Tài liệu Luận văn Định lượng photpho vào và ra dưới ảnh hưởng của thủy triều tại một khu rừng ngập mặn bị gãy đổ do bão ở huyện Cần Giờ: TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Rừng ngập mặn, một thành phần của hệ sinh thái cửa sông bị ảnh hưởng thường
xuyên bởi các chế độ thủy triều thông qua các lạch triều. Lạch triều đóng một vai trò
rất quan trọng đối với hệ sinh thái rừng ngập mặn, đặc biệt là tại khu vực rừng bị bão
Durian làm gãy đổ. Năng suất vật rụng thu được tại đây khoảng 0,14 ± 0,04
tấn/ha/tháng và không khác biệt theo mùa. Lượng lá trong thành phần vật rụng chiếm tỉ
lệ khá cao (50% tổng lượng vật rụng). Tốc độ rụng lá nhiều nhất xảy ra trong các tháng
đầu mùa khô. Lượng rụng của hoa và trái nhiều nhất trong các tháng mùa mưa. Tốc độ
xuất và nhập dưỡng chất vào rừng ngập mặn chịu ảnh hưởng bởi thủy triều. Một phần
lượng rụng nằm lại trên sàn rừng, phần còn lại dưới tác động của thủy triều xuất ra lưu
vực lân cận, các tính toán cho thấy có ¼ vật liệu rụng của rừng ngập mặn bị xuất ra
trong các ngày mùa khô có hai đỉnh triều trên 3,4m. Tốc độ rụng của lá kèm có tương
quan ý nghĩa với lượng mưa và độ mặn nước tr...
2 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1146 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Định lượng photpho vào và ra dưới ảnh hưởng của thủy triều tại một khu rừng ngập mặn bị gãy đổ do bão ở huyện Cần Giờ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Rừng ngập mặn, một thành phần của hệ sinh thái cửa sông bị ảnh hưởng thường
xuyên bởi các chế độ thủy triều thông qua các lạch triều. Lạch triều đóng một vai trò
rất quan trọng đối với hệ sinh thái rừng ngập mặn, đặc biệt là tại khu vực rừng bị bão
Durian làm gãy đổ. Năng suất vật rụng thu được tại đây khoảng 0,14 ± 0,04
tấn/ha/tháng và không khác biệt theo mùa. Lượng lá trong thành phần vật rụng chiếm tỉ
lệ khá cao (50% tổng lượng vật rụng). Tốc độ rụng lá nhiều nhất xảy ra trong các tháng
đầu mùa khô. Lượng rụng của hoa và trái nhiều nhất trong các tháng mùa mưa. Tốc độ
xuất và nhập dưỡng chất vào rừng ngập mặn chịu ảnh hưởng bởi thủy triều. Một phần
lượng rụng nằm lại trên sàn rừng, phần còn lại dưới tác động của thủy triều xuất ra lưu
vực lân cận, các tính toán cho thấy có ¼ vật liệu rụng của rừng ngập mặn bị xuất ra
trong các ngày mùa khô có hai đỉnh triều trên 3,4m. Tốc độ rụng của lá kèm có tương
quan ý nghĩa với lượng mưa và độ mặn nước trầm tích, tốc độ này đạt giá trị đỉnh vào
tháng 8 (mùa mưa). Các phân tích cho thấy, khoảng 15412,75 mgP được nhập vào
rừng ngập mặn mỗi ngày vào mùa mưa và 528626,46 mgP/ngày vào mùa khô. Vì vậy,
khu rừng ngập mặn bị bão làm gãy đổ này đóng vai trò là bồn chứa dưỡng chất P cho
thủy vực lân cận.
Abstract:
Mangroves are a part of coastal ecosystems influenced frequently by tidal regime.
Tidal creeks play an important role for mangrove ecosystems, especially for a collapsed
mangrove ecosystem caused by Durian storm. Litter production of the collapsed mangrove
was independent of seasonal variation and was approximately 0,14 ± 0,04 ton/ha per month.
Leaf fall is the largest component of litter fall (about 50% litter fall). The peak rate of leaf fall
was during months of early dry season. The peak rate of flower and fruit fall were during the
rainy season. The tide is an important physical factor impacting to the rate of export and
import of nutrient in a mangrove ecosystem. A part of litter production lay down on sediment
surface, another is exported by tidal effects. It is about a quarter of the total litter production
exported to the adjacent near-shore of this region in dry season when spring tide is above 3.4
meters. The peak rate of stipule fall is in August (rainy season) and they correlate significantly
with rainfall and salinity of groundwater. According to our calculations, concentration
phosphorus imported to the collapsed mangrove was 15412.75 mgP per day on the rainy
season, 528626.46 mgP per day on the dry season. Our results indicate that the collapsed
mangrove plays a role as a sink of phosphorus for adjacent aquatic area.