Tài liệu Luận văn Điều tra đa dạng loài và quần xã thực vật của rừng phòng hộ Nam Hòn Khô, thành phố Nha Trang – tỉnh Khánh Hòa: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Phan Đức Ngại
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN THẠC SĨ
ĐIỀU TRA ĐA DẠNG LOÀI VÀ QUẦN XÃ THỰC VẬT
CỦA RỪNG PHÒNG HỘ NAM HÒN KHÔ, THÀNH PHỐ
NHA TRANG – TỈNH KHÁNH HÒA
Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 60 42 60
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN HỢP
Thành phố Hồ Chí Minh - 2008
TÀI LIỆU THAM KHẢO
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Phan Đức Ngại
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN THẠC SĨ
ĐIỀU TRA ĐA DẠNG LOÀI VÀ QUẦN XÃ THỰC VẬT
CỦA RỪNG PHÒNG HỘ NAM HÒN KHÔ, THÀNH PHỐ
NHA TRANG – TỈNH KHÁNH HÒA
Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 60 42 60
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN HỢP
Thành phố Hồ Chí Minh - 2008
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Phan Đức Ngại
ĐIỀU TRA ĐA DẠNG LOÀI VÀ QUẦN XÃ THỰC VẬT
CỦA RỪNG PHÒNG HỘ NAM HÒN KHÔ, THÀNH PHỐ
NHA TRANG – TỈNH KHÁNH HÒA
Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 60 42 60
LUẬN VĂ...
182 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1630 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Điều tra đa dạng loài và quần xã thực vật của rừng phòng hộ Nam Hòn Khô, thành phố Nha Trang – tỉnh Khánh Hòa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Phan Đức Ngại
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN THẠC SĨ
ĐIỀU TRA ĐA DẠNG LOÀI VÀ QUẦN XÃ THỰC VẬT
CỦA RỪNG PHÒNG HỘ NAM HÒN KHÔ, THÀNH PHỐ
NHA TRANG – TỈNH KHÁNH HÒA
Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 60 42 60
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN HỢP
Thành phố Hồ Chí Minh - 2008
TÀI LIỆU THAM KHẢO
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Phan Đức Ngại
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN THẠC SĨ
ĐIỀU TRA ĐA DẠNG LOÀI VÀ QUẦN XÃ THỰC VẬT
CỦA RỪNG PHÒNG HỘ NAM HÒN KHÔ, THÀNH PHỐ
NHA TRANG – TỈNH KHÁNH HÒA
Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 60 42 60
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN HỢP
Thành phố Hồ Chí Minh - 2008
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Phan Đức Ngại
ĐIỀU TRA ĐA DẠNG LOÀI VÀ QUẦN XÃ THỰC VẬT
CỦA RỪNG PHÒNG HỘ NAM HÒN KHÔ, THÀNH PHỐ
NHA TRANG – TỈNH KHÁNH HÒA
Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 60 42 60
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN HỢP
Thành phố Hồ Chí Minh - 2009
TÀI LIỆU THAM KHẢO
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Phan Đức Ngại
ĐIỀU TRA ĐA DẠNG LOÀI VÀ QUẦN XÃ THỰC VẬT
CỦA RỪNG PHÒNG HỘ NAM HÒN KHÔ, THÀNH PHỐ
NHA TRANG – TỈNH KHÁNH HÒA
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh - 2009
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
hình ảnh và các kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào.
Nha Trang, ngày 30 tháng 9 năm 2009
Phan Đức Ngại
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến:
- PGS.TS Trần Hợp, người đã hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá
trình thực hiện luận văn.
- Quý thầy cô giảng dạy khoa Sinh Trường ĐH Sư phạm TP.HCM
- Quý thầy cô giảng dạy khoa Sinh Trường ĐH Khoa học tự nhiên – ĐH Quốc gia
TP.HCM.
- TS. Phạm Văn Ngọt, giảng viên trường ĐH Sư phạm TP.HCM.
- TS. Viên Ngọc Nam, giảng viên trường ĐH Nông Lâm TP.HCM.
- Quý thầy cô Ban giám hiệu và đồng nghiệp giảng dạy trường CĐ Sư phạm Nha
Trang – tỉnh Khánh Hoà.
- Quý cô chú Phân viện điều tra quy hoạch và thiết kế nông nghiệp Nam Trung Bô –
tỉnh Khánh Hoà.
- Ths. Bùi Minh Sơn, Trường phòng khí tượng – Đài khí tượng thuỷ văn Nam
Trung Bộ - Nha Trang – Khánh Hoà.
- CN. Trần Giỏi, Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Khánh Hoà.
- UBND thành phố Nha Trang – tỉnh Khánh Hoà
- Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Khánh Hoà.
- Phòng Tài nguyên môi trường thành phố Nha Trang – tỉnh Khánh Hoà
Đã đóng góp không nhỏ trong thành công ngày hôm nay, xin được bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc đối với gia đình, Ba, Má, Vợ và các bạn bè thân thiết đã động
viên giúp đỡ rất nhiều về tinh thần và vật chất để tôi hoàn thành luận văn này.
Phan Đức Ngại
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................5
1.1. Các nghiên cứu trước đây về đa dạng loài và quần xã thực vật của rừng phòng
hộ ven biển, trong và ngoài nước................................................................................5
1.2. Khái quát các nhóm nhân tố sinh thái phát sinh quần thể thực vật của rừng
phòng hộ ven biển ......................................................................................................6
1.2.1. Nhóm nhân tố tự nhiên......................................................................................6
1.2.2. Nhân tố con người...........................................................................................19
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................24
2.1. Phương pháp luận...............................................................................................24
2.2. Phương pháp nhiên cứu cụ thể ...........................................................................25
2.2.1. Tổng hợp tư liệu và tài liệu đã có ...................................................................25
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp ...................................................................25
2.2.3. Khảo sát, thu thập số liệu ở thưc địa...............................................................26
2.2.4. Xác định và kiểm tra tên khoa học..................................................................28
2.2.5. Lập danh mục thực vật ....................................................................................29
2.2.6. Thu mẫu và bảo quản tiêu bản thực vật ..........................................................29
2.2.7. Cách lấy mẫu đất về phân tích ........................................................................31
2.2.8. Phương pháp xử lí, phân tích số liệu...............................................................31
Chương 3: KẾT QỦA VÀ THẢO LUẬN .............................................................33
3.1. Thành phần loài thực vật của rừng phòng hộ ven biển Nam Hòn Khô – Tp. Nha
Trang – Tỉnh Khánh Hòa ..........................................................................................33
3.1.1. Nhân tố bản địa ...............................................................................................33
3.1.2. Nhân tố di cư ...................................................................................................39
3.1.3. Giới thiệu một số loài thực vật của rừng phòng hộ ven biển Nam Hòn Khô –
Tp. Nha Trang – Tỉnh Khánh Hòa ............................................................................40
3.2. Các kiểu quần xã thực vật ..................................................................................74
3.2.1. Kiểu rừng trên đất dốc ở chân.........................................................................74
3.2.2. Kiểu rừng trên đất dốc ở sườn.........................................................................87
3.2.3. Kiểu rừng trên đất dốc ở sườn gần đỉnh........................................................104
3.3. Nhận xét hiện trạng về mối quan hệ giữa loài, quần xã thực vật của rừng phòng
hộ ven biển Nam Hòn Khô – Tp. Nha Trang – Tỉnh Khánh Hòa...........................110
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................114
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐDSH: Đa dạng sinh học
HST: Hệ sinh thái
Otc: Ô tiêu chuẩn
WWF: Quỹ Quốc tế và Bảo vệ thiên nhiên
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Tần suất hướng gió thịnh hành (%) ..........................................................11
Bảng 1.2: Hướng gió ứng với các cấp tần suất (%) ..................................................12
Bảng 1.3: Bảng các yếu tố khí hậu Thành phố Nha Trang – Khánh Hoà.................14
Bảng 1.4: Bảng kết quả phân tích nhóm đất cát ở rừng phòng hộ Nam Hòn Khô
Thành phố Nha Trang – Khánh Hoà.........................................................................16
Bảng 1.5: Bảng kết quả phân tích nhóm đất phù sa không được bồi (P), chua ở rừng
phòng hộ Nam Hòn Khô Thành phố Nha Trang – Khánh Hoà ................................16
Bảng 1.6: Bảng kết quả phân tích nhóm đất phù sa có tầng gley (Pg) ở rừng phòng
hộ Nam Hòn Khô Thành phố Nha Trang – Khánh Hoà ...........................................17
Bảng 1.7: Bảng kết quả phân tích nhóm đất xám bạc màu (Xb) ở rừng phòng hộ
Nam Hòn Khô Thành phố Nha Trang – Khánh Hoà ................................................17
Bảng 1.8: Bảng kết quả phân tích nhóm đất đỏ vàng trên đá phiến sét (Fs) ở rừng
phòng hộ Nam Hòn Khô Thành phố Nha Trang – Khánh Hoà ................................18
Bảng 1.9: Bảng kết quả phân tích nhóm đất đỏ vàng trên đá Granit (Fa) ở rừng
phòng hộ Nam Hòn Khô Thành phố Nha Trang – Khánh Hoà ................................18
Bảng 3.1. Môt số loài thực vật bản địa phân bố ở rừng phòng hộ Nam Hòn Khô –
Thành phố Nha Trang – Tỉnh Khánh Hoà ................................................................33
Bảng 3.2. Bảng thống kê kết quả xử lí 20 ô tiêu chuẩn ..........................................110
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Khánh Hoà, thành phố Nha Trang và bản đồ
khoanh vùng nghiên cứu đa dạng loài và quần xã thực vật rừng phòng hộ Nam Hòn
Khô – Thành phố Nha Trang ......................................................................................8
Hình 1.2.: Giản đồ vũ nhiệt Gaussen – Walter có bổ sung của Thái Văn Trừng .....14
Hình 3.1. Combretum deciduum Coll. et Hemsley. - Trâm bầu. Combretaceae ......41
Hình 3.2. Lantana camara L. - Thơm ổi. Verbenaceae............................................42
Hình 3.3. Calotropis gigantea (Willd.) Dryand ex Ait. f.- Bồng bồng .
Asclepiadaceae..........................................................................................................43
Hình 3.4. Leucoena leucocephala (Lamk.) de Wit.- Me keo. Fabaceae...................44
Hình 3.5. Caesalpinia pubercens (Desf.) Hatting - Móc mèo. Fabaceae .................45
Hình 3.6. Trema orientalis (L.) Bl. - Trần mai. Ulmaceae .......................................46
Hình 3.7. Connarus cochinchinensis (Baill.) Pierre – Lốp bốp nam. Connaraceae .46
Hình 3.8. Capparis annamemsis (Bak.f.) Jac. - Cáp Trung bộ. Capparaceae ..........47
Hình 3.9. Ipomoea obscura (L). Ker-Gawl. - Bìm bìm mơ. Convolvulaceae ..........47
Hình 3.10. Clitoria ternatea L.- Đậu biếc. Fabaceae................................................49
Hình 3.11. Chromolaena odorata (L.) R. King et H.Rob.- Cỏ lào. Asteraceae .......49
Hình 3.12. Ocinum tenuiflorum L. - Hương nhu tía. Lamiaceae ..............................50
Hình 3.13 Sida acuta Burm. f.- Ké lá nhỏ. Malvaceae.............................................51
Hình 3.14. Mimosa diphotricha C. Wright ex Sauvalle - Trinh nữ cao. Fabaceae ..52
Hình 3.15. Alysicarpus vaginalis (L.) A.P. de Cand.- Đậu vẩy ốc. Fabaceae ..........53
Hình 3.16. Crotalaria pallida Aiton (C. Mucronata Desv., C. striata DC.) - Lục lạc.
Fabaceae....................................................................................................................54
Hình 3.17. Gomphrena celosioides Mart. - Nở ngày đất. Amaranthaceae ..............54
Hình 3.18. Triunfetta grandidens Hance - Ké đay. Tiliaceae..................................55
Hình 3.19. Canavalia ensiformis (L.) DC. - Đậu rựa. Fabaceae ..............................55
Hình 3.20. Ipomoea eriocarpa R. Br. – Bìm bìm lông. Convolvulaceae .................56
Hình 3.21. Indigofera spicata Forssk. var. spicata - Đậu tràm. Fabaceae ................57
Hình 3.22. Tridax procumbens L. – Cúc mui. Asteraceae........................................58
Hình 3.23. Homonoia riparia Lour. - Rù rì. Euphorbiaceae ....................................58
Hình 3.24. Acacia farnesiana (L.) Willd. - Keo thơm. Fabaceae.............................59
Hình 3.25. Buchanania reticulata Hance - Mô ca. Anacardiaceae ..........................60
Hình 3.26. Acrocephalus indicus (Burm. f.) Kuntze – Nhân trần dại. Lamiaceae ...61
Hình 3.27. Securinega virosa (Willd.) Pax et Hoffm. - Phèn trắng..........................62
Hình 3.28. Breynia fruticosa (L.) Hook.f. – Bồ cu vẽ. Euphorbiaceae ....................62
Hình 3.29. Desmos chinensis Lour. – Giẻ. Annonaceae ..........................................63
Hình 3.30. Capparis thorelii Gagnep. var. pranensis Pierre ex Gagnep. - Dây quần
quân. Capparaceae.....................................................................................................64
Hình 3.31. Niebuhria siamensis Kurz - Chan chan. Capparaceae ............................65
Hình 3.32. Gymnema tingens (Roxb.) Spreng. Rau mỏ. Asclepiadaceae.................65
Hình 3.33. Annona squamosa L. – Na. Annonaceae ................................................66
Hình 3.34. Glochidion velutinum Wight - Bọt ếch. Euphorbiaceae .........................67
Hình 3.35. Streptocaulon juventas (Lour.) Merr. - Hà thủ ô trắng. Asclepiadaceae 68
Hình 3.36. Elaeocarpus decipiens Hemsl. – Côm. Elaeocarpaceae .........................68
Hình 3.37. Derris elliptica (Sweet) Benth. - Dây mật. Fabaceae .............................69
Hình 3.38. Lagerstroemia calyculata Kurz – Bằng lăng ổi. Lythraceae .................70
Hình 3.39. Kopsia harmandiana Pierre ex Pit.- Trang tây. Apocynaceae ...................71
Hình 3.40. Anacardium occidentale L.- Đào lộn hột. Anacardiaceae ......................72
Hình 3.41. Mangifera minutifolia Evrard. – Xoài. Anacardiaceae...........................73
Hình 3.42. Hiện trạng rừng ở chân núi ven biển – rừng phòng hộ Nam Hòn Khô ..78
Hình 3.43. Phẫu đồ ngang ô tiêu chuẩn số 1 - ở chân núi ven biển – rừng phòng hộ
Nam Hòn Khô ...........................................................................................................79
Hình 3.44. Phẫu đồ dọc ô tiêu chuẩn số 1 - ở chân núi ven biển – rừng phòng hộ
Nam Hòn Khô ...........................................................................................................80
Hình 3.45. Hiện trạng rừng ở chân núi ven biển giáp khu quy hoạch dân cư – rừng
phòng hộ Nam Hòn Khô ...........................................................................................84
Hình 3.46. Phẫu đồ ngang ô tiêu chuẩn số 2 - ở chân giáp với khu quy hoạch dân
cư – rừng phòng hộ Nam Hòn Khô..........................................................................85
Hình 3.47. Phẫu đồ dọc ô tiêu chuẩn số 2 - ở chân giáp với khu quy hoạch dân cư
– rừng phòng hộ Nam Hòn Khô................................................................................86
Hình 3.48. Hiện trạng rừng ở sườn núi ven biển giáp với biển đông và khu du lịch
bãi tiên – rừng phòng hộ Nam Hòn Khô..................................................................89
Hình 3.49. Phẫu đồ ngang ô tiêu chuẩn số 3 - ở sườn giáp với biển đông và khu du
lịch bãi tiên – rừng phòng hộ Nam Hòn Khô............................................................90
Hình 3.50. Phẫu đồ dọc ô tiêu chuẩn số 3 - ở sườn giáp với biển đông và khu du
lịch bãi tiên– rừng phòng hộ Nam Hòn Khô.............................................................91
Hình 3.51. Hiện trạng rừng ở sườn núi giáp với khu quy hoạch dân cư – rừng
phòng hộ Nam Hòn Khô ...........................................................................................95
Hình 3.52. Phẫu đồ ngang ô tiêu chuẩn số 4 - ở sườn giáp với khu quy hoạch dân
cư – rừng phòng hộ Nam Hòn Khô..........................................................................96
Hình 3.53. Phẫu đồ dọc ô tiêu chuẩn số 4 - ở sườn giáp với khu quy hoạch dân cư
– rừng phòng hộ Nam Hòn Khô................................................................................97
Hình 3.54. Hiện trạng rừng ở sườn núi ven biển giáp với biển đông – rừng phòng hộ
Nam Hòn Khô .........................................................................................................101
Hình 3.55. Phẫu đồ ngang ô tiêu chuẩn số 10 - ở sườn núi gần biển đông – rừng
phòng hộ Nam Hòn Khô .........................................................................................102
Hình 3.56. Phẫu đồ dọc ô tiêu chuẩn số 10 - ở sườn núi gần biển đông – rừng
phòng hộ Nam Hòn Khô .........................................................................................103
Hình 3.57. Hiện trạng rừng ở sườn gần đỉnh núi – rừng phòng hộ Nam Hòn Khô
.................................................................................................................................107
Hình 3.58. Phẫu đồ ngang ô tiêu chuẩn số 5 - ở sườn gần đỉnh – rừng phòng hộ
Nam Hòn Khô .........................................................................................................108
Hình 3.59. Phẫu đồ dọc ô tiêu chuẩn số 5 - ở sườn gần đỉnh – rừng phòng hộ Nam
Hòn Khô ..................................................................................................................109
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khánh Hòa là một trong các tỉnh ven biển thuộc Nam Trung Bộ: phía bắc
giáp với tỉnh Phú Yên, phía nam giáp tỉnh Ninh Thuận, phía tây, tây nam giáp với
tỉnh Đắc Lắc, Lâm Đồng và phía đông giáp với biển đông. Khánh Hòa có tổng diện
tích đất tự nhiên 519.725 ha, trong đó vùng đồi núi chiếm gần 90% diện tích. Độ
che phủ rừng toàn tỉnh là 38,7% tổng diện tích rừng tự nhiên với diện tích rừng lên
tới 181.789,49 ha, và có trữ lượng là 17.287.334 m3. Trong đó, rừng phòng hộ có
diện tích 99.261,18 ha, chiếm 54,6% tổng diện tích rừng, và có trữ lượng 9.923.034
m3, chiếm 57,4% trữ lượng rừng toàn tỉnh. Nơi đây có điều kiên tự nhiên rất thuận
lợi cho việc phát triển các ngành kinh tế biển, kinh tế vườn đồi và đặc biệt là phát
triển ngành du lịch. Nhưng đồng thời, nơi đây đang đối mặt với những thách thức
về sự ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái, cạn kiệt nguồn trữ lượng tự
nhiên diễn ra ngày càng tăng mà nguyên nhân là do sự phát triển kinh tế không bền
vững, sự gia tăng dân số, tốc độ đô thị hóa nhanh. Từ đó, giảm sút về chất lượng, số
lượng và vẽ đẹp của các cảnh quan thiên nhiên, nơi cư trú của những động vật
hoang dã, nguy cơ làm giảm sự đa dạng sinh học (ĐDSH) và ảnh hưởng tới sự phát
triển du lịch và kinh tế của tỉnh. Thực tế này, đã trở thành mối lo ngại hàng đầu của
các nhà khoa học, các nhà quản lí cũng như chính quyền địa phương. [17, tr.6- 13,
tr.54-55].
