Tài liệu Luận văn Định hướng giá trị lối sống sinh viên ở một số trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Bùi Thị Bích
ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ LỐI SỐNG
SINH VIÊN Ở MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Tâm lý học
Mã số: 60 31 80
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Huỳnh Văn Sơn
Thành phố Hồ Chí Minh – 2007
CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
ĐHSP : Đại học Sư phạm
ĐHSPKT : Đại học Sư phạm Kỹ thuật
ĐHBK : Đại học Bách Khoa
SD : Độ lệch tiêu chuẩn
STT : Số thứ tự
TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
TB : Trung bình
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Khách thể nghiên cứu phân bố theo giới tính, 4
trường học, năm học, khu vực và điều kiện kinh tế gia đình
Bảng 3.1: Sự lựa chọn các kiểu lối sống của sinh viên 52
Bảng 3.2: Những lối sống được giới trẻ ưu tiên hiện nay 55
Bảng 3.3: Đánh giá của sinh viên về tầm quan trọng 56
của các giá trị nhân văn
Bảng 3.4: Đánh giá của sinh viên về tầm quan trọng 58
của các giá trị đạo đức
Bảng 3.5: Đánh giá ...
129 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1347 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Định hướng giá trị lối sống sinh viên ở một số trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Bùi Thị Bích
ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ LỐI SỐNG
SINH VIÊN Ở MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Tâm lý học
Mã số: 60 31 80
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Huỳnh Văn Sơn
Thành phố Hồ Chí Minh – 2007
CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
ĐHSP : Đại học Sư phạm
ĐHSPKT : Đại học Sư phạm Kỹ thuật
ĐHBK : Đại học Bách Khoa
SD : Độ lệch tiêu chuẩn
STT : Số thứ tự
TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
TB : Trung bình
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Khách thể nghiên cứu phân bố theo giới tính, 4
trường học, năm học, khu vực và điều kiện kinh tế gia đình
Bảng 3.1: Sự lựa chọn các kiểu lối sống của sinh viên 52
Bảng 3.2: Những lối sống được giới trẻ ưu tiên hiện nay 55
Bảng 3.3: Đánh giá của sinh viên về tầm quan trọng 56
của các giá trị nhân văn
Bảng 3.4: Đánh giá của sinh viên về tầm quan trọng 58
của các giá trị đạo đức
Bảng 3.5: Đánh giá của sinh viên về tầm quan trọng 60
của các giá trị chính trị - pháp luật
Bảng 3.6: Đánh giá của sinh viên về tầm quan trọng 62
của các giá trị kinh tế
Bảng 3.7: Kết quả so sánh điểm trung bình giữa nam và nữ 64
Bảng 3.8: Kết quả so sánh điểm trung bình giữa các trường 64
Bảng 3.9: Kết quả so sánh điểm trung bình giữa sinh viên 65
năm I và năm IV
Bảng 3.10: Kết quả so sánh điểm trung bình 66
giữa sinh viên TP.HCM và sinh viên tỉnh
Bảng 3.11: Kết quả so sánh điểm trung bình giữa các điều kiện 66
kinh tế gia đình
Bảng 3.12: Thái độ tích cực của sinh viên đối với các nhóm 67
giá trị lối sống
Bảng 3.13: Sự khác biệt thái độ giữa nam và nữ 69
Bảng 3.14: Sự khác biệt thái độ giữa các trường 70
Bảng 3.15: Sự khác biệt thái độ giữa sinh viên năm I và năm IV 71
Bảng 3.16: Sự khác biệt thái độ giữa sinh viên TP.HCM và sinh viên tỉnh 71
Bảng 3.17: Sự khác biệt thái độ giữa các sinh viên có 72
điều kiện kinh tế khác nhau
Bảng 3.18: Mức độ thực hiện các hành vi tích cực của sinh viên 73
Bảng 3.19: Mức độ tồn tại các các hiện tượng tiêu cực trong 75
lối sống sinh viên
Bảng 3.20: Những biểu hiện của lối sống sinh viên hiện nay 81
Bảng 3.21: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến định hướng 95
giá trị lối sống sinh viên
Bảng 3.22: Sự khác biệt giữa nam và nữ về mức độ ảnh hưởng 100
của các yếu tố
Bảng 3.23: Sự khác biệt giữa các trường về mức độ ảnh hưởng 102
của các yếu tố
Bảng 3.24: Sự khác biệt giữa sinh viên năm I và năm IV về 103
mức độ ảnh hưởng của các yếu tố
Bảng 3.25: Sự khác biệt giữa sinh viên TP.HCM và sinh viên tỉnh 104
về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố
Bảng 3.26: Sự khác biệt giữa các sinh viên có điều kiện kinh tế 104
gia đình khác nhau về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1: Động cơ học tập của sinh viên 83
Biểu đồ 3.2: Sự khác biệt về hành động trên lớp học giữa sinh viên 85
năm I và năm IV
Biểu đồ 3.3: Sự khác biệt về hành động trong phòng thi 87
giữa các trường
Biểu đồ 3.4: Sự khác biệt giữa sinh viên TP.HCM và tỉnh 88
khi gặp người bị hoạn nạn
Biểu đồ 3.5: Sự khác biệt giữa nam và nữ khi có người rủ xem phim cấm 91
Biểu đồ 3.6: Sự khác biệt trong cách lựa chọn cuộc sống vật chất 93
giữa các sinh viên có điều kiện kinh tế khác nhau
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Khi xem xét và đánh giá về con người nói chung hay về nhân cách nói riêng, chúng
ta không thể bỏ qua vấn đề định hướng giá trị. Chính sự định hướng giá trị sẽ phản ánh nhu
cầu, nguyện vọng của con người, phản ánh cái mà họ yêu thích và cho là quý giá. Định
hướng giá trị chỉ đạo toàn bộ hoạt động của con người, bởi vì con người thường hướng vào
một loạt giá trị để xác định lối sống cho riêng mình. Biết được định hướng giá trị của con
người là biết được thái độ, hành vi của họ và sẽ dễ dàng hơn trong giao tiếp cũng như trong
quá trình tổ chức và điều khiển hoạt động.
Giá trị và định hướng giá trị luôn là lĩnh vực được ưu tiên khi bàn về nhân cách sống
của mỗi con người. Từ đại hội lần thứ VIII, Đảng đã đề xuất “xây dựng con người Việt nam
về tư tưởng, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống” và “hình thành hệ giá trị và chuẩn mực
xã hội mới phù hợp với truyền thống, bản sắc và yêu cầu của thời đại” [14, tr.110 -113].
Bên cạnh đó, trên báo chí, tại các cuộc hội thảo quốc tế, chúng ta luôn bắt gặp những nội
dung phát biểu được đề cập: “giáo dục giá trị, xu thế ưu tiên cho thế kỷ XXI”, “sự biến đổi”,
“sự khủng hoảng giá trị”, “sự quay về với những giá trị truyền thống” [63, tr.21]. Có thể nói
việc tìm hiểu giá trị và định hướng giá trị đang là vấn đề có tính toàn cầu, là nhu cầu cấp
bách của mỗi quốc gia, nhất ở các nước đang phát triển.
Tại Việt nam, vấn đề giá trị và định hướng giá trị thời gian gần đây được quan tâm
rất nhiều trên mọi bình diện. Nước ta thực hiện đổi mới trên mọi lĩnh vực để cùng hoà nhập
với thế giới hiện đại, một thế giới trong đó nhân loại đang bước sang nền kinh tế tri thức,
quy mô phát triển kinh tế xã hội ngày càng rộng lớn, tính chất ngày càng đa dạng, phức tạp
và tốc độ phát triển ngày càng nhanh. Có biết bao cái mới, cái hay và cái đẹp được con
người đón nhận, tìm kiếm, nhưng dường như con người cũng phải gánh chịu những mặt tiêu
cực của sự phát triển - sự lấn lướt của tư duy lý trí, của nền văn minh phương Tây, đe dọa sự
phát triển cân bằng của con người. Khoa học kỹ thuật phát triển làm cho con người thông
minh hơn nhưng cũng dễ trở nên khô khan vô cảm, ích kỷ và thiếu lòng khoan dung. Trong
một xu thế chung như vậy, việc lựa chọn lối sống và định hướng giá trị lối sống sao cho vừa
thiết thực, vừa phù hợp với thời đại mà vẫn đậm đà bản sắc dân tộc không phải là đơn giản
đối với mọi người, đặc biệt với tầng lớp thanh niên - sinh viên, những người được coi là
năng động và luôn bắt nhịp với cái mới nhanh nhất, nhạy cảm với cái đẹp sớm nhất.
Hiện nay, hơn 1.319.754 sinh viên Việt nam đang theo học tại các trường Đại học và
Cao đẳng trên cả nước, họ là lớp người ưu tú chuẩn bị trở thành lực lượng lao động có trình
độ cao được Đảng, Nhà nước và nhân dân đặt nhiều hy vọng trong công cuộc đổi mới đất
nước. Do đó mà việc giáo dục giúp sinh viên định hướng các giá trị trong cuộc sống một
cách hài hoà, phù hợp để có lối sống lành mạnh và cao đẹp là việc làm cấp thiết của các cấp
các ngành có liên quan.
Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là một trung tâm kinh tế lớn của cả nước đang
có hơn 334.797 sinh viên theo học, họ được thụ hưởng sự phát triển năng động và các
phong trào đổi mới của thành phố nhưng cũng đang bị thử thách không ít về đạo đức, lối
sống. Những năm gần đây, một số vấn đề trong lối sống của sinh viên tại TP.HCM được
báo chí đề cập nhiều và dư luận xã hội rất quan tâm cả mặt tích cực lẫn tiêu cực, tuy nhiên,
việc nghiên cứu lối sống còn mang tính khái quát, vì vậy phải tìm ra được đâu là động cơ
thúc đẩy, điều chỉnh thái độ và hành vi của sinh viên trong cuộc sống? Dưới góc độ Tâm lý
học, đó là định hướng giá trị lối sống.
Quán triệt đường lối phát triển văn hóa, giáo dục và đào tạo của Đảng –“phải đặt
trọng tâm vào nhiệm vụ xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống lành mạnh. Phải tạo được sự
chuyển biến mạnh mẽ về tư tưởng, đạo đức, lối sống - một lĩnh vực then chốt trong đời sống
văn hóa dân tộc” [15,tr.24], chúng tôi thực sự quan tâm đến những thay đổi trong lối sống
của sinh viên ở vào thời điểm hiện nay tại địa bàn TP.HCM, đặc biệt về mặt định hướng giá
trị lối sống. Vì vậy, chúng tôi quyết định tìm hiểu “Thực trạng định hướng giá trị lối sống
sinh viên ở một số trường đại học tại TP.HCM”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề tài nhằm tìm hiểu thực trạng định hướng giá trị lối sống của sinh viên ở một số
trường đại học tại TP.HCM hiện nay; nguyên nhân của thực trạng này, trên cơ sở đó đề xuất
một số biện pháp giáo dục lối sống và định hướng giá trị lối sống cho sinh viên.
3. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
Để đạt được mục đích nêu trên, người nghiên cứu đề ra những nhiệm vụ phải thực
hiện như sau:
3.1. Khái quát những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài: giá trị, định hướng giá trị,
lối sống, lối sống sinh viên, định hướng giá trị lối sống, định hướng giá trị lối sống sinh
viên.
3.2. Tìm hiểu thực trạng định hướng giá trị lối sống sinh viên ở một số trường đại
học tại TP.HCM. So sánh thực trạng định hướng giá trị lối sống của sinh viên theo: giới
tính, trường học, năm học, khu vực và điều kiện kinh tế gia đình.
3.3. Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng định hướng giá trị lối sống
sinh viên.
3.4. Tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng định hướng giá trị lối sống sinh viên trên
cơ sở đó có những biện pháp giáo dục lối sống và định hướng giá trị lối sống cho sinh viên.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng định hướng giá trị lối sống của sinh viên
4.2. Khách thể nghiên cứu
Sinh viên thuộc năm thứ I và năm IV tại 3 trường đại học trên địa bàn
TP.HCM, năm học 2006-2007:
- Trường Đại học Sư Phạm (ĐHSP) TP.HCM
- Trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật (ĐHSPKT) TP.HCM
- Trường Đại học Bách Khoa (ĐHBK) TP.HCM
Mẫu nghiên cứu được chọn ngẫu nhiên từ 3 trường và phát phiếu tập trung có hướng
dẫn. Tổng số phiếu thu về là 611 phiếu, trong đó có 12 phiếu phải loại bỏ vì không đạt yêu
cầu. Như vậy, tổng số phiếu đưa vào xử lý là 599 phịếu và được phân bố như sau:
Bảng 1.1: Khách thể nghiên cứu phân bố theo giới tính, trường học, năm học,
khu vực và điều kiện kinh tế gia đình
Giới tính Trường học Năm học Khu vực Điều kiện kinh tế
gia đình
Nam Nữ SP SP KT BK I IV
TP
HCM Tỉnh
Khó
khăn
Trung
bình
Khá
367 232 202 200 197 302 297 112 487 91 439 69
599 599 599 599 599
Phương thức xác định các nhóm sinh viên khi so sánh:
- Các nhóm sinh viên theo trường, phái tính, năm học lấy số liệu toàn thể 599 người.
- Các nhóm sinh viên theo khu vực : 100% sinh viên TPHCM, chọn ngẫu nhiên 25%
sinh viên Tỉnh để ghép chung.
- Các nhóm sinh viên theo điều kiện kinh tế gia đình: 100% sinh viên thuộc nhóm có
điều kiện kinh tế khó khăn và nhóm có điều kiện kinh tế khá. Chọn ngẫu nhiên 20% sinh
viên trong nhóm có điều kiện kinh tế trung bình để ghép chung.
Một số giáo viên tại các trường đại học có sinh viên được nghiên cứu và được xem
là khách thể nghiên cứu hỗ trợ.
5. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Đa số sinh viên tại TP.HCM đều định hướng giá trị lối sống đúng đắn. Các sinh viên
biết chọn lọc một cách hài hòa giữa các giá trị nhân văn, giá trị đạo đức, giá trị chính trị -
pháp luật và giá trị kinh tế. Có sự khác biệt định hướng giá trị lối sống của sinh viên theo:
giới tính, trường học, năm học, khu vực và điều kiện kinh tế gia đình. Có nhiều yếu tố ảnh
hưởng đến thực trạng định hướng giá trị lối sống của sinh viên, phần lớn do sự tác động của
các yếu tố bên ngoài xã hội.
6. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Lối sống là một phạm trù rất rộng, biểu hiện đa dạng trong mọi hoạt động của con
người. Trong điều kiện cho phép, người nghiên cứu tập trung tìm hiểu mặt định hướng giá
trị lối sống của sinh viên ở một số trường sau:
- Trường ĐHSP TP.HCM
- Trường ĐHSPKT TP.HCM
- Trường ĐHBK TP.HCM
Nghiên cứu định hướng giá trị lối sống trong đề tài này tập trung nghiên cứu nhận
thức, thái độ và những biểu hiện xu hướng hành vi đối với các giá trị lối sống của sinh viên.
Từ đó biết được phần nào nhân cách sống của sinh viên tại TP.HCM trong giai đoạn hiện
nay.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để giải quyết nhiệm vụ đã nêu, đề tài được sử dụng một số phương pháp nghiên cứu
sau:
7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Thu thập tư liệu và các công trình nghiên cứu, đọc và phân tích theo từng bộ phận,
từng mặt, theo lịch sử thời gian để hiểu một cách đầy đủ và toàn diện. Từ đó liên kết các
thông tin từ nguồn tư liệu đã đọc và phân tích để xây dựng hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và
sâu sắc phù hợp với đề tài nghiên cứu.
