hàng để cung cấp các dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế với giá cả cạnh tranh.
Mở rộng lĩnh vực dịch vụ tài chính, trong đó ưu tiên phát triển dịch vụ cho các nhóm
đối tượng trung lưu và đối tượng có thu nhập cao hoặc đối tượng khách hàng trẻ tuổi.
2.Kinh doanh bảo hiểm:
Phát triển mạng lưới kênh phân phối sản phẩm, mạng lưới bảo hiểm liên kết chặt chẽ
với mạng lưới Chi nhánh ngân hàng thương mại, mạng lưới các công ty con của tập
đoàn.
Chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh, chú trọng việc sử dụng các
chỉ tiêu phi kinh doanh để đánh giá hoạt động của công ty bào hiểm NHĐT&PT VN
như: tiến độ hoàn thiện quy trình nghiệp vụ, số lượng sản phẩm mới, thời gian xử lý
nghiệp vụ...
Mở rộng nền khách hàng, tập trung khai thác tối đa nền khách hàng của NHĐT&PT
VN và mở rộng ra các khách hàng trong nền kinh tế nhằm mục tiêu tiêu tăng trưởng thị
phần, mở rộng thị trường, triển khai áp dụng các sản phẩm mới và khai thác tối đa các
lợi thế cạnh tranh của công ty bảo hiểm phi nhân thọ trên cơ sở hoàn thiện công nghệ.
49
3.Kinh doanh chứng khoán:
Đẩy mạnh hoạt động bảo lãnh phát hành, nâng cao năng lực của công ty trong hoạt
động bảo lãnh phát hành, tập trung tìm kiếm các thương vụ có giá trị lớn. Đảm bảo an
toàn và không ngừng phát triển nguồn vốn, doanh thu, thu nhập và lợi nhuận cao, tăng
trưởng vững mạnh các hoạt động: môi giới, tự doanh, quản lý danh mục đầu tư, bảo
lãnh phát hành, tư vấn đầu tư tài chính và chứng khoán.
Hình thành và phát triển các loại hình quỹ đầu tư chứng khoán; công ty đầu tư chứng
khoán.
Phát triển mạng lưới kinh doanh phù hợp với các khu vực, tỉnh, thành phố có
nhiều tiềm năng và triển vọng trong kinh doanh, xây dựng hệ thống các sàn giao
dịch, điểm giao dịch có vị trí thuận tiện, đủ đảm bảo yêu cầu phục vụ đa dạng nhiều
loại khách hàng.
4. Kinh doanh đầu tư tài chính
Các quỹ đầu tư
Đẩy mạnh liên kết với các tập đoàn lớn trong nước cũng như các tổ chức đầu
tư quốc tế hình thành các quỹ đầu tư trong các ngành năng lượng, viễn thông, kinh
doanh bất động sản...
Xúc tiến liên kết với các đối tác nước ngoài có danh tiếng trong hoạt động quản
lý quỹ đầu tư thành lập các công ty quản lý quỹ hàng đầu trong nước trên cơ sở cung
cấp dịch vụ tốt nhất; quản lý quỹ minh bạch theo chuẩn mực và tiêu chuẩn quốc tế.
Đa dạng hóa danh mục đầu tư, tìm kiếm dự án đầu tư có hiệu quả để đầu tư, tìm
kiếm các đối tác góp vốn để đầu tư và khai thác trên từng lĩnh vực. Mở rộng các dự án
đầu tư và mở rộng các đối tượng khách hàng để đẩy mạnh quy mô – tốc độ phát triển.
50
Các công ty đầu tư tài chính
Khai thác tốt các sản phẩm dịch vụ tài chính, cung cấp đa dạng các sản phẩm dịch vụ
cho các dự án và khách hàng mục tiêu: ủy thác, quản lý danh mục; tư vấn tài chính
doanh nghiệp, đầu tư tài chính và các dịch vụ khác thuộc tài chính công ty …
Cho thuê tài chính
Đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng cung cấp dịch vụ đến khách hàng là cá nhân,
cung cấp nguồn dịch vụ chất lượng cho thị trường mục tiêu. Đảm bảo an toàn
hoạt động, phát triển nguồn vốn – doanh thu – thu nhập và lợi nhuận cao.
2.2. Thực trạng cấu trúc vốn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
những năm vừa qua:
2.2.1. Cấu trúc vốn của NHĐT&PT VN những năm vừa qua:
Bảng 2.1: Cấu trúc vốn của NHĐT&PT VN giai đoạn 2004-2008(triệu đồng):
2004 2005 2006 2007 2008
B. Nợ
phải trả
và vốn
CSH
I. Nợ
phải trả 96,597,613 114,826,063 153,736,982 192,635,290 229,235,995
II. Vốn
chủ sở
hữu
3,061,921 3,149,720 4,427,824 8,405,176 10,002,159
Tổng
Nguốn
Vốn
99,659,534 117,975,783 158,164,806 201,040,466 239,644,670
51
Nợ/VCS
H 3155% 3646% 3472% 2292% 2292%
Nợ/Tổng
nguồn
vốn
96.93% 97.33% 97.20% 95.82% 95.66%
Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính NHĐT&PT VN
Có thể nhận thấy, tỷ lệ nợ của NHĐT&PT VN trong những năm vừa qua đều dao động
trong khoảng 95% - 97% là khá cao. Trong năm 2004, tỷ lệ nợ của ngân hàng ở mức
96.63% thì đến năm 2005 đã tăng lên 97.33%và duy trì ở mức 97.2% vào năm 2006.