Nha Trang là thành phố có diện tích rừng là 1.985,25 ha, chiếm 0,11% diện
tích rừng toàn tỉnh, với độ che phủ là 7,9 % (thấp nhất so với các huyện thị trong
tỉnh), và có trữ lượng 52.638 m3, chủ yếu là rừng phòng hộ và rừng sản xuất [17,
tr.12-13]. Rừng phòng hộ ven biển Nam Hòn Khô – Tp. Nha Trang – Tỉnh Khánh
Hòa có tổng diện tích 1000 ha, ở vĩ độ: từ điểm cực Nam 12o29’08” đến điểm cực
Bắc 12o33’28”; kinh độ: từ điểm cực Tây 109o18’73” đến giáp biển Đông
109o24’32, có đường bờ biển dài khoảng 14 km, Phía Tây là đồi núi cao, nơi cao
nhất 374,1m, nơi thấp nhất 5m so với mặt nước biển. Nơi đây, có những yếu tố
thuận lợi cho sự hình thành và phát triển các quần xã thực vật trên núi đá ven biển
2
nhiệt đới gió mùa. Rừng phòng hộ ven biển Nam Hòn khô là nơi cư trú của nhiều
loài sinh vật đặc sắc trên núi đá, là nơi cung cấp nguồn sống cho người dân, đồng
thời nơi đây có ý nghĩa rất lớn trong việc điều tiết khí hậu, cải thiện môi trường cho
Thành phố Nha Trang.
Hiện nay, rừng phòng hộ ven biển Nam Hòn Khô – Tp. Nha Trang – Tỉnh
Khánh Hòa đã và đang chịu sự tác động mạnh mẽ của con người như chặt phá rừng
để lấy gỗ củi, lấy đất làm rẩy đã và đang làm diện tích rừng ở đây bị chia cắt
nghiêm trọng, nguồn tài nguyên sinh vật bị suy giảm, số lượng cá thể đã và đang
giảm đi một cách rõ rệt, một số loài có nguy cơ bị tiêu diệt, làm mất cân bằng hệ
sinh thái.
Do đó, việc nghiên cứu đa dạng loài và quần xã của rừng phòng hộ ven biển
Nam Hòn Khô nhằm hướng tới việc thống kê, xác định thực trạng suy thoái của các
nguồn tài nguyên thực vật, phục hồi và bảo vệ các dạng sinh cảnh, các loài quý
hiếm, hạn chế tác động làm biến đổi môi trường, đồng thời đề xuất biện pháp trồng
rừng hiệu quả, góp phần cải thiện môi trường, điều tiết khí hậu cho Thành phố Nha
Trang và định hướng khai thác, sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên sinh vật. Tạo sự
cân bằng sinh thái góp phần vào việc phát triển kinh tế bền vững, thân thiện với môi
trường cho Thành phố Nha Trang.
2. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát, điều tra đa dạng loài và quần xã thực vật của rừng phòng hộ Nam
Hòn Khô, ghi nhận những đặc điểm hình thái của cơ quan sinh dưỡng, sinh sản
thích nghi với điều kiện môi trường ven biển, để đánh giá tài nguyên, hiện trạng
rừng ở Nam Hòn Khô.
Phân bố mức ảnh hưởng của điều kiện môi trường ven biển đến sự hình
thành các kiểu thực vật của rừng phòng hộ Nam Hòn Khô.
Mối quan hệ giữa loài, quần xã thực vật của rừng phòng hộ Nam Hòn Khô.
Làm cơ sở đề xuất các biện pháp bảo vệ, bảo tồn, và tôn tạo rừng có hiệu
quả.
Những đóng góp của đề tài:
3
- Xây dựng danh lục, xác định tên chính xác và đầy đủ các loài thực vật của rừng
phòng hộ Nam Hòn Khô – Thành phố Nha Trang – tỉnh Khánh Hòa, sắp xếp theo
họ, bộ trong hệ thống tiến hóa.
- Mô tả theo phiếu điều tra, định danh theo danh pháp thực vật, bổ sung bằng các
ảnh màu, bộ tiêu bản của các loài thực vật, đặc hữu, quý hiếm, có giá trị kinh tế cao
của rừng phòng hộ Nam Hòn Khô– Thành phố Nha Trang – Tỉnh Khánh Hòa.
- Đánh giá hệ thực vật trên cơ sở xác định tỷ lệ % các đơn vị phân loại trong hệ thực
vật Nam Hòn Khô.
- So sánh với các hệ thực vật lân cận: Ninh Thuận (Núi Chúa)…
- Đánh giá độ phong phú, độ nhiều mỗi loài.
- Khảo sát, ghi nhận các đặc điểm thích nghi về hình thái của các loài thực vật ở
vùng núi ven biển. Phân chia các dạng sống, phổ dạng sống để xác định các kiểu
quần xã và thảm thực vật.
- Điều tra thu thập tài liệu liên quan đến kiểu thực vật của rừng ven biển ở địa
phương, thu thập số liệu trên ô tiêu chuẩn, định hình cho các kiểu thực vật để làm
cơ sở nhận định về cấu trúc và kết cấu của kiểu thực vật của rừng phòng hộ ven
biển Nam Hòn Khô.
+ Điều tra theo tuyến, theo chủ quan và lập các ô tiêu chuẩn định vị.
+ Vẽ các phẫu đồ thẳng đứng và hình chiếu tán để đánh giá và định tên cho
các kiểu rừng.
- Làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp trồng rừng hiệu quả góp phần cải thiện
môi trường và điều tiết khí hậu cho thành phố Nha Trang, đồng thời bổ sung thêm
tư liệu cho việc tuyên truyền giáo dục, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
cho Tỉnh Khánh Hòa.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài: “Điều tra đa dạng loài và quần xã thực vật của rừng phòng hộ
Nam Hòn Khô, Thành phố Nha Trang – Tỉnh Khánh Hòa” chỉ khảo sát những
sinh cảnh thuộc kiểu thực vật của rừng phòng hộ ven biển Nam Hòn Khô, giới hạn
trong trong chu vi 20km, có đường bờ biển dài khoảng 14km, phía Tây là đồi núi
4
cao, nơi cao nhất 374,1m, nơi thấp nhất 5m so với mặt nước biển, phía Đông là biển
đông, phía Đông Bắc giáp biển đông và khu du lịch Bãi Tiên, và phía Đông Nam là
khu quy hoạch dân cư. Nghiên cứu về thực vật bậc cao.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Hiện nay, Tỉnh Khánh Hòa đã và đang thực hiện dự án xây dựng rừng phòng
hộ cảnh quan môi trường Tp Nha Trang (từ 1999 – 2010), một trong những rừng
phòng hộ quan trọng góp phần vào việc bảo tồn đa dạng sinh học, điều tiết khí hậu,
cải thiện môi trường và cảnh quan cho Thành phố. Nhưng hiện nay dự án này chỉ
chú trọng bảo vệ, phục hồi và phát triển diện tích rừng ngập mặn vốn hiện nay gần
như không còn. Trong khi đó, rừng phòng hộ ven biển Nam Hòn khô là một trong
những Hệ sinh thái trong rừng phòng hộ cảnh quan của Tp Nha Trang có ý nghĩa rất
lớn trong việc điều tiết khí hậu, cải thiện môi trường thì đã và đang chịu sự tác động
của con người như chặt phá rừng để lấy gỗ củi, lấy đất làm rẩy đã và đang làm diện
tích rừng ở đây bị chia cắt nghiêm trọng, nguồn tài nguyên sinh vật bị suy giảm, số
lượng cá thể đã và đang giảm đi một cách rõ rệt, một số loài có nguy cơ bị tiêu diệt.
Do đó, việc nghiên cứu đa dạng loài và quần xã của rừng phòng hộ ven biển
Nam Hòn Khô nhằm hướng tới việc thống kê, xác định thực trạng suy thoái của các
nguồn tài nguyên thực vật, phục hồi và bảo vệ các dạng sinh cảnh, các loài quý
hiếm, hạn chế tác động làm biến đổi môi trường, đồng thời đề xuất biện pháp trồng
rừng hiệu quả, định hướng khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên sinh vật là
rất cần thiết. Ngoài ra đề tài là phần điều tra cơ bản làm cơ sở cho Tỉnh tiếp tục bổ
sung thực hiện đề án có hiệu quả.
5. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm có phần mở đầu, 3 chương và phần kết luận:
- Phần: Mở đầu
- Chương 1: Tổng quan tài liệu
- Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
- Chương 3: Kết quả và thảo luận
- Phần: Kết luận và kiến nghị
5
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các nghiên cứu trước đây về đa dạng loài và quần xã thực vật của rừng
phòng hộ ven biển, trong và ngoài nước
1.1.1. Những nghiên cứu về đa dạng loài và quần xã thực vật của rừng ven biển
trong nước
- Hoàng Quốc Trương :Bước đầu nghiên cứu phiêu sinh Vịnh Nha Trang. (1961)
- Lê Công Kiệt:Những quần xã thực vật ở ven đảo Cam Ranh. (1962)
- Barry : Bản đồ thực bì ven đảo Cam Ranh (1/50.000 ). (1966)
- Nguyễn Hải :Những thay đổi mới về khí hậu và độ mặn ở Nha Trang. (1966)
- Phạm Hoàng Hộ :Bước đầu nghiên cứu về thực bì vùng núi ven biển của Việt
Nam. (1967)
1.1.2. Những nghiên cứu về đa dạng loài và quần xã thực vật của rừng ven biển
ngoài nước
- Wikison và Baker (1994), đã nghiên cứu và đưa ra phương pháp điều tra, đánh giá
đa dạng sinh học biển.
- Robert và Jonathan (1994), đã nghiên cứu và hướng dẫn tính toán số lượng ô đo
đếm đa dạng sinh học bằng phương pháp ngoại suy.
- Primack (1995), đã nghiên cứu và đề xuất các phương pháp bảo tồn đa ngành,
nghiên cứu những mối đe dọa với đa dạng sinh học, bảo tồn cấp quần thể và loài,
bảo tồn ở cấp quần xã.
- Macintosh và ctv (2001), nghiên cứu phục hồi rừng ngập mặn và đa dạng sinh học
vùng ven biển ở Ranong – Thái Lan.
- Dieter Mueller – Dombois, Kent W. Bridge và Curtis Daehler (2005) đã viết sách
“Đánh giá đa dạng sinh học của hệ sinh thái đảo ở vùng nhiệt đới”.
Tuy nhiên, chưa có tác giả nào thống kê về đa dạng thực vật ở Nha Trang,
đặc biệt nghiên cứu các quần xã thực vật của Nam Hòn Khô. Đề tài sẽ giải quyết
vấn đề này.
6
1.2. Khái quát các nhóm nhân tố sinh thái phát sinh quần thể thực vật của
rừng phòng hộ ven biển Nam Hòn Khô
1.2.1. Nhóm nhân tố tự nhiên
* Vị trí địa lý
Khánh Hòa là tỉnh ven biển thuộc Nam Trung Bộ: phía Bắc giáp với Tỉnh
Phú Yên, phía Nam giáp Ninh Thuận, phía Tây, Tây Nam giáp Tỉnh Đắc Lắk, Lâm
Đồng và phía Đông giáp biển Đông.
Tổng diện tích đất tự nhiên 511.725 ha (trong đó huyện Trường Sa chiếm
49.000 ha), gồm 1 thành phố (Nha Trang), 1 thị xã (Cam Ranh), 7 huyện (Vạn
Ninh, Ninh Hòa, Diên Khánh, Cam Lâm, Khánh Sơn, Khánh Vĩnh và huyện đảo
Trường Sa) [17, tr.6], được giới hạn trong tọa độ
- Vĩ độ: từ điểm cực Nam 11o41’53” đến điểm cực Bắc 12o50’28”.
- Kinh độ: từ điểm cực Tây 108o40’26” đến giáp biển Đông
Thành phố Nha Trang là trung tâm hành chính – kinh tế - văn hóa – du lịch –
dịch vụ của Tỉnh Khánh Hòa. Ranh giới thành phố được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Ninh Hòa
- Phía Nam giáp huyện Cam Lâm và Diên Khánh
- Phía Đông giáp biển Đông
- Phía Tây giáp huyện Diên Khánh
Nha Trang có một vị trí địa lí đặc biệt quan trọng về phát triển kinh tế - xã
hội và an ninh quốc phòng; có bờ biển dài là trung tâm du lịch của tỉnh cả nước [17,
tr.6]
Rừng phòng hộ Nam Hòn Khô có một vị trí rất quan trọng, góp phần tạo
cảnh quan và điều hòa khí hậu cho Thành phố Nha Trang
Tọa độ địa lí của rừng phòng hộ Nam Hòn Khô được khảo sát
- Vĩ độ: từ điểm cực Nam 12o29’08” đến điểm cực Bắc12o33’28”.
- Kinh độ: từ điểm cực Tây 109o18’73” đến giáp biển Đông 109o24’32.
7
Nha Trang
W:109o18’73”
E:109o24’32”
N:12o33’28”
S:12o29’08”
Rừng Nam Hòn Khô
OTC1
OTC2
OTC3 OTC4
OTC5
OTC10
OTC1
OTC2
OTC3 OTC4
OTC5
OTC10
8
ccccc
Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Khánh Hoà, thành phố Nha Trang và bản đồ
khoanh vùng nghiên cứu đa dạng loài và quần xã thực vật rừng phòng hộ Nam
Hòn Khô – Thành phố Nha Trang
Vị trí và ranh giới:
- Nằm trong Phường Vĩnh Hòa
- Phía Bắc là Xã Vĩnh Lương
- Phía Nam và Tây Nam là Phường Vĩnh Hải
- Phía Tây Phường Vĩnh Phương
- Phía Đông là khu du lịch Bãi Tiên (giáp biển Đông)
Như vậy, thực vật ở Rừng phòng hộ Nam Hòn Khô được khảo sát thuộc địa
giới hành chính Phường Vĩnh Hòa Thành phố Nha Trang.
* Địa hình
9
Khánh Hòa là Tỉnh có địa hình khá phức tạp do nằm ở rìa phía Đông của dãy
Trường Sơn kéo dài ra sát biển Đông. Địa hình Khánh Hòa nhìn chung có độ dốc
lớn, thấp dần từ Tây sang Đông và có thể chia thành hai vùng:
- Vùng đồi núi
Vùng đồi núi chiếm gần 90% diện tích của Tỉnh, thuộc sườn đông của dãy
Trường Sơn Nam. Địa hình khá phức tạp, nhiều chỗ bị đứt đoạn, xói mòn tạo nên
bề mặt địa hình lởm chởm. Sự phân dị lớn về độ cao địa hình từ 50m đến 2000m và
hình thành vòng cung chắn gió cả ba phía Bắc, Tây và Tây Nam bao quanh các
đồng bằng nhỏ hẹp, tạo điều kiện gây mưa cực bộ dễ dẫn đến lũ lụt ở vùng đồng
bằng.
