Tài liệu Luận văn Di cư mùa vụ của lao động nữ nông thôn: thực trạng và những tác động: LUẬN VĂN:
Di cư mùa vụ của lao động nữ nông thôn -
Thực trạng và những tác động
MỞ ĐẦU
1- Tính cấp thiết của đề tài
Công cuộc đổi mới của đất nước đã mang lại cho bộ mặt kinh tế - văn hoá - xã hội
những khởi sắc to lớn. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã dẫn tới những biến đổi
mạnh mẽ làm thay đổi bộ mặt của nông thôn và đô thị Việt Nam. Tuy nhiên ở một bộ phận
dân cư còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế nhất là ở vùng xa, vùng sâu. Sự phát
triển kinh tế ở cả nông thôn và thành thị trong những năm gần đây không những đã thúc đẩy
sự phát triển ở nông thôn Việt Nam mà còn đặt ra nhiều vấn đề và thách thức. Năng suất
nông nghiệp tăng cao trong thời gian qua, một mặt đã giúp đảm bảo an ninh lương thực cho
đất nước, mặt khác tạo ra sự dôi dư lao động ở nông thôn. Trong điều kiện khan hiếm đất ở
nông thôn, đặc biệt là đất nông nghiệp, và mức tăng dân số cao so với khu vực thành thị, dư
thừa lao động đang là vấn đề nổi cộm ở nông thôn và ngày càn...
82 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1190 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Di cư mùa vụ của lao động nữ nông thôn: thực trạng và những tác động, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Di cư mùa vụ của lao động nữ nông thôn -
Thực trạng và những tác động
MỞ ĐẦU
1- Tính cấp thiết của đề tài
Công cuộc đổi mới của đất nước đã mang lại cho bộ mặt kinh tế - văn hoá - xã hội
những khởi sắc to lớn. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã dẫn tới những biến đổi
mạnh mẽ làm thay đổi bộ mặt của nông thôn và đô thị Việt Nam. Tuy nhiên ở một bộ phận
dân cư còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế nhất là ở vùng xa, vùng sâu. Sự phát
triển kinh tế ở cả nông thôn và thành thị trong những năm gần đây không những đã thúc đẩy
sự phát triển ở nông thôn Việt Nam mà còn đặt ra nhiều vấn đề và thách thức. Năng suất
nông nghiệp tăng cao trong thời gian qua, một mặt đã giúp đảm bảo an ninh lương thực cho
đất nước, mặt khác tạo ra sự dôi dư lao động ở nông thôn. Trong điều kiện khan hiếm đất ở
nông thôn, đặc biệt là đất nông nghiệp, và mức tăng dân số cao so với khu vực thành thị, dư
thừa lao động đang là vấn đề nổi cộm ở nông thôn và ngày càng trở nên nghiêm trọng. Thất
nghiệp và bán thất nghiệp đã và đang trở thành vấn đề lớn vì khả năng tạo ra việc làm cho
lao động nông thôn còn rất hạn chế. Tất cả các nhân tố này cùng với khoảng cách về thu
nhập giữa thành thị và nông thôn đã sinh ra các dòng di cư từ nông thôn ra thành thị. Cùng
với quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá đang tiếp diễn ỏ Việt Nam, khu vực thành thị sẽ
tiếp tục được mở rộng, trong khi nông thôn ngày càng bị thu hẹp. Việc xuất hiện các dòng di
cư lao động lớn từ nông thôn ra thành thị, vì vậy là điều không tránh khỏi.
Ở thập niên 90 (thế kỷ XX), nước ta đã chứng kiến các dòng di dân, đặc biệt là di dân
nông thôn – đô thị diễn ra hết sức mạnh mẽ và phức tạp. Sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế cùng
với quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá cũng như sức ép về dân số, việc làm, đất đai,
nghề nghiệp… làm cho di dân nông thôn – đô thị có chiều hướng ngày càng gia tăng, đặc
biệt là tập trung vào các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Thực tiễn này đặt ra
những bức xúc cần được giải đáp về di dân, nó thu hút được sự chú ý của xã hội, nhất là giới
nghiên cứu khoa học xã hội.
Trước đây, hầu hết các nghiên cứu về di dân tập trung vào loại hình di dân có tổ chức
với mục tiêu chủ yếu là đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hình thức di dân
này. Dưới góc độ xã hội học chưa có nhiều các nghiên cứu về di dân tự do, di dân tạm thời
nông thôn – đô thị. Mặt khác các nghiên cứu này chủ yếu tập trung quan tâm đến ảnh hưởng
tiêu cực; mặt tích cực, những lợi ích từ di dân mang lại chưa đề cập phân tích một cách cặn
kẽ và thoả đáng.
Thực tế, di dân nông thôn – đô thị, trong đó có di dân tạm thời là nhân tố tích cực
trong việc giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống, tạo tiền đề cho phát
triển kinh tế hộ gia đình và góp phần vào công cuộc xoá đói giảm nghèo ở nông thôn. Ngoài
lợi ích kinh tế, di dân tạm thời nông thôn – đô thị còn mang về những tri thức mới, kinh
nghiệm mới trong đó có năng lực tư duy, sự năng động, ý thức làm giàu và những yếu tố giá
trị mới, tiến bộ. Để kiểm nghiệm và đánh giá được một cách khách quan những tác động tích
cực trên, cần có những nghiên cứu cụ thể, chuyên sâu.
Trong luồng di cư nông thôn – đô thị hiện nay, đã xuất hiện xu hướng nữ hoá trong di
cư do các ngành công nghiệp dệt may, dịch vụ … tuyển lao động nữ là chủ yếu. Đây là một
xu hướng tất yếu do cấu trúc của cơ cấu kinh tế quyết định. Bên cạnh những khía cạnh tích
cực do di cư lao động nữ mang lại như giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn, tăng
thu nhập, phát triển kinh tế gia đình. Mặt khác tình trạng phụ nữ di cư đi làm xa nhà đã gây
ra những ảnh hưởng tiêu cực lâi dài và quan trọng đến gia đình và xã hội. Đó là việc tổ chức
cuộc sống gia đình bị đảo lộn, vai trò tham gia công việc lao động sản xuất, nội trợ, chăm
sóc giáo dục con cái, chăm sóc người cao tuổi , mối quan hệ trong gia đình lỏng lẻo ảnh
hưởng đến cuộc sống ổn đinh và hạnh phúc gia đình. Người phụ nữ vốn được coi là trụ cột
quan trọng thứ 2 trong việc tổ chức cuộc sống gia đình, quán xuyến nhà cửa, tay hòn chìa
khoá, thực hiện các chức năng tâm lý, tình cảm… Họ là trung tâm của đời sống tình cảm gắn
kết các thành viên trong gia đình, là người góp phần quan trọng điều chỉnh các quan hệ gia
đình và xã hội, bảo vệ gia đình và góp phần cơ bản vào việc phòng chống tệ nạn xã hội từ
gia đình. Nhưng khi người phụ nữ di cư, tuy kinh tế có phần được cải thiện nhưng cuộc sống
gia đình thiếu đi sự đầm ấm, yên vui, nhiều trẻ em không được chăm sóc đầy đủ, học hành
sa sút, bị buông lỏng giáo dục. Cuộc sống của nhiều nam giới cũng trở nên bất ổn. Từ đó,
nhiều trẻ em và nam giới dễ bị rơi vào các tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè, nghiện hút,
mại dâm. Một số cặp vợ chồng rơi vào tình trạng quan hệ phức tạp hoặc lỏng lẻo, hạnh phúc
gia đình không đảm bảo dẫn đến ly hôn.
Ngoài ra, đối với bản thân lao động nữ nông thôn di cư thường có trình độ văn hoá,
học vấn, hiểu biết về xã hội thấp Điều kiện sống và làm các công việc nặng nhọc, nguy hiểm
tại thành phố lại đầy khó khăn, cạm bẫy, khả năng tự bảo vệ hạn chế nên họ cũng dễ bị lạm
dụng thể chất và tinh thần.
Trước những thực trạng nêu trên, để góp phần làm rõ thêm tác động tích cực của di
dân lao động nữ nông thôn – đô thị, đặc biệt là vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế hộ
gia đình nông thôn, tác giả lựa chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài: Di cư mùa vụ của lao
động nữ nông thôn - Thực trạng và những tác động (Nghiên cứu trường hợp tại huyện Giao
Thuỷ, huyện Xuân Trường tỉnh Nam Định)
2- Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Cũng như nhiều quốc gia đang phát triển khác, di dân ở Việt Nam là một hiện tượng
kinh tế xã hội mang tính quy luật, một cấu thành gắn liền với quá trình phát triển. Di dân là
một đòi hỏi tất yếu khách quan trong nền kinh tế thị trường, là biểu hiện rõ nét nhất của sự
phát triển không đồng đều giữa các vùng miền lãnh thổ, giữa các quốc gia. Dưới tác động
của toàn cầu hoá những khác biệt mức sống, chênh lệch thu nhập, cơ hội việc làm, tiếp cận
dịch vụ xã hội là các nguyên nhân cơ bản tạo nên các dòng di cư trong và ngoài nước hiện
nay. Di cư được các gia đình nông thôn sử dụng như một chiến lược sống để đối phó với
cảnh nghèo nàn, tạo thêm thu nhập trong thời kỳ nông nhàn.
Trong những năm vừa qua, ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu di dân nội
địa bao gồm những nghiên cứu ở cấp độ lý thuyết và cấp độ thực nghiệm. Trong số các
nghiên cứu về lao động nữ di cư ở cấp độ lý thuyết, đáng chú ý hơn cả là công trình nghiên
cứu về phụ nữ di cư ở nông thôn – đô thị ở thành phố Hồ Chí Minh [39]. Đây là những công
trình nghiên cứu trên phạm vi quốc gia, khách thể nghiên cứu là phụ nữ nói chung trong độ
tuổi lao động (từ 18 đến 55 tuổi) và chủ yếu hướng vào những vấn đề liên quan đến đời sống
kinh tế của lao động nhập cư.
Nghiên cứu di dân ở Việt Nam thường phân biệt giữa di dân có tổ chức và di dân tự
do. Nổi bật trong số nghiên cứu di dân có tổ chức là những công trình nghiên cứu về di dân
do Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Viện kinh tế nông nghiệp, Bộ lao động thương
binh xã hội (Cục di dân) tiến hành vào các năm 1996, 1997, 1998. Các nghiên cứu này cho
ta thấy từ năm 1960 đến nay đã có hơn 6 triệu người di cư và trên 1,7 triệu ha đất nông
nghiệp đã được khai hoang đưa vào sản xuất. Xu thế di dân có tổ chức là các đợt chuyển
dịch dân cư lớn đến các vùng kinh tế mới trong thời gian từ 1976 đến 1990. Tuy nhiên,
nhiều công trình nghiên cứu về các xu hướng di cư nói chung đã cho thấy, sau những năm
90, di cư tự do có xu hướng gia tăng (Dự án VIE/95/004)[5;6;7].
Nhiều nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, quá trình di cư không chỉ bị thúc đầy bởi
những chính sách di dân trực tiếp mà bởi cả những chính sách kinh tế - xã hội trong quá
trình đổi mới [3]. Sự tăng trưởng kinh tế và mở rộng phạm vi đô thị cũng là một trong những
nguyên nhân tạo ra luồng di cư nông thôn – đô thị. Để phản ánh tình hình này và tìm hiểu
những vấn đề liên quan đến di dân, nguồn nhân lực, việc làm, đô thị hoá… một số cơ quan
khoa học, cơ quan chủ quản Việt Nam đã phối hợp với đối tác nước ngoài triển khai những
dự án nghiên cứu ở tầm vĩ mô tình trạng di dân tự do vào thành phố Hà Nội (Viện kinh tế
nông nghiệp - 1999); thành phố Hồ Chí Minh (Viện kinh tế thành phố Hồ Chí Minh - 1997)
v.v…
Ngoài những công trình trên, nhiều đề tài nghiên cứu chuyên sâu về một số cộng
đồng di cư cũng đã được công bố. Trong đó, các tác giả đã chú trọng tới ảnh hưởng của di
dân đối với cộng đồng gốc và nơi đến của người nhập cư. Đồng thời, một số vấn đề cụ thể
có liên quan tới di dân cũng đã được đặt ra. Ví dụ: chiến lược sinh tồn của người nhập cư,
những khuôn mẫu đang thay đổi (Nguyễn Văn Chính, 2002); nguồn gốc xã hội và kinh tế
của nhập cư (Nguyễn Thị Hoà - 1999); vai trò của mạng lưới xã hội trong quá trình di cư
(Đặng Nguyên Anh, 1998) v.v…
Theo tác giả Đặng Nguyên Anh trong báo cáo về "Di dân và giảm nghèo ở nông thôn
- Một số vấn đề và chính sách" cho rằng: Di dân ở Việt Nam là một hiện tượng kinh tế xã
hội mang tính quy luật, một cấu thành gắn liền với quá trình phát triển. Di dân thực tế là sự
dịch chuyển của dân số đến nơi đất lành chim đậu. Thông qua khối lượng hàng, tiền mà
người lao động mang, chuyển, gửi về cho gia đình, di cư đang góp phần điều chỉnh lại sự
chênh lệch về thu nhập giữa nông thôn và thành thị, góp phần thực hiện công bằng xã hội.
Do đó dưới giác độ nghiên cứu này thì di cư nông thôn - đô thị là nhân tố tích cực trong việc
cải thiện cuộc sống, nâng cao thu nhập, tạo tiền đề cho sự tồn tại và phát triển kinh tế hộ gia
đình của người di cư, góp phần vào công cuộc xoá đói giảm nghèo ở nông thôn.
Những nghiên cứu về di dân ở Việt Nam trên cấp độ thực nghiệm, đa phần là tìm hiểu
và phân tích những vấn đề mang tính chất vĩ mô ở quy mô quốc gia. Vì vậy nó đóng góp
quan trọng vào việc hoạch định những chính sách phân bố dân cư của Đảng và Nhà nước.
Những vấn đề được quan tâm nhiều nhất là đặc trưng cơ bản của người di cư, nguyên nhân
di chuyển, đánh giá tác động của di cư vv.... Những nhân tố được quan tâm xử lý là: cơ cấu
tuổi, giới tính, lý do di cư, loại hình di cư, các loại hình nghề nghiệp của người nhập cư, khả
năng tìm kiếm việc làm và thu nhập, sự tác động và ảnh hưởng của nơi nhập cư, xuất cư...
Nhìn chung, những nghiên cứu này đều tập trung phân tích thông tin ở góc độ kinh tế và chỉ
ra được các biểu hiện về hành vi. Những tác động của di dân ở khía cạnh ảnh hưởng đến gia
đình, con cái, hạnh phúc gia đình, những rủi ro phụ nữ gặp phải … của phụ nữ di cư còn rất
ít được đề cập. Đặc biệt phần phân tích các vấn đề liên quan đến nữ lao động di cư gần như
chưa có hoặc chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong những nghiên cứu này.
Có thể nói di dân đến các thành phố lớn là chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu quan
tâm trong thời gian vừa qua. Các tác giả thường tập trung tìm nguyên nhân của vấn đề di dân
vào thành phố và nhấn mạnh đến những thuận lợi cũng như bất lợi của những người nhập cư
và những cư dân tại chỗ dưới tác động của quá trình này (Nguyễn Văn Tài, 1998; Nguyễn
Văn Năm, 2002). Những nghiên cứu này tập trung tìm hiểu vì sao người dân ra đi? Vì sao
người ta đến nơi này chứ không phải nơi khác? Làm thế nào để quản lý được làn sóng nhập
cư đang đổ vào các thành phố lớn như Hà Nội hoặc thành phố Hồ Chí Minh? Làm thế nào
để giải được bài toán về lao động trong quá trình đô thị hoá tại các thành phố lớn v.v…
Về khách thể nghiên cứu, nhiều cuộc nghiên cứu coi những người nhập cư như một
nhóm người đồng nhất, hoặc lấy hộ gia đình như một đơn vị nghiên cứu để phân tích, bỏ qua
những khác biệt về giới tính, tuổi tác và đặc điểm tâm lý, xã hội khác. Một số cuộc nghiên
cứu đã tách riêng những người nhập cư nữ để nghiên cứu những đặc điểm của nhóm nhập cư
này nhưng không phân biệt giữa nhóm nhập cư là trẻ em và những người nhập cư lớn tuổi
(Hà Thị Phương Tiến, Hà Quang Ngọc - 2000). Đã có một số nghiên cứu về di cư lao động
nữ nông thôn – thành thị, thường là những nghiên cứu trường hợp, nghiên cứu định tính từ
góc độ xã hội học và cả nhân học hoặc là nghiên cứu dưới góc độ gia đình và giới, thậm chí
có cả một số tác giả người nước ngoài (nghiên cứu phụ nữ bán hàng rong).