Đến năm 2007 và 2008, tỷ lệ nợ đã giảm xuống 95.82% vào 2007 và 95.66% vào 2008.
Nguyên nhân của sự thay đổi này là do trong 3 năm 2004-2006, vốn chủ sở hữu của
ngân hàng tăng rất ít so với tổng nguồn vốn từ 3.061 tỷ đồng lên 4.427 tỷ đồng. Trong
2 năm sau đó, vốn chủ sở hữu đã tăng mạnh, cụ thể ở năm 2007, vốn chủ sở hữu đã
tăng gần gấp đôi so với 2006, từ 4.427 tỷ đồng lên 8.405 tỷ đồng và có sự tăng nhẹ lên
10.002 tỷ đồng vào 2008. Trong khi đó, tổng nợ của ngân hàng có sự tăng trưởng khá
mạnh mẽ. Nếu như năm 2005, tổng nợ của ngân hàng chỉ tăng 18.228 tỷ đồng từ
96.598 tỷ đồng lên 114.826 tỷ đồng thì trong 4 năm kế tiếp, khối lượng nợ đã tăng
mạnh và luôn duy trì ở mức độ tăng 36.000 đến 39.000 tỷ đồng.
Tổng nợ phải trả:
Bảng2.2: Cơ cấu nợ phải trả của NHĐT&PT VN giai đoạn 2004-2008(triệu đồng)
I. Nợ phải
trả
2004 2005 2006 2007 2008
Các khoản
nợ CP và
tiền gửi của
17,994,791 14,977,310 18,291,691 21,994,903 26,173,935
52
các TCTD
Tiền gửi có
kỳ hạn và
vay của các
TCTD khác
1,772,021 1,759,969 1,164,211 4,120,972 4,903,957
Tiền gửi
khách hàng
và các
khoản phải
trả khách
hàng
67,262,449 87,025,709 113,611,627 141,857,460 168,810,377
Các nguồn
vốn vay
khác
7,165,584 8,142,448 16,172,559 18,088,670 21,525,517
Lãi dự chi 1,285,608 1,751,282 2,540,173 3,360,918 3,999,492
Thuế
TNDN
67,437 18,661 13,074 358,746 426,908
Các công cụ
nợ khác
1,049,723 1,150,684 1,943,045 2,853,621 3,395,809
Tổng nợ
phải trả
96,597,613 114,826,063 153,736,982 192,635,290 229,235,995
Tốc độ tăng 19% 34% 25% 19%
53
Khối lượng
tăng
18,228,450 38,910,919 38,898,308 36,600,705
Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính NHĐT&PT VN
Trong cơ cấu tổng nợ của ngân hàng, nguồn vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng
luôn đóng vai trò chủ đạo và có khối lượng tăng trưởng khá ổn định trong cả giai đoạn.
Năm 2005, tổng nguồn vốn huy động từ khách hàng của NHĐT&PT VN đã tăng
19.763 tỷ đồng lên 87.026 tỷ đồng. Trong các năm tiếp theo, khối lượng tăng của
nguồn vốn huy động này có xu hướng dao động trong khoảng 26.000 đến 28.000 tỷ
đồng và đạt 168.810 tỷ đồng vào 2008.
Vốn chủ sở hữu:
Bảng 2.3: Cơ cấu VCSH của NHĐT&PT VN giai đoạn 2004-2008 (triệu đồng)
II. Vốn chủ sở
hữu
2004 2005 2006 2007 2008
Vốn điều lệ 3,866,492 3,970,997 4,077,401 7,699,147 9,161,985
Vốn khác 568,805 741,985 1,416,159 1,414,893 1,683,723
Quỹ chênh lệch
tỷ giá do chuyển
đổi báo cáo tài
chính
48,332 50,859 54,897 55,181 65,665
Các quĩ dự trữ 1,350,755 1,583,108 1,345,286 1,106,640 1,316,902
Quỹ đánh giá lại
tài sản tài chính
621,345 221,310 263,359
54
sãn sàng để bán
Lợi nhuận giữ
lại/ lỗ lũy kế
(2,772,463) (3,197,229) (3,087,264) (2,091,995) (2,489,474)
Tổng VCSH 3,061,921 3,149,720 4,427,824 8,405,176 10,002,159
Tốc độ tăng 3% 41% 90% 19%
Khối lượng tăng 87,799 1,278,104 3,977,352 1,596,983
VCSH/ Tổng
nguồn vốn 3.07% 2.67% 2.80% 4.17% 4.17%
Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính NHĐT&PT VN
Hoạt động vốn chủ sở hữu của NHĐT&PT VN diễn ra không sôi động như hoạt động
huy động nợ nhưng lại có những điểm nhấn đáng chú ý. Nếu như trong năm 2005,
VCSH của ngân hàng tăng chậm với tốc độ chỉ 3% tương đương khối lượng 88 tỷ đồng
thì đến năm 2006, 2007, vốn chủ sở hữu đã có sự tăng trưởng vượt bậc. Năm 2006,
VCSH đã tăng 41% tương đương 1278 tỷ đồng lên 4428 tỷ đồng và năm 2007 đã tăng
90% tương đương khối lượng tăng 3977 tỷ đồng lên 8405 tỷ đồng. Đây là những con
số khá ấn tượng về VCSH trong khoảng thời gian những năm giữa của giai đoạn 2004-