- Vùng đồng bằng ven biển
Đồng bằng Khánh Hòa thường có dạng lòng chảo mở về phía đông, kéo dài
theo đường bờ biển, bị ba dãy núi nhô ra biển (Núi Đạn, Hòn Khô và núi Cầu Hin)
chia cắt thành 4 đồng bằng nhỏ: đồng bằng Vạn Ninh, đồng bằng Ninh Hòa, đồng
bằng Nha Trang, đồng bằng Cam Ranh [17, tr.6-7].
Địa hình Nha Trang khá phức tạp, có vùng đồng bằng trũng là khu vực nội
thành; vùng đồi núi chủ yếu nằm ở hai đầu Bắc – Nam và phía Tây thành phố, vùng
ngoài biển Đông thành phố có nhiều đảo lớn nhỏ.
Nha Trang có độ cao từ 0 m đến 900 m so với mặt nước biển, trong đó có
những đỉnh núi cao như núi Hòn Thơm (xã Vĩnh Ngọc) có độ cao 224 m, núi Hòn
Mặt (xã Phước Đồng) có độ cao 566 m, Hòn Rớ (xã Phước Đồng) có độ cao 338 m,
Hòn Xanh (xã Phước Đồng) có độ cao 900 m, Hòn Ngang (Phường Vĩnh Hòa) có
độ cao 320 m, Hòn Khô (Phường Vĩnh Hòa) có độ cao 374,1m, Hòn Chùa (Vĩnh
Phương) có độ cao 663 m và Hòn Chọng Gọng (Vĩnh Lương) có độ cao 637 m.
- Vùng địa hình bằng thấp, có độ dốc dưới 30: đây là vùng tập trung đông dân
cư, cơ sở hạ tầng xã hội và đất đai sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản,….
Vùng địa hình này phân bố ở trung tâm Thành phố có diện tích 8.130,37 ha chiếm
32,33% tổng diện tích tự nhiên
10
- Vùng địa hình có độ dốc 30- 80: Đây là khu vực chuyển tiếp giữa đồng bằng
và đồi núi, có diện tích 2.322 ha, chiếm 9,23% tổng diện tích tự nhiên toàn Thành
phố. Vùng địa hình này tập trung chủ yếu ở phía Tây và Đông Nam Thành phố, nơi
sản xuất cây lâu năm, cây lâm nghiệp và khai thác đất, đá xây dựng.
- Vùng địa hình có độ dốc 80- 150: loại địa hình này chủ yếu là đồi thấp, có
diện tích 6.791,43 ha, chiếm 27,01% tổng diện tích tự nhiên toàn Thành phố. Hiện
nay, trên địa hình này người dân đã trồng cây nông nghiệp lâu năm và trồng rừng.
- Vùng địa hình có độ dốc 150- 200: Loại địa hình này chủ yếu là núi thấp ,
có diện tích 4.622 ha, chiếm 18,38% tổng diện tích tự nhiên toàn Thành phố và
phân bố chủ yếu ở phía Tây và Đông Nam Thành phố.
- Vùng địa hình có độ dốc trên 200: loại địa hình này chủ yếu là núi cao, có
diện tích 3.282 ha, chiếm 13,05% tổng diện tích tự nhiên toàn Thành phố và phân
bố chủ yếu ở phía Tây và Đông Nam thành phố [18, tr.7].
* Khí hậu
Khánh Hòa có chế độ khí hậu nội chí tuyến nhiệt đới gió mùa có ảnh hưởng
khí hậu đại dương. So với các tỉnh phía Bắc thì mùa đông ở Khánh Hòa ít lạnh hơn,
còn mùa nóng kéo dài hơn. So với các tỉnh phía Nam thì Khánh Hòa có mùa mưa
lệch về mùa đông và xuất hiện những đợt mưa ngắn trong mùa này:
- Mùa mưa: từ tháng 8 đến tháng 12, lượng mưa chiếm tới 70 – 80% lượng
mưa cả năm.
- Mùa khô: từ tháng 1 đến tháng 8, lượng mưa chỉ chiếm 20 – 30% lượng
mưa cả năm.
Do ảnh hưởng của vị trí địa lí, địa hình, địa mạo nên khí hậu của Khánh Hòa
có nhiều nét đặc trưng như sau:
- Chế độ gió:
+ Hướng gió:
Mùa Đông ở Khánh Hòa chịu ảnh hưởng của tin phong Đông Bắc với không
khí thịnh hành là nhiệt đới Thái Bình Dương (trong khi đó ở miền Bắc nước ta thịnh
hành không khí cực đới biến tính). Vào thời kỳ này, mỗi khi áp cao lục địa Châu Á
11
hoạt động mạnh, không khí cực đới mới có điều kiện xâm nhập sau xuống vùng vĩ
độ thấp. Luồng không khí lạnh từ lục địa phủ đầy băng tuyết tràn xuống phía Nam
qua lục địa Trung Quốc hoặc qua biển Nhật Bản, Hoàng Hải và biển đông Trung
Quốc hình thành từng đợt song gây ra gió mùa đông bắc tràn về nước ta. Gió mùa
Đông Bắc mạnh có thể đến Khánh Hòa theo hai hướng: hướng Bắc dọc theo sườn
phía Đông địa phận Tỉnh Khánh Hòa, không khí cực đới đã bị biến tính rất mạnh
mẽ, nên hầu như không thể hiện rõ các thuộc tính ban đầu lạnh và khô.
Tại các trạm đo trong Tỉnh cho thấy trong các tháng mùa đông, gió thịnh
hành nhất thường có hướng lệch Bắc, tại Nha Trang từ tháng XI đến tháng II năm
sau, gió hướng Bắc, Đông Bắc và Tây Bắc chiếm từ 15 – 37%.
Mùa Hạ, không khí xích đạo bắt nguồn từ vùng biển Bắc Ấn Độ Dương kết
hợp với một phần tín phong Nam bán cầu vận chuyển lên phía Bắc được gió mùa
mùa Hạ đem đến Khánh Hòa theo hai luồng: Một luồng từ phía Tây, Tây Nam thổi
tới qua các dãy núi Cam-pu-chia và hạ Lào, sau khi để lại mưa ở sường Tây Trường
Sơn, sang đến vùng Duyên Hải miền Trung trong đó có Khánh Hòa đã đem lại thời
tiết khô nóng trong các tháng mùa hạ; luồng thứ hai cũng là không khí xích đạo
nhưng bắt nguồn từ Nam Thái Bình Dương và một phần của tín phong Nam bán cầu
thổi đến theo hướng Nam hoặc Đông Nam, sau khi trải qua quãng đường dài trên
biển đã đem lại thời tiết mát mẽ hơn vào các tháng cuối mùa hạ.
Như vậy có thể nói chế độ gió ở Khánh Hòa thể hiện trong hai mùa rõ rệt:
mùa Đông thịnh hành một trong ba hướng gió chính là Tây Bắc, Bắc và Đông Bắc;
mùa hạ là thời kỳ thịnh hành một trong ba hướng gió Đông Nam, Tây Nam và Tây.
[9, tr.19-20].
Bảng 1.1: Tần suất hướng gió thịnh hành (%)
Trạm I II II IV V VI VII VIII IX X XI XII
Nha
Trang
N
22.5
NE
19.3
NE
15.3
SE
18.2
SE
20.2
SE
22.4
SE
25.2
SE
16.4
SE
15.0
NE
14.0
N
20.5
N
30.7
* Ghi chú: E (Đông), W (Tây), S (Nam), N (Bắc)
(Nguồn: Đài khí tượng thủy văn Nam Trung Bộ)
12
Bảng 1.2: Hướng gió ứng với các cấp tần suất (%)
Trạm I II II IV V VI VII VIII IX X XI XII
10
N
NE
NW
N
NE
NW
NE
SE
NE
SE
SE
NW
SE
NW
SE SE SE
NW
NE
NW
N
NE
NW
N
NE
NW
20 N SE SE SE N N
Nha
Trang
30 N
* Ghi chú: E (Đông), W (Tây), S (Nam), N (Bắc)
(Nguồn: Đài khí tượng thủy văn Nam Trung Bộ)
+ Tốc độ gió:
Khánh Hòa, tốc độ gió trung bình năm dao động trong khoảng từ 2,4 –
2,8m/s và chênh lệch tốc độ gió trung bình của tháng không vượt quá 0,7m/s. Nhìn
chung tốc độ gió trung bình của các tháng mùa đông lớn hơn nhiều so với các tháng
mùa hạ; từ tháng XI đến tháng II năm sau, tốc độ gió đạt từ 3,3 – 4,5m/s; các tháng
còn lại trong năm, tốc độ gió trung bình chỉ đạt 1,6 – 2,7m/s. [9, tr.23].
+ Gió đất - gió biển:
Ở Khánh Hòa, hướng gió thay đổi theo chu kỳ ngày và đêm: ban đêm hướng
gió từ đất liền ra biển (gió đất); ban ngày, hướng gió từ biển vào đất liền (gió biển).
Gió biển thổi vào đất liền xuất hiện lúc mặt trời mọc, mạnh dần lên và đạt cực đại
vào lúc qua trưa, sau đó yếu đi. Từ lúc mặt trời lặn, gió biển yếu hẳn và dần dần
được thay thế bằng gió đất. Gió đất duy trì suốt đêm cho tới lúc mặt trời mọc và
được thay thế bằng gió biển.
Gió đất – gió biển là yếu tố làm giảm bớt tính khắc nhiệt của thời tiết ở vùng
ven biển. Điều đó thể hiện rõ Khánh Hòa vào mùa hạ, độ ẩm ban ngày lớn làm dịu
bớt tình trạng nóng nực
- Chế độ nhiệt: nhiệt độ trung bình hàng năm ở Khánh Hòa vào khoảng
260C. Trong đó tại Nha Trang 26,10C. Biên độ dao động nhiệt năm ở Khánh Hòa
vào khoảng 4,70C – 4,80C. Nhiệt độ cao nhất vào các tháng 5, 6, 7 và tháng 8. Nhiệt
13
độ cao nhất tuyết đối năm là 390C. Nhiệt độ thấp nhất vào các tháng 12, 1 và 2.
Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối năm là 14,40C.
- Chế độ ẩm: độ ẩm tương đối trung bình năm ở Nha Trang: 80%. Tháng có
độ ẩm cao nhất là 9, 10, 11. Độ ẩm thấp nhất ở Nha Trang là 37%.
- Lượng mưa: Phân bố lượng mưa trong tỉnh không đều theo không gian và
thời gian. Thời gian lượng mưa tập trung và 3 tháng là IX, X XI, trong đó lượng
mưa lớn nhất vào tháng X. Theo không gian, lượng mưa năm có dao động khá lớn
từ 1139mm đến 2400mm. Lượng mưa trung bình tại Nha Trang 1285.
- Lượng nước bốc hơi: trung bình năm ở Nha Trang là 1424mm/năm.
Chế độ thời tiết Khánh Hòa khá đặc biệt do có tính biến động cao và phân
hóa mạnh liên quan đến vị trí địa lí và điều kiện địa hình phức tạp, ảnh hưởng lớn
đến hoạt động sản xuất và đời sống của nhân dân. Mùa khô thường hạn hán ở một
số vùng thiếu hoặc không có các công trình thủy lợi. Bên cạnh hạn hán là mưa lụt
với cường độ cao vào mùa mưa (tháng 10, 11), có ngày mưa đạt đến 400 –
500mm/ngày, gây lũ lụt.
- Lũ lụt: Thường xuất hiện vào mùa mưa lũ, đặc biệt vào tháng 11 hàng
năm. Sau lụt chất lượng môi trường giảm đi rõ rệt, ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và
phát triển của các sinh vật.
- Hạn hán: thường xảy ra vào thời kỳ nhiều nắng , mùa khô, nhiệt độ cao,
mực nước ngầm xuống thấp, dòng chảy mặt giảm đáng kể, kiệt nhất là vào tháng 4
và tháng 7 hàng năm.
- Dông: xuất hiện ở Khánh Hòa trong khoảng 40 – 50 ngày/năm vào các
tháng 5 và 9, có khả năng gây gió mạnh, mưa lớn và gây xói lỡ, bào mòn đất
14
Hình 1.2.: Giản đồ vũ nhiệt Gaussen – Walter có bổ sung của Thái Văn Trừng
Bảng 1.3: Bảng các yếu tố khí hậu Thành phố Nha Trang – Khánh Hoà
Tháng
Yếu tố
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Cả năm
P (mm)
34 13.6 37 28 82 55 37 51 188 330 361 167 1383.5
T(oC)
23,9 24,4 25,7 27,4 28,5 28,7 28,5 28,5 27,1 26,6 25,6 24,4 26,7
Độ ẩm
KK (%) 79 80 81 80 79 78 77 77 81 83 82 80 80
(Nguồn: Trạm khí tượng thuỷ văn Nha Trang – Khánh Hoà. Năm 2008)
* Thủy văn
- Sông suối:
15
Sông Cái Nha Trang (còn gọi là sông Thác Ngựa ở vùng Thượng Lưu) là con
sông lớn nhất tỉnh Khánh Hòa với diện tích lưu vực 2.000 km2. Sông có chiều dài
75 km, hệ só uốn khúc 1,4, hệ số hình dạng 0,3, độ dốc sông 3,7 ‰, mật độ lưới
sông 0,8 km/km2. Sông bắt nguồn từ đỉnh Chư Tgo cao 1.475 m, chảy theo hướng
Tây Bắc – Đông Nam, khi đến buôn Trai thì đổi sang hướng Tây – Đông là hướng
chảy chủ yếu suốt chặng đường còn lại.
Đoạn hạ lưu thuộc địa phận thành phố Nha Trang có chiều dài khoảng 10
km, chảy qua các xã Vĩnh Thái, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Ngọc, Phường Ngọc Hiệp, Vạn
Thắng, Vạn Thạnh, Vĩnh Thọ, Xương Huân, Vĩnh Phước và đổ ra biển.
+ Lưu lượng nước bình quân: Qo =55,70 m3/s.
+ Lưu lượng nước mùa kiệt: Qk = 7,32 m3/s.
Sông Cái Nha Trang là nguồn cung cấp nước chủ yếu đối với nông nghiệp,
lâm nghiệp, công nghiệp, du lịch, dịch vụ, nuôi trồng thủy sản và sinh hoạt của
thành phố Nha Trang [17, tr.8-9].
* Địa chất và thổ nhưỡng
- Địa chất:
Địa chất Khánh Hòa cơ bản thuộc các nhóm:
+ Nhóm đá Macma phân bố phần lớn ở phía Tây.
+ Nhóm đá phiến phân bố chủ yếu ở huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh.
+ Nhóm trầm tích địa tứ phân bố ở vùng ven sông, suối, sườn núi đến chân
núi với thành phần bở rời [17, tr.8].
- Thổ nhưỡng:
Theo kết quả điều tra, bổ sung bản đồ đất tỉnh Khánh Hòa (Viện quy hoạch
và thiết kế Nông nghiệp thực hiện năm 2005), thành phố Nha Trang có những nhóm
đất sau:
+ Nhóm bải cát, cồn cát và đất cát ven biển ©: diện tích 1.423 ha, chiếm
5,66% tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố, phân bố chủ yếu ở xã Vĩnh Lương,
Vĩnh Thái, Phường Phước Long, Phước Hải, Vĩnh Hoà.
16
Bảng 1.4: Bảng kết quả phân tích nhóm đất cát ở rừng phòng hộ Nam Hòn
Khô Thành phố Nha Trang – Khánh Hoà
Toång soá ( % )
dÔ tiªu (
mg/100g )
Đất
Địa
Điểm
TÇng
®Êt
pHH2O
pHKCl
OM%
N P2O5 K2O P2O5 K2O
T1 5,5 4,4 0,04 - 0,02 0,19 0,4 0,9
T2 5,6 4,6 0,05 - 0,02 0,19 0,3 0,9
C
Nam
Hòn
khô
T3 5,6 4,7 0,04 - 0,02 0,18 0,2 0,5
Cation trao ñoåi ( lñl/100g ) Al3+ H+ TP cô giôùi ñaát (%)
Ca Mg K Na CEC l®l/100g 2 - 0.02 0.02-0.002 < 0.002
0,02 0,09 0,05 4,37 1,32 0,03 0,10 93.00 5.17 1.83
0,02 0,14 0,07 4,65 1,37 0,05 0 94.00 4.90 1.10
0,01 0,11 0,05 4,71 0,93 0,03 0 86.00 6.52 7.48
+ Nhóm đất phèn: diện tích 578 ha, chiếm 2,29% tổng diện tích tự nhiên toàn
thành phố. Đất phèn tập trung chủ yếu ở các xã Vĩnh Thái và Vĩnh Hiệp.