Từ việc phân tích một số nghiên cứu về di dân ở Việt Nam, có thể thấy phần lớn
trong số đó là những nghiên cứu thực nghiệm, tập trung vào góc độ kinh tế, việc phân tích
giới còn mờ nhạt, những thông tin phân biệt giới chưa được thu thập một cách đầy đủ. Đặc
biệt các chỉ báo để đo lường các nguyên nhân xuất cư, sự đóng góp của bản thân những
người nhập cư đối với nơi xuất cư, cũng như sự hoà nhập, những nguyện vọng và sự thay
đổi vị trí, vai trò của phụ nữ di cư trong gia đình như thế nào cũng chưa được đề cập một
cách thoả đáng.
Về phương pháp, đa số các công trình nghiên cứu về di dân ở Việt Nam từ trước đến
nay đều sử dụng phương pháp định lượng trong việc thu thập và phân tích thông tin. Những
nghiên cứu bằng phương pháp định tính còn khá ít.
Mặc dù đã có những nghiên cứu như vậy, nhưng chúng tôi nhận thấy còn có khoảng
trống trong nghiên cứu di dân tại Việt Nam về các khía cạnh xã hội như vấn đề lao động di
cư nữ và đặc biệt là những tác động kinh tế - xã hội của nó tới bản thân người phụ nữ di cư,
đến gia đình, con cái, hạnh phúc gia đình nói chung và những rủi ro mà phụ nữ gặp phải
trong quá trình di cư. Thái độ của người dân nơi đi và nơi đến trong quá trình sử dụng lao
động nữ nhập cư…
3- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1- Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng các hình thức di cư của phụ nữ và đề xuất các giải pháp giúp phụ
nữ di cư được an toàn
Phân tích ảnh hưởng của việc phụ nữ đi làm ăn xa đối với đời sống, hạnh phúc gia
đình và nuôi dạy con cái
Làm rõ những nguy cơ của vấn đề gia đình khi phụ nữ đi làm ăn xa và các giải pháp
khắc phục
3.2- Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc trưng nhân khẩu học của hộ gia đình và cá nhân người di cư mùa
vụ.
- Tìm hiểu việc đóng góp kinh tế của người di cư mùa vụ vào thu nhập của hộ gia
đình.
- Tác động của vấn đề di cư đối với bản thân người phụ nữ di cư
- Tác động của vấn đề di cư đối với đời sống gia đình của người di cư (ảnh hưởng
tích cực và tiêu cực về , giáo dục con cái, các quan hệ gia đình…)
4- Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
4.1- Đối tượng nghiên cứu
Phụ nữ di cư: bao gồm cả phụ nữ hiện đang di cư và phụ nữ đã có thời gian di cư
nhưng hiện đã trở về quê hương
Người thân của phụ nữ di cư: Chồng, con, bố mẹ
Chính quyền địa phương nơi xuất cư
4.2- Khách thể nghiên cứu
- Hộ gia đình của người di cư
- Nhóm phụ nữ di cư
- Lãnh đạo địa phương có phụ nữ di cư
4.3- Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại 6 xã thuộc huyện Xuân Trường và huyện Giao Thuỷ.
Nghiên cứu tại một số địa điểm tại địa bàn thủ đô Hà Nội nơi có phụ nữ ở các xã nghiên cứu
đang làm việc
5- Khung lý thuyết, giả thuyết nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu
5.1- Khung lý thuyết
* Hệ biến số độc lập
- §Æc tr-ng nh©n khÈu, kinh tÕ- x· héi cña gia ®×nh ng-êi di d©n:
. Quy m« gia ®×nh
. Sè nh©n khÈu phô thuéc trong gia ®×nh
. Thu nhËp hé gia ®×nh
. C¬ cÊu nghÒ nghiÖp
. Møc sèng cña hé gia ®×nh
. M¹ng l-íi x· héi cña gia ®×nh
. Tæng sè ng-êi di d©n trong gia ®×nh
- §Æc tr-ng nh©n khÈu, kinh tÕ- x· héi cña ng-êi di d©n
. Tuổi
. Tr×nh ®é häc vÊn
. NghÒ nghiÖp ë n«ng th«n
. T×nh tr¹ng h«n nh©n
* HÖ biÕn sè phô thuéc
- Gia đình
. §ãng gãp của người di cư vµo thu nhËp hé gia ®×nh
. HiÖu qu¶ sö dông phÇn ®ãng gãp cña ng-êi di d©n
. Mối quan hệ vợ chồng và cách tổ chức cuộc sống gia đình
. Tác động tới chăm sóc các thành viên trong gia đình và giáo dục con cái
- Bản thân người phụ nữ di cư:
. Nâng cao hiểu biết và vai trò của người phụ nữ trong gia đình
. Những nguy cơ và rủi ro phụ nữ gặp phải trong quá trình di cư lao động của mình
* Biến số can thiệp
- Chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước
- Đô thị hoá
- Thị trường lao động
5.2- Câu hỏi nghiên cứu
Những tác động do việc di cư của phụ nữ mang lại đối với:
- Kinh tế gia đình
- Chăm sóc và giáo dục con cái
- Bản thân người phụ nữ
- Hạnh phúc gia đình
Những nguy cơ, rủi ro người phụ nữ đi làm ăn xa có thể gặp phải?
5.3- Giả thuyết nghiên cứu
- Di d©n mùa vụ của phụ nữ n«ng th«n đóng góp đáng kể vào thu nhập và cải thiện
đời sống hộ gia đình.
- Di cư lao động nữ có tác động tiêu cực tới chăm sóc gia đình và giáo dục con cái
6- Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp luận chung
Đảm bảo nguyên tắc phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa
duy vật lịch sử và phân tích hệ thống.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích số liệu định lượng
Xử lý và phân tích thứ cấp dựa trên bộ số liệu nghiên cứu định lượng đã có của cuộc
khảo sát “Các hình thức di cư của phụ nữ và thực trạng tác động tới gia đình và bản thân phụ
nữ đi làm ăn xa” do Hội LHPN tỉnh Nam Định tiến hành vào tháng 5 năm 2009. Việc sử
dụng bộ số liệu này đã được sự đồng ý của thủ trưởng cơ quan Hội LHPN tỉnh Nam Định.
Mẫu nghiên cứu: thực hiện 360 phỏng vấn định lượng, trong đó với 300 bảng hỏi
thực hiện phỏng vấn tại 6 xã; Trong đó 3 xã: Xuân Vinh, Xuân Trung, Xuân Châu; thuộc
huyện Xuân Trường và 3 xã: Giao Hà, Giao Thanh, Bình Hoà thuộc huyện Giao Thuỷ của
Nam Định và 60 bảng hỏi phỏng vấn phụ nữ Nam Định di cư làm ăn tại Hà Nội.
- Phương pháp phỏng vấn sâu:
Luận văn sẽ bổ sung vào các phân tích thứ cấp bằng những phỏng vấn sâu các đối
tượng: người di cư, chồng, con, bố mẹ của người phụ nữ di cư để làm rõ hơn cho những
phân tích của mình
Số lượng phỏng vấn sâu dự kiến thực hiện: 18 trường hợp phỏng vấn sâu chia đều
cho 6 xã.
- Phương pháp phân tích tài liệu có sẵn: thu thập và phân tích số liệu phát triển kinh
tế xã hội và những tài liệu có liên quan tại địa bàn nghiên cứu.
7- Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn bao
gồm 3 chương chính:
Chương I: Cơ sở lý luận của nghiên cứu
Chương II: Thực trạng di cư mùa vụ của lao động nữ nông thôn
Chương III: Tác động của di cư
Chương I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA NGHIÊN CỨU
1- Các khái niệm có liên quan
1.1- Di cư (Migration) :
Hiện tại, không có một định nghĩa chính xác và cũng không có một mô hình cụ thể
nào về di dân trên thế giới. Có quốc gia xác đinh di dân là quá trình con người di chuyển nơi
ở và đã đến nơi ở mới từ 5 năm trở lên, quốc gia khác lại cho rằng di cư cần phải chia ra làm
hai loại: di cư ngắn hạn và di cư dài hạn. Trong khi một số quốc gia cho rằng phải nhìn nhận
di cư như là sự thay đổi nơi cư trú cũng như các đặc trưng kinh tế - văn hoá – xã hội của cả
cộng đồng, thì một số quốc gia khác khằng định phải định nghĩa di cư như là quá trình cá
nhân thay đổi nơi cư trú và sự biến đổi các giá trị của bản thân để hoà nhập vào một môi
trường mới. Hạn chế này là do tính chất phức tạp và sự thay đổi không thể xác định trước
của các quá trình biến đổi dân số do di cư gây ra.
Di dân là quá trình phân bố lại lực lượng lao động và dân cư và là nhân tố quan trọng
cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Có nhiều cách hiểu khác nhau về di dân, tuy nhiên các nhà
nghiên cứu thừa nhận rằng:
Theo nghĩa rộng: Di dân là sự chuyển dịch bất kỳ của con người trong một không
gian và thời gian nhất định kèm theo sự thay đổi nơi cư trú tạm thời hay vĩnh viễn. Với định
nghĩa này di dân đồng nhất với sự di động dân cư.
Theo nghĩa hẹp: Di dân là sự chuyển dịch dân cư từ một vùng lãnh thổ này đến một
đơn vị lãnh thổ khác, nhằm thiết lập một nơi cư trú mới trong một khoảng thời gian nhất
định. Định nghĩa này khẳng định mối liên hệ giữa sự di chuyển với việc thiết lập nơi cư trú
mới.
Theo Henry S.Shryock, di dân là một hình thức di chuyển về địa lý hay không gian
kèm theo sự thay đổi thường xuyên giữa các đơn vị hành chính. Theo ông những thay đổi
nơi ở tạm thời, không mang tính lâu dài như thăm viếng, du lịch, buôn bán làm ăn, kể cả
qua lại biên giới, không nên phân loại là di dân. Theo tác giả di dân còn phải gắn liền với các
quan hệ xã hội của người di chuyển. Tóm lại, di dân là sự di chuyển của người dân theo lãnh
thổ với những chuẩn mực về không gian và thời gian nhất định kèm theo sự thay đổi nơi cư
trú.
Có nhiều cách phân loại di dân theo các góc độ khác nhau, tuỳ thuộc vào mục đích
nghiên cứu và những người làm nghiên cứu khác nhau. Cách phân loại chỉ các tính chất
tương đối và không tách bạch với nhau. Sau đây là một số cách phân loại cơ bản di dân:
Theo khoảng cách di chuyển: Đây là cách phân loại di dân quan trọng thông qua sự
phân biệt di dân xa hay gần giữa nơi đi và nơi đến. Theo địa bàn nơi đi và nơi đến thông
thường di dân được chia thành:
. Di dân nông thôn – đô thị
. Di dân nông thôn – nông thôn
. Di dân đô thị - nông thôn
. Di dân đô thị - đô thị
Theo tính chất di dân thì có di dân ép buộc và di dân tự nguyện. Di dân tự nguyện là
trường hợp người di chuyển tự nguyện di chuyển theo đúng mong muốn hay nguyện vọng
của mình. Trong khi đó, di dân ép buộc diến ra trái với nguyện vọng của người dân.
Theo độ dài thời gian cư trú:
- Di chuyển ổn định: Bao gồm các hình thức thay đổi nơi cư trú thường xuyên và nơi
làm việc với mục đích định cư sinh sống lâu dài tại nơi ở mới.
- Di chuyển tạm thời: sự vắng mặt tại nơi ở gốc là không lâu, khả năng quay trở về là
chắc chắn.
- Di dân mùa vụ, di chuyển con lắc: là dòng di chuyển của cư dân nông thôn vào
thành thị trong những dịp nông nhàn hoặc trong điều kiện thiếu việc làm thường xuyên, việc
làm có thu nhập. Hình thái di cư này có xu hướng gia tăng trong thời kỳ đầu công nghiệp
hoá ở các nước đang phát triển.
Theo đặc trưng di cư: Di cư có tổ chức và di cư tự phát
- Di cư có tổ chức là hình thái di chuyển dân cư được thực hiện theo kế hoạch và các
chương trình mục tiêu nhất định do nhà nước, chính quyền các cấp đã vạch ra và tổ chức, chỉ
đạo thực hiện với sự tham gia của các tổ chức đoàn thể xã hội.
- Di cư tự phát: hình thái di dân này mang tính cá nhân do bản thân người di chuyển
hoặc bộ phận gia đình quyết định, không có và không phụ thuộc vào kế hoạch và sự hỗ trợ
của nhà nước và các cấp chính quyền. Di cư tự phát phản ánh tính năng động và vai trò độc
lập của cá nhân và hộ gia đình trong việc giải quyết đời sống, tìm công ăn việc làm.
1.2- Gia đình (family):
Gia đình là khái niệm được sử dụng để chỉ một nhóm xã hội hình thành trên cơ sở các
quan hệ hôn nhân (quan hệ tính giao và quan hệ tình cảm) và quan hệ huyết thống nảy sinh
từ quan hệ hôn nhân đó (cha mẹ, con cái, ông bà, họ hàng nội ngoại). Gia đình có thể hiểu
như một đơn vị xã hội vi mô, nó chịu sự chi phối của xã hội song có tính ổn định, độc lập
tương đối. Nó có quy luật phát triển riêng với tư cách là một thiết chế xã hội đặc thù. Những
thành viên gia đình được gắn bó với nhau về trách nhiệm và quyền lợi kinh tế, văn hoá, tình
cảm một cách hợp pháp, được Nhà nước thừa nhận và bảo vệ.(18, tr.229)
Gia đình là tầng thấp nhất của cấu trúc xã hội và cấu trúc văn hoá, là một phương
thức tồn tại của các cá nhân cho đến tận ngày nay. Cùng với sự phát triển của kinh tế - văn
hoá – xã hội của đất nước, đời sống gia đình cũng có những biến đổi mà ta có thể ít nhiều
quan sát và cảm nhận được.
Ngày nay, khi bàn về gia đình nông thôn Việt Nam, chúng ta có thể nói gia đình dần
chuyển đổi từ gia đình nông thôn truyền thống sang gia đình nửa truyền thống hay nửa nông
nghiệp. Cho đến tận bây giờ, người ta vẫn chưa thống nhất được định nghĩa và cách lý giải
về gia đình nông nghiệp truyền thống. Tuy nhiên, xét về khía cạnh cơ cấu và chức năng thì
gia đình nông nghiệp truyền thống có một số đặc điểm như:
- Xu hướng nhất thể hoá cấu trúc gia đình trong xã hội nông nghiệp truyền thống có
cơ sở từ sự giống nhau trong phưong thức sản xuất nông dân. Trong phương thức này,
những hộ gia đình và những người sản xuất có mối liên hệ với nhau, về cơ bản tự cấp tự túc
hoàn toàn, trao đổi với thiên nhiên nhiều hơn là với xã hội.
Gia đình nông thôn truyền thống Việt Nam mang trong mình tính đa chức năng mà ở
đó các thành viên trong gia đình có thể sống trọn đời trong phạm vi gia đình và làng xóm.
Tất cả các chức năng như: thoả mãn nhu cầu tình cảm, duy trì nòi giống, sản xuất và tái sản
xuất, xã hội hoá, giáo dục… đều từ gia đình mà có. Dấu ấn của gia đình gần như là tuyệt đối
với mỗi cá nhân.
Cùng với đổi mới kinh tế, ngày nay xuất hiện tính đa khuôn mẫu của gia đình trong
xã hội công nghiệp hoá. Phương thức sản xuất thay đổi, phân công lao động cũng thay đổi
theo, mỗi người ngày càng phụ thuộc vào hàng hoá và dịch vụ do người khác sản xuất ra. Xã
hội công nghiệp đã dần tách nơi sản xuất ra khỏi nơi ở, quá trình phi nông nghiệp hoá diễn
ra khiến người nông dân dần tách khỏi đồng ruộng và thôn xóm của họ. Tất cả điều này đã
tác động đến đời sống gia đình, cấu trúc gia đình, những mối quan hệ và những chức năng
bên trong gia đình.
Các giá trị truyền thống trong gia đình nông thôn vẫn tồn tại trong xã hội công nghiệp
hoá: là đơn vị sản xuất, ruộng đất vẫn là trung tâm của đời sống, sự chia sẻ lao động giữa
chồng – vợ, bố mẹ - con cái vẫn được duy trì. Nhưng bên cạnh gia đình truyền thống đã xuất
hiện gia đình nửa truyền thống hay nửa nông nghiệp. Đó là những gia đình sản xuất nông
nghiệp, sống ở nông thôn nhưng có vợ hoặc chồng làm các công việc ngoài nông nghiệp.