2008. Tuy vậy, cấu trúc vốn của NHĐT&PT VN vẫn không thay đổi nhiều sau 5 năm.
Đến năm 2007, tỷ lệ VCSH của ngân hàng là 4,17% và được duy trì ổn định đến năm
2008.
Nhín chung, cấu trúc vốn của NHĐT&PT VN diễn ra khá ổn định trong giai đoạn
2004-2008 và không có nhiều biến động. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do:
Tổng nguồn vốn của ngân hàng có khối lượng là rất lớn, trong khi đó, sự biến
động của từng năm lại không diễn ra mạnh mẽ và do đó không làm biến đổi
mạnh cấu trúc vốn ngân hàng.
55
Các chính sách quản lý vốn của ngân hàng đã phát huy hiệu quả khi vẫn duy trì
được cấu trúc vốn ổn định trong cả giai đoạn.
Cho dù nợ phải trả có tăng mạnh trong những năm qua về khối lượng và đôi khi
làm giảm tỷ trọng VCSH nhưng sau đó ngân hàng đã có điều chỉnh tăng VCSH
để đưa cấu trúc vốn về mức độ ổn định và duy trì đến hết giai đoạn.
2.2.2. Hoạt động huy động tiền gửi từ khách hàng:
Hoạt động huy động tiền gửi của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là hoạt
động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các hoạt động của nguồn vốn, vào khoảng 69% cho
giai đoạn 2004-2008.
Theo như số liệu trong bảng, ta có thể nhận thấy lượng tiền gửi huy động từ khách
hàng đã tăng đáng kể trong giai đoạn từ 2004-2008. Nếu như năm 2004, lượng tiền gửi
huy động được chỉ vào khoảng 67.262.449 triệu đồng thì đến năm 2008, lượng tiền gửi
đã lên đến 161.049.485 triệu đồng , tăng gần 100.000.000 triệu.
Bảng 2.4: Số liệu tổng tiền gửi của NHĐT&PTVN giai đoạn 2004-2008
2004 2005 2006 2007 2008
Bình
Quân
Tổng vốn huy
động từ khách
hàng
67,262,44
9
87,025,70
9
106,495,8
78
135,335,7
02
161,049,4
85
Tổng nguồn
vốn
99,659,53
4
117,975,7
83
158,164,8
06
201,040,4
66
239,644,6
70
Tỷ trọng 67% 74% 67% 67% 67% 69%
56
Tốc độ tăng
(%)
29% 22% 27% 19% 24%
Giá trị tăng
19,763,26
0
19,470,16
9
28,839,82
4
25,713,78
3
Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính NHĐT&PT VN
Tốc độ tăng trung bình của tiền gửi huy động là 24%, trong đó, năm có tốc độ tăng cao
nhất là 2005, tăng 29% so với 2004 lên 87.025.709 triệu đồng. Trong các năm
2006,2007,2008, tốc độ tăng trưởng tiền gửi huy động được lần lượt là 22%, 27&,
19%.
Qua tốc độ tăng trưởng ta có thể thấy năm 2008 tốc độ tăng trưởng tiền gửi là thấp
nhất. Tuy nhiên, nếu xét về mặt giá trị tăng thêm của lượng tiền gửi huy động thì năm
2008 có thể được coi là năm thành công của ngân hàng khi số lượng tiền gửi đã tăng
thêm 25.713.783 triệu đồng, thể hiện nỗ lực cố gắng của ngân hàng trong điều kiện tình
hình kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng đang gặp nhiều khó khăn.
2 năm 2005 và 2006, lượng tiền gửi huy động thêm của toàn hệ thống ngân hàng tăng
chỉ vào khoảng 19.500.000 triệu đồng nhưng năm 2007 lại tăng thêm vượt bậc, tăng
28.839.824 triệu đồng lên 135.335.702 triệu đồng.
2.2.2.1. Tiền gửi không kỳ hạn:
Bảng 2.5: Cơ cấu huy động tiền gửi NHĐT&PT VN giai đoạn 2004-2008 (triệu đồng)
Giá trị
2004 2005 2006 2007 2008
57
Cơ cấu huy động
vốn
Tiền gửi không
kì hạn
15,183,331 18,752,909 29,310,437 42,672,255 50,779,983
Tiền gửi không kì
hạn bằng VND
12,530,917 15,241,527 24,462,956 35,982,718 42,819,434
Tiền gửi tiết kiệm
không
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Đổi mới cấu trúc vốn trong Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.pdf