7.2. Phương pháp thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi
Đây là phương pháp chính khảo sát thực trạng định hướng giá trị lối sống và những
yếu tố ảnh hưởng cũng như nguyên nhân của thực trạng định hướng giá trị lối sống của sinh
viên tại TP.HCM. Bảng câu hỏi chính là công cụ nghiên cứu của đề tài.
Việc xây dựng bảng câu hỏi tiến hành theo 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Dựa vào cơ sở lý luận về định hướng giá trị lối sống sinh viên, người
nghiên cứu soạn 2 phiếu thăm dò mở:
- Phiếu thứ nhất: Lấy ý kiến của các thầy cô đang trực tiếp giảng dạy tại các trường
đại học tại TP.HCM.
- Phiếu thứ hai: Lấy ý kiến của sinh viên tại 3 trường đại học: ĐHSP TP.HCM,
ĐHSPKT TP.HCM, ĐHBK TP.HCM, năm học 2006 – 2007.
Giai đoạn 2: từ kết quả của hai phiếu thăm dò mở, kết hợp với cơ sở lý luận, người
nghiên cứu xây dựng phiếu điều tra chính thức gồm 10 câu hỏi, trong mỗi câu hỏi bao gồm
nhiều ý (câu hỏi nhỏ).
Cấu trúc của phiếu điều tra gồm có 5 phần
Phần I: Khảo sát sự lựa chọn lối sống của sinh viên gồm có:
Câu 1: Khảo sát sự lựa chọn kiểu lối sống của sinh viên: gồm 15 kiểu lối sống cả tích
cực lẫn tiêu cực. Mỗi kiểu lối sống được đánh giá theo 5 mức độ: rất phù hợp (4 điểm), phù
hợp (3 điểm), ít phù hợp (2 điểm), không phù hợp (1 điểm) và hoàn toàn không phù hợp (0
điểm). Người được hỏi sẽ chọn 1 trong 5 mức phù hợp với họ nhất.
Câu 2: Khảo sát các kiểu lối sống được giới trẻ quan tâm nhất theo cách xếp hạng
của sinh viên.
Phần II: Khảo sát định hướng giá trị lối sống sinh viên:
Câu 3: Khảo sát nhận thức của sinh viên về mức độ quan trọng của 4 nhóm giá trị lối
sống. Gồm 40 giá trị chia đều cho 4 nhóm:
- Nhóm giá trị nhân văn: từ 1 đến 10
- Nhóm giá trị đạo đức: từ 11 đến 20
- Nhóm giá trị chính trị - pháp luật : từ 21 đến 30
- Nhóm giá trị kinh tế: từ 31 đến 40
Mỗi giá trị được đánh giá theo 5 mức: Rất quan trọng (4 điểm), quan trọng (3 điểm),
bình thường (2 điểm), không quan trọng(1 điểm) và hoàn toàn không quan trọng (0 điểm).
Câu 4: Khảo sát thái độ của sinh viên về các nhóm giá trị lối sống, gồm 20 nhận định
chia đều cho 4 nhóm giá trị:
- Nhóm giá trị nhân văn: từ 1 đến 5
- Nhóm giá trị đạo đức: từ 6 đến 10
- Nhóm giá trị chính trị - pháp luật: từ 11 đến 15
- Nhóm giá trị kinh tế: từ 16 đến 20
Thang thái độ được soạn gồm các nhận định tích cực có xen kẽ các nhận định tiêu
cực. Người trả lời chọn 1 trong 5 mức độ: rất đồng ý (4 điểm), đồng ý (3 điểm), phân vân (2
điểm), không đồng ý (1 điểm) và hoàn toàn không đồng ý (0 điểm).Với các câu tiêu cực (*),
các điểm số được quy đổi ngược lại.
Câu 5: Khảo sát biểu hiện lối sống sinh viên về các hành vi tích cực, gồm 10 ý, người
trả lời sẽ chọn 1 trong 5 mức độ thực hiện các hành vi ấy: rất thường xuyên (4 điểm),
thường xuyên (3 điểm), đôi khi (2 điểm), không thường xuyên (1 điểm) và hoàn toàn không
thường xuyên (0 điểm).
Câu 6: Khảo sát những hành vi tiêu cực còn tồn tại trong lối sống sinh viên, gồm 18 ý
được đánh giá theo 5 mức độ tương tự như các hành vi tích cực: rất thường xuyên (4 điểm),
thường xuyên (3 điểm), đôi khi (2 điểm), không thường xuyên (1 điểm) và hoàn toàn không
thường xuyên (0 điểm).
Câu 7: Khảo sát xu hướng lựa chọn lối sống trong sinh viên, gồm 10 câu hỏi nhỏ đo
những biểu hiện của lối sống được chia thành 3 nhóm
- Về học tập và nghiên cứu khoa học: từ câu 1 đến câu 4
- Về quan hệ giao tiếp - ứng xử: từ câu 5 đến câu 7
- Về sinh hoạt cá nhân: từ câu 8 đến câu 10
Mỗi câu hỏi nhỏ gồm 4 lựa chọn được đánh giá mức độ tích cực từ cao đến thấp,
người trả lời chọn 1 lựa chọn thích hợp nhất.
Phần III: Câu 8: Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị lối sống sinh
viên, người nghiên cứu đưa ra 30 yếu tố và sắp xếp thành 6 nhóm, người trả lời chọn 1 trong
5 mức phù hợp nhất: rất nhiều (4 điểm), nhiều (3 điểm), trung bình (2 điểm), không (1
điểm) và hoàn toàn không (0 điểm).
Nhóm yếu tố gia đình: từ yếu tố 1 đến yếu tố 5
Nhóm yếu tố nhà trường: từ yếu tố 6 đến yếu tố 10
Nhóm yếu tố bạn bè: từ yếu tố 11 đến yếu tố 15
Nhóm yếu tố văn hoá – xã hội: từ yếu tố 16 đến yếu tố 23
Nhóm yếu tố kinh tế: từ yếu tố 24 đến yếu tố 27
Nhóm yếu tố cá nhân: từ yếu tố 28 đến yếu tố 30
Phần IV: Câu 9: khảo sát nguyên nhân của định hướng giá trị lối sống sinh viên, là
câu hỏi mở để cho người được hỏi viết câu trả lời.
Phần V: Câu 10: thu thập các biện pháp giáo dục định hướng giá trị lối sống sinh
viên, cũng là câu hỏi mở để cho người được hỏi viết câu trả lời.
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Với phương pháp này, người nghiên cứu trò chuyện với một số giáo viên và sinh
viên tại các trường Đại học được nghiên cứu. Nội dung xoay quanh vấn đề về lối sống và sự
lựa chọn các giá trị lối sống của sinh viên hiện nay. Qua đó có thêm những thông tin cụ thể,
sinh động để bổ sung và khẳng định cho những kết luận về thực trạng định hướng giá trị lối
sống sinh viên.
7.3. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng toán thống kê để xử lý các số liệu đã thu thập được, tất cả các số thống kê
được xử lý với sự trợ giúp của phần mềm máy tính SPSS.
Chương 1: LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Những vấn đề liên quan đến giá trị và định hướng giá trị
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Vào những năm 1968 - 1974, Viện nghiên cứu thanh niên ở Đức đã tiến hành nghiên
cứu ở 1000 học sinh phổ thông và 2000 sinh viên đại học để tìm hiểu sự định hướng giá trị.
Trong những năm 1977 - 1978, Trung tâm nghiên cứu khoa học về thanh niên ở
Bungari nghiên cứu về vấn đề giáo dục đạo đức cho thanh niên, trong đó có đề cập đến vấn
đề giá trị, đặc biệt là sự khác biệt trong thang giá trị của thanh niên so với thế hệ cha ông.
Năm 1985, Viện nghiên cứu thế giới của Nhật Bản đã chú trọng nghiên cứu thanh
niên của 11 quốc gia lứa tuổi từ 18 – 24 tuổi. Tiếp theo đó, Viện khảo sát xã hội Châu Âu
nghiên cứu trên thanh niên ở 10 nước Châu Âu. Cả hai cuộc điều tra này đều đề cập đến về
vấn đề định hướng giá trị của thanh niên nhằm giúp họ chuẩn bị bước vào cuộc sống.
Năm 1986 - 1987, UNESCO đã đề nghị Câu lạc bộ Rome tiến hành điều tra quốc tế
về giá trị đạo đức của con người chuẩn bị bước vào thế kỷ 21 trong tình hình có nhiều biến
đổi đang ảnh hưởng đến xã hội vào những năm cuối thế kỷ 20.
Năm 1988, UNESCO đã phát hành tập tài liệu nghiên cứu về hệ thống cấu trúc của
giá trị, hình thành bộ công cụ đo đạc, kiểm chứng giá trị, giúp cho những công trình nghiên
cứu giá trị đúng hướng.
Hơn 10 năm trở lại đây, các nước Châu Á và Đông Nam Á đã có nhiều cuộc hội thảo
về vấn đề nghiên cứu giá trị và giáo dục giá trị. Các chương trình giáo dục giá trị đã được
đưa vào trong trường phổ thông và cộng đồng ở một số nước như: Indonesia, Phillipin,
Singapore, Malaysia và Thái Lan.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về giá trị và định hướng giá trị ở đây đã chỉ ra
được những khác biệt trong thang giá trị của thanh niên, xây dựng được những bộ dụng cụ
để đo đạc và kiểm chứng cho nghiên cứu thực tế. Ngoài ra các công trình nghiên cứu còn
được ứng dụng vào trong các trường học và cộng đồng dân cư.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt nam
Từ năm 1986, sau Đại hội VI của Đảng cộng sản Việt nam, đất nước ta thực hiện
chính sách mở cửa, chuyển hướng nền kinh tế từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường có
sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Mở cửa là chính sách đúng đắn
nhằm đưa Việt nam hội nhập với cộng đồng thế giới để phát triển. Tuy vậy, chính sách mở
cửa đã và đang tác động đến tất cả các mặt của đời sống xã hội đồng thời tác động đến con
người Việt nam nhất là đời sống tinh thần trong đó vấn đề đạo đức, các giá trị sống của
người Việt nam nói chung và của thanh niên sinh viên nói riêng. Cũng từ đó mà xuất hiện
nhiều công trình nghiên cứu của Ban Khoa Giáo Trung Ương, Ban Tư tưởng Văn hoá Trung
Ương, các Viện nghiên cứu, các tổ chức xã hội, đoàn thể về giá trị, định hướng giá trị của
con người Việt nam.
Năm 1987 - 1988, ban Lý luận giáo dục và Giáo dục chuyên nghiệp thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu và điều tra về xu hướng nhân cách của sinh viên”. Đề tài đã chỉ ra những xu
hướng nhân cách của sinh viên và đề cập đến vấn đề giá trị sống của sinh viên với những
đặc trưng nhất định.
Năm 1991 - 1995, chương trình Khoa học công nghệ cấp Nhà nước mã số KX - 07:
“Con người Việt nam - mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế xã hội” đã được thực
hiện, nhiều nhánh đề tài xuất phát từ đây đã nghiên cứu lý luận và thực tiễn về định hướng
giá trị của con người Việt nam:
Đề tài mã số KX - 07 - 04 do PGS.TS. Nguyễn Quang Uẩn làm chủ nhiệm, nghiên
cứu: “Giá trị - Định hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá trị” [63]. Dựa trên những giá trị
được người Việt nam quan tâm, đề tài chỉ ra xu hướng phát triển nhân cách người Việt nam
trong thời kỳ đổi mới và mở cửa.
Đề tài KX - 07 - 10 do TS. Thái Duy Tuyên làm chủ nhiệm nghiên cứu: “Tìm hiểu
định hướng giá trị của thanh niên trong cơ chế thị trường”[62].
Năm 1996, luận án phó tiến sĩ Triết học của tác giả Dương Tự Đam nghiên cứu:
“Định hướng giá trị của thanh niên sinh viên trong sự nghiệp đổi mới ở Việt nam” [9]. Luận
án đã nêu ra một số biểu hiện đặc trưng, xu hướng phát triển và sự chuyển đổi định hướng
giá trị trong sinh viên. Trên cơ sở đó đề tài đưa ra những giải pháp nhằm giáo dục định
hướng giá trị cho thanh niên sinh viên theo yêu cầu của công cuộc đổi mới.
Cùng năm 1996, Nguyễn Thị Khoa với luận án phó tiến sĩ Tâm lý học: “Định hướng
giá trị chất lượng cuộc sống gia đình của nữ trí thức hiện nay” [37]. Đề tài đã làm sáng tỏ cơ
sở lý luận về giá trị, định hướng giá trị và nêu ra những đặc trưng và xu thế định hướng giá
trị chất lượng cuộc sống gia đình của nữ trí thức, từ đó xây dựng những chuẩn giá trị gia
đình Việt nam hiện đại.
Đầu năm 2002, Đỗ Ngọc Hà với luận án tiến sĩ “Định hướng giá trị của thanh niên,
sinh viên hiện nay trước sự chuyển đổi về kinh tế, xã hội của đất nước”. Đề tài cho thấy
những giá trị nào điều tiết được cuộc sống hàng ngày và hành vi xã hội của sinh viên, trên
cơ sở đó xây dựng biểu định hướng giá trị của sinh viên Việt nam.
Như vậy, các đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề giá trị và đinh hướng giá trị đã làm
sáng tỏ nhiều vấn đề cả tích cực lẫn tiêu cực của những thay đổi về định hướng giá trị của
người Việt nam nói chung và của thanh niên sinh viên nói riêng, trên cơ sở đó đề ra những
phương hướng và biện pháp để giúp thanh niên sinh viên hoàn thiện về mặt nhân cách.
Ngoài những đề tài nghiên cứu, còn có một số bài viết và báo cáo về giá trị và định
hướng giá trị được đăng trên các tạp chí khoa học.
1.2. Những vấn đề liên quan đến lối sống
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Thuật ngữ “lối sống” lần đầu tiên được nhà Xã hội học người Đức, Max Weber
(1864 -1920) sử dụng như một khái niệm khoa học trong công trình nghiên cứu Xã hội học.
Sự phân tầng của xã hội được Weber mô tả như hình tam giác: phần đỉnh của tam giác là
tầng lớp trên - những người chủ sở hữu phương tiện sản xuất, phần giữa là tầng lớp trung
lưu và phần đáy là tầng lớp người nghèo không của cải. Mỗi tầng lớp lại chia thành những
nhóm nhỏ dựa trên địa vị, cơ may, thu nhập và tiện nghi sinh hoạt khác với những “lối
sống” và “mức sống” khác nhau. Chính lối sống, kiểu sống của các nhóm này nói lên sự
phân tầng của xã hội khi được ông mô tả bằng những số liệu thống kê xã hội học [3].
Nhiều mặt, nhiều vấn đề của lối sống được các nhà Xã hội học phương Tây nghiên
cứu trước đây: việc làm, sự khác biệt về giới, hôn nhân gia đình, ly hôn, tôn giáo. Tuy
nhiên, các vấn đề đó chỉ được nghiên cứu tách rời, chưa theo hệ thống [3].