Đề tài sẽ đi sâu tìm hiểu một số vấn đề của gia đình nông thôn dưới tác động của đổi
mới kinh tế, cụ thể là của vấn đề phụ nữ - người vợ, người mẹ trong gia đình di cư, từ đó tìm
hiểu sự thay đổi vai trò của người đàn ông và người phụ nữ trong gia đình, sự thay đổi trong
chức năng sản xuất, trong giáo dục và dạy dỗ con cái, nhận thức về đời sống gia đình và xã
hội….
1.3 Quan hệ gia đình
Quan hệ gia đình là khái niệm rộng, bao hàm nhiều nội dung và các mối quan hệ
tương tác qua lại giữa các thành viên trong gia đình.
Quan hệ gia đình trong luận văn này tập trung chủ yếu vào mối quan hệ vợ chồng trên
khía cạnh phân công công việc gia đình; mối quan hệ giữa người mẹ và việc chăm sóc giáo
dục con cái; mối quan hệ giữa người con đối với việc chăm sóc người cao tuổi trong gia
đình.
Phân công lao động gia đình là khái niệm liên quan đến vai trò giới. Phân công lao
động gia đình thường đề cập đến việc ai làm gì trong gia đình và vì sao có sự phân công này.
Xem xét sự phân công lao động trong gia đình có người phụ nữ di cư có gì khác với gia đình
bình thường, những khác biệt trong sự phân công lao động đó có tác động gì tới gia đình và
bản thân những người phụ nữ di cư.
Bạo lực gia đình là các hành vi dẫn đến hoặc có thể dẫn đến, làm tổn hại hoặc đau
đớn về mặt thân thể, tình dục hay tâm lý đối với thành viên gia đình. Bạo lực gia đình là bạo
lực xảy ra ở lĩnh vực riêng tư, thường là giữa những người thân theo pháp lý hoặc ruột thịt.
Nạn nhân của bạo lực gia đình có thể là bất cứ ai song thường là phụ nữ, trẻ em, người già
(Liên hợp quốc 1993)
1.4 Giáo dục và chăm sóc trẻ em
Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi
Nội dung giáo dục và chăm sóc trẻ em được thể hiện rất rõ trong Luật Bảo vệ, Chăm
sóc và Giáo dục Trẻ em sửa đổi năm 2004/
Một trong các nguyên tắc thể hiện rất rõ trong Luật là không phân biệt đối xử với trẻ
em bao gồm việc phân biệt trai gái, con đẻ hay con nuôi… Mọi trẻ em đều được bảo vệ,
chăm sóc và được hưởng các quyền theo quy định của Pháp luật. Các quyền của trẻ em phải
được tôn trọng và thực hiện. 10 quyền cơ bản của trẻ em bao gồm:
1. Quyền được khai sinh, có quốc tịch
2. Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo
đức
3. Quyền được sống chung với cha mẹ
4. Quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự
5. Quyền được chăm sóc sức khoẻ, trẻ dưới 6 tuổi được chăm sóc sức khoẻ ban đầu,
được khám bệnh, chữa bệnh miễn phí ở cơ sở y tế công lập
6. Quyền được học tập
7. Quyền được vui chơi giải trí, hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du
lịch phù hợp với lứa tuổi và lành mạnh
8. Quyền được phát triển năng khiếu
9. Quyền được bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã hội
10. Quyền có tài sản.
Trách nhiệm chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em thuộc về gia đình, nhà trường, Nhà
nước, xã hội và công dân.
1.5 Người cao tuổi và gia đình có người cao tuổi
Người cao tuổi: Người cao tuổi được xác định dựa trên tiêu chí tuổi. Cụ thể là tất cả
những người từ 61 tuổi trở lên được coi là người cao tuổi. Cách xác định này có điểm thuận
tiện là dựa trên số liệu về năm sinh, người nghiên cứu có thể dễ dàng và nhanh chóng tiếp
cận đối tượng cần điều tra.
Gia đình có người cao tuổi: là gia đình có ít nhất một trong các thành viên là người
cao tuổi.
2- Lý thuyết về di cư, cách tiếp cận
2.1- Lý thuyết đô thị hoá ra đời nhằm nhấn mạnh mối quan hệ giữa đô thị hoá và thu
nhập bình quân. Lý thuyết này cho rằng những người dân nông thôn quyết định ra đi bởi họ
bị việc làm với đồng lương cao ở thành phố hấp dẫn thu hút. Họ sẵn sàng chấp nhận rủi ro
hay bị thất nghiệp ngay tại thị trường lao động ở thành phố trong thời gian chờ đợi cơ hội
thu nhập và việc làm với mức lương cao hơn nhiều so với khu vực nông thôn.
2.2- Lý thuyết “hút – đẩy”:
Các nhà xã hội học người Anh vào thế kỷ XIX đã bàn luận và đưa ra lý thuyết này,
việc ra đời của lý thuyết gắn liền với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra ở
Anh. Họ cho rằng di cư để tìm kiếm cơ hội mới và để gạt bỏ rủi ro ở nơi đang sống, lực hút
bao giờ cũng lớn hơn lực đẩy đối với những người di cư. Thông thường người di cư sẽ lựa
chọn giữa lực hút và lực đẩy, cuối cùng họ thường chọn lực hút bởi con người thường bị ước
muốn tốt đẹp hơn thôi thúc di cư thay vì chạy khỏi tình thế không thoả mãn hiện thời.
Everetts Lee (1966) đã xây dựng lý thuyết này trên cơ sở tóm tắt các quy luật di dân
và phân loại các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến quá trình di chuyển. Đó là những nhân tố cơ
bản liên quan đến nơi đi (lực đẩy) và nơi đến (lực hút).
- Lực đẩy: Là những yếu tố, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, chính trị, văn hoá…. ở
vùng xuất phát không đáp ứng các nhu cầu sống (nhu cầu vật chất, tinh thần, nhu cầu về lao
động – việc làm…) đã đẩy họ ra ngoài nơi họ đang sinh sống, khiến họ phải đi tìm vùng đất
mới nhằm thoả mãn các nhu cầu của họ.
Trong quá trình di cư từ nông thôn ra đô thị, lực đẩy được xác định tập trung là do sự
khan hiếm về đất canh tác, thiếu việc làm, thừa lao động, tiền công ít ỏi, mong muốn tìm đến
vùng đất hứa có khả năng kiếm việc làm, tăng thu nhập để đầu tư cho con cái học hành với
mong muốn cải thiện cuộc sống của thế hệ tương lai… tại các vùng nông thôn. Ngoài ra còn
có thể tính đến những yếu tố có tính phi kinh tế có tính đặc thù riêng của người di chuyển
như các yếu tố tinh thần, tình cảm, đặc điểm cá nhân…
- Lực hút: Là những điều kiện, yếu tố thuận lợi về tự nhiên, kinh tế - xã hội, chính trị,
văn hoá ở nơi đến (vùng nhập cư) đã cuốn hút người di cư ở nơi khác di chuyển đến làm
việc và sinh sống.
Lực hút ở đô thị thường là cơ hội sống thuận tiện, có khả năng tìm kiếm việc làm có
thu nhập cao hơn, có triển vọng cải thiện đời sống hơn, thuận tiện trong sản xuất kinh doanh,
có điều kiện tốt hơn về giáo dục, y tế, dịch vụ xã hội so với ở nông thôn.
Tuy nhiên lý thuyết hút đẩy không phải là lý thuyết hoàn chỉnh có thể thuyết phục
được tất cả mọi người vì nó không lý giải được tại sao trong cùng một hoàn cảnh có một số
người di cư, còn số khác thì không.
Trong đề tài này, lý thuyết hút đẩy được dùng để giải thích nguyên nhân di cư của
người phụ nữ, giải thích được lý do thúc đẩy “người phụ nữ nông thôn rất găn bó với gia
đình, làng xóm, coi trọng sự ổn định, không muốn có những biến đổi, ngại đi xa”[39;tr45]
lại rời bỏ quê hương, thậm chí xa gia đình, chồng con để vào thành phố.
2.3- Lý thuyết mạng lưới xã hội
Xác định được các yếu tố cấu thành nên mạng lưới các quan hệ xã hội giữa các cộng
đồng nơi đi và nơi đến, giữa người di cư và người không di cư, lý thuyết nhấn mạnh vai trò
của mạng lưới xã hội này trong việc thúc đẩy quá trình di cư chi phối động lực và quyết
định di cư và đặc biệt hướng di chuyển (lựa chọn nơi đến).
Thừa nhận ảnh hưởng quan trọng của các yếu tố kinh tế trong di cư, song theo lý
thuyết mạng lưới xã hội thì ngay cả khi động lực kinh tế không còn mạnh mẽ và sự chênh
lệch về mức sống giữa các khu vực không nhiều, di dân vẫn tiếp tục diễn ra với quy mô ngày
càng lớn. Điều này là do quá trình di dân được duy trì và thúc đẩy cùng với sự phát triển của
mạng lưới xã hội đã được hình thành theo thời gian. Do đó mọi nỗ lực nhằm can thiệp, tác
động trực tiếp vào quá trình di cư sẽ không đem lại hiệu quả dưới ảnh hưởng của mạng lưới
xã hội này.
2.4- Lý thuyết xã hội học về di dân của E.G. Ravenstain (1885)
Điểm mạnh của lý thuyết xã hội học về di dân của Ravenstain là đã khái quát hoá
được những quy luật của di dân. Cụ thể như:
- Trong một quốc gia, những người dân gốc thành phố, thị xã thường ít di chuyển hơn
so với những người ở các vùng nông thôn.
- Xác định động lực chính của di dân là động cơ kinh tế.
- Phần lớn nữ giới di sân theo khoảng cách ngắn hơn so với nam giới.
Phát triển thêm lý thuyết của E.G. Ravenstain, một số nhà nghiên cứu khác đã dựa
trên các quy luật của di dân của ông để xây dựng và phát triển sâu thêm những lý thuyết di
dân mới như lý thuyết lực hấp dẫn xem xét mối quan hệ nghịch giữa số người di chuyển và
khoảng cách di chuyển, hoặc lý thuyết cơ hội sống cho rằng khoảng cách cơ học không có ý
nghĩa quan trọng, người di cư lựa chọn định cư tại những nơi có các cơ hội cuộc sống mà họ
chấp nhận được, cho dù khoảng cách di chuyển có thể lớn. Đó là cơ sở hình thành nên quyết
định di dân.
2.5- Tiếp cận hệ thống
Hệ thống xã hội được xã hội học sử dụng để chỉ một phức thể các bộ phận có các đặc
trưng như: sự phụ thuộc lẫn nhau – sự biến đổi bộ phận này làm biến đổi bộ phận khác, cân
bằng động – mỗi khi có sự thay đổi, các bộ phận có xu hướng biến đổi và kết hợp với nhau
để lập lại trạng thái ổn định; tính chỉnh thể - hệ thống là một chỉnh thể, một toàn thể các bộ
phận liên kết với nhau tạo nên
một thực thể tương đối bền vững, ổn định. Hệ thống xã hội được hiểu là phức thể bao gồm
các cá nhân, các nhóm xã hội liên hệ lẫn nhau tạo thành một chỉnh thể toàn vẹn. Xã hội học
dùng phương pháp tiếp cận hệ thống để nghiên cứu tính tổ chức và mối quan hệ giữa các bộ
phận cấu thành hệ thống.[38; tr 109 – 168]
Tiếp cận hệ thống cho phép xem xét xã hội nông thôn của địa bàn nghiên cứu như
một hệ thống xã hội thu nhỏ. Có thể nhìn nhận xã hội nông thôn được nghiên cứu trong mối
tương quan và tương tác với các hệ thống ngoài và khác với nông thôn. Ví như xem xét sự
tương tác giữa nông thôn và đô thị, sự tương tác giữa cá nhân và cộng đồng, làng, xã. Theo
quan điểm của Parsons, đó là đi từ cá nhân – cái vi mô đến xã hội – cái vĩ mô, ông gọi đó là
“hệ thống trong hệ thống”[8]
Cách tiếp cận hệ thống phổ quát và phổ dụng nhất là phân tích xã hội nông thôn theo
các phạm trù xã hội cơ bản:
1) Các nhóm cấu thành xã hội nông thôn là những người dân nông thôn
2) Những người dân nông thôn có những mối quan hệ xã hội khác nhau
3) Hành vi của họ, các hoạt động xã hội của họ chính là hành động trong các quan hệ
xã hội hiện thực và trong khung cảnh xã hội nói chung.
Từ đó, người ta có thể phân nhóm những người dân nông thôn này thành những nhóm
xã hội khác nhau, tính đến cơ cấu xã hội dựa trên những mối quan hệ xã hội mà mỗi người
dân nông thôn có và xem xét đến các hoạt động xã hội của người dân nông thôn (hoạt động
sản xuất, hoạt động nông nghiệp, phi nông nghiệp…) rồi tính đến vấn đề thiết chế xã hội mà
ở đó có sự thống nhất giữa cơ cấu xã hội và hoạt động xã hội [10].
Cách tiếp cận này cung cấp cho nghiên cứu cái nhìn tổng thể khi triển khai vấn đề,
cần phải đặt người di cư trong gia đình họ, trong mối quan hệ với làng xã, với xã hội nơi họ
sinh sống, quan trọng nhất là thấy được sự tương tác của cá nhân họ đối với môi trường
nông thôn (nơi đi) và môi trường đô thị (nơi đến); ảnh hưởng của quá trình tương tác đó đến
đời sống vật chất, tinh thần, lối sống, nếp sống của bản thân người di cư mùa vụ và gia đình
họ.
Nhìn chung, cách tiếp cận hệ thống đòi hỏi cần phải tổng hợp các nhóm xã hội nông
thôn, các cơ cấu và thiết chế xã hội nông thôn. Từ đó, xem xét sự tương tác, mối quan hệ của
chúng, dấu ấn của chúng lên gia đình nông thôn có người di cư và bản thân người di cư.
Chương II
THỰC TRẠNG DI CƯ MÙA VỤ CỦA LAO ĐỘNG NỮ NÔNG THÔN
1. Mô tả địa bàn nghiên cứu
Nam Định là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng, có diện tích tự nhiên 1.672 km2,
dân số gần 2 triệu người. Toàn tỉnh có 10 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố và 9 huyện với
tổng số 229 xã, phường, thị trấn. Dân cư nông thôn chiếm 81%; số dân trong độ tuổi lao
động là 1.370.000 người với 74,9% làm nông nghiệp, thời gian lao động nông nhàn không
có việc làm chiếm 30%, do đó nhiều người lựa chọn di cư đi làm ăn xa để tăng thu nhập,
trong đó có đến 40% lao động nữ.
Về di cư và xuất khẩu lao động: Theo thống kê trên địa bàn tỉnh Nam Định có gần
10.000 người đi xuất khẩu lao động. Khoảng 80% trong số họ làm việc tại Đài Loan và
Malasia. Phần lớn những người xuất khẩu lao động là phụ nữ và thường làm việc trong các
nhà máy hoặc làm giúp việc gia đình. Từ năm 2000 trở lại đây, số lượng người đi xuất khẩu
lao động tăng lên hàng năm. Bên cạnh việc xuất khẩu lao động, còn có một số lượng lớn
người ra thành phố tìm việc làm trong thời gian nông nhàn hoặc đi làm ăn xa từ 1 năm trở
lên.
Huyện Xuân Trường
Huyện Xuân Trường có dân số là 181.984 người trong đó có 95.689 người trong độ
tuổi lao động. Diện tích đất canh tác bình quân đầu người là 446m2 , thấp hơn 60% so với
bình quân của cả nước. Số hộ nghèo và tỷ lệ thất nghiệp cao; tỷ lệ hộ nghèo = 7,15%; theo
thống kê trên địa bàn huyện hiện nay có khoảng hơn 10.000 người thiếu việc làm phải di cư
tới các thành phố tìm việc hoặc đi xuất khẩu lao động. Tính đến năm 2009 có khoảng trên
4.000 phụ nữ đi àm ăn xa thường xuyên từ 1 năm trở lên.
Huyện Giao Thuỷ
Huyện Giao Thuỷ có dân số 206.247 người, diện tích canh tác trung bình là 172m2 chỉ
tương đương với 16% diện tích canh tác bình quân quốc gia. Trong tổng số 106.848 người
trong độ tuổi lao động có tới 22.923 người thuộc diện thiếu việc làm (chiếm khoảng 22,4%)
trong đó 10.293 là phụ nữ. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện là 5.389 người (10,7%) trong đó có
819 phụ nữ nghèo là chủ hộ.