+ Nhóm đất phù sa : diện tích 1.416 ha, chiếm 5,63% tổng diện tích tự nhiên
toàn thành phố, trong đó:
Đất phù sa không được bồi (P), chua có diện tích 190 ha
Bảng 1.5: Bảng kết quả phân tích nhóm đất phù sa không được bồi (P), chua ở
rừng phòng hộ Nam Hòn Khô Thành phố Nha Trang – Khánh Hoà
Toång soá ( % )
dÔ tiªu (
mg/100g )
Đất
Địa
Điểm
TÇng
®Êt
pHH2O
pHKCl
OM%
N P2O5 K2O P2O5 K2O
T1 5,7 4,0 1,09 0,09 0,02 0,48 1,20 3,40
T2 5,3 4,5 0,54 0,04 0,02 0,56 0,70 1,05
T3 5,7 4,7 0,37 0,03 0,03 0,56 1,10 2,40
P
Nam
Hòn
khô
T4
5,8 4,9 0,03 0,01 0,01 0,50 0,08 1,70
Cation trao ñoåi ( lñl/100g ) Al3+ H+ TP cô giôùi ñaát (%)
Ca Mg K Na CEC l®l/100g 2 – 0.02 0.02-0.002 < 0.002
2,27 0,46 0,07 0,43 10,15 0,38 1,61 66.00 26.00 8.00
1,88 0,61 0,03 0,28 6,34 0,05 4,00 62.00 24.00 14.00
3,79 0,64 0,05 0,24 7,76 0,03 3,00 58.00 24.00 18.00
1,90 0,30 0,04 0,12 4,10 0,05 1,70 62.00 8.00 30.00
17
Đất phù sa có tầng gley (Pg) có diện tích 943 ha.
Bảng 1.6: Bảng kết quả phân tích nhóm đất phù sa có tầng gley (Pg) ở rừng
phòng hộ Nam Hòn Khô Thành phố Nha Trang – Khánh Hoà
Toång soá ( % )
dÔ tiªu (
mg/100g )
Đất
Địa
Điểm
TÇng
®Êt
pHH2O
pHKCl
OM%
N P2O5 K2O P2O5 K2O
T1
5,8
4.3 0.34 0.033 0.086 0.16 5.2 12.4
Pg
Nam
Hòn
khô
T2
6,0
4.1 0.34 0.028 0.065 0.27 4.8 9.6
Cation trao ñoåi ( lñl/100g ) Al3+ H+ TP cô giôùi ñaát (%)
Ca Mg K Na CEC l®l/100g 2 – 0.02 0.02-0.002 < 0.002
1.60 0.20 0,03 0,31 3.31 0.28 0 91.26 6.67 2.07
1.60 0.50 0,05 0,28 4.35 0.72 0 78.50 7.71 13.79
Đất phù sa ngòi suối (Py) có diện tích 283 ha.
Đất phù sa phân bố chủ yếu ven sông Cái Nha Trang và các sông suối khác,
tập trung chủ yếu ở các xã Vĩnh Thạnh, Vĩnh Ngọc, Vĩnh Trung, Vĩnh Phương.
+ Nhóm đất xám bạc màu (Xb) có diện tích 1.518 ha, chiếm 6,04% tổng diện
tích tự nhiên toàn thành phố và phân bố chủ yếu ở xã Phước Đồng và ở chân Rừng
phòng hộ Nam Hòn Khô
Bảng 1.7: Bảng kết quả phân tích nhóm đất xám bạc màu (Xb) ở rừng phòng
hộ Nam Hòn Khô Thành phố Nha Trang – Khánh Hoà
Toång soá ( % )
dÔ tiªu (
mg/100g )
Đất
Địa
Điểm
TÇng
®Êt
pHH2O
pHKCl
OM%
N P2O5 K2O P2O5
K2O
T1 5,6 4.4 1.57 0.112 0.056 0.31 5.4 12.2
T2 6,2 4.5 0.11 0.011 0.021 0.34 4.2 4.4
Xám
Nam
hòn
khô T3 6,0 5.9 0.22 0.016 0.024 0.52 4.3 4.6
Cation trao ñoåi ( lñl/100g ) Al3+ H+ TP cô giôùi ñaát (%)
Ca Mg K Na CEC l®l/100g 2 – 0.02 0.02-0.002 < 0.002
3.20 1.60 0,05 0,24 6.79 0.36 1,44 74.77 15.23 10.00
3.00 2.60 0,04 0,12 7.70 0.32 2,21 64.76 12.51 22.73
5.00 3.00 0,05 4,37 10.36 0 2,12 65.73 15.23 19.04
18
+ Nhóm đất đỏ vàng có diện tích 16.936,43 ha, chiếm 67,35% tổng diện tích
tự nhiên toàn thành phố. Nhóm đất này phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi, đất có tầng
dày mỏng, độ dốc lớn, thảm thực vật chủ yếu là cây bụi xen cây gỗ rãi rác (Trong
đó có ở Rừng phòng hộ Nam Hòn Khô).
Đất đỏ vàng trên đá phiến sét (Fs)
Bảng 1.8: Bảng kết quả phân tích nhóm đất đỏ vàng trên đá phiến sét (Fs) ở
rừng phòng hộ Nam Hòn Khô Thành phố Nha Trang – Khánh Hoà
Toång soá ( % )
dÔ tiªu (
mg/100g )
Đất
Địa
Điểm
TÇng
®Êt
pHH2O
pHKCl
OM%
N P2O5 K2O P2O5
K2O
t1 5,2 4.1 0.71 0.061 0.019 0.31 5.4 12.2
t2 5,2 3.9 0.40 0.044 0.018 0.34 4.2 4.4
Fs
Nam
hòn
khô
t3 5,1 4.8 1.32 0.089 0.026 0.29 5.3 2.4
Cation trao ñoåi ( lñl/100g ) Al3+ H+ TP cô giôùi ñaát (%)
Ca Mg K Na CEC l®l/100g 2 – 0.02 0.02-0.002 < 0.002
1.16 0.28 0,09 0,47 7.88 0.28 9,50 73.20 10.00 16.80
1.26 0.90 0,07 0,14 4.09 1.12 2,12 40.20 15.60 44.20
1.44 3.60 0,08 0,14 4.69 0 2.24 77.20 5.80 17.00
Đất đỏ vàng trên đá Granit (Fa)
Bảng 1.9: Bảng kết quả phân tích nhóm đất đỏ vàng trên đá Granit (Fa) ở
rừng phòng hộ Nam Hòn Khô Thành phố Nha Trang – Khánh Hoà
Toång soá ( % )
dÔ tiªu (
mg/100g )
Đất
Địa
Điểm
TÇng
®Êt
pHH2O
pHKCl
OM%
N P2O5 K2O P2O5 K2O
T1
5,6
4.3 0.62 0.044 0.036 0.21 5.4 6.1
Fa
Nam
Hòn
khô
T2
5,6
4.4 0.56 0.033 0.047 0.29 5.3 2.4
Cation trao ñoåi ( lñl/100g ) Al3+ H+ TP cô giôùi ñaát (%)
Ca Mg K Na CEC L®l/100g 2 - 0.02 0.02-0.002 < 0.002
3.20 0.32 0,07 4,37 5.62 0.40 2,12 82.23 10.47 7.30
1.92 0.48 0,03 0,28 3.68 0.40 1,61 81.17 8.07 10.76
19
+ Nhóm đất thung lũng dốc tụ (D) có diện tích 84 ha, chiếm 0,33% tổng diện
tích tự nhiên toàn thành phố.
+ Đất xói mòn trơ sỏi đá (E) có diện tích 922,79 ha, chiếm 3,67% tổng diện
tích tự nhiên toàn thành phố.
+ Các loại đất khác có diện tích 591,58 ha [18, tr.9-10].
1.2.2. Nhân tố con người
* Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
- Dân số lao động:
Theo số liệu thống kê 2005, dân số trung bình toàn thành phố Nha Trang có
358.175 người, trong đó dân số thành thị có 277.982 người, chiếm 77,61% dân số
toàn thành phố.
Tốc độ tăng dân số giảm 1,2% (năm 2000) xuống còn 0,8% (năm 2005),
trong đó tăng tự nhiên có 0,4%.
Tổng số lao động trong độ tuổi có đến ngày 31/12/2005 là 186.251 người,
trong đó lao động nông nghiệp có khoảng 36.000 người
Dân số trên địa bàn phường Vĩnh Hòa là 11.706 người với mật độ 981
người/km2.
- Việc làm và thu nhập:
Tỷ lệ người thất nghiệp hàng năm liên tục giảm, hàng năm thành phố giải
quyết việc làm cho khoảng 7.800 lao động. Năm 2006 giải quyết việc làm mới cho
8.670 lao động, đồng thời tuyển mới và đào tạo ngành nghề cho 6.964 người.
Chương trình xóa đói giảm nghèo đã được thực hiện tốt, tổng số tiền cho các
hộ nghèo vay là 164 tỷ đồng, bình quân 33,2 tỷ đồng/năm.
GDP bình quân đầu người 2005 đạt 1.390 USD.
GDP bình quân đầu người 2006 đạt 1.552 USD [18, tr.18]
* Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
- Khu vực kinh tế nông – lâm nghiệp – thủy sản
Trong giai đoạn 2001 – 2006, thời tiết, khí hậu trên địa bàn thành phố có
nhiều biến động, tình trạng hạn hán kéo dài nên ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản
20
xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, một số vùng sản xuất lúa đã bị nhiễm mặn nên năng
suất rất thấp, thậm chí không thể sản xuất được. Năm 2005, 2006 là các năm ngành
chăn nuôi gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm H5N1 và dịch lở
mồm long móng ở bò và heo.
Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp trong giai đoạn 2001 – 2005 liên tục
tăng, ngoại trừ năm 2005 giá trị sản xuất nông nghiệp giảm mạnh do hạn hán và lũ
lụt
Chương trình khuyến nông, khuyến lâm được quan tâm, hàng năm ngân sách
thành phố hỗ trợ từ 25 – 71 triệu đồng, góp phần đáp ứng các muc tiêu của chương
trình khuyến nông, khuyến lâm. Đên nay, diện tích cải tạo vườn tạp thực hiện được
210 ha, bước đầu đã phát triển mô hình kinh tế vườn nhà, vườn rừng phực vụ du
lịch.
Toàn thành phố đã có 2.571 hộ được giao đất trồng rừng theo chương trình
PAM và chương trình 743 của tỉnh. Trong giai đoạn 2001 – 2005 đã trồng được
25,6 ha rừng tập trung, 47,40 ha rừng phân tán và chăm sóc 739,80 ha rừng. Năm
2006 toàn thành phố trồng được 31.000 cây phân tán các loại.
Đối với công tác khai thác, đánh bắt thủy sản, toàn thành phố có 2.105 tàu
thuyền đánh bắt bằng động cơ với tổng công suất 60.281 CV và 964 tàu thuyền
đánh bắt thủ công. Năm 2005 đã đánh bắt được 27.936 tấn thủy sản các loại, doanh
thu đạt 264,097 tỷ đồng.
Nuôi trồng thủy sản có xu hướng giảm dần diện tích do tốc độ đô thị hóa
diễn ra nhanh và môi trường bị ô nhiễm.
- Khu vực kinh tế công nghiệp
Giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn năm 2005 đạt
5.079.270 triệu đồng, tăng hơn 2.267.043 triệu đồng so với năm 2001, chiếm tỷ
trọng 37,52% trong cơ cấu kinh tế. Đến năm 2006, giá trị sản xuất công nghiệp đạt
5.717,6 tỷ đồng, tăng 12,58% so với năm 2005.
- Khu vực kinh tế dịch vụ - du lịch – thương mại.
21
Kinh tế dịch vụ - du lịch và thương mại phát triển khá nhanh. Nhiều điểm du
lịch mới đã được hình thành và hoạt động có hiệu quả, du lịch sinh thái bước đầu
được chú trọng khai thác. Tổng doanh thu du lịch đạt khoảng 678 tỷ đồng/năm
2006, tăng 38% so với năm 2005 [18, tr.15-18].
* Phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn
Nha Trang là đô thị loại II với dân số trung bình năm 2005 là 358.175 người,
trong đó dân số đô thị có 277.982 người, chiếm 77,61% dân số toàn thành phố. Tốc
độ tăng dân số giảm 1,2% (năm 2000) xuống còn 0,8% (năm 2005), trong đó tăng
tự nhiên có 0,4%.
Quy mô đất xây dựng đô thị theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2005 là
4.017,61 ha, bình quân 155,53 m2/người. Hiện trạng đất ở và công trình công cộng
khá phù hợp, tuy nhiên các loại chỉ tiêu về đất giao thong, công nghiệp – tiểu thủ
công nghiệp và đặc biệt là đất cây xanh thấp hơn nhiều so với quy chuẩn hiện hành
[18, tr.18-20].
* Tình hình giao thông
Hệ thống giao thông trên địa bàn thành phố tương đối thuận tiện và đa dạng,
trong giai đoạn 2001 – 2005 tỉnh Khánh Hòa đã đầu tư xây dựng và nâng cấp rất
nhiều tuyến đường quan trọng, góp phần thay đổi bộ mặt thành phố theo hướng văn
minh hiện đại. Các tuyến: Đại lộ Nguyễn Tất Thành, Phạm Văn Đồng nối quốc lộ
1A, con đường này đi ven qua rừng phòng hộ Nam Hòn Khô. Việc xây dựng con
đường này mở ra tiềm năng phát triển kinh tế, du lịch thương mại to lớn cho thành
phố, nhưng bên cạnh đó cũng đã chia cắt một phần của rừng phòng hộ nên đã tác
động mạnh mẽ tới hệ sinh thái của rừng phòng hộ [18, tr.18-20].
* Giáo dục – đào tạo
Thành phố đã đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu
học; có 23/27 xã, phường được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng
độ tuổi; 26/27 xã, phường được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ
sở. Hiện nay toàn thành phố có 9 trường đạt chuẩn quốc gia.
22
Hiện trạng sử dụng đất giáo dục – đào tạo toàn thành phố năm 2006 là 98,58
ha, chiếm 0,39% tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố.
Việc thực hiện xã hội hóa giáo dục tiếp tục được được đẩy mạnh, các loại
hình trường lớp được đa dạng hóa; phong trào toàn dân tham gia phát triển sự
nghiệp giáo dục ngày càng sâu rộng với nhiều việc làm thiết thực, như xây dựng
qũy khuyến học, huy động nhân lực, vật lực để xây dựng trường lớp, hình thành
mới các điểm trường tư thục [18, tr.24].
* Văn hóa
Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sồng văn hóa được phát huy sâu
rộng, có tác dụng thiết thực trong việc giáo dục lối sống tốt đẹp và đời sống văn hóa
lành mạnh trong xã hội; các giá trị đạo đức, văn hóa truyền thống được khôi phục;
nhiều thôn xóm xây dựng được hương ước, quy ước và xây dựng thôn, khóm không
có tệ nạn xã hội [18, tr.25].
* Thể dục thể thao
Phong trào thể dục thể thao tiếp tục phát triển mạnh cả bề rộng lẫn chiều sâu,
thu hút mọi tầng lớp nhân dân, từ thiếu niên nhi đồng đến người cao tuổi tham gia
rèn luyện sức khỏe. Số người tham gia tập luyện thể dục thể thao ngày càng tăng,
chiếm tỷ lệ 25% dân số toàn thành phố. Các giải thể thao từ xã phường đến thành
phố thường xuyên được tổ chức [18, tr.25].
* Y tế
Công tác chăm lo sức khỏe cho nhân dân có nhiều tiến bộ và đạt được những
kết quả nhất định. Dịch bệnh không xảy ra trong các năm qua, triển khai đồng bộ và
có hiệu quả chương trình tiêm chủng mở rộng các bệnh truyền nhiễm cho trẻ trong
độ tuổi, đạt tỷ lệ trên 95%; thực hiện tốt chương trình quốc gia phòng chống suy
dinh dưỡng trẻ em, tỷ lệ suy dinh dưỡng hàng năm ở trẻ em đều giảm từ 0,5% - 1%.
Các cơ sở y tế được tăng cường đầu tư xây dựng mới, nâng cấp và trang bị y dụng
cụ hiện đại phục vụ công tác khám chữa bệnh và vệ sinh phàng dịch [18, tr.25].
* Thương mại, du lịch, dịch vụ
23
Kinh tế dịch vụ - du lịch – thương mại phát triển khá nhanh. Qua việc đầu tư
tăng cường hệ thống cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị, khai thác thế mạnh của các
tuyến, điểm du lịch mới đã được mở rộng ở ngoại thành, du lịch sinh thái bước đầu
được khai thác. Khuyến khích các thành phần kinh tế mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực
du lịch và dịch vụ, đưa ngành du lịch – dịch vụ trở thành ngành kinh tế có tỷ trọng
tăng khá trong cơ cấu kinh tế, đạt 56% GDP. Tổng doanh thu du lịch năm 2006 đạt
678,55 tỷ đồng, tăng 38,1% so với năm 2005 [18, tr.26-27].
24
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp luận
Nghiên cứu đa dạng loài thực vật là một nội dung nhỏ trong công tác điều tra
ĐDSH (định nghĩa về ĐDSH của WWF, (1998) đã nêu lên 3 mức độ đa dạng là đa
dạng di truyền, đa dạng loài và đa dạng hê sinh thái); còn được gọi là điều tra khu
hệ thực vật, là các hoạt động khảo sát thực địa nhằm cung cấp những thông tin về số
lượng loài hiện có và sự phân bố của chúng trong các dạng sinh cảnh nếu có thể.
Kết quả của việc nghiên cứu này sẽ cung cấp một bảng danh mục các loài có mặt
trong khu vực theo hệ thống phân loại, làm cơ sở cho việc nghiên cứu bảo vệ tính
ổn định của các quần thể và hệ sinh thái.