Vào cuối những năm 70 và đầu những năm 80 của thế kỷ 20, ở Liên Xô và các nước
Xã hội chủ nghĩa trước đây, các nhà Xã hội học và Triết học đã phát triển mạnh mẽ lý
thuyết “Lối sống Xô viết” hay “Lối sống XHCN Xô viết” với hàng trăm tác phẩm đã đề cập
đến bản chất, cấu trúc và chức năng xã hội của lối sống, chẳng hạn N.M. Kêgiêrov với “Vấn
đề lối sống trong chiến dịch tuyên truyền tư sản hiện nay”, V.I. Daxêpin với tác phẩm “Lối
sống xã hội chủ nghĩa và sự phát triển về mặt tinh thần của con người”, hay
X.X.Visnhicôxki với tác phẩm “Lối sống Xô viết hôm nay và ngày mai”. Tuy có nhiều quan
điểm và cách hiểu bản chất của lối sống khác nhau nhưng các nhà nghiên cứu các tác phẩm
này đều nhất trí với nhau rằng, khái niệm lối sống được đặc trưng cho một hiện thực xã hội,
nó là bản chất của một hình thái kinh tế xã hội nhất định được thể hiện trong đời sống hằng
ngày của các giai cấp, tầng lớp và các nhóm xã hội khác nhau trong hoạt động sống của cá
nhân. Lối sống được mô tả như một tập hợp những yếu tố của đời sống vật chất, xã hội và
tinh thần của mỗi giai cấp, tầng lớp xã hội và của nhóm người hay từng người trong xã hội,
hoặc được xem xét như một phương thức hoạt động sống của cả một xã hội.
Nhìn chung những nghiên cứu về lối sống của các nhà nghiên cứu ở các nước xã hội
chủ nghĩa đều lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm cơ sở. Tiêu chí của lối sống xã hội chủ nghĩa
được xác lập bằng cách so sánh mang tính đối lập với lối sống tư bản chủ nghĩa. Việc
nghiên cứu thường nặng về lý luận, kinh viện, chưa lý giải đúng mức các biểu hiện cụ thể,
đặc trưng các lối sống, kiểu sống hiện thực của các nhóm xã hội hay cá nhân.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt nam
Ở Việt nam, vấn đề lối sống được đề cập đến một cách phong phú. Từ năm 1980,
nhiều vấn đề lý luận về lối sống đã được một số tác giả tập trung nghiên cứu:
Tác giả Vũ Khiêu với “Lối sống là gì”, bên cạnh đó tác giả Hà Xuân Trường với bài
báo: “Từng bước xây dựng nền văn hóa mới’ đã đề cập đến nếp sống văn hoá và những mặt
biểu hiện của nó” [ 36 ].
Những vấn đề về lối sống cũng được tác giả Lê Như Hoa đề cập tới khi “Bàn về lối
sống, nếp sống xã hội chủ nghĩa” [17]. Đây là một công trình nghiên cứu lý luận và trình
bày một cách hệ thống các khái niệm, các mặt cần nghiên cứu lối sống ở Việt nam theo mô
hình Chủ nghĩa xã hội bao cấp (trước 1986).
Tác giả Đỗ Huy cùng các cộng sự đã bàn tới lối sống có văn hóa trong “Nhân cách
văn hóa trong bảng giá trị Việt nam” [31]. Theo đó, lối sống có văn hóa là lối sống thể hiện
được cái đúng, cái đẹp trong quan hệ giữa con người với nhau và mỗi lối sống đều có một
hệ chuẩn mực chi phối.
Những công trình này cho thấy các tác giả đã đề cập đến cơ sở lý luận của lối sống
theo những quan điểm khác nhau về mặt lý thuyết và phương pháp luận cho việc nghiên cứu
và xây dựng lối sống Xã hội chủ nghĩa chống lại lối sống Tư bản chủ nghĩa.
Những năm 90 của thế kỷ XX, sau khi đất nước đổi mới mọi lĩnh vực của đời sống
xã hội, có nhiều công trình nghiên cứu lối sống về giới trẻ ở các khía cạnh khác nhau, từ đó
đã phác họa được bức tranh sinh động về lối sống của học sinh, sinh viên và đề ra những
giải pháp giáo dục lối sống cho giới trẻ. Một số tác giả tiêu biểu như:
Trần Thị Minh Đức với công trình “Ảnh hưởng của môi trường ký túc xá sinh viên
với lối sống sinh viên nội trú” [19], đã đưa ra thực trạng lối sống của sinh viên cả mặt tích
cực lẫn mặt tiêu cực tại môi trường ký túc xá và đưa ra những kiến nghị nhằm cải tạo điều
kiện sống ở ký túc xá cho sinh viên cũng như đưa ra những biện pháp giáo dục lối sống văn
hoá cho sinh viên nội trú.
Tác giả Văn Hùng cùng với bài viết: “Thanh niên với lối sống thời mở cửa” [30], đã
phản ánh tình hình thay đổi lối sống của thanh niên trong thời kỳ mở cửa, đồng thời mở ra
nhiều vấn đề cần quan tâm nghiên cứu về lối sống thanh niên trong điều kiện mới.
Tác giả Mạc Văn Trang với công trình “Đặc điểm lối sống của sinh viên hiện nay và
những phương hướng, biện pháp giáo dục lối sống cho sinh viên [59], đã xác định khái niệm
lối sống sinh viên và nêu ra một hệ thống những đặc điểm cơ bản của lối sống sinh viên
được biểu hiện qua một loạt các hoạt động. Đặc biệt công trình đã tiến hành khảo sát, thống
kê các số liệu để đưa ra những mặt tích cực và tiêu cực trong lối sống sinh viên và đề xuất
những biện pháp giáo dục lối sống cho sinh viên. Như vậy tác giả tránh chỉ đề cập đến lý
luận về lối sống sinh viên mà đã tiếp cận lối sống sinh viên bằng những phương pháp cụ thể,
mô tả các biểu hiện cụ thể của lối sống sinh viên trong cuộc sống hiện thực của họ.
Tác giả Phạm Xuân Cảnh - Chủ tịch Hội sinh viên Hà Nội với đề tài: “Tình hình nếp
sống của sinh viên Hà Nội - Thực trạng và giải pháp” [4], đã phân tích mặt tích cực, tiêu cực
và nêu lên được một số hoạt động cơ bản của sinh viên.
Tác giả Nguyễn Quang Uẩn cùng với các cộng sự đã điều tra, phân tích các số liệu
thực tế và chỉ ra những mặt ưu và khuyết trong lối sống của sinh viên Sư phạm qua đề tài:
“Xây dựng lối sống đạo đức mới cho sinh viên Đại học Sư phạm phục vụ công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước” [64]. Công trình đã nêu lên những biểu hiện về lối sống và đạo đức
của sinh viên Sư phạm khá cụ thể và sinh động, qua đó đề xuất những phương hướng và
biện pháp giáo dục lối sống đạo đức lành mạnh cho sinh viên. Giống như tác giả Mạc Văn
Trang, tác giả Nguyễn Quang Uẩn cũng đã tiếp cận lối sống sinh viên Sư phạm trên một số
hoạt động tiêu biểu như:
- Biểu hiện của lối sống sinh viên trong hoạt động học tập
- Biểu hiện lối sống sinh viên trong quan hệ - giao tiếp ứng xử
- Biểu hiện lối sống sinh viên trong sinh hoạt tập thể và cá nhân
- Biểu hiện lối sống sinh viên trong việc sử dụng thời gian nhàn rỗi.
Nhìn chung những công trình nghiên cứu của các tác giả trên chủ yếu mô tả khái quát
về đời sống sinh viên, chưa đi sâu vào một hoạt động cơ bản tiêu biểu nào đặc trưng cho lối
sống sinh viên.
Tác giả Phạm Ngọc Định với luận án tiến sĩ Tâm lý học: “Quy trình hình thành hành
vi lối sống chuẩn mực ở học sinh lớp Một theo quan điểm công nghệ giáo dục” [16] đã tiến
hành thực nghiệm để hình thành hành vi lối sống theo chuẩn mực quy định và mẫu hành vi
ở học sinh lớp Một. Công trình đã chỉ ra, nếu tổ chức cho học sinh thực hiện những hành vi
“nề nếp, hành vi giao tiếp, hành vi tác phong” dưới sự hướng dẫn của giáo viên theo quy
trình phù hợp sẽ chuyển được những hành vi mẫu của lối sống vào trong mỗi học sinh thông
qua quá trình củng cố, trải nghiệm. Tuy nhiên, cách làm này mới chỉ thực hiện ở học sinh
lớp Một chưa đại diện được cho tất cả các lứa tuổi học sinh.
Tác giả Phạm Khắc Hùng, Phạm Hồng Quang với đề tài: “Thực trạng lối sống của
sinh viên đại học Sư phạm Thái Nguyên” [29] đã góp phần làm phong phú thêm việc nghiên
cứu lối sống của sinh viên, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp giáo dục lối sống cho
sinh viên ở vùng miền núi phía Bắc.
Tác giả Trần Kiều (Viện Khoa học giáo dục) chủ trì đề tài: “Thực trạng tư tưởng
chính trị – đạo đức – lối sống thanh niên học sinh, sinh viên” đã tiến hành khảo sát khoảng
3000 học sinh Trung học Phổ thông và sinh viên về các nội dung trên, tuy nhiên cũng chỉ ở
mức độ khái quát chung, chưa đi sâu vào nghiên cứu chi tiết từng nội dung.
Với Luận án tiến sĩ Tâm lý học, tác giả Nguyễn Ánh Hồng đã “Phân tích về mặt tâm
lý học lối sống của sinh viên thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay” [28]. Luận
án làm rõ một số nội dung tâm lý: những đặc điểm biểu hiện lối sống sinh viên qua hoạt
động học tập và qua sự lựa chọn các hoạt động khác. Đặc biệt xác định được ba kiểu sống
đặc trưng của sinh viên TP.HCM.
1.3. Định hướng giá trị lối sống sinh viên
Như đã xét ở trên, có nhiều công trình nghiên cứu mang tính tầm cỡ về vấn đề định
hướng giá trị, về vấn đề lối sống của sinh viên nhưng chúng ta chưa bắt gặp đề tài nào đề
cập đến định hướng giá trị lối sống nói chung và định hướng giá trị lối sống sinh viên nói
riêng.
Định hướng giá trị lối sống là một yếu tố quan trọng trong cấu trúc nhân cách của
con người. Chính định hướng giá trị lối sống hướng sự lựa chọn chủ quan của cá nhân đối
với các giá trị khách quan của xã hội, là hệ thống tâm thế, là niềm tin và sở thích của con
người đối với một giá trị nào đó trong cuộc sống. Nó thể hiện xu hướng của lối sống: con
người mong muốn, hướng tới cái gì, sống và hoạt động vì những giá trị gì.
Với sự phát triển của kinh tế xã hội như hiện nay, tất cả những ai muốn tiến nhanh,
muốn bắt kịp với thời đại tất yếu phải có sự thay đổi. Sinh viên là những người trẻ năng
động và nhanh nhạy với những cái mới nên họ dễ dàng thay đổi cho phù hợp. Tuy nhiên, sự
thay đổi của họ như thế nào, có phù hợp với truyền thống dân tộc và thực sự phù hợp với
yêu cầu của thời đại hay không, nhất là những thay đổi của chiều kích sâu xa bên trong
(định hướng giá trị) làm nên những thay đổi trong bất cứ hành vi nào của lối sống.
Xã hội luôn vận động và biến đổi, nhân cách con người cũng sẽ vận động theo chiều
hướng của xã hội, do đó tìm hiểu định hướng giá trị lối sống của giới trẻ nói chung, đặc biệt
là của sinh viên là rất cần thiết.
Như vậy, việc nghiên cứu định hướng giá trị lối sống của sinh viên cho đến thời điểm
hiện nay là rất ít và hầu như chưa có, đặc biệt dưới góc độ Tâm lý học, vấn đề này vẫn còn
là “khoảng trống” cần được quan tâm. Trân trọng và kế thừa thành tựu từ những công trình
đi trước, chúng tôi cố gắng tìm một hướng sâu hơn để làm rõ được bản chất lối sống của
sinh viên bằng cách tập trung vào nghiên cứu mặt định hướng giá trị lối sống.
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Giá trị và định hướng giá trị
2.1.1.Giá trị
2.1.1.1. Khái niệm giá trị
a. Khái niệm giá trị theo từ điển
Trong tiếng Anh, khái niệm giá trị thường được nhắc tới qua hai thuật ngữ có ý nghĩa
gần như nhau, đó là: “value” - giá trị, ý nghĩa, và “worth” - vừa có nghĩa là giá trị, giá cả, ý
nghĩa, vừa có nghĩa là phẩm giá, phẩm chất. Tuy nhiên, ngày nay, thuật ngữ “value” được
dùng phổ biến hơn.
Theo từ điển Bách khoa Toàn Thư Xô Viết, “giá trị là sự khẳng định hoặc phủ định ý
nghĩa của các đối tượng thuộc thế giới xung quanh đối với con người, giai cấp, nhóm hoặc
toàn bộ xã hội nói chung. Giá trị được xác định không phải bởi bản thân các thuộc tính tự
nhiên, mà là bởi tính chất cuốn hút của các thuộc tính ấy vào phạm vi hoạt động sống của
con người, phạm vi hứng thú và nhu cầu, các mối quan hệ xã hội, các chuẩn mực và phương
thức đánh giá ý nghĩa nói trên được biểu hiện trong các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức,
trong lý tưởng, tâm thế và mục đích” [theo 63, tr.51-52].
Theo từ điển Triết học do M. M. Rozental (Liên Xô) chủ biên (Nxb Tiến bộ
Maxcơva, 1975), “Giá trị là những định nghĩa về mặt xã hội của các khách thể trong thế giới
chung quanh nhằm nêu bật tác dụng tích cực hoặc tiêu cực của khách thể ấy đối với con
người và xã hội (cái lợi, thiện và ác, cái đẹp và cái xấu nằm trong những hiện tượng của đời
sống xã hội hoặc tự nhiên). Xét bề ngoài, các giá trị là các đặc tính của sự vật hoặc hiện
tượng, không phải đơn thuần do kết cấu bên trong của bản thân khách thể, mà do khách thể
bị thu hút vào phạm vi tồn tại xã hội của con người và trở thành cái mang những quan hệ xã
hội nhất định. Đối với chủ thể (con người), các giá trị là các đối tượng lợi ích của nó, còn
đối với ý thức của nó thì thì chúng đóng vai trò những vật định hướng hàng ngày trong thực
trạng vật thể và xã hội, chúng biểu thị các quan hệ thực tiễn của con người đối với sự vật và
hiện tượng xung quanh mình”.
Từ điển Hán - Việt của Giáo sư Nguyễn Lân, giá trị được hiểu : là phạm trù kinh tế
của sản xuất hàng hóa, biểu hiện số lao động trừu tượng của xã hội với hao phí vào việc sản
xuất ra hàng hóa; phẩm chất tốt hay xấu, tác dụng lớn hay nhỏ của sự vật hoặc con người;
thẩm chất tốt đẹp, tác dụng lớn lao.
Theo từ điển Tiếng Việt (Nxb Khoa học xã hội), giá trị là: cái mà con người dùng
làm cơ cở để xem xét một vật có lợi ích đến mức nào đối với con người; cái mà con người
dựa vào dùng để xem xét một người đáng quý đến mức về mặt đạo đức, trí tuệ, tài năng;
những quan niệm và thực tại về cái đẹp, sự thật, điều thiện của xã hội; tính chất quy ra được
thành tiền của một vật trong quan hệ mua bán, đổi chác; độ lớn của một đại lượng, một
lượng biến thiên.
Như vậy, theo từ điển, khái niệm giá trị được hiểu nhiều nghĩa khác nhau, tùy vào
tình huống và trường hợp cụ thể mà khi sử dụng người ta có thể sử dụng nghĩa này hay
nghĩa khác của cùng một khái niệm giá trị.
b. Khái niệm giá trị theo quan điểm của các nhà khoa học nước ngoài và trong
nước
Tác giả J. H. Fichter, nhà Xã hội học Mỹ đã cho rằng: “tất cả cái gì có ích lợi, đáng
ham chuộng, đáng kính phục đối với cá nhân hoặc xã hội đều có một giá trị” [theo 63,
tr.53].
