Tài liệu Luận văn Điều tra phân vùng sinh thái và đánh giá thực trạng khai thác cây thức ăn gia súc xã Hùng Sơn huyện Đại Từ - Thái Nguyên: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
------------ -------------
PHẠM THANH HUẾ
ĐIỀU TRA PHÂN VÙNG SINH THÁI VÀ ĐÁNH GIÁ
THỰC TRẠNG KHAI THÁC CÂY THỨC ĂN GIA SÚC
XÃ HÙNG SƠN HUYỆN ĐẠI TỪ - THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 60 – 42 - 60
LUẬN VĂN THẠC SỸ SINH HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Chung
Thái nguyên - 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC
SƯ PHẠM THÁI NGUYÊN
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Hoàng Chung
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Luận văn được bảo vệ tại hội đồng chấm luận văn họp tại trường
Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên
Vào hồi giờ ngày tháng năm 2009
Có thể tìm hiểu luận văn tại thư viện
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình của tôi, các số liệu, kết quả nghiên...
116 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1241 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Điều tra phân vùng sinh thái và đánh giá thực trạng khai thác cây thức ăn gia súc xã Hùng Sơn huyện Đại Từ - Thái Nguyên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
------------ -------------
PHẠM THANH HUẾ
ĐIỀU TRA PHÂN VÙNG SINH THÁI VÀ ĐÁNH GIÁ
THỰC TRẠNG KHAI THÁC CÂY THỨC ĂN GIA SÚC
XÃ HÙNG SƠN HUYỆN ĐẠI TỪ - THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 60 – 42 - 60
LUẬN VĂN THẠC SỸ SINH HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Chung
Thái nguyên - 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC
SƯ PHẠM THÁI NGUYÊN
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Hoàng Chung
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Luận văn được bảo vệ tại hội đồng chấm luận văn họp tại trường
Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên
Vào hồi giờ ngày tháng năm 2009
Có thể tìm hiểu luận văn tại thư viện
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình của tôi, các số liệu, kết quả nghiên
cứu trong luận văn là trung thực và chưa ai công bố
Tác giả
Phạm Thanh Huế
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS – TS Hoàng Chung đã
tận tình hướng dẫn để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Tôi xin cám ơn toàn thể các thày cô giáo, các cán bộ, nhân viên khoa
Sinh trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên. Xin cám ơn cán bộ, nhân viên
Viện Khoa học Sự sống – Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên và bạn bè
đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu
khoa học.
Nhân đây tôi cũng xin cám ơn các vị lãnh đạo cũng như các cán bộ của
Ủy ban nhân dân xã Hùng Sơn – Đại Từ - Thái Nguyên, phòng Nông nghiệp
huyện, phòng Thống kê, phòng Địa chính huyện Đại Từ.
Thái Nguyên, ngày 24 tháng 09 năm2009.
Tác giả
Phạm Thanh Huế
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VCK: Vật chất khô
NC: Nghiên cứu
DS: Dạng sống
GTCT: Giá trị chăn thả
T0: Giá trị chăn thả tốt
TB: Giá trị chăn thả trung bình
Ke : Giá trị chăn thả kém
Ho: Không có giá trị chăn thả
ĐVTĂ: Đơn vị thức ăn
UBND: Ủy ban nhân dân
NXB: Nhà xuất bản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Số lượng gia súc- gia cầm huyện Đại Từ qua các năm 32
Bảng 4.1: Thành phần loài trong các thảm cỏ ven sông 56
Bảng 4.2: Những dạng sống của thực vật trong các thảm cỏ ven sông 63
Bảng 4.3: Thành phần loài trong các đồi cỏ tự nhiên 67
Bảng 4.4: Những dạng sống của thực vật trong đồi cỏ tự nhiên 75
Bảng 4.5: Thành phần loài dưới tán rừng 79
Bảng 4.6: Những dạng sống của thực vật dưới tán rừng 86
Bảng 4.7: Năng suất một số thảm cỏ tự nhiên 90
Bảng 4.8: Năng suất cỏ dầy qua 5 lần cắt 91
Bảng 4.9: Thành phần hóa học của cỏ trồng 92
Bảng 4.10: Thu nhập từ chăn nuôi bò của gia đình ông Sơn 94
Bảng 4.11: Thu nhập từ chăn nuôi bò của gia đình ông Hùng 95
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC BẢN ĐỒ
Trang
Hình 2.1. Bản đồ hành chính xã Hùng Sơn 38
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1
MỤC LỤC
Mục lục 1
MỞ ĐẦU 3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
1.1. Khái niệm về phân vùng, các dạng phân vùng 5
1.2. Phân vùng địa vật lý 7
1.3. Phân vùng khí hậu 7
1.4. Phân vùng thổ nhưỡng 11
1.5. Phân vùng sinh thái thảm thực vật 13
1.6. Những nghiên cứu về đồng cỏ tự nhiên 17
1.7. Tình hình về nghiên cứu đồng cỏ trồng 28
1.8. Tình hình nghiên cứu về thức ăn và chăn nuôi gia súc ở Đại Từ 30
CHƢƠNG 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU 33
2.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội của huyện Đại Từ 33
2.1.1. Điều kiện tự nhiên 33
2.1.2. Tình hình xã hội huyện Đại Từ 36
2.2. Điều kiện tự nhiên và xã hội xã Hùng Sơn 36
2.2.1. Điều kiện tự nhiên 37
2.2.2. Điều kiện xã hội 40
CHƢƠNG 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42
3.1. Đối tượng nghiên cứu 42
3.2. Phương pháp nghiên cứu 42
3.2.1. Điều tra cơ bản vùng nghiên cứu qua số liệu thứ cấp tại địa phương 42
3.2.2. Các phương pháp nghiên cứu ngoài thiên nhiên 42
Trang
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2
3.2.3. Các phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm 43
3.2.4. Phương pháp thực nghiệm trồng cỏ 50
CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 51
4.1. Kết quả nghiên cứu các tiểu vùng sinh thái 51
4.1.1. Nguyên tắc và căn cứ để phân chia các tiểu vùng sinh thái 52
4.1.2. Kết quả phân loại các tiểu vùng sinh thái 53
4.1.3. Mức độ khai thác hiện nay của các tiểu vùng 54
4.2. Đánh giá thực trạng hiện nay về cây thức ăn gia súc ở xã Hùng Sơn 56
4.2.1. Thảm cỏ ven sông 56
4.2.2. Thảm cỏ trong đồi cỏ tự nhiên 67
4.2.3. Thảm cỏ dưới tán rừng 79
4.2.4. Sinh khối thảm cỏ tại một số điểm nghiên cứu 89
4.3. Thực nghiệm trồng cỏ 91
4.3.1. Kết quả thực nghiệm trồng cỏ 91
4.3.2. Về chất lượng cỏ trồng 92
4.4. Hiệu quả mô hình chăn nuôi trong xã 93
4.4.1. Đánh giá các mô hình chăn nuôi 93
4.4.2. Đề xuất mô hình khai thác thức ăn 96
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 98
1. Kết luận 98
2. Đề nghị 99
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
PHỤ LỤC 106
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3
MỞ ĐẦU
Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp phát triển lâu đời với hai
ngành chính là trồng trọt và chăn nuôi. Trong đó chăn nuôi đặc biệt chiếm vị trí
quan trọng. Đây là một ngành kinh tế đem lại lợi nhuận cao và hiện đang là thế
mạnh của các tỉnh miền núi. Nhu cầu phát triển chăn nuôi của các hộ nông dân
ngày một lớn, hình thức chăn thả tự nhiên như trước đã không đáp ứng được,
do đó đòi hỏi các nhà nghiên cứu phải nhanh chóng tìm ra phương hướng cho
việc phát triển các nguồn thức ăn xanh, đặc biệt là cỏ trồng đồng thời có biện
pháp khai thác, sử dụng nguồn thức ăn đó một cách có hiệu quả nhất.
Chúng ta biết rằng đồng cỏ là kho dự trữ năng lượng tiềm tàng, gia súc
sẽ chuyển hoá năng lượng chứa trong đồng cỏ thành thức ăn của con người. Sự
phát triển của đồng cỏ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khí hậu, đất đai, các
hình thức tác động của con người... Sự sinh trưởng của thảm cỏ cũng có sự
biến động theo mùa rõ rệt. Ở các vùng sinh thái khác nhau thì thảm cỏ có sự
phát triển khác nhau, tạo nên các loại thảm cỏ với năng suất khác nhau. Chính
vì vậy mà việc phân vùng sinh thái có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó giúp ta
phân định các quy luật sinh thái đặc thù của từng vùng, tiểu vùng. Nó còn là cơ
sở cho việc quy hoạch, phân vùng kinh tế, đặc biệt là các vùng có khả năng
dùng làm đồng cỏ phục vụ cho phát triển chăn nuôi, lập phương án sử dụng
hợp lý các kiểu đồng cỏ, cây trồng làm thức ăn gia súc, góp phần phát triển bền
vững chăn nuôi địa phương.
Hiện nay, chăn nuôi gia súc ở các tỉnh miền núi phía Bắc đang chuyển
dịch dần từ hình thức quảng canh sang thâm canh, nuôi nhốt thu cắt thức ăn
xanh và cho ăn tại chuồng. Tuy nhiên diện tích cỏ trồng vẫn chiếm một tỷ lệ rất
nhỏ so với diện tích đất trống dẫn đến thiếu thức ăn cho gia súc, đặc biệt là thức
ăn cho gia súc.Trước nhu cầu thực tiễn đó đã có rất nhiều chương trình, dự án
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4
nhập nội một số giống cỏ năng suất cao có thể trồng trong điều kiện của Việt
Nam đã trồng thử nghiệm ở nhiều nơi trong đó có các tỉnh miền núi phía Bắc.
Đại từ là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên hiện đang rất cần sự
đầu tư cho việc phát triển nguồn thức ăn xanh để cung cấp cho chăn nuôi đại
gia súc. Cũng đã có nhiều dự án đưa một số giống cỏ năng suất cao vào trồng
và cũng đã thu được kết quả nhất định. Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế do
thói quen hay do ý thức chưa thật đúng của dân địa phương, đồng thời cũng
thiếu mô hình có sức thuyết phục cao để dân học tập. Xuất phát từ nhu cầu thực
tiễn đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Điều tra phân vùng sinh thái và
đánh giá thực trạng khai thác cây thức ăn gia súc xã Hùng Sơn huyện Đại Từ
tỉnh Thái Nguyên”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm về phân vùng, các dạng phân vùng
1.1.1. Khái niệm vùng
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã được rất nhiều tác giả đề cập đến
khái niệm vùng:
"Vùng" thường được dùng để chỉ một lãnh thổ có phổ biến một hiện
tượng nào đó về mặt không gian được đặc trưng bởi sự thống nhất về các đặc
điểm khác nhau. Lãnh thổ đất nước được chia thành những vùng khí hậu, thổ
nhưỡng, các vùng kinh tế lớn và nhỏ, các vùng cải tạo đất, các vùng hoang
mạc, rừng… [22].
Theo Lê Bá Thảo "Vùng là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia có một
sắc thái đặc thù nhất định, hoạt động như một hệ thống do có những mối
quan hệ tương đối chặt chẽ giữa các thành phần cấu tạo nên nó cũng như mối
quan hệ có chọn lọc với không gian các cấp bên ngoài" [31].
Vùng sinh thái được hiểu là một bộ phận lãnh thổ cụ thể có chung nguồn
gốc phát sinh và phát triển, đặc trưng bởi sự đồng nhất tương đối về các điều
kiện tự nhiên (địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, đất) và trên đó phát triển
một phức hợp sinh quần lạc điển hình. Vùng sinh thái bao gồm một tập hợp
có quy luật các đơn vị sinh thái cảnh quan cấu trúc (đơn vị cấp thấp). Mỗi
vùng sinh thái có những chức năng xã hội (chức năng kinh tế) nhất định,
trước hết chúng phải phù hợp với điều kiện và tài nguyên tự nhiên của chính
vùng đó. Tại đây có những hình thức khai thác, sử dụng và cải tạo thiên nhiên
tương đối giống nhau của cộng đồng con người [32].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6
Như vậy có thể hiểu vùng là một hệ thống bao gồm các mối liên hệ của
các bộ phận cấu thành với các dạng liên hệ địa lý, kỹ thuật, kinh tế, xã hội bên
trong hệ thống cũng như bên ngoài hệ thống. Vùng có quy mô rất khác nhau,
song dù quy mô vùng thế nào, lớn hay nhỏ đều có điểm chung, đó là một lãnh
thổ có ranh giới nhất định, trong đó có sự tác động tương hỗ giữa các yếu tố
tự nhiên, môi trường và con người.
1.1.2. Khái niệm phân vùng
* Sự phân vùng: Là phân chia lãnh thổ, vùng biển ra thành các vùng hay
các phần, được phân biệt bởi mức độ đồng nhất bên trong của nó. Những dấu
hiệu được sử dụng để phân vùng có thể khác nhau về đặc điểm, theo mức độ
rộng hẹp của dấu hiệu nào đó về phân bố hoặc theo mục đích phân vùng. Thời
kỳ đầu nghiên cứu lãnh thổ thường phải phân vùng, từ đó cho phép sử dụng
hợp lý tài nguyên và lao động.
Các loại phân vùng thường gặp như: Phân vùng biển, phân vùng đất
(phân vùng thổ nhưỡng), phân vùng khí hậu, phân vùng cảnh quan… Sau này
phân vùng đi vào chi tiết hơn như phân vùng địa vật lý, phân vùng sinh thái,
phân vùng các kiểu thảm thực vật, phân vùng kinh tế, phân chia các tiểu vùng
trong một vùng lớn hay một đơn vị hành chính, tự nhiên nào đó…
* Nguyên tắc phân vùng:
Theo Lê Bá Thảo phân vùng dựa trên 3 nguyên tắc:
- Về tính đồng nhất tương đối, thường được áp dụng để phân định các
vùng - cảnh quan, vùng tự nhiên hay vùng văn hóa lịch sử.
- Sự khai lợi và trình độ phát triển kinh tế - xã hội, trong đó sự gắn kết
của vùng được thể hiện thông qua vai trò của hệ thống các đô thị các cấp,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7
quan trọng nhất là của thành phố có sức hút và của vùng ảnh hưởng lớn nhất,
coi như cực tạo vùng.
- Tính hữu hiệu của các điều kiện đảm bảo sự quản lý lãnh thổ [31].
Trong phần tổng quan chúng tôi chỉ đề cập đến một số dạng phân vùng
như: Phân vùng địa vật lý, phân vùng thổ nhưỡng, phân vùng khí hậu, phân
vùng sinh thái thảm thực vật.
1.2. Phân vùng địa vật lý
Phân vùng địa vật lý là hệ thống phân chia bề mặt trái đất, cơ sở để phân
chia và nghiên cứu là tổ hợp các dấu hiệu bên trong và rất đặc trưng cho riêng
nó - thiên nhiên. Người ta có thể phân chia theo từng tổ hợp riêng (như địa
hình, khí hậu, đất…) hoặc phân chia theo cả một tập hợp các yếu tố (phân
vùng cảnh quan).
Lê Bá Thảo (1970), dựa trên chỉ tiêu địa mạo - kiến tạo, ông đã phân vùng
miền Bắc Việt Nam thành 6 miền thuộc á đới Bắc đó là: Đông Bắc, Tây Bắc,
Trường Sơn Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Nghệ Tĩnh, Bình Trị Thiên [29].
Vũ Tự Lập (1976), khi nghiên cứu phân vùng cảnh quan miền Bắc ông đã
phân chia thành 2 miền: Miền Bắc và Đông Bắc, miền Tây Bắc và Bắc Trung
Bộ. Miền Bắc và Đông Bắc lại phân chia thành 3 khu: Khu Việt Bắc, khu
Đông Bắc và khu đồng bằng châu thổ Bắc Bộ. Miền Tây Bắc và Bắc Trung
Bộ phân chia thành 5 khu: Khu Tây Bắc, khu Phanxipăng - Puluong, khu Hòa
Bình - Thanh Hóa, khu Quảng Bình - Vĩnh Linh, khu Nghệ Tĩnh [23].