Số liệu được dùng để phân tích trong luận văn này được lấy từ cuộc khảo sát tại 6 xã
Xuân Vinh, Xuân Châu, Xuân Trung huyện Xuân Trường và xã Giao Thanh, Giao Hà, Bình
Hoà huyện Giao Thuỷ. Có thể khái quát chung nhất đặc điểm tình hình phát triển kinh tế - xã
hội của các địa phương tiến hành nghiên cứu thông qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.1: Mô tả tình hình kinh tế xã hội của các xã nghiên cứu
S
T
T
Xã Diện
tích đất
tự
nhiên
(ha)
Diện
tích đất
canh
tác (ha)
Diện tích
canh tác
bình
quân đầu
người
(m2/người)
Dân số
(người)
Dân số trong
độ tuổi lao
động (người)
Nam Nữ Nam Nữ
1 Xuân Vinh 730 456 324 5800 6215 2259 2727
2 Xuân Châu 592,22 547,91 570 3049 2997 2052 2660
3 Xuân Trung 221 139 205 4323 4501 2040 2493
4 Giao Thanh 613,3 471,1 583 3488 3673 1689 1821
5 Giao Hà 629,46 501,23 432 4876 5077 3430 3570
6 Bình Hoà 625,98 465,08 432 4224 4353 3430 3570
Qua bảng số liệu trên có thể nhận thấy tỷ lệ đất canh tác của các địa phương không
cao, trong khi đó dân số trong độ tuổi lao động nhiều, đặc biệt là dân số nữ trong độ tuổi lao
động. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới dư thừa lao động và tạo nên tình trạng thiếu việc
làm thường xuyên tại nông thôn. Tại địa bàn nghiên cứu, ngoài làm nông nghiệp với diện
tích đất hạn chế, tổng thời gian tập trung làm nông nghiệp chỉ hết từ 3 đến 4 tháng. Các nghề
phi nông nghiệp chủ yếu do nam giới đảm nhiệm: xây dựng, gạch, ngói, thợ mộc tuy nhiên
những công việc này cũng chỉ đảm bảo được từ 5 đến 7 tháng, số tháng còn lại là thiếu việc
làm, chỉ có một số lượng nhỏ phụ nữ làm nghề buôn bán nhỏ. Do đó phụ nữ thiếu việc làm
tại chỗ nhiều hơn nam giới. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới việc di cư tìm việc làm tại các
thành phố lớn.
Theo thống kê của UBND các xã nghiên cứu, ngoài số lượng di cư đi xuất khẩu lao
động và đi học thì số người di cư trong nước tìm kiếm việc làm năm 2008 được xác định
như sau:
Bảng 2.2: Số người di cư năm 2008
STT Xã Nam Nữ Nghề
nghiệp
Nơi đến chủ yếu
ĐKH CKH ĐKH CKH
1 Xuân Vinh 800 200 900 100 Tự do HN, TP. HCM
2 Xuân Châu 287 57 815 103 Tự do HN, QN, LC, TP.HCM
3 Xuân Trung 350 0 350 150 Tự do HN, TP. HCM
4 Giao Thanh 350 125 400 150 Tự do HN, TP. HCM
5 Giao Hà 700 700 1000 1200 Tự do HN, QN, LC, TP.HCM
6 Bình Hoà 745 248 347 80 Tự do HN, QN, LC, TP.HCM
Số liệu di cư trên cũng chỉ đảm bảo tính chính xác tương đối, trong thực tế số người
di cư bao giờ cũng cao hơn số liệu thống kê của xã. Qua số liệu sơ bộ trên ta có thể nhận
thấy, trên địa bàn nghiên cứu, số lượng lao động nữ di cư cao hơn so với nam giới.
2. Đặc điểm lao động nữ di cư mùa vụ ở Nam Định
2.1 Đặc trưng chủ yếu của người di cư và gia đình người di cư
Có thể tổng hợp những đặc điểm chung nhất của người di cư và đặc trưng gia đình
của họ thông qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.3: Đặc trưng của người di cư và gia đình người di cư
Số lượng Tỉ lệ %
Tuổi
< = 34 131 36.4( 33,3)
35 – 49 170 47.2
= > 50 56 15.6
Trình độ học
vấn
Mù chữ 3 0.8
Biết đọc, biết viết 5 1.4
Tiểu học 56 15.6
Trung học cơ sở 263 73.1
Trung học phổ thông 30 8.3
Trung cấp/nghề 2 0.6
Cao đẳng, đại học 1 0.3
Dân tộc
Kinh 360 100
Khác 0 0
Tôn giáo
Phật giáo 162 45.0
Thiên chúa giáo 26 7.2
Tin lành 2 0.6
Khác 1 0.3
Không tôn giáo 169 46.9
Tình trạng
hôn nhân
Chưa kết hôn 1 0.3
Có chồng đang chung sống 349 96.9
Li thân/li hôn 3 0.8
Goá 7 1.9
Số con trong
1 45 12.5
2 187 51.9
gia đình
3 90 25.0
4 27 7.5
5 8 2.2
6 3 0.8
Số người
trong gia đình
2 người 7 1,9
3 người 42 11,7
4 người 134 37,2
5 người 108 30,0
6 người 54 15,0
7 người 13 3,6
8 người 2 0,6
Đặc điểm Hộ
gia đình
Hai thế hệ 240 66.7
Ba thế hệ 118 32.8
Bốn thế hệ trở lên 2 0.6
Mức sống (tự
đánh giá)
Đói 0 0
Nghèo 40 11.1
Trung bình 298 82.8
Khá giả 22 6.1
Về tuổi của người di cư: Có 131 dưới độ tuổi 34, chiếm 36,4%; Độ tuổi từ 35-49
chiếm 47,2%, còn lại 15,6% trên độ tuổi 50
Trình độ học vấn: Có đến 73,1% có trình độ học vấn THCS, và 15,6% trình độ học
vấn tiểu học, số người mù chữ và biết đọc biết viết có 2,2%. Trình độ học vấn THPT: 8,3%,
chỉ có 2 người có trình độ trung cấp/học nghề và 1 người trình độ đại học. Như vậy trình độ
học vấn của phụ nữ di cư nói chung là thấp, đa số chỉ có trình độ THCS
Dân tộc: Đa số đối tượng khảo sát là dân tộc Kinh, chiếm 99,7% tổng mẫu
Tôn giáo: Có 45% cho biết theo đạo phật, và 7,2% thao đạo thiên chúa giáo; 0,6%
theo đạo tin lành (2 người) và 46,9% không theo tôn giáo nào.
Tình trạng hôn nhân: Có đến 96,9% đã kết hôn và hiện đang sống với chồng; 3 người
ly hôn chiếm 0,8%; và 7 người goá, chiếm 1,9%.
Số con trong gia đình: Trong số mẫu khảo sát có 51,9% có 2 con, 25% người trả lời
có 3 con và 12,5% có 1 con, số phụ nữ có 4 con chiếm 7,5% và 2,2% có 5 con, có 3 người
có 6 con, chiếm 0,8%. Như vậy, quy mô gia đình có 2 con chiếm đến hơn ½ số phụ nữ được
hỏi và 25% có 3 con.
Số thế hệ trong gia đình: 66,7% phụ nữ sinh sống trong Hộ gia đình có 2 thế hệ;
32,8% có 3 thế hệ, 2 người có 4 thế hệ.
Như vậy, có đến 2/3 trong tổng số người được hỏi sống trong gia đình hạt nhân (2 thế
hệ) và số còn lại gia đình mở rộng, chủ yếu 3 thế hệ.
Số người trong gia đình: Có 11,7% người được hỏi cho biết gia đình có quy mô 3
người, tiếp đến 37,2% có quy mô 4 người trong gia đình, và 30,0% quy mô 5 người; 15,0%
có quy mô 6 người; 15% có quy mô 6 người, 3,6% có quy mô 7 người, có 7 người cho biết
quy mô 2 người, và chỉ có 2 người có quy mô 8 người.
Số lao động trong gia đình: Có đến 79,2% cho biết có 2 lao động, và 8,6% có 3 lao
động; 6,9% có 1 lao động; 15 người, chiếm 4,2% cho biết có 4 lao động, số có 5 lao động trở
lên chiếm 1,2%.
2.2 Lý do di cư
Lý do kinh tế
Nhân tố kinh tế mà trước hết là thu nhập và việc làm vẫn là động lực chính thúc đẩy
quá trình di dân lao động. Trước những rủi ro trong sản xuất trồng trọt và chăn nuôi, sự tụt
giá đến mức tới hạn của các mặt hàng nông sản trên thị trường, lao động nông thôn không
thể trông chờ vào hạt thóc. Sự chênh lệch quá lớn về thu nhập giữa nông thôn và thành thị đã
hối thúc người nông dân tự nguyện rời bỏ đồng ruộng ra thành phố tìm việc làm. Họ chấp
nhận những công việc nặng nhọc, vất vả và nguy hiểm, tất cả những ngành nghề mà pháp
luật không nghiêm cấm để mưu sinh, có cái ăn, có đồng tiền gửi về cho gia đình. Dù thu
nhập và tiền công lao động nữ thấp hơn nam giới, song là người trực tiếp lo toan cho con cái
và gia đình, người phụ nữ hơn ai hết hiểu thấu được những khó khăn trong cuộc sống của
người thân, gia đình. Không ít người chấp nhận vất vả, rủi ro rời làng quê đi làm ăn xa kiếm
sống, mong muốn có được một cuộc sống tốt đẹp hơn cho gia đình người thân [28; tr.3]
Những kết quả điều tra định lượng cho thấy có rất nhiều lý do để phụ nữ quyết định
đi làm ăn xa, trong đó chủ yếu xuất phát từ kinh tế; có tới 82,5% phụ nữ tham gia trả lời cho
rằng họ đi làm ăn xa là vì “ở địa phương thiếu việc làm có thu nhập”; 70% cho biết “sản
xuất nông nghiệp có tính thời vụ, thời gian nông nhàn quá dài”; 43,6% cho rằng “thiếu đất
sản xuất”; lý do “không tìm được việc làm phù hợp” là 40%. Như vậy lý do kinh tế là một
trong những nguyên nhân chính dẫn đến quyết định di cư của người phụ nữ đi làm ăn xa.
Thực tế và kết quả nghiên cứu cũng cho thấy hầu hết phụ nữ di cư đều đạt được mục
đích kinh tế. Qua quan sát thực địa có thể thấy ở những địa phương trong diện khảo sát
nhiều ngôi nhà mới mọc lên khang trang, hiện đại, tiện nghi không thua kém những ngôi nhà
khá giả của các khu đô thị. Hầu hết phụ nữ di cư đều đóng góp vào thu nhập gia đình, vào
mua sắm các tài sản, vật dụng trong gia đình.
Lý do phi kinh tế
Ngoài các lý do kinh tế thì lý do phi kinh tế cũng được một số ít người đề cập đến
như là một yếu tố dẫn đến việc di cư của mình, trong đó có 5% người trả lời di cư là để
“muốn khẳng định mình và thoát khỏi cuộc sống vất vả nơi nông thôn”; 4,4% là để “nâng
cao trình độ học vấn cho bản thân”. Đây là ý muốn của những lao động nữ trẻ muốn thoát
khỏi cuộc sống vất vả, cực khổ ở quê. Họ nhận thức rằng cuộc sống ở thành phố tuy chẳng
dễ dàng nhưng làm việc ở thành phố giúp họ có thu nhập cao hơn ở quê, họ có thể dành dụm
được tiền để lo cho cuộc sống của mình và gia đình sau này.
Như vậy lý do hàng đầu khiến người phụ nữ nông thôn phải rời xa quê hương, gia
đình chính là lý do kinh tế, điều này trùng hợp với nhiều kết quả nghiên cứu đã được công
bố. Điều này cũng phản ánh được xu thế biến đổi chung của xã hội, đó là cuộc sống nông
thôn dưới tác động của những biến đổi kinh tế xã hội đã tạo nên lực đẩy đối với lao động nói
chung và lao động nữ nói riêng. Còn thành phố, cùng với những thay đổi và phát triển đang
tạo ra những sức hút để lao động nông thôn tìm đến để cư trú và làm ăn sinh sống.
2.3 Mô hình di cư
Những lao động nữ lựa chọn di cư ra các vùng đô thị tìm kiếm việc làm với mục đích
cao nhất là nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho bản thân và gia đình. Lý do kinh tế là
lý do chủ đạo trong quyết định xuất cư của họ. Tuy nhiên hầu hết phụ nữ được hỏi đều lựa
chọn cho mình hình thức di cư mùa vụ. Lao động di cư theo mùa vụ có thể dễ tìm kiếm cho
mình những việc làm có tính chất giản đơn, theo thời vụ, công việc không đòi hỏi sự liên tục
về mặt thời gian. Điều này sẽ giúp cho những người phụ nữ di cư có thể tự do lựa chọn thời
gian làm việc trong khi vẫn đảm bảo được việc đồng áng tại quê nhà. Đặc biệt là khi gia
đình, dòng họ có công việc họ vẫn có thể dễ dàng trở lại quê hương để thực hiện vai trò của
mình. Theo đó những mối quan hệ làng xã của họ vẫn được duy trì.
Biểu đồ 1: Số lần di cư của phụ nữ
2.5
11.1 10.8
54.7
Có 54.7% phụ nữ được hỏi cho biết di cư trên 5 lần, số người di cư 1 lần chỉ chiếm
2.5%, và 2-3 lần chiếm 11.1%, di cư từ 4-5 lần chiếm 10.8% trong số người trả lời. Như vậy,
cùng với khoảng cách di cư ngắn là số lần di cư tương đối nhiều. Có nhiều lí do giải thích
cho sự lựa chọn hình thức di cư ngắn ngày, nhưng một trong những hình thức được xem gắn
với người phụ nữ nhất là để phù hợp với vai trò làm mẹ, làm vợ và đáp ứng được vai trò sản
xuất, tìm kiếm thêm việc làm tăng thu nhập cho gia đình
Bảng 2.4: Thời gian mỗi lần di cư
Thời gian Số lượng Tỷ lệ (%)
Từ 1 đến 3 tháng 266 73.9
Từ 3 đến 6 tháng 37 10.3
Từ 6 đến 12 tháng 40 11.1
Từ 1 đến 2 năm 8 2.2
Trên 2 năm 9 2.5
Kết quả bảng trên cho thấy, có tới 73,9% cho biết chỉ di cư từ 1 đến 3 tháng; từ 3-6
tháng chiếm 10,3% và 6-10 tháng có 11,1%. Thời gian từ 1-2 năm tỷ lệ rất thấp 2,2%, trên 2
năm cũng chỉ có 2,5%. Kết quả này một lần nữa khẳng định hầu hết phụ nữ lựa chọn hình
thức di cư ngắn ngày và số lần di cư tăng lên để đảm bảo được số lần và thời gian về nhà
nhiều hơn
Biểu đồ 2: Số lần di cư trong 12 tháng vừa qua
5.8
9.2
5.6 6.4
73
0
10
20
30
40
50
60
70
80
1 lần 2 lần 3 lần trên 3 lần Không còn di cư
Như vậy trong 12 tháng qua, có tới 73,0% cho biết về nhà trên 3 lần. Một lần nữa
khẳng định phụ nữ đã lựa chọn hình thức di cư mùa vụ với thời gian về nhà nhiều hơn, số
lần di cư tăng lên.
Việc lựa chọn hình thức di cư có liên quan đến “ai di cư” và “địa điểm di cư”, ở
những gia đình cả vợ và chồng di cư thì số lần về nhà ít hơn. Bên cạnh đó “địa điểm di cư”
cũng tác động đến việc “đi về” và số lần đi về của phụ nữ di cư. Số lần về còn liên quan đến
cả chi phí đi lại, nếu khoảng cách xa, thì số lần về sẽ ít hơn. Ngoài ra, số lần về và thời gian
di cư của phụ nữ còn liên quan đến tuổi của con cái, phụ nữ có con nhỏ thường về nhiều hơn
Thông tin ở bảng trên cho thấy, có hơn một nửa (59,6%) phụ nữ di cư đi làm ăn xa
dưới 30 ngày lại về nhà một lần; 23,4% từ 31-60 ngày, 7,1% từ 60-90 ngày và số đi trên 90
ngày chỉ chiếm 9,8%. Như vậy, đa số phụ nữ lựa chọn đi làm với khoảng thời gian ngắn,
trung bình mỗi tháng về một lần chiếm gần 60%. Nếu tính gộp 2 phương án “dưới 30 ngày”
và “31-60 ngày” có đến 83% phụ nữ chọn phương án di cư ngắn ngày. Lý giải về khoảng
thời gian trở về nhà hầu hết phụ nữ cho rằng do “lo lắng cho con cái nên không yên tâm” ở
lại Hà Nội lâu ngày. Tuy nhiên từ phía nam giới cũng cho thấy nam giới là người “quyết
định” khoảng thời gian này. “Khi cần thiết chúng tôi điện thoại gọi vợ về” là ý kiến của hầu
hết nam giới khi trả lời phỏng vấn.
Khoảng cách về thời gian di cư của phụ nữ cũng cho thấy sự khác biệt về giới, phụ nữ
gắn liền với gia đình, với con cái và một bộ phận đáng kể cho biết “chưa thật sự tin tưởng sự
đảm đang của chồng” cho nên không thể yên tâm đi xa nhà qúa lâu được, đặc biệt là phụ nữ
trẻ, đang có con nhỏ.