Theo tài liệu “Giáo dục giá trị” (Bộ văn hoá thể thao Philippin), khái niệm giá trị có
thể hiểu: “một vật có giá trị khi nó được thừa nhận là có ích và mong muốn có được những
thứ đó đã ảnh hưởng đến thái độ và hành vi của con người. Không chỉ có hàng hoá vật chất
mà cả lý tưởng và những khái niệm đều có giá trị như: sự thật, công lý, lương thiện” [theo
63, tr.54].
Tác giả V.P. Tugarinov (Liên Xô) lại cho giá trị là những khách thể, những hiện
tượng và những thuộc tính của chúng mà tất cả đều cần thiết cho con người (ích lợi, hứng
thú) của một xã hội hay một giai cấp nào đó cũng như một cá nhân riêng lẻ với tư cách là
phương tiện thoả mãn những nhu cầu và lợi ích của họ, đồng thời cũng là những tư tưởng và
ý định với tư cách là chuẩn mực, mục đích hay lý tưởng [theo 63, tr.54]..
L.Dramaliev (Bungari) coi “Giá trị là một thành tố khách quan của xã hội. Nó là một
loại hiện tượng xã hội đặc biệt (một vật, một đối tượng, một liên hệ, một ý niệm), thoả mãn
được những nhu cầu nhất định của con người. Giá trị là một phẩm chất khách quan, một đặc
tính, một khả năng thoả mãn những nhu cầu đã trở thành rõ rệt trong quá trình quan hệ quan
lại có tính chất xã hội giữa người với người trong hành vi thực tế của họ. Với tính cách là
một khách thể xã hội, giá trị không thể tách khỏi những nhu cầu, những mong muốn, thái
độ, những quan điểm và những hành động của con người với tư cách là một chủ thể của các
quan hệ xã hội” [theo 63, tr.54]
Tác giả T. Makiguchi (nhà giáo dục Nhật bản) cho rằng “Giá trị là sự thể hiện có tính
định lượng mối quan hệ giữa chủ thể đánh giá và đối tượng của việc đánh giá” [ 47, tr.104].
Tại Việt nam, nhiều công trình nghiên cứu về giá trị trong đó phải kể đến công trình
nghiên cứu của các tác giả: Trần Văn Giàu, Phạm Minh Hạc và Trần Trọng Thủy.
Tác giả Trần Văn Giàu cho rằng: “giá trị xuất hiện từ mối quan hệ giữa chủ thể và
đối tượng, nghĩa là từ thực tiễn và chiến đấu của con người trong xã hội. Giá trị vì thế được
xác định bởi sự đánh giá đúng đắn của con người, xuất phát từ thực tiễn và được kiểm
nghiệm qua thực tiễn” [20, tr.11].
Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Giá trị là tính có nghĩa tích cực, đáng quý, có ích của
các đối tượng với các chủ thể” [23, tr.301].
Còn tác giả Trần Trọng Thủy khi nghiên cứu về “Giá trị, định hướng giá trị và nhân
cách” cũng xem giá trị là một hiện tượng xã hội điển hình, biểu thị các sự vật, hiện tượng,
các thuộc tính và quan hệ của hiện thực, các tư tưởng, các chuẩn mực, mục đích và lý tưởng,
các hiện tượng của tự nhiên và xã hội được con người tạo ra nhưng đều phục vụ cho sự tiến
bộ của xã hội và sự phát triển của cá nhân con người [55, tr.11 ].
c. Khái niệm giá trị theo quan điểm các ngành khoa học
Khái niệm giá trị được rất nhiều ngành khoa học quan tâm nghiên cứu như: Triết học,
Xã hội học, Đạo đức học, Mỹ học, Tâm lý học, Giáo dục học, Kinh tế học. Cũng vì thế mà
theo mỗi ngành khoa học, khái niệm giá trị được hiểu ở những khía cạnh và góc độ khác
nhau:
Theo Kinh tế học, khái niệm giá trị luôn gắn liền với hàng hóa, giá cả và sản xuất
hàng hóa. Phía sau nó là sức lao động, giá trị lao động của con người làm ra hàng hoá.
C.Mac đã từng viết: “Lao động có một sức sản xuất đặc biệt, hoạt động của người làm ra là
một lao động được nhân lên cấp số nhân, hay là trong một khoảng thời gian như nhau, nó
tạo ra một giá trị cao hơn so với một giá trị trung bình cùng loại” [theo 63, tr.50]. Giá trị sức
mạnh của vật chất này khống chế những vật chất khác khi trao đổi. Để bộc lộ giá trị, vật
phẩm phải có ích lợi, nghĩa là có khả năng thỏa mãn nhu cầu, lòng ham muốn của con
người. Do vậy mà khi phân tích, “giá trị” là vị trí tương đối của hàng hoá trong trật tự ưu
tiên, vị trí của nó ngày càng cao thì giá trị của nó ngày càng lớn.
Dưới góc độ Triết học, có nhiều quan điểm khác nhau về giá trị. Tuy nhiên ở đây
chủ yếu được xét theo quan điểm Macxit nên giá trị được coi là những hiện tượng xã hội
đặc thù, mọi giá trị đều có nguồn gốc từ lao động sáng tạo của con người. Giá trị là sự thống
nhất giữa cái chủ quan và cái khách quan. [theo 63, tr.51]:
Dưới góc độ Xã hội học, giá trị được quan tâm ở nội dung, nguyên nhân, điều kiện
kinh tế - xã hội cụ thể trong quá trình hình thành hệ thống giá trị nhất định của một xã hội
[38, tr.74].
Giá trị trong Đạo đức học luôn gắn liền với những khái niệm trung tâm như: cái
thiện, cái ác, công bằng, bình đẳng, bác ái bởi vì khái niệm giá trị thuộc phạm vi đời sống
đạo đức của con người, các quan hệ xã hội và quá trình hình thành các chuẩn mực, quy tắc
đạo đức của xã hội [52, tr.19].
Dưới góc độ Tâm lý học, khái niệm giá trị được nghiên cứu nhằm mục đích tìm hiểu
hành vi, hoạt động của con người và dự báo sự phát triển của nhân cách.
Nhìn chung, theo quan niệm của các nhà khoa học hay dưới góc độ của các ngành
khoa học khác nhau cũng như trong một số từ điển đã định nghĩa khái niệm giá trị đều có
chung một số đặc điểm như sau:
- Mức độ của một vật đáp ứng nhu cầu và thỏa mãn được khát vọng của con người, là
cái được chủ thể đánh giá, thừa nhận trên cơ sở mối quan hệ với sự vật đó.
- Mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân, xã hội với sự phí tổn cần thiết để tạo ra cái lợi đó.
- Mang tính khách quan - nghĩa là sự xuất hiện, tồn tại hay mất đi của giá trị nào đó
không phụ thuộc vào ý thức của con người.
- Được hiểu theo hai góc độ vật chất và tinh thần. Giá trị vật chất là giá trị đo được
bằng tiền bạc dưới góc độ kinh tế, còn giá trị tinh thần tạo cho con người khoái cảm, hứng
thú và sảng khoái.
- Trong mọi giá trị đều chứa đựng yếu tố nhận thức, tình cảm, hành vi của chủ thể
trong mối quan hệ với sự vật mang giá trị.
- Là một phạm trù lịch sử vì giá trị thay đổi theo thời gian, theo sự biến động của xã
hội, phụ thuộc vào tính dân tộc, tôn giáo và cộng đồng.
Theo quan niệm của chúng tôi: Giá trị là những cái cần, cái có ích, có ý nghĩa đối
với cá nhân, tập thể và xã hội. Nó phản ánh mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể, giữa
chủ thể với chính mình, được đánh giá và có thể bị thay đổi theo những điều kiện xã hội
- lịch sử cụ thể tuỳ thuộc vào bản chất, trình độ phát triển của nhân cách.
2.1.1.2. Phân loại giá trị
Tùy thuộc vào mục đích tiếp cận mà các tác giả có nhiều cách phân loại giá trị khác
nhau:
Trong tác phẩm “Sự tận cùng của Triết học”, tác giả Mark Lilla (Mỹ) dựa theo sự
tiến hoá của con người, đã nêu lên những giá trị phân biệt giữa con người với động vật bao
gồm : giá trị lý trí, tình cảm, vinh dự, phẩm giá, đạo đức [theo 63, tr.57].
Cách phân loại được coi là khá phổ biến là dựa vào sự thoả mãn nhu cầu vật chất hay
nhu cầu tinh thần của con người mà giá trị được phân chia thành: giá trị vật chất, bao gồm
giá trị kinh tế và giá trị sử dụng; giá trị tinh thần bao gồm giá trị khoa học, giá trị chính trị,
giá trị đạo đức, giá trị pháp luật và giá trị tôn giáo
Theo J. H. Fichter, nhà xã hội học Mỹ, mỗi hiện tượng xã hội có thể coi được dùng
làm khởi điểm cho sự phân loại các giá trị. Ông dùng các căn cứ để phân loại giá trị là nhân
cách, xã hội và văn hoá [theo 63, tr.57].
Nhà Giáo dục học T.Makiguchi dựa trên hệ thống thang bậc giá trị đã sắp xếp theo
thứ tự Thiện, Ích, Mỹ chia giá trị thành 3 loại: Giá trị kinh tế, giá trị đạo đức, giá trị thẩm
mỹ [47, tr.112].
Dựa vào sự chi phối của giá trị trên hệ thống hành vi của con người, M.Robin và J.R.
William phân loại: hành vi cơ thể, hành vi nhân cách, hành vi văn hoá và các hành vi xã hội.
Từ đó có các giá trị: giá trị tồn tại sinh học, các giá trị tính cách và các giá trị xã hội.
Theo cách phân loại của Rokeach có hai loại giá trị: giá trị mục đích và giá trị công
cụ:
Các giá trị mục đích: thế giới hoà bình, an ninh quốc gia, tự do, bình đẳng, cuộc sống
ý nghĩa, tình bạn chân thành, tôn trọng người khác, thông minh sáng suốt, cuộc sống sung
túc.
Các giá trị công cụ: trách nhiệm, danh dự, lòng tin, thanh lịch, dũng cảm, hợp tác,
trong sạch, khoan dung, kỷ luật [theo 63, tr.58].
Theo cách tiếp cận hệ thống, hệ giá trị được cấp độ hoá theo các lát cắt sau:
Theo lát cắt thứ nhất, có các hệ giá trị sau:
Hệ giá trị phổ quát của nhân loại
Hệ giá trị của xã hội hiện đại
Hệ giá trị của xã hội thời kỳ quá độ
Hệ giá trị các thành phần cơ cấu xã hội
Hệ giá trị của nhóm
Theo lát cắt khác, giá trị được chia thành:
Hệ giá trị phổ quát toàn nhân loại
Hệ giá trị khu vực (phương Đông, phương Tây)
Hệ giá trị của hình thái kinh tế xã hội (phong kiến, tư bản, xã hội chủ nghĩa)
Hệ giá trị dân tộc
Hệ giá trị thời đại
Cũng theo cách tiếp cận hệ thống, tác giả Thái Duy Tuyên đã phân chia giá trị thành
các loại:
Giá trị nhân văn: biểu thị sự tôn trọng và yêu thương con người, thừa nhận quyền
phát triển tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc.
Giá trị đạo đức: biểu hiện ở những chuẩn mực quy định mối quan hệ giữa con người
với nhau, giữa con người với tự nhiên và với xã hội (gia đình, cộng đồng) trên tình thần yêu
thương hay thù hận, tôn trọng hay không tôn trọng.
Giá trị văn hoá: những giá trị luôn gắn liền với sự phát triển của khoa học kỹ thuật
công nghệ trên cơ sở tiến bộ xã hội và biểu hiện ở đạo đức, sống có văn hoá và sự phát triển
toàn diện của con người.
Giá trị chính trị - pháp luật, biểu hiện thái độ đối với việc giành và giữ chính quyền,
thể chế nhà nước, với quyền lợi dân tộc, giai cấp, cộng đồng, quyền công dân, mối quan hệ
bình đẳng, công bằng, tự do và dân chủ, niềm tin và lý tưởng.
Giá trị kinh tế: hướng vào sự hoạt động của nghề nghiệp, của lao động, sản xuất,
kinh doanh, các hình thức sở hữu, thu nhập và đời sống vật chất, sự giàu nghèo và hưởng
thụ [62, tr.6-11].
Có thể thấy, mỗi cách phân loại giá trị thể hiện mỗi khía cạnh khác nhau. Tuỳ theo
góc độ nghiên cứu mà người ta sẽ chọn cách phân loại giá trị tương ứng và phù hợp. Dưới
góc độ Tâm lý học, trong nghiên cứu này, chúng tôi phân loại các giá trị dựa trên cách tiếp
cận hệ thống của tác giả Thái Duy Tuyên. Theo đó, có thể quy về 4 nhóm giá trị tiêu biểu
như sau:
Nhóm giá trị nhân văn: là những giá trị vì con người, hướng con người phấn đấu
cho quyền phát triển tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc, được yêu thương và tôn trọng.
Những giá trị nhân văn có tính chất chung cho toàn nhân loại, được thừa nhận ở mọi thời
đại, mọi quốc gia và dân tộc.
Nhóm giá trị đạo đức: là những giá trị thể hiện lòng yêu thương và tôn trọng con
người, quy định chuẩn mực đạo đức trong mối quan hệ giữa con người với nhau trong xã
hội.
Nhóm giá trị chính trị - pháp luật: là những giá trị nói lên quyền lợi dân tộc, giai
cấp, quyền công dân, mối quan hệ bình đẳng, công bằng, tự do, dân chủ và lý tưởng của
người dân với thể chế Nhà nước.
Nhóm giá trị kinh tế: Là những giá trị hướng con người vào hoạt động nghề nghiệp,
kinh doanh làm tăng năng suất lao động, tăng lợi nhuận.
Có thể coi đây là bốn nhóm giá trị tiêu biểu trong cuộc sống của con người bao hàm
cả mặt vật chất và tinh thần.
2.1.1.3. Một số khái niệm liên quan
a. Hệ thống giá trị
Hệ thống các giá trị, đó là một tổ hợp giá trị khác nhau được sắp xếp, hệ thống lại
theo những nguyên tắc nhất định tạo thành một tập hợp mang tính toàn vẹn và hệ thống,
thực hiện các chức năng đặc thù trong việc đánh giá của con người theo những phương thức
vận hành nhất định của giá trị [theo 63, tr.62].
Các hệ thống giá trị có vị trí độc lập tương đối và tương tác với nhau theo những thứ
bậc khác nhau phù hợp với quá trình thực hiện các chức năng xã hội trong mỗi thời kỳ lịch
sử cụ thể. Hệ thống giá trị luôn mang tính lịch sử, chịu sự chế ước bởi lịch sử. Vì thế, trong
hệ thống giá trị luôn chứa đựng các yếu tố của quá khứ, hiện tại và tương lai, các giá trị
truyền thống, các giá trị thời đại, các giá trị mang tính nhân loại, các giá trị mang tính cộng
đồng, tính giai cấp, các giá trị mang tính lý tưởng và hiện thực.
b. Thang giá trị
Thang giá trị là một tổ hợp giá trị, một hệ thống giá trị được sắp xếp theo một trật tự
ưu tiên nhất định. Có thể coi thang giá trị là thước đo giá trị. Thang giá trị biến đổi theo thời
gian, theo sự phát triển, biến đổi của xã hội loài người và của cộng đồng cũng như của mỗi
cá nhân.