1.3. Phân vùng khí hậu
1.3.1. Vấn đề phân vùng khí hậu trên thế giới
Về tự nhiên trái đất được chia thành 6 châu lục, mỗi châu lục có những
đặc điểm về khí hậu khác nhau. Trong mỗi châu lục lại có sự phân miền khí
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8
hậu. Châu Âu chia làm 3 miền khí hậu: Miền khí hậu cực và cận cực, miền
khí hậu ôn đới đại dương và ôn đới lục địa, miền khí hậu á nhiệt đới khô (khí
hậu Địa Trung Hải, khí hậu cận nhiệt đới). Châu Á được chia ra thành 6 miền
khí hậu: Miền khí hậu xích đạo, miền khí hậu nhiệt đới gió mùa, miền khí hậu
nhiệt đới, miền khí hậu á nhiệt đới, miền khí hậu ôn đới, miền khí hậu ôn đới
lạnh và cận cực. Châu phi được phân ra 7 miền khí hậu: Miền khí hậu xích
đạo, 2 miền khí hậu cận xích đạo, 2 miền khí hậu nhiệt đới khô, 2 miền khí
hậu á nhiệt đới khô. Châu Mỹ gồm Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Bắc Mỹ gồm các
khu vực khí hậu: Khu vực khí hậu cực và cận cực, khu vực khí hậu ôn đới,
khu vực khí hậu á nhiệt đới, khu vực khí hậu nhiệt đới. Nam Mỹ gồm các khu
vực khí hậu: Khu vực khí hậu xích đạo, khu vực khí hậu cận xích đạo và nhiệt
đới, khu vực khí hậu á nhiệt đới, khu vực khí hậu ôn đới. Châu Đại Dương
chia ra các khu vực khí hậu: Khu vực khí hậu nhiệt đới, khu vực khí hậu nửa
hoang mạc, khu vực khí hậu ôn đới. Châu Nam Cực là một lục địa lạnh [39].
Các tác giả như H.Gaussen, P.Legris, P.blasco (1976) đã nghiên cứu và
thành lập bản đồ sinh khí hậu đối với vùng lãnh thổ Đông Nam Á [43].
Phân vùng khí hậu ngày nay, ngoài việc phân chia ra các đới, vùng còn
phân ra các đơn vị nhỏ hơn với sự giống nhau ít nhiều của các điều kiện khí
hậu chung hay những đặc điểm riêng biệt của khí hậu, nó có giá trị về mặt
khoa học hay kinh tế nông nghiệp. Thí dụ: M.I.Buđưko đã dùng tổng nhiệt
trong năm để phân chia, có thể dùng lượng mưa hay lượng bốc hơi… của năm
hay mùa nào đó. M.I.Buđưko đã chia vùng Kratnôđara 3 kiểu cơ bản, sau đó
theo điều kiện khí hậu mùa đông, ông chia tiếp ra 4 tiểu vùng (đông tuyết khô
- ít, đông tuyết khô, đông hơi ít tuyết và hơi khô, đông tuyết khô ôn hòa).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9
1.3.2. Vấn đề phân vùng khí hậu ở Việt Nam
Việt Nam có khí hậu nội chí tuyến gió mùa ẩm, đa dạng và thất thường.
Khí hậu Việt Nam có sự phân hóa từ Bắc vào Nam, từ Đông sang Tây và có cả
sự phân hóa từ thấp lên cao. Vấn đề phân vùng khí hậu Việt Nam từ trước đến
nay đã được nhiều nhà nghiên cứu khí hậu Việt Nam quan tâm và nghiên cứu.
Vào thế kỷ XV, Nguyễn Trãi đã có những nhận xét về đặc điểm khí hậu
các vùng địa lý và dựa trên đó đánh giá những thuận lợi khó khăn trong công
cuộc mở mang kinh tế ở từng vùng. Tiếp theo đó là Lê Tắc, Vân An, Lê Quý
Đôn, Ngô Thời Sỹ, Nguyễn Nghiễm và nhiều nhà địa lý khác bắt đầu đi sâu
vào nhiều khía cạnh khí hậu kinh tế các vùng của đất nước.
Những năm 1970, Phạm Ngọc Toàn và Phan Tất Đắc đã đưa ra những sơ
đồ đầu tiên về phân vùng khí hậu miền Bắc Việt Nam [38]. Đến những năm
80, khi xây dựng Atlat quốc gia, viện khí tượng thủy văn cũng đưa ra sơ đồ
phân vùng khí hậu Việt Nam ở tỷ lệ 1/3.000.000.
Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc (1993) đã phân chia lãnh thổ Việt Nam
thành 3 miền khí hậu lớn: Miền khí hậu phía Bắc, miền khí hậu Đông Trường
Sơn và miền khí hậu phía Nam. Ngoài ra còn có thêm một miền khí hậu phụ
nữa là miền khí hậu Biển Ðông.
Miền khí hậu phía Bắc được chia thành 5 vùng khía hậu: Khí hậu khu
vực núi Đông Bắc, khu vực núi Việt Bắc - Hoàng Liên Sơn, khu vực núi Tây
Bắc, khu vực đồng bằng Bắc Bộ, khu vực Bắc Trung Bộ. Trong đó khí hậu
khu vực núi (Đông Bắc, Việt Bắc và Tây Bắc) đều được phân chia thành 3
vùng: Vùng thấp, vùng có độ cao trung bình và vùng núi cao.
Miền khí hậu Đông Trường Sơn có sự phân hóa thành 3 vùng khí hậu:
Vùng khí hậu khu vực Bình - Trị - Thiên, khu vực Trung Trung Bộ (được
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10
chia thành 2 khu vực nhỏ hơn: Quảng Nam - Quảng Ngãi cũ và Bình Định -
Phú Yên cũ), khu vực Nam Trung Bộ.
Miền khí hậu phía Nam chia thành 2 vùng khí hậu sau: Vùng khí hậu khu
vực Tây Nguyên (được phân chia thành 3 khu vực nhỏ hơn: Bắc Tây Nguyên,
Trung Tây Nguyên và Nam Tây Nguyên), khu vực đồng bằng Nam Bộ.
Miền khí hậu Biển Đông chia thành 2 vùng khí hậu: Vùng khí hậu khu
vực phía Bắc Biển Đông, khu vực phía Nam Biển Đông [38].
Trong công trình Atlat khí hậu Thủy văn Việt Nam (1994) đã đưa ra một
sơ đồ về phân vùng khí hậu Việt Nam. Phân chia khí hậu ở Việt Nam có 2
miền khí hậu: Miền khí hậu miền Bắc và miền khí hậu miền Nam với ranh
giới là dãy núi Bạch Mã. Đồng thời nước ta còn được phân chia ra 7 vùng khí
hậu, trong đó có 4 vùng khí hậu thuộc miền khí hậu miền Bắc (khu vực núi
phía Bắc, khu vực núi Tây Bắc, khu vực đồng bằng Bắc Bộ và khu vực núi
phía Tây, khu vực Bắc Trung Bộ) và 3 vùng khí hậu thuộc miền khí hậu miền
Nam (khu vực Nam Bộ, khu vực ven biển Nam Trung Bộ, khu vực Tây
Nguyên) [40].
Mai Trọng Thông (1998) và một số tác giả khi nghiên cứu phân vùng khí
hậu Việt Nam đã nêu nguyên tắc và đưa ra sơ đồ phân vùng khí hậu Việt
Nam. Theo sơ đồ này khí hậu Việt Nam được chia thành 2 miền khí hậu:
Miền khí hậu phía Bắc (miền khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh) và
miền khí hậu phía Nam (miền khí hậu nhiệt đới gió mùa không có mùa đông
lạnh). Trong phạm vi mỗi miền khí hậu, đã phân chia ra các vùng khí hậu
khác nhau: Miền khí hậu phái Bắc được phân thành 6 vùng khí hậu (vùng khí
hậu Đông Bắc, vùng khí hậu Tây Bắc, vùng khí hậu Việt Bắc - Hoàng Liên
Sơn, vùng khí hậu đồng bằng Bắc Bộ và bắc của Bắc Trung Bộ, vùng khí hậu
của Bắc Trung Bộ, vùng khí hậu ven biển Bình Trị Thiên), miền khí hậu phía
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11
Nam được phân thành 3 vùng khí hậu (vùng khí hậu Tây Nguyên, vùng khí
hậu Trung và Nam Trung Bộ, vùng khí hậu đồng bằng Nam Bộ) [36].
1.4. Phân vùng thổ nhƣỡng
Phân vùng thổ nhưỡng được coi như là cơ sở khoa học để phân vùng quy
hoạch nông nghiệp đồng thời tạo tiền đề để phân vùng sinh thái nông nghiệp.
Phân vùng thổ nhưỡng cũng là một căn cứ quan trọng để đánh giá các đặc
điểm và sự phân hóa về mặt lãnh thổ của thổ nhưỡng trong các mối quan hệ
chặt chẽ với các thành phần khác của tự nhiên phục vụ cho nghiên cứu sự
phân hóa của tự nhiên và phân vùng địa lý tự nhiên [24].
1.4.1. Những nghiên cứu về phân vùng thổ nhưỡng trên thế giới
Để phân loại đất, người ta dựa vào các kiểu đá mẹ, đặc điểm và phẫu
diện của các kiểu đất, độ phì của đất, cấu trúc và chế độ nước, chế độ nhiệt.
Nó được thể hiện trên bản đồ đất.
V.V.Dokutsaev đã căn cứ vào kinh nghiệm và những tài liệu điều tra thổ
nhưỡng trên một đơn vị rộng lớn, đề ra học thuyết về tính địa đới của thổ
nhưỡng: Theo chiều ngang, theo chiều cao, tính địa phương hay tính vùng [30].
E.N.Ivanova và cộng sự (1962) đã công bố sơ đồ phân vùng địa lý thổ
nhưỡng của Liên Xô. Trong đó lãnh thổ Liên Xô được chia theo các dấu hiệu
tự nhiên thành các dải, miền, đới và tỉnh thổ nhưỡng - khí hậu sinh vật [19].
Ở phía Đông, Đông Bắc Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, từ Bắc
xuống Nam phân bố 3 vùng đất: Vùng đất nâu rừng, vùng đất nâu của các
rừng khô và cây bụi, vùng đất cận nhiệt và đất đỏ [20].
Kết quả sự phân bố thổ nhưỡng trên thế giới gồm: Nhóm đất thuộc đới
Bắc cực và đài nguyên (chia thành 5 đới phụ), nhóm đất thuộc đới rừng Taiga,
nhóm đất thuộc đới rừng cây lá rộng ôn đới, nhóm đất thuộc đới thảo nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12
ôn đới, nhóm đất rừng và rừng cây bụi cận nhiệt đới, nhóm đất thuộc vành đai
nhiệt đới [30].
1.4.2. Những nghiên cứu về phân vùng thổ nhưỡng ở Việt Nam
Một vùng địa lý thổ nhưỡng là một thành phần cấu tạo lãnh thổ toàn vẹn,
tương đối đồng nhất về cấu trúc lớp phủ thổ nhưỡng bao gồm 2 đến 3 loại đất
trong đó có một loại đất chính có diện tích lớn nhất trong vùng và quyết định
phương hướng sản xuất của vùng [18]. Vấn đề phân vùng thổ nhưỡng ở nước
ta từ lâu đã được các nhà khoa học quan tâm.
Năm 1930, Jve Henry đã nghiên cứu về đất đỏ và đất đen phát triển trên
đá mẹ bazan ở Đông Dương ông đã nêu đầy đủ điều kiện phát sinh, phát triển
tính chất các nhóm đất trên đá mẹ bazan và các tiểu vùng phân bố của chúng
ở Việt Nam [44].
Năm 1958, dựa trên sơ đồ thổ nhưỡng miền Bắc Việt Nam tỷ lệ
1/1.000.000 (xây dựng năm 1957), V.M.Fridland và Lê Duy Thước đã xây
dựng bản dự thảo Phân vùng địa lý thổ nhưỡng miền Bắc Việt Nam phân chia
miền Bắc Việt Nam thành 40 vùng địa lý thổ nhưỡng, quy lại thành 17 liên
vùng. Năm 1975, dựa trên bản đồ thổ nhưỡng miền Bắc Việt Nam tỷ lệ
1/500.000, Ban biên tập bản đồ đất Việt Nam chủ trì cho xây dựng bản dự
thảo Phân vùng địa lý thổ nhưỡng miền Bắc Việt Nam thành 63 vùng địa lý tự
nhiên. Sau khi nhà nước thống nhất (1975), dựa trên bản đồ đất Việt Nam tỷ
lệ 1/1.000.000, Ban biên tập bản đồ đất Việt Nam đã xây bản dự thảo phân
vùng địa lý thổ nhưỡng Việt Nam phân chia lãnh thổ cả nước thành 154 vùng
địa lý tự nhiên (kể cả các đảo) [18].
Lê Văn Khoa (1993), căn cứ vào địa hình có thể chia ra 3 vùng đất: Vùng
núi hay vùng thượng du, vùng đồi gò hay trung du, vùng đồng bằng [20].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13
Dựa vào đặc điểm chủ yếu của đất đai, khí hậu, tổ nghiên cứu sinh thái
và môi trường - Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam đã chia ra 5 vùng đất:
Vùng đất cát và cồn cát ven biển, vùng đất phèn, vùng ngập mặn ven biển,
vùng đồng bằng châu thổ và vùng đồi núi [10].
Tổng hợp những kết quả nghiên cứu phân vùng thổ nhưỡng năm 1996 đã
xác định hệ thống phân vị trong phân vùng thổ nhưỡng Việt Nam có 4 cấp là:
Miền thổ nhưỡng, á miền thổ nhưỡng, khu thổ nhưỡng và vùng thổ nhưỡng.
Theo kết quả nghiên cứu này, nước ta được phân thành 2 miền thổ nhưỡng, 6
á miền thổ nhưỡng, 16 khu thổ nhưỡng và 142 vùng thổ nhưỡng. Hai miền
thổ nhưỡng là miền thổ nhưỡng phía Bắc và miền thổ nhưỡng phía Nam.
Miền thổ nhưỡng phía Bắc được chia thành 3 miền á thổ nhưỡng (á miền thổ
nhưỡng Bắc và Đông Bắc Bộ; á miền thổ nhưỡng Tây Bắc; á miền thổ
nhưỡng Trường Sơn Bắc) và 8 khu thổ nhưỡng. Miền thổ nhưỡng phía Nam
cũng được chia thành 3 miền thổ nhưỡng (Á miền thổ nhưỡng Nam và Đông
Nam Bộ) và 8 khu thổ nhưỡng. Các khu thổ nhưỡng trên lại được phân chia ra
142 vùng thổ nhưỡng, trong đó miền thổ nhưỡng phía Bắc có 77 vùng thổ
nhưỡng và miền thổ nhưỡng phía Nam có 65 vùng thổ nhưỡng [17].
1.5. Phân vùng sinh thái thảm thực vật
1.5.1. Những nghiên cứu về phân vùng sinh thái thảm thực vật trên thế giới
Trên trái đất khí hậu thay đổi từ lạnh sang nóng, từ khô sang ẩm. Mỗi
loại hình lớn của nó có thành phần thực vật, động vật đặc trưng - người ta gọi
nó là các biomes. Biomes theo trường phái Anh Mỹ đó là hệ sinh thái xâm
chiếm vùng rộng lớn có sự giống nhau về khí hậu và sinh vật. Cũng có thể coi
biomes đó là hệ sinh thái mà ở đó có một số nơi sống cùng tồn tại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14
Humboldt (1805), có xu hướng địa lý trong việc nghiên cứu mối quan hệ
giữa phân bố thực vật với sự phân bố nhiệt độ trên lục địa, ông đã hệ thống
hóa những tri thức địa lý thực vật, vẽ được một bản đồ chung về sự phân bố
lớp phủ thực vật trên trái đất. Tiếp đó K.F.Lêđêbur cũng công bố cuốn thực
vật chí đầu tiên của Nga (4 tập) về các hệ thực vật thuộc các vùng khác nhau
trên trái đất [42].
Năm 1865, cuốn sách giáo khoa tiếng Nga đầu tiên về địa lý thực vật do
A.N.Beketov viết được xuất bản. Sách bao gồm những đặc điểm chung của
lớp phủ thực vật trên trái đất viết theo từng miền, phân tích những nguyên
nhân lịch sử của sự phân bố thực vật [42].
Năm 1903, G.I.Tanfilev công bố công trình nghiên cứu về thảm thực vật
ở Nga kèm theo bản đồ tỷ lệ 1/25.000.000. Đây là tấm bản đồ địa lý thực vật
đầu tiên của Nga [42].
A.Hensen (1920) dựa trên khu hệ thực vật đã phân chia hệ thực vật thế
giới theo các vành đai vĩ độ và độ cao (8 vành đai). Các vành đai đó đặc trưng
cho các vùng nhiệt độ khác nhau, với các thảm thực vật khác nhau gọi là vành
đai khí hậu [9].
Dựa vào vĩ độ địa lý, độ cao so với mặt nước biển và độ lục địa. Meusel
(1943) đã có những nghiên cứu phân chia hệ thực vật thành các vành đai khác
nhau (4 vành đai).
Poronov (1955), khi nghiên cứu mối quan hệ giữa thực vật và động vật
của các vành đai tự nhiên đã phân chia ra thành 3 vùng: Vùng rừng, vùng
Tunđra (đài nguyên cực Bắc) và vùng thảo nguyên [35].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15
Josef Schimithusen (1959) đã phân biệt các vùng thực vật theo quần xã
ưu thế, chủ đạo và ổn định. Ông đã phân biệt được các đơn vị không gian tự
nhiên nhỏ nhất của thảm thực vật, đó là "các tiểu khu thực vật"
(Wuchsdistrikte), các tiểu khu này họp thành các đơn vị lớn hơn: Khu, vùng,
miền, khu hệ [28].