Nghiên cứu ĐDSH ở rừng phòng hộ ven biển được dựa trên cơ sở xác định
sự phân bố của các loài theo độ dốc của núi từ chân núi, sườn và đỉnh núi.
Nghiên cứu đa dạng loài thực vật có thể được thực hiện ở hầu hết các quốc
gia, lãnh thổ có thể được thực hiện bởi bất kì ai yêu quý thiên nhiên. Sự ĐDSH
được hiểu phổ biến nhất và dễ nghiên cứu nhất ở mức độ đơn giản là sự giàu có của
loài. Sự đa dạng của loài được đánh giá thông qua sự điều tra, định tên và thống kê
số lượng cá thể và thành phần các loài trong một lãnh thổ để từ đó có những hướng
quản lý, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng.
25
Sơ đồ nghiên cứu
2.2. Phương pháp nhiên cứu cụ thể
2.2.1. Tổng hợp tư liệu và tài liệu đã có
Tổng hợp tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, các ngành nghề của
người dân ở khu vực rừng phòng hộ Nam Hòn Khô – Thành phố Nha Trang.
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp
Điều kiện tự nhiên
kinh tế - xã hội
Hệ thực vật
Tổng hợp tài liệu
Lập tuyến điều tra
khảo sát thực tế
Lấy mẫu Phỏng vấn điều
tra theo tuyến
Phân tích xử lý
phiếu điều tra
Đánh giá số
liệu điều tra
Hiện trạng tài
nguyên sinh vật
Phân tích mẫu
Đánh giá số liệu
phân tích mẫu
Dự báo mức độ
suy thoái tài
nguyên sinh vật
26
Trên cơ sở phiếu điều tra, chúng tôi tìm cách tiếp cận và phỏng vấn lãnh đạo
chính quyền địa phương quản lý khu rừng, những người được khoán giữ rừng,
người dân địa phương sống gần rừng phòng hộ về thành phần loài, mức độ phong
phú, phân bố thực tại của chúng nhằm khai thác triệt để về tình trạng các loài sinh
vật đã và đang hiển diện trong rừng nghiên cứu.
2.2.3. Khảo sát, thu thập số liệu ở thực địa
Có nhiều phương pháp điều tra thảm thực vật và thực vật, trong phạm vi
nghiên cứu của luận văn này chúng tôi đã áp dụng phương pháp điều tra theo tuyến
và ô tiêu chuẩn điển hình, dựa trên phương pháp nghiên cứu thảm thực vật ở rừng
ẩm nhiệt đới Brazin của Cain S. và Castro (1990) được GS. Thái Văn Trừng cải tiến
(1998) trong “Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam” [16, tr.52-71], đồng
thời có áp dụng một số phương pháp khác trong các tài liệu [8], [20, tr.41-75,
tr.315-331].
Việc thu thập mẫu để xác định tên taxon và xây dựng bảng danh lục thực vật
được tiến hành qua nhiều đợt khảo sát thực địa, vào các mùa trong năm (mùa mưa
và mùa khô) và tùy thuộc thời điểm đơm bông kết trái của các loài thực vật khác
nhau.
Tiến hành khảo sát sơ bộ để xác định các khu vực, các tuyến, địa điểm trên
bản đồ thực địa (bản đồ hiện trạng hoặc bản đồ hành chính).
Trong các chuyến thực địa chính, tiến hành khảo sát theo khu vực tuyến, địa
điểm trên bản đồ thực địa.
Phương pháp điều tra theo tuyến
Thảm thực vật rừng phòng hộ ven biển Nam Hòn Khô, thành phố Nha
Trang, tỉnh Khánh Hòa được chúng tôi chia thành 3 khu vực khảo sát: khu vực ở
chân, khu vực ở sườn và khu vực ở gần đỉnh. Các tuyến điều tra thu thập được thiết
lập theo đường vị trí chân, sườn và gần đỉnh (được xem như là tuyến chính), các
tuyến phụ được mở về hai bên (mỗi bên 10 – 20m) và đi qua các quần xã khác
nhau. Trên mỗi tuyến, tiến hành ghi chép đặc điểm các kiểu sinh cảnh, điều tra các
27
loài thực vật bậc cao có mạch và các tác động tự nhiên hay do con người lên quần
xã thực vật. Mỗi loài thu 4 – 5 tiêu bản.
Phương pháp điều tra theo ô tiêu chuẩn
Các ô tiêu chuẩn được định vị và xây dựng dọc theo các tuyến điều tra, được
chọn một cách ngẫu nhiên nhằm đảm bảo đại diện cho hầu hết các khu vực khác
nhau, đại diện cho tính chất của thảm thực vật trong phạm vi nghiên cứu.
- Kích thước ô tiêu chuẩn
Kích thước ô phụ thuộc vào các kiểu thảm thực vật, các sinh cảnh. Trong
vùng nghiên cứu. Trong vùng nghiên cứu của đề tài này, thành phần loài cây khá
đơn giản, chủ yếu là truông gai, trảng cỏ, cây gỗ ít nên chúng tôi chọn ô nhỏ 10m x
10m. Dùng la bàn để xác định các hướng (Đông Tây, Nam, Bắc), nơi được chọn
làm ô tiêu chuẩn, dùng thức dây 50m để thiết lập các ô (10m x 10m = 100m2).
- Cách đo đếm, ghi chép thảm thực vật trong ô:
Dùng phiếu điều tra để ghi chép thảm thực vật trong ô
+ Phần đầu phiếu ghi các thông tin cơ bản của ô như vị trí, số thứ tự ô, tọa
độ, kiểu thảm thực vật, ngày điều tra, người điều tra…
+ Đo đếm và định loại cây gỗ, cây bụi: Cần ghi tên của tất cả các loài cây gỗ
và cây bụi trong ô, cây nào chưa biết tên phải lấy tiêu bản và đánh dấu vào phiếu để
định loại. Tiến hành đo đếm mật độ (số cây/ô), đường kính thân cách mặt đất 1,3m
(D1,3m), chiều cao dưới cành (Hdc), chiều cao vút ngọn (Hvn), đường kính tán cây
(Dtán) của tất cả các cây gỗ có D1,3m >=10cm, vị trí ngang dọc của cây trong ô tiêu
chuẩn.
+ Đo ở vị trí D1,3m, trừ trường hợp cây có bạnh vè thì đo đường kính tại vị trí
kết thúc bạnh vè trên thân cây.
+ Đối với các cây bị phân cành dưới 1,3m xem như là 2 cây riêng biệt.
- Biểu đồ trắc diện quần thể
Phương pháp mô tả cấu trúc ngoại mạo và thành phần loài cây bằng biểu đồ
phẫu diện được Richards P.W và Davis T.A.W đề ra từ năm 1933 – 1934 trong khi
28
nghiên cứu thảm thực vật vùng nhiệt đới ở Moraballi của Guyana thuộc Anh [15,
tr.52].
Phẫu đồ rừng là bản vẽ mô tả mặt cắt ngang và mặt cắt dọc. Phẫu đồ rừng
cho ta thấy kết cấu tầng rừng (phẫu đồ ngang), hình dạng tán của từng loài và độ tàn
che của rừng (phẫu đồ đứng).
+ Phẫu đồ rừng được vẽ trên giấy kẻ ly, công việc được tiến hành cùng với
đo, đếm cây, theo nguyên tắc vẽ từng cây một.
+ Phẫu đồ đứng (mặt cắt dọc): chọn một lát cắt có chiều dài (thường là cạnh
của ô tiêu chuẩn), và chiều sâu 5m, (10m x 5m). Cây gần vẽ trước, cây xa vẽ sau,
nên khi thể hiện trên giấy kẻ ly, những cây đứng phía trước có nét liền, những cây
phía sau có nét đứt đoạn.
+ Phẫu đồ ngang (mặt cắt ngang): được chiếu từ tán cây xuống, vẽ trên toàn
bộ diện tích ô tiêu chuẩn. Do đó, cây cao nhất sẽ là nét liền và những cây dưới tán
sẽ là nét rời.
+ Vẽ phẫu đồ đứng cho một cây được tiến hành như sau: Xác định vị trí
ngọn cây. Đo tán cây về hai hướng Nam Bắc và Đông Tây để xác định vị trí của tán
cây trên mặt phẳng. Quan sát kỹ hình dạng thân cây, cành cây và tán cây để vẽ
chúng trên giấy kẻ ly sao cho hình vẽ giống với thực tế.
+ Vẽ phẫu đồ ngang cho một cây: xác định tọa độ gốc cây bằng cách đo
khoảng cách giữa gốc cây với hai cạnh của dãy (cạnh của ô tiêu chuẩn) để thể hiện
gốc cây trên mặt phẳng ngang. Quan sát hình dạng và kích thước của tán cây theo
mặt phẳng ngang để vẽ trên giấy kẻ ly [20, tr.50-51].
Cần ghi tên các loài cây hiện diện trên hình vẽ của chúng (nếu tên cây được
viết tắt thì phải có chú thích) hoặc số thứ tự của cây đó trong bảng.
Đối với cây có thực vật phụ sinh hoặc dây leo ta vẽ ngay trên cây đó.
2.2.4. Xác định và kiểm tra tên khoa học
Việc xác định tên khoa học có thể tiến hành ngoài thực địa hay trong phòng
tiêu bản.
29
- Ngoài thực địa: Việc xác định tên cây ngoài thực địa có lợi thế là sử dụng
tiêu bản còn tươi, các bộ phận cây chưa thay đổi về hình dạng và màu sắc, nhưng
khó khăn là thiếu tài liệu để tra cứu.
- Trong phòng tiêu bản: Những loài mà chưa xác định chính xác tên khoa
học thì cần được ghi chép, mô tả thật chi tiết các đặc điểm của loài nhất là đặc điểm
của bông, trái để việc giám định tại phòng tiêu bản thuận lợi hơn. Giám định tên
khoa học trên cơ sở lá, hoa và ảnh chụp kết hợp với tài liệu mô tả, đối chiếu với tài
liệu bộ “Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ là chính.
Trường hợp khó giám định được tên khoa học, mang mẫu về phòng tiêu bản
thực vật – Viện Sinh học nhiệt đới, 85 Trần Quốc Toản, Q3, TP. HCM để đối chiếu
vơi bộ mẫu lưu trữ tại đây.
2.2.5. Lập danh lục thực vật
Danh lục thực vật là một bảng thống kê toàn bộ các loài thực vật đã gặp hoặc
thu được tiêu bản trong khu vực nghiên cứu.
Danh lục thực vật được sắp xếp theo các ngành thực vật từ thấp tới cao. Vị
trí của các họ dựa theo hệ thống Takhtajan 1973 trong quyển “Cẩm nang tra cứu và
nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam” (Nguyễn Tiến Bân, 1997), trong các
họ xếp các chi và loài theo vần abc (theo tên khoa học).
Đối với tên Việt Nam, có thể có nhiều tên, chọn tên thường gọi nhất để đầu
tiên, đến tên sau, tên dân gian.
2.2.6. Thu mẫu và bảo quản tiêu bản thực vật
- Thu thập mẫu
Mẫu vật đạt tiêu chuẩn là thu hái mẫu đầy đủ các bộ phận lá, hoa, quả….
Trong trường hợp lá trong cụm hoa, quả to thì thu riêng các bộ phận khác nhau.
Giữ mẫu đem về ép: Mẫu thu được xếp ngay ngắn, ép trong cặp mẫu hoặc
cho vào túi ni long.
- Ép và làm khô mẫu vật
Mẫu thu hái về cần vuốt thẳng, giữ đúng hình dạng tự nhiên, đặt giữa hai tờ
giấy báo (khổ lớn gấp đôi). Trường hợp mẫu dài và rộng hơn khổ báo, ta có thể bẻ
30
gấp khúc lại một hai điểm nhưng các lá, cành không được chồng lên nhau. Xếp mẫu
vào tờ báo sao cho thấy được cả hai mặt lá, cuống lá và chóp lá, sau đó xếp lên mẫu
4 – 5 tờ báo khác để tạo độ cách giữa các mẫu và có khả năng hút ẩm, đồng thời
tránh các cành của mẫu vật không in vết lên mẫu vật khác. Xếp tiêu bản lên một cặp
gỗ với số lượng mẫu vừa đủ (dày khoảng 15 – 20cm), dùng dây cột chặt cặp gỗ lại.
Sau khi ép xong mang ra phơi nắng và thường xuyên thay giấy đệm để mẫu
mau khô và ít bị rụng lá. Trường hợp không có nắng, phải sấy khô bằng bếp lửa, lò
sấy hoặc tủ sấy. Nhiệt độ để sấy khô tiêu bản tốt nhất là 40 – 50oC và phải thay giấy
nhiều lần trong ngày. Đối với các chùm quả mọng cần phải đeo số hiệu mẫu và
không ép trong cặp gỗ mà để sấy ở ngoài cho chóng khô.
Để giữ được màu khi sấy khô, trước khi ép nên nhúng nhanh vào nước sôi.
Đối với các loài cây có nhựa mủ cũng cần nhúng mẫu vào nước sôi trước khi đem
ép để tránh hiện tương rụng lá. Có thể dùng hóa chất để giữ màu, bằng cách ngâm
mẫu vào dung dịch CuSO4 5% trong 1 ngày đêm hoặc trong dung dịch gồm 200ml
nước nóng đã hòa tan 30gr phèn chua, 5gr tiêu diêm, sau đó vớt ra, để ráo nước rồi
ép và sấy khô
- Xử lý mẫu đã sấy khô
Sau khi đã sấy khô, để ngăn chặn côn trùng và nấm phá hoại, mẫu phải được
ngâm tẩm các chất độc. Dung dịch thường được sử dụng là clorua thủy ngân
(HgCl2), được pha chế bằng cách lấy 1 lít cồn 90o pha với ½ lít nước và 30gr HgCl2,
khuấy đều. Ngâm mẫu trong thời gian 4 – 5 phút, vớt ra, đặt giữa hai tờ báo cho ráo,
ép, và sấy lại [20, tr.70].
- Khâu kết mẫu
Sau khi mẫu đã được xử lý hóa chất và sấy khô lại có thể đem khâu kết để cố
định mẫu. Giấy dung khâu kết là loại bìa troki cứng, bền, màu trắng. Khổ giấy quy
định khâu tiêu bản là (28 x 42)cm hoặc (30 x 42)cm. Góc dưới bên trái của tiêu bản,
dán Êtyket có kích thước (7 x 10)cm, ghi các nội dung: tên phòng tiêu bản (tên cơ
quan, tên trường….), số hiệu, tên Việt Nam, tên khoa học, họ, môi trường sống,
người và ngày thu mẫu, người giám định.
31
2.2.7. Cách lấy mẫu đất về phân tích
Đối với loại rừng phòng hộ có độ cao từ 00 – 3500 so với mặt nước biển thì
lấy mẫu đất ở vị trí sâu 5 cm đến 20 cm. Mỗi ô tiêu chuẩn lấy 3 vị trí rồi trộn theo vị
trí sâu với nhau đem về phòng thí nghiệm để phân tích. Mẫu đất được gởi phân tích
tại phòng phân tích thuộc phân viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp Miền Trung
Hoàng Hoa Thám, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
2.2.8. Phương pháp xử lí, phân tích số liệu
- Sử dụng phần mềm Primer 5 (Clarke & Warwick, 1994) để xác định các
biểu đồ Bray – Curtis (Cluster) và MDS, xác định các chỉ số sinh học S, N, d, J’,…
giữa các quần xã. Các chỉ số ĐDSH được tính toán theo công thức sau: (trích dẫn
bởi Viên Ngọc Nam, 205).
+ Chỉ số phong phú loài Margalef được sử dụng để xác định tính đa dạng hay
độ phong phú về loài. Côn thức như sau:
S - 1
d = ⎯⎯
ln N
Trong đó: d là chỉ số phong phú loài Margalef; S tổng số loài trong mẫu; N
tổng số lượng cá thể trong mẫu.
+ Chỉ số đồng dều (J’) của quần xã được tính bằng công thức Pielou:
H’
J’= ⎯⎯
Ln S
Trong đó: H’ là chỉ số Shannon – Weiner; S là tổng số loài trong mẫu; J’
biến thiên từ 0 đến 1 (J’ = 1 khi tất cả các loài có số lượng cá thể bằng nhau).
+ Chỉ số Shannon – Weiner được sử dụng phổ biến để tính sự đa dạng loài
trong một quần xã theo dạng:
s
H’ = - ∑ ni ln ni
i=1N N
Trong đó: s = số lượng loài; pi = ni/N (tỷ lệ cá thể của loài i so với số lượng
cá thể toàn bộ mẫu; N = tổng cá thể trong toàn bộ mẫu; ni = số lượng cá thể loài i.
+ Trên cơ sở lí thuyết xác suất, Simpson (1949) đã đề xướng chỉ số để tính
độ tập trung (concentration) hay tính ưu thế (dominance) của quần xã.
32
Trong đó: C = Chỉ số của loài ưu thế; ni = Số lượng cá thể hoặc sinh vật
lượng của loài i (lượng giá trị loài).N = Tổng số lượng hay sinh vật lượng của các
loài trong quần xã (tổng lượng giá trị của các loài).