Thang giá trị, thước đo giá trị đang là vấn đề có tính nhân loại, tính thời đại và tính
dân tộc được mọi người quan tâm. Thang giá trị của xã hội, của cộng đồng và của nhóm
chuyển thành thang và thước đo giá trị của từng người. Thang giá trị là một trong những
động lực thôi thúc con người hoạt động hướng đến những giá trị phục vụ cho nhu cầu, lợi
ích của mình. Khi con người hoạt động sẽ tạo ra những giá trị lại góp phần khẳng định, củng
cố, phát huy và bổ sung để hoàn thiện hoặc thay đổi thang giá trị [theo 63, tr.63].
c. Chuẩn giá trị
Chuẩn giá trị là những giá trị giữ vị trí cốt lõi, chiếm vị trí ở thứ bậc cao hoặc vị trí
then chốt và mang tính chuẩn mực chung cho nhiều người. Khi xây dựng các giá trị theo
những chuẩn mực nhất định về kinh tế, về chính trị, về đạo đức, về xã hội hay về thẩm mỹ
sẽ tạo ra các chuẩn giá trị. Mọi hoạt động của xã hội, của nhóm cũng như của từng cá nhân
được thực hiện theo những chuẩn giá trị nhất định sẽ bảo đảm định hướng cho các hoạt
động đó và hạn chế khả năng lệch chuẩn mực xã hội, đồng thời tạo ra những giá trị tương
ứng đảm bảo sự tồn tại của con người [theo 63, tr.64].
2.1.2. Định hướng giá trị
2.1.2.1. Khái niệm định hướng giá trị theo một số từ điển nước ngoài
Thuật ngữ định hướng giá trị được sử dụng phổ biến trong Xã hội học, Tâm lý học.
Theo từ điển Bách Khoa Toàn Thư Xô Viết, định hướng giá trị là cơ sở tư tưởng,
chính trị, đạo đức, thẩm mỹ, giúp chủ thể đánh giá thực tại xung quanh và định hướng trong
thực tại đó. Định hướng giá trị hình thành thông qua chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội và thể
hiện trong các mục đích tư tưởng, chính kiến, và nhu cầu của nhân cách. Trong cấu trúc hoạt
động của con người, định hướng giá trị gắn liền với các đặc điểm nhận thức và ý chí của
nhân cách. Hệ thống định hướng giá trị tạo thành nội dung xu hướng của nhân cách và là cơ
sở bên trong các mối quan hệ giữa cá nhân với thực tại. Sự phát triển định hướng giá trị là
dấu hiệu của sự chín muồi nhân cách, là chỉ tiêu đo đạc tính xã hội của nhân cách [theo 63,
tr.66].
Theo “Từ điển Tâm lý học tóm tắt” của Liên Xô do A.V.Petrovski và M.G.Iarosevski
chủ biên, định hướng giá trị là phương thức chủ thể sử dụng để phân biệt các sự vật theo ý
nghĩa của chúng đối với chính mình, từ đó hình thành nội dung cơ bản của xu hướng, động
cơ hoạt động.
Như vậy, định hướng giá trị có liên quan đến mặt nhận thức, ý chí và tình cảm trong
sự phát triển nhân cách của chủ thể.
Riêng tại Việt nam, định hướng giá trị còn là một khái niệm mới mẻ chưa được đưa
vào trong từ điển Tiếng Việt, do đó chúng ta tạm thời hiểu khái niệm định hướng giá trị theo
các từ điển của nước ngoài.
2.1.2.2. Khái niệm định hướng giá trị theo quan điểm của các nhà khoa học
trong và ngoài nước
Trong tài liệu “Những cơ sở nghiên cứu xã hội học”, các tác giả đã quan niệm: “Định
hướng giá trị là khuynh hướng chung đã được quy định về mặt xã hội, được ghi lại trong
tâm lý của cá nhân, nhằm vào mục đích và phương tiện hoạt động trong lĩnh vực nào đó”
[38, tr.56]. Ở đây, định hướng giá trị đóng vai trò là một thành tố trong cấu trúc nhân cách
và là sự điều chỉnh hành vi của con người,
Một số nhà Tâm lý học xã hội quan tâm đến nhiều khía cạnh của vấn đề định hướng
giá trị, chẳng hạn:
I.T.Lêvưkin cho là: “Định hướng giá trị là việc đánh giá các khả năng và tình hình
hiện có để xác định các phương tiện và phương pháp nhằm đạt những mục tiêu đã đề ra”
[theo 63, tr.68].
Tác giả Ladov lại quan niệm: “Định hướng giá trị là những biểu tượng của con người
về những mục đích chủ yếu của cuộc đời và các phương tiên cơ bản đạt những mục tiêu ấy.
Định hướng giá trị đóng vai trò chủ đạo trong việc xây dựng các chương trình hành vi lâu
dài. Chúng hình thành trên cơ sở nhu cầu của chủ thể về việc nắm vững những hình thức cơ
bản của hoạt động sống trong những điều kiện lịch sử cụ thể xác định và do tính chất của
các quan hệ xã hội quy định. Các quan hệ xã hội này là nguồn gốc khách quan hình thành
những nhu cầu ấy” [theo 63, tr.68].
Trong công trình nghiên cứu khoa học “Những đặc trưng và xu thế phát triển nhân
cách con người Việt nam trong sự phát triển kinh tế, xã hội”, một số nhà Tâm lý học Việt
nam đã chỉ ra định hướng giá trị là cơ sở bên trong của hành vi và nó quyết định lối sống
của cá nhân:
Theo tác giả Trần Trọng Thủy, “Định hướng giá trị ở mỗi cá nhân chính là sự tiếp
thu các giá trị với tư cách là những tiêu chuẩn hành vi của mình” [55, tr.26].
Các nhà nghiên cứu trong đề tài KX - 07 - 10 quan niệm: “Định hướng giá trị là thái
độ, là sự lựa chọn các giá trị vật chất và tinh thần, là một hệ thống tâm thế, niềm tin, sở
thích của con người đối với một giá trị nào đó” [62, tr.73].
Như vậy, có nhiều quan niệm khác nhau về định hướng giá trị, song chúng ta có thể
nhận thấy một số điểm chung cơ bản sau:
- Định hướng giá trị được hình thành trong quá trình cá nhân hoặc nhóm người gia
nhập vào các quan hệ xã hội với tư cách là chủ thể của các hoạt động đó và hướng vào các
giá trị có ý nghĩa cơ bản đối với họ.
- Quá trình định hướng giá trị luôn chứa đưng các yếu tố nhận thức (đánh giá), ý chí
và cảm xúc (thử nghiệm) và các khía cạnh đạo đức, thẩm mỹ trong sự phát triển nhân cách.
- Là cơ sở bên trong của hành vi, nó quyết định lối sống của mỗi cá nhân.
Trân trọng, kế thừa từ những quan điểm về định hướng giá trị đã được nêu trên,
chúng tôi tạo lập khái niệm định hướng giá trị trong nghiên cứu này: Định hướng giá trị là
sự nhận thức, đánh giá và lựa chọn các giá trị của con người trong quá trình hoạt động.
Nó có ý nghĩa thúc đẩy, điều chỉnh thái độ và hành vi của họ nhằm đạt tới những giá trị
đó.
2.2. Lối sống và lối sống của sinh viên
2.2.1. Khái niệm lối sống và các thuật ngữ có liên quan
2.2.1.1. Khái niệm lối sống trên bình diện các khoa học khác nhau
Có nhiều quan điểm và cách tiếp cận khác nhau về khái niệm lối sống, trong nghiên
cứu này, cơ sở lý luận và phương pháp luận khi xem xét và nghiên cứu về lối sống được dựa
trên quan điểm Triết học Mác – Lênin.
a. Khái niệm lối sống theo Triết học
Tác giả V.I. Tolstykh đã định nghĩa khái niệm lối sống theo quan điểm Triết học: là
“những hình thức cố đinh, điển hình đối với những quan hệ xã hội lịch sử cụ thể) của hoạt
động sống cá nhân và tập đoàn của con người, những hình thức ấy nói lên những đặc điểm
về sự giao tế, hành vi và nếp nghĩ của họ trong các lĩnh vực lao động, hoạt động xã hội –
chính trị, sinh hoạt và giải trí” [theo 49, tr.6].
Theo định nghĩa của V.I. Tolstykh, lối sống là phạm trù rất rộng mang tính phổ biến.
Nó vừa bao hàm cả khía cạnh kinh tế lẫn khía cạnh tâm lý - xã hội có liên quan đến những
đặc điểm hành vi và giao tiếp của cá nhân và của các tập đoàn xã hội. Như vậy, lối sống ở
đây được coi là một hiện tượng xã hội chỉnh thể. Ông không chấp nhận quan niệm coi lối
sống chỉ bao gồm mặt ngoài của hoạt động sống mà không đề cập tới bản chất của nó bởi vì
lối sống theo ông là là “phòng thí nghiệm” thường xuyên hoạt động để con người tái sản
xuất bản chất của mình trong qúa trình lao động, hoạt động xã hội, sinh hoạt và vui chơi giải
trí. Nó cho phép khám phá bản chất bên trong của hiện thực xã hội, tuy nhiên không vì vậy
mà tách rời những biểu hiện sinh động và phong phú của nó.
Có thể nói, lối sống theo V.I. Tolstykh trước hết là một kiểu sống nhất định được
hình thành một cách khách quan trong một xã hội, một giai cấp hay một tập đoàn. Nhưng
khi muốn nói lên một “cái chung” nào đó đối với đa số người, khái niệm lối sống vẫn mang
tính linh hoạt và cơ động vì nó liên quan chặt chẽ đến hoạt động sống của mỗi cá nhân. Bất
cứ cá nhân nào đều có những đặc điểm tâm lý “cá biệt” của cái riêng nhưng vẫn có cái “điển
hình” của cái chung. Do vậy mà khái niệm lối sống phản ánh mối liên hệ biện chứng giữa
cái phổ biến, cái đặc thù và cái đơn nhất của quá trình phát triển của một chế độ xã hội.
b. Khái niệm lối sống theo Kinh tế học
Dưới góc độ Kinh tế học, khái niệm lối sống được N.I. Kapustin nghiên cứu như một
phạm trù xã hội - kinh tế. Ông cho rằng lối sống là kết quả tác động một cách tổng hợp của
toàn bộ các quan hệ xã hội – kinh tế trong một xã hội bao gồm các yếu tố lực lượng sản xuất
và kiến trúc thượng tầng của nó đối với con người. Bởi vì theo N.I. Kapustin “cái chủ yếu
trong khái niệm lối sống là những khía cạnh xã hội như sự hài lòng về lao động, không khí
tâm lý trong các tập thể sản xuất, hành vi con người trong tập thể sản xuất, trong sinh hoạt ở
gia đình và tất nhiên cả thái độ đối với xã hội, đối với tổ quốc, những lý tưởng sống mà các
thành viên xã hội tự chọn lấy cũng như những phương pháp đạt tới những lý tưởng ấy, đời
sống tinh thần của con người” [theo 66, tr.9].
Đối tượng nghiên cứu của lối sống theo quan điểm của Kinh tế học là:
- Khía cạnh thuần túy kinh tế của lối sống, đó là những nhu cầu tiêu biểu nhất cho
một lối sống nhất định của con người, là thái độ đối với lao động và mức độ hài lòng về lao
động, tính chất cũng như nội dung lao động, những mối liên hệ và quan hệ của con người
trong sản xuất, những định hướng mục đích, những nhân tố kích thích kinh tế đối với hoạt
động sống của con người…
- Những điều kiện kinh tế, nghĩa là cơ sở phát sinh và phát triển của một lối sống
nhất định.
Những biện pháp và phương pháp tác động kinh tế của xã hội, của giai cấp cai trị xã
hội đối với sự hình thành một lối sống thích hợp với một chế độ nhất định [66, tr.11].
Tuy xét khái niệm lối sống từ góc độ Kinh tế học nhưng N.I. Kapustin vẫn cho rằng,
xét đến cùng thì lối sống do phương thức sản xuất quyết định. Cho dù chịu sự tác động
mang tính quyết định của phương thức sản xuất nhưng lối sống không phải là kết quả thụ
động của ảnh hưởng ấy mà đến lượt mình lối sống tác động lại một cách tích cực đối với sự
phát triển của phương thức sản xuất. Do đó mà các quan hệ xã hội, các quan hệ sản xuất đối
với lực lượng sản xuất luôn được thực hiện qua lối sống của con người.
c. Khái niệm lối sống dưới góc độ Xã hội học
Khái niệm lối sống đã được tác giả M.N. Rutkevich coi là một phạm trù xã hội học.
Theo khía cạnh này, lối sống là một hiện tượng xã hội phải được xem xét một cách tổng hợp
trong sự thống nhất và trong mối liên hệ qua lại chặt chẽ giữa các mặt khác nhau của đời
sống xã hội.
Theo M.N. Rutkevich, khái niệm lối sống được định nghĩa: “Lối sống – đó là hệ
thống những nét căn bản nói lên hoạt động của các dân tộc, các giai cấp, các tập đoàn xã
hội, các cá nhân trong những điều kiện của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định” [48,
tr.12].
Ông đã lý giải rằng lối sống cũng như phương thức sản xuất được quyết định một
mặt bởi quan hệ thực tiễn của con người đối với tự nhiên.Tuy nhiên, lối sống khác với
phương thức sản xuất. Đó là phương thức hoạt động trong khái niệm lối sống được nhấn
mạnh và lối sống không chỉ hạn chế ở lĩnh vực sản xuất của cải vật chất mà còn nói lên
những đặc điểm cơ bản về sinh hoạt, văn hoá, đời sống chính trị, đạo đức, hoạt động ngoài
sản xuất của con người. Vì vậy mà khái niệm lối sống ở đây có liên hệ mật thiết với khái
niệm hình thái kinh tế - xã hội và như vậy hình thái kinh tế - xã hội nào, lối sống ấy.
Một số nhà Xã hội học Việt nam đã có những quan niệm khác nhau về lối sống.Tác
giả Thanh Lê cho rằng: "Lối sống không những chỉ bao quát những điều kiện sống mà là
toàn bộ những hình thức hoạt động sống của con người trong quá trình sản xuất của cải vật
chất và tinh thần cũng như trong các lĩnh vực xã hội, chính trị và gia đình - sinh hoạt [43,
tr.109].
Theo tác giả Lê Như Hoa: “Lối sống là một khái niệm có tính đồng bộ và tổng hợp.
Nó bao gồm các mối quan hệ kinh tế, xã hội, tư tưởng, tâm lý, đạo đức, văn hoá và các mối
quan hệ khác nhau của con người, đặc trưng sinh hoạt của họ trong những điều kiện của một
hình thái kinh tế - xã hội nhất định. Lối sống có liên quan tới các lĩnh vực khác nhau của đời
sống xã hội như: kinh tế, chính trị, văn hoá và sinh hoạt của con người, của tập đoàn, giai
cấp và xã hội” [17, tr. 17].
d. Khái niệm lối sống trên bình diện Tâm lý học
Các nhà Tâm lý học đã nghiên cứu lối sống bằng cách tiếp cận từng cá nhân con
người để phát hiện ra lối sống của họ và khái quát đặc điểm lối sống của các cá nhân trong
nhóm thành đặc trưng lối sống của nhóm, khái quát đặc trưng lối sống của nhiều tầng lớp,
giai cấp xã hội để thấy được đặc điểm lối sống của cả cộng đồng, dân tộc, địa phương…
Việc nghiên cứu lối sống trên bình diện Tâm lý học luôn phải xem xét yếu tố chủ
quan của lối sống trong mối tương quan với điều kiện sống cả về mặt vật chất và tinh thần
cụ thể của mỗi xã hội; mối tương quan giữa cá nhân với nhóm và xã hội. Các mối tương
quan đó thể hiện qua các hình thức hoạt động sống và các mối quan hệ hiện thực của con
người. Như vậy, dù ở góc độ nào, việc nghiên cứu lối sống không thể tách rời thế giới nội
tâm và môi trường, điều kiện sống cũng như không thể tách rời các điều kiện chủ quan và
khách quan; cái riêng với cái chung; cái cá nhân với xã hội, với thời đại.