A.G.Voronov (1976), trên cơ sở tổng hợp những kết quả nghiên cứu
trước đó đã phân chia thành 6 miền thực vật trên lục địa: Cổ nhiệt đới
(Palaeotropic), Toàn Bắc (Holarctic), Tân nhiệt đới (neotropic), Capsk, Châu
Úc (Australia), Châu Nam Cực (Antarctic). Trong đó miền Toàn Bắc chia
thành 9 phân miền (Âu châu - Xibia, Actic, Trung Hoa - Nhật Bản, Pông Tích -
Trung Á - Địa Trung Hải, Bắc Mỹ - Thái Bình Dương), miền cổ nhiệt đới
được chia thành 3 phân miền (Châu Phi - Ấn Độ, Mã Lai, Tân Tây Lan), miền
Tân nhiệt đới được chia thành 3 phân miền (Trung Mỹ, nhiệt đới, Angđơ) [42].
Olson (1983), trong bảng phân vùng sinh thái được nhiều người công
nhận ông dùng khái niệm biomes; theo ông biomes là một vùng sống rộng lớn
trên trái đất, nó được phân biệt với nhau bởi khí hậu và sinh vật. Trong bảng
phân loại các biomes ông chia ra 4 dạng: Các biomes trên đất liền gồm 10 kiểu
lớn, các biomes nước ngọt gồm 8 kiểu, các biomes nước mặn gồm 8 kiểu, các
biomes nhân tạo gồm 3 kiểu [46]. Phần biomes trên đất liền (Terrestial biomes)
ông chia ra các kiểu sau: Tundra (lãnh nguyên), Temperate deciduous forest,
Boreal coniferous forest (rừng lá kim phương Bắc hoặc rừng Taiga), Tropical
grassland and savanna (thảm cỏ nhiệt đới và savan), Temperate rainforest
(rừng mưa ôn đới), Temperate grassland (thảm cỏ ôn đới), Chaparal (dạng
thảo nguyên), Semi-evergreen tropical forest (rừng mưa mùa nhiệt đới), Desert
(hoang mạc), Evergreen tropical rainforest (rừng mưa nhiệt đới)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16
Về sự phân bố cây trồng, theo Nguyễn Phi Hạnh, Đặng Ngọc Lân
(1980), cây trồng được phân bố ở 10 trung tâm trên thế giới, trong đó có 6
trung tâm nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới (Trung Mỹ, Nam Mỹ,
Êtiopi, Tây Xu - đăng, Ấn Độ, Đông Nam Á); hai trung tâm nằm trong vành
đai cận nhiệt đới (Địa Trung Hải, Tiền Á) và hai trung tâm nằm chủ yếu ở
vành đai cận nhiệt, có một phần lan sang cả vùng ôn đới (Trung Quốc và
Trung Á) [14].
1.5.2. Những nghiên cứu về phân vùng sinh thái thảm thực vật ở Việt Nam
Các công trình nghiên cứu về phân vùng sinh thái thảm thực vật ở Việt
Nam còn rất ít. Maurand P (1943), khi nghiên cứu thảm thực vật ở Đông
Dương đã chia thảm thực vật này thành 3 vùng: Vùng Nam Đông Dương,
vùng Bắc Đông Dương và vùng trung gian [45].
Trần Ngũ Phương (1970), khi nghiên cứu phân loại rừng miền Bắc Việt
Nam đã chia rừng miền Bắc thành 3 đai lớn theo độ cao phân bố: Đai rừng
nhiệt đới mưa mùa, rừng Á nhiệt đới mưa mùa và rừng Á nhiệt đới mưa mùa
núi cao [27].
Theo phân hóa độ cao so với mặt biển, Thái Văn Trừng (1978) đã phân
chia thảm thực vật thành 2 nhóm kiểu chính: Nhóm các kiểu thảm thực vật
nhiệt đới ở vùng thấp và vùng có độ cao trung bình nhỏ hơn 700m (ở miền
Bắc), nhỏ hơn 100m (ở miền Nam); nhóm các kiểu thảm thực vật vùng núi có
độ cao lớn hơn 700m (ở miền Bắc) và lớn hơn 1000 (ở miền Nam) [41].
Dương Hữu Thời (1981) khi nghiên cứu về thảm cỏ Bắc Việt Nam, ông
chia Bắc Việt Nam thành 5 vùng tự nhiên với sự phân bố các loài: vùng Bắc
Trung Bộ, vùng Trung Bộ, vùng Đông Bắc, vùng Việt Bắc, vùng Tây Bắc [34].
Lê Trần Chấn, Nguyễn Hữu Trí, Huỳnh Nhung (1994) trên cơ sở những
hiểu biết về điều kiện tự nhiên và sự phân hóa về thành phần loài của hệ thực
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 17
vật, phân chia ra các vùng sinh thái thực vật sau: Vùng núi Đông Bắc, vùng
núi Việt Bắc - Hoàng Liên Sơn, vùi núi Tây Bắc, vùng Đông Bắc Bộ, vùng
Bắc Trung Bộ, vùng Bình Trị Thiên, vùng Trung Trung Bộ, vùng Nam Trung
Bộ, vùng Tây Nguyên, vùng đồng bằng Nam Bộ [5].
Nguyễn Nghĩa Thìn (1999), nghiên cứu các kiểu khu phân bố địa lý thực
vật của các chi thực vật có hoa ở Việt Nam, ông cho rằng điều kiện địa hình,
địa chất và khí hậu quyết định cấu trúc hệ thực vật đó và ở mỗi vùng địa lý
của Việt Nam được đặc trưng bởi một số yếu tố địa lý nhất định. Đó là kết
quả của lịch sử biến đổi về địa chất, địa lý, khí hậu và đã tạo ra 4 vùng hệ
thực vật chính: Khu Đông Bắc Bộ và Đông Bắc Trường Sơn; khu Tây Bắc và
dãy Trường Sơn; khu Đông Nam Trường Sơn được chia thành 2 phân khu
(phân khu 1 và phân khu 2); khu Tây Nguyên và Nam Bộ được chia thành 2
phân khu (Tây Nguyên và Nam Bộ) [21].
Hoàng Chung (2004), khi nghiên cứu về đồng cỏ vùng núi phía Bắc Việt
Nam đã chia đồng cỏ Bắc Việt Nam thành 2 vùng: Vùng Đông Bắc và vùng
Tây Bắc, mỗi vùng có một tổ hợp các quần hệ, quần hợp khác nhau [7].
1.6. Những nghiên cứu về đồng cỏ tự nhiên
1.6.1. Vấn đề nguồn gốc và phân bố đồng cỏ trong đai nhiệt đới.
Nguồn gốc của đồng cỏ là không đồng nhất, có nhiều loại hình đồng cỏ
được hình thành bằng con đường tự nhiên, nhưng cũng có những đồng cỏ được
hình thành do hoạt động của con người trên vùng đất rừng, thảo nguyên hay
đầm lầy… làm thay đổi điều kiện môi trường và hình thành ra đồng cỏ [8].
Nguồn gốc của đồng cỏ trong đai nhiệt đới, giữa các tác giả có các ý
kiến khác nhau. Đa số cho rằng trong điều kiện khí hậu nhiệt đới không có
đồng cỏ tồn tại, các quần xã cỏ ở đây là loại hình savan [7].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 18
Khi nghiên cứu về nguồn gốc thứ sinh của các thảm cỏ trong vùng nhiệt
đới khác nhau, các tác giả đã đi đến kết luận rằng: Các đồng cỏ và cây bụi
trong vùng nhiệt đới đều hình thành trên những quần xã rừng bị chặt hạ. Con
người khi chặt phá rừng và đốt nương làm rẫy đã làm đất bị cháy và khô đi,
những tác động này được kết thúc vào cuối mùa khô. Đầu mùa mưa ở đây sẽ
được gieo trồng các loại cây trồng nông nghiệp. Trải qua nhiều lần như vậy
đất sẽ được bỏ hoang, trên nó lại phục hồi dần rừng thứ sinh và lại tiếp tục bị
chặt hạ để trồng trọt. Kết quả dẫn đến rửa trôi mạnh lớp đất mặt, cây gỗ
không có điều kiện tái sinh nữa, hình thành nên lớp cỏ hay còn lẫn một số loài
cây thảo và cây bụi hạn sinh. Về ngoại mạo nó gần giống thảo nguyên vùng
ôn đới. Vì nguồn gốc thứ sinh như thế nên đồng cỏ phân bố rải rác ở các vành
đai khác nhau, tồn tại dạng đồng cỏ thấp hay cao tùy thuộc vào mức độ sử
dụng của con người.
Đối với vùng núi Bắc Việt Nam tồn tại nhiều kiểu savan, đồng cỏ và các
dạng trung gian. Trong đai nhiệt đới, trên những vùng đã bị chặt phá, khi mà
đất còn khá tốt, độ ẩm còn khá cao, thì sẽ hình thành ở đây loại hình đồng cỏ
vì thảm cỏ ở đây gồm các cây cỏ có thân rễ dài, búi thưa thuộc nhóm trung
sinh sống lâu năm ngừng sinh trưởng vào mùa đông. Trong quá trình tác động
tiếp theo con người sẽ làm cho lớp đất bề mặt bị bào mòn, khả năng giữ nước
của đất kém, đất có độ chua cao, trong thảm cỏ tỷ lệ cây hạn sinh tăng lên,
cuối cùng chỉ tồn tại ở đây các loài cỏ, cây bụi hạn sinh và cây đoản mệnh,
hình thành savan cỏ, savan cây bụi hoặc thảm cây bụi hạn sinh. Có thể tóm tắt
quá trình trên như sau: Rừng nguyên sinh – rừng thứ sinh – đồng cỏ - savan
cỏ hoặc savan bụi – thảm cây bụi hạn sinh [7].
1.6.2. Những nghiên cứu về khu hệ thực vật
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 19
Nghiên cứu về khu hệ thực vật là một trong những nghiên cứu được tiến
hành từ lâu trên thế giới. Người ta có thể nghiên cứu khu hệ thực vật ở từng
vùng hay trên từng thảm thực vật khác nhau. Đối với loại hình đồng cỏ, thảo
nguyên, ở Liên Xô (cũ), đã có nhiều công trình nghiên cứu về thành phần loài
thực vật trong đồng cỏ, thảo nguyên đã công bố: Alekhin (1904), Vưsotxki
(1915), Graxits (1927), Sennhicop (1938), Creepva (1978),…[6].
Ở Việt Nam, những nghiên cứu về khu hệ thực vật trong đồng cỏ, savan
hoặc một số loại hình thuộc thảo khác mới chỉ được tiến hành từ những năm
1950 trở về đây. Các tác giả đã tiến hành nghiên cứu khu hệ thực vật trong
đồng cỏ như:
(1) Nguyễn Đình Ngỗi, Võ Văn Chi (1964), khi nghiên cứu thành phần
loài của thảm thực vật ở Hữu Lũng (Lạng Sơn) đã gọi đây là loại hình này là
savan cỏ[25].
(2) Dương Hữu Thời, Nguyễn Ngọc Chất, Hoàng Chung, Phạm Quang
Anh (1969), khi nghiên cứu thành phần loài đồng cỏ Ngân Sơn (Bắc Kạn) đã
gọi đây là đồng cỏ [33].
(3) Hoàng Chung (1980) nghiên cứu thành phần loài và dạng sống của
đồng cỏ vùng núi Bắc Việt Nam đã đưa ra bảng phân loại các kiểu đồng cỏ,
savan, thảo nguyên. Tác giả đã công bố thành phần loài thu được là 233 loài
thuộc 54 họ và 44 chi [6]. Trong cuốn “ Đồng cỏ vùng núi phía Bắc Việt
Nam” năm 2004 là 79 họ, 402 loài [7].
(4) Đặc biệt Dương Hữu Thời (1981) đã công bố công trình tổng hợp “
Đồng cỏ Bắc Việt Nam”, tác giả đã đề cập khá đầy đủ về loại hình đồng cỏ
của vùng này với sự phân chia 5 vùng đồng cỏ Bắc Việt Nam [34].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 20
(5) Nguyễn Thế Hưng, Hoàng Chung (1995), khi nghiên cứu một số đặc
điểm sinh thái, sinh vật học của savan Quảng Ninh và các mô hình sử dụng,
đã phát hiện được 60 họ với 131 loài thực vật khác nhau.[16]
(6) Lê Ngọc Công, Hoàng Chung (1997), nghiên cứu thành phần loài,
dạng sống của savan bụi ở vùng đồi Trung du Bắc Thái (cũ) đã phát hiện
được 123 loài thuộc 47 họ khác nhau [4]…
1.6.3. Những nghiên cứu về dạng sống
Humbon (1805) là người đầu tiên đặt cơ sở cho môn địa lý thực vật, ông
đề nghị phân loại thực vật theo hình dạng bên ngoài và đã xác định được 19
dạng thực vật như hòa thảo, dương xỉ, dây leo…Sau Humbon, kiểu phân loại
như vậy đã được hàng loạt các nhà nghiên cứu tiến hành, cùng với thời gian
đó người ta đã dùng không chỉ dấu hiệu bên ngoài mà cả tổ chức cơ thể thực
vật để phân loại. Từ đó đã hình thành khái niệm dạng sống thực vật. Người
đầu tiên đề cập đến khái niệm này là Warming (1901). Ông sử dụng các đặc
điểm sinh vật học như: đặc điểm chồi, những phương thức sinh sản, sự kéo
dài đời sống, sự phát triển…để nghiên cứu và phân chia dạng sống của thực
vật thuộc thảo thuộc vùng ôn đới.
Drude (1913), Raunkiner (1905,1934) khi phân chia dạng sống đã sử
dụng vị trí của chồi và khả năng tồn tại trong điều kiện bất lợi làm tiêu chuẩn
để phân chia [7]. I.K.Patsoxki (1915), chia thảm thực vật làm 5 nhóm: Thực
vật thường xanh, thực vật rụng lá vào thời kỳ bất lợi, thực vật có thời kỳ sinh
trưởng phát triển ngắn, thực vật có thời kỳ sinh trưởng và phát triển lâu năm.
Braun Blanquet (1951) đánh giá cách mọc của thực vật dựa vào tính liên tục
hay đơn độc của loài chia thành 5 thang: Mọc lẻ, mọc thành vạt, mọc thành
dải nhỏ, mọc thành vạt lớn và mọc thành khóm lớn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 21
Đối với cây thuộc thảo phân loại dạng sống đã được Cannon thực hiện
(1911), ở Liên Xô (cũ) có G.N.Vưsoxki (1915), L.T. Kadakevich (1922), V.r.
Villiams (1922)…Đặc biệt trong phân loại dạng sống thực vật của T.Isatrenko
(1954), I.V.Brixova (1960, 1961)… đã sử dụng những đặc điểm cấu trúc phần
dưới đất. Dodulin (1959), Xêbêbriacôp cũng đã đưa ra một số hệ thống tương
tự. Nhưng hệ thống dạng sống hoàn thiện hơn cả cho hòa thảo có lẽ là của
Gôlubép (1957, 1962, 1968) [7].
Ở Việt Nam có Doãn Ngọc Chất (1969) có nghiên cứu dạng sống của
một số loài họ hòa thảo. Hoàng Chung và các cộng sự (2002) thống kê thành
phần dạng sống cho loại hình đồng cỏ vùng núi Bắc Việt Nam đã đưa ra 18
kiểu dạng sống cơ bản và bảng phân loại kiểu đồng cỏ, savan, thảo nguyên
của miền Bắc Việt Nam. Bảng phân loại dạng sống thực vật của đồng cỏ Bắc
Việt Nam của ông dựa trên nguyên tắc phân loại của Golulbép [7].
1.6.4. Những nghiên cứu về năng suất
Năng suất sinh học là một đặc điểm quan trọng của hệ sinh thái. Năng
suất sinh học có ý nghĩa lớn nhất trong nghiên cứu về quy trình trao đổi chất
và năng lượng, tất cả các quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong
hệ sinh thái đều có quan hệ mật thiết với quá trình tạo thành và biến đổi của
sản phẩm sinh học.
Công trình nghiên cứu về năng suất của các thảm thực vật bắt đầu từ thế
kỉ XIX, ban đầu chủ yếu là những công trình nghiên cứu có tính chất thống kê
trong kinh tế nông nghiệp. Sang đầu thế kỉ XX, những công trình nghiên cứu
về năng suất sinh học của quần xã cỏ tự nhiên và cỏ cho chăn nuôi đã được
nghiên cứu nhiều hơn.