Bảng 2.5: Thời gian ở nhà gần đây nhất (ngày)
Thời gian ở nhà gần đây nhất Số lượng Tỷ lệ %
Dưới 10 ngày 196 58,2
11-20 ngày 35 10,4
21-30 ngày 37 11,0
Trên 30 ngày 69 20,5
Tổng 337 100
Như vậy, có đến 58,2% trong tổng số những người tham gia trả lời cho biết thời gian
ở nhà gần đây nhất dưới 10 ngày, 10,4% ở nhà từ 11-20 ngày và 11,0% từ 21-30 ngày; số
người ở nhà trên 1 tháng chiếm 20,5%.
Về lựa chọn hình thức di cư, có đến 71,1% cho biết di cư hình thức di cư “Đồng
hành” và 26,9% di cư “Đơn lẻ”, và 2.0% hình thức di cư khác, số người di cư theo hình thức
khác như đi theo con để chăm sóc con học đại học, đi ở giúp việc cho người bà con... nhưng
tỷ lệ này rất thấp. Kết quả này còn cho thấy vai trò của mạng lưới xã hội không chính thức
trong việc tìm kiếm việc làm cho phụ nữ di cư. Người di cư đi trước với kinh nghiệm, sự
từng trải, giúp đỡ và kéo người đi sau là người cùng xóm, cùng làng, hoặc anh, em với nhau
cùng đi.
Biểu đồ 3: Hình thức di cư khi đi làm ăn xa
71.1
26.9
2
Di cư đồng hành
Di cư đơn lẻ
Khác
Về hình thức di cư, có 71.1% những người phụ nữ di cư được hỏi chọn hình thức di
cư “đồng hành” – đi theo nhóm, những người di cư đơn lẻ có tỷ lệ thấp hơn. Sở dĩ họ lựa
chọn hình thức di cư đi theo nhóm là để có cảm giác an toàn hơn và dễ tìm việc làm hơn.
Mạng lưới xã hội không chính thức giữa những phụ nữ di cư đóng vai trò quan trọng trong
việc tìm việc làm cho phụ nữ di cư, bởi hầu hết phụ nữ di cư tìm được việc làm là nhờ vào
người đi trước giới thiệu và dẫn dắt. Ngoài ra chính những người đi trước cũng đã trao đổi,
hướng dẫn kinh nghiệm, kỹ năng cho những người phụ nữ di cư trước khi họ đi làm ăn xa
nhà.
2.3 Nơi đến của người di cư
Phần lớn phụ nữ di cư tại địa bàn nghiên cứu lựa chọn thành phố trung ương (chủ yếu
là Hà Nội). Có tới 82.2% số người trả lời cho biết đến các thành phố trực thuộc trung ương,
trong đó đa số đến thủ đô Hà Nội và một bộ phận đến thành phố Hồ Chí Minh, tiếp đó có
11.9% đến thành phố tỉnh ngoài, các địa danh khác có tỷ lệ chọn đến là rất thấp.
Bảng 2.6: Nơi thường đến mỗi lần di cư
Nơi đến Số người Tỷ lệ
Thµnh phè trùc thuéc TW 296 82.2
Thµnh phè trong tØnh 8 2.2
Thµnh phè ngoµi tØnh 43 11.9
ThÞ x·/thÞ trÊn trong tØnh 2 0.6
ThÞ x·/thÞ trÊn ngo¹i tØnh 4 1.1
N«ng th«n ngo¹i tØnh 7 1.9
Tổng 360 100
Việc lựa chọn địa điểm làm việc là thành phố trung ương của phụ nữ di cư được giải
thích bởi các yếu tố: do bạn bè đã từng di cư đến Hà Nội giới thiệu đi làm, hơn thế thành phố
trung ương là nơi tập trung nhiều loại hình công việc phù hợp với trình độ học vấn của phụ
nữ. Thêm vào đó là khoảng cách địa lý tương đối gần, tiện cho việc đi lại, về thăm gia đình,
chăm sóc con cái và kết hợp sản xuất nông nghiệp vào mùa vụ.
2.4 Cơ cấu, loại hình việc làm nơi đến
Hầu hết công việc làm của phụ nữ di cư khi làm ở thành thị là những nghề tự do có
tính đơn giản, ít tính mạo hiểm, không đòi hỏi cao về trình độ và sự đầu tư lớn. Buôn bán
đồng nát là công việc được làm nhiều nhất khi đi làm ăn xa của phụ nữ di cư ở Nam Định,
với 30.3% người làm nghề này trong số người trả lời, tiếp đến là giúp việc gia đình (22.2%),
Buôn bán đồng nát và lau nhà (19.4%), 14,7% là buôn bán hàng rong và 12,2% nhặt đồng
nát. Ở một số công việc đòi hỏi nhiều hơn về kiến thức, sự mạo hiểm và thời gian cố định
như: Làm thuê ở các công ty, xí nghiệp, buôn bán hàng rong, giữ trẻ… tỷ lệ phụ nữ làm việc
ở trong những nhóm nghề này chiếm tỉ lệ thấp, không đáng kể, cụ thể: Làm thuê ở các công
ty, xí nghiệp (4.7%), Giữ trẻ (4.2%), Buôn bán hàng rong (6.7%).
Biểu đồ 4: Nghề nghiệp của người di cư
30.3
12.2
19.4
22.2
6.7
4.2
4.2
4.7
38.3
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45
Buôn bán đồng nát
Nhặt đồng nát
Buôn bán đồng nát và lau nhà
Giúp việc gia đình
Buôn bán hàng rong
Giữ trẻ
Phục vụ ở các nhà hàng kinh doanh, dịch vụ
Làm thuê ở các công ty, xí nghiệp
Khác
Như vậy, việc làm của phụ nữ di cư khá đa dạng, nhưng tập trung nhiều nhất vào
nghề “đồng nát” như buôn bán đồng nát, nhặt đồng nát, buôn bán đồng nát và lau nhà. Nếu
gộp các phương án liên quan đến đồng nát là 61,9%. Ngoài ra, phụ nữ di cư ở Nam Định còn
tham gia vào một số công việc khác (chiếm 37,2%). Trong đó, 22,1% làm nghề xây dựng
như phụ hồ, đập dỡ phá nhà, Buôn bán hàng rong như quần áo, hoa quả chiếm 14,7% và chỉ
có 2 người xuất khẩu lao động chiếm 0,8%. Việc lựa chọn nghề nghiệp nơi đến cũng thể
hiện đặc thù của dân di cư lao động Nam Định, nghề “đồng nát” được coi như một nghề
“truyền thống” của dân di cư. Qua quan sát, tìm hiểu thực địa tại địa phương nơi xuất cư, đã
có những người lập nên những bãi thu mua phế liệu lớn tại Hà Nội và nghề này đã giúp họ
làm giàu cho bản thân và gia đình, có nhiều ngôi nhà rất kiên cố, khang trang và đẹp đã được
xây dựng lên nhờ vào nguồn thu nhập từ việc buôn bán phế liệu.
Việc làm của phụ nữ trong quá trình di cư là một sự lựa chọn nhằm đảm bảo có thu
nhập và phù hợp với hoàn cảnh của phụ nữ, với trình độ học vấn của đa số phụ nữ chỉ ở mức
trung học cơ sở và trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động nông thôn còn thấp, hầu hết
chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật, lao động nữ chủ yếu tập trung trong sản xuất nông
nghiệp và không có trình độ chuyên môn kỹ thuật (xem phần trình độ học vấn). Đây là một
hạn chế và là một thiệt thòi của phụ nữ khi gia nhập thị trường lao động ở những khu đô thị.
Ngoài ra, phụ nữ di cư ở Nam Định đều chưa có kiến thức về kinh doanh buôn bán, vốn để
kinh doanh ít, bên cạnh đó họ lựa chọn mô hình di cư con lắc, thời gian ngắn, đi về nhiều
nhằm chăm sóc con cái và gia đình.
Đề cập đến nguồn có được việc làm ở trên của người di cư, có 56,5% người trả lời
cho biết có việc làm hiện nay là nhờ “Bạn bè, người quen, họ hàng giới thiệu”, 25,6% cho
biết do “bạn bè và người quen giới thiệu đi làm”; chỉ có 15.6% cho biết “tự tìm được việc
làm”, các phương án khác như qua công ty môi giới, thông tin việc làm… chiếm tỷ lệ rất
thấp dưới 1%.
Bảng 2.7: Việc làm của người di cư có được từ nguồn
Nguồn Số lượng
(người)
Tỷ lệ (%)
Tự tìm kiếm 56 15.6
Bạn bè, người quen, họ hàng giới thiệu 203 56.4
Có người quen, bạn bè đang làm gọi đi 92 25.6
Thông báo tuyển việc về địa phương 1 0.3
Thông qua công ty môi giới, giới thiệu việc làm 3 0.8
Khác 5 1.4
Như vậy, rõ ràng mạng lưới xã hội không chính thức qua nhóm bạn bè, họ hàng,
người quen rất quan trọng với phụ nữ di cư. Thông qua mạng lưới này họ đã giúp phụ nữ có
việc làm, bằng cách giới thiệu việc làm và hướng dẫn kinh nghiệm cho những phụ nữ đi làm
sau.
2.5 Kiến thức, kỹ năng liên quan đến công việc
Đại bộ phận lao động nữ di cư từ nông thôn đều có trình độ văn hoá thấp, kể cả với
những đối tượng ở độ tuổi thanh niên [39;tr76].
Với năng lực, vốn và tay nghề hạn chế như vậy, khi tìm kiếm việc làm nơi thành phố,
họ có tìm hiểu hoặc được trang bị những kiến thức, kỹ năng liên quan đến công việc hay họ
phải chấp nhận làm mọi việc dù là những công việc nặng nhọc, nguy hiểm vì họ thiếu kiến
thức, kỹ năng.
Biểu đồ 5: Mức độ trả lời được trang bị kiến thức, kỹ năng liên quan đến công việc
chuẩn bị làm
45.8
54.2
Có được trang bị
Không được trang bị
Gần một nửa người trả lời (45.8%) cho rằng có được trang bị kiến thức, kỹ năng liên
quan đến công việc chuẩn bị làm. Đối với những nghề nghiệp tự do với tỷ lệ như vậy là
chiếm khá cao. Tuy nhiên, con số này là dễ hiểu khi tìm hiểu về tổ chức tiến hành đào tạo.
Bảng 2.8: Tổ chức nào tiến hành đào tạo
Tổ chức đào tạo Số lượng
(người)
Tỷ lệ (%)
Trung tâm xúc tiến việc làm 1 0.3
Trung tâm môi giới 4 1.1
Cơ quan đang làm 4 1.1
Hội phụ nữ 7 1.9
Tự học 12 3.3
Nghề sẵn có 5 1.4
Khác 132 36.7
Tổng 165 45.8
Do những công việc trong thời gian di cư của phụ nữ là những nghề đơn giản, tự do,
không đòi hỏi cao về trình độ nên để làm được những nghề đó chủ yếu chị em học hỏi lẫn
nhau hoặc từ người đi trước. Qua những trung tâm đào tạo cơ bản, quy củ (trung tâm xúc
tiến việc làm, trung tâm môi giới) chiếm tỷ lệ rất thấp, những người được đào tạo tập trung ở
đối tượng đi xuất khẩu lao động.
Về các kĩ năng cụ thể như ngoại ngữ hay vi tính thì do đặc trưng công việc của phụ
nữ đi làm ăn xa nên hầu hết họ không trang bị cho mình những kĩ năng này. Chỉ có 4 phụ nữ
(1.1%) là có qua các lớp kĩ năng về ngoại ngữ, hầu hết họ là những người đi xuất khẩu lao
động ở nước ngoài.
2.6 Điều kiện sống nơi đến
Sau việc làm và thu nhập, điều kiện sống tại nơi đến của lao động nữ di cư là một vấn
đề xã hội cần quan tâm vì nó không chỉ ảnh hưởng tới cá nhân người lao động mà còn ảnh
hưởng tới đời sống xã hội của thành phố.
Tìm hiểu nơi ở của phụ nữ di cư nhằm biết được những khó khăn mà phụ nữ gặp phải
trong quá trình di cư tìm việc làm. Số liệu của cuộc khảo sát cho thấy họ phải sống trong
những ngôi nhà thuê rẻ tiền, điều kiện rất tồi tàn, chật hẹp, bởi vì do thu nhập có hạn, do
quan hệ về xã hội của họ cũng không rộng rãi nên họ phải chịu thiệt thòi: có đến 77,5% phụ
nữ cho biết họ ở trong những nhà trọ rẻ tiền, 6,1% sống ở nhà người thân; 16,4% “khác”
Bảng 2.9: Nơi ở của phụ nữ di cư
Các loại nhà ở Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
Nhà trọ rẻ tiền 279 77.5
Nhà người thân 22 6.1
Khác 59 16.4
Chính vì sống trong những ngôi nhà trọ rẻ tiền, nên khi đánh giá về điều kiện sống
của bản thân, có đến 62,2% người trả lời cho rằng chỗ ở tồi tàn chật chội, 53,9% chỗ ở quá
bẩn mất vệ sinh, ẩm thấp, 35,3% cho biết chỗ ở thiếu nước, 26,4% cho biết ở gần người
nghiện chích ma tuý thường xuyên, 19,2% cho biết nơi ở có nhiều tệ nạn xã hội như cờ bạc,
mại dâm, ma tuý, đánh nhau, 17,5% cho rằng không đảm bảo an ninh vì thường xuyên xẩy
ra trộm cắp.
Biểu đồ 6: Đánh giá về điều kiện nơi sinh sống
62.2
53.9
37.8
46.1
64.7
82.5
73.6
93.1
80.8
17.5
26.4
6.9
19.2
35.3
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
Chỗ ở quá tồi tàn, chật chội
Chỗ ở quá bẩn, mất vệ sinh, ẩm thấp
Chỗ ở thiếu nước sạch
Không đảm bảo an ninh vì thường xuyên xẩy ra
trộm cắp
Chỗ ở gần nơi người nghiện chích ma tuý hoạt
động thường xuyên
Chỗ ở có hoạt động mại dâm
Chỗ ở có nhiều tệ nạn xã hội như cờ bạc, mại
dâm, ma tuý, đánh nhau
Đồng ý Không đồng ý
“Chỗ ở bẩn thỉu, chật chội, ăn luôn ở chỗ nằm. Toàn bộ diện tích hơn 10m2 chứa
đựng tất cả mọi thứ: người, dụng cụ lao động, sản phẩm thu mua được…(Nữ, xã
Xuân Trung)
“Tôi làm thuê, nhặt rác thu nhập thấp lại bấp bênh cho nên việc tìm nhà ở cho tử tế
là rất khó khăn, chủ yếu làm sao có chỗ ngả lưng khi đi về, vì vậy chỗ ở rất chật chội
và ẩm thấp, những chỗ tử tế thì lại rất xa trung tâm và khó tìm được việc làm, đi lại
tốn kém. Chỗ ở của tôi thường có cả nam, cả nữ và đủ các thành phần nghề nghiệp
khác nhau, có khi còn có cả mại dâm đến thuê nhà…phức tạp lắm” (Nữ xã Xuân
Vinh)
Những người phụ nữ di cư Nam Định hầu hết đều là những người phụ nữ nông dân
thuần phác, họ có những kiến thức, kỹ năng lao động đơn giản nhưng lại có tính cần cù, chịu
khó bao đời của phụ nữ Việt Nam nói chung. Khi quyết định rời xa gia đình, làng xóm để
tìm kiếm cơ hội việc làm, cải thiện cuộc sống, phát triển kinh tế gia đình, họ cam chịu chấp
nhận mọi khó khăn, thử thách để đạt được nguyện vọng mà mình đặt ra. Ngẫm lại, di cư
cũng là một cách thức để người dân nông thôn, ở đây là những người phụ nữ nông thôn đối
mặt và thích ứng với đổi mới kinh tế, thích ứng với nền kinh tế thị trường.
Chương III
TÁC ĐỘNG CỦA DI CƯ
Có thể nói di cư xuất phát từ hộ gia đình, vì vậy tác động trực tiếp của nó cũng tập
trung ở hộ gia đình. Thông qua quá trình di cư nông thôn – đô thị người dân nông thôn tiếp
xúc với xã hội đô thị và tích luỹ cho bản thân cả nguồn vật chất và những tri thức từ đô thị.
Nguồn tích luỹ đó được chuyển tải về địa phương, về các hộ gia đình thông qua những đóng
góp của người di cư đối với việc phát triển kinh tế hộ gia đình. Bên cạnh đó, việc người phụ
nữ phải rời xa ngôi nhà, bếp lửa, rời xa vai trò người xây tổ ấm của mình để làm kinh tế còn
tác động rất lớn tới văn hoá, tinh thần, nếp sống, lối sống của gia đình.