Sau đó công thức này đã được biến đổi để tính sự đa dạng của quần xã như
sau:
Trong đó: 1- D = Chỉ số đa dạng Simpson
pi = Tỉ lệ loài i trên tổng số các cá thể (pi = ni/N)
S = Tổng số loài
1- D : biến thiên từ 0 đến S
- Sử dụng Excel để tính toán các giá trị trung bình cho các chỉ số trên.
33
Chương 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thành phần loài thực vật của rừng phòng hộ ven biển Nam Hòn Khô – Tp.
Nha Trang – Tỉnh Khánh Hòa
3.1.1. Nhân tố bản địa
Theo tài liệu của Võ Văn Chi – Trần Hợp xuất bản năm 1999 trong cuốn
sách “Cây cỏ có ích ở Việt Nam” (2 tập) và Phạm Hoàng Hộ xuất bản năm 2000
trong cuốn “Cây cỏ Việt Nam” (3 tập), kết hợp kết quả nghiên cứu khảo sát của
chúng tôi thì ở rừng phòng hộ Nam Hòn Khô có 203 loài, 165 chi và 58 họ thuộc 36
bộ. Trong đó nhân tố bản địa có 130 loài, 109 chi, 44 họ thuộc 30 bộ.
Bảng 3.1. Môt số loài thực vật bản địa phân bố ở rừng phòng hộ Nam Hòn
Khô – Thành phố Nha Trang – Tỉnh Khánh Hoà
Stt Tên Việt Nam Tên Khoa học Dạng sống
Công
dụng
1. BỘ THÔNG ĐẤT LYCOPODIALES
1. Họ Thông đất Lycopodiaceae
1 Thông đất Lycopodiella cernua (L.) Pic. Serm. T C,Th
2. BỘ NA ANNONALES
2. Họ Na Annonaceae
2 A chua Alphonsea gaudichaudiana (Baill.)
Finet et Gagnep. Var latifolia Ban
Gn Hr
3 Giẻ Desmos chinensis Lour. Gn Th
4 Dất mèo Dasymaschalon macrocalyx Finet et
Gagnep.
Bl Th
5 Dũ giẻ trâu Anomianthus dulcis (Dun.) Sincl Dl Th
6 Giác đế Goniothalamus gabriacianus (Baill.)
Ast
B Th
7 Chùm rụm Polyalthia intermedia (Pierre) Ban Th Th
3. BỘ LONG NÃO LAURALES
3. Họ Long não Lauraceae Dl,Ps Th
8 Tơ xanh Cassytha filiformis L.
4. BỘ CẨM CHƯỚNG CARYOPHYLLALES
4. Họ Hoa giấy Nyctaginaceae
9 Bông giấy Bougainvillea brasiliensis Rauesch. L C
5. Họ Rau dền Amaranthaceae
34
10 Cỏ xước Achyranthes aspera L. T Tp,Th
11 Nở ngày đất Gomphrena celosioides Mart. T Th,Pđ
12 Mào gà dại Celosia argentea L. T Tp,Th
6. Họ Rau muối Chenopodiaceae
13 Rau sam biển Arthrocnemum indicum (Willd.) Moq. Th Th,Tp
5. BỘ PHI LAO CASUARINALES
7. Họ Phi lao Casuarinaceae
14 Phi lao Casuarina equisetifolia J.R. et G.
Forst.
Gl Vl,Th
6. BỘ CHÈ THEALES
8. Họ Măng cụt Clusiaceae
15 Bứa núi Garcinia oliveri Pierre Gl Tp,Th
7. BỘ LỘC VỪNG LECYTHIDALES
9. Họ Lộc vừng Lecythidaceae
16 Bàng bí Barringtonia pauciflora Gl Tp
8. BỘ ĐỖ QUYÊN ERICALES
10. Họ Đỗ quyên Ericaceae
17 Cà di gân đỏ Lyonia rubrovenia (Merr.) Chun [L.
Ovalifolia (Wall.) Drude var.
Rubrovenia (Merr.) judd.]
Gn C
18 Việt quất lá bắc bền Vaccinium bracteatum Thunb. B Th
9. BỘ THỊ EBENALES
11. Họ Thị Ebenaceae
19 Thị ba ngòi Diospyros bangoiensis Lecomte Gtb Vl
20 Thị lọ nồi Diospyros apiculata Hiern Gn Vl
10. BỘ HOA TÍM VIOLALES
12. Họ Bồ Quân Flacourtiaceae
21 Nuốt gạt nai Casearia tardieuea Lescot et Sleum. G Xd
22 Bồ quân Ấn Flacourtia indica (Burm.f.) Merr. Gl Th,X
d
23 Bồ quân núi Flacourtia montana Grah. Gn Th,Nt
24 Bồ quân lá to Flacourtia rukam Zoll. et Moritzi Gl Th,Tp
25 Hải châu Scolopia buxifolia Gagnep. Gn C,Th,
Hr
26 Bôm gai Scolopia spinosa (Roxb.) Warb. Gn Xd,T
p
11. BỘ BẦU BÍ CUCURBITALES
13. Họ Bầu bí Cucurbitaceae
27 Bầu Lagenaria siceraria (Molina) Standl. Dl Tp,Th
28 Bí đỏ Cucurbita maxima Duch. Ex Lam. Th Tp,Th
29 Mướp đắng Momordica charantia L. Dl Tp,Th
12. BỘ MÀN MÀN CAPPARALES
35
14. Họ Màn màn Capparaceae
30 Cáp gai Capparis annamemsis (Bak.f.) Jac. Bn
31 Bùng chè
(Cáp gai nhỏ)
Capparis micracantha DC. Gn Th
32 Cáp vàng Capparis flavicans Kurz Gl Tp,Th
33 Cáp hàng rào Capparis sepiaria L. Gn Th
34 Dây quần quân Capparis thorelii Gagnep. var.
pranensis Pierre ex Gagnep.
B
35 Cáp gai đen Capparis zeylanica L. Gn Th
36 Màn màn Cleome gynandra L. Th Tp,Th
37 Chan chan Niebuhria siamensis Kurz Gn Th
13. BỘ BÔNG MALVALES
15. Họ Đay Tiliaceae
38 Cò ke á Grewia asiatica L. T Th
39 Ké đay Triumfetta grandidens Hance T Th
16. Họ Bông Malvaceae
40 Cối xay Abutilon indicum (L.) Sweet Bn Th
41 Ké lá nhỏ Sida acuta Burm. F. Th Th
14. BỘ GAI URTICALES
17. Họ Du Ulmaceae
42 Trần mai Trema orientalis (L.) Bl. Bn Th
18. Họ Dâu tằm Moraceae
43 Ô rô gai Streblus ilicifolia (Kurz) Corn. Gn
15. BỘ THẦU DẦU EUPHORBIALES
19. Họ Thầu dầu Euphorbiaceae
44 Bù ngót Phyllanthus elegans Wall. Ex Muell.-
Arg.
Gn Tp
45 Chùm ruột Phyllanthus acidus (L.) Skeels Gn Tp,Th
46 Thàu táu hạt tròn Aporosa sphaerosperma Gagnep. Gn Th
47 Chòi mòi tía Antidesma bunius (L.) Spreng. Gn Th
48 Tai Tượng Ấn Acalypha indica L. Th Th
49 Chè hàng rào Acalypha siamensis Oliv. Ex Gage Gn Hr,Th
50 Thầu dầu Ricinus communis L. Th Td,Th
51 Rù rì Homonoia riparia Lour. B Th
52 Bồ cu vẽ Breynia fruticosa (L.) Hook.f. Bn Th
53 Cù đèn Croton laevigatus Vahl Gn Vl,Th
54 Chó đẻ Phyllanthus amarus Schum et thonn. T
55 Phèn trắng Securinega virosa (Willd.) Pax et
Hoffm.
Bn Th
16. BỘ CỎ TAI HỔ SAXIFRAGALES
20. Họ Thuốc bỏng Crassulaceae
56 Thuốc bỏng Kalanchoe pinnata (Lam.) Pers. Db Th,C
36
17. BỘ SIM MYRTALES
21. Họ Sim Myrtacea
57 Sim Rhodomyrtus tomentosa Wight. B Tda
58 Ổi Psidium guajava L. G Q
59 Bạch đàn trắng Eucalyptus teretricornis. G Xd
22. Họ Bàng Combretaceae
60 Trâm bầu Combretum deciduum Coll. Et
Hemsley.
Gn Pđ,Th
61 Bàng Terminalia catappa L. Gl Vl,Th
23. Họ Tử vi Lythraceae
62 Bằng lăng ổi Lagerstroemia calyculata Kurz G Xd,Th
18. BỘ ĐẬU FABALES
24. Họ Đậu Fabaceae
63 Cườm thảo mềm Abrus mollis Hance Dl Th
64 Keo thơm Acacia farnesiana (L.) Willd. B C,Th,
Td
65 Keo giậu Leucaena leucocephala (Lam.) de Wit Gn Hr,Th
66 Đậu tràm Indigofera spicata Forssk. var. spicata Gn
67 Me keo Pithecellobium dulce (Roxb.) Benth. G Th,C
68 Đậu biếc Clitoria ternatea L. Tl C,Tp
69 Móc mèo Caesalpinia pubescens (Desf.) Hatting Lg Hr,Th
70 Mắc cở Mimosa pudica L. T Th,Pđ
71 Mắc cở lá lông chim Mimosa invisa Martius ex Colla. Bl Th,Pđ
72 Lục lạc Crotalaria pallida Aiton (C.
Mucronata Desv., C. striata DC.)
T Th,Tp
73 Trinh nữ cao Mimosa diphotricha C. Wright ex
Sauvalle
T Th,Pđ
19. BỘ DÂY KHẾ CONNARALES
25. Họ Dây khế Connaraceae
74 Lốp bốp Nam Connarus cochinchinensis (Baill.)
Pierre
Dl Th
75 Độc chó Rourea minor (Gaertn.) Leenh. Subsp.
Minor
Dl Dc,Th
20. BỘ BÒ HÒN SAPINDALES
26. Họ Bồ hòn Sapindaceae
76 Chành rành Dodonea viscosa Jacq.
21. BỘ CAM RUTALES
27. Họ Cam Rutaceae
77 Hồng bì dại Clausena excavata Burm.f. B
28. Họ Thanh thất Simaroubaceae
78 Hải sơn Harrisonia perforata (Bl.) Merr. Gn
79 Thanh thất Ailanthus triphysa (Dennst.) Alst. Gn
37
29. Họ Đào lộn hột Anacardiaceae
80 Đào lộn hột Anacardium occidentale L. Gl Vl,Tp
81 Xoài rừng Mangifera minutifolia Evrard. Gl Tp,Vl
82 Xoài Mangifera indica L. Gl Tp,Th
83 Cóc chuột Lannea coromandelica (Houtt.) Merr. Gl Th,Nl
84 Chang chang Microstemon poilanei Evrard et Tard. Gn Xd
85 Sưng nam Semecarpus annamensis Tardieu Gn Xd
86 Mô ca Buchanania reticulata Hance Gn Tp,h
22. BỘ ĐAN HƯƠNG SANTALALES
30. Họ Tầm gửi Loranthaceae
87 Chùm gửi trụ Helixanthera cylindrica (Jack) Dans. Ks Th
88 Cây chùm gửi Macrosolen tricolor (Lecomte) Dans. Ks Th
23. BỘ NHO VITALES
31. Họ Gối hạc Leeaceae
89 Gối hạc bằng Leea aequata L. B Th
24. BỘ LONG ĐỞM GENTIANALES
32. Họ Mã tiền Loganiaceae
90 Mã tiền Strychnos nux-vomica L. Gc Th
91 Đậu gió Strychnos ignatii Berg. Dl Th
33. Họ Cà phê Rubiaceae
92 Trang trắng Pavetta indica L. G
34. Họ Long đởm Gentianaceae
93 Cỏ bươm bướm Canscora decussata (Roxb.) Roem. et
Schult.
Th Th
94 Trai tai Fagraea auriculata Jack Ps C
35. Họ Trúc đào Apocypaceae
95 Trang tây Kopsia harmandiana Pierre ex Pit. B Th, C
36. Họ Thiên lí Asclepiadaceae
96 Bông bông Calotropis gigantea (Willd.) Dryand
ex Ait. f.
Gn C,Th
97 Cẩm cù nhiều hoa (Thiên
lý hoa sao)
Centrostemma multiflorum (Blume)
Decne.
Dl C,Th
98 Dây càng cua Cryptolepis buchanani Roem. Et
Schult.
Dl Th
99 Rau mỏ Gymnema tingens (Roxb.) Spreng. Dl Tp,Th
100 Dây không lá Sarcostemma acidum (Roxb.) Voigt Th Tp,Th
101 Hà thủ ô trắng Streptocaulon juventas (Lour.) Merr Dl Th
25. BỘ KHOAI LANG CONVOLVULALES
37. Họ Khoai lang Convolvulaceae
102 Bìm bìm mờ Ipomoea obscura (L). Ker-Gawl. Dl Th
103 Bìm tím Ipomoea congesta R. Br. Dl C
104 Bìm bìm màu thịt Ipomoea carnea Jacq. Dl C
38
105 Rau muống biển Ipomoea pescaprae (L.) Sw. Thb Th
106 Thổ đinh quế Evolvulus alcinoides (L.) L. Th Th
107 Bạch thau hoa đầu Argyreia capitata (Vahl) Choisy Dl Th
26. BỘ VÒI VOI BORAGINALES
38. Họ Cườm rụng Ehretiaceae
108 Cườm rụng Carmona microphylla (Lam.) Don Bn C
27. BỘ HOA MÕM SÓI SCROPHULARIALES
39. Họ Núc nác Bignoniaceae
109 Quao vàng Stereospermum cylindricum Pierre ex
Dop
G Vd,T
h
110 Đinh vàng Fernandoa collignonii (Dop) Steenis Gl Vl
40. Họ Ô rô Acanthaceae
111 Thường sơn tía Phlogacanthus turgidus Lindau Bn Th
112 Biến hoa sông Hằng Asystasia gangetica (L.) T. Anders. Th C,Th
28. BỘ HOA MÔI LAMIALES
41. Họ Cỏ roi ngựa Verbenaceae
113 Thơm ổi Lantana camara L. T Th
113 Bình linh 5 cánh Vitex canescens Kurz Th
114 Bình linh cánh Vitex pinnata L. Bn Th
115 Lõi thọ á Gmelina asiatica L. Bn
42. Họ Hoa môi Lamiaceae
116 Nhân trần dại Acrocephalus indicus (Burm. f.)
Kuntze
Th Th
117 Thiến thảo Basilicum polystachyon (L.) Moench Th Th
118 Mè đất nhám (Húng cay
đất)
Leucas aspera (Willd.) Link Th Th
119 Kinh giới rừng Elsholtzia blanda (Benth.) Benth Th Th
120 Hương nhu trắng Ocimum gratissimum L. Th Th
121 Hương nhu tía (É rừng) Ocimum tenuiflorum L. Th Th
29. BỘ CÚC ASTERALES
43. Họ Cúc Asteraceae
122 Cúc Dại Calotis anamitica (Kuntze) Merr. Th Th
123 Cỏ lào Chromolaena odorata (L.) R. King et
H.Rob.
Th Th,Pb
124 Cỏ nhọ nồi Eclipta alba (L.) Hassk. Th Th
125 Cúc chỉ thiên Elephantopus scaber L. Th Th
126 Sa sâm nam Launaea sarmentosa (Willd.) Sch. –
Bip. Ex Kuntze
T Th
127 Ké đầu ngựa Xanthium inaequilaterum DC. T Th
30. BỘ LÚA POALES
44. Họ Lúa Poaceae
128 Cỏ chỉ bông Chloris barbata Sw. T Pđ
39
129 Cỏ bông Eragiostis tenella (L.) P. Beauv ex
Roem. et Sch.
T Pđ
130 Cỏ chỉ Digitaria heterantha (Hook.f.) Merr. T Pđ
3.1.2. Nhân tố di cư
Quần hệ thực vật ở rừng phòng hộ ven biển Nam Hòn Khô chịu ảnh hưởng
của 4 nhân tố di cư của khu hệ thực vật Châu Á như :[15,tr.86-98]
- Từ phía Nam lên là luồng thực vật nhiệt đới của khu hệ thực vật Malaixia –
Indonesia với đặc trưng là họ Sao Dầu (Dipterocarpaceae) là họ tiêu biểu, xuất phát
từ trung tâm phát sinh Boneo, trên đảo Sarawak. Những cây họ Sao Dầu di cư lên
Việt Nam từ kỷ đệ tam vì Colani M. đã tìm được gỗ hoá thạch và dấu vết lá của một
rừng Sao Dầu ở lưu vực sông Đa đưng. Tỷ lệ của yếu tố này, Gagnepain F. tính là
15%, còn Pócs Tamás tính là 25,69% vì gộp cả yếu tố Indomalai của vùng Ấn Độ -
Miến Điện. Theo Thái Văn Trừng thì tỷ lệ này 15% là có thể chấp nhận được.
Những loài cây trong họ Sao Dầu có thể là cây thường xanh, nhưng cũng có thể có
một số cây rụng lá để thích nghi với những vùng khô hạn mà mọc thành rừng thưa
và trảng cây to, rụng lá.