Cuối thế kỉ XX những công trình nghiên cứu tập trung chủ yếu vào
nghiên cứu phần trên mặt đất, hoặc là số lượng các chất hữu cơ ở trạng thái
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 22
sống và chết, sự tăng trưởng của nó, phần chết hàng năm, thảm mục…
Nghiên cứu năng suất sinh học các thảm cỏ vùng Đông Nam Á có Ogawa và
cộng sự (1961); Iwaki và cộng sự (1964, 1969); Iwaki (1979). Riêng nghiên
cứu cả phần dưới mặt đất của đồng cỏ có tác giả: Baranopskaia (1954); Krưm
(1960), Xemnop (1966), Kharitonop (1967), Gawood (1968).
Ở Việt Nam từ năm 1960 đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu
về năng suất cỏ được tiến hành trong các quần xã cỏ trồng (chăn thả hay đồng
cỏ cắt), những nghiên cứu trên đồng cỏ tự nhiên này chỉ tập trung ở một số
cây có giá trị kinh tế cao như các tác giả: Dương Hữu Thời (1981), Nguyễn
Đăng Khôi, Nguyễn Hữu Hiến (1985).
Hoàng Chung (1981, 2002, 2004); Hoàng Chung và cộng sự (2003)
nghiên cứu năng suất các quần xã cỏ vùng núi Bắc việt Nam đã nghiên cứu
năng suất cả phần trên mặt đất và phần dưới mặt đất. Từ những nghiên cứu đó
ông đã rút ra kết luận: "Trong các thảm thực vật thuộc thảo (savan-đồng cỏ)
của miền Bắc Việt Nam, năng suất sinh học tăng lên dần theo trình tự: Đồng
cỏ á Thảo Nguyên – Savan - Đồng Cỏ".
1.6.5. Giá trị chăn thả của tập đoàn cây cỏ trong đồng cỏ Bắc Việt Nam:
Chất lượng của các giống cỏ được đánh giá bằng thành phần hoá học có
trong giống cỏ đó.
- Độ ăn được:
Những loài trong đồng cỏ Bắc Việt Nam có giá trị chăn thả khá tốt,
theo thành phần loài thì trên 95% là thuộc nhóm hòa thảo, trong đồng cỏ tồn
tại một số loài cây bụi và cây thuộc thảo khác, phần lớn những loài cây này
cũng được gia súc ăn. Tuy nhiên, giá trị chăn thả của đồng cỏ cũng thay đổi
theo thời gian và theo từng kiểu thảm, điều này có quan hệ mật thiết với đặc
điểm sinh thái, với các giai đoạn sinh trưởng, với thành phần thực vật, với
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 23
chiều cao thảm cỏ và thành phần hoá học của nó cùng các hình thức tác động
của con người vào thảm cỏ.
Ở một số loài chăn thả hầu như không thay đổi trong suốt cả thời kì
dinh dưỡng như: Ischaemum indicum, Paspalum scrobiculatum, Paspalum
conjugatum và một số loài một năm. Một số loài khác thì giá trị chăn thả giảm
dần theo thời gian, ở những loài này tuổi càng tăng thì tỷ lệ phần thân tăng và
phần trăm chất xơ trong thân và lá tăng lên. Lá nhiều loài trở lên cứng và sắc
như cỏ tranh, Chè vè, ...
Thành phần họ Đậu trong đồng cỏ Bắc Việt Nam rất ít, một số loài
trong đó giá trị chăn thả kém, lá cứng, có nhiều lông cứng như: Desmodium
triquetum, một số loài khác thì năng suất lại rất thấp – sinh khối tập trung chủ
yếu ở thành phần thân như: Desmodium microphyllum. Trong thành phần cỏ
của một số quần xã có nhiều cây họ Cói những loài này lá cứng và sắc như
Carex, Rhynchospora, ... một vài loài khác năng suất rất thấp [7].
- Thành phần hoá học của thực vật:
Giá trị dinh dưỡng của các loài cây cỏ quan hệ mật thiết với thành phần
hoá học của nó và với hàm lượng của các chất chứa trong chúng, đó là những
chất rất cần thiết cho sự hoạt động bình thường của động vật, cũng như sự
vắng mặt của các chất có hại đến sức khoẻ của động vật.
Thành phần hoá học có trong các giống cỏ tập trung chủ yếu vào 4 chỉ
tiêu đó là: Vật chất khô (VCK), portein, đường, chất béo và xơ. Hoàng Chung
và cộng sự (2004) đã tiến hành nghiên cứu và theo dõi một số chỉ tiêu về
thành phần hoá học của một số loài chính trong đồng cỏ Bắc Việt Nam [7].
Những giống cây thức ăn tốt là giống cho năng suất vật chất khô,
protein, đường cao, tỉ lệ xơ trong thức ăn thấp, tỉ lệ lá/thân cao, trong đó chỉ
tiêu protein được chú ý nhiều hơn cả.
1.6.6. Những nghiên cứu về động thái đồng cỏ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 24
Nghiên cứu về động thái của quần xã tự nhiên đã được tiến hành từ lâu.
Nhiều nhà sinh thái học Đông Âu như Raunkier, Warming và Braun-Blanquet
có chiều hướng coi đồng cỏ là một quần hợp tĩnh [14]. Tuy nhiên, trong quá
trình nghiên cứu các tác giả chỉ đề cập đến từng phần riêng biệt. Phần trên
mặt đất có các tác giả như: Kalininna (1954), Xemennova-Chian-Sanskia
(1960), Xemennova-Chian Sanskia và Nhiconskaia (1960). Phần dưới mặt đất
có các tác giả: Baranopskaia (1954), Krưm (1960), Xemenop (1966),
Kharitonop (1967), Garwood (1968), Igonachenko, … [6].
Theo Larin I.V (1965) khi nghiên cứu động thái thảm thực vật đồng cỏ
ở miền tây Cazacstan đã đưa ra hai nhóm yếu tố làm thảm thực vật thay đổi
là: động thái ngoài (do tác động bên ngoài gây nên mà chủ yếu là khí hậu và
con người) và động thái trong (do tác động bên trong gây nên mà chủ yếu là
giữa cây cỏ với nhau) [26].
Theo Hoàng Chung (1974), Uchekhin (1977) khi nghiên cứu biến động
mùa của các quần xã đã phân chia ra các kiểu thực vật theo phân bố không gian và
thời gian. Tính chất quan trọng của các quần xã thực vật có quan hệ mật thiết với
cấu trúc không gian và thời gian là năng suất. Đồng thời với nó là vẫn đề tích luỹ
và biến động của các thành phần trong sinh khối của thực vật thuộc thảo, đặc biệt
là trong thảo nguyên đồng cỏ nó có ý nghĩa lớn trong nghiên cứu không chỉ thảm
thực vật mà trong quá trình mùn hoá, quá trình tích luỹ và phân huỷ các hợp chất
hữu cơ [6].
Ở Việt Nam, những nghiên cứu về động thái đồng cỏ còn rất ít. Hoàng
Chung (1980) đã nghiên cứu biến động mùa của quần xã cỏ vùng Bắc Việt
Nam. Công trình nghiên cứu của ông được bắt đầu từ năm 1975 đã đề cập đến
đầy đủ các chi tiết về khí hậu, thổ nhưỡng, trên mặt đất và phần dưới mặt đất
và đưa ra những kết luận, những quy luật của động thái, đồng cỏ vùng Bắc
Việt Nam [6].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 25
1.6.7. Vấn đề thoái hoá đồng cỏ do chăn thả
Hiện nay, trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề thoái
hoá của đồng cỏ do chăn thả cũng như thảo nguyên của các vùng khác nhau.
Ở Liên Bang Nga đã tích luỹ khá nhiều tư liệu của đới thảo nguyên và bán sa
mạc: G.I Vusoxki (1915) đã xác định 4 giai đoạn thái hoá của thực bì thảo
nguyên dưới tác động của chăn thả. Patrôtxki (1917) nghiên cứu đới nam của
thảo nguyên Stipa longifolia, ông phân chia một số giai đoạn thoái hoá khác
nhau. Nó bao gồm cả giai đoạn chăn thả hay không chăn thả được.
V.V Alekhin (1934) nghiên cứu ở vùng Kursk thuộc đới phụ (phía bắc)
của thảo nguyên đồng cỏ đã xác định được các giai đoạn thoái hoá do chăn
thả ở đây như sau: “Khi chăn thả nặng nề thì stipa sẽ mất đi và thành phần hệ
thực vật trở nên nghèo nàn hơn, đồng thời rất nhiều loài có số lượng cá thể
không nhiều, thường đơn độc, rồi cũng mất dần đi, bắt đầu trội hẳn lên là
Bromus. Sau nữa còn lại chủ yếu là cây thuộc thảo và trên thảo nguyên phát
triển mạnh ở tầng trên là cây Bromus riparius, tầng thấp là Festuce đồng thời
trong vùng đó biểu hiện hai tầng rất rõ ràng; Bromux – Festuca; cuối cùng chỉ
còn lại Festuca, những sự chèn ép sau này của thảm cỏ qua hàng loạt những
trạng thái nhỏ nhặt sẽ dẫn đến giai đoạn phân bố rộng rãi của bào tử thực vật
trên thảo nguyên” [7].
B.D.Andreev (1958) khi nghiên cứu các giai đoạn hình thành và thoái
hoá của thực bì thảo nguyên ở nam Nga đã chia thành 8 giai đoạn: Giai đoạn
đầu là sự chặt hạ và cuối cùng là sự hình thành thảm bào tử thực vật.
A.V.Abramtruk, P.L Gortriakopski (1980) khi đánh giá mức độ thoái
hoá của các quần xã cỏ do tác động của con người, ông đã đề ra bảng thang
bậc riêng gồm có 3 mức, sự khác nhau giữa các mức là phụ thuộc vào mức độ
thoái hoá do con người tạo ra (1 – ít; 2 – trung bình; 3 – nhiều).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 26
Sự biến đổi các thảm thực vật (đồng cỏ) dưới tác động của yếu tố do
con người tạo ra ở vùng nhiệt đới đã từ lâu trở thành vấn đề nóng bỏng cho
nền kinh tế và cho chăn nuôi ở xứ nhiệt đới. Nhưng những nghiên cứu về vấn
đề này cho đến nay vẫn còn rất ít: Cooper I.P. Taiton N.M và pleming G
(1968); Dương Hữu Thời (1981); Hoàng Chung (1981, 1983)...
Đồng cỏ vùng núi phía Bắc Việt Nam là loại hình đồng cỏ thứ sinh.
Đặc biệt trong điều kiện khí hậu nhiệt đới đồng thời đồng cỏ ở đây phân bố
chủ yếu ở vùng núi, các sườn đồi có độ dốc khá lớn (15 – 400), nên vấn đề
thoái hoá của đồng cỏ do chăn thả là một trong những vấn đề nan giải hiện
nay của các nhà nghiên cứu đồng cỏ Bắc Việt Nam.
Những nghiên cứu về sự thoái hoá của đồng cỏ do chăn thả ở Việt Nam
hiện nay đã được Dương Hữu Thời (1981) đề cập trong cuốn “Đồng cỏ Bắc
Việt Nam” khi phân tích thành phần loài và các điều kiện sinh thái của đồng
cỏ đã đề cập đến 2 nguyên nhân của sự thoái hoá đồng cỏ Bắc Việt Nam là do
cường độ chăn thả và điều kiện khí hậu.
Hoàng Chung (1981, 1983, 2003) sau hơn 10 năm nghiên cứu tại đồng
cỏ ở vùng Thôm Luông (Ngân Sơn) đã phân tích ảnh hưởng của sự chăn thả
không có kế hoạch trên sự thay đổi thành phần loài, cấu trúc và năng suất của
thảm cỏ và đã đưa ra kết luận về quá trình thoái hoá đồng cỏ Bắc Việt Nam
như sau: “Những thay đổi đầu tiên của lớp phù thực vật đã dẫn đến sự hình
thành các quần xã cỏ ở đây, những thảm cỏ này dưới tác động thường xuyên
nhưng không thật nặng nề của con người như chăn thả, đốt nương rẫy, sẽ dẫn đến
hình thành loại hình đồng cỏ khô, á thảo nguyên và đồng cỏ. Khi chăn thả nặng
nề hơn sẽ dẫn đến sự thay đổi phức tạp thành phần loài ở từng quần xã, đó là sự
thay đổi các loài đang mọc bằng những loài từ ngoài đi vào, loài bản địa bị thay
thế bởi loài phổ biến rộng rãi, đồng thời đơn giản hoá cấu trúc quần xã, giảm bớt
khoảng không phân bố của lớp phủ thực vật, giảm năng suất của nó.” Trên cơ sở
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 27
đó đã chia quá trình thoái hoá đồng cỏ do sự sử dụng thành 5 giai đoạn: Bắt đầu từ
trạng thái đồng cỏ đến giai đoạn hình thành savan cây bụi [7].
1.6.8. Những nghiên cứu về sử dụng đồng cỏ Việt Nam
Đồng cỏ phía Bắc Việt Nam chủ yếu là có nguồn gốc thứ sinh do hoạt
động khai phá rừng mà thành, nên diện tích đồng cỏ được sử dụng với nhiều
mục đích khác nhau như làm bãi chăn thả, trồng cây lương thực, cây ăn quả, cây
công nghiệp, trồng rừng...
Trong thực tế hiện nay, tại các vùng có sử dụng đồng cỏ vào mục đích
chăn nuôi, hầu như chưa có phương thức sử dụng hợp lý, khai thác một cách
cạn kiệt làm cho thảm cỏ ngày càng thoái hoá mạnh. Cho đến nay, những
nghiên cứu về sử dụng hợp lý đồng cỏ vẫn còn mới mẻ, tài liệu còn quá ít.
Những công trình nghiên cứu dành cho việc sử dụng hợp lý đồng cỏ rải
rác ở một số công trình như: Nguyễn Vũ Hùng, Bùi Văn Minh (1968), có
nghiên cứu về sử dụng luân phiên đồng cỏ ở Ba Vì và đề nghị chia thành 6 ô,
mùa hè sử dụng 5 ô. Trong một đàn gia súc số lượng nên là 100 – 150 con,
diện tích đồng cỏ là 50 – 80 ha.
Võ Văn Trị (1983) đã chia đồng cỏ trồng ra thành những ô nhỏ, sự luân
phiên mùa hè theo ông có khoảng cách 40 - 50 ngày, mùa đông là 60 ngày.
Dương Hữu Thời (1981) có đề cập đến một số vấn đề sử dụng hợp lý
như: Luân phiên đồng cỏ, trồng cỏ, diệt trừ cây bụi.
Hoàng Chung (1988) nghiên cứu về vấn đề sử dụng hợp lý đồng cỏ Bắc
Việt Nam.Trên cơ sở tương đối đầy đủ những tư liệu về đồng cỏ vùng này
ông đã chia đồng cỏ Bắc Việt Nam thành 3 hệ thống ( 3 loại theo độ dốc):
Loại 1: Đồng cỏ có độc dốc sườn dao động từ 0 – 70, loại 2: Đồng cỏ có độ
dốc sườn dao động từ 7 - 250, loại 3: Đồng cỏ có độ dốc sườn dao động từ 25
– 300 trở lên. Từ việc phân chia này ông đã đề xuất các biện pháp sử dụng hợp
lý đồng cỏ ở từng nhóm. Vấn đề cải tạo đồng cỏ Bắc Việt Nam ông đã đề cập
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 28
đến 2 vấn đề lớn: Cải tạo điều kiện môi trường sống, cải tạo lớp đất mặt. Qua
những nghiên cứu trên ông đề xuất một số ý kiến về vấn đề sử dụng hợp lý
đồng cỏ của vùng núi phía Bắc Việt Nam.
1.7. Tình hình nghiên cứu về đồng cỏ trồng
1.7.1. Tình hình phát triển đồng cỏ trên thế giới.
Để phát triển chăn nuôi, một trong những vấn đề cơ bản đầu tiên cần
phải giải quyết là nguồn thức ăn gia súc. Trong hai hệ thống nuôi dưỡng:
a) Dựa vào thức ăn tinh ( trên 40% nhu cầu dinh dưỡng được thoả mãn
bằng thức ăn tinh).
b) Dựa vào thức ăn thô (trên 60% nhu cầu dinh dưỡng được thoả mãn
bằng thức ăn thô) thì hệ thống b được đặc biệt chú ý nhất là ở các nước có khả
năng phát triển đồng cỏ. Ở những nước này việc sử dụng đồng cỏ không chỉ để
chăn thả mà còn cung cấp thức ăn xanh và dự trữ cho đàn gia súc nuôi nhốt, ở
Úc sản phẩm chăn thả tới 50 % sản phẩm xuất khẩu, tỷ lệ này còn cao hơn: 90%
ở Tân Tây Lan [12]. Theo Davies (1960) đồng cỏ tự nhiên cung cấp gần 1/2 gia
súc chăn thả, tạo ra 1/3 lượng thịt và 1/6 sản lượng sữa trên thế giới [11].