I. Tác động kinh tế
Các quan sát và phỏng vấn sâu ở một số vùng nông thôn Việt Nam cho thấy nhiều hộ
gia đình nghèo đã phải bán đất để lấy tiền chi tiêu cho sinh hoạt hàng ngày, nhiều hộ gia
đình không còn đất họ phải làm thuê cho các hộ gia đình khác để kiếm sống, và trong khi
không có đủ việc ở khu vực nông thôn nhất là các công việc này chỉ mang tính mùa vụ,
nhiều người đã chọn di cư làm giải pháp để thoát khỏi tình trạng thiếu việc, thiếu tiền.[33]
Điều đó cho thấy di cư được những người dân nông thôn lựa chọn như một phương
thức để tồn tại và phát triển kinh tế gia đình. Những người di cư và gia đình của họ kỳ vọng
rằng mức sống của họ sẽ được cải thiện qua những khoản tiền tích cóp được từ quá trình di
cư lao động.
1. Đóng góp vào thu nhập của gia đình
Những người phụ nữ đi làm ăn xa, khi trả lời câu hỏi “Từ khi gia đình có người di cư,
thu nhập của gia đình có cao hơn trước không” đều đánh giá là tình trạng kinh tế gia đình tốt
hơn trước khi đi. Các số liệu phản ánh thu nhập trước và sau khi có người đi làm ăn xa của
hộ gia đình đều tăng lên: có đến 56,3% cho biết cao hơn trước nhiều và 44,4% cho rằng “có
cao hơn nhưng không đáng kể” và chỉ có 6 người = 1,7% cho biết rằng bằng với trước đây.
Biểu đồ 7: Lý do thu nhập cao hơn trước đây
18.6
1.9 0.6
1.7
75.3
0
10
20
30
40
50
60
70
80
Do tiền phụ nữ di
cư gửi về
Do chồng gửi về Do tiền của cả hai
vợ chồng gửi về
Gia đình ở nhà tự
tạo thu nhập
Khác
Tìm hiểu lí do dẫn đến thu nhập cao hơn, có 75,3% cho biết do tiền phụ nữ di cư gửi
về, và 18,6% do cả hai vợ chồng gửi về, các nguồn thu nhập khác đều thấp. Như vậy, phụ nữ
di cư đã có sự đóng góp lớn cho thu nhập gia đình.
Đóng góp vào thu nhập của phụ nữ trong gia đình còn thể hiện cụ thể thông qua đóng
góp vào mua sắm các tài sản trong gia đình. Hầu hết các tài sản trong gia đình có phụ nữ di
cư đều được mua sau khi có người phụ nữ di cư, đặc biệt là các tài sản có giá trị như Điện
Thoại di động, Xe máy, Tủ lạnh …. Và trên 80% phụ nữ trả lời ở tất cả các tài sản có sau khi
phụ nữ di cư đều có sự đóng góp từ phía bản thân người phụ nữ.
Bảng 3.1: Tài sản trong gia đình và sự đóng góp của phụ nữ (%)
Tài sản Có Có trước Có sau Có đóng góp của
phụ nữ di cư
Ti vi 90,3 30,8 69,2 89,8
Xe máy 57,5 19,8 80,2 91,0
Điện thoại bàn 38,3 10,0 90,0 87,2
Điện thoại di động 46,9 1,8 98,2 87,3
Tủ lạnh 5,8 4,8 95,2 80,0
Máy giặt 1,4 0 100,0 80,0
Bình nóng lạnh 0,8 0 100,0 100,0
Như vậy, tác động sự di cư của phụ nữ đến kinh tế gia đình là rất lớn, phụ nữ có sự
đóng góp cho thu nhập gia đình, tỷ lệ trung bình thì có đến hơn 85% có đóng góp vào việc
mua sắm tài sản đắt tiền cho gia đình trong qúa trình di cư.
2. Các thành viên trong gia đình, cộng đồng của người di cư
Tác động kinh tế của di cư lao động nữ tới các thành viên trong gia đình và cộng
động của người di cư được thể hiện rõ nhất thông qua việc sử dụng đồng tiền có được từ
việc đi làm xa của người phụ nữ
Biểu đồ 8: Tiền do phụ nữ gửi về được sử dụng vào mục đích
57.4
29.1 30.3
17.9
38.7
72.3
7.6
2.2
49.9
83.2 84.6
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
C
hi
ti
êu
h
àn
g
ng
ày
C
hă
m
lo
s
ứ
c
kh
oẻ
ch
o
cả
n
hà
Đ
ầu
tư
c
ho
c
on
c
ái
họ
c
hà
nh
X
ây
d
ự
ng
/tu
s
ử
a
nh
à
cử
a
M
ua
s
ắm
đ
ồ
đạ
c
tr
on
g
gi
a
đì
nh
Đ
ầu
tư
p
há
t t
riể
n
sả
n
xu
ất
Đ
ể
dà
nh
/g
ử
i t
iế
t k
iệ
m
C
hi
tr
ả
nợ
n
ần
G
iỗ
c
hạ
p,
m
a
ch
ay
,
cư
ớ
i x
in
G
iú
p
đỡ
h
ọ
hà
ng
,
ng
ư
ờ
i t
hâ
n
U
ốn
g
rư
ợ
u,
n
hậ
u
vớ
i
bạ
n
bè
Có thể thấy rất rõ người phụ nữ di cư là vì lý do sinh tồn, vì việc sử dụng đồng tiền
do người phụ nữ di cư gửi về cho việc “chi tiêu hàng ngày” chiếm tỷ lệ tương đối cao
83,2%; nhưng “Đầu tư vào cho con cái học hành” mới là mục đích chiếm tỷ lệ cao nhất:
84,6%, điều này có thể lý giải được vì truyền thống của người dân Việt Nam là hiếu học.
Ngày xưa người ta học để kiếm cơm, để làm quan, học với mong muốn “trước là đẹp mặt,
sau là ấm thân”. Ngày nay người Việt Nam vẫn rất coi trọng việc học, họ nhận thức rõ ràng
rằng ngày nay không học thì khó có được công việc và thu nhập tốt, khó thoát được cảnh đói
nghèo.
Nam Định vốn là một vùng đất có nền văn hiến lâu đời, được coi là đất học – đất thơ
văn, người Nam Định tiếp nối truyền thống hiếu học của cha ông, và coi học hành là con
đường tiến thân. Người phụ nữ, trong vai trò làm mẹ sẵn sàng hy sinh tất cả để đầu tư cho
con cái mình học hành với mong muốn tốt đẹp là con mình có tri thức để có thể thoát ly khỏi
đồng ruộng chân lấm tay bùn, có một cuộc sống tốt đẹp hơn, vẻ vang hơn cha mẹ. Đó là
động lực tạo cho họ sức mạnh chịu đựng mọi vất vả khi phải xa gia đình, lao động cực nhọc
nơi thành phố để có tiền gửi về cho con ăn học. Đây có thể coi như một xu thế hợp với xu
thế phát triển của thời đại.
Ngoài ra, có thể thấy thu nhập của người di cư trong khu vực nghiên cứu hiện nay
vẫn là nguồn thu nhập chủ yếu và tiền gửi về được sử dụng rất nhiều việc có gần 50% cho
biết “mua sắm đồ đạc trong gia đình”, và 38,7% cho biết dùng để “chi trả nợ nần”. “Để
dành, tiết kiệm” chỉ có 17,9% số người được hỏi. Thu nhập của người phụ nữ còn dành cho
một trong những khoản đặc biệt như “giỗ chạp, ma chay, cưới xin”: 72,3% và 57,4% chi cho
việc “chăm lo sức khoẻ cho cả nhà”. Việc chi đột xuất và chi lớn như vậy thì chỉ có thể lấy
từ nguồn thu nhập từ di cư làm ăn chứ khó có thể lấy từ nguồn nông nghiệp thuần tuý được.
Qua phân tích biểu số liệu trên có thể thấy khoản chi cho ma chay cưới xin cũng chiếm một
phần không nhỏ, điều này cho thấy mặc dù đã có những quy định về nếp sống văn hoá mới
nhưng những tập tục về ma chay cưới xin vẫn còn là một gánh nặng khó gỡ bỏ đối với người
dân, đặc biệt là người dân nông thôn.
Những khoản chi tiêu không đúng mục đích chỉ có 2,2% “uống rượu nhậu với bạn
bè”. Như vậy hầu hết nam giới – người chồng đã sử dụng số tiền của vợ- phụ nữ di cư đúng
mục đích.
Đóng góp của di cư đối với thu nhập gia đình còn được thể hiện thông qua ý kiến của
người trả lời về câu hỏi “Chị cảm thấy hài lòng nhất về vấn đề gì trong quá trình di cư?”. Ý
kiến của người trả lời về sự hài lòng cao nhất trong những chỉ báo đưa ra thì chỉ báo “Kinh
tế gia đình đầy đủ hơn” tỷ lệ đồng ý cao nhất, chiếm 86.1% phụ nữ trả lời.
Như vậy có thể khẳng định người phụ nữ nông thôn Nam Định lựa chọn di cư đi làm
ăn xa là vì lý do sinh tồn và họ mong rằng thông qua việc di cư lao động của mình tích góp
tiền để đầu tư, lo cho con cái ăn học thành tài. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy đa phần
phụ nữ di cư đều đạt được mong muốn kinh tế, thu nhập của mình. Tuy nhiên bên cạnh mặt
tích cực về thu nhập do di cư mang lại thì cũng còn nhiều vấn đề khác về mặt xã hội cần
quan tâm xem xét.
II. Tác động xã hội
Dù di dân thường giúp cho các cá nhân và gia đình nâng cao thu nhập nhưng nó cũng
tạo nên những tác động về mặt xã hội bao hàm cả những tác động tích cực, tiêu cực. Các tác
động xã hội thường được quan tâm bàn tới là: tác động tới gia đình như chăm sóc giáo dục
con cái và các thành viên trong gia đình, quan hệ vợ chồng và cách tổ chức cuộc sống gia
đình khi có người di cư. Riêng với di cư lao động nữ, còn phải xem xét tới những tác động
tới bản thân người phụ nữ khi di cư.
1- Tác động tới gia đình
Những người di cư nhận thức rất rõ ràng rằng đi làm ăn xa là nhằm mục đích cải thiện
đời sống của cả gia đình, đặc biệt là của con cái. Tuy nhiên, đối với những người phụ nữ di
cư thì quyết định di cư còn khó khăn hơn khi họ phải cân nhắc giữa việc đi làm ăn xa và
trách nhiệm của người vợ, người con trong gia đình, của người mẹ đối với con cái.
Đối với nhiều phụ nữ, di cư có nghĩa là họ phải “hy sinh” những tình cảm hàng ngày
của mình đối với chồng con. Mặc dù, việc di cư bao hàm ý nghĩa thực hiện trách nhiệm làm
mẹ (kiếm tiền chu cấp cho con cái) và trách nhiệm làm vợ (bằng cách giúp đỡ chồng cùng
phát triển kinh tế hộ gia đình) nhưng việc họ rời xa vai trò người giữ lửa trong gia đình vẫn
gây ra những xáo trộn, những khoảng trống khó lấp trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày
của những thành viên ở lại.
1.1 Chăm sóc giáo dục con cái và các thành viên GĐ
Cha ông ta vẫn dạy “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” là muốn chỉ vai trò của người
đàn ông và người phụ nữ trong gia đình có sự khác biệt. Sự khác biệt này bắt nguồn từ sự khác
biệt về giới. Người đàn ông thường lãnh trách nhiệm làm trụ cột trong việc kiếm tiền để nuôi
sống gia đình, còn người phụ nữ do thiên chức làm mẹ, làm vợ thường có mặt thường xuyên ở
nhà chăm sóc, khuyên bảo con cái.
Cùng với sự phát triển đi lên của xã hội, ngày nay người phụ nữ cũng tham gia các hoạt
động xã hội không khác gì nam giới, họ cũng lãnh trách nhiệm chính như người chồng trong
việc phát triển kinh tế gia đình. Do đó mới có thực tế người phụ nữ di cư lao động xa nhà với
mong muốn cho con cái điều kiện học tập tốt hơn.
Nhưng con trẻ vẫn luôn cần sự có mặt của mẹ, cần có sự quan tâm, săn sóc từng bữa ăn,
giấc ngủ, chăm lo sức khoẻ và bảo ban chuyện học hành. Mẹ từ trước tới nay luôn gần gũi con,
dạy bảo con và phát hiện, uốn nắn kịp thời những sai lệch. Do đó việc người mẹ rời xa gia đình,
rời xa những đứa con sẽ để lại những khoảng hẫng tác động lớn tới cuộc sống cũng như sự phát
triển của con cái.
Tìm hiểu tác động của phụ nữ đi làm ăn xa đối với con cái, kết quả xử lý định tính thu
được như sau: Tỷ lệ cao nhất 53,1% cho biết các con “phải làm nhiều việc nhà nhiều hơn”,
34,2% việc di cư của người mẹ ảnh hưởng đến tâm sinh lý của các em, như lầm lỳ ít nói, hay
cáu gắt; 29,4% cho biết các con “học hành sa sút”, 25,8% cho biết các con “hay ốm đau”,
12,5% “ham chơi đua đòi, bỏ học”, 4,7% “hư hỏng, không nghe lời cha mẹ, ông bà” và 5,6%
“bị tai nạn”.
Kết quả trên cho thấy, tác động di cư của người phụ nữ ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ em
nhiều hơn mặt tích cực. Để đánh giá tác động của sự di cư của phụ nữ đối với việc học của
con cái, so sánh ở 3 mức độ: “tốt hơn”; “như cũ” và “kém hơn”. Kết quả khảo sát cho thấy,
số người cho rằng con cái học tốt hơn ở các cấp: cấp 1,2,3 đều thấp hơn rất nhiều so với số
người cho rằng “kém hơn”, (xem bảng dưới đây), cụ thể chỉ có 6,3% cho biết trẻ em cấp 1
học tốt hơn, trong khi đó tỷ lệ cho rằng “kém hơn” chiếm đến 25,5% và tỷ lệ này cũng cao
nhất trong tất cả các cấp học; tiếp đến 6,3% “tốt hơn” đối với trẻ em cấp 2 và tỷ lệ xấu hơn
cũng cao hơn, chiếm tới 20,9%. Tỷ lệ chênh lệch giữa tốt và kém của học sinh cấp 3 không
lớn như 2 cấp đã nêu trên: 5,0% so với 8,6%.
Điều đáng quan tâm là có một tỷ lệ đáng kể phụ nữ trả lời “không biết”, thông tin này
có thể nói lên sự “quan tâm chưa đúng mực của một bộ phận phụ nữ đối với việc học hành
của con cái” trong quá trình đi làm ăn xa và là mâu thuẫn giữa mục đích di cư và kết quả học
tập của con cái.
Bảng 3.2: Sự thay đổi lực học của con cái trong trong gia đình có PN di cư
Cấp học Thay đổi so với trước khi di cư
Tốt hơn % Như cũ % Kém hơn % Không biết %
1. Cấp 1 6,3 28,8 25,5 39,4
2. Cấp 2 6,3 26,2 20,9 46,6
3. Cấp 3 5,0 15,9 8,6 70,5
4. Trên cấp 3 6,0 8,6 4,6 80,8
Đi tìm hiểu nguyên nhân của những thay đổi dẫn đến học lực kém, kết quả khảo sát
cho thấy nguyên nhân của việc trẻ em học kém đi chiếm tỷ lệ cao nhất thuộc về “không có
người giúp đỡ, bảo ban”: 86,3, tiếp đến là “con cái nhớ mẹ”: 66,4% và thứ 3 là “phải làm
nhiều việc nhà hơn. Nguyên nhân bị bạn bè xấu lôi kéo do thiếu sự quan tâm của cha mẹ chỉ
chiếm 29,8%.
Biểu đồ 9: Lí do của những thay đổi về lực học kém hơn
66.4 55.7
86.3
29.8
16.8 9.2
33.6 44.3
13.7
70.2
83.2 90.8
0
20
40
60
80
100
120
1.Con cái
nhớ mẹ
2. Phải làm
nhiều việc
nhà hơn
3. Không có
người giúp
đỡ bảo ban
4. Bị bạn bè
xấu lôi kéo
do thiếu sự
quan tâm
của cha mẹ
5. Có tiền
mẹ gửi về
được học
thêm, có
kết quả tốt
hơn
6. Lí do
khác
Không đồng ý
Đồng ý
Điều đáng quan tâm là có đến 76% ý kiến cho rằng trẻ em có điều kiện học tốt hơn,
thì ở câu hỏi này chỉ có 16,8% xác nhận “có tiền mẹ gửi về được học thêm có kết quả học tốt
hơn”. Đây là kết quả đáng để suy ngẫm, vì những người làm cha mẹ, động lực di cư của họ
là kiếm tiền để cải thiện cuộc sống gia đình và chăm lo cho việc học hành của con cái, tuy
nhiên không phải chỉ có tiền giúp con học thêm mà kết quả học tập của con cái được tốt hơn.