- Từ phía Tây bắc xuống là luồng các yếu tố vùng ôn đới theo vĩ độ của hai
tỉnh Vân Nam và Quỳ Châu và của vùng đai ôn đới núi vừa ở chân dãy núi
Hymalaya, trong đó các loài cây lá kim của ngành phụ hạt trần (Gymnospermae)
như (Pinus merkusii, Pinus kesya, Keteleeria davidiana, Fokiena hodginsii,
Libocedrus macrolepis, Tsuga yunnanensis, Abies Pindrou, Cryptomeria japonica).
Ngoài ra còn có các loài cây lá rộng, rụng lá trong mùa đông giá rét thuộc các họ Dẻ
(Facaceae), họ Hoa (Betulaceae), họ Thích (Aceraceae), họ Ôliu (Oleaceae), họ Óc
chó (Juglandaceae), họ Đỗ quyên (Ericaceae), họ Chua nem (Vacciniaceae). Những
yếu tố của luồng này thường cư trú ở luồng núi cao và núi vừa, nhiều cây cũng tràn
xuống những vùng thấp hơn và đã sinh sản ra nhiều loài cây nhiệt đới và Á nhiệt
đới mới ở đó.
Tỷ lệ các yếu tố của luồng này theo Gagnepain F. là 18,5% và theo Pócs
Tamás là 9,3%. Sở dĩ có sự chênh lệch đó là do Gagnepain F. tính gộp cả yếu tố
Indomalai của vùng Ấn Độ - Miến Điện. Tỷ lệ chấp nhận được là 10%.
40
- Từ phía Tây và Tây Nam lại, là luồng các yếu tố Indomalai, tồn tại chủ yếu
trên các vùng khô hạn của Ấn Độ - Miến Điện, Trong đó họ tiêu biểu là họ Bàng
(Combretaceae) mà phần lớn các loài của các chi Terminalia, Anogeissus, Finetia,
combretum đều rụng lá trong mùa khô. Ngoài ra còn có các loài cây rụng lá khác
như Tếch (Tectona grandis), Lõi thọ á (Gmelina arborea) trong họ Verbenaceae,
Tung (Tetrameles nudiflora) trong họ Datiscaceae, Sang lẻ hay Bằng lăng
(Lagerstroemia ssp), trong họ Lythraceae, Gạo (Gossampinus malabaricus) trong họ
Bombacaceae v.v…. Luồng này xâm nhập vào các vùng cao của khu Tây Bắc miền
Bắc Việt Nam và tràn xuống miền Nam dọc theo sườn Tây của dãy Trường Sơn đến
các cao nguyên vùng Tây Nguyên. Tỷ lệ các yếu tố của vùng này, theo Gagnepain
F. không phân tách riêng ra, còn Pócs Tamás thì tính là 13,98%.
- Từ khu hệ thực vật đề tam, Bắc Việt Nam – Nam Trung Hoa xuống, với
các họ đặc trưng: họ Đậu (Fabaceae), họ Xoan (Meliaceae), họ Ba mảnh vỏ
(Euphorbiaceae), họ trúc đào (Apocynaceae), họ Na (Annonaceae), họ Đơn nem
(Myrsinaceae), họ Nhãn (Sapindaceae)….
3.1.3. Giới thiệu một số loài thực vật của rừng phòng hộ ven biển Nam Hòn
Khô – Tp. Nha Trang – Tỉnh Khánh Hòa
TRÂM BẦU Combretum deciduum Coll. et Hemsley.
Họ Bàng Combretaceae
Tên khác: Chưng bầu, Chưn bầu, Tim bầu
Cây gỗ nhỏ hay cây gỗ nhỡ, cao 5-9m; cành non có 4 cạnh và có 4 gờ dọc
dạng cánh, có lông rải rác; cành già lác đác có gai. Phiến lá hình trứng ngược, dài 6-
11cm, rộng 3-4,5cm, đầu nhọn hoặc có khi tròn và gốc thuôn, nhẵn và sần sùi ở mặt
trên, sần sùi và rải rác lông ở mặt dưới, gân bên 7-8 đôi cuống lá dài 5-6mm.
Cụm hoa thành bông ở nách lá và ngọn, dài 4-5(7)cm, có nhiều hoa. Hoa
mẫu 4, lưỡng tính, dài cở 5mm; đài hình đấu có 4 răng; tràng có 4 cánh nhỏ màu
vàng nhạt; 8 nhị thò xếp 2 vòng; đĩa mật hình vòng có lông; bầu hạ, 1 ô, chứa 2
noãn. Quả khô có cánh, màu xanh; Hai cánh o dài 2cm, rộng 8-9mm; 2 cánh còn lại
hẹp hơn. Hạt 1, dài 1cm, rộng 4mm.
41
Phân bố: Loài của Việt Nam, Lào, Campuchia, Mianma, Thái Lan. Ở nước ta
có gặp chủ yếu ở các tỉnh phía Nam, từ Kon Tum, Khánh Hoà, Lâm Đồng, Bà Rịa –
Vũng Tàu, Đồng Nai, Tây Ninh tới An Giang, Kiên Giang.
Sinh thái: Mọc theo kênh rạch của
đồng bằng, ven rừng tràm và hải đảo. Cây
ưa sáng mọc nhanh, không kén đất, nước
ngập không chết, có nơi chúng phát triển
thành rừng. Thường được trồng để lấy củi.
Ra hoa quả rải rác từ tháng 2-7, có
thể kéo dài đến tháng 11.
Công dụng: Cây cho gỗ nhỏ làm củi,
lấy bóng mát, làm nông cụ. Được trồng làm
cây giữ đất ven kênh rạch, giữ ẩm cho đất
và chắn gió. Lá khô có thể dùng quấn thuốc
lá để hút.
Hạt được dùng trị giun sán cho
người và gia súc. Rễ cùng được dùng trị
giun. Lá sao dùng uống cầm ỉa chảy, còn có
tác dụng trị đau cơ. [6,tr.109]
Hình 3.1. Combretum deciduum Coll.
et Hemsley. - Trâm bầu.
Combretaceae
THƠM ỔI Lantana camara L.
Họ Cỏ roi ngựa Verbenaceae
Cây bụi nhỏ, cao 1-2m; cành phân nhánh nhiều từ gốc, cành non có nhiều
lông, cành già có lông ít, cành già thường bị chết róc. Lá mọc đối phiến lá hình bầu
dục, đầu cuống lá tù, cuối phiến lá nhọn, dài 4-8cm, rộng 3-4,5cm, mặt lá sần sùi có
lông ở mặt trên và mặt dưới, gân bên 3-4 đôi, cuống lá dài 1-2cm.
Cụm hoa thành bông ở nách lá và ngọn, dài 4-5(7)cm, có nhiều hoa, cuống
có lông, hoa đầu cao 5mm, bao quanh với lá bắc thon; mỗi đầu có 5 hoa nhỏ, lưỡng
tính. Quả thịt hình cầu, bao quanh là lá bắc;khi còn xanh quả màu xanh lá cây, khi
42
quả chín chuyển sang màu đen.
Phân bố: Loài của Việt Nam, Lào,
Campuchia, Mianma, Thái Lan. Ở nước ta có
gặp chủ yếu ở các tỉnh phía Nam, từ Kon
Tum, Khánh Hoà, Ninh thuận, Bình Thuận,
Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Tây Ninh tới
An Giang, Kiên Giang.
Sinh thái: Cây mọc ven rừng trồng,
ven đồi núi, rừng ven biển, dọc đường đi,
trên đất cằn cổi bỏ hoang. Thường sinh
trưởng và phát triển tốt trên các loại đất. Cây
thường ưu khô.
Ra hoa vào khoảng tháng 2-8, có quả
tháng 3-9.
Công dụng: Ở Việt Nam người ta
thường lấy cả cây để nấu nước xông chữa
bệnh cảm, lá cây còn dùng để cầm máu.
Hình 3.2. Lantana camara L. –
Thơm ổi. Verbenaceae
BỒNG BỒNG Calotropis gigantea (Willd.) Dryand ex Ait. f.
Họ Thiên lý Asclepiadaceae
Tên khác: Bàng biển, cây lá hen
Cây nhỏ, cành có lông trắng; vỏ thân lúc non có rãnh, màu vàng nhạt; vỏ già
màu vàng xám như phấn. Lá to hình mác dài, mọc đối, không có lá kèm, mặt dưới
có lông trắng; ở gốc lá, mặt trên có một hàng lông màu vàng nâu.
Hoa trắng, mọc thành xim gồm nhiều tán ở nách hay ở ngọn. Quả đại hình
giáo. Hạt có mào lông. Toàn cây có nhựa mũ.
Phân bố: Loài của Ấn Độ, Xri Lanca, Mianma, Trung Quốc, Việt Nam,
Malaixia, Indonexia. Ở nước ta cây mọc nhiều nơi từ Bắc chí Nam.
Sinh Thái: Thường mọc trên đất có cát ở các tỉnh ven biển, nhưng cũng gặp
ở đồng bằng và cả ở vùng trung du. Cây cũng thường được trồng bằng những đoạn
43
cành.
Công dụng: Có khi được trồng làm
cây cảnh, làm hàng rào.
Lá thường dùng trị ho, hen suyển, lở
ngứa. Còn dùng chữa ngộ độc, rắn cắn, mụn
mủ, bướu, nhọt, đau răng, đau miệng, đau
mắt, đau tim, bệnh hoa liễu, bệnh đậu mùa,
bệnh ngoài da, vết cắn, vết đứt và các vết
thương khác.
Ở Ấn Độ, người ta còn dùng cồn
thuốc chiết từ lá để điều trị bệnh sốt rét cơn.
Hình 3.3. Calotropis gigantea
(Willd.) Dryand ex Ait. f.- Bồng
bồng. Asclepiadaceae
Nhựa mủ dùng với liều thấp làm thuốc gây nôn, liều cao sẽ gây độc. Thường dùng
chữa kiết lị nhẹ. Dùng ngoài đắp trị viêm khớp, đắp lên các ghẻ mụn, các vết loét,
lậu, giang mai. Trộn với mật ong dùng để đắp lên các vết loét trong miệng. Tẩm vào
bông rồi vò viên nhét vào lỗ răng đau sẽ làm ngừng đau nhức. Nhựa cây phối hợp
với nhựa xương rồng 5 cạnh làm thuốc xổ. Vỏ cây, nhất là vỏ rễ là vị thuốc xổ;
cũng dùng gây nôn với liều cao và còn dùng để điều trị bệnh phong hủi, kiết lị và
dùng đắp trị bệnh sưng chân voi. Hoa nghiền bột dùng trị cảm, hoa hen và tiêu hoá
kém.
Ở Trung Quốc, người ta dùng lá cây trị háo suyễn, ho gà, viêm nhánh khí
quản; vỏ rễ dùng trị ghẻ và bệnh giang mai. [6,tr.446-447]
ME KEO Leucoena leucocephala (Lamk.) de Wit.
Họ Đậu Fabaceae
Cây nhỏ cao tới 5m, không có gai, vỏ thân màu nâu nhạt. Lá kép lông chim
2 lần, cuống chung dài 12-20mm, lá chét bậc nhất 4-8 đôi, lá chét bậc hai 12-18 đôi
gần như không cuốn, phiến hình lưỡi liềm, dài 10-15mm, rộng 3-4mm.
Cụm hoa hình đầu ở nách lá, gồm nhiều hoa màu trắng. Quả đậu dẹt màu
nâu, dài 13-14cm, rộng 15mm, đầu quả có mỏ nhọn. Hạt 15-20 dẹt, lúc non màu
lục, khi già màu nâu nhạt, cứng, nhẵn.
44
Gốc ở vùng nhiệt đới châu Mỹ, được
thuần hoá ở nhiều nước Đông Nam Á. Ở
nước ta, gặp khắp nơi từ Lào Cai, Bắc Giang,
Hà Nội, Ninh Bình vào Quãng Trị, Thừa
Thiên-Huế, Đà Nẵng, Đắc Lắc, Lâm Đồng,
Ninh Thuận cho tơi Kiên Giang.
Cây mọc hoang ở nhiều loại đất.
Ra hoa tháng 4-6, có quả tháng 7-9.
Cây được trồng làm hàng rào, làm cây
che bóng và cải tạo đất, cành và lá dùng làm
phân xanh và làm thức ăn gia súc. Lá non,
hoa và quả có thể dùng làm rau xanh. Gỗ
được dùng làm củi, cột lều, làm nguyên liệu
giấy.
Ở Ấn Độ, vỏ cây được dùng làm
thuốc trị bệnh đường tiêu hoá. [6,tr.676]
Hình 3.4. Leucoena leucocephala
(Lamk.) de Wit.- Me keo. Fabaceae
MÓC MÈO Caesalpinia pubescens (Desf.) Hatting
Họ Đậu Fabaceae
Dây leo hoá gỗ, nhánh non phủ lông min đến lông nhung, đén lông dày đặc
có tuyến đo đỏ ở ngọn hoặc gần như không lông. Lá kép long chim hai lần, cuống lá
mang tuyến ở gốc, trục lá chét bậc nhất cũng có tuyến. Lá chét bậc hai 9-18 đôi,
hình dải, có khi hơi hình lưỡi hái, dài tới 4-7mm, rộng 0,8-1,5mm, hơi nhọn và cong
hoặc tù và thẳng ở đỉnh.
Cụm hoa phủ lông tuyến, màu đo dỏ, không cuống, hoa không cuống, đài
hình ống nhẵn hay hơi có lông mịn với 5 răng, tràng cao tới 2,5mm, có các cán hoa
nhẵn. Quả đậu thuôn, dài 10-13,5cm, rộng 1,5-3,1cm, có lông tuyến rải rác. Hạt
hình bầu dục rộng, cở 9x6mm, màu đen.
Phân loài ở Trung Quốc (Hải Nam, Vân Nam), Mianma và Việt Nam. Ở
nước ta, có gặp từ Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà
45
Tây, Quảng Ninh vào Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam và Ninh Thuận.
Cây mọc trong rừng, trên đất sét hay hoa cương, tới độ cao 1000-1200m.
Ở Ấn Độ, người ta dùng phân loài Penata làm thuốc, dịch lá lẫn với sữa dùng
cho trẻ em ăn uống không tiêu, lá giã ra với đường và nghệ dùng đắp vết thương.
Ở Vân Nam (Trung Quốc), thân cây
được biết là có độc, được sử dụng làm thuốc
trị chân tay tê mỏi, mệt mỏi vô lực, ngoại
thương, phong thấp viêm khớp xương, viêm
da dị ứng cấp tính.
Còn ở Việt Nam, quả cây được nghiền
ra dùng để duốc cá và đập giập ra dùng để
trám thuyền và trát các lổ thủng. [6,tr.496-
497]
Hình 3.5. Caesalpinia pubescens
(Desf.) Hatting - Móc mèo.
Fabaceae
TRẦN MAI Trema orientalis (L.) Bl.
Họ Du Ulmaceae
Cây bụi nhỏ, cao 1-2m; cành phân nhánh nhiều từ gốc, cành non có nhiều
lông, cành già có lông ít. Lá mọc cách, phiến lá hình mũi mác dài, đầu cuống lá tù,
cuối phiến lá nhọn, dài 6-10cm, rộng 3-5cm, mặt lá sần sùi có lông ở mặt trên và
mặt dưới, gân bên 3-5 đôi, cuống lá dài 2-3cm.
Cụm hoa thành bông ở nách lá và ngọn, dài 3-4cm, có nhiều hoa, cuống có
lông, hoa đầu cao 6mm; mỗi đầu có 5 hoa nhỏ, lưỡng tính. Quả thịt hình cầu;khi
còn xanh quả màu xanh lá cây, khi quả chín chuyển sang màu vàng.
Phân bố: Loài của Việt Nam, Lào, Campuchia, Mianma, Thái Lan. Ở nước ta
có gặp chủ yếu ở các tỉnh phía Nam, từ Khánh Hoà, Ninh thuận, Bình Thuận, Bà
Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Tây Ninh tới An.
46
Sinh thái: Cây mọc ven rừng trồng,
ven đồi núi, rừng ven biển, dọc đường đi
dốc, trên đất cằn cổi bỏ hoang. Thường sinh
trưởng và phát triển tốt trên các loại đất. Cây
thường ưu khô.
Ra hoa vào khoảng tháng 2-4, có quả
tháng 3-6.
Công dụng: Ở Việt Nam người ta thường lấy
cả cây để làm thuốc.
Hình 3.6. Trema orientalis (L.) Bl. -
Trần mai. Ulmaceae
LỐP BỐP NAM Connarus cochinchinensis (Baill.) Pierre
Họ Dây khế Connaraceae
Cây nhỏ mọc đứng hay trườn. Cành uống cong, lúc non có lông, lá kép với
3-5(7) lá chét không lông; phiến dai, gốc tròn, chóp nhọn, lá chét tận cùng to hơn.
Chuỳ hoa cở 10cm, trục có lông dày; lá đài nhọn; 5 cánh hoa trắng có lông ở
phía ngoài; 10 nhị. Quả đại, khi chín màu vàng, không lông ở phía ngoài, có lông ở
phía trong; vỏ quả dai. Hạt đen, áo của hạt nhỏ, nhăn nheo, màu đỏ cam
Phân bố: loài của Việt Nam, Campuchia, Nam Lào, Thái Lan và Bắc bán đảo
Mã Lai. Ở nước ta, có gặp từ Quảng Nam, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận,
Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh.