Sau cuộc “Cách mạng về thức ăn gia súc” ở Tây Âu mà đặc biệt là ở
Anh đã tạo điều kiện thuận lợi cho chăn nuôi phát triển, đồng cỏ ngày càng
được chú ý và sử dụng đúng với vai trò của nó. Nếu như trước khi ở Pháp
(1842) chỉ có 4 triệu ha trồng cỏ và 15 triệu ha ngũ cốc thì hiện nay con số ấy
đã thay đổi: 12 triệu ha trồng cỏ và 8 triệu ha ngũ cốc [15].
Ở Anh các diện tích ngũ cốc giảm đi và diện tích trồng cỏ, các loại cây
thức ăn gia súc khác tăng lên và được thâm canh một cách đáng kể.
Ở Liên Xô, diện tích trồng cỏ tăng từ 2,1 triệu ha năm 1913 lên 7,3
triệu ha năm 1933 và đến năm 1961 diện tích nãy đã lên tới 51,9 triệu ha
[12]. Không những diện tích trồng cỏ tăng lên, việc nghiên cứu chọn lọc các
giống cỏ có năng suất và giá trị dinh dưỡng cao đã được chú trọng , nhiều loại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 29
cỏ như cỏ Voi, cỏ Ghinê, cỏ Bermuda, cỏ Pangola, v.v… đã được sử dụng ở
nhiều nước trên thế giới, lai tạo những giống cỏ mới có năng suất cao và giá
trị dinh dưỡng cao như Coartcross (cỏ Bermuda lai), cỏ Ghinê từ một loài đã
tạo ra nhiều giống mới, cỏ Voi cũng vậy… đây là thành tựu khoa học đáng kể
để góp phần giải quyết thức ăn cho gia súc ngày càng phát triển không chỉ về
số lượng mà còn cả chất lượng.
Ở các nước nhiệt đới khả năng phát triển đồng cỏ rất lớn nếu được sử
dụng một cách hợp lý có thể cung cấp prôtêin động vật không những cho
vùng nhiệt đới mà cho cả vùng lân cận.
1.7.2. Tình hình phát triển đồng cỏ ở Việt Nam
Việt Nam cũng có rất nhiều cố gắng mở rộng diện tích gieo trồng, vừa
đảm bảo lương thực cho người vừa đảm bảo cho thức ăn gia súc. Từ năm
1960, chúng ta đã có chủ trương phát triển đồng cỏ cho trâu bò ở những vùng
thiếu cỏ. Nếu như năm 1960 ở miền Bắc chỉ có 96 ha trồng cỏ thì qua năm
1961 và 1962 diện tích này đã tăng lên 323 ha và 678 ha. Sang năm 1963,
theo số liệu ở 6 tỉnh đồng bằng, diện tích trồng cỏ và ngô làm thức ăn cho trâu
bò đã đạt tới 3585 mẫu Bắc bộ [12].
Nông trường Mộc Châu với sự giúp đỡ tận tình và toàn diện của Chính
phủ cùng với các chuyên gia Cu Ba đã xây dựng thành công nghệ hệ thống
đồng cỏ kết hợp chặt chẽ với kết cấu chuồng trại thể hiện rõ một phương thức
chăn nuôi đồng bộ trên đồng cỏ thâm canh.
Nông trường Đồng Giao từ năm 1969 việc xây dựng đồng cỏ trồng
bằng các giống mới, chăm sóc và sử dụng thích hợp. Nếu năm 1969 ở đây chỉ
có 3 ha cỏ trồng thì tới năm 1975 đã có tới 1179 ha ( Báo cáo của nông trường
Đồng Giao, 1976). Bên cạnh việc xây dựng và cải tạo đồng cỏ, vấn đề về dự
trữ, phơi khô và ủ xanh và thực hiện có kế hoạch, có chất lượng như ở Sao
Đỏ, Mộc Châu. Nhiều nông trường và hợp tác xã cũng đã trồng cỏ Voi, cỏ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 30
Xuđăng, cỏ Pangola… Kết quả thu hoạch các loại cỏ đó cho biết, nếu mỗi
năm cắt được 3-4 lứa thì có thể đạt năng suất 50 - 60 tấn/ha, trồng qua 3-4
năm cỏ vẫn phát triển tốt [1].
Nguyễn Ngọc Hà và CTV (1985) đã tiến hành nghiên cứu, tuyển chọn
tập đoàn cỏ nhập nội và đưa ra nhận xét: Nhóm cỏ thân cụm Panicum
maximum Liconi và K280 cho năng suất trung bình 17 - 18 tấn VCK/ha/năm
với 7 - 8 lứa cắt [13].
Tháng 7/2004, viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp và phát triển nông
thôn đã triển khai thực hiện dự án “Trồng thử nghiệm tập đoàn giống cỏ nhập
nội nuôi bò” tại xã Cẩm Sơn, An Thạch ( Mỏ Cày), Hữu Định ( Châu Thành)
và An Đức (Ba Tri) đã đưa ra kết luận: Cỏ Voi chiếm ưu thế hơn cả, nếu trồng
chuyên canh trên nền đất trống, năng suất đạt 29,04 tấn/ha/lứa; trồng xen vườn
dừa là 15,18 tấn/ ha, trồng xen vườn ăn trái là 25 – 27 tấn/ha. Đứng thứ hai là
cỏ Sả lá lớn, trồng thâm canh là 23,11 tấn/ha, trồng xen vườn dừa là 11,77 tấn/
ha, trồng xen vườn dứa là 11,77 tấn/ha, trồng xen vườn cây ăn trái là 20,4 –
21,4 tấn/ ha. Tiếp theo là cỏ Ruzi, cỏ sả lá nhỏ và cỏ lông tây… [2].
1.8.Tình hình nghiên cứu về thức ăn và chăn nuôi gia súc ở Đại Từ
1.8.1.Tình hình nghiên cứu về thức ăn xanh của huyện Đại Từ
Cây thức ăn xanh bao gồm sản phẩm cây mùa vụ còn lại, cây cỏ hoà
thảo, cây đậu, cây thân thảo hoặc thân gỗ có thể sử dụng là thức ăn cho gia
súc. Nói chung thức ăn xanh bao gồm cỏ tươi, thân lá cây tươi xanh, củ quả
nhiều nước. Thức ăn xanh nhiều nước, nhiều kali, tiêu hóa dễ, có một số chất
kích thích sinh trưởng và tiết sữa. Do vậy thức ăn xanh rất quan trọng đối với
bò thịt, bò mẹ tiết sữa. Cỏ là thức ăn chủ yếu cho trâu bò, vì trong cỏ có đầy
đủ chất dinh dưỡng như bột, đường, khoáng, vitamin mà các loài gia súc nhai
lại có nhả năng sử dụng và hấp thu tốt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 31
Đại Từ là một huyện miền núi với thế mạnh là kinh tế đồi rừng, tập
trung vào phát triển chăn nuôi gia súc, phát triển cây chè, cây ăn quả, trồng
rừng, cải tạo và thâm canh chè… Trong đó chăn nuôi gia súc là một bộ phận
quan trọng trong hệ thống sản xuất nên được huyện quan tâm, đầu tư đáng kể
đặc biệt là khâu thức ăn cho gia súc.
Từ năm 2003 trở về trước do chăn nuôi còn mang nặng tính chất quảng
canh nên thức ăn cho gia súc chủ yếu là cỏ tự nhiên mọc ven đường, trong đồi
cỏ tự nhiên hoặc ở ven sông, ngoài ra còn tận dụng các sản phẩm phụ trong
nông nghiệp. Nhưng từ năm 2003 trở về đây, cùng với các phương án nuôi bò
nhốt, cải tạo đàn bò vàng, cải tạo đàn trâu… huyện đã đưa một số giống cỏ
trồng vào trồng tại địa phương như cỏ Voi, cỏ Ghinê, cỏ Ấn độ trong đó cỏ
Voi chiếm 80%, cỏ Ghinê chiếm 15%, còn lại là các giống cỏ khác (cỏ họ
đậu…). Sau này chỉ còn cỏ Voi vì năng suất cao hơn và gia súc cũng thích ăn
hơn. Cỏ khi trồng được bón lót phân chuồng, mỗi năm cắt khoảng 3 – 4 lứa
năng suất đạt khoảng 200 tấn/ha/năm.
Qua theo dõi thì những diện tích cỏ lớn nhất của huyện là trong các
năm 2004, 2005, 2006, diện tích cỏ trồng lên tới 30ha chủ yếu tận dụng trên
những diện tích đất một vụ hoặc trên những diện tích đất chưa sử dụng, đất bờ
rào, ven đường, đồi…Bắt đầu từ năm 2007 trở về đây diện tích cỏ giảm dần
do chăn nuôi bò không phát triển, đến năm 2009 diện tích cỏ trồng toàn huyện
còn 13,5ha.
1.8.2. Tình hình chăn nuôi gia súc ở huyện Đại Từ
Chăn nuôi là một ngành quan trọng của huyện, bao gồm chăn nuôi gia
súc và gia cầm tuy nhiên trong những năm trước đây người dân vẫn chăn nuôi
theo hình thức quảng canh nên quy mô đàn nhỏ, chưa mạnh dạn vào đầu tư
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 32
theo hướng chăn nuôi công nghiệp với quy mô đàn lớn. Một số xã còn lúng
túng trong việc chỉ đạo định hướng phát triển chăn nuôi.
Trước tình hình đó huyện cùng với phòng nông nghiệp đã chỉ đạo thực
hiện các đề án phát triển chăn nuôi qua các giai đoạn 2002 – 2005, giai đoạn
2006 – 2010 và đã đạt được những kết quả khả quan, đàn gia súc gia cầm luôn
tăng về số lượng, chất lượng, các sản phẩm chăn nuôi ngày càng tốt hơn, cơ
cấu giống vật nuôi được chuyển đổi rõ rệt. Hình thức chăn nuôi chăn nuôi đầu
tư thâm canh ngày càng phổ biến, chăn nuôi quảng canh đã thu hẹp, sản phẩm
hàng hóa từ sản xuất ngành chăn nuôi ngày một lớn tạo ưu thế tập trung vốn
cho phát triển kinh tế hộ.
Bảng 1.1. Số lượng gia súc – gia cầm huyện Đại Từ (Số lượng – Con)
Năm Trâu Bò
Lợn
Gia cầm
Tổng số Lợn nái Lợn thịt
2000 23911 1664 57904 7909 49995 579000
2003 21523 1550 62574 8540 54034 503561
2004 20730 2004 61886 8740 53146 496678
2005 21077 2133 58679 7924 50773 508324
2006 20240 2985 58141 7849 50292 724277
2007 19566 3063 59457 9216 50241 732610
2008 19255 3011 61990 8030 53960 751984
2009 19053 2893 64271 8677 55594 789950
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 33
CHƢƠNG 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU
2.1 Điều kiện tự nhiên và xã hội của huyện Đại Từ:
2.1.1. Điều kiện tự nhiên:
2.1.1.1 Vị trí địa lý, địa hình:
Huyện Đại Từ là một huyện miền núi, nằm ở phía tây bắc thuộc tỉnh
Thái Nguyên có tọa độ địa lý: Từ 21032’đến 21050’ vĩ bắc và 105032’ đến
105
042’ kinh đông, phía Bắc giáp với huyện Định Hoá, phía Nam giáp với
huyện Phổ Yên, phía Đông giáp với huyện Phú Lương và thành phố Thái
Nguyên, phía Tây giáp với Tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang
Diện tích đất tự nhiên của huyện Đại Từ khoảng 57.790ha, chiếm
16,58% diện tích tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên, có địa hình tương đối phức
tạp, gồm các dãy núi nối tiếp của dãy Tam Đảo, Núi Hồng, Núi Chúa, Núi
Pháo. Địa hình toàn Huyện là một hình lòng chảo chạy dọc lưu vực sông
Công, đồi núi thấp có tầng đất dày, có nhiều suối, hồ nước, hai bên là các dải
núi cao liên tiếp xen kẽ với rừng là các khu dân cư phân bố dọc các triền đồi,
dọc theo vùng đệm vườn quốc gia Tam Đảo.
2.1.1.2 Khí hậu, thuỷ văn:
Khí hậu: Đại Từ nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt:
Mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 10 hàng năm,
mùa khô từ cuối tháng 10 năm trước đến đầu tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 220C. Nhiệt độ trung bình tháng cao
nhất tuyệt đối là 350C vào tháng 8, thấp nhất tuyệt đối là 40C vào tháng 1.
Lượng mưa trung bình hàng năm 1.200mm. Tháng cao nhất là tháng 8 vào
khoảng 2.000mm/tháng, tháng thấp nhất là tháng 12 vào khoảng 7,5mm. Có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 34
hai loại gió chính là: Đông Nam và Đông Bắc. Do khí hậu thường xuyên ẩm
ướt nên độ ẩm trung bình năm từ 70% đến 80%.
Về thuỷ văn: Đại Từ có hệ thống dòng chảy chằng chịt phân bố theo địa
hình, chủ yếu bắt nguồn từ dãy Tam Đảo, Núi Hồng, Núi Chúa, Núi Pháo…
chảy ra sông Công. Sông Công là con sông lớn chảy qua các xã Minh Tiến,
Phú Cường, Phú Thịnh, Bản Ngoại, Hùng Sơn chảy ra hồ Núi Cốc.
Toàn huyện có nhiều hồ chứa nước lớn như: Hồ Núi Cốc, Hồ Vai
Miếu(Ký Phú); Hồ Đoàn Uỷ( Khôi Kỳ); Hồ An Mỹ( Mỹ Yên)…
Ngoài ra còn nhiều ao đập xen kẽ với các khu rừng, khu dân cư… hệ
thống nước tự chảy cho nông nghiệp, đồng thời là nguồn nước dự trữ cho
công tác chữa cháy rừng thuận lợi.
2.1.1.3 Các nguồn tài nguyên
- Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 57.790 ha,
trong đó đất nông nghiệp chiếm 26,87%, đất lâm nghiệp chiếm 45,13%, còn
lại là đất phi nông nghiệp chiếm 28%. Trong tổng diện tích hiện có thì diện
tích đất chưa sử dụng chiếm 17,35%, chủ yếu là đất đồi núi và sông suối. Có
8 loại đất trong đó có 3 loại thuộc đất lâm nghiệp gồm:
+ Đất mầu đỏ trên Mácma bazơ trung tính chiếm 1,02% độ dốc bình
quân >25
o
, độ dầy bình quân >1m, cấu trúc tơi xốp, thành phần cơ giới từ thịt
nặng đến sét.
+ Đất đỏ trên phiến thạch sét chiếm tỷ lệ 74,64% độ dốc bình quân
>15
o, độ dầy bình quân>0,7m,thành phần cơ giới từ trung bình đến thịt nặng,
có lượng mùn khá ở lớp mặt.
+ Đất vàng nhạt trên đá, cát chiếm tỷ lệ 10,47%, độ dốc >25o, thành
phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ, kết cấu cứng chặt, giữ ẩm kém, nghèo
dinh dưỡng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 35
- Tài nguyên khoáng sản: Trên địa bàn huyện có nhiều loại khoáng sản
sau: Nhóm nguyên liệu cháy, chủ yếu là than nằm ở 8 xã của huyện là: Yên
Lãng, Hà Thượng, Phục Linh, Minh Tiến, An Khánh, Cát Nê, trữ lượng lớn
tập trung ở mỏ Làng Cẩm và mỏ Núi Hồng: 17 triệu tấn. Nhóm khoáng sản:
bao gồm nhiều loại khoáng sản quý như thiếc, vonfram, vàng, chì, kẽm, barit,
pyrit, granit phân bố ở nhiều xã trong huyện, trong đó tập trung nhiều nhất tại
mỏ đa kim Núi Pháo, trữ lượng khoảng 100 triệu tấn.Vật liệu xây dựng: gồm
các mỏ đất sét, đá, cát, sỏi...
- Tài nguyên rừng: Diện tích rừng toàn huyện là 24.468 ha. Trong đó
rừng trồng trên 9.000 ha, rừng tự nhiên 15.000 ha. Hiện nay nhiều diện tích
rừng trồng đã đến tuổi khai thác, mặt khác diện tích đất có khả năng lâm
nghiệp còn khá lớn, cần phủ xanh để nâng cao độ che phủ và cũng là tiềm
năng để phát triển cây lâm nghiệp có giá trị cao.
- Tài nguyên du lịch: Điểm du lịch quan trọng nhất của Đại Từ là khu du
lịch Hồ Núi Cốc với diện tích 25 km², dung tích 175 triệu m³. Đây là khu du
lịch thu hút nhiều khách trong và ngoài tỉnh đến nghỉ và tham quan, đồng thời
cũng là nơi cung cấp nước phục vụ sản xuất và nước sinh hoạt cho các huyện
phía nam của tỉnh Thái Nguyên. Trong nhiều năm nay hồ Núi Cốc đã trở thành
một địa chỉ thăm quan hấp dẫn cho du khách gần xa trong và ngoài nước.