Nhà Tâm lý học Xô viết E.V. Sôrôkhôva đã quan niệm: “Lối sống là toàn bộ những
hình thức hoạt động sinh sống tiêu biểu xuất hiện trong những quan hệ kinh tế - xã hội nhất
định của các dân tộc, giai cấp, các nhóm xã hội, cá nhân trong sản xuất vật chất và tinh thần,
trong phạm vi xã hội – chính trị và riêng tư thường ngày, trong những mối quan hệ qua lại
của mọi người và trong đời sống cá nhân” [theo 66, tr.15]. Nghiên cứu lối sống theo bà
chính là nghiên cứu đời sống thực của con người bởi vì lối sống là phương thức hoạt động
đã được xác định.
Tác giả V. Đôbôrianôp lại cho rằng: “Lối sống là sinh hoạt cá nhân, chủ quan hoá
của hệ thống quan hệ xã hội, của toàn bộ tổng thể những điều kiện sống, thể hiện trong hoạt
động của con người” [theo 66, tr. 15].
Còn nhà Tâm lý học Đức, H.D. Schmit lại khẳng định việc nghiên cứu sự thay đổi,
biến động của lối sống của xã hội chính là việc nghiên cứu lối sống riêng tư của từng người.
Dưới góc độ Tâm lý học xã hội, V.I. Daxêpin quan niệm: “Lối sống là tập hợp những
hình thức hoạt động của con người trong một thể thống nhất với những môi trường hoạt
động chính của xã hội và của cá nhân” [8, tr.139]. Từ đây, tác giả đã đưa ra 5 dạng hoạt
động của lối sống: hoạt động cải tạo; hoạt động định hướng; hoạt động nhận thức; hoạt động
giao tiếp và hoạt động nghệ thuật. Lối sống được xem là phương thức tác động tương hỗ
giữa môi trường xã hội với cá nhân hoặc với tập đoàn người. Đó là phương thức hoạt động
hằng ngày có tính bền vững của con người nhằm thực hiện và phát triển nhu cầu của họ.
Như vậy, lối sống trước hết có liên quan đến những đặc điểm việc làm thỏa mãn những nhu
cầu của con người. Đó cũng chính là phương thức hoạt động hằng ngày có tính chất bền
vững của con người nhằm thực hiện và phát triển nhu cầu của họ.
Tác giả I.A. Sepkovin khi đề cập đến lối sống đã nêu lên 3 đặc trưng cơ bản về mặt
tâm lý xã hội:
- Những biểu hiện tính tích cực về mặt xã hội của cá nhân và nhóm.
- Những nhu cầu, giá trị và hứng thú được thực hiện trong đời sống, đó là những
động cơ điều chỉnh hành vi và hoạt động.
- Những tập quán và thói quen, đó là những tiêu chuẩn điển hình có tính chất xã hội
của những mối quan hệ giữa mọi người với nhau, được hình thành trong quá trình sản xuất,
trong đời sống chính trị và trong sinh hoạt [8, tr.140].
Từ việc tìm hiểu và phân tích các định nghĩa về lối sống của các nhà Tâm lý học, kế
thừa và trân trọng những người đi trước cũng như làm phong phú thêm khái niệm lối sống,
chúng tôi tạo lập cho mình một khái niệm về lối sống: Lối sống là phương thức hoạt động
đã xác định của con người, bao gồm tất cả những dạng hoạt động sống mà con người đã
lựa chọn trong những điều kiện chủ quan và khách quan nhất định.
2.2.1.2. Một số thuật ngữ có liên quan
a. Khái niệm nếp sống
Ở Việt nam, theo cách nói thông thường, hai thuật ngữ "lối sống" và "nếp sống"
thường được dùng như một. Tuy nhiên, xét về mặt khoa học, hai khái niệm này không hoàn
toàn là một.
Theo từ điển tiếng Việt đề cập đến ý nghĩa của “lối” và “nếp” như sau:
Lối: là hình thức diễn ra của hoạt động đã trở thành ổn định và mang đặc điểm riêng
như: lối sống giản dị, lối châm biếm kín đáo [69, tr.561].
Nếp: cách sống, hoạt động đã trở thành thói quen như: nếp sống văn minh, thay đổi
nếp suy nghĩ [69, tr.644].
Theo A.P. Buchenkô cho rằng: “Nếp sống không phải là một phần mà là một trong
những biểu hiện của lối sống” [theo 64, tr.17].
Tác giả Thanh Lê cho rằng: “lối sống” được hiểu rộng hơn, bao hàm trong đó có
“nếp sống”. Nếp sống - đó là hoạt động hàng ngày. Mỗi cá nhân có thể có thói quen, nếp
sống riêng của mình như: thức dậy đúng giờ, tập thể dục. Nếp sống là phương thức ứng xử
trong một tình thế nhất định nào đó, nếp sống cũng được hiểu như một phong cách, một tác
phong (quan liêu, ham danh lợi). Nếp sống còn là phương thức xử sự được quy định với các
giá trị đạo đức (tôn kính người trên, giữ gìn trật tự xã hội). Như vậy: “nếp sống là những
quy ước lặp đi lặp lại trở thành thói quen trong sinh hoạt, phong tục tập quán, hành vi đạo
đức. Nếp sống là một mặt của lối sống, ở đây muốn nói đến cách xử sự của con người [42,
tr.111].
Theo tác giả Mạc Văn Trang, “Nếp sống là mặt ổn định của lối sống, là những đặc
điểm biểu hiện của lối sống đã được hình thành nề nếp, thói quen của cá nhân (nét tính
cách), của gia đình (nếp nhà), của xã hội (phong tục, tập quán, truyền thống). Lối sống được
nảy sinh, hình thành, phát triển và đến một mức độ được củng cố, định hình thành nếp sống.
Lối sống và nếp sống không tách rời nhau” [59, tr.20].
Như vậy, nếp sống là những phương thức hoạt động, hành vi ứng xử của con người
đã được lặp đi lặp lại thành nếp, thành thói quen, phong tục được xã hội công nhận. Khi sử
dụng hai thuật ngữ lối sống và nếp sống dựa theo nguyên tắc: lối sống nói lên tính định
hướng, định tính, chỉ ra phương hướng của vấn đề, còn nếp sống nói lên tính định hình và
định lượng.
b. Khái niệm mức sống
Mức sống có quan hệ trực tiếp đến lối sống, mức sống thuộc vào những điều kiện
trực tiếp tác động đến sự hình thành và phát triển của lối sống.
Theo từ điển tiếng Việt: “Mức sống là mức đạt được của các điều kiện sinh hoạt vật
chất và tinh thần” [69, tr.631].
Tác giả Huỳnh Khái Vinh cho rằng: “mức sống là thuật ngữ kinh tế - xã hội để đánh
giá các nhu cầu về vật chất và tinh thần đã được thoả mãn và có thể đo lường trực tiếp bằng
số lượng” [67, tr.35].
Theo tác giả Thanh Lê thì mức sống nói lên trình độ vật chất và văn hoá mà con
người được hưởng thụ.
Như vậy, mức sống có liên quan đến mức thu nhập cá nhân và mức hưởng thụ phúc
lợi xã hội của cá nhân. Các tiêu chuẩn của mức sống là: ăn. mặc, ở, đi lại, học tập, sinh hoạt
văn hoá, bảo vệ sức khoẻ, bảo hiểm xã hội.
Mức sống là mặt khách quan của lối sống. Thực tế cho thấy mức sống có quan hệ với
lối sống, là điều kiện quan trọng nhất cho hoạt động sống của con người. Tuy nhiên, mức
sống không trực tiếp quyết định lối sống. Ở một số người hay nhóm người có mức sống có
thể rất cao nhưng lối sống, nếp sống của họ có thể thực dụng, bệnh hoạn. Ngược lại, rất
nhiều người, nhóm người có mức sống chưa cao nhưng lại có lối sống nghĩa tình, có trách
nhiệm. Mức sống cao có thể là phương tiện làm cho con người phát triển tốt hơn (mức sống
nói lên trình độ phát triển của xã hội), nhưng con người cũng có thể trở thành nô lệ của vật
chất và những biến tướng của lối sống vật chất thiếu lành mạnh.
c. Khái niệm lẽ sống
Lẽ sống là thuật ngữ được Đạo đức học, Triết học và cả Tâm lý học cùng quan tâm.
Theo tác giả Mạc Văn Trang: “Lẽ sống là mặt ý thức của lối sống. Nó đề cập tới mục
đích, ý nghĩa lý tưởng của cuộc sống, là lý chí, khát vọng của con người. Nó giải đáp câu
hỏi con người sống để làm gì. Nó phản ánh tính mục đích của một lối sống” [59, tr.21].
Tác giả Huỳnh Khái Vinh lại cho rằng: “Lẽ sống là mặt ý thức của lối sống có vai trò
dẫn dắt, định hướng và định tính làm cho lối sống ổn định. Lẽ sống dựa vào lý tưởng và các
giá trị xã hội phản ánh tính chủ thể của lối sống” [67, tr.35].
Như vậy, lẽ sống là quan niệm sống của con người, là sự tự nhận thức, tự giác hành
động vì một lý tưởng, một mục tiêu cao cả. Lẽ sống định hướng cho lối sống.
Điều cơ bản trong lẽ sống chính là ý nghĩa xã hội, giá trị xã hội của nó. Con người có
lẽ sống thôi chưa đủ mà quan trọng là phải có lẽ sống đúng đắn, phù hợp với sự tiến bộ của
xã hội. Có như vậy mới tạo ra sự hài hoà giữa con người với con người, giữa con người với
xã hội. Lẽ sống chân chính của con người được biểu hiện ở hoạt động sáng tạo, tích cực
cống hiến cho sự tiến bộ xã hội.
d. Khái niệm kiểu sống, cách sống.
Kiểu, cách là hình thức diễn ra của hoạt động, chẳng hạn: cách ăn nói, cách đi đứng.
Có thể hiểu kiểu sống, cách sống có nghĩa hẹp và cụ thể và là nét riêng của lối sống,
nếp sống của mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi địa phương.
Cách sống, kiểu sống phụ thuộc vào lối sống, nếp sống, cơ cấu hoạt động của con
ngưới, các nhu cầu và phương thức đặc thù của sự thoả mãn những nhu cầu đó. Kiểu sống là
những nét riêng, độc đáo trong lối sống, nếp sống ở cấp độ cá nhân hay xã hội. Các kiểu
sống khác nhau làm cho lối sống trở nên đa dạng, phong phú, sinh động trong đời sống.
2.2.2. Sinh viên và lối sống sinh viên
2.2.2.1. Khái niệm sinh viên và một số nét tâm lý đặc trưng của sinh viên
a. Khái niệm sinh viên
Ở cấp độ xã hội, sinh viên là một nhóm đặc biệt đang chuẩn bị cho hoạt động lao
động trong một lĩnh vực nghề nghiệp nhất định. Họ là những người đang chuẩn bị gia nhập
vào đội ngũ tri thức của xã hội. Họ là một bộ phận của thanh niên đang theo học ở các
trường đại học và cao đẳng.
Ở cấp độ cá nhân, sinh viên là những người đang trưởng thành về mặt xã hội, hoàn
thiện về thể lực, định hình về nhân cách, học tập để tiếp thu những tri thức, kỹ năng - kỹ xảo
của một lĩnh vực nghề nghiệp. Sinh viên đại học chủ yếu ở lứa tuổi từ 17 – 18 đến 25 – 26.
Sinh viên là lực lượng kế tiếp, bổ sung cho đội ngũ trí thức tương lai. Họ là lớp người
có văn hóa cao và có điều kiện để thu thập các thông tin về mọi lĩnh vực trong cuộc sống.
V.I. Lênin đã từng đánh giá: “sinh viên là bộ phận nhạy cảm nhất của giới tri thức, là tầng
lớp có trình độ tiên tiến nhất trong hàng ngũ thanh niên. Song bên cạnh đó, sinh viên còn
thiếu kinh nghiệm sống, cần được bổ sung bằng kinh nghiệm của lớp chiến sĩ già” [Dẫn
theo X.M. Lêpêkhin (1978)].
Tuổi sinh viên là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của tư duy lý luận, cùng với khối lượng
tri thức mà họ đã tiếp thu được trong gia đình, ở nhà trường và ngoài xã hội, sinh viên có thể
liên kết các tri thức riêng lẻ lại với nhau hình thành nên một biểu tượng rất đặc trưng cho
giới sinh viên. Có thể nói, sinh viên chính là thời kỳ hình thành rõ nét nhất về nhân cách của
những trí thức trong tương lai. Họ có những quan điểm, nhu cầu, nguyện vọng riêng trong
quá trình tiếp nhận những thay đổi của thời đại, của nền giáo dục và đào tạo. Trong quá
trình mở cửa hội nhập cùng với sự phát triển mạnh mẽ và đa dạng của ngành giáo dục đại
học, đội ngũ sinh viên có nhiều thay đổi về định hướng giá trị, về lối sống, nhu cầu.
Bên cạnh những hướng phát triển của sinh viên nói chung, sinh viên Việt nam còn có
thêm những đặc trưng riêng của thanh niên - sinh viên của một đất nước đang trên đường
phát triển, đổi mới và hội nhập. Sinh viên là lực lượng trí thức trẻ trong sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chính sự nghiệp này đòi hỏi ở sinh viên phải có trình độ,
có kiến thức để học tập và tiếp thu những tiến bộ của khoa học công nghệ tiên tiến và cũng
là để khẳng định vai trò, trách nhiệm với dân tộc và đất nước.
Sinh viên Việt nam có ý thức về ý thức tự lập, tự chủ, thể hiện tính độc lập trong học
tập. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, họ đã thể hiện những phẩm chất tốt đẹp của tầng lớp
trí thức trẻ. Họ năng động và sáng tạo để thích ứng với đòi hỏi của cuộc sống và nghề
nghiệp tương lai. Họ thực sự có nhu cầu cao về hoàn thiện tri thức, trình độ học vấn và các
kỹ năng để mau chóng hoà mình vào một xã hội học tập của thời đại mới. Đã có rất nhiều
những gương sinh viên điển hình trong học tập và nghiên cứu, họ không quản ngại khó khăn
về kinh tế, không chịu sự bó hẹp của thời gian và vượt qua những đam mê khác để tìm kiếm
kiến thức.
Ngoài ra, sinh viên Việt nam là những người dẫn đầu trong các phong trào như: chiến
dịch mùa hè xanh, tháng an toàn giao thông. Họ đã ý thức được trách nhiệm đối với xã hội,
phấn đấu vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh”.
Sinh viên nước ta có sự phát triển về ý thức tự lập và tự chủ. Điều này thể hiện cả
trong cuộc sống và trong học tập - họ vừa chủ động học tập để có nghề nghiệp ổn định, vừa
tự trau dồi kinh nghiệm bằng cách làm thêm và cũng là để tự lo cho bản thân. Có thể nói
sinh viên ngày nay có sự trưởng thành sớm về mặt xã hội.
Tình bạn và tình yêu ở tuổi sinh viên cũng đặc biệt phát triển và phát triển mãnh liệt nhất.
Họ hướng tới những giá trị cao quý của tình bạn và tình yêu.
Bên cạnh những mặt tích cực đã được đề cập, sinh viên là những người trẻ tuổi, chưa
độc lập về kinh tế, còn thiếu kinh nghiệm sống nên khi gặp phải những khó khăn thử thách
hay những cạm bẫy cám dỗ, họ rất dễ dao động, cuốn vào lối sống tự do, chuộng vật chất và
dễ bước vào con đường tệ nạn xã hội.
b. Một số đặc điểm tâm lý cơ bản của sinh viên
Nhận thức
Ở tuổi sinh viên, các quá trình nhận thức đều phát triển mạnh: độ tinh nhạy của các
giác quan tăng lên rõ rệt, tri giác có mục đích đạt tới mức cao, quan sát trở nên có mục đích,
có hệ thống và toàn diện. Tư duy sâu sắc và mở rộng, tỏ ra chặt chẽ, nhất quán và có căn cứ.