Tìm hiểu sâu hơn về những thay đổi trong cuộc sống của trẻ em khi mẹ di cư đi làm
xa nhà có thể so sánh mức độ tham gia của trẻ em đối với các công việc gia đình?
Để đánh giá mức độ tham gia của trẻ em vào công việc gia đình có thể xem xét kết
quả khảo sát với câu hỏi “So với trước khi gia đình có người di cư, mức độ tham gia của trẻ
em đối với các công việc sau đây như thế nào?”. Kết quả khảo sát cho thấy có đến 82,9%
phụ nữ cho biết các con phải làm việc nhà nhiều hơn, 72% cho biết con lớn phải chăm sóc
em nhỏ; thứ 3 là con cái phải giúp đỡ người già: 42,9%; và có tới 42,1% cho biết các con
phải “giúp gia đình sản xuất, kinh doanh”.
Bảng 3.3: Mức độ tham gia của trẻ em vào công việc gia đình
Công việc Mức độ tham gia (%)
Nhiều hơn Ít hơn Không thay đổi
1. Công việc nhà 82,9 1,5 15,6
2. Chăm sóc em nhỏ 72,0 0,9 27,1
3. Giúp đỡ người già 42,9 1,3 55,8
4. Giúp sản xuất, KD 42,1 3,4 54,5
Với kết quả trên cho thấy hầu hết các em đều phải làm việc gia đình nhiều hơn, thời
gian dành cho học tập ít hơn và phải thay mẹ chăm sóc em nhỏ. Kết quả nghiên cứu định
tính cũng cho thấy kết quả tương tự. Hầu hết các em đều cho rằng rất nhớ mẹ không tập
trung tư tưởng để học tốt được. Tiếp đó các em nhắc đến vai trò quan trọngcủa mẹ trong việc
quan tâm, đôn đốc và giúp đỡ các em học tập. Sự thiếu vắng người mẹ trong gia đình không
ai bù đắp được cho các em. Các em đều mong muốn có mẹ bên cạnh để được mẹ yêu thương
và chăm sóc.
Khi thực hiện những phỏng vấn sâu làm rõ hơn cảm nhận của các em về cuộc sống
khi xa mẹ, kết quả cho thấy thật bất ngờ, hầu hết các em đều đánh giá sự quan tâm, chăm sóc
của ông bà, bố là không bằng mẹ. Nhất là những em ở với ông bà tuổi đã cao.
Đ.V H, 14 tuổi, học lớp 8/12 cả 2 bố mẹ di cư năm lên 3 tuổi, ở nhà với ông bà và em
mới 13 tháng tuổi, nay em gái đã học đến lớp 6/12,hiện hai anh em ở nhà cùng nhau
và có bà nội 80 tuổi sống gần bên cạnh, từ khi bố mẹ đi làm ăn xa, ở nhà thiếu thốn
tình cảm, em thì nhỏ, bà thì già yếu, em chán quá bỏ bê học hành, từ đó học hành sa
sút, đang từ học sinh khá, rớt xuống trung bình, em bỏ đi chơi điện tử mất mấy tháng.
(xã Xuân Vinh)
Xét trên phương diện quyền trẻ em đã được công ước quốc tế công nhận và Việt Nam
là nước đã tham gia công ước này, thì đánh giá của các em cho rằng thiệt thòi nhất vẫn là
“quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng”, sự chăm sóc của ông bà, bố và người họ hàng hoặc chị
em chăm sóc nhau đều không bằng sự chăm sóc của mẹ lúc ở nhà. Những người nam giới
khi được hỏi cũng đều công nhận không thể làm được như khi vợ ở nhà, hạn chế nhất là việc
hướng dẫn kèm cặp con cái học hành, hầu hết đều cho điểm rất thấp, chỉ bằng ½ so với vợ
khi ở nhà
Việc chăm sóc con cái cũng có tỷ lệ thấp. Lý giải những hạn chế này, hầu hết nam
giới đều cho rằng phụ nữ chu đáo, quan tâm đến con cái hơn nam giới. Chỉ có lúc con ốm thì
các bậc ông bố đánh giá ở mức cao hơn, nhưng vẫn còn chưa bằng lúc vợ ở nhà. Và 100%
nam giới cho rằng họ đã thay đổi cách nghĩ là việc “nội trợ, việc gia đình” không phải là
việc dễ dàng như trước đây họ vẫn thường quan niệm.
Các em đều cho rằng thiệt thòi nhiều nhất về mặt tình cảm, vắng mẹ không biết chia
sẻ tâm sự với ai. Không được hưởng sự chăm sóc ân cần của mẹ trong cuộc sống cũng như
trong học tập
Ý kiến của các ông bà về những thiệt thòi của các em khi cả bố và mẹ di cư đi làm ăn
xa:
Mỗi năm bố mẹ cháu về 2 lần. Ở nhà với ông bà không được ăn uống đầy đủ như con
người ta, nhất là những lúc bố mẹ chưa kịp gửi tiền về. Ban ngày các cháu đi học,
đưa đứa lớn đưa đứa bé đi, khi các cháu ốm đau thì gọi mẹ cháu về. Năm 2008 tôi
phải gọi về 2 lần vì cháu nó bị viêm phổi, sốt cao. (Bà nội 67 tuổi xã Xuân Trung).
Để khẳng định thêm những tác động “tích cực” “tiêu cực” về sự di cư của phụ nữ đối
với gia đình, có thể xem xét những đánh giá của phụ nữ di cư về mối quan hệ giữa vợ chồng,
con cái và người cao tuổi.
Bảng 3.4: Ý kiến của phụ nữ di cư về những nhận định liên quan đến quan hệ gia đình
(%)
Nhận định Đúng Sai
Không
chắc
Gia đình có mẹ đi làm ăn xa con cái khó bảo và
dễ hư hỏng hơn có mẹ ở nhà
78.8 12 9.2
Gia đình có mẹ đi làm ăn xa không thể chăm sóc
con cái tốt như có mẹ ở nhà
95.8 1.1 3.1
Gia đình có mẹ đi làm ăn xa thì kết quả học tập 20.1 64.1 15.8
của con cái tốt hơn nếu mẹ ở nhà
Lựa chọn đi làm ăn xa là vì lợi ích tốt nhất đối
với người già
18.1 54 27.9
Sức khoẻ của người già sẽ kém đi do không
được chăm sóc chu đáo
71.6 12.5 15.9
Sức khoẻ của người già sẽ kém đi do tham gia
nhiều hơn vào việc giúp đỡ gia đình
70.8 15.9 13.4
Sức khoẻ của người già sẽ tốt hơn do điều kiện
vật chất được nâng cao
37.3 31.2 31.5
Kết quả bảng trên đây cho thấy, có đến 95,8% đồng ý với nhận định “Gia đình có mẹ
đi làm ăn xa không thể chăm sóc con cái tốt như có mẹ ở nhà”, 78,8% đồng ý với nhận định
“Gia đình có mẹ đi làm ăn xa con cái khó bảo và dễ hư hỏng hơn có mẹ ở nhà”
Như vậy, một lần nữa khẳng định sự di cư của phụ nữ đã tác động tiêu cực nhiều đến
con cái, đặc biệt là các em trong độ tuổi đi học
Đánh giá tác động đến người cao tuổi trong việc di cư của phụ nữ, kết quả ở bảng số
37 trên đây cho thấy có tới 71,6% đồng ý với nhận định “Sức khoẻ của người già sẽ kém đi
do không được chăm sóc chu đáo” và 70,8% đồng ý “Sức khoẻ của người già sẽ kém đi do
tham gia nhiều hơn vào việc giúp đỡ gia đình con cháu”, trong khi đó chỉ có 37,5% đồng ý
với nhận định “Sức khoẻ của người già sẽ tốt hơn do điều kiện vật chất được nâng cao”.
Qua phỏng vấn sâu cho thấy người cao tuổi gặp nhiều khó khăn và vất vả, chịu nhiều
thiệt thòi trong việc chăm sóc các cháu cho các gia đình có phụ nữ di cư và đặc biệt là những
gia đình cả hai vợ chồng đều di cư
Tôi năm nay đã 75 tuổi, ở nhà trông 3 cháu, một đứa 2 tuổi, đứa 2 tuổi rưỡi , đứa 4
tuổi cho 2 cặp vợ chồng đi làm ăn xa, chẳng có đêm nào được ngủ yên giấc. Khổ nhất
là thời gian mẹ cháu bé nhỏ nhất ra đi, lúc ấy cháu mới được 12 tháng đã cai sữa,
mẹ đi làm con ở nhà khát sữa khóc suốt đêm. Các cháu nhỏ hay ốm vặt, những hôm
cháu ốm ông bà phải thay nhau thức để chăm sóc cháu. Cả hai ông bà trông 4 đứa
cháu của 2 cặp vợ chồng. Mỗi năm chúng nó về nhà vài ba lần, mỗi lần về được vài
ba ngày là đi ngay. Thật sự chúng tôi quá vất vả gần 70 tuổi rồi mà chẳng có được
ngày nào nghỉ nghơi. (Nam 69 tuổi xã Xuân Trung)
Hàng ngày tôi phải dậy từ 5 giờ sáng, nấu ăn cho các cháu ăn, buổi tối nấu ăn, tắm
rửa cho đứa bé phải đến 10 giờ mới đi ngủ. Chẳng có thời gian nghỉ ngơi gì. Ngoài
ra còn phải đi làm ruộng, chúng tôi già rồi mà vất vả quá, đáng ra tuổi này đã được
nghỉ ngơi, con cái chăm sóc, đằng này lại phải chăm một lúc đến 4 đứa cháu của 2
cặp vợ chồng, đứa bé nhất lúc mẹ nó đi là 13 tháng, chưa cai sữa… (Nữ, bà nội 67
tuổi xã Xuân Trung).
1.2 Quan hệ vợ chồng và tổ chức cuộc sống GĐ
Để đánh giá tác động của di cư đến hạnh phúc gia đình, kết quả cho thấy, có 49,7%
phụ nữ được hỏi cho rằng “quan hệ vợ chồng không thay đổi” và có 33,1% cho biết “quan
hệ vợ chồng hạnh phúc hơn”; 21,1% cho biết là “vợ chồng ít cãi nhau vô lý hơn”.
Về lo lắng: chỉ có 21,1% cho biết có “lo lắng đến sự chung thuỷ của chồng” và 18,8%
cho biết “chồng lo lắng đến sự chung thuỷ của vợ”.Tỷ lệ cho biết “quan hệ vợ chồng rạn vỡ”
chỉ chiếm 3,9% và chủ yếu tập trung ở những gia đình mà trước khi vợ di cư kiếm việc làm
chồng đã có thói quen ham mê cờ bạc.
Biểu đồ 10: Việc di cư ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình
33.1
21.1
3.9
18.8 21.1
49.7
66.9
78.9
96.1
81.2 78.9
50.3
0
20
40
60
80
100
120
Quan hệ vợ
chồng hạnh
phúc hơn
Vợ/chồng ít
cãi nhau vô
lý hơn
Quan hệ vợ
chồng bị rạn
vỡ
Chồng lo
lắng về sự
chung thuỷ
của vợ
Tôi lo lắng
về sự chung
thuỷ của
chồng
Quan hệ vợ
chồng
không thay
đổi
Không đồng ý
Đồng ý
Kết quả thảo luận nhóm cũng cho thấy, vợ chồng đã có sự thoả thuận bàn bạc và
quyết định vợ đi di cư tìm việc làm với mục đích kinh tế cho nên cả hai vợ chồng đều cam
kết thực hiện và rất ít trường hợp xẩy ra những vấn đề xấu trong quan hệ vợ chồng .
Chúng tôi đã bàn bạc và thoả thuận với nhau rất kỹ, nên việc vợ đi làm ăn xa đã
được cả 2 vợ chồng xác định, mục đích ra đi rất rõ ràng, cho nên mỗi người đều cố
gắng làm tốt phần việc của mình. Tuy nhiên cũng có những lo lắng về nhau, vợ chồng
mà (Nam cả 6 xã)
Quan hệ vợ chồng còn được thể hiện qua mức độ mâu thuẫn giữa vợ và chồng. Khi
được hỏi “Trong gia đình chị có thường xảy ra trường hợp sau không? So với trước khi gia
đình có phụ nữ di cư thì như thế nào”. ở chỉ báo vợ chồng thường: Đánh đập nhau, có sự
thay đổi trong quá trình trước và sau khi phụ nữ di cư, 8.4% phụ nữ cho rằng thường xuyên
vợ chồng đánh đập nhau, 27.9% thỉnh thoảng, 63.7% là không bao giờ. Nhưng thời gian sau
khi trong gia đình có phụ nữ di cư thì quan hệ vợ chồng thay đổi theo chiều hướng tích cực,
chỉ có 1.7% cho rằng “vợ chồng thường đánh đập nhau”, 21,2 là thỉnh thoảng và 77.1%
không bao giờ. Ở chỉ báo “Vợ chồng lơ là bỏ mặc nhau” cũng có sự thay đổi trước và sau
khi có phụ nữ di cư, tuy sự thay đổi là không đáng kể. Điều này cho thấy mặt tích cực của di
cư mang lại. Sự di cư của phụ nữ giúp họ mở mang hơn về hiểu biết xã hội và việc di cư của
họ tạo ra thu nhập kinh tế gia đình. Kinh tế vốn là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống
gia đình, thực tế đó được chứng mình khi tìm hiểu nguyên nhân của sự thay đổi trong quan
hệ gia đình trước và sau khi có phụ nữ di cư. Hầu hết người trả lời cho rằng sau khi có phụ
nữ di cư quan hệ vợ chồng mang chiều hướng tích cực hơn là do kinh tế thay đổi. Kinh tế
của họ trước thiếu thốn thì vợ chồng cãi cọ nhau nhiều, nhưng sau đó khi phụ nữ di cư gửi
tiền về, thu nhập gia đình khá hơn thì quan hệ vợ chồng cũng đỡ nặng nề hơn.
Về cách tổ chức cuộc sống gia đình khi người vợ di cư, kết quả phỏng vấn sâu cho
thấy nam giới đã có những chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức về vai trò “nội trợ” của
phụ nữ. Hầu hết nam giới đã thay đổi quan niệm về việc nội trợ trong gia đình và đánh giá
cao vai trò của phụ nữ.
Trước đây, tôi quan niệm mấy cái việc vặt trong gia đình làm nhẹ nhàng và phụ nữ
thường làm việc nhẹ. Nhưng vợ đi rồi, tôi phải làm thay vợ, mới thấy nó phúc tạp quá,
nào phải chăm sóc,tắm rửa cho con bé, nào phải đưa con lớn đi học, rồi vào chợ mua
thức ăn, nào phải tính toán chi tiêu sao cho không bị thâm hụt vào số tiền vợ đã gửi
về… nói chung là rất vất vả và đòi hỏi phải có nhiều thời gian. Đi làm về mệt mà thấy
cơm chưa nấu, nhà cửa không gọn gàng thì đầu đã nổi điên lên, nhiều khi đánh con vô
cớ, sau đó ân hận, nhưng vắng bà ấy mình cũng bức xúc lắm, mất cân bằng mà…(Nam
xã Giao Hà)
Sự thay đổi của nam giới trong công việc nội trợ còn được thể hiện qua ý kiến của
người trả lời về vấn đề hài lòng nhất trong quá trình di cư.
Bảng 3.5: Vấn đề hài lòng nhất trong quá trình chị di cư kiếm việc làm (%)
Hoạt động của chồng ở nhà Đồng ý Không đồng
ý
1. Chồng chăm chỉ việc nhà và chăm sóc con hơn so với
trước đây
68.3 31.7
2. Con cái ngoan học giỏi so với trước đây 26.6 73.4
3. Được chồng con tôn trọng hơn so với trước đây 37.9 62.1
4. Được gia đình chồng tôn trọng hơn so với trước đây 27.2 72.8
5. Kinh tế gia đình đầy đủ hơn 86.1 13.9
6. Không có gì hài lòng 5.8 94.2
7. Hài lòng với những vấn đề khác 3.9 96.1
Trong số 94.2% có sự hài lòng thì có đến 86,1% phụ nữ cho biết hài lòng với việc
“Kinh tế gia đình đầy đủ hơn”, tiếp đến có 68.3% phụ nữ cho rằng “Chồng chăm chỉ việc
nhà và chăm sóc con hơn so với trước đây” là vấn đề hài lòng nhất khi đi làm ăn xa, chỉ có
31.7% là không đồng ý với ý kiến này và 37,9% cho biết hài lòng nhất vì “Được chồng con
tôn trọng hơn so với trước đây”, 27,2% cho biết hài lòng vì “Được gia đình chồng tôn trọng
hơn so với trước đây”; “Con cái ngoan học giỏi so với trước đây” chỉ có 26,6% phụ nữ được
hỏi.