Ngoài ra còn có một số điểm di tích lịch sử khác như: Núi Văn - Núi Võ ở
Văn Yên và Ký Phú; Di tích 27/7 (xã Hùng Sơn), Khu đài tưởng niệm Thanh
niên xung phong (xã Yên Lãng); Khu di tích chiến khu Nguyễn Huệ (xã Yên
Lãng); Nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên (xã La Bằng) và các khu du lịch sinh
thái Vườn Quốc gia Tam Đảo trải dài trên 11 xã. Đại Từ còn là nơi nối liền khu
di tích lịch sử ATK (huyệnĐịnh Hóa) với Tân Tràn (tỉnh Tuyên Quang).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 36
2.1.2 Tình hình xã hội huyện Đại Từ:
Đại Từ gồm có 8 anh em dân tộc sinh sống phân bố trên địa bàn 29 xã
và 2 thị trấn. Tổng dân số toàn huyện: 171.142 người, lao động toàn huyện:
82.148 người. Tổng số lao động trong độ tuổi lao động là: 63.878 người.
Trong lĩnh vực nông nghiệp: Cây trồng lương thực (lúa, ngô) và đặc
biệt cây chè là thế mạnh của huyện. Các cây công nghiệp ngắn ngày chính
gồm lạc, đậu tương... Diện tích lúa gieo cấy hàng năm từ 12.000 ha đến
12.500 ha, sản lượng lương thực có hạt hàng năm đạt 68.150 tấn, tăng 3 % so
với năm trước. Bình quân lương thực đạt 400kg/người/năm. Cây chè là cây
kinh tế mũi nhọn, là cây tạo ra sản phẩm hàng hoá vừa xuất khẩu, vừa tiêu thụ
nội địa. Diện tích toàn huyện có 5.124 ha, trong đó chè kinh doanh có 4.470
ha, hàng năm cho sản lượng búp tươi đạt trên 30 ngàn tấn. Cây chè của Đại
Từ nói riêng và Thái Nguyên nói chung hiện nay không ngừng cải thiện chất
lượng. Giống chè trung du cũ cho năng xuất thấp và chất lượng kém cạnh
tranh đang dần được thay thế bằng những giống chè mới LDP1, 777, Bát Tiên
v.v là những chè đã được nghiên cứu và chọn lọc từ viện nghiên cứu cây chè
Việt Nam, Viện khoa học nông nghiệp. Các giống chè này năng suất lớn và
chất lượng tốt đang góp phần cải nâng cao chất lượng nguyên liệu đầu vào
cho các nhà máy chè đồng thời tạo thu nhập tốt hơn cho người dân trồng chè.
Ngành sản xuất cây chè và giống cây trồng hiện đang có thể là điểm sáng của
nông nghiệp Đại Từ, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân trong
những năm gần đây.
Trong lĩnh vực công ngiệp: Chủ yếu là khai thác, sơ chế khoáng sản và
chế biến nông sản. Huyện có 2 mỏ than là mỏ Làng Cẩm và mỏ Núi Hồng.
Dự án mỏ đa kim Núi Pháo (liên doanh với một công ty của Canada) bắt đầu
được triển khai.
2.2 Điều kiện tự nhiên và xã hội xã Hùng Sơn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 37
2.2.1 Điều kiện tự nhiên:
2.2.1.1 Vị trí địa lý, địa hình
Hùng Sơn là một xã trung tâm của huyện Đại Từ, có tổng diện tích đất
tự nhiên là 1344,86 ha với các vị trí tiếp giáp như sau : Phía Bắc giáp xã Tân
Linh huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên. Phía Nam giáp Thị trấn Đại Từ và xã
Bình Thuận huyện Đại từ tỉnh Thái Nguyên. Phía Đông giáp xã Hà Thượng
huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên. Phía Tây giáp xã Tiên Hội huyện Đại Từ
tỉnh Thái Nguyên.
Nhìn chung với vị trí địa lý như vậy xã có điều kiện rất thuận lợi cho
việc trao đổi hàng hóa, giao lưu kinh tế với các xã khác trong huyện, bên cạnh
đó xã còn nằm dọc trục đường quốc lộ 37 và là cửa ngõ phía Bắc của khu du
lịch Hồ Núi Cốc nhờ đó có điều kiện để xã phát triển tốt các ngành nghề dịch
vụ trong tương lai.
Hùng Sơn là xã vùng núi nên địa hình đặc trưng là các dãy núi có độ
dốc lớn và bị chia cắt bởi hệ thống sông suối khe rạch. Do cấu trúc địa chất
nên địa hình của xã nghiêng dần từ phía bắc xuống phía nam. Độ cao trung
bình khoảng 250m. Phía bắc là những dãy núi đất có độ cao trung bình từ 300
– 400m, tầng đất dày, tuy nhiên lớp phủ thực vật kém do độ dốc lớn nên hiện
tượng sói mòn rửa trôi xảy ra phổ biến. Phía nam là dãy núi đất xen với
những đồi núi thấp có độ cao trung bình từ 100 – 150m.
Do đặc điểm địa hình đã tạo nên những thung lũng nhỏ hẹp nằm xen kẽ
với những dãy đồi núi, đây là những cánh đồng có diện tích nhỏ, là nơi nhân
dân trong xã sử dụng làm đất nông nghiệp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 38
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 39
2.2.1.2. Khí hậu, thủy văn:
Theo phân vùng khí hậu, xã Hùng Sơn chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu
vùng núi phía bắc, nhiệt độ trung bình năm là 21,5 0c nhiệt độ cao trung bình
năm là 28,10c vào các tháng 6 và tháng 7, nhiệt độ tối thấp trung bình là 150c
vào các tháng 12 và tháng 1, tháng 2. Mùa đông thường xuất hiện sương muối.
Lượng mưa trung bình năm là 1718,9mm - 1850mm. Nhìn chung lượng
mưa phân bố trong năm không đều. Cụ thể: Mùa mưa từ tháng 5 - tháng 9
chiếm 70% lượng mưa cả năm, tập trung chủ yếu vào tháng 6,7,8. Mùa khô từ
tháng 11 - tháng 4 năm sau. Mùa này chỉ chiếm 10 - 20% lượng mưa cả năm.
Độ ẩm: Độ ẩm trung bình năm dao động từ 70% - 80%, trong đó tháng
3 là tháng có độ ẩm cao 85%, tháng 12 có độ ẩm thấp nhất là 70%.
Gió: Có 2 loại gió chính, gió mùa Đông Bắc và gió Đông Nam.
+ Gió mùa Đông Bắc kèm theo khí hậu lạnh làm ảnh hưởng tới sự sinh
trưởng và phát triển của cây trồng vụ Đông Xuân, thường xuất hiện vào tháng
12 năm trước đến tháng 3 năm sau, đôi khi xuất hiện một số đợt sương muối.
+ Gió Đông Nam xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 11 trong năm khí hậu
mát mẻ kèm theo mưa nhiều.
+ Ngoài ra còn gió Tây Nam thường xuất hiện xen kẽ trong mùa thịnh
hành của gió Đông Nam, mỗi đợt kéo dài từ 2 – 3 ngày, gió Tây Nam khô,
nóng ẩm, độ ẩm không khí thấp, nhiều khi xuất hiện sương muối.
Do đặc điểm của vị trí địa lý, địa hình địa mạo của xã mang đầy đủ
tính chất nhiệt đới gió mùa nên mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều và mùa đông
lạnh, hanh khô.
Thủy văn: Qua số liệu thống kê cho thấy xã có 2.35ha đất mặt nước
nuôi trồng thủy sản, 19.04 ha đất thủy lợi và 85.78 ha sông suối và mặt nước
chuyên dùng chế độ dòng chảy của các dòng suối và trữ lượng nước của các
hồ đập phụ thuộc nhiều vào lượng mưa hàng năm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 40
2.2.1.3.Tài nguyên rừng:
Rừng của xã Hùng Sơn dần được khôi phục thông qua các chính sách
phủ xanh đất trống đồi trọc của Nhà nước và đang tăng trưởng khá. Diện tích
rừng có 229.86ha chiếm 18.39% tổng diện tích tự nhiên toàn xã. Đến nay
rừng của xã thực sự là tài nguyên quan trọng, hàng năm cho hàng trăm mét
khối gỗ, củi, cung cấp nguyên vật liệu cho xây dựng cơ bản của nhân dân.
Hiện nay rừng của xã đang phát triển tốt, góp phần bảo vệ môi trường
sinh thái, giữ nước đầu nguồn, cải thiện cảnh quan đồi núi. Do rừng được
khôi phục đã tạo điều kiện cho các thảm thực vật quan trọng phát triển trở lại
làm đa dạng sự phát triển của thiên nhiên. Đặc biệt hiện nay rừng của xã đã
từng bước góp phần vào việc dịch chuyển cơ cấu cây trồng theo hướng nông
lâm kết hợp, tạo thêm việc làm cho hàng trăm lao động.
2.2.2 Điều kiện xã hội:
Dân số hiện nay của xã là 8832 người, trong đó độ tuổi lao động là
4117 người chiếm 46, 61 % tổng dân số của xã qua đó ta thấy xã có nguồn
lao động khá dồi dào. Đại đa số dân cư là người dân tộc kinh và cũng là xã có
nhiều giáo dân nhất huyện, đây là một vấn đề hết sức nhạy cảm nên được
huyện quan tâm nhiều .
Phong trào văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao trong xã trong những
năm gần đây có nhiều tiến bộ, xã thường xuyên tổ chức các hoạt động thể dục
thể thao, các buổi giao lưu văn hóa được đông đảo bà con tham gia hưởng
ứng. Sự nghiệp giáo dục đào tạo ngày càng được nâng cao. Hiện nay, tại trung
tâm xã có một trường trung học cơ sở với diện tích 0,6 ha, một trường tiểu
học với diện tích 0,71 ha, một trường mầm non.
Công tác dân số gia đình trẻ em được quan tâm, tích cực tuyên truyền
vận động nhân dân thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Công tác chính sách xã
hội cũng đạt được nhiều két quả đáng khích lệ. Tích cực hưởng ứng, triển
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 41
khai cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân
cư”, các xóm làng trong xã đều kí cam kết phấn đấu xây dựng làng văn hóa,
85% các hộ gia đình đăng kí cam kêt gia đình văn hóa.
Tình hình an ninh chỉnh trị - trật tự luôn được giữ vững ổn định, địa
phương luôn quan tâm đến đới sống của bà con giáo dân nhằm mục đích nhân
dân trong toàn xã đoàn kết cùng nhau xây dựng bảo vệ an ninh trật tự của xã
cũng như toàn huyện.
Tóm lại Hùng Sơn là một xã trung tâm của huyện có đất đai chất lượng
tốt, khí hậu đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tạo cho xã lượng
cây trồng đa dạng, phong phú, đặc biệt là phát triển chè.Trình độ dân trí ngày
một nâng cao, lực lượng lao động dồi dào, truyền thống hiếu học chịu khó, đó
là điều kiện để góp phần công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông
thôn. Môi trường sinh thái trong sạch, không khí trong lành, nguồn nước dồi
dào đây là yếu tố quan trọng trong việc giữ gìn bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, trữ lượng lớn đây là điều kiện hứa
hẹn trong tương lai Hùng Sơn sẽ kết hợp với thị trấn Đại Từ để trở thành một
thị xã công nghiệp - dịch vụ.
Tuy nhiên xã cũng còn nhiều khó khăn như: Do địa hình bị chia cắt đã
gây khó khăn cho việc xây dựng giao thông, cơ sở hạ tầng và phát triển kinh
tế xã hội của xã. Hệ thống thủy văn và điều kiện khí hậu diễn ra thất thường,
cho nên ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống của nhân dân như hậu quả
của sương muối, mưa bão, lũ lụt, úng ngập... Điều kiện kinh tế của địa
phương còn nghèo, các chính sách kêu gọi đầu tư chưa được quan tâm vì vậy
chưa khai thác được hết tiềm năng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 42
CHƢƠNG 3
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu:
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu về phân chia các tiểu vùng sinh thái của
xã Hùng Sơn trên cơ sở điều tra thành phần loài, dạng sống và sinh khối của
các thảm cỏ tự nhiên, thảm cỏ dưới rừng trồng và thảm cỏ ven sông và lớp đất
mặt thuộc xã Hùng Sơn – Đại Từ. Thống kê các loài cây, cỏ trồng được dùng
làm thức ăn gia súc, tìm hiểu một số đặc điểm sinh thái, sinh học của các loài
tiêu biểu, phân tích một số chỉ tiêu hoá học, tìm hiểu một số mô hình chăn
nuôi để từ đó đề xuất phương hướng phát triển cây thức tại địa phương.
Chúng tôi cũng tiến hành trồng thử nghiệm một loài cỏ có đặc tính sinh thái là
ưa ẩm và có nguồn gốc là cỏ mọc dại mới được đưa về trồng tại Bắc Ninh.
3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã dùng các phương pháp sau:
3.2.1. Điều tra cơ bản vùng nghiên cứu qua số liệu thứ cấp tại địa phương
Thu thập số liệu vùng nghiên cứu từ các cơ quan chức năng của xã
Hùng Sơn và huyện Đại Từ về: Dân số, đất đai, khí hậu, thủy văn, mùa vụ,
các kiểu thảm thực vật, tình hình chăn nuôi đại gia súc
3.2.2. Các phương pháp nghiên cứu ngoài thiên nhiên.
3.2.2.1. Lập tuyến điều tra:
Chúng tôi phân chia vùng nghiên cứu ra làm nhiều điểm căn cứ vào địa
hình, đất, thảm thực vật, mức độ sử dụng khác nhau, để xác định các sinh
cảnh chính cần giám sát, đánh giá và thu mẫu thực vật theo tuyến đi. Có 2
tuyến điều tra: Tuyến 1 từ xóm Táo – Đồng Cả - Đồng Trũng; tuyến 2 từ xóm
Hàm Rồng – Đá Mài – Vân Long.
3.2.2.2. Điều tra nghiên cứu theo ô tiêu chuẩn:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 43
Để thống kê thành phần loài, từ đó đánh giá về độ đầy của loài trong
quần xã, đánh giá vai trò từng loài trong quần xã, nghiên cứu về sinh khối, chất
lượng của các loài cỏ (theo phương pháp của Hoàng Chung 2008). Chúng tôi
đã lập các ô tiêu chuẩn (1m2/1 ô) tạm thời trong các vùng có địa hình, thảm
thực vật đặc thù. Tại các điểm này có lấy mẫu đất có độ sâu 0 - 15cm.
3.2.2.3. Phương pháp điều tra trong dân:
Xây dựng phiếu điều tra gồm các mục: Tên khoa học, tên Việt Nam,
dạng sống môi trường, độ nhiều, bộ phận sử dụng, hình thức khi sử dụng,
năng suất/ ha cây.
3.2.3. Các phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.
3.2.3.1. Nghiên cứu sinh khối:
Mẫu mang về phòng thí nghiệm được phân thành 2 phần: Phần tươi và
phần chết. Phần tươi được phân chia theo các nhóm: Hoà thảo, Xa thảo, cây
Họ đậu, cây Thuộc thảo, cây gỗ, bụi,.. sau đó sấy khô, cân và tính giá trị trung
bình. Phần khô và phần chưa hoàn toàn mục nằm trên mặt đất thuộc phần chết
chung, cũng cân tươi và khô.
3.2.3.2. Xác định dạng sống: Chúng tôi mô tả dạng sống của từng loài theo
phương pháp của Hoàng Chung (2004).
3.2.3.3. Đánh giá chất lượng cỏ: Chúng tôi lấy là bánh tẻ của một số loài cỏ
ưu thế của từng điểm nghiên cứu, tiến hành phân tích các chỉ tiêu nước, vật
chất khô, prôtêin, lipit, đường và chất xơ.
a. Xác định lượng vật chất khô trong cỏ
Cỏ sau khi lấy về cân tươi ngay, sau đó phơi khô không khí trong
phòng thí nghiệm và cân để có được trọng lượng khô không khí.
Sấy hộp nhôm và nắp ở nhiệt độ 1050C trong vòng 30 phút, sau để
nguội trong bình hút ẩm cân chính xác đến 0.0001 gam.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 44
Cân vào hộp nhôm 5g mẫu ở trạng thái khô không khí với độ chính xác
0.0001g. Mở nắp hộp nhôm, đặt nắp xuống đáy của hộp sau đó cho vào tủ
sấy, sấy ở nhiệt độ 1050C (+ 10C) trong vòng 4 giờ tính từ khi nhiệt độ của tủ
sấy đạt 1050C (Chú ý: Thời gian để đạt được nhiệt độ 1050C tính từ lúc bắt
đầu cho hộp nhôm vào sấy không vượt quá 30phút). Sau khi sấy 4 giờ, chúng
ta đậy nắp hộp nhôm lại sau đó lấy ra cho vào bình hút ẩm. Sau khi để nguội
đem cân bằng cân phân tích. Khối lượng hao hụt sau khi sấy được coi là
lượng nước, phần còn lại sau khi sấy kiệt gọi là lượng vật chất khô. Từ đó
tính được %VCK trong cỏ tươi.
b. Xác định hàm lượng lipit trong cỏ:
Nguyên lý: Chiết xuất lipit ra khỏi nguyên liệu bằng cách đun trực tiếp
trong dung môi hữu cơ và tiếp tục rửa cho đến hết chất béo trong nguyên liệu,
cân trực tiếp chất béo được chiết ra.