Bên cạnh đó, sinh viên có “tính nhạy bén cao”, khả năng lý giải và gán ý nghĩa cho những
ấn tượng cảm tính ban đầu bằng kinh nghiệm đã có và những tri thức khoa học đã tích luỹ
được trong quá trình học. Sinh viên có năng lực giải quyết những nhiệm vụ trí tuệ ngày một
khó khăn hơn, lập luận mang tính logic. Đó chính là sự phát triển trí tuệ của sinh viên. Do
sự phát triển trí tuệ cao như vậy nên trong hoạt động nhận thức của mình, sinh viên có thể
hoạt động trí tuệ tập trung, căng thẳng, tiến hành hoạt động tư duy với sự phối hợp của
nhiều thao tác tư duy như: phân tích, so sánh, tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hoá để đi
sâu vào tìm hiểu những môn học, những chuyên ngành khoa học một cách chuyên sâu nhằm
nắm được đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp và quy luật của khoa học đó với mục đích trở
thành những chuyên gia về các lĩnh vực nhất định.
Hoạt động nhận thức của sinh viên gắn liền với học tập chuẩn bị nghề nghiệp trong
suốt quá trình học tập và rèn luyện của họ. Như vậy, sự phát triển trí tuệ của sinh viên gắn
liền và phát triển cùng với hoạt động học tập của họ.
Đời sống tình cảm của sinh viên
Tuổi sinh viên là tuổi phát triển nhất về các loại tình cảm cấp cao: tình cảm trí tuệ,
tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ… và được biểu hiện rất đa dạng và phong phú trong
đời sống cũng như mọi hoạt động của sinh viên. Tình cảm cấp cao ở sinh viên đã có chiều
sâu và mang một chất lượng mới hơn hẳn so với học sinh phổ thông.
Tình bạn cùng giới và khác giới ở tuổi sinh viên đặc biệt phát triển. Tình bạn giúp
sinh viên gắn kết với nhau trong học tập, vui chơi, giải trí và cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm
trong học tập và cuộc sống. Do vậy mà tình bạn đã làm phong phú tâm hồn và nhân cách
sinh viên rất nhiều. Bên cạnh đó, tình yêu nam nữ là lĩnh vực rất đặc trưng cho thấy sinh
viên là những người trưởng thành về mọi mặt.
Một số phẩm chất nhân cách tiêu biểu của sinh viên
Xu hướng của sinh viên phát triển nổi bật, họ có lý tưởng rõ rệt, có ước mơ và kỳ
vọng vào nghề nghiệp tương lai đang theo học. Hoạt động học tập chuẩn bị cho nghề nghiệp
tương lai là hoạt động rất cơ bản trong đời sống của sinh viên.
Mặt khác, nhu cầu của sinh viên cũng phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng so với
học sinh phổ thông và các tầng lớp khác trong xã hội. Họ có nhu cầu khá cao về tiêu dùng,
giải trí, giao lưu và nhu cầu tham gia vào các hoạt động chính trị - xã hội.
Tự đánh giá là một trong những phẩm chất quan trọng biểu hiện trình độ phát triển
cao của nhân cách. Tự đánh giá ở sinh viên là một dạng hoạt động nhận thức trong đó đối
tượng nhận thức chính là bản thân chủ thể, là quá trình chủ thể thu thập, xử lý thông tin về
chính mình.Tự đánh giá, tự ý thức có vai trò quan trọng đối với tự nhận thức, tự phê phán và
điều chỉnh lối sống của sinh viên bởi vì nhờ đó mà sinh viên nhìn nhận ra được chính mình
để có thái độ, hành vi, hoạt động phù hợp nhằm điều chỉnh, tự giáo dục để hoàn thiện, phát
triển bản thân theo những mục tiêu nhất định.
Tóm lại, một số đặc điểm tâm lý nổi bật của sinh viên là: có trình độ phát triển nhận
thức cao, tư duy nhạy bén, linh hoạt, xu hướng nhân cách phát triển rõ rệt biểu hiện trong
hoạt động học tập; nhu cầu của sinh viên đa dạng. tự đánh giá và tự ý thức ở sinh viên phát
triển mạnh mẽ, nhờ đó giúp sinh viên tự giáo dục, tự hoàn thiện bản thân theo hướng tích
cực của người trí thức tương lai, đó là cơ sở tạo nên lối sống cũng như chi phối đến định
hướng giá trị lối sống sinh viên.
c. Các hoạt động cơ bản của sinh viên
Hoạt động học tập
Hoạt động học tập của sinh viên mang những nét đặc thù khác xa với các bậc học
khác - mang tính độc lập cùng với sự tự ý thức và nỗ lực của bản thân để tiếp thu tri thức, kỹ
năng, kỹ xảo nghề nghiệp dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Bên cạnh đó, họ phải tự hoàn
thiện nhân cách để trở thành người cán bộ trí thức trong tương lai.
Hoạt động diễn ra có tổ chức, kế hoạch với các phương tiện học tập được trang bị:
sách vở, đồ dùng học tập, thư viện, phòng thí nghiệm…
Khi tham gia vào hoạt động, sinh viên phải năng động, tích cực, tự giác, tâm lý căng
thẳng, nhất là trong các kỳ thi, bảo vệ khóa luận hay luận văn.
Do tính chất của đào tạo đại học mà còn có thêm hoạt động nghiên cứu khoa học.
Nghiên cứu khoa học là một hoạt động song song với hoạt động học tập của sinh viên và
ngày càng chiếm một vị trí cao. Có thể dựa trên hoạt động nghiên cứu khoa học để phân biệt
sự khác nhau giữa phương pháp học đại học so với cách học của học sinh phổ thông. Chính
qua nghiên cứu khoa học mà chúng ta nhận thấy sự chủ động, tích cực say mê tìm tòi và
muốn khám phá những điều mới lạ của sinh viên.
Hoạt động giao tiếp - ứng xử
Đây cũng được coi là một hoạt động cơ bản của sinh viên nói riêng và của xã hội
loài người nói chung. Thông qua các mối quan hệ giao tiếp mà sinh viên tạo dựng được cho
mình hàng loạt mối quan hệ xã hội phong phú và phức tạp giữa cá nhân sinh viên với gia
đình, với thầy cô, cộng động, với bạn bè cùng lứa tuổi, cùng giới, khác giới. Tất cả góp phần
quan trọng cho sự phát triển đời sống tâm lý và sự trưởng thành về nhân cách, lối sống của
sinh viên.
Thông qua giao tiếp - ứng xử, sinh viên cũng thể hiện lối sống lành mạnh, có văn
hoá. Quan hệ giữa người với người phải là quan hệ nhân ái, dựa trên tình đồng loại “thương
người như thể thương thân, “lá lành đùm lá rách”, tôn trọng giúp đỡ lẫn nhau, không ích kỷ
hẹp hòi, thờ ơ lãnh đạm khi thấy đồng loại gặp hoạn nạn. Lối sống đẹp phải là lối sống đề
cao tính cộng đồng, hoà nhập và hợp tác, dám vì lợi ích chung mà lên án cái xấu, cái sai để
cùng nhau giữ gìn những giá trị chuẩn mực chung của xã hội.
Hoạt động chính trị - xã hội
Đây là một hoạt động thể hiện ý thức, quan điểm chính trị, thái độ và trách nhiệm
của sinh viên đối với tập thể, cộng đồng và xã hội. Thái độ và tính tích cực hoạt động xã hội
- chính trị của sinh viên thể hiện rõ sự trưởng thành về nhân cách của họ.
Hoạt động chính trị - xã hội của sinh được tiến hành qua nhiều hình thức đa dạng và
phong phú. Khi tham gia vào các hoạt động đó, sinh viên có cơ hội hiểu sâu sắc hơn những
tri thức lý luận đã tiếp thu từ sách vở, giảng đường và quan trọng hơn cả là đem áp dụng
chúng vào thực tiễn đời sống để kiểm nghiệm, chứng minh tính đúng đắn. Bên cạnh đó các
hình thức đa dạng và phong phú của hoạt động chính trị – xã hội phát huy khả năng quan sát
tinh vi, nhạy bén, óc tò mò khoa học, năng lực hoạt động thực tiễn và đặc biệt là tình cảm
nghĩa vụ, ý thức trách nhiệm xã hội, ý thức công dân và quan niệm sống được biểu hiện
hình thành và phát triển.
Sinh hoạt cá nhân
Sinh hoạt cá nhân của sinh viên được xet trên nhu cầu và phương thức thoả mãn nhu
cầu của cá nhân như: sử dụng thời gian rảnh rỗi, lựa chọn hình thức giải trí hay lựa chọn
cuộc sống vật chất. Nó thể hiện tính cách, ý chí của cá nhân sinh viên trong việc điều tiết
các nhu cầu sinh hoạt hằng ngày.
Những biểu hiện tích cực trong sinh hoạt cá nhân như: biết sử dụng thời gian hợp lý,
không lãng phí, không a dua, hùa theo những hình thức giải trí không lành mạnh, không đòi
hỏi hưởng thụ, biết tiết kiệm giản dị trong sinh hoạt. Bên cạnh đó, mặt tiêu cực vẫn luôn tồn
tại trong sinh hoạt cá nhân của sinh viên: phung phí tiền bạc trong chi tiêu, học cách ăn
chơi, đua đòi, nhất là tham gia vào các hình thức giải trí không lành mạnh – bài bạc, nhậu
nhẹt, xem phim cấm…
2.2.2.2. Lối sống sinh viên
Như đã phân tích, khái niệm lối sống rất đa dạng theo nhiều ngành khoa học. Trong
nghiên cứu này, lối sống sinh viên được nhấn mạnh ở khía cạnh Tâm lý học nhân cách. Tiếp
cận lối sống sinh viên là gắn lối sống với những hoạt động của họ. Hoạt động là phương
thức của quá trình hình thành và phát triển tâm lý, ý thức, nhân cách. Vậy, lối sống sinh viên
chính là các hoạt động và thể hiện trong các hoạt động đặc thù của họ.
Thông qua khái niệm lối sống nói chung, khi tiếp cận lối sống sinh viên, chúng tôi
cho rằng: Lối sống sinh viên là phương thức hoạt động đã xác định của họ; bao gồm tất
cả những hoạt động sống đặc trưng mà họ đã lựa chọn trong những điều kiện chủ quan
và khách quan nhất định.
Có thể nói lối sống là tổng hoà các hoạt động sống của con người, mỗi hoạt động thể
hiện một cách sinh động từng khía cạnh đời sống tâm lý. Tuy nhiên, “cái” đóng vai trò là
động lực thúc đẩy con người tiến hành các hoạt động trong lối sống là định hướng giá trị.
Chính định hướng giá trị giúp cá nhân tách cái có ý nghĩa, cái bản chất thiết thân đối với họ
khỏi cái vô nghĩa, cái không bản chất. Nó chính là cơ sở bên trong của hành vi, quyết định
nhân cách, lối sống của mỗi cá nhân. Như vậy, nghiên cứu lối sống sinh viên, người nghiên
cứu tập trung đi sâu vào nghiên cứu định hướng giá trị lối sống của sinh viên để từ đó
phản ánh được xu hướng lối sống sinh viên tại TP.HCM trong giai đoạn hiện nay.
2.2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến lối sống của sinh viên
Cùng với sự hình thành và phát triển nhân cách, lối sống sinh viên gắn với các hoạt
động đặc thù của họ trong xã hội. I.V. Lênin đã từng khẳng định: “cùng với dòng sữa mẹ,
con người hấp thu tâm lý, đạo đức của xã hội mà nó là thành viên” [18, tr.228]. Chính vì
vậy có rất nhiều yếu tố chi phối lối sống sinh viên.
2.2.3.1.Gia đình
Gia đình là một nhóm xã hội đặc biệt không giống với bất cứ một nhóm xã hội nào.
Gia đình bao gồm nhiều yếu tố phức hợp như: huyết thống, tâm lý, văn hoá và kinh tế và
thông qua đó mỗi cá nhân có sự liên hệ với gia đình. Gia đình có ảnh hưởng đặc biệt tới sự
hình thành lối sống của cá nhân.
Gia đình là nơi con người được sinh ra và lớn lên và là nơi con người được giúp đỡ
có khi trong suốt cả cuộc đời. Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên của con người, giúp
con người ngay từ khi còn nhỏ đã tiếp nhận những chuẩn mực đúng đắn để hội nhập vào
cuộc sống xã hội. Những giá trị được tiếp nhận từ tuổi thơ trong gia đình luôn là hành trang
cần thiết cho con người mang theo để làm phương châm “đối nhân xử thế” [34, tr.45]. Gia
đình có văn hoá, sống có tôn ti trật tự, giản dị và lành mạnh, biết giữ gìn phẩm giá gia
phong, mọi người biết yêu thương đùm bọc nhau, đồng thời ông bà cha mẹ là tấm gương
cho con cái là gia đình biết giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình Việt nam.
Truyền thống gia đình được hiểu là: “sự ổn định trong tổ chức sinh hoạt gia đình, thái
độ và hành vi ứng xử của nhiều thế hệ” [7, tr.26] và thể hiện ở nhiều phương diện: nghề
nghiệp, học hành, giáo dục con cái, tổ chức sinh hoạt.
Nề nếp và thói quen của gia đình trong cách tổ chức sinh hoạt, hành vi ứng xử - “trên
kính dưới nhường”, “đói cho sạch, rách cho thơm” có ý nghĩa quyết định phương hướng
phát triển toàn bộ cuộc đời của mỗi người và đặc biệt nó chi phối đến lối sống của cá nhân.
Với ý nghĩa đó mà dân gian ta đã đúc kết thành: “Giỏ nhà nào quai nhà ấy”, hay “Con nhà
tông chẳng giống lông cũng giống cánh”.
Qua thực tế, chúng ta nhận thấy người đời ngợi ca những gia đình có truyền thống,
nề nếp tốt như: sống có nghĩa tình, con cháu ngoan ngoãn thành đạt, quan hệ tốt với láng
giềng. Nhưng người ta cũng sẽ chê trách và lên án những gia đình sống thiếu đạo lý, trộm
cắp, cha mẹ làm gương xấu cho con cái.
Gia đình - cội nguồn của của đạo lý, nhân cách và văn hoá của con người - đó là một
phần quan trọng không thể thiếu trong lối sống cá nhân [10, tr.13].
2.2.3.2. Nhà trường
Nhà trường là một tổ chức xã hội với mục đích giáo dục đào tạo, hình thành và phát
triển toàn diện nhân cách con người theo yêu cầu của xã hội. Nhà trường gắn bó với con
người từ khi họ cắp sách đến trường. Nhà trường có đội ngũ các nhà sư phạm được đào tạo
về chuyên môn và được trau dồi phẩm chất đạo đức, là những tấm gương cho lớp trẻ noi
theo. Nhà trường chủ động tác động đến con người một cách có hệ thống, có mục đích, có
nội dung, phương pháp rõ ràng và cụ thể.
Nhà trường cũng chính là một xã hội thu nhỏ qua đó nhân cách sống và lối sống của
con người được hình thành và phát triển và bộc lộ. Cuộc sống của sinh viên gắn bó chặt chẽ
với nhà trường. Hầu hết các hoạt động của sinh viên được diễn ra tại nhà trường, đặc biệt
hoạt động học tập và giao tiếp. Trong nhà trường, bên cạnh việc truyền đạt những tri thức cơ
bản cho người học, còn phải thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, lối sống cho họ. Tại Hội
nghị công tác chính trị, tư tưởng của các trường đại học toàn quốc lần vào tháng 9 năm 1998
tại Huế, thứ trưởng Nguyễn Tấn Phát đã nhấn mạnh: “Công tác chính trị, tư tưởng, đạo đức,
lối sống không chỉ nhằm ổn định tình hình mà còn thuộc về bản chất của việc dạy tốt, học
tốt, là bộ phận cấu thành của sản phẩm nhà trường”.