Như vậy, mục tiêu kinh tế vẫn là vấn đề có tỷ lệ phụ nữ di cư hài lòng cao nhất, tiếp
đến là sự thay đổi của người chồng: chăm chỉ làm việc nhà và chăm sóc con cái; và “được
chồng con tôn trọng hơn” cũng được nhiều phụ nữ lựa chọn.
Qua kết quả khảo sát cho thấy sự di cư của phụ nữ đã góp phần nâng cao vị thế, vai
trò của phụ nữ và góp phần tạo nên sự bình đẳng trong gia đình
1.3 Nguy cơ các vấn đề gia đình
Gia đình chỉ thực sự đầy đủ và ấm cúng là gia đình có sự hiện hữu của phụ nữ, được
bàn tay người phụ nữ sắp xếp, lo toan. Khi người phụ nữ rời xa gia đình dù đó là việc ra đi
chính đáng, có sự đồng thuận của chồng con thì cũng vẫn xảy ra những vấn đề, những nguy
cơ gia đình.
Có 6,1% cho rằng chồng ở nhà “hay tụ tập bàn bè ăn uống nhậu nhẹt” và 3,1% cho
biết chồng bị mắc vào tệ nạn xã hội (sử dụng ma tuý), 3,1% cho biết “Hay uống rượu, bỏ bê
việc gia đình không chăm sóc con cái”; có 1,9% cho biết chồng“ngoại tình đưa tiền bao gái”.
Như vậy tỷ lệ phụ nữ di cư đánh giá tiêu cực về người chồng có tỷ lệ thấp, nhưng cũng phản
ảnh một bộ phận nam giới chưa làm tròn trách nhiệm người chồng, người cha khi phụ nữ đi
làm ăn xa
Bảng 3.6: Thay đổi của nam giới khi phụ nữ đi làm ăn xa (%)
Hoạt động của chồng ở nhà Đồng ý Không đồng
ý
Chăm chỉ làm ăn, chăm sóc con cái cẩn thận 74.2 25.8
Chung thuỷ với vợ, tiết kiệm chi tiêu 60.6 39.4
Hay uống rượu, bỏ bê việc gia đình không chăm sóc con cái 3.1 96.9
Hay tụ tập bàn bè ăn uống nhậu nhẹt 6.1 93.9
Ngoại tình, đưa tiền cho gái 1.9 98.1
Bị mắc vào các tệ nạn xã hội 3.1 96.9
Khác 2.5 97.5
Kết quả nghiên cứu định tính cũng cho thấy vai trò của nam giới được đánh giá cao,
nhưng dù sao cũng không thay thế được vai trò của người mẹ, người vợ. Sự thiếu vắng của
người phụ nữ trong gia đình đã tác động mạnh mẽ đến các con.
Những nhận định của phụ nữ về các phương án có liên quan đến gia đình và các mức
độ “lo lắng” khác nhau của phụ nữ về những vấn đề liên quan, kết quả cho thấy có 42,5%
phụ nữ được hỏi đồng ý với nhận định“Từ khi gia đình có phụ nữ đi làm ăn xa, con cái hư
hỏng, học hành kém hơn”, tiếp đến có 41,5% đồng ý với nhận định “Tôi lo lắng về tình cảm
của chồng tôi đối với tôi”; chỉ có 15,6% đồng ý với nhận định “con cái học tốt hơn từ khi mẹ
đi làm ăn xa nhà”, và 8,3% đồng ý “quan hệ với bố mẹ họ hàng xấu đi so với trước đây”.
Biểu đồ 11: Những lo lắng của phụ nữ về gia đình trong quá trình di cư
41.4
8.3
15.6
42.5
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45
Tôi rất lo lắng về tình cảm của chồng tôi đối với tôi
Từ khi gia đình có phụ nữ đi làm ăn xa quan hệ
với bố mẹ và họ hàng xấu đi so với trước
Từ khi gia đình có phụ nữ đi làm ăn xa, con cái
tốt hơn trước
Từ khi gia đình có phụ nữ đi làm ăn xa, con cái
hư hỏng, học hành kém hơn
Như vậy, phụ nữ di cư luôn luôn có tâm trạng lo lắng về gia đình của mình, lo cho
con cái, về bố mẹ già và tiếp đến là lo lắng đến sự thiếu chung thuỷ của chồng. Những lo
lắng này là do từ bao đời nay người phụ nữ Việt Nam vẫn luôn giữ vai trò “nội tướng”, luôn
là người đứng ở hậu phương lo toan việc gia đình, chăm sóc bố mẹ, con cái để chồng yên
tâm với việc kiếm sống ngoài xã hội. Khi rời xa vai trò mà trước đây chỉ do họ đảm nhiệm,
thì những băn khoăn lo lắng như trên cũng là đương nhiên.
2. Tới bản thân người phụ nữ
2.1 Tác động tích cực
Khi thực hiện di cư lao động, người phụ nữ phải rời xa gia đình, làng xóm, xa những
thói quen sinh hoạt, những mối quan hệ thân thuộc để đến với một vùng đất mới khác xa với
nơi sinh sống của mình. Để tồn tại, họ buộc phải học cách thích ứng với lối sống năng động,
hiện đại nơi thành thị, thích ứng để sinh tồn và cao hơn là làm kinh tế. Chỉ nguyên điều đó
thôi, vô hình cũng đã giúp cho những người phụ nữ chỉ quen chân lấm tay bùn, vốn chỉ biết
đến bờ tre, xóm ngõ có thêm bao điều hiểu biết, giúp cho họ nâng cao nhận thức xã hội.
Sự hiểu biết của phụ nữ được cụ thể hơn qua ý kiến của người trả lời về sự thay đổi
trong suy nghĩ, quan niệm về các vấn đề xã hội từ khi đi làm ăn xa.
Có 8 chỉ báo được đưa ra nhằm tìm hiểu sự tác động tích cực của di cư mang lại cho
người phụ nữ. Hầu hết người trả lời đều cho rằng có sự thay đổi nhiều về các vấn đề xã hội,
trong đó, 2 chỉ báo “Hiểu biết nhiều hơn các vấn đề xã hội” và “Nhận thức tốt hơn các vấn
đề xã hội” được đánh giá là thay đổi nhiều với 73.5%. Chỉ có 2.5% phụ nữ cho rằng “Hiểu
biết nhiều hơn các vấn đề xã hội” không thay đổi. 2.8% người trả lời cho rằng “Nhận thức
tốt hơn các vấn đề xã hội” không thay đổi. Tiếp theo, 53.5% phụ nữ di cư trả lời thay đổi
nhiều ở chỉ báo “Có thêm kiến thức nuôi dạy con”, 45.1% Biết thêm kinh nghiệm làm ăn.
Vấn đề thay đổi ít nhất là quan niệm về “Bình đẳng trong gia đình”, chỉ có 34.5% người trả
lời cho rằng thay đổi nhiều, 37.0% thay đổi ít, 28.4% khẳng định là không thay đổi. Rõ ràng,
về vai trò giới có thay đổi, nhưng bình đẳng giới vẫn là vấn đề còn nhiều bất cập.
Bảng 3.7: Sự thay đổi những suy nghĩ, quan niệm của phụ nữ di cư về các vấn đề xã hội
từ khi đi làm ăn xa (%)
Suy nghĩ, quan niệm Mức tác động tích cực
Thay đổi
nhiều
Thay đổi
ít
Thay đổi
nhiều
1. Hiểu biết nhiều hơn các vấn đề xã hội 73.5 24.0 2.5
2. Nhận thức tốt hơn các vấn đề xã hội 73.5 23.7 2.8
3. Có thêm kiến thức nuôi dạy con 53.5 32.6 13.9
4. Biết cách đối xử tốt hơn với chồng 43.2 37.0 19.8
5. Biết thêm kinh nghiệm làm ăn 45.1 38.2 16.7
6. Biết thêm kiến thức chăm sóc bản thân 39.3 41.2 19.5
7. Bình đẳng trong gia đình 34.5 37.0 28.4
8. Có thêm một nghề kiếm sống 41.8 31.2 27.0
Một trong những mặt tích cực nữa về mặt xã hội mà di cư có thể đem lại là vấn đề
thay đổi lối sống ở nông thôn. Bản thân người phụ nữ khi đi làm ở thành phố, sống trong
môi trường năng động, hiện đại, lối sống sinh hoạt ở thành phố thì bản thân họ thay đổi và
khi trở về cũng thay đổi ít nhiều đến lối sống khá lạc hậu ở nông thôn. Điều đó được thấy rõ
về vấn đề kiến thiết nhà cửa thì người di cư cũng tập trung xây dựng công trình phụ và bắt
đầu có sự quan tâm đến dành diện tích để làm nhà tắm, nhà vệ sinh.
Nâng cao nhận thức, hiểu biết xã hội cho người phụ nữ di cư không chỉ giúp họ tồn
tại nơi thành phố phồn hoa nhiều cạm bẫy mà còn góp phần nâng cao vị trí của người phụ nữ
trong gia đình và trong cộng đồng.
Có 93.0% phụ nữ trả lời đồng ý với quan điểm “Di cư đi làm ăn xa giúp phụ nữ mở
mang thêm hiểu biết” và 84,1% cho biết “có thêm kỹ năng sống”, 61% cho biết được chồng
chia sẻ công việc gia đình; 54,6% “được chồng tôn trọng hơn; 45,7% “được gia đình chồng
tôn trọng hơn”, 38,7% được các con tôn trọng hơn và 21,4% cho biết được hàng xóm và chị
em phụ nữ tôn trọng hơn trước.
Kết quả phỏng vấn sâu cũng cho thấy các “đức ông chồng” cũng tôn trọng vợ hơn và
xác định vợ có tiến bộ hơn nhiều về mọi mặt
Bà ấy sau khi đi xa về ăn nói giao tiếp nhanh nhẹn hẳn lên, ăn mặc cũng gọn gàng
hơn, đẹp hơn so với thời gian còn ở nhà, cách đối xử với chồng con cũng nhẹ nhàng
hơn trước đây” (Nam xã Bình Hoà)
Chồng con tôn trọng hơn nhiều là lẽ tất nhiên, trước đây cả 2 vợ chồng còn ở nhà,
kinh tế quá khó khăn, mà chị biết rồi đấy, mâu thuẩn vợ chồng có đến 80% là do
nguyên nhân kinh tế, về tình cảm cũng vậy, ở nhà với nhau hàng ngày nhìn thấy nhau
là đã thấy muốn cãi nhau, nhưng vợ đi vắng, hàng tháng về đem theo tiền, tiền vợ gửi
về giúp giải quyết rất nhiều việc, cho nên tình cảm vợ chồng cũng mặn nồng hơn,
chồng và các con yêu quý mẹ hơn trước đây, vợ chống ít cãi vã nhau (Nam xã Xuân
Châu )
Đối xử với bố mẹ chồng trước đây, khi ở nhà trong lòng thì cũng muốn quan tâm
nhưng không có tiền thì chịu, bây giờ đi làm về thỉnh thoảng có đồng quà tấm bánh,
lúc cái áo, lúc cái khăn, đôi dép biếu bố mẹ chồng, tết thì nào bánh, nào kẹo…bố mẹ
chồng cảm động lắm và đâm ra quý con dâu hơn, tôn trọng hơn (Nữ Giao Hà)
Vị trí của người phụ nữ trong gia đình thay đổi so với trước khi di cư còn được thể
hiện qua vai trò của người phụ nữ trong việc quyết định vấn đề, việc phải chi tiêu trong gia
đình, thông tin từ phỏng vấn sâu cho biết:
“Chúng em làm được mỗi tháng khoảng 1,5 triệu, dành dụm tiết kiệm để lúc có việc
mà chi tiêu, em đã giao khoán hẳn cho chồng kiếm đủ tiền chi cho cuộc sống của bố
con hàng ngày, tiền của em là để dành chị ạ, năm ngoái em mua được cho nhà em cái
xe máy để tiện đi lại làm thêm việc nọ việc kia, chồng em phấn khởi lắm, rồi cũng
sắm cho anh ấy cái di động để tiện vợ chồng liên hệ với nhau” (Nữ, xã Giao Hà)
Người phụ nữ thông qua việc di cư kiếm tiền của mình phần nào đã có tiếng nói cân
bằng hơn trong việc tổ chức cuộc sống gia đình, đặc biệt là việc chi tiêu, có thể nói thông
qua phỏng vấn sâu được biết hầu như việc chi tiêu trong gia đình đều có sự bàn bạc thống
nhất từ trước giữa hai vợ chồng, đặc biệt là đối với những khoản chi lớn.
Như vậy việc di cư đi tìm việc làm đã góp phần nâng cao vị trí xã hội của phụ nữ
trong gia đình và cộng đồng.
Như vậy, di cư được xác định là có những tác động tích cực tới bản thân người phụ
nữ theo hai cấp. Cấp một tác động tới chính bản thân người phụ nữ, nâng cao nhận thức,
hiểu biết về các vấn đề xã hội cho họ. Cấp hai di cư cũng đã có tác động tích cực tới người
phụ nữ trong những mối quan hệ với người thân, gia đình do có thêm các kiến thức nuôi dạy
con cái, ứng xử tốt với chồng con, đặc biệt người phụ nữ tự tin hơn trong cuộc sống vì có
thêm nghề để kiếm sống. Tuy nhiên khi xét tác động tích cực của di cư phải thấy rằng cái có
được cho bản thân người phụ nữ sau di cư cao hơn vì cá nhân họ tự nhận thấy sự thay đổi
tốt hơn trong mối quan hệ phức tạp với những người khác.
2.2 Tác động tiêu cực
Bên cạnh những tác động tích cực mà di cư mang lại cho cá nhân người phụ nữ, cũng
cần phải xem xét và nhìn nhận nghiêm túc tới những yếu tố tiêu cực mà quá trình di cư lao
động có thể gây nên cho người phụ nữ, cụ thể là những khó khăn, thiệt thòi và cả những rủi
ro do điều kiện sống, điều kiện làm việc ở thành phố mang lại.
Trả lời câu hỏi “Chị thấy mình bị thiệt thòi gì do phải di cư đi làm ăn xa” kết quả cho
thấy trong tất vả các thiệt thòi được liệt kê trong biểu dưới đây, thì tỷ lệ cao nhất thuộc
“không được chăm sóc con cái” 86,1%, tiếp đến 85,8% cho biết “Làm việc nhiều hơn,
không có thời gian nghỉ ngơi”, thứ ba là “Phải sống trong những căn nhà ổ chuột ẩm thấp và
tồi tàn” chiếm 50,3%; 44,5% cho biết “không được xem vô tuyến và nghe đài”, và 30,6%
cho biết “không được tiếp cận với dịch vụ y tế chất lượng cao.
Biểu đồ 12: Những thiệt thòi của phụ nữ di cư
85.8
55.8
86.1
5
69.4
95
95.6
4.4
49.7
30.6
44.2
14.2
13.9
50.3
0 20 40 60 80 100 120
Phải làm việc nhiều hơn, không có thời gian nghỉ
ngơi
Không được giải trí như xem vô tuyến, nghe đài
Không được tiếp cận với dịch vụ y tế chất lượng
cao
Phải sống trong những căn nhà ổ chuột ẩm thấp và
tồi tàn
Không được chăm sóc con cái
Bị chồng nghi ngờ, ghen tuông vô lý
Tình cảm vợ chồng không còn mặn nồng như
trước đây
Không đồng ý
Đồng ý
Việc di cư đã làm cho người phụ nữ rời xa gia đình, rời xa vai trò người mẹ, họ cảm
thấy thiệt thòi khi không được ở gần để chăm sóc con cái. Thêm vào đó là điều kiện sống
khắc nghiệt nơi thành phố cũng như để thực hiện mục đích khi di cư, những người phụ nữ
phải chăm chỉ lao động kiếm sống và tích cóp gửi về quê hương. Vất vả lao động nhưng phải
sống trong những căn nhà ổ chuột ẩm thấp và gần như không được tiếp cận với các phương
tiện giải trí như ti vi, đài báo và các dịch vụ y tế. Để tìm hiểu rõ hơn điều kiện sống, sinh
hoạt khó khăn của người phụ nữ di cư ở thành phố có thể xem phỏng vấn sau:
“Tôi đã được đến ở cùng chị em lần mà tôi đưa vợ tôi đi bệnh viện, chỗ ở chung cả
nam và nữ, nằm đúng một cái lưng,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- Di cư mùa vụ của lao động nữ nông thôn Thực trạng và những tác động.pdf