* Các bƣớc tiến hành
Bước 1: Chuẩn bị ống chiết mẫu
- Rửa sạch ống chiết mẫu và cho vào 2 viên đá sủi, đánh số ống chiết
bằng bút viết kính.
- Sấy ống chiết ở nhiệt độ 1050C trong khoảng 2 giờ.
- Chuyển nhanh ống chiết mẫu sang bình hút ẩm, để nguội đến nhiệt độ
phòng sau đó đem cân và ghi lại kết quả, chính xác đến 1mg.
Bước 2: Chuẩn bị mẫu thử
- Mẫu phân tích được nghiền nhỏ theo (điều 7)
- Cân khoảng 2gram mẫu cho vào cốc lọc giấy.
- Đặt cốc lọc lên giá đỡ và cho vào ống chiết.
- Cho ether vào ống chiết đến ngập mẫu thử.
- Lắp ống chiết đã có mẫu vào máy và ngâm mẫu qua đêm
Bước 3: Chiết mẫu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 45
- Cho tiếp ether vào ống chiết cho đến vạch sẵn
- Bật công tắc điện máy chính, bộ điều khiển, máy bơm.
- Mở nước làm lạnh để nước chảy vào hệ thống sinh hàn
- Cài đặt chương trình chạy mẫu
- Với dung môi hữu cơ là Ether petroleum (300 – 600) chạy ở nhiệt độ
150
0
C, cài cụm bảo vệ an toàn cho chế độ chạy là 2000C. Thời gian công phá
mẫu là 30 phút (đun trực tiếp nguyên liệu trong dung môi hữu cơ), thời gian
rửa rải là 1giờ 30phút (rửa rải cho đến hết chất béo trong nguyên liệu). Tổng
thời gian chiết mẫu là 2 giờ.
- Kết thúc quá trình chiết máy tự động thu hồi ether ra bình chứa trong
máy.
- Lấy ống chiết mẫu có chứa chất béo ra cho vào tủ sấy ở 1050C trong
vòng 30phút.
- Chuyển nhanh ống chiết mẫu sang bình hút ẩm, để nguội đến nhiệt độ
phòng sau đó đem cân và ghi lại kết quả, chính xác đến 1mg.
c, Phương pháp phân tích hàm lượng chất xơ theo Heenerberg – Stohmann:
+ Đánh dấu túi lọc bằng bút không bị xoá trong dung môi. Cân túi lọc
(ghi w1.1) sau đó chỉnh cân về không (ấn phím TARE).
+ Túi đối chứng: Cân ít nhất 1 túi không và cho vào cùng phân tích (ghi
w1.2), điều này cho phép xác định sai số xảy ra đối với độ ẩm và khối lượng
của túi.
+ Cân khoảng 1g mẫu cho thẳng vào túi lọc (ghi w2). Mẫu cân phải cho
sát đáy túi.
+ Hàn miệng túi trong khoảng 4mm tính từ miệng túi bằng dụng cụ hàn túi.
Dàn đều mẫu trong túi vào khay chứa túi của máy ANKOM. Sử dụng
tất cả chín khay mà không quan tâm đến số túi phân tích. Đặt cả trục chứa các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 46
khay mẫu vào buồng phân tích, đặt khối sắt hình trụ trên khay thứ 9 không
chứa mẫu để dìm toàn bộ khay xuống.
+ Khi phân tích 24 túi lọc, đổ vào đó 1.900 – 2.000 ml dung dịch axit
có nhiệt độ ổn định cho đến khi ngập túi lọc. Nếu phân tích ít hơn 20 túi, cho
theo tỉ lệ 100ml axit/ 1túi(tối thiểu phải có 1.500ml).
+ Công phá 40 phút bằng dung dịch axit sunfuric (NaOH) 0.255 +
0.005N, sau đó rửa nước cất 2 lần (mỗi lần 5phút).
+ Công phá 40 phút bằng dung dịch Natrihiđroxit (NaOH) 0.131 +
0.005 N, sau đó rửa bằng nước cất tất cả 3 lần.
+ Tháo túi lọc khỏi khay, bóp nhẹ cho bớt nước thừa. Cho túi vào cốc
thuỷ tinh thể tích 250ml, cho thêm acetone.
+ Trải đều túi lọc để khô không khí. Cho vào tủ sấy đặt nhiệt độ 1050C,
sấy trong vòng 2-4 giờ.
(Chú ý: Không cho túi lọc vào tủ sấy trước khi acetone khô hết).
+ Sau khi sấy khô, lấy túi lọc ra cho vào bình hút ẩm. Để nguội và cân
(ghi w3). Tính lượng xơ và khoáng của mẫu bằng công thức w4:
w4 = w3 – w1.1
+ Đưa cả túi đối chứng và túi chứa mẫu vào đốt trong lò nung ở nhiệt độ
550
0
C trong vòng 2 giờ, để nguội trong bình hút ẩm và cân (ghi w5.1 là khối
lượng chén + khoáng của mẫu, w5.2 là khối lượng chén + bao đối chứng sau đốt).
Tính lượng khoáng thực sự của mẫu như sau:
w5 (w5.1 – wCM) – (w5.2 – wCĐC)
Trong đó: wCM là khối lượng chén dùng đốt mẫu.
wCĐC là khối lượng chén dùng đốt bao đối chứng.
- Tính toán kết quả:
Hàm lượng xơ thô tính bằng % theo công thức sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 47
100
2
54
w
ww
X
(3.3)
Trong đó:
X: Hàm lượng xơ thô (%).
w2: Khối lượng mẫuphân tích tính bằng gam.
w4: Khối lượng chất xơ + khoáng sau khi lọc ete, axit, bazơ và acetone.
w5: Khối lượng tro của chất xơ sau khi nung.
d. Phương pháp phân tích hàm lượng Protein thô theo phương pháp
MicroKjeldan:
- Cách tiến hành:
Giai đoạn công phá mẫu:
+ Bƣớc 1: Cân mẫu:
Mẫu được xấy khô ở nhiệt độ 50-600, sau đó nghiền nhỏ.
Tiến hành: Cân chính xác và cẩn thận bằng cân phân tích (có độ chính
xác 0.0001) 1-1.5g mẫu cho vào bình công phá (trước khi cho mẫu đã cân vào
ống thì ta phải cho vào ống 1 viên xúc tác trước), sau đó cho vào 10ml H2SO4
đậm đặc, bịt chặt ống đốt mẫu bằng giấy thiếc và ngâm qua đêm.
Chú ý: Để tăng độ chính xác khi phân tích, chúng ta phải bố trí 1 ống
Kjeldahl đối chứng chỉ có chất xúc tác và 10ml H2SO4 đậm đặc mà không có
mẫu phân tích, tiến hành tất cả các bước như mẫu phân tích thật.
+ Bƣớc 2: Công phá mẫu:
Nhiệt độ cần cho quá trình công phá là 3800C, thời gian công phá là 40
phút. Khi quá trình công phá đã được ta đợi nhiệt độ của ống Kjeldahl hạ
xuống bằng nhiệt độ môi trường rồi đưa vào chưng cất.
Giai đoạn chưng cất và phân tách Amoniac sau khi công phá:
Sau khi công phá xong ta tiến hành chưng cất trên máy cất đạm tự động
Garhardt. Máy tự động hút dung dịch NaOH, H3BO3 và nước cất. Thời gian
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 48
chưng cất là 5 phút (chú ý khi chạy máy phải đủ lượng nước làm lạnh), dung
dịch sau chưng cất có mầu xanh.
Giai đoạn xác định lượng amoniac giải phóng ra sau quá trình chưng cất: Để
xác định được lượng amoniac giải phóng ra trong quá trình chưng cất ta đem
đi chuẩn độ bằng dung dịch H2SO4 0.1N đến khi nào dung dịch chuyển sang
màu tím nhạt là được, từ lượng axit H2SO4 0.1N tiêu tốn trong quá trình
chuẩn độ chúng ta tính được lượng đạm có trong mẫu.
- Tính kết quả: Dựa trên lượng axit sunfuaric 0.1N tính ra hàm lượng
Prôtein có trong mẫu.
e. Phương pháp xác định hàm lượng đường khử theo phương pháp Bertrand:
- Cách tiến hành:
Công đoạn tách, chiết và thủy phân:
Cần một lượng mẫu cỏ sao cho khi pha xong có hàm lượng từ 4 – 10%
đường. Mẫu cỏ được cắt nhỏ rồi nghiền mịn, sau đó thêm vào khoảng 50ml nước,
đung cách thủy ở 800C trong 15 phút, để nguội khử tạp chất rồi định mức đến thể
tích cần thiết (100 – 150ml) cả bã, lọc lấy dịch trong. Dung dịch này chỉ phân tích
được hàm lượng đường khử (monosaccarit).
Tiến hành phân tích: Lấy 10ml dung dịch Fehling A và 10ml dung dịch
Fehling B cho vào cốc có dung tích 225cc, đun sôi, thêm 10ml dung dịch phân tích
và khoảng 20ml nước sôi. Dung dịch phía bên phải có màu xanh, nếu không phải
làm lại với lượng dịch lọc ít hơn. Nhưng tổng thể tích dung dịch cuối cùng trong
cốc phải bằng 50ml. Sau đó kết tủa qua nhiễu, giữ kết tủa trong cốc, tráng bằng
nước cất sôi một vài lần, sao cho hết màu xanh trên phễu lọc, hòa tan tủa trong cốc
bằng 30ml dung dịch Fe2(SO4)3. Lấy bình hứng ra và chuẩn độ bằng dung dịch
KmnO4 0,1N, dến khi xuất hiện màu hồng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 49
3.2.3.4. Đối với mẫu đất:
- Xác định độ pH KCl theo phương pháp đo bằng máy pHmeter: Cho
vào bình thuỷ tinh 5g đất đã qua rây 1mm, sau đó thêm vào 25 ml KC l (1N),
lắc trong 10 phút rồ i ngâm qua đêm, lắc lại và đo trên máy Meter đọc trị số
pH ở trên máy.
- Xác định hàm lượng mùn (%) theo phương pháp Tiurin: Cân 0,2 gam
đất đã qua rây 0,25mm cho vào bình tam giác 100ml, sau đó thêm 5ml dung
dịch K2C2r2O7 (0,4N) lắc nhẹ, cắm phễu con trên miệng bình để ngưng lạnh.
Sau đó đặt bình trong nồ i Parafin, đun sôi dung dịch trong bình 5 phút ở nhiệt
độ 170 - 1800C trên bếp điện cho đến khi dung dịch không còn màu xanh. Để
nguộ i dung dịch rồi đổ vào bình tam giác, dùng một ít nước cất chia làm 2-3
lần tráng phễu và bình và đổ vào bình tam giác. Thêm 1ml H3PO4 và 8 giọt
chỉ thị màu Fenylantranyn, sau đó dùng dung dịch muối Mo chuẩn độ lượng
Kali Bicrômmat thừa đến lúc dung dịch biến đổi sang màu xanh và tính kết
quả.
- Xác định hàm lượng đạm tổng số (N%) theo phương pháp Kjeldahl:
Đem mẫu đất đã được công phá chưng cất Kjeldahl với thời gian 20 - 30 phút
thu được dung dịch màu tím đỏ, sau đó chuẩn độ bằng NaOH 0,02N, dung
dịch từ tím đỏ chuyển sang màu lục và tính kết quả.
- Xác định lượng lân tổng số (P2O55%) theo phương pháp quang phổ hấp
phụ: Lấy 5ml dung dịch mẫu sau khi đã công phá cho vào bình thuỷ tinh, chỉnh
độ pH đến 7 bằng dung dịch NaOH 10%, sau đó thêm 10ml H2SO4 5N, thêm
1,25ml dung dịch Amonimolipdat 2% và 3ml dung dịch axit Ascobic 1N. Đun
cách thuỷ trên bếp khi cường độ màu lớn nhất, để nguội đến nhiệt độ phòng,
định mức đến 50ml, đem so màu trên máy DERLL/2000, số đọc là P2O5.
- Xác định hàm lượng Kali tổng số (K2O%) theo phương pháp quang
phổ phát xạ: Nguyên tắc của phương pháp này thu bức xạ nguyên tử Kali phát
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 50
ra dưới tác dụng kích thích của ngọn lửa hồ quang. Khi bức xạ này đi qua
máy hồ quang phổ nhiễm xạ thu được phổ bức xạ. Cường độ vạch phổ tỷ lệ
với nồng độ nguyên tố kali trong mẫu. Đo cường độ vạch phổ ta tính được
nồng độ nguyên tố. Phép đo thực hiện trên máy quang phổ loại DFS 8-3, độ
nhạy vạch là 0,01%
3.2.4. Phương pháp thực nghiệm trồng cỏ:
Để giải quyết những khó khăn về thức ăn thô xanh chúng tôi đã trồng
thử nghiệm một loài cỏ có nguồn gốc là cỏ tự nhiên của Việt Nam, lần đầu
tiên được một gia đình nuôi bò ở Bắc Ninh đưa vào trồng, có tên là cỏ Thừng
hay cỏ Dày, đây là loài cỏ ưa ẩm, thường mọc bờ mương hay bờ đường có
thân rễ dài. Chúng tôi đã đưa về trồng trên đất ruộng tại thị trấn Đại Từ từ
ngày 20/5/2008 với diện tích là 60m2. Trước khi trồng có bón lót bằng phân
gà 1kg/m
2, tưới ẩm. Cứ khoảng 60 ngày chúng tôi tiến hành cắt cỏ để tính
năng suất, cắt cánh gốc khoảng 5cm. Sau mỗi lần cắt có tưới nước, làm cỏ,
bón phân NPK 3g/m
2. Chúng tôi cũng đem mẫu cỏ đi phân tích các chỉ tiêu
VCK, protein, lipit, chất xơ, khoáng, đường để so sánh với cỏ Voi về giá trị
dinh dưỡng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 51
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Kết quả nghiên cứu các tiểu vùng sinh thái
Mục đích của phân vùng sinh thái là để sử dụng và khai thác hợp lí
nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên đất do đó cần phải điều
tra cơ bản, đánh giá tổ hợp các yếu tố sinh thái tại mỗi vùng, dựa vào đó mà
chia ra các tiểu vùng sinh thái khác nhau. Đồng thời trên cơ sở phân chia các
tiểu vùng có thể đề xuất các phương án sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên.
4.1.1. Nguyên tắc và căn cứ để phân chia các tiểu vùng sinh thái.
* Nguyên tắc:
Để phân chia các tiểu vùng sinh thái của xã Hùng Sơn huyện Đại Từ tỉnh
Thái Nguyên, chúng tôi đã sử dụng các tiêu chí cho phân vùng sinh thái và
phân vùng kinh tế, bao gồm các yếu tố thuộc môi trường tự nhiên và những
tác động của con người lên môi trường.
* Những căn cứ để phân chia các tiểu vùng sinh thái.
Để phân chia các tiểu vùng sinh thái thì yếu tố khí hậu là quan trọng
hàng đầu nhưng do sự thay đổi về khí hậu trong phạm vi xã là không lớn vì
vậy được coi là giống nhau. Ở đây chúng tôi đã sử dụng một số tiêu chuẩn
làm căn cứ để phân chia các tiểu vùng như sau:
- Địa hình: Bao gồm độ cao so với mặt sông,độ dốc, hướng phơi rộng
hay hẹp.
- Đất đai: Căn cứ vào hàm lượng mùn, pH, N, P, K để phân thành 4 cấp:
Đất tốt, đất trung bình, đất xấu, đất rất xấu.
- Thảm thực vật: Là tự nhiên hay cây trồng, và cây gì là chủ đạo.
Ở đây chúng tôi chỉ điều tra ở mức xác định xem có bao nhiêu tiểu vùng
tồn tại trong giới hạn một xã, chưa có đủ điều kiện để vẽ ranh giới giữa các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 52
tiểu vùng sinh thái. Các tiểu vùng thuộc hệ thống sông suối, ao hồ, cũng chưa
được chúng tôi đề cập đến trong luận văn này.
* Tiêu chuẩn dùng để phân loại các tiểu vùng sinh thái.
1. Địa hình:
- Độ cao: Dưới 10m so với mặt sông, từ 10 – 50m, trên 100m trở lên.
- Độ dốc: Dưới 50, từ 5 – 150, trên 150.
- Độ rộng: Dưới 5 ha,trên 5 ha.
- Hướng phơi: Đông, Tây, Nam, Bắc, Tây Bắc, Đông Nam…
2. Đất: Dựa vào tiêu chuẩn phân loại đất của Nguyễn Lam Điền (2005) phân
thành 4 cấp bao gồm tốt, trung bình, xấu ,rất xấu.