Ảnh hưởng từ phía nhà trường đến lối sống của mỗi cá nhân khá phong phú, trong đó
những yếu tố có tác động mạnh mẽ nhất chính là việc tổ chức hoạt động học tập và các hoạt
động vui chơi giải trí cho người học ra sao. Qua đó sẽ thể hiện quy chế, kỷ cương, nề nếp
của nhà trường có chặt chẽ hay không. Nhà trường còn diễn ra các mối quan hệ với thầy cô
và bạn bè. Một nhà trường có kỷ cương nề nếp tốt đẹp, thầy cô giỏi chuyên môn, gương
mẫu, tập thể bạn bè biết yêu đùm bọc, tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau sẽ là môi trường giáo
dục có sự tác động mạnh mẽ đến lối sống của sinh viên. Nhà trường là môi trường có văn
hoá và được giáo dục luôn được xem là “pháo đài” vững chắc để giúp thế hệ trẻ phòng ngừa
và tránh xa các biểu hiện lối sống không lành mạnh cũng như các tệ nạn xã hội.
2.2.3.3. Xã hội
Ngoài gia đình và nhà trường, xã hội cũng là một yếu tố ảnh hưởng khá mạnh đến sự
hình thành và phát triển nhân cách cũng như lối sống sinh viên. Con người chịu ảnh hưởng
từ xã hội theo cơ chế xã hội hoá cá nhân. Các tổ chức xã hội luôn cùng với gia đình và nhà
trường để giáo dục thế hệ trẻ.
Thanh niên - sinh viên tham gia vào các tổ chức xã hội trước hết thể hiện trách nhiệm
và nghĩa vụ của người công dân và cũng là để thể hiện bản lĩnh, sức mạnh của tuổi trẻ. Các
tổ chức xã hội cũng dựa trên đó mà tổ chức các hoạt động đa dạng có sức cuốn hút sinh viên
như: chiến dịch mùa hè xanh, các hoạt động từ thiện, chương trình đền ơn đáp nghĩa, các
hoạt động tư vấn trợ giúp, các diễn đàn phòng chống tệ nạn xã hội. Như vậy, các tổ chức xã
hội vừa tuyên truyền vừa giáo dục con người bằng thực tiễn.
Xã hội còn tác động đến mỗi cá nhân thông qua dư luận xã hội. Dư luận xã hội có tác
dụng xây dựng và uốn nắn hành vi của con người, giúp con người có lối sống, cách ứng xử
sao cho hài hoà và phù hợp với mọi người trong xã hội để sống cho đúng nghĩa là một con
người.
Tuy nhiên, xã hội luôn tác động đến mỗi cá nhân bằng nhiều con đường và trong
nhiều hoàn cảnh phức tạp khác nhau. Cùng một tác động có thể có ý nghĩa đối với người
này - làm thay đổi, cũng có thể không có ý nghĩa đối với người khác bởi vì xã hội tác động
đến con người không mang tính bắt buộc như ở gia đình và nhà trường. Thực tế xã hội hiện
nay với nhiều tệ nạn, lối sống vật chất, tâm lý hưởng thụ là những mối nguy cơ đáng lo ngại
cho lối sống và nếp sống của con người nhất là tầng lớp sinh viên.
2.2.3.4. Văn hoá
Văn hoá là một khái niệm được nhiều ngành khoa học xã hội quan tâm. Văn hoá theo
cách hiểu trong đề tài này là hệ thống hữu cơ các giá trị tinh thần và vật chất do con người
sáng tạo, giao lưu, tích luỹ và phát triển thông qua hoạt động cải biến và ứng xử với thiên
nhiên, xã hội và bản thân và được biểu hiện dưới các thể thức ngày càng sâu sắc, đa dạng để
tôn vinh và phát triển toàn diện con người, nhằm làm cho thế giới có tình người [67, tr.71].
Với các chức năng : nhận thức, giáo dục, điều tiết các quan hệ, giao tiếp và dự báo,
văn hoá giúp con người nhận thức về thế giới, giáo dục con người theo các khuôn mẫu ứng
xử của xã hội, tổ chức đời sống xã hội và cá nhân, giúp con người hiểu biết về nhau và
hướng con người vào các giá trị ổn định hoặc đang và sẽ hình thành [67, tr.76 - 77].
Văn hoá luôn gắn với con người và mọi hoạt động sống của con người. Một khi văn
hoá được hình thành, nó chính là điều kiện, môi trường bảo tồn và tôn vinh các giá trị làm
người. Tất cả các hoạt động văn hoá đều nhằm phát triển các năng lực của con người để con
người tổng hoà được các thuộc tính sinh vật - xã hội và tính chất xã hội - văn hoá để phát
triển toàn diện như một nhân cách có văn hoá. Như vậy mọi hoạt động sống của con người
luôn có dấu ấn văn hoá. Cá nhân sống trong nền văn hoá nào thì xu hướng nhân cách và lối
sống của họ cũng như thế ấy.
Văn hoá Việt nam, về bản chất được kết tinh, hình thành và tôi luyện trong suốt diễn
trình lịch sử dựng nước và giữ nước, luôn mang màu sắc tình nghĩa, giàu lòng thương yêu,
nhân hậu, nhân ái, “đói cho sạch, rách cho thơm”, “giấy rách phải giữ lấy lề”, đã góp phần
vào qúa trình hình thành nhân cách và lối sống mang đậm dấu ấn con người Việt nam.
Ở thời điểm hiện nay với đặc trưng là sự giao lưu kinh tế và văn hoá, vì vậy việc tiếp
cận thông tin với các nền văn hoá khác nhau trên thế giới của mỗi người được mở rộng và
tư do hơn. Tuy nhiên, trong sự giao lưu ấy ngoài những mặt tích cực chúng ta phải chấp
nhận những mặt tiêu cực của các văn hoá phẩm đồi trụy, lối sống thiếu lành mạnh, thực
dụng và hưởng thụ. Những mặt tiêu cực này có tác động không nhỏ đến lối sống thanh niên
- sinh viên, những người trẻ tuổi thiếu kinh nghiệm và dễ bị dao động.
“Trình độ của lối sống tương ứng với trình độ của văn hoá. Bởi vậy, lối sống hiện đại
ở nước ta chỉ có thể xây dựng được trên cơ sở một nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc”[21, tr.111]. Có như vậy, mỗi người mới xây dựng được một lối sống phù hợp với
chuẩn mực chung và sắc thái riêng của từng cá nhân, nhóm, gia đình và xã hội
2.2.3.5. Kinh tế
Sự phát triển kinh tế của một quốc gia quy định mức sống, chất lượng sống của của
con người và nó sẽ tác động đến lối sống của họ. Một nền kinh tế tự cung tự cấp hay nền
kinh tế nông nghiệp lạc hậu đóng kín và cô lập sẽ tạo ra những nếp sống lối sống lạc hậu,
thiếu hoà nhập và giao lưu mà chỉ thu nhỏ trong phạm vi hẹp.
Nước ta từ khi thực hiện chính sách mở cửa, kinh tế thị trường phát triển, chính sách đầu tư
mới đã thu hút và kêu gọi được nhiều vốn đầu tư nước ngoài tạo cho đất nước ta một bộ mặt
mới và dĩ nhiên tạo ra sự phát triển kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường, sự làm giàu luôn
được động viên và khuyến khích, nhưng phải ‘làm giàu chính đáng”. Chính sự phát triển đó
đòi hỏi mỗi người có cái nhìn mới, tâm thế mới để sẵn sàng hội nhập, đặc biệt tầng lớp
thanh niên - sinh viên.
Nền kinh tế thị trường đã kích thích mạnh mẽ tính tích cực, tính linh hoạt năng động
và sáng tạo của con người. Trong nền kinh tế như hiện nay, nếu chúng ta không thay đổi lối
sống, phong cách sống như: dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm về hành động của
mình, chấp nhận thử thách, sẽ dễ bị đào thải. Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường cũng có
những mặt tiêu cực tác động không nhỏ đến người Việt nam như: đề cao chủ nghĩa cá nhân,
vị kỷ, lối sống thực dụng, coi trọng đồng tiền hơn tình nghĩa.
Trong bối cảnh đất nước ta hội nhập về kinh tế như vậy, lối sống của sinh viên sẽ bị
dao động, tuy vậy, chính họ phải biết lựa chọn cho mình lối sống, cách sống sao cho phù
hợp với sự phát triển, với truyền thống của dân tộc. Đó là một thách thức.
2.2.3.6. Sự tự giáo dục của mỗi cá nhân
Lối sống của con người chịu chi phối bởi nhiều yếu tố, ngoài những yếu tố đã chỉ ra
ở trên, sự tự giáo dục của bản thân đóng vai trò hết sức quan trọng. Lý luận Tâm lý học đã
chỉ ra rằng: trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách, hoạt động của cá nhân đóng
vai trò quyết định. Những kinh nghiệm xã hội - lịch sử loài người, nền văn hoá xã hội được
cá nhân tiếp thu và lĩnh hội thông qua hoạt động, trong đó giáo dục giữ vai trò chủ đạo, yếu
tố cá nhân đóng vai trò quyết định trong đó có sự tự giáo dục của cá nhân.
“Tự giáo dục là một hiện tượng có tính quy luật của việc phát triển cá nhân: do ảnh
hưởng của hoàn cảnh sống và của giáo dục, trong quá trình hoạt động ý thức và tự ý thức
của con người đã được hình thành. Con người đối chiếu hứng thú và nhu cầu của bản thân
với hoàn cảnh và yêu cầu của xã hội và lựa chọn những phương tiện cần thiết của lối sống
và cách cư xử” [6, tr.144].
Như vậy, đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách, lối sống, có thể nhận
thấy sự tự giáo dục có vai trò quan trọng giúp cho cá nhân nhìn nhận ra những ưu điểm để
phát huy và hạn chế khuyết để phấn đấu nhằm đạt đến sự hoàn thiện nhất. Một cá nhân có
sự phát triển về tự ý thức, tự đánh giá biết định hướng và điều chỉnh bản thân như thế nào
cho có ý nghĩa, họ biết lựa chọn những gì là đúng đắn, phù hợp với chính bản thân và với xã
hội. Con người là một thực thể xã hội luôn hoạt động tích cực. Sức mạnh của con người thể
hiện ở chỗ bản thân nó có thể uốn nắn mình, phát triển và làm cho mình mỗi ngày một tốt
đẹp hơn Có thể nói sự tự giáo dục là một “hàng rào miễn dịch” giúp cá nhân vượt qua
những tác động tiêu cực của cuộc sống. Trong xã hội ngày nay, những yếu tố tiêu cực xuất
hiện ngày càng nhiều và có sức quyến rũ, cám dỗ mạnh mẽ. Con người có biết nói tiếng
“không” cần thiết, có vượt qua được hay không là hoàn toàn phụ thuộc vào họ. Vì thế, sự tự
giáo dục là một nhân tố quyết định lối sống của mỗi cá nhân.
2.3. Định hướng giá trị lối sống và định hướng giá trị lối sống sinh viên
2.3.1. Giá trị lối sống và định hướng giá trị lối sống
2.3.1.1. Giá trị lối sống
Lối sống là mặt biểu hiện của một nhân cách sống và là sự tổng hoà những dạng hoạt
động sống của con người, có thể coi giá trị lối sống vừa thuộc về giá trị vật chất và giá trị
tinh thần.
Từ lý luận về giá trị và lối sống, khái niệm giá trị lối sống trong nghiên cứu này được
hiểu: Giá trị lối sống là những cái có ý nghĩa được con người lựa chọn và đánh giá cao,
biểu hiện trong mọi hoạt động sống mà con người đã lựa chọn trong những điều kiện
chủ quan và khách quan nhất định.
2.3.1.2. Định hướng giá trị lối sống
Trên cơ sở khái niệm về giá trị lối sống, có thể hiểu định hướng giá trị lối sống là
một hệ thống các giá trị lối sống phù hợp với yêu cầu của xã hội, có tính phổ biến được
nhiều người công nhận và tuân theo. Hệ thống giá trị lối sống đó có tác dụng như là mục
tiêu, đối tượng mà con người cần phải chiếm lĩnh, vừa là động cơ thúc đẩy con người hoạt
động để tự hoàn thiện mình cho phù hợp với yêu cầu của xã hội.
Trong nghiên cứu này, dưới góc độ tiếp cận Tâm lý học, chúng tôi có thể khái quát:
Định hướng giá trị lối sống là sự nhận thức, đánh giá và lựa chọn các giá trị trong các
hoạt động sống của con người. Nó có ý nghĩa thúc đẩy và điều chỉnh hành vi của họ
nhằm đạt đến các giá trị đó trong những điều kiện chủ quan và khách quan nhất định.
2.3.2. Định hướng giá trị lối sống sinh viên
Trên cơ sở lý luận về định hướng giá trị lối sống đã nêu trên, có thể tạo lập khái
niệm định hướng giá trị lối sống sinh viên cho nghiên cứu này như sau: Định hướng giá trị
lối sống sinh viên là sự nhận thức, đánh giá và lựa chọn các giá trị trong các hoạt động
sống đặc trưng của họ. Nó có ý nghĩa thúc đẩy, điều chỉnh thái độ và hành vi của sinh
viên nhằm đạt tới những giá trị đó trong những điều kiện chủ quan và khách quan nhất
định.
Khái niệm này chứa đựng những nội dung cơ bản sau:
Định hướng giá trị lối sống sinh viên trước hết thể hiện về mặt nhận thức. Sinh viên
trước tiên là người nhận thức được tầm quan trọng của các giá trị trong các hoạt động khác
nhau của đời sống. Theo lý luận Tâm lý học, nhận thức là tầng bậc tâm lý cơ bản đầu tiên
trong đời sống tâm lý của con người. Chính khi nhận thức được điều gì là quý giá, quan
trọng hay có giá trị đối với mình sinh viên mới đánh giá chúng và bày tỏ thái độ tích cực.
Khi đã nhận thức sâu sắc, có thái độ tích cực, sẽ là những hành vi minh chứng cho
nhận thức và thái độ của sinh viên về các giá trị lối sống. Họ sẽ chọn các giá trị mà họ cho
là thiết thân, ý nghĩa nhất trong cuộc sống của mình. Có thể nói những giá trị mà sinh viên
đã nhận thức và lựa chọn được trong các lĩnh vực của cuộc sống trở thành động cơ thúc đẩy,
điều chỉnh hành vi trong các hoạt động cơ bản của sinh viên. Có thể thấy được xu hướng lối
sống của sinh viên thông qua hàng loạt những hành vi tích cực hay tiêu cực mà sinh viên
thực hiện trong các hoạt động cơ bản của họ.
Bất cứ hoạt động nào diễn ra đều có những điều kiện chủ quan và khách quan chi
phối. Định hướng giá trị lối sống sinh viên được diễn ra trong thời điểm hiện nay với sự
phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học chung của thế giới và đất nước và hoàn cảnh
kinh tế, chính trị, văn hoá tại TP.HCM. Bên cạnh đó còn là môi trường tâm lý – xã hội, môi
trường hoạt động và giao tiếp trong trường đại học và các điều kiện học tập, sinh hoạt cụ thể
của sinh viên… tất cả các yếu tố đó – điều kiện khách quan chi phối định hướng giá trị lối
sống sinh viên.
Tuy nhiên, điều quyết định đến xu hướng lối sống sinh viên lại chính là định hướng
giá trị, đời sống tâm lý bên trong của mỗi cá nhân – điều kiện chủ quan. Trong các hoạt
động sống của sinh viên: hoạt động học
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVTLH002.pdf