Sinh thái : cây mọc trong các rú bụi
thứ sinh và ven rừng thưa ở vùng núi thấp.
Cây ra hoa tháng 1-7, chủ yếu vào
tháng 2-3, có quả từ tháng 6-7 đến tháng 3
năm sau.
Công dụng : Thân dây được dùng làm
dây cột. Thân và rễ có tác dụng bổ máu, kích
thích tiêu hoá và được dùng theo kinh
nghiệm dân gian làm thuốc bổ giúp ăn ngon
ngủ yên [6,tr.122].
Hình 3.7. Connarus cochinchinensis
(Baill.) Pierre – Lốp bốp nam.
Connaraceae
47
CÁP TRUNG BỘ Capparis annamemsis (Bak.f.) Jac.
Họ Màn màn Capparaceae
Cây mọc thành bụi cao 1m; nhánh có gai nhỏ màu nâu. Lá có phiến bầu dục,
dài 3-5cm, mỏng, có ít lông ở mặt dưới, gân bên 3-4 đôi.
Hoa xếp 5-14 đoá thành tán. Hoa màu trắng có cánh hoa cao 5-7mm, khoạng
30 nhị. Quả mọng to 6-8mm, chứa 1-4 hạt.
Phân bố: Loài của Ấn Độ, Campuchia, và nhiều nước châu Á, châu Đại
Dương. Nước ta, có gặp từ Quảng Ninh, Ninh Bình đến Quảng Nam, Ninh Thuận,
Khánh Hoà, Bình Thuận và Vũng Tàu.
Sinh Thái: Cây mọc nơi khô, dọc bờ
biển và trong các quần hệ thứ sinh.
Ra hoa tháng 7, có quả tháng 9-12.
Công dụng: Ở Campuchia, thân cây
được dùng làm thuốc điều hoà kinh nguyệt.
Ở Ấn Độ, người ta dùng cây làm thuốc hạ
nhiệt, chuyển hoá, tăng trương lực và dùng
trị các bệnh ngoài da.[6,tr.28-29]
Hình 3.8. Capparis annamemsis
(Bak.f.) Jac. - Cáp Trung bộ.
Capparaceae
BÌM BÌM MỜ Ipomoea obscura (L.) Ker-Gawl.
Họ Khoai lang Convolvulaceae
Dây leo quấn; cành mảnh, không
lông. Lá mọc so le; phiến lá hình trái xoan,
đầu nhọn, gốc hình tim, gân từ gốc 5-7,
mỏng, không lông hay có lông mịn.
Hoa xếp 1-2 cái ở nách lá. Hoa trắng có tia
vàng sữa hay lam đỏ đậm; lá đài trong hơi
cao hơn lá đài ngoài; nhị đính ở gốc óng
tràng. Qủa nang to 8-10mm. Hạt có lông sát.
Loài của Việt Nam, Ấn Độ, Trung
Hình 3.9. Ipomoea obscura (L).
Ker-Gawl. - Bìm bìm mơ.
Convolvulaceae
48
Quốc, Thái Lan, Indonexia. Ở nước ta, có gặp từ Quảng Ninh, Ninh Bình, Hà Nội,
Thừa Thiên- Huế, Khánh Hoà vào tới thành phố Hồ Chí Minh.
Cây mọc vùng Duyên Hải, lên đến độ cao 1300m. Có quả vào tháng 1.
Ở Ấn Độ, lá được dùng rang lên, giả ra và nấu với bơ lỏng được dùng làm thuốc
đắp trị đau bệnh lở miệng [6,tr.143].
ĐẬU BIẾC Clitoria ternatea L.
Họ Đậu Fabaceae
Cây thảo leo, dài tới 4-5m, nhánh hình trụ, mảnh. Lá có 5-7 lá chét, lá chét
có phiến hình trái xoan, mỏng, 2-6 x 1,5-4cm, nhọn hay tù ở góc, tròn hay nhọn ở
đầu, có lông rải rác ở mặt dưới, gân bên 6 đôi, cuống lá 1-3cm. Lá kèm hình nhọn
giáo, 5-10mm.
Hoa ở nách lá, đơn độc hay xếp từng đôi, trắng, hồng hay lam, có cuống cở
4mm, dài 5cm. Lá bắc hình nhọn giáo, lá bắc con tròn hay xoan-tù. Cuống hoa cở
6mm, đài dạng ống, có 5 thuỳ nhọn, mỏng, mềm, có vân mạng, cánh cờ xoan
ngược, thon lại ở gốc, cánh bên thuôn, có móng dài, cánh thìa có móng, ngắn hơn
cánh bên, nhị 2 bó (1+9), bầu có lông nhung. Quả đậu có lông mềm, 10x1cm. Hạt
5-10, dẹp, hình thận, nâu hay gần như đen.
Loài ở châu Á, châu Phi và vùng nhiệt đới châu Mỹ. Ở châu Á, cây phổ biến
từ Ấn Độ, Ôxtrâylia, Mianma, Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt
Nam. Được trồng từ lâu đời nên không còn rõ khu phân bố tự nhiên của loài này. Ở
nước ta có gặp từ Quãng Ninh, Ninh Bình, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng vào tới
Khánh Hoà, Bình Thuận, Thành Phố Hồ Chí Minh.
Thường gặp trong các bãi cỏ, các savan và trong các vườn gia đình, ruông
trồng từ vùng thấp đến độ cao 1500m.
Ra hoa tháng 6-8, có quả tháng 9-11
Cây được trồng làm cảnh và để lấy quả. Hạt dùng làm thực phẩm ở Lào.
Rễ dùng giải nhiệt, chữa bệnh ỉa chảy ở trẻ em. Ở Indonexia, dùng trị bệnh
lao phổi, đau ngực, ho và viêm lỡ ngoài da.
49
Hạt thường dùng làm thuốc khai vị. Ở
Philippin, người ta nghiền hạt và trộn với
bitartrat Kalium liều gấp đôi để gây xổ có
hiệu quả nhanh và đảm bảo vô hại. Lá dùng
đắp chữa rò, mụn mũ, bướu. Dịch lá dùng
chữa viêm mắt. Ở Ấn Độ, người ta dùng cây
trị nọc rắn cắn.
Ở Trung Quốc, rễ và lá được dùng
ngoài giã đắp mụn nhọt [6,tr.576].
Hình 3.10. Clitoria ternatea L.- Đậu
biếc. Fabaceae
CỎ LÀO Chromolaena odorata (L.) R. King et H.Rob.
Họ Cúc Asteraceae
Cây thảo mộc thành bụi, có thân cao đến 2m hay hơn. Cành nằm ngang, có
lông mịn. Lá mọc đối, hình trái xoan nhọn, mép có răng, cuống dài 1-2cm, có 3 gân
chính.
Cụm hoa xếp thành ngù kép, mỗi hoa đầu có bao chung gồm nhiều lá bắc
xếp 3-4 hàng. Hoa nhiều, có màu hoa đào. Quả bế hình thoi, 5 cạnh, có lông.
Loài của Nam Châu Mỹ, được truyền bá vào nước ta, gặp nhiều ở các vùng
đồi núi. Cỏ lào phát tán hoang dại, mọc rất khoẻ, phát triển nhanh chóng trong mùa
mưa. Khả năng tái sinh mạnh.
Ra hoa vào cuối mùa đông, đầu mùa
xuân. Tuy nhiên tuỳ theo môi trường mà mùa
hoa có thể thay đổi: ở Sa Pa vào tháng 4, ở
Cúc Phương từ tháng 6-9.
Thông thường người ta hay
dùng lá tươi cầm máu vết thương, các vết cắt
chảy máu không cầm. Cũng được dùng chữa
bệnh lị cấp tính và bệnh ỉa chảy ở trẻ em;
chữa viêm đại tràng, đau nhức xương, viêm
Hình 3.11. Chromolaena odorata
(L.) R. King et H.Rob.- Cỏ lào.
Asteraceae
Răng lợi, chữa ghẻ, lở, nhọt độc. Ở Trung Quốc, người ta dùng lá xác hoặc láy nước
50
bôi vào chân phòng vết cắn của động vật ở nước, bỏ lá xuống ruộng ngâm nát 1-2
ngày để trừ ấu trùng của kí sinh trùng (thể xoắn ốc có móc câu ở đầu). Cỏ lào dùng
làm phân xanh có tác dụng diệt cỏ và làm giảm tuyến trùng ở trong đất [6,tr.505].
HƯƠNG NHU TÍA Ocinum tenuiflorum L.
Họ Hoa môi Lamiaceae
Cây thảo mọc thành bụi nhỏ, cao 30-50cm hay hơn, thân và cành màu tím,
có lông. Lá mọc đối; phiến hình bầu dục, dài 3-6cm, rộng 1-3cm, đầu tù, gốc tròn
hay hình nêm, mép xẻ răng cưa hay lượn sóng, 2 mặt màu tím nhạt, có lông, gân
bên 5-6 đôi; cuống lá dài 1-3cm.
Cụm hoa chùm đơn ở ngọn, ít khi phân nhánh, dài 15-25cm, gồm các vòng
cách nhau, mỗi vòng 6 hoa. Hoa có cuống dài bằng đài; đài hình chuông, dài 2,5-
3mm có lông và điểm tuyến ở phía ngoài, phiến chia 2 môi: môi trên một thuỳ, môi
dưới 4 thuỳ; tràng hoa màu trắng hay tím, dài 2-3mm, chia thành 2 môi: môi trên 4
thuỳ, môi dưới 1 thuỳ; nhị 4, tho ra ngoài ít; bầu nhẵn, vòi nhuỵ xẻ đôi. Quả hình
trứng, cở 1mm, màu nâu đậm.
Phân bố : Loài của Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia,
Philippin, Indonexia và các nước châu Phi, châu Úc.
Ở nước ta gặp từ Hoà Bình, Bắc Giang, Hà Nội, Ninh Bình vào Khánh Hoà,
Ninh Thuận, Thành phố Hồ Chí Minh cho đến An Giang.
Sinh thái : Cây ưu sáng và ẩm, thích
hợp với đất phù sa và đất thịt.
Ra hoa tháng 5-7, có quả tháng 8-9.
Công dụng : Cây có tinh dầu dùng chế
eugenol. Cành lá được dùng để trị cảm nắng,
sốt nóng, sợ rét, nhức đầu, đau bụng đi
ngoài, tức ngực, nôn mữa, chuột rút, cước
khí, thuỷ thũng [6,tr.907].
Hình 3.12. Ocinum tenuiflorum L. –
Hương nhu tía. Lamiaceae
51
KÉ LÁ NHỎ Sida acuta Burm. f.
Họ Bông Malvaceae
Cây thảo mọc thành bụi nhỏ, cao 30-60cm hay hơn, thân và cành màu xanh
và hơi vàng, có lông. Lá mọc cách; phiến hình bầu dục, dài 3-6cm, rộng 1-3cm, đầu
tù, gốc tròn hay hình nêm, mép xẻ răng cưa hay lượn sóng, có lông, gân bên 5-6
đôi; cuống lá dài 1-3cm. Cụm hoa đơn ở ngọn của mỗi cành, cánh hoa màu vàng, là
bắc màu xanh bao quanh, hoa hình bầu dục, dài 1-2cm. Hoa có cuống dài 5-8cm,
đài dài 1-1,5cm có lông. Quả hình trứng, cở 1cm, màu nâu đậm.
Phân bố : Loài của Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia, Philippin.
Ở nước ta gặp từ Hoà Bình, Bắc
Giang, Hà Nội, Ninh Bình vào Khánh Hoà,
Ninh Thuận, Thành phố Hồ Chí Minh cho
đến An Giang.
Cây ưu sáng và ẩm, thích hợp với đất
thịt. Ra hoa tháng 3-5, có quả tháng 5-7.
Công dụng : Cành lá được dùng để trị
cảm nắng, sốt nóng, sợ rét, nhức đầu, đau
bụng đi ngoài, tức ngực, nôn mữa, chuột rút,
cước khí, thuỷ thũng. Hình 3.13 Sida acuta Burm. f.- Ké
lá nhỏ. Malvaceae
TRINH NỮ CAO Mimosa diphotricha C. Wright ex Sauvalle
Họ Đậu Fabaceae
Cây thảo mọc đứng, sống hàng năm hay lâu năm cao 2-3m. Lá kép dạng
chân vịt, có cuống lá và trục dài đến 3-5cm, lởm chởm lông, có khi có ít gai móc
nhỏ giữa khoảng cách các lá chét bậc nhất. Lá chét bậc nhất 2 đôi; lá chét bậc hai
12-25 đôi, chỉ hơi có lông ở mặt dưới và ở mép lá.
Cụm hoa hình đầu đơn độc hay xếp từng đôi ở nách các lá trên. Hoa không
cuống; đài rất nhỏ, hình đấu; cánh hoa dạng chuông hẹp, có 4 thuỳ hình trái xoan
thuôn; nhị 4; bầu không lông. Quả đậu nhiều trên cùng một đầu, cở 1,5-1,8x0,4cm,
52
có nhiều tơ cứng.
Phân bố: Loài của vùng nhiệt đới châu Mỹ, được truyền bá vào các vùng
nhiệt đới khác và cả ở nước ta, nay thành một thứ cỏ dại.
Sinh thái: Cây mọc ven đường đi, bãi
cỏ, bờ bụi... Cuống lá và lá có khớp và khi bị
tiếp xúc hoặc do tác dụng của luồng gió thổi,
các lá tự xếp lại với nhau và cuống lá cụp
xuống, 15 đến 20 phút sau, cây mới trở lại
bình thường.
Cây được dùng làm cây phủ đất.
Dùng toàn cây làm thuốc trị suy nhược, sốt
rét, phong thấp tê bại. Rễ được dùng trị hen
suyễn, đau nhức cơ thể [6,tr.685-686].
Hình 3.14. Mimosa diphotricha C.
Wright ex Sauvalle - Trinh nữ cao.
Fabaceae
ĐẬU VẨY ỐC Alysicarpus vaginalis (L.) A.P. de Cand.
Họ Đậu Fabaceae
Cây thảo cứng, phân nhánh từ gốc, mọc trườn, có thân và nhánh dạng sợi,
nhẵn. Lá có 1 lá chét không tiêu giảm hình trứng – bầu dục, cứng, dai dai, cỡ 12-
40x5-12mm, hình tim ở gốc, tròn có mũi nhọn ở đầu, có lông áp sát ở mặt dưới, gân
bên 4-5 đôi; cuống lá có cánh, lõm sâu thành rãnh. Lá kèm dạng vẩy, hình tam giác,
dài 6-10mm.
Cụm hoa ở ngọn thành chùm dày đặc, cao 15-70cm. Hoa xếp thành từng đôi
một trên cuống rất ngắn; lá bắc hình trứng – nhọn, dạng lá kèm, dễ rụng; đài hình
chuông gồm có ống với 5 thuỳ mà 2 thuỳ trên dính đến một nữa; tràng hoa chỉ hơi
thò ra ngoài; nhị 2 bó (9+1); bầu 4-7 noãn. Quả đậu hình trụ, mọc đứng, cao 2cm,
thò dài ra, không hoặc chỉ hơi thắt lại giữa các hạt, có lông nhung, có mạng, với 4-7
đốt hình chữ nhật.
Phân bố: Loài phổ biến trong tất cả các vùng nóng của châu Á, châu Phi,
được nhập vào châu Mỹ nhiệt đới. Ở nước ta, cây mọc từ Hà Tây, Hà Nội, Quãng
Ninh vào tới thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu.
53
Sinh thái: Cây mọc trên các bãi cỏ,
các ruộng khô, trên đất có cát, ở vùng thấp.
Cây ưa ẩm và bóng.
Công dụng: Cây được dùng làm thức
ăn cho vật nuôi và làm cây xanh phủ đất. Ở
Quãng Trị, Thừa Thiên Huế người ta nghiền
hạt thành bột rồi hãm uống dùng để trị lỵ và
các cơn đau bụng.
Ở Giava, nước sắc rễ dùng để trị ho.
Ở Trung Quốc, toàn cây được dùng làm
thuốc cho trẻ em ăn uống không tiêu và dùng
ngoài trị ngoại thương xuất huyết [6,tr.512].
Hình 3.15. Alysicarpus vaginalis
(L.) A.P. de Cand.- Đậu vẩy ốc.
Fabaceae
LỤC LẠC Crotalaria pallida Aiton (C. mucronata Desv., C. striata DC.)
Họ Đậu Fabaceae
Cây thảo hàng năm mọc đứng, có thể cao tới 2m. Lá kép chân vịt với 3 lá
chét; lá chét có phiến hình trứng ngược-bầu dục, dạng màng, cỡ 3-8 x 2-4cm, nhọn
ở gốc, tròn tù hay lõm ở đầu, có lông mịn ở mặt dưới; cuống lá 3-4cm. Lá kép nhỏ,
dễ rụng.
Cụm hoa ở ngọn và ở bên thành chùm thưa, cao 15-30cm, thường mọc đối
với một lá. Hoa có cuống 4mm; lá bắc và lá con bắc dạng sợi; đài hình chuông, cao
7mm; cánh h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVSHSTH007.pdf