- Đất tốt: Gồm đất phù sa, đất thịt, mùn từ 4% trở lên; pHKCL: 6 – 7; N
trên 0,25%; P2O5 trên 0,1%, K2O từ 0,4% trở lên.
- Đất trung bình: Đất có tỉ lệ cát hơi cao, đất sét, mùn từ 1,8 đến dưới
4%; pHKCL: 5,5 – 7,5. N từ 0,09 – 0,25%; P2O5 từ 0,05 – 0,1; K2O từ 0,2 đến
dưới 0,4%.
- Đất xấu: Tỷ lệ cát rất cao, mùn từ 0,8 đến dưới 1,8%; pHKCL từ 4,0 –
5,4. N từ 0,04 – 0,08%; P2O5 dưới 0,04%; K2O dưới 0,2.
- Đất rất xấu: Nhiều cát sỏi hay đá ong, mùn dưới 0,8%, pHKCL dưới 4,0;
N dưới 0,04%; P2O5 dưới 0,04%, K2O dưới 0,2%.
Trường hợp có sự sai lệch thì mùn và pH được chọn làm chuẩn cứng.
3. Thảm thực vật và tác động của con người:
- Thảm thực vật tự nhiên: Rừng, thảm cây bụi, thảm cỏ, …
- Rừng trồng.
- Cây trồng (lúa 1 vụ, lúa 2 vụ, ngô…)
- Đất bỏ hóa
4. Thủy văn: Có nguồn nước quanh năm, đủ nước trong mùa hè, thiếu nước
quanh năm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 53
4.1.2. Kết quả phân loại các tiểu vùng sinh thái
a. Vùng đất bằng có độ cao dƣới 10m so với mặt sông
- Đất bằng phẳng, độ dốc dưới 50, cao dưới 10m so với mặt sông, rộng
dưới 5ha, đất tốt, có nguồn nước quanh năm, trồng lúa hai vụ.
- Đất bằng phẳng, độ dốc dưới 50, cao dưới 10m so với mặt sông, rộng
dưới 5ha, đất tốt, đủ nước trong mùa hè, trồng 2 vụ lúa, 1 vụ màu.
- Đất bằng phẳng, độ dốc dưới 50, cao dưới 10m so với mặt sông, rộng
trên 5ha, đất trung bình, đủ nước quanh năm, trồng 2 vụ lúa.
- Đất bằng phẳng, độ dốc dưới 50, cao dưới 10m so với mặt sông, rộng
trên 5ha, đất trung bình, đủ nước trong mùa hè, trồng 2 vụ lúa.
- Đất bằng phẳng, độ dốc dưới 50, cao dưới 10m so với mặt sông, rộng
trên 5ha, đất trung bình, đủ nước trong mùa hè, trồng 1 vụ lúa, 1 vụ màu
(ngô).
- Đất bằng phẳng, độ dốc dưới 50, cao dưới 10m so với mặt sông, rộng
trên 5ha, đất xấu, thiếu nước quanh năm, bỏ hoang hóa.
b. Vùng đất bằng có độ cao trên 10m và dƣới 50m so với mặt sông.
- Đất bằng, độ dốc dưới 50, cao trên 10m và dưới 50m so với mặt sông,
rộng dưới 5ha, đất tốt, có nguồn nước quanh năm, trồng 2 vụ lúa, 1 vụ màu.
- Đất bằng, độ dốc dưới 50, cao trên 10m và dưới 50m so với mặt sông,
rộng dưới 5ha, đất trung bình, có nguồn nước quanh năm, trồng lúa 2 vụ.
- Đất bằng, độ dốc dưới 50, cao trên 10m và dưới 50m so với mặt sông,
rộng dưới 5ha, đất trung bình, đủ nước trong mùa hè, trồng 1 vụ lúa, 1vụ màu.
- Đất bằng, độ dốc dưới 50, cao trên 10m và dưới 50m so với mặt sông,
rộng trên 5ha, đất trung bình, đủ nước trong mùa hè, trồng 1 vụ lúa, 1 vụ màu.
- Đất bằng, độ dốc dưới 50, cao trên 10m và dưới 50m so với mặt sông,
rộng trên 5ha, đất trung bình, có nước trong mùa hè, chuyên trồng màu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 54
- Đất bằng, độ dốc dưới 50, cao trên 10m và dưới 50m so với mặt sông,
rộng trên 5ha, đất xấu, thiếu nước quanh năm, bỏ hoang hóa.
c. Vùng đất có độ dốc dƣới 15
0
- Đất dốc dưới 150, rộng dưới 5ha, đất trung bình, gần nguồn nước, trồng
1 vụ lúa
- Đất dốc dưới 150, rộng dưới 5ha, đất trung bình, trồng màu, cây ăn quả,
cây lâu năm khác.
- Đất dốc dưới 150, rộng dưới 5ha, đất trung bình, thiếu nước quanh năm,
chuyên trồng chè.
- Đất dốc dưới 150, rộng dưới 5h, đất xấu, thiếu nước quanh năm, bỏ
hoang hóa, trồng rừng.
- Đất dốc dưới 150, rộng trên 5h, đất xấu, thiếu nước quanh năm, trồng
rừng.
d. Vùng đất có độ dốc trên 15
0
Đất chủ yếu là đất trung bình hoặc đất xấu, thiếu nước quanh năm nên
chỉ dùng để trồng cây chè, một số ít trồng cây ăn quả như vải hoặc trồng rừng,
rừng phục hồi tự nhiên, đồi cỏ, guột, đồi Sim.
4.1.3. Mức độ khai thác hiện nay của các tiểu vùng
- Nhóm tiểu vùng sinh thái đất bằng, độ dốc dưới 50 cao so với mặt sông
dưới 10m, rộng trên 5ha, đất thuộc loại tốt có hàm lượng mùn 4,27%; pHKCL
6,2; N 0,27%; P2O5 0,4%; K2O 1,25%. Nước đủ quanh năm, với những
vùng trồng 2 vụ lúa/năm có năng suất khoảng 5,5 tấn/ha, bao gồm xóm
Táo, xóm Xuân Đài, xóm Trung Hòa, xóm Đồng Trũng.
- Nhóm tiểu vùng sinh thái đất bằng, độ dốc dưới 50 , cao so với mặt
sông trên 10m và dưới 50m, rộng trên 5ha, đất thuộc loại trung bình có hàm
lượng mùn 3,71%; pHKCL 5,6; N 0,17%; P2O5 0,07%; K2O 0,25%. Nước
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 55
đủ quanh năm, với những vùng trồng 2 vụ lúa/năm có năng suất khoảng
5,1 tấn/ha, bao gồm xóm Đồng Cả, xóm Phú Thịnh.
- Nhóm tiểu vùng sinh thái đất bằng, độ dốc dưới 50 , cao so với mặt
sông trên 10m và dưới 50m, rộng trên 5ha, đất thuộc loại xấu có hàm lượng
mùn 1,67%; pHKCL 3,69; N 0,06%; P2O5 0,035%; K2O 0,09%. Nước đủ
quanh năm, với những vùng trồng 2 vụ lúa/năm có năng suất khoảng 4,8
tấn/ha, bao gồm xóm Liên Giới, xóm An Long.
- Nhóm tiểu vùng sinh thái đất bằng, độ dốc dưới 50 , cao so với mặt
sông trên 10m và dưới 50m, rộng dưới 5ha, đất thuộc loại trung bình có hàm
lượng mùn 2,89%; pHKCL 4,69; N 0,06%; P2O5 0,07%; K2O 0,18%. Nước
đủ quanh năm, với những vùng trồng 3 vụ trong đó có 2 vụ lúa và 1 vụ
màu, lúa có năng suất khoảng 5,5 tấn/ha, ngô trồng xen giữa 2 vụ lúa
năng suất có thể đạt 4 tấn/ha. Trong nhóm tiểu vùng này có những vùng
chỉ chuyên trồng màu như trồng hoa, rau. Thu nhập từ trồng hoa có thể
đạt 120 triệu/ha, năng suất rau (nói chung) đạt 9,5 tấn/ha, bao gồm: xóm
Xuân Đài, xóm Trung Hòa, xóm Đồng trũng, xóm Phú Thịnh, xóm Táo.
- Nhóm tiểu vùng sinh thái đất dốc dưới 150, cao so với mặt sông dưới
50m, rộng trên 5ha, đất thuộc loại trung bình có hàm lượng mùn 3,52%;
pHKCL 5,7; N 0,12%; P2O5 0,078%; K2O 0,36%. Nước đủ quanh năm,
với những vùng trồng 2 vụ lúa/năm có năng suất khoảng 5tấn/ha, bao
gồm xóm Hàm Rồng, xóm Vân Long.
- Nhóm tiểu vùng sinh thái đất dốc trên 150 , cao so với mặt sông dưới
50m, rộng trên 5ha, đất thuộc loại xấu có hàm lượng mùn 1,12%; pHKCL 2,9;
N 0,19%; P2O5 0,026%; K2O 0,2%. Đất thiếu nước, chủ yếu là trồng chè
và trồng keo, bao gồm xóm Đá Mài, xóm Gò.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 56
4.2. Đánh giá thực trạng hiện nay về tập đoàn cây thức ăn gia súc ở
xã Hùng Sơn
Để đánh giá thực trạng nguồn thức ăn gia súc của xã Hùng Sơn, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu thành phần loài, dạng sống, năng suất chất lượng các
thảm cỏ của một số tiểu vùng đặc trưng như thảm cỏ ven sông, thảm cỏ trong
đồi cỏ tự nhiên, thảm cỏ dưới rừng.
4.2.1. Thảm cỏ ven sông
Kết quả nghiên cứu về thành phần loài, dạng sống tại các điểm như sau:
4.2.1.1. Thành phần loài
Trong quá trình điều tra chúng tôi thu được 38 loài thuộc 17 họ. Đây
chưa phải là những thống kê đầy đủ nhưng cũng là những loài phổ biến
thường gặp ở thảm cỏ ven sông.
Bảng 4.1. Thành phần loài trong các thảm cỏ ven sông
TT Tên khoa học Tên địa phương
Điểm NC
DS
GT
CT 1 2 3
1 2 3 4 5 6 7 8
Polypodiophyta Ngành Dƣơng xỉ
(1) Schizaeaceae Họ bòng bong
1 Lygodium flexuosum L.Sw Bòng bong leo + + + 11 Ho
(2) Woodsiaceae Họ ráng gỗ nhỏ
1 Diplazium esculentum Retz.Sw Rau dớn + + + 14 Ho
Angiospermae Ngành hạt kín
Dicotyledoneae Lớp 2 lá mầm
(3) Amaranthaceae Họ rau rền
1 Amarauthus spinonus L. Rền gai + + 16 Ke
(4) Apiaceace Họ hoa tán
1 Centella asiatica (L) Urb Rau má + + + 15 Ke
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 57
(5) Asteraceae Họ cúc
1 Ageratum conyzoides L Cỏ cứt lợn + + + 16 Ke
2 Artemisia japonica Thumb Ngải cứu dại + + 10 Ke
3 Calotis gaudichandii Gagn Cúc dại + + 7 Ke
4 Elephantopus scaber L. Cúc chỉ thiên + + 10 Ke
5 Xanthium inaequilaterum DC Ké đầu ngựa + + + 16 Ho
6 Wedelia chinensis L. Sài đất + + 16
(6) Caesalpiniaceae Họ vang
1 Banhinia alba Ham Cây móng bò + + 3 Ho
(7) Commeliniaceae Họ thài lài
1 Commelina communis L Thài lài + + + 11 Ho
(8) Convolvulaceae Họ khoai lang
1 Ipomoea batalas (L) lamK Khoai lang + + 11 TB
2 Ipomoeachrysoides (Kerr) Ham Bìm bìm + + 3 Ho
(9) Euphorbiaceae Họ thầu dầu
1 Phyllanthus.Urnaria L Chó đẻ + + + 4 Ho
2 Croton tiglium L Bã đậu + 2 Ho
3 Breynia fruticosa (L) Hook.f Bồ cu vẽ + 2 TB
(10) Fabaceae Họ đậu
1 Arachis hypogea L Lạc + + + 17 To
2 Dunbaria podocarpa Kutz Đậu dại + + 11 To
(11) Malvaceae Họ bông
1 Sida rhombifolia L Ké hoa vàng + + 6 Ke
2 Urena lobata L Ké hoa đào + + 6 Ke
(12) Solanaceae Họ cà
1 Solanum indicum Cà gai + + 6 Ho
2 Solanum torvum Sw Cà lông + + 4 Ho
(13) Minosaceae Họ trinh nữ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 58
1 Mimosa pudica L Trinh nữ + + + 1 Ho
(14) Verbenaceae Họ cỏ roi ngựa
1 Clerodendron cyrtophyllum Turcez Bọ mảy + + 8 Ho
(15) Rubiaceae Họ cà phê
1 Hedyotis multiglomerulata (Pitard) Cỏ lạc vừng + + 17 Ke
Monocotyledoneae Lớp 1 lá mầm
(16) Cyperaceae Họ cói
1 Cyperus esculentus L Củ gấu + + + 10 Ke
2 Fimbristylis annua L Cỏ lông lợn + + 10 Ke
(17) Poaceae Họ lúa
1 Chrysopogon aciculatus Trin Cỏ may + + + 15 To
2 Cynodon dactylon (L) Rers Cỏ gà + + + 18 To
3 Digitaria abludens Roem ex Sth Cỏ chân nhện + + 12 To
4 Eleusine indica (L) Gaertn Cỏ mần trầu + + 10 To
5 Eragrostis unioloides Nees Cỏ bông + + 13 To
6 Eriachne pallescens R.Br Cỏ chỉ + + 18 To
7 Imperata cylindrica (L) P.Beaur Cỏ tranh + 14 To
8 Paspalum conjugatum Berg Cỏ mật + + + 15 To
9 Panicium repens L Cỏ gừng + + + 15 To
10 Papaslum scrobiculatum L Cỏ đắng + + 12 TB
Tổng số loài 31 26 30
a. Điểm nghiên cứu số 1:
Điểm nghiên cứu ngày thuộc xóm Táo xã Hùng Sơn, có địa hình tương
đối bằng phẳng.
Tại điểm nghiên cứu này chúng tôi thống kê được 31 loài thuộc 16 họ
khác nhau. Trong đó họ có số loài cao nhất là họ Lúa (Poaceace) có 8 loài
chiếm 25,81% tổng số loài của điểm này, gồm các loài như: Cỏ may
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 59
(Chrysopogon aciculatus), Cỏ gà (Cynodondactylon), Cỏ mần trầu (Eleusine
indica), Cỏ bông (Eragrostis unioloides), Cỏ chỉ (Eriachne pallescens), Cỏ
tranh (Imperata cylindrica), Cỏ mật (Paspalum conjugatum), Cỏ gừng
(Panicum repens), Cỏ đắng (Papaslum scrobiculatum).
Họ cúc (Asteraceae) có 5 loài, chiếm 16,13% tổng số loài trong điểm
nghiên cứu, bao gồm các loài như: Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides), Ngải
cứu dại (Notemisia japonica), Cúc chỉ thiên (Elephenotopus scaber), Ké đầu
ngựa (Xanthium inaequilaterum), Sài đất (Wedelia chinensis).
Các họ như họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Cói (Cyperaceae), họ Đậu
(Fabaceae), họ Cà (Solanaceae), mỗi họ có 2 loài, nhóm họ này chiếm 25,8%
tổng số loài của điểm nghiên cứu, bao gồm các loài: Sắn (Manihot esculanta),
Chó đẻ (Phyllanthus urnaria), Bồ cu vẽ (Bireynia fruticosa), Cà gai (Solanum
indiam), Cà lông (Solanum torvum), Củ gấu (Cyperas esaulentus), Cỏ lông lợn
(Fimbristylis annua), Lạc (Arachis hypogea), Đậu dại (Dunbaria podocarpa).
Các họ còn lại: Họ Bòng bong (Schizaceae), họ Ráng gỗ nhỏ
(Woodsidaceae), họ Rau rền (Amaranthaceae), họ Hoa tán (Apiaceae), họ Thài
lài (Commeliaceae), họ Khoai lang (Convolvulaceae), họ Bông (Malvaceae), họ
Trinh nữ (Mimosaceae), họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae), họ Cà phê (Rubiaceae)
mỗi họ có 1 loài, nhóm họ này chiếm 32,26% tổng số loài điểm nghiên cứu, bao
gồm các loài sau: Bòng bong leo (Lygodium flexuosum), Rau dớn (Diplazium
esculentum), Rền gai (Amarauthus spinouos), Rau má (Centella asiatica), Thài
lài (Comelina communis), Bìm bìm (Ipomoea chrysoides), Ké hoa vàng (Sida
rhombiflia), Trinh nữ (Mimosa pudica), Bọ mảy (Clerodendron cyrtophyllum),
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- doc205